lien mon lien mon

23
1 2. Chủ đề 2: NƯỚC TRONG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH (6-8 tiết) A. Mục tiêu Học xong chủ đề này, HS cần có khả năng: - Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của nước đối với sự sống, đối với sự phát triển của xã hội; - Biết rằng nước tồn tại ở khắp nơi trong môi trường, ở các trạng thái khác nhau, có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. - Nhận thức được rằng nguồn nước ngọt dùng được rất hiếm hoi và đang có nguy cơ thu hẹp do ô nhiễm, ở cả tầm toàn cầu, quốc gia và địa phương, có ý thức bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm. - Biết rằng Việt nam nằm trong nhóm nước có nguy cơ thiếu nước. - Biết tìm hiểu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, xử lí thông tin, biến đổi dưới nhiều dạng (hình ảnh, bảng biểu, đồ thị) để rút ra các kết luận (về nguồn nước, trữ

Upload: tran-dua

Post on 23-Oct-2015

55 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lien Mon Lien Mon

1

2. Chủ đề 2: NƯỚC TRONG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH (6-8 tiết)

A. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, HS cần có khả năng:

- Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của nước đối với sự sống, đối với sự phát

triển của xã hội;

- Biết rằng nước tồn tại ở khắp nơi trong môi trường, ở các trạng thái khác nhau,

có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

- Nhận thức được rằng nguồn nước ngọt dùng được rất hiếm hoi và đang có nguy

cơ thu hẹp do ô nhiễm, ở cả tầm toàn cầu, quốc gia và địa phương, có ý thức bảo vệ

nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm.

- Biết rằng Việt nam nằm trong nhóm nước có nguy cơ thiếu nước.

- Biết tìm hiểu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, xử lí thông tin, biến đổi dưới

nhiều dạng (hình ảnh, bảng biểu, đồ thị) để rút ra các kết luận (về nguồn nước, trữ

lượng, tình trạng thiếu nước trên thế giới, ở Việt Nam..),

B. Nội dung chính của chủ đề

- Sự tồn tại của nước trong tự nhiên: Các trạng thái, biến đổi trạng thái, chu trình nước.

Page 2: Lien Mon Lien Mon

- Sự tồn tại của nước trong sinh vật, trong thực phẩm.

- Dung môi nước.

- Vai trò của nước đối với sự sống, đối với con người.

- Vấn đề thiếu nước sạch trên thế giới, ở Việt Nam và ở địa phương: nguồn nước

và ô nhiễm nguồn nước.

- Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm

C. Chuẩn bị

Tùy thuộc hình thức tổ chức và phương pháp dạy học chọn lựa mà GV sẽ phải

chuẩn bị trước về tư liệu, phương tiện, thiết bị thí nghiệm...

- Phiếu học tập số

- Hình ảnh về nước ở các trạng thái khác nhau (tham khảo phiếu học tập 1);

- Chuẩn bị thí nghiệm biểu diễn về tinh thể đồng sunphat khan và ngậm nước: bột

đồng sunphat, ống nghiệm, dụng cụ đốt nóng (đèn cồn, que kẹp);

- Dụng cụ thực hành cho HS: bột đồng sunphat khan, một số thực phẩm (bánh mì,

hoa quả, đồ uống...- có thể yêu cầu HS mang đi).

- Một số nhãn hiệu các chai nước giải khát có ghi rõ thành phần: VD nước khoáng,

nước có ga, nước hoa quả, sữa....;

- Một số bình thủy tinh, ống nghiệm...; 2

Page 3: Lien Mon Lien Mon

- Một số chất rắn, chất lỏng hòa tan và không hòa tan được trong nước: muối ăn,

đường, cát, dầu ăn, siro, cồn...

D. Gợi ý hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học

Có nhiều phương án: Toàn bộ chủ đề có thể thực hiện dưới dạng dự án hay theo

kiểu dạy học truyền thống hoặc kết hợp dạy học truyền thống và dự án (đặc biệt là

phần địa phương).

Chú trọng việc cho HS đọc và khai thác tư liệu (bài đọc...), phối hợp sử dụng các

cách biểu diễn dữ liệu khác nhau (bảng biểu, đồ thị, biểu đồ...)

Phương án cụ thể mà chúng tôi giới thiệu trong phần D là phương án phối hợp: sử

dụng dạy học truyền thống đối với 2 nội dung đầu và dạy học theo dự án với các nội

dung còn lại. Sản phẩm dự án có thể là: hồ sơ về nguồn nước và ô nhiễm nước,

phương án xử lí nước ô nhiễm... trình bày dưới dạng tập san, bài viết, poster, clip....

E. Gợi ý các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Nhận biết một số trạng thái của nước trong tự nhiên

- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh, tư liệu về nước ở các trạng thái khác

nhau (xem phiếu học tập số 1), yêu cầu HS gọi tên những yếu tố liên quan đến nước ở

từng hình ảnh hay bảng biểu

Page 4: Lien Mon Lien Mon

- HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, thực hiện phiếu học tập số 1: tiến hành

tìm và phân loại nước ở từng tài liệu theo trạng thái.

- Thảo luận chung để đi tới kết luận.

- Lưu ý : khai thác «độ ẩm không khí » để HS nhận rõ hơi nước không nhìn thấy

(phân biệt với « hơi nước » hay « khói » thoát ra từ van, thực chất là những giọt nước nhỏ).

Kết luận

- Nước trong tự nhiên tồn tại ở nhiều nơi, dưới nhiều dạng khác nhau.

- Nước, giống như các chất khác, tồn tại ở 3 trạng thái: rắn (băng, tuyết, mưa đá...),

lỏng (nước biển, nước mưa, mây, sương mù...), khí (hơi nước trong khí quyển...).

Hoạt động 2: Tìm hiểu chu trình nước và các biến đổi trạng thái

- HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu 1 của phiếu học tập số 2: mô tả vòng

tuần hoàn của nước.

- HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu 2 của phiếu học tập 2: so sánh với các mô

tả của bạn, hệ thống lại các biến đổi trạng thái chính. 3

- Thảo luận chung : các nhóm giới thiệu các sơ đồ của mình, thống nhất một chu trình

của nước trong tự nhiên (vòng tuần hoàn, khép kín) và về các quá trình biến đổi trạng thái

Page 5: Lien Mon Lien Mon

xuất hiện trong chu trình đó. GV chỉnh sửa các thuật ngữ về biến đổi trạng thái

- HS làm việc cá nhân, thực hiện các mục 3 và 4 của phiếu học tập số 2.

Kết luận

- Trên Trái Đất, nước luôn vận động, biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác và

trao đổi giữa khí quyển và mặt đất, tạo thành một vòng tuần hoàn (chu trình).

- Sự chuyển thể là quá trình chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác :

+ Sự chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình

ngược lại gọi là sự đông đặc.

+Sự chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí gọi là sự hóa hơi. Quá trình ngược

lại gọi là sự ngưng tụ (hóa lỏng).

Hoạt động 3: Nhận biết sự có mặt của nước trong thực phẩm

- Giai đoạn 1: Tìm hiểu khả năng nhận biết sự có mặt của nước bằng tinh thể

đồng sunphat thể dùng thí nghiệm biểu diễn:

• Đốt nóng tinh thể đồng sunphat màu xanh, ta thu được tinh thể đồng sunphat

màu trắng (có hơi nước bốc lên).

• Nhỏ một vài giọt nước vào tinh thể đồng sunphat màu trắng, nó trở lại thành

màu xanh. Nhỏ vài giọt dầu ăn, tinh thể đồng sunphat giữ nguyên màu trắng

• Cho HS thảo luận, rút ra kết luận: Tinh thể đồng sunphat “khan” màu trắng tiếp

xúc với nước sẽ chuyển thành tinh thể đồng sunphat màu xanh (“ngậm nước”)

- Giai đoạn 2: Thực hành nhận biết sự có mặt của nước trong một số hoa quả,

Page 6: Lien Mon Lien Mon

bánh, nước giải khát,.... bằng tinh thể đồng sunphat:

• Rắc bột đồng sunphat “khan” lên miếng bánh, lát hoa quả..., nhỏ vài giọt chất

lỏng khác nhau lên bột đồng sunphat.

• Kết luận: các loại đồ uống, đa số thực phẩm... có chứa nước.

Lưu ý: GV có thể cho HS tự sưu tầm tài liệu về tỉ lệ nước trong cơ thể, trong sinh

vật, trong một số loại hoa quả, thực phẩm.... để thấy được nước chiếm một tỉ trọng rất

lớn trong sinh vật (VD ở người nước chiếm 70%).

Kết luận

- Nước rất cần thiết và chiếm một tỉ trọng lớn trong trong cơ thể.

- Đại đa số thực phẩm, đồ uống có chứa nước. Đó chính là nguồn cung cấp nước cho 4

cơ thể.

- Có thể nhận biết sự có mặt của nước trong các vật thể nhờ đồng sunphat: tinh thể

đồng sunphat “khan” màu trắng khi hấp thụ nước sẽ biến thành đồng sunphat ngậm

nước màu xanh.

Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hòa tan của nước

- Cho HS đọc nhãn ghi thành phần của một số chai nước giải khát để HS rút ra kết

luận: trong nước đó có hòa tan một số chất.

- Thực hành: thí nghiệm hòa tan một số chất trong nước.

Page 7: Lien Mon Lien Mon

- Thảo luận, rút ra kết luận về các tính chất vật lí của nước, khả năng hòa tan của nước.

Lưu ý: Để mở rộng chủ đề, GV có thể tổ chức các hoạt động nhằm giúp HS hình

thành các khái niệm về nồng độ dung dịch, các biện pháp lọc nước....

Kết luận

- Nước là một dung môi tốt, có thể hòa tan rất nhiều chất rắn, lỏng và khí.

- “Nước” trong tự nhiên, nước trong môi trường xung quanh thường là dung dịch có

hòa tan nhiều chất.

Hoạt động 5: Tìm hiểu trữ lượng nước ngọt sử dụng được trên thế giới

- Giai đoạn 1: Thảo luận về các nguồn dự trữ nước, về tình hình thiếu nước:

Sử dụng các hình ảnh trong tư liệu 1, tổ chức thảo luận chung để thấy được nước

có rất nhiều trên Trái Đất, có những dự trữ nước khổng lồ nhưng nhiều nơi đang thiếu

nước ngọt. Từ đó xuất hiện một số câu hỏi về lí do thiếu nước ngọt, về trữ lượng nước

ngọt trên thế giới và ở Việt Nam

- Giai đoạn 2 : Làm việc theo nhóm với phiếu học tập số 3. Từ các biểu đồ nhiều

dạng khác nhau, thảo luận để đi tới kết luận: nước ngọt có thể khai thác sử dụng được

chiếm tỉ lệ cực kì nhỏ bé và phân bố không đều.

- Từ đó, đặt vấn đề về hoạt động dự án tìm hiểu vai trò của nước, trữ lượng nước,

Page 8: Lien Mon Lien Mon

tình hình thiếu nước ngọt, ô nhiễm nước ở Việt Nam.

Lưu ý: GV có thể yêu cầu các nhóm khác nhau vẽ biểu đồ dưới các dạng khác

nhau: dạng cột, dạng tròn... , so sánh các biểu đồ để thấy được dạng biểu đồ nào thích

hợp. Có thể tham khảo một VD về biểu đồ trong tư liệu 2.

5

Kết luận

- Trên Trái Đất, có 4 nguồn “dự trữ “ nước chính: nước biển và đại dương, nước ở các

lục địa (trên bề mặt và nước ngầm), trong khí quyển (hơi nước, mây) và trong các sinh

vật sống, với một khối lượng nước khổng lồ.

- Tuy nhiên, nước ngọt chỉ chiếm vài phần trăm trữ lượng nước và đại đa số lại nằm

dưới dạng đóng băng và nước ngầm.

- Lượng nước ngọt có thể khai thác sử dụng được (các hồ, các dòng sông và một phần

nhỏ nước ngầm bề mặt) chỉ tỉ lệ cực kì nhỏ và phân bố không đều.

Hoạt động 6: Dự án “nước sạch”

- Từ các hoạt động trên đã xuất hiện một số câu hỏi, GV có thể liệt kê, hình thành

các nhóm vấn đề sau:

• Nguồn nước ngọt ở Việt nam và tình trạng thiếu nước sạch

Page 9: Lien Mon Lien Mon

• Tình trạng thiếu nước sạch trên thế giới.

• Ô nhiễm nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước.

• Các biện pháp tiết kiệm nước sạch.

- Với mỗi vấn đề, GV có thể cho xây dựng sơ đồ tư duy hoặc lập danh sách những

câu hỏi, những vấn đề nhỏ hơn. Từ đó cho các nhóm chọn chủ đề. Lưu ý phân công

sao cho không trùng lặp, đảm bảo bao được đủ các nhóm vấn đề.

- Mỗi nhóm HS lập dự án, lên kế hoạch, phân công. Thời gian thực hiện dự án có

thể 1 tuần đến 1 tháng tùy thuộc vào mức độ các dự án lựa chọn và điều kiện thực tế.

- Các sản phẩm dự kiến có thể: các báo cáo về trữ lượng nước ngọt ở Việt Nam

hay ở địa phương, về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương (do các cơ sở sản

xuất công nghiệp và nông nghiệp...); giải pháp xử lý nước thải cho một cơ sở sản xuất,

giải pháp chống ô nhiễm cho một xưởng sản xuất, cho một làng...; giải pháp tạo nước

sạch: lọc nước, xử lý hóa chất...

- Hình thức trình bày sản phẩm: thuyết trình, báo cáo, poster, sơ đồ giải pháp,

mô hình, máy lọc nước tự chế....

Kết luận

Tùy thuộc vào các chủ đề và dự án lựa chọn để có thể có các kết luận phù hợp. Tuy

Page 10: Lien Mon Lien Mon

nhiên, một số kết luận chính sau cần được làm rõ:

- Vấn đề thiếu nước sạch, thiếu nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước là những vấn đề

lớn đối với thế giới và với Việt Nam. 6

- Cần có các biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch (xử lí nước thải, hạn chế rác thải...) và

sử dụng tiết kiệm nước.

- Mỗi cá nhân cần có ý thức và có thể tham gia bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm

nước bằng những hành vi cụ thể hàng ngày: sử dụng tiết kiệm, tận dụng nước đã qua sử

dụng, xử lí nước trước khi thải ra môi trường, không vứt rác xuống sông, suối, mương...

F. Gợi ý về kiểm tra, đánh giá.

- Chủ yếu đánh giá các năng lực: thu thập và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, hợp

tác, giao tiếp. Lưu ý đánh giá cả thái độ tham gia, mức độ tự chủ, tự giác…

- Phối hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết.

- Phối hợp giữa đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm, tạo điều kiện cho HS tự đánh

giá lẫn nhau. VD điểm tổng hợp của cá nhân là điểm trung bình của điểm cá nhân,

điểm chung của nhóm, điểm do HS khác đánh giá… với trọng số nhất định. Các tiêu

Page 11: Lien Mon Lien Mon

chí đánh giá nên đưa trước cho HS (có thể tham khảo các bảng tiêu chí đưa ra ở các

chủ đề KHXH, nghệ thuật).

PHỤ LỤC

1. Các nội dung liên quan trong CT các môn hiện tại

+ Nội dung: Nước trong tự nhiên và các trạng thái

- Môn Vật lí lớp 6: Các trạng thái và biến đổi trạng thái

- Môn Hóa học lớp 8

Nước: tính chất vật lý của nước; chất tinh khiết, hỗn hợp; chất tan, dung dịch.

- Môn Địa lí lớp 6

Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa

Bài 23: Sông và hồ;

Bài 24: Biển và đại dương (Địa lí 6)

- Môn Khoa học: Chủ đề Nước lớp 4

+ Nội dung: Vai trò đối với sự sống, với sản xuất

- Môn Sinh học:

Lớp 6: Vai trò nước trong quang hợp ở cây xanh

Lớp 7: Nước với trao đổi chất ở động vật

Lớp 9: Ô nhiễm môi trường (nước)

Luật BVMT (trách nhiệm trong bảo vệ nguồn nước)

- Môn Hóa học lớp 8: 7

Page 12: Lien Mon Lien Mon

Nước: tính chất vật lý của nước; chất tinh khiết, hỗn hợp; chất tan, dung dịch.

Nước: chất tan, dung dịch; vai trò của nước trong đời sống và sản xuất;

Sự ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.

Môn Địa lớp 8: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam .

Lớp 9:

Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm sản, thủy sản

Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (điện)

Bài 14: Giao thông vận tải

Bài 15: Thương mại và du lịch

Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 29: Vùng Tây Nguyên

Bài 36: Đồng bằng sông Cửu Long .

Môn Công nghệ lớp 7: Trồng trọt. Chăn nuôi.

- Môn Khoa học: Chủ đề Nước lớp 4

+ Nội dung: Nguồn nước trên Trái Đất

Môn Địa lí lớp 6: I.3 Cấu tạo TĐ (phân bố đại dương); II.3. Lớp nước

+ Nội dung: Nguồn nước ở Việt Nam và địa phương

Môn Địa lí lớp 8: Địa lí VN

+ Nội dung: Ô nhiễm nước. Bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước sạch

Môn Sinh học lớp 9: Ô nhiễm môi trường (nước)

Luật BVMT (trách nhiệm trong bảo vệ nguồn nước)

Page 13: Lien Mon Lien Mon

Môn Hóa lớp 8: Sự ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm

nước sạch.

Môn Địa lí lớp 7:

Bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa .

Bài 21: Môi trường đới lạnh .

Bài 27: Thiên nhiên châu Phi .

Địa lí lớp 8: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam .

Môn Công nghệ Lớp 7:

Bài 1. Trồng trọt: BVMT trong trồng trọt

Bài 5. Thủy sản: BVMT nuôi thủy sản 8

2. Các phiếu học tập

Phiếu học tập số 1:

Quan sát các hình ảnh sau: (GV có thể in trong phiếu hoặc treo tranh, bảng hay dùng

máy chiếu)

D 4. D 5

Page 14: Lien Mon Lien Mon

D7. Mưa đá tại Lao Cai

ngày 03 tháng 4/2013

D 1. D 2. D 3. Một buổi sáng ở Sapa

D 6.

D 8. Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/6/2013 (trang tin của

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương) 9

Hãy trả lời các câu hỏi sau :

1. Trường hợp nào trên đây cho thấy sự có mặt của nước? Hãy điền tên của dạng

(nước và chỉ rõ trạng thái của nước ở từng tình huống vào bảng sau:

Thảo luận

với các bạn

Page 15: Lien Mon Lien Mon

trong nhóm

và thống

nhất các nội

dung điền ở

bảng trên.

2. Độ ẩm

không khí

80% nghĩa

là gì?

3. Trong tự nhiên, nước có thể tồn tại ở những trạng thái nào ?

- Trạng thái…………, VD: ……………………

- Trạng thái…………., VD : …………………..

- Trạng thái………….., VD :…………………..

Trường

hợp

Dạng Trạng thái

Lỏng Rắn Khí

1

2

Page 16: Lien Mon Lien Mon

Nước

Nước đá

x

x

3

4

5

6

7

Phiếu học tập số 2.

Page 17: Lien Mon Lien Mon

1. Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả hành trình của một giọt nước mưa.

2. Kể lại cho các bạn trong nhóm. Nghe các bạn kể, vẽ sơ đồ « hành trình » do bạn mô

tả. Thống nhất trong nhóm một hay hai sơ đồ. 10

3. Chú thích cho sơ đồ bên bằng

cách điền vào chỗ trống:

: ………………………., ở

trạng thái……

: ………………………., ở

trạng thái……

: ………………………., ở

trạng thái……

: ………………………., ở

trạng thái……

: ………………………., ở

trạng thái……

: ………………………., ở

trạng thái……

Hoàn thành sơ đồ bên bằng

cách điền tên các quá trình

Page 18: Lien Mon Lien Mon

chuyển trạng thái

Phiếu học tập số 3

1. Hãy đọc đoạn thông tin dưới đây:

Thật khó có thể đo đạc chính xác trữ lượng nước trên Trái Đất. Hiện tại, người ta có

thể đưa ra các con số gần đúng về trữ lượng nước ở biển và đại dương, trên lục địa (nước

mặt và nước ngầm), trong khí quyển và trong sinh quyển.

Nguồn Trữ lượng (km3

)

Đại dương 1 350 000 000

Nước trên lục địa 3 976 700

Băng 27 500 000

Nước ngầm 8 200 000

Biển 105 000

Hồ nước ngọt 100 000

Page 19: Lien Mon Lien Mon

Trạng thái

lỏng

Trạng

thái rắn

Trạng thái

khí