bản tin hoa sen số 7 - hiếu học - hiếu tri

80
HIẾU HỌC HIẾU TRI HIẾU HỌC HIẾU TRI THÁNG 09/2013

Upload: hoa-sen-university

Post on 07-Nov-2014

2.027 views

Category:

Education


2 download

DESCRIPTION

Một năm học mới lại sắp bắt đầu với những rộn ràng và cả những lo âu. Không thể không suy nghĩ về hiện trạng giáo dục chưa làm hài lòng phụ huynh, người đi học và cả xã hội nữa. Càng không thể không băn khoăn khi bản thân các bạn là người trực tiếp thụ hưởng nền giáo dục ấy. Vượt qua chặng đường dài từ mẫu giáo, đến trung học rồi bây giờ là Cao đẳng, Đại học bạn sẽ nhận được những gì?

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

HIẾU HỌCHIẾU TRIHIẾU HỌCHIẾU TRI

T H Á N G 0 9 / 2 0 1 3

Page 2: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Mục lụcLời mở đầu .........................................................................................................................................................3“Nhất tự vi sư” đã hết thời .............................................................................................................................4Tôi học để cứu mình .................................................................................................................................... 10Trung thực - Một cam kết chất lượng ................................................................................................... 14Xây dựng một ngành học mới: Đam mê và thách thức ................................................................ 16Giới thiệu chương trình cao đẳng quốc tế Hợp tác với cao đẳng Manchester và tổ chức Edexcel ................................................................... 18Hãy đến với Khoa học & Công nghệ ...................................................................................................... 24Service learning ............................................................................................................................................ 28Nghề dạy học, chia sẻ và kỳ vọng .......................................................................................................... 30Sử dụng portfolio trong giảng dạy Tiếng Anh ................................................................................... 36Giới thiệu phương pháp học tập cho tân sinh viên: Phương pháp P.O.W.E.R......................... 38Thư gửi các bạn tân sinh viên .................................................................................................................. 40Đôi điều chia sẻ cùng bạn ......................................................................................................................... 42Đại học, hành trình trưởng thành và khám phá................................................................................ 44Sống như sinh viên ...................................................................................................................................... 46Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” ....................................................................................................................... 48Quãng thời gian đã làm thay đổi cuộc đời tôi ................................................................................... 52Trưởng thành từ Đội văn nghệ xung kích ........................................................................................... 56Hai năm đầu tiên đối với Sinh viên Hoa Sen ...................................................................................... 58Tính chủ động của Sinh viên Hoa Sen .................................................................................................. 61Trải nghiệm quốc tế với chương trình trao đổi sinh viên tại Arteveldehogeschool (Artevelde University College Ghent) ................................................................................................... 64Muscot và cuộc thi “Sinh viên toàn cầu về sáng tạo và tinh thần kinh doanh tại Đại Học Bách Khoa Hong Kong ........................................................ 68Nghĩ về chữ “Lễ” ............................................................................................................................................ 72Bàn luận về tinh thần Hiếu học, Hiếu tri và Nghiên cứu khoa học ............................................. 76

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCA2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà NộiĐT: 04. 3 926 0024 - Email: [email protected]

BẢN TIN HOA SEN THÁNG 09/2013Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮCBiên tập: BÙI TRÂN THÚY - TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢOVẽ bìa & Trình bày: TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆPSửa bản in: TRẦN THÙY TRANG

In 2000 cuốn, khổ 14 x 20 cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc. Số: ĐKKHXB : 341-2013/CXB/57/02-10/HĐ. In xong nộp lưu chiểu quý III năm 2013.

Page 3: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Đối với các tân sinh viên, chặng đường mới này vô cùng quan trọng. 18 tuổi là tuổi trưởng thành, là tuổi của một công dân, là tuổi của biết bao kỳ vọng, ước mơ và những khát khao, trăn trở. Trường đại học đang rộng mở, đón chào các bạn vừa vượt qua những thử thách cam go trong kỳ tuyển sinh. Các bạn sắp được làm quen với một môi trường mới, với những tri thức, những phương pháp học tập mới. Chắc chắn sẽ có nhiều suy nghĩ… Liệu thầy cô có còn bảo bọc, chở che, “cầm tay chỉ việc”, cha mẹ có còn chờ đợi, đón đưa ở cổng trường, bạn bè có ngày ngày chia sẻ buồn vui…

Mong muốn giúp các bạn an tâm hơn khi bắt đầu trở thành sinh viên Hoa Sen, Bản tin số 7 kỳ này với chủ đề “Hiếu học, hiếu tri” giới thiệu những kinh nghiệm giảng dạy, những suy tư về việc dạy và học của các thầy cô thuộc nhiều môn học khác nhau, những ghi nhận của các sinh viên đã và đang học tại Hoa Sen từng tham

Một năm học mới lại sắp bắt đầu với những rộn ràng và cả những lo âu. Không thể không suy nghĩ về hiện trạng giáo dục chưa làm hài lòng phụ huynh, người đi học và cả xã hội nữa. Càng không thể không băn khoăn khi bản thân các bạn là người trực tiếp thụ hưởng nền giáo dục ấy. Vượt qua chặng đường dài từ mẫu giáo, đến trung học rồi bây giờ là Cao đẳng, Đại học bạn sẽ nhận được những gì?

gia các chương trình trao đổi ở nước ngoài, các kỳ thi quốc tế và những trải nghiệm thực tế.

Học cao đẳng, đại học không giống như học phổ thông; đòi hỏi của thầy cô đối với những người trưởng thành, dĩ nhiên, cũng sẽ cao hơn. Nếu các bạn hiểu phương pháp học để nhanh chóng tiếp cận, chủ động và nỗ lực học tập, chắc chắn các bạn sẽ thành công. Với vai trò là người hướng dẫn, thầy cô sẽ giúp các bạn tìm hiểu và làm chủ tri thức, để có thể làm chủ hành trình cuộc đời của mình sau này. Tâm tình của những bạn đã từng học ở Hoa Sen sẽ giúp các bạn dễ dàng và tự tin hơn khi vận dụng phương pháp học tập mới, có những mối quan hệ bạn bè mới cùng những khám phá lý thú.

Trao gửi niềm tin yêu đến các bạn bằng những chia sẻ chân tình, chúng tôi hy vọng, các bạn sẽ vững bước trên con đường đã chọn, nhanh chóng thích nghi với một môi trường học tập mới: Đại học Hoa Sen, nơi mà “Hiếu học, hiếu tri” là một trong những giá trị cốt lõi đã và đang được thể hiện trong phương châm hoạt động của trường.

Ban Biên Tập

LỜI MỞ ĐẦU

Page 4: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

“NHấT Tự vI sư” đã lỗI THờI

Sau hơn chục năm “mài đũng quần” ở các đại học bên Mỹ và Pháp, cộng thêm gần 20 năm “gõ đầu trẻ” bậc đại học, một hành trình hơn 45 năm sinh sống ở nước ngoài, đến nay nhìn lại và so sánh hai nền giáo dục Đông-Tây, tôi không thể không kết luận là nền giáo dục của Việt Nam phải thay đổi từ cốt lõi thì dân tộc ta mới bắt kịp với thế giới trong thế kỷ 21 này (1). Điểm then chốt là chúng ta cần dạy cho học sinh biết cộng tác, biết tự tìm tòi, biết học suốt đời và biết đánh giá, lựa chọn con đường đi cho chính mình.

Như bao nhiêu học sinh khác, lúc còn nhỏ, tôi chỉ biết học là học, học để thuộc bài, thi cho đậu, lấy được bằng cấp… Môn nào thích thì học lấy học để, học không chán, đôi khi còn bỏ ăn bỏ ngủ… Những môn không thích, hoặc yếu kém, thì tìm hết cách tránh

né, chỉ học lấy lệ, đủ để thi cho đậu là được rồi; sau đó thì “chữ thầy giả thầy” ngay.

Mãi đến qúa nửa thế kỷ tuổi đời, tôi mới “vỡ nhẽ” ra là việc học có hai phần chính: học để “làm việc” và học để “làm người”. Và cái học “làm người” quan trọng hơn cái kia nhiều; đến nỗi nhiều người thật giỏi chuyên môn, sáng chế nhiều sản phẩm giúp nhân loại, nhưng đến lúc sắp lìa đời vẫn còn áy náy là mình chưa “thành người.”

Thường thì môn học nào cũng có thể ứng dụng cho cả hai. Môn Toán chẳng hạn, phần lớn dùng để “làm việc”, nhưng Toán cũng dạy phân biệt rõ ràng cái đúng/sai… Từ đó, có thể giúp người đang trưởng thành phần nào biết tự kỷ luật. Ngược lại, Triết lý hoặc Xã hội học giúp tự hiểu mình, hiểu người, từ đó, hy vọng là sẽ biết xử sự, biết “làm người”. Điều này cũng có thể ứng dụng vào công việc, chính sách xã hội. Môn Khảo cổ học, tuy có vẻ khô khan, nhưng lại rất hứng thú khi nó giúp tìm lại được nguồn gốc của chính mình, của cha ông, rồi từ đó, định vị được mình là ai trong thế giới này.

GS. Vũ-Đức VượngGiám đốc Chương trình Giáo dục Tổng quát, ĐH Hoa Sen

4 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 5: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

KHổNg Tử và CáI HỌC Từ CHươNg

Ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng Trung Quốc, và nhất là Khổng Tử hơn 2.000 năm nên giáo dục đã thành nề nếp, rập theo lối học của người Tàu. Thời đô hộ, không nói làm gì, vì ta không có quyền lựa chọn; nhưng sau khi độc lập, nhà Lý cũng vẫn tiếp tục đường lối học và dạy của người Tàu. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long; và chỉ 60 năm sau, Quốc Tử Giám, “đại học đầu tiên” của Việt Nam, đã được dựng lên, và từ đó, ta “nhập cảng” toàn bộ lối giáo dục từ chương của Tàu (2).

Đến bây giờ, mỗi lần đưa sinh viên nước ngoài đi thăm Văn Miếu, tôi vẫn phải cắt nghĩa cả “hai chiều” của di tích này. Ý nghĩa tích cực là thúc đẩy bao nhiêu thế hệ người Việt chăm chỉ học để có cơ hội giúp nước nhà, giúp chính mình. Ca dao đã từng dạy “Một người làm quan, cả họ được nhờ”; một phương cách rất thực tế cho học sinh nghèo thoát ra khỏi cảnh túng quẫn, có thể báo hiếu cho cha mẹ, ông bà. Lại còn được “rạng danh muôn đời.” Đến nay, sinh viên Việt Nam, trong và ngoài nước, đều học rất chăm chỉ so với các bạn học từ nhiều nền văn hóa khác.

Nhưng chính cái hệ thống giáo dục của các triều đại Việt Nam đã bóp nghẹt sức sáng tạo của giới trẻ, đã lên án bất cứ tư duy độc lập nào dám đi ra ngoài “thánh kinh” của Khổng Mạnh trong suốt tám thế kỷ sau chiến thắng Bạch Đằng, để rồi khi người Pháp đem một ít lính, một ít súng và vài tàu chiến, cả nước Việt ngã như những con cờ Domino được xếp sẵn. Những cái chết của Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Đề Thám, Trương Định… và hàng trăm ngàn Khổng Tử - Ảnh: Tư liệu từ Internet

5XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT

Page 6: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

chiến sĩ dũng cảm khác, tuy rất đáng phục và tôn vinh, vẫn là một phí phạm tài nguyên dân tộc. Bất đắc dĩ, ta phải chết cho tổ quốc, nhưng khôn ngoan hơn, ta hãy sống cho đất nước, cho dân tộc.

Đây cũng là sự khác biệt căn bản khi ba dân tộc châu Á tiếp cận với châu Âu: Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khinh thường và nghi kỵ người da trắng, dẫn đến chính sách bế môn tỏa cảng trong khi Nhật hoàng Minh Trị, lên ngôi năm 1868, gửi sinh viên ưu tú đi sang Âu châu với sứ mệnh học hết những gì hay, mới của người Âu, trong nước thì khuyến khích dịch các sách khoa học, các bộ kinh điển của châu Âu để nâng cao tri thức người Nhật.

Lịch sử đã chứng minh rất rõ kết quả của hai chính sách này: Trung Quốc và Việt Nam đều bị người Âu hoặc đô hộ hoặc chia năm xẻ bảy, nhưng Nhật lại trở thành nước da mầu đầu tiên đánh bại một cường quốc da trắng trong trận hải chiến năm 1905 với Nga. Chỉ mất 37 năm để Nhật chuyển từ chế độ phong kiến thành một cường quốc kỹ nghệ và quân sự. Tư duy và chiến lược quan trọng ở chỗ đó.

Từ mười thế kỷ nay, nhân tài của Việt Nam học đi, học lại Tứ thư, Ngũ kinh… cứ ba năm lại lều chõng đi thi, và người nào viết bài thơ Đường hay, làm bài luận tư tưởng Khổng Tử giỏi, thì được phong quan, tiến chức… dù không có chút nào kinh nghiệm về quản lý, về thu thuế, về chiến thuật quân sự, v.v… Dĩ nhiên lối học này không khuyến khích học sinh đặt câu hỏi thách đố những gì Khổng Tử dạy; không tưởng thưởng những ý kiến hoặc phát minh mới cũng như không coi trọng những thành quả hay văn hóa bản địa hoặc của các dân tộc anh em.

Đến đầu thế kỷ 20, khi ta chuyển sang quốc ngữ, các môn học có thay đổi nhiều, nhưng cách học cho tới nay vẫn không thay đổi mấy. Lúc ở tiểu học, đứa bé nào chẳng được “nhồi sọ” ngay từ buổi học đầu tiên câu: “tiên học lễ, hậu học văn”, và chẳng bao lâu

sau đó được dạy thêm câu: “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Từ đó, chúng ta ngoan ngoãn ngồi khoanh tay trên bàn, đứng dậy mỗi khi trả lời thầy, cô, và nhất tề giữ đúng tôn chỉ “im lặng là vàng.” Năm này qua năm khác, người học sinh chỉ cần học cho thuộc những gì thầy cô dạy trong lớp, làm bài thi cho đúng ý thầy cô, và cứ thế, được lên lớp.

Đến khi đi làm thì vâng lời, dễ bảo –nhưng cũng né tránh trách nhiệm bằng mọi cách- cách hành xử khuôn mẫu này đã ăn sâu vào tư duy của đa số chúng ta. Ngồi họp thì im thin thít, ít khi tham gia đối thoại hay tranh luận; Sếp chỉ đâu làm đó chứ ít khi có đề xuất để giải quyết vấn đề gì; khi có sự cố đột xuất trong công việc thì ngồi chờ “chỉ thị” từ cấp trên chứ ít ai “dại” mà hành động cấp thời; ngay cả trong các sinh hoạt Đội, Đoàn… người Đoàn viên “gương mẫu” vẫn là những bạn biết thi hành chỉ thị chứ không phải là người đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo.

PHảI áP dụNg mộT PHươNg PHáP sư PHạm mớI

Sau nhiều năm đi học và dạy học, và nhất là sau gần hai thập niên làm công tác xã hội ở nước ngoài, càng ngày tôi càng hiểu sâu để chấp nhận vai trò mới, hợp lý hơn của người làm thầy. Tạm gọi trách nhiệm này có hai nội dung: truyền bá lại những kiến thức đã thu thập được, và hướng dẫn học sinh tìm tòi thêm; quan trọng hơn, là hướng dẫn cho các em biết chọn lựa và tự quyết định.

6 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 7: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Dĩ nhiên, phương pháp sư phạm này cũng phải thích hợp với từng lớp tuổi. Khoảng từ ba tới mười tuổi, các em còn trong giai đoạn hấp thụ hoàn toàn: người thầy giáo, cũng như cha mẹ, phải chỉ dẫn cho các con em từng li từng tí một. Nhưng khoảng từ tám tuổi trở đi, cả cha mẹ lẫn các thầy cô đều phải bắt đầu tập cho các em biết chọn lựa, và từ từ biết phán đoán. Khả năng biết chọn lựa một cách sáng suốt sẽ là “khí giới tùy thân” quan trọng nhất cho mỗi người trong suốt cuộc đời sau này.

Lên đến bậc trung học, nhất là vào cấp ba, người thầy giáo sẽ chuyển vai trò của mình từ việc “dậy” sang việc “hướng dẫn” các em, để các em biết cách tìm ra những kiến thức cập nhật nhất, biết tập phán đoán một cách nghiêm túc. Người thầy đứng bên cạnh, để hướng dẫn, nâng đỡ các em khi các em làm sai; nhưng các em phải biết được cái sai, và biết sửa sai.

Trong gia đình cũng vậy, khoảng từ tuổi 12, 13 trở lên, cha mẹ cũng phải từ từ lùi lại, nhường bước cho con cái tập phán đoán và tự chọn lựa, để các con quen dần với các quyết định cho cuộc đời mình.

Xin đơn cử vài thí dụ. Trong gia đình, nhiều em khoảng 8, 9 tuổi thường hay xin bố mẹ cho nuôi chó hay mèo. Thông thường thì bố mẹ quyết định, dựa trên yếu tố tiện lợi cho cả nhà; và con phải vâng lời thôi. Nhưng nếu cha mẹ tương kế, tựu kế, dùng cơ hội này, bảo con đi tìm tòi thêm về các giống chó, xem giống nào hợp với hoàn cảnh

của gia đình, và nhất là con phải tự nguyện sẽ chăm sóc con chó, chứ không dựa vào bố mẹ hay anh chị… Như vậy, bố mẹ đã dạy con được những bài học thực tế rất hay: biết tìm thông tin, dữ kiện… giúp cho việc học hành sau này; biết tự nhận lấy trách nhiệm và sẽ phải thi hành; hiểu thêm về chính mình: muốn chăm sóc chó hay muốn dành thì giờ để chơi; biết hậu qủa hành động của mình; và tập phán đoán, chọn lựa có suy nghĩ, chứ không phải bốc đồng.

Trong lớp học cũng vậy. Học sinh đặt một câu hỏi có vẻ “căn bản”, người thầy có thể trả lời cặn kẽ, hoặc lấy lệ, hoặc cho học sinh giải đáp mà không cắt nghĩa gì, hoặc để dành cắt nghĩa ở lớp học thêm tại gia. Nhưng hay hơn, thầy có thể giao cho học sinh, hoặc một nhóm học sinh nghiên cứư thêm về câu hỏi này; rồi trình bày cho cả lớp, và thầy chỉ cần hướng dẫn để các em khỏi đi sai đường thôi. Một công, ba bốn việc: biết tìm tòi, tự tin, biết cộng tác với nhau, chứ không chỉ ganh đua với nhau để lấy điểm cao; có thói quen trình bày trước lớp ...

Ngay từ lúc còn rất nhỏ, bố mẹ cũng đã phải giáo dục con cái mình theo hướng phát huy tính tự lập, biết tự chăm sóc. Tôi thường thấy khó chịu khi chứng kiến những người mẹ hay bà theo đuổi con, cháu 4-5 tuổi để đút cơm. Nhiều người còn phải van lơn để chúng há miệng ra. Sao lại phải như vậy? Khi một cháu biết đi, biết ngồi, biết nói thì cháu cũng có thể ngồi ăn cơm với cả gia đình. Lúc đầu, có thể ăn bằng muỗng, cũng có những em 2-3 tuổi đã biết cầm đũa. Ngồi ăn với cả gia đình, các em biết được vị trí của mình, biết cách ăn uống cũng như ăn nói cho lịch sự, văn minh ở bàn cơm, … và những “kỹ năng” này sẽ là những lợi thế cho các em khi lớn lên và phải đương đầu với thế giới.

7XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT

Page 8: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

áP dụNg sUốT đờI

Khác với lối học từ chương, cách giáo dục hiện đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, sẽ giúp học sinh vừa “làm việc” và vừa “làm người.” Ngành học nào cũng đang tiến rất nhanh, vì thế, đã có hàng ngàn tạp chí chuyên ngành để trao đổi những nghiên cứu, phát minh mới. Không có bác sĩ nào giỏi mà dám lơ là không theo dõi những tiến bộ trong nghề; không có kinh tế gia nào có thể xem thường những thống kê thị trường; không có nhà sinh vật học nào không theo dõi những phát minh của các đồng nghiệp khác trên thế giới. Ngay trong hai bộ môn tôi thường dạy là chính trị và xã hội học, không ngày nào là không phải theo dõi tin tức để cập nhật những biến chuyển trong xã hội, ngay trong khu phố mình đang ở hay cách xa một nửa địa cầu.

Chúng ta phải dạy cho học sinh là ở thế kỷ này, người chuyên nghiệp nào cũng sẽ phải tự học suốt đời. Xã hội không giậm chân tại chỗ nữa, và làm nghề gì cũng như là chèo thuyền ngược dòng: nếu không chèo liên tục, sẽ tụt hậu ngay.

Ngoài ra, khả năng biết phán đoán ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp ta sống hạnh phúc hơn: từ những việc đơn giản như: giữ gìn sức khỏe, ăn ngủ đầy đủ, chọn bạn bè, đầu tư thời gian hay tiền bạc… cho đến những vấn đề lớn hơn như chọn ngành học, chọn người bạn đời, làm việc, sinh sống ở đâu, ngay cả chọn tôn giáo (hoặc không tôn giáo) phù hợp cho mình …

Từ xa xưa, người Á châu ta thường hay dạy con đức tính vâng lời tuyệt đối. Câu châm ngôn “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” được áp dụng vào nhiều hoàn cảnh chứ không chỉ trong hôn nhân: con học trường nào, ở đâu, học võ hay học đàn, học bơi hay học vẽ, chọn môn gì, làm nghề gì, v.v. nhất nhất con phải nghe lời bố mẹ, nếu không, con bất hiếu. Bao nhiêu cuộc tình đã đổ vỡ, bao nhiêu tài năng đã phải hy sinh để làm vừa lòng cha mẹ, và bao nhiêu người đã sống bực bội suốt đời chỉ vì chọn một nghề không hợp với khả năng, sở thích…

THẾ Kỷ Của CáC em

Năm 1986, Viêt Nam bắt đầu mở cửa ra với thế giới. Năm 1995, Mỹ và Việt Nam thiết lập bang giao chính thức, chấm dứt 20 năm cấm vận. Từ cuối năm 2006, khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO – World Trade Organization), chúng ta đã “nhảy vào trong hồ bơi rồi”, không còn ngồi bên bờ, nhúng chân vào thế giới bên ngoài nữa. Và từ nay, tất cả chúng ta đều phải cạnh tranh với các thế lực bên ngoài, từ những tập đoàn xuyên quốc gia và những đại gia trên thế giới cho đến những nông dân Thái trồng lúa, Inđô trồng cà phê, hoặc công nhân Trung Quốc may quần áo, giầy dép.

Sang đầu năm 2015, cả khối Đông Nam Á (ASEAN) sẽ thành một thị trường chung: chúng ta có quyền đi tìm việc làm ở các quốc gia lân cận và ngược lại. Các công ty, hội đoàn, và ngay cả chính phủ nữa sẽ phải làm việc trên bình diện quốc tế, và chắc chắn họ sẽ tìm những sinh viên tốt nghiệp không những là giỏi ngoại ngữ mà còn phải biết phán đoán, biết làm việc nhóm, thông thạo các “kỹ năng mềm” chứ không chọn những người “chân chỉ hạt bột”, “ngoan ngoãn dễ bảo” theo khuôn khổ Khổng Tử.

Thêm vào đó, bao nhiêu luồng tư tưởng, văn hóa, giải trí…đang quét quanh khắp thế giới, như những cơn gió lốc. Trong mấy năm gần đây, một

8 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 9: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

số bạn trẻ Việt ngồi khóc cái chết của Michael Jackson hoặc hôn chiếc ghế đã được một tài tử Hàn ngồi lên, hay đua nhau đi đón Nick Vujicic nhưng không biết có mấy ai đưa tiễn Phạm Duy hay biết đến hiệp sĩ tin học Công Hùng?

Trong bối cảnh phức tạp này, nếu chính chúng ta còn chưa biết rõ mình muốn gì, chưa đủ tự tin để dám từ chối cái không hợp với mình, chưa biết chọn lựa đúng đắn, thì rất có thể chúng ta lại bị thế lực bên ngoài xâm chiếm, không phải bằng vũ lực mà bằng kinh tế và văn hóa.

Hơn ba năm nay, về dạy học ở Việt Nam, lúc đầu, cho học sinh cấp ba từ Mỹ sang học về Việt Nam và bây giờ trực tiếp với sinh viên Việt tại Đại học Hoa Sen, tôi có dịp tiếp cận với cả hai phương pháp giáo dục và làm việc trực tiếp với sinh viên, học sinh Mỹ và Việt Nam trên đất Việt. Tôi cũng có cơ hội theo dõi sát hơn các biến chuyển về giáo dục Việt Nam, từ cuối năm 2012 biên tập Bản tin giáo dục “Trồng người” của Hoa Sen.

Với kinh nghiệm sống, làm việc cũng như giảng dạy ở Việt Nam và ở nước ngoài, tôi lo sợ nếu chúng ta còn chần chừ, chưa quyết tâm cải tổ nền giáo dục của nước ta từ “từ chương” sang “thực dụng”, từ “nhai lại” sang “sáng kiến”, và từ “cạnh tranh” sang “cộng tác”, Việt Nam sẽ có nguy cơ mất cơ hội tìm được chỗ đứng vững vàng, ngang hàng với các nước láng giềng trong thế kỷ này.

Một viễn tượng không mấy lạc quan trong những ngày đầu năm học mới, nhưng cũng là một thông điệp cô đọng và chân tình gửi đến sinh viên Hoa Sen, năm nay và sau này. Thế kỷ này là của các em, do các em định đoạt; chỉ tiếc là di sản các thế hệ trước để lại cho các em không được phong phú, dồi dào và minh triết cho lắm.

Sài Gòn, tháng 8, 2013

CHÚ THÍCH(1) Một tình cờ thú vị, khi đang viết bài này thì Phó Chủ tịch Nước Nguyễn thị Doan cũng phát biểu tương tự tại một hội nghị về cải tổ giáo dục do Mặt trận Tổ quốc VN tổ chức ngày 31-7-2013:“Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thì cái đầu tiên phải có nhân cách của con người VN, sau đó là trình độ chuyên môn. … Nếu chúng ta xác định mục tiêu của các cấp học là số lượng, bằng cấp và nặng về lý thuyết thì chúng ta cứ giữ đào tạo như hiện nay, việc gì phải đổi mới?” “Chúng ta cần phải thay đổi sản phẩm giáo dục. Hiện nay sinh viên ra trường không làm được việc, phải đào tạo lại rất tốn kém. Tôi thống nhất với nhiều ý kiến là xuất phát từ mục tiêu đào tạo của mỗi cấp học để có phương pháp, chương trình cho hợp lý. Nếu giảng dạy mà cứ đọc chép, độc thoại, không có phòng thí nghiệm, không có các cuộc đi thực tế… thì sẽ tạo ra sản phẩm như hiện nay”.“Chúng ta có lỗi rất nhiều trong nội dung, chương trình đào tạo” http://tuoitre.vn/Giao-duc/561403/chung-ta-co-loi-nhieu-trong%C2%A0noi-dung-%C2%A0chuong-trinh-dao-tao%C2%A0.html#ad-image-0 Lê Kiên tường trình.

(2) Để tiện so sánh, Đại học Bologna ở Ý thành lập năm 1088, ĐH Oxford ở Anh khoảng năm 1096, trường Sorbonne, gốc của ĐH Paris, được ông Robert de Sorbon lập năm 1257, và ĐH Harvard của Mỹ năm 1636 ở Massachusetts.

9XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT

Page 10: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Nguyễn Bích Lan sinh năm 1976 tại Thái Bình. Bị bệnh loạn dưỡng cơ chưa có thuốc chữa, chị đã tự học và trở thành một dịch giả, nhà văn chuyên nghiệp. Chị đã được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 với tác phẩm dịch “Triệu phú khu ổ chuột”, và là dịch giả của 3 cuốn tự truyện của Nick Vujicic. Chị cũng là 1 trong 8 người phụ nữ đương đại tiêu biểu được tôn vinh tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Chúng tôi giới thiệu bài viết này nhằm mục đích khẳng định: tự học chính là học thật và với dịch giả Nguyễn Bích Lan, tự học đã mang đến những kết quả tuyệt vời cho chính chị cũng như cho xã hội, góp phần thúc đẩy việc tự học hiện đang bị lãng quên.

TÔI HỌC ĐỂ CỨU MÌNH

Nguyễn Bích Lan

10 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 11: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Chị Nguyễn Bích LanẢnh do nhân vật cung cấp

11XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT

Page 12: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Là dịch giả và tác giả của 27 cuốn sách tôi được mọi người gọi là “một dịch giả, một nhà văn đặc biệt” của văn đàn Việt Nam. Với đa số bạn đọc một người mới chỉ học hết lớp 8 như tôi lại có thể trở thành một dịch giả văn học chuyên nghiệp, một tác giả của những cuốn sách bán chạy là một điều kỳ diệu. Nhưng đó không phải là một điều kỳ diệu xảy ra chỉ sau một đêm mà là kết quả của một quá trình dài tự học với sự bền bỉ, kiên nhẫn, sáng tạo và quyết tâm.

13 tuổi, đang là một học sinh chuyên văn, tôi bị mắc căn bệnh nan y không có thuốc chữa, khiến tôi không thể đi lại bình thường và phải chịu những đợt khủng hoảng sức khỏe triền miên. Căn bệnh cũng đã cắt đứt hẳn con đường đến trường của tôi. Trong căn phòng nhỏ, ở một làng quê nghèo nơi không có một hiệu sách, tôi đã bắt đầu quá trình tự học bằng cách nghe em trai phát âm những từ tiếng Anh rồi nhẩm đi nhẩm lại trong đầu cho đến khi tôi thuộc làu những gì tôi nghe được. Vào những lúc em không dùng đến sách giáo khoa, tôi sử dụng cuốn sách đó để dò tìm mặt chữ của những từ tôi đã biết phát âm. Bằng cách đó tôi đã học thuộc cả một cuốn sách giáo khoa tiếng Anh lớp 10 cho đến khi tôi mượn được những cuốn sách khác, những bộ giáo trình tiếng Anh với lượng kiến thức phong phú hơn.

Tôi lập ra một thời khóa biểu cho việc tự học và khép mình vào kỷ luật nghiêm khắc nhất để có thể đi từ ngày tự học này sang ngày tự học khác. Mỗi

ngày tôi dành 6 tiếng cho việc học tiếng Anh, dù đau đớn, mệt mỏi đến mức nào tôi vẫn không dừng việc học. Gần như lúc nào tôi thức thì đầu óc tôi cũng bị xâm chiếm bởi những từ, những câu tiếng Anh. Mỗi tối trước khi nhắm mắt ngủ tôi đều tự buộc mình phải hình dung lại tất cả những kiến thức mới mà mình đã học được trong ngày. Mỗi tháng tôi tự sát hạch kiến thức một lần, tự làm giám thị, giám khảo của chính mình. Mỗi cuốn sách dành cho người học tiếng Anh mà tôi nhận được từ bạn bè và người thân đều trở thành những người thầy của tôi. Các chương trình đài BBC, VOA cũng vậy. Tôi học được từ những người thầy ấy không chỉ kiến thức mà cả bài học về cách trân trọng những gì mình có. Chỉ có thể quanh quẩn trong căn phòng 10 mét tôi đã phải tự sáng tạo ra các cơ hội và môi trường để có thể thực hành vốn tiếng Anh mà mình học được, thậm chí tôi đã tưởng tượng ra một người bạn nói tiếng Anh mà tôi đặt tên là Mr. Hope. Hằng ngày, tôi trò chuyện với người bạn ảo đó chỉ cốt để mình có thể nói và diễn đạt ý nghĩ bằng tiếng Anh.

Nhờ tự học nghiêm túc và bền bỉ mà tôi tích lũy được những kiến thức cần thiết không chỉ về tiếng Anh mà về nhiều lĩnh vực khác giúp tôi trở thành cô giáo dạy tiếng Anh cho hàng trăm học sinh ở vùng quê của mình. Sau đó, bước vào con đường dịch thuật và dịch thành công ngay từ cuốn sách đầu tiên. Bây giờ, dù rất bận với việc dịch sách, sáng tác văn học và làm báo nhưng mỗi ngày tôi vẫn dành một lượng thời

12 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 13: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

gian nhất định cho việc tự học. Tôi học để làm mới mình mỗi ngày.

Đa số các bạn trẻ thời nay có điều kiện tốt hơn điều kiện của tôi khi tôi bắt đầu tự học. Nhiều bạn đã có máy tính nối mạng Internet, một phương tiện học tập mà sau 12 năm tự học tôi mới được tiếp cận. Trên Internet, có rất nhiều trang học tiếng Anh miễn phí phù hợp với mọi xuất phát điểm của người học. Bạn chỉ cần chọn cho mình một chương trình học phù hợp, đặt ra một lịch học phù hợp và rèn cho mình tinh thần kỷ luật để tuân thủ lịch học đó một cách nghiêm túc thì chắc chắn khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện. Nếu mỗi ngày, thay vì chơi game, bạn hãy dành khoảng 30 phút để học một bài học tiếng Anh ngắn gọn và thú vị trên Internet thì trong khoảng 3 năm, bạn sẽ có được cái mà bạn có thể tự hào gọi là “biết tiếng Anh”, một khả năng thực sự chứ không phải cái kiểu “biết” khiến bạn lúng túng, ngượng nghịu khi gặp phải một người nói tiếng Anh và cần phải giao tiếp với người ấy. Với các môn học khác cũng vậy, nếu bạn chưa thực sự hiểu một vấn đề nào đó trong bài giảng của giáo viên ở lớp, thì bạn có thể theo dõi bài giảng của một giáo viên khác về chính vấn đề đó qua các video, các bài giảng bằng chữ có sẵn trong các kho học liệu trên Internet. Nếu việc mở rộng kiến thức cho bản thân theo hướng chủ động trở thành thói quen thì chắc chắn bạn sẽ tiến bộ rõ rệt trong học tập, sẽ tự tin trong lớp học, trên giảng đường và cả khi bước vào đời.

Qua những gì tôi kể chắc hẳn các bạn có thể thấy việc tự học đã cứu cuộc đời tôi như thế nào. Tôi đã tìm thấy niềm vui trong việc tự học để có thể chống chọi với bệnh tật nghiệt ngã. Và hơn thế, nhờ tự học tôi có thể vươn tới cuộc sống mà tôi mong muốn: Một cuộc sống cho phép tôi phát triển và sử dụng tài năng của mình một cách hữu ích, một cuộc sống đầy ắp đam mê và những điều mới mẻ. Nếu bạn muốn đạt được thành công, muốn sống hữu ích, muốn đóng góp cho xã hội, bạn phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức nhất định đủ để bạn có thể làm được một công việc nào đó. Hầu hết chúng ta không phải là thần đồng, và để thành thạo một kỹ năng chúng ta đều phải tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng đó trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn hãy học và tự học một cách kiên nhẫn, siêng năng, bền bỉ và đầy quyết tâm từ xuất phát điểm của mình. Dù xuất phát điểm ấy có khiêm tốn đến mức nào, nó cũng là sự khởi đầu của những điều lớn lao hơn, ý nghĩa hơn mà bạn sẽ gây dựng được nếu bạn thực sự cố gắng. Có sức khỏe bình thường, có phương tiện học tập đầy đủ là một sự may mắn, một món quà lớn lao. Nếu bạn đang sở hữu món quà đó, thì đừng lãng phí nó.

13XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT

Page 14: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Sự trung thực trong học thuật là nền tảng cho bất kỳ một trường đại học đàng hoàng nào. Với cam kết thực hiện một nền giáo dục đại học đúng nghĩa được quốc tế công nhận, Đại học Hoa Sen đã nêu cao tính trung thực như một giá trị cốt lõi trong mọi hoạt động của mình, từ công tác quản lý cho đến học tập, giảng dạy và nghiên cứu.

TRUNg THựCMỘT CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

TS. Phạm Quốc Lộc - Trưởng khoa Ngôn ngữ văn hóa học, ĐH Hoa Sen

Sinh

viên

ĐH

Hoa

Sen

Ảnh:

Ban

biên

tập

Bản

tin H

oa S

en14 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 15: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Nếu không có sự trung thực thì mọi mục tiêu giáo dục đều sẽ tan vỡ. Mỗi bài tập được giao về nhà, bài luận mà sinh viên viết, bài báo cáo hay nghiên cứu mà sinh viên thực hiện trong thời gian học đại học đều nhắm đến mục tiêu rèn luyện kỹ năng và trau dồi kiến thức. Nếu chúng ta gian dối và không tự thân thực hiện những hoạt động này đúng như yêu cầu thì dù đạt điểm cao, chúng ta cũng đã tự mình từ chối cơ hội được học tập đàng hoàng để có kỹ năng và kiến thức thức phục vụ cho cuộc sống của bản thân về sau.

Trong những năm gần đây, nhận thấy tính trung thực trong giáo dục đang bị huỷ hoại bởi những giá trị thực dụng như điểm số và bằng cấp, Đại học Hoa Sen nỗ lực hơn nữa trong việc phát huy và tái tạo niềm tin vào giá trị lâu dài của sự học thật. Cụ thể, tại Đại học Hoa Sen, đạo văn là một hành vi không được chấp nhận. Đạo văn là sao chép câu chữ hay ý tưởng của người khác mà không trích dẫn nguồn đầy đủ.

Doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cần những con người có kỹ năng thật: kỹ năng viết, tổ chức và trình bày ý tưởng, kỹ năng tiếp thu, phân tích, tổng hợp, nhận xét thông tin. Đây là một số kỹ năng cơ bản mà bất kỳ một người lao động cao cấp nào cũng phải có, bất chấp ngành nghề. Mỗi một báo cáo, bài luận, đề án mà giảng viên yêu cầu thực hiện đều là một cơ hội để sinh viên đào luyện những kỹ năng này. Nếu chúng ta chỉ đơn thuần làm động tác “copy” rồi “paste” thông tin từ internet chẳng hạn, thì giống như một cơ bắp lâu ngày không sử dụng, khả năng tư duy của chúng ta sẽ bị thui chột. Và như vậy, cái mà xã hội và người tuyển dụng cần chúng ta sẽ không có. Dù bảng điểm ra trường có thể đẹp, nhưng không có kỹ năng thật, chúng ta không thể phát triển xa trong sự nghiệp.

Tại Đại học Hoa Sen, chúng tôi tạo những điều kiện tốt nhất để sinh viên phát huy việc học thật: tìm tòi, học hỏi và sáng tạo, bằng chính nỗ lực của mình, để có thể vươn cao hơn. Một trong những điều kiện đó là những hỗ trợ, truyền thông, tập huấn, hướng dẫn bằng nhiều hình thức khác nhau mà đội ngũ giảng viên và nhân viên của nhà trường luôn sẵn sàng cung cấp cho sinh viên.

Bước chân vào Đại học Hoa Sen, dành thời gian bốn năm quan trọng nhất trong cuộc đời của mình cho nơi này, chúng ta hãy cùng nhau làm những điều có ý nghĩa. Một trường đại học đàng hoàng không thể chấp nhận “copy” và “paste” để lấy điểm và bằng cấp. Một con người chân chính, có tầm nhìn đúng đắng cho bản thân, gia đình, và xã hội sẽ không bỏ thời gian và tiền bạc chỉ để “copy” và “paste”.

Bốn năm ở đại học sẽ là một khoản đầu tư rất lớn về thời gian cũng như tiền bạc mà kết quả mong đợi của sự đầu tư này không gì khác hơn là năng lực tư duy, kỹ năng sống, làm việc, và có kiến thức chuyên môn. Đạo văn sẽ huỷ hoại công trình đầu tư này. Đạo văn sẽ huỷ hoại bốn năm quan trọng nhất, đẹp nhất của một đời người, huỷ hoại tương lai của bản thân, của cả nền giáo dục, của cả một dân tộc.

15XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT

Page 16: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

XÂY DỰNG MỘT NGÀNH HỌC MỚI: ĐAM MÊ VÀ THÁCH THỨC

TS. Hồ Tố Phương

16 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Khi nhận trách nhiệm xây dựng một ngành học mới: Ngành Quản lý công nghệ truyền thông, trước hết, chúng tôi luôn tâm niệm phải đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Truyền thông Việt Nam, vốn còn rất trẻ nhưng cũng đang phát triển nhanh.

Đối với chúng tôi, xây dựng một ngành học mới là một dự án kinh doanh mới, vì thế, phải bắt đầu từ khâu tìm hiểu nhu cầu thực của xã hội về ngành nghề. Chúng tôi phải tạo dựng tất cả: từ danh xưng, công việc, đến con đường sự nghiệp... cho những người sẽ bước chân vào lĩnh vực mới mẻ này.

Ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông mặc dù chưa từng được đào tạo ở bậc Đại học Việt Nam, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp truyền thông lại có nhu cầu lớn về nhân sự có chuyên môn tham gia tổ chức sản xuất. Nhận định này khiến chúng tôi mạnh dạn “khởi nghiệp” từ mô hình của các chương trình ngắn hạn, đào tạo theo chức danh rõ ràng. Mô hình nhỏ này đã thành công sau 1 năm rưỡi hoạt động với 6 khóa sinh viên tốt nghiệp và đã được các doanh nghiệp tiếp nhận làm việc. Từ đó, chúng tôi như được tiếp thêm “lửa” để tiếp tục chặng đường mới, không ít khó khăn: xây dựng và vận hành chương trình Cử nhân Quản trị Công nghệ Truyền thông. Chúng tôi tin tưởng sẽ đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chuyên nghiệp của lĩnh vực Truyền thông tại Việt Nam.

Page 17: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

17DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI

Như các ngành học mới khác, chúng tôi đã trải qua nhiều thách thức khi thông qua chương trình cũng như tuyển sinh. Khó khăn đầu tiên là: giải thích tên ngành; đề xuất mã ngành, xác định đối tượng người học; phương thức tuyển sinh phù hợp… Lại thêm một khó khăn nữa từ cái nhìn của xã hội: vì ngành mới nên rất nhiều phụ huynh bạn trẻ không nắm được thông tin cụ thể như: chi tiết chương trình đào tạo, học xong sẽ đảm nhận được những công việc gì, làm việc tại đâu, vì thế, họ không mạnh dạn cho con em theo học. Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp phụ huynh lầm tưởng đây là ngành học sẽ tiếp cận giới showbiz, dễ sinh ra hư hỏng… Hoặc có phụ huynh chưa hiểu rõ tên ngành nên không an tâm về tương lai sự nghiệp của con em. Trước những khó khăn ấy, chúng tôi vẫn luôn vững tin ở việc mình làm, kiên trì giải thích để đón nhận các bạn trẻ đến từ nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.

Nhưng rồi điều kỳ diệu đã xảy ra ngay trong kỳ tuyển sinh đầu tiên: tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Càng vui hơn, chúng tôi lại được đón thêm nhiều bạn trẻ, với niềm đam mê đã chuyển từ ngành khác sang theo học.

Trong quá trình vận hành, chúng tôi hào hứng nhận ra: niềm hứng thú học tập của các bạn trẻ đến từ chính các bạn. Khi đã tự mình vượt qua những định kiến, chọn một ngành học còn xa lạ, mới mẻ để thể hiện mình, các bạn trẻ đã mang đến cho ngành một sức sống mãnh liệt. Trong 3 học kỳ đầu tiên, sinh viên gần như không có thời gian nghỉ, các bạn liên tục tham gia và còn tạo thêm các hoạt động cho ngành: các cuộc thi phim ngắn, liên hoan phim tài liệu, triển lãm bài tập, tham quan, kiến tập, gặp gỡ doanh nghiệp… Các hoạt động dày đặc,

được tổ chức suốt năm nhưng vẫn luôn được các bạn trẻ hưởng ứng nhiệt thành.

Bên cạnh đó, để thu hút sự quan tâm của xã hội, chúng tôi đã đưa sinh viên đến với doanh nghiệp từ rất sớm và kiên trì cùng doanh nghiệp suy nghĩ, tìm tòi những hoạt động kết hợp có lợi cho nhà trường và thị trường. Cố gắng của chúng tôi đã được đền bù xứng đáng không chỉ qua số lượng khách mời từ doanh nghiệp đến trao đổi với sinh viên, số lượt sinh viên được đến tham quan, kiến tập tại doanh nghiệp mà còn ở những thỏa thuận hợp tác. Những hợp tác này đã cho phép doanh nghiệp giới thiệu trực tiếp các chuyên gia, đưa các dữ liệu, phần mềm vào môi trường Đại học. Trường có những cơ hội quý giá gửi sinh viên đi học tập từ thực tế. Các đối tác hiện nay của chúng tôi: Tập đoàn Kantana, Kantar Media, Saigon Media, Hãng phim Giải phóng, kênh truyền hình TodayTV, FBNC, YanTV…

Kết thúc năm học 2012-2013, sinh viên ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông đã đi những bước đầu tiên trên hành trình nghề nghiệp với 2 môn học: Tổng quan về Truyền thông nghe nhìn, Cảm thụ nghệ thuật nghe nhìn. Sinh viên đã có thể thực hiện những bài tập thể hiện được cảm thụ nghệ thuật của cá nhân qua các học phần: Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Điện ảnh. Niềm đam mê của sinh viên giờ đây không chỉ là những mơ ước xa vời mà đã dần trở thành hiện thực khi các bạn có thể tự cầm máy ảnh, máy quay để thực hiện những thước phim. Đã có nhiều bài tập đạt điểm 9, 10. Sinh viên đã thực sự tìm thấy niềm vui, sự hứng khởi khi theo học ngành Quản lý công nghệ truyền thông.

Page 18: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Th.S Nguyễn Tiến Khang tổng hợp

18 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Môi trường học tập quốc tế với nền giáo dục hiện đại Anh quốcẢnh: Chương trình hợp tác quốc tế

Chúng tôi đang tiếp cận với một nền giáo dục Anh quốc hiện đại. Trên con đường đến với tri thức, thầy cô và sinh viên của Khoa đào tạo chuyên nghiệp đang được truyền cảm hứng để ngày càng say mê với việc giảng dạy và học tập. Chương trình Cao đẳng quốc tế, hợp tác với Trường Cao đẳng Manchester và Tổ chức khảo thí Edexcel, Anh Quốc đã được xây dựng và đang vận hành. Chương trình xác định phải xây dựng một môi trường học tập tiên tiến, nơi mà sinh viên được xem là trung tâm của hoạt động giáo dục và người thầy trở thành người truyền cảm hứng, hướng dẫn học trò khám phá nguồn tri thức vô tận của thời đại.

GIỚI THIỆUCHươNg TRÌNH CaO đẲNg QUốC TẾHỢP TÁC VỚI CAO ĐẲNG MANCHESTERVÀ TỔ CHỨC EDEXCEL

Page 19: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

19DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI

Tiếp thu bề dày kinh nghiệm của trường Cao đẳng Manchester, một trường cao đẳng lâu đời nhất Anh quốc, áp dụng chặt chẽ khung đào tạo và các tiêu chuẩn giáo dục của tổ chức khảo thí Edexcel, Khoa Đào tạo chuyên nghiệp đang từng bước tạo dựng một môi trường giáo dục quốc tế: sử dụng Anh ngữ trong giao tiếp, giúp cho sinh viên tiếp cận với nhiều nguồn tri thức phong phú, đa dạng. Qua đó, các bạn được rèn luyện tính chủ động học tập, biết làm việc nhóm, có tư duy phản biện, cải thiện kỹ năng Anh ngữ, một trong những kỹ năng quan trọng khẳng định sự thành công trong tương lai.

Sau gần ba năm hoạt động, chương trình đang tạo nên một diện mạo mới cho môi trường hiếu học hiếu tri tại Hoa Sen, với những yếu tố khác biệt đến từ nền giáo dục Anh quốc hiện đại.

Hãy cùng lướt qua những gương mặt nổi bật của chương trình để cảm nhận sự hào hứng mà các thành viên đang chia sẻ.

ĐỖ NGUYỄN HÀ SƠN – Sinh viên khóa 01, xếp loại Xuất sắc sau năm I (Distinction student of Foundation year) – chụp hình trong buổi lễ phát thưởng tháng 11/2012 chung với Elmer Ferrer Cierva – Giảng viên kiêm Điều phối học vụ của chương trình.

Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế

“Chương trình của Đại học Hoa Sen hợp tác với Cao đẳng Manchester đã giúp tôi thêm nhiều kinh nghiệm mới mẻ và nhiều điều tốt đẹp. Sinh viên không phải làm bài thi để được vào học chương trình, nhưng khi đã vào học thì sinh viên phải nỗ lực thật sự. Tôi có ấn tượng sâu sắc đối với việc chương trình chú trọng giảng dạy những kiến thức tốt nhất, song song đó là việc ghi nhận rất công bằng những nỗ lực học tập của sinh viên. Ngoài ra, tôi thấy các thầy cô đều có kiến thức chuyên sâu về kinh doanh cũng như có nhiều kinh nghiệm thực tiễn phong phú. Vì thế, đã tạo nhiều điều kiện tốt để sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc thực thụ. Sinh viên có thể tiến bộ hơn nữa vì đã được các giảng viên tâm huyết, có kinh nghiệm trong thương trường chia sẻ. Sinh viên được học tập theo phong cách của Châu Âu nên có thể chủ động tìm hiểu về thế giới kinh doanh với những cách thức mới mẻ. Phương pháp này cũng giúp sinh viên có thể chủ động lựa chọn ngành học và sự nghiệp trong tương lai. Chương trình có hệ thống tính điểm, phương pháp giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình học, kết quả đánh giá sinh viên đều chính xác và công bằng với tất cả sinh viên.”

Page 20: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

20 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

[Dịch – Michael Evans] “Tôi rất vinh dự và tự hào vì có cơ hội được tiếp tục làm đại diện cho Trường Cao đẳng Manchester tại Đại học Hoa Sen, tiếp tục con đường phát triển chương trình kinh doanh quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đội ngũ quản lý học vụ và giảng viên luôn rất thân thiện , nhiệt tình. Và điều này cũng đúng với tính cách của rất nhiều người dân Việt Nam mà tôi đã có dịp gặp trong suốt hơn hai năm qua. Tất cả các nhân viên tại trường làm việc rất chuyên nghiệp và chăm chỉ. Sinh viên cũng nhận thấy được điều này và tôn trọng công sức của tất cả giảng viên trong việc giúp đỡ sinh viên vượt qua một chương trình học đầy thử thách và nhiều phần thưởng đi kèm.

Các đồng nghiệp của tôi ở Anh thỉnh thoảng có hỏi là tại sao tôi tiếp tục trở lại và làm việc ở Việt Nam, đi làm việc xa nhà như thế, nhưng tôi tiếp tục bởi vì điều đó xứng đáng khi nhìn thấy được hành trình các bạn sinh viên Việt Nam tốt nghiệp chương trình này, các bạn đi còn xa hơn bản thân tôi và vượt qua những thử thách của bản thân trên con đường đến thành công.”

Michael Evans – Giảng viên Kế toán và Chị Trần Huyền Chiêu Trân – Tư vấn tuyển sinh của trường Cao đẳng Manchester, hai trong số những thành viên tích cực đã góp phần tạo nên môi trường học tập khác biệt của chương trình - Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế

ThS. Trương Thiện Trí – Quản lý Chất lượng đào tạo của chương trình Cao đẳng quốc tế, Giảng viên của chương trình. - Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế

“Là người quản lý chất lượng chương trình đào tạo, tôi rất tự hào khi được làm việc với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và lực lượng giảng viên đầy tâm huyết của trường Đại học Hoa Sen và trường Cao đẳng Manchester (TMC). Chất lượng chương trình không ngừng được nâng cao và khẳng định với sự hỗ trợ và huấn luyện định kỳ từ trường TMC. Điểm khác biệt đáng chú ý ở đây là một qui trình kiểm soát và đánh giá chất lượng chặt chẽ giữa HSU, TMC, và Edexcel nhằm công nhận giá trị thực học của sinh viên. Nội dung đào tạo được thiết kế rất hợp lý, có tính thực tiễn trong bối cảnh nền kinh tế thị trường năng động và nhiều biến chuyển như hiện nay nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng thích nghi và sự chuyên nghiệp sau khi tốt

Page 21: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

21DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI

nghiệp. Mặc dù còn nhiều thách thức trong quá trình phát triển nhưng bản thân tôi mạnh dạn tin tưởng rằng chúng tôi là những thành viên sẽ chung tay mang lại một hình ảnh mới về một chương trình hợp tác quốc tế có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.”

Tháng 06/2013, Bà Yvonne Davies-Sinjou, Thanh tra của Tổ chức khảo thí Edexcel, đã đến thăm và làm việc với Khoa. - Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế

Tháng 06/2013, Bà Yvonne Davies-Sinjou, Thanh tra của Tổ chức khảo thí Edexcel, đã đến thăm và làm việc với Khoa.

Nhiệm vụ của bà tại trường là kiểm định chất lượng chương trình, tiếp xúc và lắng nghe phản hồi của sinh viên, đồng thời, đưa ra nhiều khuyến nghị để chất lượng chương trình được nâng cao hơn. Theo nhận xét của bà, trong chuyến làm việc, tất cả nhân viên của chương trình đều cho thấy sự háo hức muốn phát triển chương trình hơn nữa, bà tin rằng đội ngũ giảng viên có chuyên môn và kinh nghiệm xuất sắc. Sinh viên luôn được quan tâm lắng nghe ý kiến và hỗ trợ, đồng thời có cơ hội tham quan thực tế doanh nghiệp. (Lược dịch trong báo cáo International Quality Report Form)

Những nhận xét tích cực của một đại diện từ Edexcel là minh chứng rõ nhất về môi trường học tập tiên tiến, giúp sinh viên thay đổi và hoàn thiện hơn.

Page 22: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

22 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Riêng đối với Elmer Ferrer Cierva, thời gian hơn 1 năm làm việc và giảng dạy trong chương trình này đã cho anh một góc nhìn toàn cảnh, khách quan về quá khứ, hiện tại cũng như định hướng tương lai của chương trình.

“Chuyển sang lĩnh vực giáo dục đã cho tôi cơ hội quay trở về trường học - nơi tôi đã có nhiều kỉ niệm đẹp. Và tôi rất bất ngờ. Môi trường giáo dục đã thay đổi ngoạn mục, mang đậm tính cạnh tranh mà lại bám sát với những thách thức của toàn cầu hóa. Đó là hoàn cảnh ra đời của chương trình Cao đẳng quốc tế của khoa Đào tạo chuyên nghiệp.

Bằng những thỏa thuận hợp tác với Trường Cao đẳng Manchester và tổ chức giáo dục Edexcel ở Anh, chương trình này mang đến một nền giáo dục

quốc tế cho các bạn học viên Việt Nam. Các môn học được thiết kế rất tốt, cung cấp cho sinh viên các kỹ năng về nghề nghiệp để chuẩn bị cho công việc sau này, và cả những kiến thức để nghiên cứu cao hơn. Tất cả các bài học đều được giảng dạy bằng tiếng Anh, giúp cho những gì sinh viên học đều có tính phổ quát toàn cầu.

   Giảng viên của chúng ta có cơ hội được làm việc với giảng viên nước ngoài nhiều kinh nghiệm (thông qua các chuyến thăm thường xuyên của trường CĐ Manchester) và có thêm nhiều phương pháp để nâng cao tay nghề. Chương trình tuân thủ theo các tiêu chuẩn cao của nền giáo dục Anh quốc, trong đó kết quả điểm luôn được Khoa và đối tác thẩm định kỹ càng. Quản lý chất lượng là một phần không thể thiếu của hệ thống. Hiện tại chương trình đang được kiểm tra định kỳ bởi Edexcel - tổ chức khảo thí lớn nhất của Vương quốc Anh. Từ đó, chất lượng của chương trình liên tục được nâng cao.

  Là người phối hợp các hoạt động hỗ trợ sinh viên , tôi thấy cấu trúc của chương trình rất hiệu quả. Tôi đã chứng kiến sự thay đổi của các bạn sinh viên - từ những cậu bé, cô bé nhút nhát (thậm chí không thể nói “xin chào”)-  đã trưởng thành hơn trong cách hành xử, kỹ năng và thực sự đã tự tin. Sau một năm tham gia chương trình với nhiều vai trò khác nhau, tôi tin rằng tầm nhìn của chương trình có thể được hiện thực hóa: tạo ra “những sinh viên tốt nghiệp mà Khu vực đang cần”

 Chương trình còn non trẻ và còn nhiều thử thách. Nhưng cũng giống như một nụ sen vươn mình lên trên mặt nước bùn lầy, chắc chắn hứa hẹn những điều tươi đẹp sẽ đến.  Với niềm đam mê và cam kết của tất cả mọi người, tôi lạc quan, tin tưởng chương trình và các bạn sinh viên của chúng ta sẽ thành công trong nay mai.”

Elmer Ferrer Cierva – Giảng viên kiêm Điều phối học vụ của chương trình - Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế

Page 23: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

23DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI

CON đườNg PHía TRướC

Vẫn còn non trẻ và còn nhiều thử thách, như lời Elmer đã nói, chương trình Cao đẳng quốc tế đang tiếp tục hành trình đào tạo nguồn nhân lực hữu ích cho cộng đồng, doanh nghiệp và cho bản thân sinh viên. Năng lượng để đi về phía trước chính là nguồn cảm hứng và sự tự hào về chất lượng đào tạo, phương pháp đánh giá tiên tiến, và môi trường học tập quốc tế. Trong tương lai, một đội ngũ trẻ sẽ tốt nghiệp chương trình Cao đẳng quốc tế và bắt đầu sự nghiệp với hành trang vững vàng, được trau giồi, rèn luyện trong môi trường giáo dục Anh quốc ngay tại Khoa Đào tạo chuyên nghiệp. Chắc chắn, đó sẽ là một diện mạo mới, góp thêm nét đẹp vào bức tranh thành tựu của trường.

Chào mừng các bạn tân sinh viên, một năm học mới đang bắt đầu.

CáC HOạT độNg Của sINH vIêN

Môi

trườ

ng th

ân th

iện

Thuyết trình tại lớp

Học nhóm tại lớp

Làm việc nhóm

Từ thiện đêm Giáng sinh 2012

Tự tin khi đến thăm doanh nghiệp(Nhà máy Kinh Đô 06/2012)

Tham quan học tập tại Singapore 06/2012Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế

Page 24: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

21 năm đã trôi qua kể từ ngày trường Đại học Hoa Sen thành lập, đó cũng chính là cột mốc hình thành và phát triển của khoa Khoa học và Công nghệ. Khoa được khai sinh với tên gọi là Khoa Công nghệ thông tin, mong muốn của Ban Giám hiệu và Ban chủ nhiệm khoa là xây dựng những chương trình sử dụng công nghệ và kỹ thuật để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ nhu cầu hiện đại hóa của đất nước trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.

HÃY ĐẾN VỚIKHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

24 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 25: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Giờ thực hànhẢnh: Khoa Khoa học Công nghệ

25DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI

Page 26: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

“Trồng người” là sứ mệnh quan trọng của những người theo đuổi sự nghiệp giáo dục và với chúng tôi, những giảng viên đã gắn bó với Khoa trong suốt thời gian qua, thì đào tạo luôn phải đi đôi với sáng tạo, đổi mới. Chương trình cũng cần phải được cập nhật kịp thời những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ngay từ khi còn là trường Cao đẳng bán công Hoa Sen, phương châm của Khoa là phổ cập tin học đến mọi đối tượng, và ngay khi nguồn tài chính còn hạn hẹp và gặp bao khó khăn, Khoa và nhà trường vẫn cố gắng cung cấp: “Mỗi sinh viên một máy tính”. Muôn vàn khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì theo đuổi điều này vì chúng tôi cho rằng, người học chỉ có thể có những trải nghiệm thực sự khi được thực hành trực tiếp trên máy tính. Đây cũng là điều kiện giúp chúng tôi cập nhật kịp thời những thay đổi trong công nghệ để sinh viên dễ dàng thích nghi khi đi làm việc.

Thấm thoát đã hơn hai mươi năm trôi qua, khoa học và kỹ thuật phát triển hơn rất nhiều, thời kỳ đổi mới với nhiều thách thức hơn, cùng lúc lại có sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường và cuộc cạnh tranh chất xám giữa các lĩnh vực: khoa học cơ bản, tài chính ngân hàng, du lịch khách sạn, văn hóa ngoại ngữ… Khi đại đa số các bạn trẻ chạy theo sự tăng trưởng vượt bậc của các nền kinh tế mới thì khoa học công nghệ vẫn như một kho tàng sách thầm lặng chuyển mình với bao phát minh và cải tiến vĩ đại. Cả thế giới hiện đang vận hành với một guồng máy khổng lồ mà đứng phía sau, chính là khoa học công nghệ. Có thể nói, các ứng dụng của nền khoa học cơ bản này có mặt ở khắp mọi nơi và giữ vai trò điều tiết các lĩnh vực khác. Cùng nhìn về những quốc gia có nền công nghệ phát triển vượt bậc như Ấn Độ và Nhật Bản thì có thể nhận thấy rằng, công nghệ thông tin đã trở thành một nền công nghiệp dịch vụ phát triển bậc nhất, đưa nền kinh tế của hai quốc gia này lên những thứ hạng đầu tiên của bảng xếp hạng trên thế giới.

Riêng với Việt Nam, phát triển khoa học kỹ thuật đã và sẽ là một sứ mệnh quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cao phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để có được một triệu nhân lực chuyên sâu về công nghệ thông tin vào năm 2020 theo mục tiêu đề ra của Đảng và Nhà nước, các trường Đại học và Học viện trên phạm vi toàn quốc rất cần tập trung đào tạo chuyên sâu. Và đó cũng là bức tranh nghề nghiệp lý tưởng với những ngành nghề đa dạng để các bạn sinh viên đam mê công nghệ theo đuổi. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các cơ sở đào tạo như ĐH Hoa Sen có thêm động lực đầu tư và phát triển các công nghệ tiên tiến nhằm bắt kịp xu hướng chung của thế giới.

26 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 27: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Xin chia sẻ thêm với các bạn trẻ - những người chủ tương lai của đất nước rằng, khoa học cơ bản không chỉ là công nghệ và kỹ thuật, không chỉ là những phát minh dựa trên máy móc mà còn là những nhóm ngành nghề truyền thống có từ lâu đời, nay được cải tiến và ứng dụng

với các phát minh của nền công nghệ mới. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến vị trí và sứ mệnh của những ngành học truyền thống chủ lực của Việt Nam từ xa xưa như: Toán, Môi trường, Quản lý tài nguyên… Những ngành học đó hiện đang được tập trung với việc ứng dụng những cải tiến từ khoa học công nghệ để tiết kiệm “sức người, sức của” và từng bước trở thành những tiền đề quan trọng để phát triển đất nước.

Đó chính là lý do mà khoa Công nghệ thông tin được đổi tên thành Khoa Khoa học và Công nghệ trường ĐH Hoa Sen không ngừng đầu tư và đẩy mạnh trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như nguồn lực giảng viên để xây dựng và phát triển các nhóm ngành như: Toán ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường bên cạnh các ngành học chủ lực: Công nghệ thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin quản lý…

Hằng năm, khoa Khoa học và Công nghệ đón chào hàng trăm sinh viên nhập học và cũng trong cùng thời điểm đó, sinh viên các khóa trước tốt nghiệp và bắt đầu hành trình theo đuổi ước mơ nghề nghiệp tại rất nhiều công ty lớn như: Microsoft, HTP, Vinagame, Gameloft, TMA Solutions, Logigear, FPT… với mức lương khởi điểm hấp dẫn. Nghề nghiệp sẽ là một con đường dài, có bao khúc quanh trắc trở, nhưng với kinh nghiệm của những người đi trước, chúng tôi tin rằng, đam mê công nghệ, chấp nhận thử thách, nỗ lực không ngừng sẽ giúp các bạn trẻ luôn thành công với nghề nghiệp mà mình đã chọn lựa.

Đối với các bạn bắt đầu theo đuổi các chương trình thuộc các nhóm ngành khoa học công nghệ, khi học tại Hoa Sen, bạn sẽ được làm quen với nhiều kiến thức mới lạ cùng đội ngũ giảng viên tâm huyết, được thử sức với những cuộc thi học thuật danh tiếng như “Sát hạch công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ sư Nhật Bản FE”, “Imagine Cup” do tập đoàn Microsoft tổ chức hằng năm hay các kỳ thi Olympic toán quốc tế… Mỗi ngành học, mỗi kỳ thi sẽ là một chặng đường mà các bạn cần vượt qua để đến với đích cuối cùng đã chọn lựa. Và để vượt qua được những thử thách đó, các bạn hãy tự tin và đừng quên không ngừng tiếp tục tự học, trau dồi ngoại ngữ để có thể vững vàng khi bắt đầu vào đời.

Chúc các bạn luôn thành công.

TM. Ban chủ nhiệm khoaPhó Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ

ThS. Nguyễn Trọng Duy

27DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI

Page 28: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

SERVICE LEARNING

Phan Ngọc Tâm Đan tổng hợpTrích bài viết của ban tổ chức Đề án Service Learning 2013

(https://www.facebook.com/servicelearning2013/info)

Mô hình Service Learning được hiểu đơn giản là vừa làm vừa học, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ người khác thông qua các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng. Từ đó, tích lũy kinh nghiệm sống, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của công dân đối với xã hội. Mô hình này đã và đang được áp dụng với những hình thức khác nhau ở Việt Nam và rất nhiều nơi trên thế giới.

Năm học 2012-2013, lần đầu tiên Khoa Ngôn Ngữ và Văn hóa học (NNVHH) áp dụng mô hình này vào trong môn học đề án có tên gọi Đề án “Service Learning”, với mong muốn, sau khi hoàn thành đề án, sinh viên của Khoa sẽ biết tự lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động xã hội.

Để chuẩn bị cho đề án này, Khoa đã kết hợp với Eco Vietnam Group – Một tổ chức tình nguyện phi chính phủ, phi lợi nhuận, tập hợp những bạn trẻ tâm huyết với các công việc vì cộng đồng (http://www.ecoviet-namgroup.org/vi/gioi-thieu/eco-vietnam-group).

Nhắm đến mục tiêu giúp cho sinh viên làm quen với mô hình học tập mới, khơi gợi tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và nuôi dưỡng nhiệt huyết vì cộng đồng trong tập thể các bạn trẻ ở Hoa Sen, Khoa NNVHH mong muốn duy trì đề án “Service Learning” như một hoạt động mà hàng năm sinh viên Khoa NNVHH đều thực hiện. Đồng thời, Khoa sẽ phát triển thêm nhiều hình thức khác.

Trong hoạt động tuyên truyền lần này, các thành viên trong nhóm đề án đã gặp để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ các thành viên của nhóm Eco Vietnam. Vừa qua, nhóm đề án có một chuyến đi thực địa đầu

28 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 29: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

tiên lên Xã Gia Bắc, nơi mà Eco Vietnam Group đang có dự án xây thư viện cộng đồng cho trẻ em ở đây. Nói là chuyến đi đầu tiên của nhóm, nhưng thầy phụ trách hướng dẫn nhóm đề án đã đến đây trước để xem điều kiện sinh hoạt, chuẩn bị nơi ở cho cả đoàn gần 30 sinh viên Hoa Sen, và cung cấp thông tin cho cả đoàn để khỏi bỡ ngỡ khi đến nơi.

Tôi cũng có cơ hội đi cùng với các bạn sinh viên trong chuyến đi này. Có thể nói Xã Gia Bắc, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng là một trong những xã nghèo của Việt Nam, cư dân đa số là người dân tộc K’Ho với địa hình đồi núi, đất đỏ Bazan, và rừng tự nhiên. Nghe không bằng thấy, đến đây rồi mới biết, cuộc sống của người dân hết sức nghèo khó, thiếu thốn đủ thứ, nhà ở thưa thớt, biệt lập, điều kiện sinh hoạt thấp, cùng với thói quen từ lâu đời nên chẳng có mấy nhà xây dựng nhà vệ sinh. Các bạn Eco Vietnam Group cho biết có nhiều đoàn tình nguyện của sinh viên Singapore và Việt Nam đã đến Gia Bắc tham gia lao động xây nhà vệ sinh cho người dân, dạy tiếng Anh, tổ chức sinh hoạt vui chơi đọc sách cho trẻ em.

Thời gian ở Gia Bắc lần này của đoàn chỉ có vài ngày, tuy chưa giúp được gì nhiều ngoài việc tặng cho thư viện một số sách mà Ban Tu Thư của trường Hoa Sen đã thu thập được, nhưng tôi rất mong đợi thông qua mô hình Service Learning này, rồi đây sẽ có nhiều đoàn sinh viên Hoa Sen tham gia phục vụ cộng đồng không những ở Gia Bắc mà còn nhiều nơi khác nữa.

“Ở đâu đó trong lòng chúng tôi, luôn ước mong rằng, một khi bạn đã đi cùng chúng tôi, cho dù là đi đâu, nếu bạn có thể cười thoải mái, vui vẻ, học được thật nhiều thứ, làm quen và kết thân với thật nhiều người, khi nhìn thấy sự khó khăn, thiếu thốn của người khác, bạn cảm thấy bản thân mình quả thật may mắn, hạnh phúc và bắt đầu nhen nhóm ngọn lửa “vì cộng đồng”, thì đối với chúng tôi, việc đưa các bạn đến với Gia Bắc, đã là quá sức thành công!”

Thư viện cộng đồngtại Gia Bắc - Lâm ĐồngẢnh: dự án Service Learning

29DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI

Page 30: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Khi chọn nghề dạy học, giảng viên đều hiểu rằng đây là một nghề gian khổ, đòi hỏi không chỉ trách nhiệm mà còn có cả niềm đam mê để không ngừng trao đổi, học hỏi, cải tiến. Ở mỗi môn học, đều có những đặc thù mà người dạy học, muốn thành công, phải có những phương pháp riêng.

Ban Biên tập giới thiệu cùng các tân sinh viên một số phương pháp đang được thầy cô áp dụng tại Hoa Sen, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn này với các câu hỏi chung sau đây:

Anh chị thường áp dụng những phương pháp giảng dạy nào? Chia sẻ những thành công và thất bại của anh, chị.

Anh, chị đặt kỳ vọng gì cho sinh viên của mình?

Chọn lựa phương pháp phù hợp là điều mà các thầy cô luôn phải cân nhắc sao cho phù hợp với môn học, nội dung bài giảng. Chúng tôi ghi nhận được những phương pháp mà các thầy cô thường sử dụng, dĩ nhiên, có cả thành công lẫn thất bại.

NGHỀ DẠY HỌC,CHIA SẺ VÀ KỲ VỌNG

Th.S Bùi Trân Thúy thực hiện

30 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 31: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

THUyẾT gIảNg

Đây là cách thức khá quen thuộc của các thầy cô ở các bậc học, tuy nhiên, tùy theo đối tượng tiếp nhận, thầy cô sẽ vận dụng khác nhau.

Đối với cô Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy, Th.S. Tâm lý học (GV của Chương trình Giáo dục tổng quát) phụ trách các môn: Truyền thông, Phương pháp học Đại học, Tâm lý học…đã chọn cách đưa ra một chủ đề, từ đó, SV sẽ nêu một số câu hỏi xuất hiện ngay để cả lớp cùng tổng hợp lại thành một vài vấn đề nhỏ. Sau đó, SV trình bày trước lớp. Với những nội dung chưa có câu trả lời, GV thuyết giảng theo cách quy nạp. Thuyết giảng một cách sinh động chỉ có thể thực hiện nếu có sự tương tác của SV, muốn vậy, SV cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.

sử dụNg slIde

TS. Xác suất thống kê Trần Vũ Đức (GV của Khoa Khoa học và công nghệ) đang dạy các môn: Xác suất thống kê, Phân tích hồi quy, Phân tích chuỗi thời gian, Phương pháp số…đã sử dụng slide bài giảng để diễn đạt, gợi ý các câu hỏi cho SV. Có thể nghĩ rằng việc sử dụng slide bài giảng không có gì mới mẻ nhưng đối với các môn học căn bản (Xác suất thống kê với SV nhiều ngành khác nhau học cùng một lớp), thì điều SV quan tâm nhiều là công thức và kỹ năng giải toán, không phải là tư duy, nên việc dùng slide để giải thích công thức lại được ưa chuộng hơn là diễn đạt quá nhiều.

BàI TậP NHóm và THảO lUậN

Để phát triển tư duy của SV, tập cho SV có thói quen trình bày quan điểm, ý kiến của mình trước lớp, tại Hoa Sen, hầu như với tất cả các môn, SV đều phải làm bài tập được giao cho một nhóm (khoảng 4 đến 7 SV). Sau quá trình cùng nhau tìm hiểu đề tài, SV sẽ thuyết trình về những vấn đề đã tích lũy được. Bước đầu, có thể kết luận, đề xuất các giải pháp theo quan điểm của nhóm. Đây là một trong những loại hình bài tập mà SV có phần e ngại, vì không quen làm việc với một nhóm gồm những bạn chưa quen biết, tất cả đều chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt, trình bày đề tài, trả lời chất vấn của GV và các SV khác là một thử thách lớn mà SV phải vượt qua. Tuy nhiên , chỉ cần sau vài bài tập, SV sẽ tự tin, dạn dĩ hẳn và hứng thú. Cô Lê Thị Ngọc Huyên, Th.S. Toán (GV của Khoa Khoa học và công nghệ) phụ trách các môn: Toán rời rạc, Xác suất thống kê, Toán kinh doanh, Thiết lập mô hình tài chính… thường cho SV một đề tài để khảo sát, nghiên cứu và báo cáo kết quả. Một số đề tài đã được SV khai thác với những kết quả thú vị: tình hình hút thuốc lá của SV, mức độ hài lòng của SV đối với việc học tập…

Với Th.S. Lê Ngọc Đức, Chuyên ngành Quản trị kinh doanh, (GV thuộc Khoa Kinh tế thương mại), phụ trách các môn: Lý thuyết trò chơi, Kinh tế Vi mô, Kinh tế Vĩ mô, Kinh tế Đại cương…thì việc thảo luận nhóm của SV được xem là cách: Suy nghĩ – chia sẻ – thảo luận. Dựa trên lý thuyết và thực tiễn, GV cung cấp cho SV vấn đề cần giải quyết để SV làm việc theo nhóm, cá nhân, trình bày, cũng như bảo vệ và phản biện các ý kiến. Ngoài việc thảo luận bằng cách tranh luận trực tiếp, SV còn được khuyến khích viết trên giấy và trao đổi với nhau, chia sẻ trên các diễn đàn cũng như mạng xã hội (facebook, ..).

31NGHỀ DẠY HỌC, CHIA SẺ VÀ KỲ VỌNG

Page 32: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

THUyẾT TRÌNH

Đây là một trong những kỹ năng cần thiết cho SV khi đi làm việc mà muốn tự tin khi trình bày một vấn đề với người khác, SV cần được rèn luyện kỹ năng thuyết trình ngay khi học. Vì thế, hầu hết các môn học đều có yêu cầu này đối với SV, SV có thể thuyết trình bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Cũng thể sử dụng hình thức này để chia sẻ với cả lớp về một vấn đề thời sự, một vấn đề đang được quan tâm. Thầy Lê Ngọc Đức đã dùng 15 phút đầu tiết học để yêu cầu SV trình bày Bản tin kinh tế nổi bật trong tuần của đài truyền thanh hoặc truyền hình (môn Kinh tế học); trình bày tóm tắt phim và tình huống trò chơi (môn Lý thuyết trò chơi).

THựC HàNH BằNg CôNg vIệC THựC TẾ

Cô Trần Thị Hoàng Phượng, chuyên môn Kế toán, kiểm toán (GV thuộc Khoa Đào tạo chuyên nghiệp), phụ trách các môn: Nguyên lý kế toán, Hạch toán giao dịch tài chính, Chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán… nhiều năm cho hệ Kỹ thuật viên và Trung cấp chuyên nghiệp, do đặc thù của hệ đào tạo, luôn chú ý đến việc huấn luyện từ kỹ năng làm việc, đến kỹ năng giải quyết các công việc kế toán, không quên giáo dục cho SV đạo đức nghề nghiệp và truyền cảm hứng công việc cho SV. Nội dung bài giảng được thiết kế tập trung, cô đọng (dưới dạng slide ), có nhấn mạnh những vấn đề cơ bản, cốt lõi mà SV cần nắm vững. Phải chuẩn bị các tình huống thực tiễn (case study) đã từng xảy ra ở doanh nghiệp. Ngoài ra, GV cũng đã giúp SV thực hành “theo hướng mô phỏng một tổ chức ở tại một doanh nghiệp”: Mỗi SV đóng vai là một kế toán với những công việc cụ thể (kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán thuế,…) để thực hiện công việc với sự hướng dẫn, giám sát và sửa sai của GV. Nhờ vậy, SV có thể hiểu, giải quyết được công việc của một nhân viên kế toán mà không cần đến doanh nghiệp.

Cũng với việc mô phỏng thực tế: thầy Lê Ngọc Đức đã hỗ trợ SV tổ chức Ngày hội SV (dịp khai giảng), SV đã áp dụng toàn bộ kiến thức đã học của môn Kinh tế học và Đề án ứng dụng kinh doanh 1 và 2 để triển khai một hoạt động kinh doanh có thu lợi nhuận (năm 2012, thu khoảng 15.000.000đ với 15 gian hàng, năm 2013 với 30 gian hàng đã tạo ra doanh thu gần 30 triệu đồng) trong một ngày hoạt động.

Là một GV thực hành, thầy Ngô Hùng Dũng, Cử nhân Công Nghệ Thông Tin (GV thuộc Khoa Đào tạo chuyên nghiệp) đã giảng dạy các môn: Lắp ráp, cài đặt máy tính thiết bị ngoại vi, Sửa chữa máy tính và các thiết bị ngoại vi, Thiết bị văn phòng…đã hướng dẫn SV xem phim, trình chiếu bài giảng bằng slides, hướng dẫn sử dụng internet, elearning … , cho SV thao tác trên các máy fax, máy in, máy scanner để các em ít bỡ ngỡ khi ra đời làm việc. Ngoài ra, GV còn để các bài học trên trang elearning của trường để SV có thể xem lại bài và làm bài tập ở nhà.

32 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 33: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

đề áN môN HỌC:

Là một trong những môn học thực hành được SV thích thú với những khám phá mới vì đã vận dụng được lý thuyết để có thể lập kế hoạch, cùng nhau thực hiện một công việc với những kết quả rõ ràng. Thầy Lê Minh Thành, thạc sĩ Quản trị kinh doanh, (GV thuộc Khoa Ngôn ngữ văn hóa học), hiện đang phụ trách các môn: Kế hoạch thiết kế nhà hàng, Phát triển nhân sự trong khách sạn nhà hàng, Chăm sóc khách hàng trong môi trường toàn cầu…. cho rằng phương pháp học tập gắn với môi trường thực tế như việc thực hiện đề án, được thiết kế như một môn học đã thu hút SV tham gia hào hứng.

NHữNg NgHIêN CứU mớI

Nhiều thầy cô tâm huyết với những nghiên cứu nhằm cải tiến phương pháp để việc giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn.

Thầy Nguyễn Trùng Lập, Nghiên cứu sinh ngành Khoa học tri thức tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản – JAIST, (GV thuộc Khoa Khoa học và Công nghệ). Dự án đang được triển khai tại ĐH Hoa Sen: ứng dụng eportfolio vào giảng dạy (website: www.eportfolio.vn). Phương pháp giảng dạy dựa trên mô hình “Self-regulated learning” là phương pháp lấy SV làm trung tâm, SV chủ động hình thành phương pháp tự học dựa trên những nội dung đã học trước đó, có sự định hướng, hỗ trợ của GV. SV phải tự giám sát, đánh giá kết quả học tập, năng lực của mình, từ đó đưa ra những thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả học tập trong tương lai, dựa vào mục tiêu, kế hoạch của cá nhân, với sự định hướng, hỗ trợ từ bên ngoài (GV, SV khác, môi trường,…)

Cô Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy đã có một số công trình đã nghiên cứu như “Ứng dụng Seminar trong giảng dạy tại các trường Sư Phạm tại TP.HCM”, “Kỹ năng giải quyết vấn đề của SV khi thực tập”…

Kỳ vỌNg Của gIảNg vIêN HOa seN

Tất cả thầy cô, khi dạy học, đều nỗ lực trong truyền đạt kiến thức, tìm kiếm, cập nhật những phương pháp hiệu quả với mong muốn SV của mình trở thành những nhân viên có thể hội nhập nhanh với môi trường doanh nghiệp, vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc một cách hiệu quả. Muốn đạt được điều này, trước hết, SV phải hiểu môi trường học tập ở Đại học khác hẳn Phổ thông, vì thế, cần phải có nhận thức đúng đắn về quá trình học tập và nghiên cứu ở Đại Học. Quan trọng nhất là phải thay đổi thói quen đã có ở phổ thông: học- học- học và thi. SV cần chịu khó nghiên cứu, đọc trước tài liệu và chuẩn bị kỹ càng trước khi đến lớp. (Cô Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy)

Đối với Thầy Nguyễn Trùng Lập thì một SV thành công trước hết phải biết cách học, sau đó là xác định được động lực, và có được niềm vui trong học tập. Bởi vì, khi đã xác định được động cơ, mục đích học tập thì SV mới chấp nhận những thử thách, khó khăn để đạt được kết quả học tập.

Sự chủ động là vô cùng cần thiết mà hầu hết các thầy cô đều chờ đợi ở SV. Chủ động để có thể tự học, biết cách học tập theo nhóm, hỏi trực tiếp giảng viên, biết xác định nguồn lực học tập phù hợp cũng như tự xây dựng các khối kiến thức cho môn học (Thầy Lê Ngọc Đức).

33NGHỀ DẠY HỌC, CHIA SẺ VÀ KỲ VỌNG

Page 34: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Giờ thực hànhẢnh: Đại học Hoa Sen

34 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 35: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Thạc sĩ Kế toán Phùng Thế Vinh (GV thuộc Khoa Kinh tế thương mại) đã giảng dạy tại: Nguyên lý kế toán, Kế toán quản trị, Kiểm toán…thì luôn mong muốn SV có kết quả học tập tốt, giỏi ngoại ngữ, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn, tiếp tục phát triển nghề nghiệp, học tập nâng cao để trở thành những nhân sự giỏi trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực liên quan.

Mong muốn của Thầy Ngô Hùng Dũng không dừng lại khi SV có việc làm sau khi tốt nghiệp mà SV phải tiếp tục tự đào luyện để ngày càng giỏi hơn, tốt hơn về tài năng lẫn đức hạnh.

Thầy Lê Minh Thành thì cho rằng một SV thành công là người luôn biết mình sẽ cần phải làm gì tiếp sau những thành tích đã đạt được với một sự tự tin.

Với Cô Trần Thị Hoàng Phượng, SV không phải chỉ cần hội nhập nhanh với công việc thực tiễn mà phải luôn chủ động tham gia vào công việc, thực hiện đúng, giảm thiểu tối đa tình trạng sai sót, thì mới chứng tỏ được bản lĩnh cá nhân.

Cô Trần Hữu Đức khẳng định: sự chủ động chính là điều mà cô kỳ vọng ở SV, cụ thể là SV biết mình đang học những nội dung gì, cần phải và bằng cách nào nắm những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà không cần GV phải yêu cầu. Ngoài ra, SV cũng phải hiểu, GV không chỉ truyền thụ kiến thức, mà còn dạy cả phương pháp tư duy, cách giải quyết vấn đề, rèn cho SV tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác. Đây chính là nền tảng để học các môn chuyên ngành. SV cũng không nên xem thường bất kỳ môn học nào mà hãy cố gắng chinh phục nó để làm phong phú hơn vốn kiến thức.

Giảng viên Hoa Sen sẽ vô cùng hạnh phúc nếu SV tích cực suy nghĩ (tư duy) trong quá trình học, có đủ “hoài nghi” để đặt nhiều câu hỏi cho GV rồi cùng nhau thảo luận về một hay nhiều vấn đề, đừng biến

GV thành những người “độc thoại” (Cô Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy) . Mỗi giờ học trôi qua phải là niềm say mê, hứng thú đối với SV, lớp học phải là diễn đàn để trao đổi, phản biện những ý kiến, luận điểm cá nhân và chân trời kiến thức phải mở ra đối với tất cả SV sau khi rời khỏi lớp học.

Trên đây là đôi điều chia sẻ của một số giảng viên Hoa Sen về những phương pháp giảng dạy, học tập với những kỳ vọng dành cho tân sinh viên Hoa Sen. Hy vọng các bạn sẽ vững bước và vững tin để thể hiện chính mình trên con đường đến với tri thức.

35NGHỀ DẠY HỌC, CHIA SẺ VÀ KỲ VỌNG

Page 36: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Bài viết này là một nội dung trong nghiên cứu mà cô Biện Thị Thanh Mai sẽ báo cáo tại Hội nghị giảng dạy tiếng Anh của châu Á được tổ chức tại Philippines vào tháng 11/2013

SỬ DỤNG PORTFOLIO TRONG GIẢNG DẠY

TIẾNg aNH

Là một giảng viên ngành Ngôn ngữ Anh thuộc Khoa Ngôn ngữ và văn hóa học, một trong các kỹ năng tiếng Anh mà tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu và có nhiều tài liệu cũng như kinh nghiệm giảng dạy là kỹ năng Viết tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh trong môi trường học thuật. Trong bối cảnh giao tiếp toàn cầu hiện nay, tôi cho rằng đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để có thể thành công trong môi trường làm việc quốc tế.

Th.S Biện Thị Thanh Mai

Cô Biện Thị Thanh MaiẢnh: Do nhân vật cung cấp

36 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 37: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Viết tiếng Anh ở bậc Đại học là một trong những kỹ năng “khó nuốt” đối với sinh viên. Một phần là do sinh viên ít chịu khó viết, ngay cả trong tiếng Việt, một phần là do kỹ năng viết tiếng Anh ở phổ thông hầu như chỉ ngừng lại ở cấp độ viết câu. Việc giảng dạy của giáo viên cũng gặp không ít khó khăn do sinh viên đã hình thành cách học viết văn thụ động trước đây: thầy giảng trò chép, nặng về thi cử, vv…

Nhằm giúp các tân sinh viên cải thiện khả năng viết tiếng Anh, tôi đặt ra ba mục tiêu cho các em: xóa bỏ tính thụ động, hình thành tinh thần trách nhiệm và tạo hứng thú học tập.

Để thực hiện các mục tiêu này tôi giới thiệu với sinh viên việc sử dụng portfolio trong môn học. Một số điểm đặc biệt của phương pháp này là: sinh viên được khuyến khích viết nhiều bản nháp cho một đề tài, mỗi bản nháp sẽ được giáo viên và bạn bè đọc và góp ý, sau đó sinh viên viết lại cho đến khi nào vừa ý mới thôi; các em sẽ tự chọn và đưa vào portfolio những bài viết mà mình tâm đắc nhất…

Một bài tập đặc biệt gây hứng thú cho sinh viên là đọc các truyện tiếng Anh và viết tóm tắt trong 100 từ. Với một số lượng từ hạn chế như thế, sinh viên vừa phải đảm bảo nội dung câu chuyện, vừa phải đảm bảo yêu cầu về việc sử dụng ngôn ngữ thì quả là một bài tập đầy thách thức. Nhưng bài tập này đã tạo nhiều hứng thú cho sinh viên.

Đến cuối khóa, tinh thần học tập của các bạn đã thay đổi hoàn toàn. Tuy kỹ năng viết có bạn tiến bộ nhiều, nhưng có bạn vẫn còn vất vả khi phải sắp xếp ý để viết thành câu cho đúng. Tôi vui mừng vì hầu hết các bạn đã đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra. Các bạn ngày càng chủ động hơn trong việc học tập của mình. Thành quả cuối cùng của các bạn là tập hồ sơ portfolio làm minh chứng cho sự năng động, tinh thần trách nhiệm và sự hứng thú của các bạn trong môn học.

Trước cánh cửa Đại học đang rộng mở đón chào các bạn đến với một chặng đường mới để chuẩn bị vào đời, tôi hi vọng các bạn luôn làm chủ, có trách nhiệm đối với việc học tập của mình, và nhất là có được niềm đam mê, hứng thú trong quá trình tìm kiếm và thu nhặt kiến thức cho bản thân.

Những nỗ lực của các bạn, chắc chắn sẽ được đền bù xứng đáng.

37GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TẠI HOA SEN

Page 38: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Khi mới bước chân vào Đại học, không ít sinh viên năm thứ nhất lúng túng, lo lắng, băn khoăn cho giai đoạn học tập mới này: học như thế nào, học sao cho có kết quả vì phương pháp học ở Đại học không giống như ở bậc phổ thông ! Trong phạm vi bài viết này, tôi xin phép được đề cập tới một phương pháp học tập – phương pháp POWER – do giáo sư Robert Feldman (ĐH Massachusetts) chủ xướng nhằm hướng dẫn sinh viên (SV), đặc biệt là SV năm 1, cách học tập đạt kết quả khả quan nhất.

Power có thể được tách ra làm 5 từ chỉ năm yếu tố cơ bản của một phương pháp học tập. Đó là P (Prepare), O (Organize), W (Work), E (Evaluate) và R (Rethink).

PRePaRe (CHUẩN Bị, sửa sOạN):

Quá trình học tập ở Đại học là một quá trình “tự đào tạo”, nó không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn cùng lớp. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tại liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm lý để có thể tiếp nhận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị như thế, SV có thể chủ động tự đặt trước một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được học trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “ khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Nếu có sự chuẩn bị tích cực thì, tri thức mà SV có được không phải là một thứ tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Phương pháp học này là một quá trình hợp tác giữa người dạy và người học.

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHO TÂN SINH VIÊN

PHƯƠNG PHÁP POWER

TS.Lương Văn Tám*

* TS.Triết học , tốt nghiệp năm 2003 tại Học viện chính trị quốc gia HCM. Tham gia giảng dạy các môn Lí luận chính trị tại Hoa Sen từ năm 2001. - Ảnh: Do nhân vật cung cấp

38 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 39: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

ORgaNIze (Tổ CHứC):

Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích, hệ thống và khoa học. Biết cách tổ chức việc học tập của mình, sẽ giúp SV tránh được sự bị động trong quá trình học tập, có phương pháp học để chiếm lĩnh kiến thức, và sự tiếp thu kiến thức sẽ được hình thành trên nền tảng của một chương trình làm việc có hệ thống, có mục đích, bền vững và sáng tạo.

WORK ( làm vIệC):

Một trong những sai lầm của phương pháp học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi lao động: lao động (làm việc) chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này, SV phải biết làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp hoặc trong thư viện cũng như thực hành ở xã hội. Các hình thức kết hợp “học với hành” trong môi trường Đại học rất đa dạng, phong phú: lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặc thảo luận, truy cập thông tin, xử lý các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm… tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả. Các hình thức này làm gia tăng đáng kể vai trò chủ động của SV trong việc tiếp nhận kiến thức.

evalUaTe (đáNH gIá)

Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ có đánh giá một cách trung thực thì SV mới biết mình đang ở vị trí, thứ bậc nào và cần làm gì để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức tự phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập. Có nhiều cách tự đánh giá: làm bài tập, tham gia tranh luận, thuyết trình… lắng nghe ý kiến đóng góp của giảng viên, bạn cùng lớp, tham gia nghiên cứu

khoa học, viết tiểu luận... Những việc này đòi hỏi sinh viên phải có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, phải biết sắp xếp, bố trí việc học và sinh hoạt sao cho hợp lý, khoa học.

ReTHINK (sUy NgHĩ lạI)

Khả năng suy nghĩ lại giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy Đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyến, một chiều mà đó chính là một hình thức tư duy đa tuyến, phức hợp đòi hỏi người học cũng như người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn luôn biết cách lật ngược vấn đề cũng như đặt vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (Redo) và tái tạo quá trình học tập trên căn bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đặt ra. Ở lĩnh vực này, quan hệ truyền thống “dọc” giữa người dạy và người học chuyển sang quan hệ “ngang”, người dạy trở thành người hỗ trợ và người học trở thành chủ động.

Và cuối cùng, để SV phát huy tốt nhất sự chủ động của mình trong học tập, người thầy cũng phải có ý thức mới về sự thay đổi vai trò của mình. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải phá vỡ những cơ cấu cứng nhắc, truyền thống: thầy giảng, trò nghe và ghi chép; những kiến thức thầy truyền đạt luôn tối ưu, trò chỉ phải học thuộc lòng những kiến thức đó.

39GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TẠI HOA SEN

Page 40: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Thân gửi các em thương yêu,

Chào các em! Chị xin tự giới thiệu, chị tên Lâm Bích Nghi, sinh viên năm cuối ngành Quản trị Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng (Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học).

Chị rất vui vì có được viết vài dòng gửi đến các em tân sinh viên yêu quý để chia sẻ niềm vui của chị trong suốt quá trình gắn bó với đại học Hoa Sen.

Chọn Hoa Sen là nơi để đầu tư cho tương lai của mình là một trong những lựa chọn sáng suốt nhất của cuộc đời chị (tin rằng các em cũng sẽ thấy như thế!). Mặc dù vậy nhưng những ngày đầu tiên bước chân vào đây, chị bị choáng ngợp, về nhiều thứ lắm.

Tín chỉ là gì? Đăng ký môn học online làm sao? Tại sao học môn nào cũng phải làm báo cáo, báo cáo là cái gì vậy? Làm báo cáo xong còn phải thuyết trình nữa sao? Rồi lại còn làm việc nhóm nữa, toàn là những người bạn hoàn toàn xa lạ thì phải làm sao đây?

Lâm Bích NghiẢnh: Do nhân vật cung cấp

THƯ GỬI CÁC BẠN TÂN SINH VIÊN

40 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 41: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Thi thoảng trong khuôn viên trường thấy các anh chị quảng bá nào là cuộc thi, hội thảo chuyên đề, tour du lịch, tiệc hóa trang…Hỏi ra thì mới biết các anh chị đang làm đề án. Vậy đề án lại là cái gì nữa???... Chắc chắn rồi đây các em cũng sẽ thắc mắc về những thứ mới mẻ ấy…

Cũng nhờ vào phương thức đào tạo theo tín chỉ, tổ chức đăng ký môn học online mà chị có thể tự do lựa chọn và quyết định lộ trình học tập, sắp xếp thời khóa biểu và vẫn có thể đi làm thêm để kinh nghiệm.

Vào cuối năm nhất, chị bắt đầu công việc part time đầu tiên trong đời. Chị làm phục vụ ở quán café Highlands, đây cũng được xem là đợt thực tập nhận thức của chị.

Sang năm thứ hai, chị chuyển công việc mới, làm Teaching Assistant (Trợ giảng) cho trung tâm Anh ngữ VUS, một công việc rất thú vị vì chị có nhiều cơ hội để giao tiếp, rèn luyện tiếng Anh.

Song song đó chị còn tham gia vào các hoạt động Đoàn – Hội của nhà trường và đạt được một số thành tích, tuy nhỏ nhưng luôn khiến chị tự hào. Chị đã tham gia các chương trình: Tiếp Sức Mùa Thi, Tập Huấn Cán Bộ Đoàn, văn nghệ…Ngoài ra, những buổi thuyết trình, đóng kịch ở lớp cũng đã giúp chị tự tin và dạn dĩ hơn nhiều.

Cuối năm hai, chị lại thay đổi công việc với mong muốn, sau những trải nghiệm, bản thân mới biết mình thực sự thích và phù hợp với công việc nào. Công việc thứ ba của chị là Phát triển kinh doanh cho một công ty dịch thuật và đào tạo đa ngữ. Công việc này giúp chị có thêm nhiều việc “thời vụ” khác mà cho đến bây giờ, chị vẫn làm như: dịch thuật và phiên dịch. Công việc này đã mang đến cho chị nhiều kinh nghiệm thực tế bổ ích trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý.

Công việc hiện tại của chị thuộc lĩnh vực truyền thông. Hiện, chị là MC cho một số chương trình của đài truyền hình TP.HCM (HTV7 và HTV9) như: Năng Động Du Lịch Việt, Công Nghệ Xanh, Hậu Trường Nghệ Thuật và Thành phố 24h. Đây là công việc mà chị vô cùng yêu thích. Ngày còn nhỏ, mỗi khi xem tivi chị đều ao ước có một ngày được như anh Bửu Điền, chị Quỳnh Hoa, chị Quỳnh Giang... xuất hiện rạng ngời và uyên bác trên sóng truyền hình. Không ngờ điều này lại trở thành sự thật với chị. Chị phải cảm ơn trường Hoa Sen rất nhiều, vì sự tự tin và vốn kiến thức mà chị học từ các thầy cô đã giúp chị có được công việc mà chị yêu thích cũng như vị trí hiện nay.

Đôi khi ngẫm nghĩ, nhớ lại những chặng đường đã đi qua, chị đã cười rất tươi. Dù rằng chị chưa đạt được những thành công lớn, nhưng chị thực sự hạnh phúc với những gì đã trải qua, đã và đang có được...Tất cả đều bắt nguồn từ một sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt, đó là trở thành sinh viên Đại học Hoa Sen.

Chị chúc mừng các em vì đã có cùng lựa chọn với chị, chị tin rằng, một ngày nào đó không xa, khi suy nghĩ về sự lựa chọn của mình, các em cũng sẽ cười rất tươi như chị.

Lâm Bích Nghi

41TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 42: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Trước tiên, tôi xin chúc mừng các bạn đã vượt qua kì thi Đại học. Nhất định rồi các bạn sẽ phải thay đổi môi trường, cách học tập và cách sinh hoạt của mình. Tuy ban đầu có khó khăn, nhưng tôi tin các bạn sẽ sớm thích nghi.

Một cách chân tình, xin được có đôi điều chia sẻ với các bạn tân sinh viên ngành Mạng máy tính nói riêng và tân sinh viên của Đại học Hoa Sen nói chung.

Là cựu sinh viên ngành Mạng máy tính khóa 2009 - 2013, tôi từng đạt học bổng ở trường trong suốt quá trình học và đạt chuẩn kĩ sư công nghệ thông tin cơ bản (FE).

Để học tập tốt, theo tôi, chúng ta cần giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan và chú ý đến việc rèn luyện để có một sức khỏe tốt. Điều này không đơn giản. Trong quá trình học, tôi may mắn được gia đình ủng hộ, mặc dù vậy, cũng có lúc tôi không giữ được động lực. Vì thế, tôi thật sự cảm phục các bạn đang cố gắng vượt qua khó khăn về nhiều mặt, nhất là về tài chính, để tiếp tục theo học. Hãy cố gắng tự tạo niềm vui cho chính mình. Đừng ôm đồm, hãy giải quyết các vấn đề theo thứ tự ưu tiên với câu hỏi: “liệu thực hiện việc ấy, điều ấy có giúp mình vui hơn không, nếu không mang đến niềm vui thì kết quả sẽ nhận, liệu có xứng đáng với những gì mình đã hi sinh không?”. Đặc biệt, hãy giữ gìn sức khỏe vì bạn không thể nhét kiến thức vào đầu nổi khi bạn thường xuyên thiếu ngủ hay mệt mỏi.

Ngoài ra, các bạn hãy cố gắng tập trung trong giờ học. Tôi biết rằng có môt số bạn từ thời phổ thông có suy nghĩ đại loại như: có một số loại kiến thức về toán học, vật lí, lịch sử, triết học… là vô bổ, không có ích cho công việc tương lai. Riêng đối với tôi, kiến thức nào cũng đáng được trân trọng. Xã hội phát triển được như ngày nay là nhờ con người có khả năng truyền đạt lại kiến thức qua nhiều thế hệ. Thậm chí, có khi kiến thức còn phải được đánh đổi bằng mạng sống, mà một trong những ví dụ điển hình nhất là trường hợp của nhà bác học Marie Curie.

ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ CÙNG BẠN

42 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 43: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Thích hay không thích kiến thức trong một lĩnh vực nào đó là chuyện bình thường, nhưng xin các bạn đừng vội đánh giá ngay mà hãy từ từ suy ngẫm về khối kiến thức này. Có một ý kiến tôi đọc được từ một bài viết trên mạng: Đại học không phải là nơi chỉ để dạy kiến thức để đi làm mà từ xưa, Đại học là nơi để người ta thảo luận các ý tưởng của mình. Một số ý tưởng dường như là “vô bổ”, bất khả thi, nhưng chính nó đôi khi lại là nền móng cho sự phát triển chung của xã hội.

Các bạn nên tìm cho mình một nhóm bạn thân để có người chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống, như vậy sẽ tốt hơn cho bạn rất nhiều.

gửI RIêNg CáC BạN TâN sINH vIêN NgàNH mạNg máy TíNH

Chắc hẳn có những bạn vì không thích lập trình nên mới vào ngành Mạng. Tuy nhiên, các bạn nên dần dần làm quen với lập trình nhiều hơn vì lập trình chính là cốt lõi của hệ thống máy tính. Bởi vì, không có hệ thống nào được xây dựng mà không có những câu lệnh lập trình.

Cuối cùng, tôi muốn nhắn các bạn tân sinh viên: hãy luôn thành thật và nhớ về ước mơ của mình, trong thời gian đang theo học cũng như trong tương lai. Tôi nghĩ mỗi người ai cũng đều có một ước mơ chính đáng và tốt đẹp cho riêng mình. Nếu còn giữ lại được ước mơ ấy, tôi nghĩ các bạn sẽ có đủ dũng khí để chống lại những cám dỗ, những điều chưa tốt đang diễn ra, dù có khi phải chịu thiệt thòi để có thể xây dựng xã hội tươi đẹp hơn.

Cố lên các bạn nhé, cơ hội và thách thức đang chờ đón các bạn. Chúc các bạn sức khỏe, niềm tin và nghị lực.

Phan Minh Trí

Phan Minh TríẢnh: Do nhân vật cung cấp

43TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 44: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Đã đôi lần ta nghe đâu đó câu hỏi: Đại học là gì?

Phải chăng là nơi nối tiếp hành trình học tập sau 12 năm phổ thông?

Nơi chuẩn bị cho ngành nghề tương lai?

Nơi gặp gỡ những con người mới, đối diện với thử thách mới?

Đối với tôi, Đại học – về mặt thời gian lẫn môi trường, là nơi để trưởng thành và khám phá. Ai cũng mong muốn tự tìm hiểu mình và thế giới quan, hành trình này bất tận, nhưng theo tôi, bắt đầu quan trọng của hành trình chính là thời gian học Đại học. Giáo dục Đại học chú ý đến mong muốn, yêu cầu của bản thân người học, thể hiện qua việc chọn lựa ngành và cả những hoạt động ngoại khóa.

Quyết định chọn trường Đại học Hoa Sen là một trong những quyết định có ý nghĩa quan trọng đối với hành trình của tôi. Ra sức thuyết phục ba mẹ, và chính mình, tự trấn an rằng lựa chọn của mình là đúng đắn. Ngày có kết quả thi, còn nhớ, cả ngày điện thoại của tôi reo không ngớt. Có kết quả rồi, con gái của ba mẹ bây giờ là Á khoa trường Hoa Sen và Thủ khoa ngành Quản trị kinh doanh! Mừng quá, nhẹ lòng phần nào, bao nhiêu băn khoăn, lo lắng bỏ lại sau lưng.

ĐẠI HỌC, HÀNH TRÌNH TRƯỞNG THÀNH VÀ KHÁM PHÁ

44 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 45: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Ba năm trôi qua, tôi trưởng thành và nhận ra nhiều điều. Như bao bạn sinh viên khác, tôi cần mẫn hoàn thành những môn học trong lộ trình, hăng hái tham gia hoạt động ngoại khóa, rồi còn đi làm thêm nữa. Kỳ diệu nhất là khi tham gia một hoạt động, tôi thấy có nhiều cánh cửa khác đang mở ra, làm phong phú thêm những trải nghiệm. Nói thật, đôi khi cũng ngại trời nắng, trời mưa, nhưng phần thì vì trách nhiệm, phần thì… ham vui, nên luôn nhiệt tình! Đã có biết bao thăng trầm, nhưng dù vui hay buồn, tôi đều gìn giữ những kỷ niệm ấy như giữ cho mình thái độ sống tích cực.

Ba năm trôi qua, tôi vẫn chưa hết bất ngờ về những gì trường Hoa Sen đã mang lại cho tôi. Gần đây, tôi vừa nhận được hai tin vui lớn: tôi vinh dự được nhận học bổng trao đổi từ hai trường đối tác Chambéry của Pháp và trường Artevelde của Bỉ. Tôi sẽ được học một học kì tại một trong các trường đối tác của Đại học Hoa Sen ở nước ngoài, lại thêm một cơ hội trải nghiệm đầy ý nghĩa. Học bổng này có được là nhờ mối quan hệ giữa Hoa Sen với các trường quốc tế, cũng như sự giúp đỡ từ các Thầy Cô, các Anh Chị phòng Hợp tác quốc tế, phòng Hỗ trợ sinh viên. Sự

nỗ lực cá nhân trong một môi trường có nhiều điều kiện thuận lợi, chẳng khác nào ngọn lửa được tiếp thêm chất đốt để tỏa sáng.

Tháng 9 tới đây, tôi sẽ lên đường sang một châu lục xa lạ, hứa hẹn nhiều thử thách và bất ngờ thú vị, một hành trình mới trong chặng Đại học của tôi lại sắp sửa bắt đầu. Cũng có hồi hộp, nôn nao, nhưng lo sợ thì, thật tình, rất ít. Bởi vì ba năm qua, Hoa Sen đã rèn cho tôi thái độ sẵn sàng, luôn tự tin.

Những trải nghiệm lý thú trong 3 năm qua, giúp tôi hiểu rằng, Đại học chắc chắn không chỉ đơn giản là “học tiếp sau phổ thông”, mà là chặng đường của hành trình trưởng thành và khám phá.

Trang Thị Ngọc Thảo

Trang Thị Ngọc ThảoẢnh: Do nhân vật cung cấp

45TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 46: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Nói “sống như sinh viên…” mỗi người có một quan điểm, trở thành sinh viên, sống và học tập bốn năm là đã sống đời sinh viên. Với một sinh viên năm cuối như tôi, khoảng thời gian sống như sinh viên sắp qua, có chút hối tiếc, có ý muốn níu kéo thời gian, vì ba năm qua là khoảng thời gian đầy ý nghĩa với những trải nghiệm mới mẻ.

Bạn có đồng ý với tôi, nếu có những khoảnh khắc nào đó mà bạn đã dốc hết sức, với nhiệt huyết, sẵn sàng vượt qua khó khăn, thất bại, hay hạnh phúc vỡ òa… thì bạn có thể nào quên đi được không? Thời gian học tập với những cố gắng vượt bậc và kết quả nhận được từ những cố gắng ấy sẽ làm bạn nhớ nhiều hơn những khoảng thời gian vô tư, sung sướng, trong sự lo lắng chăm sóc của cha mẹ và xã hội. Nỗ lực đã là cam go, nhưng có kết quả như mong muốn lại càng khó khăn. Suy nghĩ như vậy nên tôi đã tự nhủ: cứ cố gắng hết sức là được vì sức lực của mình chỉ có vậy! Nhưng rồi, bạn sẽ rất hạnh phúc khi bản thân vượt qua một điều gì đó với bạn rất khó khăn mà nhờ ý chí và sự nỗ lực bạn đã có được.

Ngày mới vào học, tôi đã rất lo lắng, vì tôi được xét nguyện vọng 2, điểm thi cũng vừa đủ đậu, lại là “dân” tỉnh lẻ, mọi thứ quá mới mẻ, và thật sự vấn đề tài chính không phải nhỏ nếu tôi phải học lại. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ, ráng học sao cho đừng có rớt môn nào, rồi từ từ, sẽ ráng chút nữa để đạt điểm cao cao, tốt nghiệp loại khá, sẽ dễ xin được việc, cho ba mẹ đỡ lo. Và đến

Phạm Y BìnhẢnh: Do nhân vật cung cấp

SỐNG NHƯ

sINH vIêN

46 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 47: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

bây giờ, tôi đang tiếp tục cố gắng để tốt nghiệp loại giỏi. Bạn sẽ ít thấy bị áp lực nếu cứ ráng từng chút một.

Là sinh viên, khi tham gia các hoạt động Đoàn- Hội, hoạt động xã hội, với những va chạm, tôi thấy mình bản lĩnh và ngày càng học hỏi được nhiều hơn. Môi trường học tập tại Hoa Sen dân chủ, cởi mở, tự do và tôi được khuyến khích trình bày cũng như bảo vệ ý kiến của mình dưới sự hướng dẫn của thầy cô. May mắn hơn, tôi còn được tạo điều kiện tiếp cận với những luồng thông tin bổ ích.

Học bổng, luôn là mục tiêu phấn đấu của nhiều sinh viên. Bởi lẽ khi bạn nhận được học bổng, ngoài số tiền có được để trang trải học phí, còn là sự công nhận những nỗ lực của bạn, và là món quà tinh thần lớn lao đối với cha mẹ, thầy cô. Trong thời gian học tại trường, tôi đã vinh dự nhận được học bổng Vượt khó là loại học bổng nhằm hỗ trợ cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn cố gắng học tốt và mong muốn được tiếp tục học tại Hoa Sen.

Tôi tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên và được công nhận một đề tài cấp trường nhờ sự động viên của thầy cô, tôi đã vượt qua những thử thách, khó khăn khi thực hiện đề tài. Tôi không nghĩ bản thân có thể đạt được giải cao trong cuộc thi, mặc dù tôi thật sự chưa hài lòng với nghiên cứu này, vì đây là lần đầu thực hiện nghiên cứu, tuy nhiên, tôi đã được rèn luyện rất nhiều.

Từ những bước đầu thành công nho nhỏ đó, các thầy cô tạo điều kiện cho tôi tiến xa hơn nữa, được gửi bài thi giải Euréka thành phố, Sinh viên sáng tạo thành phố… đặc biệt là Học bổng “Tiếp sức những ước mơ” do báo Tuổi trẻ và ngân hàng Vietcombank tài trợ. Để nhận được học bổng này, ngoài lực học khá giỏi, còn phải có đề tài nghiên cứu khoa học, hoàn cảnh khó khăn cũng là một trong những tiêu chí xem xét. Khi nhận được học bổng, người đại diện của báo Tuổi trẻ đã làm tôi thật sự xúc động: “Chị đã xem hồ sơ của em, thấy em đã đủ các tiêu chuẩn yêu cầu của Tuổi Trẻ, nhưng chị rất muốn gặp em, vì chị thật sự rất xúc động khi đọc thư thầy Giao viết về em…”

Tôi thật may mắn vì được những người thầy, người cô tuyệt vời dạy dỗ. Sự nhiệt tình trong giảng dạy, và cả những chăm sóc, tình cảm, trách nhiệm đối với sinh viên, là những điều tôi cảm nhận được sau ba năm theo học tại Hoa Sen. Có đôi khi, quá mệt mỏi với bài vở, thi cử, chúng tôi cũng hay trách móc: “Ôi, thầy (cô) thật là… này nọ” nhưng trong tận đáy lòng, chúng tôi vẫn luôn cảm phục và quý trọng thầy cô.

Tôi còn nhớ một đoạn thơ đã đọc đâu đó, đến bây giờ, tôi vẫn thích:

“ Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớnXa cổng trường khép kín với thời gianSợ phượng rơi làm nỗi nhớ bàng hoàngSẽ phải sống trong muôn vàn nuối tiếc...”

Có thể, bạn sẽ nhàm chán khi đọc về “đoạn đường” của một người nào đó, vậy thì, hãy nỗ lực để có thể tự viết những “đoạn đường” đẹp trong cuộc đời của mình, nhất là trong “Đời sinh viên”.

Hân hoan chào đón các bạn đến với trường Đại học Hoa Sen, chúc các bạn từ nơi này, gặt hái nhiều thành công!

Phạm Y Bình

47TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 48: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Tôi đã chọn Hoa Sen vì đây là trường Đại học uy tín nhất có giảng dạy chuyên ngành KS-NH ở bậc Đại học. Khi thi tuyển, tôi chọn khối A, ngành Quản trị KS-NH của ĐH Hoa Sen và khối D1, ngành Quản trị Kinh doanh của Học viện Hàng không Việt Nam.

Dù đậu cả 2 trường với số điểm 20, tôi quyết định chọn ĐH Hoa Sen như một nơi để nuôi dưỡng ước mơ của mình.

Qua 4 năm học tập tại trường, tôi đã đạt được số điểm trung bình tích lũy dành cho cả 2 chuyên ngành QT KS-NH và QTKD là 3.45/4, trong đó riêng ngành chính là QT KS-NH là 3.47/4. Bên cạnh đó, nhằm chuẩn bị một nền tảng thật vững chắc để có một công việc như ý muốn, tôi luôn chú tâm đến việc học để nâng cao trình độ ngoại ngữ. Tôi đã đạt TOEIC 925 và tiếng Pháp với DELF A2.

Những cố gắng ấy đã giúp tôi nhận được học bổng Khuyến học của

Từ năm học lớp 11, tôi đã mong muốn làm việc trong lĩnh vực khách sạn – nhà hàng với ước mơ trở thành một nhà quản trị trong tương lai để có thể nâng chất lượng và liên kết hệ thống khách sạn Việt Nam. Từ đó, tích cực phát triển ngành du lịch, để lại ấn tượng đẹp về văn hóa và con người Việt Nam trong mắt du khách.

DANH HIỆU “SINH VIÊN 5 TỐT”

48 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 49: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

trường. Kỹ năng làm việc nhóm của tôi cũng tiến bộ rõ vì trong suốt thời gian học, tôi đã thường xuyên cùng với những bạn khác, hoàn thành bài tập nhóm và trình bày trước lớp. Tôi đã may mắn có cơ hội tham gia vào chương trình trao đổi sinh viên của trường ESC Troyes (Pháp) từ ngày 31/08/2012 đến ngày 06/02/2013 để học hỏi thêm những kiến thức mới và tìm hiểu thêm về nhiều nền văn hóa.

Thành công này là vinh dự, là niềm hạnh phúc lớn lao mà tôi đã có được bằng những nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của thầy cô và sự ủng hộ của gia đình. Tôi muốn chia sẻ với các bạn: nếu các bạn cho rằng chỉ cần tập trung cho việc học thì theo tôi, đây là mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ.

Sinh viên Hoa Sen vốn có truyền thống năng động, dám nghĩ dám làm và không ngừng học hỏi, rèn luyện từ những hoạt động xã hội được thực hiện

bên ngoài nhà trường. Ý thức được điều đó, tôi đã chấp nhận thử thách để trở thành người lãnh đạo của đội SIFE (Enactus) Hoa Sen với hơn 40 thành viên là những sinh viên năng động, có năng lực để có thể thực hiện các dự án kinh doanh vì cộng đồng.

Từ tháng 3 đến tháng 6/2012, tôi là Phó trưởng BanTổ Chức cuộc thi chuyên ngành I-Hotelier 2012 dành cho sinh viên ngành DL-KS-NH trong toàn thành phố. Tổ chức cuộc thi này là yêu cầu của môn học Đề án “Quản lý dự án” mà tất cả sinh viên của ngành đều phải thực hiện.

Việc phải chia sẻ thời gian cho việc học và các hoạt động khác không phải là

Đội SIFE HSUẢnh: Do nhân vật cung cấp

49TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 50: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

điều dễ dàng, bởi vì công việc nào cũng sẽ chiếm nhiều thời gian, đầy thử thách. Vì thế, các bạn phải có một thời gian biểu rõ ràng, cũng như biết rèn luyện khả năng tập trung giải quyết dứt điểm một vấn đề để công việc không bị chồng chéo, dễ gây lãng phí thời gian. Ngoài ra, khả năng làm việc nhóm cũng cần thiết, nó sẽ giúp trưởng nhóm có thể phân chia công việc hợp lý để các bạn trong nhóm an tâm và vui vẻ đảm nhận để nhóm đạt được mục tiêu.

Khi tham gia những cuộc thi bên ngoài nhà trường với tư cách cá nhân cũng như với đồng đội, tôi đã cố gắng hết sức để có thể đạt được những kết quả cao nhất, không chỉ cho bản thân mà còn vì danh tiếng của trường Hoa Sen.

Tôi cũng rất vinh dự được là 1 trong 2 sinh viên duy nhất của trường lần đầu nhận học bổng AmCham (2011) từ Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam dành cho những sinh viên tài năng.

Tháng 11 -2011, tôi giành được giải nhất cá nhân ở lĩnh vực Sales & Marketing và giải nhì đồng đội tại cuộc thi Windsor Open Door Day Program của tập đoàn WMC.

Tháng 3-2012, cùng với ba bạn sinh viên tài năng khác của trường giành giải nhì trong cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh quốc tế KPMG Int’l Case Competition do KPMG Vietnam tổ chức.

Trong thực tế, muốn khỏe mạnh để có thể học tập tốt và hoạt động hiệu quả, việc rèn luyện sức khỏe vô cùng quan trọng. Vì thế, dù bận bịu đến thế nào, tôi vẫn cố gắng giữ thói quen: chơi cầu lông, bơi lội và đá bóng trong những lúc rảnh rỗi. Những hoạt động thể thao này đã giúp tôi luôn có tinh thần thật minh mẫn và thể lực tuyệt vời để lúc nào cũng có thể “cháy” hết mình.

Tất cả những nỗ lực trên đã giúp tôi nhận được danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường 3 năm liên tiếp; Sinh viên 5 tốt cấp Thành phố năm 2011, 2012 và đặc biệt là Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương năm 2012.

Châu Hồng Đức (Sinh viên năm 4 ngành Quản trị Du lịch – Khách sạn –Nhà hàng & Quản trị kinh doanh khóa 2009)

50 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 51: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

51TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 52: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Tháng 7 đã đến rồi, với nhiều người, mùa hè đang dần trôi đi. Nhưng đặc biệt, với những chàng trai, cô gái đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, thì mùa hè dường như chỉ mới bắt đầu. Cũng từng là một sinh viên Đại học Hoa Sen, cũng một thời vui tươi, sôi nổi, tôi muốn chia sẻ với các bạn những cảm nhận của mình về thời sinh viên tại đây, quãng thời gian đã làm thay đổi cuộc đời của tôi.

Cách đây tròn 6 năm, khi sắp sửa hoàn thành học kì thứ 2 của năm thứ nhất, tôi nghĩ mình sẽ lại có một kỳ hè nhàm chán với những trò chơi vi tính. Rồi đột nhiên, một bạn cùng lớp hỏi tôi: “Có muốn đi chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh không?” Không biết rõ “Mùa hè xanh” như thế nào, cũng chưa hình dung được mình đi để làm gì, nhưng hai từ “chiến dịch” nghe có vẻ “oai vệ” đã thúc đẩy tôi điền vào mẫu giấy đăng ký tham gia. Và rồi tôi được làm chiến sĩ…

Đó là ngày 15/07/2007, xe lăn bánh suốt 12 giờ, tôi bắt đầu cảm nhận

cái lạnh rất riêng ở Gia Lai. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác ngày đầu tiên đặt chân ở mảnh đất màu đỏ mà chúng tôi sẽ đóng quân. Tôi tự hỏi mình sẽ làm gì đây giữa bạt ngàn rừng núi, những người mình không quen, rồi bắt đầu sợ vì có bao giờ đi xa nhà đến vậy đâu, và đơn độc nữa. Nhưng đến khi nhìn tất cả mọi người lao ngay vào việc một cách hăng say, tôi chợt nghĩ mình phải làm một điều gì đó như họ. Là “chiến sĩ tình nguyện” sao lại nhút nhát như vậy, không khéo sẽ bị mọi người bỏ rơi… Phải sang ngày thứ hai, tôi mới bắt đầu trò chuyện, học hỏi cái này cái kia, đôi khi chỉ là chọc phá cho các bạn cười vui. Dần dà, tôi thân quen với mọi người, thấy mình ngày càng gắn bó hơn, lúc nào cũng phải tìm việc để làm, luôn mong muốn chia sẻ, giúp đỡ mọi người.

QUÃNG THỜI GIAN ĐÃ LÀM

THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI TÔI

52 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 53: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Thời tiết nơi đây ngày càng lạnh hơn, song tình cảm của mười lăm chiến sĩ lại ngày càng ấm lên. Không nhớ chúng tôi đã trải qua biết bao gian khổ, thiếu thốn, nhưng chính nhờ vậy chúng tôi đoàn kết với nhau hơn. Chưa bao giờ tôi được sống trong một tập thể gắn bó như vậy. Phương châm “Mình phải sống vì mọi người” mạnh mẽ trong tôi hơn bao giờ hết, là động lực và sức mạnh để tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Khi chia tay mảnh đất yêu thương trở về thành phố, tôi đã rất nhớ khoảng thời gian tuyệt vời đó, không chỉ vì chiến dịch Mùa hè xanh 2007 đã mang đến cho tôi bao nhiêu trải nghiệm mới, mà nó còn giúp tôi trưởng thành hơn. Tôi tham gia vào Ban chấp hành Đoàn trường để tiếp tục thực hiện khát khao sống vì mọi người trong một tập thể khác lớn hơn, trách nhiệm nặng nề hơn.

Tôi đã tham gia rất nhiều phong trào, những “Xuân tình nguyện” ấm áp, “Hội trại sinh viên” rực lửa hay “Tiếp sức mùa thi” đầy nắng gió, đến các đợt Tập huấn cán bộ Đoàn – Hội bổ ích…

Tôi cũng tham gia với vài câu lạc bộ, đội - nhóm để thỏa mãn sở thích ham mê hoạt động phong trào, để giúp bạn bè thân hay “ai đó” của mình. Nhưng đặc biệt hơn cả, mỗi lần chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh” được phát động, tôi lại hăm hở khăn gói cùng đồng đội “lên rừng xuống biển”. Cứ thế, thấm thoắt tôi đã tham gia 5 mùa chiến dịch tình nguyện hè ở nhiều nơi. Và trong mỗi chuyến đi, dù là nơi đâu, tôi cũng đã có vô vàn những trải nghiệm với những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Hoạt động hăng say là thế nhưng tôi không chểnh mảng việc học hành, vì tôi biết ưu tiên hàng đầu của tôi vẫn là sách vở. Đừng xao nhãng học tập, hãy là “chiến sĩ” ở nhiều mặt trận, kể cả lĩnh vực học vấn.

Sau mỗi hoạt động, tôi có thêm nhiều người bạn thân thiết, học ở họ một ít điều hay về cuộc sống, con người, quý mến vì những công sức mà họ đã bỏ ra cho tập thể, từ đó, tôi càng trân trọng cuộc sống của mình hơn. Tôi đã trưởng thành hơn nhưng vẫn muốn phấn đấu nhiều hơn nữa. Thỉnh thoảng, tôi lại mang về nhà những Bằng khen, Giấy khen, chứng nhận thành tích và khoe với ba má rằng con trai đã “lớn” hơn, biết sống, biết suy nghĩ.

Nhìn lại 4 năm hoạt động, từ một chàng trai nhút nhát, dường như chẳng biết làm gì, tôi đã học hỏi nhiều ở mọi người, từ đó, thay đổi cách nghĩ, cách sống để trở thành một Đoàn viên ưu tú. Tất cả cũng đều bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt như: tự giặt đồ, học cách chẻ củi, nhóm lửa, nấu cơm, hay quét rác, cuốc đất cho đến dạy học, tổ chức các hoạt động … Năm 2010, tôi được vinh dự được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đó là phần thưởng cao quý hơn cả sự mong đợi, một đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực của tôi.

Hiện tại, tôi đã là một người thầy, nhìn các bạn đang háo hức mong chờ chiến dịch tình nguyện sắp đến, tôi cảm thấy mình cũng được trở lại khoảng thời gian sôi nổi khoác trên mình chiếc áo xanh đi khắp nơi. Tôi muốn nói với các bạn rằng một khi đã trở thành chiến sĩ tình nguyện thì dù có phải mặc bộ đồ còn ướt để đi làm, phải nhịn đói vì thiếu thức ăn, nhịn đi tắm vì thiếu nước hay phải thức khuya, dậy sớm, dang nắng, dầm mưa, thì các bạn cũng nên tự hào vì đã đóng góp hữu

53TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 54: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

54 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 55: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

ích. Tôi chắc chắn với bạn rằng, chỉ khi có những trải nghiệm này, các bạn mới cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn, tình đồng đội, tình yêu thương của nhân dân, của các em thiếu nhi, và đặc biệt là sự trưởng thành của chính bản thân. Các bạn sẽ không thể tìm thấy những điều đó trong bất kỳ quyển sách nào. Vì vậy, hãy sống như thế nào để mùa hè đừng trôi qua vô bổ, để những năm tháng đời sinh viên thật sự có ý nghĩa, các bạn nhé.

Tôi tự hào về quãng thời gian tôi đã sống thật đẹp, với mục đích sống ý nghĩa. Tôi cảm ơn trường Đại học Hoa Sen cùng những người anh, người bạn đã đồng hành cùng tôi. Hy vọng khi các bạn rời Hoa Sen để bước sang một chặng đường mới, các bạn cũng sẽ cảm thấy tự hào như tôi.

Đoàn Minh Quang Cựu sinh viên ngành Tiếng Anh lớp TA06_2

Chiến sĩ Mùa Hè Xanh HSUẢnh: Do tác giả cung cấp

55TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 56: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Để trở thành chủ nhiệm Đội văn nghệ xung kích của trường Đại học Hoa Sen, tôi đã trải qua một thời gian với những kỷ niệm đáng nhớ.

Đam mê nghệ thuật lại được học tập, sinh hoạt tại Nhà thiếu nhi Thành phố từ bé, tôi đã được rèn luyện, được học tập và biểu diễn nhiều nơi. May mắn hơn nữa, trong một đợt thi tuyển, tôi được tham gia đội hình của 5 chàng trai nhóm nhạc Ve Sầu. Ở Đội ca Nhà thiếu nhi Thành phố, tôi được các thầy cô dạy dỗ tận tình, được may mắn tham gia biểu diễn ở: Trung Quốc, Nga... Lên cấp 3 tôi lại được tham gia vào đội văn nghệ trường mang tên NTH9x và là đội trưởng và đã đạt nhiều thứ hạng cao trong các cuộc thi do Sở Giáo dục – Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Học tại ĐH Hoa Sen, niềm đam mê ca hát của tôi vẫn không dừng lại. Như một cơ duyên, tôi tiếp tục tham gia vào đội văn nghệ xung kích của trường.

Năm 2011, khi là sinh viên năm thứ 2, tôi được vinh dự tham gia cuộc thi “Liên hoan Tiếng hát sinh viên toàn Thành”, đây cũng là lần đầu Đại học Hoa Sen tham gia cuộc thi này. Chúng tôi đã mang về: 3 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 3 giải ba, và thật sự bất ngờ khi tôi giành được Huy Chương Vàng đơn ca. Với thành công này, sau thời gian cùng nhau nỗ lực tập luyện gian khổ, chúng tôi đã đề nghị Đoàn trường cho phép lấy tên “Sunrise” cho Đội văn nghệ thanh niên xung kích với ý nghĩa: hình ảnh mặt trời mọc luôn đẹp và rực rỡ, chiếu ánh nắng cho muôn loài. Chúng tôi cũng mong muốn mang niềm vui đến mọi nơi qua những lời ca tiếng hát của mình.

Kể từ khi đội Văn nghệ xung kích mang tên Sunrise, chúng tôi chính thức có một nơi để thể hiện đam mê ca hát, phát triển khả năng của bản thân cũng như hình thành một tình bạn, tình anh em găn kết với nhau như một gia đình nhỏ. Tôi được học hỏi thêm những kiến thức về âm nhạc cũng như được các anh chị đi trước truyền đạt lại những kinh nghiệm quý báu về thanh nhạc, vũ đạo, kỹ năng biểu diễn sân khấu, khả năng gắn kết các thành viên lại với nhau …

TRƯỞNG THÀNH TỪđộI vĂN NgHệ XUNg KíCH

56 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 57: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Hai năm qua, Sunrise cũng đã tham gia biểu diễn nhiều chương trình cho trường, Thành Đoàn, Hội Sinh viên, Nhà văn hóa Sinh viên TP, Đài truyền hình TP, …. cùng những cuộc thi lớn nhỏ khác nhau và đạt được những thành tích khá cao. Đặc biệt, trong năm 2012 vừa qua, Sunrise tham gia cuộc thi “Liên hoan Tiếng hát Sinh viên Toàn quốc” và giành được hầu hết các giải thưởng, trong đó tôi tiếp tục vinh dự đạt được giải ba đơn ca. Qua những chương trình và cuộc thi đó, tôi ngày càng trưởng thành hơn.

Nói đến những hoạt động của Sunrise, tôi không thể quên những chương trình tình nguyện, các hoạt động từ thiện mà nhóm đã tham gia. Những hoạt động thường niên như Xuân Tình Nguyện, chiến dịch Mùa Hè Xanh, … đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm và dấu ấn khó phai. Tôi được may mắn có mặt trên nhiều mặt trận để cảm nhận nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Tôi nhận ra rằng, sau mỗi chuyến đi như vậy, mình trưởng thành hơn về nhiều mặt, được mở tầm

mắt và hạnh phúc nhất là được đem lời ca tiếng hát phục vụ cho đồng bào, chiến sỹ.

Với tôi, đội văn nghệ xung kích – Sunrise như một gia đình thứ hai.

Tôi hãnh diện, tự hào khi thấy được sự thay đổi ngày một tốt hơn của bản thân từ trong môi trường tập thể này. Qua ba năm học tập tại Hoa Sen và được tham gia vào đội văn nghệ xung kích của trường, tôi biết mình đã có lựa chọn đúng đắn và bước đi đầy tự tin cùng bè bạn. Tôi mong muốn Sunrise sẽ tiếp tục duy trì mọi hoạt động để luôn là một trong những câu lạc bộ tiêu biểu của trường.

Đặng Hồng Quang, sinh viên năm 3 ngành Quản trị Khách sạn – Nhà hàng

Đội Văn nghệ xung kích SunriseẢnh: Trang facebook của nhóm

57TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 58: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Phạm Thị Thu AnẢnh: Do nhân vật cung cấp

Hiện tôi đang học năm 2 Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Anh văn thương mại. Tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài kinh nhiệm khi học đại học, tránh những sai lầm tôi đã vấp phải để có một kế hoạch học tập thật tốt cho mình.

Đọc sách rất cần nhưng không nhất thiết phải đọc hết sách tham khảo trên thư viện hay mỗi ngày dành ra bao nhiêu thời gian để đọc sách như các thầy giáo cô giáo thường khuyên. Tốt nhất là hãy đọc quyển sách hoặc giáo trình mà mình đang học trước khi đi học, trong lúc học hoặc sau khi học xong. Tốt nhất vẫn nên đọc bài sắp học trước khi đi học vì như vậy, bạn biết trước nội dung bài học. Lên lớp chỉ là để nghe giáo viên trình bày lại và giải đáp những vấn đề mà bạn chưa hiểu. Học một cách chủ động sẽ có hiệu quả cao hơn là vào lớp chỉ nghe giáo viên một cách thụ động. Nếu không thể đọc sách trước thì khi nghe giáo viên giảng, bạn nên theo dõi phần tương ứng, cố gắng đọc sơ để nắm nội dung chính và ghi chú thêm. Đọc sau khi học xong có lợi thế vì những gì

HAI NĂM ĐẦU TIÊN ĐỐI VỚI sINH vIêNHOa seN

58 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 59: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

bạn đã nghe giảng sẽ được gợi lại một lần nữa và nếu trên lớp vì không đủ thời gian, giáo viên chỉ giảng nội dung chính, đọc sách sẽ cụ thể hơn. Đối với những quyển sách chuyên ngành khó đọc, khó nhớ. Bạn có thể đọc phần tóm tắt là cách dễ nhất.

Đại học Hoa Sen hiện đang áp dụng học chế tín chỉ nên bạn có thể tận dụng các học kì phụ (học kỳ hè) để học vượt các môn chính trị hay giáo dục tổng quát (hoặc học trả nợ). Như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng cho học kì chính và các bạn cũng có thời gian đầu tư cho các môn chuyên ngành nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn nên dựa vào lộ trình mẫu của trường, đừng học vượt quá xa so với lộ trình mẫu để tránh tình trạng bị đuối sức vì các môn học quá khả năng tiếp nhận của bạn. Nên tham khảo kỹ lộ trình học để biết những môn bạn sắp học và xem đề cương môn học để biết nội dung của những môn học này. Tránh đăng ký học các môn khó trong cùng một học kỳ vì bạn sẽ thiếu thời gian cũng như khó đạt điểm cao. Hãy cân nhắc một cách thông minh vì chính bạn là người lựa chọn lộ trình học.

Đừng bao giờ vì nhút nhát mà không dám thể hiện quan điểm bản thân hay nói ra ý kiến của mình. Sẽ không ai trách vì các bạn không biết hoặc biết sai mà chỉ trách khi các bạn im lặng rồi sau đó lại làm sai. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là đừng hỏi lại những điều người khác đã trình bày hay giải thích trước đó vì sẽ gây khó chịu cho người bị hỏi. Các bạn cần lắng nghe khi người khác trình bày hoặc đọc kĩ thông báo trước khi hỏi. Việc đó thể hiện bạn là một người lịch sự và người khác cũng vui vẻ trả lời thắc mắc của bạn. Một việc không kém phần quan trọng đó là hỏi ai và hỏi người nào. Thay vì hỏi bạn bè và nhận được những thông tin không rõ ràng thì các bạn hãy đến các phòng ban liên quan để hỏi trực tiếp. Đây chính là con đường ngắn nhất giúp bạn có được thông tin chuẩn xác.

Làm việc nhóm đại học sẽ khó hơn và phức tạp hơn ở phổ thông rất nhiều. Vì có thể bạn sẽ phải cùng làm việc với người mới gặp lần đầu, hoàn toàn không biết gì về nhau hoặc người mà bạn không thích. Giáo viên có thể cho bạn tự chọn nhóm hoặc giáo viên chia nhóm nhưng việc cần làm là chuẩn bị tinh thần để có thể đối phó với bất cứ tình huống nào xảy ra. Trong nhóm cần có một nhóm trưởng để điều phối công việc cho các thành viên và báo cáo tiến độ cho giáo viên. Việc phân chia công việc phải rõ ràng, thông báo đầy đủ qua email, được các thành viên xác nhận. Tuy mất thời gian nhưng tránh được việc tranh cãi trong lúc làm việc, căn cứ vào email sẽ xác định được ai đúng, ai sai. Công việc phân chia cho các thành viên cũng phải đồng đều, có thời hạn cụ thể. Đối với thành viên không hợp tác hoặc không hoàn thành công việc, phải có biện pháp xử lí tức thời. Đừng vì vị nể mà xử lý thiếu công bằng, người không làm không thể được nhận số điểm ngang bằng với người làm nhiều việc. Điểm số là kết quả của quá trình làm việc được ghi nhận một cách trung thực tùy theo năng lực và trách nhiệm của các thành viên.

Vào đại học, các bạn sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ lúc ban đầu. Thành viên của lớp học thay đổi liên tục và một môn học có thể có nhiều sinh viên từ nhiều ngành và nhiều khóa khác nhau. Nếu nghĩ rằng chỉ có thể làm quen và chơi với các bạn cùng học chung trong nhiều năm thì nên thay đổi thói quen ấy, vì điều này khó

59TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 60: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

thực hiện khi học trong các lớp tín chỉ. Nên chủ động làm quen với các bạn mới, mở rộng các mối quan hệ, không nên chỉ dành sự quan tâm với một vài người mà bỏ cơ hội tìm hiểu những bạn khác.

Riêng đối với các bạn học ngôn ngữ thì sự năng động, mạnh dạn trong giao tiếp rất cần thiết. Rất nhiều tân sinh viên đã gặp vấn đề lớn trong giao tiếp tiếng Anh. Các bạn ngại nói, có thể do bạn chỉ chú trọng học ngữ pháp. Có thể là các bạn không có môi trường hay cơ hội được thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh. Vì vậy, sợ mình nói sai, nhút nhát không dám nói cũng là lí do khiến các bạn yếu kém kỹ năng nghe lẫn nói. Giao tiếp với giáo viên và các bạn trong lớp là cách hữu hiệu để cải thiện khả năng giao tiếp của mình.

Tận dụng tất cả những nguồn lực, trang thiết bị mà trường đã cung cấp để học tập hiệu quả. Giáo viên nào cũng có giờ trực tại văn phòng để tiếp sinh viên, hỗ trợ khi sinh viên muốn tìm hiểu thêm về bài học chưa đủ thời gian để giảng trên lớp, chỉ cần hẹn trước để giáo viên sắp xếp lịch gặp. Các trang thiết bị trong phòng học sẽ giúp bạn hoàn thành bài thuyết trình tốt hơn. Thư viện là một nguồn tư liệu tham khảo miễn phí rất hữu ích.

Trên là một vài kinh nghiệm tôi đã rút ra được trong hai năm đầu tiên học đại học. Hi vọng có thể giúp ích cho các bạn chuẩn bị vào đại học, các bạn đang theo học như tôi. Chúc các bạn thành công trong năm học mới.

Phạm Thị Thu An

60 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 61: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Là tân sinh viên trường Đại học Hoa Sen, chắc hẳn bạn lo lắng vì môi trường học còn quá mới mẻ trong khi bạn vẫn chưa biết cách học như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất? Thực ra đây là mối quan tâm hàng đầu của tất cả sinh viên, không chỉ riêng đối với các bạn. Tùy vào cá tính và cách học đã hình thành ở trường trung học mà mỗi sinh viên có giải pháp của riêng họ để giải quyết khó khăn và hòa nhập vào môi trường đại học. Với kinh nghiệm bốn năm học tại đại học Hoa Sen, theo tôi, cách tốt nhất để thích nghi trong môi trường năng động này là tính chủ động của chính bản thân bạn trong học tập cũng như các hoạt động xã hội.

Nguyễn Thị Thùy AnhẢnh: Do nhân vật cung cấp

TÍNHCHỦ ĐỘNGCỦAsINH vIêNHOa seN

61TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 62: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Làm thế nào để chủ động trong học tập? Việc làm này tuy rất đơn giản nhưng không phải ai cũng sẵn sàng thực hiện. Thứ nhất, là tích cực tham gia thảo luận, góp ý cho bài giảng trên lớp. Bạn nên chuẩn bị bài học của ngày hôm sau tại nhà bằng cách đọc trước tài liệu được trường cung cấp đầu mỗi khóa học và tìm thông tin có liên quan trên Internet. Sự chuẩn bị này sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm chung về bài học, ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện ra những vấn đề mà bản thân còn vướng mắc. Nhờ vậy, bạn có thể tham gia cũng như hiểu bài giảng dễ dàng hơn. Sau giờ học, đọc thêm tài liệu là việc nên làm. Các tài liệu này thường được đề cập trong đề cương môn học hay các gợi ý của giảng viên, cũng có thể là những thông tin trên mạng. Trong quá trình đọc và tìm kiếm tài liệu, tiếng Anh là một trong những công cụ hữu ích giúp bạn có thể tiếp cận với các thông tin đa dạng, được cập nhật liên tục. Đặc biệt ở Hoa Sen, các tài liệu học tập hầu hết đều được cập nhật và viết bằng tiếng Anh. Giao tiếp bằng tiếng Anh cũng có thể được sử dụng trên lớp. Vì thế, nếu bạn giỏi ngôn ngữ toàn cầu này thì bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công trong học tập cũng như trong tương lai. Thông qua chương trình trao đổi sinh viên và giao lưu văn hóa với các trường đối tác trên khắp năm châu, Hoa Sen luôn tạo cơ hội cho sinh viên luyện tập tiếng Anh. Vấn đề là chúng ta có tiếp nhận và tích cực sử dụng các cơ hội này hay không? Hãy tự tạo môi trường sử dụng tiếng Anh của riêng bạn bằng cách viết, giao tiếp, thảo luận với bạn bè và giảng viên. Siêng năng đọc sách báo tiếng Anh. Quan trọng nhất là đừng bao giờ có tâm lý “sợ sai” và ngại ngùng khi giao tiếp.

Thứ hai, hãy mạnh dạn hỏi giảng viên hay bạn bè những vấn đề bạn chưa hiểu. Không ai có thể biết tất cả, không hiểu hay chưa từng biết đến một vấn đề nào đó là việc rất đỗi bình thường. Chủ động đặt câu hỏi không những giúp bạn hiểu bài học sâu hơn mà còn giúp giảng viên tạo ra những tiết học thú vị hơn. Từ đó, bạn cũng có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giảng viên, với bạn cùng lớp. Để thành lập một nhóm, bạn hãy mạnh dạn làm việc với các bạn ở những ngành học khác nhau, bạn sẽ hiểu được nhiều điều thú vị từ tính cách, cách làm việc đến những khía cạnh khác trong cuộc sống

62 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 63: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

của các bạn ấy. Mở rộng mối quan hệ sẽ giúp ích cho công việc của bạn trong tương lai.

Nên chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội vì các hoạt động này sẽ giúp bạn học tốt hơn, đồng thời có những trải nghiệm quý giá trong cuộc sống. Không nên chỉ cặm cụi vào sách vở mà hãy đến với các câu lạc bộ hay các tổ chức trong và ngoài trường. Đó là nơi để bạn có thể áp dụng những bài học vào thực tế. Có thể chọn cho bản thân một tổ chức liên quan đến ngành học hoặc phù hợp với sở trường, đam mê của bạn. Ngoài ra, việc đi làm thêm cũng sẽ là những thử thách lý thú đối với bạn. Quá trình tiếp xúc và thực hiện công việc sẽ giúp bạn tìm được những việc bạn thực sự yêu thích và muốn làm. Từ đó, nếu cảm thấy đang sai lầm khi định hướng nghề nghiệp thì bãn vẫn còn đủ thời gian để thay đổi quyết định. Nếu bạn hài lòng với lựa chọn của mình, thì việc tham gia các hoạt động này sẽ giúp bạn cải thiện, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như có thêm kinh nghiệm nghề nghiệp.

Dù có nhiều cơ hội và được giúp đỡ nhưng nếu bạn không thực sự chủ động và nỗ lực thì bạn cũng rất khó thành công. Khi làm bất cứ việc gì, hãy cố gắng bằng hết khả năng và dũng cảm chấp nhận những sai sót, thất bại để rút ra những bài học để có thể từng bước cải thiện bản thân. Cuộc sống không dễ dàng đối với chúng ta, cho dù giàu, nghèo hay ở địa vị nào trong xã hội. Suy nghĩ tích cực là một phương pháp hữu hiệu để có thể đối mặt và vượt qua những khó khăn. , Hãy tự tin và chủ động làm những điều bạn lựa chọn vì đời người hữu hạn. Vì thế, chỉ có chính bản thân bạn mới giúp bạn được.

Để học tập tốt hơn ở đại học, cách duy nhất là chủ động và biến nó thành thói quen hằng ngày. Xin có đôi điều chia sẻ và hy vọng kinh nghiệm của tôi có thể giúp bạn thích nghi nhanh với Hoa Sen để có thể đạt những kết quả mong muốn.

Nguyễn Thị Thúy Anh

63TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH TỪ HOA SEN

Page 64: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Tôi hiện đang là sinh viên lớp TA101 ngành Tiếng Anh, Khoa Ngôn Ngữ và Văn Hoá Học. Có lẽ khác với đa số sinh viên, thay vì sợ hãi, lo lắng với chuyến đi xa nhà lần đầu tiên thì tôi lại mong chờ đến ngày được lên máy bay. Tôi háo hức với việc tự lập sống xa nhà, tự làm mọi thứ mà không có sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè. Dù đôi lúc có gặp khó khăn nhưng tôi lại cảm thấy thích thú với những khó khăn đó. Nó giúp tôi có thêm kinh nghiệm và trưởng thành hơn rất nhiều.

Ghent - East Flanders - BelgiumẢnh do tác giả cung cấp

TRẢI NGHIỆM QUỐC TẾ VỚI CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI SINH VIÊN TẠI ARTEVELDEHOGESCHOOL (ARTEVELDE UNIVERSITY COLLEGE GHENT)

64 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 65: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Trong sáu tháng sinh sống và học tập tại Ghent, tôi đã chứng kiến sự thay đổi của thời tiết, từ mùa đông lạnh, tuyết rơi có khi đến -2 độ chuyển dần đến mùa hè nắng ấm áp 24 độ. Điều làm tôi ấn tượng là kiến trúc và phong cảnh ở Ghent, cổ kính xen lẫn hiện đại. Khác với thủ đô Brussels, hay thành phố Antwerpen, nhịp sống ở Ghent không vội vã, ồn ào mà lại nhẹ nhàng và yên bình. Ngoài những nơi nhộn nhịp như quảng trường Korenmarkt, con đường mua sắm Veldastraat, bạn cũng có thể thả mình vào sự êm đềm khi ngắm nhìn con sông chảy qua thành phố. Người dân nơi đây rất thân thiện. Một đặc điểm của người dân ở Bỉ là họ sẽ cố gắng không can thiệp vào công việc của người khác. Tuy nhiên nếu bạn cần giúp đỡ, bạn cứ nói với họ, họ sẽ hỗ trợ bạn hết sức có thể.

Điều đầu tiên tôi ấn tượng khi học tại Artevelde là trường khá lớn và rộng với cơ sở vật chất tiện nghi, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và thư giãn. Khi tiếp xúc với môi trường học tập mới, với những sinh viên đến từ những nước khác nhau với nền văn hoá khác nhau, đó là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ và thú vị. Các bạn sinh viên đều thân thiện, vui vẻ. Một số sinh viên trao đổi đã học ở học kì đầu tiên, các bạn ấy rất nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ những sinh viên mới trong cuộc sống xa nhà cũng như trong học tập. Các giảng viên rất gần gũi và tạo điều kiện cho sinh viên học tập sáng tạo. Ví dụ như trong môn Business English 2B, vào cuối kì, mỗi sinh viên phải làm một portfolio để tổng hợp tất cả những bài tập cũng như viết một số cảm nhận về sự cải thiện về tiếng Anh của mình. Mặc dù giáo viên đã giới thiệu cách trình bày mẫu nhưng vẫn khuyến khích sinh viên sáng tạo cách bố trí sắp xếp mới mẻ, theo ý mình. Ngoài ra, khi thuyết trình, sinh viên có thể sử dụng bất kì phần mềm, chương trình nào mà không bắt buộc phải là Powerpoint để minh hoạ cho bài nói của mình. Đối với môn EU in the Media, giáo viên tạo điều kiện cho sinh viên tham quan trực tiếp The EU Commission để biết được quy trình làm việc của uỷ ban này khi có sự kiện, hội nghị... Khi gặp khó khăn, sinh viên có thể liên hệ với giáo viên qua email để họ giúp đỡ và thường là được trả lời rất nhanh. Nếu cần thiết, sinh viên có thể gặp riêng với giáo viên tại trường. Artevelde có một dãy phòng dành cho giáo viên và sinh

Artevelde Unvesity - BelgiumẢnh do tác giả cung cấp

65SINH VIÊN HOA SEN VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM QUỐC TẾ

Page 66: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

viên trao đổi riêng với nhau khi cần thiết. Đây cũng là một trong những điểm ấn tượng của tôi đối với ngôi trường này.

Chương trình học căn bản giống với Hoa Sen tuy nhiên cách giảng dạy tại Artevelde cho sinh viên có nhiều cơ hội để thực hành, cũng như cung cấp thêm nhiều ví dụ minh hoạ sinh động hơn để sinh viên hiểu, nắm bài và nhớ kiến thức sâu hơn. Vốn không thích những môn thiên về marketing từ trước, nhưng tôi lại rất thích học môn Intergrated Marketing (Communication Part) vì giáo viên giảng đến phần nào sẽ đưa ra nhiều quảng cáo, poster… minh hoạ cho phần đó khiến tiết học sinh động và thú vị, dễ nhớ hơn so với lý thuyết khô khan. Là một đất nước

có 3 ngôn ngữ chính thức là Hà Lan, Pháp và Đức, ngoài những lớp tiếng Anh cho sinh viên quốc tế, trường còn giảng dạy thêm tiếng Pháp và tiếng Hà Lan. Tuy không kịp đăng kí học tiếng Hà Lan, nhưng với lớp tiếng Pháp, tôi đã cải thiện đáng kể việc sử dụng ngôn ngữ này. Một điều cũng khá khó khăn đối với sinh viên quốc tế nếu bạn muốn đi làm thêm, bạn phải thành thạo một trong hai tiếng Hà Lan, hoặc Pháp. Nếu bạn chỉ biết tiếng Anh thì khả năng có việc làm phù hợp khá thấp.

Với các bạn sinh viên trong lớp Business English 2BẢnh do tác giả cung cấp

66 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 67: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Ngoài việc học tập, tôi còn có cơ hội tham quan một số nước trong khối EU. Việc học tập và sinh sống ở Bỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giữa các nước khác trong khối EU mà không cần Visa. Tôi có cơ hội chiêm ngưỡng sự lãng mạn của kinh đô ánh sáng Paris, nét độc đáo trong kiến trúc của Barcelona hay niềm tự hào của Ý – tháp nghiêng Pisa... Mỗi nước, mỗi chuyến đi là một trải nghiệm mới. Tôi được tham quan những cảnh đẹp, tiếp xúc với những nền văn hoá, ẩm thực khác nhau.

Tham gia chương trình trao đổi sinh viên đã đem lại cho tôi nhiều hơn những gì tôi nghĩ. Chương trình đã giúp tôi có cơ hội nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh, thử thách bản thân trong môi trường học tập mới, mở rộng những mối quan hệ cũng như biết tự lập hơn trong cuộc sống của mình. Càng đi nhiều tôi càng được mở rộng tầm mắt và năng cao vốn kiến thức của mình. Nhân đây, tôi xin cám ơn Đại Học Hoa Sen vì đã tổ chức chương trình trao đổi sinh viên, là một chương trình rất bổ ích và thú vị dành cho tất cả các sinh viên có ham muốn học hỏi và thử thách bản thân.

Phạm Trần Thanh Phương

Tháp Eiffel – Paris – PhápẢnh do tác giả cung cấp

Amsterdam – Hà LanẢnh do tác giả cung cấp

Antomium – Brussels – BỉẢnh do tác giả cung cấp

67SINH VIÊN HOA SEN VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM QUỐC TẾ

Page 68: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

gIớI THIệU CUộC THI và CáC THàNH vIêN THam gIa

Vượt qua hơn 160 đội từ các 34 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, 2 đội Việt Nam là Muscot – Đại học Hoa Sen và đội Vietgreen – Đại học Ngoại Thương đã lọt vào bán kết cuộc thi PolyU innovation & entrepre-neurship Global student challenge (Sáng tạo và tinh thần kinh doanh dành cho sinh viên toàn cầu), gọi tắt GSC, do đại học Bách khoa Hồng Kông – Hong Kong Polytechnic University tổ chức. Cuộc thi GSC là một cuộc thi về ý tưởng sáng tạo và thiết lập kế hoạch kinh doanh dành cho các đối tượng học sinh trung

học và sinh viên đại học đến từ khắp nơi trên thế giới. Để được chọn vào vòng bán kết diễn ra tại Hồng Kông, các sinh viên phải có một ý tưởng kinh doanh sáng tạo độc đáo cùng với một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Những sản phẩm và dịch vụ dự thi phải mang tính sáng tạo đột phá theo các chủ đề về: sức khoẻ, lối sống, môi trường và sự bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Năm 2013, Ban tổ chức cuộc thi - PolyU đã nhận được bài thi của 228 đội từ 34 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dựa trên các tiêu chí đã được qui định về chủ đề, sản phẩm dich vụ, nội dung kế hoạch, Ban tổ chức sẽ chọn ra 30 đội học sinh trường trung học và 30 đội sinh viên trường đại học có bài viết sáng tạo kinh doanh và kế hoạch tốt nhất để tham gia tiếp vào vòng chung kết cuộc thi được tổ chức tại Hong Kong.

MUSCOT VÀ CUỘC THI “SINH VIÊN TOÀN CẦU VỀ SÁNG TẠO VÀ TINH THẦN KINH DOANH TẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HONG KONG

Đội Muscot tại vòng thi bán kết tại ĐH Bách khoa Hongkong - Ảnh: Muscot cung cấp

68 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 69: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

sảN PHẩm dự THI Của độI mUsCOT - đạI HỌC HOa seN

Muscot tham dự cuộc thi với sản phẩm mang nhãn hiệu Choap Choap, là một dạng thức ăn nhẹ được coi như snack food nhưng khác với snack food đang xuất hiện trên thị trường Việt Nam hiện nay. Choap Choap là sản phẩm sạch từ trồng trọt đến sản xuất. Nhờ thành phần chính là nấm bào ngư trắng và được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nên Choap Choap vẫn giữ được các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, phù hợp cho người ăn kiêng như: Proteine, Vitamin B, D2, v.v…

mUsCOT đượC THàNH lậP vớI:

Thành viên thứ 1, Lâm Vạn Lập – sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Với đam mê tìm kiếm, chế tạo sản phẩm mới nhằm giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi ở vùng nông thôn, Lập đã tự tìm đến các trại nấm và các trung tâm nghiên cứu của các trường Đại Học để tìm hiểu cách thức trồng trọt cũng như cách chế biến sản phẩm có nguồn gốc từ nấm. Từ niềm đam mê học hỏi và tính sáng tạo trong các sản phẩm được làm từ nấm, Lập đạt giải nhì trong cuộc thi ý tưởng kinh doanh “Hành trình không ngừng bước tới”. Đến tháng 9/2012 Lập tiếp tục với sản phẩm mới Choap Choap và quyết định tham gia cuộc thi PolyU GSC. Biết cuộc thi PolyU GSC không

chỉ dừng ở ý tưởng sáng tạo mà còn đòi hỏi một kế hoạch kinh doanh chi tiết từ tổ chức công việc đến thực hiện, Lập đã tìm đến 2 thành viên còn lại để cùng nhau đảm nhiệm công việc và hoàn thành các khâu trong kế hoạch kinh doanh sản xuất sản phẩm Choap Choap.

Hiện tại, Lập đang làm đại diện thương mại cho công ty Jing Dian tại Việt Nam, và dự định theo đuổi chương trình Cử nhân Kinh doanh Quốc tế (chương trình hợp tác giữa ĐH Hoa Sen và ĐH Paris-Est Cre’teil , Cộng Hoà Pháp). Vì theo Lập, chương trình này sẽ cho bạn nhiều kiến thức và trải nghiệm về môi trường kinh doanh quốc tế.

Thành viên thứ 2, Phan Vũ Thiên Châu, sinh viên năm cuối ngành Quản trị Kinh Doanh. Sau khi theo học các môn chuyên ngành về market-ing, Thiên Châu đã có vốn kiến thức nhất định để đóng góp vào kế hoạch marketing và truyền thông của dự án.

69SINH VIÊN HOA SEN VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM QUỐC TẾ

Page 70: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Bên cạnh đó, với thế mạnh về Anh văn, Thiên Châu còn phụ trách trình bày và chỉnh sửa bản kế hoạch cho hoàn thiện hơn. Sau khi thực tập tốt nghiệp tại công ty dịch vụ truyền thông T&A Ogilvy, Thiên Châu tiếp tục làm việc tại công ty với mảng truyền thông online. Mục tiêu sắp tới của bạn là học hỏi và đúc kết kinh nghiệm cũng như trau dồi kiến thức trong lĩnh vực Marketing , đồng thời theo đuổi chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh trong tương lai.

Thành viên thứ 3, Phạm Thị Bảo Châu – sinh viên năm cuối ngành Tài chính ngân hàng. Với óc tổ chức và sắp xếp công việc hiệu quả, Bảo Châu đảm nhiệm vai trò Leader của đội và khâu thiết lập kế hoạch tài chính cho Choap Choap.

Sau khi thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng ANZ và hoàn thành chương trình trao đổi sinh viên tại Châu Âu, Bảo Châu có kế hoạch phát triển và nâng cao chuyên môn, kỹ năng của mình, đồng thời theo đuổi chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh trong tương lai. Bạn mong muốn được làm việc và thử thách ở những môi trường đa quốc gia, chuyên nghiệp và sáng tạo.

CHIa sẻ Của mUsCOT về QUá TRÌNH THam gIa CUộC THI

Từ khi được phòng Hỗ trợ sinh viên của trường cung cấp thông tin, nhóm bắt tay vào hoạch định chiến lược và phân chia công việc cho từng thành viên. Để hoàn thiện kế hoạch kinh doanh trong một thời gian ngắn, các thành viên phải làm việc rất tích cực. Một mặt phải hoàn tất các bài tập và kiểm tra học kỳ, mặt khác phải lên kế hoạch cho việc nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm mẫu. Để biến ý tưởng thành sản phẩm hoàn chỉnh, Muscot phải đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu từ quy trình sản xuất đến chế biến và thực nghiệm. Các công việc mà nhóm phải làm là: tìm kiếm, chọn mua nguyên liệu có chất lượng, liên hệ chế biến thử nghiệm sản phẩm, tu chỉnh sản phẩm, thiết kế, đóng gói bao bì,… Sau đó, bắt tay hoàn thành việc viết kế hoạch và tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do các thành viên đều chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, nên Muscot đã gặp không ít khó khăn, phải tham vấn và nhờ thầy cô cũng như các chuyên gia trong ngành chỉ dẫn.

Vòng bán kết của cuộc thi được tổ chức tại Đại học PolyU với sự tham gia của 60 đội (30 đội học sinh trường trung học và 30 đội sinh viên trường đại học) đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy không may mắn lọt vào Top 6 các đội thi Chung kết nhưng Muscot đã gây ấn tượng với Ban Giám khảo và bạn bè quốc tế với bản Kế hoạch chi tiết cùng với sản phẩm Choap Choap.

70 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 71: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Trong vòng thi bán kết, Muscot khá ấn tượng với ý tưởng kinh doanh của đội đến từ Học Viện kỹ thuật Madras (Ấn Độ), với công nghệ xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp ở các khu ổ chuột.

Kết thúc cuộc thi Chung kết, giải nhất thuộc về đội Kaizen - Đại Học Dhaka, Bangladesh, với sản phẩm độc đáo, đó là băng vệ sinh giá cả thấp dành cho công nhân nữ, một sản phẩm làm từ sợi tre địa phương và thân thiện môi trường , nhóm nghiên cứu mong muốn sản phẩm này sẽ chăm sóc tốt sức khoẻ cho lực lượng lao động nữ, phụ nữ ở nước họ.

Cuộc thi đã đem đến cho Muscot cơ hội được làm quen và học hỏi những người bạn quốc tế tuyệt vời. Đó là những sinh viên năng động, sáng tạo, luôn ấp ủ các ý tưởng, mục tiêu to lớn, mong muốn thay đổi thế giới cũng như phát triển cộng đồng xã hội xung quanh mình. Tuy cuộc thi đã khép lại nhưng phần thưởng không dành riêng cho đội chiến thắng mà cho tất cả các đội tham dự.

mộT số HÌNH ảNH Của mUsCOT TạI POlyU HONg KONg

Trong buổi thuyết trình kế hoạch kinh doanhẢnh: Muscot cung cấp

Cùng các bạn quốc tế tại buổi Gala tổ chức ở Khách sạn Mira Hongkong - Ảnh: Muscot cung cấp

Tham quan và vui chơi ở Ocean ParkẢnh: Muscot cung cấp

71SINH VIÊN HOA SEN VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM QUỐC TẾ

Page 72: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Lễ, với tất cả những biểu hiện đa dạng của nó, đã hiện diện mặc nhiên hay minh nhiên trong mọi sinh hoạt cá nhân và xã hội. Do vậy, tìm hiểu một lần nữa về Lễ để cho thấy sau cái danh từ cổ điển kia có những nội hàm vừa vĩnh cửu vừa thời sự.

Trước tiên, Lễ là luật lệ, là phép tắc. Khổng Tử gọi luật của tạo hóa là Lễ (và luật nhân tạo là Pháp). Nói rộng ra, Lễ là 1/ tập hợp các định luật tự nhiên chi phối cuộc tồn tại của vạn vật, và 2/ Lễ là nghi lễ, là tất cả các bổn phận con người đối với trời đất, tổ tiên xét như những hữu thể đã trở nên linh thiêng và có những quyền lực siêu nhiên sau khi họ qua đời. Đây có thể là những hàm nghĩa rộng nhất, tiên khởi nhất của khái niệm Lễ.

Tuân theo luật tự nhiên là tuân theo Lễ. “Thuận thiên giả tồn”, nôm na là tuân theo qui luật tự nhiên thì tồn tại . Nếu làm trái tự nhiên, “nghịch thiên giả vong”, thì chết. Tuân theo qui luật tự nhiên, làm theo lễ trước hết là để tồn tại. Ngay cả Thượng đế cũng không thể vi phạm tính bất biến của tự nhiên.

Nói đến Lễ là nói đến những qui luật và sự phục tùng của con người.

Trong cái nghĩa nguyên thủy này, lễ được thể hiện trong các nghi lễ tôn thờ, cầu xin thần thánh để được mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, những nghi lễ tôn giáo.

Dịch giả Mai Sơn

72 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 73: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Là những người từ trong sâu xa có tâm thức tôn trọng Lễ theo nghĩa này, thể hiện qua rất nhiều lễ hội diễn ra quanh năm khắp mọi miền đất nước, dân tộc Việt Nam đã bảo lưu cho mình tính khoan dung tôn giáo qua bao thăng trầm lịch sử, và đó đã là một giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, dần dà khi bước vào thời hiện đại, giá trị đó ngày càng mai một, tinh thần lễ hội đã bị biến tướng quái dị, sặc mùi mê tín dị đoan. Trước, chúng ta tôn thờ, sùng mộ thần thánh môt cách thuần thành, kính cẩn; nay chúng ta xem thần thánh là cái gì “gần gũi” có thể xin xỏ phước lộc, thậm chí có thể mua chuộc được bằng vật chất, tiền bạc.

Nếu phạm trù lễ nói trên cực kỳ trừu tượng và siêu hình và chỉ có thể nhận ra nơi những cá nhân siêu hạng (chẳng hạn, các bậc quân vương tiến hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an; các chức sắc tôn giáo, tín ngưỡng thường xuyên chủ trì các buổi lễ hiệp thông với Thượng đế, với thần linh) hoặc trong những hành động tập thể (những cuộc hành hương đông đảo người tín mộ) thì có một phạm trù Lễ cụ thể hơn nơi mỗi con người. Đó là khi, từ bình diện tự nhiên, Lễ đi vào bình diện cá nhân cụ thể để chi phối mọi sinh hoạt của con người, chủ yếu là sinh hoạt đạo đức. Ở đây Lễ chính là lễ nghĩa.

Trong nghĩa này, dù khác nhau về không gian, thời gian, hễ đã là con người thì phải tôn trọng những luật đạo đức tự nhiên. Và để thực hiện việc đó, trời đã phú cho mỗi người một lương tâm để đánh giá và đi đến tôn trọng những giá trị phổ quát của nhân loại, như: phẩm giá con người, hạnh phúc gia đình, tình bạn, tình thương giữa những người thân yêu ruột thịt, tình yêu tổ quốc, hòa bình, khoan dung, sự công bằng, sự chính trực. Có được một lương tâm khoáng đạt như vậy ta có thể tự tin nói rằng ta là công dân của thế giới loài người, vượt ra khỏi những biên thùy quốc gia, chủng tộc, lịch sử.

Phần đông chúng ta không sở hữu được tinh thần Lễ này. Và một lần nữa, tựa như cái Lễ của những tâm thức siêu việt, ta chỉ tìm thấy Lễ theo nghĩa này nơi những trí tuệ và tâm hồn vĩ đại. Họ tôn thờ và không ngừng đấu tranh cho những giá trị trần thế không thua kém gì các bậc chân tu tôn thờ những giá trị siêu nhiên. Thế giới này có

73GÓC TƯ DUY

Page 74: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

thể đã trở thành một nơi tồi tệ hơn và khó sống hơn nếu không có công cuộc “hành lễ” của những cá nhân như Aristotle (384-322 BC), triết gia Hy-lạp cổ đại, được Unesco vinh danh là vĩ nhân năm 1978; His Holiness Pope John Paul II (1920- 2005), đức Giáo hoàng, người Ba-lan (Unesco, năm 1980); Jawaharlal Nehru (1889-1964), nhà vận động hòa bình, cố Thủ tướng Ấn Độ (Unesco, 1989); Khổng Phu Tử (551-475 BC), triết gia Trung Hoa cổ đại (Unesco, 1995); Mẹ Teresa (Albania, 1910 – 1997, Giải Nobel Hòa Bình 1979), vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), là vị vua thứ ba của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.

Đã rời bỏ cõi siêu hình để đặt chân vào cõi người ta nhưng phạm trù lễ ở đây vẫn còn quá rộng và trừu tượng. Do đó mà ta chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay những tấm gương sáng chói của sự thực hành tuyệt vời cái Lễ ở tầm mức nhân loại. Đó là những đỉnh cao lý tưởng của phẩm giá con người. Ta chỉ còn biết ngước nhìn ngưỡng mộ. Nhưng may mắn và hạnh phúc cho ai biết ngước nhìn, và dấy lên trong lòng niềm ngưỡng mộ như thế.

Vì từ trên những đỉnh cao đó, Lễ sẽ rọi xuống nguồn ánh sáng - giống như nguồn sáng sự Thiện tuyệt đối (le Bien absolu) trong học thuyết lý tưởng của Plato - cho việc thực hành Lễ của mỗi cá nhân.

Đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt đó trước hết là những người có tài có đức, biết hy sinh lợi ích của cộng đồng, của tập thể. Ta tìm thấy những nhân cách xuất sắc đó trong mọi tổ chức xã hội, từ một ngôi làng nhỏ bé đến một đô thị, một quốc gia với hàng trăm triệu người. Họ là những chính trị gia sáng suốt, hết lòng vì nước, vì dân; những nhà giáo dục với những viễn kiến vừa sâu xa vừa thực tế; những nhà hoạt động không mệt mỏi cho những tiến bộ và công bằng xã hội; những nhà chuyên môn đem tài năng và kiến thức của mình cống hiến cho đời. Tất cả sự thực hành Lễ của họ khiến cho Lễ từ rất lâu đã đồng nghĩa với những thiết chế xã hội mang những tên gọi khác nhau tùy theo lĩnh vực mà họ dấn thân vào. Và những thiết chế đúng thật đó chỉ có mục đích là đem lại hạnh phúc, lợi ích, hòa thuận nhiều hơn cho nhiều người, nói theo ngôn ngữ của triết gia Anh Jeremy Bentham.

74 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 75: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Một lần nữa, từ những nhân cách lớn lao và những trật tự tốt đẹp này, Lễ lại trở thành một nguồn sáng “rạng ngời mà không chói lóa”, nghĩa là gần gũi và dễ dàng cho những người bình thường như chúng ta tiếp đón. Không đủ tài ba và đức hạnh để làm những việc lớn lao cho nhiều người, nhưng nhờ tắm trong ánh sáng này, ta thấy mình trở nên tao nhã hơn (có thể gọi đây là ánh sáng tẩy trần được không?) trong đối nhân xử thế hàng ngày. Ta trở nên một người có Lễ, một người đàng hoàng tử tế, với chỉ vài người chung quanh, trong gia đình, thân hữu, trong sở làm, trong những lần tình cờ gặp gỡ, tiếp xúc.

Vấn đề là nguồn ánh sáng Lễ trần thế này có đủ bất tận để gây hứng khởi thực hành cho nhiều người chưa hay chỉ là nguồn sáng yếu ớt, chóng tàn vì anh hùng hào kiệt ngày càng hiếm hoi như lá mùa thu? Ngược lại, những người bình thường trong chúng ta có nhu cầu tẩy trần để trở nên sạch đẹp hơn trong các mối quan hệ cá nhân hàng ngày không?

Những câu hỏi có vẻ quá tu từ. Thực tế là ở mọi không gian và thời gian, sự thực hành Lễ kiểu này đã đủ nhiều và phong phú để Lễ đồng nghĩa với phong tục, tập quán hay nói đúng hơn là tất cả những gì gọi là thuần phong mỹ tục.

Lễ là chiều kích tâm thức “đối ngoại” của con người trước mọi điều lệnh hay qui tắc phổ biến của trời đất và nhân sinh. Trong khi tuân phục, ta cảm thấy mình được nâng cao lên.

75GÓC TƯ DUY

Page 76: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

Trong bảy giá trị cốt lõi mà giảng viên và sinh viên Đại học Hoa Sen theo đuổi thì tinh thần hiếu học hiếu tri được xếp hàng đầu: “Đại học Hoa Sen nuôi dưỡng tinh thần khát khao học hỏi, khát khao hiểu biết, coi trọng tri thức và tôn trọng chân lý”. Khát khao học hỏi trong biển học mênh mông, có lẽ là ước muốn của hầu hết mọi người một khi họ nhận thức là mình có khả năng hiểu biết thêm nhiều điều trên thế giới thông qua việc học.

Trẻ em mới vào lớp 1 đã được thầy cô truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cách học, không ngoài mục đích mở mang trí tuệ. Người sinh viên vào đại học cũng tiếp tục nuôi dưỡng lòng ham học hỏi. Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt của đại học trong lãnh vực hiếu tri? Tôi nghĩ đó là hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong môi trường đại học, chúng ta đều hiểu và đồng ý rằng giảng viên đại học có hai nhiệm vụ quan trọng tương đương nhau là giảng dạy (truyển đạt kiến thức) và nghiên cứu. Nhân đọc bản dịch quyển “Ý niệm đại học” của Karl Jaspers do Ban Tu Thư của trường Đại học Hoa Sen mới xuất bản năm 2013,

BÀN LUẬN VỀ TINH THẦN HIẾU HỌC, HIẾU TRI VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TS.Thái Thị Ngọc DưTrưởng phòng Nghiên cứu khoa học, ĐH Hoa Sen

76 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 77: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

tôi bắt gặp mấy câu nói về “hiếu tri” và “nghiên cứu” như sau: “Bên trong đời sống đại học, thầy và trò được thúc đấy bằng một động cơ duy nhất, lòng hiếu tri nguyên thủy của con người” (trang 47). “Được thấm nhuần bởi ý niệm đại học là một phần của lối sống. Đó là ý chí nghiên cứu và tìm kiếm không giới hạn, cho phép lí trí phát triển không hạn chế , có một đầu óc cởi mở, không để điều gì không bị chất vấn, duy trì chân lý một cách vô điều kiện, tuy vẫn thừa nhận sự hiểm nghèo của sự dám biết” (trang 81). Suy cho cùng, các đại học thời nay cũng đi theo đường hướng đó.

Đối với giảng viên đại học, khi quyết định dấn thân vào sự nghiệp học thuật đặc thù này, giảng viên hiểu rằng mình phải đáp ứng nhiều yêu cầu để có thể hoàn thành sứ mạng. Muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên một cách hiệu quả, giảng viên cần có kiến thức sâu rộng và cập nhật về chuyên môn mà mình phụ trách. Đó là điều cần nhưng chưa đủ. Giảng viên lại phải tìm hiểu và nghiên cứu những phương thức truyền đạt kiến thức sao cho rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với đối tượng sinh viên, diễn đạt những chân lý khoa học một cách giản dị nhất để sinh viên dễ dàng tiếp thu những kiến thức cốt lõi của môn học. Làm được điều này không dễ. Giảng viên phải kinh qua một quá trình tích lũy kinh nghiệm giảng dạy kết hợp với những thành quả nghiên cứu trong nhiều năm hoạt động khoa học, lúc đó giảng viên mới thấy tự tin hơn khi trình bày bài giảng hoặc khi thảo luận với sinh viên. Thời trẻ, khi mới bắt đầu dạy đại học, tôi có dịp hỏi kinh nghiệm giảng dạy của một vị giáo sư cao niên, vị ấy nói rằng càng có kinh nghiệm giảng dạy thì càng nói ít hơn nhưng nói những điều căn bản hơn. Đối chiếu lại với mình, quả thực là khi mới vào nghề, tôi có xu hướng trình bày cho sinh viên thật nhiều thông tin, kiến thức mà mình thu thập được, nhưng đôi khi không nêu được những điều chính yếu, cơ bản. Chỉ sau một thời gian nghiền ngẫm, được bổ sung bằng những kết quả nghiên cứu, mình mới chắt lọc được trong mớ kiến thức ngồn ngộn đó những điều cốt lõi cần truyển đạt và thảo luận với sinh viên. Tôi cho rằng công việc của giảng viên đại học nặng nề hơn công việc của một nghiên cứu viên. Nghiên cứu viên có thể không cần rèn luyện kỹ năng dạy học, nhưng giảng viên lại không thể không thực hành nghiên cứu. Thế là thời gian của giảng viên phải phân chia giữa việc dạy học với tất cả những yêu cầu vừa có tính

77GÓC TƯ DUY

Page 78: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

hàn lâm vừa có tính thực tiễn của nó và việc nghiên cứu vốn là một công việc đòi hỏi sự tập trung suy nghĩ của trí tuệ và tiêu tốn nhiều thời gian để thực hiện. Có ngành chỉ cần nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, trong thư viện hoặc làm việc với máy tính, nhưng nhiều ngành lại đòi hỏi người nghiên cứu phải đi thực địa, tiếp xúc với cộng đồng, đi đến những địa bàn xa xôi. Giảng viên phải giải quyết bài toán thời gian, cân đối giữa thời gian dành cho việc dạy và cho nghiên cứu. Vẫn biết rằng phần thưởng tinh thần mà kết quả nghiên cứu đem lại cho người nghiên cứu là một niềm hạnh phúc lâu bền do tinh thần hiếu tri được thỏa mãn phần nào, nhưng không phải giảng viên nào cũng có điều kiện để kiên định con đường nghiên cứu đầy chông gai.

Tại Đại học Hoa Sen, nhiều giảng viên đã khắc phục những căng thẳng về thời gian để tiến hành nghiên cứu song song với việc giảng dạỵ. Để có thế mạnh về nghiên cứu, một trường đại học cần có nhiều thời gian, phải tính đến hàng chục năm. Hoa Sen mới trở thành đại học chỉ từ năm 2006, là một đại học rất trẻ, nếu Hoa Sen chưa phải là một đại học mạnh về nghiên cứu thì cũng hoàn toàn dễ hiểu. Điều quan trọng là với tinh thần hiếu học, hiếu tri, lãnh đạo các cấp của Hoa Sen đã có chiến lược xây dựng văn hóa nghiên cứu trong giảng viên của khoa, bộ môn. Một số giảng viên, trong đó có nhiều người trẻ, đã có những bài báo khoa học được công bố trên các báo khoa học quốc tế. Số giảng viên được mời báo cáo tại các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế gia tăng trong những năm gần đây. Hoạt động học thuật diễn ra đều đặn ở các bộ môn, đã xây dựng được những nhóm nghiên cứu, với sự hướng dẫn của các giảng viên đầu đàn. Hoa Sen rất coi trọng mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, vì nghiên cứu xuyên quốc gia sẽ giúp Hoa Sen hội nhập với những trào lưu nghiên cứu tiên tiến trên thế giới. Sinh viên Hoa Sen được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học. Đây là một môi trường giúp sinh viên rèn luyện khả năng tư duy , tìm tòi cái mới, phát triển tính sáng tạo đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa giảng viên hướng dẫn và sinh viên.

Ước mong ngày càng có nhiều giảng viên Hoa Sen tham gia nghiên cứu, phát huy tinh thần sáng tạo và Hoa Sen sẽ xây dựng được nhiều chương trình nghiên cứu có giá trị học thuật ngang tầm quốc tế.

78 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013

Page 79: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

www.hoasen.edu.vn

“Bài ca Hoa Sen” được nhạc sĩ Trần Xuân Tiến sáng tác năm 2011, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trường. Nhạc sĩ là phụ huynh sinh viên Trần Xuân Khánh (2004- 2007, ngành CNTT), hiện đang làm việc tại IBM Việt Nam

Page 80: Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

08, Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM ĐT: 1900 1278 ext 11209 - 11283 Email: [email protected]

www.hoasen.edu.vn