biet kinh thanh

93
Biết Thánh Kinh Tác giả: R. C. Sproul LỜI NÓI ĐẦU Nếu tôi là quỷ vương (xin miễn bình luận thêm), một trong những mục tiêu đầu tiên của tôi sẽ là ngăn chận thiên hạ đào sâu bộ Thánh Kinh. Vì biết rằng bộ Sách ấy là Lời của Thượng Đế, dạy người ta thông hiểu, yêu thương và phục vụ Thượng Đế của Ngôi Lời, tôi sẽ làm tất cả những gì mình có thể làm được để bao vây nó bằng những gì tương đương với hầm hào thuộc linh, những hàng rào gai gốc và bẫy rập của loài người, cho người ta sợ hãi mà lìa xa nó. Chẳng có gì để nghi ngờ là với thái độ tự cao tự đại dường như vừa được một lời khen, tôi phải công nhận rằng ông già Jonathan Edwards khôn ngoan đã hoàn toàn trói chặt tôi lại khi ông ta viết: “Quỷ vương chẳng bao giờ chịu làm nảy sinh trong lòng người ta một chút kính trọng nào đối với Lời Thượng Đế mà Ngài đã ban bố để trở thành quy luật trọng đại và còn đứng vững... Phải chi vị thần của sự giả dối sai lầm đó, để lừa dối loài người, lại làm nảy sinh trong họ một ý kiến cao thượng về cái quy luật vô ngộ ấy, và khiến họ có xu hướng muốn thiên nhiều về nó, và tỏ ra thật thân thiết với nó?... Quỷ vương bao giờ cũng tỏ ra là có một mối thì chú tử và oán ghét đối với quyển Thánh Kinh: nó đã làm tất cả những gì có thể làm được trong phạm vi quyền lực của mình để dập tắt tia sáng ấy.... Nó đã tuyên chiến với Thánh Kinh, và thù ghét từng chữ một trong đó. “Tôi đã phải khổ công gắng sức hằng ngày để chứng minh mấy lời trên đây của Edwards là đúng. Như thế nào? Vâng, tôi sẽ cơ gắng khiến cho toàn thể hàng giáo phẩm lơ đểnh, chểnh mảng đối với công tác giảng và dạy Thánh Kinh và gieo ra cái cảm thức rằng trực tiếp học nghiên cứu bộ Sách cổ xưa ấy là tự rước lấy thêm cho mình một gánh nặng phụ trội mà các Cơ-đốc nhân hiện đại có thể bỏ qua mà chẳng bị tổn thiệt gì. Tôi sẽ loan truyền những mối nghi ngờ về chân lý, tính cách hợp thời, lương tri lương thức và sự cương trực của Thánh Kinh, và nếu có ai còn nhấn mạnh vào việc nên đọc nó. Tôi sẽ lừa dối họ bằng cách khẳng định rằng điều lợi ích của việc làm ấy nằm trong những cảm thức cao thượng và thầm lặng do nó gợi lên, chứ không phải là trong việc chú ý đến những gì Kinh điển thật sự phán dạy. Bằng mọi giá, tôi cần phải giữ không cho họ sử dụng tâm trí mình một cách có kỷ luật để thông đạt bức thông điệp trong đó. Nếu tôi là quỷ vương làm công việc tự kiểm thảo hôm nay như thế, tôi nghĩ chắc mình phải hài lòng về sự tiến bộ mình đã đạt được. Nhưng tôi đã chẳng chút hài lòng khi nhìn thấy quyển sách này của người bạn tôi - rất đáng tiếc,

Upload: codocnhan

Post on 14-Apr-2017

183 views

Category:

Spiritual


0 download

TRANSCRIPT

Biết Thánh Kinh Tác giả: R. C. Sproul

LỜI NÓI ĐẦU

Nếu tôi là quỷ vương (xin miễn bình luận thêm), một trong những mục tiêu đầu tiên của tôi sẽ là ngăn chận thiên hạ đào sâu bộ Thánh Kinh. Vì biết rằng bộ Sách ấy là Lời của Thượng Đế, dạy người ta thông hiểu, yêu thương và phục vụ Thượng Đế của Ngôi Lời, tôi sẽ làm tất cả những gì mình có thể làm được để bao vây nó bằng những gì tương đương với hầm hào thuộc linh, những hàng rào gai gốc và bẫy rập của loài người, cho người ta sợ hãi mà lìa xa nó. Chẳng có gì để nghi ngờ là với thái độ tự cao tự đại dường như vừa được một lời khen, tôi phải công nhận rằng ông già Jonathan Edwards khôn ngoan đã hoàn toàn trói chặt tôi lại khi ông ta viết: “Quỷ vương chẳng bao giờ chịu làm nảy sinh trong lòng người ta một chút kính trọng nào đối với Lời Thượng Đế mà Ngài đã ban bố để trở thành quy luật trọng đại và còn đứng vững... Phải chi vị thần của sự giả dối sai lầm đó, để lừa dối loài người, lại làm nảy sinh trong họ một ý kiến cao thượng về cái quy luật vô ngộ ấy, và khiến họ có xu hướng muốn thiên nhiều về nó, và tỏ ra thật thân thiết với nó?... Quỷ vương bao giờ cũng tỏ ra là có một mối thì chú tử và oán ghét đối với quyển Thánh Kinh: nó đã làm tất cả những gì có thể làm được trong phạm vi quyền lực của mình để dập tắt tia sáng ấy.... Nó đã tuyên chiến với Thánh Kinh, và thù ghét từng chữ một trong đó. “Tôi đã phải khổ công gắng sức hằng ngày để chứng minh mấy lời trên đây của Edwards là đúng.Như thế nào? Vâng, tôi sẽ cơ gắng khiến cho toàn thể hàng giáo phẩm lơ đểnh, chểnh mảng đối với công tác giảng và dạy Thánh Kinh và gieo ra cái cảm thức rằng trực tiếp học nghiên cứu bộ Sách cổ xưa ấy là tự rước lấy thêm cho mình một gánh nặng phụ trội mà các Cơ-đốc nhân hiện đại có thể bỏ qua mà chẳng bị tổn thiệt gì. Tôi sẽ loan truyền những mối nghi ngờ về chân lý, tính cách hợp thời, lương tri lương thức và sự cương trực của Thánh Kinh, và nếu có ai còn nhấn mạnh vào việc nên đọc nó. Tôi sẽ lừa dối họ bằng cách khẳng định rằng điều lợi ích của việc làm ấy nằm trong những cảm thức cao thượng và thầm lặng do nó gợi lên, chứ không phải là trong việc chú ý đến những gì Kinh điển thật sự phán dạy. Bằng mọi giá, tôi cần phải giữ không cho họ sử dụng tâm trí mình một cách có kỷ luật để thông đạt bức thông điệp trong đó.Nếu tôi là quỷ vương làm công việc tự kiểm thảo hôm nay như thế, tôi nghĩ chắc mình phải hài lòng về sự tiến bộ mình đã đạt được. Nhưng tôi đã chẳng chút hài lòng khi nhìn thấy quyển sách này của người bạn tôi - rất đáng tiếc,

cũng là bạn thân của ông J.I.Packer nữa - “Ông R.C”.Từ hơn một thế kỷ rồi, nền thần học kháng cách vẫn xung đột chống đối nhau về Thánh Kinh. Trung tâm đầu tiên của cơn bão lốc là sự linh cảm (linh cảm: inspiration) và hệ luận của nó, là tính cách không thể sai lầm. Năm mươi năm trước đây, cuộc tranh luận hướng sang sự mặc khải, phương pháp và nội dung của sự truyền thông của Thượng Đế qua điều được cho là bộ Kinh điển vô ngộ. Giờ đây, mối bận tâm chủ yếu là vấn đề lý giải và chủ quan chủ nghĩa mà trong quá khứ từng kết luận rằng việc lý giải Thánh Kinh ngày nay vừa không đúng vừa chẳng đáng tin, trên cơ sở là bức thông điệp của nó vừa là không chung nhất (consistent: thủy chung như nhất) vừa chẳng rõ ràng. Hậu quả của việc làm như thế thường là làm rối tung rối mù cả lên. Để chống lại phần bối cảnh ấy, phần nhập đề của một người tín đồ thường, Tiến sĩ Spooul, cho nhiệm vụ lý giải, đã được chào đón có thể nói là quá mức nồng nhiệt nữa.Đâu là các phẩm chất đặc biệt của nó? Rõ ràng, theo lương tri lương thức, nắm vững được phần chất liệu và một niềm hăng say sôi động biến tác giả từ một nhà bình giải tài ba thành một nhà bình giải vĩ đại. Thánh Kinh đã khích động ông, và việc ông bị khích động đã trở thành truyền nhiễm. Xin hãy nếm thử mà xem! Phương pháp học hỏi nghiên cứu của ông Spooul sẽ khiến bạn cũng muốn học hỏi nghiên cứu của Thánh Kinh nữa, cũng như muốn tự trang bị cho mình để cũng làm như thế: và một quyển sách như thế này thì còn có thể làm gì nhiều hơn thế? Hãy còn có nhiều vấn đề về kỹ thuật giải kinh nằm ngoài phạm vi của nó, nhưng điều căn bản đã nằm ở đây rồi, với điểm nhấn mạnh lành mạnh nhất trên khách quan tính (cái “đã có sẵn ở đó rồi, the there-ness) của lời truyền dạy của Thượng Đế trong Kinh điển và trên tính cách hợp lý của phương pháp, mày mò để giải mã (deciphering) và ứng dụng nó. Được giới thiệu với quần chúng Cơ-đốc nhân một quyển sách được tính toán là sẽ có kết quả rất tốt như thế, là một điều thích thú và là một đặc ân.J.I.PakerTrinity CollegeBristol, England

TỰA

Hai mươi năm sau này được chứng kiến một cơn phục hưng về mối quan tâm chú ý đến Kinh điển. Vì nền thần học tân chính thống kêu gọi Hội thánh hãy quay trở lại với việc nghiên cứu nghiêm túc nội dung Thánh Kinh trong sinh hoạt của Hội thánh đã có việc chú trọng càng hơn đối với việc phải

thông hiểu và ứng dụng bức thông điệp của nó cho thế hệ của chúng ta. Tuy nhiên, đồng thời với mối quan tâm mới mẽ này, đã có sự nhầm lẫn; giữa các học giả Cơ-đốc nhân với nhau, đã ít có nhất trí liên hệ đến các nguyên tắc thô sơ để lý giải Thánh Kinh. Tình hình rối loạn trong thế giới học giả này đã xâm nhập sinh hoạt của toàn thể Hội thánh.Thời đại của chúng ta dường như là thời đại của “sự phụ chưng trong giới các tín đồ thường”. Phần lớn cơn phấn hưng này đã được kết hợp với những lớp học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh tại tư gia và những nhóm thông công ít người. Hiện nay, có nhiều người tập họp nhau lại để thảo luận, tranh luận và bình luận về Kinh điển cho chính bản thân họ. Họ thường nhận thấy bất đồng ý kiến với nhau về những gì Thánh Kinh ngụ ý muốn nói hay nó phải được ứng dụng như thế nào. Điều này đã tạo nhiều hậu quả đáng tiếc.Với nhiều người, Thánh Kinh vẫn còn là một câu đố nát óc, có thể có nhiều cách lý giải rất khác nhau. Nhiều người thậm chí đã chán nản bỏ cuộc vì khả năng của chính mình nhằm biến nó thành ra có ý nghĩa. Với nhiều người khác thì Thánh Kinh lại có một chiếc mũi bằng sáp, có thể được nắn theo hình dáng nào mà người đọc muốn gán cho nó. Chuyện quá thường xảy ra dường như là: “Bạn có thể viện dẫn Thánh Kinh để chứng minh bất cứ điều gì”.Có cách nào để thoát khỏi cảnh lộn xộn rắc rối này không? Những độc giả nghiêm túc có thể tìm được những nguyên tắc nào để hướng dẫn họ vượt qua các quan điểm xung khắc với nhau mà họ nghe được từ mọi phía hay không? Đó là một số các câu hỏi mà quyển sách này đặt ra để giải đáp.Tuy nhiên vấn đề vốn có tầm cỡ dành cho giới học giả, động cơ đã thúc đẩy tôi vốn không phải là một ước muốn bước vào một cuộc tranh luận tới cấp bậc bác học liên hệ đến khoa học giải kinh. Trái lại, động cơ giục giã tôi trước hết là đưa ra phần căn bản, là những điểm, chỉ dẫn “theo lương tri lương thức” nhằm giúp các độc giả nghiêm túc học hỏi bộ Thánh điển cho có lợi. Đồng thời với quan điểm của chính bộ Thánh Kinh, quyển sách này còn tìm cách nhấn mạnh vào nguồn gốc từ Thượng Đế và uy quyền của bộ Kinh điển. Do đó mà tôi đã cố gắng đưa ra các quy luật lý giải sẽ được dùng để duyệt xét lại và lập thế quân bình cho khuynh hướng hết sức phổ thông của chúng ta là lý giải Thánh Kinh theo chính các thiên kiến của mình. Quyển sách được kết thúc bằng một công trình nghiên cứu các công cụ khác nhau hiện có sẵn để giúp những người mới bắt đầu hay các sinh viên nghiên cứu Thánh Kinh có đẳng cấp cao hơn.Trên hết mọi sự, tôi muốn đây là một quyển sách sẽ giúp ích thực tiễn cho các tín đồ thường. Lẽ dĩ nhiên, tôi thiết tha mong mỏi các Cơ-đốc nhân sẽ tiếp tục học hỏi nghiên cứu Kinh điển và đóng góp phần của mình cho Hội thánh. Nguyện quyển sách này sẽ là một khích lệ để họ vui vẻ kiên trì đồng

thời cũng được thông hiểu thêm.Tôi đã mắc nợ và phải tri ân một số người đã giúp tôi trong dự án này. Tôi xin đặc biệt cám ơn Mary Semach đã đánh máy bản thảo. Tôi cũng xin ghi nhận sự trợ giúp của Stuart Bochmig đã giúp hiệu đính những điểm cần thiết, và Giáo sư David Wells, đã có nhiều lời khuyên bảo vô giá trong việc sửa bản thảo.R.C.SproulThe Ligonier Valley

TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU THÁNH KINH?

Tại sao phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh? Nêu câu hỏi này ra có vẻ như kỳ quặc và dại dột, vì nếu bạn chẳng đã bị thuyết phục rằng học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh rất cần thiết, thì có lẽ bạn đã không thèm đọc bộ sách ấy. Tuy nhiên, các ý định tốt nhất của chúng ta lại thường bị tính khí bất thường của mình làm cho suy yếu đi. Việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh rất thường bị bỏ dở giữa chừng. Vậy trước khi khảo xét các nét chỉ đạo thực tiễn cho việc nghiên cứu Thánh Kinh, xin chúng ta hãy ôn duyệt vài lý do thúc đẩy việc học hỏi Thánh Kinh nói chung.Hai huyền thoại. Trước hết, chúng ta hãy xét đến các lý do mà thiên hạ đưa ra để không thèm học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Các “lý do” này thường chứa đựng những huyền thoại, do cứ nhắc đi nhắc lại mãi nên đã được cho là hẳn nhiên rồi. Huyền thoại thứ nhất chiếm chỗ đầu tiên trong những lời biện hộ quan trọng của chúng ta, là ý kiến cho rằng Thánh Kinh quá khó hiểu đối với con người bình thường.Huyền thoại 1: Thánh Kinh quá khó hiểu đến mức chỉ có các thần học gia tài giỏi, được đào tạo công phu về phương diện kỹ thuật mới có thể dính dáng với Kinh điển.Huyền thoại này đã được nhiều người rất chân thành nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Họ nói: “Tôi biết mình không tài nào học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, vì mỗi lần cố gắng đọc nó, tôi đã không thể hiểu được gì cả”. Khi có ai bảo như thế, có lẽ họ muốn nghe được trả lời rằng: “Bạn nói như thế là phải lắm. Tôi hiểu bạn. Quả thật đây là một quyển sách khó đọc mà nếu không được thụ huấn trong một chủng viện, có lẽ bạn chẳng nên đó động gì đến nó”. Hoặc có lẽ họ cũng muốn nghe được trả lời rằng: “Tôi biết lắm, bộ sách ấy rất mắc mỏ, sâu sắc sâu nhiệm. Tôi khuyên bạn hãy nỗ lực không ngừng, hãy khổ công gắng sức không biết mệt mỏi để thử giải đáp câu đố nát óc có tính cách thần bí của Lời Thượng Đế. Người ta đã bảo rằng Thượng Đế chọn để phán

dạy chúng ta bằng một loại ngôn ngữ tối nghĩ, huyền bí mà chỉ có các học giả mới có thể lãnh hội mà thôi”. Tôi sợ rằng đó là điều mà nhiều người trong chúng ta rất muốn nghe. Chúng ta có mặc cảm phạm lỗi và muốn trấn an lương tâm mình vì đã chểnh mảnh đối với bổn phận làm Cơ-đốc nhân.Khi nói ra huyền thoại này, chúng tôi đã làm cái công việc ấy thật thoải mái đáng kinh ngạc. Huyền thoại này đã được nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần đến mức chúng tôi không dám đã kích nó nữa. Thế nhưng chúng ta đều biết rằng với tư cách một con người trưởng thành, sinh sống tại hiệp chủng quốc Hoa-kỳ(?) có trình độ Trung học cao hơn, chúng ta đều có thể thông hiểu bức thông điệp căn bản của Thánh Kinh.Nếu chúng ta đọc được nhật báo, thì chúng ta cũng có thể đọc được Thánh Kinh. Thật vậy. tôi dám nói rằng trên trang nhất của một nhật báo, có nhiều chự và nhiều ý niệm được diễn tả còn khó hiểu hơn trong phần lớn các trang Thánh Kinh nữa.Huyền thoại 2: Đọc Thánh Kinh chán lắm.Nếu chúng ta thúc hối thêm để thiên hạ giải thích họ có ngụ ý gì khi nói ra huyền thoại thứ nhất kia, thì họ thường thường đáp lại rằng: “Vâng, tôi nghĩ là mình có thể hiểu nó đấy, nhưng thành thật mà nói thì đọc bộ sách ấy thật chán chết đi được”. Câu phát biểu này phản ảnh vấn đề là sở dĩ người ta không hiểu những gì mình đọc, một phần lớn là do “khẩu vị” và sở thích đối với những gì mình không nhận thấy là lý thú, gây phấn khởi.Tôi đã gặp sự chán nản nhiều hơn mà nhiều người đã kinh nghiệm khi đọc Kinh Thánh nhiều năm trước đây, khi tôi được mời dạy Kinh điển cho các giáo tình Thánh Kinh bắt buộc trong một trường cao đẳng Cơ-đốc giáo. Vị hiệu trưởng của nhà trường ấy đã gọi điện thoại cho tôi và bảo: “Chúng tôi cần một thanh niên hăng hái, một người có một phương pháp năng động có thể “khiến cho Thánh Kinh trở thành sống động”. Tôi đã phải tự bắt buộc mình kìm giữ lại những gì mình muốn nói. Tôi muốn nói rằng: “Ông muốn tôi khiến cho Thánh Kinh trở thành sống động à? Tôi chưa hề biết rằng bộ sách ấy đã chết. Thật vậy, thậm chí tôi cũng chưa bao giờ nghe rằng nó lâm bệnh nữa, ai là y sĩ điều trị cho bộ Thánh Kinh đang hấp hối như thế vậy?”. Không, tôi không thể khiến cho Thánh kinh trở thành sống động cho tất cả mọi người. Bộ Thánh Kinh nầy vẫn đang sống. Chính nó đang khiến cho tôi sống động.Khi thiên hạ bảo rằng Thánh Kinh “mắc mỏ” lắm, rất khó đọc, thì điều đó khiến tôi phải đoán xem tại sao lại như thế. Chữ nghĩa trong Thánh Kinh, vốn đầy sức sống. Chúng có một phẩm chất có một không hai khiến cho người ta phải đam mê. Cuộc đời chúng cho người ta thấy những thảm kịch, những câu chuyện mủi lòng, tham dục, tội ác, sự tận hiến và mọi góc cạnh mà người ta có thể quan niệm được của sinh hoạt con người. Trong Thánh

Kinh có lời quở trách, sự cắn rứt, sự đau thương thống hối, sự an ủi, sự khôn ngoan thực tiễn, sự suy tư triết học, mà trên hết, là chân lý. Có lẽ điều “mắc mỏ” mà một số người kinh nghiệm, là do tính cách cổ xưa của phần tài liệu trong đó, đã khiến nó có vẻ xa lạ, ngoại lai. Cuộc đời của Áp-ra-ham - sống từ rất lâu, rất xa lắm rồi - có liên hệ như thế nào với chúng ta? Nhưng các nhân vật trong Thánh Kinh đều có thật. Tuy các bối cảnh sinh hoạt của họ có khác với chúng ta, những cuộc chiến đấu và các mối bận tâm của họ đều rất giống với chúng ta.Tính cách rõ ràng của Kinh điển.Hồi thế kỷ thứ mười sáu, các nhà cải chánh đã tuyên bố họ hoàn toàn tin cậy vào điều mà họ gọi là tính cách trong sáng của Kinh điển. Điều họ muốn diễn tả bằng thuật ngữ ấy, là tính cách rõ ràng của Kinh điển. Họ chủ trương rằng về cơ bản mà nói, thì Thánh kinh vốn rõ ràng, sáng nghĩa. Nó đơn sơ dung dị vừa đủ để bất luậnmột người biết (đọc) chữ nào cũng có thể hiểu được bức thông điệp căn bản mà nó muốn truyền thông. Noi như thế không có nghĩa là bảo rằng mọi thành phần trong Kinh điển đều rõ ràng như nhau, hay chẳng hề có những khúc, những đoạn sách nào trong đó là khó hiểu cả. Các tín đồ thường, thiếu khả năng về các cổ ngữ và những điểm bình giảng tế vi, có thể gặp khó khăn với nhiều phần trong Kinh điển, nhưng về đại thể, thì nội dung của nó vốn rõ ràng đủ để có thể thấu hiểu dễ dàng. Chẳng hạn Luther tin quyết rằng những gì là tối nghĩa, khó hiểu trong một phần này của Kinh điển, đều được vạch rõ hơn và đơn sơ, giản dị hơn trong những phần khác.Nhiều phần trong Thánh Kinh vốn rõ ràng đơn giản đến độ gây khó chịu cho những kẻ mắc chứng bệnh kiêu ngạo trí thức. Mấy năm trước đây, có lần tôi thuyết trình về sự chết của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá để làm ứng nghiệm phần mẫu mực về sự nguyền rủa của Cựu ước kinh. Giữa bài thuyết trình của tôi, có một người trong đám cử tọa đã ngắt ngang lời tôi bằng cách thét to lên: “Chuyện đó cổ lỗ và ghê tởm quá!” Tôi yêu cầu ông ta lặp lại lời bình luận đó cho mọi người hiện diện được cơ hội nghe lời than phiền của ông ta. Khi ông ta lặp lại xong, tôi nói: “Ông đã nói rất đúng. Tôi đặc biệt thích cách chọn hai từ cổ lỗ và ghê tởm của ông”. Toàn thể lịch sử công cuộc chuộc tội được truyền thông bằng các từ ngữ cổ xưa từ câu chuyện ông A-đam và bà Ê-va với con rắc, đến trận huỷ diệt các chiến xa Ai-cập khi Thượng Đế viếng thăm trong vụ đưa dẫn Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập, cho đến vụ giết Chúa Giê-xu người Na-xa-rét thật thô tục và tàn bạo. Thánh Kinh đã tiết lộ cho thấy một Thượng Đế biết lắng nghe những tiếng thở than của toàn thể dân Ngài, từ bác nông dân cho đến nhà triết học, từ kẻ ngu dốt cho đến nhà học giả uyên bác. Bức thông điệp của Ngài vừa đơn sơ đủ cho những con người sa ngã chất phác nhất của Ngài có thể hiểu được. Sự việc

sẽ ra sao, nếu Thượng Đế chỉ mặc khải tình yêu thương và sự cứu chuộc của Ngài bằng những thuật ngữ và ý niệm sâu sắc đến nỗi chỉ có các học giả chuyên nghiệp mới có thể hiểu được mà thôi? Sở dĩ Thượng Đế phán dạy bằng các từ ngữ cổ lỗ là vì Ngài đích thân ngỏ lời với những con người bán khai. Đồng thời vẫn có vừa đủ tính cách sâu nhiệm trong Kinh điển để giữ cho các học giả sắc sảo và uyên bác nhất phải bận rộn dấn thân vào những sưu tầm tra vấn về các vấn đề thần học suốt cả cuộc đời.Nếu cổ lỗ là một từ ngữ thích hợp để mô tả nội dung của Kinh điển, thì ghê tởm lại còn hơn thế nữa. Tất cả những gì là đáng ghê tởm của tội lỗi đều được ghi lại bằng một loại ngôn ngữ thật rõ ràng và thẳng thắn trong Kinh điển. Và có gì đáng ghê tởm là thập tự giá? Ở đây, chúng ta gặp sự ghê tởm trên cấp bậc vũ trụ. Trên thập tự giá, Chúa Cứu thế đã nhận lấy cho mình tất cả những gì là ghê tởm của loài người để mua chuộc họ.Nếu bạn là một người từng bám chặt vào các huyền thoại mắc mỏ hay khí hiểu, có lẽ là vì bạ đã gán cho toàn bộ Kinh điển mà bạn đã tìm thấy trong một vài phần của bộ sách ấy mà thôi. Rất có thể là có một vài khúc sách vốn cá biệt là khó hiểu và tối nghĩa. Nhiều khúc sách khác có thể khiến bạn phải ngẩn ngơ, bối rối. Có lẽ đó là những khúc sách phải dành cho các học giả để họ phải đào bới, khai quật. Nếu bạn nhận thấy có vài thành phần trong Kinh điển là khó hiểu và rắc rối, thì bạn có cần phải nhấn mạnh rằng toàn bộ Kinh điển đều đáng chán và mắc mỏ, khó hiểu hay không?Cơ-đốc giáo theo Kinh Thánh không phải là một tôn giáo xa lạ, ngoại lai. Nội dung củ anó không bị giấu kín bằng những biểu tượng đòi hỏi một loại “thấu thị” (insight) đặc biệt mới lãnh hội nổi. Chẳng hề có tài năng trí thức đặc biệt hay ân tứ thần linh nào là cần thiết để thông hiểu bức thông điệp căn bản của Kinh điển cả. Bạn có thể nhận thấy trong các tôn giáo Đông phương có những thấu thị được giới hạn cho một số guru (sư phụ) sống trong những căn lều trên những vùng xa xôi hẻo lánh của các vùng núi cao của Hi-mã-lạp-sơn. Có lẽ vị sư phụ ấy đã được các thần linh mách bảo cho một vài huyền nhiệm sâu sắc nào đó của vũ trụ này. Nếu bạn chịu khó đi hành hương thật xa để cầu hỏi thì vị ấy sẽ rỉ tai để nói nhỏ cho bạn về ý nghĩa của cuộc đời chỉ là “một thoáng chốc như một tiếng vỗ tay”. Đó là điều xa lạ, ngoại lai. Nó xa lạ, ngoại đến mức chính vị sư phụ ấy cũng chẳng hiểu gì cả. Sở dĩ ông ta cũng khôn hiểu là vì khi nghe như có vẻ sâu nhiệm vì đó là những điều không thể nào hiểu được. Khi chúng ta nghe những điều mình không thể hiểu được, lắm khi chỉ vì chúng ta tưởng rằng chúng vốn quá sâu nhiệm, quá “nặng ký” để chúng ta có thể hiểu nổi, trong khi thật ra chúng chỉ là những lời phát biểu không thể nào hiểu nổi, như “một khoảnh khắc của tiếng vỗ tây” vậy. Thánh Kinh không hề dạy như thế. Thánh Kinh đề cập Thượng Đế bằng những cách nói đầy ý nghĩa. Một vài cách nói trong số đó có thể

hơi khó hiểu hơn một số khác, nhưng chúng không hề được cố ý phát biểu thành những câu vô nghĩa mà chỉ có bậc sư phụ mới thấu hiểu mà thôi.Vấn đề động cơ thúc đẩy. Điều quan trọng cần chú ý, là luận đề của quyển sách này không phải là cách đọc Thánh kinh, nhưng là cách học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Có sự khác nhau lớn lao giữa đọc và học hỏi nghiên cứu. Đọc là một việc mà chúng ta có thể làm để tiêu khển, một việc có thể làm chỉ để giải trí, khi nào thích thì làm, chẳng cầu chi phải lưu tâm chú ý lắm. Nhưng học hỏi nghiên cứu gợi ý phải gắng công cố sức, làm việc nghiêm túc và chăm chỉ.Thế thì đây chính là vấn đề của sự chểnh mảng của chúng ta. Sở dĩ chúng ta khiếm khuyết trong nhiệm vụ học hỏi nghiê cứu Lời Chúa, không phải vì Thánh Kinh khó hiểu, không phải vì Thánh Kinh mắc mỏ, đọc nó rất chán, mà vì đó là một việc làm. Vấn đề của chúng ta không phải là do thiếu thông minh hay thiếu đam mê. Vấn đề là chúng ta lười biếng.Karl Barth, thần học gia nổi tiếng người Thuỵ sĩ có lần viết rằng mọi tội lỗi của con ngời ta đều bắt nguồn từ ba vấn đề căn bản của con người. Ông đưa ra trong bảng liệt kê các tội đầu này là tội kiêu ngạo (hubris), không thành thật và lười nhác. Chẳng có tội căn bản nào torng số các tội ác này được sự tái sinh. xóa sạch đi ngay. Là Cơ-đốc nhân, chúng ta phải chống lại các vấn đề này suốt cả cuộc hành hương của mình. Chẳng có ai trong chúng ta được miễn nhiễm cả. Muốn giải quyết vấn đề kỷ luật trong việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, chúng ta phải nhìn nhận ngay từ đầu là mình rất cần đến ân phúc của Thượng Đế để biết nhẫn nhục kiên trì.Vấn đề lười biếng thì đã có nơi chúng ta từ khi bị nguyền rủa vì sa ngã. Công việc lao động của chúng ta giờ đây phải pha lẫn với mồ hôi. Cỏ dại vốn dễ mọc hơn rong rêu. Đọc nhật báo thì dễ dàng hơn là học hỏi nghiên cứu Thánh kinh. Lời nguyền rủa phải lao động khổ nhọc không hề được cất đi bằng phép lạ, vì đó là việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, vì đó là nhiệm vụ của chúng ta.Tôi thường thuyết trình cho nhiều nhóm người về đề tài học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Tôi thường hỏi cả nhóm có bao nhiêu trong đám họ chỉ mới là Cơ-đốc nhân được một năm hoặc hơn mà thôi. Rồi tôi hỏi họ có bao nhiêu người đã đọc trọn bộ Thánh Kinh từ đầu chí cuối. Trong phần lớn các trường hợp, đa số áp đảo trả lời là không có. Theo sự phỏng đoán chủ quan của tôi, thì trong số những người mới làm Cơ-đốc nhân chỉ được một năm hay hơn chút ít, ít nhất cũng có đến tám mươi phần trăm chưa hề đọc trọn vẹn quyển Thánh Kinh. Làm thế nào lại có thể là như thế? Chỉ phải nhờ đến sự sa ngã tận gốc rễ của loài người mới có thể bắt đầu để trả lời câu hỏi này.Nếu bạn đã đọc toàn bộ Thánh Kinh rồi, bạn thuộc vào thiểu số các Cơ-đốc nhân đấy. Nếu bạn từng bắt tay học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh bạn còn

thuộc vào thiểu số hiếm có hơn nữa. Phải chăng là điều đáng ngạc nhiên khi hầu như tất cả người Mỹ đều sẵn sàng có một ý kiến để đưa ra về quyển Thánh Kinh, thế nhưng lại có quá ít người thật sự chịu học hỏi nghiên cứu nó? Lắm khi sự việc dường như là những người duy nhất chịu dành thì giờ để học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh lại là những người muốn mài cho được những chiếc rìu sắc bắn nhất để chống lại nó. Nhiều người nghiên cứu Thánh Kinh là để tìm những kẽ hở để họ có thể hạ thấp uy quyền của Thánh Kinh.Sự dốt nát về Thánh Kinh không phải chỉ giới hạn trong số các tín đồ thường mà thôi đâu. Tôi từng ở trong các tiểu ban của Hội thánh chịu trách nhiệm chuẩn bị và khảo thí các sinh viên chủng viện sắp nhận chức vụ mục sư. Mức độ dốt nát về Thánh Kinh mà một số lớn các sinh viên ấy biểu hiện, thật đáng kinh hoàng. Việc họ chỉ mới học được phân nửa chương trình không thể làm giảm nhẹ được vấn đề ấy. Nhiều Hội thánh hằng năm đều phong chức cho những người rõ ràng là dốt nát về nội dung của Kinh điển.Tôi đã phải bất nhẫn khi dự kỳ thi trắc nghiệm về kiến thức Thánh Kinh để nhập học chủng viện thần học mà tôi đã tốt nghiệp. Sau khi làm xong bài thi của mình tôi đã vô cùng bối rối, lấy làm xấu hổ vì phải nộp bài thi của mình. Tôi đã theo học nhiều khoá trong trường cao đẳng và tưởng mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc trắc nghiệm như thế, nhưng khi kỳ thi đến, tôi lại không sẵn sàng. Tôi bỏ trống câu hỏi này tiếp sau câu hỏi khác, và tin chắc là mình bị hỏng thôi. Khi kết quả kỳ thi được niêm yết, tôi thấy mình được một trong những hạng cao nhất trong nhóm bảy mươi lăm sinh viên. Ngay trong số sinh viên được chấm đậu, nhiều người chỉ được điểm số chưa đầy 10 của điểm số có thể được là 100. Điểm số của tôi là thấp thế nhưng tôi lài là một trong số những người giỏi nhất trong đám sinh viên dở.Sự dốt nát về Thánh Kinh giữa vòng các giáo phẩm đã trở thành áp đảo đến độ chúng ta thường gặp những vị mục sư tỏ ra buồn phiền và tức giận khi các tín đồ của họ yêu cầu vị ấy dạy Thánh Kinh cho họ. Trong nhiều trường hợp, có vị mục sư phải sống trong nỗi kinh hoàng chí tử vì sợ sự dốt nát của mình bị phơi bày ra khi bị đẩy vào một tình hình được mọi người trông mong mình dạy Kinh Thánh.Cơ sở Thánh Kinh để học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Ngay quyển Thánh Kinh có nhiều điều để nói về tầm quan trọng của việc nghiên cứu Thánh kinh. Xin chúng ta khảo sát hai khúc sách, một trong Cựu ước và một trong Tân ước, để có được một tầm nhìn bao quát về các huấn thị trong đó.Trong Phục truyền chương 6, chúng ta có một khúc sách rất quen thuộc với tất cả những người Do-thái trong thời Cựu ước Lời lẽ của nó được dùng để kêu gọi toàn thể hội chúng hãy nhóm nhau lại để thờ phượng. Chúng ta đọc

thấy: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi.” Phần đông chúng ta cũng quen với những lời này. Nhưng tiếp ngay sau đó là gì? Xin đọc tiếp.“Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chổi dậy. Khá buộc nó trên tay mình như một dấu và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chí; cũng phải viết các lời đó trên cột nhà, và trên cửa ngươi.”Ở đây Thượng Đế là Đấng tể trị truyền rằng Lời Ngài phải được truyền dạy thật ân cần chăm chỉ, để nó xâm nhập lòng người. Nội dung của Lời ấy không thể chỉ được đề cập từng hồi từng lúc và không thường xuyên. Lệnh truyền là mỗi ngày, hằng ngày, phải có nhiều lần thảo luận, bàn cãi. Lời kêu gọi phải buộc nó trên tay, trên trán, trên cột nhà và trên cửa làm sáng tỏ việc Thượng Đế muốn nói rằng công việc ấy phải được thực hiện bằng bất kỳ phương pháp nào.Nhìn sang Tân ước, chúng ta hãy đọc lời khuyên Ti-mô-thư của Phao-lô:“Về phần con, hãy đứng vững trong những sự con đã đem lòng tin chắc mà học và nhận lấy, vì biết con đã học những điều đó với ai, và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” (IITi 2Tm 3:14-17).Lời khuyến giục này rất cơ bản cho một thông hiểu tầm quan trọng của việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, nên cần phải bảo đảm là nó đã được khảo xét cẩn thận tỉ mỉ.Con cứ tiếp tục thực hành những điều đã học tập. Phần này của lời khuyến giục nhấn mạnh trên chữ tiếp tục. Chúng ta học hỏi nghiên cứu Kinh điển không phải chỉ một lần là xong cả. Không thể xem thường những gì đã trở thành châm ngôn tục ngữ. Nền móng đứng đắn, cần thiết cho việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh là thái độ thuỷ chung như nhất.Thánh Kinh có năng lực đào tạo con nên người khôn ngoan để tiếp nhận ân cứu rỗi Phao-lô đề cập khả năng ban sự khôn ngoan của Kinh điển. Khi nào Thánh Kinh đề cập sự khôn ngoan đặc biệt. Từ ngữ ấy không được dùng để nói lên tài năng được “khôn ngoan theo thế gian” hay có văn tài cần thiết để viết nổi một tập “Nhật ký của ông Richard khốn khổ” (a Poor Richard's Almanac). Theo chủ nghĩa của Thánh Kinh, khôn ngoan liên hệ với vấn đề thực tiễn là việc học tập để biết sống một cuộc đời làm đẹp lòng Thượng Đế. Chỉ cần nhìn lướt qua phần văn chương về sự khôn ngoan của Cựu ước, đã

đủ thấy rõ điều này được nhấn thật mạnh. Chẳng hạn như sách Châm Ngôn nói cho chúng ta biết sự khôn ngoan bắt đầu với sự “kính sợ Đức Giê-hô-va” (ChCn 1:7; 9:10). Sự kính sợ này không phải là sự sợ hãi của kẻ nô lệ, mà là thái độ vừa sợ vừa tôn kính cần thiết cho sự tin kính đích thực. Cựu ước phân biệt sự khôn ngoan với kiến thức. Chúng ta được truyền dạy phải thu thập kiến thức nhưng phải thu thập sự khôn ngoan càng nhiều hơn. Kiến thức rất cần thiết để có được sự khôn ngoan, nhưng nó không đồng nhất với sự khôn ngoan. Người ta có thể có kiến thức mà không khôn ngoan, nhưng không thể có khôn ngoan mà không có kiến thức. Người không có kiến thức là kẻ dốt nát, người không có khôn ngoan bị cho là dại dột. Theo chữ nghĩa của Thánh Kinh, thì dại dột là một vấn đề đạo đức và bị Thượng Đế phán xét. Theo nghĩa cao siêu nhất của nó, khôn ngoan là khôn ngoan đối với sự cứu rỗi. Như thế, khôn ngoan là một vấn đề thần học. Phao-lô muốn nói rằng nhờ Kinh điển, chúng ta có thể thu thập được loại khôn ngoan liên quan đến việc chúng ta tự hoàn thiện vận mệnh tối hậu của mình với cương vị là những con người.Con biết Ai đã dạy con. “Ai” mà Phao-lô nói ở đây là ai? Phải chăng ông đề cập bà ngoại Ti-mô-thư? Hay chính Phao-lô. Những cách chọn trên đây đều đáng ngờ. “Ai” được ám chỉ ở đây là nguồn kiến thức tối hậu mà Ti-mô-thư đã “nắm bắt” được, tức là Thượng Đế. Điều này trở thành rõ ràng hơn trong câu “Cả Thánh Kinh đều được Thượng Đế linh cảm”. Khúc sách này vốn là tiêu điểm của những sách về thần học, mô tả và pha6n tích các lý thuyết về sự linh cảm trong Thánh Kinh. Từ ngữ chủ yếu trong khúc sách này là từ theopneust trong Hi văn thường được dịch bằng cả câu “được Thượng Đế linh cảm (tình cảm, thần cảm, gây cảm hứng)”. Chính xác hơn thì từ ngữ này có nghĩa là “thở vào, hà hơi vào”, không phải ám chỉ việc Thượng Đế “thở vào” cho bằng việc Ngài “thở ra”. Có lẽ thay vì dùng chữ “linh cảm” để dịch từ ngữ Hi văn này, chúng ta nên dùng từ “thở ra” thì tốt hơn. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa của khúc sách này, là nó không hề đưa ra cho chúng ta một lý thuyết về sự linh cảm - một lý thuyết về phương pháp Thượng Đế truyền thông Lời Ngài qua các trước giả là con người mà đúng hơn, nó là một câu đề cập nguồn gốc xuất phát hay nguồn mạch của Kinh điển. Điều Phao-lô nói với Ti-mô-thư, là Thánh Kinh vốn từ Thượng Đế mà đến. Ngài chính là tác giả tối hậu của nó. Đó là lời Ngài; nó từ Ngài mà đến; nó mang tất cả trọng lượng của chính Ngài. Do đó mà có lệnh truyền phải nhớ “những điều (con đã học tập và tin nhận vốn từ đâu mà ra.Thánh Kinh... có ích cho việc dạy dỗ. Một trong những quyền ưu tiên quan trọng mà Phao-lô đề cập là cách vượt trội hơn hết mà Thánh kinh làm ích lợi cho chúng ta. Điều lợi ích đầu tiên và dĩ nhiên là tột cùng của những gì là lợi ích, ấy là lợi ích của việc dạy dỗ hay giáo dục. Chúng ta có thể đọc Thánh

kinh, được “linh cảm” hay cảm động đến rơi nước mắt hay có nhiều xúc động sâu sắc khác nữa. Nhưng điều lợi ích lớn nhất của chúng ta là được dạy dỗ, giáo dục. Một lần nữa, việc dạy dỗ ở đây không phải là về các vấn đề như cách xây một ngôi nhà, cách làm toán nhân toán chia hay phương pháp sử dụng khoa học các phương trình vi phân, mà đúng hơn, là được dạy dỗ giáo dục về những điều thuộc về Thượng Đế. Việc dạy dỗ giáo dục này sở dĩ được bảo là “có ích” vì chính Thượng Đế đã đánh giá nó rất cao. Việc dạy dỗ giáo dục vốn được Thượng Đế gán cho một giá trị, một ý nghĩa.Tôi từng nghe các Cơ-đốc nhân nói không biết bao nhiêu lần rằng: “Tại sao tôi cần phải học hỏi nghiên cứu giáo lý hay thần học, trong khi tất cả những gì tôi cần, là biết Chúa Giê-xu?” Câu trả lời ngay tức khắc của tôi là: “Thế Chúa Giê-xu là ai?” Ngay sau khi chúng ta bắt đau trả lời câu hỏi đó là chúng ta đã dấn thân vào giáo lý và thần học. Chẳng hề có Cơ-đốc nhân nào trốn tránh được thần học. Mỗi một Cơ-đốc nhân đều là thần học gia. Có lẽ không phải là một thần học gia theo nghĩa kỹ thuật hay nghề nghiệp, nhưng dù sao thì cũng đương nhiên là một thần học gia. Vấn đề cho các Cơ-đốc nhân không phải là chẳng hay chúng ta sắp thành thần học gia hay chưa, nhưng là chẳng hay chúng ta sẽ trở thành những thần học gia giỏi (tốt) hay dở (xấu) mà thôi. Một thần học gia giỏi là người đã được Thượng Đế dạy dỗ, huấn luyện.Thánh Kinh có ích cho việc... khiển trách, sửa trị, đào luyện con người theo sự công chính. Bằng mấy lời này, Phao-lô nói lên giá trị thực tế của việc học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Là những con người sa ngã, chúng ta đều phạm tội, bị lạc đường và do đó, cần phải được uốn nắn theo sự công chính. Khi nào chúng ta phạm tội, thì cần bị khiển trách. Khi nào chúng ta đi lạc, thì cần được sửa sai. Khi nào chúng ta vượt ra ngoài sự công chính, chúng ta cần được uốn nắn, đào luyện. Chức năng của Kinh điển là làm người khiển trách, uốn nắn sửa sai và đào tạo huấn luyện hàng đầu của chúng ta. Các nhà sách của thế gian có đầy những quyển sách viết về các phương pháp đào tạo huấn luyện để trở thành những thể tháo gia tài giỏi, để giảm trọng lượng, để có thân hình cân đối và đắc thủ kỹ năng thuộc mọi lãnh vực. Các nhà in dự trữ nhiều sách đã được vết ra để dạy chúng ta quản trị tài chính và mọi phương diện của các chính sách đầu tư khôn ngoan. Chúng ta có thể tìm được rất nhiều sách sẽ dạy chúng ta biến lỗ thành lời, biến tiền nợ thành tiền sở hữu. Nhưng đâu là những quyển sách có thể đào tạo chúng ta trong sự công chính? Câu hỏi vẫn còn đặt ra là: “Người nào đựơc cả thiên hạ mà bị mất linh hồn, thì có ích gì?”Nhờ đó, người của Thượng Đế được thành thục, có khả năng làm mọi việc lành. Cơ-đốc nhân không chăm chỉ dấn thân học hỏi nghiên cứu Kinh điển thật nghiêm túc là một môn đồ khiếm khuyết của Chúa Cứu Thế. Muốn làm

một Cơ-đốc nhân biết làm tròn bổn phận và có trách nhiệm về những điều thuộc về Thượng Đế, ta phải làm nhiều hơn là chỉ tham dự “các buổi nhóm lại với nhau để chia xẻ” và những “buổi lễ lạc để nhận các phước hạnh”. Chúng ta không thể học tập để biết rõ trách nhiệm của mình chỉ bằng cách tiếp thu mà thôi. Cơ-đc nhân mù tịt về Thánh Kinh chẳng những chỉ khiếm khuyết mà còn thiếu trang bị nữa. Thật vậy người ấy sở dĩ khiếm khuyết là vì thiếu trang bị. Lee Trevino có thể phọ trương tài năng phi thường của mình bằng cách đánh những quả bóng gôn bằng chiếc chai của Bác sĩ Pepper bị cột chặt. Nhưng anh ta không dùng đến chiếc chai của Bác sĩ Pepper ngoài điểm để đặt quả bóng gôn (?)Thánh Kinh với tư cách Lời mặc khải. Một trong những ưu điểm quan trọng nhất mà Thánh Kinh ban cho chúng ta,là nó cung cấp những thông tin mà chẳng ở đâu khác có thể cung ứng được. Các trường đại học của chúng ta, có thể cung cấp cho chúng ta cả một kho tàng kiến thức phong phú nhờ những công cuộc sưu tầm nghiên cứu của loài người trên thế giới tự nhiên mà có. Chúng ta học tập bằng cách quan sát, phân tích và lý luận trừu tượng. Chúng ta đối chiếu, so sánh các ý kiến khác nhau của nhiều học giả nổi tiếng. Nhưng với tất cả các tài năng và kiến thức sẵn có trong thế gian này, chẳng hề có ai nói được với chúng ta từ một viễn cảnh siêu vượt, chẳng một ai có thể lý luận với chúng ta về điều mà các triết gia vẫn gọi là sub species aetesnitatis.Chỉ một mình Thượng Đế mới có thể cung cấp cho chúng ta một viễn cảnh đời đời và phán dạy chúng ta bằng uy quyền tuyệt đối và dứt khoát. Ưu điểm của phần trang bị mà Kinh điển cung ứng cho chúng ta chính là phần kiến thức dành sẵn cho chúng ta, mà chúng ta không thể học hỏi được từ bất kỳ một nguồn nào khác cả. Lẽ dĩ nhiên là Kinh điển có thể nói về những vấn đề ta có thể học hỏi được nhờ các phương tiện khác. Chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào tân ứơc để họ ciết về hoàng đế Augustine của La-mã, hay Giê-ru-sa-lem cách Bê-tha-ni bao xa. hưng nhà địa lý học tài giỏi nhất thế giới không thể chỉ cho chúng ta con đường đến với Thượng Đế, còn vị Bác sĩ tâm thần giỏi nhất thì không thể nào trả lời được vấnđ ề về tội lỗi của chúng ta. Trong Thánh kinh có nhiều vấn đề được tiết lộ cho chúng ta, mà công trình sưu tầm nghiên cứu cõi thiên nhiên của loài người không tài nào phanh phui ra được.Tuy nhờ học hỏi nghiên cứu cõi thiên nhiên có thể giúp chúng ta học biết nhiều điều về Thượng Đế chính phần tự mặc khải của Kinh điển mới đầy đủ và có giá trị nhất cho chúng ta. Đã có chỗ tương tự nhau giữa vấn đề làm thế nào để chúng ta biết được người trong thế gian này với phương pháp để chúng ta có thể quen biết với Thượng Đế? Nếu chúng ta muốn biết một điều gì đó về một con người, chẳng hạn ông Bill Monroe, thì có nhiều cách để chúng ta có thể làm được việc ấy. Chúng ta có thể viết thư cho các cơ quan

F.B.I. hay C.I.A và hỏi xem họ có hồ sơ về ông ta không. Chúng ta có thể hỏi tìm các bản sao hồ sơ của ông ta tại trường trung học và cao đẳng. Qua các tài liệu còn lưu trữ đó, chúng ta có thể khám phá ra phần tiểu sử cơ bản của ông ta, những điều ghi chép về các thành tích về các phương diện y khoa cấp đại học và điền kinh. Rồi chúng ta có thể phỏng vấn các bạn bè của ông ta để có cách đánh giá riêng tây hơn. Nhưng tất cả các phương pháp ấy đều là gián tiếp, và nhiều phẩm hạnh không sờ nắn được một cách cụ thể của ông Bill Monroe vẫn nằm trong bóng tối đối với phần khảo sát cho dù có hết sức tỉ mỉ của chúng ta. Tất cả các phương pháp ấy đều là những nguồn tài liệu thứ yếu để cung cấp thông tin cho chúng ta.Cũng vậy, khi chúng ta bàn đến ý niệm mặc khải (revelation), là chúng ta đang nói về nguyên tắc căn bản của việc tự phơi bày chính mình ra. Kinh điển đã đến với chúng ta như việc Thượng Đế tự phơi bày chính Ngài ra cho chúng ta. Đây là thần trí của Thượng Đế được phơi trần về nhiều vấn đề. Với kiến thức của Kinh điển, chúng ta chẳng cần gì một nguồn thông tin gián tiếp thứ hai, hay sự suy diễn suông để học biết về Thượng Đế là thế nào và Ngài đánh giá mọi việc mọi vật như thế nào nữa. Ngài đã tự bày tỏ mình ra, tự mặc khải, trong Thánh Kinh.Lý thuyết và thực hành.Cũng như Cơ-đốc nhân tránh né thần học, có nhiều người khinh thường mọi loại sưu tầm có tính cách lý thuyết nhằm tìm biết Thượng Đế, viện lẽ phải “thực tế” là hơn. Tinh thần của người Mỹ từng được định nghĩa là tinh thần thực dụng. Tinh thần ấy chẳng biểu hiện ở đây rõ ràng hơn là trong đấu trường chính trị và trong hệ thống trường càng vốn được hình thành do các nguyên tắc và phương pháp giáo dục mà John Dewey đã đề ra.Thực dụng chủ nghĩa có thể được định nghĩa đơn giản là phương pháp tiếp cận thực tại, định nghĩa chân lý là “cái làm cho được việc”. Người thực dụng chú trọng vào các kết quả, và kết quả quyết định cho chân lý. Nếu không được viễn cảnh đời đời tra xét, vấn đề mà loại tư tưởng này gặp phải, là các kết quả có khuynh hướng bị phê phán căn cứ vào các mục tiêu ngắn hạn.Tôi đã kinh nghiệm nan đề này khi con gái tôi được ghi danh theo học hệ thống trường công bắt đầu từ nhà trẻ. Nó theo học tại một ngôi trường rất tiên tiến, ngoài thành phố Boston. Sau vài tuần lễ, chúng tôi nhận được giấy báo của nhà trường, là vị hiệu trưởng sẽ mở một cuộc họp mặt công khai các phụ huynh học sinh để giải thích về chương trình và các phương thức được sử dụng cho nhà trẻ. Trong buổi họp, vị hiệu trưởng giải thích thật cặn kẽ thời khắc biểu hằng ngày. Ông nói: “Xin quý vị chớ có cuống cuồng lên khi con cái quý vị về nhà bảo rằng chúng đang được chơi trò câu đố nát óc hay nhào nặn đất sét trong trường. Tôi xin cam đoan với quý vị là mọi sự theo thói quen hằng ngày đều được thực hiện nhằm vào một chủ đích nhất định.

Từ 9 giờ sáng đến 9 giờ 17 phút chiều, lũ trẻ sẽ được chơi những trò, “nát óc đã được các chuyên gia chỉnh hình thiết kế nhằm phát triển các cơ bắp của ba ngón tay cuối cùng của bàn tay trái”. Ông ta tiếp tục giải thích thế nào từng phút một của lũ trẻ trong ngày đều được trù hoạch thật khéo léo và chính xác nhằm bảo đảm cho mọi sự đều được thực hiện nhằm vào một chủ đích. Tôi có ấn tượng khá tốt. Đến cuối phần trình bày của mình, vị hiệu trưởng yêu cầu đặt câu hỏi. Tôi đưa tay lên và nói: “Tôi có ấn tượng sâu sắc về các hoạch định kỹ lưỡng của chương trình này. Tôi có thể thấy là mọi sự đều nhằm vào một chủ đích. Câu hỏi của tôi là: Các ông đã quyết định “các chủ đích” phải đạt như thế nào? Chủ đích cuối cùng các ông muốn cho một cá nhân phải đạt được là gì? Đâu là chủ đích bao trùm tất cả các chủ đích của các ông? Nói khác đi, là các ông đang muốn tạo ra loại trẻ con như thế nào?Ông hiểu trưởng tái mặt rồi mặt ông ta lại đỏ bừng lên. Ông ta ấp a ấp úng đáp: “Tôi không biết; chưa hề có ai đặt câu hỏi đó với tôi”. Tôi rất tán thưởng câu trả lời rụt rè ấy và thái độ khiêm tốn mà ông ta đã chứng tỏ, thế nhưng đồng thời, câu trả lời của ông ta khiến tôi bàng hoàng. Làm thế nào chúng ta đặt ra nhiều mục tiêu mà không có một chủ đích? Chúng ta sẽ đi đâu để tìm cho ra cuộc thi cuối cùng cho thực dụng chủ nghĩa của chúng ta? Đây chính là điểm mà sự mặc khải siêu việt trở thành tối quan trọng cho đời sống chúng ta. Đây chính là chỗ mà nội dung của Kinh điển là thích hợp nhất để chúng ta thực hành. Chỉ một mình Thượng Đế mới có thể đưa ra cho chúng ta cách đánh giá tối hậu về sự khôn ngoan và giá trị của những gì chúng ta đem ra thực hành.Người khinh miệt lý thuyết, và tự xưng thực tế, không phải là người khôn ngoan. Người chỉ chú trọng vào các mục tiêu ngắn hạn mà thôi có thể sẽ gặp rắc rối to khi đi vào cõi vĩnh hằng dài hạn. Cũng phải nói thêm rằng chẳng hề có một việc thực hành nào mà không có một lý thuyết ẩn tàng bên dưới. Sở dĩ chúng ta làm điều đang làm là vì chúng ta vốn có một lý thuyết về giá trị để làm việc ấy. Chẳng có gì phơi bày rõ ràng các lý thuyết sâu xa nhất của chúng ta một cách hùng biện hơn là điều chúng ta đang thực hành. Có lẽ chúng ta chẳng bao giờ suy nghĩ thật nghiêm túc về các lý thuyết của mình hay đưa chúng ra để phải chịu phân tích phê bình rốt ráo, nhưng mọi người chúng ta đều có các lý thuyết ấy. Như trường hợp một Cơ-đốc nhân chỉ muốn có Chúa Cứu Thế mà chẳng cần đến thần học, người muốn thực hành mà chẳng cần đến lý thuyết thường bị các lý thuyết sai quấn lấy mình, sẽ dẫn người ấy đến chỗ thực hành sai.Vì các lý thuyết tìm thấy trong Kinh điển vốn bắt nguồn từ Thượng Đế, cho nên Thánh Kinh vô cùng thực tế. Chẳng có gì có thể thực tế hơn Lời Thượng Đế vì nó bắt nguồn từ mộ lý thuyết được thiết lập từ viễn cảnh đời đời. Nhược điểm tai hại của thực dụng chủ

nghĩa bị sự mặc khải thắng hơn.Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm. Tôi thường bị cám dỗ muốn viết một quyển sách có nhan đề Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm. Người phụ nữ sống theo nhục cảm, Người đàn ông sống theo nhục cảm, Đôi vợ chồng sống theo nhục cảm, Cuộc ly dị theo nhục cảm vân vân, và tất cả đều sẽ là những quyển sách bán chạy nhất. Tại sao lại không viết một quyển Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm cơ chứ?Thế nào là một Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm? Có một bộ từ điển định nghĩa từ sống theo nhục cảm (sensuous) là: thuộc về các cảm quan hay các đối tượng khả giác; chịu ảnh hưởng cao độ của các giác quan. “Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm là người sống bằng các cảm giác chứ không phải bằng những gì mình hiểu biết về Lời của Thượng Đế. Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm không thể bị thúc đẩy để phục vụ, cầu nguyện, hay học hỏi nghiên cứu trừ phi khi người ấy “cảm thấy mình thích làm như thế”. Sinh hoạt Cơ-đốc nhân của người ấy chỉ có hiệu lực tuỳ theo cường độ của các cảm thức, cảm giác hiện tại. Khi cảm thấy hứng khởi, người ấy lăn vào hoạt động cho Thượng Đế như một cơn lốc vậy; rồi khi chánnản, người ấy là một kẻ vô tích sự, vô trách nhiệm thuộc linh. Người ấy luôn luôn đi tìm các từng trải mới mẻ, tươi mát và dùng chúng để xác định xem đâu là Lời Thượng Đế. Các “cảm thức cảm giác (feelings)” trong lòng người ấy trở thành bài thi trắc nghiệm tốt hậu để xác định đâu là chân lý”.Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm chẳng cần học hỏi nghiên cứu Lời Thượng Đế, vì người ấy đã biết được ý chỉ của Thượng Đế rồi nhờ vào các cảm thức cảm giác của mình. Người ấy không muốn biết rõ Thượng Đế người ấy chỉ muốn từng trải về Ngài mà thôi. Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm đánh đồng “đức tin như của trẻ con” với sự dốt nát. Người ấy tưởng rằng khi Thánh Kinh kêu gọi chúng ta hãy có đức tin như của một đứa trẻ, thì điều đó có nghĩa là một đức tin không có nội dung, một đức tin chẳng có sự hiểu biết. Người ấy không biết rằng Thánh Kinh dạy: “Về việc xảo trá, nên ngây thơ như trẻ con, nhưng về việc hiểu biết, nên chín chắn như người lớn” (ICo1Cr 14:20). Người ấy không nhận thức được rằng Phao-lô nhiều lần bảo chúng ta: “Thưa anh em, tôi muốn anh em biết rõ...” (RoRm 11:25)Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm vui vẻ lên đường cho đến khi đụng đầu với những khổ đau của cuộc đời vốn chẳng có gì vui vẻ, thì co người lại. Người ấy thường kết thúc mọi việc bằng cách chấp nhận một loại “thần học tương đối” (là sự nguyền rủa đáng sợ nhất của Cơ-đốc giáo hiện đại của chúng ta), nơi mà các mối liên hệ và từng trải riêng tây được đặt lên trên Lời của Thượng Đế. Nếu Kinh điển dạy chúng ta làm một việc gây trở ngại cho một mối liên hệ riêng tây thế tì chắc là Kinh điển phải nhượng bộ. Quy luật cao nhất của Cơ-đốc nhân sống theo nhục cảm là phải tránh các cảm thức cảm

giác khó chịu bằng bất cứ giá nào.Thánh Kinh ngỏ lời trước nhất, tuy không phải là duy nhất, với trí hiểu biết của chúng ta. Điều đó có nghĩa là với tâm trí. Đây là điều rất khó truyền đạt cho các Cơ-đốc nhân hiện đại, đang sống trong giai đoạn có lẽ là phản lại, chống lại với trí tuệ của nền văn minh Tây phương. Xin chú ý là tôi đã không nói là phản chống kiến thức bác học, kỹ thuật hay khảo học. Tôi nói là chống lại phản lại với trí tuệ. Trong sinh hoạt Cơ-đốc nhân, hiện có một trào lưu mạnh mẽ tỏ ra ác cảm với tâm trí.Điều chắc chắn là loại phản ứng này vốn có các lý do lịch sử của nó. Nhiều tín đồ thường cảm thấy hậu quả của điều mà một thần học gia đã gọi là, “sự phản bội của người trí thức”. Từ thế giới trí thức của các thần học gia đã “mửa” ra quá nhiều hoài chủ nghĩa, cay cú chủ nghĩa (cynicism) và phê bình chủ nghĩa tiêu cực đến nỗi các tín đồ thường bị mất đi niềm tin cậy đối với các công trình trí thức. Trong nhiều trường hợp, còn có nỗi sợ rằng đức tin sẽ không đứng vững nỗi trước sự soi mói trí thức, do đó mà thái độ tự vệ đã trở thành sự quay lưng lại của tâm trí con người. Chúng ta quay sang với các cảm thức cảm giác thay vì với tâm trí mình để thiết lập và bảo tồn đức tin. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng mà Hội thánh của thế kỷ hai mươi đang phải đương đầu.Cơ-đốc giáo có tính cách trí tuệ tối cao, tuy không phải là duy trì. Nghĩa là Kinh điển được dành cho được ngỏ lời với trí tuệ nhưng không đồng thời tỏ ra có tinh thần duy trì chủ nghĩa. Đời sống Cơ-đốc nhân không phải chỉ là một cuộc đời do phỏng đoán suông hay theo duy lý chủ nghĩa lạnh lùng; nó là một cuộc đời đầy đam mê sinh động. Những cảm giác mạnh về niềm vui, tình yêu và hứng khởi nhiều lần được cần đến. Nhưng những cảm thức cảm giác đam mê đó vốn là sự đáp ứng lại những điều mà chúng ta hiểu bằng tâm trí là đúng, là thật. Khi chúng ta đọc câu Kinh điển “Đừng nản lòng, vì ta đã chiến thắng thế gian” (GiGa 16:33), thì “xin thôi” không phải là cách để ứng thích hợp. Chúng ta có thể vui mừng vì hiểu rằng Chúa Cứu Thế chắc chắn đã chiến thắng thế gian . Điều đó khiến linh hồn ta rung động và bắt đôi chân chúng ta nhảy múa. Còn gì quý báu hơn là được từng trải sự ngọt ngào êm dịu của sự hiện diện của Chúa Cứu Thế, hay sự gần gũi của Đức Thánh Linh?Thượng Đế không muốn chúng ta bị mất đi nỗi đam mê hay đi suốt cuộc hành hương của Cơ-đốc nhân mà chẳng có một từng trải nào về Chúa Cứu Thế cả. Nhưng sẽ có gì xảy ra khi có một cơn xung đột giữa những gì Thượng Đế phán dạy với điều tôi cảm thấy? Tôi phải làm theo điều Thượng Đế phán, dù có thích nó hay không. Đó là tất cả Cơ-đốc giáo đấy.Xin hãy suy nghĩ một chút. Điều gì sẽ xảy ra cho cuộc đời bạn khi bạn hành động theo cảm thức cảm giác của riêng mình, thay vì làm theo những gì bạn

biết là Thượng Đế phán dạy bạn phải làm? Ở đây, chúng ta đang chạm trán với cái thực tại thỏ nhám về chỗ khác nhau giữa hạnh phúc với lạc thú. Thật là dễ lẫn lộn cả hai biết bao! Theo đuổi hạnh phúc đã được xem là quyền lợi “không thể sang nhượng của chúng ta. Nhưng hạnh phúc và lạc thú không hề giống nhau. Cả hai đều được cảm nhận là tốt, nhưng chỉ có một cái là tồn tại lâu dài mà thôi. Tội lỗi có thể đem đến lạc thú, nhưng chẳng bao giờ đem đến hạnh phúc. Nếu tội lỗi không thích thú đến thế, nó rất khó đại diện cho một cảm dỗ. Thế hưng trong khi tội lỗi thường đem đến “cảm giác dễ chịu”, nó lại không làm nảy sinh hạnh phúc. Nếu chúng ta không biết rõ chỗ khác nhau, hay càng tệ hại hơn nữa là chẳng quan tâm chú ý gì đến chỗ khác nhau đó, là chúng ta đã trượt chân thật xa để trở thành Cơ-đốc nhân hoàn toàn sống theo nhục cảm rồi vậy.Chính tại điểm biết biện biệt chỗ khác nhau giữa lạc thú và hạnh phúc này, mà sự thông hiểu Kinh điển trở thành quan trọng có tính cách sinh tử. Giữa ý chỉ Thượng Đế và hạnh phúc của con người có một mối liên hệ thật rõ ràng. Sự lừa dối căn bản của Sa-tan là lời dối trá rằng vâng lời chẳng bao giờ đem đến hạnh phúc. Ngay từ lần cám dỗ ông A-đam và bà Ê-va đầu tiên cho đến đêm cuối cùng mà Sa-tan dụ dỗ Chúa Giê-xu, lời nói dối của nó vẫn y nhau: “Nếu ngươi làm theo những gì Thượng Đế phán dạy, người sẽ chẳng được hạnh phúc đâu. Nếu ngươi làm theo lời ta nói, ngươi sẽ 'được giải phóng', và sẽ biết được hạnh phúc”.Nếu luận cứ đó của Sa-tan là đúng, thì điều gì sẽ được nghiệm đúng? Dường như nếu lập luận của Sa-tan là đúng, thì Thượng Đế sẽ là một trong ba điều sau đây: dốt nát, ác tâm và lường gạt. Phải chăng sở dĩ Lời Thượng Đế không đem đến điều tốt lành cho chúng ta vì chính những lỗi lầm khiếm khuyết của Thượng Đế? Chỉ vì Ngài không biết đủ để cho chúng ta biết mình phải làm gì để có hạnh phúc. Có lẽ Ngài cũng muốn cho chúng ta được an vui nhưng chỉ vì Ngài chưa biết đầy đủ để chỉ dạy thật đúng cho chúng ta đây thôi. Ngài vẫn muốn giúp chúng ta đấy chứ, nhưng tính cách phức tạp của đời sống và hoàn cảnh của con người đã khiến cho tâm trí nó bị u mê.Có lẽ Thượng Đế vốn khôn ngoan vô hạn và biết rõ hơn chúng ta điều gì là tốt đẹp cho chúng ta. Có lẽ Ngài vốn hiểu những phức tạp của con người rõ hơn cả các triết gia, các giáo viên ở trường học, các mục sư và Hội Tâm thần học Hoa-kỳ nữa, nhưng Ngài vốn thù ghét chúng ta. Ngài biết chân lý, nhưng bỏ mặc cho chúng ta lần lạc để chỉ có Ngài là hữu thể dUy nhất được vui vẻ hạnh phúc trong vũ trụ này. Có lẽ luật lệ của Ngài là bày tỏ ước muốn lấy làm thích thú khi chúng ta bị khổ sở. Như thế, chính ác tâm của Ngài đối với chúng ta đã đưa Ngài đến vai trò làm người Lừa Dối Vĩ Đại của chúng ta. Thật là vô lý! Nếu điều đó là đúng thì câu kết luận duy nhất chúng ta có thể đưa ra ấy là Thượng Đế chính là Quỷ Vương, và Quỷ Vương chính là

Thượng Đế, còn Kinh điển thì thật ra là quyển sổ tay của Sa-tan.Phi lý chăng? Khó tưởng tượng nổi chăng? Tôi mong là đúng như thế. Sự thật là trong hằng ngàn văn phòng làm việc của các mục sư, thiên hạ đang được khuyên bảo hãy chống lại Kinh điển vì vị mục sư muốn cho họ có hạnh phúc: “Vâng thưa bà John, xin bà cứ tiến hành và ly dị với chồng bà đi, bất chấp sự kiện Thánh Kinh không hề bảo đảm cho bà trong việc làm ấy, vì tôi dám chắc bà sẽ chẳng bao giờ có hạnh phúc với một người chồng như thế!”Nếu có một bí quyết, một bí quyết được cẩn thận giữ bí mật, để con người được hạnh phúc, thì điều đó đã được diễn tả trong một sách dạy yếu lý, hồi thế kỷ thứ mười bảy, bảo rằng: “Mục đích chủ yếu của con người là tôn vinh Thượng Đế và được hưởng thụ Ngài đời đời”. Bí quyết của hạnh phúc được tìm thấy nơi sự vâng lời Thượng Đế. Làm sao chúng ta có thể vâng lời nếu không biết mình phải vâng lời về vấn đề gì? Như thế, từ đầu chí cuối của vấn đề này, ấy là người ta không thể phát giác được trọn vẹn hạnh phúc bao lâu chúng ta hãy còn dốt nát về Lời Thượng Đế.Điều chắc chắn là thông hiểu Lời Thượng Đế không hề bảo đảm rằng chúng ta sẽ làm điều Thánh Kinh dạy, nhưng ít nhất chúng ta cũng biết điều mình đang tự cho là mình đang làm trong việc tìm cách tự hoàn thiện. Vấn đề đức tin không phải là chẳng hay chúng ta có tin là có Thượng Đế hay không, cho bằng là chúng ta có tin chính Thượng Đế mà chúng ta tin là có đó hay không.Một vấn đề của bổn phận. Tại sao chúng ta phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh? Chúng tôi vừa đề cập vắn tắt phần giá trị thực tiễn tầm quan trọng về mặt luân lý đạo đức và phương pháp để có hạnh phúc. Chúng ta đã xem qua vài huyền thoại cho thấy tại sao thiên hạ không chịu học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Chúng ta đã khảo sát một phần tinh thần của thực dụng chủ nghĩa và bầu không khí chống trí tuệ của thời đại chúng ta. Vấn đề này vốn có rất nhiều mặt và có vô số lý do giải thích tại sao chúng ta cần phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh.Tôi có thể khẩn khoản yêu cầu bạn hãy học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh để tự gây dựng, tôi có thể thử dùng nghệ thuật thuyết phục để thúc giục bạn hãy tìm cầu hạnh phúc. Tôi có thể nói rằng học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh có thể là từng trải giáo dục đầy đủ và nhiều phần thưởng nhất cho đời sống bạn. Tôi có thể kể ra nhiều lý do giải thích tại sao bạn sẽ được lợi ích khi nghiêm chỉnh học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Nhưng cuối cùng thì lý do chính để chúng ta phải học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh, ấy đó là bổn phận của chúng ta.Nếu Thánh Kinh có là quyển sách đáng chán khó đọc, chẳng có gì lý thú và dường như chẳng còn hợp thời nhất trần gian đi nữa, thì nhiệm vụ của chúng ta vẫn là phải học hỏi nghiên cứu nó. Nếu bút pháp của nó có trục trặc, lộn

xộn, thì nhiệm vụ ấy vẫn còn đó. Là những con người chúng ta bị bắt buộc phải sống dưới lệnh truyền của Thượng Đế là phải chăm chỉ học hỏi nghiên cứu Lời Ngài. Ngài là Chúa tể của chúng ta, và lệnh Ngài đã truyền là chúng ta phải học tập nghiên cứu Lời Ngài. Nhiệm vụ không phải là một điều chúng ta được phép lựa chọn. Nếu bạn vẫn chưa bắt đầu đáp ứng lại với nhiệm vụ ấy, thì bạn cần cầu xin Thượng Đế tha tội cho mình, rồi bắt đầu từ hôm ấy trở đi, hãy quyết tâm thi hành bổn phận của mình.

TỰ HỌC & TỰ LÝ GIẢI THÁNH KINH

Điều đã được ngấm ngầm khẳng định, ấy là mỗi tư gia tại Hoa-kỳ đều có một quyển Thánh Kinh. Thánh Kinh mãi mãi vẫn là quyển sách được bán chạy nhất nước. Có lẽ nhiều người chỉ dùng nó để trang hoàng hoặc như một nơi thuận tiện nhất để tàng trữ các ảnh chụp hay để ép hoa, cũng được đặt tại nơi trang trọng nhất phòng khi ông mục sư đến viếng nhà mình. Do vị trí rất dễ tìm thấy của quyển Thánh Kinh, chúng ta cũng rất dễ quên, cái giá khủng khiếp mà người ta đã phải trả để được đặc quyền sở hữu một quyển Thánh Kinh được viết bằng chính ngôn ngữ của mình, để chúng ta có thể tự lý giải lấy.Martin Luther và vấn đề tự lý giải. Có hai trong số các di sản mà cuộc Cải chánh để lại, là nguyên tắc tự lý giải và phiên dịch Thánh Kinh ra ngôn ngữ thông dụng. Hai nguyên tắc này bắt tay song hành với nhau và chỉ được thực hiện sau nhiều tranh luận và bách hại đi đôi. Hằng mấy chục người đã hi sinh tính mạng do bị trói vào cột rồi thiêu sống (nhất là tại Anh quốc), vì dám phiên dịch Thánh Kinh ra ngôn ngữ bình dân thông dụng. Một trong những kỳ công vĩ đại nhất của Luther là việc phiên dịch Thánh Kinh ra Đức văn để bất cứ người biết chữ nào cũng có thể tự mình đọc lấy bộ sách ấy.Chính Luther đã đưa vấn đề tự lý giải lấy Thánh Kinh để trở thành điểm cần chú trọng để giải quyết hồi thế kỷ thứ mười sáu. Được che giấu bên dưới câu trả lời của Nhà Cải chánh cho các nhà cầm quyền tôn giáo và hoàng đế tại Quốc hội họp tại Worms, là nguyên tắc mặc nhiên của việc tự mình lý giải Thánh Kinh.Khi bị đòi hỏi phải chối bỏ các văn phẩm của mình, Luther đã trả lời: “Trừ phi khi Thánh điển hay có lý do hiển nhiên thuyết phục mình, tôi sẽ không thể bắt chước. Vì lương tâm tôi đã bị Lời Thượng Đế bắt cầm tù mà hành động trái với lương tâm thì không đúng mà cũng chẳng được an toàn. Đây là lập trường của tôi, tôi không thể làm khác hơn được. Có Thượng Đế phù hộ tôi”. Xin chú ý là Luther đã nói: “Trừ phi khi... (tôi bị)... thuyết phục..”. Trong những cuộc tranh luận trước đó tại Leipzig và Augsburg, Luther từng

dám tự mình lý giải Kinh điển trái với lời lý giải của cả các Giáo hoàng lẫn các giáo hội nghị. Việc ông dám cả gan làm như thế khiến ông bị các chức sắc của giáo hội tố cáo là tự phụ tự cao nhiều lần. Luther vốn không hề xem nhẹ những lời tố cáo ấy, nhưng đã bị dằn vặt vì chúng. Ông tin rằng mình có thể sai lầm, nhưng vẫn chủ trương rằng Giáo hoàng và các giáo hội nghị cũng có thể nhầm lẫn nữa. Theo ông thì chỉ có một nguồn chân lý duy nhất không có sai lầm mà thôi. Ông nói: “Kinh điển chẳng bao gìơ sai lầm” Như thế, trừ phi khi các lãnh tụ giáo hội có thể thuyết phục được ông rằng ông đã sai lầm ông vẫn cảm thấy mình bị bổn phận bắt buộc là noi theo chính lương tâm của mình đã thuyết phục mình về những gì Kinh điển dạy. Với cuộc tranh luận này, nguyên tắc tự lý giải Thánh kinh đã ra đời và được phép báp-tem bằng lửa.Sau lời tuyên bố táo bạo của Luther và công việc phiên dịch Thánh Kinh ra Đức văn tiếp theo đó tại Wartburg, Giáo hội Công giáo La-mã đã không chịu cuốn tròn lại và giả chết. Giáo hội đã động viên toàn lực thành một cuộc phân công ba mũi dùi bén nhọn nhất là những phát biểu chống Giáo hội Kháng cách do Giáo hội nghị Trent biểu quyết. Trent đã nói với nhiều người về các vấn đề mà Luther và nhiều nhà Cải chánh khác đã nêu ra. Trong số đó có vấn đề tự lý giải (Thánh Kinh). Giáo hội nghị Trent đã biểu quyết:Để dập tắt những tinh thần không biết kìm chế (hội nghị) quyết nghị không hề có ai, căn cứ vào óc phán đoán riêng về các vấn đề của đạo và luân lý đạo đức, lại được quyền đụng chạm đến việc xây dựng giáo lý Cơ-đốc giáo, xuyên tạc Thánh điển cho phù hợp với các quan niệm của riêngmình, tự lý giải chúng trái với chiều hướng của Hội thánh Mẹ là người được quyền phê phán ý nghĩa đích thực của chúng và cách lý giải đã hoặc hiện có, hoặc thậm chí trái với lời truyền dạy nhất trí của các Giáo phụ, cho dù những lý giải ấy vẫn chưa hề được công bố lần nào.Bạn có nắm được dụng ý của lời tuyên cáo này không? Biểu quyết ấy ngụ ý bảo rằng, ngoài nhiều việc khác ra, chính Giáo vụ của Giáo hội Công giáo La-mã mới có trách nhiệm lý giải Kinh điển và công bố ý nghĩa của Kinh điển. Đây không phải vấn đề phê phán riêng tây hay ý kiến riêng. Biểu quyết này của Giáo hội nghị Trent rõ ràng là nhằm đề cập nguyên tắc tự lý giải của công cuộc Cải chánh.Tuy nhiên, nếu chúng ta xét kỹ biểu quyết ấy chúng ta có thể thấy nó chứa đựng một điều hiểu lầm rất nghiêm trọng nguyên tắc của các nhà Cải chánh. Phải chăng các nhà Cải chánh đã đưa ra khái niệm ấy mà không biết kìm chế? Phải chăng tự lý giải có nghĩa là bất kỳ một cá nhân nào cũng có quyền lý giải Kinh điển tuỳ theo ý mình? Phải chăng một người có thể lý giải Thánh Kinh một cách tuỳ hứng, tuỳ tiện, không cần kìm chế chi cả? Phải chăng một cá nhân nào đó phải coi trọng các lý giải của những người khác

dường như họ là những chuyên gia truyền dạy Kinh điển? Những lời đáp cho các câu hỏi này đều rõ ràng. Các nhà Cải chánh vẫn quan tâm đến các phương pháp và phương tiện để ngăn ngừa những kẻ có tinh thần không biết kìm chế. (Đó là một trong nhiều lý do đã khiến họ phải làm việc lao khổ để quy định các nguyên tắc đứng đắn nhằm lý giải Thánh Kinh như tra xét và cân nhắc cách lý giải tuỳ hứng). Nhưng phương pháp theo đó họ tìm cách kìm chế những kẻ có tinh thần vô kỷ luật không phải là tuyên bố rằng những lời truyền dạy của hàng giáo phẩm là vô ngộ.Có lẽ từ ngữ quan trọng nhất xuất hiện trong lời tuyên cáo của Giáo hội nghị Trent là từ xuyên tạc. Trent bảo rằng chẳng ai có quyền xuyên tạc Kinh điển. Về việc này thì các nhà Cải chánh đều thật lòng nhất trí hơn ai hết. Tự lý giải chẳng bao giờ có nghĩa là các cá nhân được quyền xuyên tạc Kinh điển. Cùng với quyền tự lỷ giải, cũng kèm theo trách nhiệm phải lẽ là lý giải chính xác. Tự lý giải cho phép tự do lý giải, chứ không cho phép xuyên tạc.Khi chúng ta nhìn lại giai đoạn Cải chánh và thấy cách trả lời tàn bạo của Tôn giáo Pháp đình và việc bách hại những người đã phiên dịch Kinh điển sang ngôn nữ thông dụng để đưa bộ sách ấy đến tận tay các tín đồ thường, chúng ta phải kinh hoàng vì ghê tởm. Chúng ta tự hỏi tại sao các ông hoàng của Giáo hội Công giáo La-mã lại có thể nhẫn tâm đến độ tra tấn đày đoạ người ta chỉ vì họ đọc Thánh Kinh như thế. Nó khiến cho trí tưởng tượng của chúng ta phải choáng váng khi đọc thấy như thế. Tuy nhiên, điều vẫn thường bị bỏ qua khi suy nghĩ về một khung cảnh lịch sử như thế, ấy là đã có rất nhiều người có ý tốt đã tham gia hành động đó. La-mã vốn tin quyết rằng nếu bạn đặt quyển Thánh Kinh vào tay những tín đồ thường không có tài năng và để cho họ tự lý giải lấy bộ sách ấy, nhiều xuyên tạc thô thiển sẽ nảy sinh và chúng sẽ dẫn bầy chiên đi lạc có lẽ là để sa vào cảnh bị đày đọa đời đời. Như thế, để bảo vệ bầy chiên cho chúng khỏi dấn bước vào một lịch trình dẫn đến việc tự diệt tối hậu, Hội thánh đã phải dùng biện pháp trừng phạt đối với thân thể, thậm chí đến mức xử tử.Luther vốn ý thức các nguy cơ của một hướng đi như thế, nhưng đã tin quyết vào tính cách rõ ràng của Kinh điển. Như thế, tuy các nguy cơ xuyên tạc có quan trọng, ông nghĩ rằng lợi ích của việc phơi bày bức thông điệp về căn bản vốn rõ ràng của Phúc âm cho vô số người, cuối cùng sẽ đem sự cứu rỗi đến cho họ nhiều hơn là sự tàn hại. Ông sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro khi tháo chiếc “van” có thể mở toang “cánh cửa có thể khiến cho tội lỗi tràn ngập.Tự lý giải mở rộng Thánh Kinh ra cho các tín đồ thường, nhưng nó không xoá bỏ nguyênt tắc hàng giáo phẩm phải được học cao. Quay về với thời kỳ của Thánh Kinh, các nhà Cải chánh công nhận rằng trong việc hành đạo và dạy đạo theo Cựu và Tân ước, các ra bi thầy thông giáo và chức vụ dạy dỗ

vốn có một vai trò đầy ý nghĩa. Các giáo sư phải thật giỏi về cổ ngữ, phong tục tập quán, sử ký, và phân tích văn chương vẫn còn là một nét đặc trưng quan trọng của Hội thánh Cơ-đốc giáo. Giáo lý lừng danh “chức vụ thầy tế lễ cho toàn thể các tín hữu” vẫn thường bị hiểu lầm. Nó không có nghĩa là chẳng có phân biệt gì cả giữa hàng giáo phẩm với các tín đồ thường. Giáo lý ấy chỉ đơn giản chủ trương rằng mỗi một cá nhân Cơ-đốc nhân đều có vai trò phải thực thi và chức năng phải giữ trong chức vụ toàn diện của Hội thánh. Tất cả chúng ta đều đựơc kêu gọi để trở thành “Chúa Cứu Thế cho người láng giềng của mình” theo một ý nghĩa nào đó. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng Hội thánh có những quản lý và giáo sư:Nhiều người đang thất vọng về Hội thánh đã được tổ chức trong nền văn hoá hiện nay của chúng ta. Một số người đã phản ứng quá đáng theo chiều hướng vô giáo phẩm (ecclesiastical avarchy: giáo hội không có hàng giáo phẩm). Từ cuộc cách mạng văn hoá của những thập niên 60 đã dấy lên phong trào vì Chúa Giê-xu và giáo hội thầm lặng đã vang lên tiếng kêu gào của các thanh niên: “Tôi chẳng cần đến với ai để nhờ người ấy làm mục sư cho mình cả; tôi không tin tưởng vào một giáo hội đã được tổ chức hay một chính quyền đã được cơ cấu hoá của thân thể của Chúa Cứu Thế”. Nằm trong tay những con người như thế, nguyên tắc tự lý giải (Thánh Kinh) có thể là một tờ giấy phép dẫn tới chủ quan chủ nghĩa cố chấp (radical subjetivism).Khách quan tính và chủ quan tính. Nguy cơ rất lớn của việc tự lý giải là cái nguy cơ rõ ràng và đang hiện diện của chủ quan chủ nghĩa trong vấn đề lý giải Thánh Kinh., Nguy cơ ấy vốn phổ biến rộng rãi hơn điều thường có vẻ như rõ ràng trước mắt. Tôi nhìn thấy nó bộc lộ thật tinh vi trong quá trình thảo luận và tranh luận thần học.Mới đây, tôi có tham dự một cuộc hội thảo với các học giả Thánh kinh. Chúng tôi đang thảo luận về những điều lợi và những cái hại của một khúc sách trong Tân ước mà ý nghĩa và cách ứng dụng đang được tranh cãi. Trong lời phát biểu mở đầu của mình, một học giả về Tân ước nói: “Tôi nghĩ chúng ta phải cởi mở và thành thật trong cách tiếp cận với Tân ước. Nói cho cùng thì tất cả chúng ta đều đã đọc những gì cần phải đọc trong đó, và như thế là rất tốt”. Tôi đã không thể tin vào đôi tai của mình. Tôi cảm thấy bàng hoàng, và không phản đối gì. Nỗi kinh ngạc của tôi bị hoà lẫn vào một ý thức về một sự phù phiếm của việc khả dĩ có thể có được một sự trao đổi ý kiến một cách có ý nghĩa. Thật là hiếm có một học giả nào lại nêu rõ thành kiến của mình một cách thẳng thừng như thế trước công chúng. Có thể mọi người chúng ta đều từng chiến đấu với cái khuynh hướng đầy tội lỗi là đọc Thánh Kinh để tìm trong đó điều chúng ta muốn tìm, nhưng tôi mong là chúng ta đã không luôn luôn làm như thế. Tôi tin rằng chúng ta có cách để xét lại cái

khuynh hướng ấy.Trên cấp bậc bình dân, thì thật là dễ chấp nhận tinh thần chủ quan trong việc lý giải Thánh Kinh cùng vượt trội. Nhiều khi, sau một cuộc bàn cãi về ý nghĩa của một khúc sách, thiên hạ chỉ phản đối những lời phát biểu của tôi bằng cách nói đơn giản với tôi rằng: “Vâng, đó là ý kiến riêng của ông”. Một nhận định như thế có thể có nghĩa như thế nào? Thứ nhất, điều hoàn toàn rõ ràng với tất cả mọi người có mặt, là một lời lý giải tôi đưa ra là ý kiến riêng của tôi. Tôi là người vừa nêu ra ý kiến ấy. Nhưng tôi không nghĩ rằng đó là điều mà người ta đang nghĩ trong trí họ.Một ý nghĩa thứ hai nữa có thể có, là nhận định ấy nói lên một sự phản đối không nói thành lời, lợi dụng lỗi lầm của tôi để kết hợp nó với điều sai trái. Bằng cách chỉ ra rằng cái ý kiến vừa được đưa ra đó là của tôi, có lẽ người kia cảm thấy rằng đó là tất cả những gì cần thiết để bác bỏ nó, vì mọi người đều biết rõ câu khẳng định không được nói ra đó: bất cứ ý kiến nào từ miệng ông R.C.Sproul nói ra chắc đều sai cả, bởi vì ông ta đã chẳng bao giờ và sẽ chẳng bao giờ có thể nói đúng. Tuy nhiên, cho dù người ta có đố kỵ với ý kiến của tôi đến thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn nghi ngờ điều họ ngụ ý muốn nói khi bảo rằng: “Đó là ý kiến riêng của ông”.Tôi nghĩ đến trường hợp thứ ba là điều người ta ngụ ý muốn nói: “Đó là cách lý giải của ông, và nó là tốt, là đúng cho ông. Tôi không đồng ý như thế, nhưng cách lý giải của tôi cũng có giá trị nữa. Tuy hai cách lý giải của chúng ta trái ngược nhau và mâu thuẫn nhau, chúng đều có thể đúng. Tuy nhiên, cho dù người ta có đố kỵ với ý kiến của tôi đến thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn nghi ngờ điều họ ngụ ý muốn nói khi bảo rằng: “Đó là ý kiến riêng của ông”.Tôi nghĩ đến trường hợp thứ ba là điều người ta ngụ ý muốn nói: “Đó là cách lý giải của ông, và nó là tốt, là đúng cho ông. Tôi không đồng ý như thế, nhưng cách lý giải của tôi cũng có giá trị nữa. Tuy hai cách lý giải của chúng ta trái ngược nhau và mâu thuẫn nhau, chúng đều có thể đúng cả. Những gì ông thích thì đúng cho ông, còn những gì tôi thích thì đúng cho tôi”. Đó là chủ quan chủ nghĩa.Chủ quan chủ nghĩa và chủ quan tính không phải là điều giống y nhau. Bảo rằng chân lý có một yếu tố chủ quan là một việc: bảo rằng điều đó hoàn toàn có tính cách chủ quan, là việc khác hẳn. Vì muốn cho điều thật (chân lý) điều giả (ngụy lý) có một ý nghĩa nào đó cho đời sống tôi, thì phần ứng dụng nó theo một cách nào đó cho tôi. Câu phát biểu: “Trời mưa ở Georgia” thật ra có thể là sự thật khách quan, nhưng chẳng có liên quan gì với đời sống tôi cả. Người ta có thể khiến cho tôi thấy rằng nó có liên quan đến tôi, nếu, thí dụ như người ta chứng minh cho tôi thấy rằng đồng thời với trời mưa thì cũng có mưa đá nặng hạt, sẽ phá hoại mùa đào mà tôi vừa đầu tư tiền bạc

vào đó. Rồi câu phát biểu ấy còn có liên hệ chủ quan đến tôi nữa. Khi chân lý của một câu nói có liên hệ trực tiếp đến tôi và xâm chiếm lấy tôi, thì nó là một vấn đề chủ quan. Cách ứng dụng văn bản Thánh Kinh cho đời sống tôi có thể có nhiều hoà âm chủ quan thật mạnh mẽ. Nhưng đó không phải là điều chúng tôi muốn nói về chủ quan chủ nghĩa. Chủ quan chủ nghĩa xảy ra khi chúng ta xuyên tạc ý nghĩa khách quan của các từ ngữ khiến nó phù hợp với những quyền lợi, những mối quan tâm của riêng tôi. Bảo rằng “Trời mưa ở Georgia” có thể chẳng liên quan gì tới đời sống tôi ở Pennsylvania, nhưng mấy lời ấy vẫn có ý nghĩa. Nó có ý ghĩa gì đó cho những người ở Georgia, nếu không phải là cho cây cỏ và thú vật đang sống ở đó.Chủ quan chủ nghĩa xảy ra khi chân lý của một câu phát biểu không chỉ bao trùm hay được ứng dụng cho chủ từ, mà khi nó hoàn toàn do chủ từ xác định. Nếu muốn tránh xuyên tạc Kinh điển, chúng ta phải tránh chủ quan chủ nghĩa ngay từ đầu.Do đó, muốn tìm cách để thông hiểu Kinh điển thành một cái gì đó lạnh lùng, trừu tượng và không có sự sống. Điều chúng ta phải làm là tìm hiểu xem chủ nghĩa nói gì trong toàn văn trước khi tiến tới nhiệm vụ cũng cần thiết tương đương là ứng dụng nó cho bản thân chúng ta. Một câu cá biệt nào đó, có thể có nhiều cách ứng dụng khác nhau cho nhiều cá nhân, nhưng nó chỉ có một ý nghĩa đúng duy nhất mà thôi. Thay đổi cho nhau những cách lý giải mâu thuẫn và loại trừ lẫn nhau không thể là đều đúng cả, trừ phi khi Thượng Đế phán theo cách “đòn xóc hai đầu”. Chúng tôi sẽ xin đề cập vấn đề mâu thuẫn và ý nghĩa đơn độc của những câu Thánh Kinh đầy đủ hơn sau này. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta đang làm cái công việc là quy định các mục tiêu của phương pháp lý giải Thánh Kinh một cách đứng đắn. Mục tiêu đầu tiên trong số đó là đạt được ý nghĩa khách quan của Thánh Kinh để tránh những chiếc hố sau là việc xuyên tạc do để cho chủ quan chủ nghĩa chỉ đạo việc lý giải.Các học giả Thánh kinh yêu cầu mọi người phải phân biệt giữa điều họ gọi là giải nghĩa với lượng giải. Giải nghĩa (exegesis) có nghĩa là giảng giải những gì Thánh Kinh nói. Từ ngữ này do từ ngữ Hi văn có nghĩa là “căn cứ vào để chỉ dẫn” mà ra. Bí quyết của giải nghĩa (exegesis) được tìm thấy trong tiếp đầu ngữ “ex” có nghĩa là “từ đó” hay “từ đó mà ra”. Giải nghĩa Kinh điển là rút ý nghĩa ra từ những chữ đã có ở đó, không hơn không kém. Mặt khác, lượng giải (eisogesis) cũng có cùng một tự căn nhưng tiếp đầu ngữ thì khác. Tiếp đầu ngữ eis cũng do Hi văn mà ra, và có nghĩa là “đưa vào”. Như thế, lượng giải (eisogesis) là việc đưa vào văn bản một điều gì đó không hề có trong đó. Giảng giải là một công trình khách quan. Lượng giải là việc thực thi chủ quan chủ nghĩa.Mọi người chúng ta phải chiến đấu với vấn đề chủ quan chủ nghĩa. Thánh

Kinh thường nói nhiều điều mà chúng ta không muốn nghe. Chúng ta có thể nhét bông gòn vào tai hay bịt mắt mình lại. Làm như thế thì dễ dàng và ít đau đớn để phê bình chỉ trích Thánh Kinh hơn là để cho Thánh Kinh chê bai chỉ trích chúng ta. Cho nên chẳng có gì để lấy làm lạ khi Chúa Giê-xu đã rất thường kết thúc những lời phán của Ngài bằng câu: “Ai có tai, nên lắng nghe” (Thí dụ: LuLc 8:8; 14:35).Chủ quan chủ nghĩa không những tạo ra sai lầm và xuyên tạc, mà còn nuôi dưỡng tính kiêu căng nữa. Tin rằng sở dĩ tôi tin một điều gì đó chỉ vì tôi muốn tin như thế, hay lập luận rằng sở dĩ tôi tin, ý kiến của mình là đúng chỉ vì đó là ý kiến của tôi, là bảng tóm tắt của sự kiêu căng. Nếu quan điểm của tôi không đứng nổi trước cuộc trắc nghiệm là sự phân tích và kiểm nghiệm khách quan, thì tánh khiêm tốn đòi hỏi tôi phải từ bỏ chúng. Nhưng kẻ chủ quan lại kiêu căng bảo lưu lập trường của mình, mà chẳng có một hậu thuẫn hay cách chống đỡ khách quan nào cả. Nói với một ai đó: “Nếu ông thích cứ tin điều gì mình muốn tìn, thì cũng tốt thôi; tôi cũng sẽ tin điều tôi muốn tin” nghe ra chỉ có phần đúng trên bề mặt mà thôi.Các quan điểm cá nhân phải được đánh giá căn cứ vào chứng cứ và ý kiến bên ngoài vì chúng ta thường chất thêm hành lý lên trên quyển Thánh Kinh. Chẳng hề có ai trên mặt đất này lại có thể thọng hiểu Kinh điển thật trọn vẹn, thuần tuý. Tất cả chúng ta đều chủ trương một số quan điểm hay đưa ra một số ý kiến vốn không phải là của Thượng Đế. Có lẽ nếu chúng ta biết rõ đúng ra những quan điểm nào của chúng ta là trái với Thượng Đế, thì chúng ta sẽ từ bỏ chúng. Nhưng đưa chúng ra ánh sáng là điều rất khó. Cho nên các quan điểm của chúng ta cần được kiểm nghiệm bởi các công trình nghiên cứu và giám định của người khác.Vai trò của vị giáo sư. Trong Hội thánh Cải chánh hồi thế kỷ thứ mười sáu, đã có sự phân biệt giữa hai loại trưởng lão, các trưởng lạo giảng dạy và các trưởng lão cai trị. Các trưởng lão cai trị được kêu gọi để cai trị và quản trị các công việc của hội chúng. Các trưởng lão giảng dạy, hay mục sư, chịu trách nhiệm trước nhất là dạy dỗ và trang bị các thánh đồ cho chức vụ.Trong thập niên vừa qua hoặc trước đó chút ít, đã là một giai đoạn đáng chú ý về việc hội thánh tại nhiều nơi đã được phục hưng (renewal: đổi mới), Nhiều tổ chức ngoài chức vụ chính thức như Biến Đức Tin thành hành động (Faith at Work) đã làm được rất nhiều việc để phục hồi ý nghĩa của giới tín đồ thường cho chi hộ địa phương. Những hội nghị phục hưng cho giới tính đồ thường đã trở thành phổ biến. Điểm nhấn mạnh không còn đặt quá nặng trên các diễn giả nổi tiếng nữa, mà trên các chương trình cho và do giới tín đồ thường. Đây là kỷ nguyên không phải là dành cho nhà truyền đạo lừng danh, mà là kỷ nguyên của đại hội chúng.

Một trong những phát triển có ý nghĩa nhất cho phong trào phục hưng trong giới tín đồ thường là sự dấy lên của các nhóm học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh tại tư gia nho nhỏ. Ở đây, trong bầu không khí thân mật và không bị gò bó về hình thức. Những người mà nếu không có một tổ chức như thế sẽ chẳng quan tâm gì đến Thánh Kinh cả, đã có những bước tiến dài trong việc học hỏi bộ sách ấy. Tính năng động của một tiểu tổ chủ yếu là một trong số nhiều bí quyết thu hút được các tín đồ thường. Các tín đồ thường dạy bảo lẫn nhau, hay góp ý riêng của họ vào những buổi học Thánh Kinh như thế. Những nhóm như thế đã rất thành công trong việc phục hưng (đổi mới) Hội thánh. Sự việc sẽ còn thành công hơn thế nữa, khi mọi người cứ ngày càng có nhiều khả năng hơn để thông hiểu và lý giải Kinh điển. Thật là một việc phi thường khi nhiều người bắt đầu chịu mở quyển Thánh Kinh ra để cùng học hỏi nghiên cứu với nhau. Nhưng đó cũng là một việc vô cùng nguy hiểm. Góp chung kiến thức lại với nhau, là xây dựng Hội thánh; góp chung sự ngu dốt lại với nhhau lại là phá hoại và có thể làm nảy sinh vấn đề kẻ mù dẫn đường cho kẻ mù.Tuy các tiểu tổ và các lớp học Kinh Thánh tư gia có thể rất thành công trong việc đẩy mạnh sự phấn hưng của Hội thánh và lắm biến đổi xã hội, tại một điểm nào đó dọc con đường này, nhiều người cần phải được giáo dụ về phương pháp giảng dạy. Tôi tin quyết rằng ngày nay, cũng như từ xưa đến giờ, Hội thánh cần có hàng giáo phẩm có học thức, được giáo dục đào tạo đến nơi đến chốn. Tự học hỏi nghiên cứu và tự lý giải (Thánh Kinh) phải được đánh thăng bằng bởi sự khôn ngoan tập thể của các giáo sư. Xin đừng hiểu lầm tôi. Tôi không hề kêu gọi Hội thánh quay trở về tình hình tiền Cải chánh, hồi Thánh Kinh bị hàng giáo phẩm bắt làm nô lệ cho họ. Tôi rất vui mừng vì mọi người đang bắt đầu tự học hỏi nghiên cứu lấy Thánh Kinh, và huyết của các thánh đồ Kháng cách đã không bị đổ ra vô ích. Điều tôi muốn nói là chính những tín đồ thường dấn thân học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh sẽ khôn ngoan hơn nếu biết làm việc ấy kết hợp với, hoặc dưới quyền các vị mục sư hay giáo sư của mình. Chính Chúa Cứu thế là Đấng sắp xếp Hội thánh Ngài, để ban cho một số người được ân tứ dạy dỗ. Nếu muốn cho Chúa Cứu Thế được người thuộc về Ngài tôn trọng, thì ân tứ ấy và chức vị ấy cần phải được tôn trọng.Các giáo sư phải được học tập đào tạo thích đáng, là điều quan trọng. Chắc chắn là thỉng thoảng cũng có một vài vị giáo sư xuất hiện, tuy chẳng được học hành, đào tạo, nhưng vẫn có một trực giác lạ thường có thể nhìn xuyên suốt vào kinh điển. Nhưng số người như thế rất hiếm hoi. Điều thường xảy ra hơn, là chúng ta phải đối đầu với vấn đề là người ta tự kêu gọi mình vào chức vụ giáo sư nhưng không đủ tư cách để dạy dỗ. Một giáo sư giỏi phải có kiến thức đúng đắn (sound: thuần chánh) và tài năng cần thiết để đào bới

những phần khó hiểu, khó lý giải trong Kinh điển. Đây là chỗ mà nhu cầu nắm vững ngôn ngữ, sử ký, và thần học chiếm vai trò tối quan trọng.Nếu chúng ta khảo xét lịch sử dân Do-tái trong Cựu ước, chúng ta thấy rằng một trong những mối đe doạ nghiêm trọng nhất luôn luôn tồn tại đối với dân Y-sơ-ra-ên, là mối đe dọa của tiên tri giả hay giáo sư giả. Dân Y-sơ-ra-ên vốn thường sa vào quyền năng dụ dỗ của những giáo sư dối trá, hơn là sa vào tay dân Phi-li-tin hoặc người A-sy-ri.Tân ước cũng làm chứng cho cùng một vấn đề ấy trong Hội thánh Cơ-đốc giáo nguyên thuỷ. Nhà tiên tri giả cũng như người chăn thuê, vốn quan tâm đến tiền lương của mình hơn là sự an vui phúc lợi của bầy chiên. Hắn ta chỉ nghĩ toàn là chuyện dẫn chiên của mình đi sai đường; dẫn họ vào chỗ sai lầm và làm điều gian ác. Không phải tất cả các tiên tri giả điều nói sai vì ranh ma quỉ quyệt; nhiều người làm như thế chỉ vì ngu dốt. Chúng ta phải tránh xa kẻ ranh ma quỉ quyệt lẫn người ngu xuẫn dốt nát.Mặt khác, có một trong số nhiều phước hạnh quan trọng nhất cho dân Y-sơ-ra-ên, là khi Thượng Đế sai các nhà tiên tri và giáo sư đến dạy dỗ họ theo chính thần trí của Ngài. Hãy nghe lời cảnh cáo nghiêm trọng Thượng Đế phán với Giê-rê-mi:“Ta nghe điều những kẻ tiên tri này nói, chúng nó nhơn danh ta mà nói tiên tri giả dối, rằng: Ta có chiêm bao; thật, ta có chiêm bao! Những tiên tri ấy, theo sự dối trá của lòng mình mà nói tiên tri, chúng nó có lòng ấy cho đến chừng nào? Chúng nó mỗi người thuật chiêm bao cùng kẻ lân cận, tưởng sẽ khiến dân quên danh ta cũng như tổ phụ chúng nó vì Ba-anh quên danh ta. Khi tiên tri nào có chiêm bao, hãy thuật chiêm bao ấy đi; còn kẻ nào đã lãnh lời ta, hãy truyền lại lời ta cách trung tín! Đức Giê-hô-va phán: Rơm rạ há xen vào với lúa mì sao? Lời ta há chẳng như lửa, như búa đập vỡ sao? Đức Giê-hô-va phán vậy. Vậy nên Đức Giê-hô-va phán rằng: Này, ta nghịch cùng những kẻ tiên tri ăn cắp lẫn nhau về lời của ta. Đức Giê-hô-va phán: Này ta nghịch cùng những kẻ tiên tri dùng lưỡi mình nói ra, mà rằng: Ngài phán. Đức Giê-hô-va phán: Này, ta nghịch cùng những kẻ lấy chiêm bao giả dối mà nói tiên tri, thuật lại và lấy lời dối trá khoe khoang mà làm cho dân ta lầm lạc, nhưng ta không sai và cũng không bảo chúng nó; chúng nó cũng không làm ích gì cho dân này hết, Đức Giê-hô-va phán vậy. Nếu dân này, kẻ tiên tri hay là thầy tế lễ, hỏi người rằng: Gánh nặng của Đức Giê-hô-va là gì? - Khá đáp rằng: Gánh nặng gì? Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ từ bỏ các ngươi. - Còn như kẻ tiên tri, thầy tế lễ, và dân sẽ nói rằng: Gánh nặng của Đức Giê-hô-va, - thì ta sẽ phạt người ấy và nhà nó. Vậy, này là câu mỗi người khá hỏi kẻ lân cận mình, mỗi người khá hỏi anh em mình rằng: Đức Giê-hô-va đã trả lời làm sao? Đức Giê-hô-va đã phán thể nào?”Với những lời phán xét như trên, thật chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Tân

ước cảnh cáo: “Hỡi anh em, trong vòng anh em chớ có nhiều người tự lập làm thầy, vì biết như vậy, mình sẽ phải chịu xét đoán càng nghiêm hơn” (Gia Gc 3:1, bản dịch cũ). Chúng ta cần các giáo sư có kiến thức thuần chánh và những người có tấm lòng không chống nghịch Lời Thượng Đế.Từ học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh là một phương tiện quan trọng để Thượng Đế ban ân phúc cho Cơ-đốc nhân. Đó vẫn là một đặc ân là một bổn phận cho mọi người chúng ta. Với ân phúc và lòng nhân từ thương xót của Ngài đối với chúng ta, Thượng Đế đã cung cấp chẳng những các giáo sư có tài năng và ân tứ trong Hội thánh Ngài để giúp đỡ chúng ta, mà còn ban chính Thánh Linh Ngài để chiếu sáng Lời Ngài và tìm ra cách ứng dụng Lời ấy cho đời sống chúng ta. Việc dạy dỗ đúng đắn và chăm chỉ học tập nghiên cứu được Thượng Đế ban phước cho.

GIẢI KINH HỌC: KHOA HỌC LÝ GIẢI THÁNH KINH

Phần lớn những cuộc tranh luận hiện đại liên quan đến Giải kinh học (hermeneutics). Khoa học giải kinh là khoa học lý giải Kinh Thánh. Trong thần thoại Hi-lạp, thần Hermes là sứ giả của chư thần. Thần ấy có nhiệm vụ lý giải ý muốn của các thần. Do đó mà giải kinh học chú trọng vào việc đem đến cho người ta một bức thông điệp có ý nghĩa, có thể hiểu được.Chủ đích của Giải kinh học là xác lập các đường hướng chỉ đạov à quy luật lý giải Thánh Kinh. Đây là một khoa học rất phát triển, có thể trở thành một kỹ thuật phức tạp. Bất kỳ một tài liệu thành văn nào cũng đều có thể bị lý giải sai, do đó, cần có các quy luật để bảo đảm cho chúng ta không bị hiểu lầm. Trong phần nghiên cứu này, chúng tôi xin chỉ giới hạn vào số các quy luật và đường hướng chỉ đạo căn bản mà thôi.Về phương diện lịch sử mà nói, thì Mỹ quốc có một cơ quan mà các chức năng lý thuyết là uỷ ban giải thích tối cao của xứ này. Cơ quan ấy gọi là Tối cao Pháp viện. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan này là lý giải Hiến pháp Hoa-kỳ. Hiến pháp là một tài liệu thành văn nên đòi hỏi phải được lý giải. Từ ban đầu, phương thức lý giải Hiến pháp noi theo điều được gọi là phương pháp văn phạm lịch sử. nghĩa là Hiến pháp được giải thích bằng cách nghiên cứu từ ngữ trong chính tập tài liệu ấy căn cứ vào việc các từ ngữ ấy có ý muốn nói gì khi chúng được dùng lúc tập tài liệu ấy được hình thành.Kể từ khi Oliver Wendell Holmes cho xuất bản tác phẩm của mình, phương pháp giải thích Hiến pháp được thay đổi tận gốc. Cơn khủng hoảng phổ biến trong ngành Luật và niềm tin của công chúng vào toà án tối cao của quốc gia này có liên hệ trực tiếp với vấn đề ẩn tàng trong phương pháp lý giải. Khi

toà án giải thích Hiến pháp bằng thái độ hiện đại, nó đã thật sự biến đổi Hiến pháp bằng cách tái giải thích. Hệ quả rõ ràng là bằng một phương pháp tế vi, Tối cao pháp viện đã trở thành một cơ quan lý giải Hiến pháp.Cùng một loại khủng hoảng y như thế cũng đã xảy ra với việc lý giải Thánh Kinh. Khi các học giả Thánh Kinh sử dụng phương pháp lý giải là “cập nhật hoát Thánh Kinh” bằng cách tái giải thích, thì ý nghĩa nguyên thuỷ của Kinh điển bị che mờ, và bức thông điệp trong đó bị rập khuôn các trào lưu ý kiến đương thời.Sự giống nhau của đạo. Hồi các nhà ải chánh cắt đứt với Giáo hội La-mã và công bố quan điểm rằng Thánh Kinh phải là thẩm quyền tối cao của Hội thánh (Sola Scriptura), các vị đã cẩn thận định nghĩa các nguyên tắc lý giải căn bản. Quy luật giải kinh đầu tiên được gọi là “sự giống nhau của đạo”. Sự giống nhau của đạo là quy luật phải lý giải Kinh điển bằng Kinh điển: Sacra Scriptura sui interpres (Thánh điển tự giải thích). Điều này có nghĩa hết sức đơn giản rằng chẳng hề có phần nào của Kinh điển lại có thể được lý giải trái với điều đã được truyền dạy rõ ràng ở một chỗ khác trong Kinh điển. Thí dụ nếu một câu nào có có thể dịch ra hai cách hay có thể được lý giải theo nhiều cách khác nhau, và một trong những cách lý giải ấy chống lại với phần còn lại của Kinh điển trong khi phần kia hoà hợp với Kinh điển, thì phải dùng cách lý giải sau.Nguyên tắc này được căn cứ trên niềm tin ưu tiên rằng Thánh Kinh vốn là Lời được linh cảm (linh cảm) của Thượng Đế. Do đó, phải trước sau như một và có mạch lạc. Vì đã đoán định rằng Thượng Đế chẳng bao giờ tự mâu thuẫn, chọn một cách lý giải khiến Thánh Kinh tự xung đột với chính mình cách không cần thiết bị cho là một sự gièm pha đối với Đức Thánh Linh. Đến thời đại hiện nay của chúng ta, sự tỉ mỉ như thế đã bị những người phủ nhận sự linh cảm của Kinh điển vứt bỏ đi rất nhiều. Điều khá phổ biến có thể nhận thấy ngay, là những “nhà giải kinh” hiện nay chẳng những dùng Kinh điển để lý giải chống lại Kinh điển mà còn đi ra ngoài Kinh điển để làm việc ấy nữa. Các nỗ lực của những học giả chính thống muốn hết kợp hài hoà nhiều khúc sách khó hiểu với nhau đã bị chế nhạo và một phần lớn chẳng được đếm xỉa gì tới.Hoàn toàn bỏ ra ngoài vấn đề linh cảm, phương pháp sự giống nhau của đạo là một phương pháp đứng đắn để lý giải văn chương. Các quy luật đơn giản về tính cách đứng đắn thông thường phải bảo vệ bất luận một tác giả nào chống lại những lời tố cáo tự mâu thuẫn vô căn cứ. nếu tôi phải chọn cách lý giải về một câu bình luận của một người nào đó theo hai cách một cho rằng người ấy là trước sau như một và một thì cho rằng người ấy tự mâu thuẫn, dường như người ấy phải được hưởng lợi thế là không bị nghi ngờ.Tôi từng bị nhiều người chất vấn về những khúc sách tôi đã viết, rằng làm

thế nào ở chương 6 thì ông viết thế này nhưng ở chương 4 ông lại viết thế này thế này, nhơng ở chương 4 ông lại viết thế nọ thế kia. Sau đó, tôi phải giải thích điều tôi ngụ ý muốn nói ở chương 6, thì người ấy mới thấy ra là cuối cùng, hai tư tưởng ấy không hề mâu thuẫn nhau. Viễn cảnh ở chương 6 vốn có hơi khác với viễn cảnh trong chương 4, cho nên thoạt nhìn thì cả hai có vẻ như xung khắc, nhưng nhờ sử dụng “triết lý về cái nhìn thứ hai” vấn đề đã được giải quyết. Tất cả chúng ta đều từng bị hiểu lầm như thế, nên cần phải nhạy cảm đối với lời lẽ của những người khác như chúng ta cũng muốn họ thông cảm với những lời lẽ của chính chúng ta vậy.Lẽ dĩ nhiên, vẫn có thể quan niệm là lời lẽ của tôi có mâu thuẫn nhau, do đó, phương pháp tiếp cận bằng thái độ mẫn cảm và lợi thế của triết lý hoài nghi chỉ có thể áp dụng khi có nghi ngờ mà thôi. Khi chẳng có gì để nghi ngờ là tôi đã tự mâu thuẫn, thì chỉ còn có cách là phải phê bình chỉ trích mà thôi. Cũng vậy, khi chúng ta không chịu cố gắng lý giải các từ ngữ trước sau như một, chữ nghĩa mà chúng ta đọc thấy sẽ trở thành một khối hỗn độn, rắc rối. Khi việc này xảy ra trong việc lý giải Thánh Kinh, bộ sách ấy sẽ trở thành một con kỳ nhông cứ thay đổi màu sắc luôn trên phần bối cảnh luôn luôn đổi thay của người đang làm công tác lý giải.Như thế, đã rõ ràng là quan điểm của chúng ta về cõi thiên nhiên và về nguồn gốc của bộ Thánh Kinh sẽ có tác dụng đầy ý nghĩa trên cách thức chúng ta sắp lý giải nó. Nếu Thánh Kinh là Lời được Thượng Đế linh cảm, thì sự giống nhau của đạo không phải là một điều có thể chọn hay không, nhưng là một đòi hỏi của công tác lý giải.Giải (nghĩa Thánh) Kinh theo nghĩa đen. “Thế thì ông hiểu Thánh Kinh theo nghĩa đen có phải thế không?” là câu tôi thường bị nhiều người chất vấn. Cách cấu trúc và giọng điệu câu hỏi được nói ra cho thấy đó không phải là một câu hỏi, nhưng là một lời tố cáo. hàm ý của câu hỏi ấy là: “Chắc ông không đến nỗi ngây thơ để lý giải Thánh Kinh theo nghĩa đen vào ngày hôm nay của thời đại này chứ?” Khi nghe câu hỏi này, tôi cảm thấy như mình bị chê thẳng thừng là “hủ lậu” vậy.Khi gặp những câu hỏi như thế, tôi đã trả lời bằng một câu thật đúng tiêu chuẩn. Tôi không bảo: “Vâng” hay thậm chí: “Thỉnh thoảng cũng có chứ”. Trái lại, tôi đáp: “Dĩ nhiên rồi!” (Nghĩa là: ai là người có tâm trí minh mẫn mà lại không lý giải Thánh Kinh theo nghĩa đen?) tôi làm thế như một đòn bất ngờ, khiến người ấy phải chú ý đến ý nghĩa đích thực của việc giải kinh theo nghĩa đen.Có một trong nhiều điểm tiến bộ đầy ý nghĩa, của giới học giả trong thời kỳ Cải chánh, là tiếp thu kết quả của lời biện hộ hăng say của Luther cho quy luật giải kinh học thứ hai, là: Thánh Kinh phải được lý giải theo nghĩa đen. Đó là nguyên t tắc lý giải Thánh Kinh của Luther, giải nghĩa nó sensus

literalis. Muốn hiểu hàm ý của việc nhấn mạnh trên nghĩa đen này, chúng ta cần khảo xét khung cảnh lịch sử từ đó chính các từ ngữ đã nảy sinh và mặc lấy một ý nghĩa (Thế là bây giờ, tôi đã phải lao vào phương pháp lý giải theo văn phạm lịch sử của Luther!)Từ ngữ nghĩa đen (literal) ra từ từ ngữ La-văn litera có nghĩa là mẫu tự (letter). Giải một câu gì đó theo nghĩa đen, là chú ý đến từng mẫu tự, từng chữ một đã được dùng. Lý giải Thánh Kinh theo nghĩa đen (litera;ly) là lý giải như giảng văn (literature) vậy. Nghĩa là ý nghĩa tự nhiên của một khúc sách phải được lý giải theo các quy luật thông thường của văn phạm, cách nói, bút pháp và văn cảnh.Có thể rằng Thánh Kinh vốn là một bộ sách hết sức đặc biệt là bộ sách có một không hai đã được Đức Thánh linh linh cảm, nhưng sự linh cảm đó không hề biến đổi các mẫu tự cấu thành các từ ngữ hay các câu trong một khúc sách thành những câu phù chú. Dưới sự linh cảm, một danh từ vẫn là một động từ. Các câu hỏi không bị biến thành những câu than thở, và những phần thuật sự lịch sử không hề bị biến thành những câu than thở, và những phần thuật sự lịch sử không hề bị biến thành những câu chuyện dự ngôn. Nguyên tắc của Luther chẳng có gì là kỳ bí hay quá ư đơn giản. Nguyên tắc giải theo nghĩa đen là nguyên tắc đơn giản. Nguyên tắc lý giải theo nghĩa đen là nguyên tắc đòi hỏi người ta hải khảo xét thật tỉ mỉ, cặn kẽ từng chữ từng tiếng của văn bản. Muốn trở thành những nhà giải kinh chính xác, chúng ta cần am hiểu văn phạm và trên hết tất cả, chúng ta phải thận trọng dấn thân vào cái gọi là genre analysis.Lý giải theo nghĩa đen và phân tích giống loại. Từ ngữ genre chỉ có nghĩa là “loại”, “thừ (sort)”, hay “giống”. Phân tích giống lọi gồm có nghiên cứu văn thể, những cách nói thông thường và bút pháp. Chúng ta làm như thế với mọi thể loại văn chương. Chúng ta phân biệt thi ca trữ tình với những điều luật ngắn gọn, vắn tắt, những bài tường thuật trong nhật báo về các buến cố thông thường với các bản anh hùng ca. Chúng ta phân biệt bút pháp thuật sự của sử ký với các bài giảng, giữa thể văn miêu tả hiện thực gợi hình với khoa trương pháp. Nếu đọc Thánh Kinh mà không phận biệt được những điều đó, chúng ta có thể gặp vô số vấn đề về lý giải. Phân tích văn chương là tối quan trọng để lý giải chính xác. Vài thí dụ về tác dụng của những điều trên đây đến những vấn đề trong Thánh Kinh có thể sẽ giúp ích cho chúng ta.Vấn đề về sử tính của Giô-na thường tập trung chung quanh vấn đề phần tính văn chương. Chúng ta đã không tin rằng Giô-na thật sự bị một con cá voi (hay một con cá lớn) nuốt.Vì có một đoạn dài trong sách Giô-na đã được viết bằng một thể văn rõ ràng là thi pháp (cả chứng thứ hai), một số người chủ trương rằng sách ấy chẳng

hề có ý định nói lên cái, ý niệm rằng biến cố ấy đã thật sự xảy ra trong lịch sử. Đúng hơn thì sách Giô-na phải được xem là một loại anh hùng ca hay kịch thơ, không nhằm truyền thông viết sử, chúng ta không thể xem nó là sử ký. Nhiều học giả khác cũng chối bỏ sử tính của sách Giê-hô-va trên nhiều cơ sở khác. Họ lý luận rằng quyển sách ấy chỉ có một đoạn thơ, những phản ảnh bài cầu nguyện tạ ơn của Giô-na vì ông đã được thể hiểu một cách nghiêm tức là nó gồm luôn một phép lạ trong thôn nhiều nữa. Vì các học gia ấy không tin có phép lạ, họ cũng chối bỏ luôn sử tính của quyển sách. Như thế, nhóm thứ nhất chối ỏ dự tính của sách Giê-hô-va dựa vào văn pháp, trong khi nhóm thứ hai thì làm như thế trên cơ cở triết lý thần học.Phân tích văn chương không thể quyết định vấn đề triết lý thần học là chẳng hay Giô-na có thể đã bị một con cá nuốt hay không. Tất cả những gì nó có thể làm, là đưa ra cho chúng ta một cơ sở nào đó để quyết định xem chẳng hay một ai đó có thật sự bảo rằng một biến cố như thế đã xảy ra hay không. Nếu một người không tin rằng phép lạ có thể xảy ra, người ấy cũng chẳng có cơ sở nào để lý luận rằng một người khác không thể nói rằng phép lạ này đã xảy ra. (dĩ nhiên là trừ phi khi người ấy đưa một phép lạ ra để bảo rằng đó là một phép lạ) một ví dụ khác về các vấn đề nảy sinh từ những tranh chấp về vấn đề văn pháp có thể được thấy trong cách Thánh Kinh sử dụng khoa trương pháp. Khoa trương pháp (hyperbole) theo ngữ nguyên có nghĩa là “một cách nói phóng đại”. Có một bộ từ điển định nghĩa đó là “một lời phát biểu được thêm thắt do óc tưởng tượng”. Sử dụng khoa trương pháp là một hiện tượng thông thường trong ngữ học. Thí dụ các trước giả Tân ước viết: “Chúa Giê-xu đi khắp các thành phố làng mạc trong vùng, giảng dạy...” (Mat Mt 9:35). Phải chăng các trước giả ngụ ý bảo rằng tất cả các thành phố, làng mạc đều được Chúa Giê-xu đến thăm? Có lẽ là như thế, nhưng điều đó rất đáng ngờ.Chúng ta cũng thường hay nói như thế. Khi đội bóng của công nhân luyện thép của thành phố Pittsburgh đoạt được chiếc Siêu cúp đầu tiên, số ủng hộ viên của đội bóng ấy được biến thành những đám đông, vô số để ăn mừng chiến thắng và tiếp rước khi đội bóng trở về. Một số nhà báo đã viết: “Cả thành phố đã chào mừng họ”. Phải chăng các ông nhà báo muốn cho mọi người hiểu rằng tất cả những người cư trú tại Pittsburgh đều đã có mặt ở đó? Lẽ tất nhiên là không. Lời lẽ của họ chỉ có thể là một lối nói khoa trương mà thôi. Tôi biết một học giả Thánh Kinh có tinh thần trách nhiệm rất cao sở dĩ chối bỏ khái niệm Thánh Kinh không thể sai lầm, chỉ vì Chúa Giê-xu đã nhầm lẫn khi bảo rằng hạt cải là nhỏ nhất trong số các hạt giống. Vì chúng ta đều biết hãy còn nhiều loạt hạt còn nhỏ hơn cả hạt cải nữa, nên chúng ta cho rằng Chúa Giê-xu và Tân ước đã sai lầm khi bảo rằng hạt cải là hạt giống nhỏ nhất. Nhưng tố cáo Chúa Giê-xu hay Kinh điển là sai khi rõ ràng là khoa

trương pháp đã được sử dụng, tức là không nhận thấy mọi góc cạnh của phương pháp phân tích văn chương.Phân tích văn chương cũng có thể gặp một số ngộ nhận do hậu quả của phép nhân cách hoá. Nhân cách hoá là một thủ thuật thi ca bởi đó các đồ vật bất động hay thú vật được gán cho nhiều đặc điểm của con người. Vật phi ngã được mô tả đồi núi, nhảy múa và vỗ tay. Những cách nói như thế thừơng rất dễ nhận ra và chẳng khó khăn gì cho công tác lý giải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vấn đề nhân cách hoá đã đưa đến nhiều cuộc tranh luận nghiêm trọng. Chẳng hạn, Cựu ước chép biến cố con lừa của Ba-la-am nói tiếng người. Đây là một trường hợp hình thức thi ca được đột ngột đưa vào giữa một đoạn thuật sự sử ký chăng? Phải chăng việc một con thú lên tiếng nói cho thấy có sự hiện diện của truyện ngụ ngôn trong văn bản này? Hay chúng ta tìm thấy ở đây dấu chỉ về một phép lạ hay thần hựu, được ghi lại như một phần của hoạt động của Thượng Đế trong lịch sử?Cách trả lời chủ quan cho những câu hỏi này là có sẵn một định kiến đối với chúng theo một quan điểm cho phép hay không cho phép có phép lạ. Phương pháp chủ quan để trả lời câu hỏi điều gì đã được nói ra là áp dụng các chuẩn mực văn chương cho một văn bản. Giai đoạn cá biệt này xảy ra giữa một đoạn Kinh điển không mang dấu vết của thi ca hay truyện ngụ ngôn. Văn bản câu tiếp mang trọn vẹn các dấu vết của thể văn thuật sự lịch sử. Tuy nhiên con lừa nói tiếng người là một góc cạnh có ý nghĩa của toàn thể bản văn, cho nên nó nêu ra một số vấn đề. Một lần nữa, mục đích của cuộc thảo luận này không nhằm quyết định chẳng hay con lừa có nói tiếng người hay không, mà chỉ nhằm minh họa vấn đề nhân cách hoá ấy có thể dẫn tới tranh cãi như thế nào.Nếu chúng ta gọi một điều gì đó là nhân cách hoá khi nó có đầy đủ tất cả các dấu vết của thể văn thuật sự lịch sử, là chúng ta phạm lỗi cương giải. Nếu Thánh Kinh bảo rằng một việc gì đó đã thật sự xảy ra, thì chúng ta không có quyền “giải thích nó cho xuôi” bằng cách gọi đó là một trường hợp nhân cách hoá. Đây là một thái độ “thâm lạm” văn chương và trí thức. Nếu chúng ta không tin là nó đã thật sử xảy ra, cứ nói thẳng như thế và xem đó như một trường hợp có chuyện mê tín dị đoan thời bán khai đã len lỏi xâm nhập một phần ký thuật của Cựu ước.Một vấn đề về nhân cách hoá đã làm nảy sinh tranh luận dữ dội là con rắn biết nói trong phần ký thuật của Sáng thế ký về sự Sa ngã. hội thánh Cải chánh tại Hoà-lan từng trải qua một cơn khủng hoảng nghiêm trong xoay quanh quan điểm của một vị giáo sư thần học hàng đầu liên hệ đến việc này. Lúc Karl Barth đến thăm Hoà-lan khi cuộc tranh luận này đạt tột đỉnh của nó. Người ta đã hỏi ông: “Có phải con rắn đã nói hay không?” Barth đã hỏi lại: “Thế con rắn nói gì?” Câu trả lời khôn khéo của Barth có mục đích bảo

rằng nó có tính cách lịch sử. Tuy nhiên, câu trả lời của ông đã không thoả mãn được người Hoà-lan vì mối quan tâm của họ không phải là chẳng hay con rắn có thật sự biết nói hay không, cho bằng là về các lý do tại sao vị giáo sư của họ lại phủ nhận sử tính của đoạn ký thuật ấy.Mấy chương đầu của Sáng thế ký cung cấp sự khó hiểu thật sự đối với người muốn nêu rõ văn thể chính xác đã được sử dụng. Có một phần của văn bản nghe ra như có các dấu vết của thể văn viết sử ký, thế nhưng lại có một phần khác cho thấy loại tưởng tượng trong thể văn biểu tượng. A-đam đã được đặt vào một vị trí địa lý đích thực, và được tả vẽ là một con người thật. Điều có ý nghĩa hơn hết, là ông được đặt vào một cấu trúc của gia phả một dòng tộc mà người Do-thái rất không sẵn sàng chấp nhận là có đặc tính thần bí. Trong toàn bộ Kinh điển A-đam được kể chung vào số các nhân vật khác mà thực tại lịch sử không hề bị nghi ngờ. Tất cả những điều đó là lý do rất có trọng lượng bên dưới các phân tích nhằm “điển chế” trong văn chương để cho rằng A-đam là một nhân vật lịch sử. (Dĩ nhiên là vẫn còn nhiều lý do thần học khác nữa để làm như thế, nhưng ở đây, chúng ta chỉ chú trọng vào vấn đề phân tích văn chương mà thôi). Tuy nhiên, thêm vào sự hiện diện của các đặc điểm rõ ràng của thể văn thuật sự lịch sử, chúng ta còn thấy nhiều câu có liên quan, chẳng hạn đoạn đề cập Cây biết Điều Thiện và Điều Ác ở trong vườn Ê-đen. Đây là loại cây gì thế? Nó có lá như thế nào, có trái ra sao? Hình ảnh này có những đặc điểm của văn thể biểu tựơng mà người ta tìm thấy trong văn chương khải huyền của sách Khải thị chẳng hạn.Vậy, trong các chương đầu của Thánh kinh chúng ta đã phải chạm trán ngay với một thể loại văn chương vốn có nhiều yếu tố của thể văn thuật sự lịch sử và nhiều yếu tố của thể văn biểu tượng hoà lẫn vào nhau một cách không bình thường. Chỉ sau khi xác định đó là thể văn nào, chúng ta mới có thể biện biệt xem với tư cách sử ký, nó muốn truyền thông điều gì cho chúng ta. Sau khi đã quyết định rồi, thì chúng ta có thể chuyển sang vấn đề tính cách đáng tin của nó. Sợ e có thể cứ nhắc đi nhắc lại mãi, tôi vẫn xin nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng ta cần thận trọng chú ý chỗ khác nhau giữa việc phân biệt những gì Thánh kinh có thật sự nói, với vấn đề chẳng hay những gì bộ sách ấy nói có thật, có đúng hay không.Vấn đề ví von ám tỉ. Phép ví von ám tỉ là một cách nói trong đó một từ hay một câu nói theo nghĩa đen, ngụ ý nói lên mộg loại đồ vật hay ý niệm được dùng thay cho một đồ vật hay ý niệm gợi ý một sự giống nhau hay tương tự nhau giữa chúng. Thánh Kinh thường sử dũng phép ví von ám tỉ, và chúng thường được tìm thấy trêm môi miệng Chúa Giê-xu. Khi Chúa Giê-xu nói: “Ta là cái cửa, ai vào cửa này sẽ được cứu rỗi” (GiGa 10:9), thì chúng ta hiểu câu ấy như thế nào? Phải chăng nó có nghĩa rằng da của Chúa Giê-xu là ván ép bằng gỗ đào

hoa tâm? Hay là đôi tay của Chúa Giê-xu vốn đựơc gắn vào thân thể Ngài bằng bản lề? Hay chúng ta phải tìm tay nắm để mở và đóng cửa chỗ lỗ rún của Ngài? Lẽ dĩ nhiên là những kết luận như thế đều phi lý. Ở đây Chúa Giê-xu dùng động từ là theo phương pháp ví von nhằm ám chỉ.Nhưng Ngài ngụ ý nói gì khi Ngài phán trong Bữa Tiệc Tối Cuối Cùng: “Đây là thân thể ta”. (LuLc 22:19)? Phải chăng bánh mì tiêu biểu cho thân thể theo nghĩa ví von ám tỉ? Hay nó thật sự biến thành thân thể theo đúng “nghĩa đen”? Trong trường hợp này, thì văn thể không được rõ ràng. Những cách phân tích văn chương khác nhau đã đưa đến nhiều chia rẽ trầm trọng trong Hội thánh về ý nghĩa của Tiệc Thánh. Có một trong số rất ít các vấn đề mà Luther và Calvin chẳng bao giờ có thể đạt đến nhất trí chính là vấn đề ý nghĩa của mấy lời này của Chúa Giê-xu. Có một lần trong những cuộc thương lượng giữa các đại diện của Calvin với Luther, Luther đã cứ nhắc đi nhắc lại: “Hoc est corpes meum; hoc est corpies meum...” (Đây là thân thể ta...). Điều chắc chắn là cứ theo quan điểm của cả Luther lẫn Calvin về uy quyền của Thánh Kinh, nếu hai vị đồng ý về những gì Thánh Kinh thật sự nói ra, chắc cả hai vị đều chịu tuân phục.Như thế, phương pháp cổ điển là tìm nghĩa đen của những gì Thánh Kinh muốn nói có nghĩa là tìm biết những gì đã được truyền thông trao đổi nhau giữa nhiều thể văn và nhiều cách nói đã được sử dụng trong nền văn chương của Thánh Kinh. Việc này được thực hiện không phải với quan điểm nhằm làm dịu bớt, yếu bớt, hay tương đối hoá Kinh điển, mà là để hiểu bộ sách ấy đúng hơn hầu có thể được sử dụng kiến hiệu hơn như một kim chỉ nam hướng dẫn đức tin và cách hành đạo của những người thuộc về Chúa.Phương pháp giải kinh theo bốn phương diện của giai đoạn Trung cổ. Tuy Luther không phải là người đầu tiên nhấn mạnh trên tầm quan trọng của việc tìm kiếm nghĩa đen của Knh điển, ông vốn là nhân vật nổi bật nhất torng phương pháp đã chiếm được ưu thế trong thời đại của mình, là người đã noi theo phương pháp giải kinh gọi là theo bốn phương diện. Phương pháp này bắt nguồn từ rất sớm trong lịch sử Hội thánh. Từ công trình của Clement và Origent trở về sau, điều khá phổ biến là nhận thấy các nhà giải nghĩa Thánh Kinh sử dụng một phương pháp lý giải Thánh Kinh theo nghĩa bóng đầy tưởng tượng. Đến thời Trung cổ thì phương pháp theo bốn phương diện đã được lập vững. Phương pháp này khảo sát mỗi một văn bản để tìm bốn nghĩa: nghĩa đen, nghĩa luân lý đạo đức, nghĩa bóng và nghĩa sâu nhiệm (anagogical).Nghĩa đen của Kinh điển được định nghĩa là phần ý nghĩa rõ ràng và hiển nhiên. nghĩa luân lý đạo đức là phần chỉ dạy con người về cách ăn ở ứng xử. Nghĩa bóng tiết lộ nội dung của đạo, còn nghĩa sâu nhiệm diễn tả niềm hi vọng tương lai. Thí dụ như những khúc sách đề cập Giê-ru-sa-lem có thể có

bốn ý nghĩa khác nhau. Nghĩe đen ám chỉ kinh đô xứ Giu-đa và ngôi đền thờ trung tâm toàn quốc. Nghĩa luân lý đạo đức của Giê-ru-sa-lem là linh hồn của con người (ngôi “đền thờ trung tâm” của con người). Nghĩa bóng của Giê-ru-sa-lem là Hội thánh trung tâm của cộng đồng Cơ-đốc giáo). Nghĩa sâu nhiệm là thiên đàng (niềm hy vọng cuối cùng về nơi cư trú tương lai cho dân Chúa). Như thế, chỉ một chữ đề cập Giê-ru-sa-lem đã có thể chỉ về bốn sự việc đồng thời với nhau. Nếu Thánh Kinh chép một ai đó đi lên Giê-ru-sa-lem, điều đó có nghĩa là người ấy đến một thành phố có thật trên đất này, hoặc linh hồn người ấy “hướng lên” một nơi toàn thiện toàn mỹ về mặt đạo đức, hay chúng ta phải đến nhà thờ, đến với Hội thánh, hoặc có một ngày rồi chúng ta sẽ được vào thiên đàng.Thật đáng kinh ngạc khi thấy óc thông minh của loài người đã có thể đi rất xa với phương pháp lý giải này. Ngay đến Augustine và Aquinas vốn thích hạn chế thần học trong phạm vi nghĩa đen, vẫn thường suy luận long trọng qua phương pháp theo bốn phương diện. Ta chỉ cần liếc qua cách Ausgustine giải thích ẩn dụ về ngời Sa-ma-ri nhân từ theo nghĩa bóng cũng đủ thấy phơng pháp này đã tung hoành như thế nào. Bằng cách nhìn chăm vào bên dưới bề mặt của phần ý nghĩa rõ rệt của Kinh điển, các nhà giải nghĩa Thánh Kinh đã tìm được đủ điều kỳ lạ. martin Luther đã phản đối cách lạm dụng này cũng như nhiều cách lạm dụng khác nữa.Tuy Luther chối bỏ cách giải các khúc Thánh Kinh theo nhiều nghĩa, ông đã không bởi đó mà bó hẹp việc ứng dụng Kinh điển teo chỉ một chiều duy nhất mà thôi. Tuy một khúc Thánh Kinh chỉ có một ngụ ý, nó có thể có nhiều cách ứng dụng cho nhiều sắc thái rộng lớn của đời sống chúng ta. Tôi biết một vị giáo sư chủng viện từng cho các sinh viên của ông một bài làm vào ngay ngày đầu tiên vào lớp, là đọc một câu trong Tân ước rồi viết ra năm mươi điều sau khi nghiên cứu câu ấy. Các sinh viên đêm ấy làm việc thật muộn, sốt sắng tra cứu đối chiếu những câu chú thích nhằm thoả mãn các đòi hỏi của vị giáo sư của mình. Sáng hôm sau, khi trở vào lớp, vị giáo sư nọ nhìn nhận công khó của họ và cho họ một bài làm là tìm thêm năm mươi điều khác nữa từ cùng một khúc sách ấy cho ngày hôm sau. Lẽ dĩ nhiên, điểm mà ông ta muốn nhấn mạnh là nung đốt tâm trí của các sinh viên về tính cách phong phú và sâu nhiệm của chân lý mà người ta cần phải tìm trong chỉ một khúc Kinh điển mà thôi. Vị giáo sư đã muốn trình diễn một vở kịch ngụ ý rằng tuy Kinh điển vốn thống nhất về ý nghĩa, nhưng cách ứng dụng nó có thể rất phong phú và khác nhau.Cả phương pháp chỉ ra chỗ giống nhau của đạo lẫn nguyên tắc tìm nghĩa đen (sensus literalis) đều là những biện pháp cần thiết để bảo toàn, chống lại lối suy luận không biết kìm chế và lý giải chủ quan. Như đã được định nghĩa, nghĩa đen không nhằm nói lên việc cưỡng ép trắng trợn, cứng nhắc toàn bộ

Kinh điển vào một khuôn mẫu là thể văn thuật sự lịch sử. Thật ra, nó là một biện pháp bảo vệ chống lại việc làm những điều như thế cũng như chống lại việc tái định nghĩa Thánh Kinh bằng việc áp đặt nhiều nghĩa bóng trên những khúc sách vốn không có ngụ ý cho phép người ta hiểu theo nghĩa bóng. Chúng ta có thể xuyên tạc Thánh Kinh theo cả hai chiều hướng ấy. Phương pháp này có thể là bác học hơn phương pháp kia, nhưng không vì thế mà kém phần xuyên tạc.Phương pháp văn phạm - lịch sử Liên hệ chặt chẽ với phương pháp tính cách tương tự của đạo với nghĩa đen của Thánh Kinh là phương pháp lý giải được gọi là phương pháp văn phạm - lịch sử. Như tên gọi nó gợi ý phương pháp này chú trọng chẳng những vào văn thể mà còn vào những cấu trúc văn phạm và bối cảnh lịch sử từ đó Kinh điển đã được viết ra. Những câu văn viết đều đến với chúng ta trong một cấu trúc văn phạm thuộc một loại nào đó. Thi ca có một số quy luật kết cấu, các thư từ kinh doanh cũng thế Khi khảo sát Kinh điển, điều quan trọng là phải biết chỗ khác nhau giữa một bổ túc từ là đối tượng trực tiếp, với thuộc từ duy danh hay một hình dung từ thuộc từ. Chẳng những điều quan trọng là phải biết văn phạm Anh (Việt) văn, mà biết vài đặc điểm của văn phạm Hi-bá-lai văn và Hi-văn cũng gúp ích rất hiều. Thí dụ, nếu công chúng Hoa-kỳ am hiểu thấu đáo văn phạm Hi-văn, các chứng nhân của Đức Giê-hô-va chắc đã phải khó khăn hơn nhiều trong việc bán rao cách lý giải chương một sách Phúc âm Giăng bởi đó các chứng nhân phủ nhận thần tánh của Chúa Cứu Thế.Cấu trúc văn phạm quyết định chẳng hay phải hiểu các từ ngữ là các câu hỏi (nghi văn cách) các lệnh truyền (mệnh lệnh cách) hay là những lời tuyên bố (chỉ định cách). Thí dụ khi Chúa Giê-xu nói: “Các con... sẽ làm chứng cho ta...” (Cong Cv 1:8), thì Ngài đang dự báo một việc sẽ phải làm trong tương lai, hay Ngài đang đưa ra một lệnh truyền căn cứ vào quyền tể trị? Hình thức trong câu Anh văn không được rõ ràng. Tuy nhiên cấu trúc của các từ ngữ trong Hi văn cho thấy hoàn toàn rõ ràng rằng Chúa Giê-xu đã không đưa ra một lời dự báo cho tương lai mà đang ban hành một mệnh lệnh.Nhiều điều hàm hồ khác nữa về ngôn ngữ có thể được làm sáng tỏ và chiếu sáng thêm nhờ có kiến thức thực hành về văn phạm. Thí dụ khi mở đầu bức thư gởi cho người Rô-ma của ông, sứ đồ Phao-lô viết rằng ông vốn là một sứ đồ được kêu gọi để truyền thông “Phúc âm của Thượng Đế”, thì khi dùng từ của, ông ngụ ý nói gì? Từ của này ám chỉ nội dung hay nguồn gốc của Phúc âm ấy? Từ của thật ra hàm ý là “về”, hay nó ám chỉ nguồn gốc sở hữu? Câu trả lời về mặt văn phạm sẽ quyết định chẳng hay Phao-lô bảo rằng ông sắp truyền thông cho họ Phúc âm về Thượng Đế hay ông bảo rằng ông sắp truyền thông cho họ một Phúc âm đến từ Thượng Đế và thuộc về Thượng

Đế. Có khác nhau rất lớn gĩưa hai ý ấy, và chỉ có thể giải quyết bằng cách phân tích văn phạm. Trong trường hợp này, cấu trúc của Hi văn cho thấy là nguồn gốc sở hữu trả lời cho câu hỏi của chúng ta.Phân tích lịch sử gồm việc tìm biết bối cảnh và tình hình trong đó các quyển sách trong Thánh Kinh đã được viết ra. Đây là điều đòi hỏi phải có để thông hiểu những gì Thánh Kinh ngụ ý muốn nói trong văn cảnh lịch sử của nó. Vấn đề tìm tòi tra cứu lịch sử này vừa nguy hiểm mà cũng vừa cần thiết. Các nguy cơ của nó sẽ được kể rõ ở chương 5. Sự cần thiết là phải có việc hiểu đúng, những gì đã được nói ra. Các vấn đề về trước giả, niên đại và địa chỉ mà các quyển sách được gởi đến rất quan trọng để hiểu rõ một quyển sách. Nếu chúng ta biết ai đã viết sách, sách ấy gởi cho ai trong hoàn cảnh như thế nào, và vào giai đoạn nào trong lịch sử, phần thông tin ấy sẽ giúp làm giảm bớt rất nhiều sự khó khăn khi muốn thấu hiểu nó.Thí dụ, đã có rất nhiều điểm khó hiểu và nhiều vấn đề đựơc đặt ra đối với nhiều khúc sách trong thư gởi người Hy-bá. Những điều khó khăn lại chồng chất lên nhau, vì chúng ta không biết chắc ai là trước giả sách ấy, số người “Hy-bá” nào đã được ngỏ lời, và quan trọng hơn hết là hình thức tà giáo cá biệt nào đã đe dọa đời sống của cộng đồng mà bức thư ấy đã được gởi đến cho. Nếu một trong nhiều hơn các câu hỏi trong số trên đây được giải đáp thật chắc chắn, chúng ta sẽ có thể tiến xa trên con đường đào bới để làm sáng tỏ nhiều vấn đề đặc biệt mà quyển sách ấy nêu ra.Phê bình nguồn gốc. Phương pháp mệnh danh là phê bình nguồn gốc vốn hữu ích trên vài phương diện là chiếu thêm ánh sáng cho Kinh điển. Tiếp theo khái niệm cho rằng sách Mác là sách Phúc âm đầu tiên đã được viết ra và Mã-thi và Lưu-ca đều có sách Phúc âm Mác trước mặt khi viết, nhiều vấn đề về mối liên hệ giữa các sách Phúc âm đã có thể đựơc giải đáp. Chúng ta còn thấy thêm là cả Lưu-ca lẫn mã-thi đều có đưa vào một số thông tin không thấy có trong sách Mác. Như thế, dường như Lưu-ca và Mã-thi đều có một nguồn thông tin cung cấp cho hai vị mà Mác không có hay ông đã không chọn sử dụng. Khảo xét kỹ hơn, chúng ta nhận thấy có một số thông tin được tìm thấy trong Mã-thi, lại không thấy có cả trong sách Mác lẫn sách Lưu-ca, còn một sô trong sách Lưu-ca mà thôi. Bằng cách để riêng ra số tài liệu chỉ thấy có trong sách Mã-thi hay trong sách Lưu-ca mà thôi, chúng ta có thể biện biệt vài điều về quyền ưu tiên và các mối bận tâm của họ khi viết sách. Biết được tại sao một trước giả lại viết như đã viết sẽ giúp chúng ta hiểu được ông ta viết gì. Khi đọc các sách của một tác giả đương thời, điều quan trọng là phải đọc lời tựa của tác giả, vì các lý do và các mối bận tâm để viết thường được kể ra ở đây.Bằng cách dùng các phương pháp phê bình nguồn gốc chúng ta có thể để

riêng ra số tài liệu chung của một số trước giả cá biệt. Thí dụ hầu như toàn thể số thông tin chúng ta có trong Tân ước về Giô-sép, chồng bà Ma-ri, đều được tìm thấy trong sách Phúc âm Mã-thi. Tại sao thế? Hay tại sao Mã-thi lại có rất nhiều câu trích dẫn Cựu ước hơn các sách Phúc âm khác? Câu trả lời thật là rõ ràng. Mã-thi đang viết cho số độc giả người Do-thái. Chính người Do-thái có những thắc mắc hợp lý đối với những lời tự xưng minh là Đấng Mê-si-a của Chúa Giê-xu. Cha hợp pháp của Chúa Giê-xu là Giô-sép; và điều tối quan trọng là Mã-thi phải chứng minh việc ấy để xác lập gia phả theo chi phái của Chúa Giê-xu!Cùng một loại phân tích như thế, chúng ta khám phá ra rằng rõ ràng là Lưu-ca viết sách Phúc âm của ông cho một số độc giả rộng lớn hơn Mã-thi, và quan tâm nhiều hơn đến việc truyền thông cho thế giới người ngoại quốc. Chẳng hạn ông nhấn mạnh trên “phổ quát tính” của việc ứng dụng Phúc âm.Trước giả và niên đại. Những vấn đề về trước giả và niên đại cũng quan trọng để thấu hiểu đúng một văn bản. Vì ngôn ngữ có thể thay đổi ý nghĩa từ thế hệ này sang thế hệ khác, và từ những địa điểm khác nhau, điều quan trọng là phải càng chính xác được bao nhiêu càng hay bấy nhiêu trong việc ấn định nơi chốn và niên đại của một quyển sách. Các nỗ lực định niên đại và gán tên trước giả như thế vốn là một yếu tố chủ yếu gây tranh luận trong thần học vì một số các phương pháp đã được sử dụng.Khi các vấn đề định niên đại đựơc thực hiện từ một viễn cảnh triệt để theo quan điểm tự nhiên, các sách tự cho là chứa đựng lời tiên tri đã được xếp vào một niên đại đồng thời hoặc sau thời các biến cố mà chúng đã tiên báo. Ở đây, chúng ta thấy định hcuẩn được thêm vào nghĩa đe (extraliterary) và lịch sử đã bị áp đặt không thích đáng trên các quyển sách.Hai vấn đề về trước giả và niên đại vốn liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu chúng ta biết ai đã viết một quyển sách cá biệt nào đó và biết nhân vật ấy sống khi nào, thì lẽ tất nhiên, chúng ta biết giai đoạn cơ bản khi quyển sách ấy được viết ra. Chính vì thế mà các học giả đã cãi nhau kịch liệt về ai là người viết sách Ê-sai hay IITi-mô-thư. Nếu chính Ê-sai đã viết sách Ê-sai, thì chúng ta đang có một sách tiên tri kỳ diệu, đòi hỏi một quan điểm về linh cảm rất cao. Nếu Ê-sai không viết cả quyển sách mang tên ông, thì một quan điểm thấp hơn về Kinh điển có thể được biện minh.Có một điều hầu như rất buồn cười khi thấy cách các nhà phê bình cao hơn (higher critics) của thời hiện đại đối xử với các thư tín của Phao-lô. Phao-lô khốn khổ hầu như đã bị người ta lần lượt cướp mất từng thư tín một của ông, rồi lại đem trả lại cho ông. Có một trong những phương pháp ít khoa học nhất đã được sử dụng để phê bình trước giả là việc nghiên cứu điều đã được gọi là những hapax legomena ngẫu nhiên. Câu hapax legomena ám chỉ sự

xuất hiện của những từ ngữ cá biệt trong một quyển sách mà người ta chẳng tìm thấy ở đâu trong các văn phẩm khác của một trước giả. Thí dụ, nếu chúng ta tìm thấy 36 từ trong thư Ê-phê-sô mà người ta chẳng tìm thấy ở đâu trong các văn phẩm khác của ông, chúng ta có thể kết luận rằng Phao-lô đã không hay không thể viết thư Ê-phê-sô.Sự dại dột đặt quá nhiều tin tưởng vào phương pháp hapax legomena này đã cảnh tỉnh tôi hồi tôi phải học tiếng Hoà-lan một cách hấp tấp để đi thi bên Hoà-lan. Tôi đã học tiếng Hoà-lan theo “phương pháp quy nạp”. Tôi được giao cho nhiều quyển sách thần học do G.C.Berkouwer viết. Tôi bắt đầu việc học bằng cách đọc quyển sách của ông viết về thân vị Chúa Cứu Thế viết bằng chữ Hoà-lan. Tôi bắt đầu ở trang nhất với từ ngữ đầu tiên và tìm nó trong từ điển. Tôi viết chữ Hoà-lan vào một mặt của một miếng giấy dày, và từ ngữ Anh văn vào mặt kia và bắt đầu nhiệm vụ học ngữ vựng của Berkouwer. Sau khi làm việc này trên tất cả các trang của quyển Thân vị Chúa Cứu thế, tôi đã có trên 6.000 từ trên các thẻ giấy, Quyển sách tiếp theo mà tôi nghiên cứu là quyển Công tác của Chúa Cứu Thế của Berkouwer. Tôi tìm thấy hơn 3.000 từ trong quyển này vốn không thấy có trong quyển trước. Đây là một chứng cứ có ý nghĩa rằng quyển Công tác của Chúa Cứu Thế vốn không phải do Berkouwer viết! Xin lưu ý là Berkouwer đã viết quyển công tác của Chúa Cứu thế chỉ một năm sau khi ông viết quyển Thân vị Chúa Cứu Thế. Ông đã đề cập cùng một luận đề tổng quát (thần học liên quan đến Chúa Cứu thế) và viết cho cùng một số độc giả nói chung là giống nhau, thế nhưng tôi đã tìm được tới mấy ngàn chữ trong quyển sách thứ hai của ông, nếu không thấy có trong quyển thứ nhất.Cũng xin lưu ý số lượng từ ngữ mà Berkouwer viết trong quyển sách thứ nhất của ông vượt xa tổng số chữ do ngòi bút của sứ đồ Phao-lô viết mà còn tồn tại. Các thư tín của Phao-lô vốn vắn tắt hơn nhiều. Chúng đã được viết cho những đám cử toạ (được đọc lại cho nghe) thuộc nhiều hạng người hơn, bao trùm nhiều loại chủ đề và vấn đề hơn, và được viết qua một thời gian dài. Thế nhưng thiên hạ lại hí hửng khi tìm thấy một bụm từ ngữ trong một thơ tín nào đó mà họ không tìm thấy trong một thư tín nào khác. Trừ phi khi Phao-lô chỉ có được số dụng ngữ của một cậu bé mới lên sáu tuổi và chẳng có văn tài chi cả, chúng ta mới có thể không chú ý nhiều đến một lối suy diễn bừa bãi như thế. Để ôn lại, công tác lý giải đứng đắn đòi hỏi phân tích cẩn thận văn phạm và bối cảnh lịch sử của một văn phạm. Đây là một công việc phải làm. Các nhà phê bình cao hơn đã làm nhiều điều để thêm kiến thức cho chúng ta về ngữ học, văn phạm và bối cảnh lịch sử của Thánh Kinh. Lắm khi nhiều quyết đoán theo quan điểm tự nhiên mà họ sử dụng lại phủ lên quá nhiều bóng tối trên công trình của họ. Nhưng việc phân tích là cần thiết. Và chỉ nhờ loại phân tích này, chúng ta mới có đủ các phương tiện

kiểm tra cần thiết để kìm hãm số học giả tự để cho mình bị trôi lạc đi xa.Các nhầm lẫn về văn phạm. Trước khi chuyển sang các nguyên tắc thực tiễn căn bản cho công tác lý giải tôi xin kể thêm một vấn đề nữa liên hệ đến văn phạm. Nghiên cứu thật kỹ, cấu trúc văn phạm đã được sử dụng trong Tân ước, đã khiến người ta phải nhiều lần chau mày đối với vấn đề sự linh cảm (linh cảm, thần cảm) của Thánh kinh. Khi đọc sách Khải thị, chúng ta nhận thấy một bút pháp có cấu trúc văn phạm tắc trách và sống sượng. Chúng ta thấy rõ ràng là có nhiều “lỗi” về văn phạm. Điều này đã xui giục một số người công kích khái niệm về linh cảm cũng như về tính cách không thể sai lầm của Kinh điển. Nhưng cả hai nguyên tắc về linh cảm lẫn về tính cách không thể sai lầm đều cho phép có lầm lỗi về văn phạm theo cách các nguyên tắc ấy đã được hình thành. Thánh Kinh vốn không phải đã được viết ra bằng “Hi văn của Đức Thánh linh”. Sự linh cảm không hề được chính thống giáo Kháng cách cho là có nghĩa rằng Thánh Linh đã “đọc” từng chữ từng tiếng kể cả bút pháp nữa, cho các trước giả là loài người. Các trước giả cũng không bị xem như những con người máy hoàn toàn thụ động đối với sự vận hành của Đức Thánh Linh. Việc Thánh Kinh không thể sai lầm cũng không hề có nghĩa là mọi nhầm lẫn đều bị loại trừ. Khái niệm không thể sai lầm vốn được dùng để chỉ “tính cách trung thực tối hậu” của Kinh điển. Khi Luther hỏi rằng Kinh điển không hề sai lầm, là ông ngụ ý bảo rằng nó chẳng bao giờ sai lầm liên quan với chân lý của những gì nó công bố. Chúng ta có thể thấy điều này trong hệ thống pháp luật của chính đất nước mình liên quan tới tội bội thệ. Nếu một người vô tội ra trước toà, bị chất vấn về tội của mình, và người ấy đáp: “Tôi chẳng hề giết ai bao giờ cả”, người ấy không thể bị buộc tội khai gian vì đã nói sai văn phạm khi nêu ra trường hợp của mình.Ba nguyên tắc sơ khởi của công tác giải kinh giúp bản thân chúng ta trở nên phong phú hơn. Tính cách tương tự của đạo giữ chúng ta luôn luôn nhìn vào toàn bộ Thánh Kinh, kẻo e chúng ta bị ảnh hưởng của việc thêm thắt vào một phần nào đó của Kinh điển mà loại trừ những phần khác. Nghĩa đen giúp chúng ta tự chế để khỏi thả lỏng óc tưởng tưởng của mình đi lạc vào lối lý giải tùy hứng, và mời gọi chúng ta phải khảo xét cẩn thận. Các thể văn của Kinh đỉển. Phương pháp văn phạm lịch sử giúp chúng ta tập trung chú ý vào nghĩa gốc của văn bản, e chúng ta đọc Kinh điển bằng chính các ý niệm của mình rút ra từ tình hình hiện tại. Giờ đây, chúng ta sẽ chuyển sang khảo sát phải ứng dụng các nguyên tắc ấy vào thực hành như thế nào.

CÁC QUY LUẬT THỰC TIỄN ĐỂ GIẢI KINH

Trong chương này, chúng tôi sẽ cố gắng nêu ra các quy luật thực tiễn căn bản và cần thiết nhất cho việc giải kinh. Các quy luật này đều đặt trên cơ sở là các nguyên tắc đã được trình bày trong chương trước.Quy luật 1: Thánh Kinh phải được đọc y như bất kỳ một quyển sách nào khác. Quy luật này được nêu ra đầu tiên vì nó rất quan trọng. Đây cũng là một quy luật rất dễ bị hiểu lầm. Khi tôi nói chúng ta phải đọc quyển Thánh Kinh y như bất cứ một quyển sách nào khác, tôi không có ý bảo rằng Thánh Kinh cũng giống hệt các quyển sách khác về mọi phương diện. Tôi tin rằng Thánh Kinh là quyển sách được linh cảm và vô ngộ duy nhất, và tự nó thì điều này đã được xếp vào một loại rồi. Nhưng về vấn đề lý giải Thánh Kinh không hề đpựơc một thứ phù phép, ma thuật đặc biệt nào làm thay đổi các chuẩn mực căn bản về lý giải văn chương. Quy luật này chỉ đơn giản ứng dụng nguyên tắc lý giải theo nghĩa đen mà thôi. Trong Thánh Kinh, một động từ là một động từ, một danh từ là một danh từ, cũng y như trong bất luận một quyển sách nào khác.Nhưng nếu lý giải Thánh Kinh y như bất cứ một quyển sách nào khác, thì cầu nguyện để làm gì? Chúng ta có nên tìm cầu sự trợ giúp của Đức Thánh Linh là Thượng Đế để lý giải Quyển sách ấy hay không? Sự soi sáng mà Thượng Đế đã hứa cho quyển sách này, có gì khác với những quyển sách khác, hay không?Khi chúng ta đặt vấn đề về sự cầu nguyện và sự soi sáng của Thượng Đế, là chúng ta đi vào những khu vực trong đó tất nhiên là Thánh Kinh có khác với những quyển sách khác. Vì lợi ích thuộc linh do việc ứng dụng lời trong Kinh điển cho đời sống chúng ta, cầu nguyện có ích lợi rất lớn. Để soi sáng ý nghĩa thuộc linh cho một văn bản, Đức Thánh Linh vốn rất quan trọng. Nhưng muốn biện biệt chỗ khác nhau giữa thể văn thuật sự lịch sử với thể văn ví von ám tỉ, thì cầu nguyện chẳng giúp ích gì được nhiều lắm, trừ ra nó bao gồm việc khẩn thiết nài xin Thượng Đế ban cho chúng ta tâm trí sáng suốt và tấm lòng trong sạch để thắng hơn các thiên kiến của mình. Tấm lòng được thánh hoá là tối quan trọng để tâm trí chúng ta được tự do lắng nghe những gì Lời Chúa phán. Chúng ta cũng phải cầu nguyện xin Thượng Đế giúp chúng ta thắng hơn khuynh hướng lười nhác và biến chúng ta thành những sinh viên (người học hỏi nghiên cứu) Thánh Kinh thật chăm chỉ, cần mẫn. Nhưng thường thường thì những tia chớp giải kinh căn bản. Tệ hại hơn nữa là phương pháp thuộc linh được gọi là “cầu may”.“Bói cầu may” ám chỉ phương pháp nghiên cứu Thánh Kinh trong đó một người cầu nguyện xin Thượng Đế hướng dẫn mình, rồi dựng đứng quyển Thánh Kinh và buông tay ra, để cho mở đúng chỗ nào thì mở. Rồi người ấy

nhắm mắt lại, lấy ngón tay chỉ vào một trang và cho rằng Thượng Đế đã nhậm lời để chỉ vào một câu nào đó trong trang sách. Tôi nhớ có một thiếu nữ Cơ-đốc nhân đến với tôi trong tâm trạng xuất thần vào năm cuối học cao đẳng của cô. Cô ta đang trải qua “nỗi lo sợ của cô sinh viên sắp tốt nghiệp” vì đã gần ra trường rồi mà chưa thấy có viễn ảnh nào để có thể kết hôn cả. Cô ta đã khẩn thiết cầu xin một người chồng và cuối cùng cậy đến biện pháp “bói may rủi” để có câu trả lời của Thượng Đế. Với phương pháp ấy, ngón tay cô ta đã chỉ vào XaDr 9:9:“Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy trổi tiếng reo vui! Này, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái”.Với lời phán trực tiếp này từ Thượng Đế, cô gái nọ chắc chắn là mình đang được hướng dẫn để tiến đến trước bàn thờ cử hành lễ hôn phối, và hoàng tử của cô đang ở trên đường đến với cô. Có lẽ chàng ta chẳng cần phải cỡi trên lưng một con ngựa bạch cao lớn, nhưng cỡi trên một lừa cái cũng là đủ lắm rồi.Đây không phải là một phương pháp đứng đắn để sử dụng quyển Thánh Kinh. Tôi không nghĩ rằng hoặc nhà tiên tri Xa-cha-ri hoặc Đức Thánh Linh lại nghĩ đến điều ấy khi mấy lời trên đây, được viết ra. Tuy nhiên, tôi rất bối rối để phải nói rằng khoảng một tuần lễ sau đó, cô gái của chúng ta đã đính hôn, với một người mà họ đã cưới nhau chỉ trong vòng vài tháng! Tôi nghĩ rằng niềm tin khiến cô ta đính hôn vốn nảy sinh từ một phương pháp sai trái, hơn là do quyền năng thần hựu của Thượng Đế xác nhận một lời hứa của Ngài.Quy luật 2: Đọc Kinh Thánh một cách hiện sinh. Tôi đề cập quy luật này với tâm linh sợ hãi và run rẩy. Quy luật này có thể bị xuyên tạc trắng trợn và trở thành nỗi bối rối hơn là một sự giúp đỡ. Trước khi định nghĩa tôi ngụ ý muốn nói gì bằng câu ấy, tôi xin định nghĩa thật rõ ràng điều mà tôi không ngụ ý muốn nói.Tôi không có ý nói rằng chúng ta phải sử dụng phương pháp “hiện sinh” hiện đại (the modern “existential” method) để lý giải Kinh điển, trong đó các từ ngữ của Thánh Kinh bị lấy ra khỏi bối cảnh lịch sử của chúng để gán cho một ý nghĩa chủ quan. Rudolf Bultmann chẳng hạn, từng bênh vực cho một loại giải kinh hiện sinh, bởi đó, ông đi tìm điều mà ông gọi là sự mặc khải “bộc phát” (punctilian). Ở đây, sự mặc khải không xảy ra trên bình diện lịch sử mà đúng vào lúc tôi tự quyết định. Thượng Đế phán dạy tôi ngay tại đây và ngay bây giờ. Trong phương pháp này, điều thật sự xảy ra trong lịch sử không có tính cách quan trọng hàng đầu. Điều quan trọng là “nền thần học vô thời gian”. Chúng ta thường nghe các học giả của trường phái này bảo với chúng ta rằng điều thật sự quan trọng không phải là Chúa Giê-xu đã có

thật sự sống trong lịch sử hay không. Điều quan trọng là bức thông điệp của Ngài gởi đến cho chúng ta hôm nay. Chúa Giê-xu có thể không “có nghĩa” là một nhân vật lịch sử nhưng là một biểu tượng của “sự giải phóng”.Vấn đề của phương pháp này, là nó thật sự chẳng quan tâm gì đến việc chẳng hay Chúa Giê-xu có thật sống, chết và sống lại trong lịch sử hay không. Phao-lô từng lý luận trong ICổ-linh, nếu Chúa Cứu Thế chẳng sống lại, thì “đức tin chúng ta ra vô ích”. Nếu không có một sự phục sinh thật sự xảy ra trong lịch sử, chúng ta đều bị bỏ mặc với một cứu tinh chết, và một phúc âm bất lực vô quyền. Tin Lành sẽ kết thúc bằng cái chết, chứ không phải là bằng sự sống. Như thế, theo quy luật này, tôi không hề áp dụng cái phương pháp giải kinh tương đối, chủ quan, và chống lịch sử hiện đại của những người theo hiện sinh theo một cách khác.Điều tôi muốn nói là khi đọc Thánh kinh, chúng ta phải dấn thân một cách đam mê và riêng tây vào những gì mình đọc. Tôi bênh vực cho điều này không những chỉ nhằm mục đích ứng dụng vào bản ấy cho riêng mình, mà còn để thông hiểu nữa. Điều tôi kêu gọi, là một thứ thiện cảm bởi đó chúng ta cố gắng “nhập vai” các nhân vật mình đang được đọc.Phần lớn lịch sử của Kinh Thánh đều đến với chúng ta thật ít lời và vắn tắt. Xin hãy suy xét đoạn thuật sự sau đây:“Hai con trai A-rôn, Na-đáp và A-bi-hu, mỗi người đều cầm lư hương mình, để lửa vào, bỏ hương lên và dâng một thứ lửa lạ trước mặt Đức Giê-hô-va; ấy là điều Ngài không phán dặn họ. Một ngọn lửa từ trước mặt Đức Giê-hô-va loè ra, nuốt tiêu họ và họ chết trước mặt Đức Giê-hô-va. Môi-se bèn nói cùng A-rôn rằng: Ấy là điều Đức Giê-hô-va đã tỏ ra khi Ngài phán rằng: Ta sẽ nhờ những kẻ lại gần ta mà được tôn thánh và được vinh hiển trước mặt cả dân sự. A-rôn nín lặng.” LeLv 10:1-3Có gì xảy ra ở đây? Chỉ trong ba câu ngắn ngủi, cả một tấn bi kịch về tội lỗi và sự trừng phạt các con trai A-rôn tiếp sau đó đã được ghi lại thật vắn tắt. Đã có rất ít điều được nói về phản ứng của A-rôn. Tất cả những gì chúng ta đọc trước, là Môi-se lý giải các lý do khiến Thượng Đế phán xét và do đó mà A-rôn phải im lặng. A-rôn đã nghĩ gì khi thấy các con trai mình bị tiêu diệt như thế? Có lẽ chúng ta có thể âm thầm đọc được đôi điều giữa các hàng chữ chăng? Nếu ông ta là tôi, chắc ông ta nghĩ: “Đã có gì xảy ra thế, lạy Thượng Đế: Tôi đã luôn luôn phục vụ Ngài, hy sinh xuốt đời cho Ngài, thế mà chỉ vì một trò đùa trẻ con, Ngài lại tận diệt các con trai của tôi đi. Làm như thế thật chẳng công bằng tí nào”. Đó có thể là phản ứng của tôi. Nhưng nếu tôi phản ứng như thế và Thượng Đế thánh khiết của dân Y-sơ-ra-ên nghiêm khắc nhắc nhở tôi về sự thánh khiết của bàn thờ và tính cách nghiêm trọng của nhiệm vụ tế lễ bằng cách phán rằng: “Với tất cả mọi người đến với ta, ta đều sẽ xem là thánh khiết, và ta phải được tôn trọng trước toàn

thể dân ta”. Thế là tôi cũng phải vội vàng ngậm miệng lại ngay.Bằng cách tự đặt mình vào hoàn cảnh sinh sống của các nhân vật trong Kinh điển, chúng ta có thể hiểu rõ hơn điều mình đang đọc. Đây là cách thực hành thiện cả, có những cảm xúc của chính các nhân vật mà chúng ta đang nghiên cứu. Cách âm thầm đọc giữa các hàng chữ này không thể được xem là một phần của chính văn bản Kinh điển, nhưng sẽ giúp chúng ta thấy hiểu hương vị của điều đang xảy ra.Trong quyển Sợ hãi và Run rẩy, Soren Kierkegaard suy luận về đoạn thuật sự khi Áp-ra-ham dâng Y-sác làm sinh tế. Ông tự vấn: “Tại sao Áp-ra-ham lại dậy dớm trong buổi sáng ông dâng con trai mình làm sinh tế?” Ông suy xét văn bản để tìm nhiều câu trả lời có thể có cho câu hỏi ấy. Sau khi ông trả lời xong, độc giả có cảm tưởng dường như chính ông đã có mặt trên núi Mô-ri-a và cùng với Áp-ra-ham quay trở về. Ở đây, tấn kịch của đoạn thuật sự đã được lãnh hội thấu đáo. Một lần nữa, cách suy luận như thế chẳng thêm được chút uy quyền nào để lý giải những gì văn bản đã thật sự muốn nói, nhưng nó cho chúng ta một đầu mối để thấu hiểu câu chuyện. Chính vì thế mà “đọc ngầm giữa các hàng chữ”, là một việc làm hợp lý trong công tác truyền giảng.Cách kịch hoá Áp-ra-ham của Kierkegaard được kích thích bởi câu hỏi: Tại sao Áp-ra-ham lại làm những việc như ông đã làm? Khi đọc Kinh điển, lắm khi chúng ta bối rối, thậm chí bất mãn nữa về những gì mình đọc thấy, nhất là khi chúng ta đọc một số thí dụ về sự trừng phạt nghiêm khắc của Thượng Đế. Thỉnh thoảng dường như Thượng Đế hay thăm phạt dân Ngài một cách tàn bạo và bất thường. Nhiều vấn đề như thế có thể được làm sáng tỏ, nếu chúng ta chịu dừng ngay lại và bình tĩnh đặt câu hỏi: “Tại sao Thượng Đế lại làm như thế?” hay “Tại sao Kinh điển lại viết như vậy?” Khi chúng ta làm như thế, là chúng ta đã tự giúp mình đối phó với cái thành kiến mà theo bản tính tự nhiên, chúng ta vốn có để chống lại Thượng Đế.Khi nào tôi buồn phiến một ai đó, thì thường là khó để tôi chịu lắng nghe những gì người ấy nói, hay hiểu rõ những gì người ấy làm. Khi nào tôi tức giận, tôi có khuynh hướng lý giải về người bị tôi giận đó dưới làn ánh sáng tồi tệ nhất. Hãy chú ý xem chúng ta rất thường làm như thế đối với Kinh điển như thế nào. Mỗi lần tôi thuyết trình về sự tuyển chọn của Thượng Đế, hầu như luôn luôn có người hỏi tôi rằng: “Có phải ông muốn bảo rằng Thượng Đế vẫn đối xử với chúng ta một cách độc tài độc đoán như với những con búp bê hay không?”. Tôi rất phật ý khi có người nhảy vội đến câu kết luận rằng tôi đã có một khái niệm như thế về Thượng Đế. Tôi đã không hề nói như thế, mà lời lẽ tôi nói ra cũng chẳng bao giờ hàm ý như thế, thế nhưng mọi khái niệm quyền tể trị của Thượng Đế, bất cứ thuộc loại nào, dường như cũng bị xem thường đến độ thiên hạ đặt chúng dưới làn ánh sáng

tồi tệ nhất có thể có được.Chúng ta đang phải trực diện với cái khuynh hướng thông thường của con người, và tất cả chúng ta đều phạm vào lỗi lầm đó: chúng ta có khuynh hướng xem các hành động và lời nói của những người mà mình không ưa dưới một làn ánh sáng tồi tệ nhất, còn xem các khuyết nhược điểm của chính mình thì dưới làn ánh sáng rạng rỡ nhất. Khi có người nào phạm tội đối với tôi, tôi phản ứng dường như người ấy hoàn toàn là kẻ quỉ quyệt; nhưng khi tôi phạm tội với anh ta, thì “sở dĩ tôi làm thế, chỉ vì phê phán sai mà thôi”. Nếu chúng ta tự bản tính vốn là thù địch với Thượng Đế, thì cần phải cẩn thận giữ mình đối với cái khuynh hướng ấy khi tiếp cận với Lời Ngài.Căn cứ vào những cuộc tranh luận thông thường liên hệ đến vai trò của phụ nữ trong Hội thánh, sứ đồ Phao-lô đã thật sự bị đả kích. Tôi từng đọc những quyển sách mô tả Phao-lô là một người đàn ông cực đoan, thù ghét, đố kỵ phụ nữ. Có mộtsố người oán ghét Phao-lô trong vấn đề này đe7n nỗi nọc độc đã rỉ ra từ những ngòi bút của họ, và họ chẳng chịu lắng nghe một lời nào của ông cả. Bằng cách sử dụng phương pháp hiện sinh là có thiện cảm này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn con người của Phao-lô, nhưng điều còn quan trọng hơn nữa, là được nghe những gì ông thật sự nói.Adela Rogers St.John viết về một nhân vật tưởng tượng muốn đọc các thư tín trong Tân ước lần đầu tiên. Để có được một phản ứng “trinh nguyên” đối với chúng, ông ta bảo cô thư ký của mình ngồi lại, đánh máy từng thư tín một, đề tên người nhận thư là ông ta, rồi gởi đến nhà ông ta qua đường bưu điện. Như thế, ông ta sẽ đọc từng thư tín một, dường như nó đã được viết riêng cho ông ta vậy. Đó là phương pháp đọc với thiện cảm.Quy luật 3: Những đoạn thuật sự lịch sử phải được lý giải bằng hình thức dạy dỗ. Chúng ta đã khảo xét các đặc điểm căn bản của các hình thức thuật sự lịch sử. Trước khi có thể hiểu được quy luật này, chúng ta cần phải định nghĩa hình thức dạy dỗ là gì. Từ ngữ dạy dỗ (didectic) ra từ từ ngữ Hi-văn có nghĩa là dạy dỗ hay chỉ giáo, huấn luyện. Văn học giáo huấn là loại văn học dạy dỗ hay giải thích. Phần lớn những gì Phao-lô viết đều có đặc tính dạy dỗ. Mối liên hệ giữa các sách Phúc âm và thư tín thường được định nghĩa bằng những từ ngữ đơn giản, bảo rằng các sách Phúc âm ghi lại những gì Chúa Giê-xu đã làm, còn các thư tín thì giải nghĩa những gì Ngài đã làm. Cách mô tả như thế có phần nào đơn giản hoá quá đáng, ở chỗ các sách Phúc âm thường dạy dỗ và giải thích trong khi trần thuật. Nhưng quả thật là điểm nhấn mạnh trong các sách Phúc âm là ghi chép lại các biến cố, trong khi các thư tín thì chú trọng nhiều hơn vào việc giải nghĩa các biến cố ấy bằng giáo lý, rồi khuyến giục và cách ứng dụng.Vì các thư tín phần lớn có tính cách lý giải và có sau các sách Phúc âm theo

thứ tự tổ chức, các nhà Cải chánh chủ trương rằng các thư tín phải lý giải các sách Phúc âm, chứ không phải là các sách Phúc âm lý giải các thư tín. Quy luật này không phải là tuyệt đối nhưng là một quy luật chủ yếu hữu ích. Cái trật tự lý giải này gây bối rối cho nhiều người vì các sách Phúc âm chẳng những chỉ ghi lại các hành động của Chúa Giê-xu mà cũng ghi cả những lời dạy dỗ của Ngài nữa. Phải chăng nói như thế thì có nghĩa rằng những lời phán và dạy của Chúa Giê-xu bị xem là kém uy quyền hơn lời nói và dạy của các sứ đồ? Đó chắc chắn không phải là ý định của nguyên tắc này. Các nhà Cải chánh đã không hề dành cho cả các thư tín lẫn các sách Phúc âm để các sách này có nhiều uy quyền hơn các sách kia. Đáng hơn thì các sách Phúc âm và Thư tín có uy quyền ngang nhau, tuy có chỗ khác nhau về thứ tự lý giải.Vì niềm tin vào uy quyền của Thánh Kinh trong thời đại của chúng ta đã bị bào mòn, người ta đã cho rằng uy quyền của Chúa Giê-xu vượt trội trên các thư tín, nhất là các thư tín của Phao-lô. Thiên hạ dường như chẳng hề nhận thức được rằng không phải là họ đang đặt Chúa Giê-xu để chống lại với Phao-lô, cho bằng là họ đã đặt một vị sứ đồ như Mã-thi hay Giăng để hai vị này chống đối lẫn nhau. Chúng ta phải nhớ rằng Chúa Giê-xu đã không hề viết quyển sách nào trong Tân ước cả, và để được biết về những gì Ngài đã nói và làm mới đây chưa bao lâu, tôi gặp lại người bạn rất thân thời còn học cao đẳng. Chúng tôi đã chẳng gặp nhau gần hai mươi năm rồi, và chúng tôi tán gẫu với nhau để cập nhật hoá lẫn về nhau. Trong câu chuyện, anh bạn đã kể lại với tôi thế nào tâm trí anh ta đã thay đổi về rất nhiều vấn đề. Anh ta đặc biệt đề cập thế nào các quan điểm của anh ta về bản tính và uy quyền của Kinh điển đã đổi thay. Anh ta bảo mình không còn tin rằng Thánh kinh được linh cảm nữa, và nghi ngờ một vài lời truyền dạy trong đó, nhất là một số lời truyền dạy của Phao-lô.Tôi hỏi anh ta, thế có gì anh ta vẫn còn tin mà không bị thay đổi.Anh ta đáp: “Tôi vẫn còn tin Chúa Giê-xu là Chúa và là Cứu Chúa mình”.“Thế Chúa Giê-xu thực thi quyền làm Chúa của Ngài trên anh như thế nào?” Tôi ôn tồn hỏi. Thoạt đầu, anh ta chưa hiểu rõ điều tôi muốn nói, nên tôi phải sửa lại câu hỏi một chút. Tôi hỏi anh ta Chúa Giê-xu làm thế nào để truyền đạt phần thông tin thuộc về nội dung của luật lệ Ngài. Tôi nói: “Chúa Giê-xu phán: 'Nếu ai yêu mến ta thì vâng giữ các điều răn ta'. Tôi thấy anh vẫn còn yêu mến Ngài và muốn vâng lời Ngài, nhưng anh tìm đâu cho ra các điều răn, mệnh lệnh của Ngài? Nếu Phao-lô không truyền thông chính xác ý chỉ của Chúa Cứu Thế, và các sứ đồ khác đều cũng sai lầm như ông, thì anh làm thế nào để phát giác được ý chỉ của Chúa mình?”Anh ta phân vân một chặp, rồi đáp: “Trong các quyết nghị các Hội thánh khi họp giáo hội nghị”.

Tôi chẳng bận tâm để hỏi Hội thánh nào và giáo hội nghị nào, vì có quá nhiều bất đồng ý kiến. Tôi chỉ vạch rõ rằng có lẽ đã đến lúc chúng ta phải đến một lần nữa với Quốc hội họp tại Worms. Nhiều tín đồ Kháng cách đã quên họ phản đối những gì và đã khoán tắng việc đưa ra các biểu quyết của Hội thánh ngày nay cho uy quyền của các sứ đồ. Khi việc ấy xảy ra, chúng ta có một Cơ-đốc giáo bị lật ngược. Nếu chúng ta có thể tin được các trước giả viết các sách Phúc âm, có lẽ chúng ta cũng có thể tin sự chính xác của các vị khi các vị ấy ghi lại rằng Chúa Giê-xu đã gọi các nhà tiên tri và các sứ đồ là nền móng của Hội thánh. Trong tâm trí anh bạn của tôi, thì phần nền móng ấy đã bị phá huỷ rồi và thay vào đó, đã có một nền móng khác: ý kiến riêng của các lãnh tụ Hội thánh hiện đại. Nếu Phao-lô, Phê-rơ và nhiều trước giả viết Tân ước khác đã nhận được uy quyền làm sứ đồ từ chính Chúa Giê-xu, làm thế nào chúng ta dám phê bình lời truyền dạy của các vị mà vẫn tự xưng mình là người noi theo Chúa Cứu Thế? Đây cũng chính là vấn đề mà Chúa Giê-xu đã đưa ra với mấy thầy Biệt phái. Họ tự xưng là tôn vinh Thượng Đế, trong khi lại chối bỏ Đấng mà Thượng Đế đã sai đến để làm chứng cho Ngài. Họ tự xưng là con cháu Áp-ra-ham, nhưng lại khước từ Đấng từng khiến cho Áp-ra-ham vui mừng. Họ nại uy quyền của Môi-se, nhưng lại chối bỏ Đấng mà Môi-se đã viết về Ngài.Iranaeus cũng nêu lên cùng một luận điểm ấy để chống lại những người theo Trí huệ phái trong Hội thánh nguyên thuỷ, đã công kích uy quyền của các sứ đồ. ông nói, nếu các ông không vâng lời các sứ đồ, các ông cũng không thể vâng lời Thượng Đế, vì nếu các ông chối bỏ các sứ đồ, thì các ông cũng chối bỏ luôn Đấng đã sai phái các vị ấy (tức là Chúa Giê-xu); và nếu các ông chối bỏ Đấng đã sai phái các sứ đồ, thì các ông cũng đã chối cả Đấng đã sai Ngài đến nữa (tức là Đức Chúa Cha). Như thế, Iranaeus chỉ dùng luận cứ của Chúa Giê-xu chống lại bọn Biệt phái ở một bước xa hơn để chống lại những người theo trí huệ phái mà thôi.Có một trong số nhiều lý do khiến cho quy luật này trở thành quan trọng, ấy là lời cảnh cáo chống lại việc suy diễn quá nhiều từ những phần ký thuật như thiên hạ vẫn làm. Thí dụ chúng ta có thể thật sự viết ra một quyển sổ tay về cách ăn ở ứng xử bị đòi hỏi đối với một Cơ-đốc nhân hoàn toàn căn cứ vào việc phân tích những gì Chúa Giê-xu đã làm, hay không? Điều rất thường xảy ra, là khi một Cơ-đốc nhân gặp một hoàn cảnh khó xử, thì người ấy được bảo là hãy tự vấn “Gặp trường hợp này, thì Chúa Giê-xu sẽ làm sao?” Đây không phải luôn là câu hỏi khôn ngoan nên đặt ra. Một câu hỏi khôn ngoan hơn sẽ là: “Chúa Giê-xu muốn tôi phải làm gì trong hoàn cảnh này?”Tại sao chỉ đơn giản đặt đời sống chúng ta rập theo khuôn mẫu của Chúa Giê-xu, để làm theo chính điều Chúa Giê-xu đã làm, là rất nguy hiểm? Nếu chúng ta cố gắng sống rập khuôn đúng theo gương Chúa Giê-xu, chúng ta sẽ

có thể gặp rắc rối trong nhiều việc. Trước hết, nhiệm vụ của chúng ta với tư cách các con cái hay vâng lời Thượng Đế, vốn không giống hệt sứ mạng của Chúa Giê-xu. Tôi đã không được sai đến thế gian để cứu rỗi loài người ra khỏi tội lỗi. Tôi chẳng bao giờ nói bằng uy quyền tuyệt đối về bất cứ điều gì như Chúa Giê-xu đã nói. Tôi không thể vào nhà thờ, mang theo mình một ngọn roi để đánh đuổi hàng giáo phẩm thối nát ra khỏi đó. Tôi không phải là Chúa của Hội thánh.Thứ hai, và có lẽ là không rõ ràng được như thế, Chúa Giê-xu đã sống trong một giai đoạn của lịch sử cứu chuộc khác hẳn giai đoạn của tôi. Ngài vốn bị đòi hỏi phải làm trọn mọi luật pháp của Giáo ước Cũ, kể cả các luật lệ về kiêng ăn và nghi lễ. Chúa Giê-xu đã phải hoàn toàn vâng lời Đức Chúa Cha khi Ngài chịu phép cắt bì như một nghi lễ tôn giáo. Nếu tôi chịu (phép) cắt bì không phải vì các lý do sức khoẻ hoặc vệ sinh nhưng như một nghi lễ tôn giáo theo hình thức, thì bởi nghi lễ ấy, tôi đã chối bỏ công lao đã hoàn tất của Chúa Cứu Thế, và tự đặt mình trở lại dưới sự nguyền rủa của luật pháp Cựu ước. Nói khác đi, chúng ta có thể phạm vào tội nặng nếu cố bắt chước cho thật đúng hệt như Chúa Giê-xu. Đây chính là chỗ để các thư tín trở thành tối quan trọng. Các thư tín có kêu gọi chúng ta hãy bắt chước Chúa Cứu Thế về nhiều điểm. Nhưng chúng cũng giúp chúng ta phân biệt đâu là những điểm bắt chước sai.Một vấn đề thứ ba trong việc phấn đấu để bắt chước đời sống của Chúa Giê-xu, là việc tế nhị chuyển từ cái được phép và cái bị bắt buộc. Thí dụ, tôi biết nhiều người lý luận rằng nhiệm vụ của Cơ-đốc nhân là phải thực hiện những cuộc thăm viếng để tỏ lòng nhân ái trong ngày Sa-bát. Luận cứ mà họ dựa vào, ấy là Chúa Giê-xu đã làm như thế trong ngày Sa-bát, do đó, chúng ta cũng phải làm theo.Nhưng điều tế nhị là ở điểm này: sở dĩ Chúa Giê-xu đã làm những việc như thế trong ngày Sa-bát là nhằm cho mọi người thấy rằng các hoạt động như thế không hề vi phạm luật về ngày Sa-bát, và là những việc tốt. Nhưng đã không có chỗ nào Chúa Giê-xu truyền lệnh cho chúng ta phải làm những việc ấy trong ngày Sa-bát cả Thí dụ của Ngài cho thấy có thể làm những việc ấy, nhưng không nhất thiết là phải làm trong ngày đó. Ngài có truyền lệnh cho chúng ta phải thăm viếng kẻ đau yếu, nhưng không có chỗ nào ấn định việc thăm viếng ấy phải xảy ra lúc nào. Chúa Giê-xu đã không lập gia đình chứng minh rằng nếp sống độc thân là tốt, nhưng sự sống độc thân của Ngài không hề đòi hỏi phải cự tuyệt hôn nhân, như các thư tín đã làm sáng tỏ.Còn một vấn đề nghiêm trọng khác nữa do việc suy diễn quá nhiều từ các phần thuật sự Thánh Kinh chẳng những ghi lại các đức hạnh của các thánh đồ, mà cả đến các tật xấu của họ nữa. Những bức chân dung của các thánh

đồ được vẽ lên với mụt cóc và đủ thứ cả. Chúng ta phải cẩn thận chớ có phấn đấu để bắt chước “cái xấu”. Điều chắc chắn là khi đọc về các hoạt động của Đa-vít hoặc Phao-lô, chúng ta được học hỏi nhiều điều, vì đó là hoạt động của những người đã đạt đến cấp bậc cao của sự thánh hoá. Nhưng ngoại tình của Đa-vít hay thói bất lương của Gia-cốp hay không? Xin Thượng Đế giúp chúng ta tránh được những điều đó!Ngoài các điểm về cá tính và đạo đức bị đẩy đến cực độ trong các phần thuật sự, còn có vấn đề “trích ngang” một giáo lý. Thí dụ trong đoạn ký thuật Áp-ra-ham dâng Y-sác lên bàn thờ tại núi Mô-ri-a, ông bị ngăn lại vào giây phút cuối cùng do lời của một vị thiên sứ được Thượng Đế sai đến bảo rằng: “Hỡi Áp-ra-ham Áp-ra-ham! Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi” (SaSt 22:11, 12). Xin lưu ý mấy chữ “bây giờ ta biết”. Thượng Đế há không biết trước việc Áp-ra-ham sắp làm hay sao? Phải chăng Ngài ngự trên thiên đàng với tâm trạng âu lo, chờ đợi hậu quả của việc Ngài thử thách Áp-ra-ham? Phải chăng Ngài cứ sốt ruột đi tới đi lui trong phòng tham mưu trên trời, yêu cầu được các thiên sứ báo các tin tức về diễn biến của tấn kịch? Lẽ tất nhiên là không. Những phần dạy dỗ của Kinh điển đã loại trừ trước những suy diễn như thế. Thế nhưng, nếu chúng ta thiết lập giáo lý của mình về Thượng Đế hoàn toàn căn cứ vào những đoạn thuật sự như đoạn này, chúng ta sẽ phải kết luận rằng Thượng Đế của chúng ta “vẫn học mãi mà chẳng bao giờ biết được chân lý”.Xây dựng một giáo lý chỉ căn cứ vaò những đoạn thuật sự mà thôi, là một việc làm nguy hiểm. Tôi rất buồn mà phải nói rằng dường như đang có khuynh hướng mạnh mẽ trong ngành thần học Tin Lành bình dân muốn làm công việc này trong thời đại của chúng ta. Mọi người chúng ta phải thận trọng chống lại khuynh hướng ấy.Vấn đề Ngôn ngữ mô tả hiện tượng trong thể văn thuật sự lịch sử. Thánh Kinh đã được viết bằng ngôn ngữ loài người. Vì chúng ta là loài người, cho nên đó là loại ngôn ngữ duy nhất để chúng ta có thể hiểu được. Các hạn chế của ngôn ngữ loài người đều được áp dụng cho toàn bộ Thánh kinh. Thật vậy, có rất nhiều điều đã được viết ra mấy năm gần đây về vấn đề này. Thỉnh thoảng hoài nghi chủ nghĩa đã đi đến chỗ tuyên bố rằng mọi ngôn ngữ của loài người đều không đủ để diễn tả chân lý của Thượng Đế. Một hoài nghi chủ nghĩa như thế, nếu được đánh giá cao nhất, là không chính đáng, còn nếu đánh giá thấp nhất, thì chỉ là một nhận xét cay cú mà thôi. Ngôn ngữ của chúng ta có thể là bất toàn, nhưng khá đầy đủ.Tuy vậy, các hạn chế trên đây trở thành rõ ràng khi chúng ta gặp loại ngôn ngữ mô tả hiện tượng (phenomenological language) nhất là trong những đoạn thuật sự lịch sử. Ngôn ngữ mô tả hiện tượng là loại ngôn ngữ mô tả sự

việc sự vật y như chúng xuất hiện dưới mắt trần của chúng ta. Khi các trước giả Thánh kinh mô tả vũ trụ quanh mình, các vị đều làm việc ấy căn cứ vào diện mạo, cách xuất hiện bên ngoài của chúng, chứ không phải là theo một quan điểm khoa học kỹ thuật chính xác.Đã có biết bao nhiêu cuộc tranh luận sôi động nổ ra trên vấnđ ề phải chăng Thánh Kinh dạy rằng Địa cầu chứ không phải là mặt trời mới là trung tâm của thái dương hệ. Nên nhớ là Galileo đã bị dứt phép thông công vì ông dạy rằng mặt trời là trung tâm của thái dương hệ, chống lại mà Hội thánh đã chấp nhận. Điều này tạo ra một cơn khủng hoảng nghiêm trọng liên hệ đến tính cách đáng tin của Kinh điển. Thế nhưng, chúng ta chẳng tìm đâu cho ra trong phần dạy dỗ của Kinh điển một câu bảo rằng Địa cầu là trung tâm của thái dương hệ. Điều chắc chắn là trong thể văn thuật sự, mặt trời được mô tả là di chuyển trên bầu trời. Đó là cách mà nó xuất hiện đối với người thượng cổ, mà đó cũng là cách nó xuất hiện ngày nay.Tôi hơi buồn cười khi thấy chuyện pha lẫn ngôn ngữ kỹ thuật và ngôn ngữ mô ả hiện tượng trong thế giới khoa học hiện đại của chúng ta. Hãy nghĩ đến bản phúc trình về thời tiết mỗi tối. Trong thành phố chúng ta, có bản tin dự báo thời tiết mà cũng có tin tức khí tượng. Các chuyên gia về thời tiết sử dụng nhiều đồ thị chằng chịt với những tấm bản đồ có nhiều danh từ kỹ thuật rắc rối. Tôi nghe về những trung tâm áp cao và những vùng không khí bị nhiễu loạn có xoáy lốc. Tôi được biết cấp độ của gió và áp suất phong vũ biểu. Thời tiết được dự báo cho ngày mai là những thương số giảm áp đột ngột có thể xảy ra. Thế rồi đến cuối bản tin, tôi nghe xướng ngôn viên nói: “Ngày mai mặt trời sẽ mọc hồi 6 giờ 45 phút”. Tôi vô cùng kinh ngạc. Thế tôi có nên gọi điện thoại cho đài truyền hình và phản đối cái âm mưu rõ ràng muốn tái lập thuyết địa cầu là trung tâm của thái dương hệ đó hay không?Tôi có nên phản đối sự gian dối và sai lầm của bản tin dự báo thời tiết vì xướng ngôn viên bảo là mặt trời mọc hay không? Đã có chuyện gì xảy ra ở đây? Khi chúng ta hãy còn nói là mặt trời lặn và mặt trời mọc, là chúng ta đang nói theo cách nhìn thấy theo bề ngoài, theo cách y như sự vật xuất hiện, thì chẳng ai bảo là chúng ta nói dối cả. Bạn có tưởng tượng nổi là mình có thể đọc trong nhiều phần thuật sự của sách IISử ký nhiều cách mô tả thế giới bên ngoài bằng những danh từ khí tương học như áp suất phong vũ biểu và thương số giảm áp đột ngột có thể xảy ra, hay không? Nếu chúng ta muốn đọc các phần thuật sự trong Thánh kinh dường như là đọc chúng trong những sách giáo khoa về khoa học, chúng ta sẽ gặp nhiều rắc rối đấy.Nói như thế không có nghĩa là bảo rằng trong những phần dạy dỗ của Kinh điển không có gì liên quan nhiều đến các vấn đề khoa học lẽ tất nhiên là có, và trong những chỗ như thế, chúng ta thường gặp những xung đột thật sự trong các vấn đề về tâm lý học và các lý thuyết sinh học về cõi thiên nhiên

và nguồn gốc của loài người. Nhưng nhiều điểm xung đột khác sẽ chẳng bao giờ nảy sinh nếu chúng ta thừa nhận đặc tính của ngôn ngữ mô tả hiện tượng trong các đoạn thuật sự.Quy luật 4: Cái mặc nhiên phải được lý giải bằng cái minh nhiên. Trong vấn đề ngôn ngữ, chúng ta cần phân biệt đâu là nghĩa mặc nhiên (the implicit) và đâu là nghĩa minh nhiên (the explicit). Nhiều khi đó chỉ là vấn đề trình độ, cấp bậc, và sự phân biệt có thể khá lộn xộn. Nhưng thường thường, chúng ta có thể xác định chỗ khác nhau giữa điều gì đã thật sự được nói ra với điều gì vẫn còn chưa nói, nhưng có hàm ý như đã nói ra rồi. Tôi tin quyết rằng nếu quy luật này được các cộng đồng Cơ-đốc nhân noi theo trước sau như một, phần lớn những điểm dị biệt về giáo lý gây chia rẽ chúng ta sẽ được giải quyết. Chính tại điểm lẫn lộn cái mặc nhiên với cái minh nhiên mà chúng ta rất dễ lơ là, thiếu thận trọng. Tôi đã được đọc rất nhiều câu trưng dẫn nhằm chứng minh tình trạng phi giới tính của các thiên sứ. Chỗ nào trong Thánh Kinh chép rằng các thiên sứ vốn phi giới tính? Khúc sách vẫn luôn luôn được dùng để hậu thuẫn cho một tranh luận như thế là Mac Mc 12:25. ở đây, Chúa Giê-xu bảo rằng trên thiên đàng sẽ chẳng có cưới vợ gả chồng, mà chúng ta đều giống như thiên sứ. Điều này hàm ý rằng các thiên sứ không có cưới vợ gả chồng, nhưng đồng thời, nó có hàm ý rằng các thiên sứ là phi giới tính hay không? Câu ấy phải chăng có nghĩa là khi lên thiên đàng, chúng ta đều sẽ là phi giới tính? Rất có thể rằng sự thật là các thiên sứ vốn phi giới tính, và đó là lý do khiến họ không cưới vợ gả chồng, nhưng Thánh Kinh không có nói như thế. Có thể rằng sở dĩ các thiên sứ vẫn sống “độc thân” vì nhiều lý do khác hơn vì họ vốn phi giới tính, thì sao? Cách suy diễn rằng các thiên sứ vốn phi giới tính là một lối suy diễn có thể có căn cứ vào văn bản, nhưng đó không phải là một sự suy diễn cần thiết. Có nhiều lời dạy trong Thánh Kinh liên hệ đến bản tính con người với tư cách người nam và người nữ gợi ý mạnh mẽ rằng giới tính của chúng ta sẽ được bảo tồn mà không bị hư vô hoá.Một thí dụ khác về việc không duy xét thận trọng các hàm ý có thể thấy trong vấn đề bản tính của thân thể của Chúa Giê-xu sau khi sống lại. Một lần nữa, tôi đã thấy những phần mô tả thân thể vinh hiển của Chúa Giê-xu như là một thân thể có khả năng đi xuyên qua các vật thể rắn chắc mà chẳng gặp trở ngại gì. Câu Thánh Kinh bảo đảm cho một lời tuyên bố như thế được tìm thấy trong GiGa 20:19: “Ngay tối hôm ấy, các môn đồ họp mặt với nhau. Cửa phòng đóng thật chặt, vì họ sợ người Do-thái. Thình lình Chúa Giê-xu đến đứng giữa phòng, chào mừng các môn đồ” Hãy xem thật kỹ chữ nghĩa trong văn bản này. Nó có bảo rằng Chúa Giê-xu “trút bỏ phần vật chất” (dematerialized) và trôi bập bềnh xuyên qua khung cửa ra vào hay không? Không, câu ấy bảo cửa đóng chặt, và Chúa Giê-xu đến, đứng giữa phòng.

Tại sao trước giả chép rằng cửa phòng đóng thật chặt? Có lẽ là để chỉ ra cách xuất hiện đáng kinh ngạc của Chúa Giê-xu. Hoặc cũng có lẽ chỉ để nhấn mạnh điều ông thật sự muốn nói, là các môn đệ đang sợ người Do-thái. Có thể nào Chúa Giê-xu đã đến với các môn đệ đang sợ hãi của Ngài chen chúc nhau đàng sau những cánh cửa đóng chặt bằng cách mở cửa đi vào, rồi bắt đầu trò chuyện với họ hay không? Rồi cũng có thể là thật ra Chúa Giê-xu đã trôi qua cửa sổ mà vào, nhưng văn bản đã không nói như thế. Xây dựng một quan điểm về thân thể Chúa Giê-xu sau khi sống lại trên cơ sở là văn bản này là căn cứ vào một cách suy luận chẳng có chi bảo đảm và là một cách giải nghĩa thiếu thận trọng.Điều hết sức rõ ràng, là người ta có thể đọc thấy quá nhiều điều từ những cái mặc nhiên. Thật là dễ làm như thế, đến nỗi nhiều học giả thận trọng nhất cũng có thể sa vào đó. Một trong những phát biểu nhằm thú nhận chính xác nhất từng được viết ra là Bài Xưng nhận đức tin Westminster. Sự cẩn trọng tỉ mỉ mà các thần học gia Westminter đã chứng tỏ trong khi phác thảo tài liệu này, thật là phi thường. Thế nhưng trong tài liệu gốc, đã có một thí dụ rõ ràng về việc rút ra quá nhiều từ một hàm ý mặc nhiên. Bài xưng nhận viết rằng chúng ta không nên cầu nguyện cho những người đã phạm tội đáng chết, và viện dẫn IGi1Ga 5:16. Văn bản ấy chép: “Nếu anh em thấy có tín hữu nào phạm tội không đến nỗi chết, hãy cầu xin Chúa tha thứ người ấy, Chúa sẽ cho người ấy sống, nếu người đó không phạm tội đáng chết. Nhưng cũng có tội đưa tới cái chết, nếu họ phạm tội đó thì cầu nguyện cũng vô ích”. Chẳng những chúng ta gặp rắc rối khi rút ra quá nhiều hàm ý mặc nhiên từ Kinh điển, mà còn trực diện với vấn đề biến điều đã được truyền dạy rõ ràng, minh nhiên, thành điều có hàm ý mặc nhiên. Khi chúng ta rút ra từ cái mặc nhiên điều gì trái với những gì đã được vạch rõ thật minh nhiên rồi, thì phải từ bỏ ngay điều hàm ý mặc nhiên ấy đi.Trong cuộc tranh luận chẳng bao giờ kết thúc giữa các môn đệ của Calvin và những người theo Arminius, nhiều vấn đề gây sóng gió cứ xoay quanh giữa hai phe. Là người không muốn tham gia trọn vẹn vào việc tranh luận về các vấn đề ấy, tôi xin minh hoạ vấn đề về cái minh nhiên và cái mặc nhiên bằng một khó khăn cứ trở đi trở lại mãi. Liên hệ với vấn đề khả năng đạo đức (moral: tinh thần) của con người đã sa ngã để tự mình quay trở lại với Chúa Cứu Thế mà chẳng cần đến sự trợ giúp của quyền năng Đức Thánh Linh nhiều người lập luận rằng việc tự hướng về phía Chúa Cứu Thế là năng lực tự nhiên nằm ngay trong con người. Có vô số những khúc sách không đếm xuể như “hễ ai tin Con ấy... thì được sự sống đời đời” (Giăng 316, bản dịch cũ) đã được trích dẫn trong cuộc tranh luận này. Nếu Thánh kinh dạy “hễ ai tin”, há chẳng phải điều đó ngụ ý bất cứ ai tự mình tin tưởng và đáp ứng lại với Chúa Cứu Thế hay sao? Há không phải “hễ ai” hàm ý đề cập khả năng

tinh thần (đaọ đức) phổ quát hay sao?Những khúc sách như thế có thể gợi ý về một khả năng phổ quát, nhưng những hàm ý mặc nhiên như thế phải bị chối bỏ nếu chúng xung khắc với một lời truyền dạy mình nhiều.Xin chúng ta bắt đầu phân tích những khúc sách như thế bằng cách dành trọn thì giờ cho những gì đã được thật sự truyền phán thật minh nhiên. “Hễ ai tin Con ấy... thì được sự sống đời đời”. Câu này dạy rõ ràng rằng tất cả mọi người thuộc hạng tín hữu (A) sẽ thuộc vào hạng người được sự sống đời đời (B). Tất cả A, sẽ là B. Nhưng câu ấy đã nói gì về những người tin; những ai thuộc vào hạng A này? Tuyệt nhiên chẳng nói gì cả. Câu ấy đã chẳng nói chi cả về người tin phải như thế nào, hay ai là người tin và ai là người không tin. Chúng ta đọc thấy trong một chỗ khác, Kinh điển viết “Nếu Cha ta không cho, chẳng ai đến cùng ta được” (GiGa 6:65). Khúc sách này có nói một điều thật minh nhiên về khả năng để đến với Chúa Cứu Thế của con người ta. Câu này là một phủ định quát bằng một vế thêm vào nhằm mục đích loại trừ. Nghĩa là khúc sách này vạch rõ rằng chẳng hề có ai (có khả năng) đến với chúa Cứu thế, rồi vế loại trừ chép: trừ phi khi Đức Chúa Cha cho phép người ấy làm như thế. Câu này dạy thật minh nhiên rằng có một đòi hỏi cần thiết trước khi một người có được khả năng đến với Chúa Cứu Thế. Đòi hỏi cần thiết đó là “miễn là Đức Chúa Cha cho phép”. Một lần nữa, tôi xin nói rằng vấn đề ở đây không nhằm giàn xếp cuộc tranh luận giữa những người theo Calvin với các môn đệ của Arius mà đúng hơn là chỉ nhằm chứng minh rằng tại điểm này, những điều hàm ý mặc nhiên không thể được dùng để gây trở ngại, làm trì hoãn lời truyền dạy minh nhiên.Những hàm ý rút ra từ nhữngcâu so sánh đối chiếu cũng gây ra vấn đề. Xin chúng ta hãy xét một khúc sách quen thuộc trong ICổ-linh từng khiến nhiều người vấp phạm. Phao-lô đang nói về các đức hạnh của nếp sống độc thân và đời sống có gia đình. “Lập gia đình là đúng không lập gia đình lại đúng hơn” (ICo1Cr 7:38). Đã có bao nhiêu lần rồi, bạn được nghe thiên hạ bảo rằng Phao-lô chống lại hôn nhân và bảo rằng lập gia đình là xấu? Phải chăng ông đã thật sự có nói như thế? Hiển nhiên là không. Ông chỉ so sánh giữa cái tốt với cái tốt hơn, chứ không phải giữa cái tốt với cái xấu. Nếu điều này được bảo là tốt hơn điều kia, thì nói như thế không hề hàm ý rằng điều này là tốt còn điều kia là xấu. Điều tốt vốn có nhiều cấp bậc nhiều trình độ để đem ra so sánh, đối chiếu với nhau.Cùng một vấn đề về các giá trị tương đối có thể đem ra để so sánh với nhau cũng xảy ra trong vấn đề nói tiếng lạ hồi những thập niên sáu mươi. Phao-lô viết: “Người nói ngoại ngữ gây dựng cho mình, nhưng người giảng lời Chúa gây dựng Hội thánh. Tôi muốn mỗi anh em đều nói ngoại ngữ, nhưng tôi càng mong anh em giảng lời Chúa, vì giảng lời Chúa quan trọng hơn nói

ngoại ngữ. Nói ngoại ngữ chỉ gây dựng Hội thánh khi có người thông dịch” (ICo1Cr 14:4-5). Tôi từng nghe cả hai phe tranh luận về tiếng lạ xuyên tạc khúc sách này. Những người chống nói tiếng lạ đã nghe là ở đây, Phao-lô nói rằng giảng Lời Chúa (nói tiên tri) là tốt, còn nói tiếng lạ là xấu. Một lần nữa, họ đã không nắm được luận điểm nhằm so sánh, đối chiếu điều tốt với điều tốt hơn. Tôi cũng nghe những người hậu thuẫn cho việc nói tiếng lạ nói dường như là nói tiếng lạ quan trọng hơn nói tiên tri (giảng đạo Chúa).Liên hệ chặt chẽ với quy luật lý giải cái mặc nhiên bằng cái minh nhiên là quy luật liên quan, lý giải cái tối nghĩa căn cứ vào cái sáng nghĩa. Nếu chúng ta căn cứ vào cái tối nghĩa để lý giải điều đã rõ ràng sáng tỏ rồi, chúng ta sẽ sa vào một loại lý giải ngoại lai, không tài nào tránh khỏi yếu tố ngoại đạo. Quy luật căn bản là quy luật về tính cẩn trọng: đọc thật cẩn thận xem văn bản thật sự nói gì sẽ giúp chúng ta rất nhiều để khỏi nhầm lẫn và xuyên tạc. Chúng ta chẳng cần chi phải biết nhiều về luân lý học, mà chỉ cần ứng dụng thật đơn giản lương tri lương thức của mình. Nhiều khi, nhiệt độ của việc tranh luận khiến chúng ta mất đi phần lương tri lương thức ấy.Quy luật 5: Xác định cẩn thận ý nghĩa của các từ ngữ. Cho dù Thánh Kinh có thể là điều gì khác nữa, bộ sách ấy vẫn truyền thông cho chúng ta các thông tin bằng lời nói. Điều này có nghĩa là Thánh Kinh đầy dẫy những từ ngữ. Tư tưởng được diễn tả qua mối liên hệ giữa các từ ngữ, những tiếng nói ấy. Mỗi từ ngữ riêng lẽ lại đóng góp thêm một chút gì đó vào phần nội dung được diễn tả. Càng hiểu rõ từng từ, từng chữ riêng lẽ được dùng trong những câu Thánh Kinh, chúng ta sẽ càng hiểu rõ hơn là mình có thể thông hiểu bức thông điệp toàn diện của Kinh điển.Sự giao lưu tiếp xúc chính xác và thông cảm, hiểu nhau rõ ràng sẽ rất khó khăn khi các từ, các tiếng được dùng không chính xác hay hàm hồ, nhiều nghĩa. Dùng chữ sai và hiểu lầm vốn nắm tay song hành với nhau. Mọi người chúng ta đều từng thất vọng khi muốn truyền đạt một điều gì đó cho một ai đó, nhưng không kết hợp được chữ nghĩa, lời lẽ một cách phải lẽ, chính xác để nói rõ được ý mình. Chúng ta cũng từng thất vọng vì bị hiểu lấm khi dùng chữ nghĩa lời phải là chính xác, nhưng những người nghe chúng ta lại hiểu sai ý nghĩa của những chữ, những lời ấy.Các tín đồ thường vẫn hay than phiền các thần học gia dùng quá nhiều chữ nhiều tiếng quá to tát, cao xa. Ngôn ngữ kỹ thuật thông dụng cũng thường rắc rối, gây khó chịu Các thuật ngữ có thể được dùng không phải để truyền đạt cho chính x1c hơn, mà chỉ nhằm giữ cho những gì chúng ta phát biểu khỏi quá dễ hiểu, hoặc tạo ấn tượng trên thiên hạ rằng chúng ta vốn học rộng biết nhiều. Mặt khác, các học giả có khuynh hướng phát triển một thuật ngữ bên trong giới của họ vì tính cách chính xác của nó, chứ không nhằm tạo rắc rối lộn xộn. Ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta vốn được dùng thật rộng rãi,

sao cho lời nói của chúng ta có nhiều ý nghĩa quá co dãn để có thể hữu ích trong việc giao lưu tiếp xúc cần thiết phải chính xác.Chúng ta có thể thấy ưu điểm của thuật ngữ trong lãnh vực y học, tuy lắm khi rất chán nản về nó. Nếu tôi bị bệnh và nói với bác sĩ: “Tôi cảm thấy không được khoẻ”, ông ta sẽ lập tức yêu cầu tôi phải cụ thể hơn một chút. Nếu ông ta khám toàn diện cho tôi rồi bảo: “Vấn đề của ông là rối loạn đường tiêu hoá”, tôi cũng sẽ muốn ông ta phải nói cụ thể hơn. Có đủ thứ vấn đề rối loạn tiêu hoá, từ chứng khó tiêu đến căn bệnh ung thư nan y. Trong y khoa, cụ thể và kỹ thuật là điều cứu được sinh mạng con người.Nếu chúng ta muốn được thiên hạ hiểu mình, chúng ta phải học tập nói đúng điều mình muốn nói và diễn tả ý mình bằng những lời lẽ chính xác. Có lần tôi được nghe một thần học gia thuyết trình về nền thần học Cải chánh. Đến giữa bài thuyết trình của ông ta, một sinh viên đưa tay lên và no1i: “Thưa ông, khi nghe ông nói, chúng tôi đoán rằng ông là môn đệ của Calvin, có phải thế không ạ?” Nhà học giả đáp: “Phải, tất nhiên” rồi trở lại với bài thuyết trình của mình. Một chặp sau, ông bỗng dừng lại giữa một câu nói và bằng đôi mắt thông cảm, ông nhìn chăm vào người sinh viên đã hỏi mình. ông hỏi: “Theo như bạn hiểu, thì một môn đệ của Calvin là người như thế nào?” Người sinh viên đáp: “Môn đệ của Calvin là người tin rằng Thượng Đế đưa những người vùng vẫy gào thét không chịu vào nước Trời, vào đó, trong khi lại đuổi những người khác rất muốn vào đó, mà không cho họ vào”. Nghe như thế, thuyết trình viên đã kinh ngạc há hốc miệng ra, và nói: “Nếu quả đúng là như thế, thì xin đừng cho rằng tôi là một đồ đệ của Calvin”. Nếu vị giáo sư nọ không hỏi người sinh viên kia kém anh ta hiểu về từ ngữ môn đệ của Calvin là người như thế nào, chắc vì ông ta đã truyền đạt một điều gì đó khác hẳn với điều ông ta muốn nói, vì cớ người sinh viên đã hiểu sai các từ ngữ mà ông ta đã dùng. Loại sự việc như thế có thể xảy ra và đã thật sự xảy ra khi chúng ta nghiên cứu Thánh Kinh.Có lẽ tiến bộ quan trọng nhất trong giới học giả Thánh Kinh mà chúng ta được thấy trong thế kỷ thứ hai mươi, là trong lãnh vực từ ngữ học (lexicography). Nghĩa là chúng ta đã tiến bộ quan trọng trong việc thông hiểu ý nghĩa của các từ ngữ tìm thấy trong Thánh Kinh. Tôi nghĩ rằng công cụ giải kinh có giá trị nhất chúng ta hiện có là tác phẩm Theological Dictionary of the New Testament của Kittel. Bộ sách nghiên cứu từ ngữ này gồm nhiều quyển lớn, mỗi quyển giá khoảng 25 Mỹ kim, và là một công trình tham khảo rất đáng giá. Nó gồm nhiều công trình nghiên cứu thật cẩn thận cái nghĩa của nhiều từ ngữ then chốt trong Tân ước. Thí dụ một từ ngữ như kể là công chính (justify) có thể được khảo sát trong một quyển riêng biệt. Từ ngữ ấy đã được phân tích thật cặn kẽ, rốt ráo, trong từng văn bản nổi tiếng một, mà nó xuất hiện. Ý nghĩa của nó được theo dõi và vẽ lại từ thời

của Homer và văn học cổ điển Hi-lạp, cách sử dụng tương ứng của từ ngữ ấy trong bản dịch Cựu ước ra Hi văn (bộ Bảy Mươi Dịch Giả), cách dùng nó trong các sách Phúc âm, trong các thư tín và trong lịch sử nguyên thuỷ của Hội thánh. Giờ đây, một sinh viên học Thánh Kinh, thay vì phải tìm từ ngữ ấy trong một sách từ vững thông thường nơi người ấy có thể chỉ thấy một hoặc hai câu định nghĩa với những chữ đồng nghĩa tương ứng mà thôi, sẽ có thể đến với Kittel và tìm thấy đến bốn hoặc năm mươi trong giải thích chi tiết và phân ranh rạch ròi tất cả các cách dùng và các sắc thái tế vi của từ ngữ ấy. Chúng ta có thể tìm thấy càch dùng từ ngữ ấy thật cá biệt của Plato, Euripides, Lưu-ca và Phao-lô. Điều này mài sắc thêm rất nhiều cho cách hiểu ngôn ngữ trong Thánh Kinh, mà cũng giúp các bản dịch Thánh Kinh hiện đại dễ dàng trở nên chính xác.Thông thường thì có hai phương pháp căn bản để định nghĩa một từ ngữ: theo nguyên nghĩa và theo thông dụng. Ngữ nguyên học là khoa học về xuất xứ của các từ ngữ. Chúng ta gặp một từ ngữ như hà mã (hippopotamus) và tự hỏi chẳng hay nó có ý nghĩa gì. nếu chúng ta biết chữ Nho (hoặc Hi văn) thì từ ngữ mã (hippos) có nghĩa là “con ngữa”, và chữ hà (potamos) có nghĩa là"sông”. Như thế, chúng ta có hà mã (hippopotamus) là “con ngựa sống dưới sông”. Nghiên cứu ngữ căn (gốc của chữ) và nguyên nghĩa (ý nghĩa gốc) của các từ ngữ có thể giúp ích cho chúng ta rất nhiều để hiểu hương vị (flavor) của một từ ngữ. Thí dụ từ ngữ Hy-bá-lai vinh quang (glory) nguyên có nghĩa là “nặng” hay “có trọng lượng”. Như thế, vinh quang của Thượng Đế có liên quan với “trọng lượng” hay “ý nghĩa” của Ngài. Chúng ta không nên “xem nhẹ” “xem thường” Ngài. Nhưng định nghĩa các từ ngữ chỉ trên cơ sở là các nguyên ngữ của chúng mà thôi, sẽ có thể đưa chúng ta vào đủ thứ rắc rối.Thêm vào nguồn gốc và xuất xứ của các từ ngữ, đều cũng vô cùng quan trọng cho chúng ta là nghiên cứu ngôn ngữ trong bối cảnh mà nó được sử dụng. Điều này là cần thiết vì từ ngữ bị thay đổi ý nghĩa tuỳ theo cách chúng được dùng (Thí dụ từ ngữ “lịch sự” trong ISa1Sm 9:2 nguyên có nghĩa là “đẹp trai”. Ở miền Nam khoảng bốn mươi năm về trước, người ta vẫn dùng từ ngữ “lịch sự” thay cho “đẹp trai, “đẹp gái”. Ngày nay dường như chẳng ai dùng từ ngữ ấy theo nghĩa như thế nữa. Chính danh từ riêng chỉ “Đức Chúa Trời” sau này cũng có khi được thay thế bằng “Thiên Chúa” và gần đây, bằng “Thượng Đế").Các từ ngữ có nhiều nghĩa. Trong Kinh Thánh có hằng mấy chục từ ngữ có nhiều nghĩa khác nhau. Chỉ có văn cảnh mới xác định được ý nghĩa cá biệt của một từ. Thí dụ Thánh Kinh rất thường đề cập ý chỉ của Thượng Đế. Có ít nhất là sáu cách khác nhau để dùng ừ ngữ này. Có khi từ Will (ý chỉ) ám chỉ lời Thượng Đế truyền

dạy dân sự Ngài. Nghĩa là ý chỉ Ngài là “mạng lịnh và bổn phận đã được quy định cho dân sự Ngài”. Từ ngữ ý chỉ cũng được dùng để mô tả “hành động tể trị bởi đó Thượng Đế khiến bất cứ việc gì Ngài muốn xảy ra phải xảy ra”. Chúng ta gọi đó là ý chỉ thể hiện của Thượng Đế, bởi nó thự chiện điều Thượng Đế muốn. Rồi chữ ý chỉ còn có nghĩa là “điều đẹp lòng Thượng Đế, điều mà Thượng Đế lấy làm vui thích đẹp lòng Thượng Đế, điều mà Thượng Đế lấy làm vui thích khi nó được thực hiện”.Xin chúng ta xét xem một khúc Kinh điển có thể được lý giải như thế nào theo ba nghĩa khác nhau trên đây của từ ngữ “ý chỉ” (will) “Thượng Đế không muốn (will) ai bị hư vong” (IIPhi 2Pr 3:9). Câu này có thể có nghĩa: 1. Thượng Đế đã truyền dạy rằng chẳng ai được phép hư vong cả; điều đó là trái luật Thượng Đế; 2. Thượng Đế đã dùng quyền tể trị để ban hành một nghị định và chắc chắn bắt buộc nghị định và chắc chắn bắt buộc nghị định ấy phải được thi hành, là sẽ chẳng có ai bị hư vong cả, hay 3. Thượng Đế chẳng vui, chẳng lấy gì làm thích thú khi thấy có người bị hư vong. Theo ý bạn, thì nghĩa nào trong ba nghĩa trên đây là đúng? Tại sao? Nếu chúng ta xét kỹ văn bản trong đó câu này xuất hiện và căn cứ vào tính cách giống nhau của đạo là văn cảnh rộng lớn của toàn bộ Kinh điển, thì chỉ có một trong ba nghĩa trên đây là thích hợp tức là nghĩa thứ ba.Thí dụ tâm đắc của tôi về những từ ngữ có nhiều nghĩa, là chữ kể là công chính. Trong RoRm 3:28, Phao-lô viết: “Chúng tôi xin xác nhận: con người được kể là công chính, vô tội, vì tin Chúa, chứ không phải vì vâng giữ luật pháp”. Trong GiGa 2:24, chúng ta đọc thấy: “Như thế, anh em thấy người ta được kể là công chính (cứu rỗi) không phải chỉ nhờ đức tin, mà cũng nhờ hành động nữa”. Nhiều từ ngữ Justify chỉ có cùng một nghĩa trong cả hai trường hợp, chúng ta sẽ có một mâu thuẫn không thể hoà giải được giữa hai trước giả viết Thánh Kinh về vấn đề liên quan đến số phận đời đời của chúng ta. Luther gọi việc “được kể là công chính bởi đức tin” là điều khoản căn cứ vào đó Hội thánh sẽ đứng vững hay sụp đổ. Ý nghĩa của việc được kể là công chính và vấn đề nó xảy ra như thế nào, không phải chỉ là chuyện nhỏ mọn mà thôi. Thế nhưng Phao-lô bảo rằng nó sở dĩ có được là nhờ đức tin chứ không phải là nhờ làm việc lành, còn Gia-cơ thì lại bảo là nhờ công việc lành, chứ không phải là nhờ đức tin. Để khiến cho vấn đế càng rắc rối thêm, Phao-lô nhấn mạnh trong La-mã chương 4 rằng Áp-ra-ham đã được kể là công chính lúc ông tin lời hứa của Thượng Đế ngay trứơc khi ông chịu phép cắt bì. Ông bảo rằng Áp-ra-ham đã được kể là công chính ngay từ chương 15 của Sáng thế ký. Gia-cơ lại viết: “Áp-ra-ham tổ phụ chúng ta, đã chẳng nhờ hành động dâng con trai mình là Y-sác lên bàn thờ mà được kể là công chính sao?” (Gia Gc 2:21). Gia-cơ cho rằng Áp-ra-ham vẫn chưa được kể là công chính trứơc Sáng thế ký chương 22.

Vấn đề về việc được kể là công chính này sẽ được giải quyết dễ dàng nếu chúng ta khảo xét các nghĩa có thể có của từ ngữ được kể là công chính và ứng dụng chúng bên trong văn cảnh của những khúc sách vừa nêu trên. Từ ngữ kể là công chính có thể có nghĩa là (1) phục hồi tình trạng được giải hoà với Thượng Đế cho những người đang ở dưới sự phán xét của luật pháp Ngài, hoặc là (3) chứng minh hay “thắng hơn”.Chẳng hạn Chúa Giê-xu phán: “Song sự khôn ngoan được xưng công bình (justified: kể là công chính) nhờ những việc làm của nó” (LuLc 7:35), bản dịch cũ). Ngài ngụ ý nói gì thế? Phải chăng Ngài muốn nói rằng sự khôn ngoan được phục hồi tình trạng được giao hảo với Thượng Đế và được khỏi cơn thịnh nộ của Ngài? Rõ ràng là không phải. Ý nghĩa rõ ràng của câu này là một hành động khôn ngoan thì sinh ra kết quả tốt đẹp. Lời tự xưng là khôn ngoan được chứng minh bằng kết quả tốt đẹp của nó. Chúa Giê-xu đang dùng các từ ngữ thực tiễn, chứ không phải là dùng danh từ thần học, khi Ngài sử dụng từ ngữ kể là công chính theo cách ấy. Còn trong La-mã chương 3, Phao-lô đã dùng từ ngữ ấy như thế nào? Ở đây thì chẳng cần phải tranh luận gì cả. Rõ ràng là Phao-lô đang đề cập việc được kể là công chính theo nghĩa hoàn toàn thần học.Còn về Gia-cơ? Nếu chúng ta xét kỹ văn cảnh của khúc sách này trong thư Gia-cơ, chúng ta sẽ thấy là ông đang đề cập một vấn đề khác hẳn với vấn đề của Phao-lô. Trong Gia Gc 2:14 Gia-cơ viết: “Anh em thân yêu, nếu anh em bảo mình có đức tin mà không chứng tỏ bằng hành động thì có ích gì không? Đức tin ấy chẳng cứu được ai”. Gia-cơ đặt vấn đề loại đức tin nào là cần thiết cho sự cứu rỗi Ông bảo rằng đức tin thậ tlàm nảy sinh việc làm. Một đức tin không có việc làm được ông gọi là đức tin chết, một đức tin không có thật. Vấn đề là người ta có thể nói rằng họ có đức tin nhưng kỹ thuật là không có. Lời tự xưng mình có đức tin được chứng minh hay kể là đúng khi nó được thể hiện bằng kết quả của đức tin, tức là việc làm. Áp-ra-ham được kể là công chính hay thắng hơn trước mắt chúng ta nhờ kết quả là việc làm của ông. Theo một ý nghĩa, thì lời Áp-ra-ham tự xưng mình là công chính đã được việc làm của ông chứng minh cho. Các nhà Cải chánh vốn hiểu rõ điều đó khi nhấn mạnh công thức:"Người ta được kể là công chính chỉ nhờ đức tin mà thôi, nhưng không phải nhờ một đức tin cô độc”.Những từ ngữ mà ý nghĩa của chúng đã trở thành những ý niệm thần học.Có một loại từ ngữ có thể khiến cho phần lý giải của chúng ta trở nên phù hợp. Đó là một nhóm từ ngữ đã được dùng làm những ý niệm thần học. Thí dụ có từ ngữ cứu rỗi và từ ngữ sự cứu rỗi tương ứng. Trong thế giới của Thánh Kinh, một người được “cứu rỗi” nếu được từng trải bất luận một sự giải thoát khỏi bất kỳ một loại hoạn nạn hay tai hoạ nào. Người được cứu khỏi bị thua trận, khỏi thương tích hay bệnh tật thể xác, khỏi bị tổn hại đến

danh dự, tất cả đều từng trải điều mà Kinh Thánh gọi là cứu rỗi”. Thế nhưng sự cứu rỗi tối hậu đến khi chúng ta được cứu khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết, và thoát được cơn thịnh nộ của Thượng Đế. Từ loại “cứu rỗi” đặc thù này, chúng ta đã phát triển giáo lý về sự cứu rỗi. Vấn đề nảy sinh khi chúng ta quay về với Tân ước mà từ đó chúng ta đã rút ra giáo lý về sự cứu rỗi và đọc thấy, ý nghĩa đầy đủ và tối hậu của sự cứu rỗi trong tất cả các văn bản có dùng từ ngữ cứu rỗi. Thí dụ có lần Phao-lô viết rằng phụ nữ “nhơn đẻ con mà được cứu rỗi” (ITi1Tm 2:15, bản dịch cũ). Phải chăng câu này có nghĩa rằng có đến hai con đường cứu rỗi? Phải chăng đàn ông được cứu rỗi là nhờ Chúa Cứu Thế Giê-xu, nhưng phụ nữ được vào thiên đàng chỉ nhờ sinh con mà thôi? Rõ ràng là Phao-lô đang đề cập một cấp bậc khác hẳn của sự cứu rỗi khi ông dùng từ ngữ liên quan đến việc sinh con.Rồi chúng ta đọc thấy trong ICo1Cr 7:14: “Vì người chồng chưa tin Chúa nhờ vợ tin Chúa mà được thánh hoá, và vợ chưa tin Chúa được thánh hoá nhờ chồng. Nếu không, con cái anh chị em là ô uế sao? Thật ra, chúng được thánh hoá rồi”. Nếu chúng ta đúng trên quan điểm của sự thánh hoá để suy xét khúc sách này, chúng ta sẽ kết luận ra sao? Nếu sự thánh hoá xảy ra sau việc một người đựơc kể là công chính, và Phao-lô bảo rằng người vợ không tin Chúa Giê-xu vẫn có thể đựơc thánh hoá, thì điều đó chỉ có thể có nghĩa là người vợ cũng được kể là công chính nữa. Việc này sẽ đưa chúng ta đến với một thuyết thần học “thừa thải”, nếu bạn không tin Chúa Cứu Thế và không muốn theo Ngài, nhưng lại sợ mình bị trục xuất khỏi vương quốc của Ngài nếu chẳng may Chúa Giê-xu quả thật là Con Thượng Đế, thì bạn có thể chơi trò “đánh cá” đề cầu may, hãy lấy chống là Cơ-đốc nhân, bạn sẽ được hưởng những điều tốt nhất của cả hai thế giới. Như thế có lẽ cũng có thể có đến ba phương pháp để có lẽ cũng có thể có đến ba phương pháp để người ta được kể là công chính: một là nhờ đức tin vào Chúa Cứu Thế Giê-xu, hai là nhờ sinh con, và ba là do kết hôn với một tín hữu.Loại thần học rắc rối lộn xộn này có thể có, nếu chúng ta lý giải từ ngữ thánh hoá theo ý nghĩa hoàn toàn có nội dung giáo lý của nó. Nhưng Thánh Kinh đã dùng từ ngữ ấy theo nhiều nghĩa khác. Trước hết thánh hoá chỉ có nghĩa đơn giản là “biệt riêng ra” hay được “hiến dâng”. Nếu hai người ngoại đạo lấy nhau và một người trở thành Cơ-đốc nhân, thì người không tin được đặt vào một mối liên hệ đặc biệt với thân thể Chúa Cứu Thế vì cớ các con cái của họ. Điều đó không có nghĩa là họ được cứu chuộc.Thiết tưởng các thí dụ trên đã đủ để chứng minh phải thận trọng tìm hiểu các từ ngữ được dùng trong Kinh điển là quan trọng như thế nào. Vô số những cuộc tranh luận đã nổ ra và nhiều tà thuyết sở dĩ đã phát sinh, chỉ vì người ta không thấy việc các từ ngữ thường có rất nhiều nghĩa.Quy luật 6: Chú ý những đặc điểm song đối trong Thánh kinh.

Một trong nhiều đặc điểm hấp dẫn nhất của văn chương Hy-bá-lai là nó dùng phép song đối (parallelism). Trong các cổ ngữ Đông phương, phép song đối vốn được dùng rất phổ biến và tương đối dễ nhận ra. Khả năng nhận được chúng khi xuất hiện sẽ giúp ích cho người đọc rất nhiều để hiểu rõ văn bản.Cũng như các hình thức thi ca hát, thi ca Hy-bá-lai thường có cấu trúc của một cây thước đo (đối xứng) cá biệt. Tuy nhiên hình thức đối xứng (metric form: song đối theo chiều dài, theo số câu, số chữ) thường biến mất khi phiên dịch. Phép song đối thì không dễ bị đánh mất khi phiên dịch, vì chẳng những nó bao gồm một phần lớn tiết tấu của các từ ngữ và các nguyên âm, mà cả đến một tiết tấu của tư tưởng nữa. Phép song đối có thể được định nghĩa là một mối liên hệ giữa hai hay nhiều câu hoặc vế giống nhau hoặc được xếp gần lại với nhau. Có ba loại song đối căn bản: đồng nghĩa, phản đề và hợp đề.Song đối đồng nghĩa xảy ra khi nhiều giòng hay nhiều phần của một khúc sách trình bày cùng một tư tưởng nhưng cách diễn tả được sửa đổi chút ít. Thí dụ:Chứng gian nào chẳng bị phạt;Và kẻ buông đều giả dối không sao thoát khỏi (ChCn 19:5)Hoặc:Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy;Khá quì gối xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đấng Tạo Hoá chúng tôi (Thi Tv 95:6)Song đối phản đề xảy ra khi hai phần được đối phản đề xảy ra khi hai phần được đặt tương phản với nhau. Chúng có thể nói cùng một điều, nhưng nói bằng thể phủ định:Con khôn ngoan nghe sự khuyên dạy của Cha;Còn tay kẻ siêng năng làm cho được giàu có.(ChCn 10:4)Song đối hợp đề có phần phức tạp hơn các hình thức khác. Ở đây, phần đầu của một khúc sách tạo ra một ý thức trông chờ, sẽ được phần sau bổ sung. Nó có thể chuyển biến thành một chuyển động tiệm tiến, “leo thang” để đến giòng thứ ba thì có phần kết luận:Vì, hỡi Đức Giê-hô-va, kìa, kẻ thù nghịch Ngài,Kìa, kẻ thù nghịch Ngài sẽ hư mất;Hết thảy kẻ làm ác đều sẽ bị tản lạc (Thi Tv 92:9)Tuy Chúa Giê-xu không phán dạy bằng thi ca, người ta vẫn thấy ảnh hưởng của hình thức song đối trong các lời phán của Ngài:Ai xin gì, cứ cho;Ai mượn gì, đừng từ chối (Mat Mt 5:42)

Hoặc:Hãy xin sẽ được,Hãy tìm, sẽ gặp;Hãy gõ cửa, sẽ mở ra (Mat Mt 7:7).Khả năng nhận ra các hình thức song đối thường có thể làm sáng tỏ nhiều điểm có vẻ khó giải quyết để hiểu rõ một văn bản. Nó cũng có thể giúp chúng ta có được một cái nhìn sâu sắc và phong phú vào nhiều khúc sách. Trong EsIs 45:6, 7 có một khúc sách từng khiến nhiều người vấp phạm:Ta là Đức Giê-hô-va, chẳng có Đấng nào khác.Ấy chính ta là Đấng gây nên sự sáng và dựng nên sự tối tăm,Làm ra sự bình an và dựng nên sự tai vạ:Chính ta là Đức Giê-hô-va, làm mọi sự đó.Tôi đã bị chất vấn nhiều lần về câu này. Phải chăng nó rõ ràng dạy rằng Thượng Đế tạo ra điều ác. Phải chăng việc ấy khiến Thượng Đế trở thành tác giả của tội lỗi? Giải pháp cho khúc sách gây thắc mắc này thật đơn giản nếu chúng ta nhận ra rõ ràng sự hiện diện của phép song đối phản đề trong đó. Trong phần thứ nhất, ánh sáng được đặt tương phản với bóng tối. Trong phần thứ hai, sự bình an được đặt tương phản với điều ác. Điều gì đối lập với sự bình an? Loại “điều ác” không phải là tương phản với “điều thiện”, nhưng là với “sự bình an”. Cho nên có một bản dịch sau này (the New American Standard Bible) dịch câu ấy là “Làm ra sự an vui và tạo nên sự tai vạ”. Đây là một cách dịch chính xác hơn cái tư tưởng đã được diễn tả bằng hình thức song đối phản đề này. Vấn đề của khúc sách này, ấy là đến cuối cùng thì Thượng Đế đem phước hạnh là sự an vui, sự bình an đến cho người tin kính đạo đức, nhưng sẽ đưa tai hoạ đến cho những người phải chịu hành động phán xét của Ngài. Điều này khác xa với khái niệm về Đấng Tạo Hoá nguyên cũng là Đấng tạo ra điều ác.Một khúc sách có vấn đề khác nữa cho thấy có một hình thức song đối là trong Bài cầu nguyện của Chúa chúng ta. Chúa Giê-xu dạy các môn đệ Ngài cầu nguyện: “Xin đừng đưa chúng con vào vòng cám dỗ” (Mat Mt 6:13). Gia-cơ cảnh cáo chúng ta: “Khi bị cám dỗ đừng đổ lỗi cho Thượng Đế (Gia Gc 1:13). Phải chăng lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu gợi ý rằng Thượng Đế rất có thể cám dỗ chúng ta, hay ít ra cũng đưa chúng ta vào vòng cám dỗ? Phải chăng Chúa Giê-xu bảo chúng ta phải cầu xin Thượng Đế đừng tìm cách quyến rủ chúng ta hay gài bẫy cho chúng ta phạm tội? Đời nào lại có chuyện như thế!Vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng nếu chúng ta khảo sát các phần khác của đoạn song đối. Khúc sách ấy chép: “Xin đừng đưa chúng con vào vòng cám dỗ, nhưng giải cứu chúng con khỏi điều gian ác. Đây là một thí dụ về hình thức song đối đồng nghĩa. Hai vế đối nhau rõ ràng là chỉ nói cùng một việc.

Bị đưa vào vòng cám dỗ, là bị phơi ra trước sự tấn công của kẻ ác. Sự cám dỗ không phải như loại Gia-cơ nói là bắt đầu tự trong lòng, là những khuynh hướng nội tâm, do lòng tham dục của chúng ta, nhưng là sự “thử thách” từ ngoài đến. Thượng Đế có thể cho phép thử thách đến với người thuộc về Ngài, như với Áp-ra-ham và Chúa Giê-xu trong hoang mạc.Một vấn đề khác nữa của văn bản này là cách dịch từ ngữ gian ác. Danh từ này thuộc giống nam trong Hi văn, và nên dịch chính xác hơn là “kẻ gian ác. nếu chỉ là “sự gian ác nói chung”, thì từ ấy sẽ thuộc giống trung tính. Chúa Giê-xu ngụ ý nói rằng “Lạy Cha, xin dùng một hàng rào chung quanh chúng con để bảo vệ chúng con khỏi Sa-tan. Xin đừng để nó đụng châm đến chúng con. Xin đừng đưa chúng con đến chỗ mà nó có thể bắt lấy chúng con”. Một lần nữa, đầu mối đầu tiên để giải quyết khúc sach này được tìm thấy trong phép song đối.Sự xuất hiện của phép song đối cũng phong phú hoá sự hiểu biết của chúng ta đối với các ý niệm của Thánh Kinh. Thí dụ, tâm trí của người Hy-bá-lai hiểu phước hạnh như thế nào? Hãy nghe lời chúc phước cổ điển của người Hy-bá-lai và cố gắng lãnh hội bao quát quan điểm của họ:Cầu xin Đức Giê-hô-va ban phước cho ngươi và phù hộ ngươi;Cầu xin Đức Giê-hô-va chiếu sáng mặt Ngài trên ngươi,Và cứ làm ơn cho ngươi.Cầu xin Đức Giê-hộva đoái xem ngươi,Và ban bình an cho ngươi (Dan Ds 6:24-26)Bằng việc khảo sát cấu trúc song đối của lời chúc phước này, chúng ta chẳng những có được một sự hiểu biết sâu nhiệm phong phú hơn về phước hạnh, mà còn biết thêm những gì người Do-thái ngụ ý muốn nói về mức độ đầy đủ của “sự bình an”. Xin chú ý là mấy chữ bình an, ơn, và phù hộ đã được dùng như đồng nghĩa. Bình an có nghĩa rộng hơn là không có chiến tranh. Nó ngụ ý muốn nói là được từng trải ân phúc của Thượng Đế vì được Ngài phù hộ. Phù hộ có nghĩa gì đối với một dân tộc xem đời sống là một cuộc hành hương? Sử ký của dân Do-thái là lịch sử về một cuộc lưu đày luôn luôn trực diện, với những bất trắc của đời sống. Được Thượng Đế chúc phước và ban ân phúc cho, với từng trải sự bình an vốn liên quan với nhau.Nhưng phước hạnh là gì? Xin chú ý hai phần cuối của lời chúc phước đã được thay thế bằng các hình ảnh của gương mặt Thượng Đế nhìn chăm vào: “Đức Giê-hô-va chiếu sáng mặt Ngài... (hay) Đức Giê-hô-va đoái xem”. Một điều đã bị cấm đoán đối với loài ngoài sau khi bị sa ngã trong Cựu ước, là nhìn mặt Thượng Đế. Họ có thể đến gần Ngài, Môi-se đã có thể nhìn thấy phía sau lưng của Thượng Đế; họ có thể có mối giao hảo với Ngài, nhưng không thể nhìn thấy mặt Ngài. Cho nên hy vọng của dân Y-sơ-ra-ên - điều phước hạnh tối hậu và cao cả nhất của họ - là niềm hy vọng được nhìn thấy

Thượng Đế mặt đối mặt.Với Cơ-đốc nhân, tình trạng được hiển vinh tối hậu của chúng ta được diễn tả bằng các từ ngữ về một khải tượng đầy phướng hạnh, để được thấy Thượng Đế mặt đối mặt. Trái lại, theo các phạm trù của người Hy-bá-lai, thì ý niệm về sự nguyền rủa của Thượng Đế được diễn tả bằng hình ảnh Thượng Đế quay lưng lại, xây cái nhìn đi hướng khác. Được gần Thượng Đế là phước hạnh; không có Thượng Đế là bị nguyền rủa.Quy luật 7: Chú ý điểm khác nhau giữa Châm ngôn và Luật pháp. Có một sai lầm phổ biến khí lý giải và ứng dụng Thánh kinh, là cho một câu châm ngôn trọng lượng hay sức mạnh của một định luật đạo đức tuyệt đối. Châm ngôn là hai câu thơ ngắn hay hay, nhằm mục đích diễn tả những điều hẳn nhiên trong thực tế. Chúng phản ảnh các định luật đạo đức, bắt buộc phải tuyệt đối áp dụng đối với mọi hoàn cảnh có thể quan niệm được trong đời sống.Để chứng minh vấn đề người ta thường tiến thành chánh lý tuyệt đối, trước hết tôi xin minh hoạ bằng những câu chăm ngôn trong Anh văn. Bạn có nhớ câu rất nổi tiếng này không: “Hãy nhìn trước nhìn sau cho kỹ trước khi nhảy”? Câu này nhằm dạy đại ý, về sự khôn ngoan là phải nghĩ đến các hậu quả của các hành động của bạn. Chúng ta không nên hấp tấp nhảy bừa vào những công việc mà không biết là mình đang làm gì. Còn câu này nữa thì sao: “Kẻ nào phân vân do dự, sẽ bị thua thiệt”? Nếu chúng ta xem hai câu này đều là những chân lý tuyệt đối cả, thì sẽ có gì xảy ra? Một mặt nếu chúng ta phân vân do dự là chúng ta bị thua thiệt. Nhưng nếu chúng ta muốn nhìn trước nhìn sau cho kỹ trước khi nhảy vọt, thì chúng ta phải do dự phân vân. kết luận sẽ là: “Ai phân vân nhìn trước nhìn sau trước khi nhảy vọt, thì sẽ bị thua thiệt”.Cùng một sự việc như thế cũng có thể xảy ra với những câu châm ngôn trong Thánh kinh. Nó còn có thể xảy ra cả cho những lời nói khôn ngoan của chính Chúa Giê-xu nữa. Chúa phán: “Ai không hợp tác với tôi là chống lại tôi” (Mat Mt 12:30). Nhưng Chúa cũng phán: “Ai không chống các con là theo các con” (LuLc 9:50). Làm thế nào để cả hai đều cùng đúng cả đây? Tất cả chúng ta đều biết rằng có một số trường hợp, im lặng là đồng ý, nhưng trong một số trường hợp khác, thì nó là dấu chỉ của sự thù ghét. trong một số trường hợp, không chống đối có nghĩa là ủng hộ, trong một số trường hợp khác, thì không ủng hộ là dấu chỉ chống đối.ChCn 20:4-5 minh hoạ hai câu châm ngôn có thể mâu thuẫn nhau như thế nào, nếu ta cho nó là những chân lý tuyệt đối chẳng cò ngoại lệ. Câu 4 chép: “Chớ đáp với nó căng?” Cơn câu 5 thì chép: “Hãy đáp với kẻ ngu si tuỳ sự ngu dại nó, kẻo nó khôn ngoan theo mình nó chăng”. Như thế, có khi trả lời kẻ ngu tuỳ sự ngu dại nó là ngu si, nhưng lại có những lúc trả lời kẻ ngu si,

lại là khôn ngoan.Một khi đã biết phân biệt châm ngôn với luật pháp, chúng ta cũng phải biết phân biệt giữa các hình thức khác nhau của luật pháp. Hai hình thức luật pháp căn bản trong Thánh Kinh là luật pháp vô điều kiện và luật pháp tuỳ trường hợp. Luật pháp vô điều kiện được diễn tả bằng những quyết lệnh tuyệt đối và có hình thức cá nhân trực tiếp, như “người phải” hay “người chớ”. Chúng ta thấy rõ ràng hình thức của luật pháp này trong Mười Điều Răn.Luật pháp tuỳ trường hợp được diễn tả bằng câu: “Nếu... thì”, nghĩa là có điều kiện. Đây là cơ sở của trường hợp gọi là luật pháp tùy trường hợp. Hình thức luật pháp có điều kiện đưa ra một loạt “thí dụ” được dùng làm kim chỉ nam để xử án. Hình thức này cũng tương tự với điều mà chúng ta sử dụng và quan niệm về tiền lệ trong hệ thống pháp lý của Hoa-kỳ. Thí dụ, XuXh 23:4 dạy: “Nếu ngươi gặp bò hay lừa của kẻ thù nghịch mình đi lạc, thì buộc phải đem về cho họ. Xin chú ý vế đầu là tuỳ trường hợp, còn vế sau là quyết lệnh tuyệt đối. Ở đây, lời truyền dạy minh nhiên đã được đưa ra liên quan đến việc trả lại bò hoặc lừa cho kẻ thù mình. Nhưng nếu tôi gặp bò cái hay lạc đà của kẻ thù mình bị lạc, thì tôi có phải trả chúng lại không? Luật pháp không thấy nói. Luật pháp tuỳ trường hợp chỉ đưa ra nguyên tắc để làm mẫu mà thôi. Nó hàm ý bao gồm cả bò cái, lạc đà, gà và ngựa nữa. Nếu Thánh Kinh đưa ra một bộ luật minh nhiên cho tất cả mọi việc có thể quan niệm được là có thể xảy ra, chắc chúng ta phải cần đến nhiều thư viện hơn để chứa tất cả những bộ sách cần thiết. Luật pháp tuỳ trường hợp cung cấp thí dụ minh hoạ cho một nguyên tắc, nhưng rõ ràng là nguyên tắc ấy có lãnh vực áp dụng rộng lớn hơn.Quy luật 8: Chú ý chỗ khác nhau giữa tinh thần và chữ nghĩa của luật pháp. Chúng ta đều biết tiếng của nhóm Biệt-lập trong Tân ước, vốn hết sức tỉ mỉ chỉ là trong việc giữ theo chữ nghĩa của luật pháp nhưng luôn luôn vi phạm tinh thần của luật pháp. Có nhiều câu chuyện về những người Y-sơ-ra-ên qua mặt luật không được đi xa trong ngày Sa-bát bằng cách kéo dài một cách ranh ma “những chặng đường đi trong ngày Sa-bát” của họ. Các ra bi quy định rằng một chuyến đi trong ngày Sa-bát bị giới hạn trong một khoảng cách nhất định nào đó, kể từ chỗ cơ trú của một người. Như thế, nếu một người “giữ luật pháp” muốn đi một quãng đường xa hơn quãng đường được cho phép trong ngày Sa-bát, thì trong tuần lễ trước đó, anh ta sẽ bảo các khách bộ hành hay bạn bè đặt chiếc bàn chãi đánh răng hoặc một vài vật dụng cá nhân nào khác dưới một tảng đá tại nhiều khoảng cách khác nhau trên đường. Thế là về phương diện kỹ thuật, con người giữ luật pháp đã thiết lập chỗ cư trú của mình tại từng địa điểm ấy rồi. Muốn du hành trong ngày Sa-bát, anh ta chỉ cần đi từ “nơi cư trú” này đến “nơi cư trú” khác, để lấy lại

chiếc bàn chãi răng của mình. Ở đây, chữ nghĩa của luật pháp đã được thuân thủ, nhưng tinh thần của luật pháp đã bị triệt tiêu.Có nhiều luật pháp chủ nghĩa trong thời Tân ước. Thứ nhất và nổi tiếng hơn hết là loại luật lệ và quy tắc vượt ra ngoài những gì Thượng Đế truyền dạy. Chúa Giê-xu đã quở trách nhóm Biệt-lập biến truyền khẩu của các ra-bi trở thành có uy quyền như Luật pháp Môi-se vậy. Gán uy quyền của Thượng Đế cho luật pháp loài người là loại luật pháp chủ nghĩa chính yếu. Nhưng đó chưa phải là loại duy nhất. Biến cố về đoạn đường được phép đi trong ngày Sa-bát minh hoạ cho một loại khác rất thường gặp. Tuân thủ theo chữ nghĩa, trong khi lại vi phạm tinh thần, khiến người ta trở thành công chính về mặt “kỹ thuật”, nhưng thật ra lại là kẻ thối nát, băng hoại.Luật pháp còn bị xuyên tạc một cách khác nữa bằng việc cố gắng tuân thủ tinh thần của luật phap1, nhưng chẳng đếm xỉa gì đến chữ nghĩa. Chữ nghĩa với tinh thần vốn liên quan bất khả phân ly. Kẻ theo luật pháp chủ nghĩa huỷ hoại phần tinh thần, còn người chống lại phần hình thức (antinomian) lại huỷ hoại chữ nghĩa.Phần thảo luận về Luật pháp Môi-se trong Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-xu đã bị nhiều nhà giải kinh lạm dụng hết sức tai hại. Thí dụ tôi mới đọc một bài báo do một bác sĩ tâm thần nổi tiếng viết, trong đó, lời truyền dạy đạo đức của Chúa Giê-xu đã bị chỉ trích nặng nề. Nhà tâm thần học nọ bảo rằng ông ta không hiểu nổi tại sao Chúa Giê-xu lại được tôn là một giáo sư đạo đức học vĩ đại, trong khi nến đạo đức học của Ngài lại hết sức ngây ngô, bằng cách chỉ a lời truyền dạy cá biệt của Ngài về tội sát nhân và ngoại tình. Nhà tâm thần học đó lý giải những lời bình luận của Chúa Giê-xu về các đề tài ấy như là đánh đồng tính cách nghiêm trọng của tội sát nhân với cơn giận dữ và tội ngoại tình với sự tham dục. Bất cứ vị giáo sư nào cho rằng tức giận cũng xấu như giết người hay tham dục bị cho là cũng xấu ngang với ngoại tình, là người có ý thức đạo đức lệch lạc. Ông ta tiếp tục chứng minh rằng các hậu quả của tội sát nhơn và ngoại tình vốn tàn hại hơn là tức giận và tham dục. Nếu một người này giận một người khác, điều ấy có thể là có hại. Nhưng nếu cơn giận đưa tới giết người, thì hậu quả của nó lớn hơn nhiều. Tức giận chẳng cất đi mạng sống của ai và chẳng để lại các quả phụ và cô nhi bị mất cha nào cả. Nhưng sát nhơn thì có. Nếu tôi có ý nghĩ tham dục, nó có thể phương hại đến tính cách trong sạch của tâm trí tôi, nhưng tôi không đưa một phụ nữ nào vào hành động bất trung với chồng, là điều có thể phá huỷ cuộc hôn nhân và gia đình họ. Và cứ thế, nhà tâm thần học tiếp tục bài phân tích của ông ta, bảo rằng một lời dạy đạo đức như thế gây thiệt hại nghiêm trọng cho một đời sống có trách nhiệm.Trên một bình diện bình dân hơn nữa còn có nhiều cách hiểu lầm bài Giảng Trên Núi giống như thế. Có người lý luận: “Cũng tốt thôi, nếu tôi đã ham

muốn bà (hay ông) ta rồi, mà vì dưới mắt Thượng Đế, ham muốn tức là đã phạm tội rồi, thế thì tôi cứ tiến lên để phạm cả tội ngoại tình nữa”. Đây không những chỉ là một cách xuyên tạc trắng trợn những gì Chúa Giê-xu đã nói, mà còn nhập một tội tham dục vào với tội ngoại tình ở mức độ cao nhất của nó nữa.Xin hãy xem Chúa Giê-xu đã nói gì về các vấn đề ấy, và xét xem Ngài có ngây ngô như những kẻ phê bình Ngài chủ trương hay không.“Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng: Ngươi chớ giết ai; và rằng: Hễ ai giết người thì đáng bị toà án xử đoán. Song ta phán cho các ngươi: Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tò án xử đoán; ai mắng anh em mình rằng: Ra-ca, thì đáng bị toà công luận xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên, thì đáng bị lửa ịa ngục hành phạt”. (Mat Mt 5:21-22)Cũng xin chú ý:“Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Song ta phán cho các ngươi biết. Hễ ai ngó đờn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi”. (Mat Mt 5:27-28)Chẳng có chỗ nào trong mấy khúc sách này, Chúa Giê-xu đã bảo rằng giận dữ cũng xấu như giết người, hay tham dục cũng xấu như người tự kìm chế để không phạm tội sát nhơn mắng anh em mình, thì người ấy vẫn chưa làm trọn điều mà luật pháp lên án kẻ sát nhơn. Sát nhân là tội, mà ghen ghét và nhiếc mắng cũng đều là tội.Điểm Chúa Giê-xi muốn dạy, là luật pháp vốn có phạm vi ứng dụng rộng lớn hơn là những gì chữ nghĩa có thể nói ra. Nếu bạn giết người, là bạn vi phạm chữ nghĩa của luật pháp; nếu bạn ghen ghét một người, thì bạn vi phạm tinh thần của luật pháp. Ngài phán: “Ai giết người phải bị đưa ra toà xử tội”. Nghĩa là tất cả những gì Chúa Giê-xu đã nói, là cả tức giận lẫn giết người đều là tội. Ngài không hề nói rằng chúng đều gây hậu quả tàn hại như nhau, hoặc thậm chí chúng đều đáng ghê tởm như nhau. Thậm chí Ngài cũng không hề nói như một số người đã suy diễn rằng sự hình phạt dành cho cả hai đều bằng nhau. Chắc chắn là Ngài có bảo rằng nếu bạn mắng nhiếc một ai đó, thì tội của bạn cũng đã đủ để phải xuống hoả ngục rồi. Tuy nhiên, nói như thế không hề kéo theo nó cái hàm ý rằng mọi hình phạt trong hoả ngục đều bằng nhau. Điều Ngài nói là mằng nhiếc cũng đã là một tội đủ nghiêm trọng rồi, vì có hại cho đời sống một người khác cho nên đáng phải xuống hoả ngục. Chúa Giê-xu đang nhấn mạnh tính cách nghiêm trọng của mọi tội lỗi. Nhưng sự hình phạt tội lỗi dưới hoả ngục có giống nhau cho tất cả các tội lỗi không? Chúa Giê-xu không hề dạy về vấn đề ấy. Tân ước cảnh cáo việc “tự dồn chứa hình phạt khủng khiếp cho mình trong ngày đoán phạt” (RoRm 2:5). Nếu sự hình phạt tội lỗi đều giống nhau dưới hoả ngục thì làm thế nào một người có thể “tự dồn chứa hình phạt cho mình” được? Chúa

Giê-xu dạy Thượng Đế sẽ phán xét mỗi người tuỳ theo việc làm của người ấy. Một số người sẽ bị đòn vài roi thôi, nhưng một số khác thì bị nhiều hơn (LuLc 12:47-48). Vấn đề là mọi tội lỗi đều sẽ bị trừng phạt, chứ không phải là sự trừng phạt đều giống nhau. Nguyên tắc về công lý của Thánh Kinh có phân biệt các mức độ của tội ác và các mức độ hình phạt.Về tội ngoại tình, Chúa Giê-xu dạy rằng một khi có tham dục, là người ta đ4 phạm tội ngoại tình từ trong “lòng” rồi. Vấn đề là tuy người ấy vẫn còn giữ theo chữ nghĩa của luật pháp, nhưng tinh thần của luật pháp đã bị vi phạm; phạm tội không phải chỉ bằng hành động bên ngoài mà thôi. Thượng Đế cũng quan tâm đến cả tấm lòng y như với hành động. Nhóm Biệp-lập tự hào về sự công chính của họ đã tự dối mình khi tưởng rằng chỉ vì họ giữ theo chữ nghĩa của luật pháp, là họ đã giữ trọn luật pháp rồi.Toàn thể vấn đề trong đoạn bình luận về luật pháp này của Chúa Giê-xu, đã được dẫn nhập bằng đoạn phát biểu này:“Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến không phải để phá, song để làm cho trọn. Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn. Vậy, ai hủy một điều cực nhỏ nào trong những điều răn này, và dạy người ta làm như vậy, thì sẽ bị xưng là cực nhỏ trong nước thiên đàng; còn như ai giữ những điều răn ấy, và dạy người ta nữa, thì sẽ được xưng là lớn trong nước thiên đàng”.Khúc sách này dạy rõ ràng rằng Chúa Giê-xu quan tâm đến việc giữ luật pháp đúng theo chữ nghĩa. Chẳng những chữ nghĩa là quan trọng mà cả đến “một mẫu tự nhỏ nhất”, hay “một chấm một nét” cũng phải được tuân thủ và truyền dạy nữa. Nhưng Chúa Giê-xu còn vượt khỏi chữ nghĩa để quam tâm đến phần tinh thần nữa. Ngài không đặt tinh thần để thay cho chữ nghĩa, mà Ngài thêm phần tinh thần vào cho chủ nghĩa: Đây là bí quyết: “Ta cho các con biết; nếu đức hạnh các con không khá hơn các thầy dạy luật và Biệt-lập, các con sẽ không vào được Nước Trời” (Mat Mt 5:20). Nhóm Biệt-lập quan tâm chú ý đến phần chủ nghĩa; các Cơ-đốc nhân phải quan tâm chú ý đến cả phần chữ nghĩa lẫn phần tinh thần. Chúa Giê-xu đã đặt điều đó làm một điều kiện tiên quyết để được vào nước Ngài. Ngài bình luận về tội sát nhân và tội ngoại tình theo lệnh truyền này, và làm sáng tỏ phần nguyên tắc.Quy luật 9: Phải thận trọng với các ẩn dụ. Trong tất cả các thể văn chúng ta tìm thấy trong Kinh điển, ẩn dụ thường được cho là dễ hiểu và dễ lý giải nhất. Thiên hạ thường thích nghe những bài giảng đặt nền móng trên các ẩn dụ. Vì ẩn dụ là những truyện tích cụ thểc ăn cứ trên các hoàn cảnh sống, chúng thường dễ lãnh hội hơn các ý niệm trừu tượng. Thế nhưng, theo quan điểm của giới học giả Tân ước, các ẩn dụ có những khó khăn có một không hai khi phải lý giải.

Điều gì trong các ẩn dụ tạo khó khăn như thế? Tại sao những câu chuyện rõ ràng như thế lại không thể đựơc trình bày và giải nghĩa thật đơn giản? Có rất nhiều giải đáp cho các câu hỏi này. Trước hết là ý hướng nguyên thuỷ của ẩn dụ. Rõ ràng là Chúa Giê-xu thích dùng ẩn dụ như một lời dạy dỗ có chủ định. Tuy nhiên vấn đề rắc rối là chẳng hay Ngài dùng ẩn dụ là để làm sáng tỏ một lời dạy, hay khiến cho nó bị tối nghĩa đi. Cuộc tranh luận chú trọng vào những lời nói bí mật của Chúa Giê-xu trong Mac Mc 4:10-12:Khi Đức Giê-xu ở một mình, những kẻ xung quanh Ngài cùng mười hai sứ đồ hỏi Ngài về các lời thí dụ. Ngài phán rằng: Sự mầu nhiệm của nước Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho các ngươi; nhưng về phần để dạy mọi sự, hầu cho họ xem thì xem mà không thấy, nghe thì nghe mà không hiểu, e họ hối cải mà được tha tội chăng”.Chúa Giê-xu tiếp tục giải nghĩa chi tiết Ẩn dụ về Người Gieo giống cho các môn đệ Ngài. Ngài ngụ ý gì khi bảo rằng những người không được cho hiểu huyền nhiệm về Nước Trời sẽ không thể hiểu được các ẩn dụ? Nhiều dịch giả đã bất mãn với câu nói này, đến nỗi họ thật sự thay đổi lời lẽ trong văn bản để tránh vấn đề ẩn tàng trong đó. Cách thay đổi văn bản như thế không thể được biện minh về mặt văn chương. nhiều người khác thấy trong những lời ấy có ý ám chỉ việc Thượng Đế muốn trừng phạt (phán xét) số người cứng lòng trong dân Y-sơ-ra-ên, và là một âm vang của việc Thượng Đế sai phái nhà tiên tri Ê-sai. Trong khải tượng nổi tiếng của Ê-sai trong đền thờ (EsIs 6:8-13), Thượng Đế đã phán với ông: “Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Ê-sai đã tình nguyện bằng cách đáp rằng: “Có tôi đây, xin hãy sai tôi”.Thượng Đế đã trả lời cho Ê-sai rằng:“Ngài phán: Đi đi! nói với dân này rằng: Các ngươi hãy nghe, nhưng chẳng hiểu chi; hãy xem nhưng chẳng thấy chi. Hãy làm cho dân ấy béo lòng, nặng tai, nhắm mắt, e rằng mắt nó thấy được, tai nó nghe được, lòng nó hiểu được, nó trở lại và được chữa lành chăng!”Ở đây, sự trừng phạt của Thượng Đế gồm có việc khiến cho dân chúng “béo lòng” để hình phạt tội lỗi họ. Vì dân sự không muốn nghe lời Thượng Đế, cho nên Ngài cất đi khả năng nghe tiếng phán Ngài của họ.Chúa Giê-xu rất thường dùng câu: “Ai có tai, nên lắng nghe”. Cách Chúa Giê-xu nhấn mạnh câu này gợi ý rằng không phải tất cả mọi người được “nghe” lời Ngài đều nghe được chúng theo ý nghĩa đặc biệt mà Ngài muốn nói.Nếu phải hiểu thật nghiêm túc việc Chúa Giê-xu dùng ẩn dụ, chúng ta phải công nhận có một yếu tố giấu diếm trong đó. Nhưng không phải nói như thế là bảo rằng chủ đích duy nhất của ẩn dụ là làm tối nghĩa hay giấu kín huyền nhiệm về nước Trời cho người không chịu ăn năn thống hối. Một ẩn dụ

không phải là một câu đố nát óc. Nó ngụ ý muốn cho người ta hiểu, ít nhất cũng là đối với số người chịu mở lòng ra để tiếp nhận nó. Người ta cũng xét đến việc một số kẻ thù của Chúa Giê-xu cũng hiểu được các ẩn dụ một phần nào. Ít ra cũng vừa đủ để vì chúng mà tức điên lên.Đề cập góc cạnh “giấu diếm” của các ẩn dụ, có một yếu tố hết sức quan trọng của ghi khắc vào tâm trí. Các ẩn dụ nguyên được đưa ra cho một cử tọa đang sống trước cảnh tượng của thập tự giá và sự sống lại. Vào thời điểm ấy, dân chúng chưa có được lợi thế là có toàn bộ Tân ước làm bối cảnh để giúp họ lý giải các ẩn dụ. Phần lớn chất liệu của các ẩn dụ đều liên quan đến Nước Trời. Vào thời mà các ẩn dụ được đưa ra, tâm trí đám quần chúng thính giả của Chúa Giê-xu đã quan niệm sai rất nhiều về ý nghĩa của Nước Trời. Như thế, không phảic ác ẩn dụ luôn luôn vốn dễ hiểu. Ngay đến các môn đệ Chúa đã phải yêu cầu Ngài lý giải thêm chi tiết về chúng. Một vấn đề khác nữa trong việc lý giải ẩn dụ, là vấn đề về mối liên hệ giữa ẩn dụ (parable) về người Gieo giống, Ngài đã giải nghĩa nó theo cách giải nghĩa ví dụ (ellegory). Điều này có thể đưa chúng ta đến chỗ quyết đoán rằng tất cả các ẩn dụ đều có một nghĩa bóng như ví dụ, với từng chi tiết một đều có một ý nghĩa “thuộc linh” đặc thù. Nếu chúng ta tiếp cận các ẩn dụ theo cách đó, chúng ta sẽ tự đưa mình vào chỗ bị bối rối. Nếu chúng ta xem tất cả các ẩn dụ là ví dụ, chẳng bao lâu, chúng ta sẽ thấy rằng lời truyền dạy của Chúa Giê-xu trở thành cả khối hỗn tạp. Nhiều ẩn dụ hoàn toàn không phù hợp với cách lý giải ví dụ. Để cho óc tưởng tượng của chúng ta tha hồ phiêu du để tìm ý nghĩa của các chi tiết của các ẩn dụ, nhất là trong khi truyền giảng, có thể là rất lý thú, nhưng sẽ chẳng được bao nhiêu điều dạy dỗ.Phương pháp an toàn nhất và có thể là chính xác nhất để đối phó với các ẩn dụ là tìm một chủ điểm căn bản trong chúng. Như một quy luật sơ đẳng, tôi tránh mọi biện pháp ví dụ hoá các ẩn dụ, ngoại trừ khi Tân ước chỉ rõ nó có ý nghĩa ví von. Một sồ ẩn dụ, như Người Con Trai hoang đàng, rõ ràng là nhằm vào nhiều hơn là một luận điểm. Một số là những điểm tưng tự nhau được tán rộng thêm; một số là những câu chuyện để so sánh, đối chiếu, một số khác rõ ràng làcó cách ứng dụng đạo đức. Ngay cả quy luật sơ đẳng của tôi là “chỉ có một chủ điểm mà thôi”, cũng không thể đem ra áp dụng một cách cứng nhắc. Một lần nữa, quy luật cơ bản là ta phải thận trọng khi sử lý chúng. Đây là chỗ mà việc tra cứu nhiều bộ sách chú giải sẽ vô cùng hữu ích và thường là cần thiết.Quy luật 10: Phải thận trọng với lời tiên tri. Vận dụng lời tiên tri cả từ Tân lẫn Cựu ước, vốn là một trong những hình thức bị lạm dụng nhiều nhất trong công tác giải kinh. Các lối lý giải có thể được xếp từ phương pháp hoài nghi, theo tự nhiên chủ nghĩa rõ ràng là loại trừ lời tiên tri, cho đến phương pháp kỳ quặc bừa bãi, nhìn thấy từng biến cố

đương đại đều là một lời tiên tri của Thánh Kinh được ứng nghiệm “rõ ràng”.Các phương pháp phê bình cao hơn thỉnh thoảng căn cứ vào lừi quyết đoán rằng bất cứ điều gì dính dáng với một lời tiên tri về tương lai và lời tiên tri được ứng nghiệm đều cho thấy văn bản đã bị thêm vào về sau. Ẩn tàng trong quyết đoán này, là sự hiểu ngầm rằng nói tiên tri về tương lai mà các hậu quả lại chính xác, là điều không thể nào được. Do đó mà bất cứ khi nào điều đó xuất hiện thì nhất định đó là dấu chỉ cho thấy lời tiên đoán đã được viết ra hoặc thêm vào một niên đại sau khi nó “ứng nghiệm”. Đó là một “mưu mô” thần học và không nên coi trọng., Vấn đề là “thiên kiến” theo nghĩa cổ điển của từ ngữ ấy; văn bản vốn đã bị “đánh giá theo thiên kiến” trên cơ sở là những quyết đoán vô căn cứ.Mặt khác, một số tư tưởng gia bảo thủ nhấn mạnh rằng mọi chi tiết của lời tiên tri trong Thánh Kinh đều phải ứng nghiệm từng chữ từng tiếng. Chẳng dành một chỗ nào cho những lời tiên tri có ý nghĩa biểu tượng, hay những lời tiên báo có một phạm vi ý nghĩa bao quát hơn.Nếu chúng ta khảo sát cách thức Tân ước đối xử với lời tiên tri Cựu ước, chúng ta khám phá ra rằng trong một số các trường hợp, một lời tiên tri được ứng nghiệm theo từng chữ từng tiếng một (như việc Đấng Mê-si-a đã ra đời tại Bết-lê-hem) và ứng nghiệm trong một phạm vi bao quát hơn (như lời tiên tri của Ma-la-chi về sự trở lại của Ê-li).Xin chúng ta hãy khảo sát lời tiên tri của Ma-la-chi và cách thức mà Tân ước đã vận dụng nó, để có được một cái nhìn bao quát về tính cách phức tạp của vấn đề về lời tiên tri. Trong chương cuối cùng của Cựu ước, chúng ta đọc được đoạn sau đây:“Này, ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi trứơc ngày lớn và đáng sợ của Đức Giê-hô-va ngày lớn và đáng sợ của Đức Giê-hôva chưa đến. Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất này”.Cựu ước được kết thúc bằng lời tiên tri về sự trở lại của Ê-li này. Suốt bốn trăm năm tiếp theo đó, đã chẳng hề có một lời tiên tri nào nữa trong xứ y-sơ-ra-ên. Thế rồi, Giăng báp-tít thình lình xuất hiện trên sânkhấu. Tiếng đồn do thiên hạ suy luận, lan tràn về lý lịch của ông. Trong sách Phúc âm Giăng, chúng ta đọc thấy người Do-thái đã gởi một phái đoàn gồm các thầy tế lễ và người Lê-vi từ Giê-ru-sa-lem đến để điều tra lý lịch của Giăng (GiGa 19:28). Thoạt tiên họ hỏi: “Ông có phải là Đấng Mê-si không?” Giăng đáp: không. Câu hỏi tiếp theo của họ là “Ông có phải là Ê-li không?” Giăng đáp không chút úp mở rằng: “Không phải”.Vấn đề về mối liên hệ giữa Giăng Báp-tít với Ê-li đã được Chúa Giê-xu phối hợp bằng những lời lẽ trong Mac Mc 9:12-13:

“Ngài đáp rằng: Thật Ê-li phải đến trước sửa lại mọi việc. Vậy thì sao có chép về Con người rằng Ngài phải chịu khổ nhiều và bị khinh dể ư? Vả, ta nói cùng các ngươi, Ê-li đã đến rồi, người ta đãi người theo ý muốn mình, y như lời đã chép về việc người vậy”.Rồi Chúa Giê-xu lại phán trong Mat Mt 11:13-15: “Vì hết thảy các đấng tiên tri và sách luật đã nói trước cho đến đời Giăng. Nếu các ngươi muốn hiểu biết, thì ấy là Ê-li, là đấng phải đến. Ai có tai mà nghe, hãy nghe”.Như thế, chúng ta có câu của Giăng Báp-tít nói rõ rằng ông không phải là Ê-li, và câu của Chúa Giê-xu bảo rằng ông chính là Ê-li. Nhưng xin chú ý xem Chúa Giê-xu đã nói câu này như thế nào. Ngài đã khẳng định phẩm chất củ anó bằng cách bắt đầu bằng mấy tiếng: “nói cho rõ hơn”. Rõ ràng là Chúa Giê-xu đã có một điều gì đó có phần bí mật trong tâm trí. Có lẽ lời đáp cho câu đố nát óc này có thể được tìm thấy trong lời thông báo về sự ra đời của Giăng Báp-tít của thiên sứ Gáp-ri-ên: “Đức trẻ sẽ có tinh thần và khí lực dũng mãnh như tiên tri Ê-li thời xưa. Nó sẽ dọn đường cho Chúa Cứu Thế” (LuLc 1:17).Câu đó có thể được giải đáp bằng cách vạch ra rằng Giăng không phải là sự nhập thể hay tái xuất hiện thật sự của chính Ê-li. Nhưng theo một vài ý nghĩa, thì ông chính là Ê-li; ông đa đến bằng tinh thần và quyền năng của Ê-li. Điều này sẽ giải thích lời dẫn có phần bí mật của Chúa Giê-xu cũng như câu phủ nhận của chính Giăng. Tuy nhiên, điểm có ý nghĩa là cách Chúa Giê-xu đối với lời tiên tri trong Cựu ước. Ít nhất thì trong trường hợp này, Chúa Giê-xu cũng đã dành một phần rộng rãi cho vấn đề lời tiên tri sẽ ứng nghiệm và đã không nhấn mạnh trên lý lịch đích thực của Ê-li và Giăng Báp-tít.Tuy tất cả các hình thức của lời tiên tri, thì hình thức khải huyền có đặc điểm là có hình ảnh biểu tượng cao, có khi tự nó lý giải cho chúng ta, nhưng nhiều khi lại bỏ mặc mà không lý giải chi cả. Có ba sách nổi bật hơn hết là phù hợp với loại này, là các sách Đa-ni-ên, Ê-xê-chi-ên, và Khải huyền. Chiếc chìa khoá quan trọng để lý giải các hình ảnh ấy ngay trong Thánh Kinh. Thí dụ phần lớn các hình ảnh trong sách Khải huyền đều được tìm thấy ở nhiều nơi khác trong Thánh Kinh, nhất là trong Cựu ước.Lý giải lời tiên tri có thể rất phức tạp đến độ đưa ra bất kỳ một công thức nào để noi theo là điều vượt khỏi tầm hạn của quyển sách này. người sinh viên (nghiên cứu) Kinh điển phải tự mình nghiên cứu lấy loại văn học đặc biệt của Thánh kinh này. Một lần nữa, điểm nhấn mạnh tổng quát là phải thận trọng. Chúng ta phải tiếp cận lời tiên tri thật cẩn thận và với một thái độ đứng đắn. Nếu chịu làm như thế, các kết quả của việc nghiên cứu các sách tiên tri sẽ đem lại nhiều phần thưởng xứng đáng.Những quy luật lý giải thực tiễn trên đây vẫn chưa bao trùm mọi vấn đề kỹ

thuật mà chúng ta sẽ gặp trong Kinh điển. Chúng chỉ là những trợ thủ và những nét chỉ dẫn cho việc học hỏi nghiên cứu của chúng ta. Chúng không phải là những công thức thần kỳ để thành công trọn vẹn trong việc hiểu từng văn bản một trong Thánh kinh. Nhưng chúng có thể giúp ích, chẳng những trong việc nhận ra những vấn đề đặc biệt trong Thánh Kinh, mà còn giúp giải quyết chúng nữa. Nếu chúng ta áp dụng những điểm chỉ dẫn căn bản này, chúng ta sẽ tự cứu mình thoát được nhiều giờ hoang mang vì bối rối.

VĂN HOÁ & THÁNH KINH

Trong quyển tiểu thuyết nhan đề Redburn của mình, Herman Melville kể lại câu chuyện củ amột thanh niên đi biển lần đầu tiên. Khi Redburn từ giả Anh quốc, cha cậu tặng cậu một tấm bản đồ thành phố Liverpool rất cũ. Sau chuyến đi gian khổ, Redburn trở vào Liverpool, tin chắc tấm bản đồ của cha cậu sẽ hướng dẫn cậu khi đi khắp thành phố. Nhưng tấm bản đồ đã phản lại cậu ta. Kể từ ngày tấm bản đồ được vẽ ra đến nay, đã có quá nhiều thay đổi. Các vết tích cũ trên mặt đất không còn nữa, đường phố đã đổi tên và nhà cửa biến đâu mất cả.Có người thấy torng câu chuyện của Redburn của Meville có lời phản đối của riêng mình về khuyết điểm của bộ Kinh điển, khuynh hướng dẫn được mình qua đời sống. Cùng một ý thức phản đối ấy cũng nảy sinh từ nỗi thất vọng mà nhiều người đưa ra hiện nay.Điều kiện văn hoá và Thánh kinh. Có một vấn đề nóng bỏng trong thế giới Cơ-đốc giáo đang nổi lên về chiều hướng và mức độ mà văn hoá có ảnh hưởng trên Thánh Kinh. Phải chăng Thánh Kinh chỉ được viết cho các Cơ-đốc nhân sống trong thế kỷ thứ nhất mà thôi? Hay bộ sách ấy vốn được viết cho mọi người thuộc mọi thời đại? Chúng ta có thể may mắn trả lời theo ý sau, nhưng chúng ta có thể nói như thế mà chẳng cần dè dặt gì cả hay không? Có phần nào trong Kinh điển vốn bị bối cảnh văn hoá ràng buộc, do đó, bị hạn chế để chỉ có thể ứng dụng vào chính bối cảnh văn hoá riêng của nó mà thôi hay không?Trừ phi khi chúng ta chủ trương rằng bộ Thánh kinh đã được thả dù từ trên trời xuống, đã được viết bằng những ngòi bút trên trời bằng ngôn ngữ cá biệt của thiên đàng chỉ phù hợp cho việc chuyên chở sự mặc khải của Thượng Đế mà thôi, hay Thánh kinh vốn đựơc Thượng Đế đọc trực tiếp không qua trung gian mà cũng chẳng đề cập một phong tục tập quán không theo một bút pháp hay viễn cảnh địa phương nào cả, chúng ta đều phải đương đầu với chiếc hố sâu văn hoá. Nghĩa là Thánh Kinh phản ảnh nền văn hoá của thời đại nó. Thế thì vấn đề được đặt ra là, làm thế nào nó lại có uy quyền trên thời đại của chúng ta?

Một cuộc tranh luận gĩưa các hàng giáo phẩm trong những thập niên sáu mươi minh hoạ cho vấn đề văn hoá. Năm 1967, Hội thánh Trưởng lão Thống nhất ở Hoa-kỳ áp dụng một bài xưng nhận đức tin mới, có đoàn phát biểu sau đây liên hệ đến Thánh Kinh.Bộ Kinh điển được ban bố dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh linh, dù sao cũng là lời lẽ của loài người, chịu ảnh hưởng của ngôn gnữ, các hình thức tư tưởng, và các văn thể của những nơi chốn và thời gian mà chúng được viết ra. Chúng phản ảnh các quan điểm về đời sống, lịch sử, và vũ trụ phổ biến vào thời ấy. Do đó, Hội thánh bị bắt buộc tiếp cận Kinh điển bằng sự thông hiểu về phương diện văn học và sử học. Như Thượng Đế đã phán ra lời Ngài trong nhiều hoàn cảnh văn hoá khác nhau, Hội thánh tin quyết rằng Ngài sẽ tiếp tục nói qua Kinh điển trong một thế giới đang đổi thay và trong mọi hình thức của văn hoá loài người.Mấy lời trên đây của bài Xưng nhận đức tin năm 1967 đã làm phát sinh một loại đối thoại thảo luận, và tranh luận quan trọng suốt những năm của thâp niên sáu mươi. Phần thảo luận đã không được tập trung nhiều vào những gì bài xưng nhận nói, mà vào những gì nó còn bỏ lại mà không đề cập. Rủi thay, bài Xưng nhận lại không kể ra rành mạch chi tiết những gì nó muốn nói trong từng câu phát biểu một. Cả một khoảng rộng rất lớn để rút ra các hàm ý và suy diễn đã bị bỏ ngỏ. Cứ xét đoạn phát biểu trên đây chỉ theo phạm vi mà chữ nghĩa trong đó vạch ra minh nhiên, thì hoặc nhà học giả chính thống B.B.Warfield, hoặc triết gia hiện sinh Rudolf Bultmann cũng đều có thể nhất trí với nó. Người ta sẽ thấy có bao nhiêu uy quyền trong Kinh điển, là tuỳ thuộc phần lớn vào việc một người hiểu từ ngữ chịu ảnh hưởng torng bài tín điều như thế nào. Trong thời gian thảo luận, nhiều người có khuynh hướng bảo thủ đã tỏ ra vô cùng bối rối khi nghĩ rằng Thánh Kinh đã “chịu ảnh hưởng” của nền văn hoá cổ đại, dù là theo bất kỳ một ý nghĩa nào. Nhiều người theo chủ nghĩa tự do lại cãi rằng Kinh điển chẳng những chỉ “bị ảnh hưởng” của văn hoá, mà còn bị nó “trói buộc” nữa.Thêm vào vấn đề ý nghĩa và mức độ “ảnh hưởng” của văn hoá trên Thánh Kinh, là vấn đề ý nghĩa và mức độ Kinh điển “phản ảnh các quan điểm về đời sống lịch sử, và vũ trụ” thượng cổ. Phải chăng phản ảnh có nghĩa là Thánh Kinh đã truyền dạy những quan điểm lỗi thời, sai lầm về đời sống, lịch sử và vũ trụ, mà cho là đúng hay không? Phần viễn cảnh văn hoá đó có thuộc về yếu tính của bức thông điệp của Thánh Kinh hay không? Hay phản ảnh có nghĩa là chúng ta phải đọc và hiểu ngầm giữa các giòng chữ của Kinh điển, và chỉ ghi nhận những điều đó như một thứ ngôn ngữ mô tả hiện tượng, và thay một bối cảnh văn hoá trong đó một bức thông điệp siêu văn hoá đã được đưa ra? Cách chúng ta tả lời các câu hỏi trên cho thấy rất nhiều điều về quan điểm toàn diện của chúng ta đối với bộ Kinh điển. Một lần nữa,

bản tính của Kinh điển sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta lý giải những điều đó. Vấn đề tối hậu ở đây là: Thánh Kinh phù hợp, và uy quyền của Thánh Kinh bị giới hạn, đến mức độ nào, do việc các cơ cấu và viễn cảnh thay đổi luôn của loài người tạo ảnh hưởng trên văn bản Thánh Kinh?Như chúng ta đã thấy, muốn giải nghĩa thật chính xác một văn bản Thánh Kinh, và hiểu đúng nó nói gì và ngụ ý muốn nói gì, một sinh viên (người nghiên cứu) phải đi vào đó với nhiều vấn đề về ngôn ngữ (Hi văn, bối cảnh sử ký và địa lý, tác giả số độc giả được gởi quyển sách đến cho, và văn thể. Loại phân tích này rất cần thiết để lý giải bất kỳ một bộ phận văn học nào - cả đến sách báo đương đại nữa.Tắt một lời, là tôi càng hiểu rõ nền văn hoá hồi thế kỷ thứ nhất của xứ Palestine nhiều bao nhiêu, tôi sẽ càng hiểu được dễ dàng chính xác hơn, những gì đã được nói ra vào thời đó. Nhưng Thánh kinh vốn được viết ra từ lâu lắm rồi, trong một bối cảnh văn hoá khác hẳn nền văn hoá của chúng ta, và bắc một nhịp cầu chỉ cho sự phân cách về thời gian giữa thế kỷ thức nhất và thế kỷ thứ hai mươi mà thôi, thì không phải luôn luôn là việc dễ dàng.Ảnh hưởng của văn hoá và độc giả. Vấn đề sẽ trở nên rắc rối hơn khi tôi nhận ra rằng chẳng những bối cảnh văn hoá thời Kinh Thánh được viết ra tạo ảnh hưởng trên bộ sách ấy, mà bối cảnh văn hoá của thời đại tôi đang sống đây cũng gây ảnh hưởng trên bản thân tôi nữa. Tôi luôn luôn gặp khó khăn khi muốn nghe, muốn hiểu những gì Thánh Kinh dạy, vì tôi đưa vào đó vô số những điều quyết đoán nằm ngoài Thánh kinh. Có lẽ đây mới chính là vấnđ ề về “ảnh hưởng của văn hoá” quan trọng nhất mà chúng ta đagn đối đầu. Chẳng hề có ai torng chúng ta hoàn toàn thoát được việc làm một đức trẻ con sống trong thời đại của mình. Tôi biết chắc là mình đang chủ trương và truyền dạy nhiều quan điểm chẳng hề có dính dáng gì với tư tưởng Cơ-đốc giáo cả, nhưng chúng vốn len lõi xâm nhập tâm trí tôi trừ chính bối cảnh sinh hoạt của tôi. Nếu tôi biết có ý niệm nào trong tôi không phù hợp với Kinh điển, chắc tôi đã cố tìm cách để thay đổi chúng rồi. Nhưng thoát ra khỏi các quan điểm của chính mình thì không phải luôn luôn dễ dàng. Tất cả chúng ta đều sẵn sàng phạm vào cùng một sai lầm và phạm rất nhiều lần. Sở dĩ trong con mắt của chúng ta có một điểm gọi là “điểm mù”, chính vì rõ ràng có rất nhiều điều mà chúng ta không thể nhìn thấy.Vấn đề về điểm mù chủ quan đã trực tiếp đến với tôi trong một kinh nghiệm tự ráp lấy một dàn máy để nghe nhạc âm thanh nổi. Tôi đã mua một thùng dụng cụ và các bộ phận rời như thế và nhờ một bạn thân là một chuyên viên điện tử giúp mình ráp máy. Trong khi tôi đọc các chỉ dẫn, thì bạn tôi cẩn thận nối các cấu kiện lại với nhau thành một chuỗi dài có đến hai trăm bước. Khi đã xong xuôi, chúng tôi cắm máy vào ổ điện và ngồi lại chờ thưởng thức

âm nhạc. Nhưng điều mà chúng tôi được nghe vốn thuộc về thế giới ở bên kia. Thật vậy điều mà chúng tôi được nghe có lẽ là loại âm thanh hỗn tạp đậu trên Sao Mai, chứ không phải bất cứ là loại tiếng động nào có trên địa cầu này! Những tiếng ồn ào chát tai ấy cho thấy rõ ràng là chúng tôi đã sai lầm.Chúng tôi đã chịu khó dò lại các công việc đã làm. Chúng tôi xem lại bản lược đồ và duyệt lại những lời chỉ dẫn, tổng cộng đến tám lần. Chúng tôi chẳng tìm thấy một nhầm lẫn nào cả. Cuối cùng, vì quá tuyệt vọng, chúng tôi nhất định đảo ngược các vai trò. Lần này thì bạn tôi đọc bảng chỉ dẫn, và tôi (một tay mơ hoàn toàn), thì kiểm soát các mối nối Đến khoảng điểm 174, tôi tìm thấy chỗ lỗi. Có một sợi dạy đã được hàn vào một điểm sai. Đã có gì xảy ra? Bạn tôi vốn là chuyên viên đã phạm một sai lầm khi nối mối dây lần đầu tiên. Anh ta lại còn sai lầm thêm tám lần nữa. Chính quan điểm sai lầm của anh ta đã khiến anh ta bị mù đối với điều sai lầm của mình rất nhiều lần.Đó là cách chúng ta thường đến với Kinh điển. Đây là một trong nhiều lý do để chúng ta phải điều tiết độ hăng say của mình khi muốn phê bình chỉ trích Kinh điển. Hãy để cho chính Kinh điển phê bình chỉ trích chúng ta. Chúng ta cần phải biết rằng chính quan điểm mà chúng ta đưa vào Lời Chúa rất có thể đã xuyên tạc chân lý.Tôi tin quyết rằng chính vấn đề tinh thần phàm tục của thế kỷ hai mươi ảnh hưởng trên chúng ta mới là chướng ngại vật không khiếp hơn vấn đề nền văn hoá cổ đại ảnh hưởng đến việc lý giải chính xác bộ Thánh Kinh rất nhiều. Đây là một trong số nhiều lý do khiến các nhà Cải chánh đã tìm cách đến gần với phương pháp giải kinh gọi là lý tưởng tabula rasa (xoá sạch tất cả những gì đang có trên bàn). Nhà giải kinh được trông đợi phải nỗ lực chịu khó chịu khổ hết sức mình để đọc văn bản một cách khách quan bằng phương pháp văn phạm lịch sử. Tuy các ảnh hưởng chủ quan bao giờ cũng rõ ràng và hiện diện để tạo nguy cơ xuyên tạc, người nghiên cứu Thánh Kinh được trông đợi phải sử dụng mọi biện pháp an toàn có thể có được để theo đuổi cái lý tưởng ấy, để lắng nghe bức thông điệp của Kinh điển mà không pha lẫn vào đó chính các thành kiến của mình.Trong những năm gần đây, nhiều phương pháp ý giải Thánh Kinh cuối đang đua nhau được chấp nhận. Một torng những phương pháp có ý nghĩa nhất là “phương pháp hiện sinh”. Phương pháp hiện sinh đã táo bạo tách rời khỏi phương pháp cổ điển nhờ một khoa giải kinh học mới. Thí dụ như Bultmann chẳng những chủ trương rằng phương pháp Tabula rasa là không thể đạt được, mà còn nhấn mạnh rằng nó không thích hợp. Vì Thánh Kinh vốn đựơc viết ra từ một kỷ nguyên tiền khoa học và chủ yếu là hậu quả của ảnh hưởng đã hình thành hoàn cảnh sinh hoạt của cộng đồng Cơ-đốc giáo nguyên thuỷ, nó phải được hiện đại hoá trước khi có thể trở thành hợp thời cho chúng ta.

Bultmann đòi hỏi phải có một “hiểu biết ưu tiên” trước khi chúng ta có thể đến với một văn bản. Nếu con người hiện đại muốn có được những lời đáp có giá trị cho các câu hỏi của mình từ Thánh kinh, thì trước nhất, người ấy phải đến với Thánh Kinh bằng những câu hỏi thật đúng. Những câu hỏi như thế chỉ có thể được một người am hiểu đúng triết lý về đời sống (existence: sự hiện sinh) của con người đưa ra. Tuy nhiên một sự am hiểu như thế không thể được góp nhặt từ trong Kinh điển, mà phải được hình thành trước khi người ta đến với Kinh điển.Ở đây, tinh thần của thế kỷ hai mươi đã sôi nổi đặt điều kiện và trói buộc các văn bản của thế kỷ thứ nhất (Bultman tự tìm được sự hiểu biết ưu tiên cho mình bên trong cấu trúc đồ sộ của nền triết học hiện sinh và hiện tượng luận của Martin Hedagger). Kết quả rõ ràng là một phương pháp hướng thẳng vào một Thánh Kinh chủ quan hoàn toàn bị cất khỏi chính lịch sử của nó. Đến đây thì bức thông điệp của thế kỷ thứ nhất đã bị tinh thần của thế kỷ thứ hai mươi nuốt chửng.Cả khi các nhà giải kinh có thể nhất trí về phương pháp giải nghĩa và thậm chí có thể nhất trí về chính việc giải nghĩa nữa, chúng ta vẫn còn các vấn đề ứng dụng, tính cách hợp thời và sự bó buộc mà văn bản áp đặt. Nếu chúng ta đồng ý rằng Thánh Kinh vốn đựơc Thượng Đế linh cảm chứ không phải chỉ là sản phẩm của một số tác giả của thời tiền khoa học, chúng ta vẫn còn phải trực diện với vấn đề ứng dụng. Điều Thánh Kinh truyền dạy cho các Cơ-đốc nhân hồi thế kỷ thứ nhất, có áp dụng cho chúng ta không? Theo ý nghĩa nào, Kinh điển cũng bó buộc lương tâm của chúng ta ngày nay?Nguyên tắc và tập tục Trong nhiều giới người hiện nay, vấn đề là nguyên tắc và tập tục. Trừ phi khi chúng ta kết luận rằng toàn bộ Kinh điển là nguyên tắc, do đó, có tính cách bó buộc đối với mọi người thuộc mọi thời đại, hay Kinh điển là phong tục tập quán của một địa phưng chẳng còn phù hợp bên ngoài bối cảnh lịch sử cận tiếp của nó nữa, chúng ta bị bắt buộc phải xác lập một số phạm trù và những điểm hướng dẫn liên hệ đến chỗ khác nhau đó.Để minh hoạ vấn đề, xin chúng ta thử xét xem việc gì sẽ xảy ra khi chúng ta chủ trương rằng mọi sự trong Kinh điển đều là nguyên tắc và chẳng có gì là phản ảnh của tập tục địa phương. Nếu là trường hợp như thế, thì phải có một số thay đổi tận gốc trong việc truyền giảng Phúc âm, nếu chúng ta muốn vâng theo lời dạy trong Kinh điển. Chúa Giê-xu phán: “Đừng đem theo tiền bạc, túi bao hay giầy dép. Đừng dừng lại chào hỏi ai dọc đường” (LuLc 10:4). Nếu chúng ta biến văn bản này thành một nguyên tắc siêu văn hoá, thì đã đến lúc Billy Graham phải bắt đầu đi chân đất để truyền giảng Phúc âm! Rõ ràng, vấn đề ở đây không phải là quy định một đòi hỏi muôn đời rằng người đi truyền giảng Phúc âm phải đi chân đất.

Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề khác không được rõ ràng như vậy. Thí dụ, các Cơ-đốc nhân vẫn còn chia rẽ nhau về nghi lễ rửa chân. Đây là một lệnh truyền muôn đời cho Hội thánh thuộc mọi thời đại, hay chỉ là một tập tục địa phương minh hoạ một nguyên tắc về sự hạ mình phục vụ như kẻ tôi tớ? Nguyên tắc ấy có tồn tại, còn tập tục đó thì đã tan biến trong một nền văn hoá mà mọi người đều mang giầy? Hay tập tục vẫn còn tồn tại cùng với phần nguyên tắc, bất chấp món đồ trang sức cho đôi chân kia?Muốn thấy rõ tính cách phức tạp của nan đề, xin chúng ta khảo xét khúc sách nổi tiếng về vấn đề “trùm đầu” của ICo1Cr 11:1-34. Bản Revised Standard Version dịch là chương sách này đòi hỏi phụ nữ phải có một tấm màn để che đầu mình lại khi nói tiên tri (cầu nguyện hay giảng lời Chúa). Nếu ứng dụng lệnh truyền này cho nền văn hoá của chúng ta, chúng ta phải đương đầu với bốn cách chọn lựa khác nhau:1. Nếu đây hoàn toàn là tập tục cả khúc sách ấy phản ảnh một tập quán văn hoá không còn phù hợp cho ngày nay nữa. Tấm màn là một tập tục trùm đầu địa phương; không trùm đầu phản ảnh một dấu hiệu địa phương chỉ gái giang hồ. Dấu hiệu cho thấy người nữ tự nguyện phục tùng người nam là một tập tục Do-thái đã lỗi thời dưới làn ánh sáng của lời truyền dạy toàn diện trong Tân ước. Vì chúng ta đang sống trong một nền văn hoá khác, người phụ nữ không cần trùm đầu lại bằng bất cứ một vật gì nữa, phụ nữ không nhất thiết phải phục tùng đàn ông nữa.2. Nếu đây hoàn toàn là nguyên tắc. Trong trường hợp này, mọi việc trong khúc sách này đều được xem là nguyên tắc siêu văn hoá. Nói như thế có nghĩa là phải áp dụng việc: a. Trong khi cầu nguyện, phụ nữ phải đầu phục nam giới, b. Phụ nữ phải luôn luôn mang một dấu hiệu về sự đầu phục đó bằng cách trùm đầu lại; c. Phụ nữ phải trùm đầu lại là dấu hiệu thích hợp duy nhất.3. Nếu đây có một phần là nguyên tắc, một phần là tập tục (Cách chọn A). trong khúc sách này, một phần được xem là nguyên tắc, do đó, có tính cách bắt buộc đối với mọi thế hệ, còn một phần thì được xem là tập tục, không còn bắt buộc nữa. Nguyên tắc phụ nữ phục tùng nam giới là siêu văn hoá, nhưng phương tiện để bộc lộ nó (trùm đầu) là tập tục và có thể thay đổi.4. Nếu đây chỉ có một phần là nguyênt ắc (Cách chọn B). trong cách chọn cuối cùng này nguyên tắc về sự phục tùng của nữ giới và hành động biểu tượng là trùm đầu, phải được duy trì mãi mãi. Vật trùm đầu có thể thay đổi tuỳ theo từng nền văn hoá. Người ta có thể thay thế tấm màn che bằng một chiếc khăn, hay mũ, nón.Trong những cách chọn này, cách nào là làm đẹp lòng Thượng Đế nhất? Chắc chắn là tôi không biết đâu là lời đáp cuối cùng cho câu hỏi này. Những câu hỏi giống như câu hỏi trên đây thường là vô cùng phức tạo và không thể

có những giải pháp đơn giản. Tuy nhiên, có một đều là hết sức rõ rang: chúng ta cần một loại những chỉ dẫn thực tiễn nào đó để giúp chúng ta giải quyết những vấn đề như thế. Những câu hỏi này thường thuộc loại đòi hỏi một cách quyết định tích cực nào đó và không thể lại đưa trở vào lò lửa thần học để đốt lên, cho các thế hệ mai hậu cũng lại thắc mắc. Những chỉ dẫn thực tiễn sau đây có thể giúp ích cho chúng ta.Các chỉ dẫn thực tiễn. 1. Khảo sát ngay trong Thánh Kinh để biết rõ các lãnh vực thuộc phong tục tập quán. Bằng cách khải sát tỉ mỉ ngay trong Kinh điển, chúng ta có thể thấy chúng phơi bày một tầm quan trọng nào đó của một tập tục. Thí dụ các nguyên tắc của nền văn hoá Cựu ước đã được nhắc lại trong nền văn hoá Tân ước khi thấy các luật lệ và nguyên tắc Cựu ước được nhắc lại trong Tân ước chúng ta thấy một vài phần cốt lõi phổ biến của nguyên tắc siêu vượt trên tập tục, văn hoá và quy ước xã hội. Đồng thời, chúng ta cũng thấy một số nguyên tắc Cựu ước (như các luật lệ về kiêng ăn trong Ngũ Kinh) bị thủ tiêu trong thời Tân ước. Nói như thế không có nghĩa là bảo rằn các luật lệ về kiêng ăn trong Cựu ước chỉ là những vấn đề của phong tục tập quán Do-thái. Nhưng chúng ta thấy có chỗ khác nhau trong tình hình cứu chuộc lịch sử, khi Chúa Cứu thế thủ tiêu các luật lệ xổ xưa. Điều chúng ta phải cẩn thận chú ý là chính Thánh Kinh không hề biện minh cho cả cái ý niệm đưa tất cả các nguyên tắc của Cựu ước sang cho Tân ước, lẫn việc chẳng đưa một nguyên tắc nào sang đó cả.Có loại tập tục văn hoá nào có thể đưa được vào một nền văn hoá khác hay không? Ngôn ngữ là một yếu tố văn hoá có thể chãy đi rõ ràng. Nhiều luật lệ Cựu ước có thể được phiên dịch từ Hy-bá-lai văn sang Hi-văn. ít ra vấn đề này cũng cho chúng ta một đầu mối để hiểu bản tính có thể đổi thay của việc giao lưu tiếp xúc bằng lời nói. Nghĩa là ngôn ngữ là một góc cạnh văn hoá sẵn sàng được thay đổi, không phải là nội dung của Thánh Kinh có thể bị xuyên tạc về mặt ngôn ngữ, mà vì Phúc âm có thể được truyền giảng cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Hi-lạp.Thứ hai, chúng ta thấy cách ăn mặc thời Cựu ước không được giữ cố định mãi mãi cho dân sự của Thượng Đế. Những nguyên tắc về khiêm tốn vốn chiếm ưu thế, nhưng các kiểu y phục địa phương có thể thay đổi. Cựu ước đã không quy định một bộ đồng phục cho người tin kính mà toàn thể các tín hữu thuộc mọi thời đại phải mặc vào. Nhiều điều khác rất bình thường về văn hoá khác nữa như hệ thống tiền tệ, rõ ràng là luôn luôn mở rộng cho việc đổi thay. Các Cơ-đốc nhân không bị bắt buộc phải dùng một đồng đơ-ni-ê thay cho đồng Mỹ kim.Cách phân tích các kiểu bộc lộ văn hoá như thế có thể rất đơn giản liên hệ đến y phục hoặc tiền bạc, nhưng về các vấn đề định chế, văn hoá thì khó

khăn hơn nhiều. Thí dụ, chế độ nô lệ thường là đu đề gây tranh luận hiện nay liên quan đến vấn đề tuân thủ luật pháp của công dân cũng như những tranh liện về cơ cấu uy quyền giữa vợ chồng. Trong cùng một văn cảnh mà Phao-lô kêu gọi phụ nữ đầu phục chồng, ông cũng kêu gọi các nộ lệ phục tùng chủ. Có người đã lập luận rằng vì mầm móng của việc bãi bỏ chế độ nô lệ đã được gieo ra trong Tân ước, cho nên việc cũng đã xảy ra y như thế với mầm móng của việc bãi bỏ sự phục tùng của nữ giới. Cả hai đều là các cơ cấu có tính cách định chế, và đều chịu ảnh hưởng của văn hoá - theo cách lập luận đó.Ở đó, chúng ta phải thận trọng phân biệt giữa các định chế mà Thánh Kinh chỉ nhìn nhận là đang hiện hữu mà thôi, như “chính quyền” (RoRm 13:1), và các định chế mà Thánh Kinh thật sự thiết lập, tiếp nhận và truyền lệnh. Nguyên tắc phải vâng phục các cơ cấu chính quyền hiện hữu (như chính quyền La-mã) không nhất thiết dẫn tới hàm ý rằng Thượng Đế chấp nhận các cơ cấu ấy, mà chỉ là một lời kêu gọi phải biết hạ mình vâng lời với tư cách công dân với quyền năng thần hựu bí mật tối hậu của Ngài, Thượng Đế có thể sắp đặt để có một Caesae Augustus mà không thừa nhận Hoàng đế La-mã ấy làm kiểu mẫu cho đức hạnh Cơ-đốc giáo. Thế nhưng định chế về cấu trúc và các mẫu mực về uy quyền trong hôn nhân được ban bố trong bối cảnh của một định chế tích cực và được cả Cựu lẫn Tân ước chấp nhận. Đặt các cơ cấu của Thánh Kinh liên hệ đến gia đình ngang hàng với vấn đề nô lệ, là che mờ nhiều điều dị biệt giữa cả hai. Như thế, Kinh điển cung cấp cơ sở cho cách ăn ở ứng xử của Cơ-đốc nhân giữa những hoàn cảnh bị áp bức hay gian ác, đồng thời cũng truyền lịnh phải thiết lập những cơ cấu làm gương sáng cho các mưu định tốt đẹp của công trình sáng tạo.2. Cho phép những điều khác nhau trong Cơ-đốc giáo hồi thế kỷ thứ nhất. Tìm hiểu rõ ràng hơn nội dung của Thánh Kinh bằng cách điều nghiên tình hình văn hoá hồi thế kỷ thứ nhất là một việc; còn lý giải Tân ước dường như nó chỉ là âm vang của nền văn hoá hồi thế kỷ là chẳng đếm xỉa gì tới mối xung đột nghiêm trọng mà Hội thánh đã kinh nghiệm khi phải đương đầu với thế giới hồi thế kỷ thứ nhất. Các Cơ-đốc nhân không hề phải ném vào hang sư tử vì khuynh hướng muốn rập khuôn của mình.Một trong số vài phương pháp tế nhị để tương đối hoá văn bản xảy ra khi ta đọc và hiểu một văn bản bằng những nhận xét về văn hoá đáng lẽ không nên có trong đó. Thí dụ liên hệ với vấn đề trùm đầu tại Cổ-linh, nhiều nhà chú giải thư tín ấy vạch rõ rằng dấu hiệu của địa phương, chỉ một gái điếm tại Cổ-linh, là người phụ nữ không trùm đầu. Do đó mà người ta lập luận rằng lý do khiến Phao-lô muốn cho các phụ nữ phải trùm đầu lại là để tránh cho các phụ nữ Cơ-đốc nhân khỏi có diện mạo bề ngoài đang bị tai tiếng của các gái điếm.

Loại suy luận như thế thì có chi sai lầm? Căn bản của vấn đề ở đây, là chúng ta đã tái tạo một kiến thức hồi thế kỷ thứ nhất tại Cổ-linh đưa chúng ta đến chỗ gán cho Phao-lô một lý ưng xa lạ với lý do mà chính ông đã đưa ra. Tất một lời, là chúng ta chẳng những đã đặt thêm lời lẽ vào môi miệng vị sứ đồ, mà còn bỏ qua những lời ông đã nói nữa. Nếu Phao-lô chỉ bảo với các phụ nữ tại Cổ-linh hãy trùm đầu lại và chẳng đưa ra một lý do nào cho lời giáo huấn ấy cả, chúng ta sẽ có khuynh hướng mạnh mẽ để bổ sung cho nó bằng kiến thức văn hoá của chúng ta. Tuy nhiên, trong trường hợp ở đây, Phao-lô đã đưa ra một lý ưng căn cứ vào công trình sáng tạo chứ không phải vào tập quán của các gái điếm tại Cổ-linh. Chúng ta cần thận trọng kẻo e thái độ quá sốt sắng đối với kiến thức văn hoá của mình che mờ những gì đã được thật sự nói ra. Đặt lý do đã được Phao-lô vạch rõ phải phục tùng lý do do chúng ta suy luận để nghĩ ra, là chế nhạo vị sứ đồ và biến công tác giải nghĩa thành lượng giải.3. Trật tự trong công trình sáng tạo chỉ ra nguyên tắc siêu văn hoá. Nếu có những nguyên tắc nào của Thánh Kinh mà vượt trên các giới hạn của tập tục địa phương, thì đó là những điều được rút ra từ công trình sáng tạo. Nại đến công trình sáng tạo phản ảnh việc vận dụng một giao ước mà Thượng Đế đã lập với loài người với tư các là con người. Các luật lệ của công trình sáng tạo đã được ban bố cho loài người không phải với tư cách người đó là người Hy-bá-lai, hay là Cơ-đốc nhân, hoặc là người Cổ-linh. Nhưng điều bắt nguồn từ trách nhiệm căn bản của một con người đối với Thượng Đế. Vứt các nguyên tắc sáng tạo qua một bên vì xem đó chỉ như tập tục địa phương suông mà thôi, là cách tương đối hoá và tước đoạt sử tính của nội dung Thánh Kinh tệ hại nhất. Thế nhưng chính tại điểm này, nhiều học giả đã từng đối hoá các nguyên tắc Thánh Kinh. Ở đây, chúng ta thấy phương pháp hiện sinh tung hoành huyên náo nhất.Nhằm minh hoạ tầm quan trọng củ acác mệnh lệnh trong công trình sáng tạo, chúng ta có thể khảo xét cách Chúa Giê-xu giải quyết vấn đế ly dị. Lúc mấy thầy Biệt-lập thử Ngài bằng cách hỏi rằng ly dị có nguyên nhân nào là hợp pháp hay không, Chúa Giê-xu đã trả lời họ bằng cách viện dẫn mệnh lệnh về hôn nhân: “Ca1c ông không đọc Thánh Kinh sao? Thánh Kinh chép: Từ ban đầu Thượng Đế TẠO NÊN NGƯỜI NAM, NGƯỜI NỮ, và (dạy) NGƯỜI NAM PHẢI LÌA CHA MẸ... Vậy chẳng ai có thể phân ly những người Thượng Đế đã phối hợp” (Mat Mt 19:4-6).Bằng cách tái tạo tình hình sinh hoạt của đoạn thuật sự này, thật là dễ thấy rằng cuộc thử nghiệm này của mấy thầy Biệt-lập có ý đồ muốn biết ý kiến của Chúa Giê-xu về một vấn đề đã chia rẽ sâu sắc hai trường phái ra-bi của Shammai và Hillel. Thay vì hoàn toàn đứng về một phía nào đó, Chúa Giê-xu đả quay trở về với công trình sáng tạo để trình bày các mẫu mực về hôn

nhân đã được họ nêu ra. Điều chắc chắn là người vẫn thừa nhận sự thay đổi trong luật pháp của Môi-se, nhưng Ngài không chịu làm suy yếu phần mẫu mực thêm nữa bằng cách nhượng bộ áp lực của quần chúng hay các ý kiến dov ăn hoá của những người đồng thời với Ngài. Cách suy diễn có thể rút ra ở đây là các mệnh lệnh của công trình sáng tạo vốn là mẫu mực, trừ phi khi chúng được sự mặc khải minh nhiên sau nầy trong Thánh Kinh.4. Gặp trường hợp bấp bênh, hãy sử dụng nguyên tắc khiêm tốn tự hạ mình. Nếu sau khi đã khảo sát cẩn thận một lệnh truyền trong Thánh Kinh, chúng ta vẫn chưa chắc chắn về đặc tính của nó là nguyên tắc hay tập tục, thì phải làm sao? Nếu chúng ta bị bắt buộc phải giải quyết bằng cách này hoặc cách nọ, nhưng chẳng có phương pháp dứt khoát nào để quyết định cả, thì phải làm thế nào? Ở đây, nguyên tắc của Thánh Kinh về khiêm tốn hạ mình có thể rất hữu ích. Vấn đề rất đơn giản. Phải chăng thà xem một điều có thể chỉ là một tập tục như là một nguyên tắc để phạm lỗi quá thận trọng tỉ mỉ trong ý định muốn vâng lời Thượng Đế của chúng ta, là hay hơn? Hay nên xem một điều vốn có thể là nguyên tắc chỉ như một tập tục để phạm lỗi lơ là chểnh mảng mà giáng cấp một đòi hỏi siêu việt của Thượng Đế xuống ngang hàng với một quy ước suông của loài người, là tốt hơn? Tôi mong rằng câu trả lời đã hiển nhiên rồi.Nếu nguyên tắc khiêm tốn hạ mình được tách rời khỏi các chỉ dẫn đã được đề cập trên đây, nó rất dễ bị cho là nền móng của luật pháp chủ nghĩa. Chúng ta không có quyền bắt ép lương tâm của các Cơ-đốc nhân đã được Thượng Đế giải phóng, để họ phải sa vào luật pháp chủ nghĩa. Không nên áp dụng một cách tuyệt đối một điều mà Thượng Đế vẫn giữ im lặng. Nguyên tắc này chỉ áp dụng khi nào chúng ta gặp các mệnh lệnh của Thánh Kinh mà bản tính của chúng vẫn còn bấp bênh (như tập tục hay nguyên tắc?) sau khi khổ công ra sức tìm cách giải nghĩa mà vẫn không xong.Bỏ ngang một công trình gian khổ như thế bằng thái độ quá thận trọng là trùm chăm cho thật kín sẽ làm tối thêm việc phân biệt giữa tập tục và nguyên tắc. Đây là lời chỉ dẫn chỉ có thể đem ra áp dụng sau cùng, vì nếu dùng nó ngay từ đầu, sẽ là một hành động phá hoại.Vấn đề ảnh hưởng của văn hoá là có thật. Các chướng ngại vật như thời gian, địa điểm và ngôn ngữ thường khiến cho việc giao lưu truyền đạt gặp khó khăn. Nhưng các chướng ngại vật văn hoá vẫn chưa đến nỗi nghiêm trọng đến độ đẩy chúng ta vào hoài nghi chủ nghĩa hay sự thất vọng trong việc tìm hiểu Lời Thượng Đế. Điều an ủi cho chúng ta, là bộ sách này đã chứng tỏ có khả năng cá biệt để đáp ứng cho các nhu cầu sâu xa nhất, và để truyền đạt Phúc âm thật hữu hiệu cho mọi người thuộc mọi thời đại, nơi chốn và phong tục tập quán. Chướng ngại vật văn hoá không thể khiến cho quyền năng của Lời này thành hư không.

CÁC CÔNG TÁC THỰC TIỄN ĐỂ NGHIÊN CỨU THÁNH KINH

Người lao động nào cũng cần có công cụ tốt cho nghề nghiệp của mình. Các sinh viên cao đẳng và người tín đồ thường thường yêu cầu những công cụ như thế. Tôi phải đọc bản dịch nào? Hiện có bộ sách Phù dẫn nào có thể sử dụng? Những câu hỏi như thế cho thấy những người ấy đang hết sức nghiêm túc muốn nghiên cứu Thánh kinh thật đứng đắn. Nhiều người nhận thấy được xây dựng và chẳng thấy khó khăn chút nào khi học vừa đủ Hi văn và Hy-bá lai văn để lợi dụng nhiều công cụ có giá trị của giới học giả để giải kinh. Những điều sau đây là một vài gợi ý và trợ cụ cho những người muốn tìm biết và tìm hiểu Kinh điển sâu nhiệm hơn.Các bản dịch Thánh Kinh. Có một câu tôi rất thường bị hỏi là: “Tôi phải dùng những bản dịch Thánh Kinh nào để tự học hỏi nghiên cứu?” Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Có rất nhiều ấn bản tuyệt diệu, nên thật là khó chọn. Một số bản dịch chỉ khác nhau về bút pháp và khuôn khổ, do đó trở thành một vấn đề sở thích văn chương của người đọc.Dù sao cũng có những điểm dị biệt căn bản và cần lưu ý giữa các bản dịch mà người đọc phải nhận biết. Những điểm căn bản ấy phản ảnh các phương thức và phương pháp khác nhau khi chuẩn bị công tác phiên dịch. Trong số các phương pháp khác nhau ấy, có ba điều cơ bản:1. Tính cách chính xác về mặt tữ ngữ. Phương pháp được sử dụng đầu tiên là tìm cách bám sát văn bản Hi-văn (hay Hy-bá-lai văn) càng được nhiều bao nhiêu hay bấy nhiêu về phương diện rập mẫu theo từng chữ từng tiếng một. Ở đây, trung thành triệt để với cổ ngữ được nhấn mạnh bằng từng chữ từng tiếng. Ưu điểm của một phương pháp như thế được nhận thấy trong tính cách chính xác của các từ ngữ. Nhược điểm của nó là văn pháp có phần trúc trắc lủng củng không thể tránh được. Dịch một tài liệu nào từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác theo các đó đều khiến nó trở thành khó đọc, khó hiểu. Một thí dụ vế phương pháp phiên dịch này có thể đựơc nhận thấy trong bản dịch Thánh Kinh the New American Standard. Những bản dịch như thế rất hữu ích cho việc học hỏi nghiên cứu, nhưng có phần trúc tắc đối với cách đọc và hiểu thông thường.2. Tính cách chính xác về mặt ý niệm. Phương pháp này, vốn là phương pháp chiếm ưu thế trong các bản dịch hiện đại, tìm cách sử dụng một bút pháp trời chảy đến mức tối đa đồng thời với việc xuyên tạc từ ngữ đến mức tối thiểu. Vì các từ ngữ xếp lại với nhau sẽ tạo ra tư tưởng và ý niệm, mục đích của phương pháp này là tạo ra một bản dịch chính xác các tư tưởng và

có thể tìm thấy trong bản Revised Standard Version và New English Bible.3. Bản dịch diễn ý. Phương pháp diễn ý nhằm mở rộng ý niệm ra. Ở đây, ý niệm được mở rộng và gọt dũa để bảo đảm là ý nghĩa của nó được truyền đạt thật rõ ràng. Có nhiều phương pháp phiên dịch diễn ý. Bản dịch J.B.Phillips cho thấy hình thức diễn ý cổ điển. Có điều nửa mai là chính Phillips lại không xem công trình của mình là phiên dịch diễn ý và rất buồn phiền về cái tên này. Nhưng chắc chắn bản dịch ông là theo phương pháp diễn ý. Một hiện tượng gần đây hơn, là hiện đại hoá phương pháp phiên dịch diễn ý được thấy trong các ấn bản như the living Bible và Good New for Modern Man. Ở đây điểm chú trọng đầu tiên là câu văn trôi chảy và phù hợp với khuôn mẫu suy nghĩ hiện đại. Một kinh nghiệm triệt để trong việc hiện đại hoá phương pháp dịch diễn ý như thế có thể được thấy trong bản dịch Thánh Kinh Cotton Patch của Clarence Jordon. Trong nỗ lực rất lý thú nầy, các truyện tích trong Thánh Kinh được kể lại theo các của nền văn hoá hiện đại.Bản dịch càng chuyển sang chiếu hướng diễn ý, thì càng bộc lộ rõ ràng hơn nguy cơ bị xuyên tạc. Tuy nhiên bản dịch diễn ý rất hữu ích trong việc gới thiệu bộ Thánh Kinh cho mọi người, chúng đòi hỏi phải được nghiên cứu thật nghiêm túc. Theo thiển ý, thì bản dịch yếu kém nhất theo phương pháp này, là The Living Bible. Những bộ Thánh Kinh có chú thích.Phần chú thúc bên lề và cước chú đã được thêm vào cho nhiều ấn bản Thánh Kinh. Trong phần lớn các trường hợp, các chú thích ấy rất có ích. Cách chú thích bên lề những từ ngữ cổ, các phong tục tập quán hoặc vật dụng có thể giúp người đọc khỏi mất nhiều thì giờ tra cứu Thánh Kinh Từ điển. Cách dùng loại chữ in nghiêng để nhấn mạnh các từ ngữ mà dịch giả thêm vào văn bản cũng rất hữu ích. Các ghi chú bên lề chỉ những điểm có khác nhau chút ít trong văn bản cũng quan trọng y như thế; những điểm cơ hội khác nhau trong văn bản là dấu chỉ có khác nhau trong các cổ bản, có thể đọc và hiểu khác nhau. Theo khoa học về phê bình văn bản, dịch giả phải quyết định chọn cách đọc và hiểu nào để dùng cho bản dịch của mình. Khi cách đọc và hiểu có thể được chọn nhưng lại bị khước từ được nêu ra để người đọc lưu ý, nó giúp người ấy biết quyết định của dịch giả.Những câu trùng hợp nhau nên tham khảo (cross-references) là một nét đặc trưng phổ biến của nhiều bộ Thánh Kinh. Việc này nhằm giúp người đọc có thể theo dõi các giòng tư tưởng có liên quan với nhau xuyên suốt bộ Kinh điển mà khỏi phải thường xuyên tra cứu một bộ sách Phù dẫn. Có nhiều phương pháp để ghi ra những câu trùng hợp nhau nên tham khảo.Các chú thích. Một số ấn bản Thánh Kinh chẳng những chỉ có các ghi chú bên lề vắn tắt như đã nói trên, mà còn đưa ra một phần giải thích này, là bộ the Scofield Regerence Bible và bộ The New Scofield Reference Bible. Bản thân tôi phản đối những ấn bản như thế. Sự chống đối của tôi không bắt

nguồn từ lập trường thần học của lời chú giải cho bằng từ chính nguyên tắc giải thích dài giòng. Phản đối chủ yếu của tôi đặt cơ sở trên trí nhớ rất mong manh của con người. Tôi đã nhiều lần được thấy thiên hạ tỏ ra hoang mang khi một diễn giả chỉ trích một ý niệm tìm thấy trong những ghi chú của những bộ Thánh kinh như thế: chắc chắn rằng người nghe hiểu là diễn giả đang chỉ trích chính bộ Thánh Kinh. Vấn đề là có người mở quyển Thánh Kinh của mình ra và đọc trong sách có chữ in trên đó. Có lẽ ba phần tử của trang chữ in đó là văn bản Thánh kinh, còn một phần tử còn lại là phần giải rộng ra hay chú thích. Điều quá thường xảy ra là một người trung bình sẽ không phân biệt được giữa văn bản của Kinh điển với phần bình giải của con người (nhất là sau đó, khi nhớ lại những gì mình đã đọc). Vì những lời bình giảng xuất hiện trong cùng một trang với văn bản Kinh điển, phương pháp này có khuynh hướng “nhồi nhét” luôn các nhận định ấy vào trong tâm trí các độc giả.Có một số ấn bản Cựu ước xưa có in ở trong đầu bộ Cựu ước câu “Sáng thế ký Quyển sách về buổi Ban đầu, 4.004 TC”. Chẳng có gì để ngạc nhiên khi vô số người đang sẵn sàng chết đi và mang theo xuống mộ niên đại về năm 4.004 TC là năm sáng tạo ra vũ trụ này theo lối suy luận của Usher, họ đã đọc được nó ngay trong quyển Thánh Kinh của họ! Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh rằng lời phản đối của tôi là theo nguyên tắc mà thôi, và không nhằm vào một trường phái tư tưởng nào cả.Các bản dịch và Sách Chú giải. Theo một ý nghĩa, thì mỗi một bản dịch là một sách chú giải: mỗi bản dịch đều gồm luôn tiến trình quyết định liên quan đến các từ ngữ và các ý niệm. như thế, chúng ta sẽ không thể nào tìm đâu cho ra một bản dịch toàn thiện toàn hảo. Ngay đến các bản dịch ấy, đã ra đời sau khi được xét duyệt và cân nhắc do một hệ thống sử dụng cả một đội ngũ nhiều học giả, cũng không thể trách được việc chúng đều phản ảnh một số thiên kiến hoặc cá nhân hoặc tập thể của các dịch giả. những thiên kiến ấy thường được giữ ở mức tối thiểu và không nên vì thế mà báo động rùm beng. Nhưng người đọc phải ý thức nhược điểm đó của một bản dịch. Nói chung, thì bộ Thánh Kinh Giê-ru-sa-lem là một bản dịch đồ sộ, nhưng nếu xét kỹ thì chẳng có gì khó khăn để phân biệt được là nó vốn được người Công giáo La-mã thực hiện. Bản The Revised Standard Version xứng đáng được đám quần chúng rộng rãi sử dụng và tán thưởng, nhưng một lần nữa, người ta vẫn có thể phân biệt được nhiều yếu tố các thần học tự do trong đó. Bản dịch The New American Standard cho thấy khuynh hướng bảo thủ của nó. Trên đây không phải là các lý do để hoàn toàn chối bỏ những bản dịch như thế, mà chỉ là những lời cảnh giác để người đọc không thể bỏ qua các xu hướng ấy.Bộ Thánh Kinh King James.

Cứ mỗi lần có một bản dịch Thánh Kinh nào chiếm đựơc địa vị nổi bật, được công nhận và sử dung suốt một thời gian dài bằng với bộ Thánh kinh của King James, thì nhất định nó sẽ bị la ó phản đối, vì địa vị và vinh dự từng được dành cho bộ King James đã bị đe dọa. Có người dám tố cáo việc thay thế bộ King James vốn chẳng thua kém một việc làm của quỷ vương! Nhiều người khác lại hành động dường như bản dịch King James vốn là một bản dịch được linh cảm từng chữ từng tiếng một vậy.Thấy phản ứng như thế thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Do tuổi thọ của nó, bản dịch King James đã trở thành quý báu cho chúng ta khi chúng ta nghe lời lẽ của nó vang dội trong văn học, thi ca, thánh ca và quốc ca. Chẳng hạn khi được nghe lời lẽ của các tác giả thi thiên trong những bản dịch khác, thì có vẻ rất xa lạ. Có bản dịch nào lại có thể địch nổi với tài hùng biện, vẻ oai nghiêm của ngôn ngữ và bút pháp trong các trang của nó? Với tôi, được nghe đọc lớn tiếng bản King James tức là tai tôi được nghe âm nhạc. Chẳng hề có ai yêu vẻ đẹp của bản dịch ấy hơn tôi.Nhưng có một sự kiện về Bản dịch King James mà chúng ta không thể và không nên bò qua: chỉ đơn giản là Bản dịch King James trình bảy các nguyên tác của Kinh điển kém chính xác hơn phần lớn các bản dịch hiện đại. Có một lý do lịch sử chủ yếu cho việc này. Văn bản Hi-văn từ đó Bản dịch King James được phiên dịch ra (bản Textus Receptus) rõ ràng là thua kém nhiều văn bản Hi văn hiện đại đã được phục chế. Nhiều nhằm lẫn về văn bản tìm thấy trong bản King James đã được nhiều bản dịch hiện đại hơn loại trừ. Nhiều cổ bản được phát giác từ thế kỷ thứ mười sáu đến nay đã làm phong phú thêm cho kiến thức của chúng ta về các văn bản nguyên thuỷ.Xin đưa một thí dụ để minh hoạ cho luận điểm này: trong Bản King James, chúng ta đọc thấy mấy lời này trong IGi1Ga 5:7:Vì có ba làm chứng: Đức Thánh linh, nước và huyết, ba ấy hiệp một.Mấy lời này cung cấp một câu tham khảo rõ ràng và minh nhiên cho giáo lý Thượng Đế Ba Ngôi. Những lời lẽ rúng động đó đã kết thúc vĩnh viễn lời tố cáo của Giáo hội Thống nhất (Unitarian Church) rằng Thánh Kinh không truyền dạy giáo lý về Thượng Đế Ba Ngôi.Vấn đề là tôi tin Thánh Kinh có vô số cách thức để nói lên giáo lý về Thượng Đế Ba Ngôi. Tôi cũng tin rằng câu được trích dẫn đây là một câu phát biểu có thật. Nhưng tôi tin quyết rằng Giăng không có viết mấy giòng ấy và chúng không hề xuất hiện trong văn bản của thư tín này. Tại sao thế? Vì lời làm chứng áp đảo của các cổ bản Hi văn tốt nhất của chúng ta đã chống lại việc ấy. Câu này không có trong các văn bản sớm nhất.Nếu chúng ta có thể chỉ ra việc tình cờ đưa vào văn bản Thánh Kinh một câu viết trong các dấu móc nào của người chép sách thì chính là câu này. Mấy lời này được tìm thấy trong một cổ bản vào thế kỷ thứ tư, đã được Erasmus

đưa vào để phục chế cho văn bản của ông hồi thế kỷ thứ mười sáu. Nếu chúng ta muốn tìm một bản dịch có lời văn hoa mỹ, thì bản King James là một bản dịch như thế. Nhưng nếu chúng ta chú trọng vào tính cách chính xác và thuần khiết của một bản dịch Thánh Kinh, thì chúng ta phải vượt xa Bản dịch King James.Các Sách Chú giải. Các Sách Chú giải là công cụ cần thiết cho người sinh viên (nghiên cứu) Thánh Kinh. Nếu không sử dụng những bộ sách Chú giải của các tác giả có chức trách, tôi sẽ lạm dụng nguyên tắc “tự lý giải” bằng cách trông cậy vào chính óc phán đoán của mình, và chỉ nhờ vào óc phán đoán của riêng mình mà thôi để tìm hiểu Kinh điển. Các Sách Chú giải cung cấp một sự kiểm duyệt để tạo thế quân bình cho các khuynh hướng có thành kiến của riêng tôi.Những Sách Chú giải toàn bộ Thánh Kinh chỉ gồm một quyển duy nhất, chú giải toàn bộ Thánh Kinh đến những công trình rất kỹ thuật gồm nhiều quyển duy nhất, chú giải toàn bộ Thánh kinh, đến những công trình rất kỹ thuật gồm nhiều quyển sách riêng rẽ. Chúng có từ loại sách giải nghĩa thật đơn giản, đến loại sách giải Kinh có phần phê bình cao hơn.Những Sách Chú giải toàn bộ Thánh Kinh chỉ gồm một quyển duy nhất ưu điểm của loại Sách chú giải này chỉ đơn giản là tiết kiệm. Một quyển sách chú giải lớn thuộc loại này giảm được rất nhiều giá tiền để mua những chính quá cô đọng mà hệ quả là phần chú giải rất vắn tắt. Những lời chú giải thường ngắn gọn đến mức không cung cấp được một phần phân tích văn bản theo chiều sâu. Nếu bạn mua một quyển sách như thế, nên khôn ngoan tìm một quyển do một nhóm học giả soạn thảo, chứ không phải do chỉ một cá nhân. Lý do cho một định chuẩn như thế rất rõ ràng. Chẳng hề có một người duy nhất nào lại có thể viết một quyển sách chú giải toàn bộ Thánh Kinh tốt, cho bằng một quyển chú giải do nhiều người chuyên môn về từng quyển sách riêng, cùng hợp tác để soạn thảo. Quyển sách Chú giải toàn bộ Thánh Kinh tôi thích, là quyển The New Bible Commentary do nhà xuất bản Inter Varsity Press và Eerdmans.Các bộ Sách Chú giải. Nhiều bộ sách Chú giải đã được thực hiện theo nhiều trình độ khảo học sâu rộng khác nhau. Những bộ Chú giải sơ đẳng hơn gồm có các bộ sách như The Cambridge Bible Commentary, bộ Tyndale, và bộ Barclay's Commentaries of the Testament. Trong số các tác phẩm này, tôi xin giới thiệu với bạn bộ sách của Barclay. Bộ sách chú giải này của ông được sử dụng phổ biến giữa giới tín đồ thường. Chúng rất dễ đọc và có thêm gia vị và nhiều tài liệu minh họa tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng bộc lộ một sơ hở là một quan điểm yếu kém về chính bộ Kinh điển và có khuynh hướng bài siêu

nhiên hoá (desupernaturalize) con người và công tác của Chúa Cứu Thế. Các phép lạ trong Tân ước thường được “giải thích cho xuôi” và bức thông điệp trong đó thì bị pha loãng đi.Nhiều bộ có trình độ cao hơn, trong đó có bộ New International Commentary, bo65 The Auchor Bible, bộ The International Critical Commentary và The Interpreters Bible. Trong số này, bộ bảo thủ nhất là The New Internationam Commentary, còn bộ tự do nhất là The Interpreters Bible.Các bộ sách so một cá nhân soạn thảo. Tốt hơn bất kỳ một bộ sách nào cả, là một bộ sưu tập gồm nhiều sách chú giải do nhiều cá nhân soạn thảo. Phương pháp này cũng đắt giá hơn nhiều để có đủ trọn bộ, nhưng cũng được tưởng thưởng xứng đáng nhất. Bất luận một bộ sách nào cũng có những quyển có ưu điểm và những quyển có khuyết điểm. Vì được tự do chọn lựa, ta có thể có được một bộ sưu tập tuyệt diệu hơn. Trong lãnh vực này, Tiến sĩ David Scholer có cung cấp một thư mục tuyệt vời, quyển: A Basic Bibliographic Guide for New Testament Exegesis. Tôi nồng nhiệt giới thiệu tác phẩm này để hướng dẫn việc chọn các sách Chú giải do cá nhân soạn thảo.Sách phù dẫn, Thánh Kinh Từ điển, và bản đồ “Thùng công cụ” của từng tín đồ thường phải có ít nhất một bộ phù dẫn, một Thánh Kinh từ điển tốt và một sách địa lý có những tấm bản đồ tốt. Những bộ Thánh Kinh Phù dẫn sau đây rất tuyệt vời. Ba bộ đầu tiên theo Bản dịch King James.Các bản dịch ngoại ngữ. Nếu bản biết một hoặc nhiều ngoại ngữ, thì có thể lợi dụng nó để học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh. Đọc các bản dịch Thánh Kinh ngoại ngữ có thể giúp bạn hiểu được những sắc thái tế nhị về ý nghĩa, có thể là dễ lãnh hội hơn trong bản dịch Anh văn. Cách dịch những lối nói bất chấp quy tắc mẹo luật đặc biệt giúp ích cho bạn. Nhiều người Mỹ ít nhất cũng biết chút ít La-văn. Một điều khiến nhiều người phải kinh ngạc, là thậm chí chỉ biết quẹt quẹt La-văn, người ta cũng có thể dùng nó để đọc Thánh Kinh. Các bản dịch Thánh kinh ra La-văn vốn có khuynh hướng rất chính xác. Người ta có thể thấy không những mối liên hệ giữa các văn bản Hi văn và La-văn, mà còn biết các ngữ căn La-tinh đã đưa sang Anh văn.Chương trình đọc Thánh Kinh do những người mới bắt đầu.Nhân ngày Đầu Năm, có vô số người trong cộng đồng Cơ-đốc giáo quyết định đọc Thánh Kinh nhưng rồi lại bỏ dở. Nhiều người đã hứa hẹn đọc toàn bộ Thánh Kinh từ đầu chí cuối rất nhiều lần. Thế nhưng sự kiện vẫn còn là đại đo số những người tự xưng là Cơ-đốc nhân đã chẳng bao giờ đọc trọn bộ Thánh Kinh. Một số đông có đọc Tân ước, nhưng rất ít người đọc hết Cựu ước.Tại sao các Cơ-đốc nhân lại chểnh mảng đối với việc học hỏi nghiên cứu

Thánh kinh như thế? Phải chăng đây chỉ là do thiếu kỷ luật hay quyết tâm? Điều đó có thể là một phần của vấn đề mà hệ quả đã khiến nhiều Cơ-đốc nhân phạm vào sai lầm là bỏ dở những việc mà mình đã bắt đầu. Tuy nhiên, theo thiển ý, thì điều này vượt quá vấn đề kỷ luật, mà nó là một vấn đề về phương pháp.Chúng ta bắt đầu độc quyển Thánh Kinh của mình với một tinh thần hăng hái và quyết tâm, và chăm chỉ đọc Sáng thế ký. Sáng thế ký cung cấp nhiều thông tin quan trọng về các nền tảng của phần sử ký theo Thánh Kinh và nhẹ nhàng chuyển sang các phần thuật sự lịch sử về các vị tộc trưởng. Đọc đến đâu đều thấy thú vị đến đấy. Xuất Ê-díp-tô chứa đầy những tấn kịch về các công trình vĩ đại của Môi-se và việc giải phóng dân Y-sơ-ra-ên khỏi ách độc tài của người Ai-cập. Cecil B.Mille và Charlton Heston đã giúp nhiều triệu người trong chúng ta cảm thấy quen thuộc với các biến cố ấy. Rồi đến Lê-vi-ký. Tới đây thì tốc độ xoi mòn các độc giả thật chăm chỉ bắt đầu gia tăng. Mỗi người trong chúng ta từng lao vào Lê-vi-ký đều phải khó khăn lắm mới đọc nổi hết Dân số ký. Một số ít ráng miễn cưỡng đọc cho xong Phục truyền luậ tlệ ký, và thậm chí chỉ còn một số rất ít người thật kiên trì mới đọc nổi toàn bộ Cứu ứơc.Sự thật là tôi đã khám phá ra rằng đại đa số những ngơừi đọc hết năm quyển sách đầu của Cựu ước đều sẽ đọc trọn bộ Thánh kinh. Nhiều người không đọc nổi Cựu ước vì đã bỏ cuộc ở Lê-vi-ký và dân số ký. Các lý do rất rõ ràng. Các sách ấy đề cập chi tiết các vấn đề về tổ chức của dân Y-sơ-ra-ên, gồm luôn nhiều bảng liệt kê dài giòng các luật lệ về thưa kiện. Cho nên phần chất liệu đều xa lạ với chúng ta, khiến rất khó đọc.Thế nhưng, số thông tin chứa đựng trong các sách ấy đều tối quan trọng cho việc thông hiểu bao quát lịch sử của sự cứu chuộc. Việc thông hiểu chính xác Tân ước tuỳ thuộc việc thông hiểu các Sách ấy. Thật vậy, một khi một người đã có được sự thông hiểu bao qút toàn thể tầm hạn của Kinh điển rồi, rồi người ấy thường phát giác ra rằng Lê-vi-ký và dân số ký thu hút họ và khiên họ vô cùng thích thú. Nhưng nếu không có được sự thông hiểu tổng quát thì các chi tiết đều có phần nào rời rạc, chẳng thấy có dính dáng liên quan gì.Để thắng vượt vấn đề này của đa số người đang gặp khi đọc Thánh Kinh, tôi xin đề nghị một con đường có thể chọn để đi đến mục tiêu của chúng ta. Hãy đọc các sách trong Thánh Kinh theo thứ tự sau đây:Sáng thế ký: (Sử ký về công trình sáng tạo, Sự sa ngã và Giao ước trong sử ký của các vị tộc trưởng).Xuất Ê-díp-tô ký: (Sử ký về công cuộc giải phóng dân Y-sơ-ra-ên và hình thành dân sự của Thượng Đế).Giô-suê: (Sử ký về cuộc chinh phục quân sự đất hứa).

Các quan xét: (Sử ký về việc chuyển từ liên bang các bộ tộc sang liên bang quân chủ).ISa-mu-ên: (Sử ký về nền quân chủ dấy lên với Sa-mu-ên dấy lên với Sa-mu-ên. Sau-lơ và Đa-vít).IISa-mu-ên: (Thời trị vì của Đa-vít, hoàng kim thời đại của dân Y-sơ-ra-ên).ICác Vua: (Sử ký của Sa-lô-môn và vương quốc bị chia đôi).IICác Vua: (Sử ký về sự suy sụp của dân Y-sơ-ra-ên và bắt đầu thời các nhà tiên tri).E-xơ-ra: (Sử ký về cuộc hồi hương sau thời gian bị lưu đày).Nê-hê-mi: (Sử ký về việc xây lại thành Giê-ru-sa-lem).Sau đó, xin đọc:A-mốt và Ô-sê: (Những thi dụ về các Tiểu Tiên tri).Giê-rê-mi: (Thí dụ về các Đại tiên tri).Truyền đạo và Nhã ca: (Thí dụ về nền văn học về sự khôn ngoan).Thi thiên và Châm ngôn: (Các thí dụ về Thi ca Hy-bá-lai).Bảng liệt kê các sách cần đọc này ông duyệt toàn bộ Cựu ước và cung cấp một khung sườn để thông hiểu nó. Đây là một bộ xương mà người ta có thể thêm thịt và gân từ những quyển sách khác, sau khi bạn đã đọc xong bộ xương của Tân ước. Sau đây là liệt kê bộ xương của Tân ước.Phúc âm Lưu-ca: (Cuộc đời và lời truyền dạy của Chúa Giê-xu).Công vụ các Sứ đồ: (Sử ký Hội thánh nguyên thuỷ)Ê-phê-sô: (Dẫn nhập lời truyền dạy của Phao-lô).ICổ-linh: (Lời truyền dạy về sinh hoạt trong Hội thánh).IPhê-rơ: (Dẫn nhập về Phê-rơ).IT-mộ-thư: (Dẫn nhập các Giáo mục thư).Hy-bá: (Thần học về Chúa Cứu Thế)La-mã: (Thần học của Phao-lô).Cũng như với bảng liệt kê các sách Cựu ước, bảng liệt kê này cho chúng ta các thành phần cấu thành Tân ước. Sau khi đã đọc xong bản liệt kê này, chúng ta có thể quay trở lại để bổ xung cho bộ xương.Điều quan trọng là phải hiểu vài điều về các năng động lực của đức tính tự chủ. Tự chủ là đức tính rất dễ rèn luyện khi chúng ta tự ghép mình làm mộn đệ cho một người được. Một việc làm rất khôn ngoan nếu bạn muốn hoàn tất chương trình nhập môn này, là nên yêu cầu một ngời khác giám sát chương trình đọc Thánh Kinh của bạn. Nếu bạn có thể theo học một lớp dạy Thánh Kinh tại nhà thờ, bạn sẽ được giúp ích rất nhiều.Còn về Hi văn và Hy-bá-lai văn thì sao? Người Hoa-kỳ có khuynh hướng tỏ ra rụt rè đối với các cổ ngữ, nhất là Hy-bá-lai văn và Hi-văn. Một trong những yếu tố chính để sợ hãi là cách triết kỳ lạ của các nôn ngữ ấy. Vì chúng ta không quen với “lối viết bất thường của Hy-bá-lai văn và Hi-văn thoạt

nhìn thì tất cả đều là Hi-văn” đối với chúng ta. Thế nhưng học một ít các ngôn ngữ ấy để làm việc, để phong phú hoá việc học hỏi nghiên cứu của chúng ta, thì tương đối cũng là việc dễ dàng.Xin hãy nhìn lướt qua Hi-văn để làm thí dụ về việc nó có thể làm thăng tiến các khả năng học tập nghiên cứu của chúng ta. Xin nhớ rằng chúng ta chẳng can gì phải biết thật thông thạo Hi-văn mới có thể lợi dụng nó vào một công việc đặc thù nào đó. Chúng ta cần quan tâm nắm được khả năng để làm việc với quyển sách nào đó. Chúng ta vẫn chưa sẵn sàng để làm việc với toàn thể nền văn học Hi-lạp. Như thế công việc sẽ trở thành đơn giản hơn rất nhiều, và nhiều công cụ đã được chuẩn bị để chúng ta có thể làm công việc ấy cũng dễ dàng hơn. Các công cụ gồm có những bộ sách sau đây:1. Các bản dịch từng chữ từng tiếng. Một bản dịch từng chữ từng tiếng một trình bày văn bản Hi-văn của Tân ước với bản dịch Anh văn thành hai giòng song song nhau. Việc này tạo cơ hội cho người đọc chỉ cần nhìn lướt qua, đã thấy văn bản Hi-văn đã được phiên dịch sang Anh văn như thế nào.2. Bảng liệt kê tần số Metzger. Bruce Metzger của Chủng viện Thần học Princeton đã cung cấp một công khó do tình thường cho các sinh viên (người nghiên cứu) bộ Tân ước Hi-văn. Chắc chắn là ông đã được toàn thể các sinh viên chủng viện yêu mến, là những người đã phải đương đầu với nhiệm vụ nghiên cứu bộ Tân ước Hi-văn để có được công cụ này. Quyển sách nhỏ của Metzger nhan đề Lexical Aids to New Testament Greek có thể mua tại bất cứ hàng sách nào của chủng viện. Nó liệt kê tất cả những từ ngữ nào đã xuất hiện từ mười lần trở lên trong Tân ước, tổng cộng có khoảng 1.000 từ. Như thế, nếu người sinh viên chăm chỉ làm việc chỉ tong vòng vài tuần lễ, thì có thể dễ dàng nắm vững được bảng liệt kê ấy, và có được một kiến thức tuyệt vời để làm việc với phần ngữ vựng Hi-văn trong bộ Tân ước Hi-văn. Công cụ này giảm nhẹ rất nhiều việc phải học ngữ vựng và rất xứng đáng với sự cố gắng của người sinh viên.3. Văn phạm Hi-văn. Có rất nhiều sách văn phạm Hi-văn tốt hiện hữu và rất phù hợp với người độc giả bình thường. Tác phẩm nổi tiếng nhất là quyển Introduction to the Greek New Testament của J.G.Machen. Cũng giúp ích được nhiều là những quyển sách để làm việc của James A Walther của Chủng viện Thần học Pittsburg, và W.S.Lasor của Chủng viện Thần học Fuller.4. Các sách từ vựng Hi-văn. Tất cả những ai học được mẫu tự chữ viết tay Hi-văn đều có thể sử dụng các bộ Từ điển Tân ước Hi-văn; một công việc rất xứng đáng với nỗ lực đòi hỏi rất ít. Người có trí thông minh trung bình có thể học các mẫu tự chỉ trong vài giờ. Một khi bạn đã biết các mẫu tự rồi, thì cả một kho công cụ từ vựng, đều được mở rộng cho quyền sử dụng của bạn. Bộ từ vựng tiêu chuẩn là quyển A Greek English Lexicon of the New

Testament and other Early Christian Literature của W.F.Arndt và F.W.Gingrich. Một quyển từ vững rẻ tiền hơn và vắn tắt hơn, là của G.Abbott-Smith quyển A Mannal Greek Lexicon of the New Testament. Như đã đề cập trước đây công cụ hữu ích nhất sẵn sàng cho bất cứ ai biết các mẫu tự Hi-văn, là bộ Theological Dictionare od the New Testament của Kittel.5. Các công cụ khác. Nhiều công cụ về ngôn ngữ khác gồm có các bộ Phù dẫn phân tích và theo chủ đề của văn bản Tân ước Hi-văn và Bộ Bảy Mươi Dịch Giả.Cũng một loại trợ cụ và công cụ như thế cho Hy-bá-lai cũng đang có sẵn. Những sách hữu ích cho Hy-bá-lai văn gồm có:1. Bảng liệt kê tần số. John D.W.Watter có đúc kết một bảng liệt kê các từ ngữ Hy-bá-lai văn thông dụng trong quyển sách nhan đề Lists of Words Occurring Frequently in the Hebrew Bible.2. Các sách văn phạm Hy-bá-lai văn. Trong số các sách văn phạm Hy-bá-lai văn hiện hữu, có quyển Introduction to Biblical Hebrew của Thomas O.Lambdin.3. Các sách từ vững Hy-bá-lai văn. Các sách từ vững dành cho các tín đồ thường, có quyển Hebrew and English Lexicon od the Old Testament của Brown, Driver and Briggs.4. Văn bản Hy-bá-lai văn. Biblia Hebraica của Rudolf Kittel là một thí dụ về các văn bản Hy-bá-lai văn hiện có.Càng có tài năng sử dụng được nhiều số công cụ nói trên, bạn sẽ càng có được sự thông hiểu càng phong phú. Bảo rằng các công cụ kể trên chỉ phù hợp cho giới học giả là một huyền thoại quái gỡ. Các học giả vốn có thể sử dụng chúng một cách bác học hơn chúng ta, nhưng chúng cũng rất hữu ích cho người tín đồ thường. Ta chẳng cần gì phải là thợ mộc chuyên nghiệp mới biết sử dụng thông thạo một chiếc búa đóng đinh.Kết luận. Các sử gia hiện đại đã gọi thế kỷ thứ hai mươi là kỷ nguyên hậu Cơ-đốc giáo. Ảnh hưởng của Hội thánh đã làm xói mòn nền văn hoá của chúng ta. Điều đó có nghĩa là ảnh hưởng của các Cơ-đốc nhân rất suy yếu. Tôi tin rằng bí quyết tối quan trọng để Hội thánh phục hưng nằm trong vấn đề giáo dục những người đã trưởng thành. Tôi đang mơ có vô số Cơ-đốc nhân có khẩu tài và kiến thức sẽ mở một cuộc xâm nhập mới vào đất nước chúng ta. Giấc mơ ấy sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta biết rõ và sử dụng các công cụ để học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh thật thông minh. Tôi mong quyển sách này sẽ được dùng như một công cụ nhằm khích lệ nỗ lực ấy.