quan ly van hanh tba 110kv

51
I. QUI ĐỊNH CHUNG: 1. Mc đích và phm vi áp dng: Quy trình này áp dng chung cho công tác qun lý kthut, qun lý vn hành, kim tra bo dưỡng và sa cha các trm biến áp 110kV có người trc ca vn hành do Công ty Lưới đin cao thế min Trung qun lý vn hành; nhm đảm bo các trm biến áp 110kV vn hành n định, an toàn và tin cy; to được sphi hp đồng bgia các đơn vchc năng trong công tác qun lý kthut và qun lý vn hành. 2. Son tho và ban hành: Quy trình này do Phòng Kthut Công ty Lưới đin cao thế min Trung son tho; Trưởng Phòng Kthut soát xét và Giám đốc Công ty Lưới đin cao thế min Trung phê duyt ban hành. 3. Trách nhim: 3.1. Phòng Kthut và Lãnh đạo các đơn vđảm bo Quy trình này luôn được tuân th. 3.2. Cán bcông nhân viên liên quan: Nghiêm chnh thc hin qui định trong Quy trình này. II. ĐỊNH NGHĨA, TVIT TT VÀ TÀI LIU VIN DN 1. Định nghĩa: 1.1. "Đơn v" là các Chi nhánh Đin cao thế và Xí nghip Sa cha - Thí nghim. 1.2. “Nhân viên trm biến áp” là cán bcông nhân viên qun lý vn hành trm biến áp gm: Trm trưởng, trc chính, trc phvà kthut viên, nhân viên bo v(nếu có). 1.3. “Nhân viên tp s” là nhân viên đang ký hp đồng thvic hoc hp đồng ngn hn, đang trong giai đon tp schưa được kim tra công nhn chc danh qun lý vn hành. 2. Tviết tt: Mt schviết tt thường dùng trong quy trình. - TBA : Trm biến áp. - MBA : Máy biến áp. - MC : Máy ct. - CS : Chng sét. - TI : Biến dòng đin. - TU : Biến đin áp. - FCO : Cu chì trơi. - DCL : Dao cách ly. - LBS : Dao ct có ti. - RTĐ : Trang brơle và tđộng hoá. - BVRL : Bo vrơle. - SCL : Sa cha ln.

Upload: mac-david

Post on 06-Aug-2015

2.419 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

I. QUI ĐỊNH CHUNG: 1. Mục đích và phạm vi áp dụng:

Quy trình này áp dụng chung cho công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa các trạm biến áp 110kV có người trực ca vận hành do Công ty Lưới điện cao thế miền Trung quản lý vận hành; nhằm đảm bảo các trạm biến áp 110kV vận hành ổn định, an toàn và tin cậy; tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng trong công tác quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành.

2. Soạn thảo và ban hành: Quy trình này do Phòng Kỹ thuật Công ty Lưới điện cao thế miền Trung soạn thảo; Trưởng Phòng Kỹ thuật soát xét và Giám đốc Công ty Lưới điện cao thế miền Trung phê duyệt ban hành.

3. Trách nhiệm: 3.1. Phòng Kỹ thuật và Lãnh đạo các đơn vị đảm bảo Quy trình này luôn được

tuân thủ. 3.2. Cán bộ công nhân viên liên quan: Nghiêm chỉnh thực hiện qui định trong

Quy trình này.

II. ĐỊNH NGHĨA, TỪ VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN 1. Định nghĩa: 1.1. "Đơn vị" là các Chi nhánh Điện cao thế và Xí nghiệp Sửa chữa - Thí nghiệm. 1.2. “Nhân viên trạm biến áp” là cán bộ công nhân viên quản lý vận hành trạm

biến áp gồm: Trạm trưởng, trực chính, trực phụ và kỹ thuật viên, nhân viên bảo vệ (nếu có).

1.3. “Nhân viên tập sự” là nhân viên đang ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng ngắn hạn, đang trong giai đoạn tập sự chưa được kiểm tra công nhận chức danh quản lý vận hành.

2. Từ viết tắt: Một số chữ viết tắt thường dùng trong quy trình.

- TBA : Trạm biến áp. - MBA : Máy biến áp. - MC : Máy cắt. - CS : Chống sét. - TI : Biến dòng điện. - TU : Biến điện áp. - FCO : Cầu chì tự rơi. - DCL : Dao cách ly. - LBS : Dao cắt có tải. - RTĐ : Trang bị rơle và tự động hoá. - BVRL : Bảo vệ rơle. - SCL : Sửa chữa lớn.

Page 2: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

2

- SCTX : Sửa chữa thường xuyên. - QLKT : Quản lý kỹ thuật. - QLVH : Quản lý vận hành. - NVVH : Nhân viên vận hành. - PCCC : Phòng cháy chữa cháy. - B07 : Trực ban sản xuất Công ty Lưới điện cao thế miền

Trung. - A3 : Trực ban điều độ Trung tâm điều độ hệ thống điện miền trung.

- ĐĐV : Điều độ viên. 3. Tài liệu viện dẫn:

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quy phạm trang bị điện ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương).

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện ban hành kèm quyết định 54/2008 ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương.

III. NỘI DUNG

Page 3: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

3

PHẦN I: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC QLVH TRẠM 110kV: 1. Các tài liệu phục vụ công tác QLVH TBA 110kV:

1.1. Các đơn vị phải có các tài liệu sau để phục vụ cho công tác quản lý vận hành và sửa chữa TBA 110kV:

- Thiết kế kỹ thuật thi công TBA (kể cả các công trình phụ trợ). - Tài liệu thay đổi thiết kế, các văn bản thay đổi thiết kế và bảng kê những

thay đổi thiết kế liên quan. - Các hồ sơ pháp lý liên quan như: Văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi

công. Giấy phép cấp đất xây dựng và các văn bản thoả thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Biên bản đền bù (có khối lượng và giá trị đền bù cho từng hộ có xác nhận của chính quyền địa phương)....

- Lý lịch, catalog, hướng dẫn lắp đặt vận hành và bảo dưỡng, biên bản thí nghiệm xuất xưởng, biên bản thí nghiệm hiệu chỉnh các vật tư thiết bị lắp đặt tại trạm (MBA, MC, DCL, CS, FCO ...).

- Các biên bản nghiệm thu từng phần các hạng mục công trình. - Biên bản nghiệm thu chạy thử tổng hợp công trình. - Biên bản bàn giao công trình để đưa vào vận hành. - Hồ sơ hoàn công. - Tất cả các văn bản kỹ thuật, pháp lý khác có liên quan đến công trình.

1.2. Các hồ sơ nêu trên phải được lưu tại: - 01 bộ lưu tại Phòng Kỹ thuật Công ty. - 01 bộ lưu tại văn phòng chi nhánh - 01 bộ lưu tại TBA 110kV.

1.3. Ngoài các hồ sơ trên, tại các TBA 110kV phải có các hồ sơ sổ sách sau đây: - Bản vẽ sơ đồ nguyên lý TBA trên khổ giấy A0 treo tại phòng điều khiển. - Bản vẽ sơ đồ phương thức bảo vệ rơle TBA trên khổ giấy A0 treo tại

phòng điều khiển. - Bản vẽ sơ đồ hệ thống tự dùng một chiều DC và xoay chiều AC trên khổ

giấy A0 treo tại phòng điều khiển. - Bản tóm tắt các thông số kỹ thuật của các thiết bị chính (MBA, MC, DCL,

TU, TI...) treo tại phòng điều khiển. - Sơ đồ PCCC được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tiêu lệnh PCCC. Bảng nội

quy PCCC. - Các quy trình vận hành các thiết bị tại trạm. - Các hướng dẫn vận hành các rơle bảo vệ, các thiết bị khác (nếu có). - Phương án phòng chống cháy nổ được duyệt.

Page 4: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

4

- Các loại hồ sơ sổ sách theo dõi vận hành theo qui định: + Sổ nhật ký vận hành TBA. + Sổ ghi chép thông số vận hành trạm. + Sổ ghi thông số ăc quy. + Sổ tổng hợp tồn tại và cách xử lý. + Sổ theo dõi sự cố. + Sổ theo dõi hiện tượng bất thường. + Sổ theo dõi số lần cắt sự cố và dòng cắt sự cố của máy cắt. + Sổ ghi lệnh thao tác. + Sổ theo dõi phiếu công tác, thao tác. + Hồ sơ lưu phiếu chỉnh định rơle, Các biên bản kiểm tra thí nghiệm

thiết bị. + Lý lịch các thiết bị tại trạm.

2. Trang bị vật tư, thiết bị, phương tiện đồ nghề phục vụ công tác QLVH TBA 110kV: 2.1. Trang bị hành chính văn phòng tối thiểu:

TT Hạng mục Đơn vị

Số lượng Ghi chú

1 Bàn trực ca vận hành. Cái 01

2 Bàn làm việc loại thường. Cái 02

3 Ghế trực. Cái 02

4 Bàn hội họp + 10 ghế bọc nệm Bộ 01

5 Bàn để máy vi tính + ghế Bộ 01

6 Tủ đựng hồ sơ (loại 2 cánh) Cái 02

7 Bình lọc nước nóng lạnh Cái 01

8 Tủ đựng đồ các nhân (10 ngăn) Cái 01

9 Máy vi tính + Máy in Bộ 01

10 Máy Fax Cái 01

11 Điện thoại Cái 02 1 nội bộ, 1 đường dài

2.2. Trang bị dụng cụ đồ nghề, phương tiện tối thiểu phục vụ SCTX xử lý sự cố:

Page 5: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

5

TT Hạng mục Đơn vị

Số lượng Ghi chú

1 Mê gôm mét 2.500V Cái 01

2 Mê gôm mét 500V Cái 01

3 Đồng hồ vạn năng Cái 01

4 Khoan điện cầm tay Cái 01

5 Máy mài cầm tay Cái 01

6 Máy hút bụi công nghiệp Cái 01

7 Đèn chiếu sáng di động 500W 220VAC

Bộ 02

8 Bộ đồ nghề (cà lê, mõ lết, típ ...) Bộ 01

9 Giá sắt để dụng cụ Cái 01

10 Tủ đựng dụng cụ sửa chữa Cái 01

11 Tủ sắt kín đựng dụng cụ Cái 01

12 Máy phát điện lưu động chạy xăng, công suất 3-5kW

Cái 01 Tuỳ theo thực tế TBA mà trang bị

2.3. Trang bị dụng cụ an toàn tối thiểu phục vụ QLVH:

TT Hạng mục Đơn vị

Số lượng Ghi chú

1 Bút thử điện 110kV + Sào thao tác Bộ 01

2 Bút thử điện 35kV + Sào thao tác Bộ 01

3 Tiếp địa di động có dây đồng mềm tiết diện ≥ 35mm2.

Bộ 02

4 Găng tay cách điện Đôi 04

5 Ủng cách điện Đôi 04

6 Thảm cách điện Cái 02

7 Dây an toàn Cái 02

Page 6: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

6

TT Hạng mục Đơn vị

Số lượng Ghi chú

8 Thang gấp cách điện chữ A cao 5 m Cái 01

9 Băng nhựa làm rào chắn an toàn (100m/cuộn)

Cuộn 04

10 Biển báo an toàn các loại Cái 40

11 Mặt nạ phòng độc Cái 02 Tuỳ theo thực tế trang bị

3. Các quy định khác: 3.1. Các TBA phải có bảng tên trạm. 3.2. Các thiết bị trong trạm phải được nối đất đúng theo quy phạm "Nối đất và nối không các thiết bị điện". Yêu cầu các thiết bị phải được nối đất vào trụ đỡ thiết bị và nối đất trực tiếp vào hệ thống nối đất của trạm bằng dây đồng tiết diện tối thiểu 25mm2. 3.3. Tất cả các thiết bị trong trạm phải được đánh số thiết bị theo đúng quy trình "Điều độ Hệ thống điện Quốc gia". 3.4. Trong trạm phải có đầy đủ các hệ thống các biển báo đúng theo quy trình "Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện" do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành. Trang bị phòng cháy; chữa cháy và sơ đồ bố trí các phương tiện phòng cháy chữa cháy treo ở nơi dễ thấy theo đúng phương án phòng chống cháy nổ được duyệt.

PHẦN II: YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN QLVH TRẠM 110kV: 1. Trình độ của nhân viên vận hành: 1.1. Trực phụ: Nhân viên trực phụ TBA 110kV phải có trình độ từ công nhân kỹ thuật Điện (hệ chính quy) trở lên và được đào tạo từ các trường chuyên ngành. 1.2. Trực chính:

- Trực chính phải có trình độ từ trung cấp kỹ thuật Điện (hệ chính quy) trở lên và được đào tạo từ các trường chuyên ngành.

- Trình độ ngoại ngữ: Trình độ A tiếng Anh trở lên. - Trình độ tin học: Trình độ A trở lên.

1.3. Trạm trưởng: - Trạm trưởng TBA 110kV phải là kỹ sư điện và được đào tạo từ các trường chuyên ngành. - Trạm trưởng TBA phải là người đã trải qua chức danh trực chính TBA 110kV ít nhất 3 năm và phải có bậc vận hành ít nhất là bậc 3/5 trực chính.

Page 7: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

7

1.4. Yêu cầu chung về từng bậc vận hành TBA 110kV như phụ lục 1 kèm theo. 2. Nhiệm vụ chung của nhân viên QLVH trạm biến áp: 2.1. Tất cả nhân viên QLVH TBA 110kV có nhiệm vụ sau đây: - Chấp hành theo lệnh chỉ huy của các cấp điều độ (theo quyền điều khiển).

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra thiết bị trong trạm, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, đúng quy trình, đúng phương thức và kinh tế nhất.

- Không để xảy ra các sự cố chủ quan, xử lý các sự cố kịp thời và đúng quy trình. - Nắm vững sơ đồ, thông số kỹ thuật, chế độ vận hành của các thiết bị trong trạm. - Tự giác và nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động, kỷ luật sản xuất, các quy trình, quy phạm về kỹ thuật vận hành, kỹ thuật an toàn và phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt. - Không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành và hiệu quả trong công việc. Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để công tác quản lý vận hành ngày càng hiệu quả, giảm chi phí vận hành, góp phần hạ giá thành truyền tải điện năng cho toàn hệ thống. 2.2. Các nhân viên trạm biến áp phải hiểu kỹ, nắm vững kiến thức:

a. Về thiết bị nhất thứ: Hiểu và nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc, chức năng và thông số vận hành chủ yếu của các thiết bị chính trong trạm như: máy biến áp, các thiết bị đóng cắt (máy cắt, dao cách ly, ...), máy biến điện áp (TU), máy biến dòng điện (TI). Nắm được vị trí lắp đặt thực tế của thiết bị nhất thứ trong trạm.

b. Về thiết bị nhị thứ: - Nắm được nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển, tín hiệu, hệ thống

rơle bảo vệ và tự động, hệ thống đo lường, hệ thống tự dùng (xoay chiều AC, một chiều DC), hệ thống thông tin liên lạc trong trạm. Nắm được vị trí, vai trò, chức năng của các thiết bị nhị thứ trong trạm.

- Nắm được nguyên lý làm việc, phạm vi bảo vệ, thông số chỉnh định cũng như các trường hợp tác động của các rơle bảo vệ và hệ thống tự động trong trạm.

- Nắm và biết cách cài đặt các bảo vệ rơle, lấy các thông tin (bản tin sự cố, các bản ghi sự kiện ...) tại các rơle trong trạm.

c. Về sơ đồ: - Hiểu và nắm rõ sơ đồ nối dây chính (sơ đồ đánh số thiết bị trong trạm), sơ

đồ điện tự dùng (xoay chiều AC và một chiều DC) của trạm. - Hiểu và nắm rõ sơ đồ bố trí thiết bị trong trạm. - Nắm được mối liên hệ giữa sơ đồ nối dây của trạm với hệ thống điện. - Hiểu và nắm được mục đích, trình tự thao tác để đưa các thiết bị đang vận

hành ra sửa chữa hoặc ngược lại. - Đọc và hiểu được bản vẽ nhị thứ của trạm.

Page 8: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

8

- Nắm được sơ đồ phòng cháy chữa cháy của trạm. d. Về nội dung quy trình - quy phạm: - Nắm và hiểu rõ các quy trình vận hành và bảo dưỡng các trang thiết bị

trong trạm, hệ thống rơle bảo vệ, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống tự dùng AC/DC, hệ thống tự động hóa trong trạm ....

- Nắm và hiểu rõ quy trình này và các quy trình thao tác, quy trình xử lý sự cố, quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.

- Nắm và hiểu rõ quy trình kỹ thuật an toàn điện. Hiểu biết các quy tắc an toàn khi làm việc với thiết bị điện, biết cách kiểm tra, giám sát công nhân làm việc ở các thiết bị điện và các biện pháp cấp cứu người bị điện giật; nắm kỹ nội dung phiếu công tác, phiếu thao tác.

- Nắm vững luật phòng cháy chữa cháy (PCCC). - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình - quy phạm do Bộ, Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty ban hành và đang còn hiệu lực. f. Về thực hành: - Thao tác thành thạo các thiết bị trong trạm.

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị, dụng cụ thi công, sửa chữa, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy trong trạm. 2.3. Tất cả CBCNV quản lý vận hành TBA cần phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Phải được kiểm tra sức khỏe và có đủ sức khỏe để làm việc, trong quá trình công tác phải được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm ít nhất 01 lần.

- Được đào tạo, kiểm tra kiến thức vận hành đạt yêu cầu với chức danh trực chính, trực phụ và được công nhận chức danh của cấp có thẩm quyền.

- Được tổ chức học tập các quy phạm, quy trình vận hành, quy trình kỹ thuật an toàn và định kỳ kiểm tra kiến thức: 06 tháng một lần đối với các quy trình vận hành; 03 tháng một lần đối với quy trình kỹ thuật an toàn. 2.4. Tất cả các CBCNV quản lý vận hành TBA phải có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản tài liệu kỹ thuật, quy trình vận hành, các hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu… liên quan đến công tác quản lý vận hành của trạm. Tuyệt đối không cho mượn các tài liệu, quy trình, sổ sách, biểu mẫu nêu trên ra khỏi trạm khi chưa có ý kiến đồng ý của Trưởng Trạm. 2.5. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của nhân viên QLVH TBA 110kV như phụ lục 2 kèm theo. 2.6. Nghiêm cấm dẫn người lạ mặt, người không có nhiệm vụ vào trạm. Đối với những người vào tham quan, thực tập phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Đơn vị.

PHẦN III: CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG TRONG TRẠM BIẾN ÁP 110kV

1. Hệ thống điện tự dùng trong trạm biến áp 110kV.

Page 9: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

9

1.1. Tổng quan về hệ thống tự dùng xoay chiều (AC): - Hệ thống nguồn tự dùng xoay chiều (AC) tại các TBA được cấp điện từ các MBA tự dùng (một hoặc nhiều MBA tự dùng) hoặc nguồn điện từ lưới địa phương. - Nếu hệ thống tự dùng xoay chiều được cấp từ nhiều nguồn (nhiều MBA tự dùng hoặc từ lưới điạ phương), hệ thống tự dùng xoay chiều bao giờ cũng nhận điện từ một nguồn chính và các nguồn khác làm dự phòng. - Hệ thống điện tự dùng xoay chiều thường cung cấp cho các phụ tải: + Các tủ chỉnh lưu AC/DC. + Hệ thống quạt mát MBA. + Động cơ điều khiển bộ OLTC. + Hệ thống chiếu sáng (trong nhà, ngoài trời, tại các tủ truyền động, tủ đấu dây ngoài trời, ...). + Hệ thống sấy của các tủ truyền động, tủ phân phối trong nhà. + Hệ thống điều hoà, thông gió, hút ẩm. - Tại tủ phân phối xoay chiều phải có các bảo vệ quá áp/kém áp (27/59) báo tín hiệu. 1.2. Tổng quan về hệ thống tự dùng một chiều (DC):

- Hệ thống nguồn tự dùng một chiều làm nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải như: rơle bảo vệ, tự động hoá, điều khiển, tín hiệu, chiếu sáng sự cố, các cơ cấu tự dùng khác.... Hệ thống nguồn tự dùng một chiều được cấp điện từ hệ thống ắc quy và các tủ chỉnh lưu AC/DC. Hệ thống ắc quy được nạp và phụ nạp thường xuyên bởi các tủ chỉnh lưu AC/DC.

- Hệ thống nguồn tự dùng một chiều cần có độ tin cậy cao, công suất phải đủ lớn để đảm bảo sự làm việc chắc chắn của hệ thống thiết bị thứ cấp khi có sự cố nặng nề nhất và điện áp trên thanh cái một chiều cần có độ ổn định lớn.

- Trong chế độ làm việc bình thường hệ thống điện một chiều chủ yếu được cấp điện từ các tủ chỉnh lưu AC/DC; khi sự cố mất nguồn điện hệ thống tự dùng xoay chiều hoặc khi các tủ chỉnh lưu bị hư hỏng thì hệ thống điện một chiều được cung cấp từ hệ thống ắc quy. Lưu ý: Khi xảy ra sự cố hệ thống điện tự dùng một chiều làm mất toàn bộ nguồn một chiều hoặc khi điện áp nguồn một chiều giảm thấp (dưới 80% Uđm tương ứng 180VDC đối với điện áp định mức hệ thống điện một chiều là 220VDC hoặc 90VDC đối với điện áp định mức hệ thống điện một chiều là 110VDC) không cho phép vận hành trạm. - Tại tủ phân phối một chiều phải có các bảo vệ quá áp/kém áp và chạm đất (27/59/64) báo tín hiệu. 2. Công tác QLVH hệ thống điện tự dùng: 2.1. Trong ca trực, NVVH trạm phải luôn luôn theo dõi tình trạng làm việc của hệ thống điện tự dùng xoay chiều và một chiều, điện áp của hệ thống tự dùng xoay chiều và một chiều (Lưu ý: điện áp tự dùng xoay chiều và một chiều phải nằm

Page 10: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

10

trong giới hạn vận hành cho phép). Nếu phát hiện hiện tượng bất thường hoặc sự cố hệ thống điện tự dùng xoay chiều hoặc một chiều NVVH phải nhanh chóng báo cáo với Lãnh đạo đơn vị, các cấp điều độ liên quan, trực ca vận hành Công ty (B07). Phối hợp tìm mọi biện pháp khắc phục nhanh các bất thường hoặc sự cố để đảm bảo cho trạm vận hành an toàn liên tục.

- Khi điện áp tự dùng xoay chiều hoặc một chiều mất, giảm, hay tăng quá giới hạn, nhân viên vận hành cần nhanh chóng tìm mọi biện pháp để khôi phục về trạng thái làm việc bình thường như kiểm tra và thay thế cầu chì bị cháy hay đóng áp tô mát đã bị nhảy ra, điều chỉnh điện áp của máy phụ nạp hay điều chỉnh số bình ắc quy, xử lý các điểm tiếp xúc.... - Trình tự xử sự cố hệ thống điện tự dùng như phụ lục 3 kèm theo. Lưu ý:

- Tuỳ theo thiết bị tại từng trạm biến áp, Trạm trưởng phải trình Lãnh đạo đơn vị quy định giới hạn (giới hạn trên và giới hạn dưới) điện áp vận hành hệ thống tự dùng xoay chiều và một chiều tại trạm. - Thông thường điện áp hệ thống tự dùng xoay chiều nằm trong giới hạn 220/380 ± 10% VAC. Điện áp hệ thống tự dùng một chiều nằm trong giới hạn 0,8Uđm đến 1,1Uđm. 2.2. QLVH và kiểm tra định kỳ hệ thống ắc quy: - Mỗi ca ít nhất một lần, nhân viên vận hành phải kiểm tra hệ thống ắc qui theo các nội dung sau:

+ Kiểm tra và ghi sổ các thông số: điện áp, dòng điện của hệ thống điện một chiều, dòng phụ nạp của hệ thống ắc qui.

+ Kiểm tra chế độ làm việc thiết bị nạp, hệ thống thông gió (nếu có), hệ thống chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố.

+ Kiểm tra tình trạng các bình ắc qui, các tủ chứa hoặc giá đỡ ắc qui, các thiết bị sấy, chiếu sáng và quạt thông gió (nếu có) của hệ thống ắc qui.

+ Kiểm tra chạm đất của hệ thống một chiều. Lưu ý : Trường hợp phát hiện có hư hỏng trầm trọng mà nhân viên vận hành

không xử lý được thì phải báo cáo ngay cho Đơn vị trưởng để có biện pháp sửa chữa kịp thời và ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành, sổ vận hành ắc qui, sổ theo dõi tình trạng làm việc ắc qui. - Ca ngày của thứ 6 mỗi tuần, ngoài các nội dung kiểm tra như trên nhân viên vận hành phải kiểm tra thêm các nội dung sau:

+ Đo và ghi sổ điện áp của từng bình ắc qui để phát hiện các bình có điện áp giảm thấp quá qui định. Lưu ý:

• Việc đo điện áp của từng bình ăcqui chỉ thực hiện sau khi đã cắt tủ nạp ra khỏi hệ thống một chiều từ 15 phút đến 20 phút (Nếu không cắt tủ nạp thì chỉ kiểm tra được điện áp phụ nạp giáng trên từng bình ắc quy - không phải là điện áp thật của bình ắc quy).

Page 11: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

• Sử dụng các thiết bị đo phù hợp (Đồng hồ Vol kế một chiều, đồng hồ vạn năng ...) để đo điện áp từng bình ắcqui (Lưu ý khi sử dụng các thiết bị đo: Phải kiểm tra thiết đo trước khi sử dụng. Phải chuyển thang đo của thiết bị phù hợp với đại lượng và đối tượng cần đo. Phải đặt que đo của đồng hồ đúng với cực tính của ắc quy).

• Nếu điện áp của các bình xê dịch trong khoảng ± 5% điện áp định mức của bình thì có thể tạm thời khẳng định ắc quy còn tốt.

+ Kiểm tra điện trở cách điện của bộ ắc qui, điện trở không được nhỏ hơn 100kΩ.

+ Kiểm tra tình trạng các thanh nối, thanh cái, cần thiết thì bôi thêm mỡ Vadơlin trên vật dẫn.

+ Kiểm tra các thiết bị và dụng cụ an toàn phục vụ cho công tác vận hành ắc qui: Đèn xách tay kiểu phòng nổ, nhiệt kế, đồng hồ vôn, găng tay, ủng cao su, kính bảo hộ.

- Ngày, tháng và kết quả kiểm tra phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi ắc qui. - Nếu phát hiện điện áp các bình ắc quy không bình thường phải thường

xuyên theo dõi và xử lý kịp thời. Phải tách và phụ nạp lại các bình ắc quy có điện áp giảm trên 10% so với điện áp Uđm.

- Hàng quý Trạm trưởng phải phối hợp với NVVH trạm tiênư hành phóng - nạp ắc quy theo hường dẫn tại phụ lục 3 kèm theo.

- Phải lập kế hoạch sửa chữa thay thế hệ thống ắc quy nếu kiểm tra kỹ thuật hệ thống ắc quy (sau 4h00 kể từ khi tách các tủ chỉnh lưu AC/DC nạp ắc quy) phát hiện trên 10% số lượng bình ắc quy có điện áp giảm trên 10% so với điện áp Uđm hoặc điện áp của hệ thống ắc quy giảm thấp dưới 80% Uđm. 2.3. Kiểm tra định kỳ cách điện hệ thống một chiều: - Hàng quý, kết hợp với với công tác vệ sinh thiết bị trạm, trưởng trạm và NVVH tiến hành kiểm tra điện trở cách điện thanh cái một chiều và cách điện các mạch điều khiển tại trạm bằng mêgômmet 500V. Điện trở cách điện thanh cái một chiều và điện trở cách điện giữa các mạch điều khiển với đất yêu cầu không thấp hơn 2MΩ. - Trong trường hợp đặc biệt cho phép vận hành hệ thống điện một chiều điện áp định mức 220VDC với cách điện giảm đến 20kΩ và hệ thống điện một chiều điện áp định mức 110VDC với cách điện giảm đến 10kΩ. 3. Tính toán số lượng bình ắc quy:

- Để đảm bảo vận hành hệ thống ắc quy trong TBA, số lượng bình ăc quy được tính toán như sau:

Số lượng bình ắc quy n = pn

đm

UU

11

Page 12: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

12

Trong đó: + Uđm: Điện áp định mức đầu ra của tủ nạp ở chế độ phụ nạp thường

xuyên. + Upn: Điện áp phụ nạp thường xuyên của mỗi bình ắc quy (theo tài

liệu kỹ thuật của nhà chế tạo) - Dung lượng bình ắc quy được tính toán sao cho hệ thống ắc quy vận hành

độc lập cấp cho toàn bộ phụ tải một chiều của trạm biến áp với thời gian trên 8 giờ, điện áp hệ thống một chiều không giảm xuống dưới 0,8Uđm. Thông thường chọn dung lượng bình ắc quy là 200Ah.

PHẦN IV: CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG RƠLE VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG TRẠM BIẾN ÁP 110kV

1. Quy định chung công tác QLVH trang bị hệ thống rơ le và tự động hoá: - Hệ thống rơle và tự động hoá (RTĐ) BVRL là những trang thiết bị làm

nhiệm vụ tự động phát hiện và cắt các phần tử bị hư hỏng ra khỏi hệ thống điện, đảm bảo cho các phần còn lại của hệ thống vận hành an toàn, liên tục và hiệu quả. Yêu cầu của RTĐ là có tính chọn lọc, tác động nhanh, độ nhạy và độ tin cậy cao.

- Các thiết bị điện của các TBA 110kV phải được bảo vệ chống ngắn mạch và các hư hỏng trong chế độ vận hành bình thường bằng các các trang bị RTĐ, máy cắt hoặc cầu chảy và các trang bị tự động điện trong đó có tự động điều chỉnh và tự động chống sự cố.

- Các rơle bảo vệ và trang thiết bị tự động cần gắn các bảng nhãn dễ nhận dạng bằng mắt. Trên các tủ bảng bảo vệ rơle, tủ bảng điều khiển; các rơle, sơ đồ nổi, khoá điều khiển ... trên cả hai mặt (trước và sau) cần được ghi tên theo đúng các quy định. Các khoá chuyển mạch phải ghi rõ các vị trí tương ứng của khoá ứng với các chế độ làm việc.

- Trong vận hành phải bảo đảm các điều kiện để các trang bị bảo vệ rơ le, đo lường và tự động điện, các mạch nhị thứ làm việc tin cậy theo các quy chuẩn kỹ thuật (nhiệt độ, độ ẩm, độ rung cho phép và độ sai lệch thông số so với định mức…)

- Công ty Lưới điện cao thế miền Trung, các Chi nhánh Điện cao thế, TBA 110kV trong phạm vi quản lý phải chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống bảo vệ rơ le, tự động điện, đo lường điện và mạch nhị thứ đảm bảo an toàn, tin cậy.

- Các trang bị RTĐ và mạch nhị thứ phải được định kỳ kiểm tra và hiệu chỉnh theo quy trình kỹ thuật (ít nhất 3 năm một lần). Sau mỗi lần tác động sai hoặc từ chối tác động các trang bị này phải được tiến hành kiểm tra bất thường (sau sự cố) theo quy trình đặc biệt và phải phân tích tìm ra được nguyên nhân tác động sai hoặc từ chối tác động của các trang bị này.

- Cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng luôn phải khép mạch qua rơle, đồng hồ điện; các cuộn dây không sử dụng phải được đấu tắt. Cuộn dây thứ cấp của máy biến điện áp phải lắp đặt thiết bị (áptômát) chống ngắn mạch. Mạch nhị thứ của máy biến dòng và biến điện áp phải có điểm nối đất.

Page 13: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

13

- Tất cả các RTĐ (tốt) phải luôn luôn làm việc trừ phần RTĐ có chỉ dẫn đặc biệt của Lãnh đạo Công ty hay Điều độ các cấp.

- Cấm đóng các thiết bị, thanh cái, đường dây vào làm việc mà không có bảo vệ.

- Tất cả các thao tác về RTĐ chỉ được tiến hành khi có sự cho phép của cấp Điều độ tương ứng theo phân cấp và phải có phiếu. Khi xử lý sự cố, nhân viên vận hành có thể tự thực hiện trình tự theo quy trình cụ thể đã xác định sau đó phải báo cho ĐĐV các cấp biết.

- Trang bị RTĐ phải được cắt ra khi: + Trang bị RTĐ bị hư hỏng.

+ Kiểm tra RTĐ hay chỉnh định RTĐ (nếu có ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị).

Trước khi cắt BVRL, nhân viên vận hành phải chắc chắn là các bảo vệ còn lại đảm bảo bảo vệ được cho thiết bị hoặc đã áp dụng biện pháp thay thế bảo vệ đã cắt bằng bảo vệ dự phòng để bảo vệ cho thiết bị đó. - Để đảm bảo sự làm việc tin cậy của RTĐ khi có thay đổi về sơ đồ đóng cắt

nhất thứ hay trong bảo vệ rơ le, nhân viên vận hành phải thực hiện các thao tác theo phương thức hoặc theo phiếu chỉnh định của các cấp Điều độ. Trường hợp chuyển đổi phức tạp thì trực ca vận hành cùng nhân viên thí nghiệm phối hợp thực hiện.

- Trước khi đóng điện, đưa trang bị RTĐ vào làm việc nhân viên vận hành phải kiểm tra:

+ Tình trạng làm việc của trang bị RTĐ theo quy định tại mục 2 dưới đây.

+ Không còn tín hiệu (đèn, cờ, âm thanh ...) báo hiệu rơle tác động, không có hư hỏng trong trang bị RTĐ.

+ Trang bị RTĐ đã được đấu nối, thí nghiệm hoàn chỉnh đảm bảo sẵn sàng làm việc.

2. Kiểm tra, theo dõi về hoạt động của trang bị RTĐ trong vận hành: - Trong ca trực, nhân viên vận hành phải định kỳ kiểm tra (ít nhất 1 giờ một

lần), theo dõi sự hoạt động của trang bị RTĐ bằng cách quan sát các dấu hiệu về tình trạng bên ngoài, tình trạng làm việc của chúng; theo dõi các tín hiệu làm việc và kiểm tra đúng chế độ vận hành của từng trang bị bảo vệ rơle.

- Khi giao nhận ca cũng như trong quá trình kiểm tra định kỳ trong ca trực, nhân viên vận hành phải quan sát, kiểm tra tất cả trang bị RTĐ theo các nội dung sau:

+ Sự đóng tất cả các trang bị RTĐ mà phải có trong vận hành. + Trạng thái chỉ thị của tất cả trang bị RTĐ phải đúng theo yêu cầu

vận hành đã được xác lập (chỉ thị tín hiệu, đèn báo và tín hiệu cờ rơi, thông số vận hành …).

Page 14: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

14

+ Vị trí các trang bị cắt (khóa đóng cắt, nút đóng/nút cắt …), các khóa chuyển mạch, hộp nối …, các đèn tín hiệu, vị trí cờ hiệu… phải tương ứng với sơ đồ đóng cắt nhất thứ và chế độ làm việc của thiết bị và lưới.

+ Chỉ số của các đồng hồ trang bị RTĐ (ampe mét, vol mét, oát mét, …) tương ứng với chế độ làm việc.

+ Ở mỗi trang bị RTĐ có mạch điện áp thì nguồn điện áp phải được cấp từ các TU tương ứng.

+ Nhân viên trực ca vận hành phải thường xuyên tìm hiểu các ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và sổ theo dõi rơle bảo vệ để nắm bắt các hiện tượng bất thường, hư hỏng của trang bị RTĐ trong trạm - Khi phát hiện những hiện tượng bất thường, hư hỏng, sự làm việc không

đúng hay không làm việc của trang bị RTĐ, nhân viên trực ca vận hành phải: + Báo cho các cấp Điều độ, B07 về các hư hỏng, bất thường của trang

bị RTĐ. + Báo cho Trạm trưởng, Lãnh đạo đơn vị biết để phân tích và đề ra

biện pháp xử lý kịp thời. + Tìm mọi biện pháp loại trừ khả năng khi xuất hiện sự cố mà RTĐ

tác động sai hay không tác động. + Ghi vào sổ nhật ký vận hành tất cả các hiện tượng bất thường, hư

hỏng hoặc sự làm việc không đúng hay không làm việc của trang bị RTĐ. + Lập báo cáo về hiện tượng bất thường, hư hỏng hoặc sự làm việc

không đúng hay không làm việc của trang bị RTĐ theo đúng quy định. - Trong ca trực, nhân viên vận hành phải theo dõi sự làm việc đúng đắn của

mạch cắt và mạch đóng của các thiết bị theo các tín hiệu hiện có. Định kỳ kiểm tra, quan sát tình trạng của chúng và sau mỗi lần cắt và đóng các thiết bị (máy cắt, dao cách ly …).

+ Nếu mạch cắt máy cắt không làm việc (có thể rơle giám sát mạch cắt F74 báo tín hiệu …) gây nên tình trạng không cắt được máy cắt, dẫn đến tình trạng nhảy vượt cấp (do mạch 50BF hoặc do phối hợp thời gian bảo vệ và gây mất điện trên diện rộng), vì vậy cần có biện pháp khôi phục lại sự làm việc bình thường của mạch cắt.

+ Nếu việc sửa chữa mạch cắt của máy cắt này phức tạp thì lập tức phải cho bảo vệ dự phòng vào làm việc và phải được chỉnh định theo phiếu chỉnh định của các cấp điều độ.

3. Công tác trên trang bị hệ thống rơ le và tự động hoá: - Chỉ có nhân viên trực ca vận hành, nhân viên thí nghiệm mới được phép

làm việc ở các trang bị RTĐ đang vận hành. - Nhân viên trực ca vận hành chỉ có thể tiến hành công tác ở mạch RTĐ khi

có lệnh của Điều độ viên cấp trên. - Các nhân viên khác (nhân viên thí nghiệm, sửa chữa …) khi công tác ở

mạch RTĐ phải được sự cho phép của Giám đốc Công ty Lưới điện cao thế miền

Page 15: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

15

- Trong phiếu công tác phải xét đến các biện pháp để: + Đảm bảo cắt hoàn toàn đối tượng được bảo vệ hoặc thay thế bảo vệ

được cắt ra bằng bảo vệ khác thoả mãn yêu cầu về độ tin cậy, nhanh, nhạy và tính chọn lọc.

+ Loại trừ khả năng cắt nhầm các phần tử khác đang vận hành. + Đảm bảo được về trị số và hướng cần thiết của dòng phụ tải theo

chế độ vận hành của lưới. + Trong các trường hợp nếu trang bị RTĐ được cắt ra để tiến hành

công việc mà dùng bảo vệ rơle ở các phần khác của lưới làm dự phòng có khả năng không đạt được độ tin cậy, nhanh, nhạy và chọn lọc thì điều này phải được ghi trong phiếu công tác. - Sau khi tiến hành thao tác theo lệnh của các cấp điều độ nhằm cô lập các

phần tử trong phạm vi công tác, trước khi bàn giao hiện trường công tác nhân viên vận hành phải:

+ Kiểm tra phiếu công tác và xét kỹ lại có điều gì ảnh hưởng đến công tác đã ghi trong phiếu, về phương diện thao tác có đủ biện pháp an toàn như đã ghi trong phiếu.

+ Cắt nguồn cấp cho trang bị RTĐ và mạch nhị thứ mà sẽ tiến hành công tác (như cầu dao, khóa chuyển mạch, cầu chì, áp tô mát...).

+ Khi tiến hành công tác ở các thiết bị phân phối, chỗ làm việc phải được đặt rào chắn, treo biển báo theo đúng yêu cầu kỹ thuật an toàn.

+ Khi tiến hành công tác ở tủ điều khiển hay tủ rơ le cần treo biển báo ở mặt trước và mặt sau của tủ.

+ Hướng dẫn nhân viên đội công tác các vị trí lấy nguồn (xoay chiều, một chiều) phục vụ công tác. Cấm các nhân viên thí nghiệm lấy nguồn từ các mạch xoay chiều và một chiều của các trang bị RTĐ đang làm việc để thí nghiệm. - Sau khi kết thúc công việc, nhân viên thí nghiệm phải báo cho trực ca vận

hành ghi vào sổ nhật ký các công việc đã làm, trang bị RTĐ sẵn sàng đưa vào làm việc.

- Sau khi xem xét các ghi chép trong sổ nhật ký vận hành, nhân viên vận hành phải kiểm tra cẩn thận lại các trang bị RTĐ đã trả lại vị trí cũ, khi đó cần chú ý:

+ Tình trạng các hàng kẹp và vị trí các cầu nối. + Tình trạng lắp ráp nói chung, không có đầu dây nào bị tháo ra và sử

dụng dây không có cách điện. + Vị trí các con bài của rơ le tín hiệu, các con nối, áp tô mát, khoá chuyển

mạch ....

Page 16: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

16

+ Các đèn tín hiệu tương ứng với chế độ làm việc. - Sau khi kiểm tra, nếu thấy các trang bị RTĐ hoạt động tốt, trực ca vận hành

phải báo với Điều độ viên cấp trên để đưa trang bị RTĐ vào làm việc trở lại. - Khi giao, nhận các trang bị RTĐ, mạch nhị thứ được lắp mới hoặc sau khi

cải tạo, nhân viên thí nghiệm phải có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết cho nhân viên trực ca vận hành, chỉ dẫn cụ thể tại chỗ về những thao tác và cách vận hành. Nhân viên vận hành phải ghi vào sổ và có trách nhiệm truyền đạt lại cho ca sau.

- Không cho phép đưa vào làm việc những trang bị RTĐ mới và sau khi cải tạo mà chưa hướng dẫn cho nhân viên vận hành biết.

- Thiết bị RTĐ sau khi sửa chữa, hiệu chỉnh không đảm bảo cấp chính xác, hay thay đổi điều kiện làm việc của chúng mà cần thiết phải đưa vào vận hành phải có sự cho phép của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty. 4. Thao tác RTĐ khi đóng điện đường dây, thanh cái:

- Cấm đóng thử thiết bị (đóng điện xung kích, nghiệm thu thiết bị đưa vào vận hành lần đầu hoặc sau sửa chữa), đường dây, thanh cái ... mà không có trang bị RTĐ có chức năng tác động nhanh.

- Để đóng thử thiết bị, trước khi thao tác đóng máy cắt, nhân viên vận hành phải:

+ Kiểm tra những tín hiệu hiện có, chắc chắn rằng MC cắt tốt. Kiểm tra mạch bảo vệ và điều khiển liên quan máy cắt làm việc tốt.

+ Chắc chắn rằng đã đưa tất cả các bảo vệ trong đó có cả bảo vệ tác động nhanh của thiết bị được thử vào vận hành.

+ MC dùng đóng thử, tạm thời khóa mạch tự động đóng lặp lại nếu MC có chức năng tự đóng lặp lại. - Khi sử dụng MC phân đoạn để đóng thử (xung kích) thiết bị, MBA… nhân

viên vận hành phải kiểm tra tất cả các chức năng bảo vệ chống các dạng ngắn mạch theo chỉnh định dùng để tiến hành đóng thử. 5. Biện pháp xử lý khi máy cắt tự động đóng hay cắt:

- Khi có hiện tượng tự động cắt hay đóng MC, nhân viên vận hành phải: + Căn cứ vào tín hiệu, xác định và ghi chép cụ thể MC nào đã tự động

đóng, cắt. Giải trừ tín hiệu và ghi vào nhật ký vận hành. Với những MC có chức năng tự động đóng lặp lại (TĐL), trực ca vận hành chỉ giải trừ khóa sau khi đã chắc chắn rằng MC đã thực hiện xong chu trình đóng lặp lại và trở về.

+ Xem xét cẩn thận và ghi chép những con bài rơ le tín hiệu rơi, giải trừ tín hiệu và báo cho các cấp Điều độ. Nếu bảo vệ tác động lại và con bài lại rơi, trong trường hợp này phải biết được chính xác số lần bảo vệ tác động và cắt MC.

+ Sau khi xử lý sự cố hay các hiện tượng không bình thường, nhân viên vận hành phải báo cáo cho Trạm trưởng và lãnh đạo đơn vị, B07 biết về sự tác động của RTĐ, về các tín hiệu đã xuất hiện và các nội dung sự cố liên quan.

Page 17: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

17

- Khi có hiện tượng dao động điện áp, dòng điện và tần số trên lưới điện nhưng không xảy ra cắt hay đóng MC, nhân viên vận hành phải xem xét các bảng RTĐ và ghi lại sự làm việc của rơ le tín hiệu vào nhật ký vận hành.

PHẦN V: CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ NHẤT THỨ TRONG TRẠM BIẾN ÁP 110kV

1. Các thiết bị nhất thứ trong trạm biến áp 110kV phải có các quy trình QLVH và bảo dưỡng riêng. Nhân viên QLVH phải hiểu, nắm bắt và tuân thủ các quy trình trình QLVH và bảo dưỡng này. Trong quy trình này chỉ quy định công tác kiểm tra định kỳ các thiết bị nhất thứ trong trạm biến áp 110kV. 2. Trong một ca trực ca vận hành, nhân viên trực ca (trực chính và trực phụ) ít nhất 1 giờ kiểm tra bằng mắt tổng thể các thiết bị trong trạm biến áp một lần. Nội dung kiểm tra các thiết bị như phụ lục 4 kèm theo. 3. Đối với các thiết bị (đường dây, MBA) vận hành đầy tải (80% đến 100% tải) phải tăng cường công tác kiểm tra ít nhất 30 phút một lần. Đối với các thiết bị vận hành quá tải phải thường xuyên kiểm tra ít nhất 15 phút một lần. 4. Ít nhất một giờ phải lấy thông số vận hành các thiết bị một lần. Thường xuyên theo dõi điện áp, dòng điện của các thiết bị, đảm bảo không vượt quá giá trị cực đại cho phép làm việc của các thiết bị nhất thứ và trang bị RTĐ.

PHẦN VI: NHIỆM VỤ CỦA LÃNH ĐẠO CHI NHÁNH TRONG CÔNG TÁC

QLVH TẠI CÁC TRẠM BIẾN ÁP

1. Nhiệm vụ chung: - Đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý,

năm theo nhiệm vụ được Công ty giao. - Theo dõi tình hình vận hành hàng ngày, chất lượng vận hành và kết quả thí

nghiệm định kỳ, đột xuất của trang thiết bị để đề ra các biện pháp khắc phục xử lý. - Theo dõi việc quản lý, cập nhật các hồ sơ kỹ thuật của các trạm, thống kê

báo cáo kỹ thuật hàng tuần, tháng, quý, năm. - Theo dõi, giám sát hoặc cử CBKT Chi nhánh phối hợp trong các đợt thí

nghiệm định kỳ, sửa chữa thiết bị, tham gia nghiệm thu thiết bị sau sửa chữa và xử lý sự cố các thiết bị trạm.

- Giám sát việc tổ chức thực hiện công tác khắc phục sự cố ở các trạm để nhanh chóng bàn giao thiết bị vào vận hành trong thời gian ngắn nhất sau sự cố. Tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố. Phối hợp tham gia điều tra sự cố, tai nạn lao động theo phân cấp.

- Theo dõi công tác sửa chữa định kỳ các thiết bị tại các trạm. Kiểm tra, duyệt các phương án sửa chữa thiết bị theo đúng quy định hiện hành.

Page 18: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

18

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra nhân viên vận hành chấp hành kỷ luật lao động, kỷ luật sản xuất.

- Định kỳ hàng quí hoặc đột xuất tiến hành tổ chức kiểm tra công tác QLKT, QLVH chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề tồn tại ở các trạm theo phân cấp để đảm bảo việc vận hành an toàn, liên tục, không để xảy ra các sự cố chủ quan.

- Xây dựng đề cương ôn tập bồi dưỡng nghề, kiến thức chuyên môn, hướng dẫn công tác đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên vận hành. Định kỳ tổ chức kiểm tra, xác hạch các quy phạm, quy trình vận hành, quy trình kỹ thuật an toàn cho nhân viên vận hành của các TBA.

- Ban hành phương án xử lý sự cố, PCCN ở các TBA. Tổ chức diễn tập các phương án đã ban hành theo qui định và họp rút kinh nghiệm.

- Biên soạn trình Công ty ban hành kế hoạch bảo hộ lao động, phương án phòng chống bão lụt; phòng cháy, chữa cháy hàng năm tại các TBA.

- Tổng hợp, báo cáo công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành hàng tuần, tháng, quý, năm theo quy định của Công ty. 2. Trách nhiệm của Chi nhánh trong công tác đào tạo nhân viên tập sự:

- Lập đề cương, chương trình đào tạo và tổ chức hướng dẫn, đào tạo và kiểm tra cho nhân viên tập sự nắm bắt được các quy trình vận hành các thiết bị trong trạm; các quy phạm, quy trình kỹ thuật, quy trình vận hành và quy trình kỹ thuật an toàn đảm bảo trang bị đủ kiến thức cho nhân viên tập sự trong đợt thi sát hạch công nhận chức danh.

- Phân công, bố trí công việc cho nhân viên tập sự về tìm hiểu, thực tập thực tế tại các TBA theo chương trình đã định.

- Giao nhiệm vụ cho các trạm trưởng đào tạo và tổ chức hướng dẫn, đào tạo và kiểm tra cho nhân viên tập sự nắm bắt được các quy trình vận hành các thiết bị trong trạm. Bố trí người hướng dẫn, kèm cặp trong thời gian tập sự.

- Hàng tháng tổ chức kiểm tra sát hạch nhân viên tập sự, để kịp thời nắm bắt trình độ của nhân viên tập sự, chất lượng của công tác đào tạo; nhằm chấn chỉnh và đề ra chương trình hướng dẫn, đào tạo phù hợp; đảm bảo trang bị đủ kiến thức cho nhân viên tập sự trong đợt thi sát hạch công nhận chức danh. 3. Trách nhiệm của Chi nhánh trong công tác nghiệm thu đóng điện đưa các thiết bị, công trình mới vào vận hành: - Khi có thiết bị, công trình mới chuẩn bị nghiệm thu đóng điện đưa vào vận hành các Chi nhánh tổ chức biên soạn các hướng dẫn vận hành, quy trình vận hành các thiết bị (chưa được Công ty ban hành) và trình Công ty ban hành. - Phối hợp với Công ty chuẩn bị nhân sự QLVH cho các công trình này.

- Tổ chức đào tạo và bồi huấn cho nhân viên vận hành nắm bắt sơ đồ nối điện, sơ đồ phương thức bảo vệ rơle; các mạch liên động, bảo vệ, tự động và điều khiển các thiết bị sau khi hoàn thành công trình. Nắm bắt được các thiết bị mới và quy trình vận hành các thiết bị này. Phối hợp với Công ty tổ chức sát hạch lại nhân viên vận hành trước khi đưa các thiết bị, công trình mới vào vận hành.

Page 19: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

19

- Cử người theo dõi, giám sát trong quá trình xây dựng lắp đặt nhằm phát hiện sớm các thiếu sót, tồn tại trong giai đoạn này, có phản ánh kịp thời với các đơn vị liên quan để sớm có biện pháp khắc phục nhằm đưa công trình vào vận hành an toàn, tin cậy.

- Đối với các công trình mở rộng, hoàn thiện sơ đồ TBA hiện có nếu các mạch nhị thứ phần mở rộng, hoàn thiện có liên quan đến mạch nhị thứ hiện tại đang vận hành, trong giai đoạn khảo sát lập biên bản hiện trường cho đơn vị công tác vào làm việc: Chi nhánh phải yêu cầu đơn vị thi công cung cấp bản vẽ nhị thứ (đã được đơn vị có thẩm quyền phê duyệt) liên quan, phương án thi công đã được đơn vị thẩm quyền phê duyệt. Kiểm tra sự phù hợp của các bản vẽ nhị thứ giữa phần lắp mới và bản vẽ nhị thứ đang vận hành. Trường hợp mạch nhị thứ mới và mạch nhị thứ cũ không phù hợp hoặc không rõ ràng, thiếu các mạch nhị thứ liên kết giữa phần cũ và mới phải yêu cầu đơn vị tư vấn, thi công bổ sung ngay trước khi ký biên bản hiện trường cho đơn vị công tác vào làm việc. Báo cáo về Công ty để có chỉ đạo phối hợp các bên xử lý đảm bảo đăng ký cắt điện thi công công trình đúng kế hoạch. Tránh các trường hợp khi cắt điện thi công mới phát hiện các sai sót làm thời gian thi công kéo dài, không đảm bảo thời gian cắt điện và trả lưới trễ so với kế hoạch.

- Tham gia nghiệm thu đóng điện đưa thiết bị, công trình mới vào vận hành. - Tổ chức chuẩn bị sản xuất đưa công trình mới vầo vận hành.

4. Trách nhiệm của Chi nhánh trong việc khắc phục và xử lý sự cố, hiện tượng bất thường:

- Các đơn vị chịu trách nhiệm xử lý sự cố, hiện tượng bất thường thuộc phạm vi lưới điện của đơn vị mình quản lý (kể cả sự cố mạch nhị thứ).

Khi có sự cố xảy ra, đơn vị QLVH phải nhanh chóng áp dụng mọi biện pháp cần thiết khắc phục sự cố sớm đưa thiết bị vào vận hành trở lại. Trong quá trình xử lý khắc phục sự cố, nếu có vướng mắc thì liên lạc ngay với trực ban sản xuất B07 hoặc Lãnh đạo Công ty và Lãnh đạo các phòng ban liên quan để chỉ đạo phối hợp xử lý.

- Sau khi nắm được thông tin sự cố, hiện tượng bất thường Lãnh đạo chi nhánh phải chỉ đạo các bên liên quan (Trưởng trạm và các cán bộ kỹ thuật) nhanh chóng có mặt tại hiện trường để triển khai khắc phục sự cố, hiện tượng bất thường. Lãnh đạo Chi nhánh phải đến hiện trường để chỉ đạo khắc phục xử lý sự cố.

- Trường hợp xảy ra sự cố lớn vượt quá khả năng xử lý của đơn vị, Lãnh đạo đơn vị nhanh chóng kiểm tra báo cáo về Trực ban sản xuất và xin ý kiến chỉ đạo xử lý sự cố của Phó Giám đốc phụ trách trực tiếp lĩnh vực đang có sự cố. Nội dung báo cáo gồm: + Thiết bị sự cố. + Biện pháp khắc phục xử lý sự cố. + Các công việc đơn vị có thể thực hiện. + Các công việc cần hỗ trợ thực hiện. + Các kiến nghị khác.

Page 20: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

20

5. Trách nhiệm của chi nhánh trong việc biên soạn quy trình vận hành và hướng dẫn vận hành các thiết bị ở trạm biến áp: - Trong quá trình QLVH nếu phát hiện các sổ sách phục vụ công tác QLVH, quy trình hoặc hướng dẫn vận hành các thiết bị không phù hợp hoặc thiếu sót so với thực tế vận hành, Chi nhánh báo cáo góp ý về Công ty xem xét sửa đổi phù hợp theo phân cấp. - Sửa đổi, biên soạn các hướng dẫn vận hành, các quy trình vận hành bảo dưỡng các thiết bị tại TBA trình Công ty ban hành theo phân cấp. 6. Lãnh đạo Chi nhánh cần có mặt trong các trường hợp sau đây: - Kiểm tra, sửa chữa khắc phục các hiện tượng bất thường, sự cố.

- Đại tu, thay thế các thiết bị chính như MBA, MC, DCL, TU, TI…, hệ thống rơle bảo vệ điều khiển và đo lường.

- Đưa các thiết bị mới vào vận hành. - Thí nghiệm định kỳ các thiết bị trong trạm. - Các trường hợp sự cố (sự cố thiết bị, hỏa hoạn, bão lụt), tai nạn lao động

trong trạm. PHẦN VII: CHẾ ĐỘ THƯỞNG PHẠT TRONG CÔNG TÁC QLVH TẠI

CÁC TRẠM BIẾN ÁP 1. Trong quá trình vận hành nếu để xảy ra sự cố, tùy theo tính chất, nguyên nhân và cấp sự cố mà đơn vị QLVH bị giảm điểm thưởng tháng và trừ điểm thưởng quý vận hành an toàn theo quy định sau đây: 1.1. Sự cố cấp 1 nguyên nhân chủ quan: 1.1.1 Tập thể: - Trạm biến áp: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,2 đến 0,2 và trừ 25 đến 50 điểm vận hành an toàn quý. - Chi nhánh: Giảm điểm thưởng tháng: 0,2 cắt hoặc giảm thưởng quý và thưởng vận hành an toàn theo quy định. 1.1.2 Cá nhân: - Lãnh đạo chi nhánh: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,2 đến 0,3. Trừ 25 đến 50 điểm vận hành an toàn quý - Trạm trưởng: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,3 đến 0,4. Trừ 50 đến 75 điểm vận hành an toàn quý. - Cá nhân trực tiếp liên quan: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,4 đến 0,5. Trừ 75 đến điểm vận hành an toàn quý. 1.2. Sự cố cấp 1 nguyên nhân khách quan hoặc sự cố cấp 2 có nguyên nhân chủ quan: 1.2.1 Tập thể:

Page 21: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

21

- Trạm biến áp: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,1 đến 0,2 và trừ 15 đến 25 điểm vận hành an toàn quý. - Chi nhánh: Giảm điểm thưởng tháng: 0,05; cắt thưởng quý và thưởng vận hành an toàn theo quy định. 1.2.2 Cá nhân: - Lãnh đạo chi nhánh: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,1 đến 0,2. Trừ 15 đến 25 điểm vận hành an toàn quý - Trạm trưởng: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,2 đến 0,3. Trừ 25 đến 50 điểm vận hành an toàn quý. - Cá nhân trực tiếp liên quan: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,3 đến 0,4. Trừ 50 đến 75 điểm vận hành an toàn quý. 1.3. Sự cố cấp 2 nguyên nhân khách quan hoặc sự cố cấp 3 có nguyên nhân chủ quan: 1.3.1 Tập thể: - Trạm biến áp: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,05 đến 0,1 và trừ 5 đến 15 điểm vận hành an toàn quý. - Chi nhánh: Cắt thưởng quý và thưởng vận hành an toàn theo quy định. 1.3.2 Cá nhân: - Lãnh đạo chi nhánh: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,05 đến 0,1. Trừ 5 đến 15 điểm vận hành an toàn quý - Trạm trưởng: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,1 đến 0,2. Trừ 15 đến 25 điểm vận hành an toàn quý. - Cá nhân trực tiếp liên quan: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,2 đến 0,3. Trừ 25 đến 50 điểm vận hành an toàn quý. 1.4. Sự cố cấp 3 nguyên nhân khách quan và các hiện tượng bất thường: Lãnh đạo chi nhánh quyết định mức giảm thưởng các cá nhân, đơn vị liên quan và báo cáo Công ty. 1.5. Sự cố liên quan đến tai nạn lao động: 1.5.1 Tập thể: - Trạm biến áp: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,3 đến 0,4 và trừ 50 đến 75 điểm vận hành an toàn quý. - Chi nhánh: Giảm điểm thưởng tháng: 0,2; cắt thưởng quý và thưởng vận hành an toàn theo quy định. 1.5.2 Cá nhân: - Lãnh đạo chi nhánh: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,3 đến 0,4. Trừ 50 đến 75 điểm vận hành an toàn quý. - Trạm trưởng: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,4 đến 0,5. Trừ 75 đến 100 điểm vận hành an toàn quý.

Page 22: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

22

- Cá nhân trực tiếp liên quan: Giảm điểm thưởng tháng từ 0,5 đến 0,6. Trừ 100 đến 125 điểm vận hành an toàn quý. 2. Các sự cố có nguyên nhân chủ quan được xác định như sau: - Sự cố có nguyên nhân do chủ quan của nhân viên vận hành gây nên. - Sự cố có nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi Công ty, Tổng công ty đã có văn bản chỉ đạo khắc phục hoặc yêu cầu các đơn vị có biện pháp khắc phục nhưng đơn vị không triển khai hoặc không có biện pháp ngăn ngừa để xảy ra sự cố. - Sự cố xảy ra có tính chất lặp đi lặp lại do đơn vị không có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục triệt để khi đã xảy ra 1 lần. 3. Trong quá trình kiểm tra kỹ thuật, kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động, kỹ thuật vận hành, nếu nhận thấy các đơn vị làm tốt các việc này; Lãnh đạo đơn vị quyết định mức điểm thưởng cho các đơn vị.

Page 23: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

23

PHỤ LỤC 1: YÊU CẦU CHUNG VỀ TRÌNH ĐỘ BẬC THỢ NHÂN VIÊN QUẢN LÝ VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁP 110KV

1. Yêu cầu đối với NVVH bậc 1/5 trực phụ: 1.1. Hiểu biết: Ngoài các yêu cầu chung được quy định tại mục 2.2 phần II của quy trình này, NHVH bậc 1/5 trực phụ cần hiểu biết thêm:

1. Nắm và hiểu về lý thuyết kỹ thuật điện đại cương, các định luật cơ bản và các công thức liên hệ giữa các đại lượng điện.

2. Nắm, liệt kê và nêu được các công dụng thực tế tất cả các rơle bảo vệ trong trạm như bảo vệ đường dây gồm các bảo vệ nào, bảo vệ MBA gồm các bảo vệ nào ... tác động cắt MC nào.

3. Biết sử dụng và bảo quản các trang bị, đồ nghề dùng trong quản lý vận hành và sửa chữa trạm.

4. Vẽ và nắm được sơ đồ nhất thứ, sơ đồ hệ thống điện tự dùng xoay chiều, một chiều của trạm.

5. Hiểu được các chức năng làm việc cơ bản của hệ thống tự dùng AC/DC. 6. Nắm được toàn bộ các thiết bị phụ trợ trong trạm biến áp, hệ thống chiếu

sáng và các loại nối đất sử dụng trong trạm biến áp. 7. Nắm được các thông số của các thiết bị trong trạm như MBA, TU, TI ... 8. Biết được một số liên động thường sử dụng trong trạm. 9. Nguyên tắc đánh số thiết bị trong trạm biến áp.

1.2. Làm được: 1. Biết cách đọc bản vẽ nhất thứ và nhị thứ trạm. 2. Bấm đầu cốt, đấu nối hàng kẹp. 3. Vệ sinh phần cách điện các thiết bị trong trạm, xử lý tiếp xúc ... 4. Biết ý nghĩa các biển báo trong trạm và trên ĐZ cao, hạ áp. 5. Biết sử dụng các dụng cụ, thiết bị dùng cho công tác quản lý vận hành

trạm: Mêgaôm, đồng hồ vạn năng, ampekiềm .... 6. Biết cách kiểm tra Accu, bổ sung dung dịch (nếu có) cho các bình ắc qui,

kiểm tra điện áp, dòng điện, các thông số khác từ các đồng hồ, hợp bộ đo lường, công tơ đo đếm...

7. Biết cách kiểm tra các thông số chỉnh định rơle. 8. Làm được các biện pháp an toàn như: Thử điện áp, đặt và tháo tiếp địa di

động, làm rào chắn, treo biển báo, giám sát khi cắt điện từng phần trong trạm khi công tác..

9. Biết sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc dùng trong vận hành. 10. Thao tác các thiết bị trong trạm. 11. Và các vấn đề có liên quan khác.

2. Yêu cầu đối với NVVH bậc 2/5 trực phụ hoặc bậc 1/5 trực chính: 2.1. Hiểu biết: Ngoài các hiểu biết như yêu cầu hiểu của NVVH bậc 1/5 trực phụ, cần bổ sung thêm:

Page 24: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

24

1. Hiểu rõ công dụng và nguyên lý làm việc của các rơle bảo vệ dùng cho trạm biến áp.

2. Nắm và hiểu rõ công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số định mức và các trạng thái làm việc của các thiết bị chính trong trạm.

3. Hiểu rõ các liên động thao tác của từng thiết bị sử dụng trong trạm. 4. Hiểu rõ từng mạch đóng, mạch cắt của các MC. Nắm được tất cả các thành

phần tham gia vào mạch đóng, cắt. 5. Biết được các hiện tượng, nguyên nhân và cách xử lý sự cố khi các loại

bảo vệ tác động. 6. Nắm được các dạng hư hỏng, bất thường, sự cố thiết bị thường xảy ra

trong trạm biến áp. 7. Hiểu và nắm rõ các chức năng làm việc của hệ thống tự dùng AC/DC. 8. Hiểu được nguyên lý làm việc của các thiết bị giám sát MBA, kháng điện

như đồng hồ nhiệt độ dầu, cuộn dây và các rơle hơi, rơle dòng dầu ... 9. Phân biệt được các loại bảo vệ chống sét được trang bị trong trạm biến áp

và nguyên lý làm việc của các thiết bị này. 10. Tác dụng của nối đất, phân biệt được các dạng nối đất trong hệ thống

điện. 11. Hiểu được hiện tượng hồ quang điện, tác hại và phương pháp dập hồ

quang. 12. Phân biệt được dạng sơ đồ nối điện trong hệ thống. Ưu và khuyết điểm

của các sơ đồ trên. 13. Biết được các từ tiếng Anh chuyên môn thông dụng như tên các thông số

định mức thiết bị, các chức năng bảo vệ ... 14. Và một các vấn đề có liên quan khác.

2.2. Làm được: Ngoài làm được các yêu cầu của NVVH bậc 1/5 trực phụ, cần bổ sung thêm:

1. Biết kiểm tra thông mạch, kiểm tra điện áp xoay chiều, một chiều..... 2. Biết kiểm tra, dò các mạch theo bản vẽ nhị thứ để khắc phục các sự cố hư

hỏng thường hay xảy ra trong trạm. 3. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị dùng cho công tác quản lý vận

hành trạm: Mêgaôm, đồng hồ vạn năng, ampekiềm .... 4. Chỉnh định được các thông số cài đặt của rơle theo phiếu chỉnh định của

các cấp điều độ. 5. Lấy, đọc được các thông tin sự cố từ relay bảo vệ. 6. Xử lý được các sự cố của hệ thống tự dùng một chiều, xoay chiều. 7. Nắm rõ các thông tin về chế độ vận hành bình thường và sự cố để báo cáo

rõ ràng, ngắn gọn với các cấp có liên quan liên quan. 8. Xử lý nhanh, chính xác và đúng Quy trình tất cả các sự cố trong trạm. 9. Giao diện lấy thông tin sự cố và các giá trị cài đặt trong relay ra máy tính

(nếu có).

Page 25: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

25

10. Và các vấn đề có liên quan khác. 3. Yêu cầu đối với NVVH bậc 3/5 trực phụ hoặc bậc 2/5 trực chính: 3.1 Hiểu biết: Ngoài các hiểu biết như yêu cầu hiểu của NVVH bậc 2/5 trực phụ, cần bổ sung thêm:

1. Hiểu được các công thức tính toán các loại tổn thất trong hệ thống điện xoay chiều 3 pha như: Tổn thất điện áp, điện năng và công suất.

2. Hiểu được cách tính toán cài đặt các thông số cho bảo vệ rơle ( cấp, vùng 1,2 ... thời gian tác động, F79, F50BF...)

3. Hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của MBA và bộ điều áp. 4. Hiểu được nguyên lý và các chức năng làm việc của hệ thống SCADA. 5. Phân biệt rõ các chế độ làm việc của điểm trung tính trong hệ thống điện. 6. Hiểu được tính toán cho các bảo vệ chính cần thiết cho từng phần tử trong

hệ thống điện. 7. Nắm được sơ đồ và tác dụng của các loại bù dùng trên lưới như bù ngang,

bù dọc. 8. Các biện pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện. 9. Nắm vững các từ tiếng Anh chuyên môn. 10. Và một các vấn đề có liên quan khác.

3.2. Làm được: Ngoài làm được các yêu cầu của NVVH bậc 2/5 trực phụ, cần bổ sung thêm:

1. Đọc thành thạo các bản vẽ nhất thứ và nhị thứ. 2. Nhận biết và diễn tả chính xác bằng lời hoặc ghi chép được những hiện

tượng diễn biến trong quá trình vận hành từng thiết bị. 3. Sử dụng thành thạo máy vi tính, vẽ được bản vẽ nhị thứ bằng phần mềm

AutoCAD. 4. Biết cách đo điện trở cách điện của các thiết bị trong trạm và đánh giá kết

quả của phép đo. 5. Và các vấn đề có liên quan khác .

4. Yêu cầu đối với NVVH bậc 4/5 trực phụ hoặc bậc 3/5 trực chính: 4.1 Hiểu biết: Ngoài các hiểu biết như yêu cầu hiểu của NVVH bậc 3/5 trực phụ, cần bổ sung thêm:

1. Hiểu rõ về các phương pháp điều chỉnh tần số, điện áp, hòa đồng bộ. 2. Hiểu rõ nguyên lý làm việc của các chức năng tự động hóa trong trạm

như: tự động đóng lặp lại, sa thải tần số ... 3. Nắm rõ nguyên lý làm việc, chu kỳ bảo dưỡng, trung tu, đại tu, của các

thiết bị chính trong trạm. 4. Nắm rõ các hạng mục cần thí nghiệm định kỳ của các thiết bị chính trong

trạm. 5. Nắm, hiểu rõ các chức năng bảo vệ relay trong hệ thống điện có kết hợp

hệ thống thông tin. 6. Điều kiện và mục đích của việc vận hành song song các MBA.

Page 26: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

26

7. Hiểu và phân tích được ưu, nhược điểm của phương thức vận hành tại trạm.

8. Và các vấn đề có liên quan khác. 4.2. Làm được: Ngoài làm được các yêu cầu của NVVH bậc 3/5 trực phụ, cần bổ sung thêm:

1. Đọc và phân tích thành thạo các mạch trên bản vẽ nhất thứ và nhị thứ. 2. Phân tích được các thông tin sự cố lấy từ rơle. Phán đoán được những hiện

tượng sự cố, diễn biến bất thường trong quá trình vận hành từng thiết bị nhằm ngăn chặn sự cố.

3. Chỉnh định thành thạo các thông số rơle. 4. Xử lý được một số hư hỏng thường gặp trong rơle. 5. Và các vấn đề có liên quan khác.

5. Yêu cầu đối với NVVH bậc 5/5 trực phụ hoặc bậc 4/5 trực chính: 5.1 Hiểu biết: Ngoài các hiểu biết như yêu cầu hiểu của NVVH bậc 4/5 trực phụ, cần bổ sung thêm:

1. Biết được các biện pháp để giảm tổn thất điện áp, công suất và tổn thất điện năng trong lưới điện.

2. Hiểu ý nghĩa của các hạng mục cần thí nghiệm định kỳ của các thiết bị chính trong trạm.

3. Hiểu được sự phối hợp làm việc của các rơle bảo vệ của từng phần tử trong hệ thống điện.

4. Thống kê, phân tích và tìm được các đặc điểm của các sự cố trạm. 5. Hiểu cách tính hệ thống nối đất, hệ thống chống sét đánh thẳng của trạm. 6. Và các vấn đề liên quan khác.

5.2. Làm được: Ngoài làm được các yêu cầu của NVVH bậc 4/5 trực phụ, cần bổ sung thêm:

1. Lập được phương án tổ chức thi công trung đại tu hoặc thay mới các thiết bị trạm.

2. Lập phương án sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị chính ngoài trời. 3. Lập phương án PCCC tại trạm. 4. Tổ chức giám sát công tác xây lắp và thí nghiệm trong trạm. 5. Phân tích thành thạo các bảng ghi thông tin sự cố, hiện tượng bất thường

để xác định nguyên nhân sự cố và biện pháp ngăn ngừa. 6. Chỉ huy 1 tổ hoặc 1 nhóm công tác thực hiện công tác sửa chữa lớn, sửa

chữa thường xuyên tại trạm đang vận hành. 7. Và các vấn đề có liên quan khác.

6. Yêu cầu đối với NVVH bậc 5/5 trực chính: 6.1 Hiểu biết: Ngoài các hiểu biết như yêu cầu hiểu của NVVH bậc 4/5 trực chính, cần bổ sung thêm:

1. Hiểu được cách tính toán các trị số chỉnh định cho các bảo vệ rơle dùng trong trạm.

Page 27: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

27

2. Nắm được các hạng mục cần thí nghiệm định kỳ đối với một số rơle bảo vệ và mạch bảo vệ chính.

3. Tính toán chọn được các thiết bị chính trong trạm biến áp. 4. Lập được kế hoạch, dự toán để thi công các công trình như: Sửa chữa lớn,

sửa chữa thường xuyên, chống qúa tải, mở rộng trạm... 5. Tham gia biên soạn giáo trình, quy trình vận hành thiết bị để đào tạo bồi

dưỡng CNVH trạm. 6. Viết chuyên đề về vận hành, thiết bị trong trạm. 7. Và các vấn đề liên quan khác.

6.2. Làm được: Ngoài làm được các yêu cầu của NVVH bậc 4/5 trực chính, cần bổ sung thêm:

1. Hiểu rõ cách vận hành và khai thác các chức năng có trong rơle. 2. Thiết kế, lập phương án và tổ chức thực hiện công việc thay thế hoặc sửa

chữa các thiết bị nhị thứ và mạch nhị thứ trong trường hợp cắt điện 1 phần. 3. Mô phỏng được sự cố trong trạm, các hiện tượng bất thường nhằm mục

đích đào tạo và hướng dẫn nhân viên trong trạm. Lập phương án xử lý sự cố tương ứng, tổ chức diễn tập các phương án trên.

4. Biết cách đánh giá tổng quát để xác định được những khiếm khuyết, không tin cậy các vấn đề trong trạm để đề xuất phương án giải quyết triệt để.

5. Thuyết minh, báo cáo các chuyên đề về vận hành, thiết bị trong trạm trước hội đồng.

6. Và các vấn đề liên quan khác.

Page 28: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

28

PHỤ LỤC 2: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN VẬN HÀNH 1. Chức năng nhiệm vụ chung của nhân viên trực ca QLVH trạm 110kV: 1.1. Nhân viên trực ca QLVH trạm biến áp (bao gồm trực chính và trực phụ) là người thay mặt lãnh đạo đơn vị trực tiếp theo dõi, kiểm tra thiết bị, thao tác và xử lý sự cố các thiết bị trong ca trực của mình để đảm bảo thiết bị luôn làm việc an toàn và tin cậy. Thực hiện theo lệnh chỉ huy điều độ cấp trên (theo phân cấp), thực hiện công tác ghi chép, báo cáo cho các cấp Lãnh đạo và điều độ các cấp biết những thông tin cần thiết, chính xác trong ca trực của mình. 1.2. Nhân viên trực ca QLVH có nhiệm vụ thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác đúng Quy trình, tất cả mệnh lệnh của điều độ cấp trên, trừ trường hợp có đe doạ đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị thì cho phép không thực hiện, phải kiểm tra lại và kiến nghị với người ra lệnh. 1.3. Nhân viên trực ca QLVH tại TBA 110kV làm việc theo chế độ ca, kíp theo lịch phân ca đã được Trưởng Trạm duyệt.

- Thời gian trực ca của mỗi ca được tính từ khi ký nhận ca của ca trước đến khi trực ca tiếp theo ký nhận ca. Thời gian của một ca trực không được quá 12h.

- Mỗi ca trực phải có hai người trở lên. - Lịch đi ca phải được treo ở vị trí dễ quan sát trong phòng điều khiển trung

tâm của trạm. - Khi có sự thay đổi ca giữa các nhân viên trực ca QLVH, phải có sự đồng ý

của Trưởng Trạm và phải báo cho người liên quan ít nhất trước 24 giờ. Người thay thế phải có cùng chức danh với người được thay thế. 1.4. Trong thời gian trực ca, nhân viên trực ca QLVH phải:

- Thực hiện so và chỉnh giờ thống nhất với các cấp điều độ. - Nêu rõ tên và chức danh của các cấp điều độ liên quan (KSĐH A3, B07 và

Điều độ Điện Lực). - Ghi chép đầy đủ các diễn biến trong ca trực, các mệnh lệnh thao tác trong

quá trình vận hành hoặc xử lý sự cố ... vào sổ nhật ký vận hành theo trình tự thời gian.

- Khi xảy ra tình trạng vận hành không bình thường hoặc sự cố trong ca trực của mình, nhân viên trực ca QLVH phải báo ngay với các cấp điều độ A3, B07, Điều độ Điện Lực (nếu thiết bị đó thuộc phạm vi điều khiển của Điện Lực), Lãnh đạo các cấp và Trưởng trạm và thực hiện đúng các điều quy định trong quy trình xử lý sự cố tại trạm do Trung tâm điều độ HTĐ Miền Trung ban hành; quy trình điều tra, phối hợp xử lý sự cố và hiện tượng bất thường trên lưới điện 110kV do Công ty Lưới điện cao thế miền Trung.

Sau khi xử lý xong sự cố hoặc hiện tượng bất thường, nhân viên trực ca QLVH phải ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình diễn biến; trình tự xử lý cũng như nguyên nhân và hậu quả của sự cố cho các cấp điều độ (A3, B07, Điều độ Điện Lực), Lãnh đạo đơn vị và Trưởng trạm.

- Những mệnh lệnh của Giám đốc, phó Giám đốc kỹ thuật hoặc Trưởng phòng Kỹ thuật, Trực ban SX B07, Trưởng Trạm có liên quan đến công tác vận

Page 29: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

29

hành thì nhân viên trực ca QLVH chỉ thực hiện mệnh lệnh đó khi có sự đồng ý của điều độ cấp trên theo phân cấp. 1.5. Các quy định đối với nhân viên trực ca QLVH. - Một người không trực hai ca liên tục. Không được uống rượu, bia, trước và trong khi trực ca.

- Không được tự ý từ bỏ nhiệm vụ trực ca hoặc hết giờ trực ca nhưng chưa có người đến nhận ca.

- Nếu quá giờ giao ca 30 phút mà chưa có người đến nhận ca, nhân viên trực ca QLVH phải báo cáo ngay cho Trưởng Trạm để bố trí người khác cùng chức danh thay thế. Cấm không được tự ý bỏ ca khi chưa có người đến nhận ca.

- Phải luôn có mặt tại phòng điều khiển (trừ trường hợp đang thao tác, xử lý sự cố, kiểm tra thiết bị trong trạm).

- Không cho người không có nhiệm vụ vào vị trí vận hành khi chưa được phép của Lãnh đạo đơn vị, Trưởng trạm.

- Khi có đoàn kiểm tra của cấp trên đến trạm, trực ca có nhiệm vụ báo cáo tình hình công việc, cung cấp các thông tin, vấn đề mà đoàn kiểm tra yêu cầu.

- Trong giờ trực ca nghiêm cấm làm những công việc ngoài nhiệm vụ trực ca hoặc nhiệm vụ do trưởng trạm giao. 1.6. Thủ tục nhận ca:

- Nhân viên trực ca QLVH cần có mặt trước lúc nhận ca ít nhất 15 phút để làm các thủ tục giao nhận ca.

- Trước khi nhận ca nhân viên trực ca QLVH phải tìm hiểu: + Phương thức vận hành của trạm. + Sơ đồ nối dây của trạm vận hành, lưu ý những thay đổi so với kết

dây cơ bản. + Tìn hiểu, kiểm tra tình trạng vận hành của các thiết bị trong trạm

(nội dung như phụ lục 4). Các hiện tượng bất thường hoặc những thiết bị cần lưu ý trong vận hành.

+ Những ghi chép trong sổ nhật ký vận hành.. + Những thao tác đưa thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành,

đưa vào dự phòng theo kế hoạch sẽ được thực hiện trong ca. + Yêu cầu người giao ca giải thích những vấn đề chưa rõ về sơ đồ,

thiết bị, phiếu thao tác mà ca vận hành đã thực hiện, chưa thực hiện và những điều đặc biệt chú ý.

+ Phiếu công tác và tình hình công việc đang tiến hành trong trạm. + Kiểm tra hoạt động của hệ thống SCADA /EMS/DMS và thông tin

liên lạc. - Ký tên vào sổ nhật ký vận hành để nhận ca.

1.7. Thủ tục giao ca: Nhân viên trực ca QLVH trước khi giao ca phải: - Hoàn thành các công việc: Ghi chép sổ nhật ký vận hành và các sổ khác về

sơ đồ vận hành, tình trạng vận hành của các thiết bị, tình hình các tổ công tác đang làm việc và vệ sinh công nghiệp trạm.

Page 30: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

30

- Truyền đạt chính xác và đầy đủ cho người nhận ca: Sơ đồ vận hành hiện tại, tình trạng vận hành các thiết bị, tình hình sự cố, bất thường xảy ra trong ca, vấn đề cần lưu ý, thông báo, mệnh lệnh, chỉ thị có liên quan đến công tác trực ca vận hành trong ca mình.

- Giải thích thắc mắc của người nhận ca về những vấn đề họ chưa rõ. - Hoàn thành công tác vệ sinh công nghiệp trước khi giao ca. - Ký tên vào sổ nhật ký vận hành để giao ca sau khi người nhận ca đã ký.

1.8. Các vấn đề cần lưu ý trong quá trình giao nhận ca: 1.8.1 Nghiêm cấm trực ca QLVH tiến hành giao, nhận ca trong các trường hợp sau:

- Đang thao tác dở dang các thiết bị trong trạm. - Chưa thông báo đầy đủ tình hình vận hành cho người nhận ca. - Giao, nhận ca khi có đầy đủ lý do xác định người nhận ca không đủ tỉnh táo

do đã uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích khác bị nghiêm cấm. - Khi đang có sự cố hoặc đang hoả hoạn các thiết bị trong trạm. - Không đủ nhân viên đến nhận ca.

1.8.2. Thủ tục giao, nhận ca được thực hiện xong khi người nhận ca và giao ca đều đã ký tên vào sổ nhật ký vận hành. Nhân viên trực ca QLVH sau khi nhận ca có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ trong ca trực của mình. 1.8.3. Sau khi nhận ca, nhân viên trực ca QLVH phải báo cáo với các cấp điều độ (theo phân cấp) những vấn đề sau:

1. Tên của các nhân viên trực ca QLVH chính, phụ. 2. Sơ đồ kết dây của trạm, các thiết bị cắt, đóng. Điện áp các thanh cái, đường dây … 3. Tình trạng vận hành của MBA lực và thiết bị chính trong trạm: Tình trạng của MBA, nấc phân áp, công suất hoặc dòng điện các cuộn dây, nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây, các cảnh báo … 4. Tình trạng vận hành bất thường và tình hình thông tin liên lạc; 5. Ghi vào sổ nhật ký vận hành: Họ và tên của KSĐH A3, Trực ban sản xuất B07, Điều độ Điện Lực. 6. So chỉnh giờ. 7. Những kiến nghị về vận hành thiết bị đối với các cấp điều độ.

2. Chức năng, nhiệm vụ của trực chính trạm biến áp: Ngoài các nhiệm vụ chung của nhân viên trực ca QLVH đã nêu ở trên, trực

chính chịu trách nhiệm cụ thể sau: 2.1. Trực chính là người chịu trách nhiệm chính trong ca trực, chịu trách nhiệm đối với mọi thiết bị của trạm. Trong thời gian trực ca, trực chính chịu trách nhiệm phân công điều động mọi công việc trong ca và phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm quy trình, quy phạm; vi phạm kỹ luật lao động và vi phạm chính sách pháp luật của nhân viên vận hành và nhân viên bảo vệ (nếu có) của ca đang làm việc. Trực chính là người trực tiếp chỉ huy thao tác vận hành, xử lý sự cố theo mệnh lệnh thao tác của các cấp điều độ cấp trên và theo đúng quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố trạm. Giám sát mọi thao tác, xử lý của trực phụ theo phân cấp, theo Quy trình. Trực chính phải có bậc an toàn thấp nhất là bậc 4.

Page 31: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

31

2.2. Nhiệm vụ của trực chính: - Thường xuyên theo dõi và kiểm tra thiết bị thuộc quyền quản lý của trạm

trong ca trực của mình, đảm bảo việc vận hành an toàn, liên tục, không để xảy ra các sự cố chủ quan, xử lý các sự cố kịp thời và đúng quy trình.

- Nắm vững sơ đồ, thông số kỹ thuật, chế độ vận hành của thiết bị trong trạm.

- Chịu trách nhiệm cụ thể về thực hiện chế độ phiếu thao tác và giao nhận thiết bị: Trực tiếp nghe, nhận lệnh thao tác, sau đó kiểm tra lại nội dung thao tác trên sơ đồ nếu chưa hiểu rỏ phải hỏi lại người ra lệnh.

- Phổ biến nội dung trong phiếu thao tác, lệnh thao tác cho trực phụ và giải thích nội dung cho trực phụ rõ. Sau đó cả trực chính và trực phụ cùng ký vào phiếu thao tác để cùng thực hiện.

- Đến hiện trường thao tác, trực chính và trực phụ đối chiếu nội dung phiếu thao tác, lệnh thao tác với thực tế thiết bị xem có thống nhất và còn có trở ngại gì cho việc thao tác không. Sau đó trực chính ra lệnh cho trực phụ chuẩn bị thao tác.

- Trong quá trình thao tác trực chính đọc từng lệnh thao tác một như đã ghi trong phiếu thao tác, sổ ghi lệnh thao tác cho trực phụ, sau đó trực phụ nhắc lại lệnh, nếu đúng mới được phép thao tác. Thực hiện xong động tác nào trực chính phải đánh dấu vào lệnh thao tác đó. Phải đảm bảo điều kiện an toàn và giám sát thao tác.

- Trong khi thao tác, nếu thấy nghi ngờ gì về động tác vừa làm thì phải ngừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến hành.

- Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì trực chính phải cho ngừng ngay thao tác và báo cáo cho điều độ viên cấp trên ra lệnh biết. Việc thực hiện tiếp thao tác phải được tiến hành theo mệnh lệnh mới. Trong mọi trường hợp cả hai người giám sát và trực tiếp thao tác phải chịu trách nhiệm như nhau về việc thực hiện các thao tác mà họ đã tiến hành.

- Nhiệm vụ thao tác được coi là hoàn thành khi đã thực hiện xong trình tự các thao tác, trực chính có nhiệm vụ báo cáo kết quả thao tác cho người ra lệnh (A3, B07, Điều độ điện lực ) và được người ra lệnh chấp nhận.

2.2. Trực chính là người trực tiếp theo dõi thiết bị sau: - Tất cả các thiết bị chính trong trạm như: Các MBA lực, MC, DCL, TU,

TI... trong trạm. - Các trang bị điều khiển, bảo vệ rơle, thông tin liên lạc và tự động hóa trong

trạm. - Là người trực tiếp quản lý và ghi chép sổ sách vận hành sau: - Sổ nhật ký vận hành. - Sổ ghi lệnh thao tác, phiếu thao tác. - Sổ theo dõi thiết bị rơ le bảo vệ. - Sổ theo dõi vận hành các thiết bị chính (MBA, MC, DCL,...).

2.3. Khi xảy ra sự cố hoặc có hiện tượng không bình thường: a. Trực chính phải nhanh chóng:

Page 32: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

32

- Nắm được hiện tượng, sự hoạt động của các thiết bị, bảo vệ rơle tự động và trạng thái các máy cắt, các thiết bị liên quan .., diển biến sự cố;

- Chỉ huy xử lý sự cố theo đúng các điều quy định trong quy trình vận hành và quy trình xử lý sự cố của trạm và theo lệnh của các cấp điều độ liên quan.

- Nắm và tổng hợp báo cáo những thông tin cần thiết cho Điều độ cấp trên (theo phân cấp), B07, Lãnh đạo đơn vị và Trưởng trạm biết. Lưu ý: Trường hợp sự cố khẩn cấp hoặc có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn thiết bị cho phép tiến hành thao tác để xử lý sự cố theo quy trình mà không phải xin phép nhân viên trực ca cấp trên và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong phải báo cáo ngay cho nhân viên trực ca cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị này. b. Sau khi xử lý xong sự cố trực chính phải: - Ghi sổ nhật ký vận hành diển biến và trình tự xử lý sự cố. - Cùng với trực phụ và các nhân viên có liên quan khác (nếu có) lập báo cáo sự cố trong đó phải nêu rõ ràng, trung thực, chính xác các nội dung sau đây và gửi báo cáo có Lãnh đạo đơn vị, trực ban sản xuất Công ty (B07) trước khi giao ca ra về:

+ Ngày giờ xảy ra hiện tượng không bình thường, sự cố; + Nơi xảy ra các hiện tượng trên; + Mô tả quá trình diển biến, phát triển của hiện tượng bất thường hoặc sự cố; + Tình hình làm việc của thiết bị bảo vệ rơle, điện tự dùng v.v ..., điều khiển, tín hiệu, hệ thống; + Quá trình xử lý; + Tình hình hư hỏng của thiết bị; + Nguyên nhân gây ra sự cố; + Họ tên và chức danh người gây ra hiện tượng trên (nếu có); + Các kiến nghị. - Tham gia đoàn điều tra sự cố liên quan.

2.4. Khi có đơn vị công tác vào trạm làm việc, trực chính có nhiệm vụ: - Kiểm tra xem xét nội dung và tính hợp lệ của phiếu công tác của các đơn vị công tác. Kiểm tra số lượng và bậc an toàn của nhân viên đơn vị công tác như đã ghi trong phiếu;

- Viết và bổ sung biện pháp an toàn cần thiết vào phiếu công tác;

- Chỉ huy thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn (đặt tiếp địa cố định hoặc lưu động, đặt biển báo, rào chắn, cắt nguồn điều khiển tại các thiết bị đóng cắt liên quan ...) trước khi tiến hành bàn giao hiện trường cho đơn vị công tác đồng thời phải thực hiện những việc sau:

+ Chỉ cho toàn đơn vị công tác thấy nơi làm việc, các phần đã được cách điện và nối đất. Dùng bút thử điện chứng minh là không còn điện ở khu vực làm việc của các đơn vị công tác.

Page 33: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

33

+ Chỉ dẫn cho toàn đơn vị công tác biết những phần còn mang điện ở xung quanh nơi làm việc, các biện pháp an toàn bổ sung trong quá trình công tác.

- Bàn giao hiện trường cho đơn vị công tác.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và nhắc nhở đơn vị công tác về mặt an toàn ...

- Khi kết thúc toàn bộ công việc, trực chính phải tiến hành: + Kiểm tra hiện trường; kiểm tra việc thu dọn, vệ sinh chổ làm việc. + Nghiệm thu chất lượng toàn bộ công việc mà đơn vị công tác đã

thực hiện. + Ra lệnh đội công tác rút lui khỏi hiện trường. Kiểm tra không còn

người tại nơi công tác, tháo hết tiếp địa và các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm bổ sung.

+ Thu hồi và khóa phiếu công tác. + Tiến hành công tác bàn giao thiết bị lại cho B07, các cấp điều độ

cấp trên (nếu có) để cho phép đóng điện lại cho thiết bị và thực hiện thao tác theo lệnh của các cấp điều độ cấp trên.

- Ghi các sổ sách cần thiết. 2.5. Tham gia, thực hiện công tác sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm thiết bị theo sự phân công của trưởng trạm khi cần thiết. 3. Chức năng, nhiệm vụ của trực phụ:

Ngoài các nhiệm vụ chung của nhân viên trực ca QLVH đã nêu ở trên, trực phụ chịu trách nhiệm cụ thể sau: 3.1. Nhiệm vụ của trực phụ:

- Trong thời gian đi ca trực phụ chấp hành sự phân công điều hành của trực chính và cùng trực chính chịu trách nhiệm theo phạm vi trách nhiệm của mình để đảm bảo quản lý vận hành và bảo vệ toàn bộ thiết bị của trạm;

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra thiết bị trạm trong ca trực của mình, đảm bảo thiết bị vận hành an toàn, liên tục không để xảy ra các sự cố chủ quan, tham gia cùng trực chính xử lý kịp thời các hiện tượng bất thường hoặc sự cố;

- Nắm vững sơ đồ, thông số kỹ thuật, tình hình rơle bảo vệ và chế độ vận hành của thiết bị trong trạm;

- Trực phụ là người trực tiếp thao tác các thiết bị trong trạm theo lệnh thao tác của trực chính và dưới sự giám sát trực tiếp của trực chính; Trực tiếp thực hiện các biện pháp an toàn cho các đội công tác vào làm việc;

- Ghi chép định kỳ các thông số vận hành và vệ sinh công nghiệp trước khi giao ca.;

- Trực phụ phải có bậc an toàn thấp nhất là bậc 3; 3.2. Khi thao tác các thiết bị trong trạm trực phụ phải làm nhiệm vụ người thao tác dưới sự giám sát và chỉ huy của trực chính, cụ thể là:

Page 34: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

34

- Phải sử dụng đầy đủ các trang bị an toàn, bảo hộ lao động, dụng cụ cần thiết cho việc thao tác theo đúng quy định trong quy trình kỹ thuật an toàn điện như: găng tay, ủng cách điện, mủ, quần áo bảo hộ và dụng cụ thao tác ...

- Phải chú ý nghe trực chính phổ biến và nắm vững mục đích, nội dung và trình tự thao tác các thiết bị theo yêu cầu của lệnh thao tác, phiếu thao tác. Nếu nghi ngờ phải yêu cầu trực chính giải thích rõ trước khi thực hiện. Sau đó cùng trực chính ký vào phiếu thao tác để cùng thực hiện.

- Khi đến hiện trường thao tác trực phụ phối hợp cùng trực chính kiểm tra xác định chính xác thiết bị cần thao tác theo đúng yêu cầu của lệnh thao tác, phiếu thao tác. Kiểm tra tình hình thực tế thiết bị xem có trở ngại gì trong việc thao tác không, nếu không trở ngại gì thì đề nghị trực chính ra lệnh thao tác.

- Khi thao tác trực chính đọc lệnh, trực phụ phải nhắc lại lệnh, nếu trực chính đồng ý mới được thao tác.

- Việc thao tác ở thiết bị phải dứt khoát, nếu thấy việc thao tác sai Quy trình hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và thiết bị thì có quyền từ chối thao tác với trực chính. Trường hợp cần thiết có quyền báo cáo với Trưởng tram, các cấp lãnh đạo cấp trên, A3, B07, Điều độ Điện Lực và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối thao tác của mình.

- Nghiệm vụ thao tác chỉ xem là hoàn thành sau khi thực hiện xong toàn bộ nội dung phiếu thao tác, lệnh thao tác và trực chính đã báo cáo xong với người ra lệnh.

3.3. Trực phụ chịu trách nhiệm theo dõi vận hành các thiết bị sau: - Hệ thống điện tự dùng toàn trạm.

- Các đồng hồ đo đếm. - Hệ thống tủ sạc, nạp ắc quy của trạm.

- Thiết bị PCCC, các dụng cụ thiết bị thao tác, sửa chữa. - Ngoài ra, trực phụ còn chịu trách nhiệm theo dõi vận hành các thiết bị khác

trong trạm được phân công. 3.4. Trực phụ là người trực tiếp quản lý và ghi chép sổ sách vận hành sau:

- Sổ ghi thông số vận hành. - Sổ theo dõi vận hành hệ thống ắc quy, tủ sạc. - Sổ ghi chỉ số công tơ, sản lượng nhận, giao của trạm.

3.5. Khi có hiện tượng không bình thường hoặc sự cố:

- Trực phụ phải nhanh chóng cùng trực chính kiểm tra nắm hiện tượng, sự hoạt động của các thiết bị, tín hiệu bảo vệ rơle tự động, máy cắt và diễn biến của hienẹ tượng bất thường, sự cố;

- Khẩn trương chấp hành sự chỉ huy xử lý sự cố, hiện tượng bất thường của trực chính;

- Khi xử lý xong sự cố, hiện tượng bất thường tích cực tham gia cùng trực chính:

Page 35: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

35

+ Ghi sổ nhật kỹ vận hành.

+ Lập báo cáo về hiện tượng bất thường và sự cố.

- Tham gia các đoàn điều tra sự cố.

3.6. Khi có đơn vị bên ngoài vào trạm công tác, trực phụ có nhiệm vụ: - Thực hiện các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn trước khi tiến hành bàn

giao hiện trường cho đơn vị công tác đồng thời phải thực hiện những việc sau: + Chỉ cho toàn đơn vị công tác thấy nơi làm việc, chứng minh là

không còn điện ở các phần đã được cách điện và nối đất. + Chỉ dẫn cho toàn đơn vị công tác biết những phần còn mang điện ở

xung quanh nơi làm việc, các biện pháp an toàn bổ sung trong quá trình công tác. - Cùng với trực chính thực hiện công tác bàn giao hiện trường cho đơn vị

công tác. - Khi kết thúc toàn bộ công việc, trực phụ phối hợp với trực chính tiến hành:

+ Kiểm tra việc thu dọn, vệ sinh chổ làm việc. + Nghiệm thu chất lượng toàn bộ công việc mà đơn vị công tác đã

thực hiện. + Kiểm tra không còn người tại nơi công tác, tháo hết tiếp địa và các

biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm bổ sung. 4. Chức năng nhiệm vụ của trạm trưởng trạm biến áp: 4.1. Trưởng Trạm là người lãnh đạo trực tiếp tại trạm biến áp. Trưởng trạm chịu trách nhiệm quản lý con người và quản lý vận hành toàn bộ mọi thiết bị, mọi công trình và mọi mặt hoạt động của trạm trước lãnh đạo Đơn vị và Giám đốc Công ty. Tất cả nhân viên vận hành trạm biến áp đều phải chấp hành và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trạm trưởng. 4.2. Nhiệm vụ của Trưởng Trạm trong công tác QLVH:

- Đề ra và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm theo nhiệm vụ được Công ty giao.

- Theo dõi tình hình vận hành hàng ngày, chất lượng vận hành và kết quả thí nghiệm định kỳ, đột xuất của trang thiết bị trong trạm để đề xuất và thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các tồn tại và khiếm khuyết phát sinh trong quá trình vận hành hoặc sau thí nghiệm định kỳ.

- Quản lý, cập nhật các hồ sơ kỹ thuật của trạm, thống kê báo cáo kỹ thuật hàng tuần, tháng, quý, năm.

- Hàng năm lập kế hoạch bảo hộ lao động; phương án phòng chống bão lụt; phương án phòng cháy, chữa cháy; phương án diễn tập xử lý sự cố của trạm. Tổ chức diễn tập xử lý sự cố, phòng chống bão lụt theo phương án được duyệt.

- Theo dõi, giám sát việc thí nghiệm định kỳ, sửa chữa thiết bị, tham gia nghiệm thu thiết bị sau sửa chữa và tham gia xử lý sự cố các thiết bị trạm.

- Tổ chức thực hiện công tác khắc phục sự cố trong trạm, nhanh chóng bàn giao thiết bị sau sửa chữa sự cố vào vận hành trong thời gian ngắn nhất. Chủ động

Page 36: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

36

phân tích, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố. Phối hợp, tham gia điều tra sự cố, tai nạn lao động theo phân cấp.

- Quản lý công tác sửa chữa định kỳ các thiết bị trong trạm. Lập lịch theo dõi, đăng ký, phương án sửa chữa thiết bị theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện công tác sửa chữa thiết bị theo lịch, phương án đã được duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra nhân viên trực ca QLVH chấp hành kỷ luật lao động, kỷ luật sản xuất.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh công nghiệp và kiểm tra thiết bị trong trạm, kịp thời xử lý các tồn tại phát sinh trong vận hành, đảm bảo việc vận hành an toàn, liên tục, không để xảy ra các sự cố chủ quan.

- Lập và duyệt lịch làm việc theo chế độ ca, kíp của nhân viên trực ca QLVH. Lịch trực xử lý sự cố các ngày lễ, tết; lịch trực tăng cường.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên trực ca QLVH. Kiểm tra các quy phạm, quy trình vận hành, quy trình kỹ thuật an toàn đảm bảo trang bị đủ kiến thức cho nhân viên trực ca trong các đợt kiểm tra định kỳ của Đơn vị, hoặc Công ty tổ chức.

- Định kỳ ngày, tuần phải kiểm tra nhật ký vận hành, thiết bị thuộc quyền quản lý trong trạm, đảm bảo thiết bị vận hành an toàn, liên tục, kịp thời xử lý các tồn tại trong vận hành, không để xảy ra các xự cố chủ quan.

- Hàng tuần ít nhất 01 lần kiểm tra việc ghi chép sổ sách của các ca trực, có ý kiến chỉ đạo và ký theo dõi vào sổ nhật ký vận hành.

- Tổng hợp, báo cáo công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành hàng tháng, quý, năm của trạm theo quy định của Công ty.

- Các công tác đột xuất khác theo phân công của Lãnh đạo đơn vị. 4.3. Khi có sự thay đổi về phiếu chỉnh định rơle, Trưởng trạm có trách nhiệm kiểm tra lại phiếu chỉnh định rơle, kiểm tra nhân viên trực ca vận hành đã cài đặt đúng các trị số trong phiếu chỉnh định rơle có đúng không. Kiểm tra phối hợp chỉnh định trong phiếu rơle đảm bảo hệ thống bảo vệ rơle làm việc chính xác và tin cậy. 4.4. Khi có đơn vị ngoài vào công tác trong trạm, Trưởng Trạm kiểm tra phiếu công tác, phân công cán bộ giám sát (khi đơn vị công tác không có cán bộ giám sát) và tổ chức kiểm tra nghiệm thu sau khi kết thúc công việc. 4.5. Đối với những người vào trạm tham quan, thực tập: Trạm trưởng phải hướng dẫn và bố trí công việc cho người thực tập theo chương trình đã định; bố trí người hướng dẫn, kèm cặp nếu cần thiết. Những người vào trạm lần đầu tiên phải được hướng dẫn chi tiết. 4.6. Đối với nhân viên tập sự: Trạm trưởng phải:

- Tổ chức hướng dẫn, đào tạo và kiểm tra cho nhân viên tập sự nắm bắt được các quy trình vận hành các thiết bị trong trạm; các quy phạm, quy trình kỹ thuật, quy trình vận hành và quy trình kỹ thuật an toàn đảm bảo trang bị đủ kiến thức cho nhân viên tập sự trong đợt thi sát hạch công nhận chức danh.

- Bố trí công việc cho nhân viên tập sự theo chương trình đã định; bố trí người hướng dẫn, kèm cặp trong thời gian tập sự 4.7. Trưởng Trạm phải có mặt trong các trường hợp sau đây:

Page 37: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

37

- Kiểm tra, sửa chữa khắc phục tồn tại trong quá trình vận hành. - Đại tu, thay thế các thiết bị chính như MBA, MC, DCL, TU, TI…, hệ thống

rơle bảo vệ điều khiển và đo lường, hệ thống thông tin liên lạc trong trạm… - Đưa các thiết bị mới vào vận hành.

- Thí nghiệm định kỳ các thiết bị trong trạm. - Các trường hợp sự cố (sự cố thiết bị, hỏa hoạn, bão lụt), tai nạn lao động

trong trạm. Trường hợp vắng mặt phải có ý kiến của Lãnh đạo Đơn vị.

Page 38: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

38

PHỤ LỤC 3 : HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG TRẠM BIẾN ÁP

1. Vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện tự dùng xoay chiều AC : 1.1. Các hiện tượng khi mất hệ thống tự dùng xoay chiều:

- Có tín hiệu còi (hoặc chuông). - Bảng báo “Mất nguồn tự dùng xoay chiều” tại kênh cảnh báo tín hiệu sáng. - Đèn chiếu sáng sự cố sáng. - Đồng hồ Vônmet tại tủ tự dùng xoay chiều chỉ thị 0 VAC.

1.2. Các nguyên nhân thường gặp làm mất nguồn xoay chiều : - Sự cố trên lưới điện gây mất điện toàn trạm. - Sự cố MBA tự dùng hoặc tủ phân phối 22kV cấp nguồn cho MBA tự dùng. - Sự cố cáp lực 22kV hoặc cáp lực 0,4kV cấp nguồn xoay chiều. - Sự cố các thiết bị khác trong TBA gây mất nguồn tự dùng xoay chiều. - Sự cố nội bộ tủ tự dùng xoay chiều 220/380V AC. - Nhảy máy cắt, áptômát, công tắc tơ cấp nguồn cho tủ tự dùng xoay chiều

220/380V AC. - Cô lập trạm hoặc một phần thiết bị trạm để công tác làm mất nguồn tự dùng

xoay chiều. 1.3. Nguyên tắc chung về xử lý sự cố khi mất nguồn tự dùng xoay chiều: - Khi phát hiện sự cố mất nguồn tự dùng xoay chiều, nhân viên vận hành trạm nhanh chóng kiểm tra xác định nguyên nhân mất nguồn tự dùng xoay chiều. Báo cáo với các cấp điều độ liên quan, trực ban sản xuất Xí nghiệp (B07), trạm trưởng, Lãnh đạo đơn vị.

- NVVH trạm nhanh chóng báo điều độ Điện lực xin chuyển sang dùng nguồn tự dùng xoay chiều khác (nếu có). - Nhanh chóng xử lý sự cố và tìm mọi biện pháp khôi phục lại nguồn tự dùng xoay chiều. - Trong thời gian chưa khôi phục được nguồn tự dùng xoay chiều NVVH trạm thường xuyên theo dõi thông số vận hành của hệ thống ắc quy, điện áp trên thanh cái nguồn tự dùng một chiều. Giảm một số phụ tải điện một chiều không cần thiết như chiếu sáng sự cố, nguồn một chiều cấp cho hệ thống điều khiển bảo vệ của các thiết bị đang bị cô lập không vận hành.

Trường hợp điện áp hệ thống một chiều giảm xuống gần 80% Uđm (180VDC đối với điện áp định mức hệ thống điện một chiều là 220VDC hoặc 90VDC đối với điện áp định mức hệ thống điện một chiều là 110VDC), NVVH trạm báo ngay với các cấp điều độ và trực ban sản xuất Xí nghiệp B07 xin ngừng vận hành và cô lập TBA.

Page 39: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

39

- Thường xuyên theo dõi tải MBA (do MBA vận hành ở chế độ không có quạt mát ONAN), báo cáo với điều độ điện lực xin giảm tải khi phụ tải đạt đến chế độ vận hành ONAN của MBA.

- Tuỳ theo từng nguyên nhân sự cố gây mất điện hệ thống tự dùng xoay chiều, nhân viên vận hành phối hợp với trưởng trạm xử lý sự cố theo đúng quy trình.

- Nếu nguồn tự dùng bị sự cố (sự cố MBA tự dùng,..) hoặc thời gian xử lý khắc phục kéo dài có thể xem xét đến phương án cấp lại nguồn tự dùng xoay chiều từ lưới địa phương, dùng máy phát điện ... 2. Vận hành và xử lý sự cố hệ thống tự dùng một chiều DC : 2.1. Sự cố chạm đất nguồn tự dùng một chiều :

2.1.1 Hiện tượng chạm đất nguồn tự dùng một chiều: - Có tín hiệu còi (hoặc chuông). - Bảng báo “Chạm đất nguồn một chiều” tại kênh cảnh báo tín hiệu tương

ứng tủ phân phối một chiều DC sáng. - Tại tủ chỉnh lưu AC/DC báo đèn LED sự cố chạm đất nguồn một chiều. Lưu ý : Tại một số tủ chỉnh lưu AC/DC có tín hiệu đèn LED sự cố chạm đất

nguồn một chiều dương nguồn hoặc âm nguồn, cụ thể như sau : POWER ON: Vận hành bình thường; EARTH FAULT: - POSITIVE (Chạm đất cực dương); - NEGATIVE (Chạm đất cực âm); HIGH IMPEDANGE (Điện trở kháng lớn); OVER VOLTAGE (Quá điện áp); UNDER VOLTAGE (Điện áp thấp). 2.1.2. Nguyên tắc chung xử lý sự cố chạm đất nguồn tự dùng một chiều: 2.1.2.1. Khi phát hiện sự cố chạm đất nguồn tự dùng một chiều, NVVH trạm

nhanh chóng kiểm tra xác định nguyên nhân gây chạm đất nguồn tự dùng một chiều, báo cáo với các cấp điều độ liên quan, B07, trạm trưởng. NVVH trạm tiến hành xử lý như sau:

2.1.2.2. Xác định chạm đất dương nguồn hay chạm đất âm nguồn để phân đoạn dần điểm chạm đất. Cách xác định chạm đất âm nguồn, dương nguồn có thể sử dụng các cách sau :

a. Chạm đất dương nguồn : Tuỳ theo thực tế tại các trạm có thể sử dụng các cách kiểm tra sau:

-. Chuyển khoá kiểm tra điện áp về phía kiểm tra điện áp dương tại tủ tự dùng một chiều. Nếu đồng hồ kỹ thuật số kiểm tra trực tiếp bằng cách ấn nút kiểm tra các thông số khi đó kết quả điện áp dương nguồn có giá trị như sau: Điện áp dương so với đất nhỏ hơn 110VDC đối với điện áp định mức hệ thống điện một

Page 40: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

chiều là 220VDC hoặc 55VDC đối với điện áp định mức hệ thống điện một chiều là 110VDC.

- Dùng đồng hồ vạn năng (cơ hoặc số) hiện có tại trạm (chuyển thang đo thích hợp) đo tại thanh cái một chiều hoặc bất kỳ vị trí nào đã được qui định dương nguồn. Cách đo dùng 01 que đo kiểm tra tại điểm cần đo với 01 que đo với đất (thường lấy điểm đo tại vỏ tủ ).

b. Chạm đất âm nguồn : Cách thực hiện đo như chạm đất dương nguồn. Nếu đảo que đo thì giá trị điện áp có kết quả như hiện tượng chạm đất dương nguồn. Nếu không đảo que đo giá trị điện áp ngược chiều với chạm đất dương nguồn kết quả điện áp âm so với đất nhỏ hơn -110VDC đối với điện áp định mức hệ thống điện một chiều là 220VDC hoặc nhỏ hơn -55VDC đối với điện áp định mức hệ thống điện một chiều là 110VDC).

40

Hình 1 : Tình trạng làm việc bình thường với các cấp điện áp 220VDC, 110VDC.

Chạm đất(+) không hoàn toàn. Chạm đất (-) không hoàn toàn.

Chạm đất (+) hoàn toàn. Chạm đất (-) hoàn toàn. Hình 2 : Các trường hợp làm việc không bình thường,

sự cố chạm đất với các cấp điện áp 220VDC.

+

-

+220 VDC 110 VDC

-

+

-<110 VDC

+

-<110 VDC

+

-= 0 VDC

+

-= 0 VDC

Page 41: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

+

-<55 VDC

+

-<55 VDC

Chạm đất(+) không hoàn toàn. Chạm đất (-) không hoàn toàn.

41

+

-= 0 VDC

+

-= 0 VDC

Chạm đất (+) hoàn toàn. Chạm đất (-) hoàn toàn. Hình 3 : Các trường hợp làm việc không bình thường,

sự cố chạm đất với các cấp điện áp 110VDC. 2.1.2.3. Phân đoạn tìm điểm chạm đất : - Chuyển đổi tủ nạp kiểm tra có chạm đất tủ tại tủ nạp hay không. Lưu ý phải

cắt cả hai aptômat đầu vào và đầu ra của tủ nạp trước khi kiểm tra. - Nếu chuyển đổi tủ nạp vẫn không hết chạm đất tiếp tục cắt aptomat đấu nối

nguồn ắcquy kiểm tra có chạm đất ắcquy hay không. - Thực hiện hai bước trên vẫn không xác định được điểm chạm đất tiếp tục cắt

ra kiểm tra và đóng lại ngay các aptomat cấp nguồn theo thứ tự : cắt các aptomat cấp cho các phụ tải kém quan trọng (nguồn cấp cho các tủ truyền động dao cách ly, dao tiếp đất, chiếu sáng sự cố, cơ cấu chỉ thị ...) trước, cắt các aptomat cấp nguồn cho các phụ tải quan trọng (cấp nguồn điều khiển thao tác máy cắt, nguồn bảo vệ ...) sau. Cắt aptomat nào mà thấy hết chạm đất chứng tỏ nhánh đó bị chạm đất. Trong nhánh đó lại tiến hành phân đoạn tương tự .... và tiến hành xử lý dứt điểm chạm đất.

- Trước khi cắt các aptomát cấp nguồn cho các phụ tải quan trọng như nguồn bảo vệ rơle, điều khiển đóng cắt máy cắt ... phải báo cáo xin phép các cấp điều độ liên quan và chỉ thực hiện khi có sự cho phép của cấp điều độ tương ứng. Lưu ý :

+ Nếu không cô lập được mạch bảo vệ, điều khiển ra kiểm tra thì xin tách ngăn lộ đó ra khỏi lưới để tiến hành xử lý.

+ Phải bảo đảm có bảo vệ dự trữ của các ngăn lộ khác khi có sự cố xảy ra trên ngăn lộ đó trong thời gian cô lập mạch bảo vệ.

+ Phải bảo đảm có thể cắt máy cắt bằng tay của ngăn lộ đó trong trường hợp khẩn cấp.

Page 42: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

42

2.1.2.4. Sau khi đã thực hiện các bước nêu ở phần 2.1.2.3 trên mà không phát hiện ra điểm chạm đất:

- Xin cô lập TBA ra để kiểm tra xử lý chạm đất nguồn một chiều. Nếu không cô lập được toàn trạm ít nhất phải xin cô lập được toàn bộ các ngăn lộ MBA và các xuất tuyến phân phối, các ngăn lộ đường dây 110kV xin cắt nguồn điều khiển bảo vệ (lúc này các ngăn lộ đường dây này được bảo vệ từ các máy cắt đầu nguồn đến).

- Dùng Mê gôm mét 500V kiểm tra cách điện của các tủ nạp, thanh cái một chiều tủ phân phối một chiều DC, các mạch cấp nguồn một chiều.

- Nếu cách điện của tủ phân phối DC tốt. Cắt toàn bộ aptomat đầu ra tủ phân phối một chiều DC, đưa lần lượt từng tủ nạp vào vận hành để kiểm tra tín hiệu chạm đất nguồn một chiều các tủ nạp. Sau đó đưa nguồn ắcquy vào vận hành để kiểm tra chạm đất nguồn ắc quy.

- Thực hiện các bước trên vẫn không xác định được điểm chạm đất tiếp tục đóng lần lượt các aptomat cấp nguồn kiểm tra chạm đất các mạch điều khiển, đo lường và bảo vệ .... Khi đóng aptomat nào mà thấy chạm đất chứng tỏ nhánh đó bị chạm đất. Trong nhánh đó lại tiến hành phân đoạn .... và tiến hành xử lý dứt điểm chạm đất. 2.2. Sự cố mất nguồn tự dùng một chiều cung cấp cho mạch điều khiển, bảo vệ:

2.2.1 Hiện tượng mất nguồn tự dùng một chiều cung cấp cho mạch điều khiển, bảo vệ :

- Có tín hiệu còi (hoặc chuông). - Bảng báo “Mất nguồn điều khiển, bảo vệ ...” tại kênh cảnh báo tín hiệu

tương ứng sáng. 2.2.2. Các nguyên nhân thường gặp khi sự cố mất nguồn tự dùng một

chiều cung cấp cho mạch điều khiển, bảo vệ : - Aptomat cấp nguồn một chiều cho mạch điều khiển, bảo vệ một ngăn lộ

(MBA, đường dây ...) hoặc một hệ thống thanh cái bị nhảy. - Do chạm chập, cháy nổ hoặc đứt mạch một chiều cấp nguồn điều khiển,

bảo vệ một ngăn lộ (MBA, đường dây ...) hoặc một hệ thống thanh cái. 2.2.3. Nguyên tắc chung xử lý khi mất nguồn tự dùng một chiều cung

cấp cho mạch điều khiển, bảo vệ: Khi phát hiện sự cố mất nguồn tự dùng một chiều cung cấp cho mạch điều

khiển, bảo vệ; NVVH trạm nhanh chóng kiểm tra xác định nguyên nhân gây mất nguồn tự dùng một chiều cung cấp cho mạch điều khiển, bảo vệ, báo cáo với các cấp điều độ liên quan, B07, trạm trưởng, Lãnh đạo đơn vị. NVVH trạm tiến hành xử lý như sau:

- Nếu do aptomat cấp nguồn một chiều cho mạch điều khiển, bảo vệ một ngăn lộ (MBA, đường dây ...) hoặc một hệ thống thanh cái bị nhảy, NVVH trạm đóng lại aptomat nêu trên.

- Nếu do chạm chập, cháy nổ, đứt mạch cấp nguồn một chiều điều khiển, bảo vệ một ngăn lộ (MBA, đường dây ...) hoặc một hệ thống thanh cái; NVVH trạm nhanh chóng báo Kỹ sư điều hành A3 (KSĐH A3), điều độ Điện lực xin tách các

Page 43: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

43

thiết bị bị mất nguồn điều khiển, bảo vệ ra khỏi vận hành. Nhanh chóng tiến hành xử lý khôi phục lại nguồn điều khiển và bảo vệ ngăn thiết bị đó. 2.3. Sự cố mất toàn bộ hệ thống nguồn tự dùng một chiều:

2.3.1 Hiện tượng mất toàn bộ hệ thống nguồn tự dùng một chiều: - Đồng hồ Vônmet tại tủ tự dùng một chiều chỉ thị 0 VDC. - Màn hình trên các rơle bảo vệ MBA , rơle bảo vệ thanh cái 6, 10, 15, 22,

35kV, rơle bảo vệ các xuất tuyến tắt. 2.3.2. Các nguyên nhân thường gặp gây mất toàn bộ hệ thống nguồn tự

dùng một chiều: - Do sự cố tủ nạp đồng thời hệ thống ăcquy bị hư hỏng. - Do chạm chập, cháy nổ tủ cấp nguồn một chiều DC hoặc toàn bộ cáp cấp

nguồn cho mạch điều khiển và bảo vệ toàn trạm. 2.3.3. Nguyên tắc chung xử lý sự cố mất toàn bộ hệ thống nguồn tự dùng

một chiều: - Khi phát hiện sự cố mất toàn bộ nguồn tự dùng một chiều, nhân viên vận

hành trạm nhanh chóng kiểm tra, xác định nguyên nhân mất nguồn tự dùng một chiều.

- NVVH trạm nhanh chóng báo cáo Kỹ sư điều hành A3 (KSĐH A3) xin cô lập TBA (bằng cách cắt các máy cắt đầu nguồn từ các trạm khác đến).

- Báo cáo điều độ Điện lực, trực ban sản xuất Xí nghiệp B07, trạm trưởng, Lãnh đạo đơn vị.

- Nhanh chóng xử lý, khắc phục lại nguồn điều khiển và bảo vệ tại trạm và tiến hành xử lý các bước tiếp theo.

Lưu ý: Khi có nguy cơ xảy ra sự cố, có khả năng làm hư hỏng các thiết bị tại trạm, ảnh hưởng đến tính mạng con người cần phải cô lập khẩn cấp toàn TBA 110kV trong khi mất nguồn điều khiển và bảo vệ tại trạm, nhân viên vận hành (NVVH) trạm nhanh chóng thực hiện theo trình tự như sau:

- NVVH trạm nhanh chóng cô lập toàn trạm bằng cách cắt các máy cắt tại chổ bằng nút cắt cơ khí từ tủ truyền động máy cắt; trường hợp tại tủ truyền động máy cắt không có nút đóng, cắt cơ khí NVVH trạm nhanh chóng báo cáo KSĐH A3 xin cắt các máy cắt đầu nguồn từ các trạm khác đến để cô lập trạm.

- Sau khi đã cô lập toàn trạm NVVH báo thông tin sự cố cho KSĐH A3, điều độ Điện lực, B07, Trưởng trạm và Lãnh đạo Chi nhánh.

- Nhanh chóng xử lý, khắc phục lại nguồn điều khiển và bảo vệ tại trạm. 3. Công tác phóng - nạp ắc quy định kỳ :

Để đánh giá dung lượng của từng bình ắc quy và nâng cao tuổi thọ vận hành cúa ắc quy, hàng quý trạm trưởng phải phối hợp với NVVH trạm tiến hành kiểm tra và phóng - nạp ắc quy trong điều kiện trạm đang vận hành trình tự như sau:

Page 44: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

Hình 4 : Sơ đồ hệ thống điện một chiều để tiến hành phóng nạp

3.1. Bước 1: Kiểm tra sơ đồ đấu nối, phương thức vận hành của hệ thống điện một chiều hiện tại, đấu nối thêm aptomát AT4 và điện trở phóng như sơ đồ ở hình 4 :

Trong đó: - AT1 là aptomat đầu ra tủ nạp, bình thường đang đóng; - AT2 là aptomat đầu cực bộ ắc quy, bình thường đang đóng; - AT3 là aptomat đóng điện cho phụ tải một chiều, bình thường đang đóng; - AT4 là aptomat dùng để phóng (lắp thêm khi phóng); - RP là điện trở phóng tính toán; Lưu ý : Sơ đồ cụ thể của từng trạm có thể khác với sơ đồ này.

3.2. Bước 2: Cắt aptomat AT1 để tách nguồn nạp ra khỏi hệ thống một chiều, sau đó cắt aptomat cấp nguồn xoay chiều cho tủ nạp để tách hoàn toàn tủ nạp ra khỏi vận hành; Kiểm tra toàn bộ từng bình ắc quy bằng máy kiểm tra dung lượng, đồng hồ vạn năng hoặc đồng hồ đo ắc quy chuyên dụng (nếu bình nào chất lượng quá kém thì phải tách ra, tránh trường hợp khi phóng với dòng lớn gây sự cố).

* Việc tính toán lựa chọn điện trở phóng thực hiện như sau : Dung lượng ắc quy (Ah) biểu thị bởi dòng điện phóng và thời gian phóng

quy định cho tới khi điện áp giảm tới điện áp quy định và thời gian chịu ảnh hưởng lớn bởi dòng điện phóng, đó là chế độ phóng điện.

- Chọn chế độ phóng điện - nếu nhà chế tạo và quy trình vận hành không có khuyến cáo đặc biệt về chế độ phóng cho ắc quy thì người ta thuờng chọn chế độ phóng 10 giờ.

44

Page 45: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

- Tính toán dòng điện phóng theo dung lượng định mức của mỗi loại ắc quy và thời gian phóng theo công thức dưới đây :

PP t

CI = (1)

Trong đó: - IP là dòng điện phóng (cần phải lưu ý rằng dòng điện phóng bao gồm hai

thành phần : Dòng điện đi qua điện trở phóng RP và dòng điện tiêu thụ đi qua các phụ tải điện một chiều của trạm).

- C là dung lượng định mức của tổ ắc quy: 120Ah, 180Ah, 200Ah ... - tP là thời gian phóng đã chọn (nếu không có quy định đặc biệt thì chọn bằng

10h). Tính toán điện trở phóng RP : Điện trở phóng được tính toán theo công

thức dưới đây :

tPP II

UR−

= (2)

Trong đó : - RP là điện trở cần thiết dùng để phóng; - U là điện áp định mức của thanh cái một chiều (110V hoặc 220V); - IP là dòng phóng tính được từ công thức (1); - It là dòng phụ tải một chiều chỉ trên Ampe mét của tủ nạp hoặc tủ phân phối

DC. - RP chính là điện trở cần thiết dùng để phóng tổ ắc quy. Nó có thể sử dụng

các điện trở sứ, dây may-so, điện trở nước hoặc các phụ tải thuần trở khác. Trường hợp chỉ lựa chọn được điện trở gần với giá trị tính toán thì cần tính ngược lại để chọn lại thời gian phóng (chế độ phóng) cho phù hợp. 3.3. Bước 3:

- Đóng aptomat AT4 để bắt đầu quá trình phóng. - Trong quá trình phóng, quạt làm mát phòng ắc quy phải hoạt động liên tục

để tản nhiệt tốt, mỗi giờ phải đo và ghi lại các thông số sau: + Điện áp trên cực của mỗi ắc quy và điện áp của bộ ắc quy. + Dòng điện phóng. + Tỉ trọng chất điện phân ở các bình ắc quy (nếu có). + Nhiệt độ điện phân ở các bình kiểm tra (nếu có).

- Khi điện áp trên cực của mỗi ắc quy và điện áp của bộ ắc quy bị sụt giảm, cần phải tăng tần suất kiểm tra để có thể dừng phóng kịp thời.

45

Page 46: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

3.4. Bước 4: Dừng phóng ắc quy khi xuất hiện một bình bất kể trong hệ thống có điện áp sụt giảm tới 10% điện áp định mức (1.8V đối với bình 2V) 3.5. Bước 5:

- Kết thúc quá trình phóng bằng cách cắt aptomat AT4 trên sơ đồ; - Việc nạp lại ắc quy cần phải tiến hành ngay sau khi kết thúc quá trình

phóng bằng cách đóng aptomat cấp nguồn xoay chiều cho tủ nạp, kiểm tra tủ nạp bình thường và đóng aptomat AT1 để bắt đầu nạp cho tổ ắc quy.

Lưu ý: Khi bắt đầu nạp, dòng nạp rất lớn do ắc quy bị đói nhưng sau đó dòng nạp sẽ giảm dần, khi dòng nạp ổn định trong 3h hoặc bằng 0A thì mới được coi như quá trình nạp kết thúc.

- Trường hợp mất nguồn điện xoay chiều của tủ nạp phải tiến hành mọi cách để nạp lại cho ắc quy chậm nhất là 12 giờ sau khi ngừng phóng

Ví dụ : Giả sử hệ thống ắc quy tại trạm như sau: - Số bình: 110; - Điện áp định mức: 2V; - Điện áp định mức trên thanh cái một chiều: 220V; - Dung lượng định mức của tổ ắc quy: 200Ah - Dòng điện cấp cho các phụ tải một chiều: 3A - Chọn chế độ phóng là 10 giờ

- Dòng điện phóng tính được : AtCI

PP 20

10200

==

- Điện trở phóng tính được : Ω=−

=−

= 94,12320

220R ptP II

U

Tiến hành phóng như trên, giả sử sau khi phóng được 6 giờ 30' thì thấy bình số 7 điện áp trên 2 cực còn lại là 1,8V, các bình khác lớn hơn 1,8V, khi đó ta phải dừng quá trình phóng lại và có thể kết luận được về chất lượng của bình số 7 như sau:

- Dung lượng thực tế của bình số 7 là : C7 = IP.ttt = 20.6,5 = 130Ah Trong đó : - IP là dòng phóng tính được ở trên với điện trở phóng sử dụng đúng bằng điện trở tính được; - ttt là thời gian phóng thực tế 6h30' = 6,5h Như vậy dung lượng thực của bình số 7 chỉ có 130Ah, thấp hơn dung lượng

các bình khác và bằng 65% dung lượng định mức. 3.6. Các lưu ý trong quá trình phóng - nạp ắc quy :

- Điện trở phóng phải được tỏa nhiệt tốt và được đặt ở nơi thoáng mát; - Phải luôn có người giám sát tại nơi đặt điện trở phóng;

46

Page 47: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

47

- Không được làm chạm, chập 2 đầu cáp đấu từ hệ thống ra điện trở phóng; - Công việc phải được thực hiện theo phiếu công tác.

3.7. Đánh giá chất lượng các bình ắc quy sau quá trình phòng - nạp : Tuỳ theo tuổi thọ vận hành, thời gian phóng ắc quy (thời gian tính từ khi bắt

đầu quá trình phóng đến khi kết thúc quá trình phóng phóng ắc quy, khi uất hiện một bình bất kể trong hệ thống có điện áp sụt giảm tới 10% điện áp định mức) và phần trăm dung lượng còn lại của ắc quy (tính bằng thời gian phóng thực tế/thời gian phóng điẹnh mức), ta có thể tạm thời đánh giá chất lượng ắc quy sau khi thực hiện phóng định kỳ như sau:

- Các bình có dung lượng ≥ 70% Đảm bảo chất lượng. - Các bình có dung lượng nằm trong khoảng từ 50% đến 70% là ngưỡng

cảnh báo. - Những bình nào có dung lượng < 50%, cần phải có kế hoạch thay thế bằng

bình ắc quy mới.

Page 48: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

48

PHỤ LỤC 4: CÁC NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỊNH KỲ BẰNG MẮT CÁC THIẾT BỊ TRONG TRẠM BIẾN ÁP 110kV

1. Kiểm tra định kỳ MBA lực: - Kiểm tra bề mặt sứ cách điện, sứ đầu vào (có rạn, nứt, bẩn, chảy dầu). - Kiểm tra vỏ máy biến áp có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu hay không. - Kiểm tra màu sắc dầu trong bình dầu phụ, mức dầu trong bình dầu phụ và các sứ có dầu, áp lực dầu trong các sứ áp lực. - Kiểm tra trị số của nhiệt kế, áp kế. - Kiểm tra các trang bị làm mát. - Kiểm tra rơle hơi, rơle dòng dầu và các rơle áp lực, van an toàn. - Kiểm tra các thiết bị báo tín hiệu. - Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm nối xem tiếp xúc có bị phát nóng không. - Kiểm tra các trang bị nối đất. - Kiểm tra tiếng kêu của MBA có bình thường hay không. - Kiểm tra màu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở. - Kiểm tra các thông số vận hành của MBA.

2. Kiểm tra định kỳ máy biến áp đo lường (máy biến điện áp, máy biến dòng điện):

- Kiểm tra bề mặt sứ cách điện, sứ đầu vào (có rạn, nứt, bẩn, chảy dầu). - Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm nối xem tiếp xúc có bị phát nóng không. - Kiểm tra các trang bị nối đất. - Kiểm tra vỏ máy có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu hay không. - Kiểm tra màu sắc dầu trong máy, mức dầu và áp lực trong các sứ có dầu.

3. Kiểm tra định kỳ máy cắt ngoài trời:

- Sứ cách điện không có hiện tượng phóng điện, nứt vỡ - Kiểm tra các đầu nối không bị nóng đỏ, đổi màu. - Kiểm tra mạch sấy có làm việc không. - Kiểm tra các trang bị nối đất. - Kiểm tra nguồn điều khiển - Kiểm tra tình trạng tích năng của các lò xo, thiết bị truyền động. - Đối với máy cắt dầu cần kiểm tra thêm:

+ Mức dầu ở mỗi cực. Màu dầu trong các cực có đen, có nhiều vẩn các bon không. + Có tiếng động và tiếng sôi của dầu trong máy. + Xem xét trạng thái van an toàn và nếu van an toàn đã làm việc phải thay vít an toàn. + Vết rò rỉ dầu, các vết dầu loang trên nền trạm hoặc các chỗ nối có gioăng.

Page 49: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

49

- Đối với máy cắt SF6 kiểm tra thêm đồng hồ áp lực và áp lực khí SF6. Khi thấy áp lực khí tụt phải báo cáo ngay với các cấp liên quan để xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý. - Trị số dòng điện và điện áp có vượt qúa định mức không. - Vị trí của máy cắt có tương ứng với đèn báo tín hiệu trong bảng không. - Ghi lại số lần đóng cắt (số lần đóng cắt sự cố, bình thường).

4. Kiểm tra định kỳ các tủ hợp bộ đóng cắt trong nhà:

- Tình trạng làm việc của hệ thống đo lường. Trị số dòng điện và điện áp có vượt quá định mức không. - Vị trí của thiết bị đóng cắt (máy cắt, dao cắt có tải LBS, cầu chì, dao tiếp đất) có tương ứng với đèn báo tín hiệu, cờ hiệu, ký hiệu trong bảng không. - Tình trạng làm việc của hệ thống rơle bảo vệ và tự động có tương ứng với tình trạng làm việc của thiết bị hay không. - Tủ máy cắt có tiếng kêu lạ hay không. - Kiểm tra nguồn điều khiển bảo vệ. - Kiểm tra tình trạng tích năng của các lò xo.

- Đối với máy cắt SF6 kiểm tra thêm đồng hồ áp lực và áp lực khí SF6. Khi thấy áp lực khí tụt phải báo cáo ngay với các cấp liên quan để xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý. - Ghi lại số lần đóng cắt (số lần đóng cắt sự cố, bình thường).

5. Kiểm tra định kỳ dao cách ly:

- Kiểm tra cơ cấu truyền động đóng, cắt có liên kết tốt không . - Kiểm tra sứ có nứt, vỡ không. - Kiểm tra tính đồng bộ giữa các lưỡi dao. - Kiểm tra tiếp xúc tại lưỡi dao và ngàm có tốt không; các đầu tiếp xúc, đầu cốt có bị nóng đỏ hay đổi màu không. Có bị phóng điện không - Kiểm tra lưỡi dao có bị cong vênh, gây khó khăn cho thao tác đóng, cắt không. - Kiểm tra lò xo ép tiếp điểm có tốt không. - Kiểm tra các bulong, xem có lỏng không. - Có tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt sứ không. - Kiểm tra nối đất của dao cách ly có bị tưa, đứt không.

6. Kiểm tra định kỳ cầu chì tự rơi FCO:

- Kiểm tra sứ có nứt, vỡ không. - Kiểm tra tiếp xúc tại các đầu nối có nóng đỏ hay chuyển màu do tiếp xúc

xấu không. - Có tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt dọc không. - Cần giữ chì có bị cháy nám, vết phóng điện không. - Tiếp điểm FCO có phóng tia lửa điện không. - Kiểm tra các đầu tiếp xúc, đầu cốt có bị nóng đỏ chuyển màu, bị phóng

điện không.

Page 50: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

50

7. Kiểm tra định kỳ chống sét:

- Kiểm tra sứ có nứt, vỡ không. - Kiểm tra tiếp xúc tại các đầu cốt, đầu nối có chuyển màu do tiếp xúc xấu

không. - Có tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt không. - Kiểm tra bộ đếm chống sét. - Kiểm tra nối đất còn tốt không.

8. Kiểm tra định kỳ cách điện cao áp

- Kiểm tra các loại cách điện treo, đỡ xem có bị nứt, vỡ, gãy và nghiêng. Mặt ngoài cách điện bị nám, tróc men hoặc cháy sém.

- Có tiếng kêu khác thường do phóng điện bề mặt không. - Cách điện bị bẩn (nhất là nơi nhà máy hoá chất, luyện kim và nơi có nhiều

bụi). - Chuỗi cách điện bị uốn khúc hay bị lệch. - Các phụ kiện bằng kim loại của cách điện bị rỉ, an mòm quá giưosi hạn cho phép hay không, có bị rơi chốt...

9. Kiểm tra định kỳ các trang bị nối đất

- Kiểm tra dây dẫn nối các thiết bị tại trạm với nối đất còn nguyên vẹn không. - Dây nối đất từ trên cột xuống bị tưa, đứt, sây sát.

- Bulông nối phần nối đất với thân cột bị lỏng hoặc bị hỏng mối nối dây nối đất vào các bộ phận khác, mối hàn dây nối đất.

- Các cọc nối đất hoặc các thanh nối đất có nhô lên khỏi mặt đất không. - Tiến hành đo điện trở nối đất của trạm xem còn đảm bảo nằm trong giới

hạn cho phép của quy định hay không. Việc này tiến hành vào mùa nắng, khô hạn và 3 năm 1 lần.

10. Kiểm tra các kết cấu phần xây dựng.

- Kiểm tra hệ thống xà, giá đỡ các thiết bị có bị rỉ, an mòn quá mức cho phép hay không. - Kiểm tra các bulông bắt xà vẫn còn nguyên vẹn hay không. - Tình hình chân cột và móng cột.

- Cột có bị nghiêng, mục, rỉ sét. Các bộ phận khác như đà, giá đỡ... có bị cong, bị biến dạng. - Móng có bị lún, chân móng có bị vỡ hoặc nứt rạn để trơ lõi sắt. - Các dây néo có bị chùng hoặc đứt. - Các mối hàn có bị hở, đinh tán bị long (trụ Pylone). - Các trụ kim loại có nối đất an toàn không.

11. Phải tách MBA ra khỏi vận hành khi phát hiện:

- Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện bên cạnh máy.

Page 51: Quan Ly Van Hanh Tba 110kv

Quy trình quản lý - vận hành TBA 110kV

51

- Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mát bình thường, phụ tải định mức.

- Dầu tràn ra ngoài máy bình dầu phụ hoặc dầu phun ra qua van an toàn. - Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp. - Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột. - Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín

không nằm trong quy định của nhà chế tạo. Đầu cốt bị nóng đỏ. - Dầu có nhiều muội than, nước, tạp chất cơ học, độ cách điện của dầu bị

giảm thấp không đạt các tiêu chuẩn hiện hành, hoặc khi nhiệt độ chớp cháy giảm quá 50C so với lần thí nghiệm trước.

12. Phải tách các thiết bị đóng cắt ra khỏi vận hành khi phát hiện:

- Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện mạnh trên thiết bị đóng cắt.

- Các sứ bị rạn nứt, vỡ, phóng điện bề mặt. - Các đầu tiếp xúc, đầu cốt bị nóng đỏ.