cam nang bong da

159
Cm nang bóng đá Trang 1 Cm Nang Bóng Đá Vi mong mun mang li mt chút thông tin cho các bn hâm mmôn ththao hp dn nht hành tinh, mình đã sưu tm mt sbài viết vmôn ththao nghthut đầy lôi cun này và đóng gói thành mt cun cm nang. Hy vng các bn stìm thy nhiu điu bích tđây. Mi ý kiến đóng góp xin liên hqua Y!M: dangtunam

Upload: dac-cong

Post on 09-Aug-2015

159 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 1

Cẩm Nang Bóng Đá Với mong muốn mang lại một chút thông tin cho các bạn hâm mộ môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh, mình đã sưu tầm một số bài viết về môn thể thao nghệ thuật đầy lôi cuốn này và đóng gói thành một cuốn cẩm nang. Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích từ đây. Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ qua Y!M: dangtunam

Page 2: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 2

Sân Nou Camp giữ kỷ lục nào? Sân Nou Camp ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha là sân bóng lớn nhất châu Âu với sức chứa 98.600 người, kích thước 105m x 72m. Đây là sân nhà của câu lạc bộ Barcelona. Nou Camp còn được biết đến như là một trong những sân vận động không chỉ lớn nhất mà còn sôi động nhất trên thế giới. Tên thường gọi là Nou Camp nhưng tên chính thức của sân là “Estadi del futbol club Barcelona” nghĩa là “sân vận động của câu lạc bộ bóng đá Barcelona”. Tên gọi nổi tiếng “Nou Camp” là do các cổ động viên đặt. Trường hợp này cũng tương tự như sân Highbury (tên thật là sân vận động Arsenal), sân San Siro(tên chính thức là Stadio Giuseppe Meazza)… Nou Camp được xây dựng vào năm 1957 theo thiết kế của các kiến trúc sư Francasc Mitjans, Lorenzo Garcia Barbon, và Josep Soteras. Ngay bên cạnh Nou Camp là sân Mini Estadi dành cho các trận đấu của đội hình B của câu lạc bộ Barcelona.

Page 3: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 3

Những thảm họa bóng đá nào kinh hoàng nhất?

Bóng đá không chỉ có niềm vui, sự hào hứng mà còn có những nỗi đau khôn nguôi bởi những thảm kịch mà người ta không thể nào quên.

1. Ngày 9/3/1946: trận đấu Bolton Wanderers vs Stoke City

Thảm kịch xảy ra trong môt trận đấu trong khuôn khổ cúp FA giữa Wanderers và Stoke trên sân Burden Park, khi một bức tường ngăn giữa các cổ động viên sụp đổ. Bức tường đổ vào các cổ động viên và gây ra một sự náo loạn. Kết quả là 33 người chết và hơn 400 người bị thương.

2. Ngày 24/5/1964: trận đấu Peru vs Argentina

Trong khuôn khổ vòng loại Olympic, trên sân vận động Quốc Gia ở thủ đô Lima của Peru, Argentina đã đánh bại Peru. Các cổ động viên Peru tức giận vì trọng tài không công nhận bàn thắng của Peru. Sự phản đối của họ nhanh chóng biến thành một vụ bạo động, giết chết 318 người và làm bị thương nặng 500 người khác.

3. Ngày 23/6/1968: trận đấu River Plate vs Boca Juniors

74 người chết và 150 người bị thương khi khan giả đi nhầm vào một lối ra đã bị đóng cửa sau trận đấu ở giải hạng nhất ở Buenos Aires. Các cổ động viên ở phía trước bị ép vào cửa đến chết bởi những người ở phía sau không biết lối đi đã bị đóng cửa.

4. Ngày 2/1/1971: trận đấu Celtic vs Rangers

Trận derby thu hút một số lượng khổng lồ khan giả đến sân vận động Ibrox. Trận đấu đang có khả năng có kết quả hoà không bàn thắng thì Celtic ghi bàn, khiến các cổ động viên của Rangers hết sức thất vọng. Mặc dù đến phút cuối Colin Stein ghi bàn gỡ hoà 1-1 cho Rangers nhưng rất nhiều cổ động viên của đội này đã bỏ về. Nhiều người cùng lúc muốn ra khỏi sân đã xô đẩy, ngã đè lên nhau. Kết quả là 66 người thiệt mạng và hơn 140 người khác bị thương.

5. Ngày 20/10/1982: trận đấu Spartak Moscow vs Haarlem

Theo ghi nhận có tới 340 người chết trong trận đấu giữa hai đội trong khuôn khổ cúp Châu Âu. Người ta đổ trách nhiệm lên cảnh sát vì họ đã buộc các cổ động viên phải bước trên những bậc thang hẹp và đóng băng để ra về khi trận đấu chưa kết thúc. Một bàn thắng muộn được ghi khiến những người đang bước ra tìm cách quay trở lại, khiến mọi người bị kẹt lại. Các nhà chức trách Nga đã cố gắng bào chữa rằng con số thiệt hại chỉ là 61 người và cảnh sát không phải chịu trách nhiệm về thảm hoạ này.

6. Ngày 11/5/1985: trận đấu Bradford City vs Lincoln City

Một mẩu thuốc lá là nguyên nhân gây cháy trên các bậc thềm bằng gỗ của sân vận động Valley Parade. Lửa nhanh chóng lan khắp khan đài làm 56 người thiệt mạng trong một trong những bi kịch khủng khiếp nhất bong đá Anh.

Page 4: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 4

7. Ngày 29/5/1985: trận đấu Juventus vs Liverpool Rắc rối bắt đầu khi xô xát xảy ra giữa cổ động viên hai đội tại trận chung kết cup châu Âu trên sân vận động Heysel, Brussels, Bỉ. Cảnh sát liên tục đụng độ với các cổ động viên và khi bức tường ngăn giữa hai khan đài bị đổ thì sự náo loạn xảy ra cướp đi tính mạng của 39 người.

8. Ngày 12/3/1988: tại Kathmandu, Nepal

93 người chết và 100 người bị thương khi mọi người cố gắng tránh cơn dông trên sân vận đông. Họ chen lấn nhau để ra ngoài nhưng cửa sân bị khoá, những người ở phía trước đã bị chèn đến chết.

9. Ngày 15/4/1989: trận đấu Liverpool vs Nottingham Forest

Thảm kịch khủng khiếp nhất trong lịch sử bong đá Anh diễn ra trong trận bán kết cúp FA trên sân vận động Hillsborough, Sheffield giết chết 96 người. Cảnh sát vì quá lo sợ các cổ động viên của Liverpool bên ngoài sân nên đã mở một cổng vào sân. Đám đông đột nhiên tràn vào đã đẩy nhiều người vào hang rào bao quanh sân. Thảm hoạ này đã gây nên nhiều thay đổi trong cấu trúc bong đá Anh khi chánh án Taylor xuất bản báo cáo của ông về sự kiện này.

10. Ngày 16/10/1996: Guatemala vs Costa Rica

84 người chết va 150 người bị thương khi một đám hỗn loạn xảy ra trên sân vận động tại thành phố Guatemala.

11. Ngày 11/4/2001: trận đấu Kaizer Chiefs vs Orlando Pirates

Một sự hỗn loạn trên sân Ellis Park, Johannesberg đã giết chết 43 người gây nên thảm hoạ khủng khiếp nhất trong lịch sử thể thao Nam Mỹ.

12. Ngày 30/4/2001: trận đấu Lupopo vs Mazembe

Kết quả cuối cùng là 14 người chết trong suốt cuộc hỗn loạn trong trận đấu diễn ra tại thành phố Lubumbashi, cộng hoà dân chủ Congo.

Page 5: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 5

Nickname của các cầu thủ là gì? Thế giới bóng đá muôn màu muôn vẻ với cầu thủ có những đặc điểm kỳ lạ và thú vị, gợi cho đồng đội của anh ta và các cổ động viên những nickname để đặt cho anh ta. Đôi khi tên thật của cầu thủ cũng là gợi ý, chẳng hạn như Oliver Kahn có nick là “Genghis Khan”, hay Bastian Schweinsteiger còn được gọi là “Schweini” (dù tên này còn nghe giống như là “con lợn” theo tiếng Đức). Nguồn gốc quốc tịch cũng vậy, Shevchenko thì được gọi là “The Eastern Wind” (ngọn gió phương đông), còn Pavel Nedved là “The Czech Cannon” (khẩu đại bác Séc). Trong số các anh hùng của Champion League người ta gọi Roy Makaay với cái tên “The Phantom” (bóng ma) bởi sở đường băng qua hàng phòng ngự mà không bị phát hiện. Còn Alvaro Recoba thì được gọi là “The Chinese” (người Trung Quốc) vì là một người Uruguay mà lại quá ư là thành kiến. Juan Sebastian Veron được biết đến với tên gọi “The Little Witch” (phù thuỷ nhỏ), đơn giản vì cha anh Juan Ramón là “phù thuỷ” bởi những kĩ nghệ ma thuật của mình. Đồng đội của Veron, Javier Zanetti thì được gọi là “The Tractor” (máy kéo) hiển nhiên là vì công sức “cày kéo” bên các cánh của sân San Siro suốt gần 10 năm ròng. Gennaro Gattuso cau có thì được gọi là “Braveheart”(trái tim dũng cảm) sau hành trình cùng Glassgow Rangers, ngoài ra thái độ của anh cũng khiến người ta gọi anh là “The Growler” (kẻ cau có). Đội hình hiện tại của Liverpool cũng đang sở hữu những nickname rất thú vị trong đó phải kể đến Harry Kewell với biệt danh dí dỏm nhất giải Ngoại hạng: “Wizard of Oz”(phù thuỷ xứ Oz) ám chỉ kĩ thuật của anh và cả nguồn gốc Oz-tralian(Australia) của anh nữa. Sau đây là một vài nickname gây tò mò nhất của các cầu thủ và huấn luyện viên nổi tiếng. Tên thật Nickname

1. Toni Adams 2. Roberto Baggio 3. Mario Basler 4. Gabriel Batistuta 5. Franz Beckenbauer 6. David Beckham 7. Eric Cantona 8. Pete Cech 9. Marcel Desailly 10. Edgar Davids 11. Eusebio da Silva 12. Paul Gascoigne 13. Ryan Giggs

1. Donkey(con lừa) 2. Codino d’ Oro(đuôi ngựa vàng) 3. Super Mario 4. Batigol 5. Kaiser(hoàng đế) 6. Spice Boy 7. King Eric(vua Eric) 8. Big Pete(Pete khổng lồ) 9. Rock(đá), Beast(quái vật) 10. Pitbull 11. Pantera Nera(báo đen) 12. Gazza 13. Welsh Wizard(phù thuỷ xứ Wales)

Page 6: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 6

14. Ruud Gullit 15. Dietmar Hamann 16. Mark Hughes 17. Paul Ince 18. Filippo Inzaghi 19. Jurgen Klinsmann 20. Jan Koller 21. Michael Laudrup 22. Dino Zoff 23. Zico 24. Christian Vieri 25. Teddy Sheringham

14. Tulipano Nero(Tulip đen) 15. Didi 16. Spanky 17. Gov’nor 18. Super Pippo 19. Klinsi 20. Lange(tên cao kều) 21. Great Dane(người Đan Mạch vĩ

đại) 22. Monumento(đài tưởng niệm) 23. Pele Branco(Pele trắng) 24. Bobo 25. Ready Teddy

Page 7: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 7

George Best là ai?

George Best là một trong những cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất thế giới. × Tên: George Best × Quốc tịch: Bắc Ireland × Ngày sinh: 22/5/1946-tại Đông Belfast × Mất ngày 25/11/2005 sau một thời gian dài mắc bệnh vì chứng nghiện rượu × Vị trí: tiền đạo, cầu thủ chạy cánh × Số áo: 10 × Câu lạc bộ : từ năm 1963-1973 Best chơi cho Manchester United trong 446 trận, ghi 178 bàn thắng. Sau khi rời MU vào ngày 1/1/1974 Best còn chơi cho nhiều câu lạc bộ như: Fulham(1976-1977), L.A.Aztecs (1976-1978), Fort Lauderdale Strikers (1978-1979), San Jose

Earthquakes (1980-1981). Ông cũng còn chơi cho Stockport County(Anh), Hibernian (Scotland), và cuối cùng là Bournemouth (Anh) trong năm 1983. Thành tích cùng MU:

- 1965: vô địch giải hạng nhất - 1967: vô địch giải hạng nhất - 1968: vô địch cúp châu Âu, cầu thủ Anh xuất sắc nhất năm, cầu

thủ xuất sắc nhất châu Âu. George Best là một huyền thoại, một trong những cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất thế giới. Tài năng của ông chỉ có thể diễn tả bằng từ thiên tài: những động tác giả, động tác rê bóng, khả năng sút bằng cả hai chân, tốc độ và vẻ lịch lãm. Trong những năm 1960 vẻ ngoài đẹp trai và phong cách sống của Best khiến mọi người gọi ông với biệt danh “thành viên Beatles thứ 5”. Best chính là ngôi sao bóng đá mang phong cách của một ngôi sao nhạc pop đầu tiên - nhận được tới hơn 10.000 bức thư từ người hâm mộ mỗi tuần. Là cầu thủ trong đội tuyển quốc gia Bắc Ireland nhưng Best chưa bao giờ được tham dự World cup mà ông nổi tiếng bởi màn trình diễn xuất sắc trong trận chung kết cúp châu Âu năm 1968, đưa MU trở thành câu lạc bộ Anh đầu tiên nhận danh hiệu cao quý này. Best đã ghi một bàn thắng tuyệt vời trong trận đấu đó. Sau này ông kể lại là sau khi lừa qua thủ thành của Benfica và tiến đến khung thành trống và quyết định dừng bóng ngay trên vạch vôi, nằm xuống để đánh đầu ghi bàn nhưng rồi lại đổi ý vì cho rằng như vậy là một sự xúc phạm quá đáng. Cũng như nhiều thiên tài khác, khoảng tối lớn nhất trong đời Best làchứng nghiện rượu nặng khiến sức khoẻ suy sụp. Mặc dù đã nhiều lần cố gắng nhưng ông không thể cai rượu được và kết quả là đã ra đi ở tuổi 59.

Page 8: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 8

Bài hát nào được xem là bài hát của "những con quỷ đỏ Liverpool"?

Đó chính là bài: YOU'LL NEVER WALK ALONE "When you walk through a storm Hold your head up high And don’t be afraid of the dark At the end of the storm Is a golden sky And the sweet silver song of a lark

Walk on through the wind Walk on through the rain

Tho’ your dreams be tossed and blown Walk on, walk on With hope in your heart And you’ll never walk alone You’ll never walk alone" Được xem là “the Liverpool song” (bài hát củaLiverpool), đây có lẽ là một trong những bài hát nổi

tiếng nhất của các fans bóng đá. “You’ll never walk alone” do Roger và Hammerstein sáng tác dành cho nhạc hội Broadway 1945, và được trình diễn bởi Gerry Marsden và ban nhạc của anh là Pacemakers. Theo như lời Marsden kể lại thì khi anh biểu diễn bài hát: “Khán giả ngừng lại, đứng yên và lắng nghe. Đó là hiệu ứng tức thì”. Tháng 10/1936 bài hát được phát hành và nhanh chóng đoạt vị trí quán quân. Nhưng không có ở nơi đâu bài hát được đón chào nhiệt liệt như ở sân Anfield. Người ta say sưa hát theo bài hát trong mỗi trận đấu của “quỷ đỏ” Liverpool, cả lúc vui cũng như lúc buồn bởi bài hát có nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tên bài hát cũng được ghi lên cả logo của câu lạc bộ Liverpool.

Những con quỷ đỏ Liverpool

Logo của CLB

Page 9: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 9

Ai là người khởi đầu cho những thành công của câu lạc bộ Liverpool?

Liverpool là một trong những câu lạc bộ vĩ đại nhất trên thế giới và thu được nhiều thành công nhất nước Anh. Đôi bóng sở hữu một lượng fan khổng lồ trên thế giới, đảm bảo rằng Liverpool “không bao giờ phải tiến bước một mình” như lời bài hát của câu lạc bộ.

Tuy nhiên đối với một câu lạc bộ thành lập từ năm 1892 thì thành công của Liverpool đến muộn. Bill Shankly, một cầu thủ và cũng từng là một thợ mỏ người Scotland, chính là người khởi đầu cho những ngày vinh quang của đội bóng này. Shranhkly trở thành huấn luyện viên của “Quỷ đỏ” vào năm 1959 khi câu lạc bộ đang ngụp lặn ở giải hạng 2 nước Anh. Với tài năng của mình Bill đã đưa Liverpool giành 3 chức vô địch giải trong nước, 2 cúp FA và 1 cúp UEFA. Liverpool hầu như không có đối thủ cho tới những năm 1990 - những năm mà số lượng cúp vô địch đến với câu lạc bộ ít hẳn đi. Tuy nhiên các fan bóng đá vẫn luôn tin tưởng vào đội bóng, và niềm tin của họ đã được đền đáp xứng đáng với cú ăn ba mùa bóng 2000-2001 và chức vô địch Champion League mùa bóng 2004-2005. Như lời Bill Shankly, huấn luyện viên vĩ đại nhất của Liverpool đã từng nói: “Một vài người tin rằng bóng đá là vấn đề giữa sống và chết. Tôi rất thất vọng với quan điểm này. Tôi có thể đảm bảo rằng bóng đá quan trọng hơn thế rất rất nhiều”

Page 10: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 10

Ai là cầu thủ chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới? Ngày 1/1/1878, Partick Thistle - một câu lạc bộ bóng đá hàng đầu của Scotland đã tới miền Nam nước Anh để thi đấu với Darwen - đội bóng của các công nhân nhà máy vùng Lancashire. Câu lạc bộ Darwen được thành lập khoảng vào năm 1870 bởi ông chủ hào phóng của nhà máy (J.C. Ashton) và 3 người con trai của Nathaniel Walsh, ông chủ một nhà máy khác. Các cậu bé nhà Walsh đã từng tham gia đội bóng nổi tiếng của trường Harrow, và lòng say mê của họ với bóng đa đã được nuôi dưỡng tại đây. Khi quay trở về Glassgow, một trong những ngôi sao của Partick -thợ xẻ đá Fergus Suter đã viết thư cho câu lạc bộ Darwen và nói rằng anh muốn định cư ở Lancashire và sẵn sàng chơi bóng cho câu lạc bộ. Chẳng bao lâu sau Fergus Suter chuyển đến Anh cùng với một người họ hàng của mình là John Love - một thủ môn. Cả hai đều trở thành cầu thủ của câu lạc bộ Darwen. Họ đã mang tới đây phong cách bóng đá Scotland với sự tham gia của nhiều cầu thủ trong các pha chuyền bóng tấn công thay cho những cú đá thô bạo và lối rượt đuổi ưa thích của các câu lạc bộ bóng đá Anh. Mặc dù thư kí của Darwen luôn phủ nhận nhưng người ta vẫn nghi ngờ rằng Suter và Love được trả lương cho việc chơi bóng. Và thực tế thì Suter đã bỏ nghề xẻ đá (anh nói là đá ở Lancashire quá cứng!) và không có khoản thu nhập thực sự nào cả mà vẫn cùng với Love tiếp tục chơi bóng cho câu lạc bộ. Khi các câu lạc bộ ngày càng thành công, số lượng cầu thủ chuyên nghiệp không được thừa nhận ngày càng tăng. Đến năm 1885 hiện trạng này trở nên phổ biến và liên đoàn bóng đá buộc phải chấp nhận điều này là hợp lệ. Từ đây bóng đá bước sàng một trang mới, trở thành môn thể thao phổ biến nhất hành tinh.

Page 11: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 11

Vì sao bóng đá hấp dẫn? Yếu tố bất ngờ khiến cho bóng đá trở thành môn thể thao "vua". Các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico, Mỹ vừa tiết lộ điều này.

Hàng triệu người ưa thích bóng đá Mỹ, bóng rổ và bóng chày nhưng không thể sánh bằng bóng đá Anh, nếu tính về số lượng người hâm mộ.

Các nhà khoa học phân tích kết quả của hơn 300.000 trận đấu trong thế kỷ qua. Họ xem xét năm môn thể thao: khúc côn cầu trên băng, bóng đá Mỹ, bóng chày và bóng rổ ở Mỹ, và bóng đá Anh.

Họ quyết định lấy yếu tố bất ngờ - khi đội bóng hàng đầu bị đội yếu hơn đánh bại - là thước đo đo tốt nhất về sự hấp dẫn của giải đấu.

"Nếu không có yếu tố bất ngờ, mỗi trận đấu trở nên dễ đoán và tẻ nhạt", đồng tác giả Eli Ben-Naim nói với tạp chí New Scientist.

Kết quả cho thấy "tần suất gây ngạc nhiên" cao nhất trong bóng đá Anh, theo sau là bóng chày, khúc côn cầu, và bóng rổ. Bóng đá Mỹ xếp chót, và vì thế bị coi là môn thể thao kém hấp dẫn nhất.

Tuy nhiên có một sự đảo lộn nho nhỏ. Khi các nhà khoa học chỉ xem dữ liệu từ 10 năm trở lại đây, thì bóng đá Anh lại phải nhường ngôi cho bóng chày. Một giải thích có thể là bóng đá đã trở nên dễ đoán hơn trong mấy năm gần đây.

Page 12: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 12

World Cup ra đời như thế nào? Trong những năm 1920 những nhà quản lý chiến lược của bóng đá Pháp đứng đầu là Jules Rimet đã ấp ủ ý tưởng tập hợp những đội bóng mạnh nhất thế giới lại với nhau để thi đấu giành danh hiệu vô địch thế giới. Giải đấu được tiến hành 3 lần trong những năm 1930 trước khi chiến tranh thế giới lần II làm gián đoạn 12 năm. Chiếc cúp vàng đầu tiên cũng được mang tên là cúp Jules Rimet. Sau khi quay lại, FIFA World Cup đã nhanh chóng trở thành sự kiện thể thao lớn nhất trong thời hiện đại. Từ năm 1958 giải chỉ lần lượt được tổ chức ở châu Âu và châu Mỹ, tháng 5/1996 giải đấu đã có sự đột phá khi Hàn Quốc và Nhật Bản được chọn đăng cai tổ chức World Cup 2002. Từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 1930 với 16 giải đấu nhưng chỉ mới có 7 nước từng đoạt chức vô địch. Tuy nhiên World Cup cũng từng được chứng kiến những chiến thắng lịch sử như Mỹ thắng Anh năm 1950, Bắc Triều Tiên thắng Ý năm 1966… Ngày nay World Cup đã thu hút được sự say mê của toàn thế giới. Theo ước tính đã có hơn 37 tỉ lượt người xem France 98, trong đó 1,3 tỉ lượt người xem trận chung kết và hơn 2,7 triệu người đã tới Pháp để theo dõi trực tiếp các trận đấu trong giải.

Page 13: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 13

Sir Matt Busby là ai?

Matthew Busby sinh ngày 26/5/1909 tại một ngôi làng ở Orbiston, Lanakshire. Busby chơi trận đấu đầu tiên trong đời vào ngày 11/2/1928 dưới màu áo của Manchester City. Tháng 3/1936 ông chuyển sang chơi cho Liverpool với giá chuyển nhượng 8.000 Bảng Anh. Sau chiến tranh thế giới II, mặc dù đã được mời làm trợ lý huấn luyện viên cho Liverpool nhưng Busby vẫn chọn Manchester United. Tháng 10/1945 sau khi giải ngũ ông trở

thành huấn luyện viên trưởng của MU. Vào thời điểm đó MU đã bị ném bom nặng nề trong chiến tranh, vô chủ với một khoản nợ lên tới 15.000 Bảng Anh. Hợp đồng đầu tiên của ông cho câu lạc bộ là với Jimmy Murphy, người mà sau này đã tận tụy với câu lạc bộ trong vai trò trợ lý huấn luyện viên cho tớinăm 1971. Cùng với nhau họ đã lập nên một đội hình đầu tiên sau chiến tranh của United mà sau đó đã đạt các thành tích: về nhì giải trong nước năm 1947, 1948, 1949 và cúp FA năm 1948 sau khi đánh bại Blackpool với tỉ số 4-2 trong trận chung kết, lại tiếp tục về nhì giải trong nước năm 1951 và đến với sân Old Trafford năm 1952. Tuy vậy, Matt Busby và Jimmy Murphy vẫn âm thầm chuẩn bị một kế hoạchcho tương lai để thiết lập nên một đội hình đi đến đỉnh cao của thành công. Năm 1947 chính sách trẻ hoá đã được tổ chức và một hệ thống hướng đạo sinh được mở rộng và tái cơ cấu. Đến năm 1953 một đội hình được mệnh danh “Busby babies” với những: Bill Foulkes, Mark Jones, David Pegg, LiamWhelan, Eddie Colman, Duncan Edwards… đã hình thành và mang lại thành công tại giải trong nước năm 1956, 1957. Busby vẫn hướng đến tương lai, đưa MU là câu lạc bộ Anh đi tiên phong chinh phục đấu trường châu Âu, phớt lờ sự đe doạ của Liên đoàn bóng đá Anh, và đã đi tới bán kết cúp châu Âu, chỉ chịu thua Real Madrid đội bóng sau đó đã vô địch. Mùa bóng tiếp theo đến với tràn trề hy vọng nhưng mọi sự đãbị đổ vỡ vì thảm hoạ Munich(tai nạn máy bay khiến cho 8 thành viên của câulạc bộ bị thiệt mạng). Matt Busby gần như suy sụp và ông chỉ phục hồi sau khi chứng kiến đội hình do Jimmy Murphy xây dựng nên đi đến trận chung kết cúp FA.

Sau khi quay lại nhậm chức vào tháng 8/1958 Busby tiếp tục đầu tư tiền vào các tài năng địa phương. Các cầu thủ như Albert Quixall, Noel Cantwell, Denis Law… đã gia nhập United vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Bất chấp thành tích nghèo nàn tại giải trong nước, MU đã giành chức vô địch cúp FA vào năm 1963 sau chiến thắng 3-1 trước Leicester City. Kể từ khi đến với United cúp châu Âu luôn là mơ ước của Busby và ông đã toại nguyện. Trong một đêm đầy cảm xúc tại sân vận động

Wembley MU của ông đã đánh bại Benfica với tỉ số 4-1, giành chức vô địch

Page 14: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 14

Championship đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ. Sau 23 năm tại cương vị huấn luyện viên câu lạc bộ Matt Busby tuyên bố từ chức vào cuối mùa bóng 1968/1969 và sau đó ông tham gia vào công tác điều hành câu lạc bộ. Trong suốt sự nghiệp của mình Matt Busby đã được tặng thưởng danh hiệu CBE năm 1958, công dân đặc biệt thứ 66 của thành phố Manchester năm 1967, tước hiệu hiệp sĩ năm 1968, Tước hiệu hiệp sĩ của thánh George do Giáo hoàng phong tặng năm 1972. Ông cũng là Phó chủ tịch liên đoàn bóng đá Anh năm 1982. Năm 1993 một con đường ở gần sân vận động Old Trafford đã được đổi tên là Matt Busby để ghi nhớ “Mr Manchester United” này.

Ngày 20/1/1994 Sir Matt Busby qua đời tại bệnh viện Alexandra, Cheadle. Đám tang của ông sau đó một tuần đã có đến hàng ngàn người đưa tiễn trên những con phố của thành Manchester.

Page 15: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 15

Futsal là gì?

Futsal là gì? Futsal là một hình thức thi đấu bóng đá trong nhà, được chính thức công nhận bởi Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA. Tên của môn thể thao này, futsal, được bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha “futebol de salao” và tiếng Tây Ban Nha “fútbol sala” đều có nghĩa là “bóng đá trong nhà”.

Trong một trận đấu futsal có hai đội, mỗi đội gồm 5 cầu thủ trong đó có 1 thủ môn. Ngoài ra mỗi đội còn có một số cầu thủ dự bị. . Quả bóng futsal nhỏhơn nhưng nặng hơn quả bóng thông thường nên đòi hỏi cầu thủ phải có kĩ thuật kiểm soát bóng tốt và kĩ thuật chuyền bóng trên sân. Thêm vào đó việc chơi bóng trên một diện tích nhỏ cũng nâng cao kĩ thuật và khả năng quyết định nhanh của cầu thủ. Futsal được xem là một hình thức tuyệt vời để phát triển kĩ thuật của các cầu thủ. Lịch sử ra đời của futsal Futsal được ra đời từ năm 1930 tại Montevideo, Uruguay, cùng năm với sự kiện World Cup đầu tiên được tổ chức tại nước này. Người được xem là đã sáng lập ra môn thể thao này là Juan Carlos Ceriani, với ý muốn có một hìnhthức bóng đá có thể chơi cả trong nhà lẫn ngoài trời (cũng có người cho rằng futsal bắt nguồn từ Sao Paulo, Brazil). Hình thức bóng đá này nhanh chóng phổ biến khắp Nam Mỹ, và nhiều ngôi sao bóng đá xuất sắc của châu lục này đã từng chơi futsal trước khi chơi bóng đá thông thường. Luật thi đấu đầu tiên áp dụng chung cho futsal được xuất bản tại Sao Paulo vào năm 1936. Những quy định của FIFA chính thức công nhận futsal đã giúp cho môn bóng này ngày càng thu hút sự chú ý của mọi người, và ngày càng có nhiều ngưòi tham gia chơi futsal, trong khi liên đoàn bóng đá ở nhiều nước đang ra sức nỗ lực để phát triển futsal. Luật thi đấu futsal Cũng giống như bóng đá thông thường, futsal có luật quy định riêng về sân đấu, bóng thi đấu, số cầu thủ, phạm lỗi… Luật này cũng có thể thay đổi phần nào cho phù hợp với từng khu vực và giải đấu riêng. Một số điểm khác biệt chủ yếu giữa futsal và bóng đá ngoài trời:

- quả bóng thông thường lớn hơn bóng futsal, bóng trong thi đấu futsal cũng nặng hơn và giảm bớt lực nẩy.

- futsal có mỗi đội gồm 5 cầu thủ trong khi bóng đá thông thường mỗi đội gồm 11 cầu thủ

- futsal sử dụng luật đá biên chứ không phải là ném biên như bóng đá thông thường

- futsal không có luật việt vị

Đội hình thi đấu futsal

Page 16: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 16

- mỗi hiệp thi đấu của futsal chỉ 20 phút thay vì 45 phút như bóng đá thông thường

- mặt sân khác nhau - futsal không giới hạn số lần thay người - futsal cho phép mỗi đội bóng có một lần hội ý 1 phút trong một

hiệp thi đấu

Giải vô địch futsal thế giới Giải vô địch futsal thế giới của FIFA, còn được gọi là “Futsal world cup” được tổ chức 4 năm một lần, vào năm chẵn giữa hai kỳ world cup. Giải đấu đầu tiên được tổ chức vào năm 1989, năm mà FIFA chính thức đưa futsal vào hệ thống quản lý của mình, tại Hà Lan để nhằm quảng bá cho môn thể thao này. Mỗi giải đấu chỉ có 16 đội

tham dự, và tính đến năm 2004 chỉ mới có 2 nước từng vô địch “Futsal world cup”, đó là Brazil (các năm 1989, 1992, 1996) và Tây Ban Nha (các năm2000, 2004). Giải Futsal world cup 2008 sẽ được tổ chức tại Brazil.

Futsal world cup

Page 17: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 17

Câu lạc bộ Arsenal được thành lập như thế nào?

Tên: câu lạc bộ bóng đá Arsenal

Năm thành lập: 1886

Chuyên nghiệp từ năm: 1891

Trang phục: áo đỏ trắng, quần trắng, tất đỏ và trắng.

Biệt danh: những khẩu thần công

Sân vận động: Highbury với sức chứa 38.500 người

Arsenal được thành lập bởi các công nhân ở nhà máy Woolwich Arsenal Armament vào năm

1886. Câu lạc bộ bắt đầu chơi bóng dưới cái tên Dial Square. Cái tên Royal Arsenal được sử dụng nhanh chóng sau đó. Trong một thời gian đội bóng chỉ chơi các trận đấu giao hữu hoặc tham gia các giải đấu địa phương, nhưng đến năm 1891 câu lạc bộ trở thành chuyên nghiệp và đổi tên thành thành Woolwich Arsenal.

“Các khẩu thần công”- như cách gọi trìu mến của mọi người- tham gia giải quốc gia vào năm 1893.

Thành tích: - Vô địch giải quốc gia Anh trong các mùa bóng: 1930/1931, 1932/1933,

1933/1934, 1934/1935, 1937/1938, 1947/1948, 1952/1953,1970/1971, 1988/1989, 1990/1991, 1997/1998, 2001/2002, 2003/2004

- Vô địch cúp FA: 1930, 1936, 1950, 1971, 1979, 1993, 1998, 2002,2003

- Vô địch League cup: 1987, 1993 - Cup Charity Shield: 1930, 1931, 1933, 1934, 1938, 1948, 1953, 1998,

1999, 2002

Trong nhiều năm trước đây các fan bóng đá Anh gọi Arsenal là “đội bóng may mắn” vì khả năng chiến thắng với tỷ số 1-0 vào phút chót của trận đấu. Và nếu không bị gọi như vậy thì họ cũng bị xem là đội bóng chán ngắt với những trận hoà 1-1. Nhưng giờ đây với những ngôi sao của mình, mọi sự đã thay đổi cùng những chiến thắng giòn giã.

Page 18: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 18

Ai là thủ môn xuất sắc của đội tuyển Italia vô địch world cup 1982?

Trích ngang

+ Sinh nhật: 28/2/1942, Friuli, Italy

+ Sự nghiệp cầu thủ:

Cấp quốc tế:

- 112 trận khoác áo Italia (59 trận mang băng đội trưởng)

- Vòng 1 World Cup 1974

- Thứ 4 World Cup 1978

- Vô địch World Cup 1982

- Vô địch châu Âu 1968

Cấp câu lạc bộ:

- 1961 - 1963 Udinese

- 1963 - 1967 Mantova

- 1967 - 1972 Napoli

- 1972 - 1983 Juventus

- 570 trận đấu ở Serie A

- 6 Scudetto: 73, 75, 77, 78, 81, 82

- 2 Coppa Italia 79, 83

- 1 cup Uefa: 1977

+ Sự nghiệp HLV:

- 1988 -1990 Juventus

- 1990 - 1994 Lazio

- 1997 Lazio

- 2001 Lazio

Page 19: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 19

- 1998 - 2000 Italy

- Coppa Italian 1990

- UEFA Cup 1990

- Á quân Euro 2000

Sự bắt đầu khiêm tốn

Lớn lên ở nơi mà trước đây là một góc nhỏ của đế chế Áo-Hung thực sự là rất ít thuận lợi, với thực đơn thường ngày chỉ không đến nỗi tệ hại. Ông bị từ chối bởi Inter Milan và Juventus, lúc mới 14 tuổi. Lúc ấy, một lí do thật dễ nghe được đưa ra giải thích vì sao ông quá nhỏ, bà ngoại của Zoff, Adélaïde, đã trở lời: bà nuôi cậu ấy lớn lên bằng trứng gà! Năm năm trôi qua, sự thể

hiện của Zoff cho đội bóng làng, Marianese, đã làm những người tìm kiếm tài năng trẻ ở gần Udinese phải chú ý. Ông đã lớn thêm 33 centimet để có chiều cao đến 1m82 - một tầm vóc đủ để ông có được sự tự tin mình sẽ có được một vị trí ở một câu lạc bộ thuộc giải Serie A. Không lâu sau đó, Zoff đã rời bỏ công việc của mình như một thợ cơ khí sửa chữa môtô để kí hợp đồng bóng đá chuyên nghiệp. Ông đã không, tuy nhiên, có một sự khởi đầu suôn sẻ khi để thua đến 5 bàn trong trận ra mắt ở Fiorentina ngày 24/9/1961. Sự hạ nhục cho cả cầu thủ lẫn câu lạc bộ.

Zoff chỉ có 4 trận đấu cho đội bóng sân Friuli khi Montano trao cho ông một cơ hội giải thoát vào mùa bóng năm sau. Ở đây, sự nghiệp của ông bắt đầu cất cánh. Đến năm 1966, Zoff đã trở thành một trong những lựa chọn của đội tuyển Italia tham dự World Cup bên cạnh Albertosi, Anzolin và Pizzaballa. Trong lúc ấy, HLV Azzuri Edmondo Fabbri cuối cùng đã quyết định chọn cả ba, bởi vì, như Zoff giải thích, "ông ấy không muốn bị coi là thiên vị khi chính ông ấy cũng là một người Mantova". Sự an ủi chỉ đến bởi người vợ có vẻ đẹp hình thể quyến rũ của ông - Anna Maria. Tiếp theo là sự ra đời của con trai Marco trở thành hai điều hạnh phúc đến trong cuộc đời Zoff năm 1967. Đó chính là năm mà Napoli đón chào ông đến với miền Nam với giá 130 triệu Lira cộng với thủ môn Bandoni. Câu lạc bộ thành Naples nối tiếp AC Milan, đội đã miễn cưỡng trước cái giá quá cao của Zoff nên đã bỏ qua. "Tôi đã có những kí ức tuyệt vời về thời gian đó" - Zoff nói - "Đó là một thành phố thật cuồng nhiệt".

Thành tích xuất sắc

Một điều đáng ghi nhớ đã đến. Zoff ra mắt ở đội tuyển quốc gia trong trận thắng Bulgari 2-0 tháng 4/1968. Đó là một trận đấu ở vòng tứ kết giải vô địch châu Âu và ông đã cùng đội tuyển đi đến trận chung kết, nơi họ đánh bại Nam Tư. Một sự đánh giá xứng đáng bắt đầu cho kỉ lục khoác áo đội tuyển

Dino Zoff

Page 20: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 20

mà chỉ có Paolo Maldini phá vỡ được sau ba thập kỉ. Nhưng thậm chí, bây giờ, nhiều khi điều đó cũng chỉ làm nền cho vinh quang của Zoff. Thành tích có một không hai của Zoff đến vào năm 1982, khi ông có được danh hiệu cao quý nhất trong sự nghiệp quốc tế của mình: giành cup vô địch khi tham dự world cup.

Lúc ấy, ông đã 40 tuổi và chiến thắng đó là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những cống hiến của ông. Những mùa giải được đánh dấu bằng những chiến thắng nhiều hơn là những thất bại. Và một trong những thất bại - có thể là nhỏ - ấy là không hoàn toàn thay thế được Albertosi ở Mexico 70 hay "không phải lúc tôi tốt nhất" ở Argentina tám năm sau đó. Nhưng tất cả chúng cũng không thể so sánh được với 6 danh hiệu Scudetto cùng Juventus. Đó là giai đoạn nửa cuối của sự nghiệp cầu thủ, khi ông được trao đổi về Juve, một thử thách mới cho một cầu thủ, người luôn được xem như là thích thú với việc quyết định các bàn thắng như là đã bắt được nó từ trước. Có lẽ, đó là bí mật để tồn tại trong sự nghiệp của ông.

Trong trường hợp của Zoff, quá khứ thực sự là chiến thắng. Và thực tế ông chỉ giã từ bóng đá như từ bỏ sự hăng hái của tuổi trẻ sau khi bỏ lại đằng sau 570 trận đấu tại Serie A, trong đó có 330 trận đấu gần như một sự liên tục hoàn hảo khi khoác áo Juventus. Đó là những ngày tháng thanh bình, trải qua 11 mùa bóng ở sân Stadio Comunale. Nhất định, Bà đầm già đã nhận được những kết quả xứng đáng với số tiền của họ bỏ ra đến 330 triệu Lire. Những thành tích khác, cũng như 6 Scudetto, thật đẹp. Đó là một cup UEFA và 2 Coppa Italia mà Zoff gặt hái được. Chỉ có một nỗi buồn, khoảng lặng ở cup châu Âu, nơi mà hai lần ông bị đánh bại bởi Ajax năm 1973 và Hamburg năm 1983.

Dẫn dắt từ băng ghế huấn luyện viên

Trận chung kết sau đó là buổi chia tay của Zoff, để lại một sự nghiệp lừng lẫy. Ông từ giã sân cỏ và trở thành HLV thủ môn ở Juventus. Nhưng điều đó dường như là không đủ. "Trong thâm tâm mình tôi quan tâm đến bóng đá như là cả cuộc sống, cho đến chết", ông nói. Vì thế mà ông đã nhận trách nhiệm ở đội tuyển Olympic Italia dẫn dắt đội bóng ở Olympic Seoul. Và ở đó, ông đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong sự nghiệp HLV khi nhận được lời đề nghị trở lại làm HLV trưởng ở Juventus năm 1988. Chiến thắng ở Italia và cúp châu Âu, cộng với một lần đứng thứ 3 ở Serie A, cho thấy chắc chắn rằng câu lạc bộ đã không phải ân hận về sự lựa chọn của họ, mặc dù ông chỉ có ít năm kinh nghiệm trước đó. Nhưng rồi ông cũng không thể ở lại.

Điểm dừng chân tiếp theo là với Lazio. Ở Rome, Zoff có lúc làm HLV, rồi chủ tịch. Ông đã đưa những chú đại bàng từ một đội bóng yếu kém về tài chính ở Thành vố vĩnh cửu trở thành một công ti trách nhiệm hữu hạn, và thậm chí còn có lúc thay thế cho vị trí HLV vào năm 1997.

Lần được bổ nhiệm tiếp theo của ông có thể coi là đỉnh cao nhất của sự nghiệp HLV: thay thế Cesare Maldini ở đội tuyển áo thiên thanh sau màn trình

Page 21: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 21

diễn nghèo nàn của họ ở France 98. Và nếu như không có bàn thắng vàng của David Trezequet ở Euro 2000, ông có thể đã mang lại cho đội Italia danh hiệu lớn đầu tiền kể từ năm 1982, trách nhiệm trước cả một dân tộc mà ông đã nhận. Cho đến hôm nay, đối với các tifosi Italia, vị trí thứ 2 cũng là một thất bại. Chịu sức ép, trỉ trích từ những người hâm mộ, ông đã từ chức và trở lại Lazio, một lần nữa trở thành HLV của Lazio. Ông dẫ dắt họ đến vị trí thứ 3 và tấm vé tham dự Champions League, nhưng vẫn chưa thực sự làm các fan hài lòng bởi họ đã giành cú đúp Scudetto và Coppa Italia một năm trước đó (dưới sự dẫ dắt của HLV người Thụy Điển S. G. Erickson). Vì thế, khi mùa giải 2001/2002 bắt đầu với những trận đấu lúng túng, thất bại ở trong nước và châu Âu, Zoff đã rời khỏi cương vị của mình…

Page 22: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 22

Catenaccio là gì?

Catenaccio là thuật ngữ mô tả một chiến thuật trong bóng đá, trong đó nhấn mạnh vào việc phòng ngự và phạm lỗi với đối phương một cách khôn khéo. Theo tiếng Italia, catenaccio có nghĩa là “then cài cửa”(door-bolt). Chiến thuật này nhằm tạo nên một hàng phòng ngự có tổ chức nhằm mục đích ngăn chặn đối phương ghi bàn. Catenaccio được phổ biến rộng rãi bởi huấn luyện viên nổi tiếng người Argentina Helenio Herrera của câu lạc bộ Inter Milan trong những năm 1960, ông đã nhiều lần dùng chiến thuật này để chiến thắng đối phương với tỷ số tối thiểu 1-0.

Catenaccio được cho là bắt nguồn từ chiến thuật verrou (nghĩa là mắt xích - chain) của huấn luyện viên người Áo Karl Rappan. Trong những năm 1930 và 1940, khi là huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Thụy Sĩ, Rappan đã sử dụng đội hình với một hậu vệ quét ngay trước thủ môn. Câu lạc bộ Padova (câu lạc bộ Italia) của huấn luyện viên Nereo Rocco là đội bóng đầu tiên của Italia áp dụng chiến thuật này, và rồi sau này đội hình AC Milan

của đầu những năm 1960 cũng đá áp dụng catenaccio.

Chiến thuật verrou của Rappan, được đề xướng vào năm 1932 khi ông còn là huấn luyện viên của câu lạc bộ Servette (của Thụy Sĩ), và đưa vào thực tế bằng cách bố trí 4 hậu vệ, những cầu thủ này sẽ có trách nhiệm kèm chặt cầu thủ đối phương theo kiểu 1 đối 1, cộng thêm một cầu thủ kiến tạo ở giữa sân cùng 2 tiền vệ cánh.

Chiến thuật của Rocco, vẫn thường được xem là catenaccio thuần tuý, được câu lạc bộ Trestina áp dụng lần đầu tiên vào năm 1947 với câu lạc bộ Triestina(của Italia): đội hình phổ biến nhất là 1-3-3-3 với cách phòng ngự áp sát, chặt chẽ. Với chiến thuật catenaccio Triestina kết thúc mùa giải với vị trí đáng kinh ngạc: đứng thứ 2 giải Serie A. Sau đó một số đội hình khác cũng được áp dụng như 1-4-4-1 và 1-4-3-2 đối với chiến thuật catenaccio.

Sự cải tiến cơ bản của catenaccio là việc xuất hiện vai trò của libero hay hậu vệ quét, cầu thủ này chơi ở vị trí sau hàng hậu vệ gồm 3 người, chịu trách nhiệm thu hồi bóng, đối mặt trực tiếp với tiền đạo đối phương và hỗ trợ kèm người khi cần. Một sự cải tiến quan trọng nữa là các pha phản công, chủ yếu dựa vào các đường chuyền từ hàng phòng ngự.

Trong phiên bản của Herrera trong những năm 1960, 4 cầu thủ kèm người được bố trí chặt chẽ với các cầu thủ tấn công của đối phương trong khi một hậu vệ quét sẽ thu hồi bóng sau khi bóng đã lọt qua hàng hậu vệ.

Helenio Herrera

Karl Rappan

Page 23: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 23

Theo năm tháng, catenaccio nguyên bản bị loại bỏ dần để dành cho những chiến thuật khác cân bằng hơn giữa tấn công và phòng thủ, đặc biệt là xu hướng phổ biến của bóng đá tấn công như “bóng đá tổng lực”. Ngày nay, catenaccio chủ yếu được áp dụng bởi các đội bóng yếu, để nhằm lấp bớt khoảng cách về kĩ

thuật với đối thủ mạnh hơn, họ áp dụng lối bóng đá thiên về thể lực. Sự biến mất dần vai trò của hậu vệ quét càng góp phần làm suy tàn chiến thuật catenaccio. Chiến thuật catenaccio thường bị chỉ trích vì làm giảm tính chất trình diễn của các trận đấu. Ở một số nền bóng đá châu Âu, một khi vai trò của việc tấn công trong một trận đấu bị coi nhẹ thì nó cũng đồng nghĩa với thứ bóng đá tiêu cực. Một sai lầm thường thấy là khi xem catenaccio là chiến thuật phòng thủ duy nhất áp dụng trong bóng đá. Thực tế không phải như vậy, bởi catenaccio chỉ là một trong những chiến thuật phòng thủ được sử dụng. Ngày nay, catenaccio được sử dụng ngày càng hạn chế, nhất là ở các đội bóng hàng đầu, và thường chỉ dùng trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như khi một số cầu thủ bị đuổi khỏi sân hoặc phải bảo toàn tỷ số cho đến hết trận đấu. Catenaccio vẫn thường được cho là phổ biến ở bóng đá Italia, nhưng thực tế nó chỉ chủ yếu được sử dụng thường xuyên bởi một số đội bóng thi đấu ỏ Serie A, trong khi một số đội khác tỏ ra ưa thích chiến thuật khác mang tính hiện đại như 4-4-2. Các đội bóng đã từng thành công nhờ chiến thuật catenaccio: - AC Milan, dưới thời huấn luyện viên Nereo Rocco, trong những năm 1960 - Inter Milan, dưới thời huấn luyện viên Helenio Herrera, trong những năm 1960 - Đội tuyển Bắc Triều Tiên, từng lọt vào vòng tứ kết world cup 1966, saukhi đánh bại đội tuyển Italia.

Helenio Herrera vàNereo Rocco

Page 24: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 24

Tại sao các thủ thành ghét quả bóng mới của World Cup? Trong trận mở màn của World Cup 2006, trung vệ đội Đức Torsten Frings đã ghi một bàn thắng ấn tượng từ khoảng cách xa tới 36 mét. Ban đầu quả bóng bay thẳng và đột ngột ngoắt sang phải trong khoảng cách 10 mét cuối cùng. Đó là một cú sút không thể cản phá được, nhưng với những quả bóng khác, việc cứu vãn khung thành có thể đã dễ dàng hơn. Một nhà khoa học đã lý giải vì sao loại bóng mới sử dụng trong World Cupnăm nay làm nản lòng các thủ môn. Quả bóng Teamgeist mới của Adidas, như tên gọi, được ghép thành từ 14 miếng thay cho 26 hoặc 32 miếng như truyền thống để tạo thành hình cầu. Số miếng ghép ít hơn đồng nghĩa với số đường khâu giảm đi, khiến cho quả bóng đá phản ứng giống với quả bóng chày hơn, Ken Bray, nhà khoa học thể thao tại Đại học Bath, Anh, cho biết. Những luồng khí xoắn phức tạp trong không trung sẽ khiến cho một quảbóng đang xoay tròn dạt sang hướng thuận với chiều xoay của quả bóng. (ảnh dưới)

Điều này được giải thích như sau: Một quả bóng chuyển động về phía trước khi đang xoay tròn theo chiều kim đồng hồ sẽ tạo ra ma sát lớn hơn ở phía trái của nó (đó là bởi bề mặt bên trái chuyển động ngược chiều không khí). Điều này khiến áp suất ở phía trái cao hơn một chút, làm quả bóng có xu hướng lệch về bên phải để cố đạt đến cân bằng. Nếu quả bóng xoay theo chiều ngược kim đồng hồ, điều ngược lại sẽ xảy ra. Tuy nhiên, một quả bóng không xoay tròn có thể sẽ nảy vềbất cứ phía nào không đoán trước được. Các cầu thủ bóng chày đã lợi dụng đặc tính vật lý này để ném bóng. Quả bóng World Cup lần này được thiết kế giống với bóng chày hơn, nghĩa là bóng sẽ quay uể oải trong không khí,

đồng thời các đường khâu sẽ phá vỡ dòng không khí bao quanh quả bóng ở những điểm nhất định trên bề mặt, khiến cho đường đi của nó trở nên rất khó đoán.

Giải thích đường đi của quả bóngxoáy

Page 25: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 25

Quả bóng đá đã được chế tạo như thế nào? Trong suốt lịch sử, con người từ lâu đã có sở thích đá vào bóng hay những thứ tương tự như vậy. Những người Anh Điêng ở Nam Mỹ được coi là đã từng dùng một loại bóng nhẹ, có khả năng đàn hồi để chơi trong khi phải đến hàng ngàn năm sau đó cao su mới thực sự được sản xuất. Theo những tài liệu lịch sử và những câu chuyện kể lại, những quả bóng ban đầu được sử dụng là đầu người, vải quấn lại, sọ người hoặc động vật và bong bóng lợn hoặc bò. Những năm 1800

Năm 1836 Charles Goodyear được cấp bằng sáng chế về cao su lưu hoá. Trước đó, những quả bóng hoàn toàn phụ thuộc vào kích cỡ và hình dáng của bong bóng lợn. Nó càng có hình dáng kì quái thì càng có đường lăn khó lường khi đá vào. Vào năm 1855, Charles Goodyear thiết kế và sản xuất những quả bóng đá đầu tiên làm từ cao su lưu hoá. Quả bóng Charles Goodyear đó hiện đang được trưng bày ở bảo tàng bóng đá quốc gia tại

Oneonta, New York, Mỹ. Năm 1862, H. J. Lindon làm ra những cái ruột bóng đầu tiên bằng cao su có thể bơm căng. Với ruột bóng như vậy, quả bóng đảm bảo được hình dạng ovan và cứng. Năm 1863 Liên đoàn bóng đá Anh mới thành lập họp bàn về luật của môn thể thao này nhưng trong bộ luật đầu tiên chẳng có quy định gì mô tả về quả bóng. Khi luật được sửa đổi vào năm 1872 người ta thống nhất rằng quả bóng "phải hình cầu với chu vi từ 27 đến 28 inhches" (tương đương 68,6 cm đến 71,1 cm). (Kích thước này vẫn được giữ nguyên trong luật của FIFA hiện nay. Kích thước và khối lượng của quả bóng được ấn định vào năm 1872, và khối lượng có thay đổi chút ít vào năm 1937 tăng từ 13-15 oz lên 14-16 oz.) Việc sản xuất hàng loạt bóng đá được bắt đầu là kết quả của sự ra đời Giải bóng đá Anh vào năm 1888. Mitre và Thomlinson ỏ Glassgow là hai trong số những công ty đầu tiên sản xuất hàng loạt bóng đá trong thời kỳ đó. Điểm cốt yếu trong chất lượng những quả bóng của họ là làm thế nào để quả bóng giữ được hình dạng của nó. Chất lượng của da thuộc và kĩ năng của người thợ cắt và khâu bóng là những nhân tố quyết định. Lớp bọc bên ngoài được làm bằng da thuộc, da thuộc từ da mông của bò là loại hảo hạng còn da thuộc từ da vai của bò thì là loại chất lượng kém hơn. Bước tiến bộ trong thiết kế của quả bóng là việc sử dụng các miếng ghép lại với nhau thay vì sử dụng

Quả bóng Charles Goodyear

Page 26: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 26

các dải da ghép lại với nhau theo chiều dọc. Quả bóng nhờ đó mà có hình dạng tròn hơn. Đến thế kỉ 20 thì hầu hết những quả bóng mới có ruột bóng được làm bằng cao su. Những năm 1900 Đến năm 1900, ruột bóng được làm bằng thứ cao su bền hơn và có thể chịu lực tác động lớn hơn. Hầu hết bóng đến thời kỳ đó đã sử dụng ruột bóng làm bằng cao su. Quả bóng có một lớp ruột bên trong và được bọc lại bằng một lớp da màu nâu. Những quả bóng này nảy tốt hơn và dễ đá hơn. Hầu hết lớp bên ngoài được làm từ da thuộc với gồm 18 miếng nhỏ xếp thành 6 mảnh ghép. Mỗi miếng nhỏ được khâu lại với nhau bằng tay bằng sợi gai dầu 5 lớp và có khe hở có dây buộc nhỏ ở một bên. Lớp vỏ ngoài được khâu ở mặt trái để khi hoàn thành lại lộn lại, giấu vết khâu vào bên trong. Ruột bóng (chưa được bơm căng) được luồn vào qua khe hở. Một cái ống dài nối với ruột bóng được dùng để bơm căng quả bóng. Khi được bơm căng, khe hở sẽ lại được buộc chặt lại. Quả bóng thời kỳ đó cứ phải bơm đi bơm lại nhiều lần, thậm chí là ngay cả trong một trận đấu. Loại bóng này khi đá thì cũng tốt nhưng khi đánh đầu thì rất đau vì nó nặng hơn nữa chất liệu da lại thấm nước càng khiến quả bóng nặng thêm mỗi khi trời mưa, gây ra những chấn thương ở đầu. Một vấn đề nữa là lớp da bò khác nhau về chất lượng nên quả bóng sản xuất ra cũng có chất lượng không đồng đều, dày mỏng khác nhau và lớp da nhanh bị hỏng sau mỗi trận đấu. Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, đã có sự cải tiến trong sản xuất bóng. Việc chèn thêm một lớp làm bằng vải vào giữa ruột bóng và lớp bọc bên ngoài giúp việc điều chỉnh hình dạng quả bóng dễ dàng hơn, hút ẩm, và làm quả bóng bền hơn. Tuy nhiên; quả bóng rất dễ bị nổ ngay cả khi trận đấu đang dở dang. Nguyên nhân của những quả bóng chất lượng thấp sau chiến tranh thế giới II được cho là do lớp bọc bằng da có chất lượng tồi. Vấn đề bóng thấm nước được cải thiện bằng cách sơn một lớp chất liệu tổng hợp bên ngoài hoặc dùng các chất liệu khác bọc bên ngoài lớp da. Đồng thời việc phát minh ra chiếc van giúp loại bỏ khe hở trên quả bóng. Năm 1951 quả bóng màu trắng được chấp nhận sử dụng để khản giả dễ theo dõi hơn dưới ánh đèn. Thực ra bóng màu trắng cũng đã được sử dụng một cách không chính thức từ năm 1892, việc sản xuất đơn giản chỉ là thêm một bước tẩy trắng lớp da. Những quả bóng màu cam được giới thiệu lần đầu trong những năm 1950 giúp theo dõi bóng dễ hơn trong điều kiện có tuyết. Trong thưở ban đầu của bóng đá quốc tế, những nước khác nhau lại thích những lạo bóng khác nhau, điều này gây nên nhiều tranh cãi. Vì vậy FIFA đã phải tiêu chuẩn hoá kích thước, khối lượng và loại bóng sử dụng.

Page 27: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 27

Những quả bóng làm bằng chất liệu tổng hợp Mãi đến những năm 1960 quả bóng đầu tiên làm bằng chất liệu tổng hợp mới được sản xuất. Nhưng cũng phải đến cuối những năm 1980 chất liệu da tổng hợp mới thay thế hoàn toàn da thuộc. Chất liệu tổng hợp tạo nên những quả bóng có chất lượng tốt hơn và nhất là không thấm nước.

Bóng đá ban đầu được làm bằng các dải da khâu lại với nhau. Ngày nay bóng được làm từ những mảnh da tổng hợp ghép lại với nhau trong một thiết kế gọi là "Buckminster Ball" hay còn gọi là Buckyball. Kiến trúc sư người Mỹ Richard Buckminster Fuller đã nghĩ ra thiết kế này khi ông đang cố tìm cách để làm sao xây những ngôi nhà tốn ít vật liệu nhất. Các mảnh ghép có hình lục giác, ngũ giác và tam giác được ghép lại tạo thành bề

mặt tròn. Quả bóng đá hiện đại có thiết kế Buckminster gồm 20 mảnh hình lục giác và 12 mảnh hình ngũ giác. Khi chúng được ghép lại và bơm căng sẽ tạo nên một khối cầu gần hoàn hảo. Những mảnh màu đen giúp cầu thủ nhận thấy mọi chuyển động của quả bóng. Quả bóng chính thức đầu tiên của FIFA world cup có tên gọi Telstar do hãng Adidas sản xuất được sử dụng tại world cup Mexico 1970 được sản xuất theo thiết kế Buckminster đó.

Những bước phát triển trong thiết kế bóng vẫn đang tiếp diễn. Nhiều công ty gần đây đã đưa ra những chất liệu cũng như thiết kế mới cho quả bóng. Mục đích là sản xuất ra những quả bóng tối ưu có đường bay chính xác, không thấm nước, bay nhanh và truyền mọi tác động lực đá vào nó, sờ vào có cảm giác êm và an toàn khi đánh đầu. Những quả bóng mới như Roteiro, Finale, Fevernova, Teamgeist của Adidas; Geo Merlin của Nike; Shudah của Puma hay ISO của Mitre là kết quả của những cải tiến về thiết kế và những chất liệu của công nghệ cao. Dĩ nhiên những quả bóng hiện đại thế

nào thì cũng cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của các tổ chức điều hành như FIFA.

"Buckminster Ball"

Quả bóng Roteiro được sử dụngtại Euro 2004

Page 28: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 28

Tên gọi của những quả bóng chính thức qua các kỳ World cup là gì? Chắc hẳn nhiều người đã biết quả bóng chính thức được sử dụng tại World Cup 2006 có tên gọi là Teamgeist. Vậy những kỳ world cup trước thì sao? Các danh thủ trong lịch sử bóng đá thế giới đã phô diễn tài năng của mình với những quả bóng như thế nào? Chúng ta hãy cùng ngược về quá khứ để tìm hiểu về quả bóng chính thức của các kỳ world cup, nhân vật chính của những trận đấu hấp dẫn biết bao người hâm mộ.

Mexico 1970: Thuật ngữ quả bóng "chính thức" của FIFA world cup bắt đầu xuất hiện từ Mexico 1970 với quả bóng có tên gọi Telstar do hãng Adidas sản xuất. Đây cũng chính là quả bóng chính thức đầu tiên được sản xuất theo thiết kế Buckminster- tức là bóng được làm bằng cách ghép các mảnh (hình lục giác, ngũ giác, tam giác) lại với nhau thay vì ghép các dải dài lại như trước

đây. Telstar gồm 32 mảnh đen và trắng. Mexico 1970 cũng là world cup đầu tiên được truyền hình trực tiếp trên truyền hình, và màu sắc của Telstar giúp người xem dễ dàng theo dõi hơn trên màn hình TV đen trắng. Tây Đức 1974 : Telstar lại tiếp tục được sử dụng. Ngoài ra còn có một mẫu bóng khác có tên gọi "Chile Durlast" chỉ có màu trắng chứ không có các mảnh ghép màu đen. Argentina 1978: tại world cup này quả bóng có tên gọi Tango Durlast. Thiết kế của quả bóng là biểu trưng cho sự duyên dáng, tính năng động và cảm xúc. Tây Ban Nha, 1982: Adidas giới thiệu quả bóng mới có tên gọi "Tango Espana". Quả bóng này được ghép thêm cao su vào các đường may để ngăn nước ngấm vào. Đây chính là loại bóng đầu tiên có tính năng không thấm nước. Nhờ vậy mỗi khi trời mưa các cầu thủ không phải khốn khổ với những quả bóng da ngấm nước nặng nề.

Mexico, 1986: Azteca là tên gọi của quả bóng chính thức của kỳ world cup này. Đây là loại bóng đầu tiên được bọc một lớp polyurethane để ngăn nước mưa thấm vào bóng. Italy, 1990: Quả bóng được sử dụng-Etvsco là loại bóng đầu tiên có một lớp bên trong làm bằng bọt polyurethane đen.

USA, 1994: Quả bóng Questra có cấu tạo bọc trong một lớp bọt polystyrene. Điều này không chỉ giúp ngăn nước mà còn cho phép bóng đi nhanh hơn sau mỗi cú sút. Loại bóng này cũng tạo cảm giác mềm hơn khi sờ vào. Questra đòi hỏi kỹ thuật khống chế bóng tốt hơn và sự nhanh nhẹn hơn ở mỗi cầu thủ.

Quả bóng Telstar

Quả bóng Azteca

Page 29: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 29

France, 1998: Quả bóng được sử dụng có tên gọi Tricolore. Đúng như tên gọi, nó có 3 màu biểu tượng của nước Pháp: đỏ-trắng-xanh thay vì hai màu trắng - đen truyền thống. Korea Japan, 2002: quả bóng có tên gọi Fevernova là một thiết kế mới của Adidas với lớp bên trong dầy hơn để tăng tính chính xác của đường bóng bay.

Germany 2006: Bóng Teamgeist có chu vi 69cm, nặng 441 gam, do các kỹ sư của Adidas tạo nên và đã được kiểm tra bằng robot rất kỹ lưỡng về độ bền, độ nảy, tính năng đàn hồi và khả năng giữ khí nén bên trong... Sau hàng trăm nghìn lần kiểm tra, Teamgeist được xác định ít lệch đường cong, dễ xác định hướng và không tạo nên nhiều tình huống "giật mình" cho các thủ môn về quỹ đạo bay như trước. "Teamgeist” trong tiếng Đức có nghĩa là chơi đẹp, chơi với tinh thần thể thao cao thượng, đoàn kết, độc đáo và sẵn sàng vượt qua mọi

thử thách để giành được cúp vô địch.

Quả bóngTricolore

Quả bóngFevernova

Quả bóng Teamgeist

Page 30: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 30

Bóng đá thực sự bắt nguồn từ đâu? Bóng đá, còn gọi là túc cầu, là môn thể thao đồng đội, chơi giữa hai đội, mỗi đội có 11 cầu thủ. Trò chơi dùng quả bóng chơi trên sân cỏ hình chữ nhật với hai khung thành ở hai đầu sân. Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành của đội đối địch. Ngoài thủ môn, các cầu thủ không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng. Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều điểm hơn khi kết thúc trận đấu. Không như mọi người nhầm tưởng, bóng đá do người Trung Quốc phát minh ra vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên và gọi môn thể thao này là "cuju", vốn là một bài tập luyện của quân đội nhà Hán thời đó. Các binh sĩ tranh giành nhau trái bóng bằng da, tìm cách sút vào cầu môn làm bằng vải lụa có khoét lỗ. Mãi đến năm 2004, FIFA mới chính thức công nhận Trung Quốc là "cái nôi" của bóng đá.

Môn thể thao truyền thống Kemari của Nhật Bản cũng được xem là chịu ảnh hưởng của bóng đá cổ đại Trung Quốc. Trận giao hữu túc cầu quốc tế đầu tiên là trận đấu giữa các cầu thủ Kemari Nhật Bản và cuju Trung Quốc vào năm 50 trước Công nguyên.

Những môn thể thao bằng chân cũng đã được biết đến vào thời Hy Lạp và La Mã cổ với cái tên Epskyros (đấu trường của trái bóng) và được sử dụng như một phương thức huấn luyện quân đội. Cùng với các cuộc xâm chiếm và thống trị của mình sang bán đảo Anh, vùng Gallien (Pháp) và Germani (Đức), đế chế La Mã đã truyền bá và phát triển bóng đá sang Tây Âu. Và đó chính là nguyên nhân bóng đá đến được với nước Anh, nơi mà môn thể thao này được tôn vinh, phát triển và truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới.

Giữa thế kỷ 19, bóng đá trở thành môn thể thao chính thức tại các trường học ở Anh. Để tạo sự khác biệt với bóng đá nghiệp dư, các học sinh Anh mang những chiếc giày với đế gắn đinh. Những nỗ lực cải tiến trái bóng tiếp tục và năm 1886, nước Anh phát minh ra van và bơm hơi.

Sự phát triển của quả bóng đá cũng gắn liền với sự phát triển của nền bóng đá. Khi ra đời tại Trung Quốc, quả bóng đá được tạo ra với một lớp ngoài bằng da, và được làm đầy bằng lông hoặc tóc. Quả bóng hơi đầu tiên được chế tạo tại Hy Lạp, được thổi căng với lớp bọc bằng da lợn hoặc da hươu. Nước Mỹ đã có hai đóng góp to lớn. Đó là việc tìm ra cách lưu hoá cao su, và nhờ đó, quả bóng đá mới bắt đầu được tạo ra với hai lớp vỏ bọc. Sau khi người Anh đưa van và bơm hơi vào quả bóng, người Mỹ tiếp tục nâng cấp nó, gắn vào bên trong quả bóng một cái bơm tự động, và nhờ đó, quả bóng có khả năng tự làm căng.

Page 31: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 31

Chiếc còi đồng được phát minh vào cuối những năm 1860 vốn được sản xuất để phục vụ cho cảnh sát Anh và ngay năm 1878 được sử dụng lần đầu tiên trong trận đấu của đội bóng Nottingham Forrest. Còi đồng sau đó nhanh chóng được cải tiến với âm thanh cao và rung hơn.

Thẻ vàng, thẻ đỏ được sử dụng lần đầu tiên tại World Cup 1970, sau vụ náo động trong trận đấu giữa Argentina và Anh ở World Cup 1966.

Cầu môn (khung thành) được sử dụng để giúp ta xác nhận những bàn thắng. Bàn thắng được coi là hợp lệ khi trái bóng đã đi qua vạch vôi và nằm giữa khoảng không gian

được tạo bởi hai cột dọc và xà ngang. Khi ra đời ở Trung Quốc, cầu môn chỉ đơn giản là một túi vải lụa có khoét lỗ. Từ khi cầu môn có hình dạng như hiện tại, nó không có nhiều thay đổi. Năm 1988, Tây Ban Nha phát minh ra cầu môn có gắn camera và mới đây vào năm 2003, vòm cầu môn nhấp nháy khi bàn thắng được ghi đã xuất hiện tại Đức. Luật bóng đá thế giới hiện nay không bắt buộc cầu môn phải có lưới. Tuy nhiên hình ảnh trái bóng làm tung lưới đã trở thành điều đương nhiên khi ta nói đến một bàn thắng.

Page 32: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 32

Ai là người sáng tạo nên cú đá bicycle kick trong bóng đá? Có lẽ chẳng có pha trình diễn nào trong bóng đá lại có thể ngoạn mục như cú đá bicycle kick (tiếng Việt có thể dịch là cú đá “xe đạp chổng ngược”): ở động tác này, cầu thủ tung người lên không trung, một chân đưa cao hơn đầu đá ngược quả ra phía sau lưng và bay qua đầu mình. Nhiều cầu thủ cố gắng thực hiện màn trình diễn này, một số người có thể thành công nhưng rất hiếm ai có thể thực hiện pha trình diễn này một cách hoàn hảo.

Ngoại trừ tình huống muốn biểu diễn, thì thông thường cầu thủ sẽ sử dụng cú đá này một cách hữu hiệu trong các tình huống sau:

- Khi một hậu vệ quyết tâm đưa bóng ra khỏi khu vực gần cầu môn đội nhà. Nhưng anh ta lại đứng đối diện với bóng và quay lưng về phía mà anh ta muốn đưa bóng đến; đồng thời bóng đang bay trên không và rất khó kiểm soát. Anh ta có thể thực hiện một pha phá bóng bằng cú đá bicycle kick. - Khi một tiền đạo đứng quay lưng về phía khung thành đối phương và ở trong hoặc gần khu vực 11m, bóng đang ở tầm ngang đầu. Một pha ghi bàn đẹp mắt có thể đến với cú đá này. Và thông thường thì người ta thích thú và ca ngợi những pha ghi bàn như thế hơn nhiều so với các pha phá bóng.

Thuật ngữ tiếng Anh bicycle kick xuất phát từ chỗ động tác của hai chân khi thực hiện cú đá này trông như đang đạp xe đạp với một chân đưa về trước, phía quả bóng và một chân đưa về phía ngược lại. Tên tiếng Đức fallruckzieher của động tác này có nghĩa là “cú đá ngã về sau” ám chỉ sau khi cầu thủ thực hiện cú đá này thường bị ngã đập lưng xuống đất, rất dễ bị chấn thương. Còn ở hầu hết Cú Bicycle Kick của Pele

Page 33: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 33

châu Mỹ Latinh, người ta gọi cú đá này là Chilena nghĩa là “cú đá theo phong cách Chile” vì các đội bóng Chile là những người đầu tiên trình diễn cú đá này. Ramon Unzaga, người gốc Tây Ban Nha nhập cư vào Chile, được cho là người đầu tiên đã sáng tạo nên cú đá Chilena vào năm 1914.

Vào những năm 1930 và 1940, cầu thủ người Brazil Leonidas da Silva đã làm cho màn trình diễn này trở nên hoàn hảo. Nhờ nó, năm 1938 trong một trận đấu giữa Brazil và Ba Lan, Silva đã giúp Brazil chiến thắng 6-5. Ở Italia, Carlo Parola là cái tên nổi tiếng gắn pha trình diễn bicycle kick. Còn tại Đức, ngôi sao của cú đá này là Klaus Fisher với bàn thắng ngoạn mục trong mùa bóng 1976/1977. Động tác này còn được coi như là thương hiệu riêng của một cầu thủ người Brazil trứ danh Edson Arantes do Nascimento mà chúng ta vẫn quen gọi là “Vua bóng đá” Pele. Trong thập niên 1960 và 1970 Pele đã làm cho nó

trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Một cầu thủ Brazil khác ở gần hơn với thế giới bóng đá hiện tại là Rivaldo cũng có thể thực hiện cú đá này một cách hết sức thành thục. Trong màu áo Barcelona, anh đã từng làm cho cả cầu trường nổ tung với bàn thắng từ một cú đá bicycle kick hoàn hảo.

Ramon Unzaga

Page 34: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 34

Phán quyết Bosman là gì?

Trước khi có phán quyết Bosman

Trước khi có phán quyết Bosman, một cầu thủ bóng đá chỉ được phép chuyển sang một câu lạc bộ khác khi có sự thoả thuận giữa hai câu lạc bộ. Thông thường thoả thuận này chỉ đạt được sau khi xác định được mức phí chuyển nhượng mà câu lạc bộ mua phải trả cho câu lạc bộ bán cầu thủ đó. Điều này được thực hiện bất chấp việc hợp đồng của cầu thủ với câu lạc bộ bán đã kết thúc hay chưa. Vì vậy cầu thủ không được phép kí hợp đồng với một câu lạc bộ mới cho tới khi phí chuyển nhượng được trả hoặc chắc chắn được trả.

Đồng thời khi đó hệ thống hạn ngạch đã tồn tại ở một số giải quốc gia và các giải đấu của UEFA. Hệ thống này có nghĩa là chỉ một số lượng hạn chế các cầu thủ nước ngoài được phép chơi trong mỗi trận đấu. Chẳng hạn trong các giải đấu của UEFA, chỉ 3 cầu thủ nước ngoài có thể chơi cho cùng một câu lạc bộ.

Phán quyết Bosman

Phán quyết Bosman ra đời xuất phát từ trường hợp của một cầu thủ người Bỉ tên là Jean-Marc Bosman. Khi hợp đồng của anh ta với câu lạc bộ của Bỉ là RFC Liege hết hạn vào năm 1990, Bosman muốn chuyển sang chơi cho câu lạc bộ Pháp Dunkerque. Tuy nhiên Liege từ chối cho phép Bosman rời đi mà không có khoản phí chuyển nhượng từ phía câu lạc bộ Dunkerque. Theo Bosman thì với tư cách là một công dân trong Liên Minh Châu Âu, anh có quyền tự do di chuyển trong nội bộ Liên Minh Châu Âu nếu anh

muốn tìm việc làm (Điều 48, Hiệp ước Rome). Hệ thống chuyển nhượng lúc bấy giờ ngăn cản Bosman thực hiện quyền tự do di chuyển đó và anh cho rằng nó cần được thay đổi để các cầu thủ đã hết hạn hợp đồng với câu lạc bộ có thể chuyển sang câu lạc bộ mới mà không phải có khoản phí chuyển nhượng.

Vụ việc được đưa lên toà án châu Âu và ngày 15 tháng 12 năm 1995 toà đã đưa ra phán quyết ủng hộ Bosman (phán quyết Bosman), chống lại câu lạc bộ RFC Liege, liên đoàn bóng đá Bỉ và UEFA. Có hai điểm quan trọng trong phán quyết này:

1. Phí chuyển nhượng là bất hợp pháp khi cầu thủ đã hết hạn hợp đồng với một câu lạc bộ muốn chuyển sang một câu lạc bộ khác trong Liên Minh Châu Âu. Từ nay, chỉ những cầu thủ có hợp đồng còn thời hạn với câu lạc bộ khi chuyển nhượng mới cần có phí chuyển nhượng.

Jean-Marc Bosman

Page 35: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 35

2. Hệ thống hạn ngạch cũng là bất hợp pháp. Các câu lạc bộ có quyền sử dụng các cầu thủ trong Liên Minh Châu Âu bao nhiêu tuỳ ý (tuy nhiên có hạn chế về số lượng cầu thủ đến từ ngoài Liên Minh Châu Âu)

Sự tác động của phán quyết Bosman và những vấn đề nảy sinh

Hiệu lực của phán quyết Bosman đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các câu lạc bộ khắp châu Âu. Họ bắt đầu ký những hợp đồng dài hạn hơn với các cầu thủ để ngăn chặn việc mất đi các cầu thủ mà không có được những khoản phí chuyển nhượng. Các câu lạc bộ nhỏ hơn thì lại không thể ký hợp đồng dài hạn với các cầu thủ (đặc biệt là các cầu thủ trẻ) bắt đầu mất đi các khoản phí chuyển nhượng khi các cầu thủ giỏi lần lượt tự do chuyển đến các câu lạc bộ lớn hơn. Tuy nhiên nỗi lo ngại về việc các câu lạc bộ nhỏ sẽ bị phá sản vì quy định này đã được chứng minh là không có căn cứ cho đến 6 năm sau, tác động kinh tế lớn nhất của phán quyết Bosman đã xảy ra khi hợp đồng giữa hãng truyền hình ITV Digital với một số câu lạc bộ ở giải bóng đá Anh đổ vỡ, khiến các câu lạc bộ đã ký hợp đồng dài hạn với các cầu thủ không đủ khả năng trả lương

cho họ nữa.

Tuy nhiên phán quyết này lại có tác động tích cực với các cầu thủ. Các cầu thủ đã hết hợp đồng với câu lạc bộ của mình có thể tự do đàm phán với các câu lạc bộ khác để có thể thoả thuận một vị trí có lợi hơn và mức lương cao hơn. Phán quyết Bosman thực sự đã tăng cường quyền lợi của các cầu thủ, cho phép họ tự do hơn trong quyết định về sự nghiệp của mình.

Phán quyết Bosman tuy vậy chỉ có ảnh hưởng với những vụ chuyển nhượng các cầu thủ đã hết hạn hợp đồng. Nó không có quy định về tính hợp pháp của những vụ chuyển nhượng của các cầu thủ vẫn còn hạn hợp đồng với câu lạc bộ của mình. Năm 1998, Ủy ban châu Âu đã gửi một bản tuyên bố đến các cơ quan quản lý về bóng đá, phản đối hệ thống chuyển nhượng quốc tế các cầu thủ còn hạn hợp đồng với câu lạc bộ. Tuy nhiên với việc năm 2000 vụ chuyển nhượng trị giá 37 triệu bảng đưa cầu thủ Luis Figo (vẫn còn hạn hợp đồng với Barcelona) sang Real Madrid đã cho thấy hệ thống chuyển nhượng không thống nhất với Hiệp ước của EU. Chiếu theo Tuyên bố số 29 của Hiệp ước Amsterdam “lắng nghe ý kiến của các liên đoàn thể thao khi thảo luận về những vấn đề quan trọng có tác động đến thể thao”, Ủy ban châu Âu đã đi đến thương thuyết với các cơ quan quản lý bóng đá về một cuộc cải cách nhằm đưa hệ thống đi vào thống nhất với Hiệp ước.

Với trị giá 37 triệu bảng của Figo, các câu lạc bộ quê nhà của anh không thể nào đủ tiền để có anh trong đội hình

Page 36: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 36

Dưới tác động của phán quyết Bosman, phí chuyển nhượng các cầu thủ còn hạn hợp đồng cứ tiếp tục tăng và đạt đến đỉnh như trường hợp Real Madrid trả 45 triệu bảng để có Zinedine Zidane. Tuy nhiên, yêu cầu về những mức phí chuyển nhượng cao như vậy của câu lạc bộ bán nếu như bị câu lạc bộ mua từ chối thì cũng có thể ngăn việc tự do chuyển nhượng trong nội bộ EU. Chẳng hạn, với yêu cầu về phí chuyển như Barcelona đưa ra với trường hợp Luis Figo thì chỉ có Madrid hay một vài câu lạc bộ giàu có khác mới có thể đáp ứng được. Và như vậy, nếu Figo muốn trở về chơi bóng ở Bồ Đào Nha, anh phải đợi đến khi kết thúc hợp đồng vì chẳng câu lạc bộ Bồ Đào Nha nào có thể đủ tiền để mua

anh.

Các câu lạc bộ bán thì cho rằng xét theo khía cạnh luật pháp và đạo đức, chẳng có gì sai trái nếu họ có quyền kiểm soát việc chuyển nhượng cầu thủ còn hạn hợp đồng, vì họ phải tôn trọng hợp đồng. Và nếu một cầu thủ phá vỡ hợp đồng thì khoản tiền chuyển nhượng chỉ đơn giản là sự bồi thường cho thiệt hại của câu lạc bộ. Tuy nhiên, theo quan điểm của Ủy ban châu Âu, các khoản phí chuyển nhượng không phản ánh đúng mức độ thiệt hại của câu lạc bộ khi một cầu thủ phá vỡ hợp đồng. Real Madrid phải trả cho Arsenal 23 triệu bảng để có Nicolas Anelka, nhưng khi Arsenal từ chối để anh ta ra đi, luật sư của Anelka đã doạ sẽ đưa vụ việc ra toà và còn tuyên bố rằng giá trị thực sự dành cho việc bồi thường việc Anelka phá vỡ hợp đồng chỉ là 900.000 bảng, phần giá trị còn lại của hợp đồng của anh với Arsenal. Hơn nữa trong nhiều trượng hợp chuyển nhượng cầu thủ, chính câu lạc bộ bán đã phá vỡ hợp đồng khi bán cầu thủ đi dù anh ta không muốn, vậy thì tại sao câu lạc bộ bán lại không phải bồi thường cho cầu thủ?

Vì vậy, Uỷ Ban Châu Âu cho rằng việc bồi thường hợp đồng bị phá vỡ nên được quy định một cách khách quan và công bằng, phản ánh chính xác thiệt hại thực tế của câu lạc bộ và không cản trở việc tự do chuyển nhượng cầu thủ giữa các nước EU. Ủy ban cũng chỉ ra rằng ở các ngành nghề khác, những người công nhân muốn hủy hợp đồng có thể đưa ra thông báo với công ty một thời gian trước theo như thoả thuận trong hợp đồng. Mặc dù vậy họ vẫn thừa nhận tình huống một cầu thủ có thể đưa ra thông báo trước 1 tháng với câu lạc bộ của mình và rồi chuyển sang câu lạc bộ đối thủ trước trận đấu quyết định chức vô địch thì cũng có thể gây nên sự mất công bằng. Vì vậy, Uỷ ban châu Âu không yêu cầu tự do hoàn toàn trong việc chuyển nhượng cầu thủ, nhưng kêu gọi thực hiện một cam kết có thể đưa hệ thống chuyển nhượng cầu thủ đến gần hơn với luật pháp EU mà không làm giảm giá trị của cạnh tranh công bằng.

Và với phán quyết Bosman, các cơ quan quản lý bóng đá ở châu Âu vẫn không muốn thống nhất với Ủy ban châu Âu một cách nửa vời, và vẫn cho rằng thể thao nên được loại trừ khỏi sự quy định của luật pháp EU và rằng nên duy trì hệ thống chuyển nhượng hiện tại. Họ cho rằng việc chuyển nhượng là một hình thức tái phân phối thu nhập, cho phép các câu lạc bộ nhỏ

Zidane - Hợp đồng kỷ lục trị giá 45 triệu bảng

Page 37: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 37

và các giải đấu nhỏ có thể tồn tại và nếu không có nó bóng đá với tư cách một môn thể thao sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà quản lý bóng đá vẫn không tỏ ra thuyết phục . Khả năng tái phân phối thu nhập của hệ thống chuyển nhượng theo phán quyết Bosman là rất hạn chế, vì với những vụ chuyển nhượng trị giá khổng lồ giữa các câu lạc bộ giàu với những cầu thủ “đã khẳng định được mình” thì nhiều câu lạc bộ nhỏ cũng chẳng được gì. Hơn nữa, theo như Ủy ban châu Âu thì việc tái phân phối thu nhập cho các câu lạc bộ nhỏ có thể tiến hành theo cách tốt hơn, chẳng hạn như việc chia tiền bản quyền truyền hình một cách công bằng hơn.

Một vấn đề nữa mà các nhà quản lý bóng đá vẫn chưa giải quyết được đó là cho dù Ủy Ban Châu Âu có "để yên" không can thiệp tới bóng đá như họ yêu cầu thì điều đó cũng không thể thay đổi được nguy cơ về sự bất hợp lý trong hệ thống chuyển nhượng mà chỉ tạo nên những thách thức trong tương lai nếu như có một cầu thủ nào đó tỏ ra bất bình, nhất là khi anh ta lại có sự ủng hộ của hiệp hội các cầu thủ quốc tế ( FIFPro). Điều này có thể dẫn đến một vụ kiện lên toà án châu Âu với những hậu quả nghiêm trong hơn vụ Bosman vì toà án sẽ không dễ dàng chịu chấp nhận thoả hiệp như Ủy Ban Châu Âu.

FIFA vào cuộc

Trước tình hình đó, FIFA dường như đã nhận thấy không thể không vào cuộc và kết quả là tại cuộc họp hội đồng FIFA hàng năm diễn ra tại Buenos Aires tháng 7 năm 2001 đã phê chuẩn các quy định về chuyển nhượng quốc tế. Các quy định này được áp dụng cho tất cả các hợp đồng chuyển nhượng ký sau ngày 1 tháng 9 năm 2001. Theo đó:

- yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo đối với cầu thủ chuyển nhượng dưới 23 tuổi

- Yêu cầu tôn trọng hợp đồng trong 2-3 năm đầu, cấm việc cầu thủ đơn phương phá vỡ hợp đồng. Cầu thủ nào không chấp hành sẽ phải chịu án treo giò 4 tháng cộng với một khoản tiền bồi thường cho câu lạc bộ tính theo tiền lương thời gian còn lại của hợp đồng phù hợp với luật quốc gia.

- Mỗi mùa bóng chỉ có 2 kỳ chuyển nhượng

- Thành lập một hệ thống phân xử độc lập và khách quan nhằm giải quyết với những tranh chấp trong hợp đồng và vấn đề bồi thường (với quyền hạn cho phép chuyển nhượng các cầu thủ đang còn hạn hợp đồng vì những lý do mang tính thể thao)

Kể từ sau khi những quy định này ra đời, quả là phí chuyển nhượng đã giảm đi nhưng điều này chủ yếu là do suy thoái kinh tế trên thị trường chuyển nhượng và những mức phí chuyển nhượng cao ngất ngưởng vẫn được sử

Page 38: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 38

dụng như một công cụ để giữ chân cầu thủ (chẳng hạn như trường hợp Fulham đã định giá cao cho Louis Saha để ngăn anh này chuyển sang Manchester United vào kỳ chuyển nhượng tháng 1 năm 2004) hoặc để tăng ngân sách trả nợ (trường hợp Leeds United bán Jonathan Woodgate năm 2003). Thực tế là 3 năm sau khi những quy định này ra đời, chỉ có tác động của việc tôn trọng quy định về chuyển nhượng 2 kỳ mỗi mùa bóng và bồi thường cho câu lạc bộ nếu cầu thủ dưới 23 tuổi phá vỡ hợp đồng là có tác động tích cực trong việc hạn chế tự do chuyển nhượng tràn lan.

Quy định bổ sung của UEFA

Ngày 21 tháng 4 năm 2005, cuộc họp 52 thành viên của UEFA đã nhất trí ủng hộ một quy định nhằm tăng cường công tác đào tạo cầu thủ trẻ tại các câu lạc bộ. Quy định này là một biện pháp nhằm khôi phục một số tác động do phán quyết Bosman gây ra. Quy định bổ sung này cho phép một cầu thủ có thể tự do chuyển đi vào năm cuối của hợp đồng có thời hạn 4 hoặc 5 năm với câu lạc bộ miễn là anh ta đưa ra yêu cầu cho câu lạc bộ dưới 15 ngày sau khi mùa giải trước kết thúc. Câu lạc bộ sẽ được bồi thường, nhưng chỉ với lượng tiền tương đương số lương vào năm cuối của hợp đồng, tức là sẽ ít hơn rất nhiều so với mức phí chuyển nhượng trong hầu hết các trường hợp. Với quy định này, UEFA hi vọng sẽ khắc phục được tình hình các câu lạc bộ đưa ra những hợp đồng cao ngất ngưởng, bóp méo tính chân thực của thị trường chuyển nhượng.

Page 39: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 39

Biểu tượng của Liverpool FC có ý nghĩa như thế nào? Chính giữa biểu tượng của Liverpool FC là hình một con chim đang vỗ cánh, con chim này có tên Liver Bird, Liver Bird là hình ảnh đại diện của thành phố Liverpool. Liver Bird là con vật được tưởng tượng ra, pha trộn giữa chim đại bàng và chim cốc. Cũng có người lại cho rằng đó là một chú chim bói cá được cách điệu, ý kiến này có lẽ do Liverpool là một thành phố cảng. Từ thế kỉ thứ XIII, vua nước Anh quyết định nâng cấp một cảng cá nhỏ có tên là Lerpoole lên thành phố Liverpool và hình ảnh của Liver Brid đã xuất hiện trên con dấu của tòa thị chính thành phố. Trên nóc của tòa nhà Liver Building cũng có hai chú Liver Bird rất lớn bằng đồng, người ta nói rằng Liver Bird đem lại những điều may mắn cho thành phố cảng. Khi Liverpool FC được thành lập, Liver Bird được chọn làm con vật tượng trưng và đem lại may mắn cho câu lạc bộ. Ban đầu biểu tượng của CLB chỉ đơn giản là hình Liver Bird màu trắng ở giữa, những chi tiết khác dần được bổ xung theo năm tháng: - Màu đỏ là màu cờ, sắc áo của CLB. - Dòng chữ “You’ll never walk alone” là tên bài hát truyền thống của CLB đã vang lên trên khắp thế giới. - Hai ngọn lửa nhỏ để tượng trưng cho 96 nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa Hillsbrough.

Page 40: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 40

Câu lạc bộ Liverpool được thành lập như thế nào? Vào năm 1892 có một cuộc tranh cãi về tài chính diễn ra giữa CLB Everton và John Houlding (chủ sân vận động Anfield), Everton quyết định ly khai và chuyển sang Goodison Park. John Houlding gấp rút xây dựng một đội bóng để chơi trên chiếc sân trống ấy, và Liverpool FC ra đời. Sau khi chia tách với Everton FC, các cầu thủ Liverpool mặc chiếc áo kẻ những ô vuông to màu xanh và trắng – màu truyền thống của Everton. Trong bức ảnh đầu tiên của Liverpool chụp năm 1892, các cầu thủ mặc giống hệt các cầu thủ Everton mặc năm 1883. Mãi tới năm 1894, các cầu thủ Liverpool mới chuyển sang màu áo đỏ. Từ đó, Liverpool luôn mang áo đỏ quần trắng và tất đỏ - sự thay đổi chỉ ở kiểu dáng cổ áo và những vạch sọc trên tất. Vào mùa bóng 1958-1959, Liverpool bắt đầu sử dụng phù hiệu của đội bóng trên áo: một phù hiệu hình bầu dục với chú chim màu đỏ và dòng chữ LFC ở phía dưới. Kiểu quần áo cũng thay đổi với cổ hình chữ V và quần lần đầu tiên có những vạch đỏ. Lên hạng vào năm 1962, Liverpool lại mặc áo có cổ. Sau khi giành chức VĐQG năm 1964, HLV Shankly đề nghị sử dụng bộ trang phục toàn đỏ để cho “khí thế hơn”. Bộ trang phục truyền thống của Liverpool hình thành: Áo đỏ với cổ viền trắng, quần đỏ và tất đỏ, cùng phù hiệu trên ngực. Sang thập niên 70, Liverpool đơn giản hoá phù hiệu với chú chim màu trắng và dòng chữ LFC được thêu trên áo. Cùng với sự thương mại hoá bóng đá, lần đầu tiên phù hiệu nhỏ của hãng Umbro xuất hiện trên phần ngực phải của áo. Kiểu áo có cổ được thay bằng kiểu áo cổ chữ V và thân áo đã xuất hiện những hình trang trí màu vàng. Năm 1979, Liverpool trở thành đội bóng đầu tiên của nước Anh có tên nhà tài trợ trên trang phục, đó là tên hãng Hitachi. Ra đời muộn hơn Everton nhưng Liverpool đã nhanh chóng khẳng định vị trí hàng đầu trong làng bóng đá Anh của mình với 5 danh hiệu VĐQG trong giai đoạn 1900 và 1947, trước khi sẩy chân rớt hạng Nhì năm 1954. Tuy nhiên, dưới thời HLV Bill Shankly và Bob Paisley trong quãng thời gian từ năm 1959 tới năm 1983, Liverpool đã vươn lên trở thành một biểu tượng của bóng đá Anh. Sau khi thăng hạng Nhất năm 1961, Liverpool gặt hái hết danh hiệu này cho tới danh hiệu khác, trong đó bao gồm 5 lần vô địch châu Âu. Chiến tích 18 lần VĐ giải hạng Nhất Anh cho tới nay vẫn là một kỷ lục đầy tự hào với các CĐV

Áo đấu của Liverpool FC ngày xưa và bây giờ.

Biểu tượng của Liverpool FCngày nay

Page 41: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 41

ở Merseyside, và chưa một CLB nào của Anh vượt qua cột mốc này của Liverpool. Khi nhắc tới sân Anfield, người ta nhắc ngay tới khán đài Kop nổi tiếng của nó. Khán đài này được xây dựng vào năm 1906, sau khi đội bóng áo đỏ giành được danh hiệu VĐ lần thứ hai. Tất cả những ai từng có mặt ở đây đều cảm thấy ngưỡng mộ pha chút thèm khát, tất cả những cầu thủ đều cảm thấy bồi hồi mỗi khi ngửng đầu chiêm ngưỡng nó. Mãi tới mùa bóng 1928-1929, khán đài Kop mới được che bằng một cái mái xi măng. Tuy vậy, nó cũng là cái mái che lớn nhất trên sân bóng hồi bấy giờ. Rất thần kỳ là trong Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nó không hề bị “sây sát”, bất chấp những cuộc ném bom của phát xít Đức. Sau thế chiến, Liverpool trở thành một đội bóng mạnh và khán giả kéo đến sân ngày càng đông. Năm 1952, có trận sân Anfield tải gần 62.000 khán giả tới xem, và kỷ lục ấy tồn tại cho tới ngày nay. Cái tên Kop do Ernest Edwards, nhà báo chuyên viết thời luận của tờ “tiếng vọng Liverpool” đặt cho khán đài xây trên nền đất cao và dốc, gợi nhớ tới “Spion Kop”, ngọn đổi ở Nam Phi, nơi quân Anh quần thảo với quân Hà Lan trong cuộc chiến tranh Boer năm 1900. Kop có sức chứa 28.000 khán giả và nó góp phần quan trọng vào những chiến thắng của Liverpool. Trên cái khán đài phi thường này, những cổ động viên bị lèn chặt như cá hộp trong thời gian diễn ra trận đấu. Đó là một biển người dậy sóng đe doạ khủng khiếp, khiến những địch thủ tài năng nhất cũng có thể mất tinh thần và bị rối loạn khi thi đấu tại sân Anfield. "Luôn hướng tới phía trước, không sợ hãi trước bất kỳ đối thủ nào" trở thành tinh thần chủ đạo của đội bóng qua nhiều thập kỷ. Tinh thần ấy được hun đúc thành một ý chí tuyệt vời mà thiếu ý chí ấy chưa chắc Liverpool đã trở thành một người khổng lồ của bóng đá châu Âu. Tinh thần ấy giúp họ vượt qua Real Madrid trong trận chung kết Cúp C1 năm 1981, vượt qua AS Roma trong trận trung kết năm 1984 và viết nên câu chuyện cổ tích thần kỳ tại Istanbul năm 2005.

Các cầu thủ Liverpool với lần thứ 5 bá chủ châu Âu

Page 42: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 42

Đôi giày bóng đá được thiết kế như thế nào để có thể hỗ trợ cho cầu thủ?

Chỉ trong vài thập niên vừa qua, đôi giày của các cầu thủ bóng đá đã được cải tiến rất nhiều về kiểu dáng cũng như chức năng. Để theo kịp với yêu cầu phát triển của môn thể thao, ngành công nghiệp sản xuất giày đã cho ra đời hàng loạt các kiểu dáng và chất liệu mới cho đôi giày. Nhờ có kĩ thuật công nghệ cao và máy tính, các nhà sản xuất có thể phân tích những nguy cơ các cầu thủ phải đối mặt trong các điều kiện của trận đấu; họ cũng áp dụng những phương pháp

kiểm tra phức tạp nhằm thiết kế những đôi giày có tác dụng bảo vệ cầu thủ, phát huy tối đa phong độ của họ và đưa môn thể thao này lên một tầm cao mới.

Đôi giày là thứ dụng cụ cơ bản kết nối giữa cầu thủ với mặt sân và quả bóngvà có thể đối với mỗi cầu thủ nó là thứ dụng cụ quan trọng bậc nhất. Vì lẽ đó hàng năm các công ty đầu tư hàng triệu đô la và bao nhiêu thời gian công sức để tiến hành những nghiên cứu tạo ra những đôi giày tốt nhất. Mặc dù thiết kế cơ bản của những đôi giày bóng đá không thay đổi gì nhiều trong vòng 70 năm qua, thế nhưng những đôi giày hiện đại chứa đựng rất nhiều cải tiến giúp cho cầu thủ vượt xa hơn những giới hạn của phong độ.

Về cơ bản, công nghệ trong bóng đá nhằm mục đích cải thiện các yếu tố sau của các cầu thủ: di chuyển, tiếp xúc bóng và sự thoải mái/bảo vệ. Theo đó đôi giày được thiết kế để hỗ trợ cầu thủ về các mặt như sau.

Lực trụ

Điều cơ bản là đôi giày phải cung cấp cho cầu thủ lực trụ vững trên mặt sân, điều này giúp họ chạy nhanh hơn và điều khiển bóng tốt hơn. Cải tiến lớn tạo ra điều này chính là những chiếc đinh ở đế giày, một sáng tạo xuất phát từ yêu cầu về điều kiện sân bãi trong thời tiết xấu. Bắt chước kiểu giày chơi hockey cùng thời, vào những năm 1890 các nhà sản xuất thêm vào những cái nút

bằng da dưới đế giày. Do các quy định về mặt an toàn nên chất liệu sử dụng sản xuất những cái nút đó là da thay vì kim loại, có thể gây nguy hiểm cho đối phương.

Qua thời gian, các cầu thủ ngày càng tiến bộ và các phong cách chơi bóng dần thay đổi thì tính linh hoạt của những chiếc đinh ở đế giày, thiết kế và cũng như cách sắp xếp vị trí của chúng trở thành một phần hết sức quan trọng. Để tạo tính linh hoạt, lần đầu tiên những chiếc đinh có thể tháo ra được giới thiệu trong thập niên 1920 giúp cho các cầu thủ kiểm soát tốt hơn

Đôi giày bóng đánăm 1830

Page 43: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 43

lực trụ của mình. Họ có thể thay đổi độ dài của những chiếc đinh cho phù hợp điều kiện sân bãi, chọn những chiếc đinh dài cho những trận đấu trong thời tiết ẩm ướt và những chiếc đinh ngắn hơn cho bề mặt sân khô ráo. Điều này có thể được xem là một cải tiến nổi bật mà đến này vẫn còn được một số nhà sản xuất ứng dụng.

Thiết kế của những chiếc đinh ở đế giày chủ yếu tập trung vào hình dạng và chất liệu. Các đôi giày trước đây sử dụng những chiếc đinh làm bằng da cứng thì ngày nay đinh thường được làm bằng chất liệu nhựa cứng và bền hoặcbằng thép hay magiê với ưu điểm là trọng lượng nhẹ. Đinh nhựa thì có ưuđiểm là có thể gắn trực tiếp với đế giày cùng chất liệu nên giảm bớt chi phí sản xuất. Thông thường, những chiếc đinh giày có thiết kế tròn với bán kính lớn hơn ở trên (phần tiếp xúc với đế giày) và nhỏ dần đến điểm tiếp xúc với mặt sân. Ngoài ra một số công ty còn sử dụng loại đinh thiết kế kiểu cổ có góc cạnh hoặc hình dạng giống như chiếc răng để có thể tạo nên lực trụ lớn hơn.

Vị trí sắp xếp của những chiếc đinh ở đế giày cũng góp phần quan trọng trong việc tạo nên tính năng của đôi giày bóng đá. Kiểu sắp xếp tiêu chuẩn là 4 đinh ở phía trước và 2 đinh ở gót chân có tính đến yếu tố cân bằng trọng lượng. Tuy nhiên ngày nay các nhà sản xuất sau những nghiên cứu công phuđã tìm ra những cách sắp xếp khác tốt hơn. Kiểu sắp xếp theo đường tròn được cho là tăng cường khả năng định hướng, trong khi đó kiểu sắp xếp một bên tạo ra khả năng chuyển hướng tốt hơn sang bên trái hoặc bên phải. Điều này cũng có nghĩa là ngoài việc tăng cường lực trụ, cách sắp xếp đinh còn tác động tới sự nhanh nhẹn linh hoạt của các cầu thủ.

Tiếp xúc bóng

Đôi giày đóng vai trò là điểm tiếp xúc với quả bóng. Để thực hiện những động tác rê bóng tốt, cầu thủ phải có nhạy cảm và cảm giác bóng tốt hay tiếpxúc bóng tốt. Tiếp xúc bóng càng tốt, cầu thủ càng dễ dàng kiểm soát bóng.Chất liệu được sử dụng để chế tạo phần trên của đôi giày thường đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra khả năng tiếp xúc bóng tốt vì phần đó là phần tiếp xúc của chân với bóng. Trước đây những đôi giày thường được sản xuất bằng da bò, dày và nặng, làm hạn chế khả năng tiếp xúc với bóng. Tuy nhiên vào thế kỷ 19, các nhà sản xuất bắt đầu sử dụng da căng-gu-ru, loại da mỏng, mềm nhưng bền chắc và thường được coi là thứ da tự nhiên tốt nhất để sản xuất giày. Trên thực tế, thứ da này giúp tăng cường cảm giác với bóng, vì thế cũng làm tăng khả năng tiếp xúc bóng.Đến nay, nhiều đôi giày cao cấp vẫn còn được sản xuất từ thứ chất liệu tuyệt vời này.

Trong những năm gần đây, chất liệu tổng hợp (chẳng hạn như chất liệu mang tên NikeSkin của Nike) được phát triển nhằm tăng cường độ bền và khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết của đôi giày. Thêm vào đó chất liệu tổng hợp còn giúp giảm khối lượng của giày. Một vài loại giày còn kết hợp dacăng-gu-ru với chất liệu tổng hợp bằng việc sản xuất phần trước bằng da căng-gu-ru để tăng khả năng tiếp xúc bóng và phần còn lại làm bằng chất

Page 44: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 44

liệu tổng hợp để tăng độ bền và giảm bớt trọng lượng.

Lực chạm bóng

Những đôi giày giúp tạo bề mặt tốt hơn để chạm bóng. Khi chuyền bóng hay sút bóng, các cầu thủ cần một bề mặt sạch tiếp xúc với bóng để tạo lực đá tốt và độ chính xác. Những đôi giày trước đây được làm từ thứ da giày không hề hỗ trợ được gì về mặt này, nhưng những nghiên cứu ngày nay đã tạo ra nhiều cải tiến nhằm mục đích giúp cầu thủ có một sự chuẩn bị tốt cho những pha chạm bóng.

Một phương pháp được các nhà sản xuất ứng dụng là đẩy dây giày gần về góc ngoài của đôi giày. Đây còn gọi là cải tiến dây buộc không cân xứng mà theo đó, phần trước và mặt trong của phần trước đôi giày tạo nên một bề mặt phẳng phiu hơn để đá vào quả bóng.

Bước đột phá của dòng sản phẩm Adidas Predator làmẫu mực về mặt hỗ trợ các cầu thủ nâng cao phong độ của mình. Loại giày mới có hai đặc tính quan trọng giúp tạo nên những cú đá mạnh mẽ hơn và chính xác hơn. Thứ nhất, một hợp chất giống như cao su được thêm vào phần tiếp xúc trực tiếp với mặt trước của bàn chân. Ngoài vệc giúp tăng cường khả năng chạm bóng, tính chất ma sát của hợp chất đó còn giúp cầu thủ tạo nên lực xoáy lớn hơn khi đá bóng. Điểm thứ hai là loại

giày này tập trung khối lượng của đôi giày vào phần trước. Mô phỏng theo cấu tạo của bàn chân (khớp, cơ và xương), các kĩ sư đã tạo ra thiết kế kiểu giày này. Đưa trọng tâm của đôi giày gần với điểm tác động với bóng giúp tăng cường lực tác động lên bóng. Thử nghiệm với đôi giày này cho thấy tốc độ của bóng tăng lên và điều này cũng có nghĩa là khả năng uy hiếp khung thành đối phương cũng tăng lên. Gợi ý này xuất phát từ lý thuyết chế tạo vợt tennis, gậy đánh golf và gậy đánh bóng chày.

Sự thoải mái

Các chức năng không chỉ là yếu tố duy nhất quyết định thiết kế của đôi giày. Trong khi chạy và đá bóng các cầu thủ cần sự thoải mái và an toàn từ đôi giày. Nhờ đó cầu thủ có thể tập trung cho trận đấu bởi họ hoàn toàn tin tưởng vào sự thoải mái và an toàn mà cấu tạo của đôi giày đem lại.

Kiểu giày của thế kỷ 19 tập trung vào tính năng bảo vệ cho bàn chân vì bóng đá khi đó mang tính va chạm nhiều giữa các cầu thủ. Khi đó đôi giày được thiết kế với cổ giày quá mắt cá để bảo vệ mắt cá chân và cũng thường được sản xuất bằng thứ da dày và nặng để bảo vệ phần chân còn lại. Khi bóng đá

David Beckham với đôi giày AdidasPredator

Page 45: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 45

bắt đầu giảm bớt tính va chạm và tăng cường tập trung vào tốc độ và kĩ thuật, tính năng bảo vệ mắt cá chân như vậy không còn cần thiết nữa. Hướng đến sự thoải mái và an toàn, các cải tiến trong thiết kế cho ra nhữngđôi giày có kích thước nhỏ hơn như chúng ta thấy ngày nay. Hai yếu tố quan trọng, đế giày và cấu trúc xung quanh, góp phần quan trọng tạo nên sự thoải mái và an toàn của đôi giày.

Là lớp tiếp xúc giữa bàn chân và mặt sân, chức năng của đế giày là bảo vệ bàn chân và tạo sự thoải mái cho cầu thủ nhờ nó giảm bớt lực chấn động từ mặt sân. Để đạt được điều này, các nhà sản xuất thêm vào lớp đệm cho đế giày. Lớp đệm này giống như lớp giảm chấn động làm bằng chất liệu nhân tạo ở đôi giày chạy điền kinh nhưng được thiết kế nhỏ hơn để giảm bớt trọng lượng. Từ các phân tích nghiên cứu, các nhà sản xuất đưa ra khối lượng chuẩn giúp tạo ra khả năng bảo vệ và giảm chấn động tối ưu mà không ảnh hưởng tới các tính năng của đôi giày. Mặc dù nhiều nhà sản xuất vẫn cố định khối lượng của lớp đệm này nhưng riêng hãng Adidas thì đưa ra kiểu giày với ba loại đế với các đặc điểm khác nhau có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu của riêng mỗi cầu thủ.

Cũng giống như một đôi giày ba lê tốt có thể hỗ trợ cho người vũ công, cấu trúc của đôi giày cũng có tác dụng hỗ trợ cho cầu thủ. Chiếc giày vừa vặn bọclấy bàn chân giúp bảo vệ những điểm quan trọng. Tấm đệm gót chân ở phần sau chiếc giày giúp cố định gót chân và giữ bàn chân trong giày. Giày chạythường có tấm đệm gót gắn trong miếng lót ở gót chân còng giày bóng đá thì đặt phần đệm gót ở bên ngoài. Tấm đệm gót bên ngoài tạo nên sự hỗ trợ lớn hơn, giảm chấn động tốt hơn và giúp chiếc giày vừa vặn hơn. Hệ thống dây giày, một yếu tố khác trong cấu tạo của giày, cũng góp phần giữ chặt giày vớichân. Ngoài việc hỗ trợ cho lực chạm bóng, hệ thống dây buộc không đối xứng được ứng dụng bởi một số công ty cũng giúp tạo sự thoải mái nhờ nó

giải phóng áp lực khỏi phần giữa mu bàn chân vốn rất nhạycảm.

Loại giày Nike Air Zoom Total 90 III theo như Nike công bố là loại giày được thiết kế để tạo nên sự thoải mái nhất cho cầu thủ. Kiểu giày này cũng có hệ thống dây buộc không đối xứng và đệm gót bên ngoài như các kiểu giày phổ biến khác. Ngoài ra Total 90 còn có đế giày gồm hai loại đệm sản xuất theo ý tưởng từ công nghệ chế tạo giày chạy. Phần giữa của đế có lớp bọt nén được thiết kế đặc biệt cho việc

giảm chấn động và phân tán áp lực, và phần gót thì có lớp đệm khí nhẹ có vai trò như lớp đệm bổ sung. Giày còn có những vạch chống đỡ chạy từ phần trước đến phần sau của chiếc giày. Việc tăng cường cấu trúc này giúp tạo nên sự chắc chắn cũng như độ bền của giày khi bị uốn cong.

Bề ngoài trông có vẻ đơn giản nhưng thực ra đôi giày bóng đá thực sự là kết quả của rất nhiều nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển. Các kĩ sư thiết kế của các công ty hàng đầu đã phải sử dụng những dụng cụ phân tích và phần mềm phức tạp để tạo nên công nghệ hỗ trợ cho các vận động viên trong thi

Giày Nike AirZoom Total 90III

Page 46: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 46

đấu. Chẳng hạn tại Nike, người ta phải sử dụng những chiếc máy ảnh tốc độ cao gấp 30 lần máy ảnh thông thường, nhờ đó các kĩ sư mới có thể phân tích tỉ mỉ những chi tiết kĩ thuật của những chuyển động nhỏ nhất của cầu thủ. Các dữ liệu này cùng các kết quả đo áp lực tác động vào bên trong và bên ngoài chiếc giày cung cấp cho các kĩ sư một bức tranh trọn vẹn về mối liên hệ giữa cầu thủ và đôi giày.

Từ thế kỷ 19 đến nay đôi giày bóng đá đã thay đổi rất nhiều về hình dáng cũng như chức năng. Kiểu giày hiện đại đã thực sự hỗ trợ cho cầu thủ về mặt di chuyển, điều khiển bóng và sút bóng trong khi vẫn tạo nên sự thoải mái và an toàn tối đa. Và chắc chắn với sự phát triển của công nghệ tất cả sẽkhông chỉ dừng lại ở đó.

Page 47: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 47

Ballon d’Or là giải thưởng gì? Ballon d’Or hay còn gọi là Quả bóng Vàng châu Âu do tạp chí France Football trao tặng là danh hiệu mà bất kỳ cầu thủ nào cũng mơ ước có một lần được sở hữu. Quả bóng Vàng châu Âu là ý tưởng của ban Biên tập tạp chí nổi tiếng France Football (Pháp). Nó được ra đời với mục đích tôn vinh cầu thủ có phong độ thi đấu tốt nhất tại châu Âu mùa bóng trước đó.Lúc đầu, đối tượng trao thưởng Quả bóng Vàng châu Âu diễn ra trong phạm vi hẹp. Nó chỉ dành cho những cầu thủ mangquốc tịch châu Âu và đang thi đấu tại các giải VĐQG ở Cựu lục địa. Dù được khai sáng bởi người Pháp, nhưng người đầu tiên đã vinh dự giành được danh hiệu cao quý này lại là một cầu thủ Anh. Ngày 18/12/1956, tiền vệ phải Stanley Matthews nhờ phong độ chói sáng trong màu áo CLB Blackpool. Đây là một sự kiện gây sốc cho làng thể thao châu Âu lúc bấy giờ,bởi lúc nhận giải thưởng, cầu thủ này đã bước sang tuổi 41. Đã có không ít lời đàm tiếu về danh hiệu Quả bóng Vàng châu Âu đầu tiên này. Nhiều người cho rằng, danh hiệu của France Football không đáng được xem trọng, khi nó được trao vào tay một “ông già” như Matthews. Mãi đến khi những cầu thủ lừng danh đương thời như Di Stefano (Real Madrid), Kopa (Real Madrid), Luis Suarez (Barcelona)… lần lượt giành được giải thưởng này, Quả bóng Vàng châu Âu mới chính thức được thừa nhận. Ứng cử viên Quả bóng Vàng châu Âu do France Football lựa chọn. Sau đó, nó được bình bầu bởi các phóng viên bóng đá hàng đầu châu Âu, đến từ tất cả các quốc gia thành viên của UEFA. Theo quy định, mỗi phóng viên đến từ mỗi quốc gia khác nhau được phép chọn ra 5 cầu thủ trong lá phiếu của mình,thứ tự từ thấp đến cao. Người xếp đầu tiên sẽ được 5 điểm, người xếp thứ 2 được 4 điểm, người xếp thứ 3 được 3 điểm… Cầu thủ giành danh hiệu Quả bóng Vàng là người có được tổng số điểm cao nhất. Đến năm 1994, trước sự bùng nổ về truyền thông, Quả bóng Vàng châu Âu cũng có một bước chuyển mình mới. Giải thưởng này lúc bấy giờ đã được mở rộng hơn một chút: Cầu thủ được lọt vào danh sách ứng cử viên không nhất thiết phải đang chơi bóng ở cựu lục địa, mà chỉ cần mang quốc tịch châu Âu. Năm đó, tiền đạo Hristo Stoichkov của ĐT Bulgaria và CLB Barcelona đã trở thành người chiến thắng. Anh được 210 điểm, vượt xa cầu thủ đứng thứ 2 Roberto Baggio (Juventus) tới 74 điểm. Năm 1995, Danh hiệu Quả bóng Vàng tiếp tục được thay đổi. Có thể coi đây

Ronaldinho, cầu thủ đoạt

Quả bóng Vàng châu Âu 2005.

Page 48: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 48

là một bước đột phá mới. Ballon d’Or lúc bấy giờ không chỉ còn là sở hữuriêng của các cầu thủ mang quốc tịch châu Âu. Nó được mở rộng cho tất cả các cầu thủ đến từ tất cả các châu lục, miễn là đang thi đấu cho một CLB tại châu Âu. Cầu thủ ngoài châu Âu đầu tiên được sở hữu Quả bóng Vàng là một chàng trai đến từ châu Phi: tiền đạo George Weah của CLB AC Milan và mới đây nhất danh hiệu này đã được trao cho cầu thủ Ronaldinho (Brazin) hiện đang khoác áo CLB Barcelona.

Page 49: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 49

Câu lạc bộ AC Milan được thành lập như thế nào? Ngày 16/12/1899, một nhóm CĐV túc cầu giáo của thành Milano (phần lớn là các thuỷ thủ) tụ họp nhau lại khách sạn Hotel du Nord và cái tên chính thức Milan Football & Cricket Club đã ra đời từ đấy, tất nhiên là đội bóng có trụ sở tại một cửa hàng rượu ở phố Via Berchet của thành Milan, họ không thể nổi tiếng ngay được với một lãnh đạo nghiệp dư như thế mà phải đến khi Alfred Edwards xuất hiện sau đó nửa năm. Có lẽ trên thế giới ít có người nào lại vừa làm Chủ tịch, HLV và kiêm luôn là cầu thủ như Edwards tại Milan. Và những đóng góp vô bờ bến của ông đã giúp Milan giành được Scudetto đầu tiên vào năm 1901 và một đế chế mới đã ra đời! Nhiều thế hệ Milanista (các CĐV AC) luôn tự hào được chứng kiến sự “ra đời” của những nhà chiến thuật bậc thầy và những siêu sao bóng đá trên sân San Siro. Gipo Viani, Nereo Rocco và Nils Liedholm đều là cha đẻ của lối đá tấn công 4 tiền đạo ở thập kỷ 50 và 60 giúp Milan không chỉ thành công tại Italia (6 Scudetto) mà còn lừng danh khắp thế giới với 2 Cúp C1 (1963,1968), 1 Cúp C2 (1968) và 1 Cúp Liên lục địa (1969). Cuối những năm 80 và đầu thập kỷ 90, cả Arrigo Sacchi và Fabio Capello đã tạo dựng nên một Milan luôn ép đối phương đến nghẹt thở bằng lối chơi pressing toàn sân và khi đó Milan đã rơi vào “tình trạng” không có đối thủ. Milan còn nổi tiếng hơn với những cầu thủ huyền thoại. Bắt đầu là những người Thuỵ Điển Gunnar Gren, Gunnar Nordhal và Nils Liedholm (bộ ba “Gre-No-Li”), rồi tuyển thủ Uruguay Juan Alberto Schiaffino, chân sút lừng danh Brazil Jose Altafini, Gianni Rivera, cầu thủ xuất sắc nhất AC Milan mọi thời đại, hậu vệ đội trưởng Franco Baresi trong những năm 80 đầu thập kỷ 90, số 6 bất tử của Milan. Và không thể không nhắc đến bộ ba “Hà Lan bay”: Marco Van Basten, Ruud Gullit và Frank Rijkaard khi họ khoác áo sọc đỏ đen... Để có được sức mạnh ấy, tất nhiên là công sức của tất cả các thành viêntrong đại gia đình AC Milan nhưng trên hết vẫn là một người: Silvio Berlusconi. Mua lại AC Milan từ năm 1986, ông trùm truyền thông, chủ tập đoàn Fininvest hùng mạnh đã rót biết bao tiền của để giúp một đội bóng truyền thống nhưng bị khủng hoảng khi đó (phải chơi tại Serie B) lấy lại “thương hiệu” vốn có của mình. Và sân San Siro lại bừng sáng còn đối thủ của Milan luôn phải khiếp sợ.

SVĐ San Siro

Màu áo truyền thống của AC Milan

Chủ tịch Berlusconi trong niềm vui chiến thắng

Page 50: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 50

Câu lạc bộ Juvetus được thành lập như thế nào?

Lịch sử của Juventus song hành một cách kỳ lạ với đội tuyển Italia nói riêng và nền bóng đá Italia nói chung. Bởi lẽ ở đất nước hình chiếc ủng này ít có CLB nào có ảnh hưởng lớn lao và để lại nhiều dấu ấn đến thế trong bề dày lịch sử của nền bóng đá quốc gia.

Trước cửa trụ sở của Juventus ở Piazza Crimera có một chiếc ghế được bầy ở một vì trí rất trang trọng. Đó chính là chiếc ghế mà cách đây hơn 100 năm những người sáng lập ra Juve vĩ đại đã ngồi. Họ có 10 người tất cả, và ở độ tuổi từ 14 đến 17, họ là những học sinh của Trường trung học Azeglio ở Torino. Họ là những thanh niên đầy lòng nhiệt tình và họ đã bàn cãi rất hăng về việc thành lập một CLB thể thao cho thành phố. Hai anh em nhà Canfari, Eugenio và Enrico đề xuất môn bóng đá (môn thể thao đã du nhập vào Italia từ trước đó vài năm) và tất cả đồng ý thành lập một CLB bóng đá. Juventus đã ra đời như vậy vào một ngày lạnh lẽo và đầy sương mù tháng 11 năm 1897. Với chủ tịch đầu tiên là Enrico Canfari, Augusta Tourinorum (tên đầu tiên của Juve) bắt đầu giao đấu với các đội bóng ở thành phố khác và nổi tiếng vì...thua quá nhiều. Canfari chính thức đổi tên đội bóng thành Juventus với nghĩa là thanh xuân và kể từ năm 1903, Juve bắt đầu khoác lên mình bộ quần áo sọc đen-trắng nổi tiếng của mình.

Những trải nghiệm đầu tiên của Juve sau khi chính thức góp mặt vào giải vô địch Italia đầy nỗi buồn. Juventus thua 0-2 trong trận chung kết của mùa giải đầu tiên vào năm 1900 và cũng thua tiếp 0-1 trước Genoa vào mùa giải sau đó.Nhưng chức vô địch đầu tiên đã đến với CLB vào năm 1905, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch người Thuỵ Sĩ có tên Alfredo Dick, người sau đó đã rời bỏ Juve để thành lập CLB đối địch cùng thành phố với họ là Torino. Juve đã thắng 2 trận và hoà 2 để bước lên nhận chức vô địch đầu tiên trong lịch sử.

Chiếc ghế mà những người sáng lập ra Juve FC đã ngồi

Áo đấu truyền thống của Juve FC

Page 51: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 51

Bước ngoặt lớn và quan trọng nhất đối với Juventus chính là sự xuất hiện của một tỷ phú có tên Edoardo Agnelli vào một ngày tháng 7 năm 1923. Gia đình Agnelli chính thức trở thành chủ sở hữu của CLB và trở thành người rót vốn chính cho Juve kể từ đó đến nay. Người khổng lồ đầu tiên của Juve là Giampiero Combi, một trong những thủ môn vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Thế giới. Sau đó là Munerati, Caligaris, Orsi, Borrel và Carcano. Juventus giành liên tiếp 5 Scudetto kể từ năm 1931 đến năm 1935. Từ năm 1933 Juve bắt đầu chơi trên sân Communale huyền thoại, một trong những thánh địa của bóng đá Italia, nơi chứng kiến những chiến công huy hoàng của CLB và cả những người anh hùng từ Combi, Boniperti, Sivori, Chales đến Bettega, Scirea, Rossi và Platini.

Thời kỳ vinh quang nhất của CLB diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1986, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Giampiero Boniperti. Đó là thời kỳ của những chiến thắng huy hoàng trên tất cả các mặt trận. Boniperti lần lượt đưa về những HLV huyền thoại: Vycpaleck, Parola và cuối cùng là Giovani Trapatoni. Trapatoni biệt danh là Trap, sản phẩm của thứ bóng đá đổ bê tông khét tiếng, bắt tay vào xây dựng một hàng phòng ngự thép, luôn đề cao sự chặt chẽ trong lối chơi, khả năng bóp chết mọi đợt tấn công của đối phương, một thứ bóng đá áp sát, ít khoảng trống và những pha phản công khiếp đảm đánh vào tử huyệt đã giúp Juve giành tới 6 Scudetto trong vòng 10 năm.

Năm 1990, Juve bắt đầu chuyển về thi đấu tại Delle Alpi. Tại nơi đây rất nhiều tên tuổi lớn của bóng đá thế giới đã thành danh: Roberto Baggio, Zidane, Piero..., họ là những cánh chim đầu đàn mang về cho Juve rất nhiều danh hiệu cao quý của bóng đá Italia và châu lục. Và mãi mãi sau này, khi nhắc đến Juve là nhắc đến một lối chơi quyến rũ, chắc chắn trong phòng ngự, tấn công đầy màu sắc, một lối đá hiệu quả làm khiếp sợ bất cứ đối thủ nào.

SVĐ Delle Alpi

Del Piero, một biểu tượng của Juve FC

Page 52: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 52

Đội hình chiến thuật của bóng đá được phát triển như thế nào? Dù rất nhiều nền văn hóa khẳng định bóng đá đã xuất hiện ở quê hương họ nhưng thực tế Anh mới được công nhận chính thức là quê hương của bóng đá hiện đại. Ngay cả ở nước Anh vào đầu thế kỷ 19, luật bóng đá cũng chưa được thống nhất và mỗi nơi có những quy định khác nhau, ngoài điểm chung là hai đội chơi tìm cách đưa bóng về phía khung thành đội kia. Tuy vậy khái niệm khung thành cũng không giống nhau, có khi đó là toàn bộ chiều rộng của hai đầu sân bóng.

Chiến thuật cùng tiến của bóng đá nguyên thủy.

Năm 1863, Đại học Cambrige lần đầu tiên đưa ra luật chơi mới, quy định này thống nhất mỗi đội bóng sẽ gồm 11 người, trong đó có 1 thủ môn, 1 hậu vệ và 9 cầu thủ ở vị trí tiền đạo. Quy tắc này nhanh chóng được phổ biến và đội hình 1-9 được coi là đội hình đầu tiên của bóng đá.

Đội hình

Năm 1884, lần đầu tiên đội tuyển Anh chơi theo đội hình 2-3-5 hay cònđược gọi là “Cây thông ngược”, dần dần các đôi tuyển khác cũng học tập theo họ. Đội hình 2-3-5thiên về lối đá tấn công nhờ vào các đường chuyền dài. Ba tiền vệ có nhiệm vụ phân phối bóng cho 5 tiền đạo phía trên, tuy nhiên đội hình này để lộ nhiều sơ hở trong phòng ngự. Năm 1930, đội tuyển Urugoay đã khai thác nhược điểm này của các đội bóng châu Âu và đoạt Cup vàng thế giới đầu tiên.

Phong cách Mỹ Latinh

Những người tiên phong trong lối chơi này là các cầu thủ Urugoay, đây là một lối đá thể hiện sự điêu luyện trong kỹ thuật nhận, kiểm soát và khai thácbóng. Họ đã tạo nên một thứ bóng đá hoa mỹ và tốc độ với sức mạnh tuyệt vời rất hiệu quả. Thành tích của họ đạt được là vô địch :Olimpic 1924, Olimpic 1928, Cup thế giới 1930.

Đội hình

Page 53: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 53

Herbebert Chapman (CLB Arsenal) đã đặt dấu chấm hết cho đội hình 2-3-5 bằng sự bố trí thêm một hậu vệ trung tâm hay hậu vệ quét để tăng cường sức mạnh cho hàng thủ, đồng thời các tiền đạo sẽ lùi về khi mất bóng nhằm thu hút sự chú ý của các hậu vệ đối phương. Đội hình 3-3-4ra đời và lập tức đã phát huy tác dụng với chiến thắng của CLB Arsenal với CLB West Ham (4-0). Về sau CLB Arsenal tiếp tục đẩy cao thêm một tiền đạo, tạo nên đội hình 3-2-2-3, hay còn gọi là đội hình WM nổi tiếng, đưa CLB này giành chức vô địch nước Anh vào năm 1931. Tiếp theo đó Arsenal đoạt 5 chức vô địch nước Anh cũng trong thập niên này.

Trường phái "Đanuýp"

Đây lối chơi được hình thành giữa tư tưởng của 2 vị HLV Hugo Meisl (đội tuyển Áo) và Jimmy Hogan (CLB Dordrech-Hà Lan). Hai ông chủ trương tập trung kiểm soát bóng nhiều hơn và dùng kỹ thuật để thay cho sức mạnh cơ bắp. Dưới sự dẫn dắt của Hugo Meisl, đội tuyển Áo đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ ở châu Âu cho tới khi họ bị người Ý đánh bại ở trận bán kết World cup 1934.

Sự thực dụng của người Ý

Từ năm 1920, bóng đá Ý thiên về lối chơi thể lực. Năm 1929, Ý thất bại 1-2 trước đội tuyển Đức; HLV trưởng đội tuyển Ý- Vitto Pozzo đã có bài viết gây chấn động trên tờ nhật báo thể thao Il Littoriale, trong đó ông tố cáo những ám ảnh về kết quả đang giết chết bóng đá Ý. Pozzo nhấn mạnh tới lối chơi thận trọng, kỹ thuật và chính xác. Cũng như Hogan và Meisl ông ghét bố trí hậu vệ trung tâm mà thích đưa vào một trung phong cắm nhằm triển khai tấn công với số lượng cầu thủ ít nhất, đồng thời không làm cho các hậu vệ lơ là nhiệm vụ phòng thủ và phải luôn có khả năng phản công nhanh. Đội hình do Pozzo đưa ra được báo chí đặt tên là “Metodo” hay 2-3-2-3, và đây chính là yếu tố đem về cho đội tuyển Ý hai chức vô địch thế giới 1934 và 1938.

Boris Arkadiev, cha đẻ của đội hình hiện đại.

Đội hình WM

Italia vô địch World Cup 1934

Page 54: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 54

Ngày nay, hàng thủ gồm 4 hậu vệ đã trở thành đội hình hết sức phổ biến đối với các HLV, nhưng thật khó tin rằng người đầu tiên phát minh ra lối chơi này lại rất được viết đến trong các cuốn sách Lịch sử bóng đá Thế giới. Đúng ra cuộc cách mạng dẫn đến sự ra đời của đội hình 4-4-2 và các biến thể của nó như 4-3-3 và 4-5-1 diễn ra rất lặng lẽ. Brazin là đội tuyển làm cho đội hình này quen thuộc khắp thế giới vào thập niên 50, nhưng HLV kỳ cựu Boris Arkadiev mới chính là cha đẻ của nó.

Vốn là một giáo viên dạy môn đấu kiếm ở trường quân sự, Arkadiev đề cao chiến thuật phản công, Boris Arkadiev dẫn dắt CLB Dynamo Matxcova và ông đã có một mùa bóng vang dội vào năm 1940. Báo chí thời đó đã ca ngợi lối chơi dũng mãnh của ông: “Đội bóng của Boris Arkadiev đã gieo rắc sự hỗn loạn cho các đối thủ, khiến cho họ bị choáng váng trước các đòn tấn công thần tốc...”. Sau năm 1947, ông lãnh đạo CSKA Matxcova và đưa CLB này 5 lần giành giải vô địch quốc gia liên tiếp.

Năm 1952 ông giã từ sự nghiệp HLV vì lý do chính trị, nhưng ông cũng đã hoàn thành sứ mạng của mình và xứng đáng được coi là một HLV lỗi lạc, người đặt nền móng cho sự phát triển của bóng đá hiện đại.

Đội hình 4-4-2 kinh điển của mọi thời đại

Page 55: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 55

Câu lạc bộ AS Roma được thành lập như thế nào? Ngày 22 tháng 7 năm 1927, trên cơ sở hợp nhất 3 CLB địa phương: Alba, Fortitudo và Roman, Associazione Sportiva . AS Roma ra đời, Chủ tịch của Câu lạc bộ là Nghị sỹ Italo Foschi, còn HLV là một nguời Anh (William Gartbutt). Ngày 28 tháng 7, Roma thi đấu thi đấu trận đầu tiên với CLB Ujpest của Hungary. Và 1 năm sau thì họ giành được danh hiệu đầu tiên: Coni Cup, tức tiền thân của cúp QG Italy

Với chiến thắng kép trước Câu lạc bộ cùng thành phố (Lazio SS) trong cả hai lượt derby, AS Roma đã trở thành biểu tượng của sức mạnh và tính cách cho các Câu lạc bộ của Italia trong giải Vô địch Quốc gia. Năm 1942, CLB dành được danh hiệu vô địch Quốc gia đầu tiên và phải mất tới gần 20 năm sau AS Roma mới lại mang về được một danh hiệu cho phòng trưng bày của Câu lạc bộ, đó là nhờ vào chiến thắng trước Birmingham City trong trận Chung kết cup Inter-Cities Fairs (tiền thân của Cup UEFA) vào năm 1961.

Dường như sự thăng trầm của AS Roma diễn ra theo từng thập kỷ, cứ 10năm mạnh thì 10 năm lại yếu. Sau sự thành công trong những năm 1960 là sự thất bát của thập niên 70. Nhưng thập niên 70 kết thúc cũng là lúc mở ra giai đoạn huy hoàng nhất trong lịch sử của AS Roma.

Trong giai đoạn huy hoàng vào đầu thập niên 80, AS Roma đưọc dẫn dắt bởi Nis Liedholm, cựu siêu sao người Thụy Điển và AC Milan. Còn trên sân cỏ, người dẫn dắt thế trận của đội bóng thủ đô là chàng nghệ sỹ tài hoa Paulo Roberto Falcao, một trong bộ ba tiền vệ siêu hạng của đội tuyển Brazil vào thời điểm đó (Falcao, Socrates, Zico). Falcao sau này được bình chọn là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử Roma.

Bên cạnh Falcao còn những ngôi sao khác như tiền đạo-tuyển thủ Brazil Tonino Cerezo, hậu vệ gốc Nga: “Sa hoàng” Pietro Vierchowood, các tuyển thủ Italy Bruno Conti và Carlo Ancelotti (HLV AC Milan hiện nay). Với đội hình cực mạnh kể trên, AS Roma đã giành được 4 Cúp QG (1980, 1981, 1984,1986) và 1 danh hiệu VĐQG (1983). Năm 1984, họ lọt vào trận chung kết cúp C1 với “Red Army” của bóng đá Anh là Liverpool FC nhưng lại cay đắng thất bại sau những loạt luân lưu may rủi.

Biểu tượng của AS Roma

P.L. Falcao trong màu áo của Roma

Page 56: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 56

Chu kỳ thăng trầm của Roma lại tiếp tục tiếp diễn, cuối thập niên 80, phong độ của họ lại bắt đầu đi xuống, ngay cả sự có mặt của ngôi sao người Đức Rudy Voeller cũng không đem lại hiệu quả là bao. Mặc dù có trong tay chiếc cúp QG 1991, nhưng thập niên 90 nói chung với AS Roma là không thnàh công.

Thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, đúng theo chu kỳ, Roma lại vươn lên. Tài huấn luyện của HLV lừng danh Fabio Capello, cùng với phong độ xuất sắc của bộ tứ Gabriel Batistuta, Vincenzo Montella, Marco Delvecchio, Francesco Totti đã đem về cho thành Roma danh hiệu VĐQG lần thứ 3 và Siêu cúp QG lần đầu vào năm 2001. Kể từ đó tới nay cũng có thể nói vẫn lại là quãng thời gian không thành công của AS Roma (AS Roma tưởng chừng đã phải chơi ở Seri B) và vận đen tiếp tục theo đuổi họ tới rạng sáng ngày 27-6-2006 trong trận tranh Siêu Cup với Inter Milan.

Mùa bóng mới đã bắt đầu khởi tranh, năm nay người hâm mộ kỳ vọng nhiều vào AS Roma khi SeriA không còn Juventus và AC Milan không phải là chính họ. Có phải những tháng ngày tươi đẹp của Roma đang trở lại

Hoàng tử thành Roma -F.Totti

Page 57: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 57

Cầu thủ nào suốt cả sự nghiệp thi đấu không một lần nào phải nhận thẻ phạt? Gary Lineker là một trong những cầu thủ Anh vĩ đại nhất trong mọi thời đại. Trong màu áo câu lạc bộ, Gary từng là tay săn bàn ngoại hạng. Trong màu áo đội tuyển quốc gia, với 48 bàn thắng trong 80 lần khoác áo, anh chỉ đứng thứ hai sau Bobby Charlton. Hơn nữa anh còn nổi tiếng bởi thành tích chưa từng phải nhận một thẻ phạt nào trong cuộc đời cầu thủ của mình. Có thể Gary Lineker không phải là cầu thủ duy nhất có được thành tích đáng khâm phục đó nhưng đặt nó vào sự nghiệp chói sáng của anh người ta càng thêm kính nể anh như một cầu thủ mẫu mực, xứng đáng là tấm gương cho mọi thế hệ cầu thủ.

Sinh năm 1960 tại Leicester, Gary thi đấu cho đội tuyển quê nhà trong 7 năm, giành cúp vô địch giải hạng II và lần đầu tiên tham dự đội tuyển quốc gia trong trận đấu gặp Scotland tại sân Hampden Park vào tháng 5 năm 1984. Mùa hè năm 1985, Gary chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ Eveton. Hợp đồng trị giá 800.000 bảng này là một minh chứng cho đẳng cấp của anh khi

đó. Tuy nhiên chỉ trong một mùa bóng tại sân Goodison Park, Lineker đã không thể giúp đội bóng bảo vệ được chức vô địch trong mùa bóng trước của họ. Eveton về nhì, kém đối thủ cùng vùng Merseyside là Liverpool 2 điểm. Cũng trong mùa bóng đó, Everton gặp Liverpool trong trận chung kết cúp FA. Lineker đã sớm đưa Everton dẫn trước về tỷ số, nhưng rồi những con quỷ đỏ Liverpool đã vùng dậy sau bàn thua và giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 3-1 để lại Lineker và Everton với sự tiếc nuối về một mùa bóng trắng tay. Tuy vậy đó là một mùa bóng thành công của riêng cá nhân Gary Lineker, anh được cả Liên đoàn bóng đá Anh và Hiệp hội các nhà báo bóng đá bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải.

Sau mùa bóng đó, Barcelona đã có được chữ ký của Lineker trước khi anh cùng đội tuyển Anh dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Bobby Robson đến Mexico tham dự vòng chung kết World Cup 1986. Tại Mexico, một cú hat-trick vào lưới Ba Lan tại Monterrey của Gary đã đưa đội Anh lọt vào vòng đấu loại trực tiếp. Thêm hai bàn vào lưới

Paraguay và một bàn trong trận gặp Argentina, Gary Lineker trở thành cầu thủ Anh đầu tiên giành danh hiệu Chiếc Giày Vàng (cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất) tại một kỳ World Cup. Lúc này đây, với tầm nổi tiếng trên toàn thế giới của Gary Lineker, hợp đồng trị giá 2.750.000 mà Barcelona bỏ ra để đưa anh về với sân Nou Camp dường như là quá hời đối với câu lạc bộ này.

Gary Lineker khi chơi cho Leicester City

Lineker trong màu áo của Eveton

Page 58: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 58

Trong trận đấu đầu tiên dưới màu áo của Barca gặp câu lạc bộ Racing, Lineker đã chứng minh cho niềm tin của huấn luyện viên Venables đã đặt vào anh là có cơ sở khi ghi liền 2 bàn thắng giúp Barca chiến thắng 2-0. Anh lại ghi bàn trong các trận đấu sau đó để kết thúc mùa bóng với thành tích 21 bàn thắng tại giải Tây Ban Nha. Đỉnh cao trong ánh hào quang mà Gary tạo nên trong mùa bóng đầu tiên thi đấu tại Tây Ban Nha là màn

trình diễn tuyệt vời của anh trong chiến thắng 3-2 trước đối thủ đầy duyên nợ Real Madrid. Lineker đã lập một hat-trick và tự ghi tên mình vào danh sách những người hùng của sân Nou Camp. Năm 1988, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên mới Carles Rexach, Barca giành cúp Nhà Vua nhưng lại chịu mất chức vô địch giải quốc gia vào tay Real. Không giống như huấn luyện viên tiền nhiệm Terry Venables, huấn luyện viên Carles Rexach của xứ Catalan lại để Lineker chơi lùi hơn, lệch sang cánh phải thay vì vị trí trung phong ưa thích của anh. Có thể chính điều này đã khiến Gary sa sút phong độ. Nhưng rồi cũng chính ở vị trí mới ấy, dưới sự dẫn dắt của Johan Cruyff, Gary đã trở lại với đẳng cấp của mình. Chính đường chuyền của anh từ cánh phải đã mang lại bàn thắng mở màn cho chiến thắng của các cầu thủ xứ Catalan trong trận đấu tranh cúp châu Âu diễn ra vào năm 1989.

Tháng 6 năm 1989, Lineker trở về thi đấu tại nước Anh, và cũng lại tái hợp với huấn luyện viên Terry Venables khi anh ký hợp đồng trị giá 1,2 triệu bảng thi đấu cho Tottenham Hotspur. Trong 3 mùa bóng tại sân White Hart Lane, Lineker ghi tổng cộng 67 bàn thắng trong 105 trận thi đấu. Anh lại tiếp tục là ngôi sao của đội tuyển Anh trong lần thứ hai anh tham dự World Cup tại Italia mùa hè năm 1990. Sau một mùa bóng đã

ghi tới 24 bàn thắng, Lineker ghi thêm 4 bàn thắng cho đội tuyển Anh (tại giải đấu này đội tuyển Anh đã đi đến vòng bán kết). Tuy nhiên dưới thời huấn luyện viên Graham Taylor, Euro 92 thực sự là một thất bại kinh khủng với Gary. Anh chẳng thể ghi nổi một bàn thắng nào trong 3 trận đấu của đội tuyển Anh tại Thụy Điển. Khi đó Gary Lineker đang giữ thành tích ghi 48 bàn cho đội tuyển quốc gia và chỉ kém thành tích đứng đầu của Bobby Charlton đúng một bàn. Và ở trận đấu cuối cùng của mình cho đội tuyển, trận đấu giao hữu tại sân Wembley với Brazil, Gary Lineker đã bỏ lỡ cơ hội đuổi kịp thành tích của Bobby Charlton khi anh đá hỏng một quả phạt đền. Sau đó anh đã bị thay thế bởi cầu thủ trẻ Alan Smith.

Lineker kết thúc sự nghiệp của mình tại câu lạc bộ Nhật Bản Nagoya Grampus Eight. Tại đó một chấn thương dai dẳng ở ngón chân đã hạn chế khả năng ra sân của anh. Sau khi từ giã sự nghiệp cầu thủ, Gary Lineker chuyển sang sự

Chiếc Giày Vàng World Cup 1986

Người hùng của sân Nou Camp

Page 59: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 59

nghiệp truyền hình với chương trình tổng hợp bóng đá của đài truyền hình BBC. Quốc tịch: Anh Nơi sinh: Leicester, Anh Ngày sinh: 30 tháng 11 năm 1960 Câu lạc bộ: Leicester City, Everton, Barcelona, Tottenham, Grampus 8. Thành tích: 1980 Vô địch giải hạng II Anh 1986 Cầu thủ xuất sắc nhất năm (do Liên đoàn bóng đá Anh và Hiệp hội các nhà báo bóng đá bình chọn) 1986 Vua phá lưới World Cup 1988 Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha 1989 Cúp châu Âu 1990 bán kết World Cup 1991 Cúp FA

Page 60: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 60

Câu lạc bộ Real Madrid có lịch sử như thế nào? Real Madrid - tên đầy đủ là Real Madrid Club de Fútbol (Real Madrid CF) theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là. Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng gia Madrid. Đây là câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất của Tây Ban Nha, được Liên đoàn Bóng đá Thế giới FIFA bầu chọn là câu lạc bộ xuất sắc nhất thế kỷ 20. Ban đầu câu lạc bộ có tên là Madrid Club de Fútbol (Câu lạc bộ bóng đá), câu lạc bộ đã được phép dùng danh xưng Real (Hoàng gia) sau khi Vua Alfonso XIII chính thức bảo trợ cho họ vào tháng 6 năm 1920.

Tất cả mọi thứ chỉ thật sự bắt đầu từ cái ngày định mệnh 06/03/1902. Một nhóm fan hâm mộ bóng đá họp nhau lại và đưa ra quyết định chính thức thành lập câu lạc bộ bóng đá Madrid (Madrid Foot Ball Club) đồng thời thành lập ban lãnh đạo đầu tiên, gồm: chủ tịch Juan Padrós Rubio, phó chủ tịch Enrique Varela, thư kí Manuel Mendía, José de Gorostizaga, Treasurer cùng một số hội viên là Antonio S. Neyra, Mario Giralt, Carlos Mertens. Álvaro Spottorno y ArturoMeléndez.

Đội bóng mặc đồ thi đấu toàn màu trắng, nên có biệt danh là Los Blancos(Đội quân trắng). Sân nhà của họ là sân vận động Santiago Bernabéu ở Madrid, khánh thành ngày 14 tháng 12 năm 1947, sức chứa hiện nay là 80.354 khán giả và kích thước đường chạy là 106x72 mét.

Biểu tượng của câu lạc bộ Hoàng gia

Màu áo truyền thống của Real

Page 61: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 61

Ngày 9/3/1902 Real Madrid thi đấu trận đầu tiên với đội “bà con họ hàng” cùng CLB, đây giống như một buổi tập luyện hơn là một trận đấu, điều này giúp ích cho ban lãnh đạo để chọn ra một đội hình ưu tú nhất và khuyến khích các fan hâm mộ sớm thành lập hội cổ động viên. Đội hình 2 đội trong trận đấu đó được xếp như sau: BLUE (quân xanh): Melédez, J. Padrós,Spottorno, Gorostizaga, Mendía, Páramo, Neyra, A. Giralt, F. Placios, Martensvà Rodero. RED (quân đỏ) J. Giralt, Meléndez, Molera, Salvador, Valcárcel,Spottorno, Stampher, J. Palacios, Varela, Celada và Bueno. Trong trận đấu này bàn thắng không quan trọng (BLUE đã thắng 1 – 0) Trận đấu diễn ra trên sân bóng nằm tại đại lộ Plaza de Toros. Tài sản lúc đó của CLB chỉ là một cửa hiệu mang cái tên “Al Capricho” nó thuộc sở hữu riêng của anh em nhà Padrós và quán rượu La Taurina, nơi đây chính là đại bản doanh “sơ khai” khi đó của CLB (sau này được chuyển tới Casa Blanca).

Ngày 16/04/1902, ban lãnh đạo đội bóng quyết định nhờ đến thế lực của Ngài thị trưởng thành phố Madrid để được sự ủng hộ về mặt danh nghĩa lẫn tài chính đủ sức đăng cai tổ chức giải đấu nhằm kỷ niệm buổi lễ đăng quang của Vua Alfonso XIII, chính vì thế mà chiếc Cup nhà vua ra đời – bây giờ nó đã trở thành một giải đấu chính thức có tên gọi là Copa del Rey, đội vô địch sẽ được người đứng đầu Hoàng Gia Tây Ban Nha hiện thời trao tặng danh hiệu, nói chung là Vô

địch Copa del Rey sẽ vinh dự được nhận Cup vô địch từ chính tay Đức Vua lúc đó là Juan Carlos trao tặng. Ngày 13/05/1902, Giải vô địch bắt đầu bằng trận khai mạc nảy lửa, đó chính là trận thư hùng rực lửa trong sân bóng lẫn trên khán đài (hay còn có tên gọi là trận derby quốc gia) giữa 2 đại kình địch Barcelona và Real Madrid. Đội bóng đến từ xứ Catalan với một loạt cầu thủ nước ngoài trong đội hình, đã giành được chiến thắng 3–1. Như một sự an ủi, Real Madrid đã chiến thắng trước Espanol sau đó đến lượt “đại kình địch” Barcelona bằng tỉ số 3–2, để chính thức đoạt danh hiệu đầu tiên trong lịch sử đó là chiếc Cup Copa de la Gran Pena, danh hiệu đầu tiên này đã mở đầu cho ý tưởng thành lập nhà truyền thống (phòng lưu niệm những chiến tích) để trưng bày các chiến công và đây chính là chiếc Cup đầu tiên được vinh dự đặt vào tủ kính.

Từ giữa thế kỷ 20, Real Madrid luôn luôn ở trong số những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu châu Âu. Thành tích rực rỡ của câu lạc bộ trên đấu trường quốc tế bắt đầu với việc ông chủ tịch Santiago Bernabéu mua được cầu thủ xuất chúng Alfredo di Stefano.

Chủ tịch Santiago Bernabéu

Cầu thủ huyền thoại A.Stefano

Sân vận động Santiago Bernabeú

Page 62: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 62

Với khả năng tài chính hùng mạnh và những ngôi sao như di Stefano, Gento, Ferenc Puskas, về sau như Míchel, Emilio Butragueño, và nay như Raúl González, Zinedine Zidane và rất nhiều ngôi sao sân cỏ khác, Real Madrid đã 29 lần vô địch quốc gia và 9 lần giành được Cúp các đội vô địch quốc gia châu Âu/Champions League. Cũng cần phải nói thêm sự kình địch giữa Real Madrid và FC Barcelona, đặc biệt là những trận đối đầu của 2 đội được gọi là siêu kinh điển (superclassico), đi vào huyền thoại, mang nhiều sắc thái chính trị và xã hội, vượt ra ngoài khuôn khổ của một trận đấu bóng đá cấp câu lạc bộ.

Trong suốt hơn 100 năm qua cái tên Real Madrid đã có ý nghĩa thật lớn lao với biết bao tín đồ của bộ môn túc cầu giáo. Đối với những cổ động viên trên toàn thế giới thì Real luôn là hình ảnh, là giá trị đích thực nhất của bóng đá Tây Ban Nha và sẽ mãi mãi là “dải ngân hà” với muôn vàn vì tinh tú.

Những ngôi sao của Real

Page 63: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 63

Câu lạc bộ Barcelona có lịch sử như thế nào? FC Barcelona được thành lập Vào một ngày cuối tháng 11 năm 1899 tại thành phố Barcelona – Tây Ban Nha dưới tên gọi "Futbol Club Barcelona". Walter Wild là vị chủ tịch đầu tiên nhưng người có công lớn nhất trong việc thành lập CLB là Hans Maximilan Gamper (hay còn được biết đến với cái tên Joan Gamper) – một chàng trai trẻ người Thụy Sĩ sinh sống ở xứ Catalan (sau này Joan Gamper đã năm lần làm Chủ tịch CLB). Mầu sắc truyền thống của câu lạc bộ được thể hiện bằng những sọc xanh đậm và đỏ Bordeaux trên áo đấu với có những đường kẻ sọc mang hai màu này xen kẽ nhau và biểu tượng của đội bóng ở trên ngực.

Barcelona mở đầu lịch sử của mình bằng trận thua 0-1 trước đội bóng của những người Anh đang sống tại Barcelona vào ngày 8 tháng 12 năm 1899. Và trận đấu đầu tiên ngoài địa giới Catalan là với FC Madrit (Real Madrid sau này), lúc đó cũng mới thành lập vào tháng 5 năm 1902 và trận đấu đó Barca thắng 3-1 mở đầu cho những cuộc đối đầu giữa 2 CLB kình địch trong suốt chiều dài lịch sử. Joan Gamper cũng chính làvị chủ tịch vĩ đại nhất trong lịch sử CLB. Vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập CLB, Barca khánh

thành Sân vận động Les Corts và CLB cũng là một tập hợp của nhiều anh tàinhư là Samitier, Sargi-Barba, Piere, Sancho,... tất cả những điều đó giúp CLB giành được nhiều chức vô địch trong thời kỳ này. Tại đấu trường nội địa, Barca trở thành nhà vô địch đầu tiên khi giải Liga được thành lập vào năm 1929 và kể từ đó cho đến nay Barca chưa bao giờ xuống hạng (cùng với Real Madrid và Athletic Bilbao). Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sau đó là cuộc nội chiến bắt đầu đã buộc Barça phải bán đi những cầu thủ hay nhất của mình. Chế độ Franco căm thù đội bóng giương cao ngọn cờ của xứ Catalan. Không chỉ gạt bỏ tất cả những gì liên quan đến địa phương, chẳng hạn như ngôn ngữ, Franco còn đưa một người thân cận lên chức chủ tịch CLB và đổi tên Barca thành "Club de Fútbol Barcelona" theo đúng tiếng Tây Ban Nha.

Hans Maximilan Gamper

Mầu truyền thống và biểu tượng của CLB

Một trận "siêu kinh điển "giữa Barca và Real

Page 64: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 64

thủ Hungary như Ladislao Kubala, Zoltán Czibor, Sándor Kocsis và những cầu thủ Tây Ban Nha như Luis Suarez, Barcelona giành đuợc những danh hiệu đầu tiên ở châu Âu. Một cú đánh đầu bằng vàng của Evaristo đã gạt Real ra rìa ở cúp C1 năm 1961. Nhưng sai lầm không đáng có của thủ thành Ramallets đã dâng chiếc cúp cho Benfica (lúc đó còn vô danh). Đó là trận chung kết C1 đầu tiên của Barca, chiếc cúp mà mãi 31 năm sau mới trở về với họ. Đấy là thời kì huy hoàng của CLB, trong vòng 13 năm Barça đạt được 6 chức vô địch Liga, 5 cúp Nhà vua và 2 cúp Hội chợ liên thành phố (tiền thân của cúp UEFA sau này).

Trong suốt lịch sử các cúp châu Âu, Barca là đội bóng duy nhất chưa bao giờ vắng mặt ở đấu trường này. Barca cũng cùng với Juventus, Ajax Amsterdam và Bayern München là những đội bóng hiếm hoi đã dành đủ cả ba cúp châu Âu. Trong những năm 50, với sự phát triển mạnh mẽ của CLB, sân Les Corts trở nên chật chội. Vào ngày 24 tháng 9 năm 1957 sân vận động Nou Camp, được khánh thành với sức chứa hơn 90.000 chỗ ngồi. Và Nou Camp trong suốt chiều dài lịch sử của mình và qua các lần sửa chữa nâng cấp đã có lúc lên đến 120.000 chỗ ngồi. Cho đến bây giờ sân Nou Camp vẫn luôn được coi là sân vận động lớn nhất châu Âu. Nhưng những thành công của Barca vẫn không làm những người hâm mộ thoả mãn, họ vẫn chưa có chiếc cúp C1 danh giá, phải đến khi Johan Cruyff (cầu thủ huyền thọai người Hà Lan) người đã từng thi đấu trong màu áo Barcelona, trở lại vào một ngày mùa thu năm 1988 trên chiếc ghế huấn luyện viên trưởng để mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử CLB. Và cú sút khủng khiếp của Ronand Koeman trong một đêm Wembley kỳ ảo tháng 5 năm 1992 đã đem đến chiếc cúp châu Âu duy nhất còn thiếu trong lịch sử mà Barca đã đeo đuổi suốt 40 năm. Ngôi đền thiêng của Barca đã mở ra với huyền thoại người Hà Lan, với những chiến công mà không ai có thể lặp lại được cho đến tận bây giờ. Có thể tổng kết lại Barca dưới thời đấy qua phát biểu của Fernando, một cựu cầu thủ của Valencia "Bạn không thể thắng đuợc Barca đâu. Thứ nhất, họ lúc nào cũng có nhiều bóng. Thứ hai, họ khoẻ hơn chúng ta và thứ ba, họ chạy như những thằng điên".

Trong hơn 100 năm, Barca đã đem được nhiều danh hiệu về trưng bày trong phòng truyền thống của mình: 18 lần vô địch Liga, 24 lần đoạt cúp Nhà vua, 10 lần đọat Siêu cúp Tây Ban Nha, 2 cúp C1, 4 cúp C2, 3 cúp C3, 2 siêu cúpchâu Âu. Và cũng không thể nói thêm rằng cho đến ngày hôm nay họ vẫn đang là nhà đương kim vô địch châu Âu.

Sân vận động Nou Camp

Huyền thoại Johan Cruyff trong màu áo của Barca

Page 65: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 65

Sân vận động nào có biệt danh "Địa Ngục"? Hiện tại với sức chứa 23.700 chỗ ngồi, Ali Sami Yen nằm ở Mecidiyekoy, trung tâm thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là sân nhà của câu lạc bộ Galatasaray. Sân được đặt theo tên của người sáng lập nên câu lạc bộ này.

Sân vận động có biệt danh là “Địa ngục” (The Hell) bởi bầu không khí hết sức ấn tượng do các cổ động viên ở đây tạo ra. Họ thường tụ tập ở sân trong các trận đấu, đốt lửa, phun khói, đánh trống, trưng cờ và các tấm ảnh khổng lồ tạo một vẻ uy nghiêm hùng vĩ uy hiếp tinh thần đội khách. Chính tại nơi đây đội chủ nhà đã giành được những chiến thắng huy hoàng trước các thế lực bóng đá của châu Âu như AC Milan, Barcelona

hay Real Madrid. Năm 1940 sân vận động chính mang tên Taksim của Galatasaray bị phá hủy và đội bóng của vùng Beyoglu, Istanbul này buộc phải tìm một sân vận động mới cho mình. Câu lạc bộ quyết định xây mới một sân vận động to lớn và hiện đại. Vậy là việc xây dựng được bắt đầu vào năm 1943. Đó là một thời kỳ hết sức khó khăn bởi chiến tranh thế giới thứ II vẫn đang diễn ra. Câu lạc bộ phải xây một sân vận động với các khán đài nhỏ, và sân được mở cửa vào năm 1945. Dù vậy việc xây dựng vẫn phải tiếp tục và đến năm 1964 thì hoàn thành. Sân Ali Sami Yen được khánh thành vào ngày 14/12/1964 bằng một trận đấu giao hữu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Bungari. Thật không may, một tai nạn đã xảy ra ngay trong trận đấu đó: trên một trong các hàng ghế nhiều người bị ngã xuống tầng một, nhiều người trong số họ đã bị thương. Năm 1965 sân được lắp thêm hệ thống đèn chiếu để có thể tiến hành các trận đấu vào ban đêm. Sân gồm hai khán đài chính ở hai bên, có che mái: khán đài Numarali (nơi đặt camera) và khán đài Kapali, nơi tập trung chủ yếu các cổ động viên cuồng nhiệt nhất. Hai khán đài còn lại phía sau hai cầu môn là Yeni Acik gồm hai tầng và Eski Acik với một tấm bảng ghi tỷ số khổng lồ. Trong quá khứ sân từng có sức chứa lên tới 40.000 người. Nhưng rồi theo tiêu chuẩn an ninh của UEFA, sức chứa của sân phải giảm xuống còn 22.500 chỗ ngồi. Sau một mùa giải tồi tệ với sân Ataturk Olympic trong mùa bóng 2003/2004, câu lạc bộ Galatasaray lại quay trở về với sân Ali Sami Yen trong năm 2004. Vì một số lý do an toàn, khán đài Eski Acik buộc phải bị phá hủy vào tháng 2/2005 và được thay thế bằng một khán đài hiện đại gồm 6.700 chỗ ngồi vào tháng 9/2005.

Quang cảnh bên ngoài sân

Thảm kịch năm 1964

Page 66: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 66

Trong mấy năm gần đây, xuất hiện nhiều kiến nghị phá hủy sân vận động hiện tại để xây một sân mới ngay tại vị trí đó. Tuy nhiên điều này là rất khó thực hiện vì vấn đề vị trí. Hiện nay, Galatasaray đang lập kế hoạch xây dựng một sân vận động mới ở Seyrantepe (nay đổi tên thành Aslantepe), một khu vực khác của Istanbul. Ý tưởng là sẽ xây dựng một sân vận động theo mô hình sân Arena ở Amsterdam, và dự định sẽ hoàn

thành trong vòng 16 tháng. Dự án sẽ được khởi công ngay khi câu lạc bộ cải thiện được tình hình tài chính của mình.

"Địa Ngục"

Page 67: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 67

Câu lạc bộ nào giành nhiều danh hiệu vô địch quốc tế nhất?

Boca Juniors ra đời vào một ngày thứ hai, ngày 3/4/1905. Năm chàng trai trẻ người Ý nhập cư sống ở vùng lân cận La Boca ở Buenos Aires gồm: Esteban Baglietto, Afredo Scarpatti, Santiago Sana, anh emJuan và Teodoro Farenga đã họp mặt nhau tại Solis Square với ý định thành lập một câu lạc bộ bóng đá. Cái tên Boca Juniors được lấy từ tên vùng lân cận La Boca còn từ “Juniors” được thêm vào để tạo một âm điệu tiếng Anh và nhằm tạo thêm uy thế đối trọng với một câu lạc bộ La Boca rất nổi tiếng khi đó.

Ban đầu áo thi đấu của đội bóng là màu hồng có sọc dọc màu trắng và đen. Đến năm 1907 màu áo được đổi thành màu vàng và xanh biển như chúng ta thấy ngày nay. Người ta kể lại rằng khi đó cũng có một câu lạc bộ khác có bộ trang phục truyền thống màu hồng sọc trắng đen như Boca. Để phân định xem đội nào được quyền giữ màu áo này, hai đội đã thi đấu với nhau. Kết quả là Boca thua, buộc phải chọn màu áo khác. Vậy là câu lạc bộ đã lấy màu vàng và xanh biển cho bộ trang phục của mình. Đây là những màu lấy từ lá cờ trên một con tàu Thụy Điển thường xuyên đậu ở cảng tại La Boca trong những ngày đó.

Sân nhà của Boca là sân La Bombonera. Cái tên có nghĩa là “hộp sôcôla” ra đời vào năm 1953 sau khi sân được xây dựng thêm một tầng khán đài thứ ba. Khi còn chơi ở các giải nghiệp dư, Boca Juniors đã thu được những thắng lợi rực rỡ với 7 danh hiệu vô địch vào các năm: 1919, 1920, 1923, 1924, 1926, 1930 vàHonour Cup vào năm 1925.

Khi lên thi đấu ở giải Chuyên Nghiệp (Profesional League), “Xeneizes” (biệtdanh của câu lạc bộ) đã thực sự trở thành một thế lực với các chức vô địch vào các năm: 1931, 1934, 1935, 1940, 1943, 1944, 1954, 1962, 1964, 1965.Ngoài ra câu Boca còn vô địch Cup Argentina và cup Quốc Gia năm 1969; Cup Quốc Gia năm 1970; Cup Metropolitan và Cup Quốc Gia năm 1976, Cup Metropolitan năm 1981; Cup Apertura năm 1992; Cup Clausura năm 1999; vàCup Apertura vào các năm 2000, 2003, 2005. Một chương hào hùng khác trong lịch sử câu lạc bộ đó là thành tích trên đấu trường quốc tế. Boca vô địch Cup Libertadores 5 lần (1977, 1978, 2000, 2001 và 2003), Cup Liên Lục Địa 3 lần (1977, 2000, 2003), cúp Supercopa một lần(1989), Southamerican Cup 3 lần (2004, 2005, 2006), Southamerican Recopa2 lần (1990, 2005), Master Cup 1 lần (1992) và Nicolás Leoz Golden Cup một lần (1993). Không phải Real Madrid, AC Milan hay Independiente mà chính

Biểu tượng Boca Juniors

Trang phục truyền thống

Page 68: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 68

Boca Juniors mới là câu lạc bộ hiện đang giữ kỷ lục về số danh hiệu vô địch quốc tế với 16 lần bước lên bục vinh quang. Trong lịch sử hơn 100 năm của câu lạc bộ, nhiều cầu thủ từng khoác bộ áo vàng xanh đã trở thành những thần tượng của bóng đá thế giới như: Francisco Varallo, Mario Boyé, Angel Clemente Rojas, Antonio Roma, Alfredo Rojas, Antonio Rattín, Vicente Pernía, Hugo Gatti, Silvio Marzolini, Diego Maradona, Gabriel Batistuta, Martín Palermo và gần đây là Juan Román Riquelme.

"Hộp sôcôla" La Bombonera

Page 69: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 69

Thuật ngữ "Trận đấu Derby" bắt nguồn từ đâu? “Trận đấu derby” (tiếng Anh là “local derby” hay “derby game”) là cụm từ ám chỉ những trận thi đấu giữa các đối thủ trong cùng một vùng, một địa phương. Thông thường thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong bóng đá, để chỉ những trận đấu giữa các câu lạc bộ trong cùng một thành phố, hay một vùng thậm chí có thể là trong cả một quốc gia (những trận siêu derby như kiểu Real Madrid – Barcelona của Tây Ban Nha).

Theo một câu chuyện dân gian kể lại thì thuật ngữ này bắt nguồn từ thị trấn Ashbourne, Derbyshire, nước Anh. Ở đó, từ thế kỷ 12, thường diễn ra trận bóng Royal Shrovetide. Trong trận đấu đó hai đội bóng từ hai đầu thị trấn sẽ gặp mặt và thi đấu với nhau. Trận đấu thường diễn ra hết sức căng thẳng, quyết liệt. Mỗi đội phải tìm mọi cách để đưa bóng vào khung thành đối phương. Hai khung thành chỉ cách nhau 3 dặm và một trong số các luật chơi là cấm các hành vi bạo lực không cần thiết. Các trận đấu như vậy thường được tổ chức vào các ngày hội trên khắp nước Anh và thậm chí đến nay hàng năm vẫn còn diễn ra ở Ashbourne. Với một câu chuyện như vậy, nếu có bằng chứng rõ ràng để chứng minh thì hẳn mọi người sẽ cảm thấy rất thuyết phục. Tuy nhiên chẳng có gì ngoài những chuyện kể dân gian để minh chứng cho mối liên hệ trên đây giữa thuật ngữ chúng ta đang tìm hiểu với một sự kiện hấp dẫn như thế. Thực tế thì nguồn gốc của cụm từ này chẳng được ly kỳ đến thế. Derby là tên của một cuộc đua ngựa diễn ra tại nước Anh trước đây. Cuộc đua do Bá tước vùng Derby sáng lập vào năm 1780. Từ đó, bắt đầu vào khoảng năm 1840 thì từ “derby” được trở thành một danh từ trong tiếng Anh để chỉ bất cứ cuộc thi đấu thể thao nào. Và một “local derby” đơn giản chỉ là một cuộc thi đấu thể thao giữa các đối thủ cùng một địa phương. Rất nhanh chóng thuật ngữ này được sử dụng để nói đến các trận đấu bóng đá. Lần đầu tiên nó xuất hiện là trong một câu trích dẫn trên tờ báo Daily Express ra tháng 10/1914: “A local Derby between Liverpool and Everton” (trận Derby giữa Liverpool và Everton). Những trận đấu giữa hai câu lạc bộ cùng một địa phương kiểu như vậy thường diễn ra hết sức quyết liệt; và chính cặp đấu giữa hai đội bóng được đề cập trong câu trích dẫn trên đây chính là một trận derby điển hình của thành phố cảng Liverpool, nước Anh. Ngoài ra chúng ta còn phải kể đến những cặp đấu như Manchester United – Manchester City

Những trận derby luôn diễn ra quyết liệt

Bắt nguồn từ một cuộc đua ngựa

Siêu derby Real Madrid vs Barcelona

Page 70: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 70

( Manchester, nước Anh), AC Milan – Inter Milan (Milan, Italia), AS Roma –Lazio Roma (Roma, Italia), Real Madrid – Athletico Madrid (Madrid, Tây Ban Nha), và dĩ nhiên không thể không nhắc đến trận derby của thành phố Buenos Aires (Argentina) với hai đối thủ Boca Juniors và River Plate.

Page 71: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 71

Giải bóng đá nào lâu đời nhất thế giới? Sự ra đời

Tại một cuộc họp được tổ chức ở London giữa những người làm trong lĩnh vực thể thao vào ngày 20/7/1871, Charles Alcock – thư ký danh dự của liên đoàn bóng đá Anh (FA) đã đề nghị: “cần thành lập một giải thi đấu trực thuộc liên đoàn để trong đó tất cả các câu lạc bộ thuộc liên đoàn đều được mời tham dự”. Ý kiến của ông đã được nhiều người ủng hộ và 3 tháng sau thì cup FA ra đời. Cup FA đầu tiên diễn ra vào mùa bóng 1871-1872 gồm có 15 câu lạc bộ tham gia. Những trận đấu đầu tiên diễn ra vào ngày thứ bảy, 11/11/1871. Bàn thắng đầu tiên được ghi do công của cầu thủ Jarvis Kenrick của câu lạc bộ Clapham Rovers.

Wanderers, một đội bóng được thành lập bởi các cầu thủ từng là cựu học sinh ở trường công lập và đại học, là câu lạc bộ đầu tiên vô địch cup FA. Họ đã thắng trong trận chung kết với tỷ số 1-0 trước đội Royal Engineers trên sân vận động Kennington Oval. Trận đấu đã thu hút khoảng 2000 khán giả và mỗi người trong số họ phải trả 1 shilling để được xem trận đấu. Bàn thắng duy nhất trong trận chung kết cup FA đầu tiên đó được ghi bởi cầu thủ Morton Betts. Chiếc cup FA

Chiếc cup FA đầu tiên có kích thước nhỏ hơn chiếc cup hiện tại trị giá 20 bảng Anh do công ty Messers Martin, Hall&Co chế tạo. Năm 1895 sau khi Aston Villa vô địch thì chiếc cup bị mất trộm và từ đó người ta cũng không nhìn thấy nó nữa. Chiếc cup thứ 2 là bản sao của chiếc cup thứ nhất và được dùng cho đến năm 1910 thì nó được tặng cho Lord Kinnaird, vị chủ tịch đã có nhiều cống hiến cho liên đoàn bóng đá Anh ( vào ngày 19/5/2005, chiếc cup này được bán đấu giá tại Christie’s với giá 420.000 bảng Anh cho chủ tịch câu lạc bộ Birmingham City, ông David Gold). Chiếc cúp thứ 3 do Fattorini’s ở Bradford thiết kế và chế tạo, và nó cũng được trao lần đầu tiên cho đội bóng của thành phố này - Bradford City vào năm 1911 (đây cũng là lần duy nhất cho đến nay đội này lọt vào một trận chung

kết cup FA). Chiếc cup này hiện vẫn còn như nó quá mỏng manh nên không

Chiếc cup FA hiện tại

Chiếc cup FA đầu tiên

Page 72: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 72

được dùng nữa. Chiếc cup hiện tại, được bắt đầu trao cho đội vô địch từ năm 1992 là chiếc cup thứ tư và là bản sao chính xác của chiếc thứ 3. Địa điểm thi đấu trận chung kết Trận chung kết đầu tiên được diễn ra trên sân vận động Kennington Oval, đây cũng là địa điểm thi đấu trận chung kết cup FA vào các năm từ 1874-1892. Ngoài sân này, các sân vận động khác như: Lillie Bridge (trận chung kết năm 1873), Fallowfield (1893), Goodison Park (1894), Crystal Palace (1895-1914), Old Trafford (1915), Stamford Bridge (1920-1922) cũng từng có vinh dự đó. Tháng 1/1922 Bá tước vùng York, người sau này trở thành vua George VI, đã xúc lớp đất đầu tiên đánh dấu việc khởi công xây dựng sân Wembley và gần 1 năm sau thì sân hoàn thành với chi phí 750.000 bảng Anh. Trận chung kết cup FA năm 1923 giữa Bolton Wanderers và West Ham United là trận đấu bóng đá đầu tiên diễn ra trên sân vận động mới và đã thu hút khoảng 200.000 khán giả, vượt quá cả sức chứa của sân. May mắn là khán giả đã có ý thức giữ trật tự cũng như nhờ nỗ lực của cảnh sát mà trận đấu mới có thể diễn ra. Từ đó các trận chung kết cup FA đều diễn ra hàng năm trên sân Wembley, ngoại trừ những năm chiến tranh, cho đến năm 2000. Từ đó đến nay trận chung kết cup FA được diễn ra trên sân vận động Millennium ở Cardiff, xứ Wales. Những câu lạc bộ dẫn đầu Tính đến năm 2005 Manchester United là câu lạc bộ vô địch cup FA nhất (11 lần), tiếp đến là Arsenal (10 lần) và Tottenham Hotspur (8 lần). Ngoài ra còn có 42 câu lạc bộ khác cũng từng vô địch cup FA.

Trận chung kết cup FA đầu tiên trên sân Wembley

Page 73: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 73

Liên đoàn bóng đá thế giới - FIFA được thành lập như thế nào? Sự thành lập

Ngày 21/5/1904 tại Paris, đại diện của các nước Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ đã cùng ký quyết định thành lập Liên đoàn bóng đá thế giới (The Fédération Internationale de Football Association – FIFA). Cuộc họp chính thức đầu tiên của FIFA được tổ chức 2 ngày sau đó vào ngày 23/5/1904 đã bầu ông Robert Guérin (người Pháp) làm chủ tịch, ông Victor E. Schneider (người Thụy Sĩ) và ông Carl Anton Wilhelm Hirschmann (người Hà Lan) làm các phó chủ tịch. Ngoài ra ông Louis Muhlinghaus (người Bỉ) được chỉ định làm thư ký. Trong những ngày đầu mới thành lập, FIFA đã phải đối mặt với nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi khi đó tổ chức

cũng chỉ mới tồn tại trên giấy tờ. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng cơ cấu cho FIFA, đưa các liên đoàn bóng đá quốc gia trở thành đại diện cho các quốc gia ở FIFA và kết nạp các thành viên mới. Ngay từ khi đó, họ đã phải thuyết phục những người Anh rằng sự tham gia của nước Anh vào tổ chức mới thành lập này là không thể thiếu được. Ban đầu FIFA chỉ gồm các liên đoàn bóng đá của châu Âu cho đến năm 1909 các thành viên đầu tiên ngoài châu Âu như Nam Phi (năm 1910), Argentina và Chile (1912), Mỹ (1913) lần lượt gia nhập vào liên đoàn. “Thời đại Jules Rimet” Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu vào năm 1914 đã gây ra sự gián đoạn lớn trong các hoạt động của FIFA. Tuy nhiên các mối quan hệ quốc tế trong tổ chức vẫn không bị phá vỡ dù chúng chỉ tồn tại trong phạm vi nhỏ. Ngày 1/3/1921 ông Jules Rimet người Pháp được bầu làm chủ tịch thứ 3 của FIFA. Khi ông lên nắm quyền, FIFA sau cơn biến động của chiến tranh thế giới I, chỉ còn 20 thành viên. Nước Anh đã ra khỏi liên đoàn còn Brazil và Uruguay thì đều chưa gia nhập. Trong suốt 33 nhiệm kỳ của Rimet, FIFA đã đạt được những bước phát triển lớn lao bất chấp cuộc chiến tranh thế giới II. Ông đã điều hành việc tái tổ chức FIFA cũng như biến giấc mơ World Cup trở thành hiện thực. Khi chuyển giao vị trí của mình cho người kế nhiệm vào năm 1954 ông đã tổ chức được World Cup lần thứ 5 tại Thụy Sĩ và FIFA khi đó đã có 85 thành viên. Ông từ chức chủ tịch FIFA vào ngày 21/6/1954 ở tuổi 80 và trở thành vị chủ tịch danh dự đầu tiên của tổ chức này. Ngoài ra ông còn có công lớn trong việc

Nơi thành lập FIFA - rue Saint Honoré 229, Paris

Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA

Page 74: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 74

thuyết phục các liên đoàn bóng đá của Vương Quốc Anh quay trở lại với FIFA vào năm 1946. Giấc mơ World Cup

Ảnh hưởng từ Thế Vận Hội Olympic đã khiến FIFA mong muốn có một giải vô địch thế giới của riêng mình. Theo lời đề nghị của Ban Điều Hành, cuộc họp của FIFA vào tháng 5/1928 đã quyết định tổ chức một giải vô địch bóng đá thế giới đặt dưới sự điều hành của FIFA. Ngay từ đầu Uruguay đã là ứng cử viên sáng giá bởi lẽ đất nước từng hai lần vô địch Olympic (năm 1924 và 1928) này đang kỷ niệm ngày quốc khánh lần thứ 100 vào năm 1930 với kinh phí bỏ ra là rất lớn. Và World Cup đầu tiên

đã được khai mạc tại sân vận động Centenary ở Montevideo, Uruguay vào ngày 18/7/1930. Tám năm sau “cha đẻ của World Cup”, Jules Rimet đã đạt được ước nguyện của mình khi World Cup lần thứ ba được diễn ra trên nước Pháp quê hương ông. FIFA World Cup lần thứ 4 lẽ ra phải được diễn ra vào năm 1942. Tuy nhiên, việc chỉ định đất nước đăng cai đã bị hủy bỏ tại cuộc họp của FIFA vào năm 1938 do các nước châu Mỹ cho rằng World Cup phải được tổ chức luân phiên giữa hai châu lục, cả Argentina và Uruguay đều đã tẩy chay giải đấu. Vậy nên World Cup 1942 đã không bao giờ được diễn ra. Người ta phải đợi đến cuộc họp tiếp theo của FIFA năm 1/7/1946 diễn ra. Khi đó chỉ có một ứng cử viên xin tổ chức World Cup là Brazil và nước này nghiễm nhiên được chọn. Sau World Cup 1958 để tránh các tranh cãi và tẩy chay có thể diễn ra, FIFA bắt đầu thực hiện việc luân phiên tổ chức World Cup giữa châu Âu và châu Mỹ cho đến năm 2002. FIFA World Cup 2002 tại Nhật Bản và Hàn Quốc là World Cup đầu tiên được tổ chức tại Châu Á. Kỷ nguyên mới

Lễ khai mạc World Cup đầu tiên tại Uruguay năm 1930

Chiếc cup đầu tiên của World Cup- Cup Jules

Page 75: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 75

Kỷ nguyên này bắt đầu với việc tiến sĩ João Havelange người Brazil được bầu làm chủ tịch thứ 7 của FIFA. Ngay khi đảm nhận cương vị mới ông đã sẵn sàng với suy nghĩ cần phải xem bóng đá không chỉ là một môn thi đấu thể thao mà còn là phương pháp và phương tiện mới để đi đến sự phát triển trên những mặt khác. Cho đến khi ông Havelange nhậm chức FIFA vẫn hoạt động dưới tư cách một tổ chức độc lập, và không hề nhận sự đóng góp nào từ các quốc gia. Hoạt động của Liên đoàn chủ yếu nhờ vào các nguồn thu từ bản quyền của World Cup tổ chức 4 năm một lần. Với nguồn thu ít ỏi như vậy, FIFA hoạt động rất khó khăn và tỏ ra có phần bảo thủ, dè dặt trong việc đưa ra các quyết định. Tất cả việc điều hành chỉ tập trung vào việc củng cố và duy trì hoạt động của tổ chức. Rất nhanh chóng ông Havelange đã chuyển đổi FIFA thành một tổ chức năng động đầy ắp những ý tưởng mới và nhiệt tâm thực hiện các ý tưởng đó. Ông đã cho xây dựng mới trụ sở chính của FIFA ở Zurich. Trụ sở chính của FIFA giờ đây là 5 tòa nhà văn phòng khác nhau trong đó có hơn 120 nhân viên làm việc với khối lượng công việc ngày càng tăng. Toàn cầu hóa Trong hơn 25 năm qua bóng đá đã phát triển để giờ đây nó không chỉ là môn thể thao số một mà còn gây ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh khác của xã hội, thương mại và chính trị. Bóng đá, hơn bất kỳ một điều gì khác, là thứ gắn kết các khu vực, các quốc gia và tất cả mọi người. Với khoảng 200 triệu cầu thủ trên toàn thế giới, nó đã góp một phần lớn vào ngành công nghiệp giải trí, mở ra những thị trường mới cho chính bóng đá và những ngành kinh doanh khác. Ngày 8/6/1998 ông Josepph S. Blatter, người Thụy Sĩ được bầu làm người kế nhiệm ông João Havelange. Ông trở thành chủ tịch thứ 8 của FIFA, điều hành một tổ chức gồm 207 thành viên tính đến năm 2006.

Rimet

Page 76: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 76

Tại sao đội tuyển Anh lại có biệt danh “Những chú sư tử”? Biệt danh “Những chú sư tử Anh” đã trở nên quá quen thuộc với giới mộ điệu của môn túc cầu trên toàn thế giới nhưng không phải ai cũng có thể giải thích được biệt danh đó xuất phát từ đâu. Nhiều người cho rằng đó là do trên áo đội tuyển Anh luôn có huy hiệu in hình 3 con sư tử cùng 10 bông hồng đỏ. Nhưng có cũng có ý kiến cho rằng hình ảnh 3 con sư tử là biểu tượng của Hoàng Gia Anh. Hình tượng 3 con sư tử:

Hình ảnh 3 con sư tử xuất hiện lần đầu dưới triều đại vua Richard I vào khoảng thế kỉ thứ XII, như là biều tượng chính thức của Hoàng Gia Anh. Khi Richard I lên ngai vàng thì ông đã tạo ra một quốc huy riêng. Đó là hình tượng “3 con sư tử đứng gác” màu vàng trên nền thảm đỏ. Trước đó chỉ có hình tượng 2 con sư tử trên nền huy hiệu đỏ xuất hiện sau cuộc chiến xâm lược của những người Norman vào năm 1066. Có nhiều ghi chép cho rằng hình ảnh những con sư tử xuất hiện dưới thời vua Richard trị vì, thể hiện sức mạnh của đội

quân Norman trong đó con sư tử thứ 3 thể hiện sự khăng khít của liên minh Anglo- Norman. Có thông tin khác lại cho rằng 2 con sư tử cùng với 1 con nữa đến từ Aquitaine, một vùng thuộc Tây Nam nước Pháp, như muốn thể hiện uy quyền của triều đại này khi xâm chiếm thêm được nhiều thuộc địa. Tuy nhiên cũng có giả thiết cho rằng đơn giản điều đó là bởi một họa sĩ đã buộc phải tạo ra hình tượng 3 chú sư tử cho nước Anh, giống như họ đã tạo ra hình ảnh 2 chú sư tử cho người Norman. Và một cách giải thích khác đơn giản hơn rất nhiều là do nhà vua Richard đã kết hợp hình ảnh những chú sư tử của người Norman và của triều đại Plantagenet để sáng tạo ra hình tượng 3 chú sư tử mới. Như vậy qua những giả thuyết trên ta có thể thấy rằng hình ảnh 3 chú sư tử là biểu tượng của Hoàng Gia Anh chứ không phải của riêng Liên đoàn bóng đá Anh (FA) như nhiều người vẫn nghĩ. Hình ảnh 10 bông hoa hồng đỏ:

Hình ảnh 3 con sư tử

Hình ảnh 10 bông

Page 77: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 77

Hình ảnh 10 bông hoa hồng chỉ xuất hiện ngực những chiếc áo đấu của đội tuyển Anh kể từ sau thế chiến II, cụ

thể là vào tháng 4 năm 1949. Điều gây ra sự tò mò là tại sao lại là hình ảnh của những bông hoa hồng đỏ? Có nhiều ý kiến cho rằng đó là loại hoa hồng của vùng Lancaster, loại hoa đã được chọn làm biểu tượng chính thức của nước Anh. Bên cạnh đó còn có một lí do nữa là Liên đoàn bóng đá Anh (FA) có trụ sở tại Lancaster Gate từ năm 1929 và việc lấy hình tượng bông hoa hồng của vùng này làm biểu tượng có thể có một ý nghĩa nào đó nhưng cũng có thể là một sự trùng hợp. Tuy nhiên thắc mắc lớn nhất là tại sao chỉ có 10 bông mà không phải là 11 bông. Hay là do FA không thích các thủ môn? Điều này thì chưa ai lí giải được. Những thông tin trên cũng chỉ là những giả thuyết do chưa có một kết luận chính thức nào về nguồn gốc của hình tượng 3 con sư tử cũng như 10 bông hoa hồng đỏ trên ngực áo các cầu thủ Anh mỗi khi ra sân thi đấu. Nhưng dù sao nó cũng không thể làm thay đổi tình cảm của những người yêu mến đội tuyển Anh cũng như yêu mến biệt danh “Những chú sư tử ”.

hồng đỏ

Page 78: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 78

Ai là cầu thủ đầu tiên đạt danh hiệu "Quả bóng vàng châu Âu"? Stanley Matthews sinh ngày 1/2/1915 ở Hanley, Stoke-on-Trent và là con trai thứ ba của người cha từng là một võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp. Stanley và 3 anh em trai của mình sớm bắt đầu tập đá bóng ở một sân bóng gần nhà. Về thời gian đó, ông đã kể lại: “Tôi chơi bóng suốt ngày. Mẹ tôi không thể nào hiểu nổi tôi đang làm gì nhưng quả thực là quả bóng đã cuốn hút tôi.”

Trường Wellington Road đã phát hiện ra Stanley và cậu bé bắt đầu chơi cho đội bóng của trường ở vị trí tiền vệ trung tâm. Nhưng trong một trận đấu cậu chơi ở vị trí tiền đạo, đội bóng đã đánh bại đội bóng của trường Cannon Street với tỷ số 18-0 trong đó có 11 bàn thắng của Stanley. Ông bố Matthews nhận ra tài năng của con trai mình và đã quyết định huấn luyện con mình với những bài tập hết sức nghiêm khắc. Năm 13 tuổi Stan chơi cho đội bóng của trường nam sinh Hanley Boys. Trong trận chung kết cup English Schools Shield khi đội bóng bị dẫn 2-1 trước

Altrincham Stan được đưa lên đá ở vị trí tiền đạo đã ghi 8 bàn thắng giúp đội nhà chiến thắng với tỷ số 13-2. Ngày hôm sau cậu bé nhà Matthews được gọi lên phòng hiệu trưởng và nhận một phần thưởng là 2 xu rưỡi mà sau này ông vẫn thích thú kể lại khi đó “Tôi đã là một cầu thủ được trả lương”. Năm 17 tuổi Stanley trở thành cầu thủ chuyên nghiệp và chơi trận đầu cho câu lạc bộ Stoke trong trận đấu gặp đội Bury trong khuôn khổi giải hạng hai. Mùa bóng đó ông được ra sân 16 lần và Stoke đã giành chức vô địch, được lên chơi ở giải hạng nhất. Mùa giải tiếp theo ông chơi 29 trận trên tổng số 42 trận của đội bóng và ghi được 15 bàn thắng, xếp thứ hai trong các cầu thủ ghi bàn của đội. Vị trí của Stanley trong đội hình là ở tiền vệ cánh phải mặc dù đôi khi ông vẫn chơi lệch vào trong. Người ta đặc biệt chú ý đến Stan bởi tốc độ và khả năng đi bóng. Năm 1938 trong lần đầu tiên có mặt trong đội hình đội tuyển Anh gặp đội tuyển Tiệp Khắc, Stanley Matthews đã ghi một cú hat-trick với cả 3 bàn thắng đều bằng chân trái. / Cũng năm 1938 khi Matthews đề nghị được đi khỏi đội bóng, các cổ động viên đã phản đối kịch liệt. Hơn 3000 người đã tham gia một cuộc họp phản đối và hơn 1000 người khác biểu tình ở bên ngoài sân vận động với áp phích, biểu ngữ. Vậy là Matthews quyết định ở lại. Chiến tranh xảy ra làm gián đoạn sự nghiệp của Matthews, ông gia nhập Không Lực Hoàng Gia Anh. Chiến tranh kết thúc, ông rời khỏi Stoke và gia nhập Blackpool vào năm 1947. Trước đó Blackpool chưa bao giờ là một câu lạc bộ nổi tiếng hay thành công, nhưng với sự có mặt của Stanley Matthews họ đã 3 lần đi đến trận chung kết cup quốc gia trong vòng 5 năm. Năm 1953, năm đăng quang

"Phù thủy" trên sân cỏ

Quý ông lịch lãm Stanley Matthews

Page 79: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 79

của nữ hoàng, trong trận chung kết cup quốc gia đầu tiên có sự chứng kiến của nữ hoàng, Matthews ở tuổi 38 đã ghi 2 bàn thắng trong chiến thắng 4-3 của Blackpool trước Bolton. Tổng cộng Matthews đã thi đấu 54 trận chính thức cho đội tuyển Anh, ghi được 11 bàn thắng. Sự nghiệp thi đấu cho đội tuyển quốc gia kéo dài gần 23 năm (từ 29/9/1934 đến 15/5/1957), dài nhất trong lịch sử các cầu thủ ở nước này. Năm 1957, ở tuổi 42, ông thi đấu trận đấu cuối cùng cho đội tuyển quốc gia và giã từ sự nghiệp 8 năm sau đó. Stanley Matthews cũng từng 2 lần được nhận giải “Cầu thủ xuất sắc nhất năm” vào các năm 1948 và 1963 do Hiệp hội các nhà báo bóng đá bình chọn. Năm 1956 ông là trở thành cầu thủ đầu tiên được nhận danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu do tạp chí bóng đá France Football bình chọn. Năm 1965 ông được phong tước hiệu hiệp sĩ, trở thành Sir Stanley Matthews, và là cầu thủ đầu tiên có được vinh dự này. Stanley được gọi là “phù thủy” trên sân cỏ bởi những động tác khéo léo của mình. Suốt cả sự nghiệp của mình, ông cũng chưa từng một lần nào bị phát thẻ đỏ. Ngoài sân cỏ Matthews lại là một quý ông lịch lãm. Những phẩm chất này đã tạo nên một hình ảnh Stanley Matthews được báo chí và công chúng ngưỡng mộ. Chính những điều này đã đưa ông vượt lên tất cả các cầu thủ khác trong những năm 1950 và trở thành huyền thoại của bóng đá nước Anh.

Page 80: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 80

Bóng đá du nhập vào Việt Nam từ khi nào? Bóng đá, môn thể thao vua được nhiều người yêu thích, đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1896. Đầu tiên, môn bóng đá phát triển tại Nam Kỳ, sau đó lan ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bóng đá Nam Kỳ

Những người chơi bóng đầu tiên ở Sài Gòn là những công chức, thương gia hay binh lính người Pháp, sau đó, một số ít người Việt Nam cũng bắt đầu tham gia. Họ tập hợp nhau lại thành câu lạc bộ, lấy tên là Cercle Sportif Saigonnais. Quả bóng bầu dục xuất hiện lúc đầu sau được thay hẳn bằng bóng tròn, sân chơi là công viên thành phố, còn gọi là Jardin de la Ville, nay là sân Tao Đàn. Năm 1905, đội bóng của chiến hạm Anh mang tên King Alfred ghé thăm Sài Gòn, và đã đấu giao hữu với một đội gồm những cầu thủ người Pháp và Việt, đây là trận bóng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Năm 1906, E. Breton, một ủy viên trong Liên đoàn Thể thao Pháp đem luật bóng đá sang Việt Nam phổ biến, và trong vai trò hội trưởng, ông đã chấn chỉnh lại Cercle Sportif Saigonnais theo cách tổ chức của các câu lạc bộ bóng đá bên Pháp. Nhiều câu lạc bộ khác được bắt chước thành lập và hoạt động, như: Infanterie, Saigon Sport, Athletic Club, Stade Militaire, Tabert Club... Các giải bóng đá cũng bắt đầu được tổ chức từ đó. Nhiều người Việt nắm được luật và kỹ thuật bóng đá nên tự lập đội bóng của mình. Hai đội bóng Việt Nam đầu tiên thành lập năm 1907 là Gia Định Sport do các ông Ba Vẻ, Phú Khai dẫn dắt và đội Ngôi sao Xanh của ông huyện Nguyễn Đình Trị, về sau hợp nhất lại thành đội Ngôi sao Gia Định. Trước năm 1920, đội Ngôi sao Gia Định đã thắng tất cả các đội bóng kể cả đội Cercle Sportif Saigonnais của ông Breton (1917), giành Cúp vô địch. Ngoài ra còn có các đội như: Victoria Sportive, Commerce Sport, Khánh Hội Sport, Tân Định Sport, Gò Vấp, Hiệp Hoà, Đồng Nai... ở các tỉnh có các đội: Thủ Dầu Một, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc, Gò Công, Châu Đốc, Mỹ Tho...

Đội tuyển bóng đá Việt Nam

Các cầu thủ trong những năm 1920

Page 81: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 81

Sau đó, giới hâm mộ và những nhà dẫn dắt hợp tác thành lập một Tổng cuộc Bóng Đá riêng cho người Việt, bầu ông Nguyễn Đình Trị làm Trưởng ban Trị sự, và mua đất làm sân riêng. Lúc ấy đã có một Tổng cuộc Bóng Đá do người Pháp chủ trì, nên việc hợp tác giữa hai Tổng cuộc không thể thực hiện, nhưng hai bên vẫn hợp tác tổ chức những cuộc thi đấu, như giải Vô địch Nam Kỳ. Trong trận đấu giữa Cercle Sportif Saigonnais và Ngôi sao Gia Định năm 1925, trọng tài người Pháp đã đuổi cầu thủ Paul Thi ra khỏi sân, khiến cầu thủ này của đội Ngôi sao Gia Định bị treo giò vĩnh viễn làm cho việc hợp tác thêm khó khăn. Giải Vô địch Nam Kỳ bị gián đoạn trong nhiều năm, chỉ bắt đầu lại năm 1932, với 6 đội người Việt và 3 đội người Pháp. Ngoài các giải, Cup được tổ chức tại Sài Gòn và ở các tỉnh, Tổng cuộc Bóng Đá An Nam còn tổ chức tiếp đón nhiều đội bóng nước ngoài, và cử đội tuyển đi thi đấu tại Thái Lan, Campuchia, Malaysia,... cao trào ấy đã làm môn thể thao vua này lan rộng ra cả nước.

Bóng đá Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Bóng đá xâm nhập Bắc Kỳ khoảng năm 1906-1907. Báo chí đã ghi nhận vào năm 1909, hai đội Lê Dương Đáp Cầu (Legion Đáp Cầu) và đội Olympique Hải Phòng đã thi đấu với nhau.

Tại Hà Nội, tháng 2 năm 1912, Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội (Stade Hanoien) ra đời, gồm các cầu thủ người Việt và một số người Pháp như Menin, Megy, Bernard, Bonardi... Về phía quân đội Pháp có các đội như Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa (RIC), Ngôi Sao Xanh (Étoile Bleue), Lê Dương Đáp Cầu, Lê Dương Việt Trì... Ngày 1/ 11/1913, đội Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội đá với Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa, kết quả đội bộ binh Pháp thắng 5-3.

Những năm 1910-1920, các đội bóng ở Bắc Kỳ phát triển nhưng các trận đấu thường diễn ra ở các bãi trống, như các ngã ba, ngã tư phố vắng... Về sau, đội Chớp Nhoáng và Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội mới hợp tác lập có sân Nhà Dầu (gần cầu Long Biên) để tập luyện. Còn sân Mangin (nay là sân Cột Cờ) là do Quân đội Pháp quản lý và dùng cho các giải đấu chính thức.

Giai đoạn 1930-1940, Hà Nội có các đội bóng như: Chớp Nhoáng (do Trần Văn Quý cầm đầu), Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội, Racing Club, Lạc Long Ngọn giáo (La Lance), Hoả Xa (Usaga), Trường Bưởi (Chu Văn An hiện nay), Đại học (Université Club), Ngân Hàng, Ô-tô Han (Auto Hall). Hải Phòng có các đội Voi vàng Đất cảng, Olympique Hải Phòng, Mũi Tên (La Flèche), Radium (Trung Học), Thanh niên Bắc Kỳ (La Jeunesse Tonkinoise). Nam Định có đội Hồng Bàng; Phủ Lý có đội Phủ Lý Thể thao; Lạng Sơn có đội Le Semeur.

Miền Trung Việt Nam có các đội như ASNA (Vinh); Sept (Huế); Touranne và Faifo Cheminot của Nha Trang.

Niềm hâm mộ bóng đá

Page 82: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 82

Kể từ khi bóng đá có mặt ở Việt Nam đã được người dân đón nhận yêu thích và trở thành môn thể thao vua. Hiện nay bóng đá là một trong những môn thể thao được đầu tư và phát triển mạnh nhất ở Việt Nam.

Page 83: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 83

Thẻ vàng và thẻ đỏ xuất hiện từ khi nào? Trong thi đấu bóng đá, ngoài những pha bóng cống hiến làm hài lòng người hâm mộ cũng không có ít những hành vi không đẹp thậm chí thô bạo của các cầu thủ trên sân. Và để trừng phạt cho những hành vi đó trọng tài thường rút ra những chiếc thẻ vàng hoặc thẻ đỏ để cảnh cáo hoặc đuổi cầu thủ đó ra khỏi sân.

Người đã phát minh ra thẻ vàng và thẻ đỏ là Ken Astion, vị trọng tài người Anh đã cầm còi tại World Cup 1962. Ý tưởng về việc sử dụng thẻ trong các trận đấu đã xuất hiện tình cờ trong 1 lần ông đang ngồi trên xe ôtô của mình để chờ đèn xanh. Khi đèn đỏ chuyển sang đèn vàng, ông chợt nhận thấy rằng nếu trong các trận đấu bóng đá trọng tài sử dụng những chiếc thẻ vàng và đỏ sẽ dễ dàng truyền đạt quyết định của mình đến các cầu thủ cũng như những người theo dõi trận đấu đó hơn. Và sau vụ náo động trong trận đấu giữa Argentina và Anh trong khuôn khổ vòng tứ kết của World Cup 1966, FIFA đã quyết định đưa thẻ vàng và thẻ đỏ vào các trận đấu đầu tiên tại World Cup 1970. Cầu thủ đầu tiên nhận thẻ vàng là hậu vệ Lovchev Evgeni của đội tuyển Liên Xô trong trận đấu mở màn với đội chủ nhà Mêxicô tại World Cup 1970. Cầu thủ đầu tiên nhận thẻ đỏ là Carlos Caszeley của Chilê trong trận đấu với Tây Đức tại World Cup 1974. Cầu thủ nhận thẻ vàng nhanh nhất trong một trận đấu tại các kỳ World Cup là Sergei Gorlukovich của đội tuyển Nga, cầu thủ này đã nhận thẻ vàng ngay phút thứ nhất trong trận đấu với Thụy Điển tại World Cup 1990. Cầu thủ nhận thẻ đỏ nhanh nhất trong các kỳ World Cup là Jose Bastista của Urugay, cầu thủ này đã bị đuổi khỏi sân ngay giây thứ 56 sau một pha phạm lỗi ác ý đối với một cầu thủ của Scotland tại vòng chung kết World Cup 1986. Những lỗi bị phạt cảnh cáo (thẻ vàng): 1. Có hành vi phi thể thao. 2. Có lời lẽ hoặc hành động phản đối lại quyết định của trọng tài. 3. Liên tục vi phạm Luật. 4. Trì hoãn trận đấu. 5. Không tuân thủ quy định về cự ly trong những quả phạt hoặc quả phạt góc. 6. Vào hoặc trở lại sân không có sự đồng ý của trọng tài.

Page 84: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 84

7. Tự ý rời khỏi sân không có sự đồng ý của trọng tài. Những lỗi bị truất quyền thi đấu (thẻ đỏ): 1. Có lối chơi thô bạo. 2. Có hành vi bạo lực. 3. Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất kỳ người nào khác. 4. Ngăn cản một bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng cách cố tình chơi bóng bằng tay (không áp dụng với thủ môn ở trong khu phạt đền của đội mình). 5. Ngăn cản một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng hành động phạm lỗi sẽ bị xử phạt quả trực tiếp hoặc phạt đền. 6. Dùng lời lẽ hoặc hành động xúc phạm xỉ nhục hoặc lăng mạ. 7. Nhận thẻ vàng thứ 2 trong một trận đấu.

Page 85: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 85

Câu lạc bộ bóng đá Chelsea có lịch sử như thế nào? Lịch sử hình thành

Ngày 14/3/1905, một nhóm thanh niên yêu bóng đá tại Chelsea - một quận phía tây London - đã tập hợp nhau tại quán rượu Rising Sun trên đường Fulham Road. Họ quyết định thành lập đội bóng mang tên Chelsea F.C, cái tên này không hề thay đổi sau 100 năm. Với trang phục truyền thống là màu xanh nên đội đã có một tên gọi rất thân mật là "The Blues".

Ngày 29/5/1905, Chelsea đã được Liên đoàn bóng đá Anh lựa chọn tham dự giải hạng Nhì. Ngay từ những ngày đầu thành lập Chelsea đã chọn cho mình một lối chơi bóng đẹp mắt, phóng khoáng, với lối chơi này họ đã có những kết quả ban đầu khá tốt đẹp, mùa giải đầu tiên Chelsea xếp thứ 3 chung cuộc với 22 trận thắng, 9 trận hòa và chỉ thua 7 trận, thậm chí còn ghi được tới 90 bàn và chỉ để lọt lưới 37 bàn. Mùa giải sau đó, Chelsea còn thi đấu thuyết phục hơn khi họ xếp thứ 2 và thắng tới 26 trận và hòa 5 trận. Với kết quả này Chelsea đã chính thức được lên hạng Nhất - giải đấu cao nhất nước Anh khi đó.

Bắt đầu từ đây Chelsea FC đã có chuỗi thời gian dài thi đấu ở giải hạng Nhất, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ là nửa dưới bảng xếp hạng. Như một hệ quả tất yếu, Chelsea phải trở lại hạng Nhì vào cuối mùa giải 1924. Lần trở lại này không còn dễ dàng như trước nữa, và Chelsea đã phải mất 6 mùa giải để trở lại giải đấu cao nhất.

Thành công và thất bại

Khi Ted Drake đến với Chelsea, đội bóng này chỉ còn là đống đổ nát, 3 năm liền họ chỉ đứng trên bờ vực xuống hạng. Tuy nhiên ông không mất nhiều thời gian để xây dựng lại đội bóng. Mùa giải đầu tiên của Ted Drake, ông đã đưa Chelsea đến vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng chung cuộc.

Một năm sau, mùa bóng 1954-1955, Ted Drake đã đi vào lịch sử của Chelsea khi lần đầu tiên đưa đội bóng đến danh hiệu cao quý nhất nước Anh, đó là giành danh hiệu vô địch giải hạng Nhất của Anh (nay là giải Ngoại hạng). Đây là danh hiệu lớn đầu tiên của Chelsea sau rất nhiều năm tháng

Chelsea F.C năm 1905

Biểu tượng của Chelsea

thời HLV Ted Drake

Page 86: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 86

thăng trầm, mở ra một thời kỳ mới cho Chelsea.

Chelsea tiếp tục dành thêm danh hiệu nữa trong đó có Cúp Community Shield, Cúp Liên đoàn (1965), và Cúp FA năm 1970 khi đánh bại Leeds United với tỉ số 2-1.

Mùa giải 1970-1971 Chelsea chơi rất thành công tại Cúp C2 và giành danh hiệu vô địch sau khi đánh bại những chú "kền kền trắng" Real Madrid tại trận chung kết, đây là chiếc Cúp châu Âu đầu tiên của Chelsea, nhưng danh hiệu vô địch này cũng chấm dứt những năm tháng thành công của Chelsea và đội bóng bắt đầu rơi vào giai đoạn khủng hoảng.

Từ năm 1975 đến năm 1990, Chelsea chơi cực kỳ thất thường và đã có tới 3 lần lên hạng rồi lại xuống hạng. Mùa giải 1989-1990 Chelsea lại trở lại hạng Nhất, đây là lần cuối cùng Chelsea phải từ hạng Nhì lên hạng Nhất kết thúc thời kỳ suy thoái và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mới.

Thời kỳ Giải bóng đá ngoại hạng Anh

Năm 1993, khi giải vô địch bóng đá Anh đổi tên thành Premier League, Chelsea cũng có những thay đổi về chính sách của mình, HLV trẻ tuổi nhất trong lịch sử bóng đá Anh và giầu tham vọng -Glenn Hoddle, đã có những chính sách mới nhằm xây dựng đội bóng đi lên từng bước, ông nổi tiếng với việc biến Chelsea thành đội bóng "đa quốc gia" với việc mang về hàng loạt các cầu thủ quốc tế như Ruud Gullit, Frank Sinclair, Frank Leboeuf, Mark Hughes... và đã mang lại những thành công nhất định. Năm 1994, ông đã đưa Chelsea vào tới trận chung kết Cúp FA, tuy nhiên đội bóng của ông đã thua trước Manchester United. Tuy vậy Chelsea vẫn được dự Cúp C2 vì MU năm đó đọat cú đúp. Tại Cúp C2, Chelsea thi đấu khá thành công, họ vào đến trận bán kết và chỉ chịu thua trước Real Zaragoza bằng 1 bàn duy nhất.

Quần áo thi đấu của các

cầu thủ Chelsea F.c

Page 87: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 87

Mùa hè năm 1995, Chelsea có được ngôi sao người Hà Lan Ruud Gullit bằng một bản hợp đồng tự do từ U.C. Sampdoria với giá 1,5 triệu bảng. Mùa bóng này Chelsea xếp thứ 11 tại bảng xếp hạng, người lên chèo lái đội bóng chính là Ruud Gullit, anh trở thành một cầu thủ kiêm HLV.

Ruud Gullit đã đem về hàng loạt các ngôi sao đang chơi bóng ở Serie A như Gianluca Vialli, Roberto Di Matteo, Gianfranco Zola, Marcel Desailly, Pierluigi Casiraghi.... Tuy vậy lối đá của Chelsea lại hoàn toàn không chịu nhiều ảnh hưởng của Serie A khi họ chơi một thứ bóng đá tấn công hấp dẫn, quyến rũ tạo trái ngược với bóng đá Anh truyền thống đơn điệu và tẻ nhạt,

đó là thứ bóng đá mà Gullit đặt tên là "Bóng đá quyến rũ" (sexy football), tuy nhiên thời kỳ này Chelsea lại cực kỳ thất thường và thiếu ổn định. Đó cũng chính là lý do khiến Ruud Gullit buộc phải ra đi, mặc dù vậy ông cũng kịp giúp Chelsea giành danh hiệu Cúp FA sau 26 năm khát khao, sau khi hạ Middlesbrough F.C. tại trận chung kết đồng thời đưa Chelsea vào nhóm 6 đội dẫn đầu.

Tháng 2 năm 1998, Gianluca Vialli cũng trở thành một cầu thủ kiêm HLV, vị HLV trẻ tuổi người Ý này tỏ ra rất có duyên với các Cúp, chỉ ngay trong năm đó, Vialli trở thành một trong những HLV thành công nhất trong lịch sử Chelsea khi giúp CLB của mình dành liên tiếp các danh hiệu lớn: vô địch Cúp Liên đoàn bóng đá Anh, Cúp C2, và Siêu cúp châu Âu, trong đó đặc biệt kể đến chiếc Cúp C2 giúp Chelsea trở thành CLB Anh duy nhất giành Cúp này 2 lần, còn chiếc Siêu cúp châu Âu cũng là một điều tuyệt vời sau khi các cầu thủ hạ nhà ĐKVĐ Champions League, Real Madrid. Đồng thời ông còn đưa đội bóng vào Top 4 hai năm liên tiếp, những kết quả đủ giúp Chelsea lần đầu tiên có mặt tại đấu trường danh giá Champions League.

Năm 2000, Gianluca Vialli tiếp tục giúp Chelsea chơi thành công tại các Cúp khi giúp Chelsea giành Cup FA sau trận thắng Newcastle United F.C. và giành tiếp Cúp Community Shield. Tuy nhiên, BHL đội bóng nhận thấy Gianluca Vialli không thích hợp với kế hoạch của mình nữa và họ đã mời về một trong những HLV có kinh nghiệm nhất châu Âu đến đó là Claudio Ranieri.

Thay vì chính sách mua các ngôi sao đã thành danh như trước, ông bắt đầu xây dựng lại Chelsea trở thành một đội bóng trẻ trung có tinh thần chiến đấu cao mà thủ lĩnh là một người gốc Chelsea - John Terry, hay Roman Abramovich, thì Ranieri cũng đã kịp xây dựng cho mình một bộ khung rất mạnh gồm có: Carlo Cudicini,

Cầu thủ, HLV Ruud Gullid

Biểu tượng mới của Chelsea

Page 88: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 88

Celestine Babayaro, John Terry, Marcel Desailly, William Gallas, Mario Melchiot, Gronkiaer, Frank Lampard, Eidur Gudjohnsen, Jimmy Floyd Hasselbaink, ngoài ra phải kể đến các cầu thủ trẻ tiềm năng như: Robert Huth, Carlton Cole, Rubén Olivera...

Chelsea dưới thời Ranieri chơi khá ổn định và thành công, đội bóng dần có những bước tiến đáng kể. Năm 2002, Chelsea lại vào chung kết Cúp FA, tuy nhiên lần này đội bóng đã chịu thất thủ trước người hàng xóm Arsenal F.C. Mùa giải 2002/2003, Chelsea có suất dự UEFA Champions League sau khi hạ đối thủ cạnh tranh trực tiếp Liverpool F.C. 2-1 ở vòng đấu cuối cùng. Kết quả này không chỉ giúp Chelsea giành vé dự Champions League sau 4 năm vắng bóng mà còn giúp Chelsea trở nên cực kỳ hấp dẫn trước con mắt các nhà đầu tư, trong số đó có Abramovich.

Đế chế Abramovich và Chelsea-Mourinho

Mùa hè năm 2003, một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử Chelsea, đó là việc tỷ phú người Nga Roman Abramovich đã mua CLB này. Chelsea từ chỗ đang còn nợ chồng chất, nay đã có vị cứu tinh, không những thế Chelsea nay đã có thể đem về các cầu thủ thích hợp. Ngay trong mùa hè, hàng loạt các ngôi sao đang nổi đã cập bến Chelsea: Adrian Mutu, Hernán Crespo, Juan Sebastián Verón, Damien Duff, Claude Makélélé, Wayne Bridge, Glen Johnson, Joe Cole. Với sự bổ sung kịp

thời cả về lượng và chất, Chelsea chơi khá thành công mùa giải đó, xếp thứ 2 tại giải Ngoại hạng, vào tới bán kết UEFA Champions League. Nhưng như vậy là chưa đủ với những kỳ vọng mà ông chủ mới mong muốn, Ranieri đã phải ra đi mặc dù ông có công lớn cho việc xây dựng một bộ khung hoàn hảo cho Chelsea.

Thay thế Ranieri là một HLV trẻ tuổi, người đang dẫn dắt F.C. Porto đi từ hết câu chuyện huyền thoại này đến câu chuyện huyền thoại khác. Và mặc dù phía Porto phản đối giữ dội nhưng José Mourinho vẫn đến với Chelsea, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ Chelsea-Mourinho.

Jose Mourinho và các học trò trong ngày chiến thắng

Tỷ phú Abramovich và các fan hâm mộ

Page 89: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 89

Dựa trên bộ khung rất mạnh đã có, ông chỉ cần bổ sung thêm 2 học trò cũ tại Porto là Ricardo Carvalho và Paulo Ferreira với một tiền đạo là Didier Drogba; ông cũng loại bỏ một số cầu thủ cũ như Jimmy Floyd Hasselbaink, Gronkiaer, Juan Sebastián Verón, Hernán Crespo...

Chelsea bắt đầu khác, họ mạnh mẽ hơn, khát khao hơn nhưng cũng chắc chắn và ổn định hơn, Chelsea đã giành danh hiệu vô địch Premier League sau 50 năm chờ đợi một cách hoàn thuyết phục, trước đó họ đã giành Cúp Liên đoàn bóng đá Anh và vào đến bán kết Champions league, không những thế Chelsea còn xô đổ hàng loạt các kỷ lục mà tưởng chừng là không thể làm được

Năm 2005, Chelsea kỷ niệm 100 năm thành lập bằng một năm cực kỳ ý nghĩa, họ có chức vô địch thứ hai trong lịch sử, và tiếp tục thi đấu rất ấn tượng, xô đổ các kỷ lục khác, tràn trề cơ hội bảo vệ chức vô địch Premier League. Năm 2006, Chelsea lần thứ 2 liên tiếp vô địch Anh khi để lại dấu ấn bằng trận thắng đối thủ trực tiếp Manchester United 3-0 ngay trên sân Stamford Bridge.

Page 90: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 90

Luật bàn thắng vàng và bàn thắng bạc là gì? Luật bàn thắng vàng là một giải pháp được đưa ra để nhằm nhanh chóng chọn ra được đội bóng chiến thắng mà không cần kéo dài thêm thời gian thi đấu của hiệp phụ trong một trận đấu bắt buộc phải phân định thắng thua. Theo qui định của luật này, khi 2 đội đã bước vào thời gian thi đấu hiệp phụ, đội bóng nào ghi được bàn thắng trước thì trận đấu sẽ dừng ngay tại đó và đội bóng đó sẽ là đội giành được chiến thắng. Cũng vì tính chất đột ngột của bàn thắng vàng nên nó còn có một cái tên khác là “Luật cái chết bất ngờ”.

Luật bàn thắng vàng đã được FIFA áp dụng từ năm 1993 nhưng nó không phải là một điều luật có tính bắt buộc. Bất cứ giải đấu nào cũng có quyền lựa chọn có thể áp dụng hay không áp dụng luật bàn thắng vàng vào trong thi đấu. Tuy rằng ưu điểm của luật này là có thể kết thúc các trận đấu một cách nhanh chóng, hạn chế số lần sút Penalty nhưng nó cũng gây ra sự tiêu cực trong lối chơi của các đội bóng. Các đội sẽ có xu hướng đá phòng ngự nhiều hơn và không dám

mạo hiểm áp dụng lối chơi tấn công. Năm 2002 UEFA đã đưa ra một luật mới là luật bàn thắng bạc. Theo luật này, khi 2 đội đã bước vào thi đấu hiệp phụ thứ nhất, cho dù đội bóng nào ghi bàn trước thì trận đấu cũng sẽ không kết thúc ngay mà vẫn tiếp tục đợi đến hết 15 phút của hiệp phụ thứ nhất, nếu đội bóng còn lại không thể gỡ hòa thì trận đấu sẽ dừng lại ở đó. Cũng giống như luật bàn thắng vàng, luật bàn thắng bạc có tính tự nguyện nên không phải giải đấu nào cũng phải áp dụng. Trận đấu đầu tiên áp dụng luật bàn thắng bạc là trận đấu giữa Porto và Celtic trong khuôn khổ cúp UEFA 2003. Tuy nhiên trận đấu đó đã kết thúc sau 2 hiệp phụ mà vẫn chưa phân định được thắng thua nên luật bàn thắng bạc chưa phát huy được hiệu lực. Tuy nhiên do sức ép từ phía các fan hâm mộ bóng đá cũng như từ phía các đội bóng, Ủy ban hiệp hội bóng đá quốc tế (IFAB) đã bãi bỏ luật bàn thắng vàng và bàn thắng bạc sau vòng chung kết Euro 2004 ở Bồ Đào Nha. Và trong trận đấu giữa Hy Lạp và Cộng hòa Séc tại vòng bán kết Euro 2004, cầu thủ Trainios Dellas đã ghi bàn thắng bạc giúp Hy Lạp vượt qua Séc để vào trận chung kết. Đó cũng là bàn thắng bạc cuối cùng được ghi trong các trận bóng đá. Như vậy kể từ sau Euro 2004, người ta không

Bàn thắng vàng đầu tiên tại các kỳ World Cup của cầu thủ Blanc (Pháp)

Bàn thắng bạc cuối cùng được ghi

bời cầu thủ Dallas (Số 5, Hylạp)

Page 91: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 91

còn phải hồi hộp chứng kiến những “cái chết bất ngờ” trong những phút thi đấu hiệp phụ của các trận đấu bóng đá. Và việc bãi bỏ những luật này đã mang lại những tác động tích cực hơn cho bóng đá, đặc biệt là tạo cơ hội cho các đội bóng phát huy được lối chơi tấn công hoa mỹ làm hài lòng người hâm mộ môn túc cầu trên toàn thế giới.

Page 92: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 92

Số áo cầu thủ xuất hiện từ khi nào?

Khởi đầu

Ngày 25/8/1928 Arsenal và Chelsea là những đội bóng đầu tiên mặc những chiếc áo thi đấu có in số trong trận đấu gặp The Wednesday và Swansea Town. Ban đầu một số người phản đối điều này vì cho rằng việc in số lên áo sẽ làm xấu đi màu áo của câu lạc bộ. Tuy nhiên, dần dần điều này đã được mọi người chấp nhận và số áo trở thành một chi tiết không thể thiếutrên áo thi đấu của các cầu thủ.

Cách đánh số

Trong thời gian đầu này trong đội hình mỗi đội bóng gồm 11 cầu thủ thì sẽ có số áo từ 1 đến 11 và trong một mùa bóng một cầu thủ sẽ có thể mặc rấtnhiều số áo.

Xu hướng đặt số áo cố định cho mỗi cầu thủ trong mỗi đội bóng bắt đầu từ World Cup 1954. Khi đó mỗi cầu thủ trong 22 cầu thủ của mỗi nước phải mặc số áo cố định trong suốt cả giải đấu. Và các số từ 12 đến 22 được sử dụng để không có việc các cầu thủ mặc số áo giống nhau, cũng có nghĩa là mỗi đội bóng có thể ra sân mà các cầu thủ không nhất thiết phải mặc áo đánh số từ 1 đến 11. Tuy nhiên các số từ 1 đến 11 có xu hướng được dành cho các cầu thủ thường xuyên ra sân hơn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng (huyền thoại người Hà Lan Johan Cruyff thường xuyên ra sân với số áo 14).

Mặc dù không có quy định bắt buộc rằng số áo nào thì sẽ đại diện cho vị trí nào trên sân bóng, nhưng qua thời gian một tiêu chuẩn phổ biến đã được nhiều đội bóng áp dụng. Đó là thủ môn thường mặc áo số 1; hậu vệ mặc áo có số từ 2 đến 6; tiền vệ thường có áo số 4, 6, 7, 8, 10, 11 (trong đó số 7 và 11 là điển hình cho vị trí tiền vệ cánh phải và cánh trái);tiền đạo thì mặc áo số 9 và 10, đôi khi họ cũng mặc áo số 7, 8 và 11. Khi luật thay người ra đời năm 1965, cầu thủ vào sân thay người thường mặc áo số 12, cầu thủ thứ hai vào thay mặc áo số 14 (số 13 rất ít được dùng vì bị cho là con số xui xẻo).

Áo số 10 thường dành cho các tiền đạo

Johan Cruyff vẫn thường xuyên ra sân trong số áo 14

Page 93: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 93

Thông thường áo số 1 luôn dành cho vị trí thủ môn,nhưng World Cup 1978 và 1982 đội tuyển Argentina đánh số áo theo thứ tự chữ cái tên cầu thủ nên số 1 khôngphải là vị trí thủ môn. Năm1978, số 1 là tiền vệ Norberto Alonso, còn năm 1982 số 1 là tiền vệ Osvaldo Ardiles.

Hiện nay các cầu thủ được mặc số áo bất kỳ từ 1 đến 99. Tuy nhiên cũng có trường hợp cá biệt là cầu thủ Hicham Zerouali của câu lạc bộ Aberdeen được phép mặc áo số 0 trong giải ngoại hạng Scotland sau khi các cổ động viên đặt cho anh nickname “zero” (số không).

Những số áo huyền thoại

Trải qua nhiều năm và qua nhiều trận đấu lịch sử, có những số áo đã trở thành huyền thoại của một câu lạc bộ hay một đội tuyển quốc gia, đó là số áo của những cầu thủ vĩ đại. Điển hình là chiếc áo số 7 ở câu lạc bộ Manchester United. Qua nhiều thế hệ số áo này luôn dành cho những cầu thủxuất sắc nhất như George Best, Bryan Robson, Eric Cantona, David Beckhamvà hiện tại là Cristiano Ronaldo.

Ở một số đội bóng, họ có một số “số áo về hưu” (retired number), có nghĩa là họ sẽ không bao giờ dùng số áo đó nữa. Điều này thường xảy ra trong trường hợp một cầu thủ lớn đã từ giã đội bóng hay từ giã sự nghiệp. Đây được xem như là vinh dự mà đội bóng dànhcho cầu thủ đã có nhiều cống hiến như Franco Baresi (số 6 AC Milan), Aldair (số 6 AS Roma), Federico Pisani (số 14 Atalanta), Roberto Baggio (số 10 Brescia).

Đôi khi điều này còn là do các cầu thủ mặc số áo đó đã qua đời trong những trường hợp thương tâm, các số áo đó không được dùng nữa để tưởng nhớ đến họ như số Jason Mayele (số 30) hay Marc-Vivien Foe (số 23)…

Ở một số câu lạc bộ, họ lại áp dụng điều này nhưng không phải vì một cầu thủ nào mà là vì các cố động viên. Một số số áo không được sử dụng trên sân đấu với ý nghĩa đó là số áo dành cho các cổ động viên. Các câu lạc bộ này gồm có Portsmouth (số 12), Reading (số 13) hay Feyenoord (số 12).

Eric Canton, áo số 7 huyền thoại của Manchester United

Áo số 6 của AC Milan được dành riêng cho Franco Baresi

Áo số 12 dành cho các cổ động viên Feyenoord, "cầu thủ thứ 12" của câu lạc bộ

Page 94: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 94

Danh hiệu Pichichi và Zamora trong bóng đá Tây Ban Nha là gì? Danh hiệu Pichichi

Pichichi là biệt danh của cầu thủ Rafael Moreno Aranzadi (1892-1922), một cây ghi bàn xuất sắc của câu lạc bộ Athletic Bilbao trong những năm1910 đến 1920.

Pichichi dành cả sự nghiệp chơi bóng của mình ở Athletic Bilbao. Anh giành 6 chức vô địch cup Copa del Rey (cup Nhà vua Tây Ban Nha) trong đó có 3 lần liên tiếp vào các năm từ 1914 đến 1916, đặc biệt trong trận chung kết năm 1915 Pichichi đã lập một hat-trick. Tổng cộng anh ghi được 251 bàn thắng. Trong màu áo đội tuyển quốc gia Pichichi chỉ 5 lần khoác áo và ghi được một bàn thắng.

Pichichi mất năm 1922 ỏ tuổi 30 vì bị bệnh thương hàn. Năm 1926 người ta đặt một bức tượng bán thân của Pichichi được dựng lên ngoài sân nhà San Mames của Athletic Bilbao để tưởng nhớ anh. Các đội bóng đến thi đấu lần đầu tiên ở sân bóng này thường đặt một bó hoa cạnh bức tượng để bày tỏ lòng kính trọng đối với cầu thủ này. Năm 1963 tờ báo tin tức Marca đã đề xuất tặng danh hiệu Pichichi (Trofeo Pichichi) cho các cầu thủ vua phá lưới ở giải hạng nhất và hạng hai Tây Ban Nha.

Các cầu thủ xuất sắc từng giành danh hiệu Pichichi gồm có Telmo Zarra (6 lần), Hugo Sanchez (5 lần), Alfredo Di Stefano (5 lần), và Quini (5 lần).

Danh hiệu Zamora

Zamora là danh hiệu tương tự Pichichi nhưng là dành cho thủ môn để lọt lưới ít nhất trong cả mùa bóng. Danh hiệu cũng do tờ Marca thành lập vào mùa bóng 1958-1959 và được đặt theo tên của thủ môn huyền thoại người Tây Ban Nha Ricardo Zamora.

Pichichi (Rafael Moreno Aranzadi)

Telmo Zarra, cầu thủ từng 6 lần đạt danh hiệu Pichichi

Samuel Eto (Barcelona), "Pichichi" của mùa giải 2005-2006

Page 95: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 95

Thủ môn Zamora sinh ra tại Barcelona vào ngày 21/1/1901, mất ngày 15/9/1978. Anh chơi bóng cho Espanyol và Barcelona trước khi chuyển sang Real Madrid vào năm 1930 với mức phí chuyển nhượng kỷ lục khi đó là 130.000 Peseta tức khoảng 780 bảng Anh. Trong suốt sự nghiệp của mình anh 2 lần vô địch giải La Liga và 5 lần vô địch cup quốc gia. Anh cũng là người đầu tiên giành danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất vào mùa bóng 1928-1929 mà về sau danh hiệu này được mang tên anh. Zamora chơi cho đội tuyển quốc gia trong 45 trận, để lọt lưới 42 bàn và cũng từng một lần làm huấn luyện viên trưởng.

Để đạt danh hiệu Zamora, ngoài việc để lọt lưới ít nhất trong mùa bóng, thủ môn còn phải đáp ứng điều kiện là chơi ít nhất 28 trận trong mùa giải ở giải La Liga, mỗi trận đấu trung bình phải chơi ít nhất 60 phút.

Thủ môn huyền thoại Ricardo Zamora

Jose Manuel Pinto (Celta Vigo), "Zamora" của mùa giải 2005-2006

Page 96: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 96

Trọng tài bóng đá xuất hiện từ khi nào?

Sự ra đời của vị trí trọng tài

Bóng đá hiện đại xuất phát từ nước Anh từ giữa thế kỷ 19. Trong thời kỳ đầu, các trận đấu diễn ra mà không có sự xuất hiện của trọng tài mà khi đó đội trưởng của 2 đội phải đứng ra bàn bạc với nhau để giải quyết các tranh chấp trên sân cỏ.

Về sau, để các đội trưởng có thể tập trung vào trận đấu, nhiệm vụ phân xử này được giao cho 2 trọng tài do 2 đội cử ra. Các

trọng tài này không được chạy vào khu vực thi đấu hay làm gián đoạn trận đấu. Họ chỉ có thể có mặt khi các cầu thủ gọi đến để giải quyết các tranh chấp.

Năm 1837, các trọng tài này bắt đầu được quyền cho các đội hưởng quả đá phạt trực tiếp nếu bóng chạm tay đối phương. Năm 1874, quyền này được mở rộng sang một số lỗi khác. Cuối năm 1874, các trọng tài cũng đã được quyền đuổi cầu thủ ra khỏi sân nếu anh ta “liên tục phạm luật”.

Năm 1880, người ta nhận thấy cần phải có một người trung gian trên sân cỏ để làm nhiệm vụ phân xử. Vì thế, một trọng tài chính thức thứ ba xuất hiện. Trọng tài này sẽ có mặt khi hai trọng tài của 2 đội không thể dàn xếp được các tranh chấp trên sân cỏ.

Dần dần, nhiệm vụ của trọng tài thứ 3 ngày càng được mở rộng. Họ theo dõi thời gian thi đấu rồi sau đó là được nhắc nhở hoặc đuổi cầu thủ ra khỏi sân mà không cần tham khảo ý kiến 2 vị trọng tài kia. Đến năm 1891, trọng tài thứ 3 bắt đầu được đứng trên khu vực sân thi đấu còn hai trọng tài ban trọng tài ban đầu trở thành các trọng tài biên (linemen). Năm 1996, các trọng tài biên được đổi tên thành trợ lý trọng tài (assistant referees)

Sử dụng còi

Ban đầu các trọng tài không dùng còi mà vẫy một chiếc khăn tay hoặc một cây gậy hay hét lên để ra hiệu trong các tình huống. Theo nhiều nguồn tài liệu thì năm 1878, trong trận đấu giữa 2 câu lạc bộ Nottingham Forest và Sheffield Norfolk các trọng tài bắt đầu sử dụng còi để điều khiển trận đấu.

Trọng tài thứ tư

Trọng tài, người được mệnh danh "ông vua sân cỏ"

Việc sử dụng còi được bắt đầu từ năm 1878

Page 97: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 97

Năm 1966, vị trọng tài nổi tiếng Ken Aston đã đề xuất ý kiến cho thêm một trọng tài dự bị để thay thế một trong các trọng tài trên sân khi cần thiết. Tuy nhiên, mãi đến năm 1991 Hội đông liên đoàn bóng đá quốc tế (IFAB) mới chính thức công nhận vị trí này và để ra quy định về các nhiệm vụ của vị trí trọng tài thứ tư. Nhìn chung, nhiệm vụ của trọng tài thứ tư được chia thành 2 phần: nhiệm vụ hỗ trợ và là trọng tài thay thế khi một trong các trọng tài trên sân không thể tiếp tục nhiệm vụ.

Trọng tài nổi tiếng Ken Aston

Page 98: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 98

Ai là cầu thủ quốc tế da màu đầu tiên?

Trước đây, Arthur Wharton, cầu thủ từng chơi cho câu lạc bộ Preston North End thường được xem là cầu thủ da màu xuất sắc đầu tiên của thế giới bóng đá. Nhưng thực sự vinh dự này phải dành cho Andrew Watson. Sinh năm 1857 tại Guyana (trước đây là British Guiana, một thuộc địa của nước Anh), Watson là con trai của một người trồng mía giàu có người Scotland Peter Miller và một cô gái người bản địa Rose Watson. Năm 19 tuổi anh vào học tại đại học Glassgow.

Trong thời gian học đại học anh ký hợp đồng với câu lạc bộ Maxwell ở Glassgow vào năm 1874. Sau đó, Watson chuyển sang câu lạc bộ Parkgrove. Ở đó anh không chỉ chơi bóng mà còn tham gia vào công tác quản lý bóng đá, Watson là người da màu đầu tiên tham gia vào công tác này.

Khả năng của Watson đã thu hút sự chú ý của câu lạc bộ nổi tiếng Queen’s Park. Năm 1879 anh chính thức ký

hợp đồng với câu lạc bộ này. Trong thời gian chơi bóng cho Queen’s Park, Watson đã 3 lần được gọi vào chơi cho đội tuyển quốc gia Scotland.

Lần đầu tiên vào ngày 12/3/1881, tại sân Kennington Oval Criket ở London, Watson trong vai trò đội trưởng của đội tuyển Scotland đã chiến thắng đội tuyển Anh với tỷ số 6-1. Thành tích này đưa anh trở thành cầu thủ quốc tế da màu đầu tiên và cũng là cầu thủ da màu đầu tiên là đội trưởng đội tuyển quốc gia.

Trong suốt sự nghiệp của mình kéo dài đến năm 1887, Watson còn chơi bóng hai lần nữa cho đội tuyển Scotland trong chiến thắng 5-1 trước đội tuyển Wales (năm 1881) và chiến thắng 5-1 trước đội tuyển Anh (năm 1882).

Andrew Watson (người đứng giữa,hàng trên)

Chân dung Andrew Watson

Page 99: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 99

Andrew Watson cũng là cầu thủ da màu đầu tiên cùng với đội Queen’s Park giành chức vô địch cúp Scotland năm 1882. Ngoài ra, anh còn là cầu thủ da màu đầu tiên có mặt tại Cup FA vào năm 1882 khi anh chuyển sang chơi cho đội London Swift’s.

Mặc dù là người da màu nhưng trong suốt sự nghiệp của mình, màu da hầu như chẳng gây trở ngại nào đáng kể với Andrew Watson. Về sau này, Watson chuyển sang sống ở Australia và qua đời tại Sydney.

Thierry Henry, cầu thủ da màu xuất sắc của bóng đá hiện đại

Page 100: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 100

Cúp vàng CONCACAF là giải bóng đá của khu vực nào? CONCACAF- ngày hội bóng đá lớn nhất khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe

Ai cũng biết Bắc Trung Mỹ và Caribe là vùng đất rất đa dạng về văn hoá cũng như con người. Điều đó dẫn đến sự khác biệt rất lớn về tập quán sinh hoạt ở từng quốc gia. Nếu bạn đang ở Mexico, bạn sẽ có cảm giác không nơi đâu bóng đá bùng nổ mãnh liệt hơn thế. Mỗi trận đấu là một sự kiện thu hút cả trăm nghìn người theo dõi, sân vận động Azteca là thánh đường của hàng triệu con chiên ngoan đạo.

Thế nhưng, chỉ cần ngược lên phương Bắc, bạn sẽ thấy mọi thứ biến chuyển đến không ngờ. Người Mỹ đã chọn bóng rổ và bóng đá Mỹ (bóng bầu dục) là những môn thể thao được ưa chuộng nhất, người Canada thì tôn sùng hockey. Đến với quốc đảo Cuba, boxing cùng bóng chày trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Và còn rất nhiều môn thể thao nữa như bóng chuyền, cricket… ngày ngày vẫn cạnh tranh chỗ đứng với môn thể thao Vua.

Trước khi có sự ra đời của CONCACAF, bóng đá trong khu vực được quản lý theo những khu vực nhỏ hơn. Hai tổ chức chính điều hành là Liên đoàn bóng đá Trung Mỹ và Caribe (CCCF) thành lập năm 1938 và Liên đoàn bóng đá Bắc Mỹ (NAFC) thành lập năm 1946. CCCF từng tổ chức 10 giải đấu trong khu vực từ năm 1941 đến 1946 còn NAFC thì tổ chức 2 giải vào các năm 1947 và 1949.

Ngày 18/9/1961 Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF) được thành lập và một năm sau đó liên đoàn này được FIFA chính thức công nhận là

cơ quan điều hành bóng đá trong khu vực.

CONCACAF gồm có các thành viên là các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Caribe. Ngoài ra 2 nước là Guyana, Suriname và vùng lãnh thổ Guiana thuộc Pháp nằm ở khu vực Nam Mỹ cũng là thành viên của liên đoàn này.

Cúp vàng CONCACAF

Logo của CONCACAF

Page 101: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 101

Cúp vàng CONCACAF là giải đấu bóng đá lớn nhất của các nước thuộc khu vực này. Ngoài ra 3 nước khách mời từ các khu vực khác cũng được mời tham dự vòng chung kết của giải.

“Giải vô địch CONCACAF” lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1963 để thay thế cho “Giải vô địch CCCF” vốn chỉ dành cho các nước Trung Mỹ và Caribe. Giải đấu được diễn ra theo chu kỳ 2 năm 1 lần cho đến năm 1971. Từ năm 1973 đến 1989 người ta không tổ chức giải mà công nhận đội bóng có thành tích tốt nhất trong vòng loại World Cup sẽ là nhà vô địch CONCACAF.

Năm 1991 giải được phục hồi với tên gọi “Cúp vàng CONCACAF - Gold Cup” và từ đó đến nay giải liên tục được tổ chức ở Mỹ (chỉ có 2 lần vào năm 1993 và 2003 Mexico đồng tổ chức với Mỹ). Ngoại trừ năm các lần tổ chức vào năm 1996 và 2003, các lần còn lại giải đấu diễn ra theo chu kỳ 2 năm 1 lần. Tính đến nay Mexico là đội bóng vô địch “Cúp vàng CONCACAF” nhiều lần nhất với 4 lần vào các năm 1993, 1996, 1998, 2003. Gold Cup chính là tấm gương phản ánh chân thực những gì đang diễn ra tại CONCACAF, khu vực hỗn tạp nhất trên bản đồ bóng đá thế giới. Ở đó, bóng đá vẫn phải "len lỏi từng bước" vào cuộc sống cùng với các môn thể thao khác. Trên nền tảng chưa vững vàng, sự tồn tại của Gold Cup vừa là nghĩa vụ, vừa là nỗ lực rất

đáng ghi nhớ.

Trong suốt những năm tồn tại của Cúp Vàng CONCACAF đều là những năm Cúp không rời khỏi Bắc, Trung Mỹ và Caribe. Đó như một tiền lệ, chẳng khác gì một lời nguyền mà không vị khách mời nào kể từ năm 1996 đến nay có thể vượt qua. Năm kỳ Cúp Vàng đã qua, 5 vị khách mời khác nhau, từ Ecuador cho đến Hàn Quốc, Colombia, Peru, thậm chí là Brazil, tất cả đều bất lực trước thế lực của những người chủ nhà “mến khách nhưng không hề dễ dãi”.

CONCACAF là nơi phát triển sự nghiệp của các cầu thủ Mỹ và Mexico

Cúp vàng CONCACAF

Page 102: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 102

Quả bóng trong thi đấu cần có những tiêu chuẩn gì? Trong mỗi trận bóng đá, đặc biệt là các trận đấu mang tầm quốc tế như World Cup thì những quả bóng thi đấu phải được kiểm tra rất chặt chẽ về chất lượng, kích thước theo tiêu chuẩn mà FIFA đã quy định như sau: Chất lượng và kích thước - Bóng hình cầu. - Vỏ ngoài bằng da hoặc chất liệu khác được công nhận. - Chu vi không được lớn hơn 70cm và không được nhỏ hơn 68cm. - Trọng lượng lúc bắt đầu trận đấu không được nặng hơn 450gr và không được nhẹ hơn 410gr. - Áp suất từ 0,6 đến 1,1 átmốtphe. Quy định việc thay thế khi bóng hỏng

• Nếu bóng bị nổ hoặc hỏng trong lúc trận đấu đang tiến hành: Thì ngừng trận đấu hoặc tiếp tục trận đấu bằng quả thả bóng chạm đất tại nơi phát hiện bóng hỏng.

• Nếu bóng bị nổ hoặc hỏng trong thời gian trận đấu tạm ngừng, sẽ bắt đầu lại trận đấu thích hợp với nguyên nhân ngừng trận đấu.

• Trong suốt quá trình trận đấu, chỉ có trọng tài mới có quyền quyết định bóng thi đấu.

Những quyết định của hội đồng Luật quốc tế Quyết định 1 - Trong những trận đấu chính thức, chỉ những quả bóng đáp ứng đúng những tiêu chuẩn mới được phép sử dụng để thi đấu. - Những trận đấu do FIFA hoặc Liên đoàn bóng đá châu lục tổ chức, chỉ những quả bóng có 1 trong 3 dòng chữ chính thức sau đây mới được sử dụng để thi đấu: Được FIFA phê duyệt; Được FIFA kiểm tra; Đạt tiêu chuẩn bóng thi đấu quốc tế. - Dòng chữ ghi trên bóng chứng tỏ bóng đã được kiểm tra chất lượng và đạt những tiêu chuẩn tối thiểu của quy định về Luật quốc tế áp dụng với bóng thi đấu. - Danh sách những yêu cầu bổ sung đặc biệt cho từng chủng loại phải được Hội đồng Luật quốc tế phê chuẩn. Bộ phận kiểm tra phải được FIFA phê

Quả bóng thi đấu đạt chuẩn

Làm quen với trái bóng World Cup

Page 103: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 103

duyệt. - Có thể yêu cầu được sử dụng bóng đạt một trong 3 tiêu chuẩn nêu trên. Ngoài ra trong các trận đấu không chính thức khác, bóng được sử dụng phải đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu của Luật 2. Quyết định 2 - Trong những trận đấu do FIFA tổ chức hoặc những trận đấu do Liên đoàn bóng đá quốc gia tổ chức, bóng thi đấu không được phép có bất cứ hình thức quảng cáo thương mại nào. - Chỉ được có những biểu tượng của giải, của Ban tổ chức giải và nhãn hiệuđược công nhận của nhà sản xuất bóng. Tuy nhiên điều lệ giải phải có quy định hạn chế về kích thước và số lượng các biểu tượng đó.

World Cup 2006, quả bóng được sử dụng để thi đấu chính thức là quả bóng Teamgeist của hãng Adidas được sản xuất tại Thái Lan. Một điều khá thú vị là trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, quả bóng cũng quốc tế hóa như chính World Cup vậy. Loại da nhân tạo bọc của quả bóng được sản xuất ở Hàn Quốc. Lớp lót bên trong làm ở Nhật. Túi cao su giữ hơi nhập từ Ấn Độ. Loại chất liệu bông giữ ruột bóng đến từ Việt Nam. Còn những chất hóa học phủ lên trái bóng là của Đức.

Quả bóng được ghép từ 14 miếng thay vì 32 miếng như thông thường, nó tròn hơn, bay nhanh hơn, và theo lời các thủ môn, có đường bay cũng “quái chiêu” hơn các loại bóng trước đó. Mỗi quả bóng phải được kiểm tra liên tục về độ tròn, đọ bền bằng cách đập nó vào tường 3.500 lần ở tốc độ 70 km/h.

"Golden ball" dùng trong trận chung kết World Cup 2006

Page 104: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 104

Luật đá phạt đền được quy định như thế nào? Trong một trận đấu căng thẳng, ngang sức, hay trong những trận đấu mang tính quyết định, những pha đá phạt đền – hay còn gọi là penalty nhiều khi mang tính chất kết thúc trận đấu, một đội bóng có thể thắng – thua hay đảo ngược tình thế cũng từ những pha đá phạt đền. Luật thi đấu đã quy định rất rõ ràng đội bóng sẽ bị phạt quả phạt đền khi có cầu thủ phạm một trong 10 lỗi phạt trực tiếp mà vị trí phạm lỗi nằm trong khu phạt đền của đội mình lúc bóng đang trong cuộc. Nếu thực hiện thành công quả phạt đền, tức là bóng trực tiếp vào cầu môn đội phạm lỗi sẽ được công nhận là bàn thắng hợp lệ. Trong điều lệ thi đấu cũng ghi rõ, nếu có quả phạt đền ở phút cuối cùng của mỗi hiệp chính hoặc hiệp phụ, thời gian thi đấu sẽ được bù thêm để thực hiện xong quả phạt đền. Khi thực hiện đá phạt đền cần phải tuân thủ những quy định như: Vị trí bóng và cầu thủ: - Bóng: Được đặt ngay trên điểm phạt đền. - Cầu thủ thực hiện quả phạt đền: Phải được thông báo rõ ràng. - Thủ môn đội bị phạt: Đứng trên đường cầu môn trong khoảng giữa 2 cột dọc, mặt hướng về cầu thủ đá phạt, cho đến khi bóng được đá vào cuộc. - Các cầu thủ khác: Đứng trong sân, ngoài khu phạt đền, phía sau điểm phạt đền, cách xa điểm phạt đền tối thiểu 9m15. Trọng tài: - Chỉ thổi còi cho phép thực hiện quả phạt đền khi tất cả các cầu thủ đã đứng đúng vị trí theo yêu cầu của Luật. - Chỉ ra quyết định khi đã thực hiện xong quả phạt đền. Trình tự thực hiện quả phạt đền. - Cầu thủ thực hiện quả phạt đền phải đá bóng về phía trước. - Không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 khi chưa có cầu thủ nào chạm vào bóng. Bàn thắng phạt đền được công nhận khi bóng đã vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và phía dưới xà ngang (kể cả trước đó bóng có chạm cột hoặc người thủ môn). Những vi phạm và xử phạt: Sau khi có hiệu còi của trọng tài và trước khi bóng được đá vào cuộc, nếu có xảy ra trường hợp vi phạm luật sẽ được xử lý theo từng trường hợp cụ thể như:

Thực hiện quả phạt đền

Page 105: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 105

Nếu cầu thủ thực hiện quả phạt đền vi phạm Luật: - Trọng tài vẫn để thực hiện. - Nếu bóng vào cầu môn, cho thực hiện lại quả phạt. - Nếu bóng không vào cầu môn, không cho thực hiện lại quả phạt. Nếu thủ môn vi phạm: - Trọng tài vẫn để thực hiện. - Bóng vào cầu môn, công nhận bàn thắng. - Bóng không vào cầu môn, cho thực hiện lại quả phạt. Nếu đồng đội của cầu thủ đá phạt chạy vào khu phạt đền hoặc đến gần điểm phạt đền hơn quy định: - Trọng tài vẫn để thực hiện. - Nếu bóng vào cầu môn, cho thực hiện lại quả phạt. - Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài cho dừng trận đấu, phạt cầu thủ đó quả gián tiếp và cho đội bị phạt được hưởng. Nếu đồng đội của thủ môn chạy vào khu phạt đền hoặc tiến hành đến điểm phạt đền gần hơn quy định. - Trọng tài vẫn để thực hiện. - Nếu bóng vào cầu môn, công nhận bàn thắng. - Nếu bóng vào cầu môn, thực hiện lại quả phạt. Nếu cầu thủ cả 2 đội cùng vi phạm Luật: Thực hiện lại quả phạt. Vì những tính chất khá đặc biệt của những quả đá phạt đền nên đôi khi nó mang lại nhiều cảm xúc trái chiều cho cả người trong cuộc và người xem, hoặc vui hoặc hẫng hụt, thất vọng khi một đội bóng con cưng bại trận trong một trận đấu quan trọng sau những loạt đá luân lưu, vì vậy họ cho rằng "Quyết định thắng thua bằng thi đá luân lưu là những trận tranh tài mang đầy tính may rủi", nhưng có lẽ chính điều đó đã làm cho bóng đá trở thành môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh.

R. Baggio thực hiện quả phạt đền "bắn chim" trong WC '94

Page 106: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 106

Vì sao Sân vận động Old Trafford được gọi là “Nhà hát của những giấc mơ”? Old Trafford – Nhà hát của những giấc mơ Khởi công năm 1909, Old Trafford được hoàn thiện vào năm 1910, với tổng kinh phí xây dựng lên đến 60.000 bảng Anh, trở thành ngôi nhà mới của CLB Manchester United (MU), thay thế cho sân Bank Street cũ kỹ ở Clayton.

Sân vận động Old Trafford Sân bóng do kiến trúc sư tài ba Archibald Leitch thiết kế, ông cũng là người đã xây nên các sân vận động danh tiếng khác của Anh quốc như Hampden Park, Ibrox, và White Hart Lane. Trận khai mạc chính thức trên sân Old Trafford diễn ra vào ngày 19/2/1910 giữa chủ nhà và CLB Liverpool. Trong bài viết về lễ khánh thành Old Trafford, tờ Sporting Chronicle đã cho rằng “Đó là 1 sân vận động rộng rãi, kiều diễm, và phi thường bậc nhất… một sân bóng không đối thủ trên khắp thế giới, một niềm vinh dự cho thành Manchester”. Một nhà văn miêu tả Old Trafford như là “ một điều kỳ diệu đáng chú ý” (wonder to behold) với các phòng Billiard, massage, phòng tập thể dục, bể bơi. Thêm vào đó là sức chứa 80.000 người nên thật dễ hiểu vì sao nhiều đội bóng khác và các cổ động viên phải ghen tị với sân chơi của Manchester United. Thánh địa Old Trafford trở thành SVĐ hoàn hảo nhất nước Anh.

Đây đã từng là địa điểm diễn ra trận chung kết cúp FA vào các năm 1911 và 1915. Năm 1939, sân thu hút một lượng khán giả kỷ lục là 76.962 người đến theo dõi trận bán kết cúp FA giữa Grimsby và Portsmouth. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới II, Old Trafford bị tàn phá nặng nề bởi những cuộc oanh tạc bằng không quân của phát xít Đức, vì thế mà trong suốt 3 năm sau đó từ 1946 đến 1949,

MU phải “đá nhờ” tại sân Maine Road của CLB cùng thành phố là Manchester City. Năm 1966, Old Trafford là một trong những sân vận động được dùng

Old Trafford - SVĐ hoàn hảo nhất nước Anh

Page 107: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 107

cho World Cup tổ chức tại Anh. Năm 2003, sân vinh dự trở thành địa điểm của trận chung kết Champions League giữa AC Milan và Juventus. Cuối mùa bóng 1973/74, Old Traford trở thành SVĐ đầu tiên ở Anh được trang bị hàng rào quanh sân, nhằm ngăn chặn những hành vi quá khích của cổ động viên (hàng rào này về sau bị dỡ bỏ). Thiết kế Thiết kế nguyên thủy của Old Trafford bao gồm một khán đài ngồi có mái che và 3 mặt khán đài đứng lộ thiên. Ba mặt lộ thiên này sau đó đều được lắp đặt thêm mái bằng, với những hàng cột chống đỡ bên dưới… Những hàng cột này dĩ nhiên gây trở ngại cho tầm nhìn của người hâm mộ, do vậy mà trong thập niên 1960, người ta thay thế hệ thống mái che cũ bằng những tấm mái chìa không cần đến cột trụ. Cùng với việc nâng cấp thường xuyên, sức chứa của Old Trafford cũng dần được thu nhỏ lại. Đến đầu thập niên 1990, sân phải trải qua một đợt tái thiết, dỡ bỏ hoàn toàn những khu khán đài đứng, và thay vào đó là khán đài ngồi, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn cầu trường của liên đoàn bóng đá Anh. Sau lần tái thiết ấy, sức chứa của sân bị rút xuống còn có 44.000 chỗ, quá ít với một đội bóng tầm cỡ như MU. Nhận rõ sự bất cập, ban lãnh đạo CLB quyết định mở rộng Old Trafford vào năm 1995 với việc xây mới khu khán đài 3 tầng phía Bắc, tăng tổng sức chứa lên 56.000. Khu khán đài phía Bắc mới, với kinh phí xây dựng 19 triệu bảng, sở hữu một giàn mái chìa lớn nhất châu Âu, bảo tàng của MU, phòng truyền thống, khu nhà hàng Red Café, và những khán phòng đặc biệt dành cho các VIP. Nhưng khán đài phía Nam mới là trung tâm của Old Trafford, với khu vực dành cho ban huấn luyện, phòng kiểm soát an ninh, khu tác nghiệp truyền hình, cũng như các văn phòng quản trị và nhiều nhà hàng sang trọng. Điểm đặc biệt của khán đài phía Nam là có phần thấp hơn 3 khán đài còn lại. Khán đài phía Đông ngoài những chỗ ngồi thông thường, còn có khu dành riêng cho cổ động viên đội khách, và khu dành cho người khuyết tật. Tháng 1/2000, khán đài Đông được xây thêm lên 1 tầng, góp thêm 3.000 chỗ vào tổng sức chứa của Old Trafford. Mặt tiền khán đài Đông trông như 1 cao ốc văn phòng, với những bức tường và cửa đều làm bằng kính tráng thiếc, phía trước là tượng đài ngài Matt Busby bằng đồng, cùng với chiếc đồng hồ “Munich Clock” nổi tiếng ghi nhớ những người đã thiệt mạng trong tai nạn máy bay vào thời

Sân nhà của MU

Khu khán đài phía Đông

Page 108: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 108

khắc định mệnh ngày 6/2/1958. Ở đây cũng có nhiều cửa hàng kinh doanh bán đồ lưu niệm của MU.

Khán đài phía Tây, tức hậu đài Stretford, là địa điểm của các fan hâm mộ cuồng nhiệt nhất. Trước kia, nơi đây là khu khán đài đứng với 20.000 fan “to mồm” (Người ta đã từng đo đạc và phát hiện ra rằng: tiếng ồn do các fan khán đài Stretford gây nên còn dữ dội hơn cả âm thanh gầm rít phát ra khi 1 chiếc phi cơ phản lực cất cánh). Sau năm 1993, Stretford được cải tạo thành khán đài ngồi, và đến tháng 8/

2000 thì được xây thêm tầng 2. Tại hội trường bên trong tầng 2 này, có tượng đài của siêu sao vang bóng 1 thời Denis Law, người mang biệt danh “ông vua của Stretford”. Hiện nay, kế hoạch tiếp tục mở rộng 2 góc Tây Bắc và Đông Bắc khởi công từ đầu tháng 8-2005 đã hoàn thành. Từng khu khán đài mới đang dần đưa vào hoạt động và chính thức trở thành một phần của SVĐ huyền thoại này kể từ mùa giải 2006/07 trở đi. Khi đó tổng sức chứa của sân Old Trafford sẽ là 75.000, đứng thứ 2 ở Anh, sau SVĐ quốc gia Wembley. Về lâu về dài, ban lãnh đạo Manchester United còn dự tính xây mới khán đài Nam với kiến trúc tương tự như khán đài Bắc, nhằm tăng sức chứa lên 1 con số khổng lồ là 92.000. Những đặc điểm riêng

Toàn cảnh sân Old Traford Nhiều người cho rằng không khí ở Old Trafford hiện nay có phần kém sôi nổi hơn trước, Sir Alex Ferguson cũng hay phàn nàn rằng các fan giờ đây hay ồn ào vô lối và ít còn đồng ca như xưa. Do đó, tầng trên của hậu đài Stretford đã được tổ chức thành 1 khu chuyên ca hát cổ vũ, nhằm tạo lại sự hưng phấn như ngày xưa…. Dù cho thế nào chăng nữa, Old Trafford vẫn luôn luôn vĩ đại, và ma thuật của nó không bao giờ ngưng mê hoặc những “túc cầu giáo dân”.

Các fan "to mồm" của MU

Page 109: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 109

Sir Bobby Charlton đã gọi Old Traford là “A theatre of dreams” (Nhà hát của những giấc mơ), nickname nổi tiếng khắp thế giới, là nơi hiện diện những sự kiện đẹp như trong mơ và là nơi những giấc mơ trở thành hiện thực. Địa chỉ : Manchester United PLC,Old Trafford Football Ground Sir Matt Busby Way ,Manchester M16 ORA, United Kingdom Old Trafford được UEFA xếp hạng A và công nhận là sân vận động có uy tín ở Châu Âu. Tên SVĐ qua các thời kỳ: 1878 - 1893: North Road, Newton Heath 1893 - 1910: Bank Street, Clayton 1910 - 1941: Old Trafford 1941 - 1949: Maine Road 1949 - nay: Old Trafford

Page 110: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 110

Thuật ngữ hat-trick ra đời như thế nào? Thuật ngữ hat-trick

Theo nhiều tài liệu thì đây vốn là thuật ngữ trong môn cricket, xuất phát từ một truyền thống có ở thế kỷ 19. Khi một vận động viên cricket ba lần ghi điểm wicket liên tiếp trong một trận đấu thì sẽ được câu lạc bộ tặng cho một chiếc mũ (hat) để kỉ niệm thành công của anh ta.

Tuy nhiên, cũng có một số người cho rằng cụm từ “hat-trick” xuất phát từ câu chuyện có lần mọi người thách một cầu thủ cricket đạt ba lần ghi điểm wicket liên tiếp trong một trận đấu. Họ dùng mũ để thu gom tiền cá cược của mọi người. Cầu thủ đó đã thành công và lấy được toàn bộ số tiền cá cược. Từ đó thuật ngữ "hat-trick" ra đời.

Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện trên các mặt báo vào những năm 1870, và từ đó được phổ biến ra các môn thể thao khác, dành cho những người ghi điểm 3 lần liên tiếp nhau trong một trận thi đấu thể thao.

Hat-trick trong bóng đá

Hat-trick trong bóng đá dùng để chỉ một cầu thủ ghi được 3 bàn thắng trong một trận đấu, các bàn thắng ghi trong loạt sút luân lưu không được chấp nhận.

Bên cạnh đó, người ta còn đưa ra một khái niệm là “hat-trick hoàn mỹ”. Đó là hat-trick mà 3 bàn thắng phải được ghi liên tiếp nhau. Ở Nam Mỹ, khái niệm “hat-trick vàng” hay “hat –trick hoàn hảo” dành cho việc ghi 3 bàn thắng, một bàn ghi bằng chân trái, một bàn bằng chân phải và một bàn bằng đầu.

Những hat-trick đặc biệt

Một trong những hat-trick đáng ngưỡng mộ nhất mọi thời đại là của cầu thủ Geoff Hurst tại World Cup 1966. Sở dĩ nó nổi tiếng như vậy là vì đây là hat-trick duy nhất từng có trong một trận chung kết World Cup.

Thuật ngữ hat-trick xuất phát từ môn criket

Geoff Hurst

Page 111: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 111

Kỷ lục về hat-trick nhanh nhất thuộc về Jimmy O’Connor, cựu cầu thủ của Shelbourne FC khi anh ghi liền 3 bàn thắng trong vòng 2 phút 13 giây. Hat-trick này được lập tại trận Shelbourne gặp câu lạc bộ Bohemian trên sân Dalymount Park ngày 19/11/1967. Để kỷ niệm sự kiện này, người ta đã dựng lên một tấm bảng đặt tại sân Tolka Park, Dublin để kỉ niệm cú hat-trick nhanh nhất trong lịch sử bóng đá.

Tấm bảng kỉ niệm cú hat-trick của Jimmy O'Connor

Page 112: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 112

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á – AFF Cup ra đời như thế nào? Khởi nguồn từ một ý tưởng Ý tưởng tổ chức một giải đấu dành riêng cho các đội tuyển quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bắt nguồn từ cuộc họp thành lập Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á tại Singapore vào năm 1995. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu chỉ dựa vào SEA Games thì bóng đá trong khu vực bị coi là vùng trũng của bóng đá thế giới phải đợi đến hai năm mới tranh tài với nhau một lần, vào các năm lẻ, quá ít! Vì vậy, các đại biểu dự họp đề nghị tổ chức thêm một giải đấu gọi là “Giải vô địch Đông Nam Á” cũng tổ chức 2 năm một lần, vào các năm chẵn. Từ ý tưởng đến hiện thực chỉ cách nhau chưa đầy một năm. Singapore là quốc gia có vinh dự nhận quyền đăng cai giải lần đầu tiên, vì hai lý do: Cơ sở vật chất, sân bãi có chất lượng đẳng cấp quốc tế đã sẵn sàng và nhà tài trợ Tiger Beer khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng đặt trụ sở tại quốc gia này. Nhà tài trợ Tiger Beer là nhà tài trợ chính thức cho giải đấu này, đứng ra trang trải mọi chi phí cho giải về sân bãi, đi lại, ăn ở và quan trọng nhất là giải thưởng. Đổi lại, họ được gắn tên mình vào tên giải: Tiger Cup 1996. Và liên tục cứ 2 năm vào các năm chẵn, các đội bóng trong khu vực lại cùng nhau tranh tài. Đây thực sự là giải đấu số 1 Đông Nam Á để các đội bóng có dịp thi đấu và kiểm tra đội hình. Giải đấu lớn nhất khu vực đã trở thành cơn sốt bóng đá, thể hiện đúng trình độ và thực lực của đội bóng các quốc gia. Nó cuốn mọi người vào những trận đấu đỉnh cao, những tên tuổi đủ chinh phục cả những khán giả khó tính nhất. Tuy nhiên, đến giải tổ chức lần thứ 6 thì nhà tài trợ Tiger Beer đã rút lui, giải vô địch bóng đá ĐNÁ trở về với tên nguyên gốc của nó: AFF Cup – ASEAN Football Championship, sau nhiều lần trì hoãn AFF Cup lần này được tổ chức

Logo giải Tiger Cup

Page 113: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 113

vòng bảng tại Singapore, bán kết và chung kết được tổ chức theo lượt đi và về tại sân nhà và sân khách… Với mục đích khá tốt đẹp nhưng phải công nhận rằng, AFF Cup 2007 qua góc nhìn của giới chuyên môn còn “nhạt”, các đội bóng đều có vấn đề, và khán giả cũng không mấy hứng thú với giải. Nhưng trong thực lực của nền bóng đá khu vực, AFF vẫn là sân chơi cần thiết cho các đội bóng. Những kỳ AFF Cup đáng nhớ của đội tuyển Việt Nam Giải lần đầu tiên – Tiger Cup 1996 Qui tụ 10 đội bóng tham dự, chia làm hai bảng đấu loại trên hai sân Jurong (bảng A) và National (bảng B). Tuyển Việt Nam nằm ở bảng A cùng các đội Indonesia, Myanmar, Lào và Campuchia, trong khi đó chủ nhà Singapore nằm ở bảng B cùng đương kim vô địch SEA Games Thái Lan, Malaysia, Brunei, Philippines. Dù Việt Nam chỉ đoạt huy chương đồng tại Tiger Cup 96, nhưng điều này minh chứng cho nhận định: Một thế lực mới của bóng đá Đông Nam Á đã xuất hiện. - Tranh hạng ba: Việt Nam – Indonesia 3-2. - Chung kết: Thái Lan – Malaysia 1-0. Tiger Cup 1998 Sau vài khó khăn về địa điểm, giải được đưa về Việt Nam tổ chức trên hai sân Hàng Đẫy (Hà Nội) và Thống Nhất (TPHCM), qui tụ 8 đội bóng, thi đấu từ 26-8 đến 5-9. Lúc đầu, AFF rất lo cho khả năng tổ chức của phía Việt Nam, nhưng sau đó, chính sự tận tình, chu đáo của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt của người hâm mộ đã góp phần vào thành công to lớn của giải đấu. Tuy nhiên, giải cũng để lại vết nhơ khó gột sạch, một sự kiện hy hữu khi Effendi của Indonesia tự ý sút tung lưới nhà trong trận gặp Thái Lan để tránh đứng đầu bảng gặp đội tuyển Việt Nam. Việt Nam có một đội hình ưng ý nhất, có một cơ hội lớn nhất, vượt qua kình địch Thái Lan 3-0 ở bán kết, nhưng lại thua trong gang tấc trước Singapore ở trận chung kết. - Tranh hạng ba: Thái Lan – Indonesia 3-3. Indonesia thắng 5-4 trong 11m luân lưu. - Chung kết: Việt Nam - Singapore 0-1.

Chung kết Tiger cup 98 Việt Nam - Singapore

Page 114: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 114

Tiger Cup 2000

Tiger Cup 2000 được coi như một lời chia tay của thế hệ vàng bóng đá Việt Nam như Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Hoàng Bửu, Công Minh. Họ đã có những tháng ngày vang danh trên đấu trường châu lục nhưng chưa một lần đứng trên bục vinh quang. Và Tiger Cup 2000 tổ chức tại Thái Lan, từ 5-11 đến 18-11 là cơ hội cuối cùng cho những chàng trai vàng hoàn thành giấc mơ vô địch trước khi chia tay màu

áo đội tuyển. Nhưng đáng tiếc khát vọng chiến thắng của các cầu thủ đã dừng lại khi để thua Indonesia 2-3 ở bán kết trong hiệp đấu phụ và thất bại 0-3 trước Malaysia trong trận tranh hạng ba. Thái Lan tiếp tục đạt ngôi vô địch. Tiger Cup 2002 Tổ chức tại Indonesia (bảng A) và Singapore (bảng B), từ 15-12 đến 29-12. Brunei tuyên bố rút lui vào giờ chót, vì không muốn đá dưới tên giải là sản phẩm bia, một thức uống bị cấm ở các quốc gia Hồi giáo. Người ta thắc mắc là vì sao Brunei không tuyên bố rút lui từ các giải đấu trước, vốn cũng do Tiger Beer tài trợ. Với đội hình chấp vá, đội tuyển Việt Nam không tạo được lòng tin, nhưng dưới sự dẫn dắt của “thầy phù thủy” Calisto, Việt Nam vào đến bán kết và đánh bại Malaysia 2-1 trong trận tranh hạng ba. - Tranh hạng ba: Việt Nam – Malaysia 2-1. - Chung kết: Indonesia – Thái Lan 2-2. Thái Lan thắng 4-2 trong đá 11m luân lưu. Tiger Cup 2004 Tổ chức vòng loại tại Việt Nam (bảng A) và Malaysia (bảng B), từ 7-12-2004 đến 16-1-2005. Với sự có mặt của “tân binh” Đông Timor (Timor Leste), số đội tham dự nâng lên 10 đội. Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Edson Tavares đã để lại nổi buồn vô hạn khi thua đậm Indonesia 0-3, sau khi để Singapore cầm chân 1-1 ngay trên sân nhà. - Bán kết lượt đi: Indonesia – Malaysia 1-2; Myanmar – Singapore 3-4.

Cổ động viên cuồng nhiệt

Đội tuyển bóng đá Việt Nam

Page 115: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 115

- Bán kết lượt về: Malaysia – Indonesia 1-4; Singapore – Myanmar 4-2. - Tranh hạng ba (một lượt): Malaysia – Myanmar 2-1. - Chung kết lượt đi: Indonesia – Singapore 1-3. - Chung kết lượt về: Singapore – Indonesia 2-1.

Page 116: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 116

Trang phục thi đấu bóng đá ra đời như thế nào?

Bóng đá hiện đại ra đời tại nước Anh. Vì thế cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi lịch sử trang phục thi đấu của môn thể thao này cũng ra đời tại đây.

Thời kỳ đầu

Vào đầu thời Victoria (1857-1899), các câu lạc bộ bóng đá vẫn chưa mặc đồng phục thi đấu, cầu thủ ra sân với bất cứ trang phục gì họ có và các đội bóng được phân biệt nhờ vào việc cầu thủ đội mũ hay quàng khăn có màu sắc khác nhau.

Từ giữa đến cuối thập niên 1870 các bộ đồng phục thi đấu đầu tiên mới xuất hiện. Màu sắc của chúng thường là màu của các trường học hay các câu lạc bộ thể thao đã thành lập ra các đội. Chẳng hạn như Blackburn Rovers ban đầu mặc màu xanh nhạt và trắng của trường đại học Cambridge (đây là trường mà nhiều người thành lập câu lạc bộ từng theo học), hay Reading thì mặc đồ màu hồng, xanh nhạt và màu rượu vang đỏ của câu lạc bộ chèo thuyền đã thành lập nên Reading...

Màu sắc trang phục thi đấu cũng không cố định mà phải thay đổi thường xuyên tùy thuộc vào việc các nhà cung cấp có thể cung cấp những màu nào hay các cầu thủ đủ tiền mua trang phục màu nào. Khi đó, chủ yếu

là tầng lớp trung lưu chơi bóng đá nên họ cũng không có nhiều tiền để mua sắm trang phục thi đấu cho mình. Vì vậy, màu áo phổ biến nhất là màu trắng, vừa rẻ lại vừa dễ tìm.

Thống nhất màu sắc

Dần dần màu sắc trang phục thi đấu của mỗi đội bóng càng phải thống nhất hơn vì những thay đổi trong luật thi đấu và chiến thuật, cầu thủ chuyền bóng cho nhau nhiều hơn nên họ cần phải nhận biết đồng đội của mình một cách dễ dàng.

Thập niên 1880, Liên đoàn bóng đá Anh bắt đầu công nhận tính chuyên nghiệp của bóng đá và giải vô địch bóng đá Anh ra đời. Khi đó, các câu lạc bộ chủ yếu thuộc sở hữu của những ông chủ giàu có muốn thu lời từ việc bán vé cho khán giả, vì thế phải làm sao cho khán giả có thể theo dõi trận đấu từ xa. Do đó, các đội bóng khi thi đấu với nhau phải mặc trang phục có màu sắc tương phản nhau.

Page 117: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 117

Có những cầu thủ nổi tiếng với những số áo nổi tiếng

Năm 1890, giải bóng đá Anh yêu cầu các câu lạc bộ đăng ký màu trang phục thi đấu và không cho phép hai câu lạc bộ đăng ký trang phục tương tự nhau. Quy định này về sau được bãi bỏ bằng việc yêu cầu các câu lạc bộ khi thi đấu ở sân khách thì phải mặc một bộ trang phục khác (thường là màu trắng) để phòng khi màu áo đăng ký của hai đội tương tự nhau.

Sự xuất hiện của số áo

Số áo của các cầu thủ lần đầu tiên xuất hiện vào ngày 25/8/1928. Cầu thủ Arsenal và Chelsea là những người đầu tiên mặc áo có in số. Ban đầu, điều này bị một số người phản đối vì cho rằng việc in số lên áo sẽ làm xấu đi màu áo của câu lạc bộ. Tuy nhiên, dần dần mọi người chấp nhận và số áo trở thành một chi tiết không thể thiếu trên áo thi đấu của các cầu thủ.

Kinh doanh từ trang phục thi đấu

Huấn luyện viên Don Revie của Leeds là người đầu tiên nhận thức được giá trị thương mại nằm trong các bộ trang phục thi đấu. Năm 1975, ông ký hợp đồng với một nhà sản xuất lớn là Admiral để sản xuất bộ trang phục thi đấu đầu tiên có nhãn hiệu và có thể bán cho các cổ động viên. Từ đây, các bộ trang phục bắt đầu có in biểu tượng của câu lạc bộ cũng như logo của nhà sản xuất, Admiral đã mở đầu cho trào lưu in logo của hãng lên bên tay áo. Sau đó,

Umbro và Bukta cũng bắt chước theo.

Một thị trường nhanh chóng được mở ra. Thay vì phải mua ba hay bốn bộ trang phục trong mỗi mùa bóng, các câu lạc bộ lớn bắt đầu được các nhà sản xuất chào đón cung cấp miễn phí trang phục thi đấu, thậm chí, họ còn được chia một phần lợi nhuận từ việc bán trang phục của đội bóng cho các cổ động viên hâm mộ.

Cuối những năm 1970, việc in logo của các nhà tài trợ lên áo thi đấu ngày càng phổ biến. Năm 1977, Hibernian là câu lạc bộ đầu tiên của nước Anh mặc những chiếc áo thi đấu có logo của nhà tài trợ.

Logo hãng Umbro

Page 118: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 118

Ngày nay, các câu lạc bộ rất chú trọng vào việc thiết kế trang phục. Chúng không chỉ giúp cho cầu thủ thoải mái trong khi thi đấu mà còn đẹp mắt để hấp dẫn các cổ động viên bỏ tiền ra mua. Nhiều câu lạc bộ còn mời cổ động viên tham gia đóng góp ý kiến cho các mẫu thiết kế mới.

Page 119: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 119

Nạn hooligan ra đời như thế nào? Thuật ngữ “hooligan”

Thuật ngữ “hooligan” bắt đầu được sử dụng lần đầu tiên vào khi nào thì không ai rõ, chỉ biết rằng năm 1898 nó xuất hiện trong một báo cáo của cảnh sát London (Anh). Có giả thuyết cho rằng từ “hooligan” bắt nguồn từ tên gọi của một kẻ du côn Patrick Hooligan người vùng Southwark, Ai Len. Lại có người cho rằng nó bắt nguồn từ một từ tiếng Ai Len “hooley” có nghĩa là “cuộc chè chén ồn ào”.

Ngày nay từ “hooligan” chủ yếu được dùng để chỉ các cổ động viên thể thao, đặc biệt là cổ động viên bóng đá, những người có thái độ và hành động quá khích.

Nạn hooligan

Trong những năm đầu khi tiến hành giải chuyên nghiệp ở Anh, các trận đấu bóng đá đã thường xuyên gặp sự cố vì những tên du côn,

đặc biệt là trong các trận đấu giữa các câu lạc bộ cùng thành phố hay cùng một khu vực địa phương. Không chỉ tấn công vào các cổ động viên đối phương, bọn du côn còn tấn công vào các cầu thủ và trọng tài.

Sau đó ít lâu, đặt biệt là trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, tình trạng này có phần suy giảm và bóng đá dần được người hâm mộ tôn trọng nhiều hơn là e ngại vì những vụ bạo lực xảy ra quanh môn thể thao này.

Tuy nhiên, đến đầu những năm 1960, nạn hooligan lại trỗi dậy và trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Điều này được xem là một biểu hiện của văn hóa nổi loạn của giới trẻ và đạo đức xuống cấp thời kỳ đó. Nạn hooligan diễn ra đồng hành với tỷ lệ tội phạm vị thành niên gia tăng, sự bất an về tương lai và những phong trào mới như “những cậu bé Teddy” (Teddy boys). Đồng thời trong nạn phân biệt chủng tộc trong xã hội lại càng gia tăng.

Một cuốn sách nghiên cứu về nạn hooligan

Hành động quá khích của một hooligan

Page 120: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 120

Các sân bóng được xem là những nơi mà các trận ẩu đả luôn có thể xảy ra. Bọn hooligan bắt đầu hình thành những băng nhóm có tổ chức như ngày nay, đó là những mối liên minh lỏng lẻo giữa các nam thanh niên còn rất trẻ, thích gây hỗn loạn trong những ngày diễn ra các trận đấu. Chúng thường trấn giữ khu vực sau cầu môn ở các sân vận động và sẵn sàng gây chuyện. Xu hướng này phát triển nhanh làm xuất hiện tâm lý đối đầu giữa các băng nhóm và kết quả là trên toàn nước Anh

một mạng lưới các băng đảng hooligan dần hình thành làm gia tăng tình trạng quá khích của các cổ động viên trong các sân bóng.

Trong những năm 1970 và 1980, từ sân bóng, các cuộc ẩu đả bắt đầu chuyển ra khu vực bên ngoài sân, diễn ra trước và sau trận đấu. Trong các trận đấu, bọn hooligan chủ yếu chỉ lăng mạ và đe dọa các cổ động viên đối phương. Tuy nhiên, vấn đề là những trận khẩu chiến này sau đó có thể sẽ là nguyên nhân của các cuộc chiến thực sự giữa các nhóm cổ động viên quá khích.

Công nghệ phát triển cũng nhanh chóng được bọn hooligan ứng dụng. Đặc biệt Internet và điện thoại di động đã trở thành vũ khí đắc lực của hooligan. Điện thoại di động được dùng để nắm bắt thông tin và kêu gọi tiếp viện. Khi xảy ra đánh nhau trên sân bóng, người ta sẽ dễ dàng nhìn thấy những kẻ dùng di động để gọi thêm những tên hooligan khác tham gia.

Những năm 1990, sau thảm hoạ Hillsborough, các sân bóng ở Anh bắt đầu dỡ bỏ các hàng rào ngăn giữa sân thi đấu và khán đài thì các cuộc ẩu đả của các hooligan đã hầu như không còn diễn ra. Bên cạnh đó, sự quản lý chặt chẽ của các nhà tổ chức cũng đã khiến cho nạn hooligan ở Anh suy yếu nhiều tuy nhiên mối đe dọa từ những tên hooligan vẫn luôn hiện hữu.

Nạn hooligan thường gắn liền với các cổ động viên bóng đá Anh, nhưng đây còn là một vấn nạn với cả nhiều nước khác. Từ nước Anh, nạn hooligan đã lan rộng sang các nước châu Âu khác như Italia, Hà Lan và Đức. Thậm chí, những vòng tổ chức World Cup hay Euro Cup, người ta phải lên danh sách những hooligan đầu sỏ và cấm tuyệt đối bằng cách không bán vé hay tính kỹ khả năng các hooligan có thể quá khích ngăn ngừa khả năng gây ảnh hưởng đến trận đấu và những người yêu bóng đá chân chính.

Khung cảnh hỗn loạn do bọn hooligan gây ra

Biểu hiện hooligan có thể xuất hiện ngay cả ở những đứa trẻ

Page 121: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 121

Ai sáng lập ra cup Liên Đoàn Anh?

Năm 1960, thư ký ban tổ chức giải bóng đá Anh, ông Alan Hardaker, đã đề xuất một kế hoạch cải tổ hệ thống thi đấu của bóng đá Anh. Theo Hardaker, giải bóng đá nên được chia thành 4 hạng với mỗi hạng gồm 20 câu lạc bộ thi đấu theo nguyên tắc 4 đội đứng đầu lên hạng và 4 đội đứng cuối xuống hạng. Để bổ sung cho nguồn thu mất đi do số lượng các trận đấu giảm, ông đề nghị tổ chức thêm một giải đấu tranh cup với các trận đấu diễn ra vào các ngày giữa tuần.

Tuy kế hoạch của Alan đã bị các câu lạc bộ bác bỏ nhưng họ lại ủng hộ việc tổ chức giải đấu tranh cup. Vậy là cup Liên Đoàn ra đời.

Chủ tịch ban tổ chức giải bóng đá Anh, Sir Joe Richard, đã dùng tiền riêng của mình để giúp cho việc tổ chức giải đấu tranh cup do Hardaker nghĩ ra. Ông đã mua chiếc cup dành cho đội vô địch mà đến nay nó vẫn còn mang tên ông.

Theo thể thức thi đấu của cup Liên Đoàn. Tất cả các câu lạc bộ đều có thể tham dự và được chia thành các cặp, thi đấu loại trực tiếp. Mỗi cặp (kể cả cặp đấu trận chung kết) được thi đấu lượt đi và lượt về (khác với cup FA, mỗi cặp đấu chỉ đá một trận trên sân của một trong hai đội, xác định theo bốc thăm). Thể thức này giúp cho các câu lạc bộ nhỏ có thể kiếm thêm tiền nhờ bán vé xem các trận đấu trên sân nhà (nhất là khi đó lại là trận đấu có sự tham gia của các đội bóng lớn).

Các câu lạc bộ Hạng Nhất không được lợi nhiều từ việc này nên một số từ đầu đã tẩy chay Cup Liên Đoàn. Tuy vậy Cup Liên Đoàn đầu tiên vẫn diễn ra vào mùa bóng 1960-1961. Trận chung kết là cuộc đọ sức giữa đội Hạng hai Rotherham United và đội Hạng nhất Aston Villa. Kết quả Aston Villa chiếnthắng 3-2 và giành cup vô địch.

Ngay từ đầu cup Liên Đoàn chưa thu hút được sự chú ý của các cổ động viên lẫn các câu lạc bộ lớn. Phải đến năm 1966 khi luật quy định đội vô địch sẽ được tham dự vòng bảng cup châu Âu thì các đội bóng lớn mới bắt đầu để tâm đến cup. Trận chung kết năm 1966 cũng là trận chung kết cuối cùng được tổ chức theo luật thi đấu lượt đi lượt về (từ đó về sau, các trận chung kết đều được tổ chức trên một sân trung lập, đó là sân Wembley từ năm 1967 đến năm 2000 và sân Thiên Niên Kỷ từ năm 2001 đến

Cup vô địch mang tên Sir Joe Richard

Đội bóng vô địch Aston Villa

Page 122: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 122

nay).

Trận chung kết năm 1967 trên sân Wembley đã thu hút 98.000 khán giả theo dõi. Điều này minh chứng cho sự thành công của cup sau 7 năm ra đời. Trong những năm kế tiếp vé xem trận chung kết cup Liên Đoàn tiếp tục thường xuyên được bán hết.

Năm 1982 Cup Liên Đoàn bắt đầu tìm kiếm nhà tài trợ. Với một hợp đồng ký với công ty Milk Marketing Board, cup Liên Đoàn trở thành Cup Milk. Năm tiếp theo giải lại liên kết với công ty Canon. Trải qua các năm cho đến nay, cup Liên Đoàn từng mang tên cup Littlewood, cup Rumbelows, cup Coca-Cola, cup Worthington và nay là cup Carling.

Mặc dù trong nhiều năm qua vẫn có nhiều ý kiến chỉ trích việc tổ chức thi đấu cup Liên Đoàn, nhưng số lượng khán giả theo dõi vẫn không ngừng tăng lên. Họ đến sân để thưởng thức những trận đấu đẹp mắt và nhất là mong chờ cơ hội được xem những đội bóng nhỏ đã nỗ lực hết mình để hạ gục những câu lạc bộ khổng lồ. Mặt khác, giải còn là công cụ hữu hiệu nhất phân phối thu nhập sang cho các câu lạc bộ nhỏ.

Page 123: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 123

Luật bóng đá ra đời từ khi nào? Luật đầu tiên

Từ những năm 1766 ở các trường công nước Anh (trường học thường chỉ dành cho các cậu bé thuộc tầng lớp thượng lưu), người ta đã tổ chức các trận thi đấu bóng đá giữa các trường với nhau. Mục đích của các trận đấu là giúp cho các học sinh rèn luyện để khỏe mạnh và năng động. Mỗi trường chơi bóng đá theo luật riêng của mình, trên những sân bóng có kích thước khác nhau.

Đến năm 1845, để có sự thống nhất trong khi thi đấu, ba cậu học sinh trường Rugby đã được giao nhiệm vụ tổng hợp và thống nhất lại các quy định vốn khác nhau của các trường. Dù còn rất sơ sài nhưng các quy định này có thể xem là những điều luật đầu tiên của các loại hình môn bóng đá.

Cùng với việc ra đời các quy định trên, "Câu lạc bộ bóng đá đại học Dublin" -câu lạc bộ bóng đá lâu đời nhất - cũng đã được thành lập tại trường cao đẳng Trinity, Dublin. Bản thảo sơ khai về luật bóng đá này cũng đã làm dấy lên những tranh luận trên khắp nước Anh, rằng cần phải có những quy định thống nhất và ổn định áp dụng chung cho tất cả.

Luật Cambridge

Ba năm sau, tức vào cuối năm 1848 tại trường đại học Cambridge, ông H. de Winton và J. C.Thring đã đề nghị triệu tập một cuộc họp với sự tham gia của 12 đại biểu. Sau 8 giờ bàn thảo, họ đã thống nhất đưa ra luật Cambridge, bộ luật bóng đá hiện đại đầu tiên.

Hai đặc điểm nổi bật của luật này là nó ủng hộ việc chỉ cho phép các cầu thủ dùng chân chơi

bóng. Chỉ có một cầu thủ trong tình huống đá phạt mới được dùng tay. Luật cũng đề ra khái niệm việt vị mà theo đó cấm các cầu thủ lảng vảng rình rập gần khu vực cầu môn đối phương.

Dưới sự tác động tích cực của các quy định mới này, từ đầu năm 1850 nhiều câu lạc bộ đã được thành lập trên khắp các nước nói tiếng Anh.

Năm 1862, J. C. Thring, một trong những người góp phần quan trọng trong sự ra đời của luật Cambridge đã soạn thảo một bộ luật mới với tên gọi "Luật thi đấu đơn giản nhất" hay còn gọi là "Luật Uppingham" (vì ông là hiệutrưởng của trường Uppingham). Luật mới này chính là động lực để thành lập nên cơ quan quản lý bóng đá chính thức đầu tiên - Liên đoàn bóng đá Anh

Tranh bóng trên cầu môn

Thực hiện đá phạt

Page 124: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 124

(FA).

Những Luật thi đấu cơ bản

FA muốn tạo ra một bộ luật thống nhất và tiến bộ hơn nữa để có thể điều chỉnh môn bóng đá một cách tốt nhất. Ngày 8/12/1863 FA cho xuất bản cuốn "Luật thi đấu" bao gồm rất nhiều nội dung, điều lệ thi đấu của môn bóng đá.

Ngày 2/6/1886, Ủy ban liên đoàn bóng đá quốc tế (IFAB) tổ chức cuộc họp đầu tiên. IFAB đã xem xét các quy định của FA đã đưa ra và điều chỉnh để chúng phù hợp hơn cho việc áp dụng trên toàn thế giới.

Năm 1904, Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA được thành lập tại Paris. Ngay lập tức, FIFA tuyên bố họ tôn trọng những quy định do IFAB đưa ra và sẽ có những cải tiến khi cần thiết.

Ngoài FIFA, nhiều cơ quan quản lý bóng đá khác cũng đưa ra một số luật riêng của mình. Tuy nhiên tất cả đều phải tuân thủ luật cơ bản của bóng đá. Bao gồm một số nội dung quan trọng như:

- Trận đấu diễn ra giữa hai đội, mỗi đội gồm 11 cầu thủ trong đó có 1 thủ môn.

- Bàn thắng được ghi khi cầu thủ đưa bóng qua vạch vôi giữa hai cột cầu môn và dưới xà ngang.

- Các cầu thủ có thể sử dụng bất cứ bộ phận nào của cơ thể để chơi bóng ngoại trừ tay.

- Trong các trận đấu trong khuôn khổ của FIFA và các liên đoàn bóng đá khác, tối đa mỗi đội chỉ được thay 3 cầu thủ. - Bóng được tính ra khỏi cuộc chơi khi toàn bộ trái bóng vượt qua đường biên, dù là ở trên không hay dưới đất, và khi lệnh dừng trận đấu của trọng tài.

- Trận đấu do một trọng tài trên sân và hai trợ lý trọng tài điều khiển.

- Đội thắng là đội ghi được nhiều bàn thắng hơn khi kết thúc trận đấu.

- Mỗi trận đấu chính thức kéo dài 90 phút, được chia làm 2 hiệp, mỗi hiệp 45 phút.

Như vậy, dù môn bóng đá đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại nhưng luật thi đấu áp dụng chung cho môn thể thao vua vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Điều này chứng tỏ rằng luật thi đấu luôn đảm bảo tính tích cực,

Ghi bàn

Page 125: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 125

hấp dẫn và tính tập thể để thu hút mọi đối tượng.

Page 126: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 126

Kĩ thuật Rabona trong bóng đá là gì?

Kĩ thuật Rabona là gì?

Trong bóng đá, Rabona là một kĩ thuật mà cầu thủ thực hiện cú sút, cú chuyền hay căng ngang bằng cách đưa một chân chéo ra sau chân trụ và đá bóng về phía trước.

Kĩ thuật Rabona hiện đang khá phổ biến, được nhiều cầu thủ ưa thích đặc biệt là những cầu thủ có kỹ thuật cao như Cristiano Ronaldo của Manchester United. Tuy nhiên thực sự Rabona đã ra đời từ những năm 1970 với pha thực hiện lần đầu tiên của cầu thủ người Italia Giovanni Roccotelli. Khi đó người ta gọi nó là "cú đá chéo".

Ngoài 2 cầu thủ trên còn có những cầu thủ khác ít nhất cũng từng thực hiện kĩ thuật Rabona 1 lần,

đó là Diego Maradona, Quaesma, Claudio Borghi, Joe Cole, Zlatan Ibrahimovic, Rivaldo, Francesco Totti, Didier Drogba và Ronaldinho.

Tại sao dùng Rabona?

Kĩ thuật này được các cầu thủ sử dụng trong một số tình huống nhất định. Chẳng hạn như một cầu thủ thuận chân trái đưa bóng đến gần khung thành nhưng ở vị trí hơi lệch sang bên phải, anh ta cảm thấy không thể đảm bảo lực sút cũng như độ chính xác của chân phải, khi đó Rabona có thể là một lựa chọn tốt. Một tình huống khác là khi một cầu thủ chơi cánh thuận chân phải có thể sử dụng kĩ thuật Rabona để thực hiện một đường căng ngang khi đang ở bên cánh trái.

Một nguyên nhân nữa khiến các cầu thủ sử dụng kĩ thuật này đó là nó có thể giúp họ đánh lừa đối phương. Nhiều khi kĩ thuật này đơn giản cũng chỉ là để phô diễn khả năng và trình độ kỹ thuật của cầu thủ.

Tại sao không dùng rabona?

Thực hiện kĩ thuật Rabona

Maradona với kĩ thuật Rabona

Page 127: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 127

Phải thừa nhận Rabona là một kĩ thuật rất đẹp mắt và cũng không hiếm cầu thủ có thể thực hiện. Tuy nhiên kĩ thuật này không phổ biến trong các trận đấu bởi một số nguyên nhân sau:

- Đường chuyền rất khó có thể chính xác

- Cầu thủ có thể đá trượt bóng

- Hai chân của cầu thủ có thể bị vướng vào nhau và vì thế anh ta có thể bị ngã như một anh hề ngốc nghếch.

Vì vậy chỉ những cầu thủ có kỹ thuật, có khả năng và cả một chút may mắn nữa, anh ta mới có thể trình diễn thành công những pha biểu diễn Rabona tuyệt vời.

Cristiano Ronaldo -một cầu thủ thường xuyên sử dụng kĩ thuật Rabona

Page 128: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 128

Bóng đá tổng lực là gì? Bóng đá tổng lực là gì?

Bóng đá tổng lực (Total football) là khái niệm chỉ một chiến thuật bóng đá mà theo đó trong trận đấu các cầu thủ liên tục di chuyển và hoán đổi vị trí cho nhau. Khi một cầu thủ rời khỏi vị trí của mình, ngay lập tức một đồng đội của anh ta sẽ thay vào vị trí đó để đảm bảo duy trì được cấu trúc tổ chức của đội bóng.

Trong hệ thống linh hoạt này không có cầu thủ nào chơi cố định một vị trí trên sân. Bất cứ ai cũng có thể có khi là một tiền đạo, có khi là một tiền vệ hay một hậu vệ.

Bóng đá tổng lực phục thuộc nhiều vào khả năng thích nghi của mỗi cầu thủ trong đội bóng. Nó đòi hỏi cầu thủ phải có ý thức chiến thuật cao để có thể nhanh chóng thay đổi vị trí chơi. Nói một cách đơn giản hơn, trong bóng đá tổng lực mỗi cầu thủ đều cảm thấy thoải mái ở bất cứ vị trí nào. Bởi vậy nó đặt ra yêu cầu cao về kĩ thuật và thể lực đối với các cầu thủ. Những người phát triển bóng đá tổng lực

Một người Anh tên là Jack Reynolds, huấn luyện viên trưởng của Ajax Amsterdam trong các giai đoạn 1919-1925, 1928-1940 và 1945-1947 là người đặt những nền móng đầu tiên của bóng đá tổng lực.

Năm 1965, Rinus Michels, một trong những học trò của Reynolds, trở thành huấn luyện viên trưởng của Ajax. Ông đã phát triển thêm những lý thuyết của ông thầy của mình để cho ra đời khái niệm "bóng đá tổng lực" nổi tiếng. Với triết lý bóng đá mới mẻ này Rinus đã dẫn dắt Ajax vô địch quốc gia 4 lần, vô địch cup KNVB (Cup vô địch do Liên đoàn bóng đá hoàng gia Hà Lan tổ chức), 3 lần và vô địch cup

châu Âu năm 1971.

Sau khi Michels rời Ajax để đến với Barcelona, người kế nhiệm Stefan Kovacs tiếp tục phát triển bóng đá tổng lực tại Ajax. Ông đã đưa đội bóng vô địch hai lần liên tiếp cúp châu Âu 1972 và 1973. Thậm chí Ajax của ông còn giành cup Liên Lục Địa năm 1972 và Siêu Cup châu Âu đầu tiên năm 1973. Ngoài ra dưới thời Kovacs, Ajax còn giành cú đúp trong nước năm 1972 và chức vô địch quốc gia năm 1973.

Rinus Michels - cha đẻ của bóng đá tổng lực

Page 129: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 129

Trận chung kết cup châu Âu 1972 - thời khắc thăng hoa của bóng đá tổng lực

Trên phương diện cầu thủ, người thể hiện xuất sắc nhất triết lý bóng đá tổng lực là tiền đạo người Hà Lan Johan Cruyff . Với Cruyff "Bóng đá đơn giản là thứ bóng đá đẹp nhất. Nhưng chơi thứ bóng đá đơn giản lại là điều khó nhất". Và ông chính là người làm được điều khó nhất ấy một cách xuất sắc nhất.

Johan Cruyff nổi tiếng với khả năng kĩ thuật, đó là kĩ năng "ma thuật" điều khiển trái bóng, tốc độ, khả năng chuyển hướng theo ý muốn và tầm nhìn chiến thuật.

Là một tiền đạo trung tâm nhưng Cruyff di chuyển trên khắp mặt sân, xuất hiện bất ngờ ở bất cứ vị trí nào mà anh có thể gây nguy hiểm cho đối phương. Các đồng đội của anh theo đó cũng đã tự thích nghi để phù hợp với sự di chuyển thay đổi vị trí thường xuyên của Cruyff. Vì thế các vị trí chiến thuật trong đội bóng luôn được đảm bảo bởi nhiều cầu thủ chứ không chỉ một người duy nhất.

Giây phút thăng hoa

Trận chung kết cúp châu Âu năm 1972 được xem là những thời khắc đẹp đẽ nhất của bóng đá tổng lực. Cruyff đã ghi 2 bàn mang lại chiến thắng 2-0 cho Ajax trước Internaziale. Trong suốt trận đấu cầu thủ Gabriele Oriali được giao nhiệm vụ kèm Cruyff và anh chỉ để Cruyff qua mặt đúng 2 lần. Hai lần ấy chính là 2 lần Cruyff ghi bàn.

Ngay sau trận đấu báo chí khắp châu Âu sôi sục với những bài viết ca ngợi bóng đá tổng lực cùng những người có công phát triển nó. Nhiều bài báo có cùng nội dung "sự kết thúc của chiến thuật Catenaccio và sự thăng hoa của bóng đá tổng lực".

Trên phương diện đội tuyển quốc gia, đội bóng xuất

Johan Cruyff - huyền thoại của bóng đá tổng lực

Page 130: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 130

sắc của triết lý bóng đá tổng lực dĩ nhiên là đội tuyển Hà Lan. "Cha đẻ của bóng đá tổng lực" Rinus Michels được chỉ định làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển Hà Lan tham dự World Cup 1974. Ông đã gọi vào đội tuyển hầu hết là các cầu thủ của Ajax và Feyenoord.

Với bóng đá tổng lực họ đã dễ dàng vượt qua vòng 1 và vòng 2, lần lượt hạ gục Argentina, Đông Đức và cả Brazil để đụng độ đội chủ nhà Tây Đức tại trận chung kết. Dù thất bại với tỷ số 2-1 và để tuột chức vô địch vào tay đội chủ nhà nhưng lối chơi của Hà Lan đã mang đến cho người xem những pha trình diễn đỉnh cao của một thứ bóng đá đẹp mắt và lôi cuốn - bóng đá tổng lực.

Page 131: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 131

Điều gì gây nên sự đối địch trong các trận derby?

Các trận derby thường diễn ra căng thẳng, quyết liệt giữa các đội bóng cùng thành phố. Sự đối địch đó có phải chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh giữa các đội bóng cùng thành phố không hay còn có điều gì khác?

Rangers và Celtic (Glasgow, Scotland)

Về lịch sử thành lập, Rangers ra đời sớm hơn Celtic. Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1872 và sớm có được những thành công gây dựng nên tên tuổi của đội bóng.

Năm 1888, những người Ai Len nhập cư ở Glasgow đã thành lập nên câu lạc bộ Celtic với mục đích quyên tiền cho các quỹ từ thiện của những người Thiên Chúa giáo. Với một lượng cổ động viên đông đảo và các cầu thủ đến từ các câu lạc bộ đạo Thiên Chúa ở Edinburgh và Hibernian, Celtic sớm trở thành một đối thủ đáng gờm của câu lạc bộ danh tiếng Rangers.

Khi đó, ở Glasgow hầu hết các cộng đồng người Ai Len sống tập trung ở các khu nhà ổ chuột. Họ thường xuyên bị phân biệt đối xử vì họ là người ngoại quốc và lại luôn sẵn sàng làm việc với giá nhân công rẻ mạt, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của những người Glasgow chính gốc hầu hết theo đạo Tin Lành.

Celtic được xem như là câu lạc bộ của những người Thiên Chúa giáo, vì vậy nên như một lẽ tự nhiên đội bóng là địch thủ không đội trời chung của Rangers – câu lạc bộ của những người theo đạo Tin Lành. Mặt khác những cổ động viên của Rangers vốn cũng chẳng ưa gì gốc tích nhập cư từ Ai Len của những cổ động viên Celtic. Chính vì vậy, mỗi trận đấu giữa Ranger và Celtic luôn trở thành những trận đấu quyết liệt.

Hai câu lạc bộ hiện đang nằm trong top đầu của giải bóng đá Scotland và trải qua nhiều năm, sự đối địch mang màu sắc tôn giáo ở mỗi trận derby của thành phố Glasgow vẫn luôn hiện hữu để làm nên những trận bóng hấp dẫn, đầy căng thẳng.

AC Milan và Internazionale (Milan, Italia)

Page 132: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 132

“Câu lạc bộ bóng cricket và bóng đá Milan” được một người Anh tên là Alfred Edwards thành lập năm 1899. Đến năm 1908 một nhóm người Italia và Thụy Sĩ lập nên một câu lạc bộ đối địch và đặt tên theo tiếng Ý là Internazionale.

Milan đáp trả lại điều này bằng cách vẫn giữ tên tiếng Anh Milan của mình nhưng thêm vào từ “Associazone Calcio” (AC) tiếng Italia. Sáu tháng sau, hai đội gặp nhau trận đầu tiên , kết quả Inter thua 1-2.

Sự đối địch ở 2 câu lạc bộ này không mang màu sắc tôn giáo như ở Glasgow mà nó liên quan đến việc đội nào xứng đáng là niềm tự hào của thành phố. Mặt khác, các cổ động viên của AC Milan hầu hết xuất thân từ tầng lớp lao động bình dân trong khi các cổ động viên của Inter chủ yếu là những người giàu có hơn. Sự đối địch này lại càng thêm phần thú vị khi hai đội cùng dùng sân Giuseppe Meazza làm sân nhà.

Boca Juniors và River Plate (Buenos Aires, Argentina)

Boca và River nằm trong số những câu lạc bộ lớn nhất Argentina và là nơi sản sinh ra nhiều ngôi sao của bóng đá thế giới như Maradona, Stefano, Batistuta…

Cả hai câu lạc bộ đều được thành lập ở khu vực La Boca của thành phố nhưng vào năm 1938 River chuyển đến khu vực lân cận giàu có Nunez và từ đó họ bắt đầu mang danh “gã triệu phú”. Hầu hết các cổ động viên của River Plate xuất thân từ tầng lớp giàu có trong xã hội Buenos Aires.

Page 133: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 133

Boca vẫn ở lại chỗ cũ và được biết đến như là câu lạc bộ của đông đảo dân chúng với hầu hết các cổ động viên là những người lao động nghèo và những người Italia nhập cư.

Trận đấu giữa hai đội bóng này luôn được xem là “siêu kinh điển”. Sự đối địch mang màu sắc giai cấp và tiền bạc giữa hai đội được thể hiện cả trên sân cỏ lẫn trên khán đài. Các cổ động viên Boca gọi các cổ động viên River là “gallinas” (nghĩa là gà) lúc nào cũng sợ hãi mọi thứ. Còn cổ động viên River thì gọi các đối thủ của mình là “los puercos” (nghĩa là lợn) vì sân nhà của Boca nằm ở khu vực Boca nghèo nàn, “lúc nào cũng bốc mùi”.

Mỗi trận đấu giữa Boca và River luôn là những ấn tượng khó quên. Các cầu thủ thì thi đấu hệt như đang ở trong một trận chung kết nảy lửa. Còn trên khán đài là những banner sặc sỡ, những tiếng hò hét, những bài hát và ngập tràn pháo hoa.

Everton và Liverpool (Liverpool, Anh)

Con sông Mersey chia đôi thành phố Liverpool nhưng các cổ động viên của cả hai đội bóng này từng có truyền thống là những hàng xóm tốt của nhau.

Ban đầu Everton là chủ nhà sân Anfield, nhưng rồi những tranh cãi về tiền thuê khiến năm 1892 câu lạc bộ quyết định chuyển sang sân Goodison Park. Chủ sân Anfield khi đó đã giữ lại một số cầu thủ người Scotland và thành lập nên một câu lạc bộ của riêng mình đặt tên là Liverpool.

Trong những ngày đầu những trận derby của vùng Merseyside luôn chứng kiến cảnh các cổ động viên Everton mặc áo xanh vui vẻ ngồi bên cạnh các cổ động viên Liverpool áo đỏ. Trong một gia đình có thể có người cha ủng hộ Everton còn các con là cổ động viên của Liverpool.

Tinh thần đoàn kết thậm chí còn trở nên sâu sắc hơn sau thảm họa Hillsborough năm 1989 khiến 96 cổ động viên Liverpool thiệt mạng. Khi đó người ta còn thấy những hàng dài khăn xanh và đỏ buộc ở Stanley Park để tưởng niệm những người đã mất.

Nhưng sự thay đổi tình thế đã gây nên sự đối địch giữa hai bên. Trong khi Liverpool ngày càng mạnh và thậm chí còn giành cú ăn ba mùa bóng 2000/2001 thì Everton lận đận với những sự điều chỉnh. Nhiều cổ động viên

Page 134: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 134

của Liverpool còn không xem Everton là đối thủ đáng kể của mình, với họ Manchester United mới xứng đáng là đối thủ không đội trời chung.

City và United (Manchester, Anh)

Cả hai đều là những câu lạc bộ lớn và dù hiện tại Manchester United mới là ông lớn của bóng đá Anh thì trên thực tế trong suốt thập niên 1950 và đầu 1970 chính Manchester City mới là câu lạc bộ thành công hơn.

Nếu như ở Merseyside trong một gia đình có thể chia ra những người ủng hộ Everton và Liverpool thì ở Manchester điều này hiếm khi xảy ra. Một gia đình chỉ có thể hoàn toàn là cổ động của City hoặc hoàn toàn là cổ động viên của United.

“You don’t come from Manchester!” (các người không phải là người Manchester), đó là bài hát của các cổ động viên City. Man xanh (City) được chính thức xem là câu lạc bộ đại diện của thành phố. Còn Man đỏ (United), trên thực tế, sân nhà Old Trafford của họ nằm ở vùng rìa ven thành phố. Hầu hết những người Manchester ủng hộ City còn các cổ động viên của United chủ yếu đến từ các vùng khác.

Trong quá khứ những trận derby của hai đội diễn ra vô cùng căng thẳng không kém gì trận Rangers vs Celtic nhưng hiện nay với sự chênh lệch về đẳng cấp trình độ giữa hai đội nhiều khi khiến trận đấu diễn ra theo chiều hướng một chiều với phần thắng thường nghiêng về MU.

Page 135: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 135

Cup Charity Shield ra đời từ khi nào?

Trận đấu tranh cup Charity Shield (hiện được đổi tên thành Community Shield) là trận đấu truyền thống mở màn cho mùa bóng mới ở Anh, diễn ra giữa đội vô địch Giải Ngoại Hạng Anh và đội vô địch cup FA. Nếu có đội vô địch cả hai giải thì trận đấu sẽ diễn ra giữa đội đó và đội đứng thứ 2 giải Ngoại Hạng.

Liverpool - vô địch cup Charity Shield năm 2006

Nguồn gốc

Cup Charity Shield ra đời bắt nguồn từ trận đấu mang tên “Sheriff of London Charity Shield” diễn ra giữa hai đại diện cho bóng đá chuyên nghiệp và nghiệp dư ở nước Anh. Trận đấu đầu tiên diễn ra vào ngày 19/8/1898 theo ý tưởng của Sir Thomas Dewar (một nhà khoa học nổi tiếng của nước Anh). Tiền thu được từ trận đấu được dành cho các bệnh viện và các quỹ từ thiện.

Tuy nhiên trận đấu theo hình thức này chẳng tồn tại được lâu, một phần do phần thắng chủ yếu thuộc về đại diện chuyên nghiệp, mặt khác lại do mâu thuẫn trong nội bộ Liên đoàn bóng đá dẫn đến sự ra đời của Liên đoàn bóng đá nghiệp dư Anh. Trận đấu “Sheriff of London Charity Shield” cuối cùng diễn ra vào năm 1905 nhưng tinh thần làm từ thiện của nó còn được truyền đến cho cup Charity Shield

Cup Charity Shield ra đời

Năm 1908 trận đấu tranh cup Charity Shield đầu tiên diễn ra giữa hai đội Manchester United, đại diện cho các đội bóng chuyên nghiệp và Queens Park Rangers, đại diện cho các đội nghiệp dư. Tính chất của một trận “chuyên nghiệp đấu với nghiệp dư” này còn được tiếp tục duy trì trong nhiều năm tiếp đó. Mỗi trận đấu hàng năm diễn ra vào cuối mùa bóng, trên một sân trung lập hoặc sân nhà của một trong hai đội.

Page 136: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 136

Năm 1959 trận đấu được chuyển thời điểm thi đấu sang đầu mùa bóng mới và từ đó đến nay người ta vẫn giữ nguyên truyền thống này.

Năm 1974, Ted Croker, thư ký Liên đoàn bóng đá Anh đề nghị tổ chức trận tranh cup Charity Shield trên sân Wembley giữa đội vô địch giải quốc gia và đội vô địch cup FA. Trận đấu chính thức được xem là mở màn cho mùa giải mới.

Trận đầu tiên diễn ra trên sân Wembley đã thu hút 67000 khán giả và họ đã được chứng kiến một cuộc đối đầu nghẹt thở giữa Liverpool và Leeds United. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, hai cầu thủ Billy Bremner và Kevin Keegan đã ẩu đả với nhau và đều

phải nhận thẻ đỏ rời khỏi sân. Kết quả hai đội hòa nhau 1-1 và phải thi đấu luân lưu 11 mét với phần thắng thuộc về quỷ đỏ Liverpool.

Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990 cup Charity Shield có một quy định khá thú vị. Đó là, nếu hai đội hòa nhau thì cả hai sẽ chia nhau thời gian giữ chiếc khiên bạc vô địch, mỗi đội 6 tháng. Năm 1993, luật phân định thắng thua bằng thi đấu luân lưu 11 mét mới được áp dụng trở lại.

Mục đích nhân đạo

Trận đấu tranh cup Charity Shield chính là dịp để Liên đoàn bóng đá Anh tăng thu cho nhiều quỹ nhân đạo trên toàn nước Anh. Số tiền thu được gồm tiền bán vé, tiền bán bản quyền truyền hình. Một phần nữa đến từ số tiền đóng góp của các câu lạc bộ tham gia vòng 1 cup FA. Các câu lạc bộ này sau đó sẽ tiến cử một quỹ nhân đạo hoặc một tổ chức cộng đồng nào đó xứng đáng được nhận một phần số tiền thu được. Phần còn lại được trao cho các quỹ thành viên của Liên đoàn bóng đá Anh.

Vài nét nổi bật trong lịch sử Charity Shield

Trận đấu có tỷ số cao nhất trong lịch sử cup Charity Shield diễn ra vào năm 1911 khi Manchester United hạ Swindon Town với tỷ số 8-4.

Năm 1950, trận đấu là một ngoại lệ đặc biệt. Nó không phải diễn ra giữa hai câu lạc bộ mà là giữa hai đội hình mang tên “đội hình World Cup” (gồm các cầu thủ Anh tham dự World Cup tại Brazil năm đó) và “đội hình du đấu ở Canada” (gồm các cầu thủ thuộc Liên đoàn bóng đá Anh du đấu tại Canada

Chiếc cup dành cho đội vô địch

Gary MacAllister đã cùng Leeds United đoạt cup Charity Shield năm 1992

Page 137: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 137

cũng trong năm đó). Kết quả “đội hình World Cup” thắng với tỷ số 4-2 trong trận đấu diễn ra trên sân Stamford Bridge.

Năm 1967, lịch sử cup Charity Shield chứng kiến một bàn thắng kỳ diệu. Thủ môn của Tottenham, Pat Jennings đã ghi một bàn thắng từ khu vực cầu môn của mình vào lưới Manchester United.

Tính đến năm 2006, đội bóng nhiều lần vô địch Charity Shield nhất là Manchester United với 11 lần đoạt cup và 4 lần chia sẻ thời gian giữ cup với đối phương.

Page 138: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 138

Ý nghĩa tên gọi của các đội bóng Anh là gì?

Có những từ rất phổ biến trong tên gọi của câu lạc bộ bóng đá Anh, chẳng hạn như từ United, Wanderers hay Rovers. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều câu lạc bộ cùng chọn những từ này bởi lẽ chúng mang những ý nghĩa riêng khá thú vị.

United

“United” có nghĩa là tất cả các thành viên đã nhất trí “đoàn kết” (unite) dưới một màu cờ sắc áo, họ cùng tận tâm vì một mục tiêu chung, họ “được gắn kết với nhau” (united).

Một ví dụ điển hình của ý nghĩa này là câu lạc bộ Newcastle United. Trong những năm 1880 ở Newcastle có nhiều câu lạc bộ bóng đá, trong số đó có Newcastle East End và Newcastle West End. Năm 1892 East End sáp nhập với West End và họ đã đổi tên thành Newcastle United với ý

muốn đoàn kết các cổ động viên trong thành phố lại với nhau.

Một số đội bóng mang tên United như: Manchester United, West Ham United, Cambridge United, Leeds United, Oxford United, Sheffield United.

Wanderers

“Wanderers” có nghĩa là những người đi lang thang từ nơi này sang nơi khác. Đội bóng đầu tiên vô địch cup FA năm 1872 chỉ mang tên đơn giản là The Wanderers. Đội bóng lấy tên này từ năm 1864 sau khi chuyển từ đông London sang Battersea Park ở nam London.

Tên gọi này còn gợi lên ý nghĩa về một nhóm những quý ông lang thang, chơi bóng vì yêu thích hơn là nhằm mục đích giành chiến thắng. Đây cũng là ẩn ý của các câu lạc bộ Anh khi được thành lập, đặc biệt là vào thời kỳ cuối thế kỷ 19.

Một số đội bóng mang tên Wanderers như: Bolton Wanderers, Wolverhampton Wanderers, Wycombe Wanderers.

Albion

Page 139: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 139

Albion là một tên cổ trong tiếng Anh, chủ yếu dùng trong thơ ca. Trong bóng đá tên này ban đầu được đặt cho các đội bóng của thị trấn nhỏ Coatbridge ở Scotland, đó là đội Albion Rovers.

Một số đội bóng mang tên Albion: West Bromwich Albion, Brighton Albion và Hove Albion.

Athletic

Từ Athletic này vốn không có gì liên quan đến từ tiếng Anh “athletics” (điền kinh) nhưng nó cũng gợi lên cảm giác về sự khỏe khoắn và sức mạnh. Nhưng những đội bóng mang tên Athletic không phải lúc nào cũng có được những phẩm chất này. Một người Lancashire (Anh) từng châm biếm “Oldham Athletic - liệu có gì mâu thuẫn ở đây không?” (ý muốn nói rằng đội bóng Oldham Athletic không phải là một đội bóng mạnh).

Một số đội bóng mang tên Athletic: Oldham Athletic, Charlton Athletic, Wigan Athletic, Hull City Athletic.

City

Tên gọi “City” chỉ dành cho các câu lạc bộ Anh đại diện cho một địa phương đã đạt cấp thành phố một cách chính thức. Điều này có nghĩa là vùng đó phải có một nhà thờ lớn (cathedral) hoặc được phong danh hiệu Royal Charter. Vì thế không phải thành phố nào cũng có một câu lạc bộ mang tên “City”, chẳng hạn như có thể thấy không có đội bóng nào mang tên Glasgow City hay Liverpool City.

Một số đội bóng mang tên City: Bristol City, Manchester City, Birmingham City, Bradford City, Chester City, Coventry City, Exeter City, Hull City, Leicester City, Lincoln City, Norwich City , Stoke City, York City.

Rangers

Page 140: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 140

Rangers cũng mang nghĩa tương tự như “rovers” và “wanderers”, nghĩa là những người đi lang thang, đặc biệt mang hàm ý đi tìm kiếm những thứ có giá trị. Trong bóng đá điều này có nghĩa là tìm kiếm vinh quang chiến thắng và các danh hiệu vô địch.

Từ này cũng được sử dụng một cách chính thức trong quân đội. Vì vậy nên so với từ “rovers” và “wanderers”, từ “rangers” mang hàm ý là tập hợp những người có tính tổ chức và mục đích cao hơn.

Một số đội bóng mang tên Rangers: Queen’s Park Rangers, Glasgow Rangers

(Scotland).

Rovers

Rovers cũng mang ý nghĩa tương tự như “rangers”. Tuy nhiên từ này có liên hệ với những tên cướp biển, vì thế tên gọi “Rovers” của các đội bóng ám chỉ rằng họ có thể đi đến những nơi xa xôi hơn tìm kiếm vinh quang chiến thắng. Từ “rover” cũng là một thuật ngữ trong môn bóng vồ để mô tả cú đánh bóng đi qua tất cả các vòng hay để chỉ những vận động viên bóng vồ có những cú đánh như vậy.

Một số đội bóng mang tên “Rovers”: Blackburn Rovers, Bristol Rovers, Doncaster Rovers, Tranmere Rovers.

Town

Ngày nay “town” thường chỉ những địa danh nhỏ bé tầm thường và thực tế là hiếm có đội bóng nào mang tên này lại là những đội bóng lớn. Cụ thể câu lạc bộ gần đây nhất vô địch giải hạng nhất Anh mang tên “Town” là Ipswich Town năm 1962.

Một số đội bóng mang tên “Town”: Ipswich Town, Luton Town, Grimsby Town, Halifax Town, Huddersfield Town, Macclesfield Town, Mansfield Town, Northampton Town , Shrewsbury Town, Swindon Town.

Page 141: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 141

Bóng đá nữ đã phát triển như thế nào?

Thời cổ đại

Nhiều người vẫn biết từ thời Trung Quốc cổ đại người ta đã chơi Tsu Chu, một dạng sơ khai của bóng đá. Nhưng không phải ai cũng biết rằng ngay từ thời đó phụ nữ đã tham gia chơi Tsu Chu. Điều này được minh họa trên những bức tranh tường vẽ từ thời nhà Hán.

Những trận bóng đầu tiên ở châu Âu

Theo những tài liệu để lại, khi bóng đá hiện đại ra đời tại nước Anh thì cũng bắt đầu có những trận đấu đầu tiên của bóng đá nữ. Trong những năm 1790 ở Mid-Lothian, Scotland hàng năm vẫn diễn ra một cuộc thi đấu bóng đá nữ. Năm 1863, các cơ quan điều hành bóng đá đã đưa ra những luật thống nhất nghiêm cấm những hành vi bạo lực trên sân cỏ, nhờ đó bóng đá càng trở nên phù hợp hơn với nữ giới.

Theo Liên đoàn bóng đá Scotland thì trận đấu bóng đá nữ đầu tiên diễn ra vào năm 1892 ở Glasgow. Còn ở nước Anh, quê hương của bóng đá hiện đại, trận đấu đầu tiên diễn ra vào năm 1895.

Câu lạc bộ của Nettie Honeyball

Năm 1894 một nhà hoạt động xã hội tên là Nettie Honeyball đã thành lập một đội bóng đá nữ ở Anh và đặt tên là “Câu lạc bộ bóng đá của các quý cô người Anh”. Sự ra đời của câu lạc bộ nằm trong những hoạt động đấu tranh vì sự bình đẳng giới của Honeyball nhưng thực sự cũng có thể nói bà đã là một trong những người đầu tiên mở đường cho sự phát triển của bóng đá nữ.

Tuy nhiên các thành viên liên đoàn bóng đá Anh đều không ủng hộ ý tưởng này. Người ta e ngại rằng sự tham gia của phái nữ sẽ đe dọa đến tính chất mạnh mẽ nam tính của môn thể thao này.

Những đội bóng trong thời chiến tranh thế giới I

Phái nữ cũng say mê bóng đá không kém gì nam giới

Page 142: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 142

Suốt thời gian chiến tranh thế giới I bóng đá nữ lại có cơ hội trở nên phổ biến trên phạm vi rộng. Trong điều kiện chiến tranh, người ta buộc phải thuê nữ giới làm việc trong ngành công nghiệp nặng và với sự ra đời của các đội bóng công ty, bóng đá nữ phát triển mạnh mẽ. Điều này đã diễn ra giống như đối với bóng đá nam 50 năm trước.

Đội bóng thành công nhất vào thời kỳ này là đội “Các quý cô Dick Kerr” ở Preston, Anh. Năm 1920 đội đã được tham gia vào những trận đấu bóng đá nữ quốc tế đầu tiên. Năm 1937, đội bóng “Các quý cô Dick Kerr” thi đấu với đội “Các quý cô Edinburgh” tại “Giải vô địch của Đế Quốc Anh và thế giới”.

Tuy nhiên cũng phải đến năm 1982 giải bóng đá nữ quốc tế chính thức đầu tiên mới ra đời. Đó là “Giải châu Âu UEFA dành cho các đội bóng nữ” với chức vô địch thuộc về Thụy Điển. Đây cũng chính là tiền thân của “Gải vô địch bóng đá nữ châu Âu UEFA” ngày nay.

Lệnh cấm ở Anh và Scotland

Năm 1921 sự phát triển của bóng đá nữ bị chặn lại bởi một lệnh cấm từ Liên đoàn bóng đá Anh, không cho phép phụ nữ thi đấu trên các sân của các thành viên liên đoàn. Một lệnh cấm tương tự cũng xuất hiện ở Scotland.

Trước tình hình đó “Liên đoàn bóng đá của các quý cô người Anh” ra đời. Các trận bóng đá nữ lại tiếp tục diễn ra trên các sân bóng bầu dục và ở các sân bóng của công viên, những nơi không có liên hệ với Liên đoàn bóng đá Anh.

Khôi phục

Năm 1969, “Liên đoàn bóng đá nữ Anh” chính thức ra đời nhờ ảnh hưởng của sự kiện đội tuyển Anh vô địch World Cup 1966. Năm 1971 lệnh cấm của Liên đoàn bóng đá Anh cũng được bãi bỏ, cùng năm đó UEFA đề xuất việc các liên đoàn bóng đá quốc gia quản lý hoạt động của bóng đá nữ.

Trong những năm 1970, Italia trở thành quốc gia đầu tiên có các cầu thủ nữ chuyên nghiệp dù họ chỉ làm việc bán thời gian. Đội tuyển bóng đá nữ chuyên nghiệp đầu tiên làm việc đầy đủ thời gian là đội tuyển Mỹ. Năm 1992 Nhật Bản là quốc gia đầu tiên có một giải bóng đá nữ bán chuyên nghiệp.

FIFA World Cup

Quảng cáo về trận đấu bóng đá nữ đầu tiên tại nước Anh

Logo World Cup 2003

Page 143: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 143

Năm 1991, Workd Cup đầu tiên đã được tổ chức tại Trung Quốc với chức vô địch thuộc về đội tuyển Mỹ, sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của bóng đá nữ.

Sau đó 8 năm World Cup lần thứ ba tổ chức tại Mỹ (năm 1999) đã thực sự là một sự kiện thể thao gây chấn động. Sự kiện này thu hút sự chú ý của đông đảo báo chí truyền thông trên khắp thế giới cũng như hàng trăm ngàn cổ động viên đến sân theo dõi, tại trận chung kết số lượng khán giả đã đạt con số trên 90.000 người. Sức nóng của bóng đá Mỹ đã lan tỏa cùng với sức nóng của mùa hè ở nước Mỹ. Những trận đấu hấp dẫn, kịch tính đã làm hài lòng giới chuyên môn và người hâm mộ.

World Cup năm 2003 được tổ chức thành công trên nước Mỹ tiếp tục đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của bóng đá nữ.

World Cup bóng đá nữ thu hút hàng triệu người hâm mộ

Page 144: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 144

"Quy định Beckham" là gì?

Trong một số hệ thống giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp người ta đặt ra quy định về hạn mức tiền lương trả cho các vận động viên. Theo đó sẽ có một hạn mức đối với khoản tiền lương của các vận động viên, đó có thể là hạn mức tính trên tiền lương của một vận động viên hoặc tính trên tổng tiền lương của cả đội.

Giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) là một trong số những giải đấu áp dụng hạn mức tiền lương. Tuy nhiên với “quy định Beckham” điều này sẽ có sự thay đổi kể từ mùa bóng 2007.

“Quy định Beckham” là tên gọi thông thường của “Luật cầu thủ chỉ định” (Designated Player Rule) được ban lãnh đạo của giải MLS công bố ngày 10/3/2007 và có hiệu lực từ năm 2007 đến năm 2009. Sau khoảng thời gian này ban lãnh đạo sẽ tiến hành xem xét lại.

Điều luật này cho phép mỗi câu lạc bộ trong giải MLS được ký hợp đồng với một cầu thủ mà cầu thủ này được tính lương vượt quá hạn mức lương cầu thủ theo quy định. Hiện tại hạn mức này ở giải MLS là xấp xỉ 1,9 triệu USD/một đội bóng và 400.000 USD/một cầu thủ. Quy định mới ra đời được xem là một bước thay đổi giúp cho các câu lạc bộ bóng đá ở Bắc Mỹ có nhiều cơ hội hơn để có thể thu hút các cầu thủ nổi tiếng thế giới như Beckham.

Quy định này được đặt theo tên cầu thủ David Beckham. Khi từ biệt Real Madrid anh đã ký hợp đồng thi đấu 5 năm (từ năm 2007) với câu lạc bộ LA Galaxy của Mỹ và sẽ nhận mức lương 1 triệu USD/tuần, trở thành cầu thủ đầu tiên được tính lương vượt hạn mức.

Cũng theo điều luật mới này cầu thủ nào hiện có mức lương trên 400.000 USD/tháng sẽ được xem là cầu thủ tính lương vượt hạn mức. Như vậy với mức lương hiện tại của các cầu thủ ở giải MLS thì sẽ có 4 cầu thủ nữa cũng sẽ được tính lương theo quy định mới như Beckham, đó là Landon Donovan, Freddy Adu, Carlos Ruiz và Eddie Johnson.

Đến với LA Galaxy, Beckham trở thành cầu thủ đầu tiên tại giải MLS được tính lương theo quy định mới

Với "quy định Beckham" giải MLS kỳ vọng sẽ có nhièu ngôi sao hơn và sẽ hấp dẫn hơn

Page 145: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 145

Câu lạc bộ Manchester United được thành lập như thế nào? Vào năm 1878, một nhóm công nhân đường sắt ở Manchester đã thành lập một câu lạc bộ bóng đá có tên Newton Heath. Năm 1889, câu lạc bộ này là một trong những thành viên đầu tiên của Liên minh Bóng đá Anh (Football Alliance) và đã tham dự giải vô địch quốc gia. Các cầu thủ của Newton Heath mặc áo mầu vàng - xanh và sân vận động của họ mang tên Bank Street.

Năm 1902, Newton Heath phải đối mặt với sự phá sản nhưng rất may sau đó J.H Davies đã trả hết nợ cho câu lạc bộ và chính ông đã đổi tên Newton Heath thành Manchester United (MU) như ngày nay. Cũng bắt đầu từ đó MU có áo đấu mầu đỏ, họ gặt hái được thành công đầu tiên vào năm 1908 với một chức vô địch. Năm 1910, họ chuyển từ sân vận động Bank Street đến sân vận động mới là Old Trafford.

Matt Busby được chọn làm huấn luyện viên vào năm 1945 khi MU đang mang một số tiền nợ là 70.000 bảng. Ông là người tiên phong trong việc thay đổi chiến lược cũng như chiến thuật của MU. Ông tham gia luyện tập cùng với các cầu thủ và kiêm luôn nhiệm vụ quản lí câu lạc bộ. Năm 1947, dưới sự dẫn dắt của Matt Busby MU đã kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 2 và đoạt FA cup vào năm 1948. Trong thời gian này, MU gặt hái được nhiều thành công và là câu lạc bộ Anh đầu tiên tham dự Cup châu Âu (bán kết).

Bi kịch bất ngờ xảy ra với MU vào ngày 6-2-1958, khi chiếc máy bay chở đội bóng bị rơi lúc tiếp nhiên liệu tại Munich (CHLB Đức), cướp đi sinh mạng của 8 cầu thủ quan trọng và làm bị thương nhiều thành viên khác trong đó có HLV Matt Busby. Jimmy Murphy đã tiếp nhận vai trò HLV khi Matt Busby đang chữa trị vết thương, câu lạc bộ tiếp tục thi đấu với đội hình còn lại. Họ vào tới trận chung kết FA Cup lần nữa, nhưng đã để thua trước Bolton.

Manchester United và Sir Matt Busby (1986)

Page 146: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 146

Năm 1963, Matt Busby dẫn dắt MU đoạt FA Cup, sau đó vô địch giải quốc gia các năm 1965 và 1967, sau đó còn đoạt Cúp Châu Âu vào năm 1968, và là đội bóng Anh đầu tiên đạt được thành tích ấy, lúc đó MU trở nên cực nổi tiếng vì có ba cầu thủ đã đi vào huyền thoại của bóng đá thế giới: Bobby Charlton, Denis Law và George Best. Năm 1969, Matt Busby từ chức, MU được dẫn dắt bởi huấn luyện viên đội hình phụ Wilf McGuinness.

Từ giai đoạn này tới năm 1986, MU liên thiếp thay nhiều HLV khác nhau nhưng thành tích đạt được chỉ vẻn vẹn hai danh hiệu Vô địch quốc gia (FA cup) vào năm 1983 và 1985. Trong thời gian này MU đã có lúc phải đối mặt với nguy cơ xuống hạng.

Năm 1986, MU thực sự trở thành “Những con quỉ đỏ” dưới bàn tay của Sir Alex Ferguson mặc dù sự khởi đầu của HLV này cũng gặp muôn vàn khó khăn. Vụ chuyển nhượng Eric Cantona vào tháng 11 năm 1992 mang đến cho MU một sức mạnh lớn, và họ kết thúc mùa giải 1992-1993 với chức vô địch lần đầu sau năm 1967. Họ giành cú đúp (vô địch giải Ngoại hạng và FA Cup) lần đầu tiên vào mùa giải tiếp theo.

1998-1999 là mùa giải thành công nhất trong lịch sử câu lạc bộ, MU trở thành đội bóng Anh đầu tiên đạt được cú ăn ba - vô địch cả giải Ngoại hạng Anh, FA Cup và Champions League trong một mùa giải với sự góp mặt của các ngôi sao: Roy Keane, Beckham, Giss... sau đó Sir Alex Ferguson được Nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ vì những đóng góp to lớn cho bóng đá Anh.

Dưới sự dẫn dắt cúa Sir Alex Ferguson, MU trở thành một trong những CLB bóng đá có nhiều người yêu thích nhất, luôn là CLB kiếm được nhiều tiền nhất. Người ta đã nói thời gian 1986-1999 là “Kỉ nguyên của Alex Ferguson”.

Eric Cantona

Sir Alex Ferguson

Page 147: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 147

Chương trình Fair Play của FIFA là gì?

“Fair play” là một khái niệm căn bản của thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, mang hàm ý chỉ phong cách thi đấu trung thực. Fair play còn là tên gọi của chương trình do FIFA khởi xướng nhằm khuyến khích tinh thần thi đấu thể thao đẹp mắt cũng như để chống lại sự phân biệt đối xử trong bóng đá.

Đến nay chương trình này đã vượt ra ngoài khuôn khổ của thể thao để hướng đến thực hiện các trách nhiệm xã hội thông qua việc hỗ trợ cho các quỹ từ thiện vàphối hợp với các tổ chức khác nhằm cải thiện đời sống xã hội trên khắp thế giới.

Fair play trong bóng đá

Chương trình Fair Play được khởi xướng gián tiếp từ sau sự kiện World Cup 1986 tại Mexico với pha ghi bàn bằng tay gây tranh cãi của Diego Maradona.Từ đó chiến dịch phát triển tinh thần fair play đã được bắt đầu với sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều cá nhân trong đó có cựu chủ tịch FIFA Joao Havelange và chủ tịch đương nhiệm Joshep S. Blatter.

Để hiện thực hoá chiến dịch Fair Play, FIFA đã thiết lập một chương trình để biến khái niệm fair play mang tính chất chung chung thành những nguyên tắc đạo đức dễ hiểu đối với các cầu thủ và những người hâm mộ. Các nguyên tắc cơ bản của chương trình Fair Play có thể tóm tắt như sau:

1. Thi đấu trung thực

2. Thi đấu để giành chiến thắng nhưng vẫn có thể đàng hoàng chấp nhận thất bại

3. Tuân thủ luật chơi

4. Tôn trọng đối phương, đồng đội, trọng tài, các quan chức và khán giả

5. Phát triển mối quan tâm với bóng đá

6. Kính trọng những người đã có công lao to lớn với bóng đá

7. Loại trừ nạn tham nhũng, sử dụng chất kích thích, phân biệt chủng tộc,bạo lực, cá độ và các mối nguy hại khác đối với thể thao

8. Giúp đỡ người khác chống lại áp lực của các thế lực xấu

Logo của chương trình Fair Play

Fair Play chống các hành vi phi thể thao

Page 148: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 148

9. Tố cáo những kẻ làm ảnh hưởng đến uy tín của bóng đá

10. Dùng bóng đá để giúp cải thiện một thế giới tốt đẹp hơn

Fair Play trong cuộc sống

Từ việc cổ vũ cho tinh thần fair play trong bóng đá, chương trình Fair Play đã phát triển để đi đến thực hiện các cam kết với xã hội.

Chương trình đã tiến hành một loạt các hoạt động nhằm tạo mội trường chơi bóng cho tất cả mọi người và thúc đẩy tinh thần fair play trong đời sống xã hội mà trước hết là nêu gương về sự công bằng, vô tư và

đoàn kết giữa các tổ chức.

Với tư cách là cơ quan quản lý bóng đá cao nhất, FIFA đã thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế có mục tiêu lâu dài như UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc), WHO (Tổ chức y tế thế giới), ILO (Tổ chứclao động quốc tế), UNHCR (Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền), các làngtrẻ SOS và các tổ chức khác. Mối quan hệ này nhằm mục tiêu kết hợp sứcmạnh của bóng đá với kinh nghiệm và khả năng của các tổ chức để từng

bước cùng nhau đấu tranh vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Ngoài bóng đá, chương trình của FIFA còn hướng đến các chủ đề nóng của xã hội hiện nay như công bằng xã hội, hòa bình, quyền trẻ em, y tế, giáo dục và môitrường. Cuộc đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc và lạm dụng lao động trẻ em nhằm hướng đến chất lượng y tế tốt hơn, các cơ hội giáo dục công bằng cho trẻ em nam và nữ cũng như sự hòa nhập của những người khuyết tật vào cộng đồng là những ưu tiên hàng đầu của FIFA trong nhiều năm qua.

Hiện tại FIFA đang hỗ trợ cho một loạt các hoạt động từ thiện và sẽ tiếp tục duy trì sự hỗ trợ này trong tương lai. Hàng năm FIFA đều dành những giải thưởng để trao cho những cá nhân tổ chức đã thể hiện tinh thần tốt Fair Play, cả trong và ngoài bóng đá.

Fair Play chống phân biệt chủng tộc

Fair Play hỗ trợ các nạn nhân của thảm họa sóng thần

Page 149: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 149

Tại sao Champions League còn gọi là Cup C1? Champions League là giải đấu hàng năm của Liên đoàn bóng đá châu Âu tổ chức, đây là giải đấu nổi tiếng và có sức cuốn hút lớn nhất trên thế giới, lịch sử của giải đấu này gắn liền đến lịch sử của Ba cúp châu Âu. Cup C1 Năm 1954, Gabrief Hanot (nhà báo của tờ L'Equipe) đã đề xuất một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu. Tháng 1 năm 1955, báo L'Equipe đã gửi bản dự thảo "European Cup" đến nhiều Câu lạc bộ bóng đá. Ngày 02/04/1955, 16 đại diện các CLB đã thảo luận bản dự thảo này và thông qua sau 3 giờ đồng hồ. Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 04/09/1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting Lisbon và FK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3. Đội giành danh hiệu vô địch đầu tiên là Real Madrid FC (giải có 16 đội tham dự). Cup C2 Là giải bóng đá hàng năm do Liên đoàn bóng đá châu Âu tổ chức cho các CLB đoạt cúp quốc gia ở châu Âu. Giải được tổ chức từ năm 1960 và được sát nhập vào Cúp UEFA năm 1998. Cup C3 Ý tưởng thành lập giải đấu này của 3 người Sir Stanlay Rous (Anh), Ernst Thornmen (Thuỵ Sỹ) và Ottorino Barrasi (Ý) với tên gọi: Cúp Hội chợ liên Thành phố (Inter-Cities Fairs Cup). Ngày 18/04/1955 gải đấu đượcchính thức được tổ chức với 10 đội bóng của 10 thành phố: Barcelona (Tây Ban Nha), Basel và Lausanne (Thuỵ Sỹ), London và Birmingham (Anh), Copenhagen (Đan Mạch), Frankfurt (Tây Đức), Leipzig (Đông Đức), Milan (Ý) và Zagreb (Croatia). Giải đầu tiên kéo dài trong 3 năm (1955 - 1958) và đội giành danh hiệu vô địch đầu tiên là Barcelona (các cầu thủ đều của câu lạc bộ FC Barcelona). Giải đấu lần thứ 2 kéo dài trong 2 năm (1958 - 1960) với 16 CLBchứ không phải là đội tuyển các thành phố. Các giải sau được tổ chức đều đặn hàng năm.

Champions League luôn là giả đấu danh giá nhất...

Page 150: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 150

Từ mùa bóng 1992/1993, Cup C1 được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ của giải. Ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (tùy theo chất lượng giải đấu của mỗi quốc gia) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý được quyền cử 4 đội tham gia. Đây là giải đấu được coi là danh giá nhất trong mọi giải đấu, đương kim vô địch Champions League là Câu lạc bộ Barcelona (Tây Ba Nha). Từ mùa bóng 1999-2000, hai cúp C2 và C3 được sát nhập làm một và giữ tên là Cúp UEFA, những Câu lạc bộ đoạt các Cúp trong nước sẽ giành quyền tham dự giải

đấu này. Thể thức của giải cũng được thay đổi như áp dụng thể thức đấu bảng (từ năm 2004); các đội bị loại ở vòng loại thứ ba và 8 đội xếp thứ 3 ở vòng đấu bảng UEFA Champions League được chuyển sang thi đấu; các đội bóng giành cúp Liên đoàn hay cúp Intertoto cũng giành quyền tham dự. Từ năm 1958 đến 1997, các trận chung kết được tổ chức 2 lượt đi và về (trừ các năm 1964 và 1965). Từ mùa giải 1997-98, trận tranh cúp vô địch chỉ diễn ra 1 lượt trên sân vận động đã chọn

trước. Câu lạc bộ đang giữ UEFA cup là Sevilla (Tây Ba Nha). Hàng năm Liên đoàn Bóng đá châu Âu cũng tổ chức Siêu Cup giữa hai Câu lạc bộ vô địch Champions League và UEFA Cup. Ngày 25/8/2006, tại Monaco đương kim vô địch UEFA Cup Sevilla đã có màn trình diễn hết sức thuyết phục và đáng tự hào khi buộc "gã khổng lồ" Barcelona phải chấp nhận trận thua đậm 0-3 trong trận tranh Siêu Cúp châu Âu.

Các cầu thủ Sevilla vui mùng chiến thắng

Biểu trưng của Champions League

Biểu trưng của UEFA Cup

Page 151: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 151

Giải ngoại hạng Anh (Premier League):

Là giải đấu dành cho 20 câu lạc bộ hàng đầu nước Anh. Premier League được thành lập năm 1992 với tên gọi “FA Premier League”. Ban đầu giải có 22 câu lạc bộ được tham dự nhưng đến năm 1995 con số này đã giảm xuống còn 20 đội theo kiến nghị của FIFA.

Page 152: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 152

Biệt danh của các câu lạc bộ bóng đá là gì? Ngoài tên gọi chính thức, một đội bóng có thể có thêm 1 hoặc nhiều hơn những biệt danh. Nguồn gốc của các biệt danh này hết sức đa dạng, có thể bắt nguồn từ đặc điểm của đội bóng, từ màu áo hay cũng có thể là những tên gọi gợi nhớ về lịch sử ra đời và tồn tại của câu lạc bộ. Dưới đây là một số biệt danh của các CLB ở các quốc gia có nền bóng đá phát triển.

Argentina

Boca Juniors và River Plate, hai câu lạc bộ hàng đầu của Argentina, mỗi đội đều có 2 biệt danh.

Các cổ động viên của Boca gọi đội bóng thân yêu của mình là “Xeneizes”. Từ này là cách những người Genoa tự gọi mình theo tiếng địa phương. Sở dĩ đội bóng có tên gọi như vậy là do vùng Boca vốn là nơi tập trung đông những người nhập cư từ Genoa, Italia.

Boca còn có một biệt danh nữa là “Bosteros”. Từ “bosta” có nghĩa là “phân bón”, "bosteros” là những người phải làm những công việc có liên quan đến phân bón. Toàn bộ vùng La Boca gần sân nhà Bombonera

Boca trước đây là nơi tập trung của những người nghèo khổ và những bãi rác bẩn thỉu. Biệt danh “bosteros” do những kẻ đối địch gọi để mỉa mai Boca nhưng những người hâm mộ Boca lại rất tự hào với biệt danh mang đầy ý nghĩa này ấy.

Đối thủ lâu đời của câu lạc bộ bình dân Boca là câu lạc bộ “nhà giàu” River Plate. Các cầu thủ của River có mức thủ nhập rất cao và vì thế đội bóng được mệnh danh là “Millonarios” nghĩa là “kẻ triệu phú”.

Từ năm 1966 biệt danh “Gallinas” (con gà) bắt đầu phổ biến với River. Nguyên do là sau khi thua tại trận chung kết cup Libertadores trước Poenarol ở Santiago, họ lại phải chơi một trận đấu trên sân khách ở Banfield. Các cổ động viên Banfield đã đưa ra một hình nộm con gà - biểu tượng của sự hèn nhát - mặc màu áo trang phục của River nhằm chế giễu câu lạc bộ này. Và từ đó sân vận động Monumental của River cũng được gọi là “Gallinero” nghĩa là “chuồng gà”.

Tây Ban Nha

Xeneizes (Boca Juniors)

"Gã triệu phú" River Plate

Page 153: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 153

Đội bóng sở hữu biệt danh buồn cười nhất Tây Ban Nha là có lẽ Barcelona. Các cầu thủ và cổ động viên Barca có tên gọi là “Culés” nghĩa là “những cái mông”. Tên gọi này xuất hiện từ thời câu lạc bộ còn sử dụng sân Les Corts làm sân nhà. Khi đó do kết cấu của sân, từ ngoài đường phố, người ta dễ dàng nhìn thấy mông của các khán giả ngồi trên hàng ghế trên cùng và thế là biệt danh “Culés” ra đời.

Đối thủ của Barca, Real Madrid là một đội bóng giàu có. Vì thế cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi biệt danh của họ là “Merengues”, tên một loại bánh rất ngon mà chỉ có người giàu mới đủ tiền mua. Ngoài ra họ còn có biệt danh “Fantasmas” (bóng ma) xuất phát từ bộ

trang phục màu trắng của họ. Sau khi Real chiêu mộ một loạt các cầu thủ ngôi sao đắt giá thì người ta lại gọi họ là “Los Galaticos” nghĩa là “giải ngân hà”.

Italia

Nhiều người cũng biết biệt danh của Juventus là “Vecchia Signora” nghĩa là “bà đầm già” do họ nằm trong số những câu lạc bộ Italia lâu đời nhất (thành lập năm 1897). Nhưng tại sao lại gọi là “bà” mà không phải là “ông”. Điều này đơn giản là do từ “Juventus” vốn là một từ latin thuộc giống cái. Ngoài “Vecchia Signora”, Juve còn có những biệt danh do các cổ động viên đối phương đặt như là “Gobbi” (những gã gù) hay “Zebre” (ngựa vằn).

Đức

Bayern Munich lừng danh của Đức cũng chẳng lấy gì làm vui vẻ với biệt danh “FC Hollywood” của mình. Nguyên do là vào cuối những năm 90 rất nhiều cầu thủ trong câu lạc bộ như Matthus, Klinsmann, Papin, Effenberg, Basler… thường xuyên xuất hiện trên mặt báo bởi những câu chuyện giật gân và những phát biểu gây shock.

Trong khi đó đối thủ Schalke của họ lại rất tự hào với tên gọi “Die Knappen” có hàm ý chỉ những người thợ mỏ trẻ học việc vừa mới hoàn thành đợt tập luyện của mình. Tên gọi này gắn với lịch sử ra đời từ một vùng mỏ của Schalke.

Ngoài những câu lạc bộ trên đây, chúng ta còn có thể kể ra một số biệt danh thú vị của các câu lạc bộ nổi tiếng khác như:

Eto và Ronaldinho, hai "Culés" xuất sắc nhất

"Giải ngân hà" Real

"Bà đầm già" thành Turin

Page 154: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 154

Brazil: Cruzeiro xuất phát từ Cruzeiros có nghĩa là đoàn quân viễn chinh, Flamengo xuất phát từ Fla - viết tắt của Flemish - người Flamengo.

Anh: Arsenal có nguồn gốc từ Gunners - nghĩa là "khẩu thần công", Chelsea lấy từ Blues - đội bóng áo xanh, Manchester United có từ Red Devils - nghĩa là quỷ đỏ, Newcastle United xuất phát từ Magpies – chích chòe, Ipswich Town từ Tractor Boys – nghĩa là người lái máy kéo, Leed United từ Peacocks – chim công.

Pháp: Lyon lấy nghĩa từ Lions – sư tử, Nice có từ Aiglons - nghĩa là đại bàng, Monaco từ nghĩa Princes – hoàng tử, Marseille từ nghĩa Minots - những chàng trai, Strausbourg lấy từ Cignones - những con bò.

Italia: AC Milan có nghĩa từ Diavoli Rossoneri - Quỷ đỏ đen, CLB Roma từ nghĩa Vukovi – chó sói, Torino lấy nghĩa từ Toro – bò đực, Brescia từ Rondinelle – chim én, Fiorentina có nghĩa từ Viole – hoa violet.

Page 155: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 155

Chuyển nhượng cầu thủ diễn ra như thế nào? Trong bóng đá, chuyển nhượng là việc một cầu thủ chuyển từ câu lạc bộ này sang thi đấu cho câu lạc bộ khác. Gọi là “chuyển nhượng” (transfer) bởi thực chất đây là việc chuyển đăng ký thi đấu của cầu thủ này sang một đội bóng mới.

Kỳ chuyển nhượng

Kỳ chuyển nhượng (transer window) là thuật ngữ chỉ khoảng thời gian các câu lạc bộ được phép mua và bán các cầu thủ. Luật quy định về kỳ chuyển nhượng đã được áp dụng ở nhiều giải bóng đá châu Âu trước khi được FIFA yêu cầu áp dụng bắt buộc từ mùa bóng 2002-2003. Theo đó mỗi mùa bóng sẽ có 2 kỳ chuyển nhượng từ ngày 1/7 đến nửa đêm ngày 1/9 và từ nửa đêm ngày 1/1 đến nửa đêm ngày 1/2 trong năm.

Phí chuyển nhượng

Khi hợp đồng của một cầu thủ với câu lạc bộ vẫn còn hiệu lực, anh ta chỉ có thể ra đi nếu câu lạc bộ đồng ý hủy bỏ hợp đồng. Đội bóng tiếp nhận cầu thủ sẽ trả một khoản tiền xem như bồi thường cho câu lạc bộ cũ. Khoản tiền này được gọi là phí chuyển nhượng. Ngoài ra một phần khoản phí này sẽ được trả cho bản thân cầu thủ và một số người có liên quan. Tỷ lệ này tùy thuộc vào quy định của các cơ quan quản lý bóng đá.

Trước đây, ngoại trừ ở Tây Ban Nha, các khoản phí này luôn phải được trả cho dù hợp đồng giữa cầu thủ và câu lạc bộ cũ đã hết hạn hay chưa. Kể từ sau khi có phán quyết Bosman, mọi sự đã thay đổi. Phán quyết này được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu tuyên bố việc đòi hỏi một khoản phí chuyển nhượng đối với một cầu thủ đã hết hạn hợp đồng là bất hợp pháp.

Chuyển từ Juventus sang Real Madrid, Zidane trở thành cầu thủ đắt giá nhất hành tinh

Page 156: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 156

Tuy nhiên để đảm bảo thu nhập cho các câu lạc bộ nhỏ mất đi các cầu thủ trẻ tài năng, UEFA quy định rằng nếu cầu thủ dưới 23 tuổi thì trong trường hợp nào cũng phải có khoản phí chuyển nhượng đó, và nếu 2 câu lạc bộ không thể thỏa thuận thì tòa án có thể ấn định một khoản phí nhất định.

Hình thức trả phí chuyển nhượng

Các vụ chuyển nhượng có thể tiến hành theo hình thức trao đổi cầu thủ theo đó các câu lạc bộ trao đổi cầu thủ cho nhau, ngoài ra các bên có thể bù trừ thêm tiền. Các hình thức trả phí chuyển nhượng khác có thể là:

+ Các điều khoản trả tiền tùy thuộc vào phong độ thi đấu của cầu thủ tại câu lạc bộ mới (ví dụ:

câu lạc bộ mới sẽ trả thêm tiền nếu cầu thủ ghi được 20 bàn trong mùa bóng đầu tiên…)

+ Các điều khoản trả tiền tùy thuộc vào kết quả thi đấu của câu lạc bộ mới sau vụ chuyển nhượng.

+ Các điều khoản cho phép câu lạc bộ cũ có một khoản lợi nào đó từ những vụ chuyển nhượng tiếp sau của cầu thủ.

+ Hình thức tổ chức các trận đấu giao hữu giữa hai đội mà trong đó câu lạc bộ cũ được hưởng toàn bộ tiền vé.

+ Các thỏa thuận qua lại, ví dụ như câu lạc bộ mới có thể đồng ý hỗ trợ câu lạc bộ bán thông qua hỗ trợ trang thiết bị luyện tập, chia sẻ các nguồn lực…

Shevchenko, cầu thủ đắt giá nhất thế giới sau thời kỳ "chuyển nhượng bong bóng"

Real Madrid, câu lạc bộ

Page 157: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 157

Kỷ lục phí chuyển nhượng

Tính đến hết năm 2006 cầu thủ giữ kỷ lục phí chuyển nhượng cao nhất thế giới là Zinedine Zidane sau khi anh chuyển từ Juventus sang Real Madrid năm 2001. Hợp đồng trị giá 45,62 triệu bảng Anh. Hợp đồng đắt giá thứ 2 cũng là của Real để mua Luis Figo từ Barcelona vào năm 2000 với mức phí 38,7 triệu bảng Anh.

Những mức phí cao ngất ngưởng trên đây là hậu quả của thời kỳ “chuyển nhượng bong bóng” ở châu Âu trong giai đoạn 1999 đến 2002. Phí chuyển nhượng bị đội lên cao ngất ngưởng để rồi sau đó giảm xuống một cách đột ngột. Kể từ sau giai đoạn đó đến nay cầu thủ đắt giá nhất là Andriy Shevchenko khi anh chuyển từ AC Milan sang Chelsea với giá 30 triệu bảng Anh.

sở hữu những hợp đồng giá trị nhất thế giới

Page 158: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 158

CLB bóng đá nào thành lập đầu tiên trên thế giới?

Sheffield F.C, một câu lạc bộ bán chuyên nghiệp của nước Anh, được FIFA chính thức công nhận là câu lạc bộ bóng đá đầu tiên trên thế giới.

Câu lạc bộ bóng đá đầu tiên

Từ thế kỷ 14 ở nước Anh người ta chơi thứ bóng đá rất bạo lực trên những sân bóng rộng mênh mông và số lượng cầu thủ của hai đội có thể lên đến 500 người.

Giữa thế kỷ 19 môn thể thao này bắt đầu phổ biến nhưng vẫn chưa có luật lệ quy tắc gì. Ở những nơi khác nhau người ta chơi bóng theo những kiểu khác nhau, rất lộn xộn và thiếu tính tổ chức ổn định.

Mọi sự bắt đầu thay đổi vào tháng 5/1857. Hai người Anh là William Prest và Nathaniel Creswick bàn luận với nhau về việc cần phải tập một môn thể thaonào đó để giữ cơ thể khỏe mạnh trong suốt mùa đông. Và thế là họ đã chọn bóng đá.

Sáu tháng sau câu lạc bộ bóng đá đầu tiên trên thế giới đã được thành lập vào ngày 24/10/1857 với tên gọi Sheffield Football Club. Creswick đảm nhận vị trí tổng thư ký và đồng thời là đội trưởng. Trụ sở của câu lạc bộ được đặt tại đường East Bank.

Quy định Sheffield

Việc đầu tiên mà câu lạc bộ tiến hành là nghiên cứu các bộ quy tắc bóng đá hiện có để cho ra đời một bộ quy định mới cho mình. Năm 1857, Creswick và Prest đã hoàn thành bộ quy định Sheffield. Đây cũng chính là một trong những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng luật bóng đá.

Câu lạc bộ nhanh chóng thu hút được sự chú ý và tham gia của nhiều người. Họ tổ chức thành các đội bóng để có thể thi đấu với nhau. Chẳng hạn như đội “đã lập gia đình” thi đấu với đội “độc thân”…

Trận derby đầu tiên

Sau khi Sheffield ra đời các câu lạc bộ bóng đá khác cũng lần lượt được thành lập. Câu lạc bộ láng giềng của Sheffield là Hallam (câu lạc bộ lâu đời thứ 2 thế giới) ra đời năm 1960 và chỉ một năm sau đó hai đội bắt đầu thi đấu với nhau làm nên trận derby đầu tiên của bóng đá.

Đến năm 1862 đã có 15 đội bóng ở vùng Sheffield chơi bóng theo quy định Sheffield. Những quy định này về sau lại được Liên đoàn bóng đá Sheffield (Liên đoàn bóng đá đầu tiên của một hạt ở nước Anh được thành lập năm 1867) áp dụng chính thức. Cũng vào thời gian này câu lạc bộ bắt đầu chỉ thi đấu với những đội bóng bên ngoài Sheffield để nâng cao mức độ thử thách

Page 159: Cam Nang Bong Da

Cẩm nang bóng đá Trang 159

của mình.

Năm 1863, Sheffield gia nhập Liên đoàn bóng đá Anh nhưng phải đến năm 1878 họ mới áp dụng theo các luật thi đấu bóng đá của liên đoàn.

Yếu thế trước sự chuyên nghiệp hóa

Từ tháng 7/1885 khi bóng đá bắt đầu có sự chuyên nghiệp hóa, tính chất nghiệp dư của Sheffield nhanh chóng yếu thế trước các đội bóng chuyên nghiệp như Aston Villa, Nottingham Forest hay Notts County.

Sau khi tính chuyên nghiệp của bóng đá được hợp pháp hóa, chính Sheffield đã đề xuất với FA thành lập một cúp thi đấu dành riêng cho các câu lạc bộ nghiệp dư. Đó là FA Amateur Cup và đội bóng cũng lần đầu tiên vô địch vào năm 1904.

Sheffield của hiện tại

Câu lạc bộ Sheffield hiện tại thi đấu tại giải Northern Counties East. Đội bóng gồm có 2 đội tuyển chính thức, 9 đội trẻ, 1 đội nữ và 1 đội dành cho các cầu thủ khuyết tật. Sân nhà của họ là sân Bright Finance ở Dronfield, Berbyshiresau một thời gian phải lang thang thi đấu ở nhiều sân bóng trong vùng.

Ngoài FA Amateur Cup đạt được năm 1904 câu lạc bộ còn là nhà vô địch của giải Yorkshire League Cup 1977-1978, vô địch giải hạng nhất Northern Counties East League mùa bóng 1988-1989 và 1990-1991…

Màu áo truyền thống