tai lieu hoc tap va lam theo tam guong dao duc hcm

37
Chuyên đề 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NHIỆM VỤ QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY I. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ THỜI ĐẠI HIỆN NAY 1. Khái niệm thời đại: Thời đại là một giai đoạn lịch sử dài của xã hội loài người, được đánh dấu bằng sự ra đời, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội mới và được đặc trưng bằng những xu hướng hát triển tương đối ổn định của xã hội loài người. 2. Nội dung, tính chất của thời đại hiện nay: *Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay là xóa bỏ giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập những cơ sở của xã hội mới là xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Đó là một quá trình cách mạng lâu dài, gây go, phức tạp. * Thời đại hiện nay có bốn mâu thuẫn cơ bản: Một là, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Hai là, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Ba là, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc. Bốn là, mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa, các tập đoàn tư bản, các trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ngoài bốn mâu thuẫn trên, hiện nay còn những mâu thuẫn mới không kém phần phức tạp như: sự xung đột về lợi ích quốc gia, dân tộc, nhất là về chủ quyền, biên giới lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên...; vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tât, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố... II. ĐẶC ĐIỂN CƠ BẢN CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY: 1

Upload: vo-sac

Post on 08-Jul-2016

27 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Tài Liệu Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức HCM

TRANSCRIPT

Page 1: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

Chuyên đề 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY

VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NHIỆM VỤ QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Phần thứ nhất:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY

I. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ THỜI ĐẠI HIỆN NAY

1. Khái niệm thời đại:Thời đại là một giai đoạn lịch sử dài của xã hội loài người, được đánh dấu

bằng sự ra đời, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội mới và được đặc trưng bằng những xu hướng hát triển tương đối ổn định của xã hội loài người.

2. Nội dung, tính chất của thời đại hiện nay:*Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay là xóa bỏ giai cấp tư sản và chế độ

tư bản chủ nghĩa, thiết lập những cơ sở của xã hội mới là xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Đó là một quá trình cách mạng lâu dài, gây go, phức tạp.

* Thời đại hiện nay có bốn mâu thuẫn cơ bản:Một là, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.Hai là, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.Ba là, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc.Bốn là, mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa, các tập đoàn tư bản, các

trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa.Ngoài bốn mâu thuẫn trên, hiện nay còn những mâu thuẫn mới không kém

phần phức tạp như: sự xung đột về lợi ích quốc gia, dân tộc, nhất là về chủ quyền, biên giới lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên...; vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tât, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố...

II. ĐẶC ĐIỂN CƠ BẢN CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY:- Một là, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức và

quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của các quốc gia, dân tộc.

- Hai là, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc diễn ra gay gắt, phức tạp.- Ba là chủ nghĩa tư bản hiện đang có nhiều ưu thế và còn khả năng phát

triển nhất định, nhưng không thể khắc phục được những mâu thuẫn vốn có.- Bốn là, chủ nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào, các nước

xã hội chủ nghĩa còn lại đang đổi mới, cải cách và tạo ra bước phát triển mới theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm từng quốc gia, dân tộc.

- Năm là, nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người.

- Sáu là, các nước có chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, KHU VỰC TRONG NHỮNG NĂM TỚI

1

Page 2: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định: “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường”.

1. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn. Khả năng hình thành các trung tâm quyền lực, cấu trúc an ninh đa phương ngày càng hiện thực.

+ Các nước lớn vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau. Chi phối các quan hệ quốc tế (Ví dụ như Thái Lan)

+ Quan hệ Mỹ - Trung có ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình khu vực và thế giới. + Mỹ tiếp tục can dự nhiều vào nội bộ các nước.2. Kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn, thách thức.Kinh tế thế giới diễn ra ba qua trình chuyển dịch: Chuyển dịch trọng tâm từ

Tây sang Đông; chuyển dịch mô thức từ “nâu” sang “xanh”, từ tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm nặng sang tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm; chuyển dịch cấu trúc theo hướng ngày càng cân bằng hơn giữa “ảo” và “thực”.

+ Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ; Chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng; chuyển biến quan trọng hệ thống tiền tệ quốc tế.

3. Phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, an ninh mạng và hình thái chiến tranh tranh ủy nhiệm.

4. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động nhưng tiềm ẩn nhiều bất trắc.

IV. PHÂN TÍCH CỤ THỂ CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC NƯỚC LỚN VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

1. Mỹ: Mục tiêu chiến lược vẫn là duy trì vị trí số 1 thế giới.- Chuyển trọng tâm chiến lược sang Châu Á – Thái Bình Dương.- Tăng cường can dự vào các cơ chế hợp tác khu vực; tăng cường hiện diện

về quân sự, kinh tế; mở rộng quan hệ trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống.- Trụ cột chiến lược và chính sách đối ngoại vấn là dân chủ, nhân quyền, tự

do tôn giáo.- Đối với vấn đề biển Đông, Mỹ có lợi ích thiết thân trong bảo vệ tự do, an

ninh, an toàn hàng hải, trật tự pháp luật, bảo vệ lợi ích của Mỹ và các đồng minh.- Với Việt Nam: Mỹ xem như một đối tác mới nhưng có lợi ích lâu dài

nhưng vẫn không từ bỏ “diễn biến hòa bình”; tiếp tục ủng hộ Việt Nam phát triển, có vai trò nòng cốt trong ASEAN, mở rộng và làm sâu thêm một số mặt hợp tác quan trọng, có lợi cho phía Mỹ nhưng tiếp tục gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tiếp tục ủng hộ các lực lượng chống đối trong và ngoài nước.

2. Trung Quốc: Mục tiêu chiến lược là vươn lên thành cường quốc thế giới ngang hàng với Mỹ; tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Châu Á- TBD.

+ Ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, trước hết là Mỹ, Nga; hai hướng ưu tiên chính là quan hệ với Mỹ và xử lý các vấn đề lãnh thổ. Chủ động hơn khi tham gia quản trị toàn cầu, ưu tiên cơ chế hợp tác khu vực, liên khu vực có lợi cho Trung Quốc.

2

Page 3: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

+ Ngoại giao công chúng, “sức mạnh mềm” và các biện pháp linh hoạt sẽ ngày càng được coi trọng hơn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

- Ngày càng lộ rõ tham vọng độc chiếm biển Đông.- Với Việt Nam: Trung Quốc coi Việt Nam là một trong số các nước được ưu

tiên hàng đầu trong chiến lược đối ngoại với các láng giềng. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn dựa trên lợi ích dân tộc nước lớn, chính sách đối với Việt Nam ngày càng gắn chặt với chính sách đối với Đông Nam Á và chiến lược phát triển miền Tây Nam của Trung Quốc. Vừa hợp tác, vừa kiềm chế Việt Nam trong vòng kiểm soát, lệ thuộc về kinh tế và ảnh hưởng về chính trị. Phương cách ép buộc và áp đặt kiểu quan hệ giữa nước lớn với nước nhỏ vẫn không thay đổi, công khai thể hiện sự nghi ngại và cảnh giác trước ảnh hưởng của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ tại Việt Nam, tìm cách gây sức ép đối với ta trong quan hệ đối tác với các nước này.

3. Nga:- Mục tiêu lâu dài là khôi phục vị thế siêu cường của Liên Xô cũ. Xác định

Trung Quốc là đối tác chiến lược quan trọng nhất; coi trọng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, từng bước phát huy ảnh hưởng ở Đông Nam Á, tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác do ASEAN làm chủ đạo.

- Với Việt Nam: Nga xếp Việt Nam sau Trung Quốc và Ấn Độ, trên cả Hàn Quốc, Nhật Bản. Đã và đang triển khai nhiều dự án hợp tác dài hạn, có tính chiến lược về dầu khí, năng lượng điện hạt nhân, lĩnh vực an ninh – quốc phòng.

+ Trong vấn đề Biển Đông, Nga không muốn Mỹ can dự sâu, Nga tiếp tục quan hệ với Việt Nam trong khai thác dầu khí, ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp và tập quán quốc tế.

4. Nhật Bản: Vẫn là cường quốc về kinh tế. Với Việt Nam: Nhật Bản xác định quan hệ ổn định lâu dài, ưu tiên hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các dự án lớn, có ý nghĩa chiến lược. Trong vấn đề Biển Đông, Nhật có lợi ích chiến lược đối với an ninh, an toàn hàng hải, muốn duy trì trật tự trên cơ sở luật pháp và tập quán quốc tế.

5. Ấn độ: Đang phấn đấu để rút ngắn khoảng cách với Nhật để trở thành nền kinh tế đứng thứ ba thế giới. Thực hiện đẩy mạnh chiến lược hướng Đông, quan tâm hơn tới an ninh biển. Với Việt Nam, Ấn Độ có lợi ích trong việc mở rộng và đưa hợp tác quốc phòng đi vào chiều sâu, nhất là hợp tác về hải quân.

6. Hàn quốc: Ảnh hưởng về chính trị, an ninh trong khu vực ở mức vừa phải; luôn phải đối phó với Triều Tiên, chịu sức ép của Trung Quốc và Nhật Bản.

+ Vừa củng cố quan hệ đồng minh Hàn – Mỹ, vừa phát triển quan hệ với Trung Quốc và duy trì quan hệ hợp tác với Nga và Nhật. Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với các nước Đông Nam Á và tham gia các cơ chế do ASEAN làm chủ đạo.

7. Ôxtrâylia: Tiếp tục duy trì ảnh hưởng tại Nam Thái Bình Dương nhưng gia tăng với các nước Châu Á; quan hệ chặt chẽ với Mỹ nhưng cũng tìm cách phát triển quan hệ với Trung Quốc; tích cực tham gia các cơ chế hợp tác ASEAN. Với Việt Nam không mâu thuẫn về lợi ích, song hợp tác đầu tư vẫn còn thấp; vẫn chưa tin tưởng tuyệt đối với ta về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Về vấn đề Biển Đông sẽ

3

Page 4: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

dành ưu tiên ủng hộ ta trên một số phương diện nhưng cũng đang theo dõi cách ứng xử của Mỹ và Trung Quốc.

8. Các nước lớn trong Liên minh Châu Âu (EU):- Tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ trong các vấn đề toàn cầu có

chọn lọc, giảm cam kết quân sự ngoài khu vực. Tăng cường liên kết quốc phòng để tự phòng thủ và bảo vệ quyền lợi. Quan tâm hơn tới các nước Châu Á – TBD, chú trọng quan hệ với Trung Quốc về kinh tế, tài chính.

- EU và từng nước thành viên EU đều có lợi ích phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam. Tuy cùng quan điểm với Mỹ về vấn đè dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo nhưng cách thể hiện có phần mền dẻo hơn.

9. Inđônêxia: Có vị trí, vai trò quan trọng nhất trong ASEAN.- Coi ASEAN là trọng tam đối ngoại hàng đầu chú trọng phát huy các cơ

chế hợp tác khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Duy trì cần bằng linh hoạt trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

- Với Việt Nam: Coi trọng vai trò của Việt Nam trong ASEAN, thể hiện lập luận tương đối thuận trong giải quyết vấn đề Biển Đông (là nước đầu tiên phản đối yêu sách đường lưỡi bò).

10. Thái Lan: Ưu tiên phát triển kinh tế, cố gắng duy trì sự ổn định chính trị nhưng đang gặp khó khăn, bất ổn.

- Về đối ngoại, quan hệ khéo léo, linh hoạt với các nước, nhất là các nước lớn; tiếp cận khôn khéo với ASEAN, chỉ thực hiện các cam kết có lợi ích song trùng, tránh thế khó xử với các nước lớn. Vẫn ngại va chạm với Trung Quốc về Biển Đông, né tránh, bày tỏ thái độ nửa vời.

- Với Việt Nam: Quan hệ tốt nhưng cũng đề phòng với ta như là một đối thủ cạnh tranh trong tương lai.

11. Xingapo: Có lợi ích thiết thân trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực, an ninh, an toàn hàng hải; hợp tác với tát cả các nước, không phân biệt ý thức hệ. Coi trọng Trung Quốc nhưng ưu tiên hàng đầu với Mỹ. Có lập trường rõ ràng, thuận cho ta trên vấn đề Biển Đông.

- Với Việt Nam: Coi trọng phát triển quan hệ quan hệ hợp tác toàn diện.12. Philippin: Tiếp tục phải đối phó thách thức về kinh tế, bất ổn về chính

trị. Kiên quyết bảo vệ các lợi ích trên Biển Đông; tranh thủ quan hệ đồng minh với Mỹ và các nước ASEAN mở rộng hợp tác với Nhật và các Ôxtrâylia.

+ Trong vấn đề Biển Đông: Tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện với ta nhưng do còn có sự khác biệt nhất định về lợi ích nên khó hoàn toàn đồng nhất với ta về mục tiêu, biện pháp.

13. Malaixia: Đang phát triển quan hệ với Trung Quốc, tranh thủ khai thác quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ. Trong vấn đề Biển Đông, Malaixia cũng là một bên có tranh chấp nhưng cách tiếp cận chủ yếu sử dụng “ngoại giao thầm lặng” để giữ yên cục diện, tránh tuần tra chung với ta do ngại Trung Quốc.

+ Có quan hệ hợp tác tốt đẹp với Việt Nam về kinh tế.14. Lào: Kiên trì mục tiêu chiến lược là đảm bảo vững chắc an ninh chính

trị, duy trì hòa bình, ổn định để phát triển. Đẩy mạnh đường lối đối ngoại độc lập, 4

Page 5: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

tự chủ, đa phương hóa, tăng cường quan hệ với tất cả các đối tác, nhất là đối tác có tiềm năng về vốn và công nghệ.

- Tập trung ưu tiên phát triển quan hệ với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Ôxtrâylia. (Với Trung Quốc và Mỹ, tuy cảnh giác đề phòng nhưng vẫn tranh thủ khai thác mặt tích cực, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Lào ngày càng tăng).

- Với Việt Nam: Hợp tác toàn diện, nhất là về chính trị, an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, do tác động của Mỹ và Trung Quốc tạo ra những thách thức mới trong quan hệ truyền thống tốt đẹp trong quan hệ hai nước. Những năm tới, trên một số vấn đề nhạy cảm, lợi ích hai nước sẽ có những khác biệt.

15. Campuchia: Vị thế của Đảng nhân dân campuchia đang giảm sút, nhất là sau bầu cử 2013, dự báo đến năm 2020 có thể phải chia quyền lãnh đạo với đảng đối lập.

- Chính sách đối ngoại ngày càng thực dụng, vừa triệt để tận vừa sử dụng ảnh hưởng của Trung Quốc để kiềm chế các nước khác. Tăng cường hợp tác với Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Tiếp tục hợp tác với các nước Đông Nam Á và ASEAN nhưng mức độ thực chất tùy thuộc từng lĩnh vực và quan hệ cụ thể. Về Biển Đông: Kiên trì chính sách như hiện nay, không đưa ra chính kiến rõ ràng.

- Với Việt Nam: Sẽ tiếp tục tranh thủ sự hợp tác, giúp dỡ của ta; Tuy nhiên, do những toan tính lợi ích riêng và chế độ đảng, bạn sẽ không dàng ưu tiên cao cho ta đối ngoại. Mức độ tin cây giữa hai bên sẽ tiếp tục thách thức do những biến động chính trị nội bộ và những tác động chi phối từ bên ngoài. Một số vấn đề sẽ còn tồn tạo lâu dài như: phân giới cắm mốc biên giới đất liền, biên giới trên biển, vấn đề Khơme Krôm, vấn đề người Việt Nam ở Campuchia...

Phần thứ haiNHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, KHU VỰC ĐẾN NHIỆM VỤ QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM, ĐỐI SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN ĐỘI.

I. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, KHU VỰC ĐẾN NHIỆM VỤ QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM

1. Thời cơ, thuận lợi:- Thứ nhất, chiến tranh thế giới ít có khả năng xảy ra, xu hướng toàn cầu

hóa kinh tế, việc mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng giúp ta tận dụng thời cơ, tranh thủ thị trường, nguồn vốn, công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

- Thứ hai, cục diện thế giới đa cực; sự ràng buộc, đan xen về lợi ích; xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh; nếu nắm bắt, tận dụng tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Thứ ba, ta có cơ hội mới từ quá trình điều chỉnh chiến lược, chính sách của các nước lớn, các nước láng giềng. Với vị trí địa chính trị, địa kinh tế, vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh và vị thế của nước ta ở Đông Nam Á và ASEAN, việc điều chỉnh chiến lược của các nước theo hướng coi trọng Đông Á và Đông Nam Á như trên cùng với quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN sẽ tạo cơ hội cho ta tranh

5

Page 6: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

thủ tất cả các nước trong và ngoài khu vực để phục vụ cho mục tiêu bảo đảm bảo an ninh – quốc phòng.

- Thứ tư, sự điều chỉnh chiến lược của các nước trong xu thế hội nhập cũng tạo điều kiện cho ta tiếp cận nghiên cứu về đối tượng, đối tác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hào bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh xâm lược ngay từ bên ngoài.

2. Những khó khăn, thách thức:- Thứ nhất, cạnh tranh ngày càng gay gắt, quá trình chạy đua về kinh tế có

thể đẩy ta vào thế bất lợi, gia tăng nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế dẫn đến khó khăn cho đầu tư quốc phòng.

- Thứ hai, Trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ do sự điều chỉnh chiến lược của các bên có thể làm cho ta gặp khó khăn trong giải quyết một số vấn đề, hoặc là bị cả hai bên lôi kéo, hoặc là phải đối đầu với hai bên.

Tình hình tranh chấp trên Biển Đông và thách thức an ninh từ hai sườn Đông, Tây có thể diễn biến phức tạp, tiềm ẩn các tình huống chiến tranh.

- Thứ ba, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, khủng bố, can thiệp, lật đổ, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và các lợi ích khác vẫn tiếp tục diễn ra với tính chất ngày càng phức tạp, đe dọa trực tiếp đến quốc phòng – an ninh của nhiều quốc gia, trong đó có nước ta.

- Thứ tư, lợi dụng xu thế hội nhập quốc tế các thế lực thù địch đẩy mạnh “diễn biến hòa bình” chống phá ta trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy “tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội; tác động trực tiếp và đặt ra những thách thức lớn đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới.

II. CHỦ TRƯƠNG, ĐỐI SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ HIỆN NAY

1. Kiên định mục tiêu, quan điểm, phương châm được xác định trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

- Quán triệt sâu sắc 06 mục tiêu đã xác định trong NQ28 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

- Nhận thức rõ ràng, đầy đủ, sâu sắc các quan điểm đã xác định trong NQ28, nhất là trên các vấn đề (giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển là lợi ích cao nhất của đất nước; nêu cao cảnh giác làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá, xâm lược của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy mạnh mẽ nội lực đồng thời tranh thủ tối đa mọi thuận lợi từ bên ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu nhân tố, nhất là các nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến, bất lợi.

6

Page 7: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

- Hiểu đúng, tổ chức thực hiện đúng với phương châm chỉ đạo đã xác định trong NQ28 ( kiên định về mục tiêu, nguyên tắc chiến lược, linh hoạt, mềm dẻo về sách lược; kên trì giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước và dư luận quốc tế; với nội bộ, kết hợp giáo dục thuyết phục với giữ nghiêm kỷ cương, chủ động đấu tranh với các âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, thường xuyên bám sát cơ sở, chủ động nắm và xử lý đúng, kịp thời mọi tình huống gây mất ổn định chính trị - xã hội).

2. Thực hiện tốt Nghị quyết 22-NQ/TƯ ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Khóa XI về hội nhập quốc tế.

- Quán triệt, thực hiện tốt các quan điểm chỉ đạo (chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; phát huy tối đa nội lực; hội nhập kinh tế là trọng tâm; là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên minh của bên này chống bên kia; nỗ lực cụ thể hóa và triển khai thực hiện quan hệ với các đối tác, tăng sự tin cậy về chính trị, tăng điểm tương đồng, thu hẹp bất đồng; kiên quyết bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia).

- Lựa chọn, thực thi xây dựng các quan hệ đối ngoại phù hợp (quan hệ đặc biệt, quan hệ hữu nghị truyền thống, quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện, đối tác toàn diện...)

3. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong tình hình mới.

+ Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm công nghệ lưỡng dụng.

+ Phát triển kinh tế biển và vùng ven biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm công nghệ lưỡng dụng.

+ Phát triển mạnh kinh tế biển và vùng ven biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; có chính sách hỗ trợ, bảo vệ ngư dân đánh bắt xa bờ; tổ chức đội tàu hậu cần đánh bắt dài ngày trên biển; ưu tiên các dự án ở các khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược.

+ Kết hợp chặt chẽ yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh trong quy hoạch đầu tư phát triển các vùng kinh tế, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm, địa bàn chiến lược, biển, đảo.

+ Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế bảo đảm độc lập, tự chủ; quản lý chặt chẽ đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm về quốc phòng, an ninh. Tăng cường phân tích, dự báo và sẵn sàng ứng phó với các tình huống tác động bất ngờ, tiêu cực cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh.

7

Page 8: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

III. TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN ĐỘI THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG, ĐỐI SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC, BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY.

1. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc về về đường lối chính trị, quân sự, đường lối đối ngoại của Đảng, nhận thức về đối tượng, đối tác của cách mạng, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, bảo đảm tính đảng, tính khoa học, bám sát thực tiễn, có tác dụng định hướng tư tưởng và giải pháp những vấn đề cơ bản đặt ra trong sự nghiệp xây dựng quân đội.

+ Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo phương châm vận dụng lý luận vào giải quyết nhận thức tư tưởng, tăng cường bồi dưỡng tri thức và hướng dẫn hành động. Nắm bắt kịp thời nguyện vọng của bộ đội để lựa chọn nội dụng tuyên truyền giáo dục phù hợp. Sử dụng hình thức hoạt động thích hợp để mỗi CB, CNV, CS tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động tuyên truyền giáo dục. quản lý chặt chẽ về tư tưởng, chủ động phòng ngừa, kịp thời dự báo và xử lý đúng đắn các vấn đề tư tưởng nảy sinh.

+ Xác định đối tượng, đối tác của cách mạng nước ta cần có cách nhìn mới.2. Nâng cao chất lượng huấn luyện và trình độ sẵn sàng chiến đấu đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.- Quán triệt phương châm “Cơ bản – thiết thực – vững chắc”, coi trọng huấn

luyện đồng bộ, chuyên sâu; huấn luyện sát nhiệm vụ, đối tượng, địa bàn, sát thực tế chiến đấu; huấn luyện với cường độ cao, lấy thực hành làm chính.

- Tăng cường sự lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng; làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, trách nhiệm của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp.

- Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện. Coi trọng giáo dục bãn lĩnh chính trị, giáo dục truyền thống, kinh nghiệm chiến đấu, xây dựng niềm tin chiến thắng.

- Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và trực tiếp huấn luyện.

- Tích cực đổi mới chương trình, nội dung, tổ chức và phương pháp huấn luyện; tăng tỉ lệ thời gian huấn luyện thực hành, huấn luyện đêm; tập trung huấn luyện nâng cao khả năng cơ động, huấn luyện dã ngoại dài ngày, diễn tập chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng, diễn tập thực binh có bắn đạn thật; diễn tập vòng tổng hợp; diễn tập đối kháng. Khắc phục những khâu yếu trong huấn luyện.

3. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về quốc phòng, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

4. Nắm chắc diễn biến tình hình, chủ động ứng phó với mọi tình huống, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, tích cực phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CB, CNV, CS, NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tự liên hệ với thực tiễn của đơn vị).

8

Page 9: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

Chuyên Đề 02HOC TÂP, REN LUYỆN PHÂM CHẤT “TRÍ , DUNG, NHÂN, TÍN, LIÊM,

TRUNG” CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO TƯ TƯƠNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐƯC HÔ CHÍ MINH

I. TƯ TƯƠNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐƯC HÔ CHÍ MINH VỀ REN LUYỆN PHÂM CHẤT “TRÍ, DUNG, NHÂN, TÍN, LIÊM, TRUNG”.

1. Cơ sơ hình thành và nội dung tư tương Hô Chí Minh về phâm chất “Trí, Dung, Nhân, Tín, Liêm, Trung’ của người cán bộ, si quan quân đội.

a) Cơ sở hình hành:- Chủ nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa nhân đạo cộng sản) nhân tố quyết định

cách mạng, khoa học của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.- Tiếp thu có chọn lọc tư tưởng đạo đức Nho giáo.- Kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:

lòng yêu nước, thương người, trọng tình nghĩa, lòng bao dung, độ lượng v.v…- Sự trải nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục, rèn luyện người cán

bộ cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.b) Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất “ Trí, Dung, Nhân, Tín, Liêm,

Trung’’ của người cán bộ, sy quan quân đội.* Xuất xứ: Bác huấn thị tại hội nghị quân sự lần thứ năm vào tháng 8/1948.* “Trí” là trí tuệ là “phải có óc sáng suốt để nhìn mọi việc, để suy xét địch

cho đúng”. Biết người biết việc, làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng. Bất luận hoàn cảnh nào cũng cần có mưu trí để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, xử lý tình huống, giành chiến thắng v.v…, nếu không có mưu trí sáng tạo, người cán bộ, sĩ quan sẽ bị thụ động và thất bại trước các tình hướng, các nhiệm vụ.

* “Dung” là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sữa chữa, cực khổ khó khăn có gan chịu đựng, có gan chống lại vinh hoa phú quý không chính đáng. Khi cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng cho Tổ Quốc và nhân dân.

+ “Dũng” cảm vượt lên lên bão cứu người, cứu tài sản của nhân dân.+ “Dũng” còn là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn đổi mới.+ Bên cạnh đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái lạc hậu lỗi thời: “Dũng” còn

phải đấu tranh để bảo vệ cái tốt, cái thiện, cái đúng, bảo vệ chân lý, cái mới đang lên, dù nguy hiểm cũng không lùi bước.

Đối với người cán bộ, sĩ quan, phẩm chất về lòng dũng cảm được coi trọng không chỉ trong chiến đấu mà còn coi trọng ở mọi lúc ,mọi nơi, là tấm giương để mọi nhân dân trong quân đội noi theo.

* “Nhân” là lòng yêu thương con người; hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào “là phải thương yêu cấp dưới, đồng cam, cộng khổ với họ. Đối với quân địch hàng ta phải khoan dung”, “việc gì có lợi cho nhân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho nhân dân ta hết sức tránh”.

9

Page 10: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

+ Trong đơn vị, người cán bộ, sĩ quan quân đội phát huy được phẩm chất “Nhân” là thể hiện ở tình thương yêu đồng chí, yêu thương chiến sĩ, chăm lo cho tập thể đơn vị, đồng thời còn nhân đạo với kẻ thù, với tù hàng binh trong chiến tranh.

* “Tín” là uy tín, sự tin tưởng, tín nhiệm, trước hết là sự tin tưởng của Đảng, nhà nước, của quân đội và nhân dân đối với cán bộ, sĩ quan.

+ Uy tín của người cá bộ, sĩ quan quân đội, dù ở cương vị nào, cao hay thấp cũng đều được xây dựng trên cơ sở hai yếu tố cơ bản, quan trọng đó là đạo đức cách mạng và năng lực thực tiễn.

- Vị trí: rất quan trọng. “Một sự bất tín vạn sự bất tin”. Có được chữ tín việc gì cũng thuận lợi, thành công. Người cán bộ, sĩ quan có uy tín sẽ thu hút được tình cảm và trách nhiệm của tập thể,được cấp dưới tin theo, sẽ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mệnh lệnh của người chỉ huy sẽ được cấp dưới chấp hành nghiêm túc.

* “Liêm” là thanh liêm, trong sạch, không tham lam, không tham lam địa vị, không tham lam tiền tài, không tham lam sung sướng, không tham người tâng bốc mình, quang minh chính đại. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ..

+ Người cán bộ, sĩ quan có phẩm chất liêm, là người có lòng nhiệt tình, đem hết tinh thần trách nhiệm trong cuốc sống vì tập thể, gương mẫu trong lời nói và việc làm, đem hết tinh thần trách nhiệm vào công việc chung của đơn vị. Trong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị không cậy quyền, cậy thế, không độc đoán quan liêu, gia trưởng, tham ô, đút lót, không lấy công thành của tư, không dìm người tài giỏi đễ giữ địa vị, danh tiếng của mình.

+ “Liêm” không đồng nhất với sự cứng nhắc, dập khuôn, máy móc kéo theo sự trì truệ,bảo thủ mà trong thực thi quyền hành. Mọi hoạt động thực tiễn rất cần năng động, sáng tạo, phát triển cái mới.

* “Trung” là trung thành tuyệt đối với Tổ quốc với nhân dân, với Đảng và nhà nước (Điều 56 của Hiến Pháp năm 2013); suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, “Trí, Dung, Nhân, Tín, Liêm, Trung’’ là sự hội tụ đầy đủ các phẩm chất cần thiết của người cán bộ, sĩ quan quân đội, mỗi phẩm chất có nội dung cốt cách riêng, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác đội hỗ trợ tạo nên phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, trí tuệ sáng tạo, trung dũng kiên cường của người cán bộ, sĩ quan quân đội. Nếu thiếu một trong các phẩm chất trên thì người cán bộ, sĩ quan chưa đủ phẩm chất, năng lực toàn diện.

2. Tấm gương của Chủ tịch Hô Chí Minh về ren luyện phâm chất ” Trí, Dung, Nhân, Tín, Liêm, Trung’’

- Trí tuệ vượt trội của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thể hiện :+ Ơ sự vận động sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn để tìm ra

con đường cách mạng Việt Nam (sự lựa chọn đúng đắn, điều mà các bậc tiền bối mày mò không tìm thấy. Phan Bội Châu: Than ơi chiếc bách chân trời đen tàn trước gió..sự khảo nghiệm của lịch sử, tất cả các giai cấp đã vào cuộc và thất bại. Trí tuệ Hồ Chí Minh hiển linh).

+ Ơ việc xác định đường lối chiếm lược, sách lược của Đảng.10

Page 11: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

+ Thể hiện ở việc biết nắm thời cơ cách mạng, lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi vẻ vang.

+ Ơ những quyết sách sáng suốt trong chỉ đạo chiến tranh, trong định hướng xây dựng CNXH (tư tưởng về khoán có từ rất sớm).

+ Ơ việc dùng người tài (các nhân sĩ, trí thức, các tướng lĩnh….)- Dung: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tiêu biểu về lòng dũng cảm, không sự

gian khổ hi sinh, kiên quyết khắc phục khó khăn trong mọi hoàn cảnh.(Ý chí Chủ tịch Hồ Chí Minh: hễ còn một tên xâm lượt trên đất nước ta thì ta

phải chiến đấu quet sạch nó đi. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân ly ấy không bao giờ thay đổi. (Uy vu bất năng khuất).

- Nhân: Người hết lòng yêu thương cán bộ, chiến sĩ quân đội, chăm lo quan tâm vật chất và tinh thần cho bộ đội trong thời chiến cũng như trong thời bình, Người thường đến những nơi khó khăn, gian khổ để động viên cán bộ chiến sĩ yên tâm công tác, tạo thêm sức mạnh về tinh thần cho bộ đội chiến đấu.

- Tín: không chỉ nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới mà cả kẻ thù cũng phải kính nể, tôn trọng.

- Liêm: thực sự mẫu mực, giản dị.* Khái quát chung: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dung.II. SỰ CÂN THIẾT VÀ NỘI DUNG, BIỆN PHÁP TIẾP TỤC HOC TÂP

REN LUYỆN PHÂM CHẤT “TRÍ, DUNG, NHÂN, TÍN, LIÊM, TRUNG” THEO TƯ TƯƠNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐƯC HÔ CHÍ MINH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, SĨ QUAN QUÂN ĐỘI.

A. Sự cần thiết phải hoc tập, ren luyện phâm chất “Trí, Dung, Nhân, Tín, Liêm, Trung’’ (vì sao phải học tập).

- Từ vị trí, vai trò của người cán bộ, sĩ quan trong sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ tổ quốc.

+ Cán bộ là gốc của mọi công việc.+ Là những người tham gia vào quá trình xây dựng đường lối, chiến lược

quân sự, chủ trương, biện pháp về chiến dịch, chiến thuật, định hướng phát triển toàn diện ở cơ quan, đơn vị.

+ Là người quyết định việc tố chức lãnh đạo, quản lý, chỉ huy từ cơ sở đến toàn quân, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ quân đội trong thời kỳ mới.

+ Là những người thường xuyên gắn bó với cuộc sống của các bộ, chiến sỹ trong đơn vị và nhân dân địa bàn đóng quân. Nếu có phẩm chất “Trí, Dung, Nhân, Tín, Liêm, Trung’’ sẽ làm cho hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp của “Bộ Đội Cụ Hồ” tiếp tục toả sáng trong lòng nhân dân.

+ Từ yêu cầu thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, yêu cầu của việc chống “diễn biến hoà bình”, “tự diễn biến”, ”tự chuyển hoá”.

- Từ thực trạng đạo đức, lối sống của cán bộ, sĩ quan quân đội và việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chỉ thị số 03 của Bộ chính trị, Chỉ thị 317 của Quân uỷ Trung ương; quy định 646 của Thường vụ Quân uỷ

11

Page 12: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

Trung ương về nêu gương và Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “một số vấ đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay).

B. Nội dung, biện pháp tiếp tục hoc tập, ren luyện phâm chất “Trí, Dung, Nhân, Tín, Liêm, Trung’’ theo tư tương, tấm gương đạo đức Hô Chí Minh của người cán bộ, si quan quân đội.

1. Đây manh việc học tâp và làm theo tấm gương đao đưc Hô Chi Minh theo chỉ thi sô 03 cua Bộ chinh tri, Chỉ thi 317 cua Thường vu Quân uy Trung ương, chỉ thi 787 vê thực hiện Cuộc vân động “Phat huy truyên thông, công hiên tài năng, xưng danh Bộ đội cu Hô”.

- Quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu các nội dung trong chỉ thị 03 của Bộ chính trị và kế hoạch 03 của ban bí thư trung ương Đảng, chỉ thị 788 về vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội cụ Hồ”.

- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa tâm quan trọng của việc thực hiện chỉ thị 03 của Bộ chính trị gắn với thực hiện Nghị Quyết trung ương 4 (khoá XI) đối với việc xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện và kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “bộ đội Cụ Hồ”, gắn với quán triệt, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết của Trung ương, Quân uỷ Trung ương, nghị quyết của tổ chức Đảng các cấp cho người cán bộ, sĩ quan.

- Chỉ đạo duy trì chặc chẽ, nền nếp thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tổ chức của Đảng, các đơn vị, cơ quan.

+ Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiêu chí “bộ đội Cụ Hồ” phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị của cán bộ, CNV, chiến sĩ; gắn với thực hiện chỉ thị số 21 của Ban bí thư, Chỉ thị số 771 của Thương vụ Quân uỷ Trung ương về việc” Tiếp tục thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực và thực hiện nếp sống văn minh trong quân đội”. Thực hiện nghiêm quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/06/2012 của Ban bí thư Trung ương Đảng, Quy định số 464-QĐ/QUTW ngày 06/11/2012 của Thường vụ Quân uỷ Trung ương về trách nhiệm nêu gương của người cán bộ, sĩ quan.

+ Chú trọng quản lý, giáo dục,rèn luyện việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của người cán bộ, sĩ quan, nhất là cán bộ chủ trì, chủ chốt ở các cấp.

+ Kiên quyết đấu tranh, khắc phục những biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, gia trưởng, quân phiệt, tư tưởng, lối sống ảnh hưởng đến truyền thống, bản chất “bộ đội Cụ Hồ”

2. Thường xuyên tuyên truyên, giao duc nâng cao nhân thưc trach nhiệm cua người can bộ si quan quân đội vê việc hoc tâp, ren luyện phâm chất “Tri, Dung, Nhân, Tin, Liêm, Trung” theo tư tương, tấm gương đao đưc Hô Chi Minh.

- Thông qua tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức,trách nhiệm cho cán bộ, sĩ quan phát triển toàn diện về phẩm chất “Trí, Dung, Nhân, Tín, Liêm, Trung”.

- Nội dung tuyên truyền giáo dục tập trung ở những phẩm chất “Trí, Dung, Nhân, Tín, Liêm, Trung”; chú ý làm rõ những biểu hiện cụ thể của từng phẩm chất

12

Page 13: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

kết hợp đấu tranh phản bác các quan điểm thù địch, sai trái, các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

- Hình thức giáo dục cần có sự đổi mới,phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo đa dạng, phong phú. Chú ý vận dụng hiệu quả những phương pháp mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường sử dụng để giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đó là: phương pháp giáo dục thuyết phục; nêu gương về đạo đức, lối sống; phương pháp giáo dục rèn luyện đạo đức thông qua tự phê bình và phê bình, thông qua thực tiễn thực hiện chức trách, nhiệm vụ; tự tu dưỡng, rèn luyện của từng cá nhân…nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ quân đội.

3. Phat huy vai trò, trach nhiệm cấp uy, chinh uy, chinh tri viên, người chỉ huy, cơ quan chinh tri cac cấp trong quan ly, giao duc, ren luyện phâm chất “Tri, Dung, Nhân, Tin, Liêm, Trung” cua người can bộ, si quan.

- Đối với cấp uy, tổ chức đảng:+ Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc quản lý, giáo dục, rèn luyện

phẩm chất “Trí, Dung, Nhân, Tín, Liêm, Trung” đối với người cán bộ, sĩ quan;+ Lãnh đạo làm tốt việc giáo dục, động viên, tuyên truyền, nhân rộng những

tấm gương cán bộ, sỹ quan gương mẫu.+ Phát huy vai trò cơ quan chính trị trong tham mưu, đề xuất nội dung, biện

pháp lãnh đạo, chỉ đạo những nội dung, phẩm chất đạo đức cần thiết cho người cán bộ, sĩ quan.

- Đối với chỉ huy: + Nhận thức đúng, nêu cách trách nhiệm trong quản lý, giáo dục, bồi dưỡng,

rèn luyện đội ngũ cán bộ, sĩ quan thuộc quyền.+ Có kế hoạch cụ thể trong tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập…qua

đó để rèn luyện cán bộ, sỹ quan thực hiện tốt các phẩm chất “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung”.

+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể; tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, sĩ quan chủ động, tự giác học tập, rèn luyện phẩm chất “Trí, Dũng, Nhân,Tín, Liêm, Trung”.

- Với người chỉ huy, cán bộ chủ trì, Chính uy Chính trị viên đơn vị:+ Đề cao vai trò gương mẫu, tinh thần trách nhiệm, thực sự nêu gương trong

rèn luyện phẩm chất “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung”.+ Thăng thắng, chân thành, trung thực trong đánh giá kết quả rèn luyện phấn

đấu của cán bộ, sĩ quan thuộc quyền; tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới, của quần chúng; chống biểu hiện mất dân chủ, độc đoán, quan liêu.

4. Phat huy vai trờ tự học, tự ren nâng cao phâm chất “Tri, Dung, Nhân, Tin, Liêm, Trung” cua người can bộ, si quan quân đội theo tư tương, tấm gương đao đưc Hô Chi Minh trong tinh hinh mới.

- Tự học, tự rèn luyện thể hiện sự giác ngộ cao độ của người cán bộ, sĩ quan; Đây là biện pháp thiết thực nhất đảm bảo cho việc nâng cao phẩm chất “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung” của người cán bộ, sĩ quan quân đội thực sự hiệu quả.

- Nội dung biện pháp:+ Thường xuyên giáo dục xây dựng động cơ đúng đắn cho từng cán bộ, sĩ

quan trong tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Tập trung giáo dục ý nghĩa 13

Page 14: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

to lớn và tầm quan trọng của việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung”; làm cho cán bộ sỹ quan thấy được tác hại xấu của động cơ phấn đấu, rèn luyện không trong sáng, vụ lợi, các nhân chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, định hướng cho từng các bộ sỹ quan tích cự, tự giác hành động.

+ Từng cán bộ sĩ quan xác đinh đúng đắn nội dung, biện pháp tự tu dưỡng, rèn luyện “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung”; đảm bảo tính toàn diện, tập trung tu dưỡng, rèn luyện các phẩm chất gắn với nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của từng chức danh cán bộ.

+ Phát huy tính tích cực chủ động của mỗi người trong tự tu dưỡng, rèn luyện các phẩm chất. Nếu đánh giá mình quá cao, người cán bộ sỹ quan sẽ mắc chứng bênh tự cao, tự đại cho rằng, cái gì mình cũng biết. Ngược lại, đánh giá mình quá thấp, người quân nhân sẽ rơi vào tự ti cá nhân.

+ Lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần tăng cường hoạt động hướng dẫn, đinh hướng cho các cán bộ sĩ quan, hướng tới biện pháp như: rèn luyện ở nhà trường, trong hoạt động thực tiễn, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, trong đó, đặc biệt chú ý tự tu dưỡng, rèn luyện thông qua thực tiễn hoạt động tại đơn vị.

5. Đam bao cơ chê, chinh sach, chông “tự diên biên”, “tự chuyên hoa” xây dựng môi trường thuân lơi cho việc học tâp, ren luyện phâm chất “Tri, Dung, Nhân, Tin, Liêm, Trung” cua người can bộ, si quan quân đội theo tư tương, tấm gương đao đưc Hô Chi Minh trong tinh hinh mới.

- Đảm bảo cơ chế, chính sách phù hợp với chức trách nhiệm vụ công tác cho người cán bộ, sĩ quan quân đội, bố trí, sử dụng đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ xây dựng quân đội hiện tại và tương lai.

+ Bám sát yêu cầu nhiềm vụ, đặc điểm hoạt động quân sự, quán triệt và thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà Nước đối với cán bộ, sĩ quan; đề xuất giải quyết, sủa đổi, bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi đối với những cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, có chế độ ưu tiên, ưu đãi hợp lý về tiền lương, thu nhập.

- Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng môi trường văn hoá trong toàn quân; xây dựng doanh trại xanh, sạch, đẹp; tăng cường tình đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị; tạo bầu không khí tươi vui, lành mạnh để mỗi cán bộ, sĩ quan tự giác rèn luyện, cống hiến.

+ Đẩy mạnh đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” nội bộ ở cơ quan, đơn vị. Thực hiện đồng bộ các biện pháp, kết hợp chặt chẽ giữa “xây và chống”; tạo sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng tổ chức đảng ở cơ quan, đơn vị.

+ Chủ động đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những biểu hiễn suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, sĩ quan quân đội, trước hết là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các cấp nhằm kiên quyết loại bỏ những con “sâu mọt” ra khỏi cơ quan, đơn vị, làm trong sạch các tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy.

6. Tăng cường công tac kiêm tra, giam sat, xư ly nghiêm cac hiện tương vi pham kỉ luât Quân đội, phap luât Nhà nước ơ cơ quan, đơn vi.

C. Tự liên hệ trách nhiệm bản thân

14

Page 15: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

Chuyên Đề 03HOC TÂP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐƯC HÔ CHÍ MINH VỀ NÊU CAO TINH THÂN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NOI ĐI ĐÔI VỚI LÀM

I. TƯ TƯƠNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐƯC HÔ CHÍ MINH VỀ NÊU CAO TINH THÂN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NOI ĐI ĐÔI VỚI LÀM

A.Tư tương Hô Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm1. Tinh thần trach nhiệm và sự cần thiêt phai nêu cao tinh thần trach nhiệm- Trách nhiệm là điều cần phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.+ Tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của

con người, từ đó chi phối hành động tích cực, tự giác của họ.- Phải nêu cao tinh thần trách nhiệm bởi vì:+ Mỗi người đều có một vị trí nhất định trong các mối quan hệ xã hội, như

gia đình, dòng họ, địa phương, tập thể, tổ chức chính trị - xã hội, công dân của một nước, thành viên của cộng đồng dân tộc và rộng nhất là của nhân loại. Để thực hiện đúng với vị trí của mình đòi hỏi mọi người phải có trách nhiệm và làm tròn bổn phận của mình.

+ Trách nhiệm được hình thành trên cơ sở những qui định của pháp luật, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa phương. Nếu làm trái, tùy mức độ sẽ bị xử lý theo pháp luật, qui ước làng xã, qui chế đơn vị.

+ Trách nhiệm còn được hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi dư luận xã hội. Nếu làm trái, làm chưa tốt, tùy mức độ sẽ bị dư luận phê phán.

2. Quan điêm cua Hô Chi Minh vê nội dung nêu cao tinh thần trach nhiệmNhững người có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, có hành động

tích cực, tự giác trong thực hiện trách nhiệm đã xác định được gọi là có tinh thần trách nhiệm cao.

Theo Hồ Chí Minh, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức là:

a. Tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao.- Nêu cao tinh thần trách nhiệm là khi được giao cho việc gì, bất kỳ to hay

nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm cho thành công. Phải “có gan phụ trách”, dám nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo để có kết quả cao nhất.

- Nêu cao tinh thần trách nhiệm là phải làm tròn trách nhiệm của mình một cách tự giác. Làm việc cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy, v.v. là không có tinh thần trách nhiệm.

b. Có y thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công tác.- Tất cả mọi người, ở mọi địa phương, vị trí công tác, trong mọi hoàn cảnh

đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm.- Phải xác định nghề nào cũng vinh quang, việc gì cũng phải cố gắng, không

chủ quan, đại khái (người nấu bếp phải lo cơm lành, canh ngọt, bát đũa sạch sẽ;

15

Page 16: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

không phí phạn của công; tìm cách tăng gia, trông rau, nuôi gà. Khi anh em ốm yếu, thì có bát canh, bát cháo; khi bộ đội đang mải đánh giặc, thì tìm cách đưa cơm đến cho anh em ăn; khi tiếp tế khó khăn thì tìm mọi cách vượt qua, không thể anh em thiếu thốn. Người cán bộ quân sự, thì luôn luôn học hỏi chính trị và kỹ thuật, chiến thuật, săn sóc đến tinh thần và vật chất của đội viên; đoàn kết nội bộ; giúp đỡ nhân dân; kiên quyết chấp hành mệnh lệnh; khi đánh giặc thì làm cho toàn đội thấm nhuần tinh thần quyết chiến, quyết thắng; gặp việc khó khăn thì cố tìm mọi cách giải quyết đúng).

c. Nắm vững chính sách và thực hiện đường lối quần chúng.- Cán bộ phải nghiên cứu, hiểu rõ, thấm nhuần chính sách; điều tra, nghiên

cứu, nắm chắc tình hình; đặt kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết thực.- Phải giải thích, tuyên truyền, cổ động, bàn bạc với quần chúng; hỏi han ý

kiến, gom góp sáng kiến của quần chúng. Lãnh đạo quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình. Tóm lại “phải đi đúng đường lối quần chúng. Thế là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân”.

d. Trái ngược với tinh thần trách nhiệm là bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi.

- Quan liêu, là xa rời thực tế quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng.

- Nguyên nhân của bệnh quan liêu: do “xa nhân dân; khinh nhân dân; sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân; không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân”.

B. Tư tương Hô Chí Minh về chủ nghia cá nhân1. Chu nghia ca nhân và biêu hiện cua chu nghia ca nhân- Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo lợi ích riêng của mình, không quan

tâm đến lợi ích chung của tập thể. “Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”.- Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân:+ Bệnh nể nang: Đơn vị có khuyết điểm không dám kỷ luật, che đậy cho

nhau, lừa dối cấp trên, giấu giếm đoàn thể;+ Bệnh kéo bè, kéo cánh, cục bộ, bản vị;+ Bệnh cá nhân;+ Bệnh hữu danh vô thực;+ Bệnh tham lam: Đặt lợi ích của mình lên trên, “tự tư, tự lợi”, dùng của

công làm việc tư;+ Bệnh lười biếng: “Làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ. Việc dễ thì

tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùn đẩy cho người khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh”.

- Bệnh tham ô: Cán bộ tham ô là: Ăn cắp của công làm tư.; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều” . Nhân dân tham ô là: Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”.

2. Tac hai cua chu nghia ca nhân và những điêu lưu y khi thực hiện chông chu nghia ca nhân.

16

Page 17: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

a) Tác hại của chủ nghĩa cá nhân: Nó “là mẹ đẻ ra mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô”.

- Do chủ nghĩa cá nhân mà phạm phải nhiều sai lầm, làm mất nhân cách con người, uy tín của cán bộ đảng viên; chủ nghĩa cá nhân “ngăn trở” người cán bộ, đảng viên phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, của dân tộc. Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm; nó trói buộc, nó bịt mắt nạ nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của công nhân”.

- Là kẻ thù của cách mạng, là “địch nội xâm”, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng. “Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì vậy nó phá hoại từ trong phá ra”.

b) Những điều lưu y của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thực hiện chống chủ nghĩa cá nhân.

- Chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết, thường xuyên của những người cộng sản chân chính.

- Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài và gian khổ “không kém cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù ngoại xâm”, bởi lẽ chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không lộ nguyên hình, nó ẩn nấp trong tư tưởng, suy nghĩ của mỗi cá nhân và hành vi của mỗi cá nhân đó. “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ”.

- Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân” vì “ Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”.

3. Tư tương đao đưc Hô Chi Minh vê nói đi đôi với làm.a. Về nói đi đôi với làm và sự cần thiết phải nói đi đôi với làm.- Nói thì phải làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách

mạng (nói thì phải làm, xây đi cùng với chống, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời).+ Về bản chất: “nói đi đôi với làm” không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống,

phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên lý thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. “một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

+ Nói đi đôi với làm thể hiện bằng kết quả công việc. Kết quả công việc là thước đo sự cống hiến của mỗi người.

+ Với các cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo: Lời nói đi đôi với việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, vì “cán bộ là gốc của mọi công việc”, là những tấm

17

Page 18: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

gương để quần chúng noi theo. Nói đi đôi với làm “thể hiện sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên, công chức, nêu gương trước nhân dân”.

b. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về “nói đi đôi với làm”.- Nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được

xuyên tạc, nói sai.+ Khi nói phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến

khó; tránh nói chung chung, đại khái và khó hiểu.`- Nói đi đoi với làm, không được “nói một đàng, làm một nẻo”; nói được làm

được, sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo.- Không được hứa mà không làm+ Đối với Đảng ta: “ phải luôn xem xét lại những nghị quyết, chỉ thị của mình đã

thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của quần chúng nhân dân đối với Đảng”.

+ Với từng đảng viên: Đã nói thì phải làm, không được hứa suông. “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”, “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh…phải thật thà nhúng tay vào việc”.

+ Để chống việc “nói nhiều, làm ít” hoặc “nói mà không làm”, “nói một đằng làm một nẻo” (và cả “nói vậy mà không phải vậy”) cần xác định rõ trách nhiệm, nói phải gắn với công việc, nhiệm vụ cụ thể, phải đi sâu đi sát, kiểm tra đôn đốc kết quả thực. Để nói đi đôi với làm, còn cần có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm.

4. Tấm gương đao đưc Hô Chi Minh nêu cao tinh thần trach nhiệm, chông chu nghia ca nhân, nói đi đôi với làm (Thê hiện bằng những câu nói, những mâu chuyện).

a. Tấm gương của Bác về nêu cao tinh thần trách nhiệm- Thể hiện trong thời gian ra đi tìm đường cứu nước (1911 – 1920).- Trong việc tự xác định trách nhiệm thức tỉnh dân tộc Việt Nam, trước hết là

lớp trí thức thanh niên yêu nước, giải phóng dân tộc.- Thể hiện trong sự đau khổ khi mất liên lạc lâu ngày với đoàn thể, khi bị tù

đày không thực hiện được hoạt động cách mạng.- Ngay sau khi về nước, vượt lên cuộc sống khó khăn, gian khổ, thiếu thốn,

Hồ Chí Minh khẩn trương bắt tay vào thực hiện nhiều công việc quan trọng, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

- Thể hiện trong những lời tâm sự “Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào giành tự do độc lập, dẫu phải hi sinh tính mệnh cũng không nề”. “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha hiểm nghèo – là vì mục đích đó… Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”.

- Thể hiện khi nhận trọng trách người đứng đấu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh “đó là nhận sự ủy thác của quốc dân, đồng bào cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận”.

18

Page 19: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

- Thể hiện khi trong việc dám chịu trách nhiệm, không né tránh, thay mặt Đảng, Nhà nước xin lỗi nhân dân những lúc Đảng phạm sai lầm, khuyết điểm.

b. Tấm gương của Bác về chống chủ nghĩa cá nhân.- Là tấm gương kiên quyết chống sùng bái cá nhân, không bao giờ đặt mình

cao hơn người khác.- Hồ Chí Minh nêu cao tấm gương sáng về phong cách sống chân thành,

khiêm tốn, phấn đấu suốt đời vì nước vì dân.- Tấm gương về lối sống trong sạch, không tham lam, không ham tiền tài,

danh vong, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân.c. Tấm gương của Bác về “nói đi đôi với làm”- Tấm gương thực hành sáng tạo: Thực hành lý luận, thực hành dân chủ; thực hành

dân vận; thực hành đại đoàn kết; thực hành đạo đức cách mạng và đạo đức làm người. (Thực hành nghĩa là nói thống nhất với làm, chú trọng làm, nói ít làm nhiều).

- Tấm gương về sự nhất quán giữa lời nói và việc làm, nói là để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói; lời nói đi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn; có những vấn đề Người không nói mà chỉ làm ( nêu một số câu chuyện cảm động về việc nêu gương, nói đi đôi với làm, tự mình làm trước).

II. HOC TÂP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐƯC HÔ CHÍ MINH VỀ NÊU CAO TINH THÂN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NOI ĐI ĐÔI VỚI LÀM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

A. Sự cần thiết phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghia cá nhân, nói đi đôi với làm theo tư tương Hô Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

+ Từ đặc điểm giai đoạn cách mạng hiện nay (làm rõ những cơ hội lớn và những thách thức đòi hỏi phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân…).

+ Từ yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng, yêu cầu thực hiện công tác xây dựng Đảng, nhất là trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

+ Từ thực trạng tình hình hiện nay.B. Nội dung hoc tập và làm theo tấm gương Đạo đức Hô Chí Minh về

nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghia cá nhân, nói đi đôi với làm.1. Nêu cao tinh thần trach nhiệm trong thực hiện muc tiêu dân giàu, nước

manh, dân chu, công bằng, văn minh.- Vì sao? (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vừa phản ánh

mục tiêu phấn đấu, vừa phản ánh bản chất chế độ XHCN; từ vị trí, chức năng của Quân đội, chức trách của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ).

- Nội dung học tập, làm theo:+ Mỗi cán bộ đảng viên phải xác định mình là công bộc của dân ( công chức

không phải chỉ là một chức danh mà là một sứ mệnh. Sứ mệnh phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân).

+ Phải tự mình vượt qua và chống lại những nhận thức và quan điểm sai trái, không được lầm lẫn giữa sự ủy quyền của nhân dân với quyền lực cá nhân, để dẫn tới chạy quyền, mục quyền, bán quyền, lộng quyền, cửa quyền, tham quyền cố vị).

19

Page 20: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

Đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chống thói vô cảm trước những vất vả, khó khăn của nhân dân.

+ Biến ý chí, tinh thần trách nhiệm trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc, trong chiến đấu chống xóa nỗi nhục nô lệ, lầm than thành ý chí và tinh thần trách nhiệm trong xây dựng đất nước và xã hội mới, nhằm xóa nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu.

+ Thực hiện tốt chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “ Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, cụ thể hóa những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng đối với từng loại cán bộ, công chức để tổ chức thực hiện có hiệu quả thiết thực.

2. Phai đặc biệt quan tâm đên vấn đê giao duc đao đưc cach mang và chông chu nghia ca nhân trong Đang.

- Vì sao? ( là công việc liên quan đến trực tiếp tới vận mênh của Đảng, quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng ở nước ta; là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài vừa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của toàn Đảng toàn dân ta).

- Nội dung học tập, làm theo:+ Nhận thức đúng, hiểu rõ nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, tác hại và những

biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng.+ Mỗi người phải tự cảnh giác với chính mình, vượt qua được những tiêu

cực, cám dỗ của lợi ích vật chất và những tác động của mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; cảnh giác trước sự chống phá của kẻ thù.

+ Gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

3. Nói phai đi dôi với làm, phat huy gia tri đao đưc truyên thông, đao đưc cach mang trong giai đoan hiện nay.

- Vì sao? (từ thực trạng “nói không đi đôi với làm” , “nói một đằng làm một nẻo”, “nói mà không làm”, “nghĩ một đằng, nói một đằng”, “nói với cấp trên nói khác, nói với cấp dưới khác” đang diễn ra ở nhiều nơi. Bệnh nói dối, làm sai, dối cấp trên, dối dân để bớt xén vì lòng tham, bao che khuyết điểm cho nhau, hình thành phe phái…đang gây bức xúc trong xã hội, làm mất niềm tin trong nhân dân; thực hiện “nói đi đôi với làm” là phát huy truyền thống đạo đức quý báo của dân tộc, là thực hành đạo đức cách mạng).

- Nội dung học tập làm theo:+ Giáo dục lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm của mỗi người, chống chủ

nghĩa cá nhân trong chính con người mình.+ Thực hiện từ trên xuống dưới, từ người lãnh đạo cấp cao đến cán bộ, đảng

viên, công chức ở cơ sở.+ Nghiên cứu xóa bỏ các cơ chế quản lý đã lỗi thời buộc mọi người gần như

đồng tình việc khai man, biến báo, nhận một lần tiền phải ký hai, ba chữ ký.+ Phải thực hiện công khai minh bạch, trước hết là chức trách của mỗi người

để có sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, của nhân dân.C. Một số giải pháp

20

Page 21: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

1. Tự giac học tâp và tu dưỡng, ren luyện theo tư tương, tấm gương đao đưc Hô Chi Minh; triên khai tổ chưc tôt cuộc vân động “phat huy truyên thông, công hiên tài năng, xưng danh Bộ Đội Cu Hô”.

- Là biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài trong các đơn vị quân đội hiện nay ( Cuộc vận động, thực hiện tổng kết vào 2015).

+ Rà soát, điều chỉnh bổ sung chuẩn mực, tiêu chí tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống phù hợp với từng loại hình đơn vị, từng chức trách cán bộ. Mỗi người tự phấn đấu tự tu dưỡng, rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức được xây dựng.

+ Đưa các nội dung học tập phải vào sinh hoạt chi bộ, trở thành nền nếp; thường xuyên trao đổi, thảo luận, tự phê bình, phê bình, đóng góp ý kiến; gắn với phân loại, bình xét cán bộ, đảng viên hàng năm.

+ Với cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp xây dựng kế hoạc học tập thường xuyên, không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, thương xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tư cách đảng viên; khắc phục mọi biểu hiện trung bình chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, mơ hồ sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong nhận thức và hành động trong toàn Đảng.

+ Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến; kịp thời phát hiện, phổ biến tuyên truyền những cách làm sáng tạo, những đơn vị làm đơn vị làm tốt, những tập thể, cá nhân tiêu biểu để tiêu biểu để tuyên truyền, nhân rộng.

2. Nâng cao chất lương công tac xây dựng Đang, thực hiện tôt Nghi quyêt Trung ương 4 (Khóa XI).

- Giữ vững nguyên tắc xây dựng Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, phát huy sự gương mẫu của người đứng đầu.

+ Kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất hiện nay.

+ Tiến hành kiểm điểm phải đảm bảo thật sự dân chủ, nghiêm túc, thăng thắng với tinh thần xây dựng, đúng yêu cầu nội dung, cách làm và đảm bảo thời gian. Cấp trên phải làm gương, tự phê bình trước, cấp dưới làm sau; tập thể làm trước, cá nhân làm sau; các đồng chí trong thường vụ, cấp ủy viên cấp trên gương mẫu, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, làm gương cho cấp dưới.

+ Lựa chọn các vấn đề cấp bách cần tập trung giải quyết. Xây dựng kế hoạch cụ thể, sát đúng. Có lộ trình cụ thể giải quyết dứt điểm từng vụ việc, công khai thông báo với cán bộ, đảng viên, nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện kế hoạch của cấp trên và cấp dưới.

+ Thực hiện nghiêm túc Qui định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

3. Coi trọng xây dựng cac quy chê lãnh đao, quy chê làm việc, xac đinh rõ quyên han, trach nhiệm cua từng ca nhân, tổ chưc tăng cường kiêm tra, giam sat thực hiện.

21

Page 22: Tai Lieu Hoc Tap Va Lam Theo Tam Guong Dao Duc HCM

- Rà soát, bổ sung, xây dựng và hoàn thiện các quy chế lãnh đạo, quy chế làm việc. Triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các quy chế lãnh đạo.

- Xác đinh rõ trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức.- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện. Thực hiện tốt Quy định

số 55-QĐ/TW ngày 10-1-2012 của Ban Bí thư về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm tư cách, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng, vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.

4. Tich cực tham mưu, đê xuất hoàn thiện cơ chê, chinh sach, phap luât; duy tri nên nêp, chê độ; giữ nghiêm ky luât cua Đang, phap luât cua Nhà nước và ky luât cua quân đội.

- Từng cấp, từng ngành tích cực tham mưu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để hạn chế những “lỗ hổng” dễ bị lợi dụng.

- Duy trì nghiêm nền nếp, chế độ; giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, pháp luật của nhà nước và kỷ luật quân đội.

- Xử lý kịp thời, công khai những cán bộ, đảng viên vi phạm, dù ở cương vị, chức trách nào; kiên quyết đấu tranh với những thói hư tật xấu trong Đảng.

5. Tăng cường đoàn kêt thông nhất trong Đang, cung cô môi quan hệ gắn bó, mau thit, sông còn giữa Đang và nhân dân. Phat huy vai trò cua cấp uy, chinh quyên đia phương và cac tổ chưc quần chúng trong đơn vi thực hiện việc giam sat can bộ, đang viên.

- Thực hiện Nghi quyết Trung ương 4 (Khóa XI), “cán bộ chủ chốt và cán bộ dân cử các cấp phải thương xuyên tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân…”

- Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng”.

- Phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện việc kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm quy định đảng viên tham gia sinh hoạt tại các địa bàn dân cư.

- Thực hành dân chủ rộng rãi, tổ chức cho quần chúng góp ý kiến phê bình cấp ủy, đội ngũ cán bộ và đảng viên.

D. Trách nhiệm của CB, CNV, CS, người lao động (Tự liên hệ với thực tiễn của đơn vị).

22