nhung su kien lich su part 2

110
280 DƯƠNG KINH QUỐC toà án Pháp xét xử dựa trên bộ Hình luật của nước Pháp đang được áp dụng ở thuộc địa Nam Kỳ. Tỉnh nào chưa có tòa án, quan chủ tỉnh - với tư cách chánh án - sẽ đảm nhiệm việc xét xử và quan chủ tỉnh có thẩm quyền tuyên án phạt giam tối đa 10 ngày, phạt tiền tối đa 15 phrăng. Trường hợp muốn tăng mức phạt giam thêm 2 ngày, mức phạt tiền thêm 5 phrăng nữa, phải được sự đồng ý của Thốhg đốc, sau khi thông qua Hội đồng Tư mật Nam Kỳ. Ngoài ra Toàn quyền Đông Dương sẽ ra nghị định bổ sung một sô' luật vi cảnh mà bộ Hình luật của nước Pháp chưa đề cập tói. * Xem: 25-7-1864, 25-5-1881, 24-2-1903, 11-10-1904. 6 tháng Giêng 1903 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đặt châu Chợ Rã dưới chế độ cai trị dân sự và cho sáp nhập vào tỉnh Bắc Cạn. 24tháng Hai 1903 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định quy định một sô" luật vi cảnh áp dụng ở Nam Kỳ, theo tinh thần nghị định ngày 6-1-1903 về việc bãi bỏ chế độ “tư cách bản xứ” trên. Nội dung cụ thể như sau; Sẽ bị phạt tiền từ 1 phrăng đến 15 phrăng và phạt giam từ 1 ngày đến 5 ngày (hoặc một trong hai hình thức phạt ấy) tất cả người Việt Nam nào chưa phải là công dân nước Pháp (non-citoyens franqais) mà vi phạm một trong các “tội” dưới đây; tội nói xấu hoặc chống đối nhà cầm quyền Pháp; tội phao tin đồn gây rối loạn trật tự công cộng; tội không tham gia tuần canh ban đêm ở làng xã; tội nhận được giấy gọi của nhà cầm quyền Pháp hoặc Nam mà không đi gặp; tội chứa chấp những người không có thẻ thuế thân, hoặc chứa chấp những người phạm pháp đang bị nhà cầm quyền truy nã; tội thay đổi chỗ ở mà không báo cho chính quyền làng xã biết; tội hò reo. đánh trốiig ầm ĩ khi không cần thiết, v.v... * Xem: 25-5-1881, 6-1-1903, 28-8-1909, 24-1-1912. 5 tháng Năm 1903 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển tỉnh lỵ Hưng Hóa từ Hưng Hóa về Phú Thọ. do đó chuyển gọi tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ. Địa bàn tỉnh Phú Thọ gồm; phủ Đoan Hùng, các huyện Tam Nông. Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba. Phù Ninh, Cấm Khê, Hạ Hòa. Hạc Trì, và các châu Thanh Sơn. Yên Lập. - Phủ Đoan Hùng (gồm 3 huyện Ngọc Quang, Hùng Quan và Sơr. Dương) được tách khỏi tỉnh Sơn Tâ> để sáp nhập vào tỉnh Tuyên Quang, theo nghị định Thông sứ Bắc Kỷ ngày 18-4-1888.

Upload: ba-sam

Post on 10-Aug-2015

88 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Lich su Viet Nam thoi bi Phap chiem dong

TRANSCRIPT

Page 1: Nhung su kien lich su Part 2

280 DƯƠNG KINH QUỐC

toà án Pháp xét xử dựa trên bộ Hình luật của nước Pháp đang được áp dụng ở thuộc địa Nam Kỳ. Tỉnh nào chưa có tòa án, quan chủ tỉnh - với tư cách chánh án - sẽ đảm nhiệm việc xét xử và quan chủ tỉnh có thẩm quyền tuyên án phạt giam tối đa 10 ngày, phạt tiền tối đa 15 phrăng. Trường hợp muốn tăng mức phạt giam thêm 2 ngày, mức phạt tiền thêm 5 phrăng nữa, phải được sự đồng ý của Thốhg đốc, sau khi thông qua Hội đồng Tư m ật Nam Kỳ. N goài ra Toàn quyền Đông Dương sẽ ra nghị định bổ sung một sô' luật vi cảnh mà bộ Hình luật của nước Pháp chưa đề cập tói.

* Xem: 25-7-1864, 25-5-1881, 24-2-1903, 11-10-1904.

6 tháng Giêng 1903Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định đặt châu Chợ Rã dưới chế độ cai trị dân sự và cho sáp nhập vào tỉnh Bắc Cạn.

24 tháng Hai 1903Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định quy định một sô" luật vi cảnh áp dụng ở Nam Kỳ, theo t in h th ầ n ng h ị đ ịn h ngày6-1-1903 về việc bãi bỏ chế độ “tư cách bản xứ” trên. Nội dung cụ thể như sau;

Sẽ bị phạt tiền từ 1 phrăng đến 15 phrăng và phạt giam từ 1 ngày đến 5 ngày (hoặc một trong hai hình thức phạt ấy) tấ t

cả người Việt Nam nào chưa phải là công dân nước Pháp (non-citoyens franqais) mà vi phạm một trong các “tội” dưới đây; tội nói xấu hoặc chống đối nhà cầm quyền Pháp; tội phao tin đồn gây rối loạn trậ t tự công cộng; tội không tham gia tuần canh ban đêm ở làng xã; tội nhận được giấy gọi của nhà cầm quyền P háp hoặc Nam mà không đi gặp; tội chứa chấp những người không có thẻ thuế thân, hoặc chứa chấp những người phạm pháp đang bị nhà cầm quyền truy nã; tội thay đổi chỗ ở mà không báo cho chính quyền làng xã biết; tội hò reo. đánh trốiig ầm ĩ khi không cần thiết, v.v...

* Xem : 25-5-1881, 6-1-1903, 28-8-1909, 24-1-1912.

5 tháng Năm 1903Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định chuyển tỉnh lỵ Hưng Hóa từ Hưng Hóa về Phú Thọ. do đó chuyển gọi tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ. Địa bàn tỉnh Phú Thọ gồm; phủ Đoan Hùng, các huyện Tam Nông. Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba. Phù Ninh, Cấm Khê, Hạ Hòa. Hạc Trì, và các châu Thanh Sơn. Yên Lập.

- Phủ Đoan Hùng (gồm 3 huyện Ngọc Quang, Hùng Quan và Sơr. Dương) được tách khỏi tỉnh Sơn Tâ> để sáp nhập vào tỉnh Tuyên Quang, theo nghị định Thông sứ Bắc Kỷ ngày 18-4-1888.

Page 2: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 281

- Phủ Đoan Hùng được sáp nhập vào tỉnh Hưng Hóa theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 24-8-1895 (trừ huyện Sơn Dương còn nằm trong phạm vi của Tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo Quan binh 3, theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 9-9-1891).

- Bốn huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Hạ Hòa, Phù Ninh nguyên là đất thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây. Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh được sáp nhập vào tỉnh Hưng Hóa theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 8-9-1891. Còn huyện Hạ Hòa dược sáp nhập vào tỉnh Hưng Hóa theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 5-6-1893.

5 tháng Năm 1903Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định th iết lập mạng lưới điện thoại ở thành phô" Hà Nội.

Điều 20 của nghị định quy định: trường hợp cần th iế t, nhàn viên Nhà nước có quyền sử dụng điện thoại tư nhân; và khi nền trậ t tự xã hội bị đe doạ, Nhà nước có quyền cắt mọi giao dịch bằng điện thoại.

'4 tháng Năm 1903Thiết lập Trại Hủi tại Cù lao

R 5ng, tỉnh Mỹ Tho.- Ngày 27-5-1907, bắt đầu mỏ

rủa.

20 tháng Sáu 1903Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị

linh lập Trường Hậu bổ ở HàNội (École d ’a p p re n tis nandarin s), thể theo chỉ th ị ngày 9-2-1897 của Tổng thư ký

Phủ Toàn quyền Đông Dương. Trường đặt dưới sự chỉ đạo, giám s á t và kiểm so át của Chánh phòng Nhì phủ Thông sứ Bắc Kỳ. Mục đích của Trường: đào tạo tri phủ, tri huyện, huấn đạo, giáo thụ. Điều kiện nhập học: cử nhân, tú tài (cựu học), hoặc ít nhất cũng phải là ấm sinh (tức con quan lại cao cấp và có công với thực dân Pháp). Thời gian học: 3 năm. Ra trường sẽ được phong: tòng bát phẩm (tối thiểu), tòng thấ t phẩm (tối đa).

- Ngày 5-5-1911 (tức mồng 7 tháng Tư năm Tân Hợi): vua Duy Tân ra dụ lập 'Trường Hậu bổ ỏ Huế.

- Ngày 18-4-1912: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi gọi Trường Hậu bổ Hà Nội thành Trường Sĩ hoạn (École des Mandarins) (danh từ thường gọi lúc bấy giờ).

- Ngày 15-10-1917: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lập Trường Pháp chính Đông Dương (École de Droit et, d’Administration), thay thế cho hai trường Sĩ hoạn Hà Nội và Hậu bổ Huế.

* Xem: 5-5-1911, 15-10-1917.

3 tháng Bảy 1903

Thực dân Pháp mở lớp đào tạo dốic công công chính người Việt tạ i Huế. Học viên được tuyển lựa từ các trường Pháp ở Trung Kỳ. Giáo viên do Giám đốc Sở Công chính Trung Kỳ chỉ định. Học xong, học viên được bể về làm tại các Tòa Công sứ, sở Canh nông và sở Địa bộ Trung Kỳ.

t

Page 3: Nhung su kien lich su Part 2

282 DƯƠNG KINH QUỐC

10 tháng Bảy 1903Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định quy định: một tạ Thái Lan (picul) tương ứng với một tạ Việt Nam và bằng 60 kg, và cho áp dụng trên toàn Đông Dương.

25 tháng Tám 1903Toàn quyền Đông Dương ra

nghị dinli thành lập Trường Y tế thực hành bản xứ ở Nam Kỳ (école P ra tique de médecine indigene) để đào tạo y tá và nữ hộ sinh người Việt. Trường đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốíc sở Y tế Nam Kỳ. Quy định: Phải biết tiếng Pháp mới được quan chủ tỉnh lựa chọn vào học. Người ở tỉnh nào, do tỉnh ấy đài thọ tiền ăn học. Học xong, có thể về làm việc tại các trạm xá cấp xã. Lương do làng xã trả, thông qua Ngân sách hàng tỉnh. Mỗi làng có thể lập một trạm xá, hoặc nhiều làng hợp lại mới có một trạm xá. Điều này tuỳ thuộc ở khả năng tài chính của từng làng xã.

19 tháng Chín 1903Thực dân Pháp thành lập

Trung đội công nhân pháo thủ ở Nam Kỳ.

* Xem: 1-8-1900, 1-1-1903.

1 tháng Mười 1903Vua Thành Thái ra dụ cho

thành lập - kể từ ngày 1-1-1904- Ngân sách hàng tỉnh của 9 tỉnh Trung Kỳ sau: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Nguồn thu của Ngân sách hàng tỉnh Trung Kỳ gồm:

a) Các khoản thu riêng của thị xã, như thuế nhà đất, thuế chợ, thuế đò, thuế xe cộ, v.v...; tiền phạt mà cảnh sát thu được; tiền thu về sổ lao động của những người ở thuê, làm mướn, v.v...; 10% tiền thuế môn bài; b) Các khoản thu trong toàn tỉnh, như phụ thu % trên sô" thuê" ruộng đất đã nộp cho hàng xứ.

Các khoản chi gồm: a) Chi riêng cho thị xã, như làm và sửa chữa, bảo quản đường sá, công sỏ; trang thiết bị cho công sở; bảo quản Tòa Công sứ; b) Chi cho toàn tỉnh, như bảo quản và trải đá các đường giao thông trong tỉnh; sửa, đắp đê điều, v.v... Ngoài ra còn phải chi về: phụ cấp công tác phí cho Công sứ, Phó công sứ, nhân viên công chính biệt phái đến làm việc ở tỉnh, trang thiết bị cho các công sở. v.v...

- Đạo dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng nghị định ngày 10-12-1903, trong đó quy định thêm Ngân sách hàng tỉnh do Công sứ lập, Khâm sứ chuẩn y và Công sứ chịu trách nhiệm thực hiện; khoản phụ thu % về thuế ruộng đất sẽ được ấn định cho từng năm và cho từng tỉnh và sẽ công bốbằng nghị định của Khâm sứ.

* Xem: 5-3-1889, 30-10-1895,27-6-1904, 1-2-1913.

Page 4: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 283

Năm 1903Nữ công nhân Nhà máy sàng

Cửa Ông đã tắ t máy đình công để đấu tranh đòi bọn chủ phải cứu chữa cho một chị bị sẩy thai trong khi đang làm việc.

Năm 1903Phan Bội Châu vào Huê tìm

đồng chí; gặp Tiểu La Nguyễn Hàm ở Quảng Nam; chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để làm minh chủ; viết cuốn Lưu cầu huyết lệ tân thư; sau đó vào Nam Kỳ để vận động nhân sĩ Lục tỉnh.

* Xem: 1901, cuối 5-1904.

1904

8 tháng Giêng Ị 1904Vua Thành Thái ra \ỉạ o dụ

quy định lại: Mỗi dân nội đinh ở Trung Kỳ hằng năm phải đi làm xâu không công (prestations) 10 ngày; trong 10 ngày đó phải dành 6 ngày để làm các công việc thuộc phạm vi “hàng xứ” ivà có thể chuộc bằng tiền), còn4 ngày dành để làm “việc làng”.

Đạo dụ này còn khẳng định rõ lạ i rằn g : đạo dụ ngày14-8-1898 chỉ bãi bỏ chế độ đi lao dịch (corvées) làm các công việc có liên quan đến toàn Đông Dương, chứ không bãi bỏ chế độ đi làm xâu để làm các công việc tó liên quan đến riêng “xứ Trung Kỳ”.

- Tuy nhiên, cũng cần chú ý thêm rằng: theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 30-10-1897 thì 10 ngày này phải hoàn toàn dùng để làm việc làng, bởi vì 20 ngày để làm việc h à ng xứ và ngoài hàng xứ đã được chuộc

nộp bằng tiền kèm với thuế thân, như dụ ngày 14-8-1898 đã quy định.

* Xem : 30-10-1897, 14-8-1898, 31-12-1907, 30-12-1908.

20 tháng Giêng 1904Thực dân Pháp thành lập sở

Y tế to à n Đông Dương (D irec tio n G én éra le de la Santé).

5 tháng Hai 1904Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho thiết lập bên cạnh mỗi ngân sách hàng tỉnh ở Bắc Kỳ một Quỹ dự phòng đặc biệt (Fonds de rese rv e special). Khoản tiền thặng thu hàng năm của mỗi ngân sách hàng tỉnh đều nộp vào Quỹ này. Tất cả các Quỹ dự phòng của từng tỉnh đều trực thuộc một Quỹ dự phòng chung cho toàn bộ các tỉnh ở Bắc Kỳ (thành lập ngày 18-5-1899).

* Xem: 30-10-1895,18-5-1899.

Page 5: Nhung su kien lich su Part 2

284 DƯƠNG KINH QUỐC

18 tháng Hai 1904Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập tỉnh Phúc Yên. Địa bàn tỉnh Phúc Yên là tỉnh Phù Lỗ củ.

- Ngày 6-10-1901: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Phù Lỗ. Địa bàn tỉnh Phù Lỗ gồm: huyện Yên Lãng (cắt từ tỉnh Vĩnh Yên sang); phủ Đa Phúc, huyện Kim Anh, và một phần huyện Đông Khê (thuộc phủ Từ Sơn, cắt từ tỉnh Bắc Ninh feang). Ngày 10-4-1903, Thông sứ Bắc Kỳ ra quyết định đổi gọi huyện Đông Khê thành huyện Đông Anh. v ệ tĩnh lỵ tỉnh Phù Lỗ: theo nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 1-7H302, tỉnh lỵ tỉnh Phù Lỗ được đặt tại xã Tiên Dược Thượng (Đa Phúc); ngày10 -12-1903 , Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định chuyển tỉnh lỵ tỉnh Phù Lỗ về xã Đạm Xuyên (huyện Yên Lãng).

- Ngày 7-3-1913: Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định xoá bỏ tên tỉnh Phúc Yên và chuyển thành Đại lý Phúc Yên , trực thuộc tỉnh Vĩnh Yên.

- Ngày 31-3-1923: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển gọi Đại lý Phúc Yên thành tỉnh Phúc Yên như trước.

* Xem: 29-12-1899, 31-10-1905.

14 tháng Ba 1904

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đặt giải thưởng bằng tiền cho những ai bắt g iữ được binh lính người Việt ở Nam Kỳ đào ngủ.

25 tháng Ba 1904Thực dân Pháp cho thiết lập

một nhà thương ở Hà Nội gọi là Nhà thương Bảo Hộ.

11 tháng Tư 1904Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho mở Trường học nghề ở Sài Gòn. Trường gồm ba ngành: nguội, mộc, đúc loại nhỏ. Thời gian học: 3 năm. Chương trình học phải thông qua Thông đốc. Hiệu trưởng do Thống đốc lựa chọn trong số những người được Giám dốc So Học chính đề nghị. Tiêu chuẩn để xét vào học: 16 tuổi trở lên, có “hạnh kiểm tốt”, sinh tại Đông Dương, và là “thần dân của nước Pháp” (sujet ữanọais). Mục đích của Trường: đào tạo công nhân kỹ thuật người bản xứ.

27 tháng Tư 1904Thực dân Pháp ra nghị định

thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp - Việt ở Bắc Kỳ. Chương trình này chủ yếu sử dụng tiếng Pháp. Mục đích nhằm loại bc dần nền “Hán học” ở Bắc Kỷ.

* Xem: 17-3-1879, 8-3-1906, 30-10-1906, 4-1913.

5 tháng Năm 1904Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định lệnh cho lực lượng V ũ trang các cấp phải luôn luôr. sẵn sàng diều quân di hỗ trợ ch c giới cầm quyền dân sự. Nghi định quy định một số nguyên

Page 6: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 285

tắc cơ bản cho cả hai bên dân sự và quân sự như sau:

a) Đối với giới cầm quyền dân sự: Chỉ có các cấp bậc sau đây mới có quyền đề nghị sự hỗ trợ của bên quân sự: Thông đốc, Thống sứ, Khâm sứ, Công sứ, quan cai trị chủ tỉnh, Giám dốc nhà tù Côn Đảo, Giám đốc sở Tư pháp, các viên chánh án, các viên quan Toà hoà giải, các nhân viên chánh cẩm. Người yêu cầu phải yêu cầu bằng công văn, có ký tên, đóng dấu rõ ràng, có nêu rõ yêu cầu cụ thể phía quân sự phải làm ở mức độ nào, như: giải tán đám đông, đàn áp, hay chỉ giữ trậ t tự. Người yêu cầu công có thể, trong trường hợp cần th iế t, khẩn cấp, sử dụng diện tín hoặc diện thoại để báo cho bên quân sự biết về dôi tượng của việc điều quân. Song, điện tín, điện thoại phải được chuyển đi bằng m ật mã và người chuyển điện phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung điện.

b) Về phía giới cầm quyền quân sự: Chỉ được hành động và phải hành động (chứ không được chối từ) một khi tiếp nhận được công văn yêu cầu của bên dân sự. Có thể hành động ngay sau khi nhận được diện báo (chứ không nhất thiết phải đợi công văn). Viên sĩ quan trực tiếp chỉ huy lực lượng quân sự đi hỗ trợ sẽ được hành động độc lập đối với giới cầm quyền dân sự. Trường hợp quan trọng, viên sĩ

quan chỉ huy có thể hội bàn với bên dân sự, song phần quyết định vẫn thuộc về phía quân sự. Trường hợp có sự phôi hợp hành động giữa lực lượng cảnh sát và lực lượng quân đội thì quyêìi chỉ huy chung của chiến dịch thuộc về phía quân đội.

Cuối tháng Năm 1904(Tức thượng tuần tháng Tư, nămGiáp Thìn).

Thành lập Hội Duy Tân. Địa điểm thành lập Hội: tạ i nhà Tiểu La Nguyễn Hàm ở Quảng Nam. Hội trưởng: Kỳ Ngoại hầu Cường Để. Các hội viên: Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm, Trịnh Hiền, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân. Mục đích hoạt động của Hội; “Cốt sao khôi phục dược Việt Nam, lập ra một chính phủ dộc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả” (Theo Phan Bội Châu niên biểu).

- Nhiệm vụ trước mắt của Hội dược đề ra trong ngày thành lập là: phát triển thếlực của-Hội về người và về tài chính; chuẩn bị bạo động và phương án hành động sau khi bạo động được tiến hành; xuất, dương sang Nhật cầu viện.

- Năm 1906, chương trình của Hội Duy Tân mối được Phan Bội Châu khởi thảo, cho in và công bố; lúc đó mục đích của Hội mới được đề cập một cách tương đối rõ là: Khôi phục nước Việt Nam, lập thành nước quân chủ lập hiến.

- Đầu tháng 2-1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Duy Tân hội bị

Page 7: Nhung su kien lich su Part 2

286 DƯƠNG KINH QUỐC

bãi bỏ để thành lập Việt Nam Quang phục hội.

1 tháng Sáu 1904

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định về việc ban cấp phẩm hàm cho quan lại, viên chức người Việt ở Bắc Kỳ. Nội dung có mấy điểm như sau:

1. về cấp có thẩm quyền bancấp phẩm hàm : Toànquyền Đông Dương và Thông sứ Bắc Kỳ. Từ nhất phẩm đến tam. phẩm, do Toàn quyền ban cấp theo đề nghị của Thống sứ Bắc Kỳ; từ tứ phẩm trỏ xuống đến cửu phẩm , do Thống sứ Bắc Kỳ xét và ban cấp. Cứ hai năm lại xét tăng một trậtx^

2. về đối tượng để xét gồm ba loại: a) toàn bộ quan lại và viên chức phục vụ trong bộ máy cai trị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Nam triều; b) toàn bộ công chức người Việt phục vụ trong bộ máy cai trị của Pháp, như: Chính phủ Đông Dương, Phủ Toàn quyền Đông Dương, Chính phủ Bảo hộ Bắc Kỳ, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, toà Công sứ hàng tỉnh, và các công sở chung cho toàn Bắc Kỳ, kể cả ngạch văn lẫn ngạch võ. Song sô' công chức thuộc diện này phải có thời gian phục vụ tối thiểu là 20 năm; c) không thuộc hai diện trên nhưng “có công” với Nhà nước thực dân hoặc dôi với Chính phủ Nam triều.

* Xem: 18-7-1912.

27 tháng Sáu 1904Vua Thành Thái ra dụ cho

thành lập Ngân sách hàng tỉnh tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Phan Rang.

- Ngày 23-8-1904, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ này. Việc lập các khoản thu chi, v .v ..., đều theo đạo dụ ngày1-10-1903 (thành lập Ngân sách hàng tỉnh ở Trung Kỳ).

* Xem: 20-5-1901,1-10-1903,1-2-1913.

23 tháng Tám 1904Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập tỉnh Sơn La. Quá trình hình thành tỉnh Sơn La như sau:

- Ngày 24-5-1886: Tổng Trú sứ Trung - Bắc Kỳ ra nghị định chuyển châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), thành một cấp tương đương với cấp tỉnh, nhưng đặt dưới quyển cai trị trực tiếp của một sĩ quan với cương vị là Phó công sứ.

- Ngày 9-9-1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đưa địa hạt Sơn La vào địa bàn của Đạo Quan binh 4 mới thành lập, thủ phủ của đạo đặt tại Sơn La.

- Ngày 27-2-1892: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lập một Tiểu quân khu (cercle) trực thuộc đạo Quan binh 4. Thủ phủ của Tiểu quân khu này đặt tại Vạn Bú, nên gọi là Tiểu quân khu Vạn Bú. Địa bàn của Tiểu quân khu Vạn Bú gồm: phủ Vạn Yên với các châu Mộc, châu Phù Yên, phủ Sơn La với các châu Sơn La, châu Yên, Mai Sơn, Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên (tất cả đều được tách từ tỉnh Hưng Hoá ra).

Page 8: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 287

- Ngày 10-10-1895: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiểu quân khu Vạn Bú để chuyển gọi thành tỉnh Vạn Bú, đồng thời nhập toàn bộ Tiểu quân khu phụ Lai Châu vào địa bàn tỉnh Vạn Bú; tỉnh lỵ tỉnh Vạn Bú đặt tại Vạn Bú. (Tiểu quân khu phụ Lai Châu được thành lập theo nghị định ngày 5-6-1893 của Toàn quyền Đông Dương, và gồm: châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ - đều là đất của tỉnh Hưng Hoá tách ra).

- Ngày 7-4-1904: Toàn quyền Đông Dương ra nghi định chuyển tỉnh lỵ tỉnh Vạn Bú từ Vạn Bú về Sơn La. Do đó, ngày 23-8 ì\904, mới đổi gọi tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La. Ngày 17-11-1904, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho tỉnh Sơn La được lập Ngân sách hàng tỉnh theo đúng chế độ đã ban hâtth ngày30-10-1895 về việc tổ chức Ngân sách hàng tỉnh ỏ Bắc Kỳ.

* Xem: 28-6-1909.

27 tháng Tám 1904Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định đầu tiên về việc tổ chức quản trị cấp xẫ ở Nam K ỳ. Đây cũng là văn bản đầu tiên về việc thực dân Pháp trực tiếp can thiệp vào việc cai trị làng xã ở Việt N am /1* Nghị định có một 30» điểm chính như sau:

1. Việc quản trị mỗi xã nằm trong tay một tổ chức mang tên 'Hội đồng Đại kỳ mục” (Conseil de Grands Notables).

2. Tiêu chuẩn để được đứng trong hàng ngũ kỳ mục phải là "những nhà đ iền chủ hoặc những người giàu có sung túc

nhất trong xã” (điều 3). Tất cả các kỳ mục trong xã sẽ họp nhau lại và lựa chọn ra tôi thiểu là 11 người đ ế lập thành “Hội đồng Đại kỳ m ụ c Đẳng cấp của 11 đại kỳ mục này được sắp xếp thứ tự như sau: Hương cả (chủ tịch Hội đồng), Hương chủ (phó chủ tịch Hội đồng), và các uỷ viên Hội đồng: Hương sư, Hương trưởng, Hương chánh, Hương giáo, Hương quản, Hương bộ (hay Thủ bộ), Hương thân, Xã trưởng hoăc Thôn trưởng, Hương h à o ^ \ Muốn điíỢc giữ chức Hương hào (cấp bậc thấp nhất trong SC) đại k ỳ mục k ể

(1) về làng xã Nam Kỳy có các nghị định ngày27-8-1904, 30-10-1927, 5-1-1944 cùa Toàn quyền Đông Dương; Bắc K ỳ có các nghị định ngày 12-8-1921,25-2-1927 của Thống sứ, và dụ của Bảo Đại ngày 23-5-1941; Trung Kỳ có dụ của Bảo Đại ngày 5-1-1942.

(2) Chức năng của từng thành viên Hội đồng Đại kỳ mục được quy định như sau:a) Hương cả bao giờ cũng chủ toạ Hội đồng Đại kỳ mục; trường hợp vắng mặt, Hương chủ sẽ thay thế để chủ toạ Hội đồng.b) Hương cả, Hương chủ, Hương sư, Hương trưởng, là những người lãnh đạo tối cao của Hội đồng, quản lý tài sản của xã, lập ngân sách xã, giám sát việc thu chi của ngân sách hàng xã, giữ quỹ xã, giám sát những công việc của các uỷ viên khác.c) Hương chánh chịu trách nhiệm trực tiếp theo dõi công việc cùa Xã trưởng (hoặc Thôn trưởng)> của. Hương thân, của Hương hào. Ngoài ra, Hương chánh cũng chịu trách nhiệm giải quyết, dàn xếp, hoà giải tất cả những chuyện xích mích nhỏ xảy ra trong xã dân.d) Hương giáo phụ trách việc giáo huấn cho các kỳ mục trẻ tuổi, dạy cho số kỳ mục trẻ tuổi biết rõ nhiệm vụ của họ đối với xã.

Page 9: Nhung su kien lich su Part 2

288 DƯƠNG KINH QUỐC

trên) thì trước hết phải là người đã được đứng trong hàng ngũ kỳ mục của xã ít nhất 1 năm và tuồi ít nhất là 24. Trường hợp Hội đồng Đại kỳ mục khuyết chân nào, các kỳ mục trong xã được quyền hội dồng lựa chọn người bổ sung; nếu không có sự nhất tr í trong việc lựa chọn, viên quan chủ tỉnh sẽ có quyền tối hậu quyết định.

3. Danh sách toàn thể các kỳ mục trong xã phải luôn luôn để ở đình làng và phải sao nộp tại các văn phòng của quan cai trị chủ tỉnh.

e)ỉìươngquản phụ trách việc bảo vệ trật tự trị an trong xã và giải quyết những vụ kiện cáo xảy ra trong xã. IIỖ trợ Hương quản có Hương thân, Xã trưởng, Hương hào. Hương quản trực tiếp chỉ đạo Hương thân, Cai tuần, Cai thị.g) Hương bộ (còn gọi là Thủ bộ hay Thù

bạ) phụ trách sổ đinh, sổ địa bộ và các hồ sơ, sổ sách thu chi của xã.

h) Hương thân, Xã trưởng (hay Thôn trưởng) và Hương hào là 3 uỷ viên chấp hành của Hội đồng Đại kỳ mục, chịu trách nhiệm thi hành những quyết nghị của Hội đồng và đặt dưới quyền kiểm soát và giám sát trực tiếp của Hương chánh và Hương quản. Hương thân là người đứng đầu trong số uỷ viên chấp hành này. Xã trưởng (hay Thôn trưởng) là người được giữ triện của xã và là người trung gian giao tiếp giữa xã và chính quyền cấp trên. Hương hào đặc trách việc an ninh trật tự của xã. Bộ ba này trực tiếp chịu trách nhiệm: lập danh sách những người phải đóng thuế, phải đi làm xâu; thuê thuế của xã dân và nộp lên cho cấp trên, v.v... Bộ ba này có quyền thị thực tập thể mọi giấy tờ cho xã dân (song, nếu như Hương thân và Hương hào vắng mặt, thì có thể thay thế bằng hai kỳ mục khác trong Hội đồng, nhưng Xã trưởng nhất thiết phải có mặt).

4. Mỗi thành viên trong Hội đồng kỳ mục, sau một thời gian tối thiểu 2 năm làm việc mà thôi không muốn làm nữa, đều được bảo lưu mãi mãi cái danh hiệu của cấp bậc mà mình vừa kinh qua, nêu như không mắc sai phạm gì trong quá trình làm việc.

5. Bất kể kỳ mục nào, nếu như không tuân thủ theo phong tục tập quán của xã, hoặc cưỡng lại lệnh của Hội đồng Đại kỳ mục, đều bị Hội đồng xử phạt tù1 đến 20 quan tiền; số tiền này nhập vào công quỹ của xã Trường hợp tái phạm nhiều lần. Hội đồng Đại kỳ mục phải báo cáo lên quan chủ tỉnh và quan chủ tỉnh có quyền đình chỉ tạm thời, hoặc cách chức, hoặc loại ra khỏi danh sách kỳ mục của xã đôi với bất kỳ kỳ mục nào, kẻ cả thành viên của Hội đồng Đại kỳ mục.

6. Tuyệt đối cấm làng xả không được tự động cho thuè cho mượn hoặc lĩnh canh, hoặc bán tài sản, ruộng đất của mình dù là dưới hình thức nào: bán đứt hay bán dợ. Muôn bán, làng xã phải xin phép quan chủ tỉnh và trình bày rõ lý do; quan chủ tỉnh báo cáo lên Thông dốc. Chi khi dược phép của Thông đốc thi làng xã mới được tể chức bân (theo giá thuận mua vừa bán giữa đôi bên, hoặc theo cách bàn dấu giá).

Page 10: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 289

7. Làng xã nào muốh khởi tố việc gì, và khởi tố ở cấp nào, đều phải dược sự đồng ý của quan chủ tỉnh sở tại. Trường hợp quan chủ tỉnh bác bỏ, làng xã có thể kháng cáo lên Thống đốc.

8. Cá nhân nào muốn kiện làng xã việc gì, phải làm đơn trình bày trước với quan chủ tỉnh hữu quan. Quan chủ tỉnh sẽ chuyển đơn đó về cho Hội đồng Đại kỳ mục của xã hữu quan. Hội đồng Đại kỳ mục phải họp bàn và gửi kiến nghị trở lại quan chủ tỉnh. Quan chủ tỉnh sẽ xét và cho phép hay không cho phép Hội đồng Đại kỳ mục được theo kiện, khởi tố lại. Trường hợp bị quan chủ tỉnh bác bỏ không cho theo kiện, Hội đồng Đại kỳ mục sẽ giao trách nhiệm cho Xã trưởng kháng cáo lên Thống đốc.

* Xem: 8-3-1906, 12-4-1913,31-10-1916.

11 tháng Mười 1904Thực dân Pháp ra sắc lệnh

về ch ế độ “tư cách bản xứ” (Indigénat) dối với Trung Kỳ và Bắc Kỳ.

Sắc lệnh quy định: Tất cả người Việt Nam nào chưa được pháp luật coi là “công dân Pháp” (citoyen íran ẹa is) và không thuộc phạm vi xét xử của các toà án Tây, một khi có thái độ và hành động chống đối lại chính quyền của người Pháp như tiến hành khởi nghĩa, gây rối loạn chính trị nghiêm trọng, hoặc có

âm mưu phá rối trậ t tự xã hội, đều bị giới cầm quyền Pháp tịch thu toàn bộ gia sản và phạt giam từ 1 đến 10 năm, không cần dưa ra xét xử ở Toà án. Toàn quyền Đông Dương là người ký nghị định cho thi hành các bản án về những vụ này sau khi đã thông qua u ỷ ban Thường trực Hội đồng tối cao Đông Dương và thể theo đề nghị của Thống sứ Bắc Kỳ hoặc Khâm sứ Trung Kỳ, và sau khi đã có ý kiến chính thức của viên Tổng Biện lý (Procụreur General) phụ trách tư pháp ở Đông Dương. Bản báo cáo về vụ án, biên bản của u ỷ ban Thường trực Hội đồng tối cao Đông Dương và nghị định của Toàn quyền Đông Dương về vụ án, đều phải chuyển về Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp. Ngoài ra, sắc lệnh còn quy định: làng xã các nơi đã xảy ra những vụ rối loạn này phải có trách nhiệm đóng góp những khoản đặc biệt nào đó để hỗ trợ cho chính quyền Pháp có đủ phương tiện cần th iết để tiến hành đàn áp, ngăn chặn các vụ đó.

* Xem: 25-7-1864, 25-5-1881, 15-9-1896, 6-1-1903, 28-8-1909, 24-1-1912.

20 tháng Mười 1904

Trên công trường đường sắt Yên Bái, một công nhân với tư cách là quản trông coi số công nhân gốc người Bắc Ninh đã làm dơn gửi về cho Tổng dốc Bắc Ninh tố cáo tên thương tá tỉnh

19- VNNSKLS

Page 11: Nhung su kien lich su Part 2

290 DƯƠNG KINH QUỐC

Yên Bái dã tự ý bắt công nhân làm khoán. Nội dung đơn cho biết: anh em công nh ân đã không chịu làm theo chế độ làm khoán vói lý do là anh em chưa được lệnh của Công sứ và của các nhà chức trách địa phương nơi mình xuất phát (tức Bắc Ninh). Do đó, tên thương tá rấ t căm tức, nhưng không làm gì được anh em.

25 tháng Mười 1904Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập Trường Cao dang Y khoa Đông Dương (École de M édecine de l’lndochine).

* Xem: 29-12-1913.

25 tháng Mười 1904Toàn quyển Đông Dương ra

nghị định cho thiết lập mạng lưới diện thoại ở Hải Phòng.

Tháng Mười 1904Toàn thể công nhân đội 2,

gốc người Thái Bình (tức lán Thái Bình) bị cưỡng bức làm trên công trường đường sắt Yên Bái, đã cử một dại biểu dứng tên làm dơn gửi về Công sứ Thái Bình d ế tô' cáo tên trưởng dồn Phục Linh không chịu làm lán cho công nhân ở và không cung cấp nồi niêu, bát dĩa cùng chiếu nằm cho công nhân dùng. Kết quả bước đầu của sự đấu tranh bằng hình thức đơn này; tên Giám đốc Công chính đã phải hứa với Tliốiig sứ Bắc Kỳ là sẽ

gửi ngay lập tức 5 nghìn chiếc chăn để phân phát cho công n h ân trê n công trường, mà trước hết sẽ phân phát cho sô công nhân lán Thái Bình.

1 tháng Mười Một 1904Tổng thống Pháp ra sắc lệnh

bắt thanh niên ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ di lính, gia nhập lực lượng quân dội chính quy, hay còn gọi là Quân đội thuộc địa (Armée coloniale).

Sắc lệnh quy định một số điểm chính sau:

1. Tất cả dân đinh khoẻ mạnh, không can án. tuổi từ 22 đến 28 đều nằm trong diện phải đi lính.

2. Hằng năm, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định (sau khi được Bộ trưởng Bộ Thuộc địa chuẩn y) ấn định tổng scT lượng lính cần tuyển, và dựa vào sô" đinh của các tỉnh mà phân bổ sốlượng lính cần tuyển cho từng tỉnh. Công sứ và quan lại hàng tỉnh lại phân bể về cho từng xã.

3. Thời hạn tại ngũ là 5 năm. Hết hạn có thể xin ở lại. Hạn tại ngũ tối đa là 20 năm.

- Ngày 9-3-1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định quy định binh lính thuộc lực lượng quân dội chính quy nếu có phạm tội gì đều do Toà án binh hoặc các Toà án Pháp xét xử.

* Xem: 7-7-1900, 28-8-1908,22-2-1910.

Page 12: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 291

1 tháng Mười Một 1904Tổng thống Pháp ra sắc lệnh

cho tô chức lực lượng quân dự bị người bản xứ ở Đông Dương (R eserves in d ig en es en Indochine). Lực lượng này mỗi năm phải tập trung để luyện tập tối đa 15 ngày; theo nghị đ ịnh của Toàn quyền Đông Dương, lực lượng này sẽ bị động viên từng khoá hoặc toàn bộ, khi cần thiết.

* Xem: 22-2-1910.

5 tháng Mười Một 1904Sắc lệnh thành lập những

trung dội công binh người bản xứ toàn Đông Dương.

* Xem: 26-4-1905.

8 tháng Mười Một 1904Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thi hành chính sách độc quyền sản xuất, khai thác và bán m uối trên toàn Đông Dương, và giao quyền diều hành việc này cho sở Thương chính và Độc quyền Đông Dương. Nội dung nghị định có một số điểm chính sau đây:

1. Ai muốn khai thác muối - dù là ruộng hay mỏ muối - đều phải làm đơn xin phép Giám đốc Sở Thương chính và Độc quyền, thông qua nhân viên của sở ở địa phương; chỉ được hành nghề sau khi đã được sở cấp cho giấy phép đặc biệt.

2. Tất cả sô' muối sản xuất được đều phải phân loại, ghi sổ

sách rõ ràng, và phải bán hết cho Sở. Tuyệt đối người sản xuất không được lưu giữ một chút muối nào dù chỉ để cho gia đình mình dùng, muốn dùng, phải mua lại của sở. Giá cả mua và bán đều do sỏ quy định, sở quy định giá bán cho người tiêu thụ gồm ba thành phần: giá chính thức mà Sở mua của người sản xuất; thuế' tiêu dùng đánh vào người tiêu thụ; phí tổn vận chuyển, hao hụt.

3. Sau mỗi vụ thu hoạch tối đa ba ngày, người sản xuất phải giao nộp bằng hết sô' muôi sản xuất được cho Sở. Nếu giao nộp chậm không đúng hạn, thì toàn bộ số muối sẽ bị coi là muối lậu, sẽ bị Sở tịch thu, và người sản xuất sẽ bị phạt từ 50 frăng đến1.000 frang.

4. Số muối sản xuất nhiều nhưng khai ít, diện tích ruộng muối và số lò muối khai thác không đúng hoặc cố tình ẩn giấu, thì người sản xuất sẽ bị phạt từ 100 frăng đến 1.000 frăng, và toàn bộ số muối sẽ bị Sở tịch thu, coi như muôi lậu. Nếu tái phạm, người sản xuất sẽ bị tịch thu công cụ sản xuất và bị đình chỉ sản xuất.

5. Cơ sở sản xuất muối nào mà tự động ngừng sản xuất trong một năm thì khi muốn sản xuất lại, phải xin phép sở. Nếu cứ tự ý sản xuất, không xin phép, người sản xuất sẽ bị phạt từ 100 frang đến 1.000 frăng,

Page 13: Nhung su kien lich su Part 2

292 DƯƠNG KINH QUỐC

và toàn bộ muôi sản xuất ra sẽ bị Sở tịch thu. Nếu tái phạm, sỏ sẽ tịch thu toàn bộ công cụ sản xuất và không cho sản xuất nữa.

6. Tuyệt dối cấm không ai được tự động bán muối. Sở sẽ lập các cửa hàng bán muôi lẻ cho dân dùng. Mọi việc chuyển vận muối trên đường đều phải có giấy tờ đầy đủ ghi rõ: sô" lượng và loại muối vận chuyển; nơi giao m uôi; nơi n h ậ n muối; phương tiện vận chuyển; ngày giờ khởi hành; tuyến đường sẽ đi qua...

7. Tất cả những ai mua - bán lậu muôi, hoặc người sản xuất tự ý giữ muối lại để dùng, đều bị p h ạ t tiền từ 50 frăng đến2.000 frăng và phạt giam từ 5 ngày đến 6 tháng; ngoài ra, toàn bộ số muối, dụng cụ đựng muôi, phương tiện chuyên chở muôi, đều bị Sở tịch thu. Nếu tá i phạm, sẽ bị phạt tiền từ 2.000 frăng và phạt giam tối thiểu 1 tháng.

* Xem: 6-10-1897, 20-12-1902.

22 tháng Mười Một 1904Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập tỉnh Đắc Lắc, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Tỉnh lỵ đặt tạ i Buôn Mê Tlruột. Địa bàn tỉnh Đắc Lắc bao gồm các vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú thuộc phía tây các tỉnh Phú Yên và Khánh Hoá.

- Ngày 9-2-1913: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển gọi

tỉnh Đắc Lắc thành Đại lý Đắc Lắc và cho trực thuộc tỉnh Công Tum (cũng dược thành lập theo nghị định ngày9-2-1913).

- Ngày 2-7-1923: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách Đại lý Đắc Lắc ra khỏi tỉnh Công Tum dể thành lập lại tỉnh Đắc Lắc. Tỉnh lỵ tỉnh Đắc Lắc đặt tại Buôn Mê Thuột.

- Ngày 5-6-1930: Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Mê Thuật.

* Xem: 9-2-1913, 4-7-1905.

23 tháng Mười Một 1904Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thiết lập mạng lưới quan sá t k h í tượng ở Đông Dương (Réseau Météorologique). Mạng lưới gồm ba loại;

1. Các dài diện báo khí tượng (postes sémaphoriques) đặt ở: H ải Phòng, Mũi D inh (Cap P a d a ra n ) , V ũng T àu (Cap Saint-Jacques), Sơn Trà.

2. Các trạm quan sát khítượng ( s ta tio n sm étéorologiques) đ ặ t ở: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Đồng Hới, Vinh, Quảng Ngãi, Hà Nội, Móng Cài, Lào Cai, Thanh Hoá, Quảng Trị.

3. Các trạm quan sát khí hậu, thời tiế t ( s ta tio n climatologiques) đặt tại: Sài Gòn, Côn Đảo, Sóc Trăng, ông Yếm, Kampốt, Huế, Di Linh, Cao Bằng, Quảng Yên, Tuyến Quang, Hà Giang, Sơn La, Phủ Lạng Thương, Xiêng Khoảng, Viêng Chăn, Luông Phabang,

Page 14: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 293

Atôpơ, B attam bang , Phnôm Pếnh, Vân Nam. Long Châu, Mông Tự (Mongtseu).

* Xem: 16-9-1902.

25 tháng Mười Một 1904Toàn quyền Đông Dương gửi

thông tri cấm các viên chức không được tham gia vào các hoạt động thương mại.

Tháng Mười Một 1904Cống n h ân công trường

đường sắt Lào Cai ở khu vực cây sô' 74 đoạn đường Phục Linh đã cứ nhiều dại biểu trực tiếp di gặp trưởng đồn sen đầm - kẻ phụ trách quãng đường này - dế kiện một nhân viên công trường đã đuổi công nhân ra khỏi lán trại, khiến cho 200 người phải ngủ ngoài trời.

Tháng Mười Một 1904Công nhân người gốc tỉnh

Phúc Yên bị cưỡng bức làm trên công trường đường sắt Yên Bái đã làm dơn tập thể gửi về Công sứ Phúc Yên d ể kiện nhà thầu công trường dã cho công nhân ăn uống cực khổ, dã cúp xén khẩu phần ăn của công nhân. Ngoài ra, anh em còn tô" cáo nhà thầu đã có thái độ hằn học đỗi với một người cai được nhà cầm quyền địa phương cử ra trông coi anh em vì người cai này đã bênh vực anh em và phản đối nhà thầu.

6 tháng Mười Hai 1904

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định dổi gọi tỉnh cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông; tỉnh ly củng dôi gọi là Hà Đông.

- Ngày 26-12-1896: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển tỉnh ly tỉnh Hà Nội về làng cầu Đơ (thuộc huyện Thanh Oai, phủ ứng Hoá, tỉnh Hà Nội lúc bấy giờ).

- Ngày 3-5-1902: Toàn quyền Đông Dương ra nghị dịnh đổi tên tỉnh Hà Nội thành tỉnh cầuĐơ: tỉnh lỵ đặt tại Cầu Đơ.

7 tháng Mười Hai 1904

Đại diện sô" công nhân gốc tỉnh Hải Dương bị cưỡng bức làm trên công trường đường sắt Yên Bái - Lào Cai đã làm đơn gửi về Công sứ Hải Dương d ế tố cáo bọn nhân viên công trường, kể cả Việt lẫn Âu, đã chửi bới, đánh đập tàn tệ công nhân và không trả lương cho công nhân, khiến công nhân sôhg rấ t cực khổ, đói rét.

15 tháng Mười Hai 1904

Tám công nhân (trong đó có năm người là đội) gốc tỉnh Hải Dương bị cưỡng bức làm trên công trường đường sắt Yên Bái- Lào Cai đã làm dơn tập thế gửi về Công sứ Hải Dương d ể kiện bọn nhà thầu công trường đã không làm đúng những điều đã hứa khi tuyển mộ, đã quit hai tháng lương của công nhân, đã ăn bớt khẩu phần ăn uống của

Page 15: Nhung su kien lich su Part 2

294 DƯƠNG KINH QUỐC

công nhân, đã bỏ mặc công nhân bị đau ốm.

Năm 1904Thành lập Hẫng Liên hiệp

Thương mại Đông Dương và Phi châu (1’U nion C om m erciale Indochinoise et Africaine, viết tắ t là L’U. C.I.A). Trụ sở đặt tại Pari (Pháp). Đôi tượng hoạt động của Hãng: kinh doanh về kỹ nghệ, thương mại, tài chính, nông nghiệp, hầm mỏ, về bất động sản và động sản. Có hai cửa hàng lớn đặt ở Hà Nội và Sài Gòn; ngoài ra có các chi nhánh ở Đông Dương, M arốc, Vân N am . về vốn: N ăm 1904:5.300.000 frăng (gồm 10.600 cổ phần/500 frăng); năm 1906:8.000.000 frăn g (16.000 cổ phần/500 frăng); năm 1918:9.000.000 frăng; năm 1919:

12.000.000 frăng; năm 1920:25.000.000 frăng; năm 1925:35.000.000 frăng.

* Xem: đầu tháng 5-1909.

Năm 1904Thành lập công ty Rừng và

D iêm Đông D ương (Société Indochine F o restie re e t des Allumettes). Trụ sở Công ty đặt tại Bến Thuỷ. Đối tượng hoạt động: khai thác (buôn bán) rừng rú và gỗ Đông Dương; chế tạo và bán diêm. Công ty có nhà máy diêm ở Bến Tliuỷ và Hà Nội; có nhà máy cung cấp năng lượng điện ở Bến Thuỷ; có đồn điền trồng cà phê. về vốn: năm 1904 có 1.600.000 frăng (gồm 16.000 cổ phẩn loại 100 írăng); năm 1922: 2.276.000 frăng; năm 1924: 4.552.000 frăng; năm 1925: 9.104.000 frăng.

1905

20 tháng Giêng 1905Phan Bội Châu và Táng Bạt

Hổ sang Nhật.- Thời gian ở Nhật, Phan Bội

Châu đã gặp Lương Khải Siêu, Bá tước Đại Ôi, Tử tước Khuyển Dưỡng Nghị, v.v..., Phan Bội Châu viết cuốn Việt Nam vong quốc sử và nhờ Lvíơng Khải Siêu xuất bản ở Nhật.

- Tháng 6-1905: Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính về nước, mang theo một sô" cuốn sách Việt Nam vong quốc

sử cổ động thanh niên xuất dương du học.

4 tháng Ba 1905

Công nhân đội 1 lán Thái Bình bị cưỡng bức làm trên công trường đường sắt đã cử một đại biểu đứng tên làm đơn gửi về Công sứ Thái Bình đ ể kiện tên thầu khoán người Pháp của công trường đã chửi rủa, đánh

Page 16: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 295

đập và de giết anh em công nhân.

17 tháng Ba 1905Thực dân Pháp bắt đầu khai

thác toàn tuyến dường xe lửa từ Hà Nội di Vinh - Bến Thuỷ, dài 326 km.

- Ngày 9-1-1903: Bắt đầu khai thác đoạn Hà Nội đi Ninh Bình, dài 114 km.

- Ngày 20-12-1904: bắt. đầu khai thác tiếp doạn Ninh Bình di Hàm Rồng (Thanh Hoá), dài 57 km.

- Ngày 17-3-1905: bắt đầu khai thác đoạn Hàm Rồng đi Vinh - Bến Thuỷ, dài 155 km, đồng thời cũng là ngày khai thác toàn tuyên đường Hà Nội - Bến Thuỷ.

27 tháng Ba 1905Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định đặt giải thưởng cho dân chài lưới người Việt Nam nào phát hiện ra những dải đá ngầrn mà trên bản đồ hàng hải chưa ghi được ở vùng vịnh Hạ Long.

12 tháng Tư 1905Nhiều công nhân lán Thái

Bình bị cưỡng bức làm trên công trường đường sắt Yên Bái - Lào Cai đã kéo nhau đón dường gặp viền An sát Yên Bái, khi tên này đi kinh lý qua vùng Cánh Hồng, d ể kiện tên sếp công trường người Pháp vì tên này thường xuyên đánh đập công nhân rấ t tàn nhẫn. Kết quả bước đầu là viên An sát đã phải báo cáo tình hình đó lên Tuần phủ Thái Bình

và Tuần phủ Thái Bình lại báo cáo lên Công sứ Bảo Hà để Công sứ Bảo Hà can thiệp.

19 tháng Tư 1905Thực dân P háp cho mở

Trường dào tạo hạ sĩ quan người Việt tạ i P hả Lại (École des Sous-officiers indigenes).

26 tháng Tư 1905Thi hàn h sắc lệnh ngày

5-11 -1904 của Tổng thống Pháp, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho thành lập hai trung dội công binh người Việt: 1 ở Bắc k ỳ và 1 ở Nam Kỳ.

12 tháng Năm 1905Đại biểu công nhân đội 2 lán

Thái Bình làm trên công trường đường sắt đoạn Lào Cai - Bảo Thắng đã làm đơn gửi về Công sứ Thái Bình để kiện bọn thầu khoán công trường đã không làm đúng những điều hứa hẹn khi tuyển mộ, đã bớt sén phần ăn uống của công nhân, đã bắt công nhân làm khoán với mức quá cao khiến công nhân phải kéo dài thời gian lao động, do đó hàng ngày có chừng 20 đến 50 người bị ốm phải nghỉ việc và bị nhà thầu trừ lương. Trong đơn còn đề cập đến các đội công nhân làm tại các địa điểm khác, cũng cùng chung tình trạng, cảnh ngộ khổ cực như thế. Cuối cùng, lá đơn đòi phải để những người đã hết hạn làm việc được trở về quê quán.

Page 17: Nhung su kien lich su Part 2

296 DƯƠNG KINH QUỐC

14 tháng Năm 1905Đại diện số công nhân đội 1

lán Thái Bình bị cưỡng bức làm trên công trường đường sắt Yên Bái - Lào Cai, đoạn Cánh Hồng, đã làm đơn gửi về Công sứ Thái Bình để kiện bọn thầu khoán công trường đã không làm đúng những điều giao ước, hứa hẹn khi tuyển mộ, đã cắt xén khẩu phần ăn của công nhân, đánh đập công nhân rấ t dã man đến mức gây thương tích cho anh em.

18 tháng Năm 1905

Bốn phần năm (4/5) số công nhân bị cưỡng bức làm trên công • trường đường sắt địa phận Lào Cai, đã đấu tranh phản đối phải làm việc quá sức, ăn uống thiếu thốn cực khổ, và đòi trở về quê quán, bằng hình thức kéo nhau ra trạm xá để đòi được khám bệnh và chữa bệnh.

Tháng Năm 1905

Công nhân Thái Bình bị cưỡng bức làm trên công trường đường sắt Lào Cai đã liên tiếp đấu tranh mạnh mẽ để đòi bọn chủ phải thi hành đúng những lời giao ước khi tuyển mộ, nhất là về vấn đề ăn, ở, lương bổng; phản đối việc dôi xử quá tàn bạo của bọn cai người Pháp; đòi về quê quán đúng kỳ hạn.

Trước tình hình đấu tranh của công nhân như thế, Cống sứ

Thái Bình đã phải thừa nhận rằng: “Một tình trạng sục sôi đang nổi lên trong đám cu ly Thái Bình”. Còn bọn chủ công trường đã buộc phải cách chức một nhân viên cùa chúng vì tên này đã đánh đập công nhân. Ngoài ra, chúng còn gửi thông tri báo cho tấ t cả bọn nhân viên người Âu biết rằng: bất kỳ ai, hễ có thái độ đối xử tàn bạo với công nhân, đều bị cách chức hoặc đuổi khỏi công trường. Đồng thời, chúng cũng phải quy định lại giờ làm việc cho công nhân trên toàn công trường: giảm giờ làm xuống 10 tiếng/ngày: sáng từ 5 giờ đến 10 giờ, chiều từ 16 giờ đến 21 giơ; và bắt đầu cho thi hành ngay từ ngày 24-5-1905.

20 tháng Sáu 1905Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định bãi bỏ Đạo Quan binh1 ở Lạng S ơ n /1) chuyển Lạng Sơn thành tỉnh, dặt dưới chế độ cai trị dân sự; chuyên trả Tiêu quân khu Móng Cái về tỉnh Quảng Yên.

- Theo nghị định Toàn quyền ngày 31-12-1907, địa bàn tỉnh Lạng Sơn gồm: phủ Tràng Định với các châu Thoát Lãng, Thất, Khê, Bình Gia, Bắc Sơn; phủ Trùng Khánh với các châu Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Uyên, Ôn, Bằng Mạc. Và ngày

(1) Khi mới thành lập (9-9-1891), dạo lỵ đạ Quan binh 1 ở Phả Lại; ngày 5-8-1896 chuyển về Lạng Sơn.

Page 18: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 297

19-12-1917, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định thành lập thêm châu Điềm He.

* Xem: 9-9-1891, 11-4-1900,10 12 1906, 14-11-1912.

4 tháng Bảy 1905Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành Zập tỉnh tự trị Plâycu Đe (Pleikou Derr); tỉnh lỵ đ ặ t tạ i làng P lâycan Đe (Pleican Derr) của dân tộc Gia rai. Địa bàn tỉnh Plâycu Đe bao gồm các vùng cư trú của đồng bào dân tộc thiểu soT Xơ đăng, Ba na, Gia rai tách từ tỉnh Bình Địnli ra.

- Ngày 25-4-1907: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ tỉnh Plâycu Đe. Toàn bộ đất đai của tỉnh này chia làm hai phần: một gọi là Đại lý Công Tuĩĩi (Kontum), cho sáp nhập t rở lại tỉnh Bình Định và đặt dưới sự cai trị của Công sứ Bình Định; một gọi là Đại lý Cheo Reo, cho sáp nhập vào tỉnh Phú Yên và đặt dưới quyền cai trị của Công sứ Phú Yên.

- Ngày 9-2-1913: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Công Tum\ toàn bộ đất dai của hai đại lý Công Tum và Cheo Reo, tức toàn tỉnh Plâycu Đe cũ, được nhập vào tỉnh Công Tum.

* Xem: 16-12-1910, 9-2-1913.

12 tháng Bảy 1905Thực dân Pháp bắt đầu khai

thác tuyến đường xe điện Đà Nang - Hội A n , dài 27 km, rộng0,60 m.

12 tháng Bảy 1905Hai mươi công nhân người

tỉnh Hưng Hoá, bị cưỡng bức

làm việc trên công trường đường sắt Yên Bái, đã đồng lòng bỏ trốii tập thể và thủ tiêu một sô" dụng cụ lao động.

Cuối tháng Bảy 1905Ba công nhân, người Sơn

Tây, bị cưỡng bức lao động trên công trường đường sắt Yên Bái, đã bỏ trôn tập thể.

- Viên quan cai trị Yên Bái dã phải đánh điện tín báo cáo sự kiên này lên Thông sứ Bắc Kỳ và Công sứ Sơn Tây dế yêu cầu cấp trên có biện pháp cứng rắn đối với tỉnh Sơn Tây, vì tỉnh này có nhiều công nhân bỏ trôn khỏi công trường. Thông sứ Bắc Kỳ cũng phải đánh điện khẩn gửi Công sứ Yên Bái báo tin Thống sứ sẽ đệ việc này lên Toàn quyền Đông Dương để xin chỉ thị.

Cuối tháng Bảy 1905Mở đầu phong trào Đông du

của Duy Tân hội, P han Bội Châu và Đặng Tử Kính đưa 3 thanh niên đầu tiên xuất dương sang Nhật du học. Trong thời gian ở Nhật lần này, Phan Bội Châu viết bài Khuyến quốc dân du học văn và bài Khuyến quốc dân tưtrỢ du học văn để kêu gọi đồng bào toàn quốc xuất dương du học và ủng hộ, giúp đỡ việc du học.

- Trong thời gian đầu, Phan Bội Châu thuê một nhà trọ ở Hoành Tân và đặt tên là “Bính Ngọ Hiên” để làm trụ sở tiếp nhận thanh niên trong nước xuất dương du học. về sau “Bính Ngọ Hiên” chuyển về Đông Kinh.

- Đầu tháng 6-1908 đã có khoảng 200 du học sinh (trong đó có khoảng

Page 19: Nhung su kien lich su Part 2

298 DƯƠNG KINH QUỐC

100 người Nam Kỳ, hơn 50 người Trung Kỳ và hơn 40 người Bắc Kỳ). Đa sô" du học sinh là con cháu các sĩ phu. Có 3 thiếu nhi dưới 10 tuổi, người Nam Kỳ, tên là Trần Văn An, Trần Văn Thư, Trần Vĩ Hùng; và có hai người con của Lương Văn Can.

* Xem cuối 5-1904.

Tháng Bảy 1905Liên tiếp mấy tháng liền, kể

từ tháng 7-1905, thường xuyên hàng ngày có khoảng 42 người (gồm; công nhân làm đường sắt sau khi ở công trường trở về làng xóm; mẹ và vợ goá, con côi của những công nhân đã bị chết ngay tại công trường hoặc bị chết tại quê hương sau khi ở công trường về) đã kéo nhau đến Toà Công sứ Sơn Tây để đấu tranh đòi tiền lương mà bọn chủ công trường ăn quit; đòi tiền tử tuấ t của chồng, con; đòi tiền trợ cấp ốin đau, thương tậ t sau khi thôi việc như những khoản giao ước khi tuyển mộ. Cũng trong khoảng thời gian này, khi Công sứ Sơn Tây đi kinh lý huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai, đã có rấ t nhiều công nhân (vì ôm yếu, bệnh tậ t nặng, phải bỏ công triíờng trở về gia đình) trực tiếp kéo đến gặp Công sứ để đòi “trả lại cho họ những gì còn thiêu của họ”. Kết quả bước đầu của cuộc đấu tranh này: Công sứ Sơn Tây đã phải hứa với họ rằng chính quyền cấp trên sẽ nghiên cứu giải quyết quyền lợi cho anh em. Ngoài ra, bản th ân tên Công sứ, trong chuyến đi kinh

lý đó đã phải phái người đưa vào bệnh viện một công nhân bị ôm nặng, không còn đủ sức để làm việc nuôi mẹ già và em dại. th ậm chí để nuôi bản th ân mình, ngay từ ngày rời công trường đường sắt trở về. Và tấ t cả tình hình đó, Công sứ đều đã phải báo cáo lên Tliốiig sứ Bắc Kỳ.

31 tháng Tám 1905Tổng thốhg Pháp ra sắc

lệnh; bãi bỏ Hội dồng Thượng thẩm (xem 1-11-1901); thành lập tại Toà Thượng thấm Đông Dương (xem 8-8 -1898) hai phòng: Phòng 4 và Phòng khởi tố 2 d ể thay chức năng của Hội dồng Thượng thẩm trước dó; sửa dôi một sô' hình thức phạt của Nam triều. Cụ thể là:

1. Phòng 4: do một Phó Chánh án Toà Thượng thẩm Đông Dương và hai cố vấn phụ trách. Các phiên toà đều xét xử công khai. Theo sự giới thiệu của Thông sứ Bắc Kỳ và Tổng biện lý tư pháp Đông Dương, hai quan lại người Việt được Toàn quyền Đông Dương cho đến dự các phiên toà và có quyền biểu quyết.

2. Phòng khởi tô 2: do Chánh án Toà Thượng th ẩm Đông Dương cử người phụ trách; mỗi nhiệm kỳ 6 tháng. Phòng phụ trách mọi vụ xảy ra ở Bắc Kỳ. Trung Kỳ và Lào; xét xử mọi đối tượng: Pháp, Việt, ngoại kiều v.v...

Page 20: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 299

Trụ sở của hai phòng đều đặt ở Hà Nội. Chánh án Toà Thượng thẩm Đông Dương có quyền chủ toạ các phiên họp của hai phòng này.

3. Sửa đôi hình phạt của Nam triều: hình tliức xử giảo (thắt cổ), xử chém bêu đầu thay bằng xử chém; hình thức quân (bắt đi phục dịch trong quân ngũ ở những vùng rùng núi xa xôi) thay bằng hình thức bắt đi lao dịch từ 5 năm đến 20 năm; hình thức giảo giam hậu (bắt thắ t cổ nhưng còn đợi xét thêm) và trảm giam hậu (xử chém bêu đầu nhưng còn đợi xét thêm) thay bằng hình thức bắt đi lao dịch khổ sai từ 5 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân; hình thức lưu (đầy đi xa từ 2 nghìn dặm đến 3 nghìn dặm) thay bằng hình thức bắt đi lao dịch khổ sai từ 1 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân; hình thức bắt làm nô lệ thay bằng hình thức bắt đi lao dịch khổ sai tù 1 năm đến 5 năm; hình thức phạt roi, p h ạ t trượng, đóng gông, thích chàm, v.v..., thay bằng hình thức phạt giam từ 1 ngày đến 5 năm là tối đa.

* Xem: 8-8-1898, 1-11-1901,2-2-1912.

31 tháng Mười 1905Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho thành lập ngạch Tham tá người Việt ở Trung Kỳ để đưa vào làm tạ i các văn phòng Khâm sứ và các Toà Cống sứ. Muôh vào ngạch này, phải có

ít nhất một quá trình làm việc12 năm, biết tiếng Pháp và phải qua một kỳ thi. Đề thi do Khâm sứ ra. Một khi được vào ngạch, chỉ được làm công việc như: kê toán, sắp xếp hồ sơ, văn thư, song luôn luôn phải đặt dưới sự chỉ đạo của một viên chức người Pháp. Tuyệt đối không được giữ công quỹ và tham gia vào các công việc quản lý hành chính.

- Trước đó, ngày 23-8-1904, Toàn quyền Đông Dương cũng dã ra nghị định thành lập ngạch Tham tá ngưòi Việt ở Bắc Kỳ để dưa vào làm tại Phủ Thông sứ Bắc Kỳ và các toà Công sứ cấp tỉnh.

31 tháng Mười 1905Thành lập thị xã Phúc Yên.* Xem 18-2-1904.

31 tháng Mười 1905Thành lập thị xã Chợ Bờ.* Xem: 18-3-1891.

7 tháng Mười Một 1905Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định tách ba xã có đồng bào các dân tộc thiểu sô"cư trú ở Hưng Nhơn, Như Lâm, Thừa Lịch ra khỏi tỉnh Bình Thuận để sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ).

14 tháng Mười Hai 1905Toàn quyền Đông Dương ra

nghị đ ịnh về việc tuyển Trì huyện, Tri phủ và Đốc phủ sứ ở các tỉnh Nain Kỳ. Nghị định này cho áp dụng kể từ ngày 1-1-1906; nội dung chính như sau:

Page 21: Nhung su kien lich su Part 2

300 DƯƠNG KINH QUỐC

1. Tri huyện có hai hạng: hạng n h ấ t hưởng lương năm 840 đồng Đông Dương; hạng nhì. lương' năm 720 đồng Đông Dương. M uốn giữ chức Tri huyện hạng nhi, phải qua một kỳ thi sát hạch, chương trình do Thông đốc quy định. Nội dung chương tr ìn h chủ yếu nhằm kiểm tra trình độ Pháp văn và tri thức về hai hệ thông tể chức hành chính Pháp và Nam. Kỳ thi mở vào đầu năm. Tiêu chuẩn để được dự thi làm Tri huyện hạng nhì là những người sau đây: thư ký văn phòng các tỉnh, thư ký Phủ Thôiig dốc hay Phủ Toàn quyền có mức lương năm loại 660 đồng hoặc 720 đồng; chánh tổng hạng nhất có mức phụ cấp làm việc hàng năm loại 300 đồng (còn hạng nhì 240 đồng, hạng ba 180 đồng, đều không dược dự thi); ai biết chữ Nho sẽ được cộng thêm điểm. Ngoài ra còn quy định thêm: 10 năm làm chánh tổng (trong đó phải có 5 năm giữ chức chánh tổng hạng nhất) mới được dự thi; 5 năm làm thư ký ở văn phòng cấp tỉnh mới được dự thi (còn thư ký Phủ Thốiig đốíc hoặc Phủ Toàn quyền thì được coi như đã kinh qua thư ký cấp tỉnh rồi). Tri huyện hạng nhất chỉ được tuyển trong số Tri huyện hạng nhì đã có ít nhất 2 năm thâm niên.

2. Tri phủ có hai hạng: hạng n liấ t lương năm 1.440 đồng; hạng nhì: 1080 đồng. Tri phủ

hạng nhì chỉ được tuyển trong số Tri huyện hạng nhất có thâm niên ít nhất 2 năm. Tri phủ hạng nhất chỉ được tuyển trong sô" Tri phủ hạng nhì có thâm niên ít nhất 2 năm.

3. Đốc phủ sứ lương năm 1.800 đồng, chỉ được tuyển trong sô Tri phủ hạng nhất có thâm niên ít nhất 3 năm.

- Điều cần lưu ý là: ở Nam Kỳ, tỉnh không chia thành phủ, huyện. Mỗi tỉnh, ngoài tỉnh ly ra, còn có thể dặt một số trung tâm hành chính (centres administratifs). Đứng dầu tỉnh và đóng tại tỉnh lỵ (chef-lieu), là “quan chủ tinh” (administrateur) ngiíời Pháp. Đứng dầu mỗi “Trung tâm hành chính” là một viên chức ngưòi Pháp hoặc một viên chức người Việt. Viên chức người Việt này được gọi là Tri phủ hoặc Tri huyện, hoặc Đốc phủ sứ. Tuy nhiên Tri phủ hạng nhất và Đốc phủ sứ còn có thể dược sử dụng làm Thư ký (secretaire) tại các văn phòng của “Quan chủ tỉnh” ở tỉnh lỵ, ở Sài Gòn, hoặc làm thư ký văn phòng Phủ Thống đốc Nam Kỳ.

* Xem: 26-12-1918.

14 thảng Mười Hai 1905Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định về việc tuyến dụng người Việt vào làm thư ký tại các văn phòng cấp tỉnh ở Nam Kỳ và tại Toà Thống đốc, Phủ Toàn quyền ở Nam Kỳ. Nội dung gồm một số điểm chính sau;

1. Thư ký chia làm 5 loại:a)T h ư k ý tập sự (lương năm 240đồng); b) Trợ lý th ư ký (lương năm hạng nhất 480đồng,

Page 22: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 301

hạng nhì 420đồng, hạng ba 360đồng); c) Thư ký thực thụ (lương năm hạng nhất 660 đồng, hạng nhì 600 đồng, hạng ba 540 đồng); d) Chánh thư ký (lương năm hạng nhất 840 đồng, hạng nhì 780 đồng, hạng ba 720 đồng); đ) Thư ký k ế toán (lương năm hạng nhất 1.440 đồng, hạng nhì 1.200 đồng).

2. Điều kiện để được chấp nhận là Thư ký tập sự: tối thiểu 18 tuổi, tối đa 30 tuổi, có bằng tốt nghiệp trung học; biết tiếng Pháp; phải dự kỳ thi tuyển hằng năm tổ chức vào quý I; chương trình do Thống đốc quy định. Trúng tuyển, phải qua 1 năm tập sự, sau đó mới được xét vào TrỢ lý thư ký hạng 3. Ở mỗi hạng, phải có thâm niên ít nhất2 năm mới được xét lên hạng trên.

3. Riêng chức Chánh thư ký hạng nhất, chỉ có thể lên Thư ký kế toán sau 2 năm thâm niên và phải đạt kết quả trong một kỳ thi kiểm tra nghiệp vụ nữa, do Thống đốc quy định chương trình.

4. Thư ký thực thụ hạng nhất (lương năm 660đồng) và chánh thư ký hạng ba (lương năm 720 đồng), (ỉều được dự kỳ thi tuyển làm Tri huyện hạng nhì (lương năm 720đồng).

Năm 1905Thành lập Công ty Nhà máy

Cưa và Nhà máy Diêm Thanh Hoá (Société des Scieries et F a b riq u e s d ’A llu m e tte s du Thanh Hoá); Trụ sở tạ i Nam Định ; có nhà máy cưa và diêm ở Hàm Rồng, Thanh Hoá.

1906

1 tháng Hai 1906

Thực dân Pháp bắt đầu khai thác toàn tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai, dài 390 km.

- Ngày 16-6-1902: bắt đầu khai thác đoạn Hải Phòng - Hà Nội (99 km).

- Ngày 10-3-1903: Khai thác tiếp Hà Nội - Việt Trì, (67 km).

- Ngày 1-7-1904: khai thác đoạn Việt Trì - Yên Bái (83 km).

- Ngày 1-2-1906: Khai thác đoạn Yên Bái - Lào Cai (141 km) và toàn bộ tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, dài 390 km.

* Xem: 5-6-1901, 1-4-1910.

17 tháng Hai 1906Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập tỉnh Kiến An. Quá trình thành lập tỉnh Kiến An như sau:

- Ngày 11-9-1887: Thông sứ Bắc Kỳ ra nghị định thành lập tỉnh Hải

Page 23: Nhung su kien lich su Part 2

302 DƯƠNG KINH QUỐC

Phòng. Địa bàn gồm các huyện An Dương, Nghi Dương, An Lão (lúc dó đều dược tách từ phủ Kiến Thuỵ, tỉnh Hải Dương) và một sỏ" xã của huyện Thuỷ Đường (lúc dó thuộc phủ Kinh Môn, tỉnh Hái Dương). Tỉnh lỵ dặt tại Hải Phòng.

- Ngày 19-7-1888: thành lập thành phố Mải Phòng.

- Ngày 1-10-1888: Đồng Khánh ra dụ nhượng hẳn thành phố Hải Phòng cho Pháp; song tỉnh lỵ tỉnh Hải Phòng vẫn dặt tại thành phô' Hải Phòng.

- Ngày 31-8-1898: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách hẳn thành phô’ Hải Phòng ra khỏi tỉnh Hải Phòng và dặt thành một dơn vị hành chính riêng. Đồng thời chuyển tỉnh lỵ tỉnh líải Phòng từ Hải Phòng vổ Phủ Liễn.

- Ngày 5-8-1902: Toàn quyền Đông Dương ra nghị (tịnh dổi gọi tỉnh Hải Phòng thành tỉnh Phủ Liễn.

- Ngày 17-2-1906: dổi gọi tỉnh Phủ Liễn t hành tính Kiến An.

17 tháng Hai 1906Toàn quyền Đông Dương ra

nghị đ ịnh thành lập th ị xã Quảng Trị.

Tháng Hai 1906Phan Chu Trinh đến Hương

Cảng, rồi đi Quảng Đông gặp Phan Bội Châu. Sau đó, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh cùng sang Đông Kình d ể khảo sát tình hình giáo dục, chính trị của Nhật.

Trong cuộc hội kiến lần đầu này, Phan Chu Trinh một mặt lên án, đả kích vua quan triều

Nguyễn, và tán thành việc đưa học sinh sang Nhật, nhưng mặt khác lại khuyên Phan Bội Châu nên “chú ý về việc viết sách, không cần hô hào dánh Pháp, chi nên đề xướng dân quyền, dân dã giác ngộ quyền lợi của mình, bấy giờ mới có thế dần dần mưu tính đến việc khác”.

8 tháng Ba 1906Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định quy định quyền lực của Công sứ và Thống sứ đối với các làng, xã ở Bắc Kỳ về mặt tài sản và quyền tố tụng của làng xã. Nội dung nghị định có một số điểm chính sau:

1. Chính quyền làng xã muốn vay 500 đồng cho làng, phải được phép của Công sứ chủ tỉnh; vay trên 500 đồng, phải dược phép của Thốhg sứ Bắc Kỳ. Nếu không được Công sứ và Thống sứ chuẩn y thì mọi giấy tờ, giao kèo, văn khế dù có đóng triện của làng xã cũng chỉ được coi là giao kèo, văn khế của cá nhân các kỳ mục, tập thể làng xã không chịu trách nhiệm đối với các văn bản đó.

2. Kỳ mục làng xã không được phép bán hoặc cho thuê công điền công thổ của làng xã. dù là để chi dùng cho làng xã Thống sứ là người duy nhất có quyền cho phép chính quyền làng xã bán công điền công thổ.

3. Làng xã muốn khởi tố việc gì và khởi tô' ở cấp nào, đều phải được Cống sứ tỉnh sở tại cho

Page 24: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 303

phép. Nếu giải quyết không xong, muôn kháng cáo lên cấp khác thì phải được Thông sứ cho phép.

4. Cá nhân nào muốn khởi tô"vấn đề gì đối với làng xã, phải

làm đơn trình bày rõ với Công sứ tỉnh hữu quan; trong đơn phải ghi rõ: đôi tượng kiện, nguyên nhân kiện và yêu cầu giải quyết của mình. Công sứ sẽ chuyển hồ sơ đó về cho Hội đồng kỳ mục của xã hữu quan. Hội đồng kỳ mục hội bàn và báo cáo kết quả cho Công sứ, Cống sứ sẽ giải quyết trước. Trường hợp không ổn thoả, nếu muốn kháng cáo lên cấp cao hơn, phải được Thống sứ cho phép.

* Xem: 27-8-1904,12-4-1913.

8 tháng Ba 1906

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thiết lập Hội đồng hoàn thiện nền giáo dục bản xứ (Conseil de Perfectionnement de rE nseignem ent indigene). Nhiệm vụ của Hội đồng gồm:

1. Nghiên cứu mọi vấn đề có liên quan đến việc thiết lập hoặc cải tổ lại nền giáo dục đối với người bản xứ; đặc biệt cần lưu tâm đến các vấn đề như; lập lại các trường dạy chữ Nho ở Nam Kỳ; sửa đổi lại chương trình thi hương ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ nhằm đưa môn tiếng Pháp và khoa học sơ đẳng vào chương trình; hoàn thiện nền giáo dục tro n g các chùa ch iền ở

Campuchia, ở Lào; điều kiện để thiết lập một trường Cao đẳng cho dân các nước ở Đông Dương.

2. Duyệt các sách giáo khoa, từ điển, từ vị, v.v...

3. Lập kế hoạch và theo dõi việc xuất bản tờ tập san của ngành giáo dục.

4. Nghiên cứu, thu thập, bảo quản, và nếu cần, cho tái bản những tác phẩm cổ đại, cận đại về văn học, triết học, lịch sử của các nước Đông Dương.

- Hội dồng gồm các uỷ viên (tối đa là 25) vừa người Pháp, vừa người bản xứ, do Thống dốc, Thông sứ, Khâm sứ, Giám dốc Học chính Đông Dương, Giám dốc Trường Viễn Đông bác cổ lập danh sách giới thiệu và Toàn quyền bổ nhiệm. Hội đồng cử ra một ủy ban thường trực. Mỗi năm Mội đồng họp tối thiểu 1 lần. Các viên giám đốc các công sở chuyên ngành hay các công sở hành chính đều có quyền tham gia ý kiến.

- Ngày 16-5-1906: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho thành lập tại Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỷ, Campuchia, Lào, mỗi nơi một Hội đồng hoàn thiện giáo dục bản xứ dể nghiên cứu các vấn đề giáo dục có liên quan dến riêng từng nơi một. Hội dồng này trực tiếp làm việc với Uỷ ban thường trực của Hội dồng hoàn thiện nền giáo dục toàn Đông Dương.

* Xem: 30-10-1906, 4-1913.

19 tháng Tư 1906Thực dân Pháp bắt đầu khai

thác mạng lưới điện thoại liên tỉnh Hà Nội - Hải Phòng.

Page 25: Nhung su kien lich su Part 2

304 DƯƠNG KINH QUỐC

16 tháng Năm 1906Thực dân Pháp đ ặ t huy

chương đồng, huy chương bạc cho ngành giáo dục.

Tháng Năm 190625 công nhân (gồm 14 nam,

11 nữ), gốc người Thái Bình, bị cưỡng bức làm tại công trường đường sắt Lào Cai - Vân Nam, sau khi bị ốin đau nặng trở về quê quán, đã làm đơn tập thế gửi Cống sứ Thái Bình để kiện Công ty Pháp Hoả xa Vân Nam ăn quit tiền lương của mình.

Tháng Sáu - tháng Tám 1906

Nhiều vợ goá của công nhân người Nam Định đã gửi đơn cho Côngsứ Nam Định để kiện nhà thầu công trường đường sắt đã ăn quit tiền lương của chồng và không trả tiền tu ấ t cho các gia đình những công nhân bị tai nạn lao động chết trên công trường.

15 tháng Tám 1906Phan Chu Trinh gửi thư cho

Toàn quyền Đông Dương Pôn Bô (Paul Beau) sau khi Phan đi N hật và gặp Phan Bội Châu trở về. Nội dung thư: nêu lên tình trạng cơ cực của người dân Việt Nam; nêu lên những tệ nạn của quan trường đương thời lúc bấy giờ; chỉ rõ nguyên nhân của các tệ nạn đó là do Chính phủ Bảo hộ dung túng. Do đó, Phan Chu Trinh yêu cầu Pháp: phải có cải cách chính trị; phải thành thực

khai hoá cho người dân Việt Nam; phải kén chọn người hiền mà dùng; phải mở đường sinh nhai cho dân nghèo; phải mỏ rộng quyền ngôn luận, báo chí cho thân sĩ; phải cải lương dần pháp luật, khoa cử, thuế khoá, v.v...

30 tháng Mười 1906Thực dân Pháp ra nghị định

thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp - Việt ỏ Trung Kỳ. Chương trình này chủ yếu sử dụng tiến g Pháp. Mục đích nhằm loại bỏ dần nền “Hán học” ở Trung Kỳ.

* Xem: 17-3-1879,27-4-1904,8-3-1906,4 1913.

10 tháng Mười Hai 1906Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập tỉnh Hải Ninh. Tỉnh lỵ tỉnh Hải Ninh đặt tại Móng Cái. Địa bàn tỉnh gồm; toàn bộ phủ Hải Ninh (với 3 châu Móng Cái, Hà cối, Tiên Yên), tách từ Quảng Yên ra.

- Ngày 14-12-1912: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định xoá bỏ tình Hải Ninh đ ể thành lập lại Đạo Quan binh 1 và gọi là “Đạo Quan binh thứ nhất Hải Ninh”.

- Ngày 26-12-1919: Thống sứ Bắt Kỳ ra nghị định tách 2 tổng của châu Tiên Yên dể thành lập một châu mới gọi là châu Bình Liêu. Như vậy, địa hàn của Đạo Quan binh 1 Hải Ninh gồm có 4 châu: Móng Cái, Hà Cối. Tiên Yên, Bình Liêu.

* Xem: 9-9-1891,20-6-1905.

Page 26: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 305

26 tháng Mười Hai 1906Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thiết lập ngạch y tá người bản xứ ở Trung Kỳ.

* Xem: 15-12-1897,27-4-1907.

Năm 1906Phan Bội Châu viết cuốn

“Hải ngoại huyết th ừ ’ trên đất Nhật.

Sách gồm 2 tập: Sơ biên và Tục biên.

- Nội dung Sơ biên: lên án chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp; bóc trần chính sách bóc lột, chính sách ngu dân của thực dân Pháp đôi với nhân dân Việt Nam.

- Nội dung Tục biên: 1) Nêu lên ba nguyên nhân mất nước là: Vua không biết có Dân; Nước không biết có Dân; Dân không biết có Nước. 2) Đề ra phương pháp cứu Nước là sự đồng tâm của cả nước, bao gồm các thành phần sau đây: các nhà hào phú, các quan lại tại chức, con em các nhà quyền quý, các tín đồ Thiên Chúa giáo, các binh lính, các đảng phái và các hội, các nhân viên thông ngôn, ký lục, bồi bếp, các giới phụ nữ, con em các gia đình bị giặc tàn sát, học sinh hải ngoại.

Đây là mưòi tầng lốp được Phan Bội Châu sắp xếp theo thứ tự và coi là lực lượng của cách mạng lúc bấy giờ.

Năm 1906Phan Bội Châu tổ chức Việt

Nam Thương đoàn công hội ở Hương Cảng.

Hội viên gồm khoảng 40 Việt kiều ở Hương Cảng, trong đó có độ 3, 4 người làm nghề ký lục, còn đều làm bồi bếp. Thông phán Phạm Văn Tâm được cử giữ chức Hội trưởng. Mục đích của Hội là đoàn kết, giáo dục tinh th ần yêu nước cho Việt kiểu, gây quỹ giúp học sinh du học. Hội hoạt động được gần 1 năm th ì bị nh à cầm quyền Hương Cảng, theo yêu cầu của Chính phủ thực dân ở Đông Dương ra lệnh giải tán.

Năm 1906Công nhân mỏ Hà Tu đình

công đấu tranh.Tại mỏ than Hà Tu, số công

nh ân mới tuyển đến mỏ đã đình công đấu tran h đòi chủ mỏ phải trả tiền tạm ứng đi đường. Bọn chủ cho rằng số công nhân cũ đã xúi giục công nhân mới, nên chúng đã phân tán, cách ly giữa số’ công nhân cũ và số công nhân mới đến mỏ, khiến số công nhân mới bị lâm vào tình trạng khôn quẫn, tiền hết, gạo hết. Song, anh em công nhân cũ ở mỏ đã góp tiền, gạo giúp đỡ để số' công nhân mới tiếp tục đấu tranh . Cuộc đấu tran h đã thu được kết quả: bọn chủ phải trả số' tiền đi dường cho anh em công nhân mới đến mỏ.

20- VNNSKLS

Page 27: Nhung su kien lich su Part 2

306 DƯƠNG KINH QUỐC

1907

Tháng Ba 1907Thành lập Trường Đông

Kinh Nghĩa Thục, địa điểm đặt tại phô Hàng Đào, Hà Nội. Hiệu trưởng: cử nhân Lương Văn Can. Giám học: Nguyễn Quyền, nguyên huấn đạo tỉnh Lạng Sơn.

M ục đ ích của Trường-. truyền bá tư tưởng mới; cổ động bài trừ hủ tục; đề cao tinh thần yêu nước; gây phong trào chống thực dân Pháp trong nhân dân.

Tổ chức và hoạt động của Trường: Trường có 4 ban để hoạt động:

1. Ban Tài chính: phụ trách việc thu chi của trường.

2. Ban Giáo dục : phụ trách chiêu sinh mở lớp và giảng dạy; dạy chữ Pháp, chữ Nho, và đặc biệt là chữ Quốc ngữ; môn học gồm: lịch sử, địa lý, cách trí, vệ sinh, v.v...; loại bỏ các môn Tứ thư, Ngũ kinh của nền Hán học trước kia.

3. Ban c ổ dộng: phụ trách tổ chức các buổi bình văn, diễn thuyết nhằm cổ động lòng yêu nước, chống lối học thi cử cổ hủ; cổ động sống theo lối mới như: mặc áo ngắn, cắt bỏ búi tóc, để răng trắng, bỏ hương ẩm, dùng h à n g nội hoá, trọ n g thực nghiệp; vận động ăn tế t vào

ngày giỗ tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng Ba âm lịch). Địa bàn hoạt động của Ban cổ động: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Sơn Tây, Hà Đông.

4. Ban Trước tác: phụ trách biên soạn giáo trình giảng dạy và tuyên truyền.

Ngoài ra, Trường có thư viện riêng và một tờ báo riêng là Đăng cổ tùng báo, in cả chữ Quốc ngữ, chữ Nho, và chữ Nôm. Trường chia làm 8 lớp, học cả ban ngày và ban tối để tiện cho các đối tượng học viên. Số học viên lúc đầu có khoảng 400. sau tăn g tới 1.000, gồm cả người lổn, trẻ em, gái trai. Học viên không phải trả học phí, mà còn dược phát không giấy, bút, mực, tài liệu, sách vở. Quỹ của Trường do mọi người (có con em hoặc không có con em theo học ỏ Trường) tuỳ tâm đóng góp.

Trường sẽ trích một khoản tiền nhỏ để trả thù lao cho giáo viên.

Trong thời gian tồn tại, một sô" hội viên của Trường đã đứng ra lập các tể chức kinh doanh công thư ơng ngh iệp như: Nguyễn Quyền lập Hổng Tân Hưng; Hoàng Tăng Bí lập Công ty Đông Thành Xương ở Hà Nội: Đặng Nguyên cẩn, Lê Huân. Ngô Đức Kế lập Triêu Dương

Page 28: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 307

Thương quán ở Nghệ An; Nguyễn Quyền và Hoàng Tăng Bí lập Quảng Nam hiệp thương Công ty, một số thân sĩ khác lập Công ty Liên Thành ở Phan Thiết.

- Tháng 12-1907, thực dân Pháp bắt dóng cửa trường.

27 tháng Tư 1907Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thiết lập ngạch Y tá người bản xứ ở Bắc Kỳ.

- Đôì với Campuchia, có nghị định ngày 6-9-1905; Lào, có nghị định ngày 15-8-1906.

* Xem: 15-12-1897, 26-12-1906.

22 tháng Năm 1907Sáp nhập tổng Văn Lãng

(tỉnh Hưng Hoá) vào tỉnh Yên Bái.

12 tháng Bảy 1907Toàn quyền Đông Dương ra

nghi đinh bãi bỏ Đạo Quan binh4 Lào Cai (1); chuyển Lào Cai sang chế độ cai trị dân sự để lập thành tỉnh Lào Cai. Địa bàn tỉnh Lào Cai gồm: châu Thuỷ Vĩ và châu Bảo Thắng, do Cống sứ Pháp trực tiếp cai trị.

- Ngày 16-1-1915: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Đạo Quan binh 4 Lai Châu (xem 28-6-1909).

* Xem: 9-9-1891, 11-4-1900,28-6-1909.

(1) Khi mới thành lập (xem 9-9-1891), đạo lỵ Đạo Quan binh 4 là Sơn La. Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 3-10-1896 chuyển đạo lỵ Đạo Quan binh 4 về Lào Cai.

20 tháng Bảy 1907Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định mở rộng diện dược miễn thuế thân ở Bắc Kỳ: gia đình nào có người tạ i ngũ thì một trong số những người sau đây được miễn thuế thân: cụ, ông, b ố , hoặc anh cả của người tại ngũ đó.

* Xem: 2-6-1897.

16 tháng Tám 1907Sáp nhập xã Khánh Hội và

một phần xã Chánh Hưng vào Sài Gòn.

5 tháng Chín 1907(Tức 28 tháng Bảy, năm Đinh Mùi).

Nguyễn Vinh San lên ngôi thay Thành Thái. Bắt đầu từ năm 1908, Nguyễn Vĩnh San dùng niên hiệu là Duy Tân.

- Nguyễn Vĩnh San (tức vua Duy Tân) sinh ngày 26 tháng Tám, năm Canh Tý (19-9-1900), con thứ tám của Thành Thái.

- Đêm mồng 3, rạng ngày 4-5-1916, vua Duy Tân bí mật ròi cung điện, ra bến Phú Văn Lâu họp phiên cuỗĩ cùng với Trần Cao Vân, Thái Phiên và gần 50 thủ lĩnh nghĩa quân khác từ Quảng Nam, Đà Nang đến, để chuẩn bị khởi nghĩa, xuống chiêu kêu gọi nhân dân, binh lính, sĩ phu và quan lại nổi dậy kháng chiến chông thực dân Pháp.

- Ngày 6-5-1916: Vua Duy Tân bị thực dân Pháp bắt tại một ngôi chùa cạnh núi Ngũ Long, cách Huế gần 5 km.

- Ngày 3-11-1916: Vua Duy Tân bị thực dân Pháp đưa xuống tàu đày

Page 29: Nhung su kien lich su Part 2

308 DƯƠNG KINH QUỐC

ra đảo Rêuyniông (Reunion); ngày20-11-1916 đến đao.

- Ngày 26-12-1945: Vua Duy Tân chết vì tai nại máy bay tại châu Phi.

- Vua Duy Tân ở ngôi được gần 9 năm: từ 28 tháng Bảy năm Đinh Mùi, đến ngày 2 tháng Tư năm Bính Thìn (tức 5-9-1907 đen 3-5-1916). Thực dân Pháp đưa Bửu Đảo (tức Khải Định) lên thay.

* Xem: 1-2-1889 (Thành Thái), 18-5-1916 (Khải Định), 5-1916.

Tháng Chín 1907Phan Bội Châu thành lập

“Công Hiến hội” ở Nhật. Hội trưởng: Kỳ Ngoại hầu Cường Để (sang Nhật từ tháng 1-1907). Tổng lý kiêm Giám đốc hội: Phan Bội Châu. Mục đích của Hội: tổ chức, đoàn kết và giáo dục lưu học sinh Việt Nam ở Nhật.

- Khoảng đầu năm 1907, du học sinh Việt Nam được Phan Bội Châu bô" trí vào học tại Trường vỗ bị Chấn Vủ. (Trong sô" du học sinh đó, có Cường Để; nhưng đến tháng 11-1907, Cường Để viện lý do sức khoẻ yếu để bỏ học). Sau đó chuyển sang học tại Đông Á đồng văn thư viện. Đây là một tổ chức truyền bá văn hoá ỏ Nhật. Tổ chức này do Bạch Nguyên Văn Thái Lang (nghị sĩ hạ nghị viện Nhật) làm chủ nhiệm; phụ trách khoa Văn là Thập Thị Di (tốt nghiệp Đại học Văn khoa Nhật); phụ trách khoa Quân sự là thiếu tướng Đan Ba. Du học sinh Việt Nam phải nửa ngày học quân sự, nửa ngày học các bộ môn khác như: toán, lý, hoá, văn -sử - địa Nhật và tiếng Nhật, v.v... Ngoài giờ, học sinh phải tự quản lấy. Do đó, Phan Bội Châu thành lập Công Hiến hội.

* Xem: 9-1908.

22 tháng Mười 1907Thành lập thị xã Phú Thọ và

thị xã Việt Trì.

9 tháng Mười Hai 1907Một lực lượng quân Trung

Quốc Đồng minh hội vượt biên giới sang địa phận vùng rừng núi phía bắc Việt Nam để lập căn cứ tiếp tục hoạt động.

- Tháng 12-1906: quân Đồng minh hội Trung Quốc bắt đầu hoạt động mạnh tại các tỉnh miền Nam Trung Quốc, giáp giới với các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam. Song, trong suốt năm 1907, mới chỉ chú trọng đến việc chiêu mộ người, luyện tập và tích lương thực, khí giới. Cuôì tháng 11-1907 đã trang bị được ít đại bác và có ý đồ đánh chiếm Quảng Tây.

- Ngày 2-12’1907: họ tổ chức đánh chiếm “cửa Nam Quan”, gây ảnh hưởng lớn đốì với Quảng Tây, và lan sang cả Bắc Kỳ hồi đó. Song họ không đủ lực lượng để chiếm giữ lâu dài, nên ngày 9-12-1907 buộc phải chia lực lượng làm hai: một bộ phận tiến sâu vào rừng núi để lập căn cứ, một bụ phận vượt biên giới sang Việt Nam.

- Ngày 30-4-1908: những ngưò; sang Việt Nam đã tổ chức đánh chiếm Hồ Kiều, tiến lên Mông Tự nhằm chiếm toàn bộ tỉnh Vân Nam. Song, ý đồ đó không thành. Ngày 2-6-1908, mũi này lại buộc phải vượt biên giới sang Việt Nam lần nữa. Quân đối phương nhân cơ hội đó cũng truy kích, tràn biên giới sang cướp phá nhân dân Việt Nam ở các vùng biên giới rồi rút về.

- Ngày 4-6-1908: tàn quân của nhóm quân Đồng minh hội Trung Quốc này (do Lý Lộc cầm đầu) bắt đầu tìm đường liên lạc với quân của

Page 30: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 309

Lương Tam Kỳ lúc đó đang hoạt động ở vùng Chợ Chu, Chợ Mới. Họ vừa đi vừa tập hợp lực lượng được khoảng bảy tám trăm người, và nhằm hướng Tây Nam vượt qua Tam Đảo để định chạy sang Yên Thế mương nhờ Đề Thám. Quân Pháp đã tổ chức truy kích, khép chặt vòng vây tại vùng rừng núi Tam Đảo.

- Ngày 27-11—1908: Lý Lộc bị quân Pháp giết chết. Lực lượng của Lý Lộc hoàn toàn tan rã.

31 tháng Mười Hai 1907Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định quy định lại: trong số 10 ngày đi làm xâu của dân đinh Trung Kỳ (theo dụ của T hành Thái ngày 8-1-1S04) phải để 8 ngày để làm công việc của tỉnh và 2 ngày để làm việc “hàng xã”. Sô' ngày làm cho “hàng tỉnh” có thể chuộc bằng tiền, với giá 0 đồng 2 0 /1 ngày.

* Xem: 8-1-1904, 4-12-1908,30-12-1908.

Năm 1907Công nhân người Việt bị đưa

đi làm tại công trường đường sắt Lào Cai - Vân Nam, ở khu vực thung lũng Nậm Ty, đã nhiều lần đấu tran h bỏ việc không làm để p h ản dôi bọn th ầ u khoán công trường không trả lương đúng thời hạn hoặc ăn bớt tiền lương của anh em. Có lần, vào ngày 9-1-1907, công

nhân đã nổi lửa đốt hết lán trạ i rồi bỏ đi.

Năm 1907Thành lập Nhà in Viễn Đông

(Imprimerie d’Extrême-Orient, viết tắ t là IDEO). Trụ sở ở Hà Nội. Đối tượng hoạt động: in sách, xuất bản sách, đóng sách; cung cấp đồ dùng cho trường học và các văn phòng phẩm, về vốn: năm 1907 có 600.000 frăng (gồm 600 cổ phẩn loại 1.000 frăng); năm 1923: 1.200.000 frăng (gồm 2.400 cổ phần loại 500 frăng).

Năm 1907Thành lập Công ty Kỹ nghệ

và Thương m ại T ru n g Kỳ (Socié té In d u s tr ie lle e t Commerciale d’Annam). Trụ sỏ tại Hà Nội. Đối tượng hoạt động: sản xuất và bán rượu. Cống ty có hai nhà máy nấu cất rượu ở Q uảng B ình, 1 n h à m áy ở Quảng Trị, 2 ở Thừa Thiên, 2 ở Quảng Nam, 1 ở Quảng Ngãi, 1 ở Bình Định (tổng cộng 9 nhà m áy). Vốn năm 1907 là1.000.000 frăng, gồm 2.000 cổ phẩn loại 500 frăng. Công ty này có cộng tác kinh doanh với Công ty Pháp N ấu cất rượu Đông Dương, thành lập ngày 1-5-1901.

* Xem: 1-5-1901.

Page 31: Nhung su kien lich su Part 2

310 DƯƠNG KINH QUỐC

1908

I tháng Giêng 1908Thực dân Pháp bắt đầu khai

thác toàn bộ tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, dài 167 km, rộng 1 m.

* Xem: 5-1890.

25 tháng Hai 1908Thành lập châu Hữu Lũng,

thuộc tỉnh Bắc Giang.

I I tháng Ba 1908Mở đầu cuộc đấu tranh bằng

hình thức biểu tỉnh, tuần hành rầm rộ, bao vây dinh Công sứ Pháp, bao vây tỉnh, thành, v.v... của nông dân các tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Kỳ đê phản đối chính sách thuế thân , chính sách bắt đi làm xâu của thực dân Pháp và N am triều.

Quyền Toàn quyền Đông Dương lúc đó là B ônuarơ (Bonhoure) và Tổng chỉ huy quân đội chiếm đóng Pháp ở Đông Dương là Pien (Piel) đã phải ra lệnh điều động lực lượng quân chính quy từ Bắc Kỳ vào để đàn áp phong trào, xả súng bắn vào những đoàn biểu tình của nông dân. Tuy bị cả hai thứ q u ân (lực lượng quân địa phương và lực lượng quân chính quy) của tập đoàn thực dân -

phong kiến đàn áp, tàn sát dã man, nhưng cuộc đấu tranh này đã kéo dài suốt trong 2 tháng.

- Tại Quảng N am . Ngày11-3-1908, 300 nông dân kéo đến bao vây Toà Công sứ ở Hội An, đòi bãi bỏ chế độ đi lao dịch, đòi giảm thuế thân, và tỏ thái độ cương quyết không rút lui khi yêu cầu chưa được đáp ứng. Ngày 13-3-1908, số lượng nông dân biểu tình, bao vây càng tăng lên nhiều hơn và thái độ càng quyết liệt hơn. Tất cả các dinh thự của quan lại hàng tỉnh đều bị bao vây. Khắp nơi, khắp các ngả, rầm rập những đoàn nông dân tuần hành, biểu tình.

- Tại Quảng Ngãi. Ngày31-3-1908, nông dân bắt đầu kéo đến bao vây tỉnh thành. Cho đến ngày12-4-1908, sô" người biểu tình và bao vây tỉnh thành đã lên đến hàng ngàn, và tinh thần đấu tranh ngày càng quyết liệt, nhất là khi nghe được tin nông dân Thừa Thiên và Bình Định cũng nổi dậy đâu tranh và đấu tranh có kết quả.

- Tại Thừa Thiên. Ngày 9-4’1908, cuộc đâu tranh bùng nổ. Nhiều đoàn biểu tình của nông dân diễn ra xung quanh Huế.

- Tại Bình Định. Ngày 16-4-1908, hàng mấy ngàn nông dân kéo đến bao vây tỉnh thành. Sau đó, để lại 400 người bao vây thường trực để đấu tranh, còn toả ra tuần hành, biểu tình khắp trong tỉnh.

Ngoài những hình thức đâ'u tranh như biểu tình, tuần hành, bao vây toà

Page 32: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 311

Công sứ Pháp, bao vây dinh thự bọn quan lại, v.v..., nông dân còn tiến hành những cuộc trừng trị bọn tổng lý, kỳ hào gian ác hoặc có thái độ thờ ơ trước phong trào đấu tranh của mình, và tiến hành trừng trị cả bọn nha lại thu thuế, bọn lĩnh trưng thuế chợ, v.v..., ở khắp mọi nơi, từ Quảng Nam vào đến Bình Định.

Trước phong trào đâu tranh của nông dân các tỉnh trên, thực dân Pháp rất hoảng sợ. Ngoài việc đưa quân chính quy từ Bắc Kỳ vào để đàn áp phong trào, chúng còn đưa quân vào đóng chốt tại Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh nhằm ngăn chặn không cho phong trào lan rộng ra các tỉnh Bắc Trung Kỳ. Cho đến ngày 5-8-1908, các đội quân chính quy cuối cùng của chúng mới dám rút hết khỏi các tỉnh Trung Kỳ để trở ra Bắc Kỳ.

* Xem: 4-12-1908.

16 tháng Tư 1908

Tổ chức lại việc cai trị ở các đạo Quan binh. Sau khi bãi bỏ Đạo Quan binh 1 Lạng Sơn (xem 20-6-1905) và Đạo Quan binh 4 Lào Cai (xem 12-7-1907), Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tổ chức lại việc cai trị ở Đạo Quan binh 2 Cao Bằng và Đạo quan binh 3 Hà Giang như sau:

1. Bãi bỏ các Tiểu quân khu (cercle militaire); thành lập tại mỗi đạo Quan binh một sô' sở Tham biện (Delegation); mỗi sở do một sĩ quan cấp uý (đại uý hoặc trung uý) trực tiếp cai trị, đặt dưới sự chỉ đạo của Tư lệnh đạo Quan binh.

2. Mỗi đạo Quan binh do một sĩ quan cấp tá làm Tư lệnh. Tư lệnh đạo Quan binh có quyền hành chính và tư pháp ngang với Công sứ các tỉnh dân sự và đặt dưới sự chỉ đạo tốì cao của Thống sứ Bắc Kỳ. v ề các hoạt động quân sự có liên quan đến phạm vi đạo, Tư lệnh đạo Quan binh sẽ chịu sự chỉ đạo của viên tướng Tổng chỉ huy lực lượng đóng chiếm Bắc Kỳ.

* Xem: 6-8-1891,24-8-1891,9-9-1891, 11-4-1900.

27 tháng Sáu 1908“Hà thành đầu độc”. Để phổi

hợp với các lực lượng nghĩa quân đã được bô" trí ở bên ngoài theo một kế hoạch trước nhằm tấn công đánh chiếm lại thành phô" Hà Nội, anh em bồi bếp và binh lính người Việt thuộc trung đội công nhân pháo thủ Hà Nội (C om pagnie d ’O u v rie rs d’Artillerie) đã tô chức đầu độc binh linh Pháp đóng trong thành.

Sau vụ này, thực dân Pháp đã ráo riết mở cuộc điều tra và nêu ra một sô" điểm sau:

- Vụ này có sự tham gia tích cực của Đề Thám, nhưng Đề Thám không phải là người khởi xướng. Người khởi xướng là sô" sĩ phu Việt Nam lúc đó đang cư trú bên Nhật nhưng thường xuyên có liên hệ mật thiết với các tổ chức hội kín ở toàn Đông Dương.

- Kế hoạch hành động của nghĩa quân được bô" trí như sau: Toàn bộ lực lượng được chia làm ba mũi, mỗi mũi khoảng 200 người. Mủi thứ nhất tập

Page 33: Nhung su kien lich su Part 2

312 DƯƠNG KINH QUỐC

kết tại khu vực Lò sát sinh, có nhiệm vụ tấn công khu Đồn Thuỷ. Mủi thứ hai phân tán trên các thuyền bè gần khu vực nhà máy thuốc lá, có nhiệm vụ tấn công vào thành từ phía cửa bắc. Mủi thứ ba tập kết ở ngoại ô phía tây, có nhiệm vụ hợp với cánh quân từ Sơn Tây kéo về tấn công vào thành theo hướng tây.

- Về phía trong thành, do anh em binh lính làm nội ứng đảm đương. Một khi đã đầu độc xong binh lính Pháp, anh em sẽ bắn 3 phát súng hiệu, và lúc đó ba cánh nghĩa quân bô' trí bên ngoài sẽ nhất tề tấn công vào thành.

- Kế hoạch này đã định thi hành từ lâu: lần thứ nhất định khởi sự vào ngày 15-11-1907, nhưng phải hoãn lại, vì anh em binh lính nội ứng chưa chuẩn bị đủ đạn dược; lần thứ hai định khởi sự vào ngày 16-5-1908, nhưng người cầm đầu quân nội ứng lúc đó (là một công nhân đóng móng ngựa) đã đề nghị hoãn lại vì thời cơ chưa thuận tiện; lần thứ ba, đã nể ra vào ngày 27-6-1908.

- Diễn biến của vụ Hà thành đầu độc: ngày 27-6-1908, trong bữa ăn tối, toàn bộ binh lính Pháp thuộc Trung đoàn pháo binh thứ 4 và Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 9 đóng ở trong thành Hà Nội đã bị anh em bồi bếp và binh lính người Việt đùng “cà độc dược” đầu độc. Song anh em chưa kịp bắn súng báo hiệu theo như kê" hoạch đã định cho các cánh nghĩa quân bên ngoài biết thì đã bị thực dân Pháp tước hết khí giới, tông giam. Nguyên nhân là vì: trước đó ít phút, bọn Nhà Chung đã báo cho bọn chỉ huy quân sự biết một hiện tượng bạo động có

thể nổ ra vào đêm 27-6-1908; kết hợp với tin tình báo do Nhà Chung cung cấp là tin binh lính Pháp bị ngộ độc. Bởi vậy, bọn chỉ huy đã hạ lệnh bát giam toàn bộ binh lính người Việt trong thành.

Tuy cuộc mưu chiếm lại thành Hà Nội không thành công, nhưng vụ Hà thành đầu độc này đã làm chấn động dư luận lúc bấy giờ. Bọn thực dân Pháp ở Hà Nội rất hoảng sợ, đã phải lũ lượt kéo nhau đến phủ Toàn quyền biểu tình đòi giới cầm quyền phải có biện pháp cứng rắn đối phó vói tình thế. Một sô" chiến sĩ vụ Hà thành đầu độc như đội Bình, đội Cổc, đội Nhân, đã bị thực dân Pháp xử chém. Khi bị tên Tổng đốc HàĐônghỏi cung,anhem đã lớn tiếng mắng rằng: “Những điều ông hỏi làm chúng tôi rất ngạc nhiên. Chúng tôi tự hỏi rằng không biết tại sao ông ỉại còn hỏi chúng tôi như thế. Bởi vì, suy cho cùng, ông củng là ngiỉời Việt Nam, ông phải hiểu cái việc mà chúng tôi - ba người lính khôn nạn này - đã cố làm. Chính các ông - những ông quan, ông lớn - các ông phải làm việc đó trước tất cả mọi người mới phải”.

* Xem: 1-1-1903.

11 tháng Bảy 1908Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định về việc lập Nghiệp đoàn ở N am Kỳ (S y n d ica t Professionnel). Nội dung có một số điểm chính sau:

1. Những người cùng làm một nghề như nhau, hoặc làm n h ữ n g nghề tư ơng tự như nhau , mà m uôn lập nghiệp đoàn đều phải ìà m đơn xin phép thông đốc, phải nộp kèm theo đơn một bản Điều lệ của

Page 34: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 313

nghiệp đoàn muốn lập. Trong đơn phải ghi rõ một số mục như: tên nghiệp đoàn; tên , tuổi, chức vụ của những người được dự kiến dưa vào ban lãnh đạo nghiệp đoàn. Tôn chỉ, mục đích của nghiệp đoàn phải ghi th ậ t rõ rệt.

2. Nghiệp đoàn chỉ được phép nghiên cứu những vấn đề về quyền lợi k inh tế, kỹ nghệ, thương mại, canh nông, và đề cập đến những biện pháp nhằm bảo vệ những quyền lợi đó.

3. Đối với các nghiệp đoàn mà thành viên chỉ gồm có người Pháp và người Việt được hưởng quyền công dân Pháp (citoyens íranẹais), tức những người chịu sự xét xử theo luật pháp của Pháp, thì ban lãnh đạo nghiệp đoàn phải hoàn toàn là người Pháp.

4. Đối với các nghiệp đoàn mà thành viên gồm hoặc người Pháp, hoặc người Việt - công dân Pháp, và người việt - thần dân Pháp (sujet íranẹais), tức số người Việt chịu sự xét xử theo luật pháp Việt, thì trong ban lãnh đạo nghiệp đoàn có thể có mặt những người Việt - thần dân Pháp; song số lượng không dược chiêm quá 1/3 tổng số uỷ viên ban lãnh đạo.

5. Người ngoại quốc và người Việt ở các nơi khác đến Nam Kỳ làm ăn, đều không được gia n h ập các n gh iệp đoàn của Nam Kỳ.

6. Những quyết nghị của ban lãnh đạo nghiệp đoàn chỉ có giá trị khi sô" uỷ viên dự phiên họp phần lớn là công dân Pháp.

19 tháng Bảy 1908Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cấm xuất cảng thuốc phiện của Đông Dương sang thị trường Hổng Công.

- Ngày 26-9-1908 : Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định cấm nhập thuốc phiện của Vân N am sang bán tạ i th ị trường Nam Kỳ và Campuchia.

- Ngày 21-10-1909: Nghị định Toàn quyền cấm bán thuốc phiện của Vân Nam trên thị trường Trung Kỳ (trừ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh).

20 tháng Tám 1908Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cấm dùng thuốc nổ hoặc các loại cây thuốc dấu để đánh cá trên toàn Đông Dương. Ai vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1 frăng đến 15 írăng, và phạt giam từ 1 đến 5 ngày, hoặc bị phạt một trong hai hình thức đó.

28 tháng Tám 1908Tổng thống Pháp ra sắc lệnh

bắt thanh niên Nam Kỳ gia nhập lực lượng quân đội chính quy.

- TỔ chức bắt lính bằng hình thức rút thăm (khác với Trung Kỳ và Bắc Kỳ tổ chức bắt lính bằng hình thức cưổng bức, chỉ định của chính quyền từ cấp xã).

* Xem: 7-7-1900, 1-11-1904,22-2-1910.

Page 35: Nhung su kien lich su Part 2

314 DƯƠNG KINH QUỐC

Tháng Chín 1908

Thi hành điều ước Pháp - Nhật, và theo yêu cầu của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, Chính phủ Nhật ra lệnh giải tán hai tổ chức “Đông Á Đồng văn thư viện” và “Công Hiến hội”, dồng thời trục xuất lưu học sinh việt Nam ra khỏi đất Nhật.

- Ngày 10-6-1907: tại Pari, hai chính phủ Pháp - Nhật đã ký Điều ước và Tuyên bô' chung (Arrangement et Declaration) về vấn đề kiều dân Nhật sông ồ Đông Dương và những người Đông Dương “thần dân Pháp và được Pháp bảo hộ” (sujets et protégés) sông trên đất Nhật.

* Xem: tháng 9-1907, 2-1909.

17 tháng Mười Một 1908

Sáp nhập các xã An Hội, An Bình, An Tĩnh, An Hoá, và một phần xã Ninh Thới vào tổng Tuần Giao, tỉn h cần Thơ .

17 tháng Mười Một 1908Quy định: viên chưởng khế

(notaire) ở các thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nắng có quyền thị thực những giấy tờ sao lục của dân nội thành; viên trưởng khu (chef de quartier) có quyền thị thực những giấy tờ sao lục của dân ngoại thành, song chữ ký của trưởng khu phải được Đốc lý thành phô" xác nhận.

4 tháng Mười Hai 1908

Do sự đấu tranh quyết liệt của nông dân các tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Kỳ chống chính sách đi xâu hồi tháng 3-1908, Phụ chính cố vấn đại thần phải làm tờ tâu lên vua để đề nghị sửa đổi một số điểm (tờ tâu này đã được Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y ngày 31-12-1908)! Nội dung tờ tâu có một số điểm sau:

1. Giảm số ngày đi xâu làm việc “hàng t ỉn h ” từ 8 ngày (theo nghị định Toàn quyền ngày 31-12-1907) xuống còn 5 ngày. Trong 5 ngày đó, cho chuộc 2 ngày bằng tiền, còn 3 ngày cho chuộc hay không là do tình hình cụ thể của từng năm, sau khi đã được bộ ba công sứ, quan lại hành tỉnh và chính quyền cấp xã trao đổi, quyết định. Mức tiền chuộc, về nguyên tắc chung là 0,20 đồng/ 1 ngày, nhưng có thể thay đổi do sự hội bàn thương lượng giữa Khâm sứ và Phụ chính cố vấn của vua (tuỳ từng tỉnh, mức chuộc ấn định từ 0,10 đong dền 0,50 dồng là tối đa).

2. Hằng năm, chính quyền phải có chương trình xây dựng cụ thể; cố gắng bô" trí cho những người đi làm xâu được làm ở những địa điểm gần làng xã của họ để tránh tốn kém về đi lại cho họ.

3. Mỗi công trình cần phải tính toán cụ thể xem hết bao nhiêu ngày công để huy động số

Page 36: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 315

người đi làm xâu cho được sát. Không nên một lúc huy động toàn bộ những người trong diện đi làm xâu của một xã để tránh tình trạng thiếu nhân lực trong xã đó. Ngoài ra, nên tránh huy động đi làm xâu trong thời gian ngày mùa để khỏi ảnh hưởng đến công việc đồng áng, thu hoạch mùa màng.

4. Đặc biệt, phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh ở những nơi công trường, phải phân bô lao động cho phù hợp với sức khoẻ của mỗi người; phải có biện pháp cần thiết đễ bảo đảm an toàn lao động cho người lao động; chỗ nào cần, phải đặt trạm xá.

* Xem: 31-12-1907, 11-3-1908, 30-12-1908.

10 tháng Mười Hai. 1908Thực dân Pháp bắt đầu khai

thác toàn bộ tuyến đường xe lửa Đà N ang - Đông Hà (Quảng Trị), dài 174,500 km.

- Ngày 15-12-1906-. Bắt đầu khai thác đoạn Đà Nằng - Huế (104 km).

- Ngày 5-9-1908: bắt đầu khai thác đoạn Huế - Quảng Trị (57 km).

- Ngày 10-12-1908: doạn Quảng Trị - Đông Hà (13,5 km).

30 tháng Mười Hai 1908Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị

định quy định số ngày đi xâu làm công việc “hàng tỉnh” của dân Trung Kỳ là 5 ngày; trong5 ngày đó có 2 ngày bắt chuộc bằng tiền với mức 0,10 đồng,

0,20 đồng, 0,50 đồng/1 ngày, tuỳtheo từng tỉnh, còn 3 ngày kiamuốn chuộc cũng được.

* Xem: 23-2-1889, 30-10-1897,14-8-1898, 8-1 1904, 31-12-1907, 4-12-1908.

Năm 1908Xây dựng Nhà máy sửa chữa

xe lửa Trường Thi (Nghệ An).

Năm 1908Công nhân mỏ thiếc Tĩnh

Túc (Cao Bằng) đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh phản đối bọn chủ mỏ trả lương chậm. Nhiều người đã bỏ mỏ ra đi không làm nữa . Bọn chủ mỏ phải xin giới cầm quyền can thiệp tuyển giúp từ 600 đến 800 công nhân Trung Quốc để dưa sang mỏ làm, song nhà đương cục Long Châu (Trung Quốc) không chấp thuận.

Năm 1908Thành lập công ty Cao su

Đồng Nai (Les Caoutchoucs du Donai); t rụ sở đ ặ t tạ i P a ri (Pháp). Đối tượng hoạt động: khai thác các đồn điền trồng cao su, trồng cây có dầu và đồn điền trồng mía ở Đông Dương, về vốn: năm 1908 có 500.000 frăng (500 cổ phần loại 100 frăng); năm 1911: 2.000.000 frăng; năm 1919: 6.000.000 frăng.

Năm 1908Thực dân Pháp th iết lập một

hệ thống trường gọi là Trường

Page 37: Nhung su kien lich su Part 2

316 DƯƠNG KINH QUỐC

D ự bị (Écoles Préparatoires) tại Nam Kỳ. Loại trường này được chúng coi là trường quá độ để

chuyển từ hệ thống giáo dục cũ sang hệ thống giáo dục Pháp - Việt.

* Xem: 17-3-1879,4-1913.

1909

29 tháng Giêng 1909Trước ảnh hưởng ngày một

lốn mạnh của Đề Thám, thực dân Pháp mở chiến dịch tấn công quy mô vào khu căn cứ Nhã Nam - Yên Thế với tham vọng tiêu diệt phong trào Yên Thế. Nhưng chúng đã thấ t bại.

- Chiến dịch này được chúng chuẩn bị từ lâu. Trước hết chúng thiết lập nhiều đồn bốt bao vây xung quanh căn cứ Nhã Nam - Yên Thế, ngầm phong toả các tuyến đường mà theo chúng nghĩa quân có thể chuyển quân đi hoạt động ở các địa hạt Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Lục Nam, v.v...

- Về ngày khởi sự: Bọn chóp bu thực dân (Toàn quyền Klobukowski và tướng Geil, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ) chọn ngày 29-1-1909 vối lý do: đó là ngày mồng 8 Tết (năm Kỷ Dậu); chắc chắn trong mấy ngày Tết, nghĩa quân Đề Thám đã sử dụng hết phần lốn sô" lương thực được dự trữ trong năm qua; do đó, đánh vào dịp cạn lương thực này, chắc chắn sẽ giành được thắng lợi(!).

- Chiến dịch này được chúng chia làm ba đợt: đợt một (từ 29-1-1909 đến 1-5-1909) do đại tá Batay (Bataille) chỉ huy; đợt 2 (từ 5-7-1909 đến 30-8-1909) do thiếu tá Sổpphơlê

(C hofflet) chỉ huy; đợt 3 (từ 30-8-1909 đến 28-2-1910) do Thiếu tá Bôniphaxi (Bonifacy) chỉ huy. Mọi sự chuyển quân chúng giữ hết sức bí mật; các cánh quân được điều đi theo nhiều hướng và mỗi cánh chỉ biết hướng đi của mình chứ không biết hướng đi của cánh khác và cũng không được biết trước sẽ tập kết ỏ điểm nào.

- Về phía nghĩa quân: Theo tài liệu của thực dân Pháp để lại thì lúc đó sô" nghĩa quân thiện chiến có khoảng 200 tay súng (súng kiểu 1874 và 1886), do Đề Thám trực tiếp chi huy, cùng một sô' tướng giỏi như Cả Trọng, Cả Rinh, cả Huỳnh và vợ Đề Thám; nghĩa quân có tinh thần cảnh giác rất cao, và nhất là có phương án tác chiến rất cụ thể một khi tình huổng bất ngờ xảy ra. Do đó nghĩa quân đã dễ dàng đánh bại, ngay từ sáng ngày 29-1-1909, đội quân của tên Tham biện Nhã Nam và sau đó rút ngay vào rừng sâu tiếp tục chiến đấu. (Vì không biết được cuộc hành quân quy mô của cấp trên, nên tên Tham biện Nhã Nam cũng ngẫu nhiên chọn ngày 29-1-1909 để tấn công Đề Thám, và hắn đã bị thất bại trưốc khi “đại quân” của cấp trên hắn kéo tới).

- Khi “đại quân” của Đại tá Batay kéo đến thì nghĩa quân đã rút lui an toàn. Thực dân Pháp liền cho lập đồn

Page 38: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 317

tại Chợ Gồ, nơi đại bản doanh của Đề Thám trước đó; nhưng cũng từ đó chúng luôn luôn phải đối phó vối chiến thuật đánh du kích của nghĩa quân. Nghĩa quân Đề Thám đã căng dịch ra mà đánh, khi ở rừng núi, khi xuống đồng bằng, trên nhiều địa điểm thuộc các địa hạt Vĩnh Yên, Tam Đảo, Phúc Yên, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh và ngay cả khu Yên Thế, khiến cho quân địch lao đao, hao binh tổn tướng nhiều, ròng rã suốt 13 tháng (từ ngày 29-1-1909 đến ngày 28-2-1910).

Sau khi thất bại trong chiến dịch này, thực dân Pháp dưa sô' người trước đây đã rời hàng ngũ nghĩa quân ra đầu thú để dưa di đày Côn Đảo, Guyam, châm dứt âm mưu sử dụng số đó để làm mồi dụ dỗ lôi kéo những người khác trong hàng ngũ nghĩa quân.

* Xem: 18-11-1897,26-5-1909,30 7-1909, 5-10-1909, 10-2-1913.

Tháng Hai 1909Chính phủ Nhật ra lệnh trục

x u ấ t P han Bội Châu và Kỳ Ngoại hầu Cường Để. Phong trào Đông Du tan rã.

* Xem: 9-1908.

13 tháng Tư 1909Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định về vấn đề nhân công người bản xứ làm tại các dồn điền nông nghiệp ở Nam Kỳ. Nội dung nghị định có một số điểm sau đây:

1. Chủ đồn điền nào muốn tổ chức cho số nhân công làm tại đồn điền của mình ở thành làng trên địa bàn của đồn điền đều

phải làm đơn xin phép Thông đốc Nam Kỳ.

2. Tiêu chuẩn cần và đủ d ể lập làng: kể từ ngày 1-1-1910, gồm:

a) Đồn điền phải rộng ít nhất 400 ha

b) Đồn điền phải có ít nhất 80 nhân công.

3. Đôi với các dồn điền có đủ tiêu chuẩn d ể lập làng và dã thành lập làng (Thông đốc Nam Kỳ là người ra nghị định cho thành lập) thì:

a) Chủ đồn điền phải dành cho dân làng mới được thành lập đó một diện tích đất đai của đồn điền để canh tác và hưởng hoa lợi; diện tích phần đất này do quan chủ tỉnh sở tại ấn định, song, không được ấn định dưới 1/25 diện tích dành cho việc lập làng. Hoá lợi trên phần đất đó dược coi như hoa lợi thu được trên phần công điền ở các làng xã bình thường khác ngoài đồn điền.

b) Toàn thể nhân công đồn điền của làng mới thành lập đó sẽ họp nhau lại, cử ra một Hội đồng kỳ mục để quản lý làng. Hội đồng kỳ mục này có đủ mọi quyền hạn và nghĩa vụ như Hội đồng kỳ mục ở các làng, xã bình thường khác. Làng mới phải lập sổ hộ tịch, lập sổ nghĩa vụ cho dân làng.

c) Nhân công đồn điền ở các làng này đều phải có thẻ đặc biệt; thẻ này được coi như thẻ

Page 39: Nhung su kien lich su Part 2

318 DƯƠNG KINH QUỖC

căn cước của dân đinh các làng xã khác, hoặc giốhg như thẻ của những người châu Á sống tập trung theo bang.

d) Sô' nhân công đồn điền nằm trong diện dân đinh của làng mới thành lập này chỉ có nhiệm vụ tuần tra canh gác làng, làm quân dịch (chứ không phải đi lính), và phải đóng góp thêm một khoản tiền phụ hằng năm cho làng chi dùng. Số tiền đó sẽ do chính quyền cấp tỉnh quy định, sau khi đã trao đổi với chủ đồn điền và tham khảo ý kiến đóng góp của Hội đồng kỳ mục làng; số tiền này được coi như khoản phụ thu phần trăm thuế thân đối với dân đinh các làng xã khác.

4. Đối với các dồn diền tuy có dủ tiêu chuẩn dê thành lập làng nhưng chưa thành lập làng dược: nhân công làm cho đồn điền đó phải đóng mọi khoản thuế cho làng xã nào mà họ cư trú trong thời gian làm cho đồn điền.

5. Đôi với các dồn điền chưa đủ tiêu chuẩn đê thành lậplàng:

a) Đồn điền ở vào địa phận làng xã nào, nhân công đồn điền sẽ phụ thuộc vào làng xã đó.

b) Kể từ ngày 1-1-1910, số nhân công này sẽ được miễn mọi khoản thuế như sau: thuế tính theo nhân khẩu thuế thân, sẽ được miễn sưu dịch, miễn mọi

canh gác và đóng góp khác cho làng xã đó; nhưng phải có nghĩa vụ ra lính. Sô" nhân công nào đến tuổi đi lính sẽ được gộp với sô' dân đinh đến tuổi đi lính của làng xã sở tại để trên cơ sở tổng số đó, chính quyền sẽ tuyển lính theo tỷ lệ giữa nhân công làm cho đồn điền và dân đinh của làng xã sở tại.

* Xem: 17-8-1896,20-8-1898,26-8-1899, 11 11-1918.

Đầu tháng Năm 1909Toàn bộ 200 công nhân viên

chức Hãng liên hiệp Thương mại Đông Dương và châu Phi, tại cơ sở Hà Nội đã bãi công đấu tranh chống việc khám xét thô bi của bọn chủ, bảo vệ nhân phẩm của người lao dộng.

Cuộc bãi công này đã gây chấn động rấ t lớn trong giới cầm quyền thực dân Pháp hồi đó. Tờ báo T ru n g Bắc (L’A nnam Tonkin) sô'ra ngày 8-5-1909 đã p h ả i v iế t n h ư sau : “Những người làm công của hãng L'U.C.1... dã dồng lòng bỏ việc, trăm người như một, bằng hành dộng tự hào và đồng thời củng là tự phát ấy, họ khắng định quyền dộc lập của kẻ bị bảo hộ dối với người bảo hộ... Cuộc bãi công này vượt ra khỏi giới hạn của một việc thông thường lặt vặt; nó la biêu chứng của một tâm lý nguy hiểm, tâm lý nguy hiếm này dã bộc lộ một cách dữ dội trong vụ dầu dộc vừa qua ố Hà Nội”. Cũng trên tờ báo đó, số

Page 40: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 319

ra ngày 12-5-1909, xuất hiện tiếp một bài với nhan đề đậm nét: “Cuộc bãi công của bọn bản xứ” (Grève des Natifs), tên Girê (Giret), tác giả bài bào đó, đã dùng lời lẽ hằn học dể đe doạ, trấn áp tinh thần đấu tranh của công nhân, đồng thời cũng là để trấn an tinh thần cho bọn thực dân. Hắn viết: "... Cuộc bãi công của những người làm thuê của hãng L’U.C. I. toá t lên một trạng thái tinh thần hoàn toàn đặc b iệ t trong lớp người bị chúng ta bảo hộ, một lớp người ít được chú ý đến nhất... Nếu tôi là người có quyền trong hãng L’U.C.1, tôi sẽ tống cổ ngay lập tức tấ t cả bọn bãi công bản xứ đó đi... Bọn bãi công bị tốiig cổ ra khỏi hãng đó, phải được thông báo cho tấ t cả các nhà thuê mướn biết... Chúng sẽ buộc phải trở về đồng ruộng và kiếm sốhg một cách cực nhọc hơn... Đôi với bọn cầm đầu, bọn gây ra rối loạn, bọn tướng cướp, không thể có lòng thương, chỉ có pháp luật mà pháp luật phải được thi hành một cách nghiêm khắc... Lòng thương đối với chúng là một sự yếu đuối... Cuộc bãi công này, như người ta nói, có thể cho chúng ta thấy trước được những cuộc khác”.

* Xem : năm 1904.

26 tháng Năm 1909Sau đợt tấn công thứ nhất

(từ 29-1-1909 đến 1-5-1909) vào khu căn cứ Yên Thế th ấ t

bại, Toàn quyền Đông Dương ra nghị dịnh khoanh vùng Thượng Yên T hế đ ể lập thành một phủ mà chúng mệnh danh là “phủ tự trị” để nhằm dàn áp phong trào cho có hiệu quả hơn. Tên thiếu tá Bôniphaxi (Bonifacy) được chúng cử ra trực tiếp cai trị phủ Yên Thế.

* Xem: 29-1-1909.

26 tháng Năm 1909Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho thành lập một lực lượng trợ thủ cho cảnh sát gọi là những đoàn “d â n d ũ n g ” (partisans) tại các bản, làng, xã, thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Ninh và tại các Đạo quan binh.

Thanh niên các dân tộc Mán, Thổ... đều phải gia nhập lực lượng này. Sô' lượng “dân dũng” của từng tỉnh, tùng Đạo Quan binh, do Thống sứ Bắc Kỳ quy định. Đoàn trưởng từng bản, từng làng, hoặc từng xã, do Công sứ chủ tình chỉ định. “Dân dũng” dược chúng trang bị cho một số’ súng kiểu 1874. Lực lượng “dân dũng” có nhiệm vụ chủ yếu là: giữ gìn trậ t tự, an ninh của địa phương mình; truy lùng, bắt giữ và áp giải “tội phạm”. “Dân dũng” không được trả lương. Khi cần thiết, lực lượng “dân dũng” có thể bị chính quyền điều động đi hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát, hoặc đi canh gác các đồn bốt ở ngoài địa

Page 41: Nhung su kien lich su Part 2

320 DƯƠNG KINH QUỐC

phương mình, thay thế cho lính khô' xanh hoặc lính cơ. Trong trường hợp này “dân dũng” được chính quyền phụ cấp cho một sô" tiền, tính theo ngày; mức độ bao nhiêu, do Thống sứ quy định.

Tháng Năm 1909

Thành lập Công ty vô danh N gói Đ ông Dương (Société A nonym e des T u ile r ie s de rindochine). Trụ sở Công ty đặt tại Pari (Pháp). Đối tượng hoạt động của Cống ty: sản xuất gạch, ngói, ông máng, ông dẫn, đồ gốin, đồ sứ, v.v... Cống ty có nhà máy ở Hà Nội, Đáp cầu và trong Nam Kỳ. về vốn: năm1909: 800.000 frăng (gồm 8.000 cổ phần loại 100 frăng); năm 1920: 1.000.000 frăn g (gồm10.000 cổ phần loại 100 írăng); năm 1924: 1.500.000 frăng (gồm 15.000 cổ phần loại 100 frăng).

28 tháng Sáu 1909

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Lai Châu. Địa bàn tỉnh Lai Châu gồm: châu Lai, châu Quỳnh Nhai, châu Điện Biên, tách từ tỉnh Sơn La ra. Tỉnh lỵ đặt tại Lai Châu.

- Ngày 16-1-1915-. Toàn quyền Đông Dương ra nghị định xoá bỏ tỉnh Lai Cháu, chuyển tỉnh Lai Châu sang chê độ cai trị quân sự để thành lập lại Đạo Quan binh 4 Lai Châu.

* Xem: 23-8-1904,12-7-1907.

30 tháng Bảy 1909Tổng đốc H ải Dương Lê

H oan được th ự c d ân P háp phong cho làm Khâm sai và p h á i đi đàn áp phong trà o kháng chiến ở Yên Thế. Lê Hoan trực tiếp chỉ huy 400 lính nguỵ, với nhiệm vụ chủ yếu do Toàn quyền Đông Dương giao cho là: khủng bô", đàn áp nhân dân, nhằm tách nhân dân ra khỏi lực lượng kháng chiến; phát hiện và truy bắt nghĩa quân hoặc cố gắng bao vây, giữ chân nghĩa quân tại chỗ rồi phi báo cho cấp trên đem quân chính quy đến tiêu diệt nghĩa quân.

* Xem: 29-1-1909, 5-10-1909.

2 tháng Tám 1909Đêm ngày 2 rạ n g ngày

3-8-1909, đồng bào Mường ở Hoá Bình, dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Kiêm, đã nổi dậy tấn công tỉnh lỵ Hoá Bình, giết lính, phá đồn, phá kho bạc, phá ty Thương Chính, giải phóng 40 tù n h â n , th u 150 k h ẩ u súng trường, 35.000 viên đạn, và bắt đầu công khai vũ trang tổ chức kháng chiến chống Pháp suốt õ tháng.

- Thủ lĩnh Kiêm lúc đó là xã trưởng xã Mông Hoá. Trước đó, Kiêm đã là một trong số những thủ lĩnh nghĩa quân chuyên hoạt động ỏ vùng sông Đà dưới sự chỉ huy của Đốc Ngữ.

- Trước sự kiện này, Thông sứ Bắc Kỳ và Tổng tư lệnh lực lượng quân đội Pháp chiếm đóng Bắc Kỳ đã cho điều lính lê dương từ Việt Trì đến để đàn

Page 42: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 321

áp cuộc khồi nghĩa. Ngoài ra, chúng cũng điều quân nguỵ từ Hà Nội về Hà Đông để bảo vệ tỉnh lỵ, đề phòng một cuộc nổi dậy như ở Hoá Bình của dân chúng tỉnh Hà Đông.

- Trong khi chờ quân tiếp viện đến, chính quyền thực dân ở Hoá Bình đã phải đặt vấn đề thương lượng với quân khởi nghĩa, nhưng nghĩa quân cương quyết không nhượng bộ. Ngày 10-8-1909, Pháp cho điều quân từ Sơn Tây đến. Ngày 14-8-1909, thực dân Pháp phản công, vừa đàn áp, vừa dụ dỗ nhân dân, nhằm tách nhân dân ra khỏi nghĩa quân. Song nhân dân dân tộc Mường vẫn đoàn kết một lòng, ủng hộ nghĩa quân, vận chuyển lương thực cho nghĩa quân, làm tai mắt cho nghĩa quân, thông báo cho nghĩa quân biết mọi sự vận động của quân đội thực dân. Bởi vậy, sau khi được nhân dân báo cho biết tin quân Pháp sẽ mở cuộc tấn công vào ngày28-9-1909, nghĩa quân đã chủ động tấn công quân địch trước. Ngày27-9-1909, nghĩa quân tấn công ngay giữa ban ngày vào đồn Hoá Lạc, rồi an toàn rút lui. Quân Pháp rất hoảng sỢ, không dám đưa quân đi sục sạo nữa, mà tìm cách bao vây nghĩa quân. Song, do làm chủ địa bàn hoạt động, nên nghĩa quân đã dễ dàng rút khỏi mọi sự bao vây của địch và chuyển lên Ba Vì rồi vượt sang hoạt động ở vùng tả ngạn sông Đà là nơi rất quen thuộc đối với thủ lĩnh Kiêm.

- Đêm 29 rạng ngày 30-12-1909, thủ lĩnh Kiêm hy sinh trong một trận phục kích của giặc.

28 tháng Tám 1909

Toàn quyền Đông Dương ra nghị đ ịnh giao cho Toà án Thành phốHà Nội và Hải Phòng xét xử những người Việt “chưa

phải là công dân Pháp” (non - citoyens íranẹais) và những người châu Á vi phạm luật vi cảnh như: nói xấu hoặc có thái độ chống dối chính quyền của Pháp hoặc Nam triều; phao tin đồn gây rối trậ t tự trị an xã hội; không chấp h à n h lện h của chính quyền; có “trá t gọi” mà không đếch; reo hò, đánh trống ầm ĩ; không có thẻ thuê' thân; cho mượn thẻ thuế thân; thẻ thuế thân quá hạn; v.v... Mức phạt có: phạt tiền từ 1 frăng đến15 frăng, và phạt giam từ 1 ngày đến 5 ngày; hoặc một trong hai hình thức phạt đó.

* Xem: 25-5-1884, 24-2-1903,11-10-1904, 24-1-1912.

Tháng Chín 1909Thành lập Công ty chế tạo

Dưỡng k h í và Axêtylen viễn Đông (Société d’Oxygene et d’Acetylene d’Extreme Orient). Trụ sở đặt tạ i Pari (Pháp). Công ty có chi nhánh đặt ở Sài Gòn, Hải Phòng, Thượng Hải, Hồng Cống, Băng Cốc... Đối tượng hoạt động của Công ty: chế tạo oxy và axếtylen; khai thác tấ t cả những gì cần thiết cho việc chế tạo đó; thầu các công trình cần đến việc hàn. về vốn; năm 1909 có 200.000 frăng (400 cổ phần 500 frăng); năm 1911:300.000 frăng (600 cổ phần 500 frăng); 1921: 3.500.000 frăng (7000 cổ phần 500 frang); năm 1923: 6.000.000 frăng; năm 1928: 10.000.000 frăng; năm

21- VNNSKLS

Page 43: Nhung su kien lich su Part 2

322 DƯƠNG KINH QUỐC

1940: 20.000.000 frăng (80.000 cổ phần loại 250 frăng).

5 tháng Mười 1909Chiến thắng N úi Sáng (1)

của ngh ĩa quân Đ ề Thám . Thiếu tá Bôniphaxi (Bonifacy), với sự hỗ trợ của Khâm sai Lê Hoan, kéo quân đến bao vây và tấn công khu căn cứ của nghĩa quân Đề Thám tại vùng Núi Sáng (lúc bấy giờ thuộc tỉnh Vĩnh Yên, bên tả ngạn sông Lô). Nghĩa quân do chính Đề Thám chỉ huy đã chiên đấu vô cùng dũng cảm, gan dạ, đợi địch tiếp cận gần mới nổ súng tiêu diệt chúng. Cuộc chiến đấu diễn ra từ 1 giờ 45 phút chiều cho tới 7 giờ 30 tối. Đề Thám bí m ật rú t quân an toàn. Quân địch thiệt hại nặng. Bọn tướng lĩnh thực dân đã phải thừa nhận rằng: “Mỗi thước đất lân chiếm được, đều phải trả giá rất đắt”.

* Xem: 29-1-1909, 30-7-1909.

4 tháng Mười Một 1909Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định đưa ba tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh vào địa bàn hoạ t động của Phòng Thương mại Hà Nội và Phòng Canh nông Bắc Kỳ.

- Ngày 17-2-1911 đổi gọi Phòng Canh nông Bắc Kỳ thành phòng Canh nông Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ

* Xem: 3-6-1886, 1894, 14-11-1901.

(1) Nhiều tài liệu ghi là Núi Lang, hay Núi Láng.

30 tháng Mười Một 1909Toàn quyền Đống Dương ra

nghị định về việc tổ chức Phòng Canh nông. Các Phòng Canh nông ở Đông Dương trực thuộc vào Chính phủ của mỗi “xứ” thuộc Liên bang Đông Dương. Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến nông nghiệp và chăn nuôi để giúp chính quyền lập quy chế cho các ngành đó. Một số vấn đề cụ thể mà Phòng phải nghiên cứu là: mức thuế thương chính; thể lệ nhân công; thể thức hợp đồng của nhân công và người cấy rẽ; việc xây dựng công trình thuỷ lợi, th iết lập Nông phố’ Ngân hàng; bảo đảm an ninh cho các chủ đồn điền và bảo đảm tài sản của họ, v.v...

P hòng C anh nông được th àn h lập do nghị định của Toàn quyền Đông Dương, sau khi đã thông qua Hội đồng Tối cao Đông Dương và thể theo đề nghị của Thống đốc, hoặc Tliống sứ, hoặc Khâm sứ. Ban lãnh đạo Phòng Canh nông gồm ít nhất 10 uỷ viên, nhiều nhất 20 uỷ viên. Trong sô" uỷ viên đó, chỉ được 1/5 là người bản xứ, do Thông dốc, hoặc Thông sứ, hoặc Khâm sứ lựa chọn; còn 4/5 là uỷ viên Pháp, phải thông qua bầu củ. Mỗi nhiệm kỳ 4 năm. Thống đốc, hoặc Thông sứ, hoặc Khâm sứ, có quyền triệu tập hội nghị, tham dự hội nghị và góp ý kiến với hội nghị của Phòng.

Page 44: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 323

31 tháng Mười Hai 1909

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lấy đảo Cái Bàn làm nhà tù giam giữ chính trị phạm và một sô thường phạm; ngoài ra, tất cả những người ra đầu thú củng phải đưa ra tập trung ở đảo.

Năm 1909Công nhân làm dường Hà Tu

- Cấm Phả dấu tranh đòi tăng lương. Sau hai ngày đấu tranh không thấy kết quả, anh em đã đốt hết lán ở và dụng cụ rồi bỏ đi.

Nám 1909Thành lập Công ty Thương

inại và Vận chuyển dường thuỷ Viễn Đông (C om pagnie de Commerce et de N avigation d’Extreme-Orient). Trụ sở đặt tại Sài Gòn. Đối tượng hoạt động: hoạt động thương mại, tài chính, kỹ nghệ, nông nghiệp, hàng hải ở khắp nơi, đặc biệt ở khu vực Viễn Đông. Công ty có chân trong các tổ chức: Công ty đồn điền Cao su Đông Dương, Công ty Vùng cao nguyên Đông Dương, Công ty vô danh Xây dựng cơ khí, Địa ốc Ngân hàng Đông Dương, Công ty Nông nghiệp và Kỹ nghệ vùng Tháp Mười, Công ty dân sự nghiên cứu và sản xuất bao bì Đông Dương, về vốn: năm 1909 có2.000.000 frăng (gồm 8.000 cổ phần, 250 frăng); năm 1911:3.000.000 frăng; năm 1913:

4.000.000 frăng; năm 1920:6 .000.000 frăng; năm 1943:20.000.000 frăng.

Năm 1909Thực dân Pháp thành lập sở

Viễn thông Điện báo Đông Dương (Service Radiotélégraphique de 1’Indochine).

Năm 1909Nhà tư sản Bạch Thái Bưởi

bắt đầu hoạt dộng ngành dường thuỷ: th u ê 3 chiếc tà u “Phi Phụng”, “Phi Long” và “Bái Tử Long” của Công ty M ácty -Đápbađi (Marty-D’Abbadie).

Năm 1915: Công tyMácty-Đápbađi bị phá sản. Bạch Thái Bưởi mua lại ba chiếc tàu trên của Công ty; ngoài ra còn mua lại một sô" chiếc khác nữa và mua cả xưởng máy làm tàu và sửa chữa tàu của Công ty này; hoạt động trên địa bàn từ Bắc Trung Kỳ trở ra Bắc Kỳ.

- Năm 1917: Công ty chuyên chở đường biển Đetsơvanđen (Deschwanden) bị phá sản. Bạch Thái Bưởi mua nốt 6 chiếc thuyền và một sô" sà lan của Công ty này. Sau đó, một sô" tư sản Hoá kiều chuyên chạy tàu thuyền cũng bị phá sản. Bạch Thái Bưởi cũng mua lại tất cả tàu thuyền của họ và từ đấy làm chủ ngành đường thuỷ. Công ty Bạch Thái Bưởi đã sản xuất được chiếc tàu “Bình Chuẩn”, trọng lượng 560 tấn. Cả Công ty sử đụng 1.415 công nhân và nhân viên, riêng ở Hải Phòng có 692. Chi nhánh của Công ty dặt khắp nơi. Công ty đùng cả người Pháp và Hoá kiều đứng làm đại lý và điều khiển máy. Các tuyến đường vận chuyển có: Hà Nội - Nam Định; Hà

Page 45: Nhung su kien lich su Part 2

324 DƯƠNG KINH QUỐC

Nội - Tuyên Quang; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Chợ Bờ; Nam Định- Nho Quan; Nam Định - Kim Sơn; Nam Định - Bến Thuỷ; Nam Định - Ngô Đồng; Nam Định - Lạc Quần; Nam Định - Thái Bình; Nam Định - Hải Phòng; Hải Phòng - Móng Cái; Hải Phòng - Hồng Gai; Hải Phòng -

Hải Dương ; Hải Phòng - Kiến An. v.v... Tàu “Lạc Long” là chiếc tàu chở được ít hành khách nhất (55 người), trọng lượng 40 tấn; chiếc chỏ được nhiều hành khách nhất (1.200 người) là chiếc “Phi Phụng” trọng lượng 300 tân.

1910

22 tháng Hai 1910Tổng thống Pháp ra sắc lệnh

quy định: Tất cả thanh niên việt Nam, sau khi mãn hạn dì lính thường trực, phải chuyến sang lực lượng quân dự bị cho tới khi nào đủ 15 năm - kể cả thời gian tại ngủ- mới được giải ngủ hoàn toàn. Lực lượng dự bị này, tuy được trở về nhà làm ăn sinh sống bình thường, nhưng hàng năm phải tập trung luyện tập trong 15 ngày. Khi có lệnh động viên, sẽ gọi ra từng phần, hoặc toàn bộ số quân dit bị đó và sẽ phiên chế vào các binh chủng mà trước đấy đã tham gia.

* Xem: 1-11-1904, 28-8-1908.

8 tháng Ba 1910

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho phép các điền chủ nông nghiệp và các chủ mỏ ở các nước thuộc L iên bang Đông Dương được tuyển mộ nhân công từ các nước ngoài Liên bang Đông Dương. Nghị định có một số điểm chính sau:

1. Chủ đồn điền, hoặc chủ mò phải làm đơn xin Thống đốc hoặc Thống sứ, Khâm sứ. Trong đơn phải ghi rõ: địa điểm của đồn điền hoặc mỏ, loại đồn điền gì, mỏ gì, diện tích khai thác, số lượng nhân công cần tuyển mộ Chính quyền sẽ giúp đỡ cấp giấy phép cho chủ đồn điền, chủ mõ ra nước ngoài để tuyển mộ nhân công.

2. Tuyển ở đâu, ký giao kèc ở đó, giữa người đi tuyển và người lao động.

3. Nhân công tuyển mộ được phải đưa đến trình diện ở Sc cảnh sát Sài Gòn để làm thủ tục nhập cảnh (đối với số nhân công sẽ sử dụng tại Nam Kỳ, Nam Trung Kỳ, Campuchia, Lào), hoặc trình diện ở Sở cảnh sát Hải Phòng (đối với số người sẽ sử dụng ỏ miền Trung Trung Kỷ trở ra Bắc Kỳ).

4. Chủ phải bảo đảm t r i lương th án g (chậm n h ấ t la trong vòng 10 ngày đầu của tháng sau), phải đảm bảo ăn

Page 46: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 325

uống không m ất tiền, bảo đảm chỗ ở vệ sinh, phải tổ chức việc khám và chữa bệnh không mất t iề n cho n h â n công. C hính quyền có quyền kiểm soát và giám sát việc này.

5. Nhân công không phải đóng thuế" thân, không phải đi lao dịch. Nhân công có quyền mang theo vợ con cùng đi, mọi phí tổn do chủ thuê mướn chịu. Nhân công là phụ nữ phải được bô' trí làm các công việc nhẹ hơn nam giới. Làm ở đâu, sẽ có thẻ riêng của nơi đó; ngoài ra còn phải có sổ lao động. Khi hết hạn giao kèo mà muốn tiếp tục làm, sẽ ký lại giao kèo, trường hợp không rnuốh làm cho chủ cũ, có quyền đếch ký giao kèo với chủ mới. Khi chưa hết hạn giao kèo, tuyệt dối không được ký giao kèo với chủ khác; nếu ký, giao kèo đó coi như không có giá trị.

6. Mọi đơn từ kiện cáo giữa chủ và người làm thuê đều do chính quyền giải quyết. Đối với tấ t cả những ai không làm đúng giao kèo, kể cả chủ lẫn người làm thuê, đều có thể bị chính quyền xử phạt tiền từ 1 phrăng đến 15 phrăng và phạt giam từ 1 ngày đến 5 ngày, hoặc một trong hai hình phạt đó.

1 tháng Tư 1910

Thực dân Pháp bắt dầu khai thác toàn tuyến dường sắt Lào Cai - Vân Nam, dài 469 kin. Đây củng là ngày khai thác toàn

tuyến dường Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam.

- Riêng tuyến Lào Cai - Vân Nam, làm đến đâu, chúng khai thác đến đó. Ngày 15-6-1908 khai thác tới cây số 71; ngày 15-4-1909 khai thác tới cây scí 165; ngày 1-5-1909 : cây sô' 221; ngày 1-6-1909: cây số 236; ngày 17-7-1909-. cây số 296; ngày10-1-1910: cây số 396; ngày 1-4-1910: cây số 4 69, cây số cuối cùng của tuyến dường.

- Nhà nước thực dân giao độc quyền khai thác toàn bộ tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam (dài 859 km) cho Công ty Pháp Hoả xa Đông Dương và Vân Nam. Công ty phải chia lãi cho nhà nước thực dân. (Còn các tuyến dường khác đều do Nhà nước thực dàn đứng ra khai thác, thu lãi).

* Xem: 5-6-1901, 10-8-1901, 1-2-1906.

4 tháng Sáu 1910Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định miễn th u ế 6 năm cho một sô' đất trồng các loại cây công nghiệp như: cao su, day, bông, cà phê , để khuyến khích bọn chủ đồn điền canh tác các loại cây đó.

4 tháng Mười 1910Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định quy định về mức thuế ruộng đất đối với người Âu ở Trung Kỳ;

1. Ruộng chia làm 4 hạng, và tính thuế đồng niên theo đơn vị mẫu tây (hectare): hạng nhất 3,07 đồng; hạng nhì 2,45 đồng; hạng ba 1,63 đồng; hạng tư 1,23 đồng.

Page 47: Nhung su kien lich su Part 2

326 DƯƠNG KINH QUỐC

2. Đất chia làm 6 hạng, và cũng tính thuế đồng niên theo đơn vị mẫu tây (hectare); hạng nhất 3,07 đồng; hạng nhì 1,43 đồng; hạng ba 1,03 đồng, hạng tư 0,82 đồng; hạng năm 0,41 đồng; hạng sáu 0,21 đồng.

3. Phải dùng đơn vị ha để tính tiền thuế. Phải quy mẫu ta thành mẫu tây (ha). Quy định: một mẫu ta ở Trung Kỳ bằng 4.894 m (chứ không phải bằng 4.970 m2 (thụt đi 76 m2).

* Xem:: 2-6-1897, 14-8-1898.

16 tháng Mười Hai 1910Dụ của vua triều Nguyễn

quy định: kể từ 1911, tấ t cả nam giới, tuổi từ 20 đến 60, thuộc các dân tộc Xê đăng, Gia rai, Ba na, Lào... sống tạiđịahạtCông Tum, đều phải đi làm xâu (prestation) mỗi năm 10 ngày.

về nguyên tắc, không được chuộc bằng tiền; song các làng xã, hoặc tập thể nào muốn th ì cũng được phép chuộc m ột phần hay toàn bộ sô' ngày phải đi xâu đó, với giá một hào một ngày. Số ngày được phép chuộc là bao nhiêu, Khâm sứ sẽ quy định cho từng' năm.

Dụ này được chính quyền thực dân ra nghị định chuẩn y ngày 12-1-1911.

* Xem: 4-7-1905,9-2-1913.

Năm 1910Thành lập Công ty Cao su

Đ ông Dương (Socié té des

Caoutchoucs de rindochine). Trụ sở Công ty đặt tại Pari. Đôi tượng hoạt động: khẩn hoang và trồng cao su thuộc các vùng đất đai ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt là ở Đông Dương, về vốn:năm 1910 có 1.500.000 frăng (gồm 15.000 cổ phẩn 100 frăng); cuối th á n g 8 năm 1910:3.000.000 frăng; năm 1912:4.500.000 frăng ; năm 1917:6 .000.000 írăn g ; năm 1920:8.000.000 frăng; năm 1923:10.000.000 frăng; năm 1929:15.000.000 frăng; năm 1931:20.000.000 frăng; năm 1932'.22.500.000 frăng; năm 1934:28.000.000 írăng.

Năm 1910Thành lập Công ty dồn diền

Đất dỏ (Société des plantations des Terres Rouges). Trụ sở Công ty đặt tại Sài Gòn. Đổi tượng hoạt động: trồng trọt và khai thác bông, cao su, cà phê, khai thác các đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một, Biên Hoá, Bà Rịa; ngoài ra còn khai thác cả các đồn điền cao su, cà phê ở Giava. Mã Lai. về vốn: năm 1910 có2.300.000 frăng (gồm 23.000 cổ phần / 100 írăng); năm 1923: 36 triệu frăng; năm 1925: 46 triệu frăng; năm 1928: 60 triệu frăng: năm 1929: 80 triệu írăng; năm 1932: 100 tr iệ u frăng; năm 1935: 110 triệu frăng.

Page 48: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 327

Năm 1910Thành lập Công ty xay xát

gạo Đ ông Dương (R izeries Indochinoises). Trụ sở đặt tại Hạ Lý (Hải Phòng). Đối tượng hoạt động: xay xát, buôn bán, xuất khẩu thóc, gạo, ngũ cốc, v.v... vềvốh: năm 1910: 300.000 írăng (600 cổ phần / 500 frăng); năm 1912: 1 triệu frăng; năm 1918: 2 triệu frăng; năm 1920: 4 triệu frăng; năm 1926: 8 triệu frăng; năm 1943: 16 triệu frăng.

Năm 1910T hành lập Công ty Nông

nghiệp Thành Tuy Hạ (Société Agricole de Thành Tuy Hạ). Trụ sở đặt tại Biên Hoá. Đối tượng hoạt động; khai thác các đồn điền nông nghiệp và mua bán các sản phẩm nông nghiệp, về vốn: năm 1910 có 600.000 frăng; năm 1912: 1 triệu frăng; năm 1919: 1.200.000 frăng; năm 1924: 2 t r iệ u frăn g ; th á n g6-1925: 2.200.000 frăng; tháng7-1930: 2.320.000 írăng; tháng 1-1935: 3.311.800 írăng.

Năm 1910Thực dân Pháp th í nghiệm

đưa máy móc vào canh tác tại các dồn diền nông nghiệp ở Nam Kỳ. Nhưng sau khi tính toán thiệt hơn, chúng đã bãi bỏ.

- Trong bản báo cáo năm 1910, Giám dốc sở Canh nông và Thương mại Nam Kỳ đã phát biểu: “Việc áp dụng cơ giới vào trong nông nghiệp sẽ rấ t chậm và đòi hỏi phải thay đổi hoàn toàn hệ thống ruộng đất và phải lấy việc khai thác trực tiếp để thay thế cho chế độ làm rẽ - một chê' độ đã được cả người Âu lẫn người bản xứ áp dụng ở toàn xứ Nam Kỳ và từ lâu nó đã trở thành phong tục tập quán rồi”.

- Còn tên Quyền Giám dốc Sở thì, trong bản báo cáo năm 1912, cũng đã phát biểu như sau: “Dù th ế nào đi nữa, thì ... lợi ích của việc đập lúa bằng cơ giới chỉ có thể dược coi trọng một khi xảy ra tìn h trạ n g th iếu nhân công đối với các đồn điền khai thác cỡ lớn mà thôi”.

Page 49: Nhung su kien lich su Part 2

328 DƯƠNG KINH QUỐC

1911

10 tháng Hai 1911Thành lập Công ty thiếc và

vônphram Bắc Kỳ (Société des étains et wolfram du Tonkin). Trụ sở đặt tại Pari. Đối tượng hoạt động: khai thác thiếc và vônphram vùng Pia - Ouac. vốn kh i th à n h lập có 1.500.000 frăng (gồm 15.000 cổ phần / 100 frăng); năm 1912: 3 triệu frăng; năm 1914: 3 triệu rưỡi frăng; năm 1919: 4 t r iệ u frăng (gồm 40.000 cổ phần / 100 frăng) •

Tháng Hai 1911Đồng bào Mèo ở Hà Giang

khởi nghĩa , đòi quyền tự trị, chống lại bộ máy cai trị do Pháp áp đặt. Thực dân Pháp phải điều quân đội chính quy đến đàn áp. Cuộc khởi nghĩa kéo dài cho đến cuối tháng 4 năm 1912 thì bị dập tắt.

5 tháng Năm 1911Vua Duy Tân ra dụ thành

lập Trường Hậu bổ ở Huế, nơi bổ túc những “kiến thức cai trị hiện đại” của thực dân Pháp cho các tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài (cựu học) trong thời gian 3 năm, trước khi được chính thức bổ nhiệm ra làm quan ngạch học chính và hành chính trong Chính phủ Nam triều ở Trung Kỳ.

- Trường này được thiết lập theo sự nghiên cứu và dề nghị của Lôgiu (Logiou), đốc học Trường Quốc học Huế lúc dó, và được Lápbê (Labbez), quan cai trị hạng nhất ngạch dân sự, tích cực chuẩn bị với sự bảo trợ của hai đời Khâm sứ: Grôlô (Groleau) và Xetxchiê (Sestier).

- Ngày 28-7-1911: Khánh thành Trường (dưới sự chủ trì của Duy Tân và Khâm sứ Xetxchiê).

- Ngày 15-10-1917: Thực dân Pháp lập Trường Pháp - Chính để thay thế Trường Hậu bổ Huế và Trường Sĩ hoạn Hà Nội.

* Xem: 20-6-1903, 13-11-1912,15-10-1917.

5 tháng Sáu 1911

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm dường cứu nước. “Ba” là bí danh dầu tiên mà Người sử dụng khi Người xuống làm phụ bếp tại chiếc tàu mang tên “Đô đốc Latusơ Tơrêvin” (L’Amiral Latouche Tréville).

Tàu rời bến Nhà Rồng ngày 5-6-1911; đến Xingapo ngày8-6-1911-, đến Côlômbô ngày14-6-1911; đến cảng Xait (Ai Cập) ngày 30-6-1911; đến Macxây (Pháp) ngày 6 -7 -1911 ; cập bến Lơ H avrơ ngày15 - 7- 1911 .

Page 50: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 329

30 tháng Sáu 1911

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định quy định về việc dùng các loại thuốc nổ (explosifs) ở Bắc Kỳ. Có mấy điểm chính sau:

- Tuyệt đối cấm người châu Á không được buôn bán các loại thuốc nổ. Chỉ có người Âu mới được buôn bán thuốc nổ.

- Người cần đùng thuốc nổ phải làm đơn xin phép chính quyền (gửi Công sứ hàng tỉnh, Tư lệnh đạo Quan binh, Đốc lý thành phố) nơi mình ở. Trong đơn ghi rõ: họ tên, nơi ở, chất thuốc nổ và lượng thuốc nổ cần đùng, mục đích đùng vào ngành kỹ nghệ gì. Thống sứ Bắc Kỳ là người xét đơn và quyết định cho phép hay không cho phép.

- Sau khi có giấy phép, phải làm tò trình (kèm theo giấy phép đó) để gửi Công sứ (hoặc Tư lệnh, hoặc Đổc lý). Trong tờ trình phải ghi rõ: họ tên, chỗ ở của người mua và người bán thuốc nổ; chất thuốc và lượng thuốc cần mua bán; nơi sử đụng và mục đích đùng vào việc gì, tuyến đường vận chuyển và phương tiện vận chuyển thuốc nổ ; tên họ người áp tải hàng. Sau đó chính quyền (Công sứ và cấp tương đương) mới cấp giấy đi đường. Trên đường đi phải xuất trình giấy tờ ở một sô" trạm kiểm soát do chính quyền ấn định.

- Nếu nơi bán và nơi sử đụng lại ở hai tỉnh khác nhau, hoặc nếu lượng thuốc nổ cần dùng vượt quá 70 kg thì phải làm tờ trình lên Thông sứ, và phải được Thông sứ (hoặc người thay mặt Thống sứ) duyệt y.

- Cửa hàng bán thuốc nổ phải có sổ sách ghi sô" lượng xuất nhập hàng ngày.

- Vi phạm những quy định về mua bán, đều bị nghiêm trị bằng biện pháp chính quyền.

- Ngày 12-10-1911: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tương tự như nghị định này và cho tlii hành ở Trung kỳ.

Tháng Bảy 1911Triển lãm quổc tế lần thứ hai

về cao su tại Luân Đôn, thủ đô nước Anh. Lần đầu tiên thực dân Pháp gửi mẫu cao su trồng ở Việt Nam sang dự triển lãm. Cao su mẫu này do Trại th í nghiệm trồng cao su Ong Yêm, Thủ Dầu Một (Nam Kỳ) trồng. Qua việc phân tích, các chuyên gia ở Luân Đôn cho biết: cao su trồng tại các đồn điền ở Đông Dương có thành phần tương tự như cao su trồng tạ i các đồn điền ở Xâylan hoặc Boocnêô. Chất lượng tốt.

Về cây cao su trồng ở Việt Nam, có một sô" điểm để tham khảo sau đây:

- Bác sĩ Yecxanh (Yersin), người sáng lập ra Viện Paxtơ Nha Trang năm 1895, là người đầu tiên nghiên cứu thí nghiệm việc đưa cây cao su (hévéa) vào trồng ở Việt Nam.

- Theo báo cáo năm 1912 của G.Vecnê (G.Vernet), kỹ sư hoá học Viện Paxtơ Nha Trang, cho biết thì nguồn gốc cây cao su trồng ở Đông Dương là lấy giông từ Vườn Thí nghiệm Henaratgoda (Xâylan) hoặc ở Vườn Bách thảo Xingapo. Năm 1876, vườn Henaratgođa mới bắt đầu trồng thử 39 gốc. Năm 1877, vườn Bách thảo Xingapo bất đầu trồng thử 6 gốc. Tất cả giông cây của

Page 51: Nhung su kien lich su Part 2

330 DƯƠNG KINH QUỐC

hai vườn này đều do Vichkham (Wickham) đem từ Rio Tapajos về. Danh từ khoa học gọi là “Hevea Brasiliensis”. Cũng theo Vecnê cho biết thì đồn điền cao su lâu dời nhất ở Nam Kỳ là đồn điền của Benlăng (Beìlan), ở gần Sài Gòn.(l)

* Xem: năm 1895 (Viện Pasteur Nha Trang)

1 tháng Tám 1911Thực dân Pháp đặt các trạm

điện tín tại Kiến An, Hà Nội, o Cấp, chủ yếu phục vụ cho ngành vận chuyển đường biển.

27 tháng Mười 1911Tổng thông Pháp ra sắc lệnh

quy định đơn vị cân, đo, đong, đếm phải sử dụng thống nhất ở toàn Nam Kỳ là: mét (mètre), kilogram (kilogramme) và lít (litre); quy định 1 tạ ta (picul) bằng 60 kg.

- Ngày 14-12-1911: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho ban bô" sắc lệnh trên ở Nam Kỳ.

20 tháng Mười Hai 1911Sắc lệnh Chính phủ Pháp

cho phép chính phủ thực dân ở Đông Dương được quyền trưng dụng một phần hoặc toàn bộ các tuyến đường xe lửa, đường sắt, vào việc chuyên quân đội, quân trang, quân dụng khi có chiến tranh hoặc khi cần phải đàn áp các cuộc khởi loạn. Trong thời gian trưng dụng, việc chỉ đạo các tuyến đường trưng dụng đó thuộc về giới cầm quyền quân sự. Cước phí vận chuyển tổi thiểu phải

giảm xuống một nửa, nếu là các tuyến đường do các Công ty tư nhân kinh doanh khai thác, còn nếu là các tuyến đường do Nhà nước kinh doanh, Toàn quyền Đông Dương sẽ ra nghị định ấn định giá cước phí sau.

(1) Báo cáo của thực dân Pháp tại Hội đổn^ Chính phủ Đông Dương năm 1916 chc biết, tính đến giữa năm 1916, số lượng đổ: điền cao su ở Nam Kỳ như sau: Tại tỉnh Gia Định có 49 đồn điền; tổng diện tích chiếm 3.240 ha, với 1.280.000 gốc. Tront số 49 đồn điền này có 29 đồn điền (chiếm 2.650 ha) thuộc các chủ đồn điền ngưc: Pháp; 20 đồn điền còn lại thuộc người Việ: và người Hoá. Tất cả chỉ mới có 4 đồn diềr đi vào sản xuất; trung bình 5 tấn / tháng. Tại Bà Rịa có 6 đồn điền, với 220.000 gổc ra đời khoảng 5 năm trở lại, đều thuộc cá: Công ty của Pháp.Tại Tây Ninh có 4 đồn điền; trong số (k có 2 đồn điền thuộc Công ty Cao su Tả' Ninh (thành lập năm 1913), chiếm me: diện tích 2.128 ha, với 409.000 gốc (tronĩ số này có 11.000 cây được lấy mủ từ năn. 1915.Tại Thủ Dầu M ột, tổng cộng diện tích Ca: đồn điền là 14.078 ha, với 1.200.000 gốc Đồn điền Lộc Ninh rộng nhất: 10.289 há. nhưng mới có 2.024 ha trồng cao su (tíiứ đến 1914 mới có 597.659 gốc). Đồn điéi An Lộc chiếm 438 ha, với 135.890 gỗc. Đồn điền Xa Cam chiếm 1.097 ha, vri 182.000 gốc (mới khai thác 612 ha). D :: điền Xa Trạch là đồn điền lâu năm lửiL của Thủ Dầu Một, chiếm 1.168 ha, nhưn£ mới khai thác 500 ha; năm 1909 có 8 0 .0 a gốc; năm 1910có 115.000gốc; năm 191: đã lấy mủ 80.000 cây, được 77 tấn cao năm 1916 dự kiến lấy mủ 150.000 cây, \ đối sản lượng ước tính 125 tấn cao su.

Page 52: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 331

21 tháng Mười Hai 1911Thành lập “Cơ quan nghiên

cứu các vấn đề về k in h tể ' (S e rv ice des A ffa ire s Économiques), trực thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương. Tiền thân của nó là “Ban chỉ đạo C anh nông và Thương m ại Đông Dương” thành lập theo nghị định Toàn quyền ngày4-3-1898.

- Ngày 4-7-1921: thành lập “Ban chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn Đông Dương” (Direction des S erv ices économ iques de 1’Indochine); đặt “Cơ quan Nghiên cứu các vấn đề về kinh tễ” trên trực thuộc Ban chỉ đạo này.

- Ngày 15-4-1924: thành lập “Ban chỉ đạo các công việc về kinh tể' (Direction des Affaires Économiques) để thay thế cho “Ban chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu kinh tễ” trên.

- Ngày 22-9-1927: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ tổ chức “Ban chỉ đạo các công việc về kinh tê” để tái lập lại tổ chức “Ban chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn Đông Dương". Ban này vẫn trực thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương và trực tiếp chỉ đạo một số cơ quan chuyên ngành như: Cơ quan nghiên cứu các vấn đề về kinh tế (Service des Affaires Économiques); Cơ quan thương mại hàng hải (Service de la Marine Marchande), thành lập ngày8-9-1927; Cục Du lịch và Tuyên tru yền Đ ông Dương (O ffice Indochinois du Tourisme et de la Propagande), thành lập ngày 3-4-1928; Ban Tổng Thanh tra Hầm mỏ và Kỹ nghệ (Inspection Générale

des Mines et de 1’Industrie), thành lập ngày 26-8-1929, v.v...

* Xem: 4-3-1898.

28 tháng Mười Hai 1911Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định bãi bỏ Ngân sách hàng tỉnh ở Bắc Kỳ: các khoản thu, chi của Ngân sách hàng tỉnh, kể từ ngày 1-1-1912, sẽ cho sáp nhập vào các khoản thu chi của “Ngân sách hàng xứ” Bắc Kỳ.

* Xem: 30-10-1895, 1-2-1913.

31 tháng Mười Hai 1911Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập Ban Tổng thanh tra Công chính Đông Dương (Inspection Générale des T ra v a u x P u b lic s de rindochine).

* Xem: 9-9-1898.

Năm 1911Thành lập Công ty Vận tải

Đ ông D ương (S o c ié té Indochinoise de Transports). Trụ sở đặt tạ i Sài Gòn. Đối tượng hoạt động: kinh doanh vận tải ở Đông Dương; tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào mọi hoạt động thương mại, kỹ nghệ, tài chính, về vốn: năm 1911 có180.000 frăng (gồm 1.800 cổ phần / 100 frăng); năm 1912:300 .000 fră n g ; năm 1920:1.200.000 frăng; năm 1927 ;3.000.000 frăng; năm 1928 :4.200.000 frăng; năm 1931: 4 370.000 frăng.

Page 53: Nhung su kien lich su Part 2

332 DƯƠNG KINH QUỐC

Năm 1911T h à n h lập H ãng dệt L.

Đờlinhông (Établissements L.Delignon). Trụ sở đặt tạ i Pari. Đối tượng hoạt động: kéo sợi, dệt vải bằng cơ giới; có nhà máy ỏ Phú Phong, Bồng Sơn, Giao Thuỷ (Trung Kỳ), về vốn; năm 1911: có 1.775.000 írăng (gồm 17.750 cổ phần / 100 frăng); năm 1913; 2.200.000 frăng; năm 1925: có 6.000.000 frăng. Ban trị sự có cả tư sản người Việt tham gia (Lê Phát An).

Năm 1911Thành lập Công ty Vôi Long

Thọ (Société des C haux H ydrauliques du Long Thọ). Trụ sở đặt tạ i Pari. Đối tượng hoạt động: nung và bán các loại vôi, gạch, xi măng, đồ gốm; đặc biệt khai thác lò vôi của Hãng Bôgaéc (Bogaert) tại Long Thọ, gần Huế trước đó. về vốn: năm 1911: 600.000 frăng (gồm 1.200 cổ phần / 500 frăng); năm 1927:3.000.000 frăng.

Năm 1911Thành lập Công ty Dầu lửa

Pháp - Á (Compagnie Franco - Asiatique des Pétroles). Trụ sở đặt tạ i Sài Gòn. Đối tượng hoạt động: kinh doanh buôn bán dầu hoả với các nước châu A, đặc biệt với Đông Dương, về vốn: năm 1911 có 1.300.000 frăng (gồm13.000 cổ phần / 100 frăng); năm 1921: 7.500.000 frăng;

năm 1930: 30.000.000 frăng; năm 1932: 50.000.000 frăng.

Năm 1911Thành lập Công ty Đồn diền

Cao su Xuân Lộc (Société des P lan ta tionsd’hévéas de Xuân Lộc). Trụ sở đặt tạ i Sài Gòn. Đối tượng hoạt động: trồng các loại cây cao su và các loại cây công nghiệp khác, về vốn: năm 1911có 360.000 đồng bạc Đông Dương (gồm 7.200 cỗ phần / 50đ) năm 1914 : 400.000đ (8.000 cổ phần / 50đ).

Năm 1911Thành lập Công ty Vận tải

ôtô Đông Dương (Société de T ra n s p o r ts A utom obiles Indochinois). Trụ sở đặt tạ i Hà Nội. Đôi tượng hoạt động: mua bán, sửa chữa, cho thuê ố tô. Vê vốn: năm 1911 có 82.900 đồng bạc Đông Dương; năm 1919:440.000 frăng (gồm 1.760 cổ phần / 250 frăng); năm 1920: 471 .250 frăn g ; năm 1940'.1.750.000 frăng.

Năm 1911Thành lập Công ty Cao su

Padăng (C om pagnie des Caoutchoucs de Padang). Trụ sỏ đặt tạ i Sài Gòn. Đối tượng kinh doanh: k in h doanh nôngnghiệp, chủ yếu trồng cây cao su; có nhiều đồn điền ở Đông Dương, ở Xumatơra và Mã Lai. về vốn: năm 1911 có 6.500.000 írăng (gồm 65.000 cổ phần /100

Page 54: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 333

frăng); năm 1918: 8.000.000 frăng; năm 1920:15 triệu frăng; năm 1922: 20 triệu frăng, năm 1925: 21 triệu frăng, năm 1927:31 triệu írăng, năm 1930: 41

triệu frăng.

Năm 1911Hoàn thành xây dựng Nhà

hát lớn thành phố Hà Nội.

1912

24 tháng Giêng 1912Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định chuyển giao cho các toà Nam án ở Trung Kỳ và ở Bắc Kỳ xét xử những người Việt chưa p h ả i công d ân P háp (non-citoyens franqais) và người châu Á vi phạm một số’ điều luật vi cảnh như: nói xấu hoặc có thái độ chốhg đối giới cầm quyền Pháp; phao tin gây rối loạn trậ t tự xã hội; không tham gia canh phòng làng xã; có “trá t gọi” mà không đến gặp nhà cầm quyền P háp cũng như Nam; chứa chấp người không có giấy tờ hợp pháp hoặc không có thẻ thuế thân; dổi chỗ ở không báo cho giới cầm quyền địa phương; đến chỗ ở mới không t r ìn h g iấy tờ cho giới cầm quyền; đóng thuế chậm không có lý do; đánh trống báo động không cần thiết; cho mượn hoặc đi mượn thẻ th u ế th â n của người khác, v.v...

* Xem: 25-5-1881, 24-2-1903,28-8-1909.

26 tháng Giêng 1912Tổng thống Pháp ra sắc lệnh

thứ ba về mò cho Đông Dương.

Sắc lệnh này quy định một số điểm cơ bản sau:

Bước 1: thăm dò mỏ. Diện tích xin thăm dò tối đa là 900 ha; khu vực này phải là hình vuông, cạnh 3 km; lệ phí xin thăm dò quy định đồng loạt (không phân biệt diện tích lớn hay nhỏ) tố i th iể u là 100 phrăng, tối đa là 500 fr, tuỳ theo từng vùng.

Bước 2: xin di nhượng. Diện tích xin di nhượng tốithiểulàioo ha; diện tích xin di nhượng tối đa là 900 ha (không phân biệt loại mỏ gì); lệ phí xin di nhượng quy định đồng loạt (cố định, không phân biệt diện tích và loại mỏ) là 500 phrăng.

Bước 3: khai thác. Có hai loại thuế:

a) Thuế hằng năm chủ mỏ phải nộp cho chính quyền địa phương. Loại này được quy định như sau, không phân biệt loại mỏ: 2 phrăng/1 ha trong 4 năm đầu; 4 phrăng/1 ha trong 5 năm tiếp theo; 6 phrăng/1 ha từ năm thứ 10 trở đi.

b) Thuế khai thác. Người thăm dò và khai thác có quyền

Page 55: Nhung su kien lich su Part 2

334 DƯƠNG KINH QUỐC

sở hữu toàn bộ sản phẩm mà họ thăm dò, khai thác được; song, khi những sản phẩm đó không để tiêu thụ ở thuộc địa mà lại đem đi xuất khẩu th ì người thăm dò và khai thác phải nộp thuế cho chính quyền theo mức sau đây: 1% giá xuất khẩu 1 tấn sản phẩm đối vối than và quặng sắt; 2% giá xuất khẩu 1 tấn sản phẩm đối với các loại mỏ khác.

* Xem: 16-10-1888, 25-2-1897.

2 thảng Hai 1912

Vua Duy Tân ra dụ bãi bỏ chế dộ nhục hình (như đánh bằng roi, trượng, thích chàm vào mặt, v,.v...) ở Trung Kỳ.

- Dụ này được Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y ngày9-2-1912.

* Xem: 31-8-1905.

Đầu tháng Hai 1912

T h à n h lập “V iệ t N am Quang phục hội”, bẩi bỏ “Duy Tân hội”. Địa điểm thành lập; tạ i từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Sa Hà, t ỉn h Q uảng Đông, Trung Quốc. Đại biểu nhân sĩ cách mạng Việt Nam của cả Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung kỳ, đều có mặt. Tôn chỉ, mục đ ích của V iệt N am Q uang phục hội là: “Đánh đuổi giặc P háp , khôi phục nước Việt Nam, th à n h lập nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam”. Hội trưởng là Cường Để, Tổng lý hội là Phan Bội Châu.

Cơ quan lãnh đạo Việt Nam Quang phục hội gồm ba bộ:

1. Bộ Tổng vụ: Bộ trưởng là Cường Để, Thứ trưởng là Phan Bội Châu.

2. Bộ Binh nghị gồm: Nguyễn Thượng Hiền (đại biểu Bắc Kỳ), Phan Bội Châu (đại biểu Trung Kỳ), Nguyễn Thành Hiến (đại biểu Nam Kỳ).

3. Bộ Chấp hành', gồm 10 uỷ viên phân công phụ trách các B an sau: Q uân vụ (H oàng Trọng Mậu, Lương Lập Nham); Kinh tê (Mai Lão Bạng, Đặng Tử Kính); Giao tế (Lâm Đức Mậu, Đặng Bỉnh Thành); Văn thư (Nguyễn Yến Chiêu, Phan Bá Ngọc - sau Ngọc phản bội và đã bị giết); Thứ vụ (Phan Quý Chuân, Đinh Tê' Dân).

Ngoài ra có 3 ủy viên vận động trong nước là; Đặng Xung Hồng (phụ trách Bắc Kỳ); Lâm Quảng Trung (phụ trách Trung Kỳ); Đặng Bỉnh Thành (phụ trách Nam Kỳ).

Việt Nam Quang phục hội có tể chức một lực lượng vũ trang mang tên “Quang phục quân”, có đặt ra Quốc kỳ (nền vàng, một chuỗi 5 ngôi sao đỏ), Quân kỳ (nền đỏ, sao trắng), có cho phát hành “Quân dụng phiếu" loại 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng và 100 đồng lưu hành ỏ trong nước và Lưỡng Quảng.

- “Quân dụng phiếu” có hai loại: một loại do Cường Để ký tên; một loại do Phan Sặo Nam

Page 56: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 335

(tức Phan Bội Châu) và Hoàng Trọng M ậu ký tên. T rên tờ "Quân dụng phiếu” do Phan Bội Châu ký có ghi: “Phiếu này do Chính phủ lâm thời của Việt Nam Quang phục quân phát hành dể dôi lấy thực ngân theo sô' tiền dã ghi trong phiếu, đợi sau này Chính phủ dân quốc chính thức thành lập sẽ dem thực ngân dôi lại và trả lại gấp dôi, cấm không ai dược làm giả, người nào trái lệnh sẽ bị trừng

phạt”* Xem: cuối tháng 5-1904.

18 tháng Tư 1912B ãi bỏ chức Họó quan

(Mandarins de 1’enseignement) ở Bắc Kỳ (tức các chức như: Đốc học, Điển học, Huấn đạo, Giáo thụ).

* Xem : 12-1865, 13-11-1912.

18 tháng Bảy 1912Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị

định về việc ban cấp phẩm hàm cho các công chức và binh lính người Việt Nam làm tại các công sở của Pháp ở Trung Kỳ. Nghị định có mấy điểm chính sau:

1. Khâm sứ là người có thẩm quyền ban cấp phẩm hàm.

2. Đối với những người theo cựu học, có khoa bảng thì: đỗ tú tài dược cấp “tòng bát phẩm”; đỗ cử nhân được cấp “tòng lục phẩm”; đỗ phó bảng được cấp “tòng ngũ phẩm”; đỗ tiến sĩ được cấp “chánh ngũ phẩm”. Những người có bằng cựu học này có thể

được Chính phủ Nam triều lựa chọn tuyển dụng.

3. Đôi với những người theo tân học, không có khoa bảng cựu học thì: Tham tá, Thư ký, Thông ngôn hạng nhất sẽ được cấp “chánh tứ phẩm”; Thư ký và Thông ngồn trợ lý hạng cuối cùng sẽ được cấp “tòng cửu phẩm”.

4. về ngạch võ: phó quản sẽ được cấp “tòng tứ phẩm”; binh lính trơn sẽ được cấp “tòng cửu phẩm”.

5. N hững phẩm hàm do Khâm sứ ban cấp phải được coi tương đương như phẩm hàm do nhà vua ban cấp. Mỗi khi có viên chức nào được chính quyền Pháp ban cấp phẩm hàm hoặc thăng phẩm trậ t thì quan lại hàng tỉnh của Chính phủ Nam triều phải có trách nhiệm thông báo việc đó về tận làng xã nơi sinh quán, nguyên quán của những người được cấp hoặc thăng phẩm hàm đó để làng xã biết. Làng xã phải đối xử với những người này như đối xử với những người được Chính phủ Nam triều ban cấp phẩm hàm. Một khi số công chức này về hưu (do đủ thâm niên hoặc do sức khoẻ) thì họ được chuyển sang nhận phẩm hàm do Chính phủ Nam triều cấp, với phẩm trậ t ngang hoặc cao hơn khi tại chức. Chỉ những ai bị thải hồi mới không được chuyển cấp phẩm hàm.

* Xem: 1-6-1904.

Page 57: Nhung su kien lich su Part 2

336 DƯƠNG KINH QUỐC

3 tháng Tám 1912Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho đánh thuê môn bài đối với các thương nhân người Việt ở Bắc Kỳ.

* Xem: 14-11-1901.

Tháng Tám 1912Các nhà lãnh đạo Việt Nam

Quang phục hội và các nhà cách m ạng dân chủ tư sản Trung Quôc thành lập “Hội Chấn Hoá hưng Á“. Trụ sở hội đặt tạ i Quảng Đông. Hội trưởng: Đặng Cảnh A (người Trung Quốc); Phó hội trưởng: Phan Bội Châu. Mục đích của Hội là: Chấn chỉnh nước Trung Hoá, làm cho châu Á hùng mạnh đ ể cùng nhau đánh dô kè thù trước mắt là thực dân Pháp dang thống trị Việt Nam.

* Xem: dầu tháng 2-1912

Tháng Tám 1912Thành lập Công ty vô danh

cất nấu rượu miền Trung Trung Kỳ (Société A nonym e des Distilleries du Centre Annam). Trụ sở đặt tại Quy Nhơn và Hà Nội. Đôl tượng hoạt động: nắm hoạt động của các nhà mây rượu ở Quy Nhơn và ở Tuy Hoá (Phú Yên); quản lý việc bán rượu ở các tỉn h đó. Vốn năm 1912:186.000 đồng bạc Đông Dương, năm 1928: 279.000 đồng; năm 1937: 2Õ0.000 đồng.

9 tháng Mười 1912Thực dân Pháp bắt đầu quản

lý nghề kim hoàn ỏ Nam Kỳ. Ai

muốn hành nghề, phải được phép của chính quyền thực dân và phải nộp thuê' môn bài.

24 tháng Mười 1912Thiết lập mạng lưới điện thoại

Mỹ Tho.

8 tháng Mười Một 1912Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho phép các điền chủ và tá điền người Việt ở Nam Kỳ được lập nghiệp đoàn điền chủ và nghiệp đoàn tá điền. Tá điền phải là người đã có tên trong sổ đinh ít nhất là 5 năm, và diện tích lĩnh canh ít nhất là 5 ha.

13 tháng Mười Một 1912Vua Duy Tân ra dụ thành

lập ngạch Học quan ở Trung Kỳ (Mandarins de rEnseignement) Dụ có một số điểm chính sau:

1. Học quan phải là người tốt nghiệp Trường Hậu bổ ò Huê, khoa Sư phạm; hoặc các giảo viên các trường “bảo hộ” có bằng cấp, từ bằng tiểu học Pháp - Việt trở lên; trường hợp chỉ có bằng tiểu học Pháp - Việt thôi các giáo viên đó phải có một thâm niên giảng dạy ít nhất là 5 năm.

2. Ngạch Học quan có các chức sau: Giám dốc (hàm tòng nhị phẩm), Tế tửu (hàm chánh tam phẩm), Đốc học hoặc Tư nghiệp (hàm từ chánh tứ phẩm đến tòng tam phẩm), Điển học (hàm từ chánh ngũ phẩm đến tòng tứ phẩm), Giáo thụ (hàm

Page 58: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 337

từ tòng lục phẩm đến tòng ngũ phẩm ), H uấn đạo (hàm từ chánh bát phẩm đến chánh th ấ t phẩm).

3. Các Học quan không được tham gia ngạch quản lý hành chính. Trừ khi thăng tới trậ t “chánh nhị phẩm ” mới được chuyển sang ngạch hành chính, làm tại Bộ Học chính và phải trả i qua từ chức vụ thấp nhất trong Bộ, sau dần dần có thể lên tới chức Tham tri.

4. Ngoài ra cũng mở một kỳ th i để tuyển người vào ngạch Học quan: 8 môn thi viết và 5 môn thi vấn đáp; thí sinh phải biết tiếng Pháp.

- Ngày 23-12-1912: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y dụ trên.

* Xem: 12-1865, 5-5-1911, 18-4-1912.

14 tháng Mười Một 1912Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định bãi bỏ tỉnh Hải Ninh, lấy địa bàn của tỉnh Hải Ninh để thành lập lại đạo Quan binh 1. Đạo Quan binh 1 Hải Ninh đặt dưới sự cai trị trực tiếp của viên Tư lệnh, quyền hành ngang với Công sứ ở các tỉnh dân sự và chịu sự chỉ đạo tối cao của Thống sứ Bắc Kỳ.

* Xem: 20-6-1905, 10-12-1906.

20 tháng Mười Hai 1912Vua Duy Tân ra dụ lập sổ hộ

tịch tại các thị xã ở Trung Kỳ.- Dụ này được Khâm sứ Trung

Kỳ ra nghị định ngày 16-1-1913

cho lập sổ hộ tịch tại tất cả các tỉnh Trung Kỳ, theo chỉ thị ngày 31-1-1907 của Toàn quyền Đông Dương.

31 tháng Mười Hai 1912Chính quyền Pháp ra sắc

lệnh cấm không ai được tổ chức hội kín ở Đông Dương, sắc lệnh quy định một sô" điểm cụ thể sau:

1. Ai tham gia hội kín sẽ bị phạt tiền từ 100 fr đến 500 frăng và p h ạ t giam từ 6 tháng đếch 2 năm.

2. Người đứng ra lập hội kín sẽ bị xử phạt gấp đôi người tham gia hội kín.

3. Mỗi cuộc họp trên 20 người đều phải xin phép chính quyền và phải dược phép của chính quyền mới được họp, dù đó là các cuộc họp thường ngày, hoặc định kỳ của các hội tín ngưỡng, hội bình văn. Nếu vi phạm điều này, mọi người tham dự cuộc họp sẽ bị phạt tiền từ 16 đến 200 trăng và phạt giam từ 6 ngày đến 3 tháng, hoặc 1 trong 2 hình thức phạt đó; hội sẽ bị giải tán; người chủ hội sẽ bi phạt tiền từ 16 đến 200 írăng và phạt giam từ 6 ngày đến 6 tháng.

4. Ai tự ý cho một hội nào đó, dù là một hội hợp pháp - họp ở nhà mình, cũng phải phạt tiền từ 16 đến 200 trăng và phạt giam từ 6 ngày đến 3 tháng.

Sắc lệnh này được ban hành ngày 25-2-1913.

22- VNNSKLS

Page 59: Nhung su kien lich su Part 2

338 DƯƠNG KINHQUỔC

31 tháng Mười Hai 1912Chính phủ Pháp ra sắc lệnh

nghiêm trị những ai chống đối lại chính quyền Pháp ở Đông Dương. Cụ thể là: xử tử tấ t cả những ai cầm vũ khí chống lại nước Pháp; dày biệt xứ tấ t cả những ai có âm mưu và hành động khích động nội chiến; phạt giam từ 1 tháng đến 1 năm, và phạt tiền từ 16 đến 200 frăng tấ t cả những ai tàng trữ hoặc sản xuất các loại vũ khí nếu không có giấy phép của nhà cầm quyền Pháp.

Sắc lệnh dược ban hành ngày 25-2-1913.

Năm 1912Thực dân Pháp thực hiện

chương trình đầu tiên về củng cô đê điều ở Bắc Kỳ. Chương trình này kéo dài cho đến năm 1924; chi phí hết khoảng 3.000.000 đồng Đông Dương. Nội dung chương tr ìn h gồm hai điểm chính: mở rộng đê (chân đê, mặt đê, độ cao đê); chông xói mòn đê (bằng biện pháp dùng đất sét đắp phủ hai bên sườn đê).

Năm 1912Hơn 500 công nhân lò nung

nhà máy xi măng Hải Phòng đã bãi công, họp mít tinh tại bãi Phong Lợi Thanh để đòi tăng lương 5% và phản đối việc chủ đối xử tàn bạo với công nhân.

Năm 1912Sỏ Canh nông và Thương

mại Nam Kỳ tiến hành trồng thí

nghiệm loại mía “Lahaina” và “Demerara” nhập từ đảo Haoai.

Năm 1916, Sở cộng tác với một địa chủ người Việt ở tỉnh Gia Định để trồng rộng rãi loại mía này.

Năm 1912Thành lập Công ty thuộc da

Đ ông Dương (Société des tanneries de rindochine). Trụ sở đặt tại Thuỵ Khê (Hà Nội). Đối tượng hoạt động: mua da. thuộc da, chế tạo các m ặt hàng bằng da. Công ty có nhiều xưởng làm da và một nhà máy thuộc da ở Hà Nội. về vốn: năm 1912. có 375.000 frăng (gồm 750 cổ phần / 500 frăng); năm 1914:625.000 frăng; năm 1918:500.000 frăng; năm 1924:1.500.000 frăng; năm 1940:3.000.000 írăng; năm 1942:4.500.000 frăng; năm 1943:6.000.000 frăng.

Năm 1912Thành lập Công ty Pháp -

Đ ông Dương (C om pagnie Franco-Indochinoise). Trụ sỏ đặt tạ i Pari. Đối tượng hoạt động: mua, bán, xay, xát thóc, gạo, ngô, sắn và các loại hạt có chất dầu ở Đông Dương. Công ty có n h à m áy ở M ácxây (Marseille) bên Pháp và nhà máy ở Sài Gòn. Chi nhánh của công ty này là Công ty Thóc gạo Đông Dương Đờni Phrerơ (Denis Freres). về vốn: năm 1912 có 1 triệu frăng (gồm

Page 60: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 339

1.000 cổ phần / 1000 frăng); năm 1927: có 3 triệu frăng , rồi 4 triệu frăn g (gồm 40.000 cểp h ần io o frăng);năm l929:10.382.000 trăng ; cũng năm 1929, vì thôn tính Công ty gạo

Pháp - Thuộc địa và thôn tính những nhà máy xay ở Lơvetxcơ (Levesque) và ở Sài Gòn, nên vốn của nó tăng th àn h 20 triệu írăng.

1913

1 tháng Hai 1913Vua Duy Tân ra dụ bãi bỏ

Ngân sách hàng tỉnh ở Trung Kỳ. Kể từ nay, mọi khoản thu chi của Ngân sách hàng tỉnh đều nhập vào các khoản thu chi của “Ngân sách hàng xứ’ Trung Kỳ.

- Dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng nghị định ngày4-4-1913.

- Từ 1-1-1931 lại lập lại Ngân sách hàng tỉnh cho cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

* Xem: 5-3-1889, 30-10-1895, 1-10-1903, 27-6-1904.

1 tháng Hai 1913Lập “Hội Nông tín hỗ tương

bản x ứ ’ (Société Indigene de C re d it A gricole M utuel - thường gọi tắ t là SICAM) đầu tiên tại Mỹ Tho (Nam Kỳ), mở đầu việc bóc lột nông dân Nam Kỳ một cách có tổ chức, có quy mô, thông qua việc cho vay nặng lãi của Ngân hàng Đông Dương.

- Thông qua các tổ chức SICAM, Ngân hàng Đông Dương cho nông dân vay tiền để canh tác, vối lãi suất 8% (trong đó 2% chuyển vào Ngân sách

Nam Kỳ; 6% Ngân hàng Đông Dương chiêm).

- Khoảng từ 1925, lãi trung bình là 10% (trong đó: 2% SICAM hưởng; 2% Ngân sách Nam Kỳ hưởng; 6% Ngân hàng Đông Dương hiíởng).

Có 7 tỉnh phải chịu lãi suất 12% là: Bà Rịa, Biên Hoá, Châu Đốc,

Gò Công, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một. Tình hình đó kéo dài cho tới 1-7-1934 (sau đó lãi suất hạ thấp hơn một chút).

- Về sô' lượng SICAM: năm 1913 có 1; năm 1920 có 6; năm 1922 có 8; năm 1923 có 9; năm 1924 có 11; năm 1926 có 15; năm 1927 có 17; từ 1928 đến 1930 có 20. Trung bình mỗi tỉnh Nam Kỳ có 1 SI CAM.

* Xem: 21-1-1875,21-4-1876,25-9-1898, 8-11-1912.

9 tháng Hai 1913Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập tỉnh Công Turn-, tỉnh lỵ đặt tại Cống Tum. Địa bàn tỉnh Công Tum gồm: Đại lý Công Turn tách từ tỉnh Bình Định; Đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên; Đại lý Đắc Lắc (tỉnh Đắc Lắc bị xoá bỏ và dổi

Page 61: Nhung su kien lich su Part 2

340 DƯƠNG KINH QUỐC

gọi thành Đại lý cũng từ nghị định này).

Một sô" nghị định có liên quan đến tỉnh Công Turn:

- Nghị định Toàn quyền ngày28-3-1917: cắt tổng Tân Phong và tổng An Khê thuộc cao nguyên An Khê, tỉnh Bình Định, để sáp nhập vào tỉnh Công Turn.

- Nghị định Toàn quyền ngày14-11-1917: thành lập Đại lý An Khê, đặt dưới quyền Công sứ Công Tum.

- Nghị định Toàn quyền ngày 24-5-1925: thành lập Đại lý Plâycu, đặt dưới quyền cai trị của Công sứ Công Tum.

- Nghị định Khâm sứ ngày 3-12-1929: thành lập thị xã Plâycu và thị xã Công Tum.

- Nghị định Toàn quyền ngày 24-5-1932: tách đại lý Plâycu khỏi tỉnh Công Turn để thành lập tỉnh Plâycu.

- Nghị định Toàn quyền ngày 9-8-1943: tách đại lý An Khê khỏi tỉnh Công Turn để sáp nhập vào tỉnh Plâycu.

* Xem: 22-11-1904, 4-7-1905, 16-12-1910.

10 tháng Hai 1913H oàng Hoá T hám (Đề

Thám) bị hãm hại. Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nông dân Yên Thế chấm dứt.

- Suốt hơn 13 tháng chiến đấu gan dạ, dũng cảm, mưu trí chông lại đợt tổng tấn công quy mô lớn cuối cùng của thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng (từ ngày 21-1-1909 đến ngày 28-2-1910), một sô" tướng giỏi của Đề Thám đã lần lượt hy sinh hoặc sa vào tay giặc; trong sô" đó có Cả

Trọng (hy sinh hồi tháng 3-1909 trong trận chiến đấu tại Đèo Vương), vợ ba Đề Thám (bị sa tay giặc ngày1-12-1909 tại Chợ Gồ).

- Sau chiến thắng ở Núi Sáng (ngày 5-10'1909) Đề Thám rút về vùng rừng núi Tam Đảo, Thái Nguyên tiếp tục hoạt đụng. Từ cuối tháng 10-1909, Đề Thám lại bí mật trở về khu Yên Thế, mưu khôi phục và phát triển phong trào. Chính tại đây, Đề Thám đã bị hai tên phản bội Trung Quốc - thủ hạ của Lương Tam Kỳ gia nhập đội ngũ nghĩa quân Yên Thế - ám hại, lấy thủ cấp của Đề Thám dâng thực dân Pháp để lĩnh tiền thưởng. Bọn thực dân Pháp vừa hèn hạ vừa dã man đã đem bêu đầu của Đề Thám tại chợ Nhã Nam hòng uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.

* Xem: 2-1893, 29-1-1909, 5-10-1909.

19 tháng Ba 1913Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập “Hội đồng hàng tỉnh” (Conseil Provincial; ở Bắc Kỳ. Nội dung nghị định gồm một scT điểm chính sau đây:

1. Mỗi tỉnh, mỗi đạo Quan binh đều phải thiết lập một Hội đồng kỳ mục bản xứ hàng tỉnh (Conseil provincial des notables indigenes), thường gọi tắ t là Hội đồng hàng tỉnhS^

(1). Khi cần thiết, Thống sứ Bắc Kỳ có thể triệL tập Hội đồng Liên tỉnh (Conseils interprovinciaux), dưới sự chủ toạ của viên quan cai trị hạng nhất, với sự hiện diện của các Công sứ các tỉnh hữu quan, để giải quyé các vấn đề có liến quan đến nhiều tỉnh.

Page 62: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 341

2. Đôi với các tỉnh người Kinh, uỷ viên Hội đồng phải thông qua bầu cử. Phủ nào hoặc huyện nào có từ 7 tổng trở xuốiig, chỉ được bầu 1 đại diện; phủ, huyện nào có từ 8 tổng trở lên, được bầu 2 đại diện.

3. Danh sách cử tri bao gồm ; chành tổng, phó tổng tại chức; tiên chỉ, thứ chỉ tại chức; lý trưởng tại chức, cựu chánh tổng, cựu phó tổng thực thụ. Song những ai can án đều không được đi bầu.

4. Chỉ dược lựa chọn dể bầu vào Hội dồng hàng tỉnh những người hiện dang sống tại tỉnh dó, hoặc những người hiện có dóng thuếruộng dất cho tỉnh đó. Những người sau đây không nằm trong diện được lựa chọn để bầu vào Hội đồng: những người chưa đủ 30 tuổi; những người can án; những viên chức hiện dịch do Ngân sách Đông Dương hay Ngân sách hàng xứ đài thọ; những viên chức bị sa thải, cách miễn.

Nhiệm kỳ của các uỷ viên Hội đồng hàng tỉnh ấn định là 3 năm, song có thể tái hạn mãi mãi.

5. Đối với các tỉnh hoặc dạo Quan binh không có người Kinh ở: ủy viên Hội đồng có thể sẽ do quan cai trị chủ tỉnh hoặc Tư lệnh đạo Quan binh đề nghị và Thống sứ Bắc Kỳ lựa chọn, theo tỷ lệ mỗi phủ, huyện hoặc châu đều có một uỷ viên.

6. Vế chức năng, nhiệm vụ của Hội dồng hàng tỉnh. Hội đồng hàng tỉnh có trách nhiệm góp ý kiến với chính quyền về các vấn đề sau: chi phí về các công việc có tính chất kinh tế, xã hội; phân chia khu vực địa lý của các cấp phủ, huyện, châu, tổng, xã trong tỉnh; bảo quản, xây dựng đường sá, đê điều, sông đào trong phạm vi tỉnh. Nói chung, Hội đồng hàng tỉnh có thể được chính quyền tham khảo ý kiến về tấ t cả các vấn đề có liên quan đến tỉnh hoặc đến đạo Quan binh. Hội đồng hàng tỉnh có thể lập các bản thỉnh nguyện (voeux) về các vấn đề kinh tế và các vấn đề có tính chất hành chính chung chung để chuyển sang chính quyền. Song mọi điều thỉnh nguyện có tính chất chính trị thì tuyệt dối cấm không dược dề cập tới.

7. Hội đồng hàng tỉnh bắt buộc mỗi năm phải mở một khoá họp thường kỳ (kéo dài tối đa 8 ngày) vào đầu tháng 5, do Công sứ hoặc Tư lệnh đạo Quan binh triệu tập. Song khi cần thiết, Thống sứ có thể triệu tập khoá họp bất thường. Mỗi khi họp phải ghi biên bản. Công sứ đầu tinh, hoặc Tư lệnh đạo Quan binh là chủ tịch Hội dồng hàng tỉnh. Theo dề nghị của Công sứ hoặc của Tư lệnh dạo Quan binh, Thống sứ Bắc Kỳ có thể ra nghị định, giải tán Hội đồng hàng tỉnh khi cần thiết.

Page 63: Nhung su kien lich su Part 2

342 DƯƠNG KINH QUỐC

Quá trình hình thành Hội đồng hàng tỉnh như sau:

- Ngày 30-4-1886: Toàn quyền Trung - Bắc Kỳ (Pôn Be) ra nghị định cho tliành lập tại mỗi tỉnh Bắc Kỳ một ưỷ ban Tư vấn (Commission Consultative); thành viên của ủy ban được tuyển lựa qua bầu cử, từ hàng ngũ chánh phó tổng. Cuối năm 1886, uỷ ban tự giải thế.

- Ngày 31-3-1898: Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume ra nghị định thiết lập lại tổ chức này, và gọi là uỷ ban Tư vấn kỳ hào (Commission Consultative đes Notables). Thành viên của uỷ ban do Công sứ lựa chọn và điều khiển.

- Sau đó, nghị định ngày 1-5-1907 của Toàn quyền Pôn Bô đổi gọi tổ chức đại diện cho người Việt ở cấp tỉnh này thành uỷ ban hàng tỉnh (Commission Provinciale). Thành viên của uỷ ban hàng tỉnh phải thông qua bầu cử chứ không được chỉ định như trước nữa.

- Ngày 17-11-1908, Toàn quyền Clôbuycốpxki (Klobukowski) ra nghị định đổi gọi Uỷ ban hàng tỉnh thành uỷ ban địa phương (Commission Régionale), do các chánh tổng thuộc các phủ, huyện tham gia.

- Cho đến ngày 19-3-1913, tổ chức này mới thực sự hoàn chỉnh cả về tên gọi lẫn chức năng, thành phần..., theo nghị định thành lập Hội đồng hàng tỉnh của Toàn quyền Anbe Xarô như đã kể trên.

* Xem: 30-4-1886, 29-4-1913.

19 tháng Ba 1913Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập Phòng Tư vấn Bắc Kỳ (C ham bre Consultative du Tonkin). Nội

dung của nghị định này gồm mấy điểm chính sau:

1. Tổ chức đại diện cho người Việt Nam ở Bắc Kỳ được gọi là Phòng Tư vấn bản xứ Bắc Kỳ (Cha mb re C o n su lta tiv e Indigene du Tonkin , (thường gọi tắ t là “Phòng Tư vấn Bắc Kỳ”).

2. Uỷ viên của Phòng Tư vấn Bắc Kỳ là đại biểu của ba thành phần xã hội sau đây:

a) Đại diện của những người trong diện đóng thuế thân (nội đinh, ngoại đinh) và của những người được miễn đóng thuế thân (miễn sai, chức sắc): cứ 20.000 người, được bầu một đại biểu. Cử tri gồm: chánhy phó tông; viên chức đã về hưu, hoặc đương tại chức của bộ máy hành chính người Việt; những người có bằng cấp cựu học, hoặc có các bằng: cao đẳng tiểu học Pháp, trung học Pháp, cao đẳng Pháp, hoặc đã tốt nghiệp trường Pháp - Việt; những người có cấp bậc trong quan trường, các hạ sĩ quan trong lực lượng bộ binh, thuỷ binh và trong lực lượng lính khô» xanh đã về hưu; các thông ngôn, thông phán, ký lục làm tại các công sở của chính quyền Pháp.

b) Đại d iện cho những thương nhân người Việt có đóng thuế môn bài: tỉnh nào có từ 200 đến 500 thương nhân có đóng thuế môn bài thì được bầu 1 đại biểu; từ 501 đến 2.000, được bầu

Page 64: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 343

2 đại biểu; từ 2.001 trở lên được bầu 3 đại biểu. Tỉnh nào không đủ 200 thương nhân có đóng thuế môn bài, phải hợp với tỉnh láng giềng để bầu đại biểu, c ử tri phải là thương nhân có đóng thuế môn bài.

c) Đại diện các tỉnh miền Trung du và Thượng du: số đại biểu này được các quan lại chủ tỉnh lựa chọn trong sô" viên chức và kỳ hào trong tỉnh để giới th iệu lên Thống sứ Bắc Kỳ; Thốhg sứ là người quyết định cuối cùng.

3. Những người sau đây không nằm trong diện được lựa chọn để bầu vào Phòng Tư vấn Bắc Kỳ: dưới 30 tuổi; binh lính, viên chức đang làm tại các công sở của Pháp (thuộc riêng Bắc Kỳ, hoặc chung cho toàn Đông Dương) hoặc tại các cơ sở hành chính của người Việt; những viên chức bị sa thải, những người đã can án.

4. Những người sau đây không được đi bầu: dưới 21 tuổi; các viên chức bị sa thải; những người đã can án.

5. Nhiệm kỳ của uỷ viên Phòng Tư vấn là 3 năm; song có thể tái hạn mãi mãi.

6. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tư vấn Bắc Kỳ. Phòng Tư vấn Bắc Kỳ có trách nhiệm góp ý kiến với chính quyền về các khoản thu chi của Ngân sách hàng xứ Bắc Kỳ, và chỉ góp ý kiến về các khoản chi có tính

chất kinh tế và xã hội thôi. Ngoài ra, nêu chính quyền cần tham khảo ý kiến Phòng Tư vấn các vấn đề gì thì phải có văn bản gợi ý (viết bằng chữ Pháp, chữ Quốc ngữ và chữ Nho) gửi cho Phòng Tư vấn 15 ngày trước khi Phòng Tư vấn nhóm họp. Ngược lại, nếu Phòng Tư vấn muôn thảo luận vấn đề gì, ngoài các vấn đề do chính quyền gợi ý trên, th ì Phòng Tư vấn phải xin phép Thống sứ trước. Nếu xét thấy có thể được, Thống sứ sẽ cho phép ghi vấn đề đó vào chương trình nghị sự của Phòng Tư vấn. Song, tất cả các vấn dề có tính chất chính trị, tuyệt đôi Phòng Tư vấn không được đề cập tới.

7. Về hoạt động của Phòng Tư vấn Bắc Kỳ. H ằng năm, Thống sứ sẽ triệu tập Phòng Tư vấn họp một lần vào nửa cuối tháng 6, tại Hà Nội. Mỗi khoá họp kéo dài 10 ngày, hoặc hơn. Trong phiên họp đầu, tấ t cả uỷ viên phải bầu ra 7 người để thành lập Ban chỉ đạo khoá họp; 7 người đó sẽ lại bầu ra một chủ tịch. Việc bầu phải tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín. Khi cần thiết, và sau khi xét đề nghị của Thống sứ, Toàn quyền Đông Dương có thế ra nghị định giải tán Phòng Tư vấn Bắc Kỳ.

Quá trình hình thành Phòng Tư vấn Bắc Kỳ như sau:

- Ngày 30-4-1886: Toàn quyền Trung - Bắc Kỳ Pôn Be ra nghị định thành lập một uỷ ban Tư vấn Kỳ hào

Page 65: Nhung su kien lich su Part 2

344 DƯƠNG KINH QUỐC

bản xứ cho toàn Bắc Kỳ (Commission Consultative des Notables Indigenes du Tonkin). Cuối 1886, tổ chức này tự giải thể.

- Ngày 4-5-1907: Toàn quyền Pôn Be ra nghị định tái lập lại và đổi gọi là Phòng tư vấn bản xứ (Chambre Consultative Indigene).

- Ngày 2-10-1908: Toàn quyền Klobukowski đổi gọi là uỷ ban Tư vấn bản xứ (Commission Consultative Indigene).

- Ngày 19-3-1913: Toàn quyền Anbe Xarô ra nghị định đổi gọi là Phòng tư vấn bản xứ Bắc Kỳ với tổ chức và chức năng cụ thể (như trên đã trình bầy).

- Ngày 10-4-1926: Toàn quyền Varen (Varenne) ra nghị định đổi gọi tổ chức đại điện cho người Việt ở phạm vi toàn Bắc Kỳ là Viện Dân biểu Bắc Kỳ (Chambre des Représentants du Peuple du Tonkin)/1̂

* Xem: 30-4-1886.

21 tháng Ba 1913Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định về việc miễn thuế đối với đất trồng dâu đề chăn tằm ở Nam Kỳ , kể từ ngày 1-1-1913.

1. Điều kiện để được xét miễn thuế: diện tích đất trồng dâu không được dưới 50 a (5.000 m2), dâu trồng phải đúng quy cách, mỗi cây dâu phải chiếm một diện tích tối thiểu là 2 m2, và tối đa là 4 m2; nơi nào trót trồng xít quá hoặc thưa quá, phải sửa dần cho đúng quy cách.

2. Ai muôn được miễn thuế phải làm đơn gửi quan chủ tỉnh. Trong đơn ghi rõ: diện tích đất

trồng dâu; sô" cây trồng; khoảng cách giữa các cây đã hoặc sẽ trồng. Đơn phải được chánh tổng sở tại duyệt trước xem có đúng không và phải có đóng triện của làng xã rồi mới gửi lên tỉnh xét. Đốì với điền chủ Pháp, chỉ cần nộp đơn cho Công sứ chủ tỉnh thôi.

3. Nghị định này không áp dụng đổi với các đất thuộc thành phô", đô thị, thị xã và các đất dùng để ở (thổ trạch).

28 tháng Ba 1913Bùng nổ cuộc biểu tình tuần

hành trên đường phô" Sài Gòn kéo đến Chợ Lớn của mấy trăm nông dân tay không vũ khí. Thực dân Pháp đã huy động lực lượng cảnh sát vũ trang đến để đàn áp, giải tán.

- Theo sự điều tra của giới cầm quyền thực dân lúc bấy giờ, cuộc biểu tình này mang tính chất chính trị do một hội kín tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Phan Phát Sanh (tức Phan Xích Long) nhằm ủng hộ Cường Để. Trước ngày nổ ra cuộc biểu tỉnh này, đêm ngày 23 rạng ngày 24-3-1913 thực

(1) Đối với Trung Kỳ, có các nghị định và dụ sau:- Ngày 19-4-1920: Khải Định ra dụ thành lập Phòng Tư vấn bản xứ Trung kỳ (Chambre Consultative indigene de 1’Annam). Dụ này đã được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng nghị định ngày 12-5-1920.- Ngày 24-2-1926: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi gọi tổ chức trên thành Viện Dân biểu Trung Kỳ (Charnbre d es? >Représentants du Peuple de l ’Annam).

Page 66: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 345

dân Pháp đã thu lượm được rất nhiều truyền đơn rải khắp các ngả đường Sài Gòn và những thủ phủ chủ chốt trong tỉnh; truyền đơn đề cập đến việc lập một Hoàng đế mới ỏ Việt Nam. Ngoài ra, sáng ngày 24-3-1913, cảnh sát cũng đã phát hiện được 8 trái bom giấu kín gần các đinh thự, công sở lớn tại các khu trung tâm của Sài Gòn. Theo kế hoạch của Phan Phát Sanh thì những trái bom đó sẽ ném vào các dinh thự, công sở đó để gây tiếng vang, trước khi đoàn biểu tình tay không kéo đến ngay sau khi bom nổ. Song, Phan Phát Sanh đã bị cảnh sát bắt ở Phan Thiết ngày 26-3-1913, hai ngày trước ngày dự định khởi sự. Một nhân vật chủ mưu khác, trên đường đến CliỢ Lớn, cũng bị giới cầm quyền bắt giữ tại Kampôt, ngày 19-3-1913. Phan Phát Sanh bị đưa về giam tại Khám lớn Sài Gòn, và cuộc biểu tình tay không của nông dân vẫn nổ ra đúng ngày đã định (28-3-1913), nhưng đã nhanh chóng bị dập tắt.

29 tháng Ba 1913Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định quy định: Mọi vụ tranh chấp đất đai xảy ra giữa các làng xã ở Bắc Kỳ, đều do chính quyền cấp tỉnh giải quyết trước. Trường hợp giải quyết chưa ổn thoả, Thống sứ Bắc Kỳ có quyền tối hậu quyết định.

12 tháng Tư 1913V ua D uy T ân ra dụ về

quyền tô" tụng của tập thể làng xã Trung Kỳ tại các toà Tây án. Cụ thể là:

1. Tập thể làng xã chỉ có quyền khởi tố (hoặc được phép theo kiện) những người Au tại

toà Tây an, cấp sơ thẩm, một khi đã được phép của Công sứ Pháp chủ tỉnh và của quan lại hàng tỉnh người Việt.

2. Trường hợp cấp sơ thẩm giải quyết chưa ổn thoả mà phải đưa lên cấp cao hơn, phải được phép của Khâm sứ Trung Kỳ và của Hội đồng Phụ chính.

- Dụ này đvíỢc Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng nghị định ngày 7-5-1913.

* Xem: 27-8-1904 (Nam Kỳ),8-3-1906 (Bắc Kỳ).

12 tháng Tư 1913Công nhân lái xe Phạm Văn

Tráng nổ bom giết chết Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn, tại Thái Bình.

- Ngày 7-5-1913, Phạm Văn Tráng bị chính quyền thực dân bắt giam. Ngày 5-9-1913 bị Hội đồng đề hình tuyên án tử hình. Ngày24-9-1913 bị thực dân Pháp xử tử tại cửa nhà lao Hoả Lò, Hà Nội.

* Xem: 26-4-1913.

26 tháng Tư 1913

Nguyễn Văn Tuýy công nhân nhà máy xe lửa Gia Lâm, nổ bom tại khách sạn Hà Nội (Hà Nội Hôtel) ^ hồi 7 giờ rưỡi tôi, giết chết hai tên thiếu tá Pháp là Sapuy (C hapu is) và Mônggrăng (Mongrand) và làm

(1) Khách sạn Hà Nội lúc bấy giờ ở số nhà 23 phố Paul Bert (nay là địa điểm góc phố Tràng Tiền - Nguyễn Khắc Cần, Hà Nội), là nơi lui tới của bọn sĩ quan Pháp.

Page 67: Nhung su kien lich su Part 2

346 DƯƠNG KINH QUỐC

bị thương 6 tên khác. Nguyễn Văn Tuý lúc đó 31 tuổi, người tỉnh Kiến An.

- Trong vụ này còn có vai trò của Nguyễn Khắc cần. Nguyễn Khắc Cần khi đó 35 tuổi, dạy chữ Nho, sinh tại Tiên Yên, trú tại Gia Lâm. Nguyễn Khắc Cần là người đã bí mật chuyển trái 1)0111 từ Long Châu về Hà Nội để Nguyễn Văn Tuý sử đụng.

- Ngày 7-5-1913: Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định giao cho Hội đồng Đề hình xét xử vụ ném bom của Phạm Văn Tráng tại Thái Bình ngày 12-4-1913 và vụ ném bom của Nguyễn Văn Tuý tại Hà Nội ngày26-4-1913.

- Ngày 29-8-1913, Hội đồng Đề hình bắt đầu mở phiên toà, 97 người bị đưa ra xét xử (trong đó có 13 người vắng mặt và một số yếu nhân của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục). Theo tường thuật của tờ Tương lai xứ Bắc Kỳ (Avenir đu Tonkin) số ra ngày6-9-1913 thì các bị cáo đã to ra rất hiên ngang trước phiên toà.

- Ngày 5-9-1913, Hội đồng Đề hình tuyên án tử hình Phạm Văn Tráng, Nguyễn Khắc cần , Phạm Đệ Quý, Vủ Ngọc Thuy, Phạm Hoàng Quế\ Phạm Hoàng Triết (Nguyễn Khắc Cần tham gia vụ ném bom ở khách sạn Hà Nội, còn 5 người kia tham gia vụ ném bom ở Thái Bình).

- Ngày 24-9-1913, những chiến sĩ kể trên bị thực dân Pháp đưa ra xử quyết, hồi 5 giờ 45 phút, tại cửa trại giam Hoả Lò Hà Nội, trước sự giám sát của tên Thông sứ Bắc Kỳ Đextơnê (Destenay). Cũng theo lời tường thuật của tờ Tương lai xứ Bắc Kỳ số ra ngày 25-9-1913, những chiến sĩ đó rất bình thản, vui vẻ đón nhận cái chết.

- Ngoài ra, qua điều tra, thực dân Pháp cho rằng hai vụ này đều có sự chỉ đạo của nhóm Phan Bội Châu (lúc đó đang ở bên Trung Quốc). Bởi vạy ngày 5-9-1913, Hội đồng Đề hình cũng tuyên án tử hình vắng mặt người nữa, trong đó có Phan Bộ: Châu, Cường Đề’ Nguyễn Văn Tu\ (người trực tiếp nổ bom tại khách sạr Hà Nội) và Hai Thạc, con trai củ<j Tán Thuật.

* Xem: 12-4-1913,6-1915.

29 tháng Tư 1913Vua Duy Tân ra dụ thành

lập Hội dồng hàng tỉnh ở Trum Kỳ. Nội dung gồm một sô" điểnt chính sau đây:

1. Tại mỗi tỉnh ở Trung Kỳ đều phải thiết lập một tổ chức đại diện cho người bản xứ ở cấp tỉnh. Tổ chức đó mang tên Hội dồng Kỳ mục bản xứ hàng tính (C onseil P ro v in c ia l des Notables Indigenes), thường gọt t ắ t là Hội dồng hàng tỉnh (Conseil Provincial).

2. Sô' lượng uỷ viên của mỗi Hội đồng sẽ do Khâm sứ ấn định cho từng tỉnh, sau khi thair. khảo ý kiến của Hội đồng Phụ chính. Số uỷ viên của Hội yđồng gồm ba thành phần sau:

a) Đại biểu của hàng ngũ chánh tông của các phủ, huyệr. người Kinh: phủ, hoặc huyện nào có từ 6 tổng trở xuống đuọc bầu 1 đại biểu; phủ, huyện nàc có trên 6 tổng được bầu 2 đại biểu. Cử tri của loại này gồm chánh, phó tổng hiện dịch; cựu

Page 68: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 347

chánh, phó tổng không bị kỷ luật. Phải bỏ phiếu kín.

b) Đại biểu của hàng ngủ chánh tông của các tông người Mường hoặc Chàm. Đại biểu này do Công sứ chủ tỉnh cùng quan lại hàng tỉnh trực tiếp lựa chọn. Song, sô' đại biểu này không được vượt quá 1/4 tổng số đại biểu người Kinh trong mỗi Hội đồng hàng tỉnh (số uỷ viên người dân tộc có thể là 1 hoặc nhiều).

c) Đại biểu của các thân hào, nhân sĩ người Kinh có tiếng tăm “vì khả năng của họ, và vì lòng cúc cung tận tuỵ của họ đối với lợi ích và th ể chế của đ ấ t nước”(]). Sô" đại biểu này do Công sứ chủ tỉnh hội đồng cùng giới cầm quyền hàng tỉnh người Việt lựa chọn (tất cả các viên chức h iện dịch người V iệt, không nằm trong diện được lựa chọn). Người nào sông ở đâu sẽ đại diện cho nơi đó, một khi đã được lựa chọn. Sô' lượng đại biểu loại này không được quá 1/4 tổng số đại biểu người Kinh đã được bầu cử, trong mỗi Hội đồng hàng tỉnh.

3. Danh sách uỷ viên Hội đồng hàng tỉnh, dù là được bầu hay dược Cống sứ trực tiếp lựa chọn, cuối cùng đều phải được Khâm sứ duyệt y, sau khi tham khảo ý kiên của Hội đồng Phụ chính. Nhiệm kỳ của uỷ viên Hội đồng là 3 năm; hết nhiệm kỳ có thể được tái cử.

4. Về chức năng, nhiệm vụ của Hội dồng hàng tỉnh Trung Kỳ'. Hội đồng hàng tỉnh có trách nhiệm góp ý kiến vối chính quyềii về các vấn đề: chi phí về các công việc có tính chất kinh tế và xã hội; phân chia khu vực địa lý hành chính của các cấp phủ, huyện, châu, tổng, xã thuộc phạm vi tỉnh; bảo quản, xây dựng đường sá, đê điều, sông đào trong tỉnh. Hội đồng hàng tỉnh có thể được chính quyền tham khảo ý kiến về tấ t cả các vấn đề có liên quan đến tỉnh. Hội đồng hàng tỉnh chỉ có thể lập các bản thỉnh nguyện vê các vấn đề kinh tế và lợi ích chung của tỉnh để chuyển sang chính quyền. Song, tuyệt dối cấm không dược dề cập dến các vấn dề chính trị.

5. Mỗi năm, Hội đồng hàng tỉnh họp khoá thường kỳ vào đầu tháng 5, tại toà Công sứ; ngày cụ thể do Công sứ ấn định. Ngoài ra, khi cần thiết Công sứ có thể đề nghị Khâm sứ cho phép triệu tập các phiên họp bất thường. Tất cả các vấn đề do chính quyền đề nghị góp ý, Hội đồng phải đưa ra thảo luận trước tiên. Mọi cuộc họp của Hội đồng đều do Công sứ chủ toạ với tư cách là Chủ tịch hội đồng, / ngoài ra phải có một viên quan tỉnh làm phụ tá vói tư cách là phó chủ tịch Hội đồng. Các cuộc họp đều phải có biên bản, bằng

(1) Nguyên vãn trong dụ (bản tiếng Pháp).

Page 69: Nhung su kien lich su Part 2

348 DƯƠNG KINH QUỐC

chữ Pháp và chữ Nho.- Dụ này được Toàn quyền Đông

Dương chuẩn y bằng nghị định ngày 4-6-1913.

* Xem: 19-3-1913.

Tháng Tư 1913

Thành lập Hãng Đềcua vàCabố (Établissement Descours et Cabaud). Trụ sỏ đặt tại Liông (Lyon), Pháp. Đối tượng hoạt động: buôn bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng thép, gang, sắt, các sản phẩm luyện kim, các sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến việc buôn bán các nguyên liệu đầu tiê n hoặc những bán thành phẩm dùng trong ngành kỹ nghệ. Sốvốn khi mới thành lập có 25 triệu frăng (gồm 25.000 cổ phần); cũng năm 1913, lên tới 40 triệu frăng.

Tháng Tư 1913

“Hội dồng hoàn thiện nền giáo dục bản xứ” (Conseil de P e r fe c t io n n e m e n t del’Enseignement Indigene) trong khoá họp tháng 4-1913 đã quyết định bãi bỏ việc học chữ Hán trong các trường Pháp - Việt bậc tiểu học và bậc bể túc ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Trường bậc bổ túc (complémentaires) được gọi là trưòng Trung học (Collège) và đặt tại thủ phủ của mỗi “xứ” như: trưòng Trung học Satxơlu Lôba (C hasseloup Laubat) ở Sài Gòn; trướng Quốc học Huế; Trường Bảo bộ (College du

Protectorat), thường gọi là Trường Bưỏi, ỏ Hà Nội.

* Xem: 27-4-1904, 8-3-1906, 30-10-1906.

15 tháng Năm 1913Tờ Đông Dương tạp chí ra số

đầu tiên, do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút.

- Tạp chí này tồn tại cho đến đầu năm 1917, sau đó tờ Nam Phong thay thế.

* Xem : 30-12-1916.

26 tháng Năm 1913Tổng thống Pháp ra sắc lệnh

quy định những tiêu chuẩn dể dược xét nhập quốc tịch Pháp (thường gọi là “vào làng Tây”) đối với người Đông Dương, sắc lệnh có một số điểm cơ bản sau:

1. Những người 21 tuổi trở lên, biết nói và viết tiếng Pháp nằm trong diện sau đây sẽ được xét nhập quốc tịch Pháp: đã đi lính cho Pháp hoặc làm việc tại các công sở của Pháp từ 10 năm trở lên và phải có “thành tích xuất sắc”; đã hoạt động từ 10 năm trở lên trong các ngành nông, công, thương nghiệp, và những hoạt động này “đã có đưa lạ i lợi ích cho nước P h áp ”; những người được gắn “Bắc Đẩu bội tinh” (trong trường hợp này, không cần phải biết tiếng Pháp cũng được); những người được người Pháp đỡ đầu hoặc nuôi trong 5 năm liền trước khi đến tuổi trưởng thành; những người có bằng cao đẳng tiểu học, hoặc bằng chuyên nghiệp, hoặc bằng

Page 70: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH s ử 1858-1918 349

trung học và đã có 5 năm làm việc “vì lợi ích của nước Pháp”; những người tố t nghiệp các trường bên Pháp.

2. Ai muốn xin “vào làng Tây”, phải làm đơn nộp cho Cống sứ, hoặc quan chủ tỉnh người Pháp, hoặc Tư lệnh đạo Quan binh nơi mình ở. Sau khi được cấp tỉnh điều tra và thông báo, đơn sẽ chuyển lên cho Thông sứ, hoặc Thống đốc hay Khâm sứ. cấp “xứ” thông qua, đơn sẽ chuyển lên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa xét. Cuối cùng, nếu đủ điều kiện, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa và Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ cùng đề nghị tập thể lên Tổng thông duyệt y. Đề nghị này sẽ được Tổng thống chuẩn y bằng sắc lệnh.

3. Người dược chấp nhận “nhập quốc tịch Pháp” sẽ được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như một công dân Pháp.

Sắc lệnh quy định thêm: đối với người “được Pháp bảo hộ” (Trung Kỳ và Bắc Kỳ) thì đơn gọi là Đơn xin nhập quốc tịch Pháp (tức “xin vào làng Tây”); đối với người đã được coi là thần dân của nước Pháp, tức những người “dân thuộc đ ịa ” (Nam Kỳ), chỉ cần làm đơn xin được hưởng “quyền công dân Pháp” (droits de citoyen franọais). Song, những điều kiện nêu trên, đều áp dụng cho cả hai trường hợp này.

* Xem: 25-5-1881,6-1-1903,11-10-1904.

29 tháng Năm 1913Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập viện Vệ sinh và Vi trùng học Bắc Kỳ ( I n s t i t u t d ’H y g ien e e t de Bactériologie du Tonkin), về chuyên môn, Viện trực thuộc sở Y tế Bắc Kỳ; về tổ chức hành chính, Viện trực thuộc sự chỉ đạo tối cao của Thống sứ Bắc Kỳ.

- Tiền thân của Viện này là: Phòng xét nghiệm vệ sinh Đông Dương (Laboratoire d’Hygiene de 1’Indochine), Phòng xét nghiệm vi trùng học (Laboratoire de Bactériologie), Viện chống bệnh chó dại Bắc Kỳ (Institut Antirabique du Tonkin).

* Xem: 23-12-1898, 18-11-1913.

Tháng Sáu 1913Gần 500 công nhân mỏ Lang

Hít (Thái Nguyên) đã công khai bỏ việc ra về để phản đối bọn chủ mỏ giảm mức lương công nhật của anh em từ 2 đến 6 xu.

16 tháng Bảy 1913Thực dân Pháp bắt dầu khai

thác toàn bộ tuyến dường xe lửa Sài Gòn - Khánh Hoá và các chi nhánh phụ của nó; tổng cộng dài 462 km, trong đó Sài Gòn - Nha Trang dài 408 km. Tuyến đường này khởi công từ năm 1901. Làm dược đến đâu, chúng cho khai thác ngay đến đó.

- Ngày 14-1-1904: khai thác đpạn đầu tiên, dài 71 km, trên đường Sài Gòn đi Xuân Lộc.

Page 71: Nhung su kien lich su Part 2

350 DƯƠNG KINH QUỐC

- Ngày 30-10-1904: Khai thác đoạn Sài Gòn - Xuân Lộc, 81 km.

- Ngày 25-8-1905: khai thác đoạn Xuân Lộc - Giá Rai, 18 km.

- Ngày 15-1-1910: Khai thác đoạn Giá Rai - Mường Mán, dài 77 km. Từ Mường Mán (cây sô' 176 tính từ Sài Gòn), chúng đặt chi nhánh phụ đi Phan Thiết, dài 12 km và cũng bắt đầu khai thác vào ngày 15-1-1910.

- Ngày 1-4-1912: khai thác tuyến Sài Gòn - Nha Trang dài 408 km.

16 tháng Bảy 1913Vua Duy Tân ra dụ thiết lập

thẻ thuế thân ở Trung Kỳ.- Ngày 20-8-1913: Toàn quyền

Đông Dương ra nghị định chuẩn y.

26 tháng Chín 1913Thực dân Pháp đặt mạng

lưới điện thoại ỏ Đà Nẵng và Hội An.

Tháng Mười 1913Nhân dân Bắc Kỳ phản đối

dự án đánh thuế thân đồng loạt (không ph ân b iệ t nội đinh, ngoại đinh) 2$ 15 một người / 1 năm của chính quyền thực dân Pháp, đồng thời phản đối đề nghị giảm bớt diện những người được miễn thuế thân của Phồng Tư vấn Bắc Kỳ trong khoá họp thường kỳ năm 1913.

- Thực ra, nhân dân đã phản đối ngay trong quá trình tiến hành khoá họp thường kỳ vào tháng 6-1913 của Phòng Tư vấn Bắc Kỳ. Bởi vậy, khi vấn đề “đánh thuế thân đồng loạt” được đưa ra lấy biểu quyết, thì 99 ý kiến (trong tổng sô" 106) đề nghị giữ nguyên trạng thái cũ, nghĩa là vẫn

phân biệt nội, ngoại đinh, nhưng lại đề nghị giảm bớt diện những người được miễn thuế.

* Xem: 2-6-1897.

16 tháng Mười Một 1913T hành lập tạ i H uế “Hội

những người bạn của thành Huê c â \ thường được gọi là “Đô thành hiếu cô xã” (Association des Amis du Vieux Huế). Mục đích của Hội là: thu thập, bảo quản những di vật, kỷ vật về các mặt chính trị, nghệ thuật, lịch sử, văn học, văn hoá thuộc riêng Trung Kỳ.

- Hội này thành lập do gợi ý của Oocbăng (Orband), đại diện của Chính phủ Pháp cạnh triều đình Huế.

- Khi mới thành lập, Chủ tịch danh dự của Hội gồm: Toàn quyền Đông Dương, Giám đốc trường Viễn Đông bác cổ, Khâm sứ Trung Kỳ. Năm 1915, “Hoàng đế nước Nam” được bổ sung vào danh sách chủ tịch danh dự của Hội.

- Chủ tịch đầu tiên của Hội là Đuymuchiê (Dumoutier).

- Các ủy viên danh dự của Hội gồm: Thượng tư Bộ Lễ, Thượng thư Bộ Công, Thượng tư Bộ Học chánh.

- Ưỷ viên đầu tiên của Hội (người Việt) là: Bửu Liêm, Đào Thái Hành (Hội đồng Phụ chính), Nguyễn Đình Hoè (Phó hiệu trưởng Trường Hậu bổ Huê); sang đầu năm 1914 bổ sung: Ưng Trình (Phó hiệu trưởng Trường Quốc tử giám), Hồ Đắc Đệ (giáo học trường Quốc tử giám).

- Bản “Điều lệ của ốội” (gồm 23 điều khoản, đề cập đến chức năng, nhiệm vụ và cách tổ chức Hội) do

Page 72: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 351

những viên chức sau đây dự thảo: Biêngvơnuy (Bienvenue), quan cai trị dân sự Huế; Lêôpôn Cađie (Leopold Cadière), thành viên Hội truyền giáo ở Huế; Đuymuchiê (Dumoutier), phụ trách Kho bạc ở Huế, Lơ Bri (le Bris), giáo sư ở Huế; Xanlê (Sallet), bác sĩ quản y ở Huế; Anbretsơ (Albrecht), đại uý lục quân thuộc địa ở Huế. Biêngvơnuy là người dự thảo chính.

- Bản điều lệ này được Quyền Khâm sứ Trung Kỳ là J.L. Saclơ (J.L. Charles) ký thông qua ngày14-11-1913.

- Ngày 16-11-1913, Hội mới họp phiên đầu tiên để ra mắt, công bô" Điều lệ và bầu Hội trưởng.

- Năm 1914, Hội được triều đình Huế cho sử đụng Cung Tân Thọ làm nơi hội họp và trưng bày hiện vật. Sô" hiện vật đầu tiên được trưng bày là sô' hiện vật bằng đồng thau thời Minh Mạng, đúc theo kiểu cổ. Ngày24-8-1923, Khải Định ra dụ chuyển gọi nơi trưng bày hiện vật của Hội thành Viện Bảo tàng Khải Định. Năm 1927: Trường Viễn Đông bác cổ đặt một Phân viện Chàm tại Viện Bảo tàng này và Trường trực tiếp giám sát về mặt kỹ thuật chuyên môn.

- Từ năm 1914, Hội có ra tờ tập san riêng, mang tên “Tạp san Đô thành Huê'cổ" (Bulletin đes Amis du Vieux Huế, thường viết tắt là BAVH), in tại Nhà in Viễn Đông (IDEO) Hà Nội, ra ba tháng một kỳ. Chủ bút đầu tiên là Lêôpôn Cađie (Leopold Cadière). Số' ra tháng Giêng - Ba năm 1914 là sô" đầu.

* Xem: 15-12-1898.

18 tháng Mười Một 1913Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập Viện Vệ

sinh và Vi trùng học tại Huế. Viện có Phòng xét nghiệm hoá học riêng, về chuyên môn, Viện trực thuộc Sở Y tế Trung Kỳ; về tổ chức hành chính, Viện đặt dưới sự chỉ đạo của Khâm sứ. Mọi khoản chi phí của Viện, do Ngân sách Trung Kỳ đài thọ.

- Tiền thân của Viện này là Phòng xét nghiệm Vi trùng học ở Huế, đo sở Công chính thành lập trước để kiểm soát các máy lọc nước.

* Xem: 29-5-1913.

1 tháng Mười Hai 1913

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định về chế độ khai thác rừng ở Nam Kỳ. Nội dung chủ yếu là: Nhà nước thực dân nắm độc quyền khai thác rừng; ai vào rừng kiếm củi để đun cũng phải mua giấy phép 10 đồng /1 năm, và chỉ được lấy tối đa 400 m3 củi đun; nếu lấy củi về để bán, phải nộp thuế thêm: 15 xu/1 ste (m3); giấy phép cho kiếm củi ở đâu chỉ được kiếm củi ở đó, v.v...

- Năm 1862: thực dân Pháp ra nghị định đầu tiên về rừng Nam Kỳ, cấm khai thác một sô" gỗ có chất dầu.

- Năm 1886: chúng bắt đầu đánh thuế khai thác gỗ ở Nam Kỳ.

- Năm 1875: thực dân Pháp quy định thể thức khai thác rừng ở Nam Kỳ (do Nhà nước thực dân tiến hành); thiết lập đội ngũ nhân viên kiểm lâm và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của viên tham biện sở tại (A dm inistrateur des affaires indigenes); thiết lập Ufy ban Lâm nghiệp thường trực (Commission

Page 73: Nhung su kien lich su Part 2

352 DƯƠNG KINH QUỔC

Permanente des Forets), do một viên thanh tra nội chính làm chủ tịch.

- Năm 1894: đặt sở Kiểm lâm Nam Kỳ, bắt đầu sử dụng nhân viên người Việt.

- Năm 1900: Toàn quyền Đông Dvtơng ra nghị định thành lập sở Lâm nghiệp toàn Đông Dương (Service general des Forets de rindochine), đặt trụ sở tại Hà Nội; mỗi “xứ" thuộc Liên bang Đông Dương có một đơn vị trực thuộc sở; nhiệm vụ: nghiên cứu, bảo quản và tổ chức khai thác rừng một cách quy mô.

- Năm 1913: bãi bỏ sở Lâm nghiệp toàn Đông Dương; thiết lập tạ i mỗi “xứ” một sở lâm nghiệp riêng đặt dưới quyền Thôthg sứ, Thống đốc hoặc Khâm sứ. về mặt hành chính tổ chức và tài chính, các sở đó độc lập với nhau; về m ặt kỹ thuật, các Sở đó đều đặt dưới quyền kiểm soát của viên Tổng Thanh tra Nông - Lâm nghiệp và Chăn nuôi toàn Đông Dương.

* Xem: 27-3-1914, 26-8-1914.

1 tháng Mười Hai 1913Thống đốc Nam Kỳ ra nghị

định đối với đất trồng dừa ở Nam Kỳ.

Nội dung nghị định gồm mấy điểm sau:

1. Chỉ có trồng dừa để lấy cùi mới được xin miễn đóng thuế đất.

2. Diện tích đất trồng dừa lấy cùi đó tối thiểu phải từ 1 ha trở lên và chỉ thuộc về một chủ

(trường hợp đặc biệt, có thê thuộc nhiều chủ cũng được).

3. Dừa phải trồng hết diện tích và đúng quy cách: tối thiểu 100 cây / 1 ha và khoảng cách giữa các cây phải đều nhau.

4. Chủ đất phải làm đơn nộp quan chủ tỉnh để xin miễn thuế Quan chủ tỉnh có thể nhờ nhân viên Sở Canh nông và Thương mại đi kiểm tra thực địa rồi mới quyết định chấp nhận hay bác bỏ đơn.

5. Mức thuê"được miễn, giảm như sau: 7 năm đầu được miễn thuế đất toàn phần; năm thứ 8 miễn 2/3; năm thứ 9 miễn 1/3: từ năm thứ 10 trở đi phải nộp toàn bộ thuế.

26 tháng Mười Hai 1913Chính phủ thực dân Pháp

thông qua k ế hoạch xây dựng hệ thống thuỷ nông Vĩnh Yên.

Ngày 17-2-1914: Tổng thống Pháp ra sắc lệnh cho thi hành kế hoạch này. Đầu năm 1914 bắ t đầu khởi công xây dựng công trình; cuối năm 1922 hoàn thành ; tháng 2-1923 khánh th àn h . Diện tích được tưới17.000 ha (trong đó 16.000 ha nằm bên tả ngạn sông Phó Đáy và 1.000 ha nằm bên hữu ngạn sông Phó Đáy). Nguồn nước lấy từ sông Phó Đáy. Hệ thống thuỷ nông Vĩnh Yên gồm: đập chứa Liễn Sơn; 1 con kênh đào chính dài 50,100 km; 12 kênh đào phụvà dường mương lớn (thuộc tà7

Page 74: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 353

ngạn sông Phó Đáy) với tổng số độ dài là 82,130 km; 1 kênh đào nhỏ (bên hữu ngạn) dài 18 km; và một mạng lưới đường dẫn nước ước khoảng 800 km. Chi phí hết 1.240.000 đồng; trung bình 73 đồng/1 ha.

29 tháng Mười Hai 1913Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định mở Trường Y DượcĐông Dương (École de Médecine et Pharmacie de Ưlndochine).

* Xem: 25-10-1904.

Năm 1913Thành lập Công ty giấy Đông

Dương (Société des Papeteries de 1’Indochine). Trụ sở đặt tại Pari. Đối tượng hoạt động: sản xuất giấy ở Đông Dương; hoạt động kinh doanh giấy; hoạt động các ngành kỹ nghệ có liên quan đến giấy.

Công ty có nhà máy ở Việt Trì và Đáp cầu. về vốn: Năm 1913 có 1.500.000 írăng (gồm 3.000 cổ phần loại 500 frăng); năm 1919:2.000.000 frăng; năm 1927:5.000.000 frăng; năm 1930: 7 triệu frăng.

Năm 1913Thành lập Công ty vô danh

Pháp khai thác thuộc địa ở

T ru n g - B ắc Kỳ (S o c ié té A nonym e F ra n ẹ a is e de C o lo n isa tio n del’Annam-Tonkin). Trụ sở đặt tại Hà Nội. Đối tượng hoạt động: buôn bán xuất nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp và hầm mỏ.

Năm 1913Thành lập Công ty cây cao su

Tây N inh (Société des Hévéas de Tây Ninh). Trụ sở đặt tại Sài Gòn. Đối tượng hoạt động: Kinh doanh, khai thác và trồng cây cao su ở các đồn điền cao su thuộc tỉnh Tây Ninh và Biên Hoá. Năm 1916 có 2 đồn điền, tổng cộng rộng 2.128 ha, trồng dược 409.000 gốc cao su, trong số đó có 11.000 cây đã được lấy mủ từ 1915. về vốn: năm 1913 có 3.800.000 frăng (gồm 38.000 cổ phẩn /100 írăng); năm 1931:6.000.000 frăng; tháng 2-1937:8.000.000 fr; th án g 9-1937 :8.750.000 frăng.

Năm 1913Thực dân Pháp khởi công đặt

đoạn dường sắ t Bến Thuỷ - Đông Hà. Năm 1914 tạm ngừng vì chiến tran h ; Năm 1922 tiếp tục ; Năm 1927 hoàn thành, dài 299 km.

23- VNNSKLS

Page 75: Nhung su kien lich su Part 2

354 DƯƠNG KINH QUỐC

1914

17 tháng Giêng 1914Đặt Trạm quan sát khí hậu

ở Hue.* Xem: 23-11-1904.

19 tháng Giêng 1914Khâm sứ Pháp ở Lào ra nghị

định quy định: tấ t cả nam giới người Việt (và người châu Á khác) sống trên đất Lào, tuổi từ18 đến 60, đều phải đóng thuế thân và có thẻ thuế thân như

í người Lào.Mức thuế" ấn định 2 đồngOO /

I người/ 1 năm. Không có thẻ thuế thân sẽ bị phạt giam từ 1 đến 5 ngày và bị phạt tiền từ 1 đến 15 phrăng.

I I tháng Ba 1914Vua Duy Tân ra dụ thành

lập thị xã Quảng Trị.- Dụ dược Toàn quyền Đông

Dương chuẩn y bằng nghị định ngày 18-2-1916.

11 tháng Ba 1914Vua Duy Tân ra dụ thành

lập thị xã Bến Thuỷ (thuộc tỉnh Nghệ An).

- Ngày 18-2-1916: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp nhất thị xã Vinh (dược thành lập từ 20-10-1898) và thị xã Bến Tliuỷ làm một gọi là thị xã Vinh - Bến Thuỷ.

- Ngày 10-12-1927 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp dịa bàn của thị xã Vinh, thị xã Bến Tliuỷ và thị xã Trưòng Thi (dược thành lập ngày 27-8-1917) để thành lập thành phô'Vinh - Bến Thuỷ (tỉnh Nghệ An).

* Xem: 20-10-1879, 20-10-1898,27-8-1917.

27 tháng Ba 1914Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thiết lập chế độ độc quyền khai thác các loại rừng ở Bắc Kỳ của Nhà nước thực dân. (Về cơ bản, giông như chế' độ khai thác rừng ở Nam Kỳ).

* Xem: 1-12-1913,26-8-1914.

19 tháng Sáu 1914Bộ trưởng Bộ Thuộc địa

Pháp ra nghị định cấm không được nhập các cây cao su vào Đông Dương; chỉ được phép nhập hạt giống thôi.

23 tháng Sáu 1914Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định chia các vùng mỏ của toàn Bắc Kỳ thành 10 khu vực mỏ: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái. Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La và Hà Nội.

Chín khu mỏ đầu do Công sứ các tỉn h đó nắm quyền quản lý.

Page 76: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 355

30 tháng Sáu 1914

Tổng thông Pháp ra sắc lệnh cho thiết lập ở Đông Dương một loại bằng cấp tương đương với bằng Tú tài (phần I và phần II) bên Pháp (Brevet de Capacité correspondant aux differentes sé rie s de B a c c a la u ré a t de 1’enseignement secondaire de la Métropole) và chỉ dành riêng cho con em thực dân Pháp, sắc lệnh này được ban hành ngày 20-8-1914, và có một sô" điểm sau:

- Chỉ có con em thực dân Pháp sống ở Đông Dương mới được đự thi lấy bằng tương đương này.

-(Ngoài những tiêu chuẩn như tiêu chuẩn đự thi lấy bằng Tú tài ở Pháp ra, thí sinh còn phải có một trong hai điều kiện sau: hoặc là người đã sông tối thiểu được 1 năm ở Đông Dương, tính cho tới kỳ thi; hoặc phải là con của viên chức Pháp hiện địch ở Đông Dương, trong thời gian thi.

- Các môn thi cũng như các môn thi lấy bằng Tú tài bên Pháp. Song thí sinh có thể chọn hoặc chữ Việt, hoặc chữ Campuchia để thay thế cho môn chữ Hán.

- Bằng này do Toàn quyền Đông Dương cấp. Sau khi tốt nghiệp có thể làm đơn và chịu một khoản tiền phí tổn nào đó để xin đổi lấy bằng Tú tài phần I hoặc phần II bên Pháp.

Một sô' điểm cần biết thêm:

+ Ngày 23-11-1927:.chính quyền thực dân Pháp mới đặt bằng “Tú tài bản xứ” ở Đông Dương (thường gọi là Baccalauréat Local, hoặc Baccalauréat Inđochinois), cũng chia

làm hai phần; đậu phần I mới được dự thi phần II.

+ Tháng 7-1928 là kỳ thi đầu tiên lây “Bằng Tú tài bản xứ” phần I; Tháng 9-1929 là kỳ thi đầu tiên lâ'y bằng “Tú tài bản xứ” phần II, tức “Tú tài toàn phần bản xứ”.

+ Ngày 12-10-1930: thực dân Pháp ra sắc lệnh thừa nhận bằng Tú tài bản xứ có giá trị tương đương với Tú tài chính quốc (Baccalauréat Métropolitain). Ai đỗ Tú tài toàn phần bản xứ mới được dự thi vào các trường đại học ở Đông Dương, hoặc mới có thể xin thi vào các trường đại học bên Pháp.

+ Năm 1930: ở Việt Nam chỉ có hai trường có ban “Tú tài bản xứ” là Trường Trung học Pétrus Kỷ ở Sài Gòn và Trường Trung học Bảo hộ ở Hà Nội (Lycée du Protectorat, thường gọi là Trường Bưởi, lập năm 1908).

Đầu tháng Bảy 1914Công nhân mỏ thiếc Tĩnh

Túc (Cao Bằng) đã đồng lòng bỏ việc tập thể và trở về quê quán khi đã hết hạn giao kèo, mặc dù bọn chủ mỏ đã tìm mọi thủ đoạn để giữ chân anh em ở lại mỏ.

Cần biết rằng, khi công nhân bước chân vào làm cho mỏ đều bị chủ mỏ thu lại thẻ thuế thân và phát cho một tấm thẻ riêng của mỏ. Một khi công nhân ra khỏi khu vực mỏ mà không có thẻ thuế thân, đều bị các đồn cảnh sát bắt giữ và trao trả cho chủ mỏ. Trong cuộc đấu tranh này, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc đã trực tiếp đòi chủ mỏ trả lại thẻ thuế thân. Song, chủ mỏ

/

Page 77: Nhung su kien lich su Part 2

356 DƯƠNG KINH QUỐC

không trả, nên anh em đã tự động công khai bỏ mỏ ra về, không cần lấy lại thẻ thuế thân. Được tin có vụ đấu tranh bỏ mỏ này, Thống sứ Bắc Kỳ đã đánh điện chỉ th ị cho Công sứ Bắc Cạn là phải tìm cách bắt giữ số công nhân đó lại và báo cho chủ mổ biết để nhận về.

1 tháng Tám 1914Chiến tranh th ế giới thứ

nhất bùng nổ. Ngày 11-11-1918 kết thúc.

26 tháng Tám 1914Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thiết lập chế độc dộc quyền khai thác các loại rừng ở Trung Kỳ của Nhà nước thực dân. (Về cơ bản, giông như chê' độ khai thác rừng ở Nam Kỳ).

* Xem: 1-12-1913,27-3-1914

Năm 1914Công nhân khu mỏ Quảng

Ninh phôi hợp với nghĩa quân trong vùng đánh vào đồn líiih khô' xanh và nhà chủ mỏ Quảng Ninh.

1915

13 tháng Tư 1915Giới cầm quyền Pháp và

Trung Quốc ký hiệp ước hỗ trợ chặt chẽ với nhau trong việc dàn ấp phong trào cách mạng của nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc, nhất là tại vùng biên giới Việt - Trung.

Nội dung gồm mấy điểm cụ thể sau:

1. Giới cầm quyền Trung Quôc phải có trách nhiệm đàn áp quyết liệt,bắt giữ, và giao trả cho giới cầm quyền Pháp, hoặc trục xuất tấ t cả những người cách mạng Việt Nam hiện đang hoạt động (hoạt động vũ trang quân sự, cũng như hoạt động tuyên truyền trên báo chí, V .V ..)

trê n đ ấ t T rung Quốc nhằm chông lại chính quyền của Pháp ở Đông Dương.

2. Giới cầm quyền Pháp cũng phải có trách nhiệm như vậy đối với các nhà cách mạng T rung Quốc hiện đang hoạt động trên đất Việt Nam nhằm chống lại chính quyền Trung Quốc.

3. Đôi bên đều phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc để ngăn chặn mọi hoạt động buôn bán vũ khí, vận chuyển vũ khí trá i phép qua biên giới.

- Hiệp ước này công bố chính thức ngày 8-7-1915.

Page 78: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 357

23 tháng Năm 1915

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Ban chỉ đạo các công việc chính trị và bản xứ (D irec tion des A ffa ires Politiques et Indigenes), trực thuộc Phủ Toàn quyền. Ban chỉ đạo này gồm 3 phòng chuyên môn chính:

1. Phòng 1: Phụ trách đối ngoại.

2. Phòng 2: Phụ trách đốinội.

3. Phòng 3: Phụ trách an ninh chung, tức Mật thám.

* Xem: 8-7-1915, 28-6-1917.

Tháng Sáu 1915

20 chiến sĩ cách mạng Việt Nam có tham gia 2 vụ nể bom ở Thái Bình và Hà Nội hồi tháng 4-1913 bị sa vào tay thực dân Pháp và bị chúng đưa ra xét xử suốt 15 buổi tạ i Toà án binh Hà Nội. Trong số’ 20 người đó có Hoàng Trọng Mậu là một yếu nhân của Việt Nam Quang phục hội, và Hai Thạc là con tra i thứ của Nguyễn Thiện Thuật và là một trong số 6 người bị Hội đồng Đề hình kết án vắng m ặt từ ngày 5-9-1913. Hai Thạc đã chông lại án tử hình đó.

- Ngày 20-1-1916: Hoàng Trọng Mậu bị toà án binh Hà Nội kết án tử hình; Hai Thạc bị kết án khổ sai chung thân; số còn lại đều bị kết. án tù giam.

30 tháng Sáu 1915Tổng thốhg Pháp ra sắc lệnh

Tô chức và sử dụng lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương. Nội dung sắc lệnh có một số điểm chính sau:

1. Tất cả binh lính người bản xứ tại ngũ, nhưng không nằm trong lực lượng chính quy, đểu thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt (Force de Police Spéciale).(1)

2. Đối với Việt Nam, binh lín h người V iệt không nằm trong lực lượng quân đội chính quy đều thuộc quyền chỉ đạo tối cao của Thông đốc (nếu là ở Nam Kỳ), của Thông sứ (nếu là ở Bắc Kỳ) và của Khâm sứ (nếu là ở Trung Kỳ).

3. Sô'binh lính này cũng được tuyển lựa như binh lính chính quy. Toàn quyền Đông Dương ấn định số lượng cần tuyển cho từng “kỳ”; sau đó Thống đốc, Thống sứ, và Khâm sứ lại ấn định sô' lượng cần tuyển cho từng tỉnh. Quân của tỉnh nào do Cống sứ, hoặc quan chủ tỉnh.

(1) Thực dân Pháp đã sử dụng những thuật ngữ sau đây để chỉ binh lính không nằm trong lực lượng chính quy: Đối với Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Lào, Quảng Châu Loan (tức những “xứ bảo hộ”) thì gọi là Garde Indigene (thường gọi là “lính khố xanh”); đối với Nam Kỳ thì gọi là Garde Civile Indigene (thường gọi là “lính thủ bộ”); ngoài ra còn có Milice (lính cơ), Garde Montagnarde (lính châu, hoặc lính dõng), V.V.. Tất cả những lực lượng đó hợp lại được gọi là Force de Police spéciale (lực lượng cảnh sát đặc biệt).

Page 79: Nhung su kien lich su Part 2

358 DƯƠNG KINH QUỐC

hoặc Tư lệnh đạo Quan binh nơi đó trực tiếp chỉ đạo. Lực lượng này còn gọi là địa phương quân.

4. Chức năng của địa phương quân trong thời bình là: đảm bảo trậ t tự tr ị an trong tỉnh hoặc đạo; canh giữ các công sở, các tuyến đường giao thông, canh gác trại giam, áp giải tội phạm; áp tải các chuyên hàng của Nhà nước. Khi hữu sự, có thể bị giới cầm quyền quân sự tạm thời điều động đi đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở tỉnh khác. Khi tỉnh trạng chiến tranh xảy ra, theo đề nghị của chính quyền quân sự, Toàn quyền Đông Dương có th ể ra nghị đ ịnh chuyển từng phần hoặc chuyển toàn bộ lực lượng địa phương quân sang tay chính quyền quân sự; lúc đó địa phương quân phải hoàn toàn chịu sự chỉ huy trực tiếp của chính quyền quân sự, phải tuân theo mọi quân lệnh của quân chính quy; cấp bậc của địa phương quân được chuyển ngang sang cấp bậc của quân chính quy; địa phương quân và quân chính quy đều có những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Khi tình trạng khẩn cấp đã qua , theo đề nghị của Tổng chỉ huy lực lượng quân chính quy, Toàn quyền Đông Dương sẽ ra quyết định chuyển giao lực lượng địa phương quân về tay chính quyền dân sự như trước.

* Xem: 5-9-1891, 7-7-1900,15-5-1917.

8 tháng Bảy 1915Thống đốc Nam Kỳ ra nghị

định thành lập Ban theo dõi công việc chính trị và bản xứ (Service des Affaires Politiques et Indigenes), cho trực thuộc Phủ Thống đốc và do Thống đốc Nam Kỳ trực tiếp chỉ đạo. Ban này có nhiệm vụ: theo dõi thái độ chính trị của người bản xứ; theo dõi nội dung các ấn phẩm; dịch các tài liệu chữ Quốc ngữ và chữ Nho; theo dõi các hội của người Việt; theo dõi công việc xuất - nhập cảnh; xét các đơn từ gia nhập quốc tịch, v.v...

* Xem: 23-5-1915.

28 tháng Chín 1915Anh em tù chính tr ị (khoảng

35 người) tại nhà tù Lao Bảo đã nổi dậy giết lính canh, phá ngục, đốt trạm bưu diện rồi rú t vào rừng, mang theo 29 khẩu súng và 5.000 viên đạn.

11 tháng Mười 1915Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị

định thiết lập quy chế ngạch bậc giáo viên người v iệ t cho các trường ở Trung Kỳ. Cụ thể có mấy điểm sau:

1. Phải có bằng Tiểu học Pháp - Việt mới được dạy ở các lớp Dự bị.

2. Phải có một trong các bằng sau đây mới được dạy các trường Tiểu học: bằng Thành chung, bằng Cao đẳng Tiểu học, bằng Trung học.

Page 80: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 359

3. Những người có bằng Cao dẳng, hoặc Tú tài, có thể tạm thời được dạy tại các trường bổ túc (một khi ở đó thiếu giáo viên người Pháp). Sô"người này là đối tượng để tuyển lựa làm dốíc học các trường tiểu học lổn, hoặc làm thanh tra học chính của địa phương.

4. Chỉ được chính thức giảng dạy sau khi đã qua thời gian tập sự tại các trường tiểu học do nam, nữ giáo viên người Pháp làm hiệu trưởng. Trong thời gian tập sự đó thường phải đi học bổ túc thêm trong các vụ hè, hoặc đi nghe thuyết trình về phương pháp sư phạm.

5. Lương của giáo viên nam cao hơn lương của giáo viên nữ.

16 tháng Mười 1915

Thực dân P háp cho mở Trường nữ trung học ở Sài Gòn cho con em các gia đình giàu có người Việt. Sô" học sinh ban đầu có 42; tháng 3-1916 lên đến 106.

10 tháng Mười Hai 1915

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập u ỷ ban Tư vấn thuỷ nông và chống lụt Bắc Kỳ (Commission Consultative pour l’Hydraulique Agricole et la D efense C ontre les Inondations). uỷ ban đặt dưới sự kiểm soát và giám sát của Thống sứ Bắc Kỳ. Uỷ ban do chánh kỹ sư công chính làm chủ tịch.

18 tháng Mười Hai 1915Thành lập sở Học chính

Trung Kỳ

19 tháng Mười Hai 1915Tổng thống Pháp ra sắc lệnh

liên quan đến những tội phạm bị k ế t án ph á t lưu ỏ Đông Dương. Sắc lệnh có một số điểm cụ thể sau:

1. Chế độ phát lưu có hailoại: p h á t lưu tập th ể(relegation collective) và phát lưu cá nhân ( re le g a tio n individuelle).

2. Địa điểm dành cho phát lưu tập thể là: Côn Đảo (đôi với những người Việt Nam và châu Á khác mà nguồn gốc là người Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Thượng Lào, Quảng Châu Loan), và các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang (đối với những người Việt Nam và châu Á khác mà nguồn gốc là người Nam Kỳ, Campuchia, Hạ Lào và Battambang).

3. Số người bị phát lưu tập thể sẽ do chính quyền nơi phát lưu quản lý và bố trí công việc để họ lao động. Cơ sở lao động có thể là những cơ sở thuộc chính quyền, hoặc của tư nhân sỏ tại. Nếu là của tư nhân th ì phải được sự đồng ý của Toàn quyền Đông Dương (sau khi đã tham khảo ý kiến của Thống đốc Nam Kỳ hoặc Thống đốc Bắc Kỳ và của Giám đốc sở Tư pháp Đông Dương). Sô' nhân công tù phạm này được t r ả lương, nhưng

Page 81: Nhung su kien lich su Part 2

360 DƯƠNG KINH QUỐC

chính quyền phải giữ phần lớn số' lương đó lại để trừ vào chi phí cấp dưỡng tù nhân. Mức lương và mức trừ các khoản chi phí đó sẽ do Toàn quyền ấn định.

4. Người bị kết án phát lưu tập th ế có th ể làm đơn xin chuyển sang chế độ phát lưu cá nhân. Chính quyền địa phương kết hợp vối toà án sẽ xem xét, trên cơ sở xét thái độ của đương sự trong thời gian còn ở chế" độ phát lưu tập thể, và xét xem đương sự đó đã có nghề chuyên môn để tự kiếm sống không. Toàn bộ hồ sơ phải chuyển cho Giám dốc sở Tư pháp. Chỉ sau khi có ý kiến chấp thuận của Giám đốc Sở Tư pháp, Toàn quyền Đông Dương mới ra quyết định chính thức cho người đó được chuyển sang chế độ phát lưu cá nhân. Trường hợp đơn bị bác bỏ, thì sáu tháng sau mới được làm đơn lại.

5. Người được hưởng chế độ phát lưu cá nhân có thể đilỢc tự do hành nghề của mình để tự kiếm sống, hoặc có thể tự do ký giao kèo lao động với các cơ sở lao động của chính quyền hoặc của tư nhân, song vẫn phải ở tại địa phương khác với nơi quê hương bản quán của mình, hay khác với những nơi mình đã gây án. Ngoài ra, chính quyềii sẽ phát cho mỗi người một sổ riêng, trong đó ghi rõ: tên họ, bí danh, nhận dạng, hộ tịch, trạng thái pháp lý, thời hạn và nơi phải đến trình diện theo định kỳ.

Trường hợp tái phạm một tội nào đó (như tự ý bỏ nơi cư trú, tự ý phá giao kèo lao động, hoặc vi phạm những biện pháp quản lý của chính quyền) th ì Toàn quyển Đông Dương sẽ ra quyết định huỷ bỏ quyền được hưởng chê" độ phát lưu cá nhân.

6. Người bị kết án phát lưu tập thế, cũng như người bị án phát lưu cá nhân đều có thể được chính quyền xét và tạm cấp cho một mảnh đất để tự canh tác thêm. Nêu không có vi phạm gì thì người được tạm cấp có thể trở thành người sở hữu mảnh đất đó, với hai điều kiện sau: phải là người đang được hưởng chế độ phát lưu cá nhân; mảnh đất tạm cấp đó đã được mình canh tác liên tục 7 năm liền, kể từ ngày được tạm cấp.

* Xem: 17-5-1916, 6-7-1917.

21 tháng Mười Hai 1915Sở Canh nông và Thương

mại Trung Kỳ tiến hành trồng thử tại Huế giống cam và quýt Vinh - Nghệ An.

29 tháng Mười Hai 1915Chính quyền Pháp ra nghị

định cấm đúc tiền kẽm ở Việt Nam.

Tháng Mười Một -Tháng Mười Hai 1915

Khoa thi Hương cuối cùng tại trường thi Nam Định.

* Xem: 1918.

Page 82: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 361

Năm 1915Thành lập Công ty vô danh

Sợi và D ệt cơ giới (Société Anonym e de F ila tu re et de Tissage mécanique) của người Việt ở Nam Kỳ. Số vốh ban đầu của Công ty là 53.000 đồng bạc Đông Dương. Năm 1916, Công ty bắt đầu thiết lập một nhà mày ở Tân Châu - trung tâm chăn nuôi

tằm lớn nhất của Nam Kỳ hồi bấy giờ. Và để chuẩn bị cho việc dệt cơ giới theo phương pháp Tây phương, năm 1915, sở Canh nông Nam Kỳ đã đưa 2 công nhân nữ ra học nghề ít tháng tại các xí nghiệp dệt ở Hà Nội để sau đó trở về hướng dẫn, đào tạo các chị em khác.

1916

6 tháng Giêng 1916

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Lâm Viên. Tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên đặt tạ i Đà Lạt. Địa bàn tỉnh Lâm Viên bao gồm: Đại lý Đà Lạt và Đại lý Di Linh tách từ tỉnh Bình Thuận.

- Ngày 31-10-1920: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định xóa bỏ tỉnh Lâm Viên; địa bàn tỉnh Lâm Viên dược chia làm hai: một phần để thành lập thành phô'Đà Lạt; một phần để thành lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng đặt tại Di Linh.

- Ngày 14-9-1928: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng từ Di Linh về Đà Lạt.

- Ngày 8-1-1941: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập lại tỉnh Lâm Viên. Tỉnh ỉỵ tỉnh Lâm Viên đặt tại Đà Lạt; chuyển tỉnh lỵ

Đồng Nai Thượng từ Đà Lạt về Di Linh.

* Xem: 1-11-1899,19-3-1916.

11 và 31 tháng Giêng 1916Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định động viên toàn bộ lực lượng quân dự bị người Việt ở Nam Kỳ tù các khoá tuyển năm 1907, 1908, 1909, 1910, 1911, 1912 để dưa sang chiến trường Pháp.

Số tuyển khoá 1911, 1912 đều phiên chế vào các đội ngũ công nhân trợ thủ pháo binh.

* Xem: 1-11-1904.

13 tháng Giêng 1916Hội đồng Phụ chính Nam

triều ra lời kêu gọi thanh niên Việt Nam tòng quân để “giúp mẫu quốc dẹp tan Đức tặc”.

16 tháng Giêng 1916Toàn quyền Đông Dương ra

quyết định bắt lính người Việt ở

Page 83: Nhung su kien lich su Part 2

362 DƯƠNG KINH QUỐC

Nam Kỳ để dưa sang chiến trường bên Pháp.

Do quyết định này, thực dân Pháp đã thành lập được 2 tiểu đoàn lính tập để dưa sang Pháp làm lính chiến và 2.250 lính thợ cùng 40 thông ngôn để đưa vào làm tại các công binh xưởng bên Pháp.

22 tháng Giêng 1916Thực dân Pháp và Nam triều

mở đợt tuyển bắt lính người Việt để dưa sang chiến trường bên Pháp.

Riêng tại Trung Kỳ, từ ngày 22-1-1916 đến ngày 30-3-1916, chúng đã tập trung được 5.000 lính chiến và hơn 13.000 lính thợ, tuyển lựa trong số hơn60.000 thanh niên.

26 tháng Giêng 1916Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập thành p h ố viêng Chăn (Lào).

* Xem: 20-10-1879.

15 tháng Hai 1916Bùng nổ cuộc biểu tình đánh

phá khám lớn Sài Gòn.- Từ giữa tháng 1-1916 nhiều hội

kín hoạt động mạnh ỏ một sô" tỉnh Nam Kỳ; nhiều cuộc họp của các tổ chức hội kín đã được bí mật tiến hành; thực dân Pháp đã mở nhiều cuộc lùng sục vây ráp, và chúng đã phát hiện được nhiều trái bom cất giấu tại nhiều địa điểm; tại một sô'nơi đã có những nhóm người hoạt động chông lại các chiến dịch bắt lính của

Pháp; toàn Nam Kỳ đã diễn ra nhiều cuộc xung đột vũ trang.

- Ngày 15-2-1916, vào hồi 3 giờ sáng, có khoảng 300 người trang bị vũ khí thô sơ đi thuyền tói bến sông Sài Gòn và đổ bộ lên bò, chia thành ba nhóm tiến vào trung tâm Sài Gòn. Trên đưòng tuần hành, một trong sô' ba nhóm đã chặn đánh một xe ô tô của Pháp, vừa đánh vừa thét lớn “Giết chết lũ Pháp đi" (Morts aux Franẹais !). Còn hai nhóm kia kéo vào đánh phá khám lớn Sài Gòn. Khoảng 60 người trong sô' 2 nhóm này, lại tách ra tiến về khu Chợ Lớn. Thực dân huy động một lực lượng cảnh sát đến đàn áp dữ dội. Đoàn người biểu tình bị thiệt hại nhiều: một sô' bị chết tại chỗ, một số bị thương, phần lớn bị bắt giữ; số ít còn lại quay trồ về thuyền rút lui.

18 tháng Hai 1916Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập thị xã Phan R í (tỉnh Bình Thuận).

22 tháng Hai 1916N ữ Công nhân nhà máy sàng

khu mỏ than KếBào bãi công, từ chiều 22-2-1916 đếch hết ngày 28-2-1916, để phản đối bọn chủ cúp phạt lương; một sốchị em khác đã bỏ mỏ ra đi không làm nữa. Trước cuộc đấu tran h này của chị em, tên trưởng đồn sen đầm của khu mỏ đã phải viết báo cáo về cho Cống sứ Quảng Yến, trong báo cáo có đoạn n h ận xét rằng : “T ình trạn g bất b ình ngày càng tăng trên toàn khu mỏ”.

Page 84: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 363

19 tháng Ba 1916

Vua Duy Tân ra dụ về việc tô chức tư pháp ở tỉnh Lâm Viên (vừa thành lập ngày 6-1-1916), gồm mấy điểm chính (như đối với tỉnh Công Tum).

1. Đối với các huyện mà cư dân chủ yêu là người Kinh, tri huyện sẽ là người Kinh. Đôi với các huyện mà cư dân chủ yếu là người dân tộc, tri huyện phải là người dân tộc. Tri huyện nắm quyền xét xử các vụ kiện tụng xảy ra trong huyện.

2. Trường hợp có sự kiện tụng giữa người Kinh và người dân tộc, công sứ Pháp sẽ là người xét xử, nhưng phải mời một tri huyện người Kinh, một tri huyện người dân tộc tham dự với tư cách là bồi thẩm. Khi không có sự nhất trí giữa công sứ và bồi thẩm , hồ sơ phải chuyển lên Bộ H ình xét xử. Quyết định của Bộ Hình phải được Khâm sứ duyệt y mới được thi hành.

* Xem: 6-1-1916.

27 tháng Ba 1916

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cắt một phần địa bàn của đạo Quan binh 4 Lai Châu để thành lập đạo Quan binh 5 Thượng Lào và cho trực thuộc Toà Khâm sứ Pháp ở Lào. Tư lệnh đạo Quan binh 5 Thượng Lào cũng có quyền hành chính và quyền tư pháp ngang với

Công sứ chủ tỉnh các tỉnh dân sự.

12 tháng Tư 1916Sở Canh nông và Thương

mại Trung Kỳ tiến hành trồng thử loại thuốc lá Havane, lấy giống tạ i vườn ươm Nogent-sur-M arne bên Pháp.

19 tháng Tư 1916Sở Canh nông và Thương

mại Trung Kỳ tiến hành trồng th ử giống cây long não (camphrier) lấy giống hạt từ Quảng Châu Loan (300 gr hạt giống).

22 tháng Tư 1916Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho củng cố, mở rộng và xây dựng thêm một số nhà tù ỏ các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu và ở đảo Cái Bàn.

- Tại khoá họp thường kỳ vào giữa năm 1916 của Hội dồng Chính phủ Đông Dương, khi đề cập đến vấn đề nhà tù ở Bắc Kỳ, bọn thực dân đã nhận định rằng: nhà tù Cao Bằng vì giáp biên giới nên tù nhân dễ vượt ngục; nhà tù Thái Nguyên chưa xây dựng xong; nhà tù ở đảo Cái Bàn đang xây dựng thì bỏ dở; còn nhà tù Sơn La và Lai Châu chỉ là những nơi giam giữ đơn sơ, chưa thích hợp với việc giam giữ các tù phạm nguy hiểm. Do đó, giới cầm quyền thực dân đã đề ra nhiệm vụ cấp bách là: củng cố vững chắc các nhà tù Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu\ tiếp tục xây dựng cho kiên cố nhà tù ở dảo Cái Bàn; còn đối với nhà tù Thái Nguyên cần phải tập

Page 85: Nhung su kien lich su Part 2

364 DƯƠNG KINH QUỐC

trung, khẩn trương xây dựng cho chắc chắn, bổ sung nhân viên cho nhà tù này, khiến cho nhà tù Thái Nguyên ở Bắc Kỳ củng phải tương tự như nhà tù Côn Đảo ở Nam Kỳ.

21 tháng Tư 1916Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho thiết lập một nhà thương tại Macxây (Marseille) dành riêng cho những binh lính người Việt bị đưa sang chiến trường châu Âu; phí tổn do Ngân sách Đông Dương chịu; y bác sĩ và nhân viên bệnh viện đều là người Việt, do Trường Thuốc Hà Nội (Ecole de Médecine) điều hành.

17 tháng Năm 1916Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định về chê độ tù phát lưu (relégué) ở Đông Dương. Nội dung văn bản có một sô" điểm sau:

1. Những người bị án phát lưu chỉ được sinh sông trong phạm vi khu vực đã được chính quyền quy định. Có thể mang theo gia đình. Mọi giao tiếp giữa họ với cư dân tự do trong khu vực, đều phải tuân theo những quy đ ịn h của ch ính quyền. Trong trường hợp cần th iết, chính quyền có thể tạm cấm, hoặc cấm hẳn mọi sự giao tiếp đó.

2. Khi cần yêu cầu, đề đạt điều gì, chỉ được làm đơn cá nhân.

3. Người bị phát lưu có thể xin vào làm công tại các cơ sở lao động sở tạ i của chính quyền hoặc của tư nhân. Thể lệ tuyển dụng ra sao, tiền công và cách sử dụng sô" tiền công đó ra sao, sẽ có văn bản quy định sau.

4. Thông đốc Nam Kỳ, hoặc Thống sứ Bắc Kỳ có thể xét tạm cấp cho cá nhân hoặc cho nhóm tù nhân phát lưu một diện tích đất đai nào đó để họ tự canh tác. Trong trường hợp bỏ đất không canh tác, hoặc bỏ trốn hay có ý định bỏ trốn khỏi khu vực phát lưu, hoặc vi phạm kỷ luật, v.v.. thì số đất tạm cấp đó sẽ bị chính quyền thu hồi, hoặc người vi phạm sẽ bị khai trừ ra khỏi nhóm được nhận đất tạm cấp đó.

5. Trường hợp đất tạm cấp đó đã được canh tác toàn bộ và thời gian tạm cấp đã được trên 5 năm, th ì diện tích đất tạm cấp đó sẽ được chuyển thành sở hữu hoàn toàn của cá nhân hoặc nhóm tù nhân canh tác đó. Quyền sở hữu sẽ bị huỷ bỏ khi người đó bỏ trôn đi nơi khác.

6. Trường hợp tù nhân ở cùng với gia đình, nhưng vì một lý do nào đó mà chính quyền rú t lại quyền sở hữu số đất đó của tù nhân, thì gia đình người tù này có thể vẫn được tiếp tục canh tác và phải 5 năm sau mới có thể được chính quyền xét cho nhận làm sở hữu riêng, nếu như toàn bộ diện tích đã được canh tác cả.

Page 86: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 365

Trường hợp tù nhân bỏ trốn đi nơi khác, nhưng gia đình người đó vẫn ở lại, th ì gia đình vẫn được tiếp tục canh tác và chính quyền sẽ xét để chuyển giao quyền sở hữu sô" đất đó cho gia đình.

7. Nếu người tù lấy vợ, thì sô" đất dược chính quyền cho làm của riêng đó được coi là tà i sản chung của cả hai vợ chồng. Họ có quyền nhượng lại cho người khác, hoặc dùng để gán nợ, nhưng nhất th iế t phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

8. Nếu sau khi đã được chính quyền cho nhận đất tạm cấp đó làm tài sản riêng mà tù nhân bị chết, thì tài sản đó sẽ truyền lại cho con cái người tù đó.

Nghị định này là văn bản t r iể n k h a i sắc lện h ngày 19-12-1915 của Tổng thống Pháp.

* Xem: 19-12-1915,6-7-1917.

Tháng Năm 1916Cuộc vận động khởi nghĩa

của Việt Narụ Quang phục hội, với sự tham gia trực tiếp của vua Duy Tân ở miền Nam Trung Bộ. Không khí khởi nghĩa dâng lên mạnh mẽ, nhất là trong đêm mồng 3 rạng mồng 4-5-1916.

Theo tài liệu của thực dân Pháp để lại, thì trong những ngày đó tình hình như sau: tại Quảng Ngãi xuất hiện nhiều tốp nghĩa binh, khá đông, vũ trang bằng dao và mác, đã vận động suốt đêm ngày, tại nhiều

địa điểm trong tỉnh và với tư thế sẵn sàng chiến đấu; tại Quảng Nam có khoảng từ 250 đến 300 nghĩa binh, chia làm hai nhóm, đã công khai tấn công một đội lính tại địa hạt Tam Kỳ rồi rú t lui an toàn; xung quanh bến cảng Đà Nang và Hội An cũng xuất hiện nhiều tốp nghĩa binh, với tư thế sẵn sàng chiến đấu; riêng tại H uế có khoảng 50 thủ lĩnh nghĩa quân trong sô này (của vua Duy Tân) từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đến để vận động, tể chức nghĩa quân chuẩn bị tấn công tiểu đoàn thứ 16 để cướp vũ khí; trong khi đó, ở quanh thành Huế, xuất hiện nhiều tốp nghĩa quân - mỗi tốp chừng 50 đến 80 người - đóng rải rác khắp các cánh đồng, sẵn sàng chờ lệnh tấn công thành Huế; sô" thủ lĩnh này đã họp kín với vua Duy Tân vào hồi 10 giờ đêm ngày 3-5-1916, và vua Duy Tân đã ra lời kêu gọi quan lại, sĩ dân nổi dậy khởi nghĩa.(1)

( 1 ) 0 đây, chúng tôi sử dụng hai nguồn tài liệu sau: 1) “Rapport au Conseil de Gouvernement”, Session ordinaire de 1916, Premiere Partie, phần “Rapport sur la situation de 1’Annam” (trang 168-169);2) “Histoừe Militaire de rinđochine des débuts à nos jours (1-1922)”, trang 338, IDEO, Hanoi, xuất bản năm 1922. Nam 1996, trên Tạp chí “Xưa và Nay”, số 28, tháng 6, trang 23-24, tác giả bài “Thương xác về địa điểm gặp mặt giữa vua Duy Tân, Trần Cao Vân và Thái Phiên” đã cho biết: cuộc gặp mặt bí mật giữa vua Duy Tân với Trần Cao Vân và Thái Phiên là vào ngày 14-4-1916. Vấy trong lần tái bản này, chúng tôi xin nêu ra để bạn đọc tham khảo

Page 87: Nhung su kien lich su Part 2

366 DƯƠNG KINH QUỐC

- Trong khoá họp thường kỳ năm 1916 của Hội đồng Chính phủ Đông Dương, khi đề cập đến sự kiện này, bọn cầm quyền thực dân Pháp đã nhận định như sau: “... Phong trào hồi tháng 5-1916 vừa qua, cũng giông như các cuộc phiến loạn hồi năm 1908, là sự nghiệp của đảng phái cách mạng đang có hoạt động chông lại sự nghiệp của người Pháp. Bởi vậy, phần lớn bọn thủ mưu là những văn thân đã can dự vào vụ 1908 và vẫn đang có liên lạc với những phần tử người Trung Kỳ đã trốn ra nước ngoài và bọn này cũng không ngừng bắt liên lạc với người của chúng còn lại ở Trung Kỳ hay đã trỏ lại Trung Kỳ. Bọn chúng đã mưu toan nhân cơ hội nước Pháp đang bận bịu về cuộc chiến tranh ở châu Âu mà gây rốỉ loạn ở Đông Dương nhằm đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước An Nam, giành lại nền độc lập cho xứ sở”.

* Xem: 5-9-1907, 2-1912.

18 tháng Năm 1916Thực dân Pháp đưa Bửu Đảo

lên ngôi vua , tức Nguyễn Hoàng Tông, để thay thế vua Duy Tân. Bửu Đảo lấy niên hiệu là Khải Định ngay từ khi lên ngôi.

- Bửu Đảo sinh ngày 1 tháng 9 năm Bính Thân (tức ngày 28-9-1885) và là con của Đồng Khánh - tên vua đầu tiên đo thực dân Pháp lựa chọn và lập nên ngày 19-9-1885. Khi Đồng Khánh chết (28-1-1889), vì Bửu Đảo còn quá nhỏ nên thực dân Pháp không đưa lên ngôi vì sợ Hội đồng Phụ chính thao túng

- Do Toàn quyền Đông Dương đề nghị, được Hội đồng Bộ trưởng Pháp nhất trí tán thành thông qua trong phiên họp ngày 13-5-1916, và được

Chính phủ Pháp duyệt y, Bửu Đảo lên ngôi.

- Ngày 6-11-1925: Khải Định (tức Bửu Đảo) chết. Nguyễn Vĩnh Thuỵ lên thay, tức Bảo Đại.

* Xem: 5-9-1907.

7 tháng Sáu 1916Sở Canh nông và Thương

mại Trung Kỳ tiến hành trồng thử 5 loại lúa mới, giống nhập từ Tây Ban Nha. Năm loại giống đó là: Benlloch, Benlloch de C atarroga , B la n q u itto de C atarroga, M a q u illo de Catarroga, Bomba. Theo sự nghiên cứu của sở, các loại lúa này có đặc điểm là hạt gạo lớn và trắng hơn, so với tấ t cả các loại h iện có lúc đó ở Đông Dương.

17 tháng Sáu 1916Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thiết lập một Trạm quan sát khí hậu ở Công Tum.

* Xem: 23-11-1904.

3 tháng Bảy 1916Đội Phấn bị thực dân Pháp

xử tử tại Nghệ An.Theo báo cáo của thực dân Pháp

tại khoá họp thường kỳ năm 1916 của Hội đồng Chính phủ Đông Dương thì: Đội Phấn tên thực là Hồ Sĩ Phân, giữ chức đội trong lực lượng lính bản địa (garde indigene) - thường gọi là lính khố xanh, hoặc địa phương quân. Tháng 10-1909, Đội Phấn có tham gia tổ chức cuộc khởi nghĩa ở Hà Tĩnh. Song việc không thành. Ngày 22-10-1909, Đội Phấn trốn khỏi Hà Tĩnh. Ngày 26-2-1910, Toà án thực

Page 88: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 367

dân tuyên xử tử vắng mặt Đội Phấn; trong khi đó Đội Phấn lại vẫn hoạt động tích cực trong các phong trào kháng Pháp những năm 1910, 1911, dưới sự lãnh đạo của Đặng Thái Thân, Âm Võ, Quyên và Quang.

Ngày 1-5-1916, Đội Phấn bị bắt tại Nghệ An, và sau đó bị xử tử.

5 tháng Tám 1916Khải Định ra dụ thiết lập

giấy thông hành ở Trung Kỳ. Tất cả người Trung Kỳ đi lại trong địa phận Trung Kỳ hoặc ra khỏi địa phận Trung Kỳ đều phải có giấy thông hành; dối với những người có thẻ thuế thân, giấy thông hành sẽ được cấp không m ất tiền; đối với những người không có thẻ thuế thân (vì không nằm trong diện phải dóng thuế), phải nộp 0,25 đồng để lấy giấy thông hành.

Đạo dụ này được Khâm sứ ký nghị định ngày 29-8-1916 cho thi hành.

30 tháng Tám 1916Toàn quyền Đông Dương ra

ngh ị đ ịnh thành lập th ị xã Luong-Phabang.

31 tháng Mười 1916Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho phép Hội đồng kỳ mục các làng xã ở Nam Kỳ được quyền đứng ra cho mượn, cho thuê, cho lĩnh canh sô'công điền, công thổ của làng xã trong một thời hạn 3 năm, 6 năm, hoặc 9 năm. Song, các văn bản phải

được giới cầm quyền cấp trên chuẩn y: thời hạn cho mượn, cho thuê, cho lĩnh canh từ 3 năm trở xuống, do quan chủ tỉnh chuẩn y; trên 3 năm do Thống đốc Nam Kỳ chuẩn y thông qua trước Hội đồng Tư mật.

* Xem: 27-8-1904.

30 tháng Mười Hai 1916Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho xuất bản tờ Nam Phong.

- Nam Phong ra mỗi tháng 1 kỳ: in bằng chữ Quốc ngữ, có phần phụ trương chữ Pháp và chữ Nho; tháng7-1917 ra số đầu tiên.

- Phần chữ Quốc ngữ do Phạm Quỳnh làm chủ hút; phần chữ Nho do Nguyễn Bá Trác làm chủ bút. Chỉ dạo chung tờ báo là Thanh tra mật thám Đông Dương Lu-i Máct.y (Louis Marty), và tên Giám đốc các công việc thuộc địa và bản xứ thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương.

Năm 1916Thành lập Công ty mỏ than

Đông T riều (Société des Charbonnages du Đông Triều). T rụ sở Cống ty đ ặ t tạ i Hải Phòng. Đôi tượng hoạt động: nghiên cứu, thăm dò, khai thác than vùng Đông Triều Số vốn ban đầu: 2 .500.000 frăng (gồm 25.000 cổ phần); năm 1921: 5 triệu frăng '(gồm 50.000 cổ phần).

Năm 1916Thành lập Công ty xay Viễn

Đông (R izeries d ’E x trem e-

Page 89: Nhung su kien lich su Part 2

368 DƯƠNG KINH QUỐC

Orient). Trụ sở; Sài Gòn - Chợ Lốn. Đôi tượng hoạt động: Hoạt động các ngành kỹ nghệ và buôn bán thóc, gạo, ngũ cốc. về vốn: năm 1916 có 600.000 đồng bạc Đông Dương (600 cổ phần); năm 1918: 1.500.000 trăng (gồm6.000 cổ phần loại 250 1'răng ), sau tă n g lên 12.500.000 trăng , cũng trong năm 1918:

năm 1919: 25.000.000 trăng .

Năm 1916Thành lập Công ty xe kéo

Đ ông Dương (O m nium Indochinois). Trụ sở đặt tại Hà Nội. Đối tượng hoạt động: kinh doanh ngành xe kéo ở Bắc Kỳ, nhất là ở Hà Nội; tham gia vào mọi hoạt động thương mại, kỹ nghệ, nông nghiệp, v.v... ở Viễn

Đông, về vốn: năm 1916 có1.800.000 trăng (gồm 18.000 cổ p h ầ n / 100 fr); năm 1928:3.000.000 frăng.

Năm 1916Thành lập Công ty In sách,

Bán sách, Sẵn xuất giấy miền Tây (Im prim erie , L ib ra irie . Papeterie de 1’Ouest). Trụ sở đặt tại Cần Tliơ. Ban trị sự gồm: Võ Xuân Hanh, chủ tịch, và các uỷ viên Võ Văn Hinh, Đỗ Văn Y. Đôi tượng hoạt động: phục vụ cho việc xuất bản tuần báo Tin tức m iền Tây (C o u rrie r de 1’Ouest). về vôh; năm 1916 có25.000 đồng (gồm 250 cổ phần); năm 1929: 80 ngàn đồng bạc Đông Dương (gồm 800 cổ phần).

1917

28 tháng Tư 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định lập Trạm quan sát khí hậu ở Sa Pa.

* Xem: 23-11-1904.

8 tháng Năm 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định lập trạm Quan sát khí hậu ở Đà Lạt.

* Xem: 23-11-1904.

15 tháng Năm 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị đ ịnh th iế t lập một lực

lượng cảnh sát người Việt chung cho toàn Nam Kỳ , gọi là lực lượng Dân vệ, hoặc lính Thủ bộ (Garde Civile).

- Dân vệ đóng tại các tỉnh lỵ hoặc ngoài tỉnh lỵ; đo quan chủ tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành; chức náng gồm: bảo đảm trật tư an ninh trong tỉnh; đàn áp các cuộc nổi dậy chống đối lại chính quyền xảy ra trong tỉnh; canh giữ tù phạm, truy bắt phạm nhân, áp giải các chuyến tù.

- Dân vệ không được trực tiếp can thiệp vào việc giữ gìn trật tự an ninh của cấp xã (việc này đo kỳ mục hàng xã chịu trách nhiệm); song dân vệ có

Page 90: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 369

nhiệm vụ hỗ trợ mỗi khi chính quyền xã có yêu cầu.

- Dân vệ mặc đồng phục, mũ gắn ba chữ “G.C.L.” (tức là: Garde Civile Locale).

- Về mặt huấn luyện chuyên môn, Dân vệ do sở Sen đầm (Gendarmerie) trực tiếp cử người đào tạo huân luyện.

- Về tài chính: 2/5 tổng chi phí cho lực lượng Dân vệ do Ngân sách Nam Kỳ đài thọ; 315 do Ngân sách hàng tỉnh và hàng xã Nam Kỳ dài thọ.

* Xem: 30-6-1915.

28 tháng Sáu 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập sở Tỉnh báo và An ninh Trung ương (S erv ice C e n tra l de Renseignem ents et de Sùreté Générale) chung cho toàn Đông Dương (thường được gọi là Sở Mật thám Đông Dương), tạm thời cho trực thuộc Ban chỉ đạo các công việc chính trị và bản xứ của Phủ Toàn quyền (thành lập ngày 23-5-1915). Ngoài ra, nghị định còn cho thiết lập tại mỗi xứ thuộc Liên bang Đông Dương một cơ quan mang tên Cảnh sát An ninh (Police de Sũreté).

Cơ quan cảnh sát An ninh cấp xứ có nhiệm vụ chính là: theo dõi, ngăn ngừa tấ t cả các hành động có tính chất chổng dối lại chế độ chính trị của chính quyền thực dân ở cấp xứ; điều tra, truy lùng thủ phạm và góp phần cùng giới cầm quyền hành chính trong việc đàn áp các vụ khởi loạn, gây m ất an n inh trong từng “xứ”.

Sở Tình báo và An ninh Trung ương có hai nhiệm vụ chính là: tổng hợp, nghiên cứu tấ t cả các tin tức tình báo có liên quan đến trậ t tự an ninh của Liên bang Đông Dương, về đối nội cũng như dối ngoại; đào tạo, chỉ đạo và kiểm soát về m ặt kỹ th u ật chuyên môn đối với tấ t cả các cơ quan tình báo chính trị hiện có ỏ Liên bang Đông Dương nhằm đảm bảo tính thống nhất của phương pháp tình báo chính trị và bảo đảm việc xử lý các tin tức tìn h báo th u lượm được chính xác và nhanh chóng.

* Xem: 23-5-1915.

6 tháng Bảy 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định quy định địa điểm tập trung những người bị kết án phát lưu tập thể (relegation collective).

1. Đối với người Việt Nam và người châu Á khác mà nguồn gốc là người Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Thượng Lào, Quảng Châu Loan, th ì phải dưa đi tập trung tại Côn Đảo. Địa điểm này trực tiếp đặt dưới quyền của Giám ngục Côn Đảo, và đặt dưới quyền kiểm soát tối cao của Thốhg đốc Nam Kỳ.

2. Đối với người Việt Nam và người châu Á khác mà nguồn gốc là người N am Kỳ, C am puch ia , Hạ Lào, Battam băng, th ì phải đưa đi

24- VNNSKLS

Page 91: Nhung su kien lich su Part 2

370 DƯƠNG KINH QUỐC

tập trung tại những khu vực nhất định nằm trong các thị xã Cao Bằng và Hà Giang. Những địa điểm này đặt dưới quyền trực tiếp của Công sứ Cao Bằng, Hà Giang và đặt dưới quyền kiểm soát tối cao của Thống sứ Bắc Kỳ.

Nghị định này là văn bản t r iể n k h a i sắc lện h ngày 19-12-1915 của Tổng thống Pháp.

* Xem: 19-12-1915, 17-5-1916.

6 tháng Bảy 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định quy định về việc sử dụng nhân công là những phạm nhân bị kết án phát lưu tập thể:

1. Chính quyền nơi giam giữ các tù nhân bị kết án phát lưu tập thể phải có trách nhiệm tổ chức cho tù nhân lao động. Cơ sỏ lao động có thể là của Nhà nước, hay của tư nhân, song nhân công tù phát lưu này vẫn do chính quyền quản lý, kiểm soát.

2. về lương: cùng một công việc như nhau, nhưng lương công n h ậ t của nhân công tù phạm chỉ bằng một nửa lương công nhật của nhân công tự do người địa phương.

3. Tiền lương của mỗi nhân công tù phạm đó phải chia làm5 phần: 4/5 thuộc chính quyền để trừ vào phí tổn cấp dưỡng, quản lý tù nhân; 1/5 được coi như tiền để dành của tù nhân.

song số 1/5 này lại chia làm đôi: một phần có thể phát ngay cho tù nhân để chi dùng, nếủ tù nhân đó xét thấy “xứng đáng”.

Đây cũng là văn bản triển khai sắc lệnh ngày 19-12-1915 của Tổng thống Pháp.

* Xem: 19-12-1915,17-5-1916.

8 tháng Bảy 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập Ban chỉ đạo bậc Cao học Đ ông Dương (Direction de 1’Enseignem ent S u p é rie u r de 1’ Indochine), thường gọi là “Đại học cục Đông Dương”.

13 tháng Bảy 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định th iết lập sở Hàng không Đông Dương tại Bắc Kỳ (Service de 1’Aviation), đặt dưói sự chỉ đạo tối cao của Toàn quyền Đông Dương, sở có nhiệm vụ chính sau đây;

1. Tổ chức trường tập luyện ở Tông (Sơn Tây);

2. Nghiên cứu các tuyến đường hàng không;

3. Thiết lập sân bay, đường băng;

4. Đặt quy chế' về việc sử dụng máy bay trong các hoạt động dân sự, quân sự ỏ Đông Dương.

Ngoài ra, nghị định này cũng cho thành lập phi đội đầu tiên.

Page 92: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 371

gọi là phi đội Bắc Kỳ, bao gồm vừa phi công, vừa thợ máy; đây mới chỉ là phi đội chuyên nghiên cứu dường bay.

* Xem: 6-4-1918.

16 tháng Bảy 1917

Khải Định ra dụ về chế độ tư phấp đối với người Việt ở Bắc Kỳ không thuộc phạm vi xét xử của toà Tây án. Cụ thể có một số"vấn đề như sau:

1. Tổ chức Toà Nam án ở các cấp;

2. Ban hành luật tố tụng về dân sự, hình sự, thương mại;

3. Ban hành bộ Hình luật.

Riêng về tể chức các Toà Nam án ở các cấp được quy định như sau (trừ hai thành phố' Hà Nội và Hải Phòng);

1. Sơ cấp ( ler degré): huyện hoặc châu đều có một toà án, do tri huyện hoặc tri châu phụ trách xét xử. Lục sự do Thống sứ Bắc Kỳ chỉ định.

2. Đệ nhị cấp (2e degré); đặt tại tỉnh lỵ của mỗi tỉnh; do quan tỉnh phụ trách việc xét xử, hoặc do một quan toà chuyên nghiệp được Sở Tư pháp Đông Dương tạm thời cử đến xét xử.

3. c ấ p thượng thẩm (3e degré); đặt tại Hà Nội, là một toà án đặc biệt, do hai viên quan người Việt dược Chính phủ Nam triều chỉ định và Toàn quyền

Đông Dương lựa chọn, phụ trách việc xét xử.

- Dụ này được Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y ngày16-7-1917.

Tháng Sáu - Tháng Bảy 1917Hơn 70 công nhân mỏ Bốxít

(beausite) Cao Bằng, người gốc Thái Bình, đã bỏ trốn khỏi mỏ để phản dối sự lừa gạt của bọn cai tuyển và bọn chủ mỏ.

4 tháng Tám 1917Khải Định ra dụ thành lập

thị xã Phan Rang.

27 tháng Tám 1917Khải Định ra dụ thành lập

thị xã Trường Thi (Nghệ An).- Ngày 1 0 -1 2 - 1 9 2 7 Toàn quyền

Đông Dương ra nghị định bãi bỏ thị xã Vinh (th àn h lập ngày 20 -10 -1898 ), th ị xã Bến Thuỷ (thành lập ngày 11-3-1914) và thị xã Trưòng Thi; sáp nhập địa bàn của ba thị xã đó làm một để thành lập thành phố Vinh - Bến Thuỷ, do Công sứ Nghệ An kiêm giữ chức Đốc lý thành phố và đồng thời là Chủ tịch u ỷ ban thành phôi

* Xem: 20-10-1879.

30 tháng Tám 1917

Khởi nghĩa của binh sĩ người Việt đóng ở Thái Nguyên, dưới sự chỉ huy của Đội cấn, tức Trịnh Văn cấn.

Cuộc khởi nghĩa bùng nổ vào hồi 11 giờ đêm ngày 30-8-1917.

Page 93: Nhung su kien lich su Part 2

372 DƯƠNG KINH QUỐC

Q uân khởi nghĩa đã n h an h chóng giết chết tên chúa ngục Thái Nguyên, giải phóng toàn bộ tù nhân - trong đó có tù chính trị bị thực dân Pháp bắt trong các vụ Đề Thám, Duy Tân, Đông Du - và cùng với sô" người vừa được giải phóng này chia nhau đi đánh chiếm các công sở, phá kho vũ khí của địch để tự trang bị, bao vây trạ i lính Pháp, đào công sự khắp trong tỉnh lỵ và sẵn sàng đối phó với viện binh của địch từ các nơi kéo tới. Lá cờ của quân khởi nghĩa đề 4 chữ Nam binh phục quốc”.

- Ngày 31-8-1917'. thực dân Pháp điều quân từ Hà Nội và Đáp Cầu lên để đàn áp quân khởi nghĩa. Sau 6 ngày làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên, và suốt 4 ngày chiến đâu dũng cảm chông lại đợt viện binh thứ nhất này của địch, quân khởi nghĩa đã rút khỏi tỉnh lỵ, toả ra các vùng phụ cận để tiếp tục chiến đấu. Lúc đó lực lượng quân khởi nghĩa gồm 250 người, được trang bị vũ khí, đạn dược và lương thực đầy đủ. Thực dân Pháp lại phải điều thêm quân từ Tuyên Quang, Việt Trì, Yên Bái, Hà Nội lên. Quân khởi nghĩa rút về huyện Lương Sơn, rồi chuyển sang hoạt động ở vùng núi rừng Tam Đảo.

- Ngày 19-9-1917: theo đề nghị của tên Lơ Ganlăng (Le Gallen), quyền Thống sứ Bắc Kỳ lúc đó, tướng Lômba (Lombard) đã hạ lệnh cho đại tá Maya (Maillard) phải đàn áp vụ này cho kỳ được. Đại tá Maya đã điều ngót 800 quân vừa bộ binh vừa pháo binh và dùng cơ giới để chuyển quân.

- Ngày 20-9-1917: chiến dịch do đại tá Maya trực tiếp chỉ huy bắt đầu. Quân khởi nghĩa đã phân tán thành nhiều tốp nhỏ chiến đấu rất dũng cảm trên các mặt trận thuộc địa hạt Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Yên Thế. Một nhóm do Đội Cấn trực tiếp chỉ huy đã quay về hoạt động ngay tại Thái Nguyên. Quân địch rơi vào thế bị động, lực lượng bị phân tán.

- Ngày 21-12-1917: mở đầu cuộc chiến đấu oanh liệt của nghĩa quân Đội Cấn tại Núi Pháo (Thái Nguyên). Ba mươi chiến sĩ đã dũng cảm chiến đâ'u đánh bật nhiều đợt tấn công của địch, gây thiệt hại nhiều cho địch. Tuy Đội Cấn bị trọng thương, và nghĩa quân chỉ còn lại hơn chục người, nhưng quân địch do chính đại tá Maya chỉ huy vẫn không sao tiến công vào khu căn cứ nghĩa quân được. Chúng phải xin thêm viện binh từ Nhã Nam kéo sang, và sau đó mở hai đợt tấn công quyết liệt nữa vào Núi Pháo. Hai đợt đó diễn ra vào ngày 8 và 10 tháng 1 năm 1918.

- Ngày 5-1-1918 (tức ngày 23 tháng Mười Một, năm Đinh Tỵ) Đội Cấn đã tự sát hồi 21 giờ đêm vì vết thương quá nặng, bị trong trận chiến quyết liệt ngày 21-12-1917. Đội Cán đã tự sát trước khi diễn ra hai đợt tấn công cuối cùng của thực dân Pháp vào Núi Pháo. Đội Cấn đã được một sô" nghĩa quân còn lại bên ông mai táng rất chu tất theo đại lễ.

- Ngày 11-1-1918, đúng 10 giờ 30 sáng, chính quyền thực dân Pháp mới bắt đầu tiến vào Núi Pháo để tìm kiếm nơi chôn cất Đội Cấn. Đến 16 giờ cùng ngày, chúng tiến hành việc mổ khám nghiệm tử thi tại tỉnh lỵ Thái Nguyên, và kết luận đó đúng là thi hài Đội Câ'n, và Đội Cấn đã tự sát

Page 94: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG s ự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 373

cách thòi điểm khám nghiệm “khoảng từ 4 đến 8 ngày”.(1)

15 tháng Chín 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định mở Trường Cao đắng T hú y Đ ông D ương (École S u p é r ie u re V é té r in a ire de rindochine). Hệ 4 năm. Trường đặt dưới sự giám sát của Giám đốc Học chính Đông Dương.

- Lúc đầu, bộ môn Thú y trực thuộc Trường Y Đông Dương (thành lập ngày 25-10-1904); sau trở thành một cơ quan trực thuộc sở Thú y Bắc Kỳ; chỉ đào tạo nhân viên kỹ thuật.

- Từ 1 9 1 8 đ ế n 1 9 2 5 : trường Cao đẳng Thú y chiêu sinh không qua kỳ thi tuyển trong số những người có bằng Cao đẳng Tiểu học (Certificat d’Etudes Primaires Supérieures), hoặc bằng “Thành chung” (Diplôme de Fin d’Etudes Complémentaires Franco - Indochinoises). Tổng số những người tốt nghiệp “Y sĩ thú y” trong giai đoạn này là 83.

- Từ 1925 đến 1935'. ai muôn vào học phải qua kỳ thi tuyển nhưng chỉ những người tốt nghiệp bằng “Cao đẳng Tiểu học Pháp - Bản xứ”, hoặc bằng Tú tài mới được dự kỳ thi tuyển (bằng “Tú tài bản xứ” được thiết lập năm 1927). Trong giai đoạn này, có 60 người tốt nghiệp Y sĩ Thú y.

- Từ 1935 đến 1940: Trường đóng cửa (vì thiếu ngân sách).

- Năm 1940: Trường mở cửa trở lại. Chỉ những ai đỗ Tú tài mới được dự kỳ thi tuyển, sau khi đã kiểm tra về thể lực. Từ năm 1940, Trường đặt dưới sự giám sát của Tổng Thanh tra Canh nông và Chăn nuôi. Đào tạo Bác sĩ Thú y, hệ 4 năm. Niên khoá

1 9 4 3 s ố học sinh năm thứ nhất có 14 (Bắc Kỳ 5, Trung Kỳ 3, Nam Kỳ 2, Campuchia 4); năm thứ hai có 8 (Bắc Kỳ 5, Trung Kỳ 2, Nam Kỳ 1); năm thứ ba có 5 (Bắc Kỳ 4, Nam Kỳ 1).

15 tháng Mười 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định mở Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (École Supérieure de Pédagogie).

15 tháng Mười 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định mỏ Trường Pháp - Chính Đông Dương (École de Droit et d’Administration) - lò đào tạo quan cai tr ị “ngạch Tây”, thay cho Trường Hậu bổ Huế và Trường Sĩ hoạn Hà Nội.

(1) Dựa theo tư liệu mới mà chúng tôi đã trực tiếp khai thác được ở Trung tâm lưu trữ Pháp quốc hải ngoại (Archives d’Outre-Mer viết tắt AOM) đặt tại tỉnh Aix-en-Provence, bên Pháp, hồi giữa năm 1987. Trong lần xuất bản trước (1982, ở trang 246), vì chưa có tư liệu mới nên chúng tôi đã viết là “Ngày 10-1-1918, ngày chiến đấu cuối cùng của Đội Cấn. Đội Cấn đã nêu cao tinh thần thà chết vẫn không hàng giặc, đã tự sát...”. Nay xin được tự cải chính về ngày Đội Cấn tự vẫn. Xin xem chi tiết trong bài “Về cuộc khởi

nghĩa Thái Nguyên năm 1917” của Dương Kinh Quốc, in trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3 năm 1997, trang 7-32 (ở trang 32, cột 2, dòng 3 ghi là ngày “31-8-1917”, xin bạn đọc sửa giúp lại thành ngày “1-9-1917”), và in trên cuốn sách “Khởi nghĩa Thái Nguyên - 80 năm nhìn lại”, trang 289-343, đo Sở Văn hoá Thông Tin - Thể thao Thái Nguyên xuất bản tại Thái Nguyên, 8-1997.

Page 95: Nhung su kien lich su Part 2

374 DƯƠNG KINH QUỐC

Tốt nghiệp sẽ được bổ dụng làm tham biện ở các công sở thực dân, hoặc ra làm Tri phủ, Tri huyện, V .V..

- Ngày 25-12-1918: Toàn quyền Đông Dương ban bô"chương trình học của trường. Hệ học 3 năm; riêng đối với ban Tài chính chỉ học 2 năm.

- Điều 17 của nghị định ngày25-12-1918 quy định: Những học sinh đã được nhận vào Trường Hậu bổ Huế và Trường Sĩ hoạn Hà Nội từ trước ngày 1-11-1917 vẫn được tiếp tục học cho hết chương trình; kể từ ngày 1-11-1917, hai trường này không được nhận học sinh mới nữa; trong quá trình giải thể, Trường Hậu bổ Huế và Trường Sĩ hoạn Hà Nội sẽ đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ban Giám đốc bậc Cao đẳng Đông Dương (Direction de 1’Enseignement supérieur).

* Xem: 20-6-1903 (Hậu bổ Hà Nội),5-5-1911 (Hậu bổ Huế >,25-12-1918 (Quy chế về bậc Cao học).

17 tháng Mười 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định th iết lập Tổng Thanh tra Học chính Đông Dương ( In sp e c tio n g é n é ra le de r in s t r u c t io n P u b liq u e de rindochine).

* Xem: 21-12-1917.

7 tháng Mười Một 1917Cách mạng xả hội chủ nghĩa

tháng Mười Nga thành công.

29 tháng Mười Một 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập sở Lưu trữ và T h ư viện Đông D ương

(Serv ice des A rch ives et Bibliothèques de rindochine). Trụ sở đặt tại Hà Nội.

- Ngày 17-2-1875: Thống đốc Nam Kỳ ra quyết định đầu tiên về việc lưu trữ hồ sơ. Nội dung của quyết định là: tất cả các công sở ở Nam Kỳ phải tập trung các hồ sơ củ của ngành và đem nộp vào kho lưu trữ của Hội đồng Tư mật Nam Kỳ.

- Ngày 1-2-1894: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đặt một chức lưu trữ hồ sơ tại Phủ Toàn quyền.

- Sau khi thiết lập sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, ngày2 6 -1 2 -1 9 1 8 Toàn quyền Đông Dvtơng ra nghị định cho đặt các kho lưu trữ và quy định việc gửi hồ sơ cũ vào kho lưu trữ. Cụ thể có 5 kho: 1 kho lưu trữ trung ương, đặt tại Hà Nội; 4 kho lưu trữ địa phương đặt tại 4 địa điểm: Sài Gòn, Huế , Phnôm Pênh, Viêng Chăn. Các công sở phải tập trung toàn bộ các hồ sơ cũ thuộc ngành mình đã được trên 20 năm để đem nộp vào Kho Lưu trữ; những hồ sơ dưới 5 năm, cho tuỳ ý, nộp ngay cũng được.

- Năm 1926: Kho Lưu trữ Trung ương ở Hà Nội xây dựng xong và bắt đầu hoạt động. (Trước đó, hồ sơ của Phủ thông đốc Nam Kỳ và của Chính phủ Đông Dương, đều do Phủ Toàn quyền Đông Dương ở Sài Gòn thu nhận và bảo quản. Đến năm 1920 mới chuyển ra để ở Thư viện Trung ương Hà Nội - thành lập theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày29-11-1917,* năm 1926 chuyển giao cho Kho Lưu trữ trung ương ở Hà Nội).

- Ngày 31-1-1922: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đặt một

Page 96: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 375

phòng Lưu chiểu (Dépôt Légal) cạnh Ban Giám đốc sở Lưu trữ Trung ương và quy định mọi ấn phẩm đều phải nộp lưu chiểu 2 bản.

- Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương do một Ban Giám đốc lãnh đạo. Giám đốc sở do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm và phải là người đã tốt nghiệp trường Cổ điển học (École des Chartes). Nhân viên Sở đều phải là người Pháp và đều phải tốt nghiệp từ trường đó. Ngày25-10-1930, Toàn quyền Đông Dương mới ra nghị định cho phép sở được sử dụng người “bản xứ” để làm các công việc như: giữ hồ sơ, giữ thư viện, thư ký, tuỳ phái.

29 tháng Mười Một 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập Thư viện Trung ương ở Hà Nội (trụ sỏ đặt tại khu vực Nha Kinh lược Bắc Kỳ cũ, tức khu Trường thi Hà Nội).

* Xem: 29-11-1917 ở trên (thành lập Sở Lưu trữ).

10 tháng Mười Hai 1917Toàn quyền Đông Dương ra

nghị đ ịnh mở Trường Thực hành Nông-Lâm nghiệp Bến Cát, thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, N am Kỳ (École P r a t iq u e d’Agriculture et Sylviculture). Hệ học 2 năm. Mục đích đào tạo: đốc công, giám thị cho các đồn điền nông nghiệp; nghề làm vườn cảnh; nghề nuôi tằm; giám thị các công trường khai thác lâm nghiệp . Chứng chỉ tố t nghiệp do Giám đốc sở Canh nông và Thương mại Nam Kỳ

cấp, sau khi được Thống đốc Nam Kỳ chuẩn y. Trường Thực hành Nông - Lâm nghiệp Bến Cát sẽ là nơi thực tập hàng năm của học sinh Trường Cao đẳng Nông - Lâm nghiệp sau này.

* Xem: 17-3-1918,21-3-1918.

21 tháng Mười Hai 1917Toàn quyền Đông Dương

Anbe Xarô ra nghị định ban hành quy chế chung về ngành g iá o dục ở Đ ông D ương (R èg lem en t G e n e ra l de 1’I n s t r u c t io n P u b liq u e en Indochine), đương thời thường gọi là Học chính tổng quy. Quy chế này được chúng cho áp dụng tạ i tấ t cả các nước, các “xứ” thuộc Liên bang Đông Dương nhằm mục đích thực hiện một cách quy mô chính sách nô dịch, chính sách ngu dân của chúng đối với nhân dân nước đó. Riêng dối với Việt Nam, có một số điểm cơ bản sau đây:

1. Tại mỗi xã có thể mở ít nhất một trường công bậc Tiểu học Pháp - Việt dành cho con trai. Trường hợp tổng số người phải đóng thuế (contribuables) của nhiều xã gộp lại mới đạt con số 500 trở lại thì chỉ được mở một trường chung cho các xã đó. Tại mỗi tỉnh lỵ có thể mở ít nhất một trường công bậc Tiểu học cho con gái. Trường hợp chưa đủ điều kiện mở trường cho con tra i riêng, con gái riêng, có thể dạy chung tại một trường, nhưng phải tổ chức con trai, con gái học

Page 97: Nhung su kien lich su Part 2

376 DƯƠNG KINH QUỐC

riêng. Nơi nào có đủ điều kiện mỏ trường, phải làm đơn xin phép chính quyền cấp trên. Chỉ khi nào được phép, mới được mở trường. Chi phí cho các trường này, kể cả việc xây trường, thiết bị và trả lương cho giáo viên đều do làng xã gánh chịu.

2. Bậc Tiểu học Pháp - Việt gồm 5 lớp: lớp Đồng ấu (7 tuổi), lớp Dự bị (8 tuổi); lớp Sơ dẳng tiểu học (9 tuổi); lớp Trung dắng tiểu học (10 tuổi); lớp Cao dẳng tiểu học (11 tuổi). Việc giảng dạy ở hai lớp cuối cấp phải hoàn toàn dùng tiếng Pháp. Trường nào mỏ đủ cả 5 lớp đó, gọi là Trường T iểu học to à n cấp (École P rim aire de plein exercice). Trường nào không mỏ đủ 5 lớp đó, gọi là Trường Sơ dẳng Tiểuhọc (École Primaire Élémen-taire). Mỗi tỉnh lỵ ít nhất phải mở một trường Tiểu học toàn cấp.

3. Nam, nữ giáo viên các trường công bậc Tiểu học Pháp - Việt đều do Thống dốc, hay Thống sứ, Khâm sứ bể dụng, theo đề nghị của Đốc học bậc Tiểu học.

4. Việc dạy chữ Nho trong các trư ờ n g công bậc T iểu học Pháp-Việt dược quy định cụ thể như sau;

a) Đối với các trường Sơ đẳng Tiểu học (không toàn cấp); chữ Nho không phải là môn học bắt buộc. Do đó, trường nào muốn

dạy chữ Nho, phải có sự thoả thuận giữa bộ ba: Phụ huynh học sinh - Hội đồng kỳ mục xã - Hiệu trưởng. Thầy đồ do nhà trường và Hội đồng kỳ mục xã lựa chọn. Thầy đồ phải đến trường để dạy. Mỗi tuần chỉ được dạy một tiếng rưõi đồng hồ và ấn định vào sáng thứ năm hàng tuần. Hiệu trưởng không được phép vắng mặt tại trường vào các buổi sáng thứ năm đó, và nhất là không được bao giờ để thầy đồ đến lớp một mình, mà nhất thiết phải có người luôn luôn giám sát việc giảng dạy chữ Nho của thầy đồ sao cho đúng với “Phương pháp dạy chữ Nho” đã được Tổng Thanh tra học chính thông qua. về phía học sinh, ai muốn học hay không tuỳ ý.

b) Đối với các trường Tiểu học toàn cấp: Nơi nào mà phụ huynh cùng giới cầm quyền địa phương yêu cầu thì Thống đốc (hoặc Thống sứ hay Khâm sứ), sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng hàng tỉnh, mới ra quyết định dưa môn học chữ Nho thành môn học bắt buộc tại trường Tiểu học toàn cấp, song cũng chỉ là môn bắt buộc đối với hai lớp cuối cấp thôi. Hằng năm, Thống đốc (hoặc Thôhg sứ hay Khâm sứ) phải có một bản báo cáo riêng về việc dạy chữ Nho tại các trường này lên Toàn quyền Đông Dương.

5. Học sinh từ 9 tuổi đến 11 tuổi (tức học sinh của ba lớp cuối

Page 98: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH s ử 1858-1918 377

cấp) phải học một số vấn đề thuộc một sô" bộ môn sau đây:

a) Môn lịch sử\ học sinh 9 tuổi phải học các vấn đề như: “Cống cuộc đóng chiếm xứ An Nam của người Pháp; người Pháp đã đóng chiếm xứ An Nam từ bao giờ và đã chiếm đóng như thế nào; người Pháp đã làm gì ở xứ An Nam; công việc bình định và tổ chức cai trị của người Pháp”. Học sinh 10 tuổi phải học các vấn đề như: “Triều Nguyễn; Trịnh - Nguyễn phân tranh; cuộc khởi loạn của Tây Sơn; người Pháp ở xứ Đông Dương; Giám mục Ađrăng; Gia Long và những người kế tục Gia Long; cuộc chiếm đóng ở xứ Nam Kỳ của người Pháp; nền bảo hộ của người Pháp ở Trung kỳ và Bắc Kỳ; sơ lược về tổ chức cai trị của người Pháp ở ba Kỳ”. Học sinh11 tuổi phải học các vấn đề như: “Lịch sử nước Pháp; sự nghiệp của nền Đệ tam Cộng hoà Pháp; công cuộc bành trướng thuộc địa của nước Pháp; Đại chiến thế giới (thứ n hất); lòng tru n g thành của dân bản xứ các thuộc địa của Pháp, đặc biệt là của Đống Dương”.

b) Môn luân lý. Học sinh 11 tuổi (cuối cấp) phải học “Bổn p h ậ n đối với người P h á p ”; những “bổn phận” ấy được ghi rõ trong chương trình, gồm bốn “bổn phận chính” là: “phải biết yêu kính nước Pháp; phải biết ơn nước Pháp; phải cúc cung tận

tuỵ với nước Pháp; phải trung thành với nước Pháp”.

6. Vê các trường Pháp - việt bậc Trung học. Thanh tra học chính Đông Dương gợi ý, Thống sứ (hoặc Thống dốc hay Khâm sứ) đề nghị lên Toàn quyền Đông Dương. Chỉ khi được phép của Toàn quyền mới được mở trường Học sinh phải tốt nghiệp bậc tiểu học, có bằng tiểu học (C e r t if ic a t d ’E tu d e s P rim aires) mới được dự th i tuyển nhập trường Trung học. Giáo viên người Việt phải do Toàn quyền bổ dụng, theo đề nghị của Tổng Thanh tra Học ch ính Đông Dương. Trường Trung học Pháp- Việt học hệ 4 năm, chủ yếủ học chữ Pháp; mỗi tuần có 27 giờ rưỡi lên lớp, trong đó có 12 giờ chuyên học tiếng Pháp, 8 giờ học toán, lý, hoá, v.v.. cũng bằng tiếng Pháp, còn chữ Quốc ngữ và chữ Nho không dược dạy quá 3 tiếng trong một tuần. Học sinh phải học lịch sử

(1) Tính cho tới ngày 21-12-1917 mới có các trường sau:1. Trường Trung học Chasseloup - Laubat ở

Sài Gòn;2. Trường Trung học Bảo hộ ỏ Hà Nội

(College du Protectorat à Hanoi);3. Trường Quốc học Huế;4. Trường Trung học Mỹ Tho.Bốn trường này đều dành riêng cho nam

sinh. Ngoài ra còn một Trường Nữ trung học Sài Gòn. Nếu tính toàn Đông Dương, còn có thêm Trường Trung học Sisowath ở Phnôm-Pênh nữa (Trường nam sinh).

Page 99: Nhung su kien lich su Part 2

378 DƯƠNG KINH QUỐC

và địa lý nước Pháp và một sô" vấn đề như: “Sự nghiệp của nước Pháp ở Đông Dương; tổ chức bộ máy cai trị của người Pháp ở Việt Nam” v.v...

7. Ai muốn mở trường tư để dạy cấp 1 và 2 (tức Trường Tiểu học và Trung học) đều phải xin phép chính quyền và phải tuân thủ mọi quy chế do Thống sứ (hoặc Thống đốc, Khâm sứ) ban hành. Đối với Trường Tiểu học, phải được Thống sứ (hoặc Thống dốc, Khâm sứ) duyệt y; dối với Trường Trung học, phải được Toàn quyền duyệt y. Trường tư có thể dùng chương trình riêng, sách giáo khoa riêng, phương pháp giảng dạy riêng; song tuyệt đối không được làm gì trá i với luân lý, thể chế, luật pháp của Nhà nước, và các sách giáo khoa không được vi phạm pháp quy của ch ín h quyền đ ịa phương các cấp.

8. Kể từ nay (21-12-1917), tấ t cả các Trường dạy chữ Nho hiện có ở Việt Nam, dù là của tư nhân mở hay Chính phủ Nam triều mở như Trường Quốc tử giám chẳng hạn, đều xếp vào loại trường tư, và do đó đều phải tuân thủ mọi quy chếcủa chính quyền Pháp ở cấp “x ứ ’ đề r a / 1)

21 tháng Mười Hai 1917Thiết lập chức Tổng Thanh

tra Học chính Đông Dương đặt

dưới quyền chỉ đạo tối cao của Toàn quyền Đông Dương.

* Xem: 17-10-1917.

21 tháng Mười Hai 1917Thiết lập Hội dồng Tư vấn

Học ch ín h Đ ông Dương (C onseil C o n su lta tif de 1’In s tru c t io n P u b liq u e en Indochine). Hội đồng do Toàn quyền Đông Dương làm chủ tịch, và Tổng Thanh tra Học chính Đông Dương làm phó chủ tịch.

21 tháng Mười Hai 1917Đặt kỳ thi lấy học bổng sang

Pháp du học cho học sinh người Đông Dương.

Năm 1917Công nhân mỏ than Hà Tu

dinh công, họp m ít tinh trước văn phòng của chủ mỏ để đấu tranh đòi chủ mỏ phải thả một công nhân bị chủ mỏ bắt giam vô lý.

Nám 1917T h àn h lập Công ty Liên

Thành. Trụ sở đặt tạ i Sài Gòn. Đối tượng h o ạ t động; k inh doanh ngành thuỷ sản ở Đông Dương; đặc biệt chú ý đến việc sản xuất, chế biến, mua bán nước mắm. Ban trị sự gồm: Bác sĩ Hồ Tá Khánh, chủ tịch, và 12

(1) Các trường của sư sãi hiện có ở Lào, Campuchia cũng liệt vào loại trường tư và phải tuân theo mọi quy chế của chính quyền Pháp ở Lào và Campuchia.

Page 100: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG s ự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 379

uỷ viên. Cống ty có Xí nghiệp sản xuất nước mắm ở Phan Thiết, Phan Rí. Sô" vốn khi mới thành lập: 93.200 đồng (gồm 1.864 cổ phần, loại 50 đồng). Sau đó, ngay trong năm 1917 vốn lên tới 133.500 đồng (vì có thêm 806 cổ phần loại 50đồng/l cổ phần nữa).

Năm 1917Thành lập Cống ty “Vố tư”

(Société “L’lm partial”). Trụ sở đặt ở Sài Gòn. Phục vụ cho việc x u ấ t b ả n tờ báo “Vô tử ” (L’Impartial). Vốn ban đầu có:120.000 írăng (240 cổ phần / 500 írăng).

1918

2 tháng Giêng 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập sở Tổng Kiểm soát Lao động và khai thác đồn điền (Service de Contrốle G eneral du Travail et de la Colonisation), trực thuộc quyền chỉ đạo của Toàn quyền Đông Dương. Sở có nhiệm vụ nghiên cứu và lập thể lệ về: chế độ nhân công công nghiệp, nông nghiệp; thể lệ lao động; chế độ nhân công người nước ngoài làm tại các đồn điền, hầm mỏ ở Đông Dương; nghiên cứu việc dồn dân, khai thác các vùng đất hoang; nghiên cứu tấ t cả các vấn đề có liên quan đến chính sách bần cùng hoá.

17 tháng Ba 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị đ ịnh mở Trường N ông nghiệp thực hành ở Bắc Kỳ (École Pratique d’Agriculture). Trường được thiết lập tạm thời ở Tuyên Quang. Thời gian học 2

năm . Trường trực thuộc sở Canh nông và Thương mại Bắc Kỳ quản lý. Cũng như Trường Thực hành Nông - Lâm nghiệp Bến C át (Nam Kỳ), Trường Nông nghiệp thực hành ỏ Bắc Kỳ này là nơi thực hành của học sinh Trường Cao đẳng Nông - Lâm Hà Nội được thành lập ngày 21-3-1918.

* Xem: 10-12-1917,21-3-1918.

21 tháng Ba 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định mở Trường Cao dẳngNông - Lâm ở Hà Nội (École Supérieure d’Agriculture et de Sylviculture). Hệ học 4 năm.

- Theo nguyên tắc (đã đề ra trong nghị định ngày 25-12-1918 về Quy chế bậc Cao Đẳng) thì nhà trường chỉ nhận những học sinh đã tốt nghiệp trung học để đào tạo. Nhưng trên thực tế thì chỉ đào tạo từ những ngưòi có bằng Cao đẳng Tiểu học, thậm chí từ những ngưòi chỉ có bằng Tiểu học thôi. Bởi vậy, khi ra trường,

Page 101: Nhung su kien lich su Part 2

380 DƯƠNG KINH QUỐC

sô" người này chỉ là những “kỹ thuật viên” trung cấp (agents techniques).

- Năm 1935: Trường đóng cửa.- Ngày 15-8-1938: Toàn quyền

Đông Dương ra nghị định mở Trường chuyên nghiệp Nông ■ Lâm toàn Đông Dương (École Spéciale d’Agriculture et de Sylviculture). Hệ 3 năm, đào tạo kỹ sư nông nghiệp và kỹ sư lâm nghiệp.

* Xem: 10-12-1917, 25-12-1918.

6 tháng Tư 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập sở Hàng không dân sự Đ ông Dương (Service civil de 1’Aviation); đồng thời thành lập Phi đội thứ hai Nam Kỳ. sở đặt dưới quyền chỉ đạo tối cao của Toàn quyền Đông Dương và trực tiếp của C hánh văn phòng Q uân vụ thuộc Phủ Toàn quyền.

- Phi đội thứ nhất Bắc Kỳ (thành lập ngày 13-7-1917) phụ trách không phận: Bắc Kỳ, Bắc Trung kỳ, Thượng Lào, cho tới vĩ tuyến Hội An.

- Phi đội thứ hai Nam. Kỳ phụ trách không phận Nam Kỳ, Nam Trung kỳ, Campuchia, Hạ Lào, cho tới vĩ tuyến Hội An.

* Xem: 13-7-1917.

18 tháng Sáu 1918Toàn quyền Đông 'Dương ra

nghị định xếp loại các tuyến đường bộ chính Đông Dương và gọi là “Đ ường T huộc đ ịa ” (Routes Coloniales).

1. Đường sô'l (dài 2.578 km), chạy từ biên giới Việt Nam - T ru n g Quốc đến b iên giới

Cam puchia - Thái Lan, qua Lạng Sơn, Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Phnốm Pênh.

2. Đường SỐ1B (dài 383 km), t iế p nối đường số 1 từ Phnôm P ếnh đi Xiêm Riệp, Xixốphốn, qua Ăngco.

3. Đường s ố 2 (dài 328 km), chạy từ Hà Nội đi Hà Giang, qua Phu LỖ, Vĩnh Yến, Việt Trì, Phủ Đoan, Tuyên Quang.

4. Đường s ố 3 (dài 231 km), chạy từ Hà Nội đi Cao Bằng, qua Phủ Lỗ, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Nguyên Bình.

5. Đường số4 (dài 1.500 km), chạy từ Móng Cái đi Viếng Chăn, qua Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai châu, Luông Phabang.

6. Đường số 5 (dài 100 km) chạy từ Hà Nội đi Hải Phòng qua Hải Dương.

7. Đường số 6 (dài 514 km), chạy từ Hà Nội đi Viếng Chăn, qua Hoá Bình, Suối Rút, sầm Nưa.

8. Đường số 7 (dài 515 km), chạy từ Luông Phabang đi Vinh, qua Xiếng Khoảng, Mường Xén, Cửa Rào.

9. Đường s ố 8 (272 km) chạy từ Viếng Chăn đi Vinh.

10. Đường số 9 chạy từ Viếng Chăn đi qua Huế, qua Đông Hà.

11. Đường số 10 (dài 38 km) từ Pakxê đi Ưbốn (Thái Lan).

12. Đường 11 (dài 107 km), từ Tháp Chàm đi Đà Lạt.

Page 102: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 381

13. Đường số 12 (dài 178 km), từ Phan Thiết đi Đà Lạt.

14. Đường số 13 (dài 504 km), từ Sài Gòn đi Viếng Chăn, qua Lộc N inh , K ra tiê . Stung Treng.

15. Đường số 14 (dài 646 km), từ Sài Gòn đi miền biển Trung Kỳ, qua Lộc Ninh, Đắc Lắc.

16. Đường số 15 (dài 97,8 km), từ Sài Gòn đi Ô Cấp (Cap Saint Jacques) nay là Vũng Tàu.

17. Đường sô' 16 (dài 342 km), từ Sài Gòn đi Cà Mau, qua Cần Thơ, Sóc Trăng.

5 tháng Bảy 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập tại Cơ quan nghiên cứu các vấn đề kinh tế (S erv ive des A ffaires Économiques) thuộc Chính phủ Đông Dương một Văn phòng chuyên nghiên cứu về tất cả các vấn dề có liên quan đến việc thiết lập ngành du lịch ở Đông Dương.

18 tháng Bảy 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho xuất bản một tờ Công báo riêng cho Bắc Kỳ, bằng tiếng Việt.

- Ngày 8-11-1918: cho xuất bán một tờ công báo riêng cho Trung Kỳ bằng tiếng Việt.

21 tháng Tám 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định cho mở Trường Sư

phạm Hà Nội để đào tạo nam nữ giáo viên người Việt nhằm đáp ứng việc triển khai “Học chính Tông quy” đã được ban hành ngày 21-12-1917.

6 tháng Chín 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định về việc tuyến chánh, phó tông ở Naìn Kỳ. Có mấy điểm đáng chú ý sau:

1. Tiêu chuẩn ứng cử viên chánh, phó tong:

a) u ỷ viên hiện dịcli hoặc cựu uỷ viên Hội đồng kỳ mục xã suốt6 năm (trong đó có 2 năm giữ chức lý trưởng);

b) u ỷ viên hiện dịch hoặc cựu uỷ viên Hội đồng hàng tỉnh suốt trong 2 năm.

c) Viên chức hiện dịch hoặc cựu viên chức của các công sở ở Đông Dương, đã có tối thiểu 12 năm công tác;

Tiêu chuẩn chung: phải là người hiện ở trong tổng; người tổng nào ứng cử tổng đó; tuổi ít nhất là 35, không can án.

2. Tiêu chuẩn cử tri:a) Toàn bộ uỷ viên hiện dịch

hoặc cựu uỷ viên Hội đồng kỳ mục của các xã trong tổng hữu quan;

b) Địa chủ, thương gia, kỹ nghệ gia, hoặc những người làm các nghề khác ở trong tổng mà mức thuế tối thiểu ước tính phải đóng là 100 đồng; tuổi từ 25 trở lên.

Page 103: Nhung su kien lich su Part 2

382 DƯƠNG KINH QUỐC

c) Những người có bằng Cao đẳng hoặc Tú tài, hoặc bằng chuyên nghiệp cấp 2; tuổi từ 25 trở lên và đã sống tối thiểu tại tổng hữu quan từ 1 năm.

d) Tất cả những người nằm trong diện đủ tiêu chuẩn ứng cử viên kể trên.

3. c ủ tri bỏ phiếu kín, bầu 3 người.

4. Danh sách 3 người trúng cử đó phải gửi lên Thống đốc. Theo đề nghị của quan chủ tỉnh, Thống đốc sẽ lựa chọn 1 trong 3 người đó để bổ nhiệm làm “Phó tổng hạng nhì”. Phó tổng hạng nhì phải qua 2 năm làm việc mới được xét đưa lên “Phó tổng hạng nhất”.

5. Khi khuyết chân chánh tổng, theo nguyên tắc, phó tổng hiện dịch sẽ lên thay.

6. Đôi với các tổng vùng dân tộc thiểu số: chánh, phó tổng đều do Thông đốc bổ nhiệm, theo đề nghị của quan chủ tỉnh, sau khi đã tham khảo qua ý kiến của kỳ mục các xã thuộc tổng hữu quan.

- Trước đó, ngày 28-8-1915, Toàn quyển Đông Dương ra nghị định về việc thi tuyển chánh, phó tổng ở Nam Kỳ. Đề thi do Thông đốc Nam Kỳ ra; dịa điểm thi tập trung tại Sài Gòn; Ban giám khảo gồm 4 người Pháp, trong sô' đó phải có ít nhất 3 người biết tiếng Việt, thi bằng tiếng Việt; nhưng có 1 bài thi bằng tiếng Pháp để tính thêm điểm.

9 tháng Mười Một 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định quy định: kể từ ngày1-3-1919, tấ t cả nam giới, từ 18 tuổi trở lên, đi lại trong phạm vi Đông Dương đều phải có thẻ căn cước (có dán ảnh, hoặc điểm chỉ5 đầu ngón tay phải).

Không có thẻ sẽ bị phạt giam từ 1 đến 5 ngày, phạt tiền từ 1 đến 15 trăng , hoặc tuỳ theo luật pháp của từng nơi xử lý. Ngoài ra, bị dẫn trả về nơi gốc, mọi phí tổn do đương sự gánh chịu.

11 tháng Mười Một 1918Kết thúc Chiến tranh th ế giới

thứ nhất, sau 4 năm 3 tháng 10 ngày.

Chiến tran h th ế giới thứ nhất bùng nổ ngày 1-8-1914. Trong suốt thời g ian chiến tranh, thực dân Pháp đã ra sức vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương để tung vào chiến trường châu Âu. Theo thống kê chưa đầy đủ, có các sô" liệu như sau:

1. Về người: Tổng cộng có 97.903 thanh niên Đông Dương (hầu hết là Việt Nam), trong đó có 48.922 lính chiến và 48.981 lính thợ, bị đưa sang chiến trường. Trong tổng sô" đó, có 92.411 người đã bị đưa sang chiến trường châu Âu; còn 5.492 người thì sau khi chiến tranh kết thúc, chúng đưa sang Xibia để hợp với quân đội của 14 nước

Page 104: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 383

để tấn công Nhà nước Xô viết Nga. Theo một tà i liệu của Chính phủ thực dân Pháp để lại thì, tính đến tháng 7-1919, có11.518 người từ chiến trường châu Âu sốiig sót trở về, trong đó có 4.338 lính thợ và 7.180 lính chiến.

2. Về tiền bạc: bằng công thả i, thực dân Pháp đã thu được, trong thời gian từ 1915 - 1918, của n h â n dân Đông Dương là 184.305.204 phrăng vàng.

3. Về của cải: thực dân Pháp đã cướp của nhân dân ta để chi trong 4 năm (1915 -1918) là: 268.433 tấn gạo; 18.756 tấn ngô, 19.950 tấn rượu; 10.758 tấn đường; 5.159 tấn thầu dầu;3.000 tấn thóc; 2.452 tấn dầu; 2.344 tấn thuốc lá; 1.248 tấn cao su; 1.150 tấn cùi dừa; 672 tấn bông; 548 tấn gỗ; 543 tấn chất mỡ; 30.000 tấn khoáng sản (chỉ tính đến giĩta năm 1916), v.v..

- Đơn vị binh lính người Việt Nam đầu tiên bị đưa ra trận là Trung đội thứ tư thuộc Tiểu đoàn hậu cần thứ sáu. Trận chiến dấu đầu tiên của đơn vị này diễn ra tại chiến trường Hauđremont (Pháp), vào đêm 22 rạngngày 23-1-1916. Trongtrận này Trung đội dã bị chết 13 người, bị thương 20 người, mất tích 12 người.

11 tháng Mười Một 1918Thực dân Pháp ban hành

Quy chế về nhân công làm tại các dồn diền nông nghiệp ở Nam

Kỳ. Nội dung gồm một sô' điểm chính như sau:

1. Chủ đồn điền nông nghiệp Nam Kỳ được phép tuyển mộ nhân công tại các “xứ” thuộc Liên bang Đông Dương hoặc người ngoài Liên bang Đông Dương. Nếu tuyển mộ công nhân tại các nơi ngoài Đông Dương, phải tu ân theo nghị đ ịn h đã b an h à n h ngày 8-3 1910.

2. Giữa chủ (hoặc đại diện của chủ) và người lao động phải lập giao kèo ngay tại nơi tuyển mộ, trước sự giám sát của chính quyền địa phương cấp tỉnh hay thành phố.

3. Thời hạn giao kèo quy định tối đa là 3 năm; hết hạn có thể ký lại, mỗi lần tối đa cũng chỉ được 3 năm.

4. Trước khi ký giao kèo, người lao động phải xuất trình thẻ thuế thân hoặc thẻ căn cước, và phải đủ 18 tuổi mới được ký giao kèo. Giao kèo phải lập thành 3 bản: chủ giữ 1, người lao động giữ 1 và Sở Nhập cảng nhân công Sài Gòn (Service de rimmigration) giữ 1, sau khi sở đã thẩm tra hồ sơ của người lao động. Hằng năm, Sở phải cử người trực tiếp đến đồn điền để kiểm tra ít nhất 1 lần và lấy dấu tay của người lao động để lập hồ sơ cá nhân.

5. Sau khi dã ký giao kèo, chỉ kể từ ngày 1 tháng Giêng của năm tới, người lao động mới

Page 105: Nhung su kien lich su Part 2

384 DƯƠNG KINH QUỐC

được miễn thuế thân, miễn sưu dịch, miễn mọi khoản đóng góp cho làng xã, cho tỉnh, hay cho cấp “xứ”, suốt trong thời gian làm cho đồn điền; song người lao động vẫn nằm trong danh sách những người phải đi lính của địa phương (xã) nơi mình ra đi.

6. Thời gian lao động quy định tôl đa là 10 tiếng đồng hồ trong 1 ngày và chia làm 2 đợt, cách nhau 2 tiếng để nghỉ ngơi. Nếu làm thêm giờ, chủ phải trả lương gấp rưỡi. Khi ốm đau thực sự, người lao động được chữa bệnh và ăn uống không m ất tiền.

7. Nữ công nhân phải được phân công làm những việc phù hợp với sức khoẻ của mình; và được nghỉ 1 tháng có lương sau khi sinh đẻ.

8. Nếu người lao động yêu cầu, chủ phải thu xếp cho cha mẹ, vợ con của người lao động ở chung một nơi.

9. Chủ phải dựng lán, nhà hợp vệ sinh cho nhân công và gia đình nhân công ỏ.

10. cả chủ lẫn người lao động, nếu vi phạm những điều quy định trong quy chế này, đều bị xử phạt, tuỳ theo mức độ. Đối với chủ, mức phạt tôi thiểu là 16 frăng; tối đa là 2.000 frăng.Đối với người lao động: mức phạt tiền tối thiểu 1 frăng, tối đa 15 frăng, mức phạt giam tối thiểu 1 ngày, tối đa 5 ngày.

hoặc một trong hai hình thức phạt đó.

- N gày 17-1-1919: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bổ sung: người lao động luôn luôn phải mang theo thẻ căn cước (có dán ảnh, điểm chỉ, v.v..); trong suốt thời gian lao động theo giao kèo, mỗi năm người lao động phải nộp cho chủ 1,2 đồng (trong đó 1 đồng là lệ phí lập giao kèo, 2 hào là để đóng vào quỹ làng xã nơi đồn điền cắm.

* Xem: 13-4-1909; 8-3-1910,28-11-1918.

28 tháng Mười Một 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định thành lập Ban Thanh tra lao dộng ở N a m Kỳ (In sp ec tio n du T ra v a il en Cochinchine) để giám sát việc th i hành “Quy chế về nhân công” mới được ban hành ngày11-11-1918.

- Năm 1926: lập Ban Thanh tra lao động Bắc Kỳ.

- Năm 1927: lập Ban Thanh tra lao động ở Trung kỳ và Campuchia.

- Ngày 19-7-1927: lập Ban Tổng Thanh tra lao động Đông Dương (Inspection Générale du Travail de 1’Indochine).

25 tháng Mười Hai 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định ban hành Quy chế chung về bậc Cao đẳng ở Đông Dương (Règlement General de 1’Enseignem ent Supérieur en

Page 106: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 385

Indochine). Quy chế này nhằm chuẩn bị việc thành lập Đại học Đông Dương. Nội dung quy chê có một sô" điểm cơ bản sau đây:

1. Bậc Cao đẳng do một Giám dốc phụ trách. Giám đốc do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm; phải có bằng Tiến sĩ tốt nghiệp ở Pháp, phải có ít nhất15 năm công tác trong ngành giáo dục.

2. Chỉ được phép mở Trường Cao đẳng khi được phép của Toàn quyền Đông Dương, theo đề nghị của Giám đốc bậc Cao đẳng. Đứng đầu Trường Cao đẳng là Hiệu trưởng do Toàn quyền bổ nhiệm, theo đề nghị của Giám đốc bậc cao đẳng. Hiệu trưởng phải đỗ cử nhân luật, hoặc Củ nhân khoa học, hoặc Cử nhân văn chương bên Pháp, và có ít n h ấ t 10 năm trong ngành giáo dục hoặc trong các công sở.

3. Muốn nhập học, thí sinh phải làm đơn gửi Giám đốc bậc cao đẳng và phải dự kỳ th i tuyển. Trong đơn phải ghi lời bảo đảm: khi ra trường sẽ phục vụ Chính phủ Đông Dương ít nhất 10 năm. Tiêu chuẩn để được dự thi tuyển là: đã tốt nghiệp bậc trung học; là “thần dân” của nước Pháp, hoặc là “người được nước Pháp bảo hộ”, hoặc “người đã được coi là công dân của nước Pháp”.

4. Quy đ ịn h nh iệm vụ, chương trình của một số trường

Cao đẳng sau: Trường Y Dược (hệ 4 năm); Trường Thú y (hệ 4 năm); Trường Pháp-Chính (hẹ 3 năm); Trường S ư phạm (hệ 3 năm); Trường Nông Lâm (hệ 3 năm); Trường Công chính (hệ 2 năm).

25 tháng Mười Hai 1918Toàn quyền Đông Dương ra

nghị định quy định học lực và tuổi của các thí sinh xin dự kỳ thi tuyển vào các trường bậc Cao Đẳng ở Đông Dương; về tuổi, tối thiểu 18, tối đa 25 tuổi; về học lực; thí sinh phải có một trong các bằng cấp sau: bằng T h à n h chung (D iplốm e d’E tudes C om plém entaires), bằng Cao đẳng Tiểu học (Brevet Supérieur de l’Enseignem ent P rim a ire ) , bằng T rung học (B rev e t de 1’E n se ig n em e n t secondaire Indochinois), bằng Tú tài (Baccalauréat).

26 tháng Mười Hai 1918Khải Định ra dụ về việc tổ

chức lại ngạch quan trường ở Bắc Kỳ. Đạo dụ này đã được chính quyền thực dân Pháp chuẩn y bằng nghị định ngày 13-1-1919. Nội dung chủ yếu như sau:

1. Cấp tỉnh: Đứng đầu tỉnh lớn là chức Tổng dốc (gồm hai hạng: hạng nhất, hàm “chánh nhị phẩm”; hạng nhì, hàm “tòng nhị phẩm”). Đứng đầu tỉnh vừa là chức Tuần phủ (gồm 2 hạng: h ạ n g n h ấ t, hàm “tòng n h ị

25- VNNSKLS

Page 107: Nhung su kien lich su Part 2

386 DƯƠNG KINH QUỐC

phẩm”; hạng nhì, hàm “chánh tam ph ẩm ” hoặc “tòng tam phẩm”). Đứng đầu tỉnh nhỏ là chức Án sá t (gồm hai hạng: h ạn g n h ấ t, hàm “chánh tứ phẩm”; hạng nhì, hàm “tòng tứ phẩm” hoặc “chánh ngũ phẩm”). Q uan t ỉn h (m a n d a rin s provinciaux) có trách nhiệm giúp Công sứ Pháp chủ tỉnh trong việc cai trị tỉnh. Tỉnh nào cần, sẽ bổ sung thêm một viên Tri phủ (xem ở dưới) để trực tiếp giúp quan tỉnh điều hành công việc hàng tỉnh. Quan tỉnh phải thường xuyên đi kinh lý, giám sát quan lại các cấp dưới, giám sát cả giới cầm quyền cấp tổng và cấp xã. Quan tỉnh là người “áp ký” vào các văn bằng công nhận giới cầm quyền cấp tổng và cấp xã. Trong chừng mực nhất định, quan tỉnh có thể nắm cả chức năng tư pháp. Riêng tỉnh Hoá Bình, đặt chức Chánh quan lang người dân tộc đứng đầu tỉnh (tương đương với chức Tuần phủ hạng nhì). Việc bể nhiệm, thăng giáng, điều động quan tỉnh thuộc quyền Thông sứ Bắc Kỳ, sau khi được Toàn quyền Đông Dương thông qua, chuẩn y.

2. Mỗi tỉnh có thể chia thành nhiều phủ hoặc huyện (đối với các tỉnh miền xuôi); thành đạo hoặc châu (đối với các tỉnh miền rừng núi). Đứng đầu phủ là Tri phủ gồm hai hạng: hạng nhất, hàm “tòng ngũ phẩm ”; hạng nhì, hàm “chánh lục phẩm ”

hoặc “tòng lục phẩm ”). Đứng đầu huyện là Tri huyện (gồm ba hạng: hạng nhất, hàm “tòng lục phẩm ”, hạng nhì, hàm “th ấ t p h ẩm ”, hạn g ba, hàm “bát phẩm”). Đứng đầu đạo là Chánh quản đạo hoặc quản đạo (tương đương với Tri phủ hạng nhì, hoặc Tri huyện hạng nhất). Đứng đầu châu là Tri châu hoặc Phó châu {Tri châu gồm ba hạng , tương đương với Tri huyện hạng ba trở xuống; phó châu, tương đương với chức bang tá sẽ nói dưới). Song, đôi vói các địa phương miền rừng núi, trong khi chưa có người dân tộc nắm giữ các chức Chánh quản đạo, Quản đạo, Tri châu, Phó châu, thì chính quyền cấp trên có thể cử Tri phủ hoặc Tri huyện người Kinh đến cai trị những nơi đó. Việc bổ nhiệm các viên chức cấp này (phủ, huvện, châu, đạo) đều thuộc quyền Thông sứ Pháp ở Bắc Kỳ. Các viên quan ở cấp này đều trụtc tiếp thuộc Công sứ Pháp đầu tỉnh; mọi hoạt động đều trực tiếp liên hệ với Công sứ; song, các báo cáo đều phải gửi cả hai nơi: Công sứ Pháp và quan chủ tình người Việt.

3. Đối với các đạo, hoặc châu nào quá rộng, có thể đặt thêm các chức Bang tá để giúp Chánh quản đạo hoặc Tri châu cai trị các vùng xa đạo lỵ hoặc xa châu lỵ. Ngoài ra cũng có thể dùng một sô cựu chánh tổng từ dịch giữ chức Phó châu, Phủ uý,

Page 108: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 387

Huyện uý, Châu uý để giao cho phụ trách việc trị an, cảnh sát tại các vùng rừng núi quá rộng.

4. Muốn giữ chức Tri huyện hạng thấp nhất (tức hạng 3), phải qua một kỳ thi tuyển. Một trong những tiêu chuẩn để được dự kỳ thi tuyền là phải có bằng tố t nghiệp Trường Cao đẳng Pháp - Chính Đông Dương, hoặc bằng c ủ nhân Luật bên Pháp và phải có ít nhất 3 năm làm Tham tá (commis) tại một trong các công sở dân sự ở Đông Dương. Đơn xin thi nộp cho Thống sứ Bắc Kỳ. Danh sách những người đủ tiêu chuẩn dự thi và chương trình thi đều do Thống sứ công bố bằng nghị định. Nhưng vì Trường Cao đẳng Pháp-Chính mới thành lập, chưa có khoá tốt nghiệp, nên tri huyện hạng 3 được tuyển từ số học sinh tốt nghiệp Trường Sĩ hoạn Hà Nội, hoặc từ số giáo thụ, huấn đạo, thông phán hiện dịch. Cứ hai năm liên tục sẽ được xét chuyển hạng (tri huyện hạng 3 lên hạng 2; hạng 2 lên hạng 1). Tri phủ hạng 2 chỉ được tuyển từ hàng ngũ Tri huyện hạng 1 đã có 2 năm liền giữ chức này. An sát hạng 2 (tức hàng ngũ quan tỉnh bậc thấp nhất) chỉ được xét tuyển từ hàng ngũ Tri phù hạng 1 đã có ít nhất 2 năm liền giữ chức đó. Đôi với hàng ngũ quan tỉnh: phải có 3 năm liền ở bậc dưới mối được xét chuyển lên bậc sát trên.

5. Đôi với các địa phương miền núi, chức Tri châu hạng 3 cũng được tuyển lựa như đối với Tri huyện hạng 3 trở lên. Nhưng trong lúc giao thời, có thể tuyển lựa từ hàng ngũ Bang tá và Châu uý có ít nhất 5 năm liên tục giữ chức đó.

6. Giúp việc tạ i các văn phòng quan tỉnh, phủ, huyện, đạo,châu,có các chức như: Thông phán (gồm 2 hạng) và Thừa phái (gồm 5 hạng : từ hàm “bát phẩm” trở xuống). Chức Chánh văn phòng chỉ dành cho ngạch Thông phán. Thừa phái hạng 5 (hạng thấp nhất) được tuyển từ nhĩtng người có bằng tiểu học (tân học) hoặc đã đỗ “n h ấ t trường”, “nhị trường”, (cựu học). Thông phán hạng 2 được tuyển từ hàng ngũ Thừa phái hạng nhất, và từ những giáo thụ, huấn đạo.

* Xem: 20-6-1903,14-12-1905,15-10-1917.

31 tháng Mười Hai 1918

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định mồ Trường Lycée Hà Nội, cho sáp n h ập Trường Trung học Paul Bert vào trường Lycée Hà Nội.

31 tháng Mười Hai 1918

Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Viện Khoa học Đ ông Dương (In s ti.tu t Scientifique de 1’Indochine). Trụ sở đặt tại Sài Gòn.

Page 109: Nhung su kien lich su Part 2

388 DƯƠNG KINH QUỐC

Viện Khoa học Đông Dương do một Viện trưởng trực tiếp chỉ đạo.

Viện trưởng do Toàn quyền bổ nhiệm bằng nghị định và trực thuộc quyền lãnh đạo tối cao của Toàn quyền. V iện trưởng là một cố’ vấn kỹ thuật cho Chính phủ Đông Dương về tấ t cả các vấn đề khoa học thuộc lĩn h vực N ông-L âm -N gư nghiệp. Viện có Thư viện riêng, Bảo tàng riêng và các Phòng xét nghiệm riêng và đều đặt dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng. Viện Khoa học Đông Dương có một sô" nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Theo dõi, tập hợp tấ t cả những tài liệu nghiên cứu, điều tra về các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đông Dương; nghiên cứu, xét nghiệm, khảo sát khoa học nhằm phục vụ cho việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên đó.

2. Phôi hợp vổi chính quyền cấp cao nhất của địa phương trong việc lập chương trình xây dựng các công trình kỹ thuật nông - lâm - ngư nghiệp; kiểm so á t việc thực h iện chương trình; theo dõi kết quả hoạt động của các công trình đó.

3. Phát hiện cho chính quyền biết các nguồn tài nguyên thiên nhiên về thực vật và động vật.

4. Sưu tập những mẫu thực vật, động vật ở Đông Dương để thiết lập Viện Bảo tàng Lịch sử

Thiên nhiên đặt tại Sài Gòn sau này.

5. Thông báo các thành tựu nghiên cứu khoa học nông - lâm- ngư nghiệp thế giới cho các cơ quan khoa học ở Pháp cũng như trên thế giới về các mẫu vật đã thu lượm dược ở Đông Dương (mẫu động - thực vật).

Ngày 2-4-1925: Viện Khoa học Đông Dương đổi tên gọi là Viện Nghiên cứu Nông nghiệp ( In s t i tu t de R echerches Agronomiques), đặt dưới sự kiểm soát tối cao về m ặt khoa học và kỹ thuật của Học viện Quốc gia Nghiên cứu về Nông nghiệp Thuộc dịa Pháp (Ịỉnstitut N a tio n a l d ’ A gronom ieColoniale). Viện có hai trụ sở: một trụ sở đặt tại Sài Gòn phụ trách miền Nam Đông Dương, bao gồm: Nam Kỳ, Nam Trung Kỳ, Campuchia do một viên chức của Tổng Thanh tra Nông nghiệp quản lý; và do Toàn quyền Đông Dương chỉ định. Một trụ sở đặt tại Hà Nội, phụ trách miền Bắc Đông Dương, bao gồm: Bắc Kỳ, Bắc Trung Kỳ, Lào, do Tổng Thanh tra Nông Lâm nghiệp và Chăn nuôi trực tiếp quản lý.

Đầu năm 1918Bùng nổ cuộc khỏi nghĩa

chông thực dân Pháp cua dồng bào dân tộc Mèo ở Lai Châu, dưới sự lãnh dạo của Bả Cháy (Bát Chay).

Page 110: Nhung su kien lich su Part 2

VIỆT NAM NHỮNG sự KIỆN LỊCH sử 1858-1918 389

Địa bàn hoạt động của quân khởi nghĩa rộng gần 4 vạn cây số vuông, bao gồm toàn tỉnh Lai Châu (Đạo Quan binh thứ 4) đến Đ iện B iên Phủ, sang Thượng Lào. Lực lượng nghĩa quân lúc đầu chỉ có khoảng 80 đến 120 người, vối 50 khẩu súng, còn toàn trang bị bằng vũ khí thô sơ. Nhưng nghĩa quân đã chiến đấu rấ t dũng cảm và được toàn thể dân tộc Mèo ủng hộ. Thực dân Pháp đã phải thừa nhận rằng : “Những diêm cố thủ của người Mèo được họ bảo vệ một cách ngoan cường và chúng ta (tức quân Pháp) không chỉ phải dương dầu với một toán quân gồm 80 hay 100 tay súng, mà rõ ràng dã phải dương dầu với toàn th ể một dân tộc do Bả Cháy phát động”.

Thực dân Pháp đã phải huy động nhiều quân đến đàn áp, song không sao dập tắ t được phong trào. Cuối cùng chúng phải dùng thủ đoạn đốt sạch bản làng, đốt sạch mùa màng. Song chính quân khởi nghĩa cũng đã tự làm vườn không nhà trống, rú t vào rừng sâu tiếp tục chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa đã kéo dài cho tới nửa đầu năm

1921 thì bị dập tắ t bởi chính sách chia rẽ dân tộc của thực dân Pháp: mua chuộc, dụ dỗ, đe doạ người Mèo; dùng người Mèo cai trị người Mèo; dùng người Việt để diệt người Mèo. Nhưng thủ lĩnh Bả Cháy vẫn không sa vào tay giặc.

Năm 1918700 công nhân mỏ than Hà

Tu kéo đển nhà tên bang Sâm để đốt phá vì tên này đã rấ t hống hách, thường có thái độ doạ nạt công nhân.

Năm 1918Thực dân Pháp khởi công

xây dựng hệ thống thuỷ nông Thanh Hoá.

Năm 1925 hoàn thành. Diện tíc h được tưới; 59.500 ha. Nguồn nước lấy từ sông Chu. Có đập Bái Thượng. Tổng chi phí hết 5.500.000 đồng, trung bình 92 đồng / 1 ha. Đây là hệ thống thuỷ nông đầu tiên ở Trung kỳ.

Năm 1918Khoa thi Hương cuối cùng ở

Trung kỳ.* Xem: 11-1915 (Bấc Kỳ)