Download - Thuyet Minh

Transcript
Page 1: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

PHẦN I

(10%)

GVHD. Chính  : THS. PHẠM QUANG NHẬT

Sinh viên thực hiện  : NGUYỄN MINH TRÍ

Lớp  : D16XDD2

* Nhiệm vụ thiết kế :

- Thiết kế mặt bằng các tầng

- Thiết kế mặt đứng các tầng

- Thiết kế mặt cắt các tầng

- Thiết kế mặt bằng tổng thể

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 1

Page 2: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

I. Sự cần thiết phải đầu tư:

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà Nước nền kinh tế nước ta đang ngày một phát triển nhanh chóng. Với những chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập nền kinh tế đã có những bước phát triển vững chắc đem lại những thành công rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Thành phố Đà Nẵng cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung đó. Điều đó thể hiện qua sự ào ạt ra đời của các khu công nghiệp, khu kinh tế, và theo đó dân cư từ khắp các tỉnh thành đổ về thành phố để làm việc và học tập. Vì vậy muốn phát triển kinh tế một cách ổn định, vấn đề ưu tiên hàng đầu của thành phố là phát triển cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết nhu cầu to lớn về nhà ở cho người dân cũng như các nhân viên nước ngoài đến làm việc và sinh sống.

Với quỹ đất hạn hẹp như ngày nay, việc lựa chọn hình thức xây dựng công trình nhà ở cho người dân cũng được cân nhắc và lựa chọn kỹ càng sao cho đáp ứng được nhu cầu ở đa dạng của người dân, tiết kiệm đất và đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ, phù hợp với tầm vóc của một thành phố, một trung tâm kinh tế lớn.

Trong hoàn cảnh đó, việc lựa chọn xây dựng hình thức chung cư cao tầng là một giải pháp thiết thực bởi nó có những ưu điểm sau:

- Tiết kiệm đất xây dựng: đây là động lực chủ yếu của việc phát triển kiến trúc cao tầng của thành phố, ngoài việc mở rộng thích đáng ranh giới đô thị, xây dựng nhà cao tầng là một giải pháp được lựa chọn vì trên một diện tích có hạn có thể xây dựng nhà cửa nhiều hơn và tốt hơn.

- Có lợi cho công tác xây dựng và sử dụng: Một chung cư cao tầng có thể bố trí nhiều công năng khác năng nên thuận tiện cho công việc và sinh hoạt của mọi nguời. Tiết kiệm được thời gian đi lại.

- Làm phong phú thêm bộ mặt đô thị: Việc bố trí các kiến trúc cao tầng có số tầng khác nhau và hình thức khác nhau có thể tạo được những hình dáng đẹp cho thành phố. Những tòa nhà cao tầng có thể đưa đến những không gian tự do mặt đất nhiều hơn, phía dưới làm sân bãi nghỉ ngơi công cộng hoặc trồng cây cối tạo nên cảnh đẹp cho đô thị.

Với sự chấp thuận của UBND quận Liên Chiểu dự án xây dựng Chung cư Hòa Kánh ra đời nhằm giải quyết chổ ở cho người dân, phục vụ cho các chương trình tái định cư nhằm thực hiện chủ trương chỉnh trang đô thị thành phố.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 2

Page 3: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

II. Vị trí, đặc điểm, điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng:

1.Vị trí xây dựng công trình:

-Tọa lạc tại Phường Hòa Khánh ,Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.

-Đây là vị trí rất thuận tiện về giao thông nội thị, khu phức hợp với nhiều tiện ích đi kèm, gần Đại Học .

2.Đặc điểm công trình:

-Công trình được xây dựng trên khu đất trống trước đây , tương đối bằng

phẳng . Xung quanh là các khu quy hoạch dân cư.

-Hệ thống giao thông nội bộ khu dân cư đã được thi công hoàn chỉnh tạo thuận

lợi cho công tác thi công.

-Hệ thống điện lấy từ lưới điện thành phố và được cấp đến tận chân công trình.

-Nước sinh hoạt và nước phục vụ cho công tác thi công được lấy từ hệ thống

cấp nước thành phố.

3. Địa hình - khí hậu tự nhiên:

3.1. Điều kiện khí hậu tự nhiên :

Khí hậu mang tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang những đặc điểm riêng của

khí hậu miền Trung Trung Bộ Việt Nam.

a.Khí tượng:

*Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình hằng năm : 25 0

+ Nhiệt độ cao nhất : 40,9o

+ Nhiệt độ thấp nhất : 10,2o

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất : tháng 7

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất : tháng1

* Chế độ gió:

Khu vực Thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính :

+ Gió Đông và Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8.

+ Gió Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 sang năm.

+ Tốc độ gió lớn nhất 45m /s.

Bão thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 với sức gió từ 12 95 km/h, trung

bình có 0,5 cơn bão lớn và chịu ảnh hưởng của 2-5 cơn bão trong 1 năm.

*Độ ẩm không khí:

+ Độ ẩm trung bình hằng năm: 82%

+ Độ ẩm tương đối thấp nhất: 65%

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 3

Page 4: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

* Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình hằng năm: 2005 (mm)

+ Số ngày mưa trung bình hằng năm: 145 (ngày)

+ Lượng mưa lớn nhất trong năm: 3307 (mm)

+ Lượng mưa lớn nhất trong ngày: 332 (mm)

b. Tình hình địa chất- thuỷ văn:

-Việc khảo sát địa chất cũng đã được tiến hành và có kết quả là:

+ Lớp đất Á sét có chiều dày 2.5m có = 19.8 (KN / m3).

+ Lớp đất Sét có chiều dày 3m có = 20 (KN / m3).

+ Lớp cát hạt trung có chiều dày 3m có = 19.4 (KN / m3).

+ Lớp cát Hạt thô có chiều dày tương đối lớn có = 19.5 (KN / m3).(kết thúc

mũi khoan ở độ sâu 36,4m)

+Mực nước ngầm cách mặt đất thiên nhiên -5,5m.

III. Hình thức đầu tư – Quy mô đầu tư:

1. Hình thức đầu tư

-Công ty cổ phần Đầu tư & Xây dựng số 4 làm chủ đầu tư.

2. Quy mô đầu tư

-Diện tích khu đất: 5255 m2.

-Tổng diện tích sàn: 9256.5 m2.

-Nhà để xe: 128m2.

-2 sân cầu lông và 1 sân tennis theo kích thước tiêu chuẩn.

-1 sân thể thao đa năng 150 m2.

-1 hồ bơi 100 m2.

- Ngoài ra còn có hệ thống đường nội bộ và khuôn viên cây xanh, canteen và trạm bơm, trạm điện.

-Công trình cao 7 tầng, tọa lạc trong khuôn viên trong đó diện tích xây dựng chung cư là 795 m2, số còn lại xây dựng công trình công cộng phục vụ các hộ dân. Tổng vốn đầu tư của dự án là 117 tỷ đồng, dự tính dự án có 78 căn hộ.

+ Tầng trệt và tầng lửng: công trình gồm sảnh chính, phòng dịch vụ và 6 căn hộ A. Phòng dịch vụ để sinh hoạt cộng đồng, họp cư dân trong chung cư và tiêm chủng… Căn hộ A có 2 tầng,diện tích tổng cộng 144.5 m2, gồm 1 phòng khách, 1 phòng ăn, bếp, 3 phòng ngủ,2 WC, 1 sân phơi và ban công.

+ Tầng 3 đến tầng 7: Dùng bố trí căn hộ B và C, mỗi tầng có 6 căn hộ loại C và 2 căn hộ loại B. Diện tích mỗi căn hộ C là 72.25 m2, gồm có 2 phòng ngủ, 1 phòng

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 4

Page 5: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

khách, 1 phòng ăn, bếp, 1 WC và 1 ban công. Diện tích mỗi căn hộ B là 102.85 m 2, gồm có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng ăn, bếp, 2 WC và 2 ban công.

Công trình có tổng chiều cao là 30,60 m, với cốt nền nền tầng trệt là 0.00, cốt mặt đất tự nhiên là -0,50m. Chiều cao mỗi tầng 1+2 là 3,6 m, tầng 3-7 là 3,3 m.

IV. Các giải pháp thiết kế:

1. Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng:

-Bố cục và khoảng cách kiến trúc phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách phòng vệ sinh, đồng thời phù hợp với những yêu cầu dưới đây:

- Do khu đất thuộc khu vực Đô thị mới nên diện tích tương đối rộng rãi. Do đó công trình không thiết kế tầng hầm để xe nhằm mục đích an ninh. Bãi đậu xe được bố trí bên ngoài đáp ứng nhu cầu đón tiếp, đậu xe cho khách và người sống trong chung cư. Có 3 cổng ra vào hướng ra các đường quy hoạch.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng trước mắt và dự kiến phát triển tương lai, giữa công trình xây dựng kiên cố và công trình xây dựng tạm thời.

- Bố trí kiến trúc đảm bảo thông gió tự nhiên tốt, tuy nhiên phải hạn chế tạo ra các vùng áp lực gió.

- Thuận tiện cho việc thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình bao gồm: cung cấp điện, nước, trang thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc.

2.Giải pháp thiết kế kiến trúc:

a.Giải pháp mặt bằng:

Mặt bằng công trình được bố trí theo hình chữ nhật. Hệ thống giao thông của công trình gồm cầu thang bộ,thang máy tập trung ở trung tâm công trình. Điều này rất thích hợp với kết cấu nhà cao tầng, thuận tiện trong việc xử lí kết cấu và đảm bảo khoảng cách từ căn hộ đến cầu thang là ngắn nhất, thích hợp trong sinh hoạt và thỏa mãn yêu cầu PCCC. Tầng trệt và tầng lửng chỉ có phòng dịch vụ và căn hộ A. Tầng 3-7, mỗi tầng gồm có 2 căn hộ B, 6 căn hộ C.

Loại A : Có diện tích sử dụng là 144.5 m2 , gồm có:1 phòng khách + bếp +

phòng ăn + giao thông trong phòng 53.38 m2, 3 phòng ngủ

( 19.32+12.95+17.76 ) m2 , 2 WC (5,5+5,5) m2 , 1 sân phơi 4,4 m2 , bancon 3,36

m2 .

Loại B : Có diện tích sử dụng là 102.85 m2 , gồm có: 1 phòng khách + bếp +

phòng ăn + giao thông trong phòng 32,7 m2 , 3 phòng ngủ (11,8+15,2+10,5 )

m2,2 WC (5+3,45) m ,2 bancon (5+3,2) m .

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 5

Page 6: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Loại C : Có diện tích sử dụng là 72.25 m2 , gồm có: 1 phòng khách + bếp +

phòng ăn + giao thông trong phòng 28,3 m2 , 2 phòng ngủ ( 13,86 + 11.34 ) m2 ,

1 WC 5,5 m2 , 1 bancong 3 m

-Tầng mái: mái tôn, bể nước , sân thượng .

b.Giải pháp mặt đứng:

- Hình khối công trình: Là một công trình lớn của thành phố, với hình khối kiến trúc vuông vức, hình dáng vững chải sẽ là điểm nhấn cho khu Đô thị mới sau này.

- Mặt đứng của công trình: mặt đứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính nghệ thuật của công trình. Khi nhìn từ xa thì ta chỉ cảm nhận toàn bộ công trình trên hình khối kiến trúc, nhưng khi đến gần thì sự biểu hiện nghệ thuật chuyển sang mặt đứng. Lô-gia và cửa sổ được bố trí hài hòa cộng với nước sơn bên ngoài tạo nên sự sinh động cho công trình, đông thời đảm bảo thông gió, chiếu sáng tự nhiên. Khu vực sảnh chính có diện tích rộng và được thiết kế thông tầng đảm bảo tạo không gian thoáng, có thể bố trí được cây cảnh tạo nên sự thân thiện với môi trường.

c.Giải pháp mặt cắt:

Dựa vào đặc điểm sử dụng và điều kiện vệ sinh ánh sáng, thông gió cho các căn hộ ta chọn chiều cao các tầng là 3,3m, đảm bảo chiều cao thông thủy cho công trình >2,8m

3. Giải pháp kết cấu:

-Công trình là hệ kết cấu cột, dầm, sàn kết hợp chịu lực.

-Công trình có mặt bằng hình chữ nhật đối xứng theo 1 phương gồm 5 nhịp,cầu

thang bộ và thang máy ở tâm công trình.

-Sau khi phân tích tính toán và lựa chọn các phương án kết cấu khác nhau trong đồ

án này em chọn giải pháp kết cấu cho công trình như sau: hệ kết cấu chính được sử

dụng cho công trình này là hệ kết cấu khung bê tông cốt thép chụi lực chính

4.Các giải pháp kỹ thuật khác:

a.Hệ thống cấp điện:

Điện cung cấp cho công trình được lấy từ hệ thống điện lưới quốc gia, ngoài ra còn có điện dự phòng cho công trình gồm 2 máy phát điện chạy bằng Diesel cung cấp, máy phát điện đặt bên ngoài công trình, đảm bảo không gây ô nhiễm và tiếng ồn cho cư dân. Khi nguồn điện chính của công trình bị mất vì bất kì một lí do gì, thì máy phát điện sẽ cung cấp điện cho những trường hợp sau:

+ Các hệ thống phòng cháy chữa cháy.

+ Hệ thống chiếu sáng và bảo vệ.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 6

Page 7: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

+ Các phòng làm việc.

+ Hệ thống máy tính trong tòa nhà công trình

+ Biến áp và hệ thống cáp.

b.Hệ thống cấp thoát nước:

* Hệ thống cấp nước sinh hoạt:

+Nước từ hệ thống cấp nước chính của thành phố được nhận vào bể ngầm dưới trạm bơm. Sau đó nước được bơm lên bể chứa trung gian bằng thép mạ kẽm đặt ở tầng mái. Việc điều khiển quá trình bơm hoàn toàn tự động. Từ bể nước đặt trên mái, qua hệ thống ống dẫn được đưa đến các vị trí cần thiết của công trình.

*Hệ thống thoát nước và xử lí nước thải công trình:

+ Thoát nước mưa trên mái và nước mưa thoát ra từ logia, bang-công các căn hộ bằng ống nhựa 100. Số lượng ống được bố trí sao cho phù hợp với yêu cầu: một ống nước 100 có thể phục vụ thoát nước mái từ 70 đến 120 m2.

+ Thoát nước thải sinh hoạt, nước thải từ hầm vệ sinh… được xử lý qua bể tự hoại, sau khi xử lý rồi đưa vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.

+ Trên mặt bằng sân được đánh dốc để đưa nước mặt thoát ra đường ống rãnh có nắp đậy phía trên.

c.Thông tin liên lạc:

Hệ thống thông tin liên lạc như đường dây điện thoại, truyền hình cáp, …được

bố trí theo hộp kỹ thuật chạy dọc suốt các tầng , tại các tầng.

d.Hệ thống thông gió và chiếu sáng:

Các phòng ở, phòng khách, các hệ thống giao thông chính trên các tầng đều tận dụng hết khả năng chiếu sáng tự nhiên thông qua các của kính bố trí bên ngoài. Việc bố trí các ô cửa sổ , lô-gia 1cách hợp lý vừa tận dụng được thông gió, chiếu sáng tự nhiên, vừa tránh được sự đơn điệu cho công trình. Mỗi căn hộ đều được tiếp xúc với môi trường bên ngoài thông qua một hay nhiều lô-gia Điều này còn giúp người ở có cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Ngoài hệ thống chiếu sáng tự nhiên thì chiếu sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho có thể phủ hết được những điểm cần chiếu sáng, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Chọn chiều cao cửa sổ và cửa đi phải đảm bảo yêu cầu chiếu sáng. Ở đây chọn chiều cao cửa sổ 1,4m và cách nền 0,8m. Cửa đi cao 2,2m.

Đường đổ rác được bố trí thẳng đứng, làm bằng vật liệu không cháy, không rò rỉ, không có vật nhô ra. Cửa lấy rác phải đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh, phương thức thu gom và vận chuyển rác phải phù hợp với phương thức quản lý rác của thành phố.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 7

Page 8: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

e. Hệ thống phòng cháy chữa cháy:

*Hệ thống báo cháy:

Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi tầng và ở mỗi phòng, ở nơi công cộng của mỗi tầng. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy, khi phát hiện được cháy, phòng quản lí, bảo vệ nhận tín hiệu thì kiểm soát và khống chế hỏa hoạn cho công trình thông qua hệ thống cứu hỏa.

*Hệ thống cứu hỏa:

+ Nước: Được lấy từ bể nước mái xuống, sử dụng máy bơm xăng lưu động. Các đầu

phun nước được lắp đặt ở phòng kỹ thuật của các tầng và được nối với các hệ thống

cứu cháy khác như bình cứu cháy khô tại các tầng, đèn báo các cửa thoát hiểm, đèn

báo khẩn cấp tại các tầng.

f.Hệ thống thu gom rác thải:

Ở mỗi tầng đều có hệ thống thu gom rác thải . Sau đó rác thải được tập trung

về phòng thu gom rác thải ở tầng trệt và sẽ có xe rác chở ra ngoài. Phòng thu rác được

thiết kế kín đáo có cửa che đậy tránh bốc mùi gây ô nhiễm cho các khu vực xung

quanh.

g.Hệ thống điện lạnh:

Sử dụng hệ thống điều hoà không khí trung tâm được xử lý và làm lạnh theo hệ

thống đường ống chạy theo cầu thang theo phương thẳng đứng và chạy trong trần theo

phương ngang phân bố đến các vị trí tiêu thụ.

i.Vệ sinh môi trường:

Để giữ vệ sinh môi trường , giải quyết tình trạng ứ đọng nước, đảm bảo sự

trong sạch cho khu vực xung quanh công trình đã thiết kế hệ thống thoát nước nội bộ

và được thoát ra hệ thống thoát nước thải thành phố . Ngoài ra trong khu vực công

trình còn trồng cây xanh để tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường xung quanh.

V. Tính toán các chỉ tiêu kĩ thuật của phương án:

1. Mật độ xây dựng:

Kxd là tỷ số diện tích xây dựng công trình trên diện tích lô đất (%), trong đó diện tích xây dựng công trình tính theo hình chiếu mặt bằng mái công trình.

< = 40% (hợp lý)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 8

Page 9: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Với: SXD = 795 m2 là diện tích xây dựng công trình theo hình chiếu mặt bằng mái công trình.

SLD = 5255 m2 là diện tích lô đất.

Căn cứ theo tiêu chuẩn TCXDVN 323: 2004.

2. Hệ số sử dụng đất:

KSD là tỉ số của tổng diện tích sàn toàn công trình trên diện tích lô đất.

< = 5 (hợp lý)

Với: Ss = 9256.5 m2 là tổng diện tích sàn toàn công trình

Căn cứ theo tiêu chuẩn TCXDVN 323:2004.

Kết luận:

Việc UBND quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng chấp thuận dự án đầu tư xây dựng Chung cư Hòa Khánh là một việc làm hết sức cần thiết phục vụ cho nhu cầu về nhà ở đặc biệt là nhu cầu tái định cư của người dân và chỉnh trang đô thị theo chủ trương của thành phố.

Về kiến trúc, công trình mang dáng vẻ hiện đại. Quan hệ giữa các căn hộ trong công trình rất thuận tiện nhưng cũng mang tính độc lập cao, hệ thống đường ống kỹ thuật ngắn gọn, thoát nước nhanh.

Về kết cấu, hệ cột – dầm – sàn kết hợp đảm bảo chịu tải trọng đứng và ngang khá tốt. Kết cấu móng vững chắc với hệ móng cọc ép có khả năng chịu lực lớn, đảm bảo độ ổn định cho Công trình.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 9

Page 10: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

PHẦN II

(30%)

GVHD. Chính  : THS. PHẠM QUANG NHẬT

Sinh viên thực hiện  : NGUYỄN MINH TRÍ

Lớp  : D16XDD2

* Nhiệm vụ thiết kế :

- Thiết kế sàn tầng 2

- Thiết kế dầm trục C tầng 3

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 10

Page 11: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

KHÁI QUÁT, PHÂN TÍCH HỆ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH *HỆ THỐNG KẾT CẤU CÔNG TRÌNH:

1. Hệ thống kết cấu bao che : gồm tường và cửa kính, chỉ làm chức năng che chắn cho phần nội thất bên trong và bên ngoài, không tham gia chịu lực.

2. Hệ thống sàn: phân bố đều ở các tầng, ngoài việc chịu tải trọng bản thân và hoạt tải sử dụng tác dụng trực tiếp lên nó thì sàn còn đóng vai trò liên kết, truyền tải trọng ngang và đứng lên hệ khung đảm bảo cho toàn bộ công trình được ổn định và đảm bảo các cấu kiện cùng tham gia chịu lực.

3. Hệ thống khung: hệ thống chịu lực chính của công trình, tiếp nhận tất cả các tải trọng theo cả hai phương ngang và đứng sau đó truyền xuống móng.

4. Các bộ phận chịu lực phụ : cầu thang bộ, thang máy.

CHƯƠNG ITÍNH TOÁN THIẾT KẾ SÀN TẦNG

I . SƠ ĐỒ KẾT CẤU SÀN TẦNG :

I.1. VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHO THIẾT KẾ: I.1.1. Bêtông:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 11

Page 12: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Hệ thống kết cấu sử dụng bêtông có cấp độ bền B25 có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

- Trọng lượng riêng: = 25

- Cường độ chịu nén tính toán: Rb = 14,5 ( Mpa) - Cường độ chịu kéo tính toán: Rbt = 1,05 ( Mpa)

- Môđun đàn hồi: E =30.10 ( Mpa)

I.1.2. Cốt thép:Sử dụng cốt thép AI, AII có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sau:* Thép AI:

- Có cường độ chịu kéo (nén) khi tính cốt dọc: Rs=Rsc=225 ( Mpa)

- Có cường độ chịu kéo khi tính cốt thép ngang: Rsw = 175 ( Mpa) - Môđun đàn hồi: Es = 21.104 ( Mpa)

* Thép AII : - Có cường độ chịu kéo (nén) tính toán : R = R =280( Mpa) - Có cường độ chịu kéo khi tính cốt thép ngang: Rsw = 225( Mpa) - Môđun đàn hồi: Es = 21.104 ( Mpa)

I.1.3. Thép bản sàn dùng thép: < 8 dùng thép AI

10 dùng thép AII

I.2.Phân loại ô bản và cấu tạo :I.2.1.Phân loại ô bản :

- Căn cứ vào kích thước, cấu tạo, liên kết, tải trọng tác dụng ta chia làm các loại ô bản sau:

Ô SÀN

l1 l2

l2/l1

Liên kết biên Loại ô bản(m) (m)

1 3.8 8.1 2.13 3K,1N Bản loại dầm2 1.9 3 1.58 2K,2N bản kê 4 cạnh3 4.6 5.1 1.11 1K,3N bản kê 4 cạnh4 4.6 8.1 1.76 1K,3N bản kê 4 cạnh5 2.2 8.1 3.68 2N,2K Bản loại dầm6 1.6 3.8 2.38 2N,2K Bản loại dầm7 3.8 8.1 2.13 1K,3N Bản loại dầm8 3.6 4.6 1.28 1K,3N bản kê 4 cạnh9 3.6 4.6 1.28 4N bản kê 4 cạnh10 3.6 3.8 1.06 1K,3N bản kê 4 cạnh11 1.7 8.5 5.00 2N,2K Bản loại dầm12 1.5 4.4 2.93 2N,2K Bản loại dầm13 3.8 8.5 2.24 2N,2K Bản loại dầm

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 12

Page 13: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

14 3.8 8.1 2.13 2N,2K Bản loại dầm

I.2.2.Cấu tạo :*Chọn chiều dày sàn :

Chọn chiều dày sàn theo công thức : hb =

l = l1 : Nhịp cạnh ngắn của bản sàn.

D = 0,8 1,4 : Hê số phụ thuộc vào tải trọng

m : Hệ số phụ thuộc vào loại bản

+ m = 30 35 : Với bản loại dầm.

+ m = 40 45 : Với bản kê 4 cạnh.

+ m = 10 18 : Với bản console.

Ta chọn hb của ô lớn nhất cho các ô còn lại để thuận tiện cho thi công và tính toán. Ta phải đảm bảo hb > 6 cm đối với công trình dân dụng.

Ô sàn l D m hb1 3.8 0.9 35 0.0982 1.9 0.9 40 0.0433 4.6 0.9 40 0.1044 4.6 0.9 40 0.1045 2.2 0.9 35 0.0576 1.6 0.9 35 0.0417 3.8 0.9 35 0.0988 3.6 0.9 40 0.0819 3.6 0.9 40 0.08110 3.6 0.9 40 0.08111 1.7 0.9 35 0.04412 1.5 0.9 35 0.03913 3.8 0.9 35 0.09814 3.8 0.9 35 0.098

Sơ bộ chọn chiều dày sàn hs = 110 (mm) cho các ô sàn.I.3.Xác định tải trọng : Tải trọng tác dụng lên ô bản gồm:

+ Tĩnh tải: Trọng lượng bản thân bản sàn BTCT và các lớp cấu tạo, trong lượng bản thân tường ngăn (nếu có).

+ Hoạt tải sử dụng: được lấy theo tiêu chuẩn 2737- 1995 tuỳ theo mục đích sử dụng.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 13

Page 14: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

I.3.1.Tĩnh tải: Trọng lượng bản thân bản sàn BTCT và các lớp cấu tạo:

Ta có công thức tính : gtt = i. i. ni

BẢNG TÍNH TOÁN TĨNH TẢI

* Do các ô sàn chứa nhiều loại phòng khác nhau nên giá trị tải trọng bản thân tại các vị trí khác nhau trên ô sàn thì có giá trị khác nhau.Ở đây ta có 2 loại sàn cơ bản là Sàn thường và Sàn WC.Để việc tính toán được chính xác ta cần xác định giá trị trung bình của tải trọng bản thân rồi mới đưa vào tính toán.(Chỉ xét các ô sàn có chứa sàn vệ sinh)

Công thức:

g =

trong đó:- gsi : là tải trọng sàn của phòng thứ i trong ô sàn (N/m2 )- Si : là diện tích của phòng thứ i trong ô sàn (m2)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2

SÀN THƯỜNG

CẤU TẠO CÁC LỚPq

(N/m)n

q(N/m)

Gucci late Ceramics, 300x300mm0.01 x 20000 200 1.1 220Vữa lót =20mm

0.02 x 16000 320 1.3 416

Bản BTCT dày 110mm0.11 x 25000 2750 1.1 3025Vữa trát trần =15mm

0.015 x 16000 240 1.3 312

Tổng cộng 3510 3973

SÀN WC

Gạch chống trơn: 200x200x20mm0.02x20000 400 1.1 440Lớp vữa lót =15mm

0.015 x 16000 240 1.3 312

Bản BTCT = 110 mm

0.11 x 25000 2750 1.1 3025

Vữa trát trần: =15 mm

0.015 x 16000 240 1.3 312

Thiết bị vệ sinh 500 1.1 550Tổng cộng 4130 4639

Trang 14

Page 15: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

STT ô sàn Loại Diện tích (Si) TLBT Si  gtt (N/m2)

3WC 13.34 4639 23.46

4351.7THƯỜNG 10.12 3973

- Các ô sàn còn lại chỉ gồm sàn thường. Tải phân bố do kết cấu bao che gây ra trên sàn:

Tải trọng của các vách tường,vách cửa được qui về tải phân bố đều theo diện tích ô sàn theo công thức:

Trong đó : S - Diện tích tường xây trên sàn (m)

S - Diện tích cửa trên sàn (m)

gttc - trọng lượng đợn vị tiêu chuẩn của tường.

gttc = 3300 N/m2 với tường 20 gạch ống.

gttc = 1800 N/m2 với tường 10 gạch ống.

gctc -Trọng lượng đơn vị tiêu chuẩn của cửa

gctc = 250 N/m2 Cửa kính khung gỗ

Tra theo “Sổ Tay Thực Hành Kết Cấu Công Trình” của Gs,Pts Vũ Mạnh Hùng. S - diện tích ô sàn (m)

BẢNG TÍNH TOÁN KẾT CẤU BAO CHE

STT ô sàn

Kích thước diện tích sàn

Diện tích tường, cửa trên sàn (m2)

n

gtt

(N/m2) (N/m2)

1 30.78

9.36tường 110 1800 1.1 602.11

12.16tường 220 3300 1.1 1434.07

4.40 cửa 250 1.3 46.4643.04 trát 1.5cm 240 1.3 436.27

3 23.4625.04

tường 110 1800 1.1 2113.35

4.84 cửa 250 1.3 67.0550.08 trát 1.5cm 240 1.3 666.03

7 30.78

9.36tường 110 1800 1.1 602.11

12.16tường 220 3300 1.1 1434.07

4.40 cửa 250 1.3 46.4643.04 trát 1.5cm 240 1.3 436.27

I.3.2.Hoạt tải:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 15

Page 16: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Hoạt tải: Tùy theo chức năng sử của các khu vực sàn mà ta có các giá trị hoạt tải

khác nhau. Giá trị hoạt tải sử dụng và hệ số tin cậy được lấy theo tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN2737 -1995.

BẢNG TÍNH TOÁN HOẠT TẢI

TT Loại phòngHoạt tải (N/m

)ptc n ptt

123456

- Phòng ngủ , phòng khách , bếp - Phòng vệ sinh- Hành lang- Ban công, lôgia- Khu vực sinh hoạt cộng đồng- Kho

150015003000200030004000

1.31.31.21.21.21.2

195019503600240036004800

KẾT QUẢ TÍNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CÁC Ô SÀN

KẾT QUẢ TÍNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CÁC Ô SÀN (bảng 2.6)

STT ô sàn

Kích thước ô sàn (m x m)

Tĩnh tải sàn

Tĩnh tải tường, cửa

Tổng tỉnh tải

Hoạt tảiTổng

q=g+p

(N/m2) (N/m2) (N/m2) (N/m2) (N/m2)

1 3.8 x 8.1 3973 2518.9 6491.9 1950 8441.92 1.9 x 3 3973 0.0 3973.0 1950 5923.03 4.6 x 5.1 4352 2846.4 7198.1 1950 9148.14 4.6 x 8.1 3973 0.0 3973.0 1950 5923.05 2.2 x 8.1 3973 0.0 3973.0 1950 5923.06 1.6 x 3.8 3973 0.0 3973.0 1950 5923.07 3.8 x 8.1 3973 2518.9 6491.9 2400 8891.98 3.6 x 4.6 3973 0.0 3973.0 3600 7573.09 3.6 x 4.6 3973 0.0 3973.0 3600 7573.010 3.6 x 3.8 3973 0.0 3973.0 3600 7573.011 1.7 x 8.5 3973 0.0 3973.0 1950 5923.012 1.5 x 4.4 3973 0.0 3973.0 1950 5923.013 3.8 x 8.5 3973 0.0 3973.0 1950 5923.014 3.8 x 8.1 3973 0.0 3973.0 1950 5923.0

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 16

Page 17: Thuyet Minh

Tính noäi noäi löïc : M bieân naøy = 0Boá trí coát theùp : duøng coát theùp bieân naøy

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

II. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN CỐT THÉP SÀN :II.1. Phân loại sàn :

Với hệ lưới dầm đã bố trí, mặt bằng sàn được chia thành các ô sàn. Ta quan niệm các ô sàn làm việc độc lập với nhau tải trọng tác dụng lên ô này không gây ra nội lực trong các ô sàn lân cận. Nội lực các ô sàn được xác định theo sơ đồ đàn hồi. Tuỳ theo tỷ số giữa kích thước cạnh dài(l2) và cạnh ngắn (l1) của ô sàn ta phân loại ô sàn thành hai loại sau :

l2/l1 2 : Sàn loại bản kê bốn cạnh(sàn làm việc theo hai phương)

l2/l1 > 2 : Sàn loại bản dầm(sàn làm việc theo phương cạnh ngắn) Ô sàn kiểu bản kê 4 cạnh : gồm có các ô sàn 2,3,4,8,9,10

Ô sàn kiểu bản dầm: gồm có ô sàn:1,5,6,7,11,12,13,14

II.2. Xác định nội lực : Nội lực trong sàn được xác định theo sơ đồ đàn hồi

Dựa vào liên kết sàn với dầm: có 3 loại liên kết

Có nhiều quan niệm về kiên kết sàn với dầm : + Nếu sàn liên kết với dầm biên thì xem đó là liên kết khớp. Nếu sàn liên kết với dầm giữa thì xem là liên kết ngàm, nếu dưới sàn không có dầm thì xem là tự do. + Lại có quan niệm nếu dầm biên mà là dầm khung thì xem là ngàm, dầm phụ (dầm dọc) thì xem là khớp. + Lại có quan niệm dầm biên xem là khớp hay ngàm phụ thuộc vào tỉ số độ cứng của sàn và dầm biên. Các quan niệm này cũng chỉ là gần đúng vì thực tế liên kết sàn vào dầm là liên kết có độ cứng hữu hạn (mà khớp thì có độ cứng = 0, ngàm có độ cứng = ).

Nên thường thiên về an toàn : quan niệm sàn liên kết vào dầm biên là liên kết khớp để xác định nội lực trong sàn. Nhưng khi bố trí thép thì dùng thép tại biên ngàm đối diện để bố trí cho biên khớp .

II.2.1.Xác định nội lực trong sàn bản dầm : Cắt dải bản rộng 1m theo phương cạnh ngắn (vuông góc cạnh dài) và xem như 1 dầm. Tải trọng phân bố đều tác dụng lên dầm : q = (p + g) . 1m (daN/m)Tuỳ liên kết cạnh bản mà có 3 sơ đồ tính đối với dầm :II.2.2. Xác định nội lực trong sàn bản kê 4 cạnh :

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 17

l

1m

1

l iªn kÕt g è i

tù do

l iªn kÕt ng µm

Page 18: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Xét từng ô bản :

Momen theo phương cạnh ngắn Momen theo phương cạnh dài M1, MI, MI’ : dùng để tính cốt thép đặt dọc cạnh ngắn.

M2, MII, MII’ : dùng để tính cốt thép đặt dọc cạnh dài.

Với M1 =α1. (g + p).l1.l2

MI = -1. (g + p).l1.l2 ( hoặc MI’ )

M2 = α2. (g + p).l1.l2

MII = -2. (g + p).l1.l2 ( hoặc MII’ ) ( Đơn vị của M : N.m/m ).

II.3. Tính toán bố trí cốt thép cho sàn : II.3.1.Lựa chọn vật liệu :

+ Bê tông sàn cấp bền B25 có Rb = 14.5 (MPa); Rbt = 1.05(MPa).+ Thép bản sàn dùng thép:

8 dùng thép AI Rs = 225 (MPa); Rsw= 175(MPa)

> 8 dùng thép AII Rs = 280 (MPa); Rsw= 225(MPa)

- Giả thiết khoảng cách từ mép BT đến trọng tâm cốt thép theo phương cạnh ngắn là a0 = 20 (mm) đối với ô sàn hs=110(mm)

- Chiều cao làm việc của bản sàn :Phương cạnh ngắn h0

1 = h - a0 (cm).Phương cạnh dài h0

2 = h01 - d (cm), với d là đường kính cốt thép đặt theo

phương cạnh ngắn. II.3.2. Tính cốt thép sàn theo các bước sau :

Cốt thép được tính với dải bản có bề rộng b = 1m và tính toán như cấu kiện chịu uốn. Với bản kê 4 cạnh tính thép cho cả hai phương.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 18

q

M = max

ql8

2

l1

q

minM = 1- ql

8

2 3/8l

maxM = 1

29ql128

l112

minM = - ql

12

q

maxM = 1

2ql24

M = - qlmin 12

211

l1

M 'II

M 2 l 2

l1

M 1M I M 'I

M II

Page 19: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

- Xác định αm =

- Kiểm tra:Nếu αm > αR Tăng kích thước tiết diện hoặc tăng cấp độ bền của bêtông

Nếu αm ≤ αR Tính hoặc từ αm tra bảng ra

Diện tích cốt thép được tính theo công thức:

+ Chọn đường kính thép khoảng cách giữa các thanh thép

stt = . trong đó fa là diện tích một thanh thép.

+ Bố trí cốt thép theo khoảng cách thực tế sbt stt

Tính lại diện tích thực tế: As = (cm2)

Tính và phải đảm bảo min =0,05%, thường lấy min

=0,1% Hàm lượng cốt thép hợp lý trong sàn (%) = 0,3% 0,9%

- Tiến hành lập bảng Excel tính toán thép các ô sàn, kết quả được thể hiện ở bảng. Bản vẽ bố trí thép sàn thể hiện ở bản vẽ kết cấu KC.01:II.4. Bố trí cốt thép sàn :

- Cốt chịu lực được bố trí thoả mãn điều kiện:

Đường kính cốt thép : , khoảng cách a= (70200)mm .

Diện tích cốt thép trong 1(m) bản phải lớn hơn hoặc bằng Astt .

- Cốt phân bố đặt theo cấu tạo, chọn :=(68), khoảng cách a=(200300)mm. Cốt phân bố không ít hơn 10 cốt chịu lực nếu l2/l1 3; không ít hơn 20 cốt chịu lực nếu l2/l1 3.

- Đối với thép trên gối(thép mũ) bố trí theo giá trị lớn hơn tính toán được cho 2 bản kề nhau cùng chung gối.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 19

Page 20: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

4 Rb = 14.5 8 1 Rs=Rsc= 225 ξR= 0.618 αR= 0.427 min =

8 2 Rs=Rsc= 280 ξR= 0.595 αR= 0.418

l1 l2 g p h a h0 AsTT H.lượng Ø a

TTa

BT AsCH H.lượng

(m) (m) (N/m 2 ) (N/m 2 ) (mm) (mm) (mm) (cm 2 /m) TT (%) (mm) (mm) (mm) (cm 2 /m) BT

(%)

20.0 90.0 α1 = 0.0322 M1 = 1,177 0.010 0.995 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 0.16%

26.0 84.0 α2 = 0.0129 M2 = 471 0.005 0.998 0.84 0.10% 6 337 200 1.41 0.17%

20.0 90.0 β1 = 0.0681 MI = -2,300 0.020 0.990 1.15 0.13% 6 246 200 1.41 0.16%

20.0 90.0 β2 = 0.0274 MII = -925 0.008 0.996 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 0.16%

20.0 90.0 α1 = 0.0228 M1 = 5,292 0.045 0.977 2.67 0.30% 8 188 180 2.79 0.31%

28.0 82.0 α2 = 0.0211 M2 = 4,793 0.049 0.975 2.67 0.33% 8 189 180 2.79 0.34%

20.0 90.0 β1 = 0.0486 MI = -10,420 0.089 0.953 4.34 0.48% 10 181 180 4.36 0.48%

20.0 90.0 β2 = 0.0527 MII = -11,304 0.096 0.949 4.73 0.53% 10 166 160 4.91 0.55%

20.0 90.0 α1 = 0.0290 M1 = 7,103 0.060 0.969 3.62 0.40% 8 139 130 3.87 0.43%

27.0 83.0 α2 = 0.0108 M2 = 2,552 0.026 0.987 1.38 0.17% 6 204 200 1.41 0.17%

20.0 90.0 β1 = 0.0588 MI = -12,970 0.110 0.941 5.47 0.61% 10 144 140 5.61 0.62%

20.0 90.0 β2 = 0.0253 MII = -5,573 0.047 0.976 2.82 0.31% 8 178 170 2.96 0.33%

20.0 90.0 α1 = 0.0262 M1 = 3,840 0.033 0.983 1.93 0.21% 6 147 140 2.02 0.22%

26.0 84.0 α2 = 0.0185 M2 = 2,582 0.025 0.987 1.38 0.16% 6 204 200 1.41 0.17%

20.0 90.0 β1 = 0.0558 MI = -6,996 0.060 0.969 3.56 0.40% 8 141 140 3.59 0.40%

20.0 90.0 β2 = 0.0457 MII = -5,734 0.049 0.975 2.90 0.32% 8 173 170 2.96 0.33%

20.0 90.0 α1 = 0.0208 M1 = 3,316 0.028 0.986 1.66 0.18% 8 303 200 2.51 0.28%

27.0 83.0 α2 = 0.0127 M2 = 2,036 0.020 0.990 1.10 0.13% 6 257 200 1.41 0.17%

20.0 90.0 β1 = 0.0474 MI = -5,946 0.051 0.974 3.01 0.33% 8 167 160 3.14 0.35%

20.0 90.0 β2 = 0.0291 MII = -3,647 0.031 0.984 1.83 0.20% 8 275 200 2.51 0.28%

20.0 90.0 α1 = 0.0214 M1 = 2,643 0.023 0.989 1.32 0.15% 6 214 200 1.41 0.16%

26.0 84.0 α2 = 0.0220 M2 = 2,574 0.025 0.987 1.38 0.16% 6 205 200 1.41 0.17%

20.0 90.0 β1 = 0.0453 MI = -4,698 0.040 0.980 2.37 0.26% 8 212 200 2.51 0.28%

20.0 90.0 β2 = 0.0543 MII = -5,629 0.048 0.975 2.85 0.32% 8 176 170 2.96 0.33%

8 4.60

3 8 4.60 5.10

2

Chọn thép

BẢNG TÍNH CỐT THÉP SÀN LOẠI BẢN KÊ 4 CẠNH

6 1.90 3.00 3,973 1,950 110 1.58

Tải trọng Tỷ số

l2/l1

1,9507,198 110 1.11

Cấp bền BT : 0.10%Cốt thép Ø ≤

Cốt thép Ø >

αm ζ

Tính thép

STT

Kích thước

Sơ đồ sànHệ số

moment

Moment

(N.m/m)

Chiều dày

3,973 1,950 110

3,600 110 1.28

4

9 3.60

1.76

8 8 3.60 4.60 3,973 3,600 110 1.28

8.10

1.0610 8 3.60 3.80

9

3,973 3,600 110

4.60 3,973

B25 CI, A-I

CII, A-II

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 20

Page 21: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

4 Rn = 14.5 8 1 Rs=Rsc= 225 ξR= 0.618 αR= 0.427 min =

8 2 Rs=Rsc= 280 ξR= 0.595 αR= 0.418

l1 l2 g p h a h0 AsTT H.lượng Ø a

TTa

BT AsCH H.lượng

(m) (m) (N/m 2 ) (N/m 2 ) (mm) (mm) (mm) (cm 2 /m) TT (%) (mm) (mm) (mm) (cm 2 /m) BT

(%)

20.0 90.0 Mnh = 1/8 .q.L = 15,238 0.130 0.930 6.50 0.72% 10 121 120 6.54 0.73%

20.0 90.0 Mg = 0 0.000 1.000 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 0.16%

20.0 90.0 Mnh = 9/128 .q.L = 2,274 0.019 0.990 1.13 0.13% 8 443 110 4.57 0.51%

20.0 90.0 Mg = -1/8 .q.L = -3,583 0.031 0.985 1.44 0.16% 10 544 130 6.04 0.67%

20.0 90.0 Mnh = 1/8 .q.L = 1,895 0.016 0.992 0.94 0.10% 6 300 200 1.41 0.16%

20.0 90.0 Mg = 0 0.000 1.000 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 0.16%

20.0 90.0 Mnh = 9/128 .q.L = 9,341 0.080 0.959 3.87 0.43% 10 203 200 3.93 0.44%

20.0 90.0 Mg = -1/8 .q.L =-15,238 0.130 0.930 6.50 0.72% 10 121 120 6.54 0.73%

20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 948 0.008 0.996 0.90 0.10% 8 559 160 3.14 0.35%

20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -1,426 0.012 0.994 0.90 0.10% 8 559 80 6.28 0.70%

20.0 90.0 Mnh = 9/128 .q.L = 1,057 0.009 0.995 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 0.16%

20.0 90.0 Mg = -1/8 .q.L = -1,666 0.014 0.993 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 0.16%

20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 4,737 0.040 0.979 2.39 0.27% 8 210 160 3.14 0.35%

20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -7,127 0.061 0.969 3.63 0.40% 8 138 80 6.28 0.70%

20.0 90.0 Mnh = 9/128 .q.L = 9,341 0.080 0.959 3.87 0.43% 10 203 200 3.93 0.44%

20.0 90.0 Mg = -1/8 .q.L =-15,238 0.130 0.930 6.50 0.72% 10 121 120 6.54 0.73%6,492 1,950 110 2.1314 b 3.80 8.10

3,973 1,950 110 2.9312 b 1.50 4.40

3,973 1,950 110 5.0011 c 1.70 8.50

3,973 1,950 110 2.386 a 1.60 3.80

2.13

Sơ đồ sàn

a 3.80 8.10 6,492 1,950

Kích thước Chiều dàyTải trọng

0.10%

(N.m/m)αm ζ

3.683,973

13 c 3.80 8.50 3,973 1,950 110 2.24

1,950 110

1

5 b 2.20 8.10

BẢNG TÍNH CỐT THÉP SÀN LOẠI BẢN DẦM

110

Tỷ số

l2/l1

Chọn thépMoment

Cốt thép Ø ≤

Cốt thép Ø >

STT

Tính thép

Cấp bền BT :

7 b 3.80 8.10 6,492 1,950 110 2.13

B25 CI, A-I

CII, A-II

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 21

Page 22: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

CHƯƠNG II

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ DẦM DỌC

A. DẦM TRỤC C (1-6)

I . SƠ ĐỒ KẾT CẤU DẦM TRỤC C (1-6) :

1. Vật liệu sử dụng :

+ Bê tông dầm cấp bền B25 có Rb = 14.5 MPa; Rbt = 1.05MPa.

+ Cốt thép:

< 8 dùng thép CI Rs = 225 MPa; Rsw= 175MPa

10 dùng thép CII Rs = 280 MPa; Rsw= 225Mpa

2. Xác định tải trọng :

Sơ bộ chọn kích thước dầm :

= (0.708 – 0.425 )

b = (0,3 0,5).h

Với l = 8.5m, chọn h = 0.7m, b = 0.30m

Tải trọng tác dụng lên dầm bao gồm các tải trọng sau :

-Trọng lượng bản thân dầm .

-Tải trọng từ các ô sàn truyền vào .

-Trọng lượng của tường và cửa trên dầm.

-Trọng lượng của dầm phụ truyền vào.

2.1. Trọng lượng bản thân

+ Trọng lượng phần bêtông cốt thép (tính với phần không giao nhau với sàn)

gbt = n.b.(h-hb). (kN/m).

= 1.1 x 0.25 x (0.7-0.11) x 25

= 4.056 kN/m

+ Trọng lượng lớp vữa trát dày 15mm

gv = n..(b + 2h - 2hb).trát (kN/m).

= 1.3 x 16 x (0.25 + 2x0.7 – 2x0.11) x 0.015

= 0.446 kN/m

=> Trọng lượng bản thân dầm

go = gbt + gv (kN/m)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 21

Page 23: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

= 4.056 +0.446 = 4.502 kN/m

2.2. Tải trọng do sàn truyền vào

Sơ đồ truyền tải trọng:

-Tải trọng từ sàn truyền vào dầm có thể là hình thang, tam giác, chữ nhật tuỳ theo đặt điểm làm việc của từng ô sàn. Ở đây tính toán dầm bằng phương pháp Sap nên để đơn giản ta quy đổi tải trọng từ sàn truyền vào dầm thành phân bố đều.

+ Tải trọng phân bố hình tam giác. gstd

q.l12 l1qtd = q.5

16

+Tải trọng phân bố hình thang.

q.l12 qtd =(1-2.q. l1

22 3

Với β = l1/2l2

Sơ đồ qui đổi tải trọng

Bảng tải trọng từ sàn truyền vào dầm trục C

Tên ô sàn

Kích thước ô sàn

Tĩnh tải gs

Hoạt tải ps Dạng tải gs

td pstd

l1 l2 (kN/m2) (kN/m2) (kN/m) (kN/m)8 3.6 4.6 3.97 3.6 Hình thang 5.46 4.949 3.6 4.6 3.97 3.6 Hình thang 5.46 4.9411 3.5 8.5 3.97 3.6 Hình thang 6.42 5.8212 3.6 8.5 3.97 3.6 Chữ nhật 7.15 6.48

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 22

Page 24: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

2 4.6 8.1 6.37 1.95 Tam giác 9.36 2.863 4.6 8.1 7.66 1.95 Tam giác 11.25 2.8610 3.6 3.8 3.97 3.6 Hình thang 4.70 4.26

2.3. Tải trọng do tường truyền vào

Cấu tạo của tường ngoài (tường bao):

- V÷A XM TR¸ T T¦ êNG B3.5 DµY 10

- T¦ êNG X¢Y G¹ CH èNG 200

- V÷A XM TR¸ T B3.5 DµY 10

- S¥N N¦ í C CHèNG THÊM

- S¥N N¦ í C

- Tường nằm trên phần dầm đều có cửa, nên toàn bộ tải trọng tường và cửa đều truyền lên dầm.

- Đối với mảng tường có cửa :

Xem gần đúng tải trọng tác dụng lên dầm là toàn bộ trọng lượng tường + cửa phân bố đều trên dầm.

ctccctt SgnSgG .

Trong đó : gt : trọng lượng tính toán của 1m2 tường.

St : diện tích tường (trong nhịp đang xét).

nc : hệ số vượt tải đối với cửa.tccg : trọng lượng tiêu chuẩn của 1m2 cửa.

Sc : diện tích cửa (trong nhịp đang xét).

Tải trọng tường + cửa phân bố đều trên dầm là : q = G/ld

Bảng tải trọng phân bố đều của tường & cửa lên dầm trục C

Đoạn dầm

ld Kt tường và cửa Sc S(t-c) Σδvữa gt ΣG gt-d

(m) l(m) h(m) δt(m) (m2) (m2) (m) (kN/m2) (kN) (kN/m)1 2 8.4 8 2.9 0.2 4.68 18.52 0.02 3.72 70.34 8.372 3 8.4 8 2.9 0.2 3.36 19.84 0.02 3.72 74.82 8.913 4 8.5               0.00 0.004 5 8.4 8 2.9 0.2 3.36 19.84 0.02 3.72 74.82 8.915 6 8.4 8 2.9 0.2 4.68 18.52 0.02 3.72 70.34 8.37

Tổng tải trọng phân bố đều lên dầm trục C

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 23

Page 25: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Đoạn dầm

g0 gt-d gs-d g

(kN/m) (kN/m) (kN/m) (kN/m)1 1a 4.50 8.37 0.00 12.881a 2 4.50 8.37 14.81 27.692 2a 4.50 8.91 16.71 30.112a 3 4.50 8.91 4.47 17.883 4 4.50 0.00 13.58 18.084 4a 4.50 8.91 4.47 17.884a 5 4.50 8.91 16.71 30.115 5a 4.50 8.37 14.81 27.69

5a 6 4.50 8.37 0.00 12.88

2.4. Tải trọng do dầm truyền vào

-Lực truyền từ dầm phụ đó vào là lực tập trung :

P = Pa + Pb (Pa, Pb : lực tập trung do dầm đoạn la, lb truyền vào).

-Xét lực 1 đoạn dầm truyền vào (Vd : đoạn nhịp la ).

+ Xác định tải trọng phân bố tác dụng lên dầm phụ trong đoạn nhịp la

qdp = qtrọng lượng bthân + qsàn truyền vào + qtường.

+ Xác định lực tập trung truyền vào dầm đang xét :

Pa = qdp .la/2

-Tương tự đối với lb (xđ qdp xđ Pb = qdp . lb/2)

2.4.1.Dầm phụ 1a (D-B):

a. Xác định qtrọng lượng bthân:

-Chọn dầm phụ kích thước 0.5 x 0.2

+ Trọng lượng phần bêtông cốt thép (tính với phần không giao nhau với sàn)

gbt = n.b.(h-hb). (kN/m).

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 24

ll b

a

Dáöm phuûû cuía dáöm âang xeït

Dáöm âang xeït

Page 26: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

= 1.1 x 0.2 x (0.5-0.11) x 25

= 2.145 kN/m

+ Trọng lượng lớp vữa trát dày 15mm

gv = n..(b + 2h - 2hb).trát (kN/m).

= 1.3 x 16 x (0.2 + 2x0.5 – 2x0.11) x 0.015

= 0.305 kN/m

=> Trọng lượng bản thân dầm

go = gbt + gv (kN/m)

= 2.145 +0.305 = 2.45 kN/m

b. Xác định qsàn truyền vào

Sơ đồ truyền tải trọng:

Tải trọng từ sàn truyền vào dầm phụ 1a (D-B)

Tên ô

sàn

Kích thước ô sàn

Tĩnh tải gs

Hoạt tải ps Dạng tải gs

td pstd

l1 l2 (kN/m2) (kN/m2) (kN/m) (kN/m)1 3.8 8.1 3.97 1.95 Chữ nhật 11.36 3.712 4.6 8.1 6.37 1.95 Hình thang 13.00 3.988 3.6 4.6 3.70 1.95 Tam giác  5.43 2.86

c. Xác định qtường

-Xem gần đúng tải trọng tác dụng lên dầm là toàn bộ trọng lượng tường + cửa phân bố đều trên dầm.

ctccctt SgnSgG .

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 25

Page 27: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Trong đó : gt : trọng lượng tính toán của 1m2 tường.

St : diện tích tường (trong nhịp đang xét).

nc : hệ số vượt tải đối với cửa.tccg : trọng lượng tiêu chuẩn của 1m2 cửa.

Sc : diện tích cửa (trong nhịp đang xét).

Tải trọng tường + cửa phân bố đều trên dầm là : q = G/ld

Tải trọng phân bố đều qui đổi của tường và cửa tác dụng vào dàm phụ 1a (D-B)

Đoạn dầm

ld Kt tường và cửa Sc S(t-c) Σδvữa gt ΣG gt-d

(m) l(m) h(m) δt(m) (m2) (m2) (m) (kN/m2) (kN) (kN/m)D C 3.6 3.4 2.8 0.1 3.3 6.22 0.02 2.07 16.03 4.45C B 8.1 8.0 2.8 0.1 1.12 21.28 0.02 2.07 51.21 6.02

Tổng hợp tải trọng phân bố tác dụng lên dầm 1a (D-B) qui đổi thành P

Đoạn dầm

g0 gt-d gs-d g P P

(kN/m) (kN/m) (kN/m) (kN/m) (kN) (Kn)D C 2.45 4.45 5.43 12.33 22.20

161.75C B 2.45 6.02 24.36 32.83 139.54

2.4.2.Dầm phụ 2a (D-B):

a. Xác định qtrọng lượng bthân:

-Chọn dầm phụ kích thước 0.5 x 0.2

+ Trọng lượng phần bêtông cốt thép (tính với phần không giao nhau với sàn)

gbt = n.b.(h-hb). (kN/m).

= 1.1 x 0.2 x (0.5-0.11) x 25

= 2.145 kN/m

+ Trọng lượng lớp vữa trát dày 15mm

gv = n..(b + 2h - 2hb).trát (kN/m).

= 1.3 x 16 x (0.2 + 2x0.5 – 2x0.11) x 0.015

= 0.305 kN/m

=> Trọng lượng bản thân dầm

go = gbt + gv (kN/m)

= 2.145 +0.305 = 2.45 kN/m

b. Xác định qsàn truyền vào

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 26

Page 28: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Sơ đồ truyền tải trọng:

Tải trọng từ sàn truyền vào dầm phụ 2a (D-B)

Tên ô sàn

Kích thước ô sàn

Tĩnh tải gs

Hoạt tải ps

Dạng tảigs

td pstd

l1 l2 (kN/m2) (kN/m2) (kN/m) (kN/m)9 3.6 4.6 3.97 3.6 Tam giác 4.47 4.0510 3.6 3.8 3.97 3.6 Tam giác 4.47 4.053 4.6 8.1 7.66 1.95 Hình thang 15.63 3.984 3.8 8.1 5.17 1.95 Chữ nhật 9.82 3.71

c. Xác định qtường

-Xem gần đúng tải trọng tác dụng lên dầm là toàn bộ trọng lượng tường + cửa phân bố đều trên dầm.

ctccctt SgnSgG .

Trong đó : gt : trọng lượng tính toán của 1m2 tường.

St : diện tích tường (trong nhịp đang xét).

nc : hệ số vượt tải đối với cửa.tccg : trọng lượng tiêu chuẩn của 1m2 cửa.

Sc : diện tích cửa (trong nhịp đang xét).

Tải trọng tường + cửa phân bố đều trên dầm là : q = G/ld

Bảng tính tải trọng phân bố đều quy đổi của tường và cửa tác dụng vào dầm 2a (D-B)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 27

Page 29: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Đoạn dầm

ld Kt tường và cửa Sc S(t-c) Σδvữa gt ΣG gt-d

(m) l(m) h(m) δt(m) (m2) (m2) (m) (kN/m2) (kN) (kN/m)

D C 3.6               0.00 0.00

C B 8.5               0.00 0.00

Tổng tải trọng phân bố tác dụng lên dầm trục 2a (D-B) quy đổi thành P

Đoạn dầm

g0 gt-d gs-d g P P

(kN/m) (kN/m) (kN/m) (kN/m) (kN) (Kn)D C 2.45 0.00 8.94 11.39 20.50

139.09C B 2.45 0.00 25.45 27.90 118.59

2.4.3.Dầm phụ 4a, 5a (D-B):

-Dầm phụ 4a có sơ đồ tải trọng hoàn toàn giống với dầm phụ 2a.

-Dầm phụ 5a có sơ đồ tải trọng hoàn toàn giống với dầm phụ 1a.

2.5.Hoạt tải

-Chỉ có 2 loại là do sàn truyền vào và do dầm phụ khác truyền vào (nếu có). Cách xác định tương tự như phần tĩnh tải nhưng thay gs bằng ps (hoạt tải sàn trên 1m2).

2.5.1.Hoạt tải do sàn truyền vào

Đoạn dầm

ps-d

(kN/m)

1 1a 0.001a 2 7.812 2a 7.812a 3 7.123 4 12.30

4 4a 7.12

4a 5 7.815 5a 7.815a 6 0.00

2.5.2.Hoạt tải do dầm truyền vào

a. Do dầm 1a (D-B):

Đoạn dầm

ps-d P P

(kN/m) (kN) (Kn)D C 2.86 5.16

37.81C B 7.68 32.66

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 28

Page 30: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

b. Do dầm 2a (D-B):

Đoạn dầm

ps-d P P

(kN/m) (kN) (Kn)D C 8.10 14.58

47.24C B 7.68 32.66

c. Do dầm 4a, 5a (D-B):

-Dầm phụ 4a có sơ đồ tải trọng hoàn toàn giống với dầm phụ 2a.

-Dầm phụ 5a có sơ đồ tải trọng hoàn toàn giống với dầm phụ 1a.

II. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC

1. Sơ đồ tĩnh tải và các trường hợp chất hoạt tải:

Tỉnh tải

Hoạt tải 1:

Hoạt tải 2:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 29

Page 31: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Hoạt tải 3:

Hoạt tải 4:

Hoạt tải 5:

2. Tính nội lực:

Dùng phương pháp SAP để xác định nội lực trong dầm .

BIỂUĐỒ NỘI LỰC

BIỂU ĐỒ MÔMEN DO TĨNH TẢI (KNm)

BIỂU ĐỒ LỰC CẮT DO TĨNH TẢI (KN)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 30

Page 32: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

BIỂU ĐỒ MÔMEN DO HOẠT TẢI 1 (KNm)

BIỂU ĐỒ LỰC CẮT DO HOẠT TẢI 1 (KN)

BIỂU ĐỒ MÔMEN DO HOẠT TẢI 2 (KNm)

BIỂU ĐỒ LỰC CẮT DO HOẠT TẢI 2 (KN)

BIỂU ĐỒ MÔMEN DO HOẠT TẢI 3 (KNm)

BIỂU ĐỒ LỰC CẮT DO HOẠT TẢI 3 (KN)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 31

Page 33: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

BIỂU ĐỒ MÔMEN DO HOẠT TẢI 4 (KNm)

BIỂU ĐỒ LỰC CẮT DO HOẠT TẢI 4 (KN)

BIỂU ĐỒ MÔMEN DO HOẠT TẢI 5 (KNm)

BIỂU ĐỒ LỰC CẮT DO HOẠT TẢI 5 (KN)

3.Tổ Hợp Nội Lực:

Ta có:

Mmax = MTT + ¿(MHT+ ).

Mmin = MTT + ¿MHT- ).

Qmax = QTT + ¿ (QHT+ ).

Qmin = QTT + ¿(QHT- ).

Đối với momen trong dầm tổ hợp tại 3 tiết diện : gối, giữa nhịp, gối.

Đối với lực cắt trong dầm tổ hợp tại 4 tiết diện : gối, 1/4l, 3/4l, gối.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 32

Page 34: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

BẢNG TỔ HỢP MOMEN DÀM LIÊN TỤC

Tiếtdiện

Trường hợp tải trọng Tổ hợp

TT HT1 HT2 HT3 HT4 HT5 Mmin

(kN.m)Mmax

(kN.m)Mttoán

(kN.m)

G1 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

N1 301.38 86.68 -27.05 5.85 -2.08 0.49 272.25 394.39 394.39

G2 -405.12 -55.00 -54.09 11.69 -4.17 0.98 -518.38 -392.44 -518.38

N2 208.22 -20.13 98.75 -17.54 6.25 -1.47 169.08 313.22 313.22

G3 -162.54 14.73 -62.49 -46.77 16.66 -3.93 -275.73 -131.14 -275.73

N3 0.75 5.40 -22.91 64.31 -22.91 5.40 -45.08 75.86 -45.08/+75.86

G4 -162.54 -3.93 16.66 -46.77 -62.49 14.73 -275.73 -131.14 -275.73

N4 208.22 -1.47 6.25 -17.54 98.75 -20.13 169.08 313.22 313.22

G5 -405.12 0.98 -4.17 11.69 -54.09 -55.00 -518.38 -392.44 -518.38

N5 301.38 0.49 -2.08 5.85 -27.05 86.68 272.25 394.39 394.39

G6 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

BẢNG TỔ HỢP LỰC CẮT DÀM LIÊN TỤC

Phần tử

Tiết diện

Trường hợp tải trọng Tổ hợp

TT HT1 HT2 HT3 HT4 HT5 Qmin

(kN)Qmax

(kN)|Q|max

(kN)

1 0 115.76 24.58 -6.36 1.38 -0.49 0.12 108.91 141.84 141.84

1 l/4 88.39 24.58 -6.36 1.38 -0.49 0.12 81.54 114.47 114.47

1 3l/4 -166.23 -33.34 -6.36 1.38 -0.49 0.12 -206.42 -164.74 206.42

1 l -225.08 -49.93 -6.36 1.38 -0.49 0.12 -281.86 -223.58 281.86

2 0 208.30 8.20 52.56 -6.88 2.45 -0.58 200.84 271.51 271.51

2 l/4 144.32 8.20 35.96 -6.88 2.45 -0.58 136.86 190.93 190.93

2 3l/4 -102.26 8.20 -42.96 -6.88 2.45 -0.58 -152.67 -91.60 152.67

2 l -140.25 8.20 -57.65 -6.88 2.45 -0.58 -205.35 -129.60 205.35

3 0 76.84 -2.20 9.31 52.27 -9.31 2.20 65.33 140.62 140.62

3 l/4 38.42 -2.20 9.31 26.14 -9.31 2.20 26.91 76.06 76.06

3 3l/4 -38.42 -2.20 9.31 -26.14 -9.31 2.20 -76.06 -26.91 76.06

3 l -76.84 -2.20 9.31 -52.28 -9.31 2.20 -140.62 -65.33 140.62

4 0 140.25 0.58 -2.45 6.88 57.65 -8.20 129.60 205.35 205.35

4 l/4 102.26 0.58 -2.45 6.88 42.96 -8.20 91.60 152.67 152.67

4 3l/4 -144.32 0.58 -2.45 6.88 -35.96 -8.20 -190.93 -136.86 190.93

4 l -208.30 0.58 -2.45 6.88 -52.56 -8.20 -271.51 -200.84 271.51

5 0 225.08 -0.12 0.49 -1.38 6.36 49.93 223.58 281.86 281.86

5 l/4 166.23 -0.12 0.49 -1.38 6.36 33.34 164.74 206.42 206.42

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 33

Page 35: Thuyet Minh

Fa'

h oa

h

b

x

Fa

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

5 3l/4 -88.39 -0.12 0.49 -1.38 6.36 -24.58 -114.47 -81.54 114.47

5 l -115.76 -0.12 0.49 -1.38 6.36 -24.58 -141.84 -108.91 141.84

III . TÍNH TOÁN CỐT THÉP:

1. Chọn vật liệu :

- Cốt dọc chịu lực dùng thép AII, có RSC= RS = 280(MPa)

- Cốt đai dùng thép AI, có RS = RSC = 250MPa(MPa ), RSW = 175 (MPa ).

- Bêtông B25 có Rb = 14,5 (MPa ), RBT = 1,05 (MPa ).

- Chọn khoảng cách từ mép ngoài BT đến trọng tâm CT chịu lực là a = 4 cm.

ho = h – a

- Kích thước tiết diện bxh=(300x700)mm.

2. Tính cốt thép dọc :

a. Với tiết diện chịu mômen âm :

Do cánh dầm nằm trong vùng kéo nên ta bỏ qua sự làm việc của cánh.Lúc này tính dầm với tiết diện b x h.

Tính

- Kiểm tra điều kiện

+ Nếu tính toán đặt cốt đơn.

- Từ tra bảng ra

Tính As=

Chọn Fa sao cho tta

chona FF và thuận tiện cho thi công.

- Kiểm tra điều kiện :

% %= .100% %

=0,8%-1,5% là hợp lý . =0.1% .

+ Nếu Tính toán đặt cốt kép

. Cốt chịu nén :

. Cốt chịu kéo :

As= +

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 34

Page 36: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

+ Nếu và Thì hoặc tăng kích thước tiết diện (nên tăng chiều

cao tiết diện ) hoặc tăng cấp độ bền của bê tông.

b. Với tiết diện chịu mômen dương :

Tính như tiết diện chữ T cánh nằm trong vùng chịu nén,tham gia chịu lực với

sườn nên ta phải kể vào trong tính toán.

Tiết diện tính toán lúc này là : h x bc.

Với bc = b + 2.c1.

c1 : giá trị nhỏ nhất trong 3 giá trị sau :

+ 1/2 khoảng cách giữa 2 mép trong dầm.này với dầm bên cạnh // với nó1/2.3.3 = 1.65 (m) = 1650 (cm)

+ 1/6 nhịp tính toán của dầm. 1/6x8.5= 1,41 (m)

+ 9.hc với hc = 11 cm > 0,1h = 0,1x 70 = 7cm 9.11 = 99 (cm)

bc = 30+2.99 = 228 (cm)

Kiểm tra trục trung hoà bằng cách tính Mc :

+ Nếu M < Mc trục trung hoà qua cánh tính như tiết diện chữ nhật bcxh

+ Nếu M > Mc trục trung hoà qua sườn tính như tiết diện chữ T

với .

3.Kết quả tính toán

a.Tính toán cốt thép dọc tại tiết diện chịu momen âm:

-Tại tiết diện chịu momen âm cánh nằm trong vùng kéo,do đó tính toán như tiết diện chữ nhật bx h.

Tính cốt dọc cho gối G2:

+Mô men âm giữa nhịp là: Mmax = -518.38(KN.m)= -51838(KN.cm)

Rs=280 MPa=28(KN/cm2); Rb=14,5MPa=1,45(KN/cm2);

+Giả thiết a = 4cm,tính được ho = 70 – 4 = 66 cm

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 35

h

h

b

b

M+

Vuìng bãtäng chëu neïn

Truûc trung hoìa

c

c

hoàûc

Truûc trung hoìaVuìng bãtäng chëu neïn

M

Page 37: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

-Bề rộng bc=b = 30(cm),cánh thuộc vùng chịu kéo

-Với betong B25, ta có: =0,595 (tra bảng)

=0,595(1-0,5.0,595)=0,418

- = = 0,243 < 0,255 => thỏa mãn điều kiện hạn chế trong

mọi trường hợp, không cần kiểm tra.

-Điều kiện hạn chế thỏa mãn ,vậy chỉ đặt cốt đơn

-Tính cốt thép : từ =0,247 tính được =0,817

= = 34.31 cm2 chọn 625 + 220 có AS= 35.73 cm2

μ 100% = 1,83% > .

b.Tính toán cốt thép dọc tại tiết diện chịu momen dương:

-Tiết diện chịu momen dương cánh nằm trong vùng nén khi kiểm tra điều kiện:

MTD < Mc=Rbb’fh’f(ho-0,5h’f).

Đảm bảo trục trung hoà đi qua cánh , khi đó tính toán theo tiết diện chữ nhật kích thước bc x ho

Tính cốt dọc cho nhịp N1:

Mc=Rbbchc(ho-0,5hc) = 1,45 x 228x11x(66 - 0,5x11)= 220014 KN/cm= 2200.14KN/m

MTD = 313.22 KNm < Mc =2200.14KNm => tính toán theo tiết diện chữ nhật kích thước bc x ho =228 x 66 cm.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 36

Page 38: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

B25 Rb = 14.5 2 280 ξR= αR= μmin= 0.10%

Mttoán b h a ho AsTT

μTT

Asch

μBT

(kN.m) (cm) (cm) (cm) (cm) (cm 2) (%) (cm 2) (%)

Trên 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 9.82 0.50%

Dưới 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 6.28 0.32%

Trên 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 9.82 0.50%

Dưới 394.39 228 4 66 0.03 0.99 21.64 1.09% 22.38 1.13%

Trên -518.38 30 4 66 0.27 0.84 33.53 1.69% 35.74 1.80%

Dưới 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 6.28 0.32%

Trên 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 9.82 0.50%

Dưới 313.22 228 4 66 0.02 0.99 17.14 0.87% 18.85 0.95%

Trên -275.73 30 4 66 0.15 0.92 16.20 0.82% 16.10 0.81%

Dưới 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 6.28 0.32%

Trên -45.08 30 4 66 0.02 0.99 2.47 0.12% 9.82 0.50%

Dưới 75.86 228 4 66 0.01 1.00 4.12 0.21% 6.28 0.32%

Trên -275.73 30 4 66 0.15 0.92 16.20 0.82% 16.10 0.81%

Dưới 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 6.28 0.32%

Trên 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 9.82 0.50%

Dưới 313.22 228 4 66 0.02 0.99 17.14 0.87% 18.85 0.95%

Trên -518.38 30 4 66 0.27 0.84 33.53 1.69% 35.74 1.80%

Dưới 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 6.28 0.32%

Trên 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 9.82 0.50%

Dưới 394.39 228 4 66 0.03 0.99 21.64 1.09% 22.38 1.13%

Trên 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 9.82 0.50%

Dưới 0.00 30 4 66 0.00 c.tạo 1.98 0.10% 6.28 0.32%

N1 70

70G1

G2 70

N2 70

G3 70

N3 70

G4 70

N4 70

G6 70

G5 70

N5 70

BẢNG TÍNH THÉP DỌC DẦM LIÊN TỤC TRỤC C

Tiếtdiện αm ζ

Cốtthép

Cấp bền BT: C.thép: Rs=Rsc= 0.595 0.418

Chọn thép

2Ø25

2Ø20

2Ø25

4Ø20 + 2Ø25

2Ø20 + 6Ø25

2Ø20

2Ø25

2Ø20

2Ø25

6Ø20

2Ø20 + 2Ø25

2Ø20

2Ø25

4Ø20 + 2Ø25

2Ø25

2Ø20

6Ø20

2Ø20 + 6Ø25

2Ø20

2Ø25

2Ø20

2Ø20 + 2Ø25

CII, A-II

III.2.Tính cốt ngang (cốt đai ): Sơ bộ chọn cốt đai theo cấu tạo.

+Đoạn gần gối tựa: :(l/4)h ≤ 450 thìì sct ≤(h/2, 150)

h > 450 thì sct ≤(h/3, 500)

+Đoạn giữa nhịp :

h ≥300 thìì sct ≤(3h/4, 500)

Kiểm tra điều kiện bê tông có bị phá hoại trên tiết diện nghiêng do ứng suất nén

chính theo công thức. Qmax 0.3w1b1Rbbh0.

Với: w1 :Hệ số xét đến ảnh hưởng của cốt đai đặt vuông góc với trục cấu kiện, được

xác định : 1 = 1 + 5 1.3

= , =

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 37

Page 39: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Asw :Diện tích của tiết diện ngang của các nhánh đai đặt trong một mặt phẳng

vuông góc với trục cấu kiện và cắt qua tiết diện nghiêng.

b. Chiều rộng của tiết diện chữ nhật, chiều rộng sườn của tiết diện chữ T.

s. khoảng cách giữa các cốt đai theo chiều dọc của cấu kiện.

b1 hệ số xét đến khã năng phân phối lại nội lực, b1=1-βRb, với bê tông nặng β=0,01.

+ Nếu điều kiện trên không thoã mãn thì cần phải tăng kích thước tiết diện hoặc tăng

cấp độ bền bê tông.

+Nếu thoã mãn thì tiến hành kiểm tra các điều kiện dưới đây.

Kiểm tra điều kiện tính toán cốt đai:

Nếu điều kiện trên được thoả mãn thì không cần tính toán cốt đai mà chỉ cần đặt

theo cấu tạo như trên.

Nếu điều kiện không thoả mãn thì phải tính toán cốt đai chịu lực cắt với bê

tông. Các bước thực hiện như sau.

- Tính các giá trị:

; (với g, là tĩnh tải và hoạt tải phân bố đều liên tục).

- Tính qsw theo từng trường hợp.

Khi thì

Khi thì

Khi thì

Sau khi tính được qsw từ 1 trong 3 trường hợp trên , để tránh xảy ra phá hoại giòn, nếu

thì tính lại

Xác định được khoảng cách cốt đai.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 38

Page 40: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Kiểm tra s đã chọn ban dầu với stt nếu s ≤ stt thì thoả mãn, nếu không thì phải chọn lại

s và tính lại các bước như trên.

Kiểm tra điều kiện dầm không bị phá hoại trên tiết diện nghiêng đi qua giữa 2

thanh cốt đai ( khe nứt nghiêng không cắt qua cốt đai) theo công thức.

(*)

Nếu cốt đai đã tính ở trên mà không thoả mãn điều kiện (*) thì ta chọn lại

khoảng cách cốt đai bố trí theo điều kiện (*).

Tính toán cốt ngang (cốt đai):(cho nhịp

*Đối với đoạn dầm gần gối tựa (l/4):

-Tính cốt đai chịu toàn bộ lực cắt nếu trường hợp cốt đai không đủ chịu toàn bộ lực cắt thì đặt thêm cốt xiên chịu lực cắt.

Bê tông B25 có : Rb= 14,5 (MPa) , Rbt = 1,05 (MPa) , Eb= 30.103 (MPa).

Cốt thép AI có: Rsw = 175 (MPa) ,Es = 21.10-4 (MPa).

Cốt thép AII có Rsw =225(MPa).

Kiểm tra điều kiện có cần tính toán cốt đai :

Ta tính các giá trị

; (với g, là tĩnh tải và hoạt tải phân bố đều liên tục).

q1=27.69 + = 31.58(KN/m)

Mb=b2.Rbt.b.ho2=2x1.05x300x6602 = 274428000(N.m)

C= = =2947.86(mm)

C:chiều dài hình chiêus tiết diện nghiêng nguy hiểm nhất lên trục dọc cấu kiện.

Qbo= =

Qbo=69820.48(N)

Qbmin=Qb3=b3.(1+N).Rbt.b.ho=0.6x(1+0)x1.05x300x660

Qbmin=Qb3=124740(N)

Ta có: Qbo<Qb3 nên lấy Qbo=Qb3 và tính lại C=

C= =1650(mm)

Tính giá trị: Q=QA-q1.C=281860 – 31.58x1650=227753(N)>Qbo=69820.48(N)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 39

Page 41: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

=>Cần tính toán cốt đai chịu lực cắt.

*Kiểm tra khả năng chịu ứng suất nén chính, đảm bảo BT không bị phá hoại trên tiết diện nghiêng:

Qmax ≤ 0,31b1Rbbho.

-Giả thiết trước hàm lượng cốt thép tối thiểu là: 6 ,khoảng cách s=h/3=200,dùng 2 nhánh có As = 2x0,283 =0,566 (cm2).

= = = 0.00094

= = = 7

1=1 + 5 = 1 + 5x7x0,00094 = 1,03 < 1,3

b1=1 - Rb =1- 0,01x14,5 =0,855 ( =0,01 đối với bê tông nặng).

Từ bảng tổ hợp nội lực ta có: Qmax= 281.86 KN.

=> Qmax ≤ 0,3x1,03x0,855x1,45x30x66 =758.5 KN.

Vậy BT không bị phá hoại do ứng suất nén chính. => Tiến hành tính toán cốt đai.

*Tính toán cốt thép đai:

Qb1= 2. = 2. = 186187.3 N=186.187 KN

-Với = =310.31 KN > Qmax= 281.86 KN

=> qsw =

- Kiểm tra điều kiện:

qsw >

- Ta có:

= < qsw = 40.35 KN/m.

Chọn đai 6 , 2 nhánh trong đoạn Gần gối tựa đặt cốt đai: 6 , s=150mm

*Đối với đoạn giữa dầm( nhịp) với QM= 190.93(KN)

Dự kiến khoảng cách cốt đai ở giữa nhịp là s=200(mm)

Theo điều kiện cấu tạo:

h=500>300 S ( 500; )=(500;375)

Điều kiện dầm không bị phá hoại trên tiết diện nghiêng đi qua khoảng cách giữa 2

cốt đai là: S<Smax= = =1078(mm)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 40

Page 42: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

kiểm tra điều kiện tính toán:

Ta đã tính ở trên Qbo=Qb3=124740(N) C=1650(mm)

QM-q1.C=190930 – 35.18 x 1650 = 122833(N) = 122.83(KN)

Vậy: QM-q1.C <Qbo (KN)

Bê tông đủ khả năng chụi cắt(cốt đai đặt theo cấu tạo)

Vậy Chọn đai 6 , 2 nhánh trong đoạn giữa nhịp đặt cốt đai: 6 , s=200mm

Kết luận:

Chọn đai 6 , 2 nhánh trong đoạn Gần gối tựa đặt cốt đai: 6,s=150mm

Chọn đai 6 , 2 nhánh trong đoạn giữa nhịp đặt cốt đai: 6 , s=200mm

B25 Rb = 14.5 8 1 Rsw= 175 Es =

Eb = 30,000 Rbt = 1.05 8 2 Rsw= 225 Es =

Chiều qswtl

dài (N/mm)

(m) (kN) (kN) g p q1 b h a ho hf (kN) (kN) (kN) (N/mm) (mm) (mm) (mm) (m)

Gối 281.86 0 0.00 229.7300566 T.toán 150 768.80 T.mãn 82.06 82.06 121 730 233 Ø 6/ 150

Nhịp 206.42 0 0.00 154.2925566 T.toán 200 760.70 T.mãn 997 500 -0.65 T.mãn Ø 6/ 200

Gối 271.51 0 0.00 215.9576795 T.toán 150 768.80 T.mãn 75.51 75.51 131 758 233 Ø 6/ 150

Nhịp 190.93 0 0.00 135.3776795 T.toán 200 760.70 T.mãn 1,078 500 -1.55 T.mãn Ø 6/ 200

Gối 140.62 0 0.00 100.6427855 C.tạo 150 768.80 T.mãn 33.25 C.tạo C.tạo 1,464 233 Ø 6/ 150

Nhịp 76.06 0 0.00 36.0852855 C.tạo 200 760.70 T.mãn 2,706 500 -8.23 T.mãn Ø 6/ 200

Gối 271.51 0 0.00 215.9742227 T.toán 150 768.80 T.mãn 75.52 75.52 131 758 233 Ø 6/ 150

Nhịp 190.93 0 0.00 135.3942227 T.toán 200 760.70 T.mãn 1,078 500 -1.55 T.mãn Ø 6/ 200

Gối 281.86 0 0.00 229.7218448 T.toán 150 768.80 T.mãn 82.05 82.05 121 730 233 Ø 6/ 150

Nhịp 206.42 0 0.00 154.2843448 T.toán 200 760.70 T.mãn 997 500 -0.65 T.mãn Ø 6/ 200124.74 6 240 660 0.007.8 31.6 300 7005 8.4 0.00 27.7

2124.74 6700 40 660 0.004 8.4 0.00 30.1 7.1 33.7 300

124.74 6 240 660 0.0012.3 24.2 300 7003 8.5 0.00 18.1

Phầntử

1 0.00

Tải trọng

27.7 7.8 31.68.4

Đoạndầm

Tiết diện

300 700 40 660

(mm)

0.00

φf φnQb.o Q Đ.kiện

t.toán

Đai dự kiến

124.74 6

nØ s

stt smax sct

Cấp bền BT :

qswĐ.kiệnh.chế

Qbt

Cốt thép Ø ≤

Cốt thép Ø >

|Q|max N(kN/m)

210,000

210,000

2

l 1

BẢNG TÍNH CỐT THÉP ĐAI

2 8.4 0.00 30.1 7.1 33.7 300

K.trađoạng.nhịp

Bố trícốt đai

700 40 660 0.00 124.74 6 2

CI, A-I

CII, A-II

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 41

Page 43: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

PHẦN III

(60%)GVHD. Chính  : ThS. PHẠM QUANG NHẬT

Sinh viên thực hiện  : NGUYỄN MINH TRÍ

Lớp  : D16XDD2

* Nhiệm vụ thiết kế :

- Thiết kế các biện pháp thi công phần ngầm.

- Thiết kế các biện pháp thi công phần thân.

- Lập tổng tiến độ thi công công trình, biểu đồ nhân lực.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 42

Page 44: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

PHẦN I : THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG CÔNG TRÌNH

GIỚI THIỆU CHUNG

I.Giới thiệu tổng quan công trình:

Công trình CHUNG CƯ HÒA KHÁNH, T.P Đà Nẵng được xây dụng trên khu đất khá bằng phẳng được nằm sát ở trục đường giao thông chính.Công trình có 7 tầng, chiều cao tầng 1+3 là 3,6m tầng 3-8 là 3.3m với kết cấu chịu lực chính là khung bê tông cốt thép. Tường gạch có chiều dày 110(mm) và 220(mm), sàn sườn đổ toàn khối cùng với dầm.

- Địa chất công trình:

Mực nước ngầm cách mặt đất tự nhiên bình quân là 5.5m. Lớp đất trên cùng là đất á sét có chiều dày là 2.5m. Lớp đất thứ 2 là sét có chiều dày 3m, lớp đất thứ 3 là cát hạt vừa có chiều dày 3 m, lớp đất thứ 4 là lớp cát thô chiều dày chưa kết thúc ở độ sâu thăm dò 36,5m.

-Nguồn nước thi công

Công trình nằm trong khu quy hoạch của thành phố có mạng đường ống cấp nước vĩnh cửu đã dẫn đến chân công trình. Đáp ứng đủ nước cho công trình thi công. Để dự phòng làm thêm một giếng đào và một giếng khoan để lấy nước phục vụ thi công .

- Nguồn điện thi công

Sử dụng mạng lưới điện thành phố, ngoài ra còn dự phòng một máy phát điện đảm bảo cung cấp điện cho công trường trong trường hợp mạng điện thành phố có sự cố.

-Tình hình cung ứng vật tư, máy móc

Vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc cho công trình từ các xí nghiệp, nhà máy bằng ôtô.

Vật liệu phục vụ thi công vận chuyển tới công trường theo nhu cầu thi công và được chứa trong các kho tạm hoặc bãi lộ thiên tùy theo từng loại nguyên vật liệu.

-Máy móc thi công

Để đảo bảo chất lượng công trình và tăng năng suất đạt hiệu quả cao phải sử dụng tối đa khả năng cơ giới hóa thi công ,kết hợp với thi công bằng thủ công .

- Nguồn nhân công

Lực lượng kỹ sư, tổ trưởng, công nhân bậc cao do đơn vị thi công điều về, các công nhân bậc thấp, thợ phụ mướng tại địa phương. Để giải quyết vấn đề ăn ở, sinh hoạt của công nhân, đơn thị vị công xây dựng lán trại, căn tin.

=>Trên những điều kiện kết cấu công trình như trên, ta chọn giải pháp thi công khung bê tông cốt thép bằng bê tông cốt thép toàn khối đổ tại chổ, tường bao che xây gạch. Công tác đào móng thi công bằng cơ giới kết hợp thi công bằng thủ công, hệ

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 43

Page 45: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

thống ván khuôn được sử dụng là ván khuôn gỗ và thép, cốt thép được gia công lắp dựng tại công trình, sử dụng bê tông thương phẩm cho toàn bộ công trình.

II. Các phương án thi công tổng quát công trình :

- Căn cứ vào đặc điểm kiến trúc ,kết cấu của công trình và yêu cầu về chất lượng thi công ,đặc điểm của khu vực xây dựng để đề ra các giải pháp tổ chức thi công tổng quát.

Mức độ cơ giới hóa thi công: sử dụng cơ giới hóa tổng hợp hay là cơ giới hóa bộ phận kết hợp với thủ công.

Phuơng pháp tổ chức thi công dây chuyền hoặc kết hợp thi công dây chuyền với các phương pháp khác.

Hình thức sử dụng tổ đội trong thi công là tổ đội chuyên nghiệp hay hỗn hợp cho từng bộ phận hay toàn bộ công trình.

Đối với phần ngầm : Với qui mô và điều kiện địa chất đã nêu nên toàn bộ công trình được sử dụng hệ thống móng cọc. Công tác thi công phần ngầm gồm: công tác thi công cọc, thi công đất, thi công bêtông đài móng nên chọn biện pháp thi công cơ giới kết hợp với thi công thủ công. Mực nước ngầm cách đáy móng là 0,53m.Ta có thể thi công phần cọc trước và thi công phần đào đất sau và ngược lại hoặc có thể thi công kết hợp đào đất bằng máy và thủ công, do khối lượng đất đào lớn nên đất đào hố móng sẽ được vận chuyển ra ngoài công trình. Sau khi thi công xong phần đào đất , định vị tim cốt móng ta tiến hành đổ bê tông lót, lắp dựng cốt thép, lắp dựng ván khuôn và đổ bê tông móng. Sử dụng phương pháp thi công dây chuyền và tổ thợ thi công chuyên nghiệp với các công tác ván khuôn , cốt thép và bêtông.

Đối với phần thân:Chọn biên pháp thi công sao cho chủng loại, số lượng máy móc và thiết bị sử dụng là ít nhất, giảm bớt tính phức tạp trong tổ chức thi công, quản lý máy, thiết bị và lao động. Tận dụng tối đa cơ giới nhất là đối với những công việc nặng ,phải kết hợp tốt giữa máy thi công chủ đạo với các thiết bị hổ trợ khác ,kết hợp gữa máy và thi công thủ công. Với công trình có chiều cao lớn ta sử dụng cần trục tháp kết hợp với máy vận thăng để vận chuyển các vật tư thiết bị phục vụ thi công, thi công theo phương pháp dây chuyền với tổ thi công chuyên nghiệp ,kết hợp thi công bằng máy và thủ công. Sử dụng bê tông thương phẩm cho toàn bộ công trình

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 44

Page 46: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

CHƯƠNG I

THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT - TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN NGẦM

A. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC.

A1.THIẾT KẾ CỌC:A1.THIẾT KẾ CỌC: I.Mặt bằng bố trí móng: I.Mặt bằng bố trí móng:

8500 8400

1 2 3 4 5 6

81

00

23

60

0

81

00

36

00

36

00

D

E

A

B

C

M1

M2

M2

M1

M3

M1

M2

M2

M1

M3

M1

M2

M2

M1

M3

M1

M2

M2

M1

M3

M1

M2

M2

M1

M1

M2

M2

M1

M4

G1 G1 G1 G1G2

G1 G1 G1 G1

G3 G3 G3 G3

G3 G3 G3 G3G4

G2G1 G1

G5

G5

G6

G5

G5

G6

G5

G5

G6

G5

G5

G6

G5

G5

G6

G5

G5

G6

G7 G7 G7 G7

42100

840084008400

- Chọn hình dáng kích thước cọc:

Tiết diện cọc hình vuông 3030 (cm) có Fb = 900 (cm2)

Chọn lớp đất đặt đầu cọc là lớp cát thô

Sau khi đóng xong phá vỡ 0,35m và 0,15m ngàm vào đài

Bêtông có cấp độ bền B25 có Rb = 14,5MPa = 14,5x103 (KN/m2)

Cốt dọc của cọc chọn thép AII với 4Ø18( As = 1.02cm2), Rs = Rsc = 280MPaII.Xác định sức chụi tải của cọc.

II.1. Theo vật liệu làm cọc.

Pvl = m.(As.Rs + (Ab-As).Rb)

= 1x(10.2x10-4x280x103 +14.5x103 x(0.09 – 10.2x10-4)

= 1778.46(KN/m)

Trong đó:

m: hệ số điều kiện làm việc của cọc, phụ thuộc vào số lượng cọc trong móng

m = 1 đối với công trình dân dụng

Rb = 14,5MPa = 145 (KG/cm2) cường độ chịu nén của bê tông

Rs = 280MPa = 2800 (KG/cm2) cường độ tính toán của cốt thép.

As diện tích cốt thép As = 1.02 (cm2)

Ab: diện tích tiết diện cọc bêtông

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 45

Page 47: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

- Sức chịu tải của cọc tính theo đất nền Pcđn = 500 (KN).

II.3. Xác định sơ bộ số lượng cọc:Việc xác định sơ bộ số lượng cọc trong mỗi móng dựa theo các bước sau đây :

+ Xác định tải trọng truyền xuống chân cột :

N = S.n.qtc

Trong đó : S: diện tích truyền tải vào chân cột (xem bản vẽ KT)

n: số tầng của công trình

qtc : tải trọng tiêu chuẩn trên 1m2 sàn : 10KN/m2

+ Xác định số lượng cọc trong 1 đài móng :

n: Số lượng cọc trong móng.

: Hệ số kể đến tải trọng ngang và mô men uốn lấy từ 1 đến 1,5.

N : Tải trọng truyền xuống chân cột.

Kết quả thể hiện trong bảng sau :

Tên móngS

(m2)Số tầng

Qtc

(KN/m2)Số cọc Chọn

M1 34,02

8 10

5,44 6

M2 49,43 7,9 9

M3 15,21 2,43 4

Từ số lượng cọc đã chọn ta bố trí cọc theo yêu cầu như sau:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 46

Page 48: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

+ Khoảng cách giữa các tim cọc: 3d 6d với d là cạnh của cọc.

+ Khoảng cách từ tim cọc biên đến mép biên của đài 0,7d

Móng M1

Móng M2

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 47

Page 49: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Móng M3

A2. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC.

I.Xác định khối lượng cọc.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 48

Page 50: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Theo thiết kế cọc dài 10 m, tiết diện cọc 300x300 (mm x mm).

Trọng lượng tính toán mỗi đoạn cọc :

0.3x0.3x25x1.1x10 = 24.75 (KN).

Số lượng móng cọc:

+ M1 (số lượng 12 đài): mỗi đài đóng 6 cọc dài 10m.

+ M2 (số lượng 12 đài): mỗi đài đóng 9 cọc dài 10m.

+ M3 (số lượng 4 đài): mỗi đài đóng 4 cọc dài 10m.

+ M4 (số lượng 1 đài): mỗi đài đóng 16 cọc dài 10m

Số lượng cọc trong công trình : 212 cọc

II.Biện pháp thi công cọc:

Khi công trình nằm trong thành phố, xung quanh có các công trình cho nên nếu thi công cọc bằng phương pháp đóng thì các rung động sinh ra do đóng cọc sẽ gây nứt các công trình lân cận và ô nhiễm tiếng ồn cho thành phố .Để khắc phục nhược điểm trên người ta dùng công nghệ thi công cọc bằng phương pháp ép tĩnh, có những ưu điểm sau

+ Chống ồn, chống ô nhiễm môi trường

+ Không gây chấn động có thể phá hoại cơ cấu nền đất xung quanh gây ảnh hưởng các công trình lân cận.

+ tính kiểm tra cao, chất lượng cọc ép được kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình hạ cọc theo từng đoạn dưới ngay lực ép sử dụng để hạ cọc.

+ Xác định được sức chịu tải của cọc thông qua lực ép cuối cùng

+ Rút ngắn thời gian thi công khi thi công cọc ép sau.

+ Cọc ép có thể là cọc bê tông cốt thép, cọc thép tuỳ theo yêu cầu thiết kế mà cọc ép có thể dài hay ngắn.

+ Khi cọc dài người ta chế tạo cọc ép thành từng đoạn sau đó hạ cọc xuống đất bằng kích thuỷ lực, các đoạn cọc được nối với nhau trong quá trình hạ cọc

+ Năng suất cao hơn đóng cọc từ 3 đến 4 lần.

Công nghệ thi công ép cọc có hai phương pháp :

- Phương pháp ép trước: cọc được ép trước khi thi công đài móng.

- Phương pháp ép sau: tiến hành ép cọc sau khi thi công đài móng, đối với phương pháp này cọc được ép trong quá trình lên tầng, rút ngắn được thời gian thi công. Tuy nhiên chiều dài đoạn cọc bị hạn chế bởi chiều cao tầng. Đối chiếu với công trình này ta chọn phương pháp thi công cọc là phương pháp ép trước.

Phương pháp ép trước có 2 cách tiến hành :

+ Ép cọc trước khi đào hố móng (phương án 1).

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 49

Page 51: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

+ Ép cọc sau khi đã tiến hành đào hố móng (phương án 2).

Phương án I: đào đất đến cao trình đỉnh cọc sau đó đưa thiết bị vào và tiến hành thi công ép cọc.

* Ưu điểm:

- Quá trình đào hố móng thuận lợi, không bị cản trở bởi các đầu cọc

- Không phải ép cọc âm.

* Nhược điểm:

- Chịu ảnh hưởng của mực nước ngầm

- Khi đang thi công nếu gặp trời mưa thì phải có biện pháp tiêu nước hố móng

- Quá trình thi công gặp nhiều khó khăn khi vận chuyển thiết bị thi công.

- Nếu mặt bằng thi công chật hẹp thì quá trình thi công gặp rất nhiều khó khăn.

Phương án II: Ép cọc đến cao trình thiết kế sau đó tiến hành đào đất hố móng

* Ưu điểm:

- Quá trình thi công, di chuyển máy móc thiết bị dễ dàng

- Không phụ thuộc vào mạch nước ngầm, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết.

- Tốc độ thi công nhanh.

* Nhược điểm:

- Quá trình đào đất hố móng khó khăn do bị cản trở bởi các đầu cọc.

- Phải ép đoạn cọc âm

- khối lượng đào đất bằng thủ công nhiều hơn

Dựa vào ưu, nhược điểm của hai phương án ta chọn phương án II (ép trước)

III.Kỹ thuật thi công .III.1 Xác định kích thước giá ép:- Chiều cao tháp ép: Htháp ≥ Lcọc + (1 – 1,5)m = 10 + 1,5 = 11,5 (m) - Chiều dài dầm chính: L = (nx – 1).lx + 2x + 2BđtTrong đó : nx : số cọc theo phương cạnh dài đài cọc lx : khoảng cách giữa các cọc theo phương cạnh dài đài cọc x : khoảng cách từ mép đối trọng đến tâm cọc ngoài cùng của đài cọc Bđt : bề rộng của đối trọng

L = (3 – 1).0,9 + 2.0,75 + 2.3 = 9,3 (m), chọn L = 9.5m- Khoảng cách giữa 2 dầm chính: B = (ny – 1).ly + 2.x

Hình 4: Tháp ép Trong đó : ny : số cọc theo phương cạnh ngắn của đài cọc

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 50

Hth

áp

Hco

c15

00

Page 52: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

ly : khoảng cách giữa các cọc theo phương cạnh ngắn của đài x : khoảng cách từ mép đài đến mép dầm chínhB = (3-1).0,9 + 2.0,85 = 3.5 (m)

Hình 5 :Các kích thước của giá ép

III.2 Xác định lực ép cần thiết:- Lực ép nhỏ nhất: (Pép)min = k1.[P] (k1 = 1,5 2 : theo TCVN9394-2012)Trong đó : [P] sức chịu tải tính toán của cọc đã xác định khi thiết kế cọc : [P] = Pc = 500 KN (Pép)min = 1,5.500= 750 KN- Lực ép lớn nhất: Lực ép lớn nhất của cọc được xác định theo các điều kiện sau:- (Pép)max = 0,7 sức kháng nhổ của neo trong bê tông (ép sau)- (Pép)max = (0,8-0,9)Qđt (Qđt : trọng lượng đối trọng)- (Pép)max < Pvl (Pvl : sức chịu tải của cọc theo vật liệu)

(Pép)max = k2.[P] (k2 = 2 3 : theo TCVN9394-2012) = 2.500 = 1000 KN

Lực ép cần thiết của máy . (Pép)min < Pép < (Pép)maxThực tế huy động khoảng 70 % 80% năng suất của máy Lực ép thực tế của máy cần chọn Péptt =( 1.6-2)Pđn = 1.7.500 = 850 (KN) (thỏa mãn điều kiện trên)III.3 Xác định áp lực dầu khi ép cọc :a) Yêu cầu chung của hệ thống thủy lực :- Chọn máy ép loại 2 kích , kích và hệ thống bơm dầu thủy lực phải có xuất xứ rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xác nhận đặc tính kỹ thuật gồm các nội dung :

+ Lưu lượng dầu của máy bơm (l/ph)+ Áp lực bơm dầu lớn nhất (daN/cm2)+ Diện tích pittông của kích (cm2)+ Hành trình pittông của kích (cm)

- Phải có phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực dầu và các van chịu áp trước khi thi công ép- Thiết bị ép cọc được lựa chọn để đưa vào công trình phải thỏa mãn các yêu cầu :

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 51

Page 53: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

+ Lực ép lớn nhất (danh định) của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất (Pép)max.+ Lực nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục, không gây ra lực ép ngang.+ Chuyển động của pittông kích phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc.+ Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo.+ Giá trị áp lực đo lớn nhất của đồng hồ không vượt quá hai lần áp lực đo khi ép cọc.+ Chỉ nên huy động khoảng (0,7-0,8) khả năng tối đa của thiết bịb) Xác định áp lực dầu :

Pd ≥ 4.(Pép)max/(n.Ø2. ) = 4.1000/(2.222.3,14) = 1,31 (KN/cm3)Trong đó : n = 2 : số kích

Ø = 22 (cm) : đường kính pittông.c) Chọn áp lực bơm :

Pb = Pd/0,75 = 1,31/0,75 = 1,75 (KN/cm3)III.4 Tính toán đối trọng:Giá trị đối trọng được xác định dựa trên điều kiện chống lật khi ép. Vị trí ép cọc gây bất lợi nhất nằm ở vị trí cọc biên trong móng, ứng với vị trí đó, phản lực đầu cọc đặt tại vị trí có độ lệch tâm lớn nhất.

Hình 6 : Sơ đồ tính toán đối trọng

Giá trị của đối trọng : Q =

Q = = 1010 (KN)

Sơ đồ di chuyển vị trí ép của móng có tính chất đối xứng. Để giảm chi phí cho việc cẩu đối trọng di chuyển khung dẫn (kích) đến vị trí ép mới trên giá ép ta bố trí đối trọng đối xứng.Chọn đối trọng là những khối bêtông cốt thép có kích thước1x1x4 (m) và 1x1x3 (m), khối lượng mỗi quả đối trọng là 75 (KN)

Số quả đối trọng mỗi bên giá ép là : n = = = 13.4 chọn n = 14.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 52

Page 54: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Như vậy đối trọng được xếp ở 2 bên giá ép, mỗi bên 14 khối xếp chồng thành 4 chồng, chiều cao khối đối trọng 2 bên giá ép là 4m

Máy ép cọc gồm các bộ phận chính sau: Bệ máy, kích thủy lực, khung dẫn hướng và đối trọng. Bệ máy được sản xuất từ thép hình chữ I, khung dẫn hướng được sản xuất từ thép hình và có cấu tạo ống lồng: phần bên ngoài cố định, phần trong di động lên xuống trong quá trình ép cọc. Đối trọng là các khối Bêtông cốt thép.III.5. Chọn cần trục phục vụ ép cọc:Máy cẩu vừa làm nhiệm vụ cẩu cọc,vừa làm nhiệm vụ cẩu giá ép và đối trọng.

Kích thước máy ép cọc và bố trí đối trọng như trên hình.

Trọng lượng khung đế : 3,5 tấn.

Trọng lượng giá ép : 5 tấn.

Chiều cao giá ép(sau khi được gia công lại) : 12 m

Chiều cao chồng đối trọng so với chân máy ép là 4 m.

Tính toán chọn máy cẩu thoả mãn các thông số kỹ thuật

+ Sức trục

+ Chiều cao nâng móc cẩu

+ Chiều dài tay cần tối thiểu: Lmin

+ Bán kính tay với R

Khi xác định các thông số kỹ thuật đó thì người ta xác định đối với cấu kiện bất lợi nhất đó là cấu kiện có: trọng lượng nặng nhất , cao nhất, xa nhất

Chọn theo chiều cao nâng móc cẩu, tính cho quá trình cẩu cọc vào máy ép:

Hm = HL + h1 + h2 + h3

= (0,7+4) + 0,8+ 10 + 1.5 = 17 m

Chiều cao của puli đầu cần:

H = Hm + h4= 17 + 1 = 18 m

Trong đó:

HL:chiều cao vị trí lắp đặt so với cao trình máy đứng

h1: chiều cao nâng cấu kiện lên khỏi cao trình lắp đặt ( 0,5-1m )

h2: chiều cao cấu kiện

h3: chiều cao thiết bị treo buộc

h4: chiều cao tối thiểu puli ròng rọc đầu cần (1-1,5m)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 53

4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

22

24

26

28

30

32

6

8

10

12

14

16

18

20

22

24

Page 55: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Trong quá trình ép cọc cần trục cẩu giá ép và đối trọng di chuyển từ móng này sang móng khác. Còn trong một móng thì giá ép sẽ di chuyển trên các dầm đỡ ngang và dọc để ép các cọc ở các vị trí khác nhau.

Vị trí đứng của cần trục so với máy ép và cọc xem bản vẽ TC.

Với sơ đồ di chuyển của máy ép và cần trục như đã thiết kế ,mặt bằng sẽ lần lượt được giải phóng trong quá trình ép đảm bảo cho các thiết bị có đủ mặt bằng công tác để thi công an toàn.

Chọn theo bán kính với:

Chiều cao đỉnh cần yêu cầu: H =18m

+Chiều dài tay cần tối thiểu:

Lmin =

+Tầm với tối thiểu:

Rmin = r + Lmin.Cosmax

= 1,5 + 17,08.Cos750 = 5.92m

+ Chọn theo sức trục:

Qmax= [max(qc; qđt ; qgep) +qtb]

Trong đó:+ qc = 0,3 0,3 10 25 = 22.5 (KN): là trọng lượng 1 đoạn cọc cần nâng.+ qđt = 100 (KN): là trọng lượng 1 quả đối trọng.+ qgiaep = 50 (KN): là trọng lượng của giá ép cọc.+ qtb= 5(KN): là trọng của các thiết bị treo buộc(lấy gần đúng).Qmax = Qđt + qtb = 100+ 5 = 105 (KN)

-Ta tiến hành chọn cần trục sao cho đảm bảo 3 điều kiện trên: Chọn cần trục có mã hiệu XKG -40

với L= 25m.

Chọn: R=6.5m >Rmin= 6.055m;

tra biều đồ tính năng của máy được Q=230KN>105KN

H = 24,3m > 18.5m.

-Với Qmax= 10T => Rtư= 10,5m. Ta sẽ bố trí máy cẩu để tầm với không quá Rtư III.6. Tính toán các thiết bị treo buộc:Cần trục cẩu lắp các loại cấu kiện : khung đế, đối trọng, giá ép và cọc. Dây cẩu khung đế..

Kích thước khung đế và vị trí móc cẩu Ta có chiều cao dây treo buộc

AO = = 3 m.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 54

Page 56: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Chiều dài một nhánh dây : Ld = AO/cos(450) = 3/cos( )= 4,24 m ~ 4,5 m.Trọng lượng khung đế :35 (KN).Lực căng dây T = 35.cos( )/4 = 6.187 (KN).

Dây cẩu đối trọng. Trọng lượng khối đối trọng 100 (KN). Ta có chiều cao dây treo buộc

AO = = 1800 (mm).

Chiều dài một nhánh dây : L d = AO/cos(450) = 1,8/cos(450)=2.54m 2.6 m.Lực căng dây T = 100.cos( )/2 = 35 (KN). Dây cẩu cọc

Trọng lượng đoạn cọc G=22.5(KN). Ta có chiều dài dây treo buộc AO = 2950 + 1500 = 4450 mm = 4.45 m.

( khoảng cách từ móc cẩu đến đỉnh cọc lấy bằng 1500 mm).Lực căng dây: T = 22.5(KN). Dây cẩu máy ép.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 55

Sơ đồ xác định dây cẩu đối trọng

Page 57: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

-Trọng lượng máy ép 50(KN).-Ta có chiều dài dây treo buộc Ld = 2000 + 1500 = 3500 mm -Lực căng dây : T = 50 (KN).

IV.Tổ chức thi công ép cọc.

IV.1.Công tác chuẩn bị.

+Tiến hành kiểm tra chất lượng cọc trước khi tiến hành thi công và loại bỏ những đoạn cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật như : cọc có vết nứt, trục cọc không thẳng, mặt cọc không phẳng và không vuông góc với trục cọc, cọc có kích thước không đúng so với thiết kế...

+ Chuẩn bị các tài liệu liên quan: khảo sát địa chất, sơ đồ di chuyển đóng cọc, sơ đồ bố trí cọc…tài liệu thiết kế, thí nghiệm xuyên tĩnh

+ Xác định lực ép nhỏ nhất, lớn nhất sử dụng khi ép cọc, độ nghiêng cho phép khi ép cọc là 0,5%.

+Các hồ sơ sau phải chuẩn bị đầy đủ:

-Hồ sơ kỹ thuật về sản xuất cọc.

Phiếu kiểm nghiệm tính chất cơ lý của thép, ximăng và cốt liệu làm cọc.

Phiếu kiểm nghiệm cấp phối và tính chất cơ lý của bêtông.

Biên bản kiểm tra chất lượng cọc và các hồ sơ liên quan khác.

-Hồ sơ kỹ thuật về thiết bị ép cọc.

- Lý lịch máy do nơi sản xuất cấp và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xác nhận các đặc tính kỹ thuật.

Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực dầu và các van chịu áp (do cơ quan có thẩm quyền cấp).

- Người thi công cọc phải hình dung một cách rõ ràng và đầy đủ về sự phát triển của lực ép trong suốt chiều sâu cọc dựa trên các tài liệu địa chất hiện có, dự đoán khả

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 56

Page 58: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

năng xuyên qua các lớp đất của cọc. Cho nên trước khi ép phải thăm dò phát hiện dị vật, chuẩn bị đầy đủ các báo cáo địa chất công trình, biểu đồ xuyên tĩnh, sơ đồ bố trí mạng lưới cọc

- Dọn sạch mặt bằng, phát quang san phẳng, phá bỏ các chướng ngại vật trên mặt bằng. Vận chuyển cọc và đối trọng đến mặt bằng, xếp cọc và đối trọng theo các vị trí trên sơ đồ bố trí mạng lưới cọc, đối trọng.

+ Việc bố trí cọc và đối trọng phải thoã mãn những điều kiện sau đây:

- Cọc phải được kê lên các đệm gỗ, không được kê trực tiếp lên mặt đất.

- Các đệm gỗ đỡ cọc phải nằm ở vị trí cách đầu cọc 0,2.l = 0,2.10 = 2 m. Nếu xếp thành nhiều tầng thì cũng không cao quá 1,2 m. Lúc này các đệm gỗ phải thẳng hàng theo phương thẳng đứng.

- Đối trọng phải được xếp chồng theo nguyên tắc đảm bảo ổn định. Tuyệt đối không để đối trọng rơi đổ trong quá trình ép cọc.

- Đối trọng phải kê đủ khối lượng thiết kế đảm bảo an toàn cho thiết bị ép trong quá trình ép cọc.

IV.2.Xác định vị trí cọc:

Đây là một công tác quan trọng đòi hỏi phải được tiến hành một cách chính xác vì nó quyết định đến độ chính xác của các phần công trình sau này.

* Trình tự tiến hành:

Dụng cụ gồm máy kinh vĩ, dây thép chỉ để căng, thước dây và quả dọi, ống bọt nước hoặc máy thuỷ bình. Từ biên bản bàn giao tim móc do chủ đầu tư và thiết kế đã định. Ta tiến hành xác định tim trục , coste 0.00 của nhà theo hai phương vuông góc sau đó đánh dấu và gởi vào những vị trí cố định.

Từ trục nhà đã được đánh dấu dẫn về tim của từng móng, trước tiên cần xác định trục của hai hàng móng theo hai phương vuông góc bằng máy kinh vĩ, căng dây thép tìm giao điểm hai trục đó, từ giao điểm đó dùng quả dọi để xác định tâm móng. Đánh dấu tâm móng bằng cột mốc có sơn đỏ.

Từ tâm móng tìm được tiến hành xác định tim các cọc trong móng đó bằng máy kinh vĩ, thước dây..., đánh dấu tim cọc bằng các cọc gỗ thẳng đứng, đánh dấu cao trình đỉnh cọc trên cọc mốc gỗ bằng sơn đỏ.

IV.3. Qui trình ép cọc:

Vận chuyển thiết bị ép cọc đến công trường, lắp ráp thiết bị vào vị trí ép đảm bảo độ ổn định và an toàn khi làm việc.

+Chỉnh máy để các đường trục của khung máy, đường trục kích và đường trục cọc thẳng đứng, đồng trục và nằm trong một mặt phẳng, mặt phẳng này vuông góc với mặt phẳng chuẩn đài móng. Cho phép nghiêng 0,5%.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 57

Page 59: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

+ Dùng cần trục cẩu lắp đoạn cọc cần ép vào giá ép cọc tiến hành neo buộc, đặt đối trọng Yêu cầu đoạn cọc đầu tiên phải được dựng lắp cẩn thận, căng chỉnh để trục của đoạn này trùng với trục kích và đi qua vị trí tim cọc thiết kế.

+Chạy thử máy ép để kiểm tra tính ổn định của thiết bị - chạy không tải và có tải

+Tiến hành ép đoạn cọc . Ban đầu tăng áp lực chậm, đều để cho mũi cọc cắm sâu và thẳng đứng xuống nền đất nhẹ nhàng. Tốc độ ép lúc nay không lớn hơn 1 cm/s, sau đó tăng dần lực ép nhưng tốc độ ép không lớn hơn 2 cm/s

Khi ép xong đoạn cọc , tiến hành cẩu lắp cọc giá vào giá ép (bằng thép ).Tiến hành ép cọc cho đến khi đỉnh đoạn cọc đến cao trình thiết kế. Nhổ cọc giá lên để tiến hành ép cọc khác.

+ Qui trình ép cọc khác tương tự như đã trình bày ở trên.

+ Quá trình ép cọc coi như hình thành khi thoã mãn đồng thời hai điều kiện sau:

- Chiều dài cọc được ép hết hoặc lớn hơn chiều dài thiết kế quy định.

- Lực ép trong suốt đoạn chiều sâu cọc (d là đường kính của cọc )đạt được bằng Ptk và khi đó vận tốc xuống của cọc không lớn hơn 1 cm/s .Trị số lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số lực ép đã qui định (Pep min < Pep < Pep max ) trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn 3 lần cạnh cọc (3.30 = 90 cm )

Hai điều kiện trên thoả mãn thì quá trình ép cọc được xem là hoàn thành.

Nếu hai điều kiện trên không đảm bảo phải báo cho bên A và bên thiết kế xử lý.

IV.4.Khoá đầu cọc:

- Cắt bỏ phần cọc dư, đánh sờn bề mặt các cọc

- Rải lớp cát hạt thô lên đến cao trình của đáy lớp lót đài cọc.

- Đổ bê tông lót đài cọc, sau đó đặt thép đài cọc và đổ bê tông khoá đầu cọc.

IV.5.Công tác ghi chép trong qúa trinh ép cọc:

Trong quá trình ép cọc phải ghi nhật kí ép cọc theo mẫu trong đó phải ghi rỏ cao trình đáy hố móng, trị số lực nén, vận tốc xuống của cọc.

Đối với đoạn cọc đầu tiên (bắt đầu ép cọc)

- Khi mũi cọc xuống một khoảng 30 đến 50 cm thì ghi chép giá trị lực ép đầu tiên.Sau đó cứ mỗi đoạn xuống 1m ta ghi giá trị lực nén, vận tốc xuống của cọc và các thay đổi đột ngột trong quá trình ép.

- Tiếp tục quá trình ép khi lực ép đạt được giá trị P ep=0,8Ptk ghi ngay giá trị vận tốc, giá trị chiều sâu của cọc. Tiếp theo cứ mỗi khoảng xuống 0,2m thì ghi giá trị vân tốc xuống của cọc và lực ép cho đến khi hoàn thành

- Theo dõi đồng hồ đo áp lực nếu giá trị áp lực trên đồng hồ thay đổi thì ghi ngay giá trị này cùng với độ sâu tương ứng.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 58

Page 60: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

- Nếu trong quá trình ép giá trị lực ép không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể thì chỉ cần ghi giá trị lực ép đầu và cuối đoạn cọc.

Đối với giai đoạn cuối cùng hoàn thành việc ép xong một cọc.- Khi giá trị lực ép bằng 0,8 Pep min thì tiến hành ghi giá trị lực ép này cùng

với độ sâu tương ứng. (Pep min qui định căn cứ trên thí nghiệm nén tĩnh ở thực tế công trình).

- Bắt đầu từ đây ghi chép giá trị lực ép với độ xuyên 20 cm cho đến khi ép xong.

o Mẫu ghi chép nhật kí thi công.

Số hiệu

cọc đã

ép

Ngày

giờ ép

Độ sâu ép cọc Giá trị lực ép

Xác Nhận kỹ

thuật

A,B

Ghi chú

Kí hiệu

đoạn

cọc

Chiều sâu ép cọc (m )

Lực ép

(tấn)

vận tốc xuống của cọc (cm/s )

P1

Pi

P=0,8Ptk

Pm

P= Ptk

V1

Vi

Vn

Vm

Trong đó cột “Ghi chú” phải ghi đầy đủ chất lượng mối nối, lý do và thời gian cọc đang ép phải dừng lại, thời gian tiếp tục ép cọc. Khi đó cần chú ý theo dõi chính xác giá trị lực bắt đầu ép lại.

Nếu cọc ép đạt yêu cầu kỹ thuật thì đại diện các bên (A,B) phải kí vào nhật kí ép cọc.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 59

Page 61: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

IV.6.Xử lý sự cố khi ép cọc:

- Cọc nghiêng quá qui định (lớn hơn 1%); cọc ép dỡ dang do gặp chướng ngại vật như ổ cát hoặc lưỡi sét cứng bất thường ; cọc bị vỡ,...nhỗ lên, dùng 1 cọc bằng thép ép xuống ,đóng mạnh để phá vật cản.

- Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tiếp tục tăng vượt quá trị số lực ép lớn nhất thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì Pep max trong khoảng 5 phút .

- Khi gặp dị vât cứng bất thường thì báo cho đơn vị thiết kế, chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời.

IV.7.An toàn lao động trong công tác ép cọc:

- Tất cả các kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân,...thực hiện công tác ép cọc đều phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy an toàn lao động của công trường xây dựng.

- Các khối đối trọng phải được sắp xếp tuân theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định. Tuyệt đối không được để đối trọng nghiêng, rơi đổ trong quá trình ép.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 60

BÀÕT ÂÁÖU

ÂËNH VË

LÀÕP ÂÀÛT GIAÏ EÏP

CÁN CHÈNH GIAÏ EÏP

KIÃØM TRA

ÂÆA COÜC VAÌO VË TRÊ

P = Peïp/3

CÁN CHÈNH

P = Peïp

KIÃØM TRA SAO CHO L = Ltkãú

KIÃØM TRA P = Peïp

EÏP COÜC

ÂAÛT YÃU CÁÖU L,V

DÆÌNG EÏP-PHAÏ VÅÎ ÂÁÖU COÜC

SAI SÄÚDæìngBAÏO CAÏO A, TÆ VÁÚN

XÆÍ LÊ

Khäng âaût

Khäng âaût

Khäng âaût

Khäng âaût

SÅ ÂÄÖ QUI TRÇNH THI CÄNG EÏP COÜC

Page 62: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

- Phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong khi vận hành động cơ thuỷ lực, động cơ điện, cần cẩu, máy hàn điện,...

IV.8. Đúc cọc:

Cọc được đúc tại bãi đúc cọc sau đó vận chuyển tới công trường. Tuỳ theo điều kiện thi công thực tế mà vận chuyển cọc tới công trường để đảm bảo tiến độ thi công ép cọc cũng như sắp xếp cọc để thuận tiện trong quá trình cẩu lắp.

Tổng khối lượng bêtông cọc:

Vcọc = 0,3x0,3x10x212 = 190.8 (m3)

B. THI CÔNG ĐẤT

I. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐẤT ĐÀO:

I.1. Tính khoảng cách đỉnh mái dốc của 2 hố đào cạnh nhau:

-Móng được đặt ở độ sâu : – 1.5m so với mặt đất tự nhiên. Bề dày lớp Bêtông lót = 10cm.

Chiều sâu hố đào kể cả lớp Bêtông lót: h = 1.5 + 0.1 = 1.6m.

Ở độ sâu này móng được đặt ở lớp đất thứ nhất ( lớp đất á sét dày 2.5m ở trạng thái ẩm mềm thuộc đất cấp I ) hệ số độ dốc i = 2 hệ số mái dốc: m = 1/ i

m = 1/2 = 0,5 = B/H.

Bề rộng chân mái dốc = 0,5 1.6 = 0,8m.

I.1.1.Khoảng cách đỉnh 2 mái dốc theo phương dọc nhà:

Khoảng cách nhỏ nhất giữa đỉnh 2 mái dốc của các hố đào cạnh nhau:

- Đối với trục A: trục 23 và trục 45 với nhịp = 8.4 m có

S = 8.4- (1,6+2x(0,5+0,8)) = 4.2 m..

-Đối với trục B và trục E: khoảng cách S đối vối các trục là như nhau

S=8.4 - (1.6+2x(0.5+0.8)) = 4.2 m

- Đối với trục C: khoảng cách S đối với các trục là như nhau

S= 8.4- (2.4+2x(0.5+0.8)) = 3.4 m

- Đối với trục D:

+Khoảng cách S đối với các trục 12;23;45;56

S = 8.4-(2.4+2x(0.8+0.5)) =3.4 m

+Khoảng cách S đối với các trục 34:

S = 8.4- (2.4+2x(0.8+0.5)+3.3+2x(0.8+0.5)) = -2.5 m

I.1.2.Khoảng cách đỉnh 2 mái dốc theo phương ngang nhà:

-Xét trục 1: Móng trục C,D có kích thước 2,4x2.4 (mxm).

Móng trục B,E có kích thước 1.6x3.3 (mxm)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 61

Page 63: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

+Khoảng cách S giưa các hố móng giữa trục BC và DE

S = 8.1-(1.2+0.5+0.8+1.65+0.5+0.8) = 8.1-5.45 = 2.65 m

+Khoảng cách S giưa các hố móng giữa trục CD

S = 3.6-(2.4+2x(0.5+0.8)) = -1.4 m

-Xét trục 2: Móng trục C,D có kích thước 2,4x2.4 (mxm).

Móng trục B,E có kích thước 1.6x3.3 (mxm)

+Khoảng cách S giưa các hố móng giữa trục BC và DE

S = 8.1-(1.2+0.5+0.8+1.65+0.5+0.8) = 8.1-5.45 = 2.65 m

+Khoảng cách S giưa các hố móng giữa trục CD

S = 3.6-(2.4+2x(0.5+0.8)) = -1.4 m

+Khoảng cách S giữa các hố móng trục AB

S=3.6-(1.65+0.5+0.8+0.8+0.5+0.8)=-1.45m

-Xét trục 3: Móng trục C,D có kích thước 2,4x2.4 (mxm).

Móng trục B,E có kích thước 1.6x3.3 (mxm)

+Khoảng cách S giưa các hố móng giữa trục BC và DE

S = 8.1-(1.2+0.5+0.8+1.65+0.5+0.8) = 8.1-5.45 = 2.65 m

+Khoảng cách S giưa các hố móng giữa trục CD

S = 3.6-(2.4+2x(0.5+0.8)) = -1.4 m

+Khoảng cách S giữa các hố móng trục AB

S=3.6-(1.65+0.5+0.8+0.8+0.5+0.8)=-1.45m

Ta thấy móng thang máy có kích thước 3.3x3.3(mxm)

Hố thang máy rộng 2.1x2.1(mxm)

Vậy khoảng cách giữa hố móng thang máy và hố móng trục E

S= 6.05-(3.3+2x(0.5+0.8)) = 6.05-5.9 =0.15 m

Kết luận:

- Căn cứ vào diện tích mặt bằng công trình, vào loại đất, vào điều kiện máy móc phục vụ thi công công tác đất và khoảng cách giữa hai hố đào cạnh nhau đã tính được ta lựa chọn hình thức và kích thước các khoang đào .

I.2. Tính toán khối lượng đào đất bằng máy và bằng thủ công:

Tổng mặt bằng các hố đào như hình vẽ sau:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 62

Page 64: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

- Công thức tính:

V = [(A 1B 1 )+( A 1 +A 2 )(B 1 +B 2 )+(A 2B 2 )]

- Á p d ụ n g c ô n g t h ứ c t í n h t r ê n t í n h t o á n c ụ t h ể c h o t ừ n g h ố đ à o , k h ố i lượng đất từng hố đào được tổng hợp trong các bảng:

I.2.1.Tính toán khối lượng đất đào bằng máy:

Bảng tính khối lượng đất đào bằng máy

HỐ KÍCH THƯỚC

CHIỀU

DÀYSỐ HỐ

K/LƯỢNG

TỔNG KHỐI

ĐÀO A B A B (m)

MÓNG

1 MÓNG(m

)LƯỢNG(m

)1 3.40 2.60 5.00 4.20 1.60 8 23.19 185.512 7.00 3.40 8.60 5.00 1.60 4 52.76 211.033 6.70 2.60 8.30 4.20 1.60 4 41.14 164.574 11.90 7.20 13.50 8.80 1.60 1 162.90 162.905 4.70 1.30 6.30 2.90 1.60 10 18.82 188.216 5.00 4.90 6.60 6.50 1.60 4 53.24 212.957 5.80 1.30 7.40 2.90 1.60 6 22.52 135.108 5.80 4.90 7.40 6.50 1.60 2 60.53 121.079 5.90 4.90 7.50 6.50 1.60 1 61.45 61.45

TRỪ KHỐI LƯỢNG ĐÀO THỦ CÔNG     -125.19

TỔNG CỘNG         1442.79

-Tổng khối lượng đát đào bằng máy:

V=1442.79 (m3)

I.2.2.Tính toán khối lượng đất đào bằng thủ công:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 63

Page 65: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

-Đối với đào thủ công sau khi tiến hành đào máy đến 0,8m thì đào tay thì ta tiến hành đào thủ công.

Bảng tính khối lượng đất đào bằng thủ công

HỐ KÍCH THƯỚCCHIỀU DÀY SỐ HỐ K/LƯỢNG

TỔNG KHỐI

ĐÀO A B (m) MÓNG 1 MÓNG(m) LƯỢNG(m)1 2.60 1.80 0.80 8 3.74 29.952 2.60 2.60 0.80 4 5.41 21.633 2.00 1.80 0.80 4 2.88 11.52  2.60 1.80 0.80 4 3.74 14.984 2.60 2.60 0.80 4 5.41 21.63  3.50 3.50 0.80 1 9.80 9.805 4.70 0.50 0.20 10 0.47 4.706 5.00 0.50 0.20 4 0.50 2.007 5.80 0.50 0.20 6 0.58 3.488 5.80 0.50 0.20 2 0.58 1.169 5.90 0.50 0.20 1 0.59 0.59

TỔNG CỘNG     125.19

Tổng khối lượng đất đào là:

Vđào = Vmáy + Vtay = 1442.79 + 125.19 = 1567.98 m3.

I.2.3.Tính toán khối lượng đất đắp hố móng:

-Sau khi hoàn thành công tác Bêtông móng sẽ tiến hành công tác lấp đất hố móng. Vì mặt bằng khu đất tương đối rộng nên đất đào bằng máy sẽ được xe vận chuyển tập kết tại một khu vực đã định sẵn trong khu đất trống của công trình còn đất đào bằng thủ công được đổ tại chỗ, sau khi đổ xong Bêtông móng sẽ lấp lại.

-Công tác này được thực hiện như sau:

+ Đất lấp đợt 1: được đắp từ cao trình đáy lớp BT lót (coste -2.10 m) đến cao trình đáy móng đỡ tường và bó nền (coste -0,50 m).

Khối lượng đất dư đúng bằng thể tích các kết cấu móng chiếm chỗ.

+ Đất lấp đợt 2: là đất tôn nền từ coste -0,50 m đến coste -0,05 m, sau khi xây móng bó nền, đất tôn nền được sữ dụng là cát phải vận chuyển từ nơi khác tới.

Bảng tính khối lượng thể tích Bêtông móng chiếm chổ

BẢNG 1: KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC BÊTÔNG

Tên cấu kiệnSố

lượng

Kích thước cấu kiện(m)

Khối lượng BT 1 cấu kiện

Tổng khối lượng (m3)Dài Rộng Cao

Đài móng M1 12 2.4 1.6 1 3.84 46.08Đài móng M2 12 2.4 2.4 1 5.76 69.12

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 64

Page 66: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Đài móng M3 4 1.6 1.6 1 2.56 10.24Đài móng M4 1 3.3 3.3 1 10.89 10.89

Giằng móng G1 10 6.8 0.3 0.75 1.53 15.30Giằng móng G2 2 6.9 0.3 0.75 1.55 3.11Giằng móng G3 8 6 0.3 0.75 1.35 10.80Giằng móng G4 1 6.1 0.3 0.75 1.37 1.37Giằng móng G5 12 6.1 0.3 0.75 1.37 16.47Giằng móng G6 6 1.2 0.3 0.75 0.27 1.62Giằng móng G7 4 1.6 0.3 0.75 0.36 1.44

Tổng cộng 186.44

-Ghi chú: Thể tích Bêtông đài và cổ móng chiếm chổ chỉ tính đến coste – 0.50m.

Khối lượng đất lấp tính theo nguyên thổ bằng thể tích đất đào bằng máy và thủ công trừ đi thể tích các kết cấu móng chiếm chổ :

Vng thổlắp = 1567.98 – 186.44 = 1381.54 m3.

Khối lượng đất lắp thực tế cần :

Vlắp= 1381.54 m3

Khối lượng đất còn dư sau khi lấp hố móng là :

Vdư = 186.44 m3.

Để đảm bảo mặt bằng cho công tác thi công Bêtông móng ta tiến hành vận chuyển toàn bộ khối lượng đất đào bằng máy ra khỏi khu vực thi công móng là :1442.79.

- Tính khối lượng cát sơ bộ để tôn nền :

Vcát = 42.1x23.4x0.5 = 492.57 m3

Khối lượng cát ở đây ta chưa trừ đi thể tích chiếm chỗ của giằng móng và cổ móng ở lớp tôn nền

Vậy khối lượng đất đào một phần được đổ tại công trường để lấp hố móng, phần còn lại được vận chuyển tập kết trong phạm vi công trình để sau này tôn nền quanh công trình.

II. CHỌN TỔ HỢP MÁY THI CÔNG:

-Căn cứ vào phương án đào, loại đất nền, cao trình nước ngầm trong nền đất, cự li vận chuyển đất, khối lượng công việc, thời gian đào yêu cầu, ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của từng loại máy để chọn loại máy thi công đất cho phù hợp.

Công tác thi công đất bằng cơ giới thường sử dụng các loại máy đào sau:

+ Máy đào gàu thuận.

+ Máy đào gàu nghịch.

+ Máy đào gàu dây.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 65

Page 67: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

+ Máy đào gàu ngoạm.

* Đối với máy đào gàu thuận:

- Ưu điểm:

+ Năng suất cao do hệ số đầy gàu lớn.

+ Hiệu suất lớn do ổn định và có cơ cấu đẩy tay gàu.

- Nhược điểm:

+ Yêu cầu đất đào phải khô.

+ Tốn công làm đường lên xuống cho máy và phương tiện vận chuyển.

* Đối với máy đào gàu nghịch:

- Ưu điểm:

+ Đào được đất ướt , không phải làm đường xuống hố đào.

- Nhược điểm:

+ Năng suất thấp hơn máy đào gàu thuận, hố đào nông, chiều sâu 5.5m

* Đối với máy đào gàu dây:

- Ưu điểm:

+ Bán kính hoạt động rộng, đào được đất dưới sâu, dưới nước.

- Nhược điểm:

+ Yêu cầu mặt bằng rộng, không vướng quăng gàu. Năng suất thấp do chu kì góc quay lớn.

* Đối với máy đào gàu ngoạm:

- Ưu điểm:

+ Đào được đất dưới sâu, đất ướt, đào được ở nơi chật hẹp.

- Nhược điểm:

+ Năng suất thấp hơn các loại máy đào khác, chỉ đào được đất mềm cấp I – II.

Kết luận:

-Với những ưu nhược điểm của các loại máy nêu trên, và thực tế công trình chỉ đào những hố móng nông, hẹp khối lượng đất thi công không lớn lắm. Nên ta chọn máy đào gầu nghịch phục vụ cho việc thi công đào đất hố móng công trình.

II.1. Chọn máy và tính năng suất của máy đào:

* Chọn máy đào:

Chọn máy đào gầu nghịch EO-2621A có các thông số kỹ thuật sau:

+ Dung tích gầu: q = 0,25 m3.

+ Bán kính đào lớn nhất: Rmax = 5 m.

+ Chiều sâu đào lớn nhất: Hmax = 3,3 m.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 66

Page 68: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

+ Chiều cao đổ lớn nhất: hmax = 2,2 m.

+ Trọng lượng máy: 5,1(T).

+ Chu kỳ kỹ thuật: tck = 20 giây.

* Tính năng suất của máy đào:

Wca = t q nck k1 ktg (m3/ca).

Trong đó:

+ t: là thời gian làm việc của 1ca ( = 7h ).

+ q: dung tích đầy gàu q = 0,25 m3

+ nck: số chu kỳ đào trong 1giờ, nck =

+ = tck kvt k

+ kvt: Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ, đổ lên xe kvt = 1,1; đổ tại chỗ kvt = 1

+ k = 1 (góc quay tay cần 900): Hệ số phụ thuộc vào góc quay tay cần

+ Khi đào đổ lên xe với góc quay khi đổ =900 : = 20 1,1 1= 22s.

+ Khi đào đổ tại chỗ với góc quay khi đổ =900 : = 20 1 1= 20s.

Khi đổ lên xe: nck = 3600/22 = 163,6.

Khi đổ tại chỗ: nck = 3600/20 = 180

+ k1: Hệ số qui đổi đất nguyên thổ, k1 = kd/kt.kđ : hệ số đầy gàu, kđ = 1,1(đối với đất cấp I khô)

kt : hệ số tơi của đất, kt = 1,2(đối với đất dính)Ta có: k1 = 1,1/1,2 = 0.92

ktg: hệ số sử dụng thời gian, ktg = 0,75

Năng suất của máy đào khi đào đổ lên xe:

Wca = 7 0,25 163,6 0,92 0,75 = 197.55(m3/ca).

Năng suất của máy đào khi đào đổ tại chỗ:

Wca = 7 0,25 180 0,92 0,75 = 217.35(m3/ca).

- Thời gian đào đất bằng máy :

+ Đào đổ lên xe: tdx = 1442.79/197.55 = 7.3 ca. Chọn 7.5 ca.

II.2. Chọn xe phối hợp với máy để vận chuyển đất đi đổ: Khoảng cách vận chuyển đất trong phạm vi công trình nên cự li vận chuyển lấy trung bình l = 100m, vận tốc trung bình vtb = 25km/giờ, thời gian đổ đất tại bãi và dừng tránh lấy: td + t0 = 2 + 5 = 7 phút.

-Thời gian xe hoạt động độc lập: tx = 2l/vtb + td + t0 = 20,160/25 + 7 = 7,48 phút

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 67

Page 69: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

- Để bảo đảm cho máy đào hoạt động liên tục ta chọn cùng một lúc nhiều xe vận chuyển theo điều kiện :

Trong đó:

+ Nx, Nm: tương ứng là số xe và số máy của tổ hợp.

+ tckx, tckm: tương ứng là chu kỳ làm việc của xe và máy.

- Chọn xe Zil-585 có trọng tải P = 5 T, chiều cao thùng xe = 2,1m thoã mãn yêu cầu về chiều cao đổ đất của máy đào Hmax = 2,2 m..

- Số gàu đất đổ đầy một chuyến xe: n = (gàu).

- Thời gian đổ đất đầy một chuyến: tb = n = 11 22 = 242(giây) = 4,05 (phút).

- Chu kỳ hoạt động của xe: tckx = tx + tb = 7,48 + 4,05 = 11,53 (phút);

- Chu kỳ hoạt động của máy đào, chính là thời gian đổ đất đầy một chuyến xe:

tckm = tb = 4,05 (phút).

- Chọn số máy đào là: Nm = 1 (máy).

- Số xe cần phải huy động: Nx = 11,53 /4,05 = 2,847 (chiếc).

Vậy ta chọn số xe vận chuyển đất là 3 chiếc.

- Số chuyến xe hoạt động trong 1 ca:

+ n = 3 chuyến); lấy chẵn 82 chuyến.

- Năng suất ca vận chuyển của xe :

Wca xe = = m3) .

- Thời gian yêu cầu để vận chuyển hết khối lượng là:

+ T =

III. TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT:

-Quá trình thi công đào đất hố móng gồm hai quá trình thành phần là đào đất bằng máy và kết hợp đào hố móng bằng thủ công.

III.1. Thi công công tác đất bằng cơ giới:

- Với máy đào đất đã chọn thời gian đào đất bằng máy yêu cầu là 7.5 ca.

III.2. Thi công công tác đất bằng thủ công :

Đất đào ở đây là đất cấp I, theo định mức 726/ ĐM-UB có hiệu chỉnh cho phù hợp, cơ cấu tổ thợ thi công đất gồm 3 thợ (1 bậc 1; 1 bậc 2;1 bậc 3 ).

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 68

Page 70: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Theo định mức 1776 với móng cột, đất cấp I, hố đào rộng hơn 1m, sâu hơn 1m hao phí lao động 0,71 (công/m3) - Số hiệu định mức AB.1144.

Sơ bộ chọn một tổ thợ thi công đào đất.

+ Thời gian đào đất thủ công yêu cầu :

T =

- Với thời gian đào đất thủ công lớn hơn rất nhiều so với đào bằng máy cho nên không thể phối hợp thi công dây chuyền giữa hai quá trình thành phần.

- Quá trình thi công đất được tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự. Quá trình đào đất thủ công sẽ bắt đầu sau khi quá trình đào máy kết thúc. Với phương pháp thi công này mặt bằng thi công đối với qúa trình đào đất thủ công sẽ thông thoáng cho phép tổ chức thi công với số nhân công lớn, rút ngắn thời gian thi công.

+ Chọn 3 tổ thợ thi công đào đất, thời gian đào đất thủ công yêu cầu:

T = Chọn = 10 ca.

Tiến hành đào đất và sữa chữa hố móng bằng thủ công , sau đó sẽ thực hiện công

tác đập đầu cọc và đổ Bêtông lót đài.

III.3. Công tác đập đầu cọc + vận chuyển Bêtông đầu cọc + đổ Bêtông lót đài:

Bảng tính khối lượng Bêtông lót đài

BẢNG 4: KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC BÊTÔNG LÓT

Tên cấu kiệnSố

lượng

Kích thước cấu kiện(m)

Khối lượng BT 1 cấu kiện

Tổng khối

lượng (m3)Dài Rộng Cao

Đài móng M1 12 2.6 1.8 0.1 0.47 5.62Đài móng M2 12 2.6 2.6 0.1 0.68 8.11Đài móng M3 4 1.8 2 0.1 0.36 1.44Đài móng M4 1 3.5 3.5 0.1 1.23 1.23

Giằng móng G1 10 6.8 0.5 0.1 0.34 3.40Giằng móng G2 2 6.9 0.5 0.1 0.35 0.69Giằng móng G3 8 6 0.5 0.1 0.30 2.40Giằng móng G4 1 6.1 0.5 0.1 0.31 0.31Giằng móng G5 12 6.1 0.5 0.1 0.31 3.66Giằng móng G6 6 1.2 0.5 0.1 0.06 0.36Giằng móng G7 4 1.6 0.5 0.1 0.08 0.32

Tổng cộng 27.53

Bảng tính khối lượng đập Bêtông đầu cọc

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 69

Page 71: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

TÊN ĐÀI

SỐLƯỢNG

KÍCH THƯỚC CẤU KIỆN SỐ

LƯỢNGCỌC

V(m3)DÀI RỘNG CAO

(m) (m) (m)M1 12 0.3 0.3 0.35 6 2.268M2 12 0.3 0.3 0.35 9 3.402M3 4 0.3 0.3 0.35 4 0.504M4 1 0.3 0.3 0.35 16 0.504

- Công tác đập đầu cọc không có trong định mức 1776, nên tra theo công tác phá đá mặt bằng. Mã hiệu định mức: BL-111, hao phí nhân công 263 công / 100m3.

- Đổ Bêtông lót móng: Mã hiệu định mức AF-111, đối với móng có chiều rộng > 250cm hao phí nhân công 1,18 công / m3.

- Ta gộp chung 2 công tác đập đầu cọc và đổ Bêtông lót đài móng, nên hao phí lấy theo tỉ lệ khối lượng của 2 công việc:

= 1,46 công / m3.

- Chọn 2 tổ thợ thi công 2 công tác trên, mỗi tổ 8 người số ca cần thực hiện là:

= 3.12 ca. Chọn = 3.5 ca.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 70

Page 72: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

CHƯƠNG IICHƯƠNG IITHIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG BÊ TÔNG TOÀN KHỐITHIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG BÊ TÔNG TOÀN KHỐI

Công trình xây dựng có khối lượng thi công lớn. Do đó, để nhằm thuận tiện cho các công tác thi công, giảm chi phí và thời gian cũng như đạt hiệu quả kinh tế ta áp dụng thi công cơ giới tối đa các quá trình xây lắp có thể sử dụng cần trục tháp để vận chuyển vật liệu theo phương đứng và ngang (nếu kết cấu lớn, khối lượng vận chuyển lớn). Ngoài ra, trên mặt bằng thi công còn bố trí các thăng tải để vận chuyển vật liệu theo phương đứng.

Bê tông sử dụng cho các quá trình thi công là loại bê tông thương phẩm được vận chuyển từ nhà máy bằng thiết bị chuyên dụng, sau đó được bơm trực tiếp bằng máy bơm bê tông. Vữa trát được trộn bằng máy tại công trường

Hệ ván khuôn được sử dụng trong các kết cấu móng, cột, dầm, sàn là loại ván khuôn thép Hoà Phát . Hệ cột chống đỡ ván khuôn sử dụng loại Hoà Phát. Các thanh xà gồ đỡ hệ ván khuôn các kết cấu sử dùng loại thép hộp. Hệ giằng cột chống đỡ ván khuôn các kết cấu sử dụng những thanh giằng bằng giáo ống.

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:Quá trình thi công đổ bê tông kết cấu móng có thể được tiến hành khi quá trình

thi công đào đất bằng cơ giới và sửa chữa hố móng kết thúc. Xác định lại độ cao đáy hố móng và vị trí cột ngàm vào đài.

Xác định lại độ cao đầu cọc và phần cọc ngàm vào đài. Tiến hành kiểm tra, phá bỏ phần bêtông đầu cọc,đoạn phá bỏ 0,35 mLàm bằng mặt đầu cọc khi đoạn cọc còn lại khoảng 250mm kể từ đáy hố móng(100 mm phần bê tông lót móng; 150mm phần cọc ngàm vào đài). Sao cho sau khi làm bằng phẳng thì khoảng cách từ đầu cọc đến đáy hố móng là 250mm Tiến hành vệ sinh đầu cọc và nền đất để đổ lớp bê tông lót móng. * Cần lưu ý: Khi phá bỏ đầu cọc phải tiến hành thận trọng, không để ảnh hưởng đến độ cao đầu cọc, nứt đầu cọc, hư hại đến phần cốt thép neo vào đài . II. THIẾT KẾ VÁN KHUÔN CHO MÓNG M2

II.1. Mặt bằng móng:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 71

Page 73: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

8500 8400

1 2 3 4 5 6

81

00

23

60

0

81

00

36

00

36

00

D

E

A

B

C

M1

M2

M2

M1

M3

M1

M2

M2

M1

M3

M1

M2

M2

M1

M3

M1

M2

M2

M1

M3

M1

M2

M2

M1

M1

M2

M2

M1

M4

G1 G1 G1 G1G2

G1 G1 G1 G1

G3 G3 G3 G3

G3 G3 G3 G3G4

G2G1 G1

G5

G5

G6

G5

G5

G6

G5

G5

G6

G5

G5

G6

G5

G5

G6

G5

G5

G6

G7 G7 G7 G7

42100

840084008400

II.2. Lựa chọn loại coffa sử dụng:Ván khuôn sử dụng là loại ván khuôn tiêu chuẩn bằng thép do công ty Hòa

Phát cung cấp.Bộ ván khuôn bao gồm :- Các tấm khuôn chính.- Các tấm góc (trong và ngoài).Các tấm ván khuôn này được chế tạo bằng tôn, có sườn dọc và sườn ngang dày 3mm, mặt khuôn dày 2mm.- Các phụ kiện liên kết : Jun mạ kẽm.- Thanh chống kim loại+gỗ

Các đặc tính kỹ thuật của tấm ván khuôn được nêu trong bảng sau:BẢNG CATOLOGE VÁN KHUÔN THÉP CỦA HOÀ PHÁT

Model Rộng-dàiCao

Jcm4

Wcm3 Model Rộng-dài

Cao

Jcm4

Wcm3

HP 18601560126009600660

1800 6001500 6001200 600900 600600 600

55 57,6113,1

HP 18251525122509250625

250 1800250 1500250 1200250 900250 600

5523,1

45,02

HP 18501550125009500650

500 1800500 1500500 1200500 900500 600

55 45,37 9,7

HP 18201520122009200620

200 1800200 1500200 1200200 900200 600

5520,0

24,42

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 72

Page 74: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

HP 18401540124009400640

400 1800400 1500400 1200400 900400 600

55 40,61 8,8

HP 18151515121509150615

150 1800150 1500150 1200150 900150 600

5517,6

34,3

HP 18301530123009300630

300 1800300 1500300 1200300 900300 600

55 28,466,55

HP 18101510121009100610

100 1800100 1500100 1200100 900100 600

5515,6

84,08

HÌNH DÁNG

TẤM KHUÔN GÓC

Bảng đặc tính kỹ thuật tấm khuôn góc trong :

HÌNH DẠNGRộng(mm)

Dài(mm)

700600300

15001200900

150150

18001500

1200900750600

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 73

Page 75: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Bảng đặc tính kỹ thuật tấm khuôn góc ngoài :

HÌNH DẠNGRộng(mm)

Dài(mm)

100100

180015001200900750600

II.3. Thiết kế ván khuôn đài móng dưới chân cột. (Móng M2)Móng M2 có kích thước 2.4x2.4x1 (mxmxm)

Tổ hợp ván khuôn móng M2 : - Tấm khuôn HP1225 : 1200x250x55 (8 tấm)

- Tổng số tấm khuôn HP0925 : 900x250x55 : 24 tấm- Tổng số tấm khuôn góc ngoài :750x100x55 : 4 tấm - Tổng số tấm khuôn góc trong :750x100x55 : 8 tấm

III.2.1. Tính ván thành:Tải trọng tác dụng lên ván khuôn thành móng bao gồm áp lực hông của vữa

bêtông, tải trọng do chấn động phát sinh khi đổ bêtông hoặc tải trọng do đầm bêtông.Tính áp lực hông của vữa bêtông. Với phương pháp đổ bê tông bằng máy, áp lực của vữa bê tông tươi chưa

ngưng kết tác dụng lên ván thành tính với chiều cao H= 0,75m.

Ptc = .H = 25x0,75 = 18.75 (KN/m2 )Ptt = Ptc.n = 18.75x1.2 = 22.5 (KN/m2 )

Áp lực ngang do chấn động phát sinh khi đổ hoặc đầm bêtông tính như sau:

+ Tải trọng do đầm bê tông: Pđầm = 2 KN/m2.

+ Tải trọng do đổ bê tông bằng máy: Pđổ = 4 (KN/m2)

Do quá trình đổ bêtông thì không đầm, nếu đầm thì không đổ, nên lấy giá trị lớn trong 2 giá trị đó để tính toán . Pđ = max( Pđầm , Pđổ ) = 4 KN/m

Tổng áp lực tác dụng lên ván khuôn thành móng:

qtc = Ptc = 18.75(KN/m2 )

qtt = Ptt + P dtt = 22.5 + 4x1,3 = 27.7(KN/m2)

Bề rộng tấm ván khuôn sử dụng là 25 cm do đó tải trọng tác dụng lên tấm ván khuôn là:

Qtc= qtcx0,25 = 18.75x0,25 = 4.6875 (KN/m) =0.046875(KN/cm)Qtt= qttx0,25 = 27.7x0,25 = 6.925 (KN/m) =0.06925(KN/cm)

Tấm ván khuôn 250x900 có:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 74

Page 76: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

J= 23.14 cm4

W = 5.02 cm3

Kiểm tra điều kiện bền:

= W

Mmax

Ta cho ván thành tựa lên các dầm đứng với khoảng cách l=900 mm

Xem ván thành làm việc như dầm đơn giản kê lên các gối tựa là các sườn đứng .

L

Q tt

Mmax = Qtt.l2 = =124.65(KN.cm)Ta có ứng suất tới hạn của ván khuôn thép []=R=21 KN/cm2:

= W

Mmax = =19.66(KN/cm2) [ ] (thõa)

Kiểm tra điều kiện độ võng:

fmax= . EJ

l.Q 4tc

250

1.l

fmax= =0.22 0.48(thõa) Vậy với khoảng cách của các thanh chống đứng l=900 mm rhoax mán điều kiện bền và điều kiện độ võng của ván khuôn.

III.2.2.Tính kích thước sườn đứng : Chọn trước kích thước tiết diện của sườn đứng thép hợp là BxHxd= 60x100x2 mm. Xem sườn đứng như dầm liên tục có nhịp là khoảng cách giữa 2 điểm tựa của sườn đứng lên thanh chống (ltc =0,50m). Kiểm tra kích thước các sườn đứng và kiểm tra (ltc) theo điều kiện bền và độ võng:

Tải trọng phân bố trên chiều dài sườn đứng:

Qtc = 18.75x0.9 = 22.5(KN/m)=0.225(KN/cm). Qtt = 27.7x0.9=33.24(KN/m)=0.3324(KN/cm).

Kiểm tra theo điều kiện bền của sườn đứng:

max = (1).

Trong đó: Mmax= 10

. 2. lq tt

Với:

Jx = 12

6,9.6,510.6

12

.. 33333

hbHB= 87,12 cm4

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 75

Page 77: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Wx = cm3

Mmax= 10

. 2. lq tt

= = 83.1(kN.cm)

.W = 21x13,98= 293.58(kN.cm)

Ta có Mmax < .W đảm bảo điều kiện bền của sườn đứng.

Kiểm tra theo điều kiện độ võng sườn đứng : ffmax (2).

f= 128

1.

128

1. =0,2(cm)

Đảm bảo độ võng của sườn đứng.Vậy chọn kích thước sườn đứng và khoảng cách thanh chống như trên là hợp

lý.

IV.TỔ CHỨC THI CÔNG BÊTÔNG MÓNG TOÀN KHỐI.

IV.1.Xác định cơ cấu của quá trình:

Quá trình thi công đài cọc bao gồm các quá trình bộ phận theo thứ tự như sau:

Sản xuất - lắp dựng cốt thép.

Sản xuất - lắp dựng ván khuôn.

Đổ bêtông, bảo dưỡng.

Tháo dỡ ván khuôn.

Do đặc điểm kết cấu đài cọc nên ta có thể chia quá trình thi công móng ra làm nhiều phân đoạn. Mỗi phân đoạn có khối lượng tương đối bằng nhau và có công việc đủ nhỏ để phối hợp các quá trình thành phần được tốt hơn.

Chia phân đoạn thi công: chia công trình làm 7 phân đoạn

+ Phân đoạn 1,2,3,4,5,6 bao gồm các móng (2M1+2M2+GT) tương ứng các trục 1,2, 3, 4,5,6.

+ Phân đoạn 7 bao gồm các móng (4M3+M4+GT)

Phân chia phân đoạn mặt bằng

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 76

Page 78: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

IV.2. Tính khối lượng công tác:

IV.2.1. Cốt thép đài móng:

-Khối lượng cốt thép được tổng hợp trong bảng sau:

BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG CỐT THÉP MÓNG

BẢNG 3: KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CỐT THÉP

Tên cấu kiện Số

lượng

Khối lượng BT 1 cấu

kiện

Hàm lượng CT trong 1 m3

BT

Lượng CT 1 cấu kiện(kg)

Tổng khối lượng(kg)

Đài móng M1 12 3.84 60 230.4 2764.8Đài móng M2 12 5.76 60 345.6 4147.2Đài móng M3 4 2.56 60 153.6 614.4Đài móng M4 1 10.89 60 653.4 653.4

Giằng móng G1 10 1.53 120 183.6 1836.0Giằng móng G2 2 1.55 120 186.3 372.6Giằng móng G3 8 1.35 120 162.0 1296.0Giằng móng G4 1 1.37 120 164.7 164.7Giằng móng G5 12 1.37 120 164.7 1976.4Giằng móng G6 6 0.27 120 32.4 194.4Giằng móng G7 4 0.36 120 43.2 172.8

Tổng cộng 14192.7

- Khối lượng cốt thép của móng : 14.192 tấn

IV.2.2. Ván khuôn đài móng:

BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH VÁN KHUÔN MÓNG

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 77

Page 79: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

BẢNG 2: KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC VÁN KHUÔN

Tên cấu kiệnSố

lượng

Kích thước cấu kiện(m) Diện tích

(m2)Tổng diện tích (m2)

Dài Rộng CaoĐài móng M1 12 2.4 1.6 1 8.00 96.00Đài móng M2 12 2.4 2.4 1 9.60 115.20Đài móng M3 4 1.6 1.6 1 6.40 25.60Đài móng M4 1 3.3 3.3 1 13.20 13.20

Giằng móng G1 10 6.8 0.3 0.75 10.20 102.00Giằng móng G2 2 6.9 0.3 0.75 10.35 20.70Giằng móng G3 8 6 0.3 0.75 9.00 72.00Giằng móng G4 1 6.1 0.3 0.75 9.15 9.15Giằng móng G5 12 6.1 0.3 0.75 9.15 109.80Giằng móng G6 6 1.2 0.3 0.75 1.80 10.80Giằng móng G7 4 1.6 0.3 0.75 2.40 9.60

Tổng cộng 584.05

- Diện tích ván khuôn móng : S = 584.05 m2;

IV.2.3. Bêtông đài móng:

BẢNG THỐNG KÊ THỂ TÍCH BÊTÔNG MÓNG

BẢNG 1: KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC BÊTÔNG

Tên cấu kiệnSố

lượng

Kích thước cấu kiện(m)

Khối lượng BT 1 cấu kiện

Tổng khối lượng (m3)Dài Rộng Cao

Đài móng M1 12 2.4 1.6 1 3.84 46.08Đài móng M2 12 2.4 2.4 1 5.76 69.12Đài móng M3 4 1.6 1.6 1 2.56 10.24Đài móng M4 1 3.3 3.3 1 10.89 10.89

Giằng móng G1 10 6.8 0.3 0.75 1.53 15.30Giằng móng G2 2 6.9 0.3 0.75 1.55 3.11Giằng móng G3 8 6 0.3 0.75 1.35 10.80Giằng móng G4 1 6.1 0.3 0.75 1.37 1.37Giằng móng G5 12 6.1 0.3 0.75 1.37 16.47Giằng móng G6 6 1.2 0.3 0.75 0.27 1.62Giằng móng G7 4 1.6 0.3 0.75 0.36 1.44

Tổng cộng 186.44

Tổng thể tích bêtông móng: V = 186.44 m3

IV.2.4. Tháo dỡ ván khuôn đài móng:

- Diện tích tháo ván khuôn móng : S = 271.6 m2.

-Khối lượng công tác các quá trình thành phần trên các phân đoạn Pij được tập hợp trong bảng sau :

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 78

Page 80: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Quá trìnhGC Cốt

thépLD Ván khuôn Bêtông

Tháo dỡ vk Ghi chú

Phân đoạn (kg) (100m2) (m3 ) (100m2)

I 1827 72.7 24.83 72.7 2M1+2M2+2G5+1G1+1G3

II 2172.6 91.9 27.71 91.9 2M1+2M2+2G5+2G1+2G3

III 1920.15 77.88 25.6 77.88 2M1+2M2+2G5+1G1+1G3+0.5G2

IV 1920.15 77.88 25.6 77.88 2M1+2M2+2G5+1G1+1G3+0.5G2

V 2172.6 91.9 27.71 91.9 2M1+2M2+2G5+2G1+2G3

VI 1827 72.7 24.83 72.7 2M1+2M2+2G5+1G1+1G3

VII 2158.8 88.3 28.56 88.3 4M3+1M4+4G7+2G1+1G2+1G4

IV.3. Tính nhịp công tác của dây chuyền bộ phận :

-Trước tiên ta chọn tổ thợ chuyên nghiệp để thi công các quá trình thành phần. Đầu tiên với mỗi quá trình ta chọn 1 tổ thợ chuyên nghiệp có cơ cấu theo định mức 726.

TT Tổ thợ chuyên nghiệp Tổng sốPhân theo bậc thợ

2 3 4 5

1 Gia công, đặt cốt thép 15 5 5 3 2

2 GC, Ldựng ván khuôn 22 12 5 5 -

3 Đổ bêtông 9

4 Tháo ván khuôn 6 2 2 2 -

Chi phí lao động cho các công việc theo định mức 1776 :

- Đổ bêtông móng, ta trộn BT bằng bê tong thương phẩm tổng chi phí nhân cong từ nhà máy đến công trường là 0,87 công/ . Ở đây ta chỉ xét nhân công trên

công trường bằng 40% tổng chi phí = 40%x0,87 = 0,348 công/ .

- Gia công, lắp đặt cốt thép: 8,34 công/tấn (mã hiệu AF.611).- Lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn : mã hiệu KB.2210 38,28 công/

Riêng định mức lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn,để phân chia chi phí lao động cho công việc ta dựa vào định mức 726, mã hiệu: 5005

Sản xuất 0,45 giờ công/m2 (5005a) Lắp dựng 0,7 giờ công/m2 (5005c) Tháo dỡ 0,26 giờ công/m2 (5005e)

+ Tỉ lệ hao phí:- Sản xuất ,lắp dựng:( 0,45+0,7) / (0,45+0,7+0,26) = 81,6%.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 79

Page 81: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

- Tháo dỡ: 18,4%.

Bảng hao phí nhân công

D.chuyền GC Cốt thép LD Ván khuôn Bêtông Tháo dỡ vk

Phân đoạn (ngày công) (ngày công) (ngày công) (ngày công)

1 15.24 22.71 8.64 5.12

2 18.12 28.71 9.64 6.47

3 16.01 24.33 8.91 5.49

4 16.01 24.33 8.91 5.49

5 18.12 28.71 9.64 6.47

6 15.24 22.71 8.64 5.12

7 18.00 27.58 9.94 6.22

IV.3.1.Tính nhịp công tác các dây chuyền bộ phận theo công thức:

Trong đó: Nhịp công tác của dây chuyền bộ phận kij được tính theo công thức sau:

(ngày ) ; Ta chọn hệ số ca làm việc nc = 1.

Trong đó: Pij: Khối lượng công tác trên phân đoạn j của dây chuyền i

ai : Hao phí lao động theo định mức

Ni: Tổng số nhân công theo cơ cấu tổ thợ chuyên nghiệp.

-Chọn tổ thợ để thi công các công tác đài cọc trên các phân đoạn như sau:

Tổ thợ thi công cốt thép đài: 15 thợ (1tổ).

Tổ thợ thi công lắp dựng ván khuôn: 22 thợ (2tổ).

Đổ bê tông: nhân công : 9 thợ (1tổ).

Tổ thợ thi công tháo dỡ ván khuôn: 6 thợ (1tổ).

Tiến hành tính toán và chọn nhịp công tác cho các dây chuyền:

DC Cốt thép Ván khuôn Bêtông Tháo ván khuôn

PĐTính

toánChọn

Tính toán

Chọn Tính toán

Chọn

Tính

toán

Chọn

1 1.02 1 1.03 1 0.48 0.5 0.85 1

2 1.21 1 1.30 1 0.54 0.5 1.08 1

3 1.07 1 1.11 1 0.49 0.5 0.91 1

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 80

Page 82: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

4 1.07 1 1.11 1 0.49 0.5 0.91 1

5 1.21 1 1.30 1 0.54 0.5 1.08 1

6 1.02 1 1.03 1 0.48 0.5 0.85 1

7 1.20 1 1.25 1 0.55 0.5 1.04 1 6.Chọn máy thi công :6.1. Ôtô vận chuyển bêtông thương phẩm:- Chọn xe Kamaz có các thông số sau:

Dung tích

thùng trộn (m3)

Ôtô cơ sở

Dung tích

thùng nước(m3)

Công suất động cơ (KW)

Tốc độ quay thùng

trộn (vòng/phút

)

Độ cao đổ phối

liệu vào (m)

Thời gian đổ bêtông

ra(phút)

Trọng lượng

có bêtông (Tấn)

6,0KAMAZ

-55110,75 40 9 14,5 3,5 10 21,85

- Trạm trộn bêtông cách công trình 20 km, vận tốc trung bình của xe chạy là 30 km/h.- Chu kỳ của xe: Tck (phút)

Tck = Tnhận 2.Tchạy Tđổ Tchờ

Trong đó: Tnhận = 10 phút.Tchạy = S/v = 20.60 /30 = 40 phút.Tđổ = 10 phút.Tchờ = 10 phút.

Tck = Tnhận 2. Tchạy Tđổ Tchờ = 110 phút. Số chuyến xe chạy trong 0.5 ca:

n = T0,85/ Tck = 4600,85 / 110 = 2 chuyến. Số xe chở bêtông cần thiết là:

n = Vbt /q.n = 28.71/(12) = 3 xe.Vậy chọn 3 xe chở bêtông, mỗi xe chở 2 chuyến /0.5 ngày cho một phân đoạn thi công.

6.2. Chọn đầm bê tông:

Với khối lượng bê tông móng là: 212,9 m3,chọn máy đầm dùi loại U50 có các thông số kỹ thuật sau :

Các thông số Đơn vị Giá trị

Thời gian đầm BT s 30

Bán kính tác dụng cm 30-40

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 81

Page 83: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Bán kính ảnh hưởng cm 60

Chiều sâu lớp đầm cm 20-30

Năng suất m3/h 3.15

Năng suất đầm được xác định theo công thức:

Trong đó: r0: Bán kính ảnh hưởng của đầm lấy 0,6 m.: Chiều dày lớp BT cần đầm 0,25 mt1: Thời gian đầm BT : t1 = 30st2: Thời gian di chuyển đầm t2 = 6sk: Hệ số sử dụng k = 0,85

Số lượng đầm cần thiết: n = 21,13/(15,3x8x0,85) = 1(chiếc). Chọn 1 đầm dùi.

CHƯƠNG IIICHƯƠNG III

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÁN KHUÔN PHẦN THÂNTÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÁN KHUÔN PHẦN THÂN

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 82

Page 84: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Bê tông sử dụng cho các quá trình thi công là loại bê tông thương phẩm được vận chuyển từ nhà máy bằng thiết bị chuyên dụng, sau đó được bơm trực tiếp bằng máy bơm bê tông. Vữa trát được trộn bằng máy tại công trường I. Chọn phương tiện phục vụ thi công.

I.1. Chọn loại ván khuôn, đà giáo, cây chống:Khi thi công bê tông cột - dầm - sàn, để đảm bảo cho bê tông đạt chất lượng thì

hệ thống cây chống cũng như ván khuôn cần phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định. Hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ thi công, mau chóng đưa công trình vào sử dụng, thì cây chống cũng như ván khuôn phải được thi công lắp dựng nhanh chóng, thời gian thi công công tác này ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công. Do vậy cây chống và ván khuôn phải có tính chất định hình. Vì vậy sự kết hợp giữa cây chống kim loại và ván khuôn kim loại khi thi công bê tông khung - sàn là biện pháp hữu hiệu và kinh tế hơn cả.I.2. Chọn loại ván khuôn: Sử dụng ván khuôn kim loại HOÀ PHÁT (các đặc tính kỹ thuật của ván khuôn kim loại này đã được trình bày trong công tác tính toán thi công đài cọc).I.3. Chọn cây chống sàn, dầm và cột:

I.3.1. Chọn cây chống cột:

Loại

Chiều cao ống

ngoài (mm)

Chiều cao ống trong (mm)

Chiều cao sử dụng Tải trọngTrọng lượng (Kg)

Tối thiểu (mm)

Tối đa (mm)

Khi nén (Kg)

Khi kéo (Kg)

K-102 1500 2000 2000 3500 2000 1500 10,2K-103 1500 2400 2400 3900 1900 1300 11,1

K-103B 1500 2500 2500 4000 1850 1250 11,8K-104 1500 2700 2700 4200 1800 1200 12,3K-105 1500 3000 3000 4500 1700 1100 13

I.3.2. Chọn thanh xà gồ:Đặt các thanh xà gồ thép hình chữ [ số hiệu N08 kích thước 80x40,ván sàn kê trực tiếp lên đà và đà kê lên cột chống

II.TÍNH VÁN KHUÔN SÀN,DẦM:Các ô sàn trong công trình có kích thước khác nhau, nên ta chỉ chọn một ô sàn

điển hình để tính toán hệ ván khuôn và cột chống.Sàn có nhiều ô sàn có kích thước khác nhau, ở đây chỉ thiết kế ván khuôn sàn cho ô sàn : có kích thước 8400x8100 và chiều dày sàn 110 mm. Các ô sàn còn lại được bố trí theo kết quả của ô sàn đã tính.

Ván khuôn dùng gồm các loại tấm sau:HP1240: 1200x400x55Chọn thép hình số hiệu N08

II.1. Tính khoảng cách giữa các đà, và cột chống:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 83

Page 85: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Ta chọn loại ván khuôn có kích thước 400x1200 (HP1240)làm loại ván khuôn chủ yếu cho ô sàn, và tiến hành tính toán cho loại ván khuôn này. Những diện tích còn lại của ô sàn sau khi đã bố trí loại ván khuôn này được bố trí các loại ván khuôn có kích thước khác.

Để thuận tiện cho việc thi công, ta chọn khoảng cách giữa thanh đà ngang mang ván sàn l = 120cm (chính bằng chiều dài của ván khuôn chính), khoảng cách giữa các cột chống l =90cm .

Kiểm tra độ bền, độ võng cho một tấm ván khuôn sàn:II.1.1. Tải trọng truyền xuống ván khuôn sàn

STT Tải trọngqt/c

(KN/m2)n

qtt

(KN/m2)

1Tải trọng thường xuyên:

Sàn bêtông cốt thép dày 110Ván khuôn sàn

2.750.2

1,11,1

3.0250.22

2Hoạt tải thi công Do người, thiết bị Do bơm bê tông

2.5X0,94X0.9

1,31.3

2.9254.68

TỔNG CỘNG 8.8 10.85

(VỚI 0,9 là hệ số tổ hợp do sử dụng 2 hoạt tải )Mỗi ván khuôn sàn được kê lên 2 thanh đà cách nhau 120cm nên sơ đồ làm việc

như dầm đơn giản có gối tựa là các đà cách nhau 120 cm. II.1.2. Kiểm tra ván khuôn sàn:

Kiểm tra điều kiện bền cảu ván khuôn sàn:Tải trọng trên một mét dài ván khuôn sàn là

q = qtt.b = 10.85x0,4 = 4.34 kN/m=0.0434(KN/cm)

R = 22.5 kN/cm2

Trong đó:W = 5.257 cm3

M = = = 78.12 kN.cm.

= = 14.86 kN/cm2 < R = 22.5 kN/cm2

Vậy điều kiện bền của ván khuôn sàn được thoả mãn.Kiểm tra độ võng của ván khuôn sàn:

Tải trọng dùng để tính võng của một ván khuôn là tải trọng tiêu chuẩn qtc = 8.8x 0,4 = 3.52 kN/m=0.0352 KN/cm

Độ võng:

f = = = 0,1927 cm

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 84

Page 86: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Độ võng cho phép:

[f] = = 0,3 cm

Ta thấy f < [f], do đó khoảng cách giữa các đà ngang bằng 120cm là đảm bảo điều kiện độ võng cho ván khuôn sàn.-Ngoài ra,để chèn vào các chỗ trống còn lại ta dung các tấm ván khuôn HP1540 chúng được đặt vuông góc với các tấm cốt pha sàn ở trên.

Kiểm tra điều kiện bền của ván khuôn sàn:Tải trọng trên một mét dài ván khuôn sàn là

q = qtt.b = 10.85x1.5 = 16.275 kN/m=0.16275(KN/cm)

R = 21 kN/cm2

Trong đó:W = 5.257 cm3

M = = = 32.55 kN.cm.

= = 6.19 kN/cm2 < R = 21 kN/cm2

Vậy điều kiện bền của ván khuôn sàn được thoả mãn.Kiểm tra độ võng của ván khuôn sàn:

Tải trọng dùng để tính võng của một ván khuôn là tải trọng tiêu chuẩn qtc = 8.8x 1.5 = 13.2 kN/m=0.132 KN/cm

Độ võng:

f = = = 0,009 cm

Độ võng cho phép:

[f] = = 0,3 cm

Ta thấy f < [f], do đó khoảng cách giữa các đà ngang bằng 120cm là đảm bảo điều kiện độ võng cho ván khuôn sàn.

II.2. Tính tiết diện thanh xà gồ ngang đỡ ván khuôn sàn. Chọn thép hình số hiệu N08 có các đặc trưng hình học sau

Jx = 89,4 cm4 ; Sx = 13,3 cm3

F = 8,98 cm2 ; g = 7,05 Kg/mb = 4 cm; h = 8 cm; d = 4,5 mm

Wx = 22,4 cm3 Xà gồ đặt theo phương cạnh ngắn của ô sàn. Sơ đồ tính là dầm liên tục kê lên các

gối tựa là các cột chống.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 85

q

l l l l

Page 87: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

- Tải trọng tác dụng lên xà gồqt/c =8.8x1.2 +0.0705 = 10.6305 (KN/m)qtt = 10.85x1.2 +0.0705.1,1 =13.0976(KN/m)

Kiểm tra bền: W = 22,4cm3

= = 3.844 kN/cm2 < []=R=22.5 kN/cm2

Vậy điều kiện bền thoả mãn. Kiểm tra võng:

Ta có: qtc = 1033,05 kG/m

Độ võng cho phép:

[f] = = 0,25 cm

Ta thấy: f < [f], Vậy khoảng cách các cột chống đỡ xà gồ bố trí như đã chọn(l=0.9 m) là hợp lý.

II.3.Tính toán cột chống xà gồSơ đồ tính toán cột chống là thanh chịu nén 2 đầu khớp Bố trí hệ giằng cột theo 2 phương. Đặt thanh giằng tại vị trí nối 2 đoạn cộtTải trọng truyền xuống cột chống: P = 13.0976x0.9=11.788(KN)Dựa vào chiều cao tầng nhà H = 3.6m, ta chọn cột chống số hiệu K103 có các

số liệu sau:+ Chiều cao sử dụng tối thiểu là 2.4m+ Tối đa là 3.9m+Chiều dài ống ngoài là l1=1,5m;F=8.64 cm2;I=32.92 cm4;r=1.95 cm

+ Chiều dài ống trong l2= 3.6-0.11-0.055-0.08-1.5=1.855 m+ Sức chịu tải khi nén là 19 KN+ Khi kéo 13 KN+ Trọng lượng bản thân 11.1 KG.Tải trọng tác dụng lên cột chống p=11.788<19 KN. Vậy cột chống đủ khả năng

chịu tải.*Kiểm tra ổn định của cột chống: dự kiến bố trí thanh giằng tại chỗ thay đổi tiết diện cột chống. Bố trí theo 2 phương.

*Ống ngoài: quan niệm đây là thanh chịu nén 2 đầu khớp. Chiều dài tính toán l0=1,5m.+ Kiểm tra độ mảnh:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 86

Page 88: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

*Ống trong: ta cũng coi đây là thanh chịu nén hai đầu khớp. Chiều dài tính toán l0=1,855m.+ Kiểm tra độ mảnh

Vậy khoảng cách và tiết diện cột chống xà gồ chọn như vậy là thoả mãn yêu cầu về ổn định và cường độ.II.4. Thiết kế ván khuôn dầm :Dầm có kích thước tiết diện bxh = 200x500(mm)

II.4.1. Tính ván khuôn đáy dầm:Ván khuôn dầm sử dụng ván khuôn kim loại, kích thước 200x900 được tựa lên

các thanh xà gồ kê trực tiếp lên cây chống đơn. Khoảng cách giữa các thanh xà gồ này chính là khoảng cách giữa các cây chống.Tải trọng tác dụng lên ván đáy dầm :

- Tĩnh tải+ Trọng lượng BTCT dầm : 25 0,5 = 12.5 KN/m2

+ Trọng lượng ván khuôn : 0.2 KN/m2

- Hoạt tải+ Hoạt tải do người và thiết bị thi công : 2.5 KN/m2

+ Hoạt tải do đổ bê tông(đổ bằng bơm) : 4 KN/m2

Tải trọng tác dụng lên bề mặt ván khuônqt/c = [12.5 + 0.2 +0,9.(2.5 + 4)] 0,2 = 3.71 KN/mqtt = [(12.5+ 0.2)x1,1 +0,9.(2.5 + 4)x1,3] x 0,2 = 4.315 KN/m

- Tấm ván khuôn HP0920(200x900) có Wx = 4.84 cm3; Jx = 19.39 cm4

Coi ván khuôn đáy dầm như dầm đơn giản kê lên 2 xà gồ ngang của thanh chống chữ T. Gọi khoảng cách giữa 2 xà gồ gỗ là l.

- Kiểm tra theo điều kiện độ bền:

- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:

Vậy tấm ván khuôn đảm bảo điều kiện chịu lựcII.4.2. Tính toán ván thành dầm :

Chiều cao ván khuôn thành dầm cần thiết: hvk = hdầm-hsàn = 50-11=39 cm.Ta chọn ván khuôn thành dầm là các tấm kim loại phẳng HP0922 kích

thước :900x22x55 Tải trọng (áp lực ngang) tác dụng lên ván thành dầm :

- Áp lực ngang do vữa bê tông tươi mới đổ (tính cả chiều cao dầm):

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 87

q

l

Page 89: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

q1 = .hdầm = 25x0,5 = 12.5 (kN/m2) (n = 1,1)Pđầm : Áp lực động tác dụng lên ván khuôn khi đổ (đầm) bêtông

Dự kiến dùng máy đầm N116 có các thông số kỹ thuật sau:Năng suất : 3 6 m3/hBán kính ảnh hưởng : R = 35 (cm)Chiều dày lớp đầm : h = 40 (cm)

R < h Pđ = . RÁp lực tác dụng lên ván khuôn

qt/c =12.5x0.22+ 25x0,35x0,22 = 4.675 KN/mqtt = 2.75x1,1 + 1.925x1,3 = 5.5275 KN/m

Ta xem ván khuôn thành dầm làm việc như dầm đơn giản với sơ đồ tính sau:Theo điều kiện cường độ

3CTRWM

2100Kg/cm2

Với tấm khuôn 220 900 có W = 4.9 cm3 ; J = 19.96 cm4

Các gối tựa của ván thành là các thanh nẹp đặt tại vị trí xà gồ đỡ ván đáy , nên nhịp của ván thành là l=0,9m

- Kiểm tra theo điều kiện độ bền:

- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:

Vậy tấm ván khuôn đảm bảo điều kiện chịu lựcVới tấm khuôn 150 900 có W = 4.18 cm3 ; J = 17.71 cm4

Các gối tựa của ván thành là các thanh nẹp đặt tại vị trí xà gồ đỡ ván đáy , nên nhịp của ván thành là l=0,9m

Với qtc=12.5x0.15+25x0.35x0.15=3.1875(KN/m) qtt = 1.875x1.1+1.3125x1.3=3.768(KN/m)- Kiểm tra theo điều kiện độ bền:

- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:

Vậy tấm ván khuôn đảm bảo điều kiện chịu lựcII.4.3. Tính toán kiểm tra cột chống dầm:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 88

Page 90: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Do ta chọn phương án đà của ván khuôn sàn có cột chống độc lập nên Lực tác dụng gây nén vào cột chống chỉ do tải trọng phân bố của bê tông dầm và hệ thống ván khuôn dầm.

Tải trọng tập trung lên cột chống do dầm truyền vào:Ptt

dầm = qtt.lxg = 4.315x0,9+2.(0.05812x2)= 4.116 kN.Ta chọn cột chống loại k-103 có Lmax = 3,9m; với tải trọng cho phép tương

ứng 19 kN. Như vậy cột chống đảm bảo chịu lực*Kiểm tra ổn định của cột chống: dự kiến bố trí thanh giằng tại chỗ thay đổi tiết

diện cột chống. Bố trí theo 2 phương.*Ống ngoài: quan niệm đây là thanh chịu nén 2 đầu khớp. Chiều dài tính toán

l0=1,5m.+ Kiểm tra độ mảnh:

*Ống trong: ta cũng coi đây là thanh chịu nén hai đầu khớp. Chiều dài tính toán l=l0=3.6-0.11-0.055-0.5-0.08-1.5=1,355m.+ Kiểm tra độ mảnh

Vậy khoảng cách và tiết diện cột chống xà gồ chọn như vậy là thoả mãn yêu cầu về ổn định và cường độ.

II.5. Thiết kế ván khuôn dầm :Dầm có kích thước tiết diện bxh = 300x700(mm)

II.5.1. Tính ván khuôn đáy dầm:Ván khuôn dầm sử dụng ván khuôn kim loại, kích thước 300x900 được tựa lên

các thanh xà gồ kê trực tiếp lên cây chống đơn. Khoảng cách giữa các thanh xà gồ này chính là khoảng cách giữa các cây chống.Tải trọng tác dụng lên ván đáy dầm :

- Tĩnh tải+ Trọng lượng BTCT dầm : 25 0,7 = 17.5 KN/m2

+ Trọng lượng ván khuôn : 0.23 KN/m2

- Hoạt tải+ Hoạt tải do người và thiết bị thi công : 2.5 KN/m2

+ Hoạt tải do đổ bê tông(đổ bằng bơm) : 4 KN/m2

Tải trọng tác dụng lên bề mặt ván khuônqt/c = [17.5 + 0.23 +0,9.(2.5 + 4)] 0,3 = 7.074 KN/mqtt = [(17.5+ 0.23)x1,1 +0,9.(2.5 + 4)x1,3] x 0,3 = 7.607 KN/m

- Tấm ván khuôn HP0930(300x900) có Wx = 6,55 cm3; Jx = 28,46cm4

Coi ván khuôn đáy dầm như dầm đơn giản kê lên 2 xà gồ ngang của thanh chống chữ T. Gọi khoảng cách giữa 2 xà gồ gỗ là l.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 89

q

l

Page 91: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

- Kiểm tra theo điều kiện độ bền:

- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:

Vậy tấm ván khuôn đảm bảo điều kiện chịu lựcII.5.2. Tính toán ván thành dầm :

Chiều cao ván khuôn thành dầm cần thiết: hvk = hdầm-hsàn = 70-11=59 cm.Ta chọn ván khuôn thành dầm là các tấm kim loại phẳng HP0922 kích

thước :900x22x55 Tải trọng (áp lực ngang) tác dụng lên ván thành dầm :

- Áp lực ngang do vữa bê tông tươi mới đổ (tính cả chiều cao dầm):q1 = .hdầm = 25x0,7 = 17.5 (kN/m2) (n = 1,1)

Pđầm : Áp lực động tác dụng lên ván khuôn khi đổ (đầm) bêtôngDự kiến dùng máy đầm N116 có các thông số kỹ thuật sau:

Năng suất : 3 6 m3/hBán kính ảnh hưởng : R = 35 (cm)Chiều dày lớp đầm : h = 40 (cm)

R < h Pđ = . RÁp lực tác dụng lên ván khuôn

Pt/c =17.5x0.22+ 25x0,35x0,22 = 5.775 KN/mPtt = 3.85x1,1 + 1.925x1,3 = 6.7375 KN/m

Ta xem ván khuôn thành dầm làm việc như dầm đơn giản với sơ đồ tính sau:Theo điều kiện cường độ

3CTRWM

21KN/cm2

Với tấm khuôn220 900 có W = 4.9 cm3 ; J = 19.96 cm4

Các gối tựa của ván thành là các thanh nẹp đặt tại vị trí xà gồ đỡ ván đáy , nên nhịp của ván thành là l=0,9m

- Kiểm tra theo điều kiện độ bền:

- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:

Vậy tấm ván khuôn đảm bảo điều kiện chịu lựcĐối với tấm ván khuôn 900x300x55:Áp lực tác dụng lên ván khuôn

Pt/c =17.5x0.3+ 25x0,35x0.3 = 7.875 KN/m

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 90

Page 92: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Ptt = 5.25x1,1 + 2.625x1,3 = 9.1875 KN/m Ta xem ván khuôn thành dầm làm việc như dầm đơn giản với sơ đồ tính sau:Theo điều kiện cường độ

3CTRWM

21 KN/cm2

Với tấm khuôn 300 900 có W = 6.55 cm3 ; J = 28.46 cm4

Các gối tựa của ván thành là các thanh nẹp đặt tại vị trí xà gồ đỡ ván đáy , nên nhịp của ván thành là l=0,9m

- Kiểm tra theo điều kiện độ bền:

- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:

Vậy tấm ván khuôn đảm bảo điều kiện chịu lựcVới tấm khuôn 150 900 có W = 4.18 cm3 ; J = 17.71 cm4

Các gối tựa của ván thành là các thanh nẹp đặt tại vị trí xà gồ đỡ ván đáy , nên nhịp của ván thành là l=0,9m

Với qtc=17.5x0.15+25x0.35x0.15=3.9375(KN/m) qtt = 2.625x1.1+1.3125x1.3=4.593(KN/m)- Kiểm tra theo điều kiện độ bền:

- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:

Vậy tấm ván khuôn đảm bảo điều kiện chịu lực

II.5.3. Tính toán kiểm tra cột chống dầm:Do ta chọn phương án đà của ván khuôn sàn có cột chống độc lập nên Lực tác

dụng gây nén vào cột chống chỉ do tải trọng phân bố của bê tông dầm và hệ thống ván khuôn dầm.

Tải trọng tập trung lên cột chống do dầm truyền vào:Ptt

dầm = qtt.lxg = 7.607x0,9+2.(0.05812x2)= 7.0788 kN.Ta chọn cột chống loại k-103 có Lmax = 3,9m; với tải trọng cho phép tương

ứng 19 kN. Như vậy cột chống đảm bảo chịu lực*Kiểm tra ổn định của cột chống: dự kiến bố trí thanh giằng tại chỗ thay đổi tiết diện cột chống. Bố trí theo 2 phương.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 91

Page 93: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

*Ống ngoài: quan niệm đây là thanh chịu nén 2 đầu khớp. Chiều dài tính toán l0=1,5m.+ Kiểm tra độ mảnh:

*Ống trong: ta cũng coi đây là thanh chịu nén hai đầu khớp. Chiều dài tính toán l=l0=3.6-0.11-0.055-0.7-0.08-1.5=1,155m.+ Kiểm tra độ mảnh

Vậy khoảng cách và tiết diện cột chống xà gồ chọn như vậy là thoả mãn yêu cầu về ổn định và cường độ.

III. Thiết kế ván khuôn cột:

III.1. Thiết kế ván khuôn cột:Ván khuôn cột với kích thước cạnh cột (400x800) ta sử dụng tấm ván khuôn có

bề rộng 200mm.Các gông cột bố trí tại chổ nối giữa hai tấm ván khuôn và giữa tấm ván khuônĐể dựng ván khuôn cột ta sử dụng cột chống thép chống vào bộ gông của cột. Đối với cột biên dùng thép tròn, dây cáp và tăng đơ để định vị ván khuônTính toán ván khuôn cột cho cột có tiết diện 400x800mm; Chiều cao cột: 3.6-0.7=2.9 (m) Mạch ngừng thi công cách đáy dầm 3cm nên chiều cao đổ cột là 2,87mVán khuôn sử dụng gồm các loại : 200 x900

III.1.1. Tải trọng tác dụng lên ván khuôn cột :Tải trọng do đổ bê tông vào ván khuôn: Bêtông cột được đổ trực tiếp bằng máy bơm bêtông, nên áp lực tác dụng lên thành ván khuôn ta lấy: pđ = 400 kG/m2 = 4(KN/m2).Tải trọng ngang của vữa bê tông khi đổ và khi đầm: ptc

b = .H + p (kG/m2) Trong đó : = 25kN/m3 – dung trọng 1m3 bê tông. H: Chiều cao lớp bê tông sinh ra áp lực ngang. Ở đây ta sử dụng đầm dùi để đầm bêtông nên lấy H=0,75m. (Chọn loại đầm dùi chấn động mã hiệu I86 của Liên Xô sản xuất, có bán kính tác dụng 0,6m). Vậy tải trọng ngang lên ván khuôn cột: qtc= 25x0,75 + 4 = 22.75 kN/m2

qtt= 25x0,75x1,1 + 4x1,3 = 25.825kN/m2 (Với 1,1 và 1,3 lần lượt là hệ số vượt tải do trọng lượng bê tông và do đổ bê tông) Vậy tổng tải trọng ngang lên ván khuôn cột có bề rộng 300mm: qtc= 22.75x0,3 = 6.825 kN/m= 0.06825 kN/cm qtt= 25.825x 0,3= 7.7475 kN/m = 0.077475 KN/cm Vậy tổng tải trọng ngang lên ván khuôn cột có bề rộng 200mm:

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 92

Page 94: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

qtc= 22.75x0,2 = 4.55 kN/m= 0.0455 kN/cm qtt= 25.825x 0,2= 5.165 kN/m = 0.05165 KN/cm

III.1.2.Tính toán khoảng cách các gông cột :Việc tính toán khoảng cách các gông cột dựa vào việc tính toán khả năng chịu tải (về cường độ và độ võng) của các tấm ván khuôn cột bố trí dọc theo chiều dài cột. Sơ đồ tính toán :Xem các tấm ván khuôn làm việc như một dầm đơn giản có các gối tựa là các gông cột, chọn khoảng cách các gông cột là 900 mm. *Đối với tấm ván khuôn có tiết diện 900x200x55

-Kiểm tra điều kiện bền:

Mmax= =

= =11.83(KN/cm2)[ ]=21(KN/cm2). bảo đảm điều kiện bền. -Kiểm tra điều kiện độ võng:

fmax=0,092 bảo đảm điều kiện võng.

Vậy khoảng cách các gông cột đã chọn là thoả mãn điều kiện làm việc của ván khuôn cột.

III.1.3. Tính gông cột :

-Gông cột làm việc như dầm đơn giản có gối tựa là các gông cột vuông góc.

-Tải trọng phân bố trên chiều dài sườn đứng:

qtc = 22.75x0,9 = 20.475(KN/m)=0.20475 KN/cm.

qtt = 25.825x0,9 = 23.2425(KN/m)=0.232425 KN/cm

chọn gông cột là thép L80x80x6 mm có J=57 (cm4); W=26.03(cm3)

Điều kiện bền:

= W

Mmax n

Mmax = .qtt.l2 = =235.33(KN.cm)

= =9.04(KN/cm2) 21(KN/cm2)

Đảm bảo điều kiện về độ bền.

Kiểm tra điều kiện độ võng:

fmax= .l

Với J = 31.9 cm4

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 93

Page 95: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

fmax

[f] = => thỏa điều kiện độ võng.

Vậy gông cột ta chọn thép L80x80x6 mmVI.Thiết kế ván khuôn cầu thang bộ.

Hình 19 : Cấu tạo ván khuôn thang bộ.

- Hệ ván khuôn cầu thang bộ gồm các tấm khuôn đỡ bản thang, các tấm khuôn

này kê lên các thanh xà gồ, các xà gồ kê lên các cột chống.

-Ván khuôn sử dụng gồm các tấm 1800 x 600 đặt theo phương cạnh ngắn của

bản thang. Các xà gồ đặt theo phương cạnh dài bản thang.

- Tách dãi bản rộng b = 1m theo phương cạnh ngắn của bản thang để tính.

- Sơ đồ làm việc của ván khuôn là các dầm đơn giản kê lên gối tựa là xà gồ ở hai

đầu , nhịp bằng bề rộng bản thang l = 1,8m.

W = 13.1 (cm3).

J = 57.61 (cm4).

- Xác định tải trọng lên ván khuôn.

a. Tĩnh tải:

- Trọng lượng bêtông cốt thép cầu thang :

g1 = bt.hbt = 2600.0,08 = 208 (kG/m2)

- Trọng lượng bản thân ván sàn :

g2 = vk.hvk = 36 (kG/m2)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 94

Page 96: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

b. Hoạt tải:

- Hoạt tải do người và thiết bị thi công :

P1 = 250 (kG/m2).

- Hoạt tải chấn động do đổ bêtông (đổ bằng máy bơm) :

P3 = 400 (kG/m2).

2.3 Tổ hợp tải trọng :

a. Tải trọng tiêu chuẩn :

qcttc = g1 + g2 + P1 = 208 + 36 + 250 = 494 (kG/m2)

b. Tải trọng tính toán :

qcttt

= n1.g1 + n2.g2 + n3.P1 + n3.P3

= 1,2.208 + 1,1.36 + 1,3.250 + 1,3.400 = 1134,2 (kG/m2)

(n1 = 1,2 ; n2 = 1,1 ; n3 = 1,3 : hệ số vượt tải lấy theo TCVN4453-1995)

Do mặt phẳng bản thang nghiêng so với mặt phẳng ngang nên tải trọng tác dụng

lên ván khuôn được phân thành hai thành phần :N theo phương vuông góc mặt phẳng

bản thang, T song song mặt phẳng bản thang.

Ntc = qcttc .cos 270 = 494.cos(270) = 440,16 (kG/m2).

Ntt = qcttt.cos 270 = 1134,2.cos(270) = 1010,57 (kG/m2).

Ttc = qcttc .sin 270 = 494.sin(270) = 224,27 (kG/m2).

Ttt = qcttt .sin 270 = 1134,2.sin(270) = 514,92 (kG/m2).

Kiểm tra khả năng làm việc của ván khuôn.

Ta chọn ván khuôn có bề rộng là 600mm có J = 57.61 (cm4);

W = 13.1(cm3)

Tải trọng qui đổi : Ntc = 440,16.0,6 = 264,1 (kG/m)

Ntt = 1010,57.0,6 = 606,34 (kG/m)

Điều kiện bền.

Mmax =

[].W = 2100.13.1 = 27510 (kGcm) = 275,1 (kGm)

Mmax < [].W đảm bảo điều kiện độ bền.

Điều kiện võng.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 95

270

q

N

T

Page 97: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

= đảm bảo điều kiện độ

võng.

Kiểm tra khả năng làm việc của xà gồ.

Chọn thép hình số hiệu N08 có các đặc trưng hình học sauJx = 89,4 cm4 ; Sx = 13,3 cm3

F = 8,98 cm2 ; g = 7,05 Kg/mb = 4 cm; h = 8 cm; d = 4,5 mm

Wx = 22,4 cm3 -Sơ đồ tính toán xà gồ là dầm liên tục kê lên các gối tựa là các cột chống.

qtt

Lcc

Lcc

Lcc

- Tải trọng gây uốn xà gồ

qutc = Ntc. = 264,1. = 247,59 (kG/m).

qutt = Ntt. = 606,34. = 568,44 (kG/m).

- Trọng lượng xà gồ :

g3tc = 0,0096.600 =5,9 (Kg/m)= 0,059(kG/cm).

g3tt = g3

tc.n = 0,0576.1,1 = 0,065 (kG/cm).

- Tải trọng gây nén xà gồ

qntc = Ttc. = 224,27. = 210,25 (kG/m).

qntt = Ttt. = 514,92. = 482,73 (kG/m).

Xác định khoảng cách cột chống xà gồ.

Từ điều kiện bền ta có :

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 96

Page 98: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Mmax =

Từ điều kiện võng ta có :

Chọn khoảng cách cột chống bằng 100 cm , nhịp của xà gồ lxg =150 cm.

Kiểm tra điều kiện chịu nén của xà gồ.

Ưng suất trong xà gồ

Tính toán cột chống.

Tải trọng tính toán tác dụng lên cột chống.

N = qtt.lxg.L/2.cos = 1134,2.1,8.1/2.0,8 = 1145,6 (kG) < [N] = 1900 (kG)

Tải trọng tác dụng của sàn cầu thang lên cột chống nhỏ hơn tải trọng sàn tác dụng lên

cột chống, cùng với chiều dài cột chống ngắn hơn. Vì vậy cột chống HP103 đã thỏa

mãn điều kiện chịu lực.

V. TÍNH VÁN KHUÔN CẦU THANG MÁY

-Buồng thang máy làm bằng bê tông cốt thép dày 200mm để chịu lực như một

lõi cứng .Vách cứng được đổ bê tông từng đợt cùng với đổ bê tông cột. Để đảm bảo ổn

định khi đổ bêtông, ta sử dụng ván khuôn thép Hòa Phát.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 97

Page 99: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

1. Chọn ván khuôn :

Sử dụng tổ hợp các tấm ván khuôn cơ sở HP – 1530 có KT 300x1500x55 là thích

hợp.

2. Xác định tải trọng lên ván thành:

- Chiều cao đợt đổ bê tông 1,5 m bằng chiều dài ván khuôn.

Tải trọng tác dụng lên ván khuôn thành thang máy bao gồm áp lực hông của vữa bêtông, tải trọng do chấn động phát sinh khi đổ bêtông hoặc tải trọng do đầm bêtông.

Tính áp lực hông của vữa bêtông.

Với phương pháp đổ bê tông bằng máy, áp lực của vữa bê tông tươi chưa ngưng kết tác dụng lên ván thành tính với chiều cao H= 0,75m.

Ptc = .H = 2,5.0,75 = 1,875 (T/m2 )

Ptt = Ptc.n = 1,875.1,2 = 2,25 (T/m2 )

Trong đó: H chiều cao lớp bê tông sinh ra áp lực ngang, khi đầm bằng đầm dùi lấy H=0,75 m

Áp lực ngang do chấn động phát sinh khi đổ hoặc đầm bêtông tính như sau:

+ Tải trọng do đầm bê tông: Pđầm = 0,2 T/m2.

+ Tải trọng do đổ bê tông bằng máy: Pđổ = 0,4 (T/m2)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 98

Page 100: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Do quá trình đổ bêtông thì không đầm, nếu đầm thì không đổ, nên lấy giá trị lớn trong 2 giá trị đó để tính toán . Pđ = max( Pđầm , Pđổ ) = 0,4 T/m

Tổng áp lực tác dụng lên ván khuôn thành móng:

qtc = Ptc = 1,875(T/m2 )

qtt = Ptt + P dtt = 2,25 + 0,4.1,3 = 2,77(T/m2)

Bề rộng tấm ván khuôn lớn nhất là 0,3m do đó tải trọng tác dụng lên tấm ván khuôn là:

qtc= qtc.0,3 = 1,875.0,3 = 0,563 (T/m) = 5,63(kG/cm)

qtt= qtt.0,3 = 2,77.0,3 = 0,831 (T/m) = 8,31(kG/cm)

3. Tính khoảng cách các nẹp ngang:

Sơ đồ tính:

Ván khuôn được kê lên các nẹp ngang và có sơ đồ tính toán như 1 dầm liên tục

kê lên các gối tựa là các nẹp ngang:

Việc tính toán khoảng cách các nẹp đứng cũng dựa vào điều kiện cường độ

và độ võng của nẹp ngang.

Với tấm khuôn HP 1530 có kích thước 300x1500 ,

Tra bảng có: W = 6,55 cm3

; J = 28,46 cm4

a. Kiểm tra tấm ván khuôn l = 1,5m:

Theo điều kiện cường độ:

= W

Mmax n

;

Không thoả mãn điều cường độ.

b. Tính khoảng cách các nẹp ngang:

Điều kiện bền:

= W

Mmax n Mmax n .W (*)

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 99

Page 101: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Mmax = .qtt.l2 W = 6,55cm3 J = 28,46cm4

-Từ (*) suy ra Khoảng cách giữa các xà gồ là:

l1 =

Điều kiện độ võng:

fmax= 128

1 .l

l2

Vậy chọn khoảng cách các gông cột 75 cm bố trí ở vị trí giữa mỗi tấm ván .

c. Tính khoảng cách các cột chống xiên:

- Chọn sơ bộ tiết diện sườn ngang C8 có: h= 80 mm.

b= 40 mm.

W= 22.4 cm3.

J= 89.4 cm4.

-Tải trọng tính toán phân bố trên chiều dài sườn ngang :

qtt = qott ×0.75= 2770 × 0.75= 2077,5 (Kg/m)= 20,78 (Kg/cm).

-Tải trọng tiêu chuẩn phân bố trên chiều dài sườn ngang :

qtc = qotc 0.75= 1875× 0.75= 1406.25(Kg/m)= 14.07 (Kg/cm).

* Sơ đồ tính sườn ngang là 1 dầm liên tục có gối tựa là các bulông liên kết :

Điều kiện bền:

= W

Mmax n Mmax n .W (*)

Mmax = .qtt.l2 W = 22,4cm3 J = 89,4cm4

-Từ (*) suy ra Khoảng cách giữa các xà gồ là:

l1 =

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 100

Page 102: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Điều kiện độ võng:

fmax= 128

1 .l

l2

Vậy chọn khoảng cách các cột chống xiên là 150 cm.

VI. TÍNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC:

BẢNG 1: TÍNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC BÊ TÔNG

Tầng Đợt cấu kiệnSố

lượng

Kích thước cấu kiện(m)

Khối lượng 1 cấu kiện(m3)

Tổng khối lượng(m3)

dài rộng caoTầng

1 1

Cột

  28.22400x400 4 0.4 0.4 3.60 0.58 2.30700x400 12 0.7 0.4 3.60 1.01 12.10800x400 12 0.8 0.4 3.60 1.15 13.82

Cầu thang

  3.75Bản

thang 1 2 4.0 1.80 0.11 0.80 1.59Bản

thang 22 4.8 1.50 0.11 0.79 1.58

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 101

Page 103: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Dầm CN 2 4.8 0.20 0.30 0.29 0.58  5.49

Vách thang máy

Dọc 2 2.40 0.20 3.19 1.53 3.06Ngang 2 2.60 0.20 3.19 1.66 3.32trừ cửa -1 1.40 0.20 3.19 0.89 -0.89

  59.37

2

Dầm

Dầm D1 4 6.70 0.3 0.70 1.41 5.63Dầm D2 4 16.80 0.3 0.70 3.53 14.11Dầm D3 4 18.60 0.2 0.50 1.86 7.44Dầm D4 4 39.70 0.3 0.70 8.34 33.35tru sanh 1 2.60 0.3 0.70 0.55 0.55trừ thang

máy -1 8.10 0.3 0.70 1.70 -1.70  37.50

Sàn

Sàn 1 8 7.7 3.40 0.11 2.88 23.04Sàn 2 4 7.7 4.40 0.11 3.73 14.91Sàn 3 1 4.4 3.40 0.11 1.65 1.65Sàn 4 1 3.5 3.40 0.11 1.31 1.31Sàn 5 1 8.3 3.40 0.11 3.10 3.10

trừ cầu thang -2 1.20 4.00 0.11 0.53 -1.06

  -6 3.00 2.75 0.11 0.91 -5.45Tổng   134.34

Tầng 2

1

Cột

  28.22400x400 4 0.4 0.4 3.60 0.58 2.30700x400 12 0.7 0.4 3.60 1.01 12.10800x400 12 0.8 0.4 3.60 1.15 13.82

Cầu thang

  3.75Bản

thang 1 2 4.0 1.80 0.11 0.80 1.59Bản

thang 2 2 4.8 1.50 0.11 0.79 1.58Dầm CN 2 4.8 0.20 0.30 0.29 0.58

  5.49

Vách thang máy

Dọc 2 2.40 0.20 3.19 1.53 3.06Ngang 2 2.60 0.20 3.19 1.66 3.32trừ cửa -1 1.40 0.20 3.19 0.89 -0.89

  60.172 Dầm Dầm D1 4 6.70 0.3 0.70 1.41 5.63

Dầm D2 2 16.80 0.3 0.70 3.53 7.06  2 20.00 0.3 0.70 4.20 8.40

Dầm D3 4 18.60 0.2 0.50 1.86 7.44Dầm D4 4 39.70 0.3 0.70 8.34 33.35trừ thang

máy-1 8.10 0.3 0.70 1.70 -1.70

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 102

Page 104: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

  52.10

Sàn

Sàn 1 8 7.7 3.40 0.11 2.88 23.04Sàn 2 4 7.7 4.40 0.11 3.73 14.91Sàn 3 1 4.4 3.40 0.11 1.65 1.65Sàn 4 1 3.5 3.40 0.11 1.31 1.31Sàn 5 1 8.3 3.40 0.11 3.10 3.10Sàn 6 1 8.3 5.10 0.11 4.66 4.66Sàn 7 1 4.4 1.00 0.11 0.48 0.48Sàn 8 1 4.4 3.40 0.11 1.65 1.65Sàn 9 1 3.5 3.40 0.11 1.31 1.31

Tổng   149.73

Tầng 3-8

1

Cột

  232.85400x400 36 0.4 0.4 3.30 0.53 19.01700x400 108 0.7 0.4 3.30 0.92 99.79800x400 108 0.8 0.4 3.30 1.06 114.05

Cầu thang

            33.77Bản

thang 118

4.0 1.80 0.11 0.80 14.33Bản

thang 218

4.8 1.50 0.11 0.79 14.26Dầm CN 18 4.8 0.20 0.30 0.29 5.18  0         49.38

Vách thang máy

Dọc 18 2.40 0.20 3.19 1.53 27.56Ngang 18 2.60 0.20 3.19 1.66 29.86trừ cửa -9 1.40 0.20 3.19 0.89 -8.04

            541.54

2

Dầm

Dầm D1 36 6.70 0.3 0.70 1.41 50.65Dầm D2 18 16.80 0.3 0.70 3.53 63.50

  18 20.00 0.3 0.70 4.20 75.60Dầm D3 36 18.60 0.2 0.50 1.86 66.96Dầm D4 36 39.70 0.3 0.70 8.34 300.13trừ thang

máy-9

8.10 0.3 0.70 1.70 -15.31            468.89

Sàn

Sàn 1 72 7.7 3.40 0.11 2.88 207.35Sàn 2 36 7.7 4.40 0.11 3.73 134.16Sàn 3 9 4.4 3.40 0.11 1.65 14.81Sàn 4 9 3.5 3.40 0.11 1.31 11.78Sàn 5 9 8.3 3.40 0.11 3.10 27.94Sàn 6 9 8.3 5.10 0.11 4.66 41.91Sàn 7 9 4.4 1.00 0.11 0.48 4.36Sàn 8 9 4.4 3.40 0.11 1.65 14.81Sàn 9 9 3.5 3.40 0.11 1.31 11.78

Tổng   1,326.43

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 103

Page 105: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

BẢNG 2: TÍNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC THÉP

Tầng Đợt cấu kiệnSố

lượngKhối lượng 1 cấu kiện(m3)

Hàm lượng

cốt thép (kg/m3)

KL cốt thép

trong 1 CK (kg)

Tổng khối lượng(kg)

Tầng 1

1

Cột

      4,233.60400x400 4 0.58 150 86.40 345.60700x400 12 1.01 150 151.20 1,814.40800x400 12 1.15 150 172.80 2,073.60

Cầu thang

    0.00 282.72Bản

thang 1 2 0.80 60 47.76 95.52Bản

thang 2 2 0.79 60 47.52 95.04Dầm CN 2 0.29 160 46.08 92.16

    0.00 658.42

Vách thang máy

Dọc 2 1.53 120 183.74 367.49Ngang 2 1.66 120 199.06 398.11trừ cửa -1 0.89 120 107.18 -107.18

    0.00 9,499.68

2

Dầm

Dầm D1 4 1.41 160 225.12 900.48Dầm D2 4 3.53 160 564.48 2,257.92Dầm D3 4 1.86 160 297.60 1,190.40Dầm D4 4 8.34 160 1333.92 5,335.68tru sanh 1 0.55 160 87.36 87.36

trừ thang máy -1 1.70 160 272.16 -272.16

      2,250.20

Sàn

Sàn 1 8 2.88 60 172.79 1,382.30Sàn 2 4 3.73 60 223.61 894.43Sàn 3 1 1.65 60 98.74 98.74Sàn 4 1 1.31 60 78.54 78.54Sàn 5 1 3.10 60 186.25 186.25

trừ cầu thang -2 0.53 60 31.68 -63.36

  -6 0.91 60 54.45 -326.70Tổng       16,924.62

Tầng 2

1

Cột

      4,233.60400x400 4 0.58 150 86.40 345.60700x400 12 1.01 150 151.20 1,814.40800x400 12 1.15 150 172.80 2,073.60

Cầu       282.72

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 104

Page 106: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

thang

Bản thang 1 2 0.80 60 47.76 95.52

Bản thang 2 2 0.79 60 47.52 95.04

Dầm CN 2 0.29 160 46.08 92.16

    0.00 658.42

Vách thang máy

Dọc 2 1.53 120 183.74 367.49Ngang 2 1.66 120 199.06 398.11trừ cửa -1 0.89 120 107.18 -107.18

    0.00 9,627.36

2

Dầm

Dầm D1 4 1.41 160 225.12 900.48Dầm D2 2 3.53 160 564.48 1,128.96

  2 4.20 160 672.00 1,344.00Dầm D3 4 1.86 160 297.60 1,190.40Dầm D4 4 8.34 160 1333.92 5,335.68

trừ thang máy -1 1.70 160 272.16 -272.16

    0.00 3,125.96

Sàn

Sàn 1 8 2.88 60 172.79 1,382.30Sàn 2 4 3.73 60 223.61 894.43Sàn 3 1 1.65 60 98.74 98.74Sàn 4 1 1.31 60 78.54 78.54Sàn 5 1 3.10 60 186.25 186.25Sàn 6 1 4.66 60 279.38 279.38Sàn 7 1 0.48 60 29.04 29.04Sàn 8 1 1.65 60 98.74 98.74Sàn 9 1 1.31 60 78.54 78.54

Tổng     0.00 17,928.05Tầng 3-8

1

Cột

    0.00 34,927.20400x400 36 0.53 150 79.20 2,851.20700x400 108 0.92 150 138.60 14,968.80800x400 108 1.06 150 158.40 17,107.20

Cầu thang

        0.00 2,544.44Bản

thang 118

0.80 60 47.76 859.64Bản

thang 218

0.79 60 47.52 855.36Dầm CN

180.29 160 46.08 829.44

  0     0.00 5,925.74Vách thang máy

Dọc 18 1.53 120 183.74 3,307.39Ngang 18 1.66 120 199.06 3,583.01trừ cửa -9 0.89 120 107.18 -964.66

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 105

Page 107: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

        0.00 86,646.24

2

Dầm

Dầm D1 36 1.41 160 225.12 8,104.32Dầm D2 18 3.53 160 564.48 10,160.64

  18 4.20 160 672.00 12,096.00Dầm D3 36 1.86 160 297.60 10,713.60Dầm D4 36 8.34 160 1333.92 48,021.12

trừ thang máy

-91.70 160 272.16 -2,449.44

        0.00 28,133.62

Sàn

Sàn 1 72 2.88 60 172.79 12,440.74Sàn 2 36 3.73 60 223.61 8,049.89Sàn 3 9 1.65 60 98.74 888.62Sàn 4 9 1.31 60 78.54 706.86Sàn 5 9 3.10 60 186.25 1,676.27Sàn 6 9 4.66 60 279.38 2,514.40Sàn 7 9 0.48 60 29.04 261.36Sàn 8 9 1.65 60 98.74 888.62Sàn 9 9 1.31 60 78.54 706.86

Tổng           158,177.24Tổng cộng     193,029.91

BẢNG 3: TÍNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC VÁN KHUÔN

Tầng Đợt cấu kiệnSố

lượng

Kích thước cấu kiện(m)

Khối lượng 1 cấu

kiện(m2)

Tổng khối

lượng(m2)dài rộng caoTầng

1

1

Cột

            221.76400x400 4 0.4 0.4 3.60 5.8 23.04700x400 12 0.7 0.4 3.60 7.9 95.04800x400 12 0.8 0.4 3.60 8.6 103.68

Cầu thang

            34.75Bản

thang 1 2 4.0 1.80 0.11 7.24 14.47Bản

thang 2 2 4.8 1.50 0.11 7.20 14.40Dầm CN 2 4.8 0.20 0.30 2.94 5.88

            109.74

Vách thang máy

Dọc 2 2.40 0.20 3.19 30.62 61.25Ngang 2 2.60 0.20 3.19 33.18 66.35trừ cửa -1 1.40 0.20 3.19 17.86 -17.86

            423.542 Dầm Dầm D1 4 6.70 0.3 0.70 9.59 38.36

Dầm D2 4 16.80 0.3 0.70 23.73 94.92Dầm D3 4 18.60 0.2 0.50 18.70 74.80Dầm D4 4 39.70 0.3 0.70 55.79 223.16

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 106

Page 108: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

tru sanh 1 2.60 0.3 0.70 3.85 3.85trừ

thang máy -1 8.10 0.3 0.70 11.55 -11.55

            340.94

Sàn

Sàn 1 8 7.7 3.40 0.11 26.18 209.44Sàn 2 4 7.7 4.40 0.11 33.88 135.52Sàn 3 1 4.4 3.40 0.11 14.96 14.96Sàn 4 1 3.5 3.40 0.11 11.90 11.90Sàn 5 1 8.3 3.40 0.11 28.22 28.22

trừ cầu thang -2 1.20 4.00 0.11 4.80 -9.60

  -6 3.00 2.75 0.11 8.25 -49.50Tổng             1,130.73

Tầng 2

1

Cột

            221.76400x400 4 0.4 0.4 3.60 5.8 23.04700x400 12 0.7 0.4 3.60 7.9 95.04800x400 12 0.8 0.4 3.60 8.6 103.68

Cầu thang

            34.75Bản

thang 1 2 4.0 1.80 0.11 7.24 14.47Bản

thang 2 2 4.8 1.50 0.11 7.20 14.40Dầm CN 2 4.8 0.20 0.30 2.94 5.88

            109.74

Vách thang máy

Dọc 2 2.40 0.20 3.19 30.62 61.25Ngang 2 2.60 0.20 3.19 33.18 66.35trừ cửa -1 1.40 0.20 3.19 17.86 -17.86

            428.652

Dầm

Dầm D1 4 6.70 0.3 0.70 9.59 38.36Dầm D2 2 16.80 0.3 0.70 23.73 47.46

  2 20.00 0.3 0.70 28.21 56.42Dầm D3 4 18.60 0.2 0.50 18.70 74.80Dầm D4 4 39.70 0.3 0.70 55.79 223.16

trừ thang máy -1 8.10 0.3 0.70 11.55 -11.55

            473.63Sàn Sàn 1 8 7.7 3.40 0.11 26.18 209.44

Sàn 2 4 7.7 4.40 0.11 33.88 135.52Sàn 3 1 4.4 3.40 0.11 14.96 14.96Sàn 4 1 3.5 3.40 0.11 11.90 11.90Sàn 5 1 8.3 3.40 0.11 28.22 28.22Sàn 6 1 8.3 5.10 0.11 42.33 42.33

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 107

Page 109: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Sàn 7 1 4.4 1.00 0.11 4.40 4.40Sàn 8 1 4.4 3.40 0.11 14.96 14.96Sàn 9 1 3.5 3.40 0.11 11.90 11.90

Tổng             1,268.53

Tầng 3-8

1

Cột

            1,829.52400x400 36 0.4 0.4 3.30 5.3 190.08700x400 108 0.7 0.4 3.30 7.3 784.08800x400 108 0.8 0.4 3.30 7.9 855.36

Cầu thang

            312.77Bản

thang 118

4.0 1.80 0.11 7.24 130.25Bản

thang 218

4.8 1.50 0.11 7.20 129.60Dầm CN

184.8 0.20 0.30 2.94 52.92

  0         987.62

Vách thang máy

Dọc 18 2.40 0.20 3.19 30.62 551.23Ngang 18 2.60 0.20 3.19 33.18 597.17trừ cửa -9 1.40 0.20 3.19 17.86 -160.78

            3,857.85

2

Dầm

Dầm D1 36 6.70 0.3 0.70 9.59 345.24Dầm D2 18 16.80 0.3 0.70 23.73 427.14

  18 20.00 0.3 0.70 28.21 507.78Dầm D3 36 18.60 0.2 0.50 18.70 673.20Dầm D4 36 39.70 0.3 0.70 55.79 2,008.44

trừ thang máy

-98.10 0.3 0.70 11.55 -103.95

            4,262.67

Sàn

Sàn 1 72 7.7 3.40 0.11 26.18 1,884.96Sàn 2 36 7.7 4.40 0.11 33.88 1,219.68Sàn 3 9 4.4 3.40 0.11 14.96 134.64Sàn 4 9 3.5 3.40 0.11 11.90 107.10Sàn 5 9 8.3 3.40 0.11 28.22 253.98Sàn 6 9 8.3 5.10 0.11 42.33 380.97Sàn 7 9 4.4 1.00 0.11 4.40 39.60Sàn 8 9 4.4 3.40 0.11 14.96 134.64Sàn 9 9 3.5 3.40 0.11 11.90 107.10

Tổng   11,250.43Tổng cộng  

CHI PHÍ LAO ĐỘNG CHO CÔNG TÁC ĐỔ BÊTÔNG

Tầng Cấu kiệnKhối

lượng(m3)Định mức nhân công Ngày

côngTổng ngày Mã hiệu đơn vị

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 108

Page 110: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

côngcông

1

Cột 28.22 AF.22230 3.49 98.50116.17

Thang máy 5.49 AF.22110 3.22 17.67

Thang bộ 3.75 AF.12610 2.9 10.88258.88Dầm 59.37 AF.32310 2.56 151.99

Sàn 37.50 AF.32310 2.56 96.01

2

Cột 28.22 AF.22230 3.49 98.50116.17

Thang máy 5.49 AF.22110 3.22 17.67

Thang bộ 3.75 AF.12610 2.9 10.88298.29Dầm 60.17 AF.32310 2.56 154.04

Sàn 52.10 AF.32310 2.56 133.37

8-Mar

Cột 232.85 AF.22230 3.49 812.64971.65

Thang máy 49.38 AF.22110 3.22 159.01

Thang bộ 33.77 AF.12610 2.9 97.932684.63Dầm 541.54 AF.32310 2.56 1386.34

Sàn 468.89 AF.32310 2.56 1200.37

Tổng công cột - thang bộ - vách 1203.99

Tổng công dầm - sàn 3241.81

CHI PHÍ LAO ĐỘNG CHO CÔNG TÁC VÁN KHUÔN

Tầng

Cấu kiện

Khối lượng (100m

2)

Định mức nhân côngChi phí nhân

côngTổng ngày

công

Số hiệuGC-LD

Tháo dỡ GC-

LDTháo

dỡGC-LD

Tháo dỡcông/

đơn vịcông/đơn vị

1

Cột 2.22AF.821

1131.9 6.4 70.74 14.15

106.56

20.33Thang

máy1.10

AF.82111

32.6 5.6 35.82 6.18

Thang bộ

0.35AF.811

6136.3 9.5 12.60 3.30

249.40

53.07Dầm 4.24AF.821

1133.0 5.3

139.77

22.36

Sàn 3.41AF.823

1128.5 8.0 97.03 27.41

3Cột 2.22

AF.82111

31.9 6.4 70.74 14.15106.5

620.33

Thang

1.10 AF.82111

32.6 5.6 35.82 6.18

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 109

Page 111: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

máyThang bộ

0.35AF.811

6136.3 9.5 12.60 3.30

288.85

64.01Dầm 4.29AF.821

1133.0 5.3

141.45

22.63

Sàn 4.74AF.823

1128.5 8.0

134.80

38.08

3-8

Cột 18.30AF.821

1131.9 6.4

583.62

116.72

905.98

172.33

Thang

máy9.88

AF.82111

32.6 5.6322.3

655.60

Thang bộ

3.13AF.811

6136.3 9.5

113.44

29.68

2599.69

576.09

Dầm 38.58AF.821

1133.0 5.3

1273.09

203.69

Sàn 42.63AF.823

1128.5 8.0

1213.16

342.72

Tổng công cột - vách1651.

89314.6

1

Tổng công dầm - sàn-cầu thang bộ4582.

221013.

23

CHI PHÍ LAO ĐỘNG CHO CÔNG TÁC CỐT THÉP

Tầng Cấu kiệnKhối

lượng(T)

Định mức nhân công

Ngày công

Tổng ngày công

Số hiệuđơn vị

công

1

Cột 4.23 AF.61431 8.48 35.9043.28

Thang máy 0.66 AF.61321 11.2 7.37

Thang bộ 0.28 AF.61811 18.1 5.12

124.42Dầm 9.50 AF.61531 9.1 86.45

Sàn 2.25 AF.61711 14.6 32.85

2

Cột 4.23 AF.61431 8.48 35.9043.28

Thang máy 0.66 AF.61321 11.2 7.37

Thang bộ 0.28 AF.61811 18.1 5.12

138.37Dầm 9.63 AF.61531 9.1 87.61

Sàn 3.13 AF.61711 14.6 45.64

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 110

Page 112: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

3-8

Cột 34.93 AF.61431 8.48 296.18362.55

Thang máy 5.93 AF.61321 11.2 66.37

Thang bộ 2.54 AF.61811 18.1 46.05

1245.29Dầm 86.65 AF.61531 9.1 788.48

Sàn 28.13 AF.61711 14.6 410.75

Tổng công cột - thang bộ - vách 665.48

Tổng công dầm - sàn 2199.89

PHẦN HOÀN THIỆN

BẢNG 1: TÍNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC VÁN XÂY TƯỜNG

Tầng cấu kiệnSố

lượng

Kích thước cấu kiện(m)

Khối lượng

dài rộng cao m2 m3

1

TƯỜNG 200            trục 1+6 4 6.7 0.2 2.90 77.7 15.54trục 2-5 8 13.8 0.2 2.90 320.2 64.03trục B,C,D,E 8 14.4 0.2 2.90 334.1 66.82trừ cửa -6 0.9 0.2 2.20 -11.9 -2.38  -6 1.4 0.2 2.20 -18.5 -3.70trục B-C 1 8.5 0.2 3.49 29.7 5.93Giữa trục D-E 2 8.5 0.2 2.90 49.3 9.86TƯỜNG 100         0.0 0.00giữa trục 1-2,5-6

4 5.1 0.13.49 71.2 7.12

  4 3.5 0.1 3.49 48.9 4.89trừ cửa -8 0.9 0.1 2.20 -15.8 -1.58giữa trục 2-3,4-5 2 7.9

0.13.49 55.1 5.51

  2 3.5 0.1 3.49 24.4 2.44Giữa trục B-C 2 4.8 0.1 3.49 33.5 3.35Giữa trục D-E 4 4.8 0.1 3.49 67.0 6.70

  TỔNG         1064.9 184.52 TƯỜNG 200            

trục 1+6 4 6.7 0.2 2.90 77.7 15.54trục 2-5 8 13.8 0.2 2.90 320.2 64.03trừ cửa -4 0.9 0.2 2.20 -7.9 -1.58trục B,D,E 6 14.4 0.2 2.90 250.6 50.11trục C 2 8.4 0.2 2.90 48.7 9.74Giữa trục D-E 2 8.5 0.2 2.90 49.3 9.86TƯỜNG 100         0.0 0.00

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 111

Page 113: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

giữa trục 1-2,5-6

4 7.9 0.13.49 110.3 11.03

trừ cửa -4 0.9 0.1 2.20 -7.9 -0.79giữa trục 2-3,4-5 2 5.1

0.13.49 35.6 3.56

trừ cửa -2 0.9 0.1 2.20 -4.0 -0.40Giữa trục B-C 2 3.8 0.1 3.49 26.5 2.65Giữa trục D-E 4 3.8 0.1 3.49 53.0 5.30

    3 4.8 0.1 3.49 50.3 5.03  TỔNG         1002.4 174.1

3

TƯỜNG 200            trục 1+6 4 6.7 0.2 2.60 69.7 13.94  2 3.2 0.2 2.60 16.6  trục 2-5 4 9.9 0.2 2.60 103.0 20.59  4 7.7 0.2 2.60 80.1  trục B,D,E 8 16.8 0.2 2.60 349.4 69.89Giữa trục D-E 2 8.5 0.2 2.60 44.2 8.84TƯỜNG 100           0.00giữa trục 1-2,5-6

4 8.1 0.13.19 103.4 10.34

trừ cửa -4 0.9 0.1 2.20 -7.9 -0.79giữa trục 2-3,4-5 2 11.5

0.13.19 73.4 7.34

  2 9.1 0.1 3.19 58.1 5.81trừ cửa -4 0.9 0.1 2.20 -7.9 -0.79Giữa trục B-C 2 4.8 0.1 3.19 30.6 3.06  2 8.2 0.1 3.19 52.3 5.23Giữa trục D-E 4 7.2 0.1 3.19 91.9 9.19

  TỔNG         1056.8 152.6

CHI PHÍ LAO ĐỘNG CHO CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG

Cấu kiện

Khối lượng Hao phí ĐM (Công/m3)Chi phí

nhân công(m3) MHĐM Giá trị

Tầng 1 184.54 AE.71000 1.6 295

Tầng 2 174.09 AE.71000 1.6 279

Tầng 3-8 152.63 AE.71000 1.6 244

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 112

Page 114: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

Tổng 511.2656     818

CHI PHÍ LAO ĐỘNG CHO CÔNG TÁC TRÁT TƯỜNG TRONG

TầngCông

tác trát Khối lượngĐơn

vị

Hao phí định mức Công/m3

Chi phí nhân công

MHĐM Giá trị  

Tầng 1

Tường 745.4055 m2 AK.21200 0.137 102

Cột 221.76 m2 AK.21100 0.498 110

Dầm 423.54 m2 AK.21100 0.498 211

Vách 109.74 m2 AK.1100 0.137 15

Cầu thang 34.75 m2 AK.21100 0.498 17

Tổng 1535.1935   456

Tầng 2

Tường 701.659 m2 AK.21200 0.137 96

Cột 221.76 m2 AK.21100 0.498 110

Dầm 428.65 m2 AK.21100 0.498 213

Vách 109.74 m2 AK.1100 0.137 15

Cầu thang 34.75 m2 AK.21100 0.498 17

Tổng 1496.557   452

Tầng 3-8

Tường 82.1921333 m2 AK.21200 0.137 11

Cột 203.28 m2 AK.21100 0.498 101

Dầm 428.65 m2 AK.21100 0.498 213

Vách 109.74 m2 AK.1100 0.137 15

Cầu thang 34.75 m2 AK.21100 0.498 17

Tổng 858.610133   358

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 113

Page 115: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

CHI PHÍ LAO ĐỘNG CHO CÔNG TÁC TRÁT TƯỜNG NGOÀI

TầngDịên tích

(m2)

Mã hiệu Định mức Chi phí nhân

định mức (công/m2) công(công)

Tầng 1 319.46 AK.211 0.26 83

Tầng 2 300.711 AK.212 0.26 83

Tầng 3-8 317.027 AK.212 0.26 82

Tổng 937.197     249

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 114

Page 116: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

PHẦN II :THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH

I: THỐNG KÊ CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU

*CÔNG TÁC PHẦN NGẦM :

1. Chuẩn bị.2. Thi công ép cọc.3. Đào hố móng bằng máy.4. Đào hố móng bằng thủ công.5. Đập phá đầu cọc.6. Bêtông lót đài, giằng.7. GCLD cốt thép đài, giằng.8. GCLD ván khuông đài, giằng.9. Đổ bêtông đài, giằng.10. Tháo ván khuôn đài, giằng.11. Lấp đất hố móng cốt -3,58m.12. bêtông lót nền.13. Đổ bêtông nền .

*THI CÔNG PHẦN THÂN :14. Cốt thép cột + lõi thang.15. Ván khuôn cột + lõi thang.16. Bêtông cột + vách.17. Tháo ván khuôn cột + vách.18. Ván khuôn dầm, sàn, cầu thang.19. Cốt thép dầm, sàn, cầu thang.20. Bêtông dầm, sàn, cầu thang.21. Tháo ván khuôn dầm, sàn, cầu thang.22. xây tường thu hồi tầng mái.23. Thi công vì kèo thép.

* PHẦN HOÀN THIỆN :24. Công tác xây.25. lắp đặt ống điện nước26. Công tác trát trong công trình.27. công tác trát ngoài công trình.28. Công tác lát gạch sàn + ốp gạch khu wc.29. Lắp dựng lan can.30. Lăn sơn trong công trình.31. lăn sơn ngoài công trình.32. Công tác lắp cửa.33. Lắp thiết bị điện nước.34. Lắp thiết bị vệ sinh.35. Xây bồn hoa cây cảnh.36. Làm rảnh thoát nước, láng sân nền.37. Các công tác khác.38. Bàn giao công trình.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 115

Page 117: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

II: BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH

BẢNG KÊ KHỐI LƯỢNG VÀ CHI PHÍ NHÂN CÔNG CHO CÔNG TÁC

STT

Tên dây chuyềnĐơn vị

Khối lượng

Định mức nhân công

Hao phí

Biên

chếThời gian

(ngày)Số hiệu

Ngày công

nhân

công

  PHẦN NGẦM            1 Công tác chuẩn bị       40 10 4

2 Thi công ép cọc 100m 21.20AC.2622

1330 10 34

3 Đào đất cơ giới100m

314.73 AB.2511 5.00   8

4 Đào đất thủ công m3 125.19 AB.1144 89.00 9 105 Đập đầu cọc m3 6.68 AA.222 17.56 8 2

6Bêtông lót đài +giằng móng

m3 27.53 AF.111 32.49 8 4

7GCLD cốt thép đài+giằng móng

Tấn 14.19 AF.611118.3

716 7

8GCLD ván khuôn đài+giằng móng

100m2

5.84 AF.511141.8

520 7

9Đổ bêtông

đài+giằng móngm3 186.44 AF.311   10 7

10Tháo ván khuôn đài+giằng móng

100m2

5.84 AF.511 31.54 5 7

11 Lấp đất đợt 1100m

313.82 AB.2111   10 5

12 xây móng bó nền m3 13.14   21.00 10 3

13Lấp đất đợt 2 và tôn

nền100m

34.93 AB.2111   10 2

14 Bêtông lot nền m3 199 AF.113314.4

210 9

  PHẦN THÂN            

15

Cốt thép cột-vách T1

Tấn

4.89 AF.61431 43.28 12 4

Cốt thép cột-vách T2

4.89 AF.61431 43.28 12 4

Cốt thép cột-vách T 3-8

4.54 AF.61432 40.28 12 4

16 GCLD ván khuôn cột-vách T1

100m2

3.31 AF.82111 106.56

24 4

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 116

Page 118: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

GCLD ván khuôn cột-vách T2

3.31 AF.82111106.5

624 4

GCLD ván khuôn cột-vách T 3-8

3.13 AF.82112100.6

624 4

17

Bêtông cột-vách T1

m3

33.71 AF.22230116.1

730 4

Bêtông cột-vách T2 33.71 AF.22230116.1

730 4

Bêtông cột-vách T 3 -8

31.36 AF.22230107.9

630 4

18

Tháo VK cột-vách T1

100m2

3.31 AF.82111 20.33 5 4

Tháo VK cột-vách T2

3.31 AF.82111 20.33 5 4

Tháo VK cột-vách T 3 - 8

3.13 AF.82111 19.15 5 4

19

GCLD VK dầm-sàn-cầu thang bộ

T1

100m2

7.99 AF.82311249.4

024 10

GCLD VK dầm-sàn-cầu thang bộ

T29.37 AF.82311

288.85

24 12

GCLD VK dầm-sàn-cầu thang bộ

T3-89.37 AF.82311

288.85

24 12

20

Cốt thép dầm-sàn-cầu thang bộ T1

Tấn

12.03 AF.61531124.4

211 12

Cốt thép dầm-sàn-cầu thang bộ T2

13.04 AF.61531138.3

711 12

Cốt thép dầm-sàn-cầu thang bộ T3-8

13.04 AF.61531138.3

711 12

21

Bêtông dầm-sàn-cầu thang bộ T1

m3

100.63 AF.32310135.8

820 2

Bêtông dầm-sàn-cầu thang bộ T2

116.02 AF.32310147.2

920 2

Bêtông dầm-sàn-cầu thang bộ T3-8

116.02 AF.32310147.2

920 2

22

Tháo VK dầm-sàn cầu thang bộ T1

100m2

7.99 AF.82111 53.07 5 12

Tháo VK dầm-sàn cầu thang bộ T2

9.37 AF.82111 60.01 5 12

Tháo VK dầm-sàn cầu thang bộ T3-8

9.37 AF.82111 60.01 5 12

  PHẦN MÁI            

23Cốt thép bổ trụ tầng

máiTấn 2.45 AF.61431 21.64 10 2

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 117

Page 119: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

24GCLD ván khuôn

bổ trụ tầng mái100m

21.66 AF.82111 53.28 24 2

25Bêtông bổ trụ tầng

máim3 16.86 AF.22230 58.08 5 2

26Tháo VK bổ trụ tầng

mái100m

21.66 AF.82111 10.16 5 2

27 Xây tường thu hồi m3 43.757 AE.73224 62.13 15 4

28Lắp đặt xà gồ T 8.75 AL.61131 26.28 15 3

Lợp tôn m2 796.95 AL.11811 28.69 15 3  PHẦN HOÀN THIỆN          

29 Xây tường -bậc cấp m3 152.6316 AE.73224244.2

115 16

30Công tác điện nước

toàn nhàmd     60.00 6 16

31 Trát trong m2858.610133

3AK.2123

4358.3

011 32

32Ốp gạch khu vệ sinh m2 87

AK.31140

43.50 6 6

Lát gạch sàn tầng nhà

m2 975AK.5125

0170.6

36 26

33Bả mactit vào tường cột,dầm trong nhà

m2858.610133

3AK.8211

0103.0

33 32

34Lắp dựng lan can

khung hoa sắtm2 516  

196.08

10 3

35 Lắp dựng cửa m2 216AI.63121

382.08 10 8

36Lắp đặt thiết bị điện

nước tb       10 8

37 Sơn trong m2858.610133

3AK.8441

460.10 4 16

38ốp đá cầu thang ,kệ

bếpm2          

39 Trát tường ngoài m2 317.0268AK.2111

0 82.4311 7

40 Bả mactit ngoài nhà m2 317.0268AK.8211

0 41.216 7

41 Sơn ngoài m2 317.0268AK.8442

4 28.34 7

42xây tường rào công

trình m2 133.9316 AE.73224

213.68

15 14

43xây bồn hoa cây

cảnhm2 18.7 AE.73224 30.53 15 2

44 Dọn dẹp vệ sinh         6 1545 bàn giao công trình         8 12

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 118

Page 120: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

III.LẬP TỔNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH III.1. Xác định trình tự công nghệ và chọn mô hình tiến độ :Dựa trên nguyên tắc chung về trình tự công nghệ để đề ra một trình tự thực hiện các công việc hợp lí. Việc sắp sếp các công việc đòi hỏi phải đúng trình tự công nghệ, đảm bảo yêu cầu về sử dụng tài nguyên. Tổng tiến độ thi công được thể hiện trên mô hình tiến độ xiên. III.2. Phối hợp các công việc theo thời gian : Bước 1: Tách riêng các quá trình chủ yếu trong số các công việc cần thi công, sơ

bộ sắp xếp chúng theo trình tự đã xác định để hình thành “khung cốt” của tiến độ, các quá trình chủ đạo bao gồm: Công tác thi công đào đất hố móng, công tác thi công đài cọc, công tác thi công bê tông phần thân. Bước 2: Ấn định thời điểm thực hiện các công việc còn lại một cách phù hợp với

trình tự công nghệ đã xác định.Đối với các quá trình chủ yếu còn lại, tổ chức các dây chuyền thi công dưới dạng

dây chuyền đơn.Liên hệ về thời gian của các quá trình chủ yếu được xác định theo dây chuyền bộ

phận liên quan.Phải đảm bảo các gián đoạn công nghệ giữa các công việc, ngoài gián đoạn kỹ

thuật trong từng dây chuyền còn có các gián đoạn như: giữa công tác xây tường và trát tường trong khoảng 46 ngày, giữa trát và sơn 57 ngày.Kết quả tiến độ thi công trình được trình bày trong bản vẽ tổng tiến độ thi công TC-5/5.

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2 Trang 119

Page 121: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

LỜI CẢM ƠN

Kính thưa quý Thầy Cô!

Ngày nay với xu hướng phát triển của thời đại thì nhà cao tầng được xây dựng rộng rãi ở các thành phố và đô thị lớn. Trong đó, các Văn Phòng Khách Sạn là khá phổ biến. Cùng với nó thì trình độ kĩ thuật xây dựng ngày càng phát triển, đòi hỏi những người làm xây dựng phải không ngừng tìm hiểu nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công nghệ.

Đồ án tốt nghiệp lần này là một bước đi cần thiết cho em nhằm hệ thống các kiến thức đã được học ở nhà trường sau gần năm năm học. Đồng thời giúp cho em bắt đầu làm quen với công việc thiết kế một công trình hoàn chỉnh tạo tiền đề vững chắc cho công việc sau này.

Với nhiệm vụ được giao, thiết kế đề tài: “CHUNG CƯ HÒA KHÁNH”. Trong giới hạn đồ án thiết kế :

Phần I : Kiến trúc : 10% Phần II : Kết cấu : 30% Phần III :Thi công : 60% Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Quang Nhật Trong quá trình thiết kế, tính toán, tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Kính mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, cô để em có thể hoàn thiện hơn đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo trong khoa Xây Dựng -trường Đại học Duy Tân, đặc biệt là các thầy, cô đã trực tiếp hướng dẫn em trong đề tài tốt nghiệp này.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2014 Sinh Viên

NGUYỄN MINH TRÍ

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2

Page 122: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

MỤC LỤC

PHẦN I: KIẾN TRÚC 10% ........................................................................................1

GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH....................................................................2

I. Sự cần thiết phải đầu tư:..............................................................................................2

II. Vị trí, đặc điểm, điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng:.............................................3

1.Vị trí xây dựng công trình:...........................................................................................3

2.Đặc điểm công trình:....................................................................................................3

3. Địa hình - khí hậu tự nhiên:.........................................................................................3

3.1. Điều kiện khí hậu tự nhiên :.....................................................................................3

III. Hình thức đầu tư – Quy mô đầu tư:...........................................................................4

1. Hình thức đầu tư..........................................................................................................4

2. Quy mô đầu tư.............................................................................................................4

IV. Các giải pháp thiết kế:...............................................................................................5

1. Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng:...........................................................................5

2.Giải pháp thiết kế kiến trúc:.........................................................................................5

3. Giải pháp kết cấu:........................................................................................................6

4.Các giải pháp kỹ thuật khác:........................................................................................6

V. Tính toán các chỉ tiêu kĩ thuật của phương án:...........................................................8

1. Mật độ xây dựng:........................................................................................................8

2. Hệ số sử dụng đất:.......................................................................................................9

PHẦN II: KẾT CẤU 30%..........................................................................................10

KHÁI QUÁT, PHÂN TÍCH HỆ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH.......................................11

*HỆ THỐNG KẾT CẤU CÔNG TRÌNH:....................................................................11

CHƯƠNG I: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ SÀN TẦNG...................................................11

I . SƠ ĐỒ KẾT CẤU SÀN TẦNG :............................................................................11

.......................................................................................................................................11

I.1. VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHO THIẾT KẾ:..............................................................11

I.1.1. Bêtông:.................................................................................................................11

I.1.2. Cốt thép:...............................................................................................................12

I.1.3. Thép bản sàn dùng thép:......................................................................................12

I.2.1.Phân loại ô bản :....................................................................................................12

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2

Page 123: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

I.2.2.Cấu tạo :................................................................................................................13

I.3.Xác định tải trọng :..................................................................................................13

I.3.1.Tĩnh tải:.................................................................................................................14

I.3.2.Hoạt tải:.................................................................................................................21

II. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN CỐT THÉP SÀN :....................................23

II.1. Phân loại sàn :........................................................................................................23

II.2. Xác định nội lực :..................................................................................................23

II.2.1.Xác định nội lực trong sàn bản dầm :..................................................................23

II.2.2. Xác định nội lực trong sàn bản kê 4 cạnh :.........................................................23

II.3. Tính toán bố trí cốt thép cho sàn :.........................................................................24

II.3.1.Lựa chọn vật liệu :...............................................................................................24

II.3.2. Tính cốt thép sàn theo các bước sau :.................................................................24

II.4. Bố trí cốt thép sàn :................................................................................................25

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ DẦM DỌC...................................................21

A. DẦM TRỤC C (1-6)................................................................................................21

I . SƠ ĐỒ KẾT CẤU DẦM TRỤC C (1-6) :................................................................21

1. Vật liệu sử dụng :......................................................................................................21

2. Xác định tải trọng :....................................................................................................21

2.1. Trọng lượng bản thân.............................................................................................21

2.2. Tải trọng do sàn truyền vào....................................................................................22

2.3. Tải trọng do tường truyền vào................................................................................23

2.4. Tải trọng do dầm truyền vào..................................................................................24

2.4.1.Dầm phụ 1a (D-B):...............................................................................................24

2.4.2.Dầm phụ 2a (D-B):...............................................................................................26

2.4.3.Dầm phụ 4a, 5a (D-B):.........................................................................................28

2.5.Hoạt tải....................................................................................................................28

2.5.1.Hoạt tải do sàn truyền vào....................................................................................28

2.5.2.Hoạt tải do dầm truyền vào..................................................................................29

II. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC.............................................................................................29

1. Sơ đồ tĩnh tải và các trường hợp chất hoạt tải:..........................................................29

2. Tính nội lực:..............................................................................................................30

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2

Page 124: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

3.Tổ Hợp Nội Lực:........................................................................................................32

III . TÍNH TOÁN CỐT THÉP:.....................................................................................34

1. Chọn vật liệu :...........................................................................................................34

2. Tính cốt thép dọc :.....................................................................................................34

3.Kết quả tính toán........................................................................................................35

III.2.Tính cốt ngang (cốt đai ):......................................................................................37

PHẦN III: THI CÔNG 60%..........................................................................................42

PHẦN I : THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG CÔNG TRÌNH..............43

GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................................43

I.Giới thiệu tổng quan công trình:.................................................................................43

II. Các phương án thi công tổng quát công trình :.........................................................44

CHƯƠNG I: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT - TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN

NGẦM...........................................................................................................................45

A. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC........................................................45

A1.THIẾT KẾ CỌC:A1.THIẾT KẾ CỌC:.....................................................................................................45

I.Mặt bằng bố trí móng:I.Mặt bằng bố trí móng:.................................................................................................45

II.Xác định sức chụi tải của cọc....................................................................................45

II.1. Theo vật liệu làm cọc.............................................................................................45

II.3. Xác định sơ bộ số lượng cọc:................................................................................46

A2. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC......................................................48

I.Xác định khối lượng cọc.............................................................................................48

II.Biện pháp thi công cọc:.............................................................................................48

III.Kỹ thuật thi công .....................................................................................................50

III.1 Xác định kích thước giá ép:...................................................................................50

III.2 Xác định lực ép cần thiết:......................................................................................51

III.3 Xác định áp lực dầu khi ép cọc :...........................................................................51

III.4 Tính toán đối trọng:...............................................................................................51

III.5. Chọn cần trục phục vụ ép cọc:.............................................................................52

III.6. Tính toán các thiết bị treo buộc:...........................................................................54

IV.Tổ chức thi công ép cọc...........................................................................................56

IV.1.Công tác chuẩn bị..................................................................................................56

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2

Page 125: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

IV.2.Xác định vị trí cọc:................................................................................................57

IV.3. Qui trình ép cọc:...................................................................................................57

IV.4.Khoá đầu cọc:........................................................................................................58

IV.5.Công tác ghi chép trong qúa trinh ép cọc:............................................................58

IV.6.Xử lý sự cố khi ép cọc:.........................................................................................60

IV.7.An toàn lao động trong công tác ép cọc:...............................................................60

IV.8. Đúc cọc:...............................................................................................................61

B. THI CÔNG ĐẤT......................................................................................................61

I. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐẤT ĐÀO:................................................................61

I.1. Tính khoảng cách đỉnh mái dốc của 2 hố đào cạnh nhau:......................................61

I.1.1.Khoảng cách đỉnh 2 mái dốc theo phương dọc nhà:.............................................61

I.1.2.Khoảng cách đỉnh 2 mái dốc theo phương ngang nhà:.........................................61

I.2. Tính toán khối lượng đào đất bằng máy và bằng thủ công:....................................62

I.2.1.Tính toán khối lượng đất đào bằng máy:..............................................................63

I.2.2.Tính toán khối lượng đất đào bằng thủ công:.......................................................63

I.2.3.Tính toán khối lượng đất đắp hố móng:................................................................64

II. CHỌN TỔ HỢP MÁY THI CÔNG:........................................................................65

II.1. Chọn máy và tính năng suất của máy đào:............................................................66

II.2. Chọn xe phối hợp với máy để vận chuyển đất đi đổ:............................................67

III. TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT:............................................................68

III.1. Thi công công tác đất bằng cơ giới:.....................................................................68

III.2. Thi công công tác đất bằng thủ công :..................................................................68

III.3. Công tác đập đầu cọc + vận chuyển Bêtông đầu cọc + đổ Bêtông lót đài:..........69

CHƯƠNG IICHƯƠNG II: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG BÊ TÔNG TOÀNTHIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG BÊ TÔNG TOÀN

KHỐIKHỐI.............................................................................................................................71

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:..........................................................................................71

II. THIẾT KẾ VÁN KHUÔN CHO MÓNG M2..........................................................71

II.1. Mặt bằng móng:....................................................................................................71

II.2. Lựa chọn loại coffa sử dụng:................................................................................72

II.3. Thiết kế ván khuôn đài móng dưới chân cột. (Móng M2).....................................74

III.2.1. Tính ván thành:..................................................................................................74

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2

Page 126: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

III.2.2.Tính kích thước sườn đứng :..............................................................................75

IV.TỔ CHỨC THI CÔNG BÊTÔNG MÓNG TOÀN KHỐI.....................................76

IV.1.Xác định cơ cấu của quá trình:..............................................................................76

IV.2. Tính khối lượng công tác:....................................................................................77

IV.2.1. Cốt thép đài móng:............................................................................................77

IV.2.2. Ván khuôn đài móng:........................................................................................77

IV.2.3. Bêtông đài móng:..............................................................................................78

IV.2.4. Tháo dỡ ván khuôn đài móng:..........................................................................78

IV.3. Tính nhịp công tác của dây chuyền bộ phận :......................................................79

IV.3.1.Tính nhịp công tác các dây chuyền bộ phận theo công thức:............................80

6.Chọn máy thi công :...................................................................................................81

6.1. Ôtô vận chuyển bêtông thương phẩm:...................................................................81

6.2. Chọn đầm bê tông:.................................................................................................81

CHƯƠNG IIICHƯƠNG III: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÁN KHUÔN PHẦN THÂNTÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÁN KHUÔN PHẦN THÂN....................83

I. Chọn phương tiện phục vụ thi công...........................................................................83

I.1. Chọn loại ván khuôn, đà giáo, cây chống:..............................................................83

I.2. Chọn loại ván khuôn:..............................................................................................83

I.3. Chọn cây chống sàn, dầm và cột:............................................................................83

I.3.1. Chọn cây chống cột:.............................................................................................83

I.3.2. Chọn thanh xà gồ:................................................................................................83

II.TÍNH VÁN KHUÔN SÀN,DẦM:............................................................................83

II.1. Tính khoảng cách giữa các đà, và cột chống:........................................................84

II.1.1. Tải trọng truyền xuống ván khuôn sàn...............................................................84

II.1.2. Kiểm tra ván khuôn sàn:.....................................................................................84

II.2. Tính tiết diện thanh xà gồ ngang đỡ ván khuôn sàn..............................................85

II.3.Tính toán cột chống xà gồ......................................................................................86

II.4. Thiết kế ván khuôn dầm :......................................................................................87

II.4.1. Tính ván khuôn đáy dầm:...................................................................................87

II.4.2. Tính toán ván thành dầm :..................................................................................88

II.4.3. Tính toán kiểm tra cột chống dầm:.....................................................................89

II.5. Thiết kế ván khuôn dầm :......................................................................................89

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2

Page 127: Thuyet Minh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUNG CƯ HÒA KHÁNH

II.5.1. Tính ván khuôn đáy dầm:...................................................................................89

II.5.2. Tính toán ván thành dầm :..................................................................................90

II.5.3. Tính toán kiểm tra cột chống dầm:.....................................................................92

III. Thiết kế ván khuôn cột:...........................................................................................92

III.1. Thiết kế ván khuôn cột:........................................................................................92

III.1.1. Tải trọng tác dụng lên ván khuôn cột :..............................................................92

III.1.2.Tính toán khoảng cách các gông cột :................................................................93

III.1.3. Tính gông cột :..................................................................................................93

VI.Thiết kế ván khuôn cầu thang bộ.............................................................................94

2.3 Tổ hợp tải trọng :.....................................................................................................95

V. TÍNH VÁN KHUÔN CẦU THANG MÁY.............................................................98

1. Chọn ván khuôn :......................................................................................................98

2. Xác định tải trọng lên ván thành:..............................................................................98

3. Tính khoảng cách các nẹp ngang:.............................................................................99

VI. TÍNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC:....................................................................102

PHẦN II :THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH..................................115

I: THỐNG KÊ CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU............................................................115

II: BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH.......................116

III.LẬP TỔNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH..............................................119

III.1. Xác định trình tự công nghệ và chọn mô hình tiến độ :.....................................119

III.2. Phối hợp các công việc theo thời gian :..............................................................119

SVTH: NGUYỄN MINH TRÍ – Lớp D16XDD2


Top Related