dmag #2 - 02/09/2012

24
S2 - ngày 02/09/2012 Phaûi chaênglaø baát chôït

Upload: dcom-dmag

Post on 22-Mar-2016

248 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

DMAG TẠP CHÍ KÝ TÚC XÁ – Số 2 – Ngày 02/09/2012 Sản phẩm của DMag Team - DCommunications Kênh Thông tin Chính thức của Ký Túc Xá 135A

TRANSCRIPT

Page 1: DMag #2 - 02/09/2012

Số 2 - ngày 02/09/2012

Phaûi chaêng… laø baát chôït

Page 2: DMag #2 - 02/09/2012

DMAG

TẠP CHÍ KÝ TÚC XÁ – Số 2 – Ngày 02/09/2012

Sản phẩm của DMag Team - DCommunications

Kênh Thông tin Chính thức của Ký Túc Xá 135A

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN

Trần Thế Mạnh

BAN BIÊN TẬP

Võ Thị Minh

Nguyễn Thị Hồng Phượng

KỸ THUẬT

Yamazaki

EKIP

Nguyễn Thị Thùy Trang

Lê Tấn Thành

Phạm Diệu Thùy

Nguyễn Trần Hải Ngân

Phạm Thị Phương Vy

Nguyễn Thạch Linh

Nguyễn Thành Nhân

Dương Huỳnh Như

Lăng Hùng Hải

Nguyễn Thanh Phong

ẢNH BÌA:

Model: Lò Hoàng Duy

Retouched by: Yamazaki

Page 3: DMag #2 - 02/09/2012

4

Cà phê thư giãn: Yêu lắm cơ

5 Tin tức: Hoạt động tình nguyện đội

6 Phóng sự: Thắp lửa để đam mê cháy mãi

8 Đọc và ngẫm: Kỷ niệm chặng I

MÙA HÈ XANH 2012

Tin tức: Dấu ấn Lịch sử 2/9

Tuyện ngắn: Phải chăng là bất chợt

Phóng sự: Tọc mạch Vui hội Trăng rằm

Ký túc và tôi: Anh vẫn rất yêu em

Đọc và ngẫm: Thư từ Sóc Trăng

Ký túc và tôi: Bâng khuâng mùa tựu trường

Page 4: DMag #2 - 02/09/2012

gày cuối tuần, anh lang thang trên phố nhìn dòng người qua lại, tìm một góc nhỏ của quán café quen thuộc, nhâm nhi từng

giọt, café đắng cho anh cảm giác đê mê. Đã lâu rồi cuộc sống của anh không có những giây phút bình lặng đến thế. Có lẽ mọi

thứ đối với anh thật vội vã, những cuộc họp, những cuộc đàm phán, những mối làm ăn để anh ngẩn ngơ nhìn thời gian trôi

qua một cách quay cuồng… từ cái lúc đó, lúc anh rời ngôi trường ĐH Kinh tế thân thương, lúc anh không còn được gặp người

con gái anh đã yêu thật nhiều.

Quên sao được ánh mặt nhẹ nhàng, ngây thơ, rất con gái của em ngày ấy, để con tim anh bắt đầu bồi hồi, rối loạn, xao xuyến,

nhớ em, muốn gặp em, lắng nghe em, ấm áp đến lạ thường và anh đã cảm nhận được những cảm xúc lạ bước vào tâm hồn anh nhẹ

nhàng quá như những khúc dạo đầu của mùa thu anh vốn vẫn thích. Thế là anh hát, hát thật nhiều, chiếc đàn ghita cùng anh tình

tang giải bày bao tâm sự chất chứa muốn thổ lộ. Anh ngân nga lá la trong tâm trạng thích thú đến kỳ lạ.

Ở Sài Gòn có những con đường rợp bóng lá me bay, những con đường chứng kiến bao tình yêu đi qua đây, buồn có, vui có đan

xen lẫn nhau, tiếp nối biến thành chuỗi hạt tình kết dính mầm yêu thương. Con đường ấy ngày xưa cũng có một cặp tưởng chừng như

là tình nhân - anh và em. Em bảo anh rằng em thích được nghe anh hát ,gió khẽ vờn mái tóc em tinh nghịch hòa cùng giọng hát anh

trầm ấm, giãi bày cùng anh nỗi niềm yêu thương: Sau bao ngày si mê. Chàng ta viết thư tỏ tình , Tình thư giấu trong ngăn bàn .

Chẳng dám ký tên. Tính tang. La la la la …Thế là một ngày kia, nhận thư ngu ngơ của chàng. Nàng nghe con tim rộn ràng. Nàng hát

vu vơ tình tang. La la la la… Em chỉ nhìn anh cười, vẫn ánh mắt ngây thơ ấy. Không nói gì. Và anh đã để lạc mất câu nói quan trọng

nhất trong một khoảng trời ấy: “Anh yêu em nhiều lắm!”.

Khi đã yêu thì đừng chờ đợi, đừng câm lặng. Như thế chính bạn sẽ đánh mất cơ hội của chính mình.Anh đã đánh mất thật

rồi.Anh thật ngốc nghếch phải không em? Anh đã để em chờ đợi quá lâu. Để mọi thứ như bong bóng buổi chiều vỡ òa, tan biến… Em

đã lặng lẽ rời xa anh.Ngày ra trường anh đứng ngây người ra nhìn bóng em theo một người con trai khác cho đến khi cái bóng đó chỉ

còn là một chấm nhỏ xíu, xa tít.Và anh đã hiểu em chỉ như cơn gió thoáng qua đời anh,đến rồi đi mà không báo trước, để lại trong anh

bao cảm xúc khó tả, buồn, vui, hụt hẫng và cả hạnh phúc.Những giai điệu vang lên trong quán café nhỏ khiến con tim anh như thắt lại

dù rất xa xăm về một quá khứ : Tình yêu ngu ngơ đầu đời. Chẳng dám nói lên thành lời . dù lòng ngập ngừng muốn nói thế nhưng

thôi. Chàng sinh viên chẳng nói gì. Nàng sinh viên cứ mong chờ Chàng sinh viên đến bây giờ . Vẫn chỉ là một tình thơ.

Cuộc sống và tình yêu đôi lúc như những bản nhạc, trong đó có nốt trầm, bổng và có cả nốt lặng. Không giãn tĩnh mịch café

chiều khiến anh nhớ đến em. Và bản nhạc của anh và em đã trọn vẹn. Khép lại “chuyện tình chàng sinh viên” của anh và ngày mai đây

anh sẽ không để một tình yêu khác của anh vụt mất nữa đâu. Cảm ơn em nhé …!

HẢI NGÂN

N

4

CAFÉ THƯ GIÃN

Page 5: DMag #2 - 02/09/2012

Vừa qua, vào ngày 26/08/2012 đội Cộng tác viên

(CTV) của KTX 135A Trần Hưng Đạo đã có một ngày

làm tình nguyện tại Trường vừa học vừa làm 15/5 ngụ

tại 245 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận

1,TP. HCM. Đây là ngôi trường dành cho các em học

sinh từ lớp 1 đến lớp 5 có hoàn cảnh khó khăn từ

nhiều nơi trong thành phố đến học tập, có những em

mồ côi cha lẫn mẹ phải làm những công việc như bán

vé số để kiếm sống.

Hoạt động tình nguyện này bắt đầu từ lúc 7h đến

15h30 với sự tham gia của hơn 30 sinh viên trong

KTX135A và sự có mặt của gần 50 em học sinh trong

trường. Các bạn sinh viên được ban tổ chức chia

thành 4 nhóm nhỏ. Các nhóm đã tổ chức những trò

chơi vô cùng hấp dẫn cho cho các em thiếu nhi như:

ném bóng vào rổ, chân sút vàng, đập lon và các trò

chơi dân gian khác nhau thu hút nhiều em tham gia.

Đội cũng tổ chức nấu ăn trưa cho các em và giao lưu

văn nghệ vào buổi chiều.

Một bạn sinh viên tên Như cho biết: “Mình là K37, đây

là lần thứ 2 mình tham gia hoạt động tình nguyện với

đội CTV. Lần trước là thăm các ông, bà ở viện ngũ lão.

Vì lần này là tham gia với các em thiếu nhi nên rất vui,

không những tạo niềm vui cho các em mà còn giúp

mình xả stress, các em thật đáng yêu. Nếu có những

dịp như thế này mình sẽ tiếp tục tham gia nữa…hihi!”.

Một anh trong nhóm nấu ăn chia sẻ: “ Mình sẽ cố

gắng nấu thật ngon cho các em học sinh và các bạn

tham gia ở đây, mặc dù tài nấu ăn của mình chỉ hạn

chế….ừhm…mong là sẽ không có ai bị đau bụng ^^!”

Với sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô

trong trường hoạt động đã diễn ra rất thành công giúp

các em học sinh có những niềm vui và nụ cười sảng

khoái trong dịp cuối tuần. Bên cạnh đó, hoạt động này

còn có ý nghĩa gắn kết tình thân giữa các em học sinh

trong trường, giúp các em cố gắng vươn lên trong

cuộc sống và trong học tập.

Đây là một trong những hoạt động thường niên của

đội CTV rất có ý nghĩa. Mong rằng đội CTV sẽ có nhiều

hoạt động thiết thực và bổ ích như thế này hơn nữa.

Chúc đội CTV của KTX135A ngày càng phát triển.

Minh Kun

5

Page 6: DMag #2 - 02/09/2012

6

gày 12/8/2012 vừa qua, tại công viên

Văn Hoá Đầm Sen, “Hội quân” diễn

ra với sự tham gia của hơn 10 ngàn

chiến sĩ tình nguyện mùa hè xanh trên khắp các địa

bàn trong và ngoài thành phố.

Chương trình đựơc bắt đầu từ khoảng 7h30 sáng,

từ khắp các nẻo đường, màu áo xanh tình nguyện

nhộn nhịp kéo về công viên Đầm Sen, con đường lớn

Âu Cơ gần như kẹt cứng. Bên ngoài cổng công viên,

từng tốp các chiến sĩ tình nguyện theo nhau bước vào.

Trung tâm công viên, được chia thành các khu

như: khu triển lãm ảnh “khoảnh khắc tình nguyện” hè

2012; “thông điệp chiến sĩ tình nguyện”; các sân chơi

dân gian, trò chơi tập thể... ở đâu sắc xanh tình

nguyện cũng tham gia nhiệt tình, reo hò; cổ vũ khuấy

động phong trào hết mình. Đâu đâu cũng có tiếng

cười, tiếng nói rộn ràng, từng nhóm sinh viên của các

trường Đại học, Cao đẳng đứng nói chuyện. Họ cùng

ôn lại kỉ niệm hơn 2 tháng tham gia các hoạt động

tình nguyện, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, tươi tắn.

N

6

Page 7: DMag #2 - 02/09/2012

7

Dương – TSMT – Cao Đẳng Tài Chính Hải Quan

Cát Tường – CSTN SVKT – ĐH Kinh Tế TP.HCM

Ai cũng mang trong mình nhiệt huyết và quyết

tâm lớn rằng nếu có cơ hội được đóng góp sức trẻ vào

chương trình mùa hè xanh năm sau thì chắc chắn họ

sẽ hưởng ứng và tham gia nhiệt tình. Một số bạn sinh

viên lại tỏ ra hơi tiếc nuối vì năm sau đã là năm cuối

và cơ hội tham gia tình nguyện hè không còn, nhưng

các bạn ấy chắc chắn rằng sẽ không bỏ lỡ cơ hội tham

gia tiếp chặng 2 mùa hè xanh được tổ chức vào tháng

9 tới đây.

Một chút tiếc nuối, một chút lưu luyến khi “Hội

quân” kết thúc vào buổi tối cùng ngày thế nhưng nụ

cười vẫn còn đọng mãi. Chương trình đã đem lại một

khoảng thời gian đầy ý nghĩa với những ai tham gia,

tạo cơ hội cho các chiến sĩ hội ngộ, động viên, khen

thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc;

đồng thời tiến hành công tác tổng kết, rút ra những

bài học bổ ích cho mua tình nguyện 2013.

Chúc cho các chiến sĩ luôn có sức khoẻ tốt, có

đam mê, nhiệt huyết với công tác tình nguyện, để

màu áo mãi xanh, để mùa hè thêm ý nghĩa. Thân ái!

DIỆU THUỲ PHẠM

7

Page 8: DMag #2 - 02/09/2012

Chiến dịch Tình nguyện Sinh viên Kinh tế 2012 chặng I Mặt trận Sóc Trăng vừa qua đã diễn ra từ 7/7-28/7. 37 chiến sĩ của đội hình KTX 135A hăng hái hoạt động ở 4 ấp Chông Nô, Xà Lan, Hòa Quới, Hòa Long thuộc địa bàn xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng và đã gặt hái được nhiều thành công. Đồng thời xây dựng được hình ảnh người chiến sĩ trong dân, hình ảnh mùa hè xanh – xanh kinh tế - đẹp quê hương. Chặng 1 đã kết thúc nhưng những dư âm mùa hè xanh vẫn còn vang vọng, tình cảm ấy, tinh thần ấy, nhiệt huyết ấy vẫn đã và đang thắp sáng, lan tỏa lòng người.

Mùa hè xanh, xanh xanh màu áo Mùa hè xanh đôi mắt long lanh Mùa hè xanh nơi đó tôi và anh Đồng đội, xóm làng, bầu trời, cánh đồng xanh

Nhưng…

Đôi mắt đỏ chứa chan tình cảm Mặt trời lên soi rọi chân trời hồng Tôi đi cùng em thấy mình như bé lại Bất chợt! bức tranh xanh rung động cuộc đời hồng

hiến dịch tình nguyện sinh viên kinh tế chặng một lần này đã

để lại trong tôi không chỉ là

những ấn tượng sâu sắc mà hơn thế nữa còn là những cảm nhận sâu sắc

về cuộc sống và những tình cảm mà nếu ở lại thành phố tôi sẽ chẳng bao

giờ có được, khiến tôi phải suy nghỉ

sâu sắc và hành động có trách nhiệm hơn.

Trước khi bắt đầu chiến dịch, điều

đầu tiên mà tôi và những người đồng

đội cần phải xác định là “Tôi là ai và hình ảnh người thanh niên tình

nguyện mà chúng tôi tạo nên trong lòng người dân địa phương là như thế

nào? ”. Câu hỏi không quá khó nhưng cũng không dễ để tìm ra đáp án nên

đã làm tôi băn khoăn mãi tới khi vào

chiến dịch. Những ngày bận rộn khiến tôi chẳng còn thời gian nghĩ

ngợi nhiều, tình nguyện đơn giản là

tình nguyện thế thôi- tôi thầm nghĩ và tập trung vào công việc của mình.

Mới những ngày đầu mà hàng loạt

rắc rối đã ập đến, nào là mọi người chưa quen với nếp sống mới, giờ giấc

sinh hoạt thì bị xáo trộn, lại phải ở chung với các thành viên mới, chỗ ở

cũng mới nên việc gì cũng ngượng

nghịu. Đặc biệt là phải đối diện với “Cơn ác mộng mang tên Tõm” - cái

tên quen thuộc mà mọi người trong nhà gọi ám chỉ việc phải đi “Cầu

Tõm”. Mà thành thói quen rồi ở mùa hè xanh cứ nhắc đến “Tõm” là cứ

nhắc đến “ăn” nên tiện đây tôi nhắc

luôn, bữa ăn thì lúc ngon, lúc… chưa được ngon do cách thức nấu của

từng vùng miền khác nhau và lý do khác thuyết phục hơn là do tay nghề

của sinh viên ktx chúng tôi í ẹ quá,

chúng tôi đành “ngậm đắng, nuốt

cay” nuốt luôn cả ngọt, mặn, chua, chát, sống, khét… nói chung là đúng

là được trải nghiệm luôn.

Buổi đầu bỡ ngỡ nhoáng một cái là qua, chúng tôi quen với xóm giềng,

bà con, chơi được với các em thiếu nhi rồi nào là dạy học, là đi phát

quang đường xá, rồi hội diễn văn

nghệ, trò chơi dân gian, rồi hội thảo nữa chứ… mỗi công việc như vậy lại

đọng lại trong chúng tôi những ấn tượng, ký ức và niềm vui riêng,

không lần nào giống lần nào. Bên cạnh những lúc vui cũng có

những lúc buồn, đó là những khi trời

mưa mà cả nhà chỉ ở nhà thôi chưa có kế hoạch gì để làm, hay mỗi lần

mọi người không hiểu ý nhau, mỗi người hành xử một kiểu, lúc nghe về

những câu chuyện kém may mắn của

những bé thơ nơi đây, những vấn đề bất cập của địa phương,… Lúc ấy

không khí chùng xuống, yên ắng và nặng nề đến phát sợ, chỉ muốn chạy

biến đi đâu đó cho xong. Nhưng cũng chính từ những lúc ấy, cả nhà hiểu

nhau và thông cảm cho nhau hơn,

chúng tôi lại sâu xác với địa phương hơn và dặn bản thân mình phải nỗ

lực nhiều hơn nữa.

C

8

Page 9: DMag #2 - 02/09/2012

i mùa hè xanh, một điều vui nhất là chúng tôi được tiếp xúc

nhiều với các em thiếu nhi. Chúng tôi gặp gỡ các em với tinh thần truyền cảm hứng hăng say học tập và lối sống lành mạnh

cho các em là chính. Bởi lẽ hai mươi mốt ngày quá ngắn ngủi để chúng tôi có thể bổ sung hết lượng kiến thức các em đã bị rỗng hay

biến em từ cô bé bán diêm trở thành búp bê xinh xắn mà chỉ đơn

thuần là “để các em là chính các em” hồn nhiên, ngây thơ, chân thật, vẫn tinh nghịch nhưng khơi dậy được trong em chút tinh thần ham

học, ý thức về môi trường, về tình bạn, tình cảm yêu thương ông bà cha mẹ và giúp các em nuôi dưỡng ước mơ như chính những gì mà

chúng tôi từng nhận được trước đó. Đến đây tôi mới biết thế nào là “Mùa hè xanh long lanh trong

mắt đàn trẻ thơ. Trường làng vui cho em trang sách mới i tờ.”, tôi đã

bắt gặp hình ảnh ấy thật và sinh động đến lạ, đôi mắt các em mười đứa như mười, không bận nổi ưu phiền long lanh chăm chú nhìn “các

thầy”, “các cô”. Niềm vui của chúng tôi còn là khi các em cầm trên tay những

cuốn tập mới, những cây bút mới,

những thứ ấy chúng tôi cho đi có thể không giá trị lắm về vật chất nhưng giá

trị tinh thần mà nó mang lại còn hơn cả những gì tôi tưởng, không chỉ là cho các

em mà con ở những diều vô giá mà chúng tôi nhận được.

Những buổi chiều chơi cùng các em,

nghe các em kể nào là chuyện buồn, chuyện vui, cả chuyện gia đình, chú

bác,… bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến đi đâu mất. Nhìn các em ca hát, nô đùa,

đá bóng, tôi cảm nhận được niềm ham

thích, ước mơ và những hoài bảo đang lớn dần lên trong em. Nhưng… tôi bất

chợt nghĩ đến giữa nơi làng quê nghèo như thế này, lại thiếu sự quan tâm,

chăm sóc rồi tương lai của các em sẽ đi

về đâu? Câu trả lởi còn bỏ ngỏ và tôi cũng không dám nghĩ tới chỉ hi vọng

một tương lai tươi sáng cho nơi làng quê thanh bình này. Còn nói về nhà mùa hè xanh - Ngôi nhà chung của chiến sĩ

chúng tôi thì tôi sẽ nói “tôi yêu nhà tôi lắm”, cả nhà xúm xít bên nhau cùng làm việc, cùng nghỉ ngơi, cùng ca hát, cùng nô đùa, cùng ăn,

cùng tắm, thậm chí cùng đi cầu tỏm,… đó là những chuỗi ngày khó

thể nào quên. Có lúc ngồi nhìn thằng bạn làm sân bóng mà nói mãi nó không chịu nghỉ, lúc cả nhà ai cũng mệt nhừ mà phải phát quang cho

xong, hay cái cảnh mà ngày nào ba chị cũng hì hà hì hục ngồi ăn đến hết “cơm thừa, canh cặn” để rồi cuối chiến dịch lại la oai oái lên là

mình lên cân,…

Chuyện 21 ngày mà kể cứ như 1001 đêm vậy, cái chính là

trong 21 ngày ấy có rất nhiều chuyện xảy ra xáo trộn tất cả

những ngày bình lặng của chiến sĩ tình nguyện cũng như

thanh niên, thiếu nhi và người

dân địa phương. Viết hết ra giấy thì không biết bao nhiêu

giấy, bao nhiêu bút, bao nhiêu thời gian cho đủ nhưng cái

quan trọng là mỗi người giữ lại

cho mình được những gì và cố gắng để cho đi

ở hiện tại và tương lai phía trước. Ngày về, chẳng kể dông dài nữa, mọi người

đều bùi ngùi trong lòng những cảm xúc khó tả, có thể đây là lần cuối được gặp các em và

người dân nơi đây, lại nhớ những tình cảm mà

mọi người đã dành cho chúng tôi, tình cảm, sự quan tâm mà bà con và cả những người

lãnh đạo đã dành cho chúng tôi lớn quá, chúng tôi cho đi mà nhận lại thật nhiều.

Photographer chụp tấm ảnh cuối cùng nào, 1 2 3 giây phút đó dừng lại trong chúng tôi rồi

cảm xúc vỡ òa… Ngày ấy nước mắt có chực

trào ra không nhỉ? Không biết có không tôi chỉ vội quay đi

Chiến dịch kết thúc, chúng tôi lại trở về với cuộc sống

thường ngày, không những

sáng dậy sớm ngắm bình minh, không những trưa đi

tuyên truyền hay trèo cây hái ổi, cũng không những chiều

dạo chơi ngang cánh đồng cùng các em,… lại trở về với

những chuỗi ngày ồn ào, tấp

nập và bận rộn với công việc, học hành. Có người đồng đội

nói với tôi rằng xa mùa hè xanh anh lại trở về với vẻ mặt

nghiêm nghị, cuộc sống bận

rộn chứ không buồn vui nhí nhố như trong chiến dịch

nữa. Khoảng lặng! Cứ ngỡ là vậy nhưng những ngày vừa

qua, khi chiến dịch đã kết

thúc dư âm mùa hè xanh vẫn rất khác, cuộc sống vẫn bận

rộn nhưng những người đồng đội vẫn sát cánh bên nhau, có khi gặp mặt nở một nụ cười

cũng đã làm nhau ấm lỏng. Mùa hè xanh nuôi dưỡng những thứ gì đó mà

cuộc sống bình thường không có được, là

khoảng thời gian để con người trải lòng mình ra để rồi từ đó ngày về tôi không còn là tôi

ngày trước nữa. Xin trích lời người đội trưởng của chúng tôi : “vậy là một mùa hè xanh đầy

ý nghĩa đã đi qua... nhớ lắm những tháng

ngày gian khổ... những khoảnh khắc yêu thương... những tình cảm đồng đội... và sự

nhung nhớ nữa. Cảm ơn vì đã cho tôi thêm nghị lực và niềm tin... cảm ơn vì đã cho tôi sự

chân thành... cảm ơn vì đã cho tôi biết yêu thương không bao giờ là đủ... cảm ơn vì đã

cho tôi nhưng người đồng đội, đồng chí tốt...

cảm ơn mùa hè xanh... cảm ơn cuộc đời.”

Đ

THẠCH LINH

9

Page 10: DMag #2 - 02/09/2012

ỗi năm, cứ đến ngày 2/9 hay là đường phố tung sắc cờ đỏ sao

vàng Việt Nam. Cộng đồng mạng cũng vậy, năm nào cứ đến lễ

là tràn ngập avatar cờ tổ quốc Việt Nam từ các

chương trình Chat Yahoo Messenger, MSM, Skype...cho đến các mạng xã hội lớn

như Facebook, Twitter, Yahoo 360, Zing Me!. Mọi người đều có

cách thể hiện lòng yêu nước theo cách riêng. Nhưng có ai trong chúng ta

thật sự nhớ rõ về lịch sử ra đời của ngày 2/9. Thậm chí có những người nhớ đến

ngày ấy vì đơn giản đó là ngày lễ và chúng ta được nghỉ học, nghỉ làm. Vậy thì chúng

ta hãy cùng ôn lại sơ lược lịch sử về ngày 2/9 để tự hào rằng chúng ta là người Việt Nam.

Đất nước ta trở thành thuộc

địa của thực dân Pháp từ giữa thế

kỷ 19. Trong Chiến tranh thế giới

thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã thay

Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm

1940. Khi Nhật Bản đầu hàng quân

Đồng Minh giữa năm 1945, Việt

Nam có cơ hội lớn lấy lại độc lập.

Cơ hội này đã được Mặt trận Việt

Minh tận dụng.

Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945,

tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà

Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu

tập và chủ trì cuộc họp của Thường

vụ Trung ương Đảng Cộng Sản Việt

Nam. Trong số các quyết định của

cuộc họp này, Thường vụ nhất trí

chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ

chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính

phủ Lâm thời ra mắt nhân dân,

cũng là ngày nước Việt Nam chính

thức công bố quyền độc lập và

thiết lập chính thể dân chủ cộng

hòa.

M

10

Page 11: DMag #2 - 02/09/2012

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người

soạn thảo.Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập.Và ngày 2

tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần

chúng, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây được nhiều người

xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường

Kiệt ở thế kỷ X và “Bình Ngô Đại Cáo” của

Nguyễn Trãi.

67 năm qua, “quyền sống, quyền sung

sướng và quyền tự do” là những giá trị mà

dân tộc ta đã và đang không ngừng theo

đuổi. Những giá trị mang tính nhân loại ấy

đã được đánh đổi bằng sự hy sinh tuổi trẻ,

hạnh phúc và sinh mệnh của hàng triệu

triệu người con ưu tú. Dưới sự lãnh đạo của

Đảng, nhân dân ta đã đứng lên chống lại

Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ giành lại độc

lập. Thắm đượm lời Tuyên ngôn Độc lập sau

hơn 30 năm đất nước thống nhất, hơn 20

năm xây dựng nền kinh tế mới, Đảng và

nhà nước ta xây dựng một đất nước của

dân, do dân và vì dân. Nhân dân có cuộc

sống ấm no, hạnh phúc, ai ai cũng được tới

trường. Việt Nam đã xác lập được một vị thế

không nhỏ trong khu vực, đã dần được bạn

bè, quốc tế xem trọng.

67 năm trước, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử,

Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, mở đầu cho

một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc Việt Nam. Và ngày hôm nay, lá cờ Tổ quốc đỏ rực khắp các ngả đường,

hàng triệu triệu người dân Thủ đô và cả nước lại quy tụ bên Lăng Bác trong nắng thu Ba Đình lịch sử, kỷ niệm

Tết Độc lập.

Là sinh viên chúng ta đã làm được gì cho bản thân mình, cho gia đình và cho đất nước này. Đã bao giờ bạn

nghĩ:

“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”?

^-Minh Kun-^

11

11

Page 12: DMag #2 - 02/09/2012

Chiếc xe Martin dừng trước cửa

cái gian hàng tạp hóa đã cũ kĩ.

Cái bảng hiệu lu mờ,vết sơn

loang lổ áng chừng đã không

được tu sửa hơn một năm nay.

Cậu thanh niên phải cố gắng lắm

mới dịch nhanh được dòng chữ

méo xệch, tên của bảng hiệu:

Trung tâm dịch vụ băng đĩa Cổ

Long.

Cổ Long,cái tên nghe thật đặc

biệt,một chút gì đó huyền hoặc,kì

bí. Ông chủ tiệm chắc hẳn là một

tín đồ mê tiểu thuyết kiếm hiệp?

Chắc hẳn là vậy,không lẽ gì một

người bình thường lại không lấy

tên của mình hay tên của con cái

đặt tên cho cửa hiệu cả. Hay ông

ta tên Long,vậy Cổ là tên hiệu

của ông ấy. Hoặc giả ông ta tên

khác, Cổ Long đặt ra cho

có vẻ lì kì, hút khách.

Trong muôn vàn

phương thức kinh

doanh biết đâu đó cái

tên bảng hiệu lại làm

nên chuyện. Mà nếu vậy tại sao

cái cửa hiệu lại có vẻ gì đó lang

lạc, lưa thưa khách? Nhìn từ

ngoài vào cảm giác gia chủ

chẳng muốn chăm chút gì cho cái

cửa tiệm này cả.Lẽ gì ở thế kỉ hai

mươi mốt này,người ta không

thích mua băng,xem đĩa nữa ư!

Một vài thắc mắc vẩn vơ nhen

nhóm trong đầu chàng thanh niên

khoảng chừng mới hai mươi

tuổi,cái thắc mắc hời hợt đó

thoáng chốc làm chàng mỉm

cười.Chàng bước đến đẩy nhẹ

cánh cửa,trong đầu chàng lúc này

đang háo hức trực sẵn câu hỏi

cho vô vàn thắc mắc khi này?

Vâng! là khi nãy. Còn khi

này,xuất hiện trước chàng không

phải là một dáng dóc già nua với

điếu thuốc đang cháy lụi, vẻ an

phận, ngố ngáo đang ngồi xếp lại

đống băng catset lộn xộn, bừa bãi

như chàng tưởng. Trước mặt

chàng là một hình dáng mảnh

mai, thoát tục, một vẻ đẹp trong

sáng với chiếc áo sơ mi màu

trắng đục chứa đầy nhựa

sống,một nét giản dị khó thấy ở

cái đất Sài Thành này, cái cảm

giác đầu tiên mà chàng cảm nhận

là sự gần gũi, thân thân tỏa ra

nhìn từ mọi góc độ.

Bà chủ là một cô gái. Thấy có

khách,cô gái nhỏ nhẹ:

- Chào anh!xin lỗi,tôi có

thể giúp gì?

Cái cách chào hàng có vẻ bài bản

làm chàng thanh niên nghĩ tới

những cô nhân viên phục vụ tại

các nhà hàng. Nàng là nhân viên

ư! Chàng thanh niên khẽ mỉm

cười và đáp ngay một câu cũng

bài bản không kém, sẽ giải đáp

tất cả cho khúc mắc đang hiện

hữu trong đầu:

- Cho tôi gặp ông chủ? Vấn

đề của tôi có lẽ ông chủ

xử lí nhanh hơn.

- Tôi là cô chủ đây,anh cần

gì..?

- Cô!

- Vâng!Chính tôi.

- Tôi không tin lắm.

- Tại sao?

- Cô còn quá trẻ,cô không

đi học sao?

- Hứ. Thì sao chứ,ai nói

với anh là đi làm thì

không thể đi học?

Bỗng dưng bị hỏi lại, chàng

thanh niên có vẻ ngượng ngập.

Nhưng rồi với bản năng tự vệ

thường thấy, chàng nhanh chóng

lấy lại thế chủ động:

- Không ai nói với tôi hết.

Phaûi chaêng laø baát chôït

12

Page 13: DMag #2 - 02/09/2012

Dứt lời,chàng thanh niên điệu bộ

vờ vẻ ngập ngừng.rồi suy diễn

tiếp,thoạt nghe có vẻ logic:

- Thứ nhất,cô còn quá

trẻ,tôi chắc rằng cô không

đủ tiền mua mảnh đất

ngay sát đường quốc lộ

mở cái tiệm này được. Và

thứ hai là… là lịch học

của cô không cho phép cô

làm như vậy?

- Lịch học của tôi?anh nói

bậy rồi.Anh biết tôi học

trường nào cơ chứ?

- Tôi biết?

Cái điệu bộ dứt khoát làm cô gái

có vẻ ngạc nhiên, anh ta đang

xạo chăng?

- Cô học năm nhất, ĐH Y

Dược. Đúng chứ?

- Cô gái khẽ chau mày, rồi

khấp khởi và sau đó là tư

lự, một nét tư lự thật đáng

yêu:

- Sao anh biết? - Cô gái hỏi

lại.

- Tôi bói!

- Xạo. Anh mà biết bói?-

Nàng chép miệng.

- Sao lại không?ai nói với

cô là đẹp trai thì không

biết bói?

Giọng điệu pha trò của cậu thanh

niên làm nàng tươi lên được đôi

chút, đôi chút là không nhiều

nhưng cũng cũng đủ để làm bớt

đi cái không khí ngột ngạt khó

thở trong cái nóng oi bức mùa hè

này..

- À! Tôi biết rồi - Nàng lên

tiếng và nhanh tay chộp

lấy cái thẻ mà chàng đang

cố tình giấu sau xấp đĩa,

với một vẻ hí hửng, nàng

tiếp:

- Hóa ra là cái này. Thật

đáng ghét.

- Ghét tôi - Chàng làm bộ

hỏi?

- Ừ. Ghét anh,khi nãy tôi

tưởng anh tinh tế lắm, tôi

cứ ngờ ngợ tại sao anh

biết rõ như vậy. Nếu

không phải có cái thẻ sinh

viên này, có anh “bình

phương” cũng không biết

được. Anh nói xem?

Không đáng ghét sao.

- Ừ… Đáng ghét thật!

Nói xong cả hai cùng cười. Thì

ra trong lúc hỏi bắt đầu cuộc nói

chuyện khi nãy, chàng thanh niên

đã để ý thấy một tấm thẻ nhỏ

nằm gỏn gọn dưới một chiếc đĩa,

tấm thẻ màu xanh lục trên đó ghi

rõ cái tên Đỗ Quyên, ĐH Y Dược.

Ra là vậy. Quyên, cái tên thật đẹp,

nàng thật xứng với cái tên ấy. Nó

từa tựa giống tên một loài hoa

hay loài chim nào đó. Đỗ

Quyên,cái tên mới nghe đã khiến

người ta có cảm tình làm sao ấy.

Mãi một lúc sau, dường như đã

bắt đầu cảm thấy thân thân, nàng

hỏi:

Nghe giọng anh chắc không phải

người trong này.

Ừ. Tôi người bắc … là dân Bắc

Kì.

À! Tôi cũng đoán vậy,tôi thích

nghe giọng bắc-nàng tiếp.

- Tại sao?

- Không biết?

- Vậy cũng nói.

- Anh học trường nào?

- Đại học Kinh Tế!

- Anh học kinh tế-nàng

tròn mắt.

- Ừ. Sao, không giống lắm

hả?

- Ừ… Tôi tưởng anh học

văn khoa, trông anh ngồ

ngộ như một văn sĩ.

- Văn khoa. Ái chà, tôi

không lãng mạn như cô

nghĩ đâu? Tính tôi cộc

cằn, không thích hợp học

văn khoa.

Và như chợt nhớ đến cái thắc

mắc hời hợt khi nãy, chàng hỏi:

- Cha mẹ cô đâu? Sao họ

không trông cửa hàng.

- Họ mất rồi!

Câu trả lời cụt ngủn làm chàng

cảm giác như một vết cắn xé vào

tim. Chàng đã vô tình chạm đến

nỗi đau của cô gái, một nỗi đau

thăm thẳm, xa mờ như những làn

sương mỏng phủ đều trên đường

phố buổi sáng sớm lúc giao mùa,

chỉ cần một làn gió nhẹ, một tia

nắng rọi, làn sương mỏng ấy sẽ

tan ra. Con người ta sẽ hết mơ

mộng, sẽ quay về với thực tại.

Lần này ẩn đằng sau cái thực tại

ấy là một nỗi buồn man mác:

Xem tiếp trang 20

13

Page 14: DMag #2 - 02/09/2012

Sống trong đời sống cần......... cần 1 tấm lòng để sẽ chia, để yêu thương. Là con chim, chiếc lá. Con chim phải

hót, chiếc lá phải xanh. Sống ở đời đâu chỉ riêng ai.....

Hiện nay, trên đất nước ta còn biết bao trẻ em phải sống trong khó khăn, thiếu thốn, đến cả ngày tết thiếu nhi

cũng không được hưởng một cách trọn vẹn. Vì vậy nhân dịp tết Trung Thu sắp tới, vào ngày 2930-9-2012, tại Sóc

Trăng sẽ diễn ra chương trình đặc biệt mang tên “ Vui hội trăng rằm” dành cho các em thiếu nhi , với sự tham gia của

đông đảo các chiến sĩ trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. Đêm hội sẽ tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các em có

môi trường giao lưu thân thiện, vui để học tốt hơn, hơn hết chúng ta có thể chia sẻ với các em thiếu nhi nghèo, có

hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đến với đêm hội chúng ta có thể làm được nhiều công việc ý nghĩa cho các em

thiếu nhi và cũng mang lại cho chính chúng ta những trải nghiệm khó

quên, những niềm vui nhỏ nhoi nhưng để lại trong lòng mỗi người những

cảm xúc khó phai. Chương trình “Vui hội trăng rằm” năm 2011 đã diễn

ra trong một ngày mưa tầm tã, nên gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng những

thành viên trong ban tổ chức vẫn hết sức mình để chuẩn bị một cái tết thiếu

nhi thật đầy đủ, thật ý nghĩa. Không phải là một đêm hoành tráng,

với nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn, cũng không có những

chiếc lồng đèn điện tử sáng chói mà thay vào đó chỉ là những

lời tâm sự, sẻ chia, quan tâm dành cho nhau, cũng những

bài hát tập thể về ngày trung thu. Với một khoản kinh phí

nhỏ có được nhờ những ngày đi bán hoa, đi quyên góp ở các chùa, các khu chợ

nên chúng ta chỉ có thể tặng cho các em những chiếc đèn ông sao tuy nhiên lại đầy sắc

màu, lung linh ánh nến trong đêm, nhìn vào ánh mắt vừa ngây thơ vừa háo hức của các em

thì đây quả là món quà to lớn và đầy ý nghĩa. Vui nhất thì đây chính là thời gian mà các bạn tham gia đợt một có thể

gặp gỡ và thăm lại những cô bé, cậu bé ngày trước, còn các bạn chỉ tham gia đợt hai thì có cơ hội làm quen, trò

chuyện với các em. Và cũng đã đến lúc chuẩn bị để trở về với công việc học tập sinh hoạt hàng ngày, mỗi người một

tâm trạng, một ý nghĩ, và sẽ luôn ghi nhớ đến khoảng thời gian này. Mọi người chia tay nhau kẻ đi , người ở lại

nhưng họ sẽ còn gặp lại.

Tôi một sinh viên năm nhất chưa từng được tham gia chương trình này nên rất háo hức có thể tham gia chương

trình “Vui hội trăng rằm” 2012. Chắc chắn đây sẽ là một dịp mang đến cho tôi cũng như các bạn nhiều điều thú vị,

hấp dẫn. Và bây giờ chúng ta hãy cùng nhau gặp anh Nguyễn Thành Hưng – đội trưởng đội hình xã An Ninh để

nghe anh chia sẻ một số công việc trong khâu chuẩn bị cho chuyến đi sắp đến.

Xin chào anh, em đến từ DNews và anh có thể dành chút thời gian chia sẻ với các bạn về

chặng II - “Vui hội trăng rằm “ sắp đến được không ạ ?

Tất nhiên rồi !

Em xin hỏi là theo như em biết thì thời gian dự kiến thực hiện chương trình là

ngày 29 30-9 và đây cũng chính là ngày thi môn tối ưu hóa của K37, nên các

bạn không tham gia được mà có thể nói đây là một lực lượng chính của chương

trình. Vậy anh có dự định như thế nào?

14

Page 15: DMag #2 - 02/09/2012

Năm trước chúng ta chia ra làm nhiều đội tổ chức ở nhiều địa điểm thì năm nay sẽ không

phân tán nữa mà sẽ tập chung về một địa điểm để tổ chức chương trình thật chất lượng

như một event, lực lượng đông sẽ tạo nên sự khí thế, sôi động tang thêm sức hấp dẫn cho

chương trình.

Đội sẽ đi trong hai ngày thì việc sinh hoạt của các bạn sẽ như thế nào ạ?

Mọi người sẽ sinh hoạt trong nhà văn hóa xã, cùng ăn cơm tập thể tạo không khí gia đình

giúp mọi người làm quen với nhau nhiều hơn và có gì khó khăn chúng ta sẽ được địa

phương giúp đỡ hết mình. Mọi người sẽ biết thêm được nhiều điều khi tham gia chuyến

đi.

À đúng như vậy, theo như kế hoạch của trường, chúng ta sẽ đi vào hai ngày đó nhưng có

thể anh sẽ lùi lại để tạo điều kiện cho các bạn K37 tham gia chương trình tốt nhất.

Vậy sẽ có khoảng bao nhiêu bạn tham gia chiến dịch ạ? Và chỉ còn khoảng một

tháng nữa thôi em muốn hỏi về khâu chuẩn bị của mọi người như thế nào đặt biệt

là kinh phí

Đợt này sẽ có khoảng 55 chiến sĩ tham gia. Còn về phần kinh phí thì được vận động từ

nhiều nguồn như sắp tới chúng ta sẽ đi bán hoa, vận động quyên góp từ chính các bạn

trong KTX, quyên góp ve chai, … Còn về nội dung của chương trình bọn anh sẽ tổ

chức giống như một đêm hội gồm: đầu tiên là tổ chức gian hàng trò chơi nếu như bạn

đã tham gia những hội chợ ngày tết thì ở đây cũng giống như vậy, tiếp đến là chương

trình văn nghệ với nhiều tiết mục múa, hát , diễn kịch đặc sắc do các bạn chuẩn bị để

mang đến một không khí vui vẻ nhất cho các em nhỏ, và chắc chắn không thể thiếu

được tiết mục phá cỗ, rước đèn một phần không thể thiếu trong chương trình. Và chắc

chắn còn rất nhiều điều thú vị khác nữa mọi người cùng chờ xem nhé.

Theo em được biết là năm ngoái chương trình diễn ra trong một ngày mưa nên

mang đến nhiều khó khăn cho các đội, vậy năm nay có gì khác so với năm trước

không ạ ?

Rất cảm ơn anh về buổi gặp mặt hôm nay, và cũng chúc cho chương trình của

mình thành công tốt đẹp. Hẹn gặp lại anh trong ngày gần nhất.

Còn bây giờ các bạn hãy cùng tôi chờ đợi xem kết quả của chương trình năm nay nhé! Hãy đợi xem đội trưởng

Nguyễn Thành Hưng và gia đình KTX 135A sẽ mang đến cho chúng ta những bất ngờ gì. Và tôi cũng thực sự mong

muốn sẽ được cùng các bạn mang đến cho các em thiếu nhi một ngày trung thu ý nghĩa. Hẹn gặp lại các bạn vào

ngày đặc biệt ấy. ( cũng mong hôm ấy không phải là một ngày mưa)

PHƯƠNG VY

15

Page 16: DMag #2 - 02/09/2012

Anh

...

ra.

-

16

Page 17: DMag #2 - 02/09/2012

do

e

trong anh.

n

VÔ DANH

17

Page 18: DMag #2 - 02/09/2012

inh ra và lớn lên nơi mảnh đất màu mỡ phù sa nhưng nghèo

vật về chất lẫn tinh thần này, tôi hiểu cuộc sống ở làng quê là như thế nào, yên tĩnh trầm mặc trong những

đêm dài bất tận. Không giống với nơi thành thị nhà cao cửa rộng, bọn học trò chúng tôi phải đi đến trường

trên những con đường gồ ghề, trên những chiếc cầu mà không biết còn đi được bao lâu nữa. Đôi lúc tôi chỉ muốn

nghỉ học để đi khỏi cái vùng quê nghèo này. 11 năm học trôi qua, mùa hè lại đến, tiếng ve sầu lại bắt đầu rên rỉ

trong những tán phượng trước sân trường, tôi không giống như các bạn, được ở nhà cùng gia đình, về quê thăm

ông bà hay đi du lịch đó đây, tôi lao vào học thêm, học đến không có thời gian nghỉ. Hôm nay, một ngày như bao

ngày buồn tẻ khác, tôi ra về trên chiếc xe đạp – người bạn dường như là duy nhất của tôi trên con đường đến

trường.

Vẫn hàng cây xanh, vẫn cánh đồng lúa đang trong thời kỳ làm đồng, từng hạt mưa rào đang phủ xuống

vai, tôi cố chạy thật nhanh để không bị những hạt mưa làm ướt áo. Khi gần đến nhà bác Sáu, những tiếng cười

rôm rả làm tôi tò mò, vô tình liếc vào thì trước mặt tôi là những anh chị lớn hơn tôi vài tuổi đang mặc trên người

những chiếc áo màu xanh. Lúc đó trong lòng tôi lóe lên một suy nghĩ không lẽ là thành niên tình nguyện, quả thật

là vậy khi trên chiếc áo của các anh chị đều im đậm những dòng chữ như thế, nhìn bóng

hình các anh chị khuất sau những rặng tre già lúc đó tôi cảm thấy vui lắm, cái

cảm giác lâng lâng khó tả…Ôi, sao tôi lại có cảm giác thân thương và yêu mến

những con người áo xanh tình nguyện đến thế dù đây là lần đầu tiên tôi được

gặp các anh chị.

Thế là một nguồn sống mới tuôn chảy từ khi các anh chị bắt đầu

đặt chân lên mảnh đất nơi tôi đang sống, sự trống trải buồn tẻ của miền

quê này không còn nữa mà thay vào đó là những buổi sinh hoạt đó đây

vui vẻ, những trò chơi mà các anh chị bày cho bọn trẻ chúng tôi cùng

tham gia, những buổi tuyên truyền về cách phòng chống sốt xuất huyết,

sức khỏe sinh sản qua đó cũng giúp bà con quê tôi hiểu biết thêm nhiều.

Lớp học mùa hè xanh được mở ra các em nhỏ cũng hăng hái tham gia,

đôi lúc đi ngang qua lớp học tôi lại đưa mắt nhìn vào, phòng học không

rộng nhưng tiếng cười thì không thiếu. Còn nhớ có lần tôi cùng các

anh chị đi phát quang làm vệ sinh trên con đường ra xã, nắng nóng và

mệt nhọc nhưng tôi vẫn thấy nụ cười trên môi các anh chị. Khi ở bên

anh chị tôi có cảm giác ấm lòng làm sao, tôi đã thay đổi suy nghĩ của

bản thân một cách tích cực và học được nhiều điều có giá trị từ các

anh chị. 21 ngày các anh chị đến quê tôi không phải là khoảng thời gian

dài nhưng phần nào cũng giúp người dân nhiều điều, còn bọn trẻ

chúng tôi học được những điều hay lẽ phải. Nhưng thời gian sao lại trôi

qua nhanh thế, giờ đây các anh chị đã xa chúng tôi, xa mảnh đất miền

quê thanh bình này!

S

18

Page 19: DMag #2 - 02/09/2012

Chiều nay tình cờ nghe lại bài hát mùa hè xanh mà các anh chị dạy chúng tôi, lòng tôi cảm thấy nghẹn ngào.

Thời gian ơi, sao mi lại trôi nhanh đến thế. Bọn trẻ chúng tôi vẫn chưa học hết mọi điều từ anh chị, giờ đây mọi thứ

lại quay trở về xưa cũ. Mỗi lần đi học về nhìn vào lớp học, sao êm đềm quá, chiếc bảng xanh vẫn còn đó, bàn ghế

vẫn còn đó nhưng các anh chị giờ đã xa, để lại nơi đây sự im ắng đến đau lòng. Không còn những tiếng cười đùa của

bọn trẻ, không còn bóng dáng các anh chị trên bục giảng, cũng không còn những buổi sinh hoạt, những trò chơi tập

thể.

Con đường làng bây

giờ cũng vắng bóng những

chiếc áo màu xanh. Ngày tiễn

các anh chị về lại thành phố,

từng lời nói từng cử chỉ của

các anh chị làm khóe mắt tôi

cay cay, tôi chỉ biết cười

gượng cho sự việc mau chóng

qua, tôi không muốn nhìn

thấy các anh chị phải khóc

khi nhìn thấy vẻ buồn phiền

của tôi.

Dẫu biết đã xa nhau

những hồi ức quây quần sum

họp bên nhau, những buổi

sinh hoạt vẫn còn trong tôi,

làm sao đây! Làm sao tôi có

thể quay lại những khoảnh

khắc ấy khi ngày hôm qua

vẫn còn trong tâm trí. Bữa

tiệc nào rồi cũng đến hồi kết

thúc, thời gian trôi đi có lẽ

nỗi buồn cũng sẽ vơi bớt,

nhưng tôi sẽ luôn nhớ về

những còn người đã mang

đến mầm sống cho quê

hương tôi. Cảm ơn mùa hè

xanh! Cảm ơn những anh chị

đã không ngại gian khó để

đến bên chúng tôi. Cuộc sống

này còn gì thú vị hơn khi con

người ta biết sống để cho

đi… Mai này không còn được

gặp lại các anh chị nữa

nhưng tôi mong rằng nụ cười

sẽ mãi hiện lên trên gương

mặt các anh chị, những nụ

cười rạng rỡ ấy…!

Nguyễn Trọng Nghĩa - 17tuổi - Hòa Quới - An Ninh - Châu Thành - Sóc Trăng

19

Page 20: DMag #2 - 02/09/2012

- Tôi … Tôi thành thật xin

lỗi, tôi không biết. Cô

không giận tôi chứ.

Vẻ như đoán trước được chàng

thanh niên sẽ nói như vậy, cô gái

khẽ nhìn đi chỗ khác và như cố

mím môi để thốt ra một câu theo

lẽ, nàng nhỏ giọng:

- Không sao! Không phải

lỗi tại anh…

- Họ mất lâu chưa Quyên?

- Chàng hỏi.

Không hiểu sao lần này chàng lại

gọi tên nàng nữa, có lẽ khi xưng

tên là người ta đã coi nhau là bạn,

trong tình huống này, đó là một

sự thấu hiểu, một mối tri giao,

một sự cảm thông đáng trân

trọng.

- Tôi cũng không biết, tôi

chưa từng nhìn thấy họ,

tôi còn không biết họ tên

gì nữa, với tôi họ không

hề tồn tại.

- Vậy ra…

Chàng bỏ lửng câu nói, cốt để

người con gái kia hiểu ý mà trả

lời, chàng khẽ liếc chờ xem một

sự phản hồi, không có một chút

cơ miệng nào cử động trên khuôn

mặt dễ thương của nàng cả.

- Anh đoán đúng rồi! - Và

như ngập ngừng đôi chút,

nàng tiếp:

- Tôi là đứa trẻ bị bỏ rơi,

bác lao công nhặt tôi

trong cái vali mở khóa

đặt gần sọt rác trước cổng

bệnh viện, bác nói trên

người tôi lúc đó chẳng có

gì ngoài dòng chữ: Đỗ

Quyên! Mẹ xin lỗi…

Đến đây chàng thấy mắt nàng

nhòe đi trong chốc lát,một vài

giọt nước mắt bịn rịn, khẽ khẽ

lăn dài trên má mặc cho chủ nhân

nó đang cố sức dồn nén hết mọi

cảm xúc nhạt nhòa …

- Quyên đừng khóc

nữa,nè.lau nước mắt đi?

Chàng thanh niên vội đưa cái

khăn giấy sạch sẽ đã thủ sẵn

trong cặp, mà bình thường chàng

chẳng bao giờ dùng đến khăn

giấy cả, do sáng nay lúc thức dậy

chàng để ý mình bị hắt xì liên tục

nhiều lần … chàng bị viêm mũi

mà, thời tiết thay đổi lại vậy

thôi …

Nàng nhận lấy kèm theo cái gật

đầu tế nhị, rồi quay mặt vào

trong thổn thức lau khẽ, lau

thoảng qua cái xúc cảm bất chợt.

- Rồi sao đó thì sao, bác

lao công ngày đó giờ vẫn

sống tốt chứ - Chàng tò

mò.

Bất giác chàng nhắc đến bác lao

công! Phải? Cái vóc dáng tiều

tụy, đơn chiếc mà chàng thường

nhìn thấy hàng đêm ở đường

Phạm Ngũ Lão, lầm lũi đẩy chiếc

xe rác, cái chổi tre loẹt xoẹt lướt

qua hàng trăm thứ nhơ bẩn nào

rác, nào bụi, nào nhiều thứ

khác … Lao công! Cái công việc

vất vả, đôi khi bị thiên hạ coi

thường, phớt lờ … đôi tay gầy

guộc, trơ xương ấy mười chín

năm trước đã cứu rỗi một linh

hồn. Chàng mường tượng.

- Bác lao công ngày trước,

bây giờ là ba tôi.

Câu trả lời thoảng qua, chàng

không ngạc nhiên lắm.

- Nhưng ông ấy đã mất

cách đây ba tháng trước,

ba tôi bị ung thư máu giai

đoạn cuối, bị bệnh từ lâu

nhưng ba tôi không hay

biết. Đến lúc phát bệnh,

đi xét nghiệm thì đã

muộn.

Trầm ngâm hồi lâu, nàng tiếp:

- Ba tôi thương tôi lắm!

Anh biết không? Hồi bé

ngày ngày ba nhịn ăn

sáng, lấy tiền cho tôi ăn

quà vặt, ba kêu lẽ sống

của đời ba là tôi, điều ba

chăm chút, mong muốn

khi đi hết đi quãng đời

này là mong tôi đỗ đại

học, mong tôi thành đạt.

Giờ đây khi tôi đỗ đại học

thì ba không còn bên tôi

nữa.

Nói xong, nàng không khóc như

khi nãy nữa. Chàng biết nàng

đang nén khóc, nén dòng cảm

xúc.

Đột nhiên chàng thanh niên cảm

thấy hụt hững, chàng hụt hẫng vì

điều gì, chính chàng cũng không

rõ. Những ý niệm ban nãy chợt

tan biến đi đâu mất, tan vào cõi

vô định.

- Cái cửa tiệm này là ba

Quyên để lại phải không?

- Chàng tò mò tiếp.

- Ừ! Ngày trước ba trúng

ba tờ vé số, trúng độc đắc.

>>Tiếp theo trang 13

20

Page 21: DMag #2 - 02/09/2012

Ba gửi một ít vào trung

tâm từ thiện, còn lại ba

mở cái cửa tiệm này.

Ba tôi cũng là trẻ mồ côi, khi

người mất, tôi tiếp quản cái cửa

tiệm này.

- Quyên không thích công

việc này ư?

- Sao anh hỏi vậy?

- Nhìn chẳng giống kinh

doanh xíu nào cả, ai nhìn

cái bảng hiệu cũng thừa

biết chủ nhân không mặn

mà với nó..

Nán lại đôi chút để lấy giọng,

chàng tiếp: Tôi nghĩ Quyên nên

bán cửa tiệm này đi, lấy tiền gửi

tiết kiệm mà lo cho hoc hành,

Quyên học khoa dược phải

không. Còn năm năm nữa cơ

mà..

Đột nhiên nàng cười, khi cười

trông nàng thật đẹp: Ừ. Anh nói

y hệt ba tôi …

- Ba Quyên cũng từng nói

vậy ư?

- Ừ!

- Vậy sao Quyên không

làm?

- Tuần sau tôi làm - Nàng

ngô nghê - Bán xong tôi

sẽ đi du học!

Câu nói đột ngột khiến tim chàng

nén lại, chàng chưng hửng:

- Thật không?

Vừa hỏi chàng vừa liếc nàng dò

xem một phản ứng, hi vọng lời

nói tiếp theo phát ra từ đôi môi

đang mấp máy kia là một sự phủ

nhận:

- Thật,tôi đã nhận được

học bổng toàn phần của

trường du học sang Mĩ.

Tôi đi rồi, cửa tiệm này

sẽ chẳng ai trông nữa. Đó

cũng là tâm nguyện của

ba tôi..

-Ừ… Quyên nghĩ vậy cũng tốt -

Chàng thở dài.

Chẳng hiểu sao từ khi gặp nàng,

trái tim chàng đã bắt đầu rôn

nhịp, khuôn mặt kia xem mới

thân tình làm sao! Gặp gỡ chi rồi

lại thôn thức, đôi lúc chàng bâng

quơ, bâng quơ rằng ông trời thật

khéo sắp đặt, khéo bông đùa.

Nguyễn Du đã rất

đúng khi diễn tả

tâm trạng chàng

lúc này: Người

đâu gặp gỡ làm

chi - trăm năm

biết có duyên gì

hay không.

Có chăng là bất

chợt..

- Anh sao

vậy? Tôi thấy anh

hụt hẫng điều chi

đó.

- Không

có gì. Là tôi …

Tôi thích hụt

hẫng vậy đó.

- Lại xạo

rồi. Anh khá đặc

biệt - Nàng nhỏ

nhẹ.

- Tôi đặc biệt ư - Chàng

khấp khởi.

- Ừ, đặc biệt, nãy giờ tôi đã

coi anh là bạn từ lâu, anh

làm tôi cảm nhận nhiều

chia sẻ, nhiều quan

tâm … Tôi lấy làm tiếc vì

sau này không gặp anh

nữa! Từ khi anh xuất hiện

đến khi tôi nói sẽ đi du

học, tôi cũng hụt hẫng

không kém gì anh. Tôi sẽ

rất nhớ anh!

- Tôi cũng vậy. Tôi sẽ rất

nhớ Quyên..

Khẽ tiến lại gần, chàng nắm lấy

tay cô gái:

- Quyên ráng học cho tốt,

đừng phụ lòng ba Quyên

nhé.

- Ừ. Quyên biết rồi!

Thời gian đang ngừng lại chăng,

ông trời đang thách thức chăng?

Chàng muốn nói gì đó mà như có

hòn đá chặn ngang cổ họng, nói

gì bây giờ, khi tất cả chỉ là bất

chợt.

- Giờ tôi phải về, chiều

phải làm bài thi nữa..

- Anh về ngay thật sao -

Nàng quyến luyến.

- Ừ … Chào Quyên nhé …

Dứt lời, chàng khoát tay rồi chạy

nhanh ra cửa đẩy chiếc xe đạp,

nghe thoảng thoảng đâu đó một

giọng trong trẻo gọi với theo:

- Quyên chưa biết tên anh?

- Quyên không cần biết! -

Chàng đáp gọn.

Rồi vội vã cho xe xuống lề hòa

theo dòng người tấp nập như

đang lảng tránh điều gì!

Có khi nào con trai cũng biết

khóc!!!

TRẦM MẶC TỬ

21

Page 22: DMag #2 - 02/09/2012

Mùa tựu trường lại về ! Không xào xạc lá rơi, không bàng bạc mây trời. Năm học mới bắt đầu trong cái

không khí rất Sài Gòn. Ấy là cái thất thường của ông trời, chợt chói chang rồi chợt trút nước ào ào, ấy là

cái không khí tất bật của những phụ huynh và học sinh trong các trung tâm mua sắm, ấy là hình ảnh

những sinh viên tay xách nách mang từ mọi miền quê rục rịch kéo lên thành phố nhập học… Nó lặng

ngắm đường phố tấp nập giờ tan tầm.

Ừ, một năm rồi…Mới hôm nào nó lớ ngớ lên Sài Gòn nhập học. Mồ hôi nhễ nhại, mắt ầng ậc nước, vất vả

lắm nó mới tìm được khu nhà có tấm biển: KTX Đại học Kinh tế. Một mình lò dò trong thành phố xa lạ, nó

thấy sợ hãi thật sự. Chưa bao giờ nó cảm giác mình nhỏ bé như vậy, không người thân, không bạn

bè…thứ duy nhất hiện ra trước mắt nó là ngôi nhà mà nó sắp bước vào, là nơi nó gửi gắm cả đời sinh

viên. Nó sợ sệt nhìn xung quanh, khệ nệ kéo chiếc vali lên từng bậc thang.

Và cuộc sống mới bắt đầu với chú chim non vừa rời tổ…

Có lẽ không dễ dàng gì khi bắt đầu cuộc sống mới với những thứ hoàn toàn mới. Những anh chị khóa trên

hướng dẫn nó cách sinh hoạt, cách học tập, cách đi lại…tất tần tật những thứ cần thiết với một tân sinh

viên . Nó ngỡ ngàng, tại sao mọi thứ nơi đây đáng yêu đến vậy! Những con người đến từ những miền quê

xa lắc, những con người vẫn chưa biết về nhau dù chỉ là cái tên vẫn nở nụ cười rạng rỡ khi chạm mặt. Họ

không chào, không bắt tay nồng nhiệt…nhưng chỉ cần một nụ cười đủ làm cho khoảng cách xích lại gần

hơn. Và ngần ấy đủ để nó vững tin rằng giữa Sài Gòn rộng lớn nó không hề đơn độc. Rồi ngày mai họ sẽ

là bạn, là anh em, là gia đình mới của nó.

Từng ngày trôi đi trong cái nhịp gấp gáp của tuổi trẻ. Buồn có, vui có,…nó dần thấy yêu nơi này. Những

chia sẻ chân thành từ anh chị, những phút tâm sự cùng bạn bè, những giờ sinh hoạt …là động lực giúp

nó vượt qua khó khăn. Cuộc sống xa nhà bộn bề lo toan. Nhưng nó tin rồi nó sẽ đi đến cuối con đường đã

chọn vì xung quanh nó giờ đây còn có cả một đại gia đình.

Một năm không là quá dài để nó hoàn toàn thích nghi với tất cả . Nó chưa thể nhớ hết những khuôn mặt

trong gia đình mới này. Nó chưa thể làm được điều gì đó cho mọi người ở đây. Nó chưa thể mở lòng mình

đủ rộng để người khác có thể hiểu nó… Nhưng có một điều nó biết rất rõ, KTX135A đã đang và sẽ mãi là

ngôi nhà thân yêu của nó. Rồi thời gian sẽ tự nhiên cột chặt nó với nơi này.

Để hôm nay hay ngày mai khi nhìn dòng người xuôi ngược lòng nó lại bình yên như đang đứng trên quê

hương mình, bởi ở đây có cái mà mọi người vẫn gọi nhau là ‘’nhà’’, có thứ tình cảm mà người ta gọi là

‘’anh em’’, có những tháng ngày đẹp nhất của đời người…Rồi bỗng dưng muốn cho thời gian ngừng lại để

mãi là đứa út được yêu chiều nhất nhà, rồi lại muốn cho thời gian trôi nhanh để đón những đứa em mới

vào, rồi lại rưng rưng nghẹn ngào khi phải chia tay với những người con cả…dở dở ương ương như trời

đất Sài thành lúc tiếng trống trường giục giã.

Thùy Trang

22

Page 23: DMag #2 - 02/09/2012

23

Page 24: DMag #2 - 02/09/2012

ĐỐ VUI

1. Từ gì mà chắc chắn 100% người Việt Nam đều phát âm sai?

2. Có một loài “động vật hoạt động về đêm”, tên của nó có 2 chữ cái, đố bạn nó là gì?

3. Đố các bạn, trong các loại răng thì răng nào mọc muộn nhất?

Có 4 bà xơ bị chết và cùng được lên thiên đường. Chúa Jesus làm lễ rửa tội cho cả 4 bà.

Chúa hỏi bà thứ nhất:

- Đã bao giờ con có hành động gì xấu xa chưa?

- Thưa Đức toàn năng, có một lần trên xe buýt, ngón tay út của con trót chạm vào vật dơ bẩn của đàn

ông.

- Không sao, con hãy nhúng ngón tay dơ bẩn vào chậu nước thánh, mọi tội lỗi của con sẽ được rửa sạch.

Bà xơ làm theo lời Chúa và đứng sang một bên. Đến lượt bà xơ thứ hai, Chúa cũng hỏi như vậy và kết

quả là bà phải nhúng cả bàn tay vào chậu nước thánh.

Khi bà xơ thứ ba vừa định bước lên thì bà thứ tư từ phía sau chạy lên, gạt bà thứ ba ra và đứng vào vị trí

rửa tội.

- Sao con lại có hành động lỗ mãng như vậy? Chúa hỏi bà thứ tư.

- Xin Chúa hiểu cho con, con làm sao có thể súc miệng được khi mụ ta sẽ nhúng cả mông của mụ vào

chậu nước?

Đáp án: “sai” 2. Ma 3. Răng giả