phương nam vhn

10
1 Trà Vinh ** Da sáp Còn chi na, biển dâu đã bao đổi di, Vphương Nam ngắm sông ngm ngùi, Thương những đời như lục bình trôi. ... Bay vTrà Vinh, con sáo bay qua đời tôi. ĐIỆU BUỒN PHƢƠNG NAM Vũ Đức Sao Bin Thế là hôm nay tôi đã cùng bay với anh Sao Bin tSaigon đến MTho, qua Bến Tre, Trà Vinh, quãng đƣờng dài đã đƣợc rút ngắn đi 70 cây số, và sau cùng là Cần Thơ. * Đầu tiên là đường cao tc Tp HCM-Trung lương dài 61,9 km khi công ngày 16-12/2004, là đƣờng cao tốc đầu tiên ca min Nam và hoàn thành ngày 3 tháng 2, năm 2010 Vn tc thiết kế 120 km/gi, thi gian tThành phHChí Minh đi Tin Giang đƣợc rút ngn chcòn khoảng 30 phút, thay vì 90 phút nhƣ trƣớc đây. Đăc bit là chạy trên đƣờng này, xe cđƣợc chạy trƣớc và đến nơi cuối mi trtin. Sdĩ nhƣ vậy là vì đƣờng này có nhiu nhánh rẽ, đến đoạn đƣờng cui nhánh nào thì trtin đó. Điều này khác vi cao tc Tp HCM-Long Thành- Du Giây, chi trlphí đầu đƣờng cao tc.

Upload: vo-hieu-nghia

Post on 11-Feb-2017

151 views

Category:

Travel


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phương nam vhn

1

Trà Vinh ** Dừa sáp

Còn chi nữa, biển dâu đã bao đổi dời,

Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi,

Thương những đời như lục bình trôi.

...

Bay về Trà Vinh, con sáo bay qua đời tôi.

ĐIỆU BUỒN PHƢƠNG NAM

Vũ Đức Sao Biển

Thế là hôm nay tôi đã cùng bay với anh Sao Biển từ Saigon đến Mỹ Tho,

qua Bến Tre, Trà Vinh, quãng đƣờng dài đã đƣợc rút ngắn đi 70 cây số, và sau

cùng là Cần Thơ.

*

Đầu tiên là đường cao tốc Tp HCM-Trung lương dài 61,9 km khởi công

ngày 16-12/2004, là đƣờng cao tốc đầu tiên của miền Nam và hoàn thành ngày 3

tháng 2, năm 2010

Vận tốc thiết kế 120 km/giờ, thời gian từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Tiền

Giang đƣợc rút ngắn chỉ còn khoảng 30 phút, thay vì 90 phút nhƣ trƣớc đây. Đăc

biệt là chạy trên đƣờng này, xe cộ đƣợc chạy trƣớc và đến nơi cuối mới trả tiền. Sở

dĩ nhƣ vậy là vì đƣờng này có nhiều nhánh rẽ, đến đoạn đƣờng cuối ở nhánh nào

thì trả tiền ở đó. Điều này khác với cao tốc Tp HCM-Long Thành- Dầu Giây, chi

trả lộ phí ở đầu đƣờng cao tốc.

Page 2: Phương nam vhn

2

Từ ngã 3 Trung Lƣơng chúng ta có hai tuyến đƣờng để đi xuống cực Nam.

Một là theo quốc lộ cũ , ta quẹo phải để hƣớng về Vĩnh Long, cầu Mỹ Thuận, cầu

Cần Thơ, rồi Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Tuyến thứ hai thƣờng đƣợc gọi là

tuyến đường trục ven biển, từ ngả 3 cao tốc Trung Lƣơng, quẹo trái để về Mỹ Tho

(Tiền Giang) rồi qua cầu Rạch Miểu để đến Bến Tre, tiếp qua các cầu Hàm

Luông, Cổ Chiên để đến Trà Vinh, dự án còn tiếp tục xây cầu Đại Ngãi để đến

Sóc Trăng. Bài viết này sẽ ghi các bƣớc “cò bay” theo tuyến đƣờng trục ven biển

đến Trà Vinh.

Cầu Rạch Miễu

Thuộc dạng cầu dây văng nối liền hai tỉnh Tiền Giang (Mỹ Tho) và Bến Tre với

nhau. Cầu cách thành phố Bến Tre, 14 km.

Khởi công 30 tháng 4, 2002 & Khánh thành 19 tháng 1, 2009.

Cầu Rạch Miễu có hai đặc điểm, đó là cây cầu dây văng đầu tiên do chính

các kỹ sƣ VN thiết kế và thi công theo công nghệ mới, và là cây cầu có hai khúc

tiếp liền nhau bắc qua 2 nhánh sông Tiền Giang và cồn Thới Sơn.

Page 3: Phương nam vhn

3

Đây là một trong ba chiếc cầu dây văng đƣợc xây dựng ở đồng bằng sông

Cửu Long. Một là Cầu Mỹ Thuận do Úc thiết kế và thi công, khánh thành ngày

21/5/2000. Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền hai

tỉnhTiền Giang và Vĩnh Long, Việt Nam. Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí

Minh 125 km về hƣớng Tây Nam, trên Quốc lộ 1A, là trục giao thông chính của

vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam. Khởi

công: 06/7/1997; Hoàn thành: 21/5/2000. Thứ hai là Cầu Cần Thơ do Nhật thiết

kế và thi công, là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh

Long. Tại thời điểm hoàn thành (2010), đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài

nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Cầu Hàm Luông là cây cầu bắc qua sông Hàm Luông trên quốc lộ 60 nối

liền Thành phố Bến Tre (km 15+500, quốc lộ 60. Sở dĩ km 15 là vì tính từ cầu

Rạch Miểu đến Tp Bến tre là 14 km) và huyện Mỏ Cày Bắc (km 27+000, quốc lộ

60, nhƣ vậy là cách Bến Tre 12 km), cách bến phà Hàm Luông 2,3 km về phía

thƣợng lƣu. Cầu đƣợc khởi công vào ngày 17 tháng 1, 2006, đã cho thông xe vào

ngày 30 tháng 4 năm 2010.

Cầu Cổ Chiên kết nối quốc lộ 60 từ Tiền Giang đến Trà Vinh, rút ngắn cự

ly từ TP.HCM đến Trà Vinh chỉ còn 100 km, trong khi lƣu thông theo hƣớng QL1

hiện nay phải đi qua chặng đƣờng 170 km. Thông thƣơng hàng hóa từ hành lang

duyên hải phía đông ĐBSCL lên TP.HCM và ngƣợc lại.

Page 4: Phương nam vhn

4

Cầu Cổ Chiên theo thiết kế là một cây cầu bê tông dự ứng lực đúc hẫng bắc

qua sông Cổ Chiên nối huyện Mỏ Cày Nam của tỉnh Bến Tre với huyện Càng

Long tỉnh Trà Vinh trên tuyến Quốc lộ 60. Đây là một trong 4 cầu quan trọng trên

tuyến quốc lộ 60, các cầu khác là cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và cầu Đại Ngãi

(dự án Trà Vinh-Sóc Trăng).

Cầu Cổ Chiên khởi công ngày 07/3/2011, hoàn thành ngày 16/05/2015 (bài

viết này chỉ sau ngày khánh thành đúng 1 tuần- 23/5/2015) . Qua cầu này là tới Trà

Vinh.

TRÀ VINH Đúng là đã 58 năm mới gặp lại Trà Vinh. Lúc đó đi trực tiếp từ Vĩnh Long

sang Trà Vinh mà không phải đi theo trục đƣờng ven biển qua các cầu mới (vì lúc

đó chƣa có). Trà Vinh là tỉnh ven biển miền tây Nam Bộ, gồm 3 sắc dân : Kinh,

Khmer và ngƣời Hoa Triều Châu.

Tên Trà Vinh có gốc từ tiếng Khmer là Préah Trapeng. Préah là “Phật”;

Trapeng là “cái ao”. Và Préah Trapeng nghĩa là “tƣợng Phật ở trong ao”. Chính

từ Trapeng là nguyên gốc của Trà Vinh. Theo truyền thuyết, tại nơi đây trƣớc kia

ngƣời dân đào đƣợc một tƣợng Phật trong cái ao .

Page 5: Phương nam vhn

5

Chùa Ông Bốn ở Trà Vinh

Từ Thị xã Trà Vinh bạn có thể đi về các huyện nhƣ :

+ duyên hải - ba động ( ra biển ),

+ cầu kè ( Hƣớng đi về Vĩnh Long , Cần thơ ), qua phà có thể đi về Sóc trăng

(tuyến đƣờng ngắn nhất cho các bạn đi xe máy từ Sài Gòn về Cà Mau)

+ Định An , trà cú cũng ra cửa biển. có thể đi đò qua sóc trăng cũng đƣợc.

Món ăn đặc sản Trà Vinh (Dừa sáp sẽ được viết riêng trong phần Cầu kè) - Cơm cari Hamza ( ngƣời ấn độ chính gốc nấu, ăn rất ngon, hơn nhiều quán ở SG)

- Bánh tét cớm dẹp.( không làm bằng nếp mà làm bằng cớm dẹp ) Đặt sản cua

ngƣời Khơme

- Bánh tét trà cuông, hột vịt muối. Trà Cuông là tên một ấp ở tỉnh Sóc Trăng. Trà

Cuông gốc Khmer Trakun (hay Tra Kuoon, Ta Kuoon), nghĩa là “rau muống” .

Chúng tôi đã mua và ăn thấy khá ngon hơn các bánh tét khác.

- Dừa sáp ra Quán Hồng Hải có làm sẳn Coktail ăn ngon lắm.

Chù ụ rang me: Đây là đặc sản của vùng Ba Động, thuộc họ nhà cua. Chù ụ đƣợc

làm sạch, bỏ lên chảo dầu, hành, tỏi đập dập, cho nƣớc cốt me vào và nêm nếm sao

cho có vị chua ngọt vừa ăn. Thịt chù ụ rất chắc, vỏ giòn ngon chứa nhiều can-xi.

Đây là món ăn rất phù hợp với ngƣời thích đồ biển. Ngoài ra ngƣời Trà Vinh còn

làm các món chù ụ kho nghệ, xào hành, hấp bia...Một đĩa chù ụ rang me dành cho

2 ngƣời ăn có 6 - 7 con với giá từ 60.000 đến 70.000 đồng.

Cháo ám: Cháo nấu từ cá lóc, cá phải tƣơi, mập đem luộc và gỡ từng miếng, bỏ

xƣơng rồi xào với hành thơm. Trứng cá lóc đánh nhuyễn rồi mới cho vào nồi cháo

nấu từ nƣớc luộc cá. Cá nguyên liệu kèm theo hành khô, tôm khô, mực khô nƣớng.

Cháo ám cần có mắm nêm ngon đã đƣợc pha, tƣơng hột đâm nhỏ, ớt bỏ hột bằm

nhuyễn, xào sền sệt với tỏi, cho thêm tiêu xay, đậu phộng rang giã nhỏ. Đặc biệt,

Page 6: Phương nam vhn

6

các loại rau sống xắt nhuyễn, hành ngò, giá trụng và bánh tráng mè nƣớng giòn

bóp vụn. Giá một tô cháo ám từ 20.000 đến 25.000 đồng.

Bánh canh Bến Có: Ngoài thịt heo, món ăn này còn có cật, gan, tim, bao tử, lƣỡi,

móng, tai heo… mỗi loại đều mang vị ngon riêng và tạo sự hòa hợp chung trong

món ăn. Không quá cầu kỳ nhƣng nƣớc dùng ninh từ thịt, xƣơng heo và đảm bảo

độ trong, ngƣời ta có thể nhìn rõ từng sợi bánh canh trắng nõn, hành xanh mƣớt,

tiêu hạt nhuyễn rắc phía trên với vài lát ớt tô điểm cho món ăn đẹp giản dị. Bánh

canh Bến Có giá giao động khoảng 20.000 đến 25.000 đồng một tô.

CẦU KÈ Cầu Kè cách thị xã Trà Vinh khoảng 40 km về hƣớng tây

Ý nghĩa “Cầu kè” Cầu Kè có ngƣời giải thích là do ba dòng sông kè sát chiếc cầu bên chợ, ngƣời

khác thì cho là có thể cầu làm bằng cây kè hoặc ở cạnh cây kè (hƣớng dẫn du lịch).

Năm 1957 tôi và các bạn đi chơi kỳ nghỉ hè từ Vĩnh Long sang Cần thơ qua

ngả Trà Vinh, khi đó chƣa có cầu gì cả mà phải đi trên một chiếc bè nhỏ chở chúng

tôi và xe qua sông.

Một ngƣời công nhân của bè dùng một trục sắt dài, một đầu rỗng dạng tròn

lớn (dạng nhƣ thanh sắt mở các đinh ốc của bánh xe hơi), lòn xuyên qua một sợi

dây cáp sắt treo căng ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia sông. Ngƣời này đứng

trên bè lấy thế, kè ống sắt tựa lên dây cáp để đẩy chiếc bè đi. Từ đó chúng tôi cứ

nghĩ đây là nguyên nghĩa của tên “Cầu kè” chăng.

Dừa sáp Dừa sáp, còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, makapuno (Phillipin) là một

loại dừa có quả đặc ruột, cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái dừa thƣờng, nƣớc

dừa đặc lại trong veo nhƣ sƣơng sa. Là đặc sản duy nhất chỉ có ở Trà Vinh, Việt

Nam, dừa đƣợc trồng nhiều ở giồng Cây Xanh, cách thị trấn Cầu Kè (Trà Vinh)

khoảng 4 km.

Dừa sáp xuất hiện khoảng những năm 1960. Có một tài liệu cho rằng loại

cây cho quả dừa sáp đã xuất hiện ở huyện Cầu Kè vào năm 1942, do một nhà sƣ

ngƣời Khmer sang thăm Campuchia mang về làm giống. Do đột biến gen hoặc do

điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu, thời tiết mới ở vùng đất Cầu Kè đã khiến dừa cho

trái sáp đặc biệt, trở thành một đặc sản chỉ riêng Trà Vinh mới có.

Page 7: Phương nam vhn

7

Thực ra nếu nhìn bằng mắt thường, chẳng thể phân biệt được đâu là dừa sáp, đâu là dừa thường. Cái này phải do những người trồng dừa lâu năm chọn lựa, xong họ viết chữ Khmer lên quả dừa sáp rồi ký tên. Đặc biệt không phải quả của cây dừa sáp nào cũng đặc ruột. Một buồng dừa sáp trên 10 trái thì chỉ có 2-3 trái dừa sáp mà thôi, còn lại là dừa thường. Căn cứ hình dạng, màu sắc, Trà Vinh hiện có năm giống dừa sáp: dừa sáp tròn, dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp vỏ xanh, dừa sáp vỏ vàng.

Dừa sáp không phải lúc nào cũng có thể mua được, thành ra rất độc đáo và quý hiếm. Do vậy, giá của trái dừa sáp cũng cực đắt, rơi vào khoảng từ 120.000-150.000 đồng/trái. Có thời điểm khan hiếm lùng được một trái dừa sáp có giá lên tới 250.000-400.000 đồng/trái. Ở Saigon có nơi bán với giá là 250.000 đ/trái. Nhưng quả thật , ai đã từng nếm thử vị thơm ngon và lạ của món dừa này dù phải trả giá cao cũng quyết mua bằng được mang về làm quà sau chuyến đi dông dài khám phá miền Tây Nam Bộ.

Món này muốn ngon nhất phải nạo ra làm sinh tố. Phải thêm ít đường, ít sữa, ít đá bào vào thì thôi rồi, nó tuyệt ngon. Theo nhiều du khách đã "kinh" qua thì khi hút hết ngụm đầu tiên của món sinh tố dừa sáp này đầu lưỡi tê đi vì vị mát, cuống họng thì ngọt lịm, còn mũi thì như... nức ra bởi mùi thơm ngào ngạt, beo béo.

Các loại trái dừa nói chung thường trải qua một vài giai đoạn. Khi dừa còn non, cơm mềm dẻo, nước ngọt. Khi già thì cơm dừa cứng lại, nước nhạt dần và có thể lên men. Riêng dừa sáp thì sau khi trải qua giai đoạn còn non với cơm dừa và nước dừa, sẽ tiếp tục phát triển dày dần phần cơm dừa lên, dần dần lấp gần đầy khoảng trống của gáo dừa, chỉ để lại một không gian nhỏ chính giữa với chất lỏng sệt, có mùi thơm đặc trưng. Cơm dừa dạng xốp, mềm và dẻo chứ không còn cứng như cơm dừa của các quả dừa khác.

Lễ hội truyền thống - Lễ hội Vu Lan hay Lễ hội Tết Nguyên Tiêu, ở các chùa Hoa đều rất vui,

rôm rả và đậm đà bản sắc dân tộc Triều Châu

- Ở Cầu Kè, bạn có thể đi thăm các ngôi chùa Khmer hàng trăm tuổi. Nhƣ

chùa Ô Mịch đang đƣợc Bảo tàng tỉnh Trà Vinh đề nghị là di tích lịch sử văn

hóa. Còn chùa Tà Kháo (Giồng Lớn) hiện có tấm bảng đá có từ ngàn năm,

Page 8: Phương nam vhn

8

cùng một pho tƣợng bằng đất sét cũng chừng ấy tuổi. Xứ này còn một giá trị

nghệ thuật độc đáo ở mộ ông Hàm Huỳnh Kỳ

- Với 70 phần trăm là ngƣời Khơ me nên ở Cầu Kè có các ngôi chùa Khơ me

rất lớn và đẹp nhƣ chùa Tà Thiêu , Chùa Kinh Xáng …là nơi hội tụ bà con

Khơ me vào các dịp lễ Tết cổ truyền Chol Ch’nam Th’may , Ooc om bóc ,

Sen Dolta .

CHÚ VÕ VĂN SỬU – Cần Thơ

Chú Võ Văn Sửu em ruột của Cha mình. Trƣớc ông là giám đốc một công ty xuất

nhập khẩu hàng vải tại đƣờng Hàm Nghi, đồng thời cũng có nhà máy xay lúa Võ

Văn Sửu tại Cái Răng Cần Thơ. Sau ông về ở hẳn Cần thơ, cũng chính vì vậy khi

mình đổi về dạy tại trƣờng Phan Thanh Giản, do đã từng tổ chức và làm giám đốc

Trung Tâm Giáo Khoa Pétrus Ký (bây giờ là Trƣờng Lê Hồng Phong), mình bèn

tổ chức hùn hạp để mở Trƣờng Tƣ Thục Tân Văn.

Chú Sửu đã đóng góp phần lớn, mình và các bạn Hân, Trình, An cùng góp vốn

vào, chú Sửu làm giám đốc, còn mình làm giám học. Trƣờng khai giảng bắt đầu từ

năm 1967 và kết thúc vào năm 1975 do đã phải dâng hiến cho chế độ mới.

Nhân dịp về Phƣơng Nam, mình đã đến thăm Thiếm Võ Văn Sửu cùng em Võ Thị

Cẩm Nhung, Võ Minh Mẫn.

Page 9: Phương nam vhn

9

HOA SỨ- Cần Thơ Trƣa đến Cần Thơ, bạn bè kéo vào nhà hàng HOA SỨ, đúng là một nơi thật

tuyệt và lý tƣởng. Đặc biệt đƣợc ngắm nhìn cảnh sông nƣớc mênh mông và những

con ngƣời miền Tây chân chất thật thà, với những thuyền quyên nơi đây duyên

dáng mặn mà trong chiếc áo bà ba thật đẹp.

Đặc biệt nhà hàng có tổ chức đờn ca trài tử, nhất là đờn ca trên thuyền chèo

trên sông lạch, bên cạnh các lều ăn. Thức ăn nhà hàng rất ngon, thích nhất là món

tàu hủ non chiên, ốc nƣớng tiêu có nƣớc sốt phủ bên trong, phải nói là quá ngon

luôn.

Quán nằm sát mé sông, khung cảnh khá thoáng mát và đẹp. Bên kia sông là

bến Ninh Kiều, phía xa xa là cù lao du lịch...

Page 10: Phương nam vhn

10

Rời Cần thơ nhưng lòng lại lưu luyến

Tôi muốn hôn từng người, người Cần thơ

Đã cùng tôi trên bến nước mộng mơ

Bến Ninh Kiều và Trường Phan Thanh Giản.

VÕ HIẾU NGHĨA

Thứ bảy 23/5/2015