datn trung

177
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang LỜI NÓI ĐẦU Từ ngày xưa, con người đã biết tạo ra những điều kiện vi khí hậu thích hợp để chống lại những điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Họ biết dùng lửa để sưởi ấm vào mùa đông, lợi dụng sự bay hơi của nước để làm mát không khí vào mùa hè… Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điều hoà không khí cũng được ra đời và phát triển như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Người đặt nền móng đầu tiêu cho kỹ thuật điều hoà không khí là Tiến sĩ người Mỹ Willis.H. Carrier (1876 - 1950). Năm 1905, Carrier xây dựng hệ thống khống chế ẩm. Đến năm 1911 thì điều tiết không khí mới trở thành một ngành khoa học riêng biệt, khi Tiến sĩ Carrier công bố kết quả nghiên cứu về tính chất của không khí và đưa ra đồ thị của không khí ẩm vào năm 1919. Đồ thị này sau đó đã đựơc ứng dụng rộng rãi để giải quyết các bài toán về điều hoà không khí. Năm 1920, Ông lắp đặt hệ thống điều hoà không khí đầu tiên tại nhà máy giấy để làm ẩm không khí. Sau đó, Ông áp dụng cho nhà máy dệt và nhiều lĩnh vực khác. Đến năm 1921, kỹ thuật điều hoà không khí có những bước tiến nhảy vọt khi Carrier phát minh ra máy làm lạnh ly tâm, nó thật sự lớn mạnh và tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, mốc đáng chú ý nhất là năm 1944, hệ thống điều hoà không khí trên máy bay được hoàn thiện. Đây là một sự kiện đáng trân trọng, nó đánh dấu sự tham gia của kỹ thuật điều hoà không khí vào tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Kỹ thuật điều hoà không khí là một lĩnh vực quan trọng của kỹ thuật lạnh. Ngày nay, điều hoà không khí đã trở thành một ngành khoa học độc lập, phát triển vượt bậc và bổ trợ đắc lực cho các ngành khác. Chẳng hạn như: cơ khí chính xác, kỹ thuật điện tử, vi điện tử, kỹ thuật viễn thông, quang học, vi phẩu thuật, kỹ thuật quốc phòng, lĩnh vực hàng không, vũ trụ… Bởi lẻ các thiết bị, máy móc của những ngành này chỉ có thể hoạt động tốt, ổn định và có tuổi thọ cao trong những điều kiện, SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 1

Upload: yen-nguyen

Post on 24-Jul-2015

168 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

LỜI NÓI ĐẦU

Từ ngày xưa, con người đã biết tạo ra những điều kiện vi khí hậu thích hợp để chống lại những điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Họ biết dùng lửa để sưởi ấm vào mùa đông, lợi dụng sự bay hơi của nước để làm mát không khí vào mùa hè… Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điều hoà không khí cũng được ra đời và phát triển như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống.

Người đặt nền móng đầu tiêu cho kỹ thuật điều hoà không khí là Tiến sĩ người Mỹ Willis.H. Carrier (1876 - 1950). Năm 1905, Carrier xây dựng hệ thống khống chế ẩm. Đến năm 1911 thì điều tiết không khí mới trở thành một ngành khoa học riêng biệt, khi Tiến sĩ Carrier công bố kết quả nghiên cứu về tính chất của không khí và đưa ra đồ thị của không khí ẩm vào năm 1919. Đồ thị này sau đó đã đựơc ứng dụng rộng rãi để giải quyết các bài toán về điều hoà không khí.

Năm 1920, Ông lắp đặt hệ thống điều hoà không khí đầu tiên tại nhà máy giấy để làm ẩm không khí. Sau đó, Ông áp dụng cho nhà máy dệt và nhiều lĩnh vực khác.

Đến năm 1921, kỹ thuật điều hoà không khí có những bước tiến nhảy vọt khi Carrier phát minh ra máy làm lạnh ly tâm, nó thật sự lớn mạnh và tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, mốc đáng chú ý nhất là năm 1944, hệ thống điều hoà không khí trên máy bay được hoàn thiện. Đây là một sự kiện đáng trân trọng, nó đánh dấu sự tham gia của kỹ thuật điều hoà không khí vào tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong xã hội.

Kỹ thuật điều hoà không khí là một lĩnh vực quan trọng của kỹ thuật lạnh. Ngày nay, điều hoà không khí đã trở thành một ngành khoa học độc lập, phát triển vượt bậc và bổ trợ đắc lực cho các ngành khác. Chẳng hạn như: cơ khí chính xác, kỹ thuật điện tử, vi điện tử, kỹ thuật viễn thông, quang học, vi phẩu thuật, kỹ thuật quốc phòng, lĩnh vực hàng không, vũ trụ… Bởi lẻ các thiết bị, máy móc của những ngành này chỉ có thể hoạt động tốt, ổn định và có tuổi thọ cao trong những điều kiện, môi trường về nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Cũng nhờ kỹ thuật điều tiết không khí mà các ngành như: sợi dệt, thuốc lá, bia rượu, bánh kẹo, phim ảnh… mới sản xuất ra được những sản phẩm chất lượng cao và bảo quản sản phẩm được tốt hơn, thời gian bảo quản lâu hơn.

Mục đích của điều hoà không khí là tạo ra môi trường vi khí hậu thích hợp cho điều kiện sinh lý của con người, tạo cho con người cảm giác dễ chịu, thoải mái, nhằm nâng cao đời sống, tăng tuổi thọ cũng như tăng năng suất lao động của con người.

Khoa học ngày càng phát triển, đời sống của con người càng được nâng cao thì kỹ thuật điều hoà không khí càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng có nhiều hệ thống, thiết bị điều hoà không khí hiện đại, gọn nhẹ, rẻ tiền…

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng nực, mùa đông rét buốt thì nhu cầu về điều hoà là rất lớn. Có thể nói rằng hầu hết các cao ốc, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, phân xưởng, nhà máy… đã và đang xây dựng đều có trang bị hệ thống điều hoà không khí.

Xuất Phát từ những nhu cầu thực tế trên, với đồ án tốt nghiệp, em chọn đề tài: Thiết kế hệ thống điều hoà không khí cho khách sạn Brilliant Đà Nẵng.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 1

Page 2: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế không nhiều nên trong đồ án này của em chắc sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo và dạy dỗ tận tình của các Thầy cô giáo để kiến thức của em được củng cố và ngày càng phong phú hơn. Em xin chân thành cảm ơn quí Thầy cô !

Để hoàn thành đồ án này, ngoài sự nổ lực của bản thân, vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm khi đi thực tế, em còn nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các Thầy cô giáo và bạn bè. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn:

Thầy giáo TSTrần Văn Vang – giảng viên khoa Công nghệ Nhiệt - Điện lạnh trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, người đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn em thực hiện đồ án này.

Đà Nẵng, tháng 06, năm 2012Sinh viên thực hiện:

VŨ QUANG TRUNG

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 2

Page 3: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH

VÀ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

1.1. Giới thiệu công trình:

1.1.1.Giới thiệu sơ về công trình:

Khách sạn Brilliant nằm trên đường Bạch Đằng, được mệnh danh là con đường đẹp nhất

Đà Nẵng,1vị trí thật lý tưởng để du khách có thể tự do ngắm được dòng Sông Hàn thơ mộng

và cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành

phố.Toà nhà lớn với kiến trúc hiện đại 15 tầng,có tổng diện tích 11000 m2 sàn sử dụng,do

công ty TNHH Ngũ Long làm chủ đầu tư,đang được thi công nhằm mục đích phục vụ du

khách trong và ngoài nước.

1.1.2.Chức năng của các khu vực trong công trình:

Toàn bộ công trình bao gồm 1 tầng hầm,và 15 tầng khác

-Tầng hầm: là nơi dùng làm bãi đậu xe,nơi để máy móc và thiết bị chữa cháy

-Tầng 1:bao gồm phòng trung tâm dịch vụ kinh doanh,phòng văn thư,phòng cơ khí và thiết

bị điện và phòng an toàn lao động và Tiền sảnh.

Ở đây chủ yếu là phòng trung tâm dịch vụ kinh doanh là nơi hội họp và tổ chức các vấn

đề về kinh doanh của khách sạn.

-Tầng 2:Là nơi dành cho các khách mời danh dự đài loan và khu vực khiêu vũ:Các vị khách

đặc biệt sẽ cảm thấy thoải mái với những tiện nghi sang trọng được bố trí trong phòng,bên

cạnh đó khu vực giải trí là phòng khiêu vũ sẽ đem lại cho du khách những cảm nhận khó

quên.

- Tầng 3:Bao gồm phòng hội nghị và hội thảo là nơi để phục vụ các cuộc hội họp, tổ chức

các hội thảo bên cạnh đó nó còn phục vụ nhu cầu hội họp của chính cán bộ nhân viên Khách

sạn.

-Tầng 4-13:Bao gồm 9 phòng ngủ và 1 phòng hội nghị.Phòng ngủ của khách sạn bao gồm

nhiều loại phòng,với nhiều nhiều diện tích khác nhau,được bố trí các đồ dùng tiện nghi,sang

trọng,sẽ đem lại cho du khách những cảm giác thoải mái khi đến với khách sạn.

-Tầng mái:Là khu vực lắp đặt dàn nóng điều hòa không khí và là nơi lắp đặt hệ thống thu

năng lượng mặt trời phục vụ cho các nhu cầu của khách sạn.Bên cạnh đó tòa nhà sẽ được

bảo vệ với hệ thống cột thu lôi chống sét.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 3

Page 4: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

1.1.3.Tính Toán diện tích các phòng:

Bảng 1.1.Kết quả tính diện tích và lựa chọn số người trong phòng:

Tầng Tên Phòng Diện Tích Số người

1Trung tâm dịch vụ kinh doanh 27 10

Tiền sảnh 180 36

2Khiêu vũ 120 40

Khách mời danh dự Đài loan 150 50

3

Phòng họp 20 10

Hội nghị 85 30

Hội thảo 200 70

4-13

Phòng ngủ B1 26 2

Phòng ngủ B2 26 2

Phòng ngủ C1 32 3

Phòng ngủ C2 32 3

Phòng ngủ C3 32 3

Phòng ngủ C4 36 3

Phòng hội nghị F1 32 10

Phòng ngủ F2 22 2

Phòng ngủ F3 52 4

Phòng ngủ F4 52 4

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 4

Page 5: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Hình 1.Kiến trúc tông thể

1.1.4.Bản vẽ mặt bằng của công trình:

Lobby

ti?n s?nh

Hành lang

Phòng in ?n vàsao chép

Trung tâm D?chv? Kinh doanh

vs Nam

Ph?n còn l?i khu v?c ng?i

Trên

Máy tínhQu?n Bar

An toàn phòng

Co khí và thi?t b? di?n

Hình 2:Bản vẽ mặt bằng tầng 1

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 5

Page 6: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

1.2. Ý ngĩa của việc lắp đặt hệ thống ĐHKK cho công trình:

Điều hòa không khí được hiểu là khống chế nhiệt độ,độ ẩm của không khí trong một

phạm vi nhất định nào đó theo ý muốn của con người.Nó đóng một vai trò hết sức quan

trọng và thiết yếu trong cuộc sống của con người.Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới

gió mùa,mùa hè tương đồi nóng nực và có độ ẩm khá cao.Cùng với sự phát triển của đất

nước,đời sống nhân dân ngày một cải thiện và nâng cao,do đó nhu cầu về việc tạo ra điều

kiện vi khí hậu thích hợp cho con người ở các công sở,văn phòng,xí nghiệp và nhà ở của

nhân dân đã trở nên cấp thiết.Khách sạn Brilliant Đà Nẵng là một công trình lớn,là nơi du

khách có thể thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc,là nơi các công ty trong và ngoài

nước tổ chức các cuộc hội thảo…Vì vậy việc lắp đặt hệ thống điều hòa không khí tại khách

sạn brilliant hotel là hết sức cần thiết,nó tạo ra môi trường khí hậu mát mẻ,sảng khoái cho

những du khách khi đặt chân đến đây,tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm việc của con

người sẽ hiệu quả hơn.

1.3. Chọn các thông số tính toán:

Thông số tính toán ở đây là nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong phòng cần điều hoà và ngoài trời.

1.3.1. Chọn cấp của công trình:

Khi thiết kế hệ thống điều hoà không khí việc đầu tiên là phải lựa chọn cấp điều hoà cho hệ thống điều hoà cần tính. Việc lựa chọn cấp điều hoà không khí cho công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cấp điều hoà không khí quy đinh sai lệch cho phép các thông số trong nhà và liên quan đến việc chọn thông số thiết kế ngoài trời. Cấp điều hoà thể hiện độ chính xác trạng thái không khí cần điều hoà (nhiệt độ, độ ẩm...) của công trình.

Cấp điều hoà được phân loại theo mức độ quan trọng của hệ thống điều hoà đối với công trình:

Hệ thống điều hoà không khí cấp I: Là hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số tính toán trong nhà với mọi phạm vi thông số ngoài trời, ngay cả ở những thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm về mùa hè lẫn mùa đông.

Hệ thống điều hoà không khí cấp II: Là hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số tính toán trong nhà với sai số không quá 200 giờ trong một năm. Tương đương khoảng 8 ngày trong 1 năm.

Hệ thống điều hoà không khí cấp III: Là hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số tính toán trong nhà với sai số không quá 400 giờ trong một năm. Tương đương 17 ngày trong 1 năm.

Khái niệm về mức độ quan trọng chỉ mang tính tương đối và không rõ ràng. Chọn mức độ quan trọng là theo yêu cầu của khách hàng và thực tế cụ thể của công trình. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống điều hoà trên thực tế được chọn là hệ thống điều hoà cấp III.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 6

Page 7: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Cần lưu ý rằng: Nếu chọn công trình có độ chính xác cao nhất (cấp I), sẽ kéo theo, ví dụ như năng suất lạnh yêu cầu lớn nhất và sẽ kéo theo giá thành công trình cũng sẽ cao. Ngược lại, khi chọn độ chính xác của công trình vừa phải thì giá thành công trình cũng vừa phải.

Đối với công trình Khách sạn Brillaint hotel tiêu chuẩn 5 sao, gồm những căn hộ mẫu hay nhà ở, phục vụ cho việc sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ là chính nên những yều cầu về chế độ nhiệt độ và độ ẩm là không cao và không đòi hỏi nghiêm ngặt. Do đó, trong trường hợp này ta chọn phương án sử dụng hệ thống điều hoà không khí cấp III là có thể đáp ứng được những yêu cầu của công trình. Hệ thống điều hoà không khí cấp III có ưu điểm so với hệ thống điều hoà không khí cấp II và cấp I là giá thành lắp đặt rẻ, vốn đầu tư vừa phải, tiết kiệm đáng kể chi phí cho nhà đầu tư.

1.3.2. Chọn thông số ngoài trời:

Nhiệt độ và độ ẩm không khí ngoài trời ký hiệu là tN, N, ứng với trạng thái của không khí ngoài trời được biểu thị bằng điểm N trên đồ thị i-d của không khí ẩm. Chọn thông số tính toán ngoài trời phụ thuộc vào mùa nóng, mùa lạnh và cấp điều hoà. Lấy theo TCVN 5687-1992 như sau:

Bảng 2.12. Nhiệt độ và độ ẩm tính toán ngoài trời

Hệ thống Nhiệt độ tN, [°C] Độ ẩm N , [%]

Hệ thống cấp I

Mùa hè

Mùa đôngtmax

tmin

(tmax)

(tmin)

Hệ thống cấp II

Mùa hè

Mùa đông0,5(tmax+ttb

max)

0,5(tmin+ttbmin)

0,5[ (tmax)+ (ttbmax)]

0,5[ (tmin)+ (ttbmin)]

Hệ thống cấp III

Mùa hè

Mùa đôngttb

max

ttbmin

(ttbmax)

(ttbmin)

Trong đó:

tmax , tmin: là nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất tuyệt đối trong năm, đo lúc 1315 giờ;(tmax), (tmin): là độ ẩm tương đối ứng với nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất tuyệt đối trong

năm.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 7

Page 8: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Tuy nhiên, do hiện nay các số liệu này ở Việt Nam chưa có nên có thể lấy bằng (ttbmax)

và (ttbmin);

ttbmax , ttb

min: là nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất và lạnh nhất trong năm; (ttb

max), (ttbmin): là độ ẩm tương đối ứng với nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất và

lạnh nhất trong năm. Tuy nhiên, ta có thể lấy bằng độ ẩm tương đối trung bình ứng với tháng có nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất trong năm;

Hệ thống điều hoà không khí tại công trình Khách sạn Brilltaint hotel được chọn là hệ thống điều hoà không khí cấp III. Do đó, ta chọn các thông số tính toán như sau:

Mùa nóng:

Nhiệt độ: tN = ttbmax ;

Độ ẩm tương đối: N = (ttbmax);

Trong đó:

ttbmax, ttb

max : là nhiệt độ và độ ẩm trung bình của tháng nóng nhất trong năm;

Theo PL-2, trang 457 và PL-4, trang 461 của TL[1]: tại Đà Nẵng tháng nóng nhất là tháng 6 và khi đó tra bảng ta có:

Nhiệt độ: tN = ttbmax  = 34,5 C;

Độ ẩm tương đối: N = (ttbmax) = 76,5;

Tra đồ thị i-d ta có: iN = 103,79 kJ/kg;

dN = 26,97 g hơi/kg kkk;

1.3.3. Chọn thông số trong nhà:

Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong phòng ký hiệu tT, T ứng với trạng thái của không khí trong phòng được biểu diễn bằng điểm T trên đồ thị i-d của không khí ẩm. Việc chọn giá trị tT, T phụ thuộc vào mùa trong năm. Ở Việt Nam, nói chung có hai mùa là: mùa nóng và mùa lạnh. Khi không gian điều hoà tiếp xúc với không khí ngoài trời chỉ qua vách ngăn mà không qua một không gian đệm có điều hoà (để giảm sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời). Việc chọn thông số tính toán trong nhà như sau:

Mùa nóng:

Nhiệt độ: tT = 28 30oC: Khi nhiệt độ ngoài trời tN > 36 C; tT = 24 27C: Khi nhiệt độ ngoài trời tN < 36 C;

Độ ẩm tương đối: T = 35 70;

Để giảm chênh lệch nhiệt độ t quá lớn, người ta thiết kế một không gian đệm giữa không gian điều hoà và môi trường bên ngoài. Vào mùa hè, nhiệt độ của không gian đệm lớn hơn nhiệt độ của không gian điều hoà và nhỏ hơn nhiệt độ không khí của môi trường bên ngoài. Vào mùa đông, nhiệt độ của không gian đệm nhỏ hơn nhiệt độ của phòng điều hoà và lớn hơn nhiệt độ không khí của môi trường bên ngoài. Như vậy, sự tiếp xúc của con người với các vùng không khí có chênh lệch nhiệt độ lớn trải qua các nấc nhỏ sẽ thuận lợi cho khả năng thích nghi của con người khi có sự thay đổi về nhiệt độ.

Ở nước ta có nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời khá cao và ở công trình này không sử dụng không gian đệm. Vì vậy, không nên chọn nhiệt độ tính toán trong nhà chênh lệch so với ngoài trời lớn quá. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa không gian điều hoà và môi trường ngoài (t = tN - tT) sẽ gây nên hiện tượng sốc nhiệt cho con người, đặc biệt nguy hiểm cho

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 8

Page 9: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

những người bị bệnh tim, cao huyết áp và những người mà khả năng thích nghi với môi trường nhiệt độ kém. tN - tT = 6 8 C. Thông thường ta có thể chọn như sau:

Nhiệt độ: tT = 25 C;

Độ ẩm tương đối: T = 65;

Tra đồ thị i-d ta có: dT = 13,02 g hơi/kgkkk;iT = 58,25 kJ/kg;

Các thông số d, i được tra tương đối chính xác bằng đồ thị i-d của không khí ẩm

Cả 3 yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ không khí xung quanh tác động đồng thời tới quá trình toả nhiệt từ cơ thể người tới môi trường không khí xung quanh. Khi tốc độ không khí tăng lên, lượng nhiệt toả ra từ cơ thể người bằng đối lưu và bằng bay hơi đều tăng và ngược lại.

Theo bảng 2.2, trang 28, TL[1], ta có:Khi nhiệt độ không khí trong phòng tT = (24 ÷ 25) ºC thì tốc độ không khí ωT = (0.4 ÷

0.6) m/s. Ta chọn: ωT = 0,6 m/s.

Mùa lạnh: Ở nước ta chỉ có các tỉnh phía Bắc mới có mùa lạnh và nói chung nhiệt độ ngoài trời ít

khi xuống quá thấp, nhân dân ta lại có tập quán mặc áo ấm mùa đông trong phòng. Vì vậy, hệ thống điều hoà không khí của công trình về mùa đông sẽ ngừng hoạt động.

1.4. Phân loại hệ thống ĐHKK:

Việc phân loại các hệ thống điều hoà không khí là rất phức tạp vì chúng quá đa dạng và

phong phú. Cho đến nay có rất nhiều cách để phân loại các hệ thống điều hoà không khí dựa

trên những cơ sở khác nhau. Tuy nhiên, ta có thể phân loại các hệ thống điều hoà không khí

theo cách phân loại phổ biến nhất như sau:

1.4.1. Theo mức độ quan trọng của các hệ thống điều hoà:

Hệ thống điều hoà không khí cấp I: Là hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số vi khí hậu trong nhà với mọi phạm vi thông số ngoài trời, ngay cả những thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm về mùa hè lẫn mùa đông.

Hệ thống điều hoà không khí cấp II: Là hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số vi khí hậu trong nhà với sai số không quá 200 giờ trong 1 năm. Tương đương khoảng 8 ngày trong năm.

Hệ thống điều hoà không khí cấp III: Là hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số vi khí hậu trong nhà với sai số không quá 400 giờ trong 1 năm. Tương đương 17 ngày trong năm.

1.4.2. Theo phương pháp xử lý nhiệt ẩm:

Hệ thống điều hoà kiêu khô: Không khí được xử lý nhiệt ẩm nhờ các thiết bị trao đổi kiểu bề mặt. Đặc điểm của kiểu xử lý này là không có khả năng làm tăng dung ẩm của không khí. Tuỳ thuộc nhiệt độ bề mặt của thiết bị trao đổi nhiệt kiểu bề mặt mà dung ẩm không đổi hoặc giảm. Khi nhiệt độ bề mặt thiết bị nhỏ hơn nhiệt độ đọng sương ts của không khí đi qua thì hơi ẩm trong nó sẽ bị ngưng tụ lại trên bề mặt của

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 9

Page 10: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

thiết bị, kết quả làm cho dung ẩm giảm. Trên thực tế, quá trình xử lý luôn luôn làm giảm dung ẩm của không khí.

Hệ thống điều hoà kiểu ướt: Không khí được xử lý qua các thiết bị trao đổi nhiệt kiểu hỗn hợp. Trong thiết bị này không khí sẽ hỗn hợp với nước phun đã qua xử lý để trao đổi nhiệt ẩm. Kết quả có thể làm tăng, giảm hoặc duy trì không đổi dung ẩm của không khí.

1.4.3. Theo đặc điểm khâu xử lý nhiệt ẩm:

Hệ thống điều hoà cục bộ: là hệ thống nhỏ, chỉ điều hoà không khí trong một không gian hẹp, thường chỉ là một phòng riêng độc lập hoặc một vài phòng nhỏ. Kiểu điều hoà cục bộ thực tế chủ yếu sử dụng các loại máy sau:

Máy điều hoà dạng cửa sổ (Window type);

Máy điều hoà kiểu rời (Split type);

Máy điều hoà kiểu ghép (Multi-Split type);

Máy điều hoà rời dạng tủ thổi trực tiếp tự do (free blow floor standing split type);

Hệ thống điều hoà phân tán: là hệ thống điều hoà không khí mà khâu xử lý nhiệt ẩm phân tán nhiều nơi. Hệ thống điều hoà kiểu phân tán trên thực tế thường có 2 loại sau:

Hệ thống điều hoà VRV (Variable Refrigerent Volume);

Hệ thống điều hoà làm lạnh bằng nước (Water Chiller);

Hệ thống điều hoà trung tâm: là hệ thống điều hoà mà khâu xử lý không khí thực hiện tạo một cụm máy trung tâm, sau đó được dẫn theo hệ thống kênh dẫn gió đến các hộ tiêu thụ. Hệ thống điều hòa trung tâm thực tế là máy điều hoà dạng tủ, không khí được xử lý nhiệt ẩm tại tủ máy điều hoà rồi được dẫn theo hệ thống kênh dẫn gió đến các phòng.

1.4.4. Theo đặc điểm môi chất giải nhiệt:

Giải nhiệt bằng gió (Air Cooled): Tất cả các máy điều hoà công suất nhỏ đều giải nhiệt bằng không khí, các máy điều hoà công suất trung bình có thể giải nhiệt bằng gió hoặc bằng nước. Hầu hết các máy điều hoà có công suất lớn đều giải nhiệt bằng nước.

Giải nhiệt bằng nước (Water Cooled): Để nâng cao hiệu quả giải nhiệt các máy có công suất lớn, ta sử dụng nước để giải nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. Đối với các hệ thống này đòi hỏi trang bị đi kèm là hệ thống bơm, tháp giải nhiệt và đường ống dẫn nước.

1.4.5. Theo khả năng xử lý nhiệt ẩm:

Máy điều hoà một chiều lạnh (Cooled only air conditioner): Là loại máy chỉ có khả năng làm lạnh về mùa hè, về mùa đông không có khả năng sưởi ấm.

Máy điều hoà hai chiều nóng lạnh (Heat Pump air conditioner): Là loại máy có hệ thống van đảo chiều cho phép hoán đổi chức năng của các dàn nóng và lạnh về các mùa khác nhau. Mùa hè bên trong nhà là dàn lạnh, bên ngoài là dàn nóng. Về mùa đông sẽ hoán đổi ngược lại.

1.5. Chi tiết về một số hệ thống điều hòa không khí:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 10

Page 11: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

1.5.1. Máy điều hoà dạng cửa sổ (Window type):

Đặc điểm chung:

Là loại máy điều hoà được lắp đặt trên tường, trong giống như các cửa sổ nên được gọi là máy điều hoà cửa sổ. Đây là loại máy có công suất nhỏ (thường trong khoảng: 7000 ÷ 24000 Btu/h).

Máy điều hoà dạng cửa sổ là một tổ máy lạnh được lắp đặt hoàn chỉnh thành một khối chữ nhật tại nhà sản xuất. Trên đó có đầy đủ dàn nóng, dàn lạnh, máy nén lạnh, hệ thống đường ống gas, hệ thống điện và gas đã được nạp sẵn. Người lắp đặt chỉ việc đấu nối điện là máy có thể hoạt động và làm lạnh.

Bình thường thì dàn lạnh đặt phía bên trong phòng, dàn nóng nằm ngoài. Quạt dàn nóng và dàn lạnh đồng trục và chung động cơ. Quạt dàn lạnh thường là quạt dạng ly tâm kiểu lồng sóc, cho phép tạo lưu lượng và áp lực gió lớn để có thể thổi gió đi xa. Mặt khác, quạt lồng sóc chạy rất êm. Riêng quạt dàn nóng là quạt hướng trục vì chỉ cần lưu lượng lớn để giải nhiệt cho gió. Ở giữa cụm máy có vách ngăn cách khoang lạnh và khoang nóng.

Gió trong phòng được hút vào cửa hút và được đưa vào dàn lạnh làm mát, sau đó được thổi qua cửa thổi gió ở phía trên hoặc bên cạnh. Cửa thổi gió có các cánh hướng có thể chuyển động qua lại nhằm hướng gió tới các vị trí bất kỳ trong phòng.

Không khí giải nhiệt dàn nóng được lấy ở hai bên hông của vỏ máy. Khi quạt hoạt động, gió tuần hoàn vào bên trong qua dàn nóng đi ra ngoài. Giữa khoang nóng va khoang lạnh có cửa điều chỉnh cấp gió tươi, cho phép điều chỉnh lưu lượng gió tươi cung cấp vào phòng. Khoang đáy của vỏ máy dùng để chứa nước ngưng rơi từ dàn lạnh.

Máy nén lạnh của máy điều hoà cửa sổ là máy nén lạnh kiểu kín. Máy điều hoà cửa sổ sử dụng ống mao để tiết lưu lành lạnh.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 11

Page 12: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Máy điều hoà của sổ có hai dạng: máy một chiều làm lạnh và máy hai chiều nóng lạnh. Ở máy hai chiều nóng lạnh có cụm van đảo chiều cho phép hoán đổi vị trí dàn nóng và dàn lạnh vào các mùa khác nhau trong năm.

Ưu điểm:

− Dễ dàng lắp đặt và sử dụng;

− Giá thành tính trung bình cho một đơn vị công suất thấp;

− Có loại có cả hai chế độ làm lạnh và sưởi ấm;

− Có khả năng cấp gió tươi qua cửa lấy gió tươi;

− Đối với công sở có nhiều phòng riêng biệt và nhỏ, sử dụng máy điều hoà cửa sổ rất kinh tế, chi phí đầu tư và vận hạnh đều thấp;

Nhược điểm:

− Công suất bé, tối đa là 24000 Btu/h;

− Đối với các toà nhà lớn, khi lắp đặt máy điều hoà dạng cửa sổ sẽ phá vỡ kiến trúc và làm giảm vẻ mỹ quan của công trình do số lượng các cụm máy quá nhiều;

− Dàn nóng xả khí nóng ra bên ngoài nên chỉ có thể lắp đặt trên tường bao. Đối với các phòng nằm sâu trong công trình thì rất khó sử dụng máy điều hoà của sổ, nếu sử dụng cần phải có ống thoát gió nóng ra ngoài rất phức tạp;

− Kiểu loại không nhiều nên người sử dụng khó khăn lựa chọn;

1.5.2. Máy điều hoà kiểu rời hay hai mảnh (Split type):

Đặc điểm chung:

Để khắc phục nhược điểm của máy điều hoà cửa sổ là không lắp đặt được cho các phòng nằm sâu trong công trình và sự hạn chế về kiểu mẫu, chủng loại, người ta phát minh ra máy điều hoà kiểu rời, ở đó dàn nóng và dàn lạnh được tách thành hai khối. Vì thế, máy điều hoà này có tên gọi là máy điều hoà kiểu rời hay máy điều hoà hai mảnh.

Máy điều hoà rời gồm hai cụm là: dàn nóng (Outdoor Unit) và dàn lạnh. (Indoor Unit) được bố trí tách rời nhau. Liên kết giữa hai cụm là các ống đường dẫn môi chất và dây điện điều khiển. Máy nén thường đặt bên trong cụm dàn nóng. Quá trình điều khiển sự làm việc của máy được thực hiện từ dàn lạnh thông qua bộ điều khiển có dây hoặc điều khiển từ xa.

Máy điều hoà kiểu rời thường có công suất nhỏ từ: 7.000 ÷ 60.000 Btu/h. Hiện nay có một số chủng loại máy điều hoà hai mảnh có công suất lớn hơn và có thể đạt gần 200.000 Btu/h. Tuy nhiên, công suất lớn chỉ có ở một số chủng loại nhất định, như loại âm trần.

Máy điều hoà kiểu rời cũng có hai loại là: máy điều hoà một chiều làm lạnh và máy điều hoà hai chiều nóng lạnh.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 12

Page 13: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Dàn lạnh:

Dàn lạnh (Indoor Unit) được đặt bên trong phòng, là dàn trao đổi nhiệt kiểu bề mặt và phổ biến nhất là kiểu ống đồng cánh nhôm. Dàn lạnh có trang bị quạt kiểu ly tâm dạng lồng sóc.

Dàn lạnh có nhiều dạng khác nhau, cho phép người sử dụng lựa chọn kiểu dáng phù hợp với kết cấu của toà nhà, không gian lắp đặt và sở thích cá nhân. Cụ thể như:

Dàn lạnh đặt sàn (Floor Standing type): Loại đặt sàn có cửa thổi gió đặt phía trên, cửa hút đặt bên hông, phía trước. Loại này thích hợp cho không gian hẹp nhưng trần cao.

Dàn lạnh treo tường (Wall mounted): Đây là dạng phổ biến nhất, các dàn lạnh lắp đặt trên tường, gió phân bố đều trong phòng. Máy điều hoà dạng treo tường thích hợp cho phòng cân đối, không khí được thổi ra ở cửa nhỏ phía dưới và được hút về cửa hút nằm ở phía trên.

Dàn lạnh áp trần (Under Ceiling, Ceiling Suspended): Loại áp trần được lắp đặt sát la phông (trần giả). Dàn lạnh áp trần thích hợp cho các công trình có trần thấp và rộng. Gió được thổi ra đi sát trần, gió hồi về phía dưới dàn lạnh.

Dàn lạnh Cassette: Khi lắp đặt dàn lạnh Cassette người ta khoét trần và lắp đặt áp lên bề mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của dàn lạnh là nổi trên bề mặt trần. Mặt trước của dàn lạnh Cassette có cửa hút nằm ở giữa, các cửa thổi nằm ở các bên. Tuỳ theo máy mà có thể có 2,3 hoặc 4 cửa thổi về các hướng khác nhau. Loại Cassette rất thích hợp cho khu vực có trần, không gian rộng như các phòng họp, đại sảnh, hội trường…

Dàn lạnh Cassette treo dưới trần (Ceiling suspended cassette type): Dàn lạnh Cassette treo trần được thiết kế treo dưới trần nên không cần xẻ trần như trong trường hợp dàn lạnh Cassette thường. Việc sửa chữa dễ dàng và không yêu cầu lớn về khoảng không gian trống trên trần.

Dàn lạnh giấu trần (Concealed type, duct connection): Dàn lạnh kiểu lắp trần được lắp đặt hoàn toàn bên trong la phông. Để dẫn gió xuống phòng và hồi gió trở lại bắt buột phải có ống cấp, hồi gió và các miệng thổi, miệng hút. Kiểu giấu trần thích hợp cho các văn phòng, công sở, các khu vực có trần giả.

Dàn lạnh vệ tinh (Ceiling mounted built-in): Dàn lạnh vệ tinh gồm một dàn chính có bố trí miệng hút, dàn chính được nối với các vệ tinh, đó là các hộp có các cửa thổi gió. Các vệ tinh được nối với dàn chính qua ống nối mềm. Mỗi dàn có từ 2 đến 4 vệ tinh đặt ở các vị trí tuỳ ý.

Dàn nóng:

Là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục. Dàn nóng có cấu tạo cho phép lắp đặt ngoài trời mà không cần che chắn mưa. Tuy nhiên, cần tránh nơi có nắng gắt và bức xạ trực tiếp mặt trời hoặc nơi có nền bê tông quá nóng, vì như vậy hiệu quả giải nhiệt giảm rất nhiều.

Ống dẫn gas:

Liên kết dàn nóng và lạnh là một cặp ống dịch lỏng và gas. Kích cỡ của ống dẫn được ghi rõ trong các tài liệu kỹ thuật của máy hoặc có thể căn cứ vào các đầu nối của

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 13

Page 14: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

máy. Ống dịch nhỏ hơn ống gas. Các ống dẫn khi lắp đặt nên kẹp vào nhau để tăng hiệu quả làm việc của máy. Ngoài cùng bọc ống mút cách nhiệt.

Dây điện điều khiển:

Ngoài hai ống dẫn gas, dẫn dịch giữa dàn nóng và dàn lạnh còn có các dây điện điều khiển. Tuỳ theo hãng máy mà số lượng dây có khác nhau, từ 3 đến 6 sợi. Kích cỡ dây nằm trong khoảng từ: 0,75 ÷ 2,5 mm2.

Dây điện động lực:

Dây điện động lực (dây điện nguồn) thường được nối với dàn nóng. Tuỳ theo công suất máy mà điện nguồn là 1 pha hay 3 pha. Thường công suất từ 36.000 Btu/h trở lên sử dụng điện 3 pha. Số dây điện động lực tuỳ thuộc vào máy 1 pha, 3 pha và hãng máy.

Máy nén lạnh:

Máy nén lạnh của các máy điều hoà kiểu rời là máy nén kín. Máy nén kín gồm nhiều kiểu: piston, rôto hoặc xoắn (ly tâm). Máy nén được lắp đặt ở dàn nóng (outdoor unit), không bao giờ đặt ở dàn lạnh, vì như vậy làm tăng kích thước dàn lạnh và nhất là làm tăng độ ồn khi hệ thống hoạt động.

Ưu điểm:

− So với máy điều hoà cửa sổ, máy điều hoà hai mảnh cho phép lắp đặt ở nhiều không gian khác nhau;

− Có nhiều kiểu loại dàn lạnh cho phép người sử dụng có thể chọn loại thích hợp nhất cho công trình cũng như sở thích cá nhân;

− Do chỉ có hai cụm nên việc lắp đặt tương đối dễ dàng;

− Giá thành rẻ;

− Rất tiện lợi cho các không gian nhỏ hẹp và hộ gia đình;

− Dễ dàng sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa;

Nhược điểm:

− Công suất hạn chế, tối đa là 60.000 Btu/h;

− Độ dài đường ống và chênh lệch độ cao giữa các dàn bị hạn chế;

− Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả không cao, đặc biệt là những ngày trời nóng;

− Không cấp được gió tươi nên phải trang bị hệ thống cấp gió tươi riêng;

− So với máy điều hoà cửa sổ thì ống ga dài hơn, dây điện dài hơn và giá thành đắt hơn;

− Đối với công trình lớn, sử dụng máy điều hoà rời rất dễ phá vỡ kiến trúc công trình, làm giảm mỹ quan của công trình, do các dàn nóng bố trí bên ngoài gây ra. Trong một số trường hợp rất khó bố trí dàn nóng;

1.5.3. Máy điều hoà kiểu ghép (Multi-Split type):

Đặc điểm chung:

Máy điều hoà kiểu ghép thực chất là máy điều hoà gồm 1 dàn nóng và 2 ÷ 4 dàn lạnh. Mỗi cụm dàn lạnh được gọi là một hệ thống. Thường các hệ thống hoạt động độc

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 14

Page 15: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

lập. Mỗi dàn lạnh hoạt động không phụ thuộc vào các dàn lạnh khác và các dàn lạnh có thể có chủng loại khác nhau.

Máy điều hoà dạng ghép có những đặc điểm và cấu tạo tương tự máy điều hoà kiểu rời. Tuy nhiên, do dàn nóng chung nên tiết kiệm diện tích lắp đặt.

Ưu điểm:

Như vậy, về cơ bản máy điều hoà ghép có các đặc điểm của máy điều hoà 2 mảnh. Ngoài ra máy điều hoà ghép còn có các ưu điểm khác như:

− Tiết kiệm không gian lắp đặt dàn nóng;

− Có thể dùng cho một hộ gia đình có nhiều phòng và có thể điều chỉnh riêng cho từng phòng;

− Chung điện nguồn, giảm chi phí lắp đặt;

1.5.4. Hệ thống điều hoà VRV (Variable Refrigerent Volume):

Hình 1.2: Sơ đồ nguyên lý VRV

Đặc điểm chung:

Các hệ thống điều hoà không khí thông thường đều phải tuân theo những qui định nghiêm ngặt về độ cao đặt máy, do đó bị hạn chế nhiều về khả năng bố trí máy trên nóc các nhà cao tầng. Mặt khác, việc lắp đặt các máy cục bộ với số lượng lớn các dàn để ngoài sẽ ảnh hưởng đến cảnh quang kiến trúc và khó khăn khi bảo trì sửa chữa. Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống ống gió lưu lượng thay đổi CAV (Constant Air Volume) và hệ thống ống gió lưu lượng không đổi VAV (Variable Air Volume) để điều tiết nhiệt độ, độ ẩm phòng quá cồng kềnh, tốn nhiều không gian, diện tích lắp đặt và vật liệu lắp đặt đường ống nên hãng Daikin của Nhật Bản đã đưa ra giải pháp VRV (Variable Refrigerant Volume) là điều chỉnh năng suất lạnh thông qua điều chỉnh lưu lượng của môi chất. VRV ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của máy điều hoà dạng rời là độ dài đường ống dẫn gas, chênh lệch độ cao giữa dàn nóng, dàn lạnh và công suất lạnh bị hạn chế. VRV cho phép kéo dài khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh lên đến 100 m, chênh lệch độ cao là 50 m. Công suất máy điều hoà VRV cũng đạt giá trị công suất trung bình.

Tên gọi VRV xuất phát từ các chữ đầu tiếng Anh: Variable Refrigerant Volume, nghĩa là hệ thống điều hòa có khả năng điều chỉnh lưu lượng môi chất tuần hoàn và qua đó có thể thay đổi công suất theo phụ tải bên ngoài.

Dàn nóng:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 15

Page 16: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Dàn nóng là một dàn trao đổi nhiệt lớn hoặc tổ hợp một vài dàn nóng. Cấu tạo dàn nóng cũng gồm dàn trao đổi nhiệt ống đồng, cánh nhôm trong có bố trí một quạt hướng trục, thổi gió lên phía trên. Động cơ máy nén và các thiết bị phụ của hệ thống làm lạnh đặt ở dàn nóng. Máy nén lạnh thường là loại máy nén kín ly tâm dạng xoắn.

Máy điều hoà VRV có 3 kiểu dàn nóng là: một chiều, hai chiều và thu hồi nhiệt hiệu suất cao. Riêng hệ thu hồi nhiệt có khả năng điều chỉnh ở các chế độ khác nhau: chế độ mùa hè làm lạnh 100 % (thải nhiệt 100 %), mùa đông sưởi 100 % (thu nhiệt 100 %). Nhưng ở các mùa chuyển tiếp có thể là 75 % lạnh + 25 % sưởi, 50 % lạnh + 50 % sưởi, 25 % lạnh + 75 % sưởi. Chế độ 50/50 - cụm ngoài trời không thu, không thải nhiệt.

Dàn lạnh:

Dàn lạnh có nhiều chủng loại như các dàn lạnh của máy điều hoà rời. Một dàn nóng được lắp không cố định với một số dàn lạnh nào đó, miễn là tổng công suất của các dàn lạnh dao động trong khoảng từ 50 ÷ 130% công suất dàn nóng. Thường các hệ VRV có số dàn lạnh từ 4 ÷ 16 dàn. Hiện nay có một số chủng loại máy mới có số dàn nhiều hơn. Trong hệ thống có thể có nhiều dàn lạnh với kiểu dáng và công suất khác nhau. Các dàn lạnh hoạt động hoàn toàn độc lập thông qua bộ điều khiển. Khi số lượng dàn lạnh trong hệ thống hoạt động giảm thì hệ thống tự động điều chỉnh công suất một cách tương ứng.

Các dàn lạnh có thể điều khiển bằng Remote hoặc bộ điều khiển theo nhóm.Nối dàn nóng và dàn lạnh là hệ thống ống đồng và dây điện điều khiển. Ống đồng

trong hệ thống này có kích cỡ lớn hơn ở máy điều hoà rời. Hệ thống ống đồng được nối với nhau bằng các chi tiết ghép nối chuyên dụng rất tiện lợi gọi là các REFNET.

Hệ thống có trang bị bộ điều khiển tích vi PID (Propotional Integal Derivative – điều chỉnh dựa trên sự cân đối của hệ thống) để điều khiển nhiệt độ phòng.

Ưu điểm:

− Một dàn nóng cho phép lắp đặt với nhiều dàn lạnh với nhiều công suất, kiểu dáng khác nhau. Tổng năng suất lạnh của các IU (In door Unit) cho phép thay đổi trong khoảng lớn 50 ÷ 130 % công suất lạnh của OU (Out door Unit).

− Thay đổi công suất lạnh của máy dễ dàng nhờ thay đổi lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống thông qua thay đổi tốc độ quay của máy nén nhờ bộ biến tần.

− Hệ vẫn có thể vận hành khi có một số dàn lạnh hỏng hóc hay đang sửa chữa.

− Phạm vi nhiệt độ làm việc nằm trong giới hạn rộng.

− Chiều dài cho phép lớn (100 m) và độ cao chênh lệch giữa OU và IU là 50 m, giữa các IU là 15 m.

− VRV giải quyết tốt vấn đề hồi dầu về máy nén nên chênh lệch độ cao có thể đạt được giữa OU và IU là 50 m, giữa các IU là 15 m. Khoảng cách giữa IU và OU lên đến 100 m, tạo điều kiện cho việc bố trí máy dễ dàng trong các toà nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn mà trước đây chỉ có hệ trung tâm nước đảm nhiệm.

− Nhờ hệ thống ống nối REFNET nên dễ dàng lắp đặt đường ống và tăng độ tin cậy cho hệ thống.

− Hệ thống đường ống nhỏ nên rất thích hợp cho các tòa nhà cao tầng khi không gian lắp đặt bé.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 16

Page 17: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

− Có thể kết hợp làm lạnh và sưởi ấm phòng trong cùng một hệ thống kiểu bơm nhiệt hoặc thu hồi nhiệt hiệu suất cao.

− Độ tin cậy cao do các chi tiết được chế tạo, lắp ráp tại nhà máy với chất lượng cao.

− Khả năng bảo dưỡng, sửa chửa rất năng động và nhanh chóng nhờ các thiết bị tự phát hiện hư hỏng chuyên dùng được kết nối với phòng điều khiển trung tâm qua mạng internet.

− So với hệ trung tâm nước, hệ VRV gọn nhẹ hơn nhiều vì cụm dàn nóng bố trí trên tầng thượng hoặc bên sườn toà nhà, còn đường ống dẫn môi chất lạnh có kích thước nhỏ hơn nhiều so với hệ thống đường ống lạnh và đường ống gió.

Nhược điểm:

− Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả làm việc chưa cao, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

− Số lượng dàn lạnh bị hạn chế nên chỉ thích hợp cho các hệ thống công suất vừa. Đối với hệ thống lớn thường người ta sử dụng hệ thống Water Chiller hoặc điều hòa trung tâm.

− Vốn đầu tư ban đầu cao, khi lắp đặt cần có thợ có chuyên môn và kinh nghiệm tốt.

1.5.5. Hệ thống điều hoà làm lạnh bằng nước (Water Chiller):

Đặc điểm chung:

Hệ thống điều hòa không khí kiểu làm lạnh bằng nước là hệ thống trong đó cụm máy lạnh không trực tiếp xử lý không khí mà làm lạnh nước đến khoảng 7ºC. Sau đó, nước được dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là các FCU và AHU để xử lý nhiệt ẩm không khí. Như vậy, trong hệ thống này nước được sử dụng làm chất tải lạnh.

Đặc điểm của các thiết bị chính:

1. Cụm Chiller:

Cụm máy lạnh Chiller là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điều hòa kiểu làm lạnh bằng nước. Nó được sử dụng để làm lạnh chất lỏng, trong điều hòa không khí sử dụng để làm lạnh nước tới khoảng 7 ºC. Ở đây nước đóng vai trò là chất tải lạnh. Cụm Chiller là một hệ thống lạnh được lắp đặt hoàn chỉnh tại nơi chế tạo, với các thiết bị sau:

Máy nén: Có rất nhiều dạng, nhưng phổ biến là loại trục vít, máy nén kín, máy nén pittông nửa kín.

Thiết bị ngưng tụ: Tùy thuộc vào hình thức giải nhiệt mà thiết bị ngưng tụ là bình ngưng hay dàn ngưng. Khi giải nhiệt bằng nước thì sử dụng bình ngưng, khi giải nhiệt bằng gió sử dụng dàn ngưng. Nếu giải nhiệt bằng nước thì hệ thống có thêm tháp giải nhiệt và bơm nước giải nhiệt. Trên thực tế, nước ta thường hay sử dụng máy giải nhiệt bằng nước vì ít phụ thuộc thời tiết bên ngoài, có hiệu quả cao và ổn định hơn.

Bình bay hơi: Bình bay hơi thường hay sử dụng là bình bay hơi ống đồng có cánh. Môi chất lạnh sôi ngoài ống, nước chuyển động trong ống. Bình bay hơi được bọc cách nhiệt và duy trì nhiệt độ không được quá dưới 7 °C nhằm ngăn ngừa nước đóng băng gây nổ vỡ bình. Công dụng bình bay hơi là làm lạnh nước.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 17

Page 18: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Tủ điện điều khiển: Cụm Chiller thường có sẵn tủ điện điều khiển. Khi lắp đặt, người ta chỉ thiết kế thêm một tủ điện đơn giản, là tủ nguồn cho cụm Chiller, các bơm và tháp giải nhiệt để điều khiển sự hoạt động của chúng.

Hệ thống đường ống: Hệ thống đường ống lạnh của Chiller đã được lắp đặt hoàn chỉnh và đã được nạp ga đầy đủ.

2. Dàn lạnh FCU:

FCU (Fan Coil Unit): là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm và quạt gió. Nước chuyển động trong ống, không khí chuyển động ngang qua cụm ống trao đổi nhiệt, ở đó không khí được trao đổi nhiệt, ẩm sau đó thổi trực tiếp hoặc qua một hệ thống kênh gió vào phòng. Quạt FCU là quạt lồng sóc dẫn động trực tiếp .

3. Dàn lạnh AHU:

AHU (Air Handling Unit): Về cấu tạo tương tự FCU nhưng công suất lớn hơn, AHU thực chất là dàn trao đổi nhiệt để xử lý nhiệt ẩm không khí. Nước lạnh chuyển động bên trong cụm ống trao đổi nhiệt, không khí chuyển động ngang bên ngoài, làm lạnh và được quạt thổi theo hệ thống kênh gió tới các phòng. Quạt AHU thường là quạt ly tâm dẫn động bằng dây đai.

AHU có hai loại: Đặt nằm ngang và đặt thẳng đứng. Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt mà ta có thể chọn loại thích hợp. Khi đặt nền, chọn loại đặt đứng, khi gắn lên trần, chọn loại nằm ngang.

4. Bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt:

Bơm nước lạnh và nước giải nhiệt được lựa chọn dựa vào công suất và cột áp:

Cột áp của bơm được chọn tùy thuộc và mạng đường ống cụ thể, trong đó cột áp tĩnh của đường ống có vai trò quan trọng.

5. Các hệ thống, thiết bị khác:

Bình giãn nở và cấp nước bổ sung: Có công dụng bù giãn nở khi nhiệt độ nước thay đổi và bổ sung thêm nước khi cần. Nước bổ sung phải được qua xử lý trước khi đưa vào hệ thống.

Hệ thống đường ống nước lạnh: dùng để dẫm nước lạnh từ bình bay hơi tới các FCU và AHU. Đường ống nước lạnh là ống thép đen hoặc thép áp lực có bọc cách nhiệt. Vật liệu cách nhiệt là mút, styrofo hoặc polyuretan.

Hệ thống đường ống giải nhiệt: là thép tráng kẽm.

Hệ thống xử lý nước.

Ưu điểm:

− Có vòng tuần hoàn an toàn. Không sợ độc hại hoặc tai nạn gây ra do rò rỉ môi chất lạnh, vì nước hoàn toàn không độc hại;

− Công suất dao động trong khoảng lớn: Từ 5 ton lên đến hàng ngàn ton lạnh;

− Hệ thống ống nước lạnh gọn nhẹ. Không hạn chế về chiều dài cũng như chênh lệch độ cao, miễn là bơm nước đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, hệ thống phù hợp với công trình lớn, cao tầng;

− Hệ thống hoạt động ổn định, bền và tuổi thọ cao;

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 18

Page 19: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

− Hệ thống có nhiều cấp giảm tải, cho phép điều chỉnh công suất theo phụ tải bên ngoài và do đó tiết kiệm điện năng khi non tải (một máy thường có từ 3 đến 5 cấp giảm tải). Đối với hệ thống lớn người ta sử dụng nhiều cụm máy nên tổng số cấp giảm tải lớn hơn nhiều;

− Thích hợp với các công trình lớn hoặc rất lớn;

Nhược điểm:

− Phải có phòng máy riêng;

− Cần bố trí hệ thống lấy gió tươi cho các FCU;

− Vấn đề cách nhiệt đường ống lạnh và khay nước ngưng khá phức tạp, đặc biệt do động ẩm, vì độ ẩm ở Việt Nam khá cao;

− Lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng tương đối phức tạp;

− Do vận hành phức tạp nên phải có người chuyên trách vận hành hệ thống;

− Tiêu thụ điện năng cho một đơn vị công suất lạnh cao, đặc biệt khi tải non;

− Chi phí đầu tư khá lớn;

Hình 1. 3: Sơ đồ nguyên lý của Water Chiller.

1.5.6. Hệ thống điều hoà trung tâm:

Đặc điểm chung:

Hệ thống điều hòa trung tâm là hệ thống mà ở đó xử lý nhiệt ẩm được tiến hành ở trung tâm và được dẫn theo các kênh gió đến các hộ tiêu thụ.

Trên thực tế máy điều hòa dạng tủ là máy điều hòa kiểu trung tâm. Trong hệ thống này, không khí sẽ được xử lý nhiệt ẩm trong một máy lạnh lớn, sau đó được dẫn theo hệ thống kênh dẫn đến các hộ tiêu thụ.

Có hai loại hệ thống kiểu trung tâm:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 19

FCU

AHU

WATERCHILLER

Næåïc laûnh

Vàn phoìng

Khäng khê häöi

Khäng khê cáúp

Næåïc laûnh

Thaïp giaíi nhiãût

Bçnh giaîn nåí vaìcáúp næåïc bäø sung

Khäng khê tæåi

Page 20: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Giải nhiệt bằng nước: Toàn bộ hệ thống lạnh được lắp đặt kín trong một tủ, nối ra ngoài chỉ là các đường ống nước giải nhiệt.

Giải nhiệt bằng không khí: Gồm hai mảnh IU và OU rời nhau.

Cấu tạo hệ thống gồm các thiết bị chính sau:

Cụm máy lạnh: Toàn bộ cụm máy được lắp đặt trong một tủ kín.

+ Máy nén kiểu kín.

+ Dàn lạnh cùng kiểu ống đồng cánh nhôm có quạt ly tâm.

+ Thiết bị ngưng tụ kiểu ống lồng ống nên rất gọn nhẹ.

Hệ thống kênh đẩy gió, kênh hút: Bằng tôn tráng kẽm có bọc cách nhiệt miệng thổi và miệng hút gió: kênh gió bằng tôn tráng kẽm có bọc cách nhiệt bông thủy tinh. Mỗi miệng thổi có trang bị các van điều chỉnh lưu lượng có thể điều chỉnh bằng tay hoặc động cơ. Miệng hút có bộ lọc bụi để lọc bui không khí trước khi tuần hoàn trở lại máy lạnh.

Hệ thống có trang bị các hộp tiêu âm ở đầu đẩy và đầu hút để khử âm cụm máy tránh truyền vào các hộ tiêu thụ.

Có trường hợp người ta lắp đặt cụm máy lạnh ngay trong phòng làm việc và thổi gió trực tiếp vào phòng, không cần phải qua kênh gió và các miệng thổi. Thường người ta đặt ở một góc phòng nào đó.

Tùy theo hệ thống giải nhiệt bằng gió hay bằng nước mà IU được nối với tháp giải nhiệt hay dàn nóng. Việc giải nhiệt bằng nước thường hiệu quả và độ ổn định cao hơn. Đối với máy giải nhiệt bằng nước, cụm máy có đầy đủ dàn nóng, dàn lạnh và máy nén, nối ra bên ngoài chỉ là đường ống nước giải nhiệt.

Ưu điểm:

− Lắp đặt và vận hành tương đối dễ dàng.

− Khử âm và khử bụi tốt, nên đối với khu vực đòi hỏi độ ồn thấp thường sử dụng kiểu máy dạng tủ.

− Nhờ có lưu lượng gió lớn nên rất phù hợp với các khu vực tập trung đông người như: rạp chiếu bóng, rạp hát, hội trường, phòng họp, nhà hàng, vũ trường, phòng ăn.

− Giá thành nói chung không cao.

Nhược điểm:

− Hệ thống kênh gió quá lớn nên chỉ có thể sử dụng trong các tòa nhà có không gian lắp đặt lớn.

− Đối với hệ thống điều hòa trung tâm, do xử lý nhiệt ẩm tại một nơi duy nhất nên chỉ thích hợp cho các phòng lớn, đông người. Đối với các tòa nhà làm việc, khách sạn, công sở… là các đối tượng có nhiều phòng nhỏ với các chế độ hoạt động khác nhau, không gian lắp đặt bé, tính đồng thời làm việc không cao thì hệ thống này không thích hợp.

− Hệ thống điều hòa trung tâm đòi hỏi thường xuyên hoạt động 100% tải. Trong trường hợp nhiều phòng sẽ xảy ra trường hợp một số phòng đóng cửa làm việc vẫn được làm lạnh.

1.6. Chọn hệ thống điều hòa không khí lắp đặt cho công trình:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 20

Page 21: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Với mục tiêu cung cấp một hệ thống điều hoà hiện đại đảm bảo các chỉ tiêu tương ứng với yêu cầu về điều hoà không khí, tính thẩm mỹ, hiện đại và tiết kiệm năng lượng để phục vụ cho một công trình. Bên cạnh đó còn có các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm khắc phục các khuyết điểm của các hệ thống điều hoà dạng nhỏ rời là các hạn chế về công suất, độ dài đường ống dẫn ga, chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh và để cung cấp sự thoải mái cho các hoạt động diễn ra trong công trình.Cơ sở chọn: `

- Hệ VRV còn tiết kiệm tối đa năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, dễ vận hành, chỉ cần cài đặt chương trình cho hệ thống máy sẽ tự động chạy theo những thông số đã cài đặt sao cho phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.

- Một dàn nóng cho phép lắp đặt với nhiều dàn lạnh với nhiều công suất khác nhau.- Tổng năng suất lạnh của các dàn lạnh (Indoor Unit) cho phép thay đổi trong khoảng lớn

( 50 ÷ 130) % công suất lạnh của các dàn nóng (Outdoor Unit).- Thay đổi công suất lạnh dễ dàng nhờ thay đổi lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ

thống thông qua thay đổi tốc độ quay của bộ biến tần.- Công trình là tòa nhà có nhiều phòng nên mỗi phòng hoạt động độc lập nhau, nên việc

lắp đặt VRV và hệ cục bộ ở 1 số phòng là rất phù hợp cho việc trả tiền điện cũng như tiết kiệm tối đa cho công trình khi các văn phòng không hoạt động cùng một lúc.

- Mặt khác nhờ hệ thống đường ống gas có kích thước nhỏ nên phù hợp cho công trình cao tầng, đồng thời có hệ thống nối RefNet nên dễ dàng lắp đặt đường ống.* Qua tìm hiểu tính chất của công trình, phân tích ưu, nhược điểm của từng loại hệ thống điều hoà không khí ở trên, em nhận thấy rằng việc lắp đặt hệ thống điều hoà không khí tại Khách sạn Brilltaint dùng hệ thống điều hoà không khí VRV còn đối với các phòng ở tầng 1, 2, 3, thì sữ dụng máy Điều hoà hai mảnh là thích hợp nhất vì những ưu điểm đã nên trên.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 21

Page 22: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Chương 2: VAI TRÒ CỦA ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ

TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT

2.1. Khái niệm về điều hoà không khí:

Điều hoà không khí là một ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và thiết bị để tạo ra một môi trường không khí phù hợp với công nghệ sản xuất, chế biến hoặc tiện nghi đối với con người. Ngoài nhiệm vụ duy trì nhiệt độ trong không gian cần điều hoà ở mức yêu cầu, hệ thống điều hoà không khí còn phải giữ độ ẩm không khí trong không gian đó ổn định ở một mức qui định nào đó. Bên cạnh đó, cần phải chú ý đến vấn đề bảo vệ độ trong sạch của không khí, khống chế độ ồn và sự lưu thông hợp lí của dòng không khí.

Nói chung, có thể chia khái niệm điều hoà không khí thường được mọi người sử dụng thành 3 loại với các nội dung rộng, hẹp khác nhau:

Điều tiết không khí: thường được sử dụng để thiết lập môi trường thích hợp với việc bảo quản máy móc, thiết bị và đáp ứng yêu cầu của những công nghệ sản xuất, chế biến cụ thể.

Điều hoà không khí: nhằm tạo ra các môi trường tiện nghi cho các sinh hoạt của con người.

Điều hoà nhiệt độ: nhằm tạo ra môi trường có nhiệt độ thích hợp.Như vậy, phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể khác nhau, việc điều chỉnh nhiệt độ trong

không gian cần điều hoà không những điều chỉnh theo chiều hướng giảm so với nhiệt độ môi trường xung quanh mà còn có thể điều chỉnh tăng theo yêu cầu. Tương tự, độ ẩm của không khí cũng có thể được điều chỉnh không chỉ giảm mà có khi còn được yêu cầu tăng lên so với độ ẩm bên ngoài.

Một hệ thống điều hoà không khí đúng nghĩa là hệ thống có thể duy trì trạng thái của không khí trong không gian điều hoà ở trong vùng qui định nào đó, nó không thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điều kiện khí hậu bên ngoài hoặc sự biến đổi phụ tải bên trong. Từ những điều đã nói, rõ ràng có mối liên hệ mật thiết giữa các điều kiện thời tiết ở bên ngoài không gian cần điều hoà với chế độ hoạt động và các đặc điểm cấu tạo của hệ thống điều hoà không khí.

Trạng thái không khí được biểu thị bởi nhiệt độ t, độ ẩm tương đối , tốc độ , độ trong sạch và nồng độ chất độc hại cùng độ ồn. Các đại lượng trên của không khí sẽ tác động tới con người và qui trình công nghệ sản xuất.

2.2. Ảnh hưởng của trạng thái không khí đến con người:

Môi trường không khí có ảnh hưởng rất lớn đến con người và các hoạt động của chúng ta. Môi trường không khí tác động lên con người và các quá trình sản xuất thông qua nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố sau là ảnh hưởng nhiều nhất:

- Nhiệt độ không khí t, [ºC];

- Độ ẩm tương đối φ, [%];

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 22

Page 23: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

- Tốc độ lưu chuyển của không khí ω, [m/s];

- Nồng độ bụi trong không khí Nbụi, [%];

- Nồng độ của các chất độc hại Nz, [%];

- Nồng độ ôxy và khí CO2 trong không khí; NO2, NCO2, [%];

- Độ ồn Lp, [dB];

2.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh đối với con người. Cơ thể con người có nhiệt độ xấp xỉ 37 ºC. Trong quá trình vận động cơ thể con người luôn luôn thải ra môi trường nhiệt lượng qtoả. Lượng nhiệt do cơ thể toả ra phụ thuộc vào cường độ vận động, giới tính, tuổi tác và trọng lượng bản thân. Vì vậy, để duy trì thân nhiệt, cơ thể thường xuyên trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh dưới hai hình thức:

Truyền nhiệt: Là hình thức thải nhiệt ra môi trường do chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường. Quá trình truyền nhiệt được thực hiện theo các phương thức như: dẫn nhiệt, toả nhiệt đối lưu và bức xạ. Nhiệt lượng trao đổi theo dạng này gọi là nhiệt hiện, ký hiệu qh.

Toả ẩm: Khi hình thức truyền nhiệt thông thường không đáp ứng đòi hỏi về thải nhiệt, cơ thể bắt đầu thải mồ hôi. Các giọt mồ hôi thải ra môi trường mang theo một nhiệt lượng khá lớn, không những thế khi thoát ra bề mặt da, các giọt nước tiếp tục bay hơi và nhận nhiệt lượng trên bề mặt da, góp phần hạ thân nhiệt. Nhiệt lượng trao đổi dưới hình thức toả ẩm gọi là nhiệt ẩn, ký hiệu qa.

Mối quan hệ giữa nhiệt lượng thải ra dưới hai hình thức truyền nhiệt và toả ẩm được thể hiện bởi phương trình sau đây:

qtoả = qh+qa

- Nhiệt hiện: Truyền nhiệt từ cơ thể con người vào môi trường xung quanh dưới ba hình thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Nhiệt hiện qh phụ thuộc vào độ chênh lệnh nhiệt độ giữa cơ thể và môi trương xung quanh Δt = tct - tmt, tốc độ chuyển động của dòng không khí và nhiệt trở (áo quần, chăn chiếu…). Khi nhiệt độ môi trường tmt nhỏ, Δt lớn, cơ thể mất nhiều nhiệt nên có cảm giác lạnh. Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường tmt lớn, khả năng thoát nhiệt của cơ thể dưới hình thức nhiệt hiện kém nên có cảm giác nóng.

- Nhiệt ẩn: Toả ẩm có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và khi nhiệt độ môi trường càng cao, độ ẩm của môi trường càng thấp, cường độ vận động càng lớn thì toả ẩm càng nhiều.

Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng, con người thấy thoả mái dễ chịu khi sống trong môi trường không khí có nhiệt độ tkk = 22 27C.

2.2.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối:

Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát mồ hôi vào không khí. Quá trình này chỉ có thể xảy ra khi φ <100%. Độ ẩm càng thấp thì khả năng thoát mồ hôi càng lớn, cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu. Độ ẩm quá cao hay quá thấp đều không tốt đối với con người.

- Khi độ ẩm cao: Độ ẩm cao thì khả năng thoát mồ hôi kém, làm cho bề mặt da có lớp mồ hôi nhớp nháp, cơ thể có cảm giác nặng nề, mệt mỏi và dễ gây cảm cúm. Độ ẩm cao còn

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 23

Page 24: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

tạo ra những khó chịu khác cho con người như hiện tượng đọng sương trên bề mặt các đồ vật, nấm mốc…

- Khi độ ẩm thấp: Độ ẩm thấp thì mồ hôi sẽ bay hơi nhanh làm da khô, gây nứt nẻ da, chân tay, môi… Ngoài ra, độ ẩm thấp còn gây ra nhiều vấn đề phiền toái khác trong cuộc sống như làm cho đồ vật khô cứng, thực phẩm bị mất nước và làm giảm chất lượng…Như vậy, độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho cơ thể.

Độ ẩm thích hợp đối với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng φ = 6070%.

Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp đối với con người có thể lấy theo TCVN 5687-1992 cho ở bảng 1.1 dưới đây:

Theo trang 24, TL [1]:

Bảng 2.1. Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động

Trạng thái lao động

Mùa hè Mùa đông t (ºC) φ (%) ω (m/s) t (ºC) φ (%) ω (m/s)

Nghỉ ngơi 22 ÷ 24 60 ÷ 75 0,1 ÷ 0,3 24 ÷ 27 60 ÷ 75 0,3 ÷ 0,5Lao động nhẹ 22 ÷ 24 60 ÷ 75 0,3 ÷ 0,5 24 ÷ 27 60 ÷ 75 0,5 ÷ 0,7Lao động vừa 20 ÷ 22 60 ÷ 75 0,3 ÷ 0,5 23 ÷ 26 60 ÷ 75 0,7 ÷ 1,0Lao động nặng 18 ÷ 20 60 ÷ 75 0,3 ÷ 0,5 22 ÷ 25 60 ÷ 75 0,7 ÷ 1,5

2.2.3. Ảnh hưởng của tốc độ và hướng thổi của không khí:

Tốc độ chuyển của không khí ảnh hưởng đến khả năng trao đổi nhiệt và ẩm giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh. Khi tốc độ luân chuyển lớn thì cường độ trao đổi nhiệt ẩm tăng lên.

Trong kỹ thuật điều hoà không khí người ta chỉ quan tâm tốc độ gió trong vùng làm việc, tức là vùng dưới 2 m kể từ sàn nhà.

Tốc độ không khí lưu động được lựa chọn theo nhiệt độ không khí trong phòng. Khi nhiệt độ phòng thấp cần chọn tốc độ gió nhỏ. Nếu tốc độ quá lớn cơ thể sẽ mất nhiều nhiệt, gây cảm giác lạnh và có thể sẽ bị cảm lạnh.

Theo TCVN 5687-1992, tốc độ không khí bên trong nhà được qui định như sau:

Theo trang 28, TL [1]:

Bảng 2.2. Tốc độ tính toán của không khí trong phòngNhiệt độ không khí t (ºC) Tốc độ không khí ω (m/s)

16 ÷ 20 < 0,2521 ÷ 23 0,25 ÷ 0,324 ÷ 25 0,4÷ 0,626 ÷ 27 0,7 ÷ 1,028÷ 30 1,1 ÷ 1,3> 30 1,3 ÷ 1,5

Tốc độ không khí có ảnh hưởng đến cảm giác và sức khoẻ của con người trong phòng. Nhưng hướng gió cũng rất quan trọng. Hướng gió tốt nhất là thổi đối diện với người ngồi,

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 24

Page 25: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

các hướng có thể chấp nhận được là thổi từ trên xuống, thổi ngang vuông góc với người ngồi, các hướng nên tránh là thổi từ phía sau tới và thổi dưới chân.

2.2.4. Ảnh hưởng của bụi:

Độ trong sạch của không khí là một trong những tiêu chuẩn quan trọng cần được khống chế trong các không gian điều hoà và thông gió.

Bụi ảnh hưởng đến: hệ hô hấp, thị giác, chất lượng cuộc sống, vệ sinh thực phẩm, cảm giác…Mức độ tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất, nồng độ của nó trong không khí, thời gian tiếp xúc của con người, tình trạng sức khoẻ, kích cỡ hạt bụi…

Kích thước bụi càng nhỏ thì càng có hại vì nó tồn tại trong không khí lâu và khả năng thâm nhập vào cơ thể sâu hơn và rất khó xử lý. Hạt bụi lớn thì dễ xử lý nên ít ảnh hưởng đến con người.

Nồng độ cho phép của bụi trong không khí phụ thuộc vào bản chất của bụi. Bản chất của bụi có hai nguồn gốc:

- Hữu cơ: sợi bông, sợi thuốc lá…

- Vô cơ: xi măng, đất đá…

Nồng độ bụi cho phép trong không khí phụ thuộc vào bản chất của bụi và thường được đánh giá theo hàm lượng ôxít silic (SiO2) và được lấy theo bảng dưới đây:

Theo trang 30, TL [1]:

Bảng 2.4. Nồng độ cho phép của bụi trong không khí

2.2.5. Ảnh hưởng của các chất độc hại:

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, trong không khí có thể có lẫn các chất độc hại như: NH3, Cl2… Đó là những chất rất có hại cho con người.Mức độ tác hại của mỗi chất độc hại tuỳ thuộc vào bản chất, nồng độ của nó trong không khí, thời gian tiếp xúc của con người, tình trạng sức khoẻ, tuổi tác…

2.2.6. Ảnh hưởng của khí CO2:

Khí CO2 không phải là khí độc, nhưng khi nồng độ của nó lớn thì sẽ làm giảm nồng độ O2 trong không khí, gây nên cảm giác mệt mỏi. Khi nồng quá lớn có thể dẫn đến ngạt thở, kích thích thần kinh, tăng nhịp tim và gây ra các rối loạn khác. Trong các công trình dân dụng, chất độc hại trong không khí chủ yếu là khí CO2 do con người thải ra trong quá trình sinh hoạt. Theo trang 37, TL [1]:

Bảng 2.7. Ảnh hưởng của nồng độ CO2 trong không khí

Nồng độ CO2, Mức độ ảnh hưởng

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 25

Hàm lượngSiO2, %

Nồng độ bụi cho phép của không khí trong khu làm việc

Nồng độ bụi cho phép của không khí tuần hoàn

Z > 10 Zb < 2 mg/m3 Zb< 0,6 mg/m3

2 10 2 4 < 1,2<2 4 6 < 1,8

Bụi amiăng <2

Page 26: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

% thể tích0,07 - Chấp nhận được ngay cả khi có nhiều người trong phòng0,10 - Nồng độ cho phép trong trường hợp thông thường0,` - Nồng độ cho phép khi dùng tính toán thông gió

0,20 0,50 - Tương đối nguy hiểm0,50 - Nguy hiểm

4 5- Hệ thần kinh bị kích thích gây ra thở sâu và nhịp thở gia

tăng. Nếu hít thở trong môi trường này kéo dài thì có thể gây ra nguy hiểm

8- Nếu thở trong môi trường này kéo dài 10 phút thì mặt đỏ

bừng và đau đầu18 hoặc lớn hơn - Hết sức nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong

Căn cứ vào nồng độ cho phép có thể tính được lượng không khí cần cung cấp cho 1

người trong 1 giờ như sau:

Trong đó:

- lượng CO2 do 1 người thải ra trong 1 giờ, [m3/h. người];- nồng độ CO2 cho phép, [% thể tích]. Thường chọn = 0,15%;- nồng độ thể tích của khí CO2 có trong không khí bên ngoài môi trường, [% thể tích].

Thường chọn a = 0,03%;- lượng không khí tươi cần cung cấp cho 1 người trong 1 giờ, [m3/h. người];

Lượng CO2 do 1 người thải ra phụ thuộc vào cường độ lao động, nên Vk cũng phụ thuộc vào cường độ lao động. Các đại lượng này có thể lấy theo bảng sau:

Bảng 2.8. Lượng CO2 do một người phát ra và lượng khí tươicần cấp cho 1 người (m3/h. người)

Cường độ vận độngVCO2,

(m3/h. người)Vk, (m3/h.người)

= 0,1 = 0,15- Nghỉ ngơi 0,013 18,6 10,8- Rất nhẹ 0,022 31,4 18,3- Nhẹ 0,030 43,0 25,0- Trung bình 0,046 65,7 38,3- Nặng 0,074 106,0 61,7

Trong trường hợp không gian điều hoà có hút thuốc lá, lượng không khí tươi cần cung cấp đòi hỏi nhiều hơn, để loại trừ ảnh hưởng của khói thuốc và có thể lấy theo bảng sau:

Theo trang 38, TL [1]:

Bảng 2.9. Lượng khí tươi cần cung cấp khi có hút thuốc

Mức độ hút thuốc,(điếu/h.người)

Lượng không khí tươi cần cung cấp, (m3/h.người)

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 26

Page 27: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

0,8 1,0 13 171,2 1,6 20 262,5 3 42 513 5,1 51 85

2.2.7. Ảnh hưởng của độ ồn:

Người ta nhận thấy rằng, nếu con người làm việc lâu dài trong khu vực có độ ồn cao thì lâu ngày tinh thần sẽ suy sụp và có thể gây ra một số bệnh như: stress, bồn chồn và các rối loạn gián tiếp khác. Độ ồn tác động nhiều đến hệ thần kinh, làm ảnh hưởng đến mức độ tập trung vào công việc hoặc đơn giản hơn là gây sự khó chịu cho con người. h.

Vì vậy, độ ồn là tiêu chuẩn quan trọng không thể bỏ qua khi thiết kế một hệ thống điều hoà không khí hiện đại. Đặc biệt là các hệ thống điều hoà cho các đài phát thanh, truyền hình, các phòng studio, thu âm, thì yêu cầu về độ ồn là quan trọng nhất.

Độ ồn cho phép trong các công trình có thể tham khảo theo bảng sau: Theo trang 39, TL [1]:

Bảng 1.7. Độ ồn cho phép trong phòng

Khu vựcGiờ trong

ngàyĐộ ồn cực đại cho phép, dB

Cho phép Nên chọn

Bệnh viện, khu điều dưỡng6 ÷ 2222÷ 6

35 3030 30

Giảng đường, lớp học 40 35Phòng máy vi tính 40 35Phòng làm việc 50 45Phân xưởng sản xuất 85 80Nhà hát, phòng hoà nhạc 30 30Phòng hội thảo, hội họp 55 50Rạp chiếu bóng 40 35

Phòng ở6 ÷ 2222 ÷ 6

40 3030 30

Phòng ăn lớn, quán ăn lớn 50 45

Khách sạn6 ÷ 2222 ÷ 6

45 3540 30

2.3. Ảnh hưởng của trạng thái không khí đến sản xuất:

2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sản xuất:

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến nhiều loại sản phẩm. Một số quá trình đòi hỏi nhiệt độ phải nằm trong một giới hạn nhất định. Ví dụ:

Kẹo sôcôla: 7 ÷ 8 ºC;

Kẹo cao su: 20 ºC;

Đo lường chính xác: 20 ÷ 24 ºC;

Bảo quản rau quả: 10 ºC;

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 27

Page 28: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Dệt: 20 ÷ 32 ºC;

Dưới đây là tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm của một số quá trình sản xuất thường gặp:

Theo trang 40, TL [1]:

Bảng 2.11. Điều kiện công nghệ của một số quá trình

Quá trình Công nghệ sản xuấtNhiệt độ,

ºCĐộ ẩm,

%

Xưởng in

־ Đóng và gói sách

־ Phòng in ấn

־ Nơi lưu trữ giấy

־ Phòng làm bản kẽm

21 24

24 27

20 33

21 33

45

45 50

50 60

40 50

Sản xuất bia

־ Nơi lên men

־ Xử lý malt

־ Ử chín

־ Các nơi khác

3 4

10 15

18 22

16 24

50 70

80 85

50 60

45 65

Xưởng bánh

־ Nhào bột

־ Đóng gói

־ Lên men

24 27

18 24

27

45 55

50 65

70 80

Chế biến thực phẩm

־ Chế biến bơ

־ Mayonaise

־ Macaroni

16

24

21 27

60

40 50

38

Công nghệ chính xác

־ Lắp ráp chính xác

־ Gia công khác

20 24

24

40 50

45 55

2.3.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối đến sản xuất:

Độ ẩm cũng có ảnh hưởng đến một số sản phẩm.

Khi độ ẩm cao :Có thể gây nấm mốc cho một số sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, chẳng hạn như trong công nghiệp thuốc lá, sợi dệt, dày da…

Khi độ ẩm thấp: Sản phẩm sẽ khô, giòn không tốt có thể gây gãy vỡ các sản phẩm hoặc bay hơi làm giảm chất lượng sản phẩm hoặc hao hụt trọng lượng sản phẩm.

Ví dụ:

+ Sản xuất bánh kẹo: Khi độ ẩm cao thì kẹo chảy nước. Độ ẩm thính hợp cho sản xuất bánh kẹo là φ = 50 ÷ 65%.

+ Ngành điện tử, bán dẫn: Khi độ ẩm cao làm mất tính cách nhiệt của một số thiết bị.

2.3.3. Ảnh hưởng của vận tốc không khí đến sản xuất:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 28

Page 29: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Tốc độ không khí cũng ảnh hưởng đến sản xuất nhưng ở một khía cạnh khác.

Khi tốc độ lớn: Trong nhà máy dệt, nhà máy sản xuất giấy… sản phẩm nhẹ sẽ bay khắp phòng hoặc làm rối sợi. Trong một số trường hợp sản phẩm bay hơi nước nhanh làm giảm chất lượng và khối lượng. Ngoài ra, tốc độ cao cũng ảnh hưởng đến người làm việc trong phòng. Đặc biệt, với các khu vực có nhiệt độ thấp.

Vì vậy, trong một số xí nghiệp sản xuất, người ta cũng qui định tốc độ không khí không được vượt quá mức cho phép.

Khi tốc độ nhỏ: Tuần hoàn gió trong phòng quá thấp thì khả năng trao đổi không khí bị hạn chế nên có những ảnh hưởng nhất định. Lượng hơi ẩm hoặc nhiệt có thể tích tụ tại một số vùng nhất định trong phòng, ít nhiều ảnh hưởng đến con ngừơi và chất lượng sản phẩm trong phòng.

2.3.4. Ảnh hưởng độ trong sạch của không khí đến sản xuất:

Độ trong sạch của không khí được thể hiện qua nồng độ bụi có trong không khí.Một số ngành sản xuất yêu cầu thực hiện trong không gian cực kỳ trong sạch. Ví dụ như: ngành sản xuất điện tử bán dẫn, phim ảnh, thiết bị quang học… Một số ngành thực phẩm cũng đòi hỏi cao về độ trong sạch của không khí, tránh làm bẩn các thực phẩm.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 29

Page 30: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Chương 3: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT, CÂN BẰNG ẨM

VÀ KIỂM TRA ĐỌNG SƯƠNG

3.1. Tính hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che:

3.1.1. Cấu trúc của kết cấu bao che:

Khách sạn được xây dựng với cấu trúc của kết cấu bao che như sau:

- Sàn nhà cấu trúc chủ yếu là bê tông cốt thép có lát gạch nền.

+ Trường hợp đối với tầng trệt:

Nền lát gạch ceremic dày 5 mm

+ Trường hợp đối với sàn và trần:

Ở giữa có lớp bê tông sỏi dày 150 mm, phía trên có lớp vữa 20 mm có lát gạch

vinyl dày 3 mm.

Phía dưới có một lớp vữa xi măng và được sơn vôi trắng.

- Tường bao che: Phần tường tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài xây bằng gạch dày

200 mm có trát vữa còn tường không tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời dày 100 mm

có trát vữa đều được sơn vôi trắng.

- Kính lắp khung cửa sổ là kính chống nắng, màu nâu đồng, dày 6 mm với khung là nhôm,

phía bên trong có màn che màu nhạt.

3.1.2. Xác định hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che:

a. Giả sử rằng các phòng được xây gạch đến sát trần và cùng được điều hoà không khí, các

phòng tầng dưới được ngăn cách với các phòng ở tầng trên nên không có tổn thất nhiệt giữa

các phòng với nhau. Do vậy khi tính tổn thất nhiệt cho các phòng thì chỉ có các phòng ở tầng

dưới cùng ..

b. Xác định hệ số truyền nhiệt kết cấu bao che tường và trần :

Công thức :

k = = , W/m2.K (2.1)

Trong đó:

- ki : Hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che thứ i, W/m2.K

- RN = 1/N: Nhiệt trở toả từ bề mặt vách đến không khí ngoài trời, m2.K/W

N: Hệ số tỏa nhiệt bên ngoài của kết cấu bao che, W/m2.K

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 30

Page 31: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

RN: Phụ thuộc vào sự tiếp xúc giữa vách với không khí ngoài trời.

Theo bảng 3.16, trang 78, TL [1], ta có:

+Khi bề mặt bên trong kết cấu bao che nhẵn: αT = 11,6 [W/m2.K];+Khi bề mặt ngoài của kết cấu tiếp xúc trực tiếp không khí ngoài trời: αN = 23,3

[W/m2.K];+Khi bề mặt ngoài của kết cấu tiếp xúc gián tiếp không khí ngoài trời: αN = 11,6

[W/m2.K];

- RT = 1/T: Nhiệt trở toả nhiệt giữa vách trong với không khí trong nhà, m2.K/W

T: Hệ số tỏa nhiệt trên bề mặt bên trong của kết cấu bao che, W/m2K

Vì vách trơn thì T = 11,6 W/m2.K, suy ra RT = 0,0862 m2.K/W.

- Ri = i/i: Nhiệt trở lớp vật liệu thứ i, m2.K/W

i: Bề dày của lớp vật liệu thứ i trong kết cấu bao che, m

i: Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/mK

Hệ số truyền nhiệt qua kính:

Đặc điểm của kính lắp đặt cho công trình là: kính trong, có: δ =6 mm; λ =0,65 W/m.K;

(hệ số dẫn nhiệt của kính: tra theo bảng 3.19, trang 81, TL [1])

Suy ra:

[W/m 2.K];

Hệ số truyền nhiệt qua tường:

Ta có cấu tạo của tường từ ngoài vào trong gồm có:

Lớp vữa trát xi măng có hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,8 [W/m.k]; δ = 0,015 [m];

Lớp gạch có hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,7 [W/m.k]; δ = 0,120 [m];

Lớp vữa trát xi măng có hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,8 [W/m.k]; δ = 0,015 [m];

Hệ số truyền nhiệt qua tường khi tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời:

[W/m 2.K];

Hệ số truyền nhiệt qua tường khi tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài trời:

[W/m 2.K];

Hệ số truyền nhiệt qua trần mái:

Ta có cấu tạo của trần mái từ ngoài vào trong gồm có:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 31

Page 32: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Mái ngoái xi măng - có hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,8 [W/m.k]; δ = 0,025 [m];

Lớp vữa trát xi măng - có hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,8 [W/m.k]; δ = 0,015 [m];

Lớp bê tông cốt thép - có hệ số dẫn nhiệt: λ = 1,33 [W/m.k]; δ = 0,09 [m];

Lớp đệm không khí - có hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,0244 [W/m.k]; δ = 2,5 [m];

Lớp thạch cao - có hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,43 [W/m.k]; δ = 0,01 [m];

(hệ số dẫn nhiệt tra theo bảng 3.19, trang 80, TL [1] và bảng 3, trang 151, TL [2])Một cách gần đúng, hệ số dẫn nhiệt của không khí: λ = 0,0244 [W/m.k]. Tra theo trang 104, tài liệu Nhiệt kỹ thuật - Tác giả:PGS-TS. Lê Văn Ninh

Khi đó, ta có hệ số truyền nhiệt của trần mái là:

[W/m2.K];

Hệ số truyền nhiệt qua sàn:

Ta có cấu tạo của sàn gồm có:

Lớp đá lót sàn - có hệ số dẫn nhiệt: λ = 3,5 [W/m.k]; δ = 0,015 [m];

Lớp vữa trát xi măng - có hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,8 [W/m.k]; δ = 0,015 [m];

Lớp bê tông cốt thép - có hệ số dẫn nhiệt: λ = 1,33 [W/m.k]; δ = 0,09 [m];

Lớp đệm không khí - có hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,0244 [W/m.k]; δ = 0,77 [m];

Lớp thạch cao - có hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,43 [W/m.k]; δ = 0,01 [m];

Khi đó, ta có hệ số truyền nhiệt của trần mái là:

;[W/m.k]

3.2. Tính cân bằng nhiệt:

Xác định lượng nhiệt thừa:

QT = ΣQtoả + ΣQtt

Trong đó:ΣQtoả - là tổng nhiệt lượng toả ra bên trong không gian điều hoà;ΣQtt - là tổng lượng nhiệt thẩm thấu qua kết cấu bao che;

ΣQtoả = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 +Q5

ΣQtt = Q6 +Q7 +Q8

Trong đó:Q1 - là nhiệt lượng do máy móc, thiết bị điện toả ra, [W];Q2 - là nhiệt lượng toả ra từ các nguồn sáng nhân tạo, [W];Q3 - là nhiệt lượng do người toả, [W];

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 32

Page 33: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Q4 - là nhiệt lượng do sản phẩm mang vào, [W];Q5 - là nhiệt lượng toả ra từ bề mặt các thiết bị nhiệt, [W];Q6 - là nhiệt lượng do bức xạ mặt trời vào phòng, [W];Q7 - là nhiệt lượng do không khí mang vào phòng, [W];Q8 - là nhiệt lượng do truyền qua kết cấu bao che, [W];

3.2.1. Nhiệt do máy móc, thiết bị điện toả ra Q1:

Máy móc và thiết bị điện gồm hai dạng khác nhau:

Máy có sử dụng động cơ điện: động cơ điện biến đổi điện năng thành cơ năng làm chuyển động phần kết cấu cơ khí nhằm thực hiện một thao tác nào đó. Ví dụ như động cơ điện của quạt, bơm, máy nén.

Thiết bị điện là những thiết bị tiêu thụ điện năng dùng để sấy, sưởi hoặc duy trì hoạt động của một hệ thống máy móc nào đó. Ví dụ các điện trở, máy vi tính, tivi, tủ lạnh...

Do đó tổn thất nhiệt do máy móc thiết bị điện Q1 bao gồm:

Q1 = Q11+Q12

Trong đó:Q11 - là tổn thất do động cơ điện gây ra, [W];Q12 - là tổn thất do các thiết bị điện, [W];

3.2.1.1. Nhiệt tỏa ra từ thiết bị dẫn động bằng động cơ điện Q11:

Máy móc sử dụng điện gồm hai cụm chi tiết là động cơ điện và cơ cấu cơ khí chuyển động. Công suất điện nguồn cung cấp đầu vào tổn thất một phần ở động cơ dưới dạng nhiệt, phần lớn còn lại là công suất trên trục của động cơ N. Công suất trên trục truyền toàn bộ cho cơ cấu cơ khí chuyển động gắn vào động cơ. Sau khi sinh công toàn bộ công trên trục sẽ chuyển tải thành nhiệt truyền cho môi trường xung quanh nơi bố trí cơ cấu cơ khí chuyển động.

Xét trường hợp chỉ có một động cơ, theo vị trí tương đối của hai cụm chi tiết này ta có 3 trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp 1: Động cơ và cơ cấu cơ khí chuyển động nằm hoàn toàn trong không gian điều hòa.

Trường hợp 2: Động cơ nằm bên ngoài, cơ cấu cơ khí chuyển động nằm bên trong.

Trường hợp 3: Động cơ nằm bên trong, cơ cấu cơ khí chuyển động nằm bên ngoài.

Nhiệt do máy móc tỏa ra chỉ dưới dạng nhiệt hiện.

Gọi N và η là công suất và hiệu suất của động cơ điện. Công suất của động cơ điện N thường là công suất tính ở đầu ra của động cơ (là công suất trên trục), công suất này truyền cho cơ cấu cơ khí. Công suất đầu vào động cơ bao gồm cả tổn thất nhiệt trên động cơ. Vì vậy, tổn thất nhiệt của máy được tính theo từng trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Toàn bộ năng lượng cung cấp cho động cơ đều được biến thành nhiệt năng và trao đổi cho không khí trong phòng. Nhưng do công suất N được tính là công suất đầu ra nên năng lượng mà động cơ tiêu thụ là:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 33

Page 34: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

q11 , [W ]

Trường hợp 2: Vì động cơ nằm bên ngoài, cụm chi tiết chuyển động nằm bên trong nên nhiệt thừa phát ra từ sự hoạt động của động cơ chính là công suất N:

q11 , [W ]

Trường hợp 3: Trong trường hợp này phần nhiệt năng do động cơ tỏa ra bằng năng lượng đầu vào trừ cho phần tỏa ra từ cơ cấu chuyển động:

q11 , [W ]

Năng lượng do động cơ tiêu thụ đang đề cập là năng lượng ở chế độ định mức. Tuy nhiên, trên thực tế động cơ có thể hoạt động non tải hoặc quá tải. Để chính xác hơn cần tiến hành đo cường độ dòng điện thực tế để xác định công suất thực.

Đối với hệ thống có nhiều động cơ và thiết bị thì nhiệt lượng do động cơ sinh ra được tính theo công thức sau:

Q11 = Σq11.Ktt. Kdt

Trong đó:Ktt - là hệ số tính đến sự làm việc thực tế của động cơ, bằng tỷ số giữa công suất thực của

động cơ chia cho công suất định mức;Kdt - là hệ số tính đến sự làm việc đồng thời của động cơ;Các động cơ không phải hoạt động trong suốt thời gian hệ thống điều hòa không khí hoạt

động, một số động cơ là động cơ dự phòng. Vì thế tại một thời điểm chỉ có một số nhất định các động cơ hoạt động.

Kdt

Trong đó:Ni - là công suất động cơ thứ i, [W];τi, τ - là thời gian hoạt động của động cơ thứ i và của hệ thống điều hòa không khí tính

trong một ngày, giờ;

Trong trường hợp này, do trong công trình được lắp đặt điều hoà không có thiết bị dẫn động bằng động cơ điện nên ta xem như Q11 = 0.

3.2.1.2. Nhiệt tỏa ra từ thiết điện Q12:

Ngoài các thiết bị được dẫn động bằng các động cơ điện, trong phòng có thể trang bị các dụng cụ sử dụng điện khác như: máy thu hình, máy tính, máy in,máy sấy tóc…Đại đa số các thiết điện chỉ phát nhiệt hiện và ở đây toàn bộ điện năng đều chuyển hóa thành nhiệt năng.

Đối với các thiết bị điện phát ra nhiệt hiện thì nhiệt lượng toả ra bằng chính công suất ghi trên thiết bị.

Khi tính toán tổn thất nhiệt do máy móc và thiệt bị điện phát ra cần lưu ý không phải tất cả các máy móc và thiết bị điện cũng đều hoạt động đồng thời. Để cho công suất máy lạnh không quá lớn, cần phải tính đến mức độ hoạt động đồng thời của các thiết bị điện. Trong trường hợp tổng quát:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 34

Page 35: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Q12 = ΣNi=Q1

Trong đó:Ni - là công suất của thiết bị điện thứ i, [W];

Bảng 3.1. Kết quả nhiệt toả ra từ thiết bị điện Q12 tầng 1-3:

Tầng Tên phòng

Máyphotocopy

TiviMáychiếu

Máytính

TủLạnh Bộ loa

Q12

(W)SL(cái)

C.suất(W)

SL(cái)

C.suất(W)

SL(cái)

C.suất(W)

SL(cái)

C.suất(W)

SL(cái)

C.suất(W)

SL(cái)

C.suất(W)

1TTDV.kinh doanh 1 1000 0 0 0 0 3 200 0 0 0 0 1600

Tiền sảnh 0 0 2 85 0 0 20 200 1 750 0 0 4920

2Khiêu vũ 0 0 2 85 0 0 3 200 1 750 0 0 1520

Khách mời đài loan 0 0 2 85 0 0 3 200 1 750 0 0 1520

3Phòng họp 1 1000 0 0 0 0 2 200 1 750 0 0 2150

Phòng hội nghị 1 1000 2 85 1 330 3 200 1 750 0 0 2850Phòng hội thảo 1 1000 0 0 1 330 3 200 1 750 1 1000 3680

Bảng 3.2. Kết quả nhiệt toả ra từ thiết bị điện Q12 tầng 4-13:

Tầng Tên phòngQuạt trần Tivi Tủ lạnh Máy tính

Q12

(W)SL(cái)

C.suất(W)

SL(cái)

C.suất(W)

SL(cái)

C.suất(W)

SL(cái)

C.suất(W)

4-13

Phòng ngủ B1 1 42 1 85 1 750 0 0 877

Phòng ngủ B2 1 42 1 85 1 750 0 0 877Phòng ngủ C1 1 42 1 85 1 750 0 0 877Phòng ngủ C2 1 42 1 85 1 750 0 0 877Phòng ngủ C3 1 42 1 85 1 750 0 0 877Phòng ngủ C4 1 42 1 85 1 750 0 0 877

Phòng hội nghị F1 0 0 1 85 0 0 1 200 285Phòng ngủ F2 1 42 1 85 1 750 0 0 877Phòng ngủ F3 1 42 1 85 1 750 0 0 877Phòng ngủ F4 1 42 1 85 1 750 0 0 877

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 35

Page 36: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Bảng 3.3. Kết quả nhiệt lượng do máy móc, thiết bị điện toả ra Q1

Tầng Tên phòngQ11

(W)Q12

(W)Q1

(W)

1Trung tâm dịch vụ kinh doanh 0 1600 1600

Tiền sảnh 0 4920 4920

2Phòng khiêu vũ 0 1520 1520

Khách mời danh dự đài loan 0 1520 1520

3Phòng họp 0 1400 1400

Phòng hội nghị 0 2850 2850Phòng hội thảo 0 3680 3680

4-13

Phòng ngủ B1 0 877 877Phòng ngủ B2 0 877 877Phòng ngủ C1 0 877 877Phòng ngủ C2 0 877 877Phòng ngủ C3 0 877 877Phòng ngủ C4 0 877 877

Phòng hội nghị F1 0 285 285Phòng ngủ F2 0 877 877Phòng ngủ F3 0 877 877Phòng ngủ F4 0 877 877

3.2.2. Nhiệt toả ra từ các nguồn sáng nhân tạo Q2:

Nguồn sang nhân tạo đề cập ở đây là nguồn sáng từ các đèn điện. Có thể chia đèn điện ra làm hai loại: đèn dây tóc và đèn huỳnh quang.

Nhiệt do các nguồn sáng nhân tạo tỏa ra chỉ ở dạng nhiệt hiện.

Đối với loại đèn dây tóc: Các loại đèn này có khả năng biến đổi chỉ 10% năng lượng đầu vào thành quang năng, 80% được phát ra bằng bức xạ nhiệt, 10% trao đổi với môi trường bên ngoài qua đối lưu và dẫn nhiệt. Như vậy, toàn bộ năng lượng đầu vào dù biến đổi và phát ra dưới dạng quang năng hay nhiệt năng hết:

Q21 = Ns, [W]

Trong đó:

Ns - là tổng công suất các đèn dây tóc, [W];

Đối với đèn huỳnh quang: Khoảng 25% năng lượng đầu vào biến thành quang năng, 25% được phát ra dưới dạng bức xạ nhiệt, 50% dưới dạng đối lưu và dẫn nhiệt. Tuy nhiên, đối với đèn huỳnh quang phải trang bị thêm bộ chấn lưu cỡ 25% công suất đèn. Vì vậy, tổn thất nhiệt trong trường hợp này:

Q22 = 1,25.Nhq, [W]Trong đó:

Nhq - là tổng công suất đèn huỳnh quang, [W];

Q2 = Q21 + Q22, [W]

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 36

Page 37: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Bảng 3.4.Kết quả tính nhiệt lượng tỏa ra từ các nguồn sáng nhân tạo Q2:

Tầng Phòng

Đèn huỳnh quang

Đèn dây tóc Q21 Q22Q2

(W)Cái

C.suất(W)

CáiC.suất

(W)(W) (W)

1TTDV.Kinh doanh 8 2×18 2 28 56 360 416

Tiền sảnh 80 2×18 2 44 88 3600 3688

2Phòng khiêu vũ 50 18 2 28 56 1800 1856Các khách mời

danh dự đài loan60 2×18 2 44 88 2700 2788

3Phòng họp 12 18 0 0 0 270 270

Phòng hội nghị 50 2×18 3 2×28 108 2700 2808Phòng hội thảo 100 2×18 3 250 750 4500 5250

4-13

Phòng ngủ B1 5 18 2 28 56 112,5 168,5Phòng ngủ B2 5 18 2 28 56 112,5 168,5Phòng ngủ C1 4 18 5 28 140 90 230Phòng ngủ C2 4 18 5 28 140 90 230Phòng ngủ C3 4 18 5 28 140 90 230Phòng ngủ C4 4 18 5 28 140 90 230

Phòng hội nghị F1 6 18 0 0 0 135 135Phòng ngủ F2 2 18 4 28 112 45 157Phòng ngủ F3 16 18 4 28 112 180 472Phòng ngủ F4 16 18 4 28 112 180 472

3.2.3. Nhiệt do người toả ra Q3:

Trong quá trình hô hấp và hoạt động cơ thể người ta tỏa nhiệt, lượng nhiệt do người toả ra phụ thuộc vào trạng thái, mức độ lao động, môi trường không khí xung quanh, lứa tuổi...Nhiệt do người toả ra gồm 2 phần: một phần toả trực tiếp vào không khí, gọi là nhiệt hiện; một phần khác làm bay hơi trên bề mặt da, lượng nhiệt này toả vào môi trường không khí làm tăng entanpi của không khí mà không làm tăng nhiệt độ của không khí gọi là lượng nhiệt ẩn, tổng 2 lượng nhiệt này gọi là lượng nhiệt toàn phần do người toả ra. Khi đó lượng nhiệt toả ra do người là : Q3 = .10-3.n.q , kW (2.4) Trong đó :

n: Là số nguời trong phòng, n = (2.5)

Với i : là phân bố người, tra theo bảng 3.2[2] F: diện tích của không gian điều hòa m2

q =qw+qh: Là nhiệt lượng toàn phần do mỗi người toả ra. Ta bảng 3.4[2],q=120 W/người. ηđt: Hệ số tác động không đồng thời.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 37

Page 38: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Bảng 3.3.Hệ số không đồng thời khi tính phụ tải đèn

Khu vực Ktt

-Công sở-Nhà cao tầng,khách sạn-Cửa hàng bách hoá

0,7÷0,850,3÷0,50,9÷1,0

Chọn ηđt=0,6,Đối với Nhà cao tầng,khách sạn Vậy : Q3 = 0,6.n.q=0,6.n.120,W

Bảng 3.5.Kết quả tính nhiệt do người tỏa ra Q3:

Tầng Tên phòngDiện tích

(m2)Mật độ

(m2/người)Số người

(n)q

(W/người)Q3

(W)

1TTDV.Kinh doanh 27 3 10 120 720

Tiền sảnh 180 5 36 120 2592

2Phòng khiêu vũ 120 3 40 120 2880

Khách mời DD.Đài loan 150 3 50 120 3600

3Phòng họp 16 20 2 10 120 720

Hội nghị 85 4 20 120 1440Hội thảo 200 3 70 120 5040

4-13 

Phòng ngủ B1 26 13 2 120 144Phòng ngủ B2 26 13 2 120 144Phòng ngủ C1 32 16 3 120 216Phòng ngủ C2 32 16 3 120 216Phòng ngủ C3 32 16 3 120 216Phòng ngủ C4 36 16 3 120 216

Phòng hội nghị F1 32 3 10 120 720Phòng ngủ F2 22 11 2 120 144Phòng ngủ F3 52 13 4 120 288Phòng ngủ F4 52 13 4 120 288

3.2.4. Nhiệt do sản phẩm mang vào:Q4

Tổn thất nhiệt dạng này chỉ có trong các xí nghiệp, nhà máy. Ở đó, trong không gian điều

hòa thường xuyên và liên tục có đưa vào và đưa ra các sản phẩm có nhiệt độ cao hơn nhiệt

độ trong phòng. Chính vì thế trong trường hợp này ta có thể bỏ qua tổn thất nhiệt này Q4 = 0.

3.2.5. Nhiệt tỏa ra từ bề mặt thiết bị nhiệt:Q5

Nếu trong không gian điều hòa có thiết bị trao đổi nhiệt, chẳng hạn: như lò sưởi, thiết bị sấy, ống dẫn hơi… thì có thêm tổn thất do tỏa nhiệt từ bề mặt nóng vào phòng.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 38

Page 39: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Nhiệt tỏa ra từ các bề mặt trao đổi nhiệt thường được tính theo công thức truyền nhiệt và đó chỉ là nhiệt hiện. Tùy thuộc vào giá trị đo đạc được mà người ta tính theo công thức truyền nhiệt hay tỏa nhiệt.

Khi biết bề mặt thiết bị nhiệt tw:Q5 = αw.Fw.(tw – tT), [W]

Trong đó:αw - là hệ số tỏa nhiệt từ bề mặt nóng vào không khí trong phòng;

, [W/m2.K]

(Khi tính gần đúng có thể coi αw = 10 W/m2.K)Trong đó:

∆t - là độ chênh nhiệt độ giữa vách và không khí bên trong phòng (∆t = tw - tT);tw, tT - là nhiệt độ vách và nhiệt độ không khí trong phòng;

Khi biết nhiệt độ chất lỏng chuyển động bên trong ống dẫn tF:

Q5 = k.F.(tF - tT), [W]Trong đó:

Hệ số truyền nhiệt k = 2,5 W/m2.K;

Trong trường hợp này, ta xem như Q5 = 0.

3.2.6. Nhiệt do bức xạ mặt trời vào phòng Q6:

Q6 = Q61 + Q62

Trong đó:Q61 - là lượng nhiệt bức xạ qua cửa kính, [W];Q62 - là lượng nhiệt bức xạ qua kết cấu bao che tường và mái, [W];

Do ảnh hưởng của bầu khí quyển, lượng bức xạ mặt trời giảm đi khá nhiều. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới bức xạ mặt trời như mức độ nhiễm bụi, mây mù, thời điểm trong ngày và trong năm, địa điểm nơi lắp đặt công trình, độ cao của công trình so với mặt nước biển, nhiệt độ đọng sương của không khí xung quanh và hướng của bề mặt nhận bức xạ.

Nhiệt bức xạ được chia ra làm 3 thành phần: Thành phần trực xạ: nhận nhiệt trực tiếp từ mặt trời.

Thành phần tán xạ: nhiệt bức xạ chiếu lên các đối tượng xung quanh làm nóng chúng và các vật đó bức xạ gián tiếp lên kết cấu bao che.

Thành phần phản chiếu từ mặt đất.

Do nhiệt bức xạ mặt trời phụ thuộc vào thời điểm trong ngày nên trong các tính toán chúng ta chấp nhận tính theo thời điểm mà bức xạ mặt trời lên kết cấu là lớn nhất. Giá trị đó phụ thuộc vào hướng của kết cấu bao che.

3.2.6.1.Xác định nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính Q61:

* Trường hợp sử dụng kính cơ bản.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 39

Page 40: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Kính cơ bản là loại kính trong suốt, dày 3mm, có hệ số hấp thụ αm=6%, hệ số phản xạ ρm=8%( ứng với góc tới của tia bức xạ là 300). Nhiệt bức xạ mặt trời qua kính được tính theo công thức.

Q61=Fk.R.εc.εds.εmm.εkh.εk.εm, WTrong đó:

Fk: Diện tích bề mặt kính, m2. Nếu khung gỗ Fk=0,85F’(F’ diện tích phần kính và khung), khung sắt Fk=F’.

R: Nhiệt bức xạ mặt trời qua kính cơ bản vào phòng. Nó phụ thuộc vào vĩ độ của địa phương nơi đặt công trình, tháng và hướng của tường chịu bức xạ. Đà nẵng nằm ở vĩ độ 16o10’ Bắc, ở vĩ độ này trong các tài liệu không có cường độ bức xạ Mặt Trời nên có thể lấy giá trị trung bình lớn nhất giữa vĩ độ 10o và 20o Bắc. Giá trị R được xác định ở bảng 3.7[TL1.tr45]

εc: Hệ số tính đến độ cao H(m) nơi dặt cửa kính so với mặt nước biển.

εc=1+0,023

với: H (m) là độ cao của kính so với mặt nước biển. Đà Nẵng nằm ở độ cao so với mặt nước biển là 7m

εds: Hệ số xét tới ảnh hưởng của độ chênh lệch nhiệt độ đọng sương

εds=1-0,13.

εmm: Hệ số xét tới ảnh hưởng của mây mù. Trời không mây lấy εmm=1, trời có mây εmm=0,85

εkh: Hệ số xét tới ảnh hưởng của khung kính. Kết cấu khung khác nhau thì mức độ che khuất một phần kính dưới các tia bức xạ khác nhau. Với khung gỗ εkh=1, khung kim loại εkh=1,17

εk: Hệ số kính, phụ thuộc màu sắc và loại kính khác kính cơ bản và được xác định theo bảng 3.5[TL1. tr44]

εm: Hệ số mặt trời. Hệ số này xét tới ảnh hưởng của màn che tới bức xạ mặt trời. Khi không có màn che εm=1, khi có màn εm được chọn theo bảng 3.6[TL1. tr44]*Trường hợp không phải là kính cơ bản (εk≠1) và có rèm che (εk≠1), người ta tính theo công thức dưới đây.

Q61= Fk.Rxn.εc.εds.εmm.εkh,WTrong đó:

Fk: Diện tích cửa kính, m2;Rxn: Lượng nhiệt bức xạ xâm nhập vào không gian điều hòa;

Rxn= ,W/m2

Trị số Rxn lấy theo bảng 3.7[TL1. tr45], các giá trị αk, τk, ρk lấy theo bảng 3.5[TL1. tr44], αm, τm, ρm, lấy theo bảng 3.6[TL1. tr44]. Các hệ số khác vẫn tính giống như các hệ số ở công thức (3-6)&(3-7)

*Trong trường hợp này, công trình đang thiết kế rơi vào trường hợp 2.Do đó nhiệt bức xạ mặt trời qua kính được xác định theo công thức sau:Q61= Fk.Rxn.εc.εds.εmm.εkh,WTa có: Do công trình nằm ven biển, độ cao không đáng kể nên ta xem như εc = 1.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 40

Page 41: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Với ts = 29,6 ºC εđs = 1- 0,13. .

Nhiệt độ đọng sương ts = 29.6 ºC được tra tương đối chính xác bằng đồ thị i-d của không khí ẩm.

Do khí hậu Đà Nẵng ít có sương mù nên ta chọn εmm = 1.Ở đây, khung kính là khung kim loại nên ta chọn εkh = 1,17.Ở công trình này ta sử dụng loại kính calorex,màu xanh,dày 6 mm và có màn che màu

nhạt. Nên:Theo bảng 3.7, trang 61, TL [1] ta có: αk = 0,75; ρk = 0,05; τk = 0,2;Theo bảng 3.8, trang 62, TL [1] ta có: αm = 0,37; ρm = 0,51; τm = 0,12 ;

Q61 =0,482.Fk.R.10-3,(kW)

Ghi chú:Vì mặt trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây nên năng lượng mặt trời qua kính sẽ rất

cao trong khoảng 8h sáng và giảm dần vào buổi trưa và buổi chiều, còn ở phía Nam bức xạ mặt trời lớn nhất vào lúc trưa và phía Tây nhiệt bức xạ mặt trời sẽ ngược lại với phía Đông nó đạt được cực đại vào khoảng 4h chiều. Hướng phía Bắc sẽ nhận được ít năng lượng mặt trời hơn.Trường hợp một phòng có nhiều cửa kính với diện tích và hướng khác nhau thì dòng nhiệt bức xạ mặt trời qua kính cực đại không phải là tổng dòng nhiệt bức xạ cực đại theo các hướng khác nhau. Bởi nhiệt bức xạ mặt trời cực đại tại hai hướng khác nhau không xảy ra cùng một thời điểm. Nếu ta làm như trên (lấy tổng các giá trị R cực đại) thì khi chọn công suất máy sẽ dư thừa.

Do đó, để xác định giá trị Q61 ta làm như sau:Từ công thức:Thiết lập bảng tính các thông số về giá trị của diện tích kính Fk ở các

hướng khác nhau.Ta dễ dàng xác định được tổng giá trị Q61 của các hướng lần lược theo từng thời điểm khác nhau (từ 6h 17h) của tháng được chọn (là tháng nóng nhất trong năm tại địa điểm xây dựng công trình). Qua đó, ta chọn ra được giá trị Q61 lớn nhất.

Theo Phụ lục 2, trang 457, TL [1], tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất tại Thành Phố Đà Nẵng là tháng 6. Tuy nhiên, Đà Nẵng nằm ở 16,1º Vĩ Bắc và ta không có những tài liệu và giá trị của các thông số: R ở toạ độ này. Do đó, một cách gần đúng ta có thể sử dụng các giá trị R tại Thành Phố Hà Nội (20 º Vĩ Bắc).

Với những cửa kính nằm ở vị trí không bị ảnh hưởng của bức xạ mặt trời thì trong việc tính toán lượng bức xạ mặt trời qua kính vào phòng ta xem như diện tích kính ở những hướng đó bằng không (mặc dầu hướng đó vẫn có kính !).

Khoảng cách của sàn giữa các tầng là:H=3,5 (m)

a)Đối với tầng 1:Bảng 3.6.Giá trị Q61 của tầng 1(Phòng trung tâm dịch vụ kinh doanh)

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 41

Page 42: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 0 9 0 9 7 88 0 30,377 467 0 28 0 28 7 129 0 94,478 505 0 38 0 38 7 104 0 128,219 451 0 44 0 44 7 79 0 148,4610 303 0 44 0 44 7 60 0 148,4611 129 0 44 0 44 7 54 0 148,4612 44 0 44 0 44 7 47 0 148,4613 44 0 129 0 44 7 54 0 148,4614 44 0 302 0 44 7 60 0 148,4615 44 0 451 0 44 7 79 0 148,4616 38 0 505 0 38 7 104 0 128,2117 28 0 476 0 28 7 129 0 94,47

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều

cao,(m)

Diện tíchtường

bao,(m2)

% kính so với

tường bao,(m2)

Diện tíchkính

Fk(m2)

Đông ─ 3,5 ─ 0 0Tây ─ 3,5 ─ 0 0Nam 4 3,5 14 50% 7Bắc ─ 3,5 ─ 0 0

Vậy: giá trị Q61 của phòng trung tâm dịch vụ kinh doanh là: Q61 =148,46 W

Bảng 3.7.Giá trị Q61 của tầng 1(Khu vực tiền sảnh)

20° Hướng Đông Tây Đông Nam Bắc Tổng Q61

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 42

Page 43: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Vĩ Bắc

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 49 9 0 88 27 88 0 7167,827 467 49 28 0 196 27 129 0 13580,358 505 49 38 0 230 27 104 0 14920,319 451 49 44 0 208 27 79 0 13358,6310 303 49 44 0 139 27 60 0 8965,2011 129 49 44 0 66 27 54 0 3905,6512 44 49 44 0 44 27 47 0 1611,8113 44 49 129 0 44 27 54 0 1611,8114 44 49 302 0 44 27 60 0 1611,8115 44 49 451 0 44 27 79 0 1611,8116 38 49 505 0 38 27 104 0 1392,0217 28 49 476 0 28 27 129 0 1025,70

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều

cao,(m)

Diện tíchtường

bao,(m2)

% kính so với

tường bao,(m2)

Diện tíchkính

Fk(m2)

Đông 14 3,5 49 100% 49Tây ─ 3,5 ─ 0% 0Nam 12,425 3,5 43,5 50% 27Bắc ─ 3,5 ─ 0% 0

Vậy: giá trị Q61 của khu vực tiền sảnh là: Q61 =14920,31 W

b)Đối với tầng 2:

Bảng 3.8.Giá trị Q61 của tầng 2(Phòng khiêu vũ)

20° Hướng Đông Tây Nam Bắc Tổng Q61

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 43

Page 44: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Vĩ Bắc

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 0 9 0 9 25,2 88 16,8 821,97 467 0 28 0 28 25,2 129 16,8 1384,78 505 0 38 0 38 25,2 104 16,8 1303,79 451 0 44 0 44 25,2 79 16,8 1174,210 303 0 44 0 44 25,2 60 16,8 1020,311 129 0 44 0 44 25,2 54 16,8 971,712 44 0 44 0 44 25,2 47 16,8 915,0313 44 0 129 0 44 25,2 54 16,8 971,714 44 0 302 0 44 25,2 60 16,8 1020,315 44 0 451 0 44 25,2 79 16,8 1174,216 38 0 505 0 38 25,2 104 16,8 1303,717 28 0 476 0 28 25,2 129 16,8 1384,7

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều

cao,(m)

Diện tíchtường

bao,(m2)

% kính so với

tường bao,(m2)

Diện tích kính

Fk(m2)

Đông ─ 3,5 ─ 0 0Tây ─ 3,5 ─ 0 0Nam 12 3,5 42 60% 25,5Bắc 12 3,5 42 40% 16,8

Vậy: giá trị Q61 của phòng khiêu vũ là: Q61 =1385 W

Bảng 3.9.Giá trị Q61 của tầng 2(Phòng Các khách mời danh dự đài loan)

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Đông Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ 6 255 49 9 0 88 17,8 88 19,5 7604,71

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 44

Page 45: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Mặt Trời

7 303 49 28 0 196 17,8 129 19,5 13923,688 38 49 38 0 230 17,8 104 19,5 14877,899 44 49 44 0 208 17,8 79 19,5 13178,8010 44 49 44 0 139 17,8 60 19,5 8912,7611 129 49 44 0 66 17,8 54 19,5 4120,5212 44 49 44 0 44 17,8 47 19,5 1858,4513 44 49 129 0 44 17,8 54 19,5 1924,2414 44 49 302 0 44 17,8 60 19,5 1980,6315 44 49 451 0 44 17,8 79 19,5 2159,2216 38 49 505 0 38 17,8 104 19,5 2201,0017 28 49 476 0 28 17,8 129 19,5 2114,00

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKích thước

(m)

chiều cao,(m)

Diện tíchtường

bao,(m2)

% kính so với

tường bao,(m2)

Diện tích kính

Fk(m2)

Đông 14 3,5 49 100% 49Tây ─ 3,5 ─ 0 ─Nam 10,15 3,5 35,525 50% 17,8Bắc 11,115 3,5 38,9 50% 19,5

Vậy: giá trị Q61 của phòng các khách mời danh dự đài loan là: Q61 =14878 W

c)Đối với tầng 3:

Bảng 3.10.Giá trị Q61 của tầng 3 (Phòng họp)

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ 6 255 0 9 0 9 0 88 8,75 371,14

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 45

Page 46: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Mặt Trời

7 467 0 28 0 28 0 129 8,75 544,068 505 0 38 0 38 0 104 8,75 438,629 451 0 44 0 44 0 79 8,75 333,1810 303 0 44 0 44 0 60 8,75 253,0511 129 0 44 0 44 0 54 8,75 227,7512 44 0 44 0 44 0 47 8,75 198,2213 44 0 129 0 44 0 54 8,75 227,7514 44 0 302 0 44 0 60 8,75 253,0515 44 0 451 0 44 0 79 8,75 333,1816 38 0 505 0 38 0 104 8,75 438,6217 28 0 476 0 28 0 129 8,75 544,06

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều

cao,(m)

Diện tíchtường

bao,(m2)

% kính so với

tường bao,(m2)

Diện tích kính

Fk(m2)

Đông ─ 3,5 ─ 0% 0Tây ─ 3,5 ─ 0% 0Nam ─ 3,5  ─ 0% 0Bắc 5 3,5 17,5 50% 8,75

Vậy: giá trị Q61 của phòng họp là: Q61 =544,06 W

Bảng 3.11.Giá trị Q61 của tầng 3 (Phòng hội nghị)

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 0 9 0 9 21 88 0 91,0987 467 0 28 0 28 21 129 0 283,4168 505 0 38 0 38 21 104 0 384,6369 451 0 44 0 44 21 79 0 445,368

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 46

Page 47: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

10 303 0 44 0 44 21 60 0 445,36811 129 0 44 0 44 21 54 0 445,36812 44 0 44 0 44 21 47 0 445,36813 44 0 129 0 44 21 54 0 445,36814 44 0 302 0 44 21 60 0 445,36815 44 0 451 0 44 21 79 0 445,36816 38 0 505 0 38 21 104 0 384,63617 28 0 476 0 28 21 129 0 283,416

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều

cao,(m)

Diện tíchtường

bao,(m2)

% kính so với

tường bao,(m2)

Diện tích kính

Fk(m2)

Đông ─ 3,5 ─ 0% 0Tây ─ 3,5 ─ 0% 0Nam 12 3,5 42 50% 21Bắc ─ 3,5 ─ 0% 0

Vậy: giá trị Q61 của phòng hội nghị là: Q61 =445,4 W

Bảng 3.12.Giá trị Q61 của tầng 3 (Phòng hội thảo)

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 49 9 0 88 25,03 88 28 8271,707 467 49 28 0 196 25,03 129 28 15134,758 505 49 38 0 230 25,03 104 28 16104,959 451 49 44 0 208 25,03 79 28 14226,8110 303 49 44 0 139 25,03 60 28 9642,64

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 47

Page 48: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

11 129 49 44 0 66 25,03 54 28 4571,6012 44 49 44 0 44 25,03 47 28 2204,2313 44 49 129 0 44 25,03 54 28 2298,7114 44 49 302 0 44 25,03 60 28 2379,6815 44 49 451 0 44 25,03 79 28 2636,1116 38 49 505 0 38 25,03 104 28 2759,4317 28 49 476 0 28 25,03 129 28 2740,03

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều

cao,(m)

Diện tíchtường

bao,(m2)

% kính so với

tường bao,(m2)

Diện tích kính

Fk(m2)

Đông 14 3,5 49 100% 49Tây ─ 3,5 ─ 0 ─Nam 14,3 3,5 50,05 50% 25,025Bắc 16 3,5 56 50% 28

Vậy: giá trị Q61 của phòng hội thảo là: Q61 =16105 W

d)Đối với tầng 4-13:

Bảng 3.13.Giá trị Q61 của tầng 4-13 (Phòng ngủ B1)

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 0 9 0 9 0 88 11,86 503,057 467 0 28 0 28 0 129 11,86 737,438 505 0 38 0 38 0 104 11,86 594,529 451 0 44 0 44 0 79 11,86 451,6110 303 0 44 0 44 0 60 11,86 342,99

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 48

Page 49: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

11 129 0 44 0 44 0 54 11,86 308,6912 44 0 44 0 44 0 47 11,86 268,6813 44 0 129 0 44 0 54 11,86 308,6914 44 0 302 0 44 0 60 11,86 342,9915 44 0 451 0 44 0 79 11,86 451,6116 38 0 505 0 38 0 104 11,86 594,5217 28 0 476 0 28 0 129 11,86 737,43

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều

cao,(m)

Diện tíchtường bao,

(m2)

% kính so với

tường bao,(m2)

Diện tích kính

Fk(m2)

Đông ─ 3,5 ─ 0% 0Tây ─ 3,5 ─ 0% 0Nam ─ 3,5 ─ 0% 0Bắc 6,775 3,5 23,71 50% 11,86

Vậy: giá trị Q61 của phòng ngủ B1 là: Q61 =737,43 W

Bảng 3.14.Giá trị Q61 của tầng 4-13 (Phòng ngủ B2)

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 0 9 0 9 0 88 11 466,587 467 0 28 0 28 0 129 11 683,968 505 0 38 0 38 0 104 11 551,419 451 0 44 0 44 0 79 11 418,8610 303 0 44 0 44 0 60 11 318,1211 129 0 44 0 44 0 54 11 286,31

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 49

Page 50: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

12 44 0 44 0 44 0 47 11 249,1913 44 0 129 0 44 0 54 11 286,3114 44 0 302 0 44 0 60 11 318,1215 44 0 451 0 44 0 79 11 418,8616 38 0 505 0 38 0 104 11 551,4117 28 0 476 0 28 0 129 11 683,96

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều

cao,(m)

Diện tíchtường bao,

(m2)

% kính so với

tường bao,(m2)

Diện tích kính

Fk(m2)

Đông ─ 3,5 ─ 0% 0Tây ─ 3,5 ─ 0% 0Nam ─ 3,5 ─ 0% 0Bắc 6,275 3,5 22 50% 11

Vậy: giá trị Q61 của phòng ngủ B2 là: Q61 =683,96 W

Bảng 3.15.Giá trị Q61 của tầng 4-13 (Phòng ngủ C1-C4)

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 0 9 0 9 7,2 88 0 31,237 467 0 28 0 28 7,2 129 0 97,178 505 0 38 0 38 7,2 104 0 131,889 451 0 44 0 44 7,2 79 0 152,7010 303 0 44 0 44 7,2 60 0 152,7011 129 0 44 0 44 7,2 54 0 152,7012 44 0 44 0 44 7,2 47 0 152,70

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 50

Page 51: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

13 44 0 129 0 44 7,2 54 0 152,7014 44 0 302 0 44 7,2 60 0 152,7015 44 0 451 0 44 7,2 79 0 152,7016 38 0 505 0 38 7,2 104 0 131,8817 28 0 476 0 28 7,2 129 0 97,17

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều cao

(m)

Diện tíchtường bao

(m2)

% kính so với tường bao

(m2)

Diện tíchkính Fk

(m2)Đông ─ 3,5 ─ 0% 0Tây ─ 3,5 ─ 0% 0Nam 4,1 3,5 14,35 50% 7,175Bắc ─ 3,5 ─ 0% 0

Vậy: giá trị Q61 của phòng ngủ C1-C4 là: Q61 =152,07 W

Bảng 3.16.Giá trị Q61 của tầng 4-13 (Phòng hội nghị F1)

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 0 9 0 9 0 88 4,025 170,727 467 0 28 0 28 0 129 4,025 250,38 505 0 38 0 38 0 104 4,025 201,29 451 0 44 0 44 0 79 4,025 153,310 303 0 44 0 44 0 60 4,025 116,40311 129 0 44 0 44 0 54 4,025 104,812 44 0 44 0 44 0 47 4,025 91,213 44 0 129 0 44 0 54 4,025 104,814 44 0 302 0 44 0 60 4,025 116,40315 44 0 451 0 44 0 79 4,025 153,3

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 51

Page 52: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

16 38 0 505 0 38 0 104 4,025 201,817 28 0 476 0 28 0 129 4,025 250,3

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều cao

(m)

Diện tíchtường bao,

(m2)

% kính so vớitường bao,

(m2)

Diện tích kính

Fk(m2)

Đông ─ 3,5 ─ 0% 0Tây ─ 3,5 ─ 0% 0Nam ─ 3,5 ─ 0% 0Bắc 5,75 3,5 20,125 20% 4,025

Vậy: giá trị Q61 của phòng hội nghị F1 là: Q61 =250,3 W

Bảng 3.17.Giá trị Q61 của tầng 4-13 (Phòng ngủ F2)

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 7 9 0 9 0 88 5,25 1083,057 467 7 28 0 28 0 129 5,25 1902,098 505 7 38 0 38 0 104 5,25 1967,049 451 7 44 0 44 0 79 5,25 1721,5810 303 7 44 0 44 0 60 5,25 1174,1511 129 7 44 0 44 0 54 5,25 571,8912 44 7 44 0 44 0 47 5,25 267,3913 44 7 129 0 44 0 54 5,25 285,1014 44 7 302 0 44 0 60 5,25 300,29

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 52

Page 53: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

15 44 7 451 0 44 0 79 5,25 348,3716 38 7 505 0 38 0 104 5,25 391,3817 28 7 476 0 28 0 129 5,25 420,91

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều cao

(m)Diện tích

tường bao,(m2)% kính so vớitường bao,(m2)

Diện tích kính

Fk(m2)

Đông 4 3,5 14 50% 7Tây ─ 3,5 ─ 0% 0Nam ─ 3,5 ─ 0% 0Bắc 5 3,5 17,5 30% 5,25

Vậy: giá trị Q61 của phòng ngủ F2 là: Q61 =1967,04W

Bảng 3.18.Giá trị Q61 của tầng 4-13 (Phòng ngủ F3)

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 8,75 9 0 9 0 88 0 1075,467 467 8,75 28 0 28 0 129 0 1969,578 505 8,75 38 0 38 0 104 0 2129,849 451 8,75 44 0 44 0 79 0 1902,0910 303 8,75 44 0 44 0 60 0 1277,9011 129 8,75 44 0 44 0 54 0 544,0612 44 8,75 44 0 44 0 47 0 185,5713 44 8,75 129 0 44 0 54 0 185,5714 44 8,75 302 0 44 0 60 0 185,5715 44 8,75 451 0 44 0 79 0 185,5716 38 8,75 505 0 38 0 104 0 160,27

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 53

Page 54: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

17 28 8,75 476 0 28 0 129 0 118,09

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều cao

(m)Diện tích

tường bao,(m2)% kính so vớitường bao,(m2)

Diện tích kính

Fk(m2)

Đông 5 3,5 17,5 50% 8,75Tây ─ 3,5 ─ 0% 0Nam ─ 3,5 ─ 0% 0Bắc ─ 3,5 ─ 0% 0

Vậy: giá trị Q61 của phòng hội nghị F3 là: Q61 =2129,84 W

Bảng 3.19.Giá trị Q61 của tầng 4-13 (Phòng ngủ F4)

20°Vĩ

Bắc

Hướng Đông Tây Nam BắcTổng Q61

(W)Giá Trị

R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2) R Fk(m2)

Giờ Mặt Trời

6 255 5,25 9 0 9 8,75 88 0 1720,747 467 5,25 28 0 28 8,75 129 0 3096,498 505 5,25 38 0 38 8,75 104 0 2901,649 451 5,25 44 0 44 8,75 79 0 2246,2410 303 5,25 44 0 44 8,75 60 0 1272,8411 129 5,25 44 0 44 8,75 54 0 524,6612 44 5,25 44 0 44 8,75 47 0 296,9113 44 5,25 129 0 44 8,75 54 0 296,9114 44 5,25 302 0 44 8,75 60 0 296,9115 44 5,25 451 0 44 8,75 79 0 271,6116 38 5,25 505 0 38 8,75 104 0 214,2517 28 5,25 476 0 28 8,75 129 0 108,81

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 54

Page 55: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Bảng tính diện tích kính theo các hướng:

HướngKíchthước

(m)chiều cao

(m)Diện tích

tường bao,(m2)% kính so vớitường bao,(m2)

Diện tích kính

Fk(m2)

Đông 5 3,5 17,5 50% 5,25Tây ─ 3,5 ─ 0% 0Nam 10 3,5 35 10% 8,75Bắc ─ 3,5 ─ 0% 0

Vậy: giá trị Q61 của phòng ngủ F4 là: Q61 =3096,5W

3.2.6.2.Nhiệt lượng bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che tường mái Q62:

Dưới tác dụng của các tia bức xạ mặt trời, bề mặt bên ngoài cùng của kết cấu bao che sẽ nóng lên do hấp thụ nhiệt. Lượng nhiệt này sẽ tỏa ra môi trường một phần, phần còn lại sẽ dẫn nhiệt vào bên trong và truyền cho không khí trong phòng bằng đối lưu và bức xạ. Quá trình truyền nhiệt này sẽ có độ chậm trễ nhất định. Mức độ chậm trễ phụ thuộc vào bản chất kết cấu tường, mức độ dày mỏng. Do lượng nhiệt bức xạ qua tường không đáng kể nên có thể bỏ qua ,ta chỉ tính lượng nhiệt bức xạ qua mái cho tầng trên cùng.

Q62 = 10-3.Fm.k.φm.Δt, kW (2.7 )Trong đó : : hệ số màu của tường hay mái

+ Mái màu sáng: = 0,78 Rxn: nhiệt bức xạ đập vào mái hoặc tường, W/m2.

Rxn=

R: nhiệt bức xạ qua kính vào phòng,theo 3.8a[2] Fm: diện tích mái, m2. k :hệ số truyền nhiệt qua mái , k = 3,245 W/m2.oC - độ chênh nhiệt độ tương đương:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 55

Page 56: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

60,8 OC

t = 60,8 – 25 = 35,8 OC : Hệ số hấp thụ của mái. Tra theo bảng 3.9[2] ta có = 0,8 = 23,3 W/m2K – hệ số tỏa nhiệt đối lưu của không khí bên ngoài. Vậy ta có: Q62 = 10-3.3,245.35,8.0,78.Fm = 0,0906.Fm , kWGhi chú:

Lượng nhiệt bức xạ qua mái Q62 chỉ tính đối với các căn hộ thuộc tầng trên cùng. Do

mái tiếp xúc với không gian phía trên là không gian điều hoà nên không chịu ảnh hưởng của

bức xạ mặt trời, do đó Q62 = 0.

Bảng 3.20.Tổng giá trị Q6 của các phòng.

Tầng Tên phòngDiện tích

(m2)Q61

(W)Q62

(W)Q6

(W)

Tầng 1Trung tâm dịchvụ kinh doanh

27 148,46 0 148,46

Tiền sảnh 180 14920 14920

Tầng 2Phòng khiêu vũ 120 1385 0 1385Các khách mời

danh dự đài loan150 14878 0 14878

Tầng 3Phòng họp 20 544 0 544

Phòng hội nghị 85 445 0 445Phòng hội thảo 200 16105 0 16105

Tầng 4-13 Phòng ngủ B1 26 737 0 737Phòng B2 26 684 0 684Phòng C1 32 152 0 152

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 56

Page 57: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Phòng C2 32 152 0 152Phòng C3 32 152 0 152Phòng C4 36 152 0 152

Phòng hội nghị F1 32 250 0 250Phòng ngủ F2 22 1967 0 1967Phòng ngủ F3 52 2130 0 2130Phòng ngủ F4 52 3096,5 0 3096,5

3.2.7. Nhiệt do không khí mang vào phòng Q7:

Khi có độ chênh áp suất trong nhà và bên ngoài sẽ có hiện tượng rò rỉ không khí. Việc này luôn luôn kèm theo tổn thất nhiệt.

Q71 = G71.(IN - IT) = G71.CP.(tN - tT) + G7.ro.(dN - dT)

Trong đó:

G71 - là lưu lượng khối lượng của không khí rò rỉ, [kg/s];IN, IT - là entanpi của không khí bên ngoài và bên trong phòng, [kJ/kg];tT, tN - là nhiệt độ của không khí tính toán trong nhà và ngoài trời, [K];dT, dN - là dung ẩm của không khí tính toán trong nhà và ngoài trời, [kg/kg.kkk];

Nói chung, tính tổn thất nhiệt do rò rỉ thường rất phức tạp do khó xác định chính xác lưu lượng không khí rò rỉ. Mặt khác, các phòng có điều hoà thường đòi hỏi phải kín. Phần không khí rò rỉ có thể coi là một phần khí tươi cung cấp cho hệ thống.

Tuy nhiên, lưu lượng không khí rò rỉ thường không theo quy luật và rất khó xác định, phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất, vận tốc gió, kết cấu khe hở cụ thể, số lần đóng mở cửa… Vì vậy, trong các trường hợp này có thể xác định theo kinh nghiệm: (theo trang 75, TL [1])

Q7 = Q7h + Q7a, [W]

Q7 = [0,335.(tN - tT).V.ξ] + [0,84.(dN - dT).V.ξ], [W]

Q7 = V.ξ. [0,335.(tN – tT) + 0,84.(dN - dT)], [W]Trong đó:

V - là thể tích phòng, [m3];ξ - là hệ số kinh nghiệm (tra theo bảng 3.14, trang 76, TL [1]);tT, tN - là nhiệt độ của không khí tính toán trong nhà và ngoài trời, [ºC];dT, dN - là dung ẩm của không khí tính toán trong nhà và ngoài trời, [g/kg.kkk];

Ta có:dN = 26,97 g/kg kkk;tN = 34,5 C;dT = 13,02 g/kgkkk ;tT = 25 C ;

Suy ra: Q7 = V.ξ.[0,335.(34,5 - 25) + 0,84.(26,97 – 13,02)] = 14,901.V.ξ, [W]

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 57

Page 58: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Bảng 3.21. giá trị Q7 của các phòng:

Tầng Tên PhòngDiện tích

(m2) h(m)V(m3) ξ Q7(W)

1Trung tâm dịchvụ kinh doanh

27 3,5 94,5 0,7 992,25

Tiền sảnh 180 3,5 630 0,7 6571,34

2Phòng khiêu vũ 120 3,5 420 0,7 4381

Các khách mờidanh dự đài loan

150 3,5 525 0,7 5476

3Phòng họp 20 3,5 70 0,7 730,15

Phòng hội nghị 85 3,5 297,5 0,7 3644Phòng hội thảo 200 3,5 700 0,7 7302

4-13

Phòng ngủ B1 26 3,5 91 0,7 949,2Phòng ngủ B2 26 3,5 91 0,7 949Phòng ngủ C1 32 3,5 112 0,7 1176Phòng ngủ C2 32 3,5 112 0,7 1176Phòng ngủ C3 32 3,5 112 0,7 1176

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 58

Page 59: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Phòng ngủ C4 36 3,5 126 0,7 1176Phòng hội nghị F1 32 3,5 112 0,7 1176

Phòng ngủ F2 22 3,5 77 0,7 803Phòng ngủ F3 52 3,5 182 0,7 1898,4Phòng ngủ F4 52 3,5 182 0,7 1898

3.2.8. Nhiệt do truyền qua kết cấu bao che Q8:

Người ta chia ra làm hai tổn thất:

- Tổn thất do truyền nhiệt qua,trần, mái, tường, và sàn Q81.

- Tổn thất do truyền nhiệt qua nền Q82.

Tổng tổn thất truyền nhiệt:

Q8 = Q81 + Q82

3.2.8.1. Nhiệt truyền qua kính, tường, trần, sàn Q81:

Nhiệt lượng truyền qua kết cấu bao che được tính theo công thức sau đây: Q81 = 10-3.k.F.φ.Δt, kW

Trong đó:

k: Là hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che, W/m2.OC

F: Là diện tích của kết cấu bao che, m2

Δt: Là hiệu số nhiệt độ tính toán, oC.

Xác định độ chênh nhiệt độ tính toán:

Mùa hè: ∆t = φ.(tN - tT);

Mùa đông: ∆t = φ.(tT - tN);Ta có:

tN = 34,5 C = (34,5 + 273) K;tT = 25 C = (25 + 273) K;

Hệ số φ:

Đối với tường bao:

Đối với tường bao tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí bên ngoài thì φ = 1.

Đối với tường ngăn:

−Nếu ngăn cách với không khí bên ngoài qua một phòng đệm không điều hoà thì φ = 0,7;

−Nếu ngăn cách với không khí bên ngoài qua hai phòng đệm không điều hoà thì φ = 0,4;

−Nếu tường ngăn với phòng điều hoà thì φ = 0;

Đối với trần có mái:

−Mái bằng tôn, ngói, fibrô xi măng với kết cấu không kín: φ = 0,9;

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 59

Page 60: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

−Mái bằng tôn , ngói , fibrô xi măng với kết cấu kín: φ = 0,8;

−Mái nhà lợp bằng giấy dầu: φ = 0,75;

Đối với sàn trên tầng hầm:

−Tầng hầm có cửa sổ: φ = 0,6;

−Tầng hầm không có cửa sổ: φ = 0,4;

Ta tính ví dụ cho phòng trung tâm dịch vụ kinh doanh:

Nhiệt lượng truyền qua kính:

Ta có tổng diện tích kính của các hướng:

F =7 m2;

Hướng Đông Tây Nam BắcDiện tích kính (m2)

0 0 7 0

Suy ra:

Nhiệt lượng truyền qua kính phòng trung tâm dịch vụ kinh doanh là:

W

Theo trang 77, TL [1]: các kính nằm ở tường bao nên ta chọn: φ = 1.

Nhiệt lượng truyền qua tường:

Ta có tổng diện tích tường tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời là:

F =Ftườngk –Fk=(4.3,5)-7=7 m2

Trong đó: Ftườngk là diện tích tường bao gồm cả kính.

Suy ra:

Nhiệt lượng truyền qua tường tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời:

W

Ta có tổng diện tích tường không tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời là:

F =49 m2

Suy ra:

Nhiệt lượng truyền qua tường không tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời:

W

Theo trang 77, TL [1]: ở đây, ta xem như là tường ngăn tiếp xúc với nhiều phòng không điều hoà nên ta chọn: φ = 0,4.

Nhiệt lượng truyền qua sàn:

Ta có diện tích sàn của phòng trung tâm dịch vụ kinh doanh là:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 60

Page 61: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

F =27 m2

Suy ra:

Nhiệt lượng truyền qua sàn phòng trung tâm dịch vụ kinh doanh:

W

Theo trang 77, TL [1]: ở đây ta xem như là sàn kết cấu ngăn cách với không khí bên ngoài qua nhiều phòng đệm không điều hoà nên ta chọn: φ = 0,4.

Ghi chú:

Nhiệt truyền qua sàn được tính gấp đôi cho những phòng thuộc căn hộ từ tầng 2 đến tầng 14. (ở những phòng này không có nền đất và trần mái).

Bảng 3.22. Giá trị nhiệt lượng truyền qua kính Q181

Tầng Tên Phòng Diện tíchtính toán

(m2)

Diện tíchkính(m2)

Hệ số truyềnnhiệt của kính

W/m2.K

Q181

(W)

1

Trung tâm dịch vụkinh doanh

27 7 7,23 480,80

Tiền sảnh 180 76 7,23 5220

2

Phòng khiêu vũ 120 42 7,23 2885

Khách mờidanh dự đài loan

150 86,3 7,23 5928

3Phòng họp 20 8,75 7,23 601

Phòng hội nghị 85 25,2 7,23 1730,86

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 61

Page 62: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Phòng hội thảo 200 102 7,23 7005,87

4-13

Phòng ngủ B1 26 11,86 7,23 814,60Phòng ngủ B2

26 11 7,23 755,54Phòng ngủ C1

32 7,175 7,23 492,81Phòng ngủ C2

32 7,175 7,23 492,81Phòng ngủ C3

32 7,175 7,23 492,81Phòng ngủ C4

36 7,175 7,23 492,81Phòng hội nghị F1

32 4 7,23 274,74

Phòng ngủ F2 22 12,25 7,23 841,39

Phòng ngủ F3 52 8,75 7,23 600,99

Phòng ngủ F4 52 16,75 7,23 1150,47

Bảng 3.23. Giá trị nhiệt lượng truyền qua tường tiếp xúc với không khí ngoài trời Q2181

Tầng Tên PhòngDiện tíchtính toán

(m2)

Diện tíchtường(m2)

Hệ số truyềnnhiệt của tường

W/m2.K

Q2181

(kW)

1

Trung tâm dịch vụkinh doanh

27 7 2,958 196,71

Tiền sảnh 180 49,61 2,958 1394,09

2

Phòng khiêu vũ 120 42 2,958 1108,24

Khách mờidanh dự đài loan

150 37,3 2,958 1048,17

3Phòng họp 20 8,75 2,958 245,88

Phòng hội nghị 85 16,8 2,958 472,1

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 62

Page 63: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Phòng hội thảo 200 53 2,958 1489,35

4-13

Phòng ngủ B1 26 11,85 2,958 333

Phòng ngủ B2 26 11 2,958 309,11

Phòng ngủ C1 32 7,175 2,958 201,62

Phòng ngủ C2 32 7,175 2,958 201,62

Phòng ngủ C3 32 7,175 2,958 201,62

Phòng ngủ C4 36 7,175 2,958 201,62

Phòng hội nghị F1 32 16,1 2,958 452,43

Phòng ngủ F2 22 19,25 2,958 442,59

Phòng ngủ F3  52 8,75 2,958 245,88

Phòng ngủ F4 52 14,835 2,958 416,88

Bảng 3.24.Giá trị nhiệt lượng truyền qua tường không tiếp xúc k.khí ngoài trời Q2281

Tầng Tên PhòngDiện tíchtính toán

(m2)

Diện tíchtường(m2)

Hệ số truyềnnhiệt của tường

W/m2.K

Q2281

(W)

1

Trung tâm dịch vụkinh doanh

27 49 2,622 488,22

Tiền sảnh 180 22,4 2,622 223,18

2

Phòng khiêu vũ 120 88,2 2,622 878,79

Khách mờidanh dự đài loan

150 44 2,622 438,4

3

Phòng họp 20 45,5 2,622 453,34

Phòng hội nghị 85 62,1 2,622 618,74

Phòng hội thảo 200 66,5 2,622 662,58

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 63

Page 64: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

4-13

Phòng ngủ B1 26 50,56 2,622 503,76

Phòng ngủ B2 26 48,8 2,622 486,22

Phòng ngủ C1 32 70,35 2,622 700,94

Phòng ngủ C2 32 66,89 2,622 700,94

Phòng ngủ C3 32 66,89 2,622 700,94

Phòng ngủ C4 36 66,89 2,622 700,94

Phòng hội nghị F1 32 48,125 2,622 479,5

Phòng ngủ F2 22 33,8 2,622 540,94

Phòng ngủ F3   47,35 2,622 782

Phòng ngủ F4 52 47,25 2,622 470,78

Bảng 3.25.Giá trị nhiệt lượng truyền qua sàn Q481

Tầng Tên PhòngDiện tíchtính toán

(m2)

Diện tíchsàn(m2)

Hệ số truyềnnhiệt của sàn

W/m2.K

Q481

(W)

1

Trung tâm dịch vụkinh doanh

27 27 0,0314 3,22

Tiền sảnh 180 180 0,0314 21,5

2

Phòng khiêu vũ 120 120 0,0314 28,64

Khách mờidanh dự đài loan

150 150 0,0314 35,80

3

Phòng họp 20 20 0,0314 4,77

Phòng hội nghị 85 85 0,0314 20,28

Phòng hội thảo 200 200 0,0314 47,73

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 64

Page 65: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

4-13

Phòng ngủ B1 26 26 0,0314 6,20

Phòng ngủ B2 26 26 0,0314 6,20

Phòng ngủ C1 32 32 0,0314 7,64

Phòng ngủ C2 32 32 0,0314 7,64

Phòng ngủ C3 32 32 0,0314 7,64

Phòng ngủ C4 36 36 0,0314 8,59

Phòng hội nghị F1 32 32 0,0314 7,64

Phòng ngủ F2 22 22 0,0314 5,25

Phòng ngủ F3  52  52 0,0314 12,41

Phòng ngủ F4 52 52 0,0314 12,41

Bảng 3.26.Giá trị nhiệt lượng Q81 của các phòng

Tầng Tên phòngQ1

81

(W)Q21

81

(W)Q22

81

(W)Q4

81

(W)ΣQ81

(W)

1T.T.Dịch vụ kinh doanh 480,80 196,71 488,22 3,22 1169

Tiền sảnh 5220,06 1394 223 21,5 6858,56

2Phòng khiêu vũ 2884,77 1108,24 878,8 28,64 4900,45

Khách mời D.D.đài loan 5927,52 1048,17 438,4 35,8 7450

3

Phòng họp 600,99 245,88 453,34 4,77 1305

Phòng hội nghị 1730,86 472,1 618,74 20,28 2842

Phòng hội thảo 3034,50 1655,71 662,58 45,34 9235

4-13

Phòng ngủ B1 814,60 333 503,76 6,2 1658

Phòng ngủ B2 755,54 309,11 486,22 6,2 1557

Phòng ngủ C1 492,81 201,62 700,94 7,64 1403

Phòng ngủ C2 492,81 201,62 700,94 7,64 1403

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 65

Page 66: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Phòng ngủ C3 492,81 201,62 700,94 7,64 1403

Phòng ngủ C4 492,81 201,62 700,94 7,64 1403

Phòng hội nghị F1 274,74 452,43 479,5 7,64 1215

Phòng ngủ F2 670,02 656,16 336,77 5,25 1668

Phòng ngủ F3 600,99 245,88 782 12,41 1641,41

Phòng ngủ F4 1150,47 416,88 470,78 12,41 2051

3.2.8.2. Nhiệt truyền qua nền đất Q82:

Theo trang 82, TL [1]:Để tính nhiệt truyền qua nền người ta tính theo phương pháp dải nền như sau:Theo phương pháp này người ta coi nền như một vách phẳng. Trong đó, nhiệt truyền

theo bề mặt nền ra ngoài theo các dải khác nhau. Nền được chia thành 4 dải, mỗi dải có bề mặt rộng 2 m, riêng dải thứ 4 là phần còn lại của nền.

Theo cách phân chia này ta có hệ số truyền nhiệt k và diện tích mỗi dải như sau: -Dải I: k1 = 0,5 [W/m2.K]; F1 = 2.(2a + 2b) = 4.(a + b), [m2]; -Dải II: k2 = 0,2 [W/m2.K]; F2 = 4.(a + b) – 48, [m2]; -Dải III: k3 = 0,1 [W/m2.K]; F3 = 4.(a + b) – 80, [m2]; -Dải IV: k4 = 0,07 [W/m2.K]; F4 = (a – 12).(b – 12), [m2];Khi tính diện tích các dải, dải I ở các góc được tính hai lần vì ở các góc nhiệt có thể

truyền ra bên ngoài theo hai hướng khác nhau.Khi diện tích phòng nhỏ hơn 48 m2 thì có thể coi toàn bộ là dải I.Khi chia phân dải nếu không đủ cho 4 dải thì ưu tiên từ I đến IV. Ví dụ chỉ chia được 3

dải thì coi dải ngoài cùng là dải I, tiếp theo là dải II và III.Khi đó tổn thất nhiệt qua nền do truyền nhiệt là: Q82 = (k1.F1+k2.F2+k3.F3+k4.F4).(tN - tT)

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 66

Page 67: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

b

a

2 2 2 222

22

22

22

Hình 4.1 Cách phân chia dải nềnGhi chú:

Nhiệt lượng truyền qua nền đất Q82 chỉ tính cho các phòng thuộc tầng hầm. Đối với các phòng thuộc từ tầng 2 trở lên thì không có nền đất (nền nằm trên mặt đất).Ngăn cách giữa các tầng khi đó là sàn bê tông cốt thép. Do vậy, lượng nhiệt truyền sẽ được tính cho sàn bê tông cốt thép chứ không tính cho nền đất.

Mặt khác, do tiết diện của các phòng khác nhau và không phải phòng nào cũng có tiết diện hình chữ nhật. Vì vậy, để thuận tiện cho việc tính toán, ta quy đổi các phòng có tiết diện nền là hình bất kỳ (không phải hình chữ nhật) về thành hình chữ nhật có hai cạnh a, b bất kỳ sao cho cùng diện tích và chu vi với nó. Sau đó sẽ áp dụng phương pháp trên để tính toán lượng nhiệt truyền qua nền đất.Ở đây ta coi Q82=0.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 67

Page 68: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Bảng 3.27.Tính nhiệt truyền qua kết cấu bao che Q8:

Tầng Tên PhòngDiện tích

(m2)Q81

(W)Q82

(W)Q8

(W)

1Trung tâm dịch vụ kinh doanh 27 1169 0 1169

Tiền sảnh 180 6858,56 0 6858,56

2Phòng khiêu vũ 120 4900 0 4900

Khách mời D.D.đài loan 150 7807 0 7807

3

Phòng họp 20 1305 0 1305

Phòng hội nghị 85 2842 0 2842

Phòng hội thảo 200 5398 0 5398

4-13

Phòng ngủ B1 26 1658 0 1658

Phòng ngủ B2 26 1557 0 1557

Phòng ngủ C1 32 1403 0 1403

Phòng ngủ C2 32 1403 0 1403

Phòng ngủ C3 32 1403 0 1403

Phòng ngủ C4 36 1403 0 1403

Phòng hội nghị F1 32 1215 0 1215

Phòng ngủ F2 22 1668 0 1668

Phòng ngủ F3 52 1331 0 1331

Phòng ngủ F4 52 2051 0 2051

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 68

Page 69: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Bảng 3.28.Giá trị QT của các phòng:

Tầng Tên PhòngDiệntích(m2)

Q1

(W)Q2

(W)Q3

(W)Q6

(W)Q7

(W)Q8

(W)QT

(W)

1TTDV.Kinh doanh 27 1600 416 720 148,5 992,25 1169 5046

Tiền sảnh 180 4920 3688 2592 14920 6571,34 6858,56 39550

2Phòng khiêu vũ 120 1520 1856 2880 1385 4381 4900 16922

Khách mời D.D.đài loan 150 1520 2788 3600 14878 5476,12 7450 35712

3

Phòng họp 20 2150 270 720 544 730 1305 5719

Phòng hội nghị 85 2850 2808 2160 534 3103 2842 14297

Phòng hội thảo 200 3680 5250 5040 16102 7301,5 9234,95 46608,5

4-13

Phòng B1 26 877 168,5 144 737 949,2 1658 4534

Phòng B2 26 877 168,5 144 684 949 1557 4380

Phòng ngủ C1 32 877 230 216 152,7 1176 1403 4055

Phòng ngủ C2 32 877 230 216 152,7 1176 1403 4055

Phòng ngủ C3 32 877 230 216 152,7 1176 1403 4055

Phòng ngủ C4 32 877 230 216 152,7 1176 1403 4055

Phòng hội nghị F1 32 285 135 720 250 1176 1215 3781

Phòng ngủ F2 22 877 157 144 1967 803 1668 5778

Phòng ngủ F3 52 877 472 288 2130 1898,4 1331 6996

Phòng ngủ F4 52 877 472 288 3096 1898 2051 8680

3.3. Xác định lượng ẩm thừa:

Lượng ẩm thừa:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 69

Page 70: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

WT = W1 + W2 + W3 + W4, [kg/s]

3.3.1. Lượng ẩm thừa do người toả ra W1:

Lượng ẩm do người toả ra được xác định theo công thức sau:

W1 =n. , [kg/s]

Trong đó:n - là Số người trong phòng, [người];gn - là lượng ẩm do 1 người toả ra trong phòng trong một đơn vị thời gian, [kg/s.người];Lượng ẩm do 1 người toả ra g phụ thuộc vào cường độ lao động và nhiệt độ phòng (khi

nhiệt độ phòng càng lớn và cường độ vận động càng mạnh thì cơ thể thải mồ hôi càng nhiều, nghĩa là gn càng lớn).

Theo bảng 3.21, trang 85, TL[1]: Ở nhiệt độ trong phòng 25 ºC với không gian là phòng ở, khách sạn. Ta chọn g = 171 g/h.người.

Bảng 3.29.Giá trị lượng ẩm do người tỏa ra W1 của các phòng:

Tầng Tên phòng Diện tích

(m2)

Số người cótrong phòng

(n)

W1(g/s)

1Trung tâm dịch vụ kinh doanh 27 10 0,48

Tiền sảnh 180 36 1,71

2Phòng khiêu vũ 120 40 1,9

Khách mời D.D.đài loan 150 50 2,38

3Phòng họp 20 10 0,48

Phòng hội nghị 85 20 0,95Phòng hội thảo 200 70 3,33

4-13

Phòng ngủ B1 26 2 0,1Phòng ngủ B2 26 2 0,1Phòng ngủ C1 32 3 0,14Phòng ngủ C2 32 3 0,14Phòng ngủ C3 32 3 0,14Phòng ngủ C4 36 3 0,14

Phòng hội nghị F1 32 10 0,48Phòng ngủ F2 22 2 0,1Phòng ngủ F3 52 4 0,19Phòng ngủ F4 52 4 0,19

3.3.2. Lượng ẩm bay hơi từ các sản phẩm W2:

Khi đưa các sản phẩm ướt vào phòng thì có một lượng hơi nước bóc vào phòng. Ngược lại nếu đưa sản phẩm khô thì nó sẽ hút một lượng hơi ẩm.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 70

Page 71: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

, [kg/s]

Trong đó:y1, y2 - là thuỷ phần của sản phẩm khi đưa vào và ra, [%];G2 - là lưu lượng của sản phẩm, [kg/s];

Thành phần ẩm thừa này chỉ có trong công nghiệp. Trong trường hợp này công trình là khách sạn, nhà ở nên W2 = 0.

3.3.3. Lượng ẩm do bay hơi đoạn nhiệt từ sàn W3:

Khi sàn bị ướt thì một lượng hơi ẩm từ có thể bốc hơi vào không khí làm tăng độ ẩm của nó. Lượng hơi ẩm được tính như sau:

W3 = 0,006.Fs.(tT - tư), [kg/s ]Trong đó:

Fs - Diện tích sàn bị ướt, [m2];tư - là nhiệt độ nhiệt kế ướt ứng với trạng thái trong phòng, [ºC];

Lượng ẩm do bay hơi đoạn nhiệt được tính cho nơi thường xuyên nền nhà bị ướt như ở khu

nhà giặt, nhà bếp, nhà vệ sinh. Riêng nền ướt do lau nhà thường nhất thời và không liên tục.

Do trong trường hợp công trình là khách sạn, nhà ở ta xem như:W3 = 0.

3.3.4. Lượng ẩm do hơi nước nóng mang vào W4:

Khi trong phòng có rò rỉ hơi nóng, ví dụ như hơi từ các nồi nấu, thì cần phải tính thêm lượng hơi ẩm thoát ra từ các thiết bị này:

W4 = Gh, [kg/s];Trong đó:

Gh - là lưu lượng hơi nước thoát ra phòng, [kg/s];Trong trường hợp này ta cũng xem như: W4 = 0;

3.3.5. Tổng lượng ẩm thừa WT:

Tổng tất cả các nguồn ẩm tỏa ra trong phòng gọi là ẩm thừa:

WT = Wi , kg/s =W1=14,82.10-3, kg/s

3.4. Kiểm tra đọng sương trên vách:

Khi nhiệt độ vách tw thấp hơn nhiệt độ đọng sương ts của không khí tiếp xúc trực tiếp với nó sẽ xảy ra hiện tượng đọng sương trên vách đó (hơi nước trong không khí ngưng tụ thành nước trên bề mặt vách). Khi xảy ra hiện tượng đọng sương, vách bị ẩm, làm giảm khả năng cách nhiệt và tăng khả năng truyền nhiệt qua vách. Đồng thời làm giảm chất lượng và thẩm mỹ của công trình. Do đó, cần kiểm tra điều kiện đọng sương để tránh đọng sương cho vách.

Theo sự phân tích, hiện tượng đọng sương trên vách của kết cấu bao che xảy ra:- Tại bề mặt trong của vách (bề mặt tiếp xúc với không khí trong phòng điều hoà) về mùa lạnh.- Tại bề mặt ngoài của vách (bề mặt tiếp xúc với không khí ngoài trời) về mùa nóng.

Về mùa hè:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 71

Page 72: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Mùa hè ta thực hiện chế độ điều hoà (làm lạnh), nhiệt độ bên ngoài lớn hơn nhiệt độ bên trong. Khi đó, ở bên trong nhiệt độ vách luôn luôn cao hơn nhiệt độ không khí trong phòng và nhiệt độ đọng sương của nó (t > t > ) như vậy vách trong không thể xảy ra hiện tượng đọng sương.

Tuy nhiên, ở bên ngoài nhiệt độ vách nhỏ hơn nhiệt độ không khí nên cũng có thể xảy ra hiện tượng đọng sương.

Gọi là nhiệt độ đọng sương của không khí bên ngoài phòng, điều kiện để không xảy ra

hiện tượng đọng sương là:Theo phương trình truyền nhiệt ta có:

k.(t - t ) = α .(t - t )

Hay:

Khi giảm thì k tăng, khi giảm tới thì trên tường bắt đầu đọng sương, khi đó ta có được giá trị kmax

, [w/m .ºC]

Điều kiện để không xảy ra đọng sương trên vách về mùa hè là:

Nếu không thoả mãn điều kiện này thì ta phải chọn lại vật liệu làm vách hoặc tăng chiều dày của vách. Ví dụ, nếu vách là kính thì chọn kính dày hơn hoặc kính 2 lớp...Ta có:

αN = 23,3 W/m2.K(khi mặt ngoài của kết cấu bao che tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời);αN = 11,6 W/m2.K(khi mặt ngoài của kết cấu bao che tiếp xúc giá n tiếp với không khí ngoài trời);tT, tN - là nhiệt độ tính toán của không khí trong nhà và ngoài trời;

- là nhiệt độ đọng sương vách ngoài ứng với cặp thông số (tN, φN);

Theo PL-2, trang 457 và PL-4, trang 461 của TL[1]: tại Đà Nẵng tháng nóng nhất là tháng 6 và khi đó tra bảng ta có:

Nhiệt độ: tN = ttbmax  = 34,5 C; tT = 25 ºC;

Độ ẩm tương đối: N = (ttbmax) = 76,5;

Tra đồ thị i-d ta có: iN = 103,79 kJ/kg;

dN = 26,97 g hơi/kg kkk;

ºC

Suy ra:Khi vách ngoài kết cấu bao che tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời thì:

W/m2.K

Khi vách ngoài kết cấu bao che tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài trời thì:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 72

Page 73: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

W/m2.K

Theo tính toán ở phần trên ta có hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che như sau: Với kính: k = 7,23 W/m2.K Với tường: k1 = 2,958 W/m2.K (tường tiếp xúc với không khí ngoài trời)

k2 = 2,622 W/m2.K (tường không tiếp xúc với không khí ngoài trời) Với trần mái: k = 0,0097 W/m2.KVới sàn: k = 0,0341 W/m2.K

So sánh các giá trị hệ số truyền nhiệt k trên ta nhận thấy không xảy ra hiện tượng đọng sương ở bên ngoài của kết cấu bao che.

Về mùa đông: Mùa đông, nhiệt độ trong phòng lớn hơn nhiệt độ của không khí bên ngoài. Khi đó, nếu xảy ra hiên tượng đọng sương thì chỉ xảy ra hiện tượng đọng sương ở vách trong của phòng. Vậy điều kiện để không xảy ra đọng sương trên vách trong là:

Chương 4: TÍNH TOÁN VÀ THÀNH LẬP SƠ ĐỒ

ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ

4.1. Các cơ sở thiết lập sơ đồ điều hoà không khí:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 73

Page 74: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

4.1.1. Mục đích thiết lập sơ đồ điều hoà không khí:

Lập sơ đồ điều hoà không khí là xác định các quá trình thay đổi trạng thái của không khí trên đồ thị I-d nhằm mục đích xác định các khâu xử lý và năng suất của nó để đạt được trạng thái không khí cần thiết trước khi cho thổi vào phòng.

4.1.2. Các cơ sở để thiết lập sơ đồ điều hoà không khí:

Cơ sở thiết lập sơ đồ điều hoà không khí:

Điều kiện khí hậu địa phương tại nơi lắp đặt công trình, để chọn thông số tính toán ngoài trời: t và φ ;

Yêu cầu về tiện nghi hoặc công nghệ sản xuất, để chọn thông số tính toán bên trong công trình: tT và φT;

Các kết quả tính cân bằng nhiệt, cân bằng ẩm và chất độc hại của công trình: QT, WT, GT cho mỗi khu vực thuộc công trình. Điều đó đồng nghĩa với việc đã xác định được hệ số tia của quá trình thay đổi trạng thái của không khí sau khi thổi vào phòng:

;

Thoả mãn điều kiện vệ sinh, an toàn:

Nhiệt độ không khí trước khi thổi vào phòng phải không được quá thấp so với nhiệt độ trong phòng, nhằm tránh gây cảm lạnh cho người sử dụng:

− Đối với hệ thống điều hoà không khí thổi từ dưới lên (miệng thổi đặt trong vùng làm việc) thì: a = 7 ºC.

− Đối với hệ thống điều hoà không khí thổi từ trên xuống, tức là không khí ra khỏi miệng thổi phải đi qua không gian đệm trước khi đi vào vùng làm việc thì: a = 10 ºC.

Nếu điều kiện vệ sinh không thoả mãn thì phải tiến hành sấy nóng không khí đến nhiệt độ: tV = tT – a thoả mãn điều kiện vệ sinh rồi cho thổi vào phòng.

Lượng không khí tươi cấp vào phòng phải đảm bảo đủ cho người trong phòng:

, kg/s

n - là số người trong phòng;Vk - là lượng khí tươi cần cung cấp cho 1 người trong 1 đơn vị thời gian, [m3/h.người]; ρk - là khối lượng riêng của không khí, ρk = 1,2 [kg/m3];Tuy nhiên, lưu lượng gió bổ sung không được nhỏ hơn 10% tổng lượng gió cung cấp cho

phòng G (kg/s).

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 74

Page 75: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

4.2. Chọn và tính toán sơ đồ điều hoà không khí cho công trình:

4.2.1. Chọn sơ đồ điều hoà không khí:

Việc thành lập và tính toán sơ đồ điều hoà không khí được tính cho cả mùa hè và mùa đông. Tuy nhiên, do tính chất và đặc điểm khí hậu ở Việt Nam nên ta chỉ tính cho mùa hè.

Sơ đồ điều hoà không khí có nhiều loại như là: sơ đồ thẳng, sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp, sơ đồ tuần hoàn không khí hai cấp, sơ đồ có phun ẩm bổ sung…Dựa trên tính chất và đặc điểm công trình ta chọn loại sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp dùng cho mùa hè.

Sơ đồ tuần hoàn một cấp có các ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

− Đơn giản, gọn nhẹ, dễ lắp đặt.

− Do tận dụng nhiệt của không khí tuần hoàn nên năng suất lạnh và năng suất làm khô giảm so với sơ đồ thẳng.

Nhược điểm:

− Chi phí đầu tư tăng do phải trang bị thêm hệ thống kênh hồi gió, miệng hút, quạt hút…

− Hệ thống phải trang bị thiết bị sấy cấp II để sấy nóng không khí khi trạng thái thổi vào phòng không thoả mãn điều kiện vệ sinh.

4.2.2. Tính toán sơ đồ điều hoà không khí cho công trình:

Sơ đồ và nguyên lý làm việc:

C O GT(t)

NGN

TG

NG + GT

GT

GT

T T

VVV(t)

TQ ,WT

10

3

1

2

4

56

7 812

9

11

Hình 4.1. Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp

Không khí bên ngoài trời có trạng thái N(tN, φN) với lưư lượng GN qua cửa lấy gió có van điều chỉnh (1), được đưa vào buồng hoà trộn (3) để hoà trộn với không khí hồi có trạng thái T(tT, φT) với lưu lượng GT từ các miệng hồi gió (2). Hỗn hợp hoà trộn có trạng thái C sẽ đựơc đưa đến thiết bị xử lý nhiệt ẩm (4), tại đây nó được xử lý theo một chương trình định sẵn đến trạng thái O và được quạt (5) vận chuyển theo kênh gió (6) vào phòng (8). Không khí sau khi ra khỏi miệng thổi (7) có trạng thái V vào phòng nhận nhiệt thừa

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 75

Page 76: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

QT và ẩm thừa WT và tự thay đổi trạng thái từ V đến T(tT, φT). Sau đó, một phần không khí được thải ra ngoài qua cửa thải gió (12) và một phần lớn được quạt hồi gió (11) hút về qua các miệng hút (9) và được dẫn về theo kênh gió hồi (10) để hoà trộn với không khí bên ngoài trời tại buồng hoà trộn.

Xác định các điểm nút trên đồ thị I-d:

I (kJ/kgkk)

d (g/kgkkk)

T

CN

O = V

N

t

tN

0

Hình 4.2. Biểu diễn sơ đồ tuần hoàn 1 cấp trên đồ thị I-d

Các điểm nút là các điểm đặc biệt sau mỗi quá trình xử lý, bao gồm:

− Trạng thái không khí tính toán bên ngoài trời N.

− Trạng thái không khí tính toán bên trong phòng T.

− Trạng thái hoà trộn C.

− Trạng thái không khí sau khi xử lý nhiệt ẩm O.

− Trạng thái không khí trước khi thổi vào phòng V.

Mùa hè ở nước ta có nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài trời thường cao hơn nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, vì thế điểm N thường nằm trên và bên phải của điểm T. Để có thể xác định các điểm nút, ta tiến hành phân tích đặc điểm của các quá trình:

Quá trình TC và NC là quá trình hoà trộn giữa không khí ngoài trời có lưu lượng GN ở trạng thái N(tN, φN) với không khí hồi có lưu lượng GT ở trạng thái T(tT, φT). Hỗn hợp hoà trộn có trạng thái C.

Quá trình CO là quá trình xử lý không khí diễn ra ở thiết bị xử lý không khí. Trạng thái O cuối quá trình xử lý không khí có độ ẩm rất cao, gần trạng thái bão hoà φo = 90 95%.

Quá trình OV là quá trình không khí nhận nhiệt khi dẫn qua hệ thống đường ống. Vì đường ống dẫn gió rất kín nên không có trao đổi ẩm với môi trường, mà chỉ có nhận nhiệt, đó là quá trình gia nhiệt đẳng dung ẩm. Vì tất cả các đường ống dẫn không khí lạnh đều bọc cách nhiệt nên tổn thất này không đáng kể, thực tế có thể coi như: V ≡ O.

Quá trình VT là quá trình không khí tự thay đổi trạng thái khi nhận nhiệt thừa và ẩm thừa nên có hệ số góc tia εVT = εT = QT/WT. Đại lượng εT gọi là hệ số góc tia của quá trình tự thay đổi trạng thái của không khí trong phòng do nhận nhiệt thừa và ẩm thừa.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 76

Page 77: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Như vậy, để trạng thái của không khí trong phòng không đổi thì trạng thái không khí thổi vào phòng V(tV, φV) phải luôn luôn nằm trên đường εT = QT/WT đi qua điểm T(tT, φT).

Từ phân tích trên ta có cách xác định các điểm nút như sau:

− Các điểm N(tN, φN), T(tT, φT) xác định theo các thông số tính toán ban đầu.− Điểm hoà trộn C nằm trên đoạn NT và vị trí được xác định theo tỷ lệ hoà trộn như

sau:

Trong đó:G - là lưu lượng gió tươi cần cung cấp, được xác định theo điều kiện vệ sinh, [kg/s];

G - là lưu lượng gió tổng tuần hoàn qua thiết bị xử lý không khí, được xác định theo công

thức: G = , [kg/s]

− Điểm C cũng có thể xác định theo IC, dC theo công thức:

− Điểm O ≡ V là giao nhau của đường ε = εT = QT/WT đi qua điểm T với đường φo= 0,95. Nối CO ta có quá trình xử lý không khí.

Nếu nhiệt độ điểm O không phù hợp điều kiện vệ sinh thì phải tiến hành sấy không khí đến điểm V thoả mãn điều kiện vệ sinh (tức là tV = tT – a) bằng cách sử dụng bộ sấy không khí cấp 2 trong thiết bị xử lý không khí. Quá trình sấy không khí được tiến hành đẳng dung ẩm. Trong trường hợp này điểm V và O được xác định như sau:

0

Nt

t

N

V

NC

T

d (g/kgkkk)

I (kJ/kgkk)

O

Hinh 4.3. Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp trên đồ thị I-d khi tV thấp

− Từ T kẻ đường song song với εT = QT/WT cắt t = tT – a tại V;

− Từ V kẻ đường thẳng đứng d = const cắt φo = 0,95 tại O;

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 77

Page 78: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

− Các điểm còn lại vẫn giữ nguyên vị trí.

Như vậy, hệ thống điều hoà không khí mùa hè có tuần hoàn một cấp cần có thêm đường ống gió hồi với các cửa hút gió, bộ lọc bụi, quạt gió hồi, bộ phận sấy nóng không khí cấp 2 (để thực hiện quá trình OV) và trong buồng máy điều hoà không khí (gọi tắt là buồng 2 điều không) cần bố trí thêm buồng hoà trộn.

Theo PL-2, trang 457 và PL-4, trang 461 của TL[1]: tại Đà Nẵng tháng nóng nhất là tháng 6 và khi đó tra bảng ta có:

Nhiệt độ: tN = ttbmax  = 34,5 C;

Độ ẩm tương đối: N = (ttbmax) = 76,5;

Tra đồ thị i-d ta có: iN = 103,79 kJ/kg kkk;

dN = 26,97 g hơi/kg kkk; Điểm N có:

tN = 34,5 ºC; N = 76,5%; dN = 26,97 g hơi/kg kkk; iN = 103,79 kJ/kg kkk; Điểm T có:

tT = 25 ºC; T = 65 %; dT = 13,02 g hơi/kg kkk; iT = 58,25 kJ/kg kkk;

Cách xác định thông số của điểm V:

Hình 4.4. Ý nghĩa hình học của ε

Quá trình tự thay đổi trạng thái của không khí ẩm từ trạng thái V (tV, φV) đến trạng thái T (tT, φT) được biểu thị bằng đoạn thẳng VT, mũi tên chỉ chiều quá trình gọi là tia quá trình.

Đặt (IT – IV )/(dT – dV) = ΔI/Δd = VT gọi là hệ số góc của tia quá trình VT.

Ta xét ý nghĩa hình học của hệ số VT.

Ký hiệu góc giữa tia VT với đường nằm ngang là . Ta có:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 78

Page 79: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

ΔI = IT – IV = m.TB

Δd = dT – dV = n.VA

Trong đó:m, n - là tỉ lệ xích của các trục toạ độ.

m - [kJ/kg kkk/1mm];

n - [kg/kg kkk/1mm];

Từ đó ta có:

, kJ/kg;

Hay: , kJ/kg; (1)

Ta có:

Đo trên trục I, với độ dài 32 mm ứng với 20 kJ/kg kkk

Suy ra: , [kJ/kg/mm]

Đo trên trục d, với độ dài 37 mm ứng với 10 g/kg kkk

Suy ra: , [g/kg/mm] = 0,27.10-3 [kg/kg kkk]

Ta tính ví dụ cho phòng ngủ B1 tầng 4-13:

Ta có:

VT = QT/WT = kJ/kg (2)

Từ hai phương trình (1) và (2) ta suy ra:

tg = = 86,94º;

Khi đó: từ điểm T vẽ đường VT hợp với đường nằm ngang một góc = 86,94º, cắt đường φ = 95% tại một điểm. Đó chính là điểm V mà ta cần tìm. Tra đồ thị i-d của không khí ẩm ta được: Điểm V O có:

tV = 15 ºC V = 95% dV = 10,22 g hơi/kg kkk iV = 40,89 kJ/kg kk

Ta nhận thấy: tV = 15 ºC = tT – 10 ºC = 15 ºC nên thoả mãn điều kiện vệ sinh và do đó không cần gia nhiệt cho không khí.

Điểm C có:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 79

Page 80: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Với: Năng suất gió cấp vào phòng:

G = , [kg/s]

Ta tính ví dụ cho phòng ngủ B1 tầng 4-13:

G = kg/s

Lượng không khí tươi GN được xác định căn cứ vào số lượng người:

, [kg/s]

Trong đó:n - là tổng số người trong phòng; (người);ρ - là khối lượng riêng của không khí, (ρ = 1,2 kg/m3);V - là lượng không khí tươi cần cung cấp cho một người trong một đơn vị thời gian, [m

/h.người];Tuy nhiên, lưu lượng gió tươi không được nhỏ hơn 10% lưu lượng gió tổng G. Vì thế khi

GN tính ra mà nhỏ hơn 10% G thì lấy GN = 0,1.G;Theo bảng 2.8, trang 37, TL [1]: Khi công trình là khách sạn, nhà ở ứng với cường độ

vận động rất nhẹ, ta có: Vk = 18,3 m3/h.người;

Ta tính ví dụ cho phòng ngủ B1 tầng 4-13:

Ta có: n =2 người;

G = kg/s

Ta nhận thấy: GN < 10% G, nên ta chọn GN = 0,1.G

Suy ra:Lưu lượng gió tươi: GN = 0,1.0,26 = 0,026 kg/s

Lưu lượng gió hồi: = 0,26 – 0,026=0,234 kg/s

Entanpi điểm C: kJ/kgkkk

Dung ẩm điểm C: g/kgkkk

Xác định năng suất của các thiết bị:

Ta tính ví dụ cho phòng ngủ B1 tầng 4-13:

Năng suất làm lạnh của thiết bị Qo:

kW

Năng suất làm khô của thiết bị Wo:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 80

Page 81: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

kg/s

Ta có bảng các giá trị: GN, GT, G, QT, Wo, Qo của các phòng:

Tầng PhòngGN

(kg/s)GT

(kg/s)G

(kg/s)QT

(kW)W0

(g/s)Q0

(kW)

1TTDV.Kinh doanh 0,03 0,27 0,3 5046 1,26 6,57

Tiền sảnh 0,23 2,07 2,3 39550 9,65 50,4

2Phòng khiêu vũ 0,12 1,08 1,2 16922 4,61 26,3

Khách mời DD.Đài loan 0,21 1,89 2,1 33784 8,81 46,02

3

Phòng họp 0,029 0,261 0,29 4969 1,22 6,36

Hội nghị 0,082 0,738 0,82 14297 3,44 18,07

Hội thảo 0,32 2,88 3,2 46609 13,42 70,2

4-13

Phòng ngủ B1 0,026 0,234 0,26 4534 1,1 5,70

Phòng ngủ B2 0,025 0,225 0,25 4380 1,05 5,48

Phòng ngủ C1 0,023 0,2097 0,23 4055 0,96 5,04

Phòng ngủ C2 0,023 0,2097 0,23 4055 0,96 5,04

Phòng ngủ C3 0,023 0,2097 0,23 4055 0,96 5,04

Phòng ngủ C4 0,023 0,2097 0,23 4055 0,96 5,04

Phòng hội nghị F1 0,021 0,189 0,21 3781 0,88 4,60

Phòng ngủ F2 0,033 0,297 0,33 5778 1,38 7,23

Phòng ngủ F3 0,045 0,405 0,45 6996 1,89 9,86

Phòng ngủ F4 0,05 0,45 0,5 8680 2,10 10,96

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 81

Page 82: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Chương 5: TÍNH CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ

CHO HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

5.1. Lựa chọn Hãng sản xuất:

Thông thường, khi chọn thiết bị ĐHKK cho các công trình cao tầng thường phải cân nhắc giữa việc lựa chọn phương án máy trung tâm hay cục bộ. Cả 2 phương án này đều bộc lộ những nhược điểm của nó. Chẳng hạn, việc lắp đặt các máy cục bộ với số lượng lớn các dàn nóng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan bên ngoài tòa nhà, trong trường hợp bố trí vào một khu vực khuất nào đó (tầng mái) thì lại không thỏa mãn về độ cao và chiều dài cho phép lắp đặt. Ngược lại, nếu sử dụng hệ thống máy trung tâm, phải cân nhắc đến các vấn đề như gia tăng kết cấu sàn, xây phòng đặt máy, đòi hỏi thiết bị dự phòng … Hệ thống Daikin ra đời, với công nghệ mới nhằm khắc phục những nhược điểm trên, là sự kết hợp những đặc tính nổi trội của 2 hệ thống để thỏa mãn đến mức tối đa yêu cầu của bất cứ công trình nào.5.1.1Chủng loại sản phẩm:

Sử dụng tổ máy điều hoà không khí nhãn hiệu DAIKIN.Là một trong những Hãng sản xuất thiết bị ĐHKK nổi tiếng trên thế giới sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, đem lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm điện năng cũng như hiệu suất làm lạnh cao.

Máy điều hòa không khí nhãn hiệu DAIKIN là nhãn hiệu nổi tiếng có mặt từ rất lâu trên toàn cầu và đã được kiểm chứng qua rất nhiều công trình tại thị trường Việt Nam.

Sản phẩm ĐHKK của hãng DAIKIN có tính đồng bộ cao, toàn bộ dàn nóng, dàn lạnh, bộ chia gas, bộ điều khiển nhiệt độ (Thermostat), bộ điều khiển trung tâm,... tất cả đều được sản xuất từ Chính Hãng.

Hệ thống có những tính năng vượt trội:− Do giải nhiệt bằng gió nên hệ thống có thể được lắp đặt ở bất kỳ nơi đâu, kể cả

những nơi không có nguồn nước sạch; mặt khác, nó lại không đòi hỏi những thiết bị kèm theo như các hệ thống giải nhiệt bằng nước (yêu cầu phải có bơm nước, tháp giải nhiệt …)

− Với kỹ thuật máy nén điều khiển bằng biến tần, dễ dàng điều chỉnh tải lạnh theo yêu cầu sử dụng, nghĩa là tải lạnh thực sự được sử dụng sẽ nhỏ hơn nhiều so với tổng tải thiết kế ban đầu, dẫn tới điện năng tiêu thụ của cả hệ thống cũng giảm đi đáng kể;nói cách khác chúng ta chỉ phải chi trả cho những gì mà chúng ta sử dụng và việc tiêu thụ điện cũng sẽ được giám sát một cách chính xác nhờ vào những chức năng ưu việt của hệ thống điều khiển.

− Hệ thống mang tính chất nổi trội, thể hiện ở chỗ tuy mỗi dàn nóng được kết hợp với nhiều dàn lạnh, nhựng việc tắt hay mở dàn lạnh này không ảnh hưởng đến các dàn lạnh khác và nói rộng ra việc ngưng hay hoạt động dàn nóng này cũng không làm ảnh hưởng đến các dàn nóng khác trong cùng hệ thống.

− Hệ thống có khả năng kết nối với hệ thống báo cháy của tòa nhà; khi có hỏa hoạn xảy ra sẽ tự động ngắt nguồn điện hoặc ở từng khu vực hoặc cả tòa nhà.

− Đường ống gaz nối giữa dàn nóng và dàn lạnh chỉ là những ống đồng có tiết diện rất nhỏ (chỉ bằng 1/3 đường ống của hệ thống chiller) do đó sẽ làm giảm thiểu tối đa chi phí lắp đặt cũng như không đòi hỏi phải có những khoảng không gian trần lớn, gia cố

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 82

Page 83: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

chắc để treo những đường ống nước hay ống gió như những hệ thống trung tâm khác. Nó không giống như hệ thống ống nước, không cần các thiết bị phụ như thiết bị lọc, van chặn, van 2 ngả, 3 ngả … Mặt khác, chiều dài đường ống giữa dàn lạnh và dàn nóng cho phép được tăng lên tối đa 165m và chênh lệch cao độ tối đa là 90m ( 50m đối với dàn nóng dưới 5hp), thỏa mãn được cho công trình cao tầng bằng cách đưa tất cả các dàn nóng lên trên nóc, như vậy lại tiết kiệm được phòng đặt máy cho mục đích sử dụng khác. Hơn nữa, do tính chất ống nối chỉ là những đường ống ga thông thường nên sẽ tránh được hiện tượng rò rỉ nước từ trong đường ống. Do có nhiếu cách thức phân ống nhánh khác nhau nên hệ có khả năng đáp ứng được việc bố trí lắp đặt ở các vị trí khác nhau.

5.1.2 Các đặc tính cơ bản của sản phẩm:

1. Loại môi chất sử dụng trong hệ thống:

Là hãng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới sử dụng môi chất lạnh không chứa hoạt chất gây phá hủy tầng ozon theo Công ước Quốc tế MOTREAL. Loại môi chất lạnh được sử dụng trong hệ thống là môi chất R410A.

Đối với một số phòng tầng 1-3 là Hệ cục bộ SKYAIR nên môi chất sử dụng là R22.

2. Đảm bảo an toàn và có tuổi thọ cao trong môi trường có sự ăn mòn hoá học:

Do đặc thù Dự án công trình,nên người thiết kế đã chọn thiết bị của Hãng DAIKIN với đầy đủ tính năng như sau:

− Toàn bộ Máy và phụ kiện (Bộ chia ga Refnex,Dàn lạnh,Dàn nóng,Thermostat, Bộ điều khiển trung tâm): đều có xuất xứ tại NHẬT BẢN.

− Các tính năng bắt buộc:

+ Mặt nạ: Bằng thép có phủ lớp sơn chống ăn mòn trong và ngoài;

+ Chân đế: Bằng thép có phủ lớp sơn Acrylic nhân tạo bề mặt trong và ngoài;

+ Bảo vệ quạt: Bao phủ bằng Polyetylen;

+ Vít & Bulông: Bằng SUS410 chống ăn mòn;

+ Dàn trao đổi nhiệt:

Mặt hông: Có phủ ngoài bằng Acrylic nhân tạo

Ống đồng: Có phủ ngoài bằng Acrylic nhân tạo

Tấm đỡ dàn: Có phủ ngoài bằng Acrylic nhân tạo

+ Quạt: Được chế tạo bằng nhựa AS-G

+ Môtơ quạt: Polyester nhân tạo + khuôn đúc bằng nhôm

+ Hộp điện: Thép mạ kẽm + sơn Acrylic nhân tạo

+ Bo mạch: Được phủ lớp cách điện

3.Dàn nóng được thiết kế ưu việt:

− Dàn nóng được chọn là loại dàn nóng đặt đứng có kết cấu gọn nhẹ có thể đưa lên vị trí lắp đặt rất dễ dàng. Khi hoạt động ít có rung động nên không cần phải gia cố sàn đặt máy, điều này cũng có nghĩa là đã tiết kiệm được 1 khoảng đáng kể cho chủ đầu tư. Mỗi dàn nóng bao gồm 1 - 3 máy nén trong đó có 1 máy nén biến tần, do đó chủ đầu tư không cần phải lo lắng khi có sự cố xảy ra.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 83

Page 84: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

− Toàn bộ dàn nóng được thiết kế, sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt là tính năng chống mài mòn cao thích hợp với khu vực ven biển.

− Cánh quạt được thiết kế với Profin cánh đạt được hiệu quả tối ưu kết hợp với Motơ được sản xuất đấu nối theo công nghệ mới nên giảm được tối đa độ ốn và có thể đạt dưới 50 dB

− Các Modul dàn nóng được thiết kế chuẩn hóa về kích thước nên rất dễ dàng cho thao tác lắp đặt.

− Kích thước dàn nóng gọn gàng, ít chiếm diện tích sử dụng và đạt độ thẩm mỹ cao.

− Số tổ hợp dàn nóng đạt được là 01~04 Modul cho 01 Cụm và có đến 23 cách để lập được tổ hợp có công suất lạnh từ 14 kW đến 135 kW và công suất nhiệt từ 16 kW đến 150 kW, làm nổi bật tính linh hoạt của thiết bị.

− Hiệu suất trao đổi nhiệt cao do các dàn ngưng của từng modul đều có thể trao đổi nhiệt khi máy nén của modul đó không hoạt động vì vậy hệ số COP của hệ thống cao hơn nên hệ thống tiết kiệm điện năng.

4. Kết nối dàn lạnh linh hoạt:

− Tổng công suất dàn lạnh có thể đạt đến 135% công suất của dàn nóng;

− Số lượng dàn lạnh có thể kết nối cho 01 dàn nóng là 48 dàn;

− Nhiều kiểu dáng dàn lạnh khác nhau, đáp ứng mọi yêu cầu về trang trí nội thất;

− Chiều dài đường ống thực tối đa cho phép giữa dàn lạnh và dàn nóng là 150 m, và từ nhánh rẻ đầu tiên đến dàn lạnh là 65 m;

− Tổng chiều dài ống ga cho phép 300 m.

− Chênh lệch độ cao giữa các dàn lạnh tối đa cho phép là 30 m.

− Đường kính hệ thống ống ga này nhỏ so với hệ thống khác cùng công suất. Việc giảm được tiết diện đường ống này là bí quyết của công nghệ tiên tiến nhất hiện nay giúp giảm được chi phí cho việc cách nhiệt, cách ẩm và gia cố hệ thống.

5.Công nghệ tiên tiến, điều chỉnh công suất máy nén hiện đại nhất:

− Tất cả các máy nén trong cùng một tổ hợp dàn nóng (Outdoor Unit) của Hãng DAIKIN đều có sử dụng Biến tần (Inverter) để điều chỉnh công suất. Do đó, khi tăng/giảm tải việc điều chỉnh sẽ trơn hơn (mịn hơn) so với các tổ hợp chỉ sử dụng 01 máy có Biến tần của các Hãng tương tự khác. Dãy điều chỉnh công suất lạnh điều chỉnh linh hoạt từ 10 % đến 100 %.

− Biến tần của các máy nén có thể điều chỉnh xuống đến tầng số thấp nhất 15Hz.

− Các máy nén trong cùng 01 dàn nóng đều có Biến tần và có chức năng giống nhau, do đó hệ thống được cài sẵn chế độ hoạt động, khởi động luân phiên, thay đổi nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của máy, đồng thời khi 01 máy nén (Compressor) bị sự cố thì hệ thống vẫn đảm bảo hoạt động tốt trong quá trình sửa chữa hoặc thay thế, và lỗi sẽ được báo trên màn hình tinh thể lỏng.

− Phạm vi điều chỉnh công suất của hệ thống rộng và tổng công suất dàn lạnh có thể vượt đến 135% công suất dàn nóng.

− Hiệu suất sử dụng điện năng cao, ngay cả khi vận hành ở chế độ không đầy tải. Tiết kiệm đến 30% điện so với hệ thống điều hoà không khí trung tâm khác.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 84

Page 85: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

6.Dễ lắp đặt và tiết kiệm không gian:

− Không cần có phòng máy để lắp đặt, không gian lắp đặt nhỏ, dễ lắp đặt và bảo dưỡng, sửa chữa.

− Hệ thống đường ống dẫn môi chất, dây dẫn điện đơn giản. Dàn nóng, dàn lạnh dễ di chuyển, tiết kiệm được nhân công và chi phí lắp đặt, sửa chữa.

− Dàn nóng có khối lượng nhỏ, dễ dàng vận chuyển trong quá trình thi công. Độ rung động cực nhỏ trong suốt quá trình vận hành.

7.Điều chỉnh nhiệt độ chính xác và thông minh:

− Điều chỉnh công suất dàn lạnh thông qua van tiết lưu điện từ gắn trong dàn lạnh, đảm bảo nhiệt độ phòng và nhiệt độ mức cài đặt sai số 0,5 oC.

− Hệ thống kiểm soát nhiệt độ cực nhạy, kết hợp với công nghệ điều chỉnh nhiệt độ thông minh cho phép phát hiện sự thay đổi phụ tải nhiệt của phòng và điều chỉnh nhiệt độ một cách chính xác, đảm bảo sự phân phối nhiệt độ đồng đều trong phòng.

− Trong hệ thống dùng bộ điều khiển vi xử lý với tín hiệu áp suất môi chất và nhiệt độ trong phòng để điều khiển máy nén tại Outdoor .

8.Độ tin cậy cao:

− Linh kiện đồng bộ, được thiết kế một cách khoa học và sản xuất với độ chính xác cao. Toàn bộ hệ thống được kiểm tra và thử nghiệm trong các điều kiện nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng.

− Hệ thống điều khiển hiện đại, sử dụng máy tính, cho phép điều khiển toàn bộ hệ thống điều hoà. Tự chẩn đoán sự cố và tự bảo vệ an toàn, dễ bảo trì và không cần thiết có nhân viên kỹ thuật.

9.Phân phối lạnh bằng mạng thông minh và bằng tính đồng bộ:

− Hệ thống điều khiển vi tính nâng cao hiệu quả phân phối lạnh thông qua van tiết lưu điện từ gắn tại mỗi dàn lạnh.

− Các bộ chia nhánh (Refnet Joint) được sản xuất đồng bộ phù hợp với tiêu chuẩn dòng chảy, trở lực của môi chất đi trong ống theo tiêu chuẩn thiết kế Dàn Nóng / Dàn Lạnh. Vì vậy, đảm bảo lỏng/hơi môi chất được cấp phối đầy đủ theo mỗi phụ tải.

10.Tính năng tự chẩn đoán mạnh mẽ và dây điều khiển dài:

− Chức năng dò tìm và hiển thị lỗi rõ ràng, làm giảm thời gian và chi phí sửa chữa.

− Hệ thống dây điều khiển dài, cho phép gắn nối tiếp 01 dàn nóng với 48 dàn lạnh, chiều dài tối đa của dây điều khiển có thể lên đến 2000 m.

− Hệ thống điều khiển trung tâm có thể kết nối lên đến 04 nhóm (khu vực), trong đó có thể đạt được 64 dàn nóng (Outdoor units) và 256 dàn lạnh (Indoor Units)

− Hệ thống có thể kết nối mạng để điều khiển qua mạng NETWORK và LANWORK.

− Khi kết nối máy tính, tại máy tính (Computer) có thể kiểm soát chế độ hoạt động của dàn nóng, dàn lạnh như:

+ Hiển thị trạng thái hoạt động của từng dàn lạnh.

+ Điều khiển tắt mở dàn lạnh (On/Off).

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 85

Page 86: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

+ Điều khiển linh hoạt riêng lẻ hoặc theo nhóm.

+ Chọn các chế dộ điều khiển quạt dàn lạnh: Auto, Low, Medium, High

+ Chọn chế độ đảo cánh quạt dàn lạnh.

+ Tất cả các dàn lạnh kết nối với hệ thống quản lý trung tâm sẽ được nhận diện và được đăng ký tự động.

+ Tình trạng hoạt động hiện tại của dàn lạnh, dàn nóng được giám sát tại hệ thống điều khiển trung tâm. Toàn bộ được hiển thị rõ trên màn hình tinh thể lỏng ở bộ điều khiển trung tâm, giúp cho việc kiểm tra, sửa chữa chính xác, nhanh chóng phát huy được tính ưu việt của hệ thống khi 1 trong các máy nén (compressor) bị sự cố thì hệ thống vẫn hoạt động tạm thời trong thời gian chờ sửa chữa, thay thế và lỗi sẽ được báo trên màn hình tinh thể lỏng.

+ Hệ thống có thể được cài đặt mật khẩu để ngăn chặn sự truy cập không được phép vào chương trình…vv

5.2. Lựa chọn thiết bị chính:

5.2.1. Dàn lạnh (Indoor Unit):

Do đặc điểm về mặt kiến trúc của trần, diện tích trần nhỏ, trần có gắn các loại đèn, quạt trang trí cùng các thiết bị của hệ thống báo cháy, chữa cháy… Do đó mà diện tích trần bị hạn chế (đối với việc lắp đặt dàn lạnh).

Đối với công trình này,dàn lạnh được sử dụng là loại dàn lạnh Catssette âm trần,dàn lạnh treo tường và giàn lạnh giấu trần nối ống gió.

Việc lựa chọn dàn lạnh dựa trên 2 thông số:

Công suất lạnh yêu cầu: Qoyc

Năng suất gió yêu cầu: Gyc

Ta chọn dàn lạnh sao cho:

Qodđ Qoyc = Qo

Gdđ Gyc = G

Trong đó:Qo = Qoyc - là năng suất lạnh yêu cầu của thiết bị (dàn lạnh); G = Gyc - là năng suất gió yêu cầu;Qodđ - là năng suất lạnh danh định của dàn lạnh cho trong Catalogue của máy;Gdđ - là năng suất gió danh định của dàn lạnh cho trong Catalogue của máy;

5.2.1.1. Thông số kỹ thuật và chủng loại của một số dàn lạnh:

A. Loại âm trần(Ceiling Mounted cassette type):

Nhãn hiệu : DAIKINXuất xứ : Nhật Bản (JAPAN)

a. Model: FD05KAY1Công suất lạnh : 14,7 kW (50.000 Btu/h)Lưu lượng gió : 15 m3/Phút (High),529 cfmNguồn điện : 380-415V/3P/50HzCông suất điện : 5,6 kW

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 86

Page 87: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Kích thước : 450×900×850 mmMặt nạ : 40×950×950 mmTrọng lượng : 72 kgĐường gas : 19,1 mmĐường lỏng : 9,5 mm

b. Model: FHC26NUV1Công suất lạnh : 7,7 kW (26.300 Btu/h)Lưu lượng gió : 19/14 m3/phút (High/Low),670 cfmNguồn điện : 220V/1P/50HzKích thước : 288×840×840Trọng lượng : 24 kgĐường gas : 15,9 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐường ống nước xả : 25x32Độ ồn : 35/30 dB (High/low)

c. Model: FHC36NUV1Công suất lạnh : 10,7 kW (36.500 Btu/h)Lưu lượng gió : 33 m3/phútNguồn điện : 220V/1P/50HzKích thước : 288×840×840 mmTrọng lượng : 28 kgĐường gas : 19,1 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐường ống nước xả : 25x32Độ ồn : 42/36 dB (High/low)

d. Model: : FHC48NUV1Công suất lạnh : 14,4 kW (49.100 Btu/h)Lưu lượng gió : 33 m3/phút Nguồn điện : 220V/1P/50HzKích thước : 288×840×840 mmTrọng lượng : 28 kgĐường gas : 19,1 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐộ ồn : 36/42 dB (Low/High)

B. Loại treo tường:

a. Model: FTKD71FVMCông suất lạnh : 7,1 kW (24.200 Btu/h)Lưu lượng gió : 18,3 m3/phútNguồn điện : 220V/1P/50Hz

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 87

Page 88: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Kích thước : 290×1050×238 mmTrọng lượng : 12 kgĐường gas : 15,9 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐộ ồn : 46/34 dB (High/Low)

C. Dàn lạnh âm trần nối ống gió:

a. Model: FXDQ50NBVECông suất lạnh : 5,8 kW (19.800 Btu/h)Lưu lượng gió : 12,5/11/10 m3/phút(High/Mid/Low)Nguồn điện : 220V/1P/50HzKích thước : 200×900×620 mmTrọng lượng : 28 kgĐường gas : 15,9 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐộ ồn : 35/33/31 dB (High/Mid/Low)

b. Model: FXFQ40PVECông suất lạnh : 4,7 kW (16.000 Btu/h)Lưu lượng gió : 15/13/11 m3/phút(High/Mid/Low)Nguồn điện : 220V/1P/50HzKích thước : 246×840×840 mmTrọng lượng : 19,5 kgĐường gas : 15,9 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐộ ồn : 31/29/27 dB (High/Mid/Low)

c. Model: FXMQ63PVECông suất lạnh : 7,3 kW (24.900 Btu/h)Lưu lượng gió : 19,5/17,5/16 m3/phút(High/Mid/Low)Nguồn điện : 220V/1P/50HzKích thước : 300×1000×700 mmTrọng lượng : 46 kgĐường gas : 15,9 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐộ ồn : 42/40/38 dB (High/Mid/Low)

d. Model: FXMQ100PVECông suất lạnh : 11,6 kW (39.600 Btu/h)Lưu lượng gió : 32/27/23 m3/phút (High/Mid/Low)Nguồn điện : 220V/1P/50HzKích thước : 300×1400×700 mmTrọng lượng : 46 kg

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 88

Page 89: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Đường gas : 15,9 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐộ ồn : 43/41/39 dB (High/Mid/Low)

e. Model: FXFMQ125PVECông suất lạnh : 14,5 kW (49.500 Btu/h)Lưu lượng gió : 32/28/22,5m3/phút (High/Mid/Low)Nguồn điện : 220V/1P/50HzKích thước : 288×840×840 mmTrọng lượng : 46 kg Đường gas : 15,9 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐộ ồn : 44/39/34 dB (High/Mid/Low)

f. Model: FXMQ200MAVECông suất lạnh : 23 kW (78.500 Btu/h)Lưu lượng gió : 58/50 m3/phút (High/Low)Nguồn điện : 220V/1P/50HzKích thước : 470×1380×1100 mmTrọng lượng : 137 kg Đường gas : 19,1 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐộ ồn : 48/45dB (High/Low)

5.2.1.2. Đặc tính kỹ thuật của dàn lạnh:

Việc kiểm soát dàn lạnh và hoạt động của dàn lạnh bằng mạch vi xử lý. Các dàn lạnh được điều khiển bằng Thermostat nối dây và được kết nối với Bộ điều khiển trung tâm.

Dàn lạnh bao gồm đầy đủ các phụ kiện: dàn ống đồng cánh nhôm, quạt dàn lạnh, thiết bị điều khiển, cảm biến nhiệt, máng nước, bơm nước ngưng, vỏ bảo vệ có cách nhiệt…

Quạt dàn lạnh được thiết kế với nhiều cấp tốc độ, độ ồn cực thấp phù hợp cho người sử dụng.

Tại các dàn lạnh có lắp đặt sẵn các bộ lọc không khí và bộ khử mùi đem lại luồng không khí trong lành cho người sử dụng. Các bộ lọc không khí và khử mùi dễ dàng tháo lắp và rất tiện dụng cho việc vệ sinh bảo trì sau này.

5.2.2. Dàn nóng (outdoor Unit):

Việc lựa chọn dàn nóng theo nguyên tắc: Năng suất lạnh danh định của dàn nóng bằng tổng năng suất lạnh danh định của các dàn lạnh phục vụ và với tỷ lệ kết nối

Trong đó:

ΣQoi - là tổng năng suất lạnh danh định của các dàn lạnh;

ΣQoDN - là năng suất lạnh danh định của dàn nóng;

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 89

Page 90: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Ở đây ta chọn loại dàn nóng chỉ phục vụ cho quá trình làm lạnh.

5.2.2.1. Thông số kỹ thuật và chủng loại của một số dàn nóng:

A.Hệ cục bộ skyair:Nhãn hiệu : DAIKINXuất xứ : Nhật Bản (JAPAN)

a. Model RU05NY1: Công suất lạnh : 23 kW (78.500Btu/h)Nguồn điện : 380V/3P/50Hz Môi chất lạnh : R22Kích thước (HxWxD) mm : 1345×900×320 Trọng lượng : 92 kgĐường gas : 19,1 mmĐường lỏng : 9,5 mm

b. Model R26NUY1: Công suất lạnh : 7,7 kW (26.300Btu/h)Công suất điện : 3,1 kWNguồn điện : 380V/3P/50Hz Môi chất lạnh : R22Kiểu máy nén : Rôto dạng kín(C.suất môto 1,7W)Dàn ngưng tụ : Ống đồng cánh nhômKích thước (HxWxD) mm : 770×900×320 Trọng lượng : 70 kgĐường gas : 15,9 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐường ống nước xả : 27

c. Model R36NUY1: Công suất lạnh : 10,7kW (36.500Btu/h)Công suất điện : 4,04 kWNguồn điện : 380V/3P/50Hz Môi chất lạnh : R22Kiểu máy nén : Scroll dạng kín(C.suất môto 3,0W)Dàn ngưng tụ : Ống đồng cánh nhômKích thước (HxWxD) mm : 1170×900×320 Trọng lượng : 79 kgĐường gas : 19,1 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐường ống nước xả : 27

d. Model R48NUY1: Công suất lạnh : 14,4 kW (49.100 Btu/h)

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 90

Page 91: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Công suất điện : 5,49 kWNguồn điện : 380V/3P/50Hz Môi chất lạnh : R22Kiểu máy nén : Scroll dạng kín(C.suất môto 4,5W)Dàn ngưng tụ : Ống đồng cánh nhômKích thước (HxWxD) mm : 1345×900×320 Trọng lượng : 92 kgĐường gas : 19,1 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐường ống nước xả : 27

e. Model RKD71BVM: Công suất lạnh : 7,1 kW (24.200 Btu/h)Nguồn điện : 380V/3P/50Hz Công suất điện : 5,49Môi chất lạnh : R22Dàn ngưng tụ : Ống đồng cánh nhômKích thước (HxWxD) mm : 735×825×300 Trọng lượng : 54 kgĐường gas : 15,9 mmĐường lỏng : 9,5 mmĐường ống nước xả : 27

B.Hệ VRV:Nhãn hiệu : DAIKINXuất xứ : Nhật Bản (JAPAN)

f. Model RXQ26PAY1: Công suất lạnh : 73,3kW (250.000 Btu/h)Công suất điện tiêu thụ tối đa : 21,6 kWHệ số C.O.P (kW/kW) : 3,32Nguồn điện : 380V/3P/50Hz Môi chất lạnh : R410AKiểu máy nén : Dạng xoắn ốc kínSố lượng máy nén : 03Số cấp điều chỉnh công suất : Từ 10% đến 100%Dàn ngưng tụ : Ống đồng cánh nhômKích thước (HxWxD) : 1680×2170×765 (mm) Trọng lượng : 590 kgKết nối ống : 19,1 mm(Lỏng)

: 34,9 mm(Hơi)Độ ồn : 63 dB

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 91

Page 92: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

5.2.2.2. Đặc tính kỹ thuật của dàn nóng:Tất cả các máy nén trong cùng một tổ hợp dàn nóng (Outdoor Unit) của Hãng DAIKIN

đều có sử dụng Biến tần (Inverter) để điều chỉnh công suất. Do đó, khi tăng/giảm tải việc điều chỉnh sẽ trơn hơn (mịn hơn) so với các tổ hợp chỉ sử dụng 01 máy có Biến tần của các Hãng tương tự khác. Dãy điều chỉnh công suất lạnh điều chỉnh linh hoạt từ 10% đến 100%.

Các máy nén trong cùng 01 dàn nóng đều có Biến tần và có chức năng giống nhau, do đó hệ thống được cài sẵn chế độ hoạt động, khởi động luân phiên, thay đổi nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của máy, đồng thời khi 01 máy nén (Compressor) bị sự cố thì hệ thống vẫn đảm bảo hoạt động tốt trong quá trình sửa chữa hoặc thay thế, và lỗi sẽ được báo trên màn hình tinh thể lỏng.

Hiệu suất sử dụng điện năng cao, ngay cả khi vận hành ở chế độ không đầy tải. Tiết kiệm đến 30% điện so với hệ thống điều hoà không khí trung tâm khác. Hiệu suất làm lạnh xét theo chỉ số C.O.P cao.

Vây, trên cơ sở của các kết quả tính năng suất lạnh Qo, lưu lượng gió cấp G, lưu lượng gió hồi GT … và thông số kỹ thuật của các loại dàn nóng, dàn lạnh ta tiến hành chọn máy và lập bảng kết quả.

Chọn dàn lạnh:

1.Dàn lạnh hệ cục bộ skyair:

Bảng 5.1.Bảng Chọn các dàn lạnh lắp đặt cho các phòng thuộc tầng 1-3:

Tầng PhòngGyc

(m3/h)Q0yc

(kW)Model

Số lượng(máy)

Gdđ

(m3/h)Q0dđ

(kW)Q0dđ

(Btu/h)Ghi chú

1

Trung tâm dịchvụ kinh doanh

901 6,57 FHC26NUV1 1 1140 7,71 26.300Dàn lạnh âm trần

4 hướng thổi

Tiền sảnh 6900 50,4 FD05KAY1 4 14,7 50.000Dàn lạnh giấu trần

Nối ống gió

2

Khiêu vũ 3300 24,11 FHC36NUV1 3 1980 10,7 36.500Dàn lạnh âm trần

4 hướng thổi

Các khách mờidanh dự đài

loan6300 46,02 FHC48NUV1 4 1980 14,4 49.100

Dàn lạnh âm trần4 hướng thổi

3

Phòng họp 871 6,36 FTKD71FVM 1 1098 7,09 24.200 Dàn lạnh treo tường

Phòng hội nghị 2460 18,07 FHC36NUV1 2 1980 10,7 36.500Dàn lạnh âm trần

4 hướng thổi

2.Dàn lạnh hệ VRV:

Bảng 5.2.Bảng Chọn các dàn lạnh lắp đặt cho các phòng thuộc tầng 3-13:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 92

Page 93: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Tầng PhòngGyc

(m3/h)Q0yc

(kW)Model

Số lượng(máy)

Gdđ

(m3/h)Q0dđ

(kW)Q0dđ

(Btu/h)

3 Hội thảo 9600 70,2 FXMQ200MAVE 4 3480 23 78.500

4-13

Phòng B1 781 5,70 FXDQ50NBVE 1 750 5,8 19.800Phòng B2 751 5,48 FXDQ50NBVE 1 750 5,8 19.800

Phòng ngủ C1 690 5,04 FXDQ50NBVE 1 750 5,8 19.800Phòng ngủ C2 690 5,04 FXDQ50NBVE 1 750 5,8 19.800Phòng ngủ C3 690 5,04 FXDQ50NBVE 1 750 5,8 19.800Phòng ngủ C4 690 5,04 FXDQ50NBVE 1 750 5,8 19.800

Phòng hội nghị F1 630 4,60 FXFQ40PVE 1 900 4,69 16.000Phòng ngủ F2 991 7,23 FXMQ63MAVE 1 1170 7,3 24.900Phòng ngủ F3 1351 9,86 FXMQ100PVE 1 1920 11,6 39.500Phòng ngủ F4 1501 10,96 FXMQ100PVE 1 1920 11,6 39.500

Chọn dàn nóng:

Để thuận tiện cho việc lựa chọn và bố trí dàn nóng, ta chia toà nhà thành 2 khu vực và đặt tên là:khu vực 1:Chọn dàn nóng cho tầng 1-3(trừ phòng hội thảo) và khu vực 2:bao gồm 1 phòng hội thảo(tầng 3) và các phòng tầng 4-15.

Khu vực 1:

Dàn nóng hệ cục bộ skyair:

Bảng 5.3. Bảng Chọn các dàn nóng lắp đặt cho các phòng thuộc tầng 1-3:

Tầng Tên phòng ModelSố

lượngCông suất

lạnhKích thước

HxWxDKhốilượng

Công suấtđiện

Môi chấtlạnh(Cái) (Btu/h) (mm) (kG) (kW)

1

Trung tâm dịch vụ

kinh doanhR26NUV1 1 26.300 770×900×320 70 3,1

R22

Tiền sảnh RU05NY1 3 50.000 1345×900×320 92 5,6

2

Khiêu vũ R36NUY1 2 36.500 1770×900×320 79 4,04Khách mời

danhdự đài loan

R48NUY1 3 49.100 1345×900×320 92 5,49

3Phòng họp RKD71BVM 1 24.200 735×825×300 54 5,49Phòng hội

nghịR36NUY1 2 36.500 1770×900×320 79 4,04

Khu vực 2:

Dàn nóng hệ VRV:

Tổng công suất của các dàn lạnh ở tầng 3(Phòng hội thảo):

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 93

Page 94: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

ΣQoT3 =23+23+23+23=92 kW=314000 Btu/h

Tổng công suất của các dàn lạnh ở tầng 4-14:

ΣQoT4 = (5,8×6) +4,7 +7,3 +2×11,6 = 70 kW=238.900 Btu/h

Tổng công suất của các dàn lạnh ở tầng 15:

ΣQoT15 = (5,8×6) +2×11,6+14,5 =72,5kW=247.500 Btu/h

Bảng 5.4. Bảng Chọn các dàn nóng lắp đặt cho các phòng thuộc tầng 3-1:

Tầng ModelSố

lượngQ0DN Kích thước

Khốilượng

Công suấtđiện

Môi chấtlạnh

(cái) HP (Btu/h) (mm) (kG) (kW)3 RXQ34PAY1 1 34 323.000 1680×1240×765  682 38

R-410A4-13 RXQ26PAY1 10 26 250.000 1680×2170×765 590 21,6

5.3 Tính chọn đường ống dẫn môi chất:

Mục đích của việc tính chọn đường ống dẫn môi chất lạnh là để lựa chọn đường ống dẫn gas, lỏng nối giữa dàn nóng và các dàn lạnh cho phù hợp với công suất lạnh của các dàn nóng, dàn lạnh.

5.3.1. Tính chọn kích cỡ ống gas,lỏng:

a) Kích cỡ ống đồng kết nối với dàn nóng

Bảng 5.5. Kích cỡ ống đồng kết nối với dàn nóng

Công suất dàn nóng

[HP]

Đường kính ngoài, [mm]

Đường ống gas Đường ống lỏng

5HP 15.9

9.58HP 19.1

10HP 22.2

12HP÷16HP28.6

12.7

18HP÷22HP15.9

24HP34.9

26HP÷34HP19.1

36HP÷54HP 41.3

b) Kích cỡ ống đồng kết nối giữa bộ chia gas và dàn lạnh:

Đường kính của ống đồng kết nối giữa bộ chia gas và dàn lạnh được tra theo catalogue của

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 94

Page 95: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

máy(Dựa vào công suất lạnh của máy).

Bảng 5.6. Kích cỡ ống đồng kết nối giữa bộ chia gas và dàn lạnh

ModelCông suất lạnh

(Btu/h)

Đường kính ngoài, [mm]

Đường ống gas Đường ống lỏng

FXFQ40PVE 16.000 12.7 6.4

FXDQ50NBVE 19.800 12.7 6.4

FXMQ63MAVE 24.900 15,9

9.5FXMQ100MAVE 39.600 15,9

FXFQ125PVE 49.500 15,9

FXMQ200MAVE 78.500 19,1

c. Kích cỡ ống đồng giữa các bộ chia gas:

Bảng 5.7: Kích cỡ ống đồng giữa các bộ chia gas

Tổng chỉ số năng suấtĐường kính ngoài, [mm]

Đường ống gas Đường ống lỏng

x < 150 15.9

9.5150 ≤ x <200 19.1

200 ≤ x <290 22.2

290 ≤ x < 42028.6

12.7

420 ≤ x < 640 15.9

640 ≤ x < 920 34.919.1

x 920 41.3

Từ số liệu máy đã chọn ở trên ta có được ống dịch máy lạnh tương ứng theo bảng.

5.3.1.1.Hệ cục bộ Skyair:

Bảng 5.8. Bảng kích cỡ ống đồng lắp đặt cho các phòng thuộc tầng 1-3:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 95

Page 96: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Tầng Tên phòng ModelCông suất

lạnh,[Btu/h]

Đường kính ngoài,[mm]

Ống gas Ống lỏng

1Trung tâm dịch vụ kinh doanh R26NUV1 26.300 15,9 9,5

Tiền sảnh RU05KAY1 50.000 19,1 9,5

2Phòng khiêu vũ R36NUY1 36.500 19,1 9,5

Khách mời danh dự đài loan R48NUY1 49.100 19,1 9,5

3Phòng họp RKD71BVM 24.200 15,9 9,5

Phòng hội nghị R36NUY1 36.500 19,1 9,5

5.3.1.2.Hệ VRV:

Tính chọn đường ống và chọn đường kính ống theo tiêu chuẩn: Tính chọn đường kính ống gas, lỏng nối dàn nóng và các dàn lạnh tầng 3:

RC RC RC RC

d1,d'1

d1,d'1

d2,d'2d4,d'4d6,d'6

d3,d'3d5,d'5d7,d'7

Hình 5.1. Sơ đồ nối ống gas,lỏng giữa dàn nóng và các dàn lạnh tầng 3

Từ số liệu máy đã chọn ở trên ta có được đường ống dịch máy lạnh,lập bảng kết quả

Bảng 5.9.Đường kính ống gas,lỏng tầng 3

Đường kính ống gas d

Đường kínhống lỏng d'

Giá trị lựa chọn

d (mm) d'(mm) d (inch) d' (inch)

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 96

Page 97: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

d1 d'1 22,2 9,5 7/8 3/8d2 d'2 22,2 9,5 7/8 3/8d3 d'3 31,8 15,9 10/8 5/8d4 d'4 22,2 9,5 7/8 3/8d5 d'5 41,3 19,1 13/8 6/8d6 d'6 22,2 9,5 7/8 3/8d7 d'7 44,5 19,1 14/8 6/8

Tính chọn đường kính ống gas, lỏng nối dàn nóng và các dàn lạnh tầng 4:

RC RC RC RC RC RC RC RC RC

d2,d'2 d16,d'16

d19,d'19

d17,d'17d13,d'13

d11,d'11d9,d'9d5,d'5d3,d'3d1,d'1

d4,d'4 d6,d'6 d8,d'8 d10,d'10 d12,d'12d14,d'14

d15,d'15d7,d'7

d18,d'18

19.800 Btu/hFXDQ50NBVE

ID01-T04

19.800 Btu/hFXDQ50NBVE

ID02-T04

19.800 Btu/hFXDQ50NBVE

ID03-T04

19.800 Btu/hFXDQ50NBVE

ID04-T04

19.800 Btu/hFXDQ50NBVE

ID05-T04

19.800 Btu/hFXDQ50NBVE

ID06-T04

39.600 Btu/hFXMQ100PVE

ID07-T04

39.600 Btu/hFXMQ100PVE

ID08-T04

24.900 Btu/hFXMQ63PVE

ID09-T04

16.000 Btu/hFXFQ40PVE

ID10-T04

d1,d'1

Hình 5.2. Sơ đồ nối ống gas,lỏng giữa dàn nóng và các dàn lạnh tầng 4

Bảng 5.10.Đường kính ống gas,lỏng tầng 4

Đường kính ống gas d

Đường kínhống lỏng d'

Giá trị lựa chọnd (mm) d'(mm) d (inch) d' (inch)

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 97

Page 98: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

d1 d'1 12,7 6,4 4/8 2/8d2 d'2 12,7 6,4 4/8 2/8d3 d'3 15,9 9,5 5/8 3/8d4 d'4 12,7 6,4 4/8 2/8d5 d'5 19,1 9,5 6/8 3/8d6 d'6 12,7 6,4 4/8 2/8d7 d'7 22,2 9,5 7/8 3/8d8 d'8 12,7 6,4 4/8 2/8d9 d'9 22,2 9,5 7/8 3/8d10 d'10 12,7 6,4 4/8 2/8d11 d'11 28,6 12,7 9/8 4/8d12 d'12 15,9 9,5 5/8 3/8d13 d'13 15,9 9,5 5/8 3/8d14 d'14 22,2 9,5 7/8 3/8d15 d'15 28,6 15,9 9/8 5/8d16 d'16 15,9 9,5 5/8 3/8d17 d'17 12,7 6,4 4/8 2/8d18 d'18 15,9 9,5 5/8 3/8d19 d'19 34,9 19,1 11/8 6/8

Tính chọn đường kính ống gas, lỏng nối dàn nóng và các dàn lạnh tầng 5,6,7,8,9,10,11,12,13;(Giống như tầng 4)

5.3.2. Tính chọn bộ chia gas REFNET Joints:

Ta tính chọn bộ chia gas REFNET Joints theo [2], khi tiến hành tính chọn bộ chia gas

ta phải tính chọn các bộ chia gas cho đường ống rẽ nhánh đầu tiên (theo công suất dàn nóng)

và các bộ chia gas cho các đường ống trong đoạn ống nhánh (theo công suất dàn lạnh).

a) Đối với đường ống rẽ nhánh đầu tiên tính từ dàn nóng

Bảng 5.12. REFNET cho đường ống rẽ nhánh đầu tiên

Công suất dàn nóng REFNET Joints Ký hiệu (*)

5HP KHRP26A22T 22T

8,10 HP KHRP26A33T 33T

12÷22 HP KHRP26A72T 72T

24÷54 HP KHRP26A73T+ KHRP26A73TP 73T+73TP

b) Đối với đường ống nhánh

Bảng 5.13.REFNET cho đường ống nhánh

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 98

Page 99: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Tổng chỉ số năng suất

lạnh của các dàn lạnhREFNET Joints Ký hiệu

< 200 KHRP26A22T 22T

200÷290 KHRP26A33T 33T

290÷640 KHRP26A72T 72T

>640 KHRP26A73T+ KHRP26A73TP 73T+73TP

5.3.3. Tính chọn đường kính ống nước ngưng:Nguyên tắc:

Kích thước ống nước ngưng từ dàn lạnh ra ống góp lấy theo các số liệu trong

catalogue (*);

Chọn đường kính theo lượng nước ngưng tụ của tất cả các dàn lạnh nối vào ống

xả gộp;

Do giới hạn chiều cao của không gian trần giả, nên trong tòa nhà này, ta chọn

độ dốc đường ống ngang là 1%.

Bảng 5.14. Kích cỡ ống nước ngưng

Đường kính (**)

[mm]

Lượng nước ngưng tụ, [l/h]Lưu ý

Độ dốc 2% Độ dốc 1%

21 39 27 Không sử dụng cho

ống xả gộp27 70 50

34 125 88Sử dụng cho ống

xả gộp42 247 175

60 473 334

(*) Cỡ ống nước ngưng VP25 trong catalogue của Daikin, với đường kính trong D = 25mm, ta chọn loại ống nhựa PVC ∅27 của Tiền Phong.

(**) Các số liệu lấy theo catalogue của công ty nhựa Tiền Phong [7].

Chương 6: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

VÀ VẬN CHUYỂN KHÔNG KHÍ

6.1. Tính toán, thiết kế hệ thống phân phối và vận chuyển không khí:

6.1.1 .Tính toán, thiết kế đường ống gió:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 99

Page 100: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

6.1.1.1.Phân loại hệ thống đường ống gió:

Theo chức năng:

Theo chức năng, người ta chia hệ thống đường ống gió ra làm các loại chủ yếu sau:

− Đường ống cung cấp không khí (Supply Air Duct - SAD);

− Đường ống hồi gió (Return Air Duct - RAD);

− Đường ống cấp không khí tươi (Fresh Air Duct - FAD);

− Đường ống thông gió (Ventilation Air Duct);

− Đường ống thải gió (Exhaust Air Duc);

Theo tốc độ gió:

Theo tốc độ gió, người ta chia ra loại tốc độ cao và thấp.

Bảng 6.1. Phân loại đường ống theo tốc độ

Loại đường ống gió

Hệ thống điều hoàdân dụng

Hệ thống điều hoàcông nghiệp

Cấp gió Hồi gió Cấp gió Hồi gióTốc độ thấp < 12,7 m/s < 10,2 m/s < 12,7 m/s < 12,7 m/sTốc độ cao > 12,7 m/s - 12,7 ÷ 25,4 m/s -

Theo áp suất:

Theo áp suất dư của dòng không khí trong đường ống, người ta chia ra làm 3 loại:− Đường ống có áp suất thấp : 95 mm H2O;

− Đường ống có áp suất trung bình : 95 ÷ 172 mm H2O;

− Đường ống có áp suất cao : 172 ÷ 310 mm H2O;

Theo kết cấu và vị trí lắp đặt:

− Đường ống gió treo;

− Đường ống gió ngầm;

Theo hình dáng tiết diện đường ống:

− Đường ống hình chữ nhật, hình vuông;

− Đường ống trong;

− Đườn ống ô van;

Theo vật liệu chế tạo đường ống:

− Đường ống tôn tráng kẽm;

− Đường ống inox;

− Đường ống nhựa PVC;

− Đường ống Polyuretan (PU);

6.1.1.2.Những loại đường ống gió thường gặp:

6.1.1.2.1. Hệ thống đường ống gió ngầm:

Đường ống gió ngầm thường được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông và đi ngầm dưới nền đất. Đường ống gió ngầm thường kết hợp dẫn gió và lắp đặt các hệ thống đường nước,

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 100

Page 101: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

điện, điện thoại đi kèm nên gọn gàng và tiết kiệm chi phí nói chung. Tuy nhiên, chính các hạng mục đi kèm trong đường ống gió cũng gây ra những rất rối nhất định về vấn đề vệ sinh, tuần hoàn gió…

Đường ống gió ngầm được sử dụng khi không gian lắp đặt không có hoặc việc lắp đặt đường ống gió treo không thuận lợi, chi phí cao và tuần hoàn gió trong phòng không tốt. Đường ống gió ngầm thường được sử dụng làm đường ống gió thải, rất ít khi dùng làm đường ống gió cấp do chất lượng gió ít nhiều bị ảnh hưởng, đặc biệt là đường ống gió cũ đã hoạt động lâu ngày bị ẩm mốc.

Hệ thống đường ống gió ngầm thường sử dụng trong các rạp chiếu bóng, hội trường, trong các xí nghiệp dệt may, nhuộm các kênh gió ngầm có tác dụng thu gom bụi, các sản phẩm vương vải hoặc thải ra trong quá trình sản xuất…

Đường ống gió ngầm thường có tiết diện chữ nhật và được xây dựng sẵn khi xây dựng công trình. Vì vậy, đường ống gió ngầm rất khó đảm bảo phân phối gió đều vì tiết diện đường ống thường được xây đều nhau từ đầu đến cuối. Trong một số hệ thống, người ta giảm dần tiết diện bằng cách thay đổi độ nông sâu của kênh gió. Tuy nhiên, rất khó đảm bảo duy trì cột áp tĩnh.

Nói chung, đường ống gió ngầm đòi hỏi chi phí lớn, khó xây dựng và có nhiều nhược điểm. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp bất khả kháng hoặc với mục đích thu gom bụi.

6.1.1.2.2. Hệ thống đường ống gió treo:

Hệ thống đường ống gió treo là hệ thống đường ống gió được treo trên các giá đỡ đặt trên cao. Đường ống gió treo có thể chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau, tiết diện đường ống cũng có nhiều hình dạng khác nhau. Đường ống gió treo cho phép dễ dàng điều chỉnh tiết diện để đảm bảo phân phối gió đều trên toàn tuyến đường ống. Vì vậy, đường ống treo được sử dụng rất phổ biến trên thực tế.

Vật liệu sử dụng:

Vật liệu chế tạo đường ống gió thường là: tôn tráng kẽm, inox, nhựa tổng hợp, chất dẽo định hình.

Trên thực tế sử dụng phổ biến nhất là loại tôn tráng kẽm có bề dày trong khoảng từ: 0,5 ÷ 1,2 mm theo tiêu chuẩn quy định phụ thuộc vào kích thước đường ống.

Khi chế tạo và lắp đặt đường ống gió, cần tuân thủ các quy định về chế tạo và lắp đặt. Bảng sau trình bày một số quy cách về chế tạo và lắp đặt đường ống gió.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 101

Page 102: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Bảng 6.2. Các quy định về gia công và lắp đặt ống gió

Cạnh lớn của ống gió

Thanh sắt treo

Thanh đỡ

Độ dày tônKhẩu độ

giá đỡÁp suất

thấp, trung bình

Áp suất cao

400 Φ6 25253 0,6 0,8 3000

600 Φ8 25253 0,8 0,8 3000

800 Φ8 30303 0,8 0,8 3000

1000 Φ8 30303 0,8 0,8 2500

1250 Φ10 40405 1,0 1,0 2500

1600 Φ10 40405 1,0 1,0 2500

2000 Φ10 40405 1,0 1,2 2500

2500 Φ12 40405 1,0 1,2 2500

3000 Φ12 40405 1,2 - 2500

Hình 6.1. Treo đỡ đường ống gió

Trong đó:

1 - trần bê tông ; 2 - thanh treo; 3- đoạn ren; 4 - bulông + đai ốc5 - thanh sắt đỡ; 6 - Ống gió; 7 - vít nở

Hình dạng tiết diện:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 102

6

7

1

2

3

45

Page 103: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Hình dáng đường ống gió rất đa dạng: hình chữ nhật, hình tròn, hình vuông, hình ô van. Tuy nhiên, đường ống gió có tiết diện hình chữ nhật được sử dụng phổ biến hơn cả vì nó phù hợp với kết cấu nhà, dễ treo đỡ, chế tạo, dễ bọc cách nhiệt và đặc biệt các chi tiết phụ như: cút, co, tê, côn, chạc 3, chạc 4,… dễ chế tạo hơn các kiểu tiết diện khác.

Cách nhiệt:

Để tránh tổn thất nhiệt, đường ống thường bọc một lớp cách nhiệt bằng bông thuỷ tinh hay stirofor, bên ngoài bọc một lớp giấy bạc chống cháy và phản xạ nhiệt. Để tránh chuột làm hỏng người ta có thể bọc thêm lớp tôn hoặc lưới sắt mỏng.

Bảng 6.3. Quy định về bọc cách nhiệt

Loại đường ống Cấp gió Hồi gió Khí tươi Thông gió

Bọc cách nhiệt có có không không

Hiện nay người ta thường sử dụng bông thuỷ tinh chuyên dụng để bọc cách nhiệt các đường ống gió, bông thuỷ tinh được lắp lên đường ống nhờ các đinh mũ được gắn lên đường ống bằng keo, sau khi xuyên lớp bông qua các đinh chông, người ta lồng các mãnh kim loại giống như các đồng xu vào và bẻ gập các chông đinh lại.

Khi đường ống đi ngoài trời, ta bọc thêm lớp tôn ngoài cùng để bảo vệ khỏi nắng mưa.

Chiều dày của lớp bông thuỷ tinh cách nhiệt phụ thuộc kích thước đường ống và tính năng của đường ống. Nói chung, đường ống cấp gió cần bọc bông thuỷ tinh dày hơn đường hồi gió. Đường ống càng lớn, bọc cách nhiệt càng dày. Chiều dày lớp bông cách nhiệt nằm trong khoảng 20 ÷ 75 mm.

Ghép nối đường ống:

Để tiện cho việc lắp ráp, chế tạo, vận chuyển, đường ống được gia công theo từng đoạn ngắn theo kích cỡ của các tấm tôn. Việc lắp ráp được thực hiện bằng mặt bích hoặc bằng các nẹp tôn. Bích có thể là nhôm đúc, sắt V hoặc bích tôn.

Hiện nay người ta thường sử dụng bích tôn hoặc nhôm. Bích tôn thường được chế tạo ngay tại các công trình, có ưu điểm là dễ chế tạo, lắp ghép, trong các công trình lớn có thể thi công nhanh với số lượng nhiều. Đối với mối ghép bích tôn, có nhiều kiểu khác nhau cho ở hình sau:

Hình 6.2. Các kiểu lắp ghép đường ống

6.1.1.3. Yêu cầu đối với việc thiết kế đường ống gió:

Yêu cầu về thiết kế đường ống gió phải đảm bảo:

− Ít gây ồn cho không gian điều hoà;

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 103

Page 104: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

− Tổn thất nhiệt dọc theo đường ống nhỏ;

− Trở lực đường ống bé;

− Đường ống ngắn gọn, đẹp và không làm ảnh hưởng mỹ quan công trình;

− Chi phí đầu tư và vận hành thấp;

− Tiện lợi cho người sử dụng và phù hợp với công trình;

− Phân phối gió đến các miệng thổi, các hộ tiêu thụ đều;

Lựa chọn tốc độ không khí trên đường ống liên quan đến nhiều yếu tố:

− Khi chọn tốc độ cao thì đường ống nhỏ, chi phí đầu tư và vận hành thấp nhưng trở lực hệ thống lớn và độ ồn do khí động của dòng không khí chuyển đông cao.

− Ngược lại khi tốc độ thấp thì đường ống lớn chi phí đầu tư và vận hành lớn, khó khăn lắp đặt nhưng trở lực bé.

Tốc độ hợp lý là một bài toán kinh tế, kỹ thuật phức tạp. Do hệ thống điều hoà không khí được thiết kế cho hội trường nên ta chọn tốc độ không khí ω = 8 m/s.

Để vận chuyển không khí ta thường sử dụng loại ống gió hình chữ nhật. Tuy nhiên, để tính thiết kế đường ống gió thông thường ta xây dựng các giản đồ cho các ống dẫn tròn. Vì vậy, cần quy đổi tiết diện loại hình chữ nhật ra tiết diện tròn tương đương, sao cho tổn thất áp suất cho một đơn vị chiều dài đường ống là tương đương nhau trong điều kiện lưu lượng gió không thay đổi. Đường kính tương của tiết diện hình chữ chữ nhật được xác định theo công thức sau:

, [mm]

Trong đó:

a,b - các cạnh tiết diện hình chữ nhật

Hoặc tra theo bảng 9.5 , trang 272 , TL [1];

6.1.1.4. Các phương pháp thiết kế đường ống gió:

Để thiết kế đường ống gió người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm khác nhau. Dưới đây là một số các phương pháp thường sử dụng:

Phương pháp tính toán lý thuyết:

Phương pháp này dựa vào các công thức lý thuyết và tính toán tuần tự kích thước đường ống từ đầu đến cuối tuyến ống sao cho đảm bảo áp suất tĩnh ở các vị trí lắp các miệng hút và miệng thổi không đổi.

Đây là phương pháp được coi là chính xác nhất. Tuy nhiên, phương pháp này tính toán tương đối dài và khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nên thực tế ít sử dụng.

Phương pháp giảm dần tốc độ:

Nội dung của phương pháp giảm dần tốc độ là người thiết kế bằng kinh nghiệm của mình lựa chọn tốc độ gió đoạn ống chính trên cơ sở độ ồn cho phép và chủ động giảm dần tốc độ các đoạn kế tiếp dọc theo chiều chuyển động của không khí.

Đây là phương pháp thiết kế được coi là đơn giản và tương đối nhanh nhưng phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người thiết kế và khó đánh giá được mức độ chính xác.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 104

Page 105: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Khi thiết kế theo phương pháp này, hệ thống bắt buộc phải lắp các van điều chỉnh lưu lượng gió. Ngoài ra, phương pháp này cũng đòi hỏi người thiết kế phải có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Phương pháp phục hồi áp suất tĩnh:

Nội dung của phương pháp phục hồi áp suất tĩnh là xác định kích thước của ống dẫn sao cho tổn thất áp suất trên đoạn đó đúng bằng độ gia tăng áp suất tĩnh do sự giảm tốc độ của dòng không khí sau mỗi nhánh rẽ.

Phương pháp này tương tự phương pháp lý thuyết. Tuy nhiên, ta căn cứ vào các đồ thị để xác định tốc độ của các đoạn ống kế tiếp.

Phương pháp phục hồi áp suất tĩnh được sử dụng cho ống gió cấp, không sử dụng cho ống gió hồi.

Phương pháp ma sát đồng đều:

Nội dung của phương pháp ma sát đồng đều là thiết kế hệ thống đường ống gió sao cho tổn thất áp suất trên 1m chiều dài đường ống bằng nhau trên toàn tuyến ống, ở bất cứ tiết diện nào và bằng tổn thất trên 1m chiều dài đoạn ống chuẩn. Phương pháp ma sát đồng đều cũng đảm bảo tốc độ gió trên đường ống giảm dần theo chiều chuyển động và do đó một phần áp suất động được biến đổi thành áp suất tĩnh. Vì vậy, đảm bảo phân bố gió đều.

Tuy nhiên, phương pháp ma sát đồng đều không đảm bảo được tổn thất áp suất là như nhau trên các nhánh ống, cũng như không đảm bảo được áp suất tĩnh ở mỗi miệng thổi khuếch tán là bằng nhau.

Phương pháp ma sát đồng đều thường hay được sử dụng cho đường ống gió tốc độ thấp với chức năng cấp gió, hồi gió và thải gió.

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, nhanh và tương đối chính xác. Khác với các phương pháp khác là phải tính toán toán, thiết kế đường ống một cách tuần tự, muốn xác định kích thước đoạn sau phải biết kích thước đoạn trước. Phương pháp ma sát đồng đều cho phép xác định kích thước bất cứ đoạn ống nào trên mạng mà không cần biết kích thước các đoạn trước đó. Điều này rất phù hợp với thực tế thi công tại công trình.

Trên cơ sở những phân tích trên về đặc điểm của mỗi phương pháp thiết kế hệ thống đường ống, lựa chọn phương pháp ma sát đồng đều để thiết kế cho các hệ thống đường ống gió trong công trình này.

Sau đây là phương pháp và các bước tính toán, thiết kế đường ống gió theo phương pháp ma sát đồng đều:

Bước 1:

− Lựa chọn tiết diện đầu làm tiết diện điển hình;

− Chọn tốc độ gió cho tiết diện đó ω1;

− Dựa vào lưu lượng và tốc độ đã chọn tính kích thước đường ống điển hình:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 105

Page 106: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

− Xác định đường kính tương đương đoạn ống điển hình theo bảng hoặc tính theo công thức;

− Từ lưu lượng, đường kính tương đương xác định tổn thất áp suất cho 1m chiều dài đường ống điển hình Δp1 theo đồ thị hình 9.9, trang 277, TL [1]. Giá trị đó được cố định cho toàn tuyến ống;

Bước 2:

Trên cơ sở tổn thất áp suất chuẩn Δp1 tính kích thước các đoạn ống còn lại dựa vào lưu lương đã biết. Để cho tiện lợi ta có thể tiến hành như sau:

− Xác định tỉ lệ % lưu lượng của các đoạn ống theo tiết diện điển hình:

− Căn cứ vào bảng 9.49, trang 310, TL [1], ta xác định tỷ lệ % về tiết diện k Fi của các

đoạn ống.

− Xác định kich thước của các đoạn ống theo tỉ lệ % so với tiết diện đoạn ống điển hình F1:

Fi = kFi.F1 = ai.bi

Bước 3:

Tổng trở lực đoạn ống có chiều dài lớn nhất là cơ sở để chọn quạt:

ΣΔp = ΣΔpms + ΣΔpcb

ΣΔp = (ΣL + ΣLtd ). Δp1

Trong đó:

ΣΔpms - là tổng trở kháng ma sát trên tuyến ống đang xét, [N/m2];

ΣΔpcb - là tổng trở kháng cục bộ trên tuyến ống đang xét, [N/m2];

ΣL - tổng chiều dài của các đoạn ống trên tuyến ống đang xét, [m];ΣLtđ - tổng chiều dài tương đương của các tổn thất cục bộ, [m];Δp1- tổn thất áp suất trên 1m chiều dài đường ống (giá trị cố đinh), [N/m2];

Ngoài ra, tổn thất áp suất cục bộ cũng được xác định theo công thức:

, [N/m2]

Trong đó:

- là hệ số trở lực cục bộ; - là khối lượng riêng của không khí ( ≈ 1,2 kg/m3); - là tốc độ gió đi qua tiết diện tính toán, [m/s];

(Đối với chi tiết mà tốc độ đầu vào và đầu ra khác nhau thì thường được xác định theo tốc độ đầu vào).

Sau đây hệ số tổn thất cục bộ của một số chi tiết đường ống thường gặp:

Côn thu:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 106

Page 107: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Là nơi tiết diện giảm theo chiều chuyển động của không khí. Khi tính toán trở lực tính theo tiết diện và tốc độ đầu vào.

Hình 6.3. Côn thuTrong đó:

F1 - tiết diện đầu vào của côn, [mm2];F2 - tiết diện đầu ra của côn (F2 < F1), [mm2];θ - góc côn, [độ];

Hệ số tổn thất cục bộ được tra theo các thông số: θ và F2/F1.

Theo bảng 9.17, trang 285, TL [1], ta có:

Bảng 6.4. Hệ số

F1/F2θ

10º 15º ÷ 40º 50º ÷ 60º 90º 120º 150º 180º2 0,05 0,05 0,06 0,12 0,18 0,24 0,264 0,05 0,04 0,07 0,17 0,27 0,35 0,416 0,05 0,04 0,07 0,18 0,28 0,36 0,4210 0,05 0,05 0,08 0,19 0,29 0,37 0,43

Đoạn rẽ nhánh:Là đoạn ống mà dòng không khí chính phân thành nhiều dòng nhỏ. Trong trường hợp

này tính tổn thất theo tốc độ đầu vào của đoạn ống.

Hình 6.4. Tê rẽ nhánh 45o , ống chính và ống nhánh hình chữ

Trong đó:

ωb, ωc - tốc độ không khí trên đoạn ống nhánh và ống chính, [m/s];Vb, Vc - lưu lượng thể tích trên đoạn ống nhánh và ống chính, [m3/s];s, b - lần lượt là hệ số tổn thất cục bộ khi tính theo nhánh chính và nhánh phụ;

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 107

F1, ω1

θo F2, ω2

ωc , Vc , c

ωb, Vb, b ωs, Vs, s

Page 108: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Theo cột 43, trang 433, TL [3], ta có:

Bảng 6.5. Hệ số

Vb/Vcb khi Fb/Fc s khi Fb/Fc

0,25 0,5 0,75 1,0 0,25 1,00,1 0,7 0,61 0,65 0,68 - -0,2 0,5 0,5 0,55 0,56 - -0,3 0,6 0,4 0,40 0,45 - -0,4 0,8 0,4 0,35 0,40 0,05 0,030,5 1,25 0,5 0,35 0,30 0,15 0,050,6 2,0 0,6 0,38 0,29 0,20 0,120,7 - 0,8 0,45 0,29 0,30 0,200,8 - 1,05 0,58 0,30 0,40 0,290,9 - 1,5 0,75 0,38 0,46 0,35

Cút tiết diện chữ nhật:Xét trường hợp cút 90º, tiết diện chữ nhật, cong đều. Yêu cầu kỹ thuật là bán kính

cong R tự chọn, nhưng không nên quá bé. Tối ưu là R = 1,25 W.

Hình 6.5. Cút tiết diện chữ nhật, không cánh hướng

Trong đó:R - là bán kính cong tâm cút ống, [mm];H - là chiều cao cút ống (khi đặt nằm), [mm];W - là chiều rộng cút: W = R2 – R1, [mm];R1, R2 - lần lượt là bán kính trong và ngoài của cút, [mm];

Theo bảng 9.11, trang 281, TL [1], ta có:

Bảng 6.6. Hệ số

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 108

W

RH

θ

Page 109: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

R/WH/W

0,25 0,5 0,75 1,0 1,5 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 8,00,5 1,50 1,40 1,30 1,20 1,10 1,00 1,00 1,10 1,10 1,20 1,200,75 0,57 0,52 0,48 0,44 0,40 0,39 0,39 0,40 0,42 0,43 0,441,0 0,27 0,25 0,23 0,21 0,19 0,18 0,18 0,19 0,20 0,27 0,211,5 0,22 0,20 0,19 0,17 0,15 0,14 0,14 0,15 0,16 0,17 0,172,0 0,20 0,18 0,16 0,15 0,14 0,13 0,13 0,14 0,14 0,15 0,15

6.1.2 Tính chọn miệng miệng thổi và miệng hút:

6.1.2.1. Khái niệm và phân loại:Miệng thổi, miệng hút có nhiều dạng khác nhau và có nhiều cách phân loại chúng: Theo hình dạng:

− Miệng thổi hình tròn;

− Miệng thổi hình chữ nhật, hình vuông;

− Miệng thổi dẹt; Theo cách phân phối gió:

− Miệng thổi khuếch tán;

− Miệng thổi có cánh điều chỉnh đơn và đôi;

− Miệng thổi kiểu lá sách;

− Miệng thổi kiểu chắn mưa;

− Miệng thổi có cánh cố định;

− Miệng thổi đục lỗ;

− Miệng thổi kiểu tưới; Theo vị trí lắp đặt:

− Miệng thổi gắn trần;

− Miệng thổi gắn tường;

− Miệng thổi đặt nền, sàn; Theo vật liệu:

− Miệng thổi bằng thép;

− Miệng thổi đúc nhôm;

− Miệng thổi nhựa;

6.1.2.2. Yêu cầu của miệng thổi và miệng hút:

− Có kết cấu đẹp, hài hoà với trang trí nội thất của công trình, dễ dàng lắp đặt và tháo gỡ;

− Cấu tạo chắc chắn, ít gây tiếng ồn;

− Đảm bảo phân phối gió đồng đều trong không gian điều hoà và tốc độ trong vùng làm việc không vượt quá mức cho phép;

− Trở lực cục bộ nhỏ nhất;

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 109

Page 110: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

− Có van điều chỉnh cho phép điều chỉnh lưu lượng gió. Trong một số trường hợp miệng thổi có thể điều chỉnh được hướng gió tới các vị trí cần thiết trong phòng;

− Kích thước nhỏ gọn và nhẹ nhàng, được làm từ các vật liệu đảm bảo bền đẹp và không gỉ;

− Kết cấu dễ làm vệ sinh lau chùi khi cần thiết;

6.1.2.3.Các loại miệng thổi thông dụng:

Miệng thổi kiểu khuếch tán gắn trần:

Miệng thổi kiểu khuếch tán thường được sử dụng để lắp trên trần giả của các công trình. Dòng không khí đi qua miệng thổi sẽ được khuếch tán rộng ra theo nhiều hướng khác nhau nên tốc độ không khí tại vùng làm việc nhanh chống giảm xuống và luồng không khí phân bố đồng đều trong toàn bộ không gian. Do đó, miệng thổi kiểu khuếch tán thường được sử dụng nhiều trong các công sở, phòng làm việc, phòng ngủ khi mà độ cao la phong khá thấp.

Các bộ phận chính gồm phần vỏ và phần cánh. Các cánh nghiêng một góc từ: 30º, 45º, 60º nhưng phổ biến nhất là loại nghiêng 45º. Bộ phận cách có thể tháo rời để vệ sinh cũng như thuận tiện khi lắp miệng thổi.

Miệng thổi khuếch tán thường có dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Miệng thổi khuếch tán có thể có 1, 2, 3 hoặc 4 hướng khuếch tán, người thiết kế có thể chọn tuỳ ý loại nào để lắp đặt tại những vị trí khác nhau sao cho thích hợp.

Miệng thổi có cánh chỉnh đơn và đôi:

− Thường sử dụng làm miệng hút. Có thể làm miệng thổi khi cần lưu lượng lớn;

− Được lắp trên trần, tường hoặc trên ống gió;

− Khi làm miệng hút cần lắp thêm phin lọc;

− Các cánh có thể điều chỉnh góc nghiêng tuỳ theo yêu cầu sử dụng;

− Tuỳ theo vị trí lắp đặt mà chọn cánh đơn hay cánh đôi cho phù hợp;

Miệng thổi dài khuếch tán:

Miệng thổi dài kiểu khuếch tán thường được làm từ vật liệu nhôm định hình, có kích thước tương đương các hộp đèn trần nên có khả năng tạo ra mặt bằng trần hài hoà, đẹp. Các cánh hướng cho phép dễ dàng điều chỉnh gió tới các hướng cần thiết trong khoảng 0 đến 180º. Miệng thổi có từ 1đến 8 khe thổi gió. Kích thước chuẩn của các khe là 20 và 25 mm. Các cánh hướng gió còn đóng vai trò là van chặn, khi cần thiết có thể chặn hoàn toàn một miệng thổi hay một khe bất kỳ. Có thể dễ dàng điều chỉnh cánh hướng ngay cả khi miệng thổi đã được lắp đặt, phù hợp với nhiều loại trần.

Miệng gió dài kiểu lá sách:

Miệng thổi dài kiểu khuếch tán thường làm bằng nhôm định hình có khả năng chống ăn mòn cao. Bề mặt được phủ men chống trày xước. Miệng thổi dài kiều lá sách được sử dụng rất phổ biến cho hệ thống lạnh, sưởi và thông gió. Nó được thiết kế để đảm bảo lưu lượng gió lớn nhưng vẫn đảm bảo độ ồn và tổn thất áp suất có thể chấp nhận được.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 110

Page 111: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Trên cơ sở những phân tích trên về đặc điểm của mỗi loại miệng thổi/miệng hút,em chọn loại miệng thổi và miệng hút kiểu khuếch tán để lắp đặt cho hệ thống điều hoà không khí và thông gió ở công trình này.

6.2. Tính toán, thiết kế đường ống cấp gió tươi:

6.2.1. Chọn số lượng và kích thước của miệng thổi:

Việc lựa chọn số lượng và kích thước miệng cấp gió tươi phụ thuộc vào lưu lượng gió tươi yêu cầu của phòng.

Ta tính ví dụ cho phòng các khách mời danh dự đài loan thuộc Tầng 2:

Ta xét công thức sau:

, [m2]

Trong đó:

F - là diện tích tiết diện miệng thổi, [m2];

V - là lưu lượng thể tích của không khí, [m3/s];

- là tốc độ gió ra khổi miệng thổi, [m/s];

Ta nhận thấy: đối với mỗi phòng, lưu lượng gió tươi yêu cầu cung cấp cho phòng phụ thuộc số người trong phòng cũng như đặc điểm, chức năng của phòng (xem như không đổi). Như vậy, việc lựa chọn kích thước và số lượng miệng gió sẽ căn cứ vào tốc độ gió ra khỏi miệng thổi. Tốc độ gió ra khỏi miệng thổi được chọn sao cho phù hợp.

Ngoài ra, kích thước và số lượng miệng thổi được chọn sao cho phù hợp với không gian và vị trí lắp đặt.Do đó,trong trường hợp này,dựa vào lưu lượng gió tươi cung cấp cho phòng ta chọn kích thước như sau:

Chọn 4 miệng thổi khuếch tán gắn trần MC4 có:

1. Kích thước cổ miệng thổi:200 × 200 (mm);

2. Kích thước cửa ra miệng thổi:225 ×225 (mm);

3. Lưu lượng gió qua mỗi miệng thổi: VMT =43,75 (l/s);

4. Tốc độ gió tại miệng thổi ωT=1,5 m2/s;

6.2.2. Bố trí đường ống và các miệng thổi:

Ta tính ví dụ cho phòng các khách mời danh dự đài loan thuộc Tầng 2:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 111

Page 112: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Hình 6.6. Sơ đồ bố trí ống gió tươi6.2.3. Tính toán các thông số của đường ống theo phương pháp ma sát đồng đều:

Chọn và xác định các thông số điển hình:

Chọn đoạn đầu tiên A-B làm tiết diện điển hình;

Lưu lượng thể tích gió qua tiết diện đầu cũng chính là năng gió tươi của phòng:

m3/s = 175 l/s

Trong đó:G - là lưu lượng gió tươi cung cấp cho phòng các khách mời danh dự đài loanρK - khối lượng riêng của không khí đi trong đường ống, ρK = 1,2 kg/m3

Chọn tốc độ của đoạn ống đầu A-B là: ωA-B=2,5 m/s (theo bảng 7.1 trang 368, TL [3])

Diện tích tiết diện của đoạn ống đầu A-B là:

m2

Chọn kích thước đoạn A-B là:

aA-B × bA-B = 400×250 mm;

Tính lại tốc độ gió:

m/s

Dựa vào lưu lượng gió VAB = 175 l/s và tốc độ gió A-B =2,5 m/s, tra đồ thị hình 9.9, trang 277, TL [1] ta được tổn thất áp suất trên 1m ống là: ΔpA-B = 0,35 Pa/m và.Tra bảng 9.5,trang 272,TL [1], ta được đường kính tương đương là: dA-B tđ =343 mm.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 112

Page 113: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Tính toán kích thước các đoạn ống còn lại:

Trên cơ sở tỷ lệ phần trăm lưu lượng của các đoạn kế tiếp ta xác định được tỷ lệ phần trăm diện tích của nó, xác định kích thước ai × bi của các đoạn đó, xác định diện tích thực và tốc độ thực;

Xét đoạn ống B-C:

1. Lưu lương không khí qua đoạn ống này là:

VB-C = VA-B – 87,5 =175-87,5 =87,5 l/s =0,0875 m3/s

2. Phần trăm về lưu lượng:

3. Từ phần trăm về lưu lượng, ta xác định phần trăm về tiết diện theo bảng 9.49, trang 310, TL [1], ta có: %f B-C = 58%.

4. Diện tích tiết diện của đoạn ống B-C:

fB-C = %fB-C.fA-B = 58%.(0,4.0,25) =0,058 m2

5. Chọn kích thước đoạn ống B-C là:

aB-C × bB-C =300×200 mm

6. Tốc độ gió trong đoạn ống B-C:

m/s

7. Tra bảng 9.5, trang 272, TL [1], ta có đường kính tương đương của đoạn ống B-C là:

dB-Ctđ = 266 mm

Kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 6.7. Kết quả tính toán kích thước đường ống

ĐoạnLưu lượng Tiết diện Tốc

độ(m/s)

dtđ

(mm)

Kích thướca × b

(mm × mm )% l/s % m2

Quạt-A 100 175 100 0,1 2,5 343 400×250AB 100 175 100 0,1 2,5 343 400×250BC 50 87,5 58 0,058 1,5 266 300×200

B1;B2 25 43,75 32,5 0,058 1,5 219 200×200C1;C2 25 43,75 32,5 0,058 1,5 219 200×200

Tính tổng trở lực của hệ thống đường ống:

Việc tính tổng trở lực của đường ống dài nhất và có nhiều chi tiết co, cút,…nhất là cơ sở để xác định cột áp của quạt.

Chiều dài thực của đoạn ống gió xác định theo bản vẽ thiết kế, chiều dài tương đương

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 113

Page 114: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

của côn và cút xác định theo bảng 9.48[1].

Tính trở khánh trên đoạn dài nhất: Quạt- A- B- C- 4

Bảng 7.8: Chiều dài tính toán của tuyến ống gió

Đoạn ống Hạng mục Chiều dài [m]

Quạt-AỐng gió 9,2

cút 1,7

A-B Ống gió 1,7

B-CỐng gió 4,7

Côn 0,4

C-4Cổ ống gió 0,8

Ống mềm 1,9

Trở lực ma sát:

ΣΔpms = ΣL.Δp1-2 = (10,9 +1,7 +5,1+2,7). 0,35 =7,14 N/m2

Trở lực cục bô:

, N/m2

Cút:

-Xét tại điểm 1’ (sơ đồ bố trí đường ống phòng -Tầng 2)

+Tỉ số: R/W = 1,2;

+Tỉ số: H/W = 400/250 =1,6;

-Theo bảng 9.11, trang 281, TL [1], ta tra được giá trị = 0,19.

N/m2

Côn thu:

-Xét tại điểm B (sơ đồ bố trí đường ống của phòng- Tầng 2)

+Góc côn: 40º;

+Tỉ số: FA/FB = 0,1/0,058 =1,7;

+ =2,5 m/s (tính theo tốc độ đầu vào);

Tra bảng 9.17, trang 285, TL [1], ta được: giá trị hệ số tổn thất cục bộ = 0,04

N/m2

Tính cho chữ T tại C:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 114

Page 115: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

-Xét tại điểm C (sơ đồ bố trí đường ống của phòng- Tầng 2)

+Tỉ số: V4/VC =45/90 =0,5;

+ =1,5 m/s (tính theo tốc độ đầu vào);

Tra bảng 9.18, trang 286, TL [1], ta được: giá trị hệ số tổn thất cục bộ = 0,78

N/m2

Suy ra:

Tổng trở lực của hệ thống đường ống:

ΣΔp = ΣΔpms + ΣΔpcb =7,14 +(0,172 +0,172 +0,15 +1,2)= 8,834 N/m2

6.2.4. Tính chọn quạt:

Với lưu lượng 175 l/s ta chọn quạt hướng trục nối ống gió hãng fantech có số hiệu sau:

− Lưu lượng :1800 m3/h;

− Cột áp : 150 Pa;

Nhân Xét:

Ta nhận thấy Do hệ thống đường ống ngắn nên tổng trở lực của hệ thống đường ống khi tính toán ra có giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với cột áp của quạt. Chính vì vậy, với hệ thống đường ống cấp gió tươi như trên (tổn thất áp suất nhỏ) thì các quạt đã chọn luôn thoả mãn yêu cầu về cột áp quạt thổi lắp đặt cho hệ thống.

Do đó, để đơn giản, ta chỉ tính ví dụ cho một trường hợp đã nêu ở trên. Kích thước đường ống khí tươi của các phòng còn lại sẽ được tính toán tương tự theo phương pháp ma sát đồng đều (Phương pháp tính và ví dụ đã được trình bày rõ ràng và cụ thể ở phần trên).

Cách bố trí hệ thống cung cấp khí tươi và kích thước của đường ống được thể hiện và ghi chú cụ thể trên bản vẽ của đồ án (xem chi tiết trên bản vẽ).

6.3. Tính toán, thiết kế đường ống cấp gió lạnh:

6.3.1. Chọn số lượng và kích thước của miệng thổi

Dựa vào năng suất gió lạnh yêu cầu của phòng, ta tiến hành lựa chọn số lượng và kích thước của các miệng thổi.

Ta tính ví dụ cho phòng hội thảo thuộc tầng 3:

Ta có năng suất gió lạnh yêu cầu của phòng là:

Gyc =9600 m3/h =2,7 m3/s =2700 l/s

Lưu lượng qua mỗi dàn lạnh là: m3/h=0,675 m3/s=675 l/s

Dựa vào năng suất gió lạnh yêu cầu của phòng kết hợp không gian, diện tích phòng cũng như đặc điểm của trần giả (la phong),ta chọn:

Chọn 4 miệng thổi MC4 khuếch tán gắn trần có:

− Kích thước cổ miệng thổi: 300 × 300 (mm);

− Kích thước cửa ra miệng thổi: 450 ×450 (mm);

Tính lại tốc độ gió:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 115

Page 116: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

m/s

Tra bảng 9.5,trang 272,TL [1], ta được đường kính tương đương của đoạn ống điển hình là: dA-B tđ =520 mm.

Dựa vào lưu lượng VA-B=560 l/s và dA-B tđ =520 mm tra đồ thị hình 9.9, trang 277, TL [1] ta được tổn thất áp suất trên 1m ống là: ΔpA-B =0,26 Pa/m

Tương tự ta tính cho các đoạn ống còn lại và ống nhánh, kết quả được trình bày trong bảng sau:

ĐoạnLưu lượng Tiết diện Tốc

độ(m/s)

dtđ

(mm)

Kích thướca × b

(mm × mm )% l/s % m2

AB 100 675 100 0,228 2,5 520 800×300BC 50 339 58 0,184 2 457 600×300CD 25 171 32,5 0,091 1,5 328 300×300B1 25 171 32,5 0,091 1,5 328 300×300

C1;C2 25 171 32,5 0,091 1,5 328 300×300D4 25 171 32,5 0,091 1,5 328 300×300

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 116

Page 117: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Bảng 7.9: Chiều dài tính toán của tuyến ống gió

Đoạn ống Hạng mục Chiều dài [m]

A-B Ống gió 0,8

B-C

Ống gió 1,6

Côn 0,4

Cút 1,2

C-DỐng gió 1,56

Côn 0,5

D-4Cổ ống gió 0,4

Ống mềm 1,26

Trở lực ma sát:

ΣΔpms = ΣL.ΔpA-B = [0,8 +3,2 +2,06+1,66). 0,26 =2,01 N/m2

Trở lực cục bộ:

, N/m2

Côn thu:

− Xét tại điểm B (sơ đồ bố trí đường ống của phòng- Tầng 3)

+Góc côn: 40º;

+Tỉ số: FA/FB = 0,228/0,184 =1,2;

+ =2,5 m/s (tính theo tốc độ đầu vào);

Tra bảng 9.17, trang 285, TL [1], ta được: giá trị hệ số tổn thất cục bộ = 0,05

N/m2

− Xét tại điểm C (sơ đồ bố trí đường ống của phòng- Tầng 3)

+Góc côn: 40º;

+Tỉ số: FA/FB = 0,184/0,091 =2;

+ =2 m/s (tính theo tốc độ đầu vào);

Tra bảng 9.17, trang 285, TL [1], ta được: giá trị hệ số tổn thất cục bộ = 0,05

N/m2

Cút:

− Xét tại điểm B (sơ đồ bố trí đường ống phòng -Tầng 3)

+Tỉ số: R/W = 1,2;

+Tỉ số: H/W = 800/300 =2,7;

+Theo bảng 9.11, trang 281, TL [1], ta tra được giá trị = 0,18.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 117

Page 118: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

N/m2

Suy ra:

Tổng trở lực của hệ thống đường ống:

ΣΔp = ΣΔpms + ΣΔpcb =2,01 +(0,19 +0,12 +0,432)=2,752 N/m2

Nhân Xét:

Ta nhận thấy: Do hệ thống đường ống được bố trí đơn giản và ngắn gọn nên tổng trở lực của hệ thống đường ống khi tính toán ra có giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với cột áp của quạt các dàn lạnh đã chọn (cột áp quạt dàn lạnh có thể đat: 40 Pa). Chính vì vậy, với hệ thống đường ống cấp gió lạnh như trên (tổn thất áp suất nhỏ) thì các quạt đã chọn luôn thoả mãn yêu cầu về cột áp quạt lắp đặt cho hệ thống.

Do đó, để đơn giản, ta chỉ tính ví dụ cho một trường hợp đã nêu ở trên. Kích thước đường ống gió lạnh của các phòng còn lại sẽ được tính toán tương tự theo phương pháp ma sát đồng đều (Phương pháp tính và ví dụ đã được trình bày rõ ràng và cụ thể ở phần trên).

Cách bố trí hệ thống cung cấp gió lạnh và kích thước của đường ống gió lạnh được thể hiện và ghi chú cụ thể trên bản vẽ của đồ án (xem chi tiết trên bản vẽ).

6.4. Tính toán, thiết kế đường ống gió hồi:

Để đơn giản và giảm chi phí đầu tư, lắp đặt, ta không cần bố trí hệ thống đường ống gió hồi cho các dàn lanh. Việc hồi gió được thực hiện thông qua các miệng gió hồi được lắp đặt trên trần giả. Gió hồi được hút qua các miệng hút và đi lên khoảng không gian phía trên trần giả, sau đó được hút vào đầu hút (đầu hồi gió) của dàn lạnh và tiếp tục quá trình tái tuần hoàn gió.

6.5. Tính toán, thiết kế đường ống hút và thông gió nhà vệ sinh:Để tránh luồng không khí không sạch từ nhà vệ sinh lan tỏa vào không gian điều hòa, ta

thiết kế hệ thống hút gió nhà vệ sinh thải ra môi trường ngoài.Việc bố trí quạt hút thông gió cho nhà vệ sinh ngoài nhiệm vụ thải hết lượng không khí

không sạch và không để luồng không khí này lan tỏa ra không gian khác, không ảnh hưởng đến mỹ quan do bố trí quạt hút thì cũng cần quan tâm đến các vấn đề như: luồng không khí không sạch đó thải ra ngoài có gây khó chịu cho không gian bên ngoài hay không và có ảnh hưởng tới các tòa nhà khác hay không.

Phương án thông gió nhà vệ sinh ở đây được tiến hành bằng cách sử dụng miệng hút và hệ thống ống gió để hút không khí không sạch và đưa ra ngoài bằng quạt hút.Việc thông gió nhà vệ sinh được tiến hành theo từng tầng,mỗi khu vực thuộc mỗi tầng sẽ có

một hệ thống ống gió riêng và các hệ thống đường ống gió này sẽ được kết nối chung vào

một trục ống gió chính.

.Lưu lượng gió hút được tính theo hệ số thay đổi không khí. Với nhà vệ sinh: đảm bảo hệ số thay đổi không khí m = 15 lần/giờ.

Dựa vào thể tích phòng, ta xác định được lưu lượng gió thải của từng phòng, lưu lượng gió thải của từng khu vực (thuộc mỗi tầng)

6.5.1. Tính chọn quạt:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 118

Page 119: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

-Với lưu lượng và cột áp đã tính ở trên ta tiến hành chọn quạt cho hệ thống-Các quạt gắn tường được lắp đặt tại các nhà vệ sinh được chọn theo catologue

Cách bố trí hệ thống đường ống gió hút không khí và kích thước của đường ống gió được thể hiện và ghi chú cụ thể trên bản vẽ của đồ án (xem chi tiết trên bản vẽ).

Chương 7: TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ PHỤ

7.1. Hệ thống kênh dẫn gió:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 119

Page 120: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

7.1.1. Kênh dẫn gió:

Trên tất cả các bản vẽ đã thể hiện sơ đồ hệ thống kênh dẫn gió và kích cỡ tính toán kênh gió. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề chưa chỉ rõ là yêu cầu về vật liệu, chi tiết để gia công chế tạo và lắp kênh gió, tất cả những vấn đề này sẽ được thể hiện dưới đây.

Vật liệu:

Tất cả hệ thống kênh dẫn gió được gia công chế tạo từ tôn tráng kẽm. Tôn tráng kẽm được sử dụng là loại tôn được mạ kẽm theo kiểu nhúng nóng. Tôn tráng kẽm được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn JIS/ ISO 9001/ IEC 17025, trạng thái phủ kẽm, bao phủ dạng C.

Tôn tráng kẽm của Việt Nam sản xuất, mới 100%.Nhãn hiệu: Tole PHƯƠNG NAM - VIỆT NAM.

Chi tiết gia công lắp đặt:

Tất cả các chi tiết gia công, lắp đặt bao gồm chi tiết ghép nối góc dọc, chi tiết ghép nối ngang, chi tiết mặt bích, nẹp nối 2 kênh gió với nhau, chi tiết gia cố tạo gân cứng vững, chi tiết góc lượn, chi tiết tê rẽ nhánh, xuyệt thay đổi tiết diện… được làm đúng theo các bảng biểu, hình vẽ trong tiêu chuẩn SMACNA-1985, hoặc tiêu chuẩn AS4254. Tất cả các phần việc gia công và lắp đặt tuân theo các tiêu chuẩn này.

Bảng yêu cầu chiều dày tole tráng kẽm:

Tôn tráng kẽm với độ dày phù hợp yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn AS, SMACNA.

Bảng 8.1. Qui định chiều dày ton theo cạnh lớn ống gió

STT Chiều dày tôn tráng kẽm Cạnh lớn của ống gió1 0,6 mm 650 mm2 0,8 mm >650 mm 950 mm3 1,0 mm >950 mm 1250 mm

7.1.2. Phụ kiện trên đường ống gió:

Miệng gió cấp, gió thải:

Tất cả các miệng gió đều làm bằng nhôm định hình, được sơn tĩnh điện với màu phù hợp với màu trần. Miệng gió có hình dạng và kích thước theo đúng bản vẽ thiết kế, có kết cấu chắc chắn, mẫu mã đẹp.

Dáng mặt nạ và màu sơn của miệng gió sẽ được chọn lựa cho phù hợp với kiến trúc của nội thất.

Tất cả các miệng cấp gió và miệng hút đều có xuất xứ ASLI/ MALAYSIA, mới 100%, sản xuất năm 2007.

Van điều chỉnh lưu lượng gió:

Van điều chỉnh lưu lượng gió được yêu cầu lắp đặt tại những nơi cần thiết.Van điều chỉnh lưu lượng kiểu vuông, chữ nhật được cấu tạo theo kiểu một hay nhiều

lá chắn song song xoay quanh một trục hay nhiều trục song song. Ở mặt ngoài tại vị trí tay van có mặt chia độ để dễ dàng điều chỉnh, bảo dưỡng.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 120

Page 121: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Van điều chỉnh lưu lượng kiểu tròn được cấu tạo theo kiểu một lá xoay quanh một chốt. Cần xoay điều chỉnh ở mặt ngoài tại vị trí cần xoay có mặt chia độ, đồng thời có chốt cố định cần xoay.

Van được chế tạo từ tôn tráng kẽm và được gia công phù hợp với tiêu chuẩn MACNA/1985 hoặc các tiêu chuẩn tương đương AS4254,…

Van điều chỉnh lưu lượng do Reetech - Việt Nam sản xuất, mới 100%, sản xuất năm 2007.

Ống nối mềm và ống gió mềm:

Tất cả kênh dẫn gió được nối ghép vào chi tiết động (quạt) sử dụng chi tiết nối mềm chống rung, chi tiết này làm từ vật liệu vải bạt, số lớp và chiều dài của chi tiết nối mềm tuân theo tiêu chuẩn lắp đặt kênh gió.

Ống nối mềm và ống gió mềm được lắp đặt tại những nơi như: tại các miệng hút, miệng cấp, quạt hút, thải gió

Tất cả ống nối mềm sử dụng đều do hãng Taiwan sản xuất – mới 100%.

7.2. Lắp đặt hệ thống đường ống:Bao gồm đường ống gió, đường ống dẫn ga, đường ống nước ngưng… của hệ thống điều

hoà không khí và thông gió.

Hệ thống đường ống đồng:

Các ống đồng được cắt ra từ cuộn lớn hay ống thẳng theo kích thước của từng vị trí dàn lạnh, dàn nóng, sao cho ít mối nối nhất. Các đường ống được lắp đặt vào vị trí theo đúng bản vẽ. Các chỗ nối được bố trí ở những vị trí thuận tiện để dễ kiểm tra sửa chữa.

Khi đường ống đồng chui qua tường, phải lắp đặt các ống bọc đỡ (sleeve) có kích thước thích hợp. Các ống bọc đỡ được lắp trong tường nơi có ống đi qua và dài thêm 25mm ở mỗi bên. Sau khi thử kín, các khe hở giữa sleeve và ống sẽ được chèn chặt bằng vật liệu chống cháy thích hợp cho phép.

Tất cả các đoạn ống được cắt, nối bằng công cụ cắt, nối ống đặt chủng. Các đầu ống được bịt kín trong quá trình lắp đặt để tránh ẩm, rác lọt vào. Ống được tẩy sạch bằng N 2

và được duy trì trong khi hàn nối ống để tránh tạo xỉ khi hàn.

Những ống đồng có kích thước 19.05 mm tại các vị trí uốn ta dùng thiết bị uốn ống đồng để uốn tuỳ theo góc độ yêu cầu, đối với những ống đồng > 19.05 mm dùng cua 90º hay 135º để chuyển hướng.

Sau khi lắp đặt xong, toàn bộ đường ống đồng sẽ được kiểm tra và thử nghiệm theo qui trình thử kín, thứ tự như sau:

Loe hai đầu ống, lắp đầu bịt và đồng hồ áp suất.

Nạp N2 khô áp lực cao để thử, tạo áp suất bên trong ống bằng 1,5 lần áp suất làm việc (đối đường áp suất cao ta thử ở áp suất 3.73 MPa vì máy nén có van an toàn bảo vệ áp suất 3.73 MPa). Ở áp suất này, ta tiến hành thử kín bằng nước xà phòng tại các mối hàn. Sau 24 giờ, nếu áp suất giảm không quá 2% thì tiến hành xả N2, nối ống vào dàn nóng, dàn lạnh, hút chân không.

Hệ thống ống nước ngưng:

Trong quá trình làm lạnh, hơi nước sẽ ngưng tụ thành nước bên trong dàn lạnh. Hệ thống ống nước ngưng có nhiệm vụ dẫn nước ngưng tụ ra bên ngoài.

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 121

Page 122: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Các ống nước ngưng bằng ống PVC được đấu nối vào hệ thống nước thải của toà nhà và được lắp đặt với độ dốc 1% để nước trong dàn lạnh dễ chảy ra ngoài và đảm bảo không đọng nước. Các ống đi vào hố ga được làm bẫy nước hình chữ U để tránh mùi hôi từ hệ thống thoát nước đi vào phòng.

Sau khi lắp đặt, hệ thống được thử kín và thử độ thoát nước đảm bảo hoạt động tốt và nước thoát hoàn toàn.

7.3. Cách nhiệt hệ thống đường ống:Cách nhiệt ống ga và ống nước ngưng:

Đường ống đồng và ống PVC sau khi vệ sinh bề mặt được lồng vào ống mút bảo ôn AMAFLEX/AEROFLEX, chỗ giáp mí được làm kín bằng keo dán chuyên dụng. Bên ngoài lớp cách nhiệt còn được bọc kiểu xoắn ốc 1 lớp băng vinyl cách ẩm đảm bảo chất lượng trong thời gian làm việc, tăng thẩm mỹ cho công trình. Riêng đường ống nước ngưng xuyên tầng không bọc cách nhiệt.

7.4. Lắp đặt thiết bị:Các thiết bị sau khi đưa đến công trường được đưa vào vị trí lắp đặt theo bản vẽ mặt bằng

lắp đặt thiết bị bằng cẩu, palăng, con lăn đảm bảo an toàn.

Lắp đặt dàn nóng máy điều hoà không khí:

Vị trí lắp đặt dàn nóng được chỉ trên bản vẽ thiết kế thi công, điều khiển cụ thể tại công trường và cũng được đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Các dàn nóng được đặt tại nơi an toàn.

+ Các dàn nóng ngoài trời được đặt nơi thông gió tốt.

+ Các dàn nóng được đặt tại tầng mái của toà nhà.

+ Các dàn nóng được đặt trên giá đỡ bằng sắt hình U120, chân các dàn nóng có lót một tấm đệm cao su chống rung.

+ Dàn nóng được cân chỉnh bằng thước thuỷ trước khi siết chặt các bulông chân máy.

+ Trong thời gian lắp đặt, máy được che phủ bằng tấm đậy và vải bạt để bảo vệ bụi, vữa xây dựng và các tác động bên ngoài.

Lắp đặt dàn lạnh máy điều hoà không khí:

Vị trí lắp đặt căn cứ theo thiết kế và điều kiện thực tế tại nơi lắp đặt.

Do khối lượng dàn lạnh tương đối lớn, được lắp trên trần cao. Do đó công việc lắp đặt được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh các hỏng hóc thiết bị, kết cấu toà nhà hay tai nạn do đổ ngã, rơi thiết bị. Tất cả các dàn lạnh này được bao phủ bằng giấy nylon cho đến khi chạy thử để tránh việc trầy xước và bụi bặm bám vào máy.

Vị trí lắp đặt các dàn lạnh theo đúng bản vẽ thiết kế đảm bảo gió lạnh thổi ra đến được phần lớn không gian trong phòng, nơi mà luồng gió ra, vào không bị cản lại bởi những chướng ngại như tủ cao, bình phong…

Để công việc lắp đặt dàn lạnh và các hệ thống ống trên trần giả được thuận tiện, không gây hỏng xước nền nhà, ta dùng các loại dàn giáo, thang leo cơ động có gắn bánh xe cao su khi lắp đặt.

Lắp đặt quạt gió:

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 122

Page 123: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

Vị trí lắp đặt các quạt cấp, hút gió theo đúng như bản vẽ thiết kế, đảm bảo thẩm mỹ. Đối với quạt li tâm nối ống gió được đặt trên khung giá đỡ và bệ móng vững chắc, chân quạt gió có lót một tấm đệm cao su chống rung.

Quạt nối với ống gió thông qua ống nối mềm để tránh truyền rung động.

Lắp đặt hệ thống điện:

Hệ thống điều hoà là tập hợp các thiết bị điện lạnh điều khiển tự động. Vì vậy lắp đặt hệ thống điện đảm bảo kỹ thuật, an toàn, tin cậy là một yêu cầu quan trọng trong việc lắp đặt hệ thống điều hoà không khí.

Các đường dây điện điều khiển và động lực được đi trong các ống nhựa và ống mềm riêng lẽ. Các đường ống nhựa được chôn ngầm, đi trong hộp kỹ thuật hoặc được treo chắc chắn trên trần, tường bằng các giá treo đỡ, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.

Các hệ thống dây động lực lớn, số lượng nhiều được lắp đặt trên những máng đi dây bằng thép và được bắt cố định vào kết cấu xây dựng của toà nhà. Dây được cố định vào máng bằng dây thắt nhựa.

Tủ điện được lắp đặt tại vị trí dễ dàng thao tác và kiểm tra cho người vận hành. Các đường dây đi vào tủ và vào thiết bị được bố trí rất gọn gàng đảm bảo mỹ thuật. Các điểm nối dây được thực hiện bằng các đầu cốt chuyên dụng và được nối với nhau qua các trạm nối dây để đảm bảo mối nối chắc chắn không bị toả nhiệt.

Các thiết bị điện đều được nối đất an toàn và bảo vệ.

Sau khi lắp đặt và trước khi đấu nối, các dây cáp điện được kiểm tra, đánh dấu cẩn thận để đảm bảo dây không bị chạm chập, hoặc đứt mạch và không bị nhầm lẫn khi đấu nối.

Chống rung và chống ồn cho hệ thống:

Để khắc phục độ ồn và các chấn động do các thiết bị máy móc gây ra, ta sử dụng các biện pháp sau:

+ Lựa chọn các thiết bị có độ ồn cũng như độ rung khi làm việc bé trong giới hạn nhà sản xuất cho phép.

+ Dàn nóng máy điều hoà không khí: Khi lựa chọn thiết bị chúng ta xem xét đến khả năng rung động của thiết bị có vượt quá mức cho phép hay không. Bản thân các thiết bị tạo ra độ rung động lớn như máy nén được lắp trên các bộ giảm chấn nên khả năng lan truyền rung động xuống bệ máy rất bé. Đồng thời sau khi chế tạo, bằng công nghệ hiện đại, máy nén được cân bằng tĩnh và động rất tốt đảm bảo khi làm việc máy không bị rung lắc mạnh.

+ Sử dụng các vật liệu có tính đàn hồi cao như neoprene, cao su,… kết hợp với việc lắp đặt các thiết bị trên lò xo chống rung hoặc các đế cao su chịu lực nhằm giảm các chấn động cũng như sự lan truyền các chấn động do các thiết bị gây nên đến mức tối thiểu.

+ Đối với dàn lạnh, quạt thông gió… được lắp đặt trên các giá treo, đỡ có lò xo hoặc đệm su giảm chấn.

+ Các đường ống gió nối với các thiết bị qua các nối mềm nhằm giảm sự lan truyền qua các chấn động đến các nơi khác. Đường ống đi xuyên qua tường

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 123

Page 124: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

được lót các vật liệu đàn hồi tại nơi tiếp xúc với tường và làm kín các lỗ xuyên tường nhằm hạn chế sự lan truyền âm cũng như các chấn động dọc theo đường ống qua các phòng bên cạnh.

7.5. Công tác thử nghiệm, chạy thử, hiệu chỉnh và căn bằng hệ thống:Sau khi lắp đặt xong, các kỹ sư chuyên trách và chuyên gia của nhà cung cấp sẽ thực

hiện các bước chuẩn bị kiểm tra trước và tiến hành chạy thử. Thiết bị được chạy thử không tải và có tải. Trong quá trình chạy thử, chúng ta sẽ đo đạc các thông số, tiến hành các bước hiệu chỉnh để thiết bị hoạt động tối ưu.

Đối với máy ĐHKK, trước khi chạy thử ta cần thực hiện các bước kiểm tra như: Kiểm tra tình trạng rò rỉ trên đường ống, cách nhiệt cho hệ thống, đảm bảo các mối nối điện, các bulông ốc vít được siết chặt, kiểm tra đấu dây các điểm liên động,… Khởi động máy ĐHKK và kiểm tra các báo động nếu có. Kiểm tra cảm quan các hiện tượng và tiếng động bất thường. Tiến hành kiểm tra các thông số vận hành trên các đồng hồ đo của máy, hiệu chỉnh cài đặt các thông số để máy vận hành tối ưu.

Sau khi lắp đặt miệng thổi, miệng hút, bằng thiết bị đo lưu lượng gió, ta sẽ kiểm tra lưu lượng gió đi qua các miệng thổi, hút và tiến hành hiệu chỉnh đúng các thông số kỹ thuật thiết kế.

Kiểm tra tình trạng thiết bị điện: Sự làm việc an toàn, liên tục của hệ thống trước tiên phụ thuộc các thiết bị điện. Vì vậy, trước tiên cần kiểm tra tình trạng của thiết bị điện thông qua điện trở cách điện. Điện trở cách điện của cuộn dây với vỏ, của tiếp điểm với vỏ,… không được nhỏ hơn 2 MegaOhm. Kiểm tra các khoá liên động, các ngắt và đóng mạch, các biểu thị, kiểm tra sự vận hành của các thiết bị báo động.

Toàn bộ cáp điện, thiết bị điện sẽ được đo thử cách điện bằng đồng hồ MegaOhm với điện áp thử 500V để đảm bảo độ cách điện không nhỏ hơn giá trị hơn phép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 124

Page 125: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

[1] Giáo trình điều hòa không khí – PGS.TS. Võ Chí Chính – NXB Khoa Học và Kỹ Thuật – 2005;

[2] Nhiệt kỹ thuật – PGS.TS. Nguyễn Bốn, PGS.TS. Hoàng Ngọc Đồng – NXB Giáo Dục – 1999;

[3] Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí – PGS.TS. Nguyễn Đức Lợi – NXB Khoa Học và Kỹ thuật;

[4] Catalogue của Hãng ĐHKK DaiKin;

[5] Reetech. Air Distribution Devices. TP Hồ Chí Minh.

[6] Fantech. Fantech catalogue.

[7] Công ty nhựa Tiền Phong. Catalogue ống nước.

PHỤ LỤC

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 125

Page 126: Datn Trung

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Trần Văn Vang

SVTH:Vũ Quang Trung-Lớp 07N2 Trang 126