sắt hàn quốc

9
I. Lịch sử, quá trình phát triển của ngành đường sắt Hàn Quốc: Tiếp sau đó là các tuyến Gyeongbu nối xuống Busan, tuyến Gyeongui đến Sinuiju, rồi tuyến Honam đến các vùng tỉnh Nam và Bắc Jeolla và tuyến Gyeongwon đến Wonsan. Tuy nhiên vận tốc của các chuyến tàu trên là rất thấp và phải mất nhiều thời gian để tới nhà ga. Lịch sử của ngành đường sắt của Hàn Quốc bắt đầu vào ngày 18 tháng 9 năm 1899 khi tuyến đường sắt Gyeongin dài 33,2 km nối giữa Seoul và cảng Jemulpo thuộc thành phố Incheon được hình thành. Vào thời điểm đó, vận tốc của tàu chỉ đạt khoảng 20 km/giờ. Đến năm 1946, chiếc tàu hỏa đầu tiên do Hàn Quốc tự chế tạo đã xuất hiện. Con tàu sử dụng động cơ hơi nước được đặt tên là "Tàu giải phóng Joseon” này đã bắt đầu hành trình của mình trên tuyến đường sắt Gyeongbu.

Upload: vitt-anh

Post on 14-Apr-2017

127 views

Category:

Education


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sắt hàn quốc

I. Lịch sử, quá trình phát triển của ngành đường sắt Hàn Quốc:

Tiếp sau đó là các tuyến Gyeongbu nối xuống Busan, tuyến Gyeongui đến Sinuiju, rồi tuyến Honam đến các vùng tỉnh Nam và Bắc Jeolla và tuyến Gyeongwon đến Wonsan. Tuy nhiên vận tốc của các chuyến tàu trên là rất thấpvà phải mất nhiều thời gian để tới nhà ga.

Lịch sử của ngành đường sắt của Hàn Quốc bắt đầu vào ngày 18 tháng 9 năm 1899 khi tuyến đường sắt Gyeongin dài 33,2 km nối giữa Seoul và cảng Jemulpo thuộc thành phố Incheon được hình thành. Vào thời điểm đó, vận tốc của tàu chỉ đạt khoảng 20 km/giờ.

Đến năm 1946, chiếc tàu hỏa đầu tiên do Hàn Quốc tự chế tạo đã xuất hiện. Con tàu sử dụng động cơ hơi nước được đặt tên là "Tàu giải phóng Joseon” này đã bắt đầu hành trình của mình trên tuyến đường sắt Gyeongbu.

Page 2: Sắt hàn quốc

Ngày 15/9/1955, tuyến đường sắt Mungyeong kết nối khu vực Jeomchon và làng Gaeun thuộc thành phố Mungyeong ở tỉnh Bắc Gyeongsang Hàn Quốc chính thức được khánh thành

Tuyến đường sắt này được xây dựng với mục đích phục vụ cho hoạt động khai thác tài nguyên dưới lòng đất như mỏ, than hay kẽm ở khu vực đó

Bốn tháng sau, vào đầu năm 1956, hai tuyến đường sắt khác cũng tiếp tục được khai thông, đó là tuyến Yeongam và tuyến Yeongwol

Hai tuyến đường trên được xây dựng với mục đích vận chuyển than từ các khu vực miền núi thuộc tỉnh Gangwon, vượt qua địa hình nguy hiểm của dãy núi Taebaek với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển.

Từ những năm 1960, đường sắt không chỉ là phương tiện chở khách mà còn thực hiện chức năng vận chuyển hàng hóa, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế

Vào năm 1969, con tàu cao tốc đặc biệt mang tên Gwangwang (Du lịch) đã chính thức đi vào hoạt động với vận tốc đạt 120 km/giờ, cho phép hành khách đi từ Seoul đến Busan chỉ trong 4 giờ 50 phút. Sự ra đời của nó đã mở kỷ nguyên của “du lịch toàn quốc chỉ trong 1 ngày”.

Page 3: Sắt hàn quốc

II. Cách thức hoạt động và thành tựu

Đường sắt Hàn Quốc (KORAIL) quản lý ba loại tàu hỏa, dựa trên tốc độ của tàu và cung cấp các tiện nghi trên tàu. Đó là : tàu tốc độ cao (KTX), tốc hành (saemaeul) và địa phương (Mugunhwa)- dọc theo mạng lưới toàn quốc. Có hai tuyến đường sắt chính ở Hàn Quốc: Dòng Gyeongbu nối Seoul đến Busan, và Dòng Honam từ Yongsan Station ở Seoul đến Mokpo

Một trong những cách thuận tiện nhất để di chuyển giữa các thành phố ở Hàn Quốc là bằng đường sắt.

Page 4: Sắt hàn quốc

mạng lưới đường sắt Hàn Quốc

Tính đến thời điểm tháng 7/2005, hệ thống đường sắt tại Hàn Quốc có 79 tuyến với tổng chiều dài lên đến 3.389 km. Đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các hành khách và hàng hóa giữa những thành phố. Cục Đường sắt Quốc gia Hàn Quốc có tổng số lượng là 3.935 đầu máy (trong đó có 920 đầu máy với tốc độ cao) và 15.062 toa. Tổng số toa chở hành khách là có tới 1.192 trong khi những toa chở hàng hóa chiếm hết số toa còn lại

Tàu điện ngầm là phương tiện giao thông đại chúng được sử dụng nhiều nhất Seoul. Tàu điện ngầm là phương tiện di chuyển đến các nơi trong nội thành Seoul, Busan, Daegu, Gwangju, Incheon và Daejeon thuận tiện và hiệu quả nhất. Hệ thống tàu điện ngầm ở Seoul là khá tiên tiến, và chạy trên một lịch trình thường xuyên với giá vé thấp.

Page 5: Sắt hàn quốc

Tàu điện ngầm Seoul đường số 1 được khai thông vào năm 1974, hiện nay có tất cả 9 đường tàu đang hoạt động. Với lượng khách hơn 8 triệu mỗi ngày, hệ thống tàu điện ngầm của Seoul được xếp vào một

trong những hệ thống tàu điện ngầm bận rộn nhất trên thế giới.

Các ga tàu chính ở Seoul

Ga Cheongnyangni Ga Seoul

Ga Yeongdeungpo Ga Yongsan

Page 6: Sắt hàn quốc

Có khoảng 340.000 cây hoa anh đào được trồng ở Jinhae, Hàn Quốc. Trên tuyến đường có tàu hỏa đi qua cũng được bao phủ bởi những hàng cây anh đào xinh đẹp. Khi hoa nở vào mùa xuân, nó sẽ tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và lãng mạn.Du khách khi ngồi trên chuyến tàu này luôn xuýt xoa và ngây ngất trước vẻ đẹp quá nên thơ nơi đây. Đây cũng chính là một trong những lý do tuyến đường sắt này trở thành điểm du lịch không thể thiếu cho những ai từng đặt chân tới Jinhae.

sơ đồ tuyến đường sắt ngầm ở Seoul

Page 7: Sắt hàn quốc

Thành tựu phát triển : Tàu cao tốc KTX

Korea Train Express (KTX) là tên của hệ thống đường tàu cao tốc tại Hàn Quốc. Công nghệ của nó chủ yếu dựa theo hệ thống tàu TGV của Pháp. Vận tốc tối đa mà tàu KTX có thể đạt tới là 350 km/h, nhưng thông thường nó chỉ chạy với tốc độ trung bình 300 km/h.

tàu KTX đi từ Seoul đến Busan chỉ với 2 giờ 40 phút cho quãng đường 435km

Page 8: Sắt hàn quốc
Page 9: Sắt hàn quốc

Kết Luận: Lịch sử của ngành đường sắt cao tốc Hàn Quốc gắn liền với lịch sử đầy gian khổ, vất vả của đất nước kể từ thời thực dân Nhật Bản chiếm đóng đến khi trải qua cuộc chiến tranh Triều Tiên và sau đó là quá trình tăng trưởng kinh tế. Với cuộc cách mạng về tốc độ, ngành đường sắt Hàn Quốc đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm của mạng lưới vận chuyển phân phối Đông Bắc Á và thậm chí có thể nối tới Xi-bê-ri xa xôi ở phía Viễn Đông nước Nga.