song thien

294

Click here to load reader

Upload: dangtrinh

Post on 16-Feb-2016

100 views

Category:

Documents


34 download

DESCRIPTION

Sách dạy cách sống thiền

TRANSCRIPT

Page 1: Song Thien
Page 2: Song Thien

Sống thiền

An nhiênÁnh nắng ban chiều Bản ngã sai lầmBên cạnh người già sắp chếtBệnh tâm thần và thiền địnhCái nhìn của thiền về nền giáo dụcCám ơn tuổi giàCẩm nang cho cuộc sốngChết có thật đáng sợ hay không?Chết trong an bìnhChiết tựChính trị và thiềnChuẩn bị cho cái chếtChữ anCõi ta bà Con đường khoan dungDoanh nhân và thiềnÐi tìm hạnh phúcÐiều nghịch lý của ngày nay Điểm quan trọng của đạo Phật Ðời sống an lạcÐức PhậtGiữ tâm trạng cân bằngHành trình tâm linhHạnh phúc đơn sơHạnh phúc đối diện tử sanhHạnh phúc hơn tiền tàiHạnh phúc luôn có mặt Hãy buông raHiểu đờiHọc làm ngườiKhái niệm về NghiệpKhoa học hay tâm linh? Khó khăn của cuộc đờiKhổ đau & hạnh phúc Khi chết không ai đem theo gì Lo âu và đau khổ Luật nhân quảMột chữ xảMùa xuân vĩnh cữuMười điều khuyên của EinsteinNgã tâm linh Một nghệ thuật sống

Page 3: Song Thien

Nghệ thuật sống Những hạt vi trần Niết bàn là gì? Phản ứng của bạnQuán chiếu hạnh phúcQuán KhôngSắc tức thị khôngSống hạnh phúcSống thiềnSự mầu nhiệm cua Vi ThâySự phong phú tự nhiênThân tâm an lạcThiềnThiền sưThơ kinh Diệu Pháp Liên HoaThời gianTình và nghĩaTriết lý thiền là gìTuổi giàTừ bi với mìnhVô tình thuyết phápVũ trụ hoàn hãoXin đừng lạy Đức Phật

Page 4: Song Thien

AN NHIÊN

An nhiên tự tại không ngại yêu đời. Dù không mở lời cũng thấy an nhiên.

An Nhiên nghĩ rằng có thể vì tánh ích kỷ mà mình không sống được như ý và đã xem tánh nầy như mộtcông án tư duy.Sau một thời gian tư duy về tánh ích kỷ, An Nhiên thấy rõ mình là loài hữu tình. Vậy, muốn sống chođược như ý không còn cách nào khác là phải yêu thương đồng loại. An Nhiên cũng nhận ra rằng tìnhyêu thương không phải là hình phạt nên không bị bắt buộc phải yêu thương. Tuy nhiên, có yêu thươngthời mới được thương yêu. Đó là luật hổ tương về nhân quả để được như lý tác ý. Hơn nữa, tình yêuthương vẫn luôn luôn có mặt không những trong đời sống lứa đôi mà còn trong cả tập thể. An Nhiênđược sinh ra từ tình yêu thương thì An Nhiên cũng không thể sống mà không thương yêu. Cũng có thểnói là nhờ tình yêu thương mà An Nhiên mạnh và sẵn sàng mềm yếu cho yêu thương.Suy cho cùng nghĩ cho tận, An Nhiên lại thấy mình vốn không có tánh ích kỷ khi biết rằng mình cũng vìngười khác mà sống như đã có câu "nhân chi sơ tánh bổn thiện. " Tiếc thay, tánh bổn thiện chưa phải làtoàn thiện mà chỉ là đầu mối dẫn đến toàn thiện. Ngày nào An Nhiên chưa thật sự toàn thiện là ngày đóAn Nhiên còn trầm luân trong bể khổ của tình cảm và khó tránh được trường hợp mất lòng người nầyđể được lòng người khác.Phàm những gì chưa hoàn toàn thời còn phải dụng công. Muốn được toàn thiện biết sống làm sao? Câutự hỏi nầy đã trở thành đề tài suy tư kế tiếp mà An Nhiên vẫn chưa tìm ra lối sống hợp lý, đành thả trôiđời mình theo thói quen với niệm ý "tu tâm dưỡng tánh và thuận nghiệp tùy duyên sống như mọi người,người sống sao mình sống vậy, người làm bậy mình không làm theo." Nếu có bị chỉ trích thì lấy câu đểđời làm an ủi "Ở sao cho vừa lòng người.Ở hẹp người cười,

http://vietnamyoga.org

Page 5: Song Thien

Ở rộng người chê.Béo chê béo trục béo tròn, Gầy chê xương sống xương sườn giơ ra." Cái tâm lý muốn được toàn thiện tạm thời đã ổn, nó không còn ray rức lương tâm của An Nhiên. Nhưđược cởi trói khỏi xiềng xích tình cảm mà vẫn không thấy mình lạnh nhạc với đời, An Nhiên cảm thôngvới mọi người dễ dàng hơn như thông cảm với chính mình. Những gì họ nghĩ, họ nói, họ làm là nhữnggì mà An Nhiên tin rằng mình cũng đã trải qua từ vô lượng kiếp nối tiếp hiện tại. Bởi không thể sốngvới tất cả mọi nghiệp trong cùng một kiếp và làm nhiều việc khác nhau trong cùng một lúc, An Nhiênxem tha nhân là những người đang sống giùm mình những biệt nghiệp khác để cùng nhau xây đời chungđụng.Xây đời mà không yêu đời thì có khác chi trả nợ đời. Câu nói vần điệu "Con là nợ, vợ là oan gia, cửanhà nghiệp báo" nghe quen nầy đã có lần thúc giục An Nhiên muốn từ bỏ vợ con, từ bỏ gia đình, nhấtlà khi gặp nghịch cảnh trong đời sống vật chất. An Nhiên không tin đời là nợ vì đời không có chủ. Nếucó, chính đó là mình, vừa là chủ nợ vừa là con nợ. Vì thế, nếu không yêu đời thì tự mình làm khổ mìnhvà không ai có thể trả nợ đời giùm mình nếu mình nghĩ đời là nợ.Từ bỏ gia đình, sống không gia đình không có nghĩa là từ bỏ đời. Chưa từ bỏ đời thời vẫn còn bị dínhmắc những gì làm nên cuộc đời như thực phẩm, áo quần, nhà cửa và tài sản. v.v. Quan niệm "Tu là cõiphúc, tình là giây oan" cũng đã có lần khiến xui An Nhiên muốn từ bỏ vợ con nhưng khi nghĩ kỷ, lạithôi. Vì biết rằng dù có dứt được tình gia đình như câu thơ nguyện thề "Kiếp sau xin chớ làm người,làm cây thông đứng giữa trời mà reo." mình cũng không thể sống như loài vô tình được. Sau khi từ bỏgia đình, biết đâu mình còn nặng tình nhiều hơn với đời. Đó là chưa kể rơi vào trọng tội làm ly tánthiên hạ bằng cách muốn có thiên hạ.Càng nặng tình với thế nhân càng phải gánh nặng những đòi hỏi của nhân thế. Không gánh nổi nhữngđòi hỏi của nhân thế thì liệu tâm mình có được an không. An Nhiên lại nghĩ rằng sau khi chọn lối sốngkhông gia đình mình cũng còn nương tựa vào những người có gia đình. Ngày nào còn giao tiếp vớingười có gia đình thì không ở kiếp nầy cũng ở kiếp khác mình sẽ hoàn tục. Bởi ảnh hưởng của luậtnhân quả xoay vần từ hữu sang vô, từ vô sang hữu mà thành ra đạo đời lẫn lộn.Trở đi rồi trở lại từ hai lối sống có gia đình và không gia đình theo duyên nghiệp thì lối sống nào cũnglà sống. Cả hai lối đều không thoát khỏi định luật vô thường của sắc tướng, có đó rồi mất đó, nên lốisống nào cũng vậy thôi. Sự chọn lựa giữa hai lối sống nầy không còn là vấn đề đối với An Nhiên vàsẵn sàng vui nhận với lối sống hiện tại dù có gia đình hay không.Những gì cần suy đã nghĩ xong, An Nhiên thấy đời mình qua nhanh như giấc mộng. Cái an nhiên tự tạikhông tìm mà có, ngày qua ngày với những việc trong tầm tay mà An Nhiên vẫn thấy mình luôn luônrảnh.Ngoài tình gia đình mà mình đang sống An Nhiên còn có nhiều thứ tình khác. Tình đồng hương, tìnhhàng xóm, tình nhân loại, tình quê hương...tình yêu phong cảnh thiên nhiên. Khi một tình cạn đi thìnhững tình khác dâng lên nuôi dưỡng phàm tánh hữu tình nơi An Nhiên. Bấy nhiêu tình cũng quá đủ choAn Nhiên không thấy buồn chán trong kiếp sống làm người. Nhận chân ra được ý nghĩa của câu "Tâmbình thế giới bình. Thế giới chưa bình tâm vẫn bình" và câu "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.Vậy thời, người vui cho cảnh được vui." An Nhiên thấy một ngày như mọi ngày và ngày nào cũng vuicũng nên thơ. Các bạn của An Nhiên khi nghe An Nhiên nói thao thao bất tuyệt về thiền đạo tu tập, có bạn hỏi:"Người am tường đạo pháp như anh lẽ ra xuất gia mới phải, sao anh không đi tu?" An Nhiên đọc bốncâu thơ thay câu trả lời:Đời không đạo đời điên đảo.

Page 6: Song Thien

Đạo không đời đạo thành không.Sắc tức thị không. Không tức thị sắc.Tu tức không tu. Không tu tức tu.Thấy An Nhiên vui vẻ và dễ hoà đồng với mọi người, có bạn mời đến chuà, có bạn mời đến nhà thờ vàcó bạn mời đến nhà đối ẩm, hàn huyên tâm sự sau những ngày làm việc mệt mỏi. An Nhiên không thểtrong cùng một lúc đến được nhiều nơi, nhưng nơi nào An Nhiên cũng đã có mặt. Thấy An Nhiên chỗnào cũng đến, lại hay nói chuyện huề vốn, có bạn hỏi: "Nếu người ta gọi anh là ba phải thì anh nghĩsao?" An Nhiên hỏi lại:- Bạn có biết vì sao tôi có tánh ba phải không?Bạn An Nhiên trả lời gọn:- Không biết.An Nhiên trả lời rất tự nhiên cho câu hỏi của mình:- Vì yêu đời. Không muốn thấy kẻ được người không.- Không ai nghe anh, anh có yêu đời được không?An Nhiên nghe câu hỏi liền nghĩ đến hình ảnh những người ở một mình, như là các tu sĩ nhập thất hoặccấm phòng, các đạo sư nơi hang động, những người chí thú việc mình đang làm hoặc đang ngao duthiên hạ, đọc thơ thế câu trả lời:An nhiên tự tại không ngại yêu đời.Dù không mở lời cũng thấy an nhiên.

TrầnThế

http://vietnamyoga.org

Page 7: Song Thien

ÁNH NẮNG BAN CHIỀU

Hồ Văn Trai

(Cảm tác nhân đọc lại bài thơ “Mùa gieo hạt. Buổi chiều”)

* Tôi không nói về ánh nắng ban mai hay ánh nắng ban trưa mà nói về ánh nắng ban chiều.

* Không đầy ắp hy vọng, không vui tươi nhún nhảy; không rực rỡ chói chang, không hừng hực cháybỏng, mà e ấp dịu dàng, mà mơn man ve vuốt theo làn gió nhẹ.

* Cảm thức về sự lưu chuyển của thời gian qua câu thơ của Lý Bạch: “Quân bất kiến Hoàng Hà chithủy thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát,triêu như thanh ti mộ thành tuyết? (Bạn chẳng thấy nước sông Hoàng Hà từ trên trời tuôn xuống chảynhanh ra biển chẳng quay về, lại chẳng thấy nhà cao gương sáng rầâu tóc bạc, sáng như tơ xanh chiềutựa tuyết?) có lẽ được cảm thụ sâu sắc nhất khi ta mang tâm trạng của ánh nắng ban chiều. Đã từng cónhà thơ cất tiếng kêu bi thiết và vô vọng: “O temp!”Suspends ton vol!” (thời gian ôi, mi hãy dừng cánhlại!) trước sự trôi chảy không ngừng nghỉ của thời gian. Hồng tươi buổi sớm, đỏ rực ban trưa... giờ chỉcòn úa vàng chiều hôm bóng xế!

* Phải chăng có sự ưu đãi về tốc độ trôi chảy của thời gian đối với ánh nắng ban mai và ánh nắng bantrưa? Khi mặt trời ngã về tây, các khoảnh khắc tiếp nối nhau có vẻ nhanh hơn. Vệt nắng xuyên qua máingói chiếu lên tường, ngoảnh lại đã thấy đốm sáng trên tường đổi thay vị trí.

* Khoảng thời gian còn lại cho ánh nắng ban chiều không còn nhiều. Chẳng sao! Dù là thuộc ban chiềunhưng ánh nắng vẫn là ánh nắng nghĩa là ánh sáng và sức nóng: điều kiện của sự sống và của hầu hếtcủa mọi sinh hoạt trần gian. Và ánh nắng ban chiều tiếp tục soi sáng và sưởi ấm muôn loài.

“Bóng hoàng hôn bảng lảng” trên bầu trời vẫn còn đủ sáng cho “ngủ ông gác mái về viễn phố” và cho“mục tử gõ sừng lại cô thôn” (Bà Huyện Thanh Quan).

Làn hơi ấm của nắng chiều vẫn còn giúp cho hạt nảy mầm, cho lúa thóc khô hơn, cản bớt cái lạnh bắtđầu lan tỏa cùng bóng tối.

* Ở vào giai đoạn cuối của cuộc hành trình, ánh nắng ban chiều chuyển dịch trong an nhiên tự tại, sốngtrọn những khoảng khắc êm đềm trước khi hòa tan vào hư không.

* Thế nhưng tại sao ta lại thấy có chút gì đó tiếc nuối trong vạt nắng xế bên hiên nhà, trong từng vầngnắng nhạt còn đọng lại trên những tàng cây và trong những mảng sáng trên những lớp mây vân cẩu?Ánh nắng ban chiều nuối tiếc, nhưng không cho mình mà cho nhân thế: Tiếc là không có thêm đượcthời gian để giúp cho người nông dân già gieo nốt những hạt giống cuối cùng, để sưởi ấm thêm chútnữa cụ già cô đơn trong nhà dưỡng lão và em bé đang co ro trong một góc công viên.

24-12-06

Page 8: Song Thien

http://vietnamyoga.org

Page 9: Song Thien

Bản Ngã Sai Lầm

Trích: Sống Chết An Lành Tác giả: Gehlek RimpocheViệt dịch: Trần Ngọc Bảo

Bản ngã tự thấy mình là trung tâm của vũ trụ, và vị trí của nó là thường hằng. Làm sao chúng ta phảnđối tri giác sai lầm này? Hãy tranh luận với bản ngã. Tranh luận về việc nó nhìn nó và nhìn người khácnhư thế nào. 1. Tất cả chúng ta đều mong muốn điều giống nhau.Có những người bạn thích, có người bạn không thích, có người bạn không thích cũng không ghét. Sựthật là mọi người trong số đó, bất kể bạn thích hay không, đều mong muốn giống y như bạn vậy, đềumong muốn hạnh phúc. Họ muốn không bị đau khổ, cũng như bạn vậy. Bạn có thể nêu ra người nàoxứng đáng chịu đau khổ hay không? Làm sao bạn phân biệt ra được? Mọi người đều muốn tinh thần sảng khoái, có những giấc mơ đẹp, muốn bình an, giống như bạn vậy.Họ có những ước muốn bất thành, cũng như bạn, họ xứng đáng thành tựu những ước mơ đó. Hạnh phúccủa họ cũng quan trọng như hạnh phúc của bạn.2. Nhãn hiệu “bạn bè” đáng tin cậy tới mức nào? Nhãn hiệu “kẻ thù” đáng tin cậy tới mức nào?Giả sử chúng ta đang băng qua đường và một chiếc xe sắp đụng chúng ta. Trong giây phút ấy, khi biếtrằng sự sống của chúng ta sắp sửa biến đi như một giấc mơ thì có đáng để chúng ta nuôi giữ lòng ghétbỏ ai đó không? Hay lòng luyến ái với người nào đó? Khi đối mặt với thần chết mọi thành kiến hay sựcãi vả của chúng ta thường trở nên vô nghĩa. Sự khác biệt giữa chúng ta và người sắp bị xe đụng là họcó ý nghĩ rõ ràng hơn về lúc nào họ sẽ ra đi. Còn ta thì không chóng thì chầy cũng ở trong vị thế tươngtự. Có thể là ngày mai, hay vài năm nữa. Ta sẽ phải lìa bỏ mọi người và mọi thứ, vậy thì có đáng đểnuôi giữ lòng ghét bỏ hay luyến ái không?3. Chúng ta sống dựa vào lòng tốt của người khác.Mọi người, dù chúng ta có biết họ hay không, đều có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta theo mộtcách nào đó – hoặc là họ sản xuất một đồ phụ tùng để sửa xe cho chúng ta, hay trồng lúa mì để làmbánh cho chúng ta ăn. Nếu bạn nhìn mọi sự vật dưới góc độ tái sinh, thì chúng ta đã hiện hữu tự thuởnào, dưới dạng này hay dạng khác, thế nên mọi chúng sinh vào lúc này hay lúc khác đều có liên hệ vớichúng ta.Mọi chúng sinh đều đã từng là người gần gũi và thân yêu nhất của ta, đã từng gặp gỡ ta trên đường đời,đã từng là mẹ của ta, tắm rửa và cho ta ăn. Họ cũng đã từng sỉ nhục và gây tổn hại cho ta, nhưng thôngthường hơn là họ làm gì đó để duy trì cuộc sống cho ta. Và bất kỳ tổn hại nào họ gây ra cho ta đều dolòng sợ hãi. Kẻ thù hôm nay có thể là người yêu hôm qua. Chúng ta không biết. Đó là điều có khả năngxảy ra. Hãy ghi nhớ điều này một cách sâu sắc.Nếu tôi quyết định dẹp bỏ bản ngã của tôi, thì tôi không thể làm như vậy mà không có người khác: Khitôi cố gắng thực hành kham nhẫn, nếu tôi cố giữ mình không gây tổn hại người nào đó, thì chính ngườilàm tôi giận dữ đã cho tôi cơ hội để thực tập kham nhẫn. Khi tôi cố biến lòng luyến ái thành tìnhthương thuần khiết thì người làm tôi bị ám ảnh đã cho tôi cơ hội để cố gắng. Tôi không thể nào sốngcòn mà không có lòng tốt và sự hào phóng của người khác.4. Tất cả chúng ta đều ở trong cảnh ngộ giống nhau.

Page 10: Song Thien

Tất cả chúng ta đều đau khổ như nhau và mọi người sinh ra đều sẽ chết. Nếu tôi là một bác sĩ và đứngtrước ba người sắp chết, tôi có thể nào nói, “Mình sẽ chữa trị cho người mình thích thôi?”. Có thểkhông có đủ thì giờ để chữa hết cho cả ba, nhưng nên có ý nghĩa như thế.Vì tôi sẽ chết và bạn sẽ chết, điều đó có nghĩa là mọi vật đều vô thường. Không có chuyện là mộtngười nào đó sẽ là bạn của mình mãi mãi hay người nào đó là kẻ thù mãi mãi.Chúng ta có thể thấy điều đó ngay trong cuộc sống của mình. Người mà chúng ta thề yêu thương suốtđời trở thành người bạn tốt nhất của ta. Xem người nào đó là “bạn” hay “thù” luôn luôn, không thayđổi thì đó là sự mù quáng của bản ngã. Nhưng “bạn” tùy thuộc vào “thù” cũng giống như phương Đôngtùy thuộc vào phương Tây, đêm phụ thuộc vào ngày, trên tùy thuộc vào dưới. Những gì bạn làm đềuảnh hưởng đến tôi và ngược lại. Người ta nói rằng, chuyển động của một con bướm ở Trung Quốc ảnhhưởng đều chiều gió ở Mỹ. Cơ thể của chúng ta, nhân thân, và cuộc sống của chúng ta đều quyện chặtvào nhau. Chúng ta không thường hằng, chúng ta không tồn tại biệt lập, và không ai tự bản chất là bạnhoặc thù.5. Hãy noi gương những bậc giác ngộ.Khi bạn nhìn những bậc vĩ nhân như đức Phật hay chú Jesus, nhìn những bậc tiên tri hay bậc thánh,những vị ấy có phân biệt giữa người này với người khác không? Không. Họ không có thích hay khôngthích. Họ đều muốn giúp mọi người như nhau. Những bài pháp xưa nay cho chúng ta biết rằng nhữngbậc giác ngộ cư xử với người khác như người mẹ đối xử với con một của mình.Các vị thầy cũng dạy rằng đức Phật cảm nghĩ về người dâng cúng dầu thơm cho ngài cũng như ngườichặt cánh tay ngài. Ngài thương tất cả và muốn giúp đỡ cho họ, bởi vì mọi người đều đau khổ và mongmuốn hạnh phúc. Điều này đối với chúng ta dường như cực đoan, nhưng điều ấy là điều có thể. Tôi đãthấy các vị thầy của tôi sống cuộc đời trong trạng thái thanh thản. Không ai đến để chặt tay họ, nhưngtôi thấy họ cư xử với những người đối xử tệ với họ cũng như cư xử với học trò thân cận. Khi các bạn thấy được chân tướng của “cái tôi, cái quý giá nhất” thì bạn bắt đầu phát triển tuệ giác.Khi các bạn thực sự hiểu sự tương thuộc của tất cả mọi sự vật, bản chất của thực tại, thì bạn có tuệgiác. Nhưng chừng đó có đủ để đạt được giải thoát khỏi khổ đau? Có lẽ là chưa. Cái bất thiện cần phảiđược thay thế bằng cái thiện. Sân hận cần phải được thay thế bằng sự kham nhẫn hay hiểu biết. Luyếnái cần được thay bằng tình thương thuần khiết. Sự ghen ghét cần phải được thay thế bằng sự thươngyêu, chăm sóc. Tuệ giác không thôi chưa đủ. Tình thương và từ bi sẽ dẫn đến sự phát triển khả nănglựa chọn cuộc sống mà chúng ta mong muốn. Khi chúng ta từ bỏ bản ngã, thì chúng ta thay thế nó bằngcái gì? Chúng ta thay “cái tôi, cái quý giá nhất” bằng việc xem người khác là quý giá nhất. Chiêu thức cuối cùng để dẹp trừ "cái tôi, cái quý giá nhất” là bắt đầu công việc cho người khác hạnhphúc và nhận đau khổ cho người. Bản ngã nghĩ rằng mình nên có cái gì tốt nhất, cho nên nếu như chonó cái tệ nhất thì nó sẽ rút lui. Phương pháp thực tập này gọi là tonglen – cho và nhận. Lúc đầu, nếunhư bạn thật sự thực tập, không cần phải hướng đến nhiều người, một người thôi cũng được, có thể làngười bạn yêu mến, con của bạn, hoặc bất kỳ người nào bạn rất quan tâm. Hãy hình dung người ấy ngồibên cạnh; bạn hãy thở ra bằng lỗ mũi bên phải, và đi ra cùng với hơi thở ấy là tất cả nghiệp thiện vàtình thương của bạn. Hãy cho người ấy mọi sự tốt đẹp không chút do dự. Đó là thực tập tình thương.Rồi hít vào bằng lỗ mũi bên trái và nhận tất cả nguồn gốc gây đau khổ cho người ấy – đó là thực hànhtừ bi – và để cho nó đánh ngay vào đầu bản ngã.Lúc này có lẽ có một sự do dự - chắc chắn là như vậy – khi nhận vào sự đau khổ của người khác. Nếuý nghĩ này làm bạn sợ thì hãy bắt đầu bằng cách nhận lấy mọi đau khổ trong tương lai của bạn, nhữngkhổ đau mà bạn sẽ trải qua vào ngày mai, vào những tuần lễ sắp đến, tháng, năm sắp đến, những kiếpsắp đến. Hãy nhận hết ngay bây giờ và để nó hòa tan trong trái tim của bạn và đi vào bản chất của thực

http://vietnamyoga.org

Page 11: Song Thien

tại.Chúng ta có thể dùng sự thực tập này để lợi dụng những khó khăn của chúng ta thay vì để cho chúnglàm cho chúng ta điên đảo. Chúng ta đang nhận lãnh quả của những gì chúng ta đã gieo nhân trong quákhứ, và chúng ta lấy làm sung sướng rằng nó sẽ qua đi, biến khỏi cuộc đời của chúng ta và chúng ta sẽvượt qua nó. Rồi chúng ta có thể nhớ thật sự cầu nguyện rằng một chút đau đớn hoặc sợ hãi, hay là gìđó đi nữa, cũng có thể làm cho người khác đỡ phải gánh chịu một sự đau khổ như thế hoặc hơn thế.Các bậc tôn đức xưa nay dạy rằng bằng vào năng lượng của từ bi thì một chút đau khổ có thể cứuchúng ta khỏi sự khổ đau tệ hại hơn rất nhiều trong tương lai.Một chút khó khăn về tài chính có thể thay thế cho một triệu năm làm con ma đói. Một chút nhức đầucó thể thay cho một thời khù rất dài ở chốn địa ngục. Nếu chúng ta nhìn nó theo cách: “Ừ mình bị tainạn, nhưng mình vẫn còn sống”, hoặc “Ừ, thì mình bị thương, nhưng ít ra là không ai làm cho vếtthương tệ hại hơn,” thì vấn đề sẽ trở thành không có gì lớn như mình vẫn nghĩ.Sau một thời gian hãy thực tập với người khác, người mà bạn thật sự yêu thương, những người mà bạnsẵn sàng làm mọi việc để cho họ khỏi đau khổ. Tất cả mọi đau khổ sẽ ở dưới dạng một đám mây đentrong tim.Hơi thở của bạn kéo đám mây đen ấy ra khỏi người họ hay khỏi người của bạn. Ở bên trong trái tim,bản ngã là một ngọn đèn nhỏ đang cháy. Đám mây đen đi vào và thổi tắt ngọn lửa ấy. Phù, thế là nó đãtắt, đã bị tiêu diệt. Và những người ấy, do bạn đã hút ra nguyên nhân bất thiện gây ra đau khổ và cả sựđau khổ, đều sẽ giải thoát khỏi cả hai. Thay vào đó bạn cho họ sự may mắn, niềm vui, phúc lành, vàtuệ giác của bạn dưới dạng ánh sáng. Và họ sẽ ngập tràn ánh sáng đó và trở nên sung sướng.

Page 12: Song Thien

BÊN CẠNH NGƯỜI GIÀ SẮP CHẾTLama Surya Das Mỹ Thanh dich

Làm thế nào để cho việc thực tập của chúng ta có lợi ích đối với người đang bệnh nặng ? Anh có thể hiểu rằng sự thực tập tự nó đã hiện hữu, chỉ cần chỉ bày – không phải để trục lợi trong việcnầy, mà chỉ cần có mặt ở nơi đó cùng với người ấy. Theo tâm linh, chúng ta có mặt ở đây, giống như đây là điểm cuối cùng. Chỉ cần chú tâm, hoàn toàn ởnơi nầy, hoàn toàn tỉnh thức – bao gồm mọi thứ. Giống như đức Phật đã nói, « Khi ta giác ngộ, tất cảchúng sinh đều giác ngộ. » Vì vậy, đây là phận sự của chúng ta, chúng ta cần phải tỉnh thức và giác ngộtrong khả năng tốt nhất của mình. Tất cả đều có liên quan đến nhau, tỉ dụ như chúng ta là một kẻ nói láo trắng trợn hoặc là tên say rượuhoặc sát nhân, tất cả đều có liên quan đến mọi thứ xung quanh chúng ta. Cũng như vậy, là một vị thánhnhân hoặc chỉ là một người đạo đức, từ bi, rộng lượng cũng có ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ khác. Vàtrong những giây phút nghiêm trọng – mỗi giây đều là quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự cómặt của chúng ta ở nơi đó, đối với người đang hấp hối hoặc đang tái sanh, có đúng thế không ? Thật là thích đáng khi chúng ta có mặt ngay vào lúc ấy, bởi vì họ cảm giác được điều đó hơn mọi thứkhác đang xảy ra xung quanh. Nơi đó, họ có thể đang rất chú tâm. Đời sống sắp sửa chấm dứt ngayphút ấy. Đây là giây phút quan trọng nhất. Khi bà nội tôi vào khoảng tám mươi mấy tuổi, bà đã ở trong viện dưỡng lão. Bà đã không còn tỉnh táo.Bà không còn nhớ chút gì về quá khứ. Nhưng ở cùng với bà trong phút giây đó thật là tuyệt vời.Tôi để ý những người trong gia đình rất phiền lòng vì bà không nhớ tôi từng sống ở đâu, và làm gì. Họcứ cố gắng nhắc nhở bà, « Đây là Jeffrey. Bà nhớ Jeffrey chứ. Anh ấy sống ở Pháp và đã đến đây thămbà. » Bà nội tôi không cần biết đến nước Pháp, và không cần nhớ đến cuộc sống riêng tư của tôi.Nhưng ngay lúc ấy, tôi và bà nội đã cùng nhau ở một nơi. Chúng tôi cùng nhau có những giờ phút thúvị. Bà biết tôi là đứa cháu bà thương, và chỉ như vậy. Tôi nghĩ, nếu anh tước bỏ hết mọi biếm hoạ,niềm tin cũng như những tưởng tượng kỳ quặc, chỉ cần như vậy cũng đủ tóm tắt lại cuộc sống của haibà cháu chúng tôi. Chúng tôi đang ở cạnh nhau, ngay lúc nầy. Ngay tại đây. Hoàn toàn tỉnh thức.Đối diện với cái chết (hoặc sanh, hay bất cứ gì – sự tái sinh cũng chỉ là một dạng thay đổi thôi), sựhiện diện hoàn toàn của anh nơi đó có thể giúp cho họ nhiều hơn. Anh không cần phải mang nguyênquyển nhật ký công tác của anh theo. Việc nầy rất giản dị và sâu sắc hơn nhiều. Nếu như anh không biếthọ, thì anh không thể có mặt một cách hoàn hảo đối với họ. Bởi vì đấy là tình thương. Dĩ nhiên nếu anhyêu một người, tình thương đó là cách sâu xa nhất để mà có mặt cùng bên nhau. Thật ra chỉ đơn giản là: Nơi đây, chúng ta đang ở cùng vũ trụ ; thời gian, không gian vô tận đã đưa chúng ta đến bên nhau,ngay lúc nầy, ngay tại nơi đây. Tất cả đều ở ngay tại nơi nầy. Chúng ta đang ở nơi nầy. Không cần chương trình gì sau khi đám trẻ vàođại học. Không cần thêm những câu chuyện về quá khứ hay tương lai. Chỉ là ngay tại đây, lúc nầy. Chỉ

http://vietnamyoga.org

Page 13: Song Thien

có vậy. Thật là không thể tin nổi. Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là sự hiện diện đơn giản, thành thật từnơi sâu thẳm của tâm hồn, trạng thái. Không phải đến từ những chương trình, thiết kế tâm linh, sáchkinh đặc biệt. Đừng chứng minh gì về chính anh hết. Hãy có mặt ngay lúc ấy một cách sâu xa nhất. Đấylà sự thay đổi. Sau đó là thời gian hồi phục ; tôi gọi là hồi phục. Họ dĩ nhiên sẽ chết, nhưng mà anhđang chữa trị tâm hồn họ, và cả tâm hồn của chính anh. Có thể sẽ có sự khuây khoả và hồng ân sâu xatừ việc nầy. Hãy giúp họ ra đi dễ dàng để họ có thể đến nơi họ cần đến. Hãy làm một nhân chứng thựccho họ, bằng cách tôn trọng và tin tưởng họ như anh đã từng tin tưởng. Nghĩa là chúng ta phải chấp nhận bất cứ gì đang xảy ra ; không được đánh trả hay chống lại. Tôi chorằng làm việc với người già, sắp chết là một trong những thực tập tốt nhất cho việc phát triển tâm linh– nếu nói một cách ích kỷ. Đây cũng là một cơ hội và là một đặc ân. Nó giống như darshan : một cáinhìn về thực tại, của đời sống và cái chết, sự gặp gỡ tối hậu. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn cho việcnầy.

Page 14: Song Thien

Bệnh tâm thần và Thiền định

Dr. Dhananjay ChavanDịch giả: Mỹ Thanh

Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định và sựliên hệ giữa hai đề tài nầy. Các chuyên gia về sức khoẻ thể chất và tâm thần cũng không hiểu rõ phạmvi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với một người bình thườnghọ sẽ rất bối rối. Cả hai chữ « tâm thần » và « thiền định » cũng mang những hào quang thần bí. Nói tóm lại, bệnh tâmthần là một khoa học rất mới mẻ, chưa đến trăm năm, trong khi vô số cách thức thiền đã bắt nguồn từthuở xa xưa. Tuy vậy, đôi lúc có lời tuyên bố là thiền định không có tính cách khoa học. Thật ra, thiềnđịnh là một môn khoa học, một phương pháp được thực tập và hoàn hảo hoá mấy thế kỷ về trước bởicác khoa học gia về tinh thần và thể chất, bởi các vị Rishis, Munis, và các vị Phật. Sau rốt, khoa họclà gì? Khoa học là sự quan sát một cách khách quan về sự phân tích các dữ kiện, và sự ứng dụng.Khoa học tìm kiếm để biết sự thật. Chúng ta sẽ thấy trong bài xã luận nầy, dựa cả vào tiêu chuẩn tânthời, thiền Vipassana (Minh Sát) thật là một môn khoa học. Người ta thường nghĩ đến bệnh tâm thần là môn khoa học chuyên giải quyết những tâm thần bất bìnhthường. Nhưng sẽ chính xác hơn nếu sử dụng từ «hành vi» thay thế cho hai từ « tâm thần » trong việcđịnh nghĩa, bởi vì bệnh tâm thần định nghĩa là « Một môn học về hành vi bất thường. Bây giờ, để địnhnghĩa sự bình thường thì thật là một nhiệm vụ khó khăn. Bình thường nói chúng có nghĩa « trung bình ».Hành vi ám chỉ những hành động thuộc về lời nói hay vịêc làm, như hành vi nói năng, hành vi xử sự.Trong môn học về bệnh tâm thần và tâm lý, cách suy nghĩ được nghiên cứu chỉ bằng một kết luận saukhi những hành động về lời nói, việc làm được thể hiện. Mục đích của các môn khoa học nầy là đểgiúp sửa đổi hành vi của một người trở lại bình thường (thông thường nghĩa là sự trung bình.) Chúng tacũng có thể sử dụng một định nghĩa tân thời cho bệnh tâm thần như: Một phương thức áp dụng mônkhoa học về thần kinh cho việc chữa trị bệnh tâm thần của một nhóm bệnh nhân tâm thần. Thật ra ngaytừ ban đầu, phạm vi của bậnh tâm thần đã không được định nghĩa đúng đắn. Kết quả các bác sĩ chuyênmôn về tâm thần thường chỉ chữa cho những bệnh tâm thần thứ yếu. Trong những năm 60 và 70, cácbác sĩ về tâm thần ở phương Tây đều thực hành phân tâm lý học. Những bệnh nhân của họ thườngkhông có những triệu chứng, vấn đề nghiêm trọng; rất ít bệnh nhân bị loạn trí. Trong khoảng thời giannầy, trong tâm thần học có ấn tượng là bệnh tâm thần có thể chữa trị tất cả những vấn đề khó khăn củacon người. Nhưng thực tế thì tâm thần học không đóng góp được gì quan trọng, trong sự hài hoà của xãhội nói chung, ngoại trừ giúp đỡ được cho một số ít bệnh nhân. Các bác sĩ tâm thần học có lý trí đã dần dần hiểu được biên giới của bệnh tâm thần không bao quátsong song cùng với hoạt động tinh thần của mọi con người. Sự hiểu biết nầy là một ý nghĩa to tác, bởivì nó giúp cho bác sĩ tâm thần học và một người bình thường định nghĩa phạm vi của bệnh tâm thần.

http://vietnamyoga.org

Page 15: Song Thien

Sự thiếu hiểu biết về điều nầy của một người bình thường tạo nên nhiều vấn đề khó khăn khác nhau.Thí dụ, đôi lúc bác sĩ tâm thần được mời xem bệnh, trong khi bệnh ấy lại không thụôc về tâm thần, bắtnguồn từ sự tin tưởng, đòi hỏi vô lý, rằng bác sĩ tâm thần học phải biết hết mọi vấn đề liên quan đếnthần trí. Ngược lại với quan niệm hiểu biết hết của bác sĩ tâm thần học, mặt khác của đồng tiền là sựthiếu hiểu biết toàn bộ về môn đặc biệt nầy, kể luôn cả vài thành phần chuyên gia về mặt sức khoẻ, vớikết quả là … ngay cả khi cần thiết và có lợi ích người ta cũng không chịu tìm đến sự giúp đỡ của bácsĩ tâm thần. Trong thời gian vừa qua, bệnh tâm thần đã gia nhập vào một chuyên ngành của y học, với trọng tâmchuyên trị những bệnh tâm thần nặng. Điều nầy đã xác định lại vai trò của bệnh tâm thần như là mộtmôn khoa sinh học, và bác sĩ tâm thần học hiện nay đã giữ vai trò thích hợp hơn, họ là những chuyêngia trị liệu về rối loạn sinh học và tâm lý. Điều nầy không có nghĩa là vai trò của bác sĩ tâm thần chỉgiới hạn trong việc viết toa thuốc; bác sĩ tâm thần cũng sử dụng những phương thức trị liệu khác nhau.Nhưng ngày càng nhiều, các bác sĩ tâm thần bắt đầu tự thu hẹp chuyên ngành của họ : trị liệu những rốiloạn thần kinh nặng. Những điều kiện để giúp đỡ việc trị liệu cho các bác sĩ tâm thần là trang bị đầyđủ dụng cụ, và tay nghề cao. Các bác sĩ tâm thần được huấn luyện để giải quyết các hành vi « bất bìnhthường ». Trong những trường hợp căn bệnh gần với hành vi bình thường ( hoặc trung bình), hiệu quảcủa việc trị liệu tâm thần khác nhau rất xa giữa việc trị liệu và phương cách trị liệu . WHO - World Health Organization (Hội Đoàn Sức Khoẻ Thế Giới) liên tục cố gắng cải thiện tiêuchuẩn chẩn đoán cho các bệnh tâm thần. Liệt kê danh sách các chứng bệnh quốc tế (InternationalClassification of Diseases – ICD-10) là một bước tiến quan trọng. Người ta đang cố gắng để phânranh giới một cách hệ thống trong lĩnh vực bệnh tâm thần. Việc nầy giúp cho các bác sĩ tâm thần có thểchú tâm đến một số nhỏ dân chúng đặc biệt, đê giúp các nhà nghiên cứu tìm ra những phương thuốc đểchữa các chứng bệnh rối loạn tâm thần và có thể bảo vệ dân chúng khỏi bị gán cho cái tên bệnh nhântâm thần. Tuy vậy, ranh giới vẫn còn mơ hồ. Kể cả một bác sĩ tâm thần giỏi đôi lúc cũng cảm thấy khókhăn khi phải quyết định nên chữa trị một bệnh nhân đặc biệt nào đó, hay là cho rằng người ấy khôngcần sự trị liệu. Mọi người đều chịu đau khổ từ những điều bất hạnh khác nhau. Khi đối diện với những vấn đề thươngmại, một người có thể dễ nổi giận, trong khi người khác thì nghiêng về sự buồn rầu. Trong những lúcnầy, một cá nhân có thể nói là không bị bệnh tâm thần. Họ có thể được lợi ích từ lời khuyên, sự nângđỡ của bạn hay thân quyến, hoặc là bác sĩ tâm thần. Kể cả như vậy, trong cuộc sống, mỗi con ngườiđều luôn bị dính chặt vào các cuộc thử thách, và đau khổ cứ liên tục xảy ra. Một người phải làm thế nào khi đối diện với những kho khăn trong cuộc sống? Mỗi một cá nhân camthây đau khô khi găp phai nhưng viêc không muôn vân xay ra va nhưng viêc muôn thi không thanh; khimôt ngươi co đươc vât ma ho không thich, hoăc mât đi vât gi ho thich. Tim kiêm giai phap ơ đâu đây? Tâm thưc la môt nguyên nhân chanh. Chung ta cân phai tim hiêu, thăm do cho đên tân chiêu sâu cua nođê co thê điêu khiên no – đê giai quyêt cac kho khăn cua chung ta. Đây chinh xac la môt môn khoa hoccua thiên đinh. Thiên đinh la môt môn khoa hoc nghiên cưu vê hiên tương tâm thưc va vât chât. Môntâm thân hoc chi tim hiêu vê tâm thưc môt cach gian tiêp va chi trong pham vi co thê khao sat đươcqua nhưng hanh vi tư lơi noi va viêc lam. Trong môn khoa hoc vê thiên đinh, tâm thưc đươc tim hiêumôt cach trưc tiêp. Môn khoa hoc nây đa đươc thưc tâp cung khăp xư Ân Đô tư thơi xa xưa. Sư thât tât ca cac hanh đông đêu băt nguôn tư tâm thưc. Nhưng không phai tât ca nhưng gi xuât hiên nơitâm thưc đêu biêu lô qua lơi noi hay cư chi. Nhưng hanh đông dương như la tương xưng co thê bătnguôn tư nhưng y muôn thâm kin khac. Thi du, môt ngươi đưng chêt trân khi thây môt con răn co thê cohai ly do cho hanh đông nây. Co le anh ta qua sơ hai; hoăc anh ta co thê rât binh tinh va đưng yên đêkhông lam con răn sơ, hoăc đê quan sat con răn. Tương tư như thê, môt ngươi co thê cho ke ngheo môt

Page 16: Song Thien

đông bac, vơi tâm lương tư bi; đê ho đi cho khuât măt, hoăc đê cho nhưng ngươi khac không xem anhta la môt ngươi keo kiêt. Vì thế, vấn đề trước nhất là rất khó để giải thích môn tâm thần học, chiếu theo các kết quả về tâm thứcbắt nguồn từ lời nói và hành động. Tâm thức cần được tìm hiểu trực tiếp. Một vấn đề khác là các kếtquả của cái được gọi là “ thuyết nhị nguyên của Descartes”, sự phân chia tuỳ ý về tâm và thân. Trongmột thời gian rất lâu, các nghề y khoa chuyên môn về thân thể, đã bỏ qua việc tìm hiểu về tâm thức. Vàkhi các bác sĩ tâm thần học bắt đầu tìm hiểu về tâm thức, trong bất cứ phương cách nào, họ bác bỏ thânngười. Ngày nay, tầm quan trọng của phương pháp giải quyết vấn đề có tính cách thánh thiện đượcchấp nhận. Tuy vậy, không có một phương thức thẩm vấn nào được đầy đủ, không có sự hiểu biết thíchđáng cho sự tương tác giữa tâm thần và vật chất, với kết quả là có rất nhiều lý thuyết, nhưng ít dữ kiện.Hiện tượng thân-tâm không được tìm hiểu một cách đúng đắn. Những vấn đề nầy được giải quyết xuyên qua sự hiểu biết đúng đắn về thiền định. Chữ « thiền định »rất đa dạng trong nhiều định nghĩa. Trong tiếng Anh, từ nầy được sử dụng một cách thoải mái để chỉđến việc suy nghĩ về một cái gì đó. Các tự điển định nghĩa là « trầm tư mặc tưởng »: luyện tập tâmthức trong sự trầm mặc, chuyên chú đến một chủ đề của sự trầm mặc ; để suy nghĩ, suy tư và nghiềnngẫm. Khi chúng ta nói đến thiền ở đây, chúng ta không sử dụng từ nầy trong ý nghĩa chán ngắt đó.Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinhthần. Từ nầy y dược dịch đại khái là thiền định. Thiền nói về những thực tập đặc biệt cho tinh thần,những phương thức chính xác để chú tâm và thanh tịnh hoá tinh thần. Khi chúng ta sử dụng từ « thiềnđịnh » ở đây, chúng ta sử dụng từ nầy trong ý nghĩa chuyên môn nầy. Hầu hết trong các ngôn ngữ ẤnĐộ, có những từ rất đặc biệt dành cho nhiều loại thực tập thiền khác nhau, bởi vì Ấn Độ có một truyềnthống phong phú về thiền. Những từ như dhyana, japa, traa.taka, saadhandaa, vipassanaa,(vidarshanaa), bhaavanaa, v..v..., nói về những loại thực tập khác nhau. Nói chung, thiền là một thựctập về sự chú tâm của tinh thần về những đối tượng khác nhau. Bởi vì sự chú tâm của tinh thần là điềukiện trước hết cho bất cứ một nhiệm vụ nào, đó là một nhân tố rất quan trọng trong việc khám phá hiệntượng thân tâm. Sự chú tâm có thể thực hành với vô số đối tượng: Mắt thấy, tai nghe, sự tưởng tượng,lời nói, v..v… Bậc Giác Ngộ đã cho chúng ta một đối tượng kỳ diệu để chú tâm, hơi thở tự nhiên của chúng ta. Khônggiống với những đối tượng khác bên ngoài hoặc không có liên quan trực tiếp đến tâm thân của chúngta, hơi thở là một đối thượng có nhiều tiện lợi. Hơi thở trong ta và luôn luôn hiện hữu từ lúc sanh racho đến lúc chết. Đây là một thực tế hiển nhiên, rõ ràng. Hơi thở ý thức và vô thức, có chủ tâm vàkhông chủ tâm. Nhịp điệu của hơi thở liên quan mật thiết đến trạng thái tinh thần và biết rõ ô uế nàođang xuất hiện nơi ý thức, kể cả sự loạn động nhỏ nhất, cũng làm nhiễu loạn nhịp hơi thở. Chúng takhông thể tìm thấy một đối tượng để chú tâm nào khác hơn là hơi thở, vì hơi thở liên quan mật thiết vớihiện tượng thân-tâm và nhất là quá dễ dàng cho việc quan sát. Tuy vậy, sự chú tâm không phải là mục đích của thiền định ; nó chỉ là một dụng cụ. Dụng cụ để làm gì? Ở đây chúng ta gặp cái khó khăn thứ ba về định nghĩa của thiền nơi khoa học tân tiến. Bốn chân lýhuyền diệu về khổ rất đơn giản, hợp lý và phổ dụng: Đau khổ hiện hữu; nó có một nguyên nhân; nguyênnhân nầy có thể bị nhổ tận gốc và có con Đường dành cho việc nhổ gốc đau khổ. Tuy nhiên, nhữngchân lý phổ dụng nầy không được các bác sĩ tâm thần học tân tiến hoan nghinh, vì tâm lý học chú trọngnhiều đến « tại sao » hơn là «làm sao». Thái độ tìm kiếm định nghĩa trong khi không hiểu chút gì về cơcấu căn bản của thực tế, làm cho khó hiểu hơn là nâng cao sự học hỏi về các vấn đề tinh thần của conngười. Việc phát triển về sự nhận biết sâu sắc về bản thể tự nhiên của một cá nhân. Nó không có những giả

http://vietnamyoga.org

Page 17: Song Thien

thiết; chỉ là sự quan sát. Đây là cách thực tiễn để hiểu khó khăn của chúng ta là đau khổ và giải quyếtviệc nầy. Khó khăn chung của mọi người cũng giống như thế, và thuốc giải cũng phổ dụng. TrongVipassana, chúng ta học quan sát những cảm xúc của chính chúng ta một cách khách quan. Các cảmgiác là địa điểm gặp mặt của sự tương tác thân mật giữa thân-tâm. Xuyên qua các cảm giác xuất hiệnnơi thân, chúng được cảm nhận nơi tinh thần. Mỗi một người trong chúng ta là một khoa học gia củathân và tâm. Chúng ta có sự hiểu biết trực tiếp. Bậc Giác Ngộ đã trình bày bốn giai đoạn căn bản củatinh thần (tâm): Ý thức, nhận biết, cảm thọ và những điều kiện. Về mặt trí thức, không có người nàophải chấp nhận những giai đoạn nầy; chúng sẽ trở nên rõ ràng một khi chúng ta bắt đầu kiểm nghiệmđược chân lý nội tại. Khi chúng ta học quan sát được các cảm thọ nội tại, theo kinh nghiệm, việc nầy thật rõ ràng là chúng tatiếp tục phản ứng theo những cảm thọ nầy. Các cảm thọ là căn bản để các điều kiện, mô hình cũ củaham muốn và ghét bỏ tăng trưởng. Sự khám phá sâu sắc nầy là trụ cột cho việc giải thoát, mà Bậc GiácNgộ đã đưa ra. Chính điều kiện của chúng ta làm cho chúng ta mãi đau khổ, và chúng sẽ bị nhổ bỏ tậngốc bằng cách thực tập quan sát đối tượng của cảm thọ. Pham vi cua khoa tâm thân hoc giơi han vaomôt sô nho dân sô. Nhưng thiên Vipassana thì phổ biến bao gồm tất cả mọi mặt hoạt động về tâm thầncủa con người. Khoa tâm lý học ngụ ý tìm hiểu hoàn toàn về hoạt động tinh thần của con người, nhưchúng ta đã bàn qua, đây là môn “khoa học về thái độ cư xử”, và như vậy nó bị giới hạn. Thái độ cưxử trong ý nghĩa nầy được định nghĩa như bất kỳ một hành động phản ứng nào cũng có thể bị quan sátbằng cách nầy hay cách khác. Luận điểm là hành động đó, khác với tâm thức, ý nghĩ hoặc cảm giác, cóthể bị quan sát và nghiên cứu. Ý là ở đây, người quan sát luôn là người ở ngoài cuộc, một người khác.Các tâm lý gia hiện đại tin tưởng rằng thái độ cư xử là con đường duy nhất mà các sự kiện tâm lý nộitại có thể được nghiên cứu kỹ.

Page 18: Song Thien

Cái Nhìn Của Thiền Về Nền Giáo Dục Hiện ĐạiMasato Mitsuda

Nền giáo dục nổi có tính chất cứng nhắc, trong khi nền giáo dục ngầm không có đường lối cố định. VớiThiền Phật giáo, nền giáo dục ngầm hay “thực hành,” không phải là thấp kém hơn nền giáo dục nổi. Vì“thực hành” tự do khỏi những hệ thống quy luật, người học có phạm vi lớn hơn và có thể được hưởngvà hiểu rõ giá trị của cả nền học vấn nổi và việc “thực hành” trong đời sống hằng ngày. Một người chỉbị lôi kéo một cách cách mê mờ theo con đường học vấn nổi hay sách vở đánh mất một nửa còn lại.Kết quả là sự học của người đó chỉ hoàn tất năm mươi phần trăm.Có nhiều bài viết và sách về Phật giáo được xuất bản trong những năm gần đây, nhưng những bài đềcập đến quan điểm giáo dục của Phật giáo thì đúng là hiếm hoi. Trong bài nầy, tôi muốn trình bày vềcái thấy của Thiền đối với nền giáo dục hiện đại. Giáo dục Phật giáo có một lịch sử dài lâu và nhiềuphức tạp. Trong những thế kỷ đầu (400 trước Tây lịch – 800 sau Tây lịch), các tu viện Phật giáo ở Ấnđộ và Trung hoa họat động như những trung tâm giáo dục ở đó giới luật, kinh điển và những môn khácđược giảng dạy. Nhiều người, nam cũng như nữ, đã được Tăng già cung cấp sự giáo dục, đời sống antoàn và phẩm giá. Tâm linh và đời sống mô phạm luôn luôn được kết hợp trong nền giáo dục Phậtgiáo. Nền giáo dục hiện đại đã trở thành một chương trình dạy nghề để nâng cao lợi ích về tài chánh.Chủ nghĩa tư bản, khoa học và kỹ thuật đã tạo ra một cái nhìn mới về thế giới; huấn luyện nghề nghiệptrở thành chủ yếu cho cuộc sống của một người hơn là việc rèn luyện tinh thần. Ngày nay, hầu hết sinhviên đều quan tâm đến việc tìm kiếm sự ổn định tài chánh và thu hoạch vật chất. Ngược lại với khuynhhướng nầy, giáo dục Thiền khuyến khích người học tìm kiếm sự ổn định tinh thần. Vì Phật tánh làkhuynh hướng tự nhiên của con người, giáo dục Thiền hướng dẫn người học hiểu được những khúckhuỷu của cuộc sống, đưa họ trở về với con người biết lắng nghe, có tâm từ bi, thông cảm và sống mộtđời sống quân bình.

I. Giáo Dục Trong Tu ViệnLịch sử giáo dục đã có từ lâu và phức tạp. Chẳng hạn ở các nước Ai cập và Ấn độ cổ, giáo dục chínhyếu nhấn mạnh vào đạo đức, thiên văn và kiến thức về tôn giáo. Giáo dục thời đó chỉ giới hạn cho vuachúa, những người cầm quyền, chiến sĩ và tu sĩ. Trong thực tế, chỉ những người trong giới thống trịmới được tham dự vào nền giáo dục. Dần dần việc giáo dục thay đổi ở châu Á và châu Âu khi nhiềungười hơn, gồm cả những thường dân, được tham tham dự vào nền giáo dục. Ở Ấn độ, ngay cả nhữngngười không được chạm đến (tiện dân - giai cấp thấp nhất sống ngoài lề xã hội) và nữ giới cũng đượccho phép gia nhập Tăng đoàn Phật giáo và đuợc cho cơ hội học tập, và nhiều người trong giai cấp bịáp bức tìm thấy sự an toàn trong Tăng đoàn. Lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ thứ tư trước Tây lịch,người Phật tử thách thức hệ thống giai cấp cứng nhắc của xã hội Ấn độ khi các tu viện mọc lên nhiềunơi trên đất nước nầy. Tu viện cung ứng một đời sống cộng đồng trong đó tăng và ni học hỏi về giớiluật, và được dạy kinh điển truyền miệng từ các vị thầy được gọi là acarya.Khi Phật giáo trở nên phổ cập và được chấp nhận, số lượng tu viện cũng tăng lên. Những trường đạihọc Phật giáo nỗi tiếng nhất là Nalanda và Valabhi ở miền Đông và miền Tây Ấn độ. Các trường đại

http://vietnamyoga.org

Page 19: Song Thien

học nầy và những tu viện khác được hộ trì bởi những thương gia giàu có và sự trợ cấp của hoàng gia.Nalanda lên đến tột đỉnh huy hoàng vào thế kỷ thứ bảy. Ngài Huyền Tráng viếng Ấn độ từ năm 626 đếnnăm 646 và học tại Nalanada ghi lại rằng ở đại học Nalanda, số giảng sư là 1,500 vị và số học viên là10,000. Một vị tăng nổi danh khác của Trung hoa là ngài Pháp Hiển viếng Ấn độ từ năm 671 đến năm695 ghi lại rằng trong các tu viện, ngoài việc học kinh điển, các môn như văn phạm tiếng Phạn, luận lýhọc Ấn độ, và siêu hình học cũng được giảng dạy. Ngoài ra, nghệ thuật Phật giáo và y học cũng lànhững môn học chủ yếu trong chương trình giáo dục Phật giáo. Đến thế kỷ thứ bảy, đời sống trong tuviện của chư tăng và ni biến đổi trở nên phức tạp đòi hỏi họ phải phấn đấu một cách có sư phạm hơn.Có thể cho rằng “chủ nghĩa kinh viện” Phật giáo bắt đầu ở thời kỳ nầy.Các tu viện Phật giáo ở Trung hoa bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất khi Phật giáo được chấp nhận.Trung tâm Phật giáo nổi danh là Lạc Dương được hình thành vào phần tư cuối thế kỷ thứ nhất. Vị tăngđược biết đến và được tôn kính nhiều nhất ở Lạc Dương là An Thế Cao. Ngài là người Partian (mộtphần của Iran ngày nay) thuộc giòng dõi vương giả. An Thế Cao đến Lạc Dương vào khoảng năm 148.Ngài dịch kinh, phần lớn là về Thiền như định tâm, thiền quán, phương pháp điều khiển hơi thở sangHán văn. Trong số những người ngoại quốc cộng sự với An Thế Cao có ngài Chi Lâu Ca Sấm, mộtngười gốc Seythian, đến lạc Dương vào khoảng năm 167 và cũng là một nhân vật quan trọng. Khác vớiAn Thế Cao, ngài Chi Lâu Ca Sấm chuyên dịch các kinh về Bát nhã.Giữa thế kỷ thứ nhất và thế kỷ thứ năm, ở Trung hoa có một số tăng sĩ chủ yếu là dịch kinh. Thêm vàođó, tăng sĩ Trung hoa có cơ hội học về Phệ đà, Thiên văn học Ấn độ, Toán học, và những khoa họchuyền bí từ những vị tăng ngoại quốc sống ở Trung hoa. Ngài Cưu Ma La Thập (413) cũng đã đưa vănhọc Ấn độ vào Trung hoa. Các tu viện tự điều hành như những viện đại học. Khi gia nhập Tăng đoàn,tăng và ni được nhận một nền giáo dục ở nhiều mức độ từ thấp đến cao, song song đó, họ thoát khỏinhững bất công của xã hội và được xã hội kính trọng. Tuy nhiên, giáo dục ở tu viện có mục đích cao cảhơn, đó là hướng dẫn sự chứng nghiệm sâu nhất về ý nghĩa hiện hữu của con người. Mục đích chínhcủa giáo dục và thực hành Phật pháp là làm cho sự chứng ngộ trở thành hiện thật.

II. Cái Nhìn Của Thiền Về Nền Giáo Dục Hiện Đại1) Ý nghĩa của giáo dục trong ThiềnMột cách tổng quát, giáo dục có hai hình thức: giáo dục nổi được dạy trong các trường và giáo dụcngầm. Giáo dục ngầm có nhiều hình thức. Đọc thơ trong một quán sách, tự học một ngôn ngữ, hội nghịchuyên đề trong sở làm là một số ví dụ về nền giáo dục ngầm, được thực hiện để đáp ứng sở thích vànhu cầu cá nhân. Cái đẹp của nền học vấn ngầm là nó chảy cùng đời sống của một người. Điều kiện của hệ thống giáo dục hiện đại đặc biệt khác với những thế kỷ trước. Giáo dục nổi trong thờihiện đại là một kỹ nghệ tỷ đô. Sách, học phí, và nhiều loại kiểm tra, tất cả đều tốn tiền. Ngày nay, sinhviên vào học ở đại học chủ yếu là tìm cái lợi về tài chánh và địa vị xã hội mà việc học đem lại. Quanđiểm đó của người học được chấp nhận như là một việc tự nhiên khi mà chủ nghĩa tư bản, khoa học, vàkỹ thuật bắt đầu tạo nên một trật tự mới của thế giới; có nghĩa là sự huấn luyện nghề nghiệp trở thànhthiết yếu cho đời sống của một người hơn là nhu cầu về tinh thần. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ xảy ravào thế kỷ thứ mười chín đã thay đổi mục đích của giáo dục trên toàn thế giới. Vì cuộc Cách Mạng KỹNghệ tạo ra nhiều lãnh vực nghề nghiệp, số người cần huấn luyện về nghề nghiệp nhiều hơn. Mục đíchviệc giáo dục ở trường vì vậy buộc phải sửa đổi để phù hợp với nhu cầu. Trước khi có cuộc CáchMạng Kỹ Nghệ, quan tâm của giáo dục là học về nhân văn, nhưng sau cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ,những viện đào tạo về khoa học trở thành nữ hoàng của giáo dục. Kết quả là hệ thống giáo dục hiện đạibị ảnh hưởng lớn lao bởi những tác nhân kinh tế và kỹ thuật, gây khó khăn cho những người tập trungvào mặt nhân văn của nền giáo dục.

Page 20: Song Thien

Không nghi ngờ rằng nền giáo dục nổi đã trở thành phương tiện để bảo đảm điều kiện tài chánh. Nếusự ổn định tài chánh không được bảo đảm, con người hiện đại bị buộc phải sống trong giai tầng thấpcủa xã hội. Vì vậy, để bảo đảm một đời sống vật chất, người ta phải phấn đấu ở nhà trường và nơi làmviệc. Người ta phải làm việc siêng năng hơn và nhiều giờ hơn, buộc phải dấng thân vào những xảothuật để giữ được việc làm. Tuy nhiên, con người càng phấn đấu cho của cải vật chất, thì càng có ít thìgiờ cho bản thân; và kết quả là con người đánh mất cơ hội phát triển nội tâm, nền tảng của đức từ bi,sự hiểu biết và lòng thương yêu. Dưới con mắt Thiền, người sinh viên ngày nay là chuyên viên trongviệc tìm thấy lỗi lầm của người khác và của xã hội, nhưng thất bại trong việc soi rọi chính mình. Hệthống giáo dục hiện đại thất bại trong việc giáo dục sinh viên trở nên những con người có cảm xúc,biết chia sẻ, và điềm đạm. Kết quả là nền giáo dục hiện đại đã chỉ trở thành một tiến trình, thay vì làsự chuyển hóa tính nhân bản của một con người. Ngài Lâm Tế (viên tịch năm 866), một trong những Thiền sư nổi bậc vào thời Đường có lời khuyên vềmột sự giáo dục lý tưởng như sau. Ngài nói: “Người học không để ý đến lỗi làm của kẻ khác; người đótha thiết tìm cầu kiến giải bên trong. Khi hoàn toàn rõ ràng về kiến giải chân thật, thế là xong việc.”Điều ngài Lâm Tế dạy là người học phải không chỉ trích những điều kiện ngoài đời, cũng không phêbình những khuyết điểm của người khác. Ngài Lâm Tế miêu tả một cách rõ ràng tư thế của Thiền trongviệc giáo dục. Rèn luyện có nghĩa là tìm kiếm cái thấy chân thật không phân biệt giữa thất bại và thànhcông, giàu và nghèo, đúng và sai. Do đó trong Thiền, chữ giáo dục nên được hiểu là tìm kiếm Tâmkhông phân biệt. Tìm kiếm Tâm không phân biệt là một hình thức giáo dục Thiền. Trong Thiền, công án có thể đượcdùng để dạy người học tìm thấy Tâm. Tuy nhiên, công án không phải là phương pháp giáo dục thôngthường. Công án là một dụng cụ để khơi dậy cái thấy không dựa trên lý lẽ, ý niệm và ngôn ngữ. Từ BồĐề Đạt Ma về sau, môn đồ nhà Thiền được rèn luyện không dựa vào ngôn ngữ và văn tự. Do đó, trongviệc học Thiền, người học được dạy bằng phương pháp không-dạy. Nói cách khác, đọc và suy nghĩkhông được coi là hình thức tốt nhất trong phương pháp giáo dục. Dĩ nhiên điều đó không thực tế đốivới hầu hết các người thầy trong nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, có một kích thước khác trong cáchgiáo dục của Thiền, đó là từ mức độ không-dạy đưa đến phương pháp dạy bằng thân giáo. Một ngàynọ, đức Phật ngồi xuống trước đại chúng, ngài không nói một lời, chỉ đưa lên một đóa hoa. Cử chỉ bímật đó đại chúng hoàn toàn không hiểu. Chỉ có một người là ngài Ma Ha Ca Diếp hiểu được ý của đứcPhật, ngài không nói một lời mà chỉ mỉm cười. Giáo lý vi tế và sâu xa của đức Phật không được bày tỏbằng ý niệm, cũng không được dạy bằng lời. Đó đơn giản chỉ là Đức Phật đã thực hiện phương phápkhông-dạy và dạy bằng thân giáo. Điều đức Phật thực hiện không phải là một phương pháp giáo dụckhông bình thường. Mọi người đều hiểu ý nghĩa câu “phải thực hành điều giảng dạy,” hoặc “phải thựchành điều học được.” Phương pháp dạy đó là phương pháp rất tự nhiên trong Thiền. 2) Thiền có thể giúp gì cho nền giáo dục hiện đại?Các sử gia đồng ý rằng đời sống hiện đại có nhịp độ nhanh hơn những thế kỷ trước. Mọi sự đều đòihỏi chuyển động nhanh; sự việc phải được thực hiện trong thời gian ngắn nhất. Hầu hết không có ngườinào chạy xe trên xa lộ hay đường phố theo dõi giới hạn vận tốc; mọi người đều muốn chạy nhanh hơn.Có một hệ thống giao hàng trong đêm, và có một hệ thống ngân hàng cấp thời phục vụ 24 giờ một ngày.Một điện thư có thể gởi đi trong một cái nháy mắt. Những điều nầy rõ ràng là tiện nghi. Tuy nhiên, sựtiện nghi không luôn luôn cung cấp cho con người hiện đại một đời sống thỏa mãn về trí tuệ và tinhthần. Trong cuộc sống bận rộn, con người chạy theo hết sự việc nầy đến sự việc khác, và thường xaolãng những mối tương quan con người. Đối với đời sống chuyển động nhanh chóng hiện đại, Thiềnkhuyên chúng ta tập trung nhiều hơn vào yếu tố con người của đời sống. Nói cách khác, con người nêntìm về với nội tâm, thay vì cứ chạy đua theo các sự kiện và của cải vật chất.

http://vietnamyoga.org

Page 21: Song Thien

Trong một ý nghĩa, tìm về với tâm có nghĩa là tìm nhiều thời gian hơn cho chính mình, thay vì dấngthân vào một lối sống bận rộn và tàn phá. Bằng cách cho phép mình có nhiều thời gian hơn, con ngườicó thể có được tâm thức yên tĩnh và an bình. Tâm thức an bình không giống như trạng thái lười biếnghay bất quyết; tâm thức nầy không bị quấy rầy bởi môi trường bên ngoài thường làm cho con ngườikhông chịu nỗi tính chất hổn độn và hung hăng của đời sống hiện đại. Người có tâm thức an bình làmchủ được tinh thần của mình. Người đó thấy được những bịnh hoạn của xã hội, không bị lôi kéo vàonhững vấn đề của xã hội. Nhiều vấn đề hiện nay cách nầy hay cách khác có nguyên nhân từ việc có quá nhiều người tham giavào quá nhiều hoạt động. Khi tính kiêu căng và bản ngã được hòa trộn với nhiều hoạt động, một tìnhtrạng không thể điều khiển sẽ xảy ra. Hai mươi ba quốc gia nhúng tay vào cuộc thế chiến thứ hai đểgiải quyết vấn đề bằng việc tiêu diệt lẫn nhau, và kết quả là trên 53 triệu người bị giết chết. Thiền Phậtgiáo đưa ra một giải pháp cho sự điên rồ của thời hiện đại. Giải pháp đó là trở nên quan tâm và cóchọn lựa trong những sinh hoạt hằng ngày. Bằng cách nầy, con người có thể tìm thấy nhiều thời gianhơn cho việc tự vấn và suy nghiệm. Thiền Phật giáo biết rằng bằng cách hiểu thấu những khúc khuỷucủa cuộc sống không đoán trước được, con người sẽ có cơ hội tìm thấy Tâm của chính mình, cũng làTâm Phật. Tâm, hay Tâm Phật, không phải là cái tâm đặc biệt, nhưng nó có ảnh hưởng đặc biệt làm cho mộtngười nhận ra sự quan trọng của mỗi sự vật hiện hữu và mối tương quan của chúng. Ý thức về sựtương liên giúp con người hóa giải sự ganh ghét, bất công, kiêu căng, thất vọng, lo âu và niềm vui vàomột trạng thái cân bằng, đưa con người nhận ra và sống trong cảnh giới hoàn toàn hòa điệu của cuộcsống. Bàng Uẩn (740-808) trình bày rõ ràng cốt tủy của giáo dục Thiền trong bài kệ sau đây: Việc ngày không gì khácTự nhiên hòa hợp cùngKhông có gì lấy, bỏChốn chốn mặc thong dongChẳng kêu ca tím đỏGò núi mảy bụi khôngBửa củi và gánh nướcDiệu dụng với thần thông.(Nhật dụng sự vô biệt Duy ngô tự ngẫu hàiĐầu đầu phi thủ xảXứ xứ một trương quaiChu tử thùy vi hiệuKhâu san tuyệt điểm ai Thần thông tịnh diệu dụngVận thủy dữ bàn sài.)Cư sĩ Bàng Uẩn sống trong đời sống thế tục giống như tất cả mọi người, nhưng về những năm cuối đời,một ngày nọ ông chất tất cả tiền nong của cải lên một chiếc ghe và đem đổ xuông sông, làm như vậy đểgiải thoát ông ra khỏi của cải vật chất. Bàng Uẩn không chỉ tống khứ của cải vật chất, ông còn dửngdưng đối với việc người đời xét đoán về ông. Cái ngã bên trong hấp thu một cách thành tựu cái hiệnhữu bên ngoài. Tuy nhiên, Bàng Uẩn không từ bỏ đời sống. Cuộc sống của ông đơn giản hơn, và ôngthực hiện những công việc căn bản cho cuộc sống con người, đồng lúc ông sống một đời sống giớiluật, đẹp và cao cả.Sự không bám víu vào của cải vật chất của Bàng Uẩn đối với con người hiện đại có vẻ cực đoan, và

Page 22: Song Thien

cách sống đời sống tâm linh của ông có thể không thực tiễn đối với người thời nay. Giải pháp là tìmmột “con đường trung đạo” giữa đời sống vật chất quá đáng và loại đời sống đầy cảm hứng của BàngUẩn. Cuộc sống của ông không nên được hiểu lầm là một đời sống không sản xuất; ông nói: “Nhữngsinh hoạt hằng ngày của tôi không có gì khác thường.” Thật tế đời sống của ông không có gì khác vớiđời sống của những người khác. Điều Bàng Uẩn làm và điều những người khác làm nền tảng giốngnhau, chỉ trừ việc Bàng Uẩn thì không bám víu, không cắt đứt sự kết nối với sự vật xung quanh, trongkhi những người khác thì bám víu vào sự vật và kết nối một cách cạn cợt.

III. Kết LuậnThiền Phật Giáo nhận thấy sự cần thiết của một nền giáo dục nổi. Chúng ta không nên quên rằng trongnhững thế kỷ trước, tăng sĩ dịch và học hỏi kinh điển, chư tăng và ni tiếp nhận nền giáo dục tôn giáo đềra một cách nghiêm khắc theo giới luật. Kết quả của việc đào luyện tôn giáo đó không tránh tạo ra mộtloại địa vị trong xã hội, cũng như hầu hết sinh viên ngày nay muốn có sự ổn định tài chánh và địa vị xãhội bằng việc học. Nhưng Thiền Phật Giáo không cảm thấy e thẹn khi chỉ ra kết quả bịnh hoạn mà hệthống giáo dục hiện đại tạo ra. Giáo dục đã trở thành cuộc đua tranh quá mức, và giáo dục làm chongười học trở thành những con người lấy mình làm trung tâm và tranh công, những người thất bại trongviệc hiểu được thực chất của con người. Những thế kỷ trước, những tu viện ở Ấn độ và Trung hoa cungcấp cho người học sự hướng dẫn tâm linh được coi là nền tảng của việc giáo dục; trái lại, những đạihọc ngày nay đặt trọng tâm vào việc huấn luyện nghề nghiệp hơn là giáo dục về tinh thần. Vì vậy,người hiện đại có khuynh hướng nhìn vấn đề tinh thần qua con mắt vật chất, ví dụ khi người ta hỏi“biên lai đóng góp từ thiện của tôi có được trừ vào tiền thuế hay không?” v.v.. Thật dễ hiểu lý do vìsao rất nhiều người ngày nay phàn nàn về mọi chuyện và đánh mất sợi dây liên lạc với thế giới tinhthần. Mục tiêu của giáo dục Thiền Phật giáo là kết nối con người trong toàn thế giới. Con đường đểlàm hòa điệu mọi người với thế giới là khuyến khích mọi chúng sanh tìm thấy Tâm mình. Người họcđược khuyến khích học về ý niệm không-hai của Phật giáo; giàu và nghèo, có học và thất học, vui vàbuồn, thành công và thất bại là những mặt khác nhau của chỉ một đồng xu. Hiểu thấu tinh thần không-hai, con người có thế tiến bước trên con đường tâm linh không điểm cuối. Do đó, học Thiền là làmmột sự chuyển hóa cho cả một đời người.Kết quả của việc học Thiền là một người có học biểu lộ tâm từ bi ra khỏi giới hạn bình thường; mộtngười có học là một người có tâm hồn rộng mở không giới hạn, và sự nhún nhường không gì sánh.Những đức tính nầy sẽ đến bất ngờ khi một người tìm thấy Tâm của mình, hay Tâm Phật. Như vậy, rõràng trong giáo dục Thiền, tiếp nhận nhiều dữ kiện hơn hay chỉ học theo qui ước không được coi làmột lối giáo dục tốt. Giáo dục xấu đưa đến hậu quả là sản sinh ra một con người coi trọng bản thân, cócái nhìn cứng nhắc đối với người khác. Đọc, viết và kiến thức qui ước là cần thiết, nhưng “gánh nướcvà bửa củi” như Bàng Uẩn cũng tốt. Nói cách khác, đời sống của một học giả và đời sống của mộtngười tài xế xe búyt đều có ý nghĩa và thiết yếu ngang nhau cho tất cả chúng sanh.Nền giáo dục nổi có tính chất cứng nhắc, trong khi nền giáo dục ngầm không có đường lối cố định. VớiThiền Phật giáo, nền giáo dục ngầm hay “thực hành,” không phải là thấp kém hơn nền giáo dục nổi. Vì“thực hành” tự do khỏi những hệ thống quy luật, người học có phạm vi lớn hơn và có thể được hưởngvà hiểu rõ giá trị của cả nền học vấn nổi và việc “thực hành” trong đời sống hằng ngày. Một người chỉbị lôi kéo một cách cách mê mờ theo con đường học vấn nổi hay sách vở đánh mất một nửa còn lại.Kết quả là sự học của người đó chỉ hoàn tất năm mươi phần trăm. Xin đừng coi những gợi ý nầy lànhững lời phê phán; hãy coi đó là một sự khuyến khích việc thực hành và biết tôn vinh những sự việcthông thường hằng ngày để hoàn tất năm mươi phần trăm bị khiếm khuyết. Và như vậy, viêc học sẽ trở

http://vietnamyoga.org

Page 23: Song Thien

nên hoàn hảo hơn.

Thị Giới dịch (Zen Buddhist Perspectives on Modern Education.)

Page 24: Song Thien

CÁM ƠN TUỔI GIÀ

* Cám ơn tuổi già đã cho tôi nhiều cơ hội nhìn lại quãng đời đã qua của mình, cơ hội hiếm hoi khi tôicòn đang độ thanh xuân hay khi đã vào tuổi tráng niên. * Tôi còn nhớ năm tôi học lớp cuối trung học, giáo sư dạy Triết có dẫn một nhận xét của một nhà tâmlý phương Tây, đại ý: Trẻ thơ sống cho hiện tại, thanh niên sống cho tương lai và tuổi già sống choquá khứ. Xét đại thể quả đúng như vậy và thế là khi bước qua ngưỡng bảy mươi, tôi thường sống lại dĩvãng; những hoài niệm xa xưa thường tái hiện trong tâm thức của tôi. * Nhớ lại chuyện đã qua, mình thấy hối tiếc nhiều hơn hài lòng. Ở đây xin phép các bạn nói rõ điềunày: tôi vốn không phải (và hiện nay cũng thế) là một người hay tự dằn vặt mình, cho nên thấy hối tiếclà vì những việc làm cũ của tôi quả thực đáng tiếc. Giá mà nếu có thể sống lại những khoảnh khắc đótôi sẽ hành xử một cách thích hợp để tránh gây những phiền muộn, những đau khổ, những thất vọng,những đắng cay và nhiều những gì nữa cho các người thân, bạn bè, đồng nghiệp, học trò, hàng xóm...nói chung cho những người có quan hệ gần xa, nhiều ít với tôi. Bây giờ nhớ lại rồi hối hận và chua xótbùi ngùi. Có thể tình cảm hối hận (repentir), đối với một số người, biến thành nổi khổ đau day dứt(remords) và tác động tiêu cực đến đời sống tâm lý của họ. Tuy nhiên đối một số người khác thì hốihận hay ân hận kết hợp với lòng sám hối sẽ giúp cho tâm hồn được thăng hoa, từ đó ta thương ngườihơn, bao dung hơn, sẵn lòng hơn làm tất cả những gì đem lại phúc lạc cho mọi người. * Ta còn tiếc rẻ vì một số ước mơ và hoài bão thời trẻ đến nay vẫn còn là ước mơ. Tiếc rồi tự vấn vàtự trách: sao ta lại xây lâu đài (có khi không phải chỉ có một) trên bãi cát? Sao không dựng một cănnhà nho nhỏ trong khi tiếp tục tìm kiếm một nền đá hay nền đất vững chải, chắc chắn hơn? Tự tráchnhưng không buồn vì dù sao ta cũng đã thực hiện được một phần những gì mình ấp ủ. Và nói thật lòng,khi nhớ lại và tiếc rẻ cùng lúc ta cảm thấy ít nhiều tự hào vì mình có một tâm hồn biết bay cao , bay xathay vì bị cuốn hút vào những cái là đà trên mặt đất. * Tuổi già giúp tôi thấm thía hơn câu nói của người xưa: “Si jeunesse savait, si veillesse pouvait”(nếu tuổi trẻ biết, nếu tuổi già có thể hay có sức). Tuổi trẻ thừa sức, dư nhiệt tình, nhiều táo bạo nhưnglại bị hạn chế về tri thức, về kinh nghiệm; bồng bột sôi nổi nên thiếu thận trọng cho nên dễ có nhữngquyết định và hành động hoặc thiếu sót hoặc sai lầm. Tuổi già sức không còn là bao, ý chí bị thời gianmài mòn vì vậy dù có ý tưởng hay, kế hoạch tốt nhưng tự thân khó thực hiện được điều mình muốn.Thấm thía rồi ước mong: mong sao các bạn trẻ trước khi làm một điều gì nên tìm cách bổ túc những gìmình còn thiếu để có thể thành công như mong đợi. * Về già thỉnh thoảng trong tâm trí lại xuất hiện câu thơ của Lý Bạch “Xử thế nhược đại mộng, hồ vilao kỳ sinh tôi” (Xem đời như giấc mộng lớn, làm chi cho khổ cuộc đời mình). May mà thời trẻ ýtưởng này không có chỗ đứng trong tôi. Nhưng nay mình đã già rồi, ngẫm lại có phần tâm đắc với nhàthơ. Cuốn phim cuộc đời diễn ra nhanh như một giấc mộng: mới ngày nào đó... mới ngày nào đó... màbây giờ..... Tâm đắc một phần, không đồng tình với phần còn lại. Sinh ra rồi lớn lên ta mắc bao nhiêunợ, mang bao nhiêu ơn. Ơn ông bà cha mẹ, ơn thầy cô bạn hữu và của bao nhiêu người nữa. Nợ miếngcơm manh áo, nợ những phương tiện sinh hoạt hàng ngày và bao nhiêu thứ nợ khác. Như vậy thì làmsao không lao tâm lao lực để đền đáp một phần ơn nghĩa, để trả được phần nào hay phần nấy món nợthế nhân. Nhưng rồi suy ngẫm sâu hơn lại thấy nhà thơ cũng có lý phần nào: làm việc cật lực nhưng vẫn giữđược nhịp sống quân bình, thái độ sống thong dong, tránh trở thành một người tù khổ sai của tiền tài,http://vietnamyoga.org

Page 25: Song Thien

danh vọng, phải chăng đó là gợi ý của nhà thơ khi thốt lên “hồ vi lao kỳ sinh’? * Ông bà ta có câu ‘Đa thọ đa nhục” (càng sống lâu càng chịu nhiều nỗi nhục) Đúng và không đúng.Đúng khi mình chỉ sống cho mình và trở nên vô liêm sĩ khi dùng mọi cách (nếu không nói là thủ đoạn)nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân kể cả những nhu cầu không chính đáng. Phản ứng của nhữngngười thân, bè bạn xa gần, láng giềng hàng xóm...tất nhiên không thuận lợi: từ việc lánh xa đến thái độkhinh rẻ, đó là chưa nói đến những lời lẻ, hành vi xúc phạm nhân phẩm (nếu may ra còn được chút ít)của mình.Không đúng nếu ta nhận thức được rằng sống thêm được ngày nào (miễn là không bệnh tật cả tâm lẫnsinh lý) là tạo thêm cơ hội cho những người từng chịu ơn ta mà trước hết là con cháu trong nhà đượcthêm thời gian đền đáp công ơn trời biển của ông bà cha mẹ. Tôi từng gặp nhiều người con, ngườicháu thường ray rứt khi đã có điều kiện để báo đáp công cha nghĩa mẹ một cách tốt hơn thì song thânlại khuất núi lâu rồi.Tuổi thọ kéo dài, ta có thêm thời gian để trả tiếp những món nợ ân tình ta đã nhận suốt quảng đời qua.Lại nữa ta há quên sao cái quý nhất của tuổi già chính là những bài học được đúc kết từ vô vàn kinhnghiệm về thất bại cũng như thành công trong cuộc sống. Tuổi trẻ biết ơn tuổi già xiết bao khi đượctiếp nhận và ứng dụng những bài học ngàn vàng ấy.Thêm vào đó là một nếp sống thanh đạm, giản dị, hòa ái với mọi người (như phong cách sống của cụNguyễn Khuyến lúc về hưu).Một tuổi già như vậy sao thể gọi là ‘đa thọ đa nhục” được.* Có người sẽ nói với tôi; sao lại cám ơn tuổi già khi nó mang lại cho ta nào mắt mờ, tai điếc, đi đứngkhó khăn, ăn chẳng mấy khi ngon, ngủ ít khi được thẳng giấc và bao nhiêu thứ phiền toái khác?Quả đúng là tuổi già so với tuổi trẻ có quá nhiều bất lợi khiến cho chất lượng cuộc sống giảm sút đirất nhiều. Nhưng suy cho cùng thì đó là hậu quả tất nhiên của một loạt nguyên nhân mà nguyên nhânchính là toàn bộ những hành động và cách sống đã qua của ta. Trái đắng hôm nay là kết quả của việc tađã trồng cây giống xấu.Cho nên ta vẫn phải cám ơn tuổi già vì nó giúp ta cảm nhận được một cách đầy đủ những lệch lạc,khiếm khuyết tâm sinh lý của mình để từ đó ta điều chỉnh, bổ khuyết sinh hoạt bản thân thông qua cácliệu pháp thể lý, sinh lý và tâm lý. Được như vậy ta có thể mong sống thọ và sống vui.* Kết thúc bài này tôi xin kể câu chuyện sau đây:Cụ ông đã ngoài 80. Cụ bà vừa mới qua đời. Cụ ông rời ngôi nhà cũ để đến một Viện Dưỡng Lão. Mộtcậu nhân viên phục vụ đón ông cụ từ ngoài cổng và đưa cụ lên phòng. Khi đi thông qua tiền sảnh, cậungập ngừng nói:-“Thưa cụ, căn phòng dành cho cụ có phần xuống cấp, tiện nghi không được đầy đủ, xin cụ thông cảmcho vì ở đây không còn phòng nào nữa.- Ồ! Không sao đâu mà! Trước khi đến đây tôi đã hình dung căn phòng tôi sắp ở rất đẹp, dễ nhìn, ấmáp, thân thiện và là nơi lý tưởng để tôi sống nốt cuộc đời còn lại của mình”.Bước vào phòng, trong khi cậu nhân viên tỏ ra áy náy thì ông cụ nhìn ngắm khắp nơi với vẻ rạng rỡ hàilòng.Cậu nhân viên lại hỏi;“Thưa cụ, cụ bằng lòng với căn phòng này? Nếu quả như thế thì cụ thực không giống với nhiều ông cụ,bà cụ khác. Sao lại như vậy thưa cụ?- Ừm, có gì đâu! Từ lâu rồi tôi sống rất đạm bạc, các nhu cầu được giảm thiểu tối đa. Đối với tôi, cănphòng nào cũng được huống gì là căn phòng này vì trong thâm tâm tôi đã nghĩ đây chính là căn phòngtốt nhất đối với tôi”.Ông cụ đã đem tấm lòng rộng mở, giản dị, tin yêu và biết ơn đối xử với cuộc đời.

Page 26: Song Thien

Một lần nữa, tôi xin cám ơn tuổi già và cám ơn ông cụ./.

Những ngày cuối năm 2006 Hồ Văn Trai

http://vietnamyoga.org

Page 27: Song Thien

Cẩm nang cho cuộc sống

Đức ĐẠT-LAI LẠT-MAFrédérique Hatier biên soạnHoang Phong chuyển ngữ

Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma đượcchọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm sáu chương, dày 192 trang vàsau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".

Mỗi người làm chủ lấy vận mạng của chính mình Đối với Phật giáo mỗi người làm chủ lấy vận mạng của chính mình. Mỗi chúng ta đều mang trong mình một tiềm năng ngang nhau, vì thếnếu bạn thốt lên : "Tôi chẳng ra gì cả !", đấy là một điều hoàn toàn sai. Bạn có khả năng suy nghĩ ngang hàng với tất cả mọi người khác,có thua kém ai. Chỉ cần một chút nghị lực là bạn có thể thực hiện được tất cả những gì bạn muốn.

Sự an bình trong tâm thứcBất cứ ngày nào tôi cũng đều hưởng được những lợi ích thiết thực do sự an bình trong tâm thức mang lại cho tôi. Những lợi ích ấy thậttốt cho thân xác. Thế bạn có tin được những điều tôi nói hay không ? Tôi khá bận rộn, phải cáng đáng nhiều trọng trách, phải vận độngvà thúc đẩy đủ mọi chương trình, đi lại thường xuyên, phải phát biểu liên tục : tất cả những thứ ấy là một gánh nặng không nhỏ, thế nhưngáp huyết của tôi không khác gì áp huyết của một đứa bé sơ sinh.Điều ấy mang lại lợi ích cho tôi và cho người khác, tôi tin chắc như thế. Ăn uống tinh khiết, loại bỏ mọi sự thèm khát quá độ, thiền địnhmỗi ngày sẽ mang lại sự an bình trong tâm thức, sự an bình đó ảnh hưởng đến thân xác. Mặc dù phải khắc phục các khó khăn trong cuộcsống - các khó khăn đó nào có tha tôi - thế nhưng tất cả chúng ta, mỗi người đều có thể tạo được sự an bình trong tâm thức của mình.

Tình thương yêu người khác Tình thương yêu người khác là nền móng của sự tu tập. Bất cứ sự tu tập nào cũng phải hướng vào mục đích đó tức phải gia tăng tâm từbi đến tột đỉnh.

Những câu hỏi thường xuyên "Tôi là ai ? Bản chất của tâm thức tôi là gì ? Một tư duy nhân từ sẽ mang lại những lợi ích gì ?" Chúng ta không bao giờ được phép quênnhững câu hỏi đó. Suy tư theo đường hướng ấy giúp ta nhận thấy được tâm thức luôn tìm cách quấy nhiễu mình và từ đó ta sẽ hiểu rằngphải tu tập để chủ động lấy chính mình.

Sự lười biếng của tâm thức Trên căn bản tất cả chúng ta có một khả năng ngang nhau. Thế nhưng một số người biết phát triển nó, một số khác thì không. Thôngthường chúng ta có tật lười biếng không bắt tâm thức làm việc, hơn nữa lại còn tìm cách dấu giếm sự lười biếng đó bằng mọi thứ sinhhoạt khác, chẳng hạn như chạy hết đầu này đến đầu kia, tính toán đủ mọi chuyện, điện thoại liên miên. Các loại sinh hoạt ấy chỉ đòi hỏimột cấp bậc vận hành thật thô thiển của tâm thức. Chúng che lấp không cho ta nhìn thấy những gì thiết yếu hơn.

Tìm thấy hạnh phúc bằng sự chủ động tâm thức Những gì mang lại hạnh phúc cho ta ? Hạnh phúc đến với ta qua trung gian của tư duy. Nếu không luyện tập tâm thức và không chịu suynghĩ ta sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc.

Nâng cao giá trị con người Tình thương và lòng từ bi là những phẩm tính căn bản. Khi ý thức được tất cả chúng sinh đương nhiên đều có quyền tìm kiếm hạnh phúc,vượt lên trên khổ đau và đạt được những ước vọng của mình, tự nhiên một thứ cảm tính cao cả sẽ hiển lộ trong lòng mình.

Lòng từ bi Tôi cho rằng lòng từ bi là cột trụ vững chắc nhất để nhân loại tựa vào đấy. Phẩm tính tuyệt vời ấy thúc đẩy chúng ta biết yêu thươngđồng loại và giúp đỡ đồng loại khi thấy họ khổ đau và khiến quên mình vì họ. Chỉ có con người mới có khả năng phát lộ được phẩm tínhđó. Khi đã phát lộ được lòng từ bi ta sẽ là người trước nhất đón nhận niềm hạnh phúc do từ bi mang lại.

Page 28: Song Thien

Sức mạnh tiền bạc Khi giận dữ khống chế tâm thức, ta đánh mất tiềm năng quan trọng nhất của trí thông minh con người là trí tuệ, tức khả năng giúp phânbiệt cái xấu với cái tốt. Giận dữ là vấn đề khó khăn nhất mà thế giới ngày nay phải đối phó. Thật vậy trong thời buổi này bối cảnh chungquanh lúc nào cũng căng thẳng vì thế không mấy khi chúng ta tìm thấy sự an bình. Sống trong một môi trường luôn bị chi phối bởi sứcmạnh của tiền bạc thật nguy hại.

Sự nghèo nàn của cuộc sống vật chất Tập trung hết trí não vào những việc vụn vặt quả thật vô ích và đáng buồn. Nếu suốt đời chỉ biết quan tâm đến các vấn đề vật chấtkhông có gì buồn tẻ và vô nghĩa hơn cho một kiếp người như thế.

Bài học thứ nhất về yêu thương Kinh sách Phật giáo khuyên chúng ta nên yêu thương người đồng loại, tương tợ như một người mẹ yêu thương đứa con duy nhất củamình. Ý nghĩa câu ấy quả thật sâu sắc. Thế nhưng người Tây phương lại thường hiểu lầm lời khuyên đó trong Phật giáo xem đấy nhưmột sự bám víu. Chúng ta hiểu rằng tình thương của người mẹ đối với con mình không mang bóng dáng của một sự bám víu nào. Hìnhảnh đứa bé bú mẹ biểu hiện sự trìu mến và tượng trưng cho tình thương yêu sâu xa giữa con người. Đấy cũng là bài học đầu tiên về lòngtừ bi và tình thương, không phải là những gì hời hợt bên ngoài.

Chúng ta là loài sinh vật sống hợp đoànChúng ta mang bản chất của sinh vật sống tập đoàn, vì thế chúng ta không thể nào sống đơn độc được. Nếu như chúng ta thật sự mangbản tính của sinh vật sống đơn độc nhất định trên mặt đất này sẽ không có một thành phố nào hay một làng mạc nào được xây dựng.Bản năng của chúng ta là sống hợp đoàn tạo ra các tập thể xã hội. Vì thế những ai không có một ý niệm gì về bổn phận của mình vàquyền lợi chung đối với tập thể sẽ hành động trái ngược lại với bản chất con người. Sự tồn vong của nhân loại đòi hỏi sự hợp tác giữa conngười dựa trên tình huynh đệ. Đối với con người hay cầm thú sống thành đoàn, biết yêu thương nhau là một điều tự nhiên.

Tuổi trẻ và tuổi già Nhờ có sự chăm sóc của cha mẹ từ thuở lọt lòng ta mới được như ngày nay. Khi bước vào tuổi già ta lại cần đến sự chăm sóc người củakhác. Lúc thơ ấu hoặc khi già cả ta đều cần đến những người chung quanh. Giữa hai lứa tuổi đó, ta có một khoảng thời gian tạm gọi là tựlập, vậy trong khoảng thời gian mà ta không cần đến ai cả thì ta cũng chẳng cần phải giúp đỡ ai cả, có đúng thế không nhỉ ?

Tình thương phát sinh từ sự bám víu Tình thương phát sinh từ sự bám víu rất phù du và nông cạn. Đấy chỉ là một sự phóng tâm vào những thể dạng bên ngoài. Hãy lấy một thídụ : bạn gặp một người thật xinh đẹp khiến bạn yêu thích và si tình tức khắc. Thế nhưng ngày mai đây biết đâu bạn sẽ quay ra thù ghétngười ấy. Tình thương dựa vào sự bám víu không có gì vững chắc cả. Tình thương đó sớm muộn sẽ mang lại cho ta sự bực bội và nghịchý. Lòng từ bi đích thực không có sự bám víu, phát lộ một cách tự nhiên và trọn vẹn, tương tợ như lòng mẹ thương con và không mong đợimột sự hồi đáp nào. Từ bi là thứ tình thương thật mãnh liệt khiến bùng lên niềm khát vọng ước mong tất cả chúng sinh đều đạt được hạnhphúc, tức mong cầu tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau và những gì sinh ra từ khổ đau.

Dục vọng và hận thù Khi bị chi phối bởi những xúc cảm tiêu cực thật mạnh - chẳng hạn như hận thù và dục vọng - ta sẽ rơi vào một tình trạng gần như điênloạn. Khi tâm thức mất thăng bằng ta không làm được bất cứ gì lợi ích cho riêng mình, đừng nói gì đến giúp đỡ kẻ khác.

Hận thù và hung bạo Hòa bình thế giới không thể đi đôi với hận thù và hung bạo. Trên bình diện cá nhân cũng thế, hạnh phúc không thể là bạn song hành vớihung hãn, hung hãn làm phát sinh những xung động bất trị.

Hạnh phúc và lo lắngNhiều người gây khổ đau cho kẻ khác chẳng qua chỉ vì không hiểu được bản chất đích thực của hạnh phúc là gì. Họ nghĩ rằng khổ đaucủa người khác dưới một khía cạnh nào đó là điều kiện thuận lợi mang lại hạnh phúc cho mình, hoặc họ cũng có thể nghĩ rằng hạnh phúccủa mình quan trọng hơn khổ đau mà họ tạo ra cho người khác. Trên bình diện lâu dài, gây khổ đau và chèn ép người khác khiến họkhông tìm thấy an bình và hạnh phúc sẽ mang lại cho mình đầy lo lắng, sợ sệt và hoang mang.

Một đứa bé gái, một con bò và các con gà http://vietnamyoga.org

Page 29: Song Thien

Một người bạn Ấn độ kể cho tôi nghe về cô con gái nhỏ của anh ta như sau : trong một dịp thiết đãi mười người khách, cô bé bảo bố rằngcứ hạ một con bò tốt hơn là phải giết nhiều con gà hay nhiều con vật nhỏ khác, như thế chỉ có một con thú phải chết. Theo truyền thốngngười Ấn không ăn thịt bò, thế nhưng tôi vẫn cứ nghĩ rằng đứa bé có lý [tức là không giết con vật nào cả vì không ăn thịt bò]. Nếu cần ănthịt, có lẽ ta nên ăn các con vật thật to cho đáng. Sau đó thì biết đâu ta sẽ hết muốn ăn thịt [chết vì bội thực, đâu còn sống nữa mà thèm].

Tương tợ những gợn sóng trên mặt ao Sinh hoạt trong thế gian này chẳng khác gì những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước ao, gợn sóng này chưa dứt gợn sóng khác đã sinh ra.Như thế đó chúng nối tiếp nhau bất tận. Sự sinh hoạt của ta trong thế giới này tiếp diễn không bao giờ ngưng nghỉ, nó chỉ chấm dứt khinào cái chết xảy ra. Hiện tại ta đang sống dưới thể dạng quý giá của con người, nếu không biết hướng phần nào cuộc sống ấy gần hơnvới Đạo Pháp (Dharma) chẳng phải là một điều đáng tiếc hay sao ? Chúng ta phải biết lợi dụng mọi cơ hội thuận tiện để tự cải thiện lấymình, không nên chờ đến khi có thì giờ mới nghĩ đến việc tu tập.

Kẻ thù thật quý giá Nhìn từ một góc cạnh nào đó kẻ thù rất quý vì chính kẻ thù là người giúp ta trưởng thành. Nếu tôi còn ở Lhassa [thủ đô Tây tạng] và nếuTrung quốc không xâm lăng Tây tạng, biết đâu tôi vẫn còn là một người hoàn toàn cô lập trên quê hương của tôi, và biết đâu tôi đã biếnthành một người thật bảo thủ, đâu được như ngày nay.Trước một thảm trạng xảy ra trong cuộc sống, ta có hai cách phản ứng : hoặc mất hết hy vọng, chán nản, say sưa, nghiện ngập, buồn khổtriền miên ; hoặc bừng tỉnh, tìm thấy một nguồn nghị lực mới tiềm tàng trong ta giúp ta hành động sáng suốt và hăng say hơn.Bản chất của tâm thức là ôn hòa, thế nhưng khi phải đối phó với khó khăn nó có thể trở nên rất kiên quyết. Vì thế tôi vô cùng biết ơnngười Trung quốc đã tạo cho tôi dịp may này.

Buồn phiền khiến con người yếu đuối trước hiện thực Tôi chỉ là một nhà sư Phật giáo, kinh nghiệm của tôi cũng chẳng có gì đặc sắc , thế nhưng tôi thừa hưởng được những gì tốt đẹp mang lạitừ lòng từ bi, tình thương và sự kính trọng của tôi đối với con người. Từ nhiều năm nay tôi tập phát huy các phẩm tính ấy và nhận thấy sựtập luyện đã giúp tôi trở thành một con người luôn cảm nhận được hạnh phúc dù khó khăn nào xảy đến. Một người bị buồn phiền đè nặngsẽ trở thành một người yếu đuối khi phải đối phó với hiện thực. Chấp nhận phần số của mình không có nghĩa là buông tay.

Hành động Thích thú hay đớn đau là hậu quả phát sinh từ các hành động của ta trong quá khứ. Nếu muốn giải thích ngắn gọn chữ nghiệp (karma) làgì chỉ cần một câu ngắn gọn như sau : "Hành động tốt, mọi sự sẽ tốt. Hành động xấu , mọi sự sẽ xấu ".

Sức mạnh của hối tiếc, của sự tinh khiết hóa, của quyết tâm và thiền địnhCó bốn liều thuốc hóa giải các hành động tiêu cực, đấy là : sức mạnh của sự hối tiếc, sức mạnh của sự tinh khiết hóa, sức mạnh của lòngquyết tâm và sức mạnh của thiền định. Tuy rằng việc sử dụng các liều thuốc hóa giải có thể tinh khiết hóa hoàn toàn các hành động tiêucực và ngăn chận các tiềm năng tạo nghiệp của chúng, thế nhưng không phạm vào các hành động tiêu cực vẫn tốt hơn, giống như chân bịgẫy có thể chữa lành, nhưng không còn cứng cáp như trước nữa.

Sự hung hăngLắm khi hoàn cảnh đưa đẩy tạo ra bất công cho ta, hoặc xui khiến ta tham lam, hoặc khích động ta trở nên hung hăng. Bối cảnh chungquanh luôn đưa ta vào một hoàn cảnh nào đó, thường là các trường hợp ham muốn mua sắm : tôi phải mua cho được thứ ấy, nếu khôngtôi sẽ là người chẳng ra gì. Để có thể tậu vật ấy tôi phải kiếm thêm tiền. Muốn có tiền, tôi phải ra sức tranh dành với người khác, từ đó sựhung hăng xuất hiện.

Các thứ giá trị Đánh mất giá trị con người sẽ mang lại mọi thứ thảm họa. Không có một kho tàng nào quý giá hơn thể dạng con người. Đồng tiền kiếm ralà để phục vụ con người, nếu bắt con người phục vụ cho tiền bạc thật quả không tốt. Nếu chỉ biết tìm cách mang lại tiện nghi vật chất bấtkể đến các giá trị tinh thần và nhân phẩm, sự bực dọc, lo sợ, thất vọng và khủng hoảng tinh thần sẽ sẵn sàng chờ đợi ta.

Tự cảnh giác Đức Phật dạy rằng mỗi người tự làm chủ lấy chính mình, tất cả đều do nơi mình mà ra. Lời giảng ấy có nghĩa là các cảm nhận thích thúhay bực dọc phát sinh từ các hành động đạo đức hay thiếu đạo đức của mình, những cảm nhận ấy không phát sinh từ bên ngoài mà từbên trong của mỗi người.Lời khuyên phải biết tự cảnh giác trong giáo lý nhà Phật thật thích đáng, nó giúp ta phân biệt và nhận định đâu là quyền lợi của mình vàcủa người khác.

Page 30: Song Thien

Kiến tạo và phá hoại Khi ngày trở nên dài hơn, ánh nắng nhiều hơn [các xứ lạnh rất ít nắng, những ngày đẹp trời ánh nắng chan hòa khiến mọi người vui vẻhơn], cây cỏ xanh tươi khiến mọi người cảm thấy vui mừng. Thế nhưng khi mùa thu đến, một chiếc lá vàng rơi, rồi lại thêm một chiếckhác rơi theo. Trước đây cây cỏ xanh tốt bỗng nhiên hôm nay cảnh vật đổi khác và chết khô, mọi người cảm thấy buồn bã. Tại sao ? Tôinghĩ rằng chỉ vì bản chất con người là ham muốn sự kiến tạo và e sợ sự hủy diệt. Bất cứ một hành động tàn phá nào cũng đi ngược lạibản tính con người, kiến tạo mới đúng là hướng đi của chúng ta.

Sự tàn ácÁc độc có nghĩa là dừng lại giữa đường, quyết tâm không quay về với lòng mình, vì một lý do nào đó. Ác độc cũng có nghĩa là bám víuvào những gì hời hợt bên ngoài, vào sự bực dọc và phẫn nộ. Thế nhưng sự hài hòa lúc nào cũng hiện hữu trong lòng và đôi khi ta cảmnhận được nó. Sự hài hòa ấy nằm rất sâu trong lòng mỗi người trong tất cả chúng ta. Đấy là xu hướng chung hiện hữu từ khởi thủy nơicon người.

Tâm thức là món đồ chơi của ảo giácNgười ta thường nói tâm thức (esprit - spirit) tự tạo ra ảo giác trong từng khoảnh khắc một, đấy là do sự quán nhận quá phiến diện và hờihợt về thế giới này. Vậy phải điều chỉnh lại cách cảm nhận sai lầm, tất nhiên phải trừ ra trường hợp mà ta cố tình muốn tiếp tục duy trì sựhiện hữu của mình trong cuộc sống sai lầm. Đôi khi ta tự nhận là sự chao đảo trong lòng khiến ta mất hết định hướng, thật vậy không thểthiết lập được một sự tương giao mật thiết với thế giới chung quanh khi sự an bình không thể phát lộ trong tâm thức mình.

Một kiếp người vô tích sự Ta hãy tự vấn như thế này : "Từ trước đến nay tôi đã làm được gì tốt đẹp và hữu ích, có khi nào tôi cố gắng tập luyện để tự chủ động vàgiúp mình tự tin vào tương lai hay không ?" Nếu ta hoàn toàn không nhìn thấy một yếu tố nào giúp ta hé thấy một tia sáng trong tương laimờ mịt và chỉ biết ăn để sống như từ trước đến nay, thì quả thật đấy chỉ đơn giản là một cách phung phí đời mình mà thôi !

Thể dạng tâm thức của ta Thể dạng tâm thức của ta thật quan trọng, vì thế vị đại sư người Ấn là A-đề-sa [Atisha, 982-1154] mỗi khi bắt gặp bất cứ ai quen biếtthường hỏi ngay câu sau đây : "Thế nào hôm nay tim anh có rộng mở hay không ?"

Lòng tốt Lợi điểm lớn nhất là tạo được tình thương trong lòng, nhân từ và sự nồng nhiệt trong tâm thức. Chẳng những ta sẽ cảm thấy hân hoan màcòn giúp ta chia sẻ sự hân hoan đó với những người chung quanh. Thiếu thiện chí và lòng nhân từ sẽ khiến cho sự giao hảo giữa conngười với nhau, giữa các quốc gia và lục địa bị suy đồi, những phẩm tính ấy vô cùng cần thiết để cải thiện đời sống xã hội. Đấy là nhữnggiá trị đáng cho chúng ta cố gắng phát huy.

Sự vu khống Ý thức được một khiếm khuyết nhỏ của mình mang lại nhiều lợi ích hơn là nhìn thấy một ngàn lỗi lầm của người khác. Thay vì nói xấu vàdèm pha gây ra xung đột và mọi thứ khó khăn cho cuộc sống, ta nên chọn một thái độ tinh khiết hơn. Mỗi khi ý thức được mình đang vukhống một người nào đó, tức khắc nên nhét phân vào đầy miệng mình. Đấy là cách tập luyện để loại bỏ tật xấu ấy.

Sự giận dữ Trong sự giao tiếp hằng ngày, nếu ăn nói đúng đắn, hợp lẽ, ta sẽ không cần đến cách biểu lộ nóng giận, mọi công việc sẽ được giải quyếtsuông sẻ. Khi nào lý trí không đủ sức giải quyết, giận dữ sẽ bùng lên. Theo kinh nghiệm của tôi dù giận dữ mang lại cho ta sức mạnh đểhành động, hoặc giúp ta đối phó khi xảy ra xung đột, thế nhưng đấy là chỉ là một thứ năng lực mù quáng rất khó để kiểm soát. Năng lựclà lợi điểm duy nhất của giận dữ, thế nhưng ta vẫn có thể tìm thấy những nguồn năng lực khác mà không hề gây ra nguy hại cho ngườikhác và cho chính mình. Giận dữ là dấu hiệu của sự yếu đuối.

Tâm thức con ngườiTâm thức bình thường của chúng ta rất yếu đuối không đủ sức để tự kiểm soát lấy nó, vì thế nó không đủ sức hiểu được bản chất củahiện thực là gì. Thế nhưng sự hiểu biết ấy thật cần thiết khi muốn giải thoát cho mình và người khác khỏi mọi thứ khổ đau sinh ra từ chukỳ sinh diệt. Vì thế phải rèn luyện tâm thức, biến nó thành một khí cụ hữu hiệu tương tợ như một kính hiển vi cực mạnh để dò xét hiệnthực. Cần phải biến tâm thức thành một thanh kiếm thật sắc chặt đứt cội rễ của khổ đau.

Sự tập trungMục đích của sự tập trung là kiểm soát tâm thức, hướng nó vào một phẩm tính đạo đức nào đó mà mình mong muốn. Một tâm thức xaolãng là một tâm thức bất lực, vì thế phải tập trung nó vào một chủ đề suy tư nào đó, khi ấy nó sẽ nó sẽ trở nên cường lực. http://vietnamyoga.org

Page 31: Song Thien

Tôi và người khác Nếu biết yêu thương mình và cả người khác thì người khác và cả mình mỗi người đều được hưởng một chút hay thật nhiều hạnh phúc.Nếu yêu quý mình nhiều hơn người khác, mình sẽ tạo ra những khổ đau nho nhỏ hay thật lớn cho người khác và cả cho mình. Ngườikhác và ta đều có quyền ngang nhau trong mưu cầu đạt được hạnh phúc và loại trừ khổ đau, thế nhưng ta chỉ có một và người khác làanh chị em ta thì đông vô số kể. Vì thế thật hết sức sai lầm khi chỉ biết yêu thương riêng mình.

Một người thừa hưởng tất cả Nếu tôi gom góp tất cả quyền lợi cho riêng mình quả thật không công bằng chút nào, nếu thực hiện được đi nữa điều đó cũng khôngkhiến ta cảm thấy sung sướng. Nên sử dụng tài năng của mình để dốc lòng phục vụ người khác. Đấy là một nguồn vui sướng lớn lao hơn.

Lòng thương người Nếu muốn cảm thấy thực sự quan tâm đến người khác phải biết phát huy lòng thương người thật sự, có nghĩa là quyết tâm giúp đỡ ngườikhác. Thế nhưng quên mình không phải là một phẩm tính tự nhiên mà có, phải tập luyện. Thí dụ như thiền định về sự kiện tất cả mọingười đều là mẹ của mình.

Tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình trong quá khứ Sống và chết tiếp nối nhau không ngưng nghỉ. Mỗi lần được mang hình hài là mỗi lần ta cần đến một người mẹ. Các chu kỳ hiện hữu vậnhành từ vô tận, vì thế ta không thể quả quyết trỏ vào một chúng sinh để bảo rằng "Người này chưa bao giờ là mẹ của tôi trong quá khứ".Nếu ý thức được điều ấy một cách sâu xa ta sẽ hiểu rằng với tư cách một người mẹ người ấy đã từng hy sinh và chăm lo cho chúng tanhư thế nào. Biết tâm niệm như thế, sẽ hiển hiện trong lòng ta niềm khát vọng đền đáp những gì mà người ấy đã từng ban bố cho ta.

Phép quán tưởng làm gia tăng lòng từ bi Quán tưởng là một phương pháp tu tập rất hiệu quả.Trước hết hãy tượng tượng mình là một người thật công bằng đứng vào vị trí trung tâm. Sau đó quán tưởng có một người đang đứng phíabên phải, người này cũng chính là mình nhưng chỉ biết tìm kiếm sự an lạc cho riêng mình, chỉ nghĩ đến mình, tìm đủ mọi cơ hội để đạtđược mục đích của riêng mình... và không bao giờ tìm thấy sự thỏa mãn.Tiếp theo đó ta đó ta quán tưởng phía bên trái có một đám người thật đông đang khổ đau và cầu xin sự trợ giúp của ta. Sự mong cầu tựnhiên của con người là đạt được hạnh phúc và tránh khổ đau, tất cả mọi người đều có quyền thực hiện điều đó. Do đó ta hãy suy nghĩthật khách quan và cẩn thận với tất cả sự khôn ngoan của mình để chọn cho mình một thái độ. Một người đứng ở giữa, trung lập khôngthiên vị tất nhiên không muốn kết bè với người đứng bên phải vì người này quá ích kỷ và ti tiện. Riêng đối với ta nếu ta là một người rộnglượng nhất định sẽ đứng vể phía đám đông bên trái. Nếu ta càng đứng gần hơn với họ, sự ích kỷ trong lòng ta sẽ giảm xuống và lòngthương người càng trở nên cao hơn.Nếu luyện tập hằng ngày phép quán tưởng trên đây ta sẽ tìm thấy sự trợ lực rất mạnh.

Lòng quyết tâm Làm thế nào để gia tăng lòng quyết tâm của mình ? Trong lãnh vực này kỹ thuật và tiền bạc đều vô hiệu. Ta chỉ có thể trông cậy vào sứcmạnh nội tâm khi ý thức được bổn phận của mình trong việc bảo vệ giá trị và nhân phẩm con người.

Sử dụng trí thông minh của mình Nếu biết sử dụng đúng cách trí thông minh tuyệt vời của mình, ta có thể tự hào về nó. Ngược lại nếu sử dụng trí thông minh để tự tróimình vào sự sống này, ta sẽ đánh mất dịp may khai thác sức mạnh lớn lao của bộ não con người. Điều ấy tương tợ như đem tất cả vốnliếng của mình đầu tư vào những thứ vụn vặt không mang lại một lợi ích gì.

Ba cách giao tiếp của taTa có thói quen phân chia con người thành ba cấp bậc : bạn hữu, kẻ thù và người bàng quang. Ta có sẵn ba thái độ đối với họ : mongmuốn, ghét bỏ và vô tình. Khi nào ba thứ cảm tính đó còn tiếp tục chi phối ta, nhất định ta không thể nào phát huy được lòng thươngngười. Vậy hết sức quan trọng phải hóa giải sự bám víu, hận thù và vô tình.

Trong ngục tù của cái tôi Dục vọng chẳng hạn như ham muốn và hận thù luôn đày đọa và trói buộc ta. Chúng tức khắc phát hiện khi ta bị giam vào ngục tù vôcùng kiên cố, tối tăm và kín mít của cái tôi tự tại, một cái của tôi tự nó hiện hữu. Khi ta bị giam vào đấy dục vọng sẽ hiển hiện. Những gìxui khiến ta phạm vào những hành động sai trái chính là sự "tối tăm dầy đặc" phát sinh từ những ý nghĩ cho rằng các hiện tượng - nhất làcái tôi - tự nó hiện hữu một cách thực sự. Thực ra chúng ta luôn bị cuốn trôi bởi bốn dòng nước cực kỳ hung hãn đó là : sự sinh, già nua,bệnh tật và cái chết [trong dòng nước luôn biến động đó hiển hiện ra sự sinh, già nua, bệnh tật và cái chết, không có cái tôi tự tại nào cả].

Page 32: Song Thien

Cái tôi sinh ra từ tưởng tượng Giữa hiện thực và phương cách hiển hiện của mọi vật thể có một sự khác biệt vô cùng lớn lao. Sử dụng phương pháp phân tích không thểxác định được sự hiện hữu minh bạch của các hiện tượng, vì thế có thể bảo rằng các hiện tượng tự chúng chúng không hiện hữu. Nếu tựchúng hiện hữu thì các hiện tượng không kết nối chằng chịt với nhau như trên thực tế. Nếu bảo rằng sự hiện hữu của các đối tượng quansát lệ thuộc vào sự diễn đạt của tri thức chủ quan thì cũng là một cách xác nhận các đối tượng chỉ đơn giản hiện hữu bằng tên gọi. Hãythử áp dụng sự suy luận đó vào trường hợp của chính mình sẽ thấy, tức là cách quan sát cái tôi của chính mình. Ta hình dung ra cái tôihiện hữu trong các giới hạn quy định bởi một thân xác và một tâm thức. Thế nhưng nếu phân tích hai cơ sở - tức thân xác và tâm thức -trong đó ta cảm nhận được cái tôi, ta sẽ không tìm thấy nó trong đó. Khi ấy ta sẽ hiểu rằng cái tôi chỉ hiện hữu dựa vào sự tưởng tượngvà các khái niệm.

Sự ích kỷKhi chỉ biết thương yêu chính mình ta sẽ cảm thấy chẳng có gì quan trọng hơn chính mình. Dù cho sự ích kỷ khiến ta tự xem mình quantrọng hơn hết, ta cũng chỉ đại diện cho một người. Dù cố tình xem tất cả mọi người đều nhỏ nhoi, họ vẫn đại diện cho một con số vô cùnglớn lao.

Một sự ích kỷ khôn ngoan Dù sự ích kỷ là một sự kiện tự nhiên đi nữa, thế nhưng nó sẽ trở thành một sự ích kỷ khôn ngoan khi nó biết loại bỏ tâm thức hẹp hòi vàtất cả mọi sinh hoạt nhắm vào lợi ích của riêng mình. Đâu có ai gạt bỏ hạnh phúc ? Đâu có ai chọn lựa sự ngu đần ? Đâu có ai chấp nhậnsự thua thiệt ? Nếu bạn nhất quyết chọn sự ích kỷ thì nên chọn sự ích kỷ khôn ngoan không nên chọn sự ích kỷ phi lý. [câu trên đây hơilắc léo : ích kỷ hẹp hòi tức là gạt bỏ hạnh phúc, chọn lựa sự ngu đần, chấp nhận sự thua thiệt, sự ích kỷ ấy chỉ mang lại khổ đau. Trái lạisự ích kỷ khôn ngoan là biết nghĩ đến người khác, từ đó sẽ phát sinh hạnh phúc "ích kỷ" cho riêng mình]

Hạnh phúc của ta nhờ vào người khác mà có Các thứ phẩm tính đều phát sinh từ những hành động hướng vào sự an vui của người khác ; bất thỏa mãn, hoang mang và khổ đau là hậuquả của sự ích kỷ. Biết thương người và kính trọng mọi người, nhất định ta sẽ tìm được hạnh phúc, hạnh phúc đó phát sinh từ cách cư xửcủa mình như là một thứ hậu quả thật tự nhiên. Phải hiểu rằng thái độ chỉ biết có mình là nguồn gốc sinh ra mọi thứ khổ đau. Chăm lo chongười khác là nguồn gốc mang lại tất cả mọi thứ hạnh phúc.

Cái ngã Theo tôi có hai cái ngã khác nhau. Một liên quan đến cảm tính thật mạnh về chính mình. Cái ngã ấy rất quá khích, đấy là một sự lạchướng làm phát sinh mọi thứ khó khăn. Cái ngã thứ hai liên quan đến một cảm tính năng động thuộc vào loại như : "Tôi có thể làm đượcviệc ấy", "Tôi muốn làm việc ấy", "Tôi phải nhận tránh nhiệm đó". Loại cảm tính ấy rất cần thiết, nó tượng trưng cho sự quyết tâm và lòngcan đảm của con người. Đánh mất nó sẽ mang lại sự chán nản, nghi ngờ và thù hận chính mình.

Khía cạnh tích cực và khía cạnh tiêu cực của cái ngã Lòng mong muốn có thể mang tính cách tiêu cực hay tích cực. Nếu tôi mong muốn đạt được sự tốt đẹp cho riêng tôi - chẳng hạn nhưmong muốn được khoẻ mạnh khi bị ốm đau hay mong muốn có một bát cơm khi đói - các sự mong muốn ấy hoàn toàn có thể chấp nhậnđược. Sự ích kỷ cũng thế cũng có thể tiêu cực hay tích cực.Thói thường khi bám chặt vào cái tôi thường mang lại thất vọng và tạo ra sự xung đột với những cái ngã khác, vì những cái ngã kháccũng cố chấp như cái ngã của chính mình. Cái tôi quá mạnh đưa đến những hành động bốc đồng và những đòi hỏi quá đáng. Ảo giác vềcái tôi trường tồn tạo ra một mối nguy hiểm cho tất cả chúng ta : "Tôi muốn như thế này", "Tôi muốn như thế kia", cuối cùng có thể đưađến cảnh giết nhau, như ta thường thấy. Ích kỷ quá đáng có thể đưa đến những hành động tai hại không kiểm soát được, hậu quả phátsinh từ ích kỷ thường rất tai hại. Thế nhưng trên một khía cạnh khác một cái ngã cương quyết, tự tin có thể là một yếu tô tích cực. Thiếucảm tính mạnh mẽ về cái tôi - có nghĩa là khả năng, sức tháo vác và sự vững tin nơi mình - không ai có thể đảm trách được những tráchvụ lớn lao. Cần phải có một sự tự tin vững mạnh nơi cái ngã của mình, tôi tin chắc điều đó. Nếu người mẹ không có hai cánh tay làm saocó thể cứu con mình bị rơi xuống một dòng sông ?

Giáo dục Tôi hoàn toàn tin tưởng nguồn gốc mang lại hạnh phúc và sự an bình cho con người phát sinh từ lòng từ bi và tình thương yêu ; sự giận dữvà hận thù chỉ mang lại các thứ xúc cảm bấn loạn và giao động trong tâm thần. Vì thế tôi nghĩ rằng giáo dục hết sức cần thiết.Sự giáo dục trẻ em khi mới chập chững ảnh hưởng rất mạnh trong suốt cuộc đời sau này của chúng, điều ấy làm tôi rất kinh ngạc. Trướchết phải lo miếng ăn đầy đủ cho đứa bé đấy là những gì thuộc lãnh vực vật chất, sau đó đứa bé còn cần đến tình thương yêu và sự chămsóc của cha mẹ, thiếu tình thương và sự chăm sóc đứa bé sẽ không phát triển được. Các khảo cứu khoa học cho biết như thế. Nói chungkhoa học chứng minh cho thấy tình thương đóng vai trò thật quan trọng. Trước đây không mấy ai để ý đến các chuyện ấy. Một số người có thể nghĩ rằng : "Đấy toàn là những chuyện tầm phào ! Tôi đủ sức tự xoay sở chẳng cần phải ý thức gì cả" [ý thức vềhttp://vietnamyoga.org

Page 33: Song Thien

tầm quan trọng của yêu thương trong việc giáo dục trẻ thơ]. Thế nhưng ngày nay thực tế cho thấy thái độ ấy hoàn toàn sai.

Muốn thành công phải tự tin Muốn thành công cần nhất phải tự tin tức là phải can đảm. Tự tin nơi mình có nghĩa là đủ sức thực hiện một mình không cần đến sự giúpđỡ của người khác hay phải trông cậy vào người khác. Thiếu tự tin không thể thực hiện được một điều gì cụ thể. Phát huy lòng can đảmvà nghị lực rất cần thiết để biến những gì trước kia có vẻ vô cùng khó khăn và phức tạp trở nên đơn giản và dễ dàng.

Sự thèm muốnĐối tượng của thèm muốn là sự chiếm giữ của cải của người khác. Ảo giác có thể là nguyên nhân làm phát sinh một trong ba thứ nọcđộc [khái niệm tam độc trong giáo lý Phật giáo : tham lam, sân hận và si mê, thèm muốn là nọc độc thứ nhất]. Ngoài ra còn có thêm nămyếu tố khác ghép vào đấy : sự bám víu cực mạnh vào của cải người khác, ham muốn được giàu có, ham muốn tước đoạt những gì thuộcsở hữu của người khác, ham muốn vơ vét của cải người khác để làm của riêng, và sau hết không muốn xảy ra những hậu quả tệ hại phátsinh từ sự thèm muốn ấy.

Sự thua thiệt và thắng lợi Một người nào đó vì ganh tị hay ác cảm đối xử với ta thật tàn tệ, lăng nhục ta không tiếc lời, có thể đi đến chỗ đánh đập ta. Thế nhưngthay vì ăn miếng trả miếng, ta chịu thua thiệt và cứ để cho người khác dành lấy thắng lợi. Tuy nhiên trong một vài trường hợp hiếm hoinếu giải pháp đó không mang lại kết quả, khi đó ta mới đối phó cương quyết hơn, thế nhưng lúc nào cũng phải giữ lòng từ bi rộng mởkhông một thoáng hận thù.

Những người bạn đích thực và giả hiệuCó nhiều cách hình dung tình bạn hữu. Lắm khi ta nghĩ rằng phải có uy quyền và tiền bạc mới có bạn bè, thật ra không đúng như vậy. Khicòn của cải ta còn bạn bè, khi sa cơ họ sẽ bỏ ta nhanh chóng. Những người bạn như thế không phải là những người bạn đích thực, đấychỉ là những người bạn vì tiền bạc và quyền lực. Nếu muốn có những người bạn đích thực ta phải tạo ra một môi trường thân thiện, phátlộ một sự trìu mến thành thực, sự hồi đáp sẽ đúng với sự mong ước của ta. Tất cả chúng ta đều cần có bạn, yêu thương và chăm lo chongười khác sẽ mang lại bạn bè, thật là một điều quá ư dễ hiểu.

Chiếc áo không làm được thầy tu Nhiều người khoe mình mang đầy trí lực của người tu hành. Họ tìm đủ mọi cách để chứng minh điều đó, chẳng hạn bằng quần áo trênngười, hoặc bằng cách sinh sống lập dị nào đó cách biệt với xã hội. Những người như thế không đứng đắn. Trong tập sách trình bày "Cácphương pháp tập luyện tâm thức" có một câu như sau : "Hãy biến cải nội tâm của mình, cái vẻ bên ngoài ra sao thì cứ để nguyên nhưthế".

Sự mong ước Có hai thứ mong ước :- mong ước viễn vông dựa vào ảo giác, đấy là một thứ mong ước không mảy may liên hệ đến hiện thực.- mong ước dựa vào lý trí và sự hiểu biết về một cái gì đó có thực.Mong ước phát sinh từ dục vọng mang lại vô số khó khăn, mong ước dựa vào lý trí mang lại sự giải thoát và thể dạng hiểu biết toàn năng.

Sự thèm khát dục tính Thèm khát dục tính có nghĩa là mong muốn sự thèm khát được thỏa mãn bằng cách chiếm hữu người khác. Nói chung đấy là một tácđộng tâm thần phát sinh từ một thứ xúc cảm nào đó. Ta tưởng tượng người đối tác thuộc quyền sở hữu của mình. Dưới tác động củathèm khát nhục dục, tất cả đều hiện ra rất êm ái và mọi sự đều có vẻ tốt đẹp, không có một chướng ngại nào cả, cũng không có gì cầnphải dè dặt. Đối tượng của sự thèm khát tỏ ra thật hoàn hảo, xứng đáng để ca ngợi. Khi sự thèm khát chấm dứt - vì đã được thỏa mãn,hoặc thời gian làm cho nó suy giảm - ta sẽ không còn nhìn người đối tác giống như trước nữa. Các thể dạng bên ngoài của đối tượngtrước đây thật xứng đáng cho ta thèm khát vụt đổi thay, sự biến đổi đó đôi khi xảy ra rất nhanh chóng.Một số người tự thú nhận rất ngạc nhiên về hiện tượng ấy. Các xúc cảm lúc ban đầu tan biến rất nhanh nhường chỗ cho sự nghi kỵ.Người này khám phá ra bản chất đích thật của người kia mà trước đây sự thèm khát che lấp khiến họ không nhìn thấy. Đấy là nguyênnhân đưa đến cãi vã và hận thù khiến vô số các cuộc hôn nhân phải tan rã.

Giảm bớt sự thèm khát Dù có đạp được cả thế gian này dưới chân ta vẫn chưa vừa ý. Không bao giờ có thể thỏa mãn được tham vọng, vì càng tìm cách thỏamãn tham vọng, các thứ chướng ngại, khó khăn và khổ đau càng hiện ra nhiều hơn ! Chẳng những không thỏa mãn được tham vọng quálớn mà còn gây ra thêm khổ đau. Ta hãy tưởng tượng mình là người thật giàu có, thực phẩm chứa đầy trong kho, thế nhưng ta chỉ có mộtcái miệng và một bao tử, ta không thể cho vào bao tử nhiều hơn sức nuốt của một người. Nếu ta cố gắng nhét vào miệng gấp đôi sức

Page 34: Song Thien

nuốt của một người, ta sẽ chết ngay. Tốt hơn ngay từ đầu nên tự giới hạn và bằng lòng với những gì mình có.

Sức mạnh của sự thư giãn Không nên coi thường sức mạnh của sự thư giãn. Sau khi cố gắng làm một việc gì đó ta cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, vậy cần phải nghỉngơi để tìm y sự thư giãn và hồi phục sức lực trước khi bắt tay trở lại. Nếu không sự suy nhược thể xác sẽ ảnh hưởng đến tinh thần.

Bố thíTốt hơn hết không nên tích lũy của cải, không nên say mê gom góp tiền bạc để làm giàu thêm. Của cải là một chướng ngại ngăn chậnviệc phát động lòng rộng rãi tức là một trong số sáu điều hoàn thiện [còn gọi là Lục độ hay Lục Ba-la-mật, hạnh thứ nhất của Lục độ làBố thí]. Nếu ta cảm thấy tha thiết với một thứ gì đó hãy nghĩ ngay đến tích cách vô nghĩa của các giá trị vật chất và bản chất vô thườngcủa sự hiện hữu của chính mình. Sớm hay muộn ta cũng phải xa lìa những sở hữu của ta, không nên nằm xuống với sự bần tiện, tốt hơntránh nó bằng cách bố thí ngay từ bây giờ. Những ai quán nhận được tính cách hão huyền của sự gom góp và bố thí với tấm lòng thiết thamong cầu giúp đỡ người khác, ấy là những người bố-tát.

Pháp thí Việc Pháp thí đòi hỏi người thuyết giảng phải tìm hiểu người nghe xem sức hấp thụ của họ đến đâu, họ có thể rút tỉa được những gì mà tanghĩ rằng sẽ mang lại cho họ. Nếu không thì việc Pháp thí chẳng những không ích lợi gì mà còn có hại là đằng khác vì có thể làm chongười nghe mất hết tin tưởng nơi Đạo Pháp (Dharma).

Sự thất bại Trong cuộc sống, sự thất bại bắt nguồn từ những ý nghĩ như thế này : "Tôi thật vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì !" Trong trườnghợp như thế phải cương quyết nói lên : "Tôi làm được việc ấy", thế nhưng không được kiêu ngạo, cố tránh những thứ xúc cảm bấn loạn.Phải cố gắng mang lại cho mình một nghị lực vững chắc. Tuy nhiên muốn làm gì cũng phải có thời gian. Thất bại lắm khi chỉ vì lúc đầuquá hăng say, lăn xả vào công việc, cố gắng tối đa, thế nhưng tình trạng ấy dễ sinh ra thối chí và bỏ cuộc nửa chừng.

Sự cố gắngNgười ta thường ví sự cố gắng với một dòng sông, nước chảy liên tục và đều đặn. Nếu sức cố gắng bền bỉ và không hề nản chí ta sẽthành công. Sức cố gắng là dấu hiệu báo trước những hành động tích cực, giúp ta chống lại sự thối chí và chán nản khi gặp khó khăn. Taphải giữ sức cố gắng thật kiên trì, không có gì lay chuyển được kể cả phải tái sinh vào cõi địa ngục một ngàn năm để thực hiện những lờinguyện của mình, dù chỉ để giúp đỡ một chúng sinh duy nhất.

Sử dụng năng lực Trong sự khắn khít giữa hai người, tình yêu và sự bám víu hòa lẫn với nhau, vì thế thật khó biết trong tình trạng đó mỗi người cảm nhận sựtốt đẹp như thế nào. Khi tâm thức của một người bị chi phối bởi dục vọng và dù người này không phải là một người yếu đuối đi nữa, sựbất an trong tâm thức cũng không cho phép người ấy ý thức được tính cách phù du hay vô thường của các biến cố tâm thần [có nghĩa làyêu thương, khắng khít hay oán giận... tất cả không bền vững]. Thông thường, bám víu [yêu thương] hay thù ghét khi bùng lên đều làmphát sinh ra nhiều năng lực. Nhiệm vụ của ta không phải chỉ biết tránh né các cạm bẫy đang giăng ra mà quan trọng hơn là phải khai thácnăng lực bao quanh các cạm bẫy đó.

Kẻ thù Người thầy quý giá nhất của ta là kẻ thù của ta. Đấy là một lời giáo huấn quan trọng của giáo lý. Điều đó có thể chứng minh bằng cáckinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống. Thật vậy bạn hữu có thể giúp đỡ ta bằng trăm vạn cách, thế nhưng chỉ có kẻ thù mới đủ sức tạora những thách đố đòi hỏi ta nếu muốn đương đầu phải phát triển sự can trường, sức mạnh nội tâm, phải can đảm, quyết tâm, nhẫn nhục,phát huy lòng từ bi và tha thứ, đấy là những phẩm tính đạo đức thiết yếu nhất giúp ta kiến tạo bản ngã của mình, mang lại hạnh phúc vàsự an bình trong tâm thức.

Kẻ thù là ai ? Kẻ thù là ai ? Chính mình. Đấy là vô minh của tôi, sự bám víu của tôi, dục vọng của tôi, hận thù của tôi ! Đấy là những kẻ thù đích thực.Người khác là kẻ thù à ? Hãy cẩn thận ! Kẻ thù của ngày hôm nay biết đâu sẽ là người bạn tốt nhất của ta vào ngày mai. Trước khi kẻthù trở thành một người bạn, ít ra ta cũng có thể học được rất nhiều từ người ấy ngay trong lúc này.

Gián và muỗi Gián và muỗi à ! Đấy chỉ là một thứ kẻ thù trong chốc lát ! Một vài con muỗi vo ve chung quanh tôi ; con thứ nhất đậu vào cánh tay, tôicứ mặc cho nó hút tí máu, vài phút sau nó hả dạ và bay đi. Sau đó các con khác kéo đến, hai, ba, bốn... Cứ như thế, sự bực bội của tôităng dần. Vậy phải làm thế nào bây giờ ? http://vietnamyoga.org

Page 35: Song Thien

Người khácTừ quá khứ vô tận mỗi chúng sinh trên dòng hiện hữu đều liên hệ đến sự hiện hữu của ta trong quá khứ, sự liện hệ đó có thể tương tợnhư sự liên hệ hiện nay giữa mẹ ta và ta. Phải ý thức được sự kiện ấy. Nắm vững được sự thực ấy dần dần ta sẽ cảm nhận được tất cảchúng sinh đều là bạn hữu của ta.

Sức mạnh của sự thử thách Tôi vẫn luôn nói lên điều này : không nên quên là những giai đoạn cực khổ nhất trong sự hiện hữu là những giai đoạn phong phú nhấttrong cuộc đời của minh, cả trên hai khía cạnh hiểu biết và kinh nghiệm, vì đấy là những dịp may giúp cho ta trưởng thành trên phươngdiện tinh thần. Sau khi ra thoát những giai đoạn đó ta trở nên chín chắn hơn. Cuộc sống vàng son làm cho ta yếu đuối. Trong các giaiđoạn nguy khốn ta bắt buộc phải phát huy các nguồn năng lực nội tâm mà trước đây ta không ngờ tới, chúng mang lại cho ta sức mạnhđối đầu với thử thách nhưng không để ta bị tràn ngập bởi xúc cảm đủ loại.

Nóng giận và sự phán đoán Phải tập chịu đựng sự khổ nhọc mà người khác tạo ra cho mình. Nóng giận và hận thù không đánh thức được những gì tốt đẹp trong lòngngười khác mà chỉ tàn phá mọi khả năng phán đoán của mình, xúi dục mình trả thù. Nếu chỉ quen ăn miếng trả miếng, khi gặp một chútkhổ đau dù thật nhỏ nhoi ta cũng không đủ sức chịu đựng, các phản ứng tiêu cực của ta sẽ tiếp tục tác động trong lâu dài. Khi bị ngườikhác đánh đập, ta cảm thấy sự đau đớn phát sinh từ các vết thương và cả trong tâm thức. Nếu không nghĩ đến thân xác ta không cảmnhận được đớn đau. Thế nhưng khi nóng giận nổi lên thân xác không tránh khỏi sự thiệt thòi.

Đạo đức Biết giữ gìn đạo đức là một thể dạng tâm thức không tạo ra những cảnh huống có thể gây ra nguy hại cho người khác. Phát huy đượcquyết tâm không làm bất cứ gì thiệt hại cho người khác tức là thành công trong việc giữ gìn kỷ cương đạo đức.

Sức mạnh nội tâm Sức mạnh nội tâm rất cần thiết cho việc phát huy trí tuệ. Không phát triển được sức mạnh nội tâm ta sẽ không hội đủ can đãm và mấthết sự tư tin. Thiếu những yếu tố căn bản đó ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nếu hội đủ nghị lực ta có thể thực hiện những gìtrên nguyên tắc không thể thực hiện.

Cần phải biết giữ khoảng cách Suy nghiệm trở lại một quan điểm xưa đôi khi cũng có lợi. Vừa thừa hưởng được những kinh nghiệm sẵn có, vừa mang lại cho ta một sựchỉ đạo và một khoảng cách để đắn đo. Sự hỗn loạn của bối cảnh hiện tại thường làm cho ta lạc hướng. Đối với thế giới này càng nhìngần hơn ta càng không thấy gì cả. Tốt hơn mỗi ngày, trước khi đến gần hơn ta khởi sự từ những điểm thật xa.

Hy vọng, cầu xin và hành động Thành thực mà nói, dù vẫn thường xuyên cầu nguyện thế nhưng tôi không hề tin vào những lời cầu nguyện đơn thuần. Hành động quantrọng hơn những lời cầu khẩn. Hy vọng chẳng ích lợi gì cả, ngoại trừ trường hợp được kèm thêm một vài hành động cụ thể nào đó. Bấtcứ một tác động cụ thể nào cũng được tạo ra từ hành động, nhưng không thể xuất phát từ hy vọng.

Con người Điểm khác biệt lớn nhất giữa con người và muôn thú là con người biết hành động vì lợi ích chung cho một số thật đông người khác, ngaymột con thú đôi khi cũng biết rối rít lo lắng cho nó và đồng loại. Điểm đặc thù của con người là biết hy sinh cho người khác. Đấy là nhữnggì cao cả thuộc vào bản tính của con người.

Sự hào phóng Hào phóng (rộng rãi) là phẩm tính thứ nhất trong sáu điều hoàn thiện (Lục Ba-la-mật) đó là : bố thí, đạo đức, kiên nhẫn, cố gắng, tậptrung tâm thức và trí tuệ.

Chúng sinh là cả một kho tàng Không nên có thái độ vô tình với chúng sinh. Đấy là cả một kho tàng giúp ta thực hiện các mục đích tạm thời và tối hậu của ta. Nên hìnhdung mỗi chúng sinh như một đối tượng duy nhất đối với tình thương yêu của ta. Chúng sinh quý giá hơn chính mình, bởi vì ngay từ bướcđầu trên đường tu tập ta phải cần đến họ để phát lộ lòng khát vọng thương người đưa đến sự giác ngộ tối thượng.

Vô ơn

Page 36: Song Thien

Ta đối xử thật tốt và giúp đỡ một người nào đó, đúng ra họ phải biết ơn ta thế nhưng họ lại đối xử với ta thật tàn tệ. Tất nhiên đấy là điềuđáng buồn. Tuy nhiên phép tu tập về lòng vị tha bắt buộc ta phải đối xử với người ấy tốt hơn nữa và biểu lộ lòng biết ơn sâu xa của ta đốivới người ấy.

Sự dũng cảm Dũng cảm là một phẩm tính quý giá, không những cần thiết cho ngưởi tu tập mà bất cứ ai cũng nên có. Có một câu tục ngữ vô cùng thựcthế như sau : "Khi nghị lực có, phương tiện có". Khó khăn làm gia tăng thêm nghị lực.

Niềm hân hoanPhải tập phát huy niềm hân hoan. Phải thực hiện phép tu tập về sáu điều hoàn thiện trong sự hân hoan. Niềm vui sướng và say mê tronglòng phải được bộc lộ ra ngoài một cách thật tự nhiên giống như sự vui thích của trẻ thơ khi chơi đùa.

Hôn nhânThú thật tôi chẳng có ý kiến gì nhiều để khuyên bảo về chuyện này. Theo thiển ý của tôi làm tình là một chuyện tốt. Thế nhưng việc cướihỏi chớ nên vội vã, phải suy nghĩ cẩn thận, phải tin chắc là mình đã suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định chọn giải pháp cuối cùng, ít ralà cho kiếp sống hiện tại này. Được như thế hôn nhân sẽ mang lại hạnh phúc. Một gia đình hạnh phúc là thêm một bước đưa ta đến gầnhơn với một thế giới hạnh phúc.

Thiền định Tâm thức ta luôn bị phân tán và thu hút bởi những biến động bên ngoài. Sự phân tán đó làm giảm đi rất nhiều sức mạnh của tâm thức .Dòng chảy của tư duy tương tợ như một dòng sông : dòng nước tràn ra khắp hướng tùy thuộc vào địa thế trên mặt đất, thế nhưng khiđược khơi dòng và gom lại nó sẽ trở thành một nguồn năng lượng vô cùng mãnh liệt.

Sự tinh khiết nguyên thủy của tâm thức Nếu ta khuấy động nước trong ao, bùn sẽ làm cho nước đục ngầu, thế nhưng bản chất của nước không hề bị ô uế. Chỉ cần để yên, bùnsẽ lắng xuống đáy và nước lại trở nên tinh khiết như trước. Vậy làm thế nào để trả lại cho tâm thức sự tinh khiết nguyên thủy của nó ?Làm thế nào để loại bỏ các yếu tố làm ô nhiễm tâm thức ? Ta không thể loại bỏ các yếu tố ấy bằng cách khắc phục bối cảnh bên ngoài,cũng không thể phó mặc chúng, ta phải sử dụng các phương thuốc do thiền định mang lại để hóa giải chúng. Nếu ta có thể tập luyện mỗingày một chút, hướng vào một đối tượng nào đó bên trong tâm thức, ta sẽ gặt hái được kết quả hữu ích. Sự vận hành của quá trình tạodựng các khái niệm diễn tiến trong tâm thức dựa vào những gì tốt đẹp hoặc xấu xa sẽ dần dần lắng xuống. Đấy là những giây phút nghỉngơi giúp ta đứng ra bên ngoài các khái niệm, những giây phút đó sẽ mang lại cho ta sự thảnh thơi.

Sự kiêu ngạo Nếu biết sống một cách khiêm tốn ta sẽ nhận thấy mình ngày càng mang nhiều phẩm tính hơn. Ngược lại nếu chỉ biết sống trong sự kiêungạo, nhất định ta sẽ ganh tị với người khác, luôn kiếm chuyện gây sự và khinh miệt những người chung quanh. Đấy là nguyên nhânmang lại sự bất hạnh cho xã hội.

Quá khứ Khi sự bất hạnh đã xảy ra rồi, tốt nhất đừng lo lắng quá độ, vì đấy chỉ là cách làm cho tình thế trầm trọng thêm. Không nên tự buộc mìnhvào những gì đã qua rồi, tránh không làm cho chúng trở nên nặng nề và gay gắt hơn. Nên bỏ hẳn quá khứ và những thứ phiền muộn donó gây ra, hãy tự đặt mình vào hiện tại và cảnh giác không để cho những thứ khổ đau như trước đây tái diễn ngay trong phút hiện tại nàyvà cả trong tương lai.

Dục vọng Dục vọng làm biến dạng hiện thực bằng cách phủ lên trên nó các khái niệm mang tính cách xấu xa hay tốt đẹp đã được thổi phồng thêm.Phương pháp giúp loại bỏ cách nhìn sai lầm ấy là cố tránh các phản ứng tiêu cực do nó tạo ra, bằng cách quán nhận được bản thể tối hậucủa mọi hiện tượng và khám phá ra không có bất cứ thứ gì tự nó hiện hữu một cách nội tại.

Sự tinh khiết Như tôi thường nói, không thể tìm thấy Phật tính bên ngoài, do đó các yếu tố cần thiết để phát lộ Phật tính cũng nằm bên trong chúng ta.Hạt giống của sự tinh khiết và cốt tủy của như lai (ainsité - suchness) ẩn nấp rất sâu trong lòng chúng ta và đang chờ được hiển lộ trọnvẹn để trở thành Phật tính.

Sự kính trọng Lịch sự, tế nhị, khéo léo là những phẩm tính đáng quý, thế nhưng chúng vẫn là những gì bên ngoài và hời hợt. Một tâm thức cởi mở, trựchttp://vietnamyoga.org

Page 37: Song Thien

tiếp và chân thật mới thật sự giúp sự giao tiếp giữa chúng ta trở nên sâu xa hơn. Những phẩm tính trong tim thật cần thiết cho sự giao tiếpgiữa con người với nhau. Ngày nay sự tương giao bị phân hóa và mất đi ít nhiều nhân tính. Thực trạng đó mang lại sự bất tôn kính conngười, khiến con người trở thành chiếc bánh xe của một guồng máy khổng lồ.

Trí tuệ Thiếu sự điều khiển của trí tuệ, tất cả sáu sự hoàn thiện là bố thí, đạo đức, nhẫn nhục, cố gắng và tập trung tâm thức sẽ giống như mộtđám quân thiếu vị chỉ huy. Trí tuệ thật vô cùng quan trọng, sức mạnh của nó cộng thêm một số khả năng khác sẽ hoàn toàn đủ sức giúpta phá tan được tác động của ảo giác. Trí tuệ nhận định minh bạch được bản chất đích thật của mọi hiện tượng, đấy là yếu tố tiên quyếtmang lại sự giác ngộ.Dù quyết tâm phát động lòng từ bi và tình thương yêu chúng sinh, thế nhưng nhờ trí tuệ ta không cảm thấy phát hiện bất cứ một thamvọng nào hay một sự bám víu nào, ta không rơi vào hai thái cực của khái niệm triết học về sự vĩnh hằng và hư vô, [lòng từ bi và tìnhthương trong lòng ta là những gì rất thực không phải là hư vô, thế nhưng trí tuệ nhắc cho ta biết bản chất của chúng chỉ là tánh không chớnên vin vào đấy, bám víu vào đấy để chờ đợi kết quả là một sự vĩnh hằng].

Những ý tưởng mặc cảmMuốn vượt lên trên các cảm tính yếm thế phải nghĩ ngay đến chư Phật trong quá khứ từng nhờ vào sức mạnh của nghị lực để đạt đượcgiác ngộ. Trước khi thành Phật họ chỉ là những người bình dị như chúng ta. Thế nhưng nhờ trì chí trong việc tu tập Đạo Pháp (Dharma)nên họ đã đạt được mục đích tối thượng.

Chủ động các biến cố là chìa khóa của hạnh phúc Người tu tập Phật pháp phải biết giữ tâm thức thăng bằng, không để cho các ý nghĩ đối nghịch làm giao động và trồi sụt bất thường, đấylà những gì thật quan trọng. Người tu tập có thể cảm thấy hân hoan hay khổ nhọc, thế nhưng phải giữ cho vừa phải không được quá lố.Sự nghiêm túc tạo ra thể dạng thăng bằng nhờ đó tim ta và tâm thức ta trở nên cường lực và kiên quyết hơn, giúp ta ít bị chao đảo hơntrước các biến cố bên ngoài. Trong nơi sâu thẳm của mỗi con người đều có một chút trí tuệ nào đó trợ lực giúp con người đối phó với những biến cố tiêu cực bênngoài. Dù bị các biến cố bủa vây ta cũng không bị hoang mang và lúng túng. Vì thế dù là một thứ gì đó thật tốt đẹp hiện ra ta vẫn đủ khảnăng chủ động [kiềm chế bớt tác động do nó gây ra]. Chủ động được ảnh hưởng của các biến cố là chìa khóa mang lại hạnh phúc. XứTây tạng có có một tục ngữ như sau : "Nếu ta không kềm hãm được sự vui mừng, nước mắt sẽ trào ra". Điều đó cho thấy bản chấttương đối của những cảm nhận về sự hân hoan và cả sự đau đớn [vui mừng ta cũng khóc, đau đớn ta cũng khóc, điều đó cho thấy tâmta thức bị tác động quá đáng và dễ dàng bởi những biến cố bên ngoài].

Nọc độc của sự sốngNếu ta không biết khai thác những gì thiết thực từ sự hiện hữu quý giá này tức thể dạng con người mà chỉ biết phung phí nó, tình trạng đócũng tương tợ như ta cầm một bát thuốc độc để uống và hoàn toàn ý thức được các hậu quả sẽ xảy ra. Ta buồn khổ vì bị mất tiền thếnhưng lại hoàn toàn không hối tiếc một mảy may nào khi lãng phí những giây phút quý báu trong cuộc sống của mình. Đấy là một sự sailầm lớn lao.

Phẩm hạnh của sự nhẫn nhục Trong cuộc sống thường nhật thường xảy ra những cảnh huống buồn phiền nhiều hơn là những phút giây hạnh phúc. Nếu ta đủ kiên nhẫn,tức là sẵn sàng chấp nhận tất cả khổ đau về phần mình,dù không đủ sức chịu đựng tất cả khổ đau thân xác đi nữa nhưng ta sẽ khôngđánh mất sự sáng suốt trong sự phán đoán. Chúng ta luôn phải nhớ rằng trước một tình thế mà ta không thể làm biến đổi khác hơn đượcthì dù có cố gắng làm gì đi nữa cũng vô ích. Nếu nó có thể biến đổi được thì lo âu làm gì, chỉ cần làm cho nó biến đổi.

Phương pháp chống lại sự sợ hãi Một trong những phương pháp chống lại sự sợ hãi sâu kín trong lòng mình là phải quán xét xem những thứ ấy là hậu quả của những hànhđộng sai trái nào của mình trong quá khứ. Sau đó nên suy xét xem sự sợ hãi ấy do đâu mà ra, đấy là những nỗi khổ đau [trong tâm thức]hay chỉ là sự đau đớn [chẳng hạn như bệnh tật trên thân xác], hãy nhận định cẩn thận và tìm xem có giải pháp nào hay không. Nếu có thìsợ sệt làm gì ? Nếu không có giải pháp nào cả, thì lại càng không nên lo sợ vô ích. Hoặc ta cũng có thể sử dụng một phương pháp khácbằng cách tìm xem ai đang sợ. Quan sát xem bản chất của cái tôi là gì ? Cái tôi ấy đang ở đâu ? Nếu thốt lên "Đây là tôi" ? Vậy bảnchất của cái tôi ấy là gì ? Biết suy nghĩ như thế sẽ giúp ta bớt đi sự sợ hãi.

Những xúc cảm bấn loạnCó một câu tục ngữ Tây tạng như sau : "Chớ bao giờ nên nghĩ rằng 'vẫn chẳng sao' vì ý nghĩ ấy rất nguy hiểm". Khi một xúc cảm bấnloạn phát sinh thì phải sử dụng ngay liều thuốc hóa giải tương xứng để chận đứng nó, đấy là điều thật quan trọng. Thí dụ sự thèm muốnkhích động ta, ta phải bắt tâm thức suy nghĩ để tìm cách loại bỏ ngay dục vọng ấy, nếu đấy là sự giận dữ thì phải nghĩ ngay đến yêuthương. Nếu không thành công, hãy đi ra ngoài tản bộ một vòng rồi về, hoặc tập trung tâm thức vào hơi thở.

Page 38: Song Thien

Sự đơn sơ Đơn sơ là một yếu tố cần thiết mang lại hạnh phúc. Ít ham muốn và thấy những gì mình có là đủ, đấy là những gì vô cùng quan trọng.

Con đường trung đạo Sự chừng mực phải áp dụng cho cả miếng ăn : bao tử không thể thỏa mãn sự tham ăn của ta, ăn quá nhiều khiến nó bị bệnh, ăn quá ít nócũng không chịu đựng được. Phải hình dung sự quá đáng trên cả hai khía cạnh : quá bảo thủ không tốt, quá cấp tiến cũng tai hại. Hãynhìn vào con đường trung đạo trong giáo lý, nên giữ một vị thế trung dung.

Sự thật Theo nguyên tắc, ta phải nói lên sự thực. Thế nhưng cũng có những trường hợp sự thật có thể mang lại tại họa. Vì thế nếu nói lên sự thựccó thể làm thương tổn người khác và không mang lại một lợi ích gì, tốt hơn trong trường hợp đó nên giữ yên lặng.Thí dụ, khoảng một trăm người thợ săn hỏi một nhà sư có thấy con thú chạy ngang đấy hay không. Thật sự nhà sư có thấy con vật chạyngang, vậy trong trường hợp đó nhà sư phải trả lời như thế nào ? Với tư cách một người tu hành nhà sư không thể nói dối, thế nhưng nếunói thật các người thợ săn sẽ tìm thấy con thú và giết nó. Trong cảnh huống đó tốt hơn không nên nói lên sự thật.

Sự rộng lượng hay sự tha thứPhẩm tính căn bản nhất trong các lời giáo huấn về đạo đức là tránh không đáp lại mọi sự công kích. Đương nhiên từ bi và tha thứ cũngchỉ là ngữ tự. Đã là ngữ tự thì chúng chẳng có một sức mạnh nào cả. Thông thường hành động đầu tiên của ta là đối phó, tìm cách phảnứng lại, đôi khi đấy là một sự trả thù, từ đấy những khổ đau khác sẽ phát sinh thêm. Vì thế Phật giáo luôn khuyên nhủ : "Phải làm cho hạxuống". Vậy ta cứ thử làm một lần xem sao. Thiền định giúp phát sinh sự tha thứ và lòng rộng lượng trong ta. Phát huy được lòng rộnglượng sẽ tạo được nhiều lợi ích. Sự rộng lượng và tha thứ của ta sẽ làm tấm gương cho những người chung quanh.

Sự làm việc Kiếm tiền để sinh sống là một sự cần thiết, thế nhưng đấy không phải là một cứu cánh.

Sự nghiêm túc Khi một chiến sĩ đánh rơi thanh kiếm, phản ứng của ngưởi này là nhặt lên ngay không một chút do dự. Cũng tương tợ như thế, trong lúctu tập phát động sự cố gắng ta phải thường xuyên cảnh giác không được rơi vào vòng ảnh hưởng của các thể dạng tâm thức tiêu cực. Sựcảnh giác của ta có thể so sánh với sự cảnh giác của một người đặt một ly sữa thật đầy trên đầu, nếu để cho sữa trào ra ngoài một giọtsẽ bị tử hình.

Quyết tâm thực hiện cho đến thành công Làm thân con người có nghĩa là gì ? Có nghĩa là trong chúng ta hàm chứa vô số khả năng. Sự quyết tâm, lòng can đảm, sự tự tin nơimình... đấy là những yếu tố cực mạnh mang lại thành công. Thiếu những đức tính đó, công việc của ta dù dễ dàng cách mấy cũng thấtbại. Với lòng can đảm, sự nghiêm túc và chuyên cần ta sẽ thực hiện được những gì vượt khỏi sức tưởng tượng. Vì thế người ta thườnggọi đấy là cách biến những gì không tưởng trở thành sự thực.

Giúp đỡ người khác Giúp một người cũng là giúp. Ta có thể trở thành người hữu dụng khi tham gia vào các lãnh vực giáo dục hay y tế chẳng hạn. Thế nhưngta cũng có thể hành nghề trong các xí nghiệp hay cơ xưởng. Có vô số phương cách giúp đỡ người khác. Làm việc vì đồng lương có thểkhông phải là cách giúp đỡ trực tiếp xã hội, thế nhưng công việc của ta cũng góp phần mang lại lợi ích cho mọi người. Vì thế cần phải làmviệc với sự hăng say và tự nhủ : "Tôi làm những việc này với mục đích giúp đỡ người khác". Đương nhiên nếu bạn chế tạo súng ống vàđạn dược thì chuyện đó lại khác. Cầm viên đạn trong tay mà luôn tâm nguyện trong đầu : "Tôi làm viên đạn này để mang lại sự tốt lànhcho người khác", suy nghĩ như thế thật không còn gì để phê bình thêm nữa. Đạo đức giả là như thế,[câu khuyên nhủ thật ý nhị, hãy nhìnvào những lời tuyên bố của các vị nguyên thủ của các quốc gia sản xuất và buôn bán khí giới].

Cuộc đời hối hả Nên ý thức rằng bất chấp những gì ta thu góp được trong sự hiện hữu này, kể cả gia tài hàng tỉ, khi chết ta cũng không mang theo đượcmột xu nào. Đấy là sự nguy hiểm của việc đầu tư trọn vẹn cuộc sống của mình vào các sinh hoạt thường nhật. Tuy nhiên không phải vìthế mà quay lưng lại với đời sống vật chất và dồn hết thì giờ chăm lo cho sự tái sinh của mình trong tương lai. Ta chỉ cần hy sinh một nửathời gian và một nửa sinh lực của mình vào các chuyện thường tình, và sử dụng một nửa còn lại vào việc trau dồi nội tâm.

Đạo đức nghìn năm phục vụ cho người thế tục http://vietnamyoga.org

Page 39: Song Thien

Tôi tin chắc rằng sự góp sức của tất cả chúng ta có thể giúp hình thành một đường hướng tâm linh hiện đại. Khái niệm tân tiến đó nhấtđịnh phải được hình thành như là một thứ tôn giáo, trong mục đích tạo ra một bối cảnh thuận lợi để tất cả những ai có thiện chí đều có thểtham gia. Đấy là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ tượng trưng cho một con đường tâm linh thế tục. Để quảng bá khái niệm đó chúng tacó thể nhờ sự giúp sức của các nhà khoa học. Khái niệm đó giúp chúng ta tìm thấy những gì mà chúng ta hằng mong ước, đấy là một nềnđạo đức lâu đời. Tôi đoan chắc như thế. Đấy là những gì có thể kiến tạo một thế giới tương lai tốt đẹp hơn. [Đức Đạt-lai Lạt-ma đề nghịmột "tôn giáo mới" (?) dựa trên nền tảng khoa học và kinh nghiệm đạo đức ngàn năm, đấy là những gì kết hợp được tất cả mọi người].

Bures-Sur-Yvette, 15.12.10Hoang phong chuyển ngữ

Page 40: Song Thien

CHẾT CÓ THẬT ĐÁNG SỢ HAY KHÔNG?

Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

Phàm ở đời hầu như ai ai cũng đều sợ chết hết, ngoại trừ những vị chân tu đã thấm nhuần lý vô thường,những người có lý tưởng hy sinh, những người đau bệnh trầm kha nằm một chỗ, những kẻ mang tâmtrạng chán đời trầm cảm cực độ, cũng như những kẻ bất bình thường mà thôi. Riêng cá nhân tác giảcũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy. Tham sanh úy tửAi cũng vậy, hồi trẻ, sức khoẻ dồi dào, yêu đời, tối ngày chỉ biết có vui chơi mà thôi, chuyện chếtchóc là chuyện của mấy ông già bà cả chớ có bao giờ mình bận tâm suy nghĩ đến đâu. Lớn lên thì phảilo chuyện cơm gạo, chuyện gia đình, chuyện con cái suốt ngày suốt tháng nên đâu còn thờì giờ gì mànghĩ đến vấn đề chừng nào mình đứt bóng theo ông theo bà…Khi tuổi đời bắt đầu hơi cao, khoảng từ 55 tuổi trở lên thì bệnh tật cái nầy cái nọ bắt đầu lòi ra. Lúcđó, chúng ta mới ý thức rằng cuộc đời rất phù du, thân xác con người ta không thể nào trường tồn vĩnhviễn được, không thể nào cải tử hoàn sanh được, v.v…Tóm lại đó là lẽ vô thường! Có ngày mình cũng phải ra đi như mọi người mà thôi. Đi lúc nào thì chưabiết được, nhưng càng trễ càng tốt phải không các bạn. Tùy theo số mạng cả. Chết đến không báotrước. Có thể là bất cứ lúc nào, do tai nạn bất ngờ hoặc vì bạo bệnh bất tử.Riêng đối với người viết, vài ba năm nữa mình sẽ bước vào lớp thất thập cổ lai hy nên ý thức rằngngày ra đi chắc cũng không còn mấy xa lắm đâu.Tuổi càng về già thì con người ta càng hay suy tư nhiều về cái chết. Vào lớp tuổi nầy, quanh ta, ngườithân cũng như bạn bè, lác đác đã có người ra đi rồi. Xem mục cáo phó trong các báo Tây báo Việt, thìthấy thiên hạ thường chết nhiều trong khoảng 80-90 tuổi. Thôi thì mình cũng hy vọng được như họ. Nhưvậy, mình còn sống cao tay lắm cũng chừng 15-20 năm nữa là quá sức rồi, với điều kiện là Trời cònthương và Ngọc Hoàng đừng giũ sổ gởi xuống âm ti bất tử.Sao mà lẹ quá vậy Trời!Ở cái tuổi của tác giả, có ai mà dám nói mình chưa thấm đòn đâu.Tóc thì bạc phơ rồi, răng cỏ thì cáicòn cái mất, ăn uống phải đeo răng giả rất là phiền phức, còn nếu lỡ nhìn vào kiếng thì thấy mình lụkhụ, lưng khòm, da thì nhăn nheo đầy đồi mồi mất hết thẩm mỹ, tiếng nói thì bắt đầu hơi run rẩy, haynói đi nói lại khiến con cháu bực mình, cái gì cũng yếu hết, bắt đầu hay quên trước nhớ sau, nay đauchỗ nầy mai đau chỗ kia, nhưng kẹt một nỗi là đầu óc thì vẫn chưa chịu chấp nhận là mình đã già rồi.Mình tưởng mình còn trẻ hoài, thế mới khổ chớ. Mình còn ham vui, còn ham sống mà. Vô tiệm ăn thìngười ta gọi mình bằng bác, kêu bằng ông bằng bà. Mình mới giật mình. Vậy mà mình cứ cho rằngmình chưa có già. Ngược lại mình rất chủ quan mà thấy bạn bè và người khác sao họ có vẻ lại già hơnmình quá. Nghĩ cho cùng, già thì phải có bệnh để mà chết chớ hổng bệnh thì lấy gì mà chết được. Đó làcái logic của sanh bệnh lão tử.Theo mình nghĩ, sống quá già thì thân xác càng xấu xí đi… chả có ích lợi gì cả và vả lại sống đến 100tuổi hoặc cao hơn nữa thì sống với ai đây? Ở cái tuổi nầy, con cái của mình dám chết hết rồi. Còn cháuchắt thì có thể khi thấy mình tụi nó lại sợ thấy mồ tổ. Có chắc gì tụi nó dám lại gần hay đi thăm mìnhkhông?Vậy chỉ còn nhà già là trạm dung thân cuối cùng của mình trên dương thế nầy trước ngày ra đi mà thôi.Ai cũng muốn chết sướng hếtCũng ngộ, con người ai ai cũng muốn sống sao cho sướng mà đến lúc chết thì mọi người cũng hằng aohttp://vietnamyoga.org

Page 41: Song Thien

ước được chết sao cho lẹ, cho sướng. Đây là bình thường normal, là lẽ thường tình mà thôi. Đa số đềunói họ không sợ chết nhưng chỉ sợ bệnh tật dây dưa làm đau đớn thể xác lẫn tâm hồn, làm mất cả nhâncách cũng như làm khổ não và phiền toái cho gia đình. Chết sướng là gì? Đó là chết già, chết êm thắm,không đau đớn thể xác lẫn tâm hồn, vậy chết trong giấc ngủ là khỏe nhất, kế đến là chết vì bệnh timmạch, đứng tim, đứt gân máu và phải chết cho thật mau thật lẹ, không lê lết cả tháng trời, không xụibại, bán thân bất toại, á khẩu, không ỉa trây đái dầm, không bị mất trí nhớ và không bị lú lẫn điênkhùng nầy nọ, v.v…Giờ phút lâm chung cần có sự hiện diện đầy đủ của vợ con hay chồng con mình để tiễn đưa mình chokhỏi tủi thân (?) Có người thì còn lo xa hơn, nghĩ tới hậu sự nên bắt đầu lo tu, bắt đầu ăn chay, niệmkinh, lo thiền, lo cầu nguyện, siêng đi chùa, đi nhà thờ thường xuyên, cúng dường tam bảo, phóng sanh,bố thí công đức, bố thí tài vật, làm từ thiện gieo duyên lành để được phước, được hồng ân hầu khi chếtthì hy vọng sẽ được rước về cõi Phật hoặc về thiên đàng với Chúa…Cái gì cũng vậy. Chết cũng cần phải được chuẩn bị tinh thần từ trước. Thiền cũng là một phương phápgiúp chúng ta ý thức hơn về tánh có không của mọi sự vật trong cõi đời nầy, nhờ vậy chúng ta chấpnhận sự chết dễ dàng hơn và ra đi được thanh thản hơn!Tại sao người ta sợ chết?Chết vẫn còn là một việc cấm kỵ, một điều quá bí ẩn đối với tất cả mọi người. Từ trước tới giờ vẫnchưa có người quá vãng nào trở lại dương thế để kể lại cho bà con ta nghe với. Chuyện cận tử, thântrung ấm, lúc vừa mới chết thì hồn bay lơ lững đâu đó, rồi vào đường hầm thấy toàn ánh sáng chóa lòa,gặp lại bà con đã chết từ lâu, kêu réo nhau la ới ới, chuyện đầu thai lại, chuyện tái sinh, chuyện maquỷ, và còn nhiều thứ lắm lắm… có thật hay không có thật chẳng có ai biết được hết. Tin hay không làchuyện riêng của mỗi người.Có người còn so sánh sự chết cũng không khác gì giấc ngủ mỗi đêm. Tối ngủ, mình chẳng còn biết gìhết hổng khác gì như mình đã chết rồi. Sáng ra thức dậy như được tái sanh trở lại, sống thêm một ngàynữa. Mừng hết lớn. Vậy sợ chết là sợ những gì mình không rõ, những gì bí mật mình chưa biết được.Người ta sợ chết vì sợ thân xác bê bết máu me, nát bấy, xấu xí đi, sình thúi ghê tởm quá. Trường hợpnhững giây phút trước khi phi cơ lâm nạn lao xuống đất chắc hành khách phải hãi hùng kinh hoàng tộtđộ. Đây là một thí dụ rõ rệt nhất về sự kiện sợ chết. Có cả trăm câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có câugiải đáp nào hết về sự chết. Mọi người cứ tưởng tượng thế nầy thế nọ cho nên thiên hạ vẫn còn lo vàvẫn còn sợ chết. Người đời thường nghĩ rằng hễ chết là hết, là trống không, là rơi vào vực thẩm tốithui, là hư vô, tĩnh lặng. Chết rồi thì mình sẽ đi về đâu sau đó, rồi mình sẽ ra sao? Bởi vậy nên ai aicũng đều sợ chết lắm. Ai cũng phải có ngày chết hết. Đây là một sự thật. Chạy đâu cũng không khỏi.Đây là điều chắc chắn 100%, thật rõ ràng và là lẽ công bằng của trời đất.Trên cõi đời nầy, chỗ duy nhất, nơi mà con người thật sự được hoàn toàn bình an, không còn thù hậnnhau nữa, không bao giờ biết hơn thua, phân biệt đố kỵ với nhau nữa, đó là chỗ nghĩa địa an giấc ngànthu. Cuộc đời thật vô thường, vậy phải biết trân quý sự sống. Thù hận, tranh đua, phân biệt, cố chấp,ganh tị, suy bì, hơn thua nhau từng tiếng, từng lời, từng chút một rồi cuối cùng cũng phải chết mà thôi.Đến lúc đó thì ăn năn hối cải, than khóc, kể lể, luyến tiếc làm chi cho mất công, muộn màng rồi bạn ơi.Tại sao hồi còn sống không biết sống cho hòa thuận, thương yêu nhau, giao hảo nhau trong tình người,biết tha thứ nhau?Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng màthôi. Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo mộtchút. Bằng mọi giá họ phải níu kéo sự sống lại. Bởi lý do nầy mà ngày nay khoa học đã sáng chế ra vôsố kỹ thuật để kéo dài thêm sự sống… Nào là kỹ nghệ thuốc trường sanh, kỹ nghệ ngâm xác trong khílỏng liquid nitrogen để chờ ngày tìm ra thuốc trị liệu để tiếp tục… sống, v.v… Người ta sợ chết vì sợ

Page 42: Song Thien

mất người mình thương, sợ xa lìa người thân, bạn bè, xa lìa vợ con, chồng con, sợ không ai nuôi conmình, sợ rồi đây tụi nó sẽ ra sao? sợ mất đi cái tôi của mình, sợ mất hết tài sản của cải mà mình đã thậtsự khổ công tạo dựng được trong suốt cả cuộc đời, cũng như sợ chưa thực hiện được những hoài bãomà mình hằng mong ước, và sợ bị lãng quên, v.v… Giàu có, tỷ phú thì sợ chết đã đành, nhưng nghèorớt mồng tơi, không có của cải gì ráo trọi cũng sợ chết luôn tuốt luốt. Thường những người sợ chết lànhững người còn hoạt động, đi đứng và còn sinh hoạt được bình thường.Nếu đã già khú cú đế rồi, bệnh hoạn đủ thứ, sinh hoạt khó khăn, ăn uống ngủ nghê không được, mà cònbị con cháu bạc đãi hất hủi nầy nọ thì những người nầy chấp nhận cái chết dễ dàng hơn nhiều. Sợ chếtcũng là một phản ứng tự nhiên của bản năng sinh tồn của tất cả mọi sinh vật. Trong phạm vi nghềnghiệp, người viết có thể cả quyết rằng thú vật như bò, heo lúc bị lùa vào lò sát sanh để bị làm thịtchúng đều rất kinh hoàng, la rống, phản ứng lại rất dữ dội vì bản năng sinh tồn. Hình như chúng biếtcảm nhận được cái chết gần kề. Phải chăng thú vật cũng có tình cảm như chúng ta?Các tôn giáo lớn đều có đề cập đến vấn đề chết. Mỗi tôn giáo đều có giải thích một cách khác nhau.Cách nào nghe ra cũng đều thấy có lý hết với điều kiện là mình phải có đức tin tuyệt đối vào tôn giáođó.Kết luậnNghĩ cho cùng cái chết chỉ là một giai đoạn của cái sống. Có chết đi thì mới có được một cái sống mớikhác tiếp nối theo được. Vậy hãy trân quý cuộc sống ngày hôm nay. Không nên để tâm trạng sợ chết trởthành một nỗi ám ảnh thường xuyên làm ô nhiễm cuộc sống của chúng ta. Hãy quên sự chết đi để màsống. Chừng nào chết thì chết. Chết thì dễ, là việc đương nhiên rồi. Sống sao cho đáng sống mới làviệc khó. Đời là vô thường!

http://vietnamyoga.org

Page 43: Song Thien

CHẾT TRONG AN BÌNH - LOVING AND DYINGTỳ Kheo VisuddhacaraThích Tâm Quang dịch

Cuộc sống hầu như là bèo bọt Chỉ có hai điều trân quýTử tế với người phiền muộnCan đảm tự trong lòng Adam Gordon

Một ngày nào đó khi tôi chết, vì tôi phải chết, tôi muốn chết với một nụ cười trên môi. Tôi muốn ra đibình thản, muốn chào tử thần như một người bạn, có thể nói vui vẻ: "Xin chào Tử Thần, Chào Từ BiệtCõi Ðời".Tôi có thể tưởng tương chính tôi có một cuộc đối thoại với tử thần. Có lẽ có thể như thế này: "ChàoThần Chết! Mi có khỏe không? Ta đã chờ đơi ngươi từ lâu. Suốt đời ta mong mỏi ngươi đấy. Phảichăng rốt cuộc ngươi đang đến với ta? Ðã đến giờ ta phải ra đi rồi phải không? "Ðúng, đúng, Tử Thần! Ta đang đến đây. Hãy kiên nhẫn. Ta đã sẵn sàng. Ngươi không biết ta là gì?Từ lâu ta đã dự tính chào ngươi bằng một nụ cười. Phải, Tử Thần à, ta hiểu. Ngươi không phải xin lỗi.Ta biết ngươi có việc phải làm. Ta không có gì chống lại ngươi cả. Không có cảm nghĩ khó chịu.Không có gì là riêng tư, ta hiểu. "Như ta đã nói, Tử Thần à, suốt đời ta mong đợi lúc này. Ðể xem liệu ta có thể gặp ngươi với một nụcười không. Ít ra cũng để xem liệu ta có hứng trong cái chết không, nếu không có hứng ở trong cõi đời.Bây giờ ngươi đang cho ta cơ hội này và ta cảm ơn ngươi về điều đó."Phải, ta đã nghe rất nhiều về ngươi. Ngươi không đợi ai. Ngươi đến như một tên trộm ban đêm.Ngươi không mặc cả với một ai. Ngươi không chấp nhận câu trả lời "không".Tử thần, được rồi. Ta sẽ đến với ngươi một cách vui vẻ. Ta đã mệt rồi. Tấm thân này như một cái vỏvỡ. Nó đã rệu rã. Nó đã sống lâu hơn thời gian nó được sử dụng. Như ngươi thấy, ta đã sẵn sàng kềcái chết. Và ta đã chịu đựng tất cả sự đau đớn này, cố gắng mỉm cười với tất cả khách đến mời gọi ta.Tử thần, nói thật với ngươi, lẽ ra ngươi phải đến sớm hơn. Xét cho cùng sự đau đớn này, ngươi làkhoảng thời gian thoải mái như của trời cho. Nhưng nói đủ rồi. Tử Thần, không lần lữa nữa. Nào lênđường. Hãy cầm tay ta." Và ta phải đi như ta thường mơ ước với nụ cười trên môi. Cách chết đẹp đẽ biết là nhường nào! Tất cảnhững người xúm quanh tôi không cần phải khóc. Họ vui vẻ vì thấy tôi đang mỉm cười. Họ sẽ biết tôiđược lắm chứ. Cái chết chẳng là cái gì mà phải sợ hãi. Hãy đối xử với cái chết như một người bạn.Hãy sẵn sàng nói lời chào tử thần và chào từ biệt cõi đời. Ðương nhiên không ai được miễn trừ trước cái chết. Tất cả chúng ta phải chết. Như Ðức Phật đã nói:Ðời sống mong manh và cái chết là điều chắc chắn. Trong khi chúng ta sống chúng ta đau khổ khi chialìa xẩy tới với cái chết của một người thân. Cả hai ông bà tôi đều đã chết. Tôi không nhớ ông nội tôi.Ông chết lúc tôi còn rất trẻ. Nhưng tôi nhớ bà nội tôi. Bà rất ân cần với tôi. Bà cũng rất nghèo khổ. Bàthích sống ở miền quê trong khi cha mẹ tôi lại sống ở thành thị. Tôi nhớ một lần bà đến thăm chúng tôi,tôi xin bà năm xu. Lập tức bà lấy ngay ví tìm ra năm xu và đưa cho tôi. Vào thời đó có thể mua đồ với

Page 44: Song Thien

năm xu:Bạn có thể mua được một cục nước đá hay một ly nước đá với năm xu. Nếu bạn muốn uốngnước dừa do người da đỏ bán bạn có thể mua được hai ly nước dừa với năm xu! Và với năm xu bạn cóthể mua được năm cái kẹo.Cha tôi chết lúc tôi mười tuổi. Tôi nhớ có đến thăm cha tôi lần cuối vào một đêm tại Bệnh Viện ÐaKhoa, Cha tôi nằm chết tại đấy vì bệnh lao và các biến chứng khác. Tôi nhớ mẹ tôi nói với cha tôi:"Này Beh, đây là con Johnny đến thăm" Cha tôi không nói được. Ông thở qua ống dưỡng khí ở mũi.Ông dường như nhìn tôi một cách yếu ớt. Tôi còn nhỏ. Tôi không biết gì về cái chết, nhưng bây giờ tôibiết khá hơn. Bà mẹ tội nghiệp của tôi đau khổ. Bà đã chứng kiến quá nhiều cái chết và đã có một đờisống cực kỳ khó khăn từ hồi còn trẻ. Chắc chắn, đời sống không phải là thảm hoa hồng với bà. Một trong những người anh em tôi chết khi còn nhỏ. Một người anh em khác chết lúc 23 tuổi cùng vớivị hôn thê. Ðó là một thảm kịch. Hai người bị chết đuối. Tôi vẫn còn nhớ nhìn thấy xác của họ tại nhàquàn. Mẹ tôi than khóc lòng đau xót. Thật là đau đớn cho bà vì mất một đứa con trai thân yêu một cáchbi thảm như vậy. Tôi hoàn toàn choáng váng và không biết làm gì để hiểu được điều này. Lúc đó tôi đã16 tuổi. Tôi cố gắng ra vẻ thờ ơ, vô tình. Tôi gắng cầm nước mắt. Tôi nói và xử sự như không có gìxẩy ra và như thể cái chết với tôi là chuyện hàng ngày, không cần phải sầu thảm. Tôi coi điều đó làkhông quan trọng và cố tỏ ra vẻ lạnh lùng.Nhưng lúc một mình, tôi khóc. Tôi khóc một cách đắng cay. Sau lễ mai táng tôi quay trở lại nghĩa địa.Tôi đi vòng vòng trong nghĩa địa đầu nặng trĩu. Tôi đào đất và trồng hoa chung quanh mộ của anh tôivà mộ người yêu dấu của anh. Tôi khắc vào cây thánh giá bằng gỗ những chữ sau: "Không tình yêu vĩđại nào bằng tình yêu của một người đã chịu hy sinh thân mình vì bạn", vì anh tôi đã chết trong khi cốgắng cứu người vợ chưa cưới. Và tôi nói với Thượng Ðế .Tôi hỏi Ngài: "Hỡi Ðức Chúa Trời, SaoNgài cư xử với tôi thế này? Tại sao Ngài bắt anh tôi? Phải chăng đó là ý muốn hay lòng khát khao củaNgài? Nếu thế, xin để ý muốn của Ngài được thực hiện. Tôi chấp nhận việc đó". Vì các bạn thấy lúcđó tôi là một người Cơ Ðốc Giáo tốt. Và ý muốn của Thượng Ðế phải đi trước tất cả mọi việc khác.Không được nghi hoặc. Nhưng bây giờ tôi là một Phật tử, tôi tin là tôi hiểu hơn một chút. Phải, khôngcó Thượng Ðế nào bắt anh tôi. Nếu chúng ta chấp nhận sự sống, chúng ta phải chấp nhận cái chết. Chếtlà phần thiết yếu của sự sống. Như Ðức Phật đã nói, chính vô minh đã làm cho vạn vật trong vòng khổđau, và chúng ta cứ trôi lăn hết kiếp này đến kiếp khác theo những hành vi của chúng ta. Thiện mangđiều lành và ác mang điều xấu. Tôi phải thú thật rằng tôi có thể hiểu rõ hơn với cách Ðức Phật nhìnvào mọi sự. Sau này trong cuộc sống tôi chứng kiến nhiều cái chết hơn. Là một nhà báo, tôi đã nhìn thấy xác nhữngngười chết vì tai nạn, băng đảng đánh nhau, tự tử, độc dược vân vân... Tôi đã viết những chuyện bikịch, cảm xúc hay bi thảm về người ta chết ra sao. Có một người hôn đứa con gái nhỏ từ biệt rồi tựbắn vào đầu mình. Có một cặp trai gái thỏa thuận cùng nhau tự tử trên giường của một khách sạn.Người con gái chết vì thuốc độc họ mang theo, người con trai thoát chết. Và có tên cướp khét tiếng bịbắn chết bởi Cảnh Sát vào Ngày Tết. Tên cướp này bị theo dõi nên đã không thể sống để nhìn thấy hếtngày đầu năm mới. Nhưng đối với tôi đó chỉ là một câu chuyện nữa. Tôi chưa bao giờ nghĩ sâu xa vềcái chết. Tôi hoàn toàn bị tê liệt bởi nó. Tất cả tôi muốn là câu chuyện hay được đặt trên trang nhất củatờ báo. Hầu như không có cảm nghĩ hay tình thương trong tôi đối với những nạn nhân tội nghiệp. Tôiquả là một người nhẫn tâm và ích kỷ chỉ chú trọng đến phúc lợi của mình.Mãi sau này, là một nhà sư, tôi đã gặp những cái chết – vào lúc này tôi thấy nhiều cảm nghĩ và từ bihơn. Khi tôi thăm người bệnh tôi thông cảm với họ. Tôi cố gắng hết mình để an ủi họ. Với những ngườiPhật Tử, tôi tụng kinh, những bài kinh Phật. Tôi nói với họ câu Ðức Phật dạy: Thân bệnh nhưng đừngđể tâm bệnh. Chúng ta có thể không làm được gì nhiều cho thân nhưng chúng ta có thể làm được gì đócho tâm. Chúng ta có thể giữ tâm bình tĩnh khi chúng ta đau yếu. Chúng ta có thể chú tâm. Chúng ta có

http://vietnamyoga.org

Page 45: Song Thien

thể theo dõi sự tăng giảm của đau đớn, nó đến và đi từng đợt như thế nào. Chúng ta có thể hiểu biếtbản chất của khổ đau. Chúng ta có thể gặp nó và học hỏi từ nó. Chính đó là một cuộc thử nghiệm – làmsao chúng ta hiểu rõ bản chất của sự sống, làm sao chúng ta hiểu rõ rằng không có cái ngã thường cònnơi đây mà chỉ có sự thay đổi liên miên của sinh và diệt, giống như dòng sông trôi chảy bất tận; làmsao chúng ta hiểu rõ chính cái vô minh, tham ái, luyến chấp, giận hờn, sợ sệt vân vân của chúng ta lànguyên nhân của khổ đau.Bằng sự hiểu biết đó chúng ta có thể đứng lên đón nhận cái đau đớn. Chúng ta có thể coi điều đó làviệc bình thường. Chúng ta có thể giữ bình tĩnh và ôn hòa. Thậm chí không một chút gì ngã lòng. Ðúngchúng ta có thể mỉm cười, ngay cả lúc đau đớn. Chúng ta có thể nói: "Này đau đớn, mi thật tình muốnta chết phải không? Người khác có thể gục ngã với mi nhưng với ta thì không. Ta đã được huấn luyệnvà sắt đá với mi. Ðức Phật dạy ta nên đáp lại mà không giận dữ hay ghét bỏ. Cho nên ta cố gắng đáplại mi không giận dữ hay ghét bỏ. Ta hiểu rằng bằng chánh niệm và an lạc trong tâm ta, ta có thể vượtlên mi. Ta có thể cười mi. Mi dạy ta đời là khổ đau. Nhưng mi cũng dạy rằng ta có thể vượt lên mi."Và bạn có thể mỉm cười trước cơn đau. Bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn ngay lập tức.

Page 46: Song Thien

CHIẾT TỰToại Khanh

Một anh Phật tử sau một tai nạn dập nát thân thể đã được ghép lại chiếc chân mới lấy từ di hài của mộtngười hiến xác. Không bị tàn tật, anh mừng lắm, nhưng đêm đêm nhìn lại cái chân ngoại lai kia, anh cứ rùng mình vànghĩ đến người nằm dưới mộ.Một ngày, nhắm chịu không thấu, anh chạy lên chùa thăm sư phụ là một thiền sư và kể lại nỗi sợ củamình.Vị hoà thượng nhìn anh rồi mỉm cười:- Con thấy sợ cái chân đó vì cho rằng nó không phải là của con, nhưng thử hỏi, cái-chân-xưa-giờ-theo-con-từ-bé có đúng là của con không ?Truyện kể rằng anh Phật tử từ đó ngủ ngon, hết sợ.Và tôi từ lúc biết được câu chuyện này cũng thấy mình ít nhiều an lạc hơn xưa.Tôi đã hiểu chữ CỦA một cách chu đáo hơn, thấm thía hơn.Rồi cũng từ đó, tôi nghiệm ra một điều rằng ở đời nhiều lúc chỉ một chữ thôi cũng là một trời suy tư.Chiều nay, một người Phật tử gửi tôi cái link để đọc bài viết của một người trẻ chẳng biết trong hayngoài nước.Họ nói thích bài đó, khen hay và giới thiệu cho tôi. Tựa đề bài viết đó là Tình Lỡ. Thiệt lạ, đọc hếtbài, nhưng tôi không hiểu gì hết. Lòng tôi đã bị cái tựa đề Tình Lỡ kia níu kéo ngay từ phút đầu. Nóichính xác, tôi đã bàng hoàng, ngẩn ngơ chỉ vì một chữ LỠ kia thôi. Nào phải chỉ có tình mới lỡ. Có gìtrên đời này lại không bị lỡ chứ.Nhìn quanh ta, rồi thì cả thế giới, hình như chẳng gì là trọn vẹn hết.Này nhé, có ai trên đời này dám nhận đời mình là viên mãn đâu.Cả một quốc gia cũng thế.Nhiều kẻ giàu mà không sang, bởi họ chỉ phú mà không quý.Tiền bạc rủng rỉnh mà kiểu xài tiền thì ngửi không vô, đó là giàu mà không sang, phú nhưng chưa quý.Tôi muốn gọi đó là một trường hợp Lỡ: Lỡ làng, dở dang…Rồi đến chữ An Lạc.Biết bao người trên đời này ngó ngon lành vậy, nhưng thiệt ra họ chỉ được An (yên) mà chắc gì đượcLạc.Nhà cửa ổn định, thu nhập ổn định, sức khỏe ổn định, kể cả gia đạo cũng ổn định, nhưng liệu lòng họcó được vui không.Tôi từng nói rồi, nhiều khi có chuyện để lo toan còn dễ sống hơn là những ngày tháng nhàn cư vô vị,không đắng không ngọt.Viết đến đây tôi chợt nhớ đến mấy bài báo online gần đây nói về làn sóng thực phẩm độc hại đangđược xuất khẩu tứ tung thì càng thấm thía chữ Lỡ này.Nhiều món trong đó là thứ khoái khẩu của người mình, nhưng ngon mà chẳng lành.Không phải món nào ngon thì cũng lành.Cũng như nhiều người tuy dễ thương mà cũng đáng sợ vậy.Hai chữ ngon lành từ đó không phải dễ dùng.Ngay đến một chữ rất phổ biến như Phúc Đức cũng khó mà tìm được chỗ dùng.

http://vietnamyoga.org

Page 47: Song Thien

Nhiều kẻ đời nay chỉ có phúc mà không có đức.Người học A-Tỳ-Đàm thường thích nói chặt chẽ nên khó chấp nhận điều tôi đang viết.Một cách nôm na, tôi hiểu Đức ở đây là những đức tánh hàm dưỡng nhân cách của mình.Một người tiện tay làm một hai chuyện giúp đỡ kẻ khác không sánh được một người thường ngày làmgì cũng biết nghĩ về kẻ khác.Phúc thì ai cũng làm được, nhưng Đức thì phải là kẻ có tâm cơ.Tôi không nhớ là Lão Tử hay Trang Tử đã có câu nói này:Người thời nay quyền cao tước trọng đến mấy cũng chỉ là hàng quý nhân chứ không phải bậc đại nhânnhư thời trước.Cứ theo kiểu chẻ chữ (chiết tự) đó mà nói thì ta có bao điều thú vị để mà suy gẫm.Như thánh nhân chỉ có Đau mà không Khổ, phàm phu nhiều khi Thông nhưng chưa chắc đã Minh, Giảinhưng chưa chắc đã Thoát, Tình không hẳn là đi với Yêu, tôi còn muốn nói là Sung chưa chắc đãSướng, nhưng thôi !Chẻ chừng đó cũng đủ mỏi tay mòn búa rồi, chỉ mong người đời nhớ được bài học Chính Danh củathầy Khổng để mà sống trọn vẹn ngoài đời, trong đạo. Thế còn gì hơn được nữa. Mong thay !

Page 48: Song Thien

CHÍNH TRỊ và THIỀN

Thái cực sinh lưỡng nghi thì chính trị và thiền là hai lưỡng nghi đối nghịch nhưng có cùng thái cực. Đối nghịch vì một đàng phóng tâm, một đàng quy tâm. Không phóng tâm ra ngoài thì không thể làmchính trị và không quy về tâm thì sẽ không thấy được ba cõi: dục, sắc và vô sắc như trong duy thứcluận ghi: Ba cõi duy tâm vạn pháp duy thức.Có cùng thái cực vì cả hai đều khởi đi từ một chủ thể, gọi là Ngã. "Thiên thượng địa hạ duy ngã độctôn" nói lên chủ thể không chỉ riêng của lưỡng nghi và bát quái, mà còn của cả vũ trụ càn khôn. Thờitrong cùng một kiếp mà đã có người hội đủ hai lối sống chính trị và thiền. Không ai xa lạ, đó là thái tửTất Đạt Đa con của Tịnh Phạn Vương và cũng là Phật Thích Ca, người mở lối cho thiền.Nói đến chính trị là nói đến khả năng trị quốc, bình thiên hạ. Khả năng càng lớn càng bình được nhiềuthiên hạ. Do đó, người ta có thể biết được khả năng làm chính trị của một chính trị gia qua lượng sốbách phân thiên hạ bầu chọn, kế đến là thời gian tại nhiệm lâu mau. Qua quá trình tiến hóa của nhânloại mới thấy rõ một nước văn minh là một nước có dân trí cao. Muốn làm chủ nhân dân của nhữngnước nầy bắt buộc phải qua những cuộc tranh cữ lẫn tài và đức với nhiều người không cùng đường lốivới mình. Nói khác đi, một đảng nổi bật trong đa đảng qua kết quả bầu cữ và hoàn toàn khác hẵn vớisự chỉ huy một bộ lạc. Muốn có khả năng chi phối đời sống thiên hạ không thể ra ngoài hệ luận "tu thân, tề gia, trị quốc, bìnhthiên hạ". Thật vậy, từ ngàn xưa cho đến nay đã có không biết bao nhiêu người muốn bình thiên hạ vàcũng đã có biết bao người chết vì thiên hạ, bị thiên hạ nguyền rủa cũng như tôn vinh, thờ phượng. Dùbình thiên hạ bằng cách nào, phong kiến, quân chủ, dân chủ, cộng hòa, cộng sản, tư bản, xã hội, kẻmuốn có quyền uy chi phối thiên hạ cần phải có tài và đức. Có tài thiếu đức thì dân loạn, có đức thiếutài thì dân tụt hậu. Muốn có hai yếu tố nầy người đó phải tu thân trước đã. Thân tham muốn hưởng thụthì làm sao chăm chỉ thành tài, làm sao có một quá khứ tốt để được người chọn lựa.Ở thời đại không còn chuyện kế thừa quyền uy, không còn chuyện người chột trong đám người mù, màchỉ có những người sáng mắt thấy nhau, coi chừng nhau, thì Thiền cũng không còn cô đọng trong kinhsách từ chương, không qua hình thức tôn giáo, không hệ lụy vào giới luật ăn mặc. Điều mà người tuthân cần giữ ở thời nầy là tôn trọng luật lệ công cộng và tư hữu. Thí dụ: vượt đèn đỏ hay cắp trộm thìdù tín đồ nào, da màu nào cũng đều bị phạt, cũng bị thưa gởi. Đó là dân chủ. Giữ được các luật lệ củamột xã hội tiến bộ đề ra khó còn hơn giữ giới luật trong tôn giáo và cần thiết hơn trong việc thể hiện tựgiác giác tha, tự độ độ tha.CHÍNH TRỊ ở thời đại dân chủ là PHỤ TRỊ. Thật vậy, bất cứ ai có tinh thần phụ giúp tập thể đềuđược trân trọng, ngay cả người làm chính trị cũng coi trọng họ. Bởi, chính những người phụ trị mới làngười giữ được bền lâu nền dân chủ, hơn là những người đã bầu chọn nền dân chủ. Sự sụp đổ của nềndân chủ, nếu có, đồng biến với sự giảm dần số người phụ trị nầy.Trong đời sống chung đụng có thiếu chi chuyện phụ giúp. Kẻ quen gây rối không còn gây rối cũng giữđược bình an cho người khác. Kẻ không xả rác cũng giữ được sạch sẻ đường phố như phu quét đường.Đó cũng là CHÍNH TRỊ THEO PHONG CÁCH THIỀN ở thời vi tính.

TrầnThế

http://vietnamyoga.org

Page 49: Song Thien

Chuẩn bị như thế nào cho cái chết của mìnhDagpo Rimpoché

(Hoàng Phong chuyển ngữ)

Lời giới thiệu của người dịch : Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097) một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). DagpoRimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩPhật học. Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nay DagpoRimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu. Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một tài liệu ghi chép lại buổi thuyết trình của ông ngày 19 tháng 9 năm 2003 tại mộtngôi chùa Tây tạng trên đất Pháp. Thông dịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence Harié, Michel Langlois,Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart.

Cách nay khoảng 2700 năm, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã giảng rằng bất cứ một hiện tượng cấu hợp nào cũng đều là vô thường. ĐứcPhật đã khám phá ra quy luật đó nhờ vào sự suy nghiệm trong tri thức của Ngài, căn cứ vào những gì Ngài quan sát được và các kết quảsuy tư của Ngài. Ngày nay thì khoa học và kỹ thuật có thể sử dụng các phương pháp thực nghiệm để chứng minh điều đó một cách dễdàng.Chúng ta không thể làm gì khác hơn là phải chết bởi vì chúng ta đã được sinh ra. Như vậy đối với Phật giáo thì sinh đươc định nghĩa nhưthế nào ? Sinh có nghĩa là giây phút xảy ra thụ thai : đó là lúc hai tế bào của cha và của mẹ kết hợp lại và đồng thời thâm nhập vào đómột dòng tiếp nối liên tục tâm thần (continuum mental) hay tri thức (conscience-conciousness). Tóm lại thụ thai hay sự sinh xảy ra khidòng tiếp nối liên tục tâm thần thâm nhập vào sự kết hợp giữa hai tế bào của cha và của mẹ. Theo quan điểm Phật giáo thì bất cứ một vật thể nào cũng đều được cấu tạo bởi vô số các thành phần kết hợp lại với nhau. Đúng vàogiây phút thụ thai tức là giây phút mà bào thai được cấu tạo thì năm thứ cấu hợp cũng xuất hiện và dựa vào đó một cá thể cũng đượchình thành. Từ sự kết hợp đó phát sinh ra sáu cơ sở hiểu biết và bốn thành phần . Tất cả gồm có hai mươi bốn chất liệu vật chất tạo racơ sở chuyển tải dòng lưu chuyển của tri thức, và dòng tri thức lại bám víu vào cơ sở chuyển tải ấy và xem đấy là của nó. Đấy là cănbản sơ khởi tạo ra một cá thể. Cái cá thể ấy lại tiếp tục biến dạng, lớn lên và phát triển thêm. Nhờ vào cơ sở vật chất dòng tiếp nối liêntục của tri thức cũng phát triển theo để đảm trách những sinh hoạt ngày càng phức tạp hơn. Đấy là gì mà người ta gọi là sự sống, nótương ứng với khoảng thời gian mà dòng tiếp nối liên tục tâm thần còn sử dụng một cơ sở vật chất để chuyển tải nó.Tuy nhiên các thành phần vật chất cũng là những cấu hợp, vì thế không những chúng biến đổi trong từng giây phút một mà chúng cònphải gánh chịu hiện tượng già nua và hao mòn. Sau một khoảng thời gian nào đó có thể dài hay ngắn thì các thành phần kết hợp lúc thụthai sau khi đã phát triển trong suốt cuộc sống sẽ bắt đầu suy thoái. Các thành phần vật chất suy thoái dần và khả năng chuyển tải dòngtiếp nối liên tục tâm thần của chúng cũng theo đó mà suy giảm đi. Dòng tiếp nối liên tục tâm thần vì thế cũng trở nên "thu hẹp" hơn vàmất đi một số tính năng, và các tính năng này cũng sẽ tiếp tục tan biến dần. Cuối cùng thì đến một lúc nào đó cơ sở vật chất sẽ suy thoáiđến độ không còn đủ sức chuyển tải dòng tiếp nối liên tục tâm thần nữa. Dòng tiếp nối tâm thần bắt buộc phải rời bỏ cơ sở vật chất củanó, và chính vào thời điểm ấy thì cái chết sẽ đến với sự sống hiện tại này. Vậy thì cái chết là sự tách rời giữa tri thức (hay dòng tiếp nối liên tục tâm thần) và cơ sở vật chất. Theo quan điểm Phật giáo thì dòngtiếp nối liên tục đó không chấm dứt. Dù nó không thể tiếp tục lưu trú trong cơ sở vật chất thô thiển nữa nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại. Tùytheo trường hợp, nó có thể chuyển sang một thể dạng trung gian gọi là bardo (trung ấm) hay là không. Dầu sao đi nữa thì nó sẽ hướngvào một sự tái sinh mới. Nó hướng vào một cơ sở vật chất mới, thâm nhập vào đấy và làm phát sinh ra một sự thụ thai mới, tức là điểmkhởi đầu của một cuộc sống mới. Cuộc sống mới ấy sẽ kéo dài một thời gian nào đó và rồi cũng sẽ chấm dứt, và cứ tiếp tục như thế.Người ta gọi đấy là chu kỳ của những sự hiện hữu phát sinh do điều kiện, nghĩa là do nghiệp mà ra . Thật ra thì những gì xui khiến dòngtiếp nối liên tục của tri thức hướng vào một cơ sở vật chất cá biệt nào đó không tùy thuộc vào quyết tâm của một cá thể - ít ra thì đâycũng là trường hợp của những cá thể bình thường - mà duy nhất do sự tác động của nghiệp mà cá thể ấy đã tích lũy từ trước.Đối với một người chấp nhận sự tái sinh thì khi cái chết gần kề sẽ hiểu rằng tâm thức của mình sẽ rời bỏ cơ sở vật chất của nó. Dòng tiếpnối liên tục tâm thần của mình sẽ tiếp tục tồn tại, vậy trong giây phút đó những gì quan trọng hơn hết ? Có phải là thân xác mình, của cải,gia đình, danh vọng hay uy quyền...? Tất cả những thứ ấy không có một giá trị nào cả, vì người sắp ra đi sẽ bỏ lại tất cả những thứ ấy.Chỉ có dòng tiếp nối liên tục tâm thần là tồn tại và những gì mà nó có thể mang theo là những vết hằn (của nghiệp) đã in sâu vào nó.Những gì tiếp tục tồn tại và kéo dài từ kiếp sống này sang kiếp sống khác trên dòng liên tục tâm thần chính là nghiệp của chúng ta. Dùđấy là nghiệp tốt hay nghiệp xấu thì cũng đều gom lại thành một tổng hợp các vết hằn hay là các tiềm năng hay xu hướng mà dòng tiếpnối tâm thần sẽ mang theo với nó. Đối với quý vị nào trước đây chưa hề hiểu nghiệp là gì thì cũng xin giải thích thêm đấy là những xuhướng tích tụ trên dòng tiếp nối liên tục tâm thần. Những xu hướng ấy mang tính cách "tích cực" khi chúng có khả năng mang lại những

Page 50: Song Thien

giác cảm hạnh phúc, những cảm nhận về hạnh phúc. Ngược lại thì những nghiệp "tiêu cực" là những vết hằn hay những tiềm năng lắngđọng trong tâm thức mà chúng sẽ mang lại những cảm nhận khổ đau.Chủ đề buổi nói chuyện tối nay là "Chuẩn bị cho cái chết". Vậy chúng ta hãy đi thẳng vào chủ đề đó. Chúng ta hãy xét xem điều gì cóthể giúp ích cho chúng ta khi hấp hối và khi phải hướng vào một sự tái sinh mới. Có rất nhiều phương pháp kể cả một lô các phương phápđặc thù của Phật giáo. Tuy nhiên không cần bắt buộc phải là một người Phật giáo mà chỉ cần tin có sự tái sinh thì cũng đủ để hiểu rằngcái chết không phải là một sự chấm dứt vĩnh viễn vì sau đó sẽ còn phải hướng vào một sự tái sinh mới, và trong trường hợp đó thì bất cứai cũng đều hiểu rằng cái thể dạng tâm thức cuối cùng đúng vào lúc sắp chết sẽ giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu vào giây phútđó ta tạo ra cho mình một thể dạng tâm thức tốt thì nó sẽ giúp ta hướng vào một sự tái sinh thuận lợi. Nói một cách khác là ta phải làm thế nào để gợi lên cho ta một thể dạng tâm thức lợi ích đúng vào lúc mà ta sắp chết. Phương pháp ấycó thể áp dụng cho bất cứ ai, không nhất thiết phải là người Phật giáo mới làm được. Bất cứ ai cũng có thể là một người tốt được, dù chohọ theo một tín ngưỡng nào cũng vậy. Dù đứng trên quan điểm nào thì bất cứ ai cũng đều có thể tạo ra cho mình một thể dạng tâm thứcđầy yêu thương và từ bi hay đức tin vào lúc hấp hối. Vậy đối với Phật giáo thì ý nghĩa của tình thương là gì ? Tình thương hiểu theo Phậtgiáo là mong cầu hạnh phúc cho người khác. Nếu trong lúc hấp hối mà ta đủ sức gợi lên trong tâm trí mình một lời nguyện cầu đơn giảnnhư sau : "Tôi chỉ cầu mong sao cho tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc !", tức là " Tôi chỉ ước mong làm sao để giúp cho tất cảchúng sinh đạt được hạnh phúc", thì lời nguyện cầu đó sẽ hướng ta vào một sự tái sinh tốt đẹp. Từ bi chính là ước vọng tất cả chúng sinhloại bỏ được khổ đau. Chẳng hạn như những ước vọng như sau đây : "Tôi cầu mong tất cả chúng sinh vượt thoát khỏi khổ đau, cầu xincho họ đạt được một tâm thức luôn luôn an bình không còn phải chiến đấu với khổ đau". Bất cứ một thể dạng tâm thức đạo hạnh nàocũng thế, dù đấy là đức tin hướng vào một vị Trời, vào Đức Phật hay là một vị Thầy tâm linh, thì cũng đều mang lại hiệu quả. Mọi thểdạng tâm thức lợi ích đều giúp cho cái chết được thanh thản và hướng vào một sự tái sinh thuận lợi. Một thể dạng tâm thức lợi ích khôngnhất thiết phải được quy định trong một khuôn khổ hay một giới hạn nào cả mà có thể mở ra thật rộng lớn, chẳng hạn như ta có thểnguyện cầu như sau : "Tôi cầu mong cho hòa bình sẽ tỏa rộng và bao trùm lên cả thế gian này. Cầu mong sao cho tất cả nhân loại trênđịa cầu đều được an bình. Ước mong sao cho tất cả mọi xung đột dù đang tác hại ở bất cứ nơi nào trên hành tinh này cũng đều sẽ chấmdứt". Ta cũng có thể ước mong như sau : "Nếu trong kiếp sống này tôi không thể giúp được nhiều chúng sinh như tôi hằng nguyện cầu thìxin cho tôi được tái sinh trong một kiếp sống thuận lợi hơn để có thể giúp được nhiều chúng sinh hơn nữa".Ngoài ra cũng không nên quên rằng chúng ta phải làm sao để thể dạng tâm thức lợi ích đó được hiển hiện khi mà chúng ta vẫn còn thìgiờ, tức là không nên chờ đợi đến giây phút chót khi quá trình của cái chết đã bắt đầu xảy ra . Cái chết sẽ xảy ra khi cơ sở vật chất trởnên quá suy yếu hoặc rơi vào một tình trạng quá tệ hại không còn đủ sức chuyển tải được tâm thức nữa. Tuy nhiên thì trước đó cũng sẽqua một giai đoạn mà cơ sở vật chất trở nên suy thoái thật nặng nề và tâm thức không còn sử dụng được các khả năng của nó một cáchbình thường như trước, thì trong tình trạng đó tâm thức sẽ rơi vào một trạng thái trung hòa (mê man). Vì thế phải hành động ngay để tạora một thể dạng tâm thức tích cực và lợi ích trước khi nó rơi vào tình trạng trung hòa như trên đây. Phải làm hiển hiện thể dạng tâm thứclợi ích trước khi đến giai đoạn suy thoái nặng nề thì thể dạng lợi ích ấy mới có thể tác động và ảnh hưởng đến tình trạng tâm thức trunghòa khi đã gần kề cái chết. Thể dạng tâm thức lợi ích sẽ giúp tăng cường thêm sức mạnh cho các nghiệp tích cực và cũng từ đó sẽhướng vào một sự tái sinh thuận lợi. Những điều vừa được trình bày trên đây có thể xem là kết quả mang lại từ một sự chuẩn bị thật lâu dài, có nghĩa là từ khi mà ta còn đangkhoẻ mạnh. Không phải chờ đến lúc hấp hối ta mới bắt đầu tập thương yêu người khác và làm hiển hiện lên trong ta lòng từ bi. Tìnhthương và lòng từ bi chỉ có thể hiển hiện lên trong lúc nguy kịch khi mà chúng đã được thấm nhuần từ trước bằng những cố gắng lâu dài.Nói một cách khác là ta nên tập luyện ngay bây giờ để quen dần với thể dạng tâm thức đó dù đấy là tình thương yêu, lòng từ bi, đạo đức,hay đức tin cũng thế. Phải tập thế nào để tất cả những thứ ấy trở thành thói quen và chúng sẽ tự động hiển hiện lên vào giây phút mà tasắp ra đi.Khi phải đối đầu với những thử thách khó khăn tức vào những lúc sắp gặp nguy cấp thì các phản ứng dưới các thể dạng tâm thức quenthuộc nhất thường sẽ được biểu lộ. Phản ứng của một đứa bé là một thí dụ điển hình hơn cả. Khi đứa bé cảm thấy nguy hiểm thì tiếngkêu cứu đầu tiên phát ra từ miệng nó là tiếng gọi : "Mẹ ơi !". Đơn giản chỉ vì mẹ là người thân thiết nhất của nó, gần gũi nhất với nó, luônhiện hữu trong tâm thức nó. Chỉ cần vấp ngã hay va đầu vào vật gì làm cho nó đau đớn thì nó khóc và kêu lên : "Mẹ ơi !".Phải chọn lựa một thể dạng thích hợp nhất với bản tính của mình để làm hiển hiện ra trong tâm thức - chẳng hạn như tình nhân ái, tìnhthương yêu người khác, v.v... - phải luyện tập thường xuyên để giúp chúng ngày càng vững mạnh hơn. Tập như thế cho đến khi nào thểdạng tâm thức đó trở thành một phản ứng tự nhiên và đột phát khi ta phải bất thần đối đầu với những tình huống đang xảy ra. Ta có thểtập luyện để phát huy tâm thức ấy, dù cho trên thực tế ta không thể giúp đỡ người khác một cách cụ thể đi nữa. Chỉ cần tạo được thóiquen trong tâm thức luôn luôn nghĩ đến người khác, lúc nào cũng cảm thấy gần gũi với người khác và trực tiếp liên đới với hạnh phúc củangười khác. Như thế đến khi hấp hối thì những ý nghĩ và xúc cảm đó sẽ hiển hiện lên một cách tự nhiên trong tâm thức ta.Không phải cứ chuyên cần tập luyện theo các giờ giấc đều đặn trong ngày là đủ mà đúng hơn phải cố gắng hơn thế nữa để theo dõi tưduy hiển hiện ra trong tâm thức mình vào bất cứ lúc nào. Chúng ta không ngừng múa may tay chân, nói năng huyên thiên, đàm thoại vớihết người này đến người khác, đi tới rồi lại đi lui... Nên cố gắng nhìn lại chính mình gần hơn để nhận thấy mình và thốt lên : "À thì rakhông ngờ trong đầu lại có lắm thứ tư duy đến thế, thật là nhiều và đủ loại và chúng đang bộc phát ra trong tâm thức ta. Một số thì tốt,một số thì kém hơn, hoặc có thể rõ ràng vô phương chối cãi là rất tệ hại, hoặc một số khác thì chỉ có tính cách trung hòa". Khi ta có thểnhận biết và phân loại được chúng thì đó là lúc mà ta đã đạt được một bước tiến bộ rồi đấy. Cả ba thể loại tư duy ấy đều là những gì thậttự nhiên, tuy thế nếu khi nào đã đủ sức phân loại được tư duy nào là tốt, xấu hay trung hòa, thì cũng nhân đó mà so sánh tỷ lệ xuất hiệncủa chúng trong đầu ta ra sao để xác định xem ta có xu hướng tốt một cách tự nhiên, hay ngược lại ta chỉ là một người có xu hướng xấuhoặc trung hòa. Sau khi xác định được như thế ta phải cố cảnh giác trong từng giây phút một trong cuộc sống để chủ động tâm thứchttp://vietnamyoga.org

Page 51: Song Thien

mình, kiểm soát những tư duy của mình. Cuộc sống thường nhật buộc ta phải nói năng với người khác, dù những lời đàm thoại đó mangnội dung như thế nào thì ta cũng nên tự hỏi tại sao ta lại thốt lên những lời như thế. Nếu nhận thấy rằng những lời mà ta thốt ra mang chủđích mong muốn người đối thoại được hạnh phúc và trong lòng ta cầu mong cho họ gặp được những điều tốt đẹp, như thế thật không còngì để nói thêm ! Nếu trong trường hợp ta phải nói một cách máy móc vì nghề nghiệp để thực hiện một công việc nào đó, thì chủ đíchnhững lời nói ấy chỉ mang tính cách trung hòa. Tuy nhiên nếu ta ngỏ lời với một người nào đó mà lại chỉ cầu cho họ gặp những điều bấthạnh và trong thâm tâm ta chỉ muốn làm hại người ấy, thì đấy thật rõ ràng là không tốt. Nếu nhận biết được như thế thì dần dần về sauchúng ta cũng sẽ không phát ra những ngôn từ thuộc vào loại đó nữa, tức là những ngôn từ bề ngoài không nhất thiết là xấu, nhưng bêntrong thì lại tiềm ẩn những ý đồ tiêu cực.Khi đã quen với sự cảnh giác để luôn luôn tự hỏi chủ đích của mình là gì, thì đến một lúc nào đó ta sẽ có thể chủ động hoàn toàn đượctâm thức của mình và cả những hành động phát sinh từ thân xác của mình nữa.Phải thú nhận rằng hầu hết chúng ta không mấy ai có thể tự cho rằng mình hoàn toàn được tự do, bởi vì chưa ai có thể bảo đảm rằngmình có thể hành động theo đúng như ý mình muốn. Thật sự mà nói là ta vẫn thường xuyên bị tâm thức khống chế, nó chỉ huy và ra lệnhcho ta phải hành động theo những quyết định của nó. Nhưng nếu nghĩ kỹ thì chính tâm thức ta cũng lại bị nô lệ bởi sự khống chế củanhững yếu tố bấn loạn, sự yếu đuối và các thứ dục vọng của chính nó. Chính đấy là những gì đã đứng ra điều khiển nó ! Hãy lấy thí dụvề sự giận dữ, và tiếc thay đôi khi chúng ta vẫn còn giận dữ, và khi đã giận dữ thì ta sẽ hoàn toàn bị nó khống chế. Khi cơn giận đã bộcphát ra rồi thì ta không thể cưỡng lại được nữa. Nó kiềm tỏa tất cả và chỉ huy mọi tư duy của ta, xúi dục ta phạm vào những hành độngmà chính ta không muốn. Kích động bởi sự giận dữ, ta sẽ phát ra những ngôn từ làm mếch lòng người khác, chỉ trích và nguyền rủa ngườikhác, thế rồi ta không còn tự chủ lấy mình được nữa.Đừng nghĩ rằng trong thoáng chốc là ta có thể loại bỏ được sự giận dữ vì giận dữ là một thành phần của tâm thức, tiềm ẩn trong tâm thứcvà đã quen tác oai tác quái quá lâu đời. Ta đâu có thể loại bỏ chúng dễ dàng như thế được. Trước hết ta phải tập khám phá thật sớm sự xuất hiện của giận dữ. Nếu thấy nó vừa ló dạng thì tức thời ta phải tự cảnh giác ngay vì biếtrằng sự bực bội đang tìm cách xâm chiếm ta và nếu cứ để cho nó bùng lên thì ta sẽ không còn cưỡng lại được nữa. Ý thức được điều đócó nghĩa là ta đã đạt được một bước tiến đáng kể. Nếu tiếp tục tập luyện theo cách đó thì dần dần ta cũng sẽ loại bỏ được các yếu tốbấn loạn, chẳng hạn như sự giận dữ, đồng thời lại phát huy được các phẩm tính tốt của mình, và rồi ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.Một người dễ nổi nóng sẽ thường xuyên gây ra tình trạng căng thẳng và xung đột với những người chung quanh, suốt ngày họ cãi vãtrong gia đình, với đồng nghiệp và họ hàng, họ chẳng bao giờ biết an vui là gì. Đối với trường hợp như thế thì cách tập luyện trên đây sẽgiúp họ làm giảm bớt sự nóng giận. Sự giao tiếp với người chung quanh do đó cũng sẽ được cải thiện hơn và cuộc sống hằng ngày cũngsẽ thay đổi tốt hơn: họ cảm thấy an vui hơn, công việc mang lại nhiều kết quả hơn...Nói một cách khác, nếu muốn chuẩn bị cho cái chết thì ngay lúc này trong cuộc sống thường nhật ta cũng nên bắt đầu tập cho quen dầnvới các thể dạng tâm thức lợi ích, và các thể dạng lợi ích ấy cũng sẽ mang lại cho ta nhiều điều cải thiện trong cuộc sống hằng ngày củata. Ta nên sống như thế nào để đến lúc lâm chung thì thể dạng tâm thức thuận lợi sẽ đến với ta một cách tự nhiên. Nếu không đủ sức tạocho mình một cuộc sống như thế, thì ít ra cũng cố tránh không để cho tâm thức bị dao động và tràn ngập bởi sự giận dữ hay bám víu. Mộttâm thức an bình sẽ trợ giúp cho ta hay cho bất cứ ai trong giây phút hấp hối. Vì thế, khi đang ở cạnh người sắp ra đi thì ta phải tránh tấtcả những gì có thể làm cho người ấy bị rối loạn hay dao động tức là tránh tạo ra cho họ một thể dạng tâm thức tiêu cực. Cố gắng giúp họtạo ra một thể dạng tâm thức lợi ích và tích cực. Nếu biết được họ theo tôn giáo nào thì cứ nhắc đến tín ngưỡng của họ, giúp họ phát lộđức tin. Dù trong bất cứ trường hợp nào thì cũng cố gắng giúp người hấp hối yên lòng, nhắc cho họ biết là họ đã sống một cuộc sống trọnvẹn, đã làm được nhiều điều tốt đẹp, mục đích là giúp cho họ ra đi trong an bình và mãn nguyện, dù cho những lời khuyên nhủ của ta cóđúng với sự thật hay không. Ngay cả trong trường hợp mà ta biết là người ấy có một cuộc sống không mấy tốt lành đi nữa thì ta cũngkhông nên nhắc đến những gì kém tốt đẹp trong cuộc sống trước đây của họ. Trái lại phải an ủi họ, nói với họ là họ đã từng làm hết sứcmình, đã thực hiện được nhiều điều tích cực trong đời họ và giờ đây thì họ có thể yên lòng ra đi. Phải cố gắng giúp họ ra đi thật thanhthản và êm ả.Ta cũng phải cẩn thận trong từng cử chỉ, phải chú ý đến sự dịu dàng trong từng lời nói để cho người hấp hối vững tâm . Không nên tỏ rabồn chồn hay khóc lóc, không nên nói lớn tiếng, cũng không nên lay người hấp hối. Tiếc thay đó lại là phản ứng rất thường thấy củanhững người thân thuộc chung quanh. Đôi khi người thân ôm người hấp hối vào lòng. Một số người thường có những cử chỉ như thế, họôm người hấp hối và thốt lên : "Không, đừng ra đi, hãy ở lại với chúng tôi...". Nên tránh những cử chỉ thô bạo như thế. Trái lại phải làmthế nào để tạo ra một bầu không khí êm dịu, thanh thản và an bình chung quanh người sắp ra đi, bằng một giọng thật thấp hãy nói vớingười hấp hối những lời lẽ ngọt ngào.Tóm lại, tất cả chúng ta đều ước mong đạt được hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau. Vậy nếu muốn thực hiện được điều đó thì phải tìmhiểu chính mình, theo dõi được những gì đang diễn biến trong tâm thức của mình. Dù ta đang hạnh phúc hay khổ đau thì cả hai thể dạngấy đều phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân và điều kiện, và những nguyên nhân và điều kiện chính yếu hơn hết tạo ra các thể dạng ấy lạitùy thuộc vào tâm thức của chính mình, phát sinh từ tâm thức của chính mình. Tạo ra những thể dạng tâm thức tích cực sẽ mang lại chota sự thư giãn và hạnh phúc và cũng sẽ giúp cho ta làm giảm bớt tác động của những thể dạng tâm thức tiêu cực mang lại khổ đau. Thựchiện được như thế là cách giúp cho ta chuẩn bị cho lúc lâm chung và đồng thời cũng tạo ra những tác động tích cực ngay trong cuộcsống thường nhật của ta trong lúc này.Cách tập luyện vừa trình bày trên đây không nhất thiết là những gì đặc thù dành riêng cho Phật giáo, mà bất cứ ai cũng có thể tập được,không cần phải tin vào một tôn giáo nào cả. Bất cứ một sinh linh nào hàm chứa một tâm thức đều nên tìm hiểu chính mình để chủ độnglấy tâm thức của mình.Thật vậy, không phải chỉ cần vơ vét của cải vật chất cho thật nhiều là có thể tìm thấy hạnh phúc. Không phải những người giàu sụ đương

Page 52: Song Thien

nhiên là những người hạnh phúc. Hạnh phúc không nhất thiết lệ thuộc vào của cải và những gì ta chiếm hữu, mà tùy thuộc vào những tưduy đang diễn biến trong tâm thức của mình. Dù thật giàu có nhưng ta lại không đủ sức tạo ra cho mình một khả năng cảm nhận đúngđắn về mọi sự vật thì của cải của ta cũng sẽ không thể cứu ta thoát khỏi những khổ đau khủng khiếp. Có những người giàu có nhưng lạivô cùng khổ sở không đủ nghị lực để vượt lên những hành động tuyệt vọng, như tự tử chẳng hạn. Những chuyện đại loại như thế vẫnthường xuyên được báo chí đưa tin. Ngược lại, có nhiều người phải đối đầu với những khó khăn vật chất, sống trong hoàn cảnh khiêmtốn, nhưng lại tỏ ra hết sức hạnh phúc, chẳng qua đấy là vì họ biết nhìn mọi sự một cách khác hơn.

http://vietnamyoga.org

Page 53: Song Thien

Chữ An

(Trích dẫn tác phẩm Tìm Hiểu Việc Ðời Ðã Qua 1 của Gs Nguyễn Phú Thứ)

Cứ mỗi lần Tết đến, tôi lại nhớ xuân sang ở quê hương mình, nhứt là những ngày cận Tết thật là vuinhộn không đâu bằng, để nhà nhà lo sửa soạn mừng xuân, đón Tết, thật đẹp, thật mới và thật dân tộc.Ðó là, những đôi liểng viết bằng mực tàu, trên giấy hồng điều do các cụ đồ nho viết, với lời hay, ý đẹpthật thâm sâu, chân thành, đẹp đẻ để chúc tụng nhau, để cầu cái may mắn, cái hên cho năm mới, chomọi nhà, trong khi đó thì cũng có những cánh thiệp đầu xuân, cũng chúc tụng bằng những với ý nghĩanào là: Bá An, Vạn Phúc... cho trọn cả năm. Ðây là phong tục của dân-tộc Việt-Nam của Tổ Tiên ÔngBà xa xưa để lại trên 4000 văn hiến, đáng tự hào. Ngoài ra, còn thấy mấy ông thầy đồ viết những đôiliễn như sau :

Phước dư Ðông Hải Tứ hải giai huynh đệ Xuân đáo hoan hỷ Phúc thọ khang ninh Công thành danh toại. Thịt mở dưa hành câu đối đỏ Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh...

hoặc là :

Tân niên hạnh phúc bình an tiến, Xuân nhật vinh hoa phú quí lai. (Năm mới hạnh phúc bình an đến, Ngày Xuân vinh hoa phú quí về)

Ðịa sanh tài thế nghiệp quang qui, Thiên thủ phúc gia thanh hiện thái. (Ðất sanh tài nghiệp đời sáng lạng, Trời ban phúc nhà tiếng tốt tươi.)

Thiên tăng tế nguyệt niên tăng thọ, Xuân mãn càng khôn phúc mãn đường. (Trời thêm năm tháng tuổi thêm thọ, Xuân khắp đất trời phúc khắp nhà)

Môn đa khách đáo thiên tài đáo, Gia hữu nhân lai vạn vật lai. (Cửa nhiều khách đến nhiều tiền đến, Nhà có người vào lắm vật vào.)

Page 54: Song Thien

Sơn thủy thanh cao xuân bất tận, Thần tiên lạc thú cảnh trường sanh. (Phong cảnh thanh cao xuân mãi mãi, Thần tiên vui thú cảnh đời đời.)

Khi viết đến đây, tôi lại nhớ nhà thơ Vũ Ðình Liên thời xa xưa ở miền Bắc Việt Nam, đã làm bài thơnhư sau :

Mỗi năm hoa Ðào nở, Lại thấy ông đồ già, Bày mực tàu giấy đỏ, Bên phố đông người qua... v.v

Và khi nhắc đến chữ An, để chúc tụng cho nhau, thì ý nghĩa rộng rãi vô cùng, nếu chữ An ghép thêmvới từ ngữ đứng trước hoặc đứng sau, thì nó sẽ thêm một ý nghĩa khác thật đậm đà thêm hơn, ví như :Bình An, Phước An, Trường An, Vạn An ...hoặc là An Cư, An Lạc, An Khang, An Vui, An Giấc ...v.v.Do vậy, mọi người rất thường dùng chữ An để chúc Tết cho nhau trong dịp năm hết Tết đến, hoặc khibà con, bạn bè, thân hữu có dịp đi làm ăn xa cũng chúc thượng lộ bình An. Hơn nữa, còn dùng chữ Anđể đặt tên cho các con, các cháu. Nhưng chúng ta thử đặt câu hỏi, mọi người trong chúng ta sống trêncõi hồng trần này, có mấy ai được hưởng trọn vẹn và thật sự đúng ý nghĩa chữ An mà mọi ngườithường chúc tụng hoặc đặt tên dùng chữ An cho chúng ta. Quả thật khó ai thực hiện cho bằng được?Bởi vì, chúng ta còn nặng nợ trần ai chưa dứt, nên chúng ta phải tích cực làm việc, tranh đấu để đemlại cái bả danh và lợi ở trên cõi đời tạm bợ này, mặc dù chúng ta đã biết khi chúng ta còn tiếp khí trờibằng hơi thở, thì chúng ta còn sống và được gọi là con người. Nếu chẳng may, chúng ta không thể thởđược, thì chúng ta sẽ chết và được gọi là thi hài, giống như đống thịt không hơn không kém, thật hôitanh, thì dù chúng ta giàu có, tiền dư bạc để hơn mọi người, thì chúng ta cũng không bao giờ hưởng hếthoặc đem theo được khi chúng ta không còn hơi thở để sống trên cõi hồng trần tạm bợ này. Thế mà,mọi người trên đời này, lúc nào cũng cố tranh giành cái danh, cái lợi, để rồi gây nên cảnh tương tànđiêu linh cho nhau và mọi người lúc nào cũng phải mang cái đau khổ vào thân. Nếu mọi người ý thức cương quyết tiêu diệt cái đau khổ bằng cách : "Thương người như thể thươngthân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồi với nhau, cho nên lúc nào cũngtận tình giúp đở từ vật chất đến tinh thần và cũng đừng bao giờ làm những gì mà mình không thích chomọi người, mà nên làm những gì mình thích cho mọi người. Có vậy mới chấm dứt sự đau khổ triềnmiên ở trần gian này nữa" Nếu mọi người có tấm lòng như thế, tôi tin tưởng rằng thế giới chúng ta đang sống sẽ trở thành thiênđàng đúng nghĩa của nó và mọi người sẽ thoát cái đau khổ. Mong lắm thay! Nhớ lại thuở còn tuổi học trò ở quê nhà, tôi cũng phải tranh đấu với bạn bè cùng lớp từ bậc tiểu học,rồi trung học và đại học, cứ tưởng khi ra trường đi dạy làm thầy sẽ thoải mái và sung sướng hơn tuổihọc trò đầy mơ mộng. Nhưng than ôi! khi đến tuổi lập thân, nên người và có sự nghiệp trong tay rồi, thìtôi cũng tiếp tục tranh đấu vì sự sống hằng ngày, mà chẳng thực hiện được chữ An, nhớ lại cái tuổi họctrò, sống với Cha Mẹ, thì thật là sung sướng vô cùng, mỗi ngày chỉ vui chơi, rồi đi học, về nhà thìđược Cha Mẹ nuông chiều, lo cơm áo đầy đủ, duy chỉ có cái lo học cho được điểm cao ở nhà trườngvà mỗi lần có cuộc thi làm bài trúng và được chấm là xong, chớ nào có hay biết Cha Mẹ phải tranhđấu để làm ra tiền của, để nuôi dưỡng cho mình ăn học đâu? Thành ra cuộc đời tuổi học trò thật là An

http://vietnamyoga.org

Page 55: Song Thien

vui, mà tôi không bao giờ hay biết, mà tôi còn cứ than Khổ mỗi khi phải lo học hành, đến ngày nghỉcuối tuần mới được rông chơi với bạn bè hoặc vào dịp nghỉ hè được nhà trường tổ chức đi thăm viếngdanh lam thắng cảnh quê hương mình và nhìn lên bục giảng bài của những vị thầy, những vị giáo sư, thìtôi cũng không An, với tuổi học trò đầy mơ ước sau này sẽ trở thành những vị ấy, sẽ sung sướng vàhảnh diện và An vui hơn cái tuổi học trò. Thế rồi, nước chảy ngày tới, thời gian cứ trôi qua, tôi đã thậtsự thành công cái mơ ước của mình, thì tôi lại thấy cái tuổi học trò quả thật An vui hơn, mà tôi khôngchịu An hưởng cái An hiện có của mình, cho nên cái tuổi học trò tôi vẫn mất An là thế đó. Vì thế, tôimới tiếc rẻ cái An của cái tuổi học trò, vì nhứt nhứt sự sống, từ cái ăn, cái mặc đều do Cha Mẹ lo lắngđầy đủ cả, chớ đâu phải như ngày hôm nay. Sau năm 1975, gia đình tôi cũng như bao gia đình khác đến xứ người, khi còn ở trại tỵ nạn ở đệ nhịquốc gia, thì tôi lại không An, vì không biết nước nào nhận, nên lại lo lắng vô cùng. Khi gia đình tôiđến được đệ tam quốc gia, thì lại không An, vì đến xứ người bắt buộc phải nói tiếng nước người, chonên bắt buộc phải lo lắng học tập từ ngôn ngữ cho đến nếp sống mới, để có đầy đủ điều kiện hội nhậpvới người bản xứ, để rồi đi làm và tạo dựng tương lai. Ðời sống ở nước Tây Phương, hàng hóa sản xuất tràn ngập, cạnh tranh tự do, cho nên chúng ta khôngtự dằn lòng An tâm là: Tri túc, tri chỉ (Biết đủ, biết thôi) hoặc là: Tri túc tiện túc, hà thời túc Tri nhàn tiện nhàn, hà thời nhàn (Biết đủ thì đủ - Biết nhàn thì nhàn) thì chúng ta sẽ lọt vào quỷ đạo đầy cám dỗ văn minh vật chất lúc nào không hay, vì mỗi tháng, mỗinăm đều có cái hay, cái mới sản xuất tung ra thị trường tiêu thụ. Nếu chúng ta không can đảm biết Anvới sự sống, mà cứ bám vào cái bả vật chất để thụ hưởng theo thời, theo kiểu mới, thì chúng ta phải cốgắng làm việc cho thật nhiều tiền mới mong đáp ứng cung phụng cho vật chất đầy đủ. Nhưng than ôi!chúng ta không bao giờ tự mãn là những vật chất đó xem là đủ, cho nên chúng ta lúc nào cũng đau khổtriền miền, ngoài ra đời sống gia đình chúng ta lúc nào cũng không An, hạnh phúc gia đình không đượctrọn vẹn, bởi vì các con của chúng ta không được chăm sóc chu đáo, học hành không đem lại kết quảnhư ý, đôi khi vợ chồng không có thời giờ để gặp nhau để tâm tình hoặc bàn những công việc trongngày hay tương lai, bởi vì mỗi những ngày làm việc trong tuần ông làm một nơi, bà làm một nẻo, cókhi làm hai ba công việc trong tuần, nhưng giờ giấc lại khác nhau như trường hợp ở Hoa Kỳ, để mớicó đủ tiền sắm sửa cho thật sang trọng, đôi khi đau cũng cố gắng đi làm, chỉ vì vật chất mà hại đến sứckhỏe, Cha Mẹ càng ngày xa con cái, đôi khi những cặp vợ chồng thật hạnh phúc nay bắt buộc phải lydị, mặc dù vợ chồng đã có nhiều tiền để cung phụng như ông hoàng bà chúa thật sự, nhưng chúng taphải đau khổ về tinh thần, vì gia đình của chúng ta không còn được An cư hạnh phúc như xưa, cho nênđời sống lúc nào cũng bất An, đôi khi phải tan nát gia đình, vì vợ chồng mỗi người có một lối sống,một công việc riêng, một lý tưởng không đồng nhứt và lại có tiền lương riêng, rồi nếu có sự bất hòa thìlại kể vật chất, tiền ông, tiền bà cũng vì cái bả danh lợi mà tạo nên cảnh bất An đưa đến trong gia đìnhđã có hạnh phúc từ xưa, nay phải bị tan rả. Nếu chúng ta nhìn vào các cuộc chiến vừa qua, cũng dodanh lợi mà ra, các nước lớn lúc nào cũng tìm cách đánh chiếm các nước nhỏ để làm thuộc địa, ngõhầu vơ vét đem tài nguyên về cho mẫu quốc, qua 2 cuộc đại thế chiến 1914 -1918 và 1939-1945 đãchứng minh cho chúng ta thấy một cách rõ ràng. Riêng đất nước Việt-Nam của chúng ta cũng khôngthoát khỏi qui luật này, nhưng rất may là đất nước chúng ta đã anh hùng chống giặc ngoại bang và giữgìn toàn vẹn lảnh thổ là đáng tự hào cho dân tộc mình. Ðó là, cái hạnh phúc cho con Rồng cháu Tiên,đáng cho chúng ta hảnh diện, tôi hy vọng rằng đất nước mình sẽ giàu đẹp trong tương lai không xa.

Page 56: Song Thien

Khi nói về chữ An, thì cũng có người nói rằng: Những người sống ở trên đời này không thể An đượckhi sống ở các nước văn minh, vật chất tràn ngập quá hấp dẫn, làm sao dằn lòng cho được để giữ chữAn cho trọn vẹn, nghĩa là phải sống "Liệu Cơm Gấp Mấm", vì Ông Bà mình thường nói: "Lớn thuyền,lớn sóng" mà, cho nên những người đó cứ hưởng thụ vật chất tỉnh bơ như Ông hoàng Bà Chúa, muốncó đời sống như vậy, thì ngày làm việc hai ba việc, đôi khi ngày nghỉ cuối tuần cũng đi làm luôn, cónhư vậy mới có đủ tiền trả nợ ngân ngàn, bởi vì đã vay nợ trước để mua sắm cung phụng cho vật chất.Trái lại, những người "An phận thủ thường" thì bị những người sống theo vật chất cho là quê mùa, vìkhông sống theo văn minh vật chất. Nhưng, những người này có nhiều thì giờ để dạy dỗ con cháu, họchành tấn phát, cho nên con cháu được tốt nghiệp đại học, có bằng cấp cao làm cho những bản xứ kínhphục. Hơn nữa, những người này giữ được phong tục tập quán của người Việt-Nam thuần túy, nhà cửatrang hoàng đơn sơ nhưng sạch sẽ và trang trọng của gia đình Việt-Nam đáng ngưỡng mộ ở xứ người,không khác Hoa Sen khoe sắc trong ao bùn vậy.

(Trích Nguyệt San THẾ GIỚI, Houston, TX - E-mail [email protected] từ trang 34 đến trang 36 số Tân Niên Ất Dậutháng 3- 2005 do Ông Ðặng Phương Linh Chủ nhiệm / Chủ Bút)

http://vietnamyoga.org

Page 57: Song Thien

CÕI TA-BÀ : SỐNG, CHẾT VÀ TÁI SINH

Đức ĐẠT-LAI LẠT-MAFrédérique Hatier biên soạnHoang Phong chuyển ngữ

Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma đượctuyển chọn từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm sáu chương, dày 192 trangvà sau đây là chương cuối của quyển sách mang tựa đề "Cõi Ta-bà : sống, chết và tái sinh".

Cõi ta-bà Ta-bà là chu kỳ sự hiện hữu (sự sinh, sự sống và cái chết) chi phối bởi nghiệp (karma). Đấy là chiếc bánh xe của khổ đau hình thành từcác hiện tượng của sự hiện hữu.

Bám víu vào sự sống là một sự hão huyềnThật hoài công khi muốn bám víu vào sự hiện hữu này, dù sống đến trăm tuổi ta cũng phải chết một ngày nào đó. Hơn nữa giây phút ra đikhông thể biết trước được, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dù là người giàu có, dù được những người chung quanh chăm sóc, sự sốngnày sớm muộn cũng chấm dứt, không cứu vãn được. Của cải chẳng giúp được gì, cái chết của một người tỉ phú không khác cái chết củamột con thú hoang.

Vô thường Trong chu kỳ hiện hữu, trên dòng nối tiếp bất tận của vô số kiếp tái sinh và trong khoảng thời gian của mỗi kiếp, bất thần tất cả vụt biếnđổi. Tuy không có gì báo trước, thế nhưng hình như tất cả bỗng nhiên được tháo gỡ, địa vị xã hội sụp đổ, đoàn tụ trở thành chia ly, sựsống trở thành cái chết. Hạnh phúc trôi nhanh. Tất cả những gì thuộc sở hữu của ta trở nên vô thường. Tất cả những gì trước đây ta xemlà thật cũng chỉ là vô thường.

Sân khấu của vô thường Tái sinh không phải là một cách tránh né cái chết. Trái lại, mỗi chúng ta trong từng ngày nhích lại gần hơn với cái chết, tương tợ nhưnhững con vật bị đưa đến lò sát sinh. Trong vũ trụ này, bất cứ gì đều bị chi phối bởi quy luật vô thường và sẽ tan rã. Ngài Đạt-lai Lạt-mathứ VII có nói như sau : "Những người còn trẻ, cường tráng và khoẻ mạnh nhưng chết sớm chính là những vị thầy thuyết giảng cho chúngta về vô thường. Vô thường tương tợ như một sân khấu, sau một màn trình diễn các diễn viên trở vào hậu trường thay y phục và sau đólại trở ra ".

Nguồn gốc của sự sống hiện tại và tương lai Kinh sách Phật giáo giảng rằng tâm thức (esprit - spirit) không có khởi thủy, do dó sự tái sinh cũng không có khởi thủy. Phân tích cẩnthận và nghiêm túc sẽ thấy rằng tri thức (conscience - consciousness) không hề là nguyên nhân thực thể của vật chất, ngược lại vật chấtcũng không phải là nguyên nhân thực thể của tri thức. Giả thuyết duy nhất có thể chấp nhận được là nguyên nhân của tri thức là một trithức khác đã có từ truớc. Đấy là một cách chứng minh và giải thích nguồn gốc của sự sống trong quá khứ và tương lai [sự tiếp nối củasự sống].

Tái sinh làm người là một sự quý hiếm Hãy tưởng tượng một cái ách [dùng cho bò kéo cày] bằng gỗ nạm vàng trôi dạt trong một đại dương mênh mông. Có một con rùa già mùlòa sống trong đáy đại dương, cứ cách một trăm năm lại nổi lên mặt nước để thở một lần. Vậy thì cơ may khiến con rùa chui đầu vào cáiách bằng vàng ấy là bao nhiêu? Đức Phật giảng rằng được tái sinh dưới thể dạng con người cũng hiếm hoi như thế. [cái ách nạm vàngthật quý giá tượng trưng cho sự tái sinh làm người, thế nhưng đồng thời nó cũng tượng trưng cho sự trói buộc và nhọc nhằn].

Tái sinh và đầu thai Chư Phật bảo rằng tái sinh là một sự thật. Chính thế, đây là một sự thật hiển nhiên. Chúng ta tin rằng có một thứ tri thức (consciuosness)thật tinh tế làm nguồn gốc phát sinh ra đủ mọi thứ mà chúng ta gọi là sự sáng tạo. Tri thức tinh tế ấy hiện hữu trong mỗi cá thể từ lúc khởithủy tiếp tục cho đến khi đạt được Phật tính. Đấy là gì mà người ta gọi là sự "hiện hữu" (être - being). Nó có thể mang nhiều hình tướngkhác nhau, chẳng hạn như một con thú, một con người hoặc cũng có thể là một vị Phật. Đấy là nguyên tắc căn bản của giả thuyết táisinh.

Page 58: Song Thien

Theo dòng thời gian từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, tâm thức tinh tế chuyển đổi từ hình tướng này sang hình tướng khác và tìm cách đạtđược Phật tính. Nếu tái sinh là một sự bắt buộc đầu thai là một sự chọn lựa. Quyền được chọn lựa dành riêng cho một số cá thể xứngđáng, chủ động được sự tái sinh của mình trong tương lai, đấy là trường hợp của chư Phật và một số người khác nữa. Khi tâm thức đạt được một cấp bậc phẩm tính nào đó mà chúng ta gọi là tri thức tinh tế, tâm thức không còn chết nữa, ít nhất là theo ýnghĩa thông thường của chữ này. Tâm thức đó hàm chứa khả năng giúp nó có thể chọn lựa một thân xác khác để đầu thai. Đấy là trườnghợp đặc biệt của các vị bồ-tát (boddhisattva). Dù đang đứng ở ngưỡng cửa của niết-bàn (nirvana), người bồ-tát cũng không bước vào, vìhọ nhất quyết lưu lại trong cõi ta-bà tức là chu kỳ hiện hữu để giúp đỡ chúng ta. Dưới cái nhìn của chúng tôi [những người Phật giáo], tái sinh và đầu thai là một điều hiển nhiên, một hiện tượng vật lý, có thật như nhữnghạt nguyên tử.

Sự chối bỏ Tất cả mọi cảm nhận - thích thú hay hạnh phúc trong chu kỳ hiện hữu - dù mãnh liệt hay tuyệt vời đến đâu đều chấm dứt một cách thảmthương. Hãy nghĩ đến bản chất hư ảo của chúng để hiểu rằng nên chấm dứt ngay cái vòng lẩn quẩn đó, dù cố gắng tiếp tục thêm cũngchẳng lợi ích gì. Vì thế hãy phát động trong lòng sự ghê tởm sâu xa về chuỗi dài thử thách đó [tức chu kỳ hiện hữu] và quyết tâm từ bỏnó. Vậy chúng ta thử tìm hiểu thật chính xác xem đâu là nguyên nhân mang lại các nỗi khốn khổ và đớn đau ấy.

Sự tin tưởng do bản năng về một cái tôi độc lập Khổ đau không phải vô cớ xảy ra, thế nhưng nó cũng không phải là tác phẩm của một vị Trời toàn năng nào cả. Đấy là sản phẩm phátsinh từ những lầm lẫn và những hành động thúc đẩy bởi các thể dạng tâm thức không chủ động được của chính mình. Nguyên nhântrước hết của khổ đau là vô minh, đấy là sự hiểu biết sai lạc về bản chất của mọi hiện tượng, tự xem mình hiện hữu một cách tự tại. Vôminh phóng đại cương vị của các hiện tượng và tạo ra các ranh giới phân biệt ta với người khác. Tự xem mình quý giá nhất trong vũ trụkhiến ta đối xử với người khác như chính ta là một vị Phật. Trên thực tế thái độ đó chưa bao giờ mang lại hạnh phúc lâu bền.

Tính cách lừa phỉnh của các thể dạng bên ngoài Khi nào ý thức được các hiện tượng chỉ là sự lừa phỉnh khi đó ta mới đủ khả năng để hiểu là chúng không hàm chứa một sự hiện hữu tựtại nào. Sự phủ nhận đó không có nghĩa là loại bỏ một thứ gì đã từng hiện hữu trước đây, đấy chỉ là cách đơn giản thừa nhận những gìchưa bao giờ hiện hữu sẽ đương nhiên không hiện hữu. Vì lầm lẫn chúng ta xem các thể dạng bên ngoài là thật. Thế nhưng các thể dạngbên ngoài không tương quan với bất cứ một thực thể nào.

Ảo giác khiến ta tưởng lầm sợi giây thừng là con rắn Hãy lấy thí dụ một cuộn giây thừng vào lúc nhá nhem tối, ta tưởng lầm đấy là một con rắn. Sự nhận biết sai lầm cho rằng sợi giây thừnglà con rắn gây ra trong tâm thức một số phản ứng chẳng hạn như sự sợ hãi, sợ hãi làm phát sinh ra hành động thí dụ như tông cửa phóngchạy hoặc tìm cách giết con rắn. Tất cả các hành động ấy xảy ra chỉ vì một sự lầm lẫn nhỏ nhặt. Cũng thế chúng ta tưởng lầm thân xácvà tâm thức của mình hàm chứa một cái tôi nào đó, từ đấy sinh ra mọi thứ sai lầm khác chẳng hạn như dục vọng, giận dữ. Từ thái độ íchkỷ tức bám víu vào một cái tôi ta phân biệt mình với người khác.

Tất cả đều thuộc vào một tổng thể Nếu một vật thể nào đó không thể phân tách ra nhỏ hơn nhất định vật thể ấy mang tính cách độc lập, thế nhưng chẳng có bất cứ gì khôngthể phân chia được. Bất cứ gì lệ thuộc vào các thành phần tạo ra nó đều được chỉ định dựa vào thể dạng tương kết giữa các thành phầnấy, và sự xác định ấy chỉ hiện hữu xuyên qua ý niệm của ta. Nếu như tất cả các thành phần hiện hữu một cách cụ thể [đúng như chúngđã hiển hiện ra], hiện thực phải được xác nhận một cách minh bạch bằng các phương pháp phân giải. Thí dụ, theo quy ước người ta chấpnhận sự hiện hữu của "cái tôi" biết biểu lộ vui thích và cảm nhận được đớn đau, thế nhưng khi sử dụng phép phân giải để khảo sát và tìmkiếm "cái tôi" ấy thì không thấy nó đâu cả. Dù có xoay chiều đổi hướng phép phân giải ta cũng không thể tìm thấy "cái tôi" ở bất cứ nơinào. Không có một tổng thể nào khác hơn các thành phần tạo ra nó, [câu này có nghĩa là không tìm thấy một thành phần nào tượng trưngcho "cái tôi" trong một tổng thể, trong số tất cả các thành phần tạo ra một cá thể (tổng thể) con ngưởi gồm thân xác và tâm thức khôngtìm được một thành phần nào gọi là "cái tôi"].

Sự tiếp nối liên tục của tri thức Dù thân xác chỉ là tổng hợp của nhiêu thành phần hóa học và vật lý, thế nhưng vẫn có một tác nhân tinh tế rạng ngời và tinh khiết tạo rasự sống của các sinh linh. Tác nhân ấy không mang tính cách vật chất nên không cân đo được, thế nhưng không phải vì thế mà nó khônghiện hữu. Theo quan điểm Phật giáo, tri thức (consciousness) được hiểu là phi-vật-chất. Nhất định phải có một nguyên nhân sinh ra trithức, nguyên nhân ấy thuộc bản thể tinh anh tạo ra sự sống, do đó tri thức cũng có cùng một bản thể với sự sống. Nếu không có mộtkhoảnh khắc tri thức xảy ra trước đó sẽ không có một tri thức nào xảy ra tiếp theo sau, dù bất cứ dưới hình thức nào, [khi nào có mộtkhoảnh khắc tri thức xảy ra trước, sau đó mới có một khoảnh khắc tri thức khác tiếp nối theo sau]. Tri thức không phát sinh từ hư vô, nócũng không tan biến để trở thành hư vô. Vật chất cũng không thể trở thành tri thức. Khi nào hiểu được không có một sự dừng lại [chấmdứt] nào của sự tiếp nối tri thức trong một kiếp sống, khi đó ta mới nhận thấy tính cách hợp lý (lôgic) của luận cứ cho rằng sau cái chếthttp://vietnamyoga.org

Page 59: Song Thien

còn có một sự sống khác. [tri thức tiếp nối liên tục hết kiếp nay sang kiếp khác không ngưng nghỉ, khái niệm đó cho thấy các kiếp sống(chết - tái sinh) thay nhau hiển hiện trên dòng tiếp nối đó, vì thế sự tiếp nối liên tục của tri thức không thể đứt đoạn (ngưng nghỉ) trongmột kiếp sống]

Tâm thức là gì Khảo sát cẩn thận sẽ thấy tâm thức (esprit - spirit) là một thứ gì đó tương tợ như một không gian trong suốt, hoàn toàn trống không, trongđó tất cả mọi sự hiển hiện (appartions -appearances) đều đình chỉ [có nghĩa là tất cả mọi tư duy và xúc cảm đều là những sự hiển hiện,do đó chúng không phải là các thành phần tự tại của tâm thức, người ta thường lầm tưởng những sự hiển hiện ấy là "cái tôi"].

Tư duy là gì Đối với cá nhân tôi, tôi tin chắc tất cả mọi hiện tượng trước hết đều phát sinh từ tư duy (pensée - thought) [chủ trương của học phái Duythức]. Tư duy tạo ra nhiều tác động hơn hẳn so với vật chất. Theo triết học Phật giáo, tư duy dù kỷ cương hay không đều làm phát sinhra nghiệp (karma), nghiệp nhất thiết ảnh hưởng đến các yếu tố bên trong, các yếu tố này sau đó mới tác động vào các yếu tố bên ngoài.

Nghiệp là gì Nghiệp (karma) có nghĩa là một "hành động". Nghiệp tác động bằng ba cách : thân xác, ngôn từ và tâm ý [khái niệm về ba cửa ngõ tronggiáo lý Phật giáo : thân, khẩu, ý]. Nghiệp tạo ra ba thứ hậu quả : đạo hạnh, không đạo hạnh và trung hòa. Quá trình vận hành của nó gồmhai giai đoạn : thí dụ ta suy tính trong đầu sẽ làm một việc gì đó, đấy là một hành động duy ý ; sau đó sự suy tính chuyển thành hànhđộng trên thân xác hoặc ngôn từ, đấy là hành động thực thi đã được suy tính trước [cố tình]. Những hành động tiêu cực nhất định manglại khổ đau, các hành động tích cực đương nhiên mang lại tốt đẹp. Các hành động tạo nghiệp theo đuổi chúng ta từ kiếp này sang kiếpkhác. Tích lũy được các hành động tích cực sẽ mang lại lợi ích trong tương lai và các kiếp sống về sau, ngược lại nếu liên tiếp phạm vàonhững hành động tai hại nhất định ta sẽ phải nhận lãnh các hậu quả phát sinh từ những hành động đó.

Quy luật nguyên nhân và hậu quả Nếu muốn biết ta đã làm những gì trước đây chỉ cần nhìn vào thân xác ta hôm nay sẽ rõ [thân xác đó xinh đẹp, khoẻ mạnh, thôngminh..., hay xấu xí, bệnh tật, đần độn...?] Nếu muốn biết sau này ta sẽ ra sao, hãy quan sát xem tâm thức ta đang vận hành như thế nào.

Thích thú và đớn đauThích thú và đớn đau là hậu quả. Bản chất khác biệt và đa dạng của chúng cho thấy chúng lệ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau.Vì thế muốn tìm thấy sự thích thú, ta phải tạo ra các nguyên nhân làm phát sinh ra nó, muốn lẫn tránh khổ đau ta cũng phải tìm cách loạibỏ nguyên nhân làm phát sinh ra khổ đau. Khi một nguyên nhân mang lại khổ đau được ghi khắc trên dòng tiếp nối liên tục của tri thức,dù muốn tránh xa khổ đau cách mấy ta cũng sẽ phải đối đầu với nó.

Lầm lỗi kéo theo sự trừng phạtHậu quả của các hành động tai hại tùy thuộc vào cường độ của ảo tưởng (illusion) làm phát sinh ra chúng. Hậu quả tương xứng vớinguyên nhân của nó. Thí dụ, tái sinh trong một cõi thấp hơn vì vi phạm vào hành động sát nhân chẳng hạn, kể cả trường hợp vẫn còn giữđược thể dạng con người đi nữa thì sự hiện hữu đó sẽ rất ngắn. Phạm vào hành động trộm cắp sẽ tái sinh trong cảnh thiếu thốn, phạmvào hành vi dục tính thiếu đạo hạnh sẽ gặp người phối ngẫu ngoại tình ; lầm lỗi kéo theo sự trừng phạt, bất hòa đưa đến chia rẽ giữa bạnbè, cứ như thế mà tiếp tục. Quán nhận sai lầm sẽ tạo ra tình trạng hoang mang bất định hướng. Hanh phúc hay khốn cùng trong hiện tại là hậu quả của những hành động mà ta thực thi trong quá khứ, không hơn không kém.

Quy luật chi phối sự tái sinh Vô số kiếp tái sinh đang chờ đợi ta, các kiếp ấy có thể tốt hay xấu. Không thể tránh được hậu quả của nghiệp. Không thể đảo ngược cáchành động. Ta sẽ gặt hái hậu quả một ngày nào đó. Khi một hành động được thực thi, nguyên nhân sẽ sinh ra, nó hiện hữu và tăngtrưởng cho đến khi nào tạo ra hậu quả. Hành động dù được thực thi từ nhiều kiếp trước, tác động của nó vẫn luôn tiềm tàng, dù trải quanhững khoảng thời gian thật lâu dài.

Chìa khoá mang lại sự may mắn và kém may mắn Các thành phần cá nhân rất khác biệt nhau trong tập thể con người. Nhiều người luôn gặt hái được thành công, một số khác chỉ gặp toànthất bại. Một số người dù không mong muốn nhưng cứ gặp đủ mọi thứ bất hạnh, trái lại một số khác tưởng chừng khó tránh khỏi nhữngchuyện tệ hại, thế nhưng chẳng có gì xảy ra. Nêu lên các sự kiện trên đây để thấy rằng không bắt buộc mọi chuyện phải xảy ra theo nhưý mình muốn. Đôi khi ta cố gắng tìm đủ mọi cách để mang lại thành công thế nhưng chỉ thấy toàn thất bại. Người ta nghĩ rằng có ngườimay mắn có người không, thế nhưng may mắn phải có một lý do tức phải có một nguyên nhân nào đó tạo ra nó. Theo Phật giáo đấy làhậu quả mang lại từ các việc đã làm trong kiếp trước hay trong kiếp sống hiện tại. Kể cả trường hợp phải đối đầu với nghịch cảnh, thếnhưng nếu tiềm năng [của nghiệp tích cực mang lại sự "may mắn"] đã chín, sức cố gắng sẽ mang lại thành công.

Page 60: Song Thien

Trách nhiệm Hậu quả phát sinh từ nghiệp thật sự chỉ có ý nghĩa tốt đẹp khi nào chúng mang lại lợi ích góp phần vào sự cải thiện đời sống xã hội vàgiúp chống lại các kẻ thù nguy hiểm nhất tức vô minh, bám víu và hận thù. Dù tin hay không tin, trên thực tế quy luật nhân quả luôn tácđộng vào cuộc sống thường nhật của ta. Khi tất cả mọi người đều ý thức được tính cách chặt chẽ của quy luật nhân quả, có lẽ khi đócũng không cần đến cảnh sát vì tâm thức sẽ đóng vai trò đó. Vì thế, phương pháp hiệu quả nhất ngăn ngừa sát nhân là tự mình phải cảnhgiác lấy mình. Khi nào ý thức được tương lai hoàn toàn nằm trong tay mình, khi đó ta sẽ không phạm vào tội sát nhân [có thể áp dụngcho những người gây ra chiến tranh và điều khiển các cuộc tàn sát]. Biến cải nội tâm sẽ giúp tránh được các hành động phạm phápmang lại sự an bình trong xã hội, thế nhưng muốn biến cải nội tâm phải hiểu được bản chất của chính mình là gì.

Tất cả đều bắt nguồn từ tâm thức Các sự kiện, các biến cố nhất thiết tùy thuộc vào động cơ thúc đẩy làm phát sinh ra chúng. Hãy lấy bối cảnh gia đình để làm thí dụ : nếumọi người đều cư xử tốt đẹp với nhau không khí gia đình sẽ êm ấm, nếu một người bực dọc tức thời căng thẳng sẽ phát sinh. Dù bữacơm có thịnh soạn, chương trình truyền hình buổi tối thật lý thú cũng không đủ sức mang lại sự an bình trong gia đình. Bối cảnh tùy thuộcvào thể dạng tâm thức bên trong nhiều hơn các điều kiện môi trường bên ngoài.

Cộng nghiệpNhiều chúng sinh lệ thuộc vào các bối cảnh thời gian và không gian khác nhau, thế nhưng họ có thể tích lũy một thứ nghiệp tương tợnhau. Họ tái sinh chung trong một thời đại và trong cùng một nơi chốn. Khổ đau mà họ gánh chịu là kết quả mang lại từ cộng nghiệp củahọ [thí dụ nhiều cá thể cùng tái sinh trong một xứ sở nào đó, họ chịu chung những đại nạn xảy ra cho xứ sở ấy, đấy gọi là cộng nghiêp. Ởmột mức độ nhỏ hơn chẳng hạn như tai nạn máy bay, hành khách thật đa dạng thế nhưng tất cả gánh chịu một hậu quả giống nhau]

Tác động do mỗi người tạo ra đối với môi trường chungNói một cách tổng quát người ta có thể bảo rằng sự tiến hóa của vũ trụ nhất thiết liên hệ với nghiệp của chúng sinh. Sự kiện này thật vôcùng phức tạp, thế nhưng ta thử lấy thí dụ về sự thay đổi khí hậu chẳng hạn. Hãy tưởng tượng ra một tập thể con người bị chi phối bởihận thù và giận dữ, tôi nghĩ rằng thể dạng xúc cảm tiêu cực đó tác động vào môi trường chung quanh tạo ra nóng bức và khô cằn [Trungđông ?]. Nếu sự bám víu và ham muốn của tập thể quá mạnh và lan rộng sẽ tạo ra ẩm thấp hoặc ngập lụt [Trung quốc, Nam Mỹ, Áchâu...?]. Tôi chỉ muốn nêu lên các suy diễn trên đây thế thôi và không khẳng định gì cả. Dù là một cá thể hay một tập thể, sự sinh hoạt,thái độ và tâm thức của từng người, ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác đều góp phần tácđộng vào môi trường chung.

Ai tạo ra vũ trụ Hiện tượng tiến hóa nhất định phải có một nguyên nhân, thế nhưng sự giải thích nguyên nhân đó lại có hai cách khác nhau. Hoặc ta chấpnhận vũ trụ do Trời sáng tạo, điều đó mang lại nhiều mâu thuẫn vì nhất thiết khổ đau và những gì xấu xa cũng phải do Trời sáng tạo.Hoặc có thể giải thích là tiềm năng cộng nghiệp của vô tận chúng sinh có giác cảm làm phát sinh ra vũ trụ, tượng trưng cho một môitrường chung thích nghi với sự hiện hữu của các sinh linh ấy. Vũ trụ mà chúng ta đang sống được tạo dựng từ các hành động và thamvọng của chính chúng ta. Và cũng chính vì thế mà chúng ta đang hiện diện tại nơi này. Ít ra điều đó cũng tỏ ra hợp lý (lôgic). [một cáchgiải thích vô cùng cao siêu, cần mở thật rộng tâm thức vượt lên trên định kiến và các khái niệm quy ước mới nắm vững được chiều sâucủa cách lý luận trên đây, nên liên tưởng đến học thuyết Duy thức].

Bản chất không tì vết của tâm thứcNếu các thứ nọc độc của tâm thức - như bám víu, hận thù và vô minh - là những thành phần tự tại của tâm thức, sẽ không có cách nàoloại bỏ chúng khỏi tâm thức, và nếu đúng như thế hận thù chẳng hạn sẽ thường xuyên ngự trị trong ta, nó chỉ chấm dứt khi nào tri thứcchấm dứt ; đối với các trường hợp bám víu và dục vọng cũng thế. Thật ra thì không đúng, ta có thể loại trừ tận gốc bám víu, hận thù vàvô minh bởi vì chúng không thuộc vào thành phần tự tại của tri thức, điều đó cho thấy bản thể của tâm thức không hề bị các khiếmkhuyết [bám víu, hận thù và vô minh] làm cho sứt mẻ.

Bản chất rạng người của tâm thức Tâm thức mang bản chất hoàn toàn rạng ngời và "sáng suốt", vì thế sự giải thoát có thể thực hiện được. Tìm thấy bản thể đích thật củatâm thức có nghĩa là đạt được sự giải thoát.

Tánh không Con người sinh ra và chết đi. Khổ đau, hạnh phúc đến với họ rồi cũng ra đi. Các biến đổi ấy hiện ra và biến mất. Nếu khổ đau và phúchạnh đúng là những sự kiện độc lập chúng sẽ bất biến, tức không đổi thay. Nếu phúc hạnh, khổ đau và ba thứ nọc độc là bám víu, hậnthù và vô minh không lệ thuộc vào những nguyên nhân bên ngoài, chúng sẽ giữ nguyên như thế không hề biến đổi. Thế nhưng [không

http://vietnamyoga.org

Page 61: Song Thien

đúng như thế] tất cả các hiện tượng ấy chỉ có thể quan niệm được bằng thể dạng tánh không và vô ngã của chúng. Do đó tất cả mọi hiệntượng đều được tạo dựng bởi thực thể trống không, [nói cách khác] sự tạo dựng đó chỉ là các biểu tượng hay cách hiển hiện của thực thểtrống không.

Tánh không và con số 0 Tánh không tương quan với sự trống không, sự vắng bóng hoàn toàn của bất cứ một sự hiện hữu nội tại nào. Tôi thường giải thích tánhkhông tương tợ như con số không (0). Con số 0 có nghĩa là không có gì cả, thế nhưng nếu không có nó ta không thể tính toán gì được. Vìthế con số 0 là một thứ gì đó, đồng thời cũng không có gì cả. Sự trống không cũng tương tợ như thế. Trống không là trống không, thếnhưng đồng thời nó cũng là nền móng của tất cả.

Không gian và vụ nổ lớn Big Bang Rất nhiều triết gia Đông phương, đặc biệt là các triết gia Phật giáo, nêu lên bốn yếu tố : đất, nước, lửa và khí, kèm theo với chúng làkhông gian. Bốn yếu tố đầu tiên sở dĩ tồn tại là nhờ vào yếu tố thứ năm tức không gian làm cơ sở chuyển tải cho chúng. Theo một số kinh sách Phật giáo chẳng hạn như kinh Kalachakra Tantra [kinh Thời luân], không gian hay không trung (ether) không phảilà một sự trống không hoàn toàn hay một sự trống rỗng không có bất cứ gì trong đó. Không gian được cấu hợp bởi những "hạt vi tế trốngkhông". Các hạt vi tế trống không làm phát sinh ra bốn yếu tố dưới các thể dạng vật chất tiên khởi thật tinh tế và sau đó mới trở nên thổthiển hơn (tức là khí, lửa, nước và đất), người ta gọi đấy là quá trình của sự hình thành. Sau đó chúng tan biến dần, bắt đầu từ thể dạngvật chất thô thiển nhất (đất, nước, lửa và khí) chuyển sang các thể dạng vật chất thật tinh tế để hội nhập trở lại với các hạt vi tế trốngkhông, đấy là quá trình của sự tan biến. Không gian hay tánh không toàn cầu làm cơ sở vận hành cho cả hai quá trình. Vụ nổ lớn Big Bang tượng trưng cho sự hình thành của vũ trụ cho thấy có những điểm tương đồng với tánh không toàn cầu [trong Phậtgiáo]. Các hạt vi thể tinh tế nhất do các ngành khoa học vật lý tân tiến khám phá cho thấy khá tương đồng với những gì mà chúng ta[những người Phật giáo] gọi là các "hạt vi tế trống không". Vì thế tôi thấy hết sức quan trọng phải nghiên cứu về các sự tương đồng trênđây.

Nguồn gốc của vũ trụ Phật giáo cho rằng thế kỷ chúng ta đang sống là hậu quả để lại từ các thế kỷ trước, có thể tiếp tục sự suy luận trên đây ngược về khởithủy của thời gian, tức cách nay khoảng hai mươi hay hai mươi lăm tỉ năm. Thế nhưng tại sao và bằng cách nào vụ nổ Big Bang đã xảyra ? Điều đó không ai trả lời được. Đối với tôi có hai cách giải thích tuy cả hai không thể chấp nhận được. Cách thứ nhất cho rằng khôngcó nguyên nhân nào cả, mọi sự vật tự nó xảy ra như thế. Theo tôi thì cách giải thích này không hiểu nổi. Đối với Phật giáo bất cứ mộthiện tượng nào cũng phải có một nguyên nhân làm phát sinh ra nó. Cách giải thích thứ hai mang tính cách thần thánh : vào một ngày đẹptrời nào đó Trời quyết định sáng tạo ra thế giới. Chúng ta cũng không thể chấp nhận sự giải thích này. Theo kinh sách Phật giáo nhữnghạt vi thể tinh tế hiện hữu từ trước trong không gian, trước khi vũ trụ được hình thành, và hiện thời chúng vẫn đang hiện hữu. Các hạt vithể tinh tế mang đặc tính tinh thần cấu tạo ra các sinh linh và làm phát sinh ra Big Bang. Tại sao ? Bằng cách nào ? Bất cứ một vũ trụnào sau khi được phát sinh sẽ biến mất sau đó. Vô số chu kỳ [sinh diệt] tiếp nối nhau bất tận. Thế nhưng vũ trụ trong tổng thể của nó tứclà "vũ-trụ-tâm-thức" vẫn luôn hiện hữu. Người ta cũng có thể cho rằng "tâm-thức-tinh-tế" trên đây ["vũ-trụ-tâm-thức"] hàm chứa một sứcmạnh [tiềm năng] vô song, đấy chính là nguyên tắc sáng tạo nguyên thủy. Một số chúng sinh vào một lúc nào đó có thể tận hưởng sựhiện hữu của vũ trụ ấy [khi đã đạt được giác ngộ]. Vì thế mà vũ trụ ấy đang hiện hữu. [giác ngộ là khả năng hội nhập với sức mạnh vôsong của "vũ-trụ-tâm-thức"].

"Hình tướng là trống không, trống không là hình tướng"Chúng ta là trống không, hay ít ra các chất liệu cấu tạo ra chúng ta là trống không. Cũng cần nhắc lại là chữ trống không không có nghĩalà "hư vô". Một số người hiểu sai cho rằng Phật giáo chủ trương chủ nghĩa "hư vô" ("nihilism"). Theo Phật giáo, thế giới trong đó gồm cóchúng ta là một thể chất lưu chuyển, một dòng chảy của các thể dạng. Điều đó không có nghĩa là không có gì cả. Tất cả mọi sự vật đềulệ thuộc vào nhau. Không có gì hiện hữu riêng biệt được. Các vật thể này gánh chịu tác động của các vật thể khác, khiến chúng xuấthiện, hiện hữu, biến mất và lại hiện ra. Thế nhưng tự chúng chúng không thể tự hiện hữu. Vì thế hình tướng là "trống không", có nghĩa làhình tướng không thể tách rời một cách riêng rẽ ra được, nó không thể độc lập. Hình tướng này lệ thuộc vào vô số hình tướng khác [đểhiện hữu]. Trống không là hình tướng bởi vì bất cứ hình tướng nào cũng bắt buộc hình thành trong cái trống không đó, tức trong thể dạng vắng mặtcủa sự hiện hữu nội tại. Trống không tham gia vào việc hướng dẫn hình tướng, ["Hình tướng là trống không, trống không là hình tướng" làmột trong những câu nổi tiếng nhất trong Bát nhã Tâm kinh].

Con đường trực tiếp : thuyết thần bí, du-già, thiền định và thể dạng xuất thầnTư duy thuộc lãnh vực khái niệm mang tính các hạn hẹp, như chúng ta đều biết. Chính vì thế hầu hết các tín ngưỡng trên đường dò tìmsự hiểu biết [bằng khái niệm] đều vấp phải thật nhiều khó khăn nan giải, vì thế tất cả đều tìm cách dựa vào một "con đường trực tiếp"hơn. Trên con đường đó người ta thấy xuất hiện đủ các phương pháp như : thần bí, du-già, một số hình thức thiền định, sự xuất thần vớimục đích mang lại sự giác ngộ. Phương pháp tiếp cận trực tiếp của Phật giáo Tây tạng dựa vào "kinh nghiệm" có thể đưa chúng ta trở về

Page 62: Song Thien

cội nguồn của thế giới, thế nhưng phương pháp này thật vô cùng gay go, đòi hỏi phải có một tâm thức thật tinh luyện đạt đến cấp bậc caonhất của sự tinh tế, giúp nó tách rời ra khỏi các chu kỳ thời gian [thời gian theo Phật giáo mang tính cách chu kỳ, chu kỳ thời gian nêu lêntrong câu trên đây ám chỉ các chu kỳ sinh diệt của các vũ trụ nối tiếp nhau, xin xem lại mục Nguồn gốc của vũ trụ trình bày trên đây].Một số bạn hữu của tôi hiện còn sống đã đạt được thể dạng ấy [Đức Đạt-lai Lạt-ma không bao giờ tuyên bố là Ngài thực hiện được bấtcứ một điều gì "siêu nhiên", Ngài chỉ là một nhà tu hành rất bình dị và Ngài chỉ kể ra các phép mầu nhiệm mà người khác làm được].

Sự xuất thần và phúc hạnh Khi xuất thần ta đạt được một trạng thái tâm linh thật tinh tế ; khi cường độ của nó đạt đến điểm tột đỉnh ta có thể cảm nhận với tất cảniềm hân hoan thể dạng vắng bóng của sự hiện hữu nội tại, tức là tánh không, sự trống không.

Thân xác và chiêm baoThừa hưởng hậu quả từ nghiệp của mình trong quá khứ, một số người thực hiện được những việc khác thường trong kiếp sống hiện tại.Chẳng hạn như các trường hợp tâm thức xuất khỏi thân xác, sở dĩ đạt được khả năng đó là nhờ vào các thành quả tu tập từ các kiếptrước. Các khả năng trên đây phát lộ như là năng khiếu sẵn có. Tuy nhiên trong một số trường hợp đấy là kết quả do sự tu tập ngay trongkiếp sống này mang lại. Thiết nghĩ cũng nên xác nhận rõ ràng "thân ảo mộng" [hiện tượng "xuất hồn"] không phải là một sự quán thấy tâmthần nhưng đấy là một thân xác tinh tế thật sự, có khả năng tách rời khỏi thân xác thông thường và cảm nhận được thế giới bên ngoàiđúng như chúng ta cảm nhận trong trạng thái bình thường. Đây là một đường hướng khảo cứu quan trọng nên quan tâm.

Khoa học và tri thức Các khảo cứu khoa học sở dĩ tiến hành được là nhờ vào các dụng cụ và máy móc. Các khảo cứu mang tính cách tâm linh trái lại tiếnhành nhờ vào các kinh nghiệm nội tâm và thiền định. Thiết nghĩ cần phải phân biệt thật minh bạch giữa những gì khoa học bó tay vànhững gì khoa học chứng minh là không hiện hữu. Phải hiểu rõ có vô số hiện tượng rất thần bí. Giác quan của con người có khả năng cảmnhận thật giới hạn, vì thế ta không thể bảo rằng bên ngoài khả năng nhận biết của ngũ giác không có gì cả. Đối với việc tìm hiểu tri thức (consciousness), rất nhiều sinh linh [ám chỉ các sinh linh ngoại lệ, các thánh nhân] kể cả một số người, từthật nhiều thế kỷ trước đã từng cảm nhận trực tiếp được tri thức, thế nhưng ngày nay chúng ta vẫn còn mù tịt không hiểu tri thức là gì[tức không hiểu phương thức vận hành và bản chất của tri thức là gì]. Các sự nhận biết của tri thức không mang hình tướng, không màusắc, đấy là các hiện tượng không thể nhận biết bằng các phương pháp thông thường dùng để khảo sát các hiện tượng bên ngoài.

Phật giáo có phải là một khoa học tâm linh hay không ? Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật mở rộng thêm không gian cho chúng ta. Thật tuyệt vời ! Từ thuở nhỏ tôi đã say mê lãnh vực khảo cứukhoa học này ; các khám phá về không gian thật vô cùng lợi ích cho nhân loại. Thế nhưng các khảo cứu nội tâm cũng đáng cho chúng tachú ý. Trong lãnh vực tâm thức còn nhiều khoảng không gian rộng lớn chờ được khám phá. Nhiều khoa học gia không xem Phật giáo như một tôn giáo cứng nhắc mà họ đánh giá Phật giáo như một ngành khoa học, và cũng nênhiểu đấy là một ngành khoa học vô cùng phức tạp. Phương pháp tiếp cận của Phật giáo căn cứ vào thực nghiệm giống như tất cả cácngành khoa học khác.

Niết-bàn là gì ? Niết-bàn là một thứ " phẩm tính nào đó của tâm thức". Bản chất con người chỉ bị ô nhiễm tạm thời. Sự giao tiếp bình thường giữa chúngta với cái mà chúng ta gọi là hiện thực hoàn toàn bị lệch lạc. Luôn nên nhớ đến sự kiện này. Vì căn cứ trên ảo giác nên sự tương giao đó[giữa ta và hiện thực] sai lầm từ căn bản. Chỉ khi nào chúng ta ra thoát được mọi ảo giác khi ấy chúng ta mới thấy sự kiện trên đây làmột sự thật. Phải loại bỏ sự ô nhiễm đó [tức là sự cảm nhận sai lầm về hiện thực] ra khỏi tâm thức, và điều đó có thể thực hiện được nhưchúng ta đều biết [tức là đạt được giác ngộ, mục đích tối thượng của Phật giáo]. Sau khi thực hiện được sự tinh khiết hóa gọi là giác ngộ trên đây, tâm thức sẽ đạt được thể dạng phẩm hạnh cao nhất gọi là niết-bàn.Trong thể dạng đó tâm thức biến thành trí tuệ và thoát ra khỏi các chu kỳ hiện hữu. Đã từng có rất nhiều vị hiền triết đạt được niết-bànvà họ chỉ cần tu tập trong một kiếp sống duy nhất.

Cái chết và ánh sáng trong suốt Cái chết nhất định sẽ đến với ta một ngày nào đó không sai chạy. Nếu phí phạm những giây phút tốt đẹp nhất đời mình vào những việcphù phiếm, không chuẩn bị cho cái chết, khi giây phút cuối cùng đã đến ta sẽ mất hết khả năng suy nghĩ vì chỉ biết lo âu. Quá sợ hãi takhông còn đủ trầm tĩnh để tu tập nữa. Khi giây phút cuối cùng gần kề ta phải tập trung tư duy vào những gì thiết thực. Thể dạng tâm thức đúng vào lúc đó sẽ quyết định chonhững gì xảy ra sau này. Những giây phút cuối cùng hàm chứa một sức mạnh quan trọng hơn cả những gì xứng đáng mà ta thu góp trongsuốt cuộc sống. Vì thế phải sử dụng thiền định để tìm hiểu quá trình của cái chết và tập cho quen dần với nó. Chính tôi thường xuyên tutập theo cách ấy. Mỗi ngày tôi sử dụng thiền định để vượt qua tám giai đoạn tan biến của cái chết. Quá trình của cái chết khởi đầu bằng sự tan biến của cấu hợp hình tướng ; các thành phần đất suy yếu, thành phần nước thay thế và trởthành cơ sở chống đỡ cho sự hiểu biết bình thường. Người hấp hối có cảm giác như thân xác bị lún sâu xuống đất [cảm thấy thân xáchttp://vietnamyoga.org

Page 63: Song Thien

cứng đơ và rất nặng]. Hai mắt hoa lên [khả năng thị giác suy yếu]. Người hấp hối có cảm giác nhìn thấy một ảo ảnh nào đó bên trong nộitâm. Sau đó cấu hợp xúc giác tan biến [không còn cảm thấy quần áo mặc trên người, lưng chạm xuống giường cũng không biết, ngườikhác hay vật gì va chạm vào thân xác cũng không hay biết]. Tiếp theo đó sức mạnh của thành phần nước giảm xuống, thay vào đó thànhphần lửa trở nên lấn lướt hơn. Miệng khô, mắt đờ đẫn. Nội tâm quán thấy những hình ảnh giống như khói. Trong giai đoạn thứ ba, cấu hợp của khả năng nhận biết tan biến. Thể dạng lửa không còn chuyển tải được tri thức, thể dạng khí thay thếvai trò đó và trở nên quan trọng hơn. Đối với môi trường chung quanh người hấp hối không còn nhận biết được người thân. Nội tâm quánthấy những hình ảnh giống như đom đóm, tương tợ như các đốm lửa bắn ra từ một chiếc pháo bông. Trong giai đoạn thứ tư, các cấu tạo tâm thần tan biến. Thể dạng gió (khí) yếu dần không còn chuyển tải được tri thức. Triệu chứng bênngoài là ngưng thở. Triệu chứng bên trong là cảm giác nhìn thấy một ngọn lửa màu đỏ nhạt. Thông thường vào giai đoạn này các bác sĩ y khoa xác định quá trình của cái chết đã kết thúc theo tiêu chuẩn y khoa. Thế nhưng theochúng tôi [những người Phật giáo Tây tạng] quá trình của cái chết chưa chấm dứt, tuy rằng bắt đầu từ thời điểm này khả năng cảm nhậncủa các giác quan đã mất, thế nhưng tri thức vẫn hoạt động, điều đó không có nghĩa là người hấp hối có thể hồi tỉnh lại được. Bốn cấpbậc thô thiển và tinh tế vẫn còn tiếp tục tồn tại trong giai đoạn này, chúng chỉ tan biến sau này khi bốn giai đoạn cuối cùng bắt đầu diễntiến [tất cả là tám giai đoạn]. Cấp bậc thô thiển nhất [thứ năm, tức giai đoạn đầu của bốn giai đoạn cuối cùng] tan biến trước nhất, dấu hiệu bên trong là sự quán thấymột màu trắng tương tợ như bầu trời mùa thu thật tinh khiết chan hòa ánh trăng rạng rỡ. Bên ngoài không còn một dấu hiệu nào phát hiện. Sự quán thấy màu trắng và khí lực hay "gió" chuyển tải nó tan biến [giai đoạn thứ sáu]. Một sự quán thấy khác tinh tế hơn xuất hiện : đólà một màu đỏ rực rỡ tỏa rộng, tương tợ như bầu trời mùa thu trong suốt chan hòa ánh sáng màu đỏ của mặt trời. Trong giai đoạn thứ bảy, phát sinh một sự quán thấy khác, tinh tế hơn các cấp bậc trước : đó là sự quán thấy một màu đen bóng loánggần như dầy đặc. Hình ảnh này tương tợ như bầu trời mùa thu thật tinh khiết vào lúc gần nửa đêm. Trong phần đầu của giai đoạn này,người chết vẫn còn ý thức, thế nhưng khả năng yếu dần và cuối cùng lắng vào một trạng thái vô tri. Khi sự cảm nhận màu đen bóng loáng và dầy đặc cùng với năng lực chuyển tải nó tan biến, một sự cảm nhận tinh tế hơn hết so với tất cảcác cảm nhận trước đây hiển hiện : đấy là "ánh sáng trong suốt của cái chết". Thể dạng cảm nhận đó tương tợ như bầu trời bình minhvào mùa thu, trong vắt không một gợn mây. Người ta gọi đấy là tri thức nguyên thủy, bởi vì nó là nguồn gốc làm phát sinh ra tất cả cácthể dạng tri thức khác. Đấy chính là lúc sự sống chấm dứt thật sự. Đối với những người bình thường, giai đoạn trên đây hoàn toàn vô thức, tương tợ như bất tỉnh. Riêng đối với những người luyện tập du-già thì đấy lại là giây phút phải đem ra ứng dụng các kết quả tu tập của mình trước khi các tế bào trong cơ thể thoái hóa [trong giai đoạnnày các cơ quan trong cơ thể không còn dùng được để ghép cho các bệnh nhân khác]. Người du-già có khả năng nhận biết được thểdạng tinh tế cao nhất trên đây : đấy là "tri thức ánh sáng trong suốt", [người luyện tập ý thức được thể dạng ánh sáng trong suốt và hộinhập với ánh sáng đó, không chuyển sang quá trình thô thiển của sự tái sinh]

Ba cấp bậc tri thứcTri thức được phân chia thành ba cấp bậc tinh tế khác nhau : thể dạng đang trong lúc thức (hay thể dạng thô thiển của tri thức), thể dạngchiêm bao (tinh tế hơn) và thể dạng ngủ thật say (tinh tế hơn hết, hoàn toàn không còn chiêm bao). Người ta có thể so sánh ba thể dạng ấy với ba giai đoạn sinh, chết trên phương diện vật chất và thể dạng trung gian gọi là bardo [trungấm hay trung hữu] trước khi xảy ra sự tái sinh [thụ thai]. Ba giai đoạn vừa kể [sinh, chết và trung gian] được phân biệt thành ba cấp bậckhác nhau, căn cứ vào ba cấp bậc tri thức tinh tế của chúng. Trong khi xảy ra quá trình của cái chết, người đang chết lắng thật sâu vàotri thức tinh tế. Thế nhưng sau khi đã chết, và sau giai đoạn trung gian hay bardo, cá thể ấy lại bị chi phối trở lại bởi sự tái sinh, theo đó trithức cũng dần dần trở nên thô thiển hơn. Tri thức càng lúc càng trở nên dầy đặc trong quá trình diễn tiến của sự tái sinh và đầu thai. Rất nhiều tập sách thuật lại trường hợp nhiều người nhớ lại kiếp trước của mình. Nghiên cứu thêm về các hiện tượng trên đây sẽ manglại nhiều lợi ích và mở rộng thêm kiến thức cho nhân loại.

Phép luyện tập du-giàĐối với một số người phép luyện tập du già quá khó, tạo ra đau đớn và chẳng giúp ích được gì cho tâm thức. Đối với một số người khácđó là một phương pháp đơn giản và tự nhiên, giúp mang lại sự thoải mái trên phương diện tổng quát. Tuy nhiên phương tiện dùng để tinhkhiết hóa tâm thức vẫn chính là tâm thức. Nếu cảnh giác cẩn thận, theo dõi các quá trình vận hành của tâm thức, ta sẽ vô cùng ngạcnhiên nhận thấy tầm quan trọng vô song của nó. Tâm thức chính là trung tâm của tất cả [từ các biến cố và hiện tượng cho đến sự giảithoát và giác ngộ].

Con đường trí tuệ Trí tuệ cần thiết cho việc tìm hiểu sự thật sâu xa hay tối thượng, tức là tánh không - trí tuệ dùng để cảm nhận sự vắng mặt của cái ngã -nó có thể mang tính cách trực tiếp hay gián tiếp. Trí tuệ dựa vào sức mạnh duy nhất của nó và được bổ khuyết thêm một số khả năngkhác - sự tin tưởng, sự tập trung và cố gắng - có thể phá tan được sức mạnh của ảo giác.

Sự tiếp cận hợp lý (lôgic) đối với hiện thực Những người tu tập Phật giáo luôn chú tâm vào chủ đích tìm kiếm sự thật hay hiện thực. Thế nhưng đồng thời họ cũng khẳng định không

Page 64: Song Thien

nên hoàn toàn tin tưởng vào sự cảm nhận của mình đối với hiện thực, bởi vì có một sự cách biệt giữa các thể dạng hiển hiện của các sựvật và phương cách hiện hữu của chúng. Tuy nhiên sau đây là các phương pháp tốt nhất có thể sử dụng để tiếp cận và tìm hiểu hiện thực: phương pháp suy luận căn cứ trên sự hợp lý (lôgic), phương pháp suy diễn (phân tích), tam đoạn luận mang lại sự hiển nhiên, đấy là bathứ khí cụ chính yếu được sử dụng để chứng minh sự hợp lý (lôgic). Đấy là các modus operandi [tiếng La-tinh, tạm dịch là các "phươngthức hành động"] giúp chuyển một sự quán nhận sai lầm trở thành một sự cảm nhận vững chắc, [Phật giáo xem các hiện tượng chỉ là ảogiác không phải hiện thực, bản chất của hiện thực là tánh không, muốn quán nhận được tánh không rất khó, phải dựa vào nhiều phươngpháp khác nhau].

Sự hợp lý (lôgic) và trí tuệ tự tại Trí tuệ dùng để quán nhận sự vắng mặt của cái ngã. Sự quán nhận đó được căn cứ vào sự hợp lý (lôgic) thật vững chắc và khi ta đãquen với quá trình phân tích sự vững chắc của nó [tức sự vắng mặt của cái ngã] trí tuệ tự tại sẽ phát hiện để loại bỏ vô minh. Khôngnhững trí tuệ có thể tự hiển hiện mà còn có thể tỏa rộng đến vô biên nếu ta biết phát huy nó. Khi trí tuệ nẩy nở sẽ khiến các ý nghĩ về sựhiện hữu tự tại suy yếu dần và sau cùng sẽ hoàn toàn biến mất. Mọi sự khổ nhọc và lầm lẫn sẽ tan biến khi tiếp xúc với hiện thực. Chúngkhông còn lưu lại một dấu vết nào trong bầu không gian của hiện thực tinh khiết, kết quả thực tiễn là trong trường hợp đó ta không còntạo nghiệp [phát huy được trí tuệ, quán nhận được tánh không, loại bỏ được vô minh, nhìn thấy được bản chất vô ngã của mọi hiện tượng,ta không còn tạo nghiệp nữa và đấy cũng là thể dạng giải thoát].

Tu tập Đạo Pháp mang lại sự an bình Đạo Pháp giải thích tại sao lại có nhiều cấp bậc khổ đau khác nhau. Theo thuyết nhân quả nghiệp chi phối hành động và hậu quả của nó,dựa vào đó chúng ta tin có kiếp sau [nếu không có kiếp sau không thể giải thích sự bất hạnh quá ư khác biệt giữa các cá thể con người].Sự tin tưởng đó góp phần mang lại cho chúng ta một sự an bình trong cuộc sống và giúp chúng ta chấp nhận các biến cố tiếp nối nhauxảy ra trong cuộc đời mình. Chúng ta hiểu rằng mọi sự lo âu và toan tính đều hoàn toàn vô ích, không nên quá âu sầu về những nỗi khổđau của mình, [vì đó là hậu quả do chính mình tạo ra]. Dù quán nhận được bản chất khổ đau có tính cách tạm thời thế nhưng không nên khinh thường hoặc nghĩ rằng : "chẳng có gì quan trọng".Khả năng ý thức được sự khổ đau đúng với bản chất của nó [vì đôi khi ta hiểu lầm khổ đau là hạnh phúc, chẳng hạn như sự thích thú dogiác cảm mang lại] là một phẩm tính giúp khơi động niềm khát vọng loại bỏ nó, [vì khổ đau mang tính cách tạm thời không phải tự tại vàvĩnh viễn, vì thế phải ý thức được điều đó để loại bỏ nó].

Bốn sự thực cao quý Đức Phật dạy rằng : "Đây là khổ đau đích thực, đây là nguyên nhân đích thực, đây là con đường đích thực". Ngài nói thêm : "Hãy ý thứckhổ đau, loại bỏ những nguyên nhân của nó, đạt được sự chấm dứt khổ đau, bước theo con đường đúng đắn" [tức là bát chánh đạo].Đức Phật lại giảng thêm : "Hãy ý thức được khổ đau, mặc dù chẳng có gì để ý thức, hãy từ bỏ các nguyên nhân mang lại khổ đau, mặcdù chẳng có gì để từ bỏ, hãy xa lánh thế tục một cách nghiêm túc, mặc dù chẳng có gì để xa lánh" [có nghĩa tất cả đều là tánh không,nắm vững tánh không của mọi hiện tượng mới có thể đạt được giác ngộ tối thượng, loại bỏ khổ đau chỉ là sự giải thoát]. Đấy là ba thểdạng của bản thể tự tại, của hành động và kết quả tối thượng của Tứ Diệu Đế.

Bures-Sur-Yvette, 18.12.10Hoang Phong chuyển ngữ

http://vietnamyoga.org

Page 65: Song Thien

Con đường khoan dung

Chúng ta không thể nào có hạnh phúc, nếu trong tâm thức của mỗi chúng ta có quá nhiều ước mơ. Bấtcứ ước mơ nào cũng làm cho đời sống của chúng ta đều đi bị hỏng đất. Ta có những giấc mơ làm giàu, giấc mơ làm những nhà tỷ phú. Chính giấc mơ nầy đã đưa ta chạy đuavề hướng ấy, và đã giết chết đời sống thanh thản và tự do của ta.Không có nhà tỷ phú nào không kiêu hãnh về tiền bạc, nhưng chính niềm kiêu hãnh ấy, lại tạo ra nhữngsự lo lắng, sợ hãi, nghi ngờ và bất hạnh cho họ.Ở trên đời, không có nhà giàu nào bận rộn đối với áo cơm, nhưng họ rất bận rộn đối với cách cất giữtiền bạc, họ lo lắng về sự mất mát tiền bạc và tài sản.. Những sự biến động bất chừng của thị trườngchứng khoán, hay bất cứ những sự biến động nào, đều khiến cho họ ăn không ngon và ngủ không yên.Trong tâm thức họ, những hạt giống nghi ngờ và đề phòng, chúng hoạt động hết sức mãnh liệt và vìvậy, họ tuy ở trên tiền bạc, mà hạnh phúc hay bình an đối với họ quả thực là hết sức khan hiếm.Có khi ta không ước mơ làm người giàu, nhưng ước mơ làm người có nhiều quyền lực trong xã hội.Chính ước mơ nầy đã giết chết những tâm hồn thanh thản và tự do của ta. Tâm kiêu mạn ở trong mỗichúng ta thường làm sinh khởi những giấc mơ quyền lực cho ta và đưa ta chạy đua theo hướng ấy. Ở trên đời không có nhà quyền lực nào thực sự có tự do. Và ở trong đời, không có người nắm quyềnlực nào là không sợ hãi. Ta có thể đặt câu hỏi rằng, ở trên đời, ai là người có nhiều sự sợ hãi, lo lắngvà đa nghi nhất? Trả lời chính xác cho câu hỏi ấy, chính là những người nắm quyền lực. Tại sao? Vìngười đam mê quyền lực thường được dẫn khởi từ lòng tham và tâm kiêu mạn của họ. Lòng thamthường dẫn sinh sự lo lắng và sợ hãi. Lòng tham giết chết sự tự do trong đời sống của mỗi chúng ta. Vàtâm kiêu mạn thường dẫn sinh cảm giác cô độc cho ta và giết chết đời sống từ hòa ở trong ta đối vớimọi người.Lại nữa, người nắm quyền lực, những hạt giống nghi ngờ hoạt động ở trong tâm thức của họ là vận hànhthường xuyên và mãnh liệt, khiến niềm tin tưởng của họ đối với mọi người bị xói mòn. Có đôi khi ta không ước mơ làm giàu hay ước mơ nắm quyền lực, nhưng lại ước mơ mình sẽ là ngườiđẹp hay ít ra mình được sống với người đẹp.Ước mơ mình sẽ là người đẹp và được sống với người đẹp, đó là những ước mơ chung của tất cảchúng ta. Nhưng, có những phương pháp nào giúp ta đạt được những ước mơ ấy? Biến ước mơ trởthành hiện thực chẳng đơn giản chút nào.Có những khi ta chỉ đẹp thể xác, nhưng không đẹp tâm hồn, hoặc có khi ta chỉ đẹp tâm hồn, nhưngkhông đẹp thể xác, hoặc có khi ta không đẹp thể xác mà cũng không đẹp luôn cả tâm hồn và có nhữngkhi ta vừa đẹp thể xác và đẹp luôn cả tâm hồn.Ta muốn đẹp thể xác, các Thẩm mỹ viện có thể giúp được cho ta, nhưng ta muốn đẹp tâm hồn, thìkhông có bất cứ Thẩm mỹ viện nào có thể giúp ta nổi.Ta muốn có một tâm hồn đẹp, thì tâm hồn ta phải có đầy đủ bốn chất liệu Từ, Bi, Hỷ, Xả.Ta có lòng Từ là ta biết chăm sóc nỗi đau của mình và người khác, khiến cho những nỗi đau ấy khôngloan lỗ ra trên mặt ý thức, cũng như trên những biểu hiện thực tế của thân và ngữ.Ta có lòng Bi là ta biết làm giảm và triệt tiêu khổ đau của ta và người, không phải chỉ ở mặt hiệntượng mà ở mặt bản chất; triệt tiêu không phải chỉ mặt biểu hiện của ý thức mà ở mặt tích lũy của tâmthức.Ta có lòng Hỷ là tâm ta không có những hạt giống khoe khoan những gì tốt đẹp của mình và tật đố hay

Page 66: Song Thien

ganh tỵ đối với những gì tốt đẹp của người. Ta biết khắc phục những gì thấp kém nơi ta và tùy thuậnvới những gì tốt đẹp của người.Ta có lòng Xả là ta có hành động để giúp người, nhưng tâm không hề thủ lợi, không hề khởi lên nhữngý niệm về cái tôi và cái của tôi.Bốn chất liệu Từ, Bi, Hỷ, Xả nầy sẽ tạo nên một tâm hồn và đời sống cao đẹp cho ta, không phải chỉkhi ta thức mà cả khi ta ngủ, không phải chỉ trước mặt mọi người mà cả sau lưng mọi người, khôngphải chỉ nơi nầy mà cả nơi kia, không phải chỉ đời nầy mà cả đời khác nữa. Như vậy, Từ, Bi, Hỷ, Xả là chất liệu tạo nên cái đẹp cho ta từ nội dung đến hình thức, từ thân thể đếntâm hồn. Cái đẹp ấy, chính là cái đẹp của chân thiện và chân mỹ.Ta chỉ ước mơ mà không có phương pháp thực hiện, thì những ước mơ của ta chỉ là hão huyền. Hạnhphúc đến với ta chỉ là những kết quả của ước mơ. Kết quả ấy chỉ xẩy ra cho ta khi nào ta có một tácnhân và tác duyên lành mạnh. Tác nhân lành mạnh là tâm cao thượng và trong sáng nơi ta; tác duyênlành mạnh là thầy ta, là những thiện hữu tri thức của ta đã tác thành và hỗ trợ cho ta khiến cho tâm từbi, tâm hỷ xả nơi ta càng lúc càng phát triển lớn mạnh làm dẫn sinh hoa trái của hạnh phúc.Hoa trái hạnh phúc đích thực chỉ có mặt, khi tâm ta đã có đầy đủ chất liệu của khoan dung và độ lượnghay trí tuệ và từ bi.

Thích Thái Hòa (Theo Hoằng Pháp)

http://vietnamyoga.org

Page 67: Song Thien

Doanh nhân và Thiền

Nói đến Thiền, mọi người vẫn thường nghĩ đó là một hình thức tu tập chỉ dành cho các nhà sư hay những bậc tu hành. Ngàynay, quan niệm đó không còn đúng nữa và cần phải hiểu theo nghĩa rộng hơn là Thiền dành cho mọi đối tượng... Đặc biệt, vớigiới doanh nhân luôn phải đối mặt với áp lực của công việc và những lo toan thường nhật thì Thiền là giải pháp hữu hiệu vừathanh tịnh tâm hồn, rèn luyện sức khỏe lại vừa giúp tăng hiệu quả trong công việc. Nhưng áp dụng Thiền như thế nào để trútbỏ lo âu và tìm sự bình yên, thanh thản là nỗi khát khao mà không phải ai cũng thực hiện được. Nó đòi hỏi sự hiểu biết về bảnchất, về những triết lý, tinh hoa của Thiền cũng như vai trò ứng dụng của Thiền trong cuộc sống và công việc.

Thiền và các quan niệm Thiền là gì? Thiền - tên Hán Việt đầy đủ là Thiền-na, tiếng Phạn là Dhyana nghĩa là “dòng chảy củatâm trí”, là trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ để đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ. Tâm trísẽ được mở rộng vô hạn, ý thức cá nhân không còn tồn tại mà hoàn toàn được giải phóng khỏi nhữngtrói buộc của bản ngã và sự đồng hoá để hướng tới sự “Tỉnh giác”, “giải thoát” và “Giác ngộ”. Nhờviệc tu tập Thiền, con người đạt được sự tỉnh táo, tập trung, nhìn thế giới rõ ràng, khám phá bản thểthật sự của mình, biết mình là ai, ở đâu, hướng tới tính thiện và lòng nhân ái bao dung. Dưới đây là một số quan điểm về Thiền: - Tại Trung Quốc, Thiền được hiểu theo một nghĩa rộng, bao gồm tất cả phép tu như: Quán niệm hơithở Nhập tức xuất tức niệm, tứ niệm xứ... với mục đích nhiếp tâm và làm tâm tỉnh giác. -Theo đạo Phật, Thiền là khi tâm thức đạt đến một trạng thái sâu lắng, chỉ chú ý đến một đối tượngthiền định thuộc về tâm hay vật. Tâm thức sẽ trải qua nhiều chặng (tứ thiền), trong đó lòng tham dụcdần mất đi, đạt đến trạng thái tỉnh giác, kiến tri vô lượng, tức là thông suốt về thế giới. - Theo tiến sĩ tâm lí học, Thiền sư người Anh David Fontana: “Thiền không có nghĩa là ngủ gục; đểtâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gìkhông tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động;chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai,ở đâu.” - Theo quan điểm của y học: Thiền là phương pháp quán khí, tĩnh tâm qua việc theo dõi hơi thở. Hítthở theo phương pháp này làm giảm mức tiêu thụ oxygen ở não, từ đó vỏnão được giải phóng và cảithiện việc tiếp nhận CO2 cần thiết cho sự thúc đẩy quá trình traođổi chất trong cơ thể, làm cho ta thởtốt hơn. Chính nhờ những tác động tích cực mà việc ngồi thiền đã được áp dụng các chứng bệnh hiện

Page 68: Song Thien

đại như: stress và các chứng bệnh liên quan đến thần kinh.

Giới thiệu một số triết lý của Thiền Một số triết lý, châm ngôn dưới đây sẽ giúp bạn hình dung phần nào về tinh thần lôi cuốn của Thiềnmôn. - Triết lý về sự thuần khiết và giản dị: Gạt bỏ những thành tố rườm rà, ham hiểu biết đến tột độ về bảnchất của sự vật, hiện tượng. Lời nói không giúp chúng ta đến gần sự thật ngược lại nó ngăn cản chúngta đến với sự thật. - Triết lý về sự tĩnh lặng và lưu chuyển: Tâm trí phải được bình thản nếu không con người sẽ không cóđược cảm giác bình yên. Vạn vật luôn biến đối không ngừng, dòng đời hối hả xuôi ngược với biết baobiến động hàng ngày, hàng giờ vây lấy chúng ta. Tư tưởng sống giữa những sôi động ấy vẫn thản nhiêndường như kéo dài thời gian đến vô tận.

- Triết lý về sự lưu tâm: Khả năng cảm nhận từng chi tiết mà không bị những tham vọng và sự lo âulàm cho xao nhãng. Con người biết lưu tâm luôn tập trung hoàn toàn vào tất cả những gì mà các giácquan của họ cảm nhận được và vì thế họ hiểu được tầm quan trọng của từng chi tiết. - Triết lý mây và nước: Mây di chuyển tự do - đó là vô niệm - tạo thành và tái hình thành theo điềukiện không khí và chính bản chất của chúng. Nước tự thích nghi với tất cả mọi hoàn cảnh, lúc tròn lúcvuông, biến ảo đa đoan nhưng luôn giữ tính chất của nó. Mây và nước là biểu hiện của cuộc sống tự dothoải mái cộng với sự đàn hồi để tự thích ứng với mọi hoàn cảnh thay đổi, vì thế mọi lo âu, căng thẳngđều tiêu tan.

Doanh nhân ngày nay đang quan tâm tới Thiền Thiền đang trở thành một trào lưu hấp dẫn doanh nhân. Họ không chỉ tiếp cận với Thiền qua các lớptập Thiền, các loại hình nghệ thuật liên quan đến Thiền, các cuốn sách về triết lý Thiền, mà còn đangtìm đến với các loại hình du lịch Thiền. Ngày càng nhiều lớp học Thiền, khóa tu Thiền được mở ra cho doanh nhân và mọi đối tượng. Tại Nhậtvà Mỹ, nhiều doanh nhân và nhân viên công sở tìm đến hành thiền Vipassana ở các Thiền viện như mộtcách để giải tỏa căng thẳng và lấy lại tinh thần làm việc. Ở Việt Nam, các phòng tập Thiền, câu lạc bộThiền cùng Yoga đang thu hút đông đảo các doanh nhân tham gia. Năm 2008, với chương trình: "Thởvà cười 2008: Doanh nhân với đất mẹ", Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giúp nhiều doanh nhân tập thởvà cười, tập dừng lại không suy nghĩ và làm việc chậm lại, tập những phương pháp thư giãn, giảm mệtmỏi trong cuộc sống. Không chỉ thế, giới doanh nhân hiện nay đang rất quan tâm và tham gia một số loại hình nghệ thuật liênquan đến Thiền như nội thất, kiến trúc, hội họa, trà đạo, thơ Thiền, ẩm thực…nhằm áp dụng Thiềntrong cuộc sống sinh hoạt bình thường, từ việc ăn uống, làm việc nghỉ ngơi, trang trí nhà cửa, vườntược...Nhiều người đã thay đổi lối sống theo phong cách Thiền: giản dị, thuần khiết, tự nhiên và cảmnhận được cái đẹp nơi tâm linh tiềm ẩn trong sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, những cuốn sách về Thiền cũng được đông đảo giới doanh nhân quan tâm tìm đọc như"Thiền học cho Doanh nhân- những điều rút ra từ cuốn sách về kiếm đạo" của Muashi, Nghệ thuậtThiền trong cuộc sống của Ou Baholyodhin...hay sách của một số tác giả nổi tiếng như Osho,Khrisnamurti...để tìm hiểu những triết lý châm ngôn Thiền Tông - không đơn thuần là triết lý tôn giáomà còn là cẩm nang của cuộc sống. Ngoài ra, một số doanh nhân thường kết hợp du lịch với Thiền. Họ thường đi tới những nơi yên tĩnhvắng vẻ, hay tới các vùng núi, lên chùa…giấu mình trong không gian u tịch và tĩnh lặng của chùa, của

http://vietnamyoga.org

Page 69: Song Thien

núi sâu rừng thẳm để tìm lại chính mình. Đây là điểm đến lý tưởng để họ tìm đến hành Thiền, tham giacác buổi tọa thiền, đi dạo, ăn chay, ngủ và ngồi Thiền. Hiện nay, các địa điểm được giới Doanh nhânthường xuyên lui tới như các chùa chiền ở Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam...

Vai trò của Thiền trong cuộc sống Doanh nhân Thể lực, trí lực và tâm lực là những điều tinh túy nhất mà Thiền mang lại trong đời sống cá nhân củadoanh nhân. Bởi Thiền không chỉ giúp doanh nhân phục hồi sức khỏe sau những giờ làm việc căngthẳng mà còn tăng cường minh mẫn, sảng khoái, tập trung cho trí não. Đặc biệt Thiền nuôi dưỡng tâmhồn từ sự giản dị, trong sáng cho đến tình yêu thương bao la với cuộc sống. Thể lực: Trước tiên, Thiền điều chỉnh việc hít thở đúng, làm giảm mức tiêu thụ oxygen ở não, từ đóthúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm quá trình lão hóa.Thiền giúp cho việc thở tốt hơn, giúp giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ, giảm các bệnhthông thường đặc biệt là stress và các chứng bệnh liên quan đến thần kinh - căn bệnh thường gặp nhấtcủa các doanh nhân. Trí lực: Thiền giúp cho đầu óc doanh nhân sáng suốt, chủ động trong mọi hoàn cảnh. Khi tâm conngười phiền muộn, trí óc chịu nhiều áp lực lớn, tư duy không được chính xác có thể dẫn đến nhữngquyết định sai lầm. Thiền giúp đối mặt, chuyển hóa, trị liệu những căng thẳng, lo lắng, cân bằng côngviệc và cuộc sống. Khi ngồi thiền tâm được tĩnh lại, đầu óc cảm thấy thư giãn, do đó trí não thôngsuốt, tư duy phát triển, nhiều ý tưởng mới nảy sinh. Tâm lực: Biết Thiền là biết sống đúng với hiện tại, coi đó là món quà quý giá. Thiền đem lại niềmvui, tập trung vào những ý niệm cao cả. Mọi tư tưởng vị kỷ, ham muốn quay cuồng theo dục vọng đềuxa lìa. Tu thiền còn giúp con người ta nhìn sâu, nghe rõ, hiểu biết mọi việc, để chấp nhận, tha thứ vànuôi dưỡng yêu thương. Nhờ đó, con người sẽ cảm nhận, khám phá niềm vui và những tinh hoa, hưởngthụ cuộc sống đầy đủ trong từng giây phút. Dần dà, họ mong ước vươn đến những khát vọng vô hạn:khám phá chân lý, nhận thức được đấng tối cao, đạt đến cuộc sống vĩnh hằng. Thiền là lời giải đáp chotôn giáo về khát vọng của con người: làm thế nào để vượt lên trên cuộc sống vật chất và tâm trí đểbước vào thế giới "cõi tâm linh".

Vai trò của Thiền trong quản trị kinh doanh Bên cạnh vai trò đối với cá nhân doanh nhân, Thiền còn giúp họ trong công việc quản trị kinh doanh.Thiền đem lại cho doanh nhân sự bình tĩnh, dũng cảm vượt qua khó khăn trong công việc kinh doanh,sự khôn khéo trong công tác quản lý nhân sự. Trong công việc kinh doanh: Thiền giúp doanh nhân có cái nhìn sâu sắc hơn trong làm việc. Yếu chỉ"bình thường tâm thị" của Thiền tức là trong công việc, đàm phán, đào tạo, làm việc nhóm...tâm phảibình tĩnh, giải tỏa căng thẳng thì làm việc mới hiệu quả, giải quyết các vấn đề một cách từ tốn và khoahọc hơn. Bên cạnh đó, Thiền có khả năng đoạn trừ lòng sợ hãi, nghi kỵ… giúp doanh nhân biết đối mặtvới khó khăn trong thương thuyết, đàm phán để thành công trong công việc kinh doanh của mình. BàNita Ing, nữ hoàng xây dựng của Châu Á tổ hợp xây dựng Taiwan High Speed Rail Corp cho biết:“ bíquyết kinh doanh thành công của bà là nhờ biết thiền. Biểu hiện giận dữ hay nóng nảy nhất ở bà chỉ làmột cái nhíu mày.” Trong quản lý nhân sự: Thiền là công cụ đắc lực giúp doanh nhân giải quyết các vấn đề trong quản lýnhân sự. Người lãnh đạo khi áp dụng yếu chỉ “quan sát” trong "tỉnh giác quan sát”của Thiền như dùngbáo cáo nội bộ, camere, kiểm tra đột xuất... sẽ làm nhân viên biết họ đang được quan tâm chú ý, nhờđó, họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn. Khi áp dụng yếu chỉ "tỉnh giác" – tức là thái độ không phán xétmà chỉ đánh giá kết quả làm việc, tìm yếu điểm và cách khắc phục, người lãnh đạo sẽ làm cho nhân

Page 70: Song Thien

viên tin tưởng, cởi mở và làm việc hăng say hơn. Trong trao đổi công việc, yếu chỉ "không trụ tướng"của Thiền nghĩa là người lãnh đạo trong im lặng, tỉnh giác, với tình thương bao la tới mọi người xungquanh mình, sẽ không bị cuốn theo thái độ của người nói, mà thấy cái ý họ muốn truyền đạt. Điều nàygiúp cho người lãnh đạo chủ trì những cuộc họp hiệu quả, phát huy đóng góp của người lao động, tiếtkiệm thời gian. Từ đó, toàn thể thành viên trong doanh nghiệp trở nên năng động cởi mở và tự tin hơn,làm việc hăng say hơn, mọi lo âu mệt mỏi biến mất, sự ghanh tỵ, khó chịu đều giảm bớt...

Lời khuyên áp dụng thiền trong cuộc sống Để áp dụng Thiền trong cuộc sống một cách hiệu quả, các doanh nhân ngoài việc luyện tập Thiền nênáp dụng Thiền trong lối sống hàng ngày từ cách bài trí không gian sống đến cách ăn uống, nghỉ ngơi… Luyện tập Thiền: Việc ngồi Thiền nên được tiến hành thường xuyên vào một thời gian cố định, có thểkhoảng 10-15 phút lúc sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ. Trước khi Thiền nên chuẩn bị tốt và trạng tháicơ thể cũng như tinh thần. Khi Thiền nên tập trung cao độ, bằng cách chú ý đến cách thở, cảm giác bêntrong cơ thể….Có thể đọc một số từ ngữ có tính chất nhịp nhàng, có khả năng tạo sự tập trung và tạo raý tưởng để tập trung tâm trí. Nên chọn tư thế ngồi hoặc đi bộ sao cho phù hợp nhất về mặt sức khỏe,tránh cảm giác tê mỏi. Tập Thiền cần sự kiên nhẫn, tập luyện một cách tự nhiên. Bạn đừng chờ đợiđiều gì đó phi thường sẽ xảy ra nhanh chóng. Lâu ngày, lợi ích của Thiền sẽ tự đến với bạn. Không gian sống: Bên cạnh đó, áp dụng phong cách Thiền vào không gian sống tạo cho người doanhnhân sự thoải mái lâu dài và nghỉ ngơi đúng nghĩa. Sự bài trí không gian nên nhấn mạnh vào tính giảndị, tinh tế, nghiêm ngặt, khéo léo có chủ đích: đồ vật luôn sạch bóng, mẫu mã nhỏ nhắn, màu sắc hạnchế và chọn lọc, tôn lên những nét đặc trưng nổi bật, tạo không gian tĩnh lặng. Căn phòng luyện tậpthiền nên là một căn phòng yên tĩnh, tránh tiếng động mạnh. Nơi ngồi Thiền phải sạch sẽ và tươi mát,nên sử dụng nhiều cây cảnh, các tranh ảnh tạo cảm hứng, thảm hoặc đệm để thiền... Ẩm thực: Theo nguyên tắc của Thiền, việc ăn uống không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mà còn nuôi dưỡngtâm hồn. Lựa chọn món, nấu nướng, bày biện và ăn uống đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nấu ăn cần được nâng lên thành một nghệ thuật, việc bài trí chau chuốt, với chế độ ăn thuần khiết đượctuyển chọn kỹ đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe: cực kỳ thanh tao và bổ dưỡng. Các chất hóa họcđược giảm thiểu thay vào đó là màu sắc và mùi vị tự nhiên của món ăn.

Theo: Doanhnhan360

http://vietnamyoga.org

Page 71: Song Thien

ÐI TÌM HẠNH PHÚC

Tập di cảo của Bùi Giáng nhan đề “Thơ vô tận vui”, trang đầu tập thơ có mấy câu : “Trước khi tôi chếtCho gởi chút đá vàngCủa trăm năm buồn tủi …”Lạ nhỉ? Lòng buồn đến trăm năm mà thơ thì vui vô tận!? Thật ra cũng không khó hiểu. Đó chính là domâu thuẫn nội tại của con người, có điều chưa diễn đạt được thành thơ. Nói lẩy Kiều: "Bề ngoài cườinụ, bề trong khóc thầm" để mô tả tất cả mọi trường hợp trong cõi nhân sinh ở đời này .Comme la médaille a son revers, thực thể tương phản của thi sĩ họ Bùi cũng chỉ là một dạng trongphạm trù triết lý: "To be or not to be" mà thôi. Phân tích cặn kẽ cũng không bao giờ rốt nghĩa, chỉ tổthêm nhức đầu, chi bằng nói như Nguyễn Tuân "Đời vui quá không sao buồn được" cho mấy thằng giàtheo đó mà cười khà khà để tiêu khiển cho qua năm cùng tháng tận của đời mình .Ở xứ Mỹ này hiếm thấy người ta mở miệng cười . ( Nhân thế hãn phùng khai khẩu tiếu ...) . Người Mỹsau những trận đánh ác liệt với người da đỏ , rồi lập quốc chọn con chim ó mỏ quặm làm quốc uy thìlàm sao dân Mỹ có thế cười được . Cái nước Mỹ nầy được xem nhiều tiền lắm của , nhưng cũng là nơimà phải làm việc tất bật , mãi mê đi tìm hạnh phúc mà suốt đời chỉ thấy ở cuối đường hầm mơ ước (ỞViệt Nam hiện nay cũng thế - mức độ bon chen càng ngày càng thêm ác liệt). Thế nên có nhiều ngườimuốn lên núi để tìm một cuộc sống thanh thản như thuở xưa - sáng sớm say sưa nhìn một tia nắng đẹpnhư nhấp một chén trà thơm , ban trưa nghỉ một chút an lành như tới miền lạc thú , buổi tối sống hoàvới đêm đen như nghe lời hát ngọt ngào của tạo vật ...Alain Watts trong Become What You Are thì hình ảnh một người có tiền nhưng vẫn nghèo là vì khôngcảm thấy thoải mái với người chung quanh . Xã hội Mỹ càng ngày càng giàu có , nhưng niềm vui trongcuộc sống mỗi ngày một nghèo thêm .. Mình là người xa lạ với chính mình ( Albert Camus ) và thanhân là địa ngục ( J.P. Sartre ) . Ðúng y như vậy , không triết lý chút nào hết. Kinh Cựu Ước có viết :" Cho mọi sinh hoạt dưới vòm trời nầy , mọi thứ đều có cái mùa , cái thời củanó : Thời để sinh ra và Thời để chết . Thời để trồng và Thời để nhổ , Thời để giết và Thời để chữalành .Thời để khóc và Thời để cười . Thời quẳng đá đi và Thời nhặt đá về ..." Cái gì cũng có chu kỳcủa nó , thuận mệnh trời và thuận lòng người thì mới an bình được . Kinh Dịch là cái chìa khóa của bímật thời mệnh . Ai biết đuợc nó thì sẽ hiểu được mệnh trời . Bậc hiền triết như Khổng Phu Tử trướckhi qua đời cũng phải than rằng, không còn sống được lâu hơn để học hỏi bí ẩn trong Kinh Dịch . Thời gian thì trôi quá nhanh , mới ngày nào đây còn khoẻ như voi , nhưng nay thì không còn sức đểthan vãn nữa .Sức khoẻ sụp xuống nhanh chóng y hệt như chiếc xe hơi cũ , tưởng rằng xe tuy cũ nhưngvẫn chạy rất tốt , nhưng khi nó bắt đầu trở chứng thì chỉ còn có cách là bán cho lạt son . Từ Aristoteđến Einstein đều cho thời gian chỉ là ảo giác. Nhưng ảo giác sao được khi nhìn lại thằng con, mới hômnào còn bế trên tay , lúc bước lên phi cơ qua Mỹ nó khóc nhuề nhuệ mà nay thì nó nói tiếng Mỹ nhưgió , cao lớn gấp đôi tía nó, trông nó cứ tưởng là Mỹ chánh hiệu con nai . Ôi thời gian , ta không đuổitheo kịp ngươi , hãy chậm lại chờ ta . O! temps suspends ton vol !Và đời sống cũng thế , không có một giây phút tĩnh lặng để thư giản , để cho tâm hồn và thân xác đượcnghỉ ngơi . Trong ta chỉ còn lại những bận rộn mưu sinh quần quật suốt ngày tháng . Cuộc sống nầygiống như Sisyphe bị Zeus trừng phạt lăn hòn đá từ dưới biển lên núi và khi lên tới đỉnh hòn đá lại lănxuống và hắn phải chạy xuống đẩy lên .Và cứ thế không ngừng nghỉ , vĩnh viễn và mãi mãi ... Nếu

Page 72: Song Thien

không có một suy nghĩ nào về giá trị của cuộc đời nầy , về hạnh phúc của hiện tại thì chắc không aichịu nổi cái bản án chung thân nầy .Trở về xứ Mỹ .Trong cái xã hội với nền văn minh kỹ thuật tân tiến nầy càng làm cho người ta bận rộn,bất an . Nổi lo sợ bệnh tật do mấy lời khuyến cáo của bác sỉ , đi thử nghiệm hết gan đến phổi , hết timđến phèo ... Rồi các hãng bảo hiểm gửi cho mình không biết bao nhiêu là cái bill càng đọc như đi vàomột khu rừng chưa khai phá ... Trong thời đại công nghiệp hiện nay , người nào cũng ngỗn ngang côngviệc , việc mình , việc nhà , việc công sở, việc ngoài đường , việc thật , việc chơi , việc của lãotrượng tiên bữu ...Nhiều việc ngỗn ngang quá nên người ta sinh ra trù trừ , nhiều khi phải để nó rangoài trí nhớ . Trong cuộc sống hàng ngày số lượng công việc mới nhiều hơn số việc mà ta thanh toánđược .Ðến mức có người còn phải nói :"Hồi ở VN sao mà khoẻ thế ?" Cuối cùng người ta phải lonhiều quá và trở thành stressfull , depressed... nên trở thành lười và có một trùng hợp lạ kỳ vô cùnggiống nhau giữa VN và Mỹ đó là căn bệnh thư thả, tà tà. Có việc mà không làm ngay , làm việc màkhông có năng suất thì trong thời buổi cạnh tranh ngày nay từ làng cho đến xã rồi lên đến thành phố,cạnh tranh ngay từ trong lớp học cho đến kiếm việc làm , việc lập gia đình ( không tranh thủ chiếmngười đẹp trước là thằng khác nhảy vô cuỗm ngay )... cứ tà tà nằm dài trước TV xem phim bộ Ðại Hànhay dán mình trước internet xem chuyện sex thì còn làm nên cơm cháo gì được nữa .Chuyện ở Mỹ là thế ...Càng ngày người ta càng lo nhiều hơn nên càng lười nhiều hơn rồi càng mậpnhiều hơn và càng bị stress nhiều hơn và chết vì bị stroke nhiều hơn . Có nhiều ông bạn già của tôi tuygià nhưng trái tim vẫn còn rung động trước cảnh đẹp thiên nhiên, da thịt còn cảm giác được hơi ấm củađôi vòng tay người khác phái dù người đó nhỏ hơn mình rất nhiều ... Dans la grâce , le corps apparaitcomme un psychique en situation ...L'acte gracieux , en tant qu ' il révèle le corps...lui fournit à chaqueinstant sa justification d'exister . ( J. P. Sartre ).Ðấy là sách lược của các lão ."Thưa em tóc đã hai màu Cái răng cũng rụng làm đau nụ cườiNhìn quanh tuổi quá bảy mươiSe se râu bạc cọng đời lung lay Ðưa bàn tay nắm bàn tay Thấy đâu chỉ số còn dài cuộc chơi ."Sống trăm năm ? Chuyện nhỏ .Sách kỷ lục Guinness đã hài tên một lố tên những cụ sống trên trăm Nhưng Guinness lơ đảng chưa chịutìm tới VN để gặp nhiều cụ sống trên trăm tuổi .Cụ Giản Chi thọ 102 tuổi .Thuở nhỏ đã làm thơ :Gió đông mơ dáng hoa đàoTrà Phương Bối đậm nhớ Sao Trên Rừng Buổi tứ tuần làm thơ:Dòng đời khôn đổi làm sông rượuBừng giấc quan hà lại muốn say .Buổi cửu tuần làm thơ:Cuộc sống đã đành khinh gió bụiLòng người ai chẳng có quê hương .Nhưng già mà còn chung thủy với vợ con thì cũng hiếm . Trong một dịp nào đó tôi có nghe lóm đượccâu chuyện của hai người vợ chồng già :Lão Ông nói :Nếu Ông chết trước thì bà sẽ làm gì ?

http://vietnamyoga.org

Page 73: Song Thien

Bà đáp không suy nghĩ :-Thì em sẽ tìm thuê chung một ngôi nhà với vài quả phụ hoặc phụ nữ độc thân khác cho khuây khỏa nỗibuồn .Rồi bà hỏi lại Ông :- Lỡ Em chết trước Anh thì sao ?- Anh cũng sẽ làm như thế .Ðâu đã hết gân !Già rồi mới thấy thấm thía mấy chữ " vạn pháp giai không " . Ðược thua gì nơi cỏi tạm này .Sợ chết ư? Vâng ai cũng tham sống sợ chết . Ðó là truyện Thần Quy trong sách Nam Hoa Kinh . Trang Tử câutrên sông Bộc . Sở Vương sai hai quan đại phu đem lễ vật mời Ông ta ra làm quan . Trang Tử cầm cầncâu không nhúc nhích cũng không thèm nhìn lại, nói : " Tôi nghe vua Sở có con thần quy chết đã 3000năm . Vua Sở quý nó và cất trên miếu đường . Con quy ấy , chịu chết để lưu lại cái xương của mìnhcho người ta quý trọng , hay lại chịu thà sống mà kéo lê cái đuôi mình trong bùn ?" Hai vị đại phu nói: " Thà sống mà kéo lê cái đuôi trong bùn còn hơn ." Trang Tử nói: "Thôi , về đi . Ta đây cũng chịukéo lê cái đuôi của mình trong bùn..."Cái chết chỉ tồn tại trong ký ức của con người , dầu là được thờ phụng trong miếu đường cũng khôngcòn là sống . Nhưng phải sống như thế nào cho phải lẻ . Như Saddam Hussein trước khi chết dỏng dạctuyên bố : " Ta là một chiến sỉ và ta không sợ gì cho ta cả . Ta là một bạo chúa, vâng! Nhưng ta là mộtkẻ ác cần thiết . Cứ nhìn những gì đang xảy ra sau khi ra đi ! Sau ta là Hồng Thủy . Các ngươi hãy nhớkỹ điều nầy cho lần tới : Hãy cần cho bạo chúa sống lâu " .Vâng The King is dead ! Long live the King ! Có điều Saddam Hussein cũng dở, sao không bắt chướcHạng Võ giữa dòng Ô giang, tự cắt lấy đầu, hai tay dâng cho tên đình trưởng chèo thuyền?Sự tiến bộ kỹ thuật đem lại nhiều tiện nghi cho đời sống , nhưng ngược lại hạnh phúc của con ngườikhông vì thế mà tăng thêm , mà trái lại càng đem nhiều khó khăn và đau khổ cho con người . Theo cáchsuy nghĩ thông thường thì có cơ sở vật chất ( tiền bạc , nhà cửa , danh vọng ...) và tình cảm của nhữngngười xung quanh ( cha mẹ, con cái, bạn bè ...) là sự hạnh phúc . Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì người vàvật mà mình mong muốn cũng chính là nguyên nhân của sự đau khổ . Những người giàu có và nổi tiếngnhư : Mike Tyson , O. J. Simpson rồi cũng vào tù . Quyền thế tột đỉnh như Saddam Hussein thì rồicũng lên giá treo cổ .Cuối con đường hạnh phúc là sự đau khổ . Phải chăng chúng ta đi tìm hạnh phúc mà không hiểu hạnhphúc là gì . Hạnh phúc không phải là điểm đến mà chính là cuộc hành trình đi đến đó . Ngay lúc hạnhphúc nằm trong tay mà vẫn đi tìm . Ðối với Tây Phương , khi đi tìm hạnh phúc là tạo ra thật nhiều hoàncảnh để vui và thoải mái ( của cải vật chất , xe hơi , ti vi ,tủ lạnh ...du lịch , rong chơi , ca hát ...)Người Á Ðông tạo cái vui bằng cách gói ghém , che phủ nỗi buồn , tiếng khóc ...Ngày bà cụ tôi mất ( mà mình biết trước sẽ đến ngày nầy ) , một Ông sư nói với tôi là bà cụ đi về Ðivề cõi xa nơi đó không có đau khổ và buồn . Ôi , chuyện này tôi biết từ lâu rồi... Mình phải nhìn sựchết như là đưa một người ra ga xe lửa . Ðầu ga nầy mất một người thì ở đầu ga kia đón nhận thêm mộtngười . Không biết có đúng vậy không? Nhưng cứ tin như vậy đi để có cái nhìn tích cực về cái chết ,có mất mát gì đâu mà không tin .Hành trình của chúng ta là hành trình trong một giai đoạn . Trong một vở kịch vai trò phải đóng theocâu chuyện chứ không có câu chuyện phải theo người đóng kịch . Vở kịch dài đóng dài , vở kịch ngắnđóng ngắn . Người đóng kịch phải cố gắng đóng trọn vai trò của mình . Những gì có trong tầm tay củamình thì cứ hưởng lấy chứ đừng kiêu hảnh coi là quan trọng .Không hiểu sao tôi lại bổng thích triết lý cuộc đời . Thôi thì dầu có triết lý ba xu đi nữa cũng xin đừngchúc nhau theo kiểu formula nữa ( An khang - Thịnh vượng - Hạnh Phúc ...) mà chỉ mong chúng ta mùa

Page 74: Song Thien

nào cũng vui . Mùa xuân thì vui tươi mát mẻ , mùa hạ thì nồng ấm chói chan , mùa thu mây bay heo hút, mùa đông tuyết trắng mơn man ...Mùa nào cũng thú . Không cần tiền , không cần danh vọng , khôngcan dự vào những chuyện nằm ngoài tầm tay thì chúng ta đã có hạnh phúc rồi đó !

Lê Tấn Tài

http://vietnamyoga.org

Page 75: Song Thien

ĐIỀU NGHỊCH LÝ CỦA NGÀY NAY

The Paradox of Our Age by Dr. Bob Moorehead

NGUYỄN DUY NHIÊN phỏng dịch

Điều nghịch lý của thời đại ngày nay là chúng ta có những tòa building cao hơn nhưng sự kiên nhẫncủa mình lại ngắn hơn, ta có những đại lộ rộng lớn hơn, nhưng cái nhìn của mình lại nhỏ hẹp hơn.Chúng ta tiêu xài nhiều hơn, nhưng có được ít hơn, mua sắm thêm hơn, nhưng thưởng thức lại kém hơn.Ta có căn nhà to rộng hơn, nhưng gia đình nhỏ bé hơn, có nhiều tiện nghi hơn nhưng thời giờ ít ỏi hơn.Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại giảm đi, ta dư thừa kiến thức, nhưng lại thiếu sựxét suy, ta có thêm nhiều nhà chuyên môn và cũng thêm bao nhiêu là những vấn đề, có thêm thuốc mennhưng sự lành mạnh lại càng sụt giảm. Thời đại ngày nay chúng ta uống rượu và hut thuốc quá nhiều, tiêu pha không tiếc nuối, thiếu vắng tiếngcười, lái xe quá nhanh, nóng giận rất dễ, thức rất khuya, đọc sách rất ít, xem ti vi quá nhiều, và hiếmkhi nào ta biết ngồi lại trong tĩnh lặng! Tài sản của ta tăng lên gấp bội phần, nhưng giá trị chúng cũngsụt giảm theo. Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít, và thù ghét thì lại quá thường. Chúng ta biết cách kiếm sống, nhưng không mấy ai biết sống. Một đời người được kéo dài hơn, nhưngchỉ là cộng thêm những năm tháng mà thôi. Chúng ta đã lên đến mặt trăng và trở về lại trái đất, nhưngrất khó bước qua bên kia đường để chào người hàng xóm mới. Ta chinh phục được thế giới bên ngoài,nhưng không biết gì về thế giới bên trong. Chúng ta đã làm được rất nhiều những việc rất lớn lao,nhưng rất ít việc tốt lành. Không khí chung quanh ta được trong sạch hơn, nhưng tâm hồn ta lại càng thêm ô nhiễm. Chúng ta chiacắt được một hạt nguyên tử, nhưng chưa phá được thành kiến của chính mình. Chúng ta viết nhiều hơn,nhưng học được ít hơn. Chúng ta có nhiều dự án hơn, nhưng hoàn tất lại ít hơn. Chúng ta biết cách làmviệc thật nhanh chóng, nhưng không biết cách để đợi chờ. Chúng ta thiết kế nhiều máy điện toán, chứathật nhiều dữ kiện, in ra bao nhiêu tài liệu, nhưng sự truyền thông giữa con người lại càng sút kém đi.Ngày nay là thời đại của mì ăn liền, tiêu hóa chậm, con người to lớn nhưng chí khí rất nhỏ, lợi nhuậnthì rất sâu mà tình người thì rất cạn. Đây là thời đại của hai đầu thương nhưng trăm ngàn ly dị, nhà cửakhang trang nhưng đổ vỡ trong gia đình. Đây là thời đại của những mặt hàng trưng bày ngoài cửa tiệmthì rất nhiều, nhưng trong nhà kho lại không có một đồ vật nào. Đây là thời đại mà kỹ thuật có thể manglá thư này đến thẳng với bạn, và bạn cũng hoàn toàn có tự do để chọn đọc nó hay xóa bỏ đi... Nhưng xin bạn hãy nhớ bỏ thì giờ của mình ra với người thương, vì họ sẽ không có mặt với ta mãi mãi.Hãy nhớ chọn những lời dễ thương với những ai đang ngước nhìn bạn nhiều ngưỡng phục, vì cô haycậu bé đó rồi cũng sẽ lớn lên và rời xa ta. Hãy nhớ ôm chặt người gần bên, vì đó là một món quà vôgiá mà ta có thể ban tặng cho người khác, khi nó được xuất phát từ đáy tim mình. Hãy nhớ nắm taynhau và trân quý phút giây này, vì biết rằng thơi gian sẽ không ở với ta mãi mãi. Hãy có thì giờ đểthương nhau, để lắng nghe nhau, và nhất là hãy chia sẻ với nhau những ý tưởng đẹp nhất trong tâmmình.Và nhất là bạn hãy luôn nhớ rằng, cuộc sống không phải được đo lường bằng con số hơi thở của mình,mà bằng những giây phút kỳ diệu trong cuộc đời đã mang hơi thở ấy bay cao.

Page 76: Song Thien

Những điểm quan trọng của đạo Phật

1) Giác ngộ thành PhậtMọi người trên thế gian đều có thể trở thành một vị Phật, một bậc sáng suốt giác ngộ, không phân biệtnam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, trẻ già, thời đại, đã có gia đình hay chưa, nếu người đó biết tu tập theođúng chánh pháp. Có hằng hà sa số các vị Phật, từ quá khứ, đến hiện tại và vị lai. Chứ không phải chỉcó một vị Phật duy nhất làm giáo chủ là đức Phật Thích ca, còn tất cả các loài chúng sanh khác đềuphải thờ lạy theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực.

2) Bình đẳng tuyệt đối Ðức Phật không phải là vị thần linh, hay thượng đế tưởng tượng, chuyên ban phước ra ơn hay giánghọa trừng phạt. Cho nên những ai cúng kiến, tin tưởng, thờ lạy đức Phật theo tinh thần van xin, cầukhẩn một cách tiêu cực, dù ở chùa hay ở nhà, đều không đúng chánh pháp, không đạt được những ướcmuốn như ý. Bởi vậy, xin xỏ nhiều thì thất vọng nhiều, cúng kiến nhiều thì buồn phiền nhiều, tin tưởngnhiều thì đau khổ nhiều. Trái lại, những người sống đúng theo tinh thần những lời dạy của đức Phật, dùtại gia hay xuất gia, dù có thờ lạy đức Phật hay không, dù có theo tông phái nào hay không, thảy đềuđược an lạc và hạnh phúc hiện thời, giác ngộ và giải thoát mai sau.

3) Tự mình giải thoátTừ trước thời đức Phật xuất hiện trên thế gian này, cuộc đời vẫn thường đầy dẫy những sự đau khổ, bấttrắc, đấu tranh, lừa đảo, chứ không phải chỉ có thời hiện tại mà thôi. Do đó, giáo lý của đạo Phậtthường được ví như chiếc thuyền, gọi là thuyền bát nhã, dùng từ bi và trí tuệ giúp đỡ con người vượtqua bể khổ, sông mê, lướt qua bát phong của cuộc đời, đến bến bờ giác ngộ và giải thoát. Ðức Phậtvẫn sống ngay trên thế gian này, vẫn gặp bao nhiêu khổ nạn của cuộc đời, nhưng tâm trí của Ngài vẫnan nhiên tự tại, không cần phải đợi đến lúc vãng sanh về tây phương cực lạc hay thăng lên thiên đàng!

4) Ứng dụng thực tế Ðạo Phật là một tôn giáo, cho nên cũng có những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện, để giúp đỡnhững người đang đau khổ trên thế gian này tìm đến với đạo, trong những bước ban đầu. Nếu như conngười, dù tại gia hay xuất gia, đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầunguyện mà thôi, cứ giữ y như vậy bao nhiêu năm trời, cho rằng như vậy là đủ rồi, không chịu bướcthêm bước nữa, bước đó là: tìm hiểu xem Ðức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằngngày, chánh pháp ở đâu, thì đau khổ vẫn hoàn khổ đau, có khác chi bao nhiêu người khác đâu?

5) Cứu cánh mầu nhiệm Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhứt là Lễ Phật Ðản, đều nhằm mục đích dẫn dắt con người đếnvới đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của cuộc đời. Và mục đích quan trọng hơn hết là: "hãy bướcvào cửa đạo", hay "Phật Đạo", chứ không phải chỉ bước vào cửa chùa rồi thôi, hoặc vẫn cứ đi langthang, lòng vòng bên ngoài, bằng lòng với các hình thức cúng kiến, lễ lạy, các buổi văn nghệ xổ số,các cuộc hành hương thương mại, các cuộc vận động cầu vãng sanh lưu xá lợi, kêu gọi đóng góp tạochùa to tượng lớn, chiêm bái tượng Phật Ngọc, lễ hội Quán Âm đam mê chuyện trời rải hoa mạn đà la,hoa mạn thù sa, hay hoa trời linh thiêng, thích chuyện linh thiêng huyền bí hấp dẫn, mà không quan tâmviệc tu học, tu tâm dưỡng tánh, không biết đến chánh pháp là gì? Bước vào cửa đạo, viên thành Phật

http://vietnamyoga.org

Page 77: Song Thien

đạo, nghĩa là phải biết tu học theo lời đức Phật dạy trong các kinh sách, để đạt giác ngộ và giải thoát,chứ không phải tu mù, ai bảo sao làm vậy, ai nói sao nghe vậy, hết sức mê tín dị đoan!

Page 78: Song Thien

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG AN LẠCHàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ

Trước đây, tôi có viết bài CHỮ AN để góp phần mọn cho đời sống hằng ngày, có đoạn về sự bất Ancủa cuộc đời con người tôi, xin nhắc lại như sau : .......... « Nhớ lại thuở còn tuổi học trò ở quê nhà, tôi cũng phải tranh đấu với bạn bè cùng lớp từ bậc tiểu học,rồi trung học và đại học, cứ tưởng khi ra trường đi dạy làm thầy sẽ thoải mái và sung sướng hơn tuổihọc trò đầy mơ mộng. Nhưng than ôi! khi đến tuổi lập thân, nên người và có sự nghiệp trong tay rồi, thìtôi cũng tiếp tục tranh đấu vì sự sống hằng ngày, mà chẳng thực hiện được chữ An, nhớ lại cái tuổi họctrò, sống với Cha Mẹ, thì thật là sung sướng vô cùng, mỗi ngày chỉ vui chơi, rồi đi học, về nhà thìđược Cha Mẹ nuông chiều, lo cơm áo đầy đủ, duy chỉ có cái lo học cho được điểm cao ở nhà trườngvà mỗi lần có cuộc thi làm bài trúng và được chấm đậu là xong, chớ nào có hay biết Cha Mẹ phảitranh đấu để làm ra tiền của, để nuôi dưỡng cho mình ăn học đâu? Thành ra cuộc đời tuổi học trò thậtlà An vui, mà tôi không bao giờ hay biết, mà tôi còn cứ than Khổ mỗi khi phải lo học hành, đến ngàynghỉ cuối tuần mới được rông chơi với bạn bè hoặc vào dịp nghỉ hè được nhà trường tổ chức đi thămviếng danh lam thắng cảnh quê hương mình và nhìn lên bục giảng bài của những vị thầy, những vị giáosư, thì tôi cũng không An, với tuổi học trò đầy mơ ước sau này sẽ trở thành những vị ấy, sẽ sung sướngvà hảnh diện và An vui hơn cái tuổi học trò. Thế rồi, nước chảy ngày tới, thời gian cứ trôi qua, tôi đãthật sự thành công cái mơ ước của mình, thì tôi lại thấy cái tuổi học trò quả thật An vui hơn, mà tôikhông chịu An hưởng cái An hiện có của mình, cho nên cái tuổi học trò tôi vẫn mất An là thế đó. Vìthế, tôi mới tiếc rẻ cái An của cái tuổi học trò, vì nhứt nhứt sự sống, từ cái ăn, cái mặc đều do Cha Mẹlo lắng đầy đủ cả, chớ đâu phải như ngày hôm nay… »Nay, tuổi tôi trên đường đi đến thất thập niên, nhìn lại quảng đời đã đi qua, mới thấy cuộc đời : « Khicòn trẻ, đứng dưới chân núi nhìn lên thấy núi cao lớn, nhưng khi leo lên đến ngọn núi, thì thấy ngọn núikia nhỏ bé so với Trời cao, Biển rộng không khác sự hiểu biết khi đến tuổi đã già vậy, cho nên tôi thấy: . Bởi biển học mênh mong vô tận, nhưng sức người hiểu biết rất hạn hẹp không thể thấu hiểu biết hếtđược.»Hôm nay, tôi xin mạo muội viết tiếp bài TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG AN LẠC, để góp phần mọn cho đờisống. Như chúng ta điều biết và thấy được : «Loài người sanh ra do vận hành của Trời Đất tạo thành, không khác hột kim cương, có đủ loại, đủ cở.Vì thế, mỗi người có mỗi ý và có số mạng khác nhau, cho nên đã làm con người thì không bao giờgiống nhau hay toàn bích hơn người khác hết được.Do vậy, chúng ta đừng bao giờ lẩm cẩm hay khờ dại bắt buộc người khác giống mình hoặc chỉ biết xétlỗi người mà quên lỗi mình, làm cho tâm mình bất an không lợi lộc cho bản thân mình, mà nên xét lỗimình và nên có tấm lòng thường người như thể thương thân ». Quả đúng vậy : Con người chúng ta do Trời Đất tạo thành không có người nào giống người nào, mặcdù có sanh đôi cùng Cha Mẹ chăng nữa, bởi vì, mọi người có đời sống riêng biệt và có phúc đức tiền

http://vietnamyoga.org

Page 79: Song Thien

kiếp ông bà, cha mẹ không giống nhau. Do vậy, có cuộc sống về tương lai cũng khác nhau. Nhân đây, xin trích dẫn trang 33 và 34 trong quyển Tử Vi & Địa Lý Thực Hành của Nguyễn Phú Thứ : Tại sao hai người sanh cùng : Giờ, Ngày, Tháng, Năm và cùng Quê Hương. Nhưng Không Giống Nhauvề Tương Lai Sự Nghiệp ?Khi nói đến trường hợp hai người sanh đôi, chỉ khác giờ, tôi nhớ lại giai thoại diễn ra dưới triều Lê,hai người không những giống nhau như sanh đôi, mà còn sanh cùng giờ và cùng quê hương nữa, nhưngtương lai sự nghiệp lại khác nhau, xin trích dẫn như sau : Khi Lê Thái Tổ thành đại nghiệp, lên ngôivua, trở về quê hương đất tổ, một ông lão người cùng quê hỏi Tướng Trần Nguyên Hãn rằng :- Tôi với bệ hạ sanh cùng : Giờ, Ngày, Tháng, Năm và cùng Quê hương, thế sao bệ hạ làm vua, mà tôithì vẫn là dân?Tướng Trần Nguyên Hãn đáp : - Đó là Phúc cả, Cung Phúc của Chúa tôi và ông đều có Thiên Đồng tọa thủ tại Hợi. Nhưng ngôi mộ tổông lại không để trúng long mạch, ngược lại ngôi mộ tổ Chúa tôi để trúng long mạch, nên được hưởng.Bởi giống nhau, nên tướng mạo của ông và Chúa tôi giống nhau tương tự. Tôi nghï rằng : - Số ông cũng có phần nào giống Chúa tôi chứ! Ông làm nghề gì?Ông lão đáp :- Tôi làm nghề nuôi Ong, hiện nuôi được 9 tổ Ong.Tướng Trần Nguyên Hãn nói :- Đó, tôi nói có sai đâu? Bệ hạ tôi làm Chúa 9 Châu, còn ông làm chủ 9 tổ Ong, tổ nào cũng có vua, cótướng, có quan mà.Do vậy, chúng ta có thể kết luận rằng : Hơn nữa, cuộc đời khó ai biết được tương lai, để chọn sự sống được sung túc thoải mái về vật chấtlẫn tinh thần suốt đời.Nhân nhắc đến , thì chúng ta đã thấy : Con người cũng bị chi phối các vận hành trong Trời Đất tạo nên,dù giàu hay nghèo, cho nên không thoát khỏi Sanh, Lão, Bịnh, Tử. Bởi vì, mọi người đã hiểu biết vàthấy được: . Vì thế : Số Không là số trời ban,Không ai tránh khỏi bước qua kiếp người.Quả đúng vậy, Số không là số thần kỳ.Bởi vì, là số bắt đầu tức số không dương khi chúng ta lọt lòng mẹ để chào đời và số chấm dứt tức sốkhông âm khi chúng ta nhắm mắt lìa đời, không một ai tránh khỏi của cuộc đời Có Không, Không Cónày.Hơn nữa, khi chúng ta chào đời hay khi lìa đời cũng trắng tay, mặc dù người đó có giàu sang, danhvọng như thế nào cũng không mang theo hết được. Từ đó, chúng ta mới thấy được tất cả đời sống có được hiện tại chỉ là tạm bợ kể cả bản thân, chớkhông phải của riêng của ai mãi mãi và mỗi người có số mạng cả trong thời gian nào đó.Do vậy, nếuchúng ta tự suy nghĩ sẽ thấy và nên làm ngay : Không bao giờ tranh đua hơn nhau một lời nói hay íchlợi vật chất vô ích nữa, đôi khi để đưa đến sự mất lòng nhau, mà chúng ta nên thương yêu mọi ngườinhư thể thương thân, phải biết Nhẫn Nhục, Từ, Bi, Hỉ, Xả với mọi người và nên cho những nụ cườivới nhau để có đời sống được An Lạc.Trái lại, nếu chúng ta cứ không từ bỏ cứ tiếp tục: ganh ghét, hơn thua, sân hận và hỉ, nộ, ái, ố…mỗi khikhi thấy người khác hơn mình, thì phải nói xấu người cho bằng được để triệt hạ và đôi khi phải bỏ ăn,mất ngủ làm hại sức khoẻ mình để suy nghĩ rồi dựng chuyện hoặc làm những điều độc ác để làm lợi

Page 80: Song Thien

cho mình mà không nghĩ đến sự đau khổ của người khác, để rồi sẽ mang vào thân hậu quả khó lường vềsức khoẻ và tuơng lai sau này. Ngoài ra, chúng ta cũng đừng bàn chuyện thiên hạ để lãnh nợ, lọt vào Bốn Cái Ngu của người xưa đãtừng nói : «Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu », mà chúng ta nên : Tăng ái bất quan tâm,Trường thân lưỡng cước ngọa.Chuyện thương ghét chẳng bận lòng,Nằm thẳng hai chân mà an giấc.Viết đến đây, tôi nhớ lại các trang phụ, xen vào sau khi hết tiểu mục của các quyển sách của tôi, xintrích dẫn trang 132 quyển Tử Vi & Địa Lý Thực Hành như sau : Người xưa đã nói : "Ái Nhân như kỷ"(愛 人 如 己) tức "Thương người như mình"hoặc là :"Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn" (己 所 不 欲 勿 施 于 人) tức "Điều mình không muốn, chớ làm chongười" Riêng tôi,Thương người như thể thương thân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồivới nhau, cho nên lúc nào cũng tận tình trợ giúp từ vật chất đến tinh thần và cũng đừng bao giờ làmnhững gì mình không thích cho mọi người, mà nên làm những gì mình thích cho mọi người. Có vậy mớichấm dứt sự đau khổ triền miên ở trần gian này nữa. Mong lắm thay !Một đặc điểm khác nữa,Người ta thường ví : Cuộc đời giống như canh bạc, có kẻ thắng người thua. Nếu quả thật vậy, thì tâmcủa mình sẽ bất an, vì chỉ lo nghĩ đến sự thắng thua mà quên đi hưởng an lạc cuộc đời.Do vậy, nếu muốn hưởng được cuộc đời an lạc, thì người ta nên nhứt quyết không thèm lo nghĩ sựthắng thua của nó là quan trọng nữa.Hơn nữa, nếu chúng ta thực hiện được Tri túc, tri chỉ (Biết đủ, biết thôi) hoặc là :Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc (Biết đủ thì đủ) Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn (Biết nhànthì nhàn)Và xin trích dẫn bài thơ dưới đây :Biết đủ sẽ đủCác bình chậu hủ đựng lủ khủ,Biết dùng chúng nó đời sẽ đủ,Không tranh đủ thiếu được an ngủ, Vui sống mọi người trong hoàn vủthì cuộc sống sẽ được An Lạc trên trần gian này.Ngoài ra, chúng ta đã từng biết, mỗi người có mỗi ý cho nên đừng cho rằng ý tôi là tuyệt đối, là hayhơn cả, mà nên áp dụng câu : «Le moi est haïssable» của Blaise Pascal (1623 - 1662) đã để lại chođời «Cái tôi thật đáng ghét» đáng suy ngẫm vậy.Nhân nhắc, mỗi người có mỗi ý, có cái nhìn khác nhau xin trích dẫn chuyện xa xưa (Ngựa hay Lừa?,nhưng tôi thấy con vật nào cũng không quan trọng, tuy nhiên, tôi thấy con Ngựa có lý hơn con Lừa, vìnó có sức mạnh để cho hai cha con cùng cỡi và nội dung cốt chuyện mới quan trọng) như sau : Chuyện kể, có hai cha con người kia đi mua được một con Ngựa, trên đường trở về nhà người cha bảongười con lên cỡi con Ngựa, dọc đường bị người ở bên đường quở rằng : « Người con bất hiếu, bởi vìngười con còn tráng kiện, trong khi người cha già yếu lại đi dưới nắng nóng bức mùa Hè ». Người cha

http://vietnamyoga.org

Page 81: Song Thien

nghe nói có lý, nên bảo người con xuống và nhường con Ngựa dể người cha lên cỡi. Nhưng đi đượcmột khoảng đường, thì bị người qua đường lại quở rằng : « Ông già này không biết thương con, trongkhi trời nắng trưa mà để đứa con đi bộ với con Ngựa như vây ? ». Người cha nghe vậy, cũng cho rằngcó lý, cho nên ông bảo đứa con cùng lên ngồi trên con Ngựa để cỡi về nhà. Nhưng đi được một đổiđường, thì bị người qua đường lại quở: «Tại sao hai cha con người này rất nặng mà bắt con Ngựa đểcỡi, không biết thương thú vật » Người cha nghe vậy, cũng cho rằng có lý,, cho nên ông bảo đứa concùng ông tuột xuống, không cỡi con Ngựa nữa, từ đó hai cha con cùng đi bộ với con Ngựa cho chắc ănvà tin rằng lần này đi đến nhà sẽ không bị thiên hạ phê bình. Nhưng khổ thay, cha con ông chỉ đi đượcmột khoảng đường, thì cũng bị phê bình : «Tại sao hai cha con ông dạy dột, không biết dùng con Ngựađể làm phương tiện cỡi con Ngựa đi về nhà cho khỏe, mà phải đi bộ cực nhọc ?. Bởi vì, phàm ở đời » Qua câu chuyện này, tôi nhớ lại câu chuyện Năm Người Mù Xem Voi, vì bị mù, cho nên mỗi người rờVoi và cho rằng con Voi hình dáng khác nhau, nào là Voi giống như : Cái quạt, tấm thớt, cột nhà…. Ngoài ra, tôi còn nhớ một người kia mới dự định cất một ngôi nhà ở bên đường cái, thiên hạ đi ngangqua, bảo nên cất quay về hướng này, người thì bảo hướng khác, phải làm cửa chánh và các cửa sổ nhưthế nào? để sau này làm ăn được sung túc, hạnh phúc, giàu có…. Nhưng nếu Ông Bà chủ nhà cứ theo ýcủa mọi người, thì tôi tin rằng việc cất nhà sẽ không bao giờ thực hiện được một căn nhà.Do vậy, chúng ta muốn hiểu biết tường tận một vấn đề gì cần phải là người trong cuộc hay chúng ta đãtừng thực hành rồi, thì mới có một kết luận chánh xác, chớ nên tin tưởng qua sách báo hay lời nói củangười trọn vẹn, để đánh giá vội vàng hư thực của mọi vấn đề, để rồi đưa đến sự thật hiểu lầm đángtiếc sau này.Nhân đây, xin kính chúc mọi nhà được An Vui và thân tâm An Lạc.

Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ Mùa Vu Lan Báo Hiếu 2008

Page 82: Song Thien

ĐỨC PHẬT TRONG CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thầnhọc. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ýthức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ýnghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein]

1. Nhân cách vĩ đại của Ðức Phật : Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 nămdài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngàibuông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật làtoàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức]. Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lờithô bạo được thấy trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ. [- Tiến Sĩ S. Radhakrishnan]. Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnhvà thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là ngườiduy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. [Moni Bagghee, "Ðức Phật Của Chúng Ta"]. Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánhsáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửibức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũitương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: làdo lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọngmuốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh,người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình. Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trămnăm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũivới chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn ChúaChrist trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhânsinh. [- H.G. Wells]. Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gủi nhất trong tính cách và ảnh hưởng củaNgài, Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống. [ Giám mục Milman].

2. Trí tuệ siêu việt của Đức Phật Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được dochính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đếhay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc vàlòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thìsiêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được. [- Giáo Sư Eliot, "Phật giáo và ẤnÐộ giáo"]. Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiếnthức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lậpkhông liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thứcvững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vìhttp://vietnamyoga.org

Page 83: Song Thien

lý do đó, đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức. [- George Grimm, "Giáo Lý củađức Phật"]. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nênlàm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho cácThần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùnghồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ. [Giáo Sư RhysDadis]. Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấymình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý,không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngàidạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình. [- Tiến Sĩ Oldenburg, Một học giả Ðức]. Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tayphải dơ lên như khuyên nhủ như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy luyệntập trí tuệ và từ bi". [Anatole France]. Sự khác biệt giữa đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bìnhthường và một người mất trí. [ Một Văn Hào]. Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thayđổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổitheo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúngta phải trả lời "không". Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của conngười sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theotruyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18. [J.Robert Oppenheimer]. Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theođường lối dạy bảo của đức Phật. [ Tổng thống Nehru].

3. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại: Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông diệp của đức Phật sáng chói như vầngthái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông diệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại củathế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chânlý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tưtưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thảnđương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyếnkhích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). [Tổng thống Nehru]. Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộkhông chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từngthấy có trên hoàn vũ. [Albert Schweizer, một nhà lãnh đạo triết học Tây Phương]. Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài khôngnói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm.[- Tiến Sĩ Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm"]. Ðức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngàithông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tưtưởng hay của Ngài. [ Một học giả Hồi Giáo]. Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý củaNgài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cốgắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân

Page 84: Song Thien

loại. [Tiến Sĩ S.Radhakrisnan,"Ðức Phật Cồ Ðàm"]. Ðức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùngmọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn.[ Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo"].

4. Giáo pháp của Đức Phật: Ðọc một chút về Phật giáo là đã biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật giáo đã hiểu rõ xahơn và đã được thừa nhận về những vấn đề tâm lý hiện đại của chúng ta. Họ đã nghiên cứu những vấnđề này từ lâu và đã tìm thấy câu trả lời. [ Tiến Sĩ Graham Howe]. Phật giáo chưa bao giờ ép ai theo dù dưới hình thức nào - hoặc ép buộc ý tưởng và niềm tin đối vớingười không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, hầu đoạt đượcthắng lợi để gia nhập vào quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo của đạo Phật không baogiờ thi đua để dành người quy nạp vào Ðạo như nơi chợ búa. [ Tiến sĩ G. P. Malasekara]. Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo nhằmtạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy mình. Nhờ đến sứcmạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo thì sao? Ðức Phật chỉ rõmột con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này. [ Giáo SưLakshmi Nasaru, "Tinh Hoa của Phật giáo"]. Không thể cho rằng Phật giáo bị suy yếu, ngay hiện tại, vì Phật giáo bắt nguồn trên những nguyên tắc cốđịnh chưa bao giờ bị sửa đổi. [Gertrude Garatt]. Mặc dù người ta có thể được thu hút từ nguyên thủy bởi sự khoáng đạt của tôn giáo này nhưng người tachỉ có thể tán dương giá trị thực sự của Phật giáo khi người ta phán xét kết quả tạo ra của tôn giáo nàythông qua đời sống của chính mình từ ngày này qua ngày khác. [ Tiến Sĩ Edward Conze, Một học GiảPhật giáo Tây Phương]. Phật giáo là một tôn giáo tự giác, ít lễ nghi. Một hành động được thực thi với chính sự suy tư thì tự nóđã điều kiện hóa để không còn là một nghi lễ. Phật giáo nhìn bề ngoài có vẻ nhiều nghi lễ nhưng thựcra không phải như vậy. [Tiến sĩ W.F.Jayasuriya, "Tâm lý và Triết lý Phật giáo"]. Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đãkhám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bátchánh đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đườngđó. [Giáo sư Rhys Davids]. Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh nhân loại vẫn còn tồn tại. Rất có thể trong sựtiếp xúc với khoa học Tây phương và cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của Ðức CồÐàm được phục hưng và thuần khiết, có thể chiếm một vị trí phần lớn trong hướng đi của vận mệnhnhân loại. [ H.G.Well]. Lý thuyết của Phật pháp vẫn đứng vững ngày nay không bị ảnh hưởng bởi tiến trình của thời gian và sựtăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu bầy tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng tiến đếnthế nào trên chân trời trí óc của con người, trong phạm vi Giáo pháp (Dhamma) cũng vẫn có chỗ đểthừa nhận và đồng hóa các khám phá xa hơn nữa. Về phương diện thu hút của lý thuyết nầy không dựavào các khái niệm giới hạn của các tư tưởng sơ khai, về phương diện khả năng cũng không bị lệ thuộcvào những phủ định của tư tưởng. [ Francis Story, "Phật giáo, Một Tôn Giáo Thế Giới"]. Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôngiáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâunạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe. [ Một Văn Hào Tây Phương"]. "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật

http://vietnamyoga.org

Page 85: Song Thien

giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học.Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàmcả khoa học cũng như vượt qua khoa học". "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học.Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý,phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽđáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].

Page 86: Song Thien

Giữ tâm trạng cân bằngGiáo sư Minh Chi

Học viện Phật giáo Việt Nam

Bí mật của hành thiền tiến bộ và thành công là luôn giữ cho được tâm trạng cân bằng và thoải mái,không căng thẳng mà cũng không căng thẳng. Kinh 42 Chương kể chuyện tăng sĩ Sona, khi hành thiềnkhông làm sao giữ được tâm trạng cân bằng. Khi thì đầu óc căng thẳng qua sinh ra đau đầu, khi thìbuông lỏng quá sinh ra buồng ngủ. Không biết làm sao được, Sona đến gặp Phật, Phật hỏi: -Có phải trước đây, khi chưa xuất gia người làm thợ đàn, có phải không?-Thưa phải, bạch Thế Tôn-Sona trả lời. -Nếu dây đàn căng quá thì thế nào? Phật hỏi.-Bạch Thế Tôn, không thành tiếng.-Nếu dây chùng quá thì thế nào? Phật tiếp tục hỏi.-Cũng không thành tiếng, bạch Thế Tôn. Sona trả lời.Phật bèn giảng giải:-Tu hành cũng như vậy đó, tích cực thái quá tới mức căng thẳng cũng không được, mà buông lỏng lườibiếng cũng không được. Phải biết giữ tâm trạng cân bằng mới tiến bộ.Thiền sư Tây Tạng Ma-chik-lap-Dron nhắn nhủ học trò mình: "Tinh tấn, tinh tấn nhưng vẫn thư giãn,thư giãn". (Xem cuốn" The Tibetan Book of Living and Dying" Soyal Rinpoche, trang 73) (Cuốn sáchTây Tạng về Sống và Chết - bản Anh)Câu trên của thiền sư Tây Tạng cũng tương tự về ý tứ như tôn chỉ tu thiền của thiền sư Việt NamHương Hải (1628-1715):"Tỉnh tỉnh tịch tịch thị,Tỉnh tỉnh loạn tưởng phi. Tịch tịch tỉnh tỉnh thị,Tịch tịch vô ký phi" Tỉnh tỉnh là tỉnh táo hay tỉnh giác. Nhưng nếu chỉ một chiều tỉnh giác thì tạp niệm sẽ dấy lên loạn xạ.Tu thiền như vậy là sai. Phải vừa tỉnh táo, vừa tịch lặng mới đúng. Do đó mà thiền sư Hương có haicâu đầu:Tỉnh táo mà tịch lặng là phải,Tỉnh táo mà loạn tưởng là sai.Thế nhưng, nếu cứ tịch lặng một chiều mà mất tỉnh táo sẽ sinh ra buồn ngủ, như vậy cũng sai, mà phảivừa tịch lặng, vừa tỉnh giác mới là đúng. Do đó mà hai câu cuối cùng của bài kệ của thiền sư HươngHải là:Lặng lẽ mà tỉnh táo là phải,Lặng lẽ mà không biết gì hết là sai. Vô ký ở đây có nghĩa là mê mờ, không phân biệt được ngoại cảnh. Sách Phật thường dùng hai từ hôntrầm, thuỵ miên.Nói tóm lại, nếu chúng ta hiểu hành thiền là một cái gì đặc biệt, chỉ có thể thành tựu trong hoàn cảnhhttp://vietnamyoga.org

Page 87: Song Thien

đặc biệt (thí dụ sống cô độc trong rừng sâu v.v…) với tư thế đặc biệt (thí dụ ngồi tư thế hoa sen), màlà cả một nếp sống thoải mái, tự do tự tại, tỉnh giác và năng động, thì chúng ta mới hiểu vì sao đứcPhật cũng như các thiền sư lớn sau này đều nhấn mạnh phải giữ cho luôn luôn có được tâm thoải mái,tâm nhẹ nhàng, hoàn toàn không có dấu vết ức chế nào.Vui thích hay ghét bỏ, vơ vào hay gạt ra là biều hiện của tình trạng ức chế trong tâm, nhưng thuộc haicực khác nhau. Phải là tâm trạng như trong kinh 42 Chương nói: "Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu". Nghĩa là trong tâmkhông thấy được thêm gì, đối với ngoài cũng không cầu mong gì.Hay là hai câu thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông, kết thúc bài phú nôm "Cư Trần Lạc Đạo":"Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên".Dịch:Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên, Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền…

Page 88: Song Thien

HÀNH TRÌNH TÂM LINH CỦATÔI

Trích từ tác phẩm mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, My Spiritual Journey. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 30/10/2010

Đây là một trích dẫn từ tác phẩm mới nhât của Đức Đạt Lai Lạt Ma, "My Spiritual Journey," là mộtsưu tập những ký ức cá nhân, những giai thoại và phản chiếu thời thơ ấu ở Tây Tạng, những năm thángđầu như một tu sĩ và kinh nghiệm của ngài như một lĩnh tụ của thế giới sống lưu vong: Tôi là một cây cười chuyên môn Tôi đã từng đối diện với nhiều trường hợp khó khăn suốt con đường của cuộc đời tôi, và quê hươngtôi đang trãi qua một thời điểm nghiêm trọng. Nhưng tôi cười thường xuyên, và cái cười của tôi là lâylan. Khi người ta hỏi tôi làm thế nào tôi có thể tìm thấy động lực để cười bây giờ, tôi trả lời rằng tôi làmột cây cười chuyên môn. Cười là một đặc điểm của người Tây Tạng điều này khác biệt với ngườiNhật Bản hay Ấn Độ. Họ rất vui vẻ, giống như người Ý Đại Lợi, hơn là hơi dè dặt một chút như ngườiĐức hay người Anh. Sự vui tươi của tôi cũng đến từ gia đình tôi. Tôi đến từ một ngôi làng nhỏ, không phải một thành phốlớn, và cung cách của đời sống là vui tính hơn. Chúng tôi luôn luôn hài hước với chính mình, chọcghẹo người khác, đùa bởn. Đấy là thói quen của chúng tôi. Thêm vào điều ấy, như tôi thường nói, trách nhiệm biểu lộ hiện thực. Dĩ nhiên vấn nạn là ở đấy.Nhưng suy tư về những khía cạnh tiêu cực không giúp đưa đến tìm thấy những giải pháp, và nó tàn phásự an lạc của tâm hồn. Mọi thứ mặc dù liên hệ. Chúng ta có thể thấy khía cạnh tích cực ngay cả nhữngthảm họa tệ hại nhất, nếu chúng ta tiếp nhận một viễn tượng thánh thiện. Tuy thế, nếu chúng ta lấy sựtiêu cực như chắc thực và nhất định, chúng ta sẽ làm gia tăng sự lo lắng và băn khoăn, trái lại bằng sựtrãi rộng cung cách chúng ta nhìn vào một vấn đề, chúng ta thấu hiểu điều gì tệ hại về nó , nhưng chúngta chấp nhận nó. Đây là thái độ của tôi, tôi suy nghĩ, từ sự thực hành và từ triết lý nhà Phật, là nhữngđiều hổ trợ tôi vô cùng. Thí dụ, lấy việc bị mất nước. Chúng tôi là những người không có quốc gia, và chúng tôi phải đối diệnnghịch cảnh cùng với nhiều hoàn cảnh đau thương ở Tây Tạng. Tuy thế, những kinh nghiệm như vậycũng mang đến nhiều lợi lạc. Như đối với tôi, tôi đã là người không nhà hơn nửa thế kỷ. Nhưng tôi đã tìm thấy một số lượng lớn

http://vietnamyoga.org

Page 89: Song Thien

những ngôi nhà mới suốt toàn thế giới bao la. Nếu tôi vẫn ở điện Potala, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ cócơ hội để gặp gở thật nhiều cá nhân, thật nhiều lĩnh tụ ở Á châu, Đài Loan, Hoa Kỳ, và Âu châu, nhữngvị giáo hoàng cũng như nhiều nhà khoa học và kinh tế học nổi tiếng. Cuộc sống lưu vong là một đời sống bất hạnh, nhưng tôi luôn luôn cố gắng đề trau dồi một thể trạngvui tươi của tâm hồn, cảm kích những cơ hội của sự hiện hữu này mà không có một ngôi nhà ổn định,đã được đề nghị cho tôi, vượt xa mọi nghi lễ. Cách này, tôi đã có thể bảo tồn sự hòa bình của tâm hồnnội tại. Như một thiếu niên, tôi đã học hỏi từ những vị thấy của tôi để bảo vệ môi trường Như một cậu bé nhỏ, khi tôi đang học hỏi Phật Pháp, tôi đã được dạy chăm sóc thiên nhiên, từ việcthực hành bất bạo động áp dụng không chỉ cho con người mà cho toàn thể chúng sinh. Mọi thứ đấy làsức sống mãnh liệt của tâm thức. Bất cứ nơi nào có tâm thức, thì có sự cảm nhận như khổ đau, hạnhphúc, và sướng vui. Không có chúng sinh nào muốn khổ đau. Trái lại, tất cả chúng sinh mưu cầu hạnhphúc. Trong sự thực hành Phật Giáo, chúng ta rất quen thuộc với ý tưởng này của bất bạo động vàmong ước chấm dứt tất cả khổ đau mà chúng ta cẩn thận không tấn công hay tàn phá sự sống một cáchvô ý thức. Rõ ràng, chúng ta không tin rằng cây cối, hay bông hoa có một tâm thức, những chúng ta đốixử chúng với sự tôn trọng. Vì thế, chúng ta gánh vác một ý nghĩa của trách nhiệm phổ quát đối với conngười và thiên nhiên. Sự tin tưởng vào tái sinh giải thích sự quan tâm của chúng ta cho tương lai. Nếu chúng ta nghĩ chúng tasẽ phái tái sinh, chúng ta làm cho nó , bổn phận của chúng ta để bảo vệ những thứ nào đấy vì thế, trongtương lai, sự tái sinh của chúng ta sẽ lợi lạc từ đấy. Mặc dù chúng ta không thể tái sinh ở một hành tinhkhác, ý tưởng tái sinh động viên chúng ta chăm sóc trái đất và những thế hệ tương lai. Ở phương Tây,khi chúng ta nói về “nhân loại”, chúng ta thường chỉ liên hệ đến thế hệ hiện tại. Nhân loại quá khứkhông hiện hữu nữa. Nhân loại của tương lai, như sự chết, chưa hiện hữu. Từ quan điểm của phươngTây, chúng ta quan tâm với những khía cạnh thực tiển của sự vật, chỉ thuần cho thế hệ hiện tại. Sự cảm nhận của người Tây Tạng về thiên nhiên xuất phát từ phong tục của chúng tôi một cách phổbiến và không chỉ từ Đạo Phật. Nếu chúng ta lấy thí dụ về Đạo Phật ở Thái Lan hay Nhật Bản, trongnhững môi trường khác biệt với chúng tôi, văn hóa và thái độ không giống nhau. Môi trường thiênnhiên của Tây Tạng, không giống như những người khác, có một sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với chúngtôi. Người Tây Tạng không sống trên một hòn đảo nhỏ với số người quá mức. Xuyên suốt lịch sửchúng tôi không lo ngại về lĩnh thổ mênh mông thưa thớt, hay về những người láng giềng xa xôi. Chúngtôi không có cảm giác bị đè nặng đàn áp như nhiều cộng đồng khác. Hoàn toàn có thể thực hành một cách toàn hảo căn bản của một niềm tin hay một nền văn hóa mà khôngcần phối hợp nó với một tôn giáo. Nền văn hóa Tây Tạng của chúng tôi, mặc dù đầy gợi hứng từ PhậtGiáo, nhưng nó không được hình thành nên triết lý của nó hoàn toàn từ đấy. Một lần nọ tôi đã gợi ýmột tổ chức giúp người tỵ nạn Tây Tạng rằng sẽ thật là hấp dẫn để học hỏi nghiên cứu những conngười của chúng tôi đã được hình thành bởi kiểu mẫu truyền thống đời sống của họ nhiều như thế nào.Những nhân tố nào đã làm cho người Tây Tạng bình lặng và thân mật tự nhiên? Người ta luôn luôn tìmkiếm một câu trả lời trong tôn giáo của chúng tôi, nó đặc thù, mà quên đi rằng môi trường của chúngtôi cũng là ngoại lệ. Sự bảo tồn thiên nhiên không cần thiết là một hành vi thiêng liêng, và nó không luôn luôn đòi hỏi từ bi.Như những Phật tử, chúng tôi từ bi đối với tất cả chúng sinh, nhưng không cần thiết đối với mỗi hònđá, cây cối, hay nơi cư ngụ. Hầu hết mọi người chúng tôi chăm sóc ngôi nhà của chúng tôi mà khôngcần cảm nhận bất cứ sự từ bi nào về nó. Tương tự thế, hành tinh của chúng ta là ngôi nhà của chúng ta,và chúng ta phải duy trì nó với sự cẩn trọng, để bảo đảm sự hạnh phúc của chúng ta và niềm hạnh phúccủa con cháu chúng ta, của bạn bè chúng ta, và của toàn thể chúng sinh những ai chia sẻ nơi cư trú vĩ

Page 90: Song Thien

đại này. Nếu chúng ta nghĩ về hành tinh của chúng ta như ngôi nhà của chúng ta hay “bà mẹ” của chúngta, Bà Mẹ Đất, chúng ta sẽ cần phải chăm sóc nó. Ngày nay chúng ta hiểu rằng tương lai của nhân loại tùy thuộc trên hành tinh của chúng ta, tương laicủa nó tùy thuộc trên nhân loại. Nhưng điều ấy không phải luôn luôn quá rõ ràng. Cho đến bây giờ, BàMẹ Đất đã có thể bao dung sự vô tình của chúng ta. Tuy thế, ngày nay, thái độ của nhân loại, dân số,và kỷ thuật đã đạt đến một mức độ mà Bà Mẹ Đất của chúng ta không thể chấp nhận nó nữa trong imlặng. “Những đứa con của mẹ đang cư xử một cách tệ hại,” bà đã cảnh cáo để làm cho chúng ta nhậnra rằng có những giới hạn mà không thể vượt qua. Như những người Phật tử, chúng tôi chủ trương sự vừa phải, mà điều ấy không phải không liên hệ vớimôi trường, vì chúng tôi không tiêu thụ bất cứ điều gì một cách lãng phí. Chúng tôi thiết lập những giớihạn trên những thói quen của chúng tôi về tiêu thụ, và chúng tôi đánh giá một cung cách giản dị, tráchnhiệm của đời sống. Sự liên hệ đến môi trường của chúng tôi luôn luôn là đặc biệt. Nhưng kinh điểncổ xưa của chúng tôi nói về bình chậu và sức chứa của nó. Thế giới là chiếc bình, ngôi nhà của chúngta và chúng ta, sự sống, là dung lượng của nó. Kết quả của điều này là mối quan hệ đặc biệt đến thiên nhiên, vì, không có chiếc bình, dung lượngkhông thể được chứa đựng gì cả. Không thể hoàn toàn khiển trách loài người vì đã sử dụng tài nguyênthiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu, nhưng chúng ta không nên khai thác thiên nhiên vượt quá nhu cầumột cách vô tình. Cần yếu phải thẩm tra lại từ quan điểm đạo đức sự phân phối mà chúng ta đã nhận,sự phân phối cho điều mà tất cả chúng ta trách nhiệm, và sự phân phối mà chúng ta sẽ trao lại chonhững thế hệ tương lai. Rõ ràng, thế hệ chúng ta đang đi qua một thời điểm nghiêm trọng. Chúng ta cótăng cường những hình thức của sự đối thoại toàn cầu, nhưng những xung đột xãy ra thường xuyên hơnnhững đối thoại để xây dựng hòa bình. Những kỳ diệu của khoa học và kỷ thuật tồn tại song song vớinhiều thảm họa như sự đói kém và sự tiệt chủng của những hình thức sống nào đấy. Chúng ta làm hếtmình để khám phá không gian khi đại dương, biển cả, và nguồn nước ngọt đang trở nên ngày càng bị ônhiễm. Có thể là những nhóm người nào đấy trên trái đất, những động vật, cây cỏ, côn trùng, và ngaycả những vi sinh vật nào đấy sẽ không được những thế hệ tương lai biết đến. Chúng ta phải hành độngtrước khi nó quá trể.

http://vietnamyoga.org

Page 91: Song Thien

Hạnh phúc rất đơn sơ

Người ta không thể cân đong, đo đếm hạnh phúc. Bàn về hạnh phúc giống như người mù sờ voi. Cóngười bảo hạnh phúc là khi nhu cầu được thỏa mãn. Có người cho rằng chờ đợi một niềm vui còn hạnhphúc hơn khi nó đến. Người khác nói hoàn thành một nhiệm vụ được giao chính là hạnh phúc. Có người cho rằng hạnh phúc chính là làm cho người khác… hạnh phúc. Cũng có người lại bảo hạnhphúc rất đơn giản, chỉ cần thấy mình hơn ông hàng xóm! Có người nói hạnh phúc là sự sung sướng, màmuốn sướng thì phải… sung, nên chạy đi tìm mọi thứ thuốc uống vào cho sung càng lâu càng tốt. Màsung quá thì dễ… rụng ! Như vậy không chắc hễ sung nhiều thì sướng nhiều !Một ngưòi nằm mơ thấy mình đang phỏng vấn Thượng đế.-Mời vào ! Ngươi muốn phỏng vấn ta ?-Vâng ạ !Nếu ngài có thì giờ…-Thời gian của ta là vô tận !Ta có thể làm bất cứ điều chi ta muốn. Nào mời…-Điều gì ở loài người làm cho ngài ngạc nhiên nhất sau khi ngài đã tạo ra họ ?-À, à…Đó là lúc còn nhỏ thì họ mong cho mau lớn, khi lớn lên rồi thì mong cho nhỏ lại… À, đó là họphung phí sức khỏe để kiếm cho thật nhiều tiền, rồi bỏ tiền đó ra để phục hồi sức khỏe… À, còn nữa !Lúc nào họ cũng lo lắng, toan tính cho tương lai… để rồi chẳng sống trong tương lai mà cũng chẳngsống trong hiện tại…!Chuyện còn nhỏ mong cho mau lớn, lớn rồi mong nhỏ lại làm ta nhớ một chuyện ngụ ngôn. Chuyện kểcó một vị hoàng tử muốn mau lớn để làm vua thay cha…Một ông tiên hiện ra cho hoàng tử một cuộnchỉ, dặn rằng muốn mau lớn thì cứ việc kéo cuộn chỉ đó ra. Hoàng tử kéo cuộn chỉ thật nhanh và lớncũng thật nhanh, được lên ngôi báu, tam cung lục viện, đánh nam dẹp bắc, chiến công lừng lẫy… Chođến một hôm, nhà vua giật mình thấy cuộn chỉ sắp hết , vội vàng cuốn ngược lại thì không còn đượcnữa !.Còn sức khỏe ? Hỏi sức khỏe là gì chắc chắn ta sẽ lúng túng, không trả lời được, nhưng khi mất sứckhỏe thì biết ngay. Cũng như hạnh phúc vậy. Hạnh phúc là gì thì nhiều khi không biết, nhưng một khimất thì biết. Thường thì đã quá muộn !Sức khỏe không phải chỉ là không có bệnh tật. Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái ( wellbeing) về thể chất, tâm thần và xã hội, theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới ( WHO) từ năm 1946.Do vậy có thể nói bác sĩ chỉ có thể giúp ta chữa trị bệnh tật chớ không thể giúp ta tạo nên sức khỏe.Phung phí sức khỏe để kiếm cho thật nhiều tiền, rồi dùng tiền đó để phục hồi sức khỏe… thì đếnThượng đế cũng phải… ngạc nhiên là vậy !Về chuyện lúc nào cũng lo lắng cho tương lai để rồi chẳng sống trong tương lai mà cũng chẳng sốngtrong hiện tại ? Chẳng phải ta đã bao nhiêu lần hẹn… với chính mình hãy đợi đấy, hoặc an ủi mình rồisẽ biết đó ư ? Để rồi thời gian cứ trôi dần qua lúc nào không hay, để rồi một hôm kêu lên :nhìn lạimình đời đã xanh rêu (Trịnh Công Sơn) !…Thế nhưng hạnh phúc lại rất đơn sơ, hạnh phúc là cái gì đó chỉ có thể nắm bắt trong hiện tại, không thểtìm kiếm trong dĩ vãng hay chờ đợi ở tương lai !Tiếng Anh có một từ thú vị :present, vừa có nghĩa cómặt, vừa có nghĩa hiện tại, lại vừa có nghĩa quà tặng, cho ta một ý niệm về một món quà tặng qúy báucủa cuộc sống là sự có mặt trong giây phút hiện tại.Các nhà nghiên cứu bèn thử tìm một vài biến số để đo đếm hạnh phúc của người già xem sao, chẳnghạn như sự nhiệt tình, lòng quả cảm, khả năng hòan thành mục tiêu, sự đánh giá về chính mình, óc hàihước… Chọn người già làm đối tượng bởi đây là lứa tuổi thường kêu ca, than phiền…thiếu hạnh phúcnhất ! Kết quả cho thấy đa số "người già hạnh phúc" là những ngưới bao giờ cũng tự đánh giá mình cao

Page 92: Song Thien

hơn người khác đánh giá về họ. Một nghiên cứu ở những người trên 65 tuổi chẳng hạn cho thấy trongkhi họ tự cho điểm về tính thân thiện và lòng nhiệt tình là 72 thì những người chung quanh chỉ cho họcó 65 điểm; về sự thông minh và nhanh nhẹn thì họ tự cho 68 điểm, trong khi những người khác chỉ chocó 28 , về tính cởi mở và thích nghi, họ tự cho 64, trong khi người khác chỉ cho có 22 điểm (thì ra chảcởi mở gì cả) ; về khả năng hoàn thiện công việc được giao, họ tự cho 55, trong khi người khác chỉcho có 35 điểm !Tựu trung người ta đồng ý nên dựa vào bốn yếu tố căn bản để xác định hạnh phúc ở người có tuổi đólà sức khỏe, nơi ăn chốn ở, thu nhập và hoạt động, là những biển số có thể đo đạc được. Thế nhưng ,ngay cả về sức khỏe, có vẻ như có thể đo đạc dễ dàng bằng các máy móc khách quan, nhưng thực racái cảm xúc chủ quan về sức khỏe, sự sảng khoái trong tâm hồn và thể chất mới thật sự là quan trọng,sự cảm nhận về tình trạng sức khỏe của chính mình nhiều khi vượt ra ngoài sự đánh giá của các chuyêngia y tế. Nơi ăn chốn ở cũng vậy, cũng rất chủ quan.Một bà cụ "nhà quê" quanh năm quen ở lều tranh vách đất, quen cá kho rau luộc, đang thảnh thơi sungsướng thì được các con rước về thành phố cho sống trong phòng máy lạnh, cung phụng các bữa ăn đầyđủ chất bổ dưỡng, chẳng mấy chốc bà cụ phải trốn về quê ! Nhưng về thu nhập lại khác, người già cầnphải có thu nhập ổn định, đủ để không bị lệ thuộc vào con cháu. Cay đắng nhất ở tuổi già chính là sự lệthuộc vào con cháu về kinh tế. "Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng ! Con nuôi cha mẹ tính tháng tínhngày…" Về hoạt động thì do cá tính của mỗi người, có người trời sinh hướng ngoại, ham hoạt động năng nổ, dễhòa mình, dễ hợp tác, quan tâm đến những vấn đề xã hội, đó là những người dễ có được hạnh phúc.Ngược lại, một số người khác lại co cụm, ích kỷ, hay than phiền, hay phóng đại về tình trạng khó khăncủa mình, hay nhắc dĩ vãng, nhắc quá khứ, làm cho những người chung quanh khó chịu, lánh xa nênngày càng cô độc. Duy trì các mối quan hệ xã hội là yếu tố rất quan trọng. Một khi còn giữ được mốiquan hệ xã hội thì họ sẽ tránh được nỗi bơ vơ.Ở đây, "chất lượng" quan trọng hơn là số lượng. Có một bà bạn hiểu mình như Bá Nha với Tử Kỳ, nhưBertrand Russel với Edith thì tốt hơn có cả một lô bạn… chỉ gặp nhau khi cần nhậu ! Cho nên ngườigià có khuynh hướng tìm đến các bạn cũ thuở thiếu thời của mình là vậy. Ngày nay, những người già ởNhật đi lại khó khăn thì người ta dạy vi tính cho họ, để họ có thể giao tiếp qua e-mail, qua chat.Người có óc hài hước luôn có khả năng thích nghi tốt hơn, có thể biến một số khó chịu thành một niềmvui, hưởng được những hạnh phúc nhẹ nhàng, đơn sơ mà sâu lắng… Kim Thánh Thán ngày xưa đã từngliệt kê 33 cái "sướng" của mình như : Ngày hè, cầm dao bén cắt một trái dưa hấu vỏ xanh, bày trên mộtcái bàn đỏ, chẳng cũng khoái ư ? - Mở rương ra vô tình được bức thư của cố nhân, chẳng cũng khoái ư? - Mở cửa sổ cho con ong bị kẹt bay ra chẳng cũng khoái ư ?…( Sống đẹp, Lâm Ngữ Đường, bảndịch Nguyễn Hiến Lê).Tưởng gì chớ chỉ có thế thì ngay bây giờ ta cũng có thể bắt chước liệt kê không ít những " khoái ư" nhưvậy giữa buổi xuân về!

BS ĐỖ HỒNG NGỌC

http://vietnamyoga.org

Page 93: Song Thien

NHƯ DÒNG THÁC CHẢY RA BIỂN ...Hạnh Phúc Đối Diện Tử Sanh

Tác giả Matthieu Ricard(Plaidoyer pour le Bonheur)

Nguyễn Thượng Chánh chuyển ngữ

Chết tuy xa mà gần. Xa, vì chúng ta nghĩ rằng nó chỉ đến sau nầy mà thôi; gần vì nó có thể xảy ra bấtcứ lúc nào. Chết là điều cầm chắc, nhưng lúc nào là điều không ai có thể tiên liệu trước được.Khi giờ ra đi đã đến rồi thì không một lời lẽ nào có thể thuyết phục bắt nó phải chờ được, không mộtquyền lực nào đẩy lùi được nó, không có tiền của nào mua chuộc được, cũng như không có một sắcđẹp nào có thể quến nó được hết.

Như dòng thác chảy ra biển cả,Như vầng nhật nguyệt khuất dần sau rặng núi hướng Tây,Ngày cũng như dêm, thời gian và khoảnh khắc đều trốn đi,Kiếp phù sinh dần dần trôi qua không tiếc nuối.(Comme le torrent qui court vers la mer,Comme le soleil et la lune qui glissent vers les monts du couchant,Comme les jours et les nuits, les heures, les instants qui s’enfuient,La vie humaine s’écoule inexorablement.)Padmasambhava.

Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng,nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn: một cái chết êm đềm là kết quả củamột cuộc sống tốt đẹp.Văn hào Victor Hugo đã từng nói: “Sống hạnh phúc thì chết vinh quang” (C’est le bonheur de vivrequi fait la gloire de mourir).Hãy nhớ đến cái chết để trân quý mỗi giây phút trong cuộc sống hiện tại

Làm sao đương đầu với cái chết mà không quay lưng lại với cuộc sống?Làm sao nghĩ tới cái chết mà không thất vọng, không sợ hãi cũng như không cắt đứt hết tất cả mọi lạcthú và sung sướng trong đời? Etty Hillesum có nói: “Loại bỏ cái chết ra khỏi cuộc đời, chúng ta không thể sống trọn vẹn được, cònchấp nhận cái chết trong lòng cuộc sống, sẽ mở rộng và phong phú hóa cuộc đời của chúng ta hơn.” Bởi vậy, cách chúng ta tư duy đến cái chết của bản thân sẽ ảnh hưởng không ít đến phẩm chất của cuộcsống. Có người thì hốt hoảng,nhưng có người thì không màng quan tâm đến nó, và người khác thì ngắmnhìn cái chết như một thực thể không thể tránh khỏi. Thái dộ nầy giúp chúng ta trân quý và tận hưởng

Page 94: Song Thien

giá trị mỗi giây phút đang trôi qua trong cuộc sống.

Cái chết nhắc nhỡ chúng ta phải quan tâm và tránh phung phí thời gian trong những cuộc vui chơi vôích.Mọi người đều bình đẳng trước cái chết, nhưng chúng ta khác nhau về thái độ và cách chuẩn bị giâyphút lâm chung của chính mình. (Esther)Tốt hơn hết là chúng ta nên biết cách lợi dụng nỗi lo sợ trước cái chết hơn là có thái độ thờ ơ với nó. Chúng ta không sống trong nỗi thù hằn với cái chết, nhưng vẫn phải ý thức về sự mong manh của kiếpnhân sinh. Chúng ta không nên thờ ơ nhưng phải biết trân quý thời gian còn lại trong phù sinh.

Cái chết thường đến bất ngờ mà không cần báo trước: đang có một sức khoẻ tốt, đang thưởng thức mộtbữa tiệc vui cùng bạn bè trong khung cảnh tuyệt vời, biết đâu có thể đó là lúc chúng ta đang sốngnhững giây phút cuối cùng đời mình.Chúng ta đành bỏ lại cho người thân, cuộc hàn huyên gián đoạn, dĩa thức ăn lở vỡ và những dự ánchưa hoàn tất.

Không có gì để tiếc nuối hết?Nếu biết lợi dụng tối đa tiềm năng phi thường mà sự sống đã mang đến cho mình, thì tại sao mình phảidày vò tiếc nuối làm chi trước cái chết.Dù cho thời tiết có ưu đãi hay không đi nữa thì người nông dân nào đã cày, đã gieo mạ, đã chăm sócvà chu toàn vụ mùa rồi thì họ không có lý do gì phải tiếc nuối cả.Chúng ta chỉ có thể tiếc nuối khi chúng ta chểnh mảng và thiếu sự quan tâm mà thôi.Người nào biết lợi dụng mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống để tự rèn luyện thành một người hoàn thiệnhầu đóng góp vào hạnh phúc của tha nhân thì người đó có quyền được chết với tâm thanh tịnh.

Không còn gì cảCái chết cũng không khác hơn gì một ngọn lữa đã tắt liệm, một giọt nước tan thấm vào lòng đất khôcằn.Nếu cuộc phiêu lưu không dừng nơi đây thì chết chỉ là một trạm trong hành trình mà thôi.Như Phật giáo đã nói tâm thức của chúng ta đã từng sống và sẽ còn sống mãi trong vô số kiếp nữa.Vậy khi gần đến phút lâm chung, sẽ không thích hợp nếu chúng ta âu lo là mình sẽ bị đau đớn haykhông nhưng cần phải tự vấn là mình đã sẵn sàng chưa trước ngã rẽ quyết định nầy.Trong tất cả mọi trường hợp, vào những tháng cuối cùng của cuộc đời chúng ta cần phải giữ cho tâmtrạng được thanh tịnh hơn là rơi vào trong một trạng thái lo âu. Tại sao chúng ta phải dày vò với ý tưởng là phải bỏ lại người thân, bỏ lại tài sản để rồi sống trong sựchán ghét thân xác mình?

Như Sogyal Rinpoché đã giải thích: “Chết tượng trưng cho sự hủy hoại tối thượng và không tránh khỏicủa những gì chúng ta gắn bó nhất: đó là chính chúng ta. Bởi vậy những lời dạy về vô ngã (sans-égo)và bản chất của trí tuệ có thể giúp ích cho chúng ta. Khi đến giờ phút sắp ra đi,chúng ta cần phải giữcho tâm được thanh tịnh, vị tha và buông xả. Như thế chúng ta tránh được sự dày vò tinh thần và thểxác." (“La mort représente l’ultime et inévitable destruction de ce à quoi nous sommes le plusattaché:nous même.On voit donc à quel point les enseignements sur le sans égo et la nature del’esprit peuvent aider. Il convient donc, à l’approche de la mort, d’adopter une attitude sereine,altruiste, sans attachement. On évite ainsi de faire de la mort une torture mentale autant qu’une

http://vietnamyoga.org

Page 95: Song Thien

épreuve physique”.)

Page 96: Song Thien

HẠNH PHÚC HƠN CẢ TIỀN TÀI VÀ TUỔI THỌ

Hơn 2300 nghìn năm về trước, nhà bác học Aristotle đã cho rằng hạnh phúc là cái gì mà cuối cùngnhiều người phải chọn lựa. Có nghĩa, khi ta có rất nhiều thứ trên đời mà thiếu hạnh phúc, cuộc đờicũng vô nghĩa Người Việt ta hay dùng ba chữ chữ Phúc, Lộc, Thọ để chỉ ba điều căn bản của cuộc sống để chúc tụnglẫn nhau. Có lẽ điều chúng ta mong mỏi nhất vẫn là hạnh phúc, nên chữ Phúc đã được xếp trên cả haichữ Lộc và Thọ.Một thi sĩ đã viết “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” vì danh từ “tình yêu” rất khó giải cho đúng nghĩa.Hai chữ “hạnh phúc” cũng tương tự như vậy. Đó là một danh từ trừu tượng mà ta tự cảm thấy mà thôi.Hạnh phúc không như tiền tài. Tiền đếm được nhưng hạnh phúc thì không. Hạnh phúc cũng không giốngtuổi thọ dù ta không biết bao nhiêu tuổi là già, nhưng ta vẫn có quan niệm chung như đến một tuổi giớihạn nào đó, ta mới được mừng thượng thọ.Hạnh phúc quả thật khó cắt nghĩa. Hạnh phúc khi ẩn khi hiện, khi có, khi không, tuỳ theo từng chỗ đứngvà chỉ chính mình mới biết được. Khi ta gặp một người nhà giàu, tiền bạc xum xuê, xe cộ bóng láng tanói “Người ấy sung sướng quá. có phước quá” thì chưa chắc đã đúng. Khi ta thấy một người làm việclam lũ vất vả để nuôi một đàn con, ta hay nói “tội nghiệp”. Nhưng nếu có dịp nói chuyện với ngườinghèo này chưa chắc ta đã nghe những lời than van như người nhà giàu nọ. Và biết đâu người lam lũkia chẳng hạnh phúc hơn người giàu có.Theo nhiều cuộc khảo cứu cho thấy những người không có hạnh phúc là những người luôn luôn chútrọng đến chính mình, hay lo nghĩ, thường bất đồng và không chấp nhận ý kiến của người khác. Tráilại, người hạnh phúc luôn hoà đồng với người chung quanh, biết uyển chuyển và có thể chấp nhậnnhững chuyện không vừa ý một cách dễ dàng. Và điều quan trọng, như trong Thánh kinh, người hạnhphúc luôn có lòng thương yêu và tha thứ.Khi ta được hưởng một điều gì vui, ta vẫn nói “Trời cho” nhưng theo đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuốnNghệ thuật của Hạnh Phúc (The Art of Happiness) thì Hạnh phúc tự ta có thể tìm được bằng cách điềukhien ý nghĩ trong đầu mình. Nếu mình nghĩ mình có hạnh phúc tức là mình đã có hạnh phúc.Một trong những điều làm mất hạnh phúc là sự so sánh những gì mình có với những gì mình muốn màkhông thể có, hay mình có mà không thấy. Người ta vẫn thường nói “cỏ nhà hàng xóm bao giờ cũngxanh hơn cỏ nhà mình”. Như vậy những gì ta ước muốn và có được cũng chưa chắc đã thoả mãn như ývà suốt đời mệt nhoài vì đuổi bắt. Theo tôi, khi ta có căn nhà để che nắng che mưa, có quần áo mặckhi nóng khi lạnh, có cơm ăn no đủ hàng ngày, không bị bệnh tật ốm đau và không bị hành hạ về tinhthần và thể chất, là chúng ta đã có căn bản hạnh phúc. Ta đã có cuộc sống an bình. Chẳng thế mà trongbuổi lễ ở các nhà thờ người ta vẫn chúc bình an cho nhau mà không chúc nhiều tiền, nhiều bạc, nhiềucủa cải. Nếu được hơn những điều căn bản trên, hãy tự cho mình có hạnh phúc hơn nhiều người khác.Một độc giả trong tờ Los Angeles Times đã hỏi trong mục “gỡ rối tơ lòng” là gia đình bà hay lục đụcvì chung quanh bạn bè đều mua nhà mới mà bà không có khả năng. Mỗi khi người có nhà mới dẫn “đitour” để khoe những cái phòng ngủ tráng lệ, những cái nhà tắm tối tân là bà về nhà gây chuyện vớichồng. Bà khổ lắm và chồng bà cũng không hạnh phúc, tuy đời sồng của bà rất thoải mái, không nợ nầngì nhiều.Người “gỡ rối” trả lời rằng nếu bà cứ so sánh với những gì người khác có thì không bao giờ bà đượcsung sướng. Giả thử bà được những thứ ấy thì người khác lại có nhiều hơn. Cứ vậy bà sẽ chạy mệtnhoài. Hãy cảm thấy hạnh phúc với những gì mình có và tự nhủ rằng, người ở nhà to là người nợ nhưchúa chổm, mất việc là mất nhà ngay. Nghĩ như vậy, bà sẽ thấy sung sướng hơn người kia nhiều.http://vietnamyoga.org

Page 97: Song Thien

Cũng vẫn nói về hạnh phúc, một nhóm người được thí nghiệm tại đại học New york bằng cách cho viếttiếp theo một câu “Tôi ước muốn tôi là...” Ý viết thêm của những người trong nhóm cho thấy họ cảmthấy không hài lòng với cuộc sống. Cái “ước muốn” nó không có giới hạn và không có điểm ngừng.Nếu ta theo nó, ta sẽ đi tới vô tận. Có những cái “ước muốn quá đáng” của người vợ mà người chồngphải đi làm hai ba việc vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của vợ. Có cái “ước muốn mọi sự phải hoàn hảo”của người chồng mà người vợ quay như chong chóng vẫn chưa vừa ý chồng mình. Ước muốn có thểlàm thăng hoa cuộc sống nhưng những cái ước muốn quá sức, không chính đáng sẽ làm mất đi cái hạnhphúc gia đình mà mình đã có.Và thật mâu thuẫn, một trong những điều làm ta hạnh phúc cũng là so sánh. Trong một cuộc khảo cứucủa các bà ở University of Wisconsin tại Milwaukee, một nhà khảo cứu trình bày hình ảnh cuộc sốngkhó khăn của phụ nữ ở Milwaukee vào đầu thế kỷ trước. Khi xem xong, so sánh với thời đó các phụ nữbây giờ cảm thấy hạnh phúc vì cuộc sống hiện tại thoải mái hơn nhiều.Các nhà khảo cứu làm một thí nghiệm khác tại University of New York ở Buffalo, những người thamdự được đề nghị nối tiếp để hoàn tất một câu “Tôi sung sướng vì tôi không phải là....”. Sau năm lầngóp thêm ý vào cùng một câu trên, những ý viết thêm của nhóm này cho ta biết cuộc sống của họ rấtthoải mái. Nhiều khi tôi bực mình và nóng nẩy khi trên xa lộ bị kẹt xe vì có một tai nạn. Nhưng chợtnghĩ, tôi không phải là người nằm trên xe cứu thương kia. Sự so sánh đó làm tôi cảm thấy may mắn vànỗi bực bội đã tan biến trong khoảnh khắc.Khi ta nhìn những nạn nhân bão lụt, màn trời chiếu đất, đói rét tả tơi, hay những người vô gia cư nằmlề đường trong những ngày đêm băng giá, ta sẽ thấy trời đã cho ta nhiều quá. Do vậy mà ta sẽ khôngmong muốn gì hơn. Ta đã có hạnh phúc.Tục ngữ ta có câu “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì chẳng ai bằng mình”. Đó cũng là cáiquan niệm sống hạnh phúc, “an nhiên tự tại” của người xưa đã để lại cho hậu thế.Ngoài những hạnh phúc vật chất còn có những hạnh phúc về tinh thần như tình người với nhau. Tìnhyêu thương đồng loại, tình gia đình, tình bè bạn... biết bao thứ tình mà chúng ta trân quý để tạo chochính ta và mọi người chung quanh hạnh phúc.Đức Đạt Lat Lạt Ma trong cuốn “Nghệ thuật của hạnh phúc: “cho chúng ta một thông điệp về hạnhphúc “Chúng ta không cần thêm tiền, chúng ta không cần thành công hơn nữa, chúng ta không cần cómột thân hình hoàn hảo, và ngay cả chúng ta không cần phải có một người bạn đường hoàn hảo”, cho tathấy của cải, ham muốn ở thế gian không là yếu tố duy nhất làm nên hạnh phúc Trong quan niệm trênchứa đựng một triết lý đông phương rất thâm sâu về Tham, Sân, Si của nhà Phật.Triết lý đông tây nhiều khi không giống nhau nhưng quan niệm về hạnh phúc thì hình như cùng gặpnhau ở một điểm. Đó là hạnh phúc là cái gì quí nhất ở trên đời. Như trên, nhà xã hội học Aristotie viếtrằng “hạnh phúc là cái đích cuối cùng mà con người mong muốn”.Các nhà khảo cứu chuyên môn ngày nay cho rằng hạnh phúc gồm hai yếu tố: thứ nhất là do bộ óc củatừng người, có thể điều khiển hạnh phúc của mình. Thứ hai là tập thói quen thích thú, lấy sự làm việc,tiêu khiển, liên hệ với mọi người, cùng các hoạt động hữu ích là có ý nghĩa.Một bác sĩ tâm lý khác, bà Joyce Brothers đang cộng tác với tờ Los Angeles Times cũng nói: Khi mộtngười hoạt động và thích thú với những gì chung quanh mình, cơ thể, trí óc và tinh thần người ấy sẽcàng ngày càng trở nên tốt hơn.“Tâm bình thì thế giới bình”. Khi ta điều khiển được tâm ta cho không xao động, thì ta luôn luôn đạtđược tình trạng thái hòa. Khi ta điều khiển được trí óc để có tư tưởng hạnh phúc trong đầu, xã hội sẽtránh được rất nhiều những thảm cảnh nhiễu loạn và chính ta cũng tránh được bệnh khủng hoảng tâmthần. Hậu quả của loạn tâm nơi chính mình thường rất tai hại cho những người sống chung quanh.Theo báo cáo mới về bệnh thần kinh mà ông bộ trưởng y tế của Hoa Kỳ mới đưa ra vào tháng 12 năm

Page 98: Song Thien

qua, cho biết 7.1% người Mỹ từ tuổi 18 tới 54 tâm thần không được bình thường và cần chữa bệnhbằng thuốc và tâm lý trị liệu. Tuy nhiên cũng có những ý kiến khác của các nhà tâm lý học thuộc pháiDarwin tin rằng cảm xúc là sản phẩm thiên nhiên từ hàng triệu năm qua nên không cần phải chữa trị.Các nhà tâm lý này cảnh cáo rằng chúng ta chưa đủ dữ kiện để chữa bệnh bằng thuốc. Dù sao đi nữa,hiện nay hai loại thuốc thông thường chữa bệnh khủng hoảng tâm thần là Prozac và Zoloft vẫn bán chạytrên thị trường.Trong cuốn “The Science of happiness, Unlocking the Mysteries of Mood” của tác giả John Willey &Sons, 2000, nhà khoa học Stepphen Brawn đã phải đánh dấu hỏi về việc số người đã dùng thuốc để trịbệnh tâm thần lên rất cao.Như trên ta thấy khủng hoảng tâm thần cũng là một bệnh như các bệnh trong cơ thể khác. Bệnh này cóthể gây tử thương cho chính bệnh nhân và cả người chung quanh, trực tiếp hay gián tiếp. Mà nguyênnhân của bệnh này là do con người không có hạnh phúc mà ra. Nếu trị tận gốc có thể chỉ có một giảipháp là tự tìm lấy hạnh phúc trong ý nghĩ của mình.Khi chúng ta đói mà được bữa cơm thanh đạm ta vẫn thấy ngon hơn khi được thưởng thức cao lươngmỹ vị khi đã no. Chúng ta làm việc mệt nhọc cả tuần, đợi đến ngày cuối tuần để nghỉ ngơi. Vậy mà cáingày Chủ nhật nhàn nhã lại không vui hơn ngày thứ Sáu vất vả, vì ta không biết thưởng thức cái vuihiện tại và hay lo lắng cho những ngày tương lai. Người Hoa Kỳ chơi chữ bằng một câu “Present ispresent”, hiện tại là quà tặng, hay có thể nói, hãy hưởng những gì mình đang có bây giờ. Vậy thì, ngoạitrừ những điều kiện tối thiểu như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, hạnh phúc cũng chỉ là những điều trong tâm tamà thôi.Xem thế, không có cái vui nào trên đời mà hoàn hảo cả trừ khi ta biết bắt lấy và thưởng thức khi nóvào tay mình. Không có cái buồn nào là bất hạnh nếu ta cho đó là chuyện bình thường trong cuộc sống,rồi nó sẽ qua đi. Đời có thể không có bất hạnh nếu ta quan niệm như các cụ ngày xưa “Sông có khúc,người có lúc”. Hạnh phúc quả là một cảm giác chủ quan tự mình trong khách quan tương đối ở nhữnghiện tượng thực tế chung quanh.Một nhà tư tưởng vô danh đã định nghĩa, Hạnh Phúc là tất cả những cái thần diệu của cuộc sống: Sựsung sướng, niềm đau khổ, giọt nước mắt, những nụ cười. Hãy rút kinh nghiệm để mang thêm cho mìnhlòng yêu thương và trải rộng đến tha nhân trong quãng đời chúng ta đang sống.Chấp nhận quan niệm trên, có lẽ ta đã tìm ra chân lý hạnh phúc.

Phạm Thị Quang Ninh

http://vietnamyoga.org

Page 99: Song Thien

Hạnh phúc luôn có mặt

Ta đã có hạnh phúc chưa hay vẫn đang đi tìm với hai bàn tay trắng? Có phải ta nghĩ hạnh phúc là mộtcái gì đó rất lớn lao và đang ở rất xa trong tương lai, hay có thể nằm ở cuối con đường mà ta đangtừng bước đi tới. Coi chừng ta lầm rồi đấy. Hạnh phúc rất giản dị và luôn có mặt trong giây phúc hiệntại, ngay bây giờ và ở đây. Vấn đề là ta có biết nó đang có mặt như thế nào và biết cách tiếp nhận haykhông thôi. Ta đã từng quan niệm hạnh phúc là gì? Có phải là được sống trong những điều kiện tiệnnghi như ăn uống đầy đủ, tiêu xài thoải mái, nhà cửa khang trang, công việc thuận lợi, thương yêu chiềuchuộng, con cái ngoan hiền, bạn bè thân thiện… Những tiện nghi đó đem lại cho ta một cảm giác thoảimái, dễ chịu, thích thú, sung sướng nên ta nghĩ rằng mình có hạnh phúc. Định nghĩa này hầu hết mọingười công nhận. Cái cảm giác mà ta vừa diễn đạt là hạnh phúc có tên gọi riêng là lạc thọ. Nhưng có khi ta đang sống trong những điều kiện rất thuận lợi, không có vấn đề gì phải bận lòng sầukhổ, hoặc chỉ có chút đỉnh khó khăn thôi thì lẽ ra ta phải có hạnh phúc chứ, sao vẫn than van số phậnhay kêu ca cuộc đời hoài vậy? Cho nên phải có ý thức về những gì ta đang có chính là điều kiện củahạnh phúc thì ta mới có hạnh phúc được. Cũng như nhìn những đứa bé đang nô đùa rất hồn nhiên, không tiếc nuối quá khứ cũng không lo lắngchuyện tương lai, ta nghĩ chắc các em đó đang hạnh phúc lắm. Nhưng liệu các em có biết điều đókhông, hay chỉ khi nào lớn lên và đánh mất cái thiên đường đó rồi các em mới nhận ra mình đã từngsống trong hạnh phúc? Ta có đang ở trong thiên đường không? Thiên đường của ta là gì? Thiên đường hạnh phúc, cái cảmgiác ngọt ngào và êm dịu ấy thì ai cũng có cả. Đó là một sự thật rất rõ ràng, chỉ cần một chút ý thức làta có thể tiếp xúc ngay. Nhớ lại những lần bị đau bao tử, không ăn uống được hay không làm việc gìđược đã đành, mà cảm giác đau thắt ấy thật khó chịu. Lúc ấy ta quả quyết rằng không có cái khổ nàobằng đau bao tử. Nhưng trước đó vài giờ ta có biết mình rất hạnh phúc vì không bị chứng đau bao tử hành hạ không? Rõràng là không hề có, vì ta phải lo bao nhiêu chuyện to tát trên đời, hơi sức đâu mà nghĩ tới những cáicỏn con như vậy. Song chính những cái cỏn con ấy đã khiến ta phải khổ sở và gác lại bao điều to tát.Và khi trải qua từng giờ phúc trong cơn vật vã ấy ta mới nghiệm ra rằng không đau bao tử cũng là mộtđiều kiện hạnh phúc. Hãy thử suy ngẫm về những điều kiện hạnh phúc mà ta đang có, phải chăng nhiều hơn ta tưởng tượngkhông? Chỉ cần liên tưởng tới hình ảnh của những em bé mồ côi, những em bé chết đói hay tật nguyềnđang có mặt khắp nơi trên thế giới thì ta đã thấy mình hạnh phúc tới chừng nào rồi. Những em bé đóphải đi bằng đôi tay hay lấy thức ăn bằng đôi chân, hoặc chưa từng nhìn thấy bầu trời xanh hay tiếngchim hót, hoặc cũng chưa một lần nào được chăm sóc ân cần từ bàn tay của những người thân trong giađình hay bạn bè. Còn ta, ta đang sở hữu quá nhiều thứ. Ta có đôi mắt sáng ngời, đôi chân vững chắc, đôi tay tháo vát,giọng nói trong trẻo, trái tim khỏe mạnh, năng lượng sống tuôn tràn, tương lai rực rỡ chào đón… Takhông bị vướng vào chứng bệnh nan y nào về thể chất, cũng không lâm vào tình trạng khủng hoảng điêncuồng vì thiên tai hay tai nạn do con người gây ra. Ta đang có cơ ngơi ổn định, công việc thuận lợi, tàinăng phát triển. Ta cũng đang đầm ấm với gia đình, được người thương quan tâm chìu chuộng. Những điều đơn cử ra đây chỉ là một phần rất nhỏ so với những điều kiện hạnh phúc quá lớn mà tađang sở hữu. Nếu không được nhắc nhở, ta cũng không ngờ mình giàu có như vậy, một gia tài hạnhphúc đã từng được ta nâng niu và cũng đã từng bị ta ném vào bóng tối lãng quên để tiếp tục đuổi theonhững đối tượng hấp dẫn khác trong tương lai.

Page 100: Song Thien

Hạnh phúc bị lãng quên Có thể diễn đạt hành trình đi tìm hạnh phúc của chúng ta bằng cái trục ngang với rất nhiều điểm đến.Ta hãy chọn khởi điểm là A và điểm đến là B. B có thể là nguyện vọng lấy được chứng chỉ Master.Nhưng đến B rồi cũng thấy thường thôi, chưa phải là hạnh phúc nên ta sốt ruột muốn đến thử C, lấyđược người mình thương mới thật sự là hạnh phúc. Nhưng sau đó không lâu ta bỗng phát hiện hình nhưcòn thiếu một vài điều kiện quan trọng nữa mới nắm được hạnh phúc, phải có một đứa con xinh xắnmới gọi là mái ấm gia đình, nên ta đã hy vọng ở D. Rồi ta vẫn chưa an tâm, tiếp tục đặt ra những điều kiện hạnh phúc mà mình cần phải đạt cho bằng đượcnhư là sở hữu một căn nhà khang trang rộng lớn, một chiếc xe hơi đời mới nhất, một trương mục khánhiều tiền, một địa vị có nhiều quyền lực mà bạn bè đều kính nể… thì mới bảo đảm cho hạnh phúc bềnvững. Cứ thế ta tiếp tục lao như điên đi về E, F, G… và ở mỗi điểm ta chỉ cảm nhận được giá trị hạnh phúcrất ngắn ngủi. Chừng vài tuần hoặc vài tháng sau ta lại khát khao đến những điều kiện hạnh phúc khác.Đôi khi ta còn nghĩ biết đâu hạnh phúc thật sự chỉ nằm ở cuối trục ngang này không chừng. Ô hay! Cuối trục ngang này là cuối cuộc đời ta rồi đây. Ai dám bảo đến đoạn cuối đời ta mới có thểchạm tay tới cái giá trị thiêng liêng của hạnh phúc kia chứ. Nhưng nếu quả thật như vậy thì uổng phícho cả kiếp người không ngừng phấn đấu và tân tụy với cuộc sống mà chỉ hưởng hạnh phúc trongkhoảnh khắc ngắn ngủi thế thôi sao? Thật ra hạnh phúc đều có mặt ở A, B, C hay D, E, F cho đến X, Y, Z nữa, và giá trị hạnh phúc ở mọinơi mọi lúc đều giống như nhau về phương diện bản chất, nghĩa là A=B=C…=Z. Nhưng làm sao tabiết được điều này khi động cơ bỏ hình bắt bóng luôn thúc đẩy ta lao tới trước như một thói quentruyền kiếp rất con người? Chính vì kẹt vào những ước mơ chưa đạt được nên ta không thể thừa hưởng những hạnh phúc lớn laomà ta đang có. Liệu ta có chắc khi những ước mơ kia thực hiện xong là ta sẽ hoàn toàn hạnh phúckhông? Ta chỉ tiên đoán thôi, vì một năm nay hay hai năm về trước chẳng phải ta cũng đã từng cónhững điều ước, và hầu hết những điều ước ấy đều đã thành tựu sao ta vẫn không có hạnh phúc? Thếmà ta vẫn tiếp tục ước mơ, tiếp tục hy vọng như chưa từng biết gì về hạnh phúc. Nếu ta không biết cái gì làm cho ta hạnh phúc trong hiện tại, thì làm sao ta có thể biết được cái gì làmcho ta hạnh phúc trong tương lai? Vậy ta có cần ước thêm nữa hay không hay nên quay về tiếp nhận những gì mình đang có và bằng lòngvới nó, như thế may ra ta mới biết được hương vị thật sự của hạnh phúc. Khi nhận ra được giá trị hạnhphúc của mình đã sẵn có thì ta sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì để hết lòng giữ gìn, khôngvì chút cảm xúc nhất thời đam mê mà đánh đổi giá trị hạnh phúc. Chỉ khi nào nắm được hạnh phúc thật sự trong tầm tay, ta mới có thể làm cho người khác hạnh phúcmột cách chín chắn được. Hãy thử lấy ra một tờ giấy để ghi xuống những điều kiện hạnh phúc mà tađang sở hữu. Chắn chắn một tờ giấy sẽ không đủ, vì càng nhìn lại thì ta càng phát hiện có tới trăm ngànthứ quý giá trong ta mà từ lâu ta đã bỏ quên. Hạnh phúc có sẵn mà không cảm nhận được là một loạicảm xúc trung tính, một trạng thái bình thường hóa những phẩm chất cảm xúc khi thiếu đi sự mạnh mẽcủa nhận thức. Ta thường gọi nó là xả thọ. Chính cái cảm xúc bị bão hòa ấy khiến cho ta mau nhàm chán những gì mình đang có, đánh mất niềmtin những thứ có thể mang lại hạnh phúc như nó đã từng thể hiện trong quá khứ. Ta lại tiếp tục giẫmđạp lên hạnh phúc để đi tìm hạnh phúc. Tuy bị bỏ rơi những khả năng linh động của những điều kiệnhạnh phúc vẫn còn đó, chỉ cần trở về tiếp xúc và nuôi dưỡng thì nó sẽ bừng dậy và tràn lan trên tâmhồn ta.

http://vietnamyoga.org

Page 101: Song Thien

Do lãng quên mà ta đã để cho "lạc thọ" biến thành "xả thọ", nhưng nhờ ánh sáng tỉnh thức đã khiến chochúng phục hồi trở lại chức năng "lạc thọ" của mình. Và khi phát hiện ra những điều kiện hạnh phúccủa ta thật quá nhiều và quá gần gũi, thế nào ta cũng ngỡ ngàng thốt lên: Trời ơi, tôi là kẻ hạnh phúcnhất trên đời! Nhưng trong chúng ta có mấy kẻ thốt lên được câu nói đó, hầu hết mọi người chỉ biết mình hạnh phúcsau một cơn nguy biến, một tai nạn chạm mặt với tử thần, hay một cuộc phân kỳ tưởng chừng không baogiờ gặp lại; còn không, họ vẫn miệt mài rong ruổi đi tìm hạnh phúc như chú ngựa hoang phi nước đạihướng về dãy đồi hấp dẫn xa tít tận chân trời. Để đến khi mỏi vó chùn chân, ngựa hoang đang dừng lại trên thảm cỏ xanh non và dòng suối mát trong,chợt nghe lòng dâng lên một cảm giác bình an và ấm áp quen thuộc. Ngựa hoang giật mình nhận rahương vị của hạnh phúc chính là đây, sao mình khờ dại giẫm đạp lên nó mỗi ngày để đi tìm trong viễncảnh? Nhưng ngựa hoang sẽ dừng bước giang hồ để chấp nhận sống sâu sắc trong hiện tại, hay sẽ ngậm ngùitiếc nuối khi nhìn lại đoạn đường hoang phí đã qua, hoặc sẽ tiếp tục hăng hái lao tới tương lai để đitìm hạnh phúc sau khi đã hồi phục? Ý thức được điều kiện hạnh phúc chỉ có trong giây phút hiện tại nên không còn chạy ngược chạy xuôitìm kiếm đã là một bước đi đáng kể, nhưng giữ vững ý thức đó không để cho mãnh lực hấp dẫn phíatrước lôi kéo thì không phải dễ, phải có khả năng và phương pháp nuôi dưỡng cụ thể, chứ chỉ có mỗi ýchí thôi thì không đủ. Cho nên không phải bất kỳ ai đến đoạn cuối cuộc đời cũng chưa hề biết được bộ mặt của hạnh phúc.Có thể họ đã từng sống trong hạnh phúc, nhưng không giữ nó được bao lâu. Tại vì họ bất lực trước bảnnăng đón nhận hạnh phúc bằng cảm xúc hời hợt của mình. Cái bản năng mau chóng bình thường hóamọi thứ dù là những hạnh phúc lớn lao nhất, cái mà người ta vẫn thường nghi ngờ và cho rằng đó là sựtrêu đùa của số phận.

Hạnh phúc tương đối Khi sống trong những điều kiện thuận lợi như thưởng thức món ăn khoái khẩu trong một nhà hàng danhtiếng, mua được chiếc xe mơ ước bấy lâu, vừa ký một hợp đồng rất béo bở, du lịch đến một xứ sởcảnh đẹp như cõi thần tiên, được nghe những lời khen tặng hết lòng của người thương, chia sẻ nhữngước mơ thầm kín với người mình tin tưởng… thì phần lớn ai cũng có cảm giác sung sướng, dễ chịu vàkết luận là mình đang có hạnh phúc. Trong khi những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn như phải làm việc quần quật để lấy tiền nuôicon ăn học, hay dầm mình trong mưa bão để kịp thời cứu hộ người thân đang mắc kẹt trong tai nạn, haychịu những đòn tra tấn để giữ bí mật quân sự và tinh thần bất khuất của dân tộc… Tuy không có đượcnhững cảm giác sung sướng, dễ chịu trên bề mặt cảm xúc, nhưng tận sâu kín trong tâm hồn vẫn có sựhài lòng, thỏa mãn vì đã thực hiện được ước mơ, nguyện vọng hay lý tưởng của mình. Trong trườnghợp này, ý chí và tình thương đã làm nên hạnh phúc. Như vậy có hai loại hạnh phúc, một loại hạnh phúc vì được thỏa mãn cảm xúc và một loại hạnh phúcvì được thỏa mãn ý chí. Loại hạnh phúc thứ nhất thiên về sự hưởng thụ bằng các giác quan, mặc dùphải thông qua sự chọn lựa yêu thích của ý thức.. Loại hạnh phúc thứ hai không cần thông qua sựhưởng thụ, thậm chí chấp nhận luôn những cảm xúc xấu, chỉ cần thực hiện được nguyện vọng sâu sắccủa mình. Nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy hạnh phúc thứ hai là loại hạnh phúc lớn hơn và bền vững hơn. Những người trảinghiệm trong cuộc đời thường giảm bớt hoặc lẩn tránh những loại hạnh phúc được xây dựng trên cảmxúc vì bản chất của nó tan biến rất nhanh và để lại hậu quả là sự xuống cấp thân tâm và cả sự nghiện

Page 102: Song Thien

ngập. Họ chấp nhận một đời sống tri túc, ít hưởng thụ, nhưng ngược lại tâm hồn lúc nào cũng thanh thản vàbình an. Tại vì họ đã ý thức được rằng cái lạc phải luôn gắn liền với cái an, an lạc mới là thứ hạnhphúc lâu bền. Tiền bạc, quyền lực, danh dự, sắc dục… cũng chỉ đem lại một cảm xúc thỏa mãn, nhưng để có đượcmột cảm xúc thỏa mãn ta phải nếm trải qua rất nhiều cảm xúc xấu như hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, bực tức,hờn ghen hay phải kích động và tập dợt cho những hạt giống xấu trong tâm hồn như gian dối, nghi ngờ,cố chấp, lợi dụng, thù hận. Rốt cuộc để mưu cầu hạnh phúc thì ta lại gieo rắc cho chính mình nhữngmầm mống khổ đau. Khi ta có đủ bản lĩnh vượt qua bản năng hưởng thụ rất con người của mình thì ta sẽ tìm thấy thứ hạnhphúc được nuôi dưỡng bằng ý chí và tình thương đó mới thật sự là hạnh phúc cao đẹp và xứng đáng đểta bỏ công sức đi tìm. Một tách trà nóng, một bữa cơm đơn sơ, một rừng thu lá vàng, một chiếc thuyềnnhẹ trôi… sẽ là thiên đường cho những khách phong trần muốn tìm lại chính mình sau những ngàytháng sống trong phiêu lãng.

Hạnh phúc chân thật Ta như đứa trẻ được sinh ra trong gia đình tỷ phú mà lại lang thang vất vưởng đi tìm một tương lai.Một đứa trẻ bỏ nhà đi hoang theo tiếng gọi cháy bỏng của con tim thì không dễ gì chịu quay về khichưa thấy được sự phũ phàng sau những khát khao cuồng dại. Trong một may mắn tình cờ được mộtngười tốt bụng chỉ điểm và nâng đỡ, đứa trẻ giác ngộ và chấp nhận quay về để chính thức tiếp nhận giatài mà bấy lâu không hề nhớ tới. Còn hạnh phúc nào hơn khi một kẻ khốn cùng bỗng dưng được sở hữu một gia tài đồ sộc của một tỷphú. Nhưng nỗi mừng này sẽ tồn tại bao lâu khi những thói hư tật xấu mà đứa bé đã tích lũy trongnhững lần đánh mất bản thân để mưu cầu hạnh phúc cứ không ngừng lên tiếng, những hạt giống đihoang năm xưa vẫn luôn thúc giục bên lòng. Làm một chuyến đi hoang nữa thì khiếp lắm vì ta đã quá thấm thía sự bạc bẽo của tình đời, phía saunhững hào quang hạnh phúc mong manh kia luôn giăng đầy những cạm bẫy. Vậy ta nên lờ đi nhữngphiền não đang chế ngự trong lòng để cố hết sức tiếp xúc với những điều kiện hạnh phúc tương đối màmình đang có, hay phải cố gắng giải phóng triệt để những năng lượng độc hại ấy thì ta mới thật sự là kẻcó hạnh phúc chân thật? Tách trà thơm, bữa cơm ngon, hơi thở dịu êm, bước chân thong thả, nụ cười tươi mát…đều là nhữnggiá trị của hạnh phúc. Nhưng khi những hạt giống xấu trong chiều sâu tâm hồn như sân hận, thèm khát,hận thù, tuyệt vọng… biến thành những nguồn năng lượng hắc ám cả thâm thắc thì ta đâu còn khả năngđể tiếp xúc với những giá trị mầu nhiệm của hạnh phúc trong hiện tại được nữa. Cái khổ đau bây giờđã lấn át cái hạnh phúc. Cũng may là tâm thức của ta có khả năng tiếp nhận và biểu hiện nguồn năng lượng nào mạnh nhất,nghĩa là nếu ta dồn hết sức để phát huy những năng lượng tích cực có tính chất nuôi dưỡng giá trị hạnhphúc thì nó sẽ lấn áp trở lại những phiền não khổ đau. Cũng giống truyền hình có nhiều kênh, nếuchương trình của kênh này có nhiều bạo động nặng nề thì ta có thể mở sang kênh khác thoải mái và nhẹnhàng hơn. Điều này ta cũng đã từng áp dụng. Mỗi khi bị căng thẳng hay có nỗi buồn xâm chiếm thì ta lập tức tìmnguồn vui khác để thay thế như gọi điện thoại, lên internet, nghe nhạc, đi shopping hay tìm đến nhữngcuộc vui. Những cách đó cũng đem lại kết quả nhanh chóng, nhưng khi cuộc vui tan biến thì khổ đau lạitiếp tục trỗi dậy như cũ. Người hiểu biết hơn thì không tìm những điều kiện bên ngoài, họ dùng ngay những chất liệu nơi chính

http://vietnamyoga.org

Page 103: Song Thien

bản thân để chế phục phiền não. Phương pháp mà những nhà luyện tâm thường dùng đó là theo dõi hơithở. Chỉ cần đem hết tâm ý chuyên chú vào hơi thở và quan sát phẩm chất của chúng khoảng chừngnăm mười phút là phiền não tan biến ngay. Thật ra phiền não không bao giờ biến mất, nó chỉ có thể chuyển từ dạng năng lượng như một cơn giậntrở về dạng hạt giống như hạt giống giận. Phương pháp nương tựa hơi thở tuy rất hữu hiệu để giúp tatrở về an trú trong giây phúc hiện tại và lấy lại sự tỉnh táo sáng suốt, nhưng đó cũng chỉ là giải pháptạm thời. Rất tiếc, ta không phải là cái truyền hình có thể giữ mãi một kênh nào theo ý mình muốn. Dù cách gì đi nữa, nếu ta cứ tránh né phiền não hoài thì muôn đời ta sẽ không bao giờ hiểu biết vềchính mình cả. Chỉ khi nào ta hiểu được những gốc rễ, ngõ ngách và năng lực tàn phá của phiền não,hiểu được sự vận hành và mối liên kết sâu xa của phiền não với bản ngã rất kiểu cách và luôn che đậytrong chính ta, thì ta mới tìm ra được cách thoát khỏi sự thao túc và hành hạ nó. Bởi hạnh phúc chân thật không bao giờ bị điều kiện hóa, nó không cần kèm theo điều kiện phải đượcthỏa mãn cảm xúc hay ý chí thì nó mới biểu hiện. Nó là trạng thái vượt ra khỏi sự giam hãm tù đày củanhững phiền não sâu kín trong tâm hồn, và cả sự vay mượn hạnh phúc tạm thời từ những thứ khác. Nólà một nguồn ánh sáng tinh anh kỳ diệu xưa nay vẫn tồn tại trong trái tim thuần khiết của mỗi conngười. Đặc tính của nó là tự do, an ổn, bình đẳng và đầy tình thương. Lẽ dĩ nhiên tùy vào nhu yếu và trình độ của mỗi người mà hạnh phúc sẽ có nhiều cung bậc khác nhau.Dù vậy, ta cũng đừng quên rằng càng bớt đi những điều kiện bên ngoài thì hạnh phúc trong ta sẽ cànglớn. Nghĩa là hoàn cảnh như ý không phải là thứ hạnh phúc mà ta đang đi tìm, mà chính nó là kẻ dungdưỡng cho sự yếu đuối và hèn nhát của con người, không dám tự khơi dậy hạnh phúc chân thật từ nơichính mình. Ta phải cho phép mình đối đầu với hoàn cảnh khổ đau, đối đầu với những khó khăn trở ngại lớn nhấttrong tâm hồn, vì chỉ có như thế ta mới tìm được toàn bộ con người chân thật của mình mà bấy lâu naybản ngã yếu hèn đã cố tình che đậy bằng những hạnh phúc mong manh giả tạm. Hạnh phúc có từ nơi ấylà hạnh phúc của kẻ giàu sang bậc nhất trên đời, không có bất cứ trở lực nào có thể phá nổi! Này kẻ giàu bậc nhất Đừng chịu kiếp van nài Hãy quay về tiếp nhận Bảo vật trong tầm tay. Hạnh phúc luôn có mặt Ta đã có hạnh phúc chưa hay vẫn đang đi tìm với hai bàn tay trắng? Có phải ta nghĩ hạnh phúc là mộtcái gì đó rất lớn lao và đang ở rất xa trong tương lai, hay có thể nằm ở cuối con đường mà ta đangtừng bước đi tới. Coi chừng ta lầm rồi đấy. Hạnh phúc rất giản dị và luôn có mặt trong giây phúc hiệntại, ngay bây giờ và ở đây. Vấn đề là ta có biết nó đang có mặt như thế nào và biết cách tiếp nhận haykhông thôi. Ta đã từng quan niệm hạnh phúc là gì? Có phải là được sống trong những điều kiện tiệnnghi như ăn uống đầy đủ, tiêu xài thoải mái, nhà cửa khang trang, công việc thuận lợi, thương yêu chiềuchuộng, con cái ngoan hiền, bạn bè thân thiện… Những tiện nghi đó đem lại cho ta một cảm giác thoảimái, dễ chịu, thích thú, sung sướng nên ta nghĩ rằng mình có hạnh phúc. Định nghĩa này hầu hết mọingười công nhận. Cái cảm giác mà ta vừa diễn đạt là hạnh phúc có tên gọi riêng là lạc thọ. Nhưng có khi ta đang sống trong những điều kiện rất thuận lợi, không có vấn đề gì phải bận lòng sầukhổ, hoặc chỉ có chút đỉnh khó khăn thôi thì lẽ ra ta phải có hạnh phúc chứ, sao vẫn than van số phậnhay kêu ca cuộc đời hoài vậy? Cho nên phải có ý thức về những gì ta đang có chính là điều kiện củahạnh phúc thì ta mới có hạnh phúc được. Cũng như nhìn những đứa bé đang nô đùa rất hồn nhiên, không tiếc nuối quá khứ cũng không lo lắngchuyện tương lai, ta nghĩ chắc các em đó đang hạnh phúc lắm. Nhưng liệu các em có biết điều đó

Page 104: Song Thien

không, hay chỉ khi nào lớn lên và đánh mất cái thiên đường đó rồi các em mới nhận ra mình đã từngsống trong hạnh phúc? Ta có đang ở trong thiên đường không? Thiên đường của ta là gì? Thiên đường hạnh phúc, cái cảmgiác ngọt ngào và êm dịu ấy thì ai cũng có cả. Đó là một sự thật rất rõ ràng, chỉ cần một chút ý thức làta có thể tiếp xúc ngay. Nhớ lại những lần bị đau bao tử, không ăn uống được hay không làm việc gìđược đã đành, mà cảm giác đau thắt ấy thật khó chịu. Lúc ấy ta quả quyết rằng không có cái khổ nàobằng đau bao tử. Nhưng trước đó vài giờ ta có biết mình rất hạnh phúc vì không bị chứng đau bao tử hành hạ không? Rõràng là không hề có, vì ta phải lo bao nhiêu chuyện to tát trên đời, hơi sức đâu mà nghĩ tới những cáicỏn con như vậy. Song chính những cái cỏn con ấy đã khiến ta phải khổ sở và gác lại bao điều to tát.Và khi trải qua từng giờ phúc trong cơn vật vã ấy ta mới nghiệm ra rằng không đau bao tử cũng là mộtđiều kiện hạnh phúc. Hãy thử suy ngẫm về những điều kiện hạnh phúc mà ta đang có, phải chăng nhiều hơn ta tưởng tượngkhông? Chỉ cần liên tưởng tới hình ảnh của những em bé mồ côi, những em bé chết đói hay tật nguyềnđang có mặt khắp nơi trên thế giới thì ta đã thấy mình hạnh phúc tới chừng nào rồi. Những em bé đóphải đi bằng đôi tay hay lấy thức ăn bằng đôi chân, hoặc chưa từng nhìn thấy bầu trời xanh hay tiếngchim hót, hoặc cũng chưa một lần nào được chăm sóc ân cần từ bàn tay của những người thân trong giađình hay bạn bè. Còn ta, ta đang sở hữu quá nhiều thứ. Ta có đôi mắt sáng ngời, đôi chân vững chắc, đôi tay tháo vát,giọng nói trong trẻo, trái tim khỏe mạnh, năng lượng sống tuôn tràn, tương lai rực rỡ chào đón… Takhông bị vướng vào chứng bệnh nan y nào về thể chất, cũng không lâm vào tình trạng khủng hoảng điêncuồng vì thiên tai hay tai nạn do con người gây ra. Ta đang có cơ ngơi ổn định, công việc thuận lợi, tàinăng phát triển. Ta cũng đang đầm ấm với gia đình, được người thương quan tâm chìu chuộng. Những điều đơn cử ra đây chỉ là một phần rất nhỏ so với những điều kiện hạnh phúc quá lớn mà tađang sở hữu. Nếu không được nhắc nhở, ta cũng không ngờ mình giàu có như vậy, một gia tài hạnhphúc đã từng được ta nâng niu và cũng đã từng bị ta ném vào bóng tối lãng quên để tiếp tục đuổi theonhững đối tượng hấp dẫn khác trong tương lai.

Hạnh phúc bị lãng quên Có thể diễn đạt hành trình đi tìm hạnh phúc của chúng ta bằng cái trục ngang với rất nhiều điểm đến.Ta hãy chọn khởi điểm là A và điểm đến là B. B có thể là nguyện vọng lấy được chứng chỉ Master.Nhưng đến B rồi cũng thấy thường thôi, chưa phải là hạnh phúc nên ta sốt ruột muốn đến thử C, lấyđược người mình thương mới thật sự là hạnh phúc. Nhưng sau đó không lâu ta bỗng phát hiện hình nhưcòn thiếu một vài điều kiện quan trọng nữa mới nắm được hạnh phúc, phải có một đứa con xinh xắnmới gọi là mái ấm gia đình, nên ta đã hy vọng ở D. Rồi ta vẫn chưa an tâm, tiếp tục đặt ra những điều kiện hạnh phúc mà mình cần phải đạt cho bằng đượcnhư là sở hữu một căn nhà khang trang rộng lớn, một chiếc xe hơi đời mới nhất, một trương mục khánhiều tiền, một địa vị có nhiều quyền lực mà bạn bè đều kính nể… thì mới bảo đảm cho hạnh phúc bềnvững. Cứ thế ta tiếp tục lao như điên đi về E, F, G… và ở mỗi điểm ta chỉ cảm nhận được giá trị hạnh phúcrất ngắn ngủi. Chừng vài tuần hoặc vài tháng sau ta lại khát khao đến những điều kiện hạnh phúc khác.Đôi khi ta còn nghĩ biết đâu hạnh phúc thật sự chỉ nằm ở cuối trục ngang này không chừng. Ô hay! Cuối trục ngang này là cuối cuộc đời ta rồi đây. Ai dám bảo đến đoạn cuối đời ta mới có thểchạm tay tới cái giá trị thiêng liêng của hạnh phúc kia chứ. Nhưng nếu quả thật như vậy thì uổng phícho cả kiếp người không ngừng phấn đấu và tân tụy với cuộc sống mà chỉ hưởng hạnh phúc trong

http://vietnamyoga.org

Page 105: Song Thien

khoảnh khắc ngắn ngủi thế thôi sao? Thật ra hạnh phúc đều có mặt ở A, B, C hay D, E, F cho đến X, Y, Z nữa, và giá trị hạnh phúc ở mọinơi mọi lúc đều giống như nhau về phương diện bản chất, nghĩa là A=B=C…=Z. Nhưng làm sao tabiết được điều này khi động cơ bỏ hình bắt bóng luôn thúc đẩy ta lao tới trước như một thói quentruyền kiếp rất con người? Chính vì kẹt vào những ước mơ chưa đạt được nên ta không thể thừa hưởng những hạnh phúc lớn laomà ta đang có. Liệu ta có chắc khi những ước mơ kia thực hiện xong là ta sẽ hoàn toàn hạnh phúckhông? Ta chỉ tiên đoán thôi, vì một năm nay hay hai năm về trước chẳng phải ta cũng đã từng cónhững điều ước, và hầu hết những điều ước ấy đều đã thành tựu sao ta vẫn không có hạnh phúc? Thếmà ta vẫn tiếp tục ước mơ, tiếp tục hy vọng như chưa từng biết gì về hạnh phúc. Nếu ta không biết cái gì làm cho ta hạnh phúc trong hiện tại, thì làm sao ta có thể biết được cái gì làmcho ta hạnh phúc trong tương lai? Vậy ta có cần ước thêm nữa hay không hay nên quay về tiếp nhận những gì mình đang có và bằng lòngvới nó, như thế may ra ta mới biết được hương vị thật sự của hạnh phúc. Khi nhận ra được giá trị hạnhphúc của mình đã sẵn có thì ta sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì để hết lòng giữ gìn, khôngvì chút cảm xúc nhất thời đam mê mà đánh đổi giá trị hạnh phúc. Chỉ khi nào nắm được hạnh phúc thật sự trong tầm tay, ta mới có thể làm cho người khác hạnh phúcmột cách chín chắn được. Hãy thử lấy ra một tờ giấy để ghi xuống những điều kiện hạnh phúc mà tađang sở hữu. Chắn chắn một tờ giấy sẽ không đủ, vì càng nhìn lại thì ta càng phát hiện có tới trăm ngànthứ quý giá trong ta mà từ lâu ta đã bỏ quên. Hạnh phúc có sẵn mà không cảm nhận được là một loạicảm xúc trung tính, một trạng thái bình thường hóa những phẩm chất cảm xúc khi thiếu đi sự mạnh mẽcủa nhận thức. Ta thường gọi nó là xả thọ. Chính cái cảm xúc bị bão hòa ấy khiến cho ta mau nhàm chán những gì mình đang có, đánh mất niềmtin những thứ có thể mang lại hạnh phúc như nó đã từng thể hiện trong quá khứ. Ta lại tiếp tục giẫmđạp lên hạnh phúc để đi tìm hạnh phúc. Tuy bị bỏ rơi những khả năng linh động của những điều kiệnhạnh phúc vẫn còn đó, chỉ cần trở về tiếp xúc và nuôi dưỡng thì nó sẽ bừng dậy và tràn lan trên tâmhồn ta. Do lãng quên mà ta đã để cho "lạc thọ" biến thành "xả thọ", nhưng nhờ ánh sáng tỉnh thức đã khiến chochúng phục hồi trở lại chức năng "lạc thọ" của mình. Và khi phát hiện ra những điều kiện hạnh phúccủa ta thật quá nhiều và quá gần gũi, thế nào ta cũng ngỡ ngàng thốt lên: Trời ơi, tôi là kẻ hạnh phúcnhất trên đời! Nhưng trong chúng ta có mấy kẻ thốt lên được câu nói đó, hầu hết mọi người chỉ biết mình hạnh phúcsau một cơn nguy biến, một tai nạn chạm mặt với tử thần, hay một cuộc phân kỳ tưởng chừng không baogiờ gặp lại; còn không, họ vẫn miệt mài rong ruổi đi tìm hạnh phúc như chú ngựa hoang phi nước đạihướng về dãy đồi hấp dẫn xa tít tận chân trời. Để đến khi mỏi vó chùn chân, ngựa hoang đang dừng lại trên thảm cỏ xanh non và dòng suối mát trong,chợt nghe lòng dâng lên một cảm giác bình an và ấm áp quen thuộc. Ngựa hoang giật mình nhận rahương vị của hạnh phúc chính là đây, sao mình khờ dại giẫm đạp lên nó mỗi ngày để đi tìm trong viễncảnh? Nhưng ngựa hoang sẽ dừng bước giang hồ để chấp nhận sống sâu sắc trong hiện tại, hay sẽ ngậm ngùitiếc nuối khi nhìn lại đoạn đường hoang phí đã qua, hoặc sẽ tiếp tục hăng hái lao tới tương lai để đitìm hạnh phúc sau khi đã hồi phục? Ý thức được điều kiện hạnh phúc chỉ có trong giây phút hiện tại nên không còn chạy ngược chạy xuôitìm kiếm đã là một bước đi đáng kể, nhưng giữ vững ý thức đó không để cho mãnh lực hấp dẫn phíatrước lôi kéo thì không phải dễ, phải có khả năng và phương pháp nuôi dưỡng cụ thể, chứ chỉ có mỗi ý

Page 106: Song Thien

chí thôi thì không đủ. Cho nên không phải bất kỳ ai đến đoạn cuối cuộc đời cũng chưa hề biết được bộ mặt của hạnh phúc.Có thể họ đã từng sống trong hạnh phúc, nhưng không giữ nó được bao lâu. Tại vì họ bất lực trước bảnnăng đón nhận hạnh phúc bằng cảm xúc hời hợt của mình. Cái bản năng mau chóng bình thường hóamọi thứ dù là những hạnh phúc lớn lao nhất, cái mà người ta vẫn thường nghi ngờ và cho rằng đó là sựtrêu đùa của số phận.

Hạnh phúc tương đối Khi sống trong những điều kiện thuận lợi như thưởng thức món ăn khoái khẩu trong một nhà hàng danhtiếng, mua được chiếc xe mơ ước bấy lâu, vừa ký một hợp đồng rất béo bở, du lịch đến một xứ sởcảnh đẹp như cõi thần tiên, được nghe những lời khen tặng hết lòng của người thương, chia sẻ nhữngước mơ thầm kín với người mình tin tưởng… thì phần lớn ai cũng có cảm giác sung sướng, dễ chịu vàkết luận là mình đang có hạnh phúc. Trong khi những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn như phải làm việc quần quật để lấy tiền nuôicon ăn học, hay dầm mình trong mưa bão để kịp thời cứu hộ người thân đang mắc kẹt trong tai nạn, haychịu những đòn tra tấn để giữ bí mật quân sự và tinh thần bất khuất của dân tộc… Tuy không có đượcnhững cảm giác sung sướng, dễ chịu trên bề mặt cảm xúc, nhưng tận sâu kín trong tâm hồn vẫn có sựhài lòng, thỏa mãn vì đã thực hiện được ước mơ, nguyện vọng hay lý tưởng của mình. Trong trườnghợp này, ý chí và tình thương đã làm nên hạnh phúc. Như vậy có hai loại hạnh phúc, một loại hạnh phúc vì được thỏa mãn cảm xúc và một loại hạnh phúcvì được thỏa mãn ý chí. Loại hạnh phúc thứ nhất thiên về sự hưởng thụ bằng các giác quan, mặc dùphải thông qua sự chọn lựa yêu thích của ý thức.. Loại hạnh phúc thứ hai không cần thông qua sựhưởng thụ, thậm chí chấp nhận luôn những cảm xúc xấu, chỉ cần thực hiện được nguyện vọng sâu sắccủa mình. Nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy hạnh phúc thứ hai là loại hạnh phúc lớn hơn và bền vững hơn. Những người trảinghiệm trong cuộc đời thường giảm bớt hoặc lẩn tránh những loại hạnh phúc được xây dựng trên cảmxúc vì bản chất của nó tan biến rất nhanh và để lại hậu quả là sự xuống cấp thân tâm và cả sự nghiệnngập. Họ chấp nhận một đời sống tri túc, ít hưởng thụ, nhưng ngược lại tâm hồn lúc nào cũng thanh thản vàbình an. Tại vì họ đã ý thức được rằng cái lạc phải luôn gắn liền với cái an, an lạc mới là thứ hạnhphúc lâu bền. Tiền bạc, quyền lực, danh dự, sắc dục… cũng chỉ đem lại một cảm xúc thỏa mãn, nhưng để có đượcmột cảm xúc thỏa mãn ta phải nếm trải qua rất nhiều cảm xúc xấu như hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, bực tức,hờn ghen hay phải kích động và tập dợt cho những hạt giống xấu trong tâm hồn như gian dối, nghi ngờ,cố chấp, lợi dụng, thù hận. Rốt cuộc để mưu cầu hạnh phúc thì ta lại gieo rắc cho chính mình nhữngmầm mống khổ đau. Khi ta có đủ bản lĩnh vượt qua bản năng hưởng thụ rất con người của mình thì ta sẽ tìm thấy thứ hạnhphúc được nuôi dưỡng bằng ý chí và tình thương đó mới thật sự là hạnh phúc cao đẹp và xứng đáng đểta bỏ công sức đi tìm. Một tách trà nóng, một bữa cơm đơn sơ, một rừng thu lá vàng, một chiếc thuyềnnhẹ trôi… sẽ là thiên đường cho những khách phong trần muốn tìm lại chính mình sau những ngàytháng sống trong phiêu lãng.

Hạnh phúc chân thật Ta như đứa trẻ được sinh ra trong gia đình tỷ phú mà lại lang thang vất vưởng đi tìm một tương lai.Một đứa trẻ bỏ nhà đi hoang theo tiếng gọi cháy bỏng của con tim thì không dễ gì chịu quay về khi

http://vietnamyoga.org

Page 107: Song Thien

chưa thấy được sự phũ phàng sau những khát khao cuồng dại. Trong một may mắn tình cờ được mộtngười tốt bụng chỉ điểm và nâng đỡ, đứa trẻ giác ngộ và chấp nhận quay về để chính thức tiếp nhận giatài mà bấy lâu không hề nhớ tới. Còn hạnh phúc nào hơn khi một kẻ khốn cùng bỗng dưng được sở hữu một gia tài đồ sộc của một tỷphú. Nhưng nỗi mừng này sẽ tồn tại bao lâu khi những thói hư tật xấu mà đứa bé đã tích lũy trongnhững lần đánh mất bản thân để mưu cầu hạnh phúc cứ không ngừng lên tiếng, những hạt giống đihoang năm xưa vẫn luôn thúc giục bên lòng. Làm một chuyến đi hoang nữa thì khiếp lắm vì ta đã quá thấm thía sự bạc bẽo của tình đời, phía saunhững hào quang hạnh phúc mong manh kia luôn giăng đầy những cạm bẫy. Vậy ta nên lờ đi nhữngphiền não đang chế ngự trong lòng để cố hết sức tiếp xúc với những điều kiện hạnh phúc tương đối màmình đang có, hay phải cố gắng giải phóng triệt để những năng lượng độc hại ấy thì ta mới thật sự là kẻcó hạnh phúc chân thật? Tách trà thơm, bữa cơm ngon, hơi thở dịu êm, bước chân thong thả, nụ cười tươi mát…đều là nhữnggiá trị của hạnh phúc. Nhưng khi những hạt giống xấu trong chiều sâu tâm hồn như sân hận, thèm khát,hận thù, tuyệt vọng… biến thành những nguồn năng lượng hắc ám cả thâm thắc thì ta đâu còn khả năngđể tiếp xúc với những giá trị mầu nhiệm của hạnh phúc trong hiện tại được nữa. Cái khổ đau bây giờđã lấn át cái hạnh phúc. Cũng may là tâm thức của ta có khả năng tiếp nhận và biểu hiện nguồn năng lượng nào mạnh nhất,nghĩa là nếu ta dồn hết sức để phát huy những năng lượng tích cực có tính chất nuôi dưỡng giá trị hạnhphúc thì nó sẽ lấn áp trở lại những phiền não khổ đau. Cũng giống truyền hình có nhiều kênh, nếuchương trình của kênh này có nhiều bạo động nặng nề thì ta có thể mở sang kênh khác thoải mái và nhẹnhàng hơn. Điều này ta cũng đã từng áp dụng. Mỗi khi bị căng thẳng hay có nỗi buồn xâm chiếm thì ta lập tức tìmnguồn vui khác để thay thế như gọi điện thoại, lên internet, nghe nhạc, đi shopping hay tìm đến nhữngcuộc vui. Những cách đó cũng đem lại kết quả nhanh chóng, nhưng khi cuộc vui tan biến thì khổ đau lạitiếp tục trỗi dậy như cũ. Người hiểu biết hơn thì không tìm những điều kiện bên ngoài, họ dùng ngay những chất liệu nơi chínhbản thân để chế phục phiền não. Phương pháp mà những nhà luyện tâm thường dùng đó là theo dõi hơithở. Chỉ cần đem hết tâm ý chuyên chú vào hơi thở và quan sát phẩm chất của chúng khoảng chừngnăm mười phút là phiền não tan biến ngay. Thật ra phiền não không bao giờ biến mất, nó chỉ có thể chuyển từ dạng năng lượng như một cơn giậntrở về dạng hạt giống như hạt giống giận. Phương pháp nương tựa hơi thở tuy rất hữu hiệu để giúp tatrở về an trú trong giây phúc hiện tại và lấy lại sự tỉnh táo sáng suốt, nhưng đó cũng chỉ là giải pháptạm thời. Rất tiếc, ta không phải là cái truyền hình có thể giữ mãi một kênh nào theo ý mình muốn. Dù cách gì đi nữa, nếu ta cứ tránh né phiền não hoài thì muôn đời ta sẽ không bao giờ hiểu biết vềchính mình cả. Chỉ khi nào ta hiểu được những gốc rễ, ngõ ngách và năng lực tàn phá của phiền não,hiểu được sự vận hành và mối liên kết sâu xa của phiền não với bản ngã rất kiểu cách và luôn che đậytrong chính ta, thì ta mới tìm ra được cách thoát khỏi sự thao túc và hành hạ nó. Bởi hạnh phúc chân thật không bao giờ bị điều kiện hóa, nó không cần kèm theo điều kiện phải đượcthỏa mãn cảm xúc hay ý chí thì nó mới biểu hiện. Nó là trạng thái vượt ra khỏi sự giam hãm tù đày củanhững phiền não sâu kín trong tâm hồn, và cả sự vay mượn hạnh phúc tạm thời từ những thứ khác. Nólà một nguồn ánh sáng tinh anh kỳ diệu xưa nay vẫn tồn tại trong trái tim thuần khiết của mỗi conngười. Đặc tính của nó là tự do, an ổn, bình đẳng và đầy tình thương. Lẽ dĩ nhiên tùy vào nhu yếu và trình độ của mỗi người mà hạnh phúc sẽ có nhiều cung bậc khác nhau.Dù vậy, ta cũng đừng quên rằng càng bớt đi những điều kiện bên ngoài thì hạnh phúc trong ta sẽ càng

Page 108: Song Thien

lớn. Nghĩa là hoàn cảnh như ý không phải là thứ hạnh phúc mà ta đang đi tìm, mà chính nó là kẻ dungdưỡng cho sự yếu đuối và hèn nhát của con người, không dám tự khơi dậy hạnh phúc chân thật từ nơichính mình. Ta phải cho phép mình đối đầu với hoàn cảnh khổ đau, đối đầu với những khó khăn trở ngại lớn nhấttrong tâm hồn, vì chỉ có như thế ta mới tìm được toàn bộ con người chân thật của mình mà bấy lâu naybản ngã yếu hèn đã cố tình che đậy bằng những hạnh phúc mong manh giả tạm. Hạnh phúc có từ nơi ấylà hạnh phúc của kẻ giàu sang bậc nhất trên đời, không có bất cứ trở lực nào có thể phá nổi! Này kẻ giàu bậc nhất Đừng chịu kiếp van nài Hãy quay về tiếp nhận Bảo vật trong tầm tay.

MINH NIỆM

http://vietnamyoga.org

Page 109: Song Thien

Hãy Buông Ra

Tôi nghe buổi Thuyết Pháp tại chùa Thiên Môn. Xin thuật lại để quí vị cùng nghe. Sau phần thuyếtgiảng, đến phần Pháp đàm. Thầy mời quí Phật tử đặt câu hỏi để cùng thảo luận. Tận cuối hội trường,có một ông già, đứng dậy chắp tay cung kinh xin hỏi:- Kính bạch thầy. Con hiện đang bị bệnh. Hết đau đầu đến đau khớp, đau thận, tiểu đường, cao huyếtáp. Bây giờ lại bị bại một chân nữa ạ! Suốt đêm qua con trằn trọc mãi không sao ngủ được do bệnh nóhành hạ xác thân… Cúi xin thầy thương xót chỉ bảo cho con làm sao cho hết đau bệnh? Xin thầy cầunguyện Đức Phật gia hộ cho con được hết bệnh, khỏe mạnh như xưa…Thầy lên tiếng nhỏ nhẹ, thong thả nói: - Thưa bác, thưa đạo hữu. Đức Phật đã dạy: Cõi thế gian trànđầy đau khổ! Trong đó có định luật: SINH, LÃO, BỆNH, TỬ thì đau khổ vô cùng mà bác thì đang đivào giai đoạn “Bệnh tật”, tức giai đoạn “Hư hoại”. Vạn vật là thế; tất cả đều bị luật “Vô Thường” chiphối. Chẳng hạn như cái áo bác đang mặc, khi mới mua về, vẻ đẹp đẽ, mềm mại, óng mướt, tươithắm… Nhưng nay bác mặc đã lâu rồi; màu đã bạc, gấu đã sờn, vai đã rách và vải đã mục. Nó đang ởtiến trình hư hoại! Không có gì có thể còn mãi được, vì bản chất tự nhiên là như vậy, mà thân xác báccũng đang như vậy. Ngay khi bác mới sinh ra thì bác xinh đẹp, rồi bác lớn lên khỏe mạnh. Giờ đây bácđang già yếu và đang ở thời kỳ bệnh hoạn (Sanh, Trụ, Hoại, Diệt). Vậy bác phải chấp nhận điều đó,bác hãy thấu hiểu bản chất của nó, để bác phải chấp nhận nó mà sống an lạc với nó, dù nó ở bất cứgiai đoạn nào.Bây giờ thân thể của bác đang bắt đầu suy yếu, hư hoại theo tuổi đời chồng chất. Thì bác đừng cưỡnglại điều đó, vì đó là qui luật tự nhiên của thân xác. Chân lý không bao giờ thay đổi đó là: Sinh ra >Già cỗi > Bệnh hoạn > Rồi chết đi! Không cách chi làm khác đi được. Thời gian vận hành của địnhluật đã chín mùi rồi đấy bác ạ! Ông già đó nói tiếp: - Bẩm thầy, nhưng con chưa muốn chết vội, vì con và cháu của con chưa khônlớn. Nhất là còn nhiều công việc con đang làm dở dang chưa hoàn tất, con cần giải quyết cho xong đã.- Ồ! Tất cả chỉ là vậy, bác chẳng làm gì khác hơn khiến bác phải lo lắng. Công việc của thề gian, báchãy để mặc thế gian cho họ tự giải quyết lấy. Bác nên hiểu rằng: Giầu hay nghèo, già hay trẻ, đẹp hayxấu, người hay vật. Bất cứ ai, bất cứ vật gi, bất cứ ở đâu cũng không thể giữ mãi tình trạng nguyên thủynhư lúc ban đầu được. Mọi người, mọi vật đều phải thay đổi khác đi theo một định luật: Sinh, Trụ,Hoại. Diệt mà không cách chi sửa đổi được. Điều mà bác có thể làm được là bác tự quán chiếu, soirọi về thân xác và tâm thức của bác, để bác thấy tính: “Vô ngã” của vạn vật. Để không thấy có cái gì là“Tôi hoặc là của tôi”, mà chỉ là giả có, tạm có mà thôi (Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. = Cái gìcó hình có tướng, đều là giả có, chứ không thật có). Ngay như nhà cửa, sự nghiệp, danh vọng, vợ,chồng, con cái của bác cũng chỉ là: “Của bác trên danh nghĩa, chúng không thực sự thuộc về bác.Chúng thuộc về tự nhiên!!! Như lời bác vừa cầu mong, chẳng những không đạt được. Thân bác vẫn đauđớn như thường và cách suy nghĩ sai lầm của bác còn đau khổ hơn nhiều nữa. Vì cầu mong mà khôngđược là khổ (Cầu bật đắc khổ). Bởi vậy, bác phải nhìn mọi thứ đúng theo bản chất của nó và đừng níukéo nó, đừng tiếc thương nó: “HÃY BUÔNG NÓ RA”. Bác hãy rũ sạch mọi thứ bên ngoài. Bác hãy“Buông ra!”. Bác đừng bám víu vợ, chồng, con cái, quyến thuộc, tài sản, công danh… Vì nhưng thứ đóbác không thể mang theo được, hoặc bác không “buông”, thì nó cũng phải “buông” bác mà thôi. Chonên bác “Hãy Buông Ra!”, bởi mọi thứ đều Vô Ngã: “Không tôi và Không của tôi”. Tất cả rồi sẽ biếnmất; chẳng còn gì. Bác phải nhận biết cho bằng được điều này, và sau khi biết rồi thì bác hãy ‘buông’

Page 110: Song Thien

tất cả. Đừng bận tâm về con cái, bây giớ chúng còn trẻ. Rồi mai này chúng cũng sẽ già cả y như bácngày hôm nay. Không ai trên thế gian này có thể trốn thoát được định luật: sinh tru hoại diệt... Nếu bác“Buông ra” được mọi thứ thì bác mới thấy được chân lý. Vậy bác đừng lo lắng và đừng ôm giữ bất cứđiều gì thì bác sẽ thanh thản trong mọi tình huống bác ạ!Ông già hỏi nữa: - Bẩm bạch thầy, nghe thầy dạy dễ quá, nhưng làm sao con ‘buông ra’ cho được? - Nếu bác ‘buông ra’ không được thì bác sẽ vô cùng đau khổ. Vì không ‘buông ra’ cũng chẳng được.Bởi mọi thứ nó không thuộc về của bác, kể cả chính xác thân bác nữa. Lúc này bác hãy tập trung tâmtưởng, để cho nó được an nhiên tự tại, còn mọi việc đã có người khác lo. Bác hãy tự nhủ lòng rằng:“Chung sự” (Tôi hết việc rồi )- Tư tưởng ham sống lâu sẽ làm bác đau khổ. Cho dù bác mong muốnthiết tha tới đâu cũng chẳng được. Muôn sự đều vô thường và luôn luôn không cố định… “Sau khi sinhra > Nó biến hoại > Sau khi sinh ra > Nó diệt đi! Đức Phật cũng thế, bác và cả bàn dân thiên hạ cũngđều như thế. Vậy mà bác muốn xác thân bác còn mãi sao được?Bác hãy nhìn vào hơi thở thì biết. Nó đi vô rồi lại đi ra, bản chất của nó là vậy. Bác chẳng thể ngăncản sự đi ra và đi vô của nó được. Bác thử nghĩ coi: “Có thể nào bác thở ra mà không thở vào đượcchăng?”. Tức là hơi thở nó đi vào, rồi nó lại đi ra. Khi nó ra rồi thì nó lại phải đi vào. Tự nhiên lànhư vậy, không cách chi làm khác được. Y chang sự quá trình bác sinh ra rồi già nua rồi bệnh tật rồichết đi! Đó là điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường…Nếu bác không sinh ra, thì lấy gì bây giờ bác bị đau bệnh! Và lấy gì để mai mốt bác chết! Bác có hiểuđiều đó không ???- Kính bạch thày, con ngộ được những gì thầy vừa dạy, nhưng con vẫn lo sợ quá chừng!Thầy cầm ly nước uống nhấp giọng, đoạn thày nói thêm:- Bác nên hiểu rằng: Vạn sự ở đời là như vậy, khi bác nhận thức được đúng đắn thì bác đừng do dự:“Hãy buông ra tất cả, hãy dẹp bỏ tất cả”. Dù bác không buông nó ra thì mọi thứ nó cũng bắt đầu buôngbác ra đó. Này nhé! Như những bộ phận trong cơ thể của bác nó cũng đang muốn rời xa bác đấy. Vìnhững bộ phận ấy nó đã sống đủ thời hạn với bác rồi, nên nó sắp ra đi đó. Bản chất của nó là: “Đãđến, thì phải ra đi”. Bởi thế gian là không có sự bình thường hay mãi mãi, dù bất cứ ở đâu, bất cứ thờinào, bất cứ thành phần giai cấp nào; người giầu có, kẻ nghèo khó, người lớn cũng như trẻ nhỏ, ngườicó học cũng như người thất học…v.v. Cũng không thể có sự bình thường được. Ai ai cũng phải xoayvần theo luật “Vô Thường” chi phối. Quán triệt được điều đó, bác sẽ chả còn quyến luyến bất cứ sựgì. Bác hãy ‘Buông ra” chứ không còn nắm giữ được nữa, ví có giữ cũng chẳng đặng. Bác buông ra, thìtâm bác sẽ thảnh thơi; không buồn mà cũng chẳng vui, không khiếp sợ và cũng chẳng liều lĩnh. Lúc bấygiờ lòng bác sẽ an ổn với trí tuệ hiểu biết: “Vạn vật không bao giờ có thể thường còn mãi mãi được”.“ĐẶC TÍNH PHẢI ĐỔI THAY CỦA VẠN VẬT, KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI”.Nếu bác có nhiều thứ, bác sẽ phải bỏ lại nhiều thứ. Nếu bác có ít thứ, bác sẽ bỏ lại ít thứ; giầu có làgiầu có, nổi danh là nổi danh, sống lâu là sồng lâu… chẳng có gì khác biệt, mọi sự cũng thế thôi! Vậybác hãy buông nó ra, buông cho đến khi nào tâm trí bác an lạc! Mọi sự bác không còn cảm thấy khổđau hay sung sướng. Mọi- thứ bác không còn thấy là của bác nữa; Sung sướng và khổ đau cũng đểuHoại, Diệt và Mất tiêu như nhau… Duy chỉ có một thứ là còn và còn vĩnh viễn là của bác. Đó là “Phậttánh” là vĩnh cửu của bác mà thôi.- Kính bạch thầy, con đã ngộ!!!- Vậy sao! Bác giải thích xem nào ?- Thưa thầy, chỉ có định luật: Vô Thường” là bất biến, là vĩnh cửu, là thường còn. Ngoài ra, tất cả cácPháp; muôn vàn vạn sự ở đời này đều luôn luôn biến đổi không bao giờ ngừng. Chẳng hạn như: *THÂN VÔ THƯỜNG: Nay khỏe mạnh, mai ốm đau. Nay đang sống, mai đã chết…*TÂM VÔ THƯỜNG: Nay đang mến thương nhau, mai chuyển sang hận thù ân oán nhau…

http://vietnamyoga.org

Page 111: Song Thien

*TÀI SẢN VÔ THƯỜNG: Của cải nay còn, mai hết. Tức là tiện nghi vật chất không thể tồn tại mãiđược… Vật thể này biến đổi chất liệu thành ra vật thể khác. Sự vật không bao giờ cố định cả.Thầy cười hoan hỷ, đoạn thầy hỏi:- Đúng, bác hiểu khá đấy, như vậy bác sẽ làm gì khi bác hiểu như vậy?- Kính bạch thầy, con sẽ buông ra tất cả mà không bám víu vào bất cứ điều gì trên thế gian này. Để mọisự chảy suôi như dòng nước. Tính của nước luôn chảy xuống chỗ chũng (thủy lưu tại hạ), dù chỗ đó làđất hay cát, hoặc ruộng vườn. Bản chất của nước là như vậy, con cũng phải giữ tâm như vậy. Tại sao?Bẩm thưa thầy, bởi nước luôn chảy một cách tự nhiên xuống chỗ thấp mà không có cách nào cho nóchảy một cách tự nhiên lên trên cao được. Đó là định luật của càn khôn vũ trụ mà thầy vừa chỉ dậy chocon.- Vâng! Bác hiểu được như thế, tức là bác đã thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của bác rồi đấy. Bây giờ chỉcòn một điều là bác đưa vào thực hành những gì bác vừa chứng ngộ là đạt quả Phật rồi đó. Ông già ngạc nhiên thưa:- Kính thưa thầy, con ngỡ là thành Phật khó lắm chứ! Đâu đơn giản như thầy vừa nói ? - Phật đã có sẵn ngay trong bác rồi. Nguời đời thường mang ông Phật thật, đi tìm kiếm ông Phật ơngoài, ở chốn xa xôi không sao thấy được, để cầu xin van vái… Trong lúc ông Phật ở ngay trong mìnhthí lại bỏ quên.- Bạch thầy, con vốn ngu tối xin thầy khai thị cho con được rõ ràng hơn, chứ thầy nói như thế làm saocon hiểu được.- Có khó gì đâu: “Phật Tức Tâm”. Mọi người trong chúng ta đã có sẵn một ông Phật ở trong ta rồi.Nhưng vì u mê tăm tối, nên tham lam: Sắc, Tài, Danh một cách vô độ mà không hiểu rằng những thứ đódo nhân duyên giả hợp tạm có. Hợp rồi tan, sinh rồi diệt! ngay như xác thân bác cũng tạm có đó. Rồitrở thành không đó có bao lâu! Tựa hồ như bóng phù du, như ào ảnh, như khói sương… Nhưng vì simê chạy theo níu kéo nó. Nên thành chúng sinh mà thôi. Bây giờ bác đã giác ngộ và bác buông ranhững thứ mà trước đây bác bám víu vì ngỡ là thật… Vậy là bác đã thành Phật rồi. Bởi Phật và Chúngsinh chỉ khác nhau có một bước:MÊ LÀ CHÚNG SINH, GIÁC NGỘ LÀ PHẬTPhật và chúng sinh, chỉ khác nhau có vậy. Ví dụ: Ông bà thân sinh ra bác, cho bác ăn học tới nơi tớichốn; là con người trí thức đàng hoàng... Nhưng vì u mê! Bác ham chơi, đàn đúm với chúng bạn, sa đàsay sưa trác táng, hưởng thụ thú vui vật chất, dẫn đến sa đọa hư hỏng. Khi ấy, bác là kẻ tồi tệ xấu xa…Nay gặp duyên may bác giác ngộ. Thấy được lẽ thật. Bác bỏ con đường hư thân mất nết, trở lại conngười thật của mình… Với bằng cấp và kiến thức có sẵn của mình. Bác tận tụy làm ăn, liêm chính, giữuy tín đạo đức… Là bác trở thành người cao sang, quí phái… Như vậy, một con người của bác có haigiai đọan:a) Giai đoạn 1: Bác là kẻ xấu xa, cho dù bác có bằng cấp là người học thức.b) Giai đoạn 2: Bác là người cao quí. Do bác giác ngộ được chân lý đạo Pháp…Tức là trước thì bác kà kẻ xấu xa do u mê! Sau bác thành người cao quí do bác giác ngộ. Nghĩa là xấuxa hay cao quí chỉ khác nhau có u mê hay giác ngộ mà thôi. Và Phật hay chúng sanh cũng chỉ khác nhaucó thế…Đoạn thầy đọc bài kệ :Chiều nay lộng gió thu vềLá vàng tơi tả tràn trề khắp nơiĐời người như hạt sương rơiLung linh một thoáng mặt trời chiếu tan.Thân em như đóa hoa lan

Page 112: Song Thien

Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm sayNhưng rồi chẳng được bao ngàyCánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.

http://vietnamyoga.org

Page 113: Song Thien

HIỂU ĐỜI

Chu Dung Cơ – Thanh Dũng dịch

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinhnhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái. Qua một ngày mất một ngàyQua một ngày vui một ngàyVui một ngày lãi một ngàyHạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trongnhững sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận,điều quan trọng là ở tâm trạng.Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nênquá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mangđi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua đượcsức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thìđáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quanniệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cầnmặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quảcông nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.Con tiêu tiền cha mẹ thoải mại; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.Cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báođáp.Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giườngđâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, cómuốn đỡ đần cũng không làm nổi.Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sungsướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quýtrọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm chocuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trôngxuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thườnglạc).Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến,

Page 114: Song Thien

có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng làtrở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanhcao.Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lạichẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốnthì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sốngthật với mình.Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chămchăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thếnào cũng xong.Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già.Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quánhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đềunên “vừa phải”.Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều làmuộn.Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợilà bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làmcho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực,sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một tròchơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Vềtâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh. “Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâmlý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu,sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạtđộng công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sốnglành mạnh.Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả mộtnhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị,nhiều màu sắc.Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vịthầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người tađã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sâncuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành.Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại baochuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọngvà được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi giàNếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một

http://vietnamyoga.org

Page 115: Song Thien

sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốtsao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thậttròn./.

Page 116: Song Thien

Học làm người

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ.Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân: "Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩrồi, sau này con phải học những gì nữa?" Ngài Tinh Vân bảo: "Học làm người", học làm người là việchọc suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiếnbộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.

1. Thứ nhất "học nhận lỗi". Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầmđều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗilầm lớn. Đối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhậnlỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì,ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tậplớn.

2. Thứ hai "học nhu hòa". Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng ngườita lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời conngười ta mới có thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi. Tâm nhu hòa là một tiếnbộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tínhcách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòathân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyền cành này khiến cho nó nhu hòamềm mại, thì cuộc sống mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.

3. Thứ ba "học nhẫn nhục". Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi mộtbước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùngtrí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống,muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốtxấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó.

4. Thứ tư "học thấu hiểu". Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm.Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm saocó thể hòa bình được?

5. Thứ năm "học buông bỏ". Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cầndùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nềkhông tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho ngườita chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.

http://vietnamyoga.org

Page 117: Song Thien

6. Thứ sáu "học cảm động". Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điềukhông may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm bồ tát, tâm bồ đề; trongcuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôicũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

7. Thứ bảy "học sinh tồn". Để sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏemạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng làhành vi hiếu để với người thân.

Liên Hải dịch

Page 118: Song Thien

Khái niệm về Nghiệp trong Phật giáoHoang Phong

Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khía cạnh tâm lý và triết học siêuhình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thường được hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bàiviết dưới đây sẽ cố gắng trình bày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triếthọc hơn.

Vài nét đại cương về nghiệp theo giáo lý Phật giáo

Nghiệp tiếng Phạn là karma hay karman, tiếng Pali là kamma, có nghĩa là một "hànhđộng", một "hành vi". Vần kar (car) trong chữ karma có nghĩa là "hành động", "tácđộng", và cũng là vần gốc làm phát sinh ra chữ creare trong tiếng La-tinh, chữ crearelại biến thành créer khi chuyển sang tiếng Pháp và chữ create trong tiếng Anh, tất cảcác chữ này đều có nghĩa là tạo ra, gây ra... Tóm lại có thể hình dung karma như làmột động lực thúc đẩy để tác tạo một cái gì đó.

Phật giáo Tây phương không dịch chữ này mà dùng thẳng tiếng Phạn là karma haykarman hoặc tiếng Pali là kamma. Ngày nay chữ karma đã trở thành một từ thôngdụng trong các ngôn ngữ Tây phương và các tự điển phổ thông đều có nêu lên và giảithích từ này. Nói thế để thấy rằng ngày nay đối với nền văn hóa phương Tây kháiniệm về nghiệp đã trở nên phổ cập.

Thế nhưng đối với quảng đại quần chúng Tây phương và có thể cả Á đông, nghiệpđôi khi được hiểu như một thứ định mệnh, một hình phạt đeo sát người "tạo ra" nónhư bóng với hình. Khi nghe nói đến nghiệp họ thường liên tưởng đến một cái gì đóthật tệ hại mà họ phải gánh chịu. Đối với những người có đôi chút kiến thức về ĐạoPháp thì nghiệp tượng trưng cho một khía cạnh vận hành nào đó của một quy luậttổng quát gọi là quy luật "nguyên nhân - hậu quả". Đấy là một quy luật tự nhiên, mangtính cách toàn cầu và không nhất thiết tượng trưng cho một sự áp đặt. Người tu tậpđúng đắn chẳng những không sợ hãi quy luật ấy mà còn biết dùng nó để hành độngmột cách chân chính để thực hiện những quyết tâm và ước vọng của mình hầu manglại hạnh phúc cho chính mình và người khác.

Tuy nhiên cách hiểu trên đây về nghiệp cũng đã được đơn giản hóa rất nhiều, vì thậtra nghiệp hàm chứa nhiều khía cạnh phức tạp liên quan đến nhiều khái niệm kháctrong giáo lý Phật giáo. Thật vậy đối với Phật giáo, khái niệm về nghiệp không đơnthuần tượng trưng cho một chuỗi tiếp nối giữa những nguyên nhân ngẫu biến mang lạinhững hậu quả tất yếu mà con người phải gánh chịu một cách thụ động, mà cũng

http://vietnamyoga.org

Page 119: Song Thien

không quan niệm nghiệp là một thứ định mệnh an bài mang tính cách tiền định vàthiêng liêng. Thật vậy, nếu hiểu đúng những lời giáo huấn của Đức Phật thì nghiệpchính là một sự cảnh giác, một niềm hy vọng lớn lao, một cách ý thức trách nhiệm đốivới chính mình và người khác.

Văn hóa Tây phương chịu ảnh hưởng nặng nề về một định đề triết học và tôn giáo lâuđời dựa trên nền tảng chủ nghĩa cá nhân, tức xem con người là duy nhất, khác biệtnhau và tách rời khỏi thế giới chung quanh. Sự hiểu biết về nghiệp của một số ngườiTây phương do đó đôi khi cũng trở nên đơn giản và máy móc. Thật vậy, ta sẽ khôngthể nào hiểu được nghiệp nếu chỉ biết đơn giản căn cứ vào sự phân biệt giữa "cái tốt"và "cái xấu", "cái đúng" và "cái sai". Cách suy luận như thế quả thật quá đơn sơ và thôthiển để có thể hiểu được khái niệm về nghiệp một cách thỏa đáng.

Cái Lôgic (hay sự hợp lý) của nghiệp thực sự không mang tính cách trực tiếp tứchướng theo một đường thẳng - hoặc tích cực hoặc tiêu cực - mà đúng hơn đấy là mộtsự tương tác vô cùng phức tạp giữa vô số hiện tượng, vừa vật-chất và phi-vật-chất,xuyên qua không gian và thời gian, liên quan đến lãnh vực nội tâm của một cá thể vàcả thế giới hiện thực bên ngoài. Vậy nghiệp thực sự là gì ?

Trước hết nghiệp có nghĩa là một sự chủ tâm, một ý định (intention), một tác độngtâm thần mang tính cách duy ý còn gọi là tác ý (volition), tiếng Phạn là cetana. Tác ýhay sự chủ tâm (cetana) là một trong sáu khả năng căn bản của tâm thức gọi là trithức tâm thần (manovijnana), năm tri thức kia là năm tri thức giác cảm. Tri thức tâmthần luôn luôn sinh động trong tâm trí của một cá thể và hàm chứa khả năng cảmnhận một vật thể hoặc một biến cố thuộc ngoại cảnh, hoặc một hình ảnh phát sinhtrong tâm thức. Các đối tượng vừa kể khi được cảm nhận bởi tri thức sẽ làm nảy sinhra xúc cảm. Xúc cảm hiển lộ dưới thể dạng một hành vi tâm thần, tức một sự duy ýhay tác ý và đấy chính là nghiệp. Nói cách khác nếu sự cảm nhận của ngũ giác và trithức khi tiếp xúc với đối tượng nhưng không làm phát sinh ra ý định, duy ý hay tác ýthì sẽ không tạo ra nghiệp, chẳng hạn như sự tiêu hóa, bài tiết, kể cả các giác cảm vàsự nhận thức đơn thuần.

Tóm lại sự chú tâm, ý định hay tác ý giữ vai trò hướng tâm thức vào một đối tượngthuộc bối cảnh bên ngoài hay một hình ảnh trong tâm thức, do đó người ta có thể địnhnghĩa nghiệp là một sự chuyển động hay một động tác. Sự chuyển động của nghiệptác động liên tục trên dòng chảy của tâm thức. Vì thế nếu không chủ động được sự tácđộng của dòng lưu chuyển đó thì một cá thể sẽ liên tục tạo nghiệp cho chính mình.Thiền định là một cách làm giảm bớt đi hoặc ngưng hẳn dòng chuyển động và hìnhthành liên tục của nghiệp trong tâm thức. Trong quyển sách (L'Enseignement du

Page 120: Song Thien

Bouddha, Seuil, 1961, trang 42) Walpora Rahula có trích dẫn một lời giảng của ĐứcPhật trong Tăng Chị Bộ kinh như sau :

"Này các tỳ kheo, Ta bảo rằng tác ý (cetana) đấy là nghiệp (kamma). Với ý muốn(chủ đích trong tâm thức) người ta hành động bằng thân xác, bằng ngôn từ và bằngcơ quan tâm thần của mình",

(Tăng Chi Bộ Kinh, Anguttara-nikaya, III, 415, ấn bản Colombo, 1929, trang 500).

Thiết nghĩ để có thể hiểu được nghiệp là gì thì có lẽ đây là một trong những lời giảngquan trọng của Đức Phật. Ý nghĩa trong câu trên đây cho thấy rõ tác ý đã là nghiệp, từnghiệp sinh ra hành động trên thân xác, bằng ngôn từ hay trong nội tâm tức cơ quantâm thần. Chữ cơ quan tâm thần là dịch từ chữ organe mental trong câu tiếng Pháp,tiếng Phạn là manas, tiếng Pali là mano, kinh sách gốc Hán dịch là mạt-na thức. Mạt-na thức là thức thứ sáu còn gọi là tri thức (consciousness), hoặc nếu hiểu theo họcphái Duy thức (Yogacara) thì đấy là thức thứ bảy (còn gọi là nhiễm tâm -klistamanas), các vấn đề liên quan đến các thuật ngữ này sẽ được trình bày chi tiếttrong các phần bên dưới.

Ý định hay tác ý xảy ra trong từng khoảnh khắc một, tức mang tính cách nhất thời cónghĩa là không liên tục, thế nhưng khi khoảnh khắc ấy chấm dứt thì vết hằn hay sự tồndư vẫn tiếp tục lưu lại trong khoảnh khắc xảy ra tiếp theo sau đó, đây cũng là cách giảithích về trí nhớ theo quan điểm của Phật giáo.

Vết hằncủa tác ý lưu lại một dấu vết trên dòng chảy của tâm thức gọi là mầm mống,nghiệp lực, chủng tử, v.v...(tiếng Phạn vasana), tượng trưng cho một xung năng haymột sức mạnh thúc đẩy. Vào một lúc nào đó khi một số điều kiện hay cơ duyên hộiđủ tạo ra hoàn cảnh thuận lợi thì các vết hằn của nghiệp sẽ làm phát sinh ra hậu quảmang cùng một bản chất tích cực hay tiêu cực với các dấu vết ấy. Câu trích dẫn sauđây trong kinh Di-lan-đà (Milandapanha, còn gọi là Na-tiên Tỳ kheo kinh) có thểtóm lược những gì vừa trính bày trên đây. Trong kinh này nhà vua Di-lan-đà(Milanda, vua xứ Penjab, thế kỷ thứ II trước Tây lịch) có hỏi tỳ kheo Na-tiên(Nagasena) như sau :

"Thế thì nghiệp nó nằm ở đâu ?". Tỳ kheo Na-tiên trả lời như sau : "Thưa Đại vương,không thể bảo nghiệp được "cất giữ " một nơi nào đó [cố định] trong cái tri thứcluôn luôn chuyển động không thể nắm bắt được, hoặc một nơi nào đó trong thânxác. Thế nhưng nó lại tùy thuộc vào tâm thức và vật chất (thân xác) và sẽ phát hiệnvào một thời điểm thích nghi. Cũng thế không thể bảo rằng các quả xoài được "cấtgiữ" một nơi nào đó trong cây xoài, thế nhưng nó lại lệ thuộc vào cây xoài và hiện

http://vietnamyoga.org

Page 121: Song Thien

ra (đơm quả) khi mùa màng thích nghi", (dựa theo bản dịch tiếng Pháp của LouisFinot, Les questions de Milanda, Ed. Dharmas, 1983)

Khi một vết hằn được lưu lại trên dòng tri thức của một cá thể, nó sẽ liên kết với vô sốcác dấu vết khác tức những ý định hay tác ý khác có sẵn từ trước hoặc sẽ phát sinh sauđó để tạo ra một sự "kết hợp" mang một "xu hướng chung", thúc đẩy cá thể ấy phát lộtrong tương lai những tác ý mang một xu hướng nào đó mà cá thể ấy không cưỡng lạiđược. Tác ý sẽ xui khiến cá thể ấy "phạm" vào những hành động mang tính cách tựphát tức có nghĩa là thực thi một cách tự động.

Tóm lại nghiệp gồm có hai thành phần và cả hai đều thuộc vào lãnh vực tâm thần :thành phần thứ nhất là ý định tức thuộc cùng một thể loại phi-vật-chất với tâm thức,thành phần thứ hai là một vết hằn ghi khắc trên dòng tri thức của một cá thể. Vết hằncó thể hiển hiện và chuyển thành quả bất cứ lúc nào, do đó có thể gọi nó là mầmmống tồn lưu trong tri thức. Mầm mống đó sẽ tác động và chi phối sự hình thành củamột cá thể trong tương lai, tức ảnh hưởng đến sự cấu tạo hình tướng và tâm thức củacá thể ấy.

Các đặc tính chính yếu của nghiệp dựa vào kinh sách

Trên đây là vài nét đại cương về nghiệp và dưới đây là phần trình bày các đặc tínhchính yếu căn cứ theo kinh sách.

I- Bốn đặc tính căn bản của nghiệp (catvari karmasvabhava).

Nghiệp gồm có bốn thể tánh hay đặc tính như sau :

1- Thể tánh quyết định của nghiệp : nghiệp mang tính cách quyết định tức có nghĩa làquả luôn luôn mang cùng một bản chất với nghiệp làm phát sinh ra nó.

2- Sự tăng trưởng của nghiệp : nghiệp luôn luôn sinh động, trong trường hợp nếunghiệp không được tinh khiết hóa thì nó sẽ liên tục tăng trưởng cho đến khi nào gặpđược các điều kiện thích nghi khiến cho nó phát sinh ra quả.

3- Nghiệp không thực thi (không hoàn tất) : nếu không hề có tác ý, cũng không hề cóhành động thì đương nhiên cũng sẽ không có một hậu quả nào xảy ra.

4- Nghiệp đã hoàn tất : nghiệp khi đã hoàn tất sẽ không thể tan biến đi được và nhấtđịnh nó sẽ tạo ra quả vào một thời điểm nào đó, tất nhiên là trừ trường hợp nghiệp ấyđã được hóa giải hay tinh khiết hóa bằng sự tu tập.

Page 122: Song Thien

II- Bản sắc và cường độ của nghiệp

Tùy theo bản chất của ý định và hành động, nghiệp sẽ mang các sắc thái và cường độkhác nhau :

- Hành động đạo hạnh hay trong trắng (kusalakarma) : hậu quả mang lại sẽ tốt lànhvà thuận lợi.

- Hành động tiêu cực hay đen tối (akusalakarma) : hậu quả mang lại sẽ là khổ đau.

- Hành động trung hòa (avyakrtakarma) : hậu quả mang lại không hạnh phúc cũngkhông khổ đau.

Các đặc tính như thuận lợi hay bất thuận lợi không nhất thiết liên hệ hay tương quanvới các nguyên tắc đạo đức quy định bởi nền luân lý quy ước và độc đoán do conngười thiết đặt, mà tùy thuộc vào bản chất đích thực của chính hành động thực thi.Bản chất đó được xác định căn cứ vào chủ đích của động cơ thúc đẩy một chủ thểhành động với mục đích tạo ra sự tốt lành hay khổ đau cho các chúng sinh khác, thídụ như cứu giúp kẻ khốn cùng vì lòng từ bi hoặc sát sinh vì hung ác.... Vì thế nếumuốn xác định bản chất đích thực của nghiệp thì phải phân biệt thật rõ rệt bản chấtcủa ý định hay sự chủ tâm là gì và bản chất của hành động thực thi là gì. Thí dụ :

- Ý định trong trắng và hành động trong trắng : chẳng hạn như ý định trong trắngphát xuất từ lòng từ bi và hành động trong trắng nhằm giúp đỡ người khác tránh khỏikhổ đau.

- Ý định trong trắng nhưng hành động đen tối : Ý định trong thâm tâm mang tínhcách tích cực, thế nhưng hành động phát lộ bên ngoài là sự nghiêm khắc và giận dữnhằm mục đích cảnh giác và làm thức tỉnh người khác.

- Ý định đen tối nhưng hành động trong trắng : cho một người nào đó một thứ gìnguy hại, chẳng hạn như biếu rượu cho người say sưa, hoặc giả vờ hiền lành và dễthương nhằm mục đích lường gạt hoặc thực hiện một ý đồ ích kỷ nào đó.

- Ý định đen tối và hành động đen tối : thí dụ một người nào đó bị các xung năng tiêucực thúc đẩy làm điều sai trái đối với người khác, chẳng hạn như nguyền rủa hoặc gâythương tích cho người khác.

Sau đây là bảng liệt kê các hành động tạo ra nghiệp trong trắng và nghiệp đen tối :

- Nghiệp trong trắng hay thuận lợi : gồm có mười hành vi thiếu đạo đức phải tránhhttp://vietnamyoga.org

Page 123: Song Thien

và mười điều đạo hạnh nên làm :

Ba điều thuộc thân xác :

1- Không tước đoạt sự sống - cứu được một sinh linh thoát chết.

2- Không trộm cắp - bố thí.

3- Không phạm vào hành vi tính dục thiếu đạo hạnh - biết giữ gìn sự tiết dục.

Bốn điều thuộc ngôn từ :

4- Không nói dối - nói lời ngay thật.

5- Không gièm pha - nói lời hàn gắn và hòa giải.

6- Không nguyền rủa - nói lời êm ái.

7- Không ăn nói huyên thuyên vô bổ - thường xuyên tụng niệm.

Ba điều thuộc tâm thức :

8- Không ganh tị - hân hoan khi thấy người khác được hạnh phúc.

9- Không ác ý - phát lộ lòng nhân từ.

10- Loại bỏ những quan điểm sai lầm - chọn lựa những quan điểm đúng đắn.

- Nghiệp đen tối hay bất thuận lợi bắt nguồn từ :

Sáu thứ dục vọng căn bản, kinh sách gốc Hán gọi là lục đại phiền não, gồm có : bámvíu, ghét bỏ, vô minh, tự kiêu, nghi ngờ, quan điểm sai lầm.

Hai mươi dục vọng thứ yếu, gồm có : thù nghịch, oán hận, ác ý, ganh tị, lừa lọc,v.v...

Phạm vào mười hành động thiếu đạo hạnh, gồm có :

- Ba hành động thuộc thân xác : sát sinh, trộm cắp, hành vi tính dục thiếu đạo hạnh.

- Bốn hành động thuộc ngôn từ : nói dối, vu khống, nguyền rủa, ăn nói huyên thiênvô bổ.

Page 124: Song Thien

- Bốn hành động thuộc tâm thần : thèm muốn, ác tâm, nuôi dưỡng những quan điểmlệch lạc.

III- Nghiệp thúc đẩy và nghiệp bị khích động

Có hai loại nghiệp khác nhau :

- Nghiệp thúc đẩy : còn gọi là ý nghiệp (tiếng Phạn cetanakarma) tức là nghiệp mangtích cách chủ động, giữ vai trò xui khiến và khích động (volition, intentional action,karma producing impulses). Nghiệp thúc đẩy là nghiệp phát sinh từ những ý địnhtrong tâm thức.

- Nghiệp bị khích động : (tiếng Phạn cetayitvakarma) tức là nghiệp thực thi do tâmthức thúc đẩy, tức do ý chí xui khiến. Nghiệp bị thúc đẩy hay bị khích động gồm cóthân nghiệp (kayakarma) , khẩu nghiệp (vakkhakarma) và ý nghiệp (manaskarma)phát sinh trong tâm thức.

Thí dụ : thù ghét một người nào đó (nghiệp thúc đẩy) và lấy gậy đánh người này(thân nghiệp), hoặc chửi rủa người này (khẩu nghiệp), hoặc không chửi rủa cũngkhông đánh người này nhưng lại mưu đồ trong tâm thức ám hại người này (ý nghiệp,tâm nghiệp), xin chú ý là trong trường hợp này ý nghiệp trở thành một hành vi trongtâm thức và có thể xem như là một thứ nghiệp thúc đẩy.

Tóm lại loại nghiệp thứ nhất tức nghiệp thúc đẩy (cetanakarma) mang tính cách chủđộng là loại nghiệp quan trọng hơn cả vì giữ vai trò khích động, thúc đẩy làm phátsinh ra thân nghiệp, khẩu nghiệp và tâm nghiệp (ý nghiệp).

IV- Con đường của nghiệp (Karmamarga)

Con đường của nghiệp nguyên nghĩa tiếng Phạn là karmamarga (marga có nghĩa làcon đường) tượng trưng cho sự tiến hành hay quá trình diễn tiến của nghiệp. Conđường của nghiệp khi được diễn tiến đầy đủ tức có nghĩa là hoàn tất, sẽ gồm có bốngiai đoạn hay bốn điều kiện tất yếu như sau :

1- Căn bản hay cơ sở (vastu) : tức bắt buộc phải có một đối tượng giúp cho nghiệphướng vào đó để hoàn tất. Căn bản hay cơ sở đó là một chúng sinh có giác cảm. Thídụ nghiệp sát sinh chỉ có thể hình thành khi có một chúng sinh bị giết, nghiệp do việcsăn bắn chỉ có thể xảy ra khi nào có một con thú bị giết.

2- Tư duy (asaya) : tức phải có một ý định hay ý muốn. Tư duy (ý định, ý muốn) gồmcó ba thành phần :

http://vietnamyoga.org

Page 125: Song Thien

a) sự xác định hay sự nhận dạng hướng vào một căn bản hay cơ sở nào đó, (thí dụ :nhận dạng một con thú).

b) sự khích động : tức ý định hay ý muốn thực thi một hành động hoàn toàn ý thức,(thí dụ : chủ tâm muốn giết con thú).

c) bản chất của sự khích động : bản chất của sự khích động hay sự ham muốn có thểmang tính cách tích cực hoặc tiêu cực, (thí dụ sự khích động mang bản chất tiêu cực :ham muốn được ăn thịt con thú hoặc thèm muốn có tấm da thú).

3- Hành động (prayoga) : tức là giai đoạn khi ý định hay ý muốn được thực thi mộtcách cụ thể, (thí dụ : cầm khẩu súng nhắm vào con thú và bóp cò).

4- Sự hoàn tất (nisthagamana) : tức mục đích của ý định đã được thực hiện và hoàntất, có nghĩa là hành động mang lại hiệu quả phù hợp với ý muốn, (thí dụ : con vật bịgiết).

Khi hội đủ bốn yếu tố hay điều kiện trên đây thì nghiệp được gọi là hoàn tất.

V- Hậu quả của nghiệp (karmaphala)

Nếu bốn giai đoạn trên đây xảy ra trọn vẹn thì con đường của nghiệp sẽ mang lại baloại hậu quả theo thứ tự như sau :

1- Kết quả hoàn toàn chín muồi (vipakaphala) : thí dụ trong trường hợp tiêu cực, hậuquả trọn vẹn do nó mang lại sẽ là sự tái sinh trong một cảnh giới thấp, chẳng hạn nhưnghiệp do sự giận dữ sẽ khiến tái sinh trong cõi địa ngục, nghiệp do vô minh và đầnđộn sẽ khiến tái sinh trong cõi ngạ quỷ hay súc sinh...

2- Kết quả phù hợp với nguyên nhân (nisyandaphala) : hậu quả mang cùng một thểloại hay bản chất với hành động, có nghĩa là hậu quả luôn luôn phù hợp với xu hướnghay xung năng thúc đẩy một cá thể ưa thích một số hành động nào đó. Thí dụ nghiệpdo hành động sát nhân sẽ thúc đẩy một cá thể sau khi tái sinh mang bản tính hunghăng thích việc sát sinh, hoặc nhận chịu hậu quả cùng một thể loại với hành động màchính mình đã thực thi trước kia, chẳng hạn như sẽ bị giết hay sẽ phải tái sinh, hoặc sẽphải chết non trong nhiều kiếp liên tiếp.

3- Kết quả phù hợp với quyền lợi (adhipatihala) : đó là kết quả đưa đẩy một cá thể táisinh trong một môi trường sống phù hợp và tương quan với nghiệp của cá thể ấy. Thídụ một số nghiệp tiêu cực đưa đến sự tái sinh trong một môi trường bất thuận lợi,chẳng hạn như một nơi nghèo đói, chiến tranh, chậm tiến, hoặc trong một gia đình

Page 126: Song Thien

nghèo khổ, bất hạnh... Có ba loại nghiệp tương quan với bản chất của kết quả như sau:

a) Nghiệp xứng đáng (punyakarma) : tức nghiệp tích cực khiến tái sinh trong hoàncảnh thuận lợi thuộc cõi dục giới.

b) Nghiệp không xứng đáng (apunyakarma) : tức nghiệp tiêu cực khiến tái sinh tronghoàn cảnh bất thuận lợi thuộc cõi dục giới.

c) Nghiệp tĩnh lặng (aninjyakarma) : tức là nghiệp mang lại từ sự vắng lặng hay tĩnhlặng của tâm thức, đấy là một thứ nghiệp tích cực khiến tái sinh trong cõi sắc giới (cõihình tướng tinh khiết - rupadathu) hoặc cõi vô sắc giới (cõi vô hình tướng hay phi-vật-chất - arupadathu).

Tuy nhiên cũng nên hiểu là chúng sinh trong cả ba cõi trên đây - dục giới, sắc giới vàvô sắc giới - vẫn còn bị trói buộc trong vòng tái sinh vì các chúng sinh ấy vẫn cònvướng mắc trong vô minh có nghĩa là vẫn còn nhận diện một cái tôi và đồng thờikhông nhìn thấy bản chất đích thực của mọi hiện tượng.

VI- Sự tích lũy và hoàn tất của nghiệp

Khi một cá thể bắt đầu phát lộ trong tâm thức một sự chủ ý hay quyết tâm nhằm thựchiện một hành động nào đó thì đấy gọi là nghiệp tích lũy hay tích tụ, có nghĩa là chưaphát hiện thành hành động trên thân xác hay bằng ngôn từ. Nghiệp được gọi là hoàntất khi nào hành động đã hoàn toàn được thực hiện. Cách phân loại nghiệp như trênđây cho thấy khi vừa có một ý định, một quyết tâm, có nghĩa là tác ý hiển hiện trongtâm thức, thì tức khắc nghiệp đã bắt đầu hình thành. Khi tác ý chuyển thành hànhđộng thì khi đó mới thật sự tạo ra khẩu nghiệp, thân nghiệp hay ý nghiệp. Trongtrường hợp này nên hiểu ý nghiệp hay tâm nghiệp là một "hành động" xảy ra trongtâm thức, thí dụ như nguyền rủa trong đầu hoặc mưu tính ám hại một người mà mìnhthù ghét.

Bốn trường hợp có thể xảy ra trong quá trình diễn tiến từ nghiệp tích lũy đến nghiệphoàn tất :

a) Nghiệp tích lũy được hoàn tất : thí dụ ta có ý sát sinh và đem ý định ấy ra thựchiện (giết được một con thú chẳng hạn).

b) Nghiệp đã được tích lũy thế nhưng không hoàn tất : thí dụ ta có ý sát sinh thếnhưng lại không giết con vật.

http://vietnamyoga.org

Page 127: Song Thien

c) Nghiệp không tích lũy thế nhưng được hoàn tất : thi dụ ta không có ý định sát sinhthế nhưng lại vô ý phạm vào hành động đó.

d ) Nghiệp không tích lũy cũng không hoàn tất : thí dụ ta không có ý sát sinh thếnhưng lại vô tình phạm vào hành động đó, tuy nhiên ta biết hối hận ngay và tức thờisử dụng bốn sức mạnh (hối hận, không tái phạm, đạo đức, tu tập) để tinh khiết hóahành động đó.

VII- Sức mạnh của nghiệp

Sức mạnh hay cường lực tác động của nghiệp tùy thuộc vào các yếu tố sau đây :

a) Thời gian : nghiệp tiềm tàng hay chất chứa càng lâu càng trở nên mạnh mẽ hơn, cónghĩa là khoảng cách giữa thời điểm khi nghiệp được ghi khắc và thời điểm khi quảphát sinh là một yếu tố khiến gia tăng thêm cường lực của nghiệp.

b) Con đường của nghiệp : sức tác động của nghiệp càng mạnh nếu quá trình diễntiến của nghiệp tức là con đường của nghiệp được tiến hành trọn vẹn (gồm có : cănbản - tư duy - hành động - sự hoàn tất).

c) Đối tượng của nghiệp : nếu đối tượng của hành động tạo nghiệp tiêu cực là mộtthánh nhân, một người đạo đức, một người thân thuộc (chẳng hạn như cha mẹ), mộtvị bồ-tát hoặc một chúng sinh đang lâm vào hoàn cảnh khốn cùng và tuyệt vọng (tạora dịp cho ta lợi dụng) thì sức tác động của nghiệp càng trở nên mãnh liệt hơn.

d) Tính cách thường xuyên : nếu liên tiếp thực thi một hành động cùng một thể loại vàmang cùng một mục đích thì sự tái diễn đó sẽ khiến cho nghiệp lực của từng hànhđộng gia tăng mạnh mẽ hơn.

e ) Cường độ của ý định : nghiệp lực có sức tác động khác nhau giữa sự bực bộithoáng qua và lòng hận thù sâu đậm, giữa sự thương hại nhất thời và lòng từ bi lâubền.

f) Nghiệp đối kháng hay đối nghịch : một nghiệp mang bản chất đối kháng hay đốinghịch với một nghiệp khác sẽ có khả năng làm giảm bớt, chận đứng hoặc hóa giảiđược nghiệp ấy, (thí dụ : tuy tham lam thế nhưng thường xuyên tham gia vào các côngtác từ thiện, hoặc biết sám hối).

VIII- Sự tinh khiết hoá của nghiệp

Theo Phật giáo Đại thừa khi một nghiệp cố tình hay cố ý tức duy ý dù đã được ghi

Page 128: Song Thien

khắc trên dòng tiếp nối liên tục của tri thức, vẫn có thể tinh khiết hóa hay hóa giảiđược nó. Vì thế nếu tinh khiết hóa càng sớm thì càng dễ dàng hơn, vì lúc đó nghiệpchưa phát triển quá mạnh và chưa ăn quá sâu vào dòng tiếp nối của tri thức, tức cónghĩa là lúc mà cá thể tạo nghiệp còn nhớ được hành động của mình và ý thức đượctác động của nó để tinh khiết hóa nó. Sự tinh khiết hóa cần đến sự phối hợp của bốnsức mạnh như sau :

a) Sức mạnh của sự hối hận.

b) Sức mạnh của lòng quyết tâm không tái phạm.

c) Sức mạnh do sự giữ gìn đạo đức.

d) Sức mạnh do sự tu tập : chẳng hạn như sám hối trước chư Phật, phát động sự giácngộ, tụng niệm man-tra, tinh khiết hóa bằng phép tu tập Kim cương Tát đóa(Vajrasattava),....

Ngược lại các nghiệp tích cực và các phẩm hạnh tích lũy từ trước cũng có thể bị cácnghiệp tiêu cực xảy ra sau đó làm cho tiêu tan. Kinh sách thường cảnh giác người tutập như sau : "một phút giây nóng giận cũng có thể làm tiêu tan nghiệp lành tích lũytừ muôn ngàn kiếp". Ngoài ra cũng cần ghi nhớ là khi cơ duyên đã hội đủ giúp chonghiệp trở thành chín muồi thì khi đó sẽ không còn phương cách nào có thể hoá giảiđược nó và sự phát hiện của quả trở thành một điều tất yếu.

IX- Bản chất tâm thần của nghiệp :

Nghiệp luôn luôn mang tính cách tâm thần. Những gì không mang tính cách duy ý haychủ tâm thì không tạo ra nghiệp kể cả những cảm nhận trên thân xác (giác cảm) và sựnhận thức đơn thuần (không kèm theo sự diễn đạt) trong tâm thức. Xin trích dẫn câusau đây trong quyển sách của Walpola Rahula (L'Enseignement du Bouddha, op. cit.,trang 42) :

"Các giác cảm và nhận thức không phải là những hành động duy ý. Chúng khônggây tác động làm phát sinh ra nghiệp. Chỉ có những hành động chủ ý mới tạo ranghiệp, chẳng hạn như : sự chú tâm (manasikara), sự tin tưởng (saddha), sự tậptrung (samadhi), trí tuệ (panna), nghị lực (viriya), sự thèm khát (raga), sự ghê tởmhay hận thù (patigha), vô minh (avijja), sự kiêu căng (mana), ý nghĩ về cái tôi(sakkaya-ditthi), v.v..."

Câu trên đây cho thấy chỉ có sự chủ ý trong tâm thức mới lưu lại một vết hằn trêndòng chảy của tri thức, tất cả những gì xảy ra thuộc ngoại cảnh kể cả các giác cảm trênhttp://vietnamyoga.org

Page 129: Song Thien

thân xác và sự nhận thức tâm thần (không đi kèm với sự diễn đạt) cũng không tạo ranghiệp lực. Xin trở lại thí dụ về người đi săn, người này nâng súng nhắm vào con thúvà bóp có, và đấy là một sự chủ tâm chuyển thành hành động. Vậy những gì sẽ xảy rasau đó ?

Trường hợp con thú bị trúng đạn và dẫy chết, người săn bắn thích thú và vui mừng.Sự thích thú và vui mừng (thật ra chỉ là những phản ứng mang bản chất vô minh) lànhững gì trực tiếp tạo ra nghiệp và để lại một vết hằn trong dòng tri thức của ngườisăn bắn. Sự đau đớn của con thú dẫy chết, vết thương phun máu... thuộc vào bối cảnhbên ngoài nên không trực tiếp tạo ra nghiệp, sự vui thích (mang bản chất tiêu cực)trong tâm thức của người săn bắn mới để lại vết hằn trong tâm thức của người ấy.

Trường hợp con thú bị thương, què một chân và chạy thoát. Người săn bắn tiếc rẻ,đuổi theo và hy vọng tìm ra nó và bắn được nó. Tiếc rẻ và hy vọng tạo ra nghiệp, conthú bị thương không tạo ra nghiệp mà chỉ gián tiếp làm đối tượng (cơ sở hay căn bản)cho sự tạo nghiệp của người săn bắn. Tuy rằng cái chết của một con vật không để lạivết hằn trong tâm thức của người săn bắn, thế nhưng lại trực tiếp tạo ra tác động đốivới môi sinh. Sự tác động đó (dù vô nghĩa đi nữa) cũng sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổicủa môi trường và toàn thể sự sống trong đó có người đi săn. Hậu quả của hành độngsát sinh sẽ dễ nhận thấy hơn nếu đấy không phải là một con vật bị bắn mà là một conngười bị giết. Cái chết ấy sẽ gây ra hận thù và đau thương..., đau thương và hận thù sẽnhân lên và tỏa rộng.

Nếu đấy không phải một con người bị giết mà là một cuộc chiến xảy ra, thì khổ đau vàoán hận sẽ khi khắc trên dòng tri thức của hàng triệu người chiến bại, "hân hoan" và"hạnh phúc", biểu hiện của vô minh sẽ tràn ngập dòng tri thức của hàng triệu ngườichiến thắng. Nghiệp là như thế, khởi đầu chỉ là một chủ ý (cetana) trong tâm thức củamỗi cá thể, hậu quả là thế giới ta-bà.

Xin nêu lên một thí dụ đối nghich, chẳng hạn như một người ngồi thiền vẫn nhận biếtcác giác cảm phát sinh trên thân xác, các chức năng nhận thức vẫn sinh hoạt trong tâmthức, thế nhưng không có sự diễn đạt (xúc cảm) hay chủ ý (cetana) nào xảy ra, sự tạonghiệp do đó cũng không có. Thế nhưng nếu trí tuệ (sự tập trung) vụt hiển hiện dùthuộc vào một cấp bậc nào thì đấy là một nhân tố tạo nghiệp, nhưng lại là một thứnghiệp mang lại sự giải thoát.

Cộng nghiệp và sự hồi hướng

Ngoài các đặc tính của nghiệp được liệt kê trên đây, có lẽ cũng cần nêu lên hai kháiniệm ít nhiều liên quan đến các đặc tính của nghiệp, đấy là cộng nghiệp và sự hồi

Page 130: Song Thien

hướng.

Vậy cộng nghiệp là gì ? Thật ra khái niệm về cộng nghiệp không thấy bàn đến (?)trong các kinh sách và các tập luận giải xưa, hoặc cũng có thể không hay chưa tìmthấy (?) vì con số kinh sách quá lớn. Hơn nữa cũng không thấy các học giả Phật giáongày nay nhất là các học giả Tây phương đề cập đến vấn đề này một cách rộng rãi. Dođó có thể hiểu nghiệp nhất thiết mang tính cách cá thể nhiều hơn.

Thông thường người ta "hình dung" hay "suy ra" cộng nghiệp khi nhìn vào các hậuquả xảy ra giống nhau, chung cho nhiều người kể cả một dân tộc. Dù cho một tập thểthực thi hay biểu lộ một hành động chung nào đó, thí dụ như sinh sống bằng mộtnghề giống nhau, nhiều người phản kháng một đạo luật hay một thể chế chính trị, thựcthi một mục đích hay lý tưởng chung, hoặc đổ xô theo một phong trào hay một giáophái nào đó..., thì tác động gây ra từ những hành động ấy rất có thể là không giốngnhau trong tâm thức của mỗi cá thể, bởi vì các hành động đó còn kết hợp và tương tácvới các xu hướng, xung năng và quyền lợi cá nhân phát sinh từ những nghiệp khác cósẵn trong mỗi cá thể.

Hãy lấy một thí dụ cụ thể, khi nhìn vào một tại nạn phi cơ xảy ra chẳng hạn, người tacó thể nghĩ rằng đấy là do nơi cộng nghiệp của hành khách và cả phi hành đoàn đãđến lúc chín muồi và hậu quả tất yếu đã xảy ra chung cho mọi người. Thế nhưng hànhkhách thì thuộc mọi lứa tuổi, mang nhiều quốc tịch khác nhau, thừa hưởng những nềnvăn hóa, giáo dục và tính ngưỡng khác nhau, mang những cá tính khác nhau, mộtcách tóm tắt là thừa hưởng những nghiệp rất khác biệt nhau. Tại nạn phi cơ chỉ là mộtbiến cố (cơ duyên) phối hợp với nghiệp chín muồi của từng người để tạo ra một thứquả trùng hợp cho tất cả.

Khái niệm thứ hai liên hệ ít nhiều với nghiệp có thể cũng cần nêu lên, đấy là sự hồihướng nghiệp lành hay công đức mà mình đã thực hiện được hướng vào người khác.Hồi hướng là một phép tu tập đặc thù của Phật giáo Đại thừa, thế nhưng ngày nayngười ta thấy Phật giáo Nguyên thủy (Therevada) đôi khi cũng thực thi phép tu tậpnày, nhất là tại Thái lan và Miến điện. Vậy hồi hướng có mang lại hiệu quả hay không,có làm thay đổi được nghiệp của một cá thể khác hay không ?

Trước hết sự hồi hướng sẽ mang lại cho người tu tập những xúc cảm sâu xa và một sứcmạnh vô biên vì đấy là biểu hiện của lòng từ bi, điều kiện duy nhất là phải quyết tâm,thành thật và người tu tập đã thực hiện được những hành động hay phát lộ đượcnhững tư duy sâu xa mang lại những điều xứng đáng, có nghĩa là đã từng tạo đượcnhững nghiệp lành. Đối với đối tượng của sự hồi hướng tức là người khác, thì họ cótiếp nhận được những điều đạo hạnh mà người tu tập hồi hướng cho họ hay không ?http://vietnamyoga.org

Page 131: Song Thien

Đối với Phật giáo Tây tạng thì câu trả lời rất dứt khoát là có. Nếu nhìn vào quy luậttương liên, tương kết của mọi hiện tượng, kể cả những hiện tượng phi-vật-chất trựctiếp liên quan đến sự vận hành của tâm thức thì cũng có thể hiểu rằng hành động hồihướng nhất định phải mang lại một tác động nào đó. Tuy rằng tiếng vỗ tay của mộtbàn tay không gây ra tiếng vang, thế nhưng nếu đấy là một bàn tay ngữa ra để bố thíhoặc là một bàn tay đưa ra phía trước để che chở cho một chúng sinh gặp cảnh khốncùng không phương tự vệ, thì biết đâu tiếng vỗ của một bàn tay cũng có thể vang ratám phương trời mười phương Phật.

Trên phương diện hoàn toàn duy lý thiết nghĩ cũng có thể suy ra hiệu quả của sự hồihướng. Nghiệp không tượng trưng cho một định mệnh tuyệt đối mà luôn luôn tươngtác và biến động dưới sự chi phối của quy luật tương liên. Vì thế trên nguyên tắc mộtsự tác động hổ tương giữa nghiệp của chủ thể hồi hướng và nghiệp của đối tượng hồihướng cũng có thể xảy ra được, tất nhiên là với điều kiện các nghiệp ấy phải gặp đượccơ duyên thích nghi để tương tác với nhau.

Ngoài ra cũng có một chi tiết cần được nêu lên, theo kinh sách và sự tin tưởng thì saukhi chết một cá thể sẽ phải tái sinh trong vòng 49 ngày. Vậy thí dụ ta hồi hướngnghiệp lành cho cha mẹ mình đã chết từ lâu thì việc gì sẽ xảy ra ? Dù cho cha mẹ đãtái sinh và đã mang hình tướng khác dưới thể dạng của những thể loại chúng sinhkhác, thì ta cứ hồi hướng cho các chúng sinh ấy như chính cha mẹ mình. Đó là mộtcách mở rộng lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh trong sáu cõi luân hồi. Trong sáu cõiấy, mỗi chúng sinh đều có thể là cha hay mẹ của ta một lúc nào đó trong quá khứ.

Quá trình tiến hóa của khái niệm về nghiệp

Trên đây là phần tóm lược các đặc tính căn bản của nghiệp mang tính cách "thựcdụng" giúp vào việc tu tập, do đó chúng ta có thể cũng cần mở rộng thêm tầm nhìn đểtìm hiểu sâu xa hơn về khái niệm này trong Phật giáo. Thật vậy trên dòng tiến hóasinh học nếu tổ tiên con người được hình thành cách nay vài triệu năm tại phía đônglục địa Phi châu và sau đó lan tràn khắp địa cầu, thì thung lũng sông Hằng lại chính lànơi mà tôn giáo và các trào lưu tâm linh cũng như triết học lâu đời nhất của nhân loạiđã được hun đúc và phát sinh.

Ý niệm phôi thai về nghiệp hay karma thật ra phát sinh trước Phật giáo rất lâu trongthung lũng sông Hằng qua kinh Vệ-đà (khoảng giữa thế kỷ XVIII và XVI trước Tâylịch), kinh Rig-Veda (khoảng giữa thế kỷ XVIII và IX trước Tây lịch), kinh Bramana(khoảng giữa thế kỷ thứ X và VIII trước Tây Lịch), và sau đó là các kinh Upanisad tứccác kinh Vệ-đà "cải tiến" (khoảng giữa thế kỷ thứ VII và thứ VI trước Tây lịch).

Page 132: Song Thien

Chữ karma đề cập trong các kinh sách vừa kể chỉ đơn giản có nghĩa là một hành độnghiến sinh hay một hình thức lễ bái nhằm mục đích cầu xin cho cuộc sống của mỗingười được cải thiện hơn và xã hội được trật tự hơn. Nói cách khác karma trong cáckinh sách này không mang một ý nghĩa luân lý hay triết học nào cả, nếu không thì đấychỉ là bổn phận của tập thể con người trong xã hội và của các vị Bà-la-môn, tức là cácvị giáo sĩ hướng dẫn và đại diện cho các tập thể đó, vì chỉ có các vị này mới nắm vữngđược các nghi thức cúng bái để đứng ra làm chủ tế các lễ hiến sinh.

Suốt hơn mười thế kỷ toàn thể thung lũng sông Hằng chịu ảnh hưởng của các tínngưỡng tạm gọi chung là đạo Bà-la-môn trên đây, chỉ trừ ra một lãnh thổ rộng lớn vàkhá biệt lập là xứ Ma-kiệt-đà (Magadha), ngày nay là tiểu bang Bihar của Ấn độ. Tuylọt trong bối cảnh đó thế nhưng xứ Ma-kiệt-đà hầu như không hề chịu ảnh hưởngnặng nề của các tôn giáo trên đây. Tại lãnh thổ này vào khoảng thế kỷ thứ VI và Vtrước Tây lịch có ba tôn giáo vô thần được hình thành là Phật giáo, đạo Ja-in (Jaïnism)và đạo Ajivika và cả ba đều chủ trương khái niệm karma, tuy thế ý nghĩa của chữ nàythì lại hoàn toàn khác biệt nhau giữa ba tôn giáo. Trong số các tôn giáo này chỉ cóPhật giáo trở thành một tôn giáo lớn phát triển ra khỏi biên giới thung lũng sông Hằngvà ngày nay đang bành trướng trên thế giới. Trong khi đó đạo Ja-in chỉ còn khoảng 12triệu tín đồ trên toàn thể nước Ấn và đạo Ajivika thì đã mai một.

Đạo Ja-in tin rằng bất cứ hành động nào cũng trở thành một nguyên nhân và bất cứnguyên nhân nào cũng đều đưa đến tái sinh và khổ đau, không có một ngoại lệ nàocả. Vì thế đạo Ja-in chủ trương phải chận đứng tất cả mọi hành động phát sinh từ thânxác, ngôn từ và tâm thức, đấy là cách duy nhất ngăn chận không cho nguyên nhânphát sinh, vì nếu không tạo ra nguyên nhân thì hậu quả là sự tái sinh và khổ đau cũngsẽ không phát sinh. Do đó tu tập đối với đạo Ja-in là phải giữ cho thân xác bất động,chẳng hạn như đứng bằng một chân, hai tay chắp vào nhau và đưa thẳng lên trời, tuyệtđối phải giữ yên lặng ở thế bất động đó cho đến khi kiệt lực. Phép tu tập giữ cho thânxác bất động sẽ không tạo ra nghiệp mới, thế nhưng các nguyên nhân đã có từ trướcthì vẫn còn, do đó phải hành xác để tinh khiết hóa các dấu vết tồn dư của nghiệptrong quá khứ. Đấy là nguyên tắc căn bản của phép tu tập của đạo Ja-in hầu giúp mộtcá thể tự giải thoát khỏi chu kỳ của sự hiện hữu.

Ngược lại với đạo Ja-in, đạo Ajivika chủ trương không có một phương cách nào tránhkhỏi sự tái sinh vì đấy là một hiện tượng tự nhiên, tất yếu, mang tính cách "máy móc",có nghĩa là một sự chuyển vận tự nhiên và tất yếu của sự sống. Dù giữ gìn đạo đức haythực thi những điều kém phẩm hạnh thì cũng đều vô ích như nhau vì những hànhđộng đó không gây ra một tác động nào đối với chu kỳ tái sinh của một cá thể. ĐạoAjivika chủ trương định mệnh (niyati) mang tính cách tuyệt đối, đấy là một động lực

http://vietnamyoga.org

Page 133: Song Thien

vận hành mang tính cách "cơ học" và chức năng của nó là thúc đẩy sự tái sinh hayluân hồi của một thể dạng sinh động gọi là linh hồn (tiếng Phạn jiva - the life-pinciple) thuộc "sự sống" tạm bợ này. Linh hồn ( jiva) của một cá thể lệ thuộc vào sốphận (niyati - destiny) của cá thể ấy, do đó không thể thay đổi hay cải thiện được. Tuythế đạo Ajivika cũng cho rằng dòng luân hồi không mang tính cách bất tận mà chỉ kéodài 84 000 kiếp sống, trên dòng luân hồi đó một cá thể sẽ được tự động tinh khiết hóadần dần trong từng kiếp một cho đến lúc đạt được sự giải thoát vào kiếp cuối cùng. Sựtiến hóa (parinama) tự nhiên và tuần tự từ sự hiện hữu này sang sự hiện hữu kháctượng trưng cho một quá trình tinh khiết hóa nhằm "tẩy sạch" karma, bởi vì nghiệp bịmột yếu tố "vật lý" mang "màu sắc" (lesya) làm cho ô nhiễm. Vì lý do ô nhiễm bởi"màu sắc" cho nên có tất cả năm thể loại cá thể (chúng sinh), mỗi loại cá thể mangmột màu sắc khác nhau : đen, xanh, đỏ, vàng và trắng, tương quan với năm cấp bậctinh khiết hóa : từ cõi địa ngục tối tăm cho đến cõi trong sáng của thể dạng giải thoát.Các giá trị đạo đức chỉ đơn giản là các "dấu hiệu" bên ngoài chứng tỏ cấp bậc tiến hóacủa một cá thể trên dòng tái sinh, nhưng tuyệt nhiên không tham gia hay liên hệ gì đếnquá trình tiến hóa qua các kiếp sống. Quan điểm cho rằng hành động không mang lạimột hiệu quả nào và định mệnh mang tính cách tuyệt đối của đạo Ajivika hoàn toànkhác biệt và đối nghịch với giáo lý Phật giáo và cả với đạo Ja-in.

Thế nhưng cả hai tôn giáo Ajivika và Ja-in đều chủ trương các phép tu tập khá giốngnhau đấy là cách sống khổ hạnh và hành xác. Khổ hạnh đối với đạo Ja-in nhằm vàomục đích tẩy sạch nghiệp trong quá khứ, đối với đạo Ajivika là cách chứng tỏ giaiđoạn thuộc các kiếp sống cuối cùng mà người tu tập sắp đạt được, tức là thời điểm sắpđược giải thoát khỏi chuỗi dài của sinh tử. Cách sống trần truồng và khất thực của đạoAjivika là để chứng tỏ người tu tập không còn màng gì nữa đến các giá trị xã hội củacuộc sống thế tục.Điểm tương đồng thứ hai là cả hai tôn giáo Ja-in và Ajivika đều chủtrương sự hiện hữu của một cái ngã (atman) hay linh hồn (jiva). Cái ngã hay linh hồnlà một thực thể hay một chất liệu (dravya) có thật, mang tính cách trường tồn và sángsuốt, giúp bảo toàn một cá thể xuyên qua những thử thách của sự biến đổi là cái chết.Tuy không thuộc thành phần của thể xác thế nhưng cái ngã hay linh hồn có khả năngduy trì sự sống cho thân xác. Cũng xin nhắc thêm là đối với hai tín ngưỡng trên đâycái ngã hay linh hồn mang tính cách cá nhân tuyệt đối, khác với quan điểm của Ấngiáo xuất hiện sau này, vì Ấn giáo tin rằng cái ngã hay linh hồn (atman) của một cáthể chỉ là một phần nhỏ hay một đơn vị của một thể dạng linh hồn "tập thể" rộng lớnmang tính cách vũ trụ (paratman). Trên đây là phần trình bày sơ lược về nghiệp theoquan điểm của đạo Ja-in và đạo Ajivika, hai tín ngưỡng này hình thành gần như đồngthời với nhau và đã từng "cạnh tranh" với Phật giáo trong lãnh thổ Ma-kiệt-đà. Sauđây là quan điểm của Phật giáo về nghiệp.

Page 134: Song Thien

Khái niệm về nghiệp trong Phật giáo khác hẳn với quan điểm của hai tín ngưỡng trênđây. Đức Phật nêu lên khái niệm về nghiệp trong khuôn khổ của một nguyên tắc toàncầu, đấy là quy luật tương liên và tương tạo, chi phối tất cả mọi hiện tượng trong vũtrụ (pratityasamutpada). Kinh sách gốc Hán gọi quy luật này là lý duyên khởi, ngônngữ Tây phương thì gọi là interdependence hay coproduction conditionnée, hayconditioned co-production (cũng có học giả đề nghị nên dịch là coproductionconditionnelle - conditioning co-production thì đúng hơn, thế nhưng cách dịch trướcđây đã trở thành quen thuộc trong kinh sách Tây phương) . Lời giảng nổi tiếng sauđây của Đức Phật tóm lược thật minh bạch quy luật đó :

"Imasmim sati, idam hoti [bhavati];

imassuppâdâ, idam uppajjati.

Imasmim asati, idam na hoti;

imassâ nirodha, idam nirujjhati."

"Cái này có, cái kia hình thành;

Cái này hiển hiện, cái kia sinh ra.

Cái này không có, cái kia không hiển hiện;

Cái này đình chỉ (biến mất), cái kia không sinh ra."

(Trung Bộ kinh, Majjhima-nikaya, III, trang 63)

Câu trên đây là một trong những câu đơn giản nhất và đồng thời cũng thâm sâu nhấttrong số các lời giảng huấn của Đức Phật, tuy hết sức đơn giản nhưng câu ấy đã giảithích trọn vẹn bản chất của vũ trụ này. Các nhà khoa học và các triết gia Tây phươngđều vô cùng khâm phục ý nghĩa sâu xa hàm chứa trong câu nói thật đơn sơ trên đây.

Thật vậy quy luật tương liên và tương kết cho thấy tất cả mọi hiện tượng đều mangtính cách cấu hợp, liên kết và lệ thuộc vào nhau để hiện hữu và biến động, dù đấy lànhững hiện tượng thuộc lãnh vực vật-chất hay phi-vật-chất, thuộc sự sống hay chỉ làvật chất đơn thuần. Trong bối cảnh chung của quy luật tương liên mang tính cách vũtrụ đó, karma hay nghiệp chỉ là một khía cạnh đặc thù, một trường hợp cá biệt liênquan mật thiết đến sự sống của chúng sinh (sattva) hàm chứa một thể dạng hay mộtcấp bậc tâm thức nào đó, đấy là các chúng sinh có giác cảm thuộc vào sáu cõi luânhồi (lục đạo). Kinh sách gốc Hán gọi đấy là các chúng sinh hữu tình, mặc dầu chữ

http://vietnamyoga.org

Page 135: Song Thien

hữu tình không được chính xác lắm và dễ gây ra hiểu lầm. Vậy một cách cụ thể phảihiểu nghiệp như thế nào ?

Nghiệp là gì ?

Xin nhắc lại nghiệp là một hành động thế nhưng phải hiểu rằng đấy không phải làmột hành động bằng cử chỉ có thể quan sát được hay là một lời nói có thể nghe thấyđược, mà đúng hơn là một tác động hay một xúc cảm xảy ra trong tâm thức. Một sốkinh sách phân chia nghiệp thành ba loại là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, tuynhiên cách phân loại này cần phải được giải thích thêm vì dễ gây ra hiểu lầm. Nghiệptrước hết là một tác ý (cetana) tức là một sự chủ tâm, một ý định, một ý muốn trongtâm thức, sau đó từ nghiệp tác ý mới sinh ra hành động (trên thân xác), ngôn từ vàtâm ý (thuộc cơ quan tâm thần, thí dụ : mưu đồ, dự tính... phát sinh trong tâm thức).Tóm lại chỉ có hành động trên thân xác và ngôn từ là những biểu hiện của nghiệp"quan sát" được vì thuộc vào thế giới bên ngoài. Vì thế các thuật ngữ như tác ý(cetana), ý nghiệp (cetanakarma) hay tâm nghiệp (manakarma) đều chỉ định nghiệpthuộc lãnh vực tâm thần và mang ý nghĩa khá gần nhau. Bản chất tâm thần của nghiệprất quan trọng vì sẽ giúp tìm hiểu sự chống đỡ và vận hành của nó trong tâm thức.Dưới đây xin trích dẫn bốn câu song hành đầu tiên trong kinh Pháp Cú cho thấy vaitrò tiên khởi và chủ động của tâm ý tức là ý nghiệp hay tâm nghiệp :

"Mọi hiện tượng đều do tâm ý mà ra,

Tất cả đều sinh ra từ tâm ý.

Một người ăn nói và hành động với tâm ý xấu,

Khổ đau sẽ lăn theo người ấy như bánh xe lăn theo bước chân của con vật kéo xe.

Mọi hiện tượng đều do tâm ý mà ra,

Tất cả đều sinh ra từ tâm ý.

Một người ăn nói và hành động với tâm ý tinh khiết (tốt),

Hạnh phúc sẽ lăn theo người ấy như bánh xe lăn theo bước chân của con vật kéoxe".

Tâm ý (tri thức) vừa là nơi phát sinh ra nghiệp cũng vừa là trung tâm phát tán củanghiệp. Ngôn từ và hành động trên thân xác chỉ là những cách phát lộ hay nhữngphương tiện biểu lộ của tâm ý. Kinh A-tì-đạt-ma (Abhidharma - Luận tạng) phân loại

Page 136: Song Thien

nghiệp rất minh bạch : "ý nghiệp" là loại nghiệp khơi động (thúc đẩy) mang tính cáchchủ động, "khẩu nghiệp" và "thân nghiệp" là các nghiệp bị thúc đẩy tức bị xui khiếnbởi tâm ý, các nghiệp này mang tính cách lệ thuộc và "thụ động". Tác ý (cetana) , ýnghiệp (cetanakarma) và tâm nghiệp (manakarma) đều mang bản chất chủ động, vìthế sự phân biệt ba "thể dạng" tâm thần này trở nên khá tế nhị, tuy nhiên với mục đíchđơn giản hóa chúng ta có thể tạm xem sự khác biệt ấy thuộc vào lãnh vực thuật ngữ.Tóm lại nghiệp là một hành vi kích động của tâm thức hướng vào các phẩm tính haycác khuyết điểm của một đối tượng nào đó.

Thiết nghĩ cũng cần nhắc lại là tâm ý hay hành vi tâm thần hoàn toàn không lệ thuộcvào ý chí hay một sức mạnh bên ngoài mang tính cách thiêng liêng mà đấy chỉ là mộthiện tượng tâm thần lệ thuộc vào những kinh nghiệm quá khứ và những xu hướnghay thói quen của một cá thể, tượng trưng cho một phản ứng mang tính cách đạo hạnhhay kém đạo hạnh. Tóm lại tác ý hay tâm ý (volition) là một phản ứng của một cá thểkhi tiếp xúc với một đối tượng và đối tượng này khơi động lại những kinh nghiệmcảm nhận mà cá thể ấy đã có từ trước trong quá khứ đối với một đối tượng cùng loại.

Trong bất cứ trường hợp nào, tâm ý hay hành vi tâm thần tức là tác ý hay nghiệp luônluôn kết nối với sự cảm nhận về cái tôi hay cái ngã đứng phía sau mọi ý nghĩ và hànhđộng. Nói cách khác nghiệp được định nghĩa như một hành vi mang nặng hậu ý củamột cái ngã làm chủ thể cho hành vi ấy. Dưới một góc nhìn nào đó nghiệp có thểxem là một phương cách gián tiếp biểu lộ cái tôi và xác định sự hiện hữu vững chắccủa nó. Sự cảm nhận cái tôi ấy là biểu hiện của vô minh và vô minh thì lại là động lựctất yếu đưa đến sự tái sinh.

Sự tạo nghiệp

Phần trình bày trên đây cho thấy tác động và sự vận hành của nghiệp như thế nào, vậychúng ta thử tìm hiểu thêm xem cơ sở nào hay chức năng nào đã làm phát sinh ra cáctác động tạo nghiệp trên đây ? Để trả lời cho câu hỏi này cần phải nhờ đến khái niệmvề ngũ uẩn (panca skandha) tức là năm thứ cấu hợp tạo ra cá thể con người. Trongsố ngũ uẩn thì uẩn thứ tư gọi là hành (samskara) là uẩn giữ chức năng tổng kết vàdiễn đạt các giác cảm. Chữ samskara gồm có hai vần : vần thứ nhất là sam có nghĩa làsự kết hợp (tiếng Hy lạp là Syn- , tiếng La tinh là Cum- , tiếng Pháp và Anh là Con- ),vần thứ hai là kra và cũng là vần tạo ra chữ karma. Do đó các ngôn ngữ Tây phươngdịch chữ samskara l à formation karmique, formation volitionnelle, facteurs decomposition, forces concrétisantes du karma, mental formation impulses, v.v. .., mộtcách vắn tắt các cụm từ ấy có nghĩa là sự tạo nghiệp. Mạn phép dài dòng như trên đâyvì chữ hành trong kinh sách tiếng Việt không diễn tả được đầy đủ ý nghĩa của chữ

http://vietnamyoga.org

Page 137: Song Thien

samskara. Vậy samskara hay sự tạo nghiệp thật sự là gì ?

Samskara hay uẩn thứ tư gồm có 49 yếu tố tâm thần, chẳng hạn như : ham muốn,ganh tị, hiểu biết, bám víu, giận dữ, sao lãng, đờ đẫn, hối hận, lý luận, v.v. và v. v.Tập A-tì-đạt-ma tập luận (Abhidharma-samuccaya) của Vô Trước (Asanga) có liệt kêđầy đủ các yếu tố này. Riêng Phật giáo Tây tạng thì đưa ra một danh sách gồm đến 51yếu tố. Đấy là các yếu tố hay nhân tố tâm thần nối kết tri thức (consciousness) với đốitượng mà nó cảm nhận được, nói cách khác đấy là sự diễn đạt của tri thức khi tiếpxúc với một đối tượng nào đó. Sự diễn đạt này tạo ra một xu hướng hay xung năngthúc đẩy dưới hình thức một tác ý (volition) phát sinh trong tâm thức. Tác ý ấy liênquan đến các thói quen và phản ứng có sẵn trong "tiềm thức" của một cá thể nhằmkhích động hay xui khiến cá thể ấy thực thi một hành động nào đó mang tích cách tíchcực, tiêu cực hay trung hòa. Năng lực thúc đẩy hay khích động trên đây liên hệ mậtthiết với nghiệp trong quá khứ, đồng thời cũng nhất thiết phù hợp với tác ý của cá thểấy. Năng lực thúc đẩy đưa đến tác ý và hành động đều thuộc vào một thể loại chungtức có cùng một bản chất như nhau : hoặc tích cực, tiêu cực hay trung hòa.

Để cụ thể hóa cách trình bày bao quát và trừu tượng trên đây xin đơn cử một một thídụ như sau. Người ta thường nói đến một hiện tượng si mê hay đam mê gọi là "tiếngsét ái tình" xảy ra một cách đột ngột đối với một cá thể hay chung cho hai cá thể, hoặckhác phái hoặc đồng tính khi họ gặp nhau. Tác động gây ra tiếng sét "ái tình" thuộcvào chức năng diễn đạt của samskara, tức cấu hợp thứ tư trong ngũ uẩn. Tiếng sét ấylà xung năng của nghiệp lực ghi khắc trên dòng tri thức của cá thể ấy phù hợp với đốitượng là một cá thể khác. Nếu một cá thể nào đó bị "giáng cho một cú" thì đấy là quảdo nghiệp từ trước đã chín muồi và gặp được cơ duyên. Cú sét có thể bị "tịt ngòi" vàtrong trường hợp này cá thể có thể bị khổ sở, đau buồn, nhớ nhung... nôm na là "thấttình", hoặc có thể được "thoả mãn" trong nhất thời sau đó thì sinh con đẻ cái, hạnhphúc "lâu bền", hoặc cũng có thể phía sau tiếng sét đó là khổ đau, là những trận cãivã, kể cả những xung khắc nặng nề... Nghiệp có thể "rất lớn" và "lan rộng", thế nhưngkhi khởi sự thì chỉ là "một tia chớp" tức là một tác ý (cetana) phát sinh từ một vết hằntrong tâm thức (nghiệp) khi nó bị một đối tượng bên ngoài (cơ duyên) "châm ngòi".

Tóm lại những gì vừa trình bày trên đây cho thấy nghiệp mang hai sắc thái khác biệtnhau và có thể xem là đối nghịch với nhau nữa : nghiệp vừa là một hành vi lệ thuộc,tức phải gánh chịu sự chi phối của tác ý (cetana), vừa tượng trưng cho một hành độngtâm thần mang tính cách chủ động (samskara), tức là hành động bám víu - tiêu cựchay tích cực - hướng vào đối tượng cảm nhận xuyên qua các xung năng phát sinh từcác hành vi trong quá khứ.

Page 138: Song Thien

Trong một bài viết của Philippe Cornu (Une petite histoire du Karman en Inde, LesCahiers bouddhiques N°6, Université Bouddhique Européenne, 2011, trang 46), nhàhọc giả Phật giáo lỗi lạc này đã giải thích rất rõ hai đặc tính trên đây của nghiệp bằngcách dùng các chữ bị trói buộc hay bị quy định (conditionné - conditioned) để giảithích tính cách lệ thuộc của tác ý, và chữ quy định hay tạo điều kiện (conditionnant -conditioning) để giải thích tính cách chủ động của nghiệp. Tóm lại nghiệp thể hiệndưới hai thể dạng khác biệt nhau : thể dạng thứ nhất là một tác ý (cetana) mang tínhcách lệ thuộc (conditioned) phát sinh từ những thói quen và xu hướng do nghiệptrong quá khứ khơi động, thể dạng thứ hai là một tác động (samskara) hàm chứa khảnăng tạo dựng, thiết kế hay thực hiện một cái gì đó (conditioning).

Đức Phật cũng đã giải thích rất tường tận sự khác biệt giữa hành động tiên khởi giữ vaitrò nguyên nhân thúc đẩy (chủ động) và sự phát hiện sau đó của hậu quả (phala) khinguyên nhân đã trở thành "chín muồi" (thụ động). Hậu quả có thể xảy ra trong tứckhắc hoặc hoãn lại trong một thời gian lâu dài hơn, dù sao thì sự chín muồi đó khôngphải là một phần thưởng cũng không phải là một thứ hình phạt mang tính cách thiêngliêng. Thể dạng "chín muồi" ấy chỉ là giai đoạn cuối cùng (quả) của một quá trìnhdiễn tiến tự nhiên của một năng lực tồn dư phát sinh từ một hành động trước đó(nhân).

Sau đây là một đoạn ngắn trích dẫn từ một bài viết của Mahathera Narada (1898-1993)trong một quyển sách do học giả René de Berval làm chủ biên, gom góp các bài viếtbằng Pháp ngữ hoặc đã được dịch sang Pháp ngữ của một số học giả và triết gia Phậtgiáo nổi tiếng nhất của tiền bán thế kỷ XX trên toàn thế giới. Sách được xuất bản tạiSài gòn năm 1959 để kỷ niệm lễ Phật đản thứ 2500, tái bản lần thứ nhất tại Pháp năm1987, và lần thứ hai năm 2008. Mahathera Narada viết như sau:

"Hân hoan hay khổ đau là số phận chung của nhân loại, đấy là hậu quả khôngtránh khỏi của một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Đối với quan điểm của Phậtgiáo, đấy không phải là một phần thưởng hay một sự trừng phạt do một sức mạnhthống trị siêu nhiên và toàn năng phân phát cho một linh hồn đã thực hiện được mộtviệc tốt hay xấu. Những người theo các tôn giáo hữu thần chỉ tìm cách giải thích tấtcả mọi thứ trong cuộc sống hiện tại và cuộc sống tương lai, nhưng lại mù tịt nhữnggì thuộc về quá khứ. Họ tin vào một thứ công lý sau khi chết (post mortem) và xemnhững phút hân hoan hay đau khổ trong hiện tại là sự ban thưởng hay trừng phạtdo một vị Trời tối thượng, siêu nhiên và toàn năng ban xuống cho họ, sau khi họđược sáng tạo [làm người]. Phật giáo không chấp nhận một vị Trời sáng tạo nhưthế, và chỉ tin vào một quy luật tự nhiên và một nền công lý tự nhiên, diễn tiến mộtcách vững chắc và vận hành một cách tự nhiên. Các vị trời, chư Phật hay con người,

http://vietnamyoga.org

Page 139: Song Thien

không một ai có thể chận đứng dù chỉ tạm thời sự vận hành của quy luật đó. [...]Thế nhưng giáo lý nhà Phật về nghiệp không hề đưa ra một cái nhìn khôi hài mangtính cách số mệnh đại loại như : "Bạn sinh ra nghèo đói, chẳng qua vì nghiệp củabạn xấu. Bạn sinh ra giàu có, ấy là nhờ nghiệp của bạn tốt. Vậy bạn hãy an phậnvới phần số của bạn đi và cố gắng làm điều tốt để kiếp sau được giàu có". Đức Phậtvô cùng từ bi không thuyết giảng quy luật về nghiệp để bào chữa cho người giàu vàan ủi người nghèo bằng cách hứa hẹn một niềm hạnh phúc phù du trong kiếp sau".

(Mahathera Narada - La doctrine du Kamma, Présence du Bouddhisme, chủ biênRené de Berval, Gallimard, tái bản lần thứ hai, 2008, trang 139).

Những gì vừa trình bày trên đây cho thấy tác ý phát sinh từ vết hằn của nghiệp như thếnào và sau đó hành động đượcphát sinh từ tác ý ra sao. Vậy chúng ta thử trở ngược xahơn các quá trình này để tìm hiểu vết hằn của nghiệp đã được ghi khắc như thế nào vàđã được chuyển tải ra sao trước khi trở thành tác ý và hành động. Nếu muốn tìm hiểucác vấn đề này thì trước hết phải nắm vững tri thức (consciousness) là gì ?

Dòng lưu chuyển của tri thức là gì ?

Theo quan điểm Phật giáo tri thức là tác động tâm thần mang lại sự hiểu biết (acte deconnaissance - act of knowledge). Sự sinh hoạt của tri thức gồm có nhiều tác động nốitiếp nhau, mỗi tác động tượng trưng cho một "đơn vị" cảm nhận thật ngắn, xảy ra thậtnhanh, tương tợ như hình ảnh của một đoạn phim chiếu trên màn ảnh. Sự xuất hiện vàbiến mất liên tục của các hình ảnh rời rạc tạo ra sự chuyển động, đối với một đoạnphim thì tốc độ là 24 hình ảnh tiếp nối nhau trong một giây, hoặc cũng có thể so sánhvới một máy chụp ảnh kỹ thuật số mà người ta có thể sử dụng để chụp từng tấm ảnhmột hoặc ghi liên tục nhiều hình ảnh liên tiếp để tạo ra một đoạn phim. Tóm lại trithức là một dòng chảy liên tục ghi nhận nhiều hình ảnh nối tiếp nhau.

Do đó có thể định nghĩa tri thức như một dòng tiếp nối liên tục (continuum) củanhững khoảnh khắc hiểu biết. Các khoảnh khắc tiếp nối của tri thức thường được xemnhư những đơn vị hiểu biết, do đó tri thức là một cấu hợp, vì thế nó cũng vô thườngvà mang tính cách lệ thuộc như tất cả các hiện tượng hay những thứ cấu hợp khác.Mỗi đơn vị hiểu biết dù cho thuần nhất đi nữa thì nó vẫn lệ thuộc vào đơn vị trước nóvà đồng thời làm nguyên nhân tạo ra điều kiện cần thiết để làm phát sinh ra đơn vịhiểu biết xảy ra sau nó. Là một cấu hợp nên dòng tiếp nối liên tục đó tự luân lưu khihội đủ một số điều kiện cần thiết.

Phật Âm (Buddhagosa, thế kỷ thứ IV) một đại luận sư của học phái Thượng Tọa bộ(thuộc Phật giáo Nguyên Thủy Therevada) có viết như sau trong tập Thanh Tịnh Đạo

Page 140: Song Thien

(Visuddhimagga) (Bản dịch tiếng Pháp : Le chemin de la Pureté, Fayard, 2002, trang668) để giải thích nguyên nhân làm phát sinh ra dòng lưu chuyển của tri thức : "Chẳngcó một vị trời nào hay một vị Brahma (thượng đế của Ấn giáo) nào tạo ra dòngchuyển động liên tục đó ; đơn giản đấy chỉ là những nhân tố hiển hiện khi hội đủ mộtsố điều kiện [cần thiết]". Tóm lại tri thức là một cấu hợp vô thường, luân lưu như mộtdòng chảy khi hội đủ một số điều kiện nhất định. Vì thế tri thức nhất thiết không phảilà một linh hồn trường tồn do một sức mạnh thiêng liêng sáng tạo. Tri thức có thể hoạtđộng rất tốt biểu hiện cho trí thông minh hoặc kém bình thường làm phát sinh nhữngsự rối loạn mà người ta gọi là bệnh tâm thần.

Ngoài ra tri thức (vijnana) còn được định nghĩa là cấu hợp thứ năm của ngũ uẩn(vijnana-skandha). Cũng xin nhắc lại là một cá thể được hình thành từ sự kết hợp củanăm thứ cấu hợp gọi là uẩn : uẩn thứ nhất là cấu hợp vật chất (thân xác) và bốn uẩncòn lại tương trưng cho bốn chức năng sinh hoạt của tri thức tạo ra tâm thần. Cấu hợptri thức tức uẩn thứ năm là biểu hiện của sự nhận biết cao nhất tức là khoảnh khắcnhận thức minh bạch một đối tượng căn cứ vào sự cảm nhận toàn bộ của bốn uẩnkhác. Hầu hết các học phái xưa như Tì-bà-sa luận (Vaibhasika), Kinh lượng bộ(Sautrantika), Cụ duyên tông (Prasangika)...và một số các tông phái Đại thừa quanniệm rằng cấu hợp tri thức (vijnana) gồm có sáu thể loại tri thức như sau :

1- tri thức thị giác (caksurvijnana)

2- tri thức thính giác (srotravijnana)

3- tri thức vị giác (ghranavijnana)

4- tri thức khứu giác (jihvavijnana)

5- tri thức xúc giác (kayavijnana)

6- tri thức tâm thần (manovijnana)

Năm tri thức đầu tiên là các tri thức giác cảm giữ vai trò cảm nhận các đối tượngthuộc thế giới bên ngoài (ngoại cảnh). Các loại cảm nhận này mang tính cách phiếndiện và rời rạc, tương tợ như trường hợp năm người mù sờ con voi. Tri thức thứ sáu làtri thức tâm thần (manovijnana) giữ vai trò tiếp nhận, phối kiểm và tổng kết các cảmnhận rời rạc trên đây để tạo ra một tổng thể hiểu biết có tính cách mạch lạc hơn (toànbộ hình tướng một con voi), giúp một cá thể mở rộng sự nhận thức của mình đối vớithế giới nên ngoài. Tri thức này còn được gọi là mạt-na thức h a y tri thức(consciousness) theo định nghĩa của người Tây phương. Tóm lại thế giới mà một cá

http://vietnamyoga.org

Page 141: Song Thien

thể nhận thức hay hình dung trong tâm thức tùy thuộc vào sáu thể loại tri thức trênđây. Đồng thời, cái "thế giới" hiện ra với từng cá thể hoàn toàn mang tính cách chủquan. Nhờ vào giáo dục (học hỏi) và tính cách quy ước của ngôn từ mà mọi ngườihình dung ra thế giới "giống nhau", thế nhưng trên thực tế mỗi người nhìn thấy thếgiới "hoàn toàn khác nhau" vì cái nhìn ấy bị ảnh hưởng bởi giáo dục, sự bén nhạy củacác cơ quan giác cảm và nghiệp lực chi phối tâm thức của mỗi cá thể.

Vết hằn của nghiệp

Mỗi khoảnh khắc hiển hiện trong tri thức tương quan và liên kết với đối tượng do nócảm nhận được và đồng thời lệ thuộc vào những kinh nghiệm quá khứ tồn lưu trongtri thức. Các kinh nghiệm quá khứ tô thêm "màu sắc" cho đối tượng cảm nhận, tức cónghĩa là ghép thêm vào sự cảm nhận của tri thức một số "xúc cảm" nào đó. "Màu sắc"hay "xúc cảm" tô thêm và ghép thêm vào sự cảm nhận của tri thức liên hệ trực tiếp đếncác vết hằn (cetana) của quá khứ. Xin trở lại thí dụ về "tiếng sét ái tình", "tiếng sét" làkết quả phát sinh từ sự diễn đạt của tri thức khi nó góp nhặt và tổng kết các cảm nhậncủa giác cảm (hình dáng, tóc tai, mặt mũi, cử chỉ, giọng nói, v.v... của đối tượng cảmnhận) và sau đó thì ghép thêm vào các sự cảm nhận ấy các xúc cảm và màu mè phátsinh từ nghiệp trong quá khứ. Vì thế các sự cảm nhận và diễn đạt đó mang tính cáchchủ quan rõ rệt, nói cách khác là một cá thể "nhìn" các đối tượng xuyên qua cái tôihay cái ngã của mình, tương tợ như chúng ta "nhìn" thế giới xuyên qua các lăng kínhcủa một ống nhòm, các lăng kính của ống nhòm tượng trưng cho các xu hướng hayxung năng tâm thần tức là các nhân tố phát sinh từ các vết hằn của nghiệp.

Tóm lại nghiệp lưu lại các dấu vết trên dòng tiếp nối liên tục của tri thức. Tuy mỗikhoảnh khắc tạo ra dòng tiếp nối của tri thức được xem như một "đơn vị", thế nhưngbản chất của từng "đơn vị" vẫn là một sự cấu hợp (lệ thuộc vào đơn vị trước đó và tạora các điều kiện làm phát sinh ra đơn vị tiêp theo sau, và đồng thời cất chứa vô số vếthằn của nghiệp), vì thế mỗi đơn vị và toàn bộ tri thức đều mang bản chất vô thườngtức luôn luôn biến động. Nghiệp được ghi khắc hay tồn dư trong từng đơn vị tri thứcdưới thể dạng các vết hằn (cetana) và tự nó cũng chuyển động theo với dòng tri thức,tức phát triển trong từng khoảnh khắc để trở thành thể dạng chín muồi một lúc nàođó. Tuy nhiên quá trình chín muồi đó cũng có thể tạm thời diễn tiến "chậm lại", hoặcbị "chận đứng" trong một thời gian, hoặc cũng có thể hoàn toàn bị hóa giải, tất cả đềutùy thuộc vào tác động của những nghiệp khác có sẵn hoặc sẽ phát sinh sau đó trêndòng lưu chuyển không ngưng nghỉ của tri thức.

Các quan điểm khác về nghiệp

Trên đây là cách giải thích tác động của nghiệp và sự vận hành của tri thức theo quan

Page 142: Song Thien

điểm của các học phái Nguyên thủy (tức các học phái xưa) và một số học phái Đạithừa. Thế nhưng hai học phái Duy thức (Yogakara-Cittamatra) và Trung quán - Duythức tông (Yogakara-madhyamika) là hai học phái Đại thừa nghiêng nhiều về triết họcnhất là tâm lý học, lại còn đi xa và chi tiết hơn. Trong Nhập Lăng-già kinh(Lankavatarasutra) và trong các tập luận của Vô Trước (Asanga, sinh vào thế kỷ thứIV) và của người em là Thế Thân (Vasubandhu), người ta thấy tri thức(consciousness) được chia làm tám thể loại, có nghĩa là ngoài sáu thể loại tri thức tạora một tổng thể tri thức chung (vijnana) theo cách mô tả trong Luận Tạng(Abhidharma), còn có hai thể loại tri thức khác nữa là : tri thức ô nhiễm (klistamanas)mà kinh sách gốc Hán gọi là nhiễm tâm, và tri-thức-căn-bản-của-tất-cả(alayavinana) dịch âm là a-lại-da thức. Kinh sách Hán ngữ dịch chữ alayavinana làtàng thức, có nghĩa là tri thức cất chứa tất cả. Thật ra hai cách phân chia tri thứcthành sáu và tám thể loại trên đây không gây ra một sự mâu thuẫn nào, sở dĩ có sựkhác biệt là do hai cách giải thích khác nhau về sự vận hành của tri thức, cách giảithích bằng tám thể loại có phần chi tiết và tinh tế hơn so với cách giải thích bằng sáuthể loại.

Vậy tri thức thứ bảy và thứ tám trong kinh Lăng-già và học phái Duy thức của VôTrước và Thế Thân là gì ? Tri thức thứ bảy hay nhiễm tâm (klistamanas) cũng có khiđược gọi là mạt-na thức là thể loại tri thức làm phát hiện sự cảm nhận về cái tôi haycái ngã luôn luôn "ẩn nấp" phía sau mọi sự nhận thức với tư cách là một chủ thể đứngra nhận thức. Thế nhưng cái tôi hay cái ngã thật ra chỉ là ảo giác và không hề hiệnhữu, do đó sự cảm nhận của tri thức thứ bảy là một sự sai lầm, và đấy là lý do giảithích tại sao lại gọi tri thức thứ bảy là tri thức ô nhiễm.

Tri thức thứ tám gọi là a-lại-da thức nguyên nghĩa tiếng Phạn là tri-thức-căn-bản-của-tất-cả và cũng là tri thức quan trọng hơn hết. Với mục đích đơn giản hóa cho dễ hiểucó thể tạm so sánh a-lại-da thức với tiềm thức (subconscious) trong khoa Tâm lý họchiện đại. A-lại-da thức là nền tảng chống đỡ và cất chứa các vết hằn của nghiệp, tượngtợ như tầng hầm của một căn nhà dùng để cất giữ tất cả những gì chưa cần dùng đếnngay. Tuy nhiên a-lại-da thức không phải chỉ giữ chức năng cất chứa những tồn tích từcác cảm nhận của một cá thể mà còn ghi khắc các xu hướng và xung năng phát sinh từnhững tồn tích ấy dưới dạng những vết hằn. Các vết hằn tiếp tục sinh hoạt, thăng tiếnvà tương tác với nhau một cách kín đáo trong a-lại-da thức và bất chợt vọt lên trên vàra khỏi a-lại-da thức bất cứ lúc nào để trở thành các chủng tử (vasana) làm phát sinhra tác ý (cetana). Tác ý tham gia vào sự sinh hoạt của tri thức thông thường (vijnana)để đưa đến các hành động tạo nghiệp (karma).

Hãy trở lại với sáu tri thức thứ nhất. Năm tri thức đầu tiên lệ thuộc vào sự bén nhạyhttp://vietnamyoga.org

Page 143: Song Thien

của năm cơ quan giác cảm. Các cơ quan này ghi nhận các "cảm giác" khi tiếp xúc vớicác đối tượng bên ngoài, tiếp theo đó tri thức thứ sáu tức tri thức tâm thần(manovijnana) sẽ phối kiểm, kết hợp và diễn đạt các cảm giác ấy. Sự hoạt động củatất cả sáu thể dạng tri thức trên đây lệ thuộc vào các đối tượng của ngoại cảnh do đósự sinh hoạt của chúng mang tính cách "thô thiển" và "giai đoạn" tức không thườngxuyên và liên tục. Thí dụ đối với trường hợp một người mù thì thị giác bị hỏng và trithức thị giác không hoạt động. Trái lại sự sinh hoạt của tri thức thứ bảy và thứ támluôn luôn sinh động. Trong giấc ngủ, các cơ quan giác cảm kể cả tri thức thứ sáukhông hoạt động, thế nhưng tri thức thứ bảy và thứ tám vẫn hoạt động bình thườngkhông ngưng nghỉ, vì thế những gì xuất hiện trong giấc mơ chỉ là những hình ảnh tâmthần tức không liên hệ với các đối tượng thuộc bối cảnh bên ngoài. Kể cả trong giấcngủ thật sâu hoặc những lúc hôn mê (coma) tri thức thứ bảy và thứ tám vẫn tiếp tụchoạt động, nhờ đó thân xác không trở thành một xác chết và khi tỉnh lại ta vẫn nhớđược những gì trước khi ngủ. Tóm lại tri thức thứ bảy là một thể dạng tri thức làmnhịp cầu trung gian liên kết sự sinh hoạt của tri thức thứ sáu mang tính cách nhất thờivà thứ tám mang tính cách thường xuyên.

Tri thức thứ bảy là một thể dạng tri thức bấn loạn làm hiển lộ cái ngã. Sự hoạt độngvô minh của nó trực tiếp liên kết với a-lại-da thức vì thế nó cũng gây ra ô nhiễm choa-lại-da thức bằng cách để lại dấu tích của một cái tôi do chính nó làm phát lộ và cảcác vết hằn của nghiệp phát sinh từ sự diễn đạt của tri thức thứ sáu. Sự sinh hoạt củaa-lai-da thức mang tính cách thường xuyên và liên tục và nhờ đó mà a-lại-da thức đãgiữ vai trò chuyển tải các vết hằn của cái tôi và của các nghiệp khác từ kiếp sống nàysang kiếp sống khác. Nói cách khác a-lai-da thức là một thể dạng tri thức luôn luônnăng hoạt, tiềm ẩn và sâu kín, nối liền cái chết và sự tái sinh và mang theo với nó tấtcả các dấu vết của nghiệp. Tóm lại chức năng của tri thức thứ bảy là làm hiển lộ cái tôitức là một biểu hiện của vô minh, một thứ vô minh tuy tối tăm nhưng lại mạnh mẽnhất trói buộc một cá thể trong vòng luân hồi. Vậy nghiệp và luân hồi liên quan vớinhau như thế nào ?

Nghiệp và luân hồi

Trong số trùng trùng điệp điệp những mối dây liên kết và buộc chặt mọi hiện tượngtrong vũ trụ qua quy luật tương liên và tương kết (pratityasamutpada) Đức Phật đãchọn ra mười hai mối dây kết nối nhau (dvadasanga pratityasamutpada) trực tiếpliên quan đến các chúng sinh có giác cảm, có nghĩa là trong số này có cả chúng ta. Sựhiện hữu của chúng ta là một chuỗi dài tiếp nối giữa nguyên nhân và hậu quả : nguyênnhân này sinh ra hậu quả kia, hậu quả kia lại sinh ra nguyên nhân khác, (chữ lý duyênkhởi trong kinh sách Hán ngữ dùng trong trường hợp này rất phù hợp, thế nhưng nếu

Page 144: Song Thien

dùng để chỉ một thể dạng bao quát hơn tức là sự tương liên giữa mọi hiện tượng -pratityasamutpada - thì không được thích nghi lắm). Chuỗi tiếp nối đó biểu hiệnnhững hành động (nghiệp) của chúng ta trong quá khứ và trong hiện tại, và đồng thờitạo ra các nguyên nhân mới đưa đến sự hiện hữu của chúng ta trong tương lai. Chuỗidài tiếp nối của mười hai "nút thắt" hay mối dây nhân-quả (nidana) đó gọi là thập nhịnhân duyên và thường được tượng trưng bằng một bánh xe gọi là bánh xe luân hồi,bánh xe của sự sống, bánh xe của sự hiện hữu, bánh xe xoay vần của nghiệp lực,v.v...,tiếng Phạn là bhavacakra.

Vòng ngoài cùng của bánh xe luân hồi (bhavacakra) được tượng bằng 12 hình ảnh(xem hình). Tuy nhiên trong khuôn khổ tìm hiểu sự vận hành của nghiệp đưa đến sựtái sinh thì chúng ta chỉ cần quan tâm đến ba mối dây nhân-duyên (nidana) đầu tiêncũng đủ giải thích tại sao chúng ta lại đang hiện hữu trong cảnh huống như thế này. Bamối dây ấy như sau :

Bánh xe của sự hiện hữu trói buộc

(tượng trưng cho thế giới ta-bà)

1- Vô minh (avidya) : là mối dây thứ nhất, tựng trưng bởi một người mù đang chốnggậy (hình phía dưới bên trái). Đó là khởi điểm của tất cả mọi thứ nghiệp, tượng trưngcho sự thiếu hiểu biết về Tứ Diệu Đế và không thấu triệt bản chất của sự hiện hữu làgì. Kinh sách gọi sự thiếu hiểu biết và không thấu triệt ấy là vô minh tự tại(sahajavidya), Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thì gọi đấy là vô minh nguyên thủy. Đấy là một thểdạng hoang mang và xao lãng tâm thần khiến ta không nhìn thấy bản chất đích thực

http://vietnamyoga.org

Page 145: Song Thien

của chính mình. Dưới sự chi phối của thể dạng vô minh đó ta không nhận ra bản chấtảo giác của mọi hiện tượng và nhất định cho chúng là thật, và từ sự lầm lẫn hay vôminh đó ta tưởng tượng ra một "cái tôi" làm chủ thể để nắm bắt các hiện tượng ảo giácấy. Sự "tưởng tượng" đó phát sinh từ sự sinh hoạt của tri thức thứ bảy (klistamanas)và khiến cho tri thức thứ tám là a-lai-da thức bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm gây ra bởi "cáitôi" ảo giác trong a-lại-da thức chính là nguyên nhân nguyên thủy đưa đến sự tái sinh.

2- Sự tạo nghiệp (samskara) : là mối dây thứ hai trong thập nhị nhân duyên gọi làhành tiếng Phạn là samskara, tức có nghĩa là sự tạo nghiệp, và đấy cũng là chức năngdiễn đạt của cấu hợp thứ tư hay uẩn thứ tư (cũng gọi là samskara) trong ngũ uẩn đốivới các cảm nhận của ngũ giác. Mối dây tạo nghiệp được tượng trưng bởi một ngườithợ đồ gốm (hình ảnh thứ hai sau người mù, nhìn theo chiều kim đồng hồ) đang nắnmột cái bình bằng đất sét đặt trên một bàn quay. Hình ảnh nhào nặn tượng trưng choxung năng hay xu hướng phát sinh từ nghiệp trong quá khứ, thúc đẩy người thợ đốgốm nặn ra một cái bình phù hợp với xung năng của mình. Hành động nắn một cáibình tượng trưng cho ý chí hay ý định tức là tác ý trong tâm thức. Hành động đó vừalệ thuộc vào nghiệp lại vừa mang tính cách chủ động (hai khía cạnh này của nghiệpcũng đã được trình bày trong phần trên đây).

3- Tri thức (vijnana) : là mối dây thứ ba tượng trưng bởi một con khỉ trèo trên cây(hình thứ ba, sau người thợ đồ gốm), nhảy từ cành này sang cành khác, vừa buôngquả này lại với đến quả kia. Đấy là hình ảnh tượng trưng cho sự đòi hỏi, ham muốnđưa đến sự "nhận biết" về thế giới này dưới sự chi phối và kiềm tỏa của nghiệp. Đấy làthể dạng tri thức gắn liền với sự tái sinh hàm chứa những xung năng của nghiệp trongkiếp sống trước. Do đó tri thức là mối dây kết nối giữa các sự hiện hữu với nhau, từkiếp sống này sang kiếp sống khác, và tượng trưng cho một dòng tiếp nối liên tục(continuum).

Tóm lại vô minh (avidya) đưa đến tạo nghiệp (samskara), tạo nghiệp tạo ra tri thức(vijnana). Tri thức đồng thời cũng là chức năng của uẩn thứ tư trong ngũ uẩn giữ vaitrò diễn đạt mọi sự cảm nhận tạo ra tình trạng tâm thần hay tâm thức của chúng tatrong cảnh huống hiện tại.

Kinh Pháp Cú bắt đầu bằng hai câu sau đây :

« Mọi hiện tượng đều do tâm ý mà ra,

Tất cả đều sinh ra từ tâm ý..."

Vì thế nên sự diễn tiến của ba mối dây đầu tiên trong thập nhị nhân duyên xảy ra như

Page 146: Song Thien

sau : vô minh (1) sinh tạo nghiệp (2), tạo nghiệp (2) sinh tri thức (3), và tri thức (3)(consciousness) chính là tâm thần (mental) hay tâm thức (spirit) mà chúng ta đang cótrong lúc này, nói cách khác đấy vừa là căn nguyên vừa là nền móng của sự hiện hữucủa chính chúng ta trong hiện tại. Kinh sách gọi chung ba mối dây ấy là các yếu tốphóng tưởng hay tạo dựng (projective factors - tiếng Phạn : aksepakanga) tạo ra cảnhhuống quy định cuộc sống hiện tại của mỗi chúng ta và đồng thời chuẩn bị tạo ra cảnhhuống mới cho các kiếp sống tiếp theo. Tóm lại nghiệp không nhất thiết là những gìthuộc quá khứ mà thật ra còn là những hành động đang xảy ra trong từng giây phútcủa hiện tại để góp phần vào việc kiến tạo tương lai.

Sự tiếp nối của nghiệp qua các kiếp sống

Sau hết xin nêu lên một khía cạnh khá "gai góc" nếu không muốn nói là "nghịch lý"liên quan đến khái niệm về nghiệp. Đó là cái "cảm giác" của một cá thể trong kiếpsống hiện tại phải nhận chịu hậu quả phát sinh từ một hành động do một "cá thể khác"đã thực thi trong kiếp sống trước. Vậy phải nhìn vấn đề này như thế nào ?

Xin nêu lên hai giả thuyết như sau :

1- Nếu một cá thể (pugala) nào đó thực thi một hành động và sau đó cũng chính cáthể ấy "đầu thai" để nhận lãnh hậu quả phát sinh từ hành động trước đó của nó thìtrong trường hợp này sẽ không có gì biến đổi hay thay đổi giữa hai kiếp sống : "cáitôi" hay "cái ngã" đương nhiên trở thành trường tồn và bất biến và mang tính cáchhoàn toàn cá thể.

2- Nếu có một cá thể thực thi một hành động và lại có một cá thể khác, hoàn toànngoại lai không liên hệ gì với cá thể thực thi hành động trước đây phải đứng ra nhậnlãnh hậu quả của hành động ấy, thì trong trường hợp này sẽ xảy ra một sự nghịch lýhay phi lý đối với quy luật tương liên và tương tác giữa mọi hiện tượng(pratityasamutpada, interdependence hay lý duyên khởi), bởi vì cá thể hành động vàcá thể nhận lãnh hậu quả không liên hệ gì với nhau, mỗi cá thể tượng trưng cho mộtsự chấm dứt trọn vẹn. Đó là một cách phá vỡ cấu trúc của hiện thực, tức không tôntrọng quy luật nối kết giữa mọi hiện tượng. Đấy là chưa nói đến sự mâu thuẫn trongcách biện luận vì giữa hai cá thể thì không có sự tương liên thế nhưng hành động thìlại tạo ra hậu quả.

Trường hợp thứ nhất tượng trưng cho chủ nghĩa trường tồn (eternalism) và trườnghợp thứ hai tượng trưng cho chủ nghĩa hư vô (nihilism), Trong khi đó Phật giáo luônluôn chủ trương con đường Trung Đạo tức đứng giữa hai cực đoan trên đây. Vậy thìtheo Phật giáo "ai" đứng ra nhận lãnh cái gánh nặng phát sinh từ một hành động do

http://vietnamyoga.org

Page 147: Song Thien

một cá thể "khác" thực thi ?

Trước hết xin trích dẫn một lời thuyết giảng của Đức Phật trong Kinh người vác gánhnặng (Bhara-sutta) như sau :

"Này các tỳ kheo, vậy cái gánh nặng là gì ? Cái ấy được diễn đạt (giải thích) bằngdanh xưng gọi là sự chiếm hữu (bám víu) của năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) [...].Đấygọi là gánh nặng. Vậy ai là người vác cái gánh nặng ấy ? Cái ấy (cá thể ấy) đượcdiễn đạt bằng danh xưng của một nhân dạng mang tính cách cá thể. [Thí dụ] ngườinày hay người kia, mang tên như thế này hay như thế kia, xuất thân từ gia đình nàyhay gia đình nọ, v.v... Đấy chính là người vác gánh nặng. Vậy khuân vác cái gánhnặng là gì ? Ấy là sự thèm khát (tanha), nó sẽ mang lại sự tái-hiện-hữu và tái-hình-thành [...]. Vậy ném bỏ cái gánh nặng là gì ? Đấy là sự chấm dứt (đình chỉ) hoàntoàn sự thèm khát ấy, vứt bỏ nó, từ bỏ nó, tự giải thoát ra khỏi nó, loại bỏ nó..."

(dựa theo bản dịch của Môhan Wijayaratna (Samyuta-Nikaya, Bhara-sutta, Lesentretiens du Bouddha, Sueil, 2001, trang 187-188).

Khi năm thứ cấu hợp chiếm giữ một vật thể thì vật thể ấy mang một danh xưng gọi làgánh nặng (nghiệp) và năm thứ cấu hợp cũng trở thành một cá thể (nhân dạng) đểvác cái gánh nặng ấy. Năm thứ cấu hợp không khuân vác gì cả, chỉ có một cá thể dướihình thức một nhân dạng mới vác cái gánh nặng mà thôi. Vậy cái gánh nặng ấy là gì ?Đấy là nghiệp hay là sự hiện hữu trói buộc trong cõi ta-bà.

Cao siêu lắm thay một một lời giảng. Suy tư về lời giảng ấy để mở rộng tầm nhìn thì tasẽ không còn thắc mắc cá thể nào là tác giả của một hành động và cá thể nào nhậnlãnh tác động do hành động ấy gây ra. Hành động và tác động liên hệ mật thiết vớinhau, cá thể hành động và cá thể nhận lãnh tác động cũng chỉ là một, bởi vì cá thể chỉhình thành khi nào xảy ra hành động. Sự hình thành của một cá thể không bao giờngưng nghỉ, nó liên tục phát sinh từ những hành động tạo nghiệp, sự hình thành liêntục ấy chính là sự hiện hữu của chúng ta trong thế giới này.

Sau đây xin trích dẫn thêm một câu phát biểu của một triết gia lỗi lạc chuyên về triếthọc Ấn độ là Paul Masson-Ourel (1882-1956). Lời phát biểu tuy không thể so sánh kịpvới lời giảng của Đức Phật trên mọi phương diện, thế nhưng cũng cho thấy cá thểnhận lãnh hậu quả của một hành động cũng chính là cá thể đã thực thi hành động ấy :

"Số phận nằm bên trong mỗi con người, số phận ấy là do mình tự tạo ra cho mình.Hiện tại phản ảnh quá khứ của chính mình ; cả hiện tại lẫn quá khứ lại kiến tạotương lai cho chính mình. Quy luật chi phối cả hai lãnh vực đạo đức và vật lý ấy

Page 148: Song Thien

thật chặt chẽ, không cho phép bất cứ ai thoát khỏi hậu quả phát sinh từ hành độngcủa chính mình, không có một sự may mắn hay tình cờ nào có thể giúp vượt ra ngoàiquy luật ấy, không có một sự tha thứ hay ân huệ thiêng liêng nào có thể làm nhẹ bớtgánh nặng quá khứ của chính mình. Thật thế định mệnh là do mỗi người tự tạo racho mình, vì trong từng giây phút một, mỗi người tự lèo lái cái định mệnh của mìnhtheo một chiều hướng nào đó để kiến tạo tương lai cho chính mình, hậu quả phátsinh từ những hành động từ trước của mình (nghiệp) cũng tham dự vào sự lèo láiấy".

(P. Masson-Ourel, La notion indienne de liberté, Revue d'histoire de la Philosophie,avril-juin 1930, trang 3).

Thật vậy, một người tu tập không bao giờ nên tự nhìn mình như một thực thể cố định."Chúng sinh" (être - being) chỉ là một danh xưng, một tên gọi mang tính cách quy ướcvì chữ "chúng sinh" chỉ có nghĩa là năm thứ cấu hợp gồm thân xác vật chất và bốn thểloại sinh hoạt của tri thức gọi chung là tâm thần (mental- spirit). Hình tướng hay nhândạng mà ta đang có chẳng qua là những biểu hiện tạm thời của nghiệp. Nghiệp vàchúng ta níu kéo nhau để cùng nhau liên tục hình thành, vì thế không thể nào quyđịnh cho "nhân dạng này" tạo nghiệp và "nhân dạng kia" hưởng quả. Đấy chỉ là mộtcách nhìn quá đơn giản và thô thiển. Một nhân dạng trong hiện tại là kết quả của mộtsự kết hợp gồm vô số nghiệp phát sinh từ thật nhiều nhân dạng đã tái sinh liên tụctrước đó. Một nhân dạng đang tạo nghiệp - dù tích cực hay tiêu cực - trong kiếp sốngsau có thể chưa gặp được ngay cơ duyên thuận lợi để nhận lãnh quả, bởi vì còn có sựtác động của vô số các nghiệp khác chen vào để hóa giải hay hoãn lại sự tạo quả củacác nghiệp ấy.

Trên đây là hai trích dẫn : một là lời giảng huấn của Đức Phật và một là lời phát biểucủa một triết gia Tây phương. Thế nhưng trong suốt lịch sử phát triển của Đạo Phápđã từng có vô số các vị đại luận sư đại diện cho thật nhiều học phái đã đưa ra nhữnglời giải thích về vấn đề này. Vậy các vị ấy đã giải thích như thế nào ?

Trong Di-lan-đà kinh (còn gọi là Na-tiên Tỳ kheo kinh - Milandapanha) chép lại rằngnhà vua Di-lan-đà (Milanda thế kỷ thứ II trước Tây lịch) hỏi nhà sư Na-tiên(Nagasena) như sau :

"- Nếu người ta đốt một ngọn đuốc, thì nó có cháy được suốt đêm hay chăng ?

- Nhất định là có.

- Ngọn lửa vào canh cuối cùng trong đêm có phải là ngọn lửa vào canh hai hayhttp://vietnamyoga.org

Page 149: Song Thien

chăng, và ngọn lửa vào canh hai có phải một thứ với ngọn lửa vào canh một haychăng ?

- Không.

- Thế thì trong ba canh, mỗi canh phải có một ngọn đuốc khác, có phải thế không ?

- Không. Chỉ có một ngọn đuốc duy nhất đã cháy suốt đêm.

- Cũng thế, thưa Đại vương, sự tiếp nối của các hiện tượng (dhamma) không ngưngnghỉ : hiện tượng này biến đi thì hiện tượng kia sinh ra ; tương tợ như giữa hai hiệntượng không có cái nào trước, cái nào sau. Vì thế không phải cùng một người, cũngkhông phải là một người khác đã nhận lãnh hậu quả tác động sau cùng của trithức".

(theo bản dịch tiếng Pháp của Louis Finot, Les questions de Milanda, Ed. Dharma,1983, tập II).

Trong một đoạn khác nhà vua Di-lan-đà lại hỏi :

"- Này tỳ kheo Na-tiên, thế cái gì tái sinh ?

- Danh-xưng-và-hình-tướng.

- Có phải là Danh-xưng-và-hình-tướng hiện tại tái sinh hay không ?

- Không. Danh-xưng-và-hình-tướng hiện tại thực thi một hành động tốt hay xấu ; vàchính vì hậu quả của hành động ấy mà một Danh-xưng-và-hình-tướng khác tái sinh.

- Nếu không phải là Danh-xưng-và-hình-tướng trước kia tái sinh, thì Danh-xưng-và-hình-tướng sau này đâu có vướng mắc vào những tội đã vi phạm từ trước.

- Nếu không phải [đúng] cái Danh-xưng-và-hình tướng trước kia tái sinh [trở lại],thì trên thực tế Danh-xưng-và-hình-tướng ấy vẫn tái sinh ; bởi vì nó tái sinh, chonên đấy không còn phải là Danh-xưng-và-hình-tướng của chính nó [trước kia].

- Hãy nêu lên cho trẫm một thí dụ.

[...]

- Vào mùa đông có một người nhóm một đống lửa trong ruộng của mình để sưởi,khi hắn bỏ đi lại quên tắt. Lửa cháy lan sang ruộng người khác. Người này xin Đại

Page 150: Song Thien

vương xét xử kẻ đốt ruộng mình. Nếu người bị kiện tự biện hộ như thế này : "Nào tôicó đốt ruộng của người ấy đâu : đấy không phải là lửa mà tôi để lại vì quên tắt,không phải [chính cái] lửa ấy đã làm cháy ruộng của hắn, vậy tôi không có tội tìnhgì cả.

- Hắn có tội.

- Tại sao lại thế ?

- Bởi vì dù cho hắn có nói gì đi nữa thì ngọn lửa sau cùng (đốt cháy ruộng củangười khác) vẫn liên hệ với ngọn lửa lúc khởi đầu (mà hắn quên dập tắt).

- Thưa Đại vương, đối với Danh-xưng-và-hình-tướng thì cũng tương tợ như thế."

(theo bản dịch tiếng Pháp của Louis Finot, op. cit.)

Nếu nhìn vấn đề dưới một khía cạnh khác thì chúng ta thấy các luận sư Phật giáo chorằng tri thức (consciousness) nói chung đã giữ vai trò tiếp nối liên tục giữa các sự hiệnhữu. Một cách tổng quát có hai cách giải thích sự liên tục đó : cách thứ nhất hình dungmột dòng tri thức không gián đoạn (continuum) gồm những khoảnh khắc tiếp nốinhau, cách thứ hai là mô tả một thứ tri thức sâu kín (a-lại-da thức) hoạt động liên tụcvà làm căn bản cho các kiếp sống liên tiếp. Vấn đề này đã được trình bày trong phầntrước đây và chỉ xin tóm lược lại vài quan điểm chính do các học phái khác nhau chủtrương.

Theo học phái Tì-bà-sa-luận (Vaibhasika) thì dòng lưu chuyển liên tục của tri thức giữvai trò chống đỡ cho chuỗi tiếp nối không ngưng nghỉ, liên kết giữa hành động và hậuquả, hết kiếp này sang kiếp khác. Học phái này cho rằng sự hoạt động của tri thức tâmthần khác với sự hoạt động của năm tri thức giác cảm, vì tri thức tâm thần hoạt độngliên tục kể cả trong giấc ngủ thật sâu, trong lúc hôn mê và trong những lúc thiền địnhvề sự tĩnh lặng tức là sự đình chỉ của tâm thức, kể cả trong giai đoạn xảy ra cái chết,trong khi đó năm tri thức giác cảm chỉ hoạt động khi nào có sự tiếp xúc với các đốitượng bên ngoài. Các học phái xưa khác, trong số này có học phái Kinh lượng bộ(Sautrantika) thì cho rằng nghiệp hình thành dưới một thể dạng không hẳn là tâm thầncũng không hẳn là vật chất, thể dạng này giữ vai trò liên kết giữa hành động và hậuquả, đó là một nhân tố "tồn lưu" hay "tồn tích" trong tri thức giữ vai trò tạo ra quảtrong tương lai và nối liền các sự hiện hữu.

Theo Pháp Xứng (Dharmakirti, thế kỷ thứ VII) thuộc học phái Duy thức (Cittamatra)thì dòng tiếp nối liên tục của tri thức tâm thần giữ vai trò chống đỡ và chuyển tải các

http://vietnamyoga.org

Page 151: Song Thien

vết hằn của nghiệp từ sự hiện hữu này sang sự hiện hữu khác. Vô Trước (Asanga)sáng lập học phái Duy thức (Yogacara) và người em là Thế Thân (Vasubhandu) cả haigiải thích rằng các dấu vết hay tồn dư của nghiệp được cất chứa trong tri-thức-căn-bản-của-tất-cả tức là a-lại-da thức (alayavijnana). Các dấu vết hay tồn dư đó sẽchuyển thành các chủng tử làm phát sinh ra quả. Sự sinh hoạt liên tục của a-lại-dathức giữ vai trò liên kết giữa các sự hiện hữu. Cách giải thích của Vô-Trước và Thếthân được chấp nhận một cách rộng rãi trong các học phái Đại thừa nhất là Phật giáoTây tạng.

Tuy nhiên chúng ta cũng có thể nghĩ rằng chỉ có Đức Phật mới hiểu được nghiệp là gìvà sự tái sinh của một cá thể là gì. Trí thông minh quy ước của chúng ta chỉ đủ để suyngược trở lại nguồn gốc của mình kể từ thế hệ cha mẹ đến ông cố bà cố, cha mẹ củaông cố bà cố..., và nếu được như thế cũng đã là nhiều. Trong khi đó trong đêm giácngộ, vào canh hai Đức Phật quán thấy tất cả tiền thân của Ngài trong quá khứ và củatừng chúng sinh một cũng như hoàn cảnh mà họ sẽ tái sinh... Sau đây là một đoạn tómlược trích dẫn từ kinh Trung A Hàm :

..."Sang canh hai, Tất-đạt-đa lần lượt hội nhập vào tất cả sáu cõi chúng sinh trongthế giới ta-bà, quán thấy thật chi tiết các kiếp sống của chính mình trong quá khứ vàđồng thời cũng nhìn thấy trước hoàn cảnh sẽ tái sinh của từng chúng sinh một trongtương lai, dù đấy là các chúng sinh tầm thường hay lừng danh, xinh đẹp hay xấu xí,dù các chúng sinh ấy sẽ tái sinh trong một kiếp sống thuận lợi hay khó khăn",(Trung A Hàm, 36).

Chỉ có trí tuệ siêu nhiên và trực tiếp của Đức Phật mới quán thấy được sự vận hànhtrọn vẹn của nghiệp, cái "thông minh" quy ước, hạn hẹp và thô thiển của chúng tanhiều lắm thì cũng chỉ đủ để suy luận một cách gián tiếp để cố gắng tìm hiểu sự vậnhành ấy là gì. Dù sao thì chúng ta cũng cứ cố gắng sử dụng những ngôn từ quy ước màchúng ta học hỏi được mà trao đổi với nhau để cầu mong tìm hiểu được phần nàonhững lời giảng huấn của Đức Phật hầu giúp đỡ nhau trong việc tu tập. Một ứng dụngthực tế nhất là người tu tập mỗi khi có một tác ý hiển hiện trong tâm thức thì phảiquán xét ngay xem đấy là một tác ý do vết hằn mang bản chất tích cực hay tiêu cựclàm phát hiện ra tác ý ấy. Nếu tác ý ấy biểu hiện cho một xung năng tiêu cực và đentối thì phải tức khắc chận nó lại, không cho nó phát hiện thành hành động trên thânxác, ngôn từ hay trong tâm thức. Nếu tác ý ấy biểu hiện cho một xung năng tích cựcmang bản chất từ bi, thì nên phát động sự hân hoan và sung sướng trong lòng đểchuyển ngay nó thành những hành động cụ thể.

Lời Kết

Page 152: Song Thien

Nghiệp phát sinh trong tri thức, in dấu trong tri thức, lưu giữ trong tri thức và đượcchuyển tải nhờ dòng tiếp nối liên tục của tri thức. Sau đó nghiệp phát hiện trở lại trongtri thức, tác động và làm phát lộ những ý định và chủ đích trong tri thức và chuyểnnhững ý định hay chủ đích ấy thành ngôn từ hay hành động hướng vào các đối tượngbên ngoài. Tri thức lại tiếp nhận những phản hồi của những hành động đó để ghi lạinhững vết hằn mới trên dòng lưu chuyển bất tận của nó.

Trên dòng trôi chảy liên tục đó của tri thức, tư duy (samskara) thúc đẩy nhau nhưnhững gợn sóng trên mặt một dòng sông, và tác ý (cetana) theo đó cũng cũng bị cuốntrôi để hòa nhập và trôi chảy theo. Kết quả là nghiệp (karma) không ngừng hìnhthành, tương tợ như những gợn sóng trên mặt một dòng nước.

Nếu hiểu theo học phái Duy thức thì tri thức thứ sáu liên tục kết hợp, hệ thống hóa vàdiễn đạt mọi sự cảm nhận hầu mang lại sự hiểu biết quy ước và phía sau sự hiểu biếtđó tri thức thứ bảy làm hiển hiện thường xuyên một "cái tôi" trường tồn. Sự hiện hữucủa "cái tôi" hiện ra một cách kín đáo hay lộ liễu phía sau mọi sự diễn đạt quy ướctượng trưng cho vô minh. "Cái tôi" ấy và những sự diễn đạt của nó dưới thể dạng tác ý(cetana) lưu lại dấu vết trong thể dạng tri thức thứ tám là a-lại-da thức. Nếu "cái tôi"không hiện hữu và cũng không có một sự diễn đạt nào thì a-lại-da thức(alaiyavijnana) cũng sẽ trở nên trong suốt tương tợ như nước thật tinh khiết trong mộtdòng sông im lìm, không một gợn sóng, không chuyển tải một cọng rác, một chiếc lákhô hay một hạt phù sa nào.

Đức Đạt-lai Lạt Ma thường giải thích là dòng tri thức của mỗi cá thể gồm nhữngkhoảnh khắc tiếp nối nhau liên tục từ kiếp sống này sang kiếp sống khác, xuyên quagiai đoạn trung gian là cái chết, kể cả sau khi đã đạt được thể dạng giác ngộ. Vì thếthiết nghĩ có thể tạm mượn hình ảnh cụ thể và đơn giản của một dòng sông yên lặngtrên đây để tượng trưng cho mục đích tu tập. Thật vậy trên đường tu tập đôi khi cũngcó thể xảy ra trường hợp nhầm lẫn giữa phương tiện và cứu cánh. Phật giáo có 84 000phương tiện thiện xảo (upaya), con số này mang tính cách tượng trưng trong truyềnthống văn hóa Ấn độ, do đó cũng có thể nghĩ rằng mỗi chúng sinh phải cần đến mộtphương tiện thiện xảo riêng cho mình, vì thật ra không có hai chúng sinh hoàn toàngiống nhau. Trong khi đó cứu cánh thì chỉ có một tức là sự Giải thoát. Đức Phật có nói: "Nước biển chỉ có một vị mặn, Đạo Pháp của Như Lai cũng chỉ có một vị duynhất, đấy là sự Giải thoát". Vậy hãy đơn cử một thí dụ cụ thể, Tây phương cực lạc làmột phương tiện thiện xảo, thế nhưng nhiều người lại cứ tưởng đấy là cứu cánh. Vậycực lạc trong cõi Tây phương có nghĩa là gì ?

Cực lạc là sướng tột đỉnh, sướng vô cùng, sướng tối đa. Vậy thì ai sướng hay cái gìhttp://vietnamyoga.org

Page 153: Song Thien

sướng ? Thị giác sướng, thính giác sướng, khứu giác sướng, vị giác sướng, xúc giácsướng hay cấu hợp tri thức sướng ? Sướng là một sự diễn đạt thuộc chức năng của uẩnthứ tư (samskara) trong ngũ uẩn, và sự diễn đạt của uẩn thứ tư ấy chính là sự tạonghiệp. Phía sau cái sướng đó có một "cái tôi" thật to lớn ẩn nấp để bám víu. Chính trithức thứ bảy đã tạo dựng ra "cái tôi" ấy để buộc chặt một cá thể vào chu kỳ luân hồi.

Tóm lại cứu cánh của Phật giáo thật ra không khổ mà cũng chẳng sướng, không thuộcphương Tây mà cũng chẳng phải ở phương Đông. Một cách đơn giản bởi vì :

Phía sau sự tu tập không có người tu tập ;

Phía sau phép thiền định không có người hành thiền ;

Phía sau lòng từ bi không có người bồ-tát ;

Phía sau sự Giác ngộ không có người giác ngộ.

Dòng sông tuy vẫn chảy thế nhưng trên mặt sông và bên trong dòng nước, trên thượngnguồn hay dưới hạ lưu, bản chất của nước chỉ là một, không một mảy may khác biệt,tương tợ như nước không chảy, như một dòng sông yên lặng. Đấy là hình ảnh của sự"ngưng nghỉ" hay sự "đình chỉ" (nirodha) của một tâm thức không tạo nghiệp. Tuyđình chỉ thế nhưng tâm thức ấy vẫn lưu chuyển như một dòng sông. Nghiệp phát sinhtừ một tâm thức vọng động sẽ tạo ra thế giới, nghiệp phát sinh từ một tâm thức vắnglặng sẽ làm hiển hiện ra niết bàn.

Hoang Phong

Page 154: Song Thien

Khoa học hay tâm linh?

Cho đến nay , triết lý vô thường của đạo Phật đã giúp nhiều người sống an nhiên tự tại trong cáitư duy Vật lý (vật chất), Khoa hoc (lý giãi), Tâm linh (siêu hình) và với không gian ba chiều màchúng ta đang tồn tại. Con người sống , hành động theo tư duy của mình và chết...Bạn đừng baogiờ hạn chế mình trong cái vỏ bọc của người khác tạo ra . Hãy luôn lắng nghe và suy nghĩ tích cực, có như vậy bạn mới nhận thức đầy đủ về thế giới .

Ba cách lý giải khác nhau về nguồn gốc vũ trụDù bạn là ai, đang làm nghề gì để sống, mặc cho cái sự tất bật vì miếng cơm manh áo có đến mức nàothì đôi khi bạn cũng hãy dành một chút thời gian cố gạt bỏ mọi lo nghĩ về mưu sinh, về những mối quanhệ phức tạp của xã hội vỗn dĩ như cái lưới bùng nhùng chụp lấy mỗi con người trong suốt cả cuộc đờiđể mà ngẫm nghĩ, để mà tò mò như một triết gia.Sẽ dễ hơn để đạt được cái trạng thái “cách ly” với đời thường ấy, nếu bạn để lòng mình thật thư giãnvà nhìn lên bầu trời sao mung lung hay ngắm một cánh đồng hoặc một cánh rừng xanh biếc vào mùa hạ,vàng ruộm vào mùa thu, chạy dài đến nơi trời và đất giao nhau hoặc nằm dài trên thảo nguyên dõi mắttheo đôi cánh đại bàng giang rộng lướt giữa bầu trời xanh bao la hoặc đứng trên bờ cát trắng ngắmnhững con sóng đùa dỡn đuổi nhau từ tít tận nơi nào để xô về liếm lên đôi chân trần của bạn. Lúc đóbạn sẽ cảm nhận được một phần nào vẻ đẹp thiên nhiên kì thú và cũng đầy bí ẩn. Vẻ đẹp đó gần như chắc chắn sẽ reo vào trong đầu bạn một câu hỏi: Từ đâu mà chúng ta có được cáithế giới đẹp đẽ nhường này và tại sao chúng ta lại có mặt ở đây, trên Trái đất – ngôi nhà chung củatoàn nhân loại, để cảm nhận được vẻ đẹp ấy. Đó là câu hỏi thường trực đối với những người có trí tòmò, nhưng cũng là câu hỏi hay bị lãng quên đối với phần đông nhân loại vì cuộc mưu sinh gian khó vànặng nhọc hoặc vì mải vùi đầu vào những cám dỗ hàng ngày. Bởi vậy, nếu mỗi con người đã từng hoặcđang hoặc sẽ hiện diện trên thế giới này được hỏi về nguồn gốc của Trái đất hay rộng hơn nữa là củatoàn vũ trụ nói chung và của nhân loại nói riêng, thì chúng ta sẽ nhận được một trong ba câu trả lờichính đại loại thế này:A. Thượng đế tạo ra tất cả và cai quản mọi thứ trên đời;B. Vũ trụ tự thân tồn tại và vận hành, nhân loại là sản phẩm của sự vận hành đó;C. Vũ trụ tồn tại như là hệ quả của khả năng nhận thức của con người.Sẽ là bình thường nếu người nào đó trong suốt cuộc đời của mình lúc thì thuộc nhóm này, lúc lạichuyển sang nhóm kia trong ba nhóm liệt kê ở trên. Số đông những người có học thức trong nhóm Bthường được gọi bằng một cái tên là nhà khoa học. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học xuất chúng của nhânloại lại thuộc về nhóm A, và cũng có nhiều nhà thông thái của những thế kỷ trước sáng lập ra trường

http://vietnamyoga.org

Page 155: Song Thien

phái triết học làm cơ sở cho niềm tin của những người nhóm C.Những người thuộc về nhóm B có thể chia thành hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất có quan điểm vô thần.Họ coi mọi hiện tượng, mọi tương tác trong thế giới vật chất, trong đó con người là một bộ phận, đềutheo những quy luật của tự nhiên mà khoa học sẽ dần khám phá để đưa ra ánh sáng, tuyệt nhiên khôngcó gì là huyền bí cả. Họ chỉ công nhận những gì mà khoa học đã chứng minh hoặc giải thích một cáchthỏa đáng bằng thực nghiệm hoặc bằng suy luận lôgic chặt chẽ.Bộ phận thứ hai coi Thượng đế chính là thế giới khách quan tồn tại ngoài ý thức của con người vớinhững quy luật vận động và phát triển cụ thể có thể nhận thức được. Trong khi tín đồ của phần lớn cáctôn giáo trên thế giới gần như thuộc cả vào nhóm A thì đạo Phật lại có thế giới quan gần với nhóm Bhơn. Mặc dù vậy, giữa những người nhóm B và đạo Phật vẫn có những sự khác biệt: Những ngườithuộc nhóm B không tin vào những điều huyền bí, trong khi đó các tín đồ của đạo Phật lại có nhữngđức tin vào những điều như vậy. Một trong sự khác biệt đó là vấn đề tồn tại “kiếp người” dẫn đến luậtLuân hồi như Đức Phật đã dạy.Ngày nay một khái niệm với cái tên gọi là tâm linh đã được bàn luận đến nhiều trên toàn thế giới. Tấtcả những hiện tượng xảy ra trong khả năng cảm nhận được của con người, dù có thể chỉ là một thiểu sốít ỏi, nhưng không thể (hoặc chưa thể) giải thích được bằng khoa học thì đều quy về tâm linh.Một số biểu hiện sau thường được nhắc đến như những hiện tượng tiêu biểu của tâm linh. Đó là hiệntượng một số người có khả năng chữa bệnh cho người khác chỉ bằng thôi miên hoặc bằng tay không.Một số người khác lại có thể dùng ý nghĩ (hay ý chí) bắt các vật thay đổi trạng thái mà không cần chạmtrực tiếp vào chúng. Lại có một số siêu nhân biết được các sự kiện xảy ra ở khoảng cách rất xa (thầngiao cách cảm) hoặc nhìn thấy trước các sự kiện sẽ xảy ra sau một thời gian rất dài trong tương lai(tiên tri). Ngạc nhiên hơn nữa, có những người nói về tiền kiếp của mình một cách rõ ràng, và trongnhiều trường hợp được xác nhận là chính xác. Những hiện tượng kể trên và biết bao hiện tượng “kỳ bí”khác không có cách nào lý giải bằng những cách tiếp cận khoa học thông thường ở thời điểm hiện tại.

Hai cách tiếp cận với thế giới vật chấtTrước khi bàn về việc có hay không có một sức mạnh siêu nhiên tạo ra vũ trụ và con người, chúng taphải nhắc đến một điều rằng, dù vũ trụ được hình thành theo quan niệm của nhóm A hay nhóm B thìkhoa học và tâm linh, theo cách nhìn của người viết bài này, cũng chỉ là hai cách tiếp cận (hai phươngpháp) được sử dụng để nghiên cứu, tìm hiểu về thế giới vật chất và khả năng nhận thức của con ngườichứ không phải là hai phạm trù đối lập với nhau.Các phương pháp khoa học do con người tạo ra còn phương pháp tâm linh thì hình như không phảivậy. Một trong những biểu hiện rất khác biệt của hai phương pháp đó thể hiện ở chỗ: Khoa học có thểtruyền đạt và đào tạo nhưng tâm linh thì không. Những kết quả đạt được bằng hai cách tiếp cận cũng vìthế mà khác nhau. Trong khi khoa học luôn có tính kế thừa và hoàn thiện theo thời gian khiến cho cáckết quả đạt được bằng phương pháp này ngày càng sâu hơn, rộng hơn và chính xác hơn thì những gìphương pháp tâm linh mang lại thường rất bất ngờ, đơn lẻ và hết sức sửng sốt (theo nghĩa không hiểuvì sao lại thế).Nếu hình tượng hóa bản chất của hai phương pháp nói trên bằng ngôn ngữ toán học thì ví dụ sau có thểcó ý nghĩa nhất định. Chúng ta hãy hình dung việc tính tổng của vô số các số hạng (chuỗi số), chẳnghạn tổng: 1/2 + 1/(2.3) +1/(3.4) +…+1/[n.(n+1)] + …. Ta có thể ví phương pháp khoa học để nhậntổng trên là cách cộng dần từng số hạng một. Ngày qua ngày chúng ta càng tiến sát hơn đến giá trị 1 củanó (nhưng không bao giờ đạt được đúng giá trị này).Trong khi đó cách tiếp cận tâm linh cho ta biết tổng đó đúng bằng một (nhưng không phải ai cũng biếtvà không cần cũng như không thể giải thích vì sao). Chúng ta đều biết, hầu hết các lý thuyết khoa học

Page 156: Song Thien

đều được hoàn thiện từng bước kiểu như vậy và chưa có lý thuyết nào được coi là đã đạt đến độ chínhxác tuyệt đối, ít nhất là trong thời gian dài nữa. Chúng ta sẽ bàn thêm về tình trạng này ở phần sau.Một minh chứng cũng khá điển hình cho sự so sánh bản chất của phương pháp khoa học và tâm linhtheo tinh thần nói trên là trường hợp nhà toán học Ấn Độ Ramanujan. Ta đều biết số Pi là một số vô tỉvà có rất nhiều cách biểu diễn giá trị của nó qua chuỗi số. Các chuỗi đó đều rút ra từ những lập luậntoán học chặt chẽ. Nhà toán học Ấn nói trên cũng đưa ra một chuỗi số để tính số Pi nhưng bằng mộtcông thức mà chẳng biết nó được rút ra như thế nào, giống như có ai mách bảo ông thì phải.Một ví dụ nữa về sự “mách bảo huyền bí” ấy là việc phát hiện những cây thuốc trị bệnh cứu ngườiđược truyền lại trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tại thời điểm mà những người đầu tiênbắt đầu biết sử dụng chúng, khi mà khoa học dược liệu còn chưa manh nha thì sự mách bảo kia là lờigiải thích duy nhất. Người viết bài này có niềm tin rằng, khi các nguồn năng lượng hóa thạch trên tráiđất suy kiệt hoặc ô nhiễm đã ở mức đặt nhân loại vào tình trạng tồn vong thì công nghệ để có đượcnhững nguồn năng lượng mới sẽ đến một cách tự nhiên, đơn giản hơn nhiều so với những gì mà các nhàkhoa học và công nghệ hiện giờ đang hình dung và cố sức theo đuổi. Sẽ xuất hiện những cá nhân được“mách bảo” về vấn đề này, nếu “cái duyên tồn tại” của loài người chưa hết.Những người chỉ tin vào khoa học có lí của họ. Như chúng ta đã biết, những kết quả mà khoa học manglại không chỉ giải thích được nhiều hiện tượng của tự nhiên và của con người mà nó còn được ứngdụng trực tiếp vào cuộc sống, đưa văn minh của loài người ngày một tiến xa và vì thế mà làm cho conngười tự tin hơn dù vẫn còn cô độc trong vũ trụ bao la. Ngành khoa học đi đầu trong tìm hiểu thế giớivật chất là vật lý học, trong khi đó ngành sinh học càng ngày càng đi sâu vào bí mật của sự sống. Cảhai ngành này hình như đang rất tự tin tiến đến câu trả lời về cấu tạo vật chất, vũ trụ ra đời như thế nào,con người thoát thai từ đâu và tiến hóa ra sao. Những kết quả của hai ngành nói trên đạt được quả thậtlà to lớn và vĩ đại, làm giàu cho tri thức của nhân loại về cấu tạo vật chất vô cơ và hữu cơ. Trong khiđó những kết quả trải nghiệm bằng tâm linh lại thường thiếu lập luận và những lời giải thích như nóiđến ở trên, ấy là chưa kể còn một số người vì lợi ích cá nhân đã đưa ra những câu chuyện đồn thổi,hoang đường mang màu sắc mê tín nhằm trục lợi. Cũng vì những lý do nêu trên mà có một thực tế lànhững tín đồ của Khoa học thường lên án hoặc chí ít là chê bai những gì mà phái công nhận Tâm linhđưa ra.

Đi tìm mô hình chuẩnTrước khi thảo luận về nguồn gốc của thế giới vật chất và của con người, chúng ta phải công nhận vớinhau một điều là: dù có nguồn gốc xuất xứ thế nào đi chăng nữa thì thế giới vô cơ (những gì tạo nên vũtrụ) và thế giới hữu cơ (chí ít là giới sinh vật trên trái đất) cũng đa dạng và phong phú đến mức vượtxa khỏi tầm tưởng tượng của những người cứ cho là thông thái nhất, mơ mộng nhất trong số chúng ta.Hình như sự đa dạng là quy tắc số một của tạo hóa. Và, hình như vũ trụ và sự sống chỉ có thể thể hiệnsự tồn tại và vận động của mình qua sự tương tác của các hệ vật chất đa dạng đó.Không những thế, chỉ riêng thế giới sinh vật trên trái đất của chúng ta cũng đã hoàn hảo đến từng chitiết nhỏ bé nhất. Sự hoàn hảo ấy không thể là sự kết hợp ngẫu nhiên của thế giới vật chất mà thành. Nógần với một bản thiết kế hoàn chỉnh ngay từ lúc xuất hiện. Ngày nay ai cũng biết rằng một số dạng đặcbiệt của các hợp chất hữu cơ tạo nên sự sống trên trái đất. Các chất này lại tổng hợp từ các nguyên tửcủa một số nguyên tố hóa học mà quan trọng nhất là Hydro, Nitrogen và Carbon. Đến lượt các nguyêntử của mọi nguyên tố lại cấu tạo bởi các hạt cơ bản (nhưng biết đâu đến một lúc nào đó chúng ta lạingộ ra rằng các hạt cơ bản kia thực chất có chung một nguồn gốc “siêu hạt” nào đấy. Đó có lẽ mới làcái gốc của mọi thứ trên đời, một sự thống nhất trong đa dạng).

http://vietnamyoga.org

Page 157: Song Thien

Còn có những vũ trụ khác?Rất nhiều giả thiết về sự tồn tại của những dạng vật chất chưa được kiểm chứng để có được sự phùhợp giữa các lý thuyết hiện thời với các kết quả quan sát. Có một ý kiến thông thái cho rằng, nhiều lýthuyết khác nhau đến mức như loại trừ nhau nhưng đều có một điểm chung là giải thích được một cáchngoạn mục các hiện tượng vật lý đã biết. Chẳng có cơ sở gì để tin được là chỉ có một vũ trụ mà chúngta đang quan sát thấy. Phải chăng vũ trụ là hình thức cuối cùng theo chiều vĩ mô để quy luật đa dạngkhông còn áp dụng được nữa. Nếu còn có những vũ trụ nữa khác với vũ trụ của chúng ta thì ai mà biếtđược ở đó vận tốc ánh sáng có phải là tốc độ giới hạn hay không và giá trị của các hằng số vật lý bằngbao nhiêu. Những câu hỏi đại loại như vậy thuộc về những vấn đề không thể nhận biết được của conngười trái đất. Trong khi đó Tâm linh có thể cho chúng ta câu trả lời về những vấn đề mà khoa học bótay. Một trong số đó là câu hỏi về sự ra đời của thế giới vật chất, và nó đơn giản đến mức làm các nhàkhoa học phải hoài nghi.Vấn đề thứ hai luôn gây sự tò mò cho con người ấy là nguồn gốc của chính nó và nói rộng ra là từ đâumà thế giới sinh vật xuất hiện trên trái đất. Nói về các dạng năng lượng gắn với từng cấp độ cấu trúcvật chất thì năng lượng hóa học gắn với cấu trúc phân tử, điện năng với nguyên tử và ở cấp độ hạt cơbản sẽ là năng lượng hạt nhân, bao gồm cả các bức xạ vũ trụ, và có thể là cả trường hấp dẫn. Với cáchnhìn nhận này thì năng lượng của các ngôi sao là năng lượng thuộc lớp thứ ba. Độ lớn (cường độ) vàtầm lan tỏa (khoảng cách ảnh hưởng) của các lớp năng lượng liệt kê ở trên tăng từ lớp thứ nhất đến lớpthứ ba. Con người là một hệ vật chất đặc biệt tồn tại và hoạt động dựa trên nguồn năng lượng hóa học.Ai cũng biết, thế giới sinh vật trên Trái đất tạo nên một môi trường sinh thái cực kỳ đa dạng. Giới thựcvật tổng hợp nên các chất hữu cơ và sinh sản cũng bằng các hợp chất hữu cơ, còn giới động vật thì trựctiếp hoặc gián tiếp sử dụng các hợp chất hữu cơ của thực vật để nạp năng lượng. Tạo hóa đã lập nênmột sự cân bằng giữa các giống loài từ rất xa xưa. Những đặc biệt về điều kiện môi trường và cáchnạp năng lượng đã khiến cho chúng ta trong một thời gian dài (có lẽ cho đến tận hôm nay) ngộ nhận vềsự tồn tại của các sinh vật khác trong vũ trụ, thậm chí trong hệ mặt trời.Đây là trích dẫn từ một bản tin dựa trên một thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ: “BáoTelegraph đưa tin, các nhà khoa học của NASA cho thấy những vi khuẩn lạ có tên là GFAJ-1 trong hồMono ở California (Mỹ) – có nồng độ muối và thạch tín rất cao. Loại vi khuẩn mới này có cấu trúcADN khác xa hoàn toàn mọi sinh vật sống trên Trái đất của chúng ta và có thể sinh trưởng ở nhữngmôi trường khắc nghiệt mà chúng ta nghĩ rằng không thể tồn tại sự sống. Phát hiện này có ý nghĩa vôcùng quan trọng vì nó làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về khái niệm sự sống cũng như mở ra một tiasáng mới trong việc tìm kiếm sự sống ở các hành tinh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong hệ Mặttrời như sao Hỏa hay sao Thổ….Thông thường, mọi sự sống trên Trái đất đều được cấu thành từ sáu chất, đó là: carbon, hyđrô, nitơ,ôxy, lưu huỳnh và phốt pho. Tuy nhiên, loại vi khuẩn mới được tìm thấy thì lại không tuân theo nguyêntắc trên, thay vì phốt pho, loại vi khuẩn này lại chứa chất thạch tín”. Người ta cũng đã phát hiện ra loạivi khuẩn sống ở độ sâu trên hai ngàn mét trong lòng đất không cần đến ô xy và năng lượng chúng sửdụng để duy trì sự sống là các tia phóng xạ của các nguyên tố phóng xạ trong vỏ trái đất. Sự tồn tại củanhững sinh vật trong những điều kiện khác xa với môi trường chúng ta đang sống càng chứng tỏ mộtđiều rằng trong vũ trụ bao la nhất định còn tồn tại những hệ vật chất khác mà ta gọi chung là “thể sống”(nghĩ là có nhận năng lượng từ bên ngoài để tồn tại và vận động cũng như để trao đổi thông tin giữacác thể sống cùng loại với nhau). Lượng thông tin nắm bắt được (ví như hiểu biết về thế giới vật chất)cùng với khả năng truyền tin (phương thức và tốc độ) sẽ xác định mức "văn minh" của các dạng thểsống.Với ba dạng thức năng lượng như nói ở trên thì con người chúng ta có thể là thể sống “kém văn minh”

Page 158: Song Thien

nhất cũng nên. Giữa các loại thể sống khác nhau thì sự tiếp xúc cũng như trao đổi thông tin nói chungkhông thể xảy ra, nếu có thì chỉ là hãn hữu và trong những trường hợp đặc biệt. Rất có thể phươngpháp tâm linh của chúng ta là một trong những hình thức trao đổi như vậy giữa những người có khảnăng đặc biệt (gọi là năng lực trời cho) với những loại thể sống cao cấp hơn loài người. Nếu quả thậtcon người có linh hồn thì linh hồn chắc chắn thuộc về một trong những thể sống cấp cao hơn đó…Nhưng, tất cả những loại thể sống ấy, bao gồm cả chúng ta, ở đâu mà ra.Câu hỏi đó con người đang tìm câu trả lời bằng khoa học, còn những thể sống văn minh hơn loài ngườicó lẽ họ đã biết rõ rồi, và đôi khi họ hé mở cho chúng ta bằng con đường ta gọi là Tâm linh. Vì vậy,câu trả lời cho câu hỏi ở trên là: Vũ trụ cùng các thể sống khác nhau được tạo ra bởi một Sức mạnhsiêu nhiên, Người không bị ràng buộc bởi bất cứ định luật nào. Các định luật mà mọi dạng vật chấtphải tuân thủ cũng do Sức mạnh đó áp đặt để thế giới vật chất, trong đó có các dạng sống, tự điềuchỉnh để mà tồn tại… Nhưng tại sao Thượng đế lại có thể tạo ra các dạng sống khác ngoài dạng sốngtrên trái đất hiện có. Câu trả lời có lẽ là phải dựa vào qui luật đa dạng của thế giới vật chất mà Ngườiđã tạo dựng nên.

Tính đa dạng nằm trong thiết kế ban đầuTính đa dạng đã nằm trong thiết kế ban đầu của Thượng đế và nó xuyên suốt trong cả hai thế giới: vậtchất vô tri và sự sống. Hiện tại chúng ta chưa có thể chứng minh được bằng khoa học rằng còn cónhững thể sống khác không dựa vào năng lượng hóa học nhỏ nhoi như chúng ta. Đa dạng về mức nănglượng thì cũng sẽ phải đa dạng về những nền văn minh sử dụng chúng.Do đó, khoa học của loài người chỉ là con đường để khám phá những chân trời mà Thượng đế đã tạonên, thông qua đó mà tiến hóa đến đỉnh cao nhất của dạng sống mà chúng ta thuộc về. Vì vậy, giốngnhư hệ quả của định lý Gödel, Khoa học không thể tự hoàn chỉnh và trọn vẹn, nghĩa là sẽ không có câutrả lời cho hai câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ và loài người bằng các phương pháp khoa học. Điều đó đôikhi được biểu hiện bởi cái cảm giác của các nhà khoa học khi mà nhiều lần họ tưởng như đã đi đếnđích thì lại xuất hiện những yếu tố mới không thể giải thích nổi. Ngay cả cái đỉnh cao trí tuệ của thểsống dựa trên năng lượng hóa học mà con người chắc chắn là đại diện cũng chưa được hình dung trongngày hôm nay.Những bước đi ngày càng tăng tốc của khoa học và công nghệ làm chúng ta vừa mừng vừa lo. Mừngthì ai cũng biết. Còn lo là có phải chúng ta đã đang rất gần cái đỉnh cao kia rồi hay chưa? Khi loàingười đã chạm đỉnh thì có thể cái vòng tuần hoàn của sự sống trên trái đất này lại bắt đầu từ điểm xuấtphát cũng nên. Thượng đế có nhiều cách để điều khiển cái vòng tuần hoàn đó lắm. Mà không chỉ đốivới chúng ta. Cái vòng tuần hoàn của vũ trụ cũng có trong bản Thiết kế vĩ đại của Người…Có một niềm an ủi cho chúng ta, những sinh linh sống bằng nguồn năng lượng hóa học ở cấp độ phântử. Đó là phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên trái đất mà Thượng đế đã ban cho như đã nhắc đếntrong phần mở đầu của bài viết. Cho đến hôm nay có lẽ con người không quá tự tin đến mức vô lối đểmà nói rằng nó là chúa tể của loại thể sống dựa trên sự tiêu hóa các hợp chất hữu cơ trên trái đất này.Nó là chúa tể vì nó đã có trong tay khả năng tiêu diệt mọi loài kể cả bản thân mình. Nó là chúa tể vì nócó khoa học và công nghệ để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên chung của muôn loài nhằmphục vụ cho mình là chính.Hãy hình dung vào buổi chiều của một ngày cuối tuần nắng đẹp và ấm áp, một số khá đông những “chủnhân ông” của Trái đất tập trung trên sân Old Trafford hoặc ngồi trước màn hình của chiếc tivi ở mọingõ ngách để hò reo cổ vũ cho trận bóng giữa đội MU và đội Chealse. Niềm vui và sự phấn khích tràntrề trên khuôn mặt họ đã đốt đi một lượng calo nhất định. Nhưng không sao, họ sẽ nạp lại nhiều hơn từnhững món ăn hấp dẫn và đầy dinh dưỡng đang đợi họ trên bàn trong những căn phòng bếp ngạt ngào

http://vietnamyoga.org

Page 159: Song Thien

mùi hương ẩm thực. Nhiều thú vui nữa đánh đổi bằng calo đang chờ họ ngay trong buổi tối hôm nay…Trong lúc ấy thì những thể sống cao cấp hơn đang tụ tập ở đâu đó trên một hành tinh nóng hoặc lạnhhơn trái đất đến mức chẳng có một hợp chất hữu cơ nào để mà nhấm nháp, hoặc đang chu du giữakhoảng không bao la, lạnh lẽo của vũ trụ với tốc độ không chậm hơn ánh sáng. Đổi lại, những thể sốngấy không cần phải làm gì để kiếm miếng cơm manh áo như những kẻ trần tục của trái đất. Năng lượnghọ cần tràn trề ở khắp mọi nơi. Chẳng biết họ có chơi đá bóng hay không hay là chỉ ca hát và đọc thơsuốt ngày như ở quê vợ của chàng Từ Thức…Ngày nay những hiểu biết về cấu trúc gen hình như lại một lần nữa làm các nhà khoa học ảo tưởng rằnghọ đã khám phá ra gần đến tận cùng bí mật của cuộc sống trên Trái đất. Thậm chí họ còn tạo ra nhữngsinh linh nhân bản. Nhưng đó đâu có phải là con người đã có thể thay thế thiên nhiên trong sinh sản racác loài sinh vật. Đó chỉ là một sự can thiệp vào qui trình sinh sản mà thôi, tuyệt nhiên không có ýnghĩa thần thánh nhân tạo gì. Người viết bài này đồng tình với quan điểm của nhà khoa học, ông Francis S. Collins, Giám đốc dự ángiải mã gen người, rằng càng hiểu biết sâu về gen càng thấy sự tinh tế hết mực trong thiết kế sự sốngcủa Đấng Tối Cao. Chỉ có điều tôi không phải là tín đồ của thuyết tiến hóa Darwin. Mỗi loài tronggiới thực vật đều có bản đồ gen từ lúc ra đời. Và tất nhiên nó phải được tạo thành từ những nguyên tốhóa học mà Người đã tạo ra trước đó. Vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi về đại thể các bộ gen củagiới sinh vật có những điểm tương đồng để rồi từ đó Darwin xây dựng nên thuyết tiến hóa. Ngay đếncon người đấy, đông như vậy mà cũng chẳng tìm được hai cá thể có dấu vân tay giống hệt nhau nữa là.Đa dạng về giống loài còn đi cùng với đa dạng về cá thể. Đó là một thiết kế chỉ có Thượng đế mớithực hiện nổi.Chỉ còn một câu hỏi cần phải tìm câu trả lời. Nếu quả thực có Thượng đế thì tại sao Người lại khôngbao giờ hiện diện bằng cách này hay cách khác để người trần mắt thịt như chúng khỏi phải hồ nghi.Gợi ý cho câu trả lời có lẽ lại phải tìm trong quy luật đa dạng. Nếu chúng ta biết được một cách đíchthực rằng, con người chỉ là những con rối trong tay một Đấng Tối Cao thì liệu cuộc sống còn ý nghĩahay không, màn kịch cuộc đời chắc không còn nhiều hấp dẫn, mọi động lực để thôi thúc con người dấnthân cũng chẳng còn nhiều. Với một Người đã thiết kế nên một thế giới phong phú và hoàn hảo như thếnày thì kịch bản ấy không thể chấp nhận. Nhưng nếu để con người tự tin đến mức vô thần thì vở kịchkia cũng không thể kéo dài. Tính ích kỉ nói trên sẽ biến loài người thành dã thú.Vì vậy trong sâu thẳm của bản chất con người đã được cấy vào một tiềm thức về tính nhân bản như mộtđối nghịch với tính ích kỉ. Nếu nhờ có tính ích kỉ mà con người năng động và tiến hóa thì tính nhân bảnlại giúp nhân loại vượt qua được những thời khắc nguy nan, chẳng hạn như trong các trường hợp thiêntai khủng khiếp, hoặc khi dân số giảm sút một cách đáng kể. Vì những lý do đó mà Sức mạnh Siêunhiên chỉ được hé lộ một cách gián tiếp và rất hãn hữu, như trong các trường hợp tâm linh chúng tavừa nhắc đến, đủ để giữ số đông sống có đức tin.

KếtĐể kết thúc bài viết này tôi muốn lấy câu truyện tiếu lâm dân gian của Việt Nam để nói về bản chất củakhoa học và tâm linh. Chuyện rằng nhà kia có hai cô con gái lấy hai chàng trai, một chàng là thư sinhnhiều chữ nghĩa, chàng còn lại chỉ là một anh nông dân cục mịch. Một hôm bố vợ cùng hai chàng rể duxuân. Đến bên bờ hồ ông bố hỏi hai chàng trai tại sao con vịt lại nổi được trên mặt nước. Chàng thưsinh bảo con vịt nổi vì nó có lông còn chàng nông dân thì chỉ nói: “Trời sinh ra thế”. Chỉ vào con ếchông bố vợ lại hỏi vì sao ếch biết kêu. Học sĩ cho rằng ếch kêu vì nó có cái họng to, trong khi chàngnông dân trẻ vẫn nói: “Trời sinh ra thế”. Khi nhìn thấy một hòn núi đá bị chẻ ra làm đôi ở trên bờ hồ,ông bố lại hỏi hai chàng con rể vì sao nó nứt. Anh con rể thông thái bảo rằng đá nứt do tác động của

Page 160: Song Thien

nắng và mưa, còn anh kia vẫn trả lời đơn giản là trời sinh ra thế. Khi bị ông bố vợ chê là kém hiểu biếtthì chàng nông dân bèn quay lại hỏi chàng thư sinh: “Cái thuyền có lông đâu mà nó cũng nổi, cái trốngcó họng đâu mà nó cũng kêu, còn “cái chỗ mà cậu từ đó chui ra" có bị mưa nắng gì đâu mà vẫn bị nứtvậy?”.Quả thật, khoa học đúng là cao siêu nhưng chỉ là đi tìm và giải thích những quy luật mà Siêu nhiên đãvạch ra trong bản thiết kế ban đầu. Vì vậy mọi cái trên đời này, trong vũ trụ này đều do Trời sinh rathế. Chỉ có điều chúng ta hay hồ nghi nên mới tìm hiểu xem Trời sinh ra và điều khiển chúng như thếnào. Vì vậy mà mới có khoa học.

Phong Doanh

http://vietnamyoga.org

Page 161: Song Thien

Khó khăn của cuộc đờivà Trách nhiệm của con người

Hòa thượng K. S. DhammanandaThích Tâm Quang dịch Việt

Nguyên tác: "Problems and Responsibilities"

Bạn có lo lắng không? Bạn có đau khổ không? Nếu có, xin mời bạn đọc cuốn sách nhỏ này để mở rộng tầm hiểu biết hơn vềnhững vấn đề bạn phải đối phó. Cuốn sách này để cống hiến cho bạn và cho những ai lo lắng.

SỢ HÃI VÀ LO LẮNGSợ hãi và lo lắng phát sinh từ ý niệm ảnh hưởng bởi những điều kiện trần thế, bắt nguồn từ tham dục và luyến ái. Thật ra, đời sống giốnghệt như một cuốn phim đang quay mà trong đó tất cả mọi thứ (hình ảnh) đều chuyển động, thay đổi không ngừng. Không một thứ gì trênthế gian này trường cửu và thường còn. Những người trẻ, khỏe mạnh sợ hãi bị chết non. Những người già yếu bệnh hoạn, lo lắng phải kéodài cuộc sống. Đứng ở giữa là những kẻ tham đắm dục lạc quanh năm.Niềm vui được hoan lạc hình như qúa ngắn ngủi. Niềm sợ hãi vì không được hoan lạc tạo lo âu hình như không bao giờ chấm dứt. Nhữngcảm nghĩ này thật ra rất bình thường. Cuộc đời lên bổng xuống chìm diễn tiến vói bản ngã hay cái "tôi" không thực tế chẳng khác nào tròmúa rối trên giây. Nhưng trí óc con người tự chính nó mới là tối thượng.Huấn luyện trí óc, nói một cách khác mở mang trí tuệ là bước đầu tiên để chế ngự tâm hồn hoang mang.Đức Phật dạy:"Từ tham dục nẩy mầm đau khổTừ tham dục nẩy mầm sợ hãiVới Ngài thoát vòng tham dụcKhông còn đau khổ, không còn sợ hãi."Tất cả luyến ái đều đi dến cuối cùng là phiền muộn. Cả nước mắt lẫn những lời chào từ biệt dài dòng cũng không chấm dứt được cái vôthường của đời sống. Tất cả mọi việc kết hợp đó đều không vĩnh viễn.Gìà trẻ đều đau khổ trong cuộc sống hiện tại. Không ai có thể tránh khỏi. Nhiều thiếu niên lớn lên trong đau khổ. Chẳng phải như con ếch(ngồi đáy giếng) hay con nòng nọc (duới nước), cũng vẫn rất dễ hiểu là thiếu niên thiếu kinh nghiệm trong việc thiết lập được mối tươngquan tốt đẹp vói người khác phái. Các chàng trai này khoe sắc đẹp để gây ấn tượng cho người khác phái hãnh diện cho rằng mình là đốitượng của dục tình. Cả hai đều thiếu thái độ thực tế nhưng họ nghĩ là họ đã trưởng thành. Họ sợ hãi có thái độ bình thường chân thật vìhọ sợ bị chế nhạo. Thái độ cư xử như vậy có tiềm lực đi đến lợi dụng. Sợ hãi bị gạt bỏ cũng như lo lắng giá trị bản ngã bị suy giảm. Tìnhyêu không được đáp ứng làm tan vỡ trái tim của thanh thiếu niên vì lẽ họ cảm thấy chính họ đã tự đánh lừa họ. Đôi khi một vài thiếu niênđã tự vận. Những vết thương tình cảm trên có thể tránh được nếu đời sống được nhận thức đúng vói thực tế. Người trẻ phải được dạydỗ theo hướng đi của Phật Giáo để họ có thể truởng thành chín chắn, đúng đuờng hướng."Dù ở đâu đi nữa, sợ hãi phát xuất, thì cũng chỉ phát xuất nơi người mất trí điên khùng và không bao giờ phát xuất nơi người khôn ngoan."Đó là lời Đức Phật dạy. Sợ hãi không ngoài là một trạng thái của tâm thần. Trạng thái tâm thần cần phải được chế ngự và hướng dẫn.Tạo hóa phú cho con người có thể kiềm chế tuyệt đối một điều, đó là tư tưởng Tất cả mọi thứ mà con người tạo ra phát xuất từ một dạngthức của tư tưởng. Đó là cái chìa khóa giúp cho ta hiểu được nguyên lý để trấn áp đuợc sợ hãi.Một nhà cơ thể học Anh nổi tiếng có lần được hỏi bởi một sinh viên về phương cách hữu hiệu nhất để chữa trị bệnh sợ hãi, đã trả lời:"Hãy cố gắng làm một điều thiện gì cho một người nào đó". Người sinh viên hết sức ngạc nhiên về câu trả lời này nên yêu cầu giảngthêm cho sáng tỏ vấn đề . đã được vị thầy học này giải thích: "Bạn không thể nào có thể có hai tư tưởng chống đối nhau cùng một lúctrong đầu óc. Tư tuởng này đến thì tư tưởng kia đi. Nếu chẳng hạn tâm trí bạn đang hoàn toàn bận bịu với niềm mong ước không vị kỷđể giúp đỡ một người nào đó, bạn không thể cùng một lúc chứa chấp niềm sợ hãi trong đầu óc bạn"."Lo âu làm cạn khô máu nhanh hơn là tuổi già". Sợ hãi và lo lắng vừa phải là bản năng bảo vệ tự nhiên. Nhưng sợ hãi triền miên khônghợp lý, kéo dài là kẻ thù tàn nhẫn của cơ thể con người. Chúng làm trở ngại cho sự hoạt động bình thường của cơ thể.

GIỮ VỮNG TINH THẦNTâm trí của con người ảnh hưởng sâu đậm đến cơ thể. Tâm trí có nhiều tiềm năng là một vị thuốc để chữa trị mà cũng có thể là một loạiđộc dược cho cơ thể. Khi tâm trí xấu xa, có thể giết một chúng sanh, nhưng khi tâm trí điềm tĩnh, chuyên cần đem lợi ích cho con người.

Page 162: Song Thien

Khi tâm trí được tập trung vào những tư tưởng lành mạnh, hỗ trợ bởi sự cố gắng và hiểu biết chính đáng, tác dụng phát xuất rất rộng lớn.Tâm trí thanh tịnh, tư tưởng lành mạnh đưa đến một cuộc sống khỏe mạnh, thoải mái.Đức Phật dạy: "Không có kẻ thù nào làm hại chúng ta bằng tư tưởng của chính chúng ta về tham dục, đố kỵ, ganh ghét vân vân...".Một người không làm sao điều hợp tâm trí mình cho thích đáng đối với hoàn cảnh thì chẳng khác nào như đã chết. Hãy quay tâm trí vàonội tâm và cố gắng tìm thấy lạc thú trong lòng.Chỉ khi tâm trí được kiềm chế và hướng dẫn đúng cách, nó sẽ trở nên rất hữu ích cho chính sở hữu chủ và cho xã hội. Một tâm trí phóngtúng không kiềm chế được sẽ nguy cơ cho chính sở hữu chủ và người chung quanh. Tất cả sự tàn phá reo rắc trên thế giới là do sự tạothành loại người mà tâm trí không đuợc huấn luyện, kiềm chế, cân nhắc, thăng bằng.Bình tĩnh không phải là suy nhược. Một thái độ bình tĩnh luôn luôn thấy nơi con người có văn hóa. Chẳng khó khăn gì cho một người giữđược bình tĩnh trước những sự thuận lợi, nhưng giữ được thái độ bình tĩnh khi gập việc bất ổn thì thực sự là khó. Chính vì đức tính khókhăn ấy mới đáng đạt cho được vì thực hiện sự bình tĩnh và làm chủ lấy mình, con người đó tạo đưọc một nghị lực sung mãn.

TIẾNG NÓI CỦA THIÊN NHIÊNCon người hiện đại không nghe tiếng nói của thiên nhiên vì bận bịu với lòng ham muốn vật chất và lạc thú. Hoạt động tâm thần của ngườiđó qúa mải mê với những thú vui trần tục nên đã chểnh mảng không lưu ý tới sự cần thiết của chính tâm trí mình. Thái độ bất thường củacon người hiện đại dẫn ngay đến kết quả trong một nhận định sai lầm về đời sống trên thế gian và về mục đích tối hậu của cuộc đời. Đólà nguyên nhân của tất cả các mối thất vọng, lo âu, sợ hãi, bấp bênh trong hiện tại.Nếu một ngưòi tàn bạo và độc ác, sống trái vói định luật thiên nhiên và vũ trụ, hành động, lời nói và tư tưởng của người này sẽ làm ônhiễm bầu khí quyển. Thiên nhiên bị lạm dụng sẽ không thỏa mãn nhu cầu cho con người mà còn dành cho con người tàn phá, mâu thuẫn,truyền nhiễm và thiên tai thảm họa.Nếu con người sống hòa hợp với định luật thiên nhiên, có một cuộc sống chính đáng, thanh tịnh bầu khí quyển qua những giá trị của đứchạnh, đem lòng từ bi tình thương đến cho chúng sanh, con người đó mang hạnh phúc đến cho nhân loại. Một ngưòi thật sự yêu chuộnghòa bình sẽ không vi phạm tự do của kẻ khác. Thật là sai trái khi nhiễu loạn hay lừa gạt người khác.Bạn có thể là người rất đa đoan công việc nhưng bạn hãy dành một vài phút trong một ngày để thiền định hay đọc sách có giá trị. Thóiquen này sẽ giúp cho bạn khỏi phiền não và mở mang tâm trí. Tôn giáo đem lợi lạc cho bạn, cho nên bổn phận của bạn là phải nghĩ đếntôn giáo. Hãy dành thì giờ để tham gia các cuộc hội họp trong bầu không khí tôn giáo. Dù chỉ ít phút sống với các vị hướng dẫn tinh thầntạo được các kết quả tốt.

BỆNH TÂM THẦN VÀ KHUYNH HƯỚNG TỘI ÁCViệc gia tăng các loại bệnh tâm thần và nhiễu loạn là bệnh được báo nguy nhất trong tất cả các thứ bệnh của thời đại tiền tiến. Càngngày càng có nhiều người bị bệnh tâm thần trên thế giới,đặc biệt tại các quốc gia giầu có.Trong nhiều trường hợp, yếu tố gây tội ác trong xã hội của chúng ta được ghi nhận là do các bệnh tâm thần. Kết quả khẳng định tiênđoán bắt nguồn trực tiếp từ công trình khảo cứu của Freud, là việc xác nhận những kẻ gây tội ác và phạm tội là những người bị bệnh thầnkinh; những người này cần được chữa trị hơn là bị trừng phạt. Nhìn vào vấn đề với quan điểm rộng rãi đó là căn bản của tất cả mọi cảicách trong xã hội "cấp tiến" phải thay thế hình phạt bằng sự giáo dục cải tạo.

BIẾT NGƯỜI LÁNG GIỀNG CỦA BẠNKhi chúng ta không nhìn thấy cuộc sống của người khác ra sao thì chúng ta không thể học hỏi được cách sống . Du lịch là một hình thứctốt nhất của giáo dục. Tiếp xúc với những người lạ lòng chúng ta cảm thấy có thiện cảm nhiều hơn. Sự thiếu khoan dung thường phát xuấttừ không thấu triệt được nhu cầu cũng như cách suy nghĩ của một con người khác.

NGƯỜI KHÔNG HẠNH PHÚCĐức Phật daỵ con người không hạnh phúc là do lòng ham muốn vị kỷ: dùng tiền bạc để mua nhiều lạc thú, nhiều quyền thế hơn ngườikhác, và quan trọng hơn tất cả là sống mãi mãi, cả đến khi sau cái chết! Ham muốn những dục vọng trên làm con người ích kỷ. Nhữngngười này chỉ nghĩ đến mình, không lưu ý đến những gì sẩy ra cho người khác Khi những ứơc vọng không đạt được, họ trở nên bồn chồnvà bất mãn. Con đường duy nhất để tránh sự ray rứt bất an ấy là quét sạch lòng ham muốn, nguyên nhân tạo ra. Việc đó thật khó khăn;nhưng khi con người đạt được, sẽ trân trọng nó.

THỜI GIAN SẼ CHỮA LÀNH CÁC VẾT THƯƠNGPhiền muộn trôi qua. Cái đã làm cho bạn phải rơi lệ, rồi cũng quên đi. Bạn có thể nhớ lại bạn đã khóc, nhưng tại sao bạn phải khóc nhưvậy chứ! Chúng ta lớn lên qua dòng đời, chúng ta thường ngạc nhiên tại sao đang đêm chúng ta sực tỉnh, nghĩ đến những việc làm chochúng ta lo ngại ban ngày và làm sao chúng ta còn nuôi dưỡng lòng oán hận một người nào đó và tại sao những ý tưởng như vậy cònvương vấn trong đầu óc chúng ta. Chúng ta có thể nổi cơn thịnh nộ lúc bị kích thích vì một điều gì đó, và sau này khi tự hỏi cái gì đãkhiến cho ta nóng giận như vậy và ngạc nhiên khi hiểu rõ được chúng ta đã phí thì giờ và năng lực vào đấy. Lẽ ra chúng ta ngưng hànhđộng như trên thì trạng thái không hạnh phúc sẽ qua đi và bắt đầu nghĩ đến điều gì khác lành mạnh hơn.Phiền muộn của bạn đến thế nào đi nữa, dù bạn có thể cảm thấy đau buồn đến thế nào đi nữa, thời gian cũng hàn gắn được các vết

http://vietnamyoga.org

Page 163: Song Thien

thương này. Nhưng chắc chắn phải có một điều gì đó mà chúng ta có thể làm được để chúng ta khỏi phải buồn đau ngay từ lúc đầu. Tạisao chúng ta phải để việc này việc kia hay phiền muộn tiêu hao năng lực của chúng ta và làm chúng ta không hạnh phúc? Câu trả lời làkhông phải các phiền muộn đó đâu. Chính là tự chúng ta làm cho chúng ta không hạnh phúc mà thôi. Có thể là bạn gặp một vài điều khó khăn nơi bạn làm việc, tuy nhiên bạn không nên mang bầu không khí xấu tại đó về ô nhiễm căn nhàbạn. Bạn phải hiểu rằng những khó khăn ấy phải chấm dứt. Giải đáp có thể tìm thấy khi đạt được giải thoát khỏi những ham muốn vị kỷcủa bạn bằng cách loại trừ tất cả sự hồ đồ và ngu muội.Bất cứ lúc nào khi chúng ta thất bại trong việc tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề, chúng ta có khuynh hướng tìm một bung sung để trútlên những hoảng hốt của chúng ta. Chúng ta không chuẩn bị để chấp nhận các nhược điểm của mình. Thật là dễ dàng đổ lỗi cho kẻ khác.Thật ra, có một số người thích thú làm như vậy. Đó là một thái độ áp dụng hoàn toàn sai quấy. Chúng ta không nên đem sự bực bội củachúng ta đến cho người khác. Chúng ta nên hết sức mình chấp nhận khổ đau và bình tĩnh giải quyết các khó khăn của chúng ta. Chúng taphải chuẩn bị để đối đầu với bất cứ những khó khăn nào đến với chúng ta.

BẦU KHÔNG KHÍ LÀNH MẠNHNhững lời đùa cợt và phê bình chẳng ngọt ngào gì nhằm thẳng vào bạn, phải được bạn làm cho chệch hướng trong niềm hoan hỷ. Đó làcách duy nhất để tránh thù hận với bất cứ ai. Không giữ được bình tĩnh trong lúc thi đấu có thể làm cho tinh thần bạn căng thẳng. Bạn sẽthua cuộc lẽ ra phần thắng về bạn. Bạn cũng làm những ai đang xem cuộc đấu mất vui.Không có một cách nào bạn có thể thay đổi một ai trên thế gian này theo đường lối của bạn suy nghĩ. Không thể nào được cả đến khiđường lối đó là điều mong ước. Nếu tất cả mọi người đều dồng ý với bạn thì thế giới này rồi chẳng mấy chốc chẳng còn ý kiến nữa.Có nhiều cách để sửa một người khi người này sai. Nếu bạn phê bình, trách cứ và sỷ vả người ấy trước công chúng, bạn sẽ bị làm nhụcvà không sửa được người đó. Phê bình chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều kẻ thù. Nếu bạn có thể tỏ ra lo lắng cho tương lai của người đó bằngnhững lời lẽ dịu dàng, người đó, một ngày nào đó, sẽ cảm ơn bạn.Không bao giờ nên dùng những lời lẽ thô lỗ hay những lời lẽ thiếu nhã nhặn trong bất cứ lúc nào bạn muốn giải thích quan niệm của bạnđể giải quyết vấn đề. Ngoại giao, khéo léo, lịch sự và lễ độ không làm buồn ai cả, thật ra mang lại nhiều lối thoát.Không nên cảm thấy ở vị thế chống đỡ khi những yếu điểm của bạn được nêu lên. Lầm lỗi của bạn là những biển chỉ đường tiến tới sựhọc hỏi để hoàn bị hơn. Khi một người không kìm hãm được nóng giận, kẻ đó sẽ thốt ra rất nhiều điều không nên nói. Không bao giờphanh phui bí mật riêng tư của người bạn cũ dù bạn tức giận người bạn này đến thế nào bây giờ đi nữa. Bạn sẽ bị giảm giá trị của mìnhtrong tiến trình và những người kia chẳng bao giờ còn nhìn nhận bạn là một người bạn tốt từ đó trở đi. Họ sẽ nghĩ rằng bạn có thể lại làmgiống như vậy như bạn đã làm hại người bạn cũ: Chẳng còn ai tin bạn cả.

HÃY CAN ĐẢM ĐỐI ĐẦU VỚI NHỮNG LỜI PHÊ BÌNHMật ngọt sanh bệnh, đắng cay giã tật. Tán dương thì đường mật, nhưng tán dương thái qua tạo thành bệnh; phê bình giống như viên thuốcđắng chữa khỏi bệnh. Chúng ta cần phải có can đảm, hoan hỉ nhận lời phê bình và không sợ hãi gì lời chỉ trích cả."Tật xấu ta nhìn thấy nơi người khácLà phản ảnh bản tính của chính ta"Cuộc sống của con người, hoàn cảnh và thế gian phản ảnh tư tưởng và niềm tin của chính mình. Tất cả mọi người là tấm gương cho chínhhọ, cho đau đớn, cho bệnh hoạn và cho tất cả.

HẠNH PHÚC VÀ CHỦ NGHĨA VẬT CHẤTNhiều người tin rằng họ chỉ cần tiền bạc là giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Họ cũng không hiểu rằng tiền bạc tự nó cũng có những vấnđề khó khăn kèm theo. Tiền bạc không thể giải quyết tất cả mọi vấn đề.Hầu hết con người chẳng bao giờ suy nghĩ cho chính xác. Mặc dù cuộc sống của họ tựa như cuộc rượt theo của con chó săn đuổi bắtcon thỏ mồi. Khi cuộc rượt bắt chấm dứt, tất cả mọi hứng thú sôi nổi đều tiêu tan. Nó thật giống như bản chất hạnh phúc nhục dục trongthế giới của chủ nghĩa duy vật. Ngay khi mục tiêu ham muốn đạt được, hạnh phúc chấm dứt và những ham muốn mới lại trỗi lên. Đạtđược mục tiêu hình như chưa đủ để thỏa mãn giống như cuộc rượt bắt vậy.Hoặc khi chúng ta mất mát gì, hãy nhớ tới lời khuyên sau:"Đừng nên nói cái đó là của bạn và cái đó là của tôiChỉ nên nói cái đó đến với bạn và cái đó đến với tôiCho nên đối với tất cả những gì là huy hoàng không còn tồn tại nữa,Chúng ta chẳng nên hối tiếc cái bóng mờ đó"Của cải chẳng phải là thứ gì mà bạn phải tích lũy vì tham dục. Của cải chỉ nhằm cho an sinh của bạn cũng như cho những người khác.Hãy cố gắng làm cho thế giới chung quanh bạn có một đời sống tốt đẹp hơn. Hãy sử dụng của cải của bạn một cách khôn ngoan để giảmthiểu các niềm đau của người nghèo khổ, người bệnh tật, người gìà cả. Hãy chu toàn nhiệm vụ của bạn với dân tộc, xứ sở và tôn giáo.Khi thời điểm đến cho bạn phải ra đi, hãy tưởng tượng đến nguồn an lạc và hạnh phúc mang đến cho bạn khi bạn nhớ lại những hànhđộng thiện và vị tha mà bạn đã làm.Tìm cách làm giầu qua cờ bạc chẳng khác nào trông chờ vào một đám mây lang thang che khuất mặt trời để tránh nắng. Mặt khác, tạodựng tài sản bằng chuyên cần bảo đảm cho bạn một tòa nhà an toàn trường cửu để tránh nắng mưa."Tài sản của bạn sẽ còn đó khi bạn chết. Bạn bè và thân quyến bạn tiễn đưa bạn ra tới huyệt. Nhưng chỉ chỉ có hành động tốt hay xấu do

Page 164: Song Thien

bạn làm trong cuộc sống (Nghiệp) là theo bạn xuống tận dưới mồ."Mơ tưởng làm giầu hấp dẫn như ma lực nhưng sợ hãi và lo lắng lúc nào ám ảnh trong lúc chờ đợi cái ma lực ấy mòn con mắt. Một lốisống giầu sang mang xáo trộn tâm thần. Giầu sang phú qúi nhưng dùng không đúng thi những điều đơn giản như tình bạn, kỳ vọng và tínnhiệm cũng chẳng đạt được. Khi lối sống bắt đầu tạo bất an, việc cần thiết đến trí tuệ để đưa chúng ta lại vào con đường chính đáng.Người giàu sang có những sự trao đổi, sợ hãi và lo lắng bị mất mát nên hạnh phúc tư hữu bị giảm thiểu.Vì hạnh phúc cá nhân, chúng ta nên tạo dựng của cải một cách chính đáng. Đức Phật nói:"Hạnh phúc thay cho những ai kiếm sống màkhông làm hại đến người khác" . Hạnh phúc không sẽ trường cửu và có ý nghĩa nếu của cải đem lại phiền não và đau khổ liền sau đó.Của cải do lừa lọc dẫn đế đố kỵ, nhưng của cải tạo dựng do lương thiện được kính nể.Của cải của bạn chỉ có thể kiến trúc cái nhà của bạn nhưng không xây dựng bạn được. Chỉ có đức hạnh của bạn mới xây dựng bạn. Bộđồ chỉ tô điểm xác thân của bạn nhưng không làm đẹp bạn được. Chỉ có phẩm hạnh của bạn mới có thể làm đẹp bạn.Sau hết, thật là sung sướng hiểu được "hạnh phúc chỉ là hương thơm bạn không thể rót vào người khác mà không vuơng vài giọt trênchính người bạn". Thế gian không như ý bạn muốn, nhưng bạn có thể hướng con tim bạn tìm hạnh phúc trong đó. Chỉ khi nào bạn chịuđau khổ vì làm việc thiện thì bạn mới vượt lên trên các người khác trong hiểu biết và hạnh phúc cá nhân mình."Nếu chúng ta muốn tìm hạnh phúc, chúng ta hãy chấm dứt suy việc nghĩ về biết ơn và bội ơn và hãy cho niềm vui nội tâm của bố thí. Bộiơn rất thường tình - như cỏ dại. Biết ơn như đóa hoa hồng. Đóa hoa này phải được chăm sóc, tưới nước, nuôi dưỡng, yêu dấu và chechở. (Dale Carnegie)

HÀNH ĐỘNG KHÔN NGOANCon người phải biết sử dụng tuổi thanh xuân, của cải, kiến thức đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách vì lợi ích cho chính mình cũng như chotha nhân. Nếu người đó sử dụng sai trái quyền lợi của mình, sẽ đưa đến sự suy sụp."Con người phải đủ kiên cường để biết khi mình yếu, đủ can đảm để đối phó với sợ hãi, tự hào và không quỵ lụy trong thất bại chínhđáng, khiêm nhường và nhã nhặn khi chiến thắng".Nhiều người may mắn bỗng nhiên đưọc hưởng của cải do tình cờ hay do thừa huởng gia tài. Nhưng không mấy ai đưọc phú cho có trí tuệđể bảo vệ, gìn giữ và sử dụng nó một cách hữu ích. Bất kỳ những gì không do mồ hôi nước mắt tạo nên, thường bị lạm dụng và phung phí.

CHÚNG TA HÃY TỰ ĐIỀU CHỈNHPhong tục và tập quán là những mối quan hệ quan trọng cho việc học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm con người trong bất cứ cộng đồng nào.Tình trạng khó xử mà ta phải đối phó trong thế gian chẳng bao giờ thay đổi này phải hay không phải sống với qúa khứ hay sống từ bỏ qúakhứ. Bao giờ cũng có một (khỏang cách) "thế hệ trống" giữa già và trẻ vì những nhận định khác nhau về hoàn cảnh thay đổi và về giá trị.Người già sợ người trẻ có thể mất gia tài truyền thống và người trẻ lo âu qúa khứ cổ xưa có thể là một chướng ngại cho đời sống vănminh. Sự thay đổi bao giờ cũng phải được xem xét rất cẩn thận.Văn hóa bình dân tạo những thần tượng nhất thời và những anh hùng dân gian tượng trưng với các hình ảnh tương phản với lối sống (hiệnđại). Quần chúng chiết trung (đứng giữa) giúp đỡ làm vững mạnh thêm những hình ảnh đó và những đầu óc non dại phải ngả về chấpnhận mọi thứ mà họ bênh vực. Cũng có những thông điệp chính trị và xã hội như những phong trào Hippie hay Yupie nhưng là điều sốngcòn cho những người trẻ phải có trí tuệ của người già để giúp họ phân biệt phải trái. Thời gian thử nghiệm chứng minh những giá trị tốt cổxưa không thay đổi. Những giá trị như tiết kiệm, thành thật, phóng khoáng, và siêng năng của cuộc sống có phẩm cách lúc nào cũng vầntươi tốt trong bất cứ cộng đồng nào.Tại Á Châu, các phong tục và tập quán trong các hôn lễ và các tang lễ rất quan trọng. Câu hỏi là phải hay không phải chúng ta có nêntiêu quá nhiều tiền và dành qúa nhiều thì giờ vào những phong tục, tập quán đó không trong thế giới hiện đại. Có thật là cần thiết không?Không có một lời khuyên nào tốt hơn bằng lời dạy của Đức Phật trong kinh Kalama:"Khi bạn tự biết: "Những điều đó đó không lợi lạc gì, có thể bị chê bai, lên án bởi các nhà hiền triết, đem áp dụng sẽ đưa hậu quả đến taihại và đau khổ, bạn nên bỏ các điều này.... Khi bạn tự biết: "Các điều đó lành mạnh, không có lỗi, ca ngợi bởi các nhà hiền triết, đem ápdụng, hậu quả đưa đến an sinh và hạnh phúc, bạn nên mang áp dụng và tuân theo."Mỗi con người là một sáng tạo của vũ trụ. Chừng nào mà con người còn quan tâm đến xã hội con người và việc tái lập trật tự thế giancho tốt đẹp hơn, thời gian bao giờ cũng sẽ là nhịp cầu nối giữa người trẻ và người già. Lo âu và sợ hãi trên chiều hướng thay đổi sẽ khôngcòn thắt chặt nữa. Những người già chỉ cần nhớ lại, trưóc đây khi các cụ thân sanh đã phản đối một số lối sống hiện đại đang thịnh hànhkhi họ còn trẻ như thế nào. Chấp nhận những dị biệt cho vấn đề là một đức hạnh. Một thái độ cởi mở mới là một thái độ hạnh phúc.

HÃY LO ĐẾN VIỆC CỦA MÌNHThật là sung sướng được tham gia vào việc riêng của bạn mà không có nghi ngờ trong đầu óc về người khác. Đây là lời khuyên của ĐứcPhật:"Ta không nên tìm lỗi của kẻ khác, những điều đã làm, những điều chưa làm xong của họ, mà phải tìm trong hành động của mình vềnhiệm vụ và sơ sót chểnh mảng của mình.""Người mà lúc nào cũng dòm ngó lỗi lầm của người khác, cáu kỉnh, tính xấu nhơ bẩn của chính mình càng tăng trưởng. Người đó khó cóthể đoạn diệt được tính nhơ bẩn."Thấy lỗi người thì dễ, nhưng lỗi của chính mình thì quả thật khó thấy. Lỗi của người thì ta sàng sẩy để quan sát tỷ mỷ, nhưng của ta thìdấu kín như người đi bẫy chìm ngụy trang để núp trốn". http://vietnamyoga.org

Page 165: Song Thien

Không ai tránh khỏi chỉ trích và phê bình. Đức Phật dạy:"Lặng thinh cũng bị trách. Nói ít, nói nhiều cũng bị trách Cho nên không có một ai trên thế giới này mà không bị trách cứ. Ngài nói tiếp:"Ngay cả bây giờ, và sẽ chẳng bao giờ có một ai hoàn toàn bị trách cứ hay hoàn toàn được tán dương ".Không phải tất cả những người phê bình bạn là những kẻ thù của bạn. Trong dịp này bạn có thể dùng những lời phê phán của họ để tìmnhững yếu điểm của bạn mà bạn không thấy.Bạn không nên bỏ việc tốt đang làm chỉ vì phê bình. Nếu bạn có thể chấp nhận các yếu điểm của chính bạn, đương nhiên bạn có sứcmạnh tinh thần để thành công."Những người cao qúi không đi lệch hướng con đường chính đáng, mặc cho cái gì xẩy ra, không còn tham dục theo các thú vui trần tục.Người khôn ngoan lúc nào cũng bình tĩnh và kiên trì trong đầu óc, lúc vui cũng như lúc buồn."

KHÔNG THÀNH KIẾNBạn không nên đi ngay đến bất cứ một quyết định vội vàng nào đối với tất cả vấn đề gì khi bạn đang trong một tâm trạng bất an hay bịkhiêu khích. Bất cứ một quyết định nào hay một kết luận nào trong thời gian ấy có thể làm cho bạn hối tiếc một ngày nào đó. Hãy để chođầu óc của bạn trước nhất thanh thản đã rồi suy nghĩ. Cách phán đoán như vậy của bạn sẽ không có thành kiến.Trau dồi độ lượng, độ lượng giúp bạn có cảm tình với những ai gập khó khăn. Tránh những phê bình không cần thiết. Phải nên hiểu rằngcả đến người giỏi nhất cũng không thể không sai lầm được. Những yếu điểm bạn nhìn thấy nơi người láng giềng có thể tìm thấy ngay nơibạn đó. Có câu nói rằng bạn không nên ném đá vào người khác trong khi bạn ở trong lồng kính.

KHIÊM TỐNKhiêm nhường là biện pháp của người khôn ngoan để hiểu biết sự khác biệt giữa điều đó là gì hoặc điều đó chưa là gì cả. " Chính ĐứcPhật bắt đầu sứ mạng hoằng pháp của Ngài bằng cách loại bỏ tất cả cái kiêu hãnh của một vị hoàng tử bằng một hành động tự khiêmcung. Ngài đã đạt được thánh quả ngay trong đời sống của Ngài nhưng chẳng bao giờ Ngài mất cái hồn nhiên của Ngài, và chẳng baogiờ mang cái vẻ giỏi hơn người. Những bình luận và ngụ ngôn của Ngài chẳng bao giờ hoa mỹ phô trương. Ngài lúc nào cũng tỏ là mộtngười hết sức khiêm nhường. Ngài chẳng bao giờ để mất đi tính hài hước của Ngài.

ĐỪNG PHÍ PHẠM THÌ GIỜPhí phạm cuộc sống của một con người trong lo lắng về tương lai, tiếc nuối về qúa khứ, biếng nhác hay không lưu ý đến gì cả, chứng tỏngười đó thiếu khả năng để giữ địa vị là một sanh vật thượng thặng sáng tạo cao qúi trên trái đất. Người đó sẽ tạo nghiệp xấu cho mìnhvà sẽ bị loại bỏ xuống nơi không xứng đáng thích hợp cho mình. Nhớ điều đó trong đầu và làm các điều thiện trong cuộc sống. Phí phạmthì giờ, bạn không những làm tổn thương cho chính bạn ma còn làm hại đến người khác, vì thì giờ của bạn cũng như của người khác hoặcthì giờ của người khác chính là thì giờ của bạn.

NHẪN NẠI VÀ KHOAN DUNGHãy kiên nhẫn với tất cả mọi chuyện. Nóng giận sẽ đưa đến con đường mù quáng. Trong khi bực bội, làm phiền người khác và làm chínhmình đau khổ. Nóng giận làm suy yếu cơ thể và làm xáo trộn đầu óc. Một lời cục cằn giống như một mũi tên từ cây cung bắn ra khôngbao giờ có thể lấy lại được dù cho bạn có cải chính đến cả ngàn lần.Một số sinh vật không thể nhìn thấy ban ngày trong lúc một số sinh vật khác không nhìn thấy ban đêm. Nhưng người nóng giận đến cựcđộ thì không nhìn thấy gì hết cả ban ngày lẫn ban đêm.Với ai và với cái gì bạn tranh đấu khi bạn nóng giận? Bạn tranh đấu với chính bạn, chính bạn là kẻ thù tệ hại nhất của bạn. Trí óc bạn làngười bạn tốt nhất của bạn nhưng nó cũng rất dễ dàng trở nên kẻ địch nguy hại nhất của bạn đấy. Một vài loại như bệnh tim, phong thấp,và bệnh ngoài da được truy cứu là do sự oán giận, căm hờn và ghen ghét kinh niên. Những cảm nghĩ phá hoại như vậy đầu độc tim bạn.Những cảm nghĩ này nuôi dưỡng việc phát triển các bệnh tiềm ẩn làm suy giảm sự kháng cự tư nhiên của cơ thể chống lại các vi trùngcủa bệnh tật.

TỪ ÁC ĐỔI THÀNH THIỆNNếu bạn không muốn có kẻ thù, trước tiên là bạn phải giết kẻ thù lớn nhất chính nơi bạn - đó là sự nóng giận của bạn. Nếu bạn bị xáotrộn bởi kẻ thù của bạn có nghĩa là bạn đã làm đúng những ước vọng của kẻ thù bạn, bạn đã vô tình xa vào bẫy của kẻ thù.Bạn không nên nghĩ rằng bạn chỉ học hỏi được từ những ngưòi tán dương bạn, giúp bạn, và thân cận gần gũi với bạn. Bạn có thể học rấtnhiều điều từ kẻ thù của bạn. Bạn không nên nghĩ rằng những điều đó hoàn toàn sai chỉ vì lẽ các điều đó xẩy ra ở nơi kẻ thù của bạn.Những kẻ thù bạn cũng có một số các đức tính tốt.Bạn không thể loại bỏ kẻ thù bằng lấy ác diệt ác. Lấy ác thì chỉ tạo thêm thù mà thôi. Phương pháp tốt nhất để chống lại kẻ thù là manglòng từ tâm thương yêu đến họ. Bạn có thể nghĩ rằng điều đó không thể làm được hay không cần thiết. Nhưng đường lối đó đã đượcchứng minh ở một người có văn hóa. Khi bạn đến để tìm hiểu một người nào đó rất giận giữ với bạn, trước nhất bạn hãy gắng tìm nguyênnhân. Nếu là do lầm lỗi của bạn, bạn nên thừa nhận và không ngần ngại gì xin lỗi người đó. Nếu do vì những sự hiểu lầm nào đó xẩy ragiữa hai người, thì bạn nên làm sáng tỏ bằng cách giãi bầy tâm sự.Nếu do vì ghen ghét, cố gắng đem tâm từ lòng thương yêu đến người đó. Bạn có thể ảnh hưởng, cảm hóa người đó bằng trí huệ. Bạn có

Page 166: Song Thien

thể không hiểu tại sao nó lại có kết qủa, nhưng kinh nghiệm của nhiều người đã chứng minh đó là một phương pháp mạnh nhất, khônngoan và dễ dàng để chiến thắng. Phương pháp đó được đặc biệt đề cao đem áp dụng trong Phật Giáo. Lẽ đương nhiên, muốn làm vậy,bạn phải tự tin, kiên nhẫn chính nơi bạn. Làm như thế, bạn có thể làm cho kẻ thù hiểu được chính họ sai. Ngoài ra, bạn cũng được lợi lạctrong nhiều chiều hướng vì không còn kẻ thù trong tâm bạn nữa.

LÒNG TỪ TÂM THƯƠNG YÊUChừng nào còn có một đồng loại đơn côi được an ủi bởi những lời dịu dàng của bạn, được bạn làm cho phấn khởi và hứng thú,được bạncó thể giúp đỡ với của cải trần thế của bạn thì dù việc bác ái này nhỏ nhoi đến thế nào nữa bạn vẫn là một tài sản qúy báu của nhân loại.Bạn không nên bao giờ ngã lòng và phiền muộn.Có thể có đôi khi khi những người mà bạn thương mến hình như không lưu ý đến bạn, làm tâm bạn có khuynh hướng nặng chĩu buồnphiền. Nhưng không phải lý do chính đáng làm bạn thất vọng. Còn vấn đề gì nữa khi mà bạn hiểu với tất cả tầm lòng từ tâm đối với ngườiđồng loại ? Đừng bao giờ ỷ lại vào người khác vì hạnh phúc riêng tư của mình. Kẻ muốn bảo đảm sự thỏa mãn của mình trong đời sốngbằng cách trông chờ từ người khác thì còn tệ hại hơn là người ăn xin qùy gối kêu khóc xin miếng ăn hàng ngày.

MỐI ĐE DỌA CỦA MA TÚY VÀ RƯỢU CHÈ.Rượu được mô tả là nguyên nhân chính của sự sa đọa thể chất và tinh thần của con người. Hiện nay, một hình thức xấu xa và tội lỗi hơnnữa là các loại ma túy độc hại và nguy hiểm, nhất là chất heroin, đã gây nhiều khó khăn cho nhân loại và xã hội. Vấn đề khó khăn nàylan rộng khắp thế giới. Hậu qủa của việc ghiền ma túy nghiêm trọng hơn và sinh tử hơn ghiền rượu nữa. Trộm cắp, cướp bóc, tội ác vềbạo dâm, lừa đảo các món tiền lớn đã xẩy ra do ảnh hưởng đ?c hại vì ghiền ma túy.Các bạo chúa ma túy, chưa thỏa mãn là sự chết chóc của các con buôn mà còn gắng sức để kiểm soát các chính phủ yếu bằng thamnhũng, hối lộ, đảo chính và bom đạn. Về đường lối chính trị, các chính phủ phải bảo vệ nguời dân chống lại việc dùng ma túy. Đúng, bạochúa ma túy trong những mưu đồ qủy quyệt, đã đe dọa đến tận nền móng của xã hội - nhân phẩm của con người . Những nhà phát ngôncó lương tri và gia đình của họ sống trong đe dọa của tử thần vì họ đã dám bước qua con đường phi luật pháp của bạo chúa ma túy.Nếu không có sự phối hợp quốc tế để dập tắt tội lỗi này, tiềm năng và tương lai của các dân tộc đương nhiên bị lu mờ không bảo đảm.Trên khắp thế giới, hàng triệu triệu Mỹ kim kiếm được từ lao động nhọc nhằn đã phải dùng đến để chi tiêu trong việc bài trừ ma túynhưng ma túy vẫn còn. Bổn phận của chúng ta là phải giúp đỡ với bất cứ phương tiện nào mà chúng ta có thể để nhổ tận rễ tệ nạn khủngkhiếp này và để ngăn ngừa con cái chúng ta khỏi bén bảng tới.Đời sống của một người ghiền ma túy hay một người ghiền rượu là một đời sống bị hành hạ khổ sở, địa ngục tại trần gian, sớm đưa đếnnhà mồ.

NGƯỜI SAYNgười say chối bỏ lẽ phảiChìm đắm trí nhớBiến thể khối ócSuy yếu sức lựcLàm viêm mạch máuGây thành các vết nội và ngoại thương bất trịLà mụ phù thủy của cơ thểLà con qủy của trí ócLà kẻ trộm của túi tiềnLà kẻ ăn xin ghê tởmLà tai ương của người vợLà đau buồn của con cáiLà hình ảnh một người hung bạoLà kẻ tự giết mìnhUống sức khoẻ của người khácVà cướp đoạt chính mình.Là con người, chúng ta phải có sự bình tĩnh để phân biệt giữa cái gì là điều thiện cái gì là tội lỗi. Hãy tránh xa ma túy và rượu và giúp đỡngười khác tránh xa. Đó là cách phục vụ vĩ đại nhất cho nhân loại.

BẠN TẠO THIÊN ĐƯỜNG VÀ ĐỊA NGỤC NƠI ĐÂY"Nếu bạn muốn sống hòa bình và hạnh phúc trên thế giới này, bạn cũng phải để những người khác sống hòa bình và hạnh phúc, cho nênbạn làm một cái gì cho thế giới này có ý nghĩa cho đời sống". Cho đến lúc nào mà bạn chưa tự điều chỉnh để sống hoà hợp theo nhữngnguyên lý cao thượng ấy thì bạn không thể có hạnh phúc và hòa bình. Đơn giản bằng cầu nguyện không thôi, bạn không thể hy vọng hạnhphúc và hòa bình từ thiên đường.Nếu bạn hành động theo đúng nguyên tắc luân lý bằng cách gìn giữ phẩm hạnh của con người, bạn tạo thiên đường của bạn ngay tại đây,

http://vietnamyoga.org

Page 167: Song Thien

thế giới này. Bạn cũng có thể tạo hỏa ngục trên trái đất này nếu bạn lạm dụng giá trị của đời sống con người. Không biết sống thế nàohòa hợp theo đúng định luật thiên nhiên vũ trụ thì chúng ta thường sai lầm vấp váp. Nếu mỗi người cố gắng tạo một cuộc sống không hạiai và đáng kính trọng, thì ta có thể thực sự hưởng hạnh phúc tốt hơn là loại hạnh phúc mà một số người hy vọng đạt được sau khi chết.Không cần thiết phải tạo dựng một thiên đường nơi nào đó để tưỏng thưởng cho đức hạnh hay tạo một địa ngục để trừng phạt tội lỗi thìcho dù bất kể ở niềm tin tôn giáo nào đức hạnh và tội lỗi có những hệ lụy không thể tránh được trên thế giới này. Từ bi với tất cả các sinhvật là con đường duy nhất tạo thiên đường. Có thể chúng ta có lý tưởng chói sáng hấp dẫn vì lợi ích của xã hội và xứ sở bằng khoan dungvà cảm tình sinh động cho tiến bộ và hạnh phúc của con người. Là con người chúng ta đã đạt được điều này là nhờ những cá nhân xuấtchúng đã chỉ ra con đường. Khi giúp đỡ tinh thần người khác, bạn đã tự giúp mình và khi bạn tự giúp mình tinh thần, bạn giúp đỡ ngườikhác.

HẠNH PHÚC LỨA ĐÔI TRONG CUỘC SỐNGĐối với một hôn nhân đứng đắn, người đàn ông và người phụ nữ thường nghĩ đến người hôn phối hơn là nghĩ đến chính mình. Hôn nhânví như một chiếc xe đạp dùng cho hai người . Cảm nghĩ an toàn và thoải mái đến từ sự cố gắng hỗ tương. Thiếu kiên nhẫn và hiểu lầm làlý do của hầu hết các vấn đề khó khăn trong gia đình. Người vợ không phải là một người đầy tớ của chồng. Người vợ đáng được kínhtrọng đồng đều. Tuy người chồng có bổn phận kiếm tiền nuôi gia đình, nhưng vẫn giúp đỡ gia đình trong các công việc nội trợ lặt vặt,không phải là hạ nam tính của đấng trượng phu. Đồng thời một người vợ luôn luôn than phiền và gắt gỏng không thể đền bù những thiếuthốn trong gia đình. Cũng không luôn nếu có sự nghi ngờ của người vợ về sự giúp đỡ của người chồng để tao hạnh phúc hôn nhân. Nếungười chồng có những nhược điểm, chỉ có lòng khoan dung và những lời ngọt ngào là có thể làm cho người chồng nhìn thấy ánh sáng.Hiểu biết chánh đáng (Chánh Tư Duy) và tư cách đạo đức là phần thực hành của trí tuệ.Hôn nhân là hạnh phúc nhưng nhiều người đã biến cuộc sống lứa đôi thành khổ sở bất hạnh. Sự nghèo nàn không phải là nguyên nhânchính của sự mất hạnh phúc. Cả chồng lẫn vợ phải trau dồi chia sẻ vui buồn mọi việc trong đời sống hàng ngày. Thông cảm lẫn nhau là bíquyết của hạnh phúc gia đình.

KHÔNG LO LẮNGBí quyết của đời sống hạnh phúc thành công là phải làm những gì cần làm ngay bây giờ, và đừng lo lắng về qúa khứ cũng như tương lai.Chúng ta không thể tái tạo qúa khứ và cững không thể tiên liệu mọi thứ cho tương lai.Nhưng có một lúc nào đó lúc thời gian qua mà chúng ta ý thức được việc tự chủ, đó là hiện tại.Nhiều người lo lắng về tương lai. Những người này cần phải học hỏi để thích nghi với mọi hoàn cảnh. Dù cái lâu đài nào nữa xây trongkhông khí, dù giấc mơ đến ra sao, lúc nào họ cũng phải nhớ là họ đang sống trong cái thế gian va chạm không ngùng và thay đổi này."Không có ngôi sao nào ta có thể tin tưởng được,Không có ánh sáng nào hướng dẫn ta,Nhưng chúng ta biết rằng chúng ta phảiLƯƠNG THIỆN, CÔNG BẰNG, THẲNG THẮN"

CỘT TRỤ CỦA THÀNH CÔNGThất bại nhưng là cột trụ của thành công. Học hỏi từ thất bại của chúng ta đưa đến thành công.Không bao giờ có bại thì cũng không bao giờ có thắng. Nếu chúng ta không gập thất bại và cay đắng, chúng ta chẳng bao giờ ý thứchương thơm ngọt ngào của chiến thắng; nó chỉ trở thành khúc ngoặt của những biến cố nhỏ nhoi không đáng kể. Thất bại không nhữnggiúp chúng ta đi đến thành công, còn làm cho ta thêm nghị lực, phấn khởi và giầu kinh nghiệm."Chúng ta sống, làm việc và mơ mộngMỗi người đều có kế hoạch nhỏĐôi khi chúng ta cười,Đôi khi chúng ta khóc,Và cứ vậy, ngày qua"

VẺ ĐẸP CHÂN CHÍNHNét xấu ề ngoài không phương hại gì đến nhân phẩm duyên dáng. Nếu một nguời xấu xí trau dồi đức hạnh của tình thương, tình thươngnày sẽ chứng tỏ trong nhiều đuờng thắng lợi - thanh thản, rạng rỡ, phong thái dịu dàng và lịch sự. Những nép đẹp hấp dẫn ấy dễ dàng bùtrừ lại bất cứ yếu điểm nào của bề ngoài.Một ngưòi đẹp trai mà điệu bộ mầu mè, kiêu căng thì nhìn không hấp dẫn, xa cách. Cái đẹp bên trong mới là vẻ đẹp chân chính. Vẻ đẹpbên trong có một phẩm cách đặc biệt, thu hút.

TẠI SAO KHÓ KHĂN KHI TỪ GIÃ THẾ GIỚI NÀY?Với đa số, cái chết là một biến cố không được hoan nghênh. Với qúa nhiều tham dục phải được thỏa mãn, nhiệm vụ của cuộc sống, mặcdù nhiều đau khổ lớn lao, chẳng bao giờ đủ để chấm dứt. Người ta cảm thấy thoải mái với ảo vọng hạnh phúc hơn là với thực tế của cáichết. Nếu tất cả phải nghĩ về việc này thì đó là giờ phút cuối cùng.

Page 168: Song Thien

Luyến ái vào đời sống thế gian tạo một niềm sợ hãi bệnh về cái chết. Nhưng sự thật thì tất cả đời sống không là gì cả mà duy nhất là đaukhổ. Cái chết là điều tự nhiên không thể tránh được. Không phải là nửa hoảng sợ như tư tưởng tự nó đang chết. Trí óc tự nó có khả năngtạo thành và phóng đại hình ảnh ma của cái chết. Lý do là tại đầu óc không được huấn luyện để nhìn thấy cuộc đời với tất cả cái vôthuòng và bất toại nguyện của nó. giống như bám vào các ảo ảnh y như một người đang chết đưối cố bám vào cọng rơm.Cái chết cũng tạo nên sự khó chịu cho những ai nhiệt thành cầu nguyện đấng siêu nhiên tuỏng tượng nào đó tha tội và cho một chỗ trênthiên đường khi cuộc sống hình như vô vọng. Đương nhiên sợ hãi cái chết là một hiện tượng tự nhiên của bản năng tự bảo toàn. Nhưngcó một con đường để vượt qua sự sợ hãi đó. Hãy làm một việc vị tha cho an-sinh người khác để đạt hy vọng và tự tin ở kiếp sau. Lòngvị tha thanh lọc tất cả luyến ái vị kỷ.Đầu óc thanh tịnh, không luyến ái các điều trần tục, bảo đảm hạnh phúc khi đi khỏi thế giới này. Đó là sự suy gẫm kiên trì về cái chết đểhiểu được cái vô thường của cuộc đời và trí tuệ để sửa chữa lối sống sai lầm, và để khỏi sợ hãi cái chết. Củng cố tinh thần để đối phóvới những sự việc và thực tế của cuộc đời. Hãy tránh các tham vọng không thực tế và không thể thực hiện được. Hãy phát triển lòng tựtin. Rồi bạn sẽ được thoải mái hơn để vượt qua các khó khăn của đời sống.

TRÁCH NHIỆMChúng ta đều có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác về những yếu điểm và bất hạnh của mình. Có bao giờ bạn nghĩ rằng chính bạn chịutrách nhiệm về tất cả những khó khăn của bạn không? Sự đau buồn của bạn không dính dấp gì đến tai ương của gia đình hay các tộinguyên thủy của cha ông. Cũng chẳng phải là việc làm ra của thần thánh hay ma qủy. Đau buồn của bạn do chính bạn tạo ra. Cho nênchính bạn là ngưòi cai tù cho chính bạn và cũng là người giải thoát cho chính bạn. Đồng thời, bạn tạo địa ngục hay thiên đường cho chínhbạn. Bạn có tiềm lực trở thành người tội lỗi hay trở thành thánh. Không ai có thể tạo cho bạn thành người tội lỗi hay thành thánh.Bạn phải học hỏi trau dồi để gánh lấy tránh nhiệm đời sống của bạn. Bạn phải học hỏi để chấp nhận những yếu điểm của bạn để khôngđổ lỗi hay phiền hà ai. Hãy nhớ câu của ngưòi xưa:"Người vô học thức lúc nào cũng đổ lỗi cho người khác; người bán học thức thì tự trách mình, và người có học thức thì sẽ không trách aicả".Bất luận một khó khăn nào phát xuất lúc nào hay tại đâu, là ngưòi hiểu biết, chúng ta nên tự tìm hiểu xem lỗi lầm do đâu mà ra không đổlỗi cho ai cả. Nếu mỗi người tự sửa chữa lấy mình, sẽ không có một khó khăn nào hay một sự xung đột nào xẩy ra trên thế giới này.Nhưng tiếc thay con người lại không bao giờ cố gắng để gia tăng tầm hiểu biết bằng hành động không thiên vị. Họ thích tìm kiếm nhữngbung xung để chịu báng thay thế cho họ. Họ chỉ nhìn bên ngoài họ để tìm nguyên nhân những khó khăn gây ra vì lẽ họ không thích chấpnhận những yếu điểm của chính họ.Trí óc của con nguời có qúa nhiều dối trá cho nên con người cố tìm cách bào chữa để chúng minh hành động của mình hầu tạo ảo tưởnglà mình không lỗi lầm. Đức Phật nói:"Thấy lỗi của người khác thì dễ, nhưng lỗi của chính mình thì quả thật khó thấy". (Kinh Pháp Cú)Để che dấu nhược điểm hầu bao che lầm lỗi của mình, nhiều người có một thái độ hung hăng với người khác vì nghĩ rằng làm như vậy họsẽ tránh được tình trạng xấu hổ hoặc tránh né những lời oán trách . Họ không hiểu rằng một thái độ như vậy không chỉ tạo thêm nhiềukhó khăn cho chính mình và ngoài ra còn tạo thêm bầu không khí nguy hiểm chung quanh hơn.Khi làm sai bạn phải thừa nhận là bạn sai. Đừng theo con đường của những kẻ vô học thức lúc nào cũng đổ lỗi cho người khác. ĐứcPhật nói:"Người điên mà không cho mình là điên, quả là một người điên thực sự. Và người điên biết mình điên, vì lẽ ấy, là một người trí". (KinhPháp Cú)Bạn chịu trách nhiệm về mọi nỗi buồn đau đến với bạn. Khi để, dù là một việc bất ngờ nhỏ xẩy ra, làm phiền hay đảo lộn đầu óc bạn, thìchính cái bất ngờ nhỏ nhoi ấy đưa dến buồn đau cho bạn. Bạn phải hiểu rằng điều đó không sai nhưng chúng ta mới sai.

TRÁCH NHIỆM CỦA BẠN VÀ SỰ HIỂU BIẾT LẪN NHAUHãy luôn nhớ bất cứ cái điều gi xẩy ra, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn nếu bạn biết giữ quân bình đầu óc của bạn. Bạn chỉ bị đau đớnbởi thái độ tinh thần mà bạn áp dụng cho chính bạn và cho các ngưòi khác. Nếu bạn tỏ một thái độ yêu thương tới nguời khác, bạn cũngsẽ nhận lại được giống như vậy một thái độ yêu thương. Nếu bạn tỏ ra oán ghét, bạn sẽ nhận được, không nghi ngờ gì, oán ghét trở lại.Một người giận dữ thở ra chất độc, chính người đó bị nhiễm độc và đau đớn nhiều hơn là làm người khác đau.Một người giận dữ la mắng người khác không thể nhìn thấy sự việc một cách đứng đắn tỷ như khói bốc làm mờ mắt. Kẻ nào khôn ngoankhông giận dữ sẽ không bao giờ bị đau khổ. Lúc nào cũng nhớ rằng không ai có thể làm bạn đau đớn được trừ phi chính bạn dọn đuờngcho nguời khác làm bạn đau khổ. Nếu bạn theo đúng Pháp (Chánh Mạng) Pháp đó sẽ che chở cho bạn. Đức Phật dạy:"Kẻ nào xâm phạm người ôn hòa, trong sạch và vô tội, qủa dữ sẽ dội trở lại kẻ cuồng dại ấy, như tung cát bụi ngược chiều gió (cát bụi sẽbay trở vào mắt)". (Kinh Pháp Cú)Nếu bạn làm người khác nổi giận, bạn phải chịu trách nhiệm về những hậu quả gây nên. Tỏ thái độ hung hăng, bạn sẽ chỉ làm đúng điềukẻ thù mong muốn.

KHÔNG TRÁCH CỨ NGƯỜI KHÁCNếu bạn biết giữ vững đúng tinh thần bạn, những việc xẩy ra bên ngoài sẽ không ảnh hưởng gì bạn. Bạn không nên đổ lỗi cho hoàn cảnhkhi sự việc sai lầm. Bạn không nên nghĩ rằng bạn không may mắn, là nạn nhân của số mệnh, hay người nào đó nguyền rủa bạn hay "bùahttp://vietnamyoga.org

Page 169: Song Thien

trú" bạn. Dù với lý do nào mà bạn cho là phải đi nữa, bạn cũng không thoát khỏi trách nhiệm về hành động của chính bạn. Cố gắng giảiquyết vấn đề, không hờn dỗi. Cố gắng làm việc vui vẻ cả đến trong những hoàn cảnh hết sức thử thách.Hãy can đảm để đối đầu với bất cứ thay đổi nào nếu sự thay đổi này đương nhiên và cần thiết, cho nên bạn phải đủ can đảm chấp nhậncái mà bạn không tránh được. Bạn nên đủ khôn ngoan để hiểu biết cái bấp bênh trần thế ảnh hưởng đến tất cả mọi người.Cho nên bạnphải phát triển can đảm để đối đầu với thất vọng và khó khăn không cảm thấy hoảng sợ. Khó khăn về đời sống của chúng ta, chúng taphải can đảm đương đầu. Nếu bạn biết làm sao để vượt khỏi các khó khăn ấy không tạo thêm nhiều khó khăn nữa, thì bạn khôn ngoanđấy.Những ai cố gắng phục vụ cho người khác thì cũng phải gặp các khó khăn. Họ còn gập nhiều trách cứ hơn những người không giúp đỡ gìcho ai cả. Bạn không nên ngã lòng, thay vào bạn phải có sự hiểu biết để thực thi việc vị tha đó kết quả đem hạnh phúc như một phầnthưởng. Giúp đỡ người khác, phải có kiến thức và hiểu biết. Bertrand Russell, một triết gia Anh nói:"Thương yêu không kiến thức và kiến thức không thương yêu thì không thể tạo một đời sống tốt đẹp".

BẠN CHỊU TRÁCH NHIỆM AN LẠC NƠI TÂM CỦA BẠNBạn phải học hỏi làm sao bảo vệ an lạc nội tâm và bình tĩnh tạo trong tâm khảm của bạn. Để gìn giữ an lạc nội tâm, bạn phải biết lúc nàonên giảm thiểu cái phức tạp mặc cảm tự tôn của bạn; bạn cũng phải biết lúc nào bạn phải quên lòng tự hào của bạn, khi bạn khuất phụcđược cái ngã giả tạm của bạn, khi bạn loại được cái cứng rắn của bạn và khi bạn thực thi kiên nhẫn. Bạn không nên để ngư?i khác lấymất an lạc nội tâm của bạn. Bạn phải gìn giữ an lạc nội tâm của bạn nếu bạn biết hành động khôn ngoan.Trí tuệ đến do hiểu biết. "Con người không phải là một thiên thần từ trên trời rơi xuống, mà là một động vật được nuôi nấng". Hãy tậndụng các cố gắng với quan niệm kiên quyết và khéo léo giữ vững đúng nguyên tắc. Đồng thời hãy khiêm nhường vì lợi ích của hòa bìnhvà độ lượng để tránh xung đột và bạo động. Làm như vậy, bạn sẽ không bao giờ mất gì cả. Thay vào đó,cuối cùng, bạn lại đạt được.

LÀM SAO ĐỂ ĐỐI ĐẦU VỚI CÁC LỜI PHÊ BÌNHBạn phải học hỏi làm sao để tự bảo vệ chống lại các lời phê bình không chính đáng và làm sao sử dụng có ý thức các lời phê bình xâydựng. Bạn phải luôn luôn nhìn lời phê bình với tính cách khách quan. Nếu những lời phê bình bạn không chính đáng, vô căn cứ, có ác ý,thì phẩm giá của bạn không làm bạn hèn nhát khuất phục. Nếu bạn biết không có lỗi lầm trong lương tâm của bạn, thái độ của bạn đứngđắn, sẽ được tán thưởng bởi những người hiểu biết, bạn không cần phải lo lắng về những lời phê bình vô căn cứ. Sự hiểu biết về cả hailoại phê bình xây dựng và phá hoại rất cần thiết cho bạn để điều hợp lối sống của bạn trong bất cứ xã hội nào. Đức Phật dạy:"Không có một ngưòi nào không bị trách cứ (lầm lỗi) trong thế giới này". (Kinh Pháp Cú)

KHÔNG MONG ƯỚC GÌ VÀ KHÔNG CÓ GÌ LÀM BẠN THẤT VỌNGBạn có thể tránh thất vọng bằng cách không ước vọng gì về việc làm của bạn. Nếu bạn không ước mong gì, thì không có gì làm cho bạnthất vọng. Hãy làm việc gì đem lợi ích cho người khác để giảm bớt khổ đau. Nếu bạn có thể làm như vậy mà không ước vọng một phầnthưỏng nào cho bạn cả, không có nguyên nhân nào làm cho bạn thất vọng. Bạn là một người mãn nguyện! Hạnh phúc hiện ra trong đầuóc bạn vì điều thiện bạn đã làm, chính đó là phần thưởng to lớn. Hạnh phúc này tạo lòng thỏa mãn mênh mông trong cuộc sống của bạn.Nếu vì ước vọng được tưởng thưỏng, bạn không những sẽ mất hạnh phúc, mà còn nhận được thất vọng cay đắng.Có lẽ bạn có thể là một người bản tính tốt nên bạn không hại ai. Thế mà bạn vẫn bị trách cứ mặc dù bạn làm điều thiện. Rồi bạn có thểhỏi: "Nếu làm tốt được tốt, làm xấu đuợc xấu, tại sao tôi phải đau khổ khi tôi hoàn toàn vô tội? Tại sao tôi lại phải gặp nhiều khó khăn nhưvậy? Tại sao tôi nhiều phiền muộn với qúa nhiều xáo trộn? Tại sao tôi bị trách cứ bởi người ta mặc dầu việc của tôi tốt? Câu trả lời đơngiản là khi bạn làm một số hành động thiện bạn có thể vô tình chống lại những lực lượng của ma vương hoạt động trong vũ trụ. Những lựclượng ma vương này đương nhiên chống lại các hành động thiện. Nếu không, có thể là bạn đã chịu ảnh hưởng của ma vương trong qúakhứ (nghiệp) đến bây giờ mới chín mùi để chống lại bạn. Cứ tiếp tục làm các việc thiện với sự hiểu biết vững vàng, cuối cùng bạn sẽthoát khỏi các phiền não ấy. Vì bạn là người đầu tiên tạo thất vọng, thì chính chỉ có bạn mới có thể vượt qua các các thất vọng ấy - bằngcách hiểu được tình hình thật sự đời sống trần thế của chúng ta."Bảo vệ người khác là bạn bảo vệ chính bạn. Bạn bảo vệ bạn là bạn bảo vệ người khác"Nhiều các điều kiện trần thế ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Những sự thay đổi bất ngờ, các ảnh hưởng và các bấp bênh xẩy ra làmta bất toại nguyện. Cho nên tại sao đôi khi khó khăn để làm việc thiện trong những hoàn cảnh thay đổi như vậy. Nếu người ta chú ý đếnlời khuyên của Đức Phật, mọi nguời đều có thể đóng góp chút gì cho việc bảo vệ lẫn nhau.

BIẾT ƠN LÀ MỘT ĐỨC HẠNH HIẾM CÓĐức Phật coi biết ơn là một đức hạnh vĩ đại. Phải, thật là đúng đức hạnh này rất hiếm trong bất cứ xã hội nào. Bạn không thể ước vọngluôn luôn người ta biết ơn bạn về những gì bạn đã làm.Người ta có khuynh huớng quên ơn đặc biệt đến lúc phải nhớ lại các ơn cũ. Nếu ngưòi ta không bầy tỏ lòng biết ơn, bạn phải chấp nhậnnhư vậy - chỉ có thế bạn mới tránh được thất vọng. Bạn có thể hạnh phúc chẳng cần để ý đến ngưòi ta có biết ơn về sự tử tế và các sựgiúp đỡ của bạn hay không; bạn chỉ cần nghĩ vả cảm thấy thỏa mãn bạn đã làm bổn phận cao thượng là một con người đối với đồng loại.

ĐỪNG SO SÁNH VỚI NGƯỜI KHÁC

Page 170: Song Thien

Bạn có thể tự bạn đoạn trừ lo âu không cần thiết và phiền não đơn giản là không so sánh bạn với người khác. Chừng nào mà bạn cònnhìn người khác so sánh là "bằng với bạn", "cao hơn" hay "kém hơn" bạn sẽ cố chấp và áy náy bồn chồn. Nếu bạn không áp dụng thái độấy, không có gì làm cho bạn phải lo lắng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn cao hơn người khác, bạn trở nên hãnh diện. Nếu bạn nghĩ là bạn đứngthứ hai hay không là gì cả, người khác sẽ hạ bạn. Nếu bạn nghĩ là bạn thấp kém, bạn sẽ mất lòng tự tin.Với đa số, rất khó nén được niềm kiêu hãnh của họ. Nên khôn ngoan học hỏi làm sao để giảm bớt lòng kiêu hãnh của chính mình. Nếubạn có thể hy sanh niềm kiêu hãnh của mình, bạn có thể tìm thấy an lạc nội tâm. Bạn có thể hòa hợp với người khác để chứng nghiệm anlạc và hạnh phúc. Cái gì quan trọng hơn - giữ niềm kiêu hãnh hay an lạc trong tâm hồn?Cố gắng mà hiểu rằng, bằng nhau, hơn hay kém, tất cả đều trong trạng thái thay đổi: Bạn có thể nghèo bây giờ nhưng một thời điểm nàođó, bạn có thể giầu có. Ngày nay bạn có thể ngu si, nhưng mai này bạn trở nên khôn ngoan. Ngày nay bạn có thể bị đau yếu và khônghạnh phúc, nhưng thời gian sau bạn sẽ vẫn có thể lại mạnh khỏe. Tuy nhiên, có nhiều đức tính không thể thấu hiểu được của con ngườiđược coi như là gia tài của nhân loại - nhân quyền, phẩm giá của con người, địa vị của con người vân vân ... Không ai có quyền tưócđoạt những thứ đó của bạn."Nếu bạn tốt với chính bạn, bạn sẽ tốt vối ngưòi khác. Nếu bạn tốt với ngưòi khác, bạn tốt với chính bạn".

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI XỬ VỚI NHỮNG KẺ LÀM RỐI LOẠN?Bạn phải hiểu rằng bạn phải đóng góp chút gì, dụng ý hay không dụng ý, vì những phiền não và khó khăn xẩy đến cho bạn bây giờ. Cũngrất quan trọng cho bạn hiểu là bạn phải vượt qua những khó khăn đến với bạn từ nhiều nguyên nhân. Nếu sự hiểu biết của bạn đủ sâurộng để thăng hoa trách nhiệm của bạn vì đã gây ra các khó khăn hiện tại, chắc chắn bạn sẽ có ý kiến làm thế nào tốt nhất để đoạn trừ.Rồi bạn sẽ hiểu làm thế nào để đối xử với kẻ làm rối loạn và những người chống đối. Những kẻ chống lại bạn cũng có một trái tim conngười. Cho nên không khó khăn gì lắm để hòa giải họ; phát triển mối thân hữu với họ thay vì cô lập họ. Nếu bạn đủ sức mạnh để chốnglại thái độ sai lầm của họ, không có lý do gì bạn tránh không tiếp súc với họ. Qua sự liên kết với những người như vậy, bạn có thể ảnhhưởng họ để họ tự cải tiến. Hãy nhớ rằng sự hiểu biết riêng của chính bạn bảo vệ bạn khỏi kẻ thù và giúp bạn hướng dẫn họ trở nênlương thiện.Nếu một người làm một việc gì sai quấy cho bạn vì ngu si và thiếu hiểu biết, đó là dịp tốt nhất để bạn trình bầy cho người đó biết trí tuệ,học vấn và và sự thấu triệt tôn giáo của bạn. Cái gì là để sử dụng tất cả học vấn của bạn và kiến thức về tôn giáo của bạn nếu bạn khôngbiết cư sử như một người quân tử thực sự nhất là trong lúc thử thách? Nếu những người khác làm sai cho bạn phải coi những hành độngnày là dịp để bạn phát triển kiên nhẫn và cảm tình của bạn.Kiên nhẫn là một trong những đức tính đầu tiên mà mỗi người phải trau dồi. Bạn càng thực hành đức tính này càng nhiều, bạn càng cóthể giữ vững được phẩm cách của bạn. Bạn phải biết làm sao sử dụng hữu hiệu kiến thức của bạn và nguyên tắc để giao tế với ngườichống đối bạn. Sớm muộn họ sẽ hiểu hành động dại dột của họ và thay đổi thái độ kình chống. Đôi khi, có người cố gắng lợi dụng lòngkhoan dung và nhẫn nại của bạn như những dấu hiệu của yếu kém. Đó là lúc cho bạn hành động khôn ngoan để không trở thành nạnnhân của các con người xảo quyệt như vậy."Đức hạnh phải được thực hành một cách khôn ngoan".Tử tế, thành thực và kiên nhẫn là những mảnh đất phì nhiêu cho hạng người xảo quyệt dùng làm phương tiện với những nạn nhân đãđược họ dụng ý vì những người này có những đức tính rộng lượng trên.

THA THỨ VÀ QUÊN ĐITrả thù những kẻ gây náo loạn chỉ tạo thêm nhiều khó khăn và xáo trộn. Bạn phải hiểu rằng những cảm nghĩ tiêu cực và hành độngchống đối chỉ mang lại tai hại và đau khổ cho cả bạn và kẻ gây náo loạn. Muốn hành động trả đũa, bạn phải nuôi dưỡng hận thù mãnh liệttrong tâm bạn. Hận thù đó giống như chất độc. Khi thuốc độc khởi sự nơi bạn, chắc chắn nó sẽ hại bạn trước khi hại một người nàokhác. Trước khi bạn ném một thanh sắt nóng bỏng vào người khác, bạn đã bị phỏng trước. Hành động của bạn chỉ là để cho thấy cănbản không có gì khác biệt giữa bạn và đối thủ.Ghét người khác bạn chỉ cho họ thêm sức mạnh hơn bạn mà thôi. Bạn không giải quyết được vấn đề. Nếu bạn trở nên nóng giận mộtngười nào đó, người này đơn giản chỉ mỉm cười lại bạn, bạn cảm thấy bị bại và đau khổ. Khi người đó không phối hợp với bạn để chutoàn ước nguyện của bạn, chính là người đó là người thắng lợi. Đức Phật dạy chúng ta sống vui vẻ khi chúng ta phải đương đầu với cácxáo trộn. "Hạnh phúc thay cho chúng ta sống không thù hận giữa những người hận thù. Giữa những người hận thù chúng ta sống khôngthù hận". (Kinh Pháp Cú)Chúng ta có thể sống hạnh phúc không thổi lửa hận thù. Có lẽ bạn không đủ sức mạnh để trải tình thương đến kẻ địch nhưng vì lợi íchcủa sức khỏe và hạnh phúc của chính bạn và của mọi người khác, ít nhất bạn phải học hỏi làm thế nào để tha thứ và quên đi.Không hận thù và không tiêu diệt kẻ gây náo loạn, bạn hành động như người quân tử. Muốn hành động như vậy bạn phải hiểu kẻ kia bịhướng dẫn lầm đường bởi nóng giận, ghen ghét và ngu si. Cho nên kẻ đó không khác gì tất cả các con người đã có lần này hay lần kháclầm đường vì cùng trạng thái tiêu cực trong đầu óc.Đức Phật nói:"Kẻ gây tội lỗi bản tính không phải ác độc. Chúng gây tội lỗi vì ngu si". Cho nên chúng cần được hướng dẫn.Chúng ta không nên làm cho họ đau đớn. Chúng ta không nên biện minh nói là chúng đáng bị kết án đau khổ triền miên vì chưa qúa trễđể sủa chữa chúng. Chúng ta nên cố gắng giải thích cho chúng trong đuờng lối làm cho chúng khuất phục để chúng hiểu được chúng sai.Với sự hiểu biết như vậy, bạn sử sự với kẻ gây tội lỗi như con bệnh đang đau khổ vì bệnh tật cần phải chữa trị. Khi bệnh tình được chữa

http://vietnamyoga.org

Page 171: Song Thien

khỏi, kẻ mắc bệnh cũng như mọi người khác đều mạnh và vui vẻ. Kẻ ngu si phải đươc hướng dẫn bởi người khôn."Đời sống có tốt đẹp là do tình thương và là được hướng dẫn bởi kiến thức".Nếu một người nào đó làm một việc gì sai trái với bạn vì ngu si và thiếu hiểu biết, đó là lúc bạn phải mang tình thuơng đến kẻ gây tội lỗinày. Một ngày nào đó, kẻ đó sẽ hiểu cái dại dột đáng thương về thói xấu tội lỗi của mình. Cho nên tốt hơn là cho y có dịp để trở nên tốt.Hối cải về những hành động lầm lỡ qúa khứ, sẽ thay đổi y thành một người tốt và cuối cùng y sẽ nhận thức được tư tưởng tử tế của bạn.Lời khuyên vị tha nhất của Đức Phật là: "Sân hận không thể dập tắt được sân hận. Duy có tình thương mới dập tắt được sân hận. Đó làđịnh luật trường cửu".Nếu bạn có thể trải tâm từ, không có sự tai hại nào đến vói bạn. Tình thương yêu đó sẽ giúp bạn đạt được sức khỏe cả thể chất lẫn tinhthần. Đời sống có nhịp điệu riêng của nó. Lên bổng xuống chầm rồi đâu cũng vẫn vào đấy. Những người không hiểu rõ nguyên tắc này,thường rơi vào phiền não và đối đầu với khó khăn trong đời sống.Nếu một người làm điều gì sai trái với bạn hết lần này đến lần khác, bạn phải hành động khôn ngoan để sửa y mỗi khi y phạm lỗi. Dùkhông dễ dàng gì làm được tuy nhiên bạn vẫn phải cố gắng hết mình theo gương Đức Phật. Rồi bạn sẽ hiểu là sau cùng không phải làkhông thể được. Thái độ của Đúc Phật trong trường hợp này có thể tóm tắt trong câu:"Càng nhiều tai ương đến với tôi, tôi càng thực hiện nhiều thiện chí".Một số người nghĩ rằng không thể thực hiện được việc đổi tốt từ xấu. Hãy thử đi rồi các bạn sẽ tự thấy. Nếu bạn thấy việc không thể đổitốt từ xấu thế mà bạn vẫn có thể làm việc vĩ đại cho chính bạn và cho những người khác bằng cách đừng trở lại xấu từ xấu."Đối với những người thiếu hiểu biết phạm lầm lỗi thì cần phải suy xét và thiện cảm".

TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ CON NGƯỜITất cả những con người đều có yếu điểm cho nên có khuynh hướng tạo lầm lỗi. Tất cả những con người đều có ham muốn, nóng giận vàngu si. Tất cả những nhược điểm này chiếm ưu thế trong chúng ta với nhiều mức độ khác nhau. Ngoại trừ bạn đã hoàn toàn hay là bậcA La Hán, còn không ai tránh khỏi. Bản tính đầu óc của con người tự nó biểu hiện trong câu này:"Con người không thoả mãn với đời sống của mình và không bao giờ tìm thấy mục đích của đời sống, cả đến khi đã gồm thâu được cảthế giới".Chúng ta hãy nhìn kỹ con người bị bao trùm trong ngu si. Trí óc bị mờ mịt bởi xáo trộn, bối rối và tối tăm. Do ngu si, con người tạo bấthạnh và chia sẻ bất hạnh này với đồng loại. Đa số lo âu và đau khổ đến cho con ngưòi do sự thay đổi của thế gian và sự tham đắm củacon người vào những thú vui trần tục mà đầu óc vị kỷ cứ tiếp tục không ngừng. Thất vọng và những ham muốn không toại nguyện donhững sự thay đổi bất thường tạo niềm lo âu. Cho nên bạn chịu trách nhiệm niềm lo âu của bạn.Không ai hoàn toàn trên thế giới này; mỗi con người đều liên quan lúc nào đó, phạm một số lỗi lầm nào đó hay những hành động tội lỗi.Nên làm sao bạn có thể nghĩ rằng bạn thoát khỏi lầm lẫn hay tội lỗi? Ngu si là nguyên nhân chính vì nuôi dưỡng sự thúc đẩy của tham dụcphát xuất lo âu."Sự sợ hãi và lo lắng sẽ không còn khi ngu si bị xua tan bởi kiến thức".Nếu bạn có thể hiểu được nhược điểm hiện tại trong đầu óc của con người trên đây, thì không có lý do gì bạn càu nhầu về các khó khăncủa bạn. Bạn sẽ có can đảm để đối phó với những khó khăn ấy. Trí óc của con người chịu trách nhiệm về cả hạnh phúc lẫn bất hạnhphúc."Không có gì xẩy ra cho con người mà không nằm trong con người" - C. Jung, một nhà tâm lý học nổi tiếng.

TRÁCH NHIỆM CỦA CHA MẸBạn chịu trách nhiệm về hạnh phúc của con cái và việc nuôi nấng chúng. Nếu đứa trẻ lớn tráng kiện, khỏe mạnh và là người công dânhữu dụng, đó là kết qủa của các cố gắng của bạn. Nếu đứa trẻ lớn lên thành kẻ phạm pháp, bạn phải chịu trách nhiệm. Không nên đổ lỗicho người khác. Là bậc cha mẹ, nhiệm vụ bắt buộc của bạn là hướng dẫn con cái trên con đường chính đáng. Mặc dù có ít trường hợpcác thiếu niên phạm pháp không thể sửa chữa được, tuy nhiên là bậc cha mẹ, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về tư cách của đứa trẻ.Đứa trẻ lúc tuổi dễ bị ảnh hưởng, cần có tình thương, chăm sóc, trìu mến và lưu ý của cha mẹ. Không có tình thương và hướng dẫn củacha mẹ, đứa trẻ cảm thấy bị bất lợi thiệt thòi, sẽ đi tìm trên thế giới một nơi hoang mang bối rối để sống. Biểu hiện tình thương của chamẹ không có nghĩa là thỏa mãn tất cả những đòi hỏi của đứa trẻ mà phải hợp lý hay cách nào thích hợp. Qúa nuông chiều thực sự làm hưđứa trẻ. Người mẹ dành cho con tình thương và chăm sóc cũng phải nghiêm khắc và cứng rắn nhưng không cay nghiệt trong lúc sử sựtrước cái hư đốn của đứa trẻ. Tỏ tình thương nhưng kỷ luật - đứa trẻ rồi ra sẽ hiểu được.Thật là bất hạnh, tình thương của cha mẹ trong xã hội ngày nay đáng buồn thường thiếu thốn. Sự đổ sô vào các vật chất tiến bộ, khátvọng dâng lên đòi hỏi quyền nam nữ bình đẳng, đưa đến kết qủa là nhiều bà mẹ theo chồng trong cuộc thi đua. Các bà mẹ tranh đấu đểgìn giữ hình ảnh gia đình hay các biểu tượng tình trạng bằng cách làm việc tại các bàn giấy hay các xưởng thợ hơn là ở nhà để trông nomcon cái.Con cái, để cho các thân nhân hay cho các người làm được trả tiền để săn sóc, giống như các "chìa khóa rập theo khuôn" bằng máymóc, thường thiều tình thương và săn sóc của người mẹ. Người mẹ cảm thấy có tội vì thiếu chăm sóc, cố gắng xoa dịu đứa trẻ bằng cáchthỏa mãn cho nó tất cả những gì nó đòi hởi. Hành động như vậy chỉ làm hư đứa trẻ mà thôi.Cung cấp cho đứa trẻ những đồ chơi tinh vi hiện đại, như xe tăng, súng máy, súng lục, kiếm là làm hại sự hình thành cá tính của trẻ nhỏvà tương tự về tâm lý thì chẳng lành mạnh gì. Đứa trẻ vô tình được dạy tha thứ việc phá hoại thay vì được dạy dỗ là phải tử tế, từ bi, vàhảo tâm. Những đứa trẻ như vậy sẽ phát triển khuynh hướng tàn bạo khi chúng lớn. Cho những đứa trẻ những đồ chơi này không thể

Page 172: Song Thien

thay thế tình thương và trìu mến của người mẹ.Cha mẹ thường bị đặt vào tình trạng khó xử. Vội vã về nhà sau một ngày làm việc cực nhọc, cha mẹ có những việc lặt vặt đang chờ đợiphải làm tại nhà. Sau khi làm xong công việc là giờ ăn tối theo sau là truyền hình, đâu còn bao nhiều thì giờ đủ để dành cho bổn phậnthương yêu và trìu mến dành cho đứa trẻ.Với lời kêu gọi giải phóng phụ nữ, nhiều bà nghĩ rằng giải pháp là để tranh đua với phái nam ngoài gia đình. Những các bà này phải coicẩn thận mình có nên mang thai hay không. Đớ là trách nhiệm của bà mẹ đem đời sống đến thế gian và sau này lại "bỏ" đời sống này.Bạn phải chịu trách nhiệm cho cái gì bạn đã tạo ra.Đứa trẻ có quyền được thỏa mãn về vật chất, nhưng quan trọng hơn nữa là tinh thần và tâm lý. Cung cấp đầy đủ về vật chất đứng sauviệc cung cấp tình thương và săn sớc của cha mẹ. Chúng ta biết có rất nhiều gia đình nghèo, lợi tức rất đạm bạc nhưng đã nuôi nấng dạyđỗ con cái thành công bằng chan chứa tình thương. Ngược lại, có những gia đình rất giầu có, cung cấp cho con cái vật chất đầy đủ tiệnnghi, nhưng thiếu tình thương nơi cha mẹ, những đứa trẻ đó lớn lên thiệt thòi về tâm lý và tinh thần.Một số các phụ nữ có thể cảm thấy lời khuyên phụ nữ tập trung vào việc nuôi dưỡng gia đình là điều hèn hạ giảm giá trị phản ảnh lối suynghĩ cổ và bảo thủ. Đúng, thời xưa phụ nữ đã bị đối xử rất tồi tệ, đó là do ngu si phần ngưòi nam hơn là nhược điểm cố hữu của ngườiđàn bà. Tiếng Phạn chỉ người nội trợ "Gruhini" theo đúng nghĩa đen là "lãnh đạo trong nhà" (nội tướng). Chắc chắn tiếng này không ngụ ýlà đàn bà bị thấp kém hơn. Đúng hơn nó có nghĩa sự phân chia trách nhiệm cho phái nam và phái nữ.Trong một vài xứ, đa số người chồng đưa tiền lương kiếm được cho người vợ để lo việc nội trợ . Làm như vậy, người chồng được rảnhrang tập trung vào việc nào khác mà người chồng có thể làm tốt đẹp hơn. Khi người hôn phối hiểu rõ trách nhiệm của mình, không xẩy raxung đột giữa hai vợ chồng. Không khí gia đình hạnh phúc và an lạc, và các con cái lớn lên thành công.Lẽ đương nhiên, người chồng phải nhìn thấy người bạn đường của mình lo lắng chu đáo, tham khảo mọi quyết định của gia đình, tự do đểmở mang nhân cách và cũng có thì giờ rảnh rỗi để theo đuổi việc riêng tư của mình. Trong ý thức ấy, chồng và vợ chịu trách nhiệm đồngđều về hạnh phúc của gia đình. Chồng và vợ không thi đua với nhau.Một bà mẹ nên xem xét cẩn thận nên hay không nên tiếp tục đi làm với tất cả nhiều chông gai cạm bẫy hay ở nhà làm người nội trợ đemtình thương và chăm sóc nuôi dưỡng con cái đang lớn lên. Rất lạ, những bà mẹ hiện đại, đặc biệt tại một vài nước với chế độ quân phiệt,thiếu nhân lực, đã được huấn luyện để cầm súng và các vũ khi giết người khác lẽ ra các bà phải nâng niu trong tay con cái và huấn luyệnchúng trở nên tốt hay người công dân biết tôn trọng luật pháp.Thái độ hiện đại của các bà mẹ đi làm việc đối vói con cái khuynh hướng làm hao mòn thời gian hiếu thảo mà những đứa con ước vọnggìn giữ. Thay thế sữa mẹ bằng sữa chai cũng là một nguyên nhân khác. Cho đến nay, khi các bà mẹ cho con bú bằng sữa của mình, nângniu đứa con trong tay, tình thương yêu đậm đà giữa ngưòi mẹ và đứa con trở nên càng nẩy nở mạnh mẽ .Cho con bú bằng sữa của mình, qua tình mẫu tử thiên nhiên, kinh nghiệm cho thấy một thỏa mãn to lớn nơi người mẹ thấy mình cung cấpcho con như tạo hóa đã dành, cái gì chính của mình không ai ngoài có thể cho được. Ảnh hưởng của người mẹ với đứa trẻ ngày càng lớnvà càng ngày càng trở nên rõ rệt. Trong những trường hợp như vậy, tình hiếu thảo, gia đình keo sơn và thuận thảo luôn luôn hiện hữu.Những nét truyền thống trên là điều tốt và hạnh phúc cho con cái. Tùy nơi cha mẹ, đặc biệt người mẹ cung cấp tình thương, chăm sóc vàtrìu mến là quyền được hưởng chính đáng của con cái. Người mẹ trách nhiệm về đứa con ngoan hay ương ngạnh. Người mẹ có thể, dovậy, làm giảm thiếu niên phạm pháp! Nghĩ sâu xa nữa, các bạn có thể nhìn thấy sự việc như thế nào không phải như các bạn nghĩ. Rồicác bạn hiểu bạn chịu trách nhiệm mọi thứ."Những kẻ có một cuộc sống chống lại thiên nhiên, phải đối đầu với hậu qủa cả về vật chất lẫn tinh thần".

LÀM SAO ĐỂ GIẢM BỚT SỰ ĐAU ĐỚN TINH THẦN CỦA BẠN?Bất cứ lúc nào một số khó khăn và các vấn đề đến với bạn, hãy quyết định LÀM giảm thiểu sự đau đớn tinh thần của bạn. Trước tiên,bạn hãy cố gắng hiểu biết bản chất thế gian mà bạn đang sống. Bạn không thể kỳ vọng thế gian này bao giờ cũng toàn hảo và trôi chảy.Tình trạng của thế gian này có thể không bao giờ thuận lợi cho bạn. Không có một thế giới nào hay một đời sống nào mà không có khókhăn. Sức mạnh thiên nhiên giống như ánh sáng mặt trời, mưa, gió, ánh trăng, thuận lợi và hữu ích cho nhiều người, nhưng cũng có khi cóthể làm hại nhiều người khác. Nói tóm lại không có gì hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt trên thế gian này vì lẽ rất nhiều sự việc được hoannghênh bởi nhóm này thì lại bị ghét bỏ bởi nhóm kia. Cho nên chúng ta định nghĩa tốt hay xấu theo nhu cầu của chúng ta. Các sự việcch?ng tốt và cũng chẳng xấu theo bản chất. Theo Phật Giáo, thế giới hiện hữu trên mâu thuẫn mà trong đó bạn là một thành phần.Nếu lòng tham dục vị kỷ của bạn lớn mạnh cho hiện sinh và giác quan, bạn sẽ phải trả một giá đắt - cái đau đớn tinh thần để sống vớiquan điểm não loạn của thế gian. Ước vọng, khao khát được bất diệt và bám vào cảm nghĩ như cái "Ngã" hay "Tôi" khó nắm được, lúcnào cũng bao trùm đầu óc và giác quan . Những ham muốn không toại nguyện tạo ra hàng loạt cãi nhau, xích mích, thất bại trong truyềnđạt, sợ hãi, lo lắng, cô quạnh, và băn khoăn. Điều nào cũng phải trả giá.Nếu bạn thích đoạn trừ cái đau đớn tinh thần, bạn phải làm dịu bớt lòng tham dục vị kỷ. Dòng đời có chỗ tiếp giáp nhau. Hoặc bạn theocon đường chính đáng để mở mang tinh thần, để làm cho đời sống trần thế không căng thẳng, hay bạn tiếp tục miệt mài trong những thúvui nhục dục với những đương đầu kèm theo.Một cách làm giảm bớt cái đau đớn tinh thần bất thường phát xuất là hiểu được mức độ đau đớn và khó khăn của bạn so sánh với kinhnghiệm của những người khác. Khi bạn không hạnh phúc, bạn thường cảm thấy thế gian chống lại bạn. Bạn nghĩ rằng mọi thứ chungquanh bạn sắp sửa đi đến tàn lụi. Bạn cảm thấy cuối đường gần kề. Tuy nhiên, nếu bạn có một sự lưu ý tinh thần về những điều chungquanh bạn và nhẩm đến những phước lành của bạn, rất ngạc nhiên bạn thấy bạn thực ra thắng lợi nhiều hơn những người khác.Chắc bạn cũng đã có nghe câu nói sau:"Tôi phàn nàn tôi không có giầy cho đến khi tôi gặp người không có chân". Tóm lại bạn đã phóng

http://vietnamyoga.org

Page 173: Song Thien

đại quá đáng các khó khăn và các vấn đề của bạn. Thực ra những người khác còn gặp điều xấu hơn xong họ không lo lắng qúa đáng.Những vấn đề còn đấy. Bạn phải cố gắng giải quyết thay vì lo lắng tạo đau khổ tinh thần nơi bạn. Ngưòi Trung Hoa có câu nói sau đểgiải quyết các khó khăn:"Nếu bạn gập một khó khăn lớn, cố gắng làm nó thành nhỏ đi. Nếu bạn gập một khó khăn nhỏ, cố gắng làm nó thành không có khó khăn".Một cách khác để giảm bớt những khó khăn của bạn là tổng kết tất cả gì bạn đã làm từ trước đến nay trong những hoàn cảnh tương tựhay hoàn cảnh xấu hơn, và làm thế nào bằng nhẫn nại của chính bạn, bằng sáng kiến và cố gắng, có thể giúp bạn vượt qua những khókhăn ấy mà những khó khăn này hình như không thể vượt qua được. Làm như vậy, bạn không để các khó khăn hiện tại "dìm chết bạn".Trái lại, nhìn đời trong một viễn cảnh mới, bạn có thể giải quyết bất cứ khó khăn nào mà bây giờ bạn phải đối đầu.Bạn nên nhớ rằng bạn đã từng trải nhiều trường hợp tệ hơn nữa trước đây, và bạn sửa soạn để kiên quyết đối đầu dù các khó khăn đếnthế nào đi nữa. Với trạng thái tinh thần như vậy, bạn sẽ không lâu lấy lại lòng tự tin, và ở trong một vi thế tốt hơn để giải quyết bất cứ khókhăn nào còn nơi bạn.Nếu bạn phải đương đầu với vấn đề, chắc chắn phải có phương thuốc để vượt qua. Nên tại sao phải lo lắng chứ? mặt khác, dù là khôngcó giải pháp nào cho vấn đề của bạn, tại sao lo lắng nữa chứ vì lo âu của bạn không đóng góp được gì cho việc giải quyết.

TẤT CẢ KHÔNG TỐT ĐỒNG ĐỀUĐôi khi, có những lời phàn nàn của những người không bao giờ gây hay làm khó khăn gì cho người khác nhưng họ trở thành những nạnnhân vô tội của những qủy kế và âm mưu của kẻ khác. Họ cảm thấy hoảng sợ mặc dù họ đã sống cuộc đời lương thiện. Họ cảm thấy họbị làm hại mà lỗi không phải nơi họ. Trong những trường hợp này, các nạn nhân vô tội phải hiểu rằng thế gian này gồm có nhiều hạngngười - người tốt, người không tốt lắm, người xấu, người không xấu lắm, với tất cả tính nết bất thường mà làm thành thế giới của chúng ta.Nạn nhân vô tội có thể tự an ủi mình là thuộc thành phần hạng tốt còn kẻ nhiễu loạn hòa bình thuộc hạng xấu và vào một số dịp nào đó,người đó vẫn hãy còn phải nhẫn nại chịu đựng những việc làm có hại của kẻ thuộc thành phần xấu.Chúng ta hãy lấy thí dụ trường hợp của một người "lái xe giỏi và cẩn thận" và một người "lái xe dở và ẩu ". Người lái xe giỏi và cẩn thậnrất thận trọng khi lái thế mà lại bị tai nạn do không phải lỗi của mình - lỗi là do người lái dở và ẩu.Cho nên chúng ta có thể thấy người tốt chịu đau khổ mặc dù lòng tốt của họ, vì có những người xấu và không thận trọng chung quanhchúng ta. Thế gian chẳng tốt mà cũng chẳng xấu. Thế gian sản xuất các tội phạm mà cũng sản xuất các bậc thánh, người ngu xuẩn vànhững người giác ngộ. Cũng từ một loại đất sét mà ra, cái thì đẹp cái thì xấu, cái hữu dụng cái vô dụng được làm ra. Phẩm chất của loạiđồ gốm tốt do người thợ làm đồ gốm, mà không phải do đất sét. Tóm lại người thợ đồ gốm chính là bạn đó. Rèn đúc hạnh phúc hay bấthạnh của bạn do chính bàn tay bạn.

BẠN SẼ ĐƯỢC NHỮNG GÌ BẠN TÌM KIẾMNếu bạn cố gắng vượt qua những khó khăn bằng cách áp dụng những lời khuyên trong tập sách nầy, chắc chắn bạn sẽ tìm được bình an,hạnh phúc và hòa hợp, vốn là những gì bạn đang mong tìm. Hãy tuân theo các nguyên tắc - vốn đã được thử nghiệm và minh chứng -như đã trình bày trong tập sách tạo thành một sự che chở cho bạn.

Page 174: Song Thien

Khổ đau & hạnh phúc

Một người bạn là giáo viên dạy vật lý (chỉ tin những gì mắt thấy tai nghe,kiểm chứng được…), con cái gặp chuyện chẳng may, muốn tìm đến với đạo Phật. Anh thắc mắc: ĐạoPhật cho đời là bể khổ có đúng chăng. Đời đâu phải hoàn toàn khổ mà còn có vui. Giàu có, sung sướng, ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao cửa rộng,được thỏa mãn mọi nhu cầu... sao bảo là khổ? Đứa bé ra đời ai cũng mừng sao bảo sinh là khổ? Bệnhthì khổ thật nhưng lão, tử đâu phải ai cũng khổ cả đâu! Có người có tuổi già rất đẹp, có cái chết thậtbình yên sao bảo khổ? Đem giáo lý học thuộc trong sách Phật học, tôi trả lời anh: Đời là khổ, sinh lãobệnh tử khổ; thương yêu mà không được gần gũi phải chia lìa là khổ; cầu mong, ước muốn không đượclà khổ; không hợp, không vừa ý, ghét nhau mà phải chạm mặt hàng ngày hay chung sống là khổ; có thânnăm ấm thì khổ. Rồi dẫn ba loại khổ: nào khổ khổ, hoại khổ và hành khổ! Tôi cố ra sức biện bạch,chứng minh tất cả những thứ trên đều vô thường, có đó không đó, để đi đến kết luận đời là khổ, nhìnđâu cũng thấy khổ! Và một chị bạn quay quắt trước hoàn cảnh bế tắc của mình, tôi khuyên chị đi chùa. Chị đã cật vấn: Đếnchùa liệu có giải quyết được mọi chuyện? Hoàn cảnh tôi bế tắc thế này làm sao có thể… Nhiều ngườicó bao giờ đặt chân đến chùa mà cứ sướng phây phây, mấy người nghèo khổ, khó khăn, bệnh tật đếnchùa có thay đổi được gì, hay khổ lại hoàn khổ? Tôi trả lời chị: Đời là khổ, có ai thoát khỏi khổ! ĐạoPhật là đạo diệt khổ nên đi chùa, tìm đến với đạo Phật là giải pháp đúng đắn. Khổ đau, bệnh tật, nghèotúng... tất cả đều do nghiệp. Vậy chỉ có cách đến chùa tu tập, dần dần chuyển nghiệp… mới từ từ hếtkhổ.Mặc dù cố ra sức phân tích, giải thích này nọ tôi vẫn không thuyết phục được họ. Trái lại, vô tình tôiđã trùm lên đạo Phật một bức màn ảm đạm, có thể đã khiến cả hai người ngần ngại đến với đạo Phật!Thật ra điều hai người bạn kia đặt ra làm tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở: Đạo Phật khẳng định đờilà khổ phải chăng là tiêu cực? Có điều chắc chắn, một thực tế không ai chối cãi là đời người ai cũngkhổ, từ một vị tổng thống quyền uy đến kẻ bần cùng đều khổ cả, đó là một sự thật! Nào ai thoát khỏikhổ lụy phiền não lo âu? Cái thảm cảnh bi đát nằm ngay trước mắt bên tai, ngay trong mỗi người;những sự thật có thể thấy nghe chứ không ở đâu xa. Đứa bé ra đời, từ khi thụ thai nằm trong bụng mẹcho đến khi sinh ra mẹ con đều đau đớn: khổ; sinh đẻ biết bao hiểm nguy: khổ; sinh ra thân thể khôngbình thường, khiếm khuyết: khổ; vào đời gặp cảnh nghèo túng: khổ; thi cử không đậu: khổ; công danhsự nghiệp lận đận: khổ; quan hệ với người xung quanh không suôn sẻ: khổ; tình yêu trắc trở: khổ; đauốm bệnh tật: khổ; bị giựt hụi lâm nợ: khổ; con cái hư hỏng: khổ; người thân qua đời: khổ; bị người nóinặng nói nhẹ cũng khổ… Đủ trăm, ngàn lý do khổ. Người nghèo khổ đã đành mà người giàu có, chứctrọng quyền cao cũng khổ! Khổ đè nặng lên thân phận con người. Cuộc sống càng văn minh, nhu cầutiêu dùng, hưởng thụ vật chất ngày càng đạt đến đỉnh cao thì nỗi khổ càng nhiều; mối quan hệ càng rộng

http://vietnamyoga.org

Page 175: Song Thien

thì nỗi khổ đau càng lớn do vướng mắc và hệ lụy càng nhiều thêm. Nỗi khổ cuộc đời xưa nay khôngbút mực thế gian nào kể xiết. Có thể nói bao nhiêu áng văn thơ bất hủ Đông Tây kim cổ là bấy nhiêuthiên tình sử bi hận, cũng chỉ nhằm diễn tả nỗi khổ bi lụy của con người. Thoạt sinh ra thì đà khóc óe.Trần có vui sao chẳng cười khì (Chữ Nhàn-Nguyễn Công Trứ). Cung oán ngâm khúc của Nguyễn GiaThiều, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu…, Roméo & Juliette của William Shakespeare, TruyệnKiều của Nguyễn Du… là những tác phẩm tiêu biểu nói về nỗi thống khổ muôn đời của con người:Trải qua một cuộc bể dâu. Những điểu trông thấy mà đau đớn lòng!Trong Cung oán ngâm khúc, thay mặt một cung nữ, Ôn Như Hầu đã thốt lên tiếng kêu than não ruột!Cũng chính là nỗi khổ đau vạn thuở của con người: Gót danh lợi bùn pha sắc xámMặt phong trần nắng rám mùi dâu Nghĩ thân phù thế mà đau Bọt trong bể khổ bèo ngoài bến mê! Hay:Lò cừ nung nấu sự đời, Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương!Có lẽ chính vì thế, bài học đầu tiên sau khi chứng ngộ chân lý tối thượng dưới cội bồ đề, Đức Phật đãgiảng dạy cho chúng sinh - chuyển Pháp luân - mà trực tiếp cho năm vị đạo sĩ đồng tu trước đây, anhem Kiều Trần Như là Tứ diệu đế hay Tứ Thánh đế tức Bốn chân lý tối thượng: Khổ đế, Tập đế, Diệtđế và Đạo đế. Phật dạy đây là khổ: Khổ đế; đây là nguyên nhân dẫn đến khổ: Tập đế; đây là trạng tháichấm dứt khổ tức an lạc: Diệt đế; và đây con đường đưa đến vắng mặt khổ đau tức an vui hạnh phúc:Đạo đế. Bốn đế đều có tương quan tương tức với nhau. Gọi là chân lý mầu nhiệm vì Tứ diệu đế baotrùm mọi tương quan duyên khởi, chi phối hết thảy hiện tượng sự vật; trong đó một đế dung chứa vàthâu nhiếp ba đế còn lại. Nói đến khổ tức phải có nguyên nhân dẫn đến khổ, chứ không do ai tạo ra kểcả các đấng thần linh, trời hay thượng đế. Và hễ có khổ tức có lạc và ngược lại. Khổ và lạc là hai mặtcủa cùng một thực tại như trong ngoài, đúng sai, phải trái… Không có bên trái thì biết đâu là bên phải,không đúng làm sao có sai. Mà có nguyên nhân tạo ra khổ thì có phương cách, con đường diệt khổ. Đólà đạo, con đường diệt khổ. Khổ là một trong ba pháp ấn để nhận diện đạo Phật: vô thường, khổ, vôngã.Phật dạy đời là khổ nhằm xác định một lẽ thật. Nhưng ngay đó Phật cũng dạy đời có an lạc, hạnh phúc(nếu không Phật chỉ dạy tu hành để làm gì!) và người tu Phật phải tìm giải thoát, giác ngộ ngay nơicuộc đời khổ đau và Niết bàn không đâu khác ngoài cõi Ta bà. Rõ ràng, đây là một khẳng định mangtính tích cực! Cứu khổ chúng sanh là lý do sự hiện diện của mười phương chư Phật và cũng chính làđại nguyện của chư Bồ tát. Thế gian này không khổ đau chắc chắn Phật không thị hiện. Khổ đau là điềucó thật, nhưng vắng mặt khổ đau tức an lạc hạnh phúc cũng có liền ngay sau đó, nếu biết nhận diện vàthấu triệt nó. Trước khổ đau, luận điệu thông thường của nhiều người là tìm cách chối bỏ, tránh nébằng cách đọc báo, xem sách, coi phim hay tìm đến rượu, ma túy hoặc ái dục... Thời đại ngày nayphim ảnh đủ loại, trò chơi điện tử có khả năng ru ngủ, đưa con người vào thế giới ảo, làm quên đi tấtcả! Nhưng đó chỉ là giả, là ảo nên làm sao có tác dụng đem lại bình an đích thực, chấm dứt cơn say(say rượu, ma túy hay say mộng cũng thế). Khi trở về với thân phận thực tại, những nỗi khổ đau kia đãkhông giảm còn tăng lên gấp bội! Khi không thể chạy trốn được nữa, người ta kêu trời van đất, đổ chosố phận. Giác NgộĐể hóa giải khổ đau, Đức Phật dạy ta phải trực diện nó, nhận diện để biết được bản chất thực của nó

Page 176: Song Thien

thuộc loại nào; thuộc thân hay tâm, do chính mình hay ngoại cảnh, tác động ra sao đối với mình. Biếtđược nguyên nhân, ta có ngay phương cách đối trị và bước đầu ta đã bớt khổ tức có an lạc. Ví như nhà ở thành phố bị dột có thể là một kinh nghiệm hay: ba bên bốn bề tường thành bao bọc, máilại bị trần che kín, thấy nước giọt đó mà chẳng biết dột ở đâu. Thật là bực bội và khổ sở vô cùng! Chođến khi phát hiện được lỗ hổng ở góc mái, mặc dù chưa khắc phục được nước dột nhưng chỉ cần biếtchỗ dột (nguyên nhân) là đã thở phào nhẹ nhõm, nỗi khổ đã vơi bớt. Chỉ cần trám đúng chỗ thủng làxong. Một ví dụ khác, cơ thể có triệu chứng bần thần, uể oải, tức ngực - không biết bệnh gì đây. Cóngười đã hoảng lên, mất ăn bỏ ngủ, ai bày gì làm nấy, bệnh đã không giảm lại tăng thêm. Người khác,ngược lại tỉnh rụi cứ làm việc, ăn chơi, uống rượu, hút thuốc. Cả hai thái độ thái quá, quá lo lắng haybất cập xem thường đều không phù hợp. Đức Phật dạy ta phải mạnh dạn nhận ra mình đang có bệnh vàbình tĩnh tìm nguyên nhân để có giải pháp trị liệu thích hợp. Thật vậy, chỉ cần được một bác sĩ pháthiện đúng tình trạng là không phải ung thư hoặc ung thư nhưng mới giai đoạn đầu còn chữa được. Chỉcần biết thế, tuy bệnh chưa lành nhưng đã thấy nhẹ ra, không còn phải lo lắng khổ sở. Trong kinh TậpSanh, Phật dạy: "Cái gì đã xảy ra cho ta, nếu quán chiếu sâu sắc vào tự thân nó là ta đã bắt đầu đi trênđường giải thoát".Biết quán chiếu sâu sắc, Đức Phật dạy ta thấy ngay trong khổ đau đã sẵn có mầm mống, có bóng dángcủa an vui hạnh phúc. Chưa bị lạnh làm sao biết sự thú vị khi được trùm trong chăn ấm. Không bị cáiđói hành hạ làm sao biết hạnh phúc khi được ăn no. Không khổ đau làm sao biết thảnh thơi an lạc. Khổđau được tạo nên từ những cái không phải khổ đau. Cũng thế, hạnh phúc được tạo nên bằng những cáikhông phải hạnh phúc. Như thế, phải chăng khổ đau và hạnh phúc tương quan duyên sinh! Ta khổ sở vìcơn đau răng hay đau đầu hành hạ nhưng lạ thay khi cơn đau qua đi, ta vội quên ngay không biết đếncảm giác an lạc khi không bị đau răng hay đau đầu. Như thế thực sự có đau răng, đau đầu thì ta phảibiết có nỗi sung sướng khi không đau răng, đau đầu. Đó chẳng phải hạnh phúc? Không mấy ai ý thứcniềm hạnh phúc khi có đôi mắt sáng, nhìn thấy được mọi vật, thấy người quen kẻ lạ, thấy người thânyêu, thấy trời xanh mây trắng… mà lại cho là điều bình thường rồi truy tìm hạnh phúc một nơi khác,chưa có hoặc không bao giờ có! Cho đến khi mắt bị hỏng không còn trông thấy, mới hiểu ra là có mộtcặp mắt bình thường quả là mầu nhiệm. Bao người vô tình bỏ lỡ không biết sống với mầu nhiệm củacuộc sống trong giây phút hiện tại mà cứ rong ruổi theo quá khứ hay mơ ước tương lai, đâm ra lo lắng,ưu tư khổ sở! Cũng như để ban tặng cho con người những hạt ngọc trai long lanh và quý giá, con traibiển đã trải qua những cơn đau vật vã tột cùng (do thiên nhiên hoặc con người tạo ra). Để sống còn, nóđã phải tiết ra một chất tạm gọi ‘chất men’ bao bọc hạt cát. Tất nhiên, có con không đủ bản lĩnh đãphải chết! Con người có thể học bài học từ loài trai chế tác hạnh phúc từ khổ đau… Theo giáo lý đạo Phật, con người là một giả hợp gồm năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Sắc tứclà thân và tâm gồm thọ, tưởng, hành, thức. Cơ thể gặp trục trặc sinh bệnh tật hoặc tuổi già, thân thể lãohóa đau nhức… là khổ về thân. Khi lo lắng, giận dữ, buồn phiền… là khổ về tâm. Thân và tâm có mốiquan hệ chặt chẽ: Thân bị bệnh thì tâm khổ đã đành nhưng tâm bất an, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thân…ăn mất ngon, ngủ không yên thì cũng khổ. Nhưng khổ không phải do năm uẩn hay năm uẩn vô thường…mà khổ chủ yếu do khát ái năm uẩn thành ra thủ chấp, vướng mắc tạo ra khổ "như cái vòng luẩn quẩn".Và gốc rễ của mọi khổ đau đều do vô minh tức thái độ lầm lẫn, bám víu vào "cái ta" (chấp ngã) và cái"của ta" (chấp pháp). Nói cách khác, nguyên nhân chủ yếu của mọi nỗi khổ xuất phát từ "tưởng", tứcvọng tưởng hay tri giác sai lầm phát xuất từ vô minh! Tưởng lầm sợi dây là con rắn đâm sợ hãi, thânnày giả hợp mà cho là thật đâm ra vướng mắc! Tưởng của cải vật chất là thật, là vĩnh cửu muốn sở hữumãi mãi nên chấp giữ… Lịch sử tồn tại của nhân loại từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay với những cuộcchiến tranh tàn khốc đều có nguyên nhân từ các xung đột tôn giáo, ý thức hệ… nguồn gốc đều bắt đầutừ vọng tưởng tức tri giác sai lầm. Đức Phật dạy phải nhận diện nó chính là vô minh tức thiếu trí tuệ

http://vietnamyoga.org

Page 177: Song Thien

dẫn đến tham sân si, cội nguồn của mọi khổ đau. Do đó, Phật dạy phải "viễn ly điên đảo mộng tưởng"mới đạt "cứu cánh Niết bàn". Trong cuộc sống, người nào gặp khổ đau, bất trắc... khi cùng đường, bế tắc họ mới tìm đến chùa chỉkhấn vái, cầu xin; hay khi cơ thể đau ốm, bệnh tật mà vẫn ăn nhậu, hút thuốc, bài bạc, rượu chè tráctáng phung phí sức khỏe; hoặc gặp cảnh túng thiếu, nợ nần không biết dè sẻn, cứ tiêu xài phung phí…lại đến chùa cầu xin Phật, Bồ tát cứu khổ cứu nạn; Phật, Bồ tát dù có lòng đại từ đại bi cũng chỉ cho tacon đường, chứ không ai có thể làm thay cho ai, vì nghiệp nhân ai gây nấy chịu! Mọi sự vật lớn nhỏsinh ra đều có nhân duyên tạo nên và hoàn cảnh khổ đau hay hạnh phúc của mỗi người đều do chínhmỗi người tạo nên. Do đó, người có bệnh muốn lành bệnh, trước hết phải biết mình có bệnh ra sức tìmthầy tìm thuốc, đến bệnh viện truy cho ra nguyên nhân, sau đó tiến hành chữa trị… Cũng thế, muốnthoát khổ đau, trước tiên là phải nhận ra nỗi khổ đau, tìm ra nguyên nhân thì mới có giải pháp phù hợpđể trị liệu nhằm chấm dứt khổ đau! "Khổ đau và hạnh phúc vốn không hai, là hai mặt của cùng một thực tại. Hạnh phúc không thể tìm đâukhác ngoài khổ đau!". Lời dạy minh triết của Đức Phật đã đem lại niềm tin nơi khả năng đoạn trừ khổđau và đạt an vui hạnh phúc của con người. Đức Phật dạy: "Chỉ nhận diện khổ đau, mỉm cười với nó,ngay đó ta có an vui hạnh phúc!". Khác với các tôn giáo hữu thần đặt cược đời người vào quyền năngtối thượng của một đấng thần linh (Trời hay Thượng đế) có quyền ban ân, giáng họa hay đặt niềm tinvào sự an bài của số mệnh. Họ luôn thụ động chờ đợi sự cứu rỗi hay may mắn tình cờ… nên bế tắcđau khổ vẫn cứ mãi khổ đau! Đạo Phật trái lại, lời Phật dạy trước tiên là một phương cách thực tậpthực tiễn và hữu hiệu nhằm trị liệu khổ đau, chế tác an lạc để từ đó có an vui hạnh phúc! Lời Phật dạyđã mở hướng cho tôi, cho bạn và biết bao nhiêu người, mặc dầu hoàn cảnh có thể vẫn vậy, chưa thayđổi nhiều nhưng thái độ đã khác. Như thế là đã có được an vui!

Võ Văn Lân

Page 178: Song Thien

KHI CHẾT, KHÔNG AI ÐEM THEO ÐƯỢC BẤT CỨ GÌ ...?

“Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hửu đều để lại hết khi người chủ củacác thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữtừng giờ từng phút. ... Chỉ có cái đi theo người ấy lúc chết, đó là Thân, Khẩu, Ý và những gì người ấy đã làm lúc sống. Tấtcả những thứ ấy đi theo để tạo Nghiệp báo cho đời sau mà thôi.Biết được vậy thì khi sống ta phải tạo việc lành, phải biết bố thí giúp người...” (Tương Ưng Bộ Kinh)Bà Dianne Perry, sinh trưởng tại Anh quốc (người mà sau này trở thành Nữ tu Phật giáo nổi tiếng thếgiới, người đã trải qua 12 năm tu khổ hạnh nơi rặng tuyết sơn của Hymalaya) lúc mới 12 tuổi đã có lầnthấy một người vô gia cư chết bên gầm cầu. Cảnh sát lục lọi cái xách rách nát của người chết ấy chỉthấy một cái bát một cái muống và vài đồng xu. Hôm đó trở về nhà, tuy nhỏ tuổi mà cô bé Diane Perryđã hỏi mẹ một câu đầy vẻ triết lý:“Mẹ ơi! Tại sao người ta chết đi không đem theo được gì cả? Hôm qua con thấy một người chết bêngầm cầu, người ấy rất nghèo, chỉ có cái bát, cái muống và mấy đồng xu. Chỉ chừng ấy thôi mà khi chếtngười ấy vẫn để lại không mang theo sao?”Bà mẹ của Diane ngạc nhiên vì câu hỏi lạ lùng ấy và đã trả lời con:“Không con à! Khi chết không ai đem theo được bất cứ cái gì. Dù Vua chúa, người giàu sang hay kẻnghèo hèn... một khi đã chết thì không đem theo của cải vật chất nào cả.”Qua câu chuyện trên ta thấy rõ ràng trong thực tế có vô số người giàu có sống trên của cải nhưng khihọ chết đi, hai tay buông xuôi thì họ tro thành tay trắng vì không mang theo được dù một chút của cảivật chất nào.Sự kiện thực tế ấy từ lúc con người xuất hiện trên quả đất cho đến nay đều thấy rõ không ai chối cải.Ấy vậy mà từ xưa tới nay có biết bao người quyết chí làm giàu, lúc nào cũng mong tiền bạc đến vớimình không dứt. Họ sống vì tiền, vui thú vì lo thu nhặt tiền bạc vào cho đầy túi nhưng không bao giờ chấm dứt được cáiham muốn ấy vì lòng tham quá mức. Đến khi xuôi tay thì tất cả tiền bạc của cải ấy đều để lại thế giancòn họ thì nằm dưới lòng đất lạnh.Có biết bao nhà triệu phú, tỷ phú sống trên của cải, có người hằng chục tỷ mỹ Kim, khi chết khôngmang theo được một cent nhỏ.Ngay khi đang làm giàu họ luôn luôn phải phấn đấu tranh dành, mưu lược để chống chọi lại với nhữnggì bất lợi đến với mình.Do đó tâm hồn những người giàu có thường bất an hồi hộp, lo lắng mệt trí vì tính toán... không nhữngthế họ thường keo kiệt không dám giúp đỡ ai vì sợ số tiền có được của mình hao hụt đi. Có người, ngay chính bản thân họ cũng không dám ăn tiêu huống hồ là nói đến chuyện giúp đỡ kẻ khác.Ngày nay cũng có hiều đại phú gia, nhiều người giàu có, tất cả đều bị như thế nhưng không ai chịu tìmhiểu xem mình phải làm gì lúc đang còn sống trên đời?

VẬY KHI ĐANG CÒN SỐNG TRÊN CÕI ĐỜI NẦY TA NÊN LÀM GÌ? Chúng ta có rất nhiều cách làm, nhiều cách hành động và suy nghĩ tốt lành hưng vì quá bận rộn vớicuộc sống đầy bon chen, đầy tham lam, đố kỵ mà ta không thực hiện được. Trước hết là cố gắng bỏ bớtdần “cái Ta” của mình đi. http://vietnamyoga.org

Page 179: Song Thien

Vì cái Ta mà mình khổ, mà mình Tự ái, lo toan, ích kỷ, tự phụ, sân si, sầu hận. Cái Ta càng giảm thìtình thương bao la dễ nẩy nở. Tình thương đây không phải là tình thương đầy vị kỷ mà rộng rãi hơn, vị tha hơn. Đó là tình thươngđồng loại thương người. Vì mỗi con người “đều là những kẻ đáng thương” - mà có khi còn đángthương hơn mình nữa.Kinh Unanda có ghi câu “Ví dầu ai có đi khắp bốn phương trời cũng không thấy ai là kẻ đáng thươnghơn mình. Ấy vậy là mình thương mình. Mình đã thương mình thì cũng đừng nên làm phiền người.” Takhông những không làm phiền người mà còn phải thương người nữa. Nhờ “tình thương” mà thân tâm con người được an lạc. Khi ta mang tình thương đến cho người khácthì chính là tự mình mang “hạnh phúc” đến cho chính mình.Có thể lúc đầu vì “cái Ta” quá lớn nên ta không thể thực hiện và cảm nhận được điều đó vì khi cho,khi mang tình thương hổ trợ người khác ta thường hay nghĩ lại, hay tiếc rẽ, ân hận nên không cảm thấyđược sự hạnh phúc vui sướng đến với mình.

CÓ PHẢI KHI CHẾT, KHÔNG MANG THEO ÐƯỢC GÌ HAY KHÔNG?Trở lại vấn đề Khi Chết không mang theo được gì, nhiều người đã nhận thức rõ điều ấy, và đó là mộtsự thật hiển nhiên mà từ cổ đại tới nay, mọi người trên quả đất đều thấy và biết.Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì Khi chết mỗi người đều có mang theo “cái” mà không ai thấy hay biết“cái” mang theo đó là “Cái Nghiệp” của chính họ.Cho đến nay, sự kiện gọi là Nghiệp quả hay Nghiệp báo vẫn còn gây nhiều thắc mắc khó hiểu mặc dùsố lượng người tin vào Nghiệp (Karma) và nhất là tin vào vấn đề có sự tái sinh ở kiếp sau ngày cànggia tăng thấy rõ tại các nước Âu Mỹ.

NGHIỆP LÀ HẬU QUẢ CỦA KIẾP TRƯỚC?Tái sinh vào kiếp sau tức là sau khi chết sẽ lại hóa sanh trở lại qua một kiếp đời khác.Như vậy khi một người nào đó chết đi thì thật sự người đó không chết, vì chỉ cái thân xác tan rã màthôi còn cái tinh anh vi diệu của người ấy (con ngươi, thường gọi là Hồn hay Linh hồn) lại chuyển quamột đời sống mới qua một thân xác mới. Sự luân chuyển từ kiếp nầy qua kiếp khác gọi là sự luân hồi. Mỗi giai đoạn sống trong sự chuyển hoáluân hồi ấy gọi là mỗi Kiếp.Mỗi Kiếp người đều phải chịu hậu quả của những hành động gây ra từ kiếp trước - tạo ra các nguyênnhân hay có thể gọi là cái nghiệp. Đó là luật Karma hay còn gọi là luật Quả Báo hoặc Nghiệp báo. Sựluân chuyển từ kiếp này qua kiếp khác gọi là Luân hồi.

NGƯỜI CHẾT CHỈ MANG THEO “CÁI NGHIỆP” CỦA HỌ ÐỂ TẠO QUẢ CHO KIẾP SAU...Để hiểu rõ giai đoạn này, ta hãy bất đầu khi một người chết đi, họ trở thành bất động. Sở dĩ xác thânkhi chết bất động vì thật ra nó chỉ là một khối vật chất bình thường trong tự nhiên mà thôi.Nó như cái áo mặc, khi chết chính là lúc trút bỏ cái áo ấy. Khi sống, xác thân cử động được là nhờ cósự hổ trợ hợp đồng của các giác quan như thấy, nghe, nhận biết, ngửi, nếm, suy nghĩ tính toán... Khichết, thân xác bất động thì các giác quan âý cũng mất luôn.Tuy nhiên có 2 thể vật chất đặc biệt không bị mất đi, vẫn còn tồn tại. Hai thể này có tên gọi là Mạt NaThức và A Lại Da Thức mà kinh Phật giáo gọi là hai thức. Hai thức này sẽ là cầu nối giữa cái xác thânđã chết vớì các xác Thân sanh trở lại của kiếp kế tiếp. Mạt Na Thức có nhiệm vụ sao chép lại bao quát về cá tánh, bản năng, năng khiếu, cảm xúc, sự hiểubiết và ký ức, hành vi cử chỉ lẫn tư tưởng của con người mà nó liên hệ lúc còn sống. Tất cả những ghi

Page 180: Song Thien

nhận, sao chép này từ Mạt Na Thức sẽ truyền hết cho A lại Da thức lưu trữ. Như vậy có thể hiểu A lạiDa Thức như là một cái thư viện lưu trữ các tài liệu sách vở của một người lúc còn sống. Tài liệu ấy bao gồm các đặc tính, bản năng, thói hư tật xấu và cả tánh tốt của người đó. Tuy nhiên tùytheo sự dồn nén tập trung tư tưởng, tình cảm nào đó quá nhiều như uất hận, căm thù, đau khổ, sợ hãi,nuối tiếc... thì những tư tưởng tình cảm ấy sẽ là đầu mối cho đời sống kế tiếp mang nặng tất cả nhữnggì đã bị kích động dồn nén ấy. Do đó mà các vị chân tu thấy rõ điều đó đã căn dặn mọi người rằng; lúcsắp qua đời phải cố giữ tâm yên bình không nên nuối tiếc, đau buồn hay căm giận. Đặc biệt sự cămthù, lòng tức giận là mối nguy ghê sợ nhất nếu phát sinh lúc lâm chung thì lúc tái sanh sẽ rơi vào vòngđau khổ cùng cực. Ðó cũng là lý do tại sao lúc người vừa mới chết, mọi người có mặt nên đọc kinhcầu nguyện, nhắc nhở tâm linh người chết nên sáng suốt, vui vẻ hầu tránh sự mê mờ u tối, lầm lạc khiếndễ sa vào chốn địa ngục.

NGƯỜI CHẾT CÓ CÒN BIẾT GÌ KHÔNG? Đây là câu hỏi mà nhiều người đã thường đặt ra khi đứng trước xác thân một người vừa mới qua đời.Nhiều người thắc mắc cho rằng một khi đã chết thì làm sao người chết nghe thấy, nhận biết những gìxung quanh nữa? như vậy tụng Kinh, đọc Kinh, nhắc nhở những điều tốt lành bên cạnh họ có ích gì nữađâu?Phật Thích Ca bậc đã đắc đạo, giác ngộ, nên thấy biết hết những nguyên lý thâm sâu vi diệu trong vũtrụ. Theo Phật thì: khi một người chết thì cái xác thân của người đó trở nên bất động và không còn cáctiếp nhận qua các giác quan liên hệ về thấy, nghe, ngửi, sờ, nhận thức nữa vì các giác quan ấy cũngkhông còn. Tuy nhiên nhờ hai thức còn lại là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức mà người chết vẫn cònhiểu biết mặc dù tim đã ngừng đập, không còn thở, không còn cử động nữa mà thôi.

SỰ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI CHẾT KÉO DÀI ÐƯỢC BAO LÂU? Các kinh sách Phật giáo đều cho biết là thời gian ấy là 49 ngày. Một thời gian vô cùng quan trọng đốivới người chết. Vì người ấy tuy đã chết rồi nhưng nhờ hai thức quan trọng là Mạt Na Thức và A LạiDa Thức còn tồn tại nên người chết vẫn còn hiểu biết rất rõ những sự việc chung quanh.Khi sắp chết, tim đập yếu dần, nhiệt lượng cơ thể giảm. Trong khi các giác quan bình thường sắp sửabiến mất thì hai thức Mạt Na và A Lại Da lại đảm trách công việc vào lúc này.Ta có thể nhận biết điều này khi thấy phần nhiều những người chết rất tỉnh táo vào giờ phút cuối cùngsắp từ giả cõi đời. Có người chuẩn bị tắm rửa sạch sẽ trước khi chết hay dặn dò vợ con điều này điềukia.Âý là do thức Mạt Na của người ấy phát động vào lúc người ấy sắp lìa đời. Thức Mạt Na là phần ghinhận tất cả những gì liên quan tới cảm nghĩ, nhận thức hành động của người ấy nên thức này khi mở rachẳng khác nào mở cuốn tự điển của cuộc đời nên không quên bất cứ điều gì trước đây dù xa xưa tớimấy.Cái nhớ, biết rõ ràng như thế nên trước khi lìa đời người chết nói năng rất tỉnh táo sáng suốt.Trong khoảng thời gian 49 ngày, thức A Lợi Da trước đây im lìm khi người còn sống thì nay hoạt động. Vì là nơi tích trữ các dữ kiện về tâm thức hành động bản năng, tư tưởng, tình cảm, ý muốn của ngườiấy lúc còn sống do Mạt Na Thức chuyển tới nên vào giai đoạn này, nếu vì lý do nào đó mà A Lợi DaThức bị kích động mạnh bởi những tác động ảnh hưởng bên ngoài như sự kêu gào thãm thương, đauđớn của thân nhân người chết hay bản thân người sắp chết căm hờn, tức tối, oán thù thì những tác độngâý sẽ khiến người chết không nguôi và ảnh hưởng tới cuộc đời kế tiếp khi tái sanh khó mà vào đượchoàn cảnh thanh lành.Như vậy khi một người chết, ta nên nghĩ là người ấy chết về phần xác thân mà thôi còn một phần thuộc

http://vietnamyoga.org

Page 181: Song Thien

tâm linh vẫn còn ràng buộc với thân xác, chưa hẳn rời ra ngay nên người chết ấy chưa hẳn là đã chếtmột cách tuyệt đối. Tình trạng này có khi lâu đến mấy ngày. Trong thời gian đó phần cảm nhận màngười chết có được là nhờ thức gọi là Thần Thức. Chính Thần Thức này là do Mạt Na Thức và A Lại Da Thức kết hợp lại mà thành.Khi chết Mạt Na Thức và A Lại Da Thức liên kết nhau tạo nên một thân mới khác, nhưng thân mới nàykhông có hình hài gọi là Thân Trung ấm. Mặc dầu Thân Trung ấm vô hình vô tướng nhưng lại có sựthông hiểu tinh tường hơn cả người sống.Thân Trung ấm chính là cái thân chuẩn bị của tương lai khi xác thân cũ sẽ tan rã, hủy hoại. Khi chuyển biến từ kiếp này qua kiếp khác, thức A Lại Da đóng vai trò quan trọng vì nó chứa đựngmột năng lực vô song.

SỨC MẠNH CỦA NGHIỆP LỰC.Nhà nghiên cứu Nguyễn Gia Cát khi tìm hiểu về Thần Thức và Năng lực bảo vệ đã có những ghi nhậnnhư sau:Khi con người trút hơi thở cuối cùng thì cơ thể vẫn còn có một nơi tập trung hơi nóng ấm, đó là ThầnThức. Thần Thức là tất cả những hành động của quá khứ tập trung lại tạo nên một sức mạnh vô hình, mầunhiệm chuyển dẫn người chết lại đầu thai vào xác thân khác để chịu Quả Báo.Sức mạnh đó là sức mạnh của Nghiệp lực. Cái mà nhiều người gọi là Hồn thật ra là Thần Thức chớkhông gì khác.Thần thức lưu giữ tất cả mọi cá tính, bản năng, hành động, hoàn cảnh... của người đã chết đầy đủ,không thiếu sót (Chính vì lẽ đó mà không ai có thể che dấu những gì mình đã làm, vì Thần thức đã giữbản sao của đời người đó từng chi tiết rồi) Vì thế cho nên dù người đó đã qua đời, thân xác đã tan rửa nhưng vẫn còn phần quan trọng là Thầnthức là bản sao chép về đời người đó vẫn còn và tạo ra một năng lực gọi là Nghiệp lực.Nghiệp lực ấy sẽ chuyển dần người chết đầu thai vào một thân xác mới khác để chịu quả báo.

THẦN THỨC THOÁT KHỎI THÂN XÁC TỪ VỊ TRÍ NÀO?Trong dân gian ta thường nghe nói: "người chết thì Hồn ra khỏi xác."Chữ Hồn ấy chính là Thần Thức. Khi một người chết đi thì trong một thời gian nào đó mặt dầu ngườiđó đã chết nhưng vẫn còn hiểu biết và sự hiểu biết ấy còn linh diệu hơn khi người đó còn sống.Âý là do sự hiện hữu và hoạt động của Thần Thức. Nhưng Thần Thức cũng sẽ rời khỏi xác thân saumột thời gian.Thần Thức sẽ thoát ra hỏi thân xác người chết ở những vị trí khác nhau tùy vào Nghiệp lực.Nếu nghiệp lực nặng nề thì Thần thức sẽ thoát ra từ phần dưới của cơ thể người chết như từ bàn chântừ bụng hay đầu gối.Nếu Nghiệp lực thanh cao tốt lành thì Thần thức sẽ thoát ra từ trán, mặt hay ngực. Nhiều tài liệu Kinh điển cổ xưa cho hay rằng có thể quan sát sắc thái, tình trạng, cảm giác thể hiện nêngương mặt của người sắp chết mà suy đoán vị trí thoát ra của Thần Thức như sau:Khi thấy gương mặt người chết nhăn nhó, mặt xám đen, quằn quại thì biết ngay là Thần Thức thoát ratừ bàn chân.Nếu người sắp chết đòi ăn, đòi uống, tiếc nuối, than vãn, khổ sở, đau đớn thì Thần Thức chuyển từbụng xuống đầu gối và thoát đi.Nếu người chết bình tỉnh, sáng suốt, dặn dò người thân mọi điều và giả từ ra đi hay từ từ nhắm mấttrong an bình tự tại thì Thần Thức sẽ thoát ra từ ngực hay trán hoặc mặt.

Page 182: Song Thien

NGHIỆP CÓ NHIỀU LOẠI:Nếu phân chia theo chi tiết thì có rất nhiều loại Nghiệp khác nhau. Tuy nhiên để hiểu khái quát, chúng ta chỉ nên nhớ mấy loại Nghiệp chính sau đây:1) Nghiệp hiện tại: Tạo ác và bị quả báo ngay trong đời. Ví dụ anh A giết người và mấy năm sau anhta bị tai nạn qua đời.2) Nghiệp đời sau: Do tạo nghiệp đời này và đời sau (kiếp sau) mới bị quả báo. Có khi đến mấy kiếpsau mới bị quả báo.3) Nghiệp bất định: Quả báo đến không nhất định về thời gian có thể mau hay chậm.4) Nghiệp tích lũy: Nhiều nghiệp quả từ nhiều đời tích tụ lại.5) Tập quán nghiêp: Nghiệp tạo ra theo tập quán . Ví dụ người làm nghề giết mổ heo gà vịt hành nghềlâu thành lập quán không bỏ. 6) Nghiệp Cận tử: Nghiệp tạo ra vào lúc gần lâm chung. Ví dụ một người lúc gần chết dùng vũ khí giếtngười vì căm tức hay để trả thù.

NGUYÊN NHÂN HÀNH ÐỘNG PHÁT SINH MỨC ÐỘ NGHIỆP QUẢ.Khi một người làm việc ác cùng với sự hăng say thích thú trong lúc hành động thì quả báo đến với họgia tăng.Nhưng nếu một người làm điều ác theo lệnh cấp trên, bị bó buộc, bị sai khiến, thúc hối phải làm nhưngtrong lòng không muốn, cảm thấy đau khổ xót xa vì biết là mình làm điều ác thì nghiệp quả vẫn tạo tanhưng không lớn lao như người vừa mô tả trước. Vậy các nguyên nhân giữ vai trò quan trọng trong luật quả báo. Anh A làm điều ác, quả báo phản hồivề hành động ác ấy tùy vào nguyên nhân nào đã khiến anh ta hành động.Nguyên nhân ấy có thể do lòng gian ác hung bạo hận thù hay có thể là do bị bắt buộc nếu không làm thìanh ta phải chịu chết.Như thế nguyên nhân gây hành động tàn ác khác nhau nên hậu quả do quả báo đem lại khác nhau.Khi bàn về sự kiện này có người đã dựa vào lý luận để bào chữa cho hành động sai quấy của mình nhưngười ăn trộm nghĩ rằng: Vì đói vì muốn cho vợ con hạnh phúc nên anh ta phải đi ăn trộm nên theo anhta thì nguyên nhân ấy chắc sẽ không nhận quả báo quá nặng nề!Nếu lý luận theo cách đó thì rõ ràng anh ta chưa hiểu thế nào là thiện tâm là đạo đức là quả báo.Nếu cứ nghĩ sai lạc như thế thì kẻ giết người cũng sẽ bảo rằng: nếu tôi không giết người đó thì ngườiđó sẽ tố cáo tôi - vì tôi sợ nên tôi phải giết thôi. Lý luận ấy cũng hồ đồ như có một kẻ sát nhân đã bảo: Tôi phải giết người ấy để lấy tiền bạc vì giađình tôi đang túng thiếu!Làm việc thiện không phải lớn lao mới tạo phước đức. Đôi khi việc nhỏ mà hành động với Tâm lànhthì phước đức lại rất lớn lao.Nhiều người nói ta toàn chuyện phước thiện lớn lao ý nghĩ to lớn nhưng thực tế thì chẳng có gì cả. Đã có biết bao người thường nói: “Cầu cho tôi được trúng số tôi sẽ xây mấy cảnh chùa nhà thờ! Tôisẽ... Tôi sẽ... “Chuyện trúng số thì biết bao giờ mới trúng, nên chi cứ nói mà không thấy trong khi cóngười lở đường xin chút tiền mua cơm ăn lại không cho, nghe đồng bào bị bảo lụt đói lạnh không dámbỏ vài đồng đóng góp.Thực tế trước mắt không thực hiện, chỉ thực hiện ở đầu môi chót lưỡi mà thôi. Thế gian có vô sốngười như thế.Theo các kinh sách và lời giảng của các bậc tu hành thì trong cuộc đời dù ta làm việc Thiện nhỏ nhoitới mấy đi nữa thì đó cũng là gieo mầm phúc thiện.

http://vietnamyoga.org

Page 183: Song Thien

Cứ mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút ta suy nghĩ những điều tốt lành làm những việc hướng Thiện thì dù nhỏtới mấy nhưng cứ một ít, một ít dồn chứa tích tụ lại và cuối cùng đời ta cũng sẽ tạo được phước lànhnếu không có ngay trong đời này thì cũng sẽ ở đời sau. Mình muốn được mọi người thương mến mình thì cách hay nhất là mình phải thương mến mọi ngườihay ít nhất là đừng ghét họ. Vậy cái nguyên nhân tạo nên mối thiện cảm tốt lành chính là Tình thương.Do đó Kinh Phật có câu: “Đem yêu thương xóa bỏ hận thù”.Theo thuyết luân hồi thì mọi thứ trên thế gian khi có sự gặp gỡ hội tụ liên kết nhau là do ở nhân duyên,nghiệp lực làm phát sinh. Tại sao cô con gái nhà đó lại làm con dâu nhà tôi? Tạo sao ông bà ấy lại là cha mẹ chồng của tôi?Tại sao chúng tôi lại sống cạnh nhau? Phải chăng là do có nghiệp báo luân hồi với nhau?Phải chăng chúng ta có Nợ với nhau? Như vậy, nếu có thì chúng tôi phải sống với nhau như thế nào cho tốt? Chúa đã dậy rằng:Đừng Mắc Nợ ai chi hết, Chỉ mắc nợ yêu Thương mà thôi!” Hay “Ngươi phải yêu kẽ lân cận mình nhưmình yêu mình vậy.”Như vậy thì rõ ràng khi người mẹ chồng đối xử tốt với con dâu thì khó mà có người con dâu nào ăn ởkhông biết điều với cha mẹ chồng. Cũng vậy, một khi người con dâu xem cha mẹ chồng như cha mẹ mình thì khó có người cha mẹ chồngnào lại đem lòng ghét bỏ con dâu. Trong Kinh Thánh có đoạn ghi như sau: “Các ngươi muốn người talàm cho mình như thế nào thì hãy làm cho người như thế ấy” Trên đây chỉ là một số tội lỗi thường thấy trong đời sống của con người.Thật ra còn vô số sự kiện mà từ đó phát sinh nghiệp quả chồng chất ngày càng lớn lao như tội lừadối(lừa dối chồng vợ, con cái, bè bạn người khác hăm dọa như nặc danh hăm dọa bằng lời nói....), xúigiục (xúc người khác làm điều xấu, hại người), chế diểu (cười cợt khi thấy kẻ khác gặp điều khôngmay), ganh ghét (thấy kẻ khác hơn mình thì sanh lòng tức giận), ích kỷ (chỉ muốn tốt lợi cho mình màkhông muốn tốt hay lợi cho người), sang đoạt, (lấy nhà cửa của cải người), gạt gẩm, giả mạo, bày mưutính kế (chuyên làm giấy tờ giả mạo, sản xuất giả mạo - hàng giả, chế thuốc giả mạo, pha chế thức ăngiả mạo bằng những chất có hại cho cơ thể người tiêu dùng, bày mưu tính kế lừa gạt người hay làm hạingười..) ..vân vân . Những sự kiện vừa kể đã thường xảy ra từ muôn nơi và muôn thuở.Tuy nhiên những người phạm vào các vấn đề trên hiếm người cảm nhận được rằng mình làm điều saiquấy để rồi ân hận hối lỗi mà bỏ qua. Trái lại rất nhiều người biết việc mình làm sai nhưng vẫn cho là không ác hại gì và cứ thế mà tiếp tục.Hậu quả là ác nghiệp tạo thành ngày càng chồng chất khiến tội lỗi ngày càng nặng nề thêm và dĩ nhiênhọ phải nhận lãnh quả báo không may sớm hoặc muộn mà thôi. Muốn nghiệp báo đừng tạo thêm và giảm thiểu thì nhớ lời dạy của Phật:Ý nghĩ và hành động tốt lành (Thiện) thì nên nghĩ tới và tiến hành. Nếu việc Thiện đã tiến hành rồi thì nên phát triển việc thiện ấy ngày càng lớn thêm. Ý nghĩ và hànhđộng xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thìnên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.

NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TA PHẢI ÐAU KHỔ!!!Con người sinh ra và sống trên cõi đời không ai là không khổ. Từ vua quan cho tới kẻ cùng dân, ai

Page 184: Song Thien

cũng đều có cái “Khổ” riêng cả. Cư sĩ T.Q. đã nêu một vài cái Khổ trong bài viết “Thân thể conngười”: Cái chết là một cái Khổ trong 8 thứ Khổ của con người:Khổ vì bị Sanh ta, Khổ vì bị Già, khổ vì bị Bệnh, Khổ vì bị Chết, Khổ vì bị gần với những thứ mìnhkhông ưa, Khổ vì bị xa với những thứ mình ưa thích, Khổ vì muốn mà không được, Khổ vì có quánhiều sức khỏe và Ngũ ấm. (Ngũ Ấm gồm năm thứ:1) Sắc: chỉ cho các hình danh sắc tưởng.2) Thọ chỉ những cảm giác3) Tưởng chỉ những sự tưởng tưởng, suy nghĩ 4) Hành chỉ cho các hành động tạo tác 5) Thức chỉ cho các cái biết của “Ý”(Cư sĩ T.Q – thân thể con người – Báo Viên Giác - số 113, tháng 10-1999 Ðức Quốc)Còn có cái Khổ khác nữa do mỗi con người tự tạo ta đó chính là Các Tâm của mỗi người. Cái Tâm đóthường tham lam, thường mơ mộng, tưởng tượng những thứ không có thật mà cứ tưởng là có Thật. Cái Tâm cũng là nguyên nhân tạo ta những hậu quả. Kinh Phật giáo thường cho rằng: “Mọi sự tại Tâm”đã nói lên điều đó. Ngoài cái Tâm ta còn có Cái Thân. Cái Thân xác mà ta cho là sự “Của Ta” hay “chính là Ta” Vì cáiThân ấy mà Ta phải Khổ. Có Thân thì có ham muốn vì đó chỉ là các thân vật chất thật sư. Có hammuốn là có chiếm hữu, sinh ra ích kỷ chỉ muốn lợi cho thân mình mà không muốn cho ai được lợi cả.Như thế càng ham sống là càng gây ra nhiều nghiệp quả để rồi nhận lấy quả báo luân hồi đau khổ.Nếu biết Các Xác Thân chỉ như các áo ta mặc thì sự khổ đau, bệnh hoạn chỉ như cái áo bị rách cũ màthôi. Cái xác thân ta đẹp đẽ hay xấu xí thì cũng như cái áo ấy màu sắc đẹp đẻ hoặc không được sáng sủa hấpdẫn. Khi chết chính là lúc cái áo ấy bị thay bỏ không mặc nữa và rồi ta sẽ mặc vào cái áo khác.Khi sống, ta cử động nhúc nhích, đi lại thì cái thân xác ta cử động, nói năng, nhận biết, cảm xúc nhưngthật ra các hổ trợ đó không phải phát xuất từ cái xác thân mà từ nhiều thứ như ý nghĩ, cảm giác, thấynghe, nếm ngửi...vân...vân. bộc lộ qua tai, mắt, mủi, miệng, lưởi...Khi chết những thứ đó đều mất đi.Vậy mà chúng ta, ai cũng nghĩ về Cái Thân Xác mình mang và cho đó là Chính Mình. Thật sự thì cáiThân xác ấy chỉ là những vật chất cơ bản tạo nên và sau một thời gian cũng quay về với các bụi màthôi. Để chứng minh cái Thân xác ấy có phải của Ta không thì ta hãy nhớ lại là Cái Thân ấy có hoàn toàntheo ý ta không? Ta thì luôn luôn muốn khỏe mạnh, nhưng xác thân muốn đau yếu, bệnh hoạn muốn chết khi nào là tùy ýnó. Ta không muốn uống nước nhưng cái xác thân lại Khát và ta phải chìu ý nó. Ta cố rán sức thức nhưng cái Xác Thân cứ muốn ngủ không theo ý ta. Có khi ta quyết nhịn ăn, nhưngcái Xác lại đòi ăn. Rõ ràng là các Thân làm ta Khổ. Ngay cả Cái Tâm mà chúng ta nghĩ ngợi, phân tích, suy tính thiệt hơn ta cũng tưởng là “của Mình”luôn.. Nhưng cũng chính Cái Tâm làm mình khổ.Tạo sao Cái Tâm thật sự không phải là Ta?. Nếu Tâm là Ta thì chỉ có mỗi một thứ Tâm thôi, cớ saolại hai thứ như Tâm Thiện và Tâm ác? Vậy đã là Cái Ta thì tại sao lại là hai được? Còn Cái Tâm làm cho ta đau Khổ thì thật quá nhiều. Ví dụnhư khi Ta muốn điều gì tức là Tâm ta muốn nhưng đâu có phải muốn là đạt được. Ví dụ lúc ta cóThiện Tâm, ta muốn người bị bệnh được lành hay người nghèo có được tiền bạc, nhưng điều mìnhmuốn hay Tâm mình muốn như thế đâu có phải hoàn toàn được như ý. Thế là ta Đau khổ vì không đạt ý nguyện. Đôi khi vì lòng ghen tức căm ghét một người nào đó nên ta

http://vietnamyoga.org

Page 185: Song Thien

muốn kẻ ấy phải bị khổ đau nhưng kẻ ấy vẫn bình yên an lành. Như thế là Tâm muốn mà không được cũng khiến ta đau khổ.Vậy chính Cái Thân và Cái Tâm làm mình ham muốn, tự cao tự đại, tự ái phân biệt, ích kỷ, tham lam,ganh ghét, giận hờn. tức tối...Nghĩa là vì Cái Thân và Các Tâm mà càng ngày mình càng phát triển Tham Sân Si, lòng thù hận nhiềulên nhất là khi mình cứ nghĩ là Cái Thân chính là của mình, Cái Tâm chính là mình.Chính vì sự nhầm lẫn mê mờ u tối trong nhận thức về cái xác thân và cái Tâm như thế nên hằng phút,hằng ngày, hằng giờ... mỗi người đều tự tạo cho mình biết bao hành động, ý nghĩ sai lầm tội lỗi khiếntạo ra biết bao nghiệp báo chồng chất không bao giờ vơi mà mình không biết....?..?...!...!...

Page 186: Song Thien

LO ÂU và ĐAU KHỔ

Bạn có lo lắng không? Bạn có đau khổ không? Nếu có, xin mời bạn đọc bài viết nầy. Đề mục đượcviết trong đây là dành cho bạn và cho những ai thường có các mối lo không chính đáng, lo thái quá, locho đến chết!Lo Âu và Đau Khổ là cặp ác quỷ song sinh luôn luôn tay trong tay đi với nhau . Chúng nó cộng sinhtrên cõi đời nầy. Khi bạn cảm thấy lo lắng tức khắc bạn sẽ cảm thấy đau khổ và ngược lại, khi bạn đaukhổ chắc chắn bạn sẽ lo âu. Chúng ta bắt buộc phải đối mặt với điều hiển nhiên ấy. Nhưng dù rằngchúng ta không thể trốn chạy khỏi chúng, chúng ta cũng không thể để cặp bài trùng yêu quỷ nầy chiếnthắng chúng ta. Chúng ta phải chế ngự chúng. Chúng ta có khả năng làm được điều ấy bằng sự điềukhiển đúng cách những cố gắng của chính chúng ta với sự quyết tâm và lòng kiên nhẫn. Nếu chúng tathấu triệt sự việc một cách thích đáng và biết cẩn thận áp dụng trí thông minh, chúng ta sẽ đè nén đượcnhững cảm xúc và thoát ra được mọi lo âu và đau khổ .Cái gánh lo âu của chúng ta là do tự ta mang vào thân. Chúng đã được chính chúng ta tạo ra trong tâmbởi bất lực hoặc thất bại không hiểu được sự hiểm nguy khi ta có những cảm nghĩ vị kỷ và cái nhìn lầmlạc khi đánh giá sự vật. Phải chi chúng ta có thể nhìn sự vật qua bối cảnh của nó để thấy rằng không cógì vĩnh viễn tồn tại trên cõi đời nầy và cái ý thức tự ngã trong ta chỉ là trí tưởng tượng man dại đượctự do phóng nước đại trong cái tâm không được huấn luyện của chúng ta, để biết rằng chúng ta cầnphải đi một đoạn đường dài hầu tìm ra một phương thuốc để diệt trừ lo lắng và khổ đau. Chúng ta phảitự trau dồi Tâm và Trí để quên đi Cái Tôi mà phục vụ nhân loại. Đó là một trong những phương cáchdựa vào đó chúng ta có thể tìm được bình an và hạnh phúc thật sự.Có nhiều người trong tâm mang đầy ham muốn và khát vọng, sợ hãi và lo âu. Họ không biết làm thếnào để thay đổi tình huống được tốt đẹp hơn vì chính họ cũng cảm thấy hổ thẹn không dám thừa nhậnrằng đã rơi vào tình huống ấy dù rằng thừa nhận ngay cả với chính họ. Những cảm xúc độc hại ấy cómột sức mạnh vô cùng. Cho dù ta làm cách nào đi nữa để dồn ép chúng xuống, chúng cũng tìm cáchvượt ra bằng cách làm xáo trộn bộ máy cơ thể tạo nên những căn bịnh kinh niên.Tất cả những điều nầy có thể bị đẩy lui bằng cách tham thiền đúng cách hoặc tu tập tinh thần bởi vìTâm không được tu dưỡng là nguyên nhân tạo nên các mối lo âu như thế.Bạn chớ bao giờ chường bộ mặt nhăn nhó của bạn trước mặt thiên hạ khi trong tâm bạn có cả khối loâu đè nặng. Bạn chỉ nên tâm sự với người thực sự có thể giúp bạn mà thôi. Nếu trong lúc phải đối đầuvới những khó khăn mà bạn có thể luôn luôn giữ được vẻ mặt vui cười thì quả thật là đẹp biết bao!Điều này không khó lắm đâu nếu bạn thực tâm thử làm. Nhiều thanh thiếu niên ở lứa tuổi đôi tám đãquá đổi phiền muộn khi “thất tình” với người bạn khác phái. Trong tình trạng bất lực và thất vọng nhưvậy thường thì họ hay nghĩ đến việc quyên sinh . Vài người khác được đưa vào dưỡng trí viện . Rấtnhiều người trẻ với trái tim tan nát như thế đã kéo lê một cuộc đời rất đau khổ.Tất cả những sự kiện bất hạnh ấy xảy ra đều do nơi sự kém hiểu biết về bản chất thật sự của cuộc sống.Bất luận thế nào đi nữa thì sự ra đi hoặc chia ly là những điều không thể nào tránh được . Ta có thểphân lìa nhau từ buổi đầu, có thể ở đoạn giữa, hoặc vào lúc cuối cùng của cuộc đời, nhưng chắc chắnkhông thể tránh. Khi những sự việc như vậy xảy ra, ta phải cố gắng tìm ra nguyên nhân từ đâu. Tuynhiên nếu cảnh phân ly ấy vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của một người thì người ấy nên có đủ canđảm chịu đựng bằng cách nhận định rằng đó là bản chất của cuộc đời. Mặt khác việc tìm bạn mới đểlấp vào chỗ trống cũng không khó khăn gì với bất cứ người nào nếu người ấy thực sự muốn .Đức Phật có dạy rằng:”Ở bất cứ nơi nào có sự sợ hãi phát sinh, nó chỉ phát sinh ở những người khờdại, không ở những kẻ khôn ngoan.” http://vietnamyoga.org

Page 187: Song Thien

Sự sợ hãi chẳng là gì cả, chẳng qua đó là trạng thái ở tâm. Cái tâm thái nầy của ta cần phải được kiểmsoát và hướng dẫn. Một tư tưởng bi quan sẽ tạo ra những nỗi sợ hãi. Ngược lại một tư tưởng lạc quansẽ tạo trong chúng ta niềm hy vọng và lý tưởng. Trong những trường hợp nầy, sự chọn lựa hoàn toàn từchính chúng ta. Tạo Hoá đã phú thác cho mỗi con người cái khả năng kiểm soát tâm thức của ngườiđó. Chỉ có một việc mà con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối, đó là tư tưởng củamình. Sự kiện này – hợp cùng một sự kiện khác ấy là mọi việc do một người tạo nên đều khởi sự dướihình thức một ý nghĩ – đưa người ấy đến gần cái nguyên lý dựa vào đó họ có thể chế ngự được sự sợhãi.Một nhà cơ thể học trứ danh người Anh lần kia đã được một sinh viên hỏi về phương cách hay nhất đểdiệt trừ sự sợ hãi, ông đã trả lời:: “Hãy cố gắng làm điều gì cho một người nào đó”. Anh sinh viên vô cùng ngạc nhiên với câu giải đáp ấy nên yêu cầu ông giải thích rõ hơn để soi sángvấn đề. Vị giáo sư nói:“Trong đầu anh không thể có hai luồng tư tưởng trái ngược nhau cùng một lúc. Luồng tư tưỏng nầy sẽloại bỏ luồng tư tưởng kia. Thí dụ như nếu tâm trí của anh hoàn toàn bận rộn vào việc giúp đỡ ngườikhác không vụ lợi thì cùng lúc ấy sự sợ hãi sẽ không còn chỗ trú ngụ trong tâm anh nữa”. “Sự lo âu làm cạn giòng máu trong cơ thể, sớm hơn là tuổi già”. Càng ít sợ hãi, ít lo âu và phiền muộn,sức khoẻ và tuổi thọ càng được bảo tồn tốt đẹp. Biết chế ngự những cảm xúc ấy đó là cách bảo tồn sứckhoẻ và kéo dài tuổi thọ vì những sợ sệt không ngừng, những lo âu triền miên là những kẻ thù tệ hạinhất của chúng ta, chúng làm xáo trộn hoạt động bình thường của cơ thể con người.“Nếu anh có thể học được cách làm vui lòng người khác thì anh sẽ luôn luôn có một gương mặt tươitắn chính bởi vì tâm của anh đã ngăn cản không cho phép những lo âu có cơ hội nhiễm vào”

Lê Thy dịch

Page 188: Song Thien

Luật Nhân Quả Trong Đời Sống Xã Hội và Khoa Học

Thái Minh Trung, MD

Nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên nhiên (natural law)ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cốvới nhau qua không gian và thời gian.

LUẬT NHÂN QUẢ LÀ MỘT CUỘC CÁCH MẠNG TÂM LINHKhi con người không hiểu luật nhân quả, con người sống trong sự sợ hãi mê tín mù mờ. Họ giải thíchnhững hiện tượng thiên nhiên qua sự mê tín dị đoan. Thí dụ khi hạn hán mất mùa, họ nghĩ là vì ông thầnđất đai giận nên phải hối lộ ông ta bằng cách cúng bái mới có được trời mưa. Mới đầu thì tế lễ bằngcon gà không có hiệu quả, rồi đến con bò, đến khi sự cuồng tín lên cao có thể dẫn đến giết một em béhay một trinh nữ để tế thần như dân tộc Incas đã từng làm.. Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày, đi,đứng, làm cái gì quan trọng thì phải coi ngày giờ tốt như vậy để tránh sự sợ hãi của những điều xấu xảyra bất thần chớ không hẳn là tránh được những điều xấu. Nếu quả thật có như vậy thì thế giới này khôngcó sự đau khổ vì mọi sự đều theo ý muốn của con người. Nếu vị vua nhờ thầy địa lý giỏi nhất nước đểxây cung điện nhưng nếu không thương dân, sưu cao thuế nặng, chính sách hà khắc thì ngai vàng khógiữ vững bền lâu vì bị nội loạn. Nói về hành động cá nhân, nếu không nhận thức có luật nhân quả thìkhông có gì ngăn cản con người làm việc ác miễn sao trốn tránh được cặp mắt của luật pháp là được,cho nên xã hội rất bấp bênh. Nếu vua và dân hiểu được luật nhân quả thì đất nước dễ thanh bình vànhân dân sẽ được hạnh phúc. Khi Đức Phật giác ngộ thì Ngài nhận ra luật nhân quả là nền tảng của thế giới tâm linh và vật chất. Mọihiện tượng từ tâm lý đến vật chất đều có những sự liên quan vô hình rất chặt chẽ, đó là luật nhân quả.Luật nhân quả là sợi dây vô hình nối liền hai biến cố xuyên qua thời gian và không gian. Cho nên khihiểu luật nhân quả, ta có thể thay đổi biến cố đó theo chiều thuận cho ta, thay vì phải lo sợ hối lộ hoặccầu khẩn một vị thần linh tưởng tượng nào đó phù hộ cho ta hoặc thỏa mãn điều ta mong ước. Sự mêtín cuối cùng sẽ đưa đến sự thất vọng và mặc cảm tội lỗi (ta có tội nặng quá nên vị thần không giúpđược). Luật nhân quả rất đơn giản, nếu muốn có một kết quả tốt thì ta phải tạo nhân lành. Thí dụ như khi tanuôi dưỡng một ý nghĩ hận thù thì ta không thể vui cười hồn nhiên được. Khi ta gạt gẫm người khác thìtối về ngủ không yên giấc vì sợ bị phát hiện. Khi ta gieo hạt lúa thì không bao giờ được cây cổ thụ.Khi con người bắt đầu hiểu được như vậy thì họ lấy về được một phần sức mạnh của những vị thầnlinh. Họ bắt đầu làm chủ được tương lai của họ và lấy lại định mệnh của họ từ tay các vị thần.. Hiểuvà tin được luật nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh (spiritual revolution) vì sự nhận thức đó sẽphá tan gông cùm của sự mê tín và giúp con người làm chủ được cuộc sống của họ.

LUẬT NHÂN QUẢ VÀ KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN THỜI GIAN Khi đi từ thế giới tâm linh qua thế giới vật chất thì sự thể hiện của luật nhân quả thay đổi từ rõ đến mờ.Sự thể nghiệm ở thế giới tâm linh rất nhanh và rõ nhưng khi qua cái màn nặng nề của thế giới vật chất

http://vietnamyoga.org

Page 189: Song Thien

thì luật nhân quả bị loãng ra vì phải trải qua nhiều thời gian mới hiện ra rõ được. Cũng vì thế mà khicon mắt bị vật chất làm mờ rồi rất khó mà nhận thức luật nhân quả. Thí dụ như kẻ trộm thành công mộtvài lần rất khó nhận thức rằng mình sớm muộn gì sẽ vào tù. Nếu kẻ trộm đó nhận thức rằng mình cầnphải thay đổi lòng tham của mình (thế giới tâm lý) thì trong tức khắc có khả năng thay đổi được chiềuhướng cuộc sống mình bằng cách học nghề và làm ăn lương thiện. Ngược lại nếu anh ta cứ tiếp tụchành nghề bất lương, lòng tham càng lớn và ăn trộm càng táo bạo hơn, thì một thời gian sau đó anh bịbắt vào tù và sẽ hối hận (thế giới vật chất). Như vậy khi nhận thức ở tâm linh thì chuyển nghiệp rấtnhanh, đợi khi nó thể hiện ở cõi vật chất rồi thì cái thời gian thay đổi rất chậm chạp, khó khăn, phứctạp và khổ sở. Với đời sống con người có giới hạn thời gian, sự nhận thức có được khi hoàn cảnh xấuxảy ra đôi lúc quá trễ. Con người có thể không còn đủ thời giờ để cải thiện. Ngoài ra khi họ tiến quásâu trong hoàn cảnh xấu, trở lại điểm ban đầu rất là gian nan. Thí dụ như anh trộm khi ra tù muốn họclại thì tuổi cao, kiến thức đổi khác nhiều, bạn bè cùng lứa đã có sự nghiệp thành công hết. Anh ta phảikhuất phục sự chậm chạp của tuổi cao và lòng mặc cảm để đi học lại. Mặc dù như thế, anh ta sẽ khómà ngang hàng với các bạn được vì mất khoảng thời gian quá lâu trong tù. Khi hiểu được luật nhân quả thì câu hỏi có định mệnh hay không là tùy nơi con người. Định mệnh cóthật khi ta để lực nhân quả lôi cuốn và thụ động để cái nhân ở tâm lý biến thành cái quả ở thế giới vậtchất. Định mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng (nhân) xấu thành tốt và theo đódiễn biến (quả) tốt lành sẽ đến với ta. Đôi lúc cái nhận thức nhân quả ở thế giới vật chất rất khó khănvì có người làm lành mà sao lại gặp ác, rồi họ đâm ra chán nản và cho rằng không có luật nhân quả.Sở dĩ như vậy vì con mắt phàm không thể nhìn thấu được quá khứ và không hiểu được những khúc mắccủa nghiệp. Nhưng nếu có người nào đói giữ được tâm hồn tha thứ buông xả thì mặc dù biến cố xấuđến với họ đó, nhưng cái tác động trên tâm lý tạo sự đau khổ giảm đi rất nhiều. Thì đó chẳng qua làmột điều lành trong một biến cố dữ. Hiểu được luật nhân quả ở tâm thì ta nhận thức rõ hơn và ta sẽthấy sự thay đổi nhanh hơn.

NHÂN-DUYÊN-QUẢ Nghiệp là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, dòng sông nhân quả trong cuộc đờicon người, rất là phức tạp. Nghiệp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) thì máyhoạt động (quả). Nghiệp có thể ví như một dòng sông và nhân quả là những phân tử (molecule) nướclưu chuyển, tác động lẫn nhau trong dòng sông đó. Ngoài nhân-quả ra còn yếu tố duyên nữa. Duyên lànhững yếu tố ở không gian và thời gian giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại ngăn cản hoặc đình trệsự nối liền của nhân quả, làm giảm sức mạnh của quả. Sự sống đa dạng và sáng tạo là nhờ duyên. Nhưvậy duyên đóng vai trò điều chỉnh nhân-quả. Thí dụ dễ hiểu là khi ta gieo hạt lúa (nhân) trong đồngruộng ẩm ướt phì nhiêu (duyên) thi vài tháng ta sẽ có những cộng lúa xanh mượt (quả). Nếu có ngườilữ hành băng qua sa mạc và làm rơi một hạt lúa thì ngàn năm sau hạt lúa đó vẫn là hạt lúa (nghịchduyên). Nếu hạt lúa đó được gió thổi rơi vào một nơi ẩm ướt trên sa mạc thì hạt lúa sẽ mọc thành cộnglúa nhưng rất yếu ớt vì thiếu phân bón. Như thế ta thấy rằng cùng một nhân, qua nhiều duyên khác nhausẽ cho ta kết quả khác nhau. Thực tế nhân quả không đơn giản như trên mà hoạt động như một mạnglưới nhện (web).Một nhân có thể là khởi đầu của một chuỗi phản ứng. Những yếu tố duyên tác động lên chuỗi phản ứngđó để cho ra nhiều kết quả ở nhiều từng lớp khác nhau. Thí dụ: Có một người vì lòng tham (nhân) phárừng bán gỗ làm lợi nhuận cho riêng mình. Trời mưa, không có rễ cây hút nước (duyên) nên tạo thànhlụt (quả), loài chim mất môi sinh (duyên) dời đi nơi khác (quả).. Không có chim ăn (duyên) nên sâu bọlan tràn đồng ruộng (quả). Không có cây hút thán khí (CO2) nên từ đó khí hậu bị ô nhiễm. Một nhânthiếu sáng suốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về sau mà ta khó có thể lường trước được.

Page 190: Song Thien

Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân tham, sân và si không có cơ hội để biến thànhquả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết choc,si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đến quảdữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thếgiới vật chất không bền vững lắm. Thí dụ lòng tham tiền có thể biến thành tham chùa mình được đẹpnhất, sân (giận) có thể biến thành bực bội khi đệ tử quên chắp tay xá mình, và si là chấp vào thời giantụng kinh mà không hiểu ý kinh tạo ra sự tranh chấp hơn thua. Cho nên vào cảnh tịnh mà còn giữ mầmmống tham, sân, si thì cảnh tịnh đó sẽ trở nên cảnh ưu phiền. Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôidưỡng chúng thì dần dần sẽ tự tiêu mòn. Cho nên giữ giới nơi tâm thì hiệu nghiệm hơn là giữ ở thânhay cảnh. Nếu tâm ta nuôi dưỡng sự bực dọc mà miệng thì tụng kinh thì khó có thể mà ta có được hạnhphúc vì càng tụng kinh, càng mệt mỏi thì sự bực dọc càng nhiều hơn nữa. Một trong những phươngpháp thiền là ta nhận thức sự bực bội và từ bi hỷ xả phóng sanh nó ra theo từng hơi thở nhẹ nhàng rồidần dần sự bực bội đó sẽ tan biến. Đó là một cách “tụng kinh sống” hữu hiệu nhất. Tụng kinh sống làtụng ý (thay vì chữ) kinh trong từng hơi thở, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi. Nói một cách khác, thiềnhay tụng kinh sống là khi ta ý thức không tạo cái duyên nuôi dưỡng tham, sân, si trong tâm ta. Nếu takhông nuôi chúng thì tự động chúng sẽ rời bỏ ta. Rồi ta sẽ trở về sống với con người hạnh phúc của ta.

NHÂN QUẢ VÀ THIÊN CHÚA GIÁO Mặc dù Thiên Chúa giáo không đề cập nhân quả một cách trực tiếp nhưng tất cả những câu chuyệntrong Thánh kinh đều khuyên răng con chiên hãy củng cố lòng tin Chúa, thương người, giúp đỡ xã hộithì sẽ được cuộc sống hạnh phúc trong vĩnh cửu. Nói một cách khác Chúa khuyên con chiên tạo nhânlành (lòng tin, thương người, tha thứ), tạo duyên lành (xây dựng một xã hội lấy nền tảng là sự yêuthương đùm bọc lẫn nhau, truyền bá công bằng bác ái cho nhiều người được nhận thức) thì kết quảcuộc sống hạnh phúc sẽ dễ được thực hiện trên thế gian này và nếu tất cả mọi người làm được thì sẽđược hạnh phúc trong vĩnh cửu. Tuy nhiên có nhiều con chiên quá cuồng tín dùng sức mạnh áp đặt niềm tin lên kẻ khác và kết quả làhận thù và chiến tranh. Điều dễ hiểu là vì cái nhân là tham (muốn cá nhân mình được nhiều phước khidẫn người khác vào đạo), sân (bực tức khi người ta không theo đạo mình) và si mê (ngạo mạn coi đạomình trên tất cả các đạo khác) thì kết quả sẽ là chiến tranh và đau khổ. Vấn đề này không hẳn xảy ra ởđạo Thiên Chúa mà còn gặp ở nhiều tôn giáo khác. Đó là vì con người mê lầm không chữa trị cáitham, sân, si nơi chính mình mà muốn thay đổi thế gian. Muốn cái quả khác cái nhân thì không bao giờcó được. Nếu có kẻ nào nói làm được, hẳn là họ tự gạt chính họ, sống trong ảo tưởng u mê. Tôn giáocũng như thuốc, trị đúng bệnh thì thuốc hay, dù có thuốc quý mà dùng sai bệnh thì thuốc quý có thểthành độc dược. Vì thế không thể nói thuốc này hay hơn thuốc kia được. Đạo Phật có thí dụ ngón tay(phương tiện) chỉ mặt trăng, nếu ta ở nhiều nơi khác nhau thì ngón tay sẽ chỉ nhiều hướng khác nhau,nhưng khi nhìn thấy mặt trăng (cứu cánh) thì chỉ có một. Tác động trên tâm lý của Thiên Chúa giáo là dùng tình thương người và sự tha thứ tạo cái duyên lànhlàm giảm bớt ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu (quả). Nếu ta tin vào một Thượng Đế công bằng bác ái ởbất cứ mọi nơi và mọi lúc, thì ta giao phó cho Ngài xử phạt những bất công trong cuộc đời ta. Như thếta không mất ngủ bực tức tìm cách trả thù hay tìm những lời nói đâm thọc xỏ xiêng. Với lòng tin đó tasẵn sàng tha thứ kẻ muốn ám hại ta, tâm ta được an ổn và ta gieo rắc sự an ổn đó cho những ngườichung quanh ta.. Làm được như vậy, mặc dù ta không mở miệng truyền giáo nhưng sẽ có rất nhiềungười theo vì họ mến ta. Như thế lời cầu nguyện hữu hiệu nhất phát xuất từ tư tưởng tha thứ thương yêuchớ không phải từ miệng nói tiếng thương yêu trống rỗng. Giáo đường chân thật của một linh mục haymục sư là sự an ổn của con chiên khi họ cảm nhận được tình thương và sự tha thứ chân tình qua hành

http://vietnamyoga.org

Page 191: Song Thien

động của vị mục sư đó, chớ không phải cái giáo đường bằng ngói, bằng gạch. Cái giáo đường vật chấtkhông bao giờ làm ấm được lòng người. Ta không thể nào gieo rắc sự an lành chung quanh ta nếu takhông có cái nhân của sự an lành đó trong tâm ta. Ta có thể dối chính ta chớ không thể dối với ThượngĐế và luật nhân quả được.

NHÂN QUẢ VÀ Y HỌC Tuy nhân-quả xuất xứ từ Phật giáo nhưng không hạn chế ở phạm vi tôn giáo. Hiểu được nhân quả giúpta rất nhiều trong việc phòng ngừa bệnh tật. Trong Đông Y có câu người y sĩ giỏi trị bệnh lúc mà bệnhchưa phát triển. Y khoa hiện đại cũng đồng ý với vấn đề ngưà bệnh hơn là chữa bệnh. Cách tốt nhấtcho con người về vấn đề sức khỏe và xã hội về vấn đề tài chánh là thay đổi cuộc sống để ngừa bệnh.Muốn ngừa bệnh (quả) ta phải hiểu cho ra lẽ những yếu tố gây ra bệnh (nhân), tìm cách làm suy giảmnhững nguyên nhân gây ra bệnh, tìm cách không tạo duyên xấu để cho hậu quả bệnh dễ xảy ra và củngcố những duyên lành để ngăn ngừa bệnh. Bây giờ ta hiểu nguyên nhân của nhiều chứng bệnh là do vi trùng (bacteria) và vi khuẩn (virus) có kíchthước nhỏ hơn vi trùng gây ra. Để làm suy giảm những nguyên nhân tạo ra bệnh, những nhà thuốc sángchế ra các loại thuốc trụ sinh. Sự ỷ y có thuốc trụ sinh để trị bệnh mà không cần phòng ngừa hoặc dùngthuốc trụ sinh một cách không phân biệt đưa đến sự ra đời của những siêu vi trùng (“super bugs”) cósức kháng trụ sinh. Về phần bệnh nhân phải ráng ăn ở vệ sinh để không tạo cái duyên cho những loại vitrùng xâm chiếm cơ thể họ. Vaccine (chích ngừa) là cách phòng ngừa bệnh bằng cách dùng bộ khángnhiễm (immune system) để chống lại bệnh. Vaccine là một cách thay đổi duyên làm cơ thể không thuậncho sự phát triển của bệnh. Một cách ngừa bệnh khác nữa là ta ăn ở vệ sinh, tìm cách tránh những nơidễ gây ra bệnh tật là góp phần vào sự củng cố những duyên không thích hợp cho bệnh phát triển. Thựctế, ta không thể nào diệt trừ được tất cả những nhân tạo bệnh mà cách dễ dàng nhất là biến đổi cáiduyên không thuận cho bệnh (quả) phát triển. Con đường trị bệnh bằng cách diệt trừ nhân một cáchhoàn toàn rất nguy hiểm vì có thể đưa đến sự mất cân bằng môi sinh và có thể tạo nhiều mối hiểm nguykhác. Thí dụ như khi ta đi du lịch ở những nước khác dễ bệnh tiêu chảy vì ở điều kiện ta sống không cóloại vi trùng đó (nhân bị diệt) nên cơ thể ta không có chất miễn nhiễm, dễ sanh ra bệnh. Đứng trênphương diện năng lượng (sức lực, thời gian, tài chánh), dùng duyên để phòng ngừa quả là áp dụngnăng lượng một cách hữu hiệu nhất.

NHÂN QUẢ VÀ TÂM LÝ HỌC Stress, sự căng thẳng tinh thần, là vấn đề lớn của thời đại. Stress có thể coi như cái cửa mở cho nhiềubệnh tật vào thân thể ta. Những triệu chứng khởi đầu của stress là lo âu, bực bội và mất ngủ. Ngoài ranhức đầu, buồn nôn, mất ăn, cao máu với nhịp tim đập nhanh cũng có thể là một triệu chứng của stressnữa. Thửơ xưa, Đức Phật có cho một thí dụ rất thích hợp với stress ngày nay. Thí dụ rằng có mộtngười bị mũi tên bắn bị thương. Người đó lo âu muốn biết mũi tên này từ đâu tới, ai bắn, lý do nàobắn, rồi lo sợ cho tính mạng, không biết vết thương như thế nào... người đó cứ mãi lo mà quên tìmcách tháo gỡ mũi tên ra. Tính chất của lo âu là nó không bao giờ chịu dừng ở hiện tại mà lại có chiềuhướng lẩn quẩn ở quá khứ hoặc tương lai. Chính vì vậy mà sự lo âu ngày càng tăng vì khi tư tưởng lẩnquẩn ở quá khứ và tương lai thì ta sẽ không giải quyết được vấn đề và tình trạng vô định đó tạo nên cáiduyên làm cho lo âu càng lớn dần. Một khoa tâm lý trị liệu (psychotherapy) trị stress là Cognitive behavioral psychotherapy, tạm dịch làtâm lý trị liệu qua nhận thức. Ta nhận thức ta có những tư tưởng sai lầm dẫn đến sự lo âu đau khổ (1),quán xét kỹ càng rằng những tư tưởng đó không có liên hệ ở thực tế (2), sau cùng thay thế vào đónhững tư tưởng thích hợp với thực tại hơn (3). Khi nhận thức thích hợp với thực tại thì ta sẽ tìm được

Page 192: Song Thien

biện pháp giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu và từ đó nhẹ gánh lo âu.. Thí dụ anh A có triệu chứnghay lo (general anxiety disorder). Khi bị chủ sở phê bình, anh về ngủ không được, liên tưởng đến ngàymai mình sẽ mất việc, không có tiền trả tiền nhà, vợ anh sẽ bực bội bỏ anh (1)... Qua khâu tâm lý trịliệu, anh kiểm duyệt lại thực tế thì không thấy có dấu hiệu nào chủ sở sẽ đuổi anh, chủ anh chỉ muốnanh sửa khuyết điểm nhỏ mà thôi, vợ chồng lúc nào cũng hòa thuận(2)... Khi nhận thức như vậy, anhcảm thấy yên tâm và hiểu rằng mình có phản ứng quá đáng (3). Khi nhìn ở khía cạnh nhân duyên quả,thì khi anh nhận thức rằng cái nhân sai lầm không quan trọng lắm, không để những tư tưởng lo âu thổiphòng sự thật (nghịch duyên), và anh tìm cách học hỏi trau dồi nghề nghiệp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Nhưthế hiểu được nhân quả thì cuộc sống ta sẽ nhẹ gánh lo âu.

Lời Kết Nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên nhiên (natural law)ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cốvới nhau qua không gian và thời gian.Ta khó có thể thay đổi nhân ở quá khứ, nhưng điều dễ làm là thay đổi duyên ở hiện tại để quả dữ khócó thể biểu hiện được. Ở thế giới vật chất, duyên lành là bạn tốt, nơi chốn yên tịnh (chùa, tu viện, thiềnđường, học đường...).. Ở thế giới tâm lý, duyên lành là ý muốn học hỏi, trau dồi trí tuệ, cố giữ lòngnhân từ, bác ái và tha thứ. Gần duyên lành thì quả xấu khó thể hiện hoặc thể hiện một cách yếu ớt hơn.Nếu ta còn giữ tâm tham, sân, si làm nhân và nuôi dưỡng những tư tưởng tham, sân, si (ác duyên) thìkhông bao giờ biến đổi được cuộc sống hay xã hội một cách tốt lành được (quả). Cảnh lúc nào cũnghiện theo tâm. Người mang tâm xấu lên thiên đàng sớm muộn gì cũng biến cảnh thiên đàng thành địangục.Hiểu được nhân – quả thì ta nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời ta và giúp ta làm chủ lấycuộc đời. Không hiểu nhân quả thì ta sẽ sống trong mê tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vôđịnh, bấp bênh.Hiểu được nhân quả giúp ta định hướng dễ dàng và có một hướng đi và một quan niệm sống vững chắctrước mọi hoàn cảnh khó khăn.Luật nhân quả rất đơn giản, nếu muốn có một kết quả tốt thì ta phải tạo nhân lành. Thí dụ như khi tanuôi dưỡng một ý nghĩ hận thù thì ta không thể vui cười hồn nhiên được.Khi ta gạt gẫm người khác thì tối về ngủ không yên giấc vì sợ bị phát hiện. Khi ta gieo hạt lúa thìkhông bao giờ được cây cổ thụ. Khi con người bắt đầu hiểu được như vậy thì họ lấy về được một phầnsức mạnh của những vị thần linh. Họ bắt đầu làm chủ được tương lai của họ và lấy lại định mệnh của họ từ tay các vị thần. Hiểu và tinđược luật nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh (spiritual revolution) vì sự nhận thức đó sẽ phá tangông cùm của sự mê tín và giúp con người làm chủ được cuộc sống của họ.

http://vietnamyoga.org

Page 193: Song Thien

Một chữ xảThích Thanh Từ

Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ. Quí vị biết ngược với xả là gì không? Là cố chấp, nắm chặt.Cố là chặt, chấp là nắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ. Mới nghe đơn giản quá nhưng xét kỹ, quí Phật tử sẽ thấy tất cả chúng ta sống trên thế gian này, ai cũngthan buồn than khổ, gốc tại cố chấp thôi, chớ không có gì khác. Bây giờ muốn hết buồn, hết khổ thìchúng ta phải làm sao? Phải xả, phải buông bỏ. Buông bỏ thì hết khổ.. Như vậy quá giản đơn, quá tầmthường. Chỉ cần quí Phật tử thực hiện được điều chúng tôi nhắc thì sẽ bớt khổ ngay trong cuộc sốnghiện tại này.Lâu nay chúng ta cố chấp những gì mà bây giờ phải buông xả?Trước hết là chúng ta cố chấp những điều phải, quấy. Thường thường ở thế gian ai cũng nghĩ điều mìnhnói, mình làm là phải nhưng người khác nói ngược lại, làm ngược lại thì cho là người khác quấy. Mìnhphải họ quấy mà họ không chịu nghe, không chịu làm theo mình, nên mình giận. Nhất là trong gia đình,cha mẹ thấy điều đó phải mà bảo con cháu không chịu làm theo thì nhất định là giận. Mà giận là vuihay buồn? Giận là buồn, buồn rồi khổ. Có một Phật tử nói với tôi thế này:- Con cháu của con bây giờ khó dạy quá!Tôi hỏi: - Sao đạo hữu nói khó dạy?- Thưa Thầy, mình là cha nó mình hớt tóc ngắn. Mình thấy hớt tóc ngắn dễ chịu, mát mẻ. Bây giờ nó đểtóc tới cổ mà rầy nó không chịu nghe.. Nó còn nói: “Bây giờ thanh niên ai cũng để tóc dài mà ba biểuhớt ngắn, giống ông già quá, sao con làm được.” Chúng nó còn nhỏ mười chín, hai mươi tuổi mà đeokính trắng, mình rầy nó: “Bộ mày mù sao mà đeo kính?” Nó nói: “Ba không thấy sao, người trí thức họđeo kính trắng. Con lớp mười hai rồi, con trí thức rồi, con đeo kính trắng có sao đâu.”Đó, ông than con cháu ngày nay dạy không được. Quí vị thấy thế nào? Bởi vì thường lúc nào chúng tacũng có cái nhìn theo quan niệm của mình. Quan niệm của mình như vậy là phải, con cháu không chịunghe theo thì mình giận, cho nó là quấy, là con ngỗ nghịch, con bất hiếu v.v… Khi đã như vậy rồi thìgia đình còn đầm ấm không, còn vui không? Tôi mới giải thích cho Phật tử đó nghe:- Đạo hữu nhớ như ở lứa tuổi của tôi, ông thân tôi hồi xưa để tóc bới có một củ tỏi phía sau. Tớichừng lớp của tôi lớn lên thì hớt tóc, ông tôi không vui. Ông nói bọn nhỏ văn minh quá, không có theoông bà và dẫn sách Nho nói: “Thân thể phát phu thọ ư phụ mẫu, bất thương cảm hiếu chi thỉ giả.”Nghĩa là râu tóc da thịt này là nhận nơi cha mẹ, gìn giữ nó đừng cho thương tổn là cái hiếu đầu. Bâygiờ mình cạo nó là bất hiếu rồi. Như vậy ông già nhìn lại mình hớt tóc thì ông già buồn, còn mình nhìnlại ông già thì thấy ông già lạc hậu phải không? Thế thì ai đúng? Để tóc bới đúng hay hớt ngắn đúng?Nếu hai bên cứ cố chấp, ông già nghĩ ông già đúng, người con nghĩ người con đúng thì gia đình cóbình an không? Chắc là bất an.Chúng ta phải hiểu thời xưa học theo Nho giáo thì để râu để tóc là phải. Nhưng thời sau này khác hơnvì nước mình lệ thuộc Pháp, người Pháp đi làm việc hớt tóc ngắn cho sạch sẽ mà mình cứ bảo như ônggià để tóc, vậy thì lạc hậu mất rồi. Ở lứa tuổi của mình ai chấp nhận như thế? Cho nên người cha phảithông cảm hoàn cảnh của con, người con phải hiểu hoàn cảnh của cha. Hai bên thông cảm nhau đừngcố chấp thì bớt khổ. Nếu cố chấp là nhất định khổ. Cha bất bình con, con bất mãn cha, cứ như vậy sanhra chuyện rối rắm trong gia đình.Rồi đến thời này mấy đứa nhỏ để tóc dài, có khi tới cổ thì mình không chấp nhận? Mình để tóc ngắnmát mẻ, còn nó để dài lù xù nhưng nó lại thấy đẹp. Nếu đem cái nhìn của người cha mà trách đứa conthì đứa con cũng nhìn lại người cha bằng cặp mắt lạc hậu. Bây giờ phải xử làm sao? Thôi, ba muốn

Page 194: Song Thien

mát mẻ ba hớt ngắn, con thích để dài cho đẹp thì con cứ để dài. Chuyện tóc tai, mỗi người mỗi sởthích riêng, bắt nó giống mình sao được?Quí Phật tử nhớ, một lứa tuổi là qua một thế hệ khác nhau, không giống nhau được. Không giống màmình đem ý của mình, cái phải của mình áp đặt cho nó thì nó không chịu. Mà không chịu thì sanh ragiận hờn, buồn trách, khổ sở. Vậy thì muốn cho hết khổ mình đừng cố chấp, phải buông bỏ. Buôngnghĩa là xả. Quan niệm của con thì con làm, quan niệm của ba thì ba giữ. Phần ai nấy giữ, người nàyđừng áp đặt người kia. Như thế chúng ta sống rất là thoải mái, nhẹ nhàng. Còn nếu mình cố chấp thìsống bực hoài, lúc nào cũng bất như ý. Như nó thích mang kính trắng thì để nó mang, mình không thíchthì thôi. Chớ mình không thích mà bắt nó theo mình sao được? Đó là quan niệm của mỗi người, miễnlàm sao con biết kính trọng, thương cha, cha thương con là đủ. Tình thương mới là quan trọng, cònnhững cái bên ngoài đâu có quan trọng.Vậy mà nhiều người vì cố chấp hình thức bên ngoài làm cho mất hết tình nghĩa trong gia đình, khiếncha con phiền muộn, vợ chồng không vui với nhau. Đó là tại cố chấp. Quí Phật tử nghĩ mình xả bỏ,đừng cố chấp có bớt khổ không? Còn cố chấp như câu chuyện tôi vừa kể khổ không? Lúc nào cũngbuồn bực. Vì vậy cha mẹ nên thông cảm với con, con thông cảm với cha mẹ. Mà muốn được thông cảmthì hai bên đều xả, xả cái phải của mình thì thông cảm. Ngược lại, nếu không chịu xả, tự nhiên là khổ.Đó là nói về lứa tuổi giữa người lớn và người trẻ. Còn nếu vợ chồng mà cố chấp thì sao, có khổkhông? Như bên phái nữ lâu nay quen rồi, nào là lọ tương, hũ tiêu, hũ ớt v.v… Những cái nhỏ họ coichừng từng chút để nấu nướng. Còn người đàn ông đâu có để ý đến những thứ đó, mà họ nghĩ chuyệnxã giao bên ngoài người này người nọ. Cho nên người chồng vì xã giao bạn bè nhiều, thành ra chi phíhơi rộng. Người phụ nữ chỉ lo chi tiết nhỏ trong nhà nên tiết kiệm, thấy chồng xài lớn một chút thì càmràm. Còn chồng thấy vợ keo kiệt, nhỏ nhít quá cũng không bằng lòng. Như vậy vợ trách chồng lãng phí,chồng chê vợ keo kiệt. Đã thế thì gia đình có vui không? Không bên nào bằng lòng bên nào hết! Vì aicũng nghĩ mình đúng.Như vậy nếu người vợ bắt người chồng phải theo ý của mình, ngược lại người chồng bắt vợ phải theoý của mình thì gia đình đó nhất định cãi lộn hoài. Nếu hai bên chồng và vợ cảm thông nhau, ngườichồng nghĩ rằng cô ấy lo chuyện bếp núc cho nên quen cái nhỏ nhặt, hũ tương, hũ ớt v.v… thành ra xàilớn cô không đồng ý cũng phải. Còn vợ thông cảm cho chồng, bởi vì anh ấy làm bên ngoài, giao thiệpkẻ này người nọ thì phải rộng rãi một chút người ta mới vui. Nếu bắt chồng hẹp hòi quá thì bạn bè khi,không chơi với mình, như vậy tội nghiệp. Hai bên thông cảm thì gia đình sống sẽ vui, không chống chọinhau. Đó là tôi nói những việc nhỏ thôi, còn những việc lớn khác nữa, quí vị nghiệm xét rồi thông cảm,hiểu biết nhau đừng cố chấp, cố chấp thì khổ.Như vậy xả bỏ là tu, còn cố chấp là chưa biết tu. Thế gian do cố chấp nên người nào cũng thấy sốngtrong gia đình không có hạnh phúc. Đã cố chấp thì làm sao hạnh phúc được? Chồng chấp theo chồng,vợ chấp theo vợ, cha chấp theo cha, con chấp theo con, thành ra không ai thông cảm ai. Mà khôngthông cảm thì tự nhiên là phải buồn phải khổ. Bây giờ mỗi người tự xả bỏ cố chấp của mình để thôngcảm với những người thân thì tự nhiên gia đình an vui hạnh phúc. Đó là bước thứ nhất xả chấp phải,chấp quấy theo quan niệm của mình.Điều thứ hai nữa là xả oán hờn. Người thế gian luôn luôn nghĩ ai làm trái ý mình thì mình buồn, mìnhgiận. Buồn giận nên bỏ liền hay nên giữ mãi? Có người thường hay nói: “Con giận người đó hai, bachục năm không quên.” Giận hai, ba chục năm không quên thì nghe như khẳng khái lắm nhưng thật ra làdại, là khổ, chớ có hay gì đâu.Quí Phật tử nghĩ trên thế gian này chung quanh mình nào xóm giềng, thân tộc v.v… có bao giờ hoàntoàn không đụng chạm nhau đâu? Người ta nói vợ chồng như chén trong sống. Chén úp trong sống thếnào cũng có khua, huống là xóm giềng, thân tộc làm sao vừa ý mình hết, mà trái ý thì mình giận. Giận

http://vietnamyoga.org

Page 195: Song Thien

rồi chứa trong tâm. Chứa là cố chấp. Giận một người chứa trong lòng, giận hai người cũng chứa tronglòng. Nếu giận một trăm người thì sao? Chứa cả một trăm cái giận trong lòng, làm sao chịu nổi.Quí vị xét khi mình đang vui vẻ mà bỗng nhớ tới người mình giận thì lúc đó gương mặt quạu xuốngliền. Sở dĩ chúng ta ngủ không ngon là cũng tại giận đó. Khi nào nằm nhớ lại hôm qua, hôm kia ai làmtrái ý mình liền nổi giận lên, thì hết ngủ. Đó là chứa chấp oán hờn. Chứa chấp là khổ. Ta đang vui vẻtươi mát mà chứa một cái giận, cũng như đem cục than bỏ trong tay hay trong da, trong thịt mình vậy.Nếu cục than bỏ trong tay, trong da, trong thịt thì sao? Nóng, khó chịu. Vậy mà lòng mình chứa mộttrăm cục than thì người này khổ nhiều ít? Khổ thứ nhất là khô héo vì ngủ không ngon, ăn không ngon.Giận quá làm sao ăn ngon, ngủ ngon được. Khổ thứ hai là giận làm cho mình dễ xấu. Quí vị thấy mỗilần nổi giận lên gương mặt mình thế nào? Nổi giận lên thì con mắt đỏ ngầu, mặt đổi màu đổi sắc, khôngcòn tốt đẹp nữa. Cả trăm cái giận ở trong lòng thì nó đốt riết mình khô héo, xấu xa. Như vậy ôm ấp cáigiận mấy chục năm là khôn ngoan hay thiếu khôn ngoan?Bởi vậy nên người biết tu ai nói gì trái ý, mình giận chút rồi bỏ đi, xả đi. Giận làm chi, ngu! Ôm cáigiận là ngu chớ không phải khôn, tội gì ôm cho khổ. Trong nhà Phật có câu: “Tăng hận bất cách túc”nghĩa là Tăng (người tu) giận không quá một đêm. Chúng ta là Phàm tăng nên tham sân si cũng còn, vìvậy gặp việc trái ý cũng giận. Nhưng giận chút thôi rồi bỏ, chớ không nên chấp chứa. Người thế gian thường thích chứa, chứa năm này qua năm nọ. Họ tưởng như vậy là hay, là khôn màkhông ngờ đó là tự chuốc họa vào mình, tự đeo khổ cho mình chớ không có lợi gì hết. Vì vậy nên Phậtdạy phải xả hết những giận hờn. Chứa chấp vừa bị khổ trong hiện tại, mà còn khổ cả vị lai nữa.Trong kinh Phật dạy, người khi sắp bỏ thân này qua đời khác thì nghiệp thương và nghiệp ghét sẽ đitheo. Bởi vì thương ai thì ta nhớ người đó, ghét ai cũng nhớ kẻ đó. Như chúng ta ngồi ôn lại trong lòng,thì nhớ những người mình thương và những người mình ghét nhiều nhất phải không? Ghét không mất,thương cũng không mất. Vì vậy càng chứa sâu thì khi nhắm mắt các nghiệp đó dẫn mình đi đến chỗthương hoặc chỗ ghét.Do đó khi chúng ta thọ thân sau, nếu ôm ấp nghiệp ghét nhiều quá thì đến những gia đình gặp toànchuyện buồn phiền, hờn giận, không vui. Có bao giờ chúng ta muốn gặp những người mình ghét không?Không muốn. Ai cũng muốn gặp người mình thương. Nhưng trong lòng thù oán nhiều quá thì nó sẽ dẫnmình gặp lại những người thù oán. Nên hiện tại khổ mà vị lai cũng khổ luôn. Điều này rất thiết yếu.Chúng ta phải khéo đừng nuôi dưỡng oán thù trong lòng, nên buông bỏ hết. Cái gì qua rồi không chứachấp nữa. Hơn thua, phải quấy, chuyện đó không có gì quan trọng. Quan trọng ở chỗ làm sao cuộc sốngmình bình an, thanh thản, tươi vui. Đó mới là điều đáng lưu tâm. Chúng ta sống muốn hạnh phúc, muốnđược an lạc thì nên giữ hay nên xả? Nên xả.. Vì vậy tôi nói tu muốn cho hết khổ thì phải xả, đừng chứachấp. Đó là điều thứ hai.Điều thứ ba, chúng ta đừng cố chấp ý kiến mình là đúng, ý kiến người khác là sai. Bởi vì ở thế giannày không có gì là đúng cố định mà cũng không có gì là sai cố định. Chúng ta mở miệng nói với aicũng “Tôi nghĩ thế này là đúng”. Nếu nói tôi nghĩ như vậy là đúng, người thứ hai nói tôi nghĩ thế khácmới đúng, thì hai cái đúng nó đụng nhau. Mình đúng theo cái nghĩ của mình, người khác đúng theo cáinghĩ của họ. Ai cũng đúng hết thì cãi lộn hay huề? Thế gian không ai chịu thua ai, mình đúng thì ngườikhác sai, mà người khác đúng thì mình sai. Cho nên khi người ta nghĩ khác với mình, mà họ cho rằnghọ đúng thì mình bực lên liền, và người kia cũng nổi tức vậy. Hai cái nổi tức sẽ đi đến khẩu chiến.Khẩu chiến không xong thì tới thân chiến.Quí vị thấy những người cãi nhau, đánh nhau khi được hỏi: “Tại sao quí vị đánh nhau?” Họ nói: “Tôinói cái này đúng mà nó cứ cãi hoài.” Có khi nào hai người cãi lộn mà chúng ta hỏi “tại sao”, họ nói“tại tôi sai” đâu. Nhất định là đúng. Hai cái đúng không giống nhau thì nhất định cãi lộn, cãi lộn khôngxong thì tới đánh lộn. Như vậy thì khổ hay vui? Không bao giờ vui được. Những điều này xảy ra rất

Page 196: Song Thien

nhiều.Gia đình vợ chồng, mỗi người thấy một lối, ai cũng cho là đúng thì gia đình đó cãi lộn hoài. Trong xãhội, nhóm này thấy thế này là đúng, nhóm kia thấy thế khác là đúng thì cũng gây ra cuộc đấu chiến. Cảtrên thế gian đều như vậy. Nếu cố chấp cái nghĩ của mình đúng, cái nghĩ của người khác sai là gốc củađấu tranh, của tiêu diệt nhau. Cho nên chúng ta đừng có cố chấp. Cái đúng này là đúng của tôi, cáiđúng kia là đúng của anh. Mỗi người giữ phần của mình, cãi nhau làm chi. Vậy là yên.Xả hết cố chấp, đừng bắt người khác phải nghĩ, phải thấy như mình mới đúng. Đó là điểm đặc biệt củađạo Phật. Trong đạo Phật có câu: “Phật hóa hữu duyên nhân”, đức Phật giáo hóa người có duyên vớiNgài mà thôi. Ai có duyên thì đến với Phật, chớ Phật không nói đạo Phật là đúng, đạo khác là sai.Theo đạo nào cũng tốt. Mình thích đạo Phật vì đạo Phật thích hợp với tâm tư nguyện vọng của mìnhnên mình theo, người khác không thích thì thôi. Chúng ta không nên nói theo đạo Phật chết được vềCực lạc, còn theo đạo khác chết nhất định đọa địa ngục. Không nên như vậy.Trong kinh Phật nhất là các bộ A-hàm, Phật thường nói: “Người tu theo đạo Phật làm lành, tu Thậpthiện được phước sanh cõi trời. Người không tu theo đạo Phật mà làm mười điều lành cũng được sanhcõi trời.” Không phải cõi trời chỉ dành cho người tu theo đạo Phật. Bởi vậy người không tu theo đạoPhật mà làm lành, làm tốt họ vẫn có phước. Mình tu theo đạo Phật mà mình làm xấu làm ác thì mìnhcũng bị tội như thường. Chúng ta mới thấy rằng chủ trương của đức Phật rất rõ ràng, rất thấu đáo. Phậtkhông bắt ai phải theo mình dù biết rằng làm như vậy là tốt, là có lợi. Nếu người ta không thích thìthôi, không ép buộc.Chúng ta học Phật phải tập tâm cởi mở, xả bỏ những cố chấp riêng tư, dù chấp tôn giáo mình cũng làbệnh nữa. Những gì chúng ta thấy đều do Phật dạy, mình biết mình tu. Ai thấy hợp thì tu theo, còn thấykhông hợp thì thôi, ta chỉ cười chớ đừng giận. Đạo mình kính trọng mà nghe ai nói ngược lại, mình nổisùng lên thì chưa gọi là hiểu đạo. Không cố chấp thì cuộc đời an vui, hạnh phúc, sống với mọi ngườirất hòa nhã.Điều thứ tư là Phật dạy xả đừng chấp thân của mình nữa. Quí vị thấy dễ hay khó? Xả mấy điểm kia thìcòn khả dĩ, xả chấp thân mình thì hơi khó. Tôi hỏi quí vị trong tất cả cái sợ của mình hiện giờ, cái sợnào là số một? Sợ chết là số một. Tại sao mình sợ chết? Vì cố giữ thân, cố chấp thân, nên nghe nói mấtđi thì hoảng sợ. Do đó khi cái chết đến mình khổ vô cùng.Chúng ta xét kỹ thân của mình, ai cũng muốn cho nó được tròn một trăm năm. Hồi xưa còn tham hơnnữa, hàng quần thần chúc vua chúa đến Vạn tuế, tức là muôn năm. Chúc muôn năm, mà có ông vua nàosống được muôn năm đâu. Mấy ông còn chết sớm hơn ai hết. Như vậy để thấy lòng tham sống của conngười quá lớn. Bởi tham sống cho nên chết là cái khổ nhất.Nếu người không tham sống thì chết có khổ không? Đâu có khổ vì họ đâu có sợ. Nên quí vị cố chấpthân, muốn giữ cho nó lâu dài, mà lỡ nó bại hoại thì đau khổ vô cùng. Thân mình đâu có nguyên vẹn từthỉ chí chung, mà nó đổi thay từng tháng, từng ngày. Như vậy muốn nó còn hoài, chẳng khác nào mìnhnắm một cục nước đá trong tay mà muốn nó đừng tan. Thân này cũng vậy, luôn biến chuyển từng phútgiây. Đó là nói bình thường, còn nói theo khoa học là nó sanh diệt từng tế bào. Lúc nào, phút nào cũngsanh sanh diệt diệt, không dừng. Sanh diệt luôn luôn mà bảo nó còn hoài làm sao được. Chấp như vậycó phải là ảo tưởng không? Ảo tưởng sai lầm mà chúng ta cứ chấp giữ, cho nên khổ vô cùng.Vậy mà trăm người như một, ai cũng muốn giữ thân lâu dài. Nhiều khi bảy, tám mươi tuổi vẫn muốnsống hoài, không muốn chết. Muốn giữ hoài mà có giữ được đâu. Giữ không được thì khổ hay vui?Người lớn tuổi nào cũng thở dài than vắn, khổ quá! Già yếu bệnh hoạn, khổ quá!Thật ra già yếu, bệnh hoạn có khổ không? Có gì đâu mà khổ, nó là như vậy. Hết thời ấu niên đến thờitráng niên, hết thời tráng niên đến thời trung niên, hết thời trung niên đến thời lão niên. Cứ thế mà đổidời. Nên khi trẻ mình vui với tuổi trẻ, lúc già mình vui với tuổi già. Mai mốt chết thì cười với cái

http://vietnamyoga.org

Page 197: Song Thien

chết, sướng không? Chớ ngồi đó mà than, ai cứu mình được. Không ai cứu được thì than hoài làm chicho khổ vậy? Cứ cười vui. Ờ! Già tốt. Nếu đi hai chân không vững thì thêm chân thứ ba nữa. Cứ nhưvậy mà chống gậy, có gì đâu phải buồn. Xả được cố chấp thì vui, còn nếu giữ thì khổ. Lẽ thật là nhưvậy. Con người sợ chết nhưng có giữ cho khỏi chết được không? Nếu giữ được thì cũng nên sợ. Giữ khôngđược thì cứ cười vui cho rồi. Quí vị nghĩ nếu lát nữa chết, chúng ta sẽ có cái gì vui? Hiện tại mìnhbiết hết các việc trên thế gian rồi, biết sự sống này rồi. Người ta nói đi du lịch vui chơi đó đây là tớinhững chỗ mình chưa biết, còn những chỗ nào biết rồi, đi chán lắm. Chúng ta đã ở trên thế gian mấychục năm, chán quá rồi. Bây giờ đi tới chỗ khác chơi cho vui thì sợ gì. Khi sắp chết, mình tự nghĩ ta sẽbiết thêm một chỗ mới nữa. Vậy là vui chớ không sợ. Chúng ta sống vui với cái sống, chết cũng vuivới cái chết, như vậy là an vui, tự tại.Người không sợ chết thì chết không phải là khổ. Sở dĩ khổ là vì người ta chấp chặt phải sống, sốngchừng nào cũng được, sống hoài. Chấp chặt vậy cho nên lỡ ai coi tuổi hoặc bắt mạch nói bệnh sắp chếtliền quên ăn, quên ngủ. Nếu hiểu được lẽ thật thì chết là vui thôi. Ờ, tôi ở đây mấy chục năm chán rồi,đi chỗ khác chơi cho vui. Đó, nghĩ vậy thì cứ cười mà đi, có tự tại không? Rõ ràng nếu buông xả cốchấp thì chúng ta an vui. Còn bám chặt giữ mãi thì chúng ta đau khổ.Cuộc đời là một dòng biến chuyển từ ngoại vật cho tới con người. Nó biến chuyển mà chúng ta cố giữthì có phải là si mê không? Cho nên Phật nói người trí biết được vô thường biến chuyển nên khôngkhổ. Còn người ngu, đối với vô thường biến chuyển mà muốn còn nguyên vẹn nên khổ. Bản thân mìnhnó phải biến hoại, phải mất; chúng ta biết rõ rồi cười với nó, không sợ, là chúng ta khéo tu.Tu là như vậy, chớ không phải vừa mới bệnh liền chạy tới cầu Phật cho con sống được năm năm, mườinăm. Phật tử bệnh tới chùa nhờ quí thầy cầu an. Quí thầy cầu cho Phật tử an, còn quí thầy không an thìcầu ai? Nếu tất cả người bệnh cầu đều được an thì không ai chết hết. Nhưng thật ra đâu có chuyện đó.Kỳ này cầu an là tại họ chưa chết, kỳ sau tới lúc chết thì cầu gì cũng chết thôi, cầu an cũng không khỏi.Như vậy để thấy chúng ta tu là phải nhận ra lẽ thật của cuộc đời, thấy rõ được lẽ thật của bản thânmình. Đừng lầm lẫn mới an vui, khỏi phải nhờ ai cầu gì hết, cũng khỏi cần coi tướng coi số làm chi.Cuộc đời là như vậy, không có gì phải lo. Năm mươi tuổi chết cũng tốt, bảy mươi tuổi chết cũng tốt,tám mươi tuổi chết cũng tốt, không sao hết. Tôi thường hay nói ai rồi cũng chết một lần, chớ có ai chếthoài đâu phải không? Thì thôi lúc nào tới thì đi một lần, chớ đâu có đi hoài mà sợ.Phật dạy khi bỏ thân này, muốn có thân khác đẹp hơn thì phải tạo duyên tốt. Như giữ được năm giớitrọn vẹn thì đời sau trở lại làm người đủ năm điều kiện tốt: Không sát sanh thì tuổi thọ dài. Không trộmcướp thì có nhiều của. Không tà dâm thì đẹp đẽ trang nghiêm. Không nói dối thì ngôn ngữ được lưuloát. Không uống rượu, xì ke ma túy thì trí tuệ thông minh. Nếu thiếu một trong năm giới thì đời sau bấthạnh một phần. Ai muốn đời sau được thân tốt đẹp hơn thân người thì tu Thập thiện.Như vậy chết không đáng sợ mà chỉ sợ mình không chuẩn bị được khi mất thân này. Đến lúc ngã rachết không làm điều lành, không tạo phước đức thì chừng đó khổ hơn nữa. Cho nên biết tu thì trongcuộc sống hiện tại chúng ta được an vui tự tại, khi nhắm mắt chúng ta đã chuẩn bị cho đời sau được tốtđẹp hơn nên chúng ta càng vui, không có gì phải buồn sợ.Cũng như mình đi chiếc xe cũ, lâu quá nó hư mòn, cứ đẩy hoài rất chán. Bây giờ mình dành dụm tiền,bỏ xe cũ mua xe mới đẹp hơn. Như vậy buồn hay vui? Nhưng muốn mua xe khác đẹp hơn thì phảichuẩn bị tiền. Chuẩn bị trước rồi mới bỏ xe cũ mua xe mới được. Chớ không chuẩn bị thì xe cũ bỏ rồi,không biết làm sao mua xe mới. Cho nên người biết tu là người biết lo xa, biết chuẩn bị sẵn; bỏ thânnày qua thân khác khỏe hơn. Đó là bước tiến của người tu.Như vậy chỉ một chữ Xả mà chúng ta được an ổn vui tươi. Cần gì phải nhiều. Một chữ mà biết tu là cảcuộc đời sống thoải mái, an vui. Ngược lại quí vị sẽ thấy mặt mày nhăn nhó hoài, bất mãn cái này, bất

Page 198: Song Thien

mãn cái nọ, bất mãn con cái, bất mãn vợ chồng, bất mãn xã hội… Mấy chục năm cứ nhăn nhó hoài,uổng một cuộc đời. Cho nên mình phải vui tươi xả bỏ, có mấy mươi năm ngắn ngủi, sống làm sao chothảnh thơi, tạo phước lành để khi nhắm mắt được đến cõi lành, ở đó mà buồn giận làm chi cho khổ.Vậy mong quí Phật tử nghe hiểu, ứng dụng tu để tất cả chúng ta sống trên thế gian này lúc nào cũng tươicười, không còn buồn bực. Đến lúc nhắm mắt ra đi chúng ta cũng vui luôn. Đó là kết quả tốt đẹp củangười Phật tử khéo tu. []

http://vietnamyoga.org

Page 199: Song Thien

Mùa xuân vĩnh cữu

Từ trước đến nay, mùa xuân bao giờ cũng làm tôi náo nức vì mùa xuân mang đến cho tôi nhiều âmthanh, nhiều màu sắc, nhiều kỷ niệm và nhiều cảm nghĩ lan man... Những cảm giác về mùa xuân trongtôi như làn sương huyền ảo, dù rằng có những buổi hoàng hôn buông xuống dịu dàng hay những buổisớm mai nhiều nắng ấm không thiếu những xúc động mênh mang . Khi những cơn gió nhẹ mùa xuân mơn man trên mái tóc già nua là những khoảnh khắc diệu kỳ mà trongtôi chợt trổi lên những giai điệu mùa xuân không dứt và tôi không thể không thốt lên lời nào để miêu tảmùa xuân. Tôi sẽ ra sao , nếu mai kia hoa không còn nở , chim không còn hót. Và tất cả đều câm lặngvĩnh viễn. Với mùa hạ thì ánh nắng chói chan, mùa thu thì mênh mông khói sương huyền hoặc, mùađông thì trời âm u lạnh giá. Khi xuân về, người và đất trời như có mối giao hòa mầu nhiệm. Mùa xuânmang đến sự tươi trẻ, sinh lực. Mùa xuân là thời điểm bắt đầu của một chu trình tự nhiên: Xuân - Hạ -Thu - Đông. Xuân là tín hiệu của sự bắt đầu một quá trình sinh sôi, nẩy nở. Không có mùa xuân thìkhông có sự sống, không có những mầm non phơi phới, những hương thơm dìu dịu . Không có mùaxuân thì không có hi vọng. Tinh hoa của đất trời là mùa xuân. Bởi thế mùa xuân được chờ đợi và chàođón. Người ta thường nói đón xuân, chứ không nói đón đông hoặc đón hè. Đón xuân là đón hy vọng.Hy vọng vào những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân, gia đình, anh em, bạn bè... Khi chúng ta hyvọng là tự trong sâu thẳm đã hạnh phúc rồi. Hạnh phúc là một cảm nhận không phải là cái hiện có.Nhưng cảm nhận của mỗi người lại khác nhau. Có người nói mùa xuân không đến với mình là vì ngườiđó đang ở trạng thái bất ổn, rơi vào tâm trạng chán nản, buồn bực ...Ai vui mùa xuân xanhAi ngồi khóc một mìnhTưng bừng tiếng pháo nổMùa xuân vẫn vô tình(Lê Minh Uyên)Nhưng rồi mọi sự cũng qua đi. Mùa đông đi rồi mùa xuân đến. Sự tuần tự của qui luật tự nhiên, cũng làqui luật của tình cảm con người. Theo dòng đời, tâm trí con người cũng thay đổi qua muôn hình vạntrạng của đất trời. Hạnh phúc của người nầy là công thành danh toại, vợ đẹp con ngoan, cuộc sốngsung túc... Nhưng với người kia, hạnh phúc là sự hài lòng, trân trọng và chấp nhận cái đang có. Có khichỉ một ánh mắt, một nụ cười thôi cũng đủ làm cho ai đó ngất ngây vì hạnh phúc .Trong tâm ta hình ảnh này chồng chất lên hình ảnh kia, hình ảnh kia xóa mất hình ảnh nọ. Rồi sau đó tấtcả sẽ chìm lắng, tan dần... Thế nhưng, khi ta vui thì ta thấy cả thế giới ngây ngất lung linh, khi ta buồnthì cả vũ trụ buồn tênh, tang tóc.Những nhành mai sớm sương bên láNhững nhành liễu chiều gió bên câyCũng lay lắt bởi đời xuân em ạ, Thế nên chi anh cũng viết dòng này.(Bùi Giáng)Hình ảnh mùa xuân trong lòng người cũng thế. Do bởi nhận thức sai biệt của mỗi người, nên mùa xuâncũng được diễn ra dưới nhiều sắc màu khác nhau qua sự thay đổi của thời gian và không gian. Nhưngchúng ta có biết chăng bản thể của mùa xuân vẫn là vắng lặng,vĩnh hằng, bất biến, hiện hữu nhiệm mầutrong mỗi chúng ta.Thuở còn bé, ngày xuân trong tôi thật ngây thơ, đơn giản và mộc mạc. Những náo nức của ngày xuânchỉ dâng tràn theo những cuộc du xuân đi hái lộc đầu năm với người thân, những bao lì xì, những bánh

Page 200: Song Thien

mứt ...Lớn lên mùa xuân trong tôi thay đổi với những hoài niệm xa xôi. Mùa xuân của hương đồng, gió nội,của những cơn mưa xuân lất phất. Đang cái rét mướt của mùa đông xám xịt, bỗng nhiên những tia nắngphớt nhẹ trên nền trời xanh cao vút. Xuân đẹp, mơ màng, chúm chiếm sắc vàng của đồng lúa chín. Nhưng khi đến tuổi già nua nhìn lên trời cao không còn thấy những cánh én liệng, nhìn xác pháo xác xơbên cạnh gốc mai vàng rơi từng cánh tơi tả. Đó là lúc mùa xuân đã ra đi theo cơn gió hạ, rồi đến mùathu cười mĩm giao tình với sông núi cỏ cây, thì cái giá lạnh của mùa đông lại đến. Sự chuyển dịch củavũ trụ làm cho muôn loài luôn thay đổi không ngừng nghỉ. Bốn mùa xoay vần, làm cho tôi nghĩ đếncuộc đời trôi theo dòng sinh diệt .Lá cũng mất như một lần đã lỡTrời đã xanh như tuổi ngọc đã xanhTrời còn đó giữa tháng ngày lỡ dởHồn Nguyên Tiêu ai kiếm lại cho mình.(Bùi Giáng)Buồn thay! Càng bị ngoại cảnh chi phối chúng ta càng bị trầm luân trong hạnh phúc, khổ đau. Cứ thếmà đêm dài vô tận, quanh quẩn trong vọng niệm. Hình ảnh hoa mai nở hay những cành quất trĩu nặngtrên khắp nẽo đường phố, mùa xuân về trong khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt, với những con tim mớirộn rã, yêu thương, con người lạc bước vào một mê cung tình yêu. Nhưng những hình ảnh ấy, tâm tìnhấy sớm nhạt nhòa trong ký ức. Xuân đến không ai ngăn cản được, nhưng khi xuân đi cũng chẳng ai níulại được .Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày Bao giờ em mới gặp anh đây? Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ Để mẹ em rằng hát tối nay?(Nguyễn Bính)Xuân xanh đã qua, tình yêu chỉ còn là hoài niệm .Xuân đang đến nghĩa là xuân đang quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ giàVà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.(Xuân Diệu)Người đời chỉ mong hạnh phúc ở từng mùa xuân, không ai dám mơ đến một mùa xuân miên viễn. Buồncho ai, mùa xuân đã qua rồi nên phải ngơ ngác, bơ vơ.Bởi thế Tô Đông Pha mới viết :"Sự như xuân mộng liễu vô ngấn "(Đời qua mau như một giấc mơ xuân, không lưu lại một vết nào)Lamartine dù có van lơn nài nĩ: " O temps , suspend ton vol" (Thời gian hãy ngừng lại đôi cánh),nhưng thời gian nào có dừng lại với chúng ta.Osho không dạy chúng ta níu giữ mùa xuân vì ông cho rằng cuộc sống phải là những lễ hội liên tục.Hãy biến những việc nhỏ bé thường ngày thành lễ hội .Mùa xuân theo Phật giáo là sự an lạc của tâm chúng ta trong từng giây phút. Không mong đợi mùa xuânđến, cũng không tiếc nuối khi xuân đi.Xuân đi trăm hoa rụng.Xuân đến trăm hoa cười.Trước mắt việc đi mãiTrên đầu già đi rồi

http://vietnamyoga.org

Page 201: Song Thien

( Mãn Giác thiền sư)Xuân mà chúng ta nhìn thấy qua cảnh vật, qua thời gian chỉ là xuân hữu hạn. Khi cảnh tàn và thời gianqua đi thì xuân cũng hết. Tâm thanh tịnh, an lạc tưởng chừng như không có gì hết, nhưng đó lại là mộttrí tuệ vô cùng diệu dụng. Nó không lệ thuộc vào thời gian nên lúc nào cũng thấy mùa xuân. Đẹp đẽthay, trên cái thực tại biến động lại ẩn tàng một mùa xuân vĩnh cữu. Thời gian tạo những vết nhăn trênlàn da nhưng không tạo được những vết nhăn trong tâm hồn. Không ai già cỗi bởi năm tháng mà chỉ giàcỗi bởi tâm hồn trống rỗng vì không nối kết được với tha nhân. Nếu chúng ta còn rung động theo nhữngnhịp đập quyến rũ của cuộc đời, vẫn khát khao cuồng nhiệt đi tìm những điều mới lạ như thuở tuổi thơ,và chừng nào trái tim chúng ta vẫn còn tồn tại những luồng sóng rung cảm của sự tươi đẹp, niềm vui vàhy vọng, thì mùa xuân vẫn còn tồn tại vĩnh viễn trong chúng ta.

San José đầu thu 2009Lê Tấn Tài

Page 202: Song Thien

MƯỜI ĐIỀU KHUYÊN CỦA EINSTEIN

1. Luôn tập trung Tôi không có tài năng gì đặc biệt cả. Tôi đơn giản chỉ đam mê như một kẻ tò mò”. Điều gì đánh thứctính tò mò của bạn? Tôi rất quan tâm đến nguyên nhân thành công và thất bại của con người. Chính vìvậy, tôi đã dành nhiều năm để nghiên cứu cách mà con người thành công. Còn bạn, bạn quan tâm điềugì nhất? Tính tò mò sẽ thúc đẩy bạn hướng tới thành công.

2. Luôn kiên trìTôi thành công không phải vì tôi thông minh. Đó là kết quả của một quá trình lâu dài mà tôi không baogiờ đầu hàng khi thực hiện công việc”. Chính nhờ tính kiên trì của mình mà con rùa đã chiến thắng.Bạn đã bao giờ kiên trì đến khi đạt được mục đích của mình chưa? Người ta nói rằng giá trị của bưuphẩm chính là vì cuối cùng nó luôn đến được nơi cần đến.

3. Hãy tập trung vào hiện tại Bố tôi nói rằng người ta không thể cưỡi một lúc 2 con ngựa. Tôi muốn nói rằng bạn hãy làm những gìbạn muốn, nhưng không phải tất cả đều thuận lợi. Hãy học cách tập trung vào công việc hiện tại, hãythực sự quan tâm đến những gì bạn đang làm hiện nay. Năng lượng được tập trung sẽ tạo thành sứcmạnh giúp bạn vượt qua thất bại tiến đến thành công.

4. Hãy luôn tưởng tượngTưởng tượng là tất cả. Nó có khả năng giúp chúng ta hình dung những gì sẽ xảy ra. Tưởng tượng quantrọng hơn sự kiến thức”. Hàng ngày, bạn đã sử dụng óc tưởng tượng của mình chưa? Einstein nói rằngtưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức đấy! Trí tưởng tượng sẽ cho bạn thấy được tương lai. Cómột lần, Einstein từng nói: “Trí thông minh thực sự không phải là kiến thức mà là óc tưởng tượng.

5. Hãy luôn sửa sai Con người không bao giờ biết sửa sai thì sẽ không bao giờ biết tạo ra cái mới cả”. Đừng sợ sai. Sai

http://vietnamyoga.org

Page 203: Song Thien

lầm không phải là thất bại. Sai lầm có thể giúp bạn khá hơn, thông minh hơn và nhanh nhẹn hơn, nhưngvới một điều kiện là bạn phải nhận ra sai lầm của mình. Muốn thành công, bạn hãy sai lầm nhiều hơngấp 3 lần hiện tại!

6. Hãy luôn sống với hiện tại Tôi chưa bao giờ nghĩ về tương lai bởi vì nó sẽ đến”. Cách duy nhất để đến với tương lai là sống vớihiện tại.

7. Hãy sống có ý nghĩa Hãy hướng tới những điều có ý nghĩa chứ không phải thành công”. Đừng bao giờ tiêu tốn thời gian củamình để trở thành một người thành công. Hãy làm cho cuộc đời mình trở nên có ý nghĩa. Nếu như bạnlà người có ý nghĩa tức là bạn đã thành công. Hãy bộc lộ tất cả tài năng và khả năng của mình, hãy họccách sử dụng chúng! Hãy trở thành người có ý nghĩa, thành công sẽ đến với bạn!

8. Hãy làm mới mình Bạn không thể đạt được kết quả mới nếu bạn chỉ mãi làm một công việc tương tự từ ngày này qua thángkhác. Hãy thay đổi cuộc sống của mình. Bạn hãy thay đổi hành động và cách tư duy để cuộc sống luônmới mẻ.

9. Kiến thức bắt nguồn từ kinh nghiệm Thông tin thuần tuý không phải là kiến thức. Kinh nghiệm chính là nguồn tư liệu thực sự”. Bạn có thểnghiên cứu một vấn đề rất lâu, nhưng điều đó chỉ mang lại cho bạn những khái niệm kinh viện mà thôi.Muốn hiểu được thực chất vấn đề bạn phải thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ mà vấn đề đó đặt ra. Saukhi hoàn thành công việc, bạn sẽ có được kinh nghiệm mới và đó chính là kiến thức."

10. Hãy nắm được quy luật và chiến thắng Bạn phải là người nắm được luật chơi rồi sau đó bạn mới có thể chiến thắng

Page 204: Song Thien

NGÃ TÂM LINHThích Trí Siêu

Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan đến việc tỉnh thức tâm linh.Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm xinquẻ, nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Ðến chùa khấn vái xin xỏ như thế thì chùa có khác gì đình miếu. Nhưng khổ nỗi chính những hạng"Phật tử" như thế mới giúp cho chùa khá giả.Người Việt Nam hiểu Ðạo hơn nên "Tu" cũng khá hơn, đến chùa tụng kinh lễ Phật, học Ðạo nghe pháp,làm công quả. Tụng kinh nhiều thì cho là mình tu nhiều, tu khá, hết tụng kinh bổn đến tụng kinh bộ, hết bộ này đến bộkhác.Lạy Phật thì lạy xong ngũ bách danh, đến tam thiên rồi vạn Phật, cho rằng lạy nhiều chừng nào thì tiêutội chừng nấy. Học Ðạo nghe pháp cốt để áp dụng tu tâm sửa tánh, nhưng không như thế mà lại dùng kiến thức đểphân biệt Thầy này hay Thầy kia dở.Thay vì làm công quả để học hạnh xả thí, lại làm công quả để kiếm điểm với Thầy trụ trì.Khá hơn là những bậc xuất gia, từ bỏ nhà cửa vợ con đi tu. Nhưng một thời gian sau lại bám víu vào ngôi vị đạo đức của mình. Nói đến đây tôi nhớ lại chuyện của Tổ Huệ Khả. Trong 33 vị Tổ Thiền Tông, tôi thán phục nhất vị Tổnày, dám xả thí thân mạng, chặt tay cầu Ðạo. Là người kế thừa Tổ Ðạt Ma, sau cùng dám xả luôn ngôichùa, bỏ luôn chức Tổ, chức Hoà Thượng, lăn xả vào chợ, đi vào cuộc đời để tự thử thách mình, tựchứng nghiệm và độ một tầng lớp khác.Người tu không khéo thường hay mắc phải bệnh "ngã tâm linh" (égo spirituel).Mới biết tu một chút tự cho là mình đạo đức. Tu hành chăm chỉ, được bao nhiêu công đức đều bị cáingã hốt hết.Tuy là một tu sĩ nhưng tôi không ưa chữ tu chút nào.Tôi đã một lần bày tỏ trong quyển Bố thí ba la mật.Tu đâu phải là làm những điều hình thức bên ngoài, đâu phải tính năm cộng tháng vào chùa.Khoác áo cà sa mà không hiểu bài học thương yêu, giảng nói từ bi mà chỉ biết ích kỷ củng cố địa vịđạo đức của mình. Ngạn ngữ có câu: "Chiếc áo không làm nên Thầy tu" kia mà!Ðối với tôi, tu là tập sống với tâm linh. Chữ tâm linh (spirituel) khác với vật chất (matériel).Tâm linh là tánh linh thiêng của con người, có thể gọi đó là Thượng Ðế, Phật tánh hay Chân ngã...Nhưng điều đó không quan trọng. Ðiều quan trọng đầu tiên là ta có biết đến tâm linh của mình haykhông?Biết sống thật với tình cảm, nội kết của mình hay không? Hay là chỉ thích đóng kịch, mượn danh nghĩa chữ tu để ngầm khoe khoang mình là người có tu, có đạođức! Tôi tu vì tôi không phải là người đạo đức.

http://vietnamyoga.org

Page 205: Song Thien

Tôi tu vì tôi còn nhiều nội kết chưa được giải tỏa, còn nhiều bài học ở đời mà tôi chưa hiểu.Tôi tu vì tôi hãy còn phân biệt tốt xấu, ưa ghét. Hơn nữa bây giờ tôi không chắc là tôi còn tu theo ý nghĩa phổ thông nữa không, nhưng tôi biết là tôimuốn sống thật.Sống thật với chính mình, với cả tâm hồn và thể xác của mình. Tôi không muốn làm Thầy ai cả, nếu muốn thì chỉ làm Thầy chính mình mà thôi.Có nhiều người chỉ thích đóng vai Thầy và muốn học trò hay đệ tử đóng mãi vai học trò đệ tử. Nhưng Thầy nào trò nấy, cũng có người thích đi tìm một vị Thầy, một đấng tôn sư bên ngoài để thờphụng tôn kính. Theo tôi, một vị Thầy thật (chân Sư) là người dạy cho đệ tử nhận ra ông Thầy của chính mình bêntrong (le maître intérieur).Ðức Phật là một chân Sư, ngài thành Phật và dạy cho chúng ta khai triển Phật tánh của mình để thànhPhật như ngài.Ðức Phật đâu có muốn bị đúc tượng ngồi yên trên bàn thờ cho chúng ta hì hụp lạy ở dưới ???

Page 206: Song Thien

Một Nghệ Thuật Sống

Mọi người đều tìm kiếm an lạc và hài hòa bởi vì đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Đôi khichúng ta cảm thấy bứt rứt, bực bội, *không yên*. Và khi bị những nỗi khổ này hành hạ, chúng ta khônggiữ riêng cho mình mà thường trút đổ sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào không khí xung quanhnhững người đang bị đau khổ. Những ai tiếp xúc với những người này đều bị ảnh hưởng lây. Chắc chắnđây không phải là cách sống khôn khéo. Chúng ta nên sống an lạc với chính mình và an lạc với người khác. Tóm lại, con người là những sinhvật sống hợp quần, tạo thành xã hội và phải giao tiếp với nhau. Nhưng làm sao chúng ta có thể sống anlạc được? Làm sao có thể duy trì được hài hòa nội tâm, duy trì được sự an lạc, hài hòa xung quanhchúng ta để người khác cũng được sống an lạc và hài hòa?Để thoát khỏi khổ đau, chúng ta phải biết nguyên nhân căn bản, nguồn gốc của khổ đau. Nếu chúng tatìm hiểu vấn đề này, nó trở nên rõ ràng rằng, mỗi khi trong tâm có những phiền não, bất tịnh, chúng tatrở nên không vui. Phiền não trong tâm, một sự xấu, bất tịnh tinh thần không thể tồn tại chung với anlạc, hài hòa được. Chúng ta khởi sự tạo ra phiền não bằng cách nào? Một lần nữa nếu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy rõ. Chúngta trở nên không vui khi thấy ai hành xử theo lối chúng ta không thích, hoặc ta thấy những gì xẩy ra màta không muốn. Những điều trái ý xẩy ra và chúng ta tạo căng thẳng trong tâm. Những cái chúng tamuốn mà không được vì vài trở ngại nào đó và ta trở nên căng thẳng, tạo thành những gút mắc. Vàtrong suốt cuộc đời, những điều chúng ta muốn có thể hoặc không thể đạt được, những lối phản ứngbằng cách tạo ra gút mắc làm cho toàn bộ tinh thần và thể xác căng thẳng, đầy phiền não khiến chocuộc đời trở nên đau khổ.Bây giờ, một cách để giải quyết vấn đề này là dàn xếp để trong cuộc đời không có điều gì trái ý xẩyra, để mọi điều đều xẩy ra theo ý mình. Một là chúng ta phải có quyền phép nào đó hoặc ai cho chúngta quyền phép này, để những điều trái ý không xẩy ra và mọi cái chúng ta muốn đều đạt được. Nhưngđiều này không bao giờ có thể được. Không một ai trên cõi đời này đạt được mọi mong ước, mọi việcđều xẩy ra theo ý mình mà không có gì trái ý xẩy ra. Sự việc tiếp tục xẩy ra trái với sự mong muốn vàước nguyện. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: Làm sao chúng ta ngừng phản ứng mù quáng khi gặp nhữngđiều không hài lòng? Làm thế nào để chúng ta ngừng tạo ra căng thẳng và giữ được an lạc và hài hòa? Tại Ấn độ cũng như tại các nuớc khác, những thánh nhân trong quá khứ đã nghiên cứu vấn đề này —vấn đề đau khổ của con người — để tìm ra giải pháp. Nếu điều gì trái ý xẩy ra và chúng ta phản ứngbằng sự tức giận, bằng sợ hãi, hoặc bằng những bất tịnh khác, thì ta lập tức chuyển sự chú tâm vào cáigì khác. Ví dụ như: đứng dậy lấy một ly nước uống, sự tức giận của ta sẽ dịu bớt. Hoặc ta bắt đầu đếmmột, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lập lại một câu hoặc lời chú hoặc tên của một vị thần linh mà ta tônsùng, tâm ta sẽ chuyển hướng và ta sẽ bớt được phần nào phiền não, sẽ nguôi bớt giận. Giải pháp này hữu ích và luôn luôn công hiệu. Giải quyết bằng cách này, tâm ta sẽ bớt bứt rứt. Tuynhiên giải pháp này chỉ công hiệu ở phần nhận thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm, ta đẩyphiền não sâu vào trong vô thức, và ta vẫn gia tăng gấp bội những phiền não đó. Ngoài mặt có vẻ cóan lạc, hài hòa, nhưng trong đáy lòng vẫn còn một núi lửa bị đồn ép đang ngủ yên và sẽ bùng nổ dữ dộikhông biết lúc nào. Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đã tìm hiểu sâu rộng hơn, và bằng cách trực nghiệm sựthật về tâm và thân ngay trong chính họ, nhận ra rằng, chuyển sự chú tâm chỉ là sự tránh né vấn đề.Tránh né không giải quyết được gì cả. Quý vị phải nhìn thẳng vào vào vấn đề. Khi nào phiền não nổilên trong tâm, cứ quan sát nó, đối diện với nó. Ngay sau khi quý vị khởi sự quan sát, phiền não sẽhttp://vietnamyoga.org

Page 207: Song Thien

giảm cuờng độ và từ từ biến mất. Giải pháp này rất tốt vì tránh được những cực đoan: không dồn nén cũng không buông thả. Vùi sâu sựphiền não trong vô thức sẽ không loại trừ đuợc nó, và để nó tung hoành bằng những việc làm hoặc lờinói bất thiện chỉ tạo thêm rắc rối. Nhưng nếu quý vị chỉ quan sát thì phiền não sẽ mất đi, và quý vị sẽloại trừ được nó. Điều này nghe rất hay, nhưng trên thực tế có thực hiện được không? Đối phó với cái xấu của chínhmình không phải là dễ. Khi sân hận nổi lên, lập tức chúng ta bị chế ngự khiến chúng ta không thể nhậnra được. Rồi mù quáng vì sân hận, chúng ta có những hành động và lời nói làm hại chính ta và ngườikhác. Sau đó, khi đã nguôi giận, chúng ta khóc lóc, hối hận, cầu xin được tha thứ của người này, ngườinọ, hoặc các vị thần linh: “Ôi tôi đã tạo nên lỗi lầm, xin tha thứ cho tôi.” Nhưng rồi lần tới, chúng talại rơi vào tình trạng tương tự và cũng hành xử y như thế. Hối lỗi kiểu này không mang lại ích lợi gìcả.Sự khó khăn là chúng ta không biết khi nào phiền não bắt đầu. Nó khởi sự trong vô thức và khi đã lênđến tầng nhận thức nó đã có đủ sức mạnh chế ngự chúng ta khiến chúng ta không thể quan sát nó được.Giả thử tôi mướn một thư ký riêng để khi nào sân hận nổi lên, người thư ký nói với tôi: “Coi kìa, sânhận đã bắt đầu”. Bởi vì tôi không biết khi nào sân hận xẩy ra, tôi phải mướn đủ thư ký cho ba ca. Nếutôi có khả năng làm thư thế, và khi sân hận nổi lên lập tức người thư ký báo cho tôi: “Coi kìa sân hậnđã bắt đầu”. Việc đầu tiên tôi làm là mắng người thư ký: “Đồ ngốc, bộ tưởng tôi trả tiền để dậy bảo tôihả?” Tôi đã bị sự sân hận chi phối nên sự khuyên bảo không giúp ích gì được.Giả thử tôi vẫn còn đủ trí khôn và không la mắng người thư ký. Trái lại, tôi còn nói: “Cám ơn nhiều.Bây giờ tôi phải ngồi xuống để quan sát sự sân hận của tôi”. Ngay sau khi tôi nhắm mắt để quan sát,căn nguyên gây ra sân hận hiện ra trong đầu: Người hoặc sự việc gây ra sự sân hận này. Nhưng lúc đótôi không quan sát sự sân hận mà chỉ quan sát căn nguyên gây ra sân hận. Điều này chỉ làm cho sân hậngia tăng và không giải quyết được gì cả. Thật khó khăn khi quan sát phiền não hoặc cảm xúc trừu tượngvà tách riêng được những căn nguyên bên ngoài gây ra chúng. Tuy nhiên, một người đã giác ngộ đã tìm ra một giải pháp thiết thực. Vị đó khám phá ra rằng khi nàocó phiền não trong tâm, về sinh lý có hai việc xẩy ra cùng một lúc: một là hơi thở mất nhịp điệu bìnhthường. Chúng ta bắt đầu thở mạnh hơn khi phiền não đến trong tâm. Ở mực độ tinh vi hơn, các phảnứng sinh hóa bắt đầu tạo ra những cảm giác. Mọi phiền não đều tạo ra cảm giác này hay cảm giác kháctrong cơ thể. Điều này đưa đến một giải pháp thiết thực. Một người bình thường không thể quan sát được nhữngphiền não trừu tượng trong tâm như sợ hãi, sân hận, si mê. Nhưng với sự hướng dẫn và tập luyện đúngcách thì rất dễ quan sát sự hô hấp và cảm giác, hai cái liên quan trực tiếp với những phiền não trongtâm.Sự hô hấp và cảm giác sẽ giúp ta hai cách. Thứ nhất, nó giống như người thư ký riêng. Ngay khi phiềnnão nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất bình thường. Nó sẽ báo động: “Coi kìa, có cái gì không ổn”. Vìchúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh cáo của nó. Tương tự, cảm giácsẽ cho chúnglta biết có gì không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp,bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta thấy sự phiền não mất đi.Hiện tượng này giống như hai mặt của đồng tiền kên. Một là ý nghĩ, cảm xúc hiện ra trong tâm, mặt kialà hơi thở và cảm giác trên thân. Bất cứ ý tưởng, xúc động nào, bất cứ phiền não nào trong tâm đều thểhiện bằng hơi thở và cảm giác ngay lúc đó. Do đó, bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúngta thực sự quan sát phiền não trong tâm. Thay vì tránh né vấn đề, chúng ta phải trực diện với thực tếhiện hữu. Kết quả ta thấy rằng, phiền não mất đi sức mạnh, chúng không còn trấn áp được ta như trongquá khứ. Nếu ta kiên trì, chúng sẽ hoàn toàn biến mất và ta bắt đầu sống an lạc, một cuộc sống ngày

Page 208: Song Thien

càng ít những điều xấu. Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy thực tế ở hai trạng thái: bên trong và bênngoài. Trước đây, chúng ta chi nhìn bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn tìmkiếm ngoài ta về nguyên nhân của những bất hạnh. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi và cố thay đổi sự thật bênngoài. Vô minh về sự thật bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằmtrong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng đối với những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu. Bây giờ, với sự tập luyện, chúng ta có thể thấy được mặt kia của đồng bạc. Chúng ta có thể có ý thứcvề hơi thở của mình cũng như những gì xẩy ra trong người. Dù là hơi thở hay cảm giác, chúng ta biếtcách chỉ quan sát mà không mất bình tâm. Chúng ta ngừng phản ứng, ngừng gia tăng sự đau khổ củamình. Trái lại, chúng để cho phiền não thể hiện rồi mất đi.Càng thực tập phương pháp này, những phiền não càng ngày càng mất đi nhanh chóng hơn. Dần dầntâm ta hết những bất tịnh và trở nên trong sạch. Một tâm thanh tịnh lúc nào cũng tràn đầy tình thươngkhông vị kỷ đối với mọi người, đầy lòng từ bi về những đau khổ, những thất bại của người khác, đầymừng vui vì sự thành công, an lạc của người, đầy bình tâm trong mọi hoàn cảnh. Khi đạt được trình độ này, mọi thói quen trong đời ta đều thay đổi. Không thể nào có thể có những lờinói hoặc hành động phá rối sự an lạc và hạnh phúc của người khác. Trái lại, một tâm quân bình khôngnhững chỉ trở nên an lạc mà bầu không khí chung quanh cũng nhuốm đầy an lạc và hài hòa. Điều này sẽbắt đầu ảnh hưởng đến người khác, giúp ích cho họ luôn. Bằng cách giữ được bình tâm với mọi cảm xúc trong người, ta tìm được cách tách rời những gì ta gặpbên ngoài ta luôn. Tuy nhiên sự thoát ly không phải là cách tránh né hoặc thờ ơ với những khó khăn củacuộc đời. Những người thực tập thiền Vipassana thường trở nên nhạy cảm đối với những khổ đau củangười khác và làm hết khả năng mình để xoa dịu những khổ đau này, không phải vì bắt buộc, mà vớiđầy từ, bi và bình tâm Họ biết cách có được sự vô tư thánh thiện, học được cách tham gia hết lòng,tham dự nhiệt thành trong việc giúp đỡ người khác, cùng một lúc duy trì được sự bình tâm. Bằng cáchnày, họ giữ được an lạc và hạnh phúc, đồng thời tạo nên an lạc và hạnh phúc cho người khác. Đây là những gì Đức Phật giảng dậy: Một Nghệ Thuật Sống. Ngài không dậy cho họ những giáo điều,những hình thức nghi lễ rỗng tuếch. Ngài chỉ dậy cho họ quan sát thiên nhiên hiện hữu bằng cách quansát thực trạng nội tâm. Vì vô minh nên chúng ta cứ hành xử theo lối có hại cho mình và cho người.Nhưng khi đã có trí tuệ - trí tuệ của sự quan sát sự thật đúng như thật — thói quen phản ứng này mất đi.Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự bình tâm,một cái tâm thấy và hiểu được chân lý. Lối hành xử như vậy chỉ có thể tích cực, đầy sáng tạo có lợicho mình và cho người. Như vậy điều cần thiết là “Biết Mình”, lời khuyên của mọi thánh nhân. Chúng ta phải hiểu chính mìnhkhông phải chỉ bằng sách vở, bằng lý thuyết, không phải chỉ bằng cảm xúc, hoặc lòng tin, chỉ chấpnhận một cách mù quáng những gì chúng ta nghe và học được. Sự hiểu biết như vậy không đủ. Tốt hơnhết, chúng ta phải hiểu đươc thực thể của hiện tượng tâm và thân này. Chỉ riêng điều này sẽ giúp chúngta giải thoát khỏi đau khổ. Sự trực nghiệm nội tâm của chính mình, phương pháp tự quan sát này được gọi là thiền Vipassana.Theo ngôn ngữ Ấn dộ vào thời của Đức Phật, passana có nghĩa là thấy một cách bình thường với conmắt mở rộng. Nhưng vipassana là quan sát sự thật đúng như thật chứ không phải tưởng như thật. Sựthật hiển nhiên phải được xuyên thủng cho tới khi ta đạt được sự thật tối hậu của toàn thể cấu trúc tâmlý - vật lý. Khi đã chứng nghiệm được sự thật này, chúng ta sẽ biết cách ngừng phản ứng mù quáng,ngừng tạo ra phiền não mới và những phiền não cũ sẽ từ từ mất đi một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ hếtkhổ và hưởng đưọc hạnh phúc thật sự. Trong một khóa thiền , sự tu tập gồm có ba phần. Đầu tiên ta phải tránh những hành động bằng lời nói

http://vietnamyoga.org

Page 209: Song Thien

hoặc việc làm phá hại sự an lạc, hài hòa của người khác. Ta không thể tu tập để giải thoát khỏi nhữngbất tịnh trong khi có những hành động và lời nói làm gia tăng những bất tịnh này. Do đó, giới luật làđiều tối cần trong bước đầu của sự tu tập. Ta thực hành không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm,không nói dối, không xài độc tố. Bằng cách tránh khỏi những hành động này, ta làm cho tâm đủ tĩnhlặng để tiến xa hơn. Phần kế tiếp là tu tập làm chủ được cái tâm vọng động bằng cách chú tâm vào một đối tượng: đó là hơithở. Ta cố gắng giữ được sự chú tâm vào sự hô hấp càng lâu càng tốt. Đây không phải là sự tập luyệnvề hơi thở, ta không điều khiển hơi thở. Trái lại ta quan sát sự hô hấp bình thường, lúc ra, lúc vào.Bằng cách này, ta làm cho tâm được yên tĩnh, để nó không bị những phiền não chi phối. Cùng một lúcta định được tâm, làm cho tâm đủ bén nhậy và sâu sắc để đưa đến tuệ giác. Hai phần đầu này, sống có đạo đức và làm chủ được tâm rất cần thiết nhưng chúng chỉ đưa đến sự dồnnén những phiền não nếu chúng ta không tập phần thứ ba, đó là thanh lọc tâm hết những phiền não bằngcách phát triển huệ nhãn vào chính bản thân mình. Đây là Vipassana: Chứng nghiệm sự thật về bản thânbằng cách quan sát trong ta một cách vô tư, có phương pháp những hiện tượng thay đồi không ngừngcủa thân và tâm thể hiện qua cảm giác. Đây là tổng hợp những lời dậy của Đức Phật: tự thanh lọc tâmbằng tự quan sát. Mọi người ai cũng có thể tu tập được. Mọi người đều phải đương đầu với khổ đau. Đây là bệnh chungcủa con người và cần phải có thuốc chữa chung, không riêng cho ng ười nào. Khi ta đau khổ vì sânhận, nó không phải sân hận của Phật giáo, hoặc sân hận của Ấn độ giáo, hoặc sân hận của Thiên chúagiáo. Sân hận là sân hận. Khi ta bị giao động vì giận giữ, sự giao động này không phải riêng của ngườitheo Thiên chúa giáo, hoặc Do thái giáo hoặc Hồi giáo. Bệnh này là bệnh chung của nhân loại. Thuốcchữa phải chữa được cho mọi người.Vipassana là loại thuốc này. Không ai phản đối lối sống tôn trọng an lạc và hài hòa của người khác.Không ai phản đối việc làm chủ được tâm mình. Không ai phản đối sự phát triển tuệ giác vào chínhbản thân mình để có thể giải thoát tâm mình khỏi những phiền não. Vipassana là đường lối chung chomọi người. Quan sát thực thể bằng cách quan sát sự thật nội tâm — đây là biết mình trực tiếp và bằng trực nghiệm.Càng thực tập ta càng thoát được đau khổ vì tâm phiền não. Từ một sự thật sơ đẳng, ngoại vi, giả thực,ta xuyên thấu tới sự thật tối hậu về tâm và thân. Khi vượt qua được giai đoạn này, ta chứng nghiệmđược sự thật bên kia tâm và thân, vượt thời gian và không gian, vượt môi trường tương đối: chân lý vềsự giải thoát hoàn toàn khỏi phiền não, bất tịnh và khổ đau. Bất cứ danh từ nào ta gán cho sự thật tốihậu này đều không thành vấn đề; đó là mục tiêu cuối cùng của con người.

(Bài trên đây dựa trên buổi nói chuyện của Ông S.N. Goenka tại Berne, Switzerland.)

Page 210: Song Thien

Nghệ Thuật SốngOsho

Câu hỏi : "Thày vừa nói rằng đa phần nhân loại chỉ sống như là thực vật. Làm ơn hãy giải thích vềcách sống thế nào để cái chết có thể trở thành một lễ hội."Osho trả lời :

Con người sinh ra để hiện thực cuộc sống, nhưng điều đó còn tùy vào anh ta. Anh ta có thể thở, có thểăn, có thể đi, có thể già, và có thể tiến dần tới nấm mộ…nhưng điều này không phải là “cuộc sống”.Cái này gọi là sự chết dần từ cái nôi đến nấm mộ, chính xác là cái chết mòn trong bảy mươi năm. Bởi vì hàng triệu người quanh bạn đang chết trong cái kiểu chết dần mòn này, cho nên bạn cũng bắtchước họ. Trẻ con thì học mọi thứ từ những người xung quanh, mà xung quanh thì toàn là sự chết.Cho nên điều đầu tiên bạn phải hiểu đời sống (life) có nghĩa gì?“Đời sống” không phải chỉ đơn giản là già đi (growing old)Mà “Đời sống” phải là lớn lên và trưởng thành (growing up).Và đây là hai điều hoàn toàn khác biệt.Trở nên già, mọi con vật đều có khà năng như thế. Còn trưởng thành lại là đặc quyền riêng của loàingười. Nhưng tiếc thay chỉ có một ít người đòi hỏi cái đặc quyền đó.Lớn lên và trưởng thành (growing up) có nghĩa là sống từng khoảnh khắc sâu trong nguyên lí của đờisống. Điều đó có nghĩa là đi thoát ra khỏi sự chết, chứ không phải đi dần đến sự chết. Bạn càng đi sâuvào sự sống, bạn càng nhận ra cái bất tử của chính bạn. Có một khoảnh khắc nào đó bạn sẽ nhận biếtrằng sự chết chẳng là cái gì, cũng giống như thay đổi quần áo, thay đổi nhà cửa, thay đổi hình dạng…chẳng có cái gì chết, và chẳng có cái gì có thể chết. Sự chết là một ảo giác lớn nhất của con người.Để trưởng thành hãy nhìn cái cây. Khi cái cây lớn rể của nó mọc sâu. Đó là sự cân bằng, cây càng lớnrễ càng sâu; rễ nhỏ không chịu nổi sức nặng của cây lớn. Trong đời sống trưởng thành (growing up) là mọc sâu (growing deep) vào trong chính bạn Với tôi, nguyên lí đầu tiên của đời sống là thiền định (meditation). Mọi điều khác là thứ cấp. Và tuổithơ là thời gian đẹp nhất. Khi bạn già hơn, gần cái chết hơn, bạn càng khó khăn hơn để đi vào thiền

http://vietnamyoga.org

Page 211: Song Thien

định.Thiền định có nghĩa là đi vào sự bất tử của bạn, vào sự vĩnh hằng của bạn, đi vào bản chất thần thánhcủa bạn. Trẻ con là con người đầy đủ phẩm chất nhất cho thiền định bởi vì trẻ con chưa bị chất nặngbởi giáo dục, kiến thức, tôn giáo hay bởi nhiều loại rác rưởi khác. Trẻ con thì ngây thơ, vô nhiễm, vôtội (tiếng Anh chỉ dùng có có một chữ là innocent) Nhưng bất hạnh thay sự ngây thơ của trẻ con bị coigiống như là không hiểu biết (ignorant).“Không hiểu biết” và “ngây thơ” cũng có chỗ giống nhau như chúng không phải là một. Ignorance làtình trạng không biết, giống như ngây thơ. Nhưng có một khác biệt lớn mà cả nhân loại đến bây giờcũng không biết. Ngây thơ là không có kiến thức nhưng không hề khao khát có được kiến thức. Ngâythơ tự nó tròn đầy ý nghĩa.Một đứa con nít không có tham vọng, không có ước vọng. Nó luôn luôn sống hết mình trong từngkhoảnh khắc sống của nó… Một con chim bay qua, đứa trẻ nhìn không chớp mắt; hay chỉ thoáng thấymột con bướm màu sắc đẹp cũng đủ để đứa trẻ hát ca. Với một cái cầu vổng trên trời, đứa trẻ sẽ ngâyngất như không còn biết điều gì huy hoàng hơn nữa. Cũng cảm giác như thế đến với trẻ con, khi chúngnhìn thấy trăng sao vằng vặc trong đêm tối mênh mông.“Ngây thơ vô nhiễm” là tinh khiết, là tràn đầy, là giàu có.“Không hiểu biết” là nghèo nàn là ăn xin…là tôi muốn điều này, tôi muốn điều kia, tôi muốn được hiểubiết, tôi muốn được kính trọng, tôi muốn được giàu sang, tôi muốn được quyền lực.Không hiểu biết (ignorance) đi trên con đường của khát khao.Ngây thơ vô nhiễm (innocence) là trạng thái không hề khát khao.Nhưng bởi vì cả hai trường hợp cùng là tình trạng không có kiến thức (knowledge) nên chúng tathường lầm lẫn và qui kết rằng chúng cũng như nhau.Bước đầu tiên trong nghệ thuật sống là nhìn thấy cái ranh giới phân biệt giữa cái không hiểubiết(ignorance) và sự ngây thơ vô nhiễm (innocence). Sự ngây thơ vô nhiễm phải được cũng cố và bảovệ, bởi vì đứa trẻ được sinh ra với sự ngây thơ nghĩa là với một kho báu lớn, cái kho báu mà các nhàthông thái phải đi tìm cả đời với nổ lực nhọc nhằn. Các minh sư thường nói rằng họ đã trở lại trẻ thơmột lần nữa, họ đã được tái sanh.Ở Ấn độ một người Bà la môn thực sự, nghĩa là một người hiểu biết thực sự, tự gọi mình là Dwij,nghĩa là được sinh hai lần. Tại sao lại được sinh hai lần? Cái gì đã xảy ra trong lần sinh thứ nhất? Tạisao cần phải có lần sinh thứ hai? Lần sinh thứ hai ông ấy được gì? Trong lần sinh thứ hai ông ấy lấylại tất cả những cái ông ta đã có trong lần sinh thứ nhất, nhưng cái mà cha mẹ, xã hội, và tất cả nhữngngười xung quanh đã hủy diệt và triệt tiêu chúng.Trẻ con đang bị nhồi nhét đầy ắp những kiến thức. Cái đơn thuần và trong sáng vì thế bị cướp mất, lído là ai cũng biết cái đơn thuần không giúp được gì cho đứa trẻ trong cái xã hội cạnh tranh này. Mộtđúa trẻ đơn thuần (simple) thường bị coi là ngốc nghếch, và đứa trẻ ngốc nghếch sẽ bị cuộc đời lợidụng và bóc lột. Sợ hãi xã hội, sợ hãi thế giới, chúng ta tự thay đổi mình để thích ứng và cũng muốnlàm cho trẻ con trở thành thông minh, sắc xảo, đầy kiến thức, để chúng được hội nhập vào thế giớiquyền lực mạnh mẽ, chứ không để chúng rơi vào sự yếu kém hay bị áp bức. Và một khi đứa trẻ lớn lênsai định hướng, nó sẽ tiếp tục con đường sai lầm đó, cả cuộc đời nó sẽ tiếp tục bị sai lầm.Bất cứ khi nào bạn thấy rằng dường như bạn đã đánh mất cuộc sống, nguyên tắc đầu tiên là tìm lại sựngây thơ (innocent). Buông kiến thức xuống, quên hết kinh điển đi, quên tôn giáo đi, quên thần học và triết lí đi. Cố gắng đểđược sinh ra một lần nữa, trở lại ngây thơ… và điều này bạn có thể làm được, bằng cách: Tẩy sạchtâm trí của bạn, tẩy sạch tất cả những gì không phải là của bạn, tẩy sạch tất cả những gì vay mượn, tấtcả những gì thuộc về truyền thống, qui ước, tất cả những gì thuộc về người khác như cha mẹ, thầy giáo,

Page 212: Song Thien

trường đại học…tẩy sạch, vất tất cả. Một lần nữa ta trở nên đơn thuần.Điều diệu kì này có thể thực hiện được nhờ thiền định.Thiền định chỉ là một phương pháp phẫu thuật lạ kì, nó cắt bỏ đi tất cả những gì không thuộc về bạn,chỉ để lại con người thực sự của bạn mà thôi. Thiền định thiêu hủy tất cả mọi thứ và để lại bạn nhưmột con người trần trụi cô độc dưới ánh mặt trời. Để bạn thấy dường như mình là người đầu tiên sinhra trên mặt đất, không hiểu, không biết một điều gì, người phải khám phá lại tất cả, phải tìm kiếm, phảihành hương. Đời sống phải là cuộc truy tìm, không phải là một khát vọng. Đời sống là một tìm tòi, chú không phảilà tham vọng để trở thành cái này cái nọ, như trở thành chủ tịch một quốc gia, một thủ tướng, một bộtrưởng. Sống là để tim ra Tôi là ai? Một điều rất lạ lùng là người ta thường không biết mình thực sự làai, lại mong muốn trở thành một người như thế nào đó. Người ta không biết mình là ai ngay trong hiệntại, không quen thuộc với chính hiện hữu của mình nhưng bao giờ cũng muốn trở thành cái gì đó!Trở thành một cái gì (becoming), đó là căn bệnh của tâm hồn.Hiên sinh (being) mới chính là bạn.Ngay lúc khám phá ra hiện sinh của mình thì đời sống bắt đầu. Rồi thì cứ mỗi khoảnh khắc sống của talà một khám phá mới mẻ. Bất cứ một khoảnh khắc nào cũng là một niềm vui; Cánh cửa bí mật đã mở,tình yêu mới đâm chồi, đam mê mới xuất hiện, cảm xúc mới về cái đẹp, cái tốt. Bạn trở thành thật nhạycảm, chỉ một cạnh sắc của lá cỏ cũng đem đến vô vàn cảm giác. Sự nhạy cảm làm cảm giác bạn rõràng đến mức dù là hiện hữu của chỉ môt lá cỏ cũng bằng như hiện hữu của một vì sao; không có lá cỏnày hiện sinh dường như thiếu đi; và bởi vì lá cỏ này là duy nhất không có gì thay thế cho nên nó córiêng tính cá thể của nó. Sự nhạy cảm sẽ tạo nên nhiều tình bạn. Tình bạn với cỏ cây, với chim muông, với thú vật, với núi đồi,với sông suối, với đại dương và với cả những vì sao. Đời sống trở thành giàu có hơn vì tình yêu lớndậy vì tình bạn lớn lên.Cuộc đời của thánh Francis đầy những chuyện đẹp. Ngài thường phải đi trên một con lừa đây đó đểchia sẻ những thể nghiệm của mình. Vị thánh sắp chết.Tất cả đệ tử vây quanh để nghe lời cuối củangài. Lời cuối của một vị thày luôn luôn là điều gì tiêu biểu nhất vì nó chứa toàn bộ kinh nghiệm sốngcủa thày. Nhưng các đệ tử không tin rằng mình đã nghe một điều như thế! Thánh Francis không nói gìvới các đệ tử mà vấn an con lừa của ngài. Vị thánh nói: “Người anh em, tôi vô cùng mang ơn ngườianh em. Người anh em đã mang tôi đi khắp mọi nơi mà không hề than vãn, không hề càu nhàu. Trướckhi rời bỏ thế giới này tất cả điều tôi muốn nói là xin hãy tha lỗi cho tôi; tôi đã không đối xử với ngườianh em bằng tình người chan chứa.”Đó là những lời cuối của thánh Francis. Cảm xúc bén nhạy trong lời nói với con lừa, “người anh em”,“xin hay tha lỗi”. Nếu bạn nhạy cảm hơn, cuộc sống sẽ lớn hơn. Nó sẽ không là cái ao nhỏ mà là mộtđại dương. Nó không giới hạn ở vợ con của bạn, nó không có giới hạn. Toàn bộ hiên hữu này trở thànhgia đình bạn. Và chỉ khi nào toàn thể hiện hữu trở thành gia đình, bạn mới biết sự sống là gì. Conngười không phải là một hòn đảo cô độc, tất cả chúng ta đều có kết nối.Chúng ta là một lục địa lớn, hội tụ từ trăm nẻo đường về. Nếu trái tim chúng ta không tràn đầy tình yêucho cái toàn thể thì đời sống chúng ta sẽ phải ngắn hơn.Thiền định sẽ làm cho ta nhạy cảm, ta sẽ cảm thấy mình gắn liền với thế giới. Thế giới là của chúng ta,trăng sao là của chúng ta, chúng ta không phải là người ngoài cuộc. Chúng ta thuộc về mọi tồn tại tựbên trong. Chúng ta là một phần và cũng là trái tim của tồn tạiThứ nữa, thiền định sẽ mang đến bạn sự yên tĩnh trọn vẹn vì tất cả kiến thức rác rưởi đã ra đi. Các suynghĩ, các ý tưởng (những cái cấu thành tri kiến) cũng ra đi…Một sự yên tĩnh mênh mông, và rồi bạn sẽngạc nhiên cái yên lặng này lại chính là âm nhạc. Tất cả các loại âm nhạc trần gian chỉ là cái thể hiện

http://vietnamyoga.org

Page 213: Song Thien

từ sự yên lặng bên trong. Các nhà thần bí đông phương đều cùng nhấn mạnh một điểm rằng: tất cả cácnghệ thuật lớn như âm nhạc, thi ca, múa, hội họa, điêu khắc…đều sinh ra từ thiền định. Một cách nàođó có thể hiểu là các bộ môn nghệ thuật chính là những cái nằm trong thế giới không được biết bộc lộra ngoài thế giới đang được biết, và dành cho những ai chưa sẵn sàng cho cuộc hành trình trí tuệ củamình. Chúng là quà tặng cho những người chưa đi trên cuộc hành trình trí tuệ. Đôi khi một bản nhạc,một bức tượng…cũng có thể khơi dậy nỗi khát khao đi tìm nguồn cội. Bạn này, khi nào bạn bước vàongôi chùa của Phật Thích ca hay ngôi đền của Mahavira, cứ ngồi yên lặng lẽ ngắm nhìn bức tượng.Bức tượng thì chả có lien hệ nào với Thích ca hay Mahavira, nhưng nó đã được làm và tính toán theomột tỉ lệ để mỗi khi bạn nhìn nó bạn sẽ rơi vào yên lặng. Đây gọi là thiền định với tượng. Đó là lí do tại sao các bức tượng luôn giống nhau Mahavira, Gautama, Neminata, Adinatha…Haimươi bốn vị thánh tăng của đạo Jaina…Trong cùng một ngôi chùa bạn sẽ thấy hai mươi bốn bức tượnggiống nhau hoàn toàn. Hồi còn nhỏ tôi thường hỏi cha tôi “Cha giải thích cho con biết tại sao hai mươibốn người lại cùng giống hệt nhau? Cùng kích thước, cùng cái mũi, cùng khuôn mặt, cùng thân hình”.Cha tôi nói “Cha không biết, chính cha cũng ngạc nhiên tại sao chẳng thấy có chút khác biệt nào cả. Aicũng nói trên đời này chẳng có đến hai người giống hệt nhau, nói chi đến hai mươi bốn người!” Đến lúc tôi thành tựu thiền định, tôi đã tự tìm thấy câu trả lời. Câu trả lời là: Tất cả các bức tượngchẳng có liên hệ gì với những nhân vật, Tất cả các bức tượng chỉ liên hệ với những gì xảy ra bên trongcác nhân vật, và cái bên trong đó thì hoàn toàn giống nhau. Chúng ta không phải quan tâm đến cái bênngoài mà phải chỉ chú ý đến cái bên trong. Cái dáng vẻ bên ngoài không quan trong. Có người trẻ, cóngười già, có người đen, có người trắng, có đàn ông, có đàn bà…chẳng có gì quan trọng. Cái quantrọng là tất cả bên trong cùng là một đại dương yên lặng. Trong cái mênh mông yên lặng kia cơ thể thẻhiện một tư thế nhất định nào đó. Bạn cũng đã từng quan sát chính bạn, nhưng chắc là bạn chưa nhận rađiều này: Khi bạn nổi giân, cơ thể bạn có một tư thế nào đó, hai bàn tay bạn không thể mở ra được,bạn chỉ có thể nắm chặt tay. Trong cơn giận bạn cũng chẳng có thể cười. Với một cảm xúc nào đó, thân thể lại có tương ứng một tư thế nào đó. Những điều nhỏ nhặt ảnh hưởngsâu xa đến bên trong. Vì thế những bức tượng được tạo bằng một cách nào để mà bạn chỉ yên lặngngồi, yên lặng ngắm nhìn, rồi khép mắt lại, một hình ảnh sẽ đi vào tâm bạn và bạn sẽ cảm nhận đượcnhững điều chưa từng biết. Những bức tượng và đền đài không phải xây ra cho việc thờ cúng, chúng dùng cho việc thể nghiệm.Chúng là những phòng thí nghiệm khoa học, không có quan hệ gì với tôn giáo. Hàng thế kỉ trước đã cómột khoa học thần bí nào đó dụng ý giúp cho những thế hệ sau có thể liên hệ với những thể nghiệm củathế hệ trước…không qua sách, không qua ngôn ngữ, mà qua cái sâu thẳm hơn: Cái yên lặng, thiền địnhvà an lạc.Khi cái yên lặng trở nên yên lặng hơn; tình bạn, tình yêu đâm chồi nảy lộc; cuộc đời bạn trong từngmỗi khoảnh khắc trở thành vũ điệu, niềm vui, lễ hội. Bạn có nghe tiếng pháo nổ ngoài kia? Bạn có baogiờ nghĩ rằng tại sao trên toàn thế giới chỗ nào cũng tổ chức lễ hội vài ngày trong năm? Vài ngày lễ hộilà để bù đắp, vì xã hội đã làm mất lễ hội của chính cuộc đời bạn, cho nên nó phaỉ có cái gì đó để bùtrừ. Mỗi một nền văn hóa phải có cách bù đắp cho bạn để bạn không cảm thấy hoàn toàn mất hút trongkhốn cùng và tuyệt vọng. Nhưng tất cả những bù đắp này đều là giả tạo. Những tiếng pháo nổ và ánh đèn ngoài kia không thể làm bạn vui vẻ được. Những thứ đó chỉ dành chotrẻ con; với bạn nó chỉ làm thêm khó chịu. Ngay từ thế giới bên trong bạn đã có thể có bất tận vô vànánh sang, âm nhạc, niềm vui. Luôn luôn phải nhớ rằng xã hội chỉ tìm cách bù đắp cho bạn khi nó nghĩrằng sự dồn nén của cá thể có khả năng nổ bùng một tình thế hiểm nguy. Xã hội tìm mọi phương cáchđể bạn giải tỏa áp lực dồn nén. Nhưng những thứ này không phải là lễ hội thực sự, nó không bao giờ

Page 214: Song Thien

có thể là sự thực. Lễ hội thực sự phải khởi đầu từ đời sống bạn và bên trong bạn. Lễ hội thực sự khôngthể căn cứ theo lịch, ví dụ đến đầu tháng mười một tôi sẽ tham gia lễ hội. Điên chưa! Cả năm sầu khổbỗng dưng tôi thoát ra được khỏi khổ đau, bước ra đường nhảy múa. Cả cái cảm giác thoát khổ lẫn cáingày đầu tháng mười một đều là giả tạo. Lễ hội ngày đầu tháng mười một qua đi rồi thì bạn sẽ bước vềcái hố đen, và mọi người cũng thế, tất cả trở lại với nỗi buồn đau của mình.Đời sống phải là một lễ hội liên tục, phải là một fesitval ánh sáng suốt năm tròn. Chỉ đến khi bạntrưởng thành, bạn mới có thể trổ hoa, bạn mới có thể biến những cái nhỏ nhoi tầm thường thành lễ hội. Thí dụ ở Nhật bản họ có lễ trà. Trong tất cả Thiền viện và ngay cả trong từng gia đình cũng có thể thựchiện được. Trà không còn là phẩm vật bình thường nũa, người ta đã chuyển nó thành lễ mừng. nơi uốngtrà thiết kế theo một cách nào đó, trong một khu vườn đẹp, có hồ, có thiên nga, hoa cỏ…khách đến bỏgiày bên ngoài, vậy thôi.Khi bước vào, bạn không được nói chuyện; bạn phải bỏ lại mọi suy nghĩ, lời nói cùng với giày dépbên ngoài. Bạn ngồi xuống trong tư thế thiền định. Người chủ, thường là một quí bà sẽ pha trà cho bạn.Động tác của người pha trà thật đẹp, giống như là nghệ sĩ múa, đi vòng quanh khách, phục vụ trà, tách,đĩa…giống như bạn là thượng đế. Thật là kính cẩn nàng cúi đầu dâng trà và bạn cũng cúi đầu trântrọng y như thế. Một vật tầm thường như trà thôi cũng có thể được dùng tạo ra lễ hội mà ai đó khi bước ra cũng cảmthấy mình như hồi sinh, tươi trẻ lại, ngọt ngào hơn. Cái gì ta đã làm được với trà thì cũng có thể làmđược với tất cả thứ khác, như với quần áo, thức ăn…Đa số con người sống như trong giấc ngủ say;ngoài ra vải vóc có vẻ đẹp riêng của nó, cảm giác riêng của nó. Nếu bạn nhạy cảm, quàn áo không chỉđể che thân chúng cũng có thể dùng biểu cảm cá tính, sở thích, văn hóa và tồn tại của bạn. Mọi việc màbạn làm nên phải là cách thể hiện riêng của ban, nên phải có dấu ấn của bạn, như thế đời sống sẽ trởnên lên lễ hội liên tục. Ngay cả khi bạn bị bệnh đang nằm trên giường, bạn cũng nên lấy cái thời gian này mà hưởng thụ, thờigian thư giản và nghĩ ngơi, thời gian thiền định, không lo buồn vì mình đang bị bệnh. Khi bạn bị bệnhhãy gọi bác sĩ, nhưng lúc này bạn bè quan trọng hơn thuốc men, nhất là những người yêu bạn. Thuốcmen thường là phương tiện trị liệu kém nhất.Hãy sáng tạo mọi thứ, làm ra cái tốt nhất từ cái dở nhất, điều đó tôi gọi là “nghệ thuật”. Nếu một ngườisống suốt một đời tạo tất cả khoảnh khắc thành cái đẹp, thành tình yêu, thành niềm vui thì cái chết tựnhiên trở thành đỉnh điểm của toàn bộ nổ lực trong đời. Giây phút cuối cùng của người đó sẽ không tồitệ như cái chết thông thường của mọi người khác. Nếu cái chết là điều tồi tệ, có nghĩa là toàn bộ đờisống của bạn đã là một phí phạm. Cái chết nên là sự chấp nhận bình yên, sự dẫn nhập tràn đầy tình yêuvào cõi mà ta chưa biết, lời chào từ giả vui vẻ với bạn bè, với thế giới cũ. Không nên có chút gì gọi làbi kịch.Một thiền sư, Linh Chi, đang hấp hối. Hàng ngàn đệ tử vây quanh chờ nghe bài pháp cuối cùng. NhưngLinh Chi chỉ nằm xuống vui vẻ mỉm cười, không nói một lời. Một người thiền sư bạn cũ nhắc nhở:”Linh Chi, sao thày quên không nói những lời cuối cùng, trí nhớ thày không được tốt rồi, thày đang hấphối, thày cố đừng quên”. Linh Chi nói:”Hãy lắng nghe này”…và trên mái nhà, hai con sóc đang chạynhảy vui đùa. Linh Chi chỉ nói:”đẹp làm sao” rồi chết. Ngay khi ông nói “Hãy lắng nghe này” thì mọingười im lặng phăng phắc để chuẩn bị nghe những lời vĩ đại; Nhưng chỉ nghe thấy tiếng hai con sócđùa giỡn cắn nhau chạy nhảy trên mái nhà mà thôi. Vị thày chỉ cười rồi chết.Thực ra vị thày đã gởi đi thông điệp cuối: Đừng phân biệt chuyện lớn chuyện nhỏ, đừng phân biệt cáitầm thường cái quan trọng. Ngay phút giây đó sự kiện Linh Chi chết cũng giống như sự kiện hai consóc chạy đuổi trên mái nhà. Không có gì khác biệt. Trong hiện sinh, tất cả đều giống nhau. Đây là toànbộ triết học, toàn bộ sự nghiệp giảng dạy của vị thày. Chẳng có cái gì lớn chẳng có cái gì nhỏ, tất cả

http://vietnamyoga.org

Page 215: Song Thien

đều tùy thuộc vào bạn.Bắt đầu bằng thiền định, mọi sự sẽ nảy nở trong bạn…tĩnh lặng, tinh khiết, an lạc, mẫn cảm. Mang hếtnhững điều thủ đắc trong thiền định vận dụng trong đời sống và chia sẻ chúng, bởi vì những cái chia sẻđều mau phát triển. Rồi đến lúc bạn chết, bạn sẽ biết không có sự chết. Bạn có thể nói tạm biệt màkhông cần có nước mắt và buồn rầu, nếu có, phải chỉ là nước mắt của niềm vui.Nhưng điều cốt tủy là phải bắt đầu bằng ngây thơ vô nhiễm. Trước tiên vất đi tất cả cặn bã thối tha màbạn đang mang vác. Mọi người đang mang vác quá nhiều căn bã. Có một điều đáng ngạc nhiên là lạicó nhiều người nói với bạn rằng đó là những hệ tư tưởng lớn, những nguyên lí lớn ! (trong trường hợpnày sự thông minh không bắt đầu từ bạn, bạn chỉ mượn của người khác). Hãy thông minh tự bản thânmình.Đời sống rất đơn giản; nó là điệu nhảy của vui mừng. Tất cả trái đất có thể tràn đầy niềm vui, tràn đầyhoan lạc, nhưng có một số người quyền thế, vì quyền lợi, lại nói rằng không ai nên cười, không ai nênvui bởi vì cuộc đời là tội lỗi, đó là một sự trừng phạt. Làm sao có thể yên vui khi bạn liên tục bị nhồisọ rằng đời sống là sự trừng phạt, bạn đã làm sai và bây giờ đang bị giam ở trái đất này để chuộc lỗi!Tôi phải nói lớn rằng: Đời sống không phải là ngục tù, không phải là sự trừng phạt. Đời sống là mộttặng thưởng, và nó chỉ trao cho ai chắt chiu với nó, cho những ai xứng đáng với nó. Và bây giờ, quyềnlựa chọn là của bạn; và bạn sẽ là kẻ có tội nếu không hưởng thụ nó. Nếu đến lúc bạn chia tay với cuộcđời mà cứ để cuộc đời y nguyên như lúc bạn bước vào, nếu bạn không làm đẹp thêm cho nó, là bạn đãchống lại hiện hữu. Xin bạn, xin hãy để lại cho đời một chút đẹp đẽ, một chút hạnh phúc, một chúthương thơm./.

Phạm Doãn dịch từ:Osho – Beyond Enlightenment. Chapter 28

Page 216: Song Thien

Những hạt vi trầnNhân Phúc

Thời tiết chuyển qua thu bắt đầu hiu mát lạnh, vẫy tay rồi những tia nắng nóng bức của hạ buồn. Ánh sáng mặt trời từ trên cao xuyên quakhung cửa kiếng, rọi vào phòng ngủ tôi thành một vệt dài. Không khí có vẻ tĩnh lặng, nhưng nhìn kỹ qua vệt nắng, tôi thấy những hạt bụitrần đang ngao du lay động giữa hư không. Làm tôi nhớ lại Đức Phật đã dùng hình ảnh này ví dụ dạy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Hạt bụi bay bay...,biết đâu một trong những hạt vi trần này là những thân xác tôi từ vô lượng kiếp trước, nay còn đang lởn vởn bay đâuđây. Và rồi những hạt bụi nào trong hiện tại, đã hóa kiếp thân tôi như lời của một bài ca?Xuyên qua vệt nắng, tôi thấy bài học vô tướng của Đức Phật bàng bạc trong các kinh Kim Cang, Bát Nhã, Lăng Nghiêm, HoaNghiêm..v..v..đang hiện hữu...Nếu chia thật nhỏ các hạt vi trần và cứ tiếp tục chia đến lúc không còn chia được nữa, thì không có mộtthứ gì có hình tướng trên vũ trụ này có riêng một tự thể của nó; đó là vô tướng. Vô tướng chính là thật tướng của nhà phật, Đức phật đãnói điều này trên hai ngàn năm trăm năm về trước.Đến bây giờ khoa học mới đang mò mẫm hiển bày sự thật này. Những nghiên cứu nơi phần nhỏ nhất của một vật chất, không thể chiacắt được nữa, để còn giữ được lý và hóa tính của nó, khoa học gọi là nguyên tử. Trong một nguyên tử gồm những hạt electron mang điệnâm, chạy theo quỹ đạo quanh nhân là những hạt proton mang điện dương, cùng với những hạt neutron trung hòa. Sự chia cắt một nguyêntử ra nhỏ hơn nữa, để có thể minh xác tận cùng lời của Đức Phật, thì khoa học đã đi đến đâu vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến với thế gian để dạy chúng ta làm một con người cho đúng nghĩa. Hơn hai thiên niên kỷ trôi qua, người tavẫn bái lạy Ngài, vì chân lý của Ngài luôn đứng vững trước thời gian và không gian. Ngay cho dù trong thập niên này, sự ra đời củaCLONING, tức sự sanh sản bằng phôi mầm, đang làm rúng động những học thuyết của tôn giáo khác.Chúng ta ai cũng từng được sanh ra, ai cũng từng già đi thấy rõ qua ngày tháng, ai cũng từng nếm mùi vị bệnh nặng nhẹ, và ai cũng đangđi trên con đường còn lại của cửa tử đang mở ra chờ đón một ngày không xa, vì thời gian trôi qua trong nháy mắt, để ta trỡ thành nhữnghạt bụi bay...Vậy mà không hiểu sao, người và người chỉ vì cái tham, đang mải mê dùng mọi thủ đoạn với nhau, ôm về những cặn bã nàodanh, nào lợi, để rồi ra đi với ba tấm ván! Xa hơn nữa, họ đang chém giết nhau, với mọi hình thức thô hoặc tế. Từ thuở đồ đá đến nay,những trận chiến tranh xảy ra trên mặt đất này vẫn liên tiếp chưa ngừng nghỉ; thì đâu là sự tự hào của nền "văn minh nhân loại", so vớiđoàn thể của đàn ong, đàn kiến.Thiền sư Vĩnh Minh có nói: "Ví như có một người đứng trên đỉnh núi Tu Di thòng một sợi chỉ xuống dưới, mong xỏ qua lỗ kim của mộtngười thứ hai đang cầm đứng dưới chân núi, mà xung quanh là cuồng phong gió lốc. Thì cơ hội xỏ lỗ kim vô cùng khó khăn, thế nhưnglàm được thân người còn khó hơn điều đó. Từ khi hiểu đạo, tôi thấy trân quí khi được làm thân người, và hạnh phúc được sanh ra tronggiai đoạn còn có phật pháp. Nếu không, làm sao mình có thể sống còn với cái nhìn thế gian thật ê chề ngao ngán, trong cảnh oằn oại khổđau của cảnh đời ngũ trược ác thế, mà không một lối thoát."Mỗi đêm tôi quì lạy đấng Thế Tôn với những giọt nước mắt âm thầm chảy tri ân, cho tôi hiểu rõ giá trị của Ngài. Mà giá trị của Ngài lànơi chân lý vô tướng Ngài đã truyền trao cho nhân loại, từ trước nay chưa từng có một tôn giáo nào trên thế gian này hiểu tới. Cái chânlý mà mình không là gì cả, ngay cho dù chỉ là những hạt bụi bay, để không an trụ trong tự ngã nhỏ nhoi buộc ràng. Và trong một phút tiêudao nào đó, hành giả thấu triệt được huyễn sắc ngay tức chân không, thì mình như hòa nhập vào không gian, vì mình chính là hư không.Hoặc giả mỗi khi ngã chấp nổi lên, thấy mình thấy người, thấy đúng thấy sai, mình cảm thấy xấu hổ khi đứng trước Ngài. Giáo lý củaĐức Phật thật cao cả vĩ đại, dẫn dắt chúng ta đi qua bên kia bờ giải thoát. Nhưng sao trên con đường đi toàn là vực thẳm hố sâu, dễ trợtchân để rơi vào ba ác đạo; nên một vị cổ đức có căn dặn: nếu chúng ta hoằng pháp không bằng tâm vô trụ, không vì lợi ích ích cho chúngsanh, mà nhờ vào giáo lý của Phật để tìm danh lợi cho cõi đời này, thì Phật sự mình làm, chính là ma sự mà thôi.Hình ảnh cánh nhạn bay qua bờ hồ không có tâm để dấu, nước không có ý lưu bóng, là một ấn tượng sâu sắc mà thiền sư Hương Hảingẩu hứng đề thơ để lại cho đời, đáng cho ta suy ngẫm. Tâm sao như mặt nước, mặc cho cảnh đến hay đi, bát phong lay chẳng động.Đó là con đường liễu ngộ được tánh không," không" ở chỗ tức cảm nhận vạn vật bình đẳng là chính mình, sống trong tinh thần vô ngãphát khởi được lòng từ bi rộng lớn, từ đó đưa đến dứt trừ mọi phiền não nhiễm ô.Tuy nhiên sức người trong một đời không dễ gì mấy aiđạt tới thấy tánh, khi mạng người ngắn ngủi như bọt bóng, như ánh chớp, như sương mai.Mặc dầu vậy, ta không tuyệt vọng, vẫn có cách đạt đươc không lưu bóng như cánh nhạn, tức thực hành sao rong rêu đừng bám vàomảnh đất tâm của mình. Đức Phật đã dạy không gì hơn là nhờ tha lực của câu Phật hiệu Adiđà, luôn luôn không ngừng nghỉ, không giánđoạn trong tâm của mình, thì cỏ không còn chỗ trống để mọc.Vì thói thường tâm của chúng ta như một mảnh đất phì nhiêu, dù ta có dọncỏ sạch sẽ xong đâu đấy, nếu để đất trống thì cỏ vẫn tiếp tục mọc trở lại.Tổ Triệt Ngộ có dạy, nếu chúng ta huân tập niệm Phật lâu ngày thuần thục, uy lực bất khả tư nghì phước báu lẫn trí huệ của câu Phậthiệu Adiđà, đương nhiên làm cho tâm tư người niệm Phật xoay chuyển hóa dần, tự động họ vẫn hiển bày được lý bát nhã và họ xuyênsuốt tánh không của vạn vật, mà không nhất thiết phải dùng phương tiện nào khác. Đó là sự huyền diệu của bốn chữ A di đà Phật khôngthể nghĩ bàn, khiến hành giả bên trong không còn cảm thấy thân tâm, ngoài tan ngoại cảnh, tức tâm được thanh tịnh cùng tần số trở vềhttp://vietnamyoga.org

Page 217: Song Thien

tâm Phật .Nếu cho dù sự thực hành của mình chưa đủ chứng được niệm Phật tam muội hiện tiền, thì câu vạn đức hồng danh có uy lựcbạt đi sức gió nghiệp từ vô lượng kiếp của mình. Và nhờ nguyện lực của Phật Adiđà ta thoát khỏi tam giới ( dục giới, sắc giới, vô sắc giới) đi về Cực Lạc, đạt được địa vị Bất Thối Chuyển, từ đó tiến tu đến thành quả vị Phật.Trong khi nếu không có tha lực của Phật Adiđà,muốn tự đạt đến cấp bậc không còn thối chuyển trong sanh tử, ta phải tiến lên theo chiều dọc trải qua vô số kiếp mới thoát khỏi tam giới.Nói theo danh từ hiện đại thì nguyện lực của Phật Adiđà là một chiếu khán nhập cảnh cõi Cực Lạc có bảo chứng, ta như con ong bị kẹttrong ống tre, thay vì đục theo chiều dọc của ống tre, ta đục theo chiều ngang để thoát vòng sanh tử luân hồi. Làm được thân người màkhông biết chụp lấy cơ hội trước khi quá muộn màng. Còn trái lại, sống buông trôi....,chết đi theo nghiệp trầm luân, ngụp lặn lên xuốngtrong trùng điệp kiếp để chịu khổ, thì than ôi uổng đi kiếp phù sinh. Tôi cám ơn tác giã một bài hát nào đó,để văng vẳng bên tai tôi một lờica...ta là cát bụi, cát bụi là ta...xin người nhớ cho, xin người nhớ cho...ta là cát bụi, cát bụi là ta.

Page 218: Song Thien

NIẾT BÀN LÀ GÌ ?

Phật dạy rằng : "Nầy chư Tỳ Khưu, chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc còn mang thân là gì? Là nơi đây một vị Tỳ Khưu đã đắc quả A La Hán, đã tận diệt mọi ô nhiễm, đã sống đời thiêng liêngcao thượng, đã làm những việc cần phải làm, đã bỏ gánh nặng xuống, đã thành đạt mục tiêu, đãtận dịệt, mọi trói buộc của đời sống, một thầy Tỳ Kheo hiểu biết chân chính và đã được giải thoát.Ngũ quan của thầy vẫn còn và vì chưa xa lìa hẳn ngũ quan, thầy còn thọ hưởng những quả lành vàgặt hái những quả dữ. Sự chấm dứt tham, sân, si của thầy Tỳ Khưu ấy gọi là chứng nghiệm NiếtBàn trong lúc còn mang thân ngũ uẩn. Này chư Tỳ Kheo, chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc không còn thân ngũ uẩn là gì? Nơi đây, này chư Tỳ Kheo, một thầy Tỳ Kheo Đắc quả A La Hán…đã được giải thoát . Trong chínhkiếp sống ấy, thầy không còn thích thú với những cảm giác của thân nữa, thầy mát mẻ. Đó làchứng nghiệm Niết Bàn trong lúc không còn thân ngũ uẩn."

Lời Phật dạy có nghĩa : Niết Bàn là chổ trống không, không có ngôn ngữ nào để gọi, tạm dùng chữ Niết Bàn để diễn tả , để tạmdùng cho dễ hiểu vậy thôi. Còn sống ta nhận được cỏi an lạc nơi chính mình , gọi là Hữu Vi Niết Bàn. Khi cái chết ta tự tại, tự do, bình an ra đi về cỏi vĩnh hằng, gọi là Vô Vi Niết Bàn.Niết bàn là trống không, nó không có gì cả, nhưng trong Niết Bàn nó chứa đựng được tất cả.Ví dụ : Bạn nhìn lên bầu trời lúc quang đãng, trong xanh không có gợn mây. Bạn sẽ thấy vủ trụ bao lavô tận mầu nhiệm (KHÔNG), nơi đây có huyền năng dung chứa hàng tỷ tỷ hành tinh không mệt mỏi,không có nào phiền não (SẮC) , sự vận hành của vũ trụ một cách nhịp nhàng, hài hòa , luân chuyểntheo tuần tự, mỗi từ trường của chúng, không một va chạm nào xảy ra, không một sự cố dù là rất nhỏ,thật tuyệt vời.Cái đầu ta cũng là một vũ trụ thu nhỏ, ai biết được, ứng dụng được bài học từ tự nhiên, thiên nhiên củavũ trụ. tức là ta biết được ĐẠO, ta Ngộ ĐẠO, ta an trú được Niết bàn hữu vi trong đời sống này rấtbình yên và phúc lạc. ĐẠO là gì? Là sự vận hành của một tổ chức từ lớn đến nhỏ, từ thế giới, quốcgia, đoàn thể, xã hội, gia đình và cá nhân... Ta có đầu óc tôn trọng, tự do, tự tại, ta không kẹt vào thành kiến tập quán, không kẹt vào kiến thức kinhnghiệm, không kẹt vào tôn giáo, kinh điển điều lệ, không kẹt vào màu da sắc tộc, không kẹt vào kháiniệm, quy ước .... Đó là trạng thái trống không của Niết Bàn trong đầu óc chúng ta, trạng thái nàykhông có ý tưởng phân biệt, nơi đây tình yêu không điều kiện xuất hiện, nơi đây ánh sáng thông tuệ xuấthiện, nơi đây năng lực nhiệm mầu vủ trụ xuất hiện, nó giúp cho ta dung chứa tất cả khổ đau và hạnhphúc của con người, nơi đây cho ta thần thông trí huệ , cho ra nhiều biện pháp, nhiều phương án,phương tiện để hóa giải nổi khó khăn, khổ đau , bế tắc trong cuộc sống của con người....

http://vietnamyoga.org

Page 219: Song Thien

PHẢN ỨNG CỦA BẠN

Con người sinh ra và sống trên cõi đời không ai là không khổ. Ai cũng đều có cái “Khổ” riêng cả.Nhưng phần lớn cái Khổ đó do chính mình tự tạo ra từ cái Tâm của mình . Cái Tâm đó thường nổigiận, tham lam, mơ mộng, tưởng tượng những thứ không có thật mà cứ tưởng là có Thật. Cái Tâm đócũng là nguyên nhân tạo ra những hậu quả. Thật ra có vô số sự kiện mà từ đó phát sinh nghiệp quả càng ngày càng lớn dần lên như sự giận dữ, lừadối, xúi giục, chế diểu, ganh ghét, ích kỷ, sang đoạt, gạt gẩm, giả mạo, bày mưu tính kế vân vân ...Những sự kiện đó thường xảy ra từ muôn nơi và muôn thuở. Tuy nhiên những người phạm vào các vấnđề trên hiếm người cảm nhận được rằng mình làm điều sai quấy để rồi ân hận và hối lỗi. Trái lại rấtnhiều người biết việc mình làm sai nhưng vẫn cho là không ác hại gì và cứ thế mà tiếp tục. Hậu quả là ác nghiệp tạo thành ngày càng chồng chất khiến tội lỗi ngày càng nặng nề thêm và dĩ nhiênhọ phải nhận lãnh quả báo.Vậy cái Tâm đó là gì? Đó chính là những suy nghĩ và phản ứng của con người trước những sự kiện xảyra hàng ngày. Những phản ứng nầy trong đạo Phật gọi là Nghiệp mà chúng ta đã tạo ra và nó sẽ thànhquả báo. Quả báo chẳng phải đợi đến đời sau mà ứng ngay vào hiện tại tức thời. Hậu quả nhỏ hay lớntuỳ theo phản ứng nhẹ (chưởi mắng) hay nặng (bắn giết). Các nhà tâm lý học Tây Phương thường phântách các phản ứng đó và đưa ra những phương cách như khuyên nhủ chúng ta nên bình tĩnh , nhẫn nhịnvà nhu hòa để tránh những hậu quả mà chúng ta sẽ phải gánh chịu như bài học tâm lý dưới đây.

Bí quyết 90/10

* 10% cuộc đời là những gì xảy ra với bạn.* 90% cuộc đời là do những phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy ra đó. Thế nghĩa là sao? Giờ hãy thử xét một ví dụ :Bạn đang dùng điểm tâm cùng với gia đình. Con gái bạn vô tình làm đổ cà phê lên áo bạn. Chuyện đóxảy ra bất chợt, bạn không kiểm soát được. Điều xảy ra tiếp sau đó là phản ứng thuộc quyền quyết địnhcủa bạn. Bạn mắng cháu. Cháu phát khóc. Bạn trách cả vợ mình đã đặt tách cà phê quá gần rìa bàn.Hai người bắt đầu cãi nhau một hồi. Bạn đùng đùng bước lên lầu thay áo. Khi bạn trở xuống con bạnvẫn còn khóc, chưa ăn xong để đi học. Cháu bị lỡ chuyến xe đưa rước. Vợ bạn phải hối hả đi làm. Bạnđi nhanh ra, đưa con gái đến trường. Sợ trễ, bạn chạy xe vượt tốc độ cho phép. Sau khi cảnh sát biênphạt, bạn đưa con tới trường trễ hết 15 phút. Con bạn chạy nhanh vào lớp không kịp chào bạn. Bạn đếnvăn phòng trễ 20 phút, lại sực nhớ mình bỏ quên chiếc cặp ở nhà. Ngày của bạn đã bắt đầu một cáchthật khủng khiếp. Chuyện càng lúc càng tệ hại tiếp tục xảy ra. Buổi chiều bạn buồn chán trở về nhà đểthấy vợ con không vui vẻ đón mừng mình như ngày hôm trước. Tại sao bạn có một ngày buồn chán như thế?A. Tại tách cà phê ? B. Tại con gái bạn ? C. Tại người cảnh sát ?D. Tại bạn gây ra?Câu trả lời đúng là D. Bạn đã không làm chủ cái 90% thuộc quyền phản ứng của mình. Cách phản ứngchỉ trong năm giây của bạn đã tạo nên một ngày bất hạnh.Bạn cũng đã có thể phản ứng một cách khác . Khi tách cà phê đổ, cháu bé muốn khóc, bạn đã có thểnói: “Không sao đâu con, lần sau con nên cẩn thận hơn một chút”. Bạn nhẹ nhàng lên lầu thay áo và

Page 220: Song Thien

mang theo chiếc cặp. Bạn xuống nhà vừa kịp vẫy tay chào lại cháu bé lên xe đưa rước. Vợ chồng bạnhôn nhau rồi cùng đi làm. Bạn đến văn phòng sớm năm phút và vui vẻ chào các đồng nghiệp buổi sáng.Có lẽ sếp cũng khen bạn về một ngày làm việc có hiệu quả. Hãy nhớ rằng phản ứng của bạn rất quan trọng. Chuyện bất ngờ xảy ra chỉ chiếm 10%, quyết định phảnứng của bạn chiếm tới những 90%. Hãy nhớ và áp dụng bí quyết 90/10 cho mọi việc xảy ra trong ngày,bạn sẽ thấy cuộc đời bạn tốt hơn thật nhiều và có thể tránh được những hậu quả khủng khiếp mà bạn cóthể gánh chịu . Chúc bạn thành công!

TL

http://vietnamyoga.org

Page 221: Song Thien

QUAN CHIÊU HANH PHUC

Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặctình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn,thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trongtúi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ. Bài quán chiếu dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc. Sau đây là 7 điềuquán chiếu hạnh phúc:1/ Ta đang còn sống2/ Ta có sức khỏe3/ Ta có đủ sáu căn4/ Ta có tự do5/ Ta có tiện nghi vật chất6/ Ta có tình thương7/ Ta có sự hiểu biết

1/ Ta đang còn sốngTrên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giảsử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào ? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của,nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạngsống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạngsống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không? Mỗi khi cảmthấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.2/ Ta có sức khỏeSự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cầnkhông đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v… Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnhnặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địangục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì tahãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương nàyđến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng ! Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sứckhỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v… Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướnggì ! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao ? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mìnhxem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không ? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai ngheđược chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điênloạn. Như vậy còn đòi hỏi gì hơn? Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa. Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớlại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.4/ Ta có tự doTự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõisáu đường. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do. Hiện tại bạn có đang ở tù không? Có đang bị trói buộc, xiềng xíchkhông ? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không ? Bạn có biết đời sống trong tùra sao không? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ? Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng? Ở Mỹ nhânviên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man. Ngay bây giờ nhìn lại,bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không ? Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhàhàng, v.v… Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sốngtự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quámuộn.5/Ta có tiện nghi vật chất Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v… Tiện nghi ở đây là những thứ cănbản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. Nhiều

Page 222: Song Thien

người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu ngườinghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửatay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ. Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuốngthì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không ? Có nghèo đến nỗi khôngcòn mảnh vải che thân ? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâmtham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keokiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.6/ Ta có tình thươngNhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi tronglòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướmbay tới xung quanh. Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chínhmình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng. Nếu chưa nhớ thì bạn hãy thực tập phép quán từ biở phần trước. Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắngcho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.7/ Ta có sự hiểu biếtHiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần màngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùngmất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được. Nếu quánchiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải “hạ sơn” đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, ngườibệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạntỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.

Trích sách “Ý Tình Thân”

http://vietnamyoga.org

Page 223: Song Thien

Quán KhôngNhiên Như

Cuộc sống con người vốn đầy dẫy những biến động, dịch chuyển. Trong đó, có không ít những đổi thaybất lợi, không như ý khiến chúng ta tuyệt vọng. Không ít người, chỉ sau một đêm thức dậy,tình yêu, cơnghiệp tích cóp bấy lâu bỗng chốc hóa thành mây khói, những người thân thiết thì ngoảnh mặt quaylưng, còn chăng là chết lặng, cay đắng và ngậm ngùi. Vịn vào đâu để gượng dậy và đứng lên? Đây là một câu hỏi lớn mà không phải ai cũng tìm ra lời giảiđáp. Nên hàng ngày trong xã hội xảy ra nhan nhản những chuyện bi thương, chọn cái chết như là giảipháp cuối cùng. Nhưng chết cũng chưa phải là hết. Trong khi chiếc phao cứu sinh cho con người vàcuộc đời vẫn còn đó nhưng mấy ai chịu bám vào. Đó là quán không!Quán chiếu sâu sắc vào sự sống, ta thấy rất rõ trước khi ta có được bất cứ điều gì như tài sản, danhvọng, sự nghiệp thì đó là một con số không to tướng. Hiếm người khi mới sinh ra đã đầy đủ phướcphần, dư ăn dư để mà phần lớn chúng ta đều đi lên từ khó nhọc của quá khứ hàn vi, thậm chí từ taytrắng. Ấy vậy mà khi có được rồi họ thường nghĩ cách làm cho được nhiều thêm. Nếu rủi thời không đủphước duyên khiến mất đi những gì đã có thì họ đau khổ cùng cực đến nỗi không còn thiết sống.Quán không là nhìn lại cái sự đời để thấy tuy có tổn hại, mất mát thật đấy nhưng điều đó có nghiêmtrọng đến mức phải tìm đến cái chết không? Vì trước đây khi chưa có gì ta vẫn sống khỏe, sống vuitrong hy vọng nữa là khác. Ngày xưa tay trắng ta vẫn vui vẻ lạc quan phấn đấu thì nay lại trắng tay quálắm cũng bằng ngày xưa chứ đâu đã đến nỗi nào!Quán chiếu để thấy được cái sự đời vốn “không” như vậy thì chắc chắn ta sẽ không dại dột mà tìm đếncái chết. Nếu không đủ sức để “thua keo này, bày keo khác” thì ta vẫn tìm được sự quân bình, sốngthanh thản và nhẹ nhàng.Có câu chuyện kể rằng: “Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưngvì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãikhông tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử.Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồikhóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái:- Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?Cô gái buồn bã nói:- Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không sống nỗi.Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói:- Ồ! Lạ nhĩ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được.Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử.Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng: Khi chưa giàu có ta vẫn sống bình thường, tacũng tay trắng làm nên mà!Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia:- Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, anh ra đây để làm gì?Vị thương gia ậm ừ tra lời:- Ừ… đâu có làm gì, chỉ là tản bộ chút vậy thôi”.Thì ra, dù đã mất tất cả nhưng thực sự cũng chỉ bằng lúc ta chưa có mà thôi. Đây là một tuệ giác lớn!

Page 224: Song Thien

Phần lớn thế hệ chúng ta từng sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong giai đoạn đất nước đói nghèo, giasản chỉ gói gọn trong một chiếc ba lô nhưng vẫn yêu đời, tin tưởng vào tương lai tươi sáng thì giờ đâyrủi thời dẫu có thất thế sa cơ đến tay trắng cũng chẳng đến nỗi nào, vì trước đây ta có cái gì đâu! Aithấy được điều này là có trí tuệ. Vì khổ đau, vật vả, thù hận thậm chí quyên sinh khi mất mát xảy ra, xétcho cùng cũng chỉ thiệt cho mình.Nhờ quán không nên người con gái trong câu chuyện trên khi mất người yêu nghĩ rằng không có ngườiyêu thì không sống nỗi, chợt thấy rõ rằng trước khi chưa gặp “kẻ phản bội” kia thì ta vẫn sống vui, liềnlập tức đổi ý không trầm mình xuống sông nữa. Người thương gia trắng tay cũng đổi ý khi ngộ ra rằngtrước đây ta cũng từ tay trắng mà lên. Bây giờ trắng tay nhưng cũng chỉ bằng ngày xưa chứ chưa mấtmát tí gì.Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi vớihai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không, vì vô thường thay đổi vốn là bản chất củacuộc đời này. Chúng ta hãy quán chiếu thật sâu sắc vào sự chuyển biến vô thường của cuộc đời đểsống bình thường trước mọi biến động có thể xảy đến với ta bất cứ lúc nào.

http://vietnamyoga.org

Page 225: Song Thien

Sắc tức thị không, không tức thị sắc,và thế giới lượng tử

Đặng Công Hanh

Thế giới Lượng tử Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng bị chiếm lĩnh bởi khoa học và công nghệ. Đồng thờivới mô hình tư duy do nó tạo ra, lối sống nặng khuynh hướng trục vật. Hơn thế nữa, dường như nhữngtrí thức bắt nguồn từ khoa học - công nghệ ngày càng đối lập với trật tự sâu xa của những xác tín ở cáithiêng liêng, ở cái siêu hình và ngôn từ triết học, ngôn từ tôn giáo đã mất đi sức mạnh chân lý nhưtrong thế kỷ trước đây.Theo ý kiến chung của các nhà khoa học thì trước năm 1900, ý niệm về vật chất thật đơn giản: nếu đemnghiền nát một hòn đá thì kết quả trong đám bụi cực nhỏ sinh ra là các phân tử, phân tử đó bao gồmcác nguyên tử được xem như không thể phân chia được nữa và xem đó là viên gạch xây nên "ngôi nhà"vật chất. Với tư duy khoa học đơn giản này đã dựng lên một ranh giới tự nhiên giữa khoa học với niềmtin tôn giáo, giữa tinh thần và vật chất. Vật chất thông thường được biết cấu tạo bởi các nguyên tử vàphân tử.Tất cả những vật bao quanh chúng ta: từ cái bàn, cái ghế, cái lọ hoa, kể cả bản thân chúng ta nữa, đềuđược tạo nên bởi thứ vật chất đó.Thế nhưng, vào đầu những năm 1900 - sự xuất hiện của lý thuyết lượng tử xác định rằng muốn hiểuđược cái hiện thực quanh ta thì cần phải từ giả các khái niệm truyền thống về vật chất với các đặctrưng cụ thể cảm nhận được qua các giác quan. Rằng không gian và thời gian chỉ là ảo ảnh, rằng hiệnthực là không thể nhận thức được. Cái hiện thực của những thực thể lượng tử đã làm thăng hoa các ýniệm thông thường về không gian và thời gian. Theo Jean Guitton, Viện sĩ hàn lâm Pháp: chúng ta tồntại qua một cái gì đó mà chúng ta không nắm bắt được bản chất và những thuộc tính đáng kinh ngạc củanó, nhưng lại tiến tới tinh thần hơn là tới vật chất truyền thống.Ta thử bắt đầu từ việc quan sát một giọt nước chẳng hạn, theo ước định của các nhà vật lý thì giọtnước này cỡ 1 ngàn tỉ phân tử, mỗi phân tử có kích thước 1/10-9 mét. Mỗi phân tử chứa các nguyên tửcó kích cỡ nhỏ hơn nửa, cỡ 1/10-10mét. Mỗi nguyên tử gồm một hạt nhân càng nhỏ hơn cỡ 1/10-14mvà những electron quay quanh nhân. Mô hình này do nhà vật lý Nhật Hantaro Nagaoka đưa ra năm1904 và được Rutherford kiểm chứng năm 1911.Đi sâu vào trong lòng hạt nhân ta gặp thấy một đám những hạt mới, trong đó hạt quan trọng là protonvà neutron nhỏ kỳ lạ có kích thước 1/10-15m. Từ vài mươi năm sau này, người ta còn khám phá thêmcác hạt nhỏ hơn nữa gọi là các hadron và các hadron bản thân chúng cũng gồm các thực thể cực nhỏkhông thể tưởng tượng được cỡ 1/10-18mét gọi là quark. Năm 1964, hai nhà vật lý Murray Gell Mannvà George Zweig đưa ra giả thuyết quark là viên gạch cơ bản tạo nên các hạt.Phần đông các nhà vật lý chấp nhận ý tưởng cho rằng không thể nào biết được kích thước vật thể củaquark, người ta đã đi tìm chúng khắp trong các tia vũ trụ hay trong phòng thí nghiệm nhưng không hềbắt gặp. Mô hình quark xuất hiện như một hư cấu toán học nhưng lại có ưu thế vận hành hiệu quả nhưngkhông có thực.Lý thuyết về hạt giả định này lần đầu tiên vào năm 1964 do nhà vật lý Murray Gell Mann đề xuất, theoông thì tất cả các hạt được biết đến là sự kết hợp một vài quark cơ bản khác nhau. Các nhà vật lý đãnghĩ đến nhiều loại quark khác nhau, mỗi thứ có hai đặc tính khác nhau tạm gọi là "màu" và "vị" theo

Page 226: Song Thien

nghĩa trừu tượng. Có ba loại quark khác nhau, mỗi loại có 2 vị và 3 màu, như vậy có 18 chủng loạiquark. Vật chất thông thường gồm những quang tử và trung hoà tử của các nhân nguyên tử. Đối với conngười hay các loại hoa chỉ gồm các loại quark chỉ chứa 2 vị: "vị trên" và "vị dưới". Một quark vị trêncó thể biến thành quark vị dưới và ngược lại khi điện tích của nó thay đổi (theo Giáo sư thiên văn họcTrịnh Xuân Thuận). Và điều xác quyết sau cùng là các quark bị dồn về phía bên kia ranh giới của hiệnthực quan sát được và sự hiểu biết của chúng ta về hiện thực chỉ dựa vào một kích thước "phi vậtchất", một tập hợp thực thể không kiểu thức, không hình thức, một không thời gian siêu việt, mà thựcchất của nó chỉ là một đám mây của những con số (ý tưởng nhà vật lý I.Bogdanov).Có lẽ do sự hiện hữu đầy dẩy bí ẩn của các quark mà các nhà vật lý đã định danh là "ma trận s". Matrận này không nhằm mô tả tự thân của các quark mà chỉ cho phép nắm bắt cái hình bóng của nó quacác tương tác. Vì vậy, các hạt cơ bản không tồn tại bơỉ tự bản thân nó như những vật thể mà chỉ đượcbiết qua những "hệ quả" do chúng tạo ra mà thôi. Tập hợp hệ quả ấy gọi là "trường lượng tử tươngđối". Theo I.Bogdanov thì "trường" thực chất là dao động, đó là một tập hợp những dao động tiềm tàngmà các hạt cơ bản có bản chất khác nhau gắn vào. Các hạt này đến lượt nó là những biểu hiện "vậtchất" của "trường" có thể di chuyển trong không gian và đi vào sự tương tác không ngừng, nhiều vô sốcủa chúng với nhau.Vì vậy, truy cho đến tận cùng thì không còn tìm thấy đâu là vật chất ít ra dưới hình thức một vật, mộtmẫu cuối cùng của hiện thực.Những nhận thức lượng tử về vật chất làm cho chúng ta hiểu rằng chẳng có gì bền vững ở cấp độ cơbản, mọi cái đều ở trạng thái vận động vĩnh hằng, mọi cái đều biến đổi không ngừng. Điều mà chúng tatưởng bất động, im lìm thật ra gồm các vô số vận động, những phân rả, hay những gắn kết lộn xộn. Saucùng các vật bao quanh ta chỉ là khoảng chân không, là những rung động cuồng nhiệt của các nguyêntử.Thứ quan sát cơ thể con người chẳng hạn: Cơ thể được cấu trúc bằng sự kết hợp các mô. Mô lại docác tế bào, tế bào lại do các phân tử, các phân tử do kết hợp của các nguyên tử. Nguyên tử do sự kếthợp các hạt cơ bản và rốt cuộc không thấy cái thực chất nào tạo ra hạt cơ bản đó. Nhiều nhất là thấycác hệ quả do sự gặp gỡ của các hạt cơ bản đó sinh ra, thoáng qua một cách ma quái mà các nhà khoahọc gọi là "sự tương tác". Theo quan điểm của Einstein: hạt là năng lượng - sự gặp gỡ giữa các hạt làsự tương tác năng lượng với năng lượng.Cái vật chất mà các nhà vật lý cổ điển tưởng như nó tồn tại hoá ra là những sát na sinh diệt miên viễn.Các hạt xuất hiện từ không, rồi biến mất sau khi có. Đến lúc này khoa học phải cần đến triết học, nhậnthức học và bản thể học để trợ giúp tìm hiểu "hiện thực", nằm về phía bên kia tri thức thường nghiệm.

Sắc tức thị không, không tức thị sắcMột trong những điểm giáo lý quan trọng của Phật giáo phát triển là "thực tại tính không", một hệ thốnggiáo lý được bàn cải khá nhiều trong một thời gian dài, thậm chí còn được hiểu lầm là một loại hư vôluận và tính không bị phê phán như là loại triết lý mông lung không hơn, không kém. Điều đó xảy ra bắtnguồn từ quá trình diễn dịch không chu đáo, và làm xuất hiện một số mâu thuẫn về mặt nhận thức khinói đến Không. Chẳng hạn cách đặt vấn đề sau đây:- Những gì xuất hiện lồ lộ trước mắt là đối tượng của nhận thức như cây cối, nhà cửa, sông núi, xe cộvà các vật dụng khác đều xem là hiện thực không thể chối bỏ được. Một sự phán quyết rằng thế giớinày, thực tại này rỗng không hoặc mang đặc tính không là quá gượng ép, dễ bị phê phán bởi nhận thứcthông thường.- Khi tính Không được hiểu là bản chất của thế giới hiện thực, và như vậy sẽ đồng nghĩa với Niết bàn.Vì hầu hết các giáo thuyết về Niết bàn được gợi lên một sự tương đồng với cảnh giới: tịch diệt, vô

http://vietnamyoga.org

Page 227: Song Thien

tướng, bất sinh, bất diệt.v.v... Đó là một mâu thuẩn vì Niết bàn vẫn được quan niệm là cảnh giới tốithượng của bậc Thánh trí nên không thể nói Niết bàn đồng nhất với Không.Vậy phải hiểu thế nào?Không là tự tính rỗng không. Mọi hiện hữu do duyên hợp (kết hợp bởi nhiều thành phần) mà hình thànhthì chúng không có tự tính nên gọi là Không. Chẳng hạn, nước là do H2 kết hợp với Oxy hợp thành.Như vậy nước là không có tự tính nên không thể là một thực thế bất biến, nó là rỗng không.Do vậy, Tính Không không có nghĩa là không có gì cả hay là hư vô, mà cơ bản nhất là sự phủ định tínhcá biệt tự tính được xem là một thực thể bất biến, là tự ngã.v.v...Ta có thể nhận ra rằng: những gì mà đức Phật nói ra đều mang tính 2 mặt: công ước và tuyệt đối, bảnchất và hiện tượng để giúp chúng sinh nhận diện được chân lý qua phương tiện truyền giáo. Bởi vìchân lý tự thân nó bất khả thuyết, những gì ta nói về chân lý đều không phải là chân lý chính nó.Tâm Kinh nói rằng: Hễ cái gì là sắc thì cái đó là Không. Ở đây sắc thuộc về thế giới vật lý, thế giới sựvật hiện tượng. Có thể ở dạng biểu hiện như cứng, mềm, nóng, lạnh.v.v... hoặc dạng không biểu hiệnnhư vô thường, vô ngả của sắc tướng, chịu sự diễn biến của sinh, trụ, dị, diệt.v.v... còn Tính Không làmột danh từ dùng để giải nghĩa cái thuộc tính của thế giới sự vật hiện tượng dựa trên hai tính chất nộihàm và ngoại diện.Theo Bồ Tát Long Thọ, Tính Không có nghĩa là tất cả sự vật, hiện tượng chỉ là hiện hữu tương quan,do đó không có tự tính. Tuy vô tự tính nhưng vạn pháp vẫn tồn tại hiện hữu. Như vậy sự vật được hìnhthành là do duyên khởi, không mang theo một bản tính cá biệt nào và hình thành trong tương quan vớinhận thức nên chúng được gọi tên, tên đó là giả danh. Chẳng hạn khi mặt trời vừa khuất núi, ánh sángtrở nên vàng vọt yếu đuối ta gọi đó là hoàng hôn, hoàng hôn là giả danh.Đằng khác, mọi hiện tượng, sự vật hiện hữu là do duyên khởi thì không có tự tính dị biệt tức là duyênsinh vô tính nên duyên sinh là Không. Đó là ý nghĩa Trung đạo.Vậy, Tính Không phải là được nhìn nhận từ hai phía: Giả danh và Trung đạo.Nói là "trung đạo" là nói về chân lý của hai bình diện: tương đối và tuyệt đối. Đấy là một loại chân lý,theo quan điểm của Đại Thừa là bất khả phân ly, một loại chân lý "Hãy tìm Niết bàn trong sinh tử".Nếu đem đối chiếu 2 danh từ Không và Duyên khởi với danh từ Trung đạo thì Trung đạo khẳng địnhhơn nhưng tựu trung chỉ là 1 phát biểu của Bồ Tát Long Thọ nhằm phủ định tính thực hữu của thế giớihiện tượng mà thôi.Trung đạo là không chấp có, không chấp không, không khẳng định, không phủ định. Nó có vai tròchuyển từ Duyên khởi qua Không, rồi trở lại có Duyên khởi dưới dạng thức giả danh.Vậy, khi nói đến tính Không thì phải đồng thời nói đến Duyên Khởi, Giả danh và Trung đạo. Đây làhai bình diện chân lý của tương đối và tuyệt đối.

Lời kếtHai câu kinh Phật viết ở đề bài được trích từ kinh Phật Bát Nhã. Về mặt lịch sử, kinh Bát Nhã là bộkinh đầu tiên truyền bá tư tưởng Phật giáo Đại thừa, bắt nguồn từ Ấn Độ và trung tâm của kinh là TínhKhông. Bản kinh Bát Nhã được cô kết lại gần 300 chữ và được phổ biến rộng trong các nước viễnĐông châu Á. Khởi thủy, kinh này được Phật thuyết giảng lúc Ngài đã ngoài 60 tuổi, có nghĩa là cáchđây 26 thế kỷ. Về nội dung, kinh Bát Nhã được xem là "Trái tim" của tư tưởng Phật học được nói rabởi tuệ giác vô thượng của Phật nhằm dẫn dắt chúng sanh đi vào thực tại giải thoát.Ngài đã dạy mọi pháp môn tu học để chúng ta lãnh hội tùy theo căn cơ và trình độ giác ngộ nhằm thứctỉnh cái "tính giác" tức giác quan nội tại ẩn chìm trong bản tính sâu thẳm nhất của chúng ta. Một khi đạtđược cái "tính giác" ấy thì chúng ta vượt lên trên quan điểm nhị nguyên về hiện hữu để nhận ra tườngtận vạn pháp không thật, như huyển như hoá khi đó chúng ta mới nhổ hết gốc rễ mọi khổ đau, của vô

Page 228: Song Thien

minh vi tế ra khỏi tâm trí. Đó là giáo lý từ bi cứu khổ của đạo Phật.Đứng trên lập trường Trung đạo, chân lý tương đối và tuyệt đối được thiết lập để giải thích hai mặt cóvà không có của mọi sự vật hiện tượng. Theo các luận sư Phật giáo cho rằng, chính theo thế Tục đế màđức Phật nói tất cả pháp có được là do nhân duyên, nhưng theo Chân đến thì nói tất cả các pháp đềuKhông.Đứng trên thế Tục đế (hay chân lý tương đối) thì thực hữu được xác nhận và kiểm chứng bằng trí thứcthường nghiệm. Đó là đích và mục tiêu phát triển của khoa học - công nghệ, khi đó vạn hữu bị chi phốibởi nguyên lý tương đối và được nhận thức trên bình diện nhị nguyên Hữu và Vô. Từ đó khoa học,công nghệ gặt hái những thành quả rực rỡ, đồng thời chứng minh được tính phi lý của những tư tưởngsiêu hình.Nhưng còn "Tính không" của Trung luận thì sao đây? Các nhà vật lý lượng tử đã lặn sâu vào thế giớicực vi cũng chỉ thấy cái "Không lượng tử - mang năng lượng do "tương tác ma quái" và do nhữngnhiễu loạn của năng lượng trong Không lượng tử mà vật chất và phản vật chất được sinh ra, tương táclẫn nhau, phân rã rồi trở về lại không. Nhà vật lý kỳ tài người Mỹ sau Einstein là Richard Feynman đãnói vui rằng: "Từ chân không mà sinh hủy, hủy sinh ôi quá phí phạm thời gian".Phải trải qua gần 25 thế kỷ, sau khi đức Phật thuyết giảng: "Sắc tức thị không / Không tức thị sắc" cácbộ óc tài năng, xuất sắc của nhân loại mới minh thị được cái chân lý tương đồng đó. Ta thử ngắm nhìnmột đoá hoa vàng trên chậu hồng. Một người tuổi ở độ thanh xuân thấy như một biểu tượng hứa hẹn, hyvọng và mơ mộng. Một người luống tuổi đã trải nghiệm hay trầm tư thấy nó biểu hiện cái gì mongmanh và trực cảm như một lời chia tay. Một nhà vật lý lượng tử nhìn thấy chúng chỉ được tạo bởinhững hạt quark một sản phẩm của trí óc, không hiện thực xét đến cùng.Mục đích của Phật học qua thuyết giảng của đức Phật là xoá bỏ sự gắn bó (chấp thủ) với tính hiện thựccủa cái xuất hiện trước mắt chúng ta: chúng sinh, các sự kiện, sự vật và cả chúng ta nữa. Sự gắn kết,bám víu đưa đến sự vui, buồn, yêu, ghét .v.v... mà thực chất là những nhãn hiệu của khái niệm. Rốtcuộc chỉ là sự đau khổ và cái đau khổ thật mênh mông dịu vợi. Trong "Mưa Nguồn" được sáng tác ởthời trai trẻ tràn đầy nhựa sống, thi sĩ Bùi Giáng đã lầm lũi bước trên nỗi bơ vơ, lạc lỏng trong cõinhân sinh.Miền cát lạnh chân lạc đà bé bỏngBóng hình ai tơi tả dưới trăng rằmĐến khi tuổi đời chồng chắt, đè nặng trên đôi chân, nhà thơ bắt đầu "ngộ" ra một điều gì đó trong sâuthẳm, tâm thức đã mở rộng vượt qua những khổ đâu thật nhẹ nhàng."Tôi ngó mãi những chiều về trở lạiMang những gì về trong cõi trăm năm"Và ông trở nên bình an, vui vẻ hơn."Xin chào nhau giữa con đườngMùa xuân phía trước, miên trường phía sau". Đồng thời, thể nhập vào được cảnh giới của Tính Không."Ta đã hái nhành hoa kia của đáVà trao tặng cho nham thạch phiêu bồng"

Tài liệu tham khảo:1. Nhận thức và không tính: Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, NXB Tôn giáo 20012. Thiền và Bát Nhã: Tuệ Sỹ dịch, NXB Quang Thắng 20063. Max Planck: Phạm Xuân Yêm, NXB Trí Thức 2009

http://vietnamyoga.org

Page 229: Song Thien

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN

(The Joy of Living - Dying in Peace)

Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14

Dịch: Chân Huyền

Tôi xin tặng những bài giảng này cho những người không có thì giờ để học hỏi nhiều. Tôi không có gìđể nói khác hơn những chuyện đã nói trước đây. Vậy, xin quý vị đừng đọc sách chỉ để có thêm kiếnthức hay thêm những từ ngữ mới, mà nên cố gắng dùng những điều tôi giải thích để chuyển hóa tâmmình. Nếu chỉ nghe hoặc đọc thôi không đủ, quý vị nên thực tập những gì học hỏi được, luôn luôn cốgắng áp dụng những điều đó vào các sinh hoạt tâm linh. Như vậy giáo pháp mới có ích lợi thực sự. Chính Bụt đã nói: "Ðừng làm các việc ác, hãy rán tu nhân tích đức, làm điều lành và chuyển đổi toàndiện tâm thức mình". Ðó là giáo pháp Như Lai. Chúng ta nên nghe theo lời Bụt dạy vì trong thâm tâmtất cả chúng ta, không ai muốn bị đau khổ, người nào cũng muốn sống hạnh phúc. Khổ đau là kết quảcủa những hành động sai lầm và bất thiện, trong khi hạnh phúc là kết quả của những hành thiện tốt đẹp.Tuy nhiên, muốn bỏ điều xấu làm điều tốt, chúng ta không thể chỉ thay đổi cách nói năng hoặc hànhđộng mà chúng ta chỉ có thể làm được chuyện này bằng cách chuyển hóa tâm của mình. Trong đời sống chúng ta nên hành động một cách thông minh, có mục đích và phải biết coi các mụctiêu đó có thể thực hiện được chăng. Trong truyền thống tu học Phật giáo, mục tiêu của chúng tôi là đạttới Niết bàn tịch tĩnh, tới quả vị Bụt. Loài người chúng ta may mắn có khả năng đạt tới các mục tiêunày. Quả vị Giác ngộ mà chúng ta tìm kiếm chính là sự tự do nhờ vượt thoát được những vọng tưởngthiêu đốt tâm tư.

1.- BẢN TÂM THANH TỊNH

Bản chất của tâm vốn dĩ thanh tịnh, những cảm xúc bất an làm khổ chúng ta chỉ là những lầm lẫn nhấtthời.Tuy thế, chúng ta không thể loại bỏ những cảm thụ tiêu cực đó bằng cách cắt bớt một số tế bàotrong bộ não. Kỹ thuật giải phẩu tối tân nhất ngày nay cũng không thể làm được chuyện này. Cách duynhất là chúng ta phải chuyển hóa được tâm của chúng ta. Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyênlớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử. Sự giải thoát này thực hiện được khi ta kiểm soát được những ýnghĩ bất thiện và phát huy được những tư tưởng tích cực, hướng thiện. Ðiều cần biết là công việcchuyển đổi này đòi hỏi sự kiên trì nhiều năm trường. Chúng ta đừng nên mong có kết quả tức thời. Hãynghĩ tưởng tới các vị thầy lớn trong quá khứ. Quý ngài đã chịu rất nhiều gian khổ trong việc thựcchứng tu tập. Cuộc đời tu hành của Bụt Thích Ca là tấm gương toàn thiện nhất cho chúng ta. Vì lòng từ bi đối với chúng sanh, Bụt Thích Ca ra đời trước đây hơn 2500 năm tại Ấn Ðộ. Ngài lọtlòng Mẹ đã là một hoàng tử. Ngay từ khi còn nhỏ, ngài đã có nhiều hiểu biết và từ bi. Ngài hiểu rằng

Page 230: Song Thien

bản chất của chúng ta là ai cũng ưa sống hạnh phúc, không ai muốn bị đau khổ. Khổ đau không phải lúcnào cũng do ngoại cảnh đưa tới cho ta. Không phải chỉ đói kém hoặc bị hạn hán mới khổ. Trong haitrường hợp trên, chúng ta có thể tự bảo vệ, chẳng hạn bằng cách tích trữ lương thực. Nhưng những nỗikhổ như sanh, già bệnh chết là những cái khổ liên hệ tới bản chất sâu xa của dòng đời, thì chúng takhông thể giải quyết bằng những điều kiện ngoại biên được. Ngoài ra chúng ta còn có sẵn trong mìnhmột cái tâm không thuần hòa, có thể tiếp nhận đủ mọi vấn đề rắc rối. Nó chứa đựng nhiều tư tưởng bấtthiện, tiêu cực như nghi ngờ, sân hận. Khi tâm ta còn bị những tư tưởng tiêu cực này bủa vây, thì dù tacó quần áo lụa là để mặc, thực phẩm tuyệt hảo để ăn, chúng cũng không giúp ta giải quyết được vấnđề. Bụt Thích Ca đã để tâm quán sát những chuyện đó và quán tưởng về bản chất của chính cuộc đời ngài.Thấy mọi người đều khổ, ngài cũng biết rằng chúng ta sở dĩ khổ vì có cái tâm vô kỷ luật. Ngài thấyrằng tâm ta chạy như thú hoang đến nỗi nhiều đêm ta mất ngủ. Ðối diện với cái tâm chất chứa nhữngđau khổ và khó khăn của con người, ngài dùng trí tuệ để tìm xem phải chăng có một phương cách nàogiúp cho người ta thoát được những khổ đau đó? Bụt cho rằng cuộc sống đời vương giả trong cung điện không phải là phương cách thoát khổ mà có thểnó còn là một trở ngại nữa. Vậy nên ngài từ bỏ hết thảy những tiện nghi hoàng gia, kể cả liên hệ với vợcon, để sống cuộc đời của kẻ không nhà. Trong việc tìm đạo, ngài học với nhiều vị thầy, lắng nghe họdạy dỗ. Ngài học được ít nhiều từ các vị thầy này, nhưng không ai đưa ra được con đường thoát khổmột cách tuyệt đối. Ngài tu khổ hạnh rất nghiêm mật trong sáu năm. Từ bỏ cuộc đời sung sướng củahoàng gia và tu khổ hạnh nhiều năm giúp ngài có đủ duyên phát triển trí tuệ trong khi thiền quán. Ngồidưới gốc cây Bồ đề, ngài vượt thoát được tất cả mọi chướng ngại và đạt được quả vị Giác ngộ. Sauđó, ngài bắt đầu giảng dạy, chuyển pháp luân, căn cứ vào những kinh nghiệm và sự thực chứng củachính mình.

2.- HỌC THEO BỤT THÍCH CA

Khi nói về Bụt, chúng ta không nói tới một con người đã có tỉnh thức ngay từ khi ra đời. Bụt bắt đầugiống y như chúng ta. Ngài là một con người bình thường như chúng ta, cũng nhìn thấy cái khổ củasanh, lão, bệnh, tử. Ngài cũng có những tư tưởng và cảm thọ sướng khổ y như chúng ta. Nhưng nhờ vàoý chí tu luyện quyết tâm và kiên trì, ngài đã đạt được những quả vị tỉnh thức đưa tới tình trạng toàngiác. Chúng ta nên nhìn ngài như một tấm gương để noi theo. Chúng ta ra đời với tư cách một con người tựdo và may mắn. Dù đã phải chịu ít nhiều khổ đau, chúng ta vẫn may mắn có trí thông minh, có sự tỉnhthức không khác gì ai. Chúng ta lại được nghe những lời giảng dạy thâm sâu của Bụt, và hơn nữa còncó khả năng hiểu được Phật pháp. Từ thời Bụt Thích Ca tới nay, các Phật tử đã nhìn Bụt và các đệ tửgiỏi của ngài như những tiền nhân đáng noi gương. Dù chúng ta sanh ra là một con người bình thường, chúng ta cũng nên rán lợi dụng những duyên mayquý báu này trước khi chết để thực chứng phần nào Phật pháp. Làm được vậy, chúng ta sẽ không cònsợ chết. Một người tu tập giỏi có thể chết bình an không hối tiếc gì, vì người đó đã xử dụng được tiềmnăng của họ. Trái lại, làm người mà chúng ta không mang được dấu ấn tích cực nào vào trong tâmthức, chỉ lưu giữ những gì phiền trược, thì chúng ta đã lãng phí đời mình. Gây đau khổ hay chết chóccho con người hay các loài khác, ta giống như loài quỷ chứ chẳng giống người. Vậy nên hãy sống choxứng đáng với kiếp người, đừng làm một thứ phá hoại.

3.- THỰC HÀNH THEO GIÁO PHÁP http://vietnamyoga.org

Page 231: Song Thien

Trên thế giới có khi người ta nhân danh tôn giáo để gây ra chiến tranh. Chuyện này xảy ra khi chúng tacoi tôn giáo là một thứ nhãn hiệu chứ không thực hành theo giáo pháp của tôn giáo đó. Tu tập phần tâmlinh là một phương cách giữ gìn kỷ luật cho tâm trí ta. Nếu chúng ta để cho những tư tưởng bất thiệnhướng dẫn, không bao giờ chịu gắng sức chuyển hóa chúng; nếu chúng ta dùng giáo pháp để làm cho tựái tăng trưởng hơn, thì giáo pháp có thể trở thành mầm mống của chiến tranh. Trái lại, nếu chúng tathực tập để chuyển hóa tâm mình, thì không bao giờ nó sẽ là nguyên nhân gây ra xung đột. Có nhiều người chỉ nói giáo pháp trên môi lưỡi. Thay vì dùng giáo pháp để trừ khử những tư tưởng bấtthiện của mình, họ lại nắm lấy nó như một thứ của cải mà họ là chủ nhân. Họ dùng giáo pháp để gây rachiến tranh hay thúc đẩy các hoạt động phá hoại khác. Dù là đệ tử theo đạo Phật, đạo Ấn Ðộ, đạoThiên Chúa, Do Thái giáo hay Hồi giáo, chúng ta không nên hài lòng chỉ với cái danh hiệu mà thôi.Ðiều quan trọng là ta biết rút tỉa ra những thông điệp được giảng dạy trong các truyền thống tôn giáokhác nhau này, để chuyển đổi tâm thức vô kỷ luật của chúng ta. Nói tóm lại, là con Bụt chúng ta nênnoi gương Bụt Thích Ca.

4.- TU TẬP KHÔNG DỄ

Ðôi khi suy ngẫm trên cuộc đời Bụt Thích Ca, tôi cảm thấy mắc cở. Dù giáo pháp của ngài được giảngdạy theo nhiều trình độ khác nhau, nhưng Bụt trong lịch sử rõ ràng đã khổ tu trong sáu năm liền. Ðiềunày chứng tỏ rằng tâm ta không thể được chuyển đổi bằng cách chỉ ngủ, sống thoải mái và hưởng thụnhững tiện nghi. Nó cũng chứng tỏ ta chỉ có thể đạt đạo sau một thời gian dài tu luyện khó khăn. Thậtkhông dễ gì đạt tới một trình độ tâm linh trong một thời gian ngắn hoặc khi ta không cố gắng. Ngay cảBụt, người đề xướng ra giáo pháp mà chúng ta theo đây, cũng còn phải khổ luyện như thế! Chúng talàm sao hy vọng đạt được giác ngộ khi ta chỉ tu tập ít nhiều và an vui với sự thanh thản? Nếu đọcchuyện các bậc đại sư thời xưa, ta thấy rằng họ đã khổ công quán tưởng và thiền tập trong ẩn mật. Họkhông dùng con đường tắt nào khác. Nếu chúng ta thực tâm quy y Bụt, ta phải nhìn vào ngài như tấm gương để noi theo. Muốn khổ công tuluyện cũng phải biết tu như thế nào, không phải cứ cố gắng khổ cực là giác ngộ được. Trong đạo Bụt,chúng ta cần có niềm tin và sự tận tụy, nhất tâm, nhưng thêm vào đó ta cũng phải có trí tuệ sáng suốtnữa. Dĩ nhiên ta có thể đạt tới một mức phát triển tinh thần nào đó nhờ nỗ lực và tín tâm, nhưng muốntới bờ giác, ta cần phải có trí tuệ. Ðể có thể nuôi dưỡng những đức tính và phát triển những tánh thiện đã có sẵn, ta cần hiểu là trí tuệcũng có nhiều trình độ. Ðiều quan trọng là ta biết chú tâm ta vào một đối tượng đáng quán chiếu. Mộtngười thông minh nếu không có cơ hội, thì anh hay chị ta cũng không có cơ hội dùng trí tuệ của mìnhcho một đối tượng thích hợp. Muốn có sự hiểu biết lớn, ta cần tìm những cơ hội có thể áp dụng giáopháp vào đời sống. Vậy nên Bụt không dạy ta chỉ cần có lòng tin vào Bụt là đủ. Ðầu tiên, Bụt dạy vềTứ Diệu Ðế rồi căn cứ vào đó ngài giảng dạy theo nhiều trình độ, đưa ra những phương cách khácnhau cho đại chúng học theo.

5.- HẠNH PHÚC - KHỔ ÐAU ÐỀU DO CHÍNH TA

Kinh điển do Bụt giảng dạy đã được dịch ra tiếng Tây Tạng gồm trên 108 cuốn, chứng tỏ ngài đã giảngdạy rất nhiều. Nhiều kinh điển còn chưa được phiên dịch ra ngôn ngữ Tây Tạng nữa. Học đạo đànghoàng, ta sẽ có lòng tin và có trí tuệ. Ta nên cố gắng học cho hiểu và hành trì những lời Bụt dạy, ta sẽphát triển được trí tuêï và lòng từ bi. Dần dà ta sẽ giữ được kỷ luật cho tâm mình. Theo triết lý Phật

Page 232: Song Thien

giáo, chúng tôi không tin rằng mọi sự vật được hình thành hay chủ động bởi những yếu tố bên ngoài.Chúng tôi cũng không tin những sự vật có nhân duyên bất biến. Chúng tôi cho là hạnh phúc hay đau khổlà do chính mình tạo ra. Tính chất của các hành nghiệp chúng tôi làm ra tùy thuộc vào tình trạng củatâm thức mình, tùy tâm có kỷ luật hay không mà thôi. Khó khăn và đau khổ tới từ cái tâm vô kỷ luật. Vậy nên, hạnh phúc thật sự ở ngay trong tay ta. Chúng tatự gánh lấy trách nhiệm, chúng ta không thể mong đợi người khác mang tới cho ta hạnh phúc. Muốnđược hạnh phúc, ta cần nhận biết những nguyên nhân tạo ra nó, rồi phát triển những cái duyên này.Trong khi đó ta nhận diện những nguyên nhân gây đau khổ, rồi loại bỏ chúng đi. Nếu ta biết nên tậpnhững gì, nên bỏ những gì, thì ta tự nhiên được sung sướng. Căn nguyên của đau khổ là vô minh. Vô minh có nghĩa là quan niệm sai lầm về tự ngã. Tất cả nhữngkhổ đau vô lượng chúng ta gặp đều do quan niệm sai lầm này. Vậy nên khi nói rằng Bụt vì lòng từ bimà loại trừ mọi tà niệm, có nghĩa là Bụt do lòng từ bi làm lợi cho muôn loài. Muốn vậy, ngài đã dạynhiều giáo pháp có trình độ khác nhau để ta thoát được vô minh và những tư tưởng bất thiện. Ai họctheo ngài, hiểu được chánh kiến và thực tập được thì sẽ thoát được khổ. Chúng ta kính ngưỡng BụtThích Ca vì ngài đã dạy ta những giáo pháp thâm diệu như thế.

6.- HẠNH PHÚC DO LÒNG TỪ BI

Bụt là nơi nương tựa đáng tin cậy vì ngài đã phát triển tâm từ bi và dùng hết cuộc đời ngài để nuôidưỡng tâm đó. Trong đời sống bình thường cũng vậy, người đáng tin hay không là người có lòng từ bihay không. Khi một người thiếu lòng từ bi, thì dù họ học cao và thông minh, ta cũng không thích nươngtựa vào họ. Học giỏi không đủ, điều căn bản của con người biết giúp ích kẻ khác chính là lòng từ bi.Một con người có lòng từ bi hay có ý thiện muốn làm điều tốt lành cho người khác, thì ta có thể yêntâm tin vào họ. Ðức tính quan trọng nhất của Bụt là lòng từ - là ý muốn mang lợi lạc tới cho muôn loài.Vì ngài đã phát triển được những tính thiện nơi ngài, nên Bụt có đủ khả năng giải thích về sự quantrọng của những đức tính đó. Vì ngài đã thực chứng được nên ta có thể nương tựa vào ngài. Bụt Thích Ca, vị sáng lập ra đạo Bụt, là con người vững chãi, toàn thiện, ta có thể nương tựa vào ngàimột cách an toàn. Nhưng không phải chỉ trông vào sự toàn thiện của ngài, ta còn phải thực tập theogương Bụt. Ta phải biết cách bỏ những con đường bất thiện để đi vào nẻo thiện. Dù không được họchỏi trực tiếp với ngài, nhưng nếu chúng ta hiểu biết ít nhiều về những giáo pháp này, thì ta đã có thểđối đầu với những khó khăn và khổ lụy một cách tốt đẹp hơn. Cứ tưởng tượng có hai người cùng gặp một vấn đề. Tùy theo họ hiểu đạo hay không mà họ sẽ có nhữngthái độ và phương cách khác nhau để ứng xử. Thay vì làm giảm bớt khổ lụy, người không biết đạo lạilàm cho tình trạng bết bát hơn vì giận hờn, ghen tỵ v.v... Con người có chút tỉnh thức và hiểu biết, sẽcó tinh thần để ứng xử cởi mở hơn, thẳng thắn hơn. Với chút ít hiểu biết về Phật pháp và kinh nghiệmtu tập, dù ta chưa thể chấm dứt mọi khổ đau, ta cũng có thể đối diện với chúng một cách dễ chịu rồi.Như vậy, nhờ giáo pháp mà chúng ta được lợi lạc trong đời sống hằng ngày. Cuộc đời vô thường như mây mùa thu. Sinh tử của muôn loài có thể coi như những màn kịch. Conngười sinh ra, chết đi nào khác những vai trò các nghệ sĩ đóng tuồng ra vô trên sân khấu. Vì sự vôthường đó mà chúng ta không thể có an bình. Ngày nay hãy biết mình may mắn được làm người. Sosánh với súc vật và quỷ dữ trong địa ngục, đời sống con người thật đáng quý. Nhưng dù nó đáng quýtới đâu, chúng ta rồi cũng sẽ phải chết. Suy ngẫm về cuộc đời người ta từ khi sanh ra tới lúc chết đi, takhông thấy có hạnh phúc trường cửu và cũng không có an toàn. Ngay sự sanh cũng đã kèm theo đau khổ. Sau đó là phải đối diện với những vấn đề như bệnh tật, giànua, gặp cảnh bất như ý hay khi không đạt được những gì mình ưa thích. Một vài vấn đề ta phải đối

http://vietnamyoga.org

Page 233: Song Thien

diện như chiến tranh thì do chính con người gây ra. Nhưng tựu chung, khi nào còn sống trong cõi luânhồi này, khi nào còn bị những cảm thọ phiền não- một thứ độc dược - xâm nhập tâm trí, thì chúng tacòn đau khổ, không có hạnh phúc hay an bình lâu dài. Tất cả các phần tử của cây độc dược - trái, hoa, rễ, lá và cành - tất cả đều bị chất độc ngấm vô. Vìmọi sinh hoạt của chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những cảm thọ xao động này, ta sẽ sớm muộn gặp vấnđề và khổ đau. Vì bệnh và chết là tính cách tự nhiên của đời sống, ta không nên ngạc nhiên khi bị đauốm hay tử vong. Nếu không thích bệnh không thích chết, vậy thì ta nên chấm dứt vòng luân hồi. Ta nênchấm dứt không sanh ra trong cõi này nữa. Khi nào tham sân si còn ở trong ta thì ta sẽ gặp cảnh khổhoài hoài. Khi tâm trí bị phiền trược ta không thể có bình an. Câu hỏi quan trọng là: làm sao cho ta dứtđược chúng.

7.- BẢN CHẤT CỦA TÂM

Những cảm xúc phiền trược không phải là bản chất của tâm. Vì nếu chúng là tâm thì khi nào tâm cómặt chúng cũng có mặt. Không phải vậy. Thí dụ một người có thể rất nóng tính, nhưng đâu phải ngườiđó nổi nóng suốt ngày? Người khó thương đôi khi cũng dễ chịu tươi cười. Vậy nên, những cảm xúcphiền não trong ta dù rất mạnh mẽ, chúng không phải là những thứ dính chặt vào tâm ta. Chúng khôngphải là tâm. Phiền não là do vô minh. Giống như khả năng tiếp xúc có mặt trên toàn thân thể ta. Vôminh xâm nhập tất cả những cảm xúc tiêu cực trong ta. Không có phiền não nào mà không liên hệ vớivô minh.Vậy thì ta phải tìm hiểu vô minh là gì. Ðó chính là tình trạng tiêu cực của tâm gây ra tất cảnhững phiền não cho ta. Nó chính là cái nhân đưa ta vào vòng luân hồi. Dù vô minh hay chấp ngã rấtmạnh, nhưng đó chỉ là một tâm thức sai lầm. Có những thành tố của tâm thiện (gọi là tâm sở thiện), cóthể chống lại với tâm vô minh. Nếu ta dựa vào chúng, ta sẽ nhổ được gốc vô minh. Bản chất của tâm làtrong sáng và tỉnh thức. Trong bản tâm, không có những phiền não. Ðó chỉ là sự che lấp cái tâm chânthật. Vậy nên tâm chân thật có thể nhổ bật gốc rễ của vô minh. Một ngày nào đó, ta sẽ giác ngộ: tâm tatrong sáng tỉnh thức hoàn toàn.

8.- NIẾT BÀN TRONG TÂM

Hiện nay có thể bạn chưa thực chứng được lòng tin tưởng vào những chân lý này. Nhưng nếu bạn chịuhọc hỏi và áp dụng luận lý, phân tích học, bạn sẽ dần dần tin vào khả năng dứt bỏ được những cản trởđó của tâm. Ðại cương, ta có thể nói Niết bàn chính là dự vắng mặt của phiền não, và ta có thể đạt tớiNiết bàn ngay trong tâm ta. Vì ta không muốn bị khổ và ta có thể đạt tới Niết bàn, ta cần quán tưởngvềø cái khổ. Nếu hiểu được sự luân hồi và bản chất của khổ, ta sẽ tu tập Giới, Ðịnh và Tuệ. Khi thấyvật gì đẹp tới đâu, ta hiểu rằng nó có tính chất gây khổ đau. Ðể có hứng khởi muốn đạt tới cảnh giớiNiết Bàn, ta nên có ý muốn đạt được một cảnh đời tốt đẹp hơn trong tương lai. Trước đó, ta phải biếtquý trọng cuộc đời hiện tại, nếu không biết cách sống sao cho phát triển được lòng từ bi, thì có lẽ tachẳng cần bàn tới chuyện đạt tới đời sống tốt đẹp hơn sau này. Vì ta có thể thoát vòng sanh tử, nên điềucăn bản là ta phải tu học để làm hiển lộ Phật tánh. Muốn nuôi dưỡng ý hướng này, ta nên quán chiếu vềsự khao khát hạnh phúc và ghét khổ đau của mọi loài cũng như mọi người. Vậy mỗi chúng ta đều nênphát nguyện giúp tất cả chúng sanh đạt tới quả vị Phật. Muốn đạt tới mục tiêu đó, ta cần thực tập conđường giải thoát. Kinh điển nói tới quy y Bụt, Pháp và Tăng để được giác ngộ. Nói chung chúng ta có thể nương tựa vàonhiều phương pháp. Khi bị nắng cháy, ta nương vào bóng mát của cây. Khi đói ta nhờ tới thực phẩm.Tương tự như vậy, khi muốn được lợi lạc nhất thời, ta có thể nương tựa vào các thần quyền địa

Page 234: Song Thien

phương. Trong các tôn giáo khác nhau, chúng ta thấy nhiều giáo pháp để nương tựa. Trong đạo Bụt,Niết bàn tịch tĩnh hay tình trạng thoát khổ tuyệt đối, chính là nơi ta nương tựa. Niết Bàn hay trạng thái an lạc hòa bình là gì? Dù chúng ta không thích đau khổ, ta vẫn cứ khổ vì tâm tabị những phiền não chiếm ngự. Do cái tâm không kỷ luật này mà ta tích lũy những cảm thọ tiêu cực.Tâm vô kỷ luật chính là nguyên nhân của phiền não. Nếu ta dứt bỏ được nguyên nhân này,ta sẽ đạt tớitrạng thái dứt khổ, gọi là giải thoát hay Niết bàn, là hạnh phúc trường cửu. Do đó ta nương vào Phậtpháp. Ðể có thể thật sự dứt khổ, ta phải đi theo chánh đạo. Ta cần nuôi dưỡng những tính thiện trong ta. Khởiđầu, ta chỉ nhận biết rằng tâm ta là đối tượng của ngu si, thiên kiến và lầm lẫn. Khi sự hiểu biết về bảnchất các pháp của ta tăng tiến, ta sẽ nghi ngờ, tìm hiểu mọi sự vật có tự tánh riêng chăng? Ta sẽ dần dàhiểu rằng những đối tượng trước đây ta thấy hoàn toàn tốt đẹp mà ta mê thích, thực sự chúng có bảnchất riêng trong tự thân chúng hay chăng? Tương tự như vậy, những gì làm ta giận dữ có tự tánh độc lập không? Càng quen thuộc với những suyngẫm này, ta càng tiến sâu vào sự hiểu biết và thực chứng. Kết quả là ta sẽ có khả năng phát triển trítuệ và thực chứng về tự tánh Không của mọi sự vật. Chuyện này y như thắp lên một ngọn đèn sáng tạinơi tối tăm. Nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể giác ngộ được ngay, vượt thoát vô minh tức thìnhư khi ta bật ngọn đèn điện. Phát huy những tính thiện trong tâm phải có thời gian, từ từ mới làmđược. Những tôn giáo khác có nhiều phương pháp phát triển tình thương và lòng bác ái, nhưng không cótruyền thống tâm linh nào giải thích rằng mọi sự vật trống rỗng, rằng vạn pháp đều nương vào nhau(tương tức, tương nhập). Chỉ có đạo Bụt cho rằng ta sẽ được giải thoát khi hiểu được tánh Không, bảnchất thật sự của vạn vật. Vậy nên chỉ có Bụt, Pháp, Tăng là tam bảo xứng đáng cho những ai mongđược giải thoát nên nương tựa vào. Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã dạy chúng ta như vậy. Ta quy y nương vào Phật, Pháp, Tăng giống như ta không còn lối nào khác để đi. Có nhiều loại tínngưỡng. Trong niềm tin tưởng sáng láng, trong lành ta quý trọng tánh thiện của Bụt, Pháp, Tăng. Rồitới lòng tin vì tín nhiệm và tín tâm khao khát muốn cố gắng đạt tới những quả vị giống như tam bảo.Nếu ta cố gắng như vậy, chắc chắn kiếp sau ta sẽ khá hơn. Khi ta tu tập hàng ngày, lúc chết ta sẽ khôngnuối tiếc chi nữa. Ðiều quan trọng lúc lâm chung làm sao ta giữ được thiện tâm và những ý hướngthiện, trong lành. Bạn có thể thực hiện được điều ấy vì bạn đã tu tập trong đời sống hàng ngày. Nếu tatỉnh thức được khi sắp lìa đời và hướng tâm ta về đường thiện, chắc chắn khi tái sanh, bạn sẽ tới đượcchỗ tốt đẹp hơn.

9.- CUỘC ÐỜI QUÝ GIÁ

Học hỏi về các trình độ giác ngộ và các giáo pháp đưa tới tình trạng hướng thiện đó là điều rất lợi íchcho tâm ta. Khi học, ta sẽ cố gắng làm theo những bài giảng và chắc chắn sẽ tiến bộ về tinh thần, có thểđi tới giác ngộ. Ðừng nghĩ rằng mình không có đủ thông minh để học hành như vậy. Chớ bỏ qua nhữngcơ hội được học hỏi giáo pháp kẻo lỡ mất dịp may. Mọi loài chúng sanh, kể cả loài sâu bọ, cũng đượccho là có Phật tánh. Loài người chúng ta may mắn có khả năng hiểu được Phật pháp. Khi nghe hay đọc về giáo pháp, rán áp dụng để hiểu được những tính bất thiện và làm hiển lộ đượctrong tâm những tính thiện. Nếu ta không nhìn thấy được những khuyết điểm của mình, ta không thể tiếnbộ được. Người ta thường như vậy, khi không chú ý đặc biệt, ta không thể nhận ra được những lỗi lầmcủa chính mình. Ta thường hay kêu ca rằng ta không làm gì sai quấy hết. Tự xét mình là chuyện tốiquan trọng. Ta có thói quen sống mà không hay biết mình đã làm những gì. Ta phải làm sao để làm tônvẻ đẹp của tâm lên. Tôi không có nhiều kinh nghiệm lắm, chỉ biết chút ít thôi, nhưng tôi bảo đảm với

http://vietnamyoga.org

Page 235: Song Thien

bạn rằng chúng ta có thể làm được như vậy. Chúng ta thấy cuộc đời quý gia vô cùng vì ta có tự do và nhiều may mắn. Nhưng chuyện này không kéodài mãi mãi. Sớm muộn gì ta sẽ phải đối diện với cái chết. Nếu bị đọa vào kiếp tệ hơn, ta khó có cơhội gặp Phật pháp. Ta sẽ bị đau khổ triền miên. Chúng ta rất cần tu tập ngay để có thể bảo tồn đượcnhững tính thiện, loại trừ tính ác, trong hiện tại và tương lai. Như vậy chúng ta sẽ thực chứng được ítnhiều con đường thoát khổ. Hiểu rõ điều này, ta sẽ biết ơn Bụt, người thầy có giá trị và đáng tin biếtbao. Ta cũng sẽ hiểu thêm được giáo pháp của ngài. Ðược sinh ra trong hoàn cảnh tốt hơn, làm người hay làm thần cũng chưa đủ. Khi nào ta chưa dứt bỏđược phiền não trong tâm, ta vẫn chưa thực chứng được an lạc và hạnh phúc vĩnh cửu. Khi đã hiểuchút đỉnh về chánh đạo và con đường thoát khổ, ta sẽ biết được các đối lực của phiền não mạnh ra saovà sự giải thoát là có thật. Từ đó, ta sẽ nuôi dưỡng ý hướng muốn đạt tới Niết bàn, thoát được mọi nỗikhổ. Nhưng như thế cũng chưa đủ, ta phải đi xa hơn, nuôi lòng mong ước giúp cho tất cả chúng sanhđều thoát khổ. Tôi đã giảng về những kinh nghiệm của riêng tôi, nghĩ rằng như vậy có lợi ích cho các bạn nhất. Chúngta tu học thì nên nhìn xa. Ta khởi đầu với một căn bản vững vàng, xây dựng một cái gì có giá trị tâmlinh. Dĩ nhiên ta cần thời gian, nhưng khi bắt đầu biết nhìn xa và cố gắng liên tục, ta sẽ từ từ đạt đượcvài kết quả. Dù quả vị Phật là chuyện xa vời, nhưng khi thực tập hàng này, ta nên bắt đầu trên căn bảnđó. Cuối cùng ta cũng có thể đạt tới giác ngộ. Ðể có thể thực tập, ta phải biết làm gì và làm cách nào,nên ta cần nghe hay đọc những bài giảng như vầy.

Page 236: Song Thien

SỐNG THIỀNVĩnh Hảo

Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được cácThiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước. Đến nay, nó đã đi vào học đường, đi vàocác sinh hoạt cộng đồng và thậm chí, còn là thời trang văn vẻ cho một số người trí thức nữa. Đó là điều đáng phấn khởi, đáng khích lệ, nhưng mặt khác, cũng là điều đáng phải e dè vậy. Sự bítruyền khi được phổ truyền thì được xem như một thành công trên mặt số lượng nhưng là một thất bạitrên mặt phẩm lượng. Bí truyền ở đây không có nghĩa Thiền chỉ được truyền dạy trong vòng bí mật nhưkiểu người ta dạy bùa chú hay một môn thuốc gia truyền, cũng không phải Thiền là cái gì bí nhiệm,mang tính thần quyền. Nhưng bởi Thiền vốn là một phương pháp tu tập cao siêu đòi hỏi hành giả phảiđủ ý lực và trí lực để đeo đuổi, chứ không phải là một bài toán học, một công thức hay luật tắc để cóthể trao truyền và đón nhận một cách dễ dàng qua sự rao giảng giữa công chúng. Thiền là lẽ sống và lẽsống đó chỉ có giá trị với kẻ nào nắm được nó, tức là sống trong nó, thể nghiệm nó.Đã có người phê phán rằng Phật giáo đã được phổ cập và đại chúng hóa nhờ vào Mật tông và Tịnh Độtông, nhưng sự đại chúng hóa này lại cũng là “bước đi sa đọa (xuống dốc) của tinh thần Phật giáo”.Ngày nay, có lẽ Thiền tông cũng rập rình đi theo bước chân đó. Sa đọa ở đây không có nghĩa là mộtthất bại tội lỗi, mà là một sai lầm bất đắc dĩ trong sự cố gắng phơi bày một cách rộng rãi những gìkhông thể nói được nhưng vì lòng từ bi, phải nói cho quần chúng được hiểu và đi theo. Từ sai lầm nàykéo theo sai lầm kia. Nhất là về phía những thiền sinh với nhân số vụt tăng khá nhanh—những thiềnsinh của đại chúng mà lối đi của họ dù khoác mặc dáng vẻ thượng lưu kiêu kỳ nào vẫn không thoátkhỏi tâm lý sùng thượng, mê tín của thời kỳ tô-tem, bái vật. Người ta sẽ yêu cầu vị thiền sư giảng giải,phân tích chi li về thiền sao cho dễ hiểu hơn; người ta sẽ đòi hỏi một phương pháp thực tập thiền địnhsao cho mau được kết quả và thuận lợi hơn; và người ta sẽ phê phán, chê bai, công kích các phươngpháp tu tập (pháp môn) khác là đi sai truyền thống (thậm chí là mê tín, tà đạo); người ta bám chặt vàođể rồi tôn thờ như vật tổ những gì vị thiền sư nói ra (dù là một câu ta thán về sự mê muội cố chấp củatâm lý chúng sanh), không thích ai nói ngược lại với những gì mình tôn thờ. Người ta tôn kính vị thiềnsư thay vì đức Phật; tôn kính chữ Thiền thay vì Pháp; tự tôn kính mình thay vì Tăng. Và sai lầm tai hạinhất là người ta tưởng rằng mình đã có thể nắm bắt được thực tại tuyệt đối (bản thể của thiền) quanhững lời truyền giảng của vị thiền sư hay qua sự thông minh lý luận của chính mình trong dăm ba cuốnsách thiền đọc được. Đó là những hiện tượng và là tệ trạng có thật đã từng xảy ra trong giới học và tuthiền. Chê bai, khinh thường những người tu theo pháp môn khác; tự hào mình là kẻ đi đúng đường, kẻkhác lạc đường; vênh váo cho rằng mình, những người cư sĩ tại gia, có thể sáng mắt vượt trội hơn cáctăng sĩ trong chốn thiền môn; ngã mạn đem giáo lý thiền để giảng giải cho tăng sĩ vì thấy những vị nàychưa hề hé môi nói gì về Thiền; khuyến khích tăng sĩ tu thiền vì thấy các tăng sĩ này không ngồi thiền ởđịa điểm và thời gian mà người khác có thể thấy biết được; lập dị ngồi thiền lim dim ở nơi công cộngv.v... Những hiện tượng trên cứ lâu lâu lại xảy ra như một phong trào khi có một vị thiền sư chân chínhxuất hiện. (Mà còn xảy ra nhiều hơn khi có một Thế Tôn hay Phật sống giả hiệu ra đời!) Hiện tượng,phong trào, thường cuốn trôi bao người nhẹ dạ, yếu lòng và nhất là những người nông cạn từ trí tuệ đếný chí. Cho nên, Thiền hiện nay, như đã nói, trở thành một môn học phổ thông (giống như phương phápăn gạo lức hay uống nước lạnh để chữa bệnh) mà trình độ cạn cợt nào cũng có thể hiểu, nói và làmđược. Điều này khiến ngay cả vị thiền sư chân chính nhất cũng phải dè dặt trong sự giải thích và giảnghttp://vietnamyoga.org

Page 237: Song Thien

dạy Thiền cho môn đồ của mình—bởi vì ông ta không bao giờ muốn định nghĩa Thiền, nhưng môn đệcủa ông thì lúc nào cũng muốn có câu định nghĩa để phân biệt, để tăng thêm kiến thức, tăng thêm vốnliếng thiền ngữ mà đi rao truyền cho khắp nhân gian.

THIỀN LÀ GÌ?

Có người đến hỏi vị thiền sư: “Thiền là gì?” Vị thiền sư không đáp thẳng, chỉ rót trà mời khách: “Uốngtrà đi.”Thiền là dòng sống lặng lẽ của tự tâm và thiền sư là kẻ nắm chắc được dòng sống ấy—thực ra, ngay cảnhững lời vừa nói, chẳng có lời lẽ dông dài hay đơn giản nào, có thể nói lên được ý nghĩa của thiềnnếu không nắm được dòng sống đó.Thực tại vượt lên trên mọi lý luận. Người ta không thể diễn đạt nó bằng ngôn ngữ vì ngôn ngữ chỉ làsản phẩm của tư tưởng, mà tư tưởng chỉ là con đẻ của ý niệm nhị nguyên đối đãi. Ý niệm luôn luôn tạora thế ly cách giữa chủ thể (năng) và đối tượng (sở). “Tôi tu thiền” hàm nghĩa rằng có cái “tôi” ởngoài “thiền” và có “thiền” ở ngoài cái “tôi”. Tôi và Thiền trở thành hai thực thể đối lập, phân ly. Thểcủa của thiền thì tuyệt đối, bất nhị (không có hai mà là một thể đồng nhất); còn ý niệm thì tương đối,nhị nguyên. Không làm sao có thể định nghĩa hay diễn đạt cái tuyệt đối bằng ngôn ngữ giới hạn của thếgiới tương đối. Nhưng, vì phương tiện, vì dẫn đạo, vị thiền sư buộc lòng phải dùng ngôn ngữ để nóivới môn đệ của mình. Tuy nhiên, ngôn ngữ đó, dù được buông ra trong miễn cưỡng, vẫn là một cốgắng để nhắm thẳng vào tâm, gạt bỏ mọi lý luận (trực chỉ nhân tâm). Và như vậy, nó không phải là cáicó thể lập lại lần thứ hai cho một người khác. Phổ cập hóa thiền đạo là vô tình giam bản thể vô tận(chân đế) vào thế giới hữu hạn (tục đế). Bám chặt vào một lời dạy hay một phương thức đối trị đãđược phổ cập là đang đuổi theo cái bóng mờ của Thiền. Giảng giải, phân tích, mổ xẻ thiền đạo là bắtthực tại đứng dừng một chỗ như một xác khô. Cái gì lặng đứng, khô chết và có thể diễn tả được bằngngôn ngữ thì không phải là thực tại tuyệt đối (Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thườngdanh—Lão tử Đạo đức kinh).

PHƯƠNG TIỆN PHÁP MÔN

Thực tại tuyệt đối chỉ có thể cảm nhận, trực nhận hay thể nhập chứ không thể đạt đến bằng suy tư và lýluận quanh co. Nó không phải là tiêu đích hướng về bằng những con đường, những pháp môn. Cóchăng chỉ là tâm truyền tâm mà thôi (dĩ tâm truyền tâm). Pháp môn để vươn tới thực tại tuyệt đối—nếu có thể miễn cưỡng mà nói như vậy—không thể là phápmôn chung cho mọi căn cơ, cho mọi trình độ. Nó chỉ xảy ra một lần duy nhất và hữu hiệu cho một mônđệ nào đó và trong trường hợp nào đó mà thôi. Như thế, không thể nói có pháp môn này cao hơn phápmôn kia, có pháp môn kia chân chính hơn pháp môn này. Kinh Phật nói có tám mươi bốn ngàn phápmôn vì lẽ đó. Người ta có thể nói pháp môn là những phương tiện, những cánh cửa để thể nhập vàochân tâm, vào thực tại tuyệt đối. Nhưng kỳ thực, để nằm trong lòng thực tại thì chỉ có pháp-môn-không-pháp-môn (vô môn quan—cánh cửa không cửa) mới đưa vào được mà thôi. Pháp môn không có caothấp mà chỉ công hiệu hay không công hiệu. Viên thuốc cảm sẽ có hiệu quả cho một người bị cảmnhưng không có giá trị cho người bị đau bụng. Người bị cảm không thể chê trách người đau bụng saokhông chịu uống viên thuốc như mình; còn người đau bụng không chịu uống thuốc cảm thì thôi, cũngkhông thể nói viên thuốc cảm là vô giá trị, bởi vì nó không công hiệu đối với bệnh của mình nhưng sẽcông hiệu đối với bệnh của kẻ khác. Như thế, ngay cả pháp môn mà người ta gọi là Thiền, cũng chỉ làphương tiện pháp môn như bao nhiêu phương tiện khác. Tiêu đích chưa đạt được thì dựa vào đâu để

Page 238: Song Thien

có thể cho rằng pháp môn của mình là đúng, pháp môn của kẻ khác là sai? Và làm sao có thể khẳngđịnh được rằng một phương pháp nào đó không mang tên là Thiền thì không phải là Thiền?

THIỀN TRONG CỬA THIỀN

Ngày nay, trong những người cư sĩ tại gia theo học thiền, đã có người đến hỏi một tu sĩ ở chùa rằng:“Thầy có tu thiền không? Theo tôi, thiền là pháp môn cao nhất và chân chính nhất của Phật giáo. Saothầy không hành thiền và hướng dẫn Phật tử tu thiền mà cứ tụng kinh niệm Phật mãi vậy?” Đó là câu hỏi lố bịch, ấu trĩ, y như người ta hỏi vị bác sĩ rằng: “Này ông bác sĩ, ông có chữa bệnh chobệnh nhân không? Ông có làm công việc chữa bệnh không?” Bác sĩ có công việc của bác sĩ, tăng sĩ cócông việc của tăng sĩ. Công việc hàng ngày của tăng sĩ là tu tập (tức là hành thiền) với mục đích giảithoát giác ngộ như Phật, theo phương pháp mà kinh điển của ngài với sự truyền thừa của các vị tổ sưđể lại, cũng như qua sự hướng dẫn trực tiếp của một hay nhiều vị minh sư. Và đặc biệt nhất là qua sựnỗ lực chân chính (chánh tinh tấn) của chính mình. Tại Nhật Bổn và Trung Hoa, Thiền tông là một trong mười tông phái lớn của Phật giáo (Luật tông,Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông, Câu Xá tông, Pháp Tướng tông, Hoa Nghiêm tông, Tam Luận tông,Thành Thật tông và Thiên Thai tông—Nhật Bổn có thêm hai tông phái khác nữa là Nhật Liên tông hayPháp Hoa tông và Chân tông hay Tịnh Độ Chân tông). Nhưng ở nước ta, với dung hóa tính của dân tộcViệt Nam, Phật giáo không có sự phân chia tông phái rõ nét. Các tự viện và chùa chiền ở Việt Namđều được gọi chung là Thiền môn (cửa thiền). Đúng như nhận xét của một vài bậc thức giả trước đâyvề đặc tính sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam: sinh hoạt trong các chùa Việt Nam dung hợp các phápmôn tu tập của các tông phái lớn mà ở nước khác người ta phân chia rõ rệt. Một tu sĩ hay cư sĩ tại giaViệt Nam có thể chuyên tụng đọc và tìm hiểu kinh Pháp Hoa (Pháp Hoa tông), niệm danh hiệu Phật ADi Đà (Tịnh Độ tông), đọc thần chú (Mật tông) và tọa thiền (Thiền tông) mà không thấy trở ngại gì.Trong một khóa lễ tại các chùa Việt Nam, người ta thấy sự tổng hợp của các thiền ngữ, các câu thầnchú và danh hiệu Phật. Sự phân chia tông phái để phát triển là nét đặc thù của Phật giáo Nhật Bổn vàTrung Hoa, nhưng sự dung hợp các tông phái cũng chính là chỗ độc sáng của Phật giáo Việt Nam vậy.Do đó, các vị tu sĩ Việt Nam được huấn luyện từ nhỏ trong chùa sẽ không bao giờ thắc mắc hay đặtvấn đề là mình tu Thiền hay tu Tịnh độ. Mục đích chính của việc tu tập là để đạt đến giải thoát, cònpháp môn, tông phái, chỉ là phụ thuộc. Đã có nhiều cuốn sách nói về Thiền học Việt Nam tuy không phải là đầy đủ nhưng tưởng cũng rất rõnét. Qua đó người ta thấy ngay cả một chú tiểu ở chùa Việt Nam thường được giáo dục trực tiếp từcuộc sống thường nhật của vị thầy (thân giáo). Mỗi cử chỉ, lời nói, hành động của chú đều được thầyquan sát và điểm hóa khiến cho đời sống của chú từng giờ từng phút không lúc nào là không phù hợpvà hòa nhập với lẽ đạo. Với ba ngàn cung cách và tám vạn đức hạnh chi tiết (tam thiên oai nghi, bátvạn tế hạnh) được vị thầy thân cận nhắc nhở, chỉ giáo, tác phong của chú từ giai đoạn nỗ lực tập trungbước sang thành quả thuần thục thanh thoát lúc nào chính chú cũng không hay biết. Khi chú đặt táchnước lên bàn hơi nặng tay, vị thầy có thể im lặng không quở trách gì mà chỉ cần đặt lại tách nước trênbàn một cách cẩn trọng, nhẹ nhàng, không gây tiếng động. Từ tác phong đi, đứng, nằm, ngồi, cho đếnquét nhà, tưới rau, nhất nhất mọi việc chú đều có thểû học được từ nơi vị thầy. Chú không biết là chúđang học và thực hành thiền đạo. Vị thầy cũng không bao giờ nói là ông đã và đang dạy thiền cho chú.Nhưng, mọi động tác của vị thầy, không động tác nào mà không nói lên sự tịch lặng của bản thể. Cảthầy lẫn trò có thể suốt đời sống trong thiền mà không cần phải bàn tán, luận giải gì về thiền cả. Trải qua trên hai mươi năm hoặc trên nữa, sống trong không khí tịch lặng giải thoát của thiền môn, chútiểu đó đã trở thành một vị thầy, sớm chiều kinh kệ công phu; ngày thì vì lòng từ bi phải sống với

http://vietnamyoga.org

Page 239: Song Thien

người, tiếp xúc, an ủi vỗ về, hướng dẫn bao kẻ đau khổ, có khi phải tụng đám ma cho người chết mấtluôn cả ngày; đêm thì một mình tọa thiền, niệm Phật trong phòng riêng, trên giường nằm, chưa một ngàyxao lãng. Từ sáng đến tối, các sinh hoạt của vị thầy ấy không có việc làm nào mà không nằm trong oainghi tế hạnh, không có việc làm nào nằm ngoài tinh thần và sinh hoạt truyền thống của thiền môn. Lúcđó, chúng ta có cần phải đặt vấn đề với vị thầy ấy là nên tu Thiền hay tu Tịnh Độ chăng? Câu hỏi sẽlàm cho vị thầy ngạc nhiên và mỉm cười. Ngạc nhiên là có thể có một đời sống trong cửa thiền màkhông có thiền hay sao? Và mỉm cười để trả lời rằng thực ra không cần phải bàn cãi sôi nổi về cái gìtự nhiên như không khí mà ta đang hít thở. Thiền đối với một tu sĩ trong cửa chùa chẳng khác gì khôngkhí đối với con người. Cần gì phải hỏi lôi thôi, thừa thãi, vô ích!

KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ CHỨNG ĐẮC (VÔ ĐẮC, VÔ SỞ ĐẮC)

Trước cuộc sống đầy dẫy bất an, nhiều người đã tìm học thiền và cảm thấy được an ổn như được ngồinghỉ sau những giờ mệt nhọc. Họ bằng lòng với trạng thái ngơi nghỉ đó và cho rằng đã đạt được Thiền.Với họ, giữ cho tâm đừng giao động lăng xăng là đã chứng nghiệm được thực tại rồi. Họ sẽ kết luậnrằng thiền là một cái gì đơn giản thôi: lắng lòng vào từng phút giây sinh hoạt thường nhật với một tâmtư thanh thản, nhẹ nhàng rồi sự an lạc sẽ nở hoa ngay lúc đó. Trong khi kẻ khác bận rộn, lo âu, sợ hãivới những quấy nhiễu thường xuyên của nội tâm và ngoại giới, thì họ, những người học thiền thời đại,tìm được sự an lạc và hạnh phúc bằng cái tâm lắng đọng và buông xả. Họ cho sự an lạc và hạnh phúcđó là tiêu đích tối hậu mà họ đã đạt đến bằng một phương pháp chẳng mấy khó khăn. Thực ra, họ quênrằng vị thiền sư của họ không phải đạt đạo và tìm thấy sự an lạc chỉ bằng những phương pháp căn bảnđó. Họ quên rằng vị thiền sư của họ đã trải qua thời gian tu tập khá lâu với một hoàn cảnh thuận lợitrong cửa thiền. Họ quên rằng tâm tư của vị thiền sư của họ từ mấy chục năm về trước cho đến giờphút này đều hướng về tiêu đích giải thoát giác ngộ chứ không phải chỉ học và hành thiền để làm lắngdịu những bung xung tâm lý như họ. Họ quên rằng khi vị thiền sư giác ngộ buông lời ra, lời nào cũngkhế hợp với thiền đạo, nhưng không phải vì vậy mà những lời ấy trở thành thiền ngữ khi được lặp lạibởi một kẻ phàm phu tục tử chưa sống nổi một ngày trọn vẹn trong cửa thiền. Họ quên rằng vị thiền sưgiác ngộ nhìn thấy sự mầu nhiệm của vạn hữu là vì ông đang đứng trong lòng thực tại và nhìn bằng conmắt trí tuệ siêu việt, chứ không phải chỉ nhìn bằng con mắt thịt rồi mô phỏng, nhái lại và cuối cùng sẽtưởng tượng ra sự mầu nhiệm của muôn loài. Đúng ra, những tâm lý khinh an, hạnh phúc mà họ (nhữngthiền sinh hời hợt) có được cũng là một thành công nên khích lệ, nhưng đó không phải là mục đích tốihậu của Thiền. Thiền quả là điều rất đơn giản như một vị thiền sư đã nói “Bình thường tâm thị đạo”(giữ tâm bình thường tức là đạo vậy). Nhưng nó không quá đơn giản đến độ chỉ trong câu nói bìnhthường ấy. Vị thiền sư đắc đạo không cần phải sắp đặt hay uốn lưỡi trước khi nói vậy mà nói điều gìra cũng khế hợp với sự tịch tịnh của bản thể. Nhưng kẻ bình phàm chỉ mới tập tành chuyện hít thở trongvài tháng hay đôi ba năm, hay mười năm, hai chục năm, thì dù có lặp đi lặp lại câu nói của thiền sưđến triệu lần cũng không dính nhập gì đến thiền cả; và không phải những hạnh phúc đơn giản kiểu đượcPhật sống rờ đầu mà có, hay nhắm mắt tưởng tượng mà có, là hạnh phúc vĩnh cửu của kẻ đã thực chứngthiền đạo. Bởi vì, thiền không phải là nghỉ mệt. Thiền không phải là phó thác niềm tin và ý chí củamình cho bất kỳ đạo sư nào khác (ngay cả bậc vô thượng sư duy nhất là đức Phật). Thiền không phải làthuốc an thần. Thiền không ru ngủ người ta bằng những ảo giác hạnh phúc gặt hái từ nỗ lực trấn anphiền não với một tâm trí trống rỗng. Giữ cho tâm được yên nghỉ để giải tỏa những căng thẳng của tâmlý là điều mà các bác sĩ tâm thần Tây phương đã từng hướng dẫn, chữa trị cho bệnh nhân của họ. Khivị thiền sư dạy dỗ môn đồ của mình phương pháp trấn an phiền não nói trên, ông biết đó chỉ là phươngtiện tạm thời để đối trị cho căn bệnh của những kẻ sơ cơ mà tâm lý đang còn quá vọng động (chưa bắt

Page 240: Song Thien

kịp giai đoạn ông còn làm chú tiểu ở chùa), và ông đang tạm thời đóng vai một bác sĩ tâm thần.Phương pháp không phải chỉ có thế và mục tiêu không phải chỉ có thế. Sự chứng nhập thực tại tuyệt đốikhiến ông đeo đuổi sự tìm tòi một phương pháp hữu hiệu để dẫn đạo môn đồ của mình ít ra cũng phảicó được một kẻ (chưa dám nghĩ tới con số hai) chứng nhập thực tại ấy như mình chứ không phải chỉtìm vui và bằng lòng với cái hạnh phúc tạm thời nhỏ nhoi trong một vài giờ thực tập. Thực ra, thực tại tuyệt đối chỉ có thể đạt được bằng trí tuệ không phân biệt (vô phân biệt trí). Trongđó, không có những ràng buộc hay biến động cần vượt qua, không có cái tâm được kềm chế và yênnghỉ, không có phiền não để giải trừ, không có thực tại nhiệm mầu nào để đạt đến, không có trí tuệ đểchứng ngộ. Ta và thế giới là một thực thể bất phân và tất cả đều cùng trong một thể vắng lặng nhưnhiên, không biên giới, không ly cách. Chỉ có trí tuệ siêu việt ấy mới đưa đến giải thoát và chỉ có trítuệ ấy mới là sự nghiệp duy nhất của kẻ học thiền (duy tuệ thị nghiệp). Không phải chỉ giữ tâm an nhiênnhẹ nhàng rồi trí tuệ siêu việt và giải thoát tối hậu cùng phát sinh. Kinh điển nói đức Phật phải tu ba a-tăng-kỳ kiếp mới chứng ngộ giải thoát được. Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói ba a-tăng-kỳ kiếp đó chính là tham,sân, si chứ chẳng chi khác. Đơn giản quá. Vậy chỉ cần diệt tham, sân, si là thành Phật tức khắc. Nhưnglời Tổ dù nói lại cho thành đơn giản cũng chẳng khác chi lời Phật cả, bởi vì kẻ bình phàm đầy mê chấpmuốn dẹp cho tiêu sạch tham, sân, si thì quả là cần ba a-tăng-kỳ kiếp vậy. Đang theo học thiền, các vịtân thiền sinh thời đại đã vượt qua được một a-tăng-kỳ kiếp nào chưa mà có giải thoát an lạc và giácngộ sớm quá vậy? Phải chăng sự giác ngộ và an lạc nhất thời, nhỏ nhoi mà ta có được nhờ nghe giảnghoặc thực tập trong vài ngày là tiêu đích mà đức Phật và các vị tổ sư, thiền sư muốn trao đến các thếhệ sau? Kinh điển dạy ta đừng vội vui mừng ôm chặt các thành tựu nhỏ nhoi đó. Nhìn xét lại chínhmình, nếu thấy còn một tí tham, sân, si vướng lại là biết ta chưa tiến được đến đâu. Vậy cũng cần vàia-tăng-kỳ kiếp để tu thêm rồi. Chưa có trí tuệ siêu việt (Bát Nhã trí) thì chưa có giải thoát thực sự. Mà những kẻ đã chứng ngộ, giảithoát thực sự rồi cũng sẽ thấy rằng, thật ra không có gì cần phải thoát ra (bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạtrần ai?—Lục Tổ Huệ Năng) và cũng không có trí tuệ nào để chứng đắc (vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sởđắc cố—Bát Nhã Tâm Kinh). Có giải thoát để đạt được thì đó không phải là giải thoát tối hậu; có trítuệ để thẩm nhập thì đó không phải là trí tuệ vô biên. Vậy thì thật đáng ngờ cái hạnh phúc và trí tuệ màhàng trăm, hàng ngàn người chỉ nhờ nhái lại lời vị thiền sư nói là đã đạt được! Những cái vô biên vôtận ấy tất cả chúng ta đều có nhưng không phải mọi người đều nắm được hay xài được qua ngôn ngữvăn tự hay chỉ qua một giờ đồng hồ giữ cho thân tâm được nghỉ ngơi. Con người thường có khuynh hướng vươn tới cái gì siêu tuyệt cho nên dễ bị lôi cuốn và bám víu vàonhững phương pháp, những lý lẽ cao siêu mầu nhiệm. Cho rằng lý tánh tuyệt đối không thể đạt đếncũng sai; cho rằng quá dễ đạt đến cũng sai; mà nói năng luận bàn cũng sai (động ngữ tắc quai—buônglời ra là đã sai lầm rồi). Vì vậy, ở đây chỉ nhắc nhở nhau, chia xẻ với nhau điều mà chúng ta cùnghướng tới. Tất nhiên là phải bước tới, nhanh hay chậm, bằng cách nào, tùy theo căn cơ, trình độ vàhoàn cảnh mỗi người. Nhưng bám víu vào lối đi riêng của mình để công kích, chê bai kẻ khác là điềubuồn cười, nông cạn của những kẻ chưa thấm được một giọt giải thoát nào của đại dương tư tưởng nhàPhật. Bằng con mắt giác ngộ, vị thiền sư có thể nhìn thấy khuyết điểm của những phàm tăng, nhưngnhững kẻ học thiền chúng ta thì không nên dựa vào đó mà công kích, khinh thị để rồi vương nghiệp dữ,chướng ngại cho đường học đạo. Xin chép tặng bạn lời đức Phật trong kinh Tứ Thập Nhị Chương để kết thúc bài viết này vậy: “Ta xem sự thiền định như là một cột trụ trên núi cao và niết-bàn là cơn mộng du giữa ban ngày. Taxem những lời phán quyết về đúng và sai như là sự uốn mình nhảy múa của một con rồng và sự lênxuống của đức tin là dấu vết của bốn mùa để lại.”

http://vietnamyoga.org

Page 241: Song Thien

Virginia 1990

Page 242: Song Thien

Sự mầu nhiệm cua Vi Thây chân chinh

Thỉnh thoảng được nghe ngươi ta noi: ”Hễ khi nao trò ở đâu, là luôn luôn thây có ơ đó”. Tai sao vây? Trên thưc tế, Thây không bao giờ lam việc gi ca. Và nêu đã không chuân bi đầy đủ, thì sẽ không cochuyện gi xay ra cho ta. Sư cơi mơ va tiêp nhân cua ta không cân thiêt đê cho một ông thây lam môtviệc gi. Hay sư cơi mơ va tiêp nhân cua ta cân phải có đê sư hiện diện cua thây có thể làm “kíchthích” môt cai gi cho phải xẩy ra. Đây la hai sư kiên khac nhau. Làm một việc gì đó là một cố gắng thật tích cực và cố gắng tích cực lại mang theo "nghiệp” (karma/kamma). Nếu Thầy làm một cái gì đó cho học trò, thầy cũng phải bị liên hệ và vướng mắc vào với cáinghiệp của người học trò đó. Vì vậy, môt ông Thây chân chinh hay nhưng người đã Giac Ngô it khidính dấp tơi nghiêp cua con ngươi trư phi có môt “sưc manh lơn lao hơn” tư “năng lưc cua vu tru”thúc đẩy cho ho tự nhiên hành động. Nếu không như vậy thì nghiệp mới sẽ được cấu tạo, hoặc có thểnhững năng lưc cua nghiệp đo sẽ chuyển ngược lại cho ông thây. Chúng ta đang sống trong một thế giớiđầy rẫy những tô hơp cua Nghiệp, và các năng lưc của nghiệp thì thật quá phức tạp và nằm ngoài tâmhiêu biêt cua tâm suy luân nay. Người Thây chân chinh không làm bất cứ một cố gắng tich cưc nào, nhưng cố gắng hay nô lưc la củabên người đê tư. Vi thê khi có ai nói cái liên hệ thây-tro thưc sự là trách nhiệm cua cả hai bên, trongđo ngươi hoc tro cân phai đap ưng môt cach cởi mở vơi thây đê cho thây co thê hoàn tất công viêc dậydỗ... la môt quan niệm sai lâm. Ngươc lai, liên hệ thầy-trò đo chi la con đương môt chiêu, chứ khôngphải la con đương hai chiều hay những viêc làm song phương. Sự hiện diện của ông Thây lúc nào cũng có ơ đo, giống như môt tia sang, việc mà ngươi học trò cânlam chỉ là mơ măt ra nhìn cái tia sang va rât nhiêu vật khác co thê thấy đươc dưới cái tia sang do. Ôngthây đa không bắt buộc anh sang chiếu vao măt ta; va ta cung co thê nhăm măt mãi mãi. Chăc chăn latia sang sẽ không đến go vao mi măt ta va nói: “Lam ơn...lam ơn mơ măt ra, tôi muôn vao”. Ta co thêcứ nhăm măt; nhưng tia sang rất là dân chu, nó se bỏ mặc ta. Nhưng nếu mơ măt ra, ta se thây anh sangva cung với nhiêu thư khac nưa. Con nưa, ta không thê noi la anh sang đa có lam việc gi đo cho ta. Chuyện gi đo đa “xay đến” cho ta.Chuyện đo se không “xẩy ra” nếu không có anh sang, cho nên sư hiên diên cua anh sang chăc chăn lacân thiêt...Nhưng chi co sư hiện diện, chư không phải cái hanh đông, của ánh sáng là cần thiết. Ngươihoc tro phai lam tât ca moi viêc, va đây chính la cái đep cua luât thiên nhiên. Nếu không, ta se trở thành một con bu nhin trong tay cua thây. Khi đó ông thây se lam nhưng gi ma thâymuôn lam. Khi đo thây se lam cho ta thành như môt khuôn mâu ly tương. Và Thây se hủy hoại cai catinh đôc đao cua ta; tiêu diệt sư tư do cua ta. Không môt ông thây co tiêng tăm nao co thê lam như vậyđươc. Ông Thây co thê thay đôi ta, nhưng sư thay đôi đo rât đăt giá. Thây co thê lam nhiêu việc, nhưng chỉcang lúc càng làm cho ta trở thanh một nô lệ. Ta đa tìm đên vơi thây đê đươc giai phóng, va conđường ta đang đi này hinh như sai lôi. Ông thây chân chính se tự lam cho mình sẵn sàng băng nhiêu cach. Ông dậy cho ta lam thế nào để cómặt và săn sang, làm thế nào để được cơi mơ, để được tiếp nhân... nhưng những việc đó tuy thuộc râtnhiêu vao ta. Vơi sư hiên diên cua môt ông Thây chân chinh, hat giông Phât tinh trong ta co thê đươcnây mâm, va co triên vong tăng trưởng. Hạt giống đó se phat triên theo nhưng phâm năng cô hưu cuariêng no. Không co ảnh hưởng ap đặt nào tư bên ngoai vào. Khi ông Thầy chân chính có mặt, tinh thương yêu của Thầy cũng co mặt tại đo. Khi nào Thây rời đi,người se mang theo đi bóng dáng yêu thương này y như môt bông hoa mang theo hương thơm tư nhiên.http://vietnamyoga.org

Page 243: Song Thien

Dưới bong mát của hào quang yêu thương này của thây, hạt giống Phât tánh trong ta bắt đầu nẩy nở.Nhưng, Thây sẽ không cham tơi ta, thây sẽ đê yên cho ta trơ thanh bất cứ cái gi mà ta co thê trở thành.Thây chỉ là một sự trợ giúp thầm lặng, không liên hệ và vướng víu với nghiệp cua ta. Tất nhiên, thâycung không tạo ra bất cứ một nghiệp mới nào, Thây chuyên hoa ta mà không cần chạm tơi ta. Đây là sự mầu nhiệm của Vi Thây chân chinh.

Achema – Malaysia 2009

Page 244: Song Thien

Sự Phong Phú Tự Nhiên

Frances Moore LappéThị Giới dịch

Sơ tâm hay tâm ban đầu là cái tâm thuần phát chưa bị đóng khung với những định kiến hay sở tri.Trong quá trình xây dựng bản ngã, chúng ta tạo ra những cái khung tâm thức và nhốt chúng tavào, như con tằm làm kén để tự nhốt mình. Chúng ta đánh mất cái tâm ban đầu, nhìn, thấy và xâydựng thế giới qua những cái khung tâm thức đã được tạo ra đó. Cuộc khủng hoảng hiện nay kêugọi chúng ta thay đổi cách nhìn về thế giới để có thể thay đổi cơ cấu xã hội của chúng ta, cứuchúng ta ra khỏi sự lo âu triền miên và sống hạnh phúc hơn. Theo Frances Moore Lappé, sơ tâm sẽgiúp chúng ta nhìn rõ những vấn đề của chúng ta để vượt qua nỗi lo âu hiện tại đã làm cho chúngta xây dựng xã hội trên quả địa cầu theo hướng tàn hại thiên nhiên và làm cho chúng ta mất đihạnh phúc. Sau đây là kinh nghiệm của bà về sơ tâm trong quá trình tìm hiểu nỗi lo sợ về thiếu hụttrong nền văn hóa Tây phương. Thị Giới.

Lần đầu tiên tôi đến với Phật Giáo là cuốn Zen in English Litterature and Oriental Classics của R.H.Blyth xuất bản năm 1942. Đó là vào năm 1968, và tôi là một phụ nữ đầy nhiệt huyết ở Berkerly vừamới từ bỏ chương trình cao học Đại học California , dọ dẫm đi tìm hướng đi cho tương lai. Tôi có rấtnhiều thời gian để đọc, không định hướng và đầy lo lắng khi ngồi nhìn ra trên Vịnh San Francisco. Cólẽ chồng tôi, Marc Lappé, một nhà đạo đức khoa học, nghĩ rằng cuốn sách của Blyth sẽ giúp được tôivà đã làm quà tặng tôi. Lúc đó tôi không có ý tưởng gì về sự định hình cho cuộc sống của tôi từ nguồn minh triết Phật Giáo.

http://vietnamyoga.org

Page 245: Song Thien

Tất cả điều tôi biết là cho đến lúc đó, tôi không thấy một đề cập nào đến những nguyên nhân phát sanhkhổ từ cộng đồng mà tôi đã sống. Từ đó tôi lập một nguyện, và nguyện đó đã đưa tôi dấng thân vàomôt cuộc hành trình suốt đời. Tôi tự hứa sẽ không làm điều gì khác trong việc “cứu vãn thế giới” chođến khi tôi có thể giải thích được những nguyên nhân sâu kín về sự nghèo đói của thế giới. Và khi tôibắt đầu đặt câu hỏi tại sao sự nghèo nàn và đau khổ hiện hữu, trực giác non trẻ của tôi lập tức hướngđến ý nghĩ: thực phẩm. Chỉ có vậy. Tôi nghĩ, nếu tôi hiểu thấu được lý do vì sao loài người bị thiếuăn, tôi có thể mở ra những bí mật dường như không thể dò của trật tự kinh tế và chính trị. Từ đó tôi sẽbiết điều gì tôi cần làm. Và tôi bắt đầu tra cứu, học hỏi. Trong những thời gian dài ở thư viện nông nghiệp Berkerly, tôi đọc sách, báo và những tường trìnhcảnh báo về tình trạng thiếu thực phẩm của thế giới. Cuốn Population Bomb của Paul Ehrlich đã làmchấn động thời đó, và tiếp sau đó, Garrett Hardin cho chúng ta biết là con thuyền địa cầu của chúng takhông thể nuôi sống tất cả mọi người, một số có thể sẽ bị dìm chết. Nhưng với sự khiêm tốn, tôi khámphá ra một điều rất khác: rằng địa cầu có dư thực phẩm để nuôi mập tất cả mọi người. Và điều nầy vẫnlà sự thực cho đến ngày nay. Loài người chúng ta không thể trách cứ thiên nhiên về nạn đói lan tràn. Giáo lý Phật giáo nhấn mạnh vào giá trị của “sơ tâm,” và tôi chỉ dần dần nhận ra điều nầy trong thựctiễn cuộc sống. Ban đầu tôi không hiểu nó là gì. Tất cả những số liệu mà tôi thu thập và phân tích nằmsẵn trong các thư viện về nông nghiệp, chỉ chờ có người tổng hợp. Và tôi tự hỏi tại sao chúng đã khôngđược tổng hợp? Tôi đâm ra nghi ngờ về chính mình. Làm sao tôi, một người trẻ hai mươi sáu tuổi,không tốt nghiệp cao học, có thể đúng, trong khi tất cả các tiến sĩ về phát triển toàn cầu thì sai? Tại saohọ không nhận ra điều tôi nhận ra? Vào năm 1971, những suy nghĩ và tính toán của tôi được xuất bảndưới tác phẩm có tên Diet for a Small Planet, và mối nghi ngờ của tôi bắt đầu giảm dần. Tôi từ từ nhậnra rằng tôi đã không sai lầm ở một điểm quan trọng nào. Điều tôi khám phá ra là đúng: con người đãtạo ra một hệ thống kinh tế làm suy giảm khả năng nuôi dưỡng của quả địa cầu. Theo sự tính toán của tôi, chúng ta ở Hoa kỳ sử dụng mười sáu pound thóc và đậu nành trong việc chănnuôi để sản xuất ra một pound thịt bò. Thêm vào đó, vì sợ không đủ chất đạm, người Hoa kỳ ăn sốlượng gấp đôi số luợng cơ thể có thể sử dụng, và như vậy, một nửa lượng thực phẩm trở thành lãngphí.Sự việc bắt đầu hé mở: Chính loài người đã tạo ra sự thiếu thốn để đưa đến lo sợ. Sở dĩ tôi thấy ra điều nầy mà các vị tiến sĩ không nhìn thấy có thể vì sự rèn luyện theo một hệ thống kỹluật dạy người sinh viên nhảy vọt qua những vấn đề căn bản. Người sinh viên khi đến trường được giảđịnh là đã nắm vững những vấn đề căn bản để bước vào những kiến thức cao cấp và tiến sâu trong lãnhvực lựa chọn. Hệ thống kỹ luật trở thành cái khung để người sinh viên nhìn và thấy qua đó – hoặc thấtbại trong việc nhìn thấy. Điều nầy nhắc tôi nhớ lại lời của Jane Goodall. Cô nói rằng sở dĩ cô đượcnhà khảo cổ Louis Leakey chọn làm người quan sát những con vượn vì cô không được huấn luyệntrong lãnh vực nầy. Trực giác của Leaky thấy rằng Goodall có thể nhìn thấy được điều mà những nhàkhảo cổ chuyên môn có thể không nhìn thấy. Từ khi viết cuốn Diet for a Small Planet, tôi bắt đầu lưu ýđến sơ tâm.. Tôi nghĩ về nó như là một cái tâm được rèn luyện để có được kinh nghiệm thuần túy,không gạn lọc. Và ở tuổi hai mươi sáu, tâm tôi chưa được rèn luyện gì cả. Tôi chỉ tò mò. Thật sự chỉlà tò mò.. “Gì vậy?” tôi nghĩ. “Chúng ta, loài có nhiều lý trí nhất, đã không nghĩ ra làm thế nào để bảođảm cho tất cả chúng ta có đủ nhu cầu căn bản và cần yếu nhất là nuôi sống chúng ta và con cháu chúngta, đó quả là điều lạ lùng!” Hiếu kỳ, tôi học hỏi và học hỏi, và cố gắng giữ tâm hồn mở rộng. Trải qua nhiều thập niên, sự tò mòđã đẩy tôi theo đuổi việc khám phá những bí ẩn lớn lao hơn – từ lý do vì sao có sự đói kém đến việcvì sao con người cứ tiếp tục tạo ra một thế giới mà đứng về phương diện cá nhân không ai mong muốn.Điều đó thật sự khó hiểu, ngay cả đối với những người nhẫn tâm nhất trong chúng ta, những người khi

Page 246: Song Thien

vừa thức dậy vào buối sáng đã quyết định rằng con của người khác sẽ phải chết đói hoặc giống loạikhác với chúng ta sẽ phải bị tiêu diệt. Và mỗi ngày mười bốn ngàn trẻ em chết một cách vô lý và hàngtrăm giống loại bị tuyệt chủng. Đây là một vấn đề không lúc nào ngừng thúc dục tôi. Và trong khi tìm kiếm câu trả lời, tôi nhận ra rằnggiữ được sự tò mò sống động của tâm mở rộng ban đầu thật là khó khăn. Tôi bắt đầu cảm nhận sự chemắt chúng ta bởi những cái khung tâm thức - những cái khung lớn và hầu như hoàn toàn nằm trong vôthức. Các nhà khoa học về thần kinh ngày nay cho chúng ta biết rằng phần lớn những gì chúng ta nhậnthấy là những thứ mà chúng ta cố ý nhận thấy, không ý thức về những chiếc khung tâm thức; nhữngchiếc khung đó lọc lựa, sắp đặt, và tạo ra ý nghĩa của thế giới. Vì vậy, với tôi, không có công việc nàoquan trọng cho sự sống còn của chính chúng ta và những loài khác hơn là việc hiểu được những chiếckhung, những cơ cấu mà qua đó chúng ta nhìn thấy thế giới, khảo sát xem chúng có phục vụ cho đờisống hay không, và thực hiện những điều chỉnh cần thiết. Tôi bắt đầu công việc với tiền đề cho rằng sự thiếu thốn liên quan đến thực phẩm. Nhưng không lâusau tôi nhận ra rằng sự lo sợ về việc thiếu thốn tràn ngập trong mọi khía cạnh của nền văn hóa củachúng ta. Hầu hết chúng ta tin rằng có một sự thiếu thốn về mọi thứ, từ năng lượng cho đến chỗ đậu xe,đến những trái tim lân mẫn. Với cuốn sách xuất bản năm 2002, A Buddhist History of the West, David L. Roy chọn tiểu đề là“Những học hỏi trong sự Thiếu thốn.” Theo ông, cảm nhận về cái ngã là một sự xây dựng, và ý thức vềngã là kinh nghiệm về sự không có nền tảng như là một sự thiếu thốn. Tiếp theo Loy khảo sát tỉ mỉ về ýnghĩa kết quả của cảm giác thiếu thốn đó. Và theo ông kết quả đó là sự mở ra nền văn hóa Tây phương.Từ niềm tin về sự thiếu thốn, thiếu thốn về cả hàng hóa và tấm lòng, chúng ta không tin tưởng một cuộcbàn cãi trung thực về điều gì tốt nhất cho tất cả chúng ta, cốt tủy của dân chủ chân thật. Từ cái thấy chorằng chúng ta trong bản chất là ích kỷ và đua tranh, chúng ta tin rằng chúng ta phải giao phó số phậncủa chúng ta cho những sức mạnh tự động, khách quan, đặc biệt cho cái gọi là tự do mậu dịch. Và theoJohn D. Rockefeller, việc đó phải đi theo “luật thiên nhiên và luật của Thượng đế.” Tuy nhiên, luật thịtrường đã trở thành đơn giản chỉ là sự lấy về số lượng của cải nhiều nhất cho các cổ đông và những vịTổng giám đốc. Kết quả là của cải, thế lực, và hàng hóa dồn vào cho một thiểu số, và sự thiếu thốn đãtrở nên một thực tế cho đại bộ phận con người. Thần học về thị trường là một phương tiện để conngười tạo ra sự thiếu thốn đưa đến nỗi bất an. Tôi tin rằng giải phóng khỏi huyền thoại thiếu hụt có thể cho phép chúng ta khám phá ra khả năng chữalành thế giới của chúng ta. Nhưng vấn đề là chúng ta có nhấc được cái khối nặng nề nầy không? Chúngta có ý thức được về những cái khung ấn định những sự lựa chọn của chúng ta để làm lại chúng? Tôitin rằng chúng ta có thể. Với con mắt nguyên sơ, chúng ta có thể nhìn thấy chẳng hạn như nền văn hóacủa chúng ta đã nói thế nào với chúng ta về sự khủng hoảng môi trường. Phật Giáo dạy rằng ảo tưởng về sự thiếu thốn khởi ra từ ảo tưởng về một cái ngã riêng biệt. Tin tưởngvào sự riêng rẽ, chúng ta thấy thiên nhiên tách biệt ngoài chúng ta, và thấy rằng thiên nhiên đó chứađựng những “tài nguyên giới hạn” mà chúng ta sẽ nhanh chóng “sử dụng hết.” Chúng ta ở trong cuộcchiến đấu liên tục với quả địa cầu, vật lộn để vừa khai thác vừa bảo tồn nó. Khi chúng ta thay đổi nhãn quan của chúng ta đến chỗ không phân chia, chúng ta sẽ nhận ra rằng trongmột ý nghĩa nào đó, chữ “người tiêu dùng” là một sự lừa dối. Không có gì trong thực tế bị tiêu dùngtrong ý nghĩa “sử dụng hết,” mà thật ra chỉ là biến đổi. Và rồi cuộc thách thức sẽ chuyển vị trí. Chúngta không còn “tắt máy,” như một số nhà môi sinh dùng, bởi vì chất đốt hóa thạch có hạn đã được xửdụng một nửa. Thay vì vậy, chúng ta sẽ kết nối những xã hội loài người với thiên nhiên – với những sựbiến đổi đang xảy ra trong những dòng năng lượng vô tận. Việc chuyển di cơ cấu nầy có thể là mộtđiển hình về cái mà Loy gọi là “sự giải phóng ở đây và ngay bây giờ ra khỏi sự thiếu hụt” bằng “sự

http://vietnamyoga.org

Page 247: Song Thien

liên hệ không mang tính nhị nguyên của một chủ thể không còn thể hiện một cách khách quan trước mộtthế giới không không còn bị đối tượng hóa.” Thoát ra sự sợ hãi có thể giúp chúng ta chuyển đổi. Chúng ta có thể thở dài nhẹ nhỏm khi biết rằng dùnguyên liệu hóa thạch không còn thì vẫn còn một lượng dư thừa lớn lao về năng lượng mặt trời. Nănglượng mặt trời có số lượng mười lăm ngàn lần lớn hơn so với số năng lượng mà loài người sử dụngcho mọi thứ. Chúng ta cũng có thể thở một hơi dài nhẹ nhỏm khi biết rằng vẫn còn có những nguồn tàinguyên khác mà loài người chưa thật sự sử dụng. Theo tác giả cuốn Natural Capitalism chẳng hạn,trong nền kinh tế Hoa kỳ, “chỉ có sáu phần trăm lượng nguyên liệu khổng lồ của nó thật sự cho ra sảnphẩm sau cùng.” Hiểu rõ mức độ phung phí lớn lao của chúng ta có thể giúp chúng ta từ bỏ cách sảnxuất có xu hướng ép buộc đã làm cho chúng ta sống không hạnh phúc. Nó cũng có thể giúp chúng tanhận ra rằng sẽ có một không gian rộng lớn khi chúng ta tiến đến những đường lối mới, thỏa mãn hơnvới cuộc sống trên quả địa cầu trong những mối tương quan không bị điều khiển bởi tâm lý lo sợ thiếuhụt.Về định kiến cho rằng rằng loài người chúng ta thiếu lòng tốt, trong khi văn hóa Tây phương dạy chúngta rằng con người vốn ích kỷ, tích lũy và đua tranh, những nhà khoa học ngày nay chứng thực sự phứctạp trong khả năng và nhu cầu của con người. Những nghiên cứu gần đây cho chúng ta thấy rằng bộ nãocủa chúng ta thể nghiệm niềm vui hợp tác và niềm vui ăn chocolate theo cùng một cách. Điều nầy nóilên rằng chúng ta kết nối rất gắn bó với nhau trong tình thương và niềm vui được hợp tác và chia sẻ.Có thể chúng ta cũng gắn bó với lòng mong muốn về sự công bình căn bản. Ngay cả loài khỉ Capuchincũng chứng tỏ có sự cảm nhận bẩm sinh về công lý. Từ đó chúng ta thấy rằng cảm nhận về sự kết nốiphát xuất từ bản chất sinh vật của chúng ta.Đưa những cái khung ra ánh sáng một cách có ý thức và tra vấn điều gì có ích và điều gì không đôi khiđòi hỏi một cú hích. Có thể những hậu quả môi sinh hiện ra trước cái cơ cấu tạo ra sự thiếu thốn sẽ làtiếng kêu đánh thức chúng ta.Chúng ta biết rằng việc ra khỏi những tiện nghi tinh thần quen thuộc làm cho chúng ta lo sợ. Nhưng nhưnhà sử gia Theodore Zeldin nói với chúng ta, có thuốc giải cho sự sợ hãi. Cá nhân tôi, cuộc đời củatôi đã không ngừng dạy tôi về cái nhìn thấu thị của ông. Bốn thập niên đã trôi qua từ cái ngạc nhiên ban đầu về sự phong phú của thực phẩm và huyền thoại vềsự thiếu thốn lay động thức tỉnh tôi, và tôi đã làm một chiếc hộp quà không được mở ngay cho đứacháu đầu Josephine của tôi. Chiếc hộp sẽ được mở vào ngày sinh nhật thứ mười sáu của cháu, và trongnhững món quà đó, cháu sẽ thấy cuốn Zen in English Litterature. “Sự chấm dứt cuộc tìm kiếm củachúng ta sẽ là đi đến nơi chúng ta bắt đầu, và lần đầu tiên biết được nơi chốn đó” (T.S. Eliot.) Tôi hyvọng rằng tôi đã không đi đến điểm cuối trong cuộc tìm kiếm của tôi – rằng tôi còn có thể, ít nhất làtừng giai đoạn, bỏ dần những cái khung kiến thức của tôi và nhìn lần nữa qua cái thấy ban đầu.

Page 248: Song Thien

Thân tâm an lạc

* Nghệ thuật sống hạnh phúc

Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ.- Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Ðúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xungquanh biển hồ này. Cá không thể sống nổi với nước trong hồ và khi con người uống phải thứ nướctrong hồ này thì cũng bị bệnh cho nên không ai muốn sống gần đó cả.- Biển hồ thứ hai tên là Galilee. Ðây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúcnào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xâycất rất nhiều ở gần nơi này và vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nước của hồ này.Thế nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sôngJordan chảy vào biển Chết thì nó đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ cho nên nướctrong biển hồ Chết dơ bẩn và trở nên mặn chát. Biển hồ Galilee cũng đón nhận nguồn nước từ sôngJordan nhưng chảy tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn trong sạchvà mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.Qua câu chuyện của hai biển hồ nói trên, người ta nhận ra được một định lý trong cuộc sống mà hầunhư ai cũng đồng ý, đó là:- Một ánh lửa được chia sẻ sẽ là một ánh lửa lan tỏa.- Ðôi môi có hé mở nụ cười thì mới nhận được nụ cười đáp lại.- Bàn tay có mở rộng trao gởi và ban phát thì tâm hồn mới tràn ngập vui sướng được.Thật bất hạnh cho một người nào đó cả cuộc đời chỉ biết giữ mọi thứ riêng cho mình, sống ích kỷ vàkhông có tâm hồn vị tha. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần, chết mòn như nước trong biển hồChết mà thôi.

* Mười bốn điều tránh làm

http://vietnamyoga.org

Page 249: Song Thien

1. Ðừng quên hy vọng vì sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại, ngay cả khi bạn bị bỏ rơi hay đaukhổ.2. Ðừng đánh mất niềm tin vào chính mình. Chỉ cần tin là mình có thể làm được thì bạn lại càng có lýdo để cố gắng thực hiện thành công điều đó.3. Ðừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại. Chính tâm hồn của mỗi con ngườimới xác định được mức độ “giàu có” trong cuộc sống của mình.4. Ðừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua được.5. Ðừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ, ở vào bất kỳ mộtkhoảng thời gian nào đó trong cuộc đời.6. Ðừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu vì đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.7. Ðừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.8. Ðừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn sụp đổ, vì cho dù trảiqua kinh nghiệm về thất bại nhưng đây chính là dịp học hỏi kinh nghiệm để tiến bộ hơn lần sau.9. Ðừng quên mỉm cười trong cuộc sống. Nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho người xung quanhvà do đó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bạn.10. Ðừng quên tìm cho mình một người bạn thật sự, bởi vì tình bạn chính là điều rất cần thiết trongsuốt cuộc đời.Cuối cùng, xin đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cầnđến hay có được, bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng để noi theokhi biết nhớ ơn tiền nhân.

* Mười bốn điều Phật dạy

Có 14 điều mà Phật Thích Ca dạy và đã được các vị học giả quốc tế sưu tầm từ chùa Thiếu Lâm, HàNam, Trung Quốc đem về giảng dạy tại nhiều đại học danh tiếng khắp thế giới. Ðó là:1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.2.Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.3. Ngu dốt nhất của đời người là dối trá.4. Bi ải nhất của đời người là ghen tị.5. Sai lầm nhất của đời người là tự đánh mất mình (vong thân).6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là lừa mình, dối người.7. Ðáng thương nhất của đời người là sự tự ti.8. Ðáng khâm phục nhất của đời người ý chí vươn lên.9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe.11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình yêu.12. Lễ vật lớn nhất của đời người là sự khoan dung.13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là sự kém hiểu biết.14. An ủi lớn nhất của đời người là sự bố thí.

Page 250: Song Thien

* Tu tâm

Người xưa thường dạy dỗ con cháu nên săn sóc, nuôi dưỡng tấm lòng của mình (tu tâm) hàng ngày,hàng giờ, hàng phút, hàng giây. Có nhiều cách thực tập tu tâm ngay tại nhà riêng, ngay khi xếp hàng ởbưu điện hay chờ trả tiền ở chợ hay ngân hàng, nghĩa là bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Khi thực hànhtu tâm như thế, chúng ta luôn nhớ làm những điều sau đây:1. Thở chậm và điều hòa. Nếu có thể mỉm cười, dù bằng mắt hay chỉ nghĩ đến niềm vui trong lòng tứclà để tâm hài hòa với mọi sự và mọi vật chung quanh.2. Buông nhẹ hai vai xuống, thả lỏng thân thể cho mọi phiền muộn, những điều không may mắn chạyxuống chân, ra khỏi thân thể và tan biến vào lòng đất...3. Ðể một cái lọ thủy tinh ở chỗ dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần đi ra hay đi vào nhìn thấy lọ thủy tinh thìnhớ nhắc mình bỏ những đồng tiền xu, tiền cắc vào đó và tâm niệm “tôi đóng góp số tiền này để có thểgiúp đỡ những trẻ mồ côi, người già yếu hay những ai kém may mắn, vất vả, thiếu thốn trên đườngđời...”

http://vietnamyoga.org

Page 251: Song Thien

Thiền

Thiền là gì ?

Chữ Thiền hay Thiền na , tiếng Trung Quốc gọi là Chán , hay là Chánna (thiền na), người Nhậtgọi là Zen . Chữ này vốn viết theo âm của chữ sanskrit là Dhyāna, người ta thường dịch là suy tưởng,suy ngẫm (méditation). Ðây là một thuật ngữ được nhiều tông phái sử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là để giải thoát , giác ngộ. Theo truyền thống của Thiền , Phật cótruyền một loại bài giảng không có văn bản , riêng cho một môn sinh nào đó và môn sinh ấy lại truyềnriêng cho một môn sinh của mình . Những trường phái tu tập theo lối nầy coi như là mật giáo (esoteric) , có nghĩa là tu tập để tự đạt kinh nghiệm tỉnh giác, không để ý đến những hình thức bênngoài, có thể gọi là "bí truyền" — các vị tổ sư đã nghiên cứu và phát triển những con đường khác nhauthích hợp với cá tính, căn cơ của từng người để đạt đến kinh nghiệm quý báu nói trên. Một cách tổng quát , Thiền là sự hướng dẫn con người đạt được một tâm trạng tập trung, lắngđọng, như một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động. Tâmtrạng bình yên, lắng đọng này có thể đạt được qua nhiều cách khác nhau như luyện tập uốn nắn thân thểtheo Hathayoga , sự tập trung vào một tấm tranh như Thangka , hoặc âm thanh như Mantra, một côngán... Tu tập thiền sẽ dẫn thiền giả đến một tâm trạng Bất nhị, nơi mà những ý nghĩ nhị nguyên chia sựvật ra làm hai phần biệt lập như tốt -xấu , phải-quấy , lành-dữ v.v...được chuyển hóa ; thiền giả đạt sựthống nhất với cái "Một", cái "Tuyệt đối", những khái niệm về không gian và thời gian đều đượcchuyển biến thành cái "hiện tại thường hằng", thiền giả chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiệnhữu và bản tính. Nếu kinh nghiệm này được trau dồi thâm sâu và thiền giả áp dụng nó vào những hànhđộng của cuộc sống hằng ngày thì đó chính là trạng thái mà tất cả những tông phái đều gọi chung là"Giải thoát". Thiền sư người Anh David Fontana viết : "Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặngvào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỷ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; đểrơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung;nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu." Ở Trung Quốc , Thiền có nghĩa rộng hơn , bao gồm các phép tu như quán niệm hơi thở Nhậptức xuất tức niệm, Tứ niệm xứ ... với mục đích nhiếp tâm và làm tâm tỉnh giác. Từ phép Thiền do Bồ-đề-đạt-ma truyền, Thiền Trung Quốc đã phát triển rất mạnh thành phái Thiền tông. Trong nghĩa rộng hơn , Thiền là một trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể miêu tảvà phải do mỗi người tự nếm trải. Trong nghĩa này thì Thiền không nhất thiết phải liên hệ với một tôngiáo nào cả — kể cả Phật giáo. Trạng thái tâm thức nầy được các triết gia xưa nay ở mọi thời đại vàvăn hoá khác nhau trực nhận và miêu tả bằng nhiều cách để giúp con người khám phá bản thể thật sự

Page 252: Song Thien

của mình đang mỗi lúc hiện diện. Ngày nay , Thiền còn là một liều thuốc chữa nhiều thứ bệnh , là một nghệ thuật sống : sống tựnhiên , đơn giản , bình dị , hài hòa với thiên nhiên . Thiền cũng ảnh hưởng đến văn học , nghệ thuật :vườn thiền, thơ thiền, trà đạo , cung đạo , võ đạo , dưỡng sinh... Tóm lại , theo Suzuki , Thiền khai phóng tất cả những năng lực nội tại và tự nhiên tích tụ trongmỗi người chúng ta để con người có một nguồn năng lực vô biên nơi chính mình , thoát vòng kiềm tỏacủa ngoại cảnh và của tha nhân để sống một cuộc đời tự do, thảnh thơi và thoải mái .

Các tông phái Thiền

Kể từ khi Bồ Ðề Ðạt Ma (Bodhidharma) vị tổ thứ 28 ở Ấn Độ sang Trung Quốc (khoảng giữacác năm 520 và 526) và trở thành sư tổ đầu tiên của trường phái Chán. Bồ Ðề Ðạt Ma chuyển lại lờibí truyền cho Huệ Khả, khoảng từ 486 - 593 và là sư tổ thứ hai của Trung Quốc. Sự kế truyền này tiếpmãi cho đến khi có sự chia rẽ quan điểm quan trọng giữa các môn đệ của sư tổ thứ năm là Hoằng Nhẫn( 605 -675). Một môn sinh là Thần Tú mất năm 706 trở thành người sáng lập ra phái Bắc tông. Mônsinh khác là Huệ Năng ( 638-713), lập ra phái Nam tông. Chẳng bao lâu, Nam tông có uy tín nhiều hơn Bắc tông , do đó mà Huệ Năng cuối cùng đượcthừa nhận là sư tổ thứ 6 và là người kế tục Hoằng Nhẫn . Tất cả các dòng Thiền sau nầy đều xuất pháttừ các môn sinh của Huệ Năng . Nói chung , nền tảng Thiền ở Trung Quốc được xây dựng bởi hai vị sư Tăng Triệu và Ðại Sinh. Sự bất đồng giữa Bắc tông và Nam tông là do sự khác nhau về quan điểm : Bắc tông thiên về Tínhtông ( Tinh thần vũ trụ) , Nam tông thiên về Không tông ( Hư vô). Truyền thuyết nổi tiếng về việc phân đôi hai phái Thiền Nam-Bắc được kể lại như sau : Hoằng Nhẫn biết tới lúc mình phải tìm người kế thừa nên ra lệnh cho học trò mỗi người viếtmột bài kệ trình bày kinh nghiệm giác ngộ. Thần Tú viết bài kệ:

Thân thị Bồ Ðề thụ, Tâm như minh cảnh đài,Thời thời cần phất thức, Vật sử nhạ trần ai.

(Thân là cây Bồ-đề Tâm là đài gương sáng Giờ giờ siêng lau chùi Chớ để dính bụi bặm)

Huệ Năng đang làm việc trong bếp, nghe đọc bài kệ liền nhờ người viết bài kệ của mình nhưsau:

Bồ-đề bản vô thụ, Minh kính diệc phi đài Bản lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai?

(Bồ-đề vốn chẳng cây, http://vietnamyoga.org

Page 253: Song Thien

Gương sáng cũng chẳng đài Xưa nay không một vật, Nơi nào dính bụi trần? )

Nghe đọc bài kệ , Hoằng Nhẫn liền truyền y bát cho Huệ Năng và khuyên đi về phương Nam .Huệ Năng là người sáng lập Nam tông sau nầy. Và Thần Tú vẫn tự xem mình là người nối pháp củaHoằng Nhẫn , sáng lập Bắc tông . Bài thơ của Thần Tú nhấn mạnh đến tinh thần vũ trụ hay là bản thể của Phật (être) mà Đạo sinhđã nói đến, còn bài thơ của Huệ Năng thì nhấn mạnh cái vô (non-être) của Tăng Triệu. Hai công thứcnầy thường được lặp đi lặp lại trong Thiền học: Phật tức Tâm (tinh thần chính là Phật) và Phi tâm phiPhật (non- esprit, non - Buddha). Về sau , Thiền thường theo thuyết của Huệ Năng , liên kết với Lão giáo để đạt đến mức caonhất . Cái mà trường phái Hư vô gọi là bậc thang thứ 3 của chân lý theo nghĩa cao cấp thì các nhàThiền học gọi là nguyên lý thứ nhất. Nguyên lý thứ nhất là nguyên lý không thể diễn tả được bởi vì cáimà người ta gọi là Vô , không phải là một vật mà người ta có thể nói được một điều gì đó về nó. GọiVô là Tinh thần, Tâm , hay là Ðạo, hoặc đặt cho nó bất cứ tên gọi gì, cũng là để tạm chỉ định . Hễ dùngđến danh từ để chỉ định tức là đã bị hạn định . Như các nhà Thiền học và Lão học thường nói, người tasẽ rơi vào hình thức chữ nghĩa , xa lìa với cái chân lý toàn diện của sự vật .

Thiền đến Nhật vào khoảng thế kỷ thứ 9 từ Trung Hoa qua hai Thiền phái Lâm tế và Tào Động,cả hai phái này đều ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Lục Tổ Huệ Năng . Hiện nay ở Nhật có badòngThiền (Zen) : Thiền Lâm Tế (Rinzai Sect), Thiền Tào Động (Soto / Tsao-tung), Thiền Hoàng Bá(Obaku sect) .

Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lần đầu bởi Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi(Vinitarucib, ?-594) , đắc pháp nơi tổ Tăng Xán . Ngài là người Ấn Độ, qua Trung Quốc rồi đến ViệtNam vào năm 580, tu tại chùa Pháp Vân (hay chùa Dâu), thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh vàtruyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền. Dòng thiền này truyền được đến 19 thế hệ. Dòng thiền thứ hai doVô Ngôn Thông (?-826), đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải sang Việt Nam truyền tông chỉHuệ Năng, lập ra vào năm 820, tu tại chùa Kiến Sơn, thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Dòng thiền này truyềnđược đến 17 đời. Dòng thiền thứ ba là Vân Môn tông do Thảo Đường, đệ tử của Tuyết Đậu TrọngHiển, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành và được vua Lý Thánh Tông giải phóng và cho mở đạo tạichùa Khai Quốc vào năm 1069. Dòng thiền này truyền được đến 6 đời. Năm 1299, vua Trần NhânTông, dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ, xuất gia và lên tu ở núi Yên Tử, thuộchuyện Đông Triều, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và lập nên Thiền phái TrúcLâm. Sau này, một số thiền phái khác xuất hiện như phái Tào Động do Thiền sư Thạch Liêm ( 1633-1704), tông Tào Ðộng đời thứ 29 , truyền sang miền Trung Việt Nam dưới thời Trịnh-Nguyễn, pháiLiên Tôn vào thế kỷ 16-19 (có trụ sở tại chùa Bà Đá và chùa Liên Phái, Hà Nội), phái Liễu Quán(Liễu Quán là tên một vị tổ thuộc dòng Lâm Tế) vào thế kỷ 18 (miền Trung), phái Lâm Tế dưới thờinhà Nguyễn (miền Trung, và sau này phát triển ở miền Nam). Thiền tông Việt Nam đề cao cái "tâm"."Phật ở tại tâm", tâm là Niết Bàn, hay Phật.

Thiền tông ở các nước phương Tây ngày nay có được phần lớn là qua sự đóng góp của cácthiền sư Nhật Bản. Các thực nghiệm Thiền cũng đã thay đổi để đáp ứng tư tưởng và bản năng ngườiTây phương. Khái niệm Zen đối với người Tây phương chẳng những đã không còn xa lạ mà còn thâm

Page 254: Song Thien

nhập cả vào nếp sinh hoạt. Nhiều tác phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật, triết lý đã đặt thêm chữ"Zen" vào trong tựa đề. Thiền tông chính thức truyền sang Hoa Kỳ do Thiền sư Thích Tông Diễn (shaku sōen) cũng được gọi là Hồng Nhạc Tông Diễn ( kōgaku sōen) vào năm 1893. Người có công rấtlớn truyền bá rộng rãi Thiền tông ở các nước phương Tây là Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966), mônđệ của Thích Tông Diễn. Bộ "Thiền luận" ba tập (Essay in Zen Buddhism) đã được dịch ra nhiều thứtiếng , rất thành công trong hai thập niên 1950 và 1960.

Phương pháp tu thiền

Nguyên tắc của các Thiền sư là chỉ dạy các môn sinh bằng sự tiếp xúc cá nhân. Sự hiểu biếtnguyên lý là sự hiểu - biết phi - hiểu - biết (non - connaisance), - do đó phương pháp tu hành cũng làphi - hiểu - biết. Nói một cách khác chân lý của Thiền là Chân Lý Tuyệt Ðối hay Bất Nhị nên khôngthể dùng lý trí để hiểu biết hay phán xét vì lý trí của con người là một cái gì hết sức mâu thuẫn vàphức tạp . Những vấn đề do lý trí đặt ra càng ngày càng rối rắm không sao giải quyết được vì thựctướng của vạn vật không phải có mà cũng không phải không . Nó vừa có vừa không nên con ngườikhông thể ý niệm nó được . Khi ta nói màu nầy là màu đỏ , đó là ta khẳng định . Hay ta nói màu nầykhông phải đỏ . Ðó là ta phủ định . Nếu ta suy luận theo cách nhị nguyên như vậy thì khẳng định và phủđịnh không thể đồng thời cùng áp dụng một lúc cho sự vật . Nghĩa là A là A , chứ A không thể là khôngphải là A . Nhưng đối với Phật thì khẳng định tức là phủ định và phủ định tức là khẳng định . Ðó làchỗ mà Phật thường nói : " Sắc tức thị Không , Không tức thị Sắc " - Có tức Không , Không tức Có .Hai cái đó không phải là Hai ( Bất Nhị) . Như vậy , nguời muốn đi vào cảnh giới Tuyệt Ðối , ChânNhư thì phải có một thứ hiểu biết : " hiểu mà không hiểu , biết mà không biết" . Ðó là Vô Niệm hay VôThức nghĩa là không thể ý niệm , không vướng mắc vào sự phân biệt cái nầy với cái kia , vì hễ có ýniệm là có phân tích , có chia rẽ . Bởi thế các học giả Tây Phương muốn giải thích một cách khoa họcvề các ý niệm trên đều thất bại vì khoa học thì dùng lý trí để giải thích một phần nào các hiện tượngcủa vạn vật chứ không nhập được vào cái Tâm Vô Niệm để có một cái nhìn vượt không gian và thờigian , vuợt khỏi vòng mâu thuẫn , hữu hạn ... Người ta nói rằng Mã Tổ, trước khi trở thành môn sinh của Hoài Nhượng (mất năm 744) sốngtrên núi Hoành Sơn. Mã Tổ ở trong một túp lều cô độc và một mình thực hiện sự suy tưởng. Một hôm,Hoài Nhượng xoa xoa mấy viên gạch trước túp lều. Mã Tổ trông thấy, hỏi Hoài Nhượng ông làm cáigì thế. Hoài Nhượng trả lời có ý định muốn làm một chiếc gương. Mã tổ nói: "Xát các viên gạch vàovới nhau làm sao lại làm ra được gương? Hoài Nhượng nói: "Nếu xát các viên gạch vào với nhau màkhông làm được gương thì làm sao sự suy tưởng có thể làm thành Đức Phật?”. Với lời nói nầy , Mã Tổđược giác ngộ và trở thành môn sinh của Hoài Nhượng . Như vậy theo Thiền học, phương pháp tốt nhất để tu hành không phải là tự tu hành. Tự tu hànhđòi hỏi một sự cố gắng, một sự nỗ lực tức là hành động . Sự cố gắng ấy đúng là sẽ tạo ra một số hiệuquả tốt nhưng hiệu quả ấy không vĩnh cửu. Hoàng Bá nói : "Tất cả mọi hành động chủ yếu đều là khôngbền vững. Mọi sức mạnh đều có ngày cuối cùng. Chúng giống như chiếc sào nhọn ném vào khôngtrung, khi đã hết lực, nó rơi xuống đất. Tất cả mọi hành động đều gắn liền với vòng tử sinh. Thực hiệnsự tự tu luyện bằng các hành động là hiểu sai ý của Phật và là một công việc mệt nhọc mà chẳng đi đếnđâu cả... Nếu người ta không hiểu thế nào là vô tâm (không có ý định làm cái gì hết), người ta sẽ gắnchặt với các đồ vật và sẽ đi vào bế tắc... Thật ra chẳng có gì là phép bồ đề cả. Phật nói điều đó là chỉdùng cách để dạy chúng sinh thôi... Cách duy nhất để làm là phải tự giải thoát khỏi nghiệp (Karma)cũng khi có hoàn cảnh, chứ không phải tạo nên một Karma mới để dẫn những tai họa mới..." Vậy thì phương pháp tốt nhất để tu luyện tinh thần là làm tròn nhiệm vụ mà không cần phải gắng

http://vietnamyoga.org

Page 255: Song Thien

sức và không có hậu ý nào trong tinh thần. Điều đó đúng như các nhà Lão học gọi là vô vi và vô tâm .Krishnamurti có nói: "Cuộc sống tự nó không có mục đích gì cả . Nó là vậy vì nó phải vậy . Nói đếnmục tiêu là đặt giới hạn cho cái sống vô chung vô thủy . Lý tưởng không thực , chỉ là một mơ mộng màthôi . Chỉ có cái sống trong hiện tại mới có thể gọi là thực mà thôi." Phương pháp tu luyện này khôngnhằm để cuối cùng thu được kết quả .Nó nhằm làm những việc mà không đòi hỏi phải cố gắng nào hết.Ðó là hành động một cách tự nhiên và sống một cách tự nhiên. Khi không có một hành động nào kéotheo hậu quả tích lũy từ trước thì Karma sẽ khô cạn. Người ta được giải thoát khỏi vòng tử sinh và đạtđến Niết bàn. Các Thiền sư nhấn mạnh đến sự tu luyện tinh thần không đòi hỏi những hành động gì đặc biệtnhư những nghi lễ, những bài cầu kinh ... Người ta chỉ cần, trong cuộc sống hàng ngày, có tinh thầnthanh thản, không bị ràng buộc bởi bất cứ ý đồ gì. Thoạt đầu, người ta cần phải cố gắng để không còncó một cố gắng nào hết giống như để quên lãng . Sau đó phải gạt bỏ luôn cái cố gắng đó để không cònsự cố gắng nào cả . Phép "vô tu chi tu" ấy tự nó cũng là một phép tu, giống như sự hiểu - biết cái không- hiểu - biết, ít nhất cũng là một hình thức của sự hiểu - biết. Việc tu luyện chẳng cần phải lâu hay mau, tự nó chỉ là một công việc chuẩn bị. Muốn đạt đượcđến Phật tính sự tu hành phải được thực hiện cho đến giai đoạn chín mùi biểu hiện bằng sự giác ngộ .Các thiền sư thường nói sự giác ngộ như vậy cũng giống nhận thức về Đạo. Nhận thức được Phật là nhận thức được vạn hữu là một , vì chỉ căn cứ vào "một vật" mà thôicũng có thể thu hết "vạn vật" , hoặc "vạn vật" có thể thu vào "một vật" .Khoảng mênh mông của cáitrống rỗng chỉ là một trạng thái, trong đó không có sự phân biệt nào hết cả. Trong trạng thái ấy, theocác Thiền sư, "hiểu biết và chân lý trở thành không phân biệt được cũng như đồ vật và tinh thần chỉ làmột đơn vị duy nhất và lúc bấy giờ sẽ không còn sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể trong thểnghiệm”. "Một con người đang uống thuốc có thể biết được nước ấy nóng hay lạnh" (Huệ Năng). Về sau,lời nói này được rất nhiều thiền sư nhắc đến. Qua câu này, họ hiểu là chỉ có người nào đã thể nghiệmsự không phân biệt giữa chủ thể và khách thể mới thực sự hiểu nó là thế nào.Trong trạng thái ấy, chủthể đã tách khỏi sự hiểu biết theo nghĩa thông thường bởi vì loại hiểu biết ấy đòi hỏi sự phân biệt giữangười biết và đồ vật được biết. Nhưng thiền giả không phải không hiểu biết bởi vì trạng thái của mìnhkhác với trạng thái của kẻ không hiểu biết một cách mù quáng. Bắc tông đi theo con đường “tiệm ngộ” và “mượn kinh giáo để ngộ tông” . Tiệm ngộ là giácngộ từ từ theo từng cấp bậc giống như sự chín của trái cây hoặc công việc làm đồ gốm , hoặc một sựđiêu luyện nào đó của nghệ thuật cần phải tuần tự tiến dần theo thời gian. Trái lại theo Nam tông thì sau thời gian chín mùi thì sẽ xảy ra sự giác ngộ đột xuất (đốn ngộ)giống như bước nhảy vọt qua một hố sâu. Chỉ có sau bước nhẩy ấy, mới đạt được đến Phật tính. Khi một môn sinh đã Đốn Ngộ (Illumination subite) cũng là lúc Thiền sư có thể giúp đỡ môn đệcủa mình. Khi sắp sửa nhảy, thì một sự giúp đỡ nào đó, dầu rất nhỏ, cũng có giá trị lớn. Lúc này, Thiềnsư sử dụng cái mà họ gọi là phương pháp "cây gậy hoặc tiếng thét" để giúp môn sinh nhảy sang Đốnngộ. Trong các truyền thuyết về thiền học, có những trường hợp Thiền sư hỏi một môn sinh về mộtvấn đề gì đó, bỗng nhiên nhảy đánh cho môn sinh mấy gậy hoặc thét lên một tiếng gì đó. Nếu nhữnghành động ấy làm đúng lúc, môn sinh sẽ tức khắc đạt đến Đốn ngộ. Có thể là hành động bất ngờ củaThiền sư tạo nên một chấn động tâm lý giúp môn sinh đạt đến điều đã được chuẩn bị từ lâu. Ngườiđược Đốn ngộ tự nhiên thấy mọi vấn đề được giải quyết. Đạt đến Đốn ngộ không có nghĩa là đạt đến cái gì mới. Cái hiện thực cũng là cái thuộc về hiệntượng (phénoménal) .Thiền học nói: "Ngọn núi là ngọn núi, con sông là con sông”. Trong trạng thái

Page 256: Song Thien

mơ ta thấy ngọn núi là ngọn núi, con sông là con sông. Nhưng sau khi Đốn ngộ (đã giác ngộ) ta vẫnthấy ngọn núi là ngọn núi và dòng sông là dòng sông. Mọi vật đều thuộc về Phật và chỗ nào cũng cóPhật. Người ta kể rằng một nhà tu Thiền vào một ngôi đền và nhổ nước bọt vào tượng Phật. Bị mọingười chỉ trích, ông nói: "Tôi nhờ các ông chỉ dùm cho tôi có chỗ nào không có Phật?". Như vậy, thiền giả sống hoàn toàn như mọi người khác và cũng làm bất cứ việc gì như mọingười khác. Từ bến mê đến cõi giác, thiền giả đã để nhân loại ở hai bên kia cõi sinh tử, còn mình thìđi vào cõi hiền triết. Và sau đó, thiền giả cũng phải để trạng thái hiền triết ở lại đằng sau vàmột lần nữa, lại đi vào cõi sinh tử của nhân loại. Điều này được nói rõ như sau: "Lên cao thêm mộtbậc nữa trên ngọn cây tre khoảng một trăm bước". Điều đó có nghĩa là khi đã giác ngộ, thiền giả còncó việc khác phải làm - thật ra không có gì khác hơn là những điều bình thường của cuộc sống hàngngày- nhưng ý nghĩa thì lại khác vì bản thân của thiền giả không còn là con người trước kia nữa , cónghĩa là bậc giác ngộ không còn ràng buộc với cái gì nữa hết. Bậc giác ngộ là người bơi lội trongnước , chứ chưa từng rời khỏi nước , nhưng vẫn không bị nước chi phối nữa - sống trong nước nhưloài thủy tộc vì Người với Nước là Một rồi . Đó là phương châm Thiền học. "Ngày nào cũng ăn nhưng không nuốt một hạt nào cả. Ngày nàocũng mặc quần áo nhưng không đụng đến một sợi vải". Hay nói cách khác tu giải thoát bằng cách nhậpthế chứ không tu giải thoát bằng cách xuất thế .

Tập Thiền

Nếu như Thiền là để ổn định tâm thần , khiến cho tâm hồn thảnh thơi thì tập thiền sẽ đem lạinhững thành quả tốt đẹp cho tinh thần: chúng ta sẽ gặp gỡ chính bản thân chúng ta, hiểu rõ những điềusâu kín nhất trong con người chúng ta. Sống cuộc sống của ta, thanh thản , tự nhiên... Mục đích củathiền không phải là tìm hiểu thế giới hoặc là đi tìm cảnh tiên ( coi chừng "tẩu hỏa nhập ma" nếu theocác lối tu tập của tà giáo ) mà là để hiểu, để biết chúng ta thật sự là ai, là cái gì, làm những gì trongkhoảng khắc hiện tại. Vậy chúng ta phải tập thiền như thế nào ? Một thiền sư nói : "Ngồi thiền nghĩa là cảm thấy hàilòng với việc ngồi khi ta ngồi, hài lòng với việc đi khi ta đi". Hãy bắt đầu ngay với chính những động tác quen thuộc hàng ngày như làm bếp : thái thịt , cắtrau ; làm vườn : nhổ cỏ , cuốc đất ... Khi ta thái thịt, hãy cố gắng tập trung vào từng cử chỉ, vào nhữnggì ta cảm thấy khi ta chạm vào miếng thịt , tập trung vào từng cử động của tay. Tập trung vào khoảngkhắc đó và chỉ khoảng khắc đó thôi. Bình thường ta sẽ cảm nhận thấy dòng suy tưởng tràn vào đầu ócta từ mọi hướng, nhưng khi ta chỉ chú ý vào động tác thái, ta có thể làm sự chuyển động của chúng yênlặng. Thoạt đầu, việc này rất khó vì ít người có thói quen làm đầu óc trống rỗng và không biết cáchchế ngự những nỗi lo lắng. Thế nên lần đầu tiên chỉ nên kéo dài trạng thái này trong 3 giây, lần sau cóthể là 10 giây, rồi nâng dần lên. Nếu tập luyện đều đặn, ta sẽ ý thức rõ những nỗi lo lắng, những suytưởng đang ám ảnh ta đều có thể bị chặn đứng. Cứ làm nhiều lần việc đó sẽ dần trở nên tự nhiên. Tư thế thiền ngồi xếp bằng trầm tư có thể làm thay đổi thế giới trong mắt các phật tử, theo đúngnghĩa đen của nó. Tư thế này khiến nhà sư nhìn cảnh vật theo một cách tươi sáng hơn và lưu giữ nhữnghình ảnh hạnh phúc trong đầu lâu hơn. Chỉ cần vài phút tĩnh tâm, bỏ quên thực tại, hướng tâm điểm vào tâm hồn bên trong, mọi căngthẳng sẽ nhanh chóng biến mất, giúp bạn nhận diện vấn đề một cách sáng suốt hơn. Quy tắc quan trọngđể thiền có hiệu quả là không bị phân tâm. Chúng ta có thể thực hiện theo các bước thiền căn bản sauđây:

http://vietnamyoga.org

Page 257: Song Thien

1- Chuẩn bị: trước khi vào thiền, nên hoàn thành mọi công việc trong ngày để tư tưởng không bị vướngbận. Tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo rộng, chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát và không có ruồi muỗi.

2- Ngồi thiền: bằng cách ngồi bán già hay kiết già. Giống như một thiền sư, nên ngồi thẳng trên mộtmiếng đệm êm, lưng thẳng, mặt hướng về phía trước, cằm hơi đưa vào để xương sống được thẳng; lưỡichạm nhẹ vào nướu răng trên. Tay buông lỏng đặt trên đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng (miễnsao thấy thoải mái), cơ bắp thư giãn. Có thể ngồi dựa lưng vào tường, hoặc kê thêm gối vào các chỗmỏi ...

3- Nằm thiền: nếu không thích ngồi thẳng, có thể nằm dài xuống sàn nhà, hoặc trên giường kê chân lênmột chiếc gối (bắt đầu từ phần bắp chân).

4- Thời gian thiền: tùy theo mức độ quen thuộc của mỗi người. Lúc đầu có thể là 5 phút, sau đó tănglên 10, 20 phút... Có thể mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng để kéo dài thời gian thiền. Ðặc biệt chúngta không nên gò ép mình theo một kế hoạch cụ thể mà nên để tiến trình diễn ra tự nhiên.

5- Thở bằng mũi: khi thiền nên tập trung đến sự chuyển động của hơi thở, sự chuyển động lên xuốngcủa bụng . Không thở bằng miệng . Không buông trôi trí óc khi đang nằm thiền. Chặn đứng những ýnghĩ tản mạn ,mông lung . Một cách đơn giản là dù chúng ta đang mải mê với cảm giác hoặc ý tưởng gìđó hãy cố gắng hướng sự tập trung trở lại hơi thở.

6- Xả thiền: sau khi ngồi thiền, nên làm một vài động tác để cơ thể hết tê mỏi, khí huyết lưu thôngtrước khi đứng dậy. Từ từ buông lỏng hai chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay ở vùng hông và cổ.Từ từ vuốt nhẹ hai bên sống mũi, từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm hai vành tai. Xoa hai lòng bàntay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bànchân, xoa ấm hai lòng bàn chân.

7- Những chướng ngại cần gạt bỏ :* Sự lang thang của tâm trí: đây là vấn đề không thể tránh khỏi của tinh thần chúng ta. Khi gặp trườnghợp này, nên tập trung đếm hơi thở .Việc đếm những hơi thở sẽ giúp chúng đạt được mục tiêu này.Chúng ta cũng nên tránh những yếu tố kích thích bên ngoài để dễ nhập định. * Ngủ gật: đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi thư giãn. Nếu là người dễ ngủ gật, hãy chọn cáchngồi thiền, cố gắng thẳng lưng, tập trung vào một điểm nào đó trước mặt cách bạn chừng một mét. * Không ngồi yên: mỗi lúc ngồi thiền, chúng ta có cảm giác bồn chồn, khó chịu, nhất là với nhữngngười thường xuyên di chuyển. Biện pháp để khắc phục là cố gắng thiền đi bộ: bước những bước nhỏquanh nhà hoặc sân vườn, mỗi bước khớp với một hơi thở, bình thản, nhìn hơi thấp xuống, dồn tậptrung vào từng hơi thở và từng bước đi. * Đau lưng, mỏi gối: đây là phản xạ tự nhiên khi chúng ta chưa quen, dù là nằm hay ngồi. Cảm giácbồn chồn, không yên cũng hay làm mệt mỏi. Khi gặp điều này, nên điều chỉnh lại cơ thể mình, chuyểnsang một vị trí khác vững chãi hơn hoặc chọn thiền nằm. Nếu những cơn đau không dứt, hãy chọn thiềnđi bộ. * Không thấy hiệu quả: sự cảm nhận về thiền phụ thuộc vào từng cá nhân. Với một số người, đơn giảnlà họ đã nhận thức được những ý nghĩ mà luôn rượt đuổi trong tinh thần họ bấy lâu. Có người lại tìmthấy ở thiền một cảm giác tập trung cao độ hoặc chỉ là một cái thở sâu thư giãn. Cũng có lúc, những

Page 258: Song Thien

nhận thức trước về thiền lại tiêu khiển ý nghĩ của họ. Tốt nhất khi thiền hãy cố tập trung vào hơi thở,tránh những mong đợi không thực tế rằng phải có một cái gì vĩ đại xảy ra. * Không có thời gian: quá bận bịu với công việc, và bị cảm giác này áp đảo. Hãy bớt chút thời giancho thiền. Dậy sớm hơn khoảng 10 phút hoặc trước giờ đi ngủ mỗi ngày, chúng ta nên dành 10 phút đểthiền thường xuyên. Việc chúng ta cần là thời gian và lòng kiên trì .

Liệu pháp Thiền

Năm 1944, trong một số nhà tù ở Ấn độ , một khóa thiền 10 ngày được mở dành cho tù nhân vớihi vọng làm giảm mức độ bạo động trong tù cũng như giảm tỉ lệ tái phạm sau khi được mãn án. Hơn9.000 tù nhân được tham gia các khóa học này và kết quả khả quan hơn nhiều so với mong đợi của nhàchức trách. Nhiều tù nhân được trả tự do trước khi khóa học kết thúc đều xin ở lại để tiếp tục thực tập.Tù nhân đã bớt hung hãn hơn, các cuộc bạo động giảm đi. Nhiều tài liệu ghi lại cho thấy, sau khóa học,mối quan hệ giữa tù nhân và cai ngục được cải thiện một cách đáng kể. Năm 1980, tại khoa Y của đại học Harvard (Mỹ), các bác sĩ đã làm những thử nghiệm với cácnhà sư ấn Độ với sự giúp đỡ của đức Đạt Lai Lạt Ma. Các nhà sư ngồi thiền trong căn phòng có nhiệtđộ 40 độ C, họ khoác lên mình những tấm khăn nhúng vào nước lạnh. Thay vì run cầm cập như các nhàkhoa học nghĩ, thân nhiệt của các nhà sư làm khô các khăn choàng. Họ còn có thể làm chậm mức độhoạt động của thân thể xuống 64%, trong khi mức độ hoạt động của thân thể con người thường chỉ giảmxuống từ 10 - 15% khi ngủ. Trong một cuộc thử nghiệm với các bệnh nhân trầm cảm (Depression), thiền giúp họ giảm nguycơ khủng hoảng từ 37 -66%. Gần đây nhất, người ta đã dùng máy móc ghi lại hoạt động của não trongquá trình thiền. Mặc dù bị gò bó với một đống dây nhợ, máy móc, những người tham gia thí nghiệmvẫn có tâm trạng hưng phấn sau 3 giờ thiền liên tục. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, thiền có ảnhhưởng tốt với con người dù họ ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Thiền khiến cho mức độ chuyển hóa cơthể (metabolism) giảm, nhịp tim đập và nhịp thở giảm, áp suất máu hạ, có thêm những sóng alpha (làmgiảm nhịp chuyển sóng giữa các tế bào não) làm con người luôn khỏe khoắn và tươi mát. Nhiều người vẫn nghĩ chỉ có các nhà sư hay những người hết sức đặc biệt mới có thể ngồi thiền.Nhưng thực tế ai cũng có thể thiền hàng ngày, mọi nơi, mọi lúc. Chỉ cần vài động tác đơn giản nhưngthiền lại có thể giúp làm giảm huyết áp, giảm cortisol gây stress, cholesterol, tăng khả năng óc sángtạo và hệ miễn dịch, giảm lo lắng, sinh ra kháng thể chống cúm... Không chỉ khỏe mạnh về thể chất,những người ngồi thiền còn có khả năng bình tĩnh, kiềm chế được cảm xúc bản thân và có xu hướngnhìn mọi việc lạc quan hơn. Tập thiền sẽ giúp đầu óc thảnh thơi, tận hưởng những khoảng thời gian yên tĩnh hiếm hoi để táitạo nguồn nǎng lượng. Khi ta biết cách đạt tới trạng thái ổn định về tâm thần, ta có thể dễ dàng chế ngựstress, vượt qua khủng hoảng. Ổn định tinh thần cũng làm tǎng cường hệ thống miễn dịch, chia xẻ đauđớn để cơ thể sẽ không phải một mình đương đầu với những nỗi đau thể xác. Cuối cùng, tập thiền sẽtǎng cường khả nǎng làm việc, sáng tạo, khi tập thiền con người rơi vào trạng thái siêu vô thức nêntrực tiếp diễn giải và giải phóng nguồn nǎng lượng. Như vậy, tập thiền cũng có nghĩa là vệ sinh thânthể, là một trạng thái sống. Thiền làm thay đổi nhãn quan con người .

Con người mới

Cuộc sống luôn luôn đổi mới , tạo nên những tình cảm mới . Ngày hôm nay không thể giốngngày hôm qua và đó là cái tuyệt mỹ của lẻ sống con người . Suốt đời chúng ta sẽ là một cuộc chết mòn

http://vietnamyoga.org

Page 259: Song Thien

nếu như trong đời sống hằng ngày chúng ta chỉ lo bắt chước kẻ khác , sao chép lại những gì kẻ khác nói. Cái sống là cái thực tại vô tận , đừng bắt nhốt cái sống động trong một cái khung cứng ngắt , nhốt biểncả vào một chung nuớc , nhốt gió lộng ngàn phương trong một cái chai gắn kín ... Cuộc sống của thiềngiả là cuộc sống của một người có tinh thần vô trụ . Hãy xem sự vật xảy ra y như nó đang xảy ra , màđừng mong ước nó phải xảy ra như thế nào ? Sống là phải đáp ứng kịp thời không thể chậm trễ giốngnhư tấm gương nhận tia sáng nào là liền phản chiếu lại ngay . Gương nhận hình , chiếu lại hình , khôngthu giữ hình bóng nào cả . Thiền là môn tu học để chuyển hóa chúng ta trở thành con người mới đó .

Page 260: Song Thien

Thiền sư TrầnThế

Ðiều kiện ắt có và đủ để được xem là thiền sư là gì? Là biết ngồi yên ngậm miệng? Nếu vậy, những aithích ngồi yên ngậm miệng đều là thiền sư. Là sự quảng cáo rầm rộ qua chữ nghĩa và hình ảnh? Nếuvậy, các tài tử, ca sĩ nổi danh cũng là thiền sư. Là sự nói năng chậm rãi như các bác sĩ tâm lý? Nếuvậy, các bác sĩ tâm lý cũng là thiền sư. Là ý tưởng muốn lãnh đạo quần chúng? Nếu vậy, những chínhtrị gia cũng là thiền sư. Là sự học cao hiểu rộng? Nếu vậy, tất cả những người học cao hiểu rộng làthiền sư. Là viết được nhiều sách? Nếu vậy, tất cả các nhà văn đều là thiền sư? Là sự giữ giới về ănmặc? Nếu vậy, tất cả những ai giữ giới này đều là thiền sư. Là sự tán dương danh Phật (Bụt) với nhiềungười khác? Nếu vậy, tất cả các phật tử đều là thiền sư. Là sự hiền lành dễ thương do xuất gia? Nếuvậy, tất cả những tu sĩ xuất gia của tất cả các tôn giáo đều là thiền sư. Là sự nhân danh tình thươngbằng lời nói thay cho lao động phục dịch? Nếu vậy, những ai lao động phục dịch thế lời nhân danh tìnhthương thì họ không phải là thiền sư ?Danh từ thiền sư không phải chỉ mới được biết nhờ qua quảng cáo ở thời mạc pháp. Nó đã xuất hiệntrong ngôn ngữ loài người kể từ khi con người biết quay lưng với mọi hệ lụy trần thế ngay từ trong tưtưởng. Phải chăng đây là ‘điều kiện ắt có và đủ’ để được xem là thiền sư.Vị thiền sư thứ nhất tiêu biểu cho ‘điều kiện ắt có và đủ’ này là thái tử Tất Ðạt Ða, con của Tịnh Phạnvương với 49 ngày ngồi dưới cội Bồ Ðề sau khi bỏ cung vàng điện ngọc. Vị kế tiếp được biết đếnnhiều nhất là Bồ Ðề Ðạt Ma (?-528) với 9 năm ngồi đối diện vách (cửu niên diện bích). Lương Võ Ðếlà vị vua của Trung Quốc, bậc lãnh đạp tối cao của Phật giáo ở cùng thời với Bồ Ðề Ðạt Ma, vua hỏithiền sư: ‘trước mặt trẩm là ai?’ Bồ Ðề Ðạt Ma trả lời: ‘không biết’ thay vì trả lời: ‘là thầy, là thiềnsư, là hòa thượng, là thượng tọa, là phật tử, là thứ dân v.v.’Cuộc đối thoại giữa Bồ Đề Đạt Ma và vua Lương Võ Đế là một trong những chuyện thiền đặc sắc nhấtđược ghi trong 3 cuốn của nhà văn người Nhật D.T.Suzuki. Đây là bộ sách ghi lại lịch sử thiền tông vàcốt tủy thiền xuyên qua các giai thoại giữa các thiền tổ. Sách được dịch ra nhiều thứ tiếng và tái bảnnhiều lần.. Bản việt ngữ mang tựa THIỀN LUẬN do dịch giả Tuệ Sĩ và Trúc Thiên chuyển ngữ. Những chuyện sau đây được trích từ THIỀN LUẬN nầy hầu góp phần cho việc ôn cố tri tân. Dựa vàoxưa để thấy nay xem có gì mới lạ, thiền nay có bị lạc hướng với thiền xưa không, hay là xưa và nayđều có vị trí độc lập, không thể so sánh được.

http://vietnamyoga.org

Page 261: Song Thien

Thiền là gì mà khi xưa Thần Quang phải chặt cánh tay sau khi chờ đợi quá lâu ngoài trời tuyết giá đểđược Bồ Ðề Ðạt Ma lưu tâm và chọn cho pháp danh Hụê Khả (486-593), mà trong thiền sử có chuyệnnhư sau:Ðêm kia, Thần Quang đứng dầm mình trong tuyết chờ Ðạt Ma để ý đến khi tuyết rơi đầm đìa chôn vùiông đến đầu gối. Bấy giờ, sư mới quay đầu lại hỏi: «Ông muốn cầu gì?» Quang bi khốc bạch: «Ngưỡng mong hòa thượng từ bi mở cửa cam lộ, rộng độ chúng sanh.» Sư nói: «Diệu đạo vô thượng của chư Phật phải nhiều kiếp tinh cần, khó làm làm được, khó nhịn nhịn được,hàng đức nhỏ trí cùn, lòng đầy khinh mạn, há có thể chịu nổi nhọc nhằn lao khổ cầu pháp chân thừasao?» Quang nghe quở bèn rút dao bén đoạn lìa cánh tay trái đưa lên trước mặt Sư. Sư biết gặp được phápkhí, bèn nói: «Chư Phật lúc phát tâm cầu đạo vì pháp bỏ thân, nay ông chặt tay trước mặt tôi, vậy muốn cầu gì?»Nói xong, Sư bèn đổi tên Thần Quang ra Huệ Khả.Khả bạch: Pháp ấn của chư Phật, có thể nghe được chăng?Sư nói: Pháp ấn của chư Phật không thể nhờ vào người khác.Khả bạch: Nhưng tâm con không an, thỉnh Sư làm cho tâm con an.Sư nói: Ðưa tâm ngươi đây ta an cho.Khả bạch: Con kiếm mãi mà chẳng thấy tâm đâu cả.Sư nói: Thế là ta đã an cái tâm ngươi rồi đó.Thiền là gì mà khi xưa kẻ gánh củi đi bán như lục tổ Hụê Năng (638-713) đã làm rạng danh thiền sửqua chuyện sau:Ngày kia, ngũ tổ Hoằng Nhẫn (601-674) báo cáo vị nào có thể tỏ ra đạt lí đạo, Tổ sẽ truyền áo phápcho mà làm tổ thứ sáu. Thần Tú (tịch năm 706) là người học cao nhất trong bọn, và nhuần nhã nhất vềviệc đạo, và cố nhiên được đồ chúng coi như xứng đáng nhất hưởng vinh dự ấy, bèn làm một bài kệtrình chỗ hiểu biết, và biên nơi vách bên chái nhà chùa. Kệ rằng: Thân là bồ đề cội.Tâm như gương sáng đài.Giờ giờ siêng phủi quét.Chớ để nhuốm trần ai.Ai đọc qua cũng khoái trá, và thầm nghĩ thế nào tác giả cũng lãnh được phần thưởng xứng đáng. Nhưngsáng hôm sau, vừa thức giấc, đồ chúng rất đỗi ngạc nhiên thấy một bài kệ khác viết bên cạnh, như sau:Bồ đề vốn không cội.Gương sáng cũng không đài.Nguyên chẳng có một vật.Sao gọi phủi trần ai.Tác giả của bài kệ sau là một cư sĩ quen lo tạp dịch dưới bếp, suốt ngày chỉ biết bửa củi, giã gạo chochùa. Diện mạo ông ta quá tầm thường đến không mấy ai để ý nên bấy giờ toàn thể đồ chúng rất đỗisửng sốt chứng kiến cuộc thách đố ấy nhắm vào một uy quyền đã được thừa nhận. Nhưng ngũ tổ thấy ởông tăng không tham vọng ấy một pháp khí có thể thống lãnh tăng chúng sau này, và nhất định truyền áopháp cho ông. Nhưng tổ có ý lo, vì hầu hết môn đồ của Tổ đều chưa đủ huệ nhãn để nhận ra ánh trựcgiác thâm diệu trong những hàng chữ trên của người bửa củi giã gạo là Huệ Năng, nên nếu công bốvinh dự đắc pháp ấy lên e nguy hại đến tánh mạng người thọ pháp. Nên Tổ ngầm bảo Huệ Năng đúngcanh ba, khi đồ chúng ngủ yên, vào tịnh thất dạy việc. Thế rồi Tổ trao lại áo pháp cho Huệ Năng làmtín vật chứng tỏ cái bằng cớ đắc pháp vô thượng, và báo trước hậu vận của đạo thiền sẽ rực rỡ hơnbao giờ hết. Tổ còn dặn Huệ Năng chớ vội nói pháp, hãy tạm mai danh ẩn tích nơi rừng núi chờ đến

Page 262: Song Thien

thời sẽ công khai xuất hiện và hoằng dương. Tổ còn nói cái áo pháp truyền lại từ tổ Ðạt Ma làm tín vậtsau này đừng truyền xuống nữa, vì từ đó Thiền sẽ được thế gian công nhận, không cần phải dùng áotiêu biểu cho tín tâm (ngạn ngữ tây phương : l’habit ne fait pas le moine = mầu áo không làm nên thầytu). Ngay trong đêm ấy Huệ Năng từ giã Tổ.Thiền là gì mà khi xưa Lâm Tế ( ?-867) la hét vung gậy trước thính chúng thay vì nói năng nhỏ nhẹ,như đã ghi trong thiền sử sau đây:Ðịnh thượng tọa hỏi Lâm Tế: «Thế nào là đại í của pháp Phật?». Tế bước xuống thiền sàn, nắm lấythượng tọa, xáng cho một bạt tai, rồi xô ra. Ðịnh đứng khựng. Ông tăng đứng bên nhắc: «Ðịnh thượngtọa, sao không lạy hòa thượng đi?» Ðịnh toan lạy thì ngay lúc ấy hốt nhiên đại ngộ. Nhân nói đến thiền sư Lâm Tế, tôi nhớ đến kỷ niệm vào năm 1969 tôi thường vào nghiên cứu kinhđiển, triết học Phật giáo (phần nhiều của dịch giả Thích Thiện Hoa và Thích Minh Châu) và tịnh tọatrong cổ tự Giác Viên ở Phú Lâm Saigon, được biết đây là ngôi cổ tự thuộc dòng thiền Lâm Tế chánhtông. Vị sư trụ trì thời đó là đại lão hoà thượng Thích Thiện Phú (1905-1995). Một đời, một đạothường gặp nhau dưới một mái chùa xưa, lâu ngày thành quen. Tôi quy y tam bảo với vị chủ trì và cópháp danh Huệ Trí từ đó. Thiền là gì mà khi xưa Tăng Xán (?-606) chỉ nói vài câu thay vì nói dài dòng, đã làm cho Ðạo Tín(580-651) liễu ngộ ‘trói buộc là giải thoát’ như đối thoại sau:Ðạo Tín bạch: Cúi xin Hòa Thượng từ bi chỉ cho đệ tử con đường giải thoát.Tăng Xán hỏi: Ai trói ngươi?Ðạo Tín bạch: Không ai trói hết.Tăng Xán nói: Vậy sao còn cầu giải thoát?Tín phát đại ngộ ngay dưới lời nói, bỏ công chín năm khổ cầu.Ðặc biệt hơn nữa, thiền là gì mà trong thế giới thiền ngôn lại có câu ‘phùng Phật sát Phật (Bụt)= gặpPhật giết Phật (Bụt)’. Theo chỗ tôi hiểu, đây là thiền ngôn có năng lực đánh tan ý đồ của những ngườikhéo lạm dụng danh từ để tạo sự cuồng tín cho những ai chưa am tường phật giáo. Ðấy cũng là chỗ đặcthù của Phật giáo mà các tôn giáo khác không có. Phật giáo tồn tại nhờ bình đẳng tánh trí và khôngchấp trước về danh từ qua câu nói này. Sự không chấp trước được xem là cây đao GIÁC NGỘ củaPhật giáo đốn ngã tận gốc sự cuồng tín dựa vào hư tự, và cũng là sự hấp dẫn giới trí thức tây phươngđến với Phật giáo, mở đường cho sự tiến hóa chung của nhân loại THẤY TÔN GIÁO TRONGKHÔNG TÔN GIÁO và ngược lại = SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC. Nói về Phậtgiáo Việt Nam tức là nói đến kinh điển Phật giáo được dịch từ Phạn ngữ hay Hán ngữ của các cao tăngnhư Kim Cang, Viên Giác, Lăng Nghiêm, Duy Thức Luận, Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh, Ðại BátNiết Bàn Kinh, Lăng Già Tâm Ấn, Pháp Bảo Ðàn Kinh, Duy Ma Cật, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, HiềnNgu v.v và những lời đối đáp của các vị thiền sư xưa. Những lời đối đáp đó đôi khi cộc lốc khiếnnhững ai còn nhiều chấp trước về danh từ, còn cần nghe những lời ru ngủ về mặt tâm lý, còn đi tìmphật, tìm trời ngoài tâm thì khó lãnh hội được lý nghĩa của thiền ngôn xưa, thí dụ:chuyện 1:.Nghiêm Dương tôn giã ở Tân Hưng, có thầy tăng hỏi:«Phật là gi?»«Cục đất.»«Pháp là gì?»«Ðất lăn.»«Tăng là gì?»«Ăn cháo ăn cơm.»chuyện 2 .

http://vietnamyoga.org

Page 263: Song Thien

Ngày kia, Sư Bách Trượng Niết Bàn gọi một thầy đến nói: «Thầy với tôi ra cày ruộng xong tôi nói chonghe đại nghĩa của Pháp Phật.» Cày xong, thầy ta đến thỉnh giáo; sư dang đôi tay không nói gì.chuyện 3.Ngày kia, có ông đạo hỏi thiền sư Mục Châu, một cao tăng ở hậu bán thế kỷ IX: «Suốt ngày mặc áo ăncơm, làm sao khỏi mặc áo ăn cơm?». Sư đáp: «Mặc áo ăn cơm». Thầy kia trả lời không hiểu. Sư đáp:«không hiểu thì mặc áo ăn cơm.»Tóm lại, thiền sư là ai? Nếu không phải là những người tự cho mình là thiền sư, hoặc được người khácbái thành sư, và nhờ vào ngu ngơ mà ngộ được thiền như chuyện một chú tiểu thành khẩn thỉnh TriệuChâu dạy thiền: Châu hỏi:- Chú ăn cháo chưa?- Ăn cháo rồi.- Rửa chén đi.Cái gọi là thiền rốt cục cũng chỉ là mọi sinh họat hằng ngày. Qua đấy mà thấy ra một cái gì đó khônghề thay đổi đã có sẵn và bị giấu kín bởi vọng tưởng. Người thấy ra cái ấy chính là thiền sư vậy.

Page 264: Song Thien

http://vietnamyoga.org

Page 265: Song Thien

THƠ KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOAÐÀO NGỌC PHONG

Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội -2007

Ðọc sách Trong lời nói đầu , tác giả quyển “ Thơ kinh Diệu Pháp Liên Hoa “ Ðào Ngọc Phong viết :“Những dòng chữ trong sách nầy, chúng tôi tạm gọi là những câu thơ diễn tả một số cảm nghĩ cá nhânsau nhiều năm nghiền ngẫm về bộ kinh Ðại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa “ Ðây là một công trình khá công phu của tác giả . Gần 230 trang sách , đã được diễn đạt thành nhữngdòng thơ 8 chữ rất thi vị nhưng cũng rất trang nghiêm .“ Một âm thanh ứng hòa muôn giọng tiếngMột pháp thân thị hiện vạn hình hàiMột hạt mầm nảy sinh ngàn hạt giốngMột mặt trời tỏa vô lượng nắng ban mai “( tr.49 )

Chúng ta hãy theo dòng thơ của tác giả để tìm hiểu quyển kinh nầy .

Diệu Pháp Liên Hoa kinh cũng được gọi ngắn kinh Pháp Hoa, là một trong những bộ kinh Đại thừaquan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng và Việt Nam. Thiên ThaiTông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản. Kinh được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trongkhoảng năm 200.Ðọc qua bản thơ kinh của tác giả Ðào Ngọc Phong chúng tôi thấy lời diễn giải khá minh bạch những ýthâm sâu của Phật dạy .Trong đời tu học , thiền giả có 2 điều cốt yếu cần suy nghĩ :- Lúc sống phải thực hành tâm trí và lượng từ bi để thực sự sống hạnh phúc cho chính mình và giúp đỡtha nhân - Sẵn sàng một sự ra đi cô độc có ích cho mình và cho người ở lạiNếu hai vấn đề trên được giải quyết là con người đã sống thật với tâm mình ,đã nhận được vấn đề tốiquan trọng , nhưng sống nhuần nhuyễn với nó lại là một việc vô cùng khó khăn. Ở đây, nếu tâm chúngta xuất hiện một lòng thành cầu nguyện thì sẽ được ứng hiện.“Tâm tướng nổi trôi theo giòng tan hợp Dukkha : tâm khổ từ ý thức hợp tan Lênh đênh giữa biểnđời không bờ bến Bồ tát là thuyền trưởng hướng la bàn “( tr. 41)

Kinh Pháp Hoa đặt lại giá trị của mọi đường lối tu tập và nhất là giá trị tâm thức hướng thiện, hướngthượng của mọi người . Sự tồn tại của pháp chân không là vĩnh cửu, mọi hiện tượng dưới con mắtngười giác ngộ đều là biểu hiện chân lý. Kinh Pháp Hoa được trình bày dưới hình thức một vở kịch cónhiều màn, nên nó mang tính đại chúng dễ hiểu. Đó là cách truyền đạt chân lý cao siêu qua cái bìnhthường thông tục. Vì vậy ngôn ngữ Pháp Hoa diễn đạt mục tiêu không phải là sự kiện mà chính là sựthật chứa ở bên trong. Nói cách khác, ngôn ngữ Pháp Hoa mang tính biểu tượng. Chân lý thì toàn diện,siêu việt, trong khi đó, ngôn ngữ thì phiếm diện, giới hạn, cho dù sử dụng ngôn ngữ tinh xảo cách mấy

Page 266: Song Thien

cũng không chuyển tải hết sự thật, vì vậy Pháp Hoa chọn cách sử dụng ngôn ngữ biểu tượng để chuyểntải sự thật đến mức tối đa.“Gieo hạt giống bồ đề mười phương khắpVun trồng cây giác ngộ mỗi chúng sinhLấy trí huệ làm tháng ngày chăm sócTuỳ căn cơ rọi chiếu ánh quang minh” ( tr.41)

Ðọc kinh Pháp Hoa chúng ta sẽ thấy đó là một kho báu giúp chúng ta những lợi ích sau đây :

1/ Giúp tâm chúng ta trở nên thanh tịnh , và chúng ta sẽ có cơ hội khơi dậy cái thấy và biết chân thật .Đức Phật khuyên chúng ta trên bước đường tu cần phải tịnh hóa tự tâm .Tâm của chúng ta có hai loại:tâm vương và tâm sở.Chính tâm sở mới gây ra nhiều việc rắc rối, khổ đau cho con người. Tâm vương, hay chơn tâm thìmuôn đời không thay đổi; ở trong chúng sinh thì tâm vương không mất, mà khi thành Phật tâm này cũngkhông tăng. Trong khi tâm sở thì có tăng có giảm, mà Duy Thức học nói rằng có đến 51 tâm sở. Ðại đểđó là các sự phiền não khiến con người tạo ra vô số tội lỗi .“Tâm phàm phu chính là tâm mê chấpChấp mình mình nắm chân lý độc tônChấp ý hệ khác mình là rơm rácTự mình lấp kính nẽo về bản môn “ ( tr.72 )

2/ Giúp cho con người rèn luyện được chí kiên trì, tâm nhẫn nhục, một đức tính tối quan trọng để conngười có thể thoát khỏi khổ đau . Bất luận làm việc gì, sự thành công đều nhờ tâm nhẫn nại. Chuyệnlớn phải nhẫn nại nhiều, chuyện nhỏ nhẫn nại ít. Người không có tâm nhẫn nại, làm việc không thểthành tựu. Nhất định phải có tâm nhẫn nại !“ Chí niệm vững vàng , không lười giải đãiKhông sân , không hận , lòng rất bình anThiền định vào sâu , không còn sợ hãiBừng lên trí sáng , mê tưởng tiêu tan .” ( tr.186 )

3/ Giúp cho tâm linh của mỗi người hoà đồng với nhau và với vũ trụ. Do đạo Phật quan niệm vạn vậtđồng nhất thể, nên bản thể vũ trụ cũng tiềm ẩn trong mỗi con người. Bởi vậy khi làm cho bản thể trongmỗi cá nhân hoà đồng với bản thể vũ trụ, thì ta và thế giới là một.“Pháp phương tiện tùy nghi đều chân thậtNhư muôn cánh quạt một trục xoay vòngDù đối tượng là trời , người , thú vậtÐều dẫn về một Tuệ Giác viên toàn ( tr.98 )

4/ Giúp cho mình biết về tâm của mình ngày một rõ rệt hơn, từ đó sẽ phát triển sự hiểu biết tâm củangười khác và thấu hiểu sự huyền bí của vũ trụ. Trong đạo Phật tu học là làm sao để cho bản thânchúng ta ngày mỗi trở nên an lạc hơn và thánh thiện hơn . Một ngày tu tập đúng pháp, thực hành đúngpháp sẽ giúp ta thấy rõ mình hơn, thấy rõ những người xung quanh hơn và làm cho đời sống của ta có ýnghĩa hơn .“Ðiều khó nhất là giữ lòng tĩnh lặngKhi người đời sỉa sói , mắng như mưa

http://vietnamyoga.org

Page 267: Song Thien

Trụ vững pháp không , lòng trong im vắngNhìn sâu thật tướng vạn pháp hư vô “ ( tr.156 )

5/ Giúp tăng cường sức khoẻ cho thể xác và tinh thần. Năng lực mà chúng ta có được bằng sự yên lặngcó thể dùng để khai triển sự tỉnh thức và chánh niệm (ý thức những gì đang xảy ra trong giờ phút hiệntại). Sự lặng thinh trong ngôn ngữ sẽ dẫn đến sự lặng thinh trong tâm hồn, cùng với sự lặng thinh khônghoạt động, sẽ đưa đến sự thay đổi về tâm lý, vật lý vô cùng rõ rệt trong ta. Quan tâm đời sống tâm linh, sẽ phát triển khả năng nhận thức, giải trừ căng thẳng, thoải mái trong hoàn cảnh khó khăn, gia tăng sứckhỏe, đi sâu vào hạnh phúc “kỳ diệu” . “Thành, Trụ, Hoại , Diệt lòng không chấpTâm không vướng mắc , nhìn đời thong dongPhá chấp ngã tha , niềm vui tràn ngậpHành trang tu chứng Tam Minh Lục Thông ( tr.66 )

6/ Giúp chúng ta mỗi ngày một tiến đến trí tuệ giải thoát , xa những ham muốn và yêu ghét tầm thường.Tự mình giải thoát và giác ngộ, đây là công việc của trí tuệ soi thấy tánh không hay vô tự tánh của tấtcả các hiện tượng , của tất cả không gian và thời gian. Công việc này được gọi là tích tập trí tuệ , sốngtỉnh thức để không bị tâm bình thường lôi kéo theo thất tình lục dục, cân đo đong đếm, tính toán thiệthơn ... mà sống gần với bản tâm thanh tịnh , nhìn mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc đời như một tấmgương trong sáng , phản ánh trung thực ‘như-nó-là’ ( as-it-is) không thêm bớt, vẽ vời, suy diễn ...“Ái dục , si mê, thai bào thành tạoXoay lăn sinh từ bao kiếp nổi trôiNgũ dục đắm chìm , mù sương tâm nãoRừng rậm tà kiến , che khuất mặt trời “ ( tr.80 )

Tâm nguyện của Phật là tâm nguyện độ chúng sanh đạt giác ngộ. Bởi thế nên ngay quyển đầu của kinhvề phẩm phương tiện đã nói: (Phật ra đời là vì một nhơn duyên lớn duy nhất là khai thị chúng sanh ngộnhập tri kiến Phật). Thế nghĩa là Phật rộng mở phương tiện pháp môn , chỉ bày chơn tâm Phật tánh đểchúng sanh tin tưởng khả năng thánh thiện của mình mà tiến tu đến Phật quả. Hiểu sâu xa hơn nữa, trongsuốt 49 năm giáo hóa, Đức Phật đã đưa ra vô số pháp phương tiện nhằm dìu dắt mọi người thâm nhậppháp chân thật trên lộ trình tiến đến Chân Thật .“Ta giảng pháp bằng muôn ngàn tỉ dụBằng muôn ngàn phương tiện khéo diễn bàyNhư vừa rồi vầng hào quang hiển lộ Không ngôn từ, hiện thần lực Như LaiÐồ chúng thấy muôn pháp tu hiện rõChẳng cần ngôn luận , nhạo thuyết , biện tài ( tr.72 )

Phan Khôi trước đây có viết : “Tôi thấy như người mình tưởng sự dịch kinh Phật là dễ lắm, hễ ai biếtchữ Hán và biết làm văn quốc ngữ thì cứ nắm nguyên bổn mà dịch ra được ngay. Tưởng như vậy làlầm. Mới đây có một ông cậy người hỏi tôi thử, như dịch bộ Diệu pháp liên hoa ra thì ăn bao nhiêutiền. Nếu chịu dịch thì nói giá cả đi, và dịch thử cho ông ấy xem một ít, rồi hễ vừa ý ông thì bắt đầulàm. Tôi thấy nói thì hiểu ý ông ấy hình như đã tin tôi là có thể dịch kinh ấy được. Nhưng, xin thú thật,việc đó có phải là việc một mình tôi làm đặng đâu. Tôi vẫn tự tin rằng cái trình độ học chữ Hán củatôi là khá cao, sự ấy tôi chẳng phải đem mà khoa thị với ai, cũng chẳng nên khiêm tốn làm gì. Có điều

Page 268: Song Thien

cái trình độ Hán văn có cao tới đâu đi nữa cũng không có thể coi nó là cái giấy chứng nhận vững vàngrằng dịch kinh Phật được, nếu chẳng có tinh thông Phật học. Tôi từ nhỏ tới lớn chưa hề thọ giáo cùngông thầy nào về Phật học, và cũng chưa từng nghiên cứu nó mà có sở đắc gì, thì làm sao tôi dám mũnglấy việc dịch kinh? Sau khi tôi đọc sơ qua bộ Pháp hoa – Pháp hoa gồm có ba kinh, Diệu pháp liênhoa là một – tôi thấy rõ ràng sự tôi nghĩ từ trước thật chẳng sai; nghĩa là tôi không thể lấy sức mộtmình mà dịch được nó. “Tác giả Ðào Ngọc Phong cũng viết : “ Chúng tôi tự coi những dòng thơ sau đây chỉ như bèo bọt , biểulộ một ít cảm nghĩ của một người có kiến thức Phật học ít ỏi và không được huấn luyện trong một thiềnviện chính thống nào “Kinh Pháp Hoa rất cao siêu qua 28 phẩm giáo để tu trì , không dễ gì nắm được cương lĩnh toàn bộ kinh. Tác giả bằng tất cả sự hiểu biết, trải nghiệm trong công phu và lòng chân thành, đã chia sẻ trọn vẹnnhững gì mà tác giả nắm được để hoàn thành quyển thơ kinh . Ðọc hết bản thơ kinh, độc giả phải rungđộng vì lời thơ diễn giải trong sáng , dịu dàng . Những lời Phật dạy như ngọc sáng lưu ly, soi tỏ muôndặm đường xa, khiến cho kẻ ly hương tìm được lối về, nhận ra tánh Phật nơi chính mình. Thôi thì, xintrả cuộc phiêu lãng lại cho kiếp nhân sinh , riêng sống một đời tĩnh lặng nguyện cùng với tác giả khôngquá chấp vào chữ nghĩa văn tự để nghiền ngẫm lời Phật , đợi ngày vĩnh thoát trầm luân .

Lê Tấn TàiÐầu thu 2008

http://vietnamyoga.org

Page 269: Song Thien

THỜI GIAN

Hãy tưởng tượng có một ngân hàng ghi vào tài khoản của bạn 86. 400 đô la mỗi sáng. Tuy nhiên, phầnsai ngạch của ngày này không được chuyển sang ngày khác. Mỗi đêm ngân hàng sẽ xóa hết phần bạnchưa dùng hết trong ngày. Bạn sẽ làm gì... Dĩ nhiên là tận dụng từng đồng, đúng không...Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như thế, đó chính là Thời Gian.Mỗi sáng nó ghi vào tài khoản của bạn 86. 400 giây. Khi đêm về, nó xóa hết phần thời gian bạn chưakịp đầu tư vào việc có ích. Ngân hàng này không chuyển bất cứ khoản sai ngạch nào còn lại trong nàyvà cũng không cho bạn chi trội.Mỗi ngày bạn nhận được một tài khoản mới. Cứ đêm về phần dư lại trong ngày sẽ bị xóa. Nếu bạnkhông tận dụng được khoản gởi đó, người thiệt thòi chính là bạn. Không thể quay lại quá khứ, cũngkhông thể cưỡng lại “ngày mai”. Bạn phải sống trong hiện tại chỉ bằng khoản đã được gởi của chínhngày hôm nay. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian của từng ngày một cách khôn ngoan để làm lợi nhiều nhấtcho sức khỏe, hạnh phúc, và sự thành đạt của chính bản thân bạn. Đồng hồ vẫn đều đều gõ nhịp, bạn hãy tận dụng ngày hôm nay.Để hiểu được giá trị của một năm, hãy hỏi một học sinh vừa thi rớt.Để hiểu được giá trị của một tháng, hãy hỏi một bà mẹ sinh non.Để hiểu được giá trị của một tuần, hãy hỏi tổng biên tập của một tờ tuần báo.Để hiểu được giá trị của một giờ, hãy hỏi người yêu nhau đang mong chờ được gặp mặt nhau.Để hiểu được giá trị của một phút, hãy hỏi người vừa trễ tàu.Để hiểu được giá trị của một giây, hãy hỏi một người vừa thoát hiểm trong gang tấc.Để hiểu giá trị của một nghìn giây, hãy hỏi chủ nhân của một chiếc huy chương Thế Vận Hội.Hãy biết trân trọng mỗi phút giây bạn đang có trong tay! Và cần phải trân trọng nó hơn nữa khi bạn sẻchia thời gian với một ai đó đặc biệt, đặc biệt đến mức bạn phải dành thời gian của mình cho ngườiấy.Hãy nhớ rằng thời gian thì không chờ đợi ai cả.Ngày hôm qua là quá khứNgày mai là một điều bí ẩnCòn hôm nay là một món quàChính vì vậy mà người ta vẫn gọiHiện tại là món quà của cuộc sống!

Page 270: Song Thien

TÌNH VÀ NGHĨAThích Nhất Hạnh

Trong tiếng Việt có chữ Tình 情 và chữ Nghĩa 義. Chữ Nghĩa rất là khó dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh.Chữ Tình mà viết ra chữ Hán thì có chữ tâm忄 tức là trái tim phía bên trái. Bên phải có chữ thanh 青là màu xanh, trái tim màu xanh. Ban đầu thì màu xanh mà về sau nó có thể biến thành màu khác, nhưnglàm sao đừng để nó thành màu đen. Tình ban đầu thường rất bồng bột, nóng bỏng, có tính đam mê. Khi con người bị năng lượng của tìnhchiếm cứ thì họ không được an ổn lắm. Ăn không an mà ngủ cũng không an, họ như đang bị đốt cháy.Tình là ngọn lửa. Người nào qua cầu rồi thì mới hay. Vướng vào chữ tình rồi thì khó an trú trong hiệntại lắm. Cứ nghĩ tới giây phút mình sẽ được gặp người đó, được ngắm người đó, ngồi ngắm đủ no rồi,khỏi ăn. Càng nhiều trở ngại chừng nào thì đam mê đó càng lớn. Trở ngại là chất liệu làm cho tìnhcàng lớn. Dễ dàng quá thì tình không lớn mạnh.Ngày xưa khi chưa có e-mail, chưa có téléphone, đôi khi mình đợi một lá thư tình cả tuần này sangtuần khác. Đáng lý hôm qua lá thư tới rồi, nhưng sao nó chưa tới? Mình đợi suốt hai mươi bốn giờ đồng hồ cho đến lúc ông phát thư đi ngang trước ngõ. Ông thường đếnlúc mười giờ sáng, thì chín giờ mình đã bắt đầu đứng đợi. Ông phát thư sáng nay sao đi trể quá, đichậm quá, mình đếm từng bước của ông đi. Nếu ông đi ngang mà không dừng lại thì mình buồn lắm, lạiphải đợi thêm hai mươi bốn giờ đồng hồ nữa. Tây Phương họ ví khi yêu như bị té (tombé d’amour),đang đi bình thường tự nhiên té xuống. Người Việt Nam thay vì nói bị té thì nói ốm. Tây Phương cũngnói ốm. Nguyễn Bính có hai câu thơ :Gió mưa là bệnh của trời.Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Trời đẹp thì không có bệnh mà hể có gió, có mưa là bị bệnh. Tương tư tức nhớ nhau, không làm ănđược gì hết. Tình thường thường không được thỏa mãn là tình sầu. Sầu tình. Ốm là ốm tương tư, tươngtư là nhớ nhau. Tình yêu là một cơn bệnh, ốm tương tư tức là nhớ quá. Nhưng nếu tình yêu đó đượcthỏa mãn dễ dàng, nó bùng lên rất nhanh nhưng rồi nó chết cũng rất mau. Đam mê nó lên như một ngọnlửa cao và khi rơi xuống thì cũng rất là mau, tình yêu tàn lụi rất là mau. Một cặp ở với nhau được lâudài, cái đó không phải là nhờ tình yêu mà nhờ yếu tố thứ hai. Đó là nghĩa, tình nghĩa. Cái tình nó đưatới cái nghĩa. Nếu cái tình đàng hoàng, nếu mình biết yêu cho đàng hoàng, thì tự nhiên nó đưa tới cáinghĩa. Chính nghĩa là keo sơn gắn chặt hai người, để hai người có thể sống được với nhau. Cho nênphải có cái nghĩa để bổ sung cái tình. Người ta không thể sống trăm năm bên nhau với tình được. Bởitình là một ngọn lửa tàn rất mau, nghĩa trái lại nuôi dưỡng lửa tình âm ỉ cháy.Chữ nghĩa thường đi đôi với chữ ơn: ơn nghĩa. Ơn đầu tiên mà mình nhận được là ý thức rằng : Có baonhiêu người con gái, anh ấy không chọn mà anh chọn riêng mình? Biết bao nhiêu người con trai cóbằng cấp, địa vị nàng không chọn mà nàng lại chọn mình? Ý thức đó là ơn. Tình yêu này nó không chỉtrong vòng nam nữ. Bạn bè cũng vậy, Cha mẹ cũng vậy, Thầy trò cũng vậy. Mình sinh ra một đứa convà đứa con đã chọn mình làm mẹ, chọn mình làm cha. Tại sao nó không sinh ra ở nhà khác? Cha mẹ cóthể biết ơn đứa con, sự ra đời của đứa con có thể đem lại ánh sáng và hạnh phúc cho cuộc đời còn lại,nên cha mẹ yêu thương con. Cũng như thầy trò, tại sao có nhiều thầy, người đó có thể tới quy y màngười ta chọn thầy này. Người thầy cũng biết ơn người đệ tử. Ơn đó là yếu tố của hạnh phúc. Tại sao

http://vietnamyoga.org

Page 271: Song Thien

anh không chọn người khác? Sự lựa chọn đó là do đâu mà có? Nếu chỉ là sự ham muốn sắc đẹp thôi,không đủ, phải có cái gì đó.Ở bên Mỹ có anh chàng đó rất đẹp trai, tài ba, tốt nghiệp đại học thuộc hàng ưu tú và có việc làmlương rất lớn lại có rất nhiều cô bạn gái thật là xinh đẹp. Bà mẹ rất là ngạc nhiên khi thấy anh thân vớimột cô gái không phải là đẹp nhất. Cô này hơi thấp và nước da hơi đen, mà sao con trai của mình cóvẻ thích cô này hơn các cô khác. Hôm đó hai mẹ con ngồi với nhau, bà hỏi có bao nhiêu người conkhông chọn, mà sao con chọn con nhỏ này vừa đen vừa thấp. Anh chàng không biết trả lời làm sao hết,anh chàng chưa suy nghĩ nên khi bị hỏi bất ngờ, anh không trả lời mẹ được. Nhưng ít lâu sau anh taquán chiếu và tìm ra câu trả lời, cô này mỗi khi anh nói chuyện thì cô lắng nghe. Anh là nhà khoa họcnhưng anh cũng ưa làm thơ. Mỗi khi anh đọc thơ, cô lắng nghe và cô chứng tỏ hiểu được thơ của anh.Còn những cô gái kia cũng nghe thơ anh nhưng mà nghe do phép lịch sự thôi, bị nghe thơ chứ khôngthích. Cô này thì khác, cô thích thơ, cô thưởng thơ, cô tham gia thơ và cô trở thành tri kỷ của anhchàng. Trên cuộc đời này có thể tìm được một người có thể hiểu mình được thì mình là người có hạnhphúc. Món quà quý nhất mà người kia có thể tặng cho mình là hiểu được mình. Có những người sốngtrong cuộc đời này nhưng chưa bao giờ tìm được một người có thể gọi là hiểu mình cả. Mà nếu mình làmột người con trai hay một người con gái và trong cuộc sống này mình có thể tìm được một người cókhả năng lắng nghe mình, có thể hiểu được mình, hiểu những khó khăn những khổ đau những ước vọngcủa mình, thì mình tìm thấy nơi người đó một tâm hồn tri kỷ. Đời một người là để đi tìm một người tri kỷ, một người biết được mình. Tìm ra được người đó thìhạnh phúc vô cùng. Ngày xưa có một người chơi đàn rất là hay, bạn hữu không có ai hiểu được tàinăng của ông ta. Người này làm quan và chưa bao giờ trong giới quan chức bạn bè thân thuộc mà tìmđược người có thể hiểu được tài ba của mình. Vì vậy mỗi lần đánh đàn ông thường đem theo vài ngườihầu cận lên trên núi, tìm một chỗ rất là đẹp, trải chiếu ra, pha trà, đốt trầm lên. Không khí trang nghiêmlúc đó ông mới chơi đàn. Ông cảm thấy như chỉ có suối, cây, mây, gió mới hiểu được tiếng đàn củaông. Một hôm đang đàn thì tự nhiên dây đàn bị đứt. Thay dây mới vừa đàn thêm một câu nữa thì nó đứtnữa. Ông ta nghĩ chắc có người đang nghe lén tiếng đàn. Ông đứng lên nói lớn có vị nào đang nghe léntôi đàn xin bước ra, làm như vậy không có dễ thương. Thì tự nhiên có một anh tiều phu xuất hiện, anhtiều phu này đã nghe lén. Anh tiều phu này có lỗ tai rất là hay, nghe và hiểu được tất cả những cái hay,cái đẹp, cái quý, cái tài ba của người đàn. Vì vậy cho nên dây đàn bị đứt. Anh chàng tiều phu tên làChung Tử Kỳ và người đánh đàn là Bá Nha. Bá Nha lần đầu tiên tìm ra được người hiểu được tiếngđàn của mình. Tử Kỳ chấp nhận làm bạn với Bá Nha nhưng không muốn về kinh đô, chỉ muốn làm tiềuphu. Lâu lâu Bá Nha nhớ bạn, hẹn với bạn cùng uống trà, nghe đàn. Bá Nha đã tìm được người tri kỷ.Tình bạn đó lưu truyền cho tới ngày hôm nay với tên của hai người: Bá Nha và Tử Kỳ. Hồi thầy mớimười tám tuổi, thầy đã làm một bài thơ ca tụng tình bạn của Bá Nha, Tử Kỳ. Trên đời của mình mà cómột người lắng nghe được mình, hiểu được mình thì mình là người may mắn nhất. Anh chàng ở Calimới trả lời câu hỏi của mẹ, tại sao má biết không, tại vì người đó hiểu con. Đời người mà tìm ra được một người hiểu mình, thật là hạnh phúc vô cùng. Con mà hiểu cha, đệ tử màhiểu thầy cũng làm cho cha, cho thầy hạnh phúc. Người mà hiểu được mình thì mình biết ơn người đó.Cảm ơn em đã hiểu được anh, cảm ơn con đã hiểu được cha, cảm ơn cha đã hiểu được con. Tu tập làlàm thế nào để có thể hiểu được người khác. Muốn hiểu thì phải lắng nghe, phải quan sát mới hiểuđược. Khi sống với một người có khả năng hiểu mình thì hạnh phúc lắm, vì hiểu là nền tảng củathương. Không hiểu thì không thể nào thương được. Cho nên trong tình yêu đôi lứa phải cẩn thận. Màtình yêu đôi lứa mình chỉ cần làm vài cái test thì mình biết là người đó hiểu mình hay là không. Nếungười đó không hiểu được mình thì dù người đó có bằng cấp cao, lương tiền lớn, ô tô đẹp, có nhà cửa,bảnh trai, hay là có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, cưới người đó mình cũng sẽ khổ suốt đời, gọi

Page 272: Song Thien

là khổ sai chung thân. Đó là một nhà tù, tình yêu là một nhà tù. Người nào mà khi mình mới nói đã cắtlời, thích khoe khoang cái riêng của họ, không có khả năng hiểu được những khó khăn, khổ đau củangười khác, không biết lắng nghe mình, thì chỉ cần vài ba phút là mình có thể nhận ra được. Đừng đểbị hấp dẫn bởi bề ngoài, những bóng sắc bên ngoài, địa vị danh lợi, xe hơi, nhà cửa, tiền lương, bằngcấp. Đừng để những cái đó làm mờ mắt mình. Hai mắt mình phải tỉnh táo để thấy rằng người con gáiđó hay người con trai đó là một người có thể hiểu được mình và hiểu được mình thì sẽ thương mình, rõràng như vậy. Trong xã hội mới phát triển của chúng ta, một cô gái có thể đánh mất tiết trinh của mình để đánh đổilấy một chiếc xe gắn máy. Thật là dễ sợ, đạo đức suy đồi đến như thế đó. Tại vì muốn thoát ra khỏithân phận nghèo khổ, vì muốn có một chiếc xe giống như người khác họ đã đánh mất cái quý giá nhấtcủa đời mình. Chuyện đó đã xảy ra, nó đang xảy ra.Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Chamà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ. Vợ không hiểu chồng càng thương chồng,chồng càng khổ. Hiểu là nền tảng của tình thương. Sống với nhau như thế nào để càng ngày mình cànghiểu được nhiều hơn và người kia càng ngày càng hiểu được mình nhiều hơn. Nếu cái hiểu không lớnlên, thì cái thương nó cũng không lớn lên, nó dẫm chân tại chỗ. Nếu quý vị thấy tình thương của mìnhđang dẫm chân tại chỗ thì quý vị biết rằng quý vị không tu, bởi cái hiểu không lớn nên cái thươngkhông thể lớn. Khi mà tình thương không lớn thêm thì từ từ nó co rút lại cho đến khi trở thành một cụccứng ngắt. Tình yêu có thể chết nếu mình không biết nuôi dưỡng nó bằng cái hiểu và cái thương. Cònkhi người kia hiểu mình thì mình biết ơn người đó, biết ơn suốt đời. Chính cái ơn đó là chất liệu nuôidưỡng mình và người đó cho đến suốt đời, cái đó là nghĩa. Không phải là cái bồng bột lúc ban đầu,cái tình, không phải là ngọn lửa nuôi dưỡng đâu. Ở Việt Nam ngày xưa người ta không nấu cơm bằng gas hay là bằng điện mà nấu bằng rơm và rơmcháy rất mau. Có cách để làm cho nó cháy chậm lại, mình cần một chiếc đủa. Đặt một nắm rơm vôbếp, lấy cái đủa đè xuống thì rơm sẽ cháy từ từ. Ngày xưa miền quê Việt Nam còn dùng trấu. Trấu tứclà vỏ hạt lúa. Nhiều nhà không có hộp quẹt nên phải nuôi lửa. Muốn nuôi lửa lâu mình đổ vào bếp mộtít trấu. Trấu cháy ngún, cháy lâu. Nó không cháy bùng như rơm mà cháy chầm chậm suốt đêm. Sángmai mình khơi ra thì còn lửa ở trong đó, gọi là lửa trấu. Lửa rơm thì mau cháy, mau tàn. Đó là ngọnlửa tình. Còn nghĩa là lửa trấu, nó cháy suốt đêm dài.Ngày xưa Việt Nam còn có truyền thống đi xin lửa, vì không có hộp quẹt và cũng không có đèn dầu.Mỗi khi nấu cơm mình phải qua hàng xóm xin lửa, nếu mà nhà mình không có trấu. Các cháu có thể làchưa thấy con cúi. Con cúi không phải là một sinh vật mà mình vẫn gọi là con. Người ta lấy rơm bệnlại thành ra một con rắn rất chặt và đốt một đầu, đầu kia để tay cầm. Nó cứ cháy ngún từ từ và cháyđược nhiều giờ. Mỗi khi cần lửa nấu cơm thì mình tới con cúi lấy lửa. Còn nếu không có con cúi vàcũng không có lửa trấu thì mình phải đi xin thôi.Thầy có làm một bài thơ về chuyện đi xin lửa. Chuyện đó xảy ra trong quá khứ. Thế hệ của các cháugiờ đây có thể không biết đi xin lửa là cái gì.Sáng hôm nay hộp diêm của tôi hết rồi.Buốt lạnh như trời cuối thu buốt lạnh.Tác phẩm vẫn đang còn đó.Tôi qua nhà láng giềng xin lửa.Xin các bạn đưa tay nói thật.Có phải tất cả chúng ta cuối cùng tin rằng.Trong xóm ta thế nào cũng có người còn lửa. Chúng ta hãy tin vào cái điều đó như một người tin vào lời ước của họ.

http://vietnamyoga.org

Page 273: Song Thien

Tôi biết có những nhà nghèo nhưng lửa hồng ngún cháy ngày đêm trong bếp hồng âm ỉ.Em hãy nhớ lời tôi căn dặn.Một nắm rơm đặt vào đợi khói tỏa màu xanh. Em nhìn xem như một hơi thở nhẹ của hồn tôi thôi cũng muốn gọi về lửa đỏ. Đi xin lửa thì mình phải biết cầm một nắm rơm. Tới bếp của người ta, mình đừng có quấy động cáibếp vì người ta đang nuôi lửa ở trong đó. Cầm nắm rơm của mình, dúi vào chỗ lửa trấu đang còn cháyvà đợi. Chừng hai ba chục giây, mình thấy khói lên tức là biết rằng nắm rơm của mình đã được lửa bénvào rồi. Mình chỉ cần thổi một hơi thở nhẹ là lửa cháy lên rồi lấy một nắm rơm khác nắm lại, đem vềthì nó tiếp tục cháy. Quý vị biết rằng ngày xưa xin lửa là chuyện mỗi ngày. Lửa có hai thứ một là lửarơm hai là lửa trấu. Lửa trấu ngún cháy cả ngày đêm rất lâu. Lửa rơm được ví cho tình yêu, cho tình.Lửa trấu tượng trưng cho nghĩa.Ân nghĩa là cái tiếp nối của chữ tình. Cái tình bắt đầu cho khéo để từ từ nó đi tới cái nghĩa. Ân nghĩalà chất liệu nuôi dưỡng một cặp vợ chồng cho tới khi đầu bạc và răng long. Nghĩa là sự thực tập vềtình yêu, mỗi ngày mình phải làm cho cái tình của mình lớn lên và nó biến thành nghĩa. Mỗi ngày mìnhphải xây dựng cái ơn và cái nghĩa. Mỗi lời nói mỗi cử chỉ săn sóc đều tạo ra ơn và nghĩa hết. Chínhcái đó là keo sơn, nó giúp cho một cặp vợ chồng sống với nhau suốt đời. Tình bạn cũng vậy, tình bạnthì không có sự cháy bùng, không có sự đam mê như là tình yêu. Cho nên tình bạn nó dễ hơn nhiều.Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói rất rõ là tình bạn lâu dài bền chắc, nó nuôi dưỡng mình nhiều hơn tìnhyêu. Vì vậy bí quyết là mình phải biến tình yêu lúc ban đầu trở thành tình bạn. Hai người ban đầu làhai người yêu nhưng mà từ từ sẽ trở thành hai người bạn. Khi trở thành hai người bạn thì đó là tình yêuđang còn. Còn nếu tình yêu không trở thành tình bạn được thì tình yêu sẽ chết, sẽ không thành công. Màsở dĩ tình yêu trở thành tình bạn được là vì mình phát khởi được cái ơn và cái nghĩa. Ơn nghĩa đó nhưđã nói ở trên, nó bắt đầu từ chỗ ý thức được rằng tại sao giữa bao nhiêu người con trai người đó lạichọn mình, nên mình biết ơn người con gái đó. Giữa bao nhiêu người con gái đẹp mà mình chọn mộtngười thôi thì cái đó là bắt đầu từ chọn. Cái chọn này không phải là nhất thời, cái chọn này là phải xãyra trong một quá trình nào đó với trí tuệ của mình chứ không phải chỉ với đam mê mà thôi. Nếu tình chỉchỉ có đam mê thì mình sẽ hối hận, phải có trí tuệ và phải biết lắng nghe. Lắng nghe bạn bè, lắng nghecha mẹ, lắng nghe các em của mình. Tại vì họ cũng có cái thấy mà cái thấy của họ đôi khi khách quanhơn mình. Mình đam mê rồi thì mình không còn thấy được sự thật rõ ràng bằng những người khác.Xin quý vị giúp dịch chữ nghĩa ra tiếng Pháp, tiếng Anh. Nghĩa đi đôi với chữ ơn: Ơn nghĩa. Khithương thì ranh giới giữa cá nhân không còn nữa. Hai người trở thành một. Mình không đi tìm cái hạnhphúc riêng của mình. Hạnh phúc phải là hạnh phúc chung. Ở làng Mai mình nói hạnh phúc chưa baogiờ là hạnh phúc của riêng một mình con, đó là bài hát của sư cô Giải Nghiêm. Hạnh phúc hay đau khổtrong tình yêu không còn là vấn đề riêng của một người nữa mà của cả hai người. Đó là yếu tố thứ tư (từ, bi, hỹ, xả ) của tình yêu trong đạo Phật, tức là không phân biệt tôi khác, anh khác. Hai người là mộtthôi. Cho nên không có chuyện ông ăn chả bà ăn nem, ông đi tìm thú vui riêng của ông, bà đi tìm thúvui riêng của bà. Cái vui của ông cũng là cái vui của bà.Tuần thứ ba trong khóa tu, có một thiền sinh Tây phương hỏi một câu rất đáng thương. Ông nói rằng,con khổ quá đi. Con rủ nhà con đi tới khóa tu, bà không chịu ở, bà cứ đòi con phải đi, bây giờ conphải làm sao. Thay vì nói rằng vì bà chưa thấy được sự cần thiết của tu học thì tôi trả lời rằng tại vìông mà ra hết. Tại những gì bà thích ông đã không thích. Nếu ông thích và ông yểm trợ bà những gì bàthích thì chắc chắn bà sẽ thích cái ông thích. Sở dĩ bà đòi đi là vì ông không chú trọng tới bà. Ôngkhông để tâm tới, ông không hiểu được bà. Những gì bà yêu mến, bà mong ước, ông không để ý tới. Vìvậy cho nên bà cũng không để ý tới ông. Những thứ ông thích thì bà ghét, những thứ ông ghét thì bà lại

Page 274: Song Thien

thích cho biết tay. Thường thường nó xảy ra như vậy. Vì vậy vấn đề hạnh phúc cũng như khổ đau trongtình yêu chân thật không còn là vấn đề của cá nhân nữa mà là của chung. Chúng ta phải có thì giờ quantâm.

http://vietnamyoga.org

Page 275: Song Thien

TRIẾT LÝ THIỀN LÀ GÌ ?

Triết lý Thiền là gì, có phải là giáo lý của Phật không, hay là sản phẩm của Trung Hoa? Nhiều học giảngày nay cho Thiền là kết quả của sự gặp gở phối hợp giữa Phật Giáo Ấn Độ với Đạo giáo Trung Hoa.Nhưng thực ra Thiền chẳng phải một triết học hệ thống hay là một tôn giáo nghi thức mà là một khoahọc thực nghiệm về tâm lý sinh lý, hay đúng hơn một kỹ thuật tu luyện sinh lý tâm lý có tính cách phápthuật của nhân loại cổ sơ mà Ấn Độ cổ truyền đã sớm qui định vào khoa Yoga ngụ ý tìm tòi nhân thânvới Tuyệt đối. Chữ Thiền ở Hán Việt là phiên âm chữ Phạn(Sanscrit). Dhyana nghĩa đen là định niệm,chỉ vào giai đoạn tu luyện thứ 7 trong 8 giai đoạn căn bản của Yoga trong Bà La Môn giáo là : 1. Yama ( không thóa mạ, không tham vọng, trong sạch, chân thật, không tội lổi ).2. Niyama ( thân thể sạch sẽ )3. Asana ( ngồi tập : đầu, vai, vế ngay ngắn để xương sống thoải mái )4. Pramayama ( điều ngự hơi thở để kiểm soát sinh lực )5. Pratyahara ( tinh thần nội hướng, phản tỉnh thân thể để tìm hiểu vật thể ).6. Dharama ( tập trung tinh thần vào một đề tài )7. Dhyana ( định niệm ).8. Samadhi ( giác ngộ, mục đích của công phu tu luyện trên ).Và Đạo sĩ Bà La Môn giáo giải thích khoa Yoga cổ truyền ấy như sau :“Khoa Yoga là một khoa học như các khoa học khác ở trên thế giới. Nó là một khoa phân tích tinhthần, thu lượm sự kiện của thế giới siêu cảm giác để xây dựng thế giới tâm linh. Tất cả đại sư phụ tâmlinh trứ danh trên thế giới đều đã nói:” Ta thấy và ta biết!” Chúa Jesus, Thánh Paul và Thánh Jean đềutuyên bố tri giác cụ thể về chân lý tâm linh của các Ngài dạy. Cái tri giác ấy có thể thực hiện bằngYoga. Chẳng phải ký ức hay ý thức có thể giới hạn đời sống hiện sinh, còn có một trạng thái siêu thứcnữa. Cả siêu thức lẫn tiềm thức đều là trạng thái không cảm giác thấy, nhưng có điểm khác nhau lớnnày là sự khác nhau giữa sự ngu và sự biết""Tập trung tinh thần là nguồn của tất cả tri thức. Khoa Yoga dạy chúng ta làm chủ thân thể. Yoga nghĩalà nối, tức là nối linh hồn người ta với linh hồn tối cao. Tinh thần hành động bên trong và dưới ý thức.Cái mà chúng ta gọi là ý thức thì chỉ là một nấc trên cầu thang vô hạn của bản tính thiên nhiên củachúng ta ” ” Cái Ta của chúng ta chỉ bao phủ đúng được một mẩu nhỏ ý thức và một khoảng lớn vô ýthức, còn bên trên và phần nhiều nó không biết được ấy là bình diện siêu thức “. “Chỉ Thượng Đế làmục đích của chúng ta, không đạt được thì diệt vong “.(Raja Yoga-Vivekananda) Trên đây Dhyana của khoa Yoga là trạng thái định niệm vào Thượng Đế(God) coi như mục đích tốicao để thực hiện, còn Dhyana hay Thiền ở Phật giáo không phải nhằm nối cá nhân với Thượng Đế, màlà để thấy Tự Tính hay Kiến Tính, thấy Tự Ngã (Self), thực hiện Tâm Bồ Đề(Bodhi Nếu chúng ta hiểurằng Thượng Đế nói trong khoa Yoga của Bà La Môn giáo” không tha thiết đến nghi lễ, đến sùng bái,cũng không chú ý đến đức tin nào vào ” ân điển ” của mình, mà bản thể tự nhiên hợp tác với Tự Tínhmuốn khai phóng bằng khoa Yoga “,(Patanjali et le Yoga )thì sự nối tinh thần cá nhân với Thượng Đế,và thực hiện Tâm Bồ Đề để thấy ” Tự Tính ” tưởng không có chi khác nhau cả. Sứ mệnh của Phật kêugọi chúng sinh đau khổ vì trầm luân trong vòng luân hồi sinh tử. Đối với Phật Thích Ca cũng như đối

Page 276: Song Thien

với tất cả truyền thống Yoga ở Ấn Độ, thì sự cứu khổ chỉ có thể có được là do sức tự cứu, thể hiệnchân lý một cách cụ thể. Đấy không phải vấn đề lý thuyết hay trốn tránh vào con đường khổ hạnh nào,mà phải thấu hiểu đồng thời thực nghiệm chân lý.Đối với Phật Thích Ca người ta chỉ có thể tự cứu bằng cách đạt tới Niết Bàn, nghĩa là vượt khỏi bìnhdiện kinh nghiệm của nhân loại phàm tục và thâu hóa lấy bình diện vô điều kiện, không hệ lụy. NhưngPhật không hay đề cập đến cái trạng thái vô điều kiện ấy, sợ làm xuyên tạc đi. Bởi thế mà Ngài phảnđối tín đồ Bà La Môn gíáo vì họ thuyết nhiều về cái ” Bất khả tư nghị ” và vì họ đòi định nghĩa tựTính(soi). Đối với Phật thì ” chủ trương Tự Ngã(Atman) có thật, thường tồn là quan điểm sai lầm.Chủ trương Tự Ngã(Atman) không có cũng sai lầm “. Nhưng nếu chúng ta đọc chổ Ngài nói về kẻ giảithoát vào Niết Bàn, chúng ta thấy giống hệt với hạng” Jivanmukta” = “giải thoát khi còn đang sống”trong khoa Yoga của Bà La Môn giáo :“Kẻ nào có hạnh phúc bên trong, tâm hồn thảnh thơi yên tỉnh và ánh sáng tâm linh, kẻ ấy là Đạo SĩYaga, trở nên Phạm Thiên, Đại Ngã( Brahman) và đạt tới điểm mà linh hồn cá nhân hòa vào trong ĐạiHồn( Brahman) “.(Bhagavad-Gita) Như thế đủ thấy Phật đã nối tiếp truyền thống khổ hạnh thầnbí(asceti-comystique )Ấn Độ như thế nào. Ngài tin vào sự giải thoát tại đời sống này nhưng từ chối tấtcả định nghĩa về sự giải thoát .Louis de la Vallée Poussin viết :“Nếu Bouddha từ chối không giải thích về hạng Giải thoát, không phải vì bậc Thánh, dù đang sốngkhông có thực mà là vì người ta không thể nói được gì xác thiết về bậc Giải thoát “.Tất cả điều người ta có thể nói về hạng người giải thoát sống, chính giác là họ không thuộc về thế giớinày nữa.” Như Lai(Tathagata) không thể gọi là vật chất, cảm giác, ý niệm,ý chí, tri thức. Như Lai thâm thúy, vôlượng, thâm thúy như đại dương. Người ta không thể bảo Như Lai có, hay không có, vừa có, vừakhông, không phải có, không phải không “.Đấy chính là luận điệu bí truyền(mystique) và thần học phủ định, không,không( neti! neti!) của ÁoNghĩa Thư(Upanisads) . Và chính cái luận điệu vừa có, vừa không, vừa không có, vừa không phảikhông có ấy, là luận điệu để nói về cái thực tại tối cao của Tâm Ấn hay sự kiện trực giác của chư Phật.Khi Phật sắp vào Niết Bàn, e rằng người đời mắc vào lầm lổi và khiên trệ, nên có bảo Văn Thù : Tagiòng dã 49 năm chưa từng thuyết một chữ nào. Lại bảo ta có thuyết gì chăng ? Nhân tiện tay cầm cànhhoa giơ lên, mọi người đều không hiểu. Chỉ có Ca Diếp(Mahakasiapa) tôn giả nhách miệng mỉm cười.Phật biết ông hội ý tâm hợp mới đem Chánh Pháp Nhãn Tạng truyền cho. Đấy là Tổ thứ nhất.Vì thế mới gọi là ” Tâm tông truyền riêng ngoài giáo lý – Giáo ngoại biệt truyền chi tâm tông dã “.Chính đấy là sự ” yên lặng hùng biện ” của Đức Phật Thích Ca. Và sự yên lặng ấy đưa đến triết họcTrung Quán Luận ( Madhyamika ) của Long Thọ Bồ Tát ( Nagarjuna ) thế kỷ thứ 2 để dẫn đến Thiềnhọc ở Á Đông.Qua sự yên lặng của Đức Phật với cành hoa giơ lên mà Ca Diếp Tôn Giả hội ý cả một chân lý tối cao,thì chân lý ấy là gì ? Cử chỉ của Phật ngụ một số vấn đề mà Ngài đã tuyên bố ở các trường khác hợp là” Bất khả tư nghị “( avyakrta ). Những vấn đề ấy là những vấn đề siêu hình có liên quan đến thế giớihiện tượng, đến đời sống tinh thần và vật chất nhân loại. Đấy là một số vấn đề không có giải đáp đượcthu vào bốn loại :1. Thế giới có mãi, không có mãi, vừa có, vừa không, hay là vừa chẳng có chẳng không ?2. Thế giới hữu hạn ở không gian hay vô hạn, vừa hữu hạn, vừa vô hạn, vừa không hữu hạn, vừa khôngvô hạn ?3. Như Lai ( Tathagata ) bất diệt hay diệt, hay vừa bất diệt vừa diệt, vừa không bất diệt vừa không diệt?

http://vietnamyoga.org

Page 277: Song Thien

4. Linh hồn đồng nhất với thân thể, hay khác với thân thể ?Những vấn đề trên đây do một đạo sĩ Bà La Môn giáo cật vấn Phật, Phật chỉ trả lời :“Chủ trương thế giới có vĩnh cửu, hay bất cứ một quan điểm nào, ấy là một rừng rậm chằng chịt, mộtchuỗi ý kiến đầy đau khổ, thất vọng, lo âu, nguy nan và điều ấy không đưa đến thái độ chống đối, trừdiệt tham dục, ngưng nghỉ yên tĩnh, hiểu biết tối cao, giác ngộ, Niết Bàn”.(Văn kiện nguyên thủy củaPhật giáo- Ed. J.THomas- Adyar-Paris 1949)Như vậy ý nghĩa chân chính về sự yên lặng của Đức Phật không cho phép ta hiểu là ” bất khả tri luận ”( agnosticisme ) như thông thường người ta vẫn lầm tưởng vì bất khả tri luận là một thái độ tuyệt vọngvà hoài nghi.Phật có thái độ tích cực để giải đáp các vấn đề siêu hình bằng cách phản đối tất cả quan điểm siêuhình suy luận danh lý để phản tỉnh nội quan, thực nghiệm trạng thái thức siêu việt, và phản đối cáchthức độc đoán của lý trí.Đấy là thái độ phê phán lý trí, lấy phê phán làm triết học vậy.Cái trạng thái thực nghiệm siêu ý thức cảm nghĩ ấy không phải hư vô luận ( Nihilisme ). Phật tin cóthật tại của Niết Bàn coi như tuyệt đối. Ngài chỉ không cho phép ta bàn luận về đặc tính Tuyệt đối NiếtBàn ấy và khoác vào đấy những danh từ ý niệm thuộc thế giới tương đối của nhân duyên phác nghiệmnhư có, không v.v… Sự yên lặng của Phật chỉ nên hiểu là cái ý thức về bản thể bất khả tư nghị củathực tại tuyệt đối thì không lệ thuộc vào điều kiện thời gian, không gian, nhân quả ví như vật tự thân (chose en soi ) của Triết gia Kant vậy.Triết gia Ấn, Radhakrishnan giải thích sự yên lặng của Đức Phật như sau :” Phật từ chối mô tả Tuyệt đối, vì làm thế phải bước ra ngoài thế giới tương đối mà Phật là người đầutiên chống đối với kẻ khác về sự chính xác của nó. Tuyệt đối không phải vấn đề quan sát phô phác.Thế giới kinh nghiệm không biểu lộ Tuyệt đối ở chổ nào trong giới hạn của nó cả. Kinh Ưu bà ni tát (Upanisads ) cũng nhận như thế và cảnh cáo chúng ta không được áp dụng những phạm trù của thế giớihiện tượng vào thực tại tối cao. Nhà tiên tri ở Ưu bà ni tát khi phải mô tả bản tính của Tuyệt đối giữthái độ yên lặng và nếu hỏi gặng thì Ngài càng giữ yên lặng để kết cục tuyên bố: ” Tự Ngã(Atman)làyên lặng “…Upanisads xác nhận và Phật đồng tình rằng chúng ta không thể đạt được sự chính xác trênlý thuyết về các vấn đề cùng tột, và những kẻ giảng dạy đã đạt được là bọn vu khoát muốn thống trịngười bình dân. Khi Phật đả phá chủ nghĩa độc đoán của tiền nhân không lẽ Ngài lại muốn thay thế vàođấy chủ nghĩa độc đoán của mình. Như thế chỉ gây tranh biện làm cản trở tiến bộ tâm linh. Phật tuyênbố Ngài không bộc lộ chân lý Ngài biết không phải chỉ vì nó không giúp ích gì cho cho kẻ tìm giảithoát, nhưng cũng vì người ta chủ trương quan điểm khác nhau. Thời ấy biện thuyết suông đã trở nênmột bệnh hoạn tinh thần. Đối với Phật, tư tưởng gia Ấn Độ giáo có vẻ lãnh đạm với nhu cầu thâm trầmcủa đời sống, ai nấy chỉ lo tranh biện đến điểm tột cùng của tư tưởng. bởi vậy mà Đức Phật khuyên đệtử rút lui khỏi cuộc tranh biện hệ thống tư tưởng để chú ý vào tôn giáo coi như đời sống và đường lốidẫn đến chân lý. Chân lý sẽ tự khai triển tại nơi ta, chừng nào chúng ta tự giải thoát khỏi những thànhkiến cố chấp khiến thực tại tự phản chiếu tại ta và biến đổi bản thân chúng ta. Chân lý phải tìm ở đờisống, không phải vấn đề biện thuyết bác học mà là một thiết yếu tâm linh. Thấy rõ giới hạn của lý trítrong sự tìm tòi thực tại, Đức Phật không nghĩ rằng bổn phận của mình là thỏa mãn khát vọng siêu hình,tuy rằng Ngài đã có sẵn quan điểm về vấn đề siêu hình .” ( Indian Philosophy t.I.P.638-4 ) Xem thế thì biết ” bất khả tư nghị “về Tuyệt đối đã là quan điểm chung cho cả Upanisad lẫn Buddha.Cả hai bên điều có luận điệu phủ định ( négation )về Tuyệt đối. Chổ khác nhau ở các nhà tiên tri thờiVeda là không để ý đến quan điểm triết học về thực tại mà chỉ trực giác thẳng vào Brahman hay ĐạiNgã. Họ không ý thức được như Đức Phật về chổ mâu thuẩn nội tại của lý trí. Bởi thế Phật phải đốiphó với nhiều hệ thống suy luận đương thời, cho nên đã lấy sự từ chối lý thuyết làm phương tiện đi đến

Page 278: Song Thien

tri thức phi danh lý về Tuyệt đối. Cái ý thức về sự mâu thuẩn nội tại của lý trí và sự cố gắng tìm giảiquyết bằng cách vượt lên một bình diện cao hơn lý trí là biện chứng. Và biện chứng pháp là con đườngTrung Quán vậy. Upanisad chỉ có luận điệu là biết cái Tự Tính ( le soi ), cái Tự Ngã (atman)thì biếtđược tất cả và là phương tiện độc nhất để giải thoát. Hệ lụy là vô minh về Tự Tính.Buddha lại chủ trương Tự Tính, Tự Ngã là điều vô minh, mê vọng đầu tiên của chúng ta. Giác ngộ haylà ý thức về bản tính của đau khổ và nguyên nhân của đau khổ, đấy là biết làm cho con người ta đượctự do giải thoát.Biết của Phật là tự ý thức, là giác ngộ về quá trình diễn biến của thế giới tức là định luật nhân duyên (pratityasamutpada ) và vượt lên Tuyệt đối vô điều kiện. Tự do là hiểu biết lẽ tất yếu, cho nên vô chấplà giải thoát, chấp là vô minh.

Nguyễn Đăng ThụcTrích trong ” Thiền Học Việt Nam “

http://vietnamyoga.org

Page 279: Song Thien

Tuổi già

Trần Mộng Tú

Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng, trongmột bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ được phong cáchung dung. Con hạc được coi là một con vật sống lâu cho nên người ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc. Ðầu tháng năm vừa qua, tôi sang chơi với vợ chồng người anh ở bên Vienna, D.C. Ðằng sau nhà anhtôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là đẹp.suối róc rách chẩy, cây cỏ xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng xóa. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắttheo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện.Tôi bất giác hỏi:- Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa đông héo, úa, rụng, đến xuân, hạ lại hồi sinh nhỉ?Anh tôi cười, nói:- Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.Chúng ta những người ở lứa tuổi đang bước vào tuổi già hay đã già. Tinh thần và thể xác không cònnhư hai mươi năm, mười năm về trước hay thậm chí như mới năm ngoái nữa.Thông thường bất cứ người mang quốc tịch nào, sinh sống ở phần đất hayhoàn cảnh nào thì khi về giàhay ngồi gậm nhấm lại quá khứ. Chúng ta là những người từ một quê hương mất mát đến ở trọ mộtquốc gia khác, chúng ta còn nhiều điều gậm nhấm hơn nữa. Ở tuổi già, không có phương tiện di chuyển, bị trở ngại ngôn ngữ đã làm một số người sống một cuộcsống tẻ nhạt, từ tẻ nhạt đưa tới trầm cảm, khép kín. Từ đó sinh ra bao nhiêu bệnh, và khi có bệnh, sựchạy chữa xem chừng không có hiệu quả lắm cho những người này. Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sáchLove & Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư,bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc. Tình thương và tinh thần là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khỏe. Ba mươi năm trước mà nghe ai nóicô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ. Nhưng bây giờ điều này đã được nhiềubác sĩ công nhận là đúng. Những buổi tĩnh tâm chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáocủa mỗi người) chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng người khác cũng giúp khai thông đượcnhững tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh vậy. Nếu không nói ra đượcnhững gì dồn nén bên trong thì chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói ra, hay viết ra được những khổtâm của mình thì hệ thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc. Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ănkhông ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ,mất sức đề kháng, dễ cảm cúm. Như vậy sự cô đơncũng là chất độc như cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ có tình thương mới cứu rỗi được.Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi. Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là 'hưởngthọ'. Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một “bonus”, phần thưởng của Trời cho.Chúng ta nên sống thế nào với những ngày 'phần thưởng' này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống côđơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thântrách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh. Trong Những Lời Phật Dậy có câu: "Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình. Phá sản lớnnhất của đời người là tuyệt vọng." Chắc trong quý vị không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này. Gặp gỡ bèbạn thường xuyên trong những sinh hoạt thể thao là điều tốt lành nhất cho thể lý. Ði tập thể thao như

Page 280: Song Thien

Tài Chi, Hồng Gia, nhẩy nhẹ theo nhạc, tắm hơi, bơi lội v.v... đã giúp cho người lớn tuổi giữ đượcthăng bằng, ít ngã, và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu hơn, mau lành hơn. Gặp bạn, nói được ranhững điều phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ, chùa cầu nguyện giúp được làmchậm lại sự phát triển của bệnh. Bác Sĩ Jeff Levin giáo sư Ðại Học North Carolina khám phá ra từ hàng trăm bệnh nhân, nếu người nàothường xuyên đến nhà nguyện họ có áp suất máu thấp hơn những người không đến nhà nguyện, ông bỏra hàng đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu những kết quả cụ thể của 'Tín Ngưỡng và SứcKhỏe'. Cuốn sách ông phát hành gần đây nhất có tên là God, Faith and Health. Trong đó ông cho biếtnhững người có tín ngưỡng khỏe mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu cơ tim, gặp sự thăngtrầm trong đời sống họ biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan.Lạc quan là một cẩm nang quý vị nên luôn luôn mang theo bên mình. Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là'Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa' hoặc 'Tôi vụng về, ít học, chẳng làm gì được'.Tôi xin kể câu chuyện Hai Con Ngựa của thầy phó tế George A.Haloulakos.Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút thongthả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa binh thường giống những con ngựa khác. Tuy nhiên nếubạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con mù. Chủ nhân của nó chắc thương nó không nỡ bỏ đi, mà còn cho nó một chỗ ở an toàn. Chính điều này đãthành một câu chuyện tuyệt vời. Ðứng bên chúng, bạn chợt nghe có tiếng chuông rung, phát ra từ cái đai nhỏ vòng quanh cổ con ngựanhỏ hơn, chắc là một con cái. Tiếng chuông báo cho con bạn mù của nó, biết là nó đang ở đâu màbước theo. Quan sát kỹ một chút bạn sẽ thấy cái cách con ngựa sáng chăm sóc con ngựa mù, bạn nóchu đáo như thế nào. Con ngựa mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn, nó bước chậm rãi và tinrằng bạn nó không để nó bị lạc. Trên đường trở về chuồng mỗi chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lạingoái cổ lại nhìn bạn, muốn biết chắc bạn mù của nó vẫn đi theo tiếng chuông của nó để lại đằng sau.Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng Ðế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạnkhiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta những người bạn khichúng ta cần được giúp đỡ. Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù, được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng Ðế đã nhờ aiđó rung lên cho chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác nhìn thấy. Bạn hiền là như vậy. Không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy họ, nhưng họ thì luôn hiện diện đâu đó. Hãylắng nghe tiếng chuông của nhau. Hãy tử tế hết sức mình, bởi vì có một người mà bạn gặp trên đời, biết đâu cũng đang ở trong một hoàncảnh khó khăn nào đó họ phải phấn đấu để vượt qua. Không gì hơn là tuổi già nương dựa vào nhau trong tình bạn. Luôn luôn nghĩ bao giờ mình cũng có cáicho đi mà người khác dùng được. Trong một lần đến thăm Viện Dưỡng Lão, tôi thấy một cụ ông 70 tuổi, đút thức ăn cho một cụ bà 80tuổi. Hỏi ra thì họ không có liên hệ gì với nhau cả.Chỉ là một người có khả năng cho và một người vui vẻ nhận.Tính hài hước, làm cho người khác cười cùng với mình là những liều thuốc bổ. Thi sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong trương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổivóc dáng của tuổi già, bà nói: 'Vô số chuyện xẩy tới từng ngày... Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Cóvẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước'. Khán giả nghe bà, cười chẩycả nước mắt.Sinh, bệnh, lão, tử. Con đường đó ai cũng phải đi qua. Nhưng đi như hế nào thì hầu như 80% chínhmình là người lựa chọn.

http://vietnamyoga.org

Page 281: Song Thien

Những vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn qua tinh thần là: Sự cảm thông giữa cha mẹ vàcon cái, giữa ông bà với các cháu.Tinh thần chấp nhận và lạc quan. Nghĩ đến những điều vui nhỏ mỗi ngày. Tham gia những sinh hoạtnào phù hợp với sức khỏe. Làm việc thiện nguyện. Nhóm bạn: Ðọc sách, kể chuyện, đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, lớp dậy Hồng Gia, ngồi thiền, khí công v.v... Và ngay cả chỉ đibộ với nhau 30 phút mỗi ngày cũng giúp cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt hơn là ở nhà nằm quaymặt vào tường.Hãy thỉnh thoảng đọc lên thành tiếng câu ngạn ngữ này: 'Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho trái tim và một tin vui mang sức khỏe cho xương cốt.' Chúc quý vị luôn cảm thấy vui khoẻ và trọn vẹn an lành trong tâm hồn !

Page 282: Song Thien

Từ bi với mình…

BS Đỗ Hồng Ngoc

Hình như ta chẳng bao giờ thực sống trong hiện tại cả! Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống chotương lai. Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có đựơc cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đãcó được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mongcho nhỏ lại. Quả là lý thú! Tóm lại, ta chẳng biết quý những phút giây hiện tại. Từ ngày “thế giớiphẳng”, ta còn sống với đời sống ảo. Ta ngồi đây với bạn nhưng trò chuyện với một người nào khác,cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa. Khi bắt lại câu chuyện thì nhiềukhi đã lỡ nhịp! Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết qúy thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ởđây và bây giờ hơn. Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa! Hiện tại thì không có già, không có trẻ, không có quá khứ, vịlai. Dĩ nhiên, không phải là trốn chạy già mà hiểu nó, chấp nhận nó, thưởng thức nó. Khi biết “enjoy”nó thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá. Một người 60, tiếc mãi tuổi 45 của mình thìkhi 75, họ sẽ tiếc mãi tuổi 60, rồi khi 80, họ sẽ càng tiếc 75! Vậy sao ta đang ở cái tuổi tuyệt vời nhấtcủa mình lại không yêu thích nó đi, sao cứ phải… nguyền rủa, bất mãn với nó. Có phải tội nghiệp nókhông? Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi, không thể có tuổi nào đẹphơn nữa! Ta cũng có thể gạt gẫm mình chút đỉnh như đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn. Xóa chỗ này, bơm chỗ nọ,lóc chỗ kia. Nhưng nhức mỏi vẫn cứ nhức mỏi, loãng xương vẫn cứ loãng xương, tim mạch vẫn cứ timmạch… Cơ thể ta cứ tiến triển theo một “lộ trình” đã được vạch sẵn của nó, không cần biết có ta! Màhình như, càng nguyền rủa, càng bất mãn với nó, nó càng làm dữ. Trái lại nếu biết thương yêu nó, chiềuchuộng nó một chút, biết cách cho nó ăn, cho nó nghỉ, biết cách làm cho xương nó cứng cáp, làm chomạch máu nó thông thoáng, làm cho các khớp nó trơn tru thì nó cũng sẽ tử tế với ta hơn. Anh chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút. Chonó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơimình ngang xương giữa đường cho mà coi” (Nikos Kazantzaki). Từ ngày biết thương “con lừa” củamình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khiđói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thìăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá! Một người côtôi “ăn không được”, ăn “không biết ngon” vậy mà vẫn béo phì, đi không nổi, là bởi vì các con thươngbà quá, mua toàn sữa Mỹ mắc tiền cho uống! Sữa giàu năng lượng, nhiều chất béo bổ quá, làm sao còncó thể ăn ngon, làm sao không béo phì cho được? Giá nghèo một chút thì hay hơn! Cá kho quẹt, raumuống mà tốt, miễn bà ăn thấy ngon, thấy sướng! Tôi cũng biết cho con lừa của mình ngủ hơn. Ngủ đẫygiấc, đủ giấc. Ngủ đủ giấc là cơ hội tốt nhất cho các tế bào não phục hồi, như sạc pin vậy. Sạc khôngđủ mà đòi pin ngon lành sao được! Bảy trăm năm trước, Trần Nhân Tông viết: cơ tắc xan hề khốn tắcmiên! Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền! trong bài Cư trần lạc đạo, ở đời mà vui đạo! Ông là vị vua nhàTrần sớm nhường ngôi cho con, lên tu ở núi Yên tử, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm. Tu hành như vậy màkhi quân Nguyên xâm lấn nứơc ta, ông liền xuống núi, ra tay dẹp giặc, xong, phủi tay lên núi tu tiếp! Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình, không ai giống ai, như vân tay vậy, cho nên không cầnbắt chước, chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽchẳng qua cũng chỉ để tham khảo, nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ

http://vietnamyoga.org

Page 283: Song Thien

thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc quá thì phảicảnh giác! Cũng nhớ rằng tới tuổi nào đó tai cũng sẽ bắt đầu kém nhạy, mắt bắt đầu kém tinh, đầu óc bắt đầu kémsắc sảo. Tai kém nhạy để bớt nghe những điều chướng tai. Mắt kém tinh để bớt thấy những điều gaimắt. Đầu óc cứ sắc sảo hoài ai chịu cho nổi! Tuy vậy, tai kém mà muốn nghe gì thì nghe, không thìđóng lại; mắt kém mà muốn thấy gì thì thấy, không thì khép lại. Thế là “căn” hết tiếp xúc được với“trần”. Tự dưng không tu hành gì cả mà cũng như tu, cũng thực tập ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm! Rồi một hôm đẹp trời nào đó ta còn có thể phát hiện mắt mình chẳng những nhìn kém mà còn thấynhững ngôi sao lấm chấm, những lốm đốm hoa trên bầu trời trong xanh vời vợi kia. Nếu không phải domột thứ bệnh mắt nào đó thì đây hẳn là hiện tượng thoái hóa của tuổi già, nói nôm na là xài lâu quá, hếtthời hạn bảo hành. Cái mà người xưa gọi là “hoa đốm hư không” chính là nó. Tưởng hoa đốm của trời,ai dè trong mắt mình! Chính cái “tưởng” của ta nhiều khi làm hại ta. Biết vậy ta bớt mất thì giờ chonhững cuộc tranh tụng, bớt tiêu hao năng lượng vào những chuyện hơn thua. Dĩ nhiên có những chuyệnphải ra ngô ra khoai nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã khác, biết tôn trọng ý kiến người khác,biết chấp nhận và nhìn lại mình. Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình. Đến 40 thì ai nghĩ gìmặc họ. Đến 60 mới biết chả có ai nghĩ gì về mình cả! Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi vớimình một chút vậy!

Page 284: Song Thien

Vô Tình Thuyết Pháp

John Daido Loori

Thị Giới dịch

John Daido Loori là vị hướng dẫn tâm linh và là tu viện trưởng tu viện Zen Mountain Monastery ởNew York, cũng là người sáng lập giòng Thiền Mountain and River. Ngài là tác giả của nhiều tácphẩm về Thiền và bài sau đây được trích dịch từ tác phẩm Teachings of the Earth của ngài. Chúng ta đang ở vào một giai đoạn đặc biệt của lịch sử nhân loại. Lần đầu tiên, những mối đe dọachính không phải là những tai họa từ thiên nhiên đã từng là những nỗi sợ hãi lớn nhất của tổ tiên chúngta ngàn năm về trước, nhưng là những hiểm họa do chính con người tạo ra. Chúng ta đang ở vào mộtthời điểm nguy ngập trong sự phát triển, một thời điểm quyết định cho cả số phận của con người cũngnhư hành tinh của chúng ta. Chúng ta đang đối diện với một nghịch lý thúc ép nhất: Một mặt, chúng tasở hữu được một mức độ hiểu biết và khả năng kỹ thuật mà chỉ những thập niên trước cũng khó tưởngtượng được. Chúng ta hiểu những số liệu phức tạp về những tầm xa nhất của không gian và những họatđộng tế vi nhất của những mảnh thời gian nhỏ của các nguyên tử. Mặt khác, hàng triệu con người trênquả địa cầu nầy đã và đang chết đói. Môi trường của chúng ta bị ô nhiễm. Tài nguyên thiên nhiên củađịa cầu đang bị tước đoạt đến mức báo động. Nỗi ám ảnh về thảm họa môi sinh toàn cầu có khả năngtiêu diệt các chủng loại và mọi sự sống đè nặng lên chúng ta. Mặc dù chúng ta hiểu biết quá nhiều vềvũ trụ và hoạt động của nó, chúng ta chỉ hiểu biết một cách hời hợt về chúng ta, đời sống của chúng ta,và mối liên hệ giữa chúng ta với vạn vật.Cách chúng ta nhận thức về chúng ta và về vũ trụ vẫn còn nhị nguyên và hầu như không thay đổi trongsuốt sự phát triển của lịch sử nhân loại. Nó là một cái nhìn chấp nhận sự phân ly giữa mình và kẻ khác.Kết quả của cái nhìn phân ly đó là chúng ta đã tạo ra những môn trìết học, nghệ thuật, khoa học, y học,sinh thái học, thần học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, đạo đức học… biệt lập nhau. Hậu quả làtạo ra cái thế giới mà ngày nay chúng ta sống trong đó. Những vấn đề như chiến tranh nguyên tử, ônhiễm tài nguyên thiên nhiên, SIDA, ma túy, nghèo đói, đồi bại trong tôn giáo, chính trị và kinh doanh,tất cả đều liên hệ với cách chúng ta hiểu về cái ngã. Cách chúng ta hiểu về ngã cũng là cách chúng tahiểu về vũ trụ, và cách chúng ta hiểu về vũ trụ quyết định cách chúng ta liên hệ với nó, điều chúng talàm đối với nó, và cách chúng ta sống trong đó.Gần đây, chúng ta thấy xuất hiện ở Tây phương một cách hiểu về thực tại hoàn toàn mới. Nguồn gốccủa cách hiểu đó là một tác phẫm mà trước đó chỉ các Phật tử biết đến. Đó là Kinh Hoa Nghiêm. KinhHoa Nghiêm trình bày một vũ trụ mà trong đó tất cả mọi sự vật và những sự vật khác tương nhập vớinhau trong sự đồng nhất và quan hệ duyên khởi; trong đó mỗi sự vật đều cần đến mỗi sự vật khác vàkhông có một hạt bụi nhỏ nào không ảnh hưởng đến toàn thể. Một ẩn dụ trong kinh, Lưới Trời ĐếThích, vẽ ra một thế giới trong đó mọi hiện hữu được nhìn như một tấm lưới kim cương lớn rộng khắpvũ trụ, không chỉ ba chiều không gian mà còn bao gồm chiều thứ tư là thời gian. Mỗi điểm của tấmlưới vĩ đại nầy là một hạt kim cương nhiều mặt phản chiếu mỗi viên kim cương khác, và như vậy, chứađựng mọi viên kim cương trong tấm lưới. Những viên kim cuơng tiêu biểu cho toàn thể vũ trụ quá khứ,hiện tại và tương lai. Điều mà ẩn dụ đó muốn mô tả là mỗi và mọi sự vật trong vũ trụ đều chứa đựngmỗi sự vật khác trong mọi lúc.Lưới Trời Đế Thích không chỉ là nguyên lý triết học; nó là một sự trình bày về thực tại được chứngnghiệm. Nó là kinh nghiệm trực tiếp của hàng ngàn nam nữ Phật tử qua trên hai ngàn năm. Có thể nói

http://vietnamyoga.org

Page 285: Song Thien

rằng, giáo lý nầy chỉ được người Tây phương tiếp nhận một cách nghiêm túc vào thế kỷ thứ hai mươi,khi họ nhận thấy một trong những ứng dụng của tia sáng laser đã minh chứng cho sự xác thực của cáithấy cổ xưa nầy. Sử dụng ánh sáng laser, chúng ta có thể tạo một hình chụp trên một tấm bảng kẽm; khiánh sáng laser được cho xuyên qua tấm kẽm, một hình ảnh ba chiều được phóng ra. Đó là hình ảnh rấtđẹp, một hình ảnh holographic mà chúng ta có thể bước đi trong đó, cho phép chúng ta ngồi ở giữanhững đồ vật trong bức tranh đó. Điều đáng chú ý hơn, và làm thay đổi tận gốc cách chúng ta nhìn sựvật là khi cắt tấm kẽm chụp hình đó làm đôi và chiếu ánh sáng laser qua chỉ nửa tấm kẽm đó nó vẫnphóng chiếu toàn thể hình ảnh, cắt phần tư làm hai, cắt phần tám làm hai và cứ như thế cho đến mộtphần nhỏ nhất của tấm kẽm. Khi chiếu ánh sáng laser qua nó, toàn bộ bức tranh được phóng chiếu,không có phần nào bị mất. Điều nầy chứng tỏ một việc: mỗi phần của tấm kẽm chứa đựng tất cả mọichi tiết của cái toàn thể, giống như những viên kim cương trong Lưới Trời Đế Thích. Kết quả của sự khám phá nầy là các nhà sinh vật bắt đầu khảo sát sinh vật học theo mô hìnhholographic. Lý thuyết mới về não bộ cũng được dùng mô hình holographic, và các nhà vật lý bắt đầunhìn vào vũ trụ bằng “con mắt” theo mẫu holographic. Ngày nay, trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, cácnhà khoa học đã bắt đầu chứng minh được sự xác thực của những điều được nói ra từ sự chứng nghiệmLưới Trời Đế Thích truyền đạt bởi các hành giả Phật giáo qua 2500 năm. Nhận ra vũ trụ holographic là điều tôi muốn gọi là tâm thức thế kỷ hai mươi mốt. Chỉ với việc hiểubản chất của vũ trụ như là một toàn thể, chúng ta có thể làm điều gì đó cho những vấn đề mà chúng tađang đối diện. Tâm thức thế kỷ hai mươi mốt là tâm thức của những vị Cổ Phật; đó là Tâm Phật, cũnglà tâm của tất cả chúng sanh. Tâm đó chúng ta đã có sẵn đủ, nhưng chúng ta chôn vùi nó trong mộtquãng đời bị điều kiện hóa – điều kiện hóa do cha mẹ, thầy giáo, văn hóa, tổ quốc, học vấn... Khichúng ta nhận ra vũ trụ tương quan phụ thuộc, không thể nào chúng ta từ bỏ trách nhiệm đối với nó. Rõràng rằng điều chúng ta làm và điều xảy ra cho chúng ta chỉ là một. Khi nhận thức điều nầy một cáchsâu xa, chúng ta sẽ không thể nào còn trì hoãn và đổ lỗi. Chúng ta tạo ra thế giới của chúng ta – đó làđiều ai cũng thấy rõ. Đó là kết quả đến từ nhận thức. Khi chúng ta nghe vể những vấn đề của thế giới,chúng ta cảm thấy thất vọng. Chúng ta có thể làm được điều gì? Tình trạng có vẻ vô vọng. Tuy nhiên,bên cạnh nỗi vô vọng đó, chúng ta vẫn có cách để giải quyết tình trạng của chúng ta, với điều kiện làchúng ta phải hiểu được chúng ta thật sự là ai ở bên ngoài chiếc bị da, bên ngoài ngôn ngữ và ý niệm.Đâu là sự thật, thực tại của cuộc sống? Ý nghĩa của hiện hữu là gì?Vào thời nhà Đường ở Trung hoa, Thiền sư Động Sơn lúc còn rất trẻ đã đặt những câu hỏi tương tự.Khi nghe một câu trong Tâm Kinh, “Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,” ngài rờ lên mặt nói: “Tôi cómắt, tai, mũi, lưỡi. Tại sao kinh nói rằng chúng không hiện hữu?” Những hành giả đã tụng Tâm Kinh ởngôi chùa đó xấp xỉ hai mươi năm, và hàng ngàn người khác nhau đã ngồi trong thiền đường và tụng“Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không có thế giới của sắc,không có thế giới của ý.” Nhưng có lẽ ít người đã hỏi câu hỏi mà một chú tiểu mười tuổi hỏi thầymình: “Tại sao kinh lại nói như vậy? Con thấy con có đủ.” Thầy của Động Sơn không thể trả lời và gởiĐộng Sơn đến một vị Thiền sư mà Động Sơn về sau vào năm hai mươi mốt tuổi được cho thọ giới Tỳkheo.Sau khi thọ giới Tỳ kheo, ngài Động Sơn đi du phương đến tham bái ngài Nam Tuyền. Trong lúc sữasoạn cho ngày giỗ ngài Mã Tổ, thầy của Nam Tuyền, ngài Nam Tuyền hỏi chúng: “Ngày mai giỗ ngàiMã Tổ, các ông có nghĩ rằng ngài sẽ đến hay không?” Không có ai trả lời. Khi đó, vị tăng trẻ ĐộngSơn bước ra nói: “Có bạn thì ngài sẽ đến.” Nam Tuyền nói: “Mặc dầu là một kẻ hậu sanh, người nầycó thể được mài dũa.” Động Sơn nói: “Hòa thượng đừng ép tốt thành xấu!” rồi đi ra.Sau đó, Động Sơn đến tham bái ngài Qui Sơn hỏi, “Mới đây con nghe nói Nam Dương Trung Quốc Sưcó cuộc pháp thoại về vô tình thuyết pháp, con không hiểu được ý nghĩa vi tế.” Qui Sơn nói: “Con có

Page 286: Song Thien

nhớ pháp thoại đó không?” - “Có nhớ.” Qui Sơn nói: “Hãy nói ra xem.” Động Sơn nói: “Một vị tănghỏi: ‘Tâm của Cổ Phật là gì?’ Quốc sư trả lời: ‘Rào, tường, ngói, đá.’ Vị tăng hỏi: ‘Rào, tường, ngóiđá có phải là loài vô tình không?’ Quốc sư nói: ‘Phải.’ Tăng hỏi: ‘Có biết thuyết pháp không?’ Quốcsư nói: ‘Thuyết pháp không dừng nghỉ.’ Vị tăng hỏi: ‘Sao con không nghe?’ Quốc sư nói: ‘Ông khôngnghe nhưng không thể cản trở người khác nghe.’ Tăng hỏi: ‘Ai nghe được?’ Quốc sư nói: ‘Các bậcThánh nghe được.’ Vị tăng hỏi: ‘Hòa thượng có nghe không?’ Quốc sư nói: ‘Ta không nghe.’ Vị tănghỏi: ‘Hòa thượng không nghe làm sao biết là vô tình có thể thuyết pháp?’ Quốc sư nói: ‘Nhờ ta khôngnghe, nếu ta nghe thì đồng với các bậc Thánh, ông sẽ không được nghe ta dạy.’ Vị tăng hỏi: ‘Như vậychúng sanh không dự phần trong đó sao?’ Quốc sư nói: ‘Ta thuyết pháp vì lợi ích của chúng sanh,không phải cho các vị thánh.’ Vị tăng nói: ‘Sau khi chúng sanh nghe rồi thì thế nào?’ Quốc sư: ‘Tứckhông phải là chúng sanh.’ Vị tăng nói: ‘Kinh nào làm căn cứ cho việc thuyết pháp của loài vô tình?’Quốc sư nói: ‘Những lời không hợp với kinh điển thì không phải là lời của người học đạo. Ông có đọckinh Hoa Nghiêm chưa? Kinh nói rằng đất thuyết pháp, chúng sanh thuyết pháp, mọi vật trong ba thờiquá khứ hiện tại tương lai thuyết pháp.”Sau khi Động Sơn kể lại câu chuyện, Qui Sơn nói: “Ta trong đó cũng có, chỉ khó gặp người thíchhợp.” Động Sơn nói: “Con chưa hiểu, xin Sư chỉ dạy.” Ngài Qui Sơn đưa phất trần lên và hỏi: “Hiểukhông?” Động Sơn nói: “Không hiểu, xin Hòa thượng dạy.” Qui Sơn nói: “Miệng cha mẹ sinh ta rốtcuộc không thể nói được.” Động Sơn hỏi: “Có vị nào có thể giúp chăng?” Qui Sơn gởi ngài đến Thiềnsư Vân Nham.Động Sơn rời Qui Sơn đến tham bái ngài Vân Nham. Động Sơn hỏi: “Vô tình thuyết pháp ai có thểnghe được?” Ngài Vân Nham trả lời: “Vô tình nghe được.” Động Sơn hỏi: “Hòa thượng nghe không?”Vân Nham nói: “Nếu ta nghe, ông không nghe ta thuyết pháp.” Động Sơn nói: “Sao con không nghe?”Ngài Vân Nham đưa phất trần lên, hỏi: “Nghe không?” Động Sơn nói: “Không.” Vân Nham nói: “Tathuyết pháp ông không nghe, làm sao nghe được loài vô tình thuyết pháp?” Động Sơn nói: “Vô tìnhthuyết pháp căn cứ vào kinh nào?” Vân Nham nói: “Ông có đọc Kinh Di Dà chưa, trong đó nói rằngnước, chim, cây, rừng tất cả đều niệm Phật, niệm Pháp.” Động Sơn nhân đó được lãnh hội.Ngài Động Sơn đã lãnh hội được điều gì? Hai vị Thầy khác nhau, hai giòng phái khác nhau; cùng mộtmục đích, cùng một giáo lý. Đưa phất trần lên có nghĩa là gì? Phất trần là thanh cây nhỏ gắn lông ngựaở đầu dùng để đuổi ruồi mà không làm chết chúng. Nó trở thành một biểu tượng cho việc dạy pháp,một trong những thứ được truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Nhưng việc đó không quan trong. Vấnđề là việc đưa phất trần lên để hiển lộ sự thuyết pháp của loài vô tình. Đưa phất trần, nháy mắt, đưamột cành hoa, gọi và đáp – tất cả những điều đó liên quan đến sự tương dung. Tương dung là “thấy sắcvới toàn thể thân và tâm, nghe tiếng với toàn thể thân và tâm.” Khi làm được điều đó, chúng ta có thểhiểu được sự vật một cách sâu xa. Đó là điều mà Động Sơn kinh nghiệm, giáo pháp được trao truyềntừ vạn pháp. Khi chúng ta nói rằng “không phân ly, không bám víu,” đó là tương dung. “Nhân và quả là một” đó làtương dung. “Trách nhiệm” đó là tương dung. “Quên bản ngã” đó là tương dung. “Thật sự là chínhmình” đó là tương dung. Tất cả những điều nầy chỉ là những cách nói khác nhau về một sự việc. Baolâu mà chúng ta còn nhốt mình trong chiếc bị da, chúng ta khóa kín phần còn lại của thế giới và khi đósẽ không có tương dung.Sau khi bày tỏ sự lãnh hội, Động Sơn nới với ngài Vân Nham: “Con vẫn còn tập khí chưa trừ hết.” VânNham nói: “Ông đã làm gì?” Động Sơn nói: “Cho đến Thánh đế (Phật pháp) con cũng không làm.” Nóicách khác là không cố gắng, không dụng công, cũng không không dụng công. Vân Nham nói: “Có hoanhỉ không?” Động Sơn nói: “Hoan hỉ không phải là không. Giống như trong phẩn tìm thấy ngọc quí.”Rồi Động Sơn hỏi: “Làm thế nào để thấy được con người chân thật của con?” Vân Nham nói: “Hỏi

http://vietnamyoga.org

Page 287: Song Thien

người đưa tin ở bên trong.” Động Sơn nói: “Con hỏi đây.” Vân Nham nói: “Người ấy nói gì?” Vị sưgià muốn nói với Động Sơn rằng hãy tin vào chính bản thân. Toàn thể sự việc đang xảy ra ngay ở đâyvà bây giờ. Khi sắp từ giả, Động Sơn hỏi: “Khi ngài qua đời, có người hỏi chân dung của ngài, con sẽtrả lời sao?’ “Chân dung” có nghĩa là giáo pháp. Vân Nham lặng yên một lúc rồi nói: “Là cái đó.”Động Sơn trầm ngâm một lúc. Vân Nham nói: “Thiện xà lê, đảm đương việc nầy, hãy suy xét cho kỹ.”Động Sơn vẫn còn chút nghi ngờ. Về sau, khi đi ngang qua một con sông, nhìn thấy bóng mình phảnchiếu dưới nước, ngài đại ngộ. Ngài đọc bài kệ:Đừng tìm kiếm bên ngoài,Xa lạ với chính mình.Ta nay đi một mình,Nơi nơi đều gặp nó.Nó giờ chính là ta,Ta giờ không phải nó.Thấu hiểu được việc đó,Mới khế hợp chân như. (*)Lời của Động Sơn “Nó giờ chính là ta, ta giờ không phải nó” cũng cùng ý nghĩa như câu: “Anh và tôilà một, nhưng tôi không phải là anh và anh không phải là tôi.” Hai mặt cùng hiện hữu đồng thời; khôngphải một nửa cái nầy, một nửa cái kia. Nó không phải là một sự hòa trộn. Đó là một cái duy nhất vượtngoài cả hai mặt đối đãi. Cái đó không phải là tuyệt đối cũng không phải là tương đối, không trênkhông dưới, không hiện hữu cũng không không hiện hữu. Đó là một thực tại vượt ngoài mọi tính chấtnhị nguyên, và tu tập là để nhận ra cái đó. Một trong những khó khăn trong việc tu Thiền là chúng tathường dồn mọi chú tâm vào việc nhận ra nền tảng tuyệt đối của thực tại, và do đó không bao giờ hoàntất. Một mặt chúng ta phải chứng nghiệm “không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý;” mặt khác, chúng ta có cảmột vũ trụ rộng lớn. Chân lý phải được tìm thấy ở chỗ không vướn vào một cực đoan nào. Một mặt làhữu tình, một mặt là vô tình. Một mặt là trần tục, một mặt là thiêng liêng. Thánh thiện, phàm tục; tốt,xấu; nam, nữ; trời, đất; trên, dưới. Tất cả mọi thứ có tính nhị nguyên đều không thể nắm bắt được cáiđó.Một trong những đóng góp lớn của ngài Động Sơn là giáo lý “Thiên Chính Ngũ Vị” nói về những tậphợp nhị nguyên.Vị thứ nhất là Chính Trung Thiên, là dụng ở trong thể, tương đối ở trong tuyệt đối, là nói về không –không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nhưng chúng ta sẽ không hiểu được điều đó nếu không bước vào vịthứ hai là Thiên Trung Chính, thể ở trong dụng, tuyệt đối ở trong tương đối, là sự thể nghiệm cái khôngđó. Đây là chỗ mà kinh nghiệm ngộ xảy ra. Nhưng vẫn còn sự phân ly. Tuyệt đối và tương đối, thể vàdụng vẩn còn phân đôi. Vị thứ ba là Chính Trung Lai, đến từ tuyệt đối, nương lý tu sự, thể nghiệm toàn thể vũ trụ cũng là chínhmình. Khi đó, ngã là vạn pháp, hiện hữu trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Đó là lúc thể nghiệm rằngmỗi hành động của chúng ta đều có ảnh huởng đến toàn bộ vũ trụ. Nếu chỉ hiểu thì chưa đủ, vì tronghiểu vẫn còn sự phân ly giữa người hiểu và đối tượng được hiểu. Lòng tin cũng như vậy – một hệ thốngtín ngưỡng thường phải tùy thuộc vào thứ gì khác bên ngoài, và như vậy là bất toàn. Trái lại khi chứngnghiệm, chúng ta biến đổi cuộc sống của chúng ta và sự biến đổi đó thực sự có sức mạnh. Chúng takhông còn sống trong mơ hồ; toàn thể chất liệu trở thành cuộc sống, và từ đó tâm từ bi bắt đầu xuấthiện. Chúng ta đưa cuộc sống của chúng ta vào dòng. Và thực tế chúng ta vốn đã ở trong dòng.Vị thứ tư là Thiên Trung Chí, đến từ cả tương đối và tuyệt đối, khi đó dụng hoàn toàn khế hợp với thể.Ở giai đoạn nầy vẫn còn hai thứ, giống như muối trộn với tiêu. Có sự hợp nhất, nhưng trong sự hợpnhất vẫn còn hai thứ. Điều nầy được diễn tả như hình ảnh của vị Bồ tát, mặt phủ đầy bụi, xuống núi và

Page 288: Song Thien

trở lại vào chợ. Trong vị thứ năm, Kiêm Trung Đáo, thể và dụng đều đủ, sự và lý cùng sánh, không còn sự hòa trộn.Nó là một – không tuyệt đối cũng không tương đối, không tăng không giảm, không dơ không sạch,không tốt không xấu, không nam không nữ. Ngài Dogen (Đạo Nguyên) trình bày trong Kinh Núi Và Sông:“Người nghi ngờ núi bước đi chưa hiểu buớc đi của chính mình. Không phải là người đó không bướcđi, nhưng người đó chưa hiểu, chưa rõ ràng về sự bước đi của mình. Người hiểu sự bước đi của chínhmình cũng phải hiểu sự bước đi của núi xanh. Núi xanh không phải hữu tình cũng không phải vô tình.Cái ngã không phải hữu tình cũng không phải vô tình.”Thiền sư Keizan (Oánh Sơn) sau ngài Động Sơn 600 năm, bình:“Hãy quan sát kỹ, các vị sẽ nhận được hoàn toàn cái biết bí ẩn nầy. Đó được gọi là vô tình hay vôsinh. Gọi là vô sinh vì không chạy theo âm thanh và hình tướng, không bị ràng buộc bởi cảm xúc hayphân biệt. Vị Quốc sư đã giải thích kỹ điều nầy, do đó khi nghe nói về loài vô tình, đừng hiểu lầm làrào hay tường. Bao lâu mà cảm giác và tư tưởng không bị đánh lừa và bám chặt vào tâm thức, và tâmthức không chạy tán loạn, khi đó cái biết nầy sẽ sáng rỡ và rõ ràng. Nếu cố gắng nắm bắt thì không thểnắm bắt được; nó không có hình tướng, nó không hiện hữu. Cũng không thể tách rời khỏi nó vì nó luônluôn ở với chúng ta; nó không phải không hiện hữu. Nó không phải là nhận thức, không phải là ý nghĩ,nó không dính liếu gì với những yếu tố tâm-vật lý.”Khi ngài Oánh Sơn nói: “không bị ràng buộc vào cảm xúc hay phân biệt” ngài không có ý nói không cócảm giác hay sự quan tâm. Ngài có ý nói là không bị bị ràng buộc, không bám víu. Không bị ràng buộcvào cảm xúc có nghĩa là: Khi khóc, hãy thực sự khóc. Khi cảm giác, hãy cảm giác bằng cả thân và tâm.Đừng phân ly. Phân ly tạo ra sự ràng buộc, phân ly ngăn cản và thu hẹp tự do của chúng ta.Bài học bí mật nầy luôn luôn biểu lộ và truyền dạy một cách rõ ràng. Nó là cái làm cho chúng tanhướng mày nheo mắt. Nó bao hàm trong sự đi, đứng, ngồi, nằm, tắm, rữa, hành động, chết, sinh, ănkhi đói, ngủ khi mệt. Tất cả những cái nầy đều là lời thuyết pháp, cho đến tiếng của côn trùng. Khôngcó cái gì dấu diếm. Tất cả mọi sự vật đều đang thuyết pháp một cách rõ ràng và không ngừng.Chúng ta hãy thấy và nghe những lời thuyết pháp nầy. Chúng ta hãy thấy và nghe tiếng của núi và sông,của những loài đang bị nguy hiểm và có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta hãy thấy và nghe tiếng củanguyên tử, của những kẻ không nhà, của trẻ con; tiếng của những lời dạy của vô số thế hệ trong quákhứ, hiện tại và tương lai. Nếu chúng ta cố gắng thấy với mắt và nghe với tai, chúng sẽ không khi nàothấy được. Chỉ khi nào chúng ta thấy với tai và nghe với mắt chúng ta sẽ thật sự thấy “cái đó” mộtcách rõ ràng. Làm thế nào để thấy bằng tai và nghe bằng mắt? -Tọa thiền. Tọa Thiền là con rồng vàonước, là sư tử vào rừng. Tọa Thiền là cái ngồi giác ngộ của đức Phật, là sự trao truyền chân thật củatâm thức thế kỷ hai mươi mốt, là tiếng của vạn pháp.

(*) Thiết kỵ tòng tha mịchĐiều điều dữ ngã sơNgã kim độc tự vãngXứ xứ đắc phùng cừ Cừ kim chính thị ngãNgã kim bất thị cừƯng tu nhẫm ma hộiPhương đắc khế như như.

http://vietnamyoga.org

Page 289: Song Thien

VŨ TRỤ HOÀN HẢO

Thế giới vô hình giờ đây không còn là điều quá bí ẩn. Văn minh nhân loại đã có những bước nhảy vọtvề mọi mặt. Sự thay đổi về nhận thức tâm linh, ý thức hệ,đời sống tinh thần cũng đang diễn ra rấtnhanh, tùy vào sự học hỏi, va chạm, tâm nguyện của từng cá thể. Theo chuyện kể lại, ngày xưa đức Phật (đúng hơn là con người trước khi thành Phật) vì thương xót chođời sống con người nên đã bỏ hết mọi xa hoa, danh vọngvà quyền lực để đi tìm con đường cứu rỗichính mình và giúp loài người. Sau nhiều năm tìm kiếm, người chẳng thỏa mãn với bất kỳ vị thầy haypháp môn nào nên đã tự mình tìm kiếm chân lý. Sau 49 ngày đêm tịnh tâm dưới cội bồ đề, vượt quabao thử thách tinh thần, người đã òa vỡ và thốt lên "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành".Điều này phải chăng nhắn gửi một thông điệp rằng chẳng có vị thầy nào dạy ta tốt bằng vị thầy trongchính ta. Ta có đi đâu, có gặp ai, có học ai thì chính vị thầy trong ta là người mách bảo ta nên học gì,lấy gì. Mọi vị thầy bên ngoài đều là nhân duyên đưa đẩy để vị thầy trong ta làm việc, dạy dỗ ta. Vịthầy ấy chính là tiếng nói linh thiêng của tâm hồn ta, của trí tuệ riêng ta, của lương tâm ta, của tính linhnơi ta, của tinh hoa vũ trụ ẩn chứa trong ta. Thật là kỳ diệu. Vũ trụ gởi đến cho loài người quá nhiềunhững bí mật, rồi cũng tạo thật nhiều nhân duyên cho con người khám phá, học hỏi, tiến bộ.Cầu nguyện cho mỗi người chúng ta được trở nên mạnh mẽ hơn, ngoan ngoãn hơn, vững vàng hơn, đểđón nhận được nhiều hơn từ ý thức nhận ra và thực hành nhữngbài học huyền diệu mà vũ trụ đã bí mậtcài đặt trong chương trình sống của từng người.Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giớinày.Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chang chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắngtrong vắt của buổi bình minh.Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hòa, ấm áp.Tiền bạc, danh vọng, quyền lực,… tất cả với ta cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa. Còn ý nghĩachăng là những gì ta tạo ra đối với thế giới này.Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống ?Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã chân thành đónggóp cho tha nhân.Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được mà là những gì bạn đã cho đi.Quan trọng không phải là những thành công bạn đã có được trong cuộc đời, mà là ý nghĩa thanh caocủa chúng.Quan trọng không phải là những thứ bạn học được, mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác.Quan trọng không còn là năng lực của bạn, mà chính là tính cách - là những gì mà bạn đã cư xử vớimọi người xung quanh.Quan trọng là những khoảnh khắc cử chỉ, thái độ mà bạn đã vô tình hay cố ý khắc ghi trong lòng ngườikhác, khi cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn, khi bạn an ủi và làm yên lòng họ bằng cáchriêng nào đó của mình, hay chỉ đơn giản là một nụ cười hoan hỹ hay một cái nắm tay, đỡ cho mộtngười khỏi ngã.Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương bạn.Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ gì về bạn (tốt hayxấu).Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn

Page 290: Song Thien

trong đời.Vậy thì, bạn ơi, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiếu biết. Bởi vì chỉ có tình yêuthương, sự hiểu biết mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống bạn ạ.

http://vietnamyoga.org

Page 291: Song Thien

XIN ĐỪNG LẠY ĐỨC PHẬT

Nguyễn Quốc Bửu

Xin trích dẫn bài viết sau đây của tác giả Nguyễn Quốc Bửu và một vài nhận xét của độc giả về bàiviết nầy . Vườn Thiền

Những lời chân thật của Đức Phật Trước tiên đây chính là những lời của Đức Thích Ca đã dạy các tỳ kheo lúc ngài còn tại thế. Ngài xácnhận ngài chỉ là một bậc đạo sư, với vai trò chánh yếu chỉ là một người hướng dẫn, chỉ ra con đường,và các hành giả phải tự đi và tự chứng nghiệm. Khác với những hệ thống tôn giáo khác có xu hướngcầu xin các thế lực siêu nhiên, ngài bác bỏ hoàn toàn hệ thống thần quyền mà đã từ bao đời trói buộccon người. Tu tập theo con đường của Đức Thích Ca tức là trở về với bản thể chân thực của mình. Đãbiết bao thế hệ, con người bị những thứ: hình thức bề ngoài, những tưởng tượng về bản thân, những giảtạo trong đạo đức quấn lấy. Đi trên con đường đạo của Đức Thích Ca, con người gỡ những trói buộcấy, gạt bỏ cái “ta”, sống đơn giản. Những thứ phù phiếm bề ngoài, tưởng tượng mình là một loại gì đó,bắt mình phải hành xử theo một lối nào đó hoàn toàn chỉ khiến con người xoay quần trong mớ bòngbong đó, luôn tiếp tục như vậy và không hề có sự an lạc. Ngày nào mỗi người còn đi vào các hìnhthức, các sự bịa đặt bề ngoài càng nhiều thì họ còn khổ đau nhiều với những thứ ấy.Con đường Đức Phật Thích Ca đã đi qua là con đường gỡ bỏ tất cả những ràng buộc thế gian, gỡ bỏ tấtcả các hình thức bề ngoài, gỡ bỏ tất cả các suy tưởng không cần thiết để đi đến an lạc ngay trong đờisống này. Ngài không chủ trương sau khi chết sẽ đi về đâu, và có những cõi nào hay không. Bản chấtcủa khổ chính là “có”, vì “có” nên mới giữ gìn, vì có những điều kiện ham muốn nên mới còn khả năngham muốn, vì “có” nên mới lo lắng. Hễ có vui thì sẽ có buồn, hễ có sướng thì sẽ có khổ: một ngườilúc bình thường thì hưởng những thú vui xác thịt (ăn, uống, quan hệ giới tính…) nhưng lúc đau bệnh lạithì việc sở hữu thân xác là một thảm họa. Có nhiều người đau đớn tới lúc chết, vậy mới biết mang thânnên mới khổ vì thân, còn thân chính là còn nơi để những đau khổ xác thịt và tinh thần xảy ra. Lại cónhững người tự phụ về nhan sắc của mình, để rồi khi nó mất đi họ lại phiền sầu phiền não.Con người có những bản tính chân thật, vậy mà họ cứ chạy theo những thứ bề ngoài để rồi mang rắcrối, ưu phiền vì nó. Khi đói con người liền nghĩ tới ăn, khi khát liền nghĩ tới uống, khi đau buồn thì cầnngười an ủi. Đó, chân thật là đó, chứ cần gì phải bịa ra muôn hình muôn vẻ bề ngoài, đâu phải vì tôi làgia đình giàu có nên tôi phải ngồi trong những quán ăn sang trọng thì mới ngon miệng. Mặc dù nhữngcảm xúc của con người là có thực: sự ngon, dở, sung sướng…nhưng những thứ ấy tồn tại không lâu bềnvà thường hằng biến đổi, chính vì vậy đừng cố bám víu để tìm lại những cảm xúc ấy. Hãy “đói thì ăn,mệt thì ngủ”, ấy mới chính là đạo. Chính vì mọi thứ đều biến đổi nên Đức Phật không bám víu vàonhững thứ ấy, chính vì vậy cuộc đời ngài luôn thảnh thơi và không mang bất cứ ưu phiền nào. Nhậnbiết mọi sự trên thế gian là “vô thường” và không bám víu vào nó là bước cơ bản và quan trọng đểcon người thoát khỏi những khổ đau ràng buộc. Những ai đi theo con đường của Đức Thích Ca tức làđi theo con đường của chính mình. Đó là con đường gỡ bỏ mọi sự ràng buộc, gỡ bỏ mọi sự bám víu,gỡ bỏ mọi nhân duyên để tránh phiền nào. Một người hiểu đạo là một người điều khiển được cảm xúcmình, làm chủ nó, vì một khi ý nghĩ nổi lên ta liền nhận ra ý nghĩ đó có mang lại lợi ích gì cho bản thânvà mọi người hay không. Chính vì việc làm chủ, phân biệt được ý niệm nào lợi lạc hay không lợi lạc

Page 292: Song Thien

mà Phật Tử sẽ chọn lựa và thực hiện. Đức Thích Ca không bắt Phật Tử làm theo những gì ngài nói.Ngài không dạy điều đó, ngài chỉ dạy mỗi người hãy nghe những lời ngài nói, hãy phân tích nhữnghướng dẫn đó có tốt, có lợi lạc cho bản thân mình hay không. Nếu có, hãy thực hiện những điều ấy vớimột tấm lòng chân thực. Cũng tương tự như vậy, trước khi làm điều gì mỗi người hãy ngừng lại vàiphút. Những điều gì mang lại lợi lạc thì làm, còn không thì nhất quyết không làm.

Tu và sự cởi bỏ bản ngãTu là gì? Trước hết tu là tu sửa bản thân. Sao gọi là tu sửa? Ta vẫn là ta nhưng bao nhiêu năm nay vìkhông phân biệt được điều gì mang lại lợi lạc, không nhận biết được mọi sự là vô thường nên ta bịcuốn vào vòng xoáy cuộc đời, làm những việc mà chúng ta không lường hết hậu quả. Bây giờ thì ta đãbiết, đã phân biệt được sự nên hay không nên, vì vậy những điều gì trước đây sai khác với điều đó thìta hãy ngừng lại. Sau khi ngừng không làm những điều sai trái như trước kia, ta phải tiếp tục làm nhữngviệc ngược lại. Đó, tu chính là như vậy, trước kia ta đã sát sanh quá nhiều thì bây giờ ta không sát sanhnữa, ngược lại ta còn tích cực phóng sanh. Trước kia ta quá keo kiệt bủn xỉn không giúp đỡ ai thì nayta phải thường xuyên giúp đỡ mọi người, bố thí người nghèo. Điều quan trọng là ta hãy làm những hànhđộng ấy với một tấm lòng chân thực, chứ không phải vì tôi muốn đánh bóng tên tuổi mà tôi làm từ thiệncho mọi người biết, không phải vì tôi phóng sanh vì muốn lấy lòng một ai đó. Những người làm nhưvậy không phải tu, họ chỉ đang làm việc đó vì một mục đích cho bản thân mà không nhằm mục đích anlạc.Nói về việc sát sanh, những loài sinh vật trên quả địa cầu này không có loài nào là không ham sống cả,không có loài vật nào muốn con người ăn nuốt chúng cả. Ai cũng biết bất kỳ một loại động vật nàocũng biết quẫy vùng, gào thét khi bị con người giết hại. Những hình ảnh đó chúng ta thấy hàng ngàytrước mắt, thử hỏi nếu chúng ta ở vị trí của chúng thì như thế nào. Có ai muốn mình bị sát hại haykhông? Dĩ nhiên là không. Bản thân mình không muốn mình bị sát hại vậy mà chính chúng ta luôn sáthại các loại động vật (thậm chí là con người với nhau) với lý do “vật dưỡng nhân” thì thật không côngbằng. Nếu vật là để dưỡng nhân thì con người để dưỡng cái gì? Con người có lý trí, có tình cảm,chúng ta cảm nhận được sự đau đớn của chúng, chúng cũng là sinh vật, chúng cũng có tình mẫu tử. Vậythì quyền được sống không phải chỉ dành riêng cho con người, nó cũng dành cho tất cả các chủng loạisinh vật. Hãy dừng lại ngay từ bây giờ, hãy biết yêu thương chúng như yêu thương con người.Trên con đường tu tập, phương cách tốt nhất mà Đức Thích Ca đã chỉ ra là phải dẹp bỏ hoàn toàn bảnngã: hãy xem thân này không phải là thân của ta, tướng này không phải là tướng của ta. Vì thân nàykhông phải thân ta nên ta không khổ đau khi nó già yếu, tàn phai…Chỉ khi người ta dẹp bỏ được bảnngã thì người ta mới ngừng việc xây dựng cho mình những hình thức bề ngoài, những tưởng tượng vôbổ, những kiến tạo không lợi lạc. Tất cả những kiến tạo không lợi lạc, những sự bày vẽ bề ngoài hoàntoàn không mang lại sự an lạc trong thân tâm. Để đạt được sự an lạc, cần thiết phải tĩnh tâm và thiềnđịnh.Đối với Đức Thích Ca, việc lạy ngài cũng chính là lạy bản thân mình. Đức Thích Ca tượng trưng chosự gỡ bỏ những ràng buộc, sự giải thoát khỏi các phiền não. Ta lạy ngài có khác chi ta đang lạy hạtgiống giải thoát trong bản thân mình. Thân này do tứ đại kết hợp thành, thì rốt cục hàng tỷ thân kháctrên quả đất này đều chung một nguồn gốc. Việc quỳ lạy là một sự thể hiện sự tôn kính, nhưng khichúng ta quỳ lạy tượng của ngài chúng ta cũng phải hiểu rằng ta đang quỳ lạy chính những đức hạnhcao cả của ngài mà chúng ta đang noi theo. Có rất nhiều người hiểu sai và thực hiện sai việc này, họquỳ lại các tượng đất mà trong lúc quỳ lại họ lại cầu xin một điều gì đó. Họ nghĩ Đức Phật là một thếlực siêu nhiên có thể thỏa mãn những ước muốn ấy. Không phải, nếu quan niệm như vậy thì họ đã sai,đức Thích Ca chỉ là đạo sư cho chúng ta trên con đường giải thoát. Hơn nữa không lẽ Đức Thích Ca

http://vietnamyoga.org

Page 293: Song Thien

sẽ cho chúng ta đạt được một ước muốn chỉ vì chúng ta “hối lộ” bằng việc cầu xin, cúng hoa quả. Đứchạnh chỉ đạt được nếu thực hiện những việc thiện với một hồn chân thực, không cầu cạnh.Nếu muốn bày tỏ sự tôn kính với Đức Thích Ca, xin đừng quỳ lạy họ, hãy thực hiện những điều ngài đãlàm, những hạnh ngài đã giữ, những điều ngài đã dạy với một sự suy xét cẩn thận. Đức Phật dạy conngười đừng làm vì si mê. Không phải ta làm theo Đức Phật chỉ bởi vì ông ta đã giải thoát được, đã đạtđược những thần thông. Hãy làm theo những lời dạy ấy với một sự hiểu biết rõ ràng. Đừng làm nhữngđiều gì chỉ bởi bao đời nay người ta đã làm. Đừng làm những điều gì chỉ bởi những điều ấy được cholà đúng, là hiển nhiên. Không phải tất cả những gì mà nhiều người đã làm bao đời này là đúng, điều đóchỉ đúng nếu nó mang lại sự lợi ích cho bản thân và mọi người, cũng như mang lại sự an lạc. Rốt cụccũng không có đúng và sai, đúng và sai chỉ là những từ ngữ để phân biệt của con người. Cái cốt lõi lànhân quả, hễ có nhân thì sẽ có quả, mà nhân nào thì quả nấy. Người Phật Tử phải hiểu được nhữngviệc mình làm để có thể xác định được nhân quả, nếu những quả nào mang lại lợi lạc thì hãy làm.

Hai con đường của Phật ĐạoĐạo Phật chia thành hai con đường chính: xuất thế và nhập thế. Đường mà Đức Thích Ca đã đi tức làcon đường thứ nhất. Cội nguồn của việc cứ mãi quanh quẩn ở thế giới loài người là do những duyênnghiệp với thế giới loài người còn nhiều. Hễ ai còn ham thích, còn muốn trả thù, còn muốn tạo dựng sựnghiệp, còn muốn kết duyên nam nữ thì thần thức người ấy con tiếp tục đầu thai ở cõi con người. Màcòn ham tức còn khổ, còn ràng buộc, còn phiền não. Các mối quan hệ duyên nghiệp của con ngườicàng ngày càng sinh ra nhiều hơn cho tới khi nào người ta ngừng lại, cắt đứt việc gieo duyên – gâynghiệp và thực hiện những điều ngược lại. Vì sự luân hồi của các thần thức nên chỉ có một con đườngthoát khỏi nó: ngừng gây ra các duyên nghiệp mới và trả hết những duyên nghiệp cũ. Điều đó cũngtương tự với những cõi khác, chính vì thế mà Đức Thích Ca không hề bị cám dỗ bởi quyền lực, bởidục tình, bởi sự đẹp đẽ của các các cõi thiên. Thậm chí với những thần thông, ngài cũng chỉ dùng nónhư là các phương tiện để tu tập và truyền đạo. Đức Thích Ca đã đi đúng con đường xuất thế, cắt bỏ tất cả ràng buộc. Ngài lúc ấy cũng giống như mộtcon thuyền đã cắt bỏ dây neo, tự do trôi trên biển cả mênh mông.Con đường thứ hai chính là con đường nhập thế của đạo Phật, con đường mà ngài đã dạy cho hàngPhật tử tại gia. Dù là nhập thế hay xuất thế thì mục đich của Phật Pháp vẫn là giải trừ các đau khổ vàphiền não. Thời Đức Thế Tôn còn sống, ngoài các tỳ kheo trong tăng đoàn, ngài còn hướng dẫn chonhững người vì những điều kiện nhất định không thể theo tăng đoàn những phương pháp tu tập riêng. Tuđâu phải là vô chùa, tu đâu nhất thiết phải lánh đời, tu là tự bản thân mình. Hễ người nào làm chủ đượchành vi, cảm xúc là người đó có thể tự tại thong dong ngay giữa cuộc đời này. Một chủ xưởng – ngườiđảm bảo nuôi sống hàng trăm người thì không thể nhất thời mà bỏ tất cả để theo tăng đoàn khi chưa cóngười nào có khả năng tiếp tục việc mình đang làm. Trong trường hợp này Phật Pháp trở thành mộtphương tiện để an lạc, giúp Phật Tử cân bằng giữa đời sống xã hội và đời sống tu tập.Chính vì vậy người Phật tử và không phải Phật Tử cần phải hiểu rõ con đường mà Đức Thích Ca đãđi, đã dạy để tránh sa vào thần quyền, những rườm rà bày vẽ bề ngoài. Xin hãy đừng lạy, đừng tándương ngài ngoài miệng, xin hãy thực hiện những gì mà Đức Thích Ca đã làm. Đó mới chính là tu tậpvậy.

Nguồn: Chungta.com

Trao đổi/Nhận xét

Page 294: Song Thien

Tôi hiểu ý của bạnPhan Anh VũTôi hiểu là ở đây bạn có ý tốt muốn mọi người nghĩ đúng hơn về đạo Phật nhưng có lẽ vì bạn trình bàychưa đủ ý nên có thể mọi người sẽ hiểu lầm là kiêu mạn và không tôn kính Đức Phật. Tôi còn nhớ ĐứcPhật đã từng dạy là tu tập thì phải đi trên con đường trung đạo, đây là một lời dạy căn bản, cốt lõi củaĐức Phật và tôi nghĩ trong trường hợp này chúng ta có thể rút ra được bài học. Lạy thì chúng ta cứ lạyvì nếu không lạy thì người khác sẽ cho rằng mình không tôn kính Đức Phật, kiêu mạn hoặc đại loại nhưvậy. Còn chuyện tâm mình nghĩ gì, điều đó mới thực sự quan trọng. Và tôi cũng xin góp ý là các bạnPhật tử khi bàn luận về vấn đề gì thì cũng tránh những ngôn từ gay gắt, vì ai cũng có thiếu sót không aihoàn mỹ 100% được và cũng vì chúng ta là đệ tử của Phật chúng ta càng cần phải sử sự theo TâmPhật, chứ không phải vì việc đó trái ý ta là ta vội vàng lớn tiếng phản đối như vậy thì tâm chúng takhông thanh tịnh, sẽ là một rào cản lớn trên con đường tu tập.

Thật ra vấn đề là ở chỗ...Nguyễn Bá Hướng Những gì mà anh Bửu nói là không sai. Nhưng khuyên đừng lạy Phật là không nên. Thực ra việc lạyPhật hay không và lạy như thế nào còn tùy thuộc vào tâm của mình. Việc lạy Phật không có gì là xấunếu như ta hiểu khi ta lạy Phật chính là thời gian để tự cố nhìn lại bản thân mình, tự nhận xét bản thânmình và việc mình đã làm cùng với nó đó là cách để ta tôn kính Phật. Trong kinh Phật không ép mìnhphải lạy Phật mà điều đó là tự bản thân ta muốn lạy Phật. Con người vẫn luôn hy vọng về 1 thế giớicực lạc nào đó như thế giới của đất Phật. Nên khi lạy Phật cũng là lúc người ta tự đưa mình vào 1phần của thế giới đó và xem đó như niềm an ủi nho nhỏ trong cuộc sống đầy biến động này. Thời gianđó là lúc người ta cảm thấy an toàn và bỏ đi mọi vấn đề của xã hội....

http://vietnamyoga.org