lý thuyết lợi thế cạnh tranh

53
C h ư ơ n g 4 L L Ý Ý T T H H U U Y Y T T V V L L I I T T H H C C N N H H T T R R A A N N H H

Upload: tai-t-nguyen

Post on 22-Oct-2015

97 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

Nghiên cứu lợi thếso sánh cho phép chúng ta nhận thức được ưu thếcủa nền kinh tếquốc gia trong quan hệgiao thương với các nước khác, làm cơsở đểxây dựng chính sách thương mại quốc tếcho phù hợp. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh quốc tế(ởcấp doanh nghiệp) và hoạt động thu hút nguồn lực đầu tưquốc tế đểtạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi (ởcấp ngành và quốc gia), các chủthểkinh tế(doanh nghiệp, ngành, quốc gia) phải cạnh tranh với nhau vô cùng quyết liệt đểtồn tại và phát triển

TRANSCRIPT

Page 1: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

Chương 4

LLÝÝ TTHHUUYYẾẾTT VVỀỀ LLỢỢII TTHHẾẾ

CCẠẠNNHH TTRRAANNHH

Page 2: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

2

Nghiên cứu lợi thế so sánh cho phép chúng ta nhận thức được ưu thế của nền kinh tế quốc gia trong quan hệ giao thương với các nước khác, làm cơ sở để xây dựng chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh quốc tế (ở cấp doanh nghiệp) và hoạt động thu hút nguồn lực đầu tư quốc tế để tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi (ở cấp ngành và quốc gia), các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, ngành, quốc gia) phải cạnh tranh với nhau vô cùng quyết liệt để tồn tại và phát triển. Nói như vậy có nghĩa là, giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh có một khoảng cách nhất định, chỉ với phạm trù lợi thế so sánh chưa đủ để làm sáng tỏ mọi vấn đề của môi trường thương mại quốc tế, mà cần phải nghiên cứu sâu hơn về lợi thế cạnh tranh. Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về lợi thế cạnh tranh tương ứng với ba cấp độ: doanh nghiệp, ngành và quốc gia.

4.1. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về thực chất, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trong mối tương quan lực lượng giữa các doanh nghiệp cùng ngành để đấu tranh giành thị trường trên cả hai khu vực thị trường nội địa và thị trường thế giới. Vì doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được coi là lợi thế bên trong của nền kinh tế, biểu hiện qua qui mô lợi suất kinh tế (Economic of Scale) trung bình của các doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển. Và muốn đánh giá lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp phải thông qua đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Để hiểu sâu hơn về các vấn đề trên, chúng ta hãy bắt đầu từ việc định nghĩa rõ lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là sự khác biệt về sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) của một doanh nghiệp mang tính vượt

Page 3: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

3

trội (chất lượng tốt hơn mà giá bán rẻ hơn tương đối) so với mọi doanh nghiệp khác trong cùng ngành sản xuất kinh doanh (kể cả doanh nghiệp nước ngoài), giúp cho doanh nghiệp thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng nhằm đạt mục đích giành được thị phần càng lớn càng tốt trên thị trường mục tiêu để không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, tất cả những gì hữu dụng thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng của doanh nghiệp có thể được tích hợp lại để tạo ra sự khác biệt đó gọi là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, chúng ta có thể liệt kê ra nhiều nhân tố (kể cả hữu hình và vô hình) có tác động quyết định vấn đề tạo ra ưu thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, như: vốn liếng dồi dào; đất đai, nhà xưởng

rộng rãi; vị trí địa lý phân bố màng lưới tổ chức sản xuất kinh doanh thuận tiện; máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ hiện đại; lực lượng lao động lành nghề, đội ngũ quản lý giỏi, hoạch định được chiến lược phát triển đúng đắn; quan hệ với các lực lượng thị trường (ngân hàng, nhà cung ứng, nhà phân phối, khách hàng) thuận lợi; quan hệ công chúng tốt đẹp; thương hiệu nổi tiếng… Khi mọi nhân tố ảnh hưởng nói trên được phối hợp đồng bộ với nhau, chúng sẽ phát huy hiệu quả tổng hợp để tạo ra lợi thế (hay ưu thế) cạnh tranh cụ thể trên hai mặt chất lượng và giá cả của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh (như biểu diễn trong biểu đồ 4.1).

Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, một doanh nghiệp cụ thể sẽ phải cạnh tranh với mọi doanh nghiệp khác trong cùng ngành sản xuất kinh

Biểu đồ 4.1: Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranhcủa doanh nghiệp

LLợợi thi thếế ccạạnh tranhnh tranhccủủa doanh nghia doanh nghiệệpp

Chất lượngsản phẩm

ChChấất lưt lượợngngssảản phn phẩẩmm

Giá cảsản phẩm

GiGiáá ccảảssảản phn phẩẩmm

Page 4: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

4

doanh. Do vậy, môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp chính là môi trường hoạt động của ngành hàng (sản phẩm vật chất hay sản phẩm dịch vụ) mà doanh nghiệp tham gia. Theo nhà kinh tế bậc thầy về quản trị chiến lược Michael E. Porter[1], môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện tập trung qua mô hình 5 tác lực cạnh tranh của ngành hàng như trong biểu đồ 4.2.

Cụ thể là, bên cạnh sự cạnh tranh với các đối thủ hiện hữu trong cùng ngành, mỗi doanh nghiệp còn chịu tác động của: nguy cơ đe dọa từ sự gia tăng và thâm nhập ngành của các công ty mới; nguy cơ đe dọa từ những sản phẩm hay dịch vụ thay thế; khả năng mặc cả của các nhà cung ứng; và, khả năng mặc cả của khách hàng.

Sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ hiện có trong ngành buộc

[1] Michael E. Porter sinh năm 1947 tại Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Princeton University năm 1969, tốt nghiệp M.B.A năm 1971 và Tiến sĩ kinh tế năm 1973 tại Harvard University. Michael E. Porter là nhà nghiên cứu chiến lược hàng đầu thế giới, là một giáo sư lỗi lạc kiêm chức Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Cạnh tranh của Đại học Harvard. Ông là tác giả của 18 cuốn sách và trên 125 bài báo khoa học, trong đó có các quyển Chiến lược cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh quốc gia, được coi là sách gối đầu giường của giới quản trị kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách vĩ mô trên khắp thế giới trong gần 3 thập kỷ qua. Ông cũng là người chủ trì thực hiện bảng xếp hạng "Năng lực cạnh tranh toàn cầu" (Global Competitiveness Report) hàng năm của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF – World Economic Forum). Năm 2005, giáo sư Michael E. Porter đã được xếp đứng đầu trong danh sách 50 “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng lớn nhất thế giới theo bình chọn của Thinkers 50.

Biểu đồ 4.2: Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp

SỰ CẠNH TRANHCỦA CÁC ĐỐITHỦ HIỆN HỮUTRONG NGÀNH

SỰ CẠNH TRANHCỦA CÁC ĐỐITHỦ HIỆN HỮUTRONG NGÀNH

KHẢ N

ĂN

G MẶ

C CẢ

CỦ

A NH

ÀC

UN

G Ứ

NG

KHẢ N

ĂN

G MẶ

C CẢ

CỦ

A NH

ÀC

UN

G Ứ

NG

NGUY CƠ TỪ NHỮNG ĐỐITHỦ SẼ GIA NHẬP NGÀNH

NGUY CƠ TỪ NHỮNG ĐỐITHỦ SẼ GIA NHẬP NGÀNH

KHẢ

NG

MẶ

C CẢ

CỦ

A K

CH

NG

KHẢ

NG

MẶ

C CẢ

CỦ

A K

CH

NG

NGUY CƠ TỪ NHỮNG SẢNPHẨM, DỊCH VỤ THAY THẾ

NGUY CƠ TỪ NHỮNG SẢNPHẨM, DỊCH VỤ THAY THẾ

Nguồn: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael E. Porter, HBS 1979.

Page 5: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

5

doanh nghiệp phải tăng chi phí (như tăng các loại chi phí nghiên cứu phát triển, quảng cáo, chi phí bán hàng…) và giảm lợi nhuận (do tăng khuyến mãi, giảm giá bán…). Sự gia tăng và thâm nhập ngành của nhiều công ty mới sẽ làm cho môi trường ngành trở nên chật chội hơn, tạo ra sự tranh giành thị phần ngày càng quyết liệt, đe dọa giảm lợi nhuận biên tế của ngành. Sản phẩm thay thế thường là có chất lượng tốt hơn mà giá bán lại rẻ hơn tương đối, nên sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế chắc chắn sẽ dẫn tới sự sụt giảm doanh số (thậm chí là rất nhanh) của ngành hàng, buộc mọi đối thủ cạnh tranh trong ngành phải đầu tư chuyển đổi phương án sản phẩm rất tốn kém để thích ứng, và dĩ nhiên công ty nào chuyển đổi chậm thì sẽ khó tránh khỏi thất bại. Ngoài ra, khả năng mặc cả của nhà cung ứng đe dọa làm tăng chi phí sản xuất ở đầu vào, còn khả năng mặc cả của khách hàng đe dọa làm tăng chi phí tiêu thụ ở đầu ra… nghĩa là cũng đe dọa làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tóm lại, 5 yếu tố cạnh tranh của ngành hàng có tác động quyết định các mức đầu tư, chi phí sản xuất kinh doanh, giá bán hàng… mà một doanh nghiệp có thể chịu đựng để cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận. Tác động đó bao trùm cả trên phạm vi thị trường nội địa và thị trường quốc tế.

Trong thực tế, tùy theo cấu trúc mang tính đặc thù của từng ngành hàng mà sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố cạnh tranh nói trên có biểu hiện khác nhau giữa những ngành hàng cụ thể. Có trường hợp tác động của 5 yếu tố cạnh tranh thuận lợi, ít gây áp lực cho các công ty đang có trong ngành, đồng thời tạo ra rào cản thâm nhập ngành cao, thì ngành hàng đó có khả năng sinh lợi lâu dài. Chẳng hạn như ngành công nghiệp ô tô, vốn đầu tư ban đầu và chi phí nghiên cứu phát triển rất lớn, kỹ thuật công nghệ phức tạp; vị thế mặc cả của nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cũng như của khách hàng đều không cao; và hầu như không bị đe dọa bởi sản phẩm thay thế… nên các nhóm chiến lược trong ngành thường ổn

Page 6: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

6

định về số công ty tham gia kinh doanh. Hơn nữa, yếu tố uy tín thương hiệu thành danh lâu đời có tác động rất mạnh đến hành vi mua sắm ô tô của khách hàng, nên các nhà sản xuất mới (nếu có), thương hiệu chưa được nhiều người biết đến sẽ rất khó chen chân vào thị trường này. Tất cả những điều đó nói lên rằng cấu trúc ngành ô tô rất thuận lợi để đạt lợi nhuận cao và các công ty hiện hữu trong ngành có thể duy trì mức lợi nhuận cao đó một cách bền vững. Trường hợp ngược lại, trong những ngành hàng mà tác động của môi trường cạnh tranh rất mạnh, không tạo được rào cản thâm nhập ngành cao, như các ngành dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch, công nghiệp may mặc, đóng giày… thì các công ty vẫn có thể thu được lợi nhuận khả quan trong thời kỳ đầu, nhưng sẽ khó duy trì được khả năng sinh lợi cao một cách lâu dài.

Đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Do lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp gắn liền với lợi thế cạnh tranh của sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cho nên có thể nói một cách khái quát rằng: một doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh cao nếu đảm bảo được điều kiện sản phẩm có chất lượng tốt hơn

mà giá bán lại rẻ hơn tương đối so với các đối thủ. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp biểu hiện trong thực tế đa dạng hơn nhiều. Đem so sánh từng nhân tố (chất lượng và giá cả sản phẩm) với các đối thủ cạnh tranh trên 3 bậc (thấp hơn, bằng, cao hơn), chúng ta sẽ thiết lập được một ma trận bao gồm 9 khả năng lựa chọn như trình bày trong biểu đồ 4.3. Trong đó, có 5 trường

Biểu đồ 4.3: Ma trận lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Caohơn

Bằng

Thấphơn

Ch

Chấất

lưt

lượợ

ng

ng

Caohơn

Bằng

Thấphơn

Ch

Chấất

lưt

lượợ

ng

ng

Cao hơn Bằng Thấp hơn

GiGiáá ccảả

Cao hơn Bằng Thấp hơn

GiGiáá ccảả

12a

2b

3a

3b

12a

2b

3a

3b

Page 7: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

7

hợp (tại các ô được đánh số trên biểu đồ) biểu hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:

Tại tọa độ 1, sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao hơn và giá bán rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là trường hợp có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Nhưng cũng khó đạt nhất, vì doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện căn bản là đầu tư phát triển sản xuất với qui mô lớn, công nghệ hiện đại và không ngừng được đổi mới để thường xuyên có lợi suất kinh tế theo qui mô dẫn đầu trên thị trường.

Tại tọa độ 2a, sản phẩm của doanh nghiệp có giá bán bằng nhưng chất lượng cao hơn; và tại tọa độ 2b, sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng bằng nhưng giá bán rẻ hơn (so với các đối thủ cạnh tranh). Có thể coi hai trường hợp này thể hiện ưu thế cạnh tranh tương đương nhau và rất phổ biến trên thị trường vì điều kiện kinh tế - kỹ thuật dễ đáp ứng hơn so với trường hợp tại tọa độ 1.

Tại tọa độ 3a, sản phẩm của doanh nghiệp có giá bán cao hơn một chút nhưng chất lượng cao hơn nhiều; và tại tọa độ 3b, sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng thấp hơn một chút nhưng giá bán rẻ hơn nhiều (so với các đối thủ cạnh tranh). Hai trường hợp này cũng biểu hiện ưu thế cạnh tranh tốt, nhưng phạm vi ứng dụng hẹp hơn chứ không phổ biến như tại các tọa độ 2a và 2b, tuy rằng điều kiện kinh tế - kỹ thuật không khó đáp ứng như tại tọa độ số 1. Trường hợp 3a có thể vận dụng tốt đối với các sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ cao cấp, miễn là sản phẩm độc đáo, thương hiệu nổi tiếng và chất lượng đáp ứng được đòi hỏi rất cao trong thị hiếu tiêu dùng của lớp khách hàng có thu nhập cao thì sẽ dễ dàng cạnh tranh thắng lợi trên thị trường mục tiêu. Trường hợp 3b thì ngược lại, được vận dụng để hướng vào lớp khách hàng có thu nhập trung bình trở xuống. Có thể thấy rõ giới doanh nghiệp của các nước công nghiệp mới (nhất là trường hợp Hàn Quốc) thường vận

Page 8: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

8

dụng chiến lược cạnh tranh này để đưa hàng hóa thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường thế giới. Đơn cử, chất lượng ô tô của các hãng Hàn Quốc có khoảng cách thấp hơn nhất định so với ô tô cùng chủng loại của các hãng nổi tiếng của Nhật hay Mỹ… (tương quan điểm chất lượng 90 – 95 so với 100 chẳng hạn). Nhưng thực tế chất lượng ô tô Hàn Quốc cũng đã đáp ứng được chuẩn mực khắt khe của thị trường các nước công nghiệp. Trong khi đó, tương quan về giá cả thì thấp hơn nhiều, thông thường giá ô tô Hàn Quốc chỉ bằng 75 – 80% so với giá ô tô Nhật, Mỹ. Do đó, từ những năm 1980s ô tô Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ và được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới (kể cả thị trường Mỹ). Hiện nay, nền công nghiệp ô tô của Hàn Quốc với những thương hiệu cũng đã trở nên nổi tiếng (như Hyundai, Kia, Deawoo) đã vươn lên vị trí thứ năm toàn cầu, chỉ sau Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Đức.

Muốn đánh giá lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp cao hay thấp (so với các doanh nghiệp khác trong cùng nhóm chiến lược, cùng ngành trên thị trường mục tiêu cụ thể) thông qua việc đánh giá định lượng các yếu tố biểu hiện năng lực cạnh tranh, chúng ta phải tiếp cận từ góc độ quản trị chiến lược để thiết lập ma trận vị thế cạnh tranh[2] mà xếp hạng năng lực cạnh tranh của từng đơn vị. Vấn đề này sẽ được làm rõ trong bộ môn Quản trị chiến lược. Riêng về mặt định tính, chúng ta có thể thiết lập các tiêu chuẩn để đánh giá khái quát sự tương tác giữa năng lực cạnh tranh với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp như trong bảng 4.1 dưới đây. [2] Competitive Position Matrix (CPM) do Tiến sĩ Fred R. David, giáo sư về Quản trị chiến lược của Trường quản trị kinh doanh Francis Marion University (Florence, South Carolina, Hoa Kỳ) phát minh. Trong đó, thông qua việc chấm điểm để đo lường phản ứng của từng công ty đối với tác động của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài (cơ hội – nguy cơ đe dọa) và các yếu tố bên trong (điểm mạnh – điểm yếu), cuối cùng người ta lượng hóa được chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty chủ lực trong cùng nhóm chiến lược và cùng ngành để sắp xếp vị thế cạnh tranh tương đối của từng đơn vị trong nhóm.

Page 9: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

9

Bảng 4.1: Đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Nguồn lực (hay khả năng) của

doanh nghiệp… có giá trị lớn

quí hiếm

khó bắt chước

khó thay thế

Đánh giá tác động đến lợi thế cạnh tranh của

doanh nghiệp

0 0 0 0 Không có lợi thế cạnh tranh

X 0 0 0 Tương đương đối thủ cạnh tranh

X X 0 0 Có lợi thế cạnh tranh tạm thời

X X X X Có lợi thế cạnh tranh lâu dài

Nguồn: Jay Barney, “Nguồn lực công ty và lợi thế cạnh tranh lâu dài”, Journal of Management 17 (1991).

Phân biệt lợi thế so sánh với lợi thế cạnh tranh

Trên căn bản của hai nhóm nhân tố đánh giá lợi thế cạnh tranh (chất lượng và giá cả) của sản phẩm, chi tiết hóa cụ thể hơn chúng ta sẽ thấy về thực chất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào 4 yếu tố cơ bản: chất lượng sản phẩm; giá thành sản xuất; chi phí tiêu thụ; và chính sách lợi nhuận của doanh nghiệp[3]. Trong khi đó, biểu hiện của lợi thế so sánh là sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành sản xuất thấp. Như vậy, từ lợi thế so sánh (của một loại sản phẩm trong nền kinh tế) đi đến lợi thế cạnh tranh cụ thể của một doanh nghiệp về sản phẩm đó còn có một khoảng cách lớn cần phải lấp đầy – là doanh nghiệp phải kiểm soát tốt chi phí tiêu thụ và áp dụng chính sách lợi nhuận hợp lý để không làm “đội giá” sản phẩm, phát huy được lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả.

Từ cơ sở đó, có thể nói rằng: thực chất lợi thế so sánh của nền kinh tế chỉ là điều kiện cần; còn phải bảo đảm điều kiện đủ (doanh

[3] Do phụ thuộc vào cơ cấu hình thành giá cả như sau: G = ZSX + CPTT + LNĐM. Trong đó, G – giá bán; ZSX – giá thành sản xuất; CPTT – chi phí tiêu thụ; LNĐM – lợi nhuận định mức (tính trên đơn vị sản phẩm).

Page 10: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

10

nghiệp kiểm soát tốt việc giảm chi phí tiêu thụ và áp dụng chính sách lợi nhuận hợp lý) thì mới có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh[4].

Tuy nhiên, trong thực tế cũng có không ít trường hợp sản phẩm có lợi thế so sánh cao hơn đối thủ nhưng lợi thế cạnh tranh lại kém hơn, do một số yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không đảm bảo được điều kiện đủ nói trên. Ví dụ như sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam so với Thái Lan. Suốt từ đầu thập niên 1990s trở về sau này, mọi tính toán chỉ số biểu hiện lợi thế so sánh (RCA – đã biết ở chương 2) đều cho thấy gạo Việt Nam có lợi thế so sánh cao hơn từ 25 – 40% so với gạo có phẩm cấp tương đương của Thái Lan. Nhưng do cơ sở hạ tầng và dịch vụ xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam kém hơn, dẫn tới suất chi phí xuất khẩu gạo của Việt Nam thường cao hơn từ 30 – 50 USD/tấn so với Thái Lan. Trong đó, riêng khâu giao hàng, do hệ thống cảng xuất khẩu gạo của Việt Nam nằm sâu trong đất liền, khó cặp cảng tàu có tải trọng lớn, mà chỉ cặp cảng an toàn tàu có tải trọng trung bình 10 – 15 ngàn tấn, còn bên Thái lan thường là vận chuyển gạo bằng tàu có tải trọng cỡ 20 – 30 ngàn tấn. Hơn nữa, phương tiện bốc xếp gạo chỉ đạt năng suất 2.000 – 3.000 tấn/ngày, kém xa mức 5.000 tấn/ngày của Thái Lan, khiến cho thời gian neo tàu lấy hàng ở Việt Nam dài gấp đôi, và các hãng tàu thường đòi chi phí vận tải gạo từ Việt Nam cao hơn 10 – 15 USD/tấn so với vận tải gạo từ Thái Lan. Để bù đắp chi phí phát sinh đó, đương nhiên nhà

[4] Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Chi phí ở đây là giá thành toàn bộ của sản phẩm, bao gồm chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ (ngoài khâu sản xuất). Nếu doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh về giá tức là tiết giảm được chi phí. Khi đó, có hai cách để làm tăng lợi nhuận: (1) Giữ nguyên giá bán để tăng lợi nhuận tuyệt đối nhờ tăng tỷ suất lợi nhuận; (2) Giảm giá bán tương ứng mức giảm chi phí để tăng lợi nhuận tuyệt đối nhờ tăng lợi thế cạnh tranh và tăng sản lượng bán ra. Trong phần lớn trường hợp, cách (2) có hiệu quả hơn.

Page 11: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

11

nhập khẩu sẽ đặt điều kiện giảm giá tương ứng khi mua gạo của Việt Nam. Tất cả sự yếu kém nêu trên đã làm triệt tiêu lợi thế so sánh, dẫn đến hệ quả là từ đầu thập niên 1990s (khi Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu gạo) đến nay chưa bao giờ lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam cân bằng được với lợi thế cạnh tranh tương ứng của gạo Thái Lan.

Giải pháp nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh

Muốn nâng cao và duy trì được lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường, đương nhiên là các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư phát triển và tìm cách khai thác tối đa những nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh như đã nói ở trên. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế có thể chỉ ra hai nhóm giải pháp cơ bản có tác động tương hỗ với nhau:

Một mặt, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật để không bị tụt hậu về công nghệ, kết hợp đầu tư nâng cao qui mô lợi suất kinh tế (Economic of Scale) để tăng năng suất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trong các nước đang phát triển, doanh nghiệp cần phải chú trọng áp dụng giải pháp học tập kinh nghiệm (Learning by Doing), đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu phát triển (R&D – Research and Development), tích cực nhận chuyển giao công nghệ của các nước công nghiệp tiên tiến rồi cải tiến dần, để cuối cùng sáng tạo ra công nghệ riêng, chuyển nhanh cơ cấu sản phẩm sang các loại thâm dụng vốn và kỹ thuật.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải thường xuyên cải tiến quản lý để mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu... nhằm tiết kiệm chi phí nói chung và chi phí tiêu thụ nói riêng. Ngày nay, tổ chức tự động hóa hệ thống xử lý thông tin trên căn bản nối mạng nội bộ (LAN – Local Area Network) và mạng mở rộng thông qua môi trường internet (WAN – Wide Area Network) được coi là điều kiện bắt buộc đối với công cuộc cải tiến quản lý của mọi doanh nghiệp.

Page 12: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

12

Ý nghĩa nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ để vận dụng ở cấp vi mô, mà còn có ý nghĩa vận dụng to lớn đối với cả cấp vĩ mô, cụ thể như sau:

Về mặt quản trị doanh nghiệp, đó là cơ sở để:

• Cải tiến kỹ thuật và cải tiến quản lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

• Hoạch định chiến lược phát triển dài hạn, giúp các doanh nghiệp thích nghi tốt với môi trường cạnh tranh cả trên thị trường nội địa và thị trường thế giới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp còn phải tính đến cả chiến lược cạnh tranh quốc tế ngay trên “sân nhà” thì mới có thể tồn tại và phát triển bền vững (vấn đề này sẽ được làm rõ thêm khi tìm hiểu về các qui chế không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế ở chương 9).

Về mặt quản lý nhà nước, đó là cơ sở để:

• Xây dựng luật lệ, mà trước hết là luật về chống độc quyền, để thể chế hóa các qui định quản lý nhà nước về kinh tế nhằm tạo lập và duy trì ổn định môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành và thành phần kinh tế khác nhau trong nền kinh tế.

• Xây dựng luật lệ chi phối vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp trong quan hệ hội nhập kinh tế quốc tế, như: không phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu từ một nước này hay một nước khác; không phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng nội địa cùng loại; chống hành vi bán phá giá để cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu… (xem thêm ở chương 5 và chương 9).

Page 13: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

13

4.2. Lợi thế cạnh tranh của ngành.

Trước hết, cần làm rõ khái niệm “ngành” (hay ngành kinh tế) được đề cập ở đây là ngành hàng, gắn liền với một chủng loại sản phẩm cụ thể, ví dụ như: ngành ô tô, ngành máy tính điện tử, ngành dệt may, ngành du lịch, ngành viễn thông… (để phân biệt với 3 ngành kinh tế cơ bản của nền kinh tế là: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ). Lợi thế cạnh tranh của ngành được xem xét trong mối tương quan giữa các ngành hàng tương ứng của những quốc gia khác nhau để tranh giành thị trường trên phạm vi thế giới. Lợi thế cạnh tranh của ngành sẽ tăng theo qui mô của các ngành hàng và đó là biểu hiện lợi thế bên ngoài của nền kinh tế.

Lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành

Lợi thế cạnh tranh của ngành hàng cụ thể của một quốc gia là sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh mang tính vượt trội của các nhóm chiến lược trong ngành hàng đó so với các nhóm chiến lược trong ngành hàng tương ứng của những quốc gia khác trên thế giới. Và do đó, năng lực cạnh tranh của ngành hàng biểu hiện qua năng lực cạnh tranh của các nhóm chiến lược trong ngành.

Nhóm chiến lược là một tập hợp những công ty áp dụng chiến lược sản xuất kinh doanh tương tự nhau. Mỗi ngành hàng có thể bao gồm một hay nhiều nhóm chiến lược. Dấu hiệu căn bản phân biệt các nhóm chiến lược là giá cả và bề rộng của dòng sản phẩm (thể hiện qua qui cách chất lượng, chủng loại sản phẩm). Biểu đồ 4.4 giới

Biểu đồ 4.4: Một số nhóm chiến lược trong ngành ô tô thế giới

Cao G

iácả

Bề rộng dòng sản phẩm

Thấp

RộngHẹp

PorscheLamborghini

Ferrari

PorscheLamborghini

Ferrari

1

FiatFord, ChryslerGeneral Motors

VolkswagenToyota, Honda

Mitsubishi, IsuzuNissan, Mazda

DaihatsuSuzuki

FiatFord, ChryslerGeneral Motors

VolkswagenToyota, Honda

Mitsubishi, IsuzuNissan, Mazda

DaihatsuSuzuki

3

Hyundai, KiaDeawoo

Hyundai, KiaDeawoo

4

Audi, B.M.WMercedes, MustangCadillac Limousine

Lexus, AcuraInfiniti

Audi, B.M.WMercedes, MustangCadillac Limousine

Lexus, AcuraInfiniti

2

Cao G

iácả

Bề rộng dòng sản phẩm

Thấp

RộngHẹp

PorscheLamborghini

Ferrari

PorscheLamborghini

Ferrari

1Porsche

LamborghiniFerrari

PorscheLamborghini

Ferrari

1

FiatFord, ChryslerGeneral Motors

VolkswagenToyota, Honda

Mitsubishi, IsuzuNissan, Mazda

DaihatsuSuzuki

FiatFord, ChryslerGeneral Motors

VolkswagenToyota, Honda

Mitsubishi, IsuzuNissan, Mazda

DaihatsuSuzuki

3Fiat

Ford, ChryslerGeneral Motors

VolkswagenToyota, Honda

Mitsubishi, IsuzuNissan, Mazda

DaihatsuSuzuki

FiatFord, ChryslerGeneral Motors

VolkswagenToyota, Honda

Mitsubishi, IsuzuNissan, Mazda

DaihatsuSuzuki

3

Hyundai, KiaDeawoo

Hyundai, KiaDeawoo

4Hyundai, Kia

DeawooHyundai, Kia

Deawoo

4

Audi, B.M.WMercedes, MustangCadillac Limousine

Lexus, AcuraInfiniti

Audi, B.M.WMercedes, MustangCadillac Limousine

Lexus, AcuraInfiniti

2Audi, B.M.W

Mercedes, MustangCadillac Limousine

Lexus, AcuraInfiniti

Audi, B.M.WMercedes, MustangCadillac Limousine

Lexus, AcuraInfiniti

2

Page 14: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

14

thiệu 4 nhóm chiến lược trong ngành ô tô thế giới: Nhóm 1 bao gồm các hãng chế tạo ô tô thể thao, loại 2 và 4 chỗ ngồi, giá bán rất cao; Nhóm 2 bao gồm các hãng chế tạo ô tô hạng sang, chủng loại chủ yếu là xe con, giá bán cao và rất cao; Nhóm 3 bao gồm nhiều hãng chế tạo ô tô đa dụng, chủng loại rộng (xe con, xe tải và rất nhiều loại ô tô chuyên dụng) với nhiều phẩm cấp chất lượng khác nhau, giá bán cũng dao động nhiều tầng nấc (giá rẻ, trung bình và giá cao); Nhóm 4 bao gồm các hãng chế tạo ô tô giá rẻ và trung bình, với các chủng loại chính là xe con và xe tải.

Trong phạm vi các nhãn hiệu ô tô được liệt kê trên biểu đồ 4.4, có thể xác định các nhóm chiến lược chủ yếu trong ngành ô tô của các quốc gia liên hệ như sau:

Bảng 4.2: Các nhóm chiến lược trong ngành ô tô của một số quốc gia có nền công nghiệp ô tô phát triển mạnh

Quốc gia Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

1. Ý Ferrari Lamborghini

Fiat

2. Đức Porsche Audi, BMW Mercedes

Volkswagen

3. Mỹ Mustang Cadillac Limousine

General Motors Ford, Chrysler

4. Nhật Bản Lexus Acura Infiniti

Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi Isuzu, Nissan Daihatsu, Suzuki

5. Hàn Quốc Hyundai, Kia Deawoo

Năng lực cạnh tranh của ngành ô tô các nước Mỹ và Nhật Bản phụ thuộc vào các hãng thuộc nhóm chiến lược 3, với đặc điểm là có bề rộng của dòng sản phẩm rộng nhất, giá cả dao động linh

Page 15: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

15

hoạt nhiều tầng nấc, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nên mức tiêu thụ sản phẩm của các hãng thuộc nhóm này rất mạnh. Điều đó đã giải thích rõ vì sao mà ngành ô tô của các nước Mỹ và Nhật Bản có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ hàng đầu thế giới trong suốt hàng chục năm qua. Tuy nhiên, ngành ô tô của các nước Ý, Đức, Hàn Quốc… vẫn tạo được sự khác biệt rõ nét và mỗi nước đều có ưu thế cạnh tranh riêng trong một nhóm chiến lược nhất định, như: Năng lực cạnh tranh của ngành ô tô Ý nổi bật qua các hãng thuộc nhóm chiến lược 1 (sản xuất ô tô thể thao, giá rất cao); Năng lực cạnh tranh của ngành ô tô Đức nổi bật qua các hãng thuộc nhóm chiến lược 2 (sản xuất ô tô hạng sang, giá cao và rất cao); Năng lực cạnh tranh của ngành ô tô Hàn Quốc nổi bật qua các hãng thuộc nhóm chiến lược 4 (sản xuất ô tô con và xe tải, giá rẻ và trung bình).

Môi trường cạnh tranh của ngành

Một ngành hàng cụ thể của một quốc gia nhất định sẽ phải cạnh tranh với ngành hàng tương ứng của nhiều quốc gia khác trên phạm vi thế giới. Do vậy, môi trường cạnh tranh của ngành là môi trường kinh tế quốc tế, bao gồm: môi trường thương mại, môi trường sản xuất và môi trường tài chính trong mối quan hệ liên kết toàn cầu (xem lại chương 1, cuối mục 1.1).

Trong điều kiện các trào lưu toàn cầu hóa, khu vực hóa đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ trên thế giới, môi trường cạnh tranh của các ngành hàng đều có sự biến động không ngừng theo xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn nhưng cũng phức tạp hơn rất nhiều. Trong đó, các luật chơi trong quan hệ thương mại quốc tế không ngừng được bổ sung; kỹ thuật công nghệ của bất kỳ ngành sản xuất nào cũng đạt được những tiến bộ vượt bậc; và, quan hệ tài chính quốc tế đã gắn kết các nền kinh tế lại với nhau trong mối quan hệ phụ thuộc hết sức sâu rộng và chặt chẽ.

Page 16: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

16

Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các ngành hàng (và các nhóm chiến lược của ngành) luôn đối diện với rất nhiều thời cơ và thách thức. Phản ứng trước thời cơ và thách thức đó của tất cả doanh nghiệp trong các nhóm chiến lược (của từng ngành hàng) sẽ tất yếu dẫn tới sự xuất hiện của những công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia. Đây là lực lượng chính của tiến trình toàn cầu hóa (xem thêm chi tiết ở chương 8, mục 8.1). Điều đó không chỉ làm cho môi trường cạnh tranh quốc tế của các ngành hàng trở nên hoàn chỉnh và phức tạp hơn như đã nói trên, mà còn làm phát sinh thêm nhiều ngành (sản phẩm) mới với trình độ chuyên môn hóa sản xuất sâu hơn, hiện đại hơn, đảm bảo khả năng sinh lợi mạnh mẽ hơn, đe dọa làm suy giảm và thay thế dần các ngành (sản phẩm) gốc đã sản sinh ra ngành (sản phẩm) mới. Ví dụ, khi cạnh tranh nhau trên sản phẩm ghi âm và hình ảnh bằng băng từ, các nhà sản xuất đã phát minh ra đĩa CD (trên căn bản ứng dụng tia sáng laser), để rồi không lâu sau đó đĩa CD đã thay thế triệt để sản phẩm băng từ; tương tự như vậy, hiện nay các sản phẩm USB, iPod… (dựa trên căn bản ứng dụng kỹ thuật số) đang làm suy giảm mạnh mức tiêu thụ đĩa CD và chắc chắn sẽ tiến đến chỗ thay thế triệt để đĩa CD trong một tương lai không xa.

Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành

Để đánh giá lợi thế cạnh tranh của một ngành hàng cụ thể mạnh hay yếu, ta phải dựa vào 3 nhóm yếu tố cơ bản như sau: Một là, năng lực cạnh tranh của các nhóm chiến lược trong ngành, biểu hiện tập trung qua sự khác biệt về giá cả sản phẩm và bề rộng dòng sản phẩm (như đã nêu trong biểu đồ 4.4). Trong đó, yêu cầu các doanh nghiệp trong từng nhóm chiến lược phải dự báo cho được chu kỳ sống sản phẩm của ngành trên phạm vi thị trường thế giới để điều chỉnh chiến lược phù hợp theo hướng không ngừng nâng cao qui mô lợi suất kinh tế và bành trướng dần hoạt động sản xuất kinh doanh ra khỏi biên giới quốc gia. Hai là,

Page 17: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

17

cấu trúc và lợi thế theo qui mô của ngành. Trong này, cần phải xem xét đánh giá đầy đủ các khía cạnh như: mặt bằng công nghệ chung của ngành cao hay thấp; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành đã phát triển đến chừng mực nào; các ngành liên kết và bổ trợ có đầy đủ, đồng bộ hay không…? để biết các mặt đó tác động đến khả năng giảm chi phí đầu vào của ngành như thế nào? Ba là, nhóm yếu tố về chính sách. Cần nắm rõ vai trò, vị trí của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia; ngành đó được qui hoạch phát triển ra sao; có phải là ngành kinh tế mũi nhọn hay không; chính sách của chính phủ đối với ngành là khuyến khích hay hạn chế phát triển…?

Từ 3 nhóm yếu tố cơ bản trên, chúng ta có thể chi tiết hóa thành nhiều yếu tố cụ thể hơn để đánh giá lợi thế cạnh tranh của một ngành hàng. Trong thực tế, lợi thế cạnh tranh của ngành được đánh giá trên cả hai mặt định tính và định lượng. Trong phần minh họa dưới đây, việc đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành về mặt định tính sẽ dựa vào Mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm (International Product Life Cycle Model – IPLC) của Raymond Vernon[5]; còn đánh giá về mặt định lượng sẽ dựa vào Biểu đồ tổ hợp (Cluster Chart) những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao của quốc gia được đề xướng bởi Michael E. Porter.

[5] Raymond Vernon (1913 – 1999) sinh ra tại New York City trong một gia đình người Nga di cư sang Hoa Kỳ, tốt nghiệp cử nhân năm 1933 tại Trường đại học New York City khi mới 20 tuổi và đạt học vị Tiến sĩ kinh tế năm 1941 tại Columbia University. Ông đã làm việc cho Ủy ban chứng khoán và hối đoái Hoa Kỳ trong 20 năm trước khi chuyển sang giảng dạy và nghiên cứu tại Harvard University vào năm 1956. Tại đây, Raymond Vernon đã tập trung nghiên cứu kinh tế quốc tế, đặc biệt là về vai trò ngày càng quan trọng hơn của các công ty đa quốc gia. Tác phẩm của ông viết về chủ đề này có thể kể tới: “Sovereignty at Bay” 1973, “Storm Over the Multinationals” 1977, và “Beyond Globalism” 1989. Nhưng phát minh làm rạng danh Raymond Vernon phải kể đến trước tiên là “Mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm” (International Product Life Cycle Model - IPLC) năm 1966.

Page 18: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

18

• Mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm (IPLC) của Raymond Vernon

Trong khi tập trung nghiên cứu về kinh tế quốc tế hồi thập niên 60 của thế kỷ XX, Raymond Vernon đã phát hiện ra tính qui luật của hiện tượng các doanh nghiệp Mỹ phát triển thành những công ty đa quốc gia và giữ vai trò chi phối hoạt động thương mại quốc tế trong một thời gian dài. Trên cơ sở đó, năm 1966 ông đã đưa ra mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm để mô tả khái quát quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương tại một quốc gia tiên tiến, bắt đầu từ việc bán sản phẩm mới, hàm lượng công nghệ cao cho người tiêu dùng có thu nhập cao trên thị trường nội địa. Và qua phân tích chu kỳ thương mại quốc tế trong mô hình IPLC (bao gồm 3 giai đoạn, thể hiện trên biểu đồ 4.5) chúng ta sẽ thấy rõ sự chuyển dịch lợi thế cạnh tranh của ngành hàng tương ứng giữa các quốc gia liên hệ.

(1) Giai đoạn mở đầu của sản phẩm mới: tính từ khi có doanh nghiệp của một nước công nghiệp khai thác thế mạnh công nghệ để tạo ra bước đột phá sản xuất kinh doanh sản phẩm mới có tính sáng tạo cao trên thị trường nội địa. Vì là nước công nghiệp, nên thị trường nội địa có dung lượng

lớn, người tiêu dùng có thu nhập cao và sẵn lòng chấp nhận sản phẩm mới với giá cao (thay vì đòi hỏi giá rẻ). Nhà sản xuất còn có nhiều thuận lợi khác, như: dễ dàng huy động vốn để đầu tư phát triển sản phẩm mới; dễ dàng có được sự cung ứng tốt nhất các

Biểu đồ 4.5: Mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm

Nhập khẩu

Sản phẩm mới

Sản phẩm trưởng thành

Sản phẩm đã chuẩn hóa

Xuất khẩu

Thời gian

1

2

3

Nước công nghiệp phát minh ra sản phẩm mới

Các nước công nghiệp khác (thu nhập cao)

Các nước đang phát triển (thu nhập thấp)

Nguồn: International Product Life Cycle (IPLC)Raymond Vernon, Harvard University, 1966.

1

23

Nhập khẩu

Sản phẩm mới

Sản phẩm trưởng thành

Sản phẩm đã chuẩn hóa

Xuất khẩu

Thời gian

1

2

3

Nước công nghiệp phát minh ra sản phẩm mới

Các nước công nghiệp khác (thu nhập cao)

Các nước đang phát triển (thu nhập thấp)

Nguồn: International Product Life Cycle (IPLC)Raymond Vernon, Harvard University, 1966.

1

23

Nước công nghiệp phát minh ra sản phẩm mới

Các nước công nghiệp khác (thu nhập cao)

Các nước đang phát triển (thu nhập thấp)

Nguồn: International Product Life Cycle (IPLC)Raymond Vernon, Harvard University, 1966.

1

23

Page 19: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

19

yếu tố đầu vào của nhiều đơn vị liên kết và bổ trợ… nghĩa là có đủ điều kiện để nâng cao qui mô lợi suất kinh tế và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Sự phát triển kinh doanh sản phẩm mới mạnh mẽ của nhà sản xuất tiên phong sẽ thu hút các doanh nghiệp nội địa khác tham gia cạnh tranh, dẫn đến sự hình thành rõ nét các nhóm chiến lược của ngành. Đến gần cuối giai đoạn này, do sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa tăng lên, các doanh nghiệp trong ngành sẽ càng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mới sang thị trường các nước công nghiệp khác, vì ở đó người tiêu dùng cũng có thu nhập cao, cũng bị hấp dẫn bởi sản phẩm mới, còn sự cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương thì chưa đáng kể. Khi đó, ngành hàng mới của nước công nghiệp phát minh ra sản phẩm sẽ dẫn đầu về lợi thế cạnh tranh và chiếm ưu thế lớn trong xuất khẩu sản phẩm này.

(2) Giai đoạn sản phẩm trưởng thành: qui trình sản xuất và thiết kế sản phẩm đi dần vào thế ổn định; sản phẩm mới được xuất khẩu mạnh từ nước công nghiệp phát minh ra nó đến các nước công nghiệp khác. Trong giai đoạn này, tại nước công nghiệp phát minh sản phẩm mới đã hình thành các công ty đa quốc gia. Và do yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận, các công ty đa quốc gia đó có xu hướng di chuyển đầu tư ra nước ngoài (dưới hình thức FDI) để giảm giá thành sản phẩm dựa trên căn bản giảm các chi phí tiền lương và vận tải. Ngược lại, chính sách của các nước công nghiệp đang ở vị thế là nước nhập khẩu sản phẩm mới sẽ có sự thay đổi cần thiết để thu hút đầu tư và phát triển sản xuất sản phẩm mới tại chỗ. Dần dần, sản phẩm mới được sản xuất tại chỗ sẽ trở thành nguồn cung cấp chính yếu cho thị trường địa phương và làm giảm hẳn sản lượng nhập khẩu từ nước công nghiệp phát minh sản phẩm mới. Vai trò của các nhà sản xuất địa phương cũng tăng dần lên, từ chỗ chỉ cung ứng một số yếu tố đầu vào và dịch vụ bổ trợ ban đầu, khi đã nắm vững được công nghệ sản xuất (với yêu

Page 20: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

20

cầu kỹ thuật rất cao) họ sẽ tham gia sâu rộng hơn vào các nhóm chiến lược mới hình thành của ngành hàng trên thị trường địa phương. Đồng thời, với ưu thế chi phí sản xuất rẻ hơn, các công ty địa phương cũng tham gia cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ để bán sản phẩm mới vượt ra ngoài thị trường nội địa của mình, nghĩa là cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm mới vào thị trường các nước công nghiệp khác (kể cả nước công nghiệp phát minh sản phẩm) và các nước đang phát triển. Kể từ đó, ngành hàng của quốc gia phát minh sản phẩm mới sẽ giảm dần lợi thế cạnh tranh.

(3) Giai đoạn sản phẩm đã chuẩn hóa: các thị trường chủ yếu tiêu thụ sản phẩm mới trở nên bão hòa, tỷ suất lợi nhuận của ngành bị suy giảm. Các doanh nghiệp bị buộc phải tập trung tìm cách giảm chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất, dẫn tới sự chuẩn hóa dần qui cách sản phẩm và qui trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm trên phạm vi thế giới. Điều đó cho phép doanh nghiệp nâng cao hơn nữa qui mô lợi suất kinh tế và tăng tính cơ động trong điều hành sản xuất. Sự phân bố sản xuất sẽ ngày càng tập trung hơn vào những nơi có tiền lương và tài nguyên giá rẻ. Các nước công nghiệp tiên tiến có xu hướng vẫn duy trì các cơ sở chế tạo máy móc thiết bị hiện đại ở chính quốc, nhưng sẵn sàng đưa máy móc thiết bị hiện đại đó đi đầu tư để sản xuất sản phẩm tiêu dùng cuối cùng tại các nước đang phát triển (có thu nhập thấp). Kết quả là, sự khác biệt về chất lượng sản phẩm nhanh chóng được thu hẹp. Thay vào đó, sự khác biệt về giá cả sản phẩm sẽ đóng vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh của ngành hàng tương ứng giữa các quốc gia. Bây giờ, ngay cả ngành hàng tương ứng của một số nước đang phát triển (thu nhập còn thấp) cũng có thời cơ tham gia sản xuất và cạnh tranh xuất khẩu những sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, nhờ vào các điều kiện: có chi phí sản xuất rẻ nhất; thu hút đầu tư nước ngoài; nhận chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm… Cuối cùng, các nước công nghiệp phát

Page 21: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

21

triển (kể cả nước phát minh ra sản phẩm ban đầu) sẽ chuyển từ vị thế nhà xuất khẩu thành nhà nhập khẩu sản phẩm mới, hàm lượng công nghệ cao (xem đường biểu diễn khối lượng xuất nhập khẩu của các quốc gia liên hệ trên biểu đồ 4.5).

• Biểu đồ tổ hợp (Cluster Chart) những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao của Michael E. Porter

Trước hết, phải xác định những ngành hàng cần đo lường yếu tố định lượng đánh giá lợi thế cạnh tranh, với yêu cầu phân ngành hẹp, mô tả sản phẩm cụ thể. Ví dụ, ngành chip bán dẫn, ngành máy tính xách tay… thay vì nói chung là ngành công nghiệp điện tử. Tiêu chí cơ bản để đánh giá lợi thế cạnh tranh của một ngành hàng là thị phần xuất khẩu và/hoặc qui mô đầu tư ra nước ngoài (FDI) của ngành đó. Trong cách chọn ngành và lập biểu đồ tổ hợp được trình bày dưới đây dựa chủ yếu vào thị phần xuất khẩu, nhưng có kết hợp xử lý một số trường hợp bất qui tắc.

(1) Xác định “ngưỡng quốc gia” (Nations Cut-off) về thị phần xuất khẩu trên thế giới theo công thức: MSNC = EC ÷ EW. Trong đó, MSNC là thị phần ngưỡng quốc gia; EC là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của quốc gia năm tính toán; và EW là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của toàn thế giới (cùng năm).

(2) Xác định thị phần xuất khẩu trên thế giới của các ngành hàng theo công thức: MSWX = ECX ÷ EWX. Trong đó, MSWX là thị phần xuất khẩu ngành hàng X của quốc gia trên thị trường thế giới; ECX là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của quốc gia; và EWX là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của toàn thế giới (trong cùng niên độ tính toán với chỉ tiêu thị phần ngưỡng quốc gia).

(3) Chọn những ngành hàng thỏa điều kiện MSWX ≥ MSNC đưa vào biểu đồ tổ hợp và sắp xếp theo các mối quan hệ hàng dọc để làm nổi bật những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao của quốc gia.

Page 22: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

22

Theo quan sát của Michael E. Porter, tỷ trọng của những ngành có lợi thế cạnh tranh cao (thỏa điều kiện MSWX ≥ MSNC) của một quốc gia thường chiếm trên dưới 50% (thậm chí có thể đến 2/3) tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của quốc gia đó. Số liệu trích dẫn trong bảng 4.3 về trường hợp nước Mỹ tuy đã cũ nhưng phản ảnh rõ ràng nội dung đánh giá mặt định lượng lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng để đưa vào biểu đồ tổ hợp của Michael E. Porter.

Bảng 4.3: 50 ngành hàng có giá trị xuất khẩu hàng đầu thế giới của Mỹ năm 1971 (với ngưỡng MSNC = 13,8%)

Ngành hàng ECX (triệu USD)

MSCX (%)

MSWX (%)

Máy bay 2.552,7 5,9 77,5 Phụ tùng ô tô 2.175,2 5,0 32,3 Đậu nành 1.326,8 3,1 97,4 Ô tô chở khách(*) 1.188,9 2,7 8,8 Máy không sử dụng điện năng 1.187,7 2,7 25,8 Lúa mì 1.004,7 2,3 35,8 Hóa chất hữu cơ 989,7 2,3 44,1 Thiết bị văn phòng 927,8 2,1 55,9 Than (không bao gồm than bánh) 901,6 2,1 53,4 Phụ tùng máy bay 852,6 2,1 49,3 Ngô hạt 746,4 1,7 39,6 Máy xúc, ủi 711,1 1,6 35,6 Máy không sử dụng điện năng khác 697,4 1,6 17,5 Bông vải thô 583,2 1,3 25,1 Ô tô tải 542,3 1,2 16,3 Xe nâng hàng 497,1 1,1 25,0 Thiết bị viễn thông 492,7 1,1 28,8 Thiết bị bán dẫn, đèn chân không 480,2 1,1 32,7 Thuốc lá chưa tinh chế 466,1 1,1 41,1 Thiết bị đo lường, kiểm soát 463,0 1,1 32,0 Máy tính, máy vi tính 462,4 1,1 35,2 Thiết bị y tế, dung cụ quang học 431,4 1,0 18,5

Page 23: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

23

Hóa chất khác 423,8 1,0 18,0 Dầu thực vật nặng 420,0 1,0 41,6 Máy kéo nông nghiệp 417,8 1,0 34,2 Thiết bị đo lường, kiểm soát điện tử 417,3 1,0 29,7 Thiết bị điện 400,8 0,9 16,8 Động cơ ga, phản lực của máy bay 381,1 0,9 36,8 Máy phát điện 344,6 0,8 18,1 Mạch tích hợp 339,8 0,8 17,2 Dầu thực vật nhẹ 326,8 0,8 33,1 Sản phẩm polyme(*) 323,0 0,7 12,4 Giấy gói hàng loại dày, bìa carton 283,1 0,7 37,2 Máy công cụ xử lý kim loại(*) 272,2 0,6 12,8 Xe bus, xe kéo rơ-mooc 267,9 0,6 22,3 Gỗ thông tròn 264,6 0,6 75,5 Phim chụp ảnh 259,3 0,6 27,3 Máy bơm chất lỏng 242,2 0,6 24,2 Mỡ động vật 241,8 0,6 47,4 Dược phẩm 233,3 0,5 17,7 Thiết bị lạnh công nghiệp 232,3 0,5 39,3 Máy bơm khí 230,5 0,5 23,9 Các chất cặn từ lọc hóa dầu(*) 224,0 0,5 10,4 Dụng cụ chạy bằng điện năng 219,1 0,5 19,8 Thiết bị chế tạo máy(*) 217,8 0,5 13,2 Vòi và van nước 215,8 0,5 18,6 Phế liệu, thứ liệu sắt thép 215,8 0,5 37,1 Thực phẩm cô đặc 211,2 0,5 16,4 Công cụ cầm tay 210,4 0,5 16,4 Bột giấy và giấy phế liệu 207,9 0,5 24,6

Tổng cộng 64,0

Ghi chú: ECX là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của quốc gia; MSCX là tỷ trọng sản phẩm X trong tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia (ECX ÷ EC); và MSWX là thị phần xuất khẩu sản phẩm X trên thị trường thế giới (cùng năm tính toán).

Nguồn: Michael E. Porter, “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”. NXB Trẻ, 2008 (bản dịch tiếng Việt của Tủ sách Doanh trí).

Page 24: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

24

Theo bảng 4.3 thì, 50 ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao và dẫn đầu về xuất khẩu, chiếm tỷ trọng 64% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1971 của Mỹ. Cơ sở để chọn lọc các ngành nêu trên là thị phần ngưỡng quốc gia cùng năm của Mỹ 13,8%. Nhưng một số ngành có thị phần trên thị trường thế giới nhỏ hơn mức ngưỡng (đánh dấu (*) trong bảng 4.3) vẫn được đưa vào bảng do đã xử lý các trường hợp bất qui tắc. Cụ thể, thị phần xuất khẩu sản phẩm ô tô chở khách trên thế giới của Mỹ chỉ có 8,8% và thiết bị chế tạo máy có 13,2%, nhưng đầu tư FDI các ngành này của Mỹ ở nước ngoài rất lớn; dẫn đến việc xuất khẩu ô tô chở khách và thiết bị chế tạo máy không thuộc nền kinh tế Mỹ nhưng mang thương hiệu của Mỹ có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thế giới[6]. Còn các loại sản phẩm polyme (12,4%), máy công cụ xử lý kim loại (12,8%), và các chất cặn từ công nghiệp lọc hóa dầu (10,4%) vẫn nằm trong top 50 ngành hàng xuất khẩu mạnh nhất và nước Mỹ hầu như chỉ xuất khẩu ròng, cũng biểu hiện lợi thế cạnh tranh rất mạnh.

Từ những cơ sở trên, Michael E. Porter đã ra lập biểu đồ tổ hợp đánh giá lợi thế cạnh tranh của các nhóm ngành của Mỹ (trình bày trong biểu đồ 4.6). Trong đó, những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao và đạt nhiều thành công trên thị trường thế giới sẽ được sắp xếp thành 3 dòng: Dòng trên cùng, bao gồm các nhóm ngành mà sản phẩm của nó đáp ứng yếu tố đầu vào cho những ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ khác; Dòng giữa, bao gồm các nhóm ngành mà sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu sử dụng cuối cùng theo chức năng riêng biệt và/hoặc phụ trợ cho các quá trình sản xuất kinh doanh khác; Dòng dưới cùng, bao gồm các nhóm ngành sản xuất kinh doanh đáp ứng sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của dân cư. Mỗi nhóm ngành được liệt kê trong biểu đồ là một tổ hợp bao gồm một số ngành hàng cụ thể có mối [6] Điều đó hoàn toàn phù hợp với cách đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành về mặt định tính trong mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm đã đề cập ở trên.

Page 25: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

25

quan hệ hàng dọc chặt chẽ với nhau, gồm có: ngành sản xuất ra sản phẩm cơ bản, ngành chế tạo thiết bị để sản xuất sản phẩm cơ bản, các ngành cung cấp yếu tố đầu vào, các ngành cung cấp dịch vụ… liên quan đến sản phẩm cơ bản.

Theo biểu đồ 4.6, Mỹ có lợi thế cạnh tranh cao và xuất khẩu mạnh sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp chức năng và phụ trợ. Thị phần trung bình của các nhóm ngành này chiếm 19,5% thị trường thế giới, lớn hơn nhiều so với thị phần ngưỡng quốc gia 13,8%. Trong khi đó, các nhóm ngành cung cấp yếu tố đầu vào và sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng cuối cùng của Mỹ có thị phần trung bình trên thị trường thế giới lần lượt là 5,9% và 7,5%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng quốc gia 13,8%. Điều đó phản ảnh đúng thực tế là Mỹ thường nhập siêu trong quan hệ xuất nhập khẩu các sản phẩm thuộc yếu tố đầu vào và sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, ngoại trừ nhóm ngành hiện đại sản xuất chất bán dẫn và máy tính điện tử cũng là nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh cao và là thế mạnh xuất

Biểu đồ 4.6: Biểu đồ tổ hợp đánh giá lợi thế cạnh tranh các ngành hàng của Mỹ năm 1971

Thiết bị sảnxuất, phânphối điện

Thiết bị sảnxuất, phânphối điện

MSCX : 5,0

MSWX : 21,1

MSCX : 5,0

MSWX : 21,1

Giao thôngvận tải

Giao thôngvận tải

MSCX : 21,1

MSWX : 20,9

MSCX : 21,1

MSWX : 20,9

Kinh doanhđa ngành

Kinh doanhđa ngành

MSCX : 9,0

MSWX : 15,9

MSCX : 9,0

MSWX : 15,9

Thiết bịvăn phòng

Thiết bịvăn phòng

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

Thiết bịviễn thông

Thiết bịviễn thông

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

Trang bịquốc phòng

Trang bịquốc phòng

MSCX : n.a

MSWX : n.a

MSCX : n.a

MSWX : n.a

Kinh doanhđịa ốc

MSCX : 0,2

MSWX : 0,9

Sản phẩmmay mặc

MSCX : 2,0

MSWX : 2,7

Thực phẩm,đồ uống

MSCX : 14,4

MSWX : 12,1

Thiết bịy tế

MSCX : 0,7

MSWX : 8,6

Sản phẩmcá nhân

MSCX : 1,7

MSWX : 10,1

Dịch vụgiải trí

MSCX : 1,9

MSWX : 5,3

Lâm sản, đồgỗ chế biến

MSCX : 2,1

MSWX : 7,1

Nguyên liệu,kim loại

MSCX : 2,9

MSWX : 3,1

Dầu mỏ,hóa chất

MSCX : 6,1

MSWX : 6,4

Chất bán dẫn,máy tính

Chất bán dẫn,máy tính

MSCX : 2,2

MSWX : 33,9

MSCX : 2,2

MSWX : 33,9

Các ngànhchức năngvà phụ trợ

MSCX : 38,7

MSWX : 19,5

Sản phẩm, dịchvụ tiêu dùng

cuối cùng

MSCX : 20,9

MSWX : 7,5

Các ngànhcung cấp yếu

tố đầu vào

MSCX : 13,3

MSWX : 5,9

Thiết bị sảnxuất, phânphối điện

Thiết bị sảnxuất, phânphối điện

MSCX : 5,0

MSWX : 21,1

MSCX : 5,0

MSWX : 21,1

Thiết bị sảnxuất, phânphối điện

Thiết bị sảnxuất, phânphối điện

MSCX : 5,0

MSWX : 21,1

MSCX : 5,0

MSWX : 21,1

Giao thôngvận tải

Giao thôngvận tải

MSCX : 21,1

MSWX : 20,9

MSCX : 21,1

MSWX : 20,9

Giao thôngvận tải

Giao thôngvận tải

MSCX : 21,1

MSWX : 20,9

MSCX : 21,1

MSWX : 20,9

Kinh doanhđa ngành

Kinh doanhđa ngành

MSCX : 9,0

MSWX : 15,9

MSCX : 9,0

MSWX : 15,9

Kinh doanhđa ngành

Kinh doanhđa ngành

MSCX : 9,0

MSWX : 15,9

MSCX : 9,0

MSWX : 15,9

Thiết bịvăn phòng

Thiết bịvăn phòng

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

Thiết bịvăn phòng

Thiết bịvăn phòng

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

Thiết bịviễn thông

Thiết bịviễn thông

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

Thiết bịviễn thông

Thiết bịviễn thông

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

MSCX : 2,5

MSWX : 25,3

Trang bịquốc phòng

Trang bịquốc phòng

MSCX : n.a

MSWX : n.a

MSCX : n.a

MSWX : n.a

Trang bịquốc phòng

Trang bịquốc phòng

MSCX : n.a

MSWX : n.a

MSCX : n.a

MSWX : n.a

Kinh doanhđịa ốc

MSCX : 0,2

MSWX : 0,9

Kinh doanhđịa ốc

MSCX : 0,2

MSWX : 0,9

Sản phẩmmay mặc

MSCX : 2,0

MSWX : 2,7

Sản phẩmmay mặc

MSCX : 2,0

MSWX : 2,7

Thực phẩm,đồ uống

MSCX : 14,4

MSWX : 12,1

Thực phẩm,đồ uống

MSCX : 14,4

MSWX : 12,1

Thiết bịy tế

MSCX : 0,7

MSWX : 8,6

Thiết bịy tế

MSCX : 0,7

MSWX : 8,6

Sản phẩmcá nhân

MSCX : 1,7

MSWX : 10,1

Sản phẩmcá nhân

MSCX : 1,7

MSWX : 10,1

Dịch vụgiải trí

MSCX : 1,9

MSWX : 5,3

Dịch vụgiải trí

MSCX : 1,9

MSWX : 5,3

Lâm sản, đồgỗ chế biến

MSCX : 2,1

MSWX : 7,1

Lâm sản, đồgỗ chế biến

MSCX : 2,1

MSWX : 7,1

Nguyên liệu,kim loại

MSCX : 2,9

MSWX : 3,1

Nguyên liệu,kim loại

MSCX : 2,9

MSWX : 3,1

Dầu mỏ,hóa chất

MSCX : 6,1

MSWX : 6,4

Dầu mỏ,hóa chất

MSCX : 6,1

MSWX : 6,4

Chất bán dẫn,máy tính

Chất bán dẫn,máy tính

MSCX : 2,2

MSWX : 33,9

MSCX : 2,2

MSWX : 33,9

Chất bán dẫn,máy tính

Chất bán dẫn,máy tính

MSCX : 2,2

MSWX : 33,9

MSCX : 2,2

MSWX : 33,9

Các ngànhchức năngvà phụ trợ

MSCX : 38,7

MSWX : 19,5

Các ngànhchức năngvà phụ trợ

MSCX : 38,7

MSWX : 19,5

Sản phẩm, dịchvụ tiêu dùng

cuối cùng

MSCX : 20,9

MSWX : 7,5

Sản phẩm, dịchvụ tiêu dùng

cuối cùng

MSCX : 20,9

MSWX : 7,5

Các ngànhcung cấp yếu

tố đầu vào

MSCX : 13,3

MSWX : 5,9

Các ngànhcung cấp yếu

tố đầu vào

MSCX : 13,3

MSWX : 5,9

Ghi chú: MSCX là tỷ trọng sản phẩm X trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia; MSWX là thị phần xuất khẩu sản phẩm X trên thị trường thế giới (cùng năm 1971).

Page 26: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

26

khẩu hàng đầu thế giới của Mỹ. Ngoài ra, nhóm sản phẩm trang bị quốc phòng thuộc các ngành công nghiệp chức năng, tuy không trình bày số liệu cụ thể nhưng thực tế cho phép khẳng định đây cũng là nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của Mỹ.

Ý nghĩa nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của ngành

Việc nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của ngành không chỉ có ý nghĩa trên cấp độ quản lý vĩ mô của nhà nước, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với quản lý vi mô ở các doanh nghiệp. Cụ thể là,

Về mặt quản trị doanh nghiệp, đó là cơ sở để các công ty:

• Quyết định gia nhập vào nhóm chiến lược nào có qui mô và điều kiện phát triển phù hợp nhất với khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị.

• Hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong cùng nhóm chiến lược tại thị trường nội địa và các đối thủ cạnh tranh quốc tế (kể cả cạnh tranh quốc tế trên sân nhà).

• Nhận biết phương hướng giải quyết vấn đề nâng cao qui mô lợi suất kinh tế một cách thuận lợi nhất.

Về mặt quản lý nhà nước, đó là cơ sở để:

• Xác định những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao của nền kinh tế nhằm xây dựng và điều chỉnh chính sách công nghiệp phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.

• Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chính sách công nghệ theo hướng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.

• Áp dụng các chính sách quản lý thích hợp để tạo điều kiện thu hút đầu tư nhằm nhanh chóng nâng cao qui mô lợi thế bên ngoài của các ngành kinh tế có sức cạnh tranh cao.

Page 27: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

27

4.3. Lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Khi nghiên cứu lợi thế cạnh tranh ở các cấp doanh nghiệp và ngành hàng chúng ta đã thấy có một mối quan hệ biện chứng như sau: khi các công ty cùng ngành hàng nâng cao được qui mô lợi suất kinh tế để tạo ra lợi thế cạnh tranh thì cũng đồng thời làm cho các nhóm chiến lược trong ngành ngày càng vững mạnh hơn, dẫn tới sự ra đời của một số công ty đa quốc gia – lợi thế bên trong đó có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh của ngành; Ngược lại, khi các ngành hàng nâng cao được qui mô lợi thế bên ngoài sẽ tạo điều kiện giúp cho các công ty giảm tích cực chi phí đầu vào để tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ, nhất là các công ty đa quốc gia sẽ mở tầm hoạt động ngày càng rộng lớn hơn trên thị trường thế giới – tức là lợi thế bên ngoài có tác động thúc đẩy thuận lợi cho việc gia tăng lợi thế bên trong của nền kinh tế. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định các lợi thế bên trong và bên ngoài chính là những nhân tố hợp thành lợi thế cạnh tranh của cả nền kinh tế hay lợi thế cạnh tranh quốc gia. Hơn thế, khi áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp (đã được đề cập ở cuối chương 3) chính phủ cũng có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết chính sách kinh tế để nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia, tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi nhất trong khả năng có thể.

Lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh quốc gia

Lợi thế cạnh tranh quốc gia là sự khác biệt mang tính vượt trội trong môi trường kinh tế - xã hội làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên hấp dẫn hơn đối với các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh (trên phương diện đảm bảo cho đồng vốn đầu tư vào đấy được an toàn và hiệu quả hơn) để cạnh tranh với các quốc gia khác trong việc thu hút các nguồn lực kinh tế quốc tế (như: vốn, công nghệ, know-how, chất xám…) và thiết lập các quan hệ thị trường quốc tế thuận lợi, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển

Page 28: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

28

toàn diện của nền kinh tế quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa là, năng lực cạnh tranh quốc gia gắn liền với năng lực cạnh tranh của các chỉnh thể bên trong nền kinh tế, như: các doanh nghiệp; các ngành kinh tế; các vùng, đặc khu kinh tế…; và, phương thức phối hợp khai thác năng lực cạnh tranh của các chỉnh thể kinh tế đó. Như vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội sẵn có, mà nó còn phụ thuộc vào năng lực hoạch định, tổ chức thực hiện và điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội của chính phủ.

Từ những lập luận trên, chúng ta có thể khẳng định rằng năng lực cạnh tranh quốc gia biểu thị sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế. Do đó, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia, và có thể sắp xếp vào 3 nhóm sau: (1) Nguồn tài nguyên thiên nhiên; (2) Nguồn tài nguyên nhân lực; và (3) Nhóm các yếu tố do con người tạo ra, như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Các nhóm yếu tố này sẽ được chi tiết hóa sâu hơn trong phần đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia sẽ trình bày dưới đây.

Môi trường cạnh tranh quốc gia

Như đã nói ở trên, mục đích cơ bản trong quan hệ cạnh tranh giữa các quốc gia là thu hút nguồn lực đầu tư quốc tế (để bổ sung tích cực cho các nguồn nội lực) và thiết lập quan hệ thị trường quốc tế thuận lợi, nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển toàn diện và nhanh chóng hơn. Trong đó, chính phủ và các chủ thể kinh tế trong nước phải làm cho các đối tác thương mại và nhà đầu tư nước ngoài thấy rõ rằng nền kinh tế quốc gia mình là nơi đầu tư an toàn và hợp tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Muốn vậy, phải hiểu rõ môi trường cạnh tranh quốc gia (được xem xét rộng và toàn diện hơn so với môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp và của ngành kinh tế) để tác động làm cho nền kinh tế

Page 29: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

29

quốc gia có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ so với các quốc gia khác. Về cơ bản, khái niệm môi trường cạnh tranh quốc gia gắn chặt với các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh quốc gia, bao gồm đầy đủ các mặt: kinh tế, dân số, tự nhiên, kỹ thuật công nghệ, chính trị, văn hóa, xã hội… và được kết hợp hài hòa với nhau trong quan hệ hội nhập kinh tế quốc tế.

Khi môi trường cạnh tranh quốc gia đồng bộ, năng động sẽ phát huy cả lợi thế bên trong (qui mô lợi suất của các doanh nghiệp) lẫn lợi thế bên ngoài (qui mô các ngành và các nhóm chiến lược của từng ngành hàng) của nền kinh tế, giúp thu hút mạnh mẽ nguồn lực kinh tế quốc tế bổ sung cho nội lực để khai thác tốt lợi thế so sánh, nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và/hoặc hiện đại hóa nền kinh tế nhanh chóng hơn. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp và các nhóm chiến lược của từng ngành hàng sẽ sáng tạo ra lợi thế so sánh mới trên căn bản phát triển mạnh những sản phẩm thâm dụng vốn và kỹ thuật, nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và quốc gia lên tầm cao mới, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực hơn.

Đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia

Trước tiên, phải căn cứ vào ba nhóm nhân tố: nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài nguyên nhân lực và các yếu tố do con người sáng tạo… để phân lớp thành những tiêu thức đánh giá cụ thể. Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét 2 trường hợp minh họa đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia: (1) Đánh giá về mặt định tính, theo mô hình kim cương của Michael E. Porter; (2) Đánh giá về mặt định lượng, theo mô hình của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia thông qua “Báo cáo cạnh tranh toàn cầu” (Global Competitiveness Report – GCR) được WEF công bố hàng năm, cũng do Michael E. Porter tham gia chủ trì thực hiện.

Page 30: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

30

• Đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình kim cương của Michael E. Porter

Mô hình đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael E. Porter (được trình bày trong biểu đồ 4.7) bao gồm cả ba nhóm nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến lợi thế cạnh tranh quốc gia mà chúng ta đã biết. Trong đó, các yếu tố sẵn có (tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân lực) được gộp chung trong các yếu tố thâm dụng cơ bản; còn những yếu tố do con người sáng tạo thì được phân bố trên cả 4 đỉnh của khối hình thoi trong mô hình. Mô hình này được gọi là mô hình kim cương để làm nổi bật hàm ý cho rằng tất cả các yếu tố biểu hiện năng lực cạnh tranh quốc gia được liên kết thành một khối thống nhất; quan hệ tương tác giữa các đỉnh của khối hình thoi (để tác động hình thành lợi thế cạnh tranh quốc gia) là mối quan hệ bền vững, không thể coi nhẹ nhóm yếu tố nào trong số đó. Diễn giải cụ thể của mô hình kim cương như sau:

Yếu tố sản xuất thâm dụng

Số lượng và chất lượng của các yếu tố sản xuất nói lên rằng nền kinh tế quốc gia có thể cung cấp các yếu tố sản xuất thâm dụng nào để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, các ngành và nền cả kinh tế? Hệ thống các

yếu tố sản xuất của một quốc gia được phân chia thành hai loại: (1) Các yếu tố sản xuất cơ bản, bao gồm: đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân lực; địa điểm (cấu thành các lợi thế về địa lý kinh tế, địa chính trị)…; và (2) Các yếu tố sản xuất cao cấp, như: vốn tích lũy, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, chất lượng và kỹ năng lao động, khoa học và công nghệ, know-how…

Biểu đồ 4.7: Mô hình kim cương của Michael Porter

Chiến lược,cấu trúc và tínhcạnh tranh của

các công ty

Chiến lược,cấu trúc và tínhcạnh tranh của

các công ty

Các ngànhcông nghiệp bổtrợ và liên kết

Các ngànhcông nghiệp bổtrợ và liên kết

Các điều kiệnvề nhu cầu

Các điều kiệnvề nhu cầu

Các yếu tố sảnxuất thâm dụngCác yếu tố sảnxuất thâm dụng

Page 31: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

31

Các yếu tố sản xuất cơ bản của quốc gia nào cũng có tính chất hữu hạn, nhưng khả năng phát triển các yếu tố sản xuất cao cấp thì có thể nói là vô hạn. Xem xét trên khía cạnh yếu tố sản xuất thâm dụng của nền kinh tế thì các yếu tố sản xuất cao cấp đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Dựa trên cơ sở của những yếu tố thâm dụng cao cấp (tốt hay kém) mà người ta có thể khai thác các yếu tố thâm dụng cơ bản tốt hay kém tương ứng.

Không ít trường hợp yếu tố thâm dụng cơ bản của nền kinh tế không nhiều, nhưng nhờ chính phủ biết tạo điều kiện phát triển mạnh các yếu tố thâm dụng cao cấp mà yếu tố thâm dụng cơ bản (ban đầu tưởng chừng không đáng kể) lại được phát huy rất tốt, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc gia mạnh mẽ. Đơn cử trường hợp Nhật Bản, nguồn tài nguyên thiên nhiên không nhiều, chỉ có tài nguyên nhân lực là đáng kể và nước Nhật đã phát triển khoa học, công nghệ để phát huy nguồn tài nguyên nhân lực tạo ra sức cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ trên các ngành hàng thâm dụng kỹ thuật, biến Nhật Bản thành nước công nghiệp phát triển có qui mô nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Hay trường hợp Singapore, chỉ có lợi thế vị trí tốt còn tài nguyên thiên nhiên thì gần như là không có, nhưng đã phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại để khai thác rất hiệu quả lợi thế vị trí, biến Singapore thành điểm trung chuyển sầm uất trong giao dịch thương mại quốc tế tại khu vực Đông Á, và qua đó tạo ra sức cạnh tranh rất mạnh trên các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng cho đảo quốc nhỏ bé này.

Các điều kiện về nhu cầu

Một doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động ra thị trường thế giới thì trước hết phải đáp ứng tốt nhu cầu nội địa để tạo ra vị thế cạnh tranh vững chắc ở thị trường trong nước. Muốn vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ các điều kiện của nhu cầu nội

Page 32: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

32

địa, như: qui mô, cơ cấu của cầu, các nhân tố tác động đến thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, động thái tăng trưởng của cầu tương thích với mức tăng mãi lực thị trường (người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn, nhưng đòi hỏi chất lượng hàng hóa cao cấp hơn và qui cách sản phẩm đa dạng, phong phú hơn…).

Các điều kiện của nhu cầu nói trên ràng buộc doanh nghiệp phải tìm cách liên tục cải tiến quản lý, cải tiến sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ nâng cao dần năng lực cạnh tranh để giành thắng lợi không chỉ ở thị trường trong nước, mà những doanh nghiệp thành công nhất còn đủ sức vươn ra cả thị trường thế giới.

Mặt khác, chính phủ cũng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhu cầu nội địa, tạo điều kiện nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia. Chẳng hạn như, áp dụng chính sách xóa đói giảm nghèo để góp phần nâng cao mãi lực thị trường và tái cơ cấu hợp lý sự phân khúc thị trường; giảm thuế (đồng bộ cả gói nhiều sắc thuế) liên quan đến một số ngành hàng nhất định để kích cầu, giúp các doanh nghiệp và các nhóm chiến lược của những ngành hàng tương ứng có điều kiện tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh…

Các ngành công nghiệp bổ trợ và liên kết

Các ngành công nghiệp bổ trợ là những ngành cung cấp máy móc thiết bị, yếu tố sản xuất đầu vào và dịch vụ để phục vụ sản xuất cho ngành hàng chính. Còn các ngành công nghiệp liên kết là những ngành sản xuất vật chất hay dịch vụ có quan hệ gần gũi về kỹ thuật sản xuất và/hoặc chủng loại sản phẩm và có thể phối hợp với ngành hàng chính để khai thác tài nguyên một cách hiệu quả hơn cho cả hai bên. Ví dụ, nếu ta chọn ngành hàng chính là ngành sản xuất máy tính, thì các ngành công nghiệp bổ trợ là những ngành sản xuất và cung cấp chip điện tử (chất bán dẫn), mạch tích hợp (vi xử lý), màn hình tinh thể lỏng, loa, modem, pin

Page 33: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

33

máy tính, adapter, dịch vụ thiết kế máy tính…; còn các ngành công nghiệp liên kết có thể kể đến sản xuất phần mềm, đĩa CD, DVD, ổ đĩa di động USB, iPod, máy chiếu LCD, dịch vụ internet, dịch vụ quảng cáo trực tuyến… (là những sản phẩm có thể bán kèm theo máy tính), hay dịch vụ sửa chữa điện tử cung cấp dịch vụ bổ sung (bảo trì, bảo hành máy tính)…

Trong thực tiễn của nhiều quốc gia, nhất là tại các nước công nghiệp phát triển, cho thấy những ngành hàng chủ lực giành được thắng lợi trong quan hệ cạnh tranh quốc tế thường là nhờ được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp bổ trợ và liên kết ở trong nước. Trong đó, các ngành công nghiệp bổ trợ có tác động giúp ngành hàng chính hợp lý hóa qui trình tổ chức và quản lý sản xuất, nâng cao được chất lượng sản phẩm mà lại tiết kiệm chi phí sản xuất đầu vào; trong khi các ngành công nghiệp liên kết giúp ngành hàng chính tiết giảm được chi phí ở đầu ra mà lại tăng cường được các hoạt động marketing và tiêu thụ sản phẩm tích cực hơn.

Thực tế đó đòi hỏi chính phủ phải hoạch định chính sách công nghiệp đúng đắn để xác định rõ và tạo điều kiện ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn phù hợp trong từng giai đoạn chiến lược. Đồng thời, cần phải điều chỉnh hoạt động thu hút đầu tư theo hướng khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp bổ trợ và liên kết (có chọn lọc) tương thích với các ngành công nghiệp mũi nhọn nói trên. Khi một ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển mạnh chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển đồng bộ của nhiều ngành công nghiệp bổ trợ, liên kết; và ngược lại. Quá trình tương tác đó sẽ phát triển liên tục, tất yếu kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanh chóng và ngày càng đồng bộ hơn; trình độ công nghệ sản xuất của nền kinh tế sẽ được nâng cao liên tục. Nghĩa là, lợi thế cạnh tranh của quốc gia cũng sẽ được nâng cao không ngừng.

Page 34: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

34

Chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty

Môi trường cạnh tranh có sự khác biệt căn bản giữa các quốc gia, và điều đó sẽ biểu hiện rõ qua sự khác biệt trong mô hình tổ chức quản lý của các công ty (tế bào cấu thành năng lực cạnh tranh quốc gia) giữa các nước khác nhau. Những khác biệt trong mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp giữa các quốc gia (hay giữa các khu vực rộng hơn, như: Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Á, chẳng hạn) là rất lớn, khó mà đúc kết thành những tiêu chuẩn đánh giá cố định. Tuy nhiên, chúng ta có thể tiếp cận từ những góc độ sau đây để đánh giá một cách tương đối, như sự khác biệt về: qui mô; cấu trúc tổ chức; cơ chế quản lý; quan hệ lao động; vấn đề phát huy sáng kiến và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; chiến lược cạnh tranh và thâm nhập thị trường thế giới… của mô hình công ty tiêu biểu giữa các quốc gia khác nhau.

Trong thực tế, chỉ cần mô hình công ty có sự khác nhau ở một vài tiêu chí trong số các tiêu chí nêu trên là đã dẫn tới sự khác nhau rõ nét về năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia. Có thể nêu ra đây một số trường hợp tiêu biểu, như: các công ty của Mỹ có qui mô lớn, thường đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới (nhất là trong các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao) và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài; Các công ty của Nhật Bản thì nổi bật trong việc tổ chức quản lý khoa học với hiệu quả cao, module hóa các công đoạn sản xuất để phân tán qui trình sản xuất trên diện rộng và khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến; Thành công của Hàn Quốc nhờ học tập kinh nghiệm của Mỹ, chú trọng xây dựng các tập đoàn công ty (Chaebol) có qui mô cực lớn để nhanh chóng thâm nhập thị trường thế giới; Còn thành công của Đài Loan là nhờ học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, xây dựng mô hình công ty có nhiều đơn vị sản xuất qui mô nhỏ nhưng công nghệ hiện đại để chuyên môn hóa sản xuất sâu, làm vệ tinh cung cấp linh kiện cho một đơn vị qui mô lớn lắp ráp thành phẩm

Page 35: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

35

cuối cùng và lo giải quyết tiêu thụ sản phẩm ở đầu ra. Khái quát hơn, có thể nói năng lực cạnh tranh vượt trội của các quốc gia công nghiệp ở Bắc Mỹ và Tây Âu từ những năm 1980s trở về trước bắt nguồn từ cái gốc của phương pháp quản trị sản xuất hàng loạt; còn sự thành công mạnh mẽ của các quốc gia Đông Á (rõ nhất là từ thập niên 1980s trở về sau này) là nhờ quản trị quan hệ lao động rất tốt trên nền tảng của nề nếp kỷ luật lao động chặt chẽ, bắt nguồn từ đặc điểm văn hóa Khổng giáo ở khu vực này.

Thông thường, khi một công ty có chiến lược phát triển đúng đắn, với cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý phù hợp thì sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh trong ngành trên thị trường nội địa. Quá trình cạnh tranh nội địa đặt các doanh nghiệp vào tư thế phải liên tục đương đầu với thách thức đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý để nâng cao vào duy trì lợi thế cạnh tranh. Hệ quả là, những công ty cạnh tranh thắng lợi trên thị trường nội địa phát triển ngày càng lớn mạnh có xu hướng sẽ điều chỉnh chiến lược, thay đổi cấu trúc tổ chức phù hợp để mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng cạnh tranh toàn cầu. Trên cơ sở đó, trong những ngành hàng có ưu thế cạnh tranh quốc tế tất yếu sẽ phát sinh một số công ty đa quốc gia có qui mô lớn và đạt trình độ cạnh tranh tầm cỡ thế giới.

Nhìn chung, trong mô hình kim cương có hai vấn đề cần lưu ý: Một là, hệ thống các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia có quan hệ tương tác với nhau chặt chẽ và bền vững; Hai là, trong hệ thống tương tác đó, sự điều tiết các chính sách liên quan của chính phủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của tất cả các cấp chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, ngành và quốc gia). Tuy mô hình kim cương chỉ đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia chủ yếu về mặt định tính. Nhưng từ cơ sở của mô hình này, WEF đã xây dựng phương pháp lượng hóa các yếu tố đánh giá để tạo ra mô hình đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia về mặt định lượng như trình bày tiếp sau đây.

Page 36: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

36

• Đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)

WEF bắt đầu nghiên cứu đo lường năng lực cạnh tranh (để đánh giá lợi thế cạnh tranh về mặt định lượng) của các quốc gia vào năm 1979. Kể từ đó, hàng năm WEF đều công bố “Báo cáo cạnh tranh toàn cầu” (Global Competitiveness Reports – GCR) để xếp hạng các quốc gia theo lợi thế cạnh tranh. Phương pháp luận

và các chỉ tiêu đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia đã được bổ sung hoàn thiện liên tục qua từng thời kỳ. Năm 2000 được coi là một cột mốc quan trọng của việc cải tiến phương pháp đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia, khi WEF phối hợp: đánh giá về mặt vĩ mô bằng chỉ số cạnh tranh tăng

trưởng (Growth Copetitiveness Index – GCI); đánh giá về mặt vi mô bằng chỉ số cạnh tranh kinh doanh (Business Competitiveness Index – BCI). Đến năm 2004, WEF đã áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp các mặt vi mô và vĩ mô của nền kinh tế qua “Chỉ số cạnh tranh toàn cầu” (Global Competitiveness Index – GCI). Trong ấn bản báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2008 – 2009, mô hình đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia của WEF được xây dựng trên cơ sở lượng hóa 12 nhóm yếu tố ảnh hưởng quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia, phân bố vào 3 nhóm đánh giá cơ bản A, B, C (xem biểu đồ 4.8). Chi tiết và cơ cấu phân bố cụ thể như sau:

Biểu đồ 4.8: Mô hình đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia của WEF

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA

BIỂU HIỆN LỢI THẾCẠNH TRANH QUỐC GIA

BIỂU HIỆN LỢI THẾCẠNH TRANH QUỐC GIA

A. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN1. Thể chế2. Cơ sở hạ tầng3. Độ ổn định kinh tế vĩ mô4. Y tế và giáo dục sơ cấp

A. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN1. Thể chế2. Cơ sở hạ tầng3. Độ ổn định kinh tế vĩ mô4. Y tế và giáo dục sơ cấp

LỢI THẾ TỪ CÁCYẾU TỐ CƠ BẢN

CỦA NỀN KINH TẾ

LỢI THẾ TỪ CÁCYẾU TỐ CƠ BẢN

CỦA NỀN KINH TẾ

B. CÁC YẾU TỐ NÂNG CAO HIỆU QUẢ5. Giáo dục phổ thông và đào tạo6. Hiệu suất của thị trường hàng hóa7. Hiệu suất của thị trường lao động8. Mức phát triển của thị trường tài chính9. Khả năng đáp ứng về công nghệ10. Qui mô của thị trường

B. CÁC YẾU TỐ NÂNG CAO HIỆU QUẢ5. Giáo dục phổ thông và đào tạo6. Hiệu suất của thị trường hàng hóa7. Hiệu suất của thị trường lao động8. Mức phát triển của thị trường tài chính9. Khả năng đáp ứng về công nghệ10. Qui mô của thị trường

LỢI THẾ TỪ CÁCXU HƯỚNG HIỆU QUẢ

CỦA NỀN KINH TẾ

LỢI THẾ TỪ CÁCXU HƯỚNG HIỆU QUẢ

CỦA NỀN KINH TẾ

C. CÁC YẾU TỐ CẢI CÁCH CAO CẤP11. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh12. Đáp ứng yêu cầu cải cách

C. CÁC YẾU TỐ CẢI CÁCH CAO CẤP11. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh12. Đáp ứng yêu cầu cải cách

LỢI THẾ TỪ CÁCXU HƯỚNG CẢI CÁCH

CỦA NỀN KINH TẾ

LỢI THẾ TỪ CÁCXU HƯỚNG CẢI CÁCH

CỦA NỀN KINH TẾ

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA

BIỂU HIỆN LỢI THẾCẠNH TRANH QUỐC GIA

BIỂU HIỆN LỢI THẾCẠNH TRANH QUỐC GIA

A. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN1. Thể chế2. Cơ sở hạ tầng3. Độ ổn định kinh tế vĩ mô4. Y tế và giáo dục sơ cấp

A. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN1. Thể chế2. Cơ sở hạ tầng3. Độ ổn định kinh tế vĩ mô4. Y tế và giáo dục sơ cấp

LỢI THẾ TỪ CÁCYẾU TỐ CƠ BẢN

CỦA NỀN KINH TẾ

LỢI THẾ TỪ CÁCYẾU TỐ CƠ BẢN

CỦA NỀN KINH TẾ

B. CÁC YẾU TỐ NÂNG CAO HIỆU QUẢ5. Giáo dục phổ thông và đào tạo6. Hiệu suất của thị trường hàng hóa7. Hiệu suất của thị trường lao động8. Mức phát triển của thị trường tài chính9. Khả năng đáp ứng về công nghệ10. Qui mô của thị trường

B. CÁC YẾU TỐ NÂNG CAO HIỆU QUẢ5. Giáo dục phổ thông và đào tạo6. Hiệu suất của thị trường hàng hóa7. Hiệu suất của thị trường lao động8. Mức phát triển của thị trường tài chính9. Khả năng đáp ứng về công nghệ10. Qui mô của thị trường

LỢI THẾ TỪ CÁCXU HƯỚNG HIỆU QUẢ

CỦA NỀN KINH TẾ

LỢI THẾ TỪ CÁCXU HƯỚNG HIỆU QUẢ

CỦA NỀN KINH TẾ

C. CÁC YẾU TỐ CẢI CÁCH CAO CẤP11. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh12. Đáp ứng yêu cầu cải cách

C. CÁC YẾU TỐ CẢI CÁCH CAO CẤP11. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh12. Đáp ứng yêu cầu cải cách

LỢI THẾ TỪ CÁCXU HƯỚNG CẢI CÁCH

CỦA NỀN KINH TẾ

LỢI THẾ TỪ CÁCXU HƯỚNG CẢI CÁCH

CỦA NỀN KINH TẾ

Page 37: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

37

Bảng 4.4: Cơ cấu chi tiết đo lường chỉ số cạnh tranh toàn cầu Các yếu tố đánh giá %

A. Các yếu tố cơ bản 100 1. Thể chế

1.1. Thể chế công 1.1.1. Quyền sở hữu

(1.01) Quyền sở hữu (1.02) Bảo hộ sở hữu trí tuệ1/2

1.1.2. Đạo đức và tham nhũng (1.03) Tình trạng biển thủ công quỹ (1.04) Độ tin cậy của các nhà chính trị

1.1.3. Tác động phi pháp (1.05) Mức độ độc lập của tòa án (1.06) Sự thiên vị của viên chức chính phủ

1.1.4. Sự kém hiệu quả của chính phủ (1.07) Sự lãng phí trong chi tiêu của chính phủ (1.08) Gánh nặng chi phí do qui định của chính phủ (1.09) Hiệu lực của hệ thống luật pháp (1.10) Mức độ minh bạch trong chính sách của chính phủ

1.1.5. An ninh (1.11) Thiệt hại do khủng bố (1.12) Thiệt hại do tội phạm và bạo động (1.13) Tình trạng tội phạm có tổ chức (1.14) Độ tin cậy của các cơ quan an ninh

1.2. Thể chế tư 1.2.1. Đạo đức kinh doanh

(1.15) Hành vi đạo đức của các doanh nghiệp 1.2.2. Trách nhiệm điều hành

(1.16) Các chuẩn mực báo cáo kế toán, kiểm toán (1.17) Tính hiệu quả của đội ngũ điều hành công ty (1.18) Việc bảo vệ lợi ích của các nhóm cổ đông thiểu số

25 75

20 20 20 20 20

25 50 50

2. Cơ sở hạ tầng 2.1. Cơ sở hạ tầng tổng quát

(2.01) Chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung 2.2. Cơ sở hạ tầng cụ thể

(2.02) Chất lượng hệ thống đường bộ (2.03) Chất lượng hệ thống đường sắt (2.04) Chất lượng hệ thống cảng biển (2.05) Chất lượng hệ thống vận tải hàng không (2.06) Năng lực vận tải hành khách sẵn có(*) (2.07) Chất lượng nguồn cung cấp điện

25 50

50

Page 38: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

38

(2.08) Số tuyến điện thoại(*) 3. Độ ổn định kinh tế vĩ mô

(3.01) Thặng dư (hay thâm hụt) ngân sách nhà nước(*) (3.02) Tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia(*) (3.03) Tình hình lạm phát(*) (3.04) Mặt bằng lãi suất(*) (3.05) Nợ của chính phủ(*)

25

4. Y tế và giáo dục sơ cấp 4.1. Y tế

(4.01) Ảnh hưởng của bệnh sốt rét (4.02) Phạm vi tác động của bệnh sốt rét(*) (4.03) Ảnh hưởng của bệnh lao (4.04) Phạm vi tác động của bệnh lao(*) (4.05) Ảnh hưởng của căn bệnh HIV/AIDS (4.06) Tình hình lây lan HIV(*) (4.07) Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh(*) (4.08) Tuổi thọ trung bình(*)

4.2. Giáo dục sơ cấp (4.09) Chất lượng giáo dục sơ cấp (4.10) Số lượng học sinh cấp(*) (4.11) Chi phí cho giáo dục(*)1/2

25 50

50

B. Các yếu tố nâng cao hiệu quả 100 5. Giáo dục phổ thông và đào tạo

5.1. Số lượng giáo dục (5.01) Số lượng học sinh cấp II(*) (5.02) Số lượng học sinh cấp III(*) (4.11) Chi phí cho giáo dục(*)1/2

5.2. Chất lượng giáo dục (5.03) Chất lượng của hệ thống giáo dục trung học (5.04) Chất lượng giáo dục về toán và khoa học (5.05) Chất lượng của các trường đào tạo về quản trị (5.06) Truy cập internet trong các trường học

5.3. Đào tạo nghề 5.07. Đáp ứng tại chỗ về dịch vụ đào tạo và nghiên cứu 5.08. Qui mô đào tạo cán bộ chuyên môn

17 33

33

33

6. Hiệu suất của thị trường hàng hóa 6.1. Cạnh tranh

6.1.1. Cạnh tranh nội địa (6.01) Áp lực cạnh tranh tại thị trường địa phương (6.02) Lợi thế theo qui mô của thị trường (6.03) Hiệu lực của chính sách chống độc quyền

17 67

k.b…

Page 39: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

39

(6.04) Phạm vi chi phối và hiệu lực của hệ thống thuế1/2 (6.05) Tổng mức thuế (trực thu)(*)1/2 (6.06) Số thủ tục bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp(*) (6.07) Thời gian cần thiết để thành lập doanh nghiệp(*) (6.08) Phí tổn theo qui định của chính sách nông nghiệp

6.1.2. Cạnh tranh của nước ngoài (6.09) Các loại hàng rào thương mại thịnh hành (6.10) Thuế suất bình quân (gia quyền) trong thương mại(*) (6.11) Mức cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu vốn (6.12) Tác động của luật đầu tư FDI (6.13) Gánh nặng chi phí do thủ tục thuế quan (10.04) Tỷ lệ nhập khẩu so với GDP(*)

6.2. Chất lượng của các điều kiện về nhu cầu (6.14) Mức độ hướng vào khách hàng (6.15) Khả năng của người mua

k.b…

33

7. Hiệu suất của thị trường lao động 7.1. Độ linh hoạt

(7.01) Quan hệ giữa lao động và người sử dụng lao động (7.02) Độ linh hoạt trong quyết định về tiền lương (7.03) Các loại chi phí cho lao động ngoài tiền lương(*) (7.04) Qui định bắt buộc đối với vấn đề thuê lao động(*) (7.05) Qui định về tuyển dụng và thử việc (6.04) Phạm vi chi phối và hiệu lực của hệ thống thuế1/2 (6.05) Tổng mức thuế (trực thu)(*)1/2 (7.06) Chi phí cho lao động thử việc(*)

7.2. Hiệu quả sử dụng nhân tài (7.07) Trả lương và năng suất (7.08) Độ tin cậy tính chuyên nghiệp của đội ngũ quản lý1/2 (7.09) Việc thu hút lao động trí óc (7.10) Mức tham gia lực lượng lao động của nữ giới(*)

17 50

50

8. Mức phát triển của thị trường tài chính 8.1. Hiệu quả

(8.01) Sự phát triển của thị trường tài chính (8.02) Tài trợ từ thị trường chứng khoán địa phương (8.03) Mức độ dễ dàng trong việc tiếp cận các khoản vay (8.04) Khả năng đáp ứng vốn đầu tư mạo hiểm (8.05) Sự hạn chế của các dòng lưu chuyển vốn (8.06) Mức bảo hộ cho các nhà đầu tư(*)

8.2. Độ tin cậy và mức tín nhiệm (8.07) Độ lành mạnh của các ngân hàng (8.08) Qui định về giao dịch chứng khoán

17 50

50

Page 40: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

40

(8.09) Chỉ số lợi ích hợp pháp(*) 9. Khả năng đáp ứng về công nghệ

(9.01) Khả năng đáp ứng của những công nghệ mới nhất (9.02) Mức độ hấp thu công nghệ ở cấp công ty (9.03) Luật về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) (9.04) Đầu tư FDI và chuyển giao công nghệ (9.05) Số lượng thuê bao điện thoại di động(*) (9.06) Số người sử dụng internet(*) (9.07) Số lượng máy vi tính cá nhân(*) (9.08) Số lượng thuê bao internet băng thông rộng(*)

17

10. Qui mô của thị trường 10.1. Qui mô thị trường nội địa

(10.01) Qui mô thị trường nội địa(*) 10.1. Qui mô thị trường nước ngoài

(10.02) Qui mô thị trường nước ngoài(*)

17 75

25

C. Các yếu tố cải cách cao cấp 100 11. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh

11.1. Màng lưới kinh doanh và các ngành bổ trợ (11.01) Số lượng nhà cung cấp địa phương (11.02) Chất lượng nhà cung cấp địa phương (11.03) Tình trạng phát triển tổng hợp

11.2. Trình độ điều hành công ty và quản trị chiến lược (11.04) Bản chất của lợi thế cạnh tranh (11.05) Độ rộng của chuỗi giá trị (11.06) Kiểm soát hoạt động phân phối quốc tế (11.07) Mức hoàn thiện qui trình sản xuất (11.08) Qui mô của hoạt động marketing (11.09) Qui định về vấn đề ủy quyền (7.08) Độ tin cậy tính chuyên nghiệp của đội ngũ quản lý1/2

50 50

50

12. Đáp ứng yêu cầu cải cách (12.01) Năng lực cải cách (12.02) Chất lượng của các viện nghiên cứu khoa học (12.03) Chi phí R&D ở cấp công ty (12.04) Hợp tác nghiên cứu giữa ngành với các đại học (12.05) Chính sách đối với các sản phẩm kỹ thuật cao (12.06) Năng lực của đội ngũ khoa học gia và kỹ sư (12.07) Số bằng sáng chế hữu dụng(*) (1.02) Bảo hộ sở hữu trí tuệ1/2

50

Nguồn: Michael E. Porter – Klaus Schwab (GCR Co-Directors), The Global Competitiveness Report 2008 – 2009. World Economic Forum, Geneva, Switzerland 2008.

Page 41: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

41

Dựa vào cơ cấu đánh giá trong bảng 4.4, phương thức tính toán chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) có những điểm cơ bản sau đây:

(1) Về cơ sở tính toán GCI, số chỉ tiêu nhiều hay ít phụ thuộc vào dữ liệu điều tra thu thập được. Trong đó, những chỉ tiêu không có đánh dấu (*) trong bảng 4.4 sử dụng thông tin sơ cấp, điều tra thu thập từ nhiều thành phần (trong và ngoài nước) có liên quan, điểm số đánh giá từ 1 (mức thấp nhất) đến 7 (mức cao nhất).

Những chỉ tiêu có đánh dấu (*) trong bảng 4.4 sử dụng thông tin thứ cấp, lấy từ số liệu thống kê có sẵn của các quốc gia trong mẫu điều tra và các tổ chức quốc tế có liên quan; cách thức chuyển đổi từ số liệu thống kê (số liệu cứng – hard data) sang các mức đánh giá từ 1 – 7 được thực hiện theo công thức (A) dưới đây.

Ví dụ, thử tính toán chỉ tiêu (3.02) tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia trong nhóm 3 về độ ổn định kinh tế vĩ mô. Theo GCR 2008–2009, tỷ lệ tiết kiệm năm 2007 của Việt Nam đạt 30,6% so với GDP; trong mẫu điều tra 134 nước của WEF, điểm số tương ứng cao nhất là 67,5% (Kuwait) và điểm thấp nhất là –6,6% (Malawi). Áp dụng

công thức (A) để đánh giá theo thang điểm 1 – 7 thì chỉ tiêu (3.02) của Việt Nam (theo số liệu năm 2007) đạt 4,0 điểm.

Đối với những chỉ tiêu có tác động ngược trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia, nghĩa là điểm theo số liệu thống kê của quốc gia đạt càng cao sẽ có mức đánh giá theo thang điểm 1 – 7 càng thấp (như, thâm hụt ngân sách, tỷ lệ lạm phát, nợ của chính phủ, tác động của dịch bệnh, thủ tục hành chính rườm rà, tỷ lệ nhập khẩu so với GDP, thuế cao và phức tạp…), thì áp dụng công thức (B) để chuyển sang mức đánh giá theo thang điểm 1 – 7.

( )6 1( )

QG TN

CN TN

D DxD D

−+

−(A)

( )6 1( )

QG TN

CN TN

D DxD D

−+

−(A)

• DQG – Điểm đạt được theo số

liệu thống kê của quốc gia • DCN – Điểm của quốc gia đạt

cao nhất trong mẫu điều tra • DTN – Điểm của quốc gia đạt

thấp nhất trong mẫu điều tra

Page 42: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

42

Ví dụ, thử tính toán chỉ tiêu (3.03) tình hình lạm phát trong nhóm 3 về độ ổn định kinh tế vĩ mô. Theo GCR 2008–2009, tỷ lệ lạm phát năm 2007 của Việt Nam là 8,3%; trong mẫu điều tra 134 nước của WEF, thì điểm số tương ứng cao nhất là 19,7% (Sri Lanka), điểm thấp nhất là –8,8% (Chad). Áp

dụng công thức (B) để đánh giá theo thang điểm 1 – 7 thì chỉ tiêu (3.03) của Việt Nam theo số liệu năm 2007 đạt 3,4 điểm.

(2) Nhóm 10 đánh giá về qui mô thị trường có 2 nhóm con cấp hai: 10.1. Qui mô thị trường nội địa; và 10.2. Qui mô thị trường nước ngoài. Trước khi chuyển sang đánh giá theo thang điểm 1 – 7, số liệu thống kê qui mô các loại thị trường này được xử lý như sau:

Qui mô thị trường nội địa bằng giá trị GDP qui đổi theo phương pháp PPP[7] cộng với giá trị nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ ước tính theo phương pháp PPP trừ đi giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ước tính theo phương pháp PPP.

Qui mô thị trường nước ngoài được đo lường bằng giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ước tính theo phương pháp PPP. [7] PPP (Purchasing Power Parity) là phương pháp tính tỷ giá hối đoái giữa hai đơn vị tiền tệ của hai quốc gia dựa trên căn bản so sánh ngang giá sức mua (của hai rổ hàng hóa có số lượng hàng tương đương nhau đại biểu cho thị trường của hai quốc gia) và có tính đến sự tác động của lạm phát. Ví dụ, chọn hai rổ hàng tương đương nhau và tính theo giá hiện hành được kết quả: giá của rổ hàng đó tại Việt Nam là 2.950.000 VNĐ và tại Mỹ là 970 USD. Giả sử tỷ lệ lạm phát trong năm tính toán tại Việt Nam là 8,5% và tại Mỹ là 3,1%, thì tỷ giá theo phương pháp PPP là: 1 USD = 3.200 VNĐ (2.950 x 1,085 ÷ 970 x 1,031 = 3.200). Như vậy, với tỷ giá hối đoái hiện hành được giao dịch tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là 1 USD = 17.600 VNĐ, khi qui đổi ra tỷ giá hối đoái tính theo phương pháp PPP thì sức mua của VNĐ tăng lên gấp 5,5 lần (17.600 ÷ 3.200 = 5,5).

( )6 7( )

QG TN

CN TN

D DxD D

−− +

−(B)

( )6 7( )

QG TN

CN TN

D DxD D

−− +

−(B)

• DQG – Điểm đạt được theo số liệu

thống kê của quốc gia • DCN – Điểm của quốc gia đạt cao

nhất trong mẫu điều tra • DTN – Điểm của quốc gia đạt thấp

nhất trong mẫu điều tra

Page 43: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

43

(3) Trong nhóm 6 đánh giá hiệu suất của thị trường hàng hóa, có nhóm con cấp hai 6.1 đánh giá về cạnh tranh tiếp tục được chia ra làm 2 nhóm con cấp ba: 6.1.1. Cạnh tranh nội địa; và 6.1.2. Cạnh tranh của nước ngoài. Trọng số của 2 nhóm con cấp ba này trong bảng 4.4 được ghi tắt k.b… có nghĩa là khả biến (có thể thay đổi) tùy theo mối quan hệ tương tác giữa thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Thực tế, các yếu tố tác động tổng hợp lên sự cạnh tranh nội địa bao gồm: tiêu dùng cuối cùng (Consumption – ký hiệu trọng số C), đầu tư (Investment – ký hiệu trọng số I), chi tiêu của chính phủ (Government Spending – ký hiệu trọng số G) và xuất khẩu (Exports – ký hiệu trọng số X); còn sự cạnh tranh của nước ngoài được đo lường bằng khối lượng nhập khẩu (Imports – ký hiệu trọng số M). Từ cơ sở đó, việc phân chia trọng số cho hai nhóm con cấp ba nói trên được ấn định như sau:

Trọng số cạnh tranh nội địa = (C + I + G + E) ÷ (C + I + G + E + M)

Trọng số cạnh tranh của nước ngoài = M ÷ (C + I + G + E + M).

(4) Sau khi có điểm (theo thang đo 1 – 7) của tất cả các chỉ tiêu và xác định xong các trọng số khả biến, chúng ta sẽ tính điểm bình quân cho các nhóm (nhóm con) có chứa trực tiếp các chỉ tiêu:

Trước hết cần làm rõ, những chỉ tiêu có đánh dấu ½ và được ghi ở 2 nhóm (nhóm con) khác nhau trong bảng 4.4 thể hiện rằng chỉ tiêu đó có tác động ở cả 2 nhóm đánh giá. Ví dụ, chỉ tiêu (1.02) Bảo hộ sở hữu trí tuệ vừa được đánh giá tác động ở nhóm con cấp ba 1.1.1. Quyền sở hữu (thuộc nhóm con cấp hai 1.1. Thể chế công, nằm trong nhóm 1 về thể chế), vừa được đánh giá tác động ở nhóm 12 về đáp ứng yêu cầu cải cách.

Đối với các nhóm (hay nhóm con cấp hai, cấp ba) không có chỉ tiêu đánh dấu ½ thì điểm của nhóm (nhóm con) là điểm bình quân của các chỉ tiêu bên trong được tính toán theo phương pháp trung bình cộng đơn giản.

Page 44: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

44

Đối với các nhóm (hay nhóm con cấp hai, cấp ba) có một hay nhiều chỉ tiêu đánh dấu ½ thì điểm của nhóm (nhóm con) là điểm trung bình của các chỉ tiêu bên trong được tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền trong công thức (C). Trọng số của các nhóm (nhóm con) chính là tỷ lệ (%) đã cho trong bảng 4.4.

Ví dụ, thử tính toán điểm số (theo thang điểm 1 – 7) của nhóm con cấp hai 7.1 Độ linh hoạt nằm trong nhóm 7 về hiệu suất của thị trường lao động. Trong nhóm con này có 8 chỉ tiêu tính toán, trong đó có 2 chỉ tiêu đánh dấu ½ (nghĩa là chỉ tính ½ trọng số). Trọng số của nhóm con cấp hai 7.1 là

50% (trong nhóm 7). Từ số liệu 2007 của Việt Nam trong báo cáo GCR 2008–2009, kết quả tính toán theo công thức (C) như sau: Chỉ tiêu tính toán trong nhóm con cấp hai 7.1 Điểm x Trọng số (7.01) Quan hệ giữa lao động và người sử dụng lao động 4,3 x 50 = 215,0 (7.02) Độ linh hoạt trong quyết định về tiền lương 4,5 x 50 = 225,0 (7.03) Các loại chi phí cho lao động ngoài tiền lương(*) 5,1 x 50 = 255,0 (7.04) Qui định bắt buộc đối với vấn đề thuê lao động(*) 4,9 x 50 = 245,5 (7.05) Qui định về tuyển dụng và thử việc 4,4 x 50 = 220,0 (7.06) Chi phí cho lao động thử việc(*) 5,8 x 50 = 290,0

TSDCT.FWV 1.450,0 TGTCT.FWV 300

(6.04) Phạm vi chi phối và hiệu lực của hệ thống thuế1/2 3,7 x 50 = 185,0 (6.05) Tổng mức thuế (trực thu)(*)1/2 6,4 x 50 = 320,0

TSDCT.HWV 505,0 TGTCT.HWV 100

Điểm đánh giá độ linh hoạt (nhóm con cấp hai 7.1) trong nhóm 7 về hiệu suất thị trường lao động = (1.450,0 + ½ x 505,0) ÷ (300 + ½ x 100) = 4,9

1. .21. .2

CT FWV CT HWV

CT FWV CT HWV

TSD TSDTGT TGT

++

(C)1. .21. .2

CT FWV CT HWV

CT FWV CT HWV

TSD TSDTGT TGT

++

(C)

• TSDCT.FWV – Tổng số (điểm x trọng số)

của các chỉ tiêu tính nguyên trọng số • TSDCT.HWV – Tổng số (điểm x trọng số)

của các chỉ tiêu tính ½ trọng số • TGTCT.HWV – Tổng giá trị trọng số của

các chỉ tiêu tính nguyên trọng số • TGTCT.HWV – Tổng giá trị trọng số của

các chỉ tiêu tính ½ trọng số

Page 45: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

45

(5) Sau khi có điểm (theo thang đo 1 – 7) của tất cả các nhóm có chứa trực tiếp các chỉ tiêu, chúng ta tiếp tục tính điểm cho các nhóm (nhóm con) không trực tiếp chứa các chỉ tiêu cho đến khi có điểm của tất cả các nhóm đánh giá trong bảng 4.4. Nguyên tắc chung là, nhóm nào mà các nhóm con liền kề đều có trọng số bằng nhau thì tính điểm bình quân của nhóm theo phương pháp trung bình cộng đơn giản; nhóm nào mà các nhóm con liền kề có trọng số chênh lệch nhau thì tính điểm bình quân của nhóm theo phương pháp bình quân gia quyền. Ví dụ, tính điểm bình quân cho nhóm 1 về thể chế của trường hợp Việt Nam với các số liệu trong báo cáo GCR 2008–2009, kết quả như dưới đây: Tên các nhóm (và nhóm con) Trọng số Điểm 1. Thể chế 3,9

[(3,8 x 75 + 4,1 x 25) ÷ 100 = 3,9] 1.1. Thể chế công 75% 3,8

[(3,9 + 3,2 + 3,4 + 3,5 + 4,9) ÷ 5 = 3,8] 1.1.1. Quyền sở hữu 20% 3,9 1.1.2. Đạo đức và tham nhũng 20% 3,2 1.1.3. Tác động phi pháp 20% 3,4 1.1.4. Sự kém hiệu quả của chính phủ 20% 3,5 1.1.5. An ninh 20% 4,9

1.2. Thể chế tư 25% 4,1 [(4,0 + 4,2) ÷ 2 = 4,1]

1.2.1. Đạo đức kinh doanh 50% 4,0 1.2.2. Trách nhiệm điều hành 50% 4,2

Theo nguyên tắc trên, ba nhóm cơ bản A, B, C trong cơ cấu đánh giá ở bảng 4.4 cũng được tính điểm bình quân theo phương pháp trung bình cộng đơn giản từ các nhóm bên trong. Cụ thể là, nhóm cơ bản A lấy điểm trung bình cộng đơn giản của các nhóm 1, 2, 3 và 4; nhóm cơ bản B lấy điểm trung bình cộng đơn giản của các nhóm 5, 6, 7, 8, 9 và 10; nhóm cơ bản C lấy điểm trung bình cộng đơn giản của các nhóm 11 và 12.

Page 46: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

46

(6) Cuối cùng, điểm đánh giá chỉ số GCI được tính theo phương pháp bình quân gia quyền từ điểm số của 3 nhóm cơ bản A, B, C. Lưu ý, con số 100% ghi bên cạnh 3 nhóm cơ bản A, B, C trong bảng 4.4 là cơ sở để ấn định trọng số cho các nhóm con bên trong của từng nhóm cơ bản; còn trọng số của 3 nhóm cơ bản A, B, C để đưa vào tính chỉ số GCI của các quốc gia được WEF ấn định tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, phân lớp theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người (GDP per capita) như sau:

Bảng 4.5: Phân lớp các quốc gia theo GDP per capita (USD) Giai đoạn 1 (Dưới 2000)

Từ GĐ1–GĐ2(2.000–3.000)

Giai đoạn 2 (3.000–9.000)

Từ GĐ2–GĐ3(9.000–17.000)

Giai đoạn 3 (trên 17.000)

Bangladesh Armenia Albania Bahrain Australia Benin Azerbaijan Algeria Barbados Austria Bolivia Botswana Argentina Chile Belgium Burkina Faso Brunei Bosnia Croatia Canada Burundi China Brazil Estinia Cyprus Cambodia El Salvador Bulgaria Hungary Czech, Rep. Cameroon Georgia Colombia Latvia Denmark Chad Guatemala Costa Rica Lithuania Finland Côte d’Ivoire Iran Dominicana Poland France Egypt Jordan Ecuador Qatar Germany Ethiopia Kazakhstan Jamaica Russia Greece Gambia Kuwait Macedonia Slovakia Hong Kong Ghana Libya Malaysia Taiwan Iceland Guyana Morocco Mauritius Trinidad and Tobago Ireland Honduras Oman Mexico Turkey Israel India Saudi Arabia Montenegro Italy Indonesia Venezuela Namibia Japan Kenya Panama Korea, Rep. Kyrgyz, Rep. Peru Luxembourg Lesotho Romania Malta Madagascar Serbia Netherlands Malawi South Africa New Zealand

Page 47: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

47

Mali Suriname Norway Mauritania Thailand Portugal Moldova Tunisia Puerto Rico Mongolia Ukraine Singapore Mozambique Uruguay Slovenia Nepan Spain Nicaragua Sweden Nigeria Switzerland Pakistan United Arab Emirates

Paraguay United Kingdom

Philippines United States Senegal Sri Lanka Syria Tajikistan Tanzania Timor - Leste Uganda Vietnam Zambia Zimbabwe Nguồn: WEF, The Global Competitiveness Report 2008 – 2009.

Dựa trên cơ sở phân lớp các quốc gia đó, WEF đã ấn định trọng số của 3 nhóm đánh giá cơ bản của chỉ số GCI theo 3 cấp độ phát triển kinh tế của các quốc gia như sau:

Bảng 4.6: Trọng số của 3 nhóm đánh giá chỉ số GCI phân theo trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia (%)

Ba nhóm đánh giá cơ bản Phát triển GĐ1 và từ GĐ1 – GĐ2

Phát triển GĐ2 và từ GĐ2 – GĐ3

Phát triển GĐ3

A. Các yếu tố cơ bản 60 40 20

B. Các yếu tố nâng cao hiệu quả 35 50 50

C. Các yếu tố cải cách cao cấp 05 10 30

Nguồn: WEF, The Global Competitiveness Report 2008 – 2009.

Page 48: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

48

Ví dụ, thử tính toán chỉ số GCI của Việt Nam theo số liệu 2007 trích dẫn từ báo cáo GCR 2008–2009, với cơ cấu trọng số của 3 nhóm đánh giá cơ bản A, B, C lần lượt là 60%, 35%, 05% (vì trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam đang ở giai đoạn 1 theo sự phân lớp trong bảng 4.5), kết quả như sau:

Các nhóm yếu tố đánh giá Trọng số Điểm A. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN 60% 4,2

[(3,9 + 2,9 + 4,9 + 5,3) ÷ 4 = 4,2] 1. Thể chế 25% 3,9 2. Cơ sở hạ tầng 25% 2,9 3. Độ ổn định kinh tế vĩ mô 25% 4,9 4. Y tế và giáo dục sơ cấp 25% 5,3

B. CÁC YẾU TỐ NÂNG CAO HIỆU QUẢ 35% 3,9 [(3,4 + 4,2 + 4,5 + 4,1 + 3,1 + 4,4) ÷ 6 = 3,9]

5. Giáo dục phổ thông và đào tạo 17% 3,4 6. Hiệu suất của thị trường hàng hóa 17% 4,2 7. Hiệu suất của thị trường lao động 17% 4,5 8. Mức phát triển của thị trường tài chính 17% 4,1 9. Khả năng đáp ứng về công nghệ 17% 3,1 10. Qui mô của thị trường 17% 4,4

C. CÁC YẾU TỐ CẢI CÁCH CAO CẤP 05% 3,6 [(3,8 + 3,3) ÷ 2 = 3,6]

11. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh 50% 3,8 12. Đáp ứng yêu cầu về cải cách 50% 3,3

GCI của Việt Nam = [(4,2 x 60) + (3,9 x 35) + (3,6 x 5)] ÷ (60 + 35 + 5) = 4,1

Với chỉ số GCI (2007) = 4,1 như trên, Việt Nam được xếp hạng 70/134 trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu GCR 2008–2009 của WEF. Trong 12 nhóm yếu tố đánh giá chỉ có 3 nhóm được đánh giá trên trung bình là: nhóm 7 hạng 47/134, nhóm 10 hạng 40/134, nhóm 12 hạng 57/134; các nhóm còn lại đều có thứ hạng dưới trung bình. Nhìn chung, Việt Nam vẫn chưa cải thiện được vị trí xếp hạng so với các năm trước (xem thêm khung 4).

Page 49: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

49

Khung 4: Bảng trình bày khái quát GCI của Việt Nam trong GCR 2008–2009

Page 50: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

50

Page 51: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

51

Ý nghĩa nghiên cứu lợi thế cạnh tranh quốc gia

Như chúng ta đã biết, để nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia, bên cạnh việc phát huy lợi thế cạnh tranh của các ngành và doanh nghiệp, còn phải kể tới vai trò điều tiết chính sách vô cùng quan trọng của chính phủ. Trên cơ sở đó, có thể nêu lên ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi thế cạnh tranh quốc gia như sau:

Về mặt quản trị doanh nghiệp, đó là cơ sở để:

• Phân tích những điều kiện phát triển của nền kinh tế, như: các yếu tố sản xuất thâm dụng, động thái phát triển của nhu cầu nội địa, động thái phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn, sự đảm bảo về mặt thể chế và chính sách kinh tế của nhà nước… nhằm phục vụ công tác hoạch định chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp.

• Tìm hiểu môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và điều kiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại một số nước khác phục vụ xây dựng chiến lược toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời, quyết định đúng đắn các giải pháp thâm nhập thị trường nước ngoài.

Về mặt quản lý nhà nước, đó là cơ sở để:

• Xây dựng chiến lược phát triển toàn diện nề kinh tế nhằm phát huy tối đa các nguồn nội lực, đầu tư phát triển mạnh mẽ các yếu tố thâm dụng cao cấp, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đồng bộ và nhanh chóng hơn.

• Xây dựng các chính sách nâng cao năng lực quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư và trình độ cạnh tranh quốc gia để thu hút các nguồn ngoại lực bổ sung tích cực cho quá trình công nghiệp hóa và/hoặc hiện đại hóa nền kinh tế.

Page 52: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

52

Kết luận chương 4

Lợi thế so sánh (dựa trên cơ sở của các yếu tố sản xuất thâm dụng cơ bản và cao cấp) là điều kiện chính yếu để có lợi thế cạnh tranh. Nhưng nếu các chủ thể kinh tế quản lý yếu kém thì khó có thể biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh được. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế mở, buộc các chủ thể kinh tế phải lấy lợi thế cạnh tranh làm căn bản, nên có một yêu cầu tất yếu khách quan được đặt ra là cả ba cấp doanh nghiệp, ngành, quốc gia phải thường xuyên chăm lo việc nâng cao và duy trì tốt lợi thế cạnh tranh. Trong đó, không chỉ có cấp ngành và quốc gia phải giải quyết vấn đề cạnh tranh quốc tế, mà ở cấp doanh nghiệp cũng phải luôn đề cao vấn đề cạnh tranh toàn cầu để thích nghi với tình hình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.

Song, cần nhấn mạnh rằng, ở cấp độ cạnh tranh quốc gia việc so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ có ý nghĩa tương đối, vì chưa tính đến qui mô và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Trong báo cáo GCR 2008–2009 của WEF, các nước Thụy sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển, Singapore, Phần Lan được xếp hạng lần lượt từ thứ 2 – 6, sau Mỹ (hạng 1) và trên các nước Đức (hạng 7), Nhật (hạng 9), Canada (hạng 10). Điều đó chỉ có nghĩa là nền kinh tế của các nước nhỏ bé như Singapore, Phần Lan... phát triển năng động, tạo điều kiện cạnh tranh tốt hơn cho các cấp ngành và doanh nghiệp; chứ không thể dựa vào đó để khẳng định nền kinh tế các nước này mạnh hơn, phát triển tốt hơn so với nền kinh tế của các nước lớn như Đức, Nhật Bản, Canada. Do vậy, sự phối hợp đồng bộ trong việc cải tiến nâng cao năng lực cạnh tranh của ba cấp chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, ngành, quốc gia) là rất cần thiết, nhưng phải đi vào thực chất phục vụ nâng cao qui mô và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, chứ không phải chỉ nhằm để nâng cao vị trí của nền kinh tế quốc gia trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu.

Page 53: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

53

Câu hỏi thảo luận

(1) Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Phân tích sự khác biệt giữa lợi thế so sánh với lợi thế cạnh tranh. Dựa trên cơ sở đó, hãy trình bày cách thức duy trì, nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp.

(2) Trình bày mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm theo lý thuyết của Raymond Vernon. Cho ví dụ minh họa.

(3) Trình bày các bước xây dựng biểu đồ tổ hợp những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao của Michael E. Porter. Cho ví dụ minh họa.

(4) Phân tích ý nghĩa mô hình kim cương của Michael E. Porter. Cho ví dụ minh họa với trường hợp Việt Nam.

(5) Trình bày mô hình đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia về mặt định lượng của WEF. Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên cơ sở đánh giá của WEF theo mô hình này.

(6) Phân tích mối liên hệ giữa lợi thế cạnh tranh quốc gia với lợi thế cạnh tranh của các cấp ngành và doanh nghiệp. Cho ví dụ minh họa với trường hợp Việt Nam.