cong trinh kien truc xanh

13
Một số công trình tiêu biểu về kiến trúc xanh tại mỹ (Top 10 công trình kiến trúc xanh đạt tiêu chuẩn “Leadership in Energy and Environmental Design” 1) Tòa nhà Yin Yang – Công ty Brooks + Scarpa: 1

Upload: quoc-hai

Post on 20-Jan-2016

21 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cong Trinh Kien Truc Xanh

Một số công trình tiêu biểu về kiến trúc xanh tại mỹ (Top 10 công trình kiến trúc xanh đạt tiêu chuẩn “Leadership in Energy and Environmental Design” 1) Tòa nhà Yin Yang – Công ty Brooks + Scarpa:

1

Page 2: Cong Trinh Kien Truc Xanh

 

2

Page 3: Cong Trinh Kien Truc Xanh

3

Page 4: Cong Trinh Kien Truc Xanh

Với hệ thống quang điện 12 kw, tòa nhà Yin Yang ở Venice, California không cần sử dụng lưới điện quốc gia. Công trình được thiết kế kiến trúc có ống khói năng lượng mặt trời và hệ thống thông gió để làm mát, mái đua che cho phòng ngủ khỏi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.Các tính năng khác: Mái nhà xanh, thu giữ 95% lượng nước mưa để sử dụng.

2) Tòa nhà Swenson – Công ty Kiến trúc Barney Ross và Công ty SJA:

 Là một trong những thiết kế bắt mắt nhất của bản danh sách này, tòa nhà của Công ty Kỹ thuật xây dựng dân dụng Swenson ở Duluth, bang Minnesota. 22% diện tích mái nhà và 73% diện tích xung quanh sử dụng các vật liệu xốp và làm hoa viên để giảm tốc độ dòng chảy và lọc các tạp chất trước khi đưa vào lưu trữ.Các tính năng khác: Đạt chứng chỉ LEED Vàng.(LEED – Leadership in Energy and Environmental Design).

3) Trụ sở Ủy ban tiện ích công San Fancisco – Công ty kiến trúc KMD và Stevens & Associates:

4

Page 5: Cong Trinh Kien Truc Xanh

 Tòa nhà xứng đáng có chỗ trong danh sách này, nhờ vào hệ thống năng lượng Mặt trời và thông gió tại chỗ của nó. Đây là một trong những tòa nhà đầu tiên tại Mỹ xử lí tại chỗ cả nước xám (từ quá trình tắm, giặt) và nước đen (từ nhà vệ sinh). Sử dụng ánh sáng ban ngày giúp giảm 45% nhu cầu điện của một tòa nhà văn phòng điển hình.Tính

5

Page 6: Cong Trinh Kien Truc Xanh

năng khác: Vượt 24 yêu cầu bắt buộc của bang California cho các vănphòng, chứng chỉ LEED Bạch Kim.

4) Nhà máy bia Pearl – Công ty Kiến trúc Lake Flato:

Nhà máy bia Pearl ở San Antonio đã được thế kế để sử dụng “lối đi có mái che” theo hướng hút gió. Tất cả nước mưa từ các mái nhà được thu gom và xử lý để tưới cây và làm mát.Tính năng khác: Chứng chỉ LEED vàng, sử dụng ánh sáng tự nhiên.

5) Ngôi nhà Norris – Đại học Kiến trúc và Thiết kế Knoxville (Tennessee)

6

Page 7: Cong Trinh Kien Truc Xanh

Ngôi nhà mới Norris ở bang Tennessee là tòa nhà đẹp nhất trong danh sách, ngôi nhà duy nhất được một trường đại học Kiến trúc thiết kế, chứ không phải các công ty thương mại. Tuy kích thước chỉ bằng một nửa so với các ngôi nhà điển hình, nhưng lại nhấn mạnh vào chất lượng hơn là số lượng. Tất cả các không gian nội thất chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên, nhiều nơi ánh sáng bầu trời được khuếch tán qua các cửa mái vòm. Kính và rèm mờ được sử dụng để kiểm soát nhiệt và ngăn bởi ánh sáng chói.Tính năng khác: Chiếu sáng bằng đèn LED, sơn không độc, cho ánh sáng tự nhiên ấm áp.

6) Tòa nhà Merritt Crossing Senior – Công ty Kiến trúc Leddy Maytum Stacy: 

   Dù bất lợi với những công dân cao tuổi của Oakland, tòa chung cư cao cấp Merritt Crossing đạt thang điểm cao theo các tiêu chí tiếp cận: Đi bộ, xe đạp và giao thông công cộng. Mái nhà được trang bị cả pin quang điện và năng lượng nhiệt Mặt trời. Tòa nhà không có hệ thống sưởi ấm và làm mát cơ khí, thông gió nhờ các quạt trần đời cũ để làm cho mỗi phòng thoải mái hơn.Các tính năng khác: thiết kế nội thất Các cửa sổ cào, để tăng cường ánh sáng bên ngày và đảm bảo an ninh.

7) Trung tâm nghiên cứu ở Marin Country – Công ty EHDD:

7

Page 8: Cong Trinh Kien Truc Xanh

Trung tâm nghiên cứu mới ở Marrin Country không chỉ tuân thủ chỉ số năng lượng của California, mà còn có đến 95% diện tích được chiếu sáng và thông gió tự nhiên. Với các tấm năng lượng mặt trời tại chỗ, tòa nhà được thiết kế xây dựng để tiêu thụ chỉ 6,74 kBtu/foot/năm.Các tính năng khác: Khung gỗ cách nhiệt, tháp làm mát và bể nước ngầm sưởi ấm. 8) Tòa nhà Liên bang Center South 1202 – Công ty ZGF Architects LLP: 

 Công trình tại thành phố Seattle này khéo léo kết hợp các cột trụ với hệ thống cung cấp năng lượng địa nhiệt để sưởi ấm và làm mát. Hệ thống làm mát thụ động (quạt gió lạnh)

8

Page 9: Cong Trinh Kien Truc Xanh

và ánh sáng văn phòng “mở” đã được đặc biệt phát triển cho dự án, với mức tiêu thụ năng lượng 20,3 kBtu/foot/năm, có lẽ nó chỉ cần đến nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ.Các tính năng khác: Dầm gỗ tổng hợp, điểm năng lượng đạt 100. 9) Công trình Clock Shadow – Công ty Continuum Architects + Planners:

 Tọa lạc tại Milwaukee, tòa nhà này có hệ thống điều khiển nhiệt than thiện với môi trường. Các cửa sổ lớn hướng về phía Nam của tòa nhà đều được thiết kế kiến trúc để hạn chế ánh nắng mặt trời trong những tháng mùa hè, nhưng lại sáng trong mùa đông. Còn trong suốt mùa xuân và mùa thu, những cư dân nơi đây có thể thoải mái mở cửa sổ, một điều ít gặp trong các tòa nhà thương mại.Các tính năng khác: Hệ thống sưởi bằng địa nhiệt của công trình.

10) Tòa nhà Charles David Keeling – Kieran Timberlake:

9

Page 10: Cong Trinh Kien Truc Xanh

Công trình mới của thương hiệu thiết kế kiến trúc này thuộc sở hữu của trường Revelle UC San Diego. Theo AIA, các điểm cộng ở đây là đã giảm được lượng khí thải carbon và lượng nước tiêu thụ trong tình hình khan hiếm nước ở Nam California. Nhiệt dung bên trong tòa nhà được đưa vào hoặc đẩy ra theo sự thay đổi nhiệt độ không khí. Nước thải được tái chế tại chỗ, và lượng nước mưa dư thừa từ các khu vườn trên mái được lưu trữ trong bể chứa nước ngầm dưới sân của tòa nhà.Các tính năng khác: Giảm bức xạ mặt trời, hệ thống thông gió tự nhiên.

Nguồn: Kienxanh.vn

“Leadership in Energy and Environmental Design” là hệ thống chuẩn hóa của Mỹ về các công trình xây dựng có chất lượng bảo vệ môi trường cao, được “US Green Building Council” thiết lập vào năm 1998. LEED đề ra 4 cấp độ xếp loại từ thấp tới cao: “Đạt chuẩn”, “Tiêu chuẩn bạc”, “Tiêu chuẩn vàng” và “Tiêu chuẩn bạch kim”. LEED trước kia chỉ áp dụng cho các công trình mới xây dựng với chỉ số tham chiếu lấy từ các cao ốc văn phòng. Sau đó, LEED bổ sung thêm các kiểu xây dựng đa dạng khác, kể cả việc cải tạo các công trình hiện hữu. Hiện nay, LEED được áp dụng cho cả các công trình thương mại, công nghiệp, hành chính và cáckhu nhà ở phức hợp.Tiêu chuẩn đánh giá của LEED bao gồm: Hiệu quả về tiết kiệm năng lượng, hiệu quả về tiêu thụ nước sinh hoạt, hiệu quả về sưởi ấm, sử dụng vật liệu tại chỗ và tái sử dụng vật liệu dư thừa. Tòa nhà “7 World Trade Center” 52 tầng cao 228 mét tại New York là công trình xây dựng đầu tiên ở Mỹ đạt tiêu chuẩn “LEED vàng”.

KTS. Trân Minh Quang 

10