khu/thuyet minh - qtbt.pdf

171
QTBT QUY TRÌNH BO TRÌ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM QTBT :2018/TCĐBVN Dtho ln 1 QUY TRÌNH QUN LÝ, KHAI THÁC VÀ BO TRÌ CÔNG TRÌNH CU LN, CÓ KT CẤU ĐẶC BIT HÀ NI - 2018

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

QTBT QUY TRÌNH BẢO TRÌ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

QTBT :2018/TCĐBVN

Dự thảo lần 1

QUY TRÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ

CÔNG TRÌNH CẦU LỚN, CÓ KẾT CẤU ĐẶC BIỆT

HÀ NỘI - 2018

Page 2: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

Mục lục

1 Phạm vi áp dụng ....................................................................................................................................................... 1

2 Tài liệu viện dẫn ........................................................................................................................................................ 1

3 Thuật ngữ và định nghĩa ........................................................................................................................................ 3

4 Quy định chung ....................................................................................................................................................... 4

5 Khai thác và quản lý cầu ...................................................................................................................................... 6

6 Kiểm tra cầu ............................................................................................................................................................. 24

7 Bảo dưỡng cầu ....................................................................................................................................................... 44

8 Kiểm định chất lượng công trình cầu ............................................................................................................... 54

9 Sửa chữa cầu .......................................................................................................................................................... 58

10 Lập và quản lý hồ sơ bảo trì cầu ................................................................................................ 67 Phụ lục 1 : Thông tin kiểm tra lần đầu/ lần gần nhất……………………………………………….. ....... 71

Phụ lục 2 : Quy trình về công tác kiểm tra cầu ………………….. ................................................................. 74 Phụ lục 3 : Biểu mẫu kiểm tra cầu …………….…………………................................................................... 84 Phụ lục 4 : Các hư hỏng thường gặp trong kết cấu BTCT …………….. ................................................... 94 Phụ lục 5 : Hướng dẫn ghi chép khuyết tật khi kiểm tra cầu…………….. ………………….. ............... 104 Phụ lục 6 : Hướng dẫn các thí nghiệm kiểm tra chi tiết ………….. .............................................................. 105 Phụ lục 7 : Một số trang thiết bị kiểm tra cầu …………….. ............................................................................ 142 Phụ lục 8 : Hướng dẫn các phương pháp sửa chữa một số hư hỏng thường gặp …………….. ...... 144

Page 3: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

Lời nói đầu

QTBT :2018/TCĐBVN do Tổng cục Đương bô Việt Nam biên

soạn và công bố

Page 4: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

1

ĐIỀU 1: PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình này áp dụng đối với công việc bảo dưỡng thường xuyên công trình cầu lớn,

có kết cấu đặc biệt. Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức cá nhân có liên quan tới quá

trình bảo dưỡng thường xuyên cầu lớn, có kết cấu đặc biệt nhằm đảm bảo khai thác an toàn

và hiệu quả công trình cầu.

Quy trình này quy định nội dung công tác quản lý, bảo trì, áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật,

định mức về quản lý, bảo trì và trách nhiệm về quản lý, bảo trì cho các cấu lớn, có kết cấu

đặc biệt.

Quy trình này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác

quản lý, bảo trì và được áp dụng trong toàn bộ thời gian vận hành, khai thác, bảo trì công

trình cầu lớn có kết cấu đặc biệt kể từ khi được ban hành.

ĐIỀU 2: TÀI LIỆU VIỆN DẪN

2.1. Căn cứ pháp lý

Các tiêu chuẩn được viện dẫn sau là các tiêu chuẩn hiện hành cần thiết cho việc áp

dụng “Quy trình quản lý, khai thác và bảo trì công trình cầu lớn, có kết cấu đặc biệt”:

- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 29/06/2006;

- Luật giao thông đường bộ 13/11/2008;

- Luật giao thông đường thủy nội địa 15/06/2004;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Đấu thầu số

43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02 /2010 của Chính phủ quy định về quản lý

và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/09/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ

sung một số điều Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý

và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/09/2015 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn

thực hiện một số điều Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy

định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Pháp lệnh số 38-L/CTN ngày 10/12/1994 của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh

bảo vệ công trình giao thông;

- Định mức BDTX đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 2409/QĐ-BGTVT ngày

08/09/2014 của Bộ giao thông vận tải;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu

tư xây dựng;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu

tư xây dựng công trình;

- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và

bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định về việc quản

lý, sủ dụng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2016 của Bộ xây dựng về hướng dẫn công

tác bảo trì công trình xây dựng;

Page 5: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

2

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41/2016;

- Thông tư 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ giao thông vận tải về quản lý,

khai thác và bảo trì công trì đường bộ;

- Thông tư 20/2014/TT-BGTVT ngày 3-/05/2014 của Bộ giao thông vận tải về quản lý,

khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

- Thông tư 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/06/2018 của Bộ giao thông vận tải Quy định

về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

Quy định 52/2007/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2017 của Bộ giao thông vận tải về quản lý đề

tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ.

2.2. Tiêu chuẩn áp dụng

- Quy trình thử nghiệm cầu 22TCN-170-87;

- Quy trình kiểm định cầu trên đường ô tô 22TCN-243-98;

- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 18-79;

- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05;

- TCCS 07:2013/TCĐBVN tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ;

- TCVN 9356-2011 Kết cấu thép – Phương pháp xác điện từ xác định chiều dày lớp

bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép ;

- TCVN 7572-15 :2005 Bê tông nặng – Phương pháp xác hàm lượng clorua trong cốt

liệu và bê tông ;

- TCVN 9357 :2012 Bê tông nặng – Phương pháp thử không phá hủy – Đánh giá chất

lượng bê tông bằng vận tốc xung siêu âm ;

- TCXD 239 :2006 Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu

công trình ;

- TCVN 9934 :2012 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng

bật nẩy ;

- TCVN 9348 :2011 Bê tông cốt thép – Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt

thép bị ăn mòn ;

- TCVN 9343 :2012 Bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn công tác bảo trì;

- TCVN 5574 :2012 Bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;

- Các quy trình, quy phạm kỹ thuật liên quan khác.

2.3 Tài liệu tham khảo

- Quy trình quản lý, khai thác và bảo dưỡng thường xuyên cầu Kiền do Liên danh Công

ty Xây dựng Sumitomo Mitsui và Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, lâp thang

12/2004;

- Quy trình bảo trì cầu Kiền, cầu Năm Căn, cầu Cao Lãnh, cầu Tân Đệ, cầu Đồng Nai

mới, cầu Long Bình,...

- Prestressed Concrete Cable-Stayed Bridge and Extradosed Bridge Maintenance

Guide Book, CTIE - NEXCO CENTRAL - CHODAI JOINT VENTURE;

Page 6: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

3

- Quy trình quản lý, khai thác và bảo trì cầu Tân Đệ do công ty Transinco JSC lập.

- Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng quy định về quản lý và

bảo trì cầu BTCT dự ứng lực khẩu độ lớn ở Việt Nam do Tổng cục Đường bộ lập

năm 2015.

- Tham khảo các hướng dẫn, sổ tay kiểm tra cầu của một số nước.

ĐIỀU 3: THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Cơ quan quản lý công trình: là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên

ngành.

Đơn vị quản lý, khai thác và bảo dưỡng thường xuyên công trình là một công ty quản lý

sửa chữa đường bộ hoặc công ty có năng lực có giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực xây

dựng và bảo trì công trình giao thông được giao nhiệm vụ hoặc trúng thầu thực hiện các hợp

đồng quản lý, khai thác và bảo dưỡng thường xuyên.

Kiểm tra công trình là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh

giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình.

Bảo trì công trình là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoạt động bình thường và đảm

bảo an toàn sử dụng công trình theo quy định của thiết kế trong suốt thời gian sử dụng. Công

tác bảo trì đường bộ bao gồm công tác bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ và sửa

chữa đột xuất.

Bảo dưỡng thường xuyên là các thao tác kỹ thuật được tiến hành thường xuyên nhằm

phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ của các bộ phận công trình và thiết

bị. Bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế tối đa sự phát triển từ hư hỏng nhỏ trở thành hư

hỏng lớn. Các công việc này được thực hiện thường xuyên liên tục để đảm bảo giao thông

vận tải được an toàn, thông suốt và êm thuận. Công tác bảo dưỡng thường xuyên bao gồm

việc phòng ngừa và sửa chữa nhỏ.

Sửa chữa nhỏ là khắc phục những hư hỏng công trình theo thời hạn quy định, kết hợp khắc

phục một số khuyết tật của công trình xuất hiện trong quá trình khai thác, nhằm khôi phục

tình trạng kỹ thuật ban đầu và cải thiện điều kiện khai thác của công trình (nếu cần thiết).

Công tác sửa chữa định kỳ bao gồm công tác sửa chữa vừa và công tác sửa chữa lớn.

Sửa chữa vừa là sửa chữa những hư hỏng, khắc phục những biểu hiện xuống cấp ở nhiều

bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình.

Sửa chữa đột xuất là công việc sửa chữa công trình chịu các tác động đột xuất như gió

bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy hoặc những tác động đột xuất khác đã dẫn tới những hư

hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa kịp thời để đảm bảo giao thông liên tục.

Quan trắc công trình là sự quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu

cầu của thiết kế trong quá trình sử dụng.

Các chữ viết tắt:

ATGT : An toàn giao thông

BDTX : Bảo dưỡng thường xuyên

BTCT : Bê tông cốt thép

Page 7: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

4

BTCT-DƯL: Bê tông cốt thép dự ứng lực

BTN: Bê tông nhựa

ĐBGT : Đảm bảo giao thông

ĐBVN: Đường bộ Việt Nam

GTVT : Giao thông vận tải

IED: Thiết bị giảm chấn nội đàn hồi

IHD: Thiết bị giảm chấn nội thủy lực

KT: Khai thác

MGPMB: Mốc giải phóng mặt bằng

MLG: Mốc lộ giới

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QL, KT&BDTX: Quản lý, khai thác và bảo dưỡng thường xuyên

QL, KT&BT: Quản lý, khai thác và bảo trì

SCĐK: Sửa chữa định kỳ

SCĐX: Sửa chữa đột xuất

TCĐB : Tổng cục đường bộ

TNGT : Tai nạn giao thông

ĐIỀU 4: QUY ĐỊNH CHUNG

I. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC BẢO TRÌ

Công tác bảo trì nhằm duy trì những đặc trưng kiến trúc, công năng công trình đảm bảo

công trình được vận hành và khai thác phù hợp với yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình

khai thác và sử dụng.

II. CẤP BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Công việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo các cấp bảo trì như sau:

2.1. Cấp duy tu, bảo dưỡng:

Được tiến hành thường xuyên để đề phòng hư hỏng của từng chi tiết, bộ phậ công trình

như vá ổ gà, hư hỏng cục bộ mặt đường nhựa, thay thế và sửa chữa các linh kiện của hệ

thống chiếu sáng,..

2.2. Cấp sửa chữa nhỏ

Được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của bộ phận công trình nhằm khôi phục

chất lượng ban đầu của các chi tiết đó: sơn, đánh gỉ các chi tiết lan can hư hỏng, các linh

kiện của bộ phận chiếu sáng, hệ thống biển báo an toàn giao thông,...

2.3. Cấp sửa chữa vừa

Page 8: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

5

Được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi

phục chất lượng ban đầu của công trình đó: bù lún nền đường, thay thế các bộ phận cấu

kiện hư hỏng như lan can, khe co giãn, gối cầu...

2.4. Cấp sửa chữa lớn

Được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi

phục chất lượng ban đầu của công trình: sửa chữa tăng cường dầm cầu, các cấu kiện bê

tông bị hư hỏng nặng, tăng cường mố trụ cầu hư hỏng theo thời gian hoặc chịu tác động của

các yếu tố khách quan,...

III. KIỂM TRA SỐ LIỆU QUAN TRẮC

Trừ khi có yêu cầu đặc biệt, thời gian lấy số liệu quan trắc kiểm tra hình dạng cơ bản

công trình được thực hiện theo các khoảng thời gian như quy định trong bảng:

IV. ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO

TRÌ.

Khi kiểm tra công trình cần đưa ra các kết luận tình trạng công trình theo công năng của

công trình đã được xây dựng ban đầu. Tiêu chuẩn để đánh giá phân loại kết cấu cầu theo

bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tiêu chuẩn đánh giá phân loại kết cấu theo công năng

PHÂN LOẠI NĂNG

LỰC KẾT CẤU

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM

ĐÁNH GIÁ

CÔNG

NĂNG SỬ

DỤNG

AA Có hư hỏng nghiêm trọng. Cần sửa chữa ngay để phục hồi

công năng.

A Có sự hư hỏng suy giảm chức năng. Yêu cầu sửa chữa nhưng

không cần ngay lập tức.

A1

Có sự hư hỏng suy giảm công năng chưa nặng nhưng sẽ xấu

đi rất nhanh. Yêu cầu sửa chữatrong vòng 2 năm

A2 Có những hư hỏng suy giảm công năng. Yêu

cầu sửa chữa trong vòng 5 năm.

A3

Có những hư hỏng nhưng tốc độ suy giảm chức năng chậm.

Cần quan trắc liên tục trong vòng 5 năm để xác định thời gian

sửa chữa thích hợp.

B Có hư hỏng nhưng không suy giảm công năng.

Yêu cầu quan trắc các hư hỏng.

C Yêu cầu tiếp tục khảo sát để đánh giá công năng kết cấu

O Không hoặc chỉ có dấu hiệu nhẹ hư hỏng.

Page 9: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

6

Đánh giá phân loại tình trạng phần đường theo quy định tiêu chuẩn cơ sở: TCCS 07:2013/

TCĐBVN: Tiêu chuẩn kỹ thuật - Bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.

V. YÊU CẦU NĂNG LỰC CỦA KỸ SƯ KIỂM TRA

5.1. Kỹ sư kiểm tra công trình

Công tác kiểm tra thường xuyên các bộ phận công trình do công nhân kỹ thuật bậc 5 kiểm

tra dưới dự giám sát của kỹ sư kiểm tra.

Kỹ sư chịu trách nhiệm kiểm tra thường xuyên công trình phải là kỹ sư tốt nghiệp đại

học, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 3 năm trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo trì công

trình, đã qua một khóa học về kiểm tra cầu và công trình đường.

Kỹ sư kiểm tra định kỳ và kiểm tra chi tiết kết cấu cầu phải là kỹ sư tốt nghiệp đại học,

có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 10 năm, đã qua một khóa học về kiểm tra cầu, với kỹ năng

cụ thể như sau:

- Am hiểu về tiêu chuẩn thiết kế cầu.

- Am hiểu về phương pháp thi công công trình cầu được kiểm tra.

- Có khả năng phân tích kết cấu và sử dụng một phần mềm phân tích kết cấu.

5.2. Kỹ sư kiểm hạng mục điện và thiết bị phụ trợ

Kỹ sư chịu trách nhiệm kiểm tra các hạng mục thiết bị điện phải tuân thủ theo quy định của

ngành điện.

ĐIỀU 5: KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CẦU

I. BẢO VỆ CẦU

1.1. Hành lang bảo vệ cầu

1.1.1. Hành lang bảo vệ cầu chính

Chiều dọc cầu tính từ chân dốc lên cầu phía Tiền Giang qua cầu chính đến hết chân

nền đường đắp của đường dành cho chiều đi từ Sa Đéc về Vĩnh Long.

Chiều ngang cầu tính từ đường nối theo chiều dọc cầu của mép ngoài hai đầu bệ trụ

tháp đỡ cáp nhịp chính về phía thượng, hạ lưu mỗi phía 150m.

1.1.2. Hành lang bảo vệ đường hai đầu cầu

Đường dẫn từ chân dốc lên cầu phía Tiền Giang về TP HCM tính từ chân nền đường

gom ra mỗi phía là 20m.

Hệ thống đường dẫn phía bờ Vĩnh Long tính như sau:

Đối với nhánh đường dành cho chiều Sa Đéc về Vĩnh Long tính từ chân nền đường

ra mỗi bên 20m.

Đối với hệ thống đường gom, đường vượt và lên xuống cầu. Tính từ mép ngoài

của bộ phận công trình xa nhất như hệ thống công trình ngầm, cống rãnh thoát nước mỗi phía

20m. Trường hợp hành lang bảo vệ này nằm gọn trong hành lang bảo vệ cầu chính thì lấy

theo hành lang bảo vệ cầu chính.

Page 10: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

7

1.1.3. Hành lang bảo vệ trên không

Tính từ bộ phận cao nhất của hai trụ tháp đỡ dây văng.

1.1.4. Toàn bộ khuôn viên

Toàn bộ khuôn viên trồng cỏ, trồng cây xanh và phần đất đã giải phóng mặt bằng không

được xây dựng bất kỳ công trình nào khác ngoài công trình phục vụ quản lý và sửa chữa

cầu Cao Lãnh.

1.1.5. Hành lang bảo vệ kè hai bên bờ sông

Tính từ đầu, cuối kè về mỗi phía thượng lưu, hạ lưu 200m, từ chân kè ra phía sông 20m.

1.1.6. Lòng sông

Nghiêm cấm khai thác cát trong phạm vi 2 km tính từ mép cầu về mỗi bên thượng hạ

lưu để bảo vệ lòng sông.

1.2. Trách nhiệm bảo vệ cầu

Đơn vị trực tiếp quản lý cầu phải phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan

bảo vệ pháp luật nhằm tổ chức bảo vệ an toàn cho công trình cầu và các công trình phụ trợ

khác của cầu theo đúng quy định của Pháp luật.

Quan sát, kiểm tra, bảo vệ hành lang an toàn cầu chính theo các quy định của Pháp luật

kể cả phạm vi mở rộng.

Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến các chi tiết của cầu như: hệ

thống đèn chiếu sáng, mốc cao đạc, neo và vỏ bảo vệ dây văng, kè chống xói, rãnh thoát

nước, cơ sở cấp nước và điện cho cầu…

Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của phương

tiện và người đi bộ tham gia giao thông trên cầu.

Phối hợp với CSGT không cho người tụ tập, buôn bán trên cầu, không cho các phương

tiện dừng đỗ trên cầu, hỗ trợ cảnh báo ATGT và di dời phương tiện bị hư hỏng ra khỏi khu

vực cầu.

Bảo vệ và giữ gìn hệ thống thiết bị an toàn giao thông luôn đầy đủ và sạch sẽ.

Phối hợp với chính quyền các cấp chống lấn chiếm xây dựng trái phép ở phạm vi đã giải

tỏa, chống xây dựng mới và cơi nới trong phạm vi hành lang bảo vệ cầu đồng thời giải tỏa

khi có yêu cầu.

Xử lý kịp thời việc lợi dụng kết cấu công trình vào việc neo đậu tàu thuyền, xây dựng nhà

cửa, làm bến đỗ chờ khách…

Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an để xử lý các tai nạn trên cầu, khắc phục hư hại

nhằm thông xe nhanh chóng cũng như xử lý các sự cố gây mất trật tự an ninh trên cầu.

Khi có tàu thuyền trôi dạt vào trụ cầu, chìm đắm dưới gầm cầu, trong phạm vi hành lang

bảo vệ, đơn vị quản lý cầu phối hợp với đơn vị quản lý đường sông thả phao báo hiệu và tìm

cách tháo gỡ, trục vớt kịp thời.

Mùa lũ, bão bố trí lực lượng tháo dỡ dây và các vật trôi bám vào bệ trụ tháp và bám vào

hệ thống đèn chiếu sáng chân tháp.

Tổ chức tốt nhiệm vụ canh gác, tuần cầu liên tục 24/24 giờ trong ngày. Mỗi kíp bố trí ít

Page 11: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

8

nhất 4 nhân viên canh gác, hướng dẫn giao thông ở hai đầu cầu, 4 nhân viên tuần ở trên cầu

và 4 nhân viên tuần tra ở hai đường lên cầu và dốc cầu. Hàng ngày phải cập nhật ghi chép

đầy đủ, nhất là ghi chép báo cáo các tại nạn giao thông, sự cố trên cầu.

1.3. Tuần tra bảo vệ cầu

Ngoài việc tổ chức canh gác ở chốt hướng dẫn giao thông ở hai đầu đường lên cầu và

trực xử lý các sự cố, lực lượng bảo vệ còn phải tuần cầu liên tục 24/24 giờ trong ngày. Lực

lượng này thường xuyên tuần tra trên cầu, dưới cầu và hai đầu cầu tham gia cùng công an

xử lý tai nạn giao thông, ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình cầu.

1.4. Trách nhiệm ghi nhật ký bảo vệ công trình

Nhật ký bảo vệ công trình do ca trực bảo vệ cầu ghi chép các sự việc xảy ra trong ca

trực bảo vệ cầu từ tình hình thời tiết đến các hiện tượng vi phạm và biện pháp xử lý.

Sổ nhật ký được in sẵn theo mẫu do Bộ GTVT quy định (xem phụ lục A7 theo Thông tư

47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 hoặc các phiên bản cập nhật mới nhất) đóng thành

quyển có ghi số trang và trước khi đưa ra sử dụng đóng dấu giáp lai. Khi ghi nhật ký phải

ghi rõ ràng và đầy đủ nếu viết sai thì dùng bút đang viết gạch lên những chữ viết sai và viết

tiếp.

Không viết đè lên chỗ viết sai. Nghiêm cấm tẩy xóa hủy hoại nhật ký bảo vệ công trình.

Hết ca trực, ca trưởng tổng hợp tình hình ghi vào sổ và ký tên và bàn giao sổ nhật ký cho ca

sau.

Trường hợp trong ca làm việc không có sự cố cũng phải ghi rõ, không được để giấy

trắng.

1.5. Yêu cầu đối với nhân viên bảo vệ cầu

Lực lượng bảo vệ và tuần tra cầu phải đủ năng lực, am hiểu về cầu và được trang bị

đầy đủ phương tiện cần thiết.

Người bảo vệ khi làm việc phải mặc đồng phục theo quy định của thông tư 47/2012/TT-

BGTVT ngày 12/11/2012 quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ.

Lực lượng bảo vệ khi làm việc phải có trang bị: đèn pin, ống nhòm, sổ nhật ký và các

dụng cụ cần thiết... theo quy định của thông tư 47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 quy

định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ngoài ra lực lượng

bảo vệ còn được trang bị 2 xuồng tuần tra (bo bo) để tuần tra bảo vệ dưới cầu, hành lang

bảo vệ trên sông.

Bố trí lực lượng bảo vệ: 3 nguời/kíp và thực hiện 4 kíp/ngày

1.6. Trách nhiệm của lực lượng bảo vệ

Khi phát hiện hành vị xâm hại công trình cầu hoặc tai nạn giao thông, bảo vệ cầu có

trách nhiệm báo cáo ngay về hạt quản lý và đồng thời tổ chức bảo vệ hiện trường và điều

hành chống ùn tắc trên cầu.

Nếu các hành vi xâm hại trên cầu mà lực lượng bảo vệ không phát hiện được và ngăn

chặn kịp thời thì lực lượng bảo vệ phải hoàn toàn chịu trách nhiện hành chính và bồi thường

thiệt hại.

Page 12: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

9

Trong ca làm việc, ai bỏ vị trí làm việc thì tùy mức độ mà chịu hình thức kỷ luật theo quy

định. Trường hợp người bảo vệ tham gia các hành vi xâm hại công trình sẽ bị xử lý cho thôi

việc, nếu nặng còn phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

II. ĐẾM XE VÀ PHÂN LOẠI XE QUA CẦU

Tổ chức đếm xe, phân loại xe theo quy định trong mục 4.2.5 của tiêu chuẩn cơ sở TCCS

07:2013/TCĐBVN: “Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ”. Đơn vị trực tiếp

quản lý cầu có trách nhiệm ghi chép số liệu đếm xe, phân loại xe, tổng hợp báo cáo về cục

quản lý đường bộ khu vực. Cần đặc biệt chú ý đến xe quá khổ, xe có tải trọng trục lớn. Cụ

thể:

2.1. Điều tra giao thông:

Tùy thuộc nhiệm vụ cụ thể được phân công hay theo điều kiện hợp đồng, đơn vị thực

hiện BDTX đường bộ có thể thực hiện điều tra giao thông, bao gồm đếm xác định lưu lượng,

thành phần xe và điều tra tải trọng xe. Số liệu điều tra giao thông được lập thành báo cáo,

cập nhật và lưu trữ trong hệ thống quản lý của đơn vị.

Điều tra giao thông cần thực hiên theo cách để thu được các số liệu đúng và đại diện co

dòng giao thông trên cầu. Đối với các cầu ta sử dụng trạm chính để đếm xe. (Trạm chính:

Là trạm cố định, không thay đổi vị trí, dùng để nghiên cứu những đặc trưng về lưu lượng,

chủng loại và tải trọng xe trên một đoạn đường hoặc một khu vực.)

2.2. Thời gian đếm xe :

Tùy thuộc nhiệm vụ được giao hay điều kiện hợp đồng, công tác điều tra giao thông có

thể thực hiện theo kế hoạch được lập bởi đơn bị thực hiên BDTX cầu và được chấp thuận

bởi cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ tại khu vực đơn vị thực hiện.

Thời gian đếm xe tại các trạm đếm có thể tham khảo hướng dẫn sau: Mỗi tháng 1 lần,

mỗi lần đếm 3 ngày liên tục ở mỗi trạm chính, được thực hiện vào các ngày 5,6,7 trong

tháng. Hai ngày đầu đếm 16/24 (từ 5h đến 21h), ngày thứ ba đếm 24h/24h (từ 0h ngày hôm

trước đến 0h ngày hôm sau) để xác định lưu lượng xe trung bình của tháng đó, tổng hợp 12

tháng lấy trung bình để có lưu lượng xe trung bình ngày đêm/năm.

2.3. Phương pháp đếm xe:

Có thể bằng thủ công hoặc đếm xe tự động.

- Đếm thủ công do con người thực hiện. Đếm trên cả 2 hướng đi về của dòng xe trên

1 mặt cắt ngang của đường.

- Đếm xe tự động sử dụng thiết bị đếm được thực hiện tùy theo hướng dẫn của từng

loại thiết bị. Số liệu đếm được lưu trữ trong máy. Khi sử dụng thiết bị đếm xe, phải duy trì

thường xuyên hoạt động của trạm đếm xe bằng thiết bị chuyên dụng với các số liệu được

ghi vào máy tính để truyền dữ liệu về cơ quan quản lý cấp trên.

2.4. Chế độ báo cáo và tổng hợp số liệu:

- Ngày 10 hàng tháng các trạm đếm xe gửi báo cáo kết quả đếm xe về đơn vị thực

hiện BDTX cầu;

- Ngày 15 hàng tháng các đơn vị thực hiện BDTX cầu có trách nhiệm tổng hợp số liệu,

báo cáo kết quả đếm xe về cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ (Khu/Sở GTVT);

Page 13: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

10

- Trong 1 năm, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ (Khu QLĐB/ Sở GTVT) phân tích,

tổng hợp số liệu báo cáo về Tổng cục đường bộ từ ngày 20 đến ngày 30 cuat tháng 7 và

tháng 1 năm sau;

- Biểu mẫu báo cáo đếm xe và phân loại các phương tiện theo phương pháp đếm thủ

công theo mẫu tại phụ lục B (Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ -

TCCS 07:2013/TCĐBVN). Khi sử dụng thiết bị đếm xe thì báo cáo sẽ được xuất trực tiếp từ

chương trình tương thích với thiết bị.

- Điều tra tải trọng trục xe được thực hiện bằng cân tĩnh hay hệ thống cân tự động.

Phương pháp điều tra tải trọng trục và xử lý số liệu được bao gồm trong kế hoạch điều tra

giao thông.

III. ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG

3.1. Hệ thống biển báo giao thông

3.1.1. Kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

a. Đối tượng kiểm tra

Kiểm tra bằng mắt hệ thống biển báo.

b. Chu kỳ

Việc kiểm tra phải được thực hiện mỗi 1 ngày/lần.

c. Báo cáo

Sau khi kiểm tra phải báo cáo rõ ràng. Báo cáo có thể ghi nhận tình trạng chung của hệ

thống biển báo hoặc bất kỳ hư hỏng, nếu có.

d. Phương tiện tiếp cận.

Đường hiện tại, dùng máy chụp ảnh.

e. Các vấn đề kiểm tra.

Biển bị méo mó, mờ sơn phản quang.

Biển bị gãy đổ hoặc tróc sơn.

Biển bị nghiêng lệch, liên kết bị lỏng.

f. Công việc phải làm:

Biển bị méo mó, mờ sơn phản quang.

Các loại biển báo khi bị hư hỏng như méo mó, mờ sơn phản quang đều phải được thay ngay.

Biển bị mất.

Khi biển báo bị gãy đổ hoặc tróc sơn phải thay thế ngay.

Biển bị nghiêng lệch, liên kết bị lỏng.

Các loại biển báo khi bị nghiêng lệch, lỏng lẻo, không đúng vị trí phải được lắp ngay

đúng vị trí và xiết bu lông chặt chẽ, ngay ngắn. Các bu lông liên kết biển với cầu phải được

tra dầu hoặc mỡ để dễ lắp ráp.

Page 14: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

11

3.1.2. Kiểm tra và sửa chữa định kỳ.

Kiểm tra định kỳ có hình thức gần giống kiểm tra thường xuyên nhưng phải được thực

hiện với mức độ thận trọng và tỉ mỉ hơn nhiều.

Xem thêm các phần tương ứng trong kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

Chu kỳ: Việc kiểm tra phải được thực hiện mỗi 6 tháng/lần.

3.1.3. Kiểm tra chi tiết và sửa chữa định kỳ.

Kiểm tra chi tiết có hình thức gần giống kiểm tra thường xuyên nhưng phải được thực

hiện với mức độ thận trọng và tỉ mỉ hơn nhiều.

Xem thêm các phần tương ứng trong kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

Chu kỳ: Việc kiểm tra phải được thực hiện mỗi 1 năm/lần.

3.1.4. Kiểm tra đặc biệt và sửa chữa đột xuất.

Trường hợp đặc biệt sau sự cố va đập lớn, sau động đất hoặc gió bão gây hư hại cho

công trình, trường hợp xuất hiện các khuyết tật ẩn chứa sự phát triển tiềm tàng do điều kiện

môi trường hoặc do các hiện tượng lặp đi lặp lại gây ra thì sẽ tiến hành kiểm tra đặc biệt.

Tùy theo quy mô và mức độ hư hại, đơn vị quản lý sẽ đề xuất thực hiện kiểm tra đặc

biệt. Nội dung kiểm tra và trang thiết bị phục vụ kiểm tra sẽ được cụ thể hoá trong quy trình

riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tóm tắt về các yêu cầu kiểm tra hệ thống biển báo giao thông được trình bày trong bảng 5-1.

Bảng 5-1: Tóm tắt về kiểm tra hệ thống biển báo

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Biển báo Số lượng, chất lượng 100% 1 ngày

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Biển báo Số lượng, chất lượng 100% 6 tháng

KIỂM TRA CHI TIẾT

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Biển báo Số lượng, chất lượng 100% 1năm

KIỂM TRA ĐẶC BIỆT

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Biển báo Số lượng, chất lượng Nếu cần Khi cần

Page 15: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

12

3.2. Hệ thống lan can bảo vệ

3.2.1. Kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

a. Đối tượng kiểm tra

Kiểm tra bằng mắt các hư hỏng của lan can.

b. Chu kỳ

Việc kiểm tra phải được thực hiện mỗi 1 ngày/lần.

c. Báo cáo

Sau khi kiểm tra phải báo cáo rõ ràng. Báo cáo có thể ghi nhận tình trạng chung của hệ

thống lan can hoặc bất kỳ hư hỏng, nếu có.

d. Phương tiện tiếp cận.

Đường hiện tại, dùng máy chụp ảnh.

e. Các vấn đề kiểm tra.

Lan can bị cong vênh do va chạm.

Lan can bị bám bụi bẩn.

Lớp mạ kẽm bị mất.

Lỏng, mất bu lông.

f. Công việc phải làm:

Lan can bị cong vênh do va chạm.

Trường hợp lan can bị va quệt làm biến dạng cục bộ nếu có thể nắn sửa lại gần như cũ

(đạt 90-95%) thì phải tận dụng.

Trường hợp bị va quệt làm hư hỏng nặng phải báo cáo kịp thời để có giải pháp xử lý tiếp

theo theo quy định ở chương 4 và chương 5. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi sửa chữa chính

thức phải tổ chức tạm sửa chữa ngay đảm bảo các phương tiện đi lại bình thường và an

toàn.

Lan can bị bám bụi bẩn.

Định kỳ phải thổi rửa, vệ sinh bụi bẩn dính bám trên toàn bộ hệ lan can và dải phân cách

1 tháng/lần bằng khí hơi ép hoặc bằng phun nước.

Lớp mạ kẽm bị mất.

Sơn mạ kẽm lại các vị trí bị bong tróc.

Lỏng, mất bu lông. Thay thế, siết lại bu lông.

3.2.2. Kiểm tra và sửa chữa định kỳ.

Kiểm tra định kỳ có hình thức gần giống kiểm tra thường xuyên nhưng phải được thực

hiện với mức độ thận trọng và tỉ mỉ hơn nhiều.

Xem thêm các phần tương ứng trong kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

Page 16: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

13

Chu kỳ: Việc kiểm tra phải được thực hiện mỗi 6 tháng/lần.

3.2.3. Kiểm tra chi tiết và sửa chữa định kỳ.

Kiểm tra chi tiết có hình thức gần giống kiểm tra thường xuyên nhưng phải được thực

hiện với mức độ thận trọng và tỉ mỉ hơn nhiều.

Xem thêm các phần tương ứng trong kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

Chu kỳ: Việc kiểm tra phải được thực hiện mỗi 1 năm/lần.

3.2.4. Kiểm tra đặc biệt và sửa chữa đột xuất.

Trường hợp đặc biệt sau sự cố va đập lớn, sau động đất hoặc gió bão gây hư hại cho

công trình, trường hợp xuất hiện các khuyết tật ẩn chứa sự phát triển tiềm tàng do điều kiện

môi trường hoặc do các hiện tượng lặp đi lặp lại gây ra thì sẽ tiến hành kiểm tra đặc biệt.

Tùy theo quy mô và mức độ hư hại, đơn vị quản lý sẽ đề xuất thực hiện kiểm tra đặc

biệt. Nội dung kiểm tra và trang thiết bị phục vụ kiểm tra sẽ được cụ thể hoá trong quy trình

riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tóm tắt về các yêu cầu kiểm tra hệ thống lan can được trình bày trong bảng 5-2.

Bảng 5-2: Tóm tắt về kiểm tra hệ thống lan can

Page 17: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

14

3.3. Hệ thống vạch sơn, chỉ dẫn giao thông

3.3.1. Kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

a. Đối tượng kiểm tra

Kiểm tra bằng mắt hệ thống vạch sơn, chỉ dẫn giao thông.

b. Chu kỳ

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂMTRA CHU KỲ

Lan can xe

chạy

Hư hại biến dạng ăn mòn

Lỏng mất bu lông

100% 1 ngày

Lan can bộ

hành

Hư hại biến dạng ăn mòn

Lỏng mất bu lông

100% 1 tháng

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Lan can xe

chạy

Hư hại biến dạng ăn mòn

Lỏng mất bu lông

25% 1 năm

Lan can bộ

hành

Hư hại biến dạng ăn mòn

Lỏng mất bu lông

25% 1 năm

KIỂM TRA CHI TIẾT

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Lan can xe

chạy

Hư hại biến dạng ăn mòn

Lỏng mất bu lông

25% 2 năm

Lan can bộ

hành

Hư hại biến dạng ăn mòn

Lỏng mất bu lông

25% 2 năm

KIỂM TRA ĐẶC BIỆT

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Lan can xe

chạy

Hư hại biến dạng ăn mòn

Lỏng mất bu lông

Nếu cần Khi có sự

cố

Lan can bộ

hành

Hư hại biến dạng ăn mòn

Lỏng mất bu lông

Nếu cần Khi có sự

cố

Page 18: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

15

Việc kiểm tra phải được thực hiện mỗi 1 ngày/lần.

c. Báo cáo

Sau khi kiểm tra phải báo cáo rõ ràng. Báo cáo có thể ghi nhận tình trạng chung của hệ

thống vạch sơn, chỉ dẫn giao thông hoặc bất kỳ hư hỏng, nếu có.

d. Phương tiện tiếp cận.

Đường hiện tại, dùng máy chụp ảnh.

e. Các vấn đề kiểm tra.

Vạch sơn bị bụi, đất, rác che phủ.

Vạch sơn bị mài mòn, mờ.

f. Công việc phải làm:

Vạch sơn bị bụi, đất, rác che phủ.

Hàng ngày phải quét đảm bảo vạch sơn luôn sáng sủa, rõ ràng.

Vạch sơn bị mài mòn, mờ.

Định kỳ dùng máy phun sơn để sơn lại vạch kẻ đường đè lên đúng vạch sơn cũ với chu

kỳ 1 năm/lần để đảm bảo luôn rõ ràng đầy đủ như thiết kế. Trước khi sơn lại phải tẩy hoặc

lau sạch vết bẩn và chỉ sơn khi nền đã khô ráo sạch sẽ.

Lượng sơn sử dụng cho 1m² dựa theo mức quy định được duyệt cho từng loại sơn.

3.3.2. Kiểm tra và sửa chữa định kỳ.

Kiểm tra định kỳ có hình thức gần giống kiểm tra thường xuyên nhưng phải được thực

hiện với mức độ thận trọng và tỉ mỉ hơn nhiều.

Xem thêm các phần tương ứng trong kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Việc kiểm

tra phải được thực hiện mỗi 6 tháng/lần.

3.3.3. Kiểm tra chi tiết và sửa chữa định kỳ.

Kiểm tra chi tiết có hình thức gần giống kiểm tra thường xuyên nhưng phải được thực

hiện với mức độ thận trọng và tỉ mỉ hơn nhiều.

Xem thêm các phần tương ứng trong kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Việc kiểm

tra phải được thực hiện mỗi 1 năm/lần.

3.3.4. Kiểm tra đặc biệt và sửa chữa đột xuất.

Trường hợp đặc biệt sau sự cố cháy nổ, sau động đất hoặc gió bão gây hư hại cho công

trình thì sẽ tiến hành kiểm tra đặc biệt.

Tùy theo quy mô và mức độ hư hại, đơn vị quản lý sẽ đề xuất thực hiện kiểm tra đặc

biệt. Nội dung kiểm tra và trang thiết bị phục vụ kiểm tra sẽ được cụ thể hoá trong quy trình

riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tóm tắt về các yêu cầu kiểm tra hệ thống vạch sơn, chỉ dẫn giao thông được trình bày

trong bảng 5-3.

Bảng 5-3: Tóm tắt về kiểm tra hệ thống vạch sơn, chỉ dẫn giao thông

Page 19: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

16

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Vạch sơn Bị phủ bụi, đất rác

Bị mài mòn, mờ

100% 1 ngày

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Vạch sơn Bị phủ bụi, đất rác

Bị mài mòn, mờ

100% 6 tháng

KIỂM TRA CHI TIẾT

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Vạch sơn Bị phủ bụi, đất rác

Bị mài mòn, mờ

100% 1năm

KIỂM TRA ĐẶC BIỆT

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Vạch sơn Bị phủ bụi, đất rác

Bị mài mòn, mờ

Nếu cần Khi cần

3.4. Các thiết bị an toàn giao thông khác

Các thiết bị an toàn giao thông khác gồm có cọc tiêu, hộ lan, dải phân cách, tường chống

chói, đảo giao thông nằm ở phần đường dẫn vào cầu.

3.4.1. Kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.

a. Đối tượng kiểm tra

Kiểm tra bằng mắt hệ thống cọc tiêu, hộ lan, dải phân cách, tường chống chói, đảo giao

thông.

b. Chu kỳ

Việc kiểm tra phải được thực hiện mỗi 1 ngày/lần.

c. Báo cáo

Sau khi kiểm tra phải báo cáo rõ ràng. Báo cáo có thể ghi nhận tình trạng chung của hệ

thống cọc tiêu, hộ lan, dải phân cách, tường chống chói, đảo giao thông hoặc bất kỳ hư hỏng,

nếu có.

d. Phương tiện tiếp cận.

Đường hiện tại, dùng máy chụp ảnh.

Page 20: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

17

e. Các vấn đề kiểm tra.

Tường hộ lan, cọc tiêu, dải phân cách, tường chống chói, đảo giao thông bị bụi,

đất, rác che phủ.

Tường hộ lan, cọc tiêu bị mờ, tróc sơn.

Tường hộ lan, cọc tiêu bị hư hại do va chạm giao thông

f. Công việc phải làm:

Tường hộ lan, cọc tiêu, dải phân cách, tường chống chói, đảo giao thông bị bụi,

đất, rác che phủ.

Rửa vệ sinh dải phân cách giữa và dải phân cách biên (hộ lan mềm) 2 lần/tháng.

Tường hộ lan, cọc tiêu bị mờ, tróc sơn.

Tường hộ lan bị hư hỏng, tróc sơn cũng phải được sửa chữa kịp thời.

Hệ thống hộ lan mềm hàng năm phải được sơn hoặc thay mới dần bằng loại tôn hộ lan

(tôn lượn sóng) có tráng kẽm.

Tường hộ lan, cọc tiêu bị hư hại do va chạm giao thông

Sửa chữa các hư hỏng cọc tiêu, hộ lan, dải phân cách do va quệt tai nạn giao thông.

Cọc tiêu trên phần đường vào cầu luôn luôn phải đảm bảo đầy đủ và đúng vị trí như

thiết kế và thi công. Cọc tiêu bị hư gãy phải thay thế ngay không chậm quá 24 giờ.

3.4.2. Kiểm tra và sửa chữa định kỳ.

Kiểm tra định kỳ có hình thức gần giống kiểm tra thường xuyên nhưng phải được thực

hiện với mức độ thận trọng và tỉ mỉ hơn nhiều.

Xem thêm các phần tương ứng trong kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Việc kiểm

tra phải được thực hiện mỗi 6 tháng/lần.

3.4.3. Kiểm tra chi tiết và sửa chữa định kỳ.

Kiểm tra chi tiết có hình thức gần giống kiểm tra thường xuyên nhưng phải được thực

hiện với mức độ thận trọng và tỉ mỉ hơn nhiều.

Xem thêm các phần tương ứng trong kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Việc kiểm

tra phải được thực hiện mỗi 1 năm/lần.

3.4.4. Kiểm tra đặc biệt và sửa chữa đột xuất.

Trường hợp đặc biệt sau sự cố cháy nổ, va đập lớn, sau động đất hoặc gió bão gây hư

hại cho công trình thì sẽ tiến hành kiểm tra đặc biệt.

Tùy theo quy mô và mức độ hư hại, đơn vị quản lý sẽ đề xuất thực hiện kiểm tra đặc

biệt. Nội dung kiểm tra và trang thiết bị phục vụ kiểm tra sẽ được cụ thể hoá trong quy trình

riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tóm tắt về các yêu cầu kiểm tra hệ thống cọc tiêu, hộ lan, dải phân cách, tường chống

chói, đảo giao thông được trình bày trong bảng 5-4.

Page 21: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

18

Bảng 5-4: Tóm tắt về kiểm tra hệ thống cọc tiêu, hộ lan, dải phân cách,

tường chống chói, đảo giao thông

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN

BỘ PHẬN HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Cọc tiêu

Bị phủ bụi, đất rác Bị mờ tróc sơn

Bị gãy, đổ

100%

1 ngày

Tôn hộ lan

Bị phủ bụi, đất rác Bị mờ tróc sơn

Bị gãy, đổ

100%

1 ngày

Dải phân cách

Bị phủ bụi, đất rác Bị mờ tróc sơn

Bị gãy, đổ

100%

1 ngày

Tường chống chói

Bị phủ bụi, đất rác Bị mờ tróc sơn

Bị gãy, đổ

100%

1 ngày

Đảo giao

thông

Bị phủ bụi, đất rác

Bị mờ tróc sơn

100% 1 ngày

3.5. Biển báo, phao tiêu đường sông

Các biển báo, phao tiêu đường sông do các cơ quan chức năng đường sông thi công,

lắp đặt và chịu trách nhiệm duy tu theo các tiêu chuẩn đường sông không thuộc phạm vi của

quy trình này. Không cần kiểm tra, bảo trì các biển báo loại này. Khi các bảng báo hiệu này

gây ra các rủi ro cho công trình của dự án, phải báo cáo kịp thời cho đơn vị quản lý đường

sông để có biện pháp xử lý.

3.6. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong quá trinh kiêm tra

3.6.1. Quy định chung

- Phai có it nhất hai (3) ngươi cùng thực hiện kiêm tra và đánh giá.

- Môt ngươi phai làm nhiệm vụ phất cơ canh báo các phương tiện giao thông trên đương

đê đam bao an toàn.

Phương tiện tham gia kiêm tra phai bật đèn vàng báo hiệu cho các phương tiện đi trên đương

khác.

3.6.2. Đảm bảo an toàn giao thông trong kiêm tra thường xuyên

- Kiêm tra thương xuyên phai được tiên hành ở làn tôc đô thấp, không được lấn làn, sao

cho những ngươi tham gia có thê kiêm tra kêt cấu ở tôc đô thấp.

- Khi phát hiện tinh trạng bất thương, nên quan sát đam bao an toàn rồi mơi cho xe tuân

đương dừng tại lê đương và tiên hành kiêm tra.

Page 22: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

19

- Trong trương hợp khẩn cấp, phai đam bao an toàn giao thông tại hiện trương và thông

báo ngay vê trụ sở đê nhận sự hỗ trợ.

- Khi phát hiện ra các khuyêt tật / hư hong cân thiêt phai kiêm tra kêt cấu bên ngoài, xe

tuân đương đỗ ở lê đương đê tiên hành kiêm tra, lưu ý những ngươi tham gia phai đam bao

sự an toàn là trên hêt.

- Bất cứ khi nào yêu câu mức đô khẩn cấp cao, những ngươi tham gia phai đam bao an

toàn cho công trương thi công vơi sự điêu khiên giao thông và báo cáo cho ngươi có trách

nhiệm của đơn vị đê được hỗ trợ.

Tham khao các biện pháp đam bao an toàn giao thông trong tiêu chuẩn TCCS 14:2016/

TCĐBVN đê đam bao an toàn giao thông trong kiêm tra thương xuyên.

3.6.3. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong BDTX

a. Quy định chung

Biện pháp đam bao giao thông trong BDTX công trinh cầu lớn, có kết cấu đặc biệt phai

tuân theo các quy định của tiêu chuẩn TCCS 14:2016/TCĐBVN.

b. Quy định cụ thê khác

- Môt nhân viên kiêm tra phai được giao nhiệm vụ đứng ở đâu khu vực sửa chữa đê hương

dẫn các phương tiện giao thông tránh các va chạm từ phia sau.

- Công nhân làm việc phai hương măt vê các phương tiện giao thông khi làm việc gân làn

xe chạy.

- Khi vận chuyên vật liệu hàn gắn vêt nứt dạng nóng và hỗn hợp bê tông nhựa nóng, cân

thực hiện các biện pháp bao vệ phòng tránh bong.

- Khi sử dụng máy cắt hoăc máy đập bê tông, cân sử dụng các tấm các vật liệu khác đê

che chắn các manh vơ bắn ra ngoài.

- Khi sử dụng máy cắt gia nhiệt cân giam thiêu anh hưởng của khói tơi các phương tiện

giao thông.

- Khi vận chuyên vật liệu cắt thừa ra, cân chú ý đam bao xe vận chuyên không đi ra khoi

làn đương cấm đê phục vụ thi công và cân kiêm soát các manh vơ vung vãi ra ngoài.

- Các vật liệu thai được chở trên xe vận chuyên phai được phủ bạt đê tránh rơi vãi.

- Khi tươi bitum, cân đăt tấm bê tông đê ngăn chăn vật liệu bắn vào các phương tiện giao

thông.

- Khi trai tham hỗn hợp bê tông măt đương, cân giao nhiệm vụ cho môt ngươi kiêm tra

giám sát không đê công nhân ra khoi khu vực đang cấm xe chạy.

- Khi nhiêu máy móc năng được sử dụng, cân giao nhiệm vụ cho môt ngươi kiêm tra cân

quan sát không đê xay ra các va chạm bất ngơ.

3.6.4. Thiêt bị sử dụng cho biện pháp đảm bảo an toàn

Thiêt bị sử dụng cho biện pháp đam bao an toàn giao thông theo các quy định của tiêu

chuẩn TCCS 14:2016/TCĐBVN.

Page 23: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

20

IV. ĐẢM BẢO HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

4.1. Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Việc lắp đặt hệ thống chữa cháy nhằm nâng cao mức độ an toàn bảo vệ kết cấu trong

trường hợp có cháy trên cầu. Khi xảy ra cháy trên cầu, cần phải tiến hành phong tỏa giao

thông lên cầu để tạo điều kiện cho các phương tiện chữa cháy có thể trong thời gian ngắn

nhất tới được nơi cháy từ cả 2 phía của cầu để dập tắt đám cháy.

Hệ thống chữa cháy phải được thiết kế và lắp đặt phù hợp với tiêu chuẩn PCCC của

Việt Nam, bao gồm:

1- Bể cấp nước chữa cháy

2- Bơm cấp nước chữa cháy

3- Hệ thống ống thép cấp nước chữa cháy

4- Khoảng cách bố trí giữa các trụ chữa cháy

5- Bao gồm hộp chứa vòi chữa cháy

Tiến hành kiểm tra thường xuyên (hàng tuần), kiểm tra định kỳ (hàng năm), kiểm tra chi

tiết (2 năm) đối với các thiết bị lắp đặt trong trạm bơm.

Phải có kế hoạch trang bị các bình chữa cháy xăng dầu và hóa chất trên cầu để bổ sung

cho hệ thống chữa cháy bằng nước đã được lắp đặt.

Phải bố trí trực chống cháy nổ tại trạm bơm cũng như trên mặt cầu. Những nhân viên

trực phải am hiểu và sử dụng thành thạo các trang thiết bị và phương tiện chữa cháy.

Hàng năm phải lập kế hoạch và tổ chức thao luyện chữa cháy trên cầu với sự tham gia

của công an PCCC tại địa phương.

4.1.1. Kiểm tra thường xuyên hệ thống PCCC:

Công tác kiểm tra thường xuyên hệ thống PCCC được yêu cầu thực hiện 1 tuần/lần.

Các công tác kiểm tra bao gồm:

Kiểm tra hệ thống đường ống và các van PCCC

Kiểm tra các phao, rơ le ngắt điện

Kiểm tra trạm bơm cấp nước cho hệ thống PCCC

Vệ sinh tổ chim, rác rưởi dọc theo hệ thống ống PCCC

Vệ sinh đầu lọc ống hút PCCC và lưới lọc của bơm truyền nước từ sông vào bể chứa.

Kiểm tra độ lệch của đường ống hút nước để loại trừ các trở lực làm giảm khả năng

hút nước của bơm.

Kiểm tra hạn sử dụng của các bình PCCC.

4.1.2. Kiểm tra định kỳ hệ thống PCCC:

Công tác kiểm tra định kỳ hệ thống PCCC được yêu cầu thực hiện năm/lần, công tác

Page 24: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

21

kiểm tra định kỳ cũng tương tự như công tác kiểm tra thường xuyên, ngoài ra còn cần phải

thực hiện một số công tác sau:

Vệ sinh, vét bùn bể chứa nước PCCC

Vận hành, bảo dưỡng định kỳ trạm bơm nước PCCC

Vệ sinh trạm bơm cấp nước hệ thống PCCC

4.1.3. Kiểm tra chi tiết hệ thống PCCC:

Công tác kiểm tra chi tiết hệ thống PCCC được yêu cầu thực hiện 2 năm/ lần. Các công

tác kiểm tra chi tiết bao gồm toàn bộ các công tác trong kiểm tra thường xuyên và định kỳ.

4.1.4. Kiểm tra đặc biệt hệ thống PCCC:

Công tác kiểm tra đột xuất hệ thống PCCC được yêu cầu thực hiện sau mỗi khi có sự

cố xảy ra, sau khi có thiên tai hoặc có yêu cầu của cơ quan chức năng quản lý hệ thống

PCCC (Cảnh sát PCCC), nhằm đảm bảo hệ thống luôn luôn sẵn sàng hoạt động tốt.

Bảng 5-5: Tóm tắt về kiểm tra hệ PCCC.

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN

BỘ

PHẬN

HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM

CHIẾU

KIỂM

TRA

CHU KỲ

Hệ thống

PCCC

Các thiết bị trạm bơm, Hệ thống ống

dẫn nước

Khóa vòi nước đặt dọc lề bộ hành phía

hạ lưu,

Khóa máy bơm tại mỗi trạm lấy nước

chữa cháy, ống mềm (vòi cứu hỏa) đặt

trong hộp bố trí gần tháp cầu.

Hệ thống rơ le điện tự động

100%

Hàng tuần

l

Vệ sinh đầu ống hút nước và các lưới

bọc của bơm.

Bể nước dự trữ

Bình cứu hỏa xăng dầu và hóa chất

100%

Hàng tháng

Máy phát điện dự phòng 100% Theo số giờ

hoạt động

Page 25: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

22

V. Bảo đảm vệ sinh môi trường

Các nguyên tắc chung:

Trong quá trình BDTX công trinh cầu lớn, có kết cấu đặc biệt cân tuân thủ nghiêm chỉnh

các qui định hiện hành vê bao vệ môi trương.

Khi tiên hành các hoạt đông bao tri cầu, phai thực hiện tôt các quy tắc trật tự vệ sinh,

an toàn, không gây ô nhiễm môi trương nươc, không khi ... Các phương tiện vận chuyên vật

liệu phai được che chắn, không đê rơi vãi trên đương.

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

BỘ

PHẬN

HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM

CHIẾU

KIỂM

TRA

CHU KỲ

Hệ thống

PCCC

Các thiết bị trạm bơm, Hệ thống ống

dẫn nước

Khóa vòi nước đặt dọc lề bộ hành phía

hạ lưu,

Khóa máy bơm tại mỗi trạm lấy nước

chữa cháy, ống mềm (vòi cứu hỏa) đặt

trong hộp bố trí gần tháp cầu.

Vệ sinh đầu ống hút nước và các lưới

lọc của bơm.

Vệ sinh bể nước dự trữ

Bình cứu hỏa xăng dầu và hóa chất

Máy phát điện dự phòng

100%

Hàng năm

KIỂM TRA CHI TIẾT

BỘ

PHẬN

HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM

CHIẾU

KIỂM

TRA

CHU KỲ

Hệ thống

PCCC

Như trên 100% 2 năm

KIỂM TRA ĐẶC BIỆT

BỘ

PHẬN

HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM

CHIẾU

KIỂM

TRA

CHU KỲ

Hệ thống

PCCC

Như trên Nếu

cần

Khi cần

Page 26: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

23

Tuyệt đôi không đun nhựa đương bằng phương pháp thủ công. Phai dùng thiêt bị

chuyên dụng đê đun nhựa đương vơi chất đôt là dâu hoăc năng lượng sạch thân thiện vơi

môi trương.

Không bô tri đăt thiêt bị đun nấu nhựa đương sát các khu dân cư, trên măt câu, gân khu

vực đê chất dễ cháy, chất nổ.

Giam thiêu tôi đa anh hưởng của tiêng ồn, khói xa do xe máy thi công gây ra trong quá

trinh bao trì tại các vị tri gân khu dân cư bằng cách bô tri thơi gian thi công hợp lý.

Khi kêt thúc công việc bao tri phai thu dọn gọn, sạch măt bằng trong phạm vi thi công.

VI. XỬ LÝ KHI CÓ TÀU TRÔI DẠT/ CÂY TRÔI

Xử lý kịp thời việc lợi dụng kết cấu công trình vào việc neo đậu tàu thuyền, xây dựng nhà

cửa, làm bến đỗ chờ khách…

Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an để xử lý các tai nạn trên cầu, khắc phục hư hại

nhằm thông xe nhanh chóng cũng như xử lý các sự cố gây mất trật tự an ninh trên cầu.

Khi có tàu thuyền trôi dạt vào trụ cầu, chìm đắm dưới gầm cầu, trong phạm vi hành lang

bảo vệ, đơn vị quản lý cầu phối hợp với đơn vị quản lý đường sông thả phao báo hiệu và tìm

cách tháo gỡ, trục vớt kịp thời.

Mùa lũ, bão bố trí lực lượng tháo dỡ dây và các vật trôi bám vào bệ trụ tháp và bám vào

hệ thống đèn chiếu sáng chân tháp.

Tổ chức tốt nhiệm vụ canh gác, tuần cầu liên tục 24/24 giờ trong ngày. Mỗi kíp bố trí ít

nhất 4 nhân viên canh gác.

VII. NGHIÊM CẤM

Xây dựng các công trình ngoài mục đích phục vụ bảo vệ, quản lý, khai thác cầu trong

phạm vi hành lang bảo vệ công trình. Trường hợp bất khả kháng thì phải có sự chấp thuận

của cơ quan quản lý nhà nước từ bước lập luận chứng kinh tế kĩ thuật nhưng không được

làm ảnh hưởng đến an toàn cầu; Riêng đối với các công trình thiết yếu khi xây dựng tại đây

phải được cơ quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép. Phần đất trên bãi sông nằm trong

phạm vị đất của cầu, hành lang an toàn đối với cầu không cho xây dựng hoặc sử dụng vào

các việc khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của cầu hoặc thay đổi tình hình thủy văn

tại đây. Khi phát hiện các công trình chỉnh trị, các công trình phục vụ cho giao thông thủy

chuẩn bị xây dựng nằm cách mép ngoài cùng của kết cấu cầu 150m (theo chiều ngang)

phải báo cáo ngay cho Chi cục QLĐB.

Không cho:

- Lắp đặt các thiết bị trên cầu khi không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Khoan,

đục vào kết cấu cầu khi xây dựng các công trình phục vụ bảo vệ, quản lý, khai thác cầu

làm ảnh hưởng đến an toàn và mỹ quan của cầu;

- Neo đậu các phương tiện giao thông thủy dưới cầu trong phạm vi hành lang an toàn của

cầu;

- Tập kết vật liệu xây dựng, lập bến bãi dưới cầu trong phạm vi hành lang an toàn của

cầu;

- Khai thác cát ở thượng lưu và hạ lưu cầu về mỗi phía ít nhất 1km tính từ tim cầu.

Page 27: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

24

ĐIỀU 6: KIỂM TRA CẦU

I. PHÂN LOẠI KIỂM TRA CẦU

Kiểm tra công trình là một trong các công việc của quản lý công trình để đảm bảo khai

thác an toàn công trình.

Công tác kiểm tra công trình thực hiện theo các loại hình sau:

1. Kiểm tra thường xuyên

a. Nguyên tắc chung

- Kiểm tra thường xuyên được thực hiện trên toàn bộ công trình cầu và tiến hành

thường ngày trong suốt thời gian khai thác công trình.

- Mục đích của kiểm tra thường xuyên là để nắm được kịp thời tình trạng làm việc của

các kết cấu cầu, nhưng hư hỏng dự đoán có thể xảy ra, để sớm có biện pháp sửa chữa bảo

dưỡng kịp thời.

- Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát bằng mắt thường tại các vị trí có thể quan

sát được. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần so sánh, đối chiếu với hồ sơ thiết kế, dữ

liệu từ các lần bảo trì trước và các tài liệu liên quan khác.

- Kết quả kiểm tra được lưu trữ để làm dữ liệu cho các công tác bảo trì cầu tiếp theo.

b. Nội dung kiểm tra thường xuyên

- Tiến hành quan sát các kết cấu cầu bằng mắt, đặc biệt chú ý đến các vị trí sau (nếu

có):

+ Các vị trí trên dầm có mô men, lực cắt lớn, các vị trí tập trung ứng suất.

+ Các liên kết bao gồm: kết cấu dầm với mố trụ, kết cấu thân trụ thép với bệ trụ

BTCT, vị trí tiếp giáp giữa mố với tường chắn...

+ Các mối nối dầm chủ bằng bu lông cường độ cao.

+ Các kết cấu khe co giãn, gối cầu, lan can và các liên kết của các thành phần này

với kết cấu chính.

+ Các thiết bị điện chiếu sáng: cột điện, bóng điện chiếu sáng trên cầu, dưới gầm

cầu và trong lòng dầm hộp...

+ Các vị trí có tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước, nguồn nhiệt, môi trường xâm

thực,...

- Trong quá trình kiểm tra thường xuyên, cần lưu ý phát hiện các vấn đề sau:

+ Độ nghiêng, lún.

+ Các biến dạng bất thường của công trình.

+ Vết nứt và dấu hiệu vết nứt.

+ Dấu hiệu rỉ của thép.

+ Xuất hiện dấu hiệu bong, rộp trên bề mặt các kết cấu.

+ Chất lượng bề mặt bê tông.

+ Sự biến màu mặt ngoài.

+ Có hiện tượng thấm.

+ Dấu hiệu ăn mòn bê tông, cốt thép.

+ Các khuyết tật nhìn thấy được.

+ Công năng của cầu và các kết cấu.

- Trường hợp phát hiện có sự cố hoặc hư hỏng nhỏ, cần có biện pháp xử lý ngay.

Page 28: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

25

- Trường hợp phát hiện có sự cố hoặc hư hỏng nặng bất thường, phải tiến hành kiểm

tra chi tiết tại vị trí hư hỏng và đề ra giải pháp xử lý kịp thời.

- Trường hợp phát hiện có sự cố đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng

làm việc bình thường của cầu, cần tiến hành các biện pháp cần thiết để hạn chế (hoặc cấm)

các phương tiện lưu thông trên và dưới cầu nhằm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện

giao thông và công trình. Đồng thời, thông báo ngay đến các đơn vị liên quan, các cơ quan

có thẩm quyền nhằm sớm đề ra phương án giải quyết, khắc phục.

2. Kiểm tra định kỳ

a. Nguyên tắc chung

- Kiểm tra định kỳ phải được thực hiện đối với mọi kết cấu của công trình cầu.

- Mục đích của kiểm tra định kỳ là để nắm được thường xuyên, đều đặn tình trạng làm

việc của các kết cấu cầu, nhằm kiểm soát được khả năng khai thác bình thường của cầu.

- Mỗi kỳ kiểm tra có thể tiến hành với toàn bộ công trình cầu hoặc với từng bộ phận

kết cấu.

- Quy mô kiểm tra của mỗi kỳ tùy theo trạng thái, tuổi khai thác của kết cầu cầu và điều

kiện tài chính của cơ quan quảnlý công trình cầu

- Đối với các kỳ kiểm tra có quy mô lớn, cơ quan chủ quản có thể mời các đơn vị và

chuyên gia tư vấn có chuyên mônvà trình độ phù hợp lập đề cương và thực hiện việc kiểm

tra.

- Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quansát bằng mắt thường tại các vị trí có thể quan

sát được, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần so sánh, đối chiếu với hồ sơ thiết kế, dữ

liệu từ các lần bảo trì trước và các tài liệu liên quan khác.

- Kết quả kiểm tra được lưu trữ để làm dữ liệu cho các công tác bảo trì cầu tiếp theo.

b. Chu kỳ kiểm tra

- Đối với các công trình cầu vượt liên hợp, kiến nghị chu kỳ kiểm tra định kỳ toàn bộ

kết cấu cầu là 5 năm. Cầu bê tông cốt thép là 15 năm.

- Đối với liên kết bu lông giữa thân trụ với bệ móng và thân trụ với xà mũ, bu lông liên

kết các đốt dầm chủ cần thực hiện kiểm tra định kỳ hàng năm.

- Trắc dọc cầu được đo vẽ kiểm tra với chu kỳ 6 tháng cho 2 năm đầu đưa vào khai

thác.

- Các bộ phận như gối cầu, khe co giãn, thiết bị điện và chiếu sáng... cần thực hiện

kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc theo khuyến cáo của nhà cung cấp.

c. Nội dung kiểm tra định kỳ

- Khảo sát kết cấu cầu để thu thập số liệu về những vấn đề sau:

+ Sai lệch về hình học của kết cấu so với hồ sơ thiết kế.

+ Độ nghiêng, lún và các biến dạng của công trình.

+ Vết nứt và dấu hiệu vết nứt.

+ Dấu hiệu rỉ của thép.

+ Xuất hiện dấu hiệu bong, rộp trên bề mặt các kết cấu.

+ Chất lượng bề mặt bê tông.

+ Các khuyết tật nhìn thấy được.

+ Công năng của cầu và các kết cấu.

- Xử lý ngay các khuyết tật đã phát hiện ra.

Page 29: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

26

- Dự báo khả năng xuống cấp của cầu và đánh giá lại tuổi thọ của cầu trong trường

hợp có hư hỏng lớn.

3. Kiểm tra bất thường

a. Nguyên tắc chung

- Kiểm tra bất thường được tiến hành khi kết cấu cầu có dấu hiệu hư hỏng do tác động

đột ngột của các yếu tố như: bão, động đất, sạt lở đất, cháy nổ, do xe cộ va vào cầu,...

- Mục đích của kiểm tra bất thường là để nắm được kịp thời tình trạng, mức độ hư

hỏng của kết cấu cầu và đưa ra kết luận về việc phải thực hiện kiểm tra chi tiết và yêu cầu

sửa chữa.

- Kiểm tra bất thường có thể tiến hành trên toàn bộ hoặc một bộ phận kết cấu cầu tùy

theo mức độ tác động, quy mô hư hỏng và yêu cầu sửa chữa của cơ quan chủ quản.

- Cơ quan chủ quản có thể tự kiểm tra bất thường hoặc thuê các đơn vị hoặc chuyên

gia có năng lực phù hợp để thực hiện.

- Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát bằng mắt thường, gõ, nghe kết hợp với

một số thiết bị đơn giản như: thước mét, quả dọi,...

- Đơn vị, cá nhân thực hiện kiểm tra chủ yếu là quan sát bằng mắt thường cần đưa ra

kết luận có cần kiểm tra chi tiết hay không. Nếu không cần thì phải đề xuất giải pháp sửa

chữa. Nếu cần thì phải tiến hành lập đề cường kiểm tra chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền

phê duyệt và tiến hành công tác sửa chữa.

- Kết quả kiểm tra được lưu trữ để làm dữ liệu cho các công tác bảo trì cầu tiếp theo.

b. Nội dung kiểm tra bất thường

- Khảo sát trực quan bằng mắt thường, gõ, nghe và sử dụng một số thiết bị đơn giản

để nhận biết ban đầu về tình trạng hư hỏng của kết cấu cầu bao gồm:

+ Biến dạng hình học của kết cấu.

+ Mức độ nghiêng, lún.

+ Mức độ nứt, gãy, vỡ.

+ Các hư hỏng nhìn thấy khác.

- Phân tích các số liệu khảo sát để đi đến kết luận có tiến hành kiểm tra chi tiết hay

không, quy mô kiểm tra chi tiết.

- Đối với những hư hỏng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người và công trình xung

quanh, cần có các biện pháp xử lý khẩn cấp trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết.

4. Kiểm tra chi tiết

Sau khi thực hiện kiểm tra ban đầu, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra

đột xuất, đơn vị kiểm tra xem xét để xác định nội dung cần thiết thực hiện kiểm tra chi tiết

đánh giá mức độ hư hỏng để đề ra giải pháp sửa chữa cầu và đường đầu cầu phù hợp.

Chủ công trình có thể tự thực hiện kiểm tra chi tiết hoặc thuê một đơn vị hoặc chuyên

gia có năng lực phù hợp để thực hiện.

Kiểm tra chi tiết dùng các thiết bị thí nghiệm chuyên dùng để đánh giá chất lượng hóa

vật liệu sử dụng và mức độ hư hỏng của công trình cầu BTCT, đường đầu cầu. Công tác thí

nghiệm thực hiện theo các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.

Kiểm tra chi tiết bao gồm các nội dung:

Page 30: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

27

4.1. Khảo sát chi tiết các bộ phận kết cấu công trình cầu bị hư hỏng

- Thu thập các số liệu lượng hóa về tình trạng hư hỏng của cầu BTCT bằng hình ảnh, các

phương pháp thử hiện hành, gồm các số liệu:

Sai lệch hình học cầu BTCT và chi tiết cầu, các hư hỏng đường đầu cầu, sạt lở,

lún lệch.

Mức độ biến dạng, nghiêng lún các bộ phận cầu, đường đầu cầu.

Vết nứt: mật độ, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu, và hướng vết nứt.

Vết gãy (đặc điểm, vị trí, mức độ nguy hiểm).

Ăn mòn cốt thép (mật độ gỉ, mức độ gỉ, sự giảm tiết diện cường độ cốt thép).

Ăn mòn bê tông (ăn mòn xâm thực, ăn mòn cacbonat, mức độ ăn mòn, chiều sâu

xâm thực vào cầu BTCT, độ nhiễm hóa chất…).

Chất lượng bêtông (cường độ, độ đặc chắc, bong rộp…).

Biến màu mặt ngoài.

Các khuyết tật nhìn thấy khác.

Sự đảm bảo công năng của cầu (chống thấm, khả năng lưu thông êm thuận trên

cầu và đường đầu cầu…).

Tình trạng làm việc của các hệ thống theo dõi lâu dài trên cầu (nếu có)…

4.2. Một số nguyên nhân gây hư hỏng có thể xác định trong kiểm tra chi tiết:

- Nứt gãy: do vượt tải, biến dạng nhiệt, ẩm, lún, chất lượng bêtông.

- Suy giảm cường độ bêtông: do độ đặc chắc bêtông, bảo dưỡng bêtông và tác động môi

trường, xâm thực.

- Biến dạng hình học: do vượt tải, tác động môi trường, độ cứng cầu BTCT.

- Gỉ cốt thép: do ăn mòn môi trường xâm thực, cacbonat hóa bề mặt bêtông, nứt bêtông,

thấm nước.

- Biến màu bề mặt: do tác động môi trường.

- Thấm nước: do độ đặc chắc của bêtông, nứt, mối nối.

Các công tác kiểm tra cần tiến hành đo đạc kiểm tra và lập hồ sơ, báo cáo kiểm tra bao gồm

các bản vẽ, nội dung kỹ thuật đảm bảo đầy đủ các thông số kỹ thuật yêu cầu:

- Kiểm tra kích thước tổng thể công trình và kích thước các mặt cắt ngang của cầu, đường

đầu cầu, chỗ tiếp giáp và các mối nối liên kết, đánh giá mức độ phù hợp so với các đặc

trưng trong hồ sơ Bản vẽ thi công, Hồ sơ hoàn công.

- Lập bản vẽ các mặt cắt dọc phần xe chạy, các mặt cắt ngang phần xe chạy, các mặt cắt

dọc kết cấu nhịp, bình đồ kết cấu nhịp, ….

- Đánh giá điều kiện giao thông trên cầu, có còn đảm bảo theo yêu cầu thiết kế và điều

kiện thực tế.

Page 31: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

28

- Định vị chính xác bằng trắc đạc vị trí các bộ phận và các cấu kiện của công trình, xem

xét khả năng chuyển vị, biến dạng của các kết cấu trên cơ sở đối chiều với hồ sơ hoàn

công, hồ sơ của các lần kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất trước.

- Các tài liệu liên quan tới việc thực hiện các công tác thuộc bảo dưỡng thường kỳ, việc

sửa chữa, quan trắc lâu dài.

- Theo dõi, quan trắc, các cấu kiện mố trụ cầu, dầm, cầu và các bộ phận cầu….

Căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, tùy theo thực trạng chất lượng công trình mà chủ sở

hữu hoặc chủ quản lý sử dụng quyết định chọn cấp bảo trì cho phù hợp.

4.3. Theo dõi các vết nứt

Với kết cấu BTCT, việc xuất hiện các vết nứt lớn hơn 0.2mm cần được đặc biệt quan

tâm, theo dõi, đánh giá nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp.

- Vết nứt ≥ 0.2mm

Các vết nứt rộng hơn 0.2mm phải tiến hành đo chiều dài và bề rộng bình quân và

ghi chép trên cả phiếu kiểm tra và trên mặt bê tông vùng lân cận vết nứt. Bề rộng

vết nứt có thể đo được bằng thước đo vết nứt. Hoặc có thể sử dụng một thiết bị

quan sát bằng mắt thường để theo dõi vết nứt mịn.

Theo dõi sự phát triển của vết nứt bằng cách đắp dải thạch cao vuông góc với

đường nứt với kích thước rộng 30mm dày 5mm.

Nếu các vết nứt này không phát triển theo thời gian thì có thể dùng các loại vữa

quét lên bề mặt bê tông để hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây hại cho bê

tông.

Nếu các vết nứt tiếp tục phát triển thì cần tiếp tục theo dõi, phân tích nguyên nhân

và tìm biện pháp xử lý thích hợp.

- Vết nứt ≥ 0.3mm

Nếu xác định được nguyên nhân gây vết nứt và vết nứt đã ngừng phát triển thì có

thể tiến hành bơm vữa vào từng vết nứt và sau đó quét lớp vữa bảo vệ bề mặt trên

toàn khu vực bề mặt có vết nứt.

Nếu vết nứt do cốt thép bị gỉ sét, phải sửa chữa ngay vùng bị nứt.

Nếu vết nứt tiếp tục phát triển phải đề nghị cơ quan cấp trên thuê các đơn vị kiểm

định chuyên ngành đánh giá nguyên nhân và đề ra phương án sửa chữa thích hợp.

Yêu cầu đối với vữa chống thấm dùng trong xử lý kết cấu bê tông cốt thép phải là

các vữa xi măng rất mịn và các chất phụ gia tạo ra chất kết dính liên kết để ngăn

không cho các tác nhân có hại thâm nhập qua khe nứt. Để có thể bơm vào các khe

nứt rất bé thường sử dụng các loại vữa với hóa chất đặc biệt (có tính linh động cao

và độ nhớt thấp). Cần phải tìm hiểu kỹ tính chất của các loại vữa trước khi sử dụng.

Có thể sử dụng các loại vữa như vữa polyurethane, vữa esteracrylate… để bơm

vào các vết nứt.

Việc thi công đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo và yêu cầu nhân sự thi công có

trình độ tay nghề cao.

Page 32: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

29

Với kết cấu BTCT dự ứng lực (dầm super T, dầm hộp), mọi vết nứt xuất hiện cần phải

được đặc biệt quan tâm, theo dõi, đánh giá nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp.

Với các vết nứt tiếp tục phát triển phải đề nghị cơ quan cấp trên thuê các đơn vị kiểm định

chuyên ngành đánh giá nguyên nhân và đề ra phương án sửa chữa thích hợp.

II. KIỂM TRA CẦU

2.1. Kiểm tra kết cấu nhịp

Kiểm tra thường xuyên bằng mắt thường các kết cấu bê tông: tình trạng làm việc, độ

võng, nứt, ăn mòn... Xác định phạm vi và mức độ hư hỏng;

Với các hư hỏng nhẹ phần bê tông lan can hoặc các kết cấu không chịu lực, có thể tiến

hành đục sửa và trám lại các vị trí hư hỏng bằng vữa mác cao hơn mác của kết cấu bị hư

hỏng;

Đối với các kết cấu bê tông hư hỏng nặng cần kiểm tra mức độ hư hỏng cụ thể mà có

biện pháp xử lý tương ứng;

Công tác sửa chữa bê tông và các kết cấu bê tông tuân thủ theo Quy phạm thi công và

nghiệm thu Kết cấu bê tông và BTCT toàn khối TCVN 4453-1995 và Kết cấu bê tông cốt thép

– Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 356:2005.

Thường xuyên theo dõi khả năng làm việc của dầm cầu, phát hiện kịp thời các dấu hiệu

xuống cấp, hư hỏng, nứt dầm (nếu có) do tác động của môi trường và các yếu tố khách quan

khác. Việc kiểm tra này cần thực hiện theo lịch kiểm tra định kỳ.

Kiểm tra tình trạng lớp phủ mặt cầu:

- Kiểm tra thường xuyên

Cần kiểm tra thường xuyên tình trạng của lớp phủ mặt cầu, vạch kẻ đường

- Kiểm tra định kỳ

Các hạng mục cần kiểm tra cũng tương tự như trong kiểm tra thường xuyên.

- Kiểm tra chi tiết

Các hạng mục cần kiểm tra cũng tương tự như trong kiểm tra thường xuyên.

- Kiểm tra đặc biệt

Các kiểm tra đặc biệt với các hạng mục của mặt cầu tiến hành kiểm tra như đối với cầu

chính.

Các yêu cầu về kiểm tra đối với mặt cầu và các bộ phận của nó được tóm tắt trong Bảng

6-1.

Bảng 6-1 Tóm tắt yêu cầu kiểm tra đối với lớp phủ mặt cầu và các bộ phận có liên

quan.

Page 33: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

30

KIẾM TRA THƯỜNG XUYÊN

BỘ

PHẬN

HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Mặt cầu Lớp phủ mặt cầu 6.4 100% Hàng tuần

Mặt cầu Vạch kẻ đường 10.3 100% Hàng ngày

KIẾM TRA ĐỊNH KỲ

BỘ

PHẬN

HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Mặt cầu Lớp phủ mặt cầu 6.4 100% 3 tháng

Mặt cầu Vạch kẻ đường 10.3 100% 6 tháng

KIẾM TRA CHI TIẾT

BỘ

PHẬN

HẠNG MỤC KIỂM TRA THAM CHIẾU KIỂM TRA CHU KỲ

Mặt cầu Lớp phủ mặt cầu 6.4 100% 1 năm

Mặt cầu Vạch kẻ đường 10.3 100% 1 năm

Kiêm tra tinh trạng của kêt cấu dâm câu: Sự cong, võng, vênh, văn, móp, méo hoăc gãy

của các thanh dâm và dâm thép; tinh trạng sơn và rỉ của dâm thép, đăc biệt các liên kêt câu

và các ban nút liên kêt các thanh dâm; kiêm tra các bulông, đinh tán liên kêt và tinh trạng rỉ

sét của các bô phận kêt cấu. Vơi kêt cấu BTCT, BTCT-DUL hoăc dâm thép liên hợp, kiêm

tra tinh trạng nứt nẻ, sứt vơ, bong bật của bê tông; tinh trạng han rỉ và hư hong của côt thép;

tinh trạng thấm nươc, rỉ nươc dươi cánh dâm và ban măt câu. Vơi kêt cấu vòm, kiêm tra tinh

trạng nứt vơ, bung mạch vữa và thấm nươc ở đáy vòm.

2.2. Kiểm tra mố, trụ cầu

2.2.1. Kiểm tra thường xuyên

Các tấm pa-nen bê tông quanh bệ cọc phải được kiểm tra thường xuyên hàng tháng

để có thể phát hiện các hư hỏng do tàu thuyền va đụng hoặc do rác tấp vào. Có thể sử dụng

một ống nhòm để quan sát từ bờ sông hoặc từ trên thuyền.

Hệ thống điện trên bệ cọc gồm có hệ thống đèn chiếu sáng trang trí và trạm báo

sương mù.

2.2.2. Kiểm tra định kỳ

Các tấm pa-nen bê tông quanh bệ cọc được yêu cầu kiểm tra định kỳ 2 năm/lần.

Page 34: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

31

Lớp mặt bê tông bệ cọc được yêu cầu kiểm tra định kỳ 2 năm/lần.

Trạm báo sương mù được kiểm tra định kỳ mỗi năm/lần.

2.2.3. Kiểm tra chi tiết

Các tấm pa-nen bê tông quanh bệ cọc được yêu cầu kiểm tra chi tiết 5 năm/lần.

Lớp mặt bê tông bệ cọc được yêu cầu kiểm tra chi tiết 5 năm/lần.

Trạm báo sương mù được kiểm tra định kỳ mỗi 2 năm/lần.

2.2.4. Kiểm tra đặc biệt

Việc kiểm tra đặc biệt dưới nước đối với cọc để xem xét mức độ hư hỏng gỉ sét của ống

thép (nếu có) không vượt quá mức độ cho phép của tiêu chuẩn thiết kế. Loại kiểm tra đặc

biệt này sẽ thực hiện 25 năm/lần. Mọi chi tiết căn cứ vào hồ sơ hoàn công và quản lý cầu.

Trong khi theo dõi hố xói tại móng cọc tháp nếu phát hiện hố xói lớn hơn 15 mét, việc

kiểm tra đặc biệt phải được thực hiện ngay. Phải lặn và dùng camera dưới nước kiểm tra

tình trạng bê tông cọc phía dưới đáy của ống thép do hố xói gây ra.

Yêu cầu kiểm tra móng tháp đối với cầu dây văng được tóm tắt trong bảng 6-2 dưới

đây:

Bảng 6-2: Tóm tắt về kiểm tra móng tháp

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN

BỘ

PHẬN

CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA KIỂM TRA CHU KỲ

Móng tháp

Tấm pa-nen bê tông bao quanh 100% Hàng tháng

Trạm báo sương mù 50% Hàng tuần

Hệ thống chiếu sáng trang trí 50% Hàng tháng

Bê tông bệ cọc (nứt, bong, vỡ ) 100% Hàng tháng

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

BỘ

PHẬN

CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA KIỂM

TRA

CHU KỲ

Móng tháp

Tấm pa-nen bê tông bao quanh 50% 2 năm

Bê tông bệ cọc 50% 2 năm

Hệ thống chiếu sáng trang trí 100% 1 năm

Trạm báo sương mù 100% 1 năm

Page 35: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

32

KIỂM TRA CHI TIẾT

BỘ

PHẬN

CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA KIỂM

TRA

CHU KỲ

Móng tháp

Tấm pa-nen bê tông bao quanh 50% 5 năm

Bê tông bệ cọc 50% 5 năm

Hệ thống chiếu sáng trang trí 100% 2 năm

Trạm báo sương mù 100% 2 năm

KIỂM TRA ĐẶC BIỆT

BỘ PHẬN CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA KIỂM TRA CHU KỲ

Móng tháp Bê tông và ống thép cọc 50% Xói > 15m

Ống thép cọc 15% 25 năm

Kiêm tra mô, trụ câu bao gồm: Kiêm tra nứt vơ, bung mạch vữa xây, bong đá xây; sự

phong hoá và ăn mòn bê tông thân mô, thân trụ; kiêm tra sự xói lở chân móng mô, trụ; sự

nghiêng lệch, trượt dịch, lún của mô, trụ. Trong tất ca các trương hợp đêu phai kiêm tra nứt

ngang của mô trụ, đăc biệt chú ý kiêm tra trụ có chiêu cao lơn và các trụ trên đương cong,

kiêm tra phân cọc bị lô ra do xói; kiêm tra chân khay và 1/4 nón mô; kiêm tra nên măt đương

sau mô;

2.3. Kiểm tra tháp cầu đối với cầu dây văng

2.3.1. Kiểm tra thường xuyên

Phải kiểm tra thường xuyên là hệ thống điện. Đèn báo không lưu, hệ thống chiếu sáng

và thông gió trong tháp cầu nên được kiểm tra hàng tuần vào ban đêm nhằm theo dõi mức

độ hoạt động chính xác. Các kiểm tra định kỳ và chi tiết các thiết bị điện sẽ được quy định

trong chương 8.

2.3.2. Kiểm tra định kỳ

Mặt bê tông trong, ngoài của tháp và các lối đi bằng thép bên trong được kiểm tra định

kỳ 2 năm/lần do các kỹ sư kiểm tra cầu thực hiện. Có thể sử dụng ống nhòm hoặc máy chụp

ảnh (có bộ phận zoom điều chỉnh ống kính) để kiểm tra các khuyết tật rõ ràng bên ngoài của

tháp và của dầm ngang.

2.3.3. Kiểm tra chi tiết

Mặt trong, mặt ngoài bê tông của tháp được kiểm tra chi tiết 5 năm/lần. Lối đi cho bề

mặt ngoài của tháp sẽ yêu cầu sử dụng thiết bị đặc biệt. Thang leo và giàn giáo có thể cần

thiết cho việc kiểm tra kỹ hơn tại các bề mặt trong, nếu có hư hại.

2.3.4. Kiểm tra đặc biệt

Phải tiến hành việc kiểm tra nội dung như kiểm tra chi tiết tháp, ngay sau khi các hiện

Page 36: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

33

tượng không thông thường sau đây xảy ra:

Va chạm của tàu bè đủ gây ra hư hại đáng kể tới các tấm pa-nen bao

chung quanh bệ cọc.

Các hư hỏng lớn khác được theo dõi trong quá trình kiểm tra.

Khi các sự cố được xác định mà nguyên nhân chưa rõ, cần thiết phải tiến hành kiểm tra

đặc biệt.

Các yêu cầu về kiểm tra tháp được tổng kết trong bảng 6-3:

Bảng 6-3: Tóm tắt về kiểm tra tháp cầu

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN

BỘ PHẬN CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA KIỂM TRA CHU KỲ

Tháp Đèn cảnh báo không lưu 100% Hàng tuần

Tháp Hệ thống chiếu sáng và thông gió tháp

cầu

100% Hàng tuần

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

BỘ PHẬN CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA KIỂM TRA CHU KỲ

Tháp Bê tông phần tạo hình đỉnh tháp 25% 2 năm

Tháp Liên kết bên trong phần tạo hình 100% 1 năm

Tháp Kết cấu thép bên ngoài phần tạo hình 25% 1 năm

Tháp Bê tông vùng neo cáp 100% 2 năm

Tháp Bê tông dầm ngang trên 50% 2 năm

Tháp Bê tông dầm ngang dưới 50% 2 năm

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

BỘ PHẬN CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA KIỂM TRA CHU KỲ

Tháp Bê tông chân tháp 25% 2 năm

Tháp Các thang thép 25% 1 năm

Tháp Đèn cảnh báo không lưu 100% 1 năm

Tháp Cột chống sét 100% 1 năm

Tháp Hệ thống chiếu sáng và thông gió tháp

cầu

100% 1 năm

Page 37: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

34

KIỂM TRA CHI TIẾT

BỘ PHẬN CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA KIỂM TRA CHU KỲ

Tháp Bê tông phần tạo hình đỉnh tháp 25% 5 năm

Tháp Liên kết bên trong phần tạo hình 100% 5 năm

Tháp Kết cấu thép bên ngoài phần tạo hình 25% 5 năm

Tháp Bê tông vùng neo cáp 100% 5 năm

Tháp Bê tông dầm ngang trên 50% 5 năm

Tháp Bê tông dầm ngang dưới 50% 5 năm

Tháp Bê tông chân tháp 25% 5 năm

Tháp Các thang thép 25% 5 năm

III. KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN KHÁC

3.1. Kiểm tra gối cầu

- Cần theo dõi kiểm tra kỹ bộ phận gối cầu do sự hư hỏng bộ phận này sẽ dẫn đến hư

hỏng các bộ phận liên quan khác như gối cầu nghiêng sẽ làm dầm xoắn và gây vết nứt cho

dầm… Các hư hỏng cần kiểm tra:

Tấm thép thớt trên, thớt dưới bị gỉ.

Gối bị cập kênh, đá kê gối bị nứt, nghiêng lệch.

Gối bị dịch chuyển lệch khỏi đá kê gối.

Gối cao su không còn đàn hồi do cao su bị lão hoá, khi đó gối sẽ hạn chế chuyển

vị dọc của nhịp cầu BTCT DƯL.

- Cần kiểm tra khe hở giữa khối chống chuyện vị và đáy dầm hộp, nếu không đảm bảo

là dấu hiệu cho thấy dầm truyền lực trực tiếp lên khối chống chuyển vị mà không thông qua

gối cầu. Có thể gây nứt, hư hỏng cho cả khối chống chuyển vị và dầm hộp.

3.2. Kiểm tra khe co giãn

3.2.1. Kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên

a) Mục đích:

Kiểm tra thường xuyên đối với mối nối khe co giãn cầu là kiểm tra sơ bộ về mức độ hư

hỏng của dải cao su đậy và miếng đệm giữa các thanh ray.

b) Chu kỳ:

Việc kiểm tra phải được thực hiện hàng ngày.

c) Báo cáo:

Sau khi kiểm tra phải báo cáo rõ ràng, chi tiết, kèm theo hình ảnh minh họa. Báo cáo

Page 38: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

35

có thể ghi nhận tình trạng chung của khe co giãn hoặc bất kỳ hư hỏng, (nếu có)

d) Các vấn đề kiểm tra:

Đất, rác…đọng.

Đọng nước.

Dải cao su bị hư hại.

Miếng đệm giữ cữ bị hư hại

e) Công việc phải làm:

Đất, rác…đọng.

Thu dọn các vật lạ như miếng kính vỡ hoặc kim loại nhọn có thể hư hại dải cao su

neoprene đậy.

Đọng nước.

Kiểm tra lại hệ thống thoát nước của khe co giãn, dọn sạch nước, tránh trường hợp

nước đọng lâu ngày rồi lọt qua những chỗ cao su bị hư hại làm ảnh hưởng đến các bộ phận

bên trong khác của khe co giãn.

Dải cao su bị hư hại.

Khi dải cao su bị thủng lỗ nhỏ thì có thể sửa chữa như sau:

+ Toàn bộ dải cao su phải được vệ sinh sạch sẽ, không bám bụi đất. Mọi thứ rác

bẩn chung quanh khu vực sửa chữa phải được vệ sinh sạch sẽ bằng cách sử

dụng giấy nhám hoặc bàn chải chà để tạo bộ bám dính trên lớp mặt. Toàn bộ

phạm vi và lớp mặt phải được làm sạch bằng cách sử dụng chất có tính cồn

(alcohol) để đảm bảo độ bám dính tối đa.

+ Dải cao su có thể được sửa chữa bằng keo cyanoacrylate do nhà sản xuất

cung cấp. Khi sử dụng loại keo này nên lưu ý đến độ an toàn tối thiểu. Găng

tay cao su có thể bị rách, và lúc đó mồ hôi có chất dầu sẽ gây hư hại đến độ

bám dính và như thế keo có thể cũng sẽ dính vào da.

+ Có thể thoa một lớp mỏng chất cyanoacrylate lên mặt được dán rồi sau đó ép

hai mặt vào nhau trong khoảng 3 phút để đảm bảo độ bám dính chắc chắn. Dải

cao su sẽ được kiểm tra lại về độ dính và độ chống thấm nước. Phạm vi sửa

chữa phải được vệ sinh sạch sẽ bằng chất có tính cồn (alcohol).

Các hư hỏng lớn đối với dải cao su phải cho thay thế. Khi thay thế phải có sự

giám sát của nhà sản xuất khe co giãn.

3.2.2. Kiểm tra và sửa chữa định kỳ.

a) Mục đích:

Kiểm tra định kỳ bằng mắt có thể xác định bất kỳ hư hỏng nào của dải cao su hoặc tấm

thép và các phụ kiện của khe co giãn.

b) Chu kỳ:

Page 39: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

36

Việc kiểm tra phải được thực hiện 6 tháng/lần.

c) Báo cáo:

Sau khi kiểm tra phải báo cáo rõ ràng, chi tiết, kèm theo hình ảnh minh họa. Báo cáo có

thể ghi nhận tình trạng chung của khe co giãn hoặc bất kỳ hư hỏng, nếu có.

d) Các vấn đề về kiểm tra:

Đất, rác…đọng.

Hư hại dải cao su.

Nước rò rỉ qua kẽ mối nối.

Hư hỏng các tấm thép phủ, thiếu hoặc mất bu lông.

Cao độ và khoảng cách khác biệt giữa các bộ phận.

Tiếng kêu do va chạm hoặc rung.

Miếng đệm giữ cữ (ở dưới đáy thanh dọc) bị hỏng hoặc mất.

e) Công việc phải làm:

Đất, rác…đọng.

Quét dọn, vệ sinh mọi thứ rác, đất… như miếng kính vỡ hoặc kim loại có thể làm hư hại

đến dải cao su.

Hư hại dải cao su.

Các hư hỏng nhỏ sửa chữa như bảo dưỡng thường xuyên.

Các hư hỏng lớn đối với dải cao su phải cho thay thế. Khi thay

thế phải có sự giám sát của nhà sản xuất khe co giãn.

Nước rò rỉ qua kẽ mối nối.

Thông thường, dải sao su của khe co giãn không thấm nước và luôn luôn khô. Bất kỳ

hiện tượng rò rỉ nước nào qua các kẽ mối nối chảy lên gối cũng chứng tỏ tấm cao su đã bị

hư. Việc kiểm tra phải được tiến hành ngay để tìm ra vị trí khu vực gây hư hại. Sửa chữa

hoặc thay thế dải cao su khác như trên.

Hư hại tấm thép phủ, lỏng hoặc thiếu bu lông.

Tấm thép bao phủ trên dải phân cách tim cầu và lề bộ hành phải được kiểm tra về mức

độ hư hỏng do va chạm hoặc ăn mòn và kiểm tra về mức độ mất bu lông. Khi bu lông bị mất

hoặc lỏng phải được thay thế hoặc xiết chặt lại. Thanh thép bị hư hỏng phải được sửa chữa

ngay theo hướng dẫn phần kiểm tra và bảo trì cấu kiện thép.

Miếng đệm giữ cữ bị hư hại

Phải thay thế các miếng đệm bị rơi, vỡ, hư hại quá mức.

3.2.3. Kiểm tra chi tiết và sửa chữa định kỳ.

a) Mục đích:

Page 40: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

37

Kiểm tra chi tiết bằng mắt nhìn để xác định các hư hỏng đối với dải cao su và tấm thép

đậy cũng như phát hiện các dấu hiệu mới bị hư rách hoặc các hư hỏng của bộ phận khác

của khe co giãn…

b) Chu kỳ:

Việc kiểm tra phải được thực hiện 1 năm/lần.

c) Báo cáo:

Sau khi kiểm tra phải báo cáo rõ ràng, chi tiết, kèm theo hình ảnh minh họa. Báo cáo có

thể ghi nhận tình trạng chung của khe co giãn hoặc bất kỳ hư hỏng, nếu có.

d) Các vấn đề về kiểm tra:

Đất, rác…đọng.

Hư hại dải cao su.

Nước rò rỉ qua kẽ mối nối.

Hư hỏng các tấm thép phủ, thiếu hoặc mất bu lông.

Cao độ và khoảng cách khác biệt giữa các bộ phận.

Tiếng kêu do va chạm hoặc rung.

Thanh ray và thanh trượt dọc bị gỉ hoặc ăn mòn.

e) Công việc phải làm:

Cao độ và khoảng cách khác biệt giữa các bộ phận.

Cao độ và khoảng cách khác biệt chứng tỏ các bộ phận bên trong của khe co giãn bị

hỏng. Phải tham khảo ý kiến các chuyên gia của nhà chế tạo.

Tiếng kêu do va chạm hoặc do rung.

Tiếng kêu hoặc tiếng rung chứng tỏ các bộ phận bên trong của khe co giãn bị lỏng hoặc

hỏng. Phải tham khảo ý kiến các chuyên gia của nhà sản suất.

Thanh ray và thanh trượt dọc bị gỉ hoặc ăn mòn

Các thanh này được sản xuất với chất lượng cao chịu được mọi thời tiết, loại thép này

rất khó bị ăn mòn. Các dấu hiệu ăn mòn và gỉ phát hiện được được coi là nghiêm trọng và

phải tham khảo ý kiến các chuyên gia của nhà sản xuất.

Các hư hỏng khác:

Đối với các hư hỏng khác được hướng dẫn trong việc kiểm tra thường xuyên.

3.2.4. Kiểm tra đặc biệt và sửa chữa đột xuất.

Trường hợp đặc biệt sau sự cố hư hỏng lớn gây hư hại cho công trình như động đất,

bão lớn... thì sẽ tiến hành kiểm tra đặc biệt.

Tùy theo quy mô và mức độ hư hại của công trình, đơn vị quản lý sẽ đề xuất thực hiện

Page 41: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

38

kiểm tra đặc biệt. Nội dung kiểm tra và trang thiết bị phục vụ kiểm tra sẽ được cụ thể hoá

trong quy trình riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2.5. Đánh giá

Tiêu chuẩn đánh giá khe co giãn được trình bày trong Bảng 6-4:

BỘ

PHẬN

DẠNG HƯ

HỎNG

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ

AA A1 đến A3 B

Khe co

giãn

Hư hỏng khe

co giãn

Bong, rách lớn

dải cao su

Ray nứt Ray

bị cong vênh

nhiều

Các vết nứt xuất hiện

trên tất cả các dải cao

su

Ray bị ăn mòn

Ray bị cong vênh

tương đối nhỏ

Đất tích

trên dải

cao su

Thấm nước

Nước chảy

xuống khe do

dải cao su

không kín

nước

-

-

Bê tông

khoang

khe co

giãn

Nứt, hở

-

Có khe hở giữa khe

co giãn và phần bê

tông

Có khe hở giữa phần

bê tông và bản mặt

cầu

-

Thấm nước

-

Nước thấm qua phần

bê tông thâm nhập vào

trong khoang khe

co giãn

-

Khác

Tiếng ồn lạ

-

Tiếng động bất thường

khi có xe cộ qua cầu

-

Cao độ và

khoảng cách

-

Cao độ hoặc khoảng

cách khác biệt giữa

các bộ phận

-

Lỗ thủng Lỗ thủng lớn

hơn 20 mm

Lỗ thủng từ 10-:-20

mm

-

Page 42: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

39

3.3. Kiểm tra hệ thống thoát nước

Kiểm tra tình trạng thoát nước tại các cống, mức độ lắng đọng đất cát ở hố thu nước, bể

tụ nước, trong lòng cống, sự hư hỏng của ống cống, hố ga, tấm bản, mối nối, tường đầu,

tường cánh, sân cống.

Kiểm tra khả năng thoát nước của hệ thống rãnh dọc, cống dọc trong đó đặc biệt lưu ý

đối với đoạn đường có độ dốc dọc cao, thường bị xói lở, gây mất ổn định của nền đường,

kiểm tra sự hư hỏng của rãnh xây.

Kiểm tra tình trạng thoát nước mặt cầu, mặt đường.

Kiêm tra các công trinh phòng hô và điêu tiêt dòng chay, như kè hương dòng, kè ôp mái

nên đương dẫn, kè mép sông v.v... cân chú ý đên sự ổn định của các công trinh này (không

bị nứt vơ, sạt lở, nghiêng lún) và đánh giá hiệu qua của công trinh điêu tiêt đó.

3.3.1. Kiểm tra thường xuyên

Hệ thống thoát nước yêu cầu phải kiểm tra và bảo trì hàng tuần /lần. Việc bảo trì gồm

vét đất rác trong hố ga, ống thoát nước, rãnh dọc hở và bể tụ nước. Công việc này phải do

đội bảo trì đường bộ thực hiện.

3.3.2. Kiểm tra định kỳ

Việc kiểm tra định kỳ hệ thống thoát nước phải được thực hiện 6 tháng/lần. Việc kiểm

tra thường là để kiểm tra lại các công việc của nhóm bảo trì đã thực hiện. Kiểm tra viên cũng

sẽ xem xét các vị trí còn đọng đất, rác… để yêu cầu nhóm bảo trì cần quan tâm hơn và thực

hiện đúng hơn. Việc kiểm tra cũng có thể phát hiện các vấn đề như đường ống bị rò rỉ, xói

nhỏ…ở giai đoạn mới bắt đầu, có như vậy mới ngăn ngừa được các vấn đề phát sinh nghiêm

trọng hơn.

3.3.3. Kiểm tra chi tiết

Việc kiểm tra chi tiết hệ thống thoát nước phải được thực hiện 2 năm/lần bao gồm kiểm

tra tình trạng kết cấu như bê tông hố ga, nắp đậy, rãnh thoát nước, ống cống… Các đường

ống và rãnh thoát nước phải kiểm tra mức độ rò rỉ để đảm bảo hoạt động tốt. Tình trạng xói,

hư mòn, đọng nước hoặc các nguyên nhân hư hỏng khác sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thoát

nước như rò rỉ hoặc giảm hoạt động.

3.3.4. Kiểm tra đặc biệt

Kiểm tra đặc biệt hệ thống thoát nước yêu cầu cho các vấn đề cần mức độ thực hiện

bảo trì cao cấp.

3.4. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng

Tuyến chiếu sáng sau khi hoàn thành, được bàn giao cho đơn vị quản lý chiếu sáng,

đưa vào khai thác quản lý, sử dụng theo hạng mục duy trì thường xuyên hệ thống chiếu sáng

công cộng. Công tác quản lý bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

- Đóng cắt hệ thống chiếu sáng công cộng: Hệ thống chiếu sáng được điều khiển đóng cắt

độc lập tại các tủ điện chiếu sáng bằng các rơ le thời gian.

- Duy tu, sửa chữa: Thay các bóng đèn bị cháy; vệ sinh, bảo dưỡng choá đèn theo quy

trình. Sơn sửa, thay thế các thiết bị bị hỏng: Thay cáp, xử lý, khắc phục sự cố, chạm

chập vv…

Page 43: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

40

- Theo dõi, thanh toán tiền điện: Theo dõi việc sử dụng điện của hệ thống chiếu sáng công

cộng và thành toán cho ngành điện.

- Lập kế hoạch: Hàng tháng lập kế hoặch vận hành, duy tu, sử chữa ...

- Các công tác sửa chữa thay thế các thiết bị, linh kiện hư hỏng tuân thủ tiêu chuẩn TCVN

5828-1994 (hoặc IEC 60598) và TCVN 5935-1995 (hoặc EIC 60502).

1). Kiểm tra thường xuyên hệ thống chiếu sáng

Công tác kiểm tra thường xuyên hệ thống chiếu sáng được yêu cầu thực hiện hàng

tuần, các công tác kiểm tra thường xuyên hệ thống chiếu sáng bao gồm:

Kiểm tra các bóng đèn chiếu sáng, thống kê số lượng bóng cháy, bóng mờ để

lên kế hoạch sửa chữa, thay thế

Kiểm tra tủ điện, hệ thống đóng ngắt tự động bằng tế bào quang, rơ le điện.

Vệ sinh tủ điện

Lau chùi, rửa cột điện chiếu sáng.

2). Kiểm tra định kỳ hệ thống chiếu sáng

Công tác kiểm tra định kỳ hệ thống chiếu sáng được yêu cầu thực hiện năm/lần. Các

công tác kiểm tra định kỳ bao gồm các công tác kiểm tra thường xuyên và:

Kiểm tra, xiết chặt lại các bu lông liên kết cột đèn và mặt cầu

Kiểm tra liên kết cột đèn và chao đèn

Vệ sinh chao đèn.

3). Kiểm tra chi tiết hệ thống chiếu sáng

Công tác kiểm tra chi tiết hệ thống chiếu sáng bao gồm toàn bộ các công tác kiểm tra

thường xuyên và định kỳ và được yêu cầu thực hiện 2 năm/ lần.

4). Kiểm tra đặc biệt hệ thống chiếu sáng

Công tác kiểm tra đặc biệt được thực hiện như công tác kiểm tra chi tiết và được yêu

cầu thực hiện sau mỗi khi có sự cố xảy ra do thiên tai hoặc do yêu cầu của Cơ quan quản lý

chức năng.

3.4.1. Đèn báo hiệu đường sông

Để đảm bảo an toàn cho việc qua lại của các phương tiện đường thủy, tại khoang thông

thuyền dưới nhịp giữa có bố trí các đèn báo hiệu đường sông. Đèn xanh ở mạn phải, đèn

đỏ ở mạn trái, đèn trắng ở giữa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các đèn báo hiệu đường sông được lắp treo ở vị trí chìa ra ngoài để đảm bảo dễ kiểm

tra, duy tu và ánh sáng có thể hắt đến cao độ của lề bộ hành.

Đèn báo hiệu đường sông tiến hành kiểm tra thường xuyên (hàng tuần), kiểm tra định

kỳ (hàng năm), kiểm tra chi tiết (2 năm), phải có dự trữ 50% số chi tiết để kịp thay thế khi có

hư hỏng.

Page 44: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

41

3.4.2. Đèn báo không lưu

Đèn báo không lưu gồm đèn hiệu mầu đỏ treo trên trụ ở trên đỉnh mỗi tháp cầu để báo

hiệu cho các máy bay bay qua khu vực cầu. Đèn báo không lưu được cung cấp điện qua bộ

lưu điện UPS và mạch điều khiển đảm bảo để đèn báo hiệu luôn luôn sáng theo chế độ 24/24

giờ.

Đèn báo không lưu được kiểm tra thường xuyên (hàng tuần), kiểm tra định kỳ (1 năm),

kiểm tra chi tiết (2 năm) và phải dự trữ 50% số chi tiết để kịp thời thay thế khi hư hỏng. Khi

tiến hành công việc kiểm tra, người kiểm tra phải đảm bảo có đủ sức khỏe và giấy phép làm

việc trên cao theo quy định của bộ LĐTBXH và phải sử dụng các trang thiết bị an toàn dành

riêng cho công việc này.

3.4.3. Hệ thống ánh sáng trang trí

1). Kiểm tra thường xuyên hệ thống chiếu sáng trang trí

Đối với hệ thống chiếu sáng trang trí yêu cầu tiến hành kiểm tra thường xuyên hàng

tháng. Công tác kiểm tra thường xuyên bao gồm:

Kiểm tra các phần tử và linh kiện của mạch điều khiển lắp trong trụ tháp,

Các đèn pha,

Giá đèn lắp trên bệ trụ tháp và tháp cầu,

Các vị trí và góc nghiêng của đèn.

2). Kiểm tra định kỳ hệ thống chiếu sáng trang trí

Hệ thống chiếu sáng trang trí của công trình cần phải được kiểm tra định kỳ năm/ lần.

Các hạng mục công việc tương tự như công tác kiểm tra thường xuyên.

3). Kiểm tra chi tiết hệ thống chiếu sáng trang trí

Hệ thống chiếu sáng trang trí cần được kiểm tra chi tiết 2 năm/ lần.

Phải dự trữ 10% số phụ tùng, linh kiện của hệ thống để đảm bảo

sửa chữa thay thế kịp thời khi hệ thống bị hư hỏng.

4). Kiểm tra đặc biệt hệ thống chiếu sáng trang trí

Hệ thống chiếu sáng trang trí được yêu cầu kiểm tra đặc biệt bao gồm tất cả các nội

dung nêu trong kiểm tra chi tiết mỗi khi có sự cố, hỏa hoạn hay thiên tai, lũ lụt.

3.4.4. Chiếu sáng và thông gió trong tháp cầu

Bên trong mỗi trụ tháp và dầm ngang bố trí đèn và quạt thông gió để cung cấp ánh sáng

và tạo thông thoáng cho người vào tháp kiểm tra và làm việc. Công tắc đóng mở đèn và quạt

được gắn ngay sát cửa ra vào để tiện cho việc đóng ngắt đèn, quạt khi vừa mở cửa vào

tháp.

Hệ thống ánh sáng trong tháp cầu được tiến hành kiểm tra thường xuyên (hàng tuần),

kiểm tra định kỳ (hàng năm), kiểm tra chi tiết (2 năm).

Page 45: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

42

IV. KIỂM TRA ĐƯỜNG ĐẦU CẦU

4.1. Tổng quát.

Đường đầu cầu gồm có phần đất đắp, mặt đường, hệ thống thoát nước và cảnh quan.

Yêu cầu kiểm tra và duy tu đường vào cầu đối với cầu dẫn sẽ được đề cập trong chương

này.

Các hư hỏng thường gặp như sau:

- Lớp phủ bê tông nhựa mặt cầu bị nứt, bong bật. Đường vào cầu, mặt đường trên

cầu có ổ gà, xe qua lại không êm thuận.

- Bê tông bản mặt cầu bị vỡ, dẫn đến hư hỏng mặt cầu xe chạy.

- Nền đường đầu cầu lún sụt làm chỗ tiếp giáp giữa đường và cầu thay đổi độ dốc,

chênh cao độ.

- Bê tông gờ lan can bị vỡ, mất thanh lan can hoặc trụ lan can.

- Mặt đường trên cầu thoát nước không tốt, bị đọng nước khi trời mưa, hệ thống thoát

nước bị gỉ, bị bụi đất cát che lấp, giảm khả năng thoát nước.

- Khe co giãn hư hỏng, tấm cao su dạng chữ “V” bị hư hỏng dẫn đến nước chảy

xuống đầu dầm, đỉnh xà mũ trụ, mố khi trời mưa. Bê tông kết nối giữa khe co giãn và bê tông

nhựa bị nứt vỡ khiến khai thác xe không êm thuận.

- Biển báo bị gãy, mất, tróc sơn…

- Gần cầu có các công trình xây dựng ảnh hưởng tầm nhìn của người lái xe khi ra

vào, lên xuống cầu.

4.2. Kiểm tra đường đắp vào cầu.

4.2.1. Kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra thường xuyên đối với đường đắp không cần thiết. Tuy nhiên, nếu xảy ra bất kỳ

một hư hại nào như lún, sụt lở, xói lở, sụt bờ dốc đường đắp phải lập kế hoạch, kịp thời sửa

chữa.

Kiểm tra công tác phát cây (phát quang), đắp phụ nền đường, lề đường.

4.2.2. Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ các dấu hiệu hư hỏng trên mặt như xói, sụt cục bộ phải được thực hiện

6 tháng/lần.

4.2.3. Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra chi tiết yêu cầu thực hiện 2 năm/lần. Cần xem xét sự dịch chuyển của nền đất

đắp và mức độ không ổn định giống như các hạng mục trong kiểm tra định kỳ.

4.2.4. Kiểm tra đặc biệt

Kiểm tra đặc biệt có thể được yêu cầu nếu chi phí bảo trì quá cao hoặc xảy ra các sự

cố do bão lũ.

Page 46: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

43

V. QUAN TRẮC CẦU

Tùy vào mức độ hư hỏng, tình trạng của công trình ở các thời điểm kiểm tra khác nhau,

có thể tiến hành bố trí các hệ thống quan trắc, theo dõi nhằm phát hiện kịp thời các biến

dạng, chuyển vị, khuyết tật … của các bộ phận kết cấu cầu để có biện pháp sửa chữa khắc

phục kịp thời.

Quan trắc cầu sử dụng các thiết bị và phương pháp đo đạc chính xác nhằm xác định

thay đổi của kết cấu so với trạng thái ban đầu. Quan trắc nhằm phát hiện sớm việc dịch

chuyển, lún, võng, xói...

Nội dung quan trắc cầu:

- Đo đạc độ lún, nghiêng, lệch của mố, trụ cầu;

- Đo đạc cao độ mặt cầu, độ võng dầm cầu;

- Đo đạc sự thay đổi ở lòng sông, bờ sông để đánh giá ổn định trụ cầu sát bờ;

- Kiểm tra độ căng cáp;

- Kiểm tra chuyển vị.

Công việc quan trắc cần được thực hiện vào cuối năm thứ nhất, cuối năm thứ hai và

02 năm 01 lần vào các năm tiếp theo. Trong trường hợp đặc biệt như sau khi kết cấu bị tác

động bởi va chạm mạnh, động đất…cần tiến hành quan trắc làm cơ sở đánh giá điều kiện

làm việc của công trình.

5.1. Tiến hành đo đạc và ghi chép số liệu quan trắc

Độ xói lòng sông sẽ được đo tại hạ lưu của trụ cầu. Độ sâu xói tối đa trong mùa lũ và

khôi phục cao độ lòng sông sau mùa lũ sẽ được đo đạc. Các vị trí trọng lượng được đo đạc

từ xa từ phòng giám sát. Thông tin được truyền qua cáp quang.

Trong mỗi lần đo đạc, cần hạn chế mức tối thiểu các sai số gây ra do các điều kiện

thời tiết, khí hậu và do yếu tố con người. Lựa chọn những ngày đo có điều kiện thời tiết và

khí hậu tương tự nhau trong mỗi lần đo là rất cần thiết.

Bảo quản các mốc đo và đo chính xác tại các mốc đo sẽ hạn chế được các sai số đo.

Việc ghi chép số liệu quan trắc cần theo các biểu mẫu đã được quy định trước. Ghi

chép đầy đủ các yếu tố thời tiết, khí hậu trong mỗi lần đo. Nếu có sự sai lệch nhiều về số liệu

giữa các lần đo, trước hết cần tìm các yếu tố ảnh hưởng trong khi đo có thể dẫn tới sự sai

lệch này.

5.2. Xử lý số liệu quan trắc:

Việc xử lý các số liệu quan trắc, đặc biệt là các số liệu quan trắc ghi nhận thay đổi vị

trí hình học của cầu là vấn đề rất phức tạp và rất quan trọng. Đây là bài toán ngược trong cơ

học, cần phải có các chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

Những số liệu quan trắc ghi nhận được phải lưu giữ ở hồ sơ quản lý cầu để phục vụ

công tác kiểm tra và báo cáo Tổng cục đường bộ Việt Nam theo quy định.

Việc xử lý các số liệu hình học nhằm xác định vùng nguyên nhân và đánh giá ảnh

hưởng của chúng đến chất lượng công trình là một công tác quan trọng và phức tạp cần

Page 47: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

44

phải có sự tham gia của Tư vấn thiết kế và các chuyên gia trong ngành.

ĐIỀU 7: BẢO DƯỠNG CẦU

I. BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MẶT CẦU

- Bảo dưỡng thường xuyên gồm:

Vệ sinh mặt cầu làn xe cơ giới : Sử dụng xe quét rác, tần suất 2 ngày/lần .

Vệ sinh vỉa hè: vệ sinh bằng thủ công, tần suất 1 ngày /lần.

Hàng tháng dùng xe phun nước thổi rửa mặt cầu, vỉa hè 1 lần.

- Tùy mức độ hư hỏng có thể khoanh vùng, cày xới bỏ phần bê tông nhựa hư hỏng, sau

đó vệ sinh, tưới nhựa dính bám và thảm bê tông nhựa phần hư hỏng;

- Công tác sửa chữa mặt cầu bê tông nhựa tuân thủ theo Qui trình công nghệ thi công và

nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa TCVN 8819:2011.

II. BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN KHE CO GIÃN

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khe co giãn, dọn sạch vật cứng rơi vào khe co giãn bằng

phương pháp thích hợp. Tần suất thực hiện mỗi tuần một lần.

- Kiểm tra khả năng làm việc, tình trạng đọng nước, gỉ sét khe co giãn.

- Xác định hư hỏng nếu có, trường hợp hư hỏng nặng có thể tiến hành thay thế khe co

giãn. Tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật của khe co giãn thay thế cần tuân thủ hồ sơ thiết

kế của công trình.

III. BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN DẦM

3.1. Vơi kêt cấu BTCT và BTCT-DUL:

- Những vị tri mà bê tông bê măt của dâm bị lão hóa hoăc bị rêu môc do nươc thấm

hoăc do môi trương gây ra thi phai được làm sạch và quét bằng chất chông thấm đê bao vệ.

- Đôi vơi dâm BTCT có vêt nứt lơn hơn giơi hạn cho phép 0,2 ≤ ∆ ≤ 0,3mm phai được

quét chất chông thấm đăc biệt. Nêu vêt nứt lơn hơn se có giai pháp riêng nhưng phai dán

“tem” bằng thạch cao, hoăc keo, hoăc thiêt bị quan trắc vêt nứt, hoăc môt phương pháp thich

hợp đê theo dõi.

- Những vị tri mà bê tông bị hư hong và khuyêt tật phai làm sạch và trát lại như ban đâu.

- Những vị tri côt thép trong bê tông bị hở ra và bị rỉ thi phai đánh sạch rỉ và trát bằng

chiêu dày của lơp bao vệ ban đâu. Có thê dùng keo gôc Epoxy có pha vơi xi măng (tỷ lệ theo

nhà san xuất quy định) hoăc sử dụng loại vật liệu thich hợp đê sửa chữa.

- Đôi vơi dâm BTCT-DUL nêu có vêt nứt thi phai dán “tem” bằng thạch cao, hoăc keo,

hoăc thiêt bị quan trắc vêt nứt, hoăc môt phương pháp thich hợp đê theo dõi.

3.2. Vơi dâm, dàn thép và thép – bê tông liên hợp:

Page 48: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

45

- Thương xuyên vệ sinh hai đâu dâm (đăc biệt là các dâm biên) thương bị các tạp chất

rơi vào dễ gây rỉ, đam bao vệ sinh, không đọng nươc.

- Tại các nút liên kêt của dâm, dàn (đăc biệt là đôi vơi các nút dươi má hạ) phải đam

bao sạch se, thoáng gió. Tuyệt đôi không đê nươc đọng tại các nút liên kêt này.

- Những vị tri bị xươc sơn do va quệt thi phai sơn lại ngay bằng sơn chông rỉ (2 lơp),

sau đó sơn lại 1 lơp sơn phủ bên ngoài.

- Những vị tri han rỉ cục bô thi phai làm sạch rỉ (có thê dùng bàn chai sắt) đê sau đó se

sơn lại như trên.

- Xiêt lại các bu lông bị long; thay thê những bu lông, đinh tán bị hư hong bằng bu lông

tinh có kich thươc tương tự.

- Nêu các tấm ban BTCT kê trên dâm thép bị “cập kênh” thi phai dùng nêm bằng cao su

chèn chăt. Có thê dùng vữa không co ngót tự chay hoăc keo gôc Epoxy hay môt loại vật liệu

thich hợp bơm vào đáy tấm đê sửa chữa. Vơi mỗi loại vật liệu sử dụng, trinh tự thực hiện và

yêu câu bao dương cân được tuân thủ tùy thuôc vào từng loại theo khuyên cáo của nhà

cung cấp.

IV. BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GỐI CẦU

- Thường xuyên vệ sinh bề mặt gối cầu mỗi tháng một lần, không để đọng nước bề mặt

đặt gối

- Kiểm tra gối cầu thực hiện tuỳ theo kế hoạch được giao hay theo điều kiện hợp đồng,

khuyến cáo thực hiện ít nhất 1 lần/năm.

- Xác định hư hỏng nếu có, trường hợp hư hỏng nặng có thể tiến hành kích dầm thay thế

gối. Tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật của gối cầu thay thế cần tuân thủ hồ sơ thiết kế của

công trình.

V. BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MỐ CẦU, TRỤ CẦU, THÁP CẦU

- Vệ sinh bề mặt đỉnh, mố trụ cầu.

- Phát quang cây, cỏ phần tường mố, trên 1/4 nón và 20m trong phạm vi thượng, hạ lưu

cầu.

- Thanh thải dòng chảy dưới cầu, gỡ cây trôi mắc vào trụ cầu.

- Nếu có hiện tượng xói lở mố cầu, xem xét xác định nguyên nhân gây sạt lở để có biện

pháp khắc phục sửa chữa;

VI. BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG ĐẦU

6.1. Bảo dưỡng thường xuyên mặt đường:

a. Vệ sinh măt đường

Măt đương phai luôn được giữ vệ sinh sạch se và các chương ngại vật khác; không tồn

tại đất, đá, cát, rác thai trên măt đương, lê đương (gọi chung là đất thai và được quy định có

chiêu dài ≥2,0m, chiêu rông ≥0,3m).

Tùy theo mức đô bẩn của măt đương đê bô tri sô lân vệ sinh măt đương trong tháng (từ

4÷8 lân/tháng).

Page 49: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

46

Sau khi vệ sinh măt đương, đất thai phai được xúc chuyên khoi công trinh và đổ đúng

nơi quy định trong vòng 24 giơ.

Sử dụng xe quét rác (xe quét hút) hoăc xe phun nươc rửa đương hoăc kêt hợp ca hai

đê vệ sinh măt đương. Đôi vơi loại măt đương bê tông nhựa rỗng sử dụng xe phun nươc

rửa đương đê vệ sinh măt đương; đồng thơi phai lưu ý vệ sinh hệ thông rãnh thoát nươc

măt đương, đam bao không bị tắc. Nên thực hiện vệ sinh măt đương ngoài giơ cao điêm.

b. Vệ sinh măt đương bị đổ dầu

Nêu măt đương bị đổ dâu bị do tai nạn, sự cô và bị lan ra ở mức đô khá rông, cân phai

lập tức rai cát đê tránh xe lưu thông qua lại bị trơn trượt gây tai nạn đồng thơi có phương án

báo hiệu kịp thơi cho các phương tiện tham gia giao thông đê tránh làn hoăc giam tôc đô.

Sau đó, chọn thơi điêm có lượng giao thông thấp, dùng xe tươi nươc đê rửa sạch dâu và

cát đi.

c. Vệ sinh măt đương bị đổ các chất thuôc hóa học

Nêu măt đương bị đổ các chất thuôc hóa học trên măt đương, xử lý các chất thuôc hóa

học trên măt đương theo quy định của TCCS 16:2016/TCĐBVN. Sau đó, dùng xe tươi nươc

đê rửa sạch măt đương.

6.2. Vá măt đường bê tông nhựa

Công tác vá măt đương bê tông nhựa là công tác sửa chữa măt đương sau khi phát

hiện các ổ gà, hô, nứt cục bô và sụt lún của măt đương cao tôc bằng hỗn hợp BTN. Công

tác này cân được thực hiện kịp thơi khi phát hiện các hiện tượng hư hong nêu trên. Công

tác này phai đam bao các yêu câu kỹ thuật của đương cao tôc; nêu không, phai có giai pháp

đam bao an toàn giao thông hoăc có canh báo đê giam tôc đô. Mục tiêu của công tác này là

đê kiêm soát mức đô xuông cấp của kha năng chịu tai do ngấm nươc và cai thiện chất lượng

xe chạy. Phương pháp đơn gian là đổ hỗn hợp BTN hoăc vật liệu khác trực tiêp vào vị tri hư

hong mà không cân xử lý trươc. Ngoài ra, có thê cắt bo khu vực bị hư hong và lấp lại bằng

hỗn hợp BTN. Phương pháp đơn gian được áp dụng trong các trương hợp khẩn cấp. Có thê

sử dụng hỗn hợp BTN nóng hoăc hỗn hợp BTN nguôi đê vá.

6.2.1. Vá bằng hỗn hợp BTN nóng

Trong phương pháp này, ổ gà, hô và sụt lún được lấp bằng hỗn hợp BTN nóng. Phương

pháp này phù hợp cho việc bao dương, sửa chữa đương có nhiêu xe năng vi côt liệu bám

tôt vào áo đương hiện tại và có đô bên cũng như đô ổn định cao. Phương pháp này cơ ban

sử dụng hỗn hợp BTN tương tự như loại đã dùng cho áo đương hiện tại.

Trinh tự thực hiện:

- Dùng máy cắt bê tông cắt khu vực hư hong cho vuông thành sắc cạnh và đào sâu

tơi đáy chỗ hư hong.

- Lấy hêt vật liệu rơi rạc trong khu vực vừa cắt, quét, chai sạch bụi đam bao chỗ vá

sạch, khô.

- Tươi nhựa dinh bám (lượng nhựa từ 0,5÷0,8 kg/m2) lên chỗ vá sửa, lưu ý tươi ca

dươi đáy và xung quanh thành chỗ vá. Trương hợp sử dụng nhựa long (TCVN 8818-1 :

2011) hay nhũ tương (TCVN 8817-1 : 2011), chơ nhựa dinh bám phân tách xong. Lơp nhựa

dinh bám dư thừa ở trong chỗ lõm được chùi bằng vai hoăc các dụng cụ khác.

Page 50: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

47

- Rai hỗn hợp BTN nóng thành từng lơp có chiêu dày phụ thuôc vào chiêu dày hô

đào và theo hệ sô lèn ép khoang 1,3.

- Sử dụng xe lu nho hoăc đâm bàn đê lu lèn vật liệu rai đên đô chăt quy định và đam

bao bê măt sau khi vá bằng phẳng vơi măt đương hiện có.

- Bao dương bê măt cho đên khi có thê chạm tay vào được.

Lưu ý:

Trong thi công, những điêm được sửa chữa cân phai được làm sạch và bê măt ẩm ươt cân

được làm khô hoàn toàn. Cân thi công nhanh chóng đê đạt được nhiệt đô đâm lèn theo quy

định. Hạn chê sử dụng đèn khò đê làm nóng ngay ca trong trương hợp cân thiêt.

6.2.2. Vá bằng hỗn hợp BTN nguôi

Phương pháp vá bằng hỗn hợp BTN nguôi có thê được thực hiện ở nhiệt đô môi trương.

Phương pháp này dễ thực hiện, do đó thương áp dụng trong trương hợp khẩn cấp. Phương

pháp này kém hơn phương pháp vá bằng hỗn hợp BTN nóng vê ổn định ban đâu và đô bên.

Chỉ áp dụng phương pháp này trên đương có nhiêu xe năng khi có yêu câu cấp bách.

Phương pháp này yêu câu có thơi gian bao dương.

Trinh tự thực hiện:

- Dùng máy cắt bê tông cắt khu vực hư hong cho vuông thành sắc cạnh và đào sâu tơi

đáy chỗ hư hong.

- Lấy hêt vật liệu rơi rạc trong khu vực vừa cắt, quét, chai sạch bụi đam bao chỗ vá

sạch, khô.

- Tươi nhựa dinh bám (lượng nhựa từ 0,5÷0,8 kg/m2) lên chỗ vá sửa, lưu ý tươi ca

dươi đáy và xung quanh thành chỗ vá. Trương hợp sử dụng nhựa long (TCVN 8818-1 :

2011) hay nhũ tương (TCVN 8817-1 : 2011), chơ nhựa dinh bám phân tách xong. Lơp nhựa

dinh bám dư thừa ở trong chỗ lõm được chùi bằng vai hoăc các dụng cụ khác.

- Rai hỗn hợp BTN nguôi thành từng lơp có chiêu dày phụ thuôc vào chiêu dày hô đào

và theo hệ sô lèn ép khoang 1,3.

- Sử dụng xe lu nho hoăc đâm bàn đê lu lèn vật liệu rai đên đô chăt quy định và đam

bao bê măt sau khi vá bằng phẳng vơi măt đương hiện có.

- Bao dương: cân cấm đương đên khi đô ẩm và dung môi của vật liệu bitum bay hơi

hêt.

6.2.3. Trám vá măt đường bê tông nhựa

Trám vá măt đương bê tông nhựa áp dụng đê xử lý các vêt nứt măt đương. Phương

pháp này được thực hiện bằng cách phun bơm các loại vật liệu nhựa trám bịt hoăc các loại

keo dùng được ở nhiệt đô phòng vào các vêt nứt. Phương pháp này đê kiêm soát sự suy

giam kha năng chịu tai do thấm nươc. Mục tiêu của phương pháp này là đê kéo dài tuổi thọ

của áo đương và giam chi phi bao dương và sửa chữa.

a. Trám vá bằng cách bơm vật liệu nhựa trám bịt.

Phương pháp này sử dụng hỗn hợp vật liệu trám bịt trôn nóng. Phương này phù hợp

vơi các vêt nứt có chiêu rông tương đôi lơn từ 5-10 mm.

Page 51: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

48

Trinh tự thực hiện

- Làm sạch chỗ cân xử lý: Vị tri bị hư hong được làm sạch bằng cách dùng máy nén

khi thổi bụi hoăc bùn trong các vêt nứt. Các khu vực xung quanh chỗ nứt được gơ bo. Cân

làm khô bê măt được xử lý trươc khi bơm vật liệu trám bịt.

- Chuẩn bị vật liệu trám bịt: Vật liệu trám bit được nấu chay bằng cách nung nóng.

- Bơm vật liệu trám bịt: Vật liệu trám bịt được rót vào khe nứt và được đưa lọt vào

trong khe nứt bằng môt dụng cụ hinh chữ U. Vật liệu dư thừa được cạo đi đê hoàn tra bê

măt đương.

- Rai cát lên vị tri trám vá đê tránh dinh bám vật liệu vào lôp xe.

- Thông xe sau khi xác nhận rằng vật liệu trám bịt đã hoàn toàn cứng.

b. Trám vá bằng cách bơm vật liệu trám bịt dạng keo hóa ở cứng ở nhiệt đô phòng

Phương pháp này sử dụng vật liệu trám bịt dạng keo hóa cứng ở nhiệt đô phòng.

Phương pháp này yêu câu vật liệu phai dễ thi công, linh hoạt cao và có cương đô tôt. Phương

pháp này áp dụng cho các vêt nứt hẹp có đô rông vêt nứt nho hơn hoăc bằng 5 mm.

Trinh tự thực hiện: Thực hiện giông như mục a. Tuy nhiên, không yêu câu công tác

chuẩn bị đôi vơi vật liệu trám bịt. Trong trương hợp vật liệu trám bịt bị thấm nhập và bị lún,

thi bơm tiêp vật liệu môt lân nữa tùy theo mức đô lún.

Ngoài ra có thê sử dụng các phương pháp khác được quy định ở TCCS 18:2016/

TCĐBVN.

6.3. Lưu ý khác:

Nêu chỗ tiêp giáp giữa đương vơi câu có bậc chênh lệch quá 20mm phai thực hiện bù

lún măt đương bằng loại vật liệu giông như vật liệu làm lơp trên cùng của măt đương hoăc

bằng BTN.

Phát quang cây co trên mái ta luy đương đâu câu, mỗi bên 10m tinh từ đuôi mô câu.

Nắn chỉnh và bổ sung các biên báo hiệu, MLG, môc cao đô, tương hô lan hai đâu câu,

bị nghiêng lệch, vơ, mất.

Sơn kẻ lại các biên báo bị mờ 2÷5 năm/ 1 lân.

Đắp phụ nên đương đâu câu bị thiêu khuyêt.

VII. BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG

- Theo “Quy chuẩn ký thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT” do

Bộ GTVT ban hành tại Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/04/2016.

- Theo “Quy chuẩn ký thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa QCVN

39:2011/BGTVT” do Bộ GTVT ban hành tại Thông tư 73/2011/TT-BGTVT ngày

30/12/2011.

Yêu cầu của BDTX hệ thống báo hiệu phải đảm bảo luôn sáng sủa, sạch sẽ, các ký hiệu

rõ ràng, không bị mờ bẩn….đảm bảo nguyên trạng theo thiết kế.

7.1. Biển báo hiệu

Page 52: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

49

Gồm có các hạng mục sau:

- Sơn biển báo (cột và mặt sau của biển). 1-3 năm/ lần tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế.

- Sơn hoặc dán lại lớp phản quang trên bề mặt biển báo bị hư hỏng theo tiêu chuẩn TCVN

7887:2008. Đối với biển báo màng phản quang, trong thời gian sử dụng để phát huy hiệu

quả phản quang của biển báo, bề mặt biển báo, màng phản quang phải được lau rửa

định kỳ (6 tháng 1 lần) hặc khi quá bẩn 1.

- Thay thế, bổ sung biển báo bị gãy, mất.

- Nắn chỉnh, tu sửa các biển báo bị cong, vênh; dựng lại các biển báo bị nghiêng lệch cho

ngay ngắn, đúng vị trí và vệ sinh bề mặt bảo đảm sáng sủa, rõ ràng.

- Phát cây, thu dọn các chướng ngại vật không để che lấp biển báo.

7.2. Vạch kẻ đường

- Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, tổ chức điều khiển giao thông nhằm

nâng cao an toàn giao thông và khả năng thông xe.

- Do vậy vạch kẻ đường phải sáng rõ, không được để cát bụi lấp, nếu mờ phải sơn kẻ lại.

Khuyến cáo với sơn loại thường (TCVN 8786 : 2011, TCVN 8787 : 2011), thời gian 1

năm/2 lần; Nếu sử dụng sơn nóng phản quang (sơn dẻo nhiệt, TCVN 8791 : 2011) tối

thiểu là 2 - 3 năm/ 1 lần.

7.3. Dải cưỡng bức giảm tốc

- Gờ giảm tốc: Sửa chữa các vị trí sứt vỡ gờ giảm tốc bằng vật liệu thích hợp.

- Sơn kẻ lại các vệt sơn giảm tốc bị mờ, sơn lại vạch sơn giảm tốc theo kế hoạch hay theo

điều kiện hợp đồng, thường từ 3~5 năm / lần.

7.4. Đinh phản quang

- Thay thế các đinh phản quang bị mất, hỏng.

- Vệ sinh mặt đinh phản quang.

7.5. Đảo giao thông

- Chăm sóc thảm cỏ, cây xanh trên đảo hàng ngày.

- Sửa chữa các tấm biển gắn mũi tên chỉ đường.

- Sửa chữa các vị trí mép đảo bị hư hỏng do xe va quệt.

- Sơn hay quét vôi lại thành đảo giao thông và bó vỉa để đảm bảo rõ ràng, sáng sủa.

7.6. Tường hộ lan

- Tường hộ lan bằng bêtông, gồm các hạng mục:

Quét vôi tường hộ lan theo kế hoạch hoặc theo điều kiện hợp đồng, tối thiểu là 1

lần/năm.

Vá, sửa những vị trí tường hộ lan bị sứt, vỡ bằng vữa xi măng hoặc BTXM theo

cường độ thiết kế.

1 Mục 6.12 Tiêu chuẩn TCVN 7887:2008

Page 53: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

50

Phát quang không để cây cỏ mọc che lấp.

- Hộ lan bằng tôn lượn sóng, gồm các hạng mục:

Nắn sửa và thay thế các đoạn bị hư hỏng do xe va quệt.

Sơn lại các đoạn tôn lượn sóng bị rỉ.

Vệ sinh sạch sẽ các “mắt phản quang” gắn ở vị trí cột.

Thay thế các “mắt phản quang” bị mất, hỏng.

Xiết lại các bulông bị lỏng hoặc bổ sung bulông, êcu bị mất.

7.7. Dải phân cách mềm

- Sơn kẻ lại các trụ bê tông và ống thép theo kế hoạch hoặc theo điều kiện hợp đồng.

Khuyến cáo tối thiểu 2 năm/ 1 lần.

- Thay thế các trụ bê tông bị vỡ, ống thép bị cong vênh.

- Nắn chỉnh lại các đoạn dải phân cách mềm bị xô lệch cho ngay ngắn, đúng vị trí, đảm

bảo mỹ quan.

7.8. Dải phân cách cứng bằng BTXM

- Sơn kẻ lại các vạch sơn bị mờ; Sơn lại toàn bộ dải phân cách cứng theo kế hoạch hoặc

theo điều kiện hợp đồng. Khuyến cáo tối thiểu 2 năm/ 1 lần.

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các “mắt phản quang” gắn trên đỉnh dải phân cách (nếu

có).

7.9. Màng phản quang trên các thiết bị báo hiệu đường bộ

- Làm vệ sinh màng phản quang, đảm bảo các màng phản quang luôn sáng rõ.

- Thay thế màng phản quang khi bị hư hỏng, bị bong (TCVN 7887:2008). Thay thế thiết bị

báo hiệu đường bộ có phản quang khi cần thiết.

7.10. Tấm chống chói

- Làm vệ sinh các tấm chống chói đảm bảo sạch sẽ.

- Xiết chặt các tấm chống chói, xiết chặt lại hay thay thế các ốc vít, bu lông.

- Sơn chống gỉ hệ thống khung đỡ ít nhất 1 lần/năm.

- Thay thế các tấm chống chói khi bị hư hỏng.

- Thay thế các thanh hệ thống khung đỡ bị hư hỏng.

VIII. BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HỆ THỐNG CHIẾU

Đam bao hệ thông chiêu sáng hoạt đông ổn định, thơi lượng thắp sáng đúng quy định,

đam bao mỹ quan và an toàn điện của hệ thông.

Công tác BDTX trạm đèn được thực hiện theo các nôi dung công việc như sau:

8.1. Vệ sinh, bao dương vật tư, thiêt bị điện

Page 54: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

51

- Trụ đèn không bị cong, vênh, rỉ sét (đôi vơi trụ đèn bằng bê tông côt thép còn phai

đam bao không bị nứt, bong tróc bê tông) móng trụ không bị vùi lấp;

- Tủ điêu khiên phai ngay ngắn, sạch se, an toàn, kin nươc, không bị nứt bê vo tủ,

măt tủ; hư ổ khóa, tên tủ rõ ràng, dễ đọc;

- Cân đèn không bị xoay, rỉ sét, mục gãy, kiêng cân phai ôm khit trụ chiêu sáng, không

bị mất bu lông;

- Không đê xay ra hiện tượng treo băng rôn, dán quang cáo trái phép trên trụ đèn,

trên tủ điêu khiên;

- Không đê cáp thông tin treo trên các trụ chiêu sáng;

- Nắp cửa trụ chiêu sáng, hôp đấu nôi không được đê trông;

- Tiêp địa tại các trụ đèn đã được cai tạo, nâng cấp phai có trị sô điện trở đất nho

hơn hoăc bằng trị sô điện trở đất theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quôc gia;

- Chóa đèn không đọng nươc, phai ngay ngắn, không bị nghiêng lệch, măt kiêng

không bị mơ, nứt, bê hoăc bị mất, hở măt kiêng.

8.2. Phát hiện và xử lý kịp thơi các sự cô:

Do giông, bão, mưa lơn, triêu cương gây ngập úng, sét đánh gây hư hong...;

Do các phương tiện giao thông gây ra, bị phá, bị mất cắp, các công trinh khác thi công

gây sự dịch chuyên, hư hong, thất thoát hoăc có nguy cơ anh hưởng tơi hệ thông chiêu

sáng;

Tất ca các sự cô xay ra đêu phai xác định thơi gian, nguyên nhân và lập biên ban hiện

trương, riêng các sự cô do con ngươi gây ra, trong biên ban phai có xác nhận của cơ quan

công an hoăc xác nhận của chinh quyên địa phương nơi xay ra sự cô và yêu câu ngươi gây

ra sự cô phai bồi thương thiệt hại đã gây ra đôi vơi hệ thông.

8.3. Xử lý, sửa chữa ngay các trương hợp sau đây:

- Rò rỉ, mất an toàn điện;

- Cáp nổi chùng võng, bị nứt vo, vương cây xanh, mái nhà, dây tạp hoăc các công trinh

xung quanh, đứt hoăc mất cáp, đấu nôi không bao đam;

- Cáp ngâm hở trên măt đất, hư bê ông bao vệ cáp, đứt cáp;

- Tinh trạng các nắp hâm cáp của hệ thông cáp ngâm;

- Tuôt hoăc mất dây tiêp địa, cọc tiêp địa;

- Đèn chiêu sáng bị cây xanh che khuất, vương nhánh cây; dây chiêu sáng bị chùng,

võng, đứt;

- Dây tạp và các vật dụng khác vương vào lươi nguồn chiêu sáng;

Lưu ý:

Có biện pháp cô lập các vị tri xay ra sự cô mất an toàn điện;

Hệ thông đèn chiêu sáng phai đam bao sáng tôi thiêu 90% trên tổng sô bô đèn của tủ

điêu khiên (ngoại trừ sô lượng đèn tiết giam, đèn bị mất cắp dây nguồn);

Page 55: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

52

Theo dõi và đọc chỉ sô đồng hồ công tơ điện hàng ngày; kịp thơi điêu chỉnh thơi gian tắt,

mở hoạt đông của hệ thông chiêu sáng theo đúng thơi gian quy định, không đê tinh trạng

sáng ngày, tắt đêm.

Kiên nghị đên đơn vị khai thác, bao tri công trinh đương cao tôc đê sửa chữa thay thê

các hư hong của thiêt bị có liên quan:

- Kịp thơi khắc phục ngay những sự cô dẫn đên hệ thông chiêu sáng không hoạt

đông, gây mất an toàn giao thông như: chạm chập, ngã đổ, hư hong thiêt bị tủ điêu khiên,

sụt điện áp trên đương dây;

- Đam bao có thiêt bị thay thê tạm các vật tư, thiêt bị hư hong (dây cáp, thiêt bị tủ điêu

khiên).

- Các công tác sửa chữa thay thế các thiết bị, linh kiện hư hỏng tuân thủ tiêu chuẩn

TCVN 5828-1994 (hoặc IEC 60598) và TCVN 5935-1995 (hoặc EIC 60502).

8.4. Quy trình quản lý vận hành trạm đèn chiếu sáng công cộng trong duy trì hệ

thống chiếu sáng

- Kiểm tra sơ bộ tình trạng lưới đèn vào thời điểm đóng đèn (thực hiện hàng ngày sau giờ

đóng đèn); kiểm tra tuyến điện chiếu sáng thực hiện hàng ngày sau giờ đóng đèn.

Kiểm tra sơ bộ và thông tuyến lưới đèn, kiểm tra xem tình trạng lưới đèn có hoạt

động bình thường không…

Phát hiện và xử lý sự cố nhỏ (nếu có giải quyết ngay).

Kiểm tra kết quả đèn sáng, tối chế độ 1 (thực thiện 3 ngày 1 lần vào các buổi tối).

Kiểm tra thường xuyên kết quả đèn sáng, tối và phát hiện các sự cố lưới đèn.

- Tổ chức ghi chép nhật ký, lập biên bản sự cố, tổng hợp kết quả vận hành (thực hiện hàng

ngày).

Ghi chép nhật ký bóng sáng, bóng tối của từng số cột, đánh giá tỉ lệ đèn sáng (trong

1 trạm).

Sắp xếp các tài liệu, sổ ghi chép của từng trạm vào cặp theo dõi mỗi khu vực để

vào nơi quy định.

So sánh kết quả mới sửa chữa thay bóng trong ngày.

Cập nhật kết quả vận hành vào trạm làm việc.

- Hiệu chỉnh tình trạng làm việc của thiết bị và vệ sinh tủ điện ( thực hiện 7 ngày/lần vào

ban ngày).

Hiệu chỉnh lại rơ le thời gian hẹn giờ theo đúng thời gian quy định.

Vệ sinh, hiệu chình, đánh lại tiếp điểm của khởi động từ.

Kiểm tra an toàn điện vỏ tủ.

Dùng chổi quét mạng nhện, bụi bám vào thiết bị, dây dẫn…

Lau sạch phía ngoài vỏ tủ điện tủ khóa dễ mở.

- Kiểm tra theo dõi chống tổn thất điện năng và đề xuất biện pháp sửa chữa (thực hiện 3

Page 56: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

53

ngày /1 lần).

Kiểm tra các hiện tượng câu móc điện, lập biên bản báo cáo sự cố tổn thất điện

năng, câu móc điện.

Thường xuyên liên lạc với công nhân quản lý trạm của công ty điện lực về việc cấp

nguồn điện.

Liên hệ với chính quyền địa phương để phối hợp quản lý bảo vệ lưới điện.

- Xử lý các hiện tượng câu móc điện: mời các cơ quan hữu quan (công an, chính quyền,

tổ dân phố...) tham gia xử lý các vụ vi phạm.

- Ghi chỉ số công tơ điện (thực hiện 1 tháng 1 lần).

- Trực vận hành giải quyết các sự cố theo thông tin đường dây nóng (thực hiện hàng ngày).

Tổ chức 2 ca trực (từ 6h đến 22h).

Trực điện thoại thông tin đường dây nóng, tổng hợp và lập phiếu yêu cầu sửa

chữa.

Tổ chức thực hiện các sự cố cần khắc phục ngay.

- Kiểm tra vận hành chế độ tiết giảm năng lượng và xử lý sự cố (nếu có, thực hiện 3 ngày

1 lần).

Thực hiện sau 24 giờ đêm.

Kiểm tra tình trạng làm việc của lưới đèn theo chế độ qui định. Các đèn được đặt

theo chế độ 2 đúng vị trí qui định.

- Tổng kiểm kê tài sản hệ thống chiếu sáng định kỳ 2 lần 1 năm (ngày 1 tháng 1 và 1 tháng

7).

Khảo sát, kiểm tra lập bảng kiểm kê tài sản, vật tư, thiết bị, công suất sử dụng theo

từng trạm.

Số liệu tài sản thống kê theo từng trạm, từng khu vực.

Hiệu đính, bổ sung khối lượng tài sản phù hợp với sổ theo dõi quản lý vận hành

mỗi trạm (tính đến thời điểm kiểm kê).

Định kỳ mỗi năm 2 lần tổ chức hội nghị công tác vận hành chiếu sáng, sơ bộ đánh

giá kết quả quản lý, bảo vệ vận hành lưới đèn.

IX. SỬA CHỮA MỐC ĐO ĐẠC

9.1. Sửa chữa các cọc trụ dẻo phân làn, cọc tiêu, cọc H, cọc Km, cọc mốc GPMB,

mốc lộ giới.

- Nắn sửa các cọc trụ dẻo phân làn, cọc tiêu, cọc H, cọc Km, cọc mốc GPMB, mốc lộ

giới…bị nghiêng lệch cho ngay ngắn.

- Làm vệ sinh hệ thống cọc trụ dẻo phân làn, cọc tiêu, cọc H, cọc Km, cọc mốc GPMB,

mốc lộ giới. Sơn hay quét vôi các cọc tiêu, cọc H, cọc Km bị mờ. Sơn hoặc quét vôi lại

toàn bộ hệ thống cọc tiêu, cọc H, cọc Km, cọc mốc GPMB, mốc lộ giới theo kế hoạch

Page 57: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

54

được giao hoặc theo điều kiện hợp đồng, khuyến cáo tối thiểu 1 lần/năm.

- Phát quang không để cây cỏ che lấp hệ thống cọc tiêu, cọc H, cọc Km, cọc mốc lộ giới.

- Phải thường xuyên kiểm tra các mốc đo đạc trên cầu, không được để mất mát, hư hỏng

hay xê dịch.Nếu mất phải bổ sung kịp thời;

- Các mốc đặt ở ngoài cầu phải được làm rào bảo vệ và cũng thường xuyên kiểm tra không

được để đào bới, làm hư hại và mất mốc. Nếu mất phải bổ sung kịp thời.

9.2. Cột thuỷ chí

- Nắn sửa cột thuỷ chí thẳng hang, ngay ngắn, bổ sung, thay thế những cột bị gãy, mất.

- Làm vệ sinh hệ thống cột thuỷ chí. Sơn lại theo kế hoạch được giao hoặc theo điều kiện

hợp đồng, khuyến cáo tối thiểu 1 lần/năm vào trước mùa mưa lũ.

ĐIỀU 8: KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CẦU

Kiểm định cầu nhằm đánh giá lại hiện trạng và khả năng chịu lực của cầu, đưa ra các

khuyến cáo về tải trọng và mức độ sửa chữa hợp lý.

Trong quá trình khai thác, sử dụng công trình, kiểm định lần thứ nhất tiến hành từ khi

cầu đưa vào khai thác được 10 năm, sau đó định kỳ 7 năm đến 10 năm tiến hành kiểm định

1 lần, tùy theo mức độ hư hỏng của công trình.

Cách thức kiểm định tuân thủ tiêu chuẩn 22TCN 243-98 “Quy trình kiểm định cầu trên

đường ô tô – yêu cầu kỹ thuật”; 22TCN 170-87 “Quy trình thử nghiệm cầu”; QCVN 41:

2012/BGVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”; tham khảo: Hướng dẫn

đánh giá cầu AASHTO 2011“The Manual for Bridge Evaluation 2nd Edition, 2011”(LRFR–

Đánh giá tải trọng theo hệ số tải trọng và sức kháng); và/hoặc các quy định hiện hành tại

thời điểm tiến hành sửa chữa, thử nghiệm cầu.

Kiểm định cầu cũng có thể được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt sau:

- Sau đại tu hay cải tạo (gia cường) cầu.

- Khi có hư hỏng, sai lệch ở từng phần hay các chi tiết.

- Khi cần khẳng định chính xác tải trọng đã tính toán.

- Khi cần đánh giá hiệu quả các biện pháp đã thực hiện để bảo đảm an toàn cho công

trình.

- Các tải trọng đặc biệt đi qua hoặc quyết định kéo dài thời hạn sử dụng của công trình khi

công trình hết tuổi thọ thiết kế.

- Các trường hợp có căn cứ khác.

Việc cần thiết phải tiến hành thử nghiệm cầu là do cơ quan quản lý cầu đề xuất và

được cấp có thẩm quyền quyết định.

Nhiệm vụ và yêu cầu của công tác kiểm định:

- Đánh giá hiện trạng và xác định năng lực chịu tải của cầu; quy định điều kiện khi khai

thác vận tải.

- Đánh giá môi trường tại khu vực cầu ảnh hưởng đến khả năng khai thác.

Page 58: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

55

- Đề xuất các biện pháp xử lý khắc phục.

- Xác định hiệu quả sau khi gia cố, sửa chữa.

- Nội dung báo cáo kiểm định:

Tên cầu, lý trình, quốc lộ, địa danh.

Bố trí chung toàn cầu.

Lịch sử và đặc trưng quá trình khai thác của cầu.

Trạng thái kỹ thuật thực tế của cầu.

Những tồn tại cần làm rõ.

Kết luận về kết quả kiểm định, khả năng chịu tải của các bộ phận cầu.

Các biện pháp khôi phục, sửa chữa.

I. KIỂM ĐỊNH ĐỊNH KỲ

Tổ chức tuần tra, phát hiện kịp thời hư hỏng và các hành vi vi phạm kết cấu công trình

cầu, tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân các cấp xử lý theo quy

định.

Kiểm tra đặc biệt sau mỗi đợt lụt, bão hoặc các tác động bất thường khác.

II. KIỂM ĐỊNH KHI PHÁT HIỆN CÔNG TRÌNH CÓ DẤU HIỆU HƯ HỎNG

Trong những trường hợp cần thiết (như khi phát hiện thấy trụ cầu lún hoặc nghiêng, kết

cấu nhịp bị chuyển vị, các vết nứt phát triển hoặc có các sự cố ảnh hưởng đến công trình

như: xe bồn chở xăng, dầu bị cháy trên cầu; sạt lở; lũ quét,...) cơ quan đang quản lý khai

thác cầu phải đặt những mốc lâu bền đặc biệt để tiến hành quan trắc theo dõi lâu dài.

Những khuyết tật và hư hỏng của các bộ phận kết cấu công trình được phát hiện khi

kiểm tra, phải được đánh giá sự ảnh hưởng của chúng đến khả năng chịu lực, độ bền và

chất lượng khai thác của công trình.

Tuỳ theo tính chất, tầm quan trọng và sự phân bố các khuyết tật và hư hỏng đã được

phát hiện mà có thể dự kiến sẽ tiến hành các công việc sửa chữa khác nhau, gia cường các

bộ phận yếu hạn chế tải trọng qua cầu (giảm số lần xe hay tăng khoảng cách giữa các xe),

giới hạn tốc độ của các phương tiện giao thông qua cầu v.v.

III. KIỂM ĐỊNH KHI CÓ YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

Nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra cầu đang khai thác là xác định hiện trạng và rà soát

các bộ phận của công trình để đối chiếu với các yêu cầu đặt ra đối với tải trọng đang khai

thác. Kiểm tra cầu đang khai thác cũng có thể được tiến hành để giải quyết những vấn đề

đặc biệt, ví dụ như: để đề ra phương án sửa chữa và cải tạo (gia cường) công trình, xác

định chính xác thêm năng lực chịu tải, và vì các mục đích khác.

Các công việc chủ yếu khi kiểm tra cầu, bao gồm:

a) Tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật;

b) Thị sát công trình;

c) Đo đạc kiểm tra và lập bản vẽ hiện trạng cầu.

Page 59: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

56

Tuỳ thuộc vào hiện trạng của cầu và các nhiệm vụ đặt ra khi kiểm tra, có thể có thêm các

loại công việc sau:

- Kiểm tra chất lượng vật liệu bằng các phương pháp không phá hủy (ví dụ, bằng siêu

âm, đo độ cứng, bằng phương pháp phát xạ âm v.v...);

- Lấy các mẫu vật liệu để tiến hành thí nghiệm trong phòng (khi phát hiện những sự

không phù hợp của vật liệu được dùng với các yêu cầu đặt ra);

- Nghiên cứu thực trạng dòng chảy;

- Tổ chức quan trắc lâu dài bằng máy móc;

- Kiểm tra lớp phủ mặt cầu;

- Những công việc khác có thể mời những đơn vị chuyên ngành tham gia đảm nhiệm.

Ghi chú:

1. Khi tiến hành kiểm tra chất lượng vật liệu bằng các phương pháp không phá hủy, cũng

như khi lấy mẫu vật liệu để thí nghiệm trong phòng, cần phải đáp ứng các yêu cầu và tuân

thủ theo tiêu chuẩn hiện hành.

2. Việc lấy mẫu vật liệu chỉ được tiến hành ở những chỗ, những chi tiết không quan trọng

(thứ yếu) của công trình. Những chỗ bị lấy mẫu trong kết cấu phải được bít, vá lại, và khi

cần, phải được gia cường.

Khi kiểm tra cầu cần sử dụng hệ thống ký hiệu và tính toán đã được thừa nhận trong các tài

liệu kĩ thuật cho các bộ phận của công trình. Hệ thống này phải được sử dụng không chỉ đối

với các tài liệu ngoài hiện trường mà còn dùng trong báo cáo kiểm tra.

Khi kiểm tra cầu phải ghi rõ và đánh giá đúng những sai sót phát hiện được ở công trình

(những chỗ làm thiếu, các khuyết tật, những chỗ hư hỏng).

IV. KIỂM ĐỊNH KHI CẢI TẠO, NÂNG CẤP CÔNG TRÌNH

A, Xem xét, nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật

Khi tiến hành kiểm tra và thử nghiệm, xuất phát từ những nhiệm vụ đã đề ra trong đề

cương được duyệt, người lãnh đạo công tác kiểm tra và thử nghiệm cầu cần xác định mức

độ chi tiết cho việc xem xét hồ sơ kĩ thuật đối với mỗi công trình cụ thể.

Việc cung cấp hồ sơ kĩ thuật cần thiết cho việc kiểm tra và thử nghiệm do các đơn vị và

cơ quan đang quản lý khai thác và cơ quan lưu trữ của Nhà nước (Cục lưu trữ, Tổng cục khí

tượng, thủy văn ...) đảm nhiệm.

Việc xem xét hồ sơ kĩ thuật của cầu đang khai thác bao gồm cả việc nghiên cứu các tư

liệu và số liệu của những lần kiểm tra và thử nghiệm trước, trong đó cần làm rõ những chỉ

dẫn cần sửa chữa đề ra trước đây đã được thực hiện đến mức độ nào.

Ngoài ra, còn phải nghiên cứu các tài liệu liên quan tới việc thực hiện các công việc

thuộc bảo dưỡng thường kỳ (trong đó có cả việc phát hiện các hư hỏng), việc sửa chữa, việc

theo dõi (quan trắc) lâu dài.

B, Thị sát công trình

Khi thị sát công trình phải phát hiện được những hư hỏng ở các bộ phận và các cấu kiện

của cầu (ví dụ: các vết nứt, các chỗ vỡ, các chỗ cong vênh, chỗ tiếp giáp và chỗ liên kết các

Page 60: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

57

bộ phận bị rời ra, những chỗ bị gỉ, những chỗ sạt lở của ta-luy mố (1/4 nón), của kè hướng

dòng, của gia cố bờ, các hư hỏng của đường tháo nước, của lớp chống thấm, của khe co

giãn, của lớp phủ trên mặt cầu, và các bộ phận khác...). Cần chú ý những chỗ do tích tụ

không tránh khỏi của bụi, rác, nước... mà các hiện tượng bất lợi (sắt gỉ, gỗ mục...) có khả

năng phát triển mạnh.

Những hư hỏng được phát hiện phải được miêu tả đầy đủ trong tài liệu kiểm tra như vị

trí, kích thước các khuyết tật và hư hỏng, chỉ rõ thời gian xuất hiện và những nguyên nhân

có thể của chúng.

Những hư hỏng và khuyết tật nguy hiểm nhất cũng như những hư hỏng và khuyết tật

đặc trưng phải được phản ánh bằng các phác hoạ hay chụp ảnh.

C, Đo đạc, kiểm tra và lập các bản vẽ

Việc đo đạc kiểm tra kích thước tổng thể công trình và kích thước các mặt cắt ngang,

những chỗ tiếp giáp và các mối liên kết phải được tiến hành nhằm đánh giá mức độ phù hợp

của các đặc trưng hình học thực tế của công trình với các đặc trưng đã ghi trong các hồ sơ

kỹ thuật khi thiết kế, hoàn công, khai thác (có xét đến các dung sai cho phép).

Nội dung và khối lượng cần phải tiến hành của việc đo đạc kiểm tra là do người lãnh

đạo công tác kiểm tra và thử nghiệm cầu đề xuất sau khi đã nghiên cứu hồ sơ kĩ thuật và thị

sát công trình.

Việc đo vẽ bằng dụng cụ trắc đạc phải được tiến hành theo các điểm cố định chắc chắn

hay theo những mốc đặt lâu bền (trong trường hợp cần theo dõi đặc biệt lâu dài) và trong

điều kiện thời tiết thuận tiện (tốt nhất là vào thời gian ít nắng gió).

Những mốc độ cao thông thường phải được nối với các hệ thống Quốc gia.

Trong các tài liệu đo vẽ trắc đạc cần ghi rõ thời gian tiến hành do vẽ, điều kiện thời tiết,

kiểu loại và độ chính xác của dụng cụ trắc đạc đã dùng, các mốc chuẩn đã sử dụng.

Khi kiểm tra cầu, việc lập các bản vẽ được tiến hành nhằm các mục đích sau:

- Đánh giá điều kiện giao thông trên cầu (hay dưới cầu) và xác định các điều kiện đó

có phù hợp với các yêu cầu đặt ra không;

- Định vị chính xác bằng trắc đạc vị trí các bộ phận và các cấu kiện của công trình để

các lần kiểm tra sau phát hiện được những thay đổi (chuyển vị, biến dạng) nẩy sinh

trong quá trình khai thác cầu.

- Đánh giá biến động dòng chảy khu vực cầu và hiện tượng xói lở dưới cầu.

Cần đo đạc bằng dụng cụ trắc đạc và lập các bản vẽ sau:

- Các mặt cắt dọc của phần xe chạy hay phần người đi (với cầu đi bộ);

- Các mặt cắt ngang của phần xe chạy hay phần người đi;

- Các mặt cắt dọc các dàn (dầm) chính của kết cấu nhịp;

- Bình đồ các giàn (dầm) chính của kết cấu nhịp;

- Sự phân bố theo chiều cao các phần đặc trưng của trụ cầu.

Ghi chú: Các dạng bản vẽ cần thiết lập, các tuyến đo, các mặt cắt ngang, và những vị trí cần

lập bản vẽ được ghi trong kế hoạch kiểm tra và được người lãnh đạo công tác kiểm tra cầu

quyết định chính xác hơn tại chỗ, có chú ý đến những chỉ dẫn trong điều 2.11 trên đây, những

Page 61: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

58

nhiệm vụ đã đề ra trong đề cương, những đặc điểm cấu tạo của cầu, những bản vẽ đã có,

những kết quả của các lần đo vẽ trước và các điều kiện khác nữa.

Khi kiểm tra chiều cao (kích thước) gầm cầu của cầu vượt đường khác và cầu dẫn lên cầu

chính, cần thiết lập các bản vẽ mặt cắt dọc và mặt cắt ngang của những tuyến đường chui

qua bên dưới.

ĐIỀU 9: SỬA CHỮA CẦU

I. SỬA CHỮA HƯ HỎNG MẶT ĐƯỜNG TRÊN CẦU

1.1. Sửa chữa thường xuyên

1.1.1. Vá ổ gà, cóc gặm

Khi mặt đường xuất hiện ổ gà, cóc gặm phải tiến hành vá kịp thời khi mới phát sinh. Nếu để

lâu, vị trí hư hỏng sẽ ngày càng phát triển, rất nguy hiểm cho xe ô tô qua lại và việc sửa

chữa sẽ rất tốn kém. Vá ổ gà, cóc gặm có thể dùng hỗn hợp BTNN.

1.1.2. Sửa chữa mặt đường nhựa bị rạn chân chim

Xử lý bằng cách thảm lại Bê tông nhựa nóng (BTNN) mặt cầu. Theo “Tiêu chuẩn TCVN

8819-2011: Mặt đường bê tông nhựa nóng- Yêu cầu thi công và nghiệm thu”.

Các bước tiến hành:

- Khoanh vùng mặt đường bị hư hỏng, cắt mặt đường theo hình chữ nhật ra mỗi bên ít

nhất 5cm;

- Cào bóc bỏ lớp mặt đường hư hỏng, chú ý không làm mất lớp phòng nước;

- Làm sạch vị trí vừa đục bỏ bằng máy hơi ép (hoặc chổi quét);

- Tưới vật liệu dính bám;

- Rải hỗn hợp BTNN cao hơn mặt đường cũ theo hệ số lèn ép 1,4. Với đoạn có độ dốc

lớn hơn 4% phải tiến hành rải hỗn hợp bê tông nhựa từ chân dốc đi lên;

- Lu lèn bằng lu bánh thép nhẹ 6-8 tấn, lu bánh thép nặng 10-12 tấn hoặc lu bánh hơi có

lốp nhẵn 6-8 lượt/điểm;

- Gọt bỏ, bù phụ những chỗ lồi lõm, rỗ mặt cục bộ trên lớp bê tông nhựa mới rải;

- Sau khi thi công xong cần bố trí người theo dõi hướng dẫn cho xe chạy hạn chế tốc độ

20km/h và điều chỉnh cho xe chạy đều trên mặt đường trong vòng 15 ngày và để quét

các viên đá rời rạc bị bắn ra ngoài bù vào các chỗ lồi lõm cục bộ, những chỗ thừa nhựa

thiếu đá hoặc ngược lại.

1.1.3. Sửa chữa các khe nứt mặt đường

Trường hợp chỉ nứt lớp thảm BTN, không nứt sâu xuống các lớp phía dưới:

Trình tự tiến hành( Có 2 cách):

Cách thứ nhất

- Đục mở rộng vết nứt tạo thành dạng hình nêm;

Page 62: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

59

- Nạo vét sạch vật liệu rời;

- Tưới nhựa nhũ tương hoặc nhựa đặc đun nóng vào khe nứt;

- Trét chặt hỗn hợp BTNN hạt nhỏ vào khe nứt.

Cách thứ hai

- Đục mở rộng vết nứt tạo thành dạng hình nêm;

- Nạo vét sạch vật liệu rời;

- Tưới nhựa nóng vào khe nứt;

- Rắc cát vào khe nứt, thấp hơn mặt đường cũ 3-5mm;

- Tưới nhựa lần thứ hai vào khe nứt;

- Rắc cát vào khe nứt cho đầy và phủ ra 2 bên khe nứt 5-10cm.

1.1.4. Xử lý lún lõm cục bộ

Với mặt đường bê tông nhựa:

- Làm sạch mặt đường cũ bằng máy hơi ép (hoặc chổi quét);

- Tưới dính bám bằng nhựa nóng (lượng nhựa 0,5kg/m2) hoặc nhựa nhũ tương a xít có

hàm lượng nhựa tương đương;

- Rải hỗn hợp BTNN, san phẳng kýn chỗ hỏng và cao hơn mặt đường cũ theo hệ số lèn

ép 1,4;

- Sử dụng lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3-4 lần/điểm, tốc độ từ 1,5-2km/h.

1.1.5. Sửa chữa mặt đường nhựa bị bong tróc

- Xử lý bằng cách thảm lại lớp bê tông nhựa mặt cầu chỗ hư hỏng. Biện pháp như sửa

chữa hư hỏng mặt đường bê tông nhựa bị rạn nứt chân chim (đã nêu ở trên).

1.1.6. Sửa chữa mặt đường nhựa bị “bạc đầu”

- Mặt đường nhựa sử dụng lâu ngày dần dần sẽ bị mất lớp hao mòn, bảo vệ, trơ đá cơ

bản. Hiện tượng này gọi là mặt đường nhựa bị “bạc đầu". Xử lý bằng cách: thảm lại lớp

bê tông nhựa mặt cầu chỗ hư hỏng. Biện pháp như sửa chữa hư hỏng mặt đường bê

tông nhựa bị rạn nứt chân chim (đã nêu ở trên).

1.2. Sửa chữa đột xuất

Trường hợp đặc biệt sau sự cố động đất, lũ lụt gây hư hại cho công trình, trường hợp

xuất hiện các khuyết tật ẩn chứa sự phát triển tiềm tàng do điều kiện môi trường hoặc do

các hiện tượng lặp đi lặp lại gây ra thì sẽ tiến hành kiểm tra đặc biệt. Để có biện pháp sữa

chữa khắc phục kịp thời;

Tùy theo quy mô và mức độ hư hại của công trình, đơn vị quản lý sẽ đề xuất thực hiện

sửa chữa đặc biệt. Nội dung sửa chữa và trang thiết bị phục vụ sửa chữa sẽ được cụ thể

hoá trong hồ sơ chi tiết riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Page 63: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

60

II. SỬA CHỮA KHE CO GIÃN

2.1. Sửa chữa thường xuyên

Sửa chữa nhỏ khe co giãn như:

- Xử lý trám vá các vị trí vỡ bê tông khe co giãn do cơ học, các vị trí khe hở giữa khe co

giãn và bê tông, giữa bê tông và bản mặt cầu bằng bê tông Polyme, vữa không co ngót

có cường độ ≥ 70 Mpa sau khi đục phần hư hỏng vuông thành sắc cạnh;

- Thanh ray khe co giãn bị cong vênh, ăn mòn thì phải có biện pháp nắn lại thanh ray;

- Các roong cao su bị mất phải được thay thế tránh để nước chảy trực tiếp xuống kết cấu

phần dưới;

- Các vết nứt tại vị trí bê tông khe co giãn cần được xử lý để tránh nước thấm qua vết nứt

ăn mòn cốt thép và thấm xuống kết cấu phần dưới; xử lý vết nứt bằng cách trám hoặc

bơm vữa xi măng có các chất phụ gia tạo sự dính kết để ngăn không cho các tác nhân

có hại xâm nhập qua khe nứt;

- Khe co giãn bị thấm nước phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra thấm nước trong khe co

giãn để có biện pháp khắc phục triệt để tránh để lâu làm ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất

lượng của khe;

- Các tiếng động bất thường khi có xe đi qua vị trí khe cũng cần tìm hiểu nguyên nhân để

có biện pháp xử lý;

- Chênh lệch cao độ giữa khe với các bộ phận làm cho phương tiện qua lại không êm

thuận; tiến hành vuốt nối, bù vênh tạo êm thuận cho phương tiện đi qua khe.

- Các tấm răng lược của khe co giãn răng lược nếu bị nứt hoặc mất thì phải thay thế cục

bộ bằng module răng lược khác.

2.2. Sửa chữa đột xuất

Trường hợp đặc biệt sau sự cố hư hỏng lớn gây hư hại cho công trình như động đất, bão

lớn... thì sẽ tiến hành sửa chữa đột xuất, có thể xem xét biện pháp thay mới khe co giãn

nếu cần.

Tùy theo quy mô và mức độ hư hại của công trình, đơn vị quản lý sẽ đề xuất thực hiện sửa

chữa đặc biệt hoặc thay mới khe nếu cần thiết. Nội dung sửa chữa và trang thiết bị phục vụ

sửa chữa sẽ được cụ thể hoá trong hồ sơ chi tiết riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

III. SỬA CHỮA DẦM CẦU

3.1. Sửa chữa thường xuyên

Các dầm cầu Tân Đệ là dầm BTCT DƯL cần lưu ý sửa chữa các hư hỏng có thể gặp phải

sau:

3.1.1. Bê tông bị rạn nứt, mục, vỡ

Phải xác định rõ nguyên nhân rạn nứt, mục, vỡ trước khi đưa ra biện pháp sửa chữa và xử

lý.

Page 64: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

61

- Nếu vỡ do các nguyên nhân cơ học (va chạm nhẹ) thì phải tiến hành sửa chữa ngay

bằng cách trát chỗ vỡ bằng vữa xi măng polymer biến tính, vữa không co ngót có cường

độ không nhỏ hơn 70Mpa. hoặc vật liệu tương đương;

- Nếu do cốt thép gỉ sét phải tiến hành xác định mức độ gỉ và đánh giá khả năng chịu lực

của kết cấu để đưa ra giải pháp hợp lý đối với cốt thép cũng như giải pháp đối với bê

tông bảo vệ;

- Nếu nguyên nhân do quá tải thì phải tìm giải pháp kỹ thuật thích hợp để xử lý hư hỏng.

3.1.2. Vết nứt ≥ 0,15mm (Bê tông DƯL)

- Các vết nứt rộng hơn 0,15mm phải tiến hành đo chiều dài, bề rộng bình quân và ghi

chép trên cả phiếu kiểm tra và trên mặt bê tông vùng lân cận vết nứt. Bề rộng vết nứt

có thể đo được bằng thước đo vết nứt.hoặc có thể sử dụng một thiết bị quan sát bằng

mắt thường để theo dõi vết nứt mịn;

- Theo dõi sự phát triển của vết nứt bằng cách đắp tem thạch cao vuông góc với đường

nứt với kých thước rộng 30mm dày 5mm;

- Nếu các vết nứt này không phát triển theo thời gian báo cáo Chi cục QLĐB kiểm tra,

báo cáo Cục QLĐB I để có biện pháp xử lý;

- Các vết nứt nhỏ có thể xử lý bằng cách bơm keo gốc Epoxy trám vá vết nứt.

- Nếu các vết nứt tiếp tục phát triển cần báo cáo Chi cục QLĐB kiểm tra báo cáo Cục

QLĐB I để có biện pháp xử lý;

3.1.3. Vết nứt ≥ 0,2mm (Bê tông thường)

- Nếu xác định được nguyên nhân gây vết nứt và vết nứt đã ngừng phát triển thì có thể

tiến hành bơm vữa vào từng vết nứt và sau đó quét lớp vữa bảo vệ bề mặt trên toàn

khu vực bề mặt có vết nứt;

- Nếu vết nứt do cốt thép bị gỉ sét, phải sửa chữa ngay vùng bị nứt;

- Nếu vết nứt do nước rò gỉ, phải theo dõi vết nứt. Xi măng cường độ cao trong bê tông

có khả năng tự hàn vết nứt;

- Vết nứt khô và không có dấu hiệu do gỉ sét, cần ghi nhận và theo dõi vết nứt. Nếu vết

nứt tiếp tục phát triển, phải khảo sát, nghiên cứu kỹ để có thể xác định đúng nguyên

nhân của vết nứt và đề ra phương án sửa chữa thích hợp;

- Yêu cầu đối với vữa chống thấm dùng trong xử lý kết cấu bê tông cốt thép phải là các

vữa xi măng rất mịn và các chất phụ gia tạo ra chất kết dính liên kết để ngăn không cho

các tác nhân có hại thâm nhập qua khe nứt. Để có thể bơm vào các khe nứt rất bé

thường sử dụng các loại vữa với hóa chất đặc biệt (có tính linh động cao và độ nhớt

thấp). Cần phải tìm hiểu kỹ tính chất của các loại vữa trước khi sử dụng. Có thể sử dụng

các loại vữa như vữa polyurethane, vữa ester-acrylate… để bơm vào các vết nứt;

- Việc thi công đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo và yêu cầu nhân sự thi công có trình

độ tay nghề cao.

3.1.4. Các dấu gỉ sét

Page 65: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

62

- Các dấu vết do gỉ sét không hiện rõ trên lớp mặt phải khảo sát kỹ bằng cách đục hết lớp

bê tông để kiểm tra;

- Nếu vết gỉ do dây thép buộc hoặc do một đoạn cốt thép gần bề mặt bê tông gây ra thì

phải đục bỏ bê tông, làm sạch và lỗ hổng lớp mặt bê tông phải được vá bằng lớp epoxy,

hay bê tông polymer hoặc bằng vữa xi măng cường độ cao không co ngót;

- Nếu các vết ố gỉ do hiện tượng nước thấm từ nơi khác đến gây gỉ cốt thép chịu lực thì

phải xác định rõ nguyên nhân trước khi xử lý;

- Nơi nào nghi ngờ bê tông bảo vệ không đảm bảo, phải kiểm tra bằng thước đo bề dày

lớp bê tông bảo vệ (cover meter). Nếu phát hiện lớp áo không đủ độ dày, cần hỏi và

tham khảo ý kiến của chuyên gia;

- Nơi nào nghi ngờ lớp bê tông kém chất lượng hoặc bị rỗ, cần hỏi và tham khảo ý kiến

của chuyên gia;

- Nơi nào vết gỉ sét được xác định rõ tại vùng thép dự ứng lực, vùng dây cáp hoặc tại

neo, phải ghi nhận đây là loại hư hỏng nghiêm trọng và phải ghi chép đầy đủ, nghiên

cứu, khảo sát ngay đồng thời báo cáo ngay lên cơ quan cấp trên để tìm ra nguyên nhân

và phương pháp xử lý kịp thời.

3.1.5. Vết bẩn do nước, vết thấm nước

Vết bẩn do nước có thể tìm ra nguyên nhân gây thấm nước. Nếu nước gỉ ra từ vết nứt

bê tông, hoặc từ các vết nối thi công hoặc từ khe co giãn có thể vá vết nứt hoặc khe nối

phía mặt đối diện hoặc bơm keo epoxy để trám vá lại ngay trong trường hợp nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nên ghi nhận rằng xi măng mác cao chứa trong khối bê tông cường độ cao dùng

để đổ bê tông cầu sẽ giãn nở vá các vết nứt nhỏ và không cần thiết một động tác nào khác.

Các vết nứt không lớn, chỉ cần theo dõi một thời gian trước khi có quyết định sửa chữa.

Trường hợp đặc biệt sau sự cố va đập lớn, sau động đất hoặc gió bão gây hư hại cho

công trình, trường hợp xuất hiện các khuyết tật ẩn chứa sự phát triển tiềm tàng do điều kiện

môi trường hoặc do các hiện tượng lặp đi lặp lại gây ra thì sẽ tiến hành kiểm tra đặc biệt.

Để có biện pháp sữa chữa khắc phục kịp thời.

Một số trường hợp hư hỏng có thể gặp phải do tàu thuyền va chạm vào kết cấu nhịp,

hư hỏng do hỏa hoạn, do đứt cáp dự ứng lực…

Tùy theo quy mô và mức độ hư hại của công trình, đơn vị quản lý sẽ đề xuất thực hiện

sửa chữa đặc biệt. Nội dung sửa chữa và trang thiết bị phục vụ sửa chữa sẽ được cụ thể

hoá trong hồ sơ chi tiết riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

IV. SỬA CHỮA GỐI CẦU

4.1. Sửa chữa thường xuyên

Các gối cau su bản thép cần lưu ý sửa chữa một số hư hỏng sau:

4.1.1. Chỗ phình bất thường ở mặt bên của gối

Chỗ phình nhẹ ra khoảng giữa các tấm thép là bình thường. Nếu chỗ phình bên hông

lớn hơn cho phép thì chứng tỏ độ kết dính giữa cao su và các tấm thép bên trong bị hư, tuy

nhiên gối cầu vẫn có thể còn sử dụng được nhưng nên thay thế mới, nếu sự kết dính tiếp

Page 66: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

63

tục giảm. Cần chụp lại hình ảnh màu ngay vị trí bị phình và theo dõi điều kiện của gối cứ

mỗi 2 năm/lần.

4.1.2. Vết nứt ở cạnh bên của cao su

- Vết nứt hoặc rách lớp vỏ gối cầu chứng tỏ cao su bắt đầu lão hóa có thể ảnh hướng

đến độ cứng của gối. Gối vẫn có thể sử dụng được nhưng phải cho theo dõi vết nứt để

có biện pháp thay mới kịp thời;

- Vị trí của gối tương ứng với lớp vữa bên dưới và tấm thép bên trên. Gối thường được

đặt vào đúng tim của lớp vữa bên dưới và tấm thép bên trên. Bất cứ mọi dịch chuyển

nào cũng phải được ghi chép và theo dõi để đưa ra biện pháp điều chỉnh lại vị trí gối.

- Trường hợp phải thay gối cầu cần phải có thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.1.3. Vết nứt lớp vữa đệm

Sự co ngót khác nhau hoặc tải trọng tác động lên dầm có thể gây các vết nứt của lớp

vữa bên dưới gối. Việc hư hỏng lớp vữa đệm này phải được sửa chữa ngay, không được

chậm trễ.

4.2. Sửa chữa đột xuất

Trường hợp đặc biệt sau sự cố va đập lớn, sau động đất hoặc gió bão gây hư hại cho

công trình, trường hợp xuất hiện các khuyết tật ẩn chứa sự phát triển tiềm tàng do điều kiện

môi trường hoặc do các hiện tượng lặp đi lặp lại gây ra thì sẽ tiến hành kiểm tra đặc biệt.

Để có biện pháp sữa chữa khắc phục kịp thời;

Tùy theo quy mô và mức độ hư hại của công trình, đơn vị quản lý sẽ đề xuất thực hiện

sửa chữa đặc biệt. Nội dung sửa chữa và trang thiết bị phục vụ sửa chữa sẽ được cụ thể

hoá trong hồ sơ chi tiết riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

V. SỬA CHỮA MỐ, TRỤ CẦU

5.1. Sửa chữa thường xuyên

- Các hư hỏng của bộ phận bê tông mố trụ cầu được xử lý, sửa chữa như các bộ phận

bê tông của dầm cầu đã nêu bên trên;

- Móng trụ bị xói, lở. Cần tiến hành theo dõi xói ở chân mố, trụ đặc biệt sau các đợt mưa

lũ lớn để có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu hiện tượng xói lở trụ cầu vượt quá so

với xói lở dự kiến trong hồ sơ thiết kế, cần xem xét xác định nguyên nhân gây xói lớn

để có biện pháp khắc phục. Tùy tình trạng cụ thể mà kiến nghị các phương án khắc

phục cụ thể như thả đá xung quanh, làm kè chỉnh dòng...;

- Móng bị lún, nhất là lún không đều làm mố, trụ bị nghiêng lệch, nứt vỡ bê tông. Cần tiến

hành quan trắc lún thường xuyên và có chu kỳ cố định để đánh giá lún và tác động của

nó đến kết cấu; đưa ra các giải pháp sửa chữa kịp thời;

- Tứ nón bị nứt, lún, sụt, vỡ đá hộc:

+ Trát các chỗ vỡ, bung mạch vữa xây cục bộ của mố và bả bằng vữa xi măng;

+ Với các vị trí lún sụt trên diện rộng thì tiến hành đắp lại nền đất, đầm chặt K>85.

Sau đó xây lại đá hộc, trát vữa xi măng xiết mạch.

- Sửa chữa hệ thang lên xuống dầm hộp và trụ, mố

Page 67: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

64

+ Hàng năm tiến hành cạo rỉ, sơn 2 lớp sơn lót và 1 lớp sơn phủ.

+ 5 năm một lần tiến hành sửa chữa nhỏ: hàn bù các phần tiết diện bị rỉ hỏng, gia

cố thêm các mối hàn…

5.2. Sửa chữa đột xuất

Trường hợp đặc biệt sau sự cố va đập lớn của tàu bè vào trụ, sau động đất hoặc gió

bão, lũ lụt gây hư hại cho công trình trên cơ sở báo cáo của Nhà thầu BDTX hoặc Chi cục

QLĐB sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất. Để có biện pháp sữa chữa khắc phục kịp thời;

Tùy theo quy mô và mức độ hư hại của công trình, đơn vị quản lý sẽ đề xuất thực hiện

sửa chữa đặc biệt. Nội dung sửa chữa và trang thiết bị phục vụ sửa chữa sẽ được cụ thể

hoá trong hồ sơ chi tiết riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

VI. SỬA CHỮA MẶT ĐƯỜNG ĐẦU CẦU

6.1. Sửa chữa thường xuyên

Xử lý các hư hỏng chống chảy nhựa mặt đường; vá ổ gà, cóc gặm; sửa chữa khe nứt mặt

đường xử lý như đã nêu phần 9-I sửa chữa hư hỏng mặt đường trên cầu.

6.1.1. Sửa chữa nhỏ mặt đường

Mặt đường phải luôn luôn bảo đảm êm thuận. Không được để rạn nứt lớn và ổ gà trên mặt

đường. Mặt đường bị rạn hư hỏng tiến hành sửa chữa theo quy cách sau :

- Trường hợp bị rạn nứt lớn phải tiến hành sửa chữa như sau :

+ Dùng máy cắt cắt vuông thành sắc cạnh phần diện tích bị rạn nứt. Chiều sâu cắt

không được vượt quá 6cm.

+ Đào bỏ lớp bê tông nhựa còn lại bằng thủ công. Lưu ý: không được gây hư hỏng

cho lớp chống thấm dày 4mm ở bên dưới. Chải sạch, đảm bảo sạch, khô.

+ Đổ hỗn hợp bê tông nhựa, hoặc bê tông nhựa nguội, san phẳng, phủ kýn chỗ

hỏng và điều chỉnh cao độ miếng vá không được cao hơn mặt đường cũ xung

quanh 0.5cm. Chiều cao tính theo hệ số lèn ép 1,4.

+ Dùng xe lu rung loại nhỏ đi 3- 4 lần trên điểm hoặc với tốc độ 1.5Km/h-2Km/h

hoặc đầm thủ công 6 - 8 lần/điểm.

- Trong trường hơp mặt đường đầu cầu bị rạn nứt, hư hỏng vượt quá định ngạch trong

Định mức bảo dưỡng thường xuyên (ban hành theo quyết định số 3409/2001/QĐ-

BGTVT ngày 08/09/2014 của Bộ giao thông vận tải) phải báo cáo Cục quản lý đường

bộ I để xin kinh phí thực hiện sửa chữa vừa hoặc sửa chữa lớn.

6.1.2. Xử lý mặt đường bị sình lún cục bộ

Khi mặt đường bị sình lún cục bộ, kết cấu móng mặt đường bị phá vỡ một phần hay hoàn

toàn, đôi khi bùn đất trồi cả lên mặt đường.

- Kỹ thuật xử lý:

+ Đào bỏ phần mặt, móng và nền bị sình lún đến nền đất cứng và đầm chặt đất

nền đảm bảo K 0,98;

Page 68: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

65

+ Tuỳ thuộc kết cấu áo đường cũ, lưu lượng và tải trọng xe, điều kiện khí hậu, thuỷ

văn để quyết định kết cấu phần thay thế.

- Nếu thời tiết khô hanh thì có thể hoàn trả bằng phần đất nền đảm bảo tiêu chuẩn kỹ

thuật. (Lưu ý chia từng lớp dày 20cm để đầm đạt độ chặt K 0,98).

- Nếu khu vực ẩm ướt hoặc mùa mưa thì dùng cát, tốt nhất là cát hạt thô để thay thế.

+ Lớp móng dưới của mặt đường sử dụng cấp phối đá dăm (CPĐD) chia thành

từng lớp dày 20cm đầm chặt;

+ Hoàn trả lớp móng trên và lớp mặt đường như kết cấu của mặt đường cũ .

6.1.3. Sửa chữa tứ nón mố và ốp mái nền đường

Tứ nón mố, ốp mái nền đường đảm bảo ổn định cho đường đầu cầu. Khi hư hỏng phải sửa

chữa ngay.

Các chỗ nứt vỡ, bung mạch vữa của tứ nón cần đục rộng khe nứt đảm bảo 2.5cm, sau

đó trát lại bằng vữa xi măng- cát vàng mác M100. Phần tứ nón mố đá xây bị lún thấp xuống

10cm thì gỡ bỏ phần bị lún, đắp đất đầm chặt, lát trả lại mái đá bằng đá hộc xây.

6.2. Sửa chữa Đột xuất

Trường hợp đặc biệt sau sự cố động đất, lũ lụt gây hư hại cho công trình như hiện

tượng cắt, trượt mặt đường, ta luy, hố tử thần… thì sẽ tiến hành kiểm tra đặc biệt. Để có

biện pháp sữa chữa khắc phục kịp thời;

Tùy theo quy mô và mức độ hư hại của công trình, Nhà thầu BDTX phối hợp với Chi

cục QLĐB sẽ đề xuất thực hiện sửa chữa đặc biệt. Nội dung sửa chữa và trang thiết bị phục

vụ sửa chữa sẽ được cụ thể hoá trong hồ sơ chi tiết riêng được cấp có thẩm quyền phê

duyệt.

VII. SỬA CHỮA CÁP DỰ ỨNG LỰC NGOÀI (DƯL – N)

Đối với hệ thống cáp DƯL-N thường xảy ra một số dạng hư hỏng gồm:

- Các hư hỏng nhỏ của ống bọc HDPE;

- Các lỗ rỗng ở trong bó cáp và đầu neo là nguyên nhân dẫn đến ăn mòn cáp và neo;

- Các hư hỏng lớn liên quan đến việc ăn mòn mất mát tiết diện lớn của cáp, giảm lực căng

trong các bó cáp.

7.1. Phương pháp sửa chữa ống HDPE

7.1.1. Sửa chữa ống HDPE bằng lớp vỏ bọc

Phạm vi áp dụng:

- Sửa chữa những chỗ bị rách hay vết nứt thân ống bằng cách lắp đặt một vật liệu lớp vỏ

bọc có thể co lại khi kých hoạt bằng nhiệt để bọc và bịt kýn các ống HPDE bị hư hỏng

của bó cáp dự ứng lực ngoài;

- Không sử dụng phương pháp này cho ống HDPE đã bị tháo ra từ bó cáp DƯL vì bất kỳ

lý do nào cho dù hư hỏng hoặc chủ ý loại bỏ để kiểm tra vữa hoặc ăn mòn cáp. Tuy

Page 69: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

66

nhiên, lớp vỏ bọc có thể được sử dụng tại vị trí các ống HDPE vẫn để lại tại chỗ, thậm

chí sau khi một phần ống được cậy nhẹ để kiểm tra ăn mòn sau đó các ống được trả về

vị trí ban đầu.

7.1.2. Lắp thêm một nửa ống HDPE mới

Phạm vi áp dụng:

- Biện pháp này được áp dụng cho việc sửa chữa những miếng rách hay vết nứt bằng

việc lắp đặt nửa ống HDPE mới theo chiều dọc và nối với ống HDPE của bó cáp DƯL-

N, sau đó bơm vữa để bọc lấy các cáp DƯL-N. Biện pháp này sử dụng khi các ống

HDPE cũ của bó cáp DƯL-N đã được loại bỏ do hư hỏng hoặc được bóc ra để kiểm tra

tình trạng của tao cáp hoặc vữa;

- Ngoài ra, có thể sử dụng để sửa chữa ống HDPE trên bó cáp DƯL-N được lắp đặt khi

tăng cường sửa chữa, phục hồi kết cấu trong bất kỳ tình huống nào. Có thể được sử

dụng để sửa chữa ống HDPE của bó cáp DƯL-N trong trụ rỗng đúc sẵn lắp ghép hoặc

các ứng dụng tương tự.

7.1.3. Phương pháp hàn nhiệt

Phạm vi áp dụng:

- Phương pháp hàn nối ống HDPE bằng mối hàn nhiệt được áp dụng cho việc sửa chữa

các vết nứt ngang ống hoặc cắt nhỏ bằng cách hàn nhiệt ống HDPE cũ (hàn nối đầu).

Chỉ áp dụng cho sửa chữa bên ngoài ống HDPE có vết nứt ngang ống hoặc vết cắt nhỏ

do vô tình hay cố ý, không nên sử dụng khi một ống dẫn đã bị chảy nước. Đây có thể

được gây ra bởi các yếu tố khác chẳng hạn như các vật liệu vốn đã bị lỗi hoặc không

đạt tiêu chuẩn;

- Hàn nhiệt có thể được sử dụng để khôi phục lại sự toàn vẹn của ống HDPE được sử

dụng trong hệ thống cáp DƯL-N.

7.1.4. Phương pháp thay thế cáp

Trong một số trường hợp, khi nhận thấy cáp bị mất mát tiết diện lớn, giảm lực căng lớn và

có thể dẫn đến đứt bó cáp, cần xem xét đến phương án thay thế.

- Tiêu chí để quyết định thay thế cáp cần phải được thiết lập trên cơ sở kết quả kiểm tra

và đánh giá của Tư vấn Thiết kế, tham khảo ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm, của

một số hãng cung cấp cáp. Không có một tiêu chí cụ thể nào cho tất cả các loại cầu với

số lượng bó cáp, loại bó cáp, kết cấu nhịp... khác nhau. Tuy nhiên, một số nguyên tắc

sau đây có thể là định hướng để xem xét thay thế cáp:

- Lực căng cáp của một bó giảm 30% so với thiết kế ban đầu;

- Mất mát tiết diện được xác định rõ ràng do ăn mòn vào khoảng 5% tiết diện toàn bộ bó

cáp;

- Không được phép có hai bó cáp trên cùng một phía của dầm hộp ở trong cùng một nhịp

bị mất mát tiết diện nghiêm trọng (điều này phụ thuộc vào việc phân tích kết cấu).

Biện pháp thay thế cáp do Tư vấn thiết kế đề xuất, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê

duyệt, có tham khảo ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm, một số hãng cung cấp cáp.

Page 70: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

67

Căn cứ vào vị trí bó cáp thay thế tính toán khả năng chịu tải để có biện pháp giới hạn tải

trọng khai thác, đảm bảo, phân luồng giao thông trong quá trình thay thế cáp.

ĐIỀU 10: LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ BẢO TRÌ CẦU

I. LẬP HÔ SƠ BẢO TRÌ CẦU

Đối với cầu: Gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công như hồ sơ trạng thái “0” của cầu,

sơ đồ hệ thống mốc cao độ, bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang cầu, mặt cắt địa chất, hồ

sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới, hành lang an toàn cầu, hồ sơ kiểm định,

hồ sơ cấp phép thi công, lập sổ lý lịch cầu cập nhật kết quả các đợt kiểm tra, kiểm định, các

dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột suất, sổ tuần tra, kiểm tra cầu;

Đối với tuyến và các công trình trên tuyến: Gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công

như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang tuyến, mặt cắt địa chất, hồ sơ đền bù giải phóng

mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới, hồ sơ cấp phép thi công, cập nhật các biến động về tổ chức

giao thông, sổ tuần đường, cập nhật số liệu về đếm xe. Cập nhật kết quả các đợt kiểm tra,

kiểm định, các dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột suất.

II. QUẢN LÝ HỒ SƠ CẦU

Quản lý hồ sơ nhằm lưu giữ và bổ sung kịp thời những thay đổi của công trình vào hồ sơ

bảo trì cầu. Hồ sơ, tài liệu gồm:

- Các văn bản pháp lý, các biên bản nghiệm thu có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng

và hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng;

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (kể cả thiết kế điều chỉnh, nếu có);

- Bản vẽ hoàn công;

- Các tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị, dây chuyền công nghệ lắp đặt vào

công trình (nếu có);

- Hồ sơ cọc mốc đã đền bù giải phóng mặt bằng thực tế; giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất của công trình hạ tầng phục vụ quản lý công trình đường bộ, nếu có; hệ thống cọc

mốc hành lang an toàn đường bộ;

- Hồ sơ tài liệu thẩm tra an toàn giao thông (nếu có);

- Quy trình bảo trì;

- Hồ sơ tài liệu về tổ chức giao thông (nếu có);

- Hồ sơ trạng thái ban đầu (trạng thái “0”).

- Hồ sơ thử tải.

- Nhật ký tuần đường, hồ sơ lý lịch cầu, các tài liệu thống kê báo cáo tình hình khai thác

cầu và đường đầu cầu; các băng, đĩa ghi hình, chụp ảnh về tình trạng công trình và các

tài liệu sao chụp khác:

+ Các biên bản, văn bản xử lý vi phạm hành chính liên quan đến đất dành cho

đường bộ;

Page 71: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

68

+ Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, kiểm định, quan trắc, sửa chữa và các hoạt

động khai thác, bảo trì công trình cầu và đường đầu cầu;

+ Số liệu đếm xe.

2.1. Điều kiện quản lý hồ sơ

Các hồ sơ, tài liệu cầu phải được quản lý một cách có hệ thống, khoa học; phải thuận

lợi trong quá trình khai thác, sử dụng; phải được sắp xếp theo đúng tiêu chuẩn của công

tác lưu trữ. Áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý cầu và lưu giữ hồ

sơ.

Việc cập nhật số liệu bổ sung vào hồ sơ, tài liệu phải đúng theo quy định (về thời gian

cập nhật, về số liệu …).

Điều kiện quản lý:

- Phải có kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu;

- Phải có biện pháp bảo vệ chống hư hỏng, mất mát;

- Phải có người chuyên trách, có nghiệp vụ quản lý hồ sơ.

Nhà thầu trúng thầu công tác BDTX cầu phải bố trí Nhà điều hành ngay gần khu vực

cầu với bán kính cách cầu từ 1-2km, phải tổ chức bộ máy điều hành là đơn vị BDTX cấp cơ

sở.

2.2. Cập nhật thông tin VBMS

VBMS là chương trình trực tuyến ở mỗi cấp quản lý có giao diện và cấu trúc riêng biệt.

Trong chương trình tài liệu hướng dẫn cho ban quản lý các cấp. Các đơn vị tham gia

VBMS có thể tải các tài liệu về máy để làm quen với chương trình và thực hiên các thao tác

nhập, theo dõi, thống kê dữ liệu theo hướng dẫn.

Tổng cục ĐBVN cũng ban hành định nghĩa cơ sở dữ liệu giúp ban quản lý các cấp thực

hiện việc cập nhật thông tin các cầu trên Quốc lộ.

Cầu Tân Đệ hiện tại đã có thông tin trên VBMS. Định kỳ các đơn vị quản lý cập nhật

thông tin hiện trạng cầu theo định nghĩa cơ sở dữ liệu của Tổng cục ĐBVN.

III. LƯU TRỮ HỒ SƠ BẢO TRÌ CẦU

Phân cấp quản lý hồ sơ, tài liệu:

3.1. Tổng cục đường bộ Việt Nam lưu trữ và quản lý

- Hồ sơ hoàn công xây dựng ban đầu cầu Tân Đệ;

- Hồ sơ kiểm định cầu;

- Hồ sơ lý lịch cầu.

3.2. Tại Cục Quản lý Đường bộ khu vực

3.2.1. Các tài liệu phải có phục vụ cho việc quản lý cầu

- Hồ sơ hoàn công (bản photocopy).

Page 72: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

69

- Hồ sơ thử tải, Hồ sơ quan trắc đo đạc và kiểm tra tổng thể tình trạng cầu lần gần nhất

(bản photocopy).

- Sơ đồ mã hóa từng chi tiết kết cấu cầu (trụ, mố, nhịp được mã hóa theo quy định quản

lý của Tổng cục đường bộ Việt nam), cột điện, lan can....

- Bản vẽ hệ thống cọc mốc, cọc dấu, mốc giải phóng mặt bằng, và mặt bằng quản lý cầu.

3.2.2. Các tài liệu lưu giữ quá trình vận hành khai thác cầu

- Các báo cáo đếm xe, báo cáo tai nạn giao thông hàng năm.

- Các báo cáo tình trạng cầu hàng tháng. Hồ sơ quan trắc đo đạc và kiểm tra tổng thể

tình trạng cầu.

- Các phiếu kiểm tra cầu, các biên bản kiểm tra cầu.

- Hồ sơ hoàn công của công tác sửa chữa lớn hàng năm (lưu trữ đĩa CD sao Hồ sơ Hoàn

công).

- Các biên bản xử lý vi phạm công trình, chống lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn của

cầu...

- Lý lịch cầu.

- Các công văn đi và đến về quản lý, bảo dưỡng thường xuyên định kỳ.

- Chương trình quản lý cầu thường xuyên cập nhật toàn bộ dữ liệu về quản lý và bảo

dưỡng thường xuyên của cầu.

3.3. Tại Chi cục QLĐB

3.3.1. Các tài liệu phải có phục vụ cho việc quản lý cầu

- Hồ sơ hoàn công (bản photocopy).

- Hồ sơ thử tải, Hồ sơ quan trắc đo đạc và kiểm tra tổng thể tình trạng cầu lần gần nhất

(bản photocopy).

- Sơ đồ mã hóa từng chi tiết kết cấu cầu (trụ, mố, nhịp được mã hóa theo quy định quản

lý của Tổng cục đường bộ Việt nam), cột điện, lan can....

- Bản vẽ hệ thống cọc mốc, cọc dấu, mốc giải phóng mặt bằng và mặt bằng quản lý cầu

(bản sao).

3.3.2. Các tài liệu lưu giữ quá trình vận hành khai thác cầu

- Các báo cáo đếm xe, báo cáo tai nạn giao thông hàng năm.

- Các báo cáo tình trạng cầu hàng tháng.

- Các phiếu kiểm tra cầu, các Biên bản kiểm tra cầu.

- Hồ sơ hoàn công của công tác sửa chữa lớn hàng năm.

- Các biên bản xử lý vi phạm công trình, chống lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn của

cầu...

- Lý lịch cầu.

Page 73: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

70

- Các công văn đi và đến về quản lý, bảo dưỡng thường xuyên định kỳ cầu.

- Chương trình quản lý cầu thường xuyên cập nhật toàn bộ dữ liệu về quản lý và bảo

dưỡng thường xuyên của cầu Tân Đệ.

IV. TẠI NHÀ ĐIỀU HÀNH CẦU CẦN LƯU GIỮ CÁC TÀI LIỆU SAU

- Hồ sơ hoàn công (bản photocopy): phần thuyết minh hoàn công, thuyết minh thiết kế kỹ

thuật thi công và bản vẽ, đĩa CD ghi toàn bộ bản vẽ hoàn công (bản sao).

- Hồ sơ thử tải, Hồ sơ quan trắc đo đạc và kiểm tra tổng thể tình trạng cầu lần gần nhất

(bản photocopy).

- Hồ sơ hoàn công của công tác sửa chữa lớn, sữa chữa vừa (bản photocopy).

- Sơ đồ mã hóa từng chi tiết kết cấu cầu (trụ, mố, nhịp được mã hóa theo quy định quản

lý của Tổng Cục đường bộ Việt nam), hệ thống cột điện, lan can....

- Bản vẽ hệ thống cọc mốc, cọc dấu, mốc giải phóng mặt bằng và mặt bằng quản lý cầu.

- Lý lịch cầu.

- Các tài liệu ghi chép quá trình khai thác cầu:

+ Sổ nhật ký gác cầu;

+ Phiếu thống kê tai nạn giao thông;

+ Bảng tổng hợp đếm xe;

+ Phiếu kiểm tra cầu, biên bản kiểm tra cầu, hồ sơ vết nứt (nếu có);

+ Các sổ sách về quản lý dụng cụ , thiết bị;

+ Các biên bản xử lý vi phạm công trình, chống lấn chiếm, vi phạm hành lang an

toàn của cầu;

+ Các tài liệu kiểm tra cầù;

+ Báo cáo đếm xe;

+ Báo cáo tai nạn giao thông.

- Sau một năm “Các tài liệu ghi chép quá trình khai thác cầu” được đưa vào hòm sắt

chống ẩm lưu giữ tại Hạt và phải được thường xuyên kiểm tra chống hư hỏng, mất mát.

- Các tài liệu phục vụ cho việc quản lý cầu được đặt tại nhà Đơn vị BDTX cấp cơ sở. Lãnh

đạo Đơn vị BDTX cấp cơ sở phải giao cho người quản lý cụ thể.

- Nếu không ghi chép hoặc thất lạc thì người quản lý các tài liệu trên sẽ bị xử lý theo quy

định.

- Khi Lãnh đạo Đơn vị BDTX cấp cơ sở hoặc các cá nhân thay đổi công tác, phải làm biên

bản bàn giao các tài liệu. Biên bản này được lưu giữ trong hòm sắt như các tài liệu trên.

- Công tác quản lý hồ sơ tài liệu là một căn cứ để đánh giá công tác sửa chữa thường

xuyên khi nghiệm thu giữa Nhà thầu BDTX với Chi cục QLĐB.

Page 74: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

71

PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN KIỂM TRA LẦN ĐẦU/LẦN GẦN ĐÂY NHẤT

TT

Bộ phận công trình

Hạng mục công trình

Phương pháp

kiểm tra

Thiết bị kiểm tra

Tình trạng hạng mục công trình

Ghi chú

1 Mặt cầu

Lớp phủ mặt cầu

Bằng mắt Dụng cụ kiểm

tra thường xuyên

Vạch kẻ đường

Bằng mắt Dụng cụ kiểm

tra thường xuyên

Dải phân cách

Bằng mắt Dụng cụ kiểm

tra thường xuyên

Lan can và gờ chắn

bánh Bằng mắt

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên

Khe co giãn Bằng mắt Dụng cụ kiểm

tra thường xuyên

Lỗ thoát nước

Bằng mắt Dụng cụ kiểm

tra thường xuyên

Biển báo hiệu của cầu

Bằng mắt Dụng cụ kiểm

tra thường xuyên

Hệ thống cột điện chiếu

sáng Bằng mắt

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên

Đèn chiếu sáng mặt cầu

Bằng mắt Dụng cụ kiểm

tra thường xuyên

Biển báo hiệu đường sông treo trên cầu

Bằng mắt Dụng cụ kiểm

tra thường xuyên

Đèn tín hiệu đường sông

Bằng mắt Dụng cụ kiểm

tra thường xuyên

2

Kết cấu nhịp dầm hộp

Bề mặt trong hộp tại 1/2

nhịp

Bằng mắt kết hợp kýnh lúp

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

Bề mặt trong hộp tại vị trí

trụ trong phạm vi từ đỉnh trụ ra

mỗi bên 10m

Bằng mắt kết hợp kýnh lúp

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

Bề mặt ngoài hộp

Bằng mắt kết hợp kýnh lúp và ống nhòm

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

Page 75: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

72

TT

Bộ phận công trình

Hạng mục công trình

Phương pháp

kiểm tra

Thiết bị kiểm tra

Tình trạng hạng mục công trình

Ghi chú

Cáp DƯL ngoài

Bằng mắt kết hợp gõ

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

3

Kết cấu nhịp dẫn

Bề mặt bê tông dầm tại

1/2 nhịp

Bằng mắt kết hợp kýnh lúp và ống nhòm

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

Bề mặt bê tông hai đầu

dầm

Bằng mắt kết hợp kýnh lúp

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

4 Mố

Mố cầu

Bằng mắt, kết hợp với kýnh

lúp

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

Tứ nón mố Bằng mắt Dụng cụ kiểm

tra thường xuyên, định kỳ

5 Trụ cầu

Trụ ngoài sông

Bằng mắt kết hợp với ống nhòm

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

Trụ trong bờ

Bằng mắt, kết hợp với kýnh

lúp

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

6 Gối cầu

Gối cao su

Bằng mắt kết hợp với ống nhòm

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

Gối chậu thép

Bằng mắt kết hợp với ống nhòm

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

Gối ngàm

Bằng mắt, kết hợp với kýnh

lúp

Dụng cụ kiểm tra thường

xuyên, định kỳ

7

Những vị trí có

xuất hiện vết nứt

Vết nứt nguy hiểm

Dụng cụ kiểm

tra thường xuyên, định kỳ

Vết nứt khác

Page 76: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

73

PHỤ LỤC 2: QUY TRÌNH VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CẦU

Sơ đồ khối công tác kiểm tra cầu

2.1. Kiểm tra ban đầu

Là công tác được tiến hành ngay từ khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng hoặc

lần kiểm tra tổng thể đầu tiên của cầu kể từ khi đưa công trình vào khai thác. Kiểm tra ban

đầu nhằm mục đích xác định các dấu hiệu sai sót từ đó tiến hành các sửa chữa, đảm bảo

các công trình sử dụng bình thường trước khi đi vào quá trình kiểm tra bảo dưỡng thường

xuyên.

2.2. Kiểm tra thường xuyên

2.2.1. Nguyên tắc chung

C«ng tr×nh ®­a vµo sö dông

KiÓm tra ban ®Çu

DÊu hiÖu sai sãt

KiÓm tra th­êng xuyªn

KiÓm tra ®Þnh kú

DÊu hiÖu xuèng cÊp

KiÓm tra ®ét xuÊt (bÊt th­êng)

Kh«ng

KiÓm tra

chi tiÕt

Söa ch÷a

Duy tu, söa

ch÷a nhá

(b¶o d­ìng)

KiÓm tra

chi tiÕt

Söa ch÷a

®Þnh kú

(®ét xuÊt)

Kh«ng

Page 77: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

74

Kiểm tra thường xuyên được tiến hành nhằm theo dõi, giám sát kết cấu thường ngày.

Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên cần có lực lượng chuyên trách thường xuyên thực hiện

công việc kiểm tra công trình;

Kiểm tra thường xuyên được thực hiện trên toàn bộ kết cấu. Mục đích là để nắm bắt

kịp thời tình trạng làm việc của kết cấu, những sự cố hư hỏng có thể xảy ra (đặc biệt là ở

những vị trí xung yếu, quan trọng) với các xuống cấp, hư hỏng nhỏ sẽ tiến hành thực hiện

duy tu, sửa chữa ngay với các hư hỏng lớn cần đề xuất sớm có biện pháp khắc phục, tránh

tình trạng để hư hỏng kéo dài dẫn đến ngày càng trầm trọng hơn.

2.2.2. Nội dung kiểm tra thường xuyên

Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên thực hiện kiểm tra hàng ngày để phát hiện kịp thời

dấu hiệu xuống cấp. Công tác này là bắt buộc và được giao cho tổ chức có năng lực chuyên

môn phù hợp thực hiện.

Các hạng mục kiểm tra:

- Kiểm tra đối với các hạng mục như bề mặt bê tông atphan, thoát nước mặt cầu, lan can

(đặc biệt các chi tiết liên kết giữa cột và gờ bê tông), điện chiếu sáng, khe co giãn, các

biển báo cọc tiêu,…;

- Kiểm tra đối với tất cả các hạng mục còn lại tùy thuộc theo trạng thái cụ thể của cầu,

đường và điều kiện vốn, cũng như kỹ thuật kiểm tra tại thời điểm tiến hành kiểm tra.

TT Hạng mục công trình

Phương

pháp

kiểm tra

Mức độ Chu kỳ kiểm tra Ghi chú

Lớp phủ mặt cầu Bằng

mắt 100% Hàng ngày

Vạch kẻ đường Bằng

mắt 100% Tuần/1lần

Dải phân cách Bằng

mắt 100% Hàng ngày

Lan can và gờ chắn

bánh

Bằng

mắt 100% Hàng ngày

Khe co giãn Bằng

mắt 100% 3ngày/1lần

Lỗ thoát nước Bằng

mắt 100%

Hàng ngày (vào mùa

mưa), 1tuần/1lần (mùa

khô)

Biển báo hiệu của

cầu

Bằng

mắt 100% Hàng ngày

Page 78: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

75

Hệ thống cột điện

chiếu sáng

Bằng

mắt 100% Hàng ngày

Đèn chiếu sáng mặt

cầu

Bằng

mắt 100% Hàng ngày

Kiểm tra

vào ban

đêm

Biển báo hiệu đường

sông treo trên cầu

Bằng

mắt 100% Hàng ngày

Đèn tín hiệu đường

sông

Bằng

mắt Hàng ngày

Kiểm tra

vào ban

đêm

Thiết bị phòng cháy

chữa cháy

Bằng

mắt 100% Hàng ngày

Tứ nón mố và mái ta

luy

Bằng

mắt 100%

1 tuần/1lần và sau mỗi

đợt lũ

2.2.3. Xử lý kết quả kiểm tra

Trường hợp phát hiện có sự cố, hư hỏng nhỏ thì có biện pháp khắc phục ngay;

Trường hợp phát hiện có sự cố, hư hỏng nặng bất thường thì tổ chức kiểm tra chi tiết

tại chỗ hư hỏng và đề ra giải pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình đề ra giải pháp xử lý cần

phải nghiên cứu tình trạng kết cấu trong hồ sơ kiểm tra ban đầu.

2.3. Kiểm tra định kỳ tháng

2.3.1. Nguyên tắc chung

Kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện các hư hỏng tiềm ẩn ở trạng thái ban đầu, để đảm

bảo an toàn giao thông, an toàn cho cầu đang khai thác, đặc biệt là phát hiện các hư hỏng

ở trạng thái sơ khai, ban đầu để có biện pháp khắc phục ngay. Theo dõi kiểm tra các hư

hỏng được đánh dấu từ lần kiểm tra trước. Kiểm tra định kỳ sẽ giúp giảm bớt những rủi ro

cho các phương tiện qua cầu và tạo điều kiện để tiến hành sửa chữa cầu với chi phí thấp.

Công cụ kiểm tra định kỳ tháng bằng trực quan (nhìn nghe), và bằng những công cụ thông

thường như thước mét, búa gõ, kính phóng đại…

2.3.2. Biện pháp kiểm tra định kỳ tháng

Kiểm tra định kỳ tháng được tiến hành trên toàn bộ kết cấu. Đối với các kết cấu quá

lớn thì có thể phân khu kiểm tra định kỳ, mỗi khu vực kiểm tra một kỳ;

Đơn vị bảo dưỡng thường xuyên có thể mời các đơn vị và chuyên gia tư vấn có

chuyên môn thuộc chuyên ngành xây dựng và có tay nghề thích hợp để thực hiện việc kiểm

tra định kỳ;

Đầu tiên kết cấu được khảo sát trực quan bằng nhìn và gõ nghe. Khi nghi ngờ có hư

hỏng hoặc suy thoái chất lượng thì có thể sử dụng thiết bị thử nghiệm để kiểm tra.

Page 79: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

76

2.3.3.Nội dung kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ gồm có những công việc sau đây:

2.3.3.1. Đối với kết cấu nhịp

Các hư hỏng thường gặp như sau:

- Nứt bê tông, có thể xảy ra ở các cầu kiện BTCT và BTCT dự ứng lực. Các dạng vết nứt

thường có thể xuất hiện:

+ Vết nứt thẳng đứng xuất hiện ở các vùng kéo của mặt cắt moment uốn có giá trị

tuyệt đối lớn;

+ Vết nứt xiên, xuất hiện ở những mặt cắt moment uốn và lực cắt có giá trị lớn;

+ Vết nứt cục bộ, thường xuất hiện trên gối hoặc, liên kết dầm ngang, đầu neo cáp

dự ứng lực, đầu neo cáp văng;

+ Vết nứt do co ngót;

+ Vết nứt do gỉ cốt thép, thường xuất hiện khi bề dày lớp bê tông bảo vệ không đủ

dày gây hiện tượng nứt dọc trong kết cấu.

- Vỡ bê tông để lộ cốt thép. Thường xuất hiện ở các vị trí có ứng suất cục bộ lớn như vị

trí gối cầu, đầu neo, những vị trí va chạm cơ học do xe cộ, thuyền bè do tĩnh không thấp,

những vị trí lớp bê tông bảo vệ không đủ chiều dày, hơi nước thấm vào bêtông làm cốt

thép trương nở thể tích, gây nứt và vỡ lớp bê tông bên ngoài;

- Bê tông bị phong hoá, suy giảm chất lượng. Xuất hiện các vị trí thường xuyên bị ẩm ướt,

trong bê tông có tạp chất, chất lượng các thành phần bê tông không đảm bảo (nước đổ

bê tông có muối, thành phần cốt liệu không sạch,...);

- Thấm nước qua bê tông, có thể kiểm tra hiện tượng này sau khi mưa.

2.3.3.2. Đối với mố, trụ cầu

Các bộ phận và nội dung hư hỏng cần kiểm tra:

- Kiểm tra nứt vỡ, bung mạch vữa xây, bong đá xây; sự phong hoá và ăn mòn bê tông

thân mố, thân trụ;

- Kiểm tra sự xói lở chân móng mố, trụ; sự nghiêng lệch, trượt dịch, lún của mố, trụ;

- Tất cả các trường hợp đều phải kiểm tra nứt ngang của mố trụ đặc biệt chú ý kiểm tra

trụ có chiều cao trên đường cong, kiểm tra phần cọc bị lộ ra do xói nhìn thấy được;

- Kiểm tra chân khay và 1/4 nón mố;

- Kiểm tra nền mặt đường sau mố.

2.3.3.3. Đối với hệ thống cáp DƯL ngoài

Công tác kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra hiện tượng nứt vỡ, bong bật mối nối ống gen;

- Kiểm tra hiện tượng hư hỏng, han rỉ, cong vênh của các ống chuyển hướng bằng thép

tại các ụ chuyển hướng vách ngăn và khối đỉnh trụ;

Page 80: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

77

- Kiểm tra các hiện tượng hư hỏng, han gỉ và bảo vệ chống ăn mòn của các bộ phận neo

(đầu neo, bản neo, miệng loe, các nêm chốt, chụp neo);

- Kiểm tra hiện tượng hư hỏng, khuyết tật các tao cáp dự lực (đặc biệt chú ý kiểm tra khu

vực tại đầu neo): đứt cáp, tụt cáp, han gỉ và các khuyết tật khác;

- Đánh giá tính hiệu quả của việc bảo vệ chống ăn mòn cho hệ thống dự ứng lực ngoài.

2.3.3.4. Đối với gối cầu

Cần theo dõi kiểm tra kỹ bộ phận gối cầu do sự hư hỏng bộ phận này sẽ dẫn đến hư

hỏng các bộ phận liên quan khác. Các hư hỏng cần kiểm tra:

- Kiểm tra sự lão hóa, biến dạng và sự dịch chuyển gối đối với gối cao su;

- Kiểm tra sự ăn mòn thép, han gỉ gối cầu và tình trạng các chốt, khớp nối đối với gối cầu

thép.

- Kiểm tra bề mặt bê tông như kết cấu nhịp đối với gối ngàm.

Trong trường hợp gối bị hư hỏng hoặc không có khả năng tiếp tục khai thác, đơn vị

chịu trách nhiệm bảo dưỡng thường xuyên cầu cần báo cáo với cấp có thẩm quyền để phối

hợp với các đơn vị chuyên ngành đưa ra phương án sửa chữa hoặc thay mới phù hợp, đảm

bảo yêu cầu kỹ thuật.

2.3.3.5. Đối với khe co giãn

Các hư hỏng thường gặp của khe co giãn:

- Đất cát, rác chèn lấp khe co giãn;

- Bê tông hai bên khe bị nứt, vỡ;

- Chênh lệch cao độ giữa ray và mặt bê tông làm phương tiện qua lại không êm thuận;

- Thanh ray bị cong vênh, biến dạng;

- Nước thấm vào khe và qua khe xuống kết cấu phần dưới;

- Tiếng ồn khi các phương tiện đi qua khe.

- Bong bật nắp cao su che chắn bu lông, vỡ mép khe co giãn, rách khe co giãn đối với

loại khe cho giãn cao su.

2.3.3.6. Đối với hệ thống chiếu sáng

Bảo dưỡng thường xuyên đèn chiếu sáng, đèn chiếu sáng có các bộ phận như: bóng

đèn, vỏ đèn, bộ phận quang học và ngăn linh kiện điện. Công việc bảo dưỡng thường xuyên

gồm:

- Kiểm tra độ suy giảm quang thông của bóng đèn để quyết định tới việc có cần thiết phải

thay thế bóng hay không;

- Lau chùi và vệ sinh kính đèn nhằm nâng cao khả năng phát quang của bộ đèn;

- Kiểm tra hoạt động các thiết bị chấn lưu, tụ và kích của ngăn linh kiện điện như độ phát

nóng của cuộn dây chấn lưu, khả năng cách điện…;

Page 81: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

78

- Kiểm tra và bảo dưỡng thân đèn chiếu sáng, như xem xét thân đèn có bị ăn mòn hoặc

lớp sơn có bị bong chóc hay không;

- Kiểm tra độ kín chống bụi nước của ngăn quang học và ngăn linh kiện điện của bộ đèn.

Bảo dưỡng thường xuyên cột đèn chiếu sáng, cột đèn chiếu sáng có các bộ phận như: thân

cột, cần đèn, bảng điện bên trong cửa cột và hệ thống bulông liên kết chân cột. Công việc

bảo dưỡng thường xuyên gồm:

- Kiểm tra chất lượng cột và cần đèn để xem xét màu sắc lớp sơn phủ bên ngoài thân cột

có đảm bảo như thiết kế ban đầu. Dẫn tới quyết định việc sơn mới thân cột hay lau chùi

vệ sinh;

- Bảo dưỡng đoạn khớp nối giữa thân cột với cần đèn;

- Bảo dưỡng bảng điện bên trong cửa cột thao tác cột đèn chiếu sáng, xem xét sự hoạt

động của các thiết bị bảo vệ trên bảng điện;

- Bảo dưỡng bulông liên kết chân cột, như kiểm tra số lượng đai ốc và xiết lại tất cả các

đai ốc để đảm bảo độ chặt cần thiết.

Bảo dưỡng thường xuyên đường cáp điện cấp nguồn. Công việc bảo dưỡng thường xuyên

cáp điện gồm có một số các hạng mục chính như sau:

- Bảo dưỡng các đầu cáp và đầu cốt ép, sau đó vệ sinh, ép và xiết lại các đầu cốt để

đảm bảo các ruột cáp không bị tuột ra khỏi vị trí đầu cốt;

- Rà soát kiểm tra loại toàn bộ đường cáp điện dọc tuyến để xem xét có vị trí nào bị xâm

hại cơ học hay không (như xước cáp hoặc bẹp vỡ ống luồn cáp điện đặc biệt tại các vị

trí mối nối);

- Kiểm tra mức độ lão hóa của cáp điện bằng cách xem xét lớp vỏ bọc và cách điện có bị

giòn hoặc không còn khả năng bảo vệ lớp ruột cáp bên trong;

- Kiểm tra khả năng cách điện và độ phát nóng cho phép của cáp điện.

Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống tủ điều khiển chiếu sáng. Công việc bảo dưỡng thường

xuyên các tủ điều khiển chiếu sáng bao gồm một số các hạng mục chính như sau:

- Bảo dưỡng các thiết bị điều khiển chiếu sáng, như xem xét độ tin cậy của rơ le thời gian,

độ sai lệch về thời gian so với thực tế;

- Bảo dưỡng các thiết bị đóng cắt và bảo vệ tủ như khở động từ và aptomat;

- Vệ sinh toàn bộ tủ điều khiển đảm bảo các biết bị hoạt động trong môi trường sạch sẽ;

- Kiểm tra lại độ kín chống bụi và nước để có biện pháp quả lý vận hành.

Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống tiếp địa.

- Kiểm tra và bảo dưỡng các vị trí có tiếp địa tại các cột đèn chiếu sáng (như các cột tiếp

địa tại các cột đèn trên đường và vị trí đấu nối các dây đồng M10 nối liên hoàn bên trong

thân cột đèn);

- Kiểm tra số lượng tiếp địa tại các cột đèn chiếu sáng trên đường, nếu bị mất cần bổ

sung;

Page 82: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

79

- Kiểm tra điện trở nối đất của toàn bộ hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy trình quy

phạm.

2.3.3.7. Đối với đường dẫn đầu cầu

Các hư hỏng thường gặp như sau:

- Lớp phủ bê tông nhựa mặt cầu bị nứt, bong bật. Đường vào cầu, mặt đường trên cầu

có ổ gà, xe qua lại không êm thuận;

- Nền đường đầu cầu lún sụt làm chỗ tiếp giáp giữa đường và cầu thay đổi độ dốc, chênh

cao độ;

- Bê tông gờ lan can bị vỡ, mất thanh lan can hoặc trụ lan can;

- Dải phân cách cứng vị vỡ bê tông, xô lệch do đâm va; các ống thép bị cong vênh, bị

mất.

- Mặt đường trên cầu thoát nước không tốt, bị đọng nước khi trời mưa, hệ thống thoát

nước bị gỉ, bị bụi đất cát che lấp, giảm khả năng thoát nước;

- Gần cầu có các công trình xây dựng ảnh hưởng tầm nhìn của người lái xe khi ra vào,

lên xuống cầu.

2.3.3.8. Đối với hệ thống báo hiệu giao thông

- Các cọc tiêu, biển báo bị gãy, mất, tróc sơn…

- Vạch kẻ đường bị mờ; gờ giảm tốc bị mài mòn…

- Biển báo giao thông thủy có còn đủ, bị mờ sơn; đảm bảo ánh sáng vào ban đêm cho

tàu bè thấy rõ tín hiệu.

2.4. Xử lý kết quả

Quá tình sửa chữa kết cấu bị hư hỏng được thực hiện theo chỉ dẫn ở mục trên.

2.5. Kiểm tra định kỳ trước mùa mưa bão và sau mùa mưa bão

Kiểm tra trước mùa mưa bão là kiểm tra định kỳ tháng, nhưng trọng tâm là kiểm tra

mố trụ, chân khay 1/4 nón mố, nền đường sau mố nhằm phát hiện kịp thời để sửa chữa

ngay những hư hỏng để ngăn ngừa, giảm thiểu sự cố do mưa lũ gây ra. Thời gian kiểm tra

trước mùa mưa bão phải kết thúc trước 10/4 hàng năm.

Kiểm tra sau mùa mưa bão là kiểm tra những diễn biến ảnh hưởng trực tiếp đến an

toàn công trình và an toàn vận tải, kiểm tra sự thay đổi dòng chảy so với trước mùa mưa

bão tạo nên sự bồi, lở xung quanh mố trụ cầu đồng thời để lên kế hoạch sửa chữa cầu hàng

năm. Ngoài ra kết quả kiểm tra cầu sau mùa mưa bão còn là cơ sở chính để lập kế hoạch

dự kiến năm tới. Kiểm tra sau mùa mưa bão phải kết thúc trước ngày 10/10 hàng năm. Kiểm

tra sau mùa mưa bão tương tự hình thức kiểm tra định kỳ. Khi kiểm tra sau mùa mưa bão

không phải tiến hành kiểm tra định kỳ.

2.6. Kiểm tra định kỳ năm hay kiểm tra chi tiết

Kiểm tra định kỳ năm là kiểm tra chi tiết 2 năm/1 lần do tổ chức tư vấn có năng lực

kiểm tra cầu tiến hành thực hiện theo toàn bộ các nội dung như sau:

Page 83: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

80

TT

Bộ phận công trình

Hạng mục công trình

Phương pháp

kiểm tra Thiết bị kiểm tra

Mức độ

Chu ký

kiểm tra

Ghi chú

1 Mặt cầu

Lớp phủ mặt cầu

Bằng mắt kết hợp

thước 3m

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên

100% 2 năm/ 1 lần

Vạch kẻ đường

Bằng mắt Dụng cụ kiểm tra

thường xuyên 100%

2 năm/ 1 lần

Dải phân cách

Bằng mắt Dụng cụ kiểm tra

thường xuyên 100%

2 năm/ 1 lần

Lan can và gờ chắn

bánh Bằng mắt

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên

100% 2 năm/ 1 lần

Khe co giãn

Bằng mắt Dụng cụ kiểm tra

thường xuyên 100%

2 năm/ 1 lần

Lỗ thoát nước

Bằng mắt Dụng cụ kiểm tra

thường xuyên 100%

2 năm/ 1 lần

Biển báo hiệu của

cầu Bằng mắt

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên

100% 2 năm/ 1 lần

Hệ thống cột điện

chiếu sáng Bằng mắt

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên

100% 2 năm/ 1 lần

Đèn chiếu sáng mặt

cầu Bằng mắt

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên

100% 2 năm/ 1 lần

Kiểm tra vào

ban đêm

Biển báo hiệu

đường sông treo trên cầu

Bằng mắt Dụng cụ kiểm tra

thường xuyên 100%

2 năm/ 1 lần

Đèn tín hiệu

đường sông

Bằng mắt Dụng cụ kiểm tra

thường xuyên 100%

2 năm/ 1 lần

Kiểm tra ban

đêm

2

Kết cấu nhịp dầm hộp

Bề mặt trong hộp

tại 1/2 nhịp

Bằng mắt kết hợp kính lúp

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

Bề mặt trong hộp tại vị trí trụ trong phạm vi từ đỉnh trụ ra mỗi bên 10m

Bằng mắt kết hợp kính lúp

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

Bề mặt ngoài hộp

Bằng mắt kết hợp kính lúp và ống nhòm

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

Page 84: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

81

Cáp DƯL ngoài

Bằng mắt kết hợp

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

3 Kết cấu

nhịp dẫn

Bề mặt bê tông dầm

tại 1/2 nhịp

Bằng mắt kết hợp kính lúp và ống nhòm

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

Bề mặt bê tông hai đầu dầm

Bằng mắt kết hợp kính lúp

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

4 Mố

Mố cầu

Bằng mắt, kết hợp với kính

lúp

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

Tứ nón mố Bằng mắt Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

5 Trụ cầu

Trụ ngoài sông

Bằng mắt kết hợp với ống nhòm

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

Trụ trong bờ

Bằng mắt, kết hợp với kính

lúp

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

6 Gối cầu

Gối cao su

Bằng mắt kết hợp với ống nhòm

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

Gối chậu thép

Bằng mắt kết hợp với ống nhòm

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

Gối ngàm

Bằng mắt, kết hợp với kính

lúp

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

7

Những vị trí có

xuất hiện

vết nứt

Vết nứt nguy hiểm

Dụng cụ kiểm tra thường xuyên,

định kỳ 100%

2 năm/ 1 lần

Vết nứt khác

2 năm/ 1 lần

2.7. Kiểm tra đột xuất (bất thường)

V. NGUYÊN TẮC CHUNG

Kiểm tra bất thường được tiến hành khi kết cấu có dấu hiệu hư hỏng do tác động đột

ngột của các yếu tố như bão, lũ lụt, động đất, trượt lở đất, va chạm với tàu xe, cháy, v.v..;

Page 85: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

82

Yêu cầu của kiểm tra bất thường là nắm bắt được hiện trạng hư hỏng của kết cấu, và

đưa ra kết luận về yêu cầu sửa chữa;

Đơn vị quản lý công trình có thể tự kiểm tra bất thường hoặc thuê một đơn vị hoặc

chuyên gia có năng lực phù hợp để thực hiện.

VI. BIỆN PHÁP KIỂM TRA BẤT THƯỜNG

Kiểm tra bất thường được thực hiện trên toàn bộ hoặc một bộ phận kết cấu tùy theo

quy mô hư hỏng đã xảy ra và yêu cầu sửa chữa của chủ công trình;

Kiểm tra bất thường được thực hiện chủ yếu bằng quan sát trực quan, gõ nghe. Khi

cần có thể dùng các công cụ đơn giản như thước mét, quả dọi, v.v..;

Người thực hiện iểm tra bất thường cần đưa ra được kết luận có cần kiểm tra chi tiết

hay không. Vơi các hư hỏng nhỏ thì tiến hành sửa chữa nhỏ ngay để phục hồi tình trạng

kết cấu trở lại bình thường. Đối với các hư hỏng lớn sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết để đề ra

biện pháp sửa chữa phù hợp.

VII. NỘI DUNG KIỂM TRA BẤT THƯỜNG

Kiểm tra bất thường bao gồm những công việc sau đây:

- Khảo sát bằng trực quan, gõ nghe và dùng một số công cụ đơn giản để nhận biết ban

đầu về tình trạng hư hỏng của kết cấu. Các hư hỏng sau đây cần được nhận biết:

+ Sai lệch hình học kết cấu;

+ Mức độ nghiêng lún;

+ Mức độ nứt, gãy;

+ Các khuyết tật nhìn thấy khác;

+ Tình trạng hệ thống theo dõi lâu dài (nếu có).

- Phân tích các số liệu phải khảo sát để đi đến kết luận có tiến hành kiểm tra chi tiết hay

không, quy mô kiểm tra chi tiết.

Đối với những hư hỏng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người và công trình xung quanh

thì phải có biện pháp xử lý khẩn cấp trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết và đề ra giải pháp

sửa chữa.

Page 86: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

83

PHỤ LỤC 3: BIỂU MẪU KIỂM TRA CẦU

MỤC 3.1 : KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN MẶT BÊ TÔNG

Tên hạng mục :

Thiết bị sử dụng :

Tài liệu sử dụng :

Các phần kiểm tra

1. Hư hỏng hiển nhiên

2. Các tấm panen đúc sẵn không

thẳng hàng

3. Đọng đất , rác…

4. Đọng nước

5. Vấn đề khác…

Phạm vi kiểm tra Tình trạng Hư hỏng Bình luận

Ý kiến đánh giá của người kiểm tra :

Ký tên :

Cần yêu cầu thêm :Có / Không

Người kiểm tra

Chức vụ

Ngày kiểm tra

Ngày kiểm tra đợt trước

Page 87: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

84

MỤC 3.2 : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MẶT BÊ TÔNG

Tên hạng mục :

Thiết bị sử dụng :

Tài liệu sử dụng :

Các phần kiểm tra

1. Bê tông bị bong bật 5. Đọng đất , rác….

2. Các vết gỉ sét 6. Đọng nước

3. Rỉ nước… 7. Vấn đề khác…

4. Hư hỏng lớp mặt

Phạm vi kiểm tra Tình trạng Hư hỏng Bình luận

Ý kiến đánh giá của người kiểm tra :

Ký tên :

Cần yêu cầu thêm :Có / Không

Người kiểm tra

Chức vụ

Ngày kiểm tra

Ngày kiểm tra đợt trước

Page 88: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

85

MỤC 3.3 : KIỂM TRA CHI TIẾT MẶT BÊ TÔNG

Tên hạng mục :

Thiết bị sử dụng :

Tài liệu sử dụng :

Các phần kiểm tra

1. Bê tông bị bong bật 5. Đất , rác …đọng

2. Vết nứt > 0.2mm 6. Đọng nước

3. Vết gỉ sét 7. Các vấn đề khác.

4. Hư hỏng bề mặt

Phạm vi kiểm tra Tình trạng Hư hỏng Bình luận

Ý kiến đánh giá của người kiểm tra :

Về các vết nứt xuất hiện lớn hơn.

Ký tên :

Cần yêu cầu thêm :Có / Không

- Cần vệ sinh thoát nước vầ thay thế sợi cao su dính quanh cửa sập.

- Nghiên cứu thêm về vết nứt.

Người kiểm tra

Chức vụ

Ngày kiểm tra

Ngày kiểm tra đợt trước

Page 89: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

86

MỤC 3.4 : KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN KẾT CẤU THÉP

Tên hạng mục :

Ngày kiểm tra

Ngày kiểm tra lần trước

Thiết bị sử dụng :

Tài liệu sử dụng :

Các phần kiểm tra

1. Hư hỏng do va đụng

2. Mất bulông , vòng đệm

3. Đọng đất rác…

4. Hư hỏng lớp mặt

5. Vấn đề khác…

Phạm vi kiểm tra Tình trạng Hư hỏng Bình luận

Ý kiến đánh giá của người kiểm tra :

Ký tên :

Cần yêu cầu thêm :Có / Không

Người kiểm tra

Chức vụ

Page 90: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

87

MỤC 3.5 : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ KẾT CẤU THÉP

Tên hạng mục :

Thiết bị sử dụng :

Tài liệu sử dụng :

Các phần kiểm tra

1. Hư hỏng do va đụng 5. Lớp sơn bị tróc , lột, rộp…

2. Mất bulông , vòng đệm 6. Bị cong oằn nhiều

3. Đọng đất rác… 7. Vấn đề khác

4. Gỉ sét hoặc bị ăn mòn

Phạm vi kiểm tra Tình trạng Hư hỏng Bình luận

Ý kiến đánh giá của người kiểm tra :

Ký tên :

Cần yêu cầu thêm :Có / Không

Người kiểm tra

Chức vụ

Ngày kiểm tra

Ngày kiểm tra đợt trước

Page 91: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

88

MỤC 3.6 : KIỂM TRA CHI TIẾT KẾT CẤU THÉP

Tên hạng mục :

Phạm vi kiểm tra Tình

trạng

hỏng

Bình luận

Ý kiến đánh giá của người kiểm tra :

Ký tên :

Cần yêu cầu thêm :Có / Không

Thiết bị sử dụng :

Tài liệu sử dụng :

Các phần kiểm tra

1. Hư hỏng do va đụng 5. Lớp sơn bị tróc , lột, rộp…

2. Mất bulông , vòng đệm 6. Bị cong oằn nhiều

3. Đọng đất rác… 7. Vấn đề khác

4. Gỉ sét hoặc bị ăn mòn

Người kiểm tra

Chức vụ

Ngày kiểm tra

Ngày kiểm tra đợt trước

Page 92: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

89

MỤC 3.7 : KIỂM TRA CHI TIẾT GỐI CAO SU

Tên hạng mục :

Phạm vi kiểm tra Tình trạng Hư hỏng Bình luận

Ý kiến đánh giá của người kiểm tra :

Ký tên :

Cần yêu cầu thêm :Có / Không

Thiết bị sử dụng :

Tài liệu sử dụng :

Các phần kiểm tra

1. Chỗ phình không bình thường ở 5. Đọng đất, rác …

cạnh bên 6. Vấn đề khác.

2. Vết nứt hoặc rách ở cạnh bên

3. Vị trí của gối

4. Vết nứt lớp vữa bên dưới

Người kiểm tra

Chức vụ

Ngày kiểm tra

Ngày kiểm tra đợt trước

Page 93: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

90

MỤC 3.8 : KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN MỐI NỐI KHE CO GIÃN

Tên hạng mục :

Thiết bị sử dụng :

Tài liệu sử dụng :

Các phần kiểm tra

1. Đọng đất , rác.. 5. Mất hoặc thiếu bulông trên lớp vỏ

2. Hư hỏng lớp cao su 6. Vấn đề khác

3. Rò rỉ nước

4. Hư hỏng lớp vỏ bên ngoài

Phạm vi kiểm tra Tình trạng Hư hỏng Bình luận

Ý kiến đánh giá của người kiểm tra :

Ký tên :

Cần yêu cầu thêm :Có / Không

Người kiểm tra

Chức vụ

Ngày kiểm tra

Ngày kiểm tra đợt trước

Page 94: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

91

MỤC 3.9 : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MỐI NỐI KHE CO GIÃN

Tên hạng mục :

Phạm vi kiểm tra Tình trạng Hư hỏng Bình luận

Ý kiến đánh giá của người kiểm tra :

Ký tên :

Cần yêu cầu thêm :Có / Không

Thiết bị sử dụng :

Tài liệu sử dụng :

Các phần kiểm tra

1. Đọng đất , rác..

2. Hư hỏng lớp cao su

3. Rò rỉ nước

4. Hư hỏng lớp vỏ bên ngoài

5. Mất hoặc thiếu bulông trên lớp vỏ

6. Cao độ và khoảng hở giữa các

bộ phận

7. Tiếng động khi có độ rung hoặc va

chạm

8. Vấn đề khác

Người kiểm tra

Chức vụ

Ngày kiểm tra

Ngày kiểm tra đợt trước

Page 95: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

92

MỤC 3.10 : KIỂM TRA CHI TIẾT MỐI NỐI KHE CO GIÃN

Tên hạng mục :

Thiết bị sử dụng :

Tài liệu sử dụng :

Các phần kiểm tra

1. Đọng đất , rác..

2. Hư hỏng lớp cao su

3. Rò rỉ nước

4. Hư hỏng lớp vỏ bên ngoài

5. Mất hoặc thiếu bulông trên lớp vỏ

6. Cao độ và khoảng hở giữa các bộ phận

7. Tiếng động khi có độ rung hoặc va chạm

8. Vấn đề khác

Phạm vi kiểm tra Tình trạng Hư hỏng Bình luận

Ý kiến đánh giá của người kiểm tra :

Ký tên :

Cần yêu cầu thêm :Có / Không

Người kiểm tra

Chức vụ

Ngày kiểm tra

Ngày kiểm tra đợt trước

Page 96: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

93

PHỤ LỤC 4: CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG

KẾT CẤU BTCT

4.1. Giới thiệu

Để việc kiểm tra và bảo trì cầu được tiến hành một cách có hiệu quả, người kiểm tra phải

có khả năng phát hiện, nhận biết được rất nhiều dạng hư hỏng xuất hiện trong kết cấu

BTCT, BTCT DƯL. Người kiểm tra phải hiểu được nguyên nhân và cách kiểm tra các hư

hỏng đó. Trong phụ lục này trình bày các hư hỏng thường gặp trong kết cấu BTCT, BTCT

DƯL.

4.2. Các dạng hư hỏng thường gặp ở bề mặt bê tông

4.2.1. Nứt

4.2.1.1. Các vết nứt có cấu trúc

Các vết nứt có cấu trúc là các vết nứt hình thành do tác dụng của tĩnh tải và hoạt tải. Chúng

được xem là các vết nứt hình thành do tác dụng của tĩnh tải và hoạt tải. Chúng được xem

là bình thường trong kết cấu bê tông nếu có kých thước nhỏ và không có hiện tượng gỉ cũng

như dấu hiệu của hư hỏng xuất hiện. Các vết nứt có cấu trúc có kých thước lớn hơn cần

phải được xem xét vì chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng do có liên quan trực tiếp

đến khả năng chịu tải của kết cấu. Khi quan sát thấy các vết nứt mở ra và đóng lại dưới tác

dụng của tải trọng thì chúng được gọi là các vết nứt “đang làm việc”.

Có 2 loại vết nứt có cấu trúc là vết nứt do uốn và vết nứt do cắt.

4.2.1.1.1. Các vết nứt do uốn:

Các vết nứt do uốn và các vết nứt được hình thành do lực kéo, do đó chúng xuất hiện trong

các vùng chịu kéo. Các vùng kéo có thể là ở phía trên hoặc phía dưới của kết cấu tuỳ thuộc

vào sơ đồ kết cấu nhịp cầu. Các vết nứt do uốn kết thúc ở vị trí gần trục trung hòa của cấu

kiện, nếu kết cấu là nhịp đơn giản thì các vết nứt do uốn sẽ xuất hiện ở đáy của cấu kiện tại

vị trí giữa nhịp, nơi có ứng suất do uốn là lớn nhất. Nếu dầm là kết cấu nhịp liên tục thì các

vết nứt do uốn còn có thể xuất hiện tại cánh trên của dầm ở các vị trí gần gối.

4.2.1.1.2. Các vết nứt do cắt:

Các vết nứt do cắt hình thành do các lực kéo xiên góc và thường xuất hiện ở thành gần gối

nơi có ứng suất do cắt là lớn nhất. Thông thường thì các vết nứt này xuất hiện ở gần trụ,

bắt đầu từ đáy dầm và đi chéo lên phía trên đến giữa nhịp. Các vết nứt do cắt cũng có thể

xuất hiện ở các tường sau của mố, xà mũ trụ, các cột,...

4.2.1.2. Các vết nứt phi cấu trúc

Các vết nứt hình thành bởi nội lực phát sinh khi kých thước hình học của kết cấu thay đổi.

Mặc dù chúng là các vết nứt phi cấu trúc và có kých thước tương đối nhỏ nhưng chúng

cũng có thể tạo điều kiện cho nước và các chất ô nhiễm xâm nhập dẫn đến tình trạng nguy

hiểm cho kết cấu. Có thể chia các vết nứt phi cấu trúc thành 2 loại: vết nứt do nhiệt và vết

nứt do co ngót.

4.2.1.2.1. Các vết nứt do nhiệt:

Các vết nứt do nhiệt là các vết nứt hình thành do sự co giãn vì nhiệt của kết cấu. Bê tông

co giãn khi nhiệt độ thay đổi. Nếu bê tông bị ngăn cản không được co lại do ma sát hoặc do

Page 97: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

94

nó được cố định, thì sẽ xuất hiện các vết nứt do kéo. Các gối cầu không hiệu quả hay sự

tắc kẹt khe co giãn cũng là nguyên nhân của các vết nứt dạng này.

4.2.1.2.2. Các vết nứt do co ngót:

Các vết nứt do co ngót hình thành do sự co ngót của bê tông do sự đông cứng. Các vết nứt

dạng này thường ngắn và có hình dạng bất kỳ và không kéo dài hết chiều cao của cấu kiện.

Đối với bản mặt cầu bê tông, các vết nứt do nhiệt và co ngót có thể xuất hiện cả theo phương

dọc và phương ngang, ở các tường chắn và mố, các vết nứt dạng này thường có phương

đứng và trong dầm bê tông chúng có thể xuất hiện thẳng đứng hoặc nằm ngang. Tuy nhiên

vì ứng suất do nhiệt và co ngót tồn tại trên tất cả các hướng nên các vết nứt cũng có thể có

các hướng khác.

4.2.1.3. Kých thước vết nứt

Kých thước vết nứt là vấn đề rất quan trọng để đánh giá tình trạng của cầu. Các vết nứt có

thể kéo dài một phần hoặc hoàn toàn qua cấu kiện bê tông. Trong kết cấu bê tông cốt thép,

các vết nứt thường có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Có thể dùng một thước đo vết

nứt để đo đạc và phân loại các vết nứt.

Bảng 4.1: Phân loại các vết nứt theo chiều rộng

Phân loại Bê tông cốt thép thường Bê tông dự ứng lực

Rất nhỏ <1,6 mm <0.1 mm

Nhỏ 1.6 đến 3.2 mm 0.1 đến 0.23 mm

Trung bình 3.2 đến 4.8mm 0.23 đến 0.76mm

Lớn > 4.8mm >0.76mm

Các vết nứt được chia thành 4 loại: rất nhỏ, nhỏ, trung bình và lớn. Các vết nứt dạng rất

nhỏ có kých thước rất bé và không thể đo được bằng các thiết bị thông thường. Các vết nứt

nhỏ và trung bình có thể đo được bằng các thiết bị thông thường. Trong kết cấu bê tông cốt

thép thường thì các vết nứt dạng rất nhỏ không nghiêm trọng, còn tất cả các vết nứt có bề

rộng lớn hơn đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ kết cấu và do đó phải kiểm

tra và ghi chép lại trong các biểu mẫu kiểm tra.

Trong kết cấu dự ứng lực, tất cả các vết nứt đều nghiêm trọng và cần phải có các thiết bị

chính xác để đo đạc và phân loại chúng. Khi đăng ký vết nứt thì phải ghi chép lại chiều dài,

bề rộng, vị trí và hướng của các vết nứt trong kết cấu dự ứng lực phải được ghi chép cẩn

thận.

4.2.1.4. Hướng của vết nứt

Để bổ sung cho các vết nứt đã được phân loại như: Dạng của vết nứt (có cấu trúc hoặc phi

cấu trúc) và chiều dài, chiều rộng của chúng, các kiểm tra viên phải xác định được hướng

của chúng. Hướng của các vết nứt ở các cấu kiện chịu lực là rất quan trọng và phải được

Page 98: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

95

ghi chép chính xác để đảm bảo đánh giá chính xác các vết nứt. Hướng của các vết nứt có

thể được miêu tả tổng quát dưới một trong 4 dạng sau:

- Các vết nứt ngang: chúng là các vết nứt gần nhau nằm ngang và vuông góc với tim cầu

hoặc tim của cấu kiện;

- Các vết nứt dọc: chúng là các vết nứt gần như chạy thẳng và song song với tim cầu

hoặc tim của cấu kiện;

- Các vết nứt xiên: các vết nứt này nằm chéo (với một góc nhất định) với tim cầu hoặc tim

của cấu kiện, có thể thẳng đứng hoặc ngang;

- Các vết nứt ngẫu nhiên: các vết nứt này chạy loằng ngoằng, có hình dạng bất kỳ và

không rơi vào một trong các loại trên.

4.2.2. Tróc mảng

Tróc mảng là sự mất mát từ từ và liên tục của vữa bề mặt và cốt liệu trên một khu vực do

sự ăn mòn hoá học của xi măng liên kết. Sự tróc mảng sẽ nhanh hơn khi cấu kiện lộ ra ở

môi trường khắc nghiệt. Sự tróc mảng được phân thành 4 loại sau:

- Mất mát nhỏ ở lớp vữa bề mặt đến độ sâu 6 mm, cốt liệu thô lộ ra;

- Mất mát trung bình ở lớp vữa mặt ở độ sâu từ 6 đến 13mm, phần vữa mất mát đã đến

giữa lớp cốt liệu thô;

- Mất mát lớn ở lớp vữa bề mặt độ sâu từ 13mm đến 25mm, cốt liệu thô lộ ra rõ ràng;

- Mất mát nghiêm trọng cốt liệu thô cũng như lớp vữa bề mặt và lớp vữa xung quanh cốt

liệu đến chiều sâu hơn 25mm; cốt thép bị lộ ra.

Khi đăng ký các vết tróc mảng, kiểm tra viên phải chú ý đến vị trí của chúng và kých thước

của vùng ảnh hưởng, và sự phân loại tróc mảng. Đối với các khuyết tật nghiêm trọng thì độ

sâu của chúng cũng phải được ghi chép lại.

4.2.3. Sự tách lớp

Sự tách lớp xảy ra khi lớp bê tông tách ra khỏi lớp cốt thép ngoài cùng;

Nguyên nhân chính của sự tách lớp là do sự giãn dài hoặc ăn mòn của cốt thép. Thường là

do sự xâm nhập của ion Clorua hoặc muối. Một nguyên nhân khác dẫn đến sự tách lớp là

sự quá tải nghiêm trọng trong kết cấu. Sự tách lớp có thể phát hiện bằng cách gõ búa vào

khu vực nghi ngờ. Nếu âm thanh phát ra rỗng chứng tỏ đã có hiện tượng tách lớp. Khi khu

vực tách lớp tách hẳn ra khỏi cấu kiện thì hiện tượng này gọi là vỡ;

Khi đăng ký sự tách lớp thì phải ghi lại đầy đủ vị trí và kých thước của chúng.

4.2.4. Vỡ

Vỡ là hiện tượng một phần bê tông bị tách hẳn ra khỏi phần bê tông chính. Nguyên nhân

chính của nó là do ăn mòn cốt thép ma sát do dịch chuyển vì nhiệt và do hiện tượng quá

tải. Khi có hiện tượng vỡ thì cốt thép thường bị lộ ra và nếu không có kế hoạch sửa chữa

kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho kết cấu. Hiện tượng vỡ có thể chia ra thành

các loại sau:

- Các vị trí vỡ nhỏ ­ Có chiều sâu không lớn hơn 20 mm hoặc có đường kýnh khoảng 150

mm;

Page 99: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

96

- Các vị trí vỡ lớn ­ Có chiều sâu lớn hơn 25mm hoặc có đường kýnh lớn hơn 150mm;

- Khi bê tông chịu ứng suất vượt quá ứng suất cho phép nó sẽ bị rạn hoặc nứt. Qua thời

gian, các vết nứt sẽ bị mở rộng do các mảnh vỡ, hay nhiệt độ thay đổi, và quá tải. Chu

kỳ này cứ tiếp tục cho đến khi bê tông bị vỡ. Hiện tượng vỡ do vượt quá ứng suất là rất

nguy hiểm và phải được chú ý. Hầu hết các vết vỡ là do ăn mòn cốt thép, tuy nhiên nếu

chúng xuất hiện tại vùng có mô men lớn thì có thể là do vượt quá ứng suất:

+ Các vết vỡ gần các vết nứt do uốn ở đáy của dầm tại vị trí giữa nhịp;

+ Các vết vỡ gần các vết nứt do uốn ở đỉnh của dầm tại vị trí trên trụ trong kết cấu

nhịp liên tục.

- Tương tự như vậy, khi bê tông bị nén quá ứng suất cho phép cũng có thể dẫn đến hiện

tượng vỡ;

- Khi đăng ký vỡ bê tông, kiểm tra viên phải ghi chép đầy đủ vị trí, kých thước và độ sâu

của chúng.

4.2.5. Sự xâm thực Clorua

Sự xâm nhập Clorua trong bê tông là do sự có mặt của các muối hoà tan đã kết tinh. Bê

tông tiếp xúc với Clorua dưới dạng muối, axít trong nước mưa và trong một số trường hợp

là ngay ở trong nước trộn bê tông. Hiện tượng này làm cho cốt thép bị ăn mòn nhanh hơn

và dẫn đến các vết nứt trong bê tông.

4.2.6. Hiện tượng nhũ hóa

Bê tông bị nứt tạo điều kiện cho hơi ẩm xâm nhập vào trong bê tông tạo thành hiện tượng

các lớp đọng trên bề mặt bê tông gọi là hiện tượng nhũ hóa. Hiện tượng nhũ hóa rộp là tổng

hợp của canxi Cacbonat (CaC03) chảy ra khỏi hỗn hợp xi măng với muối cacbonat và clorua

kết tinh khác. Để xác định được tỷ lệ clorua trong bê tông cần phải có các phương pháp

kiểm tra không phá huỷ.

4.2.7. Rỗ tổ ong

Rỗ tổ ong là các hốc rỗng trên bề mặt bê tông, nó là các khuyết tật thi công do đầm rung

không tốt khi đổ bê tông. Nó cũng là kết quả của việc phân tách cốt liệu thô ra khỏi cốt liệu

mịn và hỗn hợp xi măng.

4.2.8. Rộp

Rộp là các vết vỡ dạng nón bị vỡ ra trên bề mặt bê tông, để lại các hốc nhỏ. Nhìn chung

các cốt liệu bị vỡ vụn có thể nhìn thấy dưới đáy hốc. Hiện tượng này hình thành do các cốt

liệu bị trương nở khi bị hơi ẩm xâm nhập. Một vài nguyên nhân khác là do sử dụng các cốt

liệu phản ứng mạnh và xi măng có hàm lượng kiềm cao.

4.2.9. Hiện tượng mài mòn

Mài mòn là hiện tượng mất mát dần vữa bề mặt do ma sát và xuất hiện trên bề mặt bê tông

như là bản mặt cầu khi tiếp xúc với bánh xe.

4.2.10. Hư hỏng do va đập

Page 100: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

97

Các phương tiện xe cộ, tàu thuyền có thể va đập vào các cấu kiện của cầu gây hư hỏng.

Các hư hỏng này nhìn chung là các vết nứt, vỡ để lộ cốt thép ra ngoài. Các dầm dự ứng

lực rất nhạy cảm với dạng hư hỏng này.

4.2.11. Hư hỏng do quả tải

Các hư hỏng do quá tải hoặc các vết có cấu trúc nghiêm trọng khi các cấu kiện bê tông chịu

ứng suất quá giới hạn. Bản và dầm bê tông là những cấu kiện có thể bị hư hỏng do tình

trạng quá tải. Cần chú ý dến các dao động hoặc võng quá mức xuất hiện khi xe chạy, điều

này có thể cho thấy sự quá tải như là lún quá mức, vỡ hoặc các vết nứt ở giữa nhịp trong

các kết cấu nhịp đơn giản và ở trên trụ trong các kết cấu nhịp liên tục. Nếu phát hiện thấy

hiện tượng quá tải thì người kiểm tra phải ghi lại và báo cáo ngay lập tức.

4.3. Một số hư hỏng điển hình trong cáp Dự ứng lực ngoài (DƯL-N)

Cầu Tân Đệ sử dụng cáp DƯL-N trong lần sửa chữa mới đây và xây dựng là loại cáp DƯL-

N kiểu cũ, sử dụng cáp trần. Có hai lớp bảo vệ:

- Vữa chèn ống;

- Ống HDPE bọc ngoài.

Hình 4.1: Hệ cáp bảo vệ 2 lớp

4.3.1. Dạng hư hỏng ống HDPE

Các dạng hư hỏng ống HDPE thông thường gồm:

- Ống HDPE bị thủng, tách dọc ống do áp lực vữa;

- Ống HDPE bị cắt, thủng do va đập trong quá trình vận chuyển, thi công;

- Hư hỏng đứt ống tại vị trí mối nối ống do quá trình thi công không đảm bảo chất lượng;

- Ống bị bẹp tại các vị trí ụ chuyển hướng;

- Hư hỏng do vật liệu ống HDPE không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Page 101: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

98

Hình 4.2: Hỏng ống HDPE và tao cáp

Hình 4.3: Nứt dọc ống HDPE

4.3.2. Dạng hư hỏng ở đầu neo và ăn mòn cáp

Các dạng hư hỏng ở đầu neo gồm: Mất chụp đầu neo, vữa không được bơm đầy ở đầu

neo, gỉ các tao cáp ở đầu neo, rỗng vữa ở đầu neo, tụt neo.

Page 102: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

99

Hình 4.4: Mất nắp bảo vệ, hở và gỉ đầu neo

Hình 4.5: Các tao cáp bị ăn mòn và gây đứt cáp

4.3.3. Dạng hư hỏng do khuyết tật vữa

4.3.3.1. Hư hỏng do rỗng vữa

Page 103: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

100

Hình 4.6: Một số dạng rỗng vữa điển hình

Các báo cáo nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra hiện tượng rỗng vữa là một trong những

nguyên nhân chính cho sự ăn mòn của tao cáp trong hệ thống DƯL. Một số dạng rỗng vữa

điển hình xảy ra đối với hệ thống cáp DƯL như trong Hình4.6.

4.3.3.2. Hư hỏng do hiện tượng tách lớp vữa

Trong một số nghiên cứu về vữa cho cáp DƯL đã chỉ ra rằng, vữa sử dụng bơm trong ống

gen hiện tại có thể xảy ra bốn dạng như sau:

- Loại 1: Tách lớp vữa ẩm dẻo giống như đất sét có độ sệt;

- Loại 2: Tách lớp vữa với lớp vân đen;

- Loại 3: Tách vữa khô với dạng phấn trắng có độ sệt;

- Loại 4: Vữa cứng, màu xám, khô.

Trong đó, loại 4 thường được tìm thấy dọc theo phần phía dưới của bó cáp, loại 1 và 2 được

tìm thấy ở phần trên cao nhất của bó cáp. Điều đó chỉ ra rằng trọng lực đóng một vai trò

trong sự phân tách lớp của vữa.

Page 104: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

101

Hình 4.7: Hư hỏng vữa trên mặt cắt ngang bó cáp

Hình 4.8: Chất lượng vữa không đồng nhất

4.3.3.3. Khiếm khuyết về thành phần hóa học của vữa

Một số nghiên cứu phân tích vữa và nước dư với nồng độ cao các ion gây ăn mòn (Cl- và

SO42-) trong vùng lân cận phía trên của một số bó cáp cho thấy nồng độ Cl- vượt quá giới

hạn 0,08% khối lượng xi măng theo quy định của AASHTO;

Hư hỏng do ăn mòn bó cáp đã xảy ra tương đối sớm sau khi xây dựng so với tuổi thọ dự

định, ngay cả trong những trường hợp mà nồng độ Cl- tương đối thấp và trong giới hạn

0,08% khối lượng xi măng theo quy định. Điều đó chỉ ra rằng sự tách lớp, lắng và rỗng vữa

ống gen là vấn đề lớn gây ra các ăn mòn cốt thép.

4.3.4. Một số dạng hư hỏng khác

Các hiện tượng đọng nước trong lòng hộp và xâm nhập nước vào trong ống gen cũng là

nguyên nhân gây nên hư hỏng các bó cáp.

Page 105: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

102

Hình 4.9: Đọng nước trong hộp bê tông

Page 106: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

103

PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN GHI CHÉP KHUYẾT TẬT KHI

KIỂM TRA CẦU

Việc ghi chép các khuyết tật khi kiểm tra cầu được ghi trong biểu mẫu kiểm tra thường

xuyên công trình cầu. Trong đó nói lên được các vấn đề:

A. Đặc điểm chung tình trạng hư hỏng Theo phụ lục các hư hỏng trong kết cấu cầu

lớn, có kết cấu đặc biệt

Mục A trình bày các hình ảnh ví dụ điển hình về tình trạng chung hoặc các đặc điểm

của hư hỏng để đảm bảo tính thống nhất của các dữ liệu kiểm tra dựa trên nền đánh

giá chung về hư hỏng.

B. Các hư hỏng liên quan khác Đánh giá các bộ phận bị ảnh hưởng do hư

hỏng nêu trên

Mục B trình bày các hình ảnh ví dụ điển hình về những điểm cần phải ghi lại dữ liệu

kiểm tra vì những hư hỏng này có liên quan lớn đến sự hình thành hoặc tiến triển của

các hư hỏng khác.

C. Các cảnh báo khác

Mục C trình bày các hình ảnh ví dụ điển hình về các cảnh báo được đề xuất từ nội dung

của hồ sơ/dữ liệu hư hỏng hoặc từ các nghiên cứu trước đây về hư hỏng,

Mục này chỉ được trình bày trong nội dung của loại hư hỏng “Ăn mòn”.

D. Đánh giá mức độ hư hỏng Theo hướng dẫn đánh giá chất lượng công

trình cầu lớn, có kết cấu đặc biệt

Mục D trình bày các mẫu điển hình được đánh giá dựa trên kết quả kiểm tra trước đây

phù hợp với Tiêu chuẩn đánh giá hư hỏng đã được quy định đối với mỗi loại hư hỏng

nhằm xác định mức độ hư hỏng.

E. Phán đoán để phân loại biện pháp

xử lý

Mục E trình bày các thông tin đặc điểm của các mẫu hư hỏng điển hình để đánh giá phân

loại các biện pháp xử lý.

Đánh giá phân loại các biện pháp xử lý sẽ do cán bộ kiểm tra quyết định dựa trên hiểu

biết của họ hoặc thông tin từ kết

quả kiểm tra trước đây. Vì thế, mục E được trình bày mang tính tham khảo vì nó không

thể trình bày thực tế các cán bộ kiểm tra đã đánh giá từng trường hợp như thế nào.

Page 107: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

104

PHỤ LỤC 6: HƯỚNG DẪN CÁC THÍ NGHIỆM KIỂM TRA CHI TIẾT

CÁC THÍ NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CẦU

1. Đo ứng suất

1.1. Nguyên lý đo ứng suất

- Trong trạng thái ứng suất, đo ứng suất thông qua biến dạng Δl trên chiều dài l (l còn

được gọi là chuẩn đo), từ đó tính được biến dạng dài tương đối l

l

. Khi đã có biến dạng

dài tương đối theo định luật Hooke dễ dàng tính được ứng suất pháp.

σ = E.ε (1)

Trong đó E là môđun đàn hồi của vật liệu.

- Trong trạng thái ứng suất phẳng sẽ xảy ra 2 trường hợp: Biết 2 phương chính I, II (vì

2 phương chính vuông góc với nhau nên biết một phương chính là đủ) và không biết phương

chính.

Khi đã biết phương chính I, II: theo các phương này đo được Δl1 và Δl2, từ đó tính

được biến dạng tương đối ε1, ε2 và tính được các ứng suất chính:

1 1 2

2

1

µ

2 2 1

2

1

µ

(2)

Trong công thức (2) µ là hệ số Poisson, hệ số này phụ thuộc vào vật liệu, ví dụ đối với thép,

µ = 0.3 ÷ 0.33, bê tông thường µ ≈0.2.

Khi chưa biết phương chính I, II: Cần phải đo biến dạng dài theo ba phương Δl1, Δl2,

Δl3 để tính ra biến dạng tương đối ε1, ε2, ε3. Thông thường có thể đo theo 3 phương 0o, 45o

và 900 để có ε0, ε45 và ε90 hoặc 3 phương 00 , 600 và 1200 để có ε0, ε60 và ε120, từ đó tính được

biến dạng tương đối theo các phương chính I và II:

2 20 9

10

0 45 90 45

2

1

2 2

2

20 60 120 0 60 1206 60 121 0

2

1

3 3 2

(3)

Khi đã có ε1, ε2 tính được các ứng suất chính σ1, σ2 theo công thức (4), đây là các ứng suất

cực trị của một trạng thái ứng suất phẳng.

Xác định các phương chính I, II (phương của σ1, σ2) theo công thức:

45 0 90

0 90

2Tan 2

0 120

0 0 60 120

Tan 2

1

31

3

Căn cứ vào các ứng suất chính σ1 và σ2 có thể xác định các ứng suất tiếp cực trị của trạng

thái ứng suất này:

1 21/2

2

Page 108: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

105

1.2. Các loại thiết bị đo ứng suất

Có nhiều thiết bị để đo ứng suất, các thiết bị này đều dùng để đo biến dạng dài Δl để tính ra

biến dạng dài tương đối 𝜀, từ đó tính được ứng suất nên gọi là máy đo biến dạng.

Sau đây ta nghiên cứu một vài loại thường dùng.

1.2.1. Tenzômét cơ học

Tenzômét cơ học còn gọi là tenzômét đòn vì được cấu tạo trên nguyên tắc đòn bẩy. Sơ đồ

cấu tạo của tenzômét đòn như trên Hình 3-12 trong đó có chân cố định 1 gắn liền với khung

máy 6, chân di động 2 gắn liền với đòn 3.

Hinh 6-1: Thiết bị tenzômét đo ứng suất

Khoảng cách giữa 2 chân cố định và di động L còn gọi là chuẩn đo của máy, thường có các

chuẩn đo 20mm, 50mm, 100mm và 200mm. 3 là hệ thống đòn để truyền chuyển động đến

kim 4, kim và hệ thống đòn khuyếch đại biến dạng với hệ số phóng đại kAR

ar ,hệ số này

thường là 1000.

Khi đo, hai chân của tenzômét đòn gắn chặt vào vật đo, lúc vật đo giãn dài ra hay co ngắn

lại, quả trám ở chân di động sẽ bị nghiêng và đẩy lệch kim đi.

Thang chia 5 có giá trị một vạch là 1mm nên khi hệ số phóng đại k = 1000 thì một vạch trên

thang chia sẽ tương ứng với chuyển vị dài ở đầu của chân di động là 0.001 mm = 10-3mm.

Do hệ số phóng đại có thể sai lệch nên mỗi máy còn có một hệ số điều chỉnh k1 (hệ số này

sẽ được đơn vị chế tạo ghi sẵn trên từng máy) và khi số chênh lệch giữa số đọc lúc có tải

và không tải là s thì biến dạng là Δl được tính theo công thức:

1kl S

k (5)

Ưu điểm của tenzômét đòn là cấu tạo đơn giản, dễ thao tác, ít chịu tác động của môi trường

như nhiệt độ, độ ẩm, còn nhược điểm của nó là không đo được với tải trọng động, độ chính

xác phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người lắp máy. Để đảm bảo chính xác khi lắp thiết bị,

hai chân của tenzômét phải được ép chặt vừa phải vào vật đo (không chặt quá cũng không

lỏng quá) để mũi nhọn không bị trượt trên mặt vật đo hoặc bị kẹt và lúc đọc kết quả thì mắt

phải đặt ở vị trí sao cho kim và ảnh của kim trên gương là chập nhau.

1.2.2. Tenzômét điện

Một tenzômét điện gồm 2 bộ phận chính là bộ cảm biến gắn trên vật đo và máy đo. Máy đo

nối với máy tính và nối với cảm biến do đó máy đo với máy tính có thể đặt xa cảm biến và

cùng một lúc có thể đo với nhiều cảm biến gắn ở nhiều điểm khác nhau trên vật đo.

Page 109: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

106

- Cảm biến thường dùng là lá điện trở gồm một dây dẫn ép trong hai lớp giấy cách

điện hoặc chất dẻo để chống ẩm và cách điện (Hình 3-13). Chiều dài L gọi là chuẩn đo của

tấm điện trở, thường các điện trở một phương có chuẩn đo 10, 20, 50, 100 và 120mm với

điện trở từ 100Ω đến 400Ω.

a) b)

Hinh 6-2: Cấu tạo của lá điện trở: a) Loại dùng dây cuốn; b) Loại dùng lưới màng.

- Kết quả thí nghiệm phụ thuộc rất lớn vào việc dán tấm điện trở trên bề mặt kết cấu thí

nghiệm để tấm điện trở cùng chịu một biến dạng như biến dạng của kết cấu.

- Hình 3-14 trình bày cách dán lá điện trở vào bề mặt kết cấu:

1. Bề mặt kếtcấu;

2. Lá điện trở;

3. Lớp bảo vệ;

4. Mối hàn;

5. Dây dẫn;

6. Cáp điện;

7. Keo dán.

Hinh 6-3: Cách dán lá điện trở vào bề mặt kết cấu thí nghiệm

Hinh 6-4: Hình ảnh thực tế lá điện trở

Theo nguyên lý, sự thay đổi điện trở của dây dẫn tỷ lệ bậc nhất với sự thay đổi chiều dài của

dây, điện trở của dây dẫn có thể được xác định theo công thức:

R

l

F

(6)

Trong đó:

𝜌: Điện trở suất của vật liệu dây dẫn;

l : Chiều dài dây dẫn;

F: Tiết diện dây dẫn.

Từ công thức (6) có: lnR = ln𝜌 + lnl - lnF

Sự biến đổi tương đối của điện trở:

R l F

R l F

Page 110: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

107

Thayl

l

; 2

F

F

với µ là hệ số Poisson và bỏ qua sự thay đổi của điện trở suất

có: 2 1 2R

µ µR

Đối với mỗi loại vật liệu thì 1+2µ là một hằng số, ký hiệu là k (= 1+2µ) và gọi là độ nhạy của

dây điện trở có:

kR

R

(7)

Công thức (7) chứng tỏ sự thay đổi của điện trở tỉ lệ bậc nhất với biến dạng dài tương đối.

Áp dụng công thức (8) cho tấm điện trở có:

RE

R

(8)

Với K là độ nhạy của tấm điện trở, K phụ thuộc vào độ nhạy của dây, cách bố trí dây

trong tấm điện trở và cách liên kết tấm điện trở vào vật đo.

Sự thay đổi của điện trở dẫn đến sự thay đổi điện thế và dòng điện trong mạch của thiết

bị đo nên có thể thiết lập được quan hệ giữa sự thay đổi điện thế hay cường độ dòng điện

với biến dạng dài tương đối ε, xuất phát từ đó, máy đo sự thay đổi điện thế hay cường độ

dòng điện để chuyển đổi thành biến dạng tương đối ε.

Như ở phần trên, trong trạng thái ứng suất phẳng khi đã biết hai phương chính cần đo

theo hai phương đó để có ε1 và ε2, còn khi chưa biết phương chính cần đo theo ba phương

để có ε0, ε45 và ε90 hoặc ε0, ε60 và ε120, xuất phát từ đó người ta đã chế tạo các tấm điện

trở hai phương và ba phương và gọi chung là điện trở hoa thị.

Hinh 6-4: Các loại điện trở hoa thị

- Máy đo: Để đo sự thay đổi điện trở người ta dùng cầu điện trở, thường là cầu

Wheatstone có sơ đồ như trên Hình 6-4:

Trong đó:

Ra: Điện trở đo (gắn trên vật đo)

Rb: Điện trở bù là điện trở không gắn vào vật đo nhưng gắn vào vật liệu giống vật đo và để

cạnh điểm đo với mục đích so sánh để loại bỏ tác động của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm

đến sự cân bằng điện trở.

ri: Điện trở trong của máy, điện trở ri ghép với con chạy C. Khi thay đổi vị trí của con chạy C

điện trở sẽ cân bằng, điện áp giữa C và D bằng không đồng thời cường độ dòng điện giữa

C và D cũng bằng không.

Y: Bộ khuếch đại điện áp và cường độ dòng điện.

D: Bộ phận hiển thị kết quả.

Page 111: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

108

Hinh 6-5: Cầu Wheatstone dùng để đo sự thay đổi điện trở

Lúc đo, khi chưa có tải điều chỉnh vị trí con chạy để cân bằng điện trở. Khi có tải Ra có

điện trở thay đổi, xuất hiện điện áp và dòng điện giữa C và D làm kim lệch khỏi vị trí cân

bằng ban đầu. Chênh lệch đó được chuyển đổi thành biến dạng dài tương đối ε và hiển thị

trên máy.

Máy đo nối với máy tính, trong máy tính có chương trình xử lý nên nếu nhập môđun đàn

hồi E máy sẽ cho ứng suất σ, tùy theo từng chương trình máy có thể sắp xếp kết quả thành

bảng hoặc vẽ thành biểu đồ. Kết quả đo được lưu giữ trong máy.

Tấm điện trở khi đo phải dán vào vật đo nên chỉ dùng được một lần, hiện nay đã có loại

điện trở dùng nhiều lần và cả điện trở mà điện trở bù đã được tích hợp trong đó.

Tenzômét điện có 2 loại: Loại chỉ đo được tải trọng tĩnh và loại đo được cả tải trọng tĩnh

và tải trọng động.

Ưu điểm của Tenzômét điện là có thể đo nhiều điểm đồng thời, đo được cả với tải trọng

tĩnh và tải trọng động, đo được ở cả những chi tiết phức tạp, tuy nhiên nhược điểm của máy

là rất nhạy cảm với tác động của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm,…

1.3. Bố trí điểm đo

Việc chọn nhịp đo trên cầu nhiều nhịp, mặt cắt đo trên nhịp đã chọn có thể dựa vào điều

2.23 quy trình thử nghiệm cầu: “Đối với cầu nhiều nhịp, việc xác định nhịp nào cần kiểm tra

ứng suất phải dựa theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Nếu cầu có các nhịp giống nhau về chiều dài, kết cấu nhịp và vật liệu thì phải chọn

nhịp có nhiều nội dung kỹ thuật cần kiểm tra nhất đồng thời có điều kiện thuận lợi khi kiểm

tra, đo đạc.

- Nếu cầu có nhiều nhịp khác nhau về chiều dài, nhưng giống nhau kết cấu nhịp và

vật liệu thì nên chọn nhịp có chiều dài lớn nhất để kiểm tra.

- Nếu cầu có nhiều nhịp khác nhau cả về chiều dài lẫn kết cấu và vật liệu thì nhất thiết

phải thí nghiệm tất cả các nhịp đại diện cho từng nhóm nhịp có kết cấu và vật liệu giống

nhau”.

Cũng trong quy trình này, điều 3.24 và 3.25 quy định: “Việc bố trí số lượng điểm đo ứng

suất nhiều hay ít tùy thuộc vào đặc điểm của cầu hay mục đích nghiên cứu. Điểm đo ứng

suất thường được bố trí tại những phần tử của kết cấu chịu lực chính, tại những vị trí sẽ xuất

hiện ứng suất lớn nhất…”. “Trên cùng một tiết diện cần đo phải bố trí ít nhất hai điểm đo ứng

suất ở những vị trí thích hợp…”.

Từ những chỉ dẫn trên có thể rút ra cách bố trí điểm đo ứng suất trong một số trường

hợp hay gặp như sau:

1.3.1. Cầu dầm

- Theo chiều dọc cần đo tại các mặt cắt ở đó mômen uốn có giá trị tuyệt đối lớn nhất

Page 112: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

109

(Hình 6-6).

a)

b)

Hinh 6-6: Các mặt cắt đo ứng suất kết cấu nhịp cầu dầm

Trên mặt cắt ngang bố trí điểm đo ứng suất ở những vị trí càng xa trục trung hòa càng tốt,

tuy nhiên cần xét đến việc lắp tenzômét đòn hoặc gắn điện trở thuận lợi để đảm bảo độ chính

xác của phép đo. Trên hình 6-7 giới thiệu cách bố trí điểm đo ứng suất trên một số mặt mắt

ngang cầu.

Hinh 6-7: Bố trí điểm đo ứng suất trên mặt cắt ngang kết cấu nhịp cầu dầm

1.3.2. Cầu giàn

- Đối với cầu giàn cần đo ứng suất ở các thanh có nội lực lớn, diện tích mặt cắt thanh

nhỏ hoặc những thanh có hư hỏng. Trên thanh nên đo ở mặt cắt nằm cách xa nút giàn. Hình

6-8 giới thiệu các thanh đo cho một số giàn.

a)

b)

c)

Hinh 6-8: Bố trí điểm đo ứng suất trên các thanh giàn

- Trên mặt cắt thanh có thể bố trí 2, 3 hoặc 4 điểm đo.

a)

Page 113: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

110

b)

Hinh 6-9: Bố trí điểm đo ứng suất trên mặt cắt ngang thanh giàn

1.4. Xử lý số liệu

Điều 3.7, quy trình thử nghiệm cầu quy định: “Với mỗi cấp tải ở mỗi điểm đo tải trọng tác

dụng ba lần và đọc ba lần để lấy số liệu bình quân khi sai số của ba kết quả không quá 15%.

Nếu một trong ba số vượt quá ±15% thì lấy bình quân của hai số còn lại, nếu cả hai hoặc

ba số đều vượt quá ±15% thì phải đo lại”.

1.5. Phân tích số liệu

Phân tích số liệu là sử dụng kết quả đo ứng suất do tải trọng thử để đánh giá khả năng làm

việc của kết cấu.

1.5.1. Xác định vị trí trục trung hòa của dầm

Đối với dầm khi trên chiều cao đo ứng suất tại 2 điểm khác nhau thì từ ứng suất của 2 điểm

này sẽ vẽ được biểu đồ ứng suất và xác định được trục trung hòa là trục mà ở đó có ứng

suất bằng không.

Khi đã có vị trí trục trung hòa, căn cứ vào các ứng suất đã đo có thể xác định được ứng suất

tại mọi điểm khác trên mặt cắt khi vật liệu vẫn làm việc trong giai đoạn đàn hồi. Ví dụ khi mặt

cắt vẫn là liên hợp thì ứng suất của điểm A ở mặt trên của bản BTCT:

10,50 43a b a b

t t t t

Y E Y E

Y E Y E

Trong đó Eb, Et là môđun đàn hồi của bê tông và thép.

Từ vị trí trục trung hòa đã vẽ, với dầm liên hợp có thể đánh giá bản BTCT còn liên hợp với

dầm thép hay không, ví dụ nếu cánh trên và cánh dưới của dầm thép là như nhau mà trục

trung hòa đã vẽ có yb = yt thì bản BTCT không còn liên hợp với dầm.

1.5.2 Kiểm tra điều kiện ứng suất

- Khi tính toán theo phương pháp hệ số tải trọng (Quy trình 22TCN 18-79) hiện đang

sử dụng cho cầu đường sắt có điều kiện ứng suất trong trạng thái giới hạn cường độ:

t ( ) 1 n tc n đo h R (9)

Trong đó:

tc : Ứng suất tính toán tổng hợp.

t : Ứng suất do tĩnh tải tính toán (hiện nay chưa có một phương pháp đơn giản và

hiệu quả để đo ứng suất do tĩnh tải sinh ra nên σt vẫn phải xác định bằng cách tính).

đo : Ứng suất đo hoặc ứng suất suy ra từ ứng suất đo.

n : Ứng suất do người đi sinh ra nếu có, xác định bằng cách tính.

(1+𝜇): Hệ số xung kích, nếu ứng suất đo là ứng suất động thì trong ứng suất đo đã

có hệ số động nên lấy (1+𝜇) = 1.

nh: Hệ số tải trọng của hoạt tải.

Page 114: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

111

R: Cường độ tính toán của vật liệu dầm.

- Khi tính toán theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng (Tiêu chuẩn 22TCN 272-05) thì

điều kiện ứng suất là:

tc đo 1 n nDW DWDC DC hIM Fy (10)

Trong đó:

đo ,

tc ,n : Như đã nêu trên.

, ,, DC DW n h : Hệ số tải trọng của tĩnh tải DC, tĩnh tải DW, người đi và hoạt tải

thử.

1+IM: Hệ số xung kích của hoạt tải.

DC, DW: Tĩnh tải danh định.

: Hệ số sức kháng.

Fy: Giới hạn chảy của thép.

1.5.3. Xác định nội lực trên mặt cắt ngang thanh giàn

- Khi trên mặt cắt ngang thanh bố trí 2 điểm đo ứng suất: Trường hợp này chỉ xác định

được lực dọc, do vậy cần bố trí hai điểm đo sao cho giá trị trung bình cộng từ 2 kết quả đo

triệt tiêu được ảnh hưởng của mômen uốn trong mặt phẳng giàn (Mx) và mômen uốn ngoài

mặt phẳng giàn (My) nếu có. Ví dụ thanh có mặt cắt hình chữ H như trên Hình 6-9.

Hinh 6-9: Bố trí 2 điểm đo ứng suất trên mặt cắt

Nếu mômen uốn Mx sinh ra ứng suất kéo ở T2 sẽ sinh ra ứng suất nén ở T1, My sinh ra ứng

suất kéo ở T1 sẽ sinh ra ứng suất nén ở T2. Ứng suất của thanh là ứng suất trung bình của

T1 và T2. Trong ứng suất đó ứng suất kéo và nén ở T1 và T2 do Mx và My sinh ra sẽ triệt tiêu

chỉ còn lại giá trị chính là ứng suất do lực dọc sinh ra.

- Khi trên mặt cắt bố trí 3 điểm đo (Hình 6-10), từ đó sẽ tính được ba ứng suất 1 2 3, ,

.

Hinh 6-10: Bố trí 3 điểm đo ứng suất trên mặt cắt

Với 3 ứng suất này ta được 3 phương trình:

x

y

T1

T2

x

y

T1

T2T3

Page 115: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

112

1 1 1Nyx

x y

MMy x

I I

2 2 2Nyx

x y

MMy x

I I

3 3 3Nyx

x y

MMy x

I I

(11)

Trong đó xi, yi là tọa độ của điểm i (i = 1, 2, 3), các tọa độ này được xác định khi bố trí điểm

đo. Giải hệ phương trình trên có ba nội lực trên mặt cắt đo của thanh N, Mx, My.

- Khi trên mặt cắt bố trí 4 điểm đo: Dùng 3 điểm trong 4 điểm đo đó để thành lập hệ

phương trình như khi đo 3 điểm để tính được N, Mx, My. Ứng suất đo ở điểm còn lại để kiểm

tra độ chính xác của các nội lực đã tính.

Nhờ các nội lực N, Mx và My tính được ứng suất bất lợi nhất trên mặt cắt, đó là ứng suất các

điểm góc tại mặt cắt mà tại đó, ứng suất do Mx và Mycó cùng dấu. Các ứng suất này được

dùng để kiểm tra điều kiện ứng suất theo công thức (10) hoặc (11).

1.5.4. Xác định độ mở rộng vết nứt

Trong cầu BTCT thường, vì một lý do nào đó, khi đo ứng suất ở vùng kéo mà không đo được

ứng suất trong cốt thép, cần bố trí điểm đo có chuẩn đo vắt qua vết nứt để đo độ mở rộng

vết nứt do hoạt tải thử đặt tĩnh sinh ra, trường hợp này chuẩn đo càng nhỏ thì càng tốt để

giảm bớt ảnh hưởng của biến dạng bê tôngtrong phạm vi chuẩn đo. Nếu gọi vết nứt do hoạt

tải thử đặt tĩnh đo được là Δh có độ mở rộng vết nứt tổng cộng (Δtc):

tc t h

(12)

Trong đó Δt: Độ mở rộng vết nứt khi chưa có hoạt tải.

[𝛥]: Độ mở rộng vết nứt cho phép, trong 22TCN 18-79 có [𝛥]= 0.2mm, nhiều quan điểm cho

rằng có thể lấy [𝛥] đến 0.3mm khi kết cấu không bị ngập nước hoặc không thường xuyên

ẩm ướt..

2. Đo độ võng

2.1. Nguyên lý đo độ võng

Để đo độ võng của kết cấu nhịp tại mặt cắt C cần đo cao độ C ở thời điểm chưa có tải Δ0 và

thời điểm đã có tải Δ1, chênh lệch cao độ Δ = Δ0 - Δ1 là chuyển vị đứng của điểm C do hoạt

tải thử đặt tĩnh sinh ra.

- Nếu dầm có gối cứng thì chuyển vị đứng Δ = CC’ chính là độ võng của dầm ở mặt

cắt C.

Hinh 6-11: Nguyên lý đo độ võng

A C

C'

B

A BC

C'

C1 ba

Page 116: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

113

- Nếu dầm có gối đàn hồi thì ở gối A có chuyển vị đứng Δa, gối B có chuyển vị đứng

Δb và khi đó độ võng của dầm tại mặt cắt C là C1C’:

1 1C C’ – CC

(13)

Trong đó:

Δ - Chuyển vị đứng của mặt cắt C do tải trọng thử và do chuyển vị đứng ở 2 gối sinh ra, Δ =

CC’.

CC1 - Là chuyển vị đứng của của mặt cắt C do chuyển vị đứng của 2 gối sinh ra khi xem dầm

là tuyệt đối cứng, nếu C ở giữa A và B thì:

1CC2

a b

Như vậy nếu dầm có gối đàn hồi để đo độ võng ở một mặt cắt nào đó trên dầm thì còn phải

lắp thiết bị để đo chuyển vị đứng của các gối (ở Hình 6-11 là hai gối A và B) mà chuyển vị

của nó ảnh hưởng đến chuyển vị của mặt cắt đo.

2.2. Các thiết bị đo độ võng

Có nhiều thiết bị để đo độ võng, ở đây chỉ nghiên cứu một số loại thông dụng đã và đang

dùng nhiều ở Việt Nam.

2.2.1. Võng kế Maximốp

Võng kế Maximốp gồm:

- Đồng hồ 1, trên đó có hai thang chia và hai kim, thang chia lớn ứng với kim dài, thang

chia nhỏ ứng với kim ngắn. Khi kim dài quay được một vòng (100 vạch trên thang chia lớn)

thì kim ngắn quay được một vạch trên thang chia nhỏ. Do vậy khi đọc kim ngắn tới hàng

trăm thì kim dài đọc đến hàng chục và hàng đơn vị, ví dụ khi kim ngắn nằm giữa hai số 15

và 16, kim dài nằm ở số 32 thì đọc là 1532 (cũng có thể đọc là 15,32 khi lấy vạch chia trên

thang làm đơn vị). Thông thường một vạch trên thang chia lớn ứng với chuyển vị 0,1 mm,

khi đó một vạch trên thang nhỏ tương ứng với chuyển vị 10 mm.

- Trống quay 2 liên hệ với kim thông qua hệ thống bánh răng nên khi trống 2 quay thì

các kim cũng quay theo. Trên trống 2 có cuốn một sợi dây mềm không giãn (thường cuốn 2

đến 3 vòng, một đầu dây buộc vật nặng A có khối lượng khoảng 15 đến 20 kg) thả xuống

đáy sông tạo thành điểm cố định. Có thể thả vật nặng A bằng cách cố định đầu dây vào cọc

đóng ở phía dưới, dù vật nặng hay cọc đóng vẫn phải đảm bảo cho dây thẳng đứng. Đầu

còn lại của dây treo vật nặng B (có khối lượng khoảng 0,3 đến 0,5 kg), vật B treo lơ lửng trên

không nhằm kéo căng dây từ A đến B.

Hinh 3-26: Dụng cụ đo độ võng Maximốp

Page 117: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

114

Võng kế Maximốp gắn vào điểm đo chuyển vị đứng. Lúc có tải, điểm đo chuyển vị lên hoặc

xuống. Vì A cố định nên B di động lên hoặc xuống làm trống quay và kim quay theo, khi kim

ổn định ta đọc được giá trị có tải, số chênh lệch ΔV được tính theo công thức:

2

ot osi

V VV V

(14)

Trong đó:

Vi - số đọc có tải lần thứ i.

Vot, Vos - số đọc không tải trước và sau lần i.

Chuyển vị đứng bằng ΔV nhân với giá trị một vạch trên thang chia cho sẵn trên mặt đồng

hồ.

Ưu điểm của võng kế Maximốp là cấu tạo đơn giản, thao tác dễ dàng, kết quả đo chính xác

tuy nhiên chỉ dùng được khi sông không sâu, tốc độ nước chảy không lớn và không có thuyền

bè qua lại dưới điểm đo.

Võng kế Maximốp là một trong những thiết bị đo độ võng đầu tiên ở nước ta (ngoài máy thủy

bình).

2.2.2. Indicator

Hình 6-12: Cấu tạo Indicator cơ học đo độ võng

Indicator hay còn gọi là đồng hồ cơ (hình 6-13) gồm đồng hồ 1 với hai thang chia và hai kim

giống như võng kế Maximốp.

a) b)

Hinh 6-13: Hình ảnh thực tế của Indicator: a) Đồng hồ Indicator loại điện tử; b)

Đồng hồ Indicator loại cơ.

Giá trị một vạch trên thang chia lớn ghi sẵn trên mặt đồng hồ, thường có hai loại 0,01mm

(gọi là bách phân kế) và 0,001mm (gọi là thiên phân kế). Khi đo độ võng của cầu người ta

Page 118: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

115

thường dùng bách phân kế vì phạm vi đo rộng hơn (100mm) mà vẫn đủ đảm bảo chính xác

theo yêu cầu. Thanh trục bằng kim loại có thể chuyển động lên xuống được liên hệ với kim

qua hệ thống bánh răng. Khi thanh trục đi lên hoặc xuống, hệ thống bánh răng sẽ truyền chuyển

động làm quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Khi đo, Indicator được gắn trên vật đo,

đầu thanh trục tì vào điểm cố định, lúc vật đo có chuyển vị xuống hoặc lên, thanh trục sẽ chuyển

động tương đối đi lên hoặc đi xuống làm quay kim đồng hồ. Để đơn giản người ta sẽ chế tạo

sẵn bộ gá, vật nặng (khối lượng chừng 15 đến 20kg) buộc vào sợi dây không giãn thả xuống

đáy sông tạo thành điểm cố định, đầu dây còn lại buộc vào móc treo của nó.

Mỗi lần đo sẽ đọc được hai số đọc không tải trước, sau và số đọc có tải, từ đó tính được

số vạch chênh ΔV theo công thức (13) và tính được chuyển vị đứng.

Giống như Maximốp, Indicator có cấu tạo đơn giản, dễ thao tác, kết quả đo chính xác

nhưng không dùng được khi sông sâu, nước chảy mạnh, dưới điểm đo có nhiều thuyền bè

qua lại.

Đây là loại thiết bị đo độ võng được dùng phổ biến ở nước ta hiện nay.

2.2.3. Máy thủy bình

Có thể dùng máy thủy bình quang học, máy thủy bình hồng ngoại hay laser để đo độ

võng. Máy thủy bình quang học đo bằng mia thông thường cho độ phân giải thấp chỉ đến

1mm. Máy thủy bình hồng ngoại hay laser đọc bằng mia mã vạch cho độ phân giải cao đến

0,01mm.

Máy được đặt cố định trên bờ ở vị trí có thể nhìn được mia đặt tại điểm đo. Mỗi lần đo

sẽ được cao độ điểm đo khi không tải trước và sau và cao độ điểm đo lúc có tải từ đó tính

được chuyển vị đứng của điểm đo. Sai số của kết quả đo chủ yếu phụ thuộc vào chiết quang

của không khí và sai số góc của máy do vậy không nên đặt máy quá xa điểm đo và nên đo

vào thời điểm không khí ổn định.

Máy thủy bình có thể đo được khi sông sâu, cầu cao, nước chảy mạnh, lưu lượng thuyền

bè qua lại lớn, tuy nhiên thường gặp khó khăn khi bố trí điểm đặt máy sao cho đọc được mia

và đường ngắm không bị vướng khi ôtô thử tải đứng trên cầu nên chỉ dùng máy thủy bình

khi không thể đo được bằng Maximốp hay Indicator.

Hinh 6-14: Cấu tạo máy thủy bình

2.2.4. Máy chiếu tia laser

Máy gồm hai bộ phận chính là bộ phận phát và nhận tia laser. Bộ phận hay máy phát tia

laser đặt cố định trên bờ, bộ phận nhận tia laser gồm màn hình cảm ứng và máy tính, màn

Page 119: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

116

hình cảm ứng gắn chặt trên vật đo. Tia laser do máy chiếu lên màn hình là tia cố định nhưng

màn hình di chuyển cùng với vật khi đo có tải nên ảnh của tia laser trên màn hình di chuyển

tương đối với màn hình. Máy tính sẽ phân tích để xác định tọa độ của ảnh do tia chiếu tạo

ra trên màn hình, từ đó xác định được chuyển vị thẳng đứng của điểm đo. Sai số của kết

quả đo phụ thuộc vào chiết quang của không khí nên cần đo ở thời điểm không khí ổn định.

Hinh 6-15: Máy chiếu tia laser

Máy chiếu laser có thể đo được khi sông sâu, cầu cao, nước chảy mạnh, sông có nhiều

thuyền bè qua lại, tuy nhiên mỗi máy chỉ nên đo một điểm và cũng không đo được quá tầm

hoạt động của máy phát

2.2.5. Máy toàn đạc điện tử

Máy đặt ở vị trí cố định trên bờ sao cho có thể nhìn được điểm đo. Tại điểm đo gắn giấy

phản quang có thập tự tuyến hoặc gương.

Với mỗi lần có tải máy sẽ đọc được ba cao độ: Hai cao độ không tải trước, sau và cao độ

điểm đo lúc có tải, từ đó tính được chuyển vị đứng của điểm đo. Cần phải chọn vị trí đặt máy

sao cho đường ngắm càng gần đường nằm ngang càng tốt, máy cũng không được đặt quá

xa điểm đo.

Dùng máy toàn đạc có thể đo được ngay cả khi sông sâu, cầu cao, nước chảy mạnh, sông

có nhiều thuyền bè qua lại nhưng độ chính xác không cao nên hạn chế dùng.

2.3. Bố trí điểm đo

Điều 3.11 quy định thử nghiệm cầu quy định: “Thông thường nên bố trí điểm đo độ võng tại

các mặt cắt có độ võng lớn nhất, tại các vị trí bị suy giảm hay tiết diện thay đổi đột ngột. Số

lượng điểm đo nhiều hay ít tùy thuộc vào khẩu độ cầu, nếu phải xây dựng biểu đồ độ võng

công trình thì phải đo nhiều điểm dọc theo tim cầu. Để cho công việc chuẩn bị đà giáo đơn

giản và tiết kiệm nhân lực trong điều kiện cho phép có thể bố trí điểm đo độ võng gần điểm

đo ứng suất…”.

Cũng trong quy trình này điều 3.12 quy định: “Trong trường hợp nhịp giản đơn mà không thể

bố trí thiết bị đo tại giữa nhịp thì có thể bố trí điểm đo tại tiết diện lân cận rồi sau đó tính ra

độ võng tại giữa nhịp. Khi độ lún của mố, trụ hay gối cầu là đáng kể thì phải bố trí điểm đo

tại hai gối. Nếu không thể bố trí thiết bị đo tại gối thì bố trí tại điểm lân cận của hai gối (cách

gối 0,5m đến 1,0m) rồi sau đó tính ra độ võng tại giữa nhịp”.

Trong thực tế với các loại cầu thường gặp có thể bố trí điểm đo độ võng như sau:

2.3.1. Cầu dầm

Theo chiều dọc cầu đo ở những mặt cắt có độ võng lớn

Page 120: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

117

Hinh 6-16: Mặt cắt bố trí điểm đo độ võng của cầu dầm (nếu gối đàn hồi thì phải đo ở cả

hai mặt cắt gối: a) Trường hợp nhịp mút thừa; b) Trường hợp nhịp liên tục.

Trên mặt cắt ngang đo ở tất cả các dầm hoặc các sườn của dầm (Hình 6-17)

Hinh 6-17: Bố trí điểm đo độ võng trên mặt cắt ngang cầu dầm

2.3.2. Cầu giàn

- Theo chiều dọc cầu: Đo ở các mặt cắt tại nút có độ võng lớn (Hình 3-33).

Hinh 6-18: Bố trí điểm đo độ võng trong cầu giàn

- Trên mặt cắt ngang: Đo ở tất cả các giàn chủ (hình 6-19).

a) b)

Hinh 6-19: Bố trí điểm đo độ võng trên mặt cắt ngang cầu giàn:

a)Cầu giàn chạy dưới; b)Cầu giàn chạy trên.

a)

b)

a)

b)

c)

Page 121: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

118

2.4. Xử lý số liệu

Cách xử lý số liệu đo độ võng tương tự như xử lý số liệu khi đo ứng suất bằng Tenzômét cơ

học, tuy nhiên nếu gối cầu là gối đàn hồi thì từ các chuyển vị có được còn phải xử lý tiếp để

xác định độ võng của điểm đo.

2.5. Phân tích kết quả đo độ võng

2.5.1. Kiểm tra điều kiện độ cứng

Các quy trình đều quy định điều kiện độ cứng:

- f fh Khi tính toán theo hệ số tải trọng (Quy trình 22TCN 18-79):

fh : Độ võng do hoạt tải tiêu chuẩn, ở đây là độ võng đo lớn nhất.

f800

l (trong đó llà chiều dài tính toán của nhịp) cho cầu đường sắt.

f400

l cho cầu đường bộ.

- Khi tính toán theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng (Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN

272-05).

fh: Độ võng có xung kích.

f800

l (trong đó l là chiều dài nhịp) cho cầu đường bộ.

2.5.2. Tính hệ số phân bố ngang thực đo

Trên một mặt cắt ngang khi đo độ võng của tất cả các dầm có thể tính được hệ số phân bố

ngang cho các dầm ứng với từng sơ đồ tải trọng, vì được tính từ độ võng thực đo nên hệ số

phân bố ngang này được gọi là hệ số phân bố ngang thực đo.

- Trường hợp các dầm có mômen quán tính xấp xỉ nhau:

kk

i

f

f

(15)

Trong đó:

k - Hệ số phân bố ngang thực đo của dầm k;

kf - Độ võng của dầm k;

if - Tổng độ võng của các dầm trên mặt cắt.

- Trường hợp các dầm có mômen quán tính khác nhau:

k kk

i k

f I

f I

(16)

Trong đó:

kI : Mômen quán tính đối với trục vuông góc với mặt phẳng uốn của dầm k;

i if I - Tổng các tích độ võng và mômen quán tính của các dầm trên mặt cắt;

Khi đã có độ võng và hệ số phân bố ngang thực đo có thể vẽ được biểu đồ độ võng và phân

bố ngang thực đo cho các dầm của mặt cắt.

2.5.3. Đánh giá độ võng dư của dầm

Page 122: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

119

Theo quy định đối với mỗi điểm đo ít nhất phải đo ba lần, có nghĩa là ít nhất phải có 3

số đọc có tải và 4 số đọc không tải. Khi số đọc không tải sau xấp xỉ số đọc không tải trước

thì dầm không có độ võng dư. Khi số đọc không tải sau chênh lệch với số đọc không tải trước

thì khi xe ra khỏi cầu phải đợi ít nhất 5 phút mới đọc số liệu, nếu chênh lệch vẫn tồn tại kết

luận dầm có độ võng dư, trong trường hợp này vật liệu dầm đã làm việc ra ngoài miền đàn

hồi.

3. Đo dao động

3.1. Nguyên lý đo dao động

Khi đo dao động của kết cấu nhịp hoặc mố, trụ cần phải tạo ra dao động và ghi lại dao

động để xác định các đặc trưng dao động như tần số, chu kỳ, biên độ,…

Để tạo ra dao động có thể dùng máy, cho xe chạy qua cầu có hãm phanh hoặc không,…

Hiện tại ở nước ta thường tạo dao động bằng cách cho xe ôtô hoặc tàu hỏa chạy qua cầu.

Nói chung chỉ nên cho một ôtô chạy qua cầu, nếu cần thiết phải cho nhiều xe chạy qua cầu

thì nên chọn xe cùng loại chạy thành hàng với vận tốc như nhau.

Ghi dao động có 2 nguyên lý:

- Cần điểm cố định: Khi cầu dao động thì khoảng cách từ điểm đo cố định đến một

điểm trên cầu ở đó đầu kim của máy đo luôn tựa vào thay đổi, biểu đồ “khoảng cách - thời

gian” chính là đồ thị dao động. Phân tích đồ thị dao động này dễ dàng xác định được các

đặc trưng của dao động.

Không cần điểm cố định: Đầu đo của máy gắn chặt trên cầu, khi cầu dao động đầu đo

sẽ dao động theo, máy nối với đầu đo sẽ đo được vận tốc hoặc gia tốc của dao động, chương

trình trong máy tính sẽ tích phân một lần hoặc hai lần để có biểu đồ dao động. Khi đo dao

động theo nguyên lý này, việc xác định các đặc trưng của dao động sẽ khó khăn hơn nhiều

so với đo theo nguyên lý có điểm cố định

3.1.1. Các máy đo dao động

Theo hai nguyên lý đo ở trên có 2 loại máy đo tương ứng.

3.1.1.1. Máy đo cần điểm cố định

Ở nước ta hiện trước đây thường dùng Tastograph, Gaiger,… là các máy cần điểm cố

định, nguyên lý làm việc của các máy này cơ bản giống nhau, sau đây là cách ghi dao động

của một máy Gaiger (Hình 3-36).

Máy gồm cần đo 1, đầu cần đo nối với điểm C trên dây treo vật nặng để thực hiện dao

động lên xuống cùng với cầu. Cần đo dạng chữ L nối khớp ở góc nên khi đầu A dao động

lên xuống thì đầu B dao động theo phương nằm ngang, đầu kim gắn với cần ở B sẽ vẽ trên

băng giấy hoặc phim quay đều quanh trục 4 một biểu đồ dao động. Cùng với việc ghi dao

động quanh trục 4 một biểu đồ dao động. Cùng với việc ghi dao động máy có bộ phận đếm

thời gian, cứ một giây máy lại vạch trên băng giấy hoặc phim một ký hiệu.

Page 123: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

120

Hinh 6-20: Cấu tạo máy đo dao động Gaiger

Hình 6-20 giới thiệu cách đo thường dùng: Máy đặt trên giá cố định 5. Dây truyền dao

động một đầu gắn trên nút của giàn, đầu còn lại buộc vào điểm cố định trên mặt đất. Để giữ

cho dây luôn căng thì trên dây có một đoạn lò xo. Đầu A của cần đo nối với dây ở C. Khi cầu

dao động, điểm C dao động theo và đầu kim sẽ vạch trên băng giấy hoặc phim một biểu đồ

dao động.

Với cầu thấp, đầu A của cần đo có thể gắn trực tiếp vào nút giàn và không cần dây, lò

xo hay vật nặng. Cũng có thể đặt máy đo cố định trên cầu, khi đó đầu A của cần đo nối với

điểm cố định bằng cọc đóng xuống sông hoặc dây buộc vật nặng thả xuống đáy sông.

Loại máy này chỉ đo được khi sông không sâu, tốc độ nước chảy không lớn, dưới vị trí

đo không có thuyền bè qua lại, tuy nhiên ưu điểm của nó là việc xử lý số liệu, nhất là xác

định hệ số xung kích (1+IM) khá dễ dàng.

3.1.1.2. Máy đo không cần điểm cố định

Đây là loại máy đo được dùng phổ biến hiện nay, ở nước ta đã có máy NEC-VM511,

VEM-010,…

Máy gồm các đầu đo theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang, thông thường có

3 đầu đo: Một đầu đo theo phương thẳng đứng, hai đầu đo theo phương nằm ngang ngang

cầu và nằm ngang dọc cầu. Khi đo, đầu đo được gắn vào điểm đo. Khi cầu dao động, đầu

đo sẽ dao động theo. Máy đo nối với đầu đo sẽ đo vận tốc hoặc gia tốc của dao động, chương

trình của máy tính sẽ tích phân một lần hoặc hai lần để có đồ thị dao động.

Máy đo loại này có ưu điểm là không cần điểm cố định nên dễ dàng đo khi sông sâu,

cầu cao, nước chảy mạnh, nhiều thuyền bè đi lại dưới cầu, tuy nhiên việc xử lý số liệu để

xác định hệ số xung kích (1+IM) là rất khó khăn.

3.2. Bố trí điểm đo dao động

3.2.1. Cầu dầm

- Theo chiều dọc của cầu đo ở mặt cắt có độ võng lớn.

)

Hinh 6-21: Bố trí điểm đo dao động kết cấu nhịp cầu dầm:

Trường hợp nhịp liên tục.

Trên mỗi mặt cắt ngang đo trên một dầm hoặc một sườn dầm.

4

3

5

2

1

C

A

B

Page 124: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

121

Hinh 6-22: Bố trí điểm đo dao động trên mặt cắt ngang cầu dầm

3.2.2. Cầu giàn

- Theo chiều dọc cầu, đo ở nút có độ võng lớn (Hình 6-23).

a)

b)

c)

Hinh 6-23: Bố trí điểm đo dao động kết cấu nhịp cầu giàn

- Trên mặt cắt ngang chỉ cần đo một giàn, riêng giàn biên hở có thể đo cả biên dưới

và biên trên.

a) b)

Hinh 6-24: Bố trí điểm đo dao động ở mặt cắt ngang cầu giàn:

a) Cầu giàn chạy dưới; b) Cầu giàn chạy trên.

3.2.3. Mố, trụ

Trên mỗi mố, trụ bố trí điểm đo theo ba phương, thông thường các điểm đo đặt trên đỉnh

xà mũ; Khi có yêu cầu riêng có thể đo ở những vị trí khác nhau (Hình 6-25).

Page 125: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

122

Hinh 6-25: Bố trí điểm đo dao động ở mố, trụ cầu

3.2.4. Cầu dây

Đối với cầu dây văng, dây võng: Dây cáp thường có vỏ bọc nên không thể gắn Tenzômét

cơ học hoặc điện trở để đo ứng suất. Khi đó người ta gắn đầu đo dao động trên dây để đo

tần số dao động của dây, từ tần số dao động sẽ tính được sức căng dây rồi tính ra ứng suất

trong dây.

3.3. Xử lý số liệu

Đối với kết cấu nhịp theo phương thẳng đứng, xử lý số liệu là xác định tần số, chu kỳ

dao động tự do, độ võng lớn nhất, nhỏ nhất của dao động cưỡng bức để xác định hệ số xung

kích (1+IM), còn theo phương nằm ngang thì chỉ cần xác định tần số, chu kỳ của dao động

tự do.

Đối với mố, trụ, xử lý số liệu là xác định tần số, chu kỳ dao động tự do theo ba phương

và biên độ dao động cưỡng bức, chuyển vị động lớn nhất do lực kích thích sinh ra.

Hinh 6-26: Biểu đồ đo dao động

Cả ở kết cấu nhịp và mố, trụ: Tần số, chu kỳ đều được xác định ở đoạn dao động tự do

là phần dao động khi không có lực kích thích, do vậy để có kết quả chính xác cần phải đo

dao động tự do trong thời gian đủ dài, tránh tình trạng xe vừa chạy qua đã ngắt máy đo, khi

đó đoạn dao động tự do đo được ngắn dẫn đến sai số khi xử lý. Vì 1

fT

nên khi xử lý chỉ

cần có tần số f hoặc chu kỳ T sẽ tính được giá trị còn lại, thường xử lý để có f sau đó tính

1

fT .

Xử lý số liệu trên biểu đồ của máy đo có điểm cố định: Giả sử có biểu đồ như Hình 6-

26. Đoạn B trên biểu đồ là đoạn dao động cưỡng bức, khi đó cầu vừa có độ võng (đường đứt

nét) vừa dao động quanh đường độ võng, đoạn C là đoạn dao động tự do, ở đây không còn

lực kích thích nên cầu không võng nhưng vẫn dao động theo quán tính. Đây là dao động tắt

Page 126: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

123

dần.

Trên đoạn dao động tự do trong thời gian t giây đếm được n dao động, từ đó có số

dao động trong 1 giây tức là tần số dao động n

tf (Hz). Đây là tần số dao động tự do hay

tần số dao động riêng.

Trên đoạn dao động cưỡng bức (đoạn B) từ đường nằm ngang đến đỉnh thấp nhất

là ymax, đến đỉnh cao nhất là ymin, cũng có thể lấy ymin là trung bình cộng của hai đỉnh hai bên

ymax, từ đó có:

2

y ymax miny

tb

(17)

Hệ số xung kích thực đo:

1 IM max

tb

y

y (18)

Biên độ dao động:

a2

max miny y (19)

- Xử lý số liệu trên biểu đồ của máy đo không cần điểm cố định.Ở đây việc xử lý được

thực hiện trên máy. Để có tần số dao động tự do trên đoạn dao động tự do ở đoạn rõ ràng

nhất chỉ cần dịch con trỏ đến hai vị trí ở hai đầu đoạn máy sẽ hiển thị tần số dao động tự do

f (việc đếm số dao động n và xác định thời gian thực hiện n dao động đó được thực hiện tự

động theo chương trình). Để có biên độ dao động cưỡng bức chỉ cần dịch con trỏ đến đỉnh

thấp nhất và đỉnh cao hơn ở hai bên đỉnh thấp nhất, máy sẽ hiển thị các tung độ và dễ dàng

xác định được biên độ. Việc xác định hệ số xung kích trên biểu đồ này rất khó khăn nên

không trình bày ở đây.

3.4. Phân tích số liệu

3.4.1. Kết cấu nhịp

- Đánh giá cầu đường ôtô về dao động dựa theo điều 3.A.17 quy trình kiểm định cầu

trên đường ôtô 22TCN243-98: “Kết cấu nhịp phải được kiểm toán về tần số hay chu kỳ của

dao động riêng để không xảy ra hiện tượng cộng hưởng khi có tác động của hoạt tải, với cầu

trên đường ôtô, cầu thành phố, chu kỳ dao động riêng theo phương thẳng đứng không được

nằm trong phạm vi từ 0,45s đến 0,06s, còn chu kỳ dao động riêng theo phương nằm ngang

không được trùng hoặc bằng bội số của chu kỳ dao động riêng theo phương thẳng đứng”.

Như vậy theo quy trình này nếu hai điều kiện trên thỏa mãn kết cấu nhịp đảm bảo điều kiện

dao động, có nghĩa không có khả năng xảy ra cộng hưởng khi xe qua cầu.

- Đánh giá dao động cầu trên đường sắt dựa theo điều 1.53 quy trình 22TCN18-79

(quy trình hiện hành để thiết kế cầu đường sắt): “Trong kết cấu nhịp dầm kim loại giản đơn

cầu đường sắt, chu kỳ dao động tự do nằm ngang không được vượt quá 0,01ls và không lớn

hơn 1,5s, trong đó l là khẩu độ tính bằng m”, như vậy ở đây chỉ cần chu kỳ dao động riêng

theo phương nằm ngang thỏa mãn hai điều kiện trên là kết cấu nhịp đảm bảo điều kiện dao

động.

Page 127: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

124

3.4.2. Mố, trụ

Để đánh giá mố, trụ có thể dựa vào bảng 3.D.2, điều 3.D.24 quy trình kiểm định cầu trên

đường ôtô hay bảng 6.2, điều 6.10.7, Quy trình kỹ thuật kiểm định cầu đường sắt. Hai bảng

này hoàn toàn giống nhau nên cách đánh giá mố, trụ cầu đường ôtô và cầu đường sắt là

như nhau (Bảng 1).

Bang 1: Quan hệ giữa đặc trưng dao động với hiện trạng mố, trụ

Các tham số

Tình trạng kỹ thuật của mố, trụ Biên độ dao động

lớn nhất, a (mm)

Chu kỳ dao động

T (s)

a ≤ 0,7 A > 0,7 T ≤ 0,35 T > 0,35

x x Tốt

x x Khả năng chịu lực của móng yếu

x x Móng yếu hoặc nền đất yếu

x x Móng yếu và nền không đủ

khả năng chịu tải

3.4.3. Cầu dây

Khi gắn đầu đo dao động trên dây, xử lý số liệu sẽ có tần số dao động riêng của dây f, từ đó

tính được lực căng Tl của dây. Thông thường có thể tính lực căng dây theo công thức:

2 2

d

4WL fT

g (20)

Trong đó:

W - Trọng lượng đơn vị của dây;

L - Chiều dài dây;

f - Tần số dao động riêng của dây;

g - Gia tốc trọng trường.

Từ lực căng dây dễ dàng tính được ứng suất trong dây σd:

dd

F (21)

Trong đó:

F - Diện tích tiết diện dây.

3.5. Thí nghiệm vật liệu

Thí nghiệm vật liệu nhằm xác định các đặc trưng cơ học của vật liệu như cường độ chảy

của thép Fy, cường độ nén của BT fc’, môđun đàn hồi của vật liệu E,… tại thời điểm hiện tại

phục vụ cho công tác tính toán đánh giá cầu.

Đối với các cầu mới xây dựng hoặc các cầu còn hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công thì việc

xác định các đặc trưng cơ học của vật liệu sẽ đơn giản hơn rất nhiều, khi kiểm định chỉ cần

làm một số thí nghiệm kiểm tra nếu cần.

Đối với các cầu cũ không còn hồ sơ lưu trữ thì cần thiết phải tiến hành các thí nghiệm

để xác định các đặc trưng cơ học của vật liệu. Trong một số trường hợp khi chỉ cần biết năm

xây dựng cũng có thể biết được các đặc trưng cơ học khi có các bảng tra cho các cầu theo

Page 128: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

125

năm xây dựng hoặc khi có tài liệu của cầu cùng loại được xây dựng cùng thời kỳ thì chỉ bằng

một số thí nghiệm không phức tạp cũng có thể so sánh vật liệu của hai cầu và nếu vật liệu

giống nhau thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Trong quy trình kiểm định cầu trên đường ôtô và quy trình kỹ thuật kiểm định cầu đường

sắt đều quy định thí nghiệm vật liệu có thể dùng phương pháp phá hoại mẫu hoặc thí nghiệm

không phá hủy. Các thí nghiệm không phá hoại mẫu hay còn gọi là thí nghiệm không phá

hủy được tiến hành ngay tại công trình, có thể tiến hành nhanh chóng với số lượng không

hạn chế, do đó tuy độ chính xác không cao bằng phương pháp phá hoại mẫu nhưng phương

pháp không phá hoại mẫu vẫn được dùng phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.

Ở một số nước người ta kết hợp cả hai phương pháp.

3.5.1. Thí nghiệm phá hoại mẫu

3.5.1.1. Cầu thép

- Lấy từ 4 đến 6 mẫu thử, có thể lấy trên bộ phận phụ của công trình như liên kết dọc,

liên kết ngang hay trên phần còn tốt của bộ phận đã hư hỏng. Mẫu thử phải đủ kích thước

để trong phòng thí nghiệm có thể gia công thành các mẫu theo đúng tiêu chuẩn.

- Ở những phần đã lấy mẫu trừ những phần đã hư hỏng cần thay thế phải bù vật liệu

bằng bản táp sau đó hàn hoặc bắt bulông vào kết cấu.

- Gia công mẫu theo đúng tiêu chuẩn cả về kích thước và độ bóng (Hình 3-43).

Hinh 6-23: Mẫu thử kéo và mẫu thử va đập

- Thí nghiệm mẫu trên máy theo các bước như sau:

Đo độ cứng của tất cả các mẫu thử.

Thử kéo đa số mẫu: Thường là 3 mẫu vì đây là thí nghiệm quan trọng nhất.

Thử va đập và tính hàn được của các mẫu còn lại.

Căn cứ vào các kết quá thí nghiệm mẫu, xác định các đặc trưng cơ học của vật liệu

như giới hạn chảy, giới hạn bền,…

- Đo độ cứng của các bộ phận không lấy mẫu thử, nếu độ cứng của bộ phận đó xấp xỉ

bằng độ cứng của mẫu thử thì lấy đặc trưng cơ học như của mẫu thử, nếu khác nhau thì

phải lấy mẫu thử thí nghiệm.

3.5.1.2. Kết cấu BTCT

- Khoan cắt mẫu

Các mẫu khoan phải được lấy ở vị trí cần kiểm tra, sau khi lấy mẫu phải được bù vật

liệu vào phần đã khoan, cắt.

Trước khi khoan, cắt lấy mẫu cần dò cốt thép, cố gắng tránh cho mẫu không cắt qua

cốt thép, trường hợp không tránh được cần phải:

Ghi chép chi tiết trong hồ sơ khoan mẫu và biên bản thử vị trí, đường kính và đặc

Page 129: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

126

điểm của cốt thép có trong mẫu thử;

Không được thử mẫu có cốt thép nằm dọc theo mẫu;

Phải hiệu chỉnh kết quả theo số lượng cốt thép.

Kích thước mẫu phải tuân theo quy định.

Số lượng mẫu khoan phụ thuộc vào chỉ tiêu cần thử, riêng thử nén cần 3 mẫu.

- Cường độ chịu nén của BT theo mẫu thử

Cường độ chịu nén của BT mẫu thử xác định theo công thức:

n

PR α

F (22)

Trong đó:

P - Lực nén mẫu khi phá hoại.

F - Diện tích chịu nén của mẫu thử.

α - Hệ số tính đổi kết quả khi mẫu thử có kích thước khác so với mẫu tiêu chuẩn lấy theo

quy định. Khi các mẫu thí nghiệm không đảm bảo điều kiện chiều cao bằng hai lần đường

kính thì cường độ chịu nén tính theo công thức (22) còn phải nhân thêm với hệ số điều chỉnh

β như trong Bảng 2:

Bang 2: Hệ số điều chỉnh β

h/d 1,9 1,8 1,7 1,6 1,5 1,4 1,3 1,2 1,1 1,0

Β 0,99 0,98 0,97 0,95 0,94 0,93 0,92 0,91 0,90 0,89

- Cường độ chịu nén của cấu kiện

Nếu cấu kiện có 3 mẫu thử: Gọi cường độ chịu nén theo thứ tự tăng dần của ba mẫu

thử là R1, R2, R3.

Khi R1 và R3 chênh không quá 15% so với R2 thì lấy cường độ chịu nén của cấu kiện là:

1 2 3t

R R RR

3

Khi R1 và R3 chênh lệch quá 15% so với R2 thì loại bỏ cả R1 và R3, lấy Rt = R2.

Nếu cấu kiện có 2 mẫu thử thì lấy cường độ chịu nén là giá trị trung bình của hai

mẫu:

1 2t

R RR

2

3.5.2. Thí nghiệm không phá hoại mẫu

Thí nghiệm không phá hoại mẫu được tiến hành ngay tại công trình.

3.5.2.1. Kết cấu thép

Điều 3.A.1, quy trình kiểm định cầu trên đường ôtô quy định: “Khi không có số hiệu về thép

hay kim loại thì có thể sử dụng các đặc trưng cơ lý cũng như hệ số tương ứng của thép hay

kim loại tương đương về thành phần hóa học hay tương đương về độ cứng”. Thông thường

người ta hay dùng sự tương đương về độ cứng để tìm loại thép tương đương và thực hiện

theo trình tự:

- Đo độ cứng của các bộ phận cầu (có thể là độ cứng Brinell hay độ cứng Rocwell).

- Tìm loại thép có độ cứng tương đương, loại thép này đã có kết quả thí nghiệm hoặc

ở trên một cầu nào đó đã có các số liệu về đặc trưng cơ lý.

Page 130: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

127

- Lấy các đặc trưng cơ lý của thép có độ cứng tương đương dùng cho thép của cầu

đang thí nghiệm.

Từ độ cứng của thép có thể suy ra thành phần cácbon, các giới hạn đàn hồi, giới hạn

chảy, giới hạn bền, tuy nhiên giới hạn đàn hồi và giới hạn chảy suy ra từ độ cứng có sai số

lớn còn giới hạn bền có sai số nhỏ hơn và có thể chấp nhận được.

3.5.2.2. Kết cấu bê tông

Trong kết cấu BT và BTCT nếu việc lấy mẫu thử khó khăn thì thường dùng phương

pháp thí nghiệm không phá hoại mẫu vì nó không gây ra bất kỳ hư hỏng nào cho vật liệu của

kết cấu. Hai thí nghiệm được dùng phổ biến ở nước ta và nhiều nước là súng bật nảy và

máy siêu âm bê tông.

a. Phương pháp thí nghiệm bằng súng bật nảy

- Cấu tạo súng bật nảy:

Sơ đồ cấu tạo của súng bật nảy như Hình 6-24. Khi bắn, dùng hai tay cầm súng tựa đầu

thanh 1 vào bề mặt BT, ấn thân súng để thanh 1 tụt dần vào thân súng cho đến lúc thanh

bật lên và đọc số trên thang chia ứng với con chạy, một số loại máy số đọc tự ghi trên bằng

giấy hay tự ghi và lưu trong bộ nhớ của máy. Căn cứ vào số đọc trung bình tra biểu đồ trên

Hình 6-26b được cường độ chịu nén của bê tông. Trên Hình 6-26a có ba đồ thị tương ứng

với ba hướng bắn: Nằm ngang, thẳng đứng từ trên xuống và thẳng đứng từ dưới lên.

1. Đầu súng;

2. Bề mặt thí nghiệm;

3. Vỏ súng;

4. Thanh mốc

5. Thanh dẫn hướng

6. Khung

7. Lò xo giảm chấn

8. Đĩa dẫn hướng

9. Đế sau

10. Lò xo nén

11. Chốt

12. D

13. Lò xo va đập

14. Nắp

15. Vòng chịu lực

16. Ống

Hinh 6-24: Cấu tạo súng bật nảy

- Phạm vi áp dụng:

Súng bật nảy là phương pháp thí nghiệm gián tiếp, cường độ của bê tông được xác định

thông qua trị số bật nảy của lớp bê tông bề mặt. Phương pháp này không dùng được cho

những trường hợp sau:

BT có cường độ chịu nén quá thấp (dưới 10MPa) hoặc quá cao (trên 50MPa);

Page 131: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

128

BT cốt liệu lớn, kích thước trên 40mm;

Vùng BT bị nứt, rỗ hoặc có khuyết tật;

BT bị phân tầng hoặc là hỗn hợp của nhiều loại BT khác nhau;

BT bị hóa chất ăn mòn và BT đã bị hỏa hoạn.

- Số lượng thí nghiệm:

Vị trí vùng thí nghiệm.

Vùng thí nghiệm là phạm vi bề mặt bê tông có kích thước mỗi cạnh từ 20 đến 30cm.

Đối với cấu kiện chịu nén, kéo lệch tâm với độ lệch tâm nhỏ và cấu kiện chịu nén, kéo đúng

tâm thì các vùng thí nghiệm phân bố đều trên cấu kiện.

Đối với cấu kiện chịu nén, kéo lệch tâm lớn, cấu kiện chịu uốn thì các vùng thí nghiệm phân

bố đều ở vùng chịu nén của tiết diện nguy hiểm và tiết diện trên gối.

Hinh 6-25: Hình ảnh một số loại súng bật nảy trong thực tế

Số lượng vùng thí nghiệm.

Phải thí nghiệm ít nhất 12 vùng cho một bộ phận kết cấu hay cấu kiện.

Số lượng điểm bắn trên một vùng không ít hơn 16, khi xử lý có thể loại bỏ 3 giá trị dị thường

lớn nhất và 3 giá trị dị thường nhỏ nhất để lấy trung bình của không ít hơn 10 giá trị còn lại.

Các điểm bắn của vùng nào nằm trong vùng ấy và cách mép kết cấu không nhỏ hơn 5cm,

cách mép mẫu (khi bắn trên mẫu) không nhỏ hơn 3cm.

- Xử lý số liệu:

Trị số bật nảy trung bình (ni) của vùng là trị số trung bình của các điểm trong vùng

sau khi đã loại bỏ các giá trị dị thường.

Trị số trung bình của cấu kiện hay bộ phận kết cấu (n) là giá trị trung bình của tất cả

các vùng trong cấu kiện hoặc bộ phận kết cấu đó.

Từ trị số trung bình của cấu kiện hay bộ phận kết cấu, tra đường chuẩn quan hệ R-n

được cường độ chịu nén R của BT. Đường chuẩn quan hệ R-n có thể tra trực tiếp trên thân

máy, tuy nhiên để đạt được độ chính xác cao hơn cần phải thí nghiệm xây dựng đường

chuẩn quan hệ R-n.

Page 132: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

129

a) b)

Hinh 6-26: Biểu đồ của đường chuẩn quan hệ R-n: a) Đường chuẩn R-n sẵn có đi theo

súng của nhà sản xuất;b) Đường chuẩn R-n được xây dựng từ mẫu thực nghiệm.

- Hiệu chỉnh kết quả theo hướng bắn.

Khi thí nghiệm, trục của súng bật nảy phải luôn vuông góc với bề mặt của BT và quy ước

nếu trục của súng nằm ngang thì góc α = 0, nếu trục của súng hướng xuống thì góc α là âm,

nếu trục của súng hướng lên thì góc α là dương, trong đó α là góc nhọn hợp bởi trục của

súng với mặt phẳng nằm ngang. Trên hình 6-26b cho ba đường chuẩn quan hệ R-n ứng với

α = 00; α = -900 và α = 900. Khi α = -450 và α = 450thì trị số bật nảy phải hiệu chỉnh theo công

thức sau:

α nn n

Trong đó:

n - Trị số bật nảy sau khi hiệu chỉnh theo góc bắn;

nα - Trị số bật nảy đọc hay trị số bật nảy của vùng (nếu toàn vùng có cùng góc nghiêng α);

∆n - Trị số hiệu chỉnh - lấy theo bảng 3

Bang 3: Trị số hiệu chỉnh theo góc bắn

α Trị số hiệu chỉnh theo góc bắn ∆n

nα = 10 nα = 20 nα = 30 nα = 40 nα = 50 nα = 60

+ 450

(↑) -3,5 -3,1 -2,6 -2,1 -1,6

- 450

(↓) +2,4 +2,5 +2,3 +2,0 +1,6 +1,3

- Đánh giá độ đồng nhất BT của cấu kiện.

Độ đồng nhất của BT được đặc trưng bằng độ lệch bình phương trung bình (Sk) và hệ số

biến động cường độ (Vk). Khi hệ số biến động lớn hơn 20% thì BT không đạt yêu cầu về độ

đồng nhất.

Độ lệch bình phương trung bình (gọi tắt là độ lệch) và hệ số biến động cường độ BT (gọi tắt

là hệ số biến động) của cấu kiện được xác định theo công thức sau:

100%kk

k

SV K

R (23)

Trong đó:

K - Hệ số lấy bằng 0,9;

Rk - Cường độ trung bình của BT cấu kiện;

Vk - Cường độ biến động của cường độ BT;

Page 133: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

130

Sk - Độ lệch trung bình của cường độ BT cấu kiện xác định theo công thức sau:

2

bn 2

k k TS S S (24)

2

i k

1bn

k

R R

SP 1

P

i

(25)

Trong đó: bn

kS - Độ lệch trung bình của cường độ BT cấu kiện;

Ri - Cường độ BT ở vùng i trên cấu kiện;

P - Số vùng thí nghiệm trên cấu kiện;

ST - Độ lệch trung bình theo kết quả nén mẫu:

2

i k

1T

R R

Sn 1

n

i

(26)

Trong đó:

n - Số lượng mẫu;

Ri - Cường độ BT mẫu thứ i;

R - Cường độ trung bình của các mẫu.

Qua các tính toán ở trên,ta nhận thấy việc đánh giá độ đồng nhất của BT khi kết hợp súng

bật nảy và khoan lấy mẫu theo trình tự sau:

Khoan n mẫu, nén mẫu để có các cường độ Ri và cường độ trung bình R, sau đó xác

định độ lệch ST theo công thức (26).

Bắn súng bật nảy ở P vùng của cấu kiện, từ đó có P cường độ BT tương ứng và cường độ

trung bình Ri, sau đó tính độ lệch Skbn theo công thức (25).

Tính độ lệch trung bình theo công thức (24).

Tính hệ số biến động của cường độ BT theo công thức (23).

Trường hợp chỉ có mẫu thử hoặc chỉ bắn súng bật nảy thì trong các công thức trên lấy bn

kS =

0 hoặc ST = 0.

Người đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp thí nghiệm này ở “TCVN 9334:2012

Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nảy”.

b. Phương pháp đo vận tốc truyền xung siêu âm trong BT

* Nguyên lý đo:

- Xung của dao động dọc được tạo ra nhờ một bộ phận biến đổi điện âm - sau đây gọi

tắt là đầu dò - được giữ tiếp xúc với một mặt của phần bê tông kiểm tra. Sau khi đi qua chiều

dài L đã biết của bê tông xung dao động được chuyển thành tín hiệu điện nhờ đầu dò thứ

hai. Thời gian truyền T của xung đo được nhờ các mạch điện đếm thời gian. Vận tốc xung

V (km/s hoặc m/s) được tính theo công thức:

LV

T

Trong đó:

Page 134: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

131

L: Chiều dài đường truyền (m);

T: Thời gian cần thiết để xung dao động truyền qua hết chiều dài L (s).

Trường hợp bê tông đồng nhất;

Trường hợp bê tông có vùng khuyết tật;

Trường hợp đi qua vết nứt (chân vết nứt);

Trường hợp đi qua vết nứt (giữa vết nứt).

Hinh 6-27: Các trường hợp truyền sóng siêu âm trong bê tông

*Thiết bị đo:

- Máy đo vận tốc truyền xung siêu âm trong BT gồm các bộ phận chủ yếu sau: Bộ phận tạo

xung điện, bộ phận khuyếch đại, thiết bị đếm thời gian (ba bộ phận này đặt trong hộp của

máy) và hai đầu dò: Một đầu phát và một đầu thu.

- Thông thường tần số của đầu nằm trong phạm vi từ 20KHz đến150kHz, khi khoảng

cách hai đầu dò lớn có thể dùng loại đầu dò tần số thấp đến 10KHz và ngược lại có thể dùng

đầu dò đến 1MHz cho vữa và hồ xi măng. Các đầu dò có tần số 50KHz đến 60KHz được sử

dụng phổ biến nhất.

Hinh 6-28: Một số hình ảnh máy siêu âm bê tông

*Trình tự thí nghiệm:

- Làm sạch và phẳng bề mặt khu vực thí nghiệm bằng máy mài hoặc giấy ráp;

- Đánh dấu vị trí đặt đầu dò, khoảng cách hai đầu dò có thể từ 10cm đến 30cm với độ

chính xác ±1%. Khi thay đổi chiều dài đường truyền nhưng vẫn đảm bảo lớn hơn giá trị tối

thiểu thì vận tốc truyền xung bị ảnh hưởng không nhiều. Trong kiểm định cầu người ta hay

đo với chiều dài đường truyền là 20cm.

- Số lượng thí nghiệm:

Trên cấu kiện đơn lẻ số vùng thí nghiệm ít nhất là 12.

Trên mỗi vùng (diện tích từ 300 cm² đến 400 cm²) cần đo ít nhất một vận tốc truyền

xung siêu âm.

Khoảng cách hai đầu dò (còn gọi là chiều dài đường truyền) phải đủ dài để vận tốc

đo được không bị ảnh hưởng nhiều bởi tính không đồng nhất tự nhiên của bê tông, xuất phát

Page 135: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

132

từ đó yêu cầu chiều dài đường truyền tối thiểu như sau:

100mm với BT có kích thước cốt liệu 20mm;

150mm với BT có kích thước cốt liệu 20÷40mm.

- Để đầu dò tiếp xúc tốt với BT thường sử dụng mỡ để bôi tại các vị trí đặt đầu dò.

- Để 2 đầu dò vào vị trí, ghi lại khoảng cách và kết quả vận tốc truyền xung siêu âm.

* Các phương pháp đo vận tốc truyền xung siêu âm

Tùy theo cách bố trí đầu dò mà có các phương pháp đo vận tốc tương ứng: Phương pháp

truyền trực tiếp, phương pháp truyền gián tiếp và phương pháp truyền bán trực tiếp.

- Phương pháp truyền trực tiếp: Hai đầu được bố trí ở hai mặt đối diện để xung siêu âm

truyền qua bề dày của khối cần đo. Khi thí nghiệm nên dùng phương pháp này vì ưu điểm

của nó là năng lượng truyền qua giữa hai đầu dò là lớn nhất, do đó độ chính xác của phép

đo chỉ bị ảnh hưởng bởi độ chính xác của phép đo chiều dài đường truyền.

Hinh 6-29: Phương pháp siêu âm truyền trực tiếp

- Phương pháp truyền gián tiếp: Hai đầu dò được bố trí trên cùng một bề mặt bê tông, thường

dùng khi khối BT cần thí nghiệm chỉ để lộ một bề mặt hoặc chiều dày khối BT lớn, phương

pháp này còn dùng để đo chiều sâu vết nứt trên BT. Đây là phương pháp có độ nhạy thấp

nhất, việc đo chiều dài dễ thực hiện nhưng khó chính xác, để khắc phục được nhược điểm

trên có thể giữ đầu phát ở vị trí cố định cho vị trí đầu thu thay đổi để đo được nhiều vận tốc

truyền, từ đó lấy giá trị trung bình.

Hinh 6-30: Phương pháp siêu âm truyền gián tiếp

- Phương pháp truyền bán trực tiếp: Theo phương pháp này, hai đầu dò được bố trí ở hai

mặt vuông góc hoặc xiên góc nhau của khối BT cần đo. Độ nhạy của phương pháp này nằm

giữa độ nhạy của 2 phương pháp trên, tuy nhiên việc đo chiều dài đường truyền khó khăn

hơn và kém chính xác hơn.

Page 136: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

133

Hinh 6-31: Phương pháp siêu âm truyền bán trực tiếp

* Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc xung siêu âm

- Độ ẩm BT: Khi độ ẩm trong BT tăng thì vận tốc truyền xung siêu âm tăng nên lúc đo cần

tránh vùng BT ẩm ướt.

- Nhiệt độ BT: Khi nhiệt độ BT từ 10˚C đến 30˚C, các đặc trưng cường độ, tính đàn hồi của

BT ít bị ảnh hưởng, vận tốc truyền xung siêu âm cũng ít bị ảnh hưởng; Tuy nhiên khi nhiệt

độ BT nhỏ hơn 10˚C hay lớn hơn 30˚C, vận tốc bị ảnh hưởng cần phải hiệu chỉnh kết quả

đo bằng cách tăng thêm hoặc giảm đi một số phần trăm như Bảng 3-7.

Bang 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến vận tốc truyền xung siêu âm trong BT

Nhiệt độ Hiệu chỉnh vận tốc (%)

Bê tông khô Bê tông bão hòa nước

600C +5 +4

400C +2 +1,7

200C 0 0

00C -0,5 -1,0

-40C -1,5 -7,5

- Cốt thép: Cốt thép trong BT có làm ảnh hưởng đến vận tốc truyền xung siêu âm. Khi đo ở

vùng lân cận cốt thép, vận tốc sẽ cao hơn vùng không có cốt thép. Mức độ ảnh hưởng của

cốt thép phụ thuộc vào: Khoảng cách từ đầu dò đến cốt thép, đường kính cốt thép, số lượng

cốt thép và phương của cốt thép so với đường truyền. Điều chỉnh vận tốc truyền xung siêu

âm khi xét đến ảnh hưởng của cốt thép làm giảm độ chính xác của phép đo nên tốt nhất là

dựa vào các bản vẽ cấu tạo hoặc kết quả dò cốt thép để đo vận tốc ở vị trí xa cốt thép.

Trường hợp không thể tránh được phải hiệu chỉnh kết quả đo.

Hiệu chỉnh kết quả khi cốt thép nằm song song với đường truyền:

2 2

2

4

tb

t

aVv

a TV L

(27)

Trong đó:

Vt: Vận tốc truyền xung siêu âm trong thép (km/s)

a: Khoảng cách từ mép cốt thép đến đường nối hai điểm gần cốt thép nhất của 2 đầu dò

T: Thời gian truyền xung siêu âm (μs)

Vb: Vận tốc truyền xung siêu âm đã hiệu chỉnh (km/s)

Page 137: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

134

Đường kính cốt thép (mm)

Hình 6-32: Ảnh hưởng của cốt thép đến vận tốc xung: khi thép nằm song song với đường

truyền xung siêu âm: a) Mặt cắt bê tông có cốt thép; b) Mối quan hệ giữa đường kính cốt

thép và tỷ số vận tốc

Khó khăn lớn nhất khi áp dụng công thức (27) để tính Vb là xác định Vt vì Vt chịu ảnh hưởng

của cả cốt thép và bê tông xung quanh cốt thép, có thể đo Vt bằng cách đặt hai đầu dò ở hai

vị trí A và B ở hai đầu cốt thép (Hình 47) khi bỏ qua lớp bê tông bảo vệ ở hai đầu. Nếu Vt đo

được nhỏ hơn hay bằng Vb tính theo công thức thì không dùng Vb ở công thức (27) mà tính

Vb theo công thức (28):

bV kV (28)

Trong đó:

V: Vận tốc truyền xung siêu âm đã cho.

k : Hệ số hiệu chỉnh lấy như sau:

Trường hợp a lớn hơn tổng chiều dày hai lớp bê tông bảo vệ ở hai đầu cốt thép:

22 1 a

kL

(29)

Trường hợp a nhỏ hơn tổng chiều dày hai lớp bê tông bảo vệ ở hai đầu cốt thép:

1 1tLk

L (30)

Trong đó:

Lt : Chiều dài cốt thép (Hình 6-32);

γ: Tỷ số giữa vận tốc truyền xung siêu âm đã hiệu chỉnh với vận tốc truyền xung siêu âm

trong thép.

b

t

V

V

Vì b

t

V

V nên khi thay γ vào công thức (29) hoặc (30) để tính k rồi thay k vào công thức

(27) thì có một phương trình ở đó ẩn số là Vb (có thể giải phương trình này bằng phương

pháp gần đúng dần).

Page 138: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

135

Hinh 6-33: Ảnh hưởng của cốt thép đến vận tốc xung:Hệ số hiệu chỉnh khi thép nằm

song song với đường truyền xung siêu âm (với a > 2b - xem hình 6-26a)

Hiệu chỉnh kết quả đo vận tốc khi cốt thép nằm vuông góc với đường truyền:

Khi cốt thép có đường kính nhỏ thì ảnh hưởng của cốt thép đến vận tốc truyền xung siêu âm

cũng nhỏ, ví dụ với đầu dò có tần số 54KHz thì có thể bỏ qua ảnh hưởng của cốt thép có

đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 20mm.

Với cốt thép có đường kính lớn thì có thể đổi thành cốt thép dọc có chiều dài (Lt) bằng tổng

đường kính các cốt thép trên đường truyền rồi tính Vb theo công thức (27) hoặc (28). Trên

hình 3-54: Lt = d1 + d2 + d3.

Đường kính cốt thép (mm)

Hinh 6-34: Ảnh hưởng của cốt thép đến vận tốc xung khi thép nằm vuông góc với đường

truyền xung siêu âm: a) Mặt cắt bê tông có cốt thép dọc; b) Mối quan hệ giữa đường kính

cốt thép và tỉ số vận tốc.

* Ứng dụng kết quả siêu âm bê tông:

- Xác định độ đồng nhất của bê tông theo vận tốc truyền xung siêu âm.

Để xác định độ đồng nhất cần lựa chọn điểm đo phù hợp. Số lượng điểm đo phụ thuộc vào

kích thước cấu kiện. Với cấu kiện lớn chế tạo từ bê tông tương đối đồng nhất nên dùng mạng

lưới có khoảng cách điểm đo 1m; Với cấu kiện nhỏ, bê tông kém đồng nhất nên giảm khoảng

cách giữa các điểm đo.

Độ đồng nhất của bê tông (Vbt) theo vận tốc truyền xung siêu âm được xác định theo công

thức:

1 00% bt

tb

SV K

V (31)

Trong đó:

1.0

0.9

0.8

0.7

0.6

0 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30

Y=0.9

0.8

0.7

0.6

K=

Vb/V

m

L

d1 d2

Lt =

d1 +

d2 +

d3

d3

50403020Ðu?ng kính thép (mm)

3.0

3.5

4.0

4.5

5.0

Vb(km/s)

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

0.5

=V

b/V

t

Page 139: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

136

K: Hệ số, lấy K=0,90;

Vtb: Vận tốc trung bình:

1

n

itb

ViV

n

(32)

S: Độ lệch bình phương trung bình của vận tốc:

2

1 1

n

i tbi

V V

nS

(33)

- Xác định chiều sâu vết nứt bề mặt: Với giả thiết vết nứt vuông góc với bề mặt bê

tông, dễ dàng tính được chiều sâu vết nứt C (mm) theo một trong hai công thức:

1

2

0

T

TbC C

Hoặc

2

1

2

2

2

2

2

14

tt

ttbC

(34)

Trong đó:

b: Khoảng cách giữa hai đầu dò;

Tc: Thời gian truyền xung siêu âm trường hợp đi qua vết nứt;

T0: Thời gian truyền xung siêu âm trường hợp không đi qua vết nứt.

t1: Thời gian truyền xung siêu âm khi khoảng cách đầu dò là 2b;

t2: Thời gian truyền xung siêu âm khi khoảng cách đầu dò là 4b

a) b)

Hinh 6-35: Đo chiều sâu vết nứt bằng máy siêu âm theo công thức trên

Để kiểm tra xem vết nứt có vuông góc với bề mặt bê tông hay không có thể làm như sau:

Đặt đầu dò ở hai bên và gần với vết nứt (hình 6-35b), cố định đầu dò 1, dịch đầu dò còn lại

(2) ra xa dần vết nứt nếu thời gian truyền sóng siêu âm giảm đi thì vết nứt có chân xiên về

bên đầu dò đang di chuyển. Thực hiện ngược lại bằng cách cố định đầu dò 2, cho đầu dò 1

di chuyển xa dần vết nứt sẽ có kết luận chính xác vết nứt là vuông góc hoặc nghiêng về một

bên nào đó.

2b

b b

C

cT

2b

T0

Page 140: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

137

a) b)

Hinh 6-36: Đo chiều sâu vết nứt bằng máy siêu âm theo công thức (30)

- Quan hệ giữa vận tốc xung siêu âm và cường độ:

Chất lượng bê tông thường biểu hiện bằng cường độ và do vậy việc đo vận tốc xung siêu

âm được dùng để xác định cường độ. Nếu có yêu cầu xác định cường độ của một loại bê

tông thì cần xây dựng quan hệ giữa cường độ và vận tốc xung (còn gọi là đường chuẩn V-

R) cho riêng loại bê tông đó. Đường chuẩn này được thiết lập bằng cách thí nghiệm trên các

mẫu đúc hoặc các mẫu khoan ở kết cấu.

Việc xác định cường độ có thể đạt được độ chính xác cao hơn khi kết hợp kết quả đo vận

tốc xung siêu âm với kết quả đo trị số bật nảy của súng. Cường độ bê tông được xác định

dựa trên mối tương quan giữa cường độ nén của bê tông R với vận tốc siêu âm (V) và trị số

súng bật nảy (n) thông qua biểu đồ quan hệ (R-V và R-n). Chi tiết người đọc tham khảo trong

“TCVN 9335:2012 Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Xác định cường độ

nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nảy”.

Hinh 6-37: Ví dụ đường chuẩn V- R của một loại bê tông

C

t1 t2

b

2b

bb

2b

b

T P P

C

PT PT C

t1 t2

b

2b

bb

2b

b

T P P

C

PT PT

Page 141: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

138

Hinh 6-38: Biểu đồ xác định cường độ bê tông tiêu chuẩn (MPa)

Người đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp thí nghiệm này ở “TCVN 9357:2012

Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Đánh giá chất lượng bê tông bằng vận tốc

xung siêu âm”.

Hinh 6-39: Bảng xác định cường độ chịu nén tiêu chuẩn dựa vào vận tốc xung siêu âm

và giá trị súng bật nảy

4.Thí nghiệm tải trọng

Page 142: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

139

Trong kiểm định cầu: Dựa vào tài liệu, hồ sơ thu thập, kết quả khảo sát và thí nghiệm

vật liệu có thể tính toán đánh giá khả năng chịu lực của cầu. Khi số liệu tính toán không đủ

tin cậy hoặc có những hư hỏng ở bên trong mà khảo sát không thể phát hiện được thì cần

phải thí nghiệm tải trọng để đánh giá trực tiếp khả năng chịu lực và chỉnh lý số liệu tính toán

cho phù hợp với thực tế, như vậy thí nghiệm tải trọng là một phần công việc trong kiểm định

cầu. Không nhất thiết cầu nào cũng phải thí nghiệm tải trọng. Thí nghiệm tải trọng chỉ thực

sự cần thiết khi thiếu số liệu như số lượng cốt thép, lực căng của các bó cốt thép,... hoặc khi

cầu có những hư hỏng ẩn dấu khó phát hiện. Ở nước ta hiện nay nhiều cầu phải tiến hành

thí nghiệm tải trọng do hồ sơ lưu trữ không còn, cầu cũ, nhất là các cầu thi công trước năm

1990, công tác quản lý chất lượng thi công chưa chặt chẽ, tình trạng khai thác với tải trọng

vượt quá khả năng chịu tải của cầu dẫn đến hư hỏng, gây nguy hiểm cho cầu và các phương

tiện giao thông.

4.1. Căn cứ lập báo cáo kết quả kiểm định

Các căn cứ ở đây cũng giống như trong đề cương nhưng có thêm các hồ sơ đã thu thập

được, các văn bản bổ sung thêm khi thử tải như Quyết định phê duyệt đề cương - dự toán,

hợp đồng thử nghiệm, giấy phép thi công,...

4.2. Giới thiệu về cầu

So với đề cương, ở đây cần chi tiết hơn do đã đo đạc, khảo sát chi tiết và đã có đầy đủ

thông tin hơn.

4.3. Hiện trạng cầu

Cần mô tả đầy đủ các hư hỏng như vị trí, tình trạng hư hỏng, ảnh hưởng của hư hỏng

đến khả năng chịu lực và tuổi thọ của cầu, nguyên nhân hư hỏng, có ảnh chụp và nếu cần

phải có bản vẽ chi tiết về hư hỏng. Có thể mô tả hư hỏng theo trình tự:

- Hư hỏng ở kết cấu nhịp: Dầm chủ, liên kết dọc, liên kết ngang, mối nối,...

- Hư hỏng ở đường vào cầu, mặt đường trên cầu.

- Hư hỏng ở mố, trụ cầu.

- Xói lở lòng sông và đường vào cầu.

- Tác động xấu của môi trường, của các công trình xây dựng khác đến cầu và ngược

lại.

- Tác động của tình trạng khai thác quá mức, của xe quá tải, của việc duy tu, bảo

dưỡng không đúng yêu cầu,…

4.4. Bố trí điểm đo

Về cơ bản bố trí điểm đo giống như đề cương đã được phê duyệt, tuy nhiên tuỳ theo

tình hình cụ thể mà có thể tăng thêm điểm đo hoặc dịch chuyển vị trí điểm đo, ví dụ trong đề

cương quy định điểm đo ứng suất dầm tại mặt cắt giữa nhịp nhưng nếu ở gần giữa nhịp có

điểm đã để lộ cốt thép nên chuyển điểm đo về chỗ lộ cốt thép,... Khi tăng thêm điểm đo hoặc

chuyển dịch điểm đo cần nói rõ trong báo cáo để người đọc dễ theo dõi.

4.5. Tải trọng thử và các sơ đồ bố trí tải trọng

- Trong đề cương đã quy định xe thử tải nhưng trong thực tế, nhất là trường hợp sử

dụng nhiều xe, các xe sẽ có khoảng cách trục, tải trọng trục khác đi, quy trình kiểm định còn

cho phép chọn loại xe khác miễn là đảm bảo sinh ra hiệu ứng tương đương. Trong báo cáo

cần thống kê đầy đủ số liệu về xe từ biển đăng ký, khoảng cách trục xe, bánh xe, tải trọng

Page 143: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

140

trục xe và tải trọng tổng cộng.

- Do tải trọng thực có thể khác so với tải trọng quy định trong đề cương nên sơ đồ tải

trọng thực có thể khác với đề cương để đảm bảo sinh ra hiệu ứng tương đương. Ví dụ khi

xe thực nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với đề cương thì khoảng cách các xe có thể xa hơn hoặc

gần hơn. Những thay đổi đó phải được thuyết minh rõ trong báo cáo.

4.6. Kết quả đo

Kết quả đo được trình bày theo từng nội dung như đo ứng suất, đo độ võng, đo dao

động,... tốt nhất là thống kê kết quả đo trong các bảng.

Ở mỗi nội dung cần phải phân tích kết quả đo được (xem phần 2-3), so sánh kết quả đo với

kết quả tính theo tải trọng thử. Nếu gọi k là tỉ số giữa giá trị đo và giá trị tính thì khi phân tích

cần quan tâm đến các khuyến nghị nêu trong Quy trình kiểm định cầu trên đường ôtô: “Theo

số liệu của nhiều lần thử nghiệm tĩnh, giá trị của hệ số k đối với các kết cấu chịu lực chủ yếu

và các chi tiết của chúng thường từ 0,7 đến 1,0 còn với các chi tiết của kết cấu nhịp mà không

xét đến sự làm việc đồng thời của dầm, giàn chủ với các bộ phận của phần xe chạy và áo

đường thì từ 0,5 đến 0,7”. “Các giá trị của k mà lớn hơn 1 thì chứng tỏ đã có sai lệch rõ rệt

giữa sự làm việc của các chi tiết với các giả thiết đã chấp nhận trong tính toán. Trong trường

hợp này cần phải làm sáng tỏ nguyên nhân của các sai lệch đó và đề ra biện pháp để bảo

đảm chi tiết làm việc an toàn”.

“Những giá trị thấp của k chỉ ra trong công trình hay chi tiết của nó còn dự trữ khả năng chịu

lực. Khả năng tận dụng các dự trữ này có thể được xem xét khi nghiên cứu kỹ các nguyên

nhân dẫn đến hệ số k thấp”.

Cũng trong quy trình nếu có “Các giá trị của k theo ứng suất đo lớn nhất trong một số trường

hợp có thể lớn hơn 1 do có hiện tượng tập trung ứng suất, tác dụng lệch tâm của lực, sự

không đồng nhất về mặt vật lý của mối nối và các liên kết và do các hoàn cảnh khác nữa”.

Qua các khuyến nghị ở trên có thể thấy nếu hệ số k lớn hơn hoặc bằng 1 cần xét đến các

nguyên nhân sau:

Kết cấu có những hư hỏng ẩn dấu chưa phát hiện được, hoặc những hư hỏng đã

phát hiện được nhưng chưa đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của nó.

Có sự không phù hợp của các giả thiết tính toán hoặc sơ đồ tính của chi tiết không

phù hợp với sự làm việc thực tế của nó, khi đó cần xem xét lại giả thiết và sơ đồ tính toán

tức là xem xét lại kết quả tính.

Với ứng suất hệ số k lớn có thể do ứng suất tập trung, khi đó cần quan sát kỹ mặt

cắt đo, ở đó có bị tiêu hao do gỉ, do hư hỏng hoặc điểm đo ở gần vị trí truyền lực vì theo giả

thiết Saint - Venant: “Ở đủ xa nơi đặt lực, trạng thái ứng suất và biến dạng không phụ thuộc

vào cách đặt lực mà chỉ phụ thuộc vào hợp lực”, có nghĩa là khi điểm đo ở mặt cắt gần điểm

truyền lực (gần nút giàn, gần vị trí dầm ngang,...) có thể có tình trạng ứng suất phân bố khác

với quy luật đã biết.

4.7. Kết quả kiểm toán

Mục đích của kiểm toán là đánh giá khả năng khai thác của cầu để cắm biển tải trọng. Đối

với cầu đường sắt hiện tại đánh giá theo phương pháp hệ số tải trọng phù hợp với quy trình

thiết kế cầu đường sắt hiện hành là quy trình 22TCN 18-79, đánh giá cầu đường bộ theo

phương pháp hệ số tải trọng và hệ số sức kháng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN

272-05. Các phương pháp đánh giá này sẽ được nghiên cứu ở phần sau.

Page 144: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

141

PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ KIỂM TRA CẦU

Các trang thiết bị cần thiết cho công tác kiểm tra cầu được tham khảo theo bảng sau:

TT THIẾT BỊ ĐƠN VỊ

1 Xe cẩu 05T cái

2 Xe cứu hộ cái

3 Cần cẩu bánh lốp 50T dùng lắp dàn treo cái

4 Dàn treo kiểm tra cầu Bộ

5 Xe quét hút bụi Xe

6 Xe bồn phun nước Xe

7 Xe chuyên dùng sửa chữa điện Xe

8 Xe tải 2.5T Xe

9 Xe con phục vụ điều hành công việc Xe

10 Xe mô tô 125cc Xe

11 Máy tính+máy in phục vụ quản lý Bộ

12 Bộ đàm di động cái

13 Bộ đàm cố định cái

14 Xuồng tuần tra cái

15 Hệ thống phát thanh Bộ

16 Hệ thống camera và ghi hình để quản lý giao thông Bộ

17 Bơm nước chạy xăng phục vụ tưới cây cái

18 Máy cắt cỏ cái

Page 145: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

142

19 Thiết bị sơn nóng Bộ

20 Xe chuyên dùng thu gom và vận chuyển rác Xe

21 Xe chuyên dùng kiểm tra cầu Xe

22 Máy cắt bê tông nhựa Chiếc

23 Đầm cóc Chiếc

24 Đầm bàn Chiếc

25 Máy toàn đạc điện tử Bộ

26 Xe lu 8T Xe

27 Thiết bị đo sâu hồi âm đo xói lòng sông và kiểm tra kè Bộ

28 Thiết bị đo điện trở để kiểm tra điện trở thoát sét Bộ

29 Hệ thống đo gió gồm cả thiết bị ghi nhận và cập nhật kết quả Bộ

30 Máy cao đạc Máy

31 Máy toàn đạc Máy

32 Quần áo bảo hộ Bộ

33 Giày, găng tay bảo hộ Đôi

34 Áo phao Cái

35 Ampe kìm, đồng hồ vạn năng Cái

Page 146: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

143

PHỤ LỤC 8: HƯỚNG DẪN CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA MỘT SỐ HƯ HỎNG

THƯỜNG GẶP

I. SỬA CHỮA KẾT CẤU NHỊP CẦU THÉP

Các hư hỏng thường gặp

Trong kết cấu nhịp cầu thép thường có các hư hỏng điển hình sau:

- Gỉ làm tiêu hao tiết diện của kết cấu.

- Nứt kết cấu thép, nứt bản bê tông cốt thép liên hợp.

- Cong, vênh, mất ổn định cục bộ sườn dầm.

- Vỡ, tróc mảng bê tông bản mặt cầu liên hợp để lộ cốt thép gây gỉ.

- Hư hỏng liên kết đinh tán, bulông cường độ cao, mất đinh tán, mất bulông, đầu đinh

bị ăn mòn, lỏng đinh tán, nứt đường hàn.

1.1. Gỉ kết cấu thép

1.1.1. Nguyên nhân

- Lớp sơn bảo vệ bị hư hỏng:

+ Va chạm làm tróc sơn nhưng chưa được sơn lại.

+ Khi sơn chưa làm sạch bề mặt của thép nên gỉ phát triển từ trong lớp sơn

trong cùng.

+ Quá niên hạn, chưa sơn lại (quy trình 22TCN-235-97 quy định thời hạn bảo

vệ mặt thép của sơn thông thường là trên 4 năm, các loại sơn gốc epoxy hiện nay có tuổi

thọ từ 15 đến 20 năm. Khi hết thời hạn bảo vệ của sơn, cần kiểm tra, cần thiết thì phải sơn

lại một phần hoặc toàn bộ bề mặt).

+ Do tác động của môi trường.

+ Bộ phận kết cấu thường xuyên bị ẩm ướt khi mưa do nước thấm từ bản mặt

cầu xuống, nước thấm từ khe co giãn, nước bắn từ ống thoát nước đã bị hư hỏng vào.

+ Hơi ẩm, mặn của nước biển, chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp.

1.1.2. Phương pháp sửa chữa

- Nếu gỉ đã làm giảm đáng kể tiết diện thì trước khi sơn lại cần phải có giải pháp bù

diện tích đã bị tiêu hao sau đó mới xử lý bề mặt và sơn lại.

- Xử lý màng sơn cũ:

+ Khi màng sơn cũ còn tốt chỉ cần dùng bàn chải chải bụi, dùng nước xà phòng

hoặc nước kiềm loãng lau sạch, dùng nước sạch xối, rửa, lau khô, sau đó đánh giấy ráp.

+ Nếu phần lớn màng sơn cũ còn tốt, chỉ bị gỉ cục bộ thì cần làm sạch gỉ trong

phạm vi gỉ, xử lý bề mặt như ở trên và sơn phủ toàn bộ.

+ Nếu diện tích bề mặt bị gỉ tương đối lớn, màng sơn phủ đã bị bong thì nên

làm sạch toàn bộ bề mặt rồi sơn lại.

+ Bề mặt sơn cũ có thể xử lý theo một trong các phương pháp sau đây:

+ Dùng bàn chải sắt chải sạch lớp sơn cũ, sau đó dùng giấy ráp đánh sạch bề

Page 147: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

144

mặt.

+ Phun cát hoặc phun hạt gang.

+ Làm sạch bằng nước kiềm. Dùng vôi và kiềm pha thành dung dịch loãng hoặc

dung dịch 5 đến 10% Natri hydroxide NaOH, quét 3 hoặc 4 lớp lên bề mặt cho lớp sơn cũ

bong ra, sau đó dùng dao cạo hết sơn, rửa sạch, để khô, đánh giấy ráp.

- Xử lý xong bề mặt cần sơn ngay. Nếu để quá 3 ngày đêm trong điều kiện thường

hoặc ít hơn 3 ngày nhưng bị mưa, bị phủ bụi bẩn thì cần xử lý lại bề mặt.

- Không cho phép sơn khi trời mưa, trời có sương mù hoặc khi nhiệt độ môi trường

lớn hơn 400C.

- Khi diện tích sơn nhỏ có thể sơn bằng tay, còn nếu diện tích sơn lớn nên dùng máy

phun sơn.

- Phải sơn từng lớp mỏng, đều, không sót, trước khi sơn lớp lót cần lau khô, sạch bề

mặt. Chỉ được sơn lớp sơn sau khi lớp trước đã khô (không dính).

- Sau khi lớp sơn lót đã khô, dùng bột dẻo miết phẳng bề mặt những chỗ bị gỉ ăn mòn,

kiểm tra và sơn lớp tiếp theo.

- Khi dùng máy phun sơn phải di động mỏ sơn một cách đều đặn, khoảng cách từ đầu

mỏ sơn đến bề mặt sơn cần từ 260 đến 360mm và giữ sao cho mỏ sơn vuông góc với bề

mặt cần sơn. Khi di động mỏ phun từ dải này sang dải khác cần đóng mỏ sơn để ở chỗ tiếp

xúc giữa các dải sơn, lớp sơn không dày hơn chỗ khác.

Lưu ý về sơn:

- Sơn dùng trong cầu thép có thể là sơn thường hoặc sơn gốc epoxy.

+ Sơn thường có tuổi thọ ít nhất là 4 năm, mỗi bộ sơn thường gồm từ hai đến ba loại

sơn là: sơn lót (còn gọi là sơn chống gỉ), sơn phủ trung gian và sơn phủ ngoài cùng.

+ Sơn gốc epoxy là sơn có tuổi thọ từ 15 đến 20 năm, sau khi sơn, lớp sơn tạo thành

một lớp có độ bền cao để bảo vệ bề mặt thép. Loại sơn bê tông cũng thường là sơn gốc

epoxy.

- Dù là sơn thường hay sơn gốc epoxy, các loại sơn đều phải đảm bảo các yêu cầu kỹ

thuật chủ yếu sau đây:

+ Màng sơn phải đạt tính cách ly cao.

+ Sơn lót phải có độ dính bám cao trên mặt thép, có tính thụ động cao chống ăn mòn.

+ Sơn phủ phải tương hợp và có độ dính bám cao với sơn lót, chịu được thời tiết nóng

ẩm, chịu được bức xạ mặt trời và bền màu.

+ Bộ sơn phải tạo thành một màng phủ dính bám chặt với nhau, đủ chiều dày, chịu

được axít, khí SO2 và một số hoá chất khác.

+ Nếu sơn bề mặt một phần kết cấu cần chọn lớp sơn phủ đồng màu với sơn cũ.

1.2. Nứt kết cấu thép

1.2.1. Nguyên nhân gây nứt kết cấu thép

Trong kết cấu thép không cho phép xuất hiện vết nứt vì vết nứt sẽ làm giảm diện tích

Page 148: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

145

chịu lực thực tế của kết cấu. Ở mép vết nứt có hiện tượng tập trung ứng suất cao. Có nhiều

nguyên nhân gây ra nứt, sau đây là những nguyên nhân chính.

- Chất lượng vật liệu không đảm bảo, có khuyết tật trên mặt cắt vết nứt, thường bắt

nguồn từ chỗ vật liệu có khuyết tật.

- Chất lượng liên kết kém như chiều dày đường hàn không đủ, hàn không ngấu, kẹp

sỉ, đầu bulông, đầu đinh tán nhỏ,...

- Ứng suất dư do hàn lớn, khi hàn không có những giải pháp hạn chế ứng suất còn lại

trên kết cấu sau khi hàn.

- Do mỏi vật liệu, nhất là ở những vị trí có tiết diện thay đổi như mép lỗ đinh, mép lỗ

khoét.

- Do va chạm cơ học thường gặp trên các cầu thép đi dưới cũ khi khổ cầu hẹp nhiều

thanh đứng, thanh xiên bị va chạm làm toàn thanh hoặc một phần thanh bị cong đi và xuất

hiện vết nứt.

1.2.2. Phương pháp sửa chữa

- Với các vết nứt nhỏ có thể sửa chữa bằng đường hàn và trình tự sửa chữa như sau:

+ Dùng khoan điện khoan lỗ ở hai đầu vết nứt, vị trí lỗ khoan phải đảm bảo sao cho

đầu vết nứt nằm trong lỗ. Mục đích của việc khoan lỗ là để giảm ứng suất tập trung tại mép

vết nứt. Đường kính lỗ khoan nên xấp xỉ bằng chiều dày tấm thép, thường lấy bằng từ 12

đến 16mm.

+ Gia công bề mặt vết nứt, khi chiều dày tấm thép bị nứt không lớn, dùng hơi cắt gia

công miệng vết nứt thành hình chữ K (nếu cắt được từ hai bên lại) hoặc hình chữ V (cắt từ

một phía); Khi chiều dày tấm thép bị nứt lớn cần gia công mép vết nứt thành hình chữ X (vát

từ hai phía).

+ Làm sạch bề mặt lòng vết nứt đã vát và trên bề mặt về mỗi phía ít nhất 10mm.

+ Đốt nóng đầu vết nứt và mép vết nứt lên mức nhiệt 1500C÷2000C rồi tiến hành hàn

vết nứt.

+ Dùng đá mài quay mài nhẵn bề mặt vết nứt, kiểm tra chất lượng đường hàn, làm

sạch bề mặt. Cần làm sạch đến hết phạm vi sơn bị hư hỏng do hàn.

+ Sơn bề mặt.

- Với vết nứt không lớn và ở mép lỗ đinh tán có thể sửa chữa như sau:

+ Khoan lỗ ở đầu vết nứt để làm giảm ứng suất tập trung.

+ Tháo bỏ đinh tán ở chỗ có vết nứt.

+ Làm sạch lỗ đinh, bề mặt, tạo ma sát trên bề mặt.

+ Thay thế đinh tán đã tháo bỏ bằng bulông cường độ cao.

+ Sơn bảo vệ sau khi đã làm sạch bề mặt.

- Khi vết nứt lớn, việc sửa chữa bằng hàn không đảm bảo thì có thể làm như sau:

+ Khoan lỗ ở đầu vết nứt, yêu cầu về khoan lỗ như đã nêu ở phần trên.

+ Chế tạo bản thép táp, trong điều kiện có thể nên dùng hai bản táp ở hai bên để tránh

Page 149: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

146

lệch tâm. Tiết diện bản táp phải đủ bù phần tiết diện đã bị nứt làm gián đoạn.

+ Khoan lỗ trên bản táp, sau đó từ lỗ khoan trên bản táp khoan lỗ trên tấm chính nếu

liên kết bản táp vào tấm chính là bằng bulông cường độ cao.

+ Làm sạch bề mặt.

+ Liên kết bản táp vào kết cấu bằng hàn hoặc bulông cường độ cao.

+ Sơn bảo vệ.

1.3. Cong, vênh

1.3.1. Nguyên nhân

- Cong, vênh phát sinh trong quá trình vận chuyển nhưng chưa được sửa chữa (có

những cong, vênh nhỏ và cục bộ không ảnh hưởng nhiều đến sự làm việc của kết cấu hoặc

ở những bộ phận không quan trọng có thể không cần sửa chữa).

- Biến dạng nhiệt do hàn không đúng kỹ thuật.

- Va chạm cơ họccủa xe cộ lưu thông trên cầu.

- Sườn dầm bị ăn mòn dẫn đến mất ổn định cục bộ. Hiện tượng này thường xảy ra ở

đoạn đầu dầm nhất là cầu dầm thép bản kê, nước mưa qua khe co giãn chảy xuống đầu

dầm, làm sườn dầm bị ăn mòn, dưới tác dụng của phản lực gối, áp lực cục bộ,... làm sườn

dầm bị uốn cong trên đoạn từ 1 đến 1,5m tính từ đầu dầm.

1.3.2. Phương pháp sửa chữa

Trừ những cong vênh nhỏ và ở những bộ phận không quan trọng có thể không cần

sửa chữa còn nhìn chung có hai phương pháp chính là gia công nguội và gia công nhiệt.

- Phương pháp gia công nguội: trong phương pháp này người ta dùng sức người hoặc

máy để nắn, chỉnh cong vênh ở nhiệt độ bình thường của môi trường. Phương pháp gia

công nguội phù hợp với biến dạng nhỏ và cấu kiện có kích thước không lớn (Hình 4-1) với

trình tự như dưới đây.

+ Cho kích hoạt động, đẩy chỗ bị uốn cong về vị trí ban đầu, khi thanh đã được nắn

thẳng duy trì lực ép chừng 5 phút rồi mới hạ kích.

+ Nếu ở chỗ cong vênh có vết nứt thì sau khi nắn chỉnh mới sửa chữa vết nứt như đã

nêu ở trên.

+ Làm sạch bề mặt, kể cả gỉ nếu có.

+ Sơn bảo vệ.

3

1

2

4 5

Page 150: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

147

Hình 4-1: Nắn sửa cong vênh cục bộ

Thanh cần nắn chỉnh (1), thanh đỡ (2), dầm thép (3), thanh giữ (4) và kích (5). Dầm thép (3)

phải có kích thước đủ lớn để không bị uốn cong khi kích làm việc. Các thanh giữ (4) chịu kéo

cần có đủ diện tích để có biến dạng không lớn.

Phương pháp gia công nhiệt là dùng ngọn lửa của hỗn hợp khí acetylene và khí ôxy

gia nhiệt tạo ra biến dạng mới để triệt tiêu biến dạng cũ làm thanh bị cong vênh. Khi nắn

cong vênh bằng gia công nhiệt cần có thiết kế chỉ định phạm vi được đốt nóng, nhiệt độ đốt

nóng, tốc độ đốt nóng cũng như các thiết bị phụ trợ, thiết bị theo dõi trong quá trình thi công.

Có thể thực hiện theo trình tự sau:

- Dùng ngọn lửa đốt nóng kim loại vùng đã được chỉ định đến nhiệt độ yêu cầu của

thiết kế.

- Chỉ cho phép nắn khi vùng được chỉ định đốt nóng đến nhiệt độ 7500C (màu đỏ tím);

- Chỉ cho phép đốt nóng kim loại đến nhiệt độ 8500C (màu đỏ) để tránh cường độ của

thép bị suy giảm.

- Khi gia nhiệt việc nắn chỉnh khó khăn có thể dùng các thiết bị phụ trợ để hỗ trợ.

- Tốc độ gia nhiệt và hạ nhiệt phải đảm bảo đúng theo quy định của thiết kế.

- Sau khi nắn chỉnh cần kiểm tra để phát hiện các hư hỏng ở vùng nắn chỉnh và lân

cận, sửa chữa các hư hỏng nếu có.

- Làm sạch bề mặt, sơn bảo vệ.

1.4. Hư hỏng ở liên kết (bulông cường độ cao, đinh tán, đường hàn)

1.4.1. Nguyên nhân

- Đinh tán có những khuyết tật từ lúc chế tạo như đầu đinh bị rạn, nứt, vẹo, thân đinh

không chặtnhưng chưa được thay thế. Đầu đinh và cả thân đinh bị gỉ, bị ăn mòn, bị lỏng do

nước mưa hoặc do tác động của môi trường.

- Bulông cường độ cao bị đứt, bị lỏng, mặt ma sát bị trượt do khi thi công xiết bulông

quá chặt hoặc thiếu lực căng trong thân bulông, chất lượng vật liệu không tốt, bulông, đai

ốc, vòng đệm và cả mặt ma sát bị gỉ.

- Đường hàn bị nứt do chiều dày đường hàn không đủ, do đường hàn bị ăn mòn làm

giảm tiết diện chịu lực. Chất lượng đường hàn không tốt như lẫn xỉ, rỗ, khí.

1.4.2. Thay thế đinh tán bị hư hỏng

- Tháo bỏ đinh cũ đã bị hư hỏng như thân đinh bị lỏng, đầu đinh bị gỉ ăn mòn, nứt.

- Dùng mỏ cắt hơi cắt chỏm đinh hoặc dùng mũi khoan khoan chỏm đinh. Khi dùng mỏ

cắt hơi chỉ cắt chỏm đinh và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tấm chính. Nếu dùng khoan

thì chiều sâu khoan ít nhất phải bằng chiều cao còn lại của mũ đinh, đường kính khoan phải

nhỏ hơn đường kính đinh từ 2 đến 3 mm để khi khoan không ảnh hưởng tới tấm chính. Lưu

ý không được dùng đục đục bỏ đầu đinh tán khi chưa cắt hoặc khoan sơ bộ đầu đinh.

- Dùng đục đục bỏ đầu đinh sau khi đã cắt hoặc khoan sơ bộ mũ đinh.

- Tháo đinh khỏi lỗ, làm sạch bề mặt lỗ đinh. Nếu thay thế nhiều đinh tán ở một liên kết

Page 151: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

148

thì tháo đến đâu lắp tạm bằng con lói và bulông thường đến đấy cho đến khi tháo bỏ hết các

đinh đã bị hư hỏng. Khi tháo đinh phát hiện thấy lỗ đinh có khuyết tật như hở, không nhẵn,

vát, lép thì phải dùng dũa để sửa chữa hoặc khoan rộng ra. Cho phép khoan lỗ rộng ra ở tất

cả các bộ phận chịu nén, còn trong các bộ phận chịu kéo chỉ được khoan lỗ rộng ra khi có

đủ tiết diện chịu lực và được sự đồng ý của cơ quan thiết kế.

- Có thể thay thế bằng đinh tán mới hoặc bằng bulông cường độ cao. Trường hợp số

đinh cần thay thế nhiều thường thay bằng đinh tán, còn trường hợp số lượng ít thì việc thay

thế bằng đinh tán tốn kém vì cần nhiều thiết bị phục vụ cho việc tán đinh, khi đó có thể thay

bằng bulông cường độ cao.

+ Thay thế bằng đinh tán.

Tán đinh ở các lỗ không có con lói và bulông trước, sau đó tán đinh ở các lỗ có con lói và

cuối cùng là các lỗ có bulông thường. Tháo con lói và bulông đến đâu tán đinh đến đấy.

Cần phải nung đinh tán đến màu sáng đỏ (10000C đến 11000C), công việc tán đinh phải thực

hiện nhanh chóng, sau khi tán xong mũ đinh hãy còn màu đỏ sẫm, nếu tán chậm thân đinh

có thể không choán hết thể tích lỗ đinh sẽ bị lỏng hoặc đầu mũ đinh có vết nứt.

Sau khi tán xong phải kiểm tra chất lượng các đinh vừa thay thế, nếu có đinh không đạt yêu

cầu phải làm lại.

+ Thay thế bằng bulông cường độ cao.

Khi số đinh tán cần thay thế ít có thể thay thế bằng bulông cường độ cao nhưng số bulông

cường độ cao thay thế không nên vượt quá 10% tổng số đinh của liên kết.

Làm sạch bề mặt và lỗ đinh. Dùng cờ lê thường xiết đến khi chặt sau đó dùng cờ lê lực xiết

đến mômen xiết theo thiết kế để đảm bảo lực căng trong thân bulông.

Làm vệ sinh và sơn bảo vệ.

1.4.3. Thay thế bulông cường độ cao bị hư hỏng

- Tháo bulông cường độ cao đã bị hư hỏng. Nếu bulông, đai ốc, vòng đệm đã bị gỉ, có

vết nứt, hỏng ren thì phải loại bỏ. Nếu bulông còn tốt, chưa có hư hỏng mà chỉ bị lỏng thì có

thể lau sạch và dùng lại.

- Làm sạch bề mặt và lỗ đinh.

- Dùng cờ lê thường xiết đến khi chặt sau đó dùng cờ lê lực xiết đến mômen xiết theo

thiết kế.

- Sơn hoặc bôi mỡ để bảo vệ.

1.4.4. Sửa chữa hư hỏng ở đường hàn

- Nếu trên đường hàn có vết nứt, lẫn sỉ, rỗ khí phải đục bỏ hết phần khuyết tật. Riêng

với vết nứt, phải đục kéo dài thêm về mỗi phía ít nhất 10mm.

- Làm sạch bề mặt.

- Hàn bù phần đã đục bỏ.

- Vệ sinh, sơn bảo vệ bề mặt.

Page 152: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

149

II. SỬA CHỮA KẾT CẤU NHỊP CẦU BTCT

2.1. Vật liệu sửa chữa tăng cường cầu

Vật liệu để sửa chữa, tăng cường cầu cũ có thể là thép, bê tông thường, vữa polyme, keo

epoxy, tấm sợi cácbon (CFRP), tấm sợi thủy tinh (GFRP) gọi chung là tấm sợi tổng hợp FRP

(fiber reinforced polyme). Thép, vữa ximăng cát, bê tông thường là những vật liệu rất quen

thuộc nên ở đây chỉ xét các vật liệu như keo epoxy, vữa polyme, bê tông polyme, tấm sợi

cácbon, tấm sợi thủy tinh và các nguyên, vật liệu cấu tạo nên chúng.

2.1.1. Vữa polyme và bê tông polyme

Vữa polyme là hỗn hợp của nhựa epoxy, chất hoá dẻo, chất hoá rắn, chất độn và cát vàng

khô. Như vậy có thể nói vữa polyme (hay còn gọi là bê tông hạt mịn) là hỗn hợp của keo

epoxy và vữa cát vàng khô.

Bê tông polyme là hỗn hợp của đá dăm, cát vàng, ximăng, chất hoá dẻo, chất hoá rắn, nhựa

epoxy. Như vậy có thể nói bê tông polyme là hỗn hợp của đá dăm và vữa polyme.

Vữa polyme và bê tông polyme thường được dùng trong sửa chữa cầu với các hạng mục

yêu cầu hình thành cường độ nhanh.

4.4.1.1.1. Các vật liệu sử dụng để chế tạo bê tông và vữa polyme

* Xi măng

Trong các vật liệu như vữa polyme, bê tông polymeximăng được xem là chất độn. Ximăng

phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Khô, không đóng cục.

- Nếu dùng keo epoxy thì độ ẩm của ximăng làm vữa polyme, bê tông polyme phải nhỏ

hơn hay bằng 0,1%.

* Cát vàng

Cát vàng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Cát phải sạch, không lẫn đất, tạp chất, cụ thể là:

+ Hàm lượng muối Sunphát và Sunfít tính đổi ra SO3 không lớn hơn 1% khối lượng cát.

+ Hàm lượng bùn, bụi đất, bụi sét nhỏ hơn 1% khối lượng cát.

+ Hàm lượng chất hữu cơ đạt tiêu chuẩn theo phương pháp so màu.

Nếu dùng trong vữa polyme, bê tông polyme thì độ ẩm của cát vàng phải nhỏ hơn hoặc

bằng 0,1%. Nếu độ ẩm không đảm bảo trước khi sử dụng thì phải phơi hoặc sấy.

Để đảm bảo độ sạch và độ ẩm trước khi dùng, cát vàng phải được bảo quản cẩn thận.

* Đá dăm

Đá dăm dùng trong bê tông polyme cần đạt được các yêu cầu sau:

- Kích thước hạt từ 0,5mm đến 2mm.

- Sạch, không lẫn tạp chất, cụ thể là:

+ Hàm lượng bùn sét không quá 0,5%.

+ Không chứa các hạt cốt liệu nhẹ, mềm xốp, dễ vỡ.

+ Lượng ngậm tạp chất hữu cơ đạt yêu cầu tiêu chuẩn theo phương pháp thí nghiệm

so màu.

Page 153: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

150

- Độ ẩm của đá dăm phải nhỏ hơn 0,5%.

* Nhựa epoxy

Nhựa epoxy là chất hoá học có tính dính bám tốt với một số vật liệu khác như gỗ, thép, bê

tông, đá. Trong quá trình đông cứng để tạo thành keo epoxy, vữa polyme, bê tông polyme

không sinh ra nước hay chất bay hơi và tạo thành vật liệu có độ bền cao, chống thấm tốt, co

ngót rất ít.

Trước đây nhựa epoxy thường dùng hiện nay ở Việt Nam là nhựa epoxy do Nga sản xuất

(ký hiệu là ED) hoặc do Trung Quốc sản xuất. Hiện nay nhựa epoxy có thể mua của các

hãng có thương hiệu trên thế giới có bán ở thị trường nước ta. Tuy nhiên để tham khảo trong

giáo trình này chỉ giới thiệu một số chỉ tiêu của nhựa epoxy cũ. Nhựa epoxy dùng trong vật

liệu xây dựng thường được đóng can và có ghi các thành phần và đặc trưng cụ thể .

Khi sử dụng cần quan tâm đến chỉ số epoxy trong nhựa, đó là một đặc trưng cấu tạo được

tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa trọng lượng của nhóm epoxy với trọng lượng phân tử của loại

nhựa, có thể tham khảo chỉ số epoxy của một số loại nhựa ED như trong bảng 8-1

Bảng 8-1: Tính năng của một số loại nhựa epoxy ED

STT Ký hiệu của nhựa

epoxy

Trọng lượng

phân tử (dvo)

Nhiệt độ chảy

mềm (0C)

Chỉ số epoxy

(%)

1 ED-5 400 57 2527

2 ED-6 500 37 1418

3 ED-40 600 - 1621

4 ED-13 1500 5055 810

5 ED-15 2500 6075 57

6 ED-16 500 25 1618

7 ED-20 420 27 19,922

8 ED-22 400 28 22,923,5

Nhựa epoxy dùng để pha keo epoxy, vữa polyme, bê tông polyme thường có các chỉ số

epoxy từ (1418)%.

* Chất hoá dẻo

Khi trộn với nhựa epoxy, chất hoá dẻo làm tăng tính dẻo của hỗn hợp, giảm co ngót, tăng khả

năng chịu rung động, chịu va đập, giảm độ nhớt và kéo dài thời gian thi công. Do đó chất hoá

dẻo được dùng trong keo epoxy, vữa polyme, bê tông polyme.

Các chất hoá dẻo là hợp chất Cacbuahydro và các chất dẫn xuất có trọng lượng phân tử

thấp. Thông dụng nhất là các chất polyeste, peclorovinyl, thiokel, dibutinftalat.

* Chất hoá rắn

Chất hoá rắn dùng để pha trộn vào hỗn hợp keo epoxy, vữa polyme, bê tông polyme để tạo

Page 154: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

151

ra vật liệu đông cứng nhanh.

Trong sửa chữa cầu cống, chất hoá rắn thường được dùng có phản ứng hoá học với nhựa

epoxy ở nhiệt độ bình thường (từ 150C đến 170C) nên gọi là chất hoá rắn nguội, là các amin

với một nhóm amin như: atylen diamin, tetra etylen pentamin, polyetylen polyamin,... ở thể

lỏng, màu vàng nâu, dễ bay hơi và độc hại với sức khoẻ của con người nên khi thi công phải

đeo khẩu trang và găng tay bảo hộ lao động.

* Chất độn

- Chất độn (filler) là chất được trộn vào trong keo epoxy, vữa polyme hay bê tông

polyme để làm tăng dính bám của hỗn hợp vào bề mặt của kết cấu, đồng thời tiết kiệm nhựa

epoxy. Chất độn thường là những chất gần giống với những tính chất của vật liệu kết cấu

cần sửa chữa. Chất độn có thể ở dạng bột (ximăng, bột đá) hoặc ở dạng sợi.

- Ximăng Pooclăng có mác từ 30 MPa trở lên đều có thể làm chất độn. Độ ẩm của

ximăng càng cao thì cường độ của hỗn hợp đã đông cứng càng giảm, do đó độ ẩm của

ximăng như đã nêu ở trên phải nhỏ hơn 0,1% khi dùng trong hỗn hợp keo epoxy, vữa polyme

hay bê tông polyme.

- Bột đá cũng có thể làm chất độn, khi đó bột đá phải thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Đảm bảo độ mịn.

+ Độ ẩm nhỏ hơn 0,1%.

+ Không chứa tạp chất hữu cơ, bùn, sét.

- Chất độn dạng sợi còn làm tăng các đặc trưng cơ lý của hỗn hợp như khả năng

chống nứt, chống thấm. Sợi làm chất độn thường được sản xuất từ 100% polypropylen

nguyên chất có chiều dài sợi nhỏ hơn 20mm.

4.4.1.1.2. Keo epoxy

- Keo epoxy là hỗn hợp của nhựa epoxy, chất hoá dẻo, chất hoá rắn và chất độn. Tỷ

lệ các thành phần có thể tham khảo bảng 8-2.

Bảng 8-2: Một vài tỷ lệ thành phần keo epoxy ED

STT

Công thức I II III IV V

Nhiệt độ thi công (0C) 515 1520 2025 2535 3540

Thành phần Tỷ lệ (% trọng lượng)

1 Nhựa epoxy (ED-6) 100 100 100 100 100

2 Chất hoá dẻo (Dibutinftalat) 20 20 15 15 15

3 Chất hoá rắn

(Polyetylen-polyamin) 10 10 10 10 10

4 Ximăng P50 qua sàng 0,1mm

và sấy ở nhiệt độ 1100C 100125 150 150 170200 200250

- Thời gian sống của keo epoxy là thời gian tính từ khi trộn chất hoá rắn vào hỗn hợp

cho đến khi đông cứng thường từ 1 đến 3 giờ hoặc nhỏ hơn. Thời gian này tuỳ thuộc vào

Page 155: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

152

loại nhựa epoxy, chất hoá rắn, tỷ lệ pha trộn và nhiệt độ môi trường. Do đo tốt nhất là phải

tiến hành thí nghiệm tại hiện trường để xác định thời gian sống của keo và có kế hoạch thi

công cho phù hợp.

- Có thể pha trộn keo epoxy theo trình tự sau:

+ Cân nhựa epoxy và chất dẻo theo tỷ lệ thành phần đã thiết kế, trộn lẫn và đun nóng

đến nhiệt độ 800C, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp trở nên đồng nhất.

+ Giữ hỗn hợp ở nhiệt độ 800C, rắc bột ximăng hoặc bột đá vào, vừa rắc bột vừa khuấy

cho đến khi hết bột, sau đó tiếp tục khuấy cho đến khi đều (thường từ 5 đến 10 phút).

+ Khi đã khuấy đều, giữ nhiệt độ ở 800C để cho thoát hết bọt khí trong hỗn hợp, dấu

hiệu thoát hết bọt khí là không còn bọt sủi lên bề mặt (thời gian thường từ 15 đến 20 phút).

+ Để nguội đến nhiệt độ môi trường, đổ đều chất hoá rắn lên bề mặt hỗn hợp, khuấy

đều hỗn hợp cho đến khi đồng nhất về màu sắc và độ sệt (thời gian thường từ 5 đến 10

phút).

+ Khi nhiệt độ môi trường lớn hơn hoặc bằng 250C có thể trộn hỗn hợp theo trình tự

trên mà không cần đun nóng đến nhiệt độ 800C.

Ở Việt Nam, trong nhiệt độ bình thường và khi khối lượng không lớn người ta thường đổ lẫn

và trộn đều hỗn hợp nhựa epoxy, chất hoá dẻo, chất hoá rắn sau đó rắc bột và khuấy đều.

- Sau khi đã trộn đều cần nhanh chóng sử dụng để keo không bị đông cứng trước khi

thi công.

- Chất lượng của keo epoxy được đánh giá thông qua thí nghiệm mẫu. Thường thí

nghiệm ít nhất 3 mẫu, kích thước mẫu 2x2x2 (cm).

2.2. Vữa polyme

- Trong thành phần của vữa polyme, sau khi chọn tỷ lệ ximăng/cát cần phải chọn tỷ lệ

keo epoxy thích hợp sao cho keo lấp đầy lỗ rỗng của cát để đảm bảo hỗn hợp có mật độ cao

nhất. Cần phải tiến hành thí nghiệm tại hiện trường để chọn tỷ lệ thành phần vật liệu hợp lý,

đồng thời xác định thời gian đông cứng của vữa polyme. Khi nhiệt độ môi trường từ 200C

đến 250C có thể tham khảo các tỷ lệ thành phần vật liệu vữa polime như trong bảng 8-3.

Bảng 8-3: Một vài tỷ lệ thành phần vữa polyme

STT Thành phần

Tỷ lệ (%) theo trọng lượng

1 2 3

1 Cát vàng khô 100 100 100

2 Nhựa epoxy ED-6 1820 2022,5 2425,6

3 Chất hoá dẻo (Dibutinftalat) 2,83 33,4 3,63,9

4 Chất hoá rắn (Polyetylen-polyamin) 1,92 22,3 2,42,6

5 Ximăng 30 40 50

- Ở nhiệt độ môi trường bình thường, có thể trộn vữa polyme theo trình tự sau:

+ Cân các loại vật liệu theo tỷ lệ thành phần thiết kế thông qua thí nghiệm tại hiện

trường.

Page 156: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

153

+ Đổ cát, sau đó đổ ximăng trên cát và trộn cho đến khi đều, kiểm tra sự đồng đều

thông qua màu sắc của hỗn hợp.

+ Đổ chất hoá dẻo vào nhựa epoxy, trộn đều sau đó đổ chất hoá rắn vào khuấy đều,

có thể đổ cả ba vật liệu vào rồi khuấy đều cùng một lúc.

+ Đổ hỗn hợp nhựa epoxy, chất hoá dẻo, chất hoá rắn vào hỗn hợp cát vàng, ximăng

và trộn đều. Đánh giá độ đồng đều thông qua màu sắc và độ dẻo của hỗn hợp.

Khi vữa đã trộn đều cần nhanh chóng đưa vào sử dụng.

2.3. Bê tông polyme

- Bê tông polyme là hỗn hợp của đá dăm, cát vàng, ximăng, chất hoá dẻo, chất hoá

rắn, nhựa epoxy, như vậy có thể nói bê tông polyme là hỗn hợp của đá dăm và vữa polyme.

- Trong thành phần của bê tông polyme nếu đường kính đá dăm là 10mm thì tỷ lệ phần

trăm theo trọng lượng của đá dăm, cát vàng và ximăng tương ứng là 15%, 69% và 16%, khi

đó hàm lượng của hỗn hợp nhựa epoxy, chất hoá dẻo, chất hoá rắn thích hợp là 12% trọng

lượng của toàn bộ hỗn hợp. Từ đó có một ví dụ tham khảo về thành phần của bê tông polyme

với đá dăm 10mm như sau: đá dăm 13,4%, cát vàng 61,5%, ximăng 14,3%, nhựa epoxy

8,6%, chất hoá dẻo (Dibutinftalat) 1,3% và chất hoá rắn (Polyetylen-polyamin) 0,9%.

- Thời gian đông cứng của bê tông polyme phụ thuộc vào tỷ lệ thành phần vật liệu,

nhiệt độ, độ ẩm của môi trường nên cần phải tiến hành thí nghiệm tại hiện trường để đồng

thời xác định tỷ lệ thành phần và thời gian đông cứng của bê tông để có kế hoạch chuẩn bị

vật liệu và bố trí thời gian thi công cho phù hợp.

- Trong nhiệt độ bình thường có thể pha trộn bê tông polyme theo trình tự sau:

+ Cân các loại vật liệu theo tỷ lệ đã thiết kế.

+ Trộn đều ximăng với cát vàng, đổ hỗn hợp vào đá dăm và trộn đều.

+ Trộn đều hỗn hợp nhựa epoxy và chất hoá dẻo, sau đó đổ chất hoá rắn vào nhựa

epoxy rồi khuấy đều.

+ Đổ hỗn hợp nhựa epoxy, chất hoá dẻo, chất hoá rắn vào hỗn hợp cát vàng, ximăng,

đá dăm và trộn cho đến khi đều. Đánh giá độ đồng đều qua màu sắc và độ sệt của hỗn hợp.

Khi bê tông đã trộn xong cần nhanh chóng đưa vào sử dụng.

2.4. Tấm polyme cốt sợi FRP

Tấm polyme cốt sợi FRP, hay còn gọi là tấm laminate, được cấu tạo bởi sợi khô, đã được

dệt đơn hướng hoặc đa hướng và phủ ngoài bằng keo epoxy bền nhiệt hai thành phần. Tấm

polyme cốt sợi được sử dụng để tăng cường khả năng chịu lực của kết cấu BT bằng cách

dán vào bề mặt kết cấu thông qua lớp keo dính bám. Có các loại cốt sợi chính gồm cốt sợi

cácbon (CFRP), cốt sợi Aramid (AFRP) và cốt sợi thủy tinh (GFRP). Trong sửa chữa kết cấu

cầu, tấm FRP sợi cácbon thường được dùng do có tuổi thọ cao, cường độ cao và có môđun

đàn hồi kéo gần bằng môđun của cốt thép.

Tấm polyme cốt sợi được chia thành nhiều loại thành phẩm khác nhau tùy vào công nghệ

của nhà sản xuất. Để đơn giản trong chuyên chở vật liệu và trong thi công, tấm sợi cácbon

cường độ cao dạng mềm thường được sử dụng. Tuy nhiên nếu phải dán nhiều lớp sợi

cácbon mềm thì có thể tăng tính hiệu quả bằng cách sử dụng tầm sợi cácbon cường độ cao

dạng cứng. Có hai công nghệ phổ biến để thi công tấm composite cốt sợi các bon để tăng

cường kết cấu là công nghệ dán khô và công nghệ dán ướt. Công nghệ thi công phải phù

hợp loại thành phẩm, tuân thủ các chỉ dẫn thi công của nhà sản xuất, được thực hiện bởi

các đơn vị thi công đã có kinh nghiệm thi công những công trình tương tự hoặc có chứng nhận

Page 157: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

154

cho phép thi công của nhà sản xuất.

Đặc trưng kỹ thuật của vật liệu FRP được xác định bằng các thí nghiệm chuẩn. Tùy thuộc

vào nguồn gốc của tấm sợi mà thí nghiệm theo quy định của ASTM (Mỹ), JIS (Nhật) hoặc

tương đương.

Hình 8-1: Tấm sợi cácbon (CFRP), tấm sợi thủy tinh (GFRP), Tấm cứng cácbon

2.4.1. Thành phần vật liệu

Thành phần vật liệu được dùng trong hệ thống sửa chữa CFRP bao gồm keo epoxy (bả, keo

lót, keo thấm) và sợi.

Keo epoxy

Có nhiều loại keo epoxy gốc polyme, bao gồm keo lót, keo bả, keo thấm và keo dính bám.

Loại keo thông thường bao gồm nhựa Epoxy, Vinylesters và Polyester, được chế tạo phù

hợp với mục đích sử dụng và điều kiện môi trường. Các tính năng chính của keo Epoxy bao

gồm:

- Tương thích và dính bám tốt với bề mặt bê tông;

- Tương thích và dính bám tốt lên tấm FRP tổng hợp;

- Có khả năng chống chịu tốt với những ảnh hưởng của môi trường bao gồm: độ ẩm,

nước mặn, nhiệt độ, chất hóa họcmà bê tông tiếp xúc;

- Có tính công tác tốt;

- Có tuổi thọ phù hợp.

Keo lót

Keo lót (primer) được dùng để thấm bề mặt bê tông, tăng cường cường độ bề mặt bê tông

và tăng khả năng dính bám khi dán sợi.

Keo bả

Được dùng để lấp bề mặt lỗ rỗng của lớp nền như là lỗ, và cung cấp bề mặt mịn cho FRP

có thể dính. Lấp đầy rỗ rỗng bề mặt để tránh các bọt khí hình thành trong quá trình lưu hóa

của nhựa thấm.

Keo thấm

Được dùng để tẩm lên sợi gia cường, cố định vị trí, làm tăng khả năng truyền lực cắt để

đường lực được truyền tốt hơn giữa các sợi. Nhựa thấm cũng làm việc như chất kết dính

cho hệ thống dán ướt, cung cấp đường truyền lực cắt giữa nền bê tông và FRP.

Sợi

Thông thường, sợi đã được thấm nhập nhựa và dệt thành hướng tạo thành dạng các tấm

mềm hoặc tấm cứng để tiện cho công tác thi công.

Page 158: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

155

2.4.2. Đặc trưng vật lý của tấm polyme cốt sợi

Khối lượng riêng

Vật liệu FRP có khối lượng riêng từ 1.2 đến 2.1g/cm3, thấp hơn 4 đến 6 lần khối lượng riêng

của thép. Khối lượng nhẹ giúp vận chuyển dễ giàng, giảm tĩnh tải lên kết cấu và thuận tiện

cho việc triển khai thi công trên công trường. Đối với cầu, nó không làm tăng chiều cao kiến

trúc khi dán vào đáy dầm.

Vì sợi cácbon đã được tẩm nhựa nên khối lượng riêng (hoặc khối lượng trên đơn vị diện

tích) của vật liệu FRP thành phẩm phải được ghi trong chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Hệ số giãn nở nhiệt

Hệ số giãn nở nhiệt của vật liệu FRP đơn hướng phụ thuộc vào loại sợi, loại keo Epoxy và

tỷ lệ thể tích của sợi trong tổng thể tích tấm. Để đảm bảo sự làm việc chung của vật liệu FRP

với kết cấu được tăng cường, vật liệu FRP phải có hệ số giãn nở nhiệt thỏa mãn quy định

trong bảng 8-4:

Bảng 8-4: Bảng hệ số giãn nở nhiệt

Hướng

Hệ số giãn nở nhiệt (×10-6/ºC)

Vật liệu FRP

Dọc, αL Từ -1 đến 0

Ngang, αT Từ 22 đến 51

Khả năng chịu kéo

Khi chịu kéo trực tiếp, vật liệu FRP đơn hướng phá hoại giòn mà không xuất hiện biến dạng

dẻo. Ứng xử kéo của vật liệu FRP là đàn hồi tuyến tính cho đến khi bị phá hoại đột ngột.

Cường độ chịu kéo và độ cứng của vật liệu FRP phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sợi là thành

phần chịu lực chính, nên loại sợi, hướng sợi, số lượng sợi, phương pháp dán sợi và điều

kiện tổng hợp sợi có ảnh hưởng lớn đến đặc trưng chịu kéo của FRP. Vì vậy, vai trò cốt yếu

của sợi và phương pháp áp dụng, đặc trưng của hệ thống gia cường FRP cần được tính

toán dựa trên diện tích nguyên của sợi.

Diện tích tổng của tấm FRP được tính bằng tổng diện tích ngang của vật liệu FRP đã lưu

hóa, bao gồm cả sợi và keo. Diện tích nguyên của sợi được tính bằng diện tích của sợi, bỏ

qua chiều dày của nhựa. Diện tích nguyên của sợi được dùng để cho đặc trưng của phương

pháp dán ướt. Quá trình thi công dán ướt khống chế hàm lượng sợi và hàm lượng nhựa.

Khả năng chịu kéo của vật liệu gia cường FRP được cung cấp bởi nhà sản xuất, và cần

được thí nghiệm kiểm chứng khi đưa vào công trình. Các thí nghiệm được tiến hành trên

các mẫu chuẩn, theo các phương pháp thí nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM hoặc tương đương.

Nhà sản xuất cần cung cấp tối thiểu kết quả cường độ chịu kéo, biến dạng kéo đứt và mô

đun đàn hồi kéo của vật liệu FRP.

Khả năng chịu nén

Cường độ chịu nén của FRP thấp hơn cường độ chịu kéo của chính nó. Các dạng phá hoại

chính của tấm FRP cốt sợi khi chịu nén dọc trục bao gồm phá hoại do kéo theo phương

Page 159: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

156

ngang, mất ổn định và phá hoại do cắt. Việc xảy ra dạng phá hoại nào phụ thuộc vào loại

sợi, tỉ lệ thể tích sợi, loại keo epoxy. Môđun đàn hồi nén của tấm FRP thường nhỏ hơn (đạt

khoảng 85%) môđun đàn hồi kéo. Do chưa đủ thí nghiệm kiểm chứng nên không được sử

dụng khả năng chịu nén của tấm polyme cốt sợi để tăng cường kết cấu.

Một số đặc tính khác của vật liệu FRP như khả năng chịu kéo uốn, độ bền mỏi, độ bền với

môi trường có thể được công bố tùy theo nhà sản xuất và tùy theo yêu cầu của từng dự án.

2.5. Thanh polyme cốt sợi

Thanh polyme cốt sợi là sản phẩm của công nghệ composite. Sợi là bộ phận chịu lực của

thanh polyme. Các bó sợi được bao bọc và gắn kết với nhau bởi chất kết dính là hỗn hợp

epoxy, chất đông cứng và thành phần biến tính.

Hình 8-2: Mô tả dây truyền công nghệ sản xuất thanh polyme

Bó sợi sau khi được tẩm chất kết dính sẽ chạy qua lò gia nhiệt. Tại đây quá trình đóng rắn

hay phản ứng khâu mạch của chất kết kính sẽ xảy ra tạo thành polyme. Sản phẩm được làm

nguội và cắt thành cây có chiều dài 11.7m hoặc thành những cuộn tròn có chiều dài 100m

tuỳ theo yêu cầu (xem hình 8-2).

Ưu điểm:

+ Chống ăn mòn trong các môi trường nước biển và môi trường axit, kiềm.

+ Có cường độ kéo cao hơn cốt thép rất nhiều.

+ Độ dẫn nhiệt và dẫn điện thấp.

+ Không có từ tính.

+ Có thể sử dụng kết hợp với cốt thép thường trong cùng một cấu kiện, trong đó thanh

FRP là thành phần chịu lực chính của kết cấu, chi tiết cốt đai và cốt cấu tạo sử dụng cốt thép

thường.

+ Thanh polyme cốt sợi có hiệu quả kinh tế cao khi tăng cường cho kết cấu mảnh như

bản mặt cầu, xà mũ trụ cầu.

+ Nhược điểm: không thể uốn thanh FRP tại công trường và khả năng chịu nhiệt của

chúng thấp.

Page 160: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

157

Hình 8-3: Thanh cốt sợi thủy tinh

2.6. Vữa không co ngót cường độ cao

Đây là loại vữa không co ngót gốc xi măng có cường độ cao, không co ngót và sớm hình

thành cường độ tuỳ theo nhiệt độ môi trường và loại vữa được dùng.Thành phần chủ yếu

gồm xi măng là chất kết dính. Cốt liệu gồm cát vàng, các chất phụ gia như phụ gia siêu dẻo

polyme, phụ gia chống thấm, phụ gia trương nở để chống co ngót, phụ gia tăng cường độ

vữa. Có thể trộn thêm cốt liệu đá khi thi công các cấu kiện có chiều dày lớn hơn 10-15cm.

Vữa tự chảy không co ngót rất dễ sử dụng. Nó được sản xuất dưới dạng khô hoàn toàn và

được đóng vào các bao 50 kg, 25 kg tùy vào nhà sản xuất. Khi sử dụng chỉ cần thêm nước

với tỷ lệ 13% - 14% và trộn bằng máy.

Các loại vữa không co ngót được sử dụng trong sửa chữa cầu có các ưu điểm sau:

+ Có tính chảy lỏng tự do như vữa rót, độ linh động cao, có khả năng tự chảy

vào các khu vực có kích thước nhỏ;

+ Không bị phân tầng;

+ Không co ngót;

+ Phát triển nhanh cường độ, đạt cường độ cao sau khi hoá cứng lên đến

30÷60 MPa mà không cần đầm nén;

+ Có thể thi công trên bề mặt khô hoặc ẩm mà vẫn đạt kết quả tốt như dự kiến;

+ Dính bám tốt với bề mặt bê tông cũ;

+ Có thể thi công trát lên các bề mặt thẳng đứng, nằm ngang hay trát ngửa dễ

dàng. Thậm chí có thể thi công bằng máy bơm phun.

Một số ứng dụng của các loại vữa không co ngót cường độ cao trong công tác

sửa chữa, tăng cường cầu:

+ Trám vá các vết sứt vỡ bê tông;

+ Thi công phần bê tông khi thay thế các khe co giãn cũ (có trộn thêm các cốt

liệu để giảm giá thành và chống co ngót).

2.7. Bê tông cốt sợi

Với bê tông thường, cường độ chịu kéo, chịu uốn và khả năng chịu tải trọng là kém và thường

có khả năng bị phá hoại giòn. Bởi vậy trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu

thành công giải pháp làm tăng cường khả năng chịu lực của bê tông, thông qua việc thay đổi

một số tích chất cơ lý của vật liệu như trộn thêm vào bê tông các loại cốt sợi, việc pha trộn

cốt sợi này vào bê tông sẽ làm cho bê tông dẻo hơn, bền hơn so với bê tông thông thường.

Bê tông cốt sợi là loại bê tông đặc biệt được chế tạo từ hỗn hợp xi măng, cốt liệu, nước, phụ

Page 161: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

158

gia và sợi gia cường riêng rẽ. Sợi phân tán ngẫu nhiên hoặc sợi liên tục, phân bố theo một

hoặc hai phương được đưa vào trong bê tông nhằm cải thiện và tăng cường các tính chất

cho bê tông, phù hợp sử dụng cho các công trình có yêu cầu cao về khả năng chịu kéo, chịu

uốn, chịu va đập, dẻo dai và ít co ngót của bê tông.

Các loại sợi sử dụng cho bê tông là sợi thép, sợi tổng hợp, sợi hữu cơ.

Hình 8-4: Các loại cốt sợi trộn vào bê tông

Vật liệu cốt sợi tổng hợp composite gia cường cho kết cấu bê tông có thể đảm nhiệm được

cả hai nhiệm vụ: sửa chữa, gia cường và làm tăng sức chịu tải của kết cấu. Với ưu điểm

nhẹ, cường độ cao, môđun đàn hồi lớn và khả năng chống ăn mòn cao, bê tông cốt sợi rất

thích hợp cho việc gia cường kết cấu bê tông cốt thép.

Các ưu điểm của bê tông cốt sợi:

+ Giảm nguy cơ nứt do co ngót cho bê tông;

+ Tăng khả năng chịu kéo, uốn và nén;

+ Tăng khả năng chống va đập;

+ Tăng khả năng chịu mỏi;

+ Tăng khả năng chống mài mòn;

+ Tăng tuổi thọ cho bê tông.

Hình 8-5: Một số hình ảnh của bê tông cốt sợi phân tán.

Một số ứng dụng của bê tông cốt sợi trong công tác sửa chữa, tăng cường cầu:

+ Tăng cường tiết diện của kết cấu BTCT ở các khu vực yêu cầu khả năng chịu kéo

lớn như dầm chủ;

Sử dụng cho các khu vực chịu lực cục bộ, va đập lớn như bê tông khe co giãn.

2.6. Các hư hỏng thường gặp

Trong cầu BTCT thường và BT dự ứng lực hay có các hư hỏng sau:

- Rỗ bê tông.

Page 162: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

159

- Tróc mảng, vỡ bê tông để lộ cốt thép thường hoặc thép dự ứng lực, cốt thép lộ ra đã

bị gỉ, thậm chí gỉ đứt.

- Nứt bê tông.

- Cường độ của bê tông bị suy giảm.

- Thấm nước qua bê tông, cốt thép trong bê tông bị gỉ.

- Đứt cáp dự ứng lực ngang liên kết giữa các dầm chủ lắp ghép.

- Tuỳ từng hư hỏng cụ thể mà có phương pháp sửa chữa, sau đây là các sửa chữa

thường dùng hiện nay.

III. SỬA CHỮA TÌNH TRẠNG RỖ BÊ TÔNG

3.1. Nguyên nhân của tình trạng rỗ bê tông

Có nhiều nguyên nhân sinh ra rỗ bê tông, các nguyên nhân này chủ yếu nằm trong giai đoạn

thi công bê tông, ở một số cầu do không được sửa chữa ngay sau khi thi công nên tình trạng

rỗ bê tông còn tồn tại ngay cả trong các cầu đang khai thác và trên cả các cầu đã cũ.

Các nguyên nhân chính của tình trạng rỗ bê tông là:

- Khi thi công ghép ván khuôn không tốt, không khít, ván khuôn bị biến dạng khi đổ bê

tông làm cho bê tông bị mất nước và chất kết dính gây ra rỗ bê tông.

- Đầm bê tông không tốt, bê tông không lấp đầy thể tích khối đúc, nhất là ở vị trí có

nhiều cốt thép, vị trí có chiều dày lớp bê tông bảo vệ mỏng.

- Trộn bê tông không đều, chỗ nhiều cốt liệu bê tông có độ sụt nhỏ.

- Đổ bê tông không đúng kỹ thuật dẫn đến bê tông bị phân tầng, lớp đổ trước cách lớp

đổ sau một thời gian dài và giải quyết mặt tiếp xúc giữa hai lớp không tốt.

3.2. Phương pháp sửa chữa

- Làm sạch bê tông bề mặt trong phạm vi bê tông bị rỗ, cụ thể là:

+ Đục bỏ phần bê tông bị rỗ bao gồm cả phần bê tông đã bị hư hỏng, đã bị rêu phủ

xung quanh chỗ rỗ.

+ Tẩy gỉ cốt thép nếu ở vùng bê tông rỗ có lộ cốt thép và cốt thép lộ ra đã bị gỉ, trong

phạm vi hẹp có thể tẩy gỉ cốt thép bằng bàn chải sắt.

+ Làm sạch bề mặt và chuẩn bị bề mặt để trám vá, nếu trám vá bằng vữa ximăng cát

hoặc bê tông thường thì sau khi làm sạch cần tưới ướt toàn bộ bề mặt, trái lại nếu trám vá

bằng vữa polyme hay bê tông polyme thì sau khi làm sạch có thể bằng cách phun nước thì

cần làm khô bề mặt.

- Trám vá bằng vữa hoặc bê tông.

+ Dùng bay trám vật liệu đã trộn vào bề mặt cần trám vá, lực ép tạo ra cần đảm bảo

cho vật liệu bám chắc vào bề mặt. Nếu lớp trám vá dày cần trám vá nhiều lần để hỗn hợp

không bị rơi. Sau khi trám vá phải làm phẳng bề mặt bằng bay hoặc bàn xoa.

+ Khi lớp trám vá dày, nhất là trám vá vào mặt đáy dầm, đáy bản và khi bê tông hay

vữa chưa đông cứng vẫn cho xe cộ lưu thông trên cầu thì cần thiết phải có ván khuôn treo,

sau khi trám vá phải xiết bulông hoặc tăng đơ để ván khuôn ép chặt bê tông hoặc vữa vào

Page 163: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

160

bề mặt trám vá, khi vữa hoặc bê tông đã đông cứng mới tháo dỡ ván khuôn và hoàn thiện

bề mặt.

+ Chỉ được thi công khi trời không mưa hoặc có mưa nhưng không ảnh hưởng đến

phạm vi cần trám vá. Nếu trám vá bằng vữa polyme hoặc bê tông polyme thì phải đảm bảo

bề mặt trám vá hoàn toàn khô.

+ Trong thời gian từ lúc bắt đầu trám vá đến khi vữa hoặc bê tông đã đông cứng, nếu

cầu đang khai thác thì cần hạn chế tốc độ xe qua cầu (khi xe chạy với tốc độ lớn có tác động

xấu đến bê tông hoặc lớp vữa mới trám vá).

- Bảo dưỡng vữa hoặc bê tông cho đến khi đông cứng, tháo dỡ ván khuôn (nếu có) và

hoàn thiện.

Hình 8-6: Ván khuôn treo đổ bê tông sửa chữa dầm bê tông

1 - Dầm bản thép, 2 - Chốt cắm vào bê tông để treo ván khuôn;

2- Dây treo hoặc thanh treo, 4 - Tăng đơ, 5 - Ván khuôn

IV. NỨT BÊ TÔNG

4.1. Nguyên nhân và vị trí xuất hiện vết nứt

- Vết nứt do chịu lực

+ Vết nứt do ứng suất pháp: vết nứt này xuất hiện ở vùng chịu kéo của bê tông tại mặt

cắt có mômen uốn lớn (về giá trị tuyệt đối) như mặt cắt giữa nhịp hoặc gần giữa của nhịp

giản đơn, mặt cắt giữa hoặc gần giữa, mặt cắt trên trụ trung gian hoặc lân cận mặt cắt này

của các nhịp liên tục, mút thừa. Các vết nứt này có phương vuông góc hoặc gần vuông góc

với trục dầm và có độ mở rộng nhỏ dần về phía vùng chịu nén của bê tông. Trong các cầu

bê tông cốt thép thường vết nứt thẳng góc (cách gọi khác của vết nứt do ứng suất pháp)

xuất hiện khá phổ biến, đánh giá mức độ nguy hiểm của vết nứt dựa vào hai tiêu chuẩn: Độ

mở rộng vết nứt tổng cộng (do cả tĩnh tải và hoạt tải sinh ra) và vết nứt do hoạt tải sinh ra co

khép lại không khi không còn hoạt tải trên cầu. Nếu độ mở rộng vết nứt tổng cộng nhỏ hơn

độ mở rộng vết nứt cho phép (tuỳ theo quy trình, giá trị này có thể từ 0,2mm đến 0,3mm),

đồng thời vết nứt do hoạt tải sinh ra khép lại khi không còn hoạt tải trên nhịp đo hoặc trên

cầu thì vết nứt chưa gây nguy hiểm cho sự làm việc của kết cấu. Ngoài yếu tố tâm lý thì cái

cần quan tâm là hơi ẩm hoặc nước mưa có thể thấm qua vết nứt làm gỉ cốt thép bên trong

để có giải pháp bảo vệ cốt thép.

+ Vết nứt xiên góc: là vết nứt phát sinh do ứng suất kéo chủ, do đó vết nứt thường

1 2

5 5

4

32

1

43

Page 164: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

161

vuông góc hoặc gần vuông góc với phương của ứng suất kéo chủ và xuất hiện ở đoạn dầm

mà tại đó mômen uốn và lực cắt cùng lớn, với dầm giản đơn, đó là đoạn từ gối đến mặt cắt

1/4nhịp, với dầm liên tục và mút thừa còn ở cả đoạn từ gối trung gian về hai phía. Các vết

nứt xiên thường có độ nghiêng so với đường thẳng đứng tăng dần từ gối ra và có độ mở rộng

giảm dần về phía vùng chịu nén của bê tông.

+ Vết nứt dọc: vết nứt dọc do ứng suất tiếp sinh ra. Tại mặt cắt có lực cắt lớn, trên mặt

cắt xuất hiện ứng suất tiếp có giá trị lớn và cùng phương với lực cắt, theo định luật đối ứng

của ứng suất tiếp, trên mặt cắt vuông góc với nó cũng có ứng suất tiếp tương ứng và chính

ứng suất này làm phát sinh vết nứt dọc. Trên các dầm vết nứt dọc xuất hiện ở đoạn dầm có

lực cắt lớn (đoạn gần gối), phương của vết nứt song song hoặc gần song song với trục dầm

và có độ mở rộng vết nứt nhỏ dần từ gối ra. Ở dầm chữ T, vết nứt này thường xuất hiện ở chỗ

tiếp giáp giữa cánh dầm và sườn dầm.

+ Vết nứt cục bộ: vết nứt cục bộ xuất hiện xung quanh vị trí tại đó ứng suất nén cục bộ

lớn như trên gối, đầu neo. Các vết nứt này có độ mở rộng nhỏ dần theo hướng xa dần vị trí

có ứng suất nén cục bộ lớn.

- Vết nứt do co ngót: theo thời gian, hiện tượng co ngót trong bê tông có thể làm xuất

hiện các vết nứt, vết nứt do co ngót thường rộng ở giữa, nhỏ dần về hai đầu và có thể sắp

xếp gần như song song theo phương vuông góc với ứng suất co ngót. Trong sửa chữa cầu

cống, tại vị trí có trám vá, đổ thêm bê tông rất hay xuất hiện vết nứt ở chỗ tiếp giáp giữa bê

tông mới và bê tông cũ hay giữa vữa mới trát thêm với bê tông cũ. Vữa polyme và bê tông

polyme co ngót ít nên rất thích hợp cho sửa chữa cầu cống.

- Vết nứt do phản ứng cốt liệu Alkali: hiện tượng này xảy ra khi trong bê tông có chứa

một lượng muối và khi có nước thì gây ra phản ứng cốt liệu. Đặc trưng của vết nứt do hiện

tượng này là vết nứt mạng như tổ ong, một số vết nứt dọc theo cốt thép chủ, dọc theo cáp

dự ứng lực, nứt ở gối cũng có thể có nguyên nhân của phản ứng cốt liệu Alkali.

- Vết nứt do chiều dày bê tông bảo vệ không đủ: khi lớp bê tông bảo vệ mỏng, hơi ẩm

và nước thấm vào làm gỉ cốt thép, cốt thép gỉ trương nở thể tích đẩy nứt và đẩy vỡ lớp bê

tông bên ngoài. Vết nứt này thường nằm dọc theo cốt thép kể cả cốt thép chủ, cốt thép đai

và các cốt thép khác, và có độ mở rộng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ gỉ của cốt thép.

4.2. Phương pháp sửa chữa

Phương pháp sửa chữa vết nứt phụ thuộc vào bề rộng của vết nứt, với các vết nứt nhỏ hơn

0.2mm÷0,3mm thì thường phủ lên bề mặt vết nứt một lớp keo để ngăn không cho hơi ẩm,

nước thấm vào làm gỉ cốt thép. Với các vết nứt lớn hơn 0.2mm÷0,3mm có thể bơm keo hoặc

bơm vữa vào vết nứt để bảo vệ cốt thép.

- Trình tự sửa chữa khi vết nứt có độ mở rộng nhỏ hơn 0.2mm÷0,3mm:

+ Chuẩn bị bề mặt: làm sạch bề mặt vết nứt bằng bàn chải sắt hoặc bằng phun cát,

phun hạt gang. Sau khi làm sạch cần dùng hơi ép hoặc rửa nước để rửa hết bụi bám trên

mặt. Nếu lớp phủ bề mặt là keo epoxy hoặc sơn gốc epoxy thì sau khi làm sạch cần làm khô

bề mặt.

+ Quét lên bề mặt vết nứt một lớp keo epoxy, sơn gốc epoxy hoặc nước ximăng để

nước, hơi ẩm không thấm qua vết nứt làm gỉ cốt thép ở bên trong.

- Trình tự sửa chữa khi vết nứt có độ mở rộng lớn hơn 0.2mm÷0,3mm.

Page 165: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

162

+ Đục rộng bề rộng vết nứt nếu phát hiện thấy bê tông ở hai bên vết nứt bị hư hỏng

hoặc có rêu bám.

+ Dọc theo vết nứt, cho khoan các lỗ để cắm đầu bơm, khoảng cách giữa các lỗ khoan

từ 20 đến 50cm, đường kính lỗ khoan từ 0.4cm÷0,6cm, chiều sâu lỗ khoan tuỳ theo chiều

sâu của vết nứt nhưng không nhỏ hơn 2,5cm.

+ Làm sạch bề mặt bên ngoài vết nứt bằng bàn chải sắt, phun cát hoặc phun hạt gang,

đồng thời làm sạch bề mặt bên trong của vết nứt bằng cách xói nước áp lực mạnh hoặc thổi

khí ép. Không được dùng axít để làm sạch bề mặt bên trong vết nứt.

+ Cắm vào mỗi lỗ khoan một đầu bơm, đầu bơm thường được làm bằng kim loại có

đường kính ngoài phù hợp với đường kính lỗ khoan, đường kính trong từ 0,2cm đến 0,4cm,

chiều dài bằng chiều sâu cắm trong lỗ khoan (thường từ 2,5cm đến 3cm) cộng thêm 2,5cm

đến 3cm để cắm vòi bơm.

+ Phủ lên bề mặt vết nứt (phần không đục rộng) một lớp keo dày để khi bơm, keo hoặc

vữa bơm không theo vết nứt trào lên bề mặt.

+ Chuẩn bị keo, vữa, máy bơm keo để bơm keo vào vết nứt, máy bơm phải có áp lực

lớn hơn 20 at.

+ Nếu vết nứt có đục rộng thì ở chỗ đục rộng chỉ dùng bay trám vữa vào vết nứt, sau

đó vẫn dùng bay miết và làm phẳng bề mặt.

+ Bơm vữa vào vết nứt theo trình tự sau:

Cắm vòi bơm vào đầu bơm, nếu vết nứt thẳng đứng hoặc xiên thì đầu tiên cắm vào đầu

bơm có cao độ thấp nhất. Bắt đầu bơm cho đến khi vữa hoặc keo trào sang đầu bơm lân

cận, nút tạm đầu bơm này và tiếp tục bơm, nếu vữa trào sang được đầu bơm tiếp theo thì

nút tạm đầu bơm và tiếp tục bơm cho đến hết, rút đầu bơm và nút tất cả các đầu bơm. Nếu

đến đầu bơm nào mà vữa hoặc keo không trào ra được thì rút vòi bơm, nút đầu bơm, chuyển

vòi bơm đến đầu bơm mà vữa hoặc keo không trào lên được và bơm tiếp. Đến đầu bơm

cuối cùng khi vữa hoặc keo không vào nữa thì giữ áp lực bơm 2 phút đến 3 phút sau đó mới

rút vòi bơm và nút đầu bơm.

Khi vữa hoặc keo trong vết nứt đã đông cứng, tháo đầu bơm và làm phẳng bề mặt.

Sơ đồ dưới đây mô tả chi tiết các bước bơm keo vết nứt:

Bước 1

Kiểm tra các vết nứt cẩn thận xem độ dài,

rộng.

Chẩn bị bề mặt thật kỹ, làm sạch dầu, bụi

bẩn bằng bàn chải hay máy mài.

Dụng cụ: Thước đo vết nứt, bàn chải sắt,

máy mài.

Page 166: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

163

Bước 2

Xác định vị trí các điểm cần gắn bát xy-

lanh (hoặc ti bơm) để bơm dựa vào các thông

số kỹ thuật của xy-lanh và độ rộng vết nứt.

Khoảng cách giữa các bát từ 15 cm đến

20 cm.

Bước 3

Gắn bát nhựa (trường hợp dùng xi lanh

bơm áp lực thấp) hoặc ti bơm vào đúng tâm

vết nứt đã được đánh dấu bằng keo matít.

Bước 4

Trám matít dọc theo các vết nứt nhằm

tránh keo tràn ra ngoài khi bơm keo.

Bước 5

Sau khi matít đã khô cứng, hút keo vào

xy-lanh và gắn xy-lanh lên các bát (hoặc ti

bơm) đã gắn từ trước.

Khi xy-lanh thứ nhất đã hết keo thì gắn

thêm xy-lanh thứ hai tại cùng một vị trí.

Bơm từ từ cho đến khi keo không vào

nữa, để gia tăng áp lực trong khi bơm có thể

tăng cường thêm các dây cao su.

Hướng bơm:

- Bản: Từ dưới lên.

- Sườn dầm: Từ bên cạnh vào.

Page 167: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

164

Bước 6

Sau khi keo đã đông cứng được 4 giờ, lấy

xy-lanh ra, dùng đục và máy mài làm phẳng

vị trí vết nứt sau khi bơm keo.

Vệ sinh sạch trả lại mặt bằng.

Nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.

Hình 8-7: Công tác bơm xử lý vết nứt bằng bơm keo epoxy áp lực cao

4.2. Vỡ bê tông, tróc mảng bê tông để lộ cốt thép, cốt thép lộ ra đã bị gỉ

4.2.1. Nguyên nhân vỡ, tróc mảng bê tông

Vỡ, tróc mảng bê tông có nhiều nguyên nhân, sau đây là những nguyên nhân chủ

yếu:

- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ không đủ khiến hơi ẩm, nước thấm vào làm gỉ cốt thép,

cốt thép gỉ trương nở thể tích đẩy nứt và vỡ lớp bê tông ở bên ngoài, khi cốt thép không còn

lớp bảo vệ, gỉ sẽ phát triển nhanh hơn do đó thanh cốt thép gỉ sẽ bị đứt. Hiện tượng này

thường xảy ra ở đáy bản, đáy dầm, các thanh ngang của hệ lan can bê tông cốt thép và ở

những vị trí trong đó có nhiều cốt thép.

- Vỡ bê tông do va chạm của xe cộ, thuyền bè. Hiện tượng này hay xảy ra ở thanh đầu

giàn, thanh của hệ liên kết ở biên trên (nếu có) của cầu giàn, vòm bê tông cốt thép chạy dưới

hoặc ở đáy của dầm chủ, đáy của các thanh biên dưới giàn bê tông cốt thép ở vị trí giữa

hoặc gần giữa nhịp thông thuyền.

- Vỡ bê tông do áp lực cục bộ thường xảy ra ở vị trí trên gối của dầm, của giàn và ở

đầu neo của dầm bê tông dự ứng lực.

- Do bê tông của kết cấu bị phong hoá dưới tác động của môi trường ẩm, mặn hoặc

do chất lượng của vật liệu khi đổ bê tông không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, ví dụ trong

nước có muối, trong cốt liệu có những khoáng chất có hại cho bê tông.

4.2.2. Phương pháp sửa chữa

Phương pháp nói chung để sửa chữa hiện tượng này là: Đục bỏ hết phần bê tông đã hư

hỏng, hàn bù cốt thép nếu cần, làm sạch bề mặt cả bê tông và cốt thép sau đó đổ vữa

Page 168: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

165

polyme, bê tông polyme hoặc bê tông thường bằng ván khuôn treo, ván khuôn ép hoặc phun

bê tông tuỳ theo vị trí của hư hỏng, khối lượng vữa, bê tông cần thiết. Căn cứ vào phương

pháp cũng như vật liệu để quyết định cần phải ngừng giao thông hoặc vẫn cho xe cộ lưu

thông với tốc độ hạn chế trong thời gian thi công.

Có thể tiến hành sửa chữa theo trình tự sau:

- Chuẩn bị bề mặt:

+ Đục bỏ hết phần bê tông đã bị hư hỏng, đã bị nứt nẻ xung quanh chỗ vỡ bê tông.

+ Hàn bù các cốt thép ở chỗ vỡ đã bị gỉ làm đứt hoặc làm tiêu hao từ 20% tiết diện

ban đầu trở lên.

+ Làm sạch bề mặt cả bê tông và cốt thép bằng cách phun cát, phun hạt gang hoặc

bằng bàn chải sắt, nếu làm sạch bề mặt bằng bàn chải sắt thì sau đó phải làm sạch bằng xì

hơi hoặc nước rửa sạch bụi bẩn trên bề mặt. Nếu dùng vữa polyme hoặc bê tông polyme thì

còn phải làm khô bề mặt, trái lại nếu dùng vữa ximăng - cát hoặc bê tông thường thì phải

làm ướt bề mặt.

- Chuẩn bị vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ cho thi công. Khi bề mặt đã được làm

sạch thì vật liệu, máy móc và đà giáo, ván khuôn phục vụ thi công đã sẵn sàng.

Hình 8-8: Ván khuôn treo ép bê tông vào đáy bản

1 - Bản mặt cầu, 2 - Vữa polyme, 3 - Ván khuôn đáy, 4 - Dầm đỡ ván khuôn,

5 - Thanh chống, 6 - Nêm hai mảnh, 7 - Dầm gánh hệ ván khuôn

- Thi công: Có thể thi công bằng phương pháp thủ công, sau đó dùng ván khuôn treo

hoặc ván khuôn ép (Hình 4-14) để ép bê tông vào bề mặt. Cũng có thể dùng phương pháp

phun bê tông.

+ Thi công bằng phương pháp thủ công: Phương pháp này thường được sử dụng khi

khối lượng bê tông hoặc vữa không lớn, trình tự thi công theo phương pháp này như sau:

Dùng bay, bàn xoa trám vữa hoặc bê tông vào bề mặt với lực ép khoảng 0,4daN/cm2,

nếu lớp vữa hoặc lớp bê tông cần trám vá dày thì trám vá làm nhiều lớp sao cho không bị

rơi, bê tông hoặc vữa trám lần cuối cùng có bề dày nhiều hơn cần thiết từ 2 đến 5mm.

Lắp ván khuôn và xiết bulông hoặc xiết tăng đơ để ép chặt vữa hoặc bê tông vào bề mặt

bê tông cũ. Ván khuôn cần có chỗ để vữa hoặc bê tông thừa trào ra ngoài.

Bảo dưỡng vữa hoặc bê tông cho đến khi đông cứng, nếu là vữa polyme hoặc bê tông

polyme thì chỉ 3 giờ từ sau khi thi công xong là có thể tháo dỡ ván khuôn.

Thi công bằng ván khuôn treo có ưu điểm đặc biệt là không cần ngừng giao thông trong

2

6

3

5

7

1

4

Page 169: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

166

suốt thời gian thi công và bảo dưỡng, thông thường chỉ cần hạn chế tốc độ xe qua cầu và

có hướng dẫn cho xe lưu thông.

+ Thi công bằng máy phun bê tông. Phương pháp này thường sử dụng khi khối lượng

sửa chữa lớn, khi đó cần thiết phải ngừng giao thông từ lúc bắt đầu bơm cho đến khi bê tông

hoặc vữa đã đông cứng.

Có thể dùng máy phun bê tông ướt (bê tông hoặc vữa được trộn ướt trong bình), tốc độ

phun cần thiết từ 10 đến 40 m/s, hoặc máy phun bê tông khô (bê tông hoặc vữa trộn khô

trong bình, khi bê tông khô phun ra đến đầu vòi thì có ống phun nước hoà vào để đến bề

mặt cần phun thì bê tông hoặc vữa đã được trộn ướt) thì tốc độ phun cần thiết là từ 80 đến

100m/s.

Nhờ áp lực cao, vữa hoặc bê tông sẽ bám vào bề mặt, tuy nhiên để vữa hoặc bê tông

không bị rơi thì nên chia chiều dày lớp cần phun làm nhiều lớp sao cho chiều dày mỗi lớp

không quá 5cm nếu phun vào mặt đáy và không quá 10cm nếu phun vào mặt bên. Chiều

dày tổng cộng không nên vượt quá 25cm.

Sau khi phun đủ chiều dày, dùng bàn xoa và bay bù vữa hoặc bê tông vào các chỗ còn

thiếu, làm phẳng bề mặt, đặc biệt chú ý chỗ nối tiếp giữa bê tông mới với bê tông cũ.

4.3. Cường độ của bê tông suy giảm

Dễ dàng phát hiện cường độ bê tông suy giảm thông qua việc quan sát bề mặt bê

tông, dùng búa gõ hoặc thông qua các thí nghiệm như lấy mẫu bê tông để nén ép, dùng súng

bật nảy Schmidt để thử cường độ của bê tông hay dùng máy siêu âm xác định chất lượng

bê tông. Thông thường người ta dùng dung dịch phênontalêin để xác định chiều sâu hư hỏng

của bê tông thông qua sự trung tính của nó.

4.3.1. Nguyên nhân làm cường độ bê tông suy giảm

Có nhiều nguyên nhân làm cho cường độ bê tông suy giảm, sau đây là những nguyên

nhân chính.

- Sự suy yếu vì sự trung tính của bê tông: trong quá trình bê tông đông cứng tạo ra

tính kiềm mạnh ở sản phẩm hydrát hoá, vì vậy thép trong bê tông không bị gỉ. Bê tông mất

dần tính kiềm vì bề mặt bê tông dần dần chuyển đổi thành cácbonát canxi do ảnh hưởng của

khí cácboníc. Đây là hiện tượng trung tính của bê tông, hiện tượng này phá hoại điều kiện

bảo vệ cốt thép của bê tông, làm cho cốt thép bị gỉ, trương nở thể tích đẩy nứt vỡ lớp bê

tông bên ngoài và làm giảm cường độ bê tông.

- Suy yếu vì thấm nước: khi bị thấm nước, vôi hydrát trong bê tông hoà tan trong nước

và chảy ra ngoài. Nếu trong nước có khí cacbon thì vôi cacbon mất đi càng nhiều làm cho

cường độ bê tông suy giảm nhanh hơn.

- Suy yếu do axit hoá và tổn hại muối vi lượng cloride: Ximăng trong bê tông có cloride

calcium và một lượng nhỏ hợp chất Alkali, vì thế bê tông bị suy giảm dần trong môi trường

axit vô cơ mạnh như axit sunfuric, axit nitric.

- Tác động xấu của môi trường: khi công trình xây dựng trong môi trường như vùng

ven biển, khu công nghiệp,... những tác động xấu của môi trường làm cho bê tông bị hư hại

nhanh chóng hơn nhất là khi trong bê tông đã có những khuyết tật như nứt, rỗ.

4.3.2. Phương pháp sửa chữa

Page 170: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

167

Phương pháp sửa chữa chung là đục bỏ hết phần bê tông bị hư hỏng, hàn bù cốt thép

bị gỉ, đứt hoặc gỉ làm tiêu hao tiết diện nhiều, làm sạch bề mặt cả bê tông và cốt thép, quét

lên bề mặt một lớp keo để tăng cường dính bám (có thể là keo epoxy), đổ vữa hoặc bê tông.

Như vậy cách sửa chữa hoàn toàn giống như khi bê tông bị vỡ, bị tróc mảng, cốt thép bị gỉ.

4.4. Đứt cáp dự ứng lực ngang

Từ trước những năm 1995, ở Nam Trung bộ và Nam bộ của nước ta có rất nhiều cầu bản

thép dự ứng lực giản đơn lắp ghép với chiều dài nhịp 12,5m, 15,6m, 18,6m, 21,7m và 24,7m.

Dầm chủ ở các loại cầu này có mặt cắt chữ T hoặc chữ , khi lắp ghép cánh dầm không nối

với nhau, liên kết ngang của các dầm là cáp dự ứng lực ngang ở bản cánh dầm và dầm

ngang, sau một thời gian khai thác cáp dự ứng lực ngang thường bị đứt.

4.4.1. Nguyên nhân đứt cáp dự ứng lực ngang

- Nước thấm qua khe tiếp giáp giữa cánh của các dầm lắp ghép làm thép dự ứng lực

ngang bị ẩm ướt gây gỉ, lâu dần gỉ phát triển làm tiết diện thép dự ứng lực bị thu hẹp dần

dẫn đến đứt. Khi một tao thép dự ứng lực bị đứt, các tao thép lân cận sẽ bị quá tải, quá trình

hư hỏng sẽ diễn ra nhanh hơn. Biểu hiện rõ rệt nhất của hiện tượng này là xuất hiện các vết

nứt dọc trên mặt đường xe chạy, dọc theo khe tiếp giáp giữa cánh của các phiến dầm, vết

nứt càng lớn thì nước thấm qua càng nhiều.

- Tình trạng xe quá tải trên cầu: Các cầu cũ được thiết kế theo tải trọng HS 20-44,

tương đương với tải trọng xe 25T, tuy nhiên thực tế hiện nay có nhiều xe vượt quá 25T đi

qua cầu. Khi vệt bánh xe đặt trên dầm nào, dầm đó sẽ bị võng nhiều hơn các dầm ở hai bên

làm cho mặt đường xe chạy bị nứt và cáp dự ứng lực ngang chịu cắt, khi cáp đã bị gỉ thì tình

trạng đứt cáp sẽ xảy ra nhanh hơn.

4.4.2. Phương pháp sửa chữa

Từ năm 1990 đến nay, ở nước ta đã tiến hành sửa chữa tình trạng đứt cáp ngang

(hiện tại với các cầu mới, Bộ Giao thông Vận tải đã có những thay đổi về thiết kế để không

xảy ra đứt cáp dự ứng lực ngang), có nhiều cách khác nhau nhưng chung quy lại như sau:

Bóc dỡ lớp phủ mặt cầu, làm sạch bề mặt, đổ một lớp bê tông cốt thép trên mặt các dầm với

chiều dày từ 10 đến 12cm (nếu chiều dày bản lớn sẽ làm tăng đáng kể tĩnh tải), thay thế cáp

dự ứng lực ngang cũ, tuy nhiên việc rút cáp cũ và luồn cáp mới khó khăn nên khi đó có thể

dùng cáp dự ứng lực ngoài ở hai bên dầm ngang. Theo phương pháp trên, việc sửa chữa

có thể được tiến hành với trình tự như sau:

- Chuẩn bị bề mặt để đổ bản bê tông:

+ Đục bỏ lớp phủ mặt cầu và các lớp trên bề mặt cánh dầm (nếu có).

+ Làm nhám và thổi sạch bề mặt.

- Đổ bê tông bản:

+ Lắp đặt hai lưới cốt thép.

+ Tưới nước lên bề mặt.

+ Đổ bê tông bản.

- Lắp và kéo cáp ngang dự ứng lực ngoài.

Page 171: khu/THUYET MINH - QTBT.pdf

168

+ Khoan lỗ trên sườn dầm chủ ở hai bên dầm ngang, trừ dầm ngang đầu nhịp

chỉ khoan được ở một bên. Trước khi khoan cần dùng máy siêu âm bê tông để xác định vị

trí cốt thép nhằm tránh khoan vào cốt thép và định vị các lỗ khoan sao cho mỗi bó cáp ngang

có tim nằm trên một đường thẳng. Đường kính lỗ khoan tuỳ thuộc đường kính ngoài của ống

bảo vệ cáp.

+ Lắp mấu neo ở hai đầu mỗi bó cáp, mấu neo được lắp vào sườn ngoài của

hai dầm biên.

+ Luồn ống bảo vệ cáp đồng thời với việc lắp mấu neo.

+ Luồn cáp dự ứng lực ngang.

+ Kéo cáp dự ứng lực ngang.

+ Bơm mỡ hoặc bơm vữa vào ống bảo vệ cáp.

+ Lắp hộp bảo vệ mấu neo.

+ Hoàn thiện.

Việc thay thế cáp dự ứng lực ngang thường được kết hợp với các sửa chữa khác hoặc tăng

cường cầu, do đó trình tự thi công có thể thay đổi để phù hợp với các công việc khác.

4.5. Thấm nước

Trong cầu bê tông cốt thép, kể cả bê tông cốt thép dự ứng lực có thể xảy ra tình trạng

nước thấm qua bê tông chảy xuống đáy dầm, đáy bản. Khi thấm vào, ngoài làm gỉ cốt thép,

nước còn làm cho bê tông hư hỏng nhanh hơn.

4.5.1. Nguyên nhân thấm nước của bê tông

- Lớp chống thấm bị hư hỏng.

- Mặt đường xe chạy có vết nứt, có ổ gà, hệ thống thoát nước không tốt, khi mưa nước

đọng trên các chỗ trũng, ổ gà và thấm xuống đáy bản thông qua các vết nứt hoặc các khuyết

tật của bê tông.

- Bản mặt cầu, dầm có vết nứt.

- Mật độ của bê tông không cao, trong bê tông có khuyết tật.

4.4.5.2. Phương pháp sửa chữa

- Bóc lớp phủ mặt cầu và các lớp chống thấm, v.v... đã hư hỏng, làm sạch bề mặt.

- Sửa chữa các khuyết tật nếu có trên bề mặt, vá các chỗ sứt, vỡ bê tông, bơm keo

các vết nứt, tạo độ dốc ngang bằng vữa ximăng cát hoặc bê tông cốt liệu nhỏ, nếu lớp tạo

dốc dày có thể đặt thêm lưới cốt thép 6 bước 15cm.

- Thi công lớp chống thấm. Với cầu cũ thì tốt nhất là dùng vải chống thấm dán từng

lớp bằng đèn khò quạt lửa lớn. Dán lớp ngoài trước, lớp trong sau, lớp nọ phủ lên lớp kia

10cm. Khi dán dùng đèn khò quạt lửa lớn làm nóng vải và ép chặt vải vào bề mặt bê tông và

ép chặt lớp sau lên lớp trước ở chỗ tiếp giáp giữa các lớp.

- Rải lại lớp phủ mặt cầu, nếu hệ thống thoát nước hư hỏng cần kết hợp sửa chữa

trước khi hoàn thiện.