safeguarding of my son world heritage site, 2003-2013: project

68
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Báo cáo tổng kết dự án Bảo tồn Di sản Thế giới Mỹ Sơn 2003 - 2013

Upload: dodien

Post on 28-Dec-2016

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

United NationsEducational, Scientific and

Cultural Organization

Báo cáo tổng kết dự án

Bảo tồn Di sản Thế giới Mỹ Sơn2003 - 2013

Văn phòng UNESCO tại Việt Nam23 Cao Bá Quát, Hà Nội, Việt NamWebsite: www.unesco.org.vnĐiện thoại: +84 3747 0275Fax: +84 3747 0274

©UNESCO 2013

Các quyết định và cách trình bày tài liệu trong toàn bộ ấn phẩm này không thể hiện bất kỳ quan điểm nào của UNESCO về tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, thành phố hay khu vực hoặc của chính quyền, hay liên quan đến việc phân định biên giới lãnh thổ các quốc gia.

Nội dung: Dương Bích Hạnh, Phạm Thị Thanh Hường, Nicolas Viste và William Langslet.

Trình bày/Thiết kế: Phạm Thị Thanh Hường và Nguyễn Thị Lưu Ly.

Ghi nhận tác quyền ảnh: UNESCO: Trang 17, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 53, 56, 57.Tổ chức Lerici: Trang 15, 22, 23, 24, 25, 26, 28, 31, 35, 54.Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn: Trang 7, 9, 16, 33, 55.Mai Thành Chương: Trang 5, 12, 39, 52.Geoff Steven/Our Place: Trang 1, 2, 3, 11, 19, 20, 21, 60Đặng Khánh Ngọc/ICM: Trang 48.

United NationsEducational, Scientific and

Cultural Organization

Bảo tồn Di sản Thế giới Mỹ Sơn

2003 - 2013

Báo cáo tổng kết dự ántháng 11 năm 2013

2

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN

Quốc gia tiếp nhận

Nguồn vốn tài trợ

Tên và mã dự án:

Kinh phí thực hiện

Cơ quan thực hiện

Đối tác thực hiện

Giai đoạn báo cáo

Việt Nam

Chính phủ Italia

Bảo tồn Di sản Thế giới Mỹ Sơn: Thuyết minh và đào tạo ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn Di sản Thế giới nhóm tháp G 534VIE4000 Giai đoạn I (2003 - 2005)534VIE4001 Giai đoạn II (2008 - 2010)

Phát triển Du lịch bền vững tại Di sản Thế giới Mỹ Sơn 534VIE4003 Giai đoạn III (2012 - 2013)

812 470USD Giai đoạn I538 788USD Giai đoạn II282,735USD Giai đoạn III

UNESCO Bangkok (Giai đoạn I)UNESCO Hà Nội (Giai đoạn II - III)

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịchUBND tỉnh Quảng NamQuỹ Lerici

2003 - 2013

4

MỤC LỤCCác bài phát biểu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .05-10

Giới thiệu và Toàn cảnh Dự án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11-18

1. Giới thiệu về Di sản Thế giới Mỹ Sơn.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .122. Lịch sử công tác bảo tồn.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .133. Tổng quan hỗ trợ từ Italia đối với Mỹ Sơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .154. Những hỗ trợ khác đối với Mỹ Sơn.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18

Các hoạt động và thành tựu chính 2003 - 2013. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19-50

1. Nghiên cứu khảo cổ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .212. Bản đồ đánh giá mức độ rủi ro và Danh mục bản đồ GIS của khu di tích Mỹ Sơn.. .223. Khai quật khảo cổ học.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .234. Xử lý hiện vật khảo cổ học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .275. Nghiên cứu đặc tính vật liệu và kỹ thuật xây dựng Chăm Pa cổ đại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .296. Công tác trùng tu và bảo tồn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .327. Phát triển du lịch bền vững.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .388. Nâng cấp bảo tàng......... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .429. Nâng cao năng lực cán bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4510. Tổng hợp các bài học kinh nghiệm để đưa ra các Hướng dẫn Nghiên cứu Khảo cổ và Trùng tu tháp Chăm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .48

Kết luận và Khuyến nghị cho tương lai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .50-59

1. Kết luận.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .522. Khuyến nghị cho các hoạt động tiếp theo của tỉnh Quảng Nam... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .54 2.1. Quản lý khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn...... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... 2.2. Công tác trùng tu và bảo dưỡng di tích.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .55 2.3. Quản lý bảo tàng.... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .58

Phụ lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .60-65

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 5

Kính thưa các quan khách,

Kính thưa các quý bà và quý ông,

Tôi rất hân hạnh có mặt tại đây sáng hôm nay, giữa những người bạn của Khu di tích Mỹ Sơn, để ghi dấu một cột mốc quan trọng trong cam kết của chúng ta đối với di sản văn hóa này. Khu di tích Mỹ Sơn được ghi tên vào Danh sách Di sản Thế giới bởi khu di sản này phản ánh những “giá trị nổi bật toàn cầu” – của Việt Nam, của Đông Nam Á, và của cả nhân loại. Từng là trung tâm tôn giáo và chính trị của Vương quốc Chăm Pa, Mỹ Sơn phản ánh hơn 10 thế kỷ phát triển cả về chính trị và tinh thần của con người dựa trên nền tảng Ấn Độ giáo và các ảnh hưởng tác động trong khu vực.

Kết tinh của quá trình này được thể hiện qua các di tích kiến trúc và điêu khắc mang vẻ đẹp thẩm mỹ đặc biệt tại thung lũng này, phản ánh sự giao thoa đa dạng giữa các nền văn hóa. Tôi biết ngôi đền chính còn được gọi là kalan, biểu tượng cho ngọn núi thiêng – Meru – là trung tâm của vũ trụ, và tôi tin rằng tất cả chúng ta đều cảm nhận được ý nghĩa sức mạnh ngàn năm này trong bối cảnh hôm nay.

Sau nhiều năm trùng tu, hôm nay chúng ta chính thức mở cửa nhóm tháp G và khai trương khai trương Phòng trưng bày hiện vật nhóm tháp G, khu di sản thế giới Mỹ Sơn. Lễ khai trương này là minh chứng cho những nỗ lực và cam kết của các nhà hoạch định chính sách, quản lý di sản, khảo cổ học, kiến trúc sư, nhà bảo tồn và công nhân địa phương. Tôi xin kính chào họ với niềm kính trọng sâu sắc.

Dự án này là một cam kết của Việt Nam trong việc bảo vệ và phát huy sự đa dạng và vẻ đẹp của các di sản văn hóa bản sắc của mình. Cam kết này thể hiện trong các hoạt động của Chính phủ Việt Nam và quan trọng hơn, cam kết đó được tiếp tục thực hiện bởi tất cả mọi người ở khắp các cộng đồng xã hội. Hơn 16 năm qua, chúng ta đã nỗ lực không mệt mỏi trong việc khai quật khu vực này, làm sạch, kiểm kê, sắp xếp phân loại và tư liệu hóa các hiện vật.

Bài phát biểu của Bà Irina BokovaTổng Giám đốc UNESCO

Tại Lễ khai trương phòng trưng bày hiện vật khảo cổ và kết quả trùng tu nhóm tháp G

Mỹ Sơn, Việt Nam 22/6/2013

6

Chúng ta đã cùng nhau bảo tồn và trùng tu các đền tháp đã gần sập đổ của nhóm tháp G theo tiêu chuẩn bảo tồn di sản cao nhất – và hôm nay, quý vị sẽ được chứng kiến những kết quả đáng kinh ngạc đó. Vì tất cả những thành tựu đã đạt được này, tôi xin được trân trọng cảm ơn các chuyên gia của Quỹ Lerici, những người đã chia sẻ kinh nghiệm, tri thức và, hơn tất thảy, là niềm đam mê của họ đối với Mỹ Sơn.

Tôi đặc biệt cảm ơn các chuyên gia Việt Nam của Viện Bảo tồn Di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Nam, và Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn. Tôi biết ơn sâu sắc sự cống hiến của quý vị, và tôi hy vọng những kỹ năng mới mà quý vị thu lượm được sẽ có ích cho việc bảo tồn các nhóm tháp khác ở Mỹ Sơn cũng như các kiến trúc Chăm.

Chúng ta cũng hân hạnh chào mừng và hoan nghênh 50 công nhân địa Phương. Hy vọng dự án bảo tồn này đã đưa đến những đổi thay trong cuộc sống của họ, đã mở ra cho họ những cơ hội mới và những nguồn thu nhập mới.

Thưa các quý bà và quý ông! Nếu không có quý vị, công việc này đã không bao giờ có thể hoàn thành... nếu không có quý vị, công việc này không có mấy ý nghĩa....

Dự án này minh chứng cho sức mạnh của quan hệ đối tác – giữa Chính phủ Italia và Việt Nam, và với sự điều phối của UNESCO. Nhờ đó, hôm nay, chúng ta đã hiểu rõ hơn về kiến trúc và nghệ thuật của vương quốc Chăm Pa cổ xưa.

Chúng ta đã có cái nhìn sâu sắc hơn về những điều kiện chính trị và xã hội vào thời điểm vương quốc đó phát triển rực rỡ, nở hoa, và chúng ta đã xác định được những vật liệu xây dựng gồm những viên gạch Chăm, và dầu rái có thể áp dụng để bảo tồn các di tích Chăm và di tích có ảnh hưởng Ấn Độ giáo khác. Những kết quả này giờ đã có để chúng ta trải nghiệm...

Việc khai trương nhóm tháp G này là một thời điểm kỳ diệu khi ánh sáng soi rọi quá khứ, khi chúng ta sát cánh bên nhau, đoàn kết trong một khối cộng đồng. Đó chính là tinh thần của Công ước Di sản Thế giới mà chúng ta đã kỷ niệm 40 năm ra đời, vào năm ngoái. Đó chính là tinh thần cội rễ của Việt Nam về những giá trị chung và một vận mệnh chung.

Tôi xin được cảm ơn Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Nam, và Ban Quản lý Mỹ Sơn về sự lãnh đạo và quản lý trong dự án này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Chính phủ Italia, đại diện ở đây là ngài Đại sứ tại Việt Nam Lorenzo Angeloni, về những cam kết trong suốt hơn một thập kỷ qua.

Trên tinh thần đó, kính thưa quý bà và quý ông, tôi xin chính thức tuyên bố khai trương nhóm tháp G và khai mạc trưng bày hiện vật khảo cổ.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 7

Kính thưa ngài Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam,

Kính thưa Bà Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO,

Kính thưa Bà Katherine Muller Marin, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam

Kính thưa quý bà và quý ông,

Tôi hết sức hân hạnh được có mặt tại đây để chứng kiến lễ khai trương này, một sự kiện vô cùng có ý nghĩa đối với chúng tôi. Trước hết, sự kiện này, đánh dấu việc khai mạc phòng trưng bày, và khai trương nhóm tháp G sau trùng tu, vốn được mong đợi đã từ lâu, là một trong nhiều hoạt động được tổ chức nhằm kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Italia. Hơn nữa, sự kiện ngày hôm nay là một trong những hoạt động trọng tâm trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa và Phát triển của UNESCO năm 2013. Đặc biệt hơn cả cả sự hiện diện của bà Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova tại buổi lễ này, xin một lần nữa được nồng nhiệt chào mừng bà.

Tôi coi chương trình trưng bày này là một kết quả thực sự tuyệt vời của quan hệ hợp tác 3 bên giữa Italia, UNESCO và Việt Nam. Tôi muốn nhân dịp này, một lần nữa, bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với UNESCO và tỉnh Quảng Nam vì những nỗ lực lớn lao của họ, và vì những cam kết và hỗ trợ họ đã dành cho dự án trong quá trình hợp tác tuyệt vời suốt hơn 16 năm qua. Nếu không có những hoạt động phối hợp và quản lý tốt như vậy của UNESCO Việt Nam và Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn, chúng ta không thể có được thành quả ngày hôm nay.

Italia, cùng hợp tác với UNESCO, đã có hoạt động tại Mỹ Sơn từ năm 1997. Trong suốt quãng thời gian dài kể từ đó, Italia đã có đóng góp thiết yếu vào việc trùng tu nhiều di tích trong nhóm tháp G. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt đối với các chuyên gia Italia thuộc Quỹ Lerici, trường Đại học Bách khoa Milan: Giám đốc, Giáo sư Cucarzi, Giáo sư Zolese, Tiến sĩ Landoni cùng các chuyên gia khác. Cảm ơn

Bài phát biểu của Ông Lorenzo Angeloni,Đại sứ Italia tại Việt Nam

Tại Lễ khai trương phòng trưng bày hiện vật khảo cổ và kết quả trùng tu nhóm tháp G

Mỹ Sơn, Việt Nam 22/6/2013

8

các chuyên gia vì công việc tuyệt vời, nỗ lực lớn lao và đóng góp vô giá của các bạn vào thành tựu của ngày hôm nay. Trong những năm qua, Quỹ Lerici và đối tác Việt Nam, đã chia sẻ kiến thức, chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Các kỹ thuật phục chế được hoàn thiện, công nhân địa phương được đào tạo để tham gia vào công tác phục chế. Và một điều tuyệt vời là quá trình khai quật khảo cổ và phục chế đã được tư liệu hóa và giới thiệu với công chúng qua triển lãm này, để mọi người đều có thể tìm hiểu về công tác khảo cổ và chiêm ngưỡng kết quả công việc của họ.

Tôi xin có thêm ý kiến cuối cùng như thế này: tỉnh Quảng Nam được coi là ưu tiên trong hoạt động hợp tác của Italia ở Việt Nam. Bên cạnh Mỹ Sơn, chúng tôi đang thực hiện và xây dựng một số dự án khác trong tỉnh, trong các lĩnh vực: y tế, nước sạch và vệ sinh, nông nghiệp và đào tạo nghề, với tổng ngân sách lên đến 16 triệu Euro. Trong số đó, tôi xin được nêu một dự án có tên gọi “Trung tâm Giáo dục Dạy nghề về Trùng tu và Bảo tồn Di sản Văn hóa”. Sáng kiến này sẽ đem lại những khóa đào tạo cụ thể cho các cán bộ trùng tu, công nhân lành nghề trong lĩnh vực này và cán bộ quản lý các khu khảo cổ. Tôi muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của dự án này ngày hôm nay, vì dự án được xây dựng nhằm tăng cường tính bền vững cho những kết quả đạt được cho tới nay, nâng cao chất lượng phục chế và năng lực bảo tồn của các cơ quan liên quan của Việt Nam, cũng như nâng cấp các di chỉ khảo cổ ở Quảng Nam.

Tất cả những dự án này là một cách thể hiện thiết thực nhất sự quan tâm của chúng tôi đối với tỉnh Quảng Nam tươi đẹp, cũng như mong muốn của chúng tôi được thấy tỉnh nhà sẽ sớm trở thành một trong những đối tác chính trong công tác phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Và đương nhiên, đây cũng là minh chứng cho mong muốn và kỳ vọng của chúng tôi được thấy Mỹ Sơn được công nhận là một trong những viên ngọc đẹp nhất của Việt Nam, và một thắng cảnh không thể bỏ qua ở Đông Nam Á, đối với du khách.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 9

Kính thưa các Quý vị đại biểu

Hôm nay, trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013, tại khu đền tháp Mỹ Sơn thâm nghiêm và cổ kính, UBND tỉnh Quảng Nam long trọng tổ chức Ngày hội Văn hóa Chăm – một nền văn hóa đã từng phát triển rực rỡ và đã có những đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa chung của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Trải qua hàng chục thế kỷ tồn tại và phát triển, dân tộc Chăm đã sáng tạo ra một nền văn hóa độc đáo với những đỉnh cao về kiến trúc, điêu khắc và vũ đạo. Những gía trị văn hóa này đã vượt qua được sự đào thải khắc nghiệt của thời gian để đồng hành cùng lịch sử và đến với chúng ta ngày hôm nay.

Quảng Nam là vùng đất có nhiều di tích kiến trúc Chăm tiêu biểu cho các thời kỳ với nhiều phong cách độc đáo. Ngoài khu đền tháp Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương, các tháp và nhóm tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bằng An, đến nay đã phát hiện hơn 30 phế tích kiến trúc Chăm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Sự đa dạng của các di tích và phế tích trên đã phản ảnh tầm vóc và diện mạo văn hóa phong phú, chứa đựng bên trong một kho tàng văn hóa phi vật thể độc đáo với những làn điệu dân ca, dân vũ Chăm thiết tha, đằm thắm làm say đắm lòng người.

Thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm. Trong đó, việc tổ chức lễ hội “Mỹ Sơn huyền ảo” qua các năm là một điểm nhấn nhằm tái hiện lại những giá trị văn hóa truyền thống, mà Ngày hội Văn hóa Chăm hôm nay là một sự kế thừa có tính chất nâng cao.

Bên cạnh các hoạt động trên, Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực to lớn trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích kiến trúc Chăm. Được sự giúp đỡ của tổ chức UNESCO

Phát biểu của Ông Trần Minh CảPhó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Tại Lễ Khai mạc Lễ hội Văn hóa Chăm, Phòng trưng bày hiện vật khảo cổ và kết quả trùng tu nhóm tháp G

Mỹ Sơn, Việt Nam 22/6/2013

10

và Chính phủ Italia, trong hơn 10 năm qua, các chuyên gia quốc tế cùng với cán bộ kỹ thuật và công nhân Việt Nam đã làm việc không mệt mỏi cho sự nghiệp cứu nguy, phục hồi di tích, đưa nhóm tháp G từ tình trạng đổ nát trở thành khang trang bền vững, hội đủ điều kiện phục vụ tham quan du lịch như hiện nay.

Cùng với việc phục hồi di tích, dự án bảo tồn di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã đào tạo nên một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề được trang bị phương pháp, qui trình bảo tồn di tích kiến trúc Chăm.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, chúng ta vui mừng nhận thấy đây là một mô hình hợp tác thành công và có khả năng phát huy tác dụng tốt. Thay mặt UBND tỉnh Quảng Nam, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đầy hiệu quả của tổ chức UNESCO và Chính phủ Italia trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.

Với ý nghĩa đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Ngày hội Văn hóa Chăm, trưng bày hiện vật và kết quả bảo tồn nhóm tháp G, Mỹ Sơn.

Kính chúc quí vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Chúc ngày hội của chúng ta thành công tốt đẹp.

Xin chân thành cảm ơn.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 11

Giới thiệu vàToàn cảnh dự án

12

1. Giới thiệu về Di sản Thế giới Mỹ Sơn

Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 13, từng tồn tại một vương quốc với nền văn hoá độc đáo mang đậm ảnh hưởng của Ấn Độ giáo trên vùng biển miền Trung của Việt Nam. Ngày nay, những dấu tích còn lại của nền văn hoá này, vương quốc Chăm Pa cổ, vẫn còn được minh chứng sống động tại khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn. Khu di tích tọa lạc nơi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ này từng là trung tâm tôn giáo xuyên suốt hầu hết các triều đại của Vương quốc Chăm Pa cổ. Từ thế kỷ 13, Vương quốc Chăm Pa bắt đầu suy tàn và dần sáp nhập vào Đại Việt. Đến cuối thế kỷ 15, vương quốc này cùng với các nghi lễ tôn giáo tại Mỹ Sơn hoàn toàn chấm dứt.

Là trung tâm tôn giáo và tri thức của nền văn hoá Chăm Pa, Mỹ Sơn cũng là nơi chôn cất các vị vua. Các ngôi đền được xây dựng để tưởng nhớ những cuộc chinh phục vĩ đại và để sau khi qua đời, linh hồn các vị vua này được quy tụ với các bậc thánh thần của Ấn Độ giáo, đặc biệt là thần Siva (đấng toàn năng), được coi là đấng sáng lập nên vương quốc Chăm Pa.

Tám nhóm tháp gồm 71 công trình còn lại đến ngày nay được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13 cùng nhiều hiện vật khảo cổ học dưới lòng đất thể hiện chuỗi lịch sử xây dựng các đền tháp trong suốt thời gian tồn tại của Vương quốc Chăm Pa. Các đền tháp tại đây được thiết kế với nhiều loại hình kiến trúc khác nhau, tượng trưng cho sự vĩ đại và thuần khiết của núi Meru, ngọn núi thiêng mang tính thần thoại, là nơi ở của các vị thần trong Ấn Độ giáo và cũng là trung tâm của vũ trụ. Các nhóm tháp này được xây từ gạch nung với các cột đá và được trang trí bằng các bức phù điêu mô tả các câu chuyện thần thoại Ấn Độ giáo.

Việc sử dụng gạch nung khiến quần thể di tích này khác hẳn so với các di tích khác trong khu vực Đông Nam Á như Đền Angkor Wat và Angkor Bayon (Campuchia) hay Borobodur và Prambanam (Indonesia) với các công trình được xây dựng bằng đá và đòi hỏi nhiều công sức. Sự khác biệt này được cho là hệ quả của các hệ thống kinh tế

Toàn cảnh nhóm tháp B, C, D trong thung lũng Mỹ Sơn với ngọn núi thiêng phía sau

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 13

2. Lịch sử công tác bảo tồn

Thánh địa Mỹ Sơn đã được trùng tu liên tiếp qua nhiều thế kỷ.

Các vị vua trị vì Vương quốc Chăm Pa, sau khi lên ngôi, thường tiến hành sửa chữa những đền đài cổ được xây dựng bởi các đời vua trước, nhưng nhìn chung chỉ sửa đổi các khu vực tường bao. Tại một số nhóm tháp, các thay đổi này đã được thực hiện qua nhiều thập kỷ. Trong quá trình đó, các phong cách trang trí thường được tái hiện, và do đó, có thể bắt gặp nhiều mô tuýp trang trí được lặp đi lặp lại từ thế kỷ này qua thế kỷ khác chỉ với một chút khác biệt. Ngoài ra, các loại vật liệu từ các công trình cũ cũng được tái sử dụng, đặc biệt là các công trình làm từ đá sa thạch. Mặc dù có sự tiếp nối về tư tưởng, các kỹ thuật xây dựng có những thay đổi tương đối lớn giữa các thế kỷ.

Nỗ lực can thiệp bảo tồn đầu tiên sau người Chăm được thực hiện bởi người Pháp vào đầu thế kỷ 20, từ 11/3/1903 đến 3/4/1904. Những người dân làng cùng với đội ngũ thuộc phái đoàn Đông Dương, các nhà khảo cổ học, nổi bật là Henri Parmentier, đã phát quang, dọn dẹp, phân loại và kiểm kê các đền tháp, hiện vật ở Mỹ Sơn. Parmentier, người phát hiện ra khu di sản này vào năm 1898, đã sắp xếp các ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn vào 14 nhóm, gồm 10 nhóm chính và đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái: A, A’, B, C, D, E, F, G, H, K. Trong mỗi nhóm, ông đánh số thứ tự mỗi công trình cấu thành.

khác nhau của các nền văn minh Đông Nam Á cổ đại. Đối với xã hội Khmer và Java, nền kinh tế nông nghiệp chiếm đa số vì vậy luôn sẵn có nhân công xây dựng. Trong khi đó, xã hội Chăm Pa cổ đại tham gia chủ yếu vào các hoạt động thông thương quốc tế, vì vậy không có nhiều nhân công xây dựng như các nơi khác.

Vị trí của khu thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng nhỏ với một con suối tự nhiên và được bao quanh bởi các dải đồi là một yếu tố quyết định cho ý nghĩa tâm linh quan trọng của khu di tích. Ngọn núi phía Nam khu đền tháp biểu tượng cho Mahaparvata, vị thần Ấn Độ giáo Siva, còn con suối chạy dọc thung lũng biểu tượng cho Mahanadi, vị thần Ấn Độ giáo Ganga, vợ của thần Siva. Vị trí chiến lược này cũng mang lại một tư thế phòng thủ dễ dàng cho toàn khu thánh địa. Trong tiếng Việt, Mỹ Sơn có nghĩa đen là ngọn núi đẹp.

Mỹ Sơn được công nhận là Di sản Thế giới vào tháng 12 năm 1999, theo Tiêu chí ii và Tiêu chí iii. Theo Tiêu chí ii, thánh địa Mỹ Sơn là một ví dụ đặc sắc về giao thoa văn hoá, với nền kiến trúc du nhập từ tiểu lục địa Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á. Theo Tiêu chí iii, Vương quốc Chăm Pa cổ là một hiện tượng quan trọng trong lịch sử chính trị văn hoá của khu vực Đông Nam Á, được thể hiện rõ ràng qua những chứng tích còn lại tại Mỹ Sơn.

14

Sau các nghiên cứu bảo tồn của nhóm chuyên gia Pháp từ Vịện Viễn Đông Bác Cổ, Hà Nội cùng với Nguyễn Xuân Đồng (1907 - 1986), chuyên gia Việt Nam duy nhất tham gia dự án trùng tu đầu tiên những năm đầu thế kỷ 20, Mỹ Sơn gần như bị lãng quên suốt 40 năm. Thêm vào đó, trong các giai đoạn chiến tranh khốc liệt những năm 1960 và 1970, khu di tích còn bị hư hại hết sức nặng nề.

Tháng 9 năm 1980, một nhóm chuyên gia Việt Nam - Ba Lan do Tiến sĩ Kazimierz Kwiatkowski hướng dẫn đã thực hiện những can thiệp kỹ thuật đầu tiên tại Mỹ Sơn. Hàng trăm lao động địa phương đã tham gia phát quang khảo cổ, làm sạch lớp thảm thực vật dày bao phủ hầu như kín cả khu di tích. Trong suốt thời gian này, các hoạt động tu bổ khẩn cấp đã được thực hiện tại nhóm A, B, C và D, bao gồm làm sạch bề mặt và gia cố nền móng, dọn dẹp đi hàng ngàn mét khối đất đá do bom đạn vùi lấp và xử lý lớp thực vật bao phủ trên các khối kiến trúc. Hàng chục nghìn viên gạch Chăm cổ vương vãi được thu lượm từ các đống đổ nát, sau đó được phân loại để tái sử dụng và các họa tiết trang trí được xác định, ghi chép phục vụ cho việc phục chế hiện vật, khôi phục lại vị trí gốc khi đủ dữ liệu.

Trong thập niên 90, công tác bảo tồn chỉ hạn chế trong việc tiếp tục phát quang lớp cây cỏ và đất đá trên các khối kiến trúc. Công tác quản lý giám sát thường xuyên khu di tích được thiết lập với trách nhiệm chính được giao cho Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Nam. Các báo cáo về công tác bảo tồn được gửi về Sở Văn hóa Thông tin của tỉnh và Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bộ Văn hóa Thông tin.

Từ năm 1997 đến 2013, nhóm tháp G được đưa vào trọng tâm của một dự án trùng tu. Dự án này tập hợp các nhà nghiên cứu khảo cổ và kiến trúc sư thuộc Quỹ Lerici, Trường Đại học Bách Khoa Milan và Viện Bảo tồn Di tích thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Dự án được hỗ trợ bởi Chính phủ Italia, Chính phủ Việt Nam và UNESCO. Công tác trùng tu áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế và trở thành một ví dụ điển hình trong lĩnh vực bảo tồn.

Can thiệp của Phái đoàn nghiên cứu người Pháp những năm 1900

Nhóm công tác Việt Nam - Ba Lan với sự hướng dẫn của KTS. Kazimierz Kwiatkowski những năm 1980

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 15

3. Tổng quan hỗ trợ của Italia cho Mỹ Sơn

3.1. Sự lựa chọn nhóm tháp G

Hỗ trợ của Chính phủ Italia cho Mỹ Sơn trong hơn một thập niên qua được chia làm 3 giai đoạn và tập trung chủ yếu vào hoạt động nghiên cứu khảo cổ và trùng tu nhóm tháp G.

Nhóm G được xây dựng trong khoảng nửa đầu thế kỷ 12, được lựa chọn từ hàng chục công trình đền tháp bởi nhiều đặc tính độc đáo: nhóm tháp này tọa lạc trên một ngọn đồi cao, hàng năm ít bị ảnh hưởng của lũ và chưa bao giờ được can thiệp bảo tồn, ngoại trừ một số nghiên cứu khảo cổ học nhỏ của Parmentier trong những năm đầu 1900. Ngoài ra, có dự đoán rằng nhóm G được xây dựng trong cùng một giai đoạn, là một mô hình thể hiện tuyệt vời cách tổ chức và các trang trí điển hình của khu vực linh thiêng trong văn hoá Chăm.

Tương tự như cấu trúc của các nhóm đền tháp khác ở Mỹ Sơn, nhóm G gồm năm toà tháp với phong cách và chức năng tiêu biểu cho kiến trúc tín ngưỡng Chăm và Ấn Độ giáo: Ngôi đền chính (G1 hay Kalan), tháp cổng dẫn vào lãnh địa linh thiêng (G2 hay Gopura) và tiền đường (G3 hoặc Mandapa) nơi các tín đồ thanh tẩy và cầu nguyện trước khi bước vào nơi hành lễ tọa lạc trên trục Đông - Tây. G3 và G5 (tòa tháp nhỏ nền hình vuông nơi đặt tấm bia) được đặt nằm bên ngoài tường bao (hay còn gọi Antamandala). Tường bao chạy quanh ngôi đền chính Kalan và tháp kho hay tháp G4 ở phía nam (hay còn gọi Kosharga, nơi giữ các đồ tế lễ). Vòng tường bao phân định rõ ranh giới của chốn linh thiêng, nơi những người cầu nguyện có thể giao tiếp với đấng thần linh, thông qua nghi thức pradaksina hay đi vòng quanh ngôi đền theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Sơ đồ mặt bằng nhóm G

16

3.2. Dự án “Bảo vệ Di sản Mỹ Sơn – Giai đoạn I: Thuyết minh và đào tạo ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn Di sản Thế giới nhóm tháp G” (2003 – 2005)

Trong vòng ba năm thực hiện, dự án giai đoạn I đã có nhiều phát hiện khảo cổ và hiểu biết sâu rộng về vật liệu xây dựng. Những kết quả này đã phục vụ hiệu quả cho công tác trùng tu về sau.

Trong khuôn khổ các nghiên cứu khảo cổ này, các nhà nghiên cứu đã khai quật một khu vực lớn chừng 1800m2 và phát hiện được 1200 hiện vật bằng kỹ thuật khảo sát địa vật lý ở khu vực nhóm tháp G. Nghiên cứu đã xác định được niên đại gạch bằng cách áp dụng phương pháp bức xạ nhiệt quang học, lấy mẫu các mảnh gốm vỡ và gạch ngói. Các hiện vật khai quật được cũng được thống kê và tư liệu hoá đầy đủ.

Một thành tựu khác của dự án là những phân tích lý hóa và phát hiện dấu tích keo thực vật được áp dụng để liên kết gạch trong kỹ thuật xây dựng di tích Chăm. Các tháp G3 và G5 cùng với tường bao đã được trùng tu và gia cố trong giai đoạn này.

Đặc biệt, dự án này đã giúp nâng cao năng lực và trình độ bảo tồn cho các cán bộ khảo cổ học, kiến trúc sư, cán bộ khảo sát đo đạc, địa lý học, kỹ thuật viên, nhân công và đội ngũ quản lý tại chỗ trong thực hành công tác bảo tồn.

3.3. Dự án “Bảo vệ Di sản Mỹ Sơn – Giai đoạn II: Thuyết minh và đào tạo ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn Di sản Thế giới nhóm tháp G” (2008 – 2010)

Giai đoạn II của dự án tập trung vào việc trùng tu tháp G1, là tháp quan trọng nhất của nhóm tháp G. Kết quả này đã đạt được nhờ những thành tự trong việc tìm ra Phương pháp chế tạo gạch. Kết hợp với thành phần chất kết dính từ nhựa cây tìm được trong giai đoạn I, thành công này đã có những đóng góp hiệu quả đối với công tác phục chế, đặc biệt trong bối cảnh thiếu gạch Chăm gốc. Kỹ thuật này cùng với các bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình trùng tu đã được đúc kết và xuất bản trong cuốn Hướng dẫn nghiên cứu khảo cổ và trùng tu Tháp Chăm, sau này trở thành nguồn tư liệu đáng tin cậy trong công tác trùng tu các tháp Chăm và các công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo trong khu vực.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 17

Trong ba năm triển khai dự án (2008 - 2010), Giai đoạn II cũng đã tiếp tục đào tạo các chuyên gia khảo cổ, kiến trúc sư, chuyên gia bảo tồn và các cán bộ quản lý di tích về các phương pháp bảo tồn di tích như nghiên cứu và khai quật khảo cổ học, các hoạt động trùng tu và bảo tồn di tích. Hoạt động nâng cao năng lực được mở rộng tới 50 nhân công địa phương từ vùng lân cận khu thánh địa Mỹ Sơn tham gia trực tiếp vào các hoạt động trùng tu di tích. Các công nhân này trước đó hầu hết chỉ làm nghề nông, chưa hề có kinh nghiệm hay kiến thức về công tác khảo cổ và bảo tồn di tích. Tuy nhiên sau thời gian tham gia dự án, họ đã thu được nhiều kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực trùng tu hoàn toàn mới mẻ đối với họ, tiếp cận được những cơ hội sinh kế mới, tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống.

3.4. Dự án “Bảo tồn Di sản Thế giới Mỹ Sơn – Giai đoạn III: Phát triển du lịch bền vững trong khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn” (2012 – 2013)

Sau hai giai đoạn đầu của dự án chủ yếu chỉ tập trung vào công tác trùng tu các công trình tại nhóm G, giai đoạn III đặt mục tiêu chính của dự án vượt ra khỏi khuôn khổ các công tác trùng tu và hướng tới đẩy mạnh sự phát triển du lịch bền vững tại Mỹ Sơn nhằm tạo ra sự cân đối giữa bảo tồn di tích và phát triển kinh tế - xã hội.

Do đó, bên cạnh việc trùng tu G2, dự án đã thiết lập một khung diễn giải tổng thể cho khu di sản, trong đó bao gồm cả việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới. Dự án cũng tạo ra được sự kết nối và tận dụng nguồn lực từ các hoạt động với nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thông qua sự điều phối của UNESCO, giúp tránh sự chồng chéo và tận dụng kết quả từ các dự án khác liên quan. Nhóm G cùng với tất cả các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới phát triển nay đã được mở cửa cho công chúng.

Những kết quả mong đợi của giai đoạn dự án này là xây dựng được một kế hoạch bảo tồn lâu dài, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng, nâng cao trải nghiệm tham quan và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương và tăng doanh thu cho Ban Quản lý Di tích Mỹ Sơn. Nguồn doanh thu này sẽ được đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn và quản lý di tích.

Lễ công bố dự án giai đoạn III tại Hà Nội, tháng 3/2012

18

4. Những hỗ trợ khác đối với Mỹ Sơn

Với sự điều phối của UNESCO, dự án do Italia tài trợ được thiết kế và thực hiện trong sự liên kết với nhiều hoạt động có liên quan khác trên địa bàn nhằm tăng cường tác động của các thành quả đạt được.

4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý phát triển du lịch cho khu di sản

Từ 2009 - 2012, với nguồn vốn tài trợ từ Chương trình Một Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, một kế hoạch quản lý phát triển du lịch cho khu di sản thế giới Mỹ Sơn đã được xây dựng, sử dụng các kết quả nghiên cứu quý báu từ dự án do Quỹ tín thác Italia tài trợ. Kế hoạch này đưa ra các hành động cụ thể cho giai đoạn 2011 - 2015 nhằm mục tiêu thúc đẩy du lịch bền vững tại khu di sản, thông qua việc cân bằng giữa các hoạt động phát triển du lịch và bảo tồn. Kế hoạch bắt đầu được thực hiện vào năm 2011 với một số hoạt động cụ thể, bao gồm hai khóa tập huấn cho hướng dẫn viên di sản, lắp đặt 22 điểm dừng chân và bảng thông tin trong khu di tích, cùng với việc thiết lập hệ thống xe điện đưa khách từ cổng vào thăm di tích. Kế hoạch phát triển du lịch tại Mỹ Sơn được đặt trong bối cách chiến lược lồng ghép văn hóa và du lịch tại tỉnh Quảng Nam, nhằm đảm bảo một cách tiếp cận tổng thể và bền vững trên phạm vi toàn tỉnh.

4.2. Xây dựng các ấn phẩm sáng tạo và hệ thống biển diễn giải thông tin

Trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy sự Phát triển Du lịch Bền vững tại các Di sản Thế giới của miền Trung Việt Nam” (2013) do Hãng hàng không Asiana tài trợ, một ấn phẩm sáng tạo được thiết kế phỏng theo hình thức các viên gạch cổ được sử dụng trong kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn. Các trang sách trong ấn phẩm này được thiết kế và bố trí theo như địa hình thung lũng thiêng. Ấn phẩm này giúp giảm số lượng sử dụng các tờ rơi được in với chất lượng thấp và thường chỉ được sử dụng một lần, do đó góp phần bảo vệ môi trường. Với các thông tin đáng tin cậy từ các nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học của các chuyên gia Italia và Việt Nam, tài liệu này đồng thời giới thiệu các giá trị của khu di tích một cách hiệu quả tới người đọc và khuyến khích sự tham gia của công chúng trong bảo tồn di sản.

4.3. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch nhằm tăng cường thuyết minh diễn giải cho khu di sản

Cùng với triển lãm trưng bày kết quả quá trình khai quật khảo cổ học và công tác trùng tu nhóm tháp G, một triển lãm chuyên đề “Di sản chung của chúng ta” đã được tổ chức tại Mỹ Sơn với nguồn tài trợ từ Quỹ Tín thác Nhật Bản năm 2013. Trong cùng thời gian này, nhà bảo tàng tại khu di tích cũng được tu sửa với sự hỗ trợ từ Quỹ Tín thác Hàn Quốc, tạo ra một không gian thích hợp để trưng bày các sản phẩm thủ công địa phương và quà lưu niệm có chất lượng. Sự phối kết hợp giữa các hoạt động dự án khác nhau đã góp phần nâng cao kiến thức và trải nghiệm của du khách tại khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 19

Các hoạt động và thành tựu chính

2003 - 2013

20

Trước thời điểm dự án do Italia tài trợ được triển khai, công tác bảo tồn ở Việt Nam hầu như chưa tuân theo các tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế về bảo tồn di sản. Nghiên cứu khảo cổ và trùng tu di tích thường được quan niệm như hai hoạt động riêng rẽ, mặc dù về mặt lý thuyết, hai hoạt động này cần được coi như hai thành phần song song của một dự án bảo tồn. Ngoài ra, có rất ít nghiên cứu khảo cổ được thực hiện trước khi bắt đầu các hoạt động trùng tu.

Đáng quan ngại hơn cả là vấn đề các công tác trùng tu thường không tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc và kỹ thuật quan trọng trong bảo tồn, đặc biệt với các yêu cầu về tư liệu hoá. Việc thiếu các kỹ thuật can thiệp không xâm nhập và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng là những điểm yếu lớn trong thực hành bảo tồn.

Trong bối cảnh này, dự án đã góp phần nâng cao năng lực về bảo tồn thông qua hướng dẫn và đào tạo ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn Di sản Thế giới cho các chuyên gia trong nước. Trải qua hơn mười năm thực hiện, hiệu quả của hoạt động này được thể hiện trong tất cả các khía cạnh bảo tồn, trong điều tra khảo cổ học sử dụng các kỹ thuật điều tra mới, trong công tác khai quật và phân loại các hiện vật, nghiên cứu kỹ thuật và vật liệu xây dựng cũng như trong việc xây dựng và thực hiện các hướng dẫn về trùng tu các di tích Chăm cổ.

Đặc biệt ở giai đoạn III, dự án đã góp phần đưa các tài sản và giá trị văn hóa của Mỹ Sơn tới công chúng, tăng cường mối liên kết giữa di sản và người dân địa phương và góp phần nâng cao khả năng hưởng lợi và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác bảo tồn di sản.

Các phần tiếp theo của báo cáo này sẽ trình bày những hoạt động và thành tựu chính mà dự án đã đạt được trong hơn 10 năm thực hiện.

21Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013

1. Nghiên cứu khảo cổ

Một thành tựu của công tác nghiên cứu khảo cổ thuộc khuôn khổ dự án là khối lượng thông tin đáng kể thu lượm được trong khi hạn chế tối đa những tác động không mong muốn lên di tích và khu vực lận cận thông qua việc áp dụng năm kỹ thuật hiện đại của phương pháp can thiệp không xâm nhập.

Năm kỹ thuật này bao gồm Khảo sát địa lý, Khảo sát địa hình, Thăm dò địa vật lý, Thăm dò địa mạo và Khảo sát địa lý thủy văn. Những phương pháp này cho phép các nhà nghiên cứu thu thập những thông tin quan trọng, đặc biệt là thông tin về các cấu trúc bị chôn vùi và giúp phân tích các cấu trúc còn lại của nhóm tháp G.

Các kỹ thuật này đặc biệt hữu ích trong tình trạng nhóm tháp G bị che phủ bởi một lớp thực vật dầy khi dự án bắt đầu tiến hành triển khai nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu từ khảo sát địa lý cho thấy trong phần lớn (70%) khu vực di tích, tầng văn hoá bị chôn vùi khoảng 2.5 mét hoặc sâu hơn trong lòng đất.

Một trong những kết quả quan trọng đạt được của dự án, áp dụng kỹ thuật khảo sát địa hình, là một bản đồ địa hình với tỉ lệ 1:1000, thể hiện những thay đổi địa hình so với miêu tả của Parmentier từ những năm đầu thế kỷ 20 và các vấn đề thuỷ văn, trong đó có nỗ lực trị thủy không thành công của phái đoàn nghiên cứu người Pháp. Bản đồ này cũng cung cấp thông tin toàn cảnh của cả một khu vực rộng bao quanh các nhóm tháp cổ tại khu thánh địa Mỹ Sơn.

Kỹ thuật thăm dò địa vật lý sử các phương pháp đo địa từ, đã giúp phát hiện được nhiều cấu trúc bị chôn vùi nhờ sự tương phản trong độ nhạy từ tính giữa gạch và đất thông thường. Kỹ thuật nghiên cứu này đã giúp tái hiện được hình dạng ban đầu của khu đồi trước khi nhóm tháp G được xây dựng. Các dữ liệu thu được củng cổ giả thuyết rằng người Chăm đã san phẳng đỉnh đồi trước khi xây dựng các đền tháp này. Kỹ thuật này cũng giúp phát hiện các hiện vật trong lòng đất, thu thập thông tin về đặc điểm gạch và phân tích so sánh các chất liệu đất, gạch, và các chất liệu xây dựng khác. Đến cuối giai đoạn khảo sát địa vật lý, dự án đã xây dựng được một bản đồ điều tra địa vật lý của toàn khu G.

Với kỹ thuật thăm dò địa mạo, các chuyên gia của dự án có thể định vị được các mô hình khuyết, xác định khả năng ảnh hưởng của các dư chấn địa lý và các lưu vực sông/suối cũ lên khu vực di tích.

22

Cuối cùng, phương pháp thăm dò địa lý thủy văn cung cấp các dữ liệu về sự tương tác giữa môi trường tự nhiên và con người qua nhiều thế kỷ. Các dữ liệu này góp phần xác định các biện pháp kiểm soát và quản lý hệ thống sông gây tác động tiêu cực đến khu vực di tích. Phương pháp này giúp phát hiện ra lớp đất trên cùng đã bị thuyên giảm rất nhiều, có thể là do quá trình xói mòn nghiêm trọng hiện vẫn xảy ra trong toàn khu vực thung lũng. Nền móng được xây dựng từ cuội kết đa khoáng thuộc kỷ triat, đá sa thạch và và cát bột kết màu đỏ của địa hình Nông Sơn.

2. Bản đồ đánh giá mức độ rủi ro và Danh mục bản đồ GIS của khu di tích Mỹ Sơn

Mối đe doạ chính đối với Mỹ Sơn là mưa lũ do toàn bộ khu vực di tích nằm trong một vùng thung lũng với sông và núi bao quanh. Vì vậy, mỗi khi mưa lũ, các di tích rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bên cạnh hiện trạng di tích bị bỏ bê trong một thời gian dài và chịu ảnh hưởng của chiến tranh, như i) cấu trúc yếu do việc thiếu nhất quán trong sử dụng các nguyên vật liệu xây dựng trong quá trình trùng tu so với nguyên gốc (ví dụ: tuy các tháp Chăm D1 và D2 được xây dựng sử dụng chất nhựa thực vật để liên kết gạch trong kỹ thuật xây dựng di tích Chăm cổ nhưng quá trình trùng tu lại sử dụng xi măng hiện đại); ii) sự xuống cấp của gạch do điều kiện không phù hợp (như tình trạng của tháp F1 dưới mái che mới; và iii) thiếu công tác bảo dưỡng thường xuyên.

Phân tích dữ liệu về những rủi ro về mặt khảo cổ và tính dễ bị tổn thương của 17 di tích được đưa vào hệ thống dữ liệu GIS. Các kết quả này được sử dụng trong việc xây dựng các bản đồ tích hợp theo chuyên đề của khu di tích và một Danh mục các di tích Chăm tại Mỹ Sơn. Tất cả những dữ liệu này được quản lý bằng hệ thống phần mềm 3 chiều Odysseus để hỗ trợ công tác quản lý di tích một cách hiệu quả. Toàn bộ gói dữ liệu GIS cũng đã được chuyển giao cho Viện Bảo tồn di tích (thuộc Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch) và được sử dụng để duy trì công tác quản lý và trùng tu di tích.

Nhóm G trước khi được khai quật: khối đổ nát G2 và G3 vẫn có thể quan sát được

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 23

3. Khai quật khảo cổ học Một chuỗi các hoạt động khai quật khảo cổ học được tiến hành vào mùa khô hàng năm (tháng 2 - tháng 9) trong suốt giai đoạn từ 2003 đến 2010. Dưới sự điều phối của UNESCO, dự án đã thiết lập một đội ngũ gồm các nhà khảo cổ, kỹ thuật viên phục chế, họa sỹ, kiến trúc sư và các chuyên gia bảo tồn với sự hướng dẫn và quản lý của các chuyên gia hàng đầu từ Quỹ Lerici và Viện Bảo tồn Di tích. 3.1. Khai quật toàn diện khu tháp G

Trước khi có sự can thiệp của dự án, khu tháp G gần như bị bao phủ hoàn toàn bởi một lớp thảm thực vật dày. Sử dụng kỹ thuật can thiệp không xâm nhập, nhóm dự án đã thu thập các dữ liệu ban đầu để xây dựng một Bản đồ Địa chất của toàn khu vực nhóm tháp G như được miêu tả ở trên, phục vụ hữu ích cho các công trình khai quật về sau.

Nhóm dự án tiếp đó tiến hành một cuộc khai quật khảo cổ mở rộng để nắm được thông tin về bức tranh toàn cảnh của khu di tích với các tháp nằm rải rác trên một diện tích rộng khoảng 3500m2. Trước đây, khu vực này mới chỉ được khai quật một lần trong những năm 1903 - 1904 do nhà khảo cổ học Parmentier và các cộng sự của ông nhưng họ chủ yếu chỉ đào và thu thập những kiệt tác nghệ thuật. Trong thời gian này, hầu hết đống đổ nát bao phủ di tích bị di dời mà không hề được tư liệu hoá. Sau chiến tranh chống Mỹ, những phần di tích đổ nát do bị bom tàn phá với nhiều hiện vật kiến trúc lại một lần nữa bị tàn phá mà không có tư liệu ghi chép.

Khu vực khai quật có diện tích 2500m2 và được chia khoanh thành các ô vuông cạnh 20m với các hố khai quật kích cỡ khác nhau. Cây cỏ dại được cắt bỏ trước khi hoạt động khai quật tiến hành vào năm 2003. Ba loại hóa chất được sử dụng để loại bỏ lớp thực vật sau khi được kiểm tra cẩn thận đảm bảo hạn chế tối đa các tác động không mong muốn lên tường tháp. Quá trình khai quật sau đó được chia

G2 và G3 trong quá trình khai quật

24

thành hai giai đoạn: loại bỏ các mảnh vỡ còn sót lại từ thời Parmentier khai quật và chiến tranh, chủ yếu được thực hiện phía rìa bắc của khu đồi; và khai quật từ nền đống đổ nát để nhận ra bề mặt gốc ban đầu.

Trong quá trình này, nhiều hiện vật đã được tìm thấy trong đống đổ nát, chủ yếu là các trang trí kiến trúc bằng đất nung như: tấm trang trí trước riềm mái, bức phù điêu trang trí phía trên ô cửa, mô tả các hoạ tiết hoa cỏ, các vị thần và các biểu tượng linh thiêng khác có liên quan đến Ấn Độ giáo. Một số đồ tạo tác với chữ Hoa và chữ Chăm cũng được phát hiện. Hàng ngàn viên gạch cổ đã được tìm thấy trong giai đoạn dọn dẹp. Tất cả đều được phân loại, làm sạch và lưu trữ để phục vụ cho các hoạt động phục chế trung tu về sau. Mỗi tầng khai quật đều được ghi chép lại một cách cẩn thận.

Với tính dễ bị tổn thương của di tích do phải đối mặt với nhiều hiểm hoạ thiên nhiên và các sự kiện do cả con người lẫn tự nhiên gây nên (như việc di tích không được bảo vệ từ cuối thế kỷ 13, trộm cắp và cây cỏ dại xâm lấn, sự can thiệp của người Pháp vào đầu thế kỷ 20, rồi đến bom đạn thời chiến tranh chống Mỹ, và sự can thiệp của nhóm chuyên gia Ba Lan trong những năm 80), các hoạt động khai quật được tiến hành một cách thận trọng và được tư liệu hoá cẩn thận, đảm bảo tôn trọng các tài sản và giá trị tôn giáo và chính trị của nền văn hoá Chăm Pa cổ. Các nguyên tắc quốc tế trong lĩnh vực khảo cổ học cũng được tuân thủ nghiêm túc.

Kết quả khảo cổ đã xác định được tám lớp địa tầng giữa nền móng nguyên gốc và đống đổ nát sau chiến tranh gần đây. Hơn 1500 hiện vật đã được khai quật trong giai đoạn I và II của dự án. Nguồn dữ liệu phong phú thu được từ công tác khai quật khảo cổ đã được sử dụng làm tư liệu cho bộ phim ba chiều mô tả lại các toà tháp cổ trong điều kiện nguyên gốc và cung cấp những thông tin có giá trị về xã hội Chăm Pa cổ đại.

3.2. Khai quật tại khu di tích

Sau khi khai quật các khu vực xung quanh, công tác khai quật được tiếp tục triển khai với cả 5 toà tháp trong nhóm G và khu tường bao quanh.

Hoạt động khai quật ở tháp G1 được tiến hành ở cả khu vực nội điện, tầng bệ móng phía ngoài và kéo dài sang phía Đông của nhóm G, và xung quanh tháp G5. Khu vực khai quật mở rộng này đã phát lộ bức tường bao và nền móng tự nhiên của ngọn đồi. Tất cả gạch thu được đều được làm sạch và ghi chép lưu giữ để sử dụng cho công tác trùng tu sau này.

Tại tháp G2, các phần sập đổ và những khu vực xung quanh được khai quật đến tận nền móng. Đống gạch đá đổ nát bên trong tháp được don dẹp làm sạch, từ đó phát hiện được ngưỡng cửa. Các cuộc khai quật cho thấy tháp G2 được xây dựng trên một nền móng tự nhiên với sàn làm từ hai hàng khối đá ong.

25

Tại tháp G3, phát hiện khảo cổ cho thấy các tháp cổ được chia làm ba phần, có thể đã có bốn cột trụ đỡ dưới một mái ngói.

Tại tháp G4, đã phát lộ được một số lượng lớn mảnh gạch vỡ, cát, sỏi nhỏ, gạch ngói, mảnh gốm. Trong khi đó, một khối đá ong khác chủng loại được phát hiện trong góc tháp G5.

Công tác khai quật khảo cổ cũng đã phát lộ cấu trúc tường thành bị chôn vùi phần lớn chỉ trừ một đoạn ngắn gần tháp G4. Xung quanh mảng tường này cũng đã tìm thấy nhiều mảnh gốm thuộc dạng gốm sạn và một số mảnh gốm vỡ men xanh lá cây. Phần tường thành phía tây có chiều cao nhất quán với trung bình ba hàng gạch. Phần tường phía bắc có độ cao không đồng đều, với độ chênh lệch từ 2 đến 6 hàng gạch. Góc tường hướng đông nam đã bị đổ và biến dạng do sạt đất.

Tường bao được nghiên cứu một cách cẩn thận như với một toà tháp vì nó có tầm quan trọng lớn trong Ấn Độ giáo. Đó là một biểu tượng đánh dấu một khu vực linh thiêng, bảo vệ các thần linh chống lại quỷ ác và ngăn cản các tín giáo chưa gột rửa tâm linh vào trong nơi thánh địa.

Công tác khảo cổ giai đoạn này đã mang lại nhiều thông tin dữ liệu, giải mã mối quan hệ giữa các đền tháp và quá trình xây dựng chúng. Tất cả gạch và các mảnh vỡ khai quật được đều được làm sạch một cách cẩn thận và phân loại dựa vào nguồn gốc, kích cỡ, điều kiện bề mặt, đặc điểm và chức năng sử dụng. Những hiện vật còn nguyên vẹn được đánh dấu và lưu trữ trong phòng kho cạnh nhóm tháp G. Các mảnh vỡ cũng được phân loại và sử dụng làm bột gạch và vữa xây dựng. Tất cả các nguyên liệu này được sử dụng trong các hoạt động trùng sau đó.

Ngoài ra, các nghiên cứu khảo cổ cũng đã phát hiện ra hệ thống thoát nước cổ trong nhóm tháp G, một phát hiện rất hữu ích cho công tác trùng tu di tích.

Đống đổ nát của mái tháp G3, sau khi khu di tích bị lãng quên từ thời Chăm Pa

Góc nhìn toàn cảnh từ phía Đông, nhìn thẳng ra ngôi đền chính và khối đổ nát G4 sau khi khu di tích bị lãng quên từ thời Chăm Pa

26

Đầu linh dương (gazelle) được tìm thấy dưới đống đổ nát ở nhóm G

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 27

4. Xử lý hiện vật khảo cổ học

4.1. Xử lý hiện vật

Quá trình khai quật tại nhóm tháp G và vùng phụ cận đã phát hiện được gần 1500 hiện vật lọc ra từ hơn 5000 mảnh vỡ thu thập được, phần nhiều trong số đó là gốm sứ nhập khẩu từ Trung Quốc và hiện vật đất nung bản địa dùng trong các nghi lễ.

Một đội cán bộ kỹ thuật Việt Nam được đào tạo để xử lý các vật liệu khảo cổ học – một nhiệm vụ có thể dễ dàng bị bỏ qua khi thời gian hạn chế. Khoá đào tạo nghiệp vụ này yêu cầu các kỹ thuật viên thực hiện kiểm kê và ghi chú các vật liệu khảo cổ học trong quá trình khai quật trước khi chuyển hiện vật về kho. Việc đo đạc hoàn chỉnh và vẽ chi tiết tại các hố và kiến trúc khai quật cũng được tiến hành trong mỗi giai đoạn khai quật.

Tại kho bảo quản, các quy trình làm sạch, chụp ảnh và vẽ các hiện vật đã được thực hiện. Sau đó là ghi chép và phân tích các hiện vật mảnh trước khi tiến hành phân loại. Hai họa sỹ và một kỹ thuật viên phục chế của Ban quản lý di tích Mỹ Sơn đã được đào tạo về đồ họa điện tử và tư liệu hoá tham gia vào quá trình này dưới sự hướng dẫn của hai nhà khảo cổ học người Ý. Những nghiên cứu về các mảnh vỡ và hiện vật đã mang lại nhiều kiến thức quan trọng về lịch sử của di chỉ.

Với số lượng hiện vật và di tích khảo cổ học đáng kể đã được phát lộ trong di chỉ, những nghiên cứu mở rộng là rất cần thiết trong tương lai để có thể nắm được kiến thức toàn diện về giá trị của những hiện vật được phát lộ.

4.2. Phục chế hiện vật đất nung

Có khoảng 200 chi tiết trang trí kiến trúc được tìm thấy trong khoảng 1500 hiện vật phát lộ. Khoảng 60 hiện vật tiêu biểu được chọn lọc và phục chế cho trưng bày “Khai quật Khảo cổ học và Bảo tồn nhóm tháp G” tại bảo tàng di tích. Hầu hết các hiện vật trang trí điêu khắc và kiến trúc được làm từ đất nung, chỉ có một vài trong số đó là đá sa thạch như đài thờ và Yoni.

4.3. Lập danh mục hiện vật Chăm

Quá trình khai quật, phân loại và tư liệu hóa trong một thời gian dài đã được tổng kết lại trong Hệ thống dữ liệu hiện vật Chăm. Quá trình tư liệu hoá được thực hiện bằng phần mềm Filemaker Pro giúp dễ dàng truy cập và quản lý dữ liệu. Tư liệu được chuyển tới Ban quản lý di tích Mỹ Sơn để sử dụng trong tương lai với khuyến nghị Ban quản lý tiếp tục cập nhật thông tin khi xác định được hiện vật mới theo cùng cách thức đã dùng.

28

Phía trên: Hình vẽ mảnh vỡ từ bức tượng đất nung cho thấy hình dạng một vị nữ thần, có thể là Laksmi, được tìm thấy tại nhóm G

Các họa tiết trang trí và kiến trúc bằng đất nung được tìm thấy trong quá trình khai quật nhóm G

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 29

5. Nghiên cứu đặc tính vật liệu và kỹ thuật xây dựng Chăm Pa cổ đại

5.1. Nghiên cứu khả năng tương thích giữa gạch cổ và gạch mới

Vật liệu xây dựng là yếu tố thiết yếu của công tác trùng tu di tích. Tuy nhiên, đây thường là một thách thức lớn đối với những di tích được xây bằng gạch như các tháp Chăm cổ so với các di tích bằng gỗ hoặc đá vốn sẵn có hơn nhiều.

Nghiên cứu về vật liệu xây dựng ở Mỹ Sơn được tiến hành tại chỗ trên các tường gạch tại di tích và đồng thời qua các phân tích gạch, chất kết dính, vôi và đất sét từ phòng thí nghiệm tại trường Đại học Tổng hợp Milan. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm của gạch cổ và đưa ra các tiêu chuẩn trong sản xuất gạch để đảm bảo khả năng tương thích tốt nhất giữa các vật liệu cũ và mới.

5.2. Nghiên cứu và thử nghiệm chất nhựa kết dính tự nhiên

Trước đây, Parmentier từng cho rằng các thợ xây người Chăm cổ đã sử dụng một loại nhựa hữu cơ để kết dính các viên gạch với nhau và có thể ngăn sự phát triển của thực vật trong các khe nối. Tuy nhiên, kể từ đó, không có thêm nghiên cứu nào được thực hiện về vấn đề này.

Trong khuôn khổ dự án này, nhiều phân tích hóa học - vật lý đã được tiến hành để kiểm tra ba lựa chọn keo sinh học từ cây bản địa, bao gồm Dầu rái, Bời lời và Ô đước. Các phân tích này được thực hiện với sự phối hợp của các chuyên gia và nhân viên của Viện Bảo tồn di tích Việt Nam, theo một thỏa thuận trao đổi nhân viên giữa Viện và Khoa Kết cấu Kỹ thuật của trường Đại học Bách khoa Milan.

Kết quả quan trọng đạt được từ nghiên cứu này là phát hiện nhựa cây Dầu rái (Dipterocarpacea Alata), một cây bản địa của miền Trung Việt Nam, Trung Lào và Bắc Thái Lan. Loại nhựa hữu cơ này hiện vẫn được người dân địa phương sử dụng để gắn thuyền gỗ và nhuộm màu.

Các xét nghiệm khoa học cũng khẳng định chất nhựa cây này là một chất kết dính hữu cơ thích hợp với gạch, đặc biệt là ở những vùng có gió mùa với độ ẩm cao như Mỹ Sơn. Chất nhựa này được trộn với vôi từ vỏ sò và bột gạch và được sử dụng làm vữa xây dựng cho phần nề bên trong. Kết quả nghiên cứu mang tính đột phá này đã mở đường cho công tác trùng tu các tháp Chăm xây bằng gạch ở Mỹ Sơn và ở cả nhiều nơi khác trong khu vực.

30

5.3. Nghiên cứu vôi và đá ong

Vôi từ vỏ sò cũng là một vật liệu quan trọng trong việc phục chế các di tích gạch. Nhóm nghiên cứu dự án đã nỗ lực thu thập các mẫu vôi vỏ sò từ các vùng khác nhau quanh Mỹ Sơn như từ một làng nhỏ ở đầm Lăng Cô ở Huế, làng Non Nước ở Đà Nẵng và một làng trong phố cổ Hội An. Sau nhiều xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, các mẫu lấy từ Hội An, nơi gần Thánh địa Mỹ Sơn nhất, được xác định là một trong những nguyên liệu phù hợp nhất. Mẫu vôi này được sử dụng làm vữa theo tỷ lệ 1 phần vôi vỏ sò và 3 phần bột gạch.

Vật liệu đá ong đặc biệt chỉ được sử dụng tại các tháp trong khu G. Sau khi làm xét nghiệm, nhóm nghiên cứu xác định một khu vực có đá ong cách Thánh địa Mỹ Sơn 90 km. Đá ong ở đây hiện vẫn được người dân địa phương sử dụng trong xây dựng. Các khối đá ong thu được sau đó được rửa sạch để loại bỏ đất và đất sét, và cắt theo kích thước tương tự với các khối đá nguyên gốc để sử dụng trong các hoạt động phục chế sau này.

5.4. Thử nghiệm và sản xuất gạch mới

Số lượng gạch nguyên gốc thu thập được từ các tháp đổ và từ quá trình khai quật không đủ để sử dụng cho công tác phục chế và cần phải sản xuất gạch mới tương thích với các tiêu chuẩn hoá-lý của gạch gốc. Loại gạch này yêu cầu chất liệu đất sét có chất lượng cao cùng với kỹ thuật sản xuất gạch cổ. Sau nhiều nghiên cứu thử nghiệm, lô gạch mới đầu tiên đã được sản xuất và sử dụng thử nghiệm trong giai đoạn I (2005). Tuy nhiên chỉ sau một vài tháng tiếp xúc với môi trường tự nhiên, các viên gạch sản xuất đợt này đã bị muối hóa và bị rêu bám lên bề mặt.

Các thí nghiệm và thử nghiệm lại tiếp tục được thực hiện trong ba năm tiếp theo cho đến khi thành phần gạch và kỹ thuật sản xuất đạt được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết.

Một bài học quan trọng rút ra từ dự án này là hoạt động nghiên cứu để xác định vật liệu thích hợp cho công tác phục chế cần được lồng ghép vào kế hoạch dự án ngay từ đầu như một kết quả mong đợi của mọi dự án trùng tu di tích. Đồng thời, cần dành đủ thời gian và nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm và chuẩn bị. Mặc dù vấn đề về gạch xây dựng đã gây ra một số chậm trễ cho dự án, thành quả đạt được từ quá trình nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất gạch Chăm mới sẽ đóng góp đáng kể vào các hoạt động tu bổ trùng tu di tích Chăm và các di tích cổ chịu ảnh hưởng Ấn độ giáo khác trong tương lai.

Quá trình nghiên cứu và thử nghiệm trong nhiều năm nhằm tái tạo gạch Chăm cổ được tư liệu hoá toàn bộ trong cuốn Cẩm nang Hướng dẫn quy trình sản xuất gạch Chăm do các chuyên gia của Viện Bảo tồn di tích thực hiện. Các chuyên gia cũng xác

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 31

định và giới thiệu cơ sở sản xuất uy tín của ông Nguyễn Duy Quá gần khu vực thánh địa Mỹ Sơn, có khả năng cung cấp gạch cho các dự án trùng tu trong tương lai.

5.5. Phân tích kỹ thuật xây dựng

Nhiều khảo sát kiến trúc và hình học đã được tiến hành để tìm hiểu các kỹ thuật xây dựng cổ. Trong quá trình này, nhóm chuyên gia dự án đã loại bỏ các đống đổ nát, đất đá, làm vệ sinh bề mặt tường, các khớp gạch và tiến hành đo đạc, vẽ phác thảo. Với các số liệu khảo sát sơ bộ, các chuyên gia đã đánh giá mức độ hư hỏng của các cấu trúc xây dựng theo các phân loại như: thay đổi bề mặt; mức độ phân huỷ của vật liệu xây dựng; nứt mẫu; biến dạng; tổn thương cơ học; tăng trưởng sinh học và tổn thương cấu trúc.

Bên cạnh điều tra hình học, các chuyên gia đồng thời cũng tiến hành phân tích kỹ thuật xây dựng, tập trung vào các kết nối gạch và tìm hiểu các hình dạng gạch khác nhau. Nghiên cứu cho thấy người Chăm cổ xây dựng các công trình lớn bằng gạch đỏ mềm với kỹ thuật xoa và lắp ráp gạch bằng tay. Các khớp gạch khít liền điển hình trong các tháp Chăm cổ là kết quả của kỹ thuật xoa gạch bằng tay này.

Các chuyên gia cũng phát hiện ra kỹ thuật xây dựng độc đáo trong cấu trúc tường bao với ba lớp: lớp móng được xây bằng hai hàng gạch, lớp nền và lớp thân tường. Cũng giống như các bức tường tháp, tường bao có phần ngoài được xây bằng đá ong và phần lõi bên trong được lấp đầy bằng các mảnh gạch vỡ và vữa.

Trái: Các viên gạch có hình dạng đặc biệt được sử dụng để chốt các mảng tường xâyPhía trên: Chất keo hữu cơ được sử dụng làm chất kết dính

32

6. Công tác trùng tu và bảo tồn

6.1. Nguyên tắc bảo tồn các di tích Mỹ Sơn

Sau nhiều cuộc họp tại Hà Nội và Mỹ Sơn, một loạt các nguyên tắc trong trùng tu di tích nhóm tháp G được Ban Chỉ đạo dự án và hội đồng tư vấn kỹ thuật do Giáo sư Luigia Binda, Giáo sư Hoàng Đạo Kính, Kiến trúc sư Pierre Pichard và Tiến sĩ Mauro Cucarzi đứng đầu thống nhất vào năm 2004.

Các nguyên tắc này tuy mới chỉ được áp dụng cho nhóm tháp G, nhưng hoàn toàn có thể được sử dụng trong công tác bảo tồn đối với tất cả các di tích trong khu thánh địa Mỹ Sơn cũng như với toàn bộ các di tích Chăm được xây bằng gạch mà không dùng vữa để kết nối các khớp gạch bên ngoài ở Việt Nam.

Các nguyên tắc chính được thông qua như sau:

• Tôn trọng tính xác thực của chất liệu nề nguyên gốc và chỉ thực hiện tái tạo khi thực sự cần thiết;• Không sử dụng, về mặt nguyên tắc, các vật liệu mới khác với chất liệu gốc (như thép, bê tông, vữa xi măng, nhựa đúc, v.v...) để tránh sự không tương thích, luôn lưu ý việc sử dụng các chất liệu bền về tính phù hợp với điều kiện đặc biệt của khí hậu nhiệt đới; • Bảo tồn tối đa những phần còn lại của các tháp đã bị hư hỏng bằng việc tu sửa và kiên cố tại chỗ;• Phục dựng lại các hạng mục được phát hiện có vấn đề kết cấu không chắc chắn và không bền vững thông qua phương pháp tái dựng nhưng đảm bảo tối đa tính nguyên vẹn của hiện trạng của các di tích;• Chỉ sử dụng gạch mới trong trường hợp công trình không còn đủ vững và có nguy cơ sụp đổ và cần cần đánh dấu rõ ràng để phân biệt với những nguyên liệu cũ; • Sử dụng các loại nhựa cây tự nhiên để gắn kết các mấu nối gạch mới ở phần tường ngoài và sử dụng các mảnh gạch vỡ với vữa trộn để tái tạo phần tường bên trong.

Mảng tường G3 được trùng tu với kỹ thuật tái dựng (anastylosis)

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 33

6.2. Bảo tồn và trùng tu tháp G3 và G5

Các hoạt động trùng tu bắt đầu được triển khai với tháp G3 và G5 vào đầu dự án giai đoạn I do cấu trúc của các tháp này tương đối đơn giản so với các tháp khác.

Tháp G3 gần như đã bị sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại phần móng nền. Hầu hết các hoạt động phục chế tập trung vào việc gia cố những cấu trúc còn lại của tháp. Nhóm chuyên gia dự án củng cố lại tất cả các góc tháp và phần sàn bên trong. Các chuyên gia quyết định giữ sàn phía trong thấp hơn một chút so với nguyên gốc do tường tháp thiếu sự đồng bộ về chiều cao. Việc trùng tu toà tháp này yêu cầu sử dụng các khối đá ong mới để thay thế những khối đá gốc đã bị hư hỏng.

Tại tháp G5, công tác trùng tu chủ yếu tập trung vào phần trong tháp và tu sửa những hàng gạch còn lại. Một viên gạch trang trí được tìm thấy ở lớp nền thứ hai dưới lòng đất, tương tự như viên gạch tìm thấy trong tháp G3. Nền móng của tháp G5 gồm ba lớp gạch có kích thước và đặc điểm khác nhau, được sắp xếp không đều và được liên kết bằng đất và các mảnh gạch vỡ. Các hoạt động trùng tu tại tháp G5 sử dụng chủ yếu những viên gạch gốc còn lại bởi tháp có kích thước khá nhỏ.

Các hoạt động trùng tu đầu tiên này đặt nền tảng quan trọng cho nhóm dự án tiếp tục triển khai tại một đền tháp lớn hơn, tháp G1, trong giai đoạn II và III của dự án.

Khung cảnh nhóm G năm 2008: G3 và G5 vừa được trùng tu

34

6.3. Bảo tồn và trùng tu tháp G1

Công tác trùng tu tháp G1 được tiến hành từ năm 2008 đến năm 2013. Giàn giáo và một mái che lớn được dựng tạm để che chắn cho di tích trong giai đoạn trùng tu. Nhiều công đoạn được thực hiện để tăng cường bảo vệ cấu trúc của toà tháp, đặc biệt là để bảo vệ bức tường phía bắc có nguy cơ sụp đổ trong giai đoạn đầu của dự án. Các hoạt động và thành tựu chính trong công tác phục chế tháp G1 bao gồm sửa chữa phần nền móng, củng cố các góc tháp, tái dựng các bậc thang, gia cố và chống đỡ mảng tường bị nghiêng phía Bắc và mái vòm, giám sát hệ thống thoát nước và tu bổ tầng hầm.

Ngoài ra, hành lang tháp G1 cũng được tu bổ trong giai đoạn III của dự án. Mặt sàn đánh dốc bằng một lớp gạch cũng đã được thi công để thoát nước tại các bậc cấp hướng Bắc và hướng Nam. Đến giữa năm 2013, toàn bộ toà tháp đã được phục chế một cách đáng kể so với tình trạng năm 2007.

Sau khi hoàn thiện trùng tu, nhóm dự án đã cho đào một cái hố lấp đầy sỏi để thử nghiệm thoát nước mưa theo dõi mức độ nước phân tán vào nền móng cuội kết trong mùa mưa. Đồng thời, nhiều phương án bảo vệ khu vực nội điện sau trùng tu cũng đã được chuyên gia của Tổ chức Lerici và Viện Bảo tồn di tích đề xuất với UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan quản lý, chẳng hạn như lắp đặt mái che lâu dài tại cuộc họp kỹ thuật tháng 3/2013. Cuộc họp đưa ra kết luận về việc cần thiết dỡ bỏ mái che tạm thời và Ban Quản lý Mỹ Sơn sẽ tiếp tục giám sát tình trạng của tháp, đặc biệt là trong mùa mưa.

Mặc dù không nằm trong thiết kế ban đầu của dự án, vấn đề này đã được các bên liên quan đề cập với các nhà lãnh đạo của tỉnh, những người có trọng trách quản lý duy trì di sản giai đoạn sau trùng tu, để đảm bảo rằng nhóm G vừa hoàn thiện sau trùng tu tiếp tục được duy trì trong điều kiện tối ưu trong tương lai.

Là một phần liên quan của G1, Yoni và đài thờ bằng sa thạch được tìm thấy trong tháp G được chuyển sang cạnh cổng vào tháp chính, mô phỏng cấu trúc ban đầu của di tích và chức năng của nhóm tháp G. Tấm đá Yoni bị vỡ được một chuyên gia phục chế đá từ Bảo tàng Hoàng gia Campuchia phục chế lại trước khi được chuyển sang địa điểm mới.

6.4. Bảo tồn và trùng tu tháp G2

Tháp G2 được phục chế trong giai đoạn 2012 - 2013 song song với việc hoàn thiện tháp G1. Công tác phục chế được bắt đầu bằng việc kiên cố lại phần móng nền, tu sửa một mảng tường lớn bị nứt và bị dịch chuyển. Sau đó đến dỡ bỏ và lắp ráp lại các bậc thang. Cổng vào được tái dựng lại với hai khung đá và ngưỡng cửa đã bị di dời.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 35

6.5. Bảo tồn khu tường bao

Trong toàn bộ khu thánh địa Mỹ Sơn, chỉ có nhóm tháp G sử dụng cả gạch lẫn đá ong. Tường thành là biểu tượng đánh dấu khu vực linh thiêng, được xây dựng bằng một khối lượng đá ong lớn.

Trong giai đoạn I của dự án, một số lượng lớn đá ong được sử dụng để lấp vào những chỗ khuyết, cùng với nguyên liệu vữa trộn để gia cố tường bao. Nhiều mảng tường bị hỏng nặng như mảng phía đông phải thay cả ba hoặc bốn hàng đá để chống đỡ toàn bộ cấu trúc tường.

Trong năm 2013, phần cuối cùng của tường bao đã được khôi phục sau khi hoàn thành trùng tu tháp G1 và G2.

36

6.6. Lắp đặt lại hệ thống thoát nước của các di tích

Một hệ thống thoát nước được xây dựng để xả thoát nước mưa cho tháp G3, G5, rồi đến G2 và G4 theo đề xuất kỹ thuật của kiến trúc sư Pierre Pichard từ Viện Viễn Đông Bác Cổ. Hệ thống này được thực hiện theo các bước kỹ thuật sau:

• Chuẩn bị bề mặt lòng cống bằng đất nén;• Lắp đặt các đường ống bằng sắt xuyên qua nền móng của tường trong quá trình tái dựng (các đường ống có đường kính 160 mm);• Xây các bể chứa nước bằng đất sét;• Bảo vệ các bể chứa và lớp hấp thụ của đường ống bằng lưới nhựa;• Lắp đặt đường ống thoát nước (ống nhựa PVC có đường kính 140 mm );• Lắp đặt hộp, ống kiểm tra;• Kết nối các đường ống với hệ thống thoát nước bên ngoài;• Trải các lớp chống thấm bằng sỏi lên đến mức sàn (dày 10 cm);• Bảo vệ bằng các tấm vải nhựa;• Trải lớp hỗn hợp cát và sỏi cuối cùng lên mặt sàn.

Đồng thời, hệ thống thoát nước cổ của tường bao quanh nhóm tháp G được phát lộ trong quá trình nghiên cứu khảo cổ, vì vậy phát hiện này cũng đã được đưa vào hệ thống diễn giải du lịch của khu di tích. Hệ thống này bao gồm hai cống thoát nước ở phần tường phía bắc để xả thoát nước mưa từ khu hành lễ của toà tháp chính. Cả hai cống đều đã bị vỡ. Những viên gạch đáy máng bị vỡ được gỡ bỏ và lưu trữ như các hiện vật khai quật khác. Thay vào đó là những viên gạch mới được sản xuất với các đặc tính tương tự. Các viên gạch đá ong xung quanh bị hỏng cũng được thay thế bằng những viên đá mới.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 37

38

7. Phát triển du lịch bền vững Mặc dù có nhiều tiềm năng để trở thành điểm thu hút du lịch, Mỹ Sơn mới chỉ đón nhận 20% tổng số du khách đến tỉnh Quảng Nam. Doanh thu từ du lịch của Mỹ Sơn so với các điểm du lịch khác ở miền Trung Việt Nam như Huế và Hội An còn tương đối nhỏ. Phần lớn khách đến Mỹ Sơn bằng xe buýt du lịch và chỉ dành một vài giờ thăm quan sau đó quay lại Hội An ăn trưa. Trong 3 năm qua, nhiều nỗ lực thúc đẩy du lịch bền vững đã được thực hiện ở Mỹ Sơn, đồng thời với các hoạt động bảo tồn di sản. Với mục tiêu này, bên cạnh hỗ trợ chính từ Quỹ Tín thác Italia, nhiều nguồn ngân sách tài chính khác cũng được kết hợp, bao gồm Quỹ Một Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Quỹ Tín thác Hàn Quốc, Quỹ Tín thác Nhật Bản, hãng Hàng không Asiana thông qua Uỷ ban Quốc gia UNESCO Hàn Quốc, nhằm tăng cường tối đa mối liên kết giữa các dự án do UNESCO điều phối và tạo sức bật tổng hợp cho khu di sản, hướng đến phát triển du lịch bền vững.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 39

7.1. Xây dựng hệ thống thuyết minh diễn giải

Trước khi có sự hỗ trợ của UNESCO tại Mỹ Sơn, hệ thống thuyết minh diễn giải về các giá trị di sản, các sản phẩm và dịch vụ du lịch của khu di sản này còn rất hạn chế. Đây là một trong những lý do khiến thời gian thăm quan của khách du lịch tương đối ngắn. Trong giai đoạn II của dự án (2008 - 2010), một khung thuyết minh diễn giải đã được xây dựng, tập trung vào 4 chủ đề chính của tuyến thăm quan Mỹ Sơn: i) môi trường thiên nhiên; ii) cảnh quan nông nghiệp; iii) các chứng tích khảo cổ và kiến trúc; và iv) các sự kiện lịch sử.

Nội dung Khung Thuyết minh Diễn giải của khu Di sản đã được lồng ghép vào nội dung khoá tập huấn Hướng dẫn thuyết minh Di sản Văn hoá của UNESCO nhằm cung cấp hướng dẫn viên du lịch các thông tin quan trọng cần truyền tải tới khách tham quan Mỹ Sơn. Bên cạnh đó, nội dung này còn được sử dụng để xây dựng Chiến lược lồng ghép Du lịch Văn hoá của tỉnh Quảng Nam trong một dự án khác của UNESCO và trong Kế hoạch Quản lý Du lịch nhằm cung cấp các hành động cụ thể trong thời gian ngắn, trung và dài hạn để đảm bảo du lịch bền vững.

Ban quản lý khu di sản Mỹ Sơn đã tiếp tục sử dụng Khung thuyết minh diễn giải này như một tài liệu tham khảo chính thống trong việc xây dựng các thông điệp du lịch và danh mục các điểm thăm quan. Các chủ đề đã xác định trong hệ thống thuyết minh diễn giải này cũng sẽ được sử dụng để xây dựng các sản phẩm du lịch dưới sự hỗ trợ của dự án do Quỹ tín thác Italia tài trợ và các dự án khác.

Ms. Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO thăm và chính thức khai trương nhóm tháp G, tháng 6/2013

40

7.2. Cải tạo cảnh quan xung quanh khu vực nhóm tháp G

Khi công tác trùng tu nhóm tháp G đến giai đoạn hoàn thiện, việc chuẩn bị mở cửa các di tích cho công chúng cũng được tiến hành, đặc biệt là với các khu vực phụ cận. Công việc này bao gồm thiết kế và xây dựng đường vào nhóm tháp G, cả lối đi men theo sườn đồi và cầu thang, đảm bảo sự hài hoà với môi trường xung quanh.

Công việc cải tạo cảnh quan xung quanh cũng bao gồm việc xây dựng những lối đi bộ xung quanh nhóm tháp khu G. Những lối đi này giúp đánh dấu các lộ trình thăm quan, đặc biệt quan trọng trong những thời điểm đông khách. Một vòng tường bao cao 80cm được xây bao quanh các toà tháp để bảo vệ phần bệ móng.

Hai điểm ngắm cảnh cũng được xây dựng gần tháp G4 và G5 để khách có thể nhìn toàn cảnh nhóm tháp G và cận cảnh tháp G1. Mặt sàn tháp và hệ thống thoát nước kiểu Chăm gốc cũng được khôi phục và đưa vào sử dụng. Phía nam ngọn đồi nơi có nhóm tháp G cũng được củng cố để tránh xói mòn đất. Các bụi cây và cỏ được trồng xung quanh khu vực này, giúp giữ đất và cải tạo cảnh quan. Hoạt động cuối cùng nhằm cải thiện cảnh quan nhóm tháp G là việc tháo dỡ mái nhà tạm thời được dựng trên tháp G1 trong suốt 10 năm qua.

G2 (phía sau bên phải) đã được trùng tu, trong ngày hội văn hóa Chăm, tháng 6/2013

Cửa phía Nam tháp G1 trước khi trùng tu

Cửa phía Nam tháp G1 sau khi trùng tu

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 41

Ngày 22 tháng 6 năm 2013, nhóm tháp G đã được mở cửa đón du khách sau hơn 10 năm đóng cửa để trùng tu, một hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Văn hoá tỉnh Quảng Nam lần thứ 5 và cũng để kỷ niệm 40 năm quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia. Sự kiện này có sự tham dự của Tổng Giám đốc UNESCO, Đại sứ Italia tại Việt Nam, các lãnh đạo cấp cao của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và gần 200 khách mời.

Nhóm tháp G được giới thiệu tới công chúng như một ví dụ điển hình cho công tác trùng tu di sản, đưa nhóm tháp này một lên một cấp độ bảo tồn cao hơn. Sự mở cửa nhóm tháp G tới công chúng và giới thiệu mô hình trùng tu di sản Chăm với những kỹ thuật và vật liệu xây dựng độc đáo đóng góp một sản phẩm du lịch có giá trị cho toàn bộ khu di sản Mỹ Sơn.

7.3. Phát triển các tài liệu ấn phẩm mới

Các hỗ trợ tài chính cũng được huy động để chuyển khối lượng kiến thức và dữ liệu khảo cổ từ các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn thành những ấn phẩm xuất bản, truyền tải hiệu quả các giá trị di sản tới người đọc và khuyến khích sự tham gia của công chúng vào hoạt động bảo tồn di sản. Các ấn phẩm này cũng giúp phần làm giảm số lượng các tờ rơi thiếu chất lượng chỉ được dùng một lần, do đó góp phần bảo vệ môi trường.

Ấn phẩm Di sản Mỹ Sơn được thiết kế mô phỏng theo hình ảnh các viên gạch đặc trưng dùng trong kiến trúc xây dựng khu thánh địa, các trang sách được cắt giống với bố trí địa hình thung lũng thiêng. Ấn phẩm Hành trình Di sản Miền Trung giới thiệu Mỹ Sơn trong tổng thể toàn bộ hệ thống các Di sản Thế giới của khu vực miền Trung Việt Nam.

Các ấn phẩm mới được giới thiệu trong Lễ hội Di sản Quảng Nam lần thứ 5, tháng 6/2013

42

8. Nâng cấp bảo tàng

Nhà trưng bày của khu di tích được xây dựng tại cổng vào chính của khu di tích Mỹ Sơn vào năm 2004 với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản. Mặc dù quầy bán vé tham quan nằm ngay trong sảnh toà nhà của bảo tàng, rất ít khách vào thăm bảo tàng, phần lớn chỉ ngồi ở bậc thềm ngoài đợi các hướng dẫn viên du lịch vào mua vé cho họ.

Trong giai đoạn III của dự án, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia hỗ trợ việc sắp xếp lại không gian bảo tàng và xây dựng các gian trưng bày theo chủ đề nhằm thu hút khách dành nhiều thời gian thăm quan hơn và nâng cao chất lượng trải nghiệm cho du khách. Công tác tái tổ chức và phát triển bảo tàng đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng và phong cách thể hiện của các gian trưng bày, tận dụng tối đa không gian, mà không làm ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc của toà nhà.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 43

8.1. Các trưng bày chuyên đề mới

Gian trưng bày theo chủ đề “Khai quật khảo cổ và Bảo tồn nhóm tháp G tại Di sản Thế giới Mỹ Sơn” bao gồm hơn 60 hiện vật được khai quật từ nhóm tháp G, 25 bảng thông tin diễn giải và một khu thiết bị đa phương tiện nhằm cung cấp thông tin sâu về các phát hiện khảo cổ cũng như lịch sử bảo tồn khu di sản, tập trung vào các yếu tố trang trí điêu khắc và biểu tượng tín ngưỡng. Gian trưng bày cũng cung cấp thông tin chi tiết về lịch sử khu di tích, miêu tả các kỹ thật xây dựng Chăm cổ và ghi nhận những hỗ trợ của chính phủ Italia và UNESCO trong những năm qua.

Bên cạnh tính chất giáo dục và truyền tải thông tin, gian trưng bày cũng được thiết kế một cách sáng tạo để nâng cao trải nghiệm thị giác cho du khách. Phần thiết kế, dù vẫn duy trì tính nhất quán trong toàn bộ trưng bày, bao gồm các loại hiện vật, các biển tên, kệ và bảng thông tin, vẫn tạo được sự tách biệt cho không gian trưng bày với các bộ phận khác của toà nhà.

Gian trưng bày “Di sản chung của chúng ta” được thực hiện ở phòng kế bên toà nhà bảo tàng. Đây là kết quả của dự án cho Quỹ Tín thác Nhật Bản hỗ trợ các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, thể hiện mối liên hệ giữa Mỹ Sơn và các khu Di sản Thế giới khác trong khu vực Đông Dương.

TS. Patrizia Zolese (trái) diễn giải về các trưng bày với Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova (thứ hai từ trái sang) và Đại sứ Ý tại Việt Nam Lorenzo Angeloni (thứ tư từ trái sang) trong Lễ khai trương Phòng trưng bày hiện vật nhóm G, tháng 6/2013

44

8.2. Nâng cấp sảnh và lối vào bảo tàng

Khu sảnh rộng nhưng trước đây ít được sử dụng của bảo tàng cũng được nâng cấp để tận dụng tối đa cảnh quan thiên nhiên sảnh ra nhìn ra ở phía sau toà nhà. Dãy hành lang của tòa nhà được nâng cấp một cách toàn diện để thu hút du khách vào tòa nhà cũng như tăng cường ấn tượng thị giác và sự thuận tiện cho khách ngay khi họ đến đây . Công tác tu sửa được thực hiện bao gồm một gian bán vé, cửa hàng lưu niệm và một quán cà phê với không gian rộng rãi nhìn ra ngoài cảnh quan thiên nhiên. Thiết kế được đảm bảo phù hợp với kiến trúc xây dựng tổng thể và hài hòa của môi trường xung quanh.

Một hệ thống biển chỉ dẫn ngoài trời mới với đèn điện được lắp đặt ở lối vào của tòa nhà trong khuôn khổ dự án do hãng hàng không Asiana tài trợ, tạo ra một sự đổi mới toàn diện cho toàn bộ khu vực này và tạo điểm nhấn thu hút du khách vào thăm bảo tàng.

Lối vào sảnh bảo tàng sau khi được nâng cấp

Sảnh bảo tàng trước khi được nâng cấp

Sảnh bảo tàng sau khi được nâng cấp

Quầy hàng lưu niệm mới được lắp đặt tại Bảo tàng khu di sản Mỹ Sơn

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 45

9. Nâng cao năng lực cán bộ

9.1. Các kỹ năng quản lý

Các cán bộ quản lý và nhân viên kỹ thuật của Ban Quản lý Di tích Mỹ Sơn và Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Nam đều được khuyến thích tham gia tất cả các hoạt động của dự án để xây dựng các kỹ năng thực hành và kỹ thuật.

Trong lĩnh vực quản lý, giám đốc Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Nam đã được đề cử làm Điều phối Dự án Quốc gia và Phó giám đốc Ban Quản lý Di tích Mỹ Sơn được cử làm Điều phối Dự án tại địa phương. Với sự hỗ trợ củađội ngũ cán bộ nguồn từ mỗi đơn vị, họ có khả năng tiến hành các công việc phức tạp bao gồm làm việc với các chuyên gia trong nước và quốc tế, điều phối giữa các đơn vị quản lý cũng như các bên liên quan trong lĩnh vực kỹ thuật suốt 10 năm tiến hành dự án. Ngoài sự hợp tác, hỗ trợ của các cán bộ chương trình của UNESCO trong quá trình triển khai dự án, các cán bộ quản lý dự án còn có cơ hội tham gia nhiều chương trình đào tạo và bồi dưỡng năng lực trong quản lý di sản, lập kế hoạch du lịch cũng như các hội nghị khoa học và thảo luận chuyên môn về văn hóa Chăm, khảo cổ học và các di tích Chăm.

Tiến bộ trong năng lực quản lý được thể hiện qua sự tham gia chủ động và tích cực của cán bộ Ban Quản lý di tích trong giai đoạn cuối của dự án. Tỉ lệ nhân sự tham gia vào các hoạt động dự án của đội ngũ cán bộ của Ban Quản lý Di tích Mỹ Sơn tăng từ 30% ở giai đoạn I (2002 - 2005) tới trên 50% ở giai đoạn II (2007 - 2010) và lên đến 80% ở giai đoạn III.

Khả năng điều phối của Ban Quản lý Di tích Mỹ Sơn cũng được tăng cường đáng kể, điều này thể hiện rõ trong quá trình điều phối dự án do Italia tài trợ. Bốn dự án của UNESCO đã được tiến hành ở Mỹ Sơn trong bốn năm qua và Ban Quản lý Di

Một cuộc họp nhóm giữa các chuyên gia Lerici, cán bộ kỹ thuật và các công nhân địa phương tại nhóm G

Một cuộc họp kỹ thuật giữa UNESCO, Lerici, Viện Bảo tồn di tích và BQL Mỹ Sơn

46

tích Mỹ Sơn đã có thể đảm bảo rằng kết quả của các dự án bổ sung, củng cố lẫn nhau và đóng góp cho mục tiêu tổng thể của việc tăng cường công tác bảo tồn và phát triển du lịch bền vững tại khu di sản.

9.2. Các kỹ năng chuyên môn

Một đội ngũ kỹ thuật viên gồm 25 nhà khảo cổ học, kiến trúc sư, địa chất học, địa vật lý, khảo sát và họa viên đến từ các cơ quan quản lý di tích, các đơn vị tại địa phương và cấp quốc gia đã được trang bị kiến thức và chuyên môn theo chuẩn mực quốc tế về bảo tồn Di sản Thế giới qua các khóa tập huấn và quá trình làm việc trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam cũng như chuyên gia Italia.

Các nhà địa vật lý và địa hình thái học trong nước, với nền tảng chuyên môn tốt được đào tạo về địa vật lý ứng dụng trong khảo cổ học và kỹ thuật khảo sát không xâm nhập để đánh giá rủi ro ở các cấu trúc bị chôn vùi trong lòng đất. Họ cũng được đào tạo để sử dụng công nghệ này trong việc đánh giá các vấn đề khảo cổ học.

Các nhà khảo cổ học được đào tạo những kỹ thuật khai quật địa tầng và các kiến trúc sư được tập trung đào tạo các kỹ thuật khảo sát hình học khác nhau. Các họa sỹ được đào tạo chủ yếu để vẽ các địa tầng khảo cổ học, kế hoạch khai quật khảo cổ học và hiện vật khảo cổ học theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong quá trình thực hiện dự án, đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên Việt Nam cũng được đào tạo về xử lý các hiện vật khảo cổ học theo các chuẩn mực quốc tế. Việc này bao gồm quá trình phát quang khảo cổ đúng quy trình, tư liệu hóa và thống kê các hiện vật được khai quật trước khi nhập kho.

Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả trao Bằng chứng nhận cho các cán bộ kỹ thuật tham gia vào dự án, tháng 6/2013

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 47

Các cơ hội đào tạo cũng được mở rộng tới một lượng lớn nhân viên kỹ thuật trên toàn quốc qua một số khóa học và đào tạo. Một trong những khóa học quan trọng nhất là kỹ thuật điều tra, trùng tu, gia cố và bảo quản các Di tích Chăm ở Mỹ Sơn. Hơn 100 kỹ thuật viên từ 14 tỉnh thành có di sản văn hóa Chăm ở miền Trung và Nam Việt Nam đã tham gia khóa học này.

Nỗ lực xây dựng, nâng cao năng lực cán bộ đã mang đến những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khai quật khảo cổ học, gia cố và trùng tu. Những kỹ năng này không chỉ được áp dụng cho các nhân viên kỹ thuật tại Mỹ Sơn và nhiều cơ quan ban ngành khác của tỉnh Quảng Nam, mà còn được truyền tải tới 50 công nhân xuất thân là nông dân từ các làng lân cận Mỹ Sơn. Qua khóa học của dự án, các công nhân đã tương đối thành thạo với nhiều công việc bảo tồn, bao gồm phân loại gạch, kỹ thuật nề xây tường, khớp nối mạch vữa, tái tạo khuôn đúc, chuốt đá ong và tu sửa đá. Những kỹ năng này đã mang lại cho họ một cơ hội sinh kế mới.

Yếu tố xây dựng năng lực đóng vai trò thiết yếu đối với tính bền vững trong việc trùng tu các di tích Chăm, không chỉ ở Mỹ Sơn mà còn ở các tỉnh thành khác ở miền Trung Việt Nam. Tiềm năng để tận dụng các kỹ năng và kiến thức của lực lượng lao động này, bao gồm cả đội ngũ quản lý, kỹ thuật viên và nhân công để đảm bảo tính liên tục, thành công và hiệu quả cho các dự án bảo tồn ở miền trung Việt Nam trong tương lai là rất lớn.

Nhóm công tác văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Cơ quan phát triển Italia, Quỹ Lerici, Cục di sản văn hóa và Viện Bảo tồn di tích, Ban Quản lý Mỹ Sơn khảo sát thực địa, tháng 12 - 2010

48

10. Tổng hợp các bài học kinh nghiệm để đưa ra các Hướng dẫn Nghiên cứu Khảo cổ và Trùng tu tháp Chăm

Trước đây, do hiểu biết về các di sản Chăm Pa vẫn còn nhiều hạn chế, hầu như chưa có hướng dẫn cụ thể nào về kỹ thuật trùng tu các công trình này. Để xây dựng một bộ hướng dẫn có giá trị như những chuẩn mực cho công việc trùng tu di sản Chăm Pa cũng như các công trình chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, một điều hết sức quan trọng được đặt ra là tất cả các khía cạnh có liên quan đến công việc trùng tu nhóm tháp G phải được tư liệu hóa một cách đầy đủ.

Nguồn tư liệu này, cùng với các thông tin có được từ các nghiên cứu và can thiệp bảo tồn trước đây tại khu di tích Mỹ Sơn, chẳng hạn như các nỗ lực của người Pháp, đứng đầu là Parmentier, hay các hoạt động hợp tác Ba Lan - Việt Nam dưới sự hướng dẫn của kiến trúc sư Kwiatkowski và giáo sư Hoàng Đạo Kính, là những đóng góp quan trọng vào sự hình thành của cuốn “Hướng dẫn Nghiên cứu Khảo cổ và Trùng tu tháp Chăm”, xuất bản năm 2010.

Ấn phẩm này đưa ra các hướng dẫn khai quật và nghiên cứu khảo cố học, các nguyên tắc bảo tồn và trùng tu, mô tả ban đầu các công trình và các hướng dẫn chi tiết trong việc sản xuất và sử dụng các vật liệu tương thích trong quá trình trùng tu (gạch, vữa và chất kết dính từ nhựa cây). Cuốn sách là một tài liệu hữu ích cho các cán bộ cấp quốc gia và địa phương trong lĩnh vực trùng tu, bảo tồn, khảo cổ và đặc biệt là những người trực tiếp trùng tu tháp Chăm và các công trình có ảnh hưởng của Ấn Độ giáo tại Mỹ Sơn hay các tỉnh thành khác trong khu vực miền Trung Việt Nam. Cuốn hướng dẫn này cũng trở thành một công cụ đắc lực trong việc củng cố kiến thức và xây dựng các phương pháp tiếp cận phù hợp đối với việc trùng tu các di sản này. Ấn phẩm hiện được Viện Bảo tồn Di tích sử dụng làm tài liệu giảng dạy trong các khóa tập huấn về bảo tồn di sản.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 49

mảnh hiện vật được khai quật tại Nhóm G

bản vẽ kỹ thuật các tòa tháp cho hệ thống dữ liệu GIS về khu di Mỹ Sơn

hố khai quật được mở tại Nhóm G

phát hiện về chất kết dính hữu cơ đối với gạch Chăm

hiện vật được phát hiện và phân loại

chuyên gia quốc tế được tham vấn chuyên môn

chuyên gia Việt Nam tham gia dự án

chuyên gia Việt Nam được đào tạo về quản lý khu di sản

viện và các cơ quan nghiên cứu quốc gia và quốc tế tham gia

viên gạch Chăm mới được sản xuất phục vụ cho trùng tu

khối đá ong được khai thác cho trùng tu

công nhân địa phương được đào tạo về kỹ năng trùng tu

phòng trưng bày hiện vật khảo cổ và bảo tồn

bảng thông tin trong bảo tàng được lắp đặt

biển thông tin chỉ dẫn được lắp đặt trong khu di tích

hiện vật được đưa ra trưng bày

công trình tháp Chăm tại Nhóm G đã được trùng tu theo tiêu chuẩn quốc tế

cuốn Hướng dẫn khảo cổ và trùng tu Tháp Chăm được xuất bản

Quầy hàng lưu niệm được lắp đặt

5,000450+

361

1,50026242012

18,000+1,200

50+1

2522

60+ 51 1

Những con số nổi bật

51Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013

Kết luận và khuyến nghị cho tương lai

52

1.Kết luận

Qua hơn mười năm thực hiện, dự án hợp tác ba bên giữa Việt Nam - Italia - UNESCO đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: trùng tu nhóm tháp G, tư liệu hoá quá trình nghiên cứu, khai quật được 1500 hiện vật khảo cổ, tổ chức trưng bày các hiện vật và kết quả nghiên cứu khảo cổ tại nhóm tháp G, nâng cấp đường vào và cảnh quan nhóm tháp G, cải tạo hành lang và cổng vào của bảo tàng tại khu di sản, xây dựng hệ thống biển thông tin và các ấn phẩm quảng bá du lịch mới.

Bên cạnh đó, kết quả quan trọng nhất của dự án là sự nâng cao năng lực của các cán bộ chuyên môn và quản lý tại mọi cấp, từ cấp trung ương, cấp tỉnh đến cấp địa phương. Đặc biệt, hơn 50 công nhân địa phương đã được đào tạo về trùng tu di tích và có công việc ổn định, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Qua hoạt động này, dự án đã góp phần gây tạo một đội ngũ cán bộ chuyên môn và công nhân trùng tu chuyên nghiệp cho các hoạt động bảo tồn trong tương lai của tỉnh cũng như của khu vực.

Sau khi dự án kết thúc, tính bền vững của các kết quả đạt được phụ thuộc phần lớn vào mức độ cam kết và năng lực của Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn trong những năm tiếp theo. Mặc dù những nỗ lực hợp tác giữa chính phủ Italia và UNESCO trong hơn một thập kỷ qua đã tạo dựng được một nền tảng vững chắc cho công tác bảo tồn và phát triển của di sản, những thành quả và nỗ lực này cần được gìn giữ và tiếp tục phát huy, đòi hỏi nhiều nỗ lực từ Ban Quản lý Di tích và các nhà lãnh đạo tỉnh.

Lối vào bảo tàng Mỹ Sơn sau khi được cải tạo

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 53

Trong 10 năm qua, mô hình dự án hợp tác ba bên đã tạo ra sự phối hơp chặt chẽ giữa các bên đối tác liên quan, trong đó có UNESCO, Đại sứ quán Italia tại Hà Nội, Tổ chức Lerici thuộc Trường Đại học Bách Khoa Milan, Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Viện Bảo tồn Di tích (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam và Ban Quản lý Di tích Mỹ Sơn.

Sự hỗ trợ của Quỹ tín thác Italia đã được công nhận thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án, với sự hiện diện đồng thời của logo của Quỹ và UNESCO trên phông nền các buổi hội thảo tập huấn và trên tất cả các ấn phẩm thuộc về dự án. Các buổi họp ban điều hành dự án và các sự kiện quan trọng khác đều có sự tham gia của các nhà báo và truyền thông để chia sẻ nội dung và tiến độ dự án với công chúng. UNESCO cũng thường xuyên cung cấp giới báo chí các thông tin cập nhật của dự án.

Kết quả của dự án, đặc biệt là triển lãm trưng bày các hiện vật khảo cổ và công tác trùng tu di tích đã được giới thiệu tới công chúng vào tháng 6 năm 2013 nhân dịp kỷ niệm 40 năm hợp tác ngoại giao giữa Việt Nam và Italia. Sự có mặt của bà Tổng thư ký UNESCO và ngài Đại sứ Italia tại Việt Nam đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của giới truyền thông và đánh dấu một thời điểm quan trọng trong mỗi quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam và Italia.

Cuộc họp Ban Điều hành dự án, tháng 12/2010

54

2. Khuyến nghị cho các hoạt động tiếp theo của tỉnh Quảng Nam

Tuy dự án đã kết thúc với nhiều kết quả cụ thể, thời gian tới cần nhiều nỗ lực để duy trì những kết quả này trong tương lai. Vì vậy, UNESCO có những khuyến nghị dưới đây đối với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, Huyện Duy Xuyên và Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn.

2.1. Quản lý khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn

2.1.1. Quản lý về mặt thể chế

Mỹ Sơn hiện nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban Nhân Dân huyện Duy Xuyên. Với danh hiệu Di sản Thế giới và tầm quan trọng của Ban quản lý Di tích Mỹ sơn trong việc bảo tồn các Giá trị Toàn cầu của khu di sản, UNESCO khuyến nghị chuyển giao Ban quản lý hiện đang thuộc sự quản lý của huyện Duy Xuên sang sự quản lý của tỉnh Quảng Nam, do Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý. Sự chuyển giao này sẽ tạo điều kiện nâng cao khả năng ra quyết định và trao quyền cho Ban quản lý Di tích trong các vấn đề liên quan đến đầu tư vào công tác bảo tồn và phát huy di sản.

Ban Quản lý Di tích cần được tiếp tục nâng cao năng lực và trao quyền, đặc biệt trong thời gian tiếp theo khi dự án đã kết thúc, do nhiều yếu tố như tính dễ bị tổn thương của di tích với phần lớn các công trình đã bị hư hại nghiêm trọng và đang trong tình trạng nguy cấp, lượng khách du lịch gia tăng trong những năm gần đây cũng như sự phát triển kinh tế nhanh chóng của các khu vực xung quanh. Vì vậy rất cần có một Ban quản lý có đủ năng lực và quyền hạn, nắm bắt được các cơ hội và điều kiện cần thiết để thu hút sự quan tâm rộng rãi tới công tác bảo tồn di sản đồng thời tham gia các hoạt động và chương trình trao đổi với các khu di sản Thế giới khác về xây dựng năng lực quản lý di sản.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Mỹ Sơn

Tuyến đường nội bộ được khuyến nghị làm lối vào thăm khu di tích

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 55

2.1.2. Quản lý nguồn nhân lực

Cán bộ dịch vụ

Lái xe, nhân viên vệ sinh, nhân viên làm vườn, bảo vệ là đội ngũ cán bộ rất quan trọng trong các hoạt động quản lý và điều hành của Khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn, vì vậy đội ngũ này cần được đảm bảo với số lượng đầy đủ. Mỗi nhóm tháp yêu cầu cần có từ 1 - 4 nhân viên bảo vệ và vệ sinh để đảm bảo các hoạt động bảo dưỡng hàng ngày. Đặc biệt cần lưu ý công tác vệ sinh để tránh việc cây cỏ dại mọc và ảnh hưởng đến cấu trúc di sản. Các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ hay các sự kiện đặc biệt với số lượng dự tính khách tham quan đông, cần bổ sung thêm đội ngũ cán bộ dịch vụ. Lịch làm việc của đội ngũ này cũng cần được lưu ý và điều chỉnh để đảm bảo tính cân đối, tập trung bổ sung nhân sự trong những giờ đông khách tham quan và tránh không xảy ra tình trạng trống nhân viên trong những giờ nghỉ trưa.

Nhân viên vệ sinh và làm vườn cần được trang bị dụng cụ làm việc phù hợp và an toàn (găng tay, giày lao động, khẩu trang, kính bảo vệ mắt, …) Cán bộ chuyên môn

UNESCO đề nghị lãnh đạo tỉnh dành ngân sách biên chế cho ba vị trí chuyên môn trong Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn bao gồm: 1 cán bộ khảo cổ, 1 kiến trúc sư và 1 cán bộ bảo tàng. Các cán bộ này có thể đảm nhiệm những công việc bảo dưỡng thường xuyên hay tình huống khẩn cấp cơ bản ngay tại chỗ mà không cần phải chờ đợi hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài. Đội ngũ cán bộ chuyên môn này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các khuyến nghị cụ thể dưới đây.

2.2. Công tác trùng tu và bảo dưỡng di tích

2.2.1. Bảo dưỡng khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn

Ban Quản lý Di tích cần xây dựng một kế hoạch chi tiết đối với các hoạt động bảo dưỡng tình trạng trùng tu các toà tháp, làm vệ sinh cây cỏ dại tại khu di tích, giám

Suối Khe Thẻ tại Mỹ Sơn

56

sát các lối đi, các điểm nghỉ, ghế ngồi, các dịch vụ ăn uống, hệ thống biển báo,tuyến tham quan di tích đồ lưu niệm và các ấn phẩm thương mại. Kế hoạch cần có phân bổ nhân viên và trách nhiệm rõ ràng.

Các cơ sở hạ tầng hiện tại của khu di sản những như các phương tiện mới được lắp đặt như: lối đi, các điểm nghỉ, ghế ngồi, các dịch vụ ăn uống, hệ thống biển báo, tuyến tham quan di tích, đồ lưu niệm và các ấn phẩm thương mại cần được theo dõi và giám sát thường xuyên.

2.2.2. Các can thiệp bảo tồn trong tương lai

Bất kỳ can thiệp nào tới di sản trong tương lai cũng cần được xem xét và thực hiện một cách thận trọng, quan tâm tới tình trạng dễ bị tổn thương, xuống cấp của di tích, các nguyên vật liệu và kỹ năng xây dựng phức tạp được sử dụng trong các ngôi tháp Chăm cổ được xây bằng gạch. Mọi bước can thiệp đều phải được ghi chép lại và tuân theo tài liệu Hướng dẫn Thực hiện Công ước 1972 về Bảo vệ và Bảo tồn các Di sản Thế giới cũng như tuân theo Luật Di sản của nhà nước Việt Nam.

Đoạn 172 trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Công ước nêu rõ: “Uỷ ban Di sản Thế giới mời các Quốc gia thành viên của Công ước thông báo với Uỷ ban, thông qua ban Thư ký, dự định tiến hành hoặc cho phép tiến hành ở một khu vực được Công ước bảo hộ những công việc tu bổ lớn hay những hoạt động xây mới có thể tác động đến Giá trị nổi bật Toàn cầu của di sản. Quốc gia phải thông báo càng sớm càng tốt (ví dụ, trước khi soạn thảo văn kiện dự án) và trước khi đưa ra những quyết định khó có thể rút lại, để Ủy ban có thể giúp đỡ tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo rằng Giá trị Nổi bật Toàn cầu của di sản được bảo tồn đầy đủ.”

Hơn 1500 hiện vật được lưu trữ, phân loại trong Kho hiện vật

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 57

2.2.3. Phân luồng và điều tiết giao thông nội bộ

Hiện tại, xe buýt công cộng, xe 16 - 29 chỗ, và ô tô tư nhân được phép vào trong vùng lõi của di sản. Tình trạng giao thông rất hỗn loạn vào buổi sáng khi lượng khách tham quan đông. Phần lớn các xe 16 chỗ và xe buýt tuy đỗ rất gần các đền tháp nhưng vẫn thường để máy nổ để giữ cho điều hoà nhiệt độ trên xe hoạt động. Tình trạng này sẽ ngày càng xấu đi với lượng khách tham quan tăng, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và xuống cấp của khu di tích.

Đề nghị Ban Quản lý Di tích thực hiện các quy định về bãi đỗ xe, yêu cầu các phương tiện giao thông sử dụng bãi đỗ ở bên ngoài cổng vào của khu di tích. Cần nâng cao nhận thức của các công ty du lịch để họ khuyến khích du khách tuân thủ các quy định bảo vệ di sản và thụ hưởng các gian trưng bày và cửa hàng mới được xây dựng với sự hỗ trợ của UNESCO. Cuối cùng, UNESCO đề xuất bổ sung kinh phí trang bị thêm ô tô điện do phương tiện này đã chứng minh rất hiệu quả trong việc vận chuyển khách từ bảo tàng đến khu vực di tích.

2.2.4. Nhóm tháp G

Nhóm tháp G hiện đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết và các điều kiện tự nhiên sau khi mái che tạm thời đã được dỡ bỏ. Buổi họp Ban điều hành dự án vào tháng 3 năm 2013 đã ra quyết định giám sát chặt chẽ tình trạng toà tháp G1 trong vòng 18 tháng sau khi dỡ bỏ mái che tạm thời vào tháng 6 năm 2013. Trong thời gian giám sát này, các hoạt động sau cần được thực hiện:

Hệ thống xe điện mới được đưa vào sử dụng tại Mỹ Sơn

58

• Quan sát tình trạng của từng đền tháp hàng tháng; • Giám sát chặt chẽ phần nội điện của toà tháp G1, đặc biệt trong mùa mưa;• Ghi chép lại lượng nước mưa tích tụ trong phần nội điện sau mỗi trận mưa to;• Giám sát sự phát triển của lớp rêu thực vật bên trong nội điện và xung quanh khu tháp G1;• Kiểm tra tình trạng nguy cơ xuống cấp của các phần nề trong tháp G1, đặc biệt là phần nội điện. Duy trì hoạt động làm vệ sinh hàng tháng cho các tòa tháp. Báo cáo tổng kết kèm theo các bằng chứng về mức độ sinh trưởng của rêu, lớp thực vật và mức độ xuống cấp (nếu có) của phần nề, cùng với các đề xuất can thiệp cần được nộp vào cuối năm 2014 cho UBND tỉnh Quảng Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Viện bảo tồn di tích. Kết quả của báo cáo này sẽ quyết định việc có cần thiết xây dựng mái che vĩnh viễn để bảo vệ tháp G1 trong tương lai hay không.

2.3. Quản lý Bảo tàng

2.3.1. Tiếp đón khách tham quan tại lối vào và cửa hàng lưu niệm

Nhân viên làm việc tại lối vào (nhân viên bán vé, bán sách, đồ lưu niệm, và nước giải khát) cần khuyến khích khách tham quan tới thăm các phòng trưng bày. Các nhân viên này cần được đào tạo để có thể cung cấp nhưng thông tin cơ bản về khu di tích và những vùng lân cận cho khách thăm quan.

Cần có một hướng dẫn viên với đầy đủ kiến thức về hoạt động khảo cổ và bảo tồn của khu di tích trong thời gian bảo tàng mở cửa để cung cấp dịch vụ thuyết minh diễn giải cho khách tới thăm các gian trưng bày.

Mỗi phòng cần có một người giám sát để bảo vệ hiện vật trưng bày và để xử lý các tình huống khẩn cấp khi xảy ra.

2.3.2. Vệ sinh và bảo dưỡng

Ban Quản lý Di tích Mỹ Sơn cần đảm bảo vệ sinh hàng ngày các phòng trưng bày và bảo dưỡng toàn bộ toà nhà bảo tàng. Các nhân viên vệ sinh cần được chia thành nhóm với các công việc cụ thể như: nhân viên phụ trách vệ sinh các vật dễ vỡ hay dễ bị hư hại (các vật trưng bày, hiện vật trang trí điêu khắc, bảng biển diễn giải, v.v...) và nhân viên phụ trách vệ sinh các cấu trúc xây dựng chính (sàn nhà, cửa sổ, cửa ra vào). Các nhân viên vệ sinh cần được cung cấp các dụng cụ và đồ nghề đầy đủ để có thể làm vệ sinh hàng ngày. Các yêu cầu này cũng cần được áp dụng đối với khu vực hành lang lối vào và tất cả các khu vực công cộng như thềm thang phía trước, bàn ghế và khu nhà vệ sinh.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 59

2.3.3. Quản lý Kho hiện vật

Kho hiện vật là nơi lưu giữ tất cả các hiện vật khai quật được trong khu di tích và các khu vực lân cận. Đây cũng là nơi các hiện vật được nghiên cứu, mã số hoá, tư liệu hoá và phục chế. Vì vậy, để đảm bảo việc quản lý phòng lưu trữ một cách hiệu quả, Ban Quản lý Di tích Mỹ Sơn cần thực hiện các hoạt động sau:

• Cập nhật hệ thống phân loại: danh mục kiểm kê hiện vật trong kho cần được cập nhật một cách chính xác và đầy đủ. Danh mục này là thẻ nhận diện các hiện vật, là tài liệu chính thức duy nhất để cung cấp các thông tin cần thiết trong trường hợp mất trộm hay thất lạc. Danh mục kiểm kê là công cụ để quản lý di sản và cần được cập nhật định kỳ thường xuyên.

• Mỗi hiện vật mới cần được nhập vào danh mục kiểm kê theo một phương pháp nhất quán: nơi xuất xứ, ngày tháng, kích thước, mô tả hiện vật, v.v...

• Vệ sinh và bảo dưỡng phòng lưu trữ: phòng lưu trữ phải được giữ vệ sinh, ngăn nắp. Cần cung cấp một số thiết bị cơ bản phục vụ công tác nghiên cứu và kiểm kê hiện vật như bàn, ghế, đèn và các thiết bị đo lường. Các thiết bị cơ bản dành cho công tác phục chế cũng cần được cung cấp để tránh mất mát các mảnh vỡ của các hiện vật bị hư hỏng.

• Kiểm tra tình trạng bảo tồn: cần thực hiện kiểm tra các hiện vật và vị trí của chúng thường xuyên. Cần cung cấp đầy đủ các hộp chứa với kích thước khác nhau, túi nilon, bông và các miếng xốp mềm để lau chùi phải luôn có sẵn để lưu trữ các hiện vật.

• Kiểm soát và bảo vệ nguồn truy cập: chỉ các nhân viên kỹ thuật và các chuyên gia trong lĩnh vực khảo cổ học, lịch sử nghệ thuật và bảo tồn mới được phép ra vào phòng lưu trữ. Những người được phép ra vào cần phải đăng ký khi vào và ra khỏi phòng lưu trữ và luôn phải đi kèm với một nhân viên.

• Không được phép chụp ảnh các hiện vật với mục đích nghiên cứu hay xuất bản mà không có giấy phép đặc biệt.

60

Phụ lục

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 61

Phụ lục 1: Danh mục ấn phẩm

UNESCO 2010, Hướng dẫn khảo cổ và trùng tu Tháp Chăm – Tài liệu đúc kết từ dự án trùng tu nhóm tháp G ở Mỹ Sơn, NXB VHTT, Hà Nội.

UNESCO 2012, Di sản thế giới Mỹ Sơn, NXB VHTT, Hà Nội.

UNESCO 2013, Hành trình Di sản miền Trung, NXB VHTT, Hà Nội.

UNESCO, Viện Bảo tồn Di tích 2010, Cẩm nang quy trinh sản xuất gạch Chăm, Hà Nội.

Phụ lục 2: Các báo cáo kỹ thuật

Boriani, Bortolotto và Palo 2004, Các mục tiêu tổng thể trong Kế hoạch quản lý tổng thể của Mỹ Sơn

Đặng Khánh Ngọc 2005, Báo cáo kỹ thuật và các hoạt động thực hiện trên công trường.

Cucarzi 2005, Báo cáo kỹ thuật và tiến độ dự án.

Cucarzi, Zolese và Condoleo 2005, Báo cáo sơ bộ về Trình diễn và Đào tạo trong việc ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn tại tháp Mỹ Sơn E7.

Cucarzi, Đặng Khánh Ngọc 2005, Báo cáo sơ bộ về Trình diễn và Đào tạo trong việc ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn tại nhóm tháp G Mỹ Sơn.

Zolese 2005, Báo cáo kỹ thuật về bảo tồn và xử lý hiện vật khảo cổ tại nhóm tháp G Mỹ Sơn.

Cucarzi, Zolese và Binda 2005, Báo cáo tiến độ kỹ thuật.

Cucarzi, Condoleo và Đặng Khánh Ngọc 2005, Báo cáo kỹ thuật về nhóm công tác kiến trúc.

Cucarzi, Zolese và Condoleo 2005, Báo cáo kỹ thuật về nhóm công tác khảo cổ.

Cucarzi 2005, Báo cáo hội thảo khoa học về các giải pháp kỹ thuật.

UNESCO 2008, Báo cáo cuộc họp Ban Điều hành dự án lần thứ nhất.

Binda, Taranto và Tonna 2008 Báo cáo về các đề xuất biện pháp can thiệp tại nhóm tháp G.

62

Lerici Foundation 2008, Báo cáo kỹ thuật về các chỉ định vật liệu.

Landoni, Đặng Khánh Ngọc 2009, Báo cáo về các hoạt động bảo tồn tại nhóm tháp G, Mỹ Sơn.

Lerici Foundation 2009, Báo cáo các hoạt động đào tạo tập huấn.

Cucarzi, Đặng Khánh Ngọc 2009, Một số ghi chép và quan sát đối với hiện tượng rêu mốc ở gạch.

Cucarzi 2009, Sơ đồ rủi ro Mỹ Sơn.

Cucarzi 2009, Báo cáo tóm lược về các khóa đào tạo tập huấn.

Bernasconi 2009, Báo cáo về các đề xuất nâng cấp hệ thống cung cấp thông tin diễn giải.

Lerici Foundation 2009, Đề xuất đối với kế hoạch quản lý tổng thể Mỹ Sơn.

Lerici Foundation 2009, Kế hoạch quản lý tổng thể Mỹ Sơn – Mục tiêu đối với việc phát huy giá trị.

Zolese 2010, Công tác khảo cổ tại hiện trường và tại Kho hiện vật.

Zolese 2010, Hệ thống dữ liệu kiểm kiê hiện vật nhóm G.

Lerici Foundation 2010, Bài học kinh nghiệm từ việc bảo tồn G1.

Premoli 2009, Giải pháp kỹ thuạt cho lối vào nhóm tháp G, Mỹ Sơn.

Pichard 2009, Report on field visit and recommendations for technical solutions.

UNESCO 2010, Báo cáo cuộc họp Ban điều hành dự án lần thứ tư.

Trần Kỳ Phương 2010, Báo cáo tư vấn kỹ thuật về việc bảo tồn các tháp Chăm tại Mỹ Sơn và khu vực miền Trung Việt Nam.

UNESCO 2004, 2005, 2006, 2008, 2009, 2010, 2012, 2013 Các báo cáo giám sát thực địaViện Bảo tồn di tích 2010 Báo cáo kết quả thử nghiệm gạch.

Viện Bảo tồn di tích 2010, Báo cáo giám sát quy trình sản xuất gạch Chăm mới phục vụ cho trùng tu.

Viện Bảo tồn di tích 2010, Giải pháp kỹ thuật xử lý một số hư hỏng thường gặp.

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 63

Lerici Foundation 2013, Hệ thống dữ liệu kiểm kê hiện vật hoàn chỉnh của Mỹ Sơn.

Lerici Foundation 2013, Báo cáo kỹ thuật về các hoạt động trùng tu trong mùa thực địa 2012 – 2013.

Zolese và Romano 2013, Báo cáo tư vấn kỹ thuật về công tác sắp xếp nhà bảo tàng và quản lý bảo dưỡng kh u di sản.

Zolese, Landoni và Romano 2013, Tư liệu hóa các hiện vật bằng đá tại nhóm tháp G.Zolese 2013 Đài thờ G1: Nghiên cứu, phục chế và tái định vị.

Viện Bảo tồn di tích 2013, Báo cáo tư vấn kỹ thuật về giải pháp mái che tạm thời tại tháp G1.

Viện Bảo tồn di tích 2013, Báo cáo tiến độ về việc tháo dỡ mái che tạm thời và nâng cấp cảnh quan nhóm tháo G.

UNESCO 2013, Báo cáo cuộc họp kỹ thuật và Ban Điều hành dự án.

Phụ lục 3: Danh sách các chuyên gia quốc tế tham gia dự án

Trường Đại học Bách Khoa MilanLerici Foundation

TS. Mauro Cucarzi, Giám đốc, Cố vấn trưởng Dự ánGiáo sư, KTS. Luigia Binda, Chỉ huy Đội Kiến trúc sưKTS. Paola Condoleo, Kiến trúc sư trưởng (Giai đoạn I)KTS. Mara Landoni, Kiến trúc sư trưởng (Giai đoạn II-III)KTS. Roberta MastropirroKTS. Fulvia PremoliKTS. Ruth BernasconiKTS. Federico LandoniKTS. Manuela Core KTS. Lorenzo Cantini KTS. Susanna BortolottoKTS. Maurizio Boriani

TS. Patrizia Zolese, Trưởng Đoàn chuyên gia khảo cổ TS. Federico Barocco, Chuyên gia khảo cổTS. Silvia Pozzi, Chuyên gia khảo cổTS. Caterina Brunelli, Chuyên gia khảo cổTS. Michele Romano, Chuyên gia khảo cổ

64

TS. Emanuela Sibilia, Trưởng nhóm xác định niên đạiTS. Paola Conti, Chuyên gia địa vật lýTS. Carlo Rosa, Chuyên gia địa chấtGiáo sư Gabriele Guidi, Kỹ thuật xử lý vi tínhTS. Michele Russo, Kỹ thuật xử lý vi tính

KTS. Pierre Pichard, Chuyên gia tư vấn quốc tế, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp (EFEO)GSKH, KTS. TS. Hoàng Đạo Kính, Hội Kiến trúc sư Việt Nam

Thonglith Luongkhot, Chuyên gia khảo cổAmphol Sengphachanh, Chuyên gia khảo sátSinthewa Xayasane, Chuyên gia khảo sátTrần Kỳ Phương, Nhà nghiên cứu văn hóa ChămChristopher Young, Chuyên gia tư vấnPhkanxay Sikhanxay, Kiến trúc sư

Phụ lục 4: Cán bộ quản lý và kỹ thuật Việt Nam tham gia dự án

Viện bảo tồn di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TS. Lê Thành Vinh, Viện trưởngKTS. Đặng Khánh NgọcKTS. Nguyễn Anh TuấnThS. Tạ Quốc Khánh (2004-2005)TS. Nguyễn Hồng Kiên (2004-2005)KTS. Nguyễn Kim Đức (2005)

Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TS. Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởngTS. Đặng Văn Bài, Nguyên Cục trưởng (1997 – 2009)

KTS. Nguyễn Anh DũngKTS. Trần Đình ThànhNguyễn Viết Cường, Chuyên gia khảo cổ

Viện Khảo cổ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

TS. Lê Đình Phụng, Chuyên gia cao cấp về khảo cổ

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng NamTS. Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam

Báo cáo tổng kết Dự án, tháng 11 năm 2013 65

Ông Đinh Hài, Giám đốcÔng Hồ Xuân Tịnh, Phó Giám đốc

Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Nam

Ông Phan Văn Cẩm, Giám đốcÔng Trần Ánh, nguyên Giám đốc (2005-2008)Ông Phan Thanh Bảo, Nguyên Giám đốc (2002-2004)

Nguyễn Thượng Hỷ, Họa sỹKS. Phạm Việt Tâm TS. Đinh Văn Toàn, Cán bộ địa vật lýTS. Đoàn Văn Tuyến, Cán bộ địa vật lýTS. Phạm Văn Hùng, Cán bộ địa chấtHồ Xuân Ring, Cán bộ bảo tồnPhan Văn Dũng, Kiến trúc sưTrần Toàn Sỹ, Kiến trúc sư

Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn

Ông Nguyễn Công Hường, Trưởng banÔng Huỳnh Tấn Lập, Phó banLê Văn Minh, Tổ trưởng Tổ bảo tồnNguyễn Văn Thọ, Cán bộ bảo tồn

Phụ lục 5: Cán bộ và chuyên gia UNESCO

Văn phòng Hà Nội

Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diệnVibeke Jensen, nguyên Trưởng Đại diện (2007 - 2009)Chu Shiu-Kee, nguyên Trưởng Đại diện (2002 - 2007)

Dương Bích Hạnh, Trưởng ban văn hóaPhạm Thị Thanh Hường, Cán bộ Chương trình văn hóaNicolas Viste, Kiến trúc sưTrần Thị Thu Thủy, Trợ lý Chương trình Văn hóaNguyễn Thị Thanh Hương, Cán bộ Chương trình văn hóa (2004 - 2009)

Văn phòng Bangkok (2003 - 2005)

TS. Richard Engelhardt, Cố vấn Chương trình văn hóa khu vực Châu Á – TBDBeatrice Kandun, Cán bộ Chương trình văn hóaRicardo Favis, Cán bộ Chương trình văn hóa

66

Để biết thêm thông tin về Chương trình văn hóa và các cơ hội hợp tác cùng UNESCO trong việc phát huy vai trò của văn hóa đối với phát triển bền vững tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ:

Văn phòng UNESCO tại Việt Nam23 Cao Bá Quát, Hà NộiTel: +84 (4) 37 47 02 75Email: [email protected]