luật phòng cháy và chữa cháy 2001 2. ngh nh 35/2003/n§ ·...

70
1 1. Lut Phòng cháy và cha cháy 2001 2. Nghđịnh 35/2003/N§-CP ngày 04/04/2003 3. Thông tư 04/2004/BCA ngày 31/03/2004. Quc hi Lut s27/2001/QH10 Cng hoà xã hi chnghĩa Vit Nam Độc lp - Tdo - Hnh phúc Quc hi nước cng hoà xã hi chnghĩa Vit Nam Khoá X, khp th9 (Tngày 22 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2001) Lut phòng cháy và cha cháy Để tăng cường hiu lc qun lý nhà nước và đề cao trách nhim ca toàn dân đối vi hot động phòng cháy và cha cháy; bo vtính mng, sc khe con người, bo vtài sn ca Nhà nước, tchc và cá nhân, bo vmôi trường, bo đảm an ninh và trt tan toàn xã hi; Căn cvào Hiến pháp nước Cng hoà xã hi chnghĩa Vit Nam năm 1992; Lut này quy định vphòng cháy và cha cháy. Chương I nhng quy định chung Điu 1. Phm vi điu chnh Lut này quy định vphòng cháy, cha cháy, xây dng lc lượng, trang bphương tin, chính sách cho hot động phòng cháy và cha cháy. Điu 2. Đối tượng áp dng Cơ quan, tchc, hgia đình và cá nhân hot động, sinh sng trên lãnh thCng hoà xã hi chnghĩa Vit Nam phi tuân thcác quy định ca Lut này và các quy định khác ca pháp lut có liên quan; trong trường hp điu ước quc tế mà Cng hoà xã hi chnghĩa Vit Nam ký kết hoc tham gia có quy định khác vi Lut này thì áp dng quy định ca điu ước quc tế đó. D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

Upload: phungcong

Post on 05-Feb-2018

220 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

1. Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 2. Nghị định 35/2003/N§-CP ngày 04/04/2003 3. Thông tư 04/2004/BCA ngày 31/03/2004.

Quốc hội

Luật số 27/2001/QH10

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quốc hội

nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Khoá X, kỳ họp thứ 9

(Từ ngày 22 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2001)

Luật

phòng cháy và chữa cháy

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định về phòng cháy và chữa cháy.

Chương I

những quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

2

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.

2. Chất nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ.

3. Cơ sở là từ gọi chung cho nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác.

Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở.

4. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở trong đó có một số lượng nhất định chất nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của Chính phủ.

5. Đội dân phòng là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.

6. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại nơi làm việc.

7. Khu vực chữa cháy là khu vực mà lực lượng chữa cháy triển khai các công việc chữa cháy.

8. Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.

9. Chủ rừng là cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao rừng hoặc giao đất trồng rừng.

Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy

1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy

1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

3

lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

Điều 6. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy

1. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

2. Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình.

Điều 7. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của Luật này.

Điều 8. Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy sau khi đã thống nhất với Bộ Công an.

2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về phòng cháy và chữa cháy. Việc áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài liên quan đến phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 9. Bảo hiểm cháy, nổ

Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân khác tham gia bảo hiểm cháy, nổ.

Chính phủ quy định danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, điều kiện, mức phí bảo hiểm cháy, nổ, số tiền bảo hiểm tối thiểu và thành lập doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ.

Điều 10. Chính sách đối với người tham gia chữa cháy

Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn hại sức khoẻ, bị tổn thất về tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

4

Điều 11. Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy

Ngày 04 tháng 10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy".

Điều 12. Quan hệ hợp tác quốc tế

1. Nhà nước Việt Nam mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Trong trường hợp xảy ra thảm họa cháy, Nhà nước Việt Nam kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế.

Trong điều kiện khả năng của mình, Nhà nước Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các nước về phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu.

Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

4. Báo cháy giả.

5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.

6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

7. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.

8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

Chương II

phòng cháy

Điều 14. Biện pháp cơ bản trong phòng cháy

1. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

5

dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.

2. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Điều 15. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

1. Khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau đây:

a) Địa điểm xây dựng, bố trí các khu, các lô;

b) Hệ thống giao thông, cấp nước;

c) Bố trí địa điểm hợp lý cho các đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết;

d) Dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

2. Khi lập dự án, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình phải có giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau đây:

a) Địa điểm xây dựng, khoảng cách an toàn;

b) Hệ thống thoát nạn;

c) Hệ thống kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

d) Các yêu cầu khác phục vụ phòng cháy và chữa cháy;

đ) Dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

3. Các dự án, thiết kế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

4. Chính phủ quy định danh mục dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế, thẩm duyệt thiết kế, thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình

1. Chủ đầu tư thực hiện thủ tục trình duyệt dự án, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; chỉ được thi công khi thiết kế về an toàn phòng cháy và chữa cháy của công trình đã được duyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình trước khi đưa vào sử dụng.

Trong quá trình thi công công trình, nếu có thay đổi thiết kế thì phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được duyệt lại.

2. Trong quá trình thi công công trình, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải bảo đảm an toàn về

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

6

phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

3. Trong quá trình sử dụng công trình, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thường xuyên kiểm tra, duy trì các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 17. Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư

1. Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

2. Thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; có đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.

Điều 18. Phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới

1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan đăng kiểm chỉ cấp chứng chỉ đăng kiểm khi đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy xác nhận đủ điều kiện; các phương tiện trên khi đóng mới hoặc cải tạo phải được duyệt thiết kế.

Chính phủ quy định các loại phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

3. Phương tiện giao thông cơ giới của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện.

Điều 19. Phòng cháy đối với rừng

1. Trong quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác rừng phải dựa trên cơ sở phân loại rừng để xác định phạm vi bảo vệ an toàn phòng cháy và chữa cháy; phải phân chia rừng theo mức độ nguy hiểm về cháy và có biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng loại rừng.

2. Khi lập quy hoạch, dự án phát triển rừng phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho từng loại rừng.

3. Các cơ sở, nhà ở trong rừng hoặc ven rừng, đường giao thông, đường ống dẫn các chất nguy hiểm về cháy, nổ, đường điện đi qua rừng hoặc ven rừng phải bảo đảm khoảng cách, hành lang an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với rừng theo quy định của pháp luật.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

7

4. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi tiến hành các hoạt động trong rừng hoặc ven rừng phải tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

5. Chính phủ quy định cụ thể về phòng cháy đối với rừng.

Điều 20. Phòng cháy đối với cơ sở

1. Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau đây:

a) Có quy định, nội quy về an toàn phòng cháy và chữa cháy;

b) Có các biện pháp về phòng cháy;

c) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở;

d) Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy;

đ) Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan;

e) Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

g) Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Đối với cơ sở khác thì thực hiện các yêu cầu về phòng cháy quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó.

3. Những đối tượng quy định tại các điều từ Điều 21 đến Điều 28 của Luật này ngoài việc thực hiện các yêu cầu về phòng cháy quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các biện pháp đặc thù về phòng cháy và chữa cháy cho từng đối tượng đó.

Điều 21. Phòng cháy đối với đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao

1. Tại đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên trách; phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu.

2. Tổ chức, cá nhân có cơ sở hoạt động trong các khu quy định tại khoản 1 Điều này phải có phương án bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy.

Điều 22. Phòng cháy trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác có nguy hiểm về cháy, nổ

1. Tại nơi khai thác dầu mỏ, khí đốt phải có các thiết bị phát hiện và xử lý rò rỉ khí cháy; phải có các phương án phòng cháy và chữa cháy cho từng công trình và cho cả cụm công trình liên hoàn.

2. Tại kho chứa, hệ thống vận chuyển sản phẩm dầu mỏ, khí đốt và công trình chế biến dầu mỏ, khí

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

8

đốt phải có hệ thống báo và xử lý nồng độ hơi xăng, dầu, khí; phải có biện pháp bảo vệ, chống sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống.

3. Tại cửa hàng kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình liền kề. Việc vận chuyển, xuất, nhập sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng, vận chuyển vật tư, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải có chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; phải in các thông số kỹ thuật trên nhãn hàng hoá và phải có bản hướng dẫn an toàn về phòng cháy và chữa cháy bằng tiếng Việt.

5. Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ phải được huấn luyện và có chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.

6. Dụng cụ, thiết bị vận chuyển, phương tiện sử dụng sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải bảo đảm an toàn về cháy, nổ.

Điều 23. Phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và công trình khai thác khoáng sản khác

1. Công trình cao tầng phải có thiết bị chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; phải có phương án thoát nạn, bảo đảm tự chữa cháy ở những nơi mà phương tiện chữa cháy bên ngoài không có khả năng hỗ trợ.

2. Công trình trên mặt nước có nguy hiểm về cháy, nổ phải có phương án, lực lượng, phương tiện để tự chữa cháy và chống cháy lan.

3. Công trình ngầm, đường hầm, công trình khai thác khoáng sản khác phải trang bị phương tiện để phát hiện và xử lý khí cháy, khí độc; phải có hệ thống thông gió và các điều kiện bảo đảm triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người và chữa cháy.

Điều 24. Phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện

1. Tại nhà máy điện, trạm biến áp, trạm phân phối điện phải có biện pháp để chủ động xử lý sự cố gây cháy.

2. Khi thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện và thiết bị điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

3. Thiết bị, dụng cụ điện được sử dụng trong môi trường nguy hiểm về cháy, nổ phải là loại thiết bị, dụng cụ an toàn về cháy, nổ.

4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân cung ứng điện có trách nhiệm hướng dẫn biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy cho người sử dụng điện.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

9

Điều 25. Phòng cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, kho tàng

1. Tại các chợ quy mô lớn và trung tâm thương mại phải tách điện phục vụ kinh doanh, sinh hoạt, bảo vệ và chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt; sắp xếp các hộ kinh doanh, ngành hàng đáp ứng yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có phương án thoát nạn và giải toả hàng hoá khi có cháy xảy ra.

2. Tại các kho tàng phải tách điện phục vụ sản xuất, bảo vệ và chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt; sắp xếp vật tư hàng hoá đáp ứng yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Kho chứa các chất nguy hiểm về cháy, nổ phải là kho chuyên dùng.

Điều 26. Phòng cháy đối với cảng, nhà ga, bến xe

Tại cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, nhà ga, bến xe phải tổ chức lực lượng, trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an; phải có phương án thoát nạn, giải toả phương tiện, vật tư, hàng hoá khi có cháy xảy ra.

Điều 27. Phòng cháy đối với bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim và những nơi đông người khác

Tại bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim và những nơi đông người khác phải có phương án thoát nạn; có lực lượng hướng dẫn, trợ giúp cho mọi người, đặc biệt đối với những người không có khả năng tự thoát nạn; có phương án phối hợp với các lực lượng khác để chữa cháy.

Điều 28. Phòng cháy đối với trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ

Tại trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn điện, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và các biện pháp khác về phòng cháy khi rời nơi làm việc.

Điều 29. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1. Hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tạm đình chỉ trong các trường hợp sau đây:

a) Khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ;

b) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy;

c) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không thực hiện.

2. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động.

3. Trường hợp bị tạm đình chỉ thì chỉ được hoạt động trở lại khi nguy cơ phát sinh cháy, nổ được

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

10

loại trừ hoặc những vi phạm đã được khắc phục và được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ cho phép.

4. Chính phủ quy định phạm vi của việc tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động và cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.

Chương III

chữa cháy

Điều 30. Biện pháp cơ bản trong chữa cháy

1. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.

2. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

3. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

Điều 31. Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy

1. Mỗi cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt phải có phương án chữa cháy và do người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, chủ rừng, chủ phương tiện xây dựng và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ theo phương án được duyệt. Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

Điều 32. Thông tin báo cháy và chữa cháy

Thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại.

Số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước. Phương tiện thông tin liên lạc phải được ưu tiên để phục vụ báo cháy, chữa cháy.

Điều 33. Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy

1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.

3. Các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.

4. Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

11

cháy và tham gia chữa cháy.

Điều 34. Huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy

1. Khi có cháy, người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy; khi nhận được lệnh huy động phải chấp hành ngay. Phương tiện, tài sản được huy động bị thiệt hại hoặc nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Luật này được bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Việc huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 35. Nguồn nước và các vật liệu chữa cháy

Khi có cháy, mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.

Điều 36. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy

1. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được ưu tiên đi trên các phương tiện giao thông.

2. Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên sau đây:

a) Lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng còi, đèn, cờ ưu tiên và tín hiệu đặc biệt khác; ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định của pháp luật;

b) Lực lượng, phương tiện khác khi huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên quy định tại điểm a khoản này trong phạm vi khu vực chữa cháy.

3. Người và phương tiện tham gia giao thông khi thấy tín hiệu còi, đèn, cờ ưu tiên của phương tiện đi làm nhiệm vụ chữa cháy phải nhanh chóng nhường đường.

4. Lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác khi làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông có trách nhiệm bảo đảm cho lực lượng, phương tiện đi chữa cháy được lưu thông nhanh nhất.

Điều 37. Người chỉ huy chữa cháy

1. Trong mọi trường hợp, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.

2. Trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp thì người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:

a) Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;

b) Cháy tại thôn, ấp, bản, tổ dân phố thì trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp những người này vắng mặt thì đội trưởng đội dân phòng hoặc

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

12

người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;

c) Cháy phương tiện giao thông cơ giới đang lưu thông thì người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp không có người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy chữa cháy;

d) Cháy rừng nếu chủ rừng là cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy; nếu chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân thì trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.

Người đứng đầu đơn vị kiểm lâm hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy;

đ) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) trở lên có mặt tại đám cháy là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy.

Điều 38. Quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy

1. Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền sau đây:

a) Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy;

b) Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy;

c) Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy;

d) Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

2. Người chỉ huy chữa cháy là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi quản lý của mình.

Người chỉ huy chữa cháy quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 37 của Luật này trong phạm vi quản lý của mình được thực hiện các quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

3. Mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy. Người chỉ huy chữa cháy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 39. Trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra cháy có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy, bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy; nếu vượt quá khả năng của mình thì nhanh chóng báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, người đứng đầu cơ quan chủ quản cấp trên chỉ đạo giải quyết; trường hợp thật cần thiết

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

13

thì báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của địa phương, theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan chỉ đạo giải quyết.

3. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 40. Khắc phục hậu quả vụ cháy

1. Khắc phục hậu quả vụ cháy gồm những việc sau đây:

a) Tổ chức cấp cứu ngay người bị nạn; cứu trợ, giúp đỡ người bị thiệt hại ổn định đời sống;

b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội;

c) Nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 41. Bảo vệ hiện trường, lập hồ sơ vụ cháy

1. Lực lượng công an có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy, cung cấp thông tin xác thực về vụ cháy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm lập hồ sơ vụ cháy, đánh giá hiệu quả chữa cháy, tham gia khám nghiệm hiện trường và xác định nguyên nhân gây ra cháy.

Điều 42. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này

1. Khi xảy ra cháy tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này thì những người có mặt trong đó có trách nhiệm nhanh chóng chữa cháy và chống cháy lan ra khu vực xung quanh.

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam có trách nhiệm nhanh chóng chống cháy lan bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này.

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam khi vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này để chữa cháy phải tuân theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

4. Chính phủ quy định cụ thể việc chữa cháy đối với các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

14

Chương IV

tổ chức lực lượng Phòng cháy và chữa cháy

Điều 43. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:

1. Lực lượng dân phòng;

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật;

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Điều 44. Thành lập, quản lý, chỉ đạo đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở

1. Đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được thành lập, quản lý, chỉ đạo theo quy định sau đây:

a) Tại thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải thành lập đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập, quản lý và chỉ đạo;

b) Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức thành lập, quản lý và chỉ đạo.

2. Cấp ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương.

Điều 45. Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

5. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

Điều 46. Huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

15

1. Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chịu sự điều động của cấp có thẩm quyền để tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo quy định của Chính phủ.

Điều 47. Tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương do Bộ trưởng Bộ Công an quản lý, chỉ đạo.

2. Nhà nước xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3. Tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ quy định.

Điều 48. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

1. Tham mưu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

3. Thực hiện các biện pháp phòng cháy; chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra.

4. Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

5. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

6. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 49. Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và hưởng chế độ, chính sách được quy định đối với lực lượng Cảnh sát nhân dân; được hưởng phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.

2. Công nhân viên thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng chế độ, chính sách như đối với công nhân viên công an.

Chương V

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

16

phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Điều 50. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, hộ gia đình, các loại rừng và phương tiện giao thông cơ giới

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tự trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở, các loại rừng, phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý của mình.

Uỷ ban nhân dân cấp xã phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội dân phòng.

Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới ngoài quốc doanh phải tự trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

2. Hộ gia đình phải chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để phòng cháy và chữa cháy.

3. Bộ Công an quy định cụ thể và hướng dẫn về điều kiện và trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 51. Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Nhà nước trang bị cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phương tiện chữa cháy và các phương tiện, thiết bị cần thiết khác bảo đảm đồng bộ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu chữa cháy, cứu người trong mọi tình huống.

Điều 52. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải được quản lý, sử dụng để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy.

2. Phương tiện chữa cháy cơ giới, ngoài việc chữa cháy chỉ được sử dụng phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và trong các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 53. Sản xuất, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải bảo đảm chất lượng, đúng tiêu chuẩn và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn kỹ thuật theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền.

Chương VI

đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Điều 54. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm:

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

17

a) Ngân sách nhà nước cấp;

b) Thu từ bảo hiểm cháy, nổ;

c) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định cụ thể về nguồn thu, mức thu, chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 55. Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Nhà nước bảo đảm ngân sách cần thiết hàng năm để đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Nhà nước cấp ngân sách hoạt động phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước.

3. Đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này phải tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 56. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc sản xuất, lắp ráp, xuất khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Chương VII

quản lý nhà nước về Phòng cháy và chữa cháy

Điều 57. Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng cháy và chữa cháy.

2. Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

3. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

4. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

5. Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

6. Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; tổ chức bảo hiểm cháy, nổ gắn với

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

18

hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

7. Thẩm định, phê duyệt các dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm định và chứng nhận an toàn phương tiện; xác nhận điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy.

9. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng cháy và chữa cháy; điều tra vụ cháy.

10. Tổ chức thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

11. Hợp tác quốc tế về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 58. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.

Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng và giữa Bộ Công an với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.

Điều 59. Thanh tra phòng cháy và chữa cháy

1. Thanh tra phòng cháy và chữa cháy là thanh tra chuyên ngành.

2. Thanh tra phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu có liên quan và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;

c) Xử lý các vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

3. Đoàn thanh tra, thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

19

4. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của Thanh tra phòng cháy và chữa cháy.

Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

1. Đối tượng thanh tra có các quyền sau đây :

a) Yêu cầu đoàn thanh tra xuất trình quyết định thanh tra, thanh tra viên xuất trình thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;

b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận thanh tra nếu có căn cứ cho là không đúng pháp luật;

c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.

2. Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên; tạo điều kiện để đoàn thanh tra, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ; chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.

Điều 61. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc biện pháp xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

3. Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện có trách nhiệm xem xét và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

khen thưởng và xử lý vi phạm

Điều 62. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có thành tích trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 63. Xử lý vi phạm

1. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

20

thường theo quy định của pháp luật.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Người đứng đầu đơn vị phòng cháy và chữa cháy do thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy để gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương IX

điều khoản thi hành

Điều 64. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 10 năm 2001.

Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 65. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.

Chủ tịch quốc hội

Nguyễn Văn An

chÝnh phñ ---------

céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

Sè : 35/2003/N§-CP --------------------------------------------------------------

--------------

A.300

Hµ Néi, ngµy 04 th¸ng 4 n¨m 2003

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

21

nghÞ ®Þnh cña chÝnh phñ Quy ®Þnh chi tiÕt thi hµnh mét sè ®iÒu

cña LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y --------

chÝnh phñ

C¨n cø LuËt Tæ chøc ChÝnh phñ ngµy 25 th¸ng 12 n¨m 2001;

C¨n cø LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ngµy 29 th¸ng 6 n¨m 2001;

XÐt ®Ò nghÞ cña Bé tr−ëng Bé C«ng an,

nghÞ ®Þnh :

Ch−¬ng I Nh÷ng Quy ®Þnh chung

§iÒu 1. Ph¹m vi ®iÒu chØnh

NghÞ ®Þnh nµy quy ®Þnh chi tiÕt thi hµnh mét sè ®iÒu cña LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vÒ phßng ch¸y, ch÷a ch¸y, tæ chøc lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, ®Çu t− cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ tr¸ch nhiÖm cña ñy ban nh©n d©n c¸c cÊp, cña c¸c Bé, c¬ quan ngang Bé, c¬ quan thuéc ChÝnh phñ trong ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 2. §èi t−îng ¸p dông

C¬ quan, tæ chøc, hé gia ®×nh vµ c¸ nh©n ho¹t ®éng, sinh sèng trªn l·nh thæ n−íc Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam ph¶i tu©n thñ c¸c quy ®Þnh cña LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ c¸c quy ®Þnh cña NghÞ ®Þnh nµy; trong tr−êng hîp ®iÒu −íc quèc tÕ mµ Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam ký kÕt hoÆc tham gia cã quy ®Þnh kh¸c th× ¸p dông theo quy ®Þnh cña ®iÒu −íc quèc tÕ ®ã.

§iÒu 3. Tr¸ch nhiÖm phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ chøc

Ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ chøc trong ph¹m vi qu¶n lý vµ nhiÖm vô quyÒn h¹n cña m×nh cã tr¸ch nhiÖm :

1. Ban hµnh c¸c quy ®Þnh, néi quy vµ biÖn ph¸p vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

2. Tæ chøc thùc hiÖn c¸c quy ®Þnh, néi quy, ®iÒu kiÖn an toµn, biÖn ph¸p vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ yªu cÇu vÒ b¶o ®¶m an toµn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt;

3. Tæ chøc tuyªn truyÒn, phæ biÕn ph¸p luËt, kiÕn thøc phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; huÊn luyÖn nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; x©y dùng phong trµo quÇn chóng tham gia ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; qu¶n lý vµ duy tr× ho¹t ®éng cña ®éi d©n phßng, ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së hoÆc ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y chuyªn ngµnh;

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

22

4. KiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; xö lý hoÆc ®Ò xuÊt xö lý c¸c hµnh vi vi ph¹m quy ®Þnh, néi quy vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; tæ chøc kh¾c phôc kÞp thêi c¸c thiÕu sãt, vi ph¹m quy ®Þnh an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

5. Trang bÞ ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; chuÈn bÞ c¸c ®iÒu kiÖn phôc vô ch÷a ch¸y; x©y dùng vµ tæ chøc thùc tËp ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y; tæ chøc ch÷a ch¸y vµ gi¶i quyÕt kh¾c phôc hËu qu¶ ch¸y;

6. B¶o ®¶m kinh phÝ cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

7. Tæ chøc thèng kª, b¸o c¸o theo ®Þnh kú vÒ t×nh h×nh phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; th«ng b¸o kÞp thêi cho c¬ quan C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trùc tiÕp qu¶n lý nh÷ng thay ®æi lín cã liªn quan ®Õn b¶o ®¶m an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña c¬ quan, tæ chøc m×nh;

8. Phèi hîp víi c¸c c¬ quan, tæ chøc vµ hé gia ®×nh xung quanh trong viÖc b¶o ®¶m an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; kh«ng g©y nguy hiÓm ch¸y, næ ®èi víi c¸c c¬ quan, tæ chøc vµ hé gia ®×nh l©n cËn;

9. Tæ chøc tham gia c¸c ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y khi cã yªu cÇu cña c¬ quan cã thÈm quyÒn.

§iÒu 4. Tr¸ch nhiÖm phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña chñ hé gia ®×nh

Chñ hé gia ®×nh cã tr¸ch nhiÖm :

1. Thùc hiÖn c¸c quy ®Þnh, néi quy, ®iÒu kiÖn an toµn, biÖn ph¸p, gi¶i ph¸p vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ yªu cÇu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt;

2. KiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; ®«n ®èc nh¾c nhë c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh thùc hiÖn quy ®Þnh, néi quy, c¸c ®iÒu kiÖn an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; kh¾c phôc kÞp thêi c¸c thiÕu sãt, vi ph¹m quy ®Þnh an toµn vÒ b¶o ®¶m an toµn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

3. Mua s¾m ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; chuÈn bÞ c¸c ®iÒu kiÖn phôc vô ch÷a ch¸y; ph¸t hiÖn ch¸y, b¸o ch¸y, ch÷a ch¸y vµ tham gia kh¾c phôc hËu qu¶ vô ch¸y;

4. Phèi hîp víi c¸c hé gia ®×nh, c¬ quan, tæ chøc xung quanh trong viÖc b¶o ®¶m an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; kh«ng g©y nguy hiÓm ch¸y, næ ®èi víi c¸c hé gia ®×nh vµ c¬ quan, tæ chøc l©n cËn;

5. Tham gia c¸c ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y khi cã yªu cÇu cña c¬ quan cã thÈm quyÒn.

§iÒu 5. Tr¸ch nhiÖm phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña c¸ nh©n

1. ChÊp hµnh quy ®Þnh, néi quy vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ yªu cÇu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña ng−êi hoÆc c¬ quan cã thÈm quyÒn; thùc hiÖn nhiÖm vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo chøc tr¸ch, nhiÖm vô ®−îc giao.

2. T×m hiÓu, häc tËp ph¸p luËt vµ kiÕn thøc vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong ph¹m vi tr¸ch nhiÖm cña m×nh; b¶o qu¶n, sö dông thµnh th¹o c¸c ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y th«ng dông vµ c¸c ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y kh¸c ®−îc trang bÞ.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

23

3. B¶o ®¶m an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong qu¸ tr×nh sö dông nguån löa, nguån nhiÖt, c¸c thiÕt bÞ, dông cô sinh löa, sinh nhiÖt vµ trong b¶o qu¶n, sö dông chÊt ch¸y; kÞp thêi kh¾c phôc c¸c thiÕu sãt, vi ph¹m quy ®Þnh an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

4. Tham gia c¸c ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ë n¬i c− tró, n¬i lµm viÖc; tham gia ®éi d©n phßng, ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së hoÆc ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y chuyªn ngµnh theo quy ®Þnh; gãp ý, kiÕn nghÞ víi chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng n¬i c− tró, víi ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ chøc n¬i lµm viÖc vÒ c¸c biÖn ph¸p b¶o ®¶m an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

5. Ng¨n chÆn nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y vµ nh÷ng hµnh vi vi ph¹m quy ®Þnh an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

6. B¸o ch¸y vµ ch÷a ch¸y kÞp thêi khi ph¸t hiÖn thÊy ch¸y; chÊp hµnh nghiªm lÖnh huy ®éng tham gia ch÷a ch¸y vµ ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y kh¸c.

§iÒu 6. Tiªu chuÈn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

1. Tiªu chuÈn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña ViÖt Nam lµ tiªu chuÈn b¾t buéc ¸p dông gåm tiªu chuÈn ViÖt Nam vµ tiªu chuÈn ngµnh cã liªn quan hoÆc chuyªn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

2. C¬ quan nhµ n−íc cã thÈm quyÒn tr−íc khi ban hµnh tiªu chuÈn ViÖt Nam, tiªu chuÈn ngµnh cã liªn quan ®Õn phßng ch¸y ch÷a ch¸y hoÆc tiªu chuÈn chuyªn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ph¶i cã ý kiÕn thèng nhÊt b»ng v¨n b¶n cña Bé C«ng an.

3. Tiªu chuÈn n−íc ngoµi, tiªu chuÈn quèc tÕ vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc phÐp ¸p dông ë ViÖt Nam trong c¸c tr−êng hîp sau :

a) Tiªu chuÈn n−íc ngoµi, tiªu chuÈn quèc tÕ cã quy ®Þnh trong c¸c ®iÒu −íc quèc tÕ mµ ViÖt Nam ký kÕt hoÆc tham gia;

b) Tiªu chuÈn n−íc ngoµi, tiªu chuÈn quèc tÕ cã quy ®Þnh an toµn vÒ phßng ch¸y ch÷a ch¸y phï hîp hoÆc cao h¬n so víi quy ®Þnh cña tiªu chuÈn ViÖt Nam vµ ®−îc Bé C«ng an chÊp thuËn b»ng v¨n b¶n;

c) Khi ViÖt Nam ch−a cã quy ®Þnh mµ tiªu chuÈn n−íc ngoµi, tiªu chuÈn quèc tÕ phï hîp víi yªu cÇu thùc tÕ cña ViÖt Nam vµ ®−îc Bé C«ng an chÊp thuËn b»ng v¨n b¶n.

4. §èi víi nh÷ng yªu cÇu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y mµ trong tiªu chuÈn ch−a quy ®Þnh hoÆc ch−a cã tiªu chuÈn quy ®Þnh th× thùc hiÖn theo h−íng dÉn cña Bé C«ng an.

§iÒu 7. ChÝnh s¸ch ®èi víi ng−êi tham gia ch÷a ch¸y

Ng−êi trùc tiÕp ch÷a ch¸y, ng−êi tham gia ch÷a ch¸y mµ bÞ hy sinh, bÞ th−¬ng, bÞ tæn h¹i vÒ søc khoÎ th× ®−îc h−ëng chÕ ®é, chÝnh s¸ch theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. Bé Lao ®éng - Th−¬ng binh vµ X· héi chñ tr×, phèi hîp víi Bé C«ng an quy ®Þnh vµ h−íng dÉn cô thÓ viÖc thùc hiÖn.

Ch−¬ng II phßng ch¸y

§iÒu 8. C¬ së cã nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

24

C¬ së cã nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ quy ®Þnh t¹i kho¶n 4 §iÒu 3 cña LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y gåm nhµ m¸y, xÝ nghiÖp, kho tµng, trô së lµm viÖc, bÖnh viÖn, tr−êng häc, r¹p h¸t, kh¸ch s¹n, chî, trung t©m th−¬ng m¹i, doanh tr¹i lùc l−îng vò trang vµ c¸c c«ng tr×nh kh¸c quy ®Þnh t¹i Phô lôc 1 NghÞ ®Þnh nµy.

§iÒu 9. §iÒu kiÖn an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi c¬ së

1. C¬ së ®−îc bè trÝ trªn mét ph¹m vi nhÊt ®Þnh, cã ng−êi qu¶n lý, ho¹t ®éng vµ cÇn thiÕt cã ph−¬ng ¸n phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®éc lËp ph¶i b¶o ®¶m c¸c ®iÒu kiÖn an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y sau ®©y :

a) Cã quy ®Þnh, néi quy, biÓn cÊm, biÓn b¸o, s¬ ®å hoÆc biÓn chØ dÉn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, tho¸t n¹n phï hîp víi ®Æc ®iÓm vµ tÝnh chÊt ho¹t ®éng cña c¬ së;

b) Cã quy ®Þnh vµ ph©n c«ng chøc tr¸ch, nhiÖm vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong c¬ së;

c) Cã v¨n b¶n ®· thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi c«ng tr×nh thuéc diÖn ph¶i thiÕt kÕ vµ thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

d) HÖ thèng ®iÖn, thiÕt bÞ sö dông ®iÖn, hÖ thèng chèng sÐt, n¬i sö dông löa, ph¸t sinh nhiÖt ph¶i b¶o ®¶m an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

®) Cã quy tr×nh kü thuËt an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y phï hîp víi ®iÒu kiÖn s¶n xuÊt, kinh doanh, dÞch vô;

e) Cã lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së ®−îc tæ chøc huÊn luyÖn nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ tæ chøc th−êng trùc s½n sµng ch÷a ch¸y ®¸p øng yªu cÇu ch÷a ch¸y t¹i chç; cã ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y, tho¸t n¹n vµ ®· ®−îc cÊp cã thÈm quyÒn phª duyÖt;

g) Cã hÖ thèng b¸o ch¸y, ch÷a ch¸y, ng¨n ch¸y, ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y kh¸c, ph−¬ng tiÖn cøu ng−êi phï hîp víi tÝnh chÊt, ®Æc ®iÓm cña c¬ së, b¶o ®¶m vÒ sè l−îng, chÊt l−îng vµ ho¹t ®éng theo quy ®Þnh cña Bé C«ng an vµ c¸c tiªu chuÈn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; cã hÖ thèng giao th«ng, cÊp n−íc, th«ng tin liªn l¹c phôc vô ch÷a ch¸y t¹i c¬ së theo quy ®Þnh;

h) Cã hå s¬ qu¶n lý, theo dâi ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo quy ®Þnh.

2. §èi víi c¬ së kh¸c th× thùc hiÖn ®iÒu kiÖn an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy phï hîp víi quy m«, tÝnh chÊt ho¹t ®éng cña c¬ së ®ã.

3. §iÒu kiÖn an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy ph¶i ®−îc tæ chøc thùc hiÖn vµ duy tr× trong suèt qu¸ tr×nh ho¹t ®éng. §èi víi c¸c c¬ së quy ®Þnh t¹i Phô lôc 2 NghÞ ®Þnh nµy tr−íc khi ®−a vµo ho¹t ®éng ph¶i ®−îc Côc C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y hoÆc Phßng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y C«ng an cÊp tØnh chøng nhËn ®ñ ®iÒu kiÖn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

Bé C«ng an quy ®Þnh cô thÓ mÉu "GiÊy chøng nhËn ®ñ ®iÒu kiÖn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y", thñ tôc cÊp "GiÊy chøng nhËn ®ñ ®iÒu kiÖn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y".

§iÒu 10. §iÒu kiÖn an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi khu d©n c−

1. Cã quy ®Þnh, néi quy vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, vÒ sö dông ®iÖn, sö dông löa vµ c¸c chÊt dÔ ch¸y, næ; cã biÓn cÊm, biÓn b¸o, s¬ ®å hoÆc biÓn chØ dÉn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, tho¸t n¹n phï hîp víi ®Æc ®iÓm cña khu d©n c−.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

25

2. Cã thiÕt kÕ vµ ph¶i ®−îc thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi khu d©n c− x©y dùng míi.

3. HÖ thèng ®iÖn ph¶i b¶o ®¶m tiªu chuÈn an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

4. Cã ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y b¶o ®¶m sè l−îng vµ chÊt l−îng theo quy ®Þnh cña Bé C«ng an vµ c¸c tiªu chuÈn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; cã gi¶i ph¸p chèng ch¸y lan; cã hÖ thèng giao th«ng, nguån n−íc phôc vô ch÷a ch¸y theo quy ®Þnh; cã ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y, tho¸t n¹n vµ ®· ®−îc cÊp cã thÈm quyÒn phª duyÖt.

5. Cã lùc l−îng d©n phßng ®−îc huÊn luyÖn nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ tæ chøc th−êng trùc s½n sµng ch÷a ch¸y ®¸p øng yªu cÇu ch÷a ch¸y t¹i chç.

6. Cã hå s¬ qu¶n lý, theo dâi ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo quy ®Þnh cña Bé C«ng an.

§iÒu 11. §iÒu kiÖn an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi hé gia ®×nh

1. N¬i ®un nÊu, n¬i thê cóng, n¬i cã sö dông nguån löa, nguån nhiÖt, thiÕt bÞ sinh löa, sinh nhiÖt, hÖ thèng ®iÖn, thiÕt bÞ sö dông ®iÖn ph¶i b¶o ®¶m an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

2. Tµi s¶n, vËt t−, chÊt ch¸y ph¶i ®−îc bè trÝ, s¾p xÕp, b¶o qu¶n vµ sö dông ®óng quy ®Þnh an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

3. Cã dù kiÕn t×nh huèng ch¸y, tho¸t n¹n vµ biÖn ph¸p ch÷a ch¸y; cã ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y phï hîp víi ®Æc ®iÓm ho¹t ®éng cña hé gia ®×nh vµ b¶o ®¶m vÒ sè l−îng, chÊt l−îng theo h−íng dÉn cña Bé C«ng an.

§iÒu 12. §iÒu kiÖn an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi

1. Ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi tõ 4 chç ngåi trë lªn, ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi vËn chuyÓn chÊt, hµng ho¸ nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ ph¶i b¶o ®¶m vµ duy tr× c¸c ®iÒu kiÖn an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y sau ®©y :

a) Cã quy ®Þnh, néi quy, biÓn cÊm, biÓn b¸o, s¬ ®å hoÆc biÓn chØ dÉn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, tho¸t n¹n phï hîp víi ®Æc ®iÓm, tÝnh chÊt ho¹t ®éng cña ph−¬ng tiÖn;

b) Quy tr×nh vËn hµnh ph−¬ng tiÖn, hÖ thèng ®iÖn, hÖ thèng nhiªn liÖu, viÖc bè trÝ, s¾p xÕp ng−êi, vËt t−, hµng ho¸ trªn ph−¬ng tiÖn ph¶i b¶o ®¶m an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

c) Ng−êi ®iÒu khiÓn ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi ph¶i ®−îc häc tËp kiÕn thøc vÒ phßng ch¸y, ch÷a ch¸y trong qu¸ tr×nh ®µo t¹o cÊp giÊy phÐp ®iÒu khiÓn ph−¬ng tiÖn; ®èi víi ng−êi ®iÒu khiÓn ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi cã phô cÊp tr¸ch nhiÖm vµ ng−êi ®iÒu khiÓn, ng−êi lµm viÖc, ng−êi phôc vô trªn ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi cã tõ 30 chç ngåi trë lªn vµ trªn ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi chuyªn dïng ®Ó vËn chuyÓn c¸c chÊt, hµng nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ ph¶i cã giÊy chøng nhËn ®· qua huÊn luyÖn nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña c¬ quan C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cã thÈm quyÒn;

d) Cã ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y phï hîp víi yªu cÇu tÝnh chÊt, ®Æc ®iÓm cña ph−¬ng tiÖn, b¶o ®¶m vÒ sè l−îng, chÊt l−îng vµ ho¹t ®éng theo quy ®Þnh cña Bé C«ng an vµ c¸c tiªu chuÈn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

26

2. Ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi cã yªu cÇu ®Æc biÖt vÒ b¶o ®¶m an toµn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y gåm tµu thñy, tµu háa chuyªn dïng ®Ó vËn chuyÓn hµnh kh¸ch, vËn chuyÓn x¨ng dÇu, chÊt láng dÔ ch¸y kh¸c, khÝ ch¸y, vËt liÖu næ, ho¸ chÊt cã nguy hiÓm ch¸y, næ ph¶i ®−îc thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y khi chÕ t¹o míi hoÆc ho¸n c¶i vµ c¬ quan ®¨ng kiÓm chØ cÊp chøng chØ ®¨ng kiÓm sau khi Côc C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y hoÆc Phßng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y C«ng an cÊp tØnh x¸c nhËn ®ñ ®iÒu kiÖn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

3. Ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi khi vËn chuyÓn c¸c chÊt, hµng nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ thuéc lo¹i 1, 2, 3, 4 vµ 9 quy ®Þnh t¹i Phô lôc sè 1 NghÞ ®Þnh sè 13/2003/N§-CP ngµy 19 th¸ng 02 n¨m 2003 cña ChÝnh phñ ph¶i cã "GiÊy phÐp vËn chuyÓn chÊt, hµng nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ" do Bé C«ng an cÊp.

Bé C«ng an quy ®Þnh cô thÓ mÉu, thñ tôc vµ thÈm quyÒn cÊp "GiÊy phÐp vËn chuyÓn chÊt, hµng nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ".

§iÒu 13. Yªu cÇu phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y khi lËp quy ho¹ch, dù ¸n x©y dùng míi hoÆc c¶i t¹o ®« thÞ, khu d©n c−, ®Æc khu kinh tÕ, khu c«ng nghiÖp, khu chÕ xuÊt, khu c«ng nghÖ cao

Khi lËp quy ho¹ch dù ¸n x©y dùng míi hoÆc c¶i t¹o ®« thÞ, khu d©n c−, ®Æc khu kinh tÕ, khu c«ng nghiÖp, khu chÕ xuÊt, khu c«ng nghÖ cao ph¶i cã gi¶i ph¸p thiÕt kÕ vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y b¶o ®¶m c¸c néi dung sau :

1. §Þa ®iÓm x©y dùng c«ng tr×nh, côm c«ng tr×nh, bè trÝ c¸c khu ®Êt, c¸c l« nhµ ph¶i b¶o ®¶m chèng ch¸y lan, gi¶m tèi thiÓu t¸c h¹i cña nhiÖt, khãi bôi, khÝ ®éc do ®¸m ch¸y sinh ra ®èi víi c¸c khu vùc d©n c− vµ c«ng tr×nh xung quanh;

2. HÖ thèng giao th«ng, kho¶ng trèng ph¶i ®ñ kÝch th−íc vµ t¶i träng b¶o ®¶m cho ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y c¬ giíi triÓn khai c¸c ho¹t ®éng ch÷a ch¸y;

3. HÖ thèng cÊp n−íc b¶o ®¶m viÖc cÊp n−íc ch÷a ch¸y; hÖ thèng th«ng tin liªn l¹c, cung cÊp ®iÖn ph¶i b¶o ®¶m phôc vô c¸c ho¹t ®éng ch÷a ch¸y, th«ng tin b¸o ch¸y;

4. Bè trÝ ®Þa ®iÓm x©y dùng ®¬n vÞ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ë khu vùc trung t©m, thuËn lîi vÒ giao th«ng, th«ng tin liªn l¹c vµ cã ®ñ diÖn tÝch b¶o ®¶m cho c¸c ho¹t ®éng th−êng trùc s½n sµng chiÕn ®Êu, tËp luyÖn, b¶o qu¶n, b¶o d−ìng ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y theo quy ®Þnh cña Bé C«ng an;

5. Trong dù ¸n ph¶i cã dù to¸n kinh phÝ cho c¸c h¹ng môc phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y. §iÒu 14. Yªu cÇu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y khi lËp dù ¸n vµ thiÕt kÕ x©y dùng c«ng

tr×nh

Khi lËp dù ¸n vµ thiÕt kÕ x©y dùng míi, c¶i t¹o hoÆc thay ®æi tÝnh chÊt sö dông cña c«ng tr×nh ph¶i cã c¸c gi¶i ph¸p thiÕt kÕ vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y b¶o ®¶m c¸c néi dung sau :

1. §Þa ®iÓm x©y dùng c«ng tr×nh b¶o ®¶m kho¶ng c¸ch an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi

víi c¸c c«ng tr×nh xung quanh;

2. BËc chÞu löa hay møc ®é chÞu löa cña c«ng tr×nh phï hîp víi quy m«, tÝnh chÊt ho¹t ®éng cña c«ng tr×nh; cã gi¶i ph¸p ®¶m b¶o ng¨n ch¸y vµ chèng ch¸y lan gi÷a c¸c h¹ng môc cña c«ng tr×nh vµ gi÷a c«ng tr×nh nµy víi c«ng tr×nh kh¸c;

3. C«ng nghÖ s¶n xuÊt, hÖ thèng ®iÖn, chèng sÐt, chèng næ cña c«ng tr×nh vµ bè trÝ c¸c hÖ

thèng, m¸y mãc, thiÕt bÞ vËt t− b¶o ®¶m c¸c yªu cÇu an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

27

4. HÖ thèng tho¸t n¹n gåm cöa, lèi ®i, hµnh lang, cÇu thang chung, cöa, lèi ®i, cÇu thang dµnh

riªng cho tho¸t n¹n, thiÕt bÞ chiÕu s¸ng vµ chØ dÉn lèi tho¸t, thiÕt bÞ th«ng giã vµ hót khãi, thiÕt bÞ cøu ng−êi, thiÕt bÞ b¸o tÝn hiÖu b¶o ®¶m cho viÖc tho¸t n¹n nhanh chãng, an toµn khi x¶y ra ch¸y;

5. HÖ thèng giao th«ng, b·i ®ç phôc vô cho ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y c¬ giíi ho¹t ®éng b¶o ®¶m

kÝch th−íc vµ t¶i träng; hÖ thèng cÊp n−íc ch÷a ch¸y b¶o ®¶m yªu cÇu phôc vô ch÷a ch¸y; 6. HÖ thèng b¸o ch¸y, hÖ thèng ch÷a ch¸y vµ ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y kh¸c b¶o ®¶m sè l−îng, vÞ trÝ

l¾p ®Æt vµ c¸c th«ng sè kü thuËt phï hîp víi ®Æc ®iÓm vµ tÝnh chÊt ho¹t ®éng cña c«ng tr×nh; 7. Trong dù ¸n vµ thiÕt kÕ ph¶i cã dù to¸n kinh phÝ cho c¸c h¹ng môc phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y. §iÒu 15. Kinh phÝ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong ®Çu t−, x©y dùng

1. Kinh phÝ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong ®Çu t−, x©y dùng gåm c¸c kho¶n kinh phÝ cho h¹ng môc phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y quy ®Þnh t¹i §iÒu 13 vµ §iÒu 14 cña NghÞ ®Þnh nµy vµ c¸c kho¶n kinh phÝ kh¸c phôc vô viÖc lËp dù ¸n, thiÕt kÕ, thÈm duyÖt, thö nghiÖm, kiÓm ®Þnh, thi c«ng, nghiÖm thu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y. Kinh phÝ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong ®Çu t−, x©y dùng ph¶i ®−îc bè trÝ ngay trong giai ®o¹n lËp dù ¸n quy ho¹ch, dù ¸n ®Çu t− vµ thiÕt kÕ c«ng tr×nh.

2. Bé Tµi chÝnh chñ tr×, phèi hîp víi Bé X©y dùng, Bé C«ng an quy ®Þnh ®Þnh møc kinh phÝ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong ®Çu t− vµ x©y dùng.

§iÒu 16. ThiÕt kÕ vµ thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

1. Dù ¸n, c«ng tr×nh hay h¹ng môc c«ng tr×nh (sau ®©y gäi chung lµ c«ng tr×nh) quy ®Þnh t¹i Phô lôc 3 NghÞ ®Þnh nµy thuéc mäi nguån vèn ®Çu t− khi x©y dùng míi, c¶i t¹o hoÆc thay ®æi tÝnh chÊt sö dông ph¶i cã thiÕt kÕ vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y do c¬ quan cã ®ñ n¨ng lùc thiÕt kÕ vµ ph¶i ®−îc thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y tr−íc khi thi c«ng.

C«ng tr×nh kh«ng thuéc danh môc quy ®Þnh t¹i Phô lôc 3 NghÞ ®Þnh nµy khi x©y dùng míi, c¶i t¹o hoÆc thay ®æi tÝnh chÊt sö dông vÉn ph¶i cã thiÕt kÕ b¶o ®¶m c¸c yªu cÇu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt nh−ng kh«ng b¾t buéc ph¶i thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

C¨n cø vµo t×nh h×nh ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi trong tõng giai ®o¹n, Bé C«ng an tr×nh Thñ t−íng ChÝnh phñ quyÕt ®Þnh bæ sung, söa ®æi danh môc c¸c dù ¸n, c«ng tr×nh thuéc diÖn ph¶i thiÕt kÕ vµ thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y quy ®Þnh t¹i Phô lôc 3 NghÞ ®Þnh nµy cho phï hîp.

2. C¬ quan C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cã thÈm quyÒn chÞu tr¸ch nhiÖm thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi c¸c dù ¸n quy ho¹ch, dù ¸n x©y dùng vµ thiÕt kÕ c«ng tr×nh quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy theo néi dung quy ®Þnh t¹i §iÒu 15 LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ §iÒu 13 hoÆc §iÒu 14 cña NghÞ ®Þnh nµy. V¨n b¶n thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y lµ mét trong nh÷ng c¨n cø ®Ó c¬ quan cã thÈm quyÒn phª duyÖt dù ¸n, thiÕt kÕ vµ cÊp phÐp x©y dùng. Bé C«ng an quy ®Þnh ph©n cÊp thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

3. Hå s¬ thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y gåm :

a) V¨n b¶n ®Ò nghÞ thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña chñ ®Çu t−, tr−êng hîp chñ ®Çu t− ñy quyÒn cho mét ®¬n vÞ kh¸c thùc hiÖn th× ph¶i cã v¨n b¶n ñy quyÒn kÌm theo;

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

28

b) B¶n sao giÊy phÐp ®Çu t− vµ chøng chØ quy ho¹ch hay tho¶ thuËn vÒ ®Þa ®iÓm cña c¬ quan qu¶n lý nhµ n−íc cã thÈm quyÒn;

c) C¸c b¶n vÏ vµ b¶n thuyÕt minh thÓ hiÖn nh÷ng néi dung yªu cÇu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y quy ®Þnh t¹i §iÒu 13 hoÆc §iÒu 14 cña NghÞ ®Þnh nµy.

Hå s¬ thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y gåm 03 bé, nÕu hå s¬ thÓ hiÖn b»ng tiÕng n−íc ngoµi th× ph¶i cã b¶n dÞch ra tiÕng ViÖt kÌm theo vµ hå s¬ ph¶i cã x¸c nhËn cña chñ ®Çu t−.

4. ThÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc tiÕn hµnh ®ång thêi víi viÖc thÈm duyÖt vÒ x©y dùng. Thêi h¹n thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc tÝnh kÓ tõ khi nhËn ®ñ hå s¬ hîp lÖ vµ ®−îc quy ®Þnh nh− sau :

a) Kh«ng qu¸ 20 ngµy lµm viÖc ®èi víi dù ¸n quy ho¹ch, dù ¸n x©y dùng;

b) Kh«ng qu¸ 30 ngµy lµm viÖc ®èi víi thiÕt kÕ kü thuËt c«ng tr×nh nhãm A; kh«ng qu¸ 20 ngµy lµm viÖc ®èi víi c«ng tr×nh thuéc nhãm B, C.

Ph©n nhãm dù ¸n c«ng tr×nh A, B, C t¹i ®iÓm nµy thùc hiÖn theo Quy chÕ qu¶n lý ®Çu t− vµ x©y dùng hiÖn hµnh.

5. Kinh phÝ cho viÖc thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc x¸c ®Þnh trong vèn ®Çu t− cña dù ¸n, c«ng tr×nh.

Bé Tµi chÝnh thèng nhÊt víi Bé C«ng an quy ®Þnh møc phÝ vµ lÖ phÝ thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 17. Tr¸ch nhiÖm cña c¬ quan thiÕt kÕ, chñ ®Çu t−, nhµ thÇu x©y dùng vµ c¬ quan C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong ®Çu t−, x©y dùng c«ng tr×nh

1. C¬ quan thiÕt kÕ vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cã tr¸ch nhiÖm :

a) ThiÕt kÕ b¶o ®¶m c¸c yªu cÇu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ chÊt l−îng s¶n phÈm thiÕt kÕ trong thêi gian x©y dùng vµ sö dông c«ng tr×nh;

b) Thùc hiÖn gi¸m s¸t t¸c gi¶ trong qu¸ tr×nh thi c«ng x©y l¾p c«ng tr×nh;

c) Tham gia nghiÖm thu c«ng tr×nh.

2. Chñ ®Çu t− cã tr¸ch nhiÖm :

a) Tr×nh hå s¬ thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y ch÷a ch¸y theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 3 §iÒu 16 NghÞ ®Þnh nµy;

b) Tæ chøc thi c«ng x©y dùng theo ®óng thiÕt kÕ ®· ®−îc thÈm duyÖt. Tr−êng hîp cã thay ®æi vÒ thiÕt kÕ vµ thiÕt bÞ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong qu¸ tr×nh thi c«ng th× chñ ®Çu t− ph¶i gi¶i tr×nh hoÆc thiÕt kÕ bæ sung vµ ph¶i ®−îc thÈm duyÖt l¹i;

c) Tæ chøc kiÓm tra, gi¸m s¸t thi c«ng vµ nghiÖm thu c«ng tr×nh;

d) B¶o ®¶m an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, phßng næ c«ng tr×nh trong suèt qu¸ tr×nh x©y dùng ®Õn khi nghiÖm thu bµn giao ®−a c«ng tr×nh vµo sö dông.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

29

3. Nhµ thÇu thi c«ng x©y dùng cã tr¸ch nhiÖm :

a) Thi c«ng theo ®óng thiÕt kÕ ®· ®−îc thÈm duyÖt;

b) B¶o ®¶m an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, phßng næ thuéc ph¹m vi qu¶n lý cña m×nh trong suèt qu¸ tr×nh thi c«ng x©y l¾p ®Õn khi bµn giao c«ng tr×nh;

c) LËp hå s¬ hoµn c«ng, chuÈn bÞ c¸c tµi liÖu ®Ó phôc vô c«ng t¸c nghiÖm thu c«ng tr×nh vµ tham gia nghiÖm thu c«ng tr×nh.

4. C¬ quan C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cã tr¸ch nhiÖm :

a) ThÈm duyÖt c¸c néi dung, yªu cÇu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi c¸c dù ¸n, thiÕt kÕ theo ®óng tiªu chuÈn, quy ®Þnh cña ph¸p luËt vµ ph¶i b¶o ®¶m thêi h¹n thÈm duyÖt quy ®Þnh t¹i kho¶n 4 §iÒu 16 cña NghÞ ®Þnh nµy;

b) KiÓm ®Þnh thiÕt bÞ, ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y tr−íc khi l¾p ®Æt; kiÓm tra viÖc thi c«ng, l¾p ®Æt thiÕt bÞ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo ®óng thiÕt kÕ ®· ®−îc duyÖt; kiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong qu¸ tr×nh thi c«ng x©y dùng vµ kiÓm tra nghiÖm thu c«ng tr×nh;

c) Tham gia nghiÖm thu vµ ra v¨n b¶n nghiÖm thu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi c¸c c«ng tr×nh ph¶i thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 18. NghiÖm thu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

C«ng tr×nh x©y dùng ®· ®−îc thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ph¶i ®−îc tæ chøc nghiÖm thu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y tr−íc khi chñ ®Çu t− tiÕn hµnh nghiÖm thu c«ng tr×nh. NghiÖm thu vÒ phßng ch¸y ch÷a ch¸y bao gåm nghiÖm thu tõng phÇn, tõng giai ®o¹n, tõng h¹ng môc vµ nghiÖm thu bµn giao c«ng tr×nh; riªng ®èi víi c¸c bé phËn cña c«ng tr×nh khi thi c«ng bÞ che khuÊt th× ph¶i ®−îc nghiÖm thu tr−íc khi tiÕn hµnh c¸c c«ng viÖc tiÕp theo.

V¨n b¶n nghiÖm thu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y lµ mét trong nh÷ng c¨n cø ®Ó chñ ®Çu t− nghiÖm thu, quyÕt to¸n vµ ®−a c«ng tr×nh vµo sö dông.

§iÒu 19. KiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

1. KiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc tiÕn hµnh theo c¸c néi dung sau ®©y :

a) ViÖc thùc hiÖn ®iÒu kiÖn an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y phï hîp víi tõng ®èi t−îng quy ®Þnh t¹i c¸c §iÒu 9, 10, 11, 12 vµ c¸c ®iÒu cã liªn quan cña NghÞ ®Þnh nµy vµ c¸c quy ®Þnh kh¸c cña ph¸p luËt;

b) ViÖc thùc hiÖn tr¸ch nhiÖm phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y phï hîp víi tõng ®èi t−îng quy ®Þnh t¹i c¸c §iÒu 3, 4, 5, c¸c ®iÒu cã liªn quan cña NghÞ ®Þnh nµy vµ c¸c quy ®Þnh kh¸c cña ph¸p luËt;

c) ViÖc chÊp hµnh c¸c tiªu chuÈn vµ quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ c¸c yªu cÇu vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña ng−êi hoÆc c¬ quan cã thÈm quyÒn.

2. KiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc tiÕn hµnh theo chÕ ®é kiÓm tra th−êng xuyªn, kiÓm tra ®Þnh kú, kiÓm tra ®ét xuÊt.

3. Tr¸ch nhiÖm kiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc quy ®Þnh nh− sau :

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

30

a) Ng−êi ®øng ®Çu c¬ së, Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n cÊp x·, chñ ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi, chñ rõng, chñ hé gia ®×nh cã tr¸ch nhiÖm tæ chøc kiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong ph¹m vi qu¶n lý cña m×nh theo chÕ ®é kiÓm tra quy ®Þnh t¹i kho¶n 2 §iÒu nµy;

b) Ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ chøc, Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n cÊp huyÖn trë lªn cã tr¸ch nhiÖm tæ chøc kiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo chÕ ®é kiÓm tra ®Þnh kú vµ ®ét xuÊt trong ph¹m vi qu¶n lý cña m×nh;

c) C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cã tr¸ch nhiÖm kiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®Þnh kú hµng quý ®èi víi c¸c c¬ së cã nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ vµ ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi cã yªu cÇu ®Æc biÖt b¶o ®¶m an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; 6 th¸ng hoÆc mét n¨m ®èi víi c¸c ®èi t−îng cßn l¹i vµ kiÓm tra ®ét xuÊt khi cã dÊu hiÖu nguy hiÓm, mÊt an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y hoÆc vi ph¹m quy ®Þnh an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ khi cã yªu cÇu b¶o vÖ ®Æc biÖt.

4. Bé C«ng an quy ®Þnh cô thÓ vÒ thñ tôc kiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 20. T¹m ®×nh chØ, gia h¹n t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng cña c¬ së, ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi, hé gia ®×nh, c¸ nh©n kh«ng ®¶m b¶o an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ phôc håi ho¹t ®éng trë l¹i

1. C¸c tr−êng hîp bÞ t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu 29 LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc hiÓu nh− sau :

a) Nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y, næ lµ trong m«i tr−êng nguy hiÓm ch¸y, næ xuÊt hiÖn nguån löa, nguån nhiÖt hoÆc khi ®ang cã nguån löa, nguån nhiÖt mµ xuÊt hiÖn m«i tr−êng nguy hiÓm ch¸y, næ;

b) Vi ph¹m ®Æc biÖt nghiªm träng quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y lµ nh÷ng vi ph¹m nÕu kh«ng ®−îc ng¨n chÆn kÞp thêi th× cã thÓ dÉn ®Õn nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y, næ hoÆc khi x¶y ra ch¸y, næ cã thÓ g©y hËu qu¶ ®Æc biÖt nghiªm träng;

c) Vi ph¹m nghiªm träng quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y lµ vi ph¹m cã thÓ dÉn ®Õn ch¸y, næ g©y hËu qu¶ nghiªm träng ®· ®−îc c¬ quan qu¶n lý nhµ n−íc vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cã thÈm quyÒn yªu cÇu kh¾c phôc vµ ®· bÞ xö ph¹t hµnh chÝnh mµ kh«ng kh¾c phôc.

2. ViÖc t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng cña c¬ së, ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi, hé gia ®×nh vµ c¸ nh©n quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy chØ giíi h¹n trong ph¹m vi nhá nhÊt vµ theo nguyªn t¾c nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y, næ xuÊt hiÖn ë ph¹m vi nµo hoÆc vi ph¹m quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ë ph¹m vi nµo th× t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng trong ph¹m vi ®ã. Khi ho¹t ®éng cña bé phËn hoÆc cña toµn bé c¬ së, ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi, hé gia ®×nh vµ c¸ nh©n bÞ t¸c ®éng ¶nh h−ëng mµ xuÊt hiÖn nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y, næ th× còng bÞ t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng.

3. Thêi h¹n t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng ®−îc x¸c ®Þnh c¨n cø vµo ®iÒu kiÖn, kh¶ n¨ng lo¹i trõ nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y, næ, kh¶ n¨ng kh¾c phôc vi ph¹m vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y nh−ng kh«ng v−ît qu¸ 30 ngµy. HÕt thêi h¹n t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng mµ nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y, næ ch−a ®−îc lo¹i trõ hoÆc vi ph¹m quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ch−a ®−îc kh¾c phôc th× ®−îc xem xÐt gia h¹n t¹m ®×nh chØ tiÕp nh−ng kh«ng qu¸ 30 ngµy. Tr−êng hîp ®Æc biÖt, khi hÕt thêi gian gia h¹n t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng mµ nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y, næ ch−a ®−îc lo¹i trõ hoÆc vi ph¹m quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vÉn ch−a ®−îc kh¾c phôc v× lý do kh¸ch quan th× ng−êi ra quyÕt ®Þnh t¹m ®×nh chØ b¸o c¸o cÊp trªn cã thÈm quyÒn xem xÐt quyÕt ®Þnh gia h¹n tiÕp hoÆc xö lý theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

4. Trong thêi h¹n t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng, nÕu nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y, næ ®−îc lo¹i trõ hoÆc vi ph¹m quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®· ®−îc kh¾c phôc th× ®−îc phÐp phôc håi ho¹t ®éng.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

31

5. QuyÕt ®Þnh t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng vµ quyÕt ®Þnh phôc håi ho¹t ®éng ®−îc thÓ hiÖn b»ng v¨n b¶n hoÆc b»ng lêi; tr−êng hîp ng−êi cã thÈm quyÒn ra quyÕt ®Þnh t¹m ®×nh chØ b»ng lêi th× trong thêi gian ng¾n nhÊt ph¶i thÓ hiÖn quyÕt ®Þnh ®ã b»ng v¨n b¶n. Tr−êng hîp ng−êi cã thÈm quyÒn sau khi ra quyÕt ®Þnh t¹m ®×nh chØ b»ng lêi mµ nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y, næ hoÆc vi ph¹m quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc lo¹i trõ hay kh¾c phôc nhanh th× cã thÓ ra quyÕt ®Þnh phôc håi ho¹t ®éng b»ng lêi.

Ng−êi ®øng ®Çu c¬ së, c¬ quan, tæ chøc, chñ hé gia ®×nh, ng−êi ®iÒu khiÓn hoÆc chñ ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi vµ c¸ nh©n khi nhËn ®−îc quyÕt ®Þnh t¹m ®×nh chØ ph¶i chÊp hµnh ngay vµ cã tr¸ch nhiÖm lo¹i trõ nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y, næ hoÆc kh¾c phôc vi ph¹m quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong thêi gian ng¾n nhÊt.

6. ThÈm quyÒn t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng, gia h¹n t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng vµ phôc håi ho¹t ®éng ®−îc quy ®Þnh nh− sau :

a) Bé tr−ëng Bé C«ng an hoÆc ng−êi ®−îc ñy quyÒn ®−îc quyÒn quyÕt ®Þnh t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng cña bé phËn, toµn bé c¬ së, ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi, hé gia ®×nh, ho¹t ®éng cña c¸ nh©n trong ph¹m vi c¶ n−íc; tr−êng hîp ®Æc biÖt th× b¸o c¸o Thñ t−íng ChÝnh phñ quyÕt ®Þnh;

b) Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n c¸c cÊp ®−îc quyÒn quyÕt ®Þnh t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng cña bé phËn, toµn bé c¬ së, ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi, hé gia ®×nh, ho¹t ®éng cña c¸ nh©n thuéc ph¹m vi tr¸ch nhiÖm qu¶n lý cña m×nh;

c) Côc tr−ëng Côc C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ Tr−ëng phßng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong ph¹m vi thÈm quyÒn cña m×nh ®−îc quyÒn quyÕt ®Þnh t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng ®èi víi tõng bé phËn, toµn bé c¬ së, ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi, hé gia ®×nh, ho¹t ®éng cña c¸ nh©n;

d) C¶nh s¸t kiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc quyÒn t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng ®èi víi tõng bé phËn, toµn bé c¬ së, ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi, hé gia ®×nh, ho¹t ®éng cña c¸ nh©n khi ®ang cã nguy c¬ trùc tiÕp ph¸t sinh ch¸y, næ vµ ph¶i kÞp thêi b¸o c¸o cÊp trªn trùc tiÕp cã thÈm quyÒn;

®) Ng−êi cã thÈm quyÒn ra quyÕt ®Þnh t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng cã quyÒn gia h¹n t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng vµ phôc håi ho¹t ®éng trë l¹i.

7. Bé C«ng an quy ®Þnh cô thÓ mÉu "QuyÕt ®Þnh t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng", "QuyÕt ®Þnh gia h¹n t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng", "QuyÕt ®Þnh phôc håi ho¹t ®éng trë l¹i"; thñ tôc t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng, gia h¹n t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng vµ phôc håi ho¹t ®éng trë l¹i.

§iÒu 21. §×nh chØ ho¹t ®éng cña c¬ së, ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi, hé gia ®×nh vµ c¸ nh©n kh«ng ®¶m b¶o an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

1. C¬ së, ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi, hé gia ®×nh vµ ho¹t ®éng cña c¸ nh©n bÞ t¹m ®×nh chØ theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu 20 cña NghÞ ®Þnh nµy ®· hÕt thêi h¹n t¹m ®×nh chØ mµ kh«ng kh¾c phôc hoÆc kh«ng thÓ kh¾c phôc ®−îc vµ cã nguy c¬ ch¸y, næ g©y hËu qu¶ nghiªm träng th× bÞ ®×nh chØ ho¹t ®éng. ViÖc ®×nh chØ ho¹t ®éng cã thÓ thùc hiÖn ®èi víi tõng bé phËn hoÆc toµn bé c¬ së, ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi, hé gia ®×nh vµ ho¹t ®éng cña c¸ nh©n.

2. Ng−êi cã thÈm quyÒn quy ®Þnh t¹i c¸c ®iÓm a, b vµ c kho¶n 6 §iÒu 20 cña NghÞ ®Þnh nµy cã quyÒn t¹m ®×nh chØ ho¹t ®éng ®èi víi ®èi t−îng nµo th× ®−îc quyÒn ®×nh chØ ho¹t ®éng ®èi víi ®èi t−îng ®ã.

3. Bé C«ng an quy ®Þnh mÉu "QuyÕt ®Þnh ®×nh chØ ho¹t ®éng" vµ thñ tôc ®×nh chØ ho¹t ®éng.

Ch−¬ng III ch÷a ch¸y

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

32

§iÒu 22. Ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y

1. Ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y ph¶i b¶o ®¶m c¸c yªu cÇu vµ néi dung c¬ b¶n sau ®©y :

a) Nªu ®−îc tÝnh chÊt, ®Æc ®iÓm nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ, ®éc vµ c¸c ®iÒu kiÖn liªn quan ®Õn ho¹t ®éng ch÷a ch¸y;

b) §Ò ra t×nh huèng ch¸y lín phøc t¹p nhÊt vµ mét sè t×nh huèng ch¸y ®Æc tr−ng kh¸c cã thÓ x¶y ra, kh¶ n¨ng ph¸t triÓn cña ®¸m ch¸y theo c¸c møc ®é kh¸c nhau;

c) §Ò ra kÕ ho¹ch huy ®éng, sö dông lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn, tæ chøc chØ huy, biÖn ph¸p kü thuËt, chiÕn thuËt ch÷a ch¸y vµ c¸c c«ng viÖc phôc vô ch÷a ch¸y phï hîp víi tõng giai ®o¹n cña tõng t×nh huèng ch¸y.

2. Ng−êi ®øng ®Çu c¬ së, ®Æc khu kinh tÕ, khu c«ng nghiÖp, khu chÕ xuÊt, khu c«ng nghÖ cao, tr−ëng th«n, tr−ëng Êp, tr−ëng b¶n, tæ tr−ëng tæ d©n phè, chñ rõng, chñ ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi cã yªu cÇu ®Æc biÖt vÒ b¶o ®¶m an toµn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y chÞu tr¸ch nhiÖm x©y dùng ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y; tr−êng hîp ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y cÇn huy ®éng lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn cña nhiÒu c¬ quan, tæ chøc hoÆc nhiÒu ®Þa ph−¬ng tham gia th× ®Ò nghÞ c¬ quan C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y h−íng dÉn, chØ ®¹o x©y dùng ph−¬ng ¸n.

Ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y ph¶i ®−îc bæ sung, chØnh lý kÞp thêi khi cã nh÷ng thay ®æi vÒ tÝnh chÊt, ®Æc ®iÓm nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ, ®éc vµ c¸c ®iÒu kiÖn liªn quan ®Õn ho¹t ®éng ch÷a ch¸y.

3. ThÈm quyÒn phª duyÖt ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y :

a) Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n cÊp x·, ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ chøc phª duyÖt ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y thuéc ph¹m vi tr¸ch nhiÖm qu¶n lý cña m×nh;

b) Tr−ëng phßng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y phª duyÖt ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y cã sö dông lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn cña nhiÒu c¬ quan, tæ chøc ë ®Þa ph−¬ng; tr−êng hîp ®Æc biÖt th× do Gi¸m ®èc C«ng an cÊp tØnh phª duyÖt;

c) Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n cÊp tØnh phª duyÖt ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y cã sö dông lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn cña Qu©n ®éi ®ãng ë ®Þa ph−¬ng;

d) Côc tr−ëng Côc C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y phª duyÖt ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y cã sö dông lùc l−îng vµ ph−¬ng tiÖn cña nhiÒu c¬ quan, tæ chøc, ®Þa ph−¬ng; tr−êng hîp cÇn thiÕt tr×nh Bé tr−ëng Bé C«ng an hoÆc ng−êi ®−îc ñy quyÒn phª duyÖt; tr−êng hîp ®Æc biÖt th× Bé tr−ëng Bé C«ng an tr×nh Thñ t−íng ChÝnh phñ phª duyÖt.

4. Ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y ®−îc qu¶n lý vµ sö dông theo chÕ ®é qu¶n lý, sö dông tµi liÖu mËt. Ng−êi cã tr¸ch nhiÖm x©y dùng ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y quy ®Þnh t¹i kho¶n 2 §iÒu nµy chÞu tr¸ch nhiÖm tæ chøc l−u gi÷ ph−¬ng ¸n vµ sao göi cho ®¬n vÞ C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y qu¶n lý ®Þa bµn. C¬ quan, tæ chøc cã lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn tham gia trong ph−¬ng ¸n ®−îc phæ biÕn nh÷ng néi dung liªn quan ®Õn nhiÖm vô cña m×nh.

5. Tr¸ch nhiÖm thùc tËp ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y :

a) Ng−êi cã tr¸ch nhiÖm x©y dùng ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y quy ®Þnh t¹i kho¶n 2 §iÒu nµy chÞu tr¸ch nhiÖm tæ chøc thùc tËp ph−¬ng ¸n. Ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y ph¶i ®−îc tæ chøc thùc tËp ®Þnh kú Ýt nhÊt mçi n¨m 1 lÇn vµ thùc tËp ®ét xuÊt khi cã yªu cÇu;

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

33

b) Lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn cã trong ph−¬ng ¸n khi ®−îc huy ®éng thùc tËp ph¶i tham gia ®Çy ®ñ.

6. C¬ quan C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cã tr¸ch nhiÖm h−íng dÉn, kiÓm tra viÖc x©y dùng, thùc tËp, qu¶n lý vµ sö dông ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y.

7. Bé C«ng an quy ®Þnh mÉu "Ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y", thêi h¹n phª duyÖt vµ chÕ ®é thùc tËp ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y.

§iÒu 23. Tr¸ch nhiÖm b¸o ch¸y, ch÷a ch¸y vµ tham gia ch÷a ch¸y

1. Ng−êi ph¸t hiÖn thÊy ch¸y ph¶i b»ng mäi c¸ch b¸o ch¸y ngay cho ng−êi xung quanh biÕt, cho mét hoÆc tÊt c¶ c¸c ®¬n vÞ sau ®©y :

a) §éi d©n phßng hoÆc ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së t¹i n¬i x¶y ra ch¸y;

b) §¬n vÞ C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y n¬i gÇn nhÊt;

c) ChÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng së t¹i hoÆc c¬ quan C«ng an n¬i gÇn nhÊt.

2. C¬ quan, ®¬n vÞ quy ®Þnh t¹i ®iÓm a, b vµ c cña kho¶n 1 §iÒu nµy khi nhËn ®−îc tin b¸o vÒ vô ch¸y x¶y ra trong ®Þa bµn ®−îc ph©n c«ng qu¶n lý th× ph¶i nhanh chãng ®Õn tæ chøc ch÷a ch¸y, ®ång thêi b¸o cho c¸c c¬ quan, ®¬n vÞ cÇn thiÕt kh¸c biÕt ®Ó chi viÖn ch÷a ch¸y; tr−êng hîp ch¸y x¶y ra ngoµi ®Þa bµn ®−îc ph©n c«ng qu¶n lý th× sau khi nhËn ®−îc tin b¸o ch¸y ph¶i b»ng mäi c¸ch nhanh chãng b¸o cho c¸c c¬ quan, ®¬n vÞ qu¶n lý ®Þa bµn n¬i x¶y ch¸y biÕt ®Ó xö lý, ®ång thêi b¸o c¸o cÊp trªn cña m×nh.

3. Ng−êi cã mÆt t¹i n¬i x¶y ch¸y vµ cã søc khoÎ ph¶i t×m mäi biÖn ph¸p ®Ó cøu ng−êi, ng¨n chÆn ch¸y lan vµ dËp ch¸y; ng−êi tham gia ch÷a ch¸y ph¶i tu©n theo lÖnh cña ng−êi chØ huy ch÷a ch¸y.

4. Lùc l−îng c«ng an, qu©n ®éi, d©n qu©n tù vÖ, c¬ quan y tÕ, ®iÖn lùc, cÊp n−íc, m«i tr−êng ®« thÞ, giao th«ng vµ c¸c c¬ quan kh¸c cã liªn quan cã nhiÖm vô ch÷a ch¸y vµ tham gia ch÷a ch¸y theo quy ®Þnh t¹i c¸c kho¶n 2, 3, 4 §iÒu 33 LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 24. Huy ®éng xe −u tiªn, ng−êi vµ ph−¬ng tiÖn cña qu©n ®éi, cña tæ chøc quèc tÕ, tæ chøc, c¸ nh©n n−íc ngoµi t¹i ViÖt Nam ®Ó tham gia ch÷a ch¸y

1. Ng−êi vµ ph−¬ng tiÖn cña qu©n ®éi khi kh«ng lµm nhiÖm vô khÈn cÊp ®Òu cã thÓ ®−îc huy ®éng ®Ó ch÷a ch¸y vµ phôc vô ch÷a ch¸y. Ng−êi chØ huy ®¬n vÞ qu©n ®éi khi nhËn ®−îc lÖnh huy ®éng lùc l−îng vµ ph−¬ng tiÖn ®Ó ch÷a ch¸y vµ phôc vô ch÷a ch¸y ph¶i chÊp hµnh ngay hoÆc b¸o c¸o ngay lªn cÊp cã thÈm quyÒn ®Ó tæ chøc thùc hiÖn.

Bé C«ng an chñ tr×, phèi hîp víi Bé Quèc phßng h−íng dÉn chi tiÕt viÖc huy ®éng ng−êi vµ ph−¬ng tiÖn cña qu©n ®éi ®Ó ch÷a ch¸y vµ phôc vô ch÷a ch¸y.

2. Kh«ng huy ®éng c¸c lo¹i xe sau ®©y ®Ó ch÷a ch¸y vµ phôc vô ch÷a ch¸y :

a) Xe qu©n sù, xe c«ng an ®i lµm nhiÖm vô khÈn cÊp;

b) Xe cøu th−¬ng ®ang thùc hiÖn nhiÖm vô cÊp cøu;

c) Xe hé ®ª, xe ®ang lµm nhiÖm vô kh¾c phôc sù cè thiªn tai hoÆc t×nh tr¹ng khÈn cÊp theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt;

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

34

d) §oµn xe cã xe c¶nh s¸t dÉn ®−êng;

®) §oµn xe tang;

e) C¸c xe −u tiªn kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

3. Ng−êi vµ ph−¬ng tiÖn cña tæ chøc quèc tÕ, tæ chøc, c¸ nh©n n−íc ngoµi t¹i ViÖt Nam ®Òu cã thÓ ®−îc huy ®éng ®Ó ch÷a ch¸y vµ phôc vô ch÷a ch¸y trõ nh÷ng tæ chøc quèc tÕ, tæ chøc c¸ nh©n n−íc ngoµi ®−îc h−ëng quyÒn −u ®·i, miÔn trõ theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

Bé Ngo¹i giao cã tr¸ch nhiÖm th«ng b¸o cho Bé C«ng an vÒ nh÷ng tæ chøc quèc tÕ, tæ chøc, c¸ nh©n n−íc ngoµi t¹i ViÖt Nam ®−îc h−ëng quyÒn −u ®·i, miÔn trõ.

§iÒu 25. ThÈm quyÒn huy ®éng lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn vµ tµi s¶n ®Ó ch÷a ch¸y 1. ThÈm quyÒn huy ®éng lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn vµ tµi s¶n ®Ó ch÷a ch¸y ®−îc quy ®Þnh nh− sau

: a) Ng−êi chØ huy ch÷a ch¸y lµ C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ

chøc vµ Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n cÊp x· trë lªn ®−îc quyÒn huy ®éng lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn vµ tµi s¶n cña c¬ quan, tæ chøc, hé gia ®×nh vµ c¸ nh©n trong ph¹m vi qu¶n lý cña m×nh; tr−êng hîp cÇn huy ®éng lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn vµ tµi s¶n ngoµi ph¹m vi qu¶n lý cña m×nh th× ph¶i b¸o cho ng−êi cã thÈm quyÒn huy ®éng ®Ó quyÕt ®Þnh;

b) Tr−ëng phßng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc quyÒn huy ®éng lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn vµ tµi s¶n cña c¬ quan, tæ chøc, hé gia ®×nh vµ c¸ nh©n trong ph¹m vi tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung −¬ng. Sau khi huy ®éng th× th«ng b¸o cho ng−êi cã thÈm quyÒn qu¶n lý lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn vµ tµi s¶n ®ã biÕt;

c) Côc tr−ëng Côc C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc quyÒn huy ®éng lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn vµ tµi s¶n cña c¬ quan, tæ chøc, hé gia ®×nh vµ c¸ nh©n trong ph¹m vi c¶ n−íc. Sau khi huy ®éng th× th«ng b¸o cho ng−êi cã thÈm quyÒn qu¶n lý lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn vµ tµi s¶n ®ã biÕt.

2. Bé C«ng an quy ®Þnh mÉu, chÕ ®é qu¶n lý, sö dông "LÖnh huy ®éng lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn

vµ tµi s¶n ®Ó ch÷a ch¸y" vµ thñ tôc huy ®éng. §iÒu 26. Hoµn tr¶ vµ båi th−êng thiÖt h¹i ph−¬ng tiÖn, tµi s¶n ®−îc huy ®éng ®Ó ch÷a

ch¸y Ph−¬ng tiÖn, tµi s¶n cña c¬ quan, tæ chøc, hé gia ®×nh vµ c¸ nh©n huy ®éng ®Ó ch÷a ch¸y vµ

phôc vô ch÷a ch¸y ph¶i ®−îc hoµn tr¶ ngay sau khi ch÷a ch¸y; tr−êng hîp ph−¬ng tiÖn, tµi s¶n bÞ mÊt m¸t, h− háng; nhµ, c«ng tr×nh bÞ ph¸ dì theo quy ®Þnh t¹i c¸c ®iÓm c, d kho¶n 1 §iÒu 38 cña LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y th× ®−îc båi th−êng theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

Kinh phÝ båi th−êng ®−îc cÊp tõ ng©n s¸ch nhµ n−íc.

Bé Tµi chÝnh chñ tr×, phèi hîp víi Bé C«ng an h−íng dÉn chi tiÕt viÖc båi th−êng.

§iÒu 27. ¦u tiªn vµ b¶o ®¶m quyÒn −u tiªn cho ng−êi vµ ph−¬ng tiÖn ®−îc huy ®éng ch÷a ch¸y vµ tham gia ch÷a ch¸y

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

35

1. C¸c ph−¬ng tiÖn xe, tµu, m¸y bay cña lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y khi ®i ch÷a ch¸y vµ phôc vô ch÷a ch¸y ®−îc sö dông tÝn hiÖu −u tiªn, quyÒn −u tiªn l−u th«ng vµ c¸c quyÒn −u tiªn kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

Ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi ®−êng bé cña c¬ quan, tæ chøc vµ c¸ nh©n ®−îc huy ®éng lµm nhiÖm vô ch÷a ch¸y ®−îc h−ëng quyÒn −u tiªn quy ®Þnh t¹i ®iÓm b kho¶n 2 §iÒu 36 LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ ®−îc −u tiªn qua cÇu, phµ vµ ®−îc miÔn phÝ l−u th«ng trªn ®−êng.

2. Ng−êi ®−îc huy ®éng lµm nhiÖm vô ch÷a ch¸y khi xuÊt tr×nh lÖnh huy ®éng th× chñ ph−¬ng tiÖn hoÆc ng−êi ®iÒu khiÓn ph−¬ng tiÖn giao th«ng hoÆc nh÷ng ng−êi cã tr¸ch nhiÖm liªn quan ph¶i gi¶i quyÕt ®i ngay trong thêi gian sím nhÊt.

§iÒu 28. TÝn hiÖu −u tiªn, cê hiÖu, biÓn hiÖu vµ b¨ng sö dông trong ch÷a ch¸y

1. TÝn hiÖu −u tiªn dïng cho ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y giao th«ng c¬ giíi ®−êng bé vµ ®−êng thñy gåm cã :

a) §Ìn ph¸t s¸ng nhÊp nh¸y mµu ®á hoÆc mµu xanh;

b) Cßi ph¸t tÝn hiÖu −u tiªn;

c) Cê hiÖu ch÷a ch¸y.

2. Cê hiÖu, biÓn hiÖu vµ b¨ng sö dông trong ch÷a ch¸y gåm cã :

a) Cê hiÖu Ban ChØ huy ch÷a ch¸y;

b) B¨ng chØ huy ch÷a ch¸y;

c) BiÓn b¸o, d¶i b¨ng ph©n ranh giíi khu vùc ch÷a ch¸y;

d) BiÓn cÊm qua l¹i khu vùc ch÷a ch¸y.

Quy c¸ch tÝn hiÖu −u tiªn, cê hiÖu, biÓn hiÖu vµ b¨ng sö dông trong ch÷a ch¸y quy ®Þnh t¹i phô lôc 4 NghÞ ®Þnh nµy.

§iÒu 29. Ng−êi chØ huy ch÷a ch¸y

1. §èi víi lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, ng−êi chØ huy ch÷a ch¸y ph¶i lµ ng−êi cã chøc danh tõ chØ huy cÊp ®éi C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trë lªn.

2. Trong tr−êng hîp t¹i n¬i x¶y ra ch¸y, lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ch−a ®Õn mµ ®¸m ch¸y lan tõ c¬ së nµy sang c¬ së kh¸c hoÆc ch¸y lan tõ c¬ së sang khu d©n c− vµ ng−îc l¹i th× ng−êi chØ huy ch÷a ch¸y cña c¬ së vµ khu d©n c− bÞ ch¸y ph¶i cã tr¸ch nhiÖm phèi hîp trong chØ huy ch÷a ch¸y.

3. Tr−êng hîp ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi bÞ ch¸y trong ®Þa phËn cña c¬ së, th«n, Êp, b¶n, tæ d©n phè, khu rõng mµ lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ch−a ®Õn th× ng−êi chØ huy ch÷a ch¸y ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi ph¶i phèi hîp víi ng−êi cã tr¸ch nhiÖm chØ huy ch÷a ch¸y së t¹i ®Ó chØ huy ch÷a ch¸y.

4. Khi ng−êi cã chøc vô cao nhÊt cña ®¬n vÞ C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®Õn n¬i x¶y ra ch¸y th× ng−êi chØ huy ch÷a ch¸y quy ®Þnh t¹i kho¶n 2 §iÒu 37 LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cã

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

36

tr¸ch nhiÖm tham gia Ban ChØ huy ch÷a ch¸y vµ chÞu sù ph©n c«ng cña ng−êi chØ huy ch÷a ch¸y thuéc lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 30. NhiÖm vô chØ huy, chØ ®¹o ch÷a ch¸y

1. NhiÖm vô chØ huy ch÷a ch¸y :

a) Huy ®éng lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn, tµi s¶n, nguån n−íc vµ vËt liÖu ch÷a ch¸y ®Ó ch÷a ch¸y;

b) X¸c ®Þnh khu vùc ch÷a ch¸y, ®Ò ra vµ tæ chøc thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p kü thuËt, chiÕn thuËt ch÷a ch¸y;

c) §Ò ra c¸c yªu cÇu vÒ b¶o ®¶m giao th«ng, trËt tù;

d) Tæ chøc hËu cÇn ch÷a ch¸y, phôc vô ch÷a ch¸y vµ y tÕ;

®) Tæ chøc th«ng tin liªn l¹c phôc vô ch÷a ch¸y;

e) Tæ chøc c«ng t¸c chÝnh trÞ t− t−ëng trong ch÷a ch¸y;

g) Tæ chøc th«ng tin vÒ vô ch¸y;

h) §Ò xuÊt c¸c yªu cÇu kh¸c phôc vô cho ch÷a ch¸y.

2. NhiÖm vô chØ ®¹o ch÷a ch¸y lµ tæ chøc thùc hiÖn viÖc huy ®éng lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn, tµi s¶n, nguån n−íc vµ vËt liÖu ch÷a ch¸y ®Ó ch÷a ch¸y; b¶o ®¶m c¸c ®iÒu kiÖn phôc vô ch÷a ch¸y nh− giao th«ng, trËt tù, th«ng tin liªn l¹c, hËu cÇn ch÷a ch¸y, y tÕ vµ c«ng t¸c chÝnh trÞ t− t−ëng trong ch÷a ch¸y.

3. Khi lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ch−a ®Õn ®¸m ch¸y, ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ chøc, Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n cÊp x· trë lªn cã tr¸ch nhiÖm thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 vµ 2 §iÒu nµy. Khi lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®Õn ®¸m ch¸y th× ng−êi chØ huy ®¬n vÞ C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y chÞu tr¸ch nhiÖm thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy; ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ chøc, Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n cÊp x· trë lªn cã tr¸ch nhiÖm tham gia chØ huy ch÷a ch¸y vµ thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô chØ ®¹o ch÷a ch¸y quy ®Þnh t¹i kho¶n 2 §iÒu nµy.

§iÒu 31. T×nh thÕ cÊp thiÕt ®−îc sö dông quyÒn quyÕt ®Þnh ph¸ dì nhµ, c«ng tr×nh, vËt ch−íng ng¹i vµ di chuyÓn tµi s¶n khi ch÷a ch¸y

Ng−êi chØ huy ch÷a ch¸y ®−îc thùc hiÖn quyÒn quyÕt ®Þnh ph¸ dì nhµ, c«ng tr×nh, vËt ch−íng ng¹i vµ di chuyÓn tµi s¶n quy ®Þnh t¹i ®iÓm d kho¶n 1 §iÒu 38 cña LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong nh÷ng t×nh thÕ cÊp thiÕt sau ®©y :

1. Cã ng−êi ®ang bÞ m¾c kÑt trong ®¸m ch¸y hoÆc ®¸m ch¸y ®ang trùc tiÕp ®e däa tÝnh m¹ng cña nhiÒu ng−êi;

2. §¸m ch¸y cã nguy c¬ trùc tiÕp dÉn ®Õn næ, ®éc; nguy c¬ t¸c ®éng xÊu ®Õn m«i tr−êng; nguy c¬ g©y hËu qu¶ nghiªm träng vÒ ng−êi vµ tµi s¶n; kh¶ n¨ng g©y t¸c ®éng ¶nh h−íng xÊu vÒ chÝnh trÞ nÕu kh«ng cã c¸c biÖn ph¸p ng¨n chÆn kÞp thêi;

3. Nhµ, c«ng tr×nh, vËt ch−íng ng¹i c¶n trë viÖc triÓn khai ch÷a ch¸y mµ kh«ng cã c¸ch nµo kh¸c ®Ó ch÷a ch¸y ®¹t hiÖu qu¶ cao h¬n.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

37

§iÒu 32. Ch÷a ch¸y trô së c¬ quan ®¹i diÖn ngo¹i giao, c¬ quan l·nh sù, c¬ quan ®¹i diÖn tæ chøc quèc tÕ vµ nhµ ë cña c¸c thµnh viªn c¸c c¬ quan nµy

1. Lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña ViÖt Nam ®−îc phÐp vµo trô së cña c¸c c¬ quan sau ®©y ®Ó ch÷a ch¸y khi cã yªu cÇu hoÆc cã sù ®ång ý cña ng−êi ®øng ®Çu hoÆc ng−êi ®−îc ñy quyÒn cña c¸c c¬ quan ®ã :

a) Trô së cña c¬ quan ®¹i diÖn ngo¹i giao;

b) Trô së cña c¬ quan l·nh sù cña nh÷ng n−íc ký kÕt víi ViÖt Nam hiÖp ®Þnh l·nh sù trong ®ã cã quy ®Þnh lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña ViÖt Nam ®−îc phÐp vµo ®Ó ch÷a ch¸y khi cã yªu cÇu hoÆc cã sù ®ång ý cña ng−êi ®øng ®Çu hoÆc ng−êi ®−îc ñy quyÒn cña c¸c c¬ quan ®ã;

c) Trô së c¬ quan ®¹i diÖn cña tæ chøc quèc tÕ thuéc hÖ thèng Liªn hiÖp quèc;

d) Trô së c¬ quan ®¹i diÖn cña tæ chøc quèc tÕ liªn ChÝnh phñ ngoµi hÖ thèng Liªn hiÖp quèc, c¸c ®oµn cña tæ chøc quèc tÕ, nÕu trong ®iÒu −íc ký kÕt gi÷a ViÖt Nam vµ c¸c tæ chøc nµy cã quy ®Þnh lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña ViÖt Nam ®−îc phÐp vµo ®Ó ch÷a ch¸y khi cã yªu cÇu hoÆc cã sù ®ång ý cña ng−êi ®øng ®Çu hoÆc ng−êi ®−îc ñy quyÒn cña c¸c c¬ quan ®ã.

2. Lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña ViÖt Nam ®−îc vµo trô së c¬ quan l·nh sù, c¬ quan ®¹i diÖn tæ chøc quèc tÕ kh«ng quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy ®Ó ch÷a ch¸y mµ kh«ng cÇn cã yªu cÇu hoÆc cã sù ®ång ý cña ng−êi ®øng ®Çu hoÆc ng−êi ®−îc ñy quyÒn cña c¬ quan ®ã.

3. Lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña ViÖt Nam ®−îc phÐp vµo nhµ ë cña nh÷ng ng−êi sau ®©y ®Ó ch÷a ch¸y khi cã yªu cÇu hoÆc cã sù ®ång ý cña nh÷ng ng−êi ®ã :

a) Nhµ ë cña viªn chøc ngo¹i giao, thµnh viªn gia ®×nh cña viªn chøc ngo¹i giao kh«ng ph¶i lµ c«ng d©n ViÖt Nam; nh©n viªn hµnh chÝnh, kü thuËt vµ thµnh viªn gia ®×nh hä kh«ng ph¶i lµ c«ng d©n ViÖt Nam hoÆc kh«ng ph¶i lµ ng−êi th−êng tró t¹i ViÖt Nam;

b) Nhµ ë cña viªn chøc l·nh sù kh«ng ph¶i lµ c«ng d©n ViÖt Nam hoÆc kh«ng ph¶i lµ ng−êi th−êng tró t¹i ViÖt Nam; nÕu trong hiÖp ®Þnh l·nh sù gi÷a ViÖt Nam vµ n−íc cö l·nh sù cã quy ®Þnh lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña ViÖt Nam ®−îc phÐp vµo ®Ó ch÷a ch¸y khi cã yªu cÇu hoÆc cã sù ®ång ý cña nh÷ng ng−êi ®ã.

4. Lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña ViÖt Nam ®−îc vµo nhµ ë cña c¸c thµnh viªn c¸c c¬ quan l·nh sù, c¬ quan ®¹i diÖn cña c¸c tæ chøc quèc tÕ kh«ng thuéc ®èi t−îng ®−îc quy ®Þnh t¹i kho¶n 3 cña §iÒu nµy ®Ó ch÷a ch¸y mµ kh«ng cÇn cã yªu cÇu hoÆc cã sù ®ång ý cña c¸c thµnh viªn ®ã.

5. Bé Ngo¹i giao th«ng b¸o cho Bé C«ng an vÒ c¸c ®èi t−îng ®−îc quy ®Þnh t¹i c¸c ®iÓm b, c, d kho¶n 1 vµ ®iÓm b kho¶n 3 cña §iÒu nµy.

Ch−¬ng IV

tæ chøc lùc l−îng Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

§iÒu 33. Tæ chøc, qu¶n lý lùc l−îng d©n phßng vµ lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh

1. Tr−ëng th«n, tr−ëng Êp, tr−ëng b¶n, tæ tr−ëng d©n phè cã tr¸ch nhiÖm ®Ò xuÊt viÖc thµnh lËp vµ trùc tiÕp duy tr× ho¹t ®éng cña ®éi d©n phßng t¹i th«n, Êp, b¶n, tæ d©n phè. §èi víi th«n, Êp, b¶n,

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

38

tæ d©n phè cã ®Þa bµn réng th× ®éi d©n phßng cã thÓ gåm nhiÒu tæ d©n phßng. Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n cÊp x· cã tr¸ch nhiÖm quyÕt ®Þnh thµnh lËp, ban hµnh quy chÕ ho¹t ®éng, b¶o ®¶m kinh phÝ, trang bÞ ph−¬ng tiÖn vµ b¶o ®¶m c¸c ®iÒu kiÖn ®Ó duy tr× ho¹t ®éng cña ®éi d©n phßng.

2. Ng−êi ®øng ®Çu c¬ së cã tr¸ch nhiÖm ®Ò xuÊt thµnh lËp vµ trùc tiÕp duy tr× ho¹t ®éng cña ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së. Ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ chøc trùc tiÕp qu¶n lý c¬ së cã tr¸ch nhiÖm quyÕt ®Þnh thµnh lËp, ban hµnh Quy chÕ ho¹t ®éng, b¶o ®¶m kinh phÝ, trang bÞ ph−¬ng tiÖn vµ b¶o ®¶m c¸c ®iÒu kiÖn ®Ó duy tr× ho¹t ®éng cña ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së.

Ban qu¶n lý ®Æc khu kinh tÕ, khu c«ng nghiÖp, khu chÕ xuÊt, khu c«ng nghÖ cao cã tr¸ch nhiÖm thµnh lËp vµ trùc tiÕp duy tr× ho¹t ®éng cña ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së ho¹t ®éng theo chÕ ®é chuyªn tr¸ch.

3. C¬ quan C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cã tr¸ch nhiÖm chØ ®¹o, kiÓm tra vÒ chuyªn m«n, nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi lùc l−îng d©n phßng, lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh.

4. Bé C«ng an quy ®Þnh cô thÓ vÒ tæ chøc ®éi d©n phßng vµ ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së; h−íng dÉn, kiÓm tra viÖc qu¶n lý, duy tr× ho¹t ®éng cña lùc l−îng d©n phßng, lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh.

§iÒu 34. HuÊn luyÖn, båi d−ìng nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi c¸n bé, ®éi viªn ®éi d©n phßng, ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh

1. C¸n bé, ®éi viªn ®éi d©n phßng, ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh ®−îc huÊn luyÖn, båi d−ìng nghiÖp vô vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo c¸c néi dung sau ®©y :

a) KiÕn thøc ph¸p luËt, kiÕn thøc vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y phï hîp víi tõng ®èi t−îng;

b) Ph−¬ng ph¸p tuyªn truyÒn, x©y dùng phong trµo quÇn chóng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

c) BiÖn ph¸p phßng ch¸y;

d) Ph−¬ng ph¸p lËp vµ thùc tËp ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y; biÖn ph¸p, chiÕn thuËt, kü thuËt ch÷a ch¸y;

®) Ph−¬ng ph¸p b¶o qu¶n, sö dông c¸c ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

e) Ph−¬ng ph¸p kiÓm tra an toµn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

2. Bé C«ng an h−íng dÉn chi tiÕt ch−¬ng tr×nh vµ néi dung, thêi gian huÊn luyÖn, båi d−ìng nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; quy ®Þnh cô thÓ viÖc cÊp vµ mÉu "GiÊy chøng nhËn huÊn luyÖn nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y" vµ tæ chøc båi d−ìng theo néi dung, ch−¬ng tr×nh cho c¸c ®èi t−îng quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy.

§iÒu 35. ChÕ ®é chÝnh s¸ch ®èi víi c¸n bé, ®éi viªn ®éi d©n phßng, ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh

1. C¸n bé, ®éi viªn ®éi d©n phßng, ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh ®−îc trang bÞ quÇn ¸o, thiÕt bÞ b¶o hé c¸ nh©n phï hîp víi tÝnh chÊt ho¹t ®éng.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

39

2. C¸n bé, ®éi viªn ®éi d©n phßng ®−îc miÔn thùc hiÖn nghÜa vô lao ®éng c«ng Ých; mçi ngµy huÊn luyÖn, båi d−ìng nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc h−ëng mét kho¶n tiÒn t−¬ng ®−¬ng gi¸ trÞ 1,5 ngµy c«ng lao ®éng trung b×nh ë ®Þa ph−¬ng.

3. C¸n bé, ®éi viªn ®éi d©n phßng khi trùc tiÕp tham gia ch÷a ch¸y ®−îc h−ëng chÕ ®é båi d−ìng nh− sau :

a) NÕu thêi gian ch÷a ch¸y d−íi 2 giê ®−îc båi d−ìng mét kho¶n tiÒn t−¬ng ®−¬ng gi¸ trÞ mét nöa ngµy c«ng lao ®éng trung b×nh ë ®Þa ph−¬ng;

b) NÕu thêi gian ch÷a ch¸y tõ 2 giê ®Õn d−íi 4 giê ®−îc båi d−ìng mét kho¶n tiÒn t−¬ng ®−¬ng gi trÞ hai phÇn ba ngµy c«ng lao ®éng trung b×nh ë ®Þa ph−¬ng;

c) NÕu thêi gian ch÷a ch¸y tõ 4 giê trë lªn hoÆc ch÷a ch¸y nhiÒu ngµy th× cø 4 giê ®−îc båi d−ìng mét kho¶n tiÒn t−¬ng ®−¬ng gi¸ trÞ mét ngµy c«ng lao ®éng trung b×nh ë ®Þa ph−¬ng.

4. C¸n bé, ®éi viªn ®éi d©n phßng khi tham gia huÊn luyÖn, båi d−ìng nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y mµ bÞ tai n¹n, tæn h¹i søc kháe hoÆc bÞ chÕt th× ®−îc h−ëng chÕ ®é b¶o hiÓm x· héi nh− ®èi víi c«ng nh©n, viªn chøc nhµ n−íc.

Kinh phÝ båi d−ìng vµ thùc hiÖn chÕ ®é b¶o hiÓm x· héi cho ®éi viªn ®éi d©n phßng do ng©n s¸ch ®Þa ph−¬ng b¶o ®¶m.

5. C¸n bé, ®éi viªn ®éi phßng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh trong thêi gian tham gia huÊn luyÖn, båi d−ìng nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc nghØ lµm viÖc, h−ëng nguyªn l−¬ng vµ c¸c kho¶n phô cÊp kh¸c (nÕu cã) vµ mçi ngµy ®−îc h−ëng mét kho¶n tiÒn båi d−ìng b»ng mét nöa ngµy l−¬ng.

6. C¸n bé, ®éi viªn ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh khi trùc tiÕp tham gia ch÷a ch¸y ®−îc h−ëng chÕ ®é båi d−ìng nh− sau :

a) NÕu thêi gian ch÷a ch¸y d−íi 2 giê ®−îc båi d−ìng mét kho¶n tiÒn t−¬ng ®−¬ng gi¸ trÞ mét nöa ngµy l−¬ng;

b) NÕu thêi gian ch÷a ch¸y tõ 2 giê ®Õn d−íi 4 giê ®−îc båi d−ìng mét kho¶n tiÒn t−¬ng ®−¬ng gi¸ trÞ hai phÇn ba ngµy l−¬ng;

c) NÕu thêi gian ch÷a ch¸y tõ 4 giê trë lªn hoÆc ch÷a ch¸y nhiÒu ngµy th× cø 4 giê ®−îc båi d−ìng mét kho¶n tiÒn t−¬ng ®−¬ng gi¸ trÞ mét ngµy l−¬ng.

7. C¸n bé, ®éi viªn ®éi phßng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh khi tham gia huÊn luyÖn, båi d−ìng nghiÖp vô phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y mµ bÞ tai n¹n, tæn h¹i søc kháe hoÆc bÞ chÕt th× ®−îc h−ëng chÕ ®é b¶o hiÓm x· héi.

Kinh phÝ båi d−ìng vµ thùc hiÖn chÕ ®é b¶o hiÓm x· héi cho c¸n bé, ®éi viªn ®éi phßng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh do c¬ quan, tæ chøc qu¶n lý b¶o ®¶m.

8. Bé Lao ®éng - Th−¬ng binh vµ X· héi chñ tr×, phèi hîp víi Bé C«ng an, Bé Tµi chÝnh, c¸c c¬ quan liªn quan h−íng dÉn cô thÓ viÖc thùc hiÖn chÕ ®é båi d−ìng vµ b¶o hiÓm x· héi cho c¸n bé, ®éi viªn ®éi d©n phßng, ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh.

§iÒu 36. §iÒu ®éng lùc l−îng d©n phßng, lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh tham gia c¸c ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

40

1. ThÈm quyÒn ®iÒu ®éng lùc l−îng d©n phßng, lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh tham gia c¸c ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc quy ®Þnh nh− sau :

a) Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n c¸c cÊp, ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ chøc ®−îc ®iÒu ®éng ®éi d©n phßng, ®éi phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh thuéc ph¹m vi qu¶n lý cña m×nh;

b) Tr−ëng phßng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc ®iÒu ®éng lùc l−îng d©n phßng, lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh trong ph¹m vi ®Þa bµn qu¶n lý cña m×nh;

c) Côc tr−ëng Côc C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc ®iÒu ®éng lùc l−îng d©n phßng, lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh trong ph¹m vi c¶ n−íc.

2. Khi nhËn ®−îc quyÕt ®Þnh ®iÒu ®éng tham gia ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y th× ng−êi cã thÈm quyÒn qu¶n lý lùc l−îng d©n phßng, lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh ph¶i chÊp hµnh.

3. Bé C«ng an quy ®Þnh mÉu, chÕ ®é qu¶n lý, sö dông "QuyÕt ®Þnh ®iÒu ®éng lùc l−îng d©n phßng, lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së vµ chuyªn ngµnh tham gia ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y" vµ thñ tôc ®iÒu ®éng.

§iÒu 37. Tæ chøc bé m¸y lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

1. Lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc tæ chøc thèng nhÊt tõ Trung −¬ng ®Õn ®Þa ph−¬ng do Bé tr−ëng Bé C«ng an qu¶n lý, chØ ®¹o gåm :

a) Côc C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

b) C¬ së ®µo t¹o vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

c) Phßng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y thuéc C«ng an tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung −¬ng;

d) §éi C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y thuéc Phßng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y. C¸c ®éi nµy ®−îc thµnh lËp t¹i c¸c thµnh phè thuéc tØnh, quËn, thÞ x·, huyÖn, ®Æc khu kinh tÕ, khu c«ng nghiÖp, khu chÕ xuÊt, khu c«ng nghÖ cao vµ khu vùc kinh tÕ träng ®iÓm kh¸c.

2. Bé C«ng an quy ®Þnh chi tiÕt chøc n¨ng, nhiÖm vô, c¬ cÊu tæ chøc bé m¸y cña c¸c c¬ quan, ®¬n vÞ quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy vµ quy ®Þnh chi tiÕt viÖc thµnh lËp c¸c §éi C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 38. ChÕ ®é chÝnh s¸ch ®èi víi sÜ quan, h¹ sÜ quan, chiÕn sÜ thuéc lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

SÜ quan, h¹ sÜ quan, chiÕn sÜ thuéc lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ngoµi viÖc ®−îc h−ëng chÕ ®é chÝnh s¸ch theo quy ®Þnh ®èi víi sÜ quan, h¹ sÜ quan, chiÕn sÜ C¶nh s¸t nh©n d©n cßn ®−îc h−ëng c¸c chÕ ®é ®Þnh l−îng ¨n cao, båi d−ìng khi tËp luyÖn, khi ch÷a ch¸y; ®−îc h−ëng chÕ ®é theo danh môc ngµnh nghÒ ®Æc biÖt nÆng nhäc, nguy hiÓm, ®éc h¹i theo quy ®Þnh cña Nhµ n−íc. C«ng nh©n viªn thuéc lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc h−ëng chÕ ®é, chÝnh s¸ch nh− ®èi víi c«ng nh©n viªn C«ng an.

Ch−¬ng V ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

41

§iÒu 39. Ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

1. Ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y gåm ph−¬ng tiÖn c¬ giíi, thiÕt bÞ, m¸y mãc, dông cô, ho¸ chÊt, c«ng cô hç trî chuyªn dïng cho viÖc phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, cøu ng−êi, cøu tµi s¶n ®−îc quy ®Þnh cô thÓ t¹i Phô lôc 5 NghÞ ®Þnh nµy.

2. Ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi ch÷a ch¸y cña lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y gåm xe, tµu, m¸y bay ch÷a ch¸y.

3. Xe ch÷a ch¸y cña lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y gåm xe phun chÊt ch÷a ch¸y, xe chë lùc l−îng vµ ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y, xe chë n−íc, xe thang ch÷a ch¸y vµ c¸c ph−¬ng tiÖn giao th«ng c¬ giíi kh¸c sö dông vµo môc ®Ých ch÷a ch¸y vµ phôc vô ch÷a ch¸y.

4. Ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y s¶n xuÊt trong n−íc hoÆc nhËp khÈu ph¶i ®¸p øng c¸c yªu cÇu sau :

a) B¶o ®¶m vÒ c¸c th«ng sè kü thuËt theo thiÕt kÕ phôc vô cho phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

b) Phï hîp víi tiªu chuÈn cña ViÖt Nam hoÆc tiªu chuÈn n−íc ngoµi, tiªu chuÈn quèc tÕ ®−îc phÐp ¸p dông t¹i ViÖt Nam.

5. Ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y s¶n xuÊt míi trong n−íc hoÆc nhËp khÈu ph¶i ®−îc kiÓm ®Þnh vÒ chÊt l−îng, chñng lo¹i, mÉu m· theo quy ®Þnh cña Bé C«ng an.

6. Ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ho¸n c¶i trong n−íc ph¶i ®−îc phÐp cña c¬ quan C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cã thÈm quyÒn vµ ph¶i ®−îc kiÓm ®Þnh vÒ chÊt l−îng, chñng lo¹i, mÉu m· theo quy ®Þnh cña Bé C«ng an.

7. Bé C«ng an quy ®Þnh ®Þnh møc, tiªu chuÈn trang bÞ ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cho c¸c ®èi t−îng quy ®Þnh t¹i c¸c kho¶n 1, 2 §iÒu 50 cña LuËt Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 40. Trang bÞ ph−¬ng tiÖn cho lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

Lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc trang bÞ ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ c¸c ph−¬ng tiÖn, thiÕt bÞ kh¸c b¶o ®¶m ®ñ vÒ sè l−îng vµ chÊt l−îng, ®ång bé, hiÖn ®¹i, ®¸p øng yªu cÇu phßng ch¸y, ch÷a ch¸y, cøu ng−êi trong mäi t×nh huèng vµ trong mäi lÜnh vùc.

Bé C«ng an quy ®Þnh cô thÓ vÒ ®Þnh møc, tiªu chuÈn trang bÞ ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cho lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 41. Qu¶n lý vµ sö dông ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

1. Ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ph¶i ®−îc qu¶n lý, b¶o d−ìng, söa ch÷a theo ®óng quy ®Þnh ®Ó b¶o ®¶m s½n sµng ch÷a ch¸y. §èi víi ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y c¬ giíi, ngoµi viÖc sö dông vµo c«ng t¸c ch÷a ch¸y, luyÖn tËp, thùc tËp ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y chØ ®−îc sö dông trong c¸c tr−êng hîp sau :

a) Tham gia c«ng t¸c b¶o ®¶m an ninh chÝnh trÞ; b) Tham gia c«ng t¸c b¶o ®¶m trËt tù an toµn x· héi; c) CÊp cøu ng−êi bÞ n¹n; xö lý tai n¹n khÈn cÊp; d) Chèng thiªn tai vµ kh¾c phôc hËu qu¶ thiªn tai.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

42

2. Bé tr−ëng Bé C«ng an hoÆc ng−êi ®−îc ñy quyÒn, Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n cÊp tØnh trong ph¹m vi qu¶n lý cña m×nh cã quyÒn ®iÒu ®éng ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y c¬ giíi sö dông vµo môc ®Ých quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy.

3. Côc tr−ëng Côc C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, Gi¸m ®èc C«ng an cÊp tØnh trong ph¹m vi qu¶n lý cña m×nh cã quyÒn ®iÒu ®éng ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y c¬ giíi sö dông vµo môc ®Ých quy ®Þnh t¹i c¸c ®iÓm b, c vµ d kho¶n 1 §iÒu nµy.

4. Ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ chøc trong ph¹m vi qu¶n lý cña m×nh cã quyÒn ®iÒu ®éng ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y c¬ giíi sö dông vµo môc ®Ých quy ®Þnh t¹i c¸c ®iÓm c, d kho¶n 1 §iÒu nµy.

5. Bé C«ng an quy ®Þnh chÕ ®é qu¶n lý, b¶o qu¶n, b¶o d−ìng, sö dông ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ h−íng dÉn c¸c Bé, ngµnh, ®Þa ph−¬ng thùc hiÖn.

Ch−¬ng VI

®Çu t− cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

§iÒu 42. Sö dông nguån tµi chÝnh ®Çu t− cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

1. Nguån tµi chÝnh ®Çu t− cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc sö dông cho c¸c néi dung sau ®©y :

a) §Çu t− cho ho¹t ®éng, c¬ së vËt chÊt, trang bÞ ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ c¸c thiÕt bÞ cña lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

b) Hç trî ho¹t ®éng cña lùc l−îng d©n phßng, lùc l−îng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y c¬ së;

c) Hç trî tuyªn truyÒn vµ x©y dùng phong trµo quÇn chóng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

d) Hç trî khen th−ëng trong c«ng t¸c phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

®) Hç trî c¸c ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y kh¸c.

2. Nguån tµi chÝnh ®Çu t− cho ho¹t ®éng phßng ch¸y ch÷a ch¸y ®−îc qu¶n lý vµ sö dông theo quy ®Þnh cña LuËt Ng©n s¸ch.

Bé Tµi chÝnh chñ tr×, phèi hîp víi Bé C«ng an quy ®Þnh cô thÓ vÒ chÕ ®é qu¶n lý, sö dông tµi chÝnh ®Çu t− cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 43. Ng©n s¸ch ®Çu t− cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

1. Kinh phÝ b¶o ®¶m c¸c ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cña lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, c¸c c¬ quan hµnh chÝnh sù nghiÖp, ®¬n vÞ lùc l−îng vò trang, c¸c ®¬n vÞ kh¸c thô h−ëng ng©n s¸ch nhµ n−íc vµ c¸c ®Þa ph−¬ng ®−îc bè trÝ trong dù to¸n ng©n s¸ch nhµ n−íc hµng n¨m theo quy ®Þnh cña LuËt Ng©n s¸ch.

Hµng n¨m Nhµ n−íc b¶o ®¶m vµ bè trÝ riªng ng©n s¸ch cho ho¹t ®éng cña lùc l−îng C¶nh s¸t Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; Bé C«ng an lËp kÕ ho¹ch ng©n s¸ch ®Çu t− cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ giao Côc C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y thùc hiÖn.

2. C¬ quan, tæ chøc kh«ng thô h−ëng ng©n s¸ch nhµ n−íc, hé gia ®×nh, c¸ nh©n, tæ chøc n−íc ngoµi ®ãng trªn l·nh thæ ViÖt Nam tù b¶o ®¶m kinh phÝ cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo quy ®Þnh.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

43

3. Ng©n s¸ch nhµ n−íc ®Çu t− cho ho¹t ®éng cña lùc l−îng C¶nh s¸t Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc sö dông cho c¸c néi dung sau :

a) Ho¹t ®éng th−êng xuyªn cña lùc l−îng C¶nh s t Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

b) Trang bÞ, ®æi míi vµ hiÖn ®¹i ho¸ ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ c¬ së vËt chÊt kü thuËt; nghiªn cøu khoa häc vµ c«ng nghÖ vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo quy ®Þnh.

§iÒu 44. KhuyÕn khÝch ®Çu t− cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

1. Nhµ n−íc khuyÕn khÝch, t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó c¬ quan, tæ chøc, c¸ nh©n trong n−íc, ng−êi ViÖt Nam ®Þnh c− ë n−íc ngoµi vµ tæ chøc, c¸ nh©n n−íc ngoµi, tæ chøc quèc tÕ ®Çu t−, tµi trî trong c¸c lÜnh vùc sau ®©y :

a) Ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

b) Trang bÞ ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

c) §µo t¹o, båi d−ìng n©ng cao kiÕn thøc phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

d) øng dông tiÕn bé khoa häc vµ c«ng nghÖ vµo ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

2. Nhµ n−íc khuyÕn khÝch nghiªn cøu s¶n xuÊt, l¾p r¸p trong n−íc, xuÊt khÈu, nhËp khÈu ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

3. C¬ quan, tæ chøc, c¸ nh©n s¶n xuÊt, l¾p r¸p ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong n−íc, xuÊt khÈu, nhËp khÈu ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc h−ëng chÝnh s¸ch −u ®·i vÒ thuÕ theo quy ®Þnh cña Nhµ n−íc.

Ch−¬ng VII tr¸ch nhiÖm cña c¸c bé, c¬ quan ngang bé,

c¬ quan thuéc chÝnh phñ vµ ñy ban nh©n d©n c¸c cÊp trong ho¹t ®éng Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

§iÒu 45. Tr¸ch nhiÖm cña c¸c Bé, c¬ quan ngang Bé, c¬ quan thuéc ChÝnh phñ

C¸c Bé, c¬ quan ngang Bé, c¬ quan thuéc ChÝnh phñ trong ph¹m vi nhiÖm vô, quyÒn h¹n cña m×nh phèi hîp víi Bé C«ng an tæ chøc thùc hiÖn c«ng t¸c phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y vµ cã nhiÖm vô cô thÓ sau ®©y :

1. Ban hµnh v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vµ c¸c quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong ph¹m vi qu¶n lý vµ thÈm quyÒn cña m×nh;

2. Phèi hîp víi Bé C«ng an tæ chøc thùc hiÖn c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

3. Tæ chøc tuyªn truyÒn, gi¸o dôc ph¸p luËt, h−íng dÉn kiÕn thøc vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; chØ ®¹o x©y dùng vµ duy tr× phong trµo quÇn chóng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

4. ChØ ®¹o viÖc ®Çu t− kinh phÝ cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, trang bÞ ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

5. ChØ ®¹o vÒ tæ chøc ch÷a ch¸y vµ kh¾c phôc hËu qu¶ vô ch¸y;

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

44

6. Bè trÝ lùc l−îng thùc hiÖn nhiÖm vô phßng ch¸y ch÷a ch¸y; thèng kª, b¸o c¸o ChÝnh phñ vµ Bé C«ng an vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 46. Tr¸ch nhiÖm cña Bé C«ng an

Bé C«ng an cã tr¸ch nhiÖm thèng nhÊt qu¶n lý nhµ n−íc vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong ph¹m vi c¶ n−íc vµ thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô sau ®©y :

1. §Ò xuÊt vµ tæ chøc thùc hiÖn chiÕn l−îc, quy ho¹ch, kÕ ho¹ch phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trªn ph¹m vi toµn quèc;

2. §Ò xuÊt ban hµnh hoÆc ban hµnh c¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; h−íng dÉn, tæ chøc thùc hiÖn vµ kiÓm tra viÖc chÊp hµnh c¸c quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

3. H−íng dÉn, chØ ®¹o tuyªn truyÒn, gi¸o dôc ph¸p luËt, kiÕn thøc vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, x©y dùng phong trµo quÇn chóng tham gia ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

4. Thùc hiÖn c«ng t¸c thanh tra chuyªn ngµnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; gi¶i quyÕt c¸c khiÕu n¹i, tè c¸o cã liªn quan ®Õn lÜnh vùc phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y trong ph¹m vi thÈm quyÒn;

5. Thùc hiÖn thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®èi víi c¸c dù ¸n, thiÕt kÕ; nghiÖm thu c«ng tr×nh x©y dùng vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; kiÓm ®Þnh, cÊp vµ thu håi giÊy chøng nhËn an toµn ph−¬ng tiÖn vµ ®ñ ®iÒu kiÖn vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

6. Thùc hiÖn c«ng t¸c ®iÒu tra, xö lý vô ch¸y vµ xö lý c¸c vi ph¹m quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

7. H−íng dÉn, chØ ®¹o viÖc tæ chøc th−êng trùc s½n sµng ch÷a ch¸y, x©y dùng vµ thùc tËp ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y; thùc hiÖn nhiÖm vô cøu hé, cøu n¹n hµng ngµy;

8. X©y dùng vµ tæ chøc thùc hiÖn dù ¸n ®Çu t− trang bÞ ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cho lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; ban hµnh vµ tæ chøc thùc hiÖn c¸c quy ®Þnh vÒ trang bÞ, sö dông ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

9. X©y dùng lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; tæ chøc ®µo t¹o c¸n bé chuyªn m«n vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

10. Tæ chøc viÖc nghiªn cøu, phæ biÕn vµ øng dông tiÕn bé khoa häc vµ c«ng nghÖ trong lÜnh vùc phßng ch¸y ch÷a ch¸y;

11. Tæ chøc hÖ thèng th«ng tin qu¶n lý, chØ huy ®iÒu hµnh ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

12. Tæ chøc vµ kiÓm tra ho¹t ®éng b¶o hiÓm ch¸y, næ g¾n víi ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

13. Tr×nh ChÝnh phñ vÒ viÖc tham gia c¸c tæ chøc quèc tÕ, ký kÕt hoÆc tham gia c¸c ®iÒu −íc quèc tÕ vÒ ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; thùc hiÖn c¸c ho¹t ®éng quèc tÕ liªn quan ®Õn ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo thÈm quyÒn.

§iÒu 47. Tr¸ch nhiÖm cña ñy ban nh©n d©n c¸c cÊp

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

45

1. ñy ban nh©n d©n cÊp tØnh, cÊp huyÖn trong ph¹m vi nhiÖm vô, quyÒn h¹n cña m×nh cã tr¸ch nhiÖm thùc hiÖn chøc n¨ng qu¶n lý nhµ n−íc vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ë ®Þa ph−¬ng vµ cã nhiÖm vô cô thÓ sau ®©y :

a) Ban hµnh c¸c quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y t¹i ®Þa ph−¬ng;

b) ChØ ®¹o, kiÓm tra vµ tæ chøc viÖc thùc hiÖn c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y t¹i ®Þa ph−¬ng; xö lý hµnh chÝnh c¸c hµnh vi vi ph¹m quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo thÈm quyÒn;

c) H−íng dÉn, chØ ®¹o tuyªn truyÒn, gi¸o dôc ph¸p luËt, kiÕn thøc vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cho nh©n d©n, x©y dùng phong trµo quÇn chóng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

d) §Çu t− ng©n s¸ch cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; trang bÞ ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

®) Quy ho¹ch ®Þa ®iÓm, ®Ò xuÊt cÊp ®Êt vµ x©y dùng doanh tr¹i cho lùc l−îng C¶nh s¸t phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

e) ChØ ®¹o viÖc x©y dùng vµ thùc tËp ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y cÇn huy ®éng nhiÒu lùc l−îng, ph−¬ng tiÖn tham gia;

f) ChØ ®¹o tæ chøc ch÷a ch¸y vµ kh¾c phôc hËu qu¶ vô ch¸y;

g) Thèng kª, b¸o c¸o ñy ban nh©n d©n cÊp trªn, ChÝnh phñ vµ Bé C«ng an vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

2. ñy ban nh©n d©n cÊp x· trong ph¹m vi nhiÖm vô, quyÒn h¹n cña m×nh cã tr¸ch nhiÖm thùc hiÖn qu¶n lý nhµ n−íc vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ë ®Þa ph−¬ng vµ cã nhiÖm vô cô thÓ sau :

a) ChØ ®¹o, kiÓm tra vµ tæ chøc viÖc thùc hiÖn c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y t¹i ®Þa ph−¬ng; b¶o ®¶m c¸c ®iÒu kiÖn an toµn vÒ phßng ch¸y ch÷a ch¸y ®èi víi khu d©n c−; xö lý hµnh chÝnh c¸c hµnh vi vi ph¹m quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y theo thÈm quyÒn;

b) Tæ chøc tuyªn truyÒn, h−íng dÉn, gi¸o dôc ph¸p luËt, kiÕn thøc vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, x©y dùng phong trµo quÇn chóng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y;

c) Tæ chøc qu¶n lý ®éi d©n phßng t¹i c¸c th«n, Êp, b¶n, tæ d©n phè;

d) §Çu t− kinh phÝ cho ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y; trang bÞ ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y cho c¸c ®éi d©n phßng theo quy ®Þnh;

®) B¶o ®¶m ®iÒu kiÖn vÒ th«ng tin b¸o ch¸y, ®−êng giao th«ng, nguån n−íc phôc vô ch÷a ch¸y;

e) ChØ ®¹o viÖc x©y dùng vµ thùc tËp ph−¬ng ¸n ch÷a ch¸y;

g) Tæ chøc ch÷a ch¸y vµ gi¶i quyÕt hËu qu¶ vô ch¸y;

h) Thèng kª, b¸o c¸o vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y lªn ñy ban nh©n d©n cÊp huyÖn.

Ch−¬ng VIII khen th−ëng vµ xö lý vi ph¹m

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

46

§iÒu 48. Khen th−ëng

Tæ chøc, c¸ nh©n sinh sèng vµ lµm viÖc trªn l·nh thæ ViÖt Nam cã thµnh tÝch trong ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®−îc khen th−ëng theo quy ®Þnh chung cña Nhµ n−íc. Nhµ n−íc tÆng th−ëng Huy ch−¬ng "V× sù nghiÖp phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y" cho c¸ nh©n cã nhiÒu c«ng lao ®ãng gãp cho sù nghiÖp phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y hoÆc cã chiÕn c«ng xuÊt s¾c trong ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y.

§iÒu 49. Xö lý vi ph¹m

Ng−êi nµo cã hµnh vi vi ph¹m quy ®Þnh vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y, c¶n trë c¸c ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y hoÆc lîi dông ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y ®Ó x©m ph¹m ®Õn lîi Ých cña Nhµ n−íc, quyÒn vµ lîi Ých hîp ph¸p cña tæ chøc vµ c¸ nh©n th× tuú theo tÝnh chÊt vµ møc ®é vi ph¹m mµ bÞ xö lý hµnh chÝnh hoÆc truy cøu tr¸ch nhiÖm h×nh sù theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

Ng−êi ®øng ®Çu c¬ quan, tæ chøc, c¬ së nÕu thiÕu tr¸ch nhiÖm trong viÖc qu¶n lý, kiÓm tra viÖc thùc hiÖn c¸c ho¹t ®éng phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y mµ ®Ó x¶y ra ch¸y t¹i ®¬n vÞ m×nh phô tr¸ch th× tuú theo tÝnh chÊt, møc ®é vi ph¹m mµ cã thÓ bÞ xö lý kû luËt hoÆc truy cøu tr¸ch nhiÖm h×nh sù theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

Ng−êi ®øng ®Çu ®¬n vÞ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y do thiÕu tr¸ch nhiÖm trong tæ chøc th−êng trùc ch÷a ch¸y, ®Ó xe ch÷a ch¸y kh«ng cã n−íc, kh«ng cã nhiªn liÖu mµ g©y hËu qu¶ nghiªm träng th× tuú theo tÝnh chÊt, møc ®é vi ph¹m mµ bÞ xö lý kû luËt hoÆc bÞ truy cøu tr¸ch nhiÖm h×nh sù theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt.

Ch−¬ng IX ®iÒu kho¶n thi hµnh

§iÒu 50. NghÞ ®Þnh nµy cã hiÖu lùc thi hµnh sau 15 ngµy, kÓ tõ ngµy ®¨ng C«ng b¸o.

§iÒu 51. Bé tr−ëng Bé C«ng an, Bé Tµi chÝnh, Bé X©y dùng, Bé Lao ®éng - Th−¬ng binh vµ X· héi trong ph¹m vi chøc n¨ng, nhiÖm vô cña m×nh h−íng dÉn thùc hiÖn NghÞ ®Þnh nµy.

C¸c Bé tr−ëng, Thñ tr−ëng c¬ quan ngang Bé, Thñ tr−ëng c¬ quan thuéc ChÝnh phñ, Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n c¸c tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung −¬ng chÞu tr¸ch nhiÖm thi hµnh NghÞ ®Þnh nµy ./.

TM. ChÝnh phñ

Thñ t−íng N¬i nhËn : - Ban BÝ th− Trung −¬ng §¶ng, - Thñ t−íng, c¸c Phã Thñ t−íng ChÝnh phñ, - C¸c Bé, c¬ quan ngang Bé, c¬ quan thuéc CP, - H§ND, UBND c¸c tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung −¬ng, - V¨n phßng Quèc héi, - V¨n phßng Chñ tÞch n−íc, - V¨n phßng Trung −¬ng vµ c¸c Ban cña §¶ng, - ViÖn KiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao, - Tßa ¸n nh©n d©n tèi cao, - C¬ quan Trung −¬ng cña c¸c ®oµn thÓ,

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

47

- C«ng b¸o, Phan V¨n Kh¶i ®· ký - VPCP : BTCN, c¸c PCN, c¸c Vô, Côc, c¸c ®¬n vÞ trùc thuéc, - L−u : NC (5b), V¨n th−.

Phô lôc 1

Danh môc c¬ së cã nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ (Ban hµnh kÌm theo NghÞ ®Þnh sè 35/2003/N§-CP

ngµy 04 th¸ng 4 n¨m 2003 cña ChÝnh phñ) ------------

1. C¬ së s¶n xuÊt vËt liÖu næ, c¬ së khai th¸c, chÕ biÕn dÇu má vµ s¶n phÈm dÇu má, khÝ ®èt; c¬

së s¶n xuÊt, chÕ biÕn hµng ho¸ kh¸c ch¸y ®−îc cã khèi tÝch tõ 5.000 m3 trë lªn. 2. Kho vËt liÖu næ, kho dÇu má vµ s¶n phÈm dÇu má, kho khÝ ®èt ho¸ láng; c¶ng xuÊt nhËp vËt

liÖu næ, c¶ng xuÊt nhËp dÇu má vµ s¶n phÈm dÇu má, c¶ng xuÊt nhËp khÝ ®èt ho¸ láng. 3. Cöa hµng kinh doanh x¨ng dÇu, khÝ ®èt ho¸ láng. 4. Nhµ m¸y ®iÖn; tr¹m biÕn ¸p tõ 110 KV trë lªn. 5. Chî kiªn cè, b¸n kiªn cè thuéc thÈm quyÒn qu¶n lý trùc tiÕp cña ñy ban nh©n d©n cÊp huyÖn

trë lªn; c¸c chî kiªn cè, b¸n kiªn cè kh¸c, trung t©m th−¬ng m¹i, siªu thÞ, cöa hµng b¸ch ho¸ cã tæng diÖn tÝch c¸c gian hµng tõ 300m2 trë lªn hoÆc cã khèi tÝch tõ 1.000 m3 trë lªn.

6. Nhµ ë tËp thÓ, nhµ chung c−, kh¸ch s¹n, nhµ kh¸ch, nhµ nghØ cao tõ 5 tÇng trë lªn

hoÆc cã khèi tÝch tõ 5.000 m3 trë lªn. 7. BÖnh viÖn tØnh, bé, ngµnh; c¸c c¬ së y tÕ kh¸m ch÷a bÖnh kh¸c cã tõ 50 gi−êng trë lªn. 8. R¹p h¸t, r¹p chiÕu phim, héi tr−êng, nhµ v¨n ho¸, nhµ thi ®Êu thÓ thao trong nhµ cã thiÕt kÕ

tõ 200 chç ngåi trë lªn, vò tr−êng, c©u l¹c bé trong nhµ, c¬ së dÞch vô vui ch¬i gi¶i trÝ vµ phôc vô c«ng céng kh¸c trong nhµ cã diÖn tÝch tõ 200 m2 trë lªn; s©n vËn ®éng 5.000 chç ngåi trë lªn.

9. Nhµ ga, c¶ng hµng kh«ng; c¶ng biÓn, c¶ng s«ng, bÕn tµu thuû, bÕn xe kh¸ch cÊp tØnh trë lªn;

b·i ®ç cã 200 xe «t« trë lªn; nhµ ga hµnh kh¸ch ®−êng s¾t lo¹i 1, lo¹i 2 vµ lo¹i 3; ga hµng ho¸ ®−êng s¾t lo¹i 1 vµ lo¹i 2.

10. C¬ së l−u tr÷, th− viÖn, b¶o tµng, di tÝch lÞch sö, nhµ héi chî, triÓn l·m thuéc thÈm quyÒn

qu¶n lý trùc tiÕp cña Bé, c¬ quan ngang Bé, tØnh, thµnh phè trùc thuéc tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung −¬ng.

11. C¬ së ph¸t thanh, truyÒn h×nh, c¬ së b−u chÝnh viÔn th«ng cÊp tØnh trë lªn.

12. Trung t©m chØ huy, ®iÒu ®é, ®iÒu hµnh, ®iÒu khiÓn víi quy m« khu vùc vµ quèc gia thuéc mäi lÜnh vùc.

13. Kho hµng ho¸, vËt t− ch¸y ®−îc hoÆc hµng ho¸ vËt t− kh«ng ch¸y ®ùng trong c¸c bao b× ch¸y ®−îc cã khèi tÝch tõ 5.000 m3 trë lªn; b·i hµng ho¸, vËt t− ch¸y ®−îc cã diÖn tÝch tõ 500 m2 trë lªn.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

48

14. Trô së c¬ quan, v¨n phßng lµm viÖc, c¬ së nghiªn cøu tõ 6 tÇng trë lªn hoÆc cã khèi tÝch tõ 25.000 m3 trë lªn.

15. HÇm má khai th¸c than vµ c¸c kho¸ng s¶n kh¸c ch¸y ®−îc; c«ng tr×nh giao th«ng ngÇm cã chiÒu dµi tõ 400 m trë lªn; c«ng tr×nh trong hang hÇm trong ho¹t ®éng cã s¶n xuÊt, b¶o qu¶n, sö dông chÊt ch¸y, næ vµ cã khèi tÝch tõ 1.000 m3 trë lªn.

16. C¬ së vµ c«ng tr×nh cã h¹ng môc hay bé phËn chÝnh nÕu xÈy ra ch¸y næ ë ®ã sÏ ¶nh h−ëng nghiªm träng tíi toµn bé c¬ së, c«ng tr×nh hoÆc cã tæng diÖn tÝch hay khèi tÝch cña h¹ng môc, bé phËn chiÕm tõ 25% tæng diÖn tÝch trë lªn hoÆc khèi tÝch cña toµn bé c¬ së, c«ng tr×nh mµ c¸c h¹ng môc hay bé phËn ®ã trong qu¸ tr×nh ho¹t ®éng th−êng xuyªn cã sè l−îng chÊt nguy hiÓm ch¸y, næ thuéc mét trong c¸c tr−êng hîp sau ®©y :

a) KhÝ ch¸y víi khèi l−îng cã thÓ t¹o thµnh hçn hîp dÔ næ chiÕm tõ 5% thÓ tÝch kh«ng khÝ

trong phßng trë lªn hoÆc cã tõ 70 kg khÝ ch¸y trë lªn; b) ChÊt láng cã nhiÖt ®é bïng ch¸y ®Õn 610C víi khèi l−îng cã thÓ t¹o thµnh hçn hîp dÔ næ

chiÕm tõ 5% thÓ tÝch kh«ng khÝ trong phßng trë lªn hoÆc c¸c chÊt láng ch¸y kh¸c cã nhiÖt ®é bïng ch¸y cao h¬n 610C víi khèi l−îng tõ 1.000 lÝt trë lªn;

c) Bôi hay x¬ ch¸y ®−îc cã giíi h¹n næ d−íi b»ng hoÆc nhá h¬n 65 g/m3 víi khèi l−îng cã thÓ

t¹o thµnh hçn hîp dÔ næ chiÕm tõ 5% thÓ tÝch kh«ng khÝ trong phßng trë lªn; c¸c chÊt r¾n, hµng ho¸, vËt t− lµ chÊt r¾n ch¸y ®−îc víi khèi l−îng trung b×nh tõ 100 kg trªn mét mÐt vu«ng sµn trë lªn;

d) C¸c chÊt cã thÓ ch¸y, næ hoÆc sinh ra chÊt ch¸y, næ khi t¸c dông víi nhau víi tæng khèi

l−îng tõ 1.000 kg trë lªn; ®) C¸c chÊt cã thÓ ch¸y, næ hoÆc sinh ra chÊt ch¸y, næ khi t¸c dông víi n−íc hay víi « xy trong

kh«ng khÝ víi khèi l−îng tõ 500 kg trë lªn.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

49

Phô lôc 2 Danh môc c¬ së thuéc diÖn ph¶i cã giÊy chøng nhËn

®ñ ®iÒu kiÖn vÒ Phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y tr−íc khi ®−a vµo ho¹t ®éng

(Ban hµnh kÌm theo NghÞ ®Þnh sè 35/2003/N§-CP ngµy 04 th¸ng 4 n¨m 2003 cña ChÝnh phñ)

---------- 1. Nhµ ë, kh¸ch s¹n, v¨n phßng lµm viÖc, nhµ cho thuª v¨n phßng cã chiÒu cao tõ 7 tÇng trë lªn. 2. C¬ së s¶n xuÊt, chÕ biÕn x¨ng dÇu, khÝ ®èt ho¸ láng vµ ho¸ chÊt dÔ ch¸y, næ, víi mäi quy m«. 3. C¬ së s¶n xuÊt, gia c«ng, cung øng, b¶o qu¶n vµ sö dông vËt liÖu næ c«ng nghiÖp. 4. Kho x¨ng dÇu cã tæng dung tÝch 500 m3 trë lªn, kho khÝ ®èt ho¸ láng cã tæng träng l−îng khÝ

tõ 600 kg trë lªn. 5. Cöa hµng kinh doanh x¨ng dÇu, khÝ ®èt ho¸ láng. 6. Chî kiªn cè hoÆc b¸n kiªn cè cã tæng diÖn tÝch kinh doanh tõ 1200m2 trë lªn hoÆc cã tõ 300

hé kinh doanh trë lªn, trung t©m th−¬ng m¹i, siªu thÞ, cöa hµng b¸ch ho¸ cã tæng diÖn tÝch c¸c gian hµng tõ 300 m2 trë lªn hoÆc cã tæng khèi tÝch tõ 1.000 m3 trë lªn.

7. Nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn cã c«ng suÊt tõ 100.000 KW trë lªn, nhµ m¸y thuû ®iÖn cã c«ng suÊt tõ

20.000 KW trë lªn, tr¹m biÕn ¸p cã ®iÖn ¸p tõ 220 KV trë lªn.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

50

Phô lôc 3 Danh môc dù ¸n, c«ng tr×nh thuéc diÖn ph¶i thiÕt kÕ

vµ thÈm duyÖt vÒ phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

(Ban hµnh kÌm theo NghÞ ®Þnh sè 35/2003/N§-CP ngµy 04 th¸ng 4 n¨m 2003 cña ChÝnh phñ).

----------

1. Dù ¸n quy ho¹ch x©y dùng míi hoÆc c¶i t¹o ®« thÞ c¸c lo¹i; dù ¸n quy ho¹ch x©y dùng míi hoÆc c¶i t¹o khu d©n c−, ®Æc khu kinh tÕ, khu c«ng nghiÖp, khu chÕ xuÊt, khu c«ng nghÖ cao thuéc thÈm quyÒn phª duyÖt cña cÊp tØnh trë lªn.

2. Dù ¸n x©y dùng míi hoÆc c¶i t¹o c«ng tr×nh thuéc c¬ së h¹ tÇng kü thuËt cã liªn quan ®Õn

phßng ch¸y ch÷a ch¸y cña ®« thÞ, khu d©n c−, ®Æc khu kinh tÕ, khu c«ng nghiÖp, khu chÕ xuÊt, khu c«ng nghÖ cao thuéc thÈm quyÒn phª duyÖt cña cÊp tØnh trë lªn.

3. Nhµ ë tËp thÓ, nhµ chung c− cao tõ 5 tÇng trë lªn hoÆc cã khèi tÝch tõ 5.000 m3 trë lªn; nhµ ë

kh¸c cao tõ 7 tÇng trë lªn. 4. BÖnh viÖn, nhµ ®iÒu d−ìng cÊp huyÖn trë lªn; bÖnh viÖn kh¸c, nhµ ®iÒu d−ìng, c¬ së kh¸m,

ch÷a bÖnh ®a khoa tõ 25 gi−êng trë lªn; c¬ së kh¸m, ch÷a bÖnh chuyªn khoa vµ dÞch vô y tÕ kh¸c tõ 10 gi−êng trë lªn.

5. Tr−êng häc, c¬ së gi¸o dôc tõ 3 tÇng trë lªn hoÆc cã khèi tÝch tæng céng tõ 5.000 m3 trë lªn;

nhµ trÎ, mÉu gi¸o cã 100 ch¸u trë lªn hoÆc cã khèi tÝch tæng céng tõ 1000 m3 trë lªn. 6. Chî kiªn cè vµ b¸n kiªn cè thuéc thÈm quyÒn cÊp huyÖn trë lªn phª duyÖt dù ¸n thiÕt kÕ x©y

dùng; Trung t©m th−¬ng m¹i, siªu thÞ, cöa hµng b¸ch ho¸ cã tæng diÖn tÝch c¸c gian hµng tõ 300m2 trë lªn hoÆc cã khèi tÝch tõ 1.000 m3 trë lªn.

7. R¹p h¸t, r¹p chiÕu phim, héi tr−êng, nhµ v¨n ho¸, s©n vËn ®éng, nhµ thi ®Êu thÓ thao, nh÷ng

n¬i tËp trung ®«ng ng−êi kh¸c cã thiÕt kÕ tõ 200 chç ngåi trë lªn; vò tr−êng, c©u l¹c bé, c¬ së dÞch vô vui ch¬i gi¶i trÝ vµ nh÷ng c«ng tr×nh c«ng céng kh¸c cã khèi tÝch tõ 1.000 m3 trë lªn.

8. Kh¸ch s¹n, nhµ kh¸ch, nhµ nghØ, nhµ trä tõ 5 tÇng trë lªn hoÆc cã khèi tÝch tõ 5.000 m3 trë

lªn. 9. Nhµ hµnh chÝnh, trô së lµm viÖc cña c¬ quan chÝnh quyÒn, tæ chøc chÝnh trÞ, x· héi cÊp huyÖn

trë lªn; nhµ hµnh chÝnh, trô së, nhµ v¨n phßng lµm viÖc kh¸c tõ 5 tÇng trë lªn hoÆc cã khèi tÝch tõ 5.000 m3 trë lªn.

10. Nhµ l−u tr÷, th− viÖn, b¶o tµng, triÓn l·m thuéc Nhµ n−íc qu¶n lý. 11. Nhµ, c«ng tr×nh thuéc c¬ së nghiªn cøu khoa häc, c«ng nghÖ tõ 5 tÇng trë lªn hoÆc cã khèi

tÝch 5.000 m3 trë lªn. 12. §µi ph¸t thanh, truyÒn h×nh, c¬ së b−u chÝnh viÔn th«ng tõ cÊp huyÖn trë lªn. 13. Ga, c¶ng hµng kh«ng; c¶ng biÓn, c¶ng s«ng, bÕn tµu thuû, c¸c bÕn xe, tõ cÊp huyÖn qu¶n lý

trë lªn; nhµ ga ®−êng s¾t x©y dùng ë néi thµnh, néi thÞ. 14. Cöa hµng kinh doanh x¨ng dÇu, khÝ ®èt ho¸ láng.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

51

15. Kho, c¶ng xuÊt nhËp, b¶o qu¶n vËt liÖu næ, x¨ng dÇu, khÝ ®èt ho¸ láng. 16. Kho hµng ho¸, vËt t− kh¸c cã khèi tÝch tõ 1.000 m3 trë lªn. 17. Nhµ, c«ng tr×nh thuéc c¬ së s¶n xuÊt c«ng nghiÖp, thñ c«ng nghiÖp thuéc thÈm quyÒn cÊp

huyÖn trë lªn phª duyÖt dù ¸n thiÕt kÕ x©y dùng. 18. Nhµ m¸y ®iÖn; tr¹m biÕn ¸p tõ 35 KV trë lªn. 19. C«ng tr×nh an ninh, quèc phßng cã nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ hoÆc cã yªu cÇu b¶o vÖ ®Æc biÖt. 20. Trung t©m chØ huy, ®iÒu ®é, ®iÒu hµnh, ®iÒu khiÓn quy m« khu vùc vµ quèc gia thuéc c¸c

lÜnh vùc. 21. C«ng tr×nh ngÇm, c«ng tr×nh trong hang hÇm cã nguy hiÓm vÒ ch¸y, næ. 22. Dù ¸n, thiÕt kÕ l¾p ®Æt míi hoÆc c¶i t¹o hÖ thèng, thiÕt bÞ kü thuËt phßng ch¸y, ch÷a ch¸y.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

52

Phô lôc 4 quy c¸ch c¸c tÝn hiÖu −u tiªn

vµ tÝn hiÖu sö dông trong ch÷a ch¸y

(Ban hµnh kÌm theo NghÞ ®Þnh sè 35/2003/N§-CP ngµy 04 th¸ng 4 n¨m 2003 cña ChÝnh phñ).

----------

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

53

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

54

Phô lôc 5

danh môc ph−¬ng tiÖn phßng ch¸y vµ ch÷a ch¸y

(Ban hµnh kÌm theo NghÞ ®Þnh sè 35/2003/N§-CP ngµy 04 th¸ng 4 n¨m 2003 cña ChÝnh phñ)

----------

tt nhãm ph−¬ng

tiÖn ch÷a ch¸y

lo¹i ph−¬ng tiÖn

1 Ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y c¬ giíi

- C¸c lo¹i xe ch÷a ch¸y th«ng th−êng : xe ch÷a ch¸y cã tÐc, xe ch÷a ch¸y kh«ng tÐc (xe b¬m);

- C¸c lo¹i xe ch÷a ch¸y ®Æc biÖt : xe ch÷a ch¸y s©n bay, xe ch÷a ch¸y rõng, xe ch÷a ch¸y ho¸ chÊt, xe ch÷a ch¸y x¨ng dÇu, dÇu khÝ, xe ch÷a ch¸y chèng biÓu t×nh g©y rèi ...

- M¸y bay ch÷a ch¸y;

- Tµu, xuång ch÷a ch¸y;

- C¸c lo¹i xe chuyªn dïng phôc vô ch÷a ch¸y : xe thang, xe n©ng, xe chØ huy, xe th«ng tin ¸nh s¸ng, xe tr¹m b¬m, xe chë n−íc, xe chë ph−¬ng tiÖn, xe chë qu©n, xe chë ho¸ chÊt, xe cÊp cøu sù cè, xe hót khãi, xe kü thuËt.

- C¸c lo¹i m¸y b¬m ch÷a ch¸y : m¸y b¬m khiªng tay, m¸y b¬m r¬moãc, m¸y b¬m næi.

2 Ph−¬ng tiÖn ch÷a ch¸y th«ng dông

- C¸c lo¹i vßi, èng hót ch÷a ch¸y;

- C¸c lo¹i l¨ng ch÷a ch¸y;

- C¸c lo¹i ®Çu nèi, ba ch¹c, hai ch¹c ch÷a ch¸y, Ezect¬;

- C¸c lo¹i giá läc;

- C¸c lo¹i trô n−íc, cét lÊy n−íc ch÷a ch¸y;

- C¸c lo¹i thang ch÷a ch¸y;

- C¸c lo¹i b×nh ch÷a ch¸y (kiÓu x¸ch tay, kiÓu xe ®Èy): b×nh bét, b×nh bät, b×nh khÝ�

3 ChÊt ch÷a ch¸y N−íc, c¸c lo¹i bét, khÝ ch÷a ch¸y, thuèc ch÷a ch¸y bät hoµ kh«ng khÝ.

4 VËt liÖu vµ chÊt chèng ch¸y

- S¬n chèng ch¸y;

- VËt liÖu chèng ch¸y;

- ChÊt ng©m tÈm chèng ch¸y.

5 Trang phôc vµ thiÕt bÞ b¶o hé c¸ nh©n

- Trang phôc ch÷a ch¸y : quÇn, ¸o, mò, ñng, g¨ng tay, th¾t l−ng, khÈu trang ch÷a ch¸y, ñng vµ g¨ng tay c¸ch ®iÖn, quÇn ¸o c¸ch nhiÖt;

- MÆt n¹ phßng ®éc läc ®éc, mÆt n¹ phßng ®éc c¸ch ly, khÈu trang läc ®éc, c¸c m¸y san n¹p khÝ cho mÆt n¹ phßng ®éc.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

55

6 Ph−¬ng tiÖn cøu ng−êi - D©y, ®Öm, thang vµ èng cøu ng−êi.

7

C«ng cô hç trî vµ dông cô ph¸ dì

- M¸y c¾t, m¸y kÐo, m¸y banh, m¸y kÝch, n©ng ®iÒu khiÓn b»ng khÝ nÐn vµ b»ng ®iÖn. - K×m céng lùc, c−a tay, bóa, xµ beng...

8 ThiÕt bÞ, dông cô th«ng tin liªn l¹c, chØ huy ch÷a ch¸y

- Bµn chØ huy, lÒu chØ huy ch÷a ch¸y; - HÖ thèng chØ huy h÷u tuyÕn; - HÖ thèng chØ huy v« tuyÕn.

9 C¸c hÖ thèng b¸o ch¸y vµ ch÷a ch¸y

- HÖ thèng b¸o ch¸y tù ®éng, b¸n tù ®éng; - HÖ thèng ch÷a ch¸y tù ®éng (b»ng khÝ, n−íc, bét bät), hÖ thèng ch÷a ch¸y v¸ch t−êng.

Bộ Công an Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 04/2004/TT-BCA Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2004

thông tư

Hướng dẫn thi hành Nghị định số35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003

của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều

của Luật Phòng cháy và chữa cháy

Ngày 04 tháng 4 năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 35/2003/NĐ-CP "Quy định chi tiết thi hành một số điều của LuậtPhòng cháy và chữa cháy". Đề thực hiện thống nhất trong cả nước, BộCông an hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định nêu trênnhư sau:

I. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy vàchữa cháy

1. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy vàchữa cháy gồm:

a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo,hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

b) Văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữacháy (nếu có); giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy(nếu có);

c) Phiếu phân loại cơ sở về phòng cháy và chữa cháy;

d) Quyết định thành lập đội phòng cháu và chữa cháycơ sở, đội dân phòng;

đ) Phương án chữa cháy đã được phê duyệt;

e) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;các văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

56

và chữa cháy; biênbản vi phạm và quyết định liên quan đến xử lý vi phạm về phòng cháy vàchữa cháy (nếu có);

g) Các sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng,huấn luyện nghiệp vụ và hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở,đội dân phòng; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơvụ cháy (nếu có).

2. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy vàchữa cháy phải bổ sung thường xuyên và kịp thời.

3. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy vàchữa cháy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập và lưugiữ.

II. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy

1. Thống kê về phòng cháy và chữa cháy gồm:

a) Thống kê về số lần kiểm tra an toàn, tuyên truyền,bồi dưỡng, huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy, xử lý vi phạm về phòngcháy và chữa cháy;

b) Thống kê số lượng cán bộ, đội viên dân phòng, độiviên phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

c) Thống kê phương tiện chữa cháy;

d) Thống kê về học tập, thực tập phương án chữa cháy;về vụ cháy, công tác chữa cháy và những vấn đề khác có liên quan đếnhoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Báo cáo về phòng cháy và chữa cháy gồm:

a) Báo cáo về vụ cháy, nổ;

b) Báo cáo về hoạt động phòng cháy và chữa cháy 6tháng, một năm;

c) Báo cáo sơ kết, tổng kết phòng cháy và chữa cháytheo chuyên đề.

3. Thống kê, báo cáo về tình hình phòng cháy và chữacháy định kỳ phải gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Trườnghợp có những thay đổi lớn liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy vàchữa cháy ở cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó thông báo kịp thờicho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý địa bànđó.

III. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biểnbáo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy

1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm cácnội dung cơ bản sau: quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt,chất dễ cháy và thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quyđịnh những hành vi bị cấm và những việc phải làm để ngăn chặn, phòng ngừacháy, nổ; quy định việc bảo quản, sử dụng hệ thống, thiết bị, phương tiệnphòng và chữa cháy; quy định cụ thể những việc phải làm khi có cháy, nổxảy ra.

2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thểhiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoátnạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữacháy; tuỳ theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, sơ đồ chỉ dẫn vềphòng cháy và chữa cháy có thể tách thành những sơ đồ chỉ dẫn riêng thểhiện

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

57

một hoặc một số nội dung trên.

3. Biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn trong lĩnh vựcphòng cháy và chữa cháy:

a) Biển cấm lửa (biển cấm ngọn lửa trần), biển cấm hútthuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy.Đối với những nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hoálỏng, xăng dầu và những nơi tương tự khác có tính chất nguy hiểm cháy, nổcao cần thiết cấm hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động và cácthiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh ra tia lửa hoặc lửa thì cóbiển phụ ghi rõ những vật cần cấm;

b) Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm cháy, nổ;

c) Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy là biển chỉhướng thoát nạn, cửa thoát nạn và chỉ vị trí để điện thoại, bình chữacháy, trụ nước, bến lấy nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác.

4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫntrong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của tiêuchuẩn TCVN 4897:1989, Phòng cháy - dấu hiệu an toàn về mẫu mã, kích thước.Trong trường hợp cần thiết phải quy định rõ hiệu lực của các biển cấm,biển báo thì có biển phụ kèm theo.

5. Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháycủa nơi nào phải được phổ biến cho mọi người ở nơi đó biết và phảiniêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người khác có liên quan biết và chấphành.

IV. Thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy

1. Thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy đối với cácdự án, công trình xây dựng quy định tại Phụ lục 3 Nghị định số35/2003/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảođảm an toàn phòng cháy và chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu các giảipháp và nội dung thiết kế với những quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩnvà các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước hoặc tiêu chuẩnquốc tế, của nước ngoài được phép.áp dụng tại Việt Nam nhằm bảo đảmthực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Khi thiết kế kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các yêu càu vềphòng cháy và chữa cháy thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽcấp "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" theomẫu PC1 Phụ lục 1 và đóng dấu " Đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữacháy" theo mẫu PC2 Phụ lục 1 Thông tư này vào từng bản vẽ đã kiểm tra,đối chiếu.

2. Việc thẩm định về phòng cháy và chữa cháy:

a) Đối với các dự án quy hoạch xây dựng, dự án đầutư xây dựng công trình: cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiệnthẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và có văn bản trả lời kết quả thẩmduyệt;

b) Đối với thiết kế công trình: nội dung thẩm duyệtthực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP;

c) Đối với các công trình quy định tại các mục 14, 15,19 Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP không thuộc diện phải lập dự án quyhoạch xây dựng và dự án đầu tư thì phải được cơ quan Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy chấp thuận về địa điểm trước khi tiến hành thiết kếcông trình;

d) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầuđặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặchoán cải được thẩm duyệt về các nội dung sau:

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

58

- Giải pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháyđối với các chất cháy dự kiến bố trí trên phương tiện;

- Điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan;

- Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháyđối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ;

- Điều kiện thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra;

- Hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉcác chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03bộ phải có xác nhận của chủ đầu tư, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nướcngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và các cơ quan, tổ chức, cá nhânđề nghị thẩm duyệt phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịchđó;

Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháyđược quy định như sau:

a) Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng côngtrình gồm:

- Văn bản của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận địađiểm xây dựng, trong đó nêu rõ đặc điểm, quy mô, tính chất của côngtrình dự kiến xây dựng;

- Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướnggió chủ đạo, các thông tin về địa hình của khu đất, về khí hậu, thuỷvăn, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các cơ sở, công trìnhxung quanh.

b) Đối với thiết kế công trình thực hiện theo quy địnhtại khoản 3 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.

c) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầuđặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm:

- Văn bản đề nghị thẩm duyệt của chủ đầu tư, trườnghợp chủ đầu tư uỷ quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có vănbản uỷ quyền kèm theo;

- Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phépchế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện (có xác nhận của chủ đầu tư);

- Các bản vẽ và thuyết minh thể hiện những nội dung yêucầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm d khoản 2 mục này;

- Tài liệu về thông số kỹ thuật của các thiết bị,phương tiện phòng cháy và chữa cháy được thiết kế lắp đặt và trang bị.

d) Các bản vẽ và bản thuyết minh, sau khi đã thẩm duyệt,được trả lại cho chủ đầu tư 02 bộ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữacháy trực tiếp thẩm duyệt giữ lại 01 bộ để kiểm tra thi công, nghiệm thucông trình về phòng cháy và chữa cháy và trả lại chủ đầu tư theo quy địnhsau khi công trình được nghiệm thu và đưa vào hoạt động.

4. Thời gian thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháyđược tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

a) Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng côngtrình: không quá 10 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháycó trách nhiệm xem xét và có văn bản trả lời chủ đầu tư về địa điểmxây dựng đó.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

59

b) Đối với các dự án, thiết kế công trình: thực hiệntheo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP.

c) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầuđặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy: không quá 20 ngàylàm việc.

5. Phân cấp thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:

a) Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt vềphòng cháy và chữa cháy đối với các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuậtcông trình quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết địnhđầu tư; hồ sơ thiết kế chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thôngcơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy;những dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật do Phòng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy Công an cấp tỉnh đề nghị hoặc những công trình khác do Tổng cụcCảnh sát quyết định thì Tổng cục Cảnh sát phải có văn bản thông báo chochủ đầu tư biết;

b) Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấptỉnh thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy các dự án đầu tư và thiết kếkỹ thuật đối với những trường hợp không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy uỷ quyền. Trong trường hợp uỷ quyền, Cục Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy phải có văn bản uỷ quyền của Cục trưởng.

V. Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy

1. Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy gồm kiểmtra thi công các hạng mục về phòng cháy và chữa cháy và lắp đặt thiết bịphòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được thẩm duyệt. Việc kiểm trathi công về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện ít nhất một lần ở giaiđoạn thi công, lắp đặt các thiết bị này và kiểm tra đột xuất khi có dấuhiệu thi công, lắp đặt sai thiết kế được duyệt.

2. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểmtra thi công về phòng cháy và chữa cháy những công trình, phương tiện giaothông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữacháy do mình thẩm duyệt.

3. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiệnkiểm tra việc thi công về phòng cháy và chữa cháy đối với những công trìnhdo mình thẩm duyệt và những công trình được Cục Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy uỷ quyền hoặc yêu cầu.

Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Cục Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy sẽ cùng Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hànhkiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy.

4. Khi kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy, đạidiện của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đại diện đơn vị thi công phải cómặt tham gia, đồng thời chủ đầu tư có thể mờicác thành phần khác có liênquan trực tiếp tham gia nếu thấy cần thiết. Chủ đầu tư, chủ phương tiện vànhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và đảm bảo các điềukiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra. Hồ sơ phục vụ kiểm tra thi công baogồm hồ sơ thiết kế được duyệt và các chứng chỉ, tài liệu cần thiết liênquan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị phòng cháy và chữacháy.

5. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thôngbáo tiến độ thi công công trình, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháycho Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương nơi có công trìnhxây dựng.

6. Trước khi tiến hành kiểm tra thi công ít nhất 3 ngàylàm việc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho chủđầu tư, chủ phương tiện về thời gian, nội dung, kế hoạch kiểm tra.

7. Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản theo mẫu PC3Phụ lục 1 Thông tư này. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

60

trách nhiệm thựchiện đầy đủ và đúng hạn những kiến nghị của cơ quan kiểm tra đã nêutrong biên bản.

VI. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

1. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một phầnviệc trong nghiệm thu tổng thể công trình, phương tiện giao thông cơ giới cóyêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

2. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủđầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị, gồm:

a) Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữacháy và Biên bản kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy của cơ quanCảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

b) Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tìnhhình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệthống, thiết bị và kết cấu phòng cháy và chữa cháy;

c) Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiệnphòng cháy và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình;

d) Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổngthể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;

đ) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữacháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;

e) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡngcác thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, của phươngtiện;

g) Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bịkỹ thuật khác có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.

Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thểhiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng các bản vẽhoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và của các hạng mục cóliên quan đến phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dungcơ bản theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

3. Nội dung và trình tự kiểm tra nghiệm thu:

a) Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệmthu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị;

b) Kiểm tra thực tế các điều kiện về phòng cháy vàchữa cháy của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt;

c) Tổ chức thử nghiệm hoạt động thực tế các hệ thống,thiết bị phòng cháy chữa cháy của công trình khi xét thấy cần thiết.

4. Kết quả kiểm tra và thử nghiệm được lập thành biênbản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kểtừ ngày các bên liên quan thông qua biên bản, cơ quan Cảnh sát Phòng cháy vàchữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bảnnghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

5. Phân cấp kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữacháy:

a) Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệmthu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

61

cháy đối với các côngtrình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm antoàn phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sất phòng cháy và chữa cháy thẩmduyệt;

b) Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tranghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cáccông trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt và các côngtrình do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy uỷ quyền.

VII. Chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữacháy

1. Cơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định số35/2003/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảođảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động mà cóđủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 9 hoặc khoản 1Điều 12 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP thì được xem xét cấp "Giấychứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC4 Phụlục 1 Thông tư này. Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi về côngnăng, tính chất sử dụng thì phải làm thủ tục cấp lại như lần đầu; nếukhông duy trì đầy đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy như tại thờiđiểm cấp giấy thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện vềphòng cháy và chữa cháy":

a) Hồ sơ đề nghị cấp "Giấy chứng nhận đủ điềukiện về phòng cháy và chữa cháy" gồm:

- Đơn đề nghị cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiệnvề phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC5 Phụ lục 1 Thông tư này;

- Bản sao "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháyvà chữa cháy" và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đốivới cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới cóyêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mớihay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữacháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác;

- Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữacháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu PC6 Phụ lục 1Thông tư này;

- Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơsở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữacháy;

- Phương án chữa cháy.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồsơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xétcấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy";trường hợp không đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy để cấp giấychứng nhận thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõlý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị biết.

3. Thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiệnvề phòng cháy và chữa cháy":

a) Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp "Giấychứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" cho các đốitượng do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt và nghiệm thu vềphòng cháy và chữa cháy;

b) Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp "Giấychứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy" đối với cácđối tượng còn lại quy định tại Phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ- CP vàcác đối tượng do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy uỷ quyền.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

62

VIII. Cấp phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy,nổ

1. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển chất,hàng nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này phải bảođảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định vàphải có giấy phép vận chuyển do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháycấp.

"Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy,nổ" được ban hành thống nhất trong toàn quốc theo mẫu PC7 Phụ lục 1Thông tư này và phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theomẫu PC7a Phụ lục 1 Thông tư này dán lên kính chắn gió phía trước củaphương tiện. Riêng việc cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệpvà chất nổ thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng8 năm 1996 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.

2. Thủ tục cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguyhiểm về cháy, nổ":

a) Hồ sơ của chủ phương tiện đề nghị cấp "Giấyphép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" gồm:

- Đơn đề nghị cấp "Giấy phép vận chuyển chất,hàng nguy hiểm về cháy, nổ" theo mẫu PC8 Phụ lục 1 Thông tư này;

- Bản sao "Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyểnchất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" đối với phương tiện giao thông cơgiới đường bộ do cơ quan đăng kiểm cấp; biên bản kiểm tra điều kiện vềphòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện cơ giới đường thuỷ, đườngsắt;

- Bản sao Hợp đồng cung ứng hoặc hợp đồng vận chuyểnchất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;

- Bản sao các giấy tờ cần thiết đảm bảo phương tiệnđược phép lưu hành theo quy định của pháp luật (khi nộp hồ sơ phải có bảnchính để đối chiếu);

b) Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ khinhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép vận chuyển;trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì cơ quan Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lý do cho chủ phương tiện biết.

c) Thời hạn "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguyhiểm về cháy, nổ" quy định như sau:

- Có giá trị một lần đối với phương tiện có hợpđồng vận chuyển từng chuyến;

- Có giá trị 6 tháng đối với phương tiện chuyên dùngvận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ..3. Phòng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy thuộc Công an cấp tỉnh nơi chủ phương tiện có hộ khẩu thườngtrú hoặc có trụ sở có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép vận chuyển cho cácphương tiện.

IX. Thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1. Kiểm tra định kỳ:

a) Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháyvà chữa cháy, khi tiến hành kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 3 ngàylàm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phầnđoàn kiểm tra. Tuỳ theo tình hình và yêu cầu mà việc kiểm tra có thể tiếnhành theo từng nội dung hoặc kiểm tra toàn diện;

b) Đối tượng được kiểm tra khi nhận được thông báokiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, bố

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

63

trí người cótrách nhiệm và thẩm quyền để làm việc với đoàn kiểm tra;

c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên khi tổchức kiểm tra hoặc trực tiếp kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy đối vớicơ sở, địa bàn do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơsở, địa bàn đó biết, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở,địa bàn tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quanđến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, địa bàn được kiểm tra.Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn biết.

2. Kiểm tra đột xuất:

a) Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháyvà chữa cháy, khi kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do cho đối tượngđược kiểm tra biết. Riêng người có trách nhiệm kiểm tra theo quy định tạiđiểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP phải có giấy giới thiệucủa cơ quan;

b) Đối tượng được kiểm tra khi nhận được thông báophải chấp hành theo yêu cầu, chuẩn bị đầy đủ các nội dung và bố tríngười có trách nhiệm và thẩm quyền để làm việc với người có trách nhiệmkiểm tra.

3. Việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất an toàn vềphòng cháy và chữa cháy đều phải lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC3 Phụ lục1 Thông tư này.

X. Tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động vàphục hồi hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ giađình và cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

1. Việc tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1Điều 20 Nghị định 35/2003/NĐ-CP được tiến hành theo trình tự như sau:

a) Lập biên bản vi phạm theo mẫu PC9 Phụ lục 1 Thông tưnày; biên bản vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải cóchữ ký của người lập biên bản và của người vi phạm hoặc người đại diệncơ quan, tổ chức vi phạm (nếu người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan,tổ chức vi phạm không ký thì ghi rõ lý do vào biên bản) và chữ ký củangười làm chứng (nếu có). Biên bản lập xong phải trao hoặc gửi cho cá nhânhoặc cơ quan, tổ chức vi phạm, cơ quan, tổ chức có liên quan và người lậpbiên bản lưu giữ một bản;

b) Căn cứ biên bản vi phạm, người có thẩm quyền raquyết định tạm đình chỉ hoạt động theo mẫu PC10 Phụ lục 1 Thông tư này;trường hợp xét thấy nguy cơ cháy, nổ ở mức cao cần phải ngăn chặn kịp thờingay thì người có thẩm quyền có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lờivà trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc phải thể hiện quyết định đóbằng văn bản trừ trường hợp nguy cơ cháy, nổ đó đã được khắc phục ngay;

c) Quyết định tạm đình chỉ hoạt động được gửi chođối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động, cơ quan, tổ chức cấp trên trựctiếp của người ra quyết định, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lýđối tượng bị tạm đình chỉ (nếu có) và lưu hồ sơ.

2. Gia hạn tạm đình chỉ hoạt động:

a) Trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ mà nguy cơ trựctiếp phát sinh cháy, nổ hoặc các vi phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêmtrọng về phòng cháy và chữa cháy vẫn chưa khắc phục được vì lý do kháchquan và cần có thêm thời gian để khắc phục thì cơ quan, tổ chức, cá nhânbị tạm đình chỉ hoạt động phải có đơn đề nghị gia hạn tạm đình chỉhoạt động theo mẫu PC11 Phụ lục 1 Thông tư này gửi cơ quan đã ra quyếtđịnh tạm đình chỉ để xem xét quyết định việc gia hạn;

b) Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khinhận được đề nghị gia hạn, người có thẩm quyền có trách

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

64

nhiệm xem xét,giải quyết việc gia hạn tạm đình chỉ hoạt động.

Quyết định gia hạn tạm đình chỉ hoạt động. Quyếtđịnh gia hạn tạm đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản theo mẫuPC12 Phụ lục 1 Thông tư này và được gửi cho các đối tượng như quy địnhtại điểm c khoản 1 mục này.

3. Phục hồi hoạt động:

a) Cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ phương tiệngiao thông cơ giới, chủ rừng và cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động khi đãloại trừ được nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc đã khắc phụcđược vi phạm về phòng cháy và chữa cháy thì có đơn đề nghị cho phục hồihoạt động trở lại theo mẫu PC13 Phụ lục 1 Thông tư này gửi tới cơ quan đãra Quyết định tạm đình chỉ để xem xét cho phục hồi hoạt động trở lại.

Đối với các đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt độngtrong trường hợp có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ do bị tác động,ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, khi xét thấy nguy cơ đó không còn nữathì làm văn bản thông báo cho người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt độngbiết để tiến hành kiểm tra, xem xét quyết định việc phục hồi hoạt động.

Đối với trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động bằnglời mà ngay sau đó nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được khắc phụcvà được người ra quyết định tạm đình chỉ xác nhận thì cơ quan, tổ chức,cá nhân bị tạm đình chỉ không nhất thiết phải làm đơn hoặc công văn đềnghị cho phục hồi hoạt động;

b) Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khinhận được đơn hoặc văn bản thông báo đề nghị cho phục hồi hoạt độngthì người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải tổ chức kiểmtra, xem xét kết quả khắc phục và các điều kiện bảo đảm an toàn về phòngcháy và chữa cháy và lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tưnày. Nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc cácvi phạm về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì ra quyết địnhphục hồi hoạt động bằng văn bản theo mẫu PC14 Phụ lục 1 Thông tư này.

Riêng trường hợp quyết định tạm đình chỉ bằng lời mànguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ được khắc phục hoặc loại trừ ngaysau đó thì việc quyết định phục hồi hoạt động được thực hiện bằng lời;

c) Quyết định phục hồi hoạt động phải được gửi chocác đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 mục này.

XI. Thủ tục đình chỉ hoạt động đối với cơ sở,phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo antoàn về phòng cháy và chữa cháy

Các trường hợp bị tạm đình chỉ theo quy định tạikhoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2003/NĐ-CP đã hết thời hạn tạm đình chỉ hoạtđộng (bao gồm cả thời gian gia hạn nếu có) mà cơ quan, tổ chức, chủ hộ giađình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng và cá nhân bị tạmđình chỉ hoạt động không khắc phục hoặc không khắc phục được nguy cơtrực.tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm về phòng cháy và chữa cháy và cónguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì người có thẩm quyền có tráchnhiệm tổ chức kiểm tra, xem xét dể quyết định việc đình chỉ hoạt động theotrình tự như sau:

1. Kiểm tra và lập biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thôngtư này; biên bản kiểm tra phải có chữ ký của người lập biên bản và củangười vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm (nếu người viphạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm không ký thì phải ghi rõlý do vào biên bản) và người làm chứng (nếu có). Biên bản lập xong phảitrao hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức có liên quan;

2. Căn cứ biên bản kiểm tra, xét thấy phải đình chỉhoạt động thì người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động theomẫu PC15 Phụ lục 1 Thông tư này; Quyết định đình chỉ hoạt động được gửicho đối tượng bị đình chỉ

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

65

hoạt động, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếpcủa người ra quyết định, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý đốitượng bị đình chỉ (nếu có) và lưu hồ sơ.

XII. Thành lập đội cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Khi có yêu cầu thành lập Đội Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập đềán trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt, sau đó báo cáo Bộtrưởng Bộ Công an xem xét quyết định.

XIII. Địa điểm xây dựng doanh trại đơn vị cảnh sátphòng cháy và chữa cháy

Việc bố trí Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ởcác đô thị hoặc khu vực cần bảo vệ thực hiện theo quy định tại các Điều5.16 và Điều 7.16 Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, tập I.

XIV. Phương án chữa cháy

1. Phương án chữa cháy được xây dựng theo mẫu PC16 Phụlục1 Thông tư này.

2. Thời hạn phê duyệt phương án chữa cháy được quyđịnh như sau:

a) Đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phêduyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổchức, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công an cấptỉnh: thời hạn phê duyệt không quá 10 ngày làm việc;

b) Đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phêduyệt của Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổngcục trường Tổng cục Cảnh sát, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữacháy: thời hạn phê duyệt không quá 15 ngày làm việc.

3. Thực tập phương án chữa cháy:

a) Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tậpđịnh kỳ ít nhất mỗi năm một lần; mỗi lần thực tập phương án chữa cháycó thể xử lý theo một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảmcho tất cả các tình huống trong phương án đều lần lượt được thực tập.Khi tổ chức thực tập thì người phê duyệt phương án chữa cháy có thẩmquyền được huy động lực lượng, phương tiện tham gia thực tập phương ánchữa cháy và quyết định quy mô của cuộc thực tập.

b) Phương án chữa cháy được tổ chức thực tập độtxuất khi có yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối vớicác sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địaphương hoặc quốc gia hoặc theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy.

XV. Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tàisản để chữa cháy

Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản đểchữa cháy phải theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định35/2003/NĐ-CP và được thực hiện như sau:

1. Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sảnđể chữa cháy được thực hiện bằng Lệnh theo mẫu PC17 Phụ lục 1 Thông tưnày; trong trường hợp khẩn cấp để chữa cháy thì có thể được huy độngbằng lời nhưng chậm nhất sau 3 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằngvăn bản;

2. Khi huy động bằng lời, người huy động phải xưng rõhọ tên, chức vụ, đồng thời phải nói rõ yêu cầu về người,

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

66

phương tiện vàtài sản cần huy động, thời gian và địa điểm tập kết.

XVI. Tổ chức, quản lý, duy trì hoạt động của lực lượngdân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

1. Tổ chức, biên chế của đội dân phòng:

a) Đội dân phòng được biên chế từ 10 đến 30 ngườihoặc nhiều hơn khi thấy cần thiết, trong đó cơ 1 đội trưởng và các độiphó giúp việc. Đội dân phòng có thể được chia thành nhiều tổ theo cụm dâncư, khu vực; biên chế của tổ dân phòng từ 5 đến 10 người hoặc nhiều hơnkhi thấy cần thiết, trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó giúp việc;

b) Cán bộ, đội viên đội dân phòng là những ngườithường xuyên có mặt tại nơi cư trú;

c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổnhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dânphòng.

d) Công an cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạohoạt động của các đội dân phòng.

2. Tổ chức, biên chế của độ phòng cháy và chữa cháycơ sở:

a) Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sởđược quy định như sau:

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sởđó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và do những ngườilãnh đạo cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới đó làm đội trưởng, độiphó;

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 ngườiđến 15 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy vàchữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 1 đội trưởng và cácđội phó giúp việc;

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòngcháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 1 đội trưởngvà các đội phó giúp việc;

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháycơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phógiúp việc;

- Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phânxưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận,phân xưởng, mỗi ca làm việc có 1 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biênchế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu từ 5 đến 7 người,trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó giúp việc.

b) Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơsở là những người thường xuyên làm việc tại cơ sở hoặc trên phương tiệngiao thông cơ giới đó;

c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lýcơ sở, phương tiện giao thông cơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng,đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, tổ trưởng, tổ phó tổ phòngcháy và chữa cháy cơ sở.

3. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơsở hoạt động theo chế độ chuyên trách:

a) Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sởhoạt động theo chế độ chuyên trách phải bảo đảm đủ quân số bố trí phùhợp với phương tiện chữa cháy đã trang bị, làm việc theo.ca bảo đảmthường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban lãnh đạo đội gồm có 1 đội trưởng vàcác đội phó giúp việc;

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

67

b) Người đứng đầu ban quản lý đặc khu kinh tế, khucông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ra quyết định thành lập, quyếtđịnh bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sởhoạt động theo chế độ chuyên trách.

4. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơsở chuyên ngành có quy định riêng.

5. Người ra quyết định thành lập đội dân phòng, độiphòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành có trách nhiệm duy trì hoạtđộng, định kỳ hàng năm tổ chức phân loại và có kế hoạch huấn luyện, bồidưỡng nâng cao chất lượng hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháyvà chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

Giao Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn cụ thể về phân loạiđội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

XVII. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy vàchữa cháy

1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòngcháy và chữa cháy gồm:

a) Người có chức danh chỉ huy chữa chay quy định tạikhoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;

b) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy vàchữa cháy cơ sở và chuyên ngành;

c) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm vềcháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xức với các chất nguy hiểm về cháy, nổ;

d) Người chỉ huy tàu thuỷ, tàu hoả, tàu bay, ngườiđiều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm, ngườiđiều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên phương tiên giaothông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và phương tiện giao thông cơ giớichuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;

đ) Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanhphương tiện phòng cháy và chữa cháy;

e) Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyệnnghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, người đứng đầucơ quan, tổ chức và cơ sở có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồidưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng quy định tạikhoản 1 mục này. Người đứng đầu cơ sở đầu tư người điều khiển phươngtiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên có trách nhiệm đưa nội dungkiến thức phòng cháy và chữa cháy vào trong chương trình đào tạo.

3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháyvà chữa cháy:

a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy lần đầu được quy định như sau:

- Từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tạiđiểm a, b, c và d khoản 1 mục này;

- Từ 16 đến 32 giờ đối với đối tượng quy định tạicác điểm đ, e khoản 1 mục này;

b) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụphòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng quy định tại khoản 1 mục nàytối thiểu là 16 giờ.

4. Cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòngcháy và chữa cháy":

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

68

a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 mục này, sau khihoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và cókết quả kiểm tra đạt yêu cầu trở lên thì được cấp "Giấy chứng nhậnhuấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC18 Phụ lục 1Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy vàchữa cháy do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Trưởngphòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh cấp. Phôi "Giấychứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" do Cục Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy tổ chức in và phát hành.

5. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy biên soạntài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy phù hợp cho từng đối tượng quy định tại khoản 1 mục này.

XVIII. Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòngcháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy vàchữa cháy

1. Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sởvà chuyên ngành được điều động tham gia tuyên truyền, cổ động, mít tinh,diễu hành, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án chữacháy, bảo vệ liên quan đến cháy, nổ; tham gia khắc phục nguy cơ phát sinhcháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt động phòng cháy và chữacháy khác theo yêu cầu của người có thẩm quyền.

2. Việc điều động lực lượng dân phòng, lực lượngphòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháyvà chữa cháy phải có quyết định bằng văn bản theo mẫu PC19 Phụ lục 1 Thôngtư này; trong trường khẩn cấp thì được điều động bằng lời, nhưng chậmnhất sau 3 ngày làm việc phải có quyết định bằng văn bản. Khi điều độngbằng lời, người điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị côngtác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số lượngngười, phương tiện cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nộidung hoạt động.

3. Quyết định điều động được gửi cho đối tượng cónghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.

XIX. Điều kiện sản xuất, kinh doanh phương tiện và thiếtkế về phòng cháy và chữa cháy

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanhphương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có đủ điều kiện về cơ sở vậtchất và chuyên môn kỹ thuật sau đây:

a) Có nhà xưởng, thiết bị công nghệ đáp ứng đượcyêu cầu sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với cơ sở sản xuất;

b) Trong mỗi lĩnh vực sản xuất phải có cán bộ, côngnhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp;

c) Cán bộ, công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanhphải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế vềphòng cháy và chữa cháy phải có đủ năng lực thiết kế sau đây:

a) Chủ nhiệm thiết kế, Giám đốc hoặc Phó Giám đốcphải có đủ năng lực thiết kế xây dựng theo quy định hoặc có trình độđại học phòng cháy chữa cháy trở lên;

b) Các thành viên trực tiếp thiết kế phải có trình độđại học chuyên ngành trở lên phù hợp với nhiệm vụ thiết kế đảm nhiệm.

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

69

XX. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Nội dung kiểm định:

a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháyvà chữa cháy;

b) Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chấtlượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

2. Phương thức kiểm định:

a) Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, sốsêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã:

c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấymẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểmđịnh mẫu không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không íthơn 10 mẫu; trường hợp số lượng phương tiện cần kiểm định dưới 10 thìkiểm định toàn bộ;

d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theomẫu PC20 Phụ lục 1 Thông tư này;

đ) Cấp "Giấy chứng nhận kiểm định" theo mẫuPC21 Phụ lục 1 hoặc dán tem, đóng dấu kiểm định theo mẫu PC22 Phụ lục 1Thông tư này.

3. Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữacháy:

a) Hồ sơ đề nghị kiểm định gồm:

- Đơn đề nghị kiểm định của chủ phương tiện phòngcháy và chữa cháy theo mẫu PC23 Phụ lục 1 Thông tư này;

- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện phòng cháy vàchữa cháy;

- Chứng nhận chất lượng phương tiện phòng cháy và chữacháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện phòng cháy vàchữa cháy.

Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoàithì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghịkiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.

b) Chủ phương tiện chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và cung cấpmẫu phương tiện cần kiểm định theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháyvà chữa cháy.

XXI. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm chỉ đạo, hướngdẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và Thôngtư này.

Tổng cục trưởng các Tổng cục, Vụ trưởng, Cục trưởngcác Vụ, Cục trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Tổng cụcCảnh sát tổ chức thực

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc

70

hiện Thông tư này.

2. Đề nghị thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quantrực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương trong phạm vi, chức năng, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công antrong việc quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, hộ giađình và cá nhân do Bộ, ngành, địa phương mình quản lý.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngàyđăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát) để nghiên cứu hướng dẫn,chỉ đạo kịp thời.

KT/ Bộ trưởng Bộ Công an Thứ trưởng Trung tướng Lê Thế Tiệm

D:\Cao Sen's data\caolang01\Albert Camus\Phap luat ve PCCC.doc