Âm nhẠc vhn

7
1 NHC & NGƯỜI VÕ HIẾU NGHĨA t chu t ky niê m vơ i Ban nhạc đàn dây Tôi đang mê man với bn nhạc L’ITALIANO” sáng tác của Toto Cutugno, được hp ca và hòa tu bi ban ca nhc THE GYPSY QUEENS. Ging ca khàn khàn mà tht quyến rũ cùng với bn nhc tht hay, khiến tôi bàng hoàng nguyên cngày tri. Ban nhạc này được kết thành tmi một thành viên khá ưu tú, và hơi bụi bi, kđông, người tây. The Queens được to thành gm ca sĩ Ý Didier Casnati, tay trng Mexico Manuel Polin, guitar Na Uy Anders Klunderud, nghsaxophone người MJay Metcalfe, và Jason King tay chơi Bass xuất sc tKent. Tt cnhững người này đã gặp nhau trong khi chơi nhạc cca htrên đường ph. Bn có thxem t: The Gypsy Queens - L'Italiano (Toto Cutugno) Vi ging nha nha hp dn https://www.youtube.com/watch?v=T2H5D58kAd0 The Gypsy Queens - L'Americano https://www.youtube.com/watch?v=rJF0_4CtZf8 Ban nhc THE GYPSY QUEENS khiến tôi nhtrli knim gần 50 năm về trước, vban nhạc đàn dây của chúng tôi.

Upload: vo-nghia

Post on 29-Nov-2014

198 views

Category:

Social Media


2 download

DESCRIPTION

Cuộc đời âm nhạc của Võ Hiếu Nghĩa

TRANSCRIPT

Page 1: ÂM NHẠC VHN

1

NHẠC & NGƯỜI VÕ HIẾU NGHĨA

Môt chut ky niêm vơi Ban nhạc đàn dây Tôi đang mê man với bản nhạc L’ITALIANO” sáng tác của Toto Cutugno,

được hợp ca và hòa tấu bởi ban ca nhạc THE GYPSY QUEENS. Giọng ca khàn

khàn mà thật quyến rũ cùng với bản nhạc thật hay, khiến tôi bàng hoàng nguyên cả

ngày trời. Ban nhạc này được kết thành từ mỗi một thành viên khá ưu tú, và hơi bụi

bụi, kẻ đông, người tây. The Queens được tạo thành gồm ca sĩ Ý Didier Casnati,

tay trống Mexico Manuel Polin, guitar Na Uy Anders Klunderud, nghệ sĩ

saxophone người Mỹ Jay Metcalfe, và Jason King tay chơi Bass xuất sắc từ Kent.

Tất cả những người này đã gặp nhau trong khi chơi nhạc cụ của họ trên đường phố.

Bạn có thể xem từ :

The Gypsy Queens - L'Italiano (Toto Cutugno) – Với giọng nhừa nhựa hấp dẫn

https://www.youtube.com/watch?v=T2H5D58kAd0

The Gypsy Queens - L'Americano

https://www.youtube.com/watch?v=rJF0_4CtZf8

Ban nhạc THE GYPSY QUEENS khiến tôi nhớ trở lại kỷ niệm gần 50 năm về

trước, về ban nhạc đàn dây của chúng tôi.

Page 2: ÂM NHẠC VHN

2

.

VỀ BAN NHẠC ĐÀN DÂY & “FLOTS DU DANUBE”

ủ 4 anh em : Trầ

-mando - -

ữ ca sĩ Ngọ ớ

) .

(Chưa đổ

-Ivanovici.

-

.

Toulouse, Ngô

Đình Chiến

- ợ California - , Dương

Quang Định , sau

Reims, và Võ Hiếu Nghĩa

.

Danube waves

Page 3: ÂM NHẠC VHN

3

.

:

http://www.youtube.com/watch?v=O8VEYd-z1c4&feature=youtu.be

Danube Waves - nươ & Thanh Lan & VHN

ÂM NHẠC VIỆN SAIGON & BẢN NHẠC “KỶ NIỆM”

Trường ÂM NHẠC VIỆN SAIGON hay còn được gọi là

CONSERVATOIRE DE SAIGON, được mở vào năm 1956.

Được khai giảng vào khoảng năm 1956. Hồ sơ thành lập từ 1955, tổ chức thi

nhập học năm đầu tiên vào năm 1956, tại một trường cơ khí mượn tạm, ở góc

đường Pierre (Phạm Đăng Hưng ?) và đường Richaud (Phan Đình Phùng- Nguyễn

Đình Chiểu), bên phải là nhà thờ Francisco Xavier, chéo trái là Đài phát thanh

Saigon.

Bạn thân tôi là TQ John ứng thí Mandoline, và tôi thì về Piano và Harmonie

(hòa âm). Đúng là nghèo mà ham, nhà tôi chỉ vào hạng trung làm sao sắm nổi chiếc

dương cầm. May mà gặp các bạn có đàn và tốt bụng, người này cho tôi tới tập một

tiếng, người nọ cho một tiếng. Thế là để tranh thủ thời gian, tôi phải học thuộc trước

ký âm (music sheet) các bản nhạc- thực ra đó chỉ là những bài tập đơn giản trong

Méthode rose và Essor…, để khi ngồi trước đàn là chỉ cần gõ phím mà không phải

mất nhiều thời giờ.

Các khúc nhạc trong những quyển sách này thường ở ton Majeur-trưởng, nên vui vẻ,

mãi tới quyển thứ ba mới có một khúc nhạc buồn với ton Mineur, bản Tấu khúc Sol

Mineur của Mozart, và tôi đã chọn bài này để dự thi.

Ban Giám đốc toàn những nhạc sĩ tiến sĩ bên Ý, Pháp được mời về giàng dạy, trong

đó giám đốc là Giáo sư Nguyễn Phụng, giải nhất Rome, các ông bà giáo sư Trần Cung

(hay Trần Đỗ Cung), giáo sư Nghiêm Phú Phi….

Vì chưa có phòng lớp ra hồn, nên các học trò đều phải tới nhà các thầy bà để học. Vui

ghê. Nhà thầy Trần Cung ở đường Tự Đức (trên lầu), để học về Hòa âm, nhà Thầy

Nghiêm Phú Phi ở đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) kế bên Trường Vương

Gia Cần, để học về Dương cầm, đặc biệt là học với thầy Giám đốc tại văn phòng của

thầy.

Năm sau trường dọn về cơ sở mới trên đường Nguyễn Du cho đến bây giờ. Ở đó

chúng tôi đã được nghe ca khúc AVE MARIA do thầy Nguyễn Phụng hòa âm và điều

khiển thật là tuyệt vời trong một không khí cũng thật tuyệt vời.

Page 4: ÂM NHẠC VHN

4

Về bản nhạc KỶ NIỆM Như những dòng suối thơ, nước chảy luồn lả uốn quanh ngọn đồi.

Dòng suối chảy thật đẹp, từ trên êm ả trôi dần xuống.

Cùng theo nhịp dòng suối phải là một đôi tình nhân, nắm tay nhau

Bước dần theo cùng dòng nước

Mà phải hai người mới được

Một người thì cô đơn lắm, buồn lắm

Dòng nhạc cũng như dòng suối

Phải thoan thoắt từ trên cao trôi xuống

Bắt đầu là Mí-ré-do-si-la-mì

Mà phải là cặp bè nốt mới được- như cặp tình nhân vậy

Cả hai cùng nhịp nhàng bước xuống, cùng lúc như khúc nhạc bè sau :

Về bản nhạc Kỷ niệm này, tôi đã trích ý nhạc từ giai điệu buồn gồm 5 nốt nhạc

trong tấu khúc Sol mineur của Mozart, tới chừng viết ra tôi mới thêm một phần bè ở

đoạn Mineur và thêm đoạn Majeur. Nữ ca sĩ Võ Hạ Trâm hát cả hai bè trong đoạn

Majeur khiến tôi rất hạnh phúc về bản nhạc này. Mời quí bạn thưởng thức :

Kỷ niệm

http://www.youtube.com/watch?v=CzKAEdlJNEI

Bản nhạc này do nữ ca sĩ Hạ Trâm, Gỉải nhất Tiếng Hát Truyền hình 2007 trình bày.

*

VỀ BẢN NHẠC” BIỂN TRĂNG / NHA THÀNH DẠ KHÚC” Sau khi thi đậu vào Trường ĐẠI HỌC SƯ PHẠM SAIGON, thân cá chậu chim lồng,

nên đành phải chọn lấy một mà thôi. Thân này ví xẻ làm đôi…. Không được như vậy

thì nên đành lìa xa, một : âm nhạc.

Nghĩa đã học chung với nhạc sĩ dương cầm Hoàng Linh, và đã sáng tác bản nhạc Nha

Thành Dạ Khúc trong chuyến đi Nha Trang cùng với nhạc sĩ Lam Phương yêu mến

(trong chuyến đi này, Lam Phương đã sáng tác bản nhạc "Đoàn người lữ thứ"" - Kìa là

rừng sâu âm u giữa nơi...).

Page 5: ÂM NHẠC VHN

5

Ngồi trên xe lưa gập ghềnh từ Saigon ra Nha Trang, tuổi thanh niên mà đâu có ai đi

ngủ đâu. Tụi này ra ngoài hành lang có lan can nơi nối lại của hai toa xe, không có

cửa bít lại nên rất thoáng. Ngồi nhìn rừng khuya, gió mát lồng lộng, nghe tiếng xịt-xịt-

xìn-xìn vang lên như khúc nhạc. Lam Phương mới cảm hứng , cùng với cây đàn

guitare mang theo, sáng tác vài câu nhạc mở đầu. Sau đó anh mới quay qua tôi và nói

: “Nghĩa ơi, nghe nói toa học âm nhạc viện phải không, moa rất thích các khoảng 6

trường (sixte majeur) trong các bài hát Tyrollien. Toa thử sáng tác một bản nhạc có

khoảng 6 trường này nhé”. Thế là tôi quay cuồng với các sixte majeur này trong bản

Nha Thành Dạ khúc. Trong đó tôi có dùng hai khoảng 6 là Mi-Do# (bừng-sống) và

Fa#-Ré (ngây ngất).

Về Bản Nha Thành Dạ Khúc/ Biển trăng của VHN tôi, bản nhạc này đã được ca sĩ

Minh Trang và ban nhạc Nguyễn Quý Lãm trình tấu nhiều lần. Sau này đã được đổi

tên là Biển trăng và TAN TÁC MẤY ĐƯỜNG MÂY.

Bạn có thể thưởng thức bản nhạc Biển trăng trên Youtube theo địa chỉ : http://www.youtube.com/watch?v=BuCsAJQsm48

***

Page 6: ÂM NHẠC VHN

6

Ra tới Nha Trang, Lam Phương và tôi, tụi này ở chung với anh Hạnh (anh ruột

của VHN tôi, lúc đó là Trung úy Quân sự Hỏa xa đóng tại Nha Trang- Sau này là Đại

tá Tư lệnh Biệt Khu 44, Quân đoàn 4, và đã từ trần tại Mỹ) tại Hotel Terminus. Vui

nhất là anh chàng Lâm Đình Phùng- Lam Phương rất bảnh trai, lại hay chưng diện đẹp

đẽ (do vậy mình không dám thường đi chơi với anh ta. Mấy cô thấy LP là xúm xít lại

ngay, mình thành kẻ thứ yếu thôi). Anh chàng tới Hotel liền thay đồ nguyên bộ trắng

tinh, vừa ra khỏi phòng tắm thì được ngay anh chàng Bẹt-giê to lớn nhào tới ôm

hun…không phải lúc, khiến chàng nhạc sĩ nhăn mặt luôn.

Rồi đến chuyện anh Hạnh chở hai đứa đi Đại Lãnh chơi. Hồi đó làm gì có xe

nhà, Trung úy thì đi xe Jeep thôi. Vừa đi ra khỏi Nha Trang thì thấy từ xa một tốp

quân cảnh đang bắt các xe quân đội. Thế là anh Hạnh dừng xe lại, và hai chàng, một

nhạc sĩ nổi danh thứ thiệt, một dõm, phải đi bộ lang thang , nhàn nhã qua khỏi tốp

quân cảnh. Khi lên xe Jeep trở lại, ôi thôi anh chàng nhạc sĩ mồ hôi mồ kê đầy người

rất dễ thương làm sao.

Cuộc đời cứ thế mà trôi mau. Sau đó thì tôi vào học tại trường Đại học Sư

Phạm Saigon, ra trường về Cần thơ dạy tại Trường Phan Thanh Giản, rồi mở trường

tư thục Tân Văn, rồi mở các cours particuliers (4 cua), rồi mở bảo hiểm học sinh toàn

tỉnh, phát triễn ra bảo hiểm xe cộ của tỉnh (job này không thành công lắm), rồi mở

Tiệm in các cours Ronéo, lấy tên là Ronéo Phượng. Tóm lại là tới 5 jobs. Trong khi

đó Lam Phương càng ngày càng thăng tiến trên đường công danh sự nghiệp và trở

thành giàu có trong top 10 của giới.

Dưới đây là lời của bản nhạc :

Đoàn người lữ thứ - Lam Phương

Kìa là rừng sâu âm u dưới sương trời khuya

Một đoàn tàu đi quanh co giữa đêm trăng đầy

Lòng tràn niềm vui đêm nay chúng ta cùng sum vầy

Bên nhau ta hát hát mãi hát quên đường xa

Rừng già về khuya im nghe tiếng ca đoàn ta

Hòa cùng trời mây bao la sáng tươi mơ màng

Vượt ngàn dặm xa gian nguy chí trai thề tung hoành

Ra đi ta chỉ ước một ngày mai huy hoàng

Ôi ! Dừng chân đây hỡi

làn mây đêm thâu lơ lững về đâu ?

Ôi ! Mây thấu chăng miền Bắc

giờ đau thương tràn khắp đồng sâu.

Rừng ơi ! Trăng sáng lả lướt muôn nơi.

Page 7: ÂM NHẠC VHN

7

Trăng thắm tô thêm nhạc thêm vui…

http://mp3.zing.vn/bai-hat/doan-nguoi-lu-thu-paris-by-night/IW6OFDAA.html

**

Bây giờ thì hai nhân vật đã trở thành hai kẻ già nua bệnh tật, một người thì bại

liệt, một người thì mắc bệnh nan y. Khá buồn nhỉ. Tuy nhiên tôi vẫn rất thích bài “Cỏ

úa” của anh. Nhạc thì tuyệt vời, lời nhạc trau chuốt, quá đẹp, như thơ.

Bạn hãy nghe Lam Phương với “Cỏ úa” :

“Một chiều trên đồi em làm thơ

Cỏ biếc tương tư vàng úa

Mộng dệt theo đàn bên người mơ

Mới biết mình yêu bao giờ”

Nghĩa đã tình cờ gặp lại thầy Nghiêm Phú Phi đang dạy nhạc tại siêu thị ABC, đường

Bolsa, California. Thầy trò gặp lại rất vui vẻ. (Giờ thì Thầy đã ra đi rồi).

Nghĩa đã đàn Guitar biểu diễn nhiều lần các bản Cumparsita, Quizas quizas,

Besame mucho, Five hundred miles... nhất là bản Lettre à Élise của Beethoven, cùng

các bản nhạc Valse de CHOPIN. Hiện nhà mình có cây đàn Piano KAWAI, 2 cây đàn

Organ hay Keyboards và 2 cây Guitars, một có dây nylon để độc tấu và một dùng dây

kim loại để đệm. Nói lên điều này để chỉ có mỗi một ý là mời các thân hữu có dịp đến

nhà chơi và cùng hòa nhịp đàn với nhau “Mua vui cũng được một vài trống canh”.

Nên chăng nhỉ.

Giáo sư Tiến sĩ, PhD Âm nhạc Nguyễn Thuyết Phong, dạy Đại học Mỹ về cũng

đã từng lướt ngón trên phím đàn này, đàn cho chị Lệ Hiền, vợ nhà thơ quốc tế Trần

Thiện Hiệp hát thơ của anh.

16/2/2014 - 13/8/2014

WEBSITES

http://vohieunghia.com/

http://vhnghia40.blogspot.com/

http://daihocsphamsaigon196x.yolasite.com/

http://www.facebook.com/vo.h.nghia EMAILS

[email protected]

[email protected]