bàn về 3 bài hành vhn

14
1 TRÍCH DN 3 BÀI HÀNH Cht đọc thấy ba người bn thân thi ết ci cvmt chuyện văn chương thi phú, hơn thua, hay dca ba bài hành : Tng bi t hành - Thâm Tâm Hành phương Nam - Nguyn Bính Trường Sa Hành - Tô Thùy Yên Mình li nm trong gi i khoa hc chdám kính nhi vin chi vmôn văn chương mà thôi. Trtrêu thay, l ại cũng muốn đua đòi làm một việc đội đá vá trời, tham gia vào vòng thphi này. Sdĩ như thế là do bi mt trong ba vanh hùng đã thổ l : “ Mình bị lưỡng di n thđị ch, sut đêm qua không ngđược do đó mà thc dy trđể lphiên hp bn sáng chúa nht. Mi bn và các bn khác góp ý cho. Mun nhào vô, trước hết phi xem li và hc , nhn mnh là tôi học đấy nhé vì chưa hề biết qua ba bài hành này thế nào. Tống biệt hành Thâm Tâm Đưa người ta không đưa qua sông Sao có ti ếng sóng trong lòng? * Bóng chiu không thm không vàng vt Sao đầy hoàng hôn trong mt trong? Đưa người, ta chđưa người y Một giã gia đình, một dửng dưng... - Ly khách! Ly khách! Con đường nhChí lớn chưa v, bàn tay không Thì không bao gi nói trl i! Ba năm mẹ già cũng đừng mong. Ta bi ết người bun chiều hôm trước Bây gimùa hsen nnt Mt ch, hai chcũng như sen Khuyên nt em trai dòng l sót Ta bi ết người bun sáng hôm nay Trời chưa mùa thu, tươi lắm thay Em nhngây thơ đôi mắt biếc

Upload: vo-nghia

Post on 22-Jun-2015

263 views

Category:

Education


0 download

DESCRIPTION

Bàn về 3 bài hành VHN Tống biệt hành - Thâm Tâm Phương Nam Hành - Nguyễn Bính Trường sa hành - Tô Thùy Yên

TRANSCRIPT

Page 1: Bàn về 3 bài hành VHN

1

TRÍCH DẪN 3 BÀI HÀNH

Chợt đọc thấy ba người bạn thân thiết cải cọ về một chuyện văn chương thi phú, hơn thua, hay

dở của ba bài hành :

Tống biệt hành - Thâm Tâm

Hành phương Nam - Nguyễn Bính

Trường Sa Hành - Tô Thùy Yên

Mình lại nằm trong giới khoa học chỉ dám kính nhi viễn chi về môn văn chương mà thôi. Trớ

trêu thay, lại cũng muốn đua đòi làm một việc đội đá vá trời, tham gia vào vòng thị phi này. Sở

dĩ như thế là do bởi một trong ba vị anh hùng đã thổ lộ : “ Mình bị lưỡng diện thọ địch, suốt

đêm qua không ngủ được do đó mà thức dậy trễ để lỡ phiên họp bạn sáng chúa nhật. Mời bạn

và các bạn khác góp ý cho”. Muốn nhào vô, trước hết phải xem lại và học , nhấn mạnh là tôi

học đấy nhé vì chưa hề biết qua ba bài hành này thế nào.

Tống biệt hành

Thâm Tâm

Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng? *

Bóng chiều không thắm không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Đưa người, ta chỉ đưa người ấy

Một giã gia đình, một dửng dưng...

- Ly khách! Ly khách!

Con đường nhỏ

Chí lớn chưa về , bàn tay không

Thì không bao giờ nói trở lại!

Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

Ta biết người buồn chiều hôm trước

Bây giờ mùa hạ sen nở nốt

Một chị, hai chị cũng như sen

Khuyên nốt em trai dòng lệ sót

Ta biết người buồn sáng hôm nay

Trời chưa mùa thu, tươi lắm thay

Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc

Page 2: Bàn về 3 bài hành VHN

2

Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...

Người đi? Ừ nhỉ! người đi thực!

Mẹ thà coi như chiếc lá bay

Chị thà coi như là hạt bụi

Em thà coi như hơi rượu cay.

1940

***

(* Thật tuyệt vời !!! tôi mê TT liền dù đây mới là lần đọc đầu tiên)

Quá hay, quá đẹp. Tôi bèn thử dịch chơi, gây cười cho thiên hạ :

Farewell to you, though not on the river

But, why I heard the wave sound in my heart.

Đọc và hãy cười thật lớn lên như là các bạn đã hiện diện trong một buổi YOGA cười (Laughter

Yoga) vậy. Cười cho câu dịch ngây ngô, bởi vì người xưa thường cho dịch là phản.

**********************************

Tống biệt hành

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tống biệt hành (bài hành tiễn biệt người đi xa) là một bài thơ do Thâm Tâm (1917-1950) sáng tác vào khoảng

năm 1940.

Kể từ khi ra đời cho đến nay, dù đã trên 60 năm, Tống biệt hành vẫn luôn được giới yêu thơ yêu thích. Và hiện

nay, bài thơ đang được giảng dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.

Về tác giả:

Thâm Tâm là người đa tài, ngoài tài thơ còn vẽ tranh, viết truyện, soạn kịch, minh họa cho sách báo; tuy vậy

ông vẫn được người đời biết đến khả năng làm thơ nhiều hơn cả.

Ngữ văn 11 viết: ...Là một nhà thơ mới mang tâm sự của "thời đại cái tôi. Thâm Tâm có giọng thơ rắn rỏi, gân

guốc, phảng phất hơi thơ cổ, nhất là những bài hành như Can trường hành, Vọng nhân hành, Tống biệt hành...

Thơ ông sau những tâm sự uất ức đó đây, là một lòng yêu nước kín đáo và cả khát vọng "lên đường" - trước

hết là để thoát khỏi cuộc sống bế tắc...

Về thi phẩm Tống biệt hành:

Đây là tác phẩm làm theo thể "hành" về một cuộc đưa tiễn. Với những dòng thơ đặc tả tâm trạng, thái độ của

người ra đi cũng như người ở lại, Thâm Tâm đã khắc họa nên hình tượng “li khách” với một vẻ đẹp quen thuộc

nơi người anh hùng của văn chương cổ điển. Suốt bài thơ, tuy tác giả không hề đề cập đến ngọn nguồn nào

Page 3: Bàn về 3 bài hành VHN

3

đã khiến người tráng sĩ lên đường... song ai cũng hiểu rằng đây chính là hình bóng của Kinh Kha giã biệt

người thân, qua sông Dịch, sang Tần làm thích khách. Đọc hết bài thơ, người đọc sẽ cảm nhận được ý thơ

này để yêu mến, trân trọng một ước vọng, một mơ mộng với nét đẹp hào hùng của người anh hùng quyết ra đi

hi sinh vì đại nghĩa.

Năm 1940, báo Tiểu thuyết thứ bảy đăng bài Tống biệt hành của Thâm Tâm, thì ngay tháng mười

năm sau, nó là bài duy nhất được Hoài Thanh & Hoài Chân chọn in trong Thi nhân Việt Nam, kèm theo đôi

dòng giới thiệu nhà thơ trẻ này, như sau:

Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài dưới đây (Tống

biệt hành) lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ

gắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút

bâng khuâng khó hiểu của thời đại.

Vào những năm 60, khi soạn bộ Việt Nam Thi nhân tiền chiến, Nguyễn Tấn Long & Nguyễn Hữu

Trọng, một lần nữa, đã nhắc lại cái “mới lạ” của bài thơ vừa nói:

Bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm đã được giới yêu thơ tiếp đón như những gì mới lạ, và nhận

thấy một sự thay đổi trong ý thơ và một biến chuyển tâm hồn của thi sĩ Thâm Tâm.

Khác với những bài thơ Gửi T.T.Kh., Màu máu ty gôn, Dang dở v.v...khóc than cho câu chuyện tình

tầm thường. Ở đây Thâm Tâm trút bỏ cái võ ủy mị cố hữu, đổi giọng điệu rắn rỏi, cương quyết để nói

lên cái chí khí của người trai trong thời chinh chiến.

Trong sách Tuyển chọn & giới thiệu Ngữ văn có đoạn:

Bài thơ Tống biệt hành vừa thể hiện tâm trạng chung của một lớp người vào buổi ấy đang “tìm đường”,

vừa thể hiện được dấu ấn riêng của tác giả bởi hơi thơ trầm hùng, bi tráng...

Và sau khi phân tích bài thơ, GS. Nguyễn Đăng Mạnh & PTS. Trần Đăng Xuyên kết luận:

Sức hấp dẫn của Tống biệt hành không chỉ ở chỗ đã làm “sống lại cái không khí riêng của những bài

thơ cổ” (Hoài Thanh) mà chủ yếu là vì đã tạo nên một chất thẫm mỹ mới cho một thi đề quen thuộc.

Cái hay của bài thơ đã miêu tả thành công vẻ đẹp của cái cao cả trong mối quan hệ nội tâm sâu kín,

thể hiện một cách nhìn nhiều chiều và sâu sắc về con người...

**********************************************

Bài hành thứ hai : Hành phương Nam (Nguyễn Bính)

Page 4: Bàn về 3 bài hành VHN

4

Đôi ta lưu lạc phương Nam này

Trải mấy mùa qua én nhạn bay

Xuân đến khắp trời hoa rượu nở

Mà ta với người buồn vậy thay

Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu

Mà không uống cạn mà không say

Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã

Mà áo khinh cừu không ai may

Người giam chí lớn vòng cơm áo

Ta trói thân vào nợ nước mây

Ai biết thương nhau từ buổi trước

Bây giờ gặp nhau trong phút giây

Nợ thế chưa trả tròn một món

Sòng đời thua đến trắng hai tay

Quê nhà xa lắc xa lơ đó

Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay

Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc

Ly tán vì cơn gió bụi này

Người ơi buồn lắm mà không khóc

Mà vẫn cười qua chén rượu đầy

Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết

Ngày mai ra sao rồi hãy hay

Ngày mai có nghĩa gì đâu nhỉ?

Cốt nhất cười vui trọn tối nay.

Rẫy ruồng châu ngọc, thù son phấn

Mắt đỏ lên rồi cứ chết ngay

Hỡi ơi Nhiếp Chính mà băm mặt

Giữa chợ ai người khóc nhận thây

Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén

Page 5: Bàn về 3 bài hành VHN

5

Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?

Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự

Giày cỏ gươm cùn ta đi đây.

Ta đi nhưng biết về đâu chứ?

Đã đẩy phong yên lộng bốn trời

Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ

Uống say mà gọi thế nhân ơi!

Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ

Ta với nhà ngươi cả tiếng cười

Dằn chén hất cao đầu cỏ dại,

Hát rằng phương Nam ta với ngươi.

Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!

Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!

Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh,

Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi.

Đa Kao 1943

**************************************************

Rong ruổi đất phương Nam

Hành phương Nam là bài thơ duy nhất của Nguyễn Bính làm theo

thể loại hành. Ta không rõ Nguyễn Bính làm bài thơ này trong

trường hợp nào. Có lẽ ông sáng tác bài này trong thời gian ở Lan

Chi Viên chăng? Đáng tiếc là người có thể trả lời được câu hỏi

này là Hoàng Tấn thì đã mất từ lâu.

Thời kỳ ở Hà Nội, Nguyễn Bính chơi thân với Thâm Tâm và Trần

Huyền Trân. Thâm Tâm, nhà thơ bậc thầy về thể loại hành, vào

năm 1940 hoặc có thể sớm hơn nữa, có sáng tác một bài hành nổi tiếng là bài Tống biệt hành. Trong

cuộc đời sáng tác của Nguyễn Bính, với các văn thi sĩ bạn bè, chỉ có mình Thâm Tâm là người có thể

gây ảnh hưởng ít nhiều lên phong cách sáng tác của ông mà thôi.

Theo tài liệu của Hoài Việt thì tiếp theo sau Tống biệt hành, Thâm Tâm có sáng tác thêm một số bài hành

nữa cũng rất hay như Can trường hành, Vọng nhân hành vào năm 1944. Có lẽ điều này đã kích thích

Nguyễn Bính thử sức với một thể thơ không quen thuộc lắm với ông chăng? Tuy vậy Hành phương Nam

lại là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Bính. Ta hãy đọc lại khổ thơ đầu của bài thơ này:

Page 6: Bàn về 3 bài hành VHN

6

Đôi ta lưu lạc phương Nam này

Trải mấy mùa qua, én nhạn bay

Xuân đến khắp trời hoa rượu nở

Mà ta với người buồn vậy thay

Nỗi niềm cô đơn buồn tủi khi xuân về tết đến vốn là nỗi niềm cố hữu lâu nay của Nguyễn Bính. Ông đã

từng thể hiện tình cảm này trong rất nhiều bài thơ khác mà điển hình nhất là bài Xuân tha hương. Ta còn

nhớ những câu thế này trong Xuân tha hương:

Chén rượu tha hương! Trời! Đắng lắm!

Trăm hờn nghìn giận suốt mùa đông

Chiều qua ngồi ngắm hoàng hôn xuống

Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng

Lúc viết bài Hành phương Nam này cũng như nhiều bài thơ hoài cố hương khác, chắc hẳn là Nguyễn

Bính đang say rượu. Qua nhiều tài liệu khác nhau ta có thể tin điều này. Bản chất con người Nguyễn

Bính, do tính nghệ sĩ quá lớn của mình, nên rất yếu mềm và luôn cảm thấy cô đơn. Hoàng Tấn có kể một

câu chuyện rất đặc biệt về việc sáng tác thơ của Nguyễn Bính. Một đêm nọ ở Lan Chi Viên, sau cuộc

nhậu mọi người đều ngủ say sưa, chỉ còn lại một mình Nguyễn Bính. Quá nửa đêm, khi Hoàng Tấn giật

mình thức giấc vẫn thấy Nguyễn Bính ngồi bên bàn. Ông vừa làm thơ và uống rượu một mình, vừa ôm

mặt khóc rưng rức. Hóa ra là ông đang hồi tưởng lại quá khứ. Con người Nguyễn Bính là như vậy. Sống

với quá khứ là một trong những đặc điểm của ông. Cho nên ta không lạ gì khi Nguyễn Bính viết mấy câu

thơ nỗi lòng như thế này trong bài thơ:

Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc

Ly tán vì cơn gió bụi này

Người ơi buồn lắm mà không khóc

Mà vẫn cười qua chén rượu đầy

Hành là một thể thơ cổ, vào thời kỳ này không còn nhiều tác giả sử dụng để sáng tác nữa. Tuy nhiên thể

thơ này có thể chuyển tải được những tình cảm bi tráng với giọng thơ đôi lúc rất hào sảng. Nhờ vậy mà

Hành phương Nam mới lột tả hết được cái "chất Nguyễn Bính":

Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu

Mà không uống cạn mà không say

Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã

Mà áo khinh cừu không ai may

Nguyễn Bính thuở nhỏ học chữ Nho. Ông đọc nhiều thơ Đường, thông thuộc nhiều điển tích Tàu. Bởi thế

một số bài thơ ông sử dụng điển tích Tàu rất nhuần nhuyễn và hay. Chẳng hạn trong bài Hành phương

Nam này:

Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén

Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?

Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự

Giầy cỏ gươm cùn ta đi đây

Page 7: Bàn về 3 bài hành VHN

7

Về mặt tình cảm, ta thấy tâm tưởng của Nguyễn Bính nhiều lúc như muốn thả trôi về một thời đại xa xưa

nào đó. Một thời đại mà ở đó có vua có quan có những cung tần mỹ nữ. Một thời đại mà ở đó có những

tráng sĩ dũng cảm lên ngựa tuốt gươm như Kinh Kha, Nhiếp Chính, có những người sẵn sàng giúp đỡ kẻ

sĩ như Mạnh Thường Quân. Thế giới đó làm ông ngây ngất. Nếu như Hàn Mặc Tử thả hồn mình vào

chốn trăng sao để quên thực tại thì Nguyễn Bính lại tìm về một thời xưa xa nào đó để ẩn dật. Đây cũng là

một đặc điểm quan trọng của thơ Nguyễn Bính.

Lúc này có lẽ là vào quãng thời gian 1943 - 1944. Nguyễn Bính đã lăn lóc ở rất nhiều vùng đất khác nhau

- "lăn lóc có dư mười mấy tỉnh" như ông nói trong bài thơ Giời mưa ở Huế. Cuộc đời ông đã trở nên dày

dạn sương gió rồi. Ông đã là một con người của công chúng, tiếng tăm nổi như cồn nhưng éo le thay

cuộc sống cơm áo gạo tiền hằng ngày vẫn làm ông mệt mỏi. Điều mâu thuẫn này thường đến với nhiều

người tài như vậy. Cũng vì cơm áo nên nhiều người không thoát ra được vòng luẩn quẩn:

Người giam chí lớn vòng cơm áo

Ta trí thân vào nợ nước mây

Ở chỗ này, ta nhớ lại Nguyễn Vỹ với bài thơ Gửi Trương Tửu. Nguyễn Vỹ đã viết mấy câu thơ nổi tiếng:

Thời thế bây giờ vẫn thấy khó

Nhà văn An Nam khổ như chó

Mỗi lần cầm bút nói văn chương

Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương

Và nhìn chúng mình hì hục viết

Suốt mấy năm giời kiết vẫn kiết

Nguyễn Bính không nói bỗ bã như Nguyễn Vỹ nhưng tâm tư của ông thì cũng như vậy. Và rồi cũng như

Nguyễn Vỹ, ông lại dùng rượu để quên buồn phiền:

Ta đi nhưng biết về đâu chứ?

Đã đẩy phong yên lộng bốn trời

Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ

Uống say mà gọi thế nhân ơi!

Lại uống rượu! Nếu có người nào chịu khó đi đếm những lần Nguyễn Bính nhắc đến rượu ở trong thơ

chắc sẽ gặp được nhiều lắm. Có lẽ cả trăm lần ông dùng từ rượu:

Chị ơi! Tết đến em mua rượu

Em uống cho say đến não lòng

(Xuân tha hương)

Hôm qua còn sót hơn đồng bạc

Hai đứa bàn nhau uống rượu say

(Giời mưa ở Huế)

Nhưng mộng mà thôi mộng mất thôi

Hoa tàn rượu ế ấy tình tôi

(Hoa với rượu)

Page 8: Bàn về 3 bài hành VHN

8

Nhưng ngồi giữa chợ để "uống say mà gọi thế nhân ơi" cũng thật là thú vị. Tiếc là Nguyễn Bính không

chịu kết lại bài thơ ở đây để ông còn ngồi uống rượu mãi giữa chợ mà ông lại viết thêm một khổ nữa:

Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ

Ta với nhà người cả tiếng cười

Ngươi ơi! Hề! Ngươi ơi!

Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh

Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi…

Có vẻ như ông đã quá say.

** Nói về phương Nam, mình chỉ thấy một nỗi buồn rười rượi. Vì người Nam là những người

tiên phuông chịu muôn vàn đắng cay khổ ải, lên núi cao gặp cọp, xuống sông sâu gặp sấu, chỉ

muốn khai khẩn đất hoang rừng sâu núi thẳm, thành vùng đất phì nhiêu, ruộng vườn cò bay

thẳng cánh, mở rộng bờ cõi, tính tình anh hùng mã thượng, nghĩa hiệp khí khái cao vời vợi như

Lục Vân Tiên, hơn hẵn những cowboys miền viễn tây, chỉ có việc rút súng ra bắn đùng đùng,

bắn chậm thì chết, đã trở thành những anh hùng kiểu “sept mercenaires” .

Thuở Miền Nam ta mở mang bờ cõi

Vượt bao dòng nước độc và rừng thiêng

Muôn ác thú rình rập khắp triền miên

Khai phá đất vạn người cùng chết sống. (thơ VHN)

Câu nói “Miền Nam đi trước về sau, phải đổi lại là “làm trước, ăn sau”. Bao nhiêu năm làm

giàu cho cả nước, không hưởng được một BIẾT ƠN nào. Đến cây cầu xương sống của miền

Nam, lại phải nhờ một nước Úc viện trợ, một cây cầu xương sống thứ hai, lại phải nhờ đến

Nhật hỗ trợ. Người miền Nam giờ chỉ còn có hai khúc nhạc “Dạ cổ hoài lang” và “Điệu buồn

phương Nam” là tâm sự, là nỗi niềm. Và …

Khi “Hành phương Nam”, Nguyễn Bính đã để lại một người con gái, Nguyễn Bính Hồng Cầu,

rất giống ông, tính tình rộng rãi hào phóng, đã tặng cho người viết này một quyển sách in rất

quí báu tập hợp tất cả bài thơ của người Cha. Nếu mọi người quí người cha làm sao, thì mình

rất quí người con cũng như vậy. VHN

***********************************************************,

Trường Sa Hành' của Tô Thùy Yên (Nguyễn Hưng Quốc – VOA- Đài tiếng nói Hoa kỳ- Internet)

Page 9: Bàn về 3 bài hành VHN

9

Hải quân Việt Nam tuần tra ở Trường Sa

Thơ viết về biển đảo của Việt Nam, cho đến nay, hay nhất có lẽ là bài “Trường Sa hành”

của Tô Thùy Yên. Nhân lúc mọi ánh mắt đều hướng về Biển Đông, đặc biệt Hoàng Sa và

Trường Sa, chúng ta cũng nên đọc lại bài thơ này.

Bài thơ có ý nghĩa lịch sử: được sáng tác vào tháng 3 năm 1974, hai tháng sau ngày

Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa lúc ấy thuộc Việt Nam Cộng Hòa - là một dấu mốc

đáng nhớ. Nó lại có ý nghĩa chính trị: nối liền quá khứ với hiện tại, miền Nam lúc trước và

cả nước sau này, vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, những người lính ngày xưa và những

người còn tha thiết đối với vận mệnh của đất nước bây giờ. Đặc biệt, nó có giá trị thẩm

mỹ: ngay cả khi gạt bỏ hết hai ý nghĩa trên, “Trường Sa hành”, tự nó, là một bài thơ hay.

Đủ hay để thách thức không những thời gian mà còn cả những âm mưu vùi dập tàn bạo

của nhà cầm quyền Việt Nam kể từ năm 1975 đến nay.

Xin nói một chút về Tô Thùy Yên: Theo tôi, ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của

miền Nam trong giai đoạn 1954-75, hơn nữa, cũng là một trong những nhà thơ lớn nhất

của Việt Nam nói chung trong cả nửa sau thế kỷ 20.

Thơ ông có một số đặc điểm đáng chú ý.

Một, Tô Thùy Yên viết ít và xuất bản rất muộn: Tập thơ đầu tay của ông, Thơ tuyển, gồm

37 bài, được xuất bản lần đầu năm 1995 (1), tức khoảng 40 năm sau khi ông có thơ đăng

báo, tính trung bình mỗi năm ông làm chưa tới một bài. Vậy mà, ngay từ trước 1975, ông

đã nổi tiếng và được nhiều người đánh giá rất cao.

Hai, nét nổi bật nhất trong phong cách thơ Tô Thùy Yên là sự giao thoa: thứ nhất, giao

thoa giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và cách tân. Đó hẳn là một sự kết hợp rất

nhiều người mong muốn. Nhưng không phải ai cũng làm được. Ngay cả Thanh Tâm

Tuyền dù từng tuyên bố, trong bài “Một bài thơ”: “không đa đa siêu thực / thẳng thắn /

khởi từ ca dao sang tự do” nhưng thơ ông vẫn nghiêng hẳn về phía hiện đại hơn truyền

thống. Ở nhiều người khác cũng thế: hoặc nghiêng bên này hoặc lệch về phía bên kia.

Page 10: Bàn về 3 bài hành VHN

10

Chỉ ở Tô Thùy Yên, người ta mới thấy được sự cân bằng. Cũng xin nói thêm: Ở đây, tôi

chỉ ghi nhận một đặc điểm chứ không phải đánh giá. Thứ hai, sự giao thoa giữa cảm xúc

và tư tưởng: từ cảm xúc đến hình tượng trong thơ ông đều thấp thoáng chút màu sắc siêu

hình với những nghĩ ngợi về cuộc sống và về con người; nói chuyện với ai và về cái gì,

với ông, dường như cũng là một cuộc trò chuyện với hư không, với cái mênh mông của

trời đất và với cái vô tận của thời gian. Có lúc ông như một Trần Tử Ngang lạc loài ở thời

hiện đại. Hai sự giao thoa ấy làm cho thơ Tô Thùy Yên vừa quen vừa lạ, vừa bình dị vừa

sâu sắc, vừa rất dễ đọc vừa thấp thoáng rất nhiều bí ẩn, vừa sáng sủa vừa thăm thẳm

đến không cùng.

Bài “Trường Sa hành” dưới đây có thể được xem như một trong những bài thơ tiêu biểu

nhất của Tô Thùy Yên. Tiêu biểu về thể thơ: Mặc dù Tô Thùy Yên thử nghiệm khá nhiều

hình thức, từ lục bát đến tự do, nhưng thể thơ tạo nên phong cách đặc thù và thể hiện cái

tài hoa cao ngất của ông, theo tôi, là thể bảy chữ: sau năm 1954, không có nhà thơ Việt

Nam nào có nhiều bài thơ bảy chữ hay bằng ông. Internet.

Tiêu biểu về tư tưởng: vẫn là một cái “hữu hạn” khao khát hỏi han “Hiu Quạnh Lớn”. Tiêu

biểu về nghệ thuật xây dựng hình tượng: Vẫn là những vật bình thường, nhưng dưới ngòi

bút của ông, bao giờ cũng có vẻ gì như khốc liệt, từ “sóng thiên cổ khóc” đến “biển tang

chế”, từ “đám cây bật gốc chờ tan xác” đến cảnh “trùng dương khóc trắng trời”, từ “mặt

trời chiều rã rưng rưng biển” đến “vầng khói chim đen thảng thốt quần”. Tiêu biểu trong

cách liên tưởng: Dùng tâm lý để đo lường khoảng cách không gian (“Bốn trăm hải lý nhớ

không tới”), dùng cảnh vật trong không gian để nghĩ đến thời gian (“Thời gian kết đá mốc

u tịch”), và dùng thời gian để nói đến những sự “nhỏ nhoi” và những “nỗi tả tơi”. Tiêu biểu

trong ngôn ngữ: Lúc nào cũng thật nhiều hình dung từ và hình dung từ nào cũng mạnh và

cũng gắt. Đảo thì “chếch choáng”, gió thì hoặc “miên man thổi” hoặc “thổi trùng điệp”, lòng

thì “rách tưa”, khóc cười thì “như tự bạo hành”, mây đỏ thì đỏ đến “thảm thê”; nắng thì

“chói chang như giũa”, còn ánh sáng thì “vang lừng điệu múa điên”.

Tất cả đều mang dấu ấn của Tô Thùy Yên. Không lẫn với ai khác.

***

TRƯỜNG SA HÀNH

Tô Thùy Yên

Toujours il y eut cette clameur,

Toujours il y eut cette fureur...

(Saint John Perse)

Page 11: Bàn về 3 bài hành VHN

11

Trường Sa! Trường Sa! Đảo chuếnh choáng!

Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề

Lính thú mươi người lạ sóng nước

Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi

Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi

Khiến cả lòng ta cũng rách tưa

Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn

Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ

Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỉ

Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên

Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh

Lên xác thân người mãi đứng yên

Bốn trăm hải lý nhớ không tới

Ta khóc cười như tự bạo hành

Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục

Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế

Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?

Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ

Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt

Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi

Đám cây bật gốc chờ tan xác

Có hối ra đời chẳng chọn nơi?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng

Những cụm rong óng ả bập bềnh

Như những tầng buồn lay động mãi

Dưới hồn ta tịch mịch long lanh

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển

Vầng khói chim đen thảng thốt quần

Kinh động đất trời như cháy đảo...

Page 12: Bàn về 3 bài hành VHN

12

Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân

Ta ngồi bên đống lửa man rợ

Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi

Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp

Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi

Chú em hãy hát, hát thật lớn

Những điệu vui, bất kể điệu nào

Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ

Cho mái đầu ta chớ cúi sâu

Ai hét trong lòng ta mỗi lúc

Như người bị bức tử canh khuya

Xé toang từng mảng đời tê điếng

Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê

Ta nói với từng tinh tú một

Hằng đêm, tất cả chuyện trong lòng

Bãi lân tinh thức âm u sáng

Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng

Đất liền, ta gọi, nghe ta không?

Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng

Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc

Con chim động giấc gào cô đơn

Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa

Ánh sáng vang lừng điệu múa điên

Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ

Kêu dòn như tiếng nứt hoa niên

Ôi lũ cây gầy ven bãi sụp

Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh

Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã

Hay đến ngày bờ tái tạo xanh

San hô mọc tủa thêm cành nhánh

Những nỗi niềm kia cũng mãn khai

Page 13: Bàn về 3 bài hành VHN

13

Thời gian kết đá mốc u tịch

Ta lấy làm bia tưởng niệm Người

3-1974

***********************************

Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, học qua Petrus Ký và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn

cấp bậc Thiếu Tá trong quân đội Miền Nam trước 1975. Tô Thùy Yên lập gia đình với vợ chánh là bà Huỳnh Diệu Bích. Còn có thời gian chúng sống và có mấy con với nhà văn nữ Nguyễn Thị Thụy Vũ. Sau 1975 Tô Thùy Yên ở tù gần 13 năm. Cùng bà Hùynh Diệu Bích sang Mỹ theo diện cựu tù nhân chính trị. Hiện đang cư ngụ tại Houston

Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, cùng với các

họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, là những người nòng cốt

của nhóm Sáng Tạo. Một nhóm sáng tác đã từng được

biết đến với phong trào khai sinh "Thơ Tự Do" trên văn đàn Miền Nam vào thập niên 1960. Cả hai tập thơ Tuyển Tập Thơ Thùy Yên (1995) và Thắp

Tạ(2004) đều được xuất bản ở Hoa Kỳ sau khi ông đi tỵ nạn chính trị tại

quốc gia này vào năm 1993.

*******************************

Để thử tìm một bài nhiều cảm xúc đời thường hơn của cùng tác giả, tôi đã trích đoạn bài :

Ta Về

Tác giả: Tô Thùy Yên

Ta về một bóng trên đường lớn

Thơ chẳng ai đề vạt áo phai

Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ

Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp

Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu

Mười năm mặt sạm soi khe nước

Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

Ta về qua những truông cùng phá

Page 14: Bàn về 3 bài hành VHN

14

Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may

Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ

Nghe tàn cát bụi tháng năm bay ……..

Ta về như hạc vàng thương nhớ

Một thủa trần gian bay lướt qua

Ta tiếc đời ta sao hữu hạn

Đành không trải hết được lòng ta

****

Thật ra trên phương diện nghệ thuật văn chương thi phú cũng như tranh ảnh, âm nhạc,

không thể so sánh theo phép toán học cân đo đong đếm, mà chỉ là cảm thôi. Nhiều nét nhạc

hay, câu thơ tuyệt vời, có thể hay, tuyệt đối với người này nhưng lại là số không đối với người

khác. Nó cũng giống như sự đồng cảm, hòa điệu hợp tần số giữa tác giả và người cảm thụ mà

thôi. Các tín hiệu chỉ bắt được khi nguồn phát và nguồn thu có cùng tần số, tần số sóng âm,

sóng điện từ hay sóng sinh học, sóng tâm linh …

Tôi mê nhất : “Sao có tiếng sóng ở trong lòng”.

Nghe nó lảng mạn làm sao, đẹp làm sao !!! Thử nghe :

Il pleure dans mon coeur

Comme il pleut sur la ville ;

Quelle est cette langueur

Qui pénètre mon coeur ?

Paul VERLAINE

Bài thơ trích đoạn so sánh này có vẻ khá khập khiển, đến nỗi có người bạn cho là “tiếng

sóng” hay hơn, đẹp hơn và lảng mạn hơn tiếng “mưa rơi”. Ôi !!! Thử thảo luận xem sao ?

VÕ HIẾU NGHĨA

19/11/2012

http://vhnghia40.blogspot.com/